Ngày 26-05-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:29 26/05/2016
="#FF0000">53. SÓT LẠI MỘT CHIÊU.

Cuối đời nhà Tùy có người tên là Đạt Quân Mạc bắn cung rất giỏi, dù cho nhắm mắt cũng có thể bắn trăm phát trúng cả trăm, không trật phát nào.
Có một người tên là Vương Linh Trí học bắn cung với ông ta, và tự cho rằng mình đã học hết tất cả các chiêu kỳ diệu của thầy, bèn muốn bắn chết sư phụ để hưởng vinh dự là người duy nhất bắn cung rất giỏi..
Ngày nọ, Đạt Quân Mạc cầm một con dao, chém gảy tất cả mũi tên mà Vương Linh Trí bắn tới. Chỉ còn lại một mũi, Đạt Quân Mạc không dùng dao chém, nhưng dùng răng cắn đầu mũi tên, cười nói:
- “Ngươi học bắn cung với ta đã ba năm, mà ta vẫn chưa muốn đem môn “cắn đầu mũi tên” truyền dạy cho ngươi.”
(Triều Dã Thiểm Tải)
Suy tư 53:
Trong môn quy của tất cả các võ đường từ xưa đến nay, đều có môn quy này: “Không lừa thầy phản bạn”, lừa thầy phản bạn là một trọng tội, là ăn cháo đái bát, là tội đáng “tru di tam tộc” trong một môn phái.
Giu-đa Ít-ca-ri-ốt phạm tội bán thầy mình là Đức Chúa Giê-su, một tội ác phạm đến môn quy của nhân loại, mà đa số chúng ta cho là ông ta vì ham tiền mà bán thầy mình ba mươi đồng bạc, nhưng suy xét thật thâm sâu động cơ “bán thầy” của Giu-đa Ít-ca-ri-ốt không phải là ham tiền, vì tiền chỉ là giá cả của việc mua bán, nhưng chính là ông ta chạy làng trước một cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa sự thật và giả trá... tóm lại là ông ta đã đầu hàng tội lỗi trước khi lâm trận, nghĩa là ông ta đã bán đi một tình thương chân thật và một sự tín nhiệm của thầy mình nơi ông.
Người Ki-tô hữu không ai muốn trở thành Giu-đa bán Chúa cả, nhưng thực tế có một số người lại khác, họ âm thầm “đi đêm” với những thế lực chống lại Giáo Hội vì lợi ích riêng tư của họ; người Ki-tô hữu không ai muốn lừa thầy phản bạn cả, nhưng có một số không ít người lợi dụng tôn giáo như một bình phong để che giấu những âm mưu tội lỗi của họ, chẳng hạn như họ không ủng hộ việc phá thai nhưng lại ký vào luật cho phép lưu hành những viên thuốc ngừa thai cực mạnh, bất chấp lề luật Thiên Chúa, bất chấp tiếng nói của Giáo Hội...
“Lừa thầy phản bạn” là điều tối kỵ trong môn quy, nó cũng là điều cấm kỵ trong Giáo Hội, bởi vì anh đã không thể nào trung tín với bản thân mình, thì anh cũng sẽ không thể trung tín với Chúa và Giáo Hội, và đương nhiên anh không thể trở thành một Ki-tô hữu tốt được.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:33 26/05/2016

4. Không phải nghèo khó mà là yêu nghèo khó mới gọi là đức hạnh của nghèo khó. (Thánh Bernard)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Triều Yết Đức Thánh Cha 25/05/2016: Lời cầu nguyện giúp duy trì đức tin
VietCatholic Network
02:57 26/05/2016
Lời cầu nguyện giúp duy trì đức tin và cho chúng ta sống kinh nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa Vì thế Chúa Giêsu dậy chúng ta phải cầu nguyện luôn luôn không mỏi mệt. Điều quan trọng nhất là bước vào trong tương quan với Thiên Chúa Cha. Lời cầu nguyện biến đổi ước muốn và nhào nặn nó theo ý muốn của Thiên Chúa, bất cứ nó là lời cầu nguyện nào, bởi vì ai cầu nguyện thì trước hết ngưỡng vọng hiệp nhất với Chúa là Tình yêu thương xót.

Đức Thánh Cha đã nói như trên với hơn 60,000 tín hữu và du khách năm châu. Trong các đoàn hành hương cũng có hai đoàn hành hương mỗi đoàn hơn 50 người, một đoàn đến từ Thụy Sĩ, đoàn kia đến từ Đan Mạch, và cũng có ít người đến từ Đức.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa lời kêu xin kiên trì của một bà goá lên thẩm phán để ông xét xử cho bà.

Đức Thánh Cha nói:

Dụ ngôn trong Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe (x. Lc 18,1-8) chứa đựng một giáo huấn quan trọng: “Sự cần thiết phải luôn luôn cầu nguyện, mà không bao giờ mệt mỏi” (c. 1). Như vậy đây không phải là cầu nguyện vài lần, khi tôi cảm thấy muốn cầu nguyện. Không, Chúa Giêsu nói rằng cần cầu nguyện luôn luôn, không mỏi mệt. Và ngài đưa ra thí dụ của bà goá và vị thẩm phán.

Vị thẩm phán là một nhân vật quyền thế, được mời gọi đưa ra các phán quyết dựa trên Lề Luật Môshê. Vì vậy truyền thống kinh thánh đã nhắn nhủ rằng các thẩm phán là những người kính sợ Thiên Chúa, đáng tin cậy, không thiên vị và không thể hối lộ (x. Xh 18,2). Ông thẩm phán này thì trái lại, “không sợ Thiên Chúa cũng không coi ai ra gì” (c. 2), Ông ta đã là một thẩm phán gian ác, không ngần ngại, không chú ý tới Luật Lệ, nhưng chỉ làm điều ông muốn. Một bà goá chạy đến với ông để có công lý. Các bà goá, cùng với các trẻ mồ côi và người ngoại kiều, đã là các giai tầng yếu đuối nhất trong xã hội. Các quyền mà Lề Luật bảo đảm cho họ có thể bị chà đạp dễ dàng, bởi vì là những người cô thế, không được bênh đỡ, họ khó có thể làm cho mình có giá trị.

Trước sự thờ ơ của ông thẩm phán, bà goá dùng vũ khĩ duy nhất bà có là tiếp tục kiên trì quấy rầy ông ta, và xin ông thi hành công lý. Chính sự kiên trì đó đạt mục đích. Thật vậy, tới một lúc nào đó ông thẩm phán nhận lời xin của bà, không phải vì ông động lòng thương xót, cũng không phải bởi vì lương tâm ông đòi buộc, nhưng chỉ vì ông đơn sơ nhận rằng: “Vì bà goá này quấy rầy ta, ta sẽ xét xử cho bà để bà không liên tục đến quấy rầy ta nữa” (c. 5).

Từ dụ ngôn này Chúa Giêsu rút tiả ra một kết luận kép: nếu bà goá đã thành công bẻ gẫy được ông thẩm phán vô liêm chính với các lời xin kiên trì của bà, thì Thiên Chúa là Cha nhân từ và công chính còn hơn biết bao nữa, “Người sẽ xét xử cho các kẻ được tuyển chọn của Người đang ngày đêm kêu lên Người; và ngoài ra Người sẽ không để họ chờ lâu, nhưng sẽ mau chóng hành động” (cc.7-8).

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Chính vì vậy Chúa Giêsu khích lệ cầu nguyện “không mởi mệt”. Chúng ta tất cả đều cảm thấy những lúc mệt mỏi và ngã lòng, nhất là khi lời cầu của chúng ta xem ra không công hiệu. Nhưng Chúa Giêsu bảo đảm với chúng ta : khác với ông thẩm phán bất lương, Thiên Chúa nhận lời các con cái Ngài một cách mau mắn, cả khi điều này không có nghĩa là Ngài làm điều đó trong các thời gian và kiểu chúng ta muốn. Lời cầu nguyện kkhông phải là một chiếc đũa phù phép! Nó giúp duy trì niềm tin nơi Thiên Chúa và tín thác cho Ngài, cả khi chúng ta không hiểu ý muốn của Ngài. Trong điều này chính Chúa Giêsu là Đấng cầu nguyện nhiều biết bao, nêu gương cho chúng ta. Thư gửi tín hữu Do thái nhắc nhớ rằng “Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giê-su đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính” (Dt 5,7). Thoạt tiên khẳng định này xem ra không thật, bởi vì Chúa Giêsu đã chết trên thập giá. Thế nhưng thư gửi tín hữu Do thái không sai lầm: Thiên Chúa đã thật sự cứu Đức Giêsu khỏi cái chết, bằng cách cho Người hoàn toàn chiến thắng nó, nhưng con đường để được nó đã đi qua chính cái chết! Việc quy chiếu về lời khẩn nài mà Thiên Chúa đã nhận lời quy về lời cầu của Chúa Giêsu trong vườn Giệtsêmani. Bị tấn công bởi nỗi âu lo đè nặng, Chúa Giêsu cầu xin Thiên Chúa Cha giải thoát Người khỏi chén đắng của cuộc khổ nạn, nhưng lời cầu của Người nhuần thấm sự tin tưởng nơi Thiên Chúa Cha và Người tín thác nơi ý muốn của Cha không dè dặt. Chúa Giêsu nói: “không như con muốn, mà như Cha muốn” (Mt 26,39). Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:

Đối tượng của lời cầu nguyện xuống hàng thứ yếu; điều quan trọng trước hết là tương quan với Thiên Chúa Cha. Đó, lời cầu nguyện làm điều gì: bất cứ là lời cầu nguyện nào, nó biến đổi ước muốn và nhào nặn nó theo ý muốn của Thiên Chúa, bởi vì ai cầu nguyện thì trước hết ngưỡng vọng hiệp nhất với Người là Tinh Yêu thương xót.

Dụ ngôn kết thúc với câu hỏi: “Nhưng khi Con Người đến, có còn tìm thấy đức tin trên trái đất hay không?” (c. 8). Chúng ta tất cả đều được cảnh cáo: chúng ta không được khước từ lời cầu nguyện, cả khi nó không đáp ứng. Chính lời cầu nguyện duy trì đức tin, không có nó thì đức tin chao đảo! Chúng ta hãy xin Chúa một đức tin trở thành lời cầu nguyện liên lỉ, kiên trì, như lời cầu nguyện của bà goá trong dụ ngôn, một đức tin được dưỡng nuôi bằng ước mong Người đến. Và trong lời cầu nguyện chúng ta sống kinh nghiệm lòng cảm thương của Thiên Chúa, như Người Cha đến gặp gỡ các con cái mình tràn đầy tình yêu thương xót.

Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương nói tiếng Pháp đặc biệt là phái đoàn tổng giáo phận Toulouse do ĐC Robert Le Gall hướng dẫn, và một phái đoàn của phong trào Thế giới thứ tư, cũng như các tín hữu đến từ Bỉ và Benin bên Phi Châu. Ngài khích lệ mọi người đừng bao giờ bỏ lời cầu nguyện, cả đôi khi xem ra nó vô ích. Vì Thiên Chúa luôn nhận lời chúng ta trong một cách thức mà chúng ta không chờ đợi.

Ngài cũng chào các đoàn hành hương đến từ các nước Anh, Ailen, Êcốt, Đan Mạch, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Nigeria, Philippines, quần đảo Seychelles, Canada và Hoa Kỳ. Ngài cầu chúc Năm Thánh Lòng Thương Xót là thời gian ơn thánh và canh tân tinh thần cho mọi người.

Chào các tín hữu nói tiếng Đức ngài nhắc mọi người đừng quên tháng 5 là tháng kính Đức Mẹ. Hãy siêng năng khẩn cầu Mẹ dậy cho chúng ta biết các con đường cứu rỗi.

Với các đoàn hành hương nói tiến Bồ Đào Nha, Đức Thánh Cha khích lệ họ ra về với niềm xác tín lòng thương xót Chúa mạnh mẽ hơn bất cứ tội lỗi nào của chúng ta.

Chào các nhóm nói tiếng A rập đặc biệt là các tín hữu Iraq và Giordania, ngài nói lời cầu nguyện không thay đổi tư tưởng của Thiên Chúa, nhưng thay đổi tư tưởng của người cầu nguyện để họ phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Vì thế Chúa khuyến khích chúng ta cầu nguyện không mỏi mệt, để lời cầu trở thành nơi chúng ta biểu lộ tình yêu đối với Thiên Chúa, đức tin và tất cả những gì ở trong tâm trí chúng ta, và nhất là trở thành thực phẩm thường ngày, vũ khí hùng mạnh và gậy chống cho cuộc hành trình của chúng ta.

Trước khi đọc kinh Lậy Cha Đức Thánh Cha đã mời mọi người cầu nguyện cho Syria đã bị mấy vụ khủng bố hôm thứ hai vừa qua, khiến cho hàng trăm thường dân bị thiệt mạng. Tôi xin anh chị em cầu xin Thiên Chúa Cha từ nhân cho các nạn nhân được yên nghỉ, an ủi thân nhân họ, và thay đổi con tim của những người gieo rắc chết chóc và tàn phá.

Đức Thánh Cha cũng mời tín hữu Roma và du khách hành hương tham dự thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa ngài sẽ cử hành tại quảng trường Gioan Laterano và cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa sau đó tới Đền thờ Đức Bà Cả lúc 19 giờ. Đây là cử chỉ công cộng biểu lộ đức tin và tình yêu đối với Chúa Giêsu hiện diện thật sự trong bí tích Thánh Thể.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
 
Top Stories
Japon: Obama à Hiroshima : les évêques catholiques appellent à une paix véritable sans occulter les responsabilités du passé
Eglises d'Asie
08:20 26/05/2016
La visite historique que le président Barack Obama doit effectuer ce 27 mai à Hiroshima est une « surprise agréable » et elle peut « contribuer à développer le désir de beaucoup au Japon de bannir à jamais les armes nucléaires », estime Mgr Kikuchi Isao, évêque catholique de Niigata. Au-delà du bon accueil qui sera réservé au président américain dans la ville qui a connu le bombardement atomique le 6 août 1945, l’épiscopat japonais rappelle également que la paix véritable ne peut se faire sans un réel examen de conscience quant aux responsabilités du passé.

Barack Obama se rendra à Hiroshima à l’issue d’un sommet des chefs d’Etat et de gouvernement du G7, organisé à Iseshima, dans le centre du Japon. Ce sera la première fois qu’un président américain en exercice se rendra dans la ville atomisée, mais Washington a averti que le président ne prononcera pas un véritable discours mais quelques remarques seulement, laissant volontairement de côté le débat sur le bien-fondé du recours à l’arme atomique par son prédécesseur Harry Truman. L’objectif de la visite sera de réaffirmer son attachement à construire un monde sans armes nucléaires, a fait valoir la Maison Blanche.

Pour le gouvernement américain, si le débat sur la nécessité d’avoir recouru à l’arme nucléaire à Hiroshima et Nagasaki est « légitime », il appartient aux historiens. Au-delà de l’émotion qui surgira certainement de la rencontre entre Barack Obama et des survivants du feu nucléaire, un porte-parole de la Maison Blanche faisait valoir, il y a quelques jours, que l’objet de la visite présidentielle était de « regarder de l’avant » et de souligner « la remarquable transformation opérée dans les relations entre les Etats-Unis et le Japon ».

« Revenir sur le passé pour préparer l’avenir de manière responsable »

Pour les évêques japonais, si toute action visant à œuvrer pour un monde sans armes nucléaires est souhaitable et bienvenue, elle ne peut aller sans une réflexion aboutie sur les leçons que nous a laissées la Seconde Guerre mondiale ainsi que sur les mesures à prendre aujourd’hui pour préserver la paix.

La ligne de conduite de l’épiscopat japonais sur ces sujets s’appuie sur l’appel à la paix lancé par le pape Jean-Paul II lors de sa visite à Hiroshima le 25 février 1981. Il y a trente-cinq ans, depuis la cité martyrisée par la bombe atomique, le pape dénonçait la guerre comme « une œuvre de l’homme », synonyme de « destruction » et de « mort ». Il avait aussi exhorté les Japonais à savoir « revenir sur le passé pour préparer l’avenir de manière responsable ». Depuis, pour les 50e, 60e et 70e anniversaires de la fin de la Seconde Guerre mondiale, en 1995, en 2005, puis en 2015, les évêques japonais ont avec constance saisi l’occasion pour redire non seulement leur attachement à la paix, mais aussi la nature prophétique pour le monde du renoncement à la guerre, inscrit dans l’article 9 de la Constitution japonaise, qualifié par eux de « trésor dont le Japon peut être fier ».

Dans leur message de 2015, intitulé « Bienheureux les artisans de paix », les évêques écrivaient que, face à la montée des nationalismes dans la région de l’Asie du Nord-Est, la course aux armements n’était pas la solution. Dans un Japon dirigé par une droite nationaliste dure, désireuse de revenir sur la nature pacifiste de la Constitution de 1946, les évêques ne cachaient pas leur inquiétude. « Désormais, on entend des appels à réécrire l’histoire [des années 1930-1940], niant ce qui s’est réellement passé. Le gouvernement actuel [dirigé par le Premier ministre Abe Shinzo] s’efforce d’adopter des lois pour protéger les secrets d’Etat, de permettre le droit à la légitime défense collective et de modifier l’article 9 de la Constitution afin d’autoriser l’utilisation de la force militaire à l’étranger », peut-on lire dans ce document.

Plus récemment encore, dans un document daté du 7 avril dernier, les évêques ont réaffirmé leur position. Ils y dénoncent l’entrée en vigueur, le 29 mars 2016, de deux lois de défense conférant la possibilité aux Forces d’autodéfense japonaises (l’armée nippone) d’appuyer un allié en difficulté dans un conflit à l’étranger – un contournement majeur de l’article 9 de la Constitution qui interdit au Japon l’utilisation de la force pour régler les différends internationaux. Selon les évêques, « nous nous trouvons à un carrefour des temps. De l’expérience tirée de la Seconde Guerre mondiale, nous connaissons les énormes souffrances infligées aux civils par les destructions de masse causées par les armements modernes. Le Japon n’a pas seulement été la victime de massacres indiscriminés, il en a aussi causés dans d’autres pays asiatiques. La souffrance causée par les armes nucléaires est au-delà des mots. Ayant connu une telle misère et de si terribles destructions dont l’origine se trouve dans la guerre, nous en sommes sortis en étant déterminés à ne plus jamais être la cause de telles horreurs; c’est là que s’enracine l’idéal pacifiste inscrit dans notre Constitution. Nous avons transmis cette expérience de génération en génération, inscrivant au fond de nos cœurs le désir d’une paix permanente et durable. Mais, aujourd’hui, alors que plus de soixante-dix ans se sont écoulés depuis la fin de la guerre, nous craignons, à mesure que la guerre devient un objet de mémoire étudié par les historiens, que nos sentiments s’amenuisent face à l’expérience tragique que nous avons vécue. Faisons en sorte de ne pas répéter ces erreurs, mais, plutôt, comme des citoyens de notre temps et comme chrétiens, réfléchissons sérieusement à ce à quoi nous sommes appelés. Par la prière plutôt que la force armée, allons de l’avant pour bâtir une paix qui soit fondée sur la confiance mutuelle. » (eda/ra)

(Source: Eglises d'Asie, le 26 mai 2016)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Báo nhà nước dịch láo, xuyên tạc diễn văn của Tổng Thống Obama
Phạm Trần
08:10 26/05/2016
BÁO NHÀ NƯỚC DỊCH LÁO, XUYÊN TẠC DIỄN VĂN CỦA TT OBAMA

Tổng thống Barack Obama đã để lại hình ảnh một cường quốc Mỹ đàng hòang và tính thân thiện ngay thẳng của Chính phủ và nhân dân dân Hiệp Chủng Quốc sau 3 ngày thăm lịch sử đất nước cựu thù Việt Nam.

Nhưng hầu hết các báo đài Nhà nước Cộng sản Việt Nam, tiêu biểu như Đài Phát thanh Quốc gia (VOV, Voice of Vietnam), Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) và báo Sài Gòn Giải Phóng đã có hành động làm mờ nhạt và xuyên tạc các ý tưởng nói về dân chủ, các quyền tự do và quyền ứng cử, bầu cử trong diễn văn của ông Obama đọc tại Hà Nội ngày 24/05/2016.

So với Bản Tiếng Anh nguyên thủy của Tòa Bạch ốc phổ biến thì các bản tiếng Việt được các báo đảng gọi là “tòan văn” lại không đầy đủ. Nhiều đọan quan trọng chỉ dịch thoáng qua hay bỏ sót.

Tệ hơn, các cơ quan báo đài nhà nước và một số báo ngòai lề khác như Lao Động và Soha News đã bỏ đi những câu nói của ông Obama được dân chúng hoan nghênh, hay đã theo lệnh ai đó tự ý “nhét chữ” vào miệng ông Obama làm sai lạc cả ý nghĩa.

Tỷ dụ như TTXVN viết:”Quan hệ của chúng ta là giải quyết sự khác biệt giữa hai chính phủ về nhân quyền. Tôi nói điều này bởi không có quốc gia nào hoàn hảo. Sau 2 thế kỷ lập nước, chúng tôi vẫn đang phải cố gắng đạt được những ý tưởng chúng tôi đã đề ra khi chúng tôi lập quốc như bất bình đẳng, định kiến từ tư pháp, hình sự. Ngày nào chúng tôi cũng nhận được phê bình nhưng những lời chỉ trích, tranh luận cởi mở giúp chúng ta nhìn nhận sự chưa hoàn hảo. Mỹ không muốn áp đặt lên bất cứ nước nào. Chúng tôi tin vào giá trị tổng quát được nêu trong Hiến pháp Việt Nam như người dân có quyền tự do ngôn luận, lập hội. Đây là những điều đã được nêu trong hiến pháp Việt Nam.”

Nguyên văn Tiếng Anh: “ Even as we cooperate more closely in the areas I’ve described, our partnership includes a third element -- addressing areas where our governments disagree, including on human rights. I say this not to single out Vietnam. No nation is perfect. Two centuries on, the United States is still striving to live up to our founding ideals. We still deal with our shortcomings -- too much money in our politics, and rising economic inequality, racial bias in our criminal justice system, women still not being paid as much as men doing the same job. We still have problems. And we're not immune from criticism, I promise you. I hear it every day. But that scrutiny, that open debate, confronting our imperfections, and allowing everybody to have their say has helped us grow stronger and more prosperous and more just.

I’ve said this before -- the United States does not seek to impose our form of government on Vietnam. The rights I speak of I believe are not American values; I think they're universal values written into the Universal Declaration of Human Rights. They're written into the Vietnamese constitution, which states that “citizens have the right to freedom of speech and freedom of the press, and have the right of access to information, the right to assembly, the right to association, and the right to demonstrate.” That’s in the Vietnamese constitution. (Applause.)

(Tạm dịch: “Như tôi đã nói điều này trước đây, Hoa Kỳ không mưu cầu áp đặt thể chế của mình vào Việt Nam. Những quyền mà tôi nói và tin tưởng không phải là những giá trị của người Mỹ mà tôi nghĩ đó là giá trị chung của nhân loại đã được viết vào Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. Những quyền này cũng đã được viết trong Hiến pháp của Việt Nam, theo đó quy định rằng công dân có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, có quyền được tiếp cận thông tin , quyền hội họp, quyền lập hội, và quyền được biểu tình. Đó là Hiến pháp của Việt Nam.” (tiếng vỗ tay của người nghe tại Hội trường)

VOV - BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Ở mấy dòng cuối của câu nói trước tiếng vỗ tay vang dội tại Hội trường, đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã bịa ra và nhét hàng chữ này vào miệng Tổng thống Obama“Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

VOV viết: “ Những giá trị này được ghi trong Hiến pháp Việt Nam trong đó nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Đây đúng là lập luận của Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin-Truyền thông đã cố tình đổi trắng thay đen lời nói của một Lãnh tụ Cường quốc và là khách mời của Việt Nam

Cũng với lời của ông Obama, báo Sài Gòn Giải Phóng lại “múa bút” lươn lẹo như như thế này:”Hoa Kỳ không muốn áp đặt lên bất kỳ nước nào, trong đó có Việt Nam. Khi chúng tôi nói rằng những giá trị Hoa Kỳ là muốn nói đến những giá trị phổ quát được nêu trong Hiến pháp Việt Nam. Đó là người dân có quyền được bày tỏ quyền tự do ngôn luận của mình, quyền tiếp cận thông tin, quyền lập hội. Đây là những điều đã được nêu rõ trong Hiến pháp Việt Nam.”

Rồi TTXVN còn bảo Tổng thống Obama nói tiếp như thế này: “Việt Nam đã đạt tiến bộ về cải cách, lập pháp như công khai ngân sách, tiếp cận được nhiều thông tin hơn. Người Việt Nam sẽ quyết định tương lai của người Việt.”

Trong khi đó, lời tiếng Anh của ông Obama thì chi tiết hơn nhiều: “ In recent years, Vietnam has made some progress. Vietnam has committed to bringing its laws in line with its new constitution and with international norms. Under recently passed laws, the government will disclose more of its budget and the public will have the right to access more information. And, as I said, Vietnam has committed to economic and labor reforms under the TPP. So these are all positive steps. And ultimately, the future of Vietnam will be decided by the people of Vietnam. Every country will chart its own path, and our two nations have different traditions and different political systems and different cultures.”

(Tạm dịch: “ Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có được một số tiến bộ. Việt Nam đã cam kết cải thiện luật pháp cho phù hợp với nội dung của Hiến pháp và những nguyên tắc của Quốc tế. Theo những bộ Luật mới được chấp thuận thì chính phủ sẽ công khai ngân sách và công luận có quyền được tiếp cận những thông tin này. Và như tôi cũng đã nói, Việt Nam đã cam kết sẽ có những cải cách về kinh tế và lao động theo TPP (Trans Pacific Partnership --Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương). Đó là những bước khả quan. Cuối cùng thì tương lai của Việt Nam phải do chính nhân dân Việt Nam quyết định. Mỗi nước phải tự chọn lấy con đường của mình. Hai nước chúng ta có phong tục tập qúan khác nhau, chế độ chính trị cũng khác và văn hóa cũng khác biệt.” )

Bản dịch của TTXVN đã bỏ đi nhiều điều ông Obama nói về quyền của các nhà báo tự do (Bloggers) và sinh hoạt tự do của Facebook, cũng như quyền được bầy tỏ ý kiến của người dân trên các diễn đàn Internet.

Riêng về quyền ứng cử và bầu cử, TTXVN chỉ viết vắn tắt: “Trong cuộc bầu cử tự do, người dân có thể lựa chọn lãnh đạo tốt nhất cho họ…”

Nguyên văn tiếng Anh của Tổng thống Obama là: “ When candidates can run for office and campaign freely, and voters can choose their own leaders in free and fair elections, it makes the countries more stable, because citizens know that their voices count and that peaceful change is possible. And it brings new people into the system.”

(Tạm dịch: “ Khi các ứng cử viên có thể ứng cử và được tự do vận động tranh cử, cử tri có quyền tự do chọn người lãnh đạo của mình trong những cuộc bầu cử hòan tòan tự do và công bằng thì sẽ có một đất nước ổn định hơn, bởi vì người dân biết rằng tiếng nói của họ được tôn trọng và một sự thay đổi ôn hòa có thể được thực hiện. Và điêu đó sẽ đem những người mới vào hệ thống (lãnh đạo).”

Với vài thí dụ này, những ai có mặt tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia để nghe bài diễn văn của Tổng thống Obama, hoặc coi ông trên màn truyền hình hẳn phài xấu hổ đen mặt thay cho những người được gọi là “nhà báo” hay các cơ quan báo-đài của nhà nước CSVN.

Rất nhiều người trẻ may mắn có mặt và những người không được chọn vào nghe đã chỉ trích mấy Thông dịch viên nhà nước đã không biết dịch, hoặc dịch luộm thuộm những câu nói ý nghĩa, chân tình và cảm động của Nhà lãnh đạo Mỹ.

PHẢN ỨNG CỦA DÂN

Phản ứng về bài nói chuyện của ông Obama rất cao. Nhiều người đã ca tụng nội dung bài nói chuyện như đã đem lại cho người dân Việt Nam một niềm tin mãnh liệt vào tương lai Việt-Mỹ.

Cũng có cô sinh viên vừa khóc vừa nói:”Cháu vô cùng cảm kích về những gì Tổng thống Obama nói vê tự do, dân chủ và nhân quyền. Mong sao chúng ta sớm có được như vậy.”

Một người ở Sài Gòn phóng lên mạng: “ Tạm biệt ông... Người đã thổi 1 làn gió lớn đến Việt Nam. Một làn gió xoa dịu những ngày hè nóng nực và mang lại những hi vọng lớn cho những con người Việt. Dù sau này ông không còn tại vị nhưng những ấn tượng ông để lại trên mảnh đất chữ S này thì mãi mãi còn. Chúc ông thượng lộ bình an và mãi được người dân toàn thế giới yêu thương - Soái Ca Của Mọi Soái Ca.”

Một Thanh niên thổ lộ:” Ông là ai, đến từ đâu mà sao được dân tôi đón tiếp nồng hậu không ngại mưa nắng,ông là ai mà sao nhìn gần gũi và ấm áp vầy.”

Có người còn viết: “ Một người quyền lực nhất thế giới nhưng lại rất đổi bình dân trong mắt người Việt Nam. Ông ấy thật tuyệt vời trong mắt mình mặc dù chỉ được nhìn qua báo và truyền hình nhưng đã để lại ân tượng mạnh mẽ trong tôi. Ông thật tuyệt vời. Chào Ông cảm ơn ông đã ghé thăm Việt Nam quê hương tôi.”

Một người khác cảm ơn: “Quá tuyệt vời, vô cùng náo nức dù chỉ là đọc tin về nhà lãnh đạo tài ba nhưng rất đỗi bình dân, cám ơn ngài đã ghé thăm đất nước Việt Nam tôi! Trân trọng cảm ơn...”

“Rất tiếc vì cháu chưa được gặp ông, ông Obama. Nhà cháu ở xa quá, nhưng dù thế nào đi nữa, ông sẽ vẫn ở mãi trong tim cháu. Ông là vị Tổng Thống hiền hoà, thân thiện, đã đem đến cho Việt Nam chúng cháu biết bao nhiêu là...”

Khi đọc những tâm tình này, chắc hẳn ở Việt Nam cũng có khối người cảm thấy vô cùng xấu hổ cho một đất nước có những người cầm quyền chỉ biết nói ẩu như : “dân chủ gấp vạn lần hơn so với dân chủ tư sản” (Bà Nguiyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch Nước, 05/11/2011) , hay “dân chủ thế này là cùng, không thể dân chủ hơn” (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng , 28/01/2016)

Bảo “dân chủ thế này là cùng” , hay “vạn lần hơn” mà đã tìm mọi cách phá cuộc họp giữa những người của các Tổ chức dân sự với Tổng thống Obama hôm 24/5/2016 tại Hà Nội thì độc tài hay dân chủ ?

Hai trong số những người bị bắt giam trái phép trên đường đi gặp Tổng thống Obama là Tiến sỹ Nguyễn Quang A và Nhà báo Đoan Trang.

Do đó, Tòa Bạch Ốc đã phổ biến lời tuyên bố của Tổng thống Obama về vấn đế này.

Ông nói:”I should note that there were several other activists who were invited who were prevented from coming for various reasons. And I think it’s an indication of the fact that, although there has been some modest progress and it is our hope that through some of the legal reforms that are being drafted and passed there will be more progress, there are still folks who find it very difficult to assemble and organize peacefully around issues that they care deeply about.”

(Tạm dịch:” Tôi muốn ghi nhận rằng một số các nhà đấu tranh được mời đã bị ngăn cấm với những lý do khác nhau. Và điều này khiến tôi nghĩ dù đã có một số tiến bộ đáng kể và chúng ta hy vọng, qua một số dự thảo luật về pháp lý đã được thông qua sẽ có thêm tiến bộ khác, nhưng hãy còn có những người không được quyền hội họp và tổ chức để thảo luận những vấn đề họ đặc biệt quan tâm.”).

Với biến cố này cộng với trò dịch và tường thuật lếu láo của báo chí đảng đối với diễn văn của Tổng thống Obama, rất khó mà tưởng tượng việc mua vũ khí Mỹ trong tương lai của Việt Nam sẽ không có vấn đề. -/-

Phạm Trần

(05/016)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Việt Nam trước ngã ba đường
Trần Mạnh Trác
15:50 26/05/2016
Cuộc viếng thăm Việt Nam cuả tổng thống Hoa Kỳ Obama, một lần nữa, đã khơi động những bàn cãi sôi nổi về cuộc chiến, về lệnh cấm bán vũ khí sát thương, về nhân quyền và về vấn đề tranh chấp ở biển Đông.

Nhưng ngoài bề mặt đượm màu sắc chính trị đó, còn có những bề sâu khác được đưa ra mổ xẻ âm thầm. Là những vấn đề liên quan đến thực chất kinh tế, xã hội và giáo dục mà qua đó, những kết luận thì không mấy sáng suả cho lắm, không phải do tiềm lực hay nhân lực cuả Việt Nam thiếu xót, nhưng do cơ chế còn lạc hậu.

Một trong những quan điểm nêu trên có bài "Voices: Vietnam at a crossroads" ("Việt Nam trước ngã ba đường") cuả đặc phái viên Thomas Maresca, đăng trên USA TODAY ngày 24, 5, 2016. Chúng tôi xin được tóm lược như sau:

"Một trong những vấn đề đầu tiên tôi tìm hiểu ở Việt Nam, khoảng chín năm về trước, là hệ thống giáo dục đại học đã làm cho sinh viên thất vọng như thế nào. Với phương pháp thủ cựu và giảng trình lạc hậu, các đại học đã không chuẩn bị cho đám sinh viên gia nhập lực lượng lao động lúc bấy giờ.

Vào thời điểm đó, một vị học giả khách (visiting scholar) mà tôi phỏng vấn đã đặt ra một câu hỏi: Việt Nam sẽ đi theo chiều hướng nào? Giống như Thái Lan? Hoặc Đài Loan?

Là hai trường hợp kiểu mẫu cuả những thách đố mà các nước đang phát triển đã phải đối mặt. Thái Lan, mặc dù là một điểm du lịch tuyệt vời, nhưng con đường dẫn tới sự thịnh vượng đã bị chặn lại vì việc quản trị kém cỏi, trong khi đó thì Đài Loan (một "Con hổ châu Á" sánh vai với Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore) đã thực hiện những bước nhảy vọt từ tình trạng kinh tế chỉ dựa vào xuất khẩu trở thành một nền kinh tế mở rộng và tiền tiến.

Chuyến thăm của Tổng thống Obama trong tuần qua đã đưa vấn đề này lên trên bề nổi một lần nữa.

Trong vài năm qua tôi đã sống ở Việt Nam nhiều khoảng thời gian khá lâu, nhưng sự tập trung vào chuyến viếng thăm của Obama đã giúp tôi bỗng thấy rằng Việt Nam đã phát triển khá nhiều. Về thể chất, những thành phố đã vượt lên từ những vùng đất trũng, u buồn, có thể nói là hỗn loạn, để trở thành các trung tâm đô thị hiện đại với những căn nhà chọc trời và với những cần cẩu xây dựng mọc lên như rừng, miên man trước mắt.

Nói chuyện với các học sinh sinh viên Việt Nam trong tuần này, tôi đã rất ấn tượng vì họ có một hiểu biết về thế giới (worldlier) nhiều hơn so với các bậc đàn anh 10 năm trước. Họ hiểu biết về công nghệ điện toán, và trình độ Anh văn khá vững, để có thể thảo luận cả đến những chi tiết vụn vặt cuả lời phát biểu cuả ông Obama, có em còn nhắc đến việc ông Obama đã bông đuà một cách rất 'cool' như thế nào trong bữa tiệc với các phóng viên tại toà Bạch Cung cách đây vài tuần.

Nhưng đồng thời, chuyến thăm của Tổng thống Obama cũng nhắc nhở mạnh mẽ đến những điều đã không hề thay đổi.

Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam đã không được vẻ vang gì mấy trong tuần này. Có nhiều báo cáo mới từ toà Bạch Cung và cuả ủy ban Human Rights Watch cho thấy một số thành viên của các nhóm xã hội dân sự đã bị bắt giữ trên đường đi họp với Obama tại Hà Nội. Human Rights Watch ước tính có hơn 100 tù nhân chính trị tại Việt Nam, và Tổ chức Ân xá Quốc tế đã lên án vụ bắt giữ sáu nhà hoạt động biểu tình phản đối sự thờ ơ của chính phủ về cuộc khủng hoảng sinh thái đã giết chết nhiều tấn cá dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam.

Về kinh tế, Việt Nam có những bước tiến lớn nhưng vẫn còn nặng nề về cơ chế (top-heavy), với một bộ máy nhà nước cồng kềnh, kém hiệu quả đang chế ngự nhiều lãnh vực kinh tế.

Trên lãnh vực Văn hóa, tôi vẫn tiếp tục tự hỏi rằng các nhà tư tưởng, nghệ sĩ, nhà văn, nhạc sĩ và nhà làm phim sẽ có loại tiếng nói nào ở Việt Nam. Người ta có thể tìm thấy những bộ óc sáng tạo ở khắp nơi, nhưng bầu không khí văn hóa ở các thành phố lớn của Việt Nam vẫn còn vô cùng kém phát triển, đè bẹp bởi một chính sách kiểm duyệt và việc cấp phép hạn chế. Ngay cả dưới bóng mát của những tòa nhà chọc trời lộng lẫy mới, hầu như người ta vẫn không thể tìm thấy một tờ báo nước ngoài, một cuốn sách hay một tạp chí có giá trị.

Nằm giữa một tiềm năng tăng trưởng đáng kinh ngạc và một chính sách thoái lui, Việt Nam đang tiến gần đến một khúc quanh kế tiếp của tiến trình tăng trưởng, là nơi mà những lựa chọn và trách nhiệm sẽ phải thay đổi và sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn. Làm thế nào để chuyển đổi từ một đất nước đa phần là lao công trên những đôi giày thể thao và điện thoại thông minh trở thành một quốc gia biết sáng tạo? Làm thế nào để có thể vận dụng tất cả các tài năng và tiềm năng của một dân tộc trẻ, đầy nhiệt huyết và năng động, trước khi chưa muộn để có thể tận dụng lợi thế của thời kỳ bùng nổ dân số này?

Thực ra thì câu trả lời không phức tạp lắm đâu. Ngân hàng Thế giới - kết hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cuả Việt Nam - gần đây đã đưa ra một lộ trình cho đến năm 2035, nhấn mạnh đến sự cần thiết phải phát triển khu vực tư nhân, phải có sự hòa nhập xã hội lớn hơn và cần xây dựng các tổ chức chính phủ hiện đại. Hiến pháp của Việt Nam, như ông Obama đã chỉ ra trong bài phát biểu hôm thứ ba, đã bao gồm một khuôn khổ cho một xã hội cởi mở và công bằng hơn, bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền hội họp và quyền biểu tình.

Việc thực hiện những bước đó đòi hỏi cấp lãnh đạo của Việt Nam có một mức độ cởi mở, minh bạch và hoà hợp lớn hơn, là điều mà chúng tôi hiếm có khi nhìn thấy.

Tuần này, tôi gặp lại một người bạn cũ ở Hà Nội trong bữa ăn trưa, và cuộc trò chuyện quay sang chuyện đứa con cuả bà đang du học bên Mỹ. Có thể niềm tự hào của một người mẹ đã thổi phồng một số đức tính cuả đứa con trai lên chăng, vì chỉ một bản tóm tắt về những thành tựu cuả nó cũng đủ để mọi người nghe phải há hộc miệng ra rồi. Là một sinh viên kỹ thuật xuất sắc, anh cũng là một nghệ sĩ tài năng, một nhà ngôn ngữ học, nhạc sĩ, lãnh đạo sinh viên, doanh nhân.. . và bản danh sách còn tiếp tục nữa. Tôi nửa đùa nửa thật nói với bà rằng anh ta nên trở về điều hành đất nước, một ngày nào đó.

"Tôi không biết nó có về không," bà ta nói, như đã chấp nhận đó là một sự thật hiển nhiên chứ không còn là một nổi lo.

Bỗng nhiên câu hỏi về ngã ba đường đã đặt ra từ nhiều năm trước đây dường như lại xuất hiện trong làn không khí đang thở, một cách cơ bản hơn, là trong khi Việt Nam tiếp tục phát triển, câu hỏi khẩn trương vẫn là: Việt Nam sẽ là loại quốc gia nào đây?"
 
Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (11)
Vũ Văn An
18:31 26/05/2016
IV. Sứ Điệp của Chúa Giêsu về lòng thương xót của Thiên Chúa (tiếp theo)

3. Người cha hay thương xót trong các dụ ngôn

Chúa Giêsu trình bầy cho ta sứ điệp lòng thương xót của Chúa Cha một cách tươi đẹp nhất trong các dụ ngôn của Người (16). Điều này đúng hơn hết trong dụ ngôn Người Samaria Nhân Hậu (Lc 10:25-37) và trong dụ ngôn Người Con Trai Hoang Đàng (Lc 15:11-32) (17). Các dụ ngôn này đã được khắc sâu vào ký ức nhân loại và đã trở thành một phương châm đúng nghĩa.



Trong dụ ngôn Người Samaria Nhân Hậu, điều có ý nghĩa là Chúa Giêsu trình bầy với ta một người Samaria trước hết như một mẫu mực của lòng thương xót. Người Samaria không được người Do Thái thời đó coi là người Do Thái chính thống, nhưng bị khinh bỉ như là người bán ngoại đạo. Cũng thế, các người nghe Chúa Giêsu hẳn phải ngỡ ngàng khi thấy trước hết vị tư tế và thầy Lêvi bước qua nạn nhân đang nằm bên vệ đường mà không hề dành cho ông ta một chút quan tâm nào, trong khi, chính người Samaria đã chăm sóc ông ta. gười này là người không vô tâm bước qua người đàn ông đang nằm bất động bên vệ đường, một người đàn ông bị cướp đánh dã man. Khi thấy nạn nhân, người Samaria xúc động vì cảm thương; ông quên hết các vấn đề làm ăn mà ông đang theo đuổi, qùy xuống vệ đường bụi bặm, thực hiện việc cấp cứu, và băng bó các vết thương cho nạn nhân. Cuối cùng, ông còn đưa tiền trước một cách hậu hĩnh cho chủ quán để trả các chi phí và các giúp đỡ thêm sau đó.

Chúa Giêsu kể dụ ngôn này để trả lời câu hỏi: Ai là người lân cận của tôi? Câu trả lời của Người là: không phải là người xa cách, mà đúng hơn là một người bạn trở thành hàng xóm; một người bạn gặp gỡ hữu hình và là người cần bạn giúp đỡ trong một tình huống đặc thù nào đó. Chúa Giêsu không giảng dạy phải yêu những người ở mãi tít đâu mà là yêu những người gần gũi ta hơn cả. Tình yêu này không quanh quẩn trong vòng gia đình, bằng hữu, thành viên tôn giáo hay sắc tộc. Tình yêu này được đánh giá theo những con người cụ thể đang đau khổ và túng thiếu gặp ta trên đường.

Chúa Giêsu đi xa hơn trong dụ ngôn Người Con Trai Hoang Đàng của Tin Mừng Luca. Với các dụ ngôn này, Chúa Giêsu phản ứng lại sự càu nhàu và tức giận của người biệt phái và luật sĩ, những người không vui khi thấy Chúa Giêsu dành thì giờ cho những người tội lỗi và ăn uống với họ (Lc 15:2). Theo họ, khi làm như thế, Chúa Giêsu đã vi phạm sự chính trực mà lề luật đã qui định. Nhưng với dụ ngôn này, Chúa Giêsu cho các người hay càu nhàu một bài học. Tác phong của Người nói lên sự chính trực lớn hơn và cao hơn của Cha Người ở trên trời. Trong dụ ngôn này, Chúa Giêsu hóm hỉnh nói rằng: cách Người cư xử cũng là cách Thiên Chúa cư xử với những người tội lỗi hay những người bị coi như thế ở thời đó.

Điều trên đã được phát biểu một cách xuất sắc trong dụ ngôn Người Con Trai Hoang Đàng, một dụ ngôn đáng lý ra nên gọi là dụ ngôn Người Cha Hay Thương Xót (Lc 15:11-32). Đã đành, các chữ “công lý” và “thương xót” không xuất hiện trong dụ ngôn này. Nhưng toàn bộ bi kịch đã được mô tả ở đây, một bi kịch diễn ra giữa tình yêu của người cha và sự bướng bỉnh của người con trai, người đã tiêu phí gia tài của cha qua lối sống phóng đãng đàng điếm, bởi thế mà mất hết quyền làm con. Anh ta hết còn dám đòi hỏi gì chính đáng nơi cha anh nữa.

Tuy thế, người cha luôn là người cha và vẫn mãi là cha của người con trai, cũng như người con trai luôn là người con trai và vẫn mãi là con trai của ông. Do đó, người cha vẫn trung thành với chính ông và do đó, trung thành với con trai mình. Khi thấy con trai từ đàng xa trở về nhà, người cha xúc động vì cảm thương (Lc 15:20). Đã đành, người con trai đã tiêu phí hết tài sản của cha anh, đã tự hủy quyền làm con của mình, và đã phá hủy phẩm giá làm con của mình, nhưng anh không mất chúng. Do đó, người cha không đứng đợi con trai, nhưng thân hành chạy đi gặp anh, choàng tay ôm lấy anh và hôn anh. Bằng hành động khoác cho anh chiếc áo choàng đẹp nhất và xỏ cho anh chiếc nhẫn vào tay, người cha đã phục hồi tư cách làm con của anh. Người cha đã phục hồi quyền làm con lại cho anh và tái thừa nhận phẩm giá làm con của anh. Do đó, người cha đã dành cho người con trai không những mối liên hệ đem lại sự sống, như người con trai từng hy vọng; lòng thương xót của người cha còn vượt quá mọi mức độ dự ước. Lòng thương xót của ông không lấy phương vị từ việc phân phối của cải vật chất cách công bằng, mà đúng hơn từ phẩm giá người con. Nó là thước đo tình yêu của người cha.

Không ở dụ ngôn nào, Chúa Giêsu đã mô tả lòng thương xót của Thiên Chúa một cách bậc thầy đến thế như ở dụ ngôn này. Vì trong dụ ngôn này, Người muốn nói: Tôi hành động ra sao, Chúa Cha cũng hành động như vậy. Trong dụ ngôn này, lòng thương xót của Chúa Cha là hình thức cao nhất của công lý. Ta có thể nói rằng lòng thương xót là việc thể hiện công lý hoàn hảo nhất. Lòng thương xót thần linh [Barmherzigkeit] dẫn con người nhân bản tới chỗ “trở lại với sự thật về chính họ”. Lòng thương xót của Thiên Chúa [Erbarmen] không hạ nhục con người. “Mối liên hệ thương xót đặt căn bản trên kinh nghiệm chung về sự thiện kia là chính con người, trên kinh nghiệm chung về phẩm giá riêng của họ” (18).

Dụ ngôn Người Samaria Nhân Hậu cũng như dụ ngôn Người Con Trai Hoang Đàng đã trở thành phương châm. Thực vậy, việc nói tới người Samaria đầy lòng cảm thương đã vượt ra ngoài lãnh vực Kitô Giáo và Giáo Hội và đã trờ thành tên đặt cho nhiều cơ quan trợ giúp đa dạng và các mạng lưới phục vụ khẩn cấp (Samariter-Nordienst, Arbeiter-Samariter-Bund, Internationales Hilfswerk, Samariterdienst u.a.) (*). Điều này cho thấy sứ điệp Thánh Kinh về cảm thương, thiện cảm và thương xót đã gây ấn tượng sâu sắc trên ý thức con người và vẫn tiếp tục sống dưới các hình thức thế tục.

Tuy nhiên, ta sẽ sai lầm nếu giải thích sứ điệp của các dụ ngôn theo thuyết nhân bản phổ quát. Vì các dụ ngôn vốn được dùng để làm sáng tỏ tác phong của Chúa Giêsu trong việc nói lên tác phong của Chúa Cha ở trên trời. Người muốn nói rằng: Tôi hành động thế nào, Thiên Chúa cũng hành động như thế. Ai thấy Người là thấy Chúa Cha (Ga 14:7, 9). Nơi Người, lòng tốt và lòng nhân hậu đầy yêu thương của Thiên Chúa Cứu Chuộc đã xuất hiện (Tt 3:4). Nơi Người, ta thấy vị thầy cả thượng phẩm, Đấng có thể đồng cảm (empathize) với các yếu đuối của ta, Đấng, trong mọi phương diện, đã bị thử thách giống như ta, nhưng không phạm tội (Dt 4:15). Chúa Giêsu cũng muốn nói với ta: câu truyện của các con đã được thuật lại trong câu truyện vế người con trai hoang đàng; cả các con nữa cũng cần phải ăn năn. Nhưng các con đừng sợ. Chính Thiên Chúa đến gặp các con và ôm các con vào lòng. Người không hạ nhục các con; đúng hơn, Người trả lại phẩm giá làm con cho các con.

4. Chúa Giêsu hiện hữu vì người khác

Việc Chúa Giêsu ra công khai hoạt động và sứ điệp của Người, thoạt đầu, vốn được người ta đáp ứng nồng nhiệt. Từng đoàn người nô nức đến với Người. Nhưng chẳng bao lâu sau, tình thế đã đảo ngược. Các địch thủ của Người chỉ trích Người đã làm việc thiện trong ngày Sabát (Mc 3:6; Mt 12:14; Lc 6:11) và đã dám tha tội lỗi. Làm thế nào một kẻ tử sinh lại có thể nói và làm những điều như thế được (Mc 2:6tt; Mt 9:2tt; Lc 5:20-22)? Hơn bất cứ điều gì khác, chính sứ điệp và việc làm đầy thương xót của Ngưới đã gây nên chống đối; chúng bị coi như gây tai tiếng và cuối cùng đã dẫn Người tới thập giá. Chúa Giêsu phản ứng lại bằng những lời kết án nghiêm khắc. Vì luật lệ Thiên Chúa mới là cơ hội sau cùng và dứt khoát để con người được toàn vẹn; bất cứ ai bác bỏ luật lệ của Người cuối cùng sẽ bị loại ra khỏi ơn cứu rỗi. Bởi thế, ta đừng nên che dấu hay loại bỏ các diễn văn của Chúa Giêsu về phát xét vì hiểu lầm sứ điệp của Người về lòng thương xót (19). Lời lẽ về phán xét thực ra liên quan tới lời kêu gọi khẩn cấp và được lặp đi lặp lại về hoán cải; chúng cung cấp cho ta cơ hội cuối cùng, chỉ nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa mới thành khả hữu.

Ý thức được việc sứ điệp của Người bị bác bỏ và cái chết dữ dằn của Người sắp đến, Chúa Giêsu cùng các môn đệ lên đường đi Giêrusalem (20). Giống các tiên tri trước Người, Chúa GIêsu biết rằng Người sẽ bị thảm sát ở đó (Lc 13:34). Trước hết, Người nhớ tới số phận của Thánh Gioan Tẩy Giả (Mc 6:14-29; 9:13). Người biết rõ điều gì đang chờ Người. Vâng phục thánh ý Chúa Cha và sứ mệnh của mình, Chúa Giêsu quyết định bước vào con đường cứu rỗi cho dân Người và cho thế giới, cho tới những ngày cuối đời. Trong một lời dạy dỗ các môn đệ, Người nói đến cái chết và sự thống khổ sắp tới của Người. Để giải thích, Người quay trở về với một ý nghĩ trong Sách thứ hai của Isaia (53:10-12). Ở đấy, ta thấy nói tới người đầy tớ của Thiên Chúa, gánh lấy tội lỗi của nhiều người (53:12).

Trong ngữ cảnh Cựu Ước, việc trên vẫn còn là một điều khó hiểu, khó có thể giải thích. Với Chúa Giêsu, nay nó đã tìm được lời giải thích và chu toàn tối hậu. Liên quan tới điều ấy (tức người đầy tớ đau khổ), Người nói vì là Con Người, Người tới không phải để được phục vụ, mà là để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người (ἀντὶ πολλῶν) (Mc 10:45) (21). Người hiểu con đường của Người như một điều “phải” (δεῐ) làm mà theo ngôn ngữ Thánh Kinh có nghĩa một điều gì đó được Thiên Chúa muốn có và là điều Người vâng lời chấp nhận (22). Vì thế, sau khi sứ điệp của Người bị bác bỏ, Người quyết định, thay vì dân Người, chính Người sẽ bước theo con đường đau khổ, vốn là lời đề nghị sau cùng của Thiên Chúa về lòng thương xót. Khi Simong Phêrô bác bỏ ý tưởng đau khổ và chết chóc của Người, Chúa Giêsu đã quở trách vị tông đồ. Câu “Satan ngươi” nói lên một cách hết sức sắc nét rằng Thánh Phêrô không muốn điều Thiên Chúa muốn và, do đó, ngài muốn làm trệch đường việc làm của Chúa Giêsu (Mc 8:31-33; Mt 16:21-23; Lc 9:22).

Vào buổi tối trước khi Người chịu thống khổ và tử nạn, Chúa Giêsu lại nêu lại ý tưởng đó một lần nữa trong các lời lẽ của Người ở Bữa Tiệc Ly. Có thể nói, ý tưởng này là ý nguyện và là lời trăn trối sau cùng của Chúa Giêsu. Dù việc truyền lại các lời trong Bữa Tiệc Ly có khác nhau, nhưng ta có thể nói chắc rằng các từ “vì các con” (Lc 22:19tt; 1Cr 11:24) hay “vì nhiều người” (Mt 26:28; Mc 14:24) đóng một vai trò trung tâm trong mọi dịch bản khác nhau (23). Trong các dịch bản của Thánh Luca và của Thánh Phaolô, việc hiện hữu “vì các con” này được giải thích, theo nghĩa bài ca thứ hai về Người Đầy Tớ, như là việc hiến sự sống và sự chết thay thế cho người khác (substitutionary surrender). Như thế, mọi tường trình về Bữa Tiệc Ly đều phát biểu một cách tóm lược điều vốn là chính cốt lõi hiện hữu của Người, tức việc Chúa Giêsu “hiện hữu vì ta và vì mọi người” nghĩa là việc Người hiện-hữu-vì (pro-existence). Kiểu nói pro nobis (vì chúng con) nói lên ý nghĩa việc Người hiện hữu và từ bỏ mình cho tới chết. Do đó, nó là cốt lõi đầy ý nghĩa và không thể thiếu được của trọn bộ nền thần học Tân Ước (24).

Đây không phải là chỗ để đi vào mọi vấn đề khác nhau do các lời lẽ ở Bữa Tiệc Ly nêu ra trong các dịch bản khác nhau về chúng. Ở đây, điều quan trọng hơn hết là hiểu cho đúng ý niệm đền tội thay cho người khác (proxy and substitutionary atonement, tiếng Đức: Stellvertretungsgedanken). Việc này không dễ, nhất là đối với chúng ta ngày nay. Vì ý niệm thay thế (proxy) dường như mâu thuẫn với trách nhiệm của một người đối với các hành động riêng của họ. Người ta đặt câu hỏi: làm thế nào lại có người giả thiết có khả năng hành động như một người thay thế cho ta, ngoại trừ chính ta phải minh nhiên ủy nhiệm cho họ làm thế? Trên thực tế, điều này gần như hoàn toàn không thể hiểu được, nó tương đương với một xúc phạm trầm trọng, nghĩa là, theo quan điểm này, Thiên Chúa muốn hy sinh Con Một của Người để cứu chuộc thế giới. Người ta hỏi thêm: đây là loại Thiên Chúa nào vậy mà lại bước qua một xác chết, xác chết của chính Con mình? Đối với nhiều người ngày nay, các câu hỏi này được coi như lời quở trách luân lý và là luận điểm nền tảng chống lại Kitô Giáo.

Vì lý do trên, nền thần học giải phóng đã cố gắng giải thích ý niệm đền tội thay theo nghĩa Chúa Giêsu liên đới với nhân loại, nhất là sự liên kết của Người nhân danh người bị áp bức và bóc lột; và nền thần học này tìm cách thay thế điều trước với điều sau. Một số đại biểu của nền thần học Công Giáo mới đây cũng đi theo con đường này (25). Tuy nhiên, lối giải thích “mềm” này bất công đối với sự sâu sắc và sức mạnh trong các lời phát biểu của Thánh Kinh. Sức mạnh và cường độ của chứng từ Thánh Kinh chỉ được bộc lộ khi ta xem xét trọn vẹn sự sâu thẳm và tính trầm trọng của cảnh khốn cùng không những về xã hội mà còn về siêu hình nữa, và đồng thời, sự tha hóa toàn diện và việc hoàn toàn đánh mất hạnh phúc mà vì tội con người nhân bản chúng ta đã sa vào.

Theo cái hiểu của Thánh Kinh, người tội lỗi đã để mất sự sống của họ và đáng phải chết vì tội lỗi của họ. Lương bổng của tội là sự chết (Rm 6:23). Theo cái hiểu có tính cộng đoàn hay “đoàn thể” của Thánh Kinh về loài người, sự khốn cùng này ảnh hưởng không những các cá nhân mà cả một dân tộc hay cả nhân loại nữa. Vì hành động xấu xa của họ, cá nhân “lây nhiễm” mọi người; do đó, mọi người đều phải chết. Ta chỉ có thể hiểu ý niệm đền tội thay trong ngữ cảnh cái hiểu tập thể này (26). Dựa trên sự vướng mắc chung vào tội và việc cùng nhau phải chết này, không một cá nhân nào có thể huênh hoang rằng mình có thể vùng vẫy ra khỏi vũng lầy này bằng chính đôi tay của mình. Trước nhất và trên hết, vì là kẻ đơn thuần tử sinh, chúng ta bất lực trong việc phục hồi sự sống bằng chính sức mạnh của ta. Chúng ta chỉ được giải thoát khỏi tội và khỏi chết khi Thiên Chúa, Đấng là Chúa Tể sống chết, vì lòng thương xót, không muốn sự chết, mà, đúng hơn, muốn sự sống, khi Người, một lần nữa, ban cho sự sống một cơ hội nữa và làm cho sự sống khả hữu một lần nữa. Không con người nhân bản nào, mà chỉ có Thiên Chúa, mới có thể giải phóng ta khỏi sự bất hạnh sâu xa nhất của ta, tức tai ách sự chết.

Nhưng Thiên Chúa không thể đơn giản làm ngơ sự ác trong lịch sử và coi nó như một điều vô hậu quả và vô nghĩa. Điều này sẽ là một ơn thánh rẻ tiền chứ không phải thương xót chân chính, vì lòng thương xót chân chính nghiêm túc đối với con người nhân bản và các hành động của họ. Trong lòng thương xót của Người, Thiên Chúa cũng muốn thỏa mãn công lý (27). Do đó, thay thế cho ta [stellvertretend], Chúa Giêsu sẵn sàng gánh lấy tội của mọi người chúng ta vào Người; đúng, thậm chí, Người còn trở nên tội lỗi nữa (2Cr 5:21). Nhưng vì Người là Con Thiên Chúa, sự chết không thể nào thắng nổi Người; đúng hơn, chính Người chiến thắng sự chết. Cái chết của Người là cái chết của sự chết. Nhờ cách này, Người đã trở nên nơi trong đó sự sống bừng nở cho ta. Nơi Người, Thiên Chúa đã một lần nữa và lần này dứt khoát chứng tỏ Người là một vị Thiên Chúa đầy lòng thương xót (Ep 2:4tt), Đấng làm cho một khởi đầu mới trở thành khả hữu đối với ta và ban cho ta một sự sinh ra mới nhờ lòng thương xót vĩ đại của Người (1Pr 1:3).

Với ý niệm đền tội thay, không còn vấn đề một Thiên Chúa ưa trả thù cần có một nạn nhân để cơn thịnh nộ của Người được nguôi ngoai nữa, như sự hiểu lầm hiện hành cho thấy. Trái lại, khi muốn Con chết vì lòng thương xót của Người, Thiên Chúa thu hồi cơn thịnh nộ của Người và dành chỗ cho lòng thương xót và do đó cho sự sống. Vì nhận thay thế ta nơi và qua Con của Người, Thiên Chúa tự mang lấy các hiệu quả triệt hạ sự sống của tội lỗi để ban lại cho ta sự sống trở lại. “Cho nên, phàm ai ở trong Đức Ki-tô đều là thụ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi” (2Cr 5:17). Chúng ta không phải là người có thể hòa giải Thiên Chúa với chúng ta. Người mới là Đấng đã giao hòa Người với chúng ta (2Cr 5:18).

Dĩ nhiên, việc đền tội thay [Stellvertretung] không phải là một hành vi thay thế [Ersatzhandlung], trong đó, Thiên Chúa, trong Chúa Giêsu Kitô, thực hiện sự cứu rỗi không cần có sự can dự của ta. Thiên Chúa giao hòa Người với chúng ta đến độ Người tái lập liên hệ giao ước. Thánh Augustinô nói rất rõ: Đấng từng tạo nên chúng ta mà không cần đến chúng ta không muốn cứu chuộc chúng ta mà lại không cần chúng ta (28). Hành vi cứu chuộc giúp ta có khả năng nói chữ “vâng” hay chữ “không” một lần nữa trong đức tin. Hành vi cứu chuộc có tính hoàn toàn Kitô bao nhiêu, thì đồng thời nó cũng có tính bao gồm và liên hệ với ta bấy nhiêu (29).

Với câu tuyên bố cho rằng Thiên Chúa hòa giải thế giới với Người, vấn đề đặt ra là phải giải thích ra sao công thức nói rằng máu đã đổ ra “cho nhiều người” (ὑπὲσ πολλῶν), trong Bữa Tiệc Ly (Mc 14:24; Mt 26:28; xem Mc 10:45). Theo một xác tín khá phổ biến, nếu không muốn nói là đã được tranh luận nhiều, trong ngôn ngữ Hípri, kiểu nói “cho nhiều người” cũng tương đương như kiểu nói “cho mọi người” (30). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa “cho mọi cá nhân” mà đúng hơn “cho toàn thể nhân loại” hay nói cách khác “cho đám đông vô kể” (31). Trong Tân Ước, tính toàn thể này không chỉ có nghĩa toàn thể dân Israel, mà đúng hơn toàn thể người Do Thái và Dân Ngoại, tức toàn thể nhân loại. Lời lẽ trong 1Tm 2:6 được hiểu theo nghĩa này, theo đó, chúng rõ ràng và không mơ hồ có nghĩa: “Đấng đã hiến mình làm giá chuộc mọi người [ὑπὲσ πάντων]”. Tính phổ quát này được truyền thống Tân Ước như một toàn bộ xác nhận (Ga 6:51; Rm 5:18; 2Cr 5:15; Dt 2:9). Do đó, không thể hoài nghi gì về ý muốn cứu rỗi phổ quát của Thiên Chúa và ý định phổ quát Người muốn hiến mạng sống Người vì mọi người (32).

Căn cứ vào ý định của Chúa Giêsu muốn hiến mạng sống mình “cho toàn thể [Gesamtheit]” nhân loại, người ta không thể đưa ra lý thuyết cứu rỗi phổ quát để kết luận rằng mọi cá nhân cuối cùng đều thực sự được cứu rỗi (33). Việc đền tội thay của Chúa Giêsu có tính độc hữu (exclusive) theo nghĩa Người là Đấng Trung Gian cứu rỗi duy nhất và độc nhất; đàng khác, việc đền tội thay của Người lại có tính bao gồm (inclusive) theo nghĩa nó bao gồm chúng ta trong sự tự hy sinh của Người. Việc đền tội thay không phải là một hành động thay thế cho việc chúng ta có thể làm và phải làm. Nó không thay thế cho trách nhiệm cá nhân của mỗi người, nhưng đúng hơn làm cho trách nhiệm này trở thành tự do một lần nữa. Nó tái lập trách nhiệm sau khi trách nhiệm này bị tiêu phá vì tội lỗi; nó lên năng lực cho trách nhiệm và thách thức nó một lần nữa. Việc đền tội thay của Chúa Giêsu giải phóng để ta có sự sống mới và biến ta thành tạo vật mới. Do đó, trong đức tin, ta có thể nói chắc chắn rằng Chúa Giêsu hiến mạng sống vì mọi người, và do đó, vì chính tôi nữa, một cách hoàn toàn có bản vị. Đó là cách Thánh Phaolô hiểu nó khi ngài nói rằng ngài sống nhờ đức tin vào Con Thiên Chúa “Đấng yêu thương tôi và hiến mình vì tôi” (Gl 2:20) (34).

Xác tín đức tin này chưa hề là một lý thuyết trừu tượng và thực ra không thể như thế được. Nó có ý nghĩa hiện sinh đối với mọi cá nhân và đối với mối liên hệ bản thân của họ với Chúa Giêsu. Chúng ta gặp lòng đạo đức qui Kitô được nội tâm hóa một cách bản vị và huyền nhiệm học qui Kitô này, trước nhất và đầu hết, nơi Thánh Bernard thành Clairvaux. Ngài thường được người ta vẽ với Chúa Kitô đang đích thân cúi xuống từ thập giá và ôm lấy ngài. Thánh Bernard nói lên ý nghĩa của biến cố này như sau: “Khi trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, Đấng hy sinh mạng sống mình, chúng ta được biến cải” (transformamur cum conformamur) (35). Nền linh đạo này được tiếp nối bởi nền huyền nhiệm của Henry Suso và sau đó bởi Gương Chúa Kitô của Thomas à Kempis, một cuốn sách đã trở thành cổ điển của linh đạo. Đối với nền linh đạo cận đại, Linh Thao của Thánh Inhaxiô thành Loyola đã trở thành sách có thế giá. Trong các linh thao của ngài, Thánh Inhaxiô đã có nhiều cuộc độc thoại với Đấng Chịu Đóng Đinh. Ta lại gặp được cùng một lòng đạo đức nội tâm sâu xa này trong ca khúc nổi tiếng của Paul Gerhard, tựa là “Ôi Đầu Cực Thánh, Nay Đã Bị Thương”:

Nỗi sầu và thống khổ đắng cay của Ngài

Là để mọi kẻ có tội được lợi;

Phần con, con chỉ có vi phạm,

Nhưng phần Ngài, Ngài chỉ có đớn đau chết người…

Con biết mượn ngôn ngữ nào

để cám ơn Ngài, hỡi người bạn thân mến nhất,

về nỗi sầu buồn chết người này của Ngài,

lòng thương xót khôn nguôi của Ngài?
(36).

Kỳ sau: 5. Lòng thương xót của Thiên Chúa - Đức Công Bằng của Thiên Chúa - Đời Sống Ta

___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

(*) Năm 1994 tổ chức Arbeiter-Samariter-Bund Deutshcland e.V. hợp tác với 3 tố chức khác ở Áo, Pháp và Đan Mạch để lập nên Samritan International e.V., một tổ chức bao gồm 16 hiệp hội thành viên.

(16) Nền tảng đối với lối giải thích này: C.H. Dodd, The Parables of the Kingdom (New York: Scribner, 1961); Joachim Jeremias, The Parables of Jesus, bản dịch của S.H. Hooke (New York: Scribner, 1972). Các lối giải thích gần đây: Eta Linnemann, Die Gleichnisse Jesu: Einfuhrung und Auslegung (Gottingen: Vandenhoeck & Ruprecht, 1975); Hans-Josef Klauck, Allegorie und Allegorese in Synoptischen Gleichnistexten (Munster: Aschendorff, 1986). Muốn có một dẫn nhập vào vấn đề giải thích các dụ ngôn, xem Đức Bênêđíctô XVI, Jesus of Nazareth: From the Baptism to the Transfiguration, 183-94.

(17) Đối với cả hai, xem Đức Bênêđíctô XVI, Jesus of Nazareth: From the Baptism to the Transfiguration, 194-211.

(18) Đức Gioan Phaolô II, Dives in Misericordia (1980) tiết 6.

(19) Wilckens, Theologie des Neuen Testaments, Bd. I/1, 316-19; Bd. II/1, 201-4. Xem chương V, 3.

(20) Về việc Chúa Giêsu biết trước cái chết của Người và vấn đề Người hiểu cái chết riêng của Người, xem Kasper, Jesus the Christ, bản dịch của V. Green (New York: Paulist Press, 1977), 113-21.

(21) Liên quan đến cuộc thảo luận của các nhà chuyên môn về chữ này, xem Wilckens, Theologie des Neuen Testaments, Bd. I/2, 15-18.

(22) W. Grundmann, “de…”, Theologisches Wonterbuch zum Neuen Testament, 2:21-25.

(23) H. Riesenfeld, “ὑπέρ”, Theologisches Wonterbuch zum Neuen Testament, 8:510-18; Heinz Schurmann, Gottes Reich, Jesu Geschick: Jesu ureigener Tod im Licht seiner Basileia-Verkundigung (Freiburg i. Br.: Herder, 1983).

(24) Xem Hans Urs von Balthasar, Theo-Drama: Theological Dramatic Theory, cuốn 3, The Dramatic Personae: The Person in Christ, bản dịch của Graham Harrison (San Francisco: Ignatius, 1992), 244-45.

(25) Balthasar tìm thấy và phê bình lối giản lược này cũng trong công trình của Karl Rahner, Edward Schillebeeckx và Hans Kung. Xem cuốn của ngài, Theo-Drama: Theological Dramatic Theory, cuốn 4: The Action, bản dịch của Graham Harrison (San Francisco: Ignatius Press, 1994), 273-84. Muốn có một khảo luận xây dựng và sâu sắc về đề tài này, xem Karl-Heinz Menke, Stellvertretung: Schlusselbegriff christlichen Lebens und theologische Grundkategorie (Einsiedeln: Jahannes Verlag, 1991). Menke, Jesus ist Gott der Sohn: Denkformen und Brennpunkte der Christologie (Regensburg: Friedrich Pustet, 2011), 377-408. Đối với lối nhìn Thệ Phản, xem Christof Gestrich, Christentum und Stellvertretung (Tubingen: Mohr Siebeck, 2001).

(26) Hartmut Gese, “The Atonment” trong Essays on Biblical Theology (Minneapolis: Augsburg, 1981) 93-116.

(27) Đức Bênêđíctô XVI, Jesus of Nazareth: Holy Week: From the Entrance into Jerusalem to the Resurrection, bản dịch của Philip J. Whitmore (San Francisco: Ignatius, 2011), 132-33.

(28) Thánh Augustin, Sermon 169, chương 11 số 13.

(29) Menke rõ ràng đã đưa ra sự dị biệt này trong cuộc thảo luận của ông với Karl Barth và Hans Urs von Balthasar. Do đó, theo ông, mô thức thoả mãn cũng bị loại bỏ. Xem cuốn của Ông Jesus ist Gott der Sohn, 133.

(30) Joachim Jeremias, The Eucharistic Words of Jesus, bản dịch của Norman Perrin (New York: Charles Scribner’s Sons, 1966), 226-31. Jeremias “πολλοί”, Theologische Wonterbuch zum Neuen Testament, 6:544f.

(31) Đây là lối giải thích của Jeremias, The Eucharistic Words of Jesus, 227-31; Rudolf Pesch, Wie Jesus dasAbendmahl hieldt (Freiburg i. Br.: Herder, 1977), 76f.; Wilckens, Theologie des Neuen Testaments I/2, 84; T. Soding, “Fur euch-fur viele-fur alle: Fur wen feiert die Kirche Eucharisrie?” trong Gestorben fur wen? Zur Diskussion um das “pro multis”, do Magnus Striet hiệu đính (Freiburg i. Br.: Herder, 2007), 22-26; M. Theobald, “Pro multis’-ist Jesus nicht fur alle gestorben” trong Striet, Gestorben fur wen?, 30-34; Đức Bênêđíctô XVI, Jesus of Nazareth: Holy Week: From the Entrance into Jerusalem to the Resurrection, 134-35.

(32) Vấn về này đã trở nên có tính chủ đề nhân lối dịch có kế hoạch kiểu nói “pro multis” trong các lời thiết lập phép Thánh Thể, theo một bản văn của bộ trưởng Thánh Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa và Kỷ Luật Bí Tích ngày 17 tháng 10 năm 2007. Trong tinh thần truyền thống phụng vụ và giáo phụ, quan điểm chính thức của lối dịch chiểu tự là yếu tố xác định ra lối dịch này. Tuy nhiên, lối dịch này cần một ghi chú có tính giải thích về giáo lý để minh xác rằng với lối dịch này, không ai được hoài nghi ý muốn cứu rỗi phổ quát của Thiên Chúa, nhưng đáp ứng đức tin là điều cần thiết để các cá thể nhân bản sở đắc được ơn cứu rỗi này. Chỉ sau khi bản văn của bộ trưởng đã được in, thì lá thư tương ứng của Đức Bênêđíctô XVI gửi các giám mục Đức ngày 14 tháng Tư, 2012 mới được biết đến.

(33) Liên quan tới chi tiết của chủ đề này, xem chương V, 3.

(34) Lời tuyên bố trong Gaudium et Spes (số 22), theo đó, Con Thiên Chúa được cho biết là đã kết hợp với mọi hữu thể nhân bản, cũng cần được giải thích theo nghĩa này.

(35) Thánh Bernard thành Clairvaux, Canticle of Canticles, Sermon 62, 5. Xem cuốn On Loving God của thánh nhân, chương X.

(36). Evangelical Lutheran Worship (Minneapolis: Augsburg Fortress Press, 2006), #351.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Xóm Đạo Quê Xưa
Tấn Đạt
18:18 26/05/2016
XÓM ĐẠO QUÊ XƯA
Ảnh của Tấn Đạt
Làm sao quên được quê xưa,
Giáo đường vương vấn lơ thơ mây buồn,
Chiều về vang vọng hồi chuông,
Con đường xóm nhỏ nghe vương tiếng người.
(Trích thơ của Đinh Văn Tiến Hùng)
 
VietCatholic TV
Kỹ thuật truyền hình: Thiết kế một phòng thu hình mini
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:45 26/05/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Với đà tiến vượt bậc của kỹ thuật điện toán, ngày nay không cần bao nhiêu tiền chúng ta cũng có thể thành lập một đài truyền hình thu gọn có thể giúp thực hiện các đề án mục vụ.

Trong chương trình này, Như Ý sẽ trình bày cách làm một studio

Căn phòng này nhỏ thôi – chiều rộng là 2.5m và chiều dài là 5m.

Tính từ trong ra ngoài, trước hết, quý vị và anh chị em thấy cái màn xanh lá cây này. Từ chuyên môn gọi là Chroma Key Background. Công dụng của nó là thế này.

Bây giờ Như Ý đứng trước cái màn này. Sau khi thu hình xong, dùng một chương trình Video Editor như Adobe Premiere chẳng hạn, chúng ta có thể bóc cái màn xanh lá cây này đi và thay bằng một background khác để tạo ấn tượng như thể Như Ý đang đứng ở một nơi khác trên hành tinh này.

Muốn bóc được cái background thì người xướng ngôn viên không được mặc áo có màu xanh lá cây. Đề phòng trường hợp người xướng ngôn viên mặc áo màu xanh lá cây, quý vị và anh chị em nên có thêm một cái màn khác, màu xanh dương chẳng hạn.

Cái đèn ngay trên đỉnh đầu Như Ý đây gọi là Boom Soft Box, trong đó có một bóng đèn 135watts. Chức năng của nó là chiếu sáng trên tóc và hai vai của người xướng ngôn viên.

Hai bên của Như Ý có hai cái đèn gọi là Soft Box. Cái bên phải của Như Ý có 4 bóng đèn. Mỗi bóng là 45watts. Cái bên phải của Như Ý chỉ có 2 bóng đèn. Mỗi bóng là 45watts.

Nguyên tắc thông thường để setup ánh đèn trong studio là nguyên tắc 3 point lighting. Nếu theo đúng nguyên tắc này, thì cần phải có ba cái đèn.

Cái thứ nhất đặt ngay sau lưng Như Ý với công dụng là tách biệt người xướng ngôn viên với các màn phía sau. Cái đèn ấy gọi là back light.

Cái thứ hai đặt trước mặt Như Ý như cái đèn này, và được gọi là Key Light. Đường thẳng kẻ từ xướng ngôn viên đến chân cái đèn là khoảng 45 độ. Cái đèn cần phải đặt cao hơn đầu người xướng ngôn viên, từ trên chiếu xuống một góc khoảng 45 độ. Lý do cái đèn cần phải đặt cao hơn xướng ngôn viên là để tránh trong mắt người xướng ngôn viên có một chấm trắng nhìn rất là xấu.

Cái thứ ba đặt trước mặt Như Ý như cái đèn này, và được gọi là Fill Light được thiết kế tương tự như Key Light nhưng ánh sáng yếu hơn chỉ cốt là làm mất bóng đen do Key Light tạo nên trên má bên trái người xướng ngôn viên.

Nguyên tắc là như thế nhưng khi thiết kế mình có thể thay đổi chút đỉnh cho phù hợp với diện tích căn phòng và điều kiện ánh sáng.

Chúc quý vị và anh chị em thành công.
 
Kỹ thuật truyền hình: Cách làm một Teleprompter
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
09:54 26/05/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các bạn đang theo dõi chương trình huấn luyện kỹ thuật viên truyền hình của VietCatholic.

Trong video này chúng ta sẽ nói về cách làm một cái máy Teleprompter

Trước hết, Teleprompter dùng để làm gì?

Khi chúng tôi trình bày các bản tin, thiệt sự là chúng tôi không tài nào học thuộc lòng nổi. Bên cạnh đó, có những tin tức mới xảy ra chừng một vài tiếng đồng hồ trước khi chúng tôi thu hình nên thực sự là vô phương mà nhớ nổi.

Chúng tôi cần có một cái máy cuộn các dòng chữ lên. Và chúng tôi nhìn vào đó mà đọc. Cái máy đó gọi là Teleprompter. Nếu các bạn mua trên thị trường thì có những cái lên tới vài ngàn đô la.

Trong chương trình này Kim Phượng sẽ giới thiệu với các bạn cách làm một cái máy Teleprompter chỉ mất vài chục đô la.

Đầu tiên, các bạn đi mua hai cái khung hình.

Rồi làm cái bản lề ở giữa.

Gỡ bỏ một miếng kiếng. Giữ lại một miếng thôi.

Rồi làm một cái móc để có thể giữ cho 2 miếng kiếng ở vị trí như thế này.

Sau rồi làm một miếng vải đàng sau để cản bớt ánh sáng.

Để cái Teleprompter lên một màn hình computer.

Rồi để cái camera đàng sau ở vị trí này.

Các bạn cần có một software để quay ngược chữ lại và để điều khiển tốc độ cuộn chữ cho phù hợp. Các bạn có thể download software tại đây: http://vietcatholic.org/media/eteleprompt.zip

Xướng ngôn viên ngồi trước cái Teleprompter sẽ thấy chữ chạy lên rồi đọc theo thôi.

Chúc các bạn thành công.