Ngày 25-05-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 26/5: Ai trọng nhất - Suy Niệm của Lm Nguyễn Trọng Thiên, SVD – Kinh Thánh Giuse
Giáo Hội Năm Châu
05:07 25/05/2021

Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 25-May-2021 theo giờ Việt Nam

PHÚC ÂM: Mc 10, 32-45

“Giờ đây chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, các môn đệ và Chúa Giêsu lên đường đi Giêrusalem, Chúa Giêsu dẫn đầu đi trước họ, và các ông hết sức bỡ ngỡ, những người theo sau thì sợ hãi. Người gọi mười hai ông lại gần và nói cho các ông biết những gì sẽ xẩy đến cho Người: “Giờ đây chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế, các luật sĩ và các kỳ lão. Họ sẽ kết án tử hình Người và nộp Người cho dân ngoại. Họ sẽ nhạo cười Người, phỉ nhổ vào Người, đánh đòn và giết Người, và ngày thứ ba Người sẽ sống lại”.

Giacôbê và Gioan, con ông Giêbêđê, đến gần Người và thưa Người rằng: “Lạy Thầy, chúng con muốn Thầy ban cho chúng con điều chúng con sắp xin Thầy”. Người đáp: “Các con muốn Thầy làm gì cho các con?” Các ông thưa: “Xin cho chúng con một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong vinh quang của Thầy”. Chúa Giêsu bảo: “Các con không biết các con xin gì. Các con có thể uống chén Thầy sắp uống và chịu cùng một phép rửa Thầy sắp chịu không?” Các ông đáp: “Thưa được”. Chúa Giêsu bảo: “Chén Thầy uống, các con cũng sẽ uống, và phép rửa Thầy sắp chịu, các con cũng sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì không thuộc quyền Thầy ban, nhưng là dành cho những ai đã được chỉ định”. Mười môn đệ khác nghe chuyện đó liền bực tức với Giacôbê và Gioan. Chúa Giêsu gọi các ông lại gần mà bảo: “Các con biết rằng những người được coi là lãnh tụ các nước thì sai khiến dân chúng như ông chủ, và những người làm lớn thì lấy uy quyền mà trị dân. Còn các con không như thế. Trái lại, ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy tự làm đầy tớ anh em. Và ai muốn thành người cầm đầu trong các con, thì hãy tự làm nô lệ cho mọi người. Vì chính Con Người cũng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người”.

Đó là lời Chúa.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:23 25/05/2021

5. Con nên từ bỏ mình và vác thánh giá đi theo Đức Chúa Giê-su. Lời này, có rất nhiều người nghe không lọt tai. Họ phải biết đến ngày phán xét còn có rất nhiều lời khó nghe, đó là lời mà Đức Chúa Giê-su nói với người dữ: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt ta mà vào lửa đời đời".

(sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:31 25/05/2021
56. NGUYỆT THÔ THIỂN CỦA NHÀ TÔI

Có người nọ khi nói chuyện với người khác thì thường dùng chữ thô thiển để nói lên lòng tự khiêm của mình…

Một hôm, ông ta làm tiệc mời khách, đúng lúc đang ăn thì mặt trăng xuất hiện, khách khứa rất vui vẻ phấn khởi nói:

- “Đêm nay mặt trăng月 (1) rất đẹp.”

Người ấy vội vàng cung kính chấp tay nói:

- “Không dám, không dám, đây chỉ là Nguyệt nhi thô thiển của nhà tôi mà thôi.”

(Tiếu Đắc Hảo)

Suy tư 56:

Thói quen dùng chữ thô thiển hay thói quen dùng chữ tục tỉu thì cũng giống nhau, có khác chăng là nội dung của nó mà thôi…

Có người dùng chữ thô thiển để nói lên lòng khiêm hạ của mình; có người có thói quen mở miệng là nói lời tục tỉu làm mất dần nhân cách của mình, nhất là những người có địa vị trong giáo hội và xã hội.

Thói quen dùng chữ thô thiển và tục tỉu thì giống như tiếng đàn mở đầu cho bài hát: đàn đúng tông đúng điệu thì ca sĩ mới có thể nhập hồn và nhập xác vào bài ca. Cũng vậy, mở lời mà quá tự khiêm hạ quên mất mình là ai trước mặt mọi người thì chưa chắc là khiêm tốn, nhưng là nhu nhược; mở lời mà “đệm” ngay một câu tục tỉu thì nhân cách của mình sẽ bị vấy lên một vết chàm, khó mà rửa sạch nếu không để ý và quyết tâm sửa đổi.

Có người khi nói chuyện thì muốn tỏ ra mình có cả bụng tiếu lâm, nên nói những câu hàm chứa ý tục tỉu để người nghe cười cho vui; có người mở miệng ra là chửi bới thóa mạ (dù

(1) 月 là nguyệt, nghĩa là mặt trăng và cũng là tên của con gái.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô gợi ý về những thay đổi lớn sắp xảy ra trong Giáo triều Rôma
Đặng Tự Do
00:57 25/05/2021
Nhiều nguồn tin đã nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với các giám mục Ý rằng sẽ sớm có một vị tổng trưởng mới của Bộ Phụng tự và việc bổ nhiệm có thể được đưa ra sớm nhất vào ngày 25 tháng Năm.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp các giám mục Ý khi các ngài đang họp phiên khoáng đại lần thứ 74 của họ. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đọc diễn văn khai mạc hội nghị và sau đó tổ chức một cuộc thảo luận cởi mở với các giám mục.

Chính trong phiên họp kín này, Đức Giáo Hoàng đã cho biết trước một số quyết định sắp tới của mình, và đề cập rõ ràng về việc bổ nhiệm vị tổng trưởng mới của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích.

Vị trí này đã bị bỏ trống kể từ khi Đức Giáo Hoàng chấp nhận Đức Hồng Y Robert Sarah nghỉ hưu vào ngày 20 tháng 2.

Sau khi Đức Hồng Y Robert Sarah nghỉ hưu khỏi chức vụ Tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, câu hỏi lớn xung quanh Vatican là ai sẽ thay thế vị trí của ngài.

Các nguồn tin thông thạo nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ xem xét ba lựa chọn khả thi.

Đầu tiên là việc Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ nâng Tổng Giám mục Arthur Roche, 70 tuổi, từ thư ký của bộ lên làm tổng trưởng.

Đức Tổng Giám Mục Roche được Đức Bênêđíctô XVI bổ nhiệm làm Thư ký Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích vào năm 2012. Trước đó, ngài là chủ tịch của Ủy ban Quốc tế về Phụng vụ của Anh từ năm 2002 đến năm 2012. Ngài cũng từng là Giám Mục Phụ Tá của Westminster từ 2001 đến năm 2002, Giám mục phó của giáo phận Leeds từ 2002 đến 2004, và Giám mục Leeds từ 2004 đến 2012.

Trong triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài là người đi giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Hồng Y Sarah trong các vấn đề phụng vụ. Ngài được giao phó viết bài bình luận cho Tự Sắc Magnum Principium – Nguyên tắc Chính yếu, trong đó chuyển giao trách nhiệm dịch các bản văn phụng vụ cho các hội đồng giám mục khu vực và quốc gia. Bản nhận xét này được đưa ra cùng với việc công bố Tự Sắc.

Vào năm 2019, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Roche làm thành viên của nhóm xem xét các kháng cáo về delicta graviora, tức là những tội ác nghiêm trọng thuộc trách nhiệm phán quyết của Bộ Giáo lý Đức tin, bao gồm cả tội lỗi lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên.

Lựa chọn thứ hai là Đức Cha Claudio Maniago, Giám Mục giáo phận Castellaneta. Đức Cha Maniago, 62 tuổi, là chủ tịch Ủy ban phụng vụ của Hội đồng Giám mục Ý từ năm 2015. Với cương vị đó, ngài giám sát bản dịch mới sang tiếng Ý của Sách lễ Rôma, trong đó có phiên bản mới của Kinh Lạy Cha.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Maniago làm thành viên của Bộ Phụng tự vào năm 2016.

Lựa chọn thứ ba sẽ là Đức Cha Vittorio Viola, Giám Mục giáo phận Tortona. Một thành viên của Dòng Anh Em Hèn Mọn, Đức Cha Viola, 55 tuổi, đã trở thành giám mục từ năm 2014.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nâng Cha Viola lên hàng giám mục lên từ vị trí của ngài là chủ tịch của Assisi Caritas. Ngài cũng từng là Bề trên dòng Phanxicô tại Vương cung thánh đường Đức Maria Nữ vương các Thiên thần ở Assisi. Ngài quen biết Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến thăm Assisi vào ngày 4 tháng 10 năm 2013, khi ngài ngồi bên cạnh Đức Thánh Cha trong một bữa ăn trưa với người nghèo.

Trước đó ngài được Đức Cha Luca Brandolini, một trong những cộng tác viên thân cận nhất của Đức Tổng Giám Mục Annibale Bugnini, truyền chức linh mục.

Đức Cha Viola cũng là bạn thân của Đức Cha Domenico Sorrentino của Assisi, người từng là thư ký của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích từ năm 2003 đến năm 2005.

Được biết, Đức Thánh Cha Phanxicô đánh giá cao cách Đức Cha Viola tái tổ chức các giáo xứ ở Tortona, và ngài đã thể hiện kỹ năng ra những quyết định mạnh mẽ. Truyền thông Ý cho rằng Đức Cha Viola nằm trong số các ứng viên cho chức vụ Tổng giám mục Genova. Tuy nhiên, vào ngày 8 tháng 5 năm ngoái 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn một tu sĩ Dòng Phanxicô ở Genoa, là Cha Marco Tasca làm Tổng Giám Mục Genoa. Nay truyền thông Ý giải thích quyết định này của Đức Thánh Cha là vì ngài quyết định gọi Đức Cha Viola đến Vatican.
Source:Catholic News Agency
 
Một linh mục bị giết và một người khác bị bắt cóc ở miền bắc Nigeria
Đặng Tự Do
16:37 25/05/2021


Một linh mục bị giết và một người khác bị bắt cóc. Đây là tổn thất từ vụ tấn công do những kẻ vũ trang không rõ danh tính gây ra nhắm vào giáo xứ Thánh Vincent Ferrer ở Malunfashi, thuộc Bang Katsina, phía bắc Nigeria.

Linh mục bị sát hại là Cha Alphonsus Bello, trong khi người bị bắt cóc là Cha Joe Keke. Nhóm người có vũ trang, xông vào giáo xứ vào đêm 20 tháng 5, đã bắn một số phát súng và làm bị thương một số người. Cha Mike Umoh, Giám đốc Truyền thông Xã hội Quốc gia của Hội Đồng Giám Mục Nigeria, xác nhận tin này với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc và nói rằng bọn tội phạm đã đặt thi thể của Cha Alphonsus Bello trên mảnh đất nông trại phía sau trường đào tạo giáo lý viên, trong khi số phận của Cha Joe Keke vẫn còn là một ẩn số.

Cha Umoh cho biết: “Đêm 20 tháng 5, một trong những giáo xứ ở giáo phận Sokoto – là nhà thờ Công Giáo Thánh Vincent Ferrer ở Malunfashi, thuộc bang Katsina - đã bị tấn công bởi các tay súng không xác định. Hai linh mục bị bắt cóc, Cha Joe Keke và Alphonsus Bello. Cha Keke, cựu chánh xứ, khoảng 70 tuổi trong khi cha Bello, linh mục chánh xứ hiện nay bị sát hại chỉ ở tuổi ba mươi. Sáng 21 tháng 5, thi hài của Cha Alphonsus Bello đã được tìm thấy chết trên khu đất nông nghiệp phía sau Trường Huấn luyện Giáo lý viên. Chúng tôi không biết cha Joe Keke ở đâu. Cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa liên lạc được với những kẻ bắt cóc”. Trong khi đó, một nguồn tin đáng tin cậy từ giáo phận Công Giáo Sokoto cho biết vị linh mục quá cố thuộc về Tổng giáo phận Kaduna, nhưng đã di chuyển đến giáo phận Sokoto và sống tại giáo xứ Malumfashi ở Katsina.
Source:Fides
 
Tổng thống Malta: Tôi thà từ chức còn hơn ký dự luật phá thai
Đặng Tự Do
16:38 25/05/2021


Tổng thống Malta tuần này cho biết ông thà từ chức còn hơn ký dự luật cấm phá thai.

George Vella, một bác sĩ y khoa đã giữ chức tổng thống của đất nước từ năm 2019, đã đưa ra bình luận trên với NETnews vào ngày 17 tháng 5.

Theo Times of Malta, tổng thống Vella nói: “Tôi sẽ không bao giờ ký một dự luật liên quan đến việc cho phép giết người”.

“Tôi không thể ngăn hành pháp quyết định, điều đó phụ thuộc vào quốc hội. Nhưng tôi có quyền tự do, nếu tôi không đồng ý với một dự luật, tôi từ chức và về nhà, tôi không có vấn đề gì khi phải làm như thế”.

Tổng thống Vella đã phát biểu như trên sau khi nghị sĩ độc lập Marlene Farrugia đưa ra một dự luật tại quốc hội vào ngày 12 tháng 5 nhằm tìm cách hợp phá hóa việc phá thai, đây là dự luật đầu tiên thuộc loại này ở quốc gia Địa Trung Hải.

Dự luật đề xuất loại bỏ ba điều khoản khỏi bộ luật hình sự của Malta, theo đó bất kỳ ai tìm kiếm hoặc giúp đỡ phá thai có thể bị kết án lên đến ba năm tù, mặc dù các vụ truy tố như thế không phổ biến.

Khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng có những trường hợp nên được cho phép phá thai hay không, vị tổng thống 79 tuổi nói: “Bạn chỉ có thể hoặc là giết hoặc là không giết, không thể có việc giết một nửa. Tôi rất rõ ràng, không có nhưng nhị gì ở đây cả”.

Hai đảng chính ở Malta, một quần đảo ở trung tâm Địa Trung Hải với dân số nửa triệu người, đã phát đi tín hiệu phản đối dự luật của nghị sĩ độc lập Marlene Farrugia.

Đảng Lao động cho biết họ sẵn sàng thảo luận về việc không hình sự hóa việc phá thai nhưng không muốn đưa vấn đề này ra một cuộc bỏ phiếu của quốc hội.

Đảng Quốc dân cho biết họ sẽ không bao giờ ủng hộ việc hợp pháp hóa phá thai bởi vì họ đề cao quyền sống từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên.

Năm 1990, Quốc vương Baudouin, nguyên thủ quốc gia của Bỉ, tuyên bố rằng ông sẽ không ký dự luật tự do hóa phá thai. Vào ngày 4 tháng 4 năm đó, ông từ chức trong khi các thành viên của chính phủ ký dự luật thành luật, ông lại đảm nhiệm chức vụ của mình 36 giờ sau đó.

Hơn 90% dân số Malta là người Công Giáo đã rửa tội.

Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna của Malta ngày 13 tháng 5 nói rằng việc hợp pháp hóa phá thai sẽ là một bước lùi.

Theo Times of Malta, ngài nói:

“Cung lòng của người mẹ là một cái gì đó thân thương và thánh thiện, chính ở đó mà sự sống của con người mới có thể phát triển được. Chúng ta hãy cầu nguyện rằng cung lòng vẫn là một nơi sống chứ không phải nơi giết chóc diễn ra”.
Source:Catholic News Agency
 
Phương pháp điều trị ngăn ngừa tự tử của Đại học Công Giáo dành cho những ai chán sống
Đặng Tự Do
16:39 25/05/2021


Catholic University of America, tức là Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, đã thông báo trong tuần này rằng một biện pháp can thiệp để ngăn chặn tự tử được phát triển bởi một trong những giáo sư tâm lý của trường đã hoạt động tốt trong một phân tích tổng hợp gần đây.

Giáo sư David Jobes thuộc khoa tâm lý học của trường đã tạo ra chương trình “Đánh giá hợp tác và Quản lý tình trạng tự tử”, gọi tắt là CAMS, đó là “một khung trị liệu” để điều trị bệnh chán sống, trường đại học cho biết trong một thông cáo báo chí ngày 17 tháng 5.

Một phân tích tổng hợp gần đây về các thử nghiệm lâm sàng đã xác định rằng chương trình của Jobes “hỗ trợ tốt trong việc giảm ý định tự tử theo các tiêu chí của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh”. Khung trị liệu này hoạt động tốt hơn các biện pháp can thiệp khác trong các thử nghiệm.

Jobes cho biết trong một tuyên bố vào thứ Hai, “Chúng tôi rất vui mừng với những phát hiện của phân tích tổng hợp này”.

Trường đại học cho biết phương pháp CAMS “nhanh chóng làm giảm ý nghĩ tự tử và giảm các triệu chứng chung của đau khổ, trầm cảm và tuyệt vọng”. Nhà trường nói thêm rằng CAMS nhấn mạnh sự hợp tác với bệnh nhân, thu hút họ như một “đồng tác giả” trong kế hoạch điều trị của riêng họ.

Jobes cho biết gần 20,000 bác sĩ lâm sàng đã được đào tạo về CAMS cho đến nay và nói thêm rằng ông hy vọng “sẽ đào tạo thêm nhiều người nữa để chúng tôi có thể giúp giảm đau khổ và tử vong liên quan đến tự tử trên khắp thế giới”.

Điều oái oăm là trong khi tại Hoa Kỳ phương pháp cứu mạng của Giáo sư David Jobes có thể mang đến cho ông những danh tiếng thì ở một số quốc gia khác liệu pháp ngăn chặn tự tử của ông có thể khiến ông phải vào tù ra khám.

Thực thế, các nhà hoạt động LGBT ở Ái Nhĩ Lan và Bắc Ái Nhĩ Lan đã đưa ra một dự luật chống lại “liệu pháp chuyển đổi” phỏng theo một dự luật đã được thông qua và ký thành luật tại tiểu bang Victoria của Úc Đại Lợi.

Liệu pháp chuyển đổi được định nghĩa là “một thực hành hoặc hành vi hướng tới một người, cho dù có hoặc không có sự đồng ý của người đó trên cơ sở khuynh hướng tình dục hoặc bản sắc giới tính của người đó; và nhằm mục đích thay đổi hoặc ngăn chặn xu hướng tình dục hoặc bản sắc giới tính của người đó; hoặc khiến người đó thay đổi hoặc ngăn chặn xu hướng tình dục hoặc bản sắc giới tính của họ.”

Tất cả các “liệu pháp chuyển đổi” đều bị cấm. Nếu ai đó yêu cầu mục sư, linh mục hoặc một người bạn Kitô hữu cầu nguyện cho họ để ham muốn tình dục hoặc chứng rối loạn giới tính của họ có thể được thay đổi, thì mục sư, linh mục hoặc bạn bè đó có nguy cơ phạm tội. Điều này cũng áp dụng cho các bậc cha mẹ đang cầu nguyện cho con cái của họ — hoặc thậm chí đang dạy con cái họ rằng những biểu hiện ham muốn tình dục vô luân là không phù hợp.

Trong nền văn hóa sự chết, liệu pháp ngăn chặn tự tử của Giáo sư David Jobes cũng có thể bị diễn dịch là thay đổi hoặc ngăn chặn xu hướng muốn chết của người khác.
Source:Catholic News Agency
 
Nhận định của Cha Raymond J. de Souza về việc bổ nhiệm tân Giám Mục Hương Cảng
J.B. Đặng Minh An dịch
17:44 25/05/2021

Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada. Ngài đã có một bài phân tích đăng trên tờ First Things ngày 24 tháng Năm, 2021, là ngày thế giới Công Giáo cầu nguyện cho Giáo Hội tại Hoa Lục.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

A New Bishop For Hong Kong

by Raymond J. de Souza

Một tân Giám Mục cho Hương Cảng


Năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã thiết lập “ngày cầu nguyện cho Giáo hội ở Trung Quốc” vào ngày 24 tháng 5 hàng năm. Ngày đó được đánh dấu ở Trung Quốc là ngày lễ Đức Mẹ Xà Sơn, một đền thờ ở Thượng Hải dành để kính Đức Mẹ là quan thầy của quốc gia này. Ở nhiều nơi khác nhau trong Giáo hội hoàn vũ, ngày này là ngày lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu. Năm nay, ngày cầu nguyện này trùng hợp thật vui mừng với ngày lễ Đức Maria, Mẹ Giáo hội, rơi vào Thứ Hai sau Lễ Hiện Xuống.

Có nhiều điều để cầu nguyện. Người Công Giáo Trung Quốc là một đàn chiên bị coi thường, và vị mục tử mới của họ sẽ sớm phải đối mặt với bầy sói hung hãn. Tuần trước, Cha Stêphanô Châu Thủ Nhân (Chow Sau-yan, 周守仁 ) được bổ nhiệm làm giám mục mới của Hương Cảng. Ngài miễn cưỡng nhận công việc này đến nỗi ngài sẽ không nhậm chức cho đến tháng 12 tới đây, mặc dù các quy tắc giáo luật thông thường yêu cầu ngài phải bắt đầu sau bốn tháng.

Giáo hội có thể ấn định ngày được tấn phong cho ngài. Chế độ cộng sản Bắc Kinh sẽ ấn định ngày bắt giam ngài. Vatican sẽ khôn ngoan hơn khi sử dụng thời gian từ bây giờ cho đến lúc đó để quyết định xem mình sẽ giải quyết tình huống đó như thế nào. Tương lai của Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc có thể phụ thuộc vào điều đó.

Chế độ của đại đế Tập Cận Bình đã thể hiện rõ ràng rằng họ có ý định nghiền nát bất cứ tàn dư nào của tự do tôn giáo còn sót lại ở Trung Quốc. Các cuộc đàn áp Pháp Luân Công được nhiều người biết đến. Các trại tập trung dành cho người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ được quốc tế ghi lại. Các biện pháp chống Kitô Giáo đã bao gồm những hành vi phạm thánh (như buộc các nơi thờ phượng phải treo hình ảnh của Tập Cận Bình), cho đến các thủ thuật tẩy não tinh vi (như nhấn mạnh rằng các tài liệu giáo lý phải tuân theo các nguyên tắc “Trung Hoa hóa” ), và cả các biện pháp chuyên chế (như triệt để cấm trẻ em đi nhà thờ).

Vị Giám mục Công Giáo Hương Cảng đã đột ngột qua đời vào tháng Giêng năm 2019. Vào tháng 9 năm 2018, Tòa Thánh và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã ký kết một thỏa thuận “tạm thời” và bí mật về việc bổ nhiệm các giám mục ở Trung Quốc. Ngay sau đó, quyền đối với các vấn đề tôn giáo ở Trung Quốc đã được chuyển giao cho Đảng Cộng sản Trung Quốc Thỏa thuận tạm thời, vẫn còn trong vòng bí mật, đã được gia hạn vào tháng 10 năm 2020. Như thế, trên thực tế, Tòa Thánh đã có một thỏa thuận với Đảng Cộng sản Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục.

Thỏa thuận tạm thời không áp dụng cho Hương Cảng, Ma Cao hoặc Đài Loan. Tuy nhiên, nó vẫn có thể ảnh hưởng đến họ. Lựa chọn đầu tiên của Tòa Thánh cho Hương Cảng là Giám Mục Phụ Tá Giuse Hạ Chí Thành (Ha Chi-shing, 夏志誠). Đức Thánh Cha Phanxicô được tường trình là đã chấp thuận việc bổ nhiệm ngài, nhưng sau đó đã thay đổi quyết định khi chính quyền Trung Quốc phản đối việc Đức Cha Hạ Chí Thành tham dự công khai các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm 2019. Vì vậy, cuộc tìm kiếm đã xảy ra để tìm một giám mục đủ Công Giáo đối với Tòa Thánh, nhưng không quá Công Giáo đối với Bắc Kinh. Vào ngày 17 tháng 5 năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắm đến một vị cùng Dòng Tên, Cha Châu Thủ Nhân, giám tỉnh hiện tại của Dòng Tên ở Trung Quốc.

Về cuộc bổ nhiệm giám mục này, Cha Nhân, thành thật đến mức rất lạ, tiết lộ rằng khi được hỏi vào tháng 12 năm ngoái, ngài đã từ chối việc bổ nhiệm. Rõ ràng những chiếc đinh vít sau đó đã được thắt chặt bởi vị Giáo Hoàng Dòng Tên và vị bề trên tổng quyền Dòng Tên, và cuối cùng Cha Nhân cũng phải chịu.

Người ta có thể đồng cảm với Cha Nhân. Bắc Kinh đã bãi bỏ một cách hiệu quả bảo đảm “một nước hai hệ thống” đối với quyền tự do hạn chế ở Hương Cảng. Các cuộc đàn áp ở cựu thuộc địa của Anh đã gia tăng, đặc biệt theo chiều hướng nhắm vào giới Công Giáo như trong trường hợp của Martin Lee và Jimmy Lai, hai người Công Giáo sùng đạo, nổi bật trong hàng lãnh đạo phong trào dân chủ Hương Cảng. Họ đã bị bỏ tù vào Thứ Sáu Tuần Thánh, trở thành nạn nhân của một phiên tòa trình diễn kiểu cũ của cộng sản. Đáp lại, Tòa Thánh giữ im lặng.

Đảng Cộng sản Trung Quốc biết hai sự thật về Tòa Thánh: Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ không bổ nhiệm một giám mục ủng hộ phong trào dân chủ, và ngài sẽ không công khai phản đối việc bỏ tù những người Công Giáo nổi tiếng. Bước tiếp theo là hiển nhiên. Liệu Tòa Thánh có phản đối không nếu giám mục Hương Cảng bị bỏ tù và Giáo hội địa phương bị chặt đầu một cách hiệu quả?

Bắc Kinh rất muốn kiểm tra xem họ có thể đi bao xa trong việc loại bỏ đời sống Công Giáo ở Trung Quốc. Vào tháng 7 năm 2012, Đức Cha Tađêô Mã Đại Thanh (Ma Daqin, 马达钦) được tấn phong làm Giám Mục Phụ Tá của Thượng Hải. Khi được tấn phong, ngài công khai từ chức khỏi “Hiệp hội Yêu nước”, là hiệp hội “Công Giáo” được Bắc Kinh dựng lên. Ngài bị bắt và bỏ tù ngay lập tức, và vẫn bị quản thúc cho đến ngày nay.

Thượng Hải là một giáo phận cực kỳ quan trọng ở Trung Quốc, nhưng Hương Cảng được kết nối quốc tế nhiều hơn với Giáo hội hoàn vũ. Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể làm ở Hương Cảng những gì đã làm ở Thượng Hải, thì đời sống Công Giáo ở Trung Quốc sẽ bị tổn hại trong nhiều thế hệ và bị Giáo hội hoàn vũ bỏ rơi.

Một ngày cầu nguyện cho người Công Giáo ở Trung Quốc là cần thiết. Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sớm kiểm tra xem những lời cầu nguyện đó có được ủng hộ bằng lời nói và quyết tâm kiên định ở Rôma hay không.
Source:First Things
 
ĐGM giáo phận Oakland California bị kẻ cướp dí súng đòi tiền và nhẫn Giám Mục
Nguyễn Long Thao
20:45 25/05/2021
OAKLAND (CBS SF) -Thứ Bảy vừa qua Đức Giám Mục Michael Barber của Giáo phận Oakland, bang California, trong lúc đi bộ và lần tràng hạt gần Nhà hát Paramount đã bị một kẻ cướp dí súng đòi tiền

Trong thánh lễ Chúa Nhật Hiện Xuống, Đức Cha Barber kể lại với giáo dân tham dự thánh lễ tại Nhà thờ Chính tòa Chúa Kitô về vụ cướp đáng sợ vào chiều thứ Bảy. Ngài nói:

“Tôi sẽ đề cập đến vấn đề này hôm nay và sau đó tôi sẽ im lặng. Hôm qua, lúc 3 giờ chiều, tôi đang đi dạo trên khu phố gần nhà vào buổi chiều và đọc kinh Mân Côi thì một người đàn ông đã rút súng chĩa vào tôi và nói 'Đưa tôi ví tiền của ông."

ĐGM Barber nói tiếp “ Trong thâm tâm tôi. Tôi nghĩ mạng sống của tôi có thể sớm kết thúc ở đây và tôi có thể trở thành nạn nhân mới của bạo lực súng ống ở Oakland.

“Tôi vô cùng sợ hãi. Tôi đã sợ. “Có lẽ thế này,” tôi nói… “ Chúa ôi vì tội lỗi của con, con xin lỗi,” ĐGM Barber kể tiếp. “Tôi lấy ví của mình ra và tôi run lên và kẻ cướp nói" Đưa tôi tiền mặt, đưa tiền mặt cho tôi. "Tôi đưa tiền cho anh ấy và sau đó anh ấy nhìn thấy chiếc nhẫn giám mục của tôi. Anh ấy nói "Hãy đưa tôi chiếc nhẫn đó."

"Tôi đã sợ. Tôi muốn sống, vì vậy tôi đã trao cho anh ấy chiếc nhẫn. Chiếc nhẫn mà tôi đeo đã được tổng giám mục thánh hiến khi tôi được phong làm giám mục. Chiếc nhẫn có nghĩa là tôi đã kết hôn với Giáo phận Oakland. Đối với tôi nó quý giá như chiếc nhẫn cưới của quý vị vậy. ”

ĐGM cho biết tay súng sau đó phóng đi trên một chiếc xe đạp. ĐGM Barber bị chấn động tâm lý nhưng không bị thương về thể xác.

Trong bài giảng, ĐGM Barber nói rằng Ngài hy vọng điều này không xảy ra với những giáo dân của mình, và ĐGM hứa sẽ tha thứ cho nghi phạm.

ĐGM nói: “Cách duy nhất chúng ta đánh bại, tội ác và hận thù là tuôn đổ tình yêu thương của Chúa Giê-su đến bất cứ nơi nào chúng ta thấy sự dữ tội ác, hận thù và những điều tương tự.

Sở cảnh sát Oakland cho biết họ đang tích cực điều tra vụ cướp có vũ trang này. Thành phố đã chứng kiến ​​số vụ cướp có vũ trang tăng 50% trong năm nay so với năm 2020.

Nguyễn Long Thao
 
Bốn người Công Giáo thiệt mạng trong cuộc tấn công quân sự vào một nhà thờ ở Myanmar
Thanh Quảng sdb
21:01 25/05/2021
Bốn người Công Giáo thiệt mạng trong cuộc tấn công quân sự vào một nhà thờ ở Myanmar

(Tin Vatican - Robin Gomes)

Quân đội Myanmar hôm thứ Hai 24/5/2021 đã nã súng vào một nhà thờ Công Giáo ở miền đông Myanmar, giết chết 4 thường dân đang trú ẩn tại đây vì cuộc giao tranh giữa quân đội và Lực lượng Phòng vệ Nhân dân.

Nhà thờ Thánh Tâm Giáo xứ Kayanthayar gần Loikaw, thủ phủ của bang Kayah, một khu vực có nhiều người Công Giáo cư trú và là mục tiêu của vụ tấn công vào rạng sáng ngày 24/5.

Tất cả những người thiệt mạng hoặc bị thương đều là người Công Giáo. Theo một thành viên kháng chiến địa phương, ngoài 4 người tử thương còn có 8 người bị thương. Theo tin của hãng Irrawaddy cho biết quân đội đã di tản các xác chết và thu dọn chỗ nhà thờ bị sập và thánh giá bị hư hại.

Hơn 300 người của ít nhất 60 gia đình đã phải lánh nạn trong khuôn viên nhà thờ vì những cuộc giao tranh vào cuối tuần qua giữa quân đội và một nhóm kháng chiến chống đảo chính được gọi là Lực lượng Phòng vệ Nhân dân Karenni (PDF).

Cha Soe Naing, phát ngôn viên của Giáo phận Loikaw, cho biết tất cả những người trú ẩn trong nhà thờ đã bỏ trốn vào thời điểm quân đội kiểm tra nhà thờ vào sáng 24/5. Cha cũng cho biết hàng nghìn người đã trú ẩn tại các nhà thờ, nhà xứ và các tu viện, vì họ nghĩ tại những nơi đó họ sẽ được an toàn.

Cha Soe Naing nói với hãng tin UCA: “Giáo hội đang hỗ trợ nhân đạo cho dân chúng, nhưng Giáo hội đang gặp khó khăn vì số lượng người di tản trong nước đang tăng vọt trước các cuộc chiến bùng nổ”. Người Công Giáo đã lên án các vụ tấn công vào các nhà thờ.

Cuộc chiến ngày càng gay gắt

Giao tranh đang diễn ra dữ dội ở các khu vực của các sắc dân như ở bang Karen, Kachin và Chin, nơi có đông người theo đạo Thiên chúa, khi quân đội đẩy mạnh cuộc tấn công chống lại du kích quân và các nhóm kháng chiến chống cuộc đảo chính của quân đội và chính quyền quân sự đã dùng máy bay chiến đấu và pháo hạng nặng để ngăn chặn các cuộc phản đối tại Kachin, nơi có 116.000 người Công Giáo trên một dân số 1,7 triệu người.

Theo báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc thì có khoảng 10.000 người đã di tản khỏi Kachin, trong khi hơn 42.000 người phải di cư khỏi bang Karen và hàng nghìn người đã phải di tản khỏi thị trấn Mindat ở bang Chin do tình trạng thù địch leo thang kể từ ngày 12/5. Nhiều người trong số những người di cư này đã tìm kiếm nơi trú ẩn ở các nước láng giềng.

Cuộc đảo chính

Myanmar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ cuộc đảo chính quân sự ngày 1 tháng 2 lật đổ chính phủ dân cử và bắt giữ các nhà lãnh đạo của chính quyền do bà Aung San Suu Kyi thành lập. Các cuộc biểu tình và một chiến dịch bất tuân quân luật nhằm chống lại cuộc đảo chính đã làm tê liệt nền kinh tế.

Quân đội coi chiến thắng áp đảo của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Suu Kyi trong cuộc bầu cử tháng 8 năm 2020 là gian lận. Một loạt các cáo buộc khác đã được đưa ra... Bà Suu Kyi, đã xuất hiện tại một tòa án đặc biệt ở thủ đô Naypyitaw, lần đầu tiên kể từ khi bà bị bắt. Lần hầu tòa duy nhất trước đây của bà qua video.

Sợ nội chiến

Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (Miến Điện), một tổ chức phi chính phủ cung cấp tài liệu và tổng kết thì các nạn nhân tử thương trong các cuộc biểu tình ở Myanmar, đã lên tới 824 người tính đến ngày 24 tháng 5.

Trong khi đó theo bà Christine Schraner Burgener, Đặc phái viên Liên Hợp Quốc ở Myanmar, hôm thứ Hai 24/5/2021 cảnh báo rằng quốc gia Đông Nam Á này có nguy cơ rơi vào một cuộc nội chiến. Bà ấy phát biểu trong một cuộc họp báo trực tuyến cho hay mọi người, thất vọng với quân đội và bạo lực quy mô lớn của các đảng phái và phe nhóm, đang bắt đầu tự trang bị để chống lại chính quyền và đang chuyển các hành động phòng thủ sang tấn công, sử dụng vũ khí tự chế và đào tạo từ những nhóm vũ trang dân tộc.

Người theo đạo Thiên Chúa được coi là thiểu số ở đất nước chủ yếu Phật giáo là quốc giáo, người theo Thiên chúa giáo chỉ chiếm 6,2% trong tổng số 54 triệu dân. Các khu vực bị chiếm đóng bởi các nhóm sắc tộc Kachin, Chin, Karen và Kayah, những người đã phải đối sự đàn áp và bức hại của quân đội trong nhiều thập kỷ qua.

Ước tính một phần ba lãnh thổ của Myanmar - chủ yếu là các khu vực biên giới - hiện đang bị kiểm soát bởi 20 nhóm phiến quân có vũ trang. Quân đội đã và đang chiến đấu chống lại các nhóm này.

Nền dân chủ bị bao vây

Myanmar, còn được gọi là Miến Điện, đã phải chịu đựng một thời gian dài dưới sự cai trị của một chính quyền quân sự áp đặt từ năm 1962 đến năm 2011. Trong gần 5 thập kỷ, hầu như tất cả những người bất đồng chính kiến đều bị đàn áp, khiến quốc tế lên án và trừng phạt. Quá trình tự do hóa dần dần bắt đầu vào năm 2010, dẫn đến các cuộc bầu cử tự do vào năm 2015 và thành lập chính phủ do bà Suu Kyi lãnh đạo vào năm sau đó. Cuộc đảo chính quân sự ngày 1 tháng 2 đã cản trở bước tiến của Myanmar trên con đường tiến tới dân chủ. (Nguồn: UCA News)
 
Chúc lành và báng bổ - Nhận định của Đức Hồng Y Gerhard Ludwig Müller
J.B. Đặng Minh An dịch
21:14 25/05/2021

Trong một cử chỉ được xem là nổi loạn chống lại Tòa Thánh, hôm 10 tháng 5, hơn một trăm linh mục Công Giáo trên khắp nước Đức, và cả các Giám Mục Đức, bao gồm cả Giám Mục Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đã chủ sự các buổi chúc lành cho các kết hiệp đồng tính. Diễn biến này được xem là một hành động nổi loạn chống lại một tuyên bố của Bộ Giáo Lý Đức Tin hồi tháng Hai, theo đó Giáo Hội không thể chúc lành cho tội lỗi.

Đức Hồng Y Gerhard Ludwig Müller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin có bài nhận định sau đăng trên tờ First Things ngày 24 tháng 5.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Blessing and Blasphemy -

by Gerhard Ludwig Müller

Chúc lành và báng bổ


Vào ngày 10 tháng 5, hơn một trăm linh mục Công Giáo trên khắp nước Đức đã thực hiện các buổi ban phép lành cho các kết hiệp đồng giới. Đây là phản ứng của họ đối với một tuyên bố vào tháng Hai của Bộ Giáo lý Đức tin tái khẳng định rằng Giáo hội không thể chúc lành cho các kết hiệp như vậy. Về mặt thần học, việc dàn dựng các chúc lành giả tạo cho các cặp nam hoặc nữ đồng tính luyến ái là một sự báng bổ - một chế giễu đối với sự thánh thiện của Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã viết thư cho các tín hữu thành Thêsalônica rằng Thiên Chúa không muốn gì khác hơn là “anh em nên thánh, tức là xa lánh gian dâm, mỗi người hãy biết lấy cho mình một người vợ để sống cách thánh thiện và trong danh dự, chứ không buông theo đam mê dục vọng như dân ngoại, là những người không biết Thiên Chúa” (1 Tx 4: 3–5).

Nơi hợp pháp và thiêng liêng cho sự kết hợp thể xác của người nam và người nữ là hôn nhân, hay bí tích phu phụ tự nhiên. Bất kỳ hoạt động tình dục được lựa chọn tự do nào ngoài hôn nhân đều là vi phạm nghiêm trọng thánh ý của Thiên Chúa (Dt 13: 4). Tội lỗi chống lại sự khiết tịnh thậm chí còn lớn hơn nếu cơ thể của một người cùng giới tính là công cụ để kích thích ham muốn tình dục. “Mọi tội người ta phạm đều ở ngoài thân xác mình, còn kẻ gian dâm thì phạm đến chính thân xác mình. Chẳng lẽ anh em không biết rằng thân thể của anh em là một đền thờ của Chúa Thánh Thần sao?” (1 Cr 6:18-19).

Những tội lỗi nghiêm trọng chống lại Mười Điều Răn, được tóm tắt trong điều răn yêu mến Thiên Chúa và người lân cận, sẽ làm mất đi ân sủng thánh hóa và sự sống đời đời, nếu chúng ta không ăn năn những tội lỗi đó trong lòng, xưng tội với linh mục và lãnh nhận ơn xá giải giao hòa chúng ta với Thiên Chúa và Giáo hội. “Anh em đừng lầm. Những kẻ dâm đãng, thờ ngẫu tượng, ngoại tình, truỵ lạc, kê gian, những kẻ trộm cướp, tham lam, say sưa rượu chè, quen chửi bới, sẽ không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp” (1 Cr 6: 9-10).

Trong Kinh Thánh, phúc lành của Thiên Chúa lần đầu tiên được đề cập đến khi con người được tạo ra theo hình ảnh Ngài và giống Ngài. Định chế hôn nhân chia sẻ sự thật rằng sự sáng tạo của chúng ta với tư cách là những người nam và người nữ (St 1:27) thể hiện sự tốt lành tự bả chất của Thiên Chúa. Khi một người nam và một người nữ tự do đồng ý và trong hôn nhân trở thành “một xương một thịt” (St 2:24; Mt 19: 5), lời hứa của Thiên Chúa ngay từ thuở ban đầu sẽ áp dụng cho họ: “Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: ‘Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều’” (St 1:28).

Thiên Chúa đã xác định số lượng những người, bởi công việc sáng tạo của cha mẹ họ, sẽ được sinh ra trong cuộc sống này, và là những người, với tư cách là những cá nhân độc nhất, được tiền định “theo thánh ý và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Đức Giêsu Kitô.” (Ep 1: 5). Mỗi cá nhân được cha và mẹ sinh ra và nâng niu là một sự mặc khải về vinh quang của Thiên Chúa, và điều này cho thấy rằng sự khác biệt được tạo ra giữa nam và nữ và sự hiệp thông trong hôn nhân của họ là những phước lành cho họ, cho Giáo hội của Thiên Chúa Ba Ngôi, và cho tất cả nhân loại.

Lời chúc hôn phối của linh mục trong nghi thức hôn nhân Công Giáo kêu cầu lòng nhân lành được bày tỏ của Thiên Chúa và cầu xin ơn trợ giúp của Người trong lời cầu nguyện chuyển cầu của Giáo hội (ex opere operantis). Điều đó cũng thông báo cho đôi vợ chồng ân sủng thánh hóa của hôn nhân thông qua lời thề vợ chồng của họ (ex opere operato). Đây là lý do tại sao tiềm năng về thể xác và tinh thần cho sự sống trong hành vi vợ chồng và sự cởi mở của hành vi ấy đối với con cái, là những người mà Thiên Chúa muốn bày tỏ vinh quang và ơn cứu rỗi của Ngài, không chỉ tự nó là tốt và không phải là tội lỗi, mà còn là một hành động sinh sản có công, được tính vào cuộc sống vĩnh cửu (x. Thomas Aquinas, Bình luận về 1 Cr 7, lectio 1; Summa Contra Gentiles IV, Cap. 78).

Lời chúc hôn phối được liên kết chặt chẽ với hôn nhân như một định chế cho sự sáng tạo và là một bí tích do Chúa Kitô thiết lập. Lời chúc hôn phối là lời cầu nguyện mạnh mẽ của Giáo hội dành cho cô dâu và chú rể để họ có thể tham gia vào ơn cứu rỗi: để hôn nhân của họ có thể xây dựng Giáo hội và thúc đẩy thiện ích của vợ chồng, con cái và xã hội (Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium 11).

Lời chúc hôn phối không giống như các phúc lành và các cử hành thánh hiến khác. Nó không thể tách rời khỏi mối liên hệ cụ thể của nó với bí tích hôn nhân; và không được áp dụng cho các mối quan hệ đối tác chưa kết hôn, hoặc tệ hơn, bị lạm dụng để biện minh cho những kết hợp tội lỗi.

Tuyên bố của Bộ Giáo lý Đức tin vào ngày 22 tháng Hai đơn giản bày tỏ điều mà mọi tín hữu Công Giáo đã được hướng dẫn về những điều cơ bản trong đức tin mà chúng ta đều biết: Giáo hội không có thẩm quyền chúc lành cho các kết hiệp cùng giới tính.

Thật khó tin khi các giám mục và các nhà thần học đột nhiên nhấn mạnh vào sự cấp bách mục vụ trong việc chúc lành cho các cặp đồng tính luyến ái ở những khu vực mà trong nhiều tháng qua các tín hữu đã bị tước mất sự an ủi và ân sủng của các bí tích trong thời kỳ coronavirus. Sự kiện này cho thấy nền tảng giáo lý, luân lý và phụng vụ đã chìm xuống thấp đến mức nào. Trong khi các giám mục thản nhiên cấm tham dự Thánh lễ, cấm thăm viếng người bệnh và cấm đám cưới trong nhà thờ vì nguy cơ lây nhiễm bệnh, thì họ lại tuyên bố rằng cần phải chúc lành khẩn cấp cho các cặp đồng tính. Thật khó tin biết chừng nào.

Vì vậy, vụ tai tiếng ở Đức không chỉ liên quan đến cá nhân và lương tâm của họ. Nó cũng không chỉ báo hiệu mối nguy cho an sinh của họ ở đời tạm này và phần rỗi vĩnh cửu của họ. Thay vào đó, những gì chúng ta đang chứng kiến là sự phủ nhận có tính cách dị giáo đối với đức tin Công Giáo trong bí tích hôn nhân và phủ nhận chân lý nhân chủng học rằng sự khác biệt giữa nam và nữ thể hiện ý muốn của Thiên Chúa trong việc tạo dựng.

Chủ nghĩa bài Công Giáo từ lâu đã ghi dấu trong nền văn hóa Đức ở nền tảng, cũng như sự thù địch ngu xuẩn đối với Đức Giáo Hoàng là người kế vị Thánh Phêrô. Tinh thần người Đức có khuynh hướng đi theo chủ nghĩa lý tưởng hóa, tin rằng tinh thần và đạo đức của nó vượt quá giới hạn của những gì mang tính bí tích và hữu hình, và trên cả những hình thái được Rôma xác định nhưng bị coi chỉ là do con người tạo ra từ đầu đến cuối. Cuối cùng, tính kiêu ngạo này dẫn trở lại nơi giam cầm cơ thể và bản năng không thể cứu rỗi của nó. Vì nhiều người tin rằng “chống lại Rôma” là một dấu chỉ của sự thật, những kẻ kích động cố gắng áp đặt quan điểm của họ, ngay cả khi nó đe dọa sự hợp nhất của Giáo hội và mâu thuẫn với giáo huấn của các Tông đồ. Trộn lẫn “kinh nghiệm sống” với mặc khải có một lịch sử đáng buồn ở Đức. Dù được chấp nhận một cách ngây thơ hay tự nguyện, sự tách biệt sai lầm này thúc đẩy tinh thần Kitô hướng tới một nền ngoại giáo mới chỉ được ngụy trang mỏng manh dưới lớp áo phụng vụ Kitô Giáo.

Vào đầu những năm 1930, hàng triệu người đã bị biến thái bởi sự chống đối Giáo Hội Công Giáo, và cả sự phản đối “tính chính thống” của Giáo Hội Tin lành. Nhà tuyên truyền của Đức Quốc xã Alfred Rosenberg đã phỉ báng Giáo Hội tại Đức là chịu khuất phục trước quyền lực của Rôma và đang xiển dương “các luật lệ, mặc khải, giáo đường và tín ngưỡng ngày nay như những giáo điều cao hơn nhu cầu thiết yếu của người dân Đức đang đấu tranh cho tự do bên trong và bên ngoài”.

Trên thực tế, sự sống và chân lý là một trong Chúa Kitô (Ga 14: 6). Và tình yêu không phải là thứ làm cho ta hạnh phúc, thỏa mãn bản năng của ta, làm tê liệt ta trong chủ nghĩa hư vô, và tạm thời xoa dịu căn bệnh tâm hồn của ta. “Anh em đừng yêu thế gian và những gì ở trong thế gian. Kẻ nào yêu thế gian thì nơi kẻ ấy không có lòng mến Chúa Cha, vì mọi sự trong thế gian: như dục vọng của tính xác thịt, dục vọng của đôi mắt và thói cậy mình có của, tất cả những cái đó không phát xuất từ Chúa Cha, nhưng phát xuất từ thế gian; mà thế gian đang qua đi, cùng với dục vọng của nó. Còn ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa thì tồn tại mãi mãi” (1 Ga 2:15-17)

Các giám mục và những nhà thần học người Đức này coi dân chúng như những kẻ ngu ngốc; họ tuyên bố có kiến thức chú giải thần bí cho phép họ giải thích những câu Kinh thánh lên án những điều trái với tự nhiên một cách nào đó lại tương thích với những khẳng định về sự kết hợp đồng giới. (Điều này được thực hiện bằng cách chia nhỏ tình yêu vợ chồng thành các khía cạnh riêng lẻ, và một số trong đó được áp dụng cho các kết hợp đồng giới.) Nhưng các luật lệ phò đồng tính được vận động bởi một nhóm đồng tính nam có trong tay hàng tỷ đô la không thể phá hủy sự thật về bản chất con người. Phúc lành của Thiên Chúa chỉ có thể được truyền đạt bởi Giáo hội của Ngài.

“Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Trong Đức Kitô, từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần.” Phước lành này là sức mạnh hữu hiệu của tình yêu thương, giúp giải thoát chúng ta khỏi lòng tự ái để chúng ta có thể trở thành anh chị em với nhau, và liên kết chúng ta với nhau như con cái của Thiên Chúa. Nguyên tắc này là tối quan trọng: “Đừng dùng sự tự do của mình làm cơ hội cho xác thịt, nhưng hãy nhờ tình yêu thương mà trở thành tôi tớ của nhau” (Gal 5:13).

Cảnh tượng của những buổi chúc phúc đồng giới không chỉ đặt vấn đề về tính ưu việt của thẩm quyền giáo huấn của ngai tòa Phêrô, vốn dựa trên mặc khải, mà còn đặt câu hỏi về thẩm quyền của chính sự mặc khải của Thiên Chúa. Điều mới mẻ trong nền thần học quay trở lại với ngoại giáo này là sự khăng khăng trâng tráo tự gọi mình là Công Giáo, gây hiểu lầm rằng người ta có thể gạt bỏ Lời Chúa trong Thánh Kinh và Truyền thống Tông đồ, và coi những điều đó chỉ là quan điểm ngoan đạo và những biểu hiện của cảm xúc và lý tưởng tôn giáo có thời hạn nhất định cần phải tiến hóa và phát triển cho phù hợp với những trải nghiệm, nhu cầu và tinh thần mới. Ngày nay, chúng ta được biết rằng việc giảm lượng khí thải CO2 còn quan trọng hơn việc tránh xa những tội lỗi chết người khiến chúng ta xa cách Thiên Chúa mãi mãi.

Tiến Trình Công Nghị không được giáo luật của Giáo Hội Công Giáo công nhận. Nó được thúc đẩy bởi các định kiến chống giáo sĩ: như cho rằng các linh mục và giám mục bị ám ảnh bởi quyền lực; những người giữ lời thề độc thân thì bị cho là có xu hướng tình dục đồi bại; hay cho rằng hàng giáo sĩ cố tình ngăn cản phụ nữ khỏi các nhóm nam giới của họ và bác bỏ việc phong cho phụ nữ những danh hiệu cao trong Giáo Hội.

Vì chân lý Phúc Âm và sự hiệp nhất của Giáo hội, Rôma không được im lặng theo dõi, hy vọng rằng mọi thứ sẽ không trở nên quá tệ, hoặc cho rằng người Đức có thể được vỗ về bằng những chiến thuật khôn khéo và những nhượng bộ nhỏ. Chúng ta cần một tuyên bố rõ ràng về nguyên tắc với những hệ quả thực tế. Điều này là cần thiết để sau năm trăm năm chia rẽ, tàn dư của Giáo Hội Công Giáo ở Đức không bị tan rã, gây ra những hậu quả tàn khốc cho Giáo hội hoàn vũ.

Quyền tối thượng được trao cho Giáo hội Rôma không chỉ vì các đặc quyền của Ngai Tòa Phêrô, mà người nắm giữ có thể thực thi theo ý mình, nhưng hơn thế nữa vì nhiệm vụ nghiêm trọng của Đức Giáo Hoàng, được Chúa Giêsu giao cho ngài, là bảo vệ sự hiệp nhất của Giáo Hội hoàn vũ trong đức tin được mặc khải.

Tại Lễ Trọng kính hai Thánh Phêrô và Phaolô, Đức Giáo Hoàng Lêô Cả đã nói về thử thách về sự kiên định cần có của tất cả các Tông đồ trong cuộc Khổ nạn: “Tuy nhiên, Chúa đặc biệt quan tâm đến Thánh Phêrô và đặc biệt cầu nguyện cho đức tin của Phêrô (Lc 22:32), như thể những người khác sẽ kiên định hơn nếu lòng dũng cảm của người lãnh đạo không bị lung lay. Nơi sức mạnh của Thánh Phêrô, tất cả mọi người đều được củng cố, vì sự trợ giúp của ân sủng thiêng liêng được coi là sức mạnh ban cho Phêrô sẽ truyền qua ngài đến các Tông đồ” (Bài giảng 83: 3).
Source:First Things
 
Top Stories
Cemetery of sorrow
UCANews
20:26 25/05/2021

A group of Vietnamese women whose husbands died or work far from home devote themselves to burying the fetuses of babies resulting from abortions or miscarriages.

The women, from Nam Vien Parish in Tien Du district neighboring the northern city of Bac Ninh, provide a service that other married women who are busy looking after their husbands and children could not be involved in.

At night they have to work at full stretch. They will immediately travel 100 kilometers from home to visit pregnant women in spite of chilly or rainy weather when they receive calls from people in need. They do not miss any call even when they are tired from their own work.

Subscribe to your daily free newsletter from UCA News
Enter Your Email
In the dead of night, a female doctor from a local hospital phoned Mary Pham Thi Hoai, one of the members, asking her group to help a young mother who gave premature birth to a baby who died after being placed in an incubator for 10 days. The baby’s father, with a low weak voice, also appealed to the group to bury his newborn baby.

Hoai, accompanied by another group member, immediately left for the hospital. Hoai said the young mother, whose eyes were blinded by helpless tears, said their house was far away and they could not afford to take their baby to their home for burial. They wanted her group to bury their baby at a local church-run cemetery for fetuses.

The husband received the body of the baby from the doctor, held it in his arms and walked towards the hospital gates, while Hoai carried their luggage and led his wife out of the hospital. Both sobbed loudly after he gave the baby to their helpers, who could not hold back their floods of tears.

We never hesitate about challenges but are at their service around the clock

Hoai invited the grieving couple to spend the chilly night at her house after finding that they had no place to stay as their boarding house was closed. She called a taxi and gave the baby to them. Hoai rode a motorbike following the taxi driving them to her home.

The women prayed for the baby, especially for the couple to overcome their sad loss, soon after dressing the baby in white clothes and placing it in a box. They spent a sleepless cold night with the couple and the baby.

Hoai said she burst into tears after being told that the blue-collar couple live in poverty and the mother, a factory worker, had to return to work just two days after she gave birth. Their employers did not even want them to have time off after their baby’s death.

“That is our service. We wish all women who have unwanted pregnancies, run into financial difficulties in giving birth and even have babies die for any reason, to contact us and get our help. We never hesitate about challenges but are at their service around the clock,” Hoai said.

Related News-Vietnamese Redemptorists seek to rediscover evangelizing spiritVietnamese Redemptorists seek to rediscover evangelizing spiritVietnamese fathers share spiritual experiences of St. JosephVietnamese fathers share spiritual experiences of St. JosephVietnam nuns give tuberculosis patients fresh start in lifeVietnam nuns give tuberculosis patients fresh start in lifeVietnam priest rekindles religious, cultural values via antiquesVietnam priest rekindles religious, cultural values via antiques
The enthusiastic volunteer said one time she was woken early on a winter morning by a call from a doctor who asked her to fetch an aborted fetus from a hospital that was a 30-minute motorbike ride from her house.

“My heart was broken and my eyes were blinded by burning tears so that I could not bathe and dress the months-old baby, whose sad eyes seemed to look at me and mouth seemed to call me,” she said, adding that the poor baby was deprived of motherly love and warmth when he was still in his mother’s womb.

Hoai and other members kindly volunteer to be mothers of poor babies when they call their names before putting them in the ground.

The church cemetery has become home to 12,000 babies since the first ones were buried five years ago. The cemetery looks like a city of silence where mass graves lie between love and selfishness, and sweet love and bitter sorrow.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giới thiệu tác phẩm : Âm Hưởng Truyền Giáo Trong Văn Hóa Việt Nam
Lm. Nguyễn Trung Tây
09:20 25/05/2021
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giáo Sư Đỗ Khánh Hoan giới thiệu sách Mặt Trận Đại Học Thời Việt Nam Cộng Hòa
Giáo sư Đỗ Khánh Hoan
18:08 25/05/2021
LỜI GIỚI THIỆU

Tôi hân hạnh được Bạch Diện Thư Sinh có hảo ý cho xem bản thảo cuốn Mặt Trận Đại Học. Tôi đọc ngay và nhận thấy cuốn sách thật đặc sắc, sống động. Căn cứ vào dữ kiện cụ thể, tài liệu chính xác, tác giả đã phản ánh đúng thời kỳ rối ren mà VNCH phải đương đầu, nhất là đã dựng lại bức tranh tình hình xáo trộn liên tiếp xẩy ra tại các Phân khoa Đại học Sài Gòn trong những năm 60, 70 thế kỷ trước, cụ thể là tại Văn khoa, nơi tôi giảng dậy nhiều năm.

Cuộc chiến khốc liệt do CSBV phát động hầu xâm chiếm Miền Nam tự do đã qua đi gần 40 năm, đến nay, chẳng còn bao nhiêu bí mật về cuộc chiến mà người quan tâm chưa biết.

Thế nhưng, riêng tôi, tôi vẫn ao ước biết sự thật ẩn nấp đàng sau biết bao cuộc xuống đường, bãi khoá, ám sát, triển lãm, văn nghệ đấu tranh, hát cho đồng bào tôi nghe. Tệ hại nhất là thảm cảnh ba đồng nghiệp của chúng tôi là Gs. Nguyễn Văn Bông, Gs. Lê Minh Trí, và Gs. Trần Anh đã bị sát hại trên đường từ giảng đường về nhà hoặc từ nhà tới sở làm, rồi một số sinh viên của chúng tôi bị bắn, bị sát hại ngay tại đây, ngay tại ngôi trường chúng tôi giảng dậy.

Tôi thật ngạc nhiên và vui mừng tìm được câu trả lời khá thoả đáng trong cuốn Mặt Trận Đại Học. Cuốn sách là tài liệu hiếm hoi, cho thấy, hoá ra Cộng sản Việt Nam đã đánh VNCH bằng đủ mọi mật trận. Đại học cũng biến thành mặt trận do Thành đoàn Cộng sản lãnh đạo, nghĩa là có giáo sư theo Việt Cộng, có sinh viên là cán bộ Thành đoàn Cộng sản. Họ là lực lượng gây xáo trộn tại các các Phân khoa Đại học. Cũng may mắn và đáng khen, trước tình hình trường ốc bị gây xáo trộn liên tục như thế, đã xuất hiện một tập thể sinh viên Quốc gia ý thức được trách nhiệm của người thanh niên thời chiến, vừa chăm chỉ học hành vừa tích cực hoạt động hầu đẩy lùi ảnh hưởng của tổ chức Thành đoàn Cộng sản ra khỏi học đường.

Ngoài ưu điểm kể trên, tôi cũng chăm chú theo dõi những khám phá khác của tác giả về một số nhân vật tiêu biểu có liên quan tới mặt trận tại Đại học thời cận đại cũng như trong lịch sử trường ốc Việt Nam. Riêng phần tác giả coi các Nho sĩ thuở trước như là các sinh viên và Phong trào Văn Thân là phong trào sinh viên tranh đấu lại là một ý kiến mới mẻ.

Mặt trận tại Đại học là mặt trận đặc thù, không liên quan tới một số đông người như những mặt trận khác, nhưng tầm ảnh hưởng chính trị của mặt trận này trong nước và quốc tế không phải là nhỏ so với các mặt trận khác trong toàn cuộc chiến.

Vì thế, chắc chắn cuốn sách Mặt Trận Đại Học sẽ lôi cuốn sự chú ý của độc giả thường quan tâm tìm hiểu về cuộc chiến Quốc-Cộng trước 1975 tại Miền Nam Việt Nam.

Tôi hân hạnh giới thiệu tác phẩm cùng bạn đọc bốn phương, đồng thời thành thật cảm ơn tác giả.

Toronto, Canada. Mùa Thu 2014.

Gs. Đỗ Khánh Hoan

Trưởng Ban Anh văn, Đại học Văn khoa Sài Gòn
 
Văn Hóa
Blaise Pascal và việc bênh vực Kitô giáo: Nguyên văn Phần II trong Pensées , cần nghiên cứu tôn giáo
Vũ Văn An
18:55 25/05/2021
MỤC THỨ II: Cần nghiên cứu tôn giáo.

Ước chi những người chống lại tôn giáo ít nhất chịu học hỏi xem nó là gì, trước khi chống đối nó. Nếu tôn giáo nào tự hào cho là mình có một cái nhìn rõ ràng về Thiên Chúa, và sở hữu được Người một cách công khai không che đậy, thì người ta sẽ chống lại nó bằng cách nói rằng mình không thấy bất cứ điều gì trên thế giới có thể chứng minh được Người qua bằng chứng này. Nhưng ngược lại, khi tôn giáo này nói rằng con người sống trong tối tăm và xa cách Thiên Chúa, đến nỗi Người giấu mình khỏi sự hiểu biết của họ, và thậm chí tên Người tự đặt cho Người trong Kinh thánh là, Deus absconditus (Thiên Chúa ẩn mình); và cuối cùng khi tôn giáo này cố gắng không kém để thiết định hai điều này: Thiên Chúa đã đặt các dấu ấn hữu hình trong Giáo hội để làm Người được nhận biết đối với những ai thành tâm tìm kiếm Người; tuy nhiên, Người che đậy các dấu ấn này theo cách mà chỉ những ai hết lòng tìm kiếm Người mới thấy được: nếu thế, tôi yêu cầu những người không mấy cho là mình nghiêm túc cần cù, để có thể xác quyết được chân lý liên quan đến tôn giáo, làm sao họ có thể nghĩ là họ đem được một lập luận chống tôn giáo, bằng cách phản đối cho rằng mình không thấy nó chân thật, khi chính sự kiện họ không tri nhận được bằng chứng nào đã thiết lập một trong hai điểm vừa bàn mà không đụng tới điểm kia; và do đó đã xác nhận tín lý của Giáo Hội thay vì hủy diệt nó.



Để chống lại nó, có lẽ họ phải tuyên bố rằng họ đã nỗ lực hết sức để tìm kiếm nó ở khắp mọi nơi, ngay cả lắng nghe mọi điều Giáo hội đề xuất để được giáo huấn về nó, nhưng vẫn không được thỏa mãn. Nếu họ nói như vậy, họ có thể đã thực sự chiến đấu chống lại một trong những chủ trương của tôn giáo này. Nhưng tôi hy vọng chứng minh ở đây rằng không có người hữu lý nào lại có thể nói cách đó; và tôi dám nói rằng chưa có ai làm thế. Người ta đủ biết những người có tinh thần này hành động như thế nào. Họ tin họ đã nỗ lực rất nhiều để tự giáo dục bản thân, nhưng thực ra, họ chỉ dành vài giờ để đọc Kinh thánh, và chỉ chất vấn một giáo sĩ nào đó về các chân lý đức tin. Sau đó, họ huênh hoang đã tìm kiếm nhưng không thành công trong sách vở và với nhiều người. Nhưng, nói thật, tôi không thể ngăn mình nói với họ điều tôi thường nói, rằng không thể hỗ trợ sự lơ là này. Ở đây không phải là việc tầm phào của một người xa lạ; mà là việc của chính chúng ta, của tất cả chúng ta.

Sự bất tử của linh hồn là một điều rất quan hệ đối với chúng ta, và nó đụng đến chúng ta một cách sâu sắc đến nỗi phải mất hết tình cảm mới có thể thờ ơ đối với việc biết những gì có trong đó. Mọi hành động và mọi suy nghĩ của chúng ta hẳn phải theo những lộ trình khác nhau, tùy thuộc vào việc liệu có các sự thiện vĩnh cửu để hy vọng hay không, đến mức không thể hành động một cách có cảm thức và phán đoán, mà không luôn được điều hướng bởi niềm tin của ta vào điểm này, và biến nó thành quan tâm chính của chúng ta. Vì vậy, mối quan tâm đầu tiên và nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là làm chúng ta hiểu rõ chủ đề này, chủ đề mà trọn tác phong của chúng ta phụ thuộc vào. Và đó là lý do tại sao, trong số những người không bị thuyết phục về nó, tôi đưa ra sự khác biệt tột cùng giữa những người cố gắng hết sức mình để tìm hiểu về nó, và những người sống mà không lo lắng về nó và không suy nghĩ về nó. Tôi chỉ có thể có lòng cảm thương đối với những người chân thành buồn bã trong việc nghi ngờ này, những người coi nó như nỗi bất hạnh cuối cùng, và là những người, vì không tiếc điều gì để thoát ra khỏi nó, đã biến cuộc tìm kiếm này thành công việc chính và nghiêm túc nhất của họ. Còn đối với những người sống cả cuộc đời họ mà không nghĩ đến cùng đích đời mình, và những người, vì lý do duy nhất họ không tìm thấy trong mình các ánh sáng có thể thuyết phục họ, họ bỏ qua việc tìm kiếm nơi khác và khảo sát ngọn nguồn xem ý kiến này là thuộc những nguồn mà mọi người đón nhận một cách đơn sơ dễ tin, hay thuộc các nguồn, dù tự nó không rõ ràng, tuy nhiên có một nền tảng rất vững chắc; tôi coi họ hoàn toàn khác nhau. Sự lơ là này trong một vấn đề đụng đến bản thân họ, đến sự sống vĩnh cửu của họ, đế toàn bộ con người họ, làm tôi khó chịu hơn là dễ chịu; nó làm tôi kinh ngạc và khiếp sợ; đó là một con quái vật đối với tôi. Tôi không nói điều này vì sự nhiệt thành của lòng sùng mộ thiêng liêng. Ngược lại, tôi cho rằng lòng tự trọng, sự quan tâm của con người, ánh sáng đơn giản nhất của lý trí hẳn phải đem đến cho chúng ta những tình cảm này. Vì vậy, trong vấn đề này, không nên chỉ nhìn những điều những người kém thông sáng nhìn thấy.

Không nhất thiết phải có một tâm hồn rất cao siêu mới hiểu rằng ở đây không hề có sự thỏa mãn chân thực và vững chắc; mọi thú vui của chúng ta đều là phù phiếm; các sự xấu của chúng ta là vô hạn; và cuối cùng cái chết, điều đe dọa chúng ta mọi lúc, hẳn, trong vài năm, và có lẽ trong vài ngày, sẽ đặt chúng ta vào trạng thái hạnh phúc vĩnh cửu, hoặc bất hạnh, hoặc hủy diệt. Giữa chúng ta và thiên đường, địa ngục hay hư vô, do đó chỉ có sự sống, là điều mong manh nhất trên đời; và thiên đàng chắc chắn không dành cho những ai nghi ngờ liệu linh hồn của họ có bất tử hay không, họ chỉ còn cách chờ đợi hỏa ngục hoặc cõi hư vô. Không có gì thực hơn thế, cũng không có gì khủng khiếp hơn thế. Chúng ta hãy nâng mình cao lên bao nhiêu có thể: đây là cùng đích đang chờ đợi cuộc sống tươi đẹp nhất trên thế giới. Điều vô dụng là con người từ khước, không nghĩ đến cõi vĩnh hằng đang chờ đợi họ, như thể họ có thể tiêu diệt nó bằng cách không nghĩ đến nó. Nó tồn tại bất chấp họ, nó diễn tiến; và cái chết, điều hẳn sẽ mở nó ra, trong một thời gian ngắn, sẽ nhất định đặt họ vào thế nhất thiết đáng sợ phải hiện hữu hoặc bị tiêu diệt, hoặc bất hạnh vĩnh viễn.

Đó là một nghi ngờ có hậu quả khủng khiếp; và chắc chắn đây là một điều xấu xa rất lớn khi sống trong sự nghi ngờ này; nhưng ít nhất đây là một nhiệm vụ nhất thiết phải tìm kiếm khi người ta ở trong đó. Vì vậy, kẻ nghi ngờ và không tìm kiếm vừa rất bất công vừa rất bất hạnh. Nếu họ thanh thản và hài lòng, tự tuyên bố như thế, và cuối cùng huênh hoang về nó, và biến tình trạng này thành chủ đề cho niềm vui và sự phù phiếm của họ, thì tôi không còn từ ngữ nào để mô tả một tạo vật ngông cuồng như vậy.

Người ta có được các tình cảm đó từ đâu? Người ta tìm thấy chủ đề vui tươi nào khi chỉ còn mong chờ những khốn cùng không phương sách? Chủ đề huênh hoang nào khi thấy mình trong cảnh tối tăm mịt mùng? Niềm an ủi nào khi không bao giờ mong đợi một đấng an ủi? Sự an lòng vì ngu dốt này, là một điều quái dị, và ta cần làm cho những người dành đời sống họ cho nó cảm nhận được tính ngông cuồng và ngu ngốc này, bằng cách trình bầy cho họ những gì diễn ra trong chính họ, để làm họ bối rối khi nhìn thấy sự điên rồ của họ: vì đó là cách con người lý luận, khi họ chọn sống trong cảnh ngu dốt, không biết mình là gì, và không tìm kiếm bất cứ sự soi sáng nào.

Tôi không biết ai đã sinh ra tôi, cũng không biết thế giới là gì, cũng như bản thân tôi là chi. Tôi ngụp lặn trong ngu dốt khủng khiếp đối với mọi sự vật. Tôi không biết cơ thể mình là gì, các giác quan của tôi là chi, linh hồn của tôi là gì: và chính cái phần trong tôi này, cái phần nghĩ ra những gì tôi nói, và khiến tôi suy tư về mọi sự và về chính nó, cũng không biết chính nó hơn những phần còn lại. Tôi thấy những khoảng không gian đáng sợ này của vũ trụ bao quanh tôi, và tôi thấy mình dính chặt vào một góc của không gian rộng lớn này, mà không biết tại sao tôi lại được đặt vào nơi này thay vì vào nơi khác, cũng như tại sao khoảng thời gian ít ỏi này được ban cho tôi để sống lại được chỉ định cho tôi ở thời điểm này hơn là ở thời điểm khác trong cõi vĩnh cửu vốn diễn ra trước tôi, và cõi vĩnh cửu sẽ theo sau tôi. Tôi chỉ nhìn thấy những vô hạn ở mọi thành phần, đang nuốt chửng tôi như một nguyên tử, và như một cái bóng chỉ tồn tại trong giây lát mà không quay trở lại. Tất cả những gì tôi biết chỉ là chẳng bao lâu nữa tôi sẽ chết; nhưng điều tôi làm ngơ hơn hết chính là cái chết này, cái chết mà tôi không biết tránh ra sao.

Như tôi không biết mình từ đâu đến thế nào, tôi cũng không biết mình sẽ đi đâu thế ấy; tôi chỉ biết rằng khi tôi ra khỏi thế giới này, tôi sẽ mãi mãi rơi vào hoặc cõi hư vô, hoặc vào bàn tay của một Thiên Chúa giận dữ, mà không biết mình phải chia sẻ đến vô tận thân phận nào trong hai thân phận này.

Đó là trạng thái của tôi, đầy khốn cùng, yếu đuối, tăm tối. Và từ tất cả những điều này, tôi kết luận tôi phải dành mọi ngày của đời tôi để không nghĩ chi tới những điều sẽ xảy ra với tôi; và tôi chỉ nên theo khuynh hướng của mình không cần suy tư và lo lắng, dù trong một diễn trình tôi biết rõ mình sẽ rơi vào nỗi bất hạnh vĩnh viễn, nếu quả có một trạng thái như thế. Có thể tôi sẽ tìm được một số soi sáng nào đó trong những nghi ngờ của tôi; nhưng tôi không muốn mất công về điều đó, cũng không muốn thực hiện bất cứ bước nào để tìm kiếm nó; và, đối xử một cách khinh thường với những ai cố gắng theo hướng này, tôi muốn tiếp tục tiến bước trong việc thử nghiệm một tương lai như thế, không cần dự kiến và sợ hãi, và để bản thân mình được vui vẻ trên đường dẫn đến cái chết, mà không biết chắc thân phận của mình sẽ ra sao trong cõi vĩnh viễn.

Quả thật, điều vinh dự cho tôn giáo là đã có những kẻ vô lý như thế làm kẻ thù; và việc chống đối của họ ít nguy hiểm đối với tôn giáo đến nỗi, ngược lại, tôn giáo đã dùng nó để thiết lập ra các chân lý chính của mình để dạy dỗ chúng ta. Vì đức tin Kitô giáo chủ yếu chỉ diễn tiến để thiết lập ra hai điều này, sự sa đọa của tự nhiên, và ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô. Nay, nếu chúng không phục vụ việc chứng minh sự thật của ơn cứu chuộc bằng tính thánh thiện trong phong hóa của họ, thì ít nhất chúng cũng phục vụ một cách đáng ngưỡng mộ việc chứng minh sự sa đoạ của tự nhiên bằng những tình cảm bất tự nhiên như thế.

Không có gì quan trọng đối với con người bằng tình trạng của họ; không có gì đáng sợ đối với họ bằng sự vĩnh cửu. Và do đó, nếu có những người thờ ơ với việc đánh mất chính con người của họ, và với nguy cơ vĩnh viễn khốn khổ, điều này mới không hề tự nhiên. Họ khác hẳn đối với mọi sự khác: họ sợ hãi đối với điều nhỏ nhặt nhất, họ dự kiến trước, cảm nhận chúng; và cũng chính con người này sống ngày sống đêm trong thịnh nộ và tuyệt vọng vì mất một chức vụ, hoặc vì một hành động tưởng tượng bị xúc phạm đến danh dự của mình, cũng là người dù biết mình sẽ mất tất cả khi chết, nhưng lại không lo lắng gì, không có xáo trộn và không có cảm xúc chi. Sự vô cảm kỳ lạ với những điều khủng khiếp nhất này, trong một trái tim quá nhạy cảm với những điều tầm phào nhất, là một điều quái dị; đó là một sự mê hoặc không thể hiểu nổi, và một thiếp ngủ siêu nhiên.

Một con người trong ngục giam, không biết liệu việc mình bị bắt có được thực hiện hay chưa, chỉ còn một giờ nữa để học biết điều này, và nếu họ biết việc họ bị bắt đã được thực hiện, một giờ này đủ để vận động cho nó bị hủy bỏ; thì điều trái tự nhiên là họ cứ sử dụng giờ này, không phải để tìm xem việc họ bị bắt đã được thực hiện hay chưa, nhưng để vui chơi và giải khuây. Đó là trạng thái của hạng người này; với sự khác biệt này là những việc xấu mà họ đang bị đe dọa khác với việc đơn giản mất mạng sống và nhục hình tạm thời mà người tù này có lẽ hiểu rõ. Tuy nhiên, họ lại vô tư lao xuống hố thẳm, sau khi đã đặt một vật gì đó trước mắt họ, để ngăn họ nhìn thấy nó, và họ cười nhạo những ai cảnh báo họ về nó.

Như thế, không những sự sốt sắng của những người tìm kiếm Thiên Chúa, mà cả sự mù quáng của những người không tìm kiếm Người, và những người sống trong sự sao lãng khủng khiếp này đều chứng minh tôn giáo chân chính. Hẳn phải có một sự đảo ngược kỳ lạ trong bản chất con người, người ta mới sống trong tình trạng này, và hơn nữa còn huênh hoang về nó. Vì, nếu họ hoàn toàn biết chắc rằng họ sẽ không có gì phải sợ khi chết ngoài việc rơi vào hư vô, thì đó chẳng phải là vấn đề tuyệt vọng hơn là vấn đề phù phiếm hay sao? Do đó, không phải là một sự điên rồ khó tưởng tượng hay sao, khi không chắc chắn, mà vẫn huênh hoang sống trong sự nghi ngờ này?

Và, tuy thế, điều chắc chắn là con người đánh mất tự nhiên (dénaturé) đến nỗi trong trái tim họ, có một mầm mống của niềm vui đối với điều đó. Sự thư thái tàn bạo giữa nỗi sợ hãi địa ngục và hư vô này dường như đẹp đến nỗi không chỉ những người thực sự sống trong sự nghi ngờ bất hạnh ấy tự hào về nó, mà cả những người không sống trong đó cũng tin rằng giả vờ sống trong đó cũng đủ vẻ vang rồi. Vì kinh nghiệm cho chúng ta thấy: hầu hết những người muốn pha mình vào đó đều thuộc loại vừa kể; đó là những người tự giả mạo chính mình, và là những người không giống như họ muốn tỏ ra: Đó là những người đã nghe đồn thổi rằng cách cư xử tốt nhất ở trên đời hệ ở việc làm cho mình thành người thành đạt. Đó là điều họ gọi là thoát ách; và hầu hết làm điều đó chỉ để bắt chước người khác.

Nhưng, nếu họ còn một chút lương tri, thì việc làm cho họ hiểu rằng họ đã tự lừa dối bản thân khi tìm cách làm mình nổi tiếng cách đó sẽ không khó. Đó không phải là cách để đạt được lòng qúy mến, ngay cả nơi những người có tinh thần thế gian nhưng biết đánh giá mọi điều một cách lành mạnh; những người này sẽ nói cho họ hay cách duy nhất để có được tiếng tốt là tỏ ra trung thực, trung thành, sáng suốt và có thể phục vụ bạn bè của mình một cách hữu ích; bởi vì theo lẽ tự nhiên, người ta chỉ yêu những gì có thể hữu ích đối với họ. Bây giờ, có lợi gì cho chúng ta khi nghe đồn thổi rằng một ai đó đã thoát ách; rằng họ không tin có một Thiên Chúa hằng trông chừng các hành động của họ; rằng họ tự coi họ là chủ nhân duy nhất của tác phong họ; rằng họ chỉ nghĩ đến việc giải trình về nó cho chính họ? Họ có nghĩ họ đã dẫn chúng ta cách đó để từ nay ta tin tưởng vào họ nhiều hơn, và mong đợi ở họ các an ủi, các lời khuyên và giúp đỡ trong mọi nhu cầu của cuộc sống không? Họ có nghĩ họ đã làm cho chúng ta hân hoan, khi nói với chúng ta rằng họ nghi ngờ không biết linh hồn chúng ta có gì khác ngoài một chút gió và khói, và có lẽ còn nói với chúng ta bằng một giọng điệu tự hào và tự mãn? Đó có phải là điều để nói một cách vui vẻ không? Và, ngược lại, há đó không phải là điều phải nói một cách buồn bã, giống như điều buồn bã nhất ở trên đời hay sao?

Nếu những người trên suy nghĩ về nó cách nghiêm túc, họ sẽ thấy tác phong của họ bị phán đoán quá sai lầm, trái với lương tri, ngược với sự trung thực, và xét theo bất cứ cách nào, cũng xa lìa lề thói tốt lành mà họ tìm kiếm, không có gì có thể thu hút hơn sự khinh miệt và ác cảm của người ta đối với họ, và làm họ bị coi như những người không có tinh thần và không biết phán đoán. Và, quả thực, nếu người ta bắt họ giải thích các tình cảm của họ, và các lý do khiến họ nghi ngờ tôn giáo, họ sẽ nói những điều quá yếu ớt và quá tầm thường đến mức họ sẽ thuyết phục đúng hơn điều ngược lại. Đó là điều một ngày nào đó ai đó có thể sẽ nói với họ cách hợp thời. Họ nói: Nếu bạn tiếp tục nói chuyện như thế này, quả thật bạn đang làm tôi hoán cải. Và người này có lý; vì ai lại không khiếp đảm khi thấy mình có những người đáng khinh như vậy làm bạn đồng hành?

Vì vậy, những người chỉ biết giả hình trong những tình cảm như vậy, họ rất bất hạnh khi cưỡng chế bản tính tự nhiên của mình để trở thành những người ngu dại nhất loài người. Nếu tận đáy lòng họ, họ tức giận vì không có tia sáng nào, thì ước chi họ đừng che giấu điều đó: một thú nhận như thế không có gì đáng xấu hổ cả. Chỉ đáng xấu hổ khi không tuyên bố như thế. Không có gì cho thấy mình thiếu lương tri cho bằng việc không biết rõ điều này: bất hạnh xiết bao cho ai không có Thiên Chúa; không có gì đánh dấu sự thấp hèn tột độ của trái tim hơn việc không ước muốn sự thật trong những lời hứa hẹn trường cửu; không gì hèn nhát hơn lòng dũng cảm chống lại Thiên Chúa. Vì vậy, ước chi họ từ bỏ các điều vô đạo ấy cho những người sinh ra đã khuyết tật, không thể trở thành những người có khả năng về phương diện này; ước chi ít nhất họ là những người trung thực, nếu họ chưa thể là các Kitô hữu; và cuối cùng ước chi họ nhận ra rằng chỉ có hai loại người mà người ta có thể gọi là hữu lý; hoặc những người hết lòng phụng sự Thiên Chúa, vì họ nhận biết Người; hoặc những kẻ hết lòng tìm kiếm Người, vì họ chưa nhận biết Người.

Do đó, đối với những người chân thành tìm kiếm Thiên Chúa, và những người, nhờ nhận ra sự khốn cùng của họ, thực sự mong muốn thoát khỏi nó, điều chính đáng là cố gắng, nhằm giúp họ tìm thấy ánh sáng mà họ vốn không có.

Nhưng đối với những người sống mà không biết Người và không tìm kiếm Người, họ tự cho mình là không đáng được quan tâm, không đáng quan tâm đến người khác; và cần phải có đức bác ái của tôn giáo mà họ coi thường để đừng khinh miệt họ đến mức bỏ rơi họ trong sự điên rồ của họ. Nhưng vì tôn giáo này bắt buộc chúng ta phải luôn coi họ, bao lâu họ còn ở sống ở đời này, như những người có khả năng lãnh nhận ơn thánh có thể soi sáng họ; và tin rằng trong một thời gian ngắn nữa, họ có thể tràn đầy đức tin hơn chúng ta; và ngược lại, chúng ta có thể sa vào tình trạng mù quáng hiện nay của họ; chúng ta phải làm cho họ những gì chúng ta muốn người khác làm cho chúng ta nếu chúng ta rơi vào tình trạng của họ, và kêu gọi họ thương hại chính họ, và ít nhất, thực hiện một vài bước để thử xem họ có tìm thấy chút ánh sáng nào không. Ước chi họ dành một số thì giờ họ vốn dành vô ích cho những nơi khác để đọc tác phẩm này: có lẽ họ sẽ gặp được điều gì đó ở đó, hoặc ít nhất họ sẽ không mất mát bao nhiêu trong đó. Nhưng đối với những người mang vào đó lòng thành thực hoàn toàn và mong ước thực sự muốn biết sự thật, tôi hy vọng rằng họ sẽ tìm được sự hài lòng trong đó và họ sẽ được thuyết phục bởi các chứng cớ của một tôn giáo hết sức thần thánh mà người ta đã thu thập ở đó.

Kỳ tới: Mục III. Khó có thể chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa bằng ánh sáng tự nhiên; nhưng điều an toàn nhất là tin sự hiện hữu đó.
 
VietCatholic TV
Chuyện buồn cậu bé vẽ tranh Đức Mẹ lấy tiền chữa bệnh. Vụ Giang Thanh đặt bom phá đền thờ Đức Mẹ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:21 25/05/2021

1. Cậu bé Brazil vẽ tranh các vị thánh để lấy trả tiền chữa bệnh qua đời gây xúc động mạnh tại Brazil

Daniel Neves, một cậu bé 13 tuổi, đã vẽ những bức tranh về các vị thánh và Đức Trinh Nữ Maria để giúp trang trải chi phí điều trị y tế của mình, đã qua đời ngày 18 tháng 5 sau gần hai tuần chống chọi với virus Tầu độc địa. Tin tức về cái chết của Daniel được ghi nhận là đề tài thu hút sự chú ý lớn nhất trên các mạng xã hội của Brazil trong tuần qua.

Lúc 8 tháng tuổi, Daniel được chẩn đoán mắc bệnh thận đa nang, xơ gan và các vấn đề về lá lách. Vì thế, bé đã phải dành phần lớn cuộc đời của mình trong bệnh viện. Khi chú bé được năm tuổi, thận của bé ngừng hoạt động và bé phải chạy thận nhân tạo hàng tuần. Chính trong thời gian đó, bé đã học vẽ tranh. Bé vẽ rất đẹp nên việc bán tranh của bé đã giúp gia đình bé trang trải một phần cho việc điều trị khá tốn kém.

Cậu bé chỉ vẽ những bức tranh về các vị thánh Công Giáo. Trong khi chờ đợi để được ghép thận, Daniel đã vẽ các bức tranh Đức Mẹ với một tước hiệu mới: Đức Mẹ Phù Hộ Các Bệnh Nhân Bệnh Thận, để Đức Mẹ sẽ bảo vệ cậu trong suốt ca mổ và hướng dẫn các bác sĩ thực hiện thành công.

Cậu bé sống ở tỉnh Salvador, nhưng cứ 3 tháng một lần cậu phải cùng mẹ, là chị Cleide Neves, đến São Paulo, thành phố lớn nhất ở Brazil, nơi cậu được điều trị. Chính phủ cung cấp vé khứ hồi, nhưng gia đình cần phải trả chi phí đi lại giữa các bệnh viện ở thủ đô São Paulo, cũng như thức ăn trong thời gian ở lại thành phố.

Vì cần phải chăm sóc Daniel, Cleide không thể làm việc. Hai mẹ con sống nhờ các khoản trợ cấp chính phủ cấp cho Daniel và khoản hỗ trợ nhỏ do cha của cậu bé trả. Nhưng chính phủ không đài thọ tất cả các loại thuốc và phương pháp điều trị mà Daniel cần đến.

Việc bán tranh của bé tuy thành công nhưng không tạo ra đủ thu nhập để trang trải tất cả các chi phí điều trị. Đó là lý do tại sao gia đình Daniel cũng đã sử dụng một mạng xã hội huy động vốn cộng đồng có tên VOAA để gây quỹ. Trong lời trình bày hoàn cảnh của mình, chiến binh trẻ dũng cảm nói,

Xin chào mọi người, cháu là Daniel. Cháu 13 tuổi và cháu bị bệnh rất nặng. Cháu đã học vẽ trong thời gian ở bệnh viện, nhưng số tiền kiếm được từ việc bán các bức tranh không đủ cho việc điều trị của cháu. Cháu thực sự cần đến sự giúp đỡ của mọi người.

Mạng xã hội đề ra mục tiêu khiêm nhường là 50,000 reais, tức là khoảng 9,360 Mỹ Kim. Nhưng nhờ ơn Chúa và lòng hảo tâm của nhiều người, số tiền quyên góp đã vượt xa mục tiêu ban đầu. Daniel đã nhận được hơn 216,000 reais, tức là hơn 40,000 Mỹ Kim tiền quyên góp.

Dù đau yếu, Daniel đã thể hiện đức tin và tình yêu của mình đối với Chúa và Đức Mẹ. Tháng 9 năm 2019, Daniel đã chia sẻ một số bức ảnh về lần Rước lễ lần đầu của bé, cho biết bé hạnh phúc như thế nào vào dịp quan trọng này trong cuộc đời của mỗi người Công Giáo.

Dưới sự chăm sóc tận tình của các bác sĩ, y tá, và các nhân viên y tế, Daniel đã đứng vững trước bệnh thận, nhưng chẳng may, ra vào nhà thương nhiều lần, Daniel đã nhiễm phải thứ virus Tầu độc địa. Cháu không chết vì bệnh thận nhưng vì thứ virus Tầu quái ác.

Tính cho đến sáng thứ Hai 24 tháng 5, tử vong tại Brazil đã lên đến 449,185 người, trong số 16,083,573 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ của ngày Chúa Nhật 23 tháng 5, có 36,134 trường hợp nhiễm coronavirus được ghi nhận, cùng với 894 trường hợp tử vong.

Mạng xã hội VOAA cho biết “chúng tôi nghẹn ngào không thể thốt lên lời là chúng tôi buồn và rúng động như thế nào”, nói thêm rằng số tiền mà chiến dịch quyên góp được đã giúp ích rất nhiều cho cậu bé điều trị và cam kết “sẽ tiếp tục giúp đỡ gia đình trong lúc khó khăn này.”
Source:Aleteia

2. Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc

Cuối buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật 23 tháng 5, lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi sau:

Ngày mai, các tín hữu Công Giáo ở Trung Quốc cử hành Lễ của Đức Trinh Nữ Maria, Đấng phù trợ các Kitô hữu và Đấng Bảo trợ trên Thiên Quốc của đất nước vĩ đại này. Mẹ của Chúa và của Giáo hội được tôn kính với lòng sùng kính đặc biệt tại đền thánh Đức Mẹ Xà Sơn ở Thượng Hải, và được các gia đình Công Giáo khẩn thiết cầu khẩn, trong những thử thách và hy vọng của cuộc sống hàng ngày. Thật tốt biết bao và cần thiết biết bao khi các thành viên của một gia đình và của một cộng đồng Kitô hữu ngày càng đoàn kết hơn trong tình yêu và đức tin! Bằng cách này, cha mẹ và con cái, ông bà và cháu chắt, các mục tử và các tín hữu có thể noi gương các môn đệ đầu tiên, những người, trong ngày lễ trọng Lễ Hiện Xuống, đã hiệp thông cầu nguyện với Mẹ Maria khi họ trông đợi Chúa Thánh Thần. Vì vậy, tôi mời anh chị em đồng hành trong lời cầu nguyện nhiệt thành đối với các tín hữu Kitô ở Trung Quốc, những người anh chị em thân yêu nhất của chúng ta, những người mà tôi luôn ghi nhớ trong sâu thẳm trái tim mình.

Xin Chúa Thánh Thần, nhân vật chính trong sứ mệnh của Giáo hội trên thế giới, hướng dẫn họ và giúp họ trở thành những người mang sứ điệp hạnh phúc, những chứng nhân của lòng tốt và bác ái, và những người xây dựng công lý và hòa bình trên đất nước của họ.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Ngày 24 tháng 5 hàng năm là ngày lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu, được người Công Giáo Trung Quốc mừng rất trọng thể. Đặc biệt, họ thường tổ chức các cuộc hành hương đến đền thánh Đức Mẹ Xà Sơn cách Thượng Hải 38km về phía Tây.

Tuy nhiên, trong 2 năm qua, viện cớ đại dịch coronavirus, bọn cầm quyền cộng sản đã buộc giáo phận Thượng Hải phải ra một loạt các thông báo cấm tất cả các cuộc hành hương. Trong thông báo hôm 20 tháng Tư, tức là trước cả tháng, giáo phận Thượng Hải cho biết mọi hình thức hành hương, kể cả từng cá nhân cũng không được phép.

Theo Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, đây rõ ràng là một hành vi lợi dụng tình trạng dịch bệnh để tăng cường bách hại tôn giáo.

Thị trấn Xà Sơn gồm hai quả đồi ở quận Song Giang phía tây Thượng Hải. Hai ngọn đồi, cao khoảng 100m, được gọi là Đông và Tây Xà Sơn, mặc dù ngọn đồi phía tây quan trọng hơn cũng được gọi là Xà Sơn.

Đền thánh Đức Mẹ Xà Sơn, được các nhà truyền giáo Âu châu xây dựng từ năm 1925 đến 1935. Ban đầu mọi nghi thức Phụng Vụ trong nhà thờ được cử hành bằng tiếng Latinh. Từ khi Hoa Lục rơi vào tay cộng sản, các nghi thức Phụng Vụ được cử hành bằng tiếng Hoa.

Con đường lên đỉnh đồi, nơi có Đền thánh Đức Mẹ Xà Sơn, gọi là Via Dolorosa, tức là con đường thương khó.

Ngọn đồi cũng có một đài quan sát thiên văn được thành lập bởi các cha dòng Tên.

Theo tổ chức Đức Hồng Y Cung Phần Mai, cộng sản rất chướng mắt với ngôi đền Đức Mẹ quá hùng vĩ này nên đã nhiều lần âm mưu đặt bom giật sập ngôi đền. Nỗ lực cuối cùng diễn ra vào tháng Giêng 1967, dưới thời Cách Mạng Văn Hóa, và do Giang Thanh, vợ của Mao Trạch Đông trực tiếp chỉ đạo. Tuy nhiên, bom không nổ. Tại sao các quả bom này không nổ thì đến nay không thể biết chính xác được. Có lẽ phải đợi hết thời cộng sản ác ôn này người ta mới có thể biết tại sao. Nhưng có điều này thì chúng ta biết chắc chắn: Sau cái chết của Mao vào tháng 9, năm 1976, chỉ một tháng sau đó, Giang Thanh bị bắt và bị kết án chung thân khổ sai. Tháng 5 năm 1991 khi được tạm tha, việc đầu tiên Giang Thanh làm là thắt cổ tự tử chết.

Sau nỗ lực đặt bom bất thành của Giang Thanh, Đền thánh Đức Mẹ Xà Sơn được để yên và hàng năm đều có các cuộc hành hương kính Đức Mẹ vào ngày 24 tháng Năm. Tuy nhiên, từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, văn phòng Tôn giáo Thượng Hải và Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc đã cố gắng làm cho người Công Giáo Trung Quốc khó đến thăm Xà Sơn hơn. Các cuộc hành hương trở nên thất thường, có năm có, có năm không. Đặc biệt trong 2 năm vừa qua, không có bất cứ cuộc hành hương nào dù là với tư cách cá nhân.

Trong Lá thư gửi người Công Giáo Trung Quốc vào năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã chọn ngày 24 tháng Năm là Ngày Thế giới cầu nguyện cho Giáo hội tại Trung Quốc để cầu xin Đức Mẹ Xà Sơn tăng cường sức mạnh cho các tín hữu trước những bách hại liên tục của cộng sản.
Source:Holy See Press Office
 
Phép lạ ở Indonesia — Ông từ nhà thờ ngăn chặn được những kẻ đánh bom tự sát tại nhà thờ chính tòa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:34 25/05/2021


1. Một linh mục bị giết và một người khác bị bắt cóc ở miền bắc Nigeria

Một linh mục bị giết và một người khác bị bắt cóc. Đây là tổn thất từ vụ tấn công do những kẻ vũ trang không rõ danh tính gây ra nhắm vào giáo xứ Thánh Vincent Ferrer ở Malunfashi, thuộc Bang Katsina, phía bắc Nigeria.

Linh mục bị sát hại là Cha Alphonsus Bello, trong khi người bị bắt cóc là Cha Joe Keke. Nhóm người có vũ trang, xông vào giáo xứ vào đêm 20 tháng 5, đã bắn một số phát súng và làm bị thương một số người. Cha Mike Umoh, Giám đốc Truyền thông Xã hội Quốc gia của Hội Đồng Giám Mục Nigeria, xác nhận tin này với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc và nói rằng bọn tội phạm đã đặt thi thể của Cha Alphonsus Bello trên mảnh đất nông trại phía sau trường đào tạo giáo lý viên, trong khi số phận của Cha Joe Keke vẫn còn là một ẩn số.

Cha Umoh cho biết: “Đêm 20 tháng 5, một trong những giáo xứ ở giáo phận Sokoto – là nhà thờ Công Giáo Thánh Vincent Ferrer ở Malunfashi, thuộc bang Katsina - đã bị tấn công bởi các tay súng không xác định. Hai linh mục bị bắt cóc, Cha Joe Keke và Alphonsus Bello. Cha Keke, cựu chánh xứ, khoảng 70 tuổi trong khi cha Bello, linh mục chánh xứ hiện nay bị sát hại chỉ ở tuổi ba mươi. Sáng 21 tháng 5, thi hài của Cha Alphonsus Bello đã được tìm thấy chết trên khu đất nông nghiệp phía sau Trường Huấn luyện Giáo lý viên. Chúng tôi không biết cha Joe Keke ở đâu. Cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa liên lạc được với những kẻ bắt cóc”. Trong khi đó, một nguồn tin đáng tin cậy từ giáo phận Công Giáo Sokoto cho biết vị linh mục quá cố thuộc về Tổng giáo phận Kaduna, nhưng đã di chuyển đến giáo phận Sokoto và sống tại giáo xứ Malumfashi ở Katsina.
Source:Fides

2. Phép lạ ở Indonesia — Ông từ nhà thờ ngăn chặn được những kẻ đánh bom tự sát tại nhà thờ chính tòa

Trong bài ‘Miracle’ in Indonesia—sacristan prevents suicide bombers from entering cathedral, nghĩa là ‘Phép lạ’ tại Nam Dương – Ông từ ngăn chặn được những kẻ đánh bom tự sát nhào vào nhà thờ chính tòa, tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ cho biết như sau:

Cosmas Balalembang là một giáo dân Công Giáo 53 tuổi phục vụ như một ông từ tại Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Makassar, thủ phủ của tỉnh Nam Sulawesi của Indonesia. Vào sáng Chủ nhật Lễ Lá, ngày 28 tháng 4 năm 2021, anh ta đã ngăn không cho hai kẻ đánh bom liều chết — là một cặp vợ chồng mới cưới có liên hệ với mạng lưới Jamaah Ansharut Daulah, liên kết với bọn khủng bố Hồi Giáo IS — xâm nhập vào khuôn viên nhà thờ. Những kẻ tấn công đã tự nổ tung, khiến 20 người bị thương. Cosmos đã nói chuyện với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là ACN như sau

“Tôi đang giúp một đội trông giữ xe hơi và xe gắn máy thì xảy ra vụ việc. Tôi cảm thấy có điều gì đó không ổn. Tôi thấy hai người — một nam một nữ đội khăn che mặt — đi xe máy qua lại trước nhà thờ. Người phụ nữ đang mang một chiếc ba lô. Sau đó họ nhanh chóng tiếp cận thánh đường. Tôi đã ngăn họ lại khi họ cố gắng vào cổng chính của nhà thờ. Tôi đứng trước họ, chỉ cách đó ba bước chân. Đột nhiên, có một tiếng nổ.”

“Trước khi họ đi xe máy về phía khuôn viên nhà thờ, tôi đã thấy họ ngồi trên vỉa hè trước nhà thờ. Tôi chỉ nghĩ rằng họ đang nghỉ ngơi. Họ bỏ đi không lâu sau khi Thánh lễ thứ hai ngày Chúa nhật Lễ Lá kết thúc. Tôi không biết họ đã đi đâu.”

“Một số giáo dân ra vào thánh đường trước khi vụ nổ xảy ra. Những người được cho là sẽ tham dự Thánh lễ thứ ba đứng cách cổng chính của nhà thờ 6 bước chân để tuân thủ các quy định về sức khỏe.”

Cosmas Balalembang cho biết thêm:

“Thông thường, có những người từ các nguồn gốc tôn giáo khác nhau, bao gồm cả người Hồi giáo. Họ giúp bảo vệ thánh đường trong các cử hành Tuần Thánh. Nhưng điều khiến tôi tò mò là người phụ nữ đeo mạng che mặt. Tất cả những gì tôi phải làm là ngăn không cho cặp này vào khuôn viên nhà thờ.”

“Tôi bị bỏng ở mặt, ngực, tay và chân vì vụ nổ mạnh. Tôi không biết điều gì đã ập đến với tôi. Tôi chỉ cảm thấy một cái gì đó đang cháy. Trơi rất nóng. Và máu đổ ra từ vết thương của tôi. Tuy nhiên, tôi vẫn có thể đứng vững. Trái tim tôi nói: ‘Chúa ơi, xin hãy giúp con. Con đang bị bỏng. Cháu trai tôi nhanh chóng đưa tôi đến nhà xứ. Tại đó, nó đã dùng bột cà phê đắp lên vết bỏng của tôi và cầm máu.”

“Sau đó tôi được cảnh sát đưa đến bệnh viện Stella Maris, nằm gần nhà thờ lớn. Sau khi được làm sạch, các bác sĩ đã tiến hành chụp X-quang. Cảm ơn Chúa, không có vấn đề nội bộ. Chỉ có một số vết sưng tấy bên trong, không quá nghiêm trọng.”

“Vào buổi chiều, tôi được đưa vào bệnh viện Bhayangkara để điều trị thêm. Tôi đã có một cuộc phẫu thuật nhỏ để chữa lành vết bỏng của mình. Tôi đã được điều trị ở đó trong 19 ngày. Tuy nhiên, tôi vẫn cần phải kiểm tra sức khỏe ít nhất một lần một tuần. Tôi hy vọng rằng Chúa sẽ sớm chữa lành cho tôi để tôi có thể bắt đầu trở lại phục vụ với tư cách là một ông từ”.

“Tôi tin rằng đây là một phép lạ. Tôi có thể đã bị sát hại vì vụ nổ mạnh. Tôi cảm ơn Chúa vì ân sủng của ngài. Sự việc, trên thực tế, đã làm tăng thêm niềm tin của tôi vào Chúa”.
Source:Aid To The Church In Need

3. Tổng thống Malta: Tôi thà từ chức còn hơn ký dự luật phá thai

Tổng thống Malta tuần này cho biết ông thà từ chức còn hơn ký dự luật cấm phá thai.

George Vella, một bác sĩ y khoa đã giữ chức tổng thống của đất nước từ năm 2019, đã đưa ra bình luận trên với NETnews vào ngày 17 tháng 5.

Theo Times of Malta, tổng thống Vella nói: “Tôi sẽ không bao giờ ký một dự luật liên quan đến việc cho phép giết người”.

“Tôi không thể ngăn hành pháp quyết định, điều đó phụ thuộc vào quốc hội. Nhưng tôi có quyền tự do, nếu tôi không đồng ý với một dự luật, tôi từ chức và về nhà, tôi không có vấn đề gì khi phải làm như thế”.

Tổng thống Vella đã phát biểu như trên sau khi nghị sĩ độc lập Marlene Farrugia đưa ra một dự luật tại quốc hội vào ngày 12 tháng 5 nhằm tìm cách hợp phá hóa việc phá thai, đây là dự luật đầu tiên thuộc loại này ở quốc gia Địa Trung Hải.

Dự luật đề xuất loại bỏ ba điều khoản khỏi bộ luật hình sự của Malta, theo đó bất kỳ ai tìm kiếm hoặc giúp đỡ phá thai có thể bị kết án lên đến ba năm tù, mặc dù các vụ truy tố như thế không phổ biến.

Khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng có những trường hợp nên được cho phép phá thai hay không, vị tổng thống 79 tuổi nói: “Bạn chỉ có thể hoặc là giết hoặc là không giết, không thể có việc giết một nửa. Tôi rất rõ ràng, không có nhưng nhị gì ở đây cả”.

Hai đảng chính ở Malta, một quần đảo ở trung tâm Địa Trung Hải với dân số nửa triệu người, đã phát đi tín hiệu phản đối dự luật của nghị sĩ độc lập Marlene Farrugia.

Đảng Lao động cho biết họ sẵn sàng thảo luận về việc không hình sự hóa việc phá thai nhưng không muốn đưa vấn đề này ra một cuộc bỏ phiếu của quốc hội.

Đảng Quốc dân cho biết họ sẽ không bao giờ ủng hộ việc hợp pháp hóa phá thai bởi vì họ đề cao quyền sống từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên.

Năm 1990, Quốc vương Baudouin, nguyên thủ quốc gia của Bỉ, tuyên bố rằng ông sẽ không ký dự luật tự do hóa phá thai. Vào ngày 4 tháng 4 năm đó, ông từ chức trong khi các thành viên của chính phủ ký dự luật thành luật, ông lại đảm nhiệm chức vụ của mình 36 giờ sau đó.

Hơn 90% dân số Malta là người Công Giáo đã rửa tội.

Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna của Malta ngày 13 tháng 5 nói rằng việc hợp pháp hóa phá thai sẽ là một bước lùi.

Theo Times of Malta, ngài nói:

“Cung lòng của người mẹ là một cái gì đó thân thương và thánh thiện, chính ở đó mà sự sống của con người mới có thể phát triển được. Chúng ta hãy cầu nguyện rằng cung lòng vẫn là một nơi sống chứ không phải nơi giết chóc diễn ra”.
Source:Catholic News Agency

4. Phương pháp điều trị ngăn ngừa tự tử của một giáo sư Đại học Công Giáo được coi là một 'hỗ trợ tốt' cho những ai chán sống

Catholic University of America, tức là Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, đã thông báo trong tuần này rằng một biện pháp can thiệp để ngăn chặn tự tử được phát triển bởi một trong những giáo sư tâm lý của trường đã hoạt động tốt trong một phân tích tổng hợp gần đây.

Giáo sư David Jobes thuộc khoa tâm lý học của trường đã tạo ra chương trình “Đánh giá hợp tác và Quản lý tình trạng tự tử”, gọi tắt là CAMS, đó là “một khung trị liệu” để điều trị bệnh chán sống, trường đại học cho biết trong một thông cáo báo chí ngày 17 tháng 5.

Một phân tích tổng hợp gần đây về các thử nghiệm lâm sàng đã xác định rằng chương trình của Jobes “hỗ trợ tốt trong việc giảm ý định tự tử theo các tiêu chí của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh”. Khung trị liệu này hoạt động tốt hơn các biện pháp can thiệp khác trong các thử nghiệm.

Jobes cho biết trong một tuyên bố vào thứ Hai, “Chúng tôi rất vui mừng với những phát hiện của phân tích tổng hợp này”.

Trường đại học cho biết phương pháp CAMS “nhanh chóng làm giảm ý nghĩ tự tử và giảm các triệu chứng chung của đau khổ, trầm cảm và tuyệt vọng”. Nhà trường nói thêm rằng CAMS nhấn mạnh sự hợp tác với bệnh nhân, thu hút họ như một “đồng tác giả” trong kế hoạch điều trị của riêng họ.

Jobes cho biết gần 20,000 bác sĩ lâm sàng đã được đào tạo về CAMS cho đến nay và nói thêm rằng ông hy vọng “sẽ đào tạo thêm nhiều người nữa để chúng tôi có thể giúp giảm đau khổ và tử vong liên quan đến tự tử trên khắp thế giới”.

Điều oái oăm là trong khi tại Hoa Kỳ phương pháp cứu mạng của Giáo sư David Jobes có thể mang đến cho ông những danh tiếng thì ở một số quốc gia khác liệu pháp ngăn chặn tự tử của ông có thể khiến ông phải vào tù ra khám.

Thực thế, các nhà hoạt động LGBT ở Ái Nhĩ Lan và Bắc Ái Nhĩ Lan đã đưa ra một dự luật chống lại “liệu pháp chuyển đổi” phỏng theo một dự luật đã được thông qua và ký thành luật tại tiểu bang Victoria của Úc Đại Lợi.

Liệu pháp chuyển đổi được định nghĩa là “một thực hành hoặc hành vi hướng tới một người, cho dù có hoặc không có sự đồng ý của người đó trên cơ sở khuynh hướng tình dục hoặc bản sắc giới tính của người đó; và nhằm mục đích thay đổi hoặc ngăn chặn xu hướng tình dục hoặc bản sắc giới tính của người đó; hoặc khiến người đó thay đổi hoặc ngăn chặn xu hướng tình dục hoặc bản sắc giới tính của họ.”

Tất cả các “liệu pháp chuyển đổi” đều bị cấm. Nếu ai đó yêu cầu mục sư, linh mục hoặc một người bạn Kitô hữu cầu nguyện cho họ để ham muốn tình dục hoặc chứng rối loạn giới tính của họ có thể được thay đổi, thì mục sư, linh mục hoặc bạn bè đó có nguy cơ phạm tội. Điều này cũng áp dụng cho các bậc cha mẹ đang cầu nguyện cho con cái của họ — hoặc thậm chí đang dạy con cái họ rằng những biểu hiện ham muốn tình dục vô luân là không phù hợp.

Trong nền văn hóa sự chết, liệu pháp ngăn chặn tự tử của Giáo sư David Jobes cũng có thể bị diễn dịch là thay đổi hoặc ngăn chặn xu hướng muốn chết của người khác.
Source:Catholic News Agency