Ngày 26-05-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Gioan Đoàn Thanh Hoan
Trầm Hương Thơ
07:28 26/05/2011
THÁNH GIOAN ĐOÀN THANH HOAN
(Linh mục tử đạo)

Một bảy chín tám sinh ra (1798)
Cha Sương, mẹ Diễm được là năm con
Ba trai hai gái vuông tròn
Thanh Hoan kế út tính còn khiêm nhu

Hai người con gái đi tu
Hai anh vì đạo rũ tù ngục trong
Sinh ra tại xứ Kim long
Hương Trà. xứ Huế đầy lòng vị nhân

Thanh Hoan đạo hạnh chuyên cần
Học cao hiểu rộng không cần làm quan
Nước ngoài du học Pénăng
Thông minh có sẵn tiến thăng tốt lành

Tu thân, tu đức tiến nhanh
Học xong Giám Mục gọi anh quay về
Nước nhà gặp lúc nhiêu khê
Được theo Giám Mục Taberd hàng ngày

Thừa Thiên cấm đạo chua cay
Vào Nam hoạt động giữa ngay Sài Gòn
Đường dài vạn nẻo nước non
Cánh đồng truyền giáo no tròn bước chân

Chức Linh Mục đang rất cần
Nên Ngài lãnh nhận trọn phần tin yêu
Cánh đồng truyền giáo phì nhiêu
Thợ gặt lại ít sớm chiều gắng công

Chờ thêm thợ gặt cho đông
Đức Cha lại cử ngài trông Quảng Bình
Bãi Trời, Quảng Trị một mình
Kẻ Sen đi lại Quảng Bình hai nơi

Thừa Thiên rao giảng nước Trời
Đi về liên tục nhiều nơi mỗi ngày
Liên tục mấy chục năm nay
Trở ra Hương Mỹ dạn dày nắng mưa

Mọi người ai cũng mến ưa
Một hôm Hương Mỹ cha vừa đến Vinh
Nhằm ngày lễ Chúa Hiển Linh
Sáo Bùn, Mỹ Hội, Quảng Bình giúp dân

Nhà Ông Trùm Phượng hiệp dâng
Giáo dân họp lại Lễ Mầng cùng nhau
Ai ngờ có kẻ bạc màu
Là người ngoại giáo báo mau kiếm tiền

Lòng người ham lợi đảo điên
Chỉ vì đồng tiền bán rẻ lương tâm
Quan quân kéo đến rầm rầm
Vây nhà Ông Phượng ầm ầm bắt Cha

Trói Ngài chúng đánh khảo tra
Đeo gông vào cổ thưc là dã tâm
Giải ra Đồng Hới ầm ầm
Vừa đi vừa đánh tím bầm thịt da

Trước tòa quan án khảo tra
Bắt đạp Thánh Giá sẽ tha cho liền
Ngài rằng đạo Chúa nhân hiền
Dạy thương đồng loại như liền tấm thân

Dạy ta ăn ở khoan nhân
Yêu Người Kính chúa ân cần mà thôi
Đời tôi chỉ là thứ tồi
Nếu đạp Thánh Giá ngàn đời chẳng qua

Quan trên quát lớn như loa
Lấy kìm nung đỏ thịt da xèo xèo
Lòng người hơn cả cọp beo
Nghe theo thần ác rắc reo kinh hoàng

Thịt da nào chẳng nát tan
Đớn đau quằn quại ruột gan nát nhàu
Bao nhiêu ngày tháng thương đau
Nhưng Ngài yêu chúa đẹp màu đức tin

Linh hồn luôn phải giữ gìn
Ngàn năm kính mến đã in vào lòng
Khảo tra quan thấy chẳng xong
Nên khuyên dụ ngọt ngỡ lòng sẽ xiêu.

Bao người cần Cụ sớm chiều
Nếu mà Cụ chết thiệt nhiều giáo dân
Chi bằng giả bộ đạp chân
Bước qua Thánh Giá một lần cho xong

Ở nhà bao kẻ chờ mong
Bước qua Cụ cứ thong dong ra về
Để cho tốt đẹp hai bề
"Tốt đời đẹp Đạo" đề huề cả hai

Bấy giờ Ngài mới khoan thai
Cám ơn quan đã đoái hoài đến tôi
Thà là giáo dân đơn côi
Còn hơn gương xấu đời tôi sau này

Biết lòng Ngài chẳng đổi thay
Quan tỉnh thảo án đệ bày lên vua
Tên này Đạo Trưởng chẳng vừa
Xin Vua phê chẩn để ngừa muôn dân

Vua Tự Đức rất ân cần
Tội này bản án thi ân chém đầu
Tháng năm, hai sáu, trời sầu (26,05,1861)
Pháp Trường Đồng Hới ngẩng đầu bước ra

Kính dâng hồn xác lên CHA
Tạ ơn kiếp sồng sáu ba tuổi đời
Tạ ơn CHA CẢ trên trời
Tạ ơn tầt cả mọi người thương yêu

Xin Ngài ban xuống thật nhiều
Cho người ở lại những điều tốt hơn
Tạ ơn đời, chẳng oán hờn
Xin dâng tất cả tiếng đờn ngân vang

Ba hồi trống giục rộn ràng
Ngước đầu ngửa cồ sẵn sàng hy sinh
Lưỡi đao chém xuống tận tình
Ba lần liên tiếp thật kinh hồn người

Ba luồng máu đỏ thật tươi
Thấm vào Đất Mẹ từ người con ngoan
Chứng nhân uy dũng hân hoan
Tấm gương kim cổ mãi loan Tin Mừng

Hôm nay Giáo hội kính mừng
Mỹ Hương giáo xứ tưng bừng kính tôn
Danh Ngài mãi mãi trường tồn
Xin ngài phù hộ lời khôn cho đời

Trên hành hiển Thánh sáng ngời
Tấm gương muôn thủa một đời "Xin Vâng".

Ngày kính Thánh Gioan Đoàn Thanh Hoan
Ngài sinh năm 1798 tại Kim Long, Phú Xuân (Huế)
Tử Đạo ngày 26.05.1861 tại pháp trường Đồng Hới, Quảng Bình.
Nhà có 5 ACE. hai anh trai tên là Cung và Chiên cũng chết rũ tù vì đạo.
Một chị và một em gái đều đi tu dòng Mên Thánh Giá
Ngày 02.05. 1909 ĐGH. Piô X Kính phong ngài lên bậc Chân Phước
Ngày 19.06.1988 ĐGH.Gioan Phaolô II kính phong Ngài lên hành Hiển Thánh
.
 
Chín chắn trong lời nói việc làm
Tuyết Mai
07:29 26/05/2011
Con gái lớn đại học thứ hai của tôi, tối qua xin mẹ đi ăn với bạn học, tôi hỏi bạn con là con trai hay con gái, hay “gay”. Thật tình câu hỏi của tôi chẳng có ý gì, nhưng con gái tôi lại cảm thấy đụng chạm, và liền bất bình với tôi. Về vấn đề gay này thì các con tôi, chúng cảm thấy là chuyện rất bình thường; vì bạn chúng quen đi chơi với nhau rất thân mật như bao nhiêu bạn khác. Thỉnh thoảng chúng cũng có giỡn và chọc ghẹo tôi vì biết tôi không thoải mái trong trong mọi vấn đề về “gay” hay phải gặp gỡ nói chuyện với họ. Nhưng tôi chọc lại cháu thì không được, cháu có vẻ cảm thấy bị động chạm y như nói với cháu vậy!. Không biết anh chị em có để ý thấy không, là thời buổi ngày nay tất cả chúng và chúng bạn gay của chúng, xem ra không có sự phân biệt!?. Vì gay của thời nay đã được xã hội chấp nhận, ngay cả chúng ta thấy rất nhiều trong làng kịch nghệ; nổi tiếng nhất là về fashion, home interior, hair design, v.v…..

Phải công nhận thanh niên thiếu nữ thời nay chúng sống một cuộc sống rất là hài hòa và thương yêu lẫn nhau. Không kỳ thị mầu da, không kỳ thị giầu nghèo, không kỳ thị chủng tộc, và gay hay bình thường (straight). Trong khi tôi và các anh chị em được sinh ra và lớn lên trong thế hệ (era) cổ hũ xưa. Tôi cắt nghĩa với con cái của tôi rằng mẹ thật lòng chẳng kỳ thị ai cả, chỉ vì cách sống của họ và tôi không giống nhau, và khi giao tiếp với họ tôi không cảm thấy thoải mái, thế thôi!. Nên tôi chọn ở xa họ và không muốn một liên hệ nào nếu tôi không bị bắt buộc. Theo tôi nhận xét thì chúng không nghĩ rằng tôi là mẹ chúng mà lại có những lời, xem chừng không được (nice) và bác ái, dù trong lời đùa cợt của tôi.

Cháu có những lời nói cộc cằn và phản đối làm cho tôi hơi buồn, vì giọng cháu nói có vẻ trách móc nặng nề, chứ không phải cháu ăn nói hỗn hào với tôi. Tánh cháu này thì từ khi còn bé đến bây giờ, hình như cháu không biết cách nói sao cho nhẹ nhàng và êm tai?. Tôi không hiểu cháu chơi với bạn bè thì sao, nhưng ở nhà thì cháu ăn nói như thế với cha mẹ, chị và em của nó; bộc trực, tỏ lộ giận dữ, nói thẳng không biết rào trước đón sau, và xem ra như hỗn hào cộng giọng lớn tiếng của cháu. Làm cha mẹ cũng phải biết tùy tánh mỗi đứa con của mình mà nói chuyện để thích hợp với từng tánh mỗi đứa. Lúc chúng còn nhỏ thì khác, chúng ta tha hồ mà phạt hay đánh đòn chúng theo tùy lỗi chúng phạm. Gia đình tôi thì dậy con cái từ khi chúng còn nhỏ là không bao giờ được nói dối với cha mẹ. Dù có bị đòn nhưng không bao giờ được nói dối hay nói láo. Nếu phạm tội nói dối thì đừng mong mà thoát khỏi trận đòn để nhớ.

Tôi buồn vì giọng nói con dùng hơi mạnh cho tôi, nên đêm khó ngủ. Sáng nay thức dậy tôi tìm Lời Chúa của ngày hôm nay xem Chúa dậy gì? Rồi tiện đọc một câu chuyện trong phần Lẽ Sống có tựa là “cái bật lửa”, nhưng chuyện cái bật lửa không làm cho tôi suy nghĩ mà điều làm cho tôi suy nghĩ là những câu khuyên dậy thêm ở phần dưới của câu chuyện cái bật lửa. Lời khuyên rằng tất cả chúng ta phải thương yêu nhau như Chúa Giêsu từng yêu thương chúng ta. Ngài yêu thương chúng ta vô điều kiện. Tuy dù chúng ta tội lỗi ngập tràn. Tuy dù chúng ta tật bệnh, khố rách áo ôm, phong cùi, thành phần xã hội ruồng bỏ, và Ngài yêu thương tất cả không trừ một ai. Những lời khuyên ấy làm cho tôi được hiểu ra rằng, điều chúng ta sống trên cõi đời này, là phải yêu thương mọi người vô điều kiện. Vì tất cả chúng ta cùng đồng hình đồng dạng giống Thiên Chúa Cha vì chính Người đã tác tạo ra chúng ta mỗi người là một tác phẩm tuyệt vời của Chúa. Chúng ta là ai mà xem thường và chọc ghẹo anh chị em mình?.

Còn về phần đánh giá anh chị em mình cũng vậy, chúng ta là ai mà chúng ta có quyền phê bình, chỉ trích, lên án, ném đá, và xét xử họ? Chỉ vì họ và mình không giống nhau, không đồng suy nghĩ, không đồng ngôn ngữ, và không đồng phong tục tập quán. Không hiểu nhau chỉ vì chúng ta không đến gần với họ. Việc xét xử anh chị em mình không phải là việc của mình, mà là của Thiên Chúa. Mỗi một người Chúa đều ban cho chúng ta cái quyền tự do được sống và sống dồi dào. Ai cũng có quyền hưởng thụ trên tất cả những gì Chúa tạo dựng nên và cho con người quyền thống trị.

Hiểu được rõ ràng như thế, tôi không còn buồn con tôi nữa, mà ngược lại tôi cảm thấy mình chưa được trưởng thành và chín chắn trong lối suy nghĩ, lời nói, và việc làm của mình. Hóa ra các con của tôi chúng lại trưởng thành hơn tôi nhiều trong tình yêu thương đồng loại. Sáng nay trước khi tôi đọc Lời Chúa ngày hôm nay, tôi tìm con gái lớn của tôi để mong cháu an ủi vì em cháu đã nặng lời với mẹ, nhưng cháu an ủi tôi bằng cách khuyên mẹ từ nay trở đi mẹ không nên nói những lời như thế nữa với chúng con. Mẹ không biết những lời nói rất vô tình của mẹ làm người nghe rất khó chịu và rất bất bình. Cháu nói mẹ thử nghĩ xem, Chúa tác tạo ra từng con người (human) một mà Chúa lại không thương yêu con cái Chúa đồng đều hay sao?. Chúa lại cấm họ không được thờ phượng Chúa hay sao?. Mẹ nghĩ rằng Chúa muốn bỏ họ?. Vâng, thật sự tôi không trả lời được câu nói đó của cháu, vì cháu nói rất đúng. Chúa tạo dựng nên từng con người có hình ảnh giống Chúa cách rất đặc biệt (very unique) thì Chúa sẽ thương yêu tất cả cách riêng. Vị trí của chúng ta là nghe theo Lời của Chúa dậy, là trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự; sau lại yêu người như mình ta vậy! Amen.
 
Thiên Chúa là tình yêu
Jos. Tú Nạc, NMS
07:31 26/05/2011
Chúa Nhật VI Mùa Phục Sinh – Năm A (Acts 8: 5-8, 14-17; Psalm 66; 1 Peter 3: 15-18; John 14: 15-21)

Điều gì xảy ra khi Chúa Thánh Thần hiện đến trên một cộng đồng? Đoạn trích từ sách Tông Đồ Công Vụ đã diễn đạt rất rõ ràng và chính xác: cái ác bị trục xuất, con người được chữa lành và niềm hân hoan, hy vọng được thay thế cho tuyệt vọng và ưu phiền.

Việc rao giảng đức tin cho người Samaria là một điển hình cụ thể thuộc sứ vụ phổ quát của Thánh Thần khi được mô tả trong việc tường thuật về Lễ Ngũ Tuần. Chắc chắn không có tình yêu bị mất mát giữa người Samaria và người Do Thái, y như những mối quan hệ giữa những giáo hội Ki-tô giáo khác nhau ngày nay được mô tả đăc trưng bởi những định kiến và những thái độ tiêu cực. Nhưng họ đã đáp lại một cách hăm hở không chỉ đối với lời công bố của Phi-lip-phê mà trước những biểu hiện ấn tượng quyền lực của Thánh Thần. Mặc dù cồng đồng ở Jerusalem rất lấy làm thỏa thích với nguồn tin về sự đón nhận Tin Mừng của họ, có sự quan sát tò mò rằng, họ chưa nhận được Thánh Thần, duy nhất chỉ mới nhận phép rửa trong danh Chúa Giê-su. Vào những thập niên đầu tiên của phong trào Ki-tô giáo món quà Thánh Thần được tách biệt với với lễ rửa và được trao bằng việc đặt trên những bàn tay – với tất cả mọi người, không chỉ đối với những người cai quản. Khi người Samaria hăm hở đón nhận Tin Mừng mà các tông đồ gọi là Chúa Thán Thần ngự trên họ và họ lãnh nhận món quà tặng đó. Một điều cao trọng xảy đến khi Đức Thánh Linh được cho phép nhiều hơn một thuật ngữ hoặc một khái niệm thần học. Được phép thực hiện công việc của mình, Thánh Thần có thể linh hoạt và giác ngộ những cá nhân, những giáo hội và những cộng đồng. Nhưng nếu nó được ngưỡng mộ với sự sợ hãi và nghi ngờ hoặc duy trì sự kiểm soát chặt chẽ thì sức mạnh mà nó được trang bị hoàn toàn trống rỗng. Thêm niềm vui, cuộc sống và nghị lưc tinh thần chắc chắn sẽ không bị tồn thương đến bất kỳ chi thể tôn giáo nào.

Tại sao chúng ta thần thánh hóa Đức Ki-tô là Chúa Trời? Người có đủ thiêng liêng hoặc thánh thiện không? Nhưng ý nghĩa Kinh Thánh của từ “thánh” hoặc “thánh hóa” là đặt điều gì sang một bên và gìn giữ nó được trong sạch và không bị ô uế. Nó không được phép trở thành suy yếu và mơ hồ. Sự thánh hóa của Chúa Trời trong tâm hồn chúng ta giúp đỡ để bảo đảm rằng đức tin duy trì sự tồn tại và có cái nhìn thiện cảm của những gì có thể đến trên lối đi của chúng ta. Tác giả của lá thư này nhấn mạnh rằng “sự thánh hóa” nội tại này cũng sẽ cho chúng ta một hy vọng đầy hoan lạc mà điều đó có thể đáng được người khác chú ý. Khi họ hỏi về nguyên nhân niềm hy vọng và nỗi hân hoan của chúng ta, chúng ta có thể kể cho họ về đức tin của chúng ta vào Chúa Giê-su. Đó là loại hình duy nhất của việc “rao giảng” điều đó đang thuyết phục trong một thế giới hoàn toàn hoài nghi và yếm thế khi tất cả đều tìm kiếm lý do để hy vọng. Bức thư này cũng bảo đảm với chúng ta về đặc quyền của sự đau khổ dành cho đức tin của chúng ta nhưng khuyến cáo mối nguy hiểm về sự thần thánh hóa những tội lỗi và những sai lầm của chính chúng ta. Con người và những tổ chức không thể tự quấn mình trong chiếc áo choàng ngôn ngữ tôn giáo của sự đóng đinh và đau khổ khi mà nó hầu hết do lỗi lầm, phản bội và thiếu sót của chính bản thân. Trong những trường hợp đó duy nhất là ngôn ngữ của sự ăn năn.

Làm thế nào chúng ta có thể nhận biết Thiên Chúa? Bằng cách nào chúng ta có thể tiếp xúc với Thiên Chúa? Như thế nào chúng ta biết được chân lý? Bằng phong cách cá nhân phức tạp thường dùng của mình, tác giả của bốn Tin Mừng đã đúc kết những câu hỏi này chỉ với một từ: tình yêu. Tình yêu là những gì mà thúc đẩy tín hữu bước vào những con đường của Thiên Chúa, và những con đường của Thiên Chúa là tình yêu – trong thực tế, Thiên Chúa là tình yêu. Thông qua mối dây liên kết của tình yêu, con người có thể nhận lãnh tinh thần của chân lý, là một người thay thế cho chính Chúa Giê-su. Và Thánh Thần này tiếp tục giảng huấn và bộc lộ Thiên Chúa tới tín hữu với tư cách cá nhân. Nhưng điều đó hiển nhiên rằng tất cả đều phụ thuộc vào tình yêu – nếu không có tình yêu, không có sự mặc khải hoặc tâm linh dẫn dắt. Con người có xu hướng tìm kiếm Thiên Chúa khắp mọi nơi ngoại trừ nơi mà Thiên Chúa có thể được tìm thấy – nơi sâu thẳm của con tim và linh hồn mỗi con người. Chúa Giê-su của Thánh Gio-an mời gọi những tín đồ trung thành của Người chung hưởng mối quan hệ tương tự mà Người đã có cùng với Đức Chúa Cha. Thông qua những mối dây liên kết của tình yêu họ sẽ trú ngụ trong Người và bằng cách thực hiện như vậy họ sẽ trải nghiệm sự hiện diện tiềm ẩn của cả hai Chúa Giê-su và Đức Chúa Cha. Trong cùng một ý nghĩa, họ sẽ là những người thông qua người mà thánh thần tỏa sáng.

Trong thời đại của chính chúng ta nhiều trải nghiệm vắng mặt hoặc vắng bóng Thiên Chúa và cảm nhận một cảm giác bất an, trống vắng. Thánh Gio-an đa cống hiến một giải pháp: một ai đó trú ngụ trong Chúa Giê-su có thể không bao giờ tự cho mình là cô đơn và họ cũng không thể nói rằng Thiên Chúa xa vời hoặc vắng mặt. Thiên Chúa ngự trị trong họ bằng sự phong phú, cuộc sống ban trao cùng phương thức chuyển đổi và họ có thể thực sự nói rằng họ nhận biết Thiên Chúa.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
 
Câu trả lời cho niềm hy vọng
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
07:32 26/05/2011
Chúa Nhật VI PS A

Thánh Phêrô nhắn nhủ tín hữu ở các xứ: Pontô, Galat, Capadokia, Axia và Bithynia và với chúng ta, những người được Thiên Chúa tuyển chọn là: “Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em.”(1P 3,15). Có thể nói động thái hy vọng là khao khát, là mong chờ điều tốt đẹp nào đó với niềm tin rằng sẽ đạt được. Niềm hy vọng của Kitô hữu chúng ta mà thánh Tông Đồ Cả nói ở đây chính là được hưởng phúc lành vĩnh cửu mà Thiên Chúa hứa ban. Và để đạt phúc lành này thì ngài khuyên bảo phải hiệp nhất nên một với nhau, biết cảm thông, yêu thương nhau như anh chị em, đừng lấy ác báo ác nhưng ăn ở nhân hậu (x.1P 3,8-9). Để thực hiện điều này thánh nhân nhấn mạnh: “hãy tôn Đức Kitô, là Đấng Thánh, làm Chúa ngự trị trong lòng chúng ta”.

“Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy.”(Ga 14,15). Điều răn mà Chúa Kitô truyền dạy đó là: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”(Ga 13,34). Mẹ Hội Thánh, cách riêng Hội Thánh Việt Nam căn cứ vào cuộc đời và lời giảng dạy của Chúa Cứu Thế đã cụ thể hoá giới luật tình yêu qua kinh “Mười bốn mối thương người” mà Kitô hữu chúng ta duờng như thuộc nằm lòng, nhờ thường đọc trong các ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ trọng.

Một sự thật mà chúng ta cần chân nhận, đó là không ít người con cái Chúa vô tình hay vì lý do nào đó mà lãng quên lời căn dặn, đúng hơn là lời khẳng định của Chúa Kitô: “phải làm điều này mà không được bỏ điều kia”(x.Lc 11,42); đừng “gạn lọc con muỗi mà nuốt chửng cả con lạc đà” (x.Mt 23,23-24), khi họ chỉ thực hiện một vài mối thương người mà thôi hoặc né tránh không thực thi một vài mối thương người này kia.

Chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận rằng từ tín hữu giáo dân đến hàng mục tử một cách nào đó xem ra đã thực thi những nghĩa cử như “cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ liệt, chôn xác kẻ chết và có thể thêm việc “cho khách đỗ nhà”. Tuy nhiên việc thăm viếng “kẻ tù rạc” và “chuộc kẻ làm tôi” thì hình như đang bị thiếu sót cách này cách khác. Phải chăng nếu không phải là người thân thích thì chúng ta vốn ngại dây dưa với những người đang trong vòng lao lý, cả những người thực sự có tội và cả những người bị kết án cách oan sai, bất công? Dĩ nhiên có thể nói rằng ngày nay không còn chế độ nô lệ như ngày xưa, nhưng tình trạng bị ràng buộc, bị kìm giữ cách bất công vẫn nhan nhãn trước mắt chúng ta. Trên thế giới và ngay trên đất nước chúng ta vẫn còn đó tình trạng rất nhiều người không được sử dụng các quyền căn bản của họ xét như là con người (nhân quyền). Đây cũng là một hình thức nô lệ không hơn không kém.

Chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng Kitô hữu chúng ta xem ra ít tắc trách trong việc “lấy lời lành mà khuyên người, an ủi kẻ âu lo, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ làm mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết”. Thế nhưng việc “mở dạy kẻ mê muội và răn bảo kẻ có tội” thì dường như còn bị hạn chế về cả đối tuợng lẫn phạm vi cần điều chỉnh hay sửa sai. Chúng ta, nhất là những vị mục tử vẫn chu toàn việc răn bảo kẻ có tội và mở dạy kẻ mê muội, nhưng thường là mở dạy hay răn bảo những người đồng đạo, những người dưới quyền và cũng thường trong những lãnh vực đạo đức mang luân lý cá nhân hay trong việc tuân giữ các luật buộc như “giữ Lễ Ngày Chúa Nhật, lãnh nhận các bí tích, kiêng việc xác, ăn chay…”. Cần thú nhận rằng những lỗi lầm mang tính công bằng xã hội họăc những lệch lạc, sai lầm mang tính hệ thống, nhất là khi người lỗi phạm đang nắm quyền cao, vị lớn trong xã hội và cả trong giáo hội thì chúng ta có vẻ như đang xao lãng bổn phận “mở dạy và răn bảo”.

“Phải làm điều này mà không đuợc bỏ qua điều kia”. Xin lặp lại lời của Chúa Kitô để cùng thức tỉnh nhau ra khỏi tình trạng “gạn lọc con muỗi mà nuốt chửng cả con lạc đà”. Yêu thương cách có chọn lọc, cách có tính toán thì không thực sự là yêu thương, và chắc chắn không “như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta”. Yêu thương một cách có tính toán và chọn lọc như thế thì rất có thể có được sự bình an do thế gian ban tặng và dĩ nhiên cần khẳng định rằng đó không phải là sự bình an mà Chúa Kitô trao ban (x.Ga 15,27).

Xin Thần Khí sự thật đổ đầy tâm hồn Kitô hữu chúng ta để chúng ta biết thế nào là yêu mến Chúa Kitô, thế nào là tôn Đức Kitô làm Chúa ngự trị trong lòng chúng ta, thế nào là làm chứng về niềm hy vọng của chúng ta. Có thể không trọn vẹn và chắc chắn không thể đủ đầy, nhưng điều chúng ta phải cần làm cho xứng với danh môn đệ Chúa Kitô, đó là kiên trì nhẫn nại trong hiền hoà và bao dung thực thi cả “Mười bốn mối thương người”, không xao lãng hay loại bỏ bất cứ mối thương người nào. Đây là câu trả lời có tính thuyết phục nhất cho niềm hy vọng của chúng ta trước bà con luơng dân và anh chị em khác đạo và trước cả những người tự nhận là vô thần.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lối cầu nguyện đặc biệt của Giacóp: vật lộn với Thiên Chúa
Vũ Văn An
01:12 26/05/2011
Trong bài giáo lý thường lệ vào Thứ Tư hôm qua, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đề cập tới “một biến cố đặc thù trong lịch sử của Tổ Phụ Giacóp”. Biến cố này, theo Đức Thánh Cha, không dễ giải thích chút nào, nhưng lại rất quan trọng đối với đời sống đức tin và cầu nguyện của ta đó là việc Tổ Phụ vật lộn với Thiên Chúa tại nhánh sông Giápbốc.

Như mọi người đã biết, Giacóp đã lấy mất quyền trưởng nam của người anh song sinh Esau của mình để đổi lấy bát cháo đậu nâu và sau đó, nhờ mưu mẹo đánh lừa, đã đánh cắp chúc lành của cha già Isaac lúc ấy tuổi đã cao và mù loà. Sau khi trốn tránh khỏi cơn thịnh nộ của Esau, ông đi lánh nạn tại một người họ hàng là Laban, rồi cưới vợ và trở nên giầu có. Nay ông muốn trở lại nơi sinh quán, sẵn sàng giáp mặt với người anh, sau khi đã đặt để sẵn một vài biện pháp khôn ngoan. Nhưng khi ông đã sẵn sàng mọi chuyện cho cuộc gặp mặt này: sau khi cho người nhà vượt qua nhánh sông sang bên kia lãnh thổ của anh, còn lại một mình, ông bỗng bị một người lạ mặt tấn công bất ngờ, hai bên vật nhau suốt cả đêm. Chính cuộc vật lộn tay đôi này, một cuộc vật lộn được thuật lại trong chương 32 Sách Sáng Thế, đã trở thành trải nghiệm độc đáo của ông về Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha bảo rằng: đêm khuya là thời điểm thuận lợi cho các hành động bí mật, đó là thời điểm tốt nhất để Giacóp xâm nhập lãnh thổ của anh mà không bị nhìn thấy, và có lẽ với ảo tưởng làm cho Esau phải bất ngờ. Nhưng thay vào đó, chính ông lại là người bất ngờ bị tấn công, một cuộc tấn công không hề được ông chuẩn bị. Ông từng sử dụng mưu chước để giải thoát mình khỏi những hoàn cảnh nguy hiểm, ông tưởng ông đã thành công trong việc kiểm soát được mọi việc. Ấy thế mà lúc này, ông thấy mình phải đương đầu với một cuộc chiến đấu mầu nhiệm xẩy ra cho ông ngay trong nơi cô tịch, không cho ông cơ hội tổ chức cuộc chống đỡ thỏa đáng. Không có chống đỡ, lại là đêm hôm, Tổ Phụ Giacóp phái đánh nhau với một ai đó. Bản văn không nói rõ lý lịch người tấn công; nó chỉ dùng từ ngữ Hípri thường có nghĩa chung là “một người đàn ông”, “một người, một ai đó” thành ra nó có một nghĩa mơ hồ, bất định cố ý dùng để giữ cho người tấn công khỏi bị lộ tung tích. Trời tối như mực. Giacóp cố gắng tìm cách nhìn cho rõ mặt người tấn công mình, nhưng không thành công. Cả với các độc giả, người tấn công này vẫn là người lạ. Một ai đó đã dựng mình lên chống lại Tổ Phụ; đó là sự kiện duy nhất chắc chắn được người thuật truyện cung cấp. Chỉ tới cuối, khi cuộc đánh nhau chấm dứt, và “một ai đó” đã biến mất, Giacóp mới đặt tên cho người này và có thể xác định là mình đã vật lộn với Thiên Chúa.

Như thế, biến cố trên quả diễn ra trong tối tăm và thật khó mà thấy không những căn tính người tấn công Giacóp mà cả diễn tiến của cuộc vật lộn. Đọc đoạn văn, khó mà xác định được ai trong hai người “phỗng” được tay trên. Các động từ được sử dụng đôi khi thiếu cả chủ từ minh nhiên, và các hành động diễn biến một cách gần như mâu thuẫn, đến nỗi khi ta nghĩ người này sẽ thắng thì hành động kế tiếp đã cho biết ngược lại để chỉ cho thấy người kia mới thắng thế. Thực thế, khởi đầu, Giacóp xem ra là người mạnh nhất, còn đối thủ, bản văn cho hay, “không thắng được ông” (câu 26 [25]); ấy thế nhưng, người này đánh vào khớp xương hông của ông, làm nó trật khớp. Lúc ấy, ai lại không nghĩ Giacóp đến phải đầu hàng thôi, nhưng chính người kia lại xin ông buông tha; tổ phụ không chịu, đòi đặt điều kiện: “tôi sẽ không buông ngài ra nếu ngài không chúc lành cho tôi” (câu 27). Người mà nhờ gian lận đã tước đoạt chúc lành của cha dành cho con trưởng, nay lại đòi chúc lành ấy từ một người lạ hoắc mà trong đó ông bắt đầu thoáng thấy những đặc điểm thần thiêng nhưng chưa có khả năng thực sự nhận ra người này.

Đối thủ, người xem ra bị động và do đó bị Giacóp đánh bại, thay vì thỏa mãn lời yêu cầu trên, lại quay qua hỏi tên ông: “tên ngươi là gì?” và Tổ Phụ trả lời: “ là Giacóp” (câu 28). Ở đây cuộc đánh nhau bước vào một khai triển quan trọng. Thực thế, biết tên ai hàm nghĩa có quyền trên người ấy, vì trong tư duy Thánh Kinh, tên chứa đựng thực tại sâu xa nhất của cá nhân; nó vén mở bí mật cũng như căn tính của người này. Do đó, biết tên người nào có nghĩa là biết sự thật của người này, và cái biết này giúp người ta khả năng thống trị người đó. Cho nên, khi người lạ kia yêu cầu, và Giacóp tỏ lộ tên riêng của mình, là Giacóp đã trao mình vào tay đối thủ đó vậy; đây là một hình thức đầu hàng, hoàn toàn trao mình cho người khác.

Nhưng nghịch lý thay, trong hành vi đầu hàng này, Giacóp cũng đã xuất hiện như người chiến thắng, vì ông nhận được một tên mới, cùng với việc chính đối thủ nhìn nhận ông chiến thắng như sau: “Người ta sẽ không gọi tên ngươi là Giacóp nữa, nhưng là It-ra-en, vì ngươi đã đấu với Thiên Chúa và với người ta, và ngươi đã thắng” (câu 29 [28]). “Giacóp” là tên nhắc lại khởi thủy đầy vấn nạn của Tổ Phụ; thực vậy, trong tiếng Hípri, nó gợi cho người ta từ ngữ “gót chân” và đưa độc giả trở về lúc Giacóp sinh ra: từ bụng mẹ, tay ông đã nắm chặt gót chân thằng anh song sinh (xem St 25:26) như thể báo trước việc ông sẽ tiếm quyền của anh sau này khi đã lớn; nhưng tên Giacóp cũng gợi ta nhớ tới động từ “đánh lừa, hất cẳng”. Giờ đây, trong cuộc vật lộn, Tổ Phụ tiết lộ cho đối thủ của mình, trong một hành vi tín thác và đầu hàng, thực tại đích thực của mình là tên đánh lừa, là tên hất cẳng; nhưng người kia, là chính Thiên Chúa, đã biến đổi cái thực tại tiêu cực ấy thành một điều tích cực: tên đánh lừa Giacóp trở thành It-ra-en; ông được ban cho một tên mới hàm nghĩa một thực tại mới. Nhưng cả ở đây nữa, trình thuật vẫn duy trì ý định nước đôi của mình, vì nghĩa có thể có hơn cả của tên It-ra-en chính là “Thiên Chúa toàn năng, Thiên Chúa chiến thắng”.

Như thế là Giacóp thắng thế, ông chiến thắng, chính đối thủ của ông xác quyết điều đó, nhưng căn tính mới của ông, tiếp nhận từ chính đối thủ của ông, khẳng định và chứng minh cuộc chiến thắng của Thiên Chúa. Khi đến lượt Giacóp hỏi tên đối thủ, người này đã từ khước không xướng rõ tên mình, nhưng tiết lộ bằng một cử chỉ không mơ hồ chút nào, đó là ban cho ông chúc lành của mình. Sự chúc lành ấy chính Tổ Phụ đã xin từ trước, nay mới được ban cho. Nhưng đó không phải là chúc lành do đánh lừa chộp được, mà là chúc lành do Thiên Chúa tự ý ban cho, một chúc lành Giacóp có khả năng tiếp nhận vì nay ông chỉ có một mình, không được bảo vệ, không mưu mẹo đánh lừa. Ông trao thân không vũ trang; ông chấp nhận đầu hàng và thú nhận sự thật về chính mình. Và do đó, ở cuối trận đánh nhau, sau khi đã nhận chúc lành, Tổ Phụ đã có thể nhận ra người khác, Đấng Thiên Chúa chúc phúc: “Tôi đã thấy Thiên Chúa mặt đối mặt, mà tôi đã được tha mạng” (câu 31 [30]), thế là giờ đây ông có thể qua nhánh sông, mang theo tên mới, nhưng bị Thiên Chúa “chinh phục” và được ghi dấu mãi mãi bằng cái khập khiễng từ chấn thương nhận được.

Các giải thích do khoa chú giải Thánh Kinh đưa ra liên quan tới đoạn văn này khá nhiều; cách riêng, các học giả nhận ra trong đó các ý hướng và thành tố văn chương đủ loại, cũng như các tham chiếu nhiều truyện kể bình dân khác nhau. Nhưng khi những yếu tố này được các tác giả thánh thu lượm và cho vào trình thuật Thánh Kinh, chúng đã thay đổi về ý nghĩa và do đó, bản văn mở ra nhiều chiều kích rộng lớn hơn. Biến cố vật lộn bên Sông Giápbốc được viết cho tín hữu làm bản văn mẫu mực trong đó dân It-ra-en nói về nguồn gốc riêng của họ và lần dở lại các nét của mối liên hệ đặc thù giữa Thiên Chúa và con người. Vì lý do đó, như Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo từng khẳng định: “Truyền thống linh đạo của Giáo Hội luôn duy trì biểu tượng cầu nguyện như một trận đánh của đức tin và như một chiến thắng của kiên nhẫn” (số 2573)

Bản văn Thánh Kinh nói cho ta về đêm dài đi tìm Thiên Chúa, về trận vật lộn để biết danh Người và thấy nhan Người; đó là đêm của cầu nguyện để trì chí và kiên nhẫn xin Chúa ban cho chúc lành và tên mới, thực tại mới như hoa trái hồi tâm và tha thứ.

Như thế, đối với tín hữu, đêm dài của Giacóp tại nhánh sông Giápbốc đã trở thành điểm qui chiếu để hiểu mối tương quan của họ với Thiên Chúa, mối liên hệ mà trong cầu nguyện sẽ tìm thấy biểu thức tối hậu. Cầu nguyện đòi hỏi tín thác, gần gũi, qua biểu tượng “tay đôi” không phải với một Thiên Chúa đối thủ và kẻ thù, nhưng với một Chúa Tể chúc phúc, Đấng luôn luôn huyền nhiệm, xem ra không với tới được. Vì lý do này, tác giả thánh sử dụng biểu tượng đánh nhau, một biểu tượng hàm nghĩa linh hồn phải mạnh mẽ, kiên nhẫn, trì chí để đạt cho bằng được điều ta ước mong. Mà nếu đối tượng ước mong của ta là mối tương quan với Thiên Chúa, với sự chúc lành và tình yêu của Người, thì trận đánh chỉ có thể lên đến đỉnh cao ở chỗ hiến mình cho Thiên Chúa, nhìn nhận sự yếu đuối của mình, trao phó ta cho bàn tay nhân hậu xót thương của Thiên Chúa.

Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha cho hay: trọn cuộc sống ta giống như đêm dài chiến đấu và cầu nguyện vốn có mục tiêu là ước muốn và lời cầu được Thiên Chúa chúc phúc, một việc ta không thể chộp dựt hay chiếm đoạt nhờ cậy vào sức mạnh của riêng ta, nhưng phải khiêm hạ tiếp nhận từ chính Người, như một hồng phúc nhưng không, giúp chúng ta, cuối cùng, nhận ra khuôn mặt của Chúa. Khi điều đó xẩy ra, toàn bộ thực tại của ta thay đổi; ta nhận được tên mới và chúc lành của Thiên Chúa. Nhưng còn hơn thế nữa: Giacóp, người vừa nhận được tên mới, trở thành It-ra-en, cũng đặt tên mới cho nơi ông vật lộn với Thiên Chúa; ông cầu nguyện ở đấy và đặt tên lại cho nó là Penien, nghĩa là “khuôn mặt Thiên Chúa”. Với tên này, ông nhìn nhận ra nơi ấy đầy sự hiện diện của Chúa; ông biến nơi này thành thánh thiêng bằng cách khắc ghi ở đó một kỷ vật về cuộc gặp gỡ huyền nhiệm với Thiên Chúa. Ai tự ý để Thiên Chúa chúc lành cho mình, ai phó mình cho Người, ai để mình được Người biến đổi, sẽ biến thế giới thành nơi được chúc phúc.
 
Roma: 35 tân linh mục của Giáo đoàn Tòng nhân Opus Dei
Phạm Kim An
08:22 26/05/2011
Roma: 35 tân linh mục của Giáo đoàn Tòng nhân Opus Dei

Các tân linh mục được cổ vũ tập trung đời mình chung quanh Phép Thánh Thể

ROMA - Đức Giám Mục Javier Echevarría, giám chức của Giáo đoàn Tòng nhân Opus Dei (Công việc của Thiên Chúa), mời gọi các tân linh mục của Opus Dei hãy lấy việc cử hành Thánh lễ làm trung tâm của đời sống mỗi ngày.

Trong thánh lễ truyền chức linh mục ngày 14-5, Giám mục đã nói như thế với 35 tân linh mục tại Vương Cung Thánh Đường thánh Eugene ở Roma.

Các tân linh mục đợt này thuộc các quốc gia: Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Singapore, Argentina, Colombia, Nigeria, Mỹ, Pháp, Áo, Brazil, Mexico, El Salvador, Ba Lan và Uganda.

Giám mục Echevarría nói: "Cuộc sống của anh em phải dựa vào Chúa Giêsu Thánh Thể. Kể từ ngày hôm nay, việc cử hành Thánh lễ mỗi ngày phải là trung tâm điểm của đời sống anh em; Hy tế tạ ơn phải là trung tâm và gốc rễ của cuộc sống chúng ta, của mỗi ngày trong cuộc hành trình trần thế của chúng ta”.

Ngài cũng mời gọi 35 linh mục sống phục vụ các linh hồn "từng người một”. Ngài nói: “Anh em, hãy thực thi sứ vụ với đặc tính riêng của người mục tử nhân lành, dành thì giờ của mình cho hết mọi người, không phân biệt ai, chặt chẽ liên kết với ĐTC và các mục tử giáo phận, nơi anh em thực thi sứ vụ của mình”.

Trong phần đọc Kinh Cầu các Thánh, có lời nguyện xin che chở của Chân phước Gioan Phaolô II.

Một trong các tân linh mục là Damien Peter Lim Guan Heng, người Singapore, người trước khi bắt đầu học thần học ở Roma, đã làm việc trong nhiều văn phòng ngân hàng tại Singapore và Đài Loan. Ngài trở lại Công giáo sau khi anh trai trở lại đạo.

Còn linh mục José Manuel Gimenez Amaya, là giáo sư Giải phẫu và Phôi học tại Đại học tự trị Madrid, Tây Ban Nha. Ngài là một chuyên gia về khoa học thần kinh.

Linh mục Ivan Kanyike Mukalazi, người thành phố Kampala, là thành viên của Opus Dei ở Uganda để trở thành linh mục.

Còn linh mục Alejandro Macia, người Colombia, đã làm việc như một nhà phát triển phần mềm, trước làm cho công ty Microsoft, sau đó làm cho công ty Oracle, cho đến khi ngài quyết định đi Roma để học thần học tại Đại học Giáo Hoàng Thánh Giá.

Vị lớn tuổi nhất trong 35 tân linh mục của Opus Dei là cha Paolo Calzona, sinh ra ở Catanzaro, Ý, năm 1949, và linh mục trẻ nhất là cha Lucas Buch, sinh ra tại Barcelona, Tây Ban Nha, năm 1983. (Zenit 25-5-2011)

Phạm Kim An
 
Ireland: Tỉ lệ phá thai giảm chín năm liên tiếp
Nguyễn Trọng Đa
08:23 26/05/2011
Ireland: Tỉ lệ phá thai giảm chín năm liên tiếp

Tổ chức Phò Sự Sống gọi đó là “cực kỳ khích lệ"

LONDON – Ngày 24-5, các số liệu mới nhất về phá thai, được Bộ Y tế Anh công bố, cho thấy ngày càng giảm số phụ nữ Ireland đi du lịch qua Anh để phá thai.

Các số liệu này được tìm thấy trong “Tóm tắt Thống kê phá thai trong sách Thống kê của Anh và xứ Wales năm 2010”.

Trong năm 2010, 4.402 phụ nữ Ireland đã đến Anh để phá thai, giảm so với 4.422 phụ nữ của năm trước đó. Đây là năm thứ chín liên tiếp số ca phá thai của phụ nữ Ireland giảm, sau hơn một thập kỷ có xu hướng tăng. Nó đánh dấu một sự suy giảm 34%, so với con số 6.673 phụ nữ phá thai năm 2001.

Trả lời về số liệu mới nhất, bác sĩ Ruth Cullen của Chiến dịch Phò Sự Sống nói rằng tổ chức của bà "hoan nghênh xu hướng liên tục giảm về số liệu phá thai”, và bác bỏ ý tưởng rằng “việc giảm các ca phá thai có thể là một kết quả của nhiều phụ nữ Ireland đi du lịch đến các nước khác thay vì Anh để phá thai".

Bà nói: “Đây chỉ là giai thoại, chứ không có bằng chứng thống kê hiển nhiên ủng hộ ý kiến này. Trong thực tế, các số liệu chính thức ở các nước, chẳng hạn Hà Lan, đã cho thấy sự giảm các ca phá thai của người nước ngoài trong các năm gần đây”.

Trong chín năm qua, đã có một sự giảm tới 34% trong số ca phá thai của phụ nữ Ireland.

Bà nói thêm: "Đây là một xu hướng rất đáng khích lệ và cần được hoan nghênh bởi tất cả mọi người trên cả hai phía của cuộc tranh luận về phá thai. Trong nhiều năm, những người ủng hộ phá thai tuyên bố rằng một xu hướng tăng lên trong nạo phá thai là không thể tránh khỏi. Nhưng giờ đây tuyên bố này đã được chứng minh là sai lầm".

Tỉ lệ phá thai của Ireland hiện nay là 4,4 trong cứ 1.000 công dân nữ ở độ tuổi 15-44, trong khi tỉ lệ của Anh là 17,5. (Zenit 25-5-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Vatican: Người Đức tặng vương miện Giáo hoàng cho ĐTC
Nguyễn Trọng Đa
08:32 26/05/2011
Vatican: Người Đức tặng vương miện Giáo hoàng cho ĐTC

Vatican – Cho đến ngày nay ĐTC Biển Đức XVI đã không có mũ ba tầng cho mình. Và trong cuộc triều yết chung ngày 25-5, Ngài được người Công giáo của đất nước quê hương Đức tặng cho Ngài một mũ ba tầng.

Người đàn ông đứng sau dự án tặng mũ, Dieter Philippi, đã gặp hãng tin CNA trước buổi lễ tặng mũ.

Anh nói: “Vâng, chúng tôi nghĩ rằng mọi Giáo hoàng trong quá khứ đều có mũ ba tầng. Ngay cả ĐTC Gioan Phaolô II cũng có mũ ba tầng, nhưng đây là quà tặng của người Công giáo Hungary dâng cho Ngài vào năm 1981. Vì vậy, chúng tôi nghĩ về việc người Công giáo Đức cần làm một mũ ba tầng để dâng tặng cho ĐTC hiện tại".

Anh Dieter là người dân ở Kirkel, vùng Saarland, miền tây nước Đức. Hiện anh là giám đốc điều hành của một công ty viễn thông. Tuy nhiên, trong thời gian rảnh rỗi, anh là nhà sưu tập đam mê các mũ đội đầu tôn giáo. Trong thực tế, hiện nay anh có hơn 500 cái mũ từ nhiều tôn giáo trên thế giới.

Do đó, anh Dieter đã đặt làm một mũ ba tầng từ một tiệm chuyên nghiệp ở thủ đô Sophia của Bulgaria.

Anh cho biết: “Tiệm nầy chuyên may lễ phục và làm mũ các giám chức Chính thống giáo. Vì vậy, họ có kiến ​​thức và kỹ năng làm mũ ba tầng, bởi vì ở các nước khác, thật khó để tìm thợ thủ công và phụ nữ biết kỹ thuật làm mũ ba tầng. Do mũ này cần kỹ năng của thợ chuyên môn”.

Kim loại được sử dụng là một hỗn hợp của bạc, kẽm và đồng. Điều này đã làm cho nó rất dễ uốn khi khắc các chi tiết tinh tế. Các đá được sử dụng là đá bán quý.

Còn chị Milka Botcheva, một thành viên của toán thực hiện dự án, đã giải thích: "Khi chúng tôi đang thực hiện công việc, chúng tôi không hy vọng nó đi xa đến vậy, rằng nó sẽ đến với Vatican".

Chị nói tiếp: “Vì vậy, tôi tự hào về tất cả chúng tôi, những người trong đội dự án. Tôi tin rằng đây thực sự là một phép lạ".

Mũ ba tầng được các ĐTC đội trong lễ đăng quang của các Ngài giữa thế kỷ 14 và 20. ĐTC cuối cùng đội mũ ba tầng là ĐTC Phaolô VI, năm 1963.

Có vẻ như không có sự chắc chắn tuyệt đối về biểu tượng, nhưng trong lễ đăng quang Giáo hoàng, các lời sau đây được đọc khi mũ ba tầng được đặt lên đầu ĐTC:

"Xin Ngài nhận mũ ba tầng này có trang điểm ba triều thiên, và xin Ngài biết rằng Ngài là Cha các Hoàng tử và Cha các Vua, là Đấng Cai quản Thế giới, là Đại diện của Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu độ chúng ta trên trái đất, mà mọi danh dự và vinh quang đến với Chúa qua muôn thế hệ”.

Lẽ tất nhiên, ĐTC Biển Đức không đội mũ ba tầng trong lễ đăng quang. Ngài cũng không có hình mũ ba tầng trên phù hiệu giáo hoàng của Ngài. Tuy nhiên anh Dieter Philippi muốn thấy vài truyền thống xung quanh mũ ba tầng được phục hồi.

Anh nói: “Ngày nay tôi nghĩ rằng việc này là rất khó khăn, bởi vì người ta không hiểu được biểu tượng của lễ đăng quang...Nhưng từ quan điểm cá nhân, tôi sẽ rất vui sướng nếu chúng ta có một ĐTC đăng quang với vương miện, y như một vị vua hay một nữ hoàng của bất kỳ quốc gia nào khác".

Điều quan tâm trước mắt của anh là tìm một ngôi nhà trưng bày mũ ba tầng mới này. Có lẽ nó sẽ được trưng bày ở tại nơi sinh quán của ĐTC Biển Đức - Marktl am Inn ở Bavaria, Đức.

Anh Dieter nói gì với ĐTC khi trao tặng mũ cho Ngài?

Anh cho biết: "Tôi nói với Ngài là tôi rất hạnh phúc, rất vui sướng vì có cơ hội dâng tặng mũ ba tầng cho Ngài, và tôi cũng rất sung sướng khi một Giáo hoàng người Đức nhận quà là mũ ba tầng từ đồng hương Công giáo Đức". (CNA / EWTN News 25-5-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Nhật báo Vatican nói: cần ''kiêng cử'' khi vợ hoặc chồng bị SIDA.
Tiền Hô
10:04 26/05/2011
Nhật báo Vatican nói: cần "kiêng cử" khi vợ hoặc chồng bị SIDA.

Rôma, Ý, 25 Tháng Năm 2011 (CNA / EWTN News) - Gần đây, Cha Juan Jose Perez-Soba, một nhà thần học luân lý đã nói rằng, các cặp vợ chồng cần "kiêng cử" một khi người vợ hoặc người chồng đã bị nhiễm SIDA (AIDS).

Trong một bài viết đăng trên tờ Quan Sát Viên Vatican ( L'Osservatore Romano) ngày 24 Tháng Năm, Cha Juan nói rằng, việc sử dụng bao cao su (condom) trong những trường hợp thế này không chỉ tạo ra một tình thế khó xử về luân lý, mà còn có thể gây nên sự rủi ro cho sức khỏe.

Cha Juan Jose Perez-Soba hiện là một thành viên của Viện Thần Học San Damaso ở Madrid, Tây Ban Nha và Viện Nghiên Cứu Hôn Nhân Và Gia Đình thuộc Giáo Hoàng Học Viện Gioan Phaolô II ở Rôma. Ngài nói: "Cần chú ý là việc sử dụng bao cao su trong hoạt động tình dục có thể mang lại một số hiệu quả trong việc ngăn chặn SIDA, nhưng nó vẫn không đảm bảo độ tin cậy tuyệt đối về vấn đề tác dụng, và sẽ làm giảm đi sự hoàn hợp trong cuộc sống tình dục của một cặp vợ chồng". Vì vậy, linh mục này cho rằng, "việc khuyến khích sử dụng (bao cao su) như là một phương tiện hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm là không thích hợp".

Cha Perez-Soba nói, "những chiến dịch khuyến khích sử dụng bao cao su vô tội vạ đã tạo ra những niềm tin sai lầm rằng nó không hề nguy hiểm, nhưng hóa ra nó lại làm tăng nguy cơ lây nhiễm". Cho nên, "chọn dùng nó một cách thường xuyên cho thấy sự thiếu trách nhiệm với người khác".

Cha Perez-Soba còn cho biết, việc sử dụng bao cao su cũng đặt ra một vấn đề về luân lý. "Hành động tình dục có dùng bao cao su không thể coi là một hành động hoàn hợp vợ chồng, vì đã tự nguyện tước đi ý nghĩa nội tại của nó".

Ngài nhấn mạnh, giáo lý Công giáo dạy rằng: quan hệ tình dục vợ chồng có hai chiều kích: sự kết hiệp làm cho vợ chồng trở thành "cùng một thân xác" và sự sinh sản mang đến cho họ con cái. "Bao cao su hoạt động như một thứ rào cản, bằng mọi cách nó bóp méo hành động tình dục và tước đoạt đi ý nghĩa của sự sinh sản qua việc ngăn chặn thụ tinh, nó còn tấn công vào ý nghĩa "cùng một thân xác" vốn là đặc ân của các cặp vợ chồng".

Cha Perez-Soba công nhận những đòi hỏi về việc "kiêng cử", nhưng ngài cũng lưu ý rằng, theo lời giao ước hôn phối thì vợ chồng phải "nỗ lực đối xử với nhau bằng sự rộng lượng: trong tình thế khó khăn, họ phải cam kết thực thi những gì đã đoan hứa và bổ sức cho nhau để sống thật sự ơn gọi của mình, tin tưởng vào hồng ân của Thiên Chúa và khám phá ra lời khuyên dạy của Giáo Hội, để giúp họ đi suốt chặng đường đời".

Tiền Hô
 
Vatican đồng thuận với Giáo Hội Nam Hàn về vạ tuyệt thông dành cho bà Julia Youn
Tiền Hô
10:07 26/05/2011
Vatican đồng thuận với Giáo Hội Nam Hàn về vạ tuyệt thông dành cho bà Julia Youn

Ngày 26 Tháng Năm 2011 (RomeReports) - Vatican tuyên bố đồng thuận với lời cảnh cáo nghiêm khắc của Đức Tổng Giám Mục Hyginus Kim Hee-jung (Nam Hàn) về những "ảo tưởng" của bà Julia Youn.

Giáo hội Công Giáo nhiều lần đã cảnh báo bà Julia Youn và nhóm của bà. Tuy nhiên, theo Đức Tổng Giám Mục Hyginus Kim Jung-Hee, những lời cảnh báo này đã bị họ phớt lờ. Bà Youn và những người theo bà bây giờ đang phải đối mặt với án phạt vạ tuyệt thông của Giáo Hội.

Bà Youn khẳng định là mình được nhìn thấy một số phép lạ kể từ năm 1985, bao gồm cả những giọt huyết lệ chảy ra từ một bức tượng Đức Mẹ trong nhà bà. Giáo phận địa phương đã ban ra 3 chỉ thị bác bỏ thỉnh cầu của bà, nhưng vẫn còn một số người Công Giáo theo bà ấy, vì họ tin rằng bà này có một mối liên hệ với thần thánh.

Nhiều lần, Đức Tổng Giám Mục Kim Hee-jung tuyên bố sự việc của bà là không có cơ sở, ngài nhấn mạnh rằng bà và những người theo bà "đã rời xa đức tin Kitô giáo đích thực". Tuy nhiên, một số người theo bà không tin Vatican cũng sẽ phản đối như vậy. Họ cho rằng Tòa Thánh sẽ "bênh vực cho lý lẽ của họ và sẽ chấp thuận ngay".

Những người này không còn tin Đức Tổng Giám Mục Kim, nhưng trong một tuyên bố, ngài nói rằng "Tòa thánh Vatican sẽ không bao giờ thay đổi lập trường của mình về ảo tưởng đang bị lên án này".

Tiền Hô
 
Tòa Thánh kêu gọi phải trợ giúp các nạn nhân của hải tặc mạnh mẽ hơn
Bùi Hữu Thư
13:02 26/05/2011
VATICAN (CNS) -- Tòa Thánh tuyên bố: Các xưởng đóng tầu và các chủ nhân tầu bè phải áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn để tránh không cho con tầu của mình làm mồi cho hải tặc, và các tổ chức hàng hải quốc tế phải cam kết giúp đỡ gia đình của các thủy thủ bị bắt làm con tin.

Lời tuyên bố của Hội Đồng Giáo Hoàng về Di Dân và Du Lịch ngày 26 tháng 5 nói: "Hiện tượng này không thuyên giảm, vì chỉ trong năm 2011 đã có 214 trường hợp mới, với 26 con tầu và 522 thuỷ thủ đang bị hải tặc bắt giữ làm con tin."

Hội Đồng đã thảo luận về vấn đề hải tặc trong một buổi họp của các giám đốc miền của Hội Tông Đồ Biển Cả, và nói rằng các tổ chức quốc tế đã chú tâm đến việc "bảo vệ tầu bè và hàng hóa. Nhưng rất tiếc, họ không chú ý bao nhiêu đến các thủy thủ và nhất là đến gia đình của những người này trong khi và sau khi họ bị bắt cóc, và để mặc cho các công ty hàng hải lo liệu việc yểm trợ cho những người liên hệ."

Tòa Thánh kêu gọi cộng đồng thế giới tiếp tục tìm cách gia tăng việc an toàn hàng hải, nhưng cũng phải cam kết nhiều hơn đến việc chống lại những nguyên nhân gốc rễ của các vụ hải tặc, đó là nghèo đói và bất an trong xã hội, như đã được thấy nơi có tập trung nhiều nhất các trường hợp hải tặc ngoài khơi là Somalia.

Nói với các thủy thủ bị bắt giữ, Vatican khuyên họ không nên mất hy vọng và phải giữ vững đức tin.

Với gia đình của các thủy thủ, Hội Đồng Giáo Hoàng nói họ cần phải đến với Hội Tông Đồ Biền Cả (Apostleship of the Sea) hay các trung tâm Maria Sao Biển của Thủy Thủ (Stella Maris seafarers' center) tại bất cứ nơi nào trên thế giới để được trợ giúp.

Vatican xin các tín hữu cầu nguyện Thiên Chúa che chở cho những ai đang hoạt động trên biển cả và kêu gọi các hải tặc "ngưng các hoạt động bất hợp pháp" và công nhận rằng các con tin xứng đáng được đối xử cách kính trọng.

Vatican nói: Hội Tông Đồ Biển Cả đang hợp tác với các chính quyền, các tổ chức quốc tế, các công ty hàng hải, và nghiệp đoàn thuỷ thủ "để giảm thiểu sự đau khổ của các thủy thủ bị bắt giữ và yểm trợ tinh thần và tâm lý cho gia đình của họ."
 
Nhật báo Vatican nói: Cần ''kiêng cử'' khi vợ hoặc chồng bị SIDA.
Tiền Hô
16:53 26/05/2011
Rôma, Ý, 25 Tháng Năm 2011 (CNA / EWTN News) - Gần đây, Cha Juan Jose Perez-Soba, một nhà thần học luân lý đã nói rằng, các cặp vợ chồng cần "kiêng cử" một khi người vợ hoặc người chồng đã bị nhiễm SIDA (AIDS).

Trong một bài viết đăng trên tờ Quan Sát Viên Vatican ( L'Osservatore Romano) ngày 24 Tháng Năm, Cha Juan nói rằng, việc sử dụng bao cao su (condom) trong những trường hợp thế này không chỉ tạo ra một tình thế khó xử về luân lý, mà còn có thể gây nên sự rủi ro cho sức khỏe.

Cha Juan Jose Perez-Soba hiện là một thành viên của Viện Thần Học San Damaso ở Madrid, Tây Ban Nha và Viện Nghiên Cứu Hôn Nhân Và Gia Đình thuộc Giáo Hoàng Học Viện Gioan Phaolô II ở Rôma. Ngài nói: "Cần chú ý là việc sử dụng bao cao su trong hoạt động tình dục có thể mang lại một số hiệu quả trong việc ngăn chặn SIDA, nhưng nó vẫn không đảm bảo độ tin cậy tuyệt đối về vấn đề tác dụng, và sẽ làm giảm đi sự hoàn hợp trong cuộc sống tình dục của một cặp vợ chồng". Vì vậy, linh mục này cho rằng, "việc khuyến khích sử dụng (bao cao su) như là một phương tiện hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm là không thích hợp".

Cha Perez-Soba nói, "những chiến dịch khuyến khích sử dụng bao cao su vô tội vạ đã tạo ra những niềm tin sai lầm rằng nó không hề nguy hiểm, nhưng hóa ra nó lại làm tăng nguy cơ lây nhiễm". Cho nên, "chọn dùng nó một cách thường xuyên cho thấy sự thiếu trách nhiệm với người khác".

Cha Perez-Soba còn cho biết, việc sử dụng bao cao su cũng đặt ra một vấn đề về luân lý. "Hành động tình dục có dùng bao cao su không thể coi là một hành động hoàn hợp vợ chồng, vì đã tự nguyện tước đi ý nghĩa nội tại của nó".

Ngài nhấn mạnh, giáo lý Công giáo dạy rằng: quan hệ tình dục vợ chồng có hai chiều kích: sự kết hiệp làm cho vợ chồng trở thành "cùng một thân xác" và sự sinh sản mang đến cho họ con cái. "Bao cao su hoạt động như một thứ rào cản, bằng mọi cách nó bóp méo hành động tình dục và tước đoạt đi ý nghĩa của sự sinh sản qua việc ngăn chặn thụ tinh, nó còn tấn công vào ý nghĩa "cùng một thân xác" vốn là đặc ân của các cặp vợ chồng".

Cha Perez-Soba công nhận những đòi hỏi về việc "kiêng cử", nhưng ngài cũng lưu ý rằng, theo lời giao ước hôn phối thì vợ chồng phải "nỗ lực đối xử với nhau bằng sự rộng lượng: trong tình thế khó khăn, họ phải cam kết thực thi những gì đã đoan hứa và bổ sức cho nhau để sống thật sự ơn gọi của mình, tin tưởng vào hồng ân của Thiên Chúa và khám phá ra lời khuyên dạy của Giáo Hội, để giúp họ đi suốt chặng đường đời".

 
Vatican đồng thuận với Giáo Hội Nam Hàn về vạ tuyệt thông dành cho bà Julia Youn
Tiền Hô
17:21 26/05/2011
Ngày 26 Tháng Năm 2011 (RomeReports) - Vatican tuyên bố đồng thuận với lời cảnh cáo nghiêm khắc của Đức Tổng Giám Mục Hyginus Kim Hee-jung (Nam Hàn) về những "ảo tưởng" của bà Julia Youn.

Giáo hội Công Giáo nhiều lần đã cảnh báo bà Julia Youn và nhóm của bà. Tuy nhiên, theo Đức Tổng Giám Mục Hyginus Kim Jung-Hee, những lời cảnh báo này đã bị họ phớt lờ. Bà Youn và những người theo bà bây giờ đang phải đối mặt với án phạt vạ tuyệt thông của Giáo Hội.

Bà Youn khẳng định là mình được nhìn thấy một số phép lạ kể từ năm 1985, bao gồm cả những giọt huyết lệ chảy ra từ một bức tượng Đức Mẹ trong nhà bà. Giáo phận địa phương đã ban ra 3 chỉ thị bác bỏ thỉnh cầu của bà, nhưng vẫn còn một số người Công Giáo theo bà ấy, vì họ tin rằng bà này có một mối liên hệ với thần thánh.

Nhiều lần, Đức Tổng Giám Mục Kim Hee-jung tuyên bố sự việc của bà là không có cơ sở, ngài nhấn mạnh rằng bà và những người theo bà "đã rời xa đức tin Kitô giáo đích thực". Tuy nhiên, một số người theo bà không tin Vatican cũng sẽ phản đối như vậy. Họ cho rằng Tòa Thánh sẽ "bênh vực cho lý lẽ của họ và sẽ chấp thuận ngay".

Những người này không còn tin Đức Tổng Giám Mục Kim, nhưng trong một tuyên bố, ngài nói rằng "Tòa thánh Vatican sẽ không bao giờ thay đổi lập trường của mình về ảo tưởng đang bị lên án này".
 
Top Stories
Arcivescovo di Hanoi contro la demolizione della casa delle suore di Saint Paul
Asia-News
05:04 26/05/2011
Il prelato ha inviato una missiva alle “autorità competenti di tutti i livelli”, rivendicando la legittima proprietà dell’edificio. Ieri un incontro con il governo locale, definito “una perdita di tempo”. Il dolore dei fedeli per i continui casi di espropri forzati, nonostante una legge del 2004 a tutela dei luoghi di culto.

Hanoi (AsiaNews) – Mons. Peter Nguyen Van Nhon, arcivescovo di Hanoi si schiera a fianco delle suore di Saint Paul, contro la decisione del governo di demolire il monastero della congregazione. In una lettera inviata alle “autorità competenti a tutti i livelli”, l’arcidiocesi rivendica la legittima proprietà dell’edificio e lamenta la violazione dei diritti legittimi dei cattolici, le cui rimostranze non vengono nemmeno considerate dall’amministrazione locale. Secondo il progetto, il complesso verrà abbattuto per far nascere un ospedale a cinque piani.

Nel comunicato diffuso ieri dall’arcidiocesi di Hanoi emerge che “dal 16 maggio scorso, l’arcivescovo Peter Nguyen Van Nhon ha inviato lettere di protesta al Dipartimento della sanità di Hanoi, all’ospedale di Saint Paul e alle autorità competenti a tutti i livelli, opponendosi alla demolizione del monastero Carmelitano di Hanoi”. Le religiose della Congregazione, aggiunge, hanno anche spedito “loro personali lettere di protesta” ai vertici governativi della capitale vietnamita.

Creata nel 1883, la Congregazione di Saint Paul di suore vietnamite ha la sua sede principale nel centro di Hanoi. La casa è stata confiscata nella sua quasi totalità dal governo comunista nel 1954; una piccola parte è stata concessa alle religiose che nel tempo hanno aperto un dispensario per i poveri, una residenza per bambini orfani e strutture di accoglienza per ragazze. Ora il governo ha approvato e iniziato in tutta fretta la demolizione, per costruire un edificio di cinque piani.

L’arcidiocesi di Hanoi, legittima proprietaria della struttura, sulla cui sommità si vede ancora una croce (nella foto) non è stata informata né consultata dalle autorità. L’ennesima violazione dei diritti dei cristiani ha causato rabbia e sgomento nella comunità vietnamita, che negli ultimi tre anni ha subito espropri e sottrazioni forzate di numerose proprietà dal regime comunista.

Ieri le autorità di Hanoi e la Commissione per gli affari religiosi hanno organizzato un faccia a faccia con delegati cattolici, per ascoltarne le “legittime aspirazioni”. Tuttavia, l’incontro è stato solo “una perdita di tempo” perché la costruzione, sottolineano i vertici cattolici, è tuttora in corso e non si segnalano compromessi o accordi con il governo.

L’Ordinanza sulle religioni promulgata nel 2004 stabilisce che “la legge protegge le legittime proprietà di tutte le fedi”. Ciononostante, non vi sono norme che definiscono con precisione come sono tutelate le proprietà e a chi spettano. Il problema è stato sollevato nei giorni scorsi anche dal card Jean Baptiste Pham Minh Man, arcivescovo di Ho Chi Minh City (cfr. AsiaNews, 23/05/2011 Arcivescovo di Saigon: Il governo rispetti la libertà religiosa), ed è questa la motivazione in base alla quale “molte proprietà cattoliche sono state espropriate ingiustamente”.
 
Archbishop of Hanoi against the demolition of Sisters of Saint Paul convent
Asia-News
17:10 26/05/2011
The bishop sent a letter to the "competent authorities at all levels", claiming the rightful ownership of the building. Yesterday a meeting with the local government, described as "a waste of time." The pain of the faithful for the continuing cases of forced evictions, despite a 2004 law to protect places of worship.


Hanoi (AsiaNews) – Mgr. Peter Nguyen Van Nhon, archbishop of Hanoi has sided with the Sisters of Saint Paul, against the government decision to demolish the congregation’s convent. In a letter to the "competent authorities at all levels," the archdiocese claims the legitimate ownership of the building and notes the violation of legitimate rights of Catholics, whose grievances are not even considered by the local administration. According to the project, the complex will be demolished to give way to a five-storey hospital.

In the statement released yesterday by the Archdiocese of Hanoi it emerges that "Since May 16, Archbishop Peter Nguyen Van Nhon has sent urgent protest letters to Hanoi City Department of Health, Saint Paul Hospital, and relevant authorities at all levels objecting the demolition of Hanoi Carmelite Monastery”. The nuns of the Congregation, he adds, have also sent "their personal letters of protest" to the heads of government of the Vietnamese capital.

Founded in 1883, the Congregation of Vietnamese Sisters of Saint Paul has its headquarters in downtown Hanoi. The building was confiscated almost in its entirety by the Communist government in 1954, a small portion was returned to the nuns over time in which they opened a dispensary for the poor, a residence for orphaned children and provided shelter for girls. Now the government has approved and hastily begun demolition, to construct a five-story building.

The Archdiocese of Hanoi, legitimate owner of the structure, on the top of which a cross (see photo) is still visible, has not been informed nor consulted by the authorities. The latest violation of the rights of Christians has caused anger and dismay in the Vietnamese community, which in the last three years has been subjected to forced removals and evictions from numerous properties by the communist regime.

Yesterday the authorities of Hanoi and the Commission for Religious Affairs held a face to face meeting with Catholic delegates to listen to their "legitimate aspirations". However, the meeting was only "a waste of time" because the construction, say the Catholic leaders, is still ongoing and there have been no compromises or agreements with the government.

The Ordinance on religions promulgated in 2004 states that "the law protects the legitimate property of all faiths." Nevertheless, there are rules that define precisely how the properties are protected and those responsible for this. The issue was raised in recent days by Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man, archbishop of Ho Chi Minh City (see AsiaNews, 23/05/2011 Archbishop of Saigon calls on government to respect religious freedom), and this is the reason why "many Catholic properties were expropriated unfairly."
 
In China, explosions stir debate
Ananth Krishnan
17:16 26/05/2011
Attack by farmer who had lost land draws cheers, not criticism, from many Chinese netizens, who compare him to a revolutionary hero from the 1940s

Three explosions targeting government buildings rocked the Chinese city of Fuzhou, in southern Jiangxi province, on Thursday morning, leaving at least two people dead and six others injured.

The bombs were triggered by an unemployed 52-year-old local resident, Qian Mingqi, who was likely an aggrieved farmer, according to the official Xinhua news agency.

A day before the blast, Qian had appeared to warn of the attack in a message on his account on the Chinese equivalent of Twitter, Sina Weibo. Suggesting his home had been demolished illegally, he wrote: “I have been petitioning [the government] for ten years, but now I am forced to take a path I did not want to take.”

Qian triggered the home-made bombs at three different locations within the span of one hour, all in the vicinity of local government offices.

The first bomb was placed in a car outside the city’s procuratorate, or judicial, office. The other bombs targeted the local Linchuan district government office, which also handles petitions from aggrieved residents, and the food and drug administration.

According to Xinhua, Qian was killed in the explosion, which left two people dead and at least six others injured, three of them critically.

The blasts left shattered the windows of the eight-story court office, taking place less than 100 metres away from the building.

The attack triggered heated debate in China’s vibrant online community, through which the news rapidly spread through Thursday even as local authorities sought to clamp down on reporting. According to one local journalist, local police deleted photographs of the explosions taken by passersby, and later blocked roads in surrounding neighbourhoods. Little information was released by local authorities.

Photographs did, however, circulate quickly through Sina Weibo, which has more than 100 million users. Early pictures showed a mushroom cloud rising above crowded streets, and the debris of shattered cars.

Thousands of Weibo users posted messages of the attack, with a majority of them expressing sympathy with Qian.

A number of recent land rights cases have triggered heated debate in China, emerging as a leading source of social unrest. In many cases, local governments have been accused of colluding with real estate developers to illegally acquire farmland.

Jiangxi saw another high-profile land rights conflict last year, when three people set themselves on fire to protest the forced demolition of their home.

In a message posted at 1 a.m. on Wednesday morning on his Weibo account, Qian said his newly built home had been illegally demolished, and he had incurred huge losses.

After unsuccessfully petitioning the local government to hear his case, he said he was “forced to take a path I did not want to take.”

Under Chinese laws, citizens can petition local governments for redressing their grievances. However, critics of the petitioning system say their cases are rarely heard when local governments — or developers with whom they enjoy close ties — are involved. Petitioners are often harassed and even jailed for repeatedly raising their cases.

Almost every message posted on the Weibo account of Fuzhou’s Public Security Bureau, or police authority, blamed the local government for the attack. “If you push the farmers so hard, they will take extreme measures,” one user wrote.

Others drew comparisons between Qian and Dong Cunrui, a Communist Party hero from the civil war in the 1940s.

Dong was celebrated as a hero of the People’s Liberation Army, and later became the subject of a popular war film. He sacrificed his life by blowing up a bunker with explosives — an act of martyrdom, he said, for “a new China.” He died on May 25, 1948, leaving some to wonder whether the timing of Qian's act was more than a coincidence.
 
Chinese youth make an appeal for WYD in Madrid
Asia-News
17:27 26/05/2011
A group of young Catholics, some recently baptised, would like to participate in the meeting with Benedict XVI and the youth of the universal Church, but lack the money for the trip. AsiaNews urges its readers and other WYD participants to contribute about 10,000 Euros.

Rome (AsiaNews) – Fifteen young Chinese Catholics would like to participate in World Youth Day scheduled for 16-21 August in Madrid (Spain). Although they work and have saved some money, they cannot sustain the cost of travel and for this reason would like to ask other young people around the world for their help.

AsiaNews received the appeal yesterday, a day before the World Day of Prayer for China, which Benedict XVI has promoted to strengthen the faith and the unity of Chinese Catholics with the universal Church and the pope.

The desire to travel to Madrid for World Youth Day is similarly motivated. “These young people live their faith in a very closed environment,” their parish priest said. “Meeting other young people who share their spirit as well as the Holy Father would be a fundamental experience of communion with the Church and of its universality.” “Here we do not even have a church to meet,” said the priest, whose name has been withheld for security reason. “We only have a few places to pray in different parts of the city, which has four million people. Despite it, we have many faithful and many conversions each year. Owing to the difficult economic situation in this part of China, our people are materially poor, but are rich in faith and hope.”

“Among our faithful, many are young, from Christian families or recently baptised. Their courage and enthusiasm are the hope of our Church, the most important part, because they are the Church of the future.”

In order to develop their faith and communion with the pope and the Church, these young people would like to receive some financial help to go to Madrid.

“Even though they worked hard and saved money, they have only enough to pay for 60 per cent of their trip. They need another 10,000 Euros to cover everything.” AsiaNews has decided to heed their appeal, by making it available to all its readers. Let us help the Church in China to reinforce its relationship with the pope and the universal Church, as Benedict XVI asked us.

Send your contribution to:

Via Credit Card (see homepage "Donate"; object: “WYD-AsiaNews”))

Via Post giro Account N° 45443009

made out to: Pontificio Istituto Missioni Estere, object, “WYD-Asia News”

Via bank draft to AsiaNews - C/C 6152510434/77

Banca Intesa - Branch 499 Via G. Carini 32/D - 00152 Rome RM

Bank coord: Z 03069 05078 615251043477

Iban: IT35 Z030 6905 0786 1525 1043 477

Swift Code: BCI TIT 22499

(object “WYD-AsiaNews”)

Via non transferable cheque, addressed to

AsiaNews c/o PIME

Via Guerrazzi 11

00152 Rome RM

Italy

(object “WYD-AsiaNews”)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mường Riệc: Đêm Hoan Ca Tạ Ơn mừng ngày cung hiến nhà thờ
Tin Yêu
07:16 26/05/2011
HÀ NỘI - Là một giáo xứ trung tâm nằm trên địa bàn huyện miền núi Lạc Sơn – Hòa Binh, đêm 24/05/2011, Mường Riệc đã trở thành điểm đến của đông đảo quý khách xa gần về tham dự đêm hoan ca mừng ngày lễ khánh thành – Cung Hiến ngôi Thánh Đường của Giáo xứ.

Xem hình ảnh

Các tiết mục dàn dựng tuy đơn sơ, với chủ đề tạ ơn, Giáo xứ Mường Riệc đã dâng lên Chúa những tâm tình tri ân, cảm tạ vì tình thương của Ngài tuôn đổ xuống cho giáo xứ.

Niền vui trong đêm hoan ca của người dân Bản Mường được ấm áp hơn, vui hơn khi có sự hiệp thông, cộng tác của nhiều. Có sự hiện diện của Cha Đăc trách Bác ái hạt Thanh Oai – Gioan Phan Ngọc Pháp. Ban nhạc, ban âm thanh, ánh sáng của giáo xứ Đàn Giản. Ban Truyền Thông của giáo xứ Lưu Xá. Đội Văn nghệ của họ Xóm Mới, xứ Tụy Hiền và các xứ họ lân cận.

Đêm hoan ca Tạ ơn của người dân Bản Mường đã diễn ra trong bầu khí ấm áp tình huynh đệ giữa những người không cùng niềm tin tôn giáo. Với nhiều tiết mục phong phú qua việc trình diễn của các bạn trẻ cùng với sự cởi mở, hài hòa yêu thương của mọi người, đã để lại trong lòng nhiều lương dân ấn tượng tốt đẹp về một Thiên Chúa, về tình Chúa, tình người. “Tôi thấy đạo Công Giáo có cái gì đó rất linh thiêng, ở đây ai cũng vui vẻ, hài hòa.” – Một bạn trẻ lương dân bộc bạch.

Bằng vũ điệu, lời ca đơn sơ, chân thành, người dân Bản Mường muốn dâng lên Chúa tâm tình tri ân, cảm mến vì muôn phúc lành Ngài thương ban cho giáo xứ. Những người dân Bản Mường cũng muốn qua chương trình Hoan Ca Tạ Ơn này, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý vị Ân Nhân xa gần và toàn thể quý vị đã nâng đỡ hiệp thông, chia sẻ cùng giáo xứ trong suốt thời gian qua.

Tin Yêu
 
Giáo xứ Nghi Lộc rước kiệu và dâng hoa kính Đức Mẹ
J.B. Nguyễn Trung Đô
07:24 26/05/2011
Vinh - Tháng Hoa kính Mẹ đã bước vào những ngày cuối. Hợp lòng với đoàn con Mẹ khắp muôn nơi đang kết muôn hoa lòng thơm thảo dâng về Mẹ mến yêu, tối ngày 25 – 05 – 2011, Giáo xứ Nghi Lộc đã long trọng tổ chức cuộc rước cung nghinh và dâng hoa kính Mẹ Vô Nhiễm.

Xem hình ảnh

Cuộc rước được chuẩn bị rất kỹ lưỡng và công phu do sự cộng tác của hết mọi người trong giáo xứ, đặc biệt là bà con Giáo họ Nghi Nam (bổn mạng Đức Mẹ Vô Nhiễm). Tham dự cuộc rước, có sự hiện của Cha quản xứ Giuse Nguyễn Đăng Điền, quý Hội Đồng Mục Vụ xứ họ cùng đông đảo bà con trong giáo xứ, đặc biệt có nhiều anh chị em Nghi Lộc đang công tác xa quê cũng về hợp lời tung hô, cảm tạ Mẹ.

Cuộc rước rảo qua gần như các trục lộ chính thuộc địa bàn giáo xứ. Đây là dịp tốt và hiếm có nhằm nhắc nhở và khích lệ mọi gia đình, mọi thành viên trong giáo xứ hãy ưu tiên dành cho Mẹ một chỗ đứng đặc biệt trong đời sống đạo, đời sống xã hội, nhất là trong sứ vụ rao giảng Lời của Con Mẹ. Những khúc hát, lời kinh sốt sắng mà cộng đoàn Nghi Lộc cùng hợp xướng ngân vang là lời cảm tạ vì muôn hồng ân mà Mẹ Rất Thánh Vô Nhiễm đã thương ban cho cộng đoàn Nghi Lộc kể từ ngày mảnh đất này được khai sinh. Mẹ đã đồng hành, nâng đỡ bao thế hệ tiền nhân Nghi Lộc vượt qua bao sóng gió, thăng trầm của thời cuộc và những khó khăn trong đời sống tâm linh. Hôm nay, Mẹ vẫn dõi ánh mắt yêu thương và đưa tay che chở, hướng dẫn những người trẻ Nghi Lộc trên hành trình sống Đức Tin. Trong số những người trẻ ấy, có nhiều anh chị em Làng Nghi đã phải vất vả bươn chải khắp muôn phương vì miếng cơm, manh áo… Giữa những con sóng đời, họ vẫn hướng lòng về quê nhà trong đêm cung nghinh Mẹ, ước mong cùng cộng đoàn quê hương theo sát bước chân Mẹ trên mọi nẻo đường của cuộc sống hôm nay.

Những bó hoa tươi thơm mà bao em thơ cùng tiến dâng trước ngai tòa Mẹ gói trọn lòng thành của cộng đoàn Nghi Lộc, với tất cả hương lòng cảm mến, tri ân của đoàn con nhỏ luôn cần có Mẹ bên đời.
 
Thông báo của Liên đoàn Sinh viên Công Giáo VN: Cầu nguyện cho các Nữ tu và cho các tài sản của Giáo Hội
Giuse Nguyễn Tiến Đạt
07:35 26/05/2011
LIÊN ĐOÀN SINH VIÊN CÔNG GIÁO VIỆT NAM
Tri Thức – Đức Tin – Phục Vụ
Email: sinhvienconggiaovn@gmail.com
Website: www.svconggiaovietnam.org


THÔNG BÁO
(V/v: Cầu nguyện cho các Nữ tu và cho các tài sản của Giáo Hội)

Thưa các bạn sinh viên,

Theo như thông báo ngày 25/5/2011 của Toà TGM Hà Nội thì chính quyền đã phá dỡ toà nhà có cây Thánh Giá thuộc Tu Viện Kín Camêlô. Và theo thông tin mà chúng tôi nhận được thì chính quyền chuẩn bị giải tỏa một số ngôi nhà thuộc cơ sở từ thiện của các Nữ tu Dòng Thánh Phaolo Hà Nội. Đây quả thật là một cách hành xử thiếu khôn ngoan của chính quyền đối với tôn giáo và đối với chiến lược phát triển kinh tế.

Đất nước chúng ta đang phát triển theo nền kinh tế thị trường và điều dĩ nhiên của nền kinh tế này là những mặt trái của xã hội cũng sẽ phát triển theo như: Bệnh nhân nhiễm HIV, trẻ em lang thang, người già cô đơn...Và kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy để khắc phục những mặt trái của xã hội thì vai trò của các Nữ tu trong công việc từ thiện và giáo dục là rất cần thiết.

Muốn đất nước phát triển toàn diện thì chính quyền phải biết mời gọi các tôn giáo cùng tham gia. Và muốn được các Nữ tu dấn thân phục vụ trong lãnh vực từ thiện đầy khó khăn thì chính quyền phải biết tạo cho các Nữ tu những cơ sở vật chất. Chính quyền các nước người ta luôn ưu tiên và tạo điều kiện cơ sở vật chất cho các công việc từ thiện. Nhưng không hiểu sao chính quyền Việt Nam lại có cách hành xử với các Nữ tu như vậy.

Vì mong muốn xây dựng một xã hội nhân ái và bình đẳng trong mọi lãnh vực, Liên đoàn Sinh viên Công giáo Việt Nam kêu mời các bạn sinh viên Công giáo trên toàn quốc hãy cùng cầu nguyện cho chính quyền biết cách hành xử sao cho phù hợp. Vì đây là những cơ sở từ thiện và là nơi mà các Nữ tu đã hy sinh cả cuộc đời để dấn thân phục vụ cho những con người nghèo khổ và bất hạnh.

Trân trọng thông báo.

Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2011

T/M BAN ĐẠI DIỆN
Trưởng Liên Đoàn
 
Giáo xứ Nam Lỗ hân hoan mừng kỷ niệm 100 năm ngôi thánh đường trong tâm tình cảm tạ tri ân.
Truyền thông Nam Lỗ
08:57 26/05/2011
Giáo xứ Nam Lỗ hân hoan mừng kỷ niệm 100 năm ngôi thánh đường trong tâm tình cảm tạ tri ân.

Ngay sau hai năm khi tuần đại phúc mừng kỷ niệm Bách Chu Niên (BCN) thành lập giáo xứ Nam Lỗ năm 2008. Hai năm để con dân Nam Lỗ hoàn thiện lại lịch sử, hướng về quê hương và củng cố đời sống đức tin, xây dựng quê hương ngày một khang trang và phát triển.

Năm nay, Giáo xứ mừng kỷ niệm Ngôi Thánh Đường tròn 100 năm tuổi là cũng là dịp mọi người biết được ý nghĩa lịch sử của công tác xây dựng thánh đường cách đây 100 năm mà các bậc tiền nhân đã thực hiện; một công việc vĩ đại mà bậc cha ông đã làm với niềm tin yêu và thờ phượng Thiên Chúa hết lòng, hết sức.. Giờ đây con cháu của các ngài trong niềm hân hoan cảm tạ, tri ân và tạ ơn mừng kỷ niệm trong tâm tình hướng về, cảm mến trong tuần đại phúc nhằm tuần chầu lượt giáo xứ Nam Lỗ.

Giáo xứ Nam Lỗ,

Không có ghi chép cụ thể về trại dân cư của Nam Lỗ hình thành từ khi nào. Ghi nhận từ tiền nhân kể lại, lúc đầu có mấy anh em vùng mỏ Hòn Gai đến đây cư ngụ. Các ông đã làm một nhà để thờ ông thánh An-tong. Lúc đầu có 5 gia đình có Đạo. Sau một thời gian được12 gia đình. Ngôi nhà thờ thứ hai được làm nên. Nền Nhà thờ này sau làm nền Nhà Hội Quán, và nay là nền Đài Đức Mẹ.

Thời gian đắp đổi, hạt giống Đức Tin âm thầm mọc lên thế nào hôm nay chẳng ai hay biết. Chỉ biết rằng năm 1722, nơi đây đã hình thành một họ giáo. Họ Sổ thuộc về xứ Sa Cát. Cũng như bao cộng đoàn họ đạo khác, họ Sổ trải qua biết bao thăng trầm. Khi bình an thịnh vượng, lúc gặp thử thách gian nan. Nhất là khi sự Đạo bị cấm cách bắt bớ, mà đỉnh cao là thời vua Tự Đức. Hàng trăm người con của họ giáo này bị phát lưu, tài sản bị tước đoạt, gia đình phải chia ly. Nhiều người đã được phúc Tử đạo. Trong số đó đã có 6 vị có đầy đủ hồ sơ đang được cứu xét để phong Chân phước. Đó là các Hiền phúc: Linh mục Vinhsơn Trí, Thầy Đaminh Chiêu, ông Vinhsơn Quỳnh, ông Đaminh Đệ, ông Phêrô Quân và ông Đaminh Đán.

Nhờ những hy sinh gian khổ của tiền nhân, nhất là máu đào của các Đấng Tử đạo đã đổ xuống mà cộng đoàn tín hữu nơi đây phát triển. Để một ngày kia, ngày 17-8-1908, Đức cha Trung đã chọn nơi này làm Nhà thờ mẹ của một Giáo xứ mới. Giáo xứ Nam Lỗ.

Cha xứ tiên khởi, cha Phêrô Nguyễn Ngọc Trứ, bắt đầu đến ở với Tân giáo xứ. Cha con bắt tay vào việc xây dựng Nhà Chúa. Ngôi Nhà thờ Giáo xứ được khởi công. Ban hàng xứ được thành lập. Ông Chánh Lựu làm chánh trương, ông trùm Phúc làm trùm họ, rồi đến ông trùm Thuân làm trùm chánh, ông trùm Hinh làm trùm phó. Các vị này chịu trách nhiệm đốc công trong việc xây cất nhà thờ.

Các cụ kể lại rằng: khi xây nhà thờ, họ Nhà xứ chia ra làm 4 giáp, đắp 4 lò gạch, dự tính đốt 60 vạn viên gạch và 18 vạn viên ngói. Lúc đó gạch ngói hoàn toàn đốt bằng rơm rạ. Ông trùm Hinh được giao trách nhiệm về việc làm gạch ngói. Ông trùm Thuân phụ trách chung. Các lò gạch này làm tại bờ sông, cách nhà thờ chừng 500m. Vận chuyển gạch về nhà thờ bằng sức người gồng gánh.

Khi gạch ngói đầy đủ thì tiến hành đào móng. Chiều dài móng nhà thờ 40m, chiều ngang 16m. Cát xây nhà thờ mua tại làng Quang Lang, huyện Tiền Hải. Vôi mua tại Quảng Ninh. Bồng đá và gỗ lim mua tại Thanh Hoá.

Ngôi nhà thờ được khánh thành năm 1911, với lối kiến trúc Á Đông rất vững chắc, hài hòa và giầu ý nghĩa.

Bốn mươi mét chiều dài, chia thành chín gian. Hai hàng cột, ba vòm cuốn vành mai. Bảy vì gỗ chạm trổ hoa văn. Bốn trùng tường, hai mái hiên quyện thông nhau qua gian tháp chuông như tiền sảnh cuối nhà thờ. Hai mái ngói trải rộng đến tận giọt gianh. Mặt tiền nhà thờ và tường xung quanh bên ngoài với những vòm cuốn và hoa văn, đường nét hài hòa tạo thành một tổng thể thống nhất.

Phải chăng 40 mét của chiều dài nhà thờ nhắc nhớ tới con số 40 năm trong sa mạc của Dân Chúa ngày xưa. Chín gian lớn nhỏ, phải chăng gợi chín tầng trời theo cái nhìn của người Á Đông, chốn cửu trùng. Ba vòm cuốn trong lòng nhà thờ cũng nhiều ý nghĩa: Thiên Chúa Ba Ngôi, ba nhân đức đối thần Tin Cậy Mến hướng về và dành cho một mình Thiên Chúa. Bảy vì gỗ chạm trổ cũng không kém phần ý nghĩa. Con số 7 trong Kinh Thánh thật là đẹp: Bảy ngày trong chương trình tạo dựng, một tuần lễ 7 ngày. Bốn trùng tường tạo thành hai hàng hiên nối liền với nhau qua tiền sảnh như muốn nói lên: trong Chúa bốn bể đều là anh em, “tứ hải giai huynh đệ giã”. Gian tiền sảnh với một tháp chuông và 5 cửa rộng mở như muốn đón mời con cái Chúa từ khắp năm châu tiến vào Nhà Chúa. Mặt khác như muốn nhắc nhớ con cái Chúa từ Nhà Chúa ra về hãy đến với muôn dân. Gian tiền sảnh như một nhắc nhở sự chuẩn bị cho người vào Nhà Chúa: hãy chuẩn bị tâm hồn để vào gặp gỡ Thiên Chúa ngự nơi đây. Khi ra về cũng hãy nhớ bổn phận trong cuộc sống. Nhất là bổn phận LOAN BÁO TIN MỪNG. Ngọn tháp cửa nhà thờ như một ngọn núi vững chắc trong niềm tin hướng về trời cao. Sau cùng hai mái ngói trải rộng như một sự che chở từ trời cao, “như gà mẹ ấp ủ gà con dưới cánh”, như máng thông ơn trời xuống trần gian.

Nhà thờ này dâng kính Đức Trinh Nữ Maria – Mẹ Thiên Chúa. Bốn chữ Hán Đại Tự: “THIÊN CHÚA THÁNH MẪU” trên vách vòm gian Cung Thánh nói lên điều đó. Trên vòm cửa chính Nhà Thờ có Biểu tượng Triều Thiên Đức Me. Phía dưới có câu Kinh Thánh bằng tiếng Latin, đại ý “Ngôi sao xuất hiện từ Nhà Giacob, Anh sáng của nó đã chiếu sáng khắp thế gian”.

Hân hoan mừng kỷ niệm ngôi Thánh đường 100 năm tuổi.

Từ khi mừng kỷ niệm BCN Thành Lập giáo xứ năm 2008, Nam Lỗ đã phát triển hơn và ghi dấu rất nhiều người con Nam Lỗ muôn phương biết và hướng về cùng cộng tác với quê mẹ hiền yêu dấu.

Năm nay, bằng những việc lành, mỗi tối trong tháng tổ chức Chầu Thánh Thể cầu nguyện cho quê hương.. Tiếp đến là tuần đại phúc mừng kỷ niệm 100 ngôi Nhà thờ Nam Lỗ và họ giáo Cổ Cốc. Phái đoàn Đồng hương đã về đến Nam Lỗ những ngày đầu của tuần Đại phúc để chung chia với quê hương trong dịp trọng đại này, để gặp gỡ thăm hỏi bà con thân bằng quyến thuộc, để tìm lại những kỷ niệm ấu thơ ngọt ngào và để cùng tất cả, hết thảy cầu nguyện cho quê hương ngày thêm phát triển xứng đáng với những công sức mà tiền nhân đã bao đời gây dựng, phát triển.

Tâm điểm tuần đại phúc từ ngày 16-24 tháng 05 năm 2011. Toàn bộ cộng đoàn đã dọn mình xưng tội rước lễ để hoàn thiện canh tân đời sống đức tin, để cùng nhau ca vang bài ca cảm tạ Thiên Chúa, tri ân quý đấng bậc, các bậc tiền nhân đã gây dựng và để lại trên quê hương xứ sở những di sản vật chất và niềm tin bền vững tồn tại đến ngày nay.

Ngày thứ 6. Sau Thánh Lễ thứ nhất khai mạc mừng kỷ niệm BCN Thánh Đường, tiệc mừng với toàn bà con giáo dân Nam Lỗ đồng hương. Chiều ngày những trận mưa lớn đã làm nhiều người tin rằng chiều hôm nay khó mà tổ chức được đêm dạ hội Chào mừng, nhưng không thể xua đi được niềm tin thác cậy trông, trong Nhà thờ mọi người vẫn luôn lần Chuỗi Mân Côi, Lòng Thương Xót... các em giới trẻ rủ nhau đến để cầu nguyện với ước mong nguyện xin Chúa thương ban cho quê hương cho tuần đại phúc được trọn vẹn trong chương trình. Và cuối chiều sau khi cơn mưa tạnh Thánh Lễ thứ hai được cử hành long trọng, một Thánh Lễ đánh dấu sự thành công của giới trẻ Nam Lỗ khi mà tất cả các bạn trẻ thuộc các họ giáo qui tụ thành một ca đoàn, hát lễ cầu nguyện xin Chúa cầu ban giới trẻ ngày một hăng say phụng vụ.

Đêm dạ hội cũng được diễn ra hết sức thành công và những lời ca vang bắt đầu trên mảnh đất nhỏ bé này, các tiết mục của giới trẻ của hội con cái Đức Mẹ, của các bạn nhóm SVCG Hải Hà, SVCG Thái Bình dần thể hiện tâm tình cảm mến tri ân qua lời ca tiếng hát. Lịch sử và ý nghĩa ngôi Nhà thờ được nghệ sỹ Trà My (người con quê hương Hợp Tiến, Nghệ sỹ đài tiếng nói Việt Nam) chuyển thể thành những làn điệu mượt mà gởi tới tất cả mọi người. Phần hai của đêm văn nghệ là hoạt cảnh Ánh Sáng và bóng tối sinh hoạt lửa trại, giao lưu dành cho giới trẻ và các bạn sinh viên....

Thứ Bảy: Thánh lễ chính tiệc Mừng Kỷ niệm Bách Chu Niên Ngôi Nhà thờ Nam Lỗ được cử hành bởi Đức Cha Phê-Rô Nguyễn Văn Đệ, cùng quý cha đoàn đồng tế, trong Thánh Lễ Đức Cha đã chỉ dụ những người con Nam Lỗ ghi nhớ những hy sinh và si sản mà tiền nhân đã để lại. Ngay sau Thánh Lễ là tiệc mừng của giới trẻ cùng đồng hương, trong tiệc mừng Đức Cha đã gặp gỡ giới trẻ, huấn dụ và căn dặn các em chịu khó học hành, và hăng say phục vụ giáo xứ bằng sức trẻ của mình.

Chiều ngày thứ Bảy khai mạc tuần chầu lượt bằng cuộc rước đức Mẹ xung quanh Thánh Đường, Thánh Lễ chia sẻ bởi Cha Quý hương Lm Joa Nguyễn Chí Công, ca đoàn Gabriel SVCG Hải Hà hát lễ, sau Thánh Lễ cung nghinh Thánh Thể long trọng quanh các trạm - xung quanh Thánh Đường.

Ngày Chúa Nhật, Chính tiệc tuần chầu lượt, trong Thánh Lễ Đức Cha Fx. Nguyễn Văn Sang chủ tế cùng quý Cha đồng tế, sau Thánh Lễ tiệc mừng khách mời tôn giáo bạn, giai tế quê hương. Trong ngày luân phiên các giờ chầu bởi các hội đoàn và các giới trong giáo xứ và liên giáo xứ...

Tối ngày và ngày thứ Hai, tâm điểm mừng Ngôi Nhà thờ họ giáo Cổ Cốc mừng ngôi Nhà thờ họ giáo một trăm năm. Thánh Lễ mừng do Đức Cha Phê-rô Nguyễn Văn Đệ chủ tế cùng Cha quý hương, quý cha trong hạt đông hưng.

Cảm mến tri ân

Một tuần đại phúc tại Nam Lỗ và họ giáo Cốc tương đối thành công trong tâm tình cảm tạ tri ân bởi những người con Nam Lỗ khắp nơi; hải ngoại, đồng hương, quê nhà đã đánh dấu một lịch sử hào hùng một niềm vui khôn xiết trên mỗi người. Trong dịp này Nam Lỗ đã được đón Quý Đức Cha Giáo phận ban ơn toàn xá, quý giáo xứ, hội đoàn tới hành hương, tham gia phụng vụ; giáo xứ Duyên Tục, Giáo xứ Thuần Túy, Giáo xứ Quỳnh Lang (họ Đông Châu), giáo xứ Trung Đồng, Giáo xứ Tràng Quan, Giáo xứ An Lập, Giáo xứ Hữu Quan - GP Hải Phòng... Người con Nam Lỗ đã được đón quý vị đồng hương, quý khách khắp nơi về tham gia và giúp sức tổ chức sự kiện trọng đại này với quê nhà. Trong các Thánh Lễ mừng kỷ niệm có sự phụng vụ của ca đoàn Duyên Tục, ban kèn Gx Thuần Túy, Ban Kèn nữ họ Đông Châu. Đặc biệt hơn có sự giúp sức của Truyền thông Gx Nam Am - Gp Hải Phòng, truyền thông SVCG Hải Hà, SVCG Thái Bình. Các chương trình văn nghệ các bạn SVCG đã giúp đỡ rất nhiệt tình, Ca đoàn Gabriel Hải Hà đã phục vụ Thánh Lễ trong tuần chầu mừng kỷ niệm BCN. Trong cùng thời gian tại nguyện đường Thánh Linh, USA. Nam Lỗ đã có thêm một Linh mục Quý hương cha Vincente Trần Trung Bảo SVD, một hồng phúc lớn lao với quê hương xứ xở.

Trân trọng tri ân cảm tạ tình thương Thiên Chúa tuôn ban nơi mảnh đất này, nghi nhớ công ơn quý đấng bậc, tiền nhân và hết thảy quý hội đoàn đã giúp đỡ và chung chia niềm vui với Nam Lỗ quê hương. Nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu trên quý đấng bậc, quý vị!

Truyền thông Nam Lỗ

http://www.gxnamlo.org

25/05/2011
 
Caritas Phan Thiết và Trường Tình Thương Phan Rí Cửa vận động trẻ em nghèo đến lớp
Hồng Hương
09:12 26/05/2011
PHAN THIẾT - Sáng ngày 25.5.2011, Trường Tình Thương Phan Rí Cửa, Bắc Bình, Bình Thuận đã tổ chức Lễ Bế giảng Năm học 2010-2011. Caritas Phan Thiết, với tư cách là đơn vị bảo trợ, đã cử đại diện đến tham dự buổi Tổng kết, đồng thời các soeurs đã đến tận nhà thăm và động viên những học sinh của trường chuẩn bị lên cấp II có nguy cơ nghỉ học.

Xem hình ảnh

Trường Tình Thương thuộc giáo xứ Phan Rí Cửa, GP Phan Thiết, được thành lập cách đây 10 năm. Trong năm học 2010-2011, trường đã tạo điều kiện cho 81 em học sinh nghèo, cơ nhỡ thuộc khu vực Phan Rí Cửa được theo học miễn phí hoàn toàn chương trình cấp I cơ sở. Các em được cung cấp đồ đồng phục, sách vở và dụng cụ học tập. Dưới sự chỉ đạo Linh mục hiệu trưởng là Cha Quản xứ Phan Rí Cửa Augustinô Nguyễn Văn Lạc, cùng với tinh thần nhiệt tâm phục vụ trong yêu thương của các cô giáo, năm học này trường Tình Thương vui mừng với thành quả là có 5 em hoàn tất chương trình cấp I của trường và được giới thiệu vào cấp II để tiếp tục theo học cao hơn. Cô Phương Anh, Hiệu phó trường, cho biết, khi có học sinh nghỉ học, các cô giáo đã đến tận nhà để tìm hiểu và vận động cho em được đi học lại. Nhờ sự quan tâm sát sao này, trong năm nay chỉ có 2 trường hợp học sinh bỏ lớp.

Năm 2010, được sự giới thiệu và kêu gọi giúp đỡ trước tình hình Trường Tình Thương gặp nhiều khó khăn, Caritas Phan Thiết đã nhận bảo trợ cho Trường trong việc chi trả lương cho các cô giáo và tạo các điệu kiện thuận lợi cho trường hoạt động. Tin vui này làm cả trường rất phấn khởi. Bởi từ nay, cô trò có thể an tâm tập trung vào việc dạy và học. Không chỉ vậy, trong các dịp Lễ - Tết, Caritas Phan Thiết đều có những hoạt động thiết thực để tạo niềm vui và quan tâm đến đời sống Giáo viên và học sinh của trường.

Trong lễ Bế giảng, Linh mục Hiệu trưởng đã nhấn mạnh đến việc các em phải ý thức nhiệm vụ học tập để xây dựng tương lai cho mình và gia đình. Ngài mong các phụ huynh phải coi trọng việc học của con cái. Đừng vì cái lợi 5 – 10 ngàn/ ngày trước mắt mà bắt các em phải nghỉ học ở nhà phụ kiếm tiền. Cha viện dẫn những lợi ích của việc học đem lại và những tác hại của việc thất học trong chính địa phương Phan Rí Cửa.

Đại diện Caritas Phan Thiết trong lời phát biểu một lần nữa nhấn mạnh đến việc mong muốn phụ huynh và các em chú tâm đến việc học. Các ân nhân qua Caritas Phan Thiết đều muốn tạo điều kiện cho các trẻ em được đi học để giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội sau này. Một tin vui nữa là Hội sẽ bảo trợ tiếp tục cho các em học sinh Trường Tình Thương nếu các em tiếp tục theo học các lớp cao hơn. Dự kiến sang năm học mới, lương giáo viên sẽ được tăng lên đôi chút giúp các cô khắc phục cuộc sống để có thể đầu tư nhiều hơn cho việc học của các em. Nhân dịp Bế giảng, Hội cũng gởi đến các cô giáo và học sinh những phần quà để vui ngày Tổng kết Năm học.

Sau lễ Bế giảng, Ban Caritas Phan Thiết đã đến thăm gia đình 5 em chuẩn bị vào cấp II. Hầu hết các em thuộc gia đình nghèo, thu nhập rất thấp. Mẹ các em vừa chẻ nam và đan rổ với tiền công 10 ngàn cho 100 cái. (người đan nhanh nhất là 300 cái/ngày). Bố làm nghề biển nhưng hiện nay phần lớn thất nghiệp do giá xăng dầu tăng ghe ít khi đi. Các em đi học về đều phải phụ gia đình kiếm tiền. Nguy cơ phải bỏ học cao. Ban Caritas đã gặp gỡ và động viên cha mẹ các em cố gắng cho con cái tiếp tục theo học. Trong khu vực Phan Rí hiện nay, còn rất đông các em đang lứa tuổi học sinh không được đến trường, Caritas Phan Thiết và trường Tình Thương đang lập kế hoạch để tiếp tục vận động đưa các em ra lớp.

Trường học hiện nay xuống cấp do là tận dụng nhà của giáo xứ Phan Rí Cửa cho mượn đã lâu năm. Trang thiết bị dạy học hầu như thiếu thốn, Linh mục Hiệu trưởng và Caritas Phan Thiết mong có nhiều tấm lòng hảo tâm thao thức với việc học của trẻ em nghèo chung tay đóng góp để Trường Tình Thương tiếp tục được cải thiện và phát triển để có điều kiện để đón tiếp nhiều em nhỏ đến theo học hơn trong năm học mới.
 
Thông báo quan trọng của Ban tổ chức Ngày Thánh Mẫu ở Dòng Đồng Công Missouri
Lm. Tôma Nguyễn Huy Châu, CMC
23:16 26/05/2011
THÔNG BÁO
KHU VỰC TỔ CHỨC NGÀY THÁNH MẪU.
KHÔNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI CƠN BÃO TẠI JOPLIN, MO


Kính thưa Quí Vị,

Cơn bão ngày 22 tháng 5 vừa qua tại thành phố Joplin, bang Missouri cách thành phố Carthage, khu vực tổ chức Ngày Thánh Mẫu chừng 25 phút lái xe đã gây thiệt hại cho một khu vực lớn của thành phố Joplin. Tuy thế, thành phố Carthage nơi tổ chức Ngày Thánh Mẫu không bị ảnh hưởng bởi cơn bão.

Do đó việc tổ chức Ngày Thánh Mẫu sẽ diễn ra như thường lệ. Riêng quí vị thuê hotel hay motel tại Joplin, cho đến nay chúng tôi biết hầu hết các hotel hay motel tại Joplin không nằm trong khu vực bị cơn bão tàn phá. Tuy thế quí vị có thể gọi điện thoại để biết rõ hơn.

Xin Chúa Giêsu, qua lời cầu của Mẹ Maria, chúc lành cho tất cả quí vị và hẹn gặp Quí Vị trong Ngày Thánh Mẫu sẽ được tổ chức từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 8 năm 2011.

Trưởng Ban Tổ Chức Ngày Thánh Mẫu 2011
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tâm sự gửi đại biểu Quốc hội vừa trúng cử Trương Tấn Sang
Hà Sĩ Phu
20:49 26/05/2011
Tâm sự gửi đại biểu Quốc hội vừa trúng cử Trương Tấn Sang

Thưa ông Trương Tấn Sang, Đại biểu Quốc hội vừa trúng cử

Hà Sĩ Phu
Chưa cần đọc danh sách những đại biểu Quốc hội mới, tôi cứ mặc nhiên xác quyết ông là “Đại biểu Quốc hội vừa trúng cử” mà không sợ sai, vì tôi biết chắc điều ấy ngay từ trước khi bầu (ở Việt Nam mình có cái lợi ấy). Điều xác quyết này tuy đúng với tất cả các Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng ta, song đối với riêng ông, niềm tin ông sẽ trúng cử có một nguyên nhân khác, và đây chính là điều khiến tôi muốn viết bức thư này.

Tất cả những người Việt Nam còn quan tâm đến tình hình nước mình chắc không ai quên lời phát biểu của ông cách đây mấy hôm:

“Trước kia chỉ có một con sâu làm rầu nồi canh. Nay thì nhiều con sâu lắm! Nghe mà thấy xấu hổ"! Không nhẽ cứ để mãi như vậy mai kia, người “ta nói là cả một bầy sâu, tất cả là sâu hết! Thế đâu “có được! Một con sâu đã nguy hiểm rồi! Một bầy sâu là chết cái đất nước này!…”

Một vị lãnh đạo Đảng hiện nay mà dám nói một câu như thế nhất định người dân chúng tôi phải bầu, kể cả những cử tri đã quen nghĩ “Quốc hội là của Đảng” (còn nói “của dân” thì chỉ là nói xã giao), kể cả những cử tri định bụng sẽ “gạch tuốt”.

Nếu chỉ công nhận trong Đảng có “một số những kẻ thoái hóa biến chất, không làm theo lời dạy của Bác Hồ” thì dân nghe đã quen tai. Nhưng gọi hẳn chúng là “SÂU”, mà CẢ MỘT BẦY SÂU, thì rất khác trước (mặc dù còn phải chờ xem rồi đây có vạch mặt chỉ tên được “đồng chí Sâu” nào không).

Điều thứ hai khiến dân chúng ngạc nhiên là câu “Nghe mà thấy XẤU HỔ"! Suốt mấy chục năm được Đảng dẫn dắt “đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác” dân chúng chỉ thèm nghe một lời “xấu hổ” từ giới lãnh đạo.

Đi mãi trên đường thắng lợi mà sao hàng đoàn em gái nước Việt phải sang làm nô lệ tình dục, mà nhục nhã là ở… Căm-pu-chia? Hàng đoàn em gái Việt khỏa thân cho mấy thằng “nhăng nhít” nước ngoài kiểm tra mang về làm “vợ thử” cho cả gia đình chúng hoặc chơi chán thì giết quách… Mà đây không phải là những phụ nữ sa đọa gì về tính dục, họ con nhà lành, trong một xã hội tốt đẹp họ phải được hạnh phúc! Tuy ông chưa kể ra, nhưng một khi người lãnh đạo đã dám nói lời xấu hổ, ắt còn nghĩ đến dân, đến những người đang đóng thuế nuôi mình, trong đầu không thể bỏ qua những day dứt như thế phải không thưa ông?

Ông cha ta đã để lại cho giống nòi một “quỹ gen” rất quý nên mới sinh được những người tài như Nghệ sĩ Piano Đặng Thái Sơn, như GS Toán học Ngô Bảo Châu, như Phó thủ tướng Đức người Việt Philipp Rösler… Tiếc rằng khi “nhận vội” những vinh quang ấy về cho mình, ta đã không hề băn khoăn tự hỏi nếu những hạt giống ấy không được nước ngoài vun xới, cứ ở trong nước thì Đặng Thái Sơn liệu có thoát khỏi cái lí lịch “xấu” của người cha Nhân văn Đặng Đình Hưng, Ngô Bảo Châu liệu có được yên thân như Lê Bá Khánh Trình, vì ông Châu sớm muộn gì cũng bị quy là một kẻ “ngộ nhận, tiếp tay cho diễn biến hòa bình”? Khi tiếp nhận những thành tựu ấy, bên cạnh niềm vui, nhà nước phải biết giật mình mà xem lại chính sách của mình đối với những “nguyên khí quốc gia”, có vàng trong nhà mà không biết dùng, người Việt thông minh tài giỏi thế mà sao nền giáo dục bây giờ cứ nát như tương, chẳng có tác phẩm văn học hay điện ảnh nào xứng tầm thời đại?

Trước khi du nhập trào lưu Cộng sản, dẫu còn nằm trong quỹ đạo Thực dân và Phong kiến, cha ông ta vẫn để lại được cho đất nước một “thế hệ vàng”. Nhưng Cách mạng đã tận dụng và bồi đắp thế nào mà gặt hái được một thế hệ “mất gốc hoàn toàn, vong bản tuyệt đối” ? Nếu chưa thấy rõ điều đáng xấu hổ ấy thì ít nhất cũng phải dừng ngay sự bắt bớ, xử tệ với những tiếng nói phản biện trong lĩnh vực bảo vệ đất nước, chống nội xâm tham nhũng, sửa đổi cách cai trị đang mất lòng dân… Chưa nói đến chuyện phân định ai đúng ai sai, ít nhất cũng phải nhận ra cơn “địa chấn xã hội” đang rung chuyển, thấy xã hội đang rất cần “những phút tĩnh tâm” để cùng nhau rà soát lại cung cách điều hành và dẫn dắt xã hội, vai trò của bất cứ Đảng nào cũng không là gì trước sự tồn vong thịnh suy của đất nước. Còn nếu cứ khăng khăng nhắm mắt lao dốc theo khẩu hiệu “Cách mạng không ngừng” của Lênin thì thưa ông Trương Tấn Sang, bốn chữ Xã hội chủ nghĩa thành “xuống hố cả nút” là điều chắc chắn.

Ta thường nêu cao đặc điểm Văn hóa phương Đông, nên xin thưa Văn hóa phương Đông đặc biệt coi trọng điều liêm sỉ, biết điều sỉ nhục. Dân tộc Nhật Bản, sau Đại chiến 2 biết nỗi nhục của kẻ bạo cuồng phát xít bại trận mà “phẫn chí” bảo nhau tu tỉnh rồi vụt lên thành cường quốc kinh tế thứ nhì đáng nể trọng. Trung Quốc có câu “Bang hữu đạo, bần thả tiện yên, sỉ dã. Bang vô đạo, phú thả quí yên, sỉ dã”, nghĩa là khi nước có đạo lý thì kẻ nào chịu nghèo và chịu hèn phải lấy làm sỉ, nhưng khi nước vô đạo thì những kẻ đã giàu lại sang chính là kẻ đáng sỉ nhục vậy (cái bầy Sâu mà ông đề cập nhất định không biết điều sỉ nhục này dù vẫn luôn mồm viện dẫn Văn hóa phương Đông!).

Một hôm trên tivi, trong lời tâm sự với thày giáo cũ của mình, nhà Toán học Ngô Bảo Châu nói một lời chí lý: “Muốn thành người tử tế, hữu ích trước hết phải là người biết xấu hổ”! Tiêu chuẩn phân định thật đơn giản, rành mạch như toán học. Chỉ dạy tự hào mà không dạy xấu hổ thì con người bị lệch, muốn bay lên mà không xác định được mình đang ở đâu. Khi vận động tranh cử, ông chỉ cần khẳng định “tôi là người biết xấu hổ” là dân tin được một nửa rồi.

Một số Bloggers đã có sáng kiến truy tìm xem điều gì là điển hình cho nỗi QUỐC NHỤC? Các anh em ấy đã tìm thấy cội nguồn sức mạnh của một dân tộc là ở sự biết nhục, biết xấu hổ, trong đó có những ý kiến rằng nỗi Quốc nhục thì có nhiều, nhưng phải tìm ra “nỗi nhục Mẹ” sinh ra các “nỗi nhục Con”, hoặc gợi ý “nỗi nhục lớn nhất là không biết nhục”…, nhưng cuộc trưng cầu ý kiến không thấy kết thúc, vì xúm nhau vào tìm “Quốc hoa” thì được, tìm Quốc nhục là phạm húy chăng? Để cho “cả một bầy Sâu” lũng đoạn xã hội, làm nhục đất nước mà những người tử tế, thậm chí có học mà đành khoanh tay thở dài thì đây là Quốc nhục hay là Quốc vinh?

Lại xin trở về với ấn tượng “một bầy Sâu”. Ai cũng biết câu “Con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng với tôi câu ấy gợi một lần trải nghiệm khó quên. Một lần vợ tôi bận việc, tôi xung phong nấu cơm. Tôi chuẩn bị giã cua, gọt mướp, nhặt rau đay tinh tươm. Bữa cơm dọn ra, tôi thầm nghĩ thế nào cũng được vợ khen. Chẳng ngờ khi mở vung nồi canh thì thấy một chú sâu xanh lẹt chết, còn bám chặt vào mặt dưới chiếc vung nồi canh. Tôi chỉ còn biết xin lỗi vợ về sự bất cẩn. Cũng chẳng cần biết con sâu có “can dự” trực tiếp vào nồi canh bên dưới không, nhưng chúng tôi đành đổ phắt cả nồi canh cua đi, ngồi ăn cơm trộn nước mắm, sau này mỗi lần bất giác nhớ lại vẫn ghê cả người. Bây giờ tưởng tượng có một bầy sâu đang sống ngoay ngoảy, con cựa trong nồi, con bò quanh bát thì cơm ngon canh ngọt gì mà nuốt cho được? Tôi tin rằng những người có tâm hồn nhạy cảm, cả một đời sống trong sạch, thiết tha yêu đất nước quê hương, trước những cảnh ghê tởm hiện nay trong xã hội cũng có cảm giác rùng mình như tôi trong bữa cơm có sâu ấy. Nhiều người tâm đắc với bài thơ “Tổ quốc rùng mình trong cơn nhậu nhẹt” của nhà thơ Bùi Minh Quốc là vì vậy.

Chúng tôi tin là ông có quyết tâm trừ Sâu, nhưng “mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên… tử” phải không thưa ông? Thiên tử (con Trời) là Vua, bây giờ là Vua tập thể, trong tập thể Vua ấy có những ai thuộc họ nhà Sâu?

Sâu bọ đã nảy sinh từ lâu, trước ông đã nhiều người đã muốn diệt trừ chúng mà chịu bó tay. Hãy ví dụ Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông có thể còn điều này điều kia đáng trách, nhưng ai cũng biết ông không hề dính vào bọn “Sâu”, không cho con sang Mỹ, không có đô la gửi Thụy Sĩ, không đưa con vào ngôi vị cao…, nghĩa là ông rất có tư cách để khai chiến với lũ Sâu mà còn bất lực than thở: Sâu từ vai trở xuống thì may còn trị được, chứ Sâu từ vai trở lên đỉnh đầu thì đành xin hàng!

Có vị Bộ trưởng bị đem kiểm điểm đã thú thật: Tôi có lỗi, nhưng đồng chí khác có lên thay thì cũng thế thôi. Cái “cơ chế của ta” nó thế.

Phó thủ tướng người xứ Nghệ thì nói huỵch toẹt cho dễ hiểu: Cứ “chặt chém” (chém sâu) thẳng tay thì bầu cũng không kịp (tức là người số tử tế bổ sung vào không thể nhiều bằng số Sâu sinh ra), thế thì Quốc hội kỳ này có bầu được toàn những “người đủ tài đủ đức”, thì chiểu theo nhận định của ông Sinh Hùng, số “tài đức” ấy cũng chỉ làm cho đội ngũ của “bầy sâu” được đông đảo thêm mà thôi.

Chấp nhận như vậy thì trừng trị cũng vô ích thật, “tốc độ tăng trưởng” của bầy sâu bao giờ cũng cao hơn cùng kỳ khóa trước! Để củng cố thêm cho nhận định sắc như dao của ông Sinh Hùng, Bộ Chính trị cũng nói thẳng là trong vụ thất thoát 84.000 tỷ đồng của Vinashin chưa thấy có ai đáng phải kỷ luật cả. Thế là rất rõ, xin quán triệt.

Cứ với “tốc độ tăng trưởng” của bầy Sâu như vậy thì chẳng mấy chốc mối lo ngại“như vậy mai kia, người ta nói là cả một bầy sâu, tất cả là sâu hết” e dễ thành hiện thực lắm. Và khi ấy điều lo lắng tiếp theo của ông “Một bầy sâu là chết cái đất nước này” cũng thành hiện thực nốt. Rất rõ, “chết” theo cả nghĩa đen.

Dân chúng tán thưởng lời phát biểu có nét mới của ông nhưng cũng thoáng thấy trong quyết tâm có phảng phất chút gì lo ngại cho tương lai, biết đâu “mai kia tất cả thành sâu hết”…. Khó thế, đến nhân vật thứ nhì trong hệ thống quyền lực (là nói thứ nhì trong Bộ Chính trị, chứ Quốc hội thì quyền lực nỗi gì) còn không trị được Sâu, thì Sâu phải bự phải mạnh hơn “ông thứ nhì” này? Vậy nó là ai hoặc những ai?

Nếu những kẻ gây hại chỉ là Sâu thì cớ sao không diệt được? Sâu ấy phải có tiền mua được tay chân, phải có quyền bắt người vào tù, phải chiếu được hào quang làm người dân lóe mắt, phải biết ngụy trang lúc ẩn lúc hiện, lúc là thánh thiện lúc là ma cô…, chắc phải như vậy thì con người mới phải sợ Sâu, đến nỗi người có quyền lực nhất nhì cũng chịu bó tay.

Thưa ông Trương Tấn Sang, vì cảm được nỗi khó khăn, lắt léo, ma quái trong cuộc trừ Sâu nên trong một bài thơ tôi đã phải gọi con “Sâu bự” ấy là con “QUỶ SỨ” tai ác nằm trong đống rơm, ai cũng trông thấy mà vẫn như không thấy gì cả, cả xã hội cứ chơi hoài một trò Ú tim. Bài thơ làm đã hơn 20 năm nay, mà lúc ấy còn đăng được trên một tờ báo của ngành Tư Pháp.

Xin đưa lại bài thơ này để ông đọc cho vui, như lời chia sẻ có ý nghĩa nhất của tôi với vị đại biểu Quốc hội vừa trúng cử Trương Tấn Sang, người có lời phát biểu đầy ấn tượng, hợp lòng dân hiếm thấy. Tuy thấu hiểu khó khăn, nhưng tôi cũng học nhạc sĩ Tô Hải, thêm một lần hy vọng, vì dẫu sao “đề án diệt sâu” của ông vẫn còn để ngỏ, hiệu quả ở phía trước còn tùy thuộc nơi biện pháp và bản lĩnh của tác giả, tùy thuộc quyết tâm và sự gắn bó với nhân dân.

Trước khi dừng bút xin gửi ông một lời hy vọng chân thành.

Kính thư

Đà Lạt 24-5-2011

H. S. P.


Tìm con Quỷ sứ

Con Quỷ nằm giữa Đống Rơm
Một đoàn đốt đuốc lom khom đi tìm
Đuốc soi sáng cả lỗ kim
Mà con Quỷ sứ vẫn tìm chẳng ra
Miệng người lớn tiếng hò la
Tay người như chớp nhặt quà Quỷ ban
Con Quỷ hở một ngón chân
Chục anh xúm lại rút rơm che liền
Thính tai, nghe Đống Rơm truyền:
- “Để rơm bén lửa thì phiền với ông!”

Hà Sĩ Phu

(Đã đăng báo Tư pháp LĐ tháng 10-1987

và báo Doanh nghiệp tháng 11-1993)


Nguồn: http://boxitvn.wordpress.com/2011/05/27
 
Thông Báo
Phân ưu: Nữ tu Therese Cecilia Đỗ Thanh Hương, OP., mới qua đời
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
23:24 26/05/2011
Phân Ưu
Được tin
Sr. Therese Cecilia Đỗ Thanh Hương, OP
được Chúa gọi về ngày 23 tháng 5 năm 2011.

Chương Trình Cầu Nguyện và Thánh lễ cho linh hồn Sơ Therese Cecilia
Thứ Năm, Ngày 26 tháng 05, 2011 3:00 – 4:00 chiều:
-Nghi thức Phát Tang & Giờ Cầu Nguyện riêng của Nhà dòng & gia đình
tại Nhà quàn Geo H. Lewis, 1010 Bering Dr., Houston, Texas 77057
-6:30 – 9:00 tối Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn Sơ Therese Thanh Hương
tại Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo: 10612 Kingspoint Rd., Houston, Texas 77075
Thứ Sáu, Ngày 27 tháng 05, 2011 3:00 chiều Giờ Cầu Nguyện riêng của Nhà dòng
-7:00 tối Thánh Lễ cầu cho linh hồn Sơ Therese Thanh Hương tại Tu viện Trụ Sở Tỉnh dòng
5250 Gasmer Drive, Houston, Texas 77035, 713. 723-8250

Thứ Bảy, Ngày 28 tháng 05, 2011 10:00 sáng
- Thánh lễ An Táng cho linh hồn Sơ Therese Thanh Hương tại Tu viện Trụ Sở Tỉnh dòng
5250 Gasmer Drive, Houston, Texas 77035, 713. 723-8250
-Nghi thức Tiễn Đưa tại Earthman Resthaven Cemetery
13102 North Freeway, Houston, Texas 77060

Liên Đoàn chân thành chia buồn cùng tang quyến và Tỉnh dòng.
Nguyện xin Thiên Chúa thương ban cho Linh Hồn Sơ Therese Cecilia Thanh Hương
được hưởng nhan Thánh Chúa trên Thiên Quốc muôn đời.

Thành kính
Chủ Tịch Liên Đoàn CGVNHK
 
Tin Đáng Chú Ý
Con giun xéo lắm cũng quằn: Nông dân đặt bom nổ tung công sở nhà nước
Thanh Huyền
10:20 26/05/2011
Ba quả bom đã phát nổ tại thành phố Phúc Châu ở Đông Nam Hoa Lục vào sáng ngày hôm nay thứ Năm 26/05/2011. Tân Hoa Xã nhìn nhận những vụ nổ này do một nông dân gây ra vì căm phẫn sau khi bị tòa án điạ phương xử bất công. Ít nhất 2 người chết và 6 người khác bị thương.

Vụ nổ thứ nhất xảy ra tại bãi đậu xe trước văn phòng Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Phúc Châu. Vụ thứ hai xảy ra ngay bên trong công sở của một cơ quan nhà nước. Vụ thứ ba xảy ra tại bãi đậu xe trước văn phòng Kiểm Dịch Thực Phẩm tỉnh. Ba vụ nổ này diễn ra liên tiếp trong vòng từ 9:18 đến 9:45 sáng. Các cột khói đã bao trùm các công sở bị tấn công.

Trong vụ nổ tại bãi đậu xe trước văn phòng Viện Kiểm Sát Nhân Dân, một chiếc Volkswagen AG Santana bị phá hủy hoàn toàn. Tân Hoa Xã cho biết ít nhất 10 chiếc xe khác bị hư hại nghiêm trọng. Các cửa kính của Viện Kiểm Sát Nhân Dân bị vỡ tan nát đầy đường phố.

Tân Hoa Xã gọi vụ này là một “sự cố quần chúng”. Giáo sư Xã Hội Học Sun Liping của Đại Học Tsinghua ở Bắc Kinh viết trên tờ Economic Observer hôm 25/2 là những “sự cố quần chúng” (bao gồm đình công, biểu tình phản đối, và bạo loạn) đã tăng gấp đôi số vụ việc diễn ra trong năm 2006. Năm 2010, toàn Hoa Lục đã xảy ra ít nhất 180,000 lần nhân dân xung đột bằng bạo lực với các cơ quan công lực.

Nguyên do chủ yếu là do cách biệt xã hội, chênh lệch giàu nghèo quá xa giữa người dân bình thường và bọn đảng viên cộng sản; và tình trạng tham nhũng, bất công, hối mại quyền thế và vô đạo của bọn cầm quyền.
 
Văn Hóa
Joplin ơi!
Nguyễn-Phương-Lan
17:07 26/05/2011

Trị trấn Joplin cách Carthage nơi Dòng Đồng Công thường tổ chức Ngày Thánh Mẫu hàng năm khoảng nửa giờ lái xe và rất nhiều khách hành hương năm nào cũng ghé Joplin để thuê phòng ngủ vì nới đây có nhiều Hotel hơn Carthage.

Cơn lốc xoáy kinh hoàng gây tang tóc
Giữa đêm trường tiếng khóc lóc thảm thương
Joplin xưa nay biến thành bình địa
Cảnh hoang tàn đổ nát thật thê lương !
Nhớ bao năm đều mướn phòng khách sạn
Mỗi lần vế với Mẹ tại Car – tha - ge
Ngày Thánh Mẫu tưng bừng đầu tháng tám
Khách hành hương tràn ngập Joplin xưa
Thành phố ấy còn in bao kỷ niệm
Quên sao được những dẫy phố thân thương ?
Hotel nào cũng chẳng còn chỗ trống
Khi ra về phải giữ chỗ … năm sau
Bao tin tức truyền hình gây xúc động
Bao sinh mạng oan ức đã ra đi ?
Bao gia đình bỗng sinh ly tử biệt ?
Bao mái ấm nay biến thành gỗ vụn ?
Bút mực nào tả hết cảnh thương đau ?
Chỉ xin Chúa ủi an người sầu khổ
Những nạn nhân xấu số bớt bi ai ….
Joplin ơi ! Hẹn có ngày tái ngộ !

(Seattle)

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tháng Hoa
Nguyễn Bá Khanh
21:41 26/05/2011
THÁNG HOA
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Tháng Năm dâng tiến hoa lòng
Dâng lên Trinh Nữ bông hồng thắm tươi
Đời người Tín hữu vui cười
Nhìn lên Mẹ thánh vẹn mười niềm tin.
(Trích thơ của Nam Giao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền