Ngày 24-05-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:08 24/05/2019
18. Các thánh, trước tòa Thiên Chúa càng tiến lên đường tu đức thì càng phát giác ra mình hèn mọn quá đổi. (Thánh Gregory)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

-------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:11 24/05/2019
21. MỜI THẦN Ở XA ĐẾN

Có một người rất là bủn xỉn muốn cầu phúc với thần minh, bèn nhờ một vị đạo sĩ gọi thần. Đạo sĩ bèn thay ông ta đi mời “ông thần ở hai kinh thành” đến.

Chủ nhân hỏi:

- “Tại sao mời ông thần ở xa như vậy chứ !”

Đạo sĩ nói:

- “Các thần ở gần đều biết tính nết của ông rồi làm sao có thể cầu được chứ ?”

(Quảng Tiếu phủ)

Suy tư 21:

Đã là thần thì cho dù là thần ở xa hay là thần ở gần, thì cũng đều giống nhau ở cái thần thông, tức là biết chuyện xưa và chuyện nay của con người ta, nếu thần ở xa không biết mà thần ở gần biết chuyện thì đó chính là thần hối lộ, thần tham lam và thần bịp bợm do con người tạo ra...

Con người có thể tạo ra cho mình một ông thần để sùng bái: khoa học gia thì tạo cho mình ông thần khoa học và chỉ tin vào khoa học; nhà nông thì tạo cho mình một ông thần để cầu xin mưa gió thuận hoà, ông thần ấy gọi là ông thần nông; người dân quê thì tạo cho mình ông thần mê tín, nên họ thường kiếm đến các thầy bói, thầy đồng và tin vào những ông thầy ấy như những vị thần hộ mạng...

Cũng có những người Ki-tô hữu tin có Chúa ở xa và có Chúa ở gần:

- Họ tin rằng có Chúa ở xa vì khi họ túng nghèo, họ bị tai nạn, con họ bệnh vợ họ đau mà cầu nguyện hoài, cầu nguyện mãi cũng không được Chúa nhậm lời...

- Họ tin rằng có Chúa ở gần là khi họ cầu gì thì phải được nấy, họ cần có công ăn việc làm là có ngay, họ cần có xe hơi là có ngay, họ cần có địa vị là có ngay, nghĩa là họ bắt Chúa phải thoả mãn theo ý riêng của mình...

Người tin có Chúa ở xa và có Chúa ở gần là người không có đức tin Công Giáo, cái tin của họ là do cái bao tử, do cái hưởng thụ của họ mà có, bởi vì người Ki-tô hữu có đức tin thật, thì không có chuyện Chúa ở xa và Chúa ở gần, nhưng họ tin rằng Chúa đang ở ttrong tâm hồn của họ, Ngài đang ngày đêm gần gủi với họ để dạy dỗ ban ơn cho họ, để họ sống xứng là con của Ngài.

Không có chuyện Chúa ở xa hay Chúa ở gần, xa hay gần là do tâm hồn của chúng ta có tin tưởng và yêu mến Ngài hay không mà thôi !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

-----------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Yêu Mến Và Giữ Luật Chỉ Là Một
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
08:31 24/05/2019

Có bao giờ chúng ta nghe hai bạn trẻ nam nữ, yêu nhau mà nói với nhau câu này chưa: “Nếu anh yêu em, anh hãy tuân giữ một số điều luật này nè... 1. đúng hẹn, 2. đi thẳng không ngó ai, 3. không lai rai vượt quá ranh giới, 4. không chơi thuốc lắc…”. Chắc là chưa, mặc dầu hai người vẫn làm như vậy khi thương nhau. Không nói nhưng vẫn làm.

Còn Chúa Giêsu thì nói và dạy rõ ràng: "Nếu ai yêu mến Thầy thì phải giữ lời của Thầy" (Ga 14,23). “Lời” tức là luật, là giới răn. Lời dạy nghe ra không êm tai mấy, bởi vì tình yêu gợi cho ta cảm giác êm đềm, dịu ngọt, tình yêu làm cho đời ta vui tươi thoải mái ; trong khi đó giới răn, luật lệ lại gây cho ta một cảm giác gò bó, trói buộc và mất tự do. Vậy mà Chúa Giêsu lại ghép việc tuân giữ giới răn vào chuyện yêu thương như một điều kiện không thể thiếu. "Nếu anh em yêu mến Thầy thì phải giữ các giới răn của Thầy." Điều này xem ra không ổn. Nhưng,

1. Yêu và giữ Luật là một. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ kỹ ta lại thấy lời dạy của Chúa Giêsu lại hợp tình hợp lý và không có gì là không ổn cả. Có thể nói: yêu mến và việc tuân giữ các lề luật chỉ là một dòng chảy duy nhất và rất tự nhiên. Tuân giữ các điều luật chỉ là sự thể hiện ra bên ngoài tình yêu ở bên trong. Ví dụ:

- Vâng phục cha mẹ (giữ “luật” cha mẹ đề ra) là cách diễn tả rất tự nhiên của lòng hiếu thảo và yêu mến mà con cái dành cho cha mẹ. Yêu mến là vâng lời.

- Chấp nhận mưa nắng dãi dầu để kiếm cơm cho con cho cái. Chấp nhận gian khổ để chu toàn trách nhiệm trong gia đình… là một tỏ bày tình yêu của những bậc làm cha mẹ dành cho kẻ hậu sinh. Có gì là gò bó, mất tự do đâu. Yêu con là hy sinh, là chịu khổ.

- Rồi hai cô cậu đã lấy nhau, quyết “giữ luật” không ngoại tình, không phản bội… chỉ là một đòi hỏi đương nhiên của tình yêu vợ chồng.

- Và trở về với ví dụ đầu, ta thấy, nếu chàng trai kia yêu nàng con gái nọ, thì họ giữ hàng tá quy luật vẫn chẳng thấy gì là nặng nhọc cả. Đúng hẹn ư ? Anh sẵn sàng. Để tránh kẹt xe, anh sẽ đi sớm.

Khi thương nhau thật sẽ rất đúng giờ. Đến giờ nàng phải về rồi, kẻo cổng đóng, mẹ mong, chàng thương nàng thật, thì “thả” nàng ra, dìu nàng về. “Em chỉ gặp được anh đến 9 giờ tối thôi nghe.” OK ngay. 9 giờ đúng, đụng ngõ nhà em.

Còn cái khoản luật ra đường không ngó ai, thì chàng nếu thương nàng thật sẽ trả lời thật hay: Không ngó đụng xe thì sao, nhưng em yên tâm, anh ngó ai anh cũng chỉ thấy mắt em trong người đó thôi. (có thể đôi mắt mang hình viên đạn nên sợ quá chẳng dám ngó ai) hoặc mượn lời ca của Hoàng thi Thơ trong bài Khi tình yêu đến mà nói rằng: ôi con mắt con mắt ta buồn cười, một người ta thấy thôi. Dù đông người, chỉ mình em anh thấy.

Rồi khi thực sự thương nhau, thì tôn trọng nhau và tôn trọng luật “ranh giới.” Tới đâu thì dừng lại. Đến đâu thì xì tốp. Chàng thì thường muốn vượt ranh. Nàng sợ chàng bỏ, nên gì cũng chiều. Nhưng coi chừng đó chỉ là đường một chiều : chiều lợi dụng chứ không phải đường hai chiều, chiều tình yêu. Yêu là có những luật của nó.

Ngày nay chính tại Mỹ có phong trào mang tên “True Love Waits,” Tình yêu chân thật thì biết chờ đợi. Số là một mục sư Baptist bị shock (sửng sờ) khi 2 em gái 16 tuổi cảm thấy xấu hổ vì mình đã đôi tám rồi mà vẫn còn trắng trinh. Thay vì hãnh diện thì lại mắc cỡ ! Mục sư này lập nên phong trào cổ võ việc giữ gìn kiêng cữ cho tới ngày thành hôn. Phong trào lớn mạnh ngoài mong đợi, nhưng mục sư không ngạc nhiên, bởi mục sư nói : rất nhiều bạn trẻ muốn như thế. Và khi họ muốn như thế và làm như vậy là họ đang ở trong thành phần đa số chứ không phải thiểu số đâu. Hãy hãnh diện vì mình trong sạch : proud to be pure.

Người Việt-Nam chúng ta có tâm trạng thuận lợi hơn để giữ điều đó. Cái đáng giá ngàn vàng đó đáng giá thật chứ không phải xưa rồi Diễm ơi đâu ! Các bạn gái đã có lần nào nghe lập luận này chưa, nó cũng rất thường xảy ra : Cô dễ dãi với tôi thì chắc gì cô không dễ dàng với người khác. Cô chiều tôi chắc gì cô không nhường người khác…

Tình yêu chân thật là có luật lệ của nó. Vì thế yêu nhau và giữ luật lệ của tình yêu không có gì là mâu thuẫn, chỉ là một thôi. Yêu bên trong, diễn tả ra bên ngoài bằng những luật lệ của nó. Ai yêu mến Thầy thì tuân giữ lề luật của Thầy.

Có nhiều chàng con trai yêu nàng con gái nào đó thì sẵn sàng giữ luật “cấm hút thuốc” cách rất triệt để dễ dàng. “Trước đây tôi hút thuốc dữ lắm, nhưng khi quen bà ấy, bà ấy không muốn, tôi bỏ ngay !” Yêu là tuân giữ lề luật. Ai yêu mến Thầy thì tuân giữ lề luật của Thầy.

2. Yêu giúp dễ giữ Luật. Đề tài của bài giảng hôm nay là tình yêu và lề luật không hề mâu thuẫn, nhưng chỉ là là một dòng chảy của con suối tình yêu. Và chính tình yêu chân chính này giúp sức tăng lực cho mình giữ luật.

Cuốn phim có tựa đề: "Đời Vẫn Đẹp" do Roberto đạo diễn và thủ diễn đã xứng dáng được giải Oscar năm 2000. Cuốn phim diễn lại câu chuyện của một người Do Thái cùng với vợ và đứa con trai nhỏ đã bị Đức Quốc Xã đưa vào trại tập trung. Nhờ tài khôi hài và tình yêu thương, ông đã giữ vững tinh thần cho mình và cho đứa con còn nhỏ cho tới khi quân đội Đồng Minh đến giải thoát.

Nhân vật chính là một bác sĩ chuyên gia tâm lý. Trong những năm lưu tù, ông khám phá được một chân lý quan trọng cho cuộc sống của con người. Chân lý đó là trong những hoàn cảnh nghiệt ngã đau thương nhất của con người, con người vẫn có thể tồn lại, nếu họ có niềm tin và tình yêu.

Bác sĩ đã quan sát những phản ứng khác nhau nơi các bạn tù của ông: Có những người trước khi vào tù được mọi người trọng vọng ngưỡng mộ, thế nhưng bỗng chốc lộ nguyên hình là những kẻ hèn hạ có thể bán đứng anh em vì một chút lợi lộc cỏn con : như một mẩu bánh, một ngụm nước. Một số khác thoạt tiên thể hiện bản lĩnh của những nhà lãnh đạo, thế nhưng liền sau đó tuyệt vọng và ngã gục chỉ trong vài ngày bị bỏ đói. Trái lại, cũng không thiếu những người ít được kẻ khác chú ý đến, lại âm thầm vượt qua, chịu đựng cho đến cùng và còn sống.

Trong kinh nghiệm bản thân, bác sĩ cho biết chính tình yêu đối với vợ ông đã giúp cho ông tiếp tục tìm thấy ý nghĩa và lẽ sống trong tận đáy hoả ngục của các trại tập trung đó. Mặc dù không biết vợ mình bị giam giữ ở đâu, còn sống hay đã chết rồi, nhưng tình yêu đối với vợ đã giúp người bác sĩ này vượt qua tất cả. Ông đã chia sẻ cảm nghiệm đó như sau:

Không có gì có thể tách tôi ra khỏi tình yêu, khỏi những ý nghĩ và hình ảnh người vợ yêu dấu của tôi. Cho dẫu người ta có báo tin rằng vợ tôi đã chết thì tôi sẽ không bao giờ ngưng chiêm ngắm hình ảnh của nàng, hay ngưng thôi không chuyện vãn với nàng nữa. Khi tôi cảm nghiệm được hình ảnh của vợ tôi vẫn luôn ở bên cạnh tôi, thì chính tình yêu đối với vợ đã mang lại hy vọng và sức mạnh giúp cho tôi chịu đựng mọi nghịch cảnh và tồn lại cho đến ngày được giải cứu khỏi trại tập trung.

Văn hào St Exupéry của Pháp, trong cuốn “Chuyến bay đêm” (vol de nuit) thuật lại một phi công bay trong bóng tối tại sa mạc, và máy bay rơi xuống bãi cát. Cát êm, không chết. Chỉ bị thương. Phi công bò đi tìm đường về làng xóm. Nhưng trong sa mạc nào biết hướng bò. Mệt lả, đói khát, anh muốn buông xuôi, chết cho rồi. Nhưng anh chợt nghĩ: Nếu ở nhà vợ con tôi, người thân tôi đang chờ đợi giây phút tôi trở về, thì tôi là thằng hèn nếu tôi không cố trỗi dậy và cất bước. Chính tình yêu thúc đẩy ta đi còn mạnh hơn là đồ ăn thức uống, viên tăng lực, loon “bò húc” bò cụng.

Thánh Phaolô diễn tả thật đẹp chính tình yêu chứ không gì khác làm cho chúng ta gắn bó với Đấng ta yêu mến : Rm 8:35-39

Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? Đúng thế, tôi tin chắc rằng : cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.

“Yêu thì giữ luật” và “yêu giúp giữ luật” đó là 2 điểm ta rút ra qua bài Tin Mừng hôm nay vậy.

LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Muốn được bình an, hãy giữ Lời Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
20:08 24/05/2019
Suy niệm Chúa Nhật VI Phục Sinh Năm– C

( Ga 14, 23-29 )

Khi đến “giờ Chúa Giêsu qua khỏi thế gian này để về cùng Đức Chúa Cha” (Ga 13,1), với trọn tình Thầy trò, Người đã dành cho các môn đệ những lời tâm huyết, cụ thể như truyền cho các môn đệ một Điều răn mới (x. Ga 15,12). Mới là vì Chúa Giêsu là người đầu tiên thực hiện bằng việc tự hiến nộp mình cho thế nhân. Mới là vì yêu đến thí mạng vì người mình yêu: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13-14). Mới là vì tình yêu hướng đến người khác, ra khỏi chính mình, đến với tha nhân. Kế đến Người bảo họ: “Các con hãy yêu thương nhau” (Ga 13,34), vì đây là dấu chỉ để người ta “

Xem và Nghe bài giảng

Vẫn trong bầu khí tâm sự với các môn đệ, Chúa phán bảo họ rằng: “Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy” (Ga 14,23). Thật không đơn giản, lời di chúc này có ý nói: các con yêu mến Thầy thế là đủ, vì nếu yêu mến tức khắc lời Thầy sẽ được tuân giữ, có nghĩa là: khi yêu mến Chúa Giêsu, các môn đệ sẽ tuân giữ lời Chúa truyền, cụ thể là thực hành các giới răn Chúa để lại. Có thể hiểu cách khác: nếu các con yêu mến Thầy, điều đó chứng tỏ rằng các con tôn trọng lời Thầy truyền, mà tôn trọng lời Thầy là thể hiện lòng mến Thầy nên tuân giữ.

Một điều sẽ xẩy đến cho những ai tuân giữ lời Chúa Giêsu là sẽ được Chúa Cha và chính Người yêu mến, đồng thời chọn làm nơi ở như lời Chúa nói: “Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy”, nghĩa là người ấy là đền thờ Thiên Chúa ngự. Thiên Chúa sẽ ở với người ấy. Thánh Tông Đồ Phaolô nói rõ: “Được Chúa Giêsu ngự trong lòng anh em nhờ bởi lòng tin” (Eph 3,17). Do vậy không có gì ngạc nhiên khi Chúa Giêsu bằng lòng đến ở nhà những người tin, yêu mến và tuân giữ lời Chúa. Đó là lý do tại sao, sau khi hoàn tất các công việc Chúa phán: “Đây là nơi Ta nghỉ ngơi đời đời mãi mãi, Ta sẽ ngự tại đó vì Ta muốn!” (Tv 131,14)...

Tiếp theo, Người mạc khải cho các ông về Chúa Thánh Thần: “Đấng Phù Trợ là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con” (Ga 14,26). Đồng thời hứa ban bình an cho các ông. “Bình an” là quà tặng cao quý của Thầy để lại cho các học trò trước lúc ra đi. Đó cũng là “Bình an” sau khi sống lại Chúa Giêsu sẽ tặng cho các môn đệ đang cửa đóng then cài vì sợ hãi. “Bình an” là điều các ông đang cần đến hơn bao giờ hết. Bình an do Chúa tặng ban khác với bình an do thế gian ban tặng. “Bình an” của Chúa Giêsu ban không chỉ dừng lại ở việc an toàn về mặt thể xác, đây là thứ bình an trong sâu thẳm trong tâm hồn. Bình an này hướng các môn đệ về mầu nhiệm cách chung, nhiệm cục cứu độ. Chúa Giêsu chính là nội dung của bình an; hiểu cách khác: Người chính là nguồn bình an, Người ban cho các ông chính bình an của Người, bình an nội tâm, bình an tuyệt đối, bình an vượt xa lối hiểu của con người.

Chúa Giêsu trấn an các ông: “Lòng các con đừng xao xuyến và đừng sợ hãi” (Ga 14,26). Tại sao Chúa Giêsu nói những lời ấy? Thưa là vì trước sự ra đi của Thầy Chí Thánh, các môn đệ cảm thấy cô đơn, lo sợ và bất an. Các ông lo cho chính mình, sợ bị bỏ rơi, sợ phải sống cô đơn, và bằng một lời hứa Chúa Giêsu nâng đỡ các ông: “Thầy đi, rồi Thầy sẽ trở lại với các con” (Ga 14,2).

Chúng ta lắng nghe những lời của Chúa Giêsu: “Lòng các con đừng xao xuyến và đừng sợ hãi” (Ga 14, 26). Thử hỏi, cuộc sống của chúng ta sẽ ra như sao, nếu không có Chúa, nếu không thực hành và liên lỉ sống đức tin, củng cố bởi Ðức Cậy, hướng về Trời Cao, nơi con người có thể gặp Chúa Kitô?

Vậy, đừng xao xuyến lo âu vì những bất ổn của địa cầu, của tình anh em hữu nghị đổi thay, hay con người thay lòng đổi dạ. Hãy phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa, như trẻ thơ trong vòng tay của mẹ. Vì thế giới này là tạm bợ, con người là thay đổi, không phải là chổ nương thân. Chỉ trong Thiên Chúa chúng ta mới tìm được nguồn vui tột đỉnh của tâm hồn.

Ước chi lời khuyên của Chúa Giêsu hôm nay thấm nhập vào trong tâm trí chúng ta, như là nguồn mạch của bình an, thanh thản và niềm vui. Nếu Chúa Giêsu Kitô là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống chúng ta còn lo sợ hãi gì? Tại sao không tin tưởng vào Thiên Chúa, là Cha Đức Giêsu, Cha chúng ta và tin vào Đức Giêsu, Chúa chúng ta? Còn hạnh phúc nào hơn khi có Thiên Chúa là sức mạnh thiêng liêng giúp chúng ta không bị gục ngã dưới sức nặng của khó nhọc, của tuyệt vọng và buồn phiền.

Lạy Chúa Giê su, Chúa đã nói với các tông đồ rằng: “Thầy để lại bình an cho các con, thầy ban bình an của thầy cho các con…”. Xin đoái thương ban cho chúng con ơn hiệp nhất và bình an theo ý Chúa muốn, để ngay ở đời này chúng con đã được nếm hưởng hạnh phúc bất diệt Chúa giành cho chúng con nhờ sự chết và phục sinh của Chúa. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lòng tôn trọng sự thật lịch sử của nước Nhật qua việc trao tặng Huân Chương cho Đức Hồng Y Raffaele Farina
Đặng Tự Do
16:19 24/05/2019
Đại sứ quán Nhật Bản cạnh Tòa Thánh tuyên bố hôm thứ Ba 21 tháng Năm rằng chính phủ Nhật quyết định trao tặng cho Đức Hồng Y Raffaele Farina huân chương Mặt Trời Mọc, và huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh. Huân chương Mặt Trời Mọc, làm bằng vàng, là huân chương cao quý nhất nước Nhật trao cho một người ngoại quốc.

Đức Hồng Y Raffaele Farina nguyên là thủ thư của Thư Viện Vatican. Ngài có công rất lớn trong việc sắp xếp lại các tài liệu lịch sử thời Mạc phủ (江戸幕府, Shogunate) đặc biệt những biến cố liên quan đến lệnh cấm Kitô giáo ở vùng Bungo được thu thập bởi cha Mario Marega, một nhà truyền giáo dòng Salesian.

Vào những năm 1940, cha Marega Papers đã mang về Vatican một bộ sưu tập khoảng 10,000 tài liệu, mô tả sự hiện diện của cộng đồng Công Giáo Nhật Bản, và những bách hại dã man họ phải chịu trong giai đoạn từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19.

Kể từ đó, các tài liệu này vẫn ở trong kho lưu trữ của Vatican cho đến năm 2010, khi chúng được nhà nghiên cứu Delio Proverbio chú ý tới.

Các tài liệu được viết trên giấy gạo, tinh tế đến mức chỉ có thể chạm vào bằng găng tay đặc biệt. Đức Ông Cesare Pasini, Giám đốc Thư viện Tông tòa Vatican, coi chúng là “bộ sưu tập tài liệu lớn nhất thuộc loại này”.

Năm 2014, Thư viện Tòa Thánh đã ký một hợp đồng sáu năm với bốn viện lịch sử Nhật Bản để dịch và lập danh mục các tài liệu này.

Văn bản đầu tiên có niên đại 1719 và đề cập đến sự xuất hiện của Kitô giáo tại Nhật Bản vào năm 1549 nhờ các nhà truyền giáo Dòng Tên.

Một trong những tài liệu này ghi lại chuyến viếng thăm của bốn nhà quý tộc Nhật Bản đến Rôma năm 1585 để theo dõi cuộc bầu cử Đức Giáo Hoàng Xitô V là bằng chứng cho thấy Kitô giáo đã lan rộng tại Nhật.

Hầu hết các tài liệu đề cập đến cuộc đàn áp cộng đoàn Công Giáo dưới thời Mạc phủ, và mô tả chi tiết về việc tử đạo của 26 Kitô hữu ở Nagasaki, và lệnh cấm triệt để Kitô giáo vào năm 1612. Các tài liệu này đã dẫn đến cuốn phim Silence của đạo diễn Martin Scorsese. Ra mắt vào năm 2016, cuốn phim ă khách này mô tả chứng tá đức tin kiên cường của người Công Giáo Nhật, nhưng đồng thời cũng cho thấy sự dã man trong các cuộc bách hại đạo thánh Chúa.

Người Nhật thật đáng khen khi trao tặng huân chương cho người có công phơi bày một sự thật lịch sử dã man như thế của quốc gia mình.


Source:Asia News
 
Các Giám Mục lên tiếng trước bản án thể hiện sự vô ơn, tàn nhẫn và lòng háo sát tại Á Căn Đình
Đặng Tự Do
17:40 24/05/2019
Trong tuần qua Tòa Thánh, Giáo Hội tại Á Căn Đình và các phong trào phò sinh đã phải lên tiếng trước một bản án quá bất công mà trình tự tư pháp này tự nó đã bộc lộ rõ một thái độ vô ơn một cách trâng tráo, tàn nhẫn và lòng háo sát của con người.

Cách đây hơn hai năm, chính xác là vào ngày 2 tháng Tư 2017, một thiếu nữ 19 tuổi được đưa đến bệnh viện Pedro Moguillansky ở thành phố Cipolleti ở phía nam Á Căn Đình trong một tình trạng hết sức ngặt nghèo.

Cô đã mang thai 22 tuần sau khi bị hãm hiếp và uống thuốc phá thai do một tổ chức phi chính phủ cung cấp. Đó là một viên thuốc Oxaprost cực mạnh có tác dụng phụ đe dọa đến tính mạng.

Bác sĩ Leandro Rodriguez Lastra và bác sĩ Yamila Custillo đã cấp cứu cho cô gái và làm mọi cách để cứu mạng cả cô gái lẫn đứa bé. Sau khi đã qua cơn nguy hiểm, cô gái luôn miệng đòi các bác sĩ phá thai cho cô nhưng bác sĩ Rodriguez Lastra, với tư cách là trưởng khoa phụ sản, và bác sĩ Yamila Custillo là người trực tiếp chăm sóc cho cô đều không đồng ý vì quá nguy hiểm cho tính mạng của cô gái.

Sau đó cô gái được giữ ở bệnh viện thêm hai tháng nữa và đã hạ sinh một cháu bé lành mạnh không chút dị tật. Nhưng vì cô gái tỏ rõ một thái độ hằn học với cháu bé nên bệnh viện phụ sản Cipolleti đã tìm một người nhận cháu làm con nuôi. Cháu bé nay đã được hai tuổi.

Thay vì bày tỏ lòng biết ơn người đã cứu mạng mình, cô gái đã tiến hành một tiến trình tư pháp nhằm buộc tội hai bác sĩ này vì không chịu phá thai cho cô.

Cũng nên nói thêm rằng tuy luôn miệng nói mình bị hãm hiếp, cô ta chưa từng khai báo với cảnh sát ai là người hãm hiếp cô và cũng chưa hề truy tố người này.

Phá thai hiện là bất hợp pháp tại quê hương của Đức Thánh Cha Phanxicô, mặc dù một số tỉnh, như Cipolleti, cho phép phá thai trong trường hợp bị hiếp dâm hoặc tính mạng của người mẹ bị đe dọa.

Các công tố viên lập luận rằng theo quy định của địa phương, các bác sĩ phải thực hiện phá thai trong trường hợp đó.

Tháng 5 năm ngoái 2018, bác sĩ Yamila Custillo được miễn tố vì chỉ là cấp dưới thừa hành. Trong khi đó vào đầu tuần này, chánh án Alvaro Meynet tuyên phạt bác sĩ Rodriguez Lastra hai năm tù và bằng cấp bác sĩ của ông có thể bị thu hồi.

Trong khi bào chữa, Rodriguez Lastra nói rằng ông đã thực hiện lời thề với tư cách là một bác sĩ là làm mọi cách để cứu mạng không chỉ đứa trẻ chưa sinh mà còn cả người mẹ, vì tiếp tục phá thai sẽ khiến sinh mạng cô ta rủi ro hơn.

Giáo Hội Công Giáo ở Á Căn Đình, các giáo hội Tin Lành và các tổ chức ủng hộ sự sống đều đã lên tiếng chống lại phán quyết của chánh án Alvaro Meynet.

Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia chủ tịch Học viện Giáo Hoàng về sự sống chỉ trích mạnh mẽ bản án này. “Thật là vô lý khi người ta lên án một chuyên gia chăm sóc sức khỏe vì đã thực hiện một hành động cứu mạng theo ơn gọi của mình”.

Đức Cha Alberto Bochatey, Giám Mục Phụ Tá của La Plata và là thành viên của Học viện Giáo hoàng về Sự sống của Vatican, nói với một đài phát thanh địa phương rằng người dân Á Căn Đình muốn sự sống chứ không phải là cái chết.

Ngài nhắc lại rằng năm ngoái, Tổng thống Mauricio Macri đã mở một cuộc tranh luận về việc hợp pháp hóa phá thai, nhưng cuối cùng Quốc hội đã bỏ phiếu chống lại đề xuất này sau khi hàng triệu người Á Căn Đình xuống đường kêu gọi chính phủ bảo vệ cả mạng sống của người mẹ lẫn cháu bé.


Source:Catholic News Agency
 
Khẩn thiết cầu nguyện cho các linh mục
Vũ Văn An
20:43 24/05/2019
Chúng tôi vừa được hân hạnh dùng cơm trưa với hai Đức Cha đến từ Việt Nam tại một nhà hàng ở ngoại ô Sydney. Đó là Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Chí Linh của Huế và Đức Cha Nguyễn Hồng Sơn của Bà Rịa. Trong các trao đổi tâm tình, hai vị giáo phẩm cho hay: giữa lúc tình hình chính trị thuận lợi cho ơn gọi linh mục, thì ơn gọi linh mục tại Việt Nam nói chung đang trên đà xuống dốc kể cả về con số lẫn phẩm chất.



Như thế, hiển nhiên tình hình ơn gọi ở Việt Nam đang rơi chung vào qũy đạo ơn gọi hoàn cầu. Kathryn Jean Lopez, chuyên viên nghiên cứu kỳ cựu của National Review Institute và là tổng biên tập của tạp chí National Review, ngày 21 tháng 5 vừa qua, lên tiếng kêu gọi khẩn thiết cầu nguyện và hy sinh cho các linh mục (An urgent call to pray for priests through prayer and sacrifice, https://www.osvnews.com/2019/05/21/an-urgent-call-to-pray-for-priests-through-prayer-and-sacrifice/).

Thực vậy, Lopez trích dẫn cha John Hardon, Dòng Tên, người trong bài “Giá Trị Lời Cầu Nguyện và Việc Hy Sinh Cho Các Linh Mục” đã viết rằng “Không lời lẽ nào tôi có thể sử dụng lại quá mạnh mẽ để quả quyết rằng chức linh mục Công Giáo cần lời cầu nguyện và việc hy sinh hơn bao giờ hết kể từ biến cố Canvariô”. Vị linh mục này suy niệm về 30 năm giảng dạy các linh mục, sống với các linh mục “và gian khổ vì các ngài, yêu thương các ngài và cùng đau khổ với các ngài”.

Ngài viết thêm: “hết vị thánh này đến vị thánh khác đều đã quả quyết rằng mục tiêu chính của ma quỉ ở trên thế gian này là linh mục Công Giáo. Các linh mục cần, lạy Chúa các ngài cần xiết bao, các ơn thánh đặc biệt của Thiên Chúa. Chúng ta tự hỏi, tại sao cần phải cầu nguyện cho các ngài? Chúng ta phải cầu nguyện cho các linh mục và giám mục vì đây là thực hành của Giáo Hội đã có từ thời các Tông Đồ. Nó là một vấn đề chân lý mặc khải. Nó là lệnh truyền của Thiên Chúa”.

Chúng tôi nghĩ đến việc cầu nguyện cho các linh mục sau khi nghe hai Đức Cha đến từ Việt Nam, nơi vẫn nổi danh là “xuất cảng ơn gọi”, than phiền về độ xuống dốc của ơn gọi tại đó. Lopez nghĩ đến việc cầu nguyện cho các linh mục vào lúc này vì nay đã gần tháng Sáu, mà tháng Sáu ở Hoa Kỳ gần Lễ Thánh Tâm và Ngày của Cha, rất thích hợp cho việc nhớ đến các linh mục, “mục tiêu chính của ma qủi”.

Đặc biệt vì mới đây có tin một linh mục nổi danh vừa tuyên bố đang nộp đơn xin hoàn tục. Lopez cho hay: mỗi lần nghe tin như thế, bà đều có chung một phản ứng: trái tim tan nát và hối hận vì đã không cầu nguyện đủ cho vị linh mục này hoặc cho toàn bộ các linh mục nói chung. Và bà đặt câu hỏi: ai trong chúng ta cầu nguyện đủ?

Có, có một số người đang phổ biến sứ điệp cầu nguyện khẩn thiết cho các linh mục hơn những người khác. Kathleen Beckman, chẳng hạn, đã đáp lại lời kêu gọi cầu nguyện cho các linh mục bằng cách thành lập Thừa Tác Vụ Cầu Nguyện Cho Các Linh Mục. Trong cuốn sách của bà tựa là “Praying for Priests: An Urgent Call for the Salvation of Souls,” Beckman trích dẫn lời Thánh Gioan Vianney: “khi người ta muốn triệt hạ tôn giáo, họ bắt đầu bằng việc tấn công linh mục; vì khi không còn linh mục, thì không còn lễ hy sinh; và khi không còn lễ hy sinh, thì không còn tôn giáo”.

Đã gần một năm kể từ ngày các tin tức đầu tiên về các tố cáo chống lại cựu Hồng Y Theodore McCarrick xuất hiện. Beckman viết: “thời khắc quyết định này trong Giáo Hội khẩn thiết đòi các cải tổ thuộc trật tự trần thế, nhưng các cải tổ này cùng lắm cũng chỉ mạnh mẽ như các đáp ứng thiêng liêng như cầu nguyện, thống hối và đền tạ, những đáp ứng phải nâng đỡ các cải tổ kia. Cần phải yêu cầu việc đền vì tội lỗi trong Giáo Hội trong quá nhiều thập niên qua... Tình yêu Thiên Chúa và Giáo Hội sẽ giúp chúng ta chống lại cơn cám dỗ thích ném đá vào các giáo sĩ, mà đại đa số vẫn là các mục tử tốt lành. Thánh Kinh đề nghị cách đáp ứng tốt hơn: chia sẻ nỗi đau của dân tội lỗi của Thiên Chúa và dấn thân cầu nguyện, ăn chay và bố thí nhiều hơn để đền vì tội lỗi tập thể”.

Trong số tháng Sáu năm 2019 của tạp chí Atlantic, trên tờ bìa, có hàng chữ “Abolish the Priesthood” (Hãy Bãi Bỏ Chức Linh Mục). Trên một "Tweet", một nữ tu Dòng Thánh Phaolô (#MediaNuns) có một đáp ứng tuyệt vời chống lại ý kiến thế tục đó. Nữ tu Andrew Marie (@SrAndrewFSP) gửi qua Twitter bản sao các thiệp thụ phong linh mục bà đã nhận được. Bà tin rằng bà có ơn gọi “trong một ơn gọi” cầu nguyện cho các linh mục và bà vốn kêu gọi các linh mục gửi thiệp thụ phong cha bà. Bà lưu giữ các thiệp này trong sách nguyện để luôn có thể cầu nguyện cho các ngài. Một số thiệp có hình cảnh đóng đinh và hình Thánh Tâm Chúa Giêsu bừng lửa. Trong một “tweet” khác, bà đề nghị: “Đọc kinh mân côi cho vị linh mục đã rửa tội cho bạn. Có thể bạn không biết rõ tên ngài, nhưng Chúa biết! Nhưng nếu tìm được chứng chỉ rửa tội, bạn có thể cầu nguyện cho ngài đích danh!”. Bà quả đang cổ động cho công trình khẩn thiết của Cha Hardon.

Nữ tu Francis Marie Seale thực hiện một bước nhẩy khác khi thành lập Dòng Đức Mẹ, Mẹ Các Linh Mục, một dòng tu nhận các linh mục làm con thiêng liêng. Dòng mới này hỗ trợ các linh mục bằng lời cầu nguyện và hy sinh. Nữ tu Francis hiện cư trú tại Spokane, tiểu bang Washington, và đang tìm các phụ nữ tham gia sứ mệnh của bà. Muốn liên lạc với bà hay muốn nhận một linh mục làm con thiêng liêng, hãy viếng trang mạng www.adoptapriest.org.

Thiển nghĩ nhiều tín hữu Việt Nam thích làm cha mẹ nuôi các linh mục. Điều này đóng góp rất lớn vào sự phong phú ơn gọi làm linh mục ở Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện trở thành cha mẹ nuôi vật chất. Nhưng cha mẹ nuôi thiêng liêng, kiểu của nữ tu Francis, thì ai cũng có thể làm được. Và điều này đang cần thiết hơn bao giờ hết. Giáo hội còn hay không hệ ở chỗ còn các linh mục hay không.

Lopez nghĩ rằng: đừng để mùa này qua đi mà không làm thêm một cam kết là cầu nguyện cho lòng trung thành, và sự táo bạo thánh thiện của các linh mục.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên: Từ Công Đồng Vaticanô II Đến Nay
Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS
09:16 24/05/2019
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên: Từ Công Đồng Vaticanô II Đến Nay

Kể từ Công đồng Vaticanô II cho đến nay, cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” vẫn là một chủ đề được bàn thảo khá nhiều và xoay quanh các vấn đề sau: [i] Vị trí của cuộc đối thoại trong mối tương quan với Kinh nguyện Thánh Thể; [ii] Tư thế và cử điệu thích hợp của các tín hữu trong cuộc đối thoại này; [iii] Liệu việc nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” có khiến người ta hiểu nhầm hay không về sự tham gia tích cực của tín hữu vào hy tế Thánh Thể. Sau đây, chúng ta sẽ đi vào chi tiết từng điểm một.

Đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” thuộc về Kinh nguyện Thánh Thể?

Một vấn đề được bàn cãi trong thời gian diễn ra Công đồng Vaticanô II và thời kỳ hậu Công đồng là cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” có phải thuộc về Kinh nguyện Thánh Thể không? Bản thảo cổ xưa nhất, chẳng hạn như cuốn Sacramentarium Gelasianum cho thấy, cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” rõ ràng nằm trong phần Lễ quy Thánh Thể (Canon). Tuy nhiên, một vài trong số những bản thảo này lại không có lần xướng đáp thứ nhất (“Chúa ở cùng anh chị em” – “Và ở cùng thần trí cha”), thay vào đó, lại bắt đầu ngay với câu “Hãy nâng tâm hồn lên”. Joseph Jungmann tin rằng điều này không phải để chỉ ra rằng những lời trong lần xướng đáp thứ I bị thiếu mất, nhưng đúng hơn, chúng có dụng ý là thừa nhận ít ra một âm thanh du dương long trọng đã không khởi sự cho tới khi có câu “Chúa ở cùng anh chị em”.[1]

Mặc dầu sách Sacramentarium Gelasianum cho biết cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” thực sự là nằm trong Lễ quy Thánh Thể, nhưng mặt khác, truyền thống theo sau lại cho rằng:

Phải chỉ ra cụm từ “canon actionis” trong “Sacramentarium Gelasianum” là một tiêu đề ở trước “Sursum corda” (Hãy nâng tâm hồn lên), lý do là vì không quá lâu sau đó, Lễ quy (Canon) sẽ bắt đầu được đọc lên chỉ sau kinh Sanctus. Theo thể thức ấy, hạn từ praefatio (kinh Tiền tụng) mà dường như thánh Cyprianô áp dụng cho cả cuộc đối thoại dẫn nhập, sẽ biểu thị cho toàn bộ phần uyển chuyển này, còn trong nghi điển Rôma, nó thiết lập nên phần mở đầu của Kinh tiến dâng (anaphora).[2]

Trong những lần xuất bản Sách lễ Rôma sau này, nhưng trước Sách lễ của Đức Phaolô VI (1970), hạn từ “canon” chỉ được áp dụng kể từ phần Te Igitur (Chúng con khẩn khoản nài xin Cha…)cũng như cho những lời nguyện theo sau, vì thế cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”, kinh Tiền tụng và kinh Sanctus không thuộc về Canon mà cả 3 yếu tố này có lẽ chỉ được coi là những lời nguyện dẫn nhập.

Mặc dầu chữ đỏ đã không nói cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” bắt đầu Kinh nguyện Thánh Thể, thế nhưng truyền thống lâu đời vẫn truyền cho linh mục chủ tế không được quay mặt xuống dân chúng khi đọc lời chào “Chúa ở cùng anh chị em” trong cuộc đối thoại dẫn nhập này (“Chúa ở cùng anh chị em” – “Và ở cùng thần trí cha”). Tại sao vậy? Lý do là vì một khi hành động thánh đã khai mở, một khi hoạt động hướng về Thiên Chúa đã bắt đầu rồi (tức Kinh nguyện Thánh Thể đã bắt đầu), thì việc quay xuống là không thích hợp.[3]

Truyền thống này chứng tỏ rằng tầm quan trọng hàng đầu của cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” không chỉ là bao hàm nhận thức của các tín hữu, như sẽ được tỏ bầy qua việc linh mục quay mặt về phía dân chúng, nhưng đúng hơn, đây là sự thừa nhận của họ về hành động sắp diễn ra, và lôi kéo các tín hữu cùng nhau chăm chú vào Nhiệm Thể Chúa Kitô trong việc chuẩn bị cho Hy tế Thánh.

Dựa trên lý lẽ của Jungmann và những nhà thần học khác vốn cho rằng cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” là phần khai mào của Lễ quy, Ủy ban chịu trách nhiệm chuẩn bị Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (QCSL) cho cuốn Sách lễ mới (Novus Ordo) đã quyết định sắp xếp cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”, cũng như kinh Tiền tụng và kinh Sanctus trở nên thành phần của Lễ quy Thánh Thể. Bởi vậy, hiện nay, theo Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma [2002] số 78, chúng ta đọc thấy:

Bây giờ bắt đầu đi vào tâm điểm và cao điểm của toàn bộ việc cử hành, nghĩa là đến chính Kinh nguyện Thánh Thể (Kinh Tạ Ơn), là kinh nguyện tạ ơn và hiến thánh. Linh mục mời cộng đoàn hướng tâm hồn lên để cầu nguyện và tạ ơn Thiên Chúa; đồng thời liên kết họ với mình trong lời cầu nguyện, để nhân danh tất cả cộng đoàn dâng lời cầu nguyện lên Chúa Cha, nhờ Đức Giêsu Kitô, và trong Chúa Thánh Thần. Ý nghĩa của lời cầu nguyện này là để toàn thể cộng đoàn tín hữu kết hiệp với Đức Kitô mà tuyên xưng những kỳ công của Thiên Chúa và hiến dâng hy lễ. Kinh nguyện Thánh Thể (Kinh Tạ Ơn) đòi mọi người cung kính và thinh lặng lắng nghe (QCSL 78).

Trong phần trình bày này [vốn liên quan đến thần học về Lễ quy Thánh Thể], hành động hay chủ đề tạ ơn và thánh hóa tách biệt nhau một cách rõ rệt. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của phụng vụ thánh như được đề cập trong các tài liệu của Công đồng: Tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa nhân loại. Vì thế, cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” ở đây thuộc về phần biểu thị ra bên ngoài “sự hợp nhất của tín hữu với Thân mình Mầu nhiệm của Chúa Kitô”.

Một số sử gia và thần học gia có cùng một tư tưởng như quyết định như Công đồng trong việc phác thảo cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”, kinh Tiền tụng và Sanctus trở nên thành phần của Lễ quy. Điều này gây ra 2 vấn đề. [i] Thứ nhất, chúng đi ngược lại hoàn toàn với truyền thống lâu đời của Hội Thánh vốn chỉ ra rằng Lễ quy không khởi sự với cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” nhưng đúng hơn là từ phần Te Igitur (Chúng con khẩn khoản nài xin Cha …); [ii] Thứ hai, nội dung hay thành phần của cuộc đối thoại dẫn nhập này, nếu như nằm trong Lễ quy, thì có thể tạo ra sự nhầm lẫn về phương diện thần học giữa vai trò của chức tư tế thừa tác của linh mục và chức tư tế cộng đồng của tín hữu. Những ai đã chịu chức thánh để trở nên thừa tác viên linh mục và giám mục đều có thể hiến dâng hy lễ nhân danh Chúa Kitô (in pernona Christi). Các giáo hữu còn lại thì khác, họ không được phong chức tư tế để hành động như vậy, do đó, họ không thể hiến dâng tế phẩm theo cách như các tư tế thừa tác. Tuy nhiên, cho dù cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” có thuộc về Lễ quy Thánh Thể hay không, điều tỏ tường là, các tín hữu vẫn tham gia vào việc tiến dâng hy lễ, qua con người của tư tế từa tác và nhờ hy tế này, Thiên Chúa được tôn vinh và nhân loại được thánh hóa.

[1] Xc. Jungmann, The Mass of the Roman Rite: Its Origin and Development, trans. Francis A. Brunner (NY: Benzinger Brothers, 1949), 115.

[2]Robert Cabié, The Church at Prayer: Volume II, The Eucharist, ed. A. G. Martimort (Collegeville, MN; The Liturgical Press, 1982),91.

[3] Xc. Jungmann, The Mass of the Roman Rite: Its Origin and Development,112.
 
Cử Tri Pháp Bầu Nghị Viện Âu Châu Năm 2019
Hà Minh Thảo
17:32 24/05/2019
Cử Tri Pháp Bầu Nghị Viện Âu Châu Năm 2019

Theo nghị quyết số 2019-188 do Nghị viện u châu (Parlement européen, tiếng Pháp, và European Parliament, tiếng Anh) chấp thuận ngày 13.03.2019, các cuộc tuyển cử Dân biểu đại diện cho 28 quốc gia thành viên Liên hiệp u châu (viết tắt : Liên u) tại Nghị viện u châu nhiệm kỳ 2019-2024 sẽ được tổ chức trong thời gian từ ngày 23 đến 26.05.2019.

Nước Pháp sẽ tổ chức Tuyển cử vào Chúa Nhật ngày 26.05.2019, đúng vào ngày toàn dân nước này mừng ‘Fête des Mères’.

Tuy nhiên, do nằm ở những múi giờ khác nhau, nên sẽ có những nơi phải tổ chức vào ngày 25.05.2019 tại Saint-Pierre-et-Miquelon, Saint-Martin, Saint-Barthélémy, Guadeloupe, Martinique, Guyane, Polynésie thuộc Pháp. Các kết quả chỉ được tuyên bố sau 20 giờ ngày 26.05.2019.

I. THỂ THỨC TUYỂN CỬ.

A. Chính phủ đã cải tổ thể thức đầu phiếu tuyển cử Nghị viện u châu năm 2019 bằng luật số 2018-509 ngày 25.06.2018 qui định chỉ có một đơn vị tuyển cử toàn quốc, chấm dứt thể thức phân chia nước Pháp thành 8 đơn vị như trước đây.

B. Ðây là cuộc phổ thông đầu phiếu một vòng theo tỷ lệ. Những ghế được chia giữa các liên danh ứng cử đạt được ít nhất 5% tổng số phiếu hợp lệ. Việc chia ghế trong liên danh the thứ tự ứng cử viên trên lá phiếu. Nếu một dân biểu đắc cử năm 2019 rời nhiệm vụ hay qua đời, chiêác ghế này được trao cho ứng viên kế tiếp trên phiếu bầu.

C. Số ứng viên kỷ lục lên đến 2.686 họp thành 34 liên danh. Chúng tôi ước tính tối đa chỉ tám liên danh về đầu được chia ghế. Trên lá phiếu, có 79 tên ứng cử viên, nhưng số dân biểu dành cho Pháp chỉ là 74. Bốn người còn lại chỉ tượng trưng cho số dân biểu dành cho Pháp sau khi Anh Quốc chính thức rời Liên u.

II. THƯ CHUNG CÁC GIÁM MỤC PHÁP.

Ngày 25.03.2019, Uûy ban thường trực Hội đồng Giám mục Pháp đã ký ban hành Thư chung mang tựa đề : ‘Những cuộc tuyển cử âu châu : u châu nào chúng ta muốn ?’ ( Élections européennes : quelle Europe voulons-nous ?) :

Các cuộc bầu cử dân biểu Nghị viện u châu sắp diễn ra trong bối cảnh khó khăn, cả ở cấp quốc gia lẫn châu lục. Ðiều quan trọng đối với chúng tôi (quý Giám mục) là mời người Công Giáo, lẫn mọi công dân, tham gia các cuộc bầu chọn các dân biểu âu châu, không vì các vấn đề quốc gia, nhưng còn về hiệu năng các dự án đề nghị bởi các liên danh cho cử tri.

Quyền hạn Nghị viện đã được gia tăng lên trong thời gian qua, nên nhiều quyết định Nghị viện ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày chúng ta, thông qua các chính sách chung (ví dụ: nông nghiệp), trao đổi hàng hóa và dịch vụ, lưu thông người, việc thiết lập một loại tiền tệ chung EURO, sự hài hòa của các quy định, chính sách thương mại quốc tế.

u châu đã từng là lục địa mang dấu tích lịch sử đau thương và xung khắc. Không dưới ba cuộc chiến tranh Pháp-Đức, hai cuộc thế chiến và các chế độ độc tài trong thế kỷ XXù. Giáo Hội Công Giáo luôn quan tâm đến sự củng cố hòa bình trong việc xây dựng u châu. Chúng ta hãy nhớ rằng cuộc chiến cũng đang tiếp diễn trước u châu, ngày hôm qua ở Balkan, hôm nay ở Ukraine.

Lịch sử dù khó khăn và phức tạp này cũng đã giúp cho u châu có thể tiến tới tầm nhìn về con người và xã hội, gồm các giá trị và nguyên tắc chung giữa các nước (nhân quyền, tôn trọng cá nhân, đoàn kết và tìm kiếm Công ích), Trong đó, nhiều giá trị đến từ Kitô giáo ‘Không ai và cộng đồng, như Ðức Thánh Cha Phanxicô nói, là nền tảng u châu mà chúng ta là Kitô hữu muốn và có thể đóng góp để xây dựng. Những viên đá của tòa nhà này được gọi là: đối thoại, hòa nhập, đoàn kết, phát triển và hòa bình’. Vấn đề người tị nạn, Ðức Phanxicô đã nhắc nhở các nhà lãnh đạo u châu: ‘Chúng tôi không thể nghĩ rằng quá trình di cư là một tiến trình không có sự phân biệt và vô quy tắc, nhưng chúng tôi không thể dựng lên những rào cản thờ ơ hay sợ hãi’.

Các vấn đề hiện tại của cuộc tranh luận u châu là câu hỏi về vị trí lục địa này trên thế giới và trong hoạt động của một nền kinh tế toàn cầu hóa. Hơn cả những gì chúng ta nghĩ và tưởng tượng, u châu được các quốc gia khác đang xây dựng (Nam Mỹ, Châu Á ...) mong đợi và theo dõi.

Hai mươi năm qua, thế giới đã thay đổi sâu sắc và rõ ràng là nó không còn tập trung vào u châu nữa. Như vậy, liệu những gì u châu có thể mang đến cho thế giới trong sự hiểu biết về con người, về phẩm giá không thể thay đổi, về các quyền cơ bản, về năng lực đoàn kết và quan hệ của họ, vẫn có thể được khẳng định vào ngày mai và được đề xuất như một lý tưởng trên các lục địa khác. Với những thay đổi rất nhanh về tình trạng quân bình địa vị chính trị giữa các cường quốc. Chúng ta ủng hộ quan hệ quốc tế được tổ chức tốt và quy luật hơn, cả về chính trị lẫn kinh tế và thương mại. Ðó là u châu hôm nay không còn nghi ngờ gì nữa về thực thi những điều then chốt và mũi nhọn.

Chúng ta phải giúp công dân u châu nhận ra đặc tính những sự lựa chọn được đưa ra để u châu đáp ứng nhiều sự mong đợi của họ mà còn cho sứ mệnh chính họ trong sự phát triển toàn cầu. Người Công Giáo Pháp và u châu hãy cầu nguyện chư Thánh bảo trợ lục địa để dân cư và các dân cử của họ.

III. NƯỚC PHÁP LÀ QUỐC GIA PHÁP TRỊ.

Cám ơn Tiền Nhân đã qui định khi dịch ‘La France’ là ‘Pháp’ và trong tiếng Việt, chữ Pháp cũng có nghĩa là ‘luật’. Pháp trị là Ðiều Hành Việc Nước bằng Pháp Luật được ghi trong Hiến Pháp, luật căn bản, các Ðạo luật và Sắc luật cùng những văn kiện dưới Luật.

Tối ngày 07.05.2017, kết quả vòng 2 tuyển cử Tổng thống nhiệm kỳ 2017-2022 được tuyên bố : ông Emmanuel Macron ‘En marche’ (Tiến bước) thắng ‘knock out’ (hạ đo ván) bà Marine LePen ‘Front national’ (Mặt trận quốc gia) với số bách phân 66,10% - 33,90% số phiếu hợp lệ. Ðại đa số đồng bào hân hoan và tin tưởng vị Tổng thống trẻ của toàn dân Pháp. Thế giới ngưỡng mộ… Chánh phủ Édouard Philippe được chỉ định với ông Francois Bayrou, từng là Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục 3 lần với các chính phủ hữu phái, làm Tôång trưởng Tư pháp và hai Tổng trưởng đảng Modem, nhưng, đúng một tháng sau, cả ba đều rời khỏi chính phủ. Tại sao ? Ðồng thời, cử tri Pháp tín nhiệm Quốc hội đa số ‘Tiến bước’ với phần lớn dân biểu ‘novices’ (tập sự).

Thời gian trôi dần… Các nghiệp đoàn thợ thuyền đã thất bại khi biểu tình chống sắc luật (ordonnance) cải tổ Luật Lao động. Hậu quả, chính phủ mất đại diện cho dân bởi các chính đảng và nghiệp đoàn để lắng nghe qua Quốc hội và thương lượng với người dân. Ðó là lý do phát sinh phong trào Gilets Jaunes (Aùo Vàng), biểu tình, bị du đảng nhập vào, từ 27 tuần qua.

Nhờ đa số dân biểu tập sự, dự luật ‘ngân sách 2018’ được thông qua nhanh chóng, nhưng đồng bào cho là ‘bất công’ giữa người giàu và nghèo, giữa những công dân đang đi làm và những người đi hưu hay trẻ sơ sinh và còn đang đi học (trợ cấp gia đình và lương hưu chỉ gia tăng 0,30%, thay vì theo mức lạm phát, tức 1,70% cho năm 2018).

Cuối cùng, giá xăng dầu tăng cao đã tạo thành giọt nước tràn ly, đặc biệt cho những người phải đi là xa với lương SMIC, nhiều khi còn không được trọn thời gian. Ngày 17.11.2018, Phong trào Aùo Vàng xuống đường, chiếm các bùng binh (rond-point) để đòi được tăng sức mua (pouvoir d’achat). Họ không muốn đăng ký vì sợ sự trà trộn của những người đập phá (casseurs) mà họ phải chịu trách nhiệm khi đăng ký với tên mình. Thay vì áp dụng Luật như là một quốc gia pháp trị.

Luật định : « Các cuộc biểu tình trên đường phố phải đăng ký tại cơ quan công quyền địa phương (Mairie hay Préfecture), ít nhất 3 ngày trước sự kiện, phải ghi rõ : lý do, địa điểm, ngày giờ, hành trình và chữ ký của những người trách nhiệm để cảnh sát được cử đến để giữ trật tự, yểm trợ ban tổ chức.

Chế tài. Ðiều 431.9 Hình luật qui định : « Nếu vi phạm không đăng ký hay đăng ký sai, hình phạt từ đến 6 tháng và 7.500 euros ».

Sau những cuộc biểu tình ở Paris và nhiều thành phố trên nước Pháp ngày 17.11.2018 mà theo số liệu bộ Nội vụ công bố, có gần 290.000 người tham dự, có một người chết và 528 người bị thương, trong đó có 92 cảnh sát và hiến binh (gendarme), tối ngày 18.11.2018, trên đài truyền hình France 2, Thủ tướng Edouard Philippe tuyên bố ông thấu hiểu nỗi lo buồn của người biểu tình, nhưng sẽ tiếp tục duy trì mục tiêu mà chính phủ đã đề ra.

Cũng trên Ðài này, Tổng trưởng Nội vụ Christophe Castaner chỉ trích là phong trào đấu tranh ‘Áo vàng’ đã ‘hoàn toàn chệch hướng’ và kêu gọi người biểu tình tôn trọng nguyên tắc tự do lưu thông và cảnh báo lực lượng an ninh sẽ sớm được triển khai để giải tỏa các chốt trên các tuyến đường một cách có hệ thống và có phương pháp, tránh để xảy ra xô xát với người biểu tình. Ðến nay, ngày 17.02.2019, lời cảnh cáo vẫn chưa có hiệu quả hoàn toàn.

Tuyệt nhiên, Nhà nước Pháp không tôn sùng cái gọi là Cảnh sát trị hay Công an trị mà kêu gọi đối xử nhau bằng tình Huynh Ðệ (Fraternité), nhưng vì nhiệm vụ bảo vệ an ninh (nước Pháp đang trong tình trạng khủng bố đe dọa) và trật tự (an toàn để đồng bào sống và làm việc), cảnh sát và hiến binh Pháp đã phục vụ một cách tận tâm đáng phục. Số giờ làm việc phụ trôi mà các chính phủ thời các Tổng thống F. Hollande (Xã hội) và E. Macron (Tiến bước) chưa trả tiền lương lên đến hàng triệu giờ chứng minh điều đó. Sức người có hạn, bị buộc phải làm việc căn thẳng, việc tự kiểm hành động trở nên khó khăn giữa một bên là nhà nước cai trị và đồng bào bị trị mà chính cá nhân và gia đình họ là những thành phần. Ngoài ra, họ còn phải chịu trách nhiệm về hành động trước Tổng Thanh tra Cảnh sát Quốc gia (IGPN, Inspection générale de la Police nationale) và Tòa án. Trong 4 tháng đầu năm 2019, 28 cảnh sát đã tự tử, có trường hợp với vũ khí công vụ. Thật vô cùng thương tiếc cho gia đình người quá cố.

Tiếp theo, tối ngày 10.12.2018, để trả lời các đòi hỏi của phong trào Aùo Vàng, Tổng thống E. Macron đã ban bố các giải pháp sau :

1. Tăng 100 euro cho công nhân hưởng lương SMIC ;

2. Bỏ CSG (Contribution sociale généralisée) đánh trên hưu bổng từ 1.200 đến 2.000 euros/tháng ;

3. Tiền lương giờ phụ trội được miễn thuế và đóng góp an ninh xã hội ;

4. Tiền thưởng Bất thường, còn gọi là ‘tiền thưởng Macron’ cho nhân viên không lãnh lương tháng quá 3 lần SMIC, được hưỏng sự miễn thuế và đóng an ninh xã hội.

Sau đó, lưỡng viện Lập pháp phải phải thông qua nhanh chóng chỉ trong hai ngày 21 và 22.1018. Ước lượng ngân sách phải chi tiêu khoảng 10 tỷ euros. Luật Ngân sách tài khóa 2019 bị thay đổi để phải tăng mức bội chi.

Cuối cùng, Tổng thống E. Macron quyết định tổ chức cuộc Thảo luận lớn Toàn quốc (Grand Débat National) từ ngày 15.01.2019 và kéo dài hai tháng. Tiến trình đã hoàn tất. Nhiều sự bớt thuế lợi tức được hứa. Các cuộc biểu tình Jilets Jaunes vẫn tiếp diễn dù số người tham gia ngày càng ít đi. Họ cho rằng lực lượïng an ninh ngày càng võ lực hơn.

IV. THỂ THỨC PH N CHIA GHẾ.

Việc phân chia này được thực hiện theo thể thức liên danh với đại diện tỉ lệ theo trung bình cao nhất (représentation proportionnelle à la plus forte moyenne).

Kể tử ngày 01.04.2014, theo điều L.65 Luật Bầu cử, được điều chỉnh bởi luật số 2014-172 ngày 21.02.2014, cho phép công nhận các phiếu trắng (vote blanc) trong các cuộc đầu phiếu khác với phiếu bất hợp lệ và vẫn được tính riêng với số phiếu hợp lệ (có ý nghĩa, suffrages exprimés). Cuộc bầu cử Nghị viện u châu này là lần bỏ phiếu đầu tiên mà điều luật này được áp dụng.

A. Thí dụ.

Trong một đơn vị bầu cử được tổ chức để chọn 10 dân biểu và có 5 liên danh ứng cử: Mít, Xoài, Thơm, Nhãn và Mận. Mỗi liên danh có 10 ứng cử viên.

Cuộc kiểm phiếu có kết quả 600 000 phiếu hợp lệ được chia như sau:

- liên danh Mít thu được 200 000 phiếu;

- liên danh Xoài thu được 180 000 phiếu;

- liên danh Thơm thu được 175 000 phiếu;

- liên danh Nhãn thu được 25 000 phiếu, tức 4,17% số phiếu hợp lệ ;

- liên danh Mận thu được 20 000 phiếu, tức 3,33% số phiếu hợp lệ.

Hai liên danh Nhãn và Mận không đạt được 5% số phiếu hợp lệ không được chia ghế (tức không có ứng cử viên đắc cử).

Sau đó, để tiến hành việc phân chia phiếu, chúng ta phải trừ ra số phiếu thu được bởi 2 liên danh Nhãn và Mận [(600.000 – (25.000 + 20.000)] = 555.000 phiếu. Từ đó, tính thương số bầu cử (quotient électoral) bằng chia tổng số phiếu 3 liên danh về đầu cho số ghế cần chia : 555.000/10 = 55.500, tức mỗi ghế tương đương với 55.500 phiếu. Như vậy, lần lượt các liên danh được chia ghế theo số phiếu của mình để có ghế như sau:

- liên danh Mít được chia: 200.000/55.500 = 3,6036 hay 3 ghế và dư 0,6036 tương đương 33.500 phiếu ;

- liên danh Xoài được chia: 180.000/55.500 = 3,2432 hay 3 ghế và dư 0,2432 tương đương 13.500 phiếu ;

- liên danh Thơm được chia: 175.000/55.500 = 3,1531 hay 3 ghế và dư 0,1531 tương đương 8.497 phiếu.

Như thế, chúng ta đã chia được 9 ghế đầu. Chiếc ghế thứ 10 được chia bằng so sánh các số đại diện tỉ lệ theo trung bình cao nhất hay, giản dị, so các số phiếu dư. Ở đây, liên danh Mít với 33.500 phiếu cao hơn 13.500 và 8.497 của hai liên danh Xoài và Thơm và được chia thêm chiếc ghế thứ 10.

Kết quả chung cuộc: liên danh Mít chiếm 4 ghế, liên danh Xoài được 3 ghế và liên danh Thơm cũng được 3 ghế.

V. THĂM DÒ DÂN Ý

Thăm dò dân ý cuối cùng do viện thống kê Ipsos Sopra Steria thực hiện trong các ngày 22 và 23.05.2019, từ mẫu số 3.355 người Pháp tuổi từ 18 trở lên và có ghi tên danh sách cử tri, cho các đài Truyền hình France Télévisions và đài Phát thanh Radio France, công bố ngày 24.05.2019 cho thấy kết quả của các liên danh về đầu như sau :

- Le Rassemblement national thu được 24,5% số người đưôc hỏi hứa đầu phiếu cho ;

- La République en marche, được tăng cường bởi MoDem và Agir được 23% ;

- Les Républicains 13% ;

- Europe Ecologie Les Verts 9% ;

- France Insoumise 7,5% ;

- Parti Socialiste Place publique 5,5%.

Chỉ những liên danh đạt được từ 5% số phiếu hợp lệ trở lên mới được chia ghế tại Nghị viện u châu. Các liên danh khác lần lượt là :

- Debout la France 3,5% ;

- Génération.s 3% ;

- PCF (cộng sản Pháp) 2,5%

- UDI 1,5% …

(Các liên danh thu được từ 3% phiếu hợp lệ trở lên được bồi hoàn chi phí vận động tranh cử.)

Ngoài ra, chỉ khoảng từ 43 đến 47% người được phỏng vấn trả lời ‘chắc chắn sẽ đi đầu phiếu’. Có tin dự đoán có đến 70% số cử tri ở lứa tuổi 18 – 33 sẽ tham gia bầu cử ngày 26.05.2019 vì, nhân ngày ‘Fête des Mères’, họ phải đi mừng lễ Mẹ và tham dự tiệc tùng với gia đình.

Kết luận. Sau ngày 07.05.2017, bà Marine Le Pen đã ăn năn những điều sơ suất trong cuộc tranh luận với ông Emmanuel. Do đó, đảng Front national được đổi tên thành Rassemblement national (Tập hợp quốc gia) và tránh chê bai đồng tiền chung u châu EURO. Bà đang chờ phục thù, theo hầu hết các thăm dò dân ý tiên đoán lên danh Rassemblement national sẽ về trước En Marche trong gang tấc. Nên phải chờ ít nhất sau 20 giờ ngày 26.05.2019, chiến thắng mới trở thành Sự Thật.

Phần các cử tri, không như ngày 07.05.2017, nếu không thích Le Pen lẫn Macron, họ có thể chọn từ liên danh Les Républicains mang tên ‘Union de la Droite et du Centre’ (hạng thứ 3 trong bản thăm dò dân ý trên đây và 31 liên danh khác, nhưng có nhiều liên danh chúng ta muốn bầu chọn họ phải in phiếu từ internet và mang đến phòng phiếu để đặt vào thùng phiếu.

Hà Minh Thảo

 
VietCatholic TV
Người chưa theo đạo đã mơ làm linh mục trở thành Tổng Giám Mục da đen đầu tiên của thủ đô Hoa Kỳ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:44 24/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong những này này, Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ đã hướng về thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nơi cộng đoàn Công Giáo địa phương đã và đang trải qua những khó khăn nghiêm trọng sau các tai tiếng lạm dụng tính dục.

Hôm 21 tháng Năm, Đức Tổng Giám Mục Wilton Daniel Gregory đã chính thức nhậm chức Tổng Giám Mục thứ bảy của Hoa Thịnh Đốn trong một buổi phụng vụ long trọng tại Đền thánh quốc gia Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội vào lúc 2 giờ chiều. Ngài là vị Tổng Giám Mục người da đen đầu tiên của tổng giáo phận thủ đô Hoa Kỳ.

Nhân thân của Đức Tân Tổng Giám mục cũng khá độc đáo. Ngài sinh ngày 7 tháng 12 năm 1947, năm nay 71 tuổi. Ngài là người con cả trong gia đình có 3 người con. Gia đình ngài không theo đạo Công Giáo. Cha mẹ ly dị từ khi ngài còn nhỏ. Ngài được bà ngoại chăm sóc cùng với hai người em gái. Năm 12 tuổi ngài mới được rửa tội. Nhưng ngay cả trước khi được rửa tội, ngài đã có chí muốn trở thành một linh mục Công Giáo.

Năm 26 tuổi, ngài được thụ phong linh mục. Ngày 31 tháng 10 năm 1983, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá Chicago. 10 năm sau đó, vị Giáo Hoàng Ba Lan lại bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Belleville. Trong sắc lệnh bổ nhiệm cuối cùng của mình trước khi về với Chúa, Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục Atlanta. Ngài giữ chức vụ này cho đến khi Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục Hoa Thịnh Đốn vào ngày 4 tháng Tư vừa qua.

Ngài đã từng là vị Giám Mục da đen đầu tiên giữ chức chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ từ năm 2001 đến 2004.

Nhà thờ Thánh Matthêu Tông đồ là nhà thờ chính tòa của Tổng Giám mục Hoa Thịnh Đốn. Tuy nhiên, trước con số đông đảo anh chị em giáo dân tham dự thánh lễ này, tổng giáo phận đã quyết định tổ chức thánh lễ khai mạc sứ vụ chủ chăn của Đức Tổng Giám Mục Gregory tại Đền thánh Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, là Nhà thờ Công Giáo lớn nhất ở Bắc Mỹ.

Tiếng vỗ tay từ cộng đoàn gồm hơn 3,000 tín hữu đã vang lên khắp Đền thánh Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội khi Đức Tổng Giám Mục Wilton xuất hiện trong cuộc rước long trọng với 8 Hồng Y, 50 giám mục, 300 linh mục và 100 phó tế, cũng như rất nhiều lần trong bài giảng thật xuất sắc của ngài, và một lần nữa sau khi Thánh lễ kết thúc, khi Đức Tân Tổng Giám mục ban phép lành đầu tiên cho gia đình đức tin mới của ngài.

Trong bài giảng, ngài nói:


Tôi đến với khoảnh khắc khiêm nhường gần như không thể diễn tả được này trong cuộc đời và sứ vụ của tôi với lòng biết ơn sâu sắc, với niềm vui khôn lường và niềm tin vững chắc rằng Chúa Phục sinh đã hướng dẫn mọi hành trình của tôi sẽ ở bên cạnh tôi khi tôi bắt đầu phục vụ dân Chúa tại Tổng giáo phận Hoa Thịnh Đốn với tư cách là một tín hữu, một người bạn và một mục tử.

Vào tháng 12 năm 1983, trong một nhà nguyện phụ của nhà thờ chính tòa Danh Thánh Chúa ở Chicago, tôi đã thực hiện một lời hứa long trọng sẽ sống trong sự kết hợp và vâng phục người kế vị thánh Phêrô. Tôi vui vẻ, sẵn sàng, thành tâm lặp lại lời hứa ấy hôm nay khi tôi chấp nhận việc bổ nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Tòa Giám Mục Hoa Thịnh Đốn phi thường này.

Trong những năm qua, tôi đã biết một các thân tình và ngưỡng mộ sâu sắc ba vị đã ở ngai tòa Thánh Phêrô trong suốt cuộc đời tôi với tư cách là một giám mục. Những tình cảm kính mến và trung thành này được nảy sinh ra từ lần gặp gỡ đầu tiên, và được nuôi dưỡng bởi sự thân ái và khôn ngoan của ba vị giáo hoàng này, mỗi người có những nét khác biệt nhưng gắn bó cùng nhau bởi đức tin và một tình yêu đích thực dành cho Giáo Hội của Chúa Kitô - mỗi người đều mang đến những ân sủng độc đáo làm phong phú hóa chúng ta như một gia đình Công Giáo toàn cầu.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã hiệu triệu Giáo Hội – từ Giáo Hội mà tôi muốn nói ở đây là tất cả những người đã được rửa tội. Ngài kêu gọi chúng ta hãy rời khỏi những giới hạn thoải mái của mình để gặp gỡ và đón tiếp những người nghèo, những người bị thiệt thòi và bị bỏ rơi, và đặt họ tại trung tâm của Giáo Hội Chúa Kitô. Bắt đầu từ hôm nay, đó là của nhiệm vụ của tôi ở đây tại Tổng giáo phận Hoa Thịnh Đốn này. Tôi cảm ơn Đức Thánh Cha vì thử thách chính đáng đó – nói đúng ra là một cơ hội - và tôi xin cam kết lòng trung thành, sự kính trọng và tình cảm huynh đệ của tôi với ngài một lần nữa. Tôi tự hào được kề vai sát cánh với ngài khi ngài cai quản và hướng dẫn Giáo Hội của Chúa Giêsu như một người có niềm tin sắt son và niềm vui dạt dào. Đức Thánh Cha Phanxicô thường kết thúc các thông điệp của ngài với lời yêu cầu chân thành xin chúng ta cầu nguyện cho ngài. Tôi bảo đảm với ngài những lời cầu nguyện của tôi hằng ngày và tôi yêu cầu tất cả anh chị em cũng hãy nhớ đến vị mục tử đáng kính này trong lời cầu nguyện của anh chị em.

Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, là đại diện của Đức Thánh Cha tại Hoa Kỳ, không làm giảm đi tính chất long trọng trong trách nhiệm đại sứ của mình, đã trở thành một người bạn đối với quốc gia chúng ta và là anh em với các giám mục Hoa Kỳ. Tôi biết ơn ngài cũng như sự hướng dẫn, tính nhân bản, sự bền đỗ và tinh thần hy vọng lan tỏa của ngài. Đức Tổng Giám Mục và tôi không chỉ chia sẻ sứ mệnh chung của Giáo Hội là loan báo Tin Mừng, nhưng còn chia sẻ thành phố tuyệt vời này, và chúng tôi trân trọng cả hai điều khó có thể diễn tả thành lời đó.

Đức Hồng Y Wuerl đã và vẫn là một người bạn thân ái và một anh em giám mục của tôi trong nhiều năm qua. Trên hết, ngài là một Kitô hữu chân thực đáng tôn quý, và tôi cảm ơn ngài một cách công khai và chân thành vì sự chào đón nồng nhiệt, thái độ hòa nhã, sự ủng hộ và quyết tâm của ngài.

Tôi xin chào và cảm ơn các vị khách quý từ văn phòng của tổng thống và tất cả các quan chức công quyền và dân cử có mặt ở đây. Tôi nồng nhiệt chào đón các anh em và bạn bè đại kết và liên tôn của chúng ta, mà sự tham dự của các vị nhắc nhở tất cả chúng ta các công việc đại kết và hợp tác liên tôn hết sức quan trọng và làm phong phú lẫn nhau.

Anh chị em giáo dân, nam nữ tu sĩ và các linh mục của Tổng giáo phận Hoa Thịnh Đốn đã mang đến cho tôi một sự chào đón trìu mến mà tôi rất biết ơn. Tôi đã đến để ngưỡng mộ và tôn trọng họ như một gia đình đức tin thực sự, và dấn thân với Giáo Hội địa phương và với những người lân cận của họ, sẵn sàng và thậm chí lo lắng để làm việc cùng nhau ngõ hầu có thể đưa Tin mừng đến với cộng đồng rộng lớn hơn và thế giới thông qua lời nói và hành động. Tôi mong muốn làm sâu sắc thêm sự gần gũi và tình yêu của tôi dành cho họ.

Chúng ta đang đứng tại một thời điểm quyết định đối với cộng đoàn đức tin tại địa phương này - trái tim của chúng ta tràn đầy hy vọng và háo hức. Lịch sử được truyền lại của Tổng giáo phận vĩ đại này là một ân sủng cho Giáo Hội tại Hoa Kỳ. Nỗi buồn và sự xấu hổ gần đây của chúng ta không định nghĩa chúng ta; thay vào đó, chúng thúc đẩy và củng cố chúng ta để có thể đối mặt với ngày mai bằng một tinh thần bất khuất. Cùng nhau, chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần củng cố chúng ta với ân sủng, sự bền đỗ và quyết tâm mà chỉ có chính Chúa Kitô mới có thể mang đến như một món quà qua sự hiện diện, bình an và lời hứa của Ngài.

Như chúng ta đã nghe trong bài Tin mừng được công bố hôm nay, Chúa Giêsu đã dành nhiều thời gian xung quanh các ngư dân, và Ngài có lý do chính đáng! Nơi họ, Ngài tìm thấy những người biết giá trị và sự hài lòng của công việc khó khăn và dài ngày, và họ cũng không né tránh. Ngài đã khôn ngoan chọn những môn đệ đầu tiên của mình trong số những người kiếm sống trên biển, chắc chắn Chúa chọn những cá nhân biết cách lèo lái những con thuyền và sử dụng những chiếc lưới của họ, nhưng Ngài cũng chú ý đến trí thông minh và sự tháo vát của họ để bảo đảm cho những mẻ lưới hàng ngày thường đòi hỏi sự khôn ngoan tinh tế. Ngài nhận ra sự kiên cường quyết liệt của họ trong ý chí hoàn thành công việc và cuối cùng chuyển hướng sự tập trung của họ từ những con cá sang các gia đình.

Các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu rõ ràng đã quen với những thăng trầm trong lối sống hàng hải của mình. Tuy nhiên, họ không quá ngạo mạn đến nỗi không biết sợ là gì khi biển cả, như thường lệ, bắt đầu dậy sóng. Họ có cả một sự tôn trọng lành mạnh lẫn một nỗi sợ hãi thực sự trước sức mạnh của giông tố và các con sóng đánh tới tấp vào họ. Khi tình hình lắng đọng, họ cảm thấy an toàn. Khi giông bão ập đến và họ hết còn cảm thấy có thể kiểm soát được tình hình hay môi trường xung quanh, họ trở nên sợ hãi. Cuộc sống trên biển tiếp tục là một ẩn dụ đáng cho chúng ta - những người có đức tin – phải chú ý.

Gần đây và trong một khoảng thời gian quá dài cho đến nay, chúng ta đã bị rúng động bởi một khoảnh khắc hỗn loạn bất thường trong hành trình đức tin của chúng ta. Làn sóng của những tiết lộ bất ổn đã khiến ngay cả những người can đảm nhất trong chúng ta cũng trở nên sợ hãi và thậm chí, đôi khi có thể nói là hoảng sợ. Chúng ta cũng vậy, giống như những môn đệ sợ hãi trước giông tố và các ngọn sóng đã kêu lên: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?” (Mk 4:38) Câu hỏi của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ ngày ấy cũng dành cho ta hôm nay: “Sao nhát thế? Tại sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?” (Mk 4:41)

Các môn đệ ngày ấy chắc phải cảm thấy đỏ mặt ngay lập tức và thậm chí xấu hổ vì lời trách mắng của Chúa. Trong nỗi âu lo của họ, họ đã quên mất rằng Chúa Giêsu Kitô thực sự đang ở trên thuyền với họ. Chính Đấng đã nuôi dưỡng vô số người với rất ít cá và bánh, đã phục hồi thị lực cho người mù, làm cho Lagiarô người bạn của mình sống lại từ cõi chết. Chính Người đã ở trên thuyền cùng với họ và, với một ít lời, ngắn ngủi trong một hơi thở, Ngài làm dịu giông gió và biển cả và Ngài khôi phục lại sự bình tĩnh của họ.

Trong khi tôi biết trong lòng mình - và tôi tin rằng anh chị em cũng biết trong trái tim mình - rằng Chúa Giêsu đang ở trên thuyền với chúng ta trong thời khắc khó khăn này, tôi thú nhận rằng tôi không có những lời nói có thể trấn an mọi tâm hồn, làm dịu đi mọi nỗi sợ, và giảm bớt mọi nỗi đau. Nhưng tôi có thể nhắc anh chị em – và đôi khi tôi phải tự nhắc nhở chính mình - rằng: Ngài đang ở đây. Ngài ở đây khi biển lặng, và Ngài ở đây trong mọi khoảnh khắc bất định, giận dữ, sợ hãi và xấu hổ. Ngài mời gọi chúng ta đặt niềm tin vào Ngài - không phải trong những câu trả lời hay trong những chương trình dễ hiểu và dễ dàng – nhưng là nơi Ngài và chỉ một mình Ngài mà thôi. Ngài sẽ làm cho Giáo Hội của mình bình tĩnh và ổn định không phải thông qua bất kỳ một mục tử nào. Thay vào đó, Ngài không muốn gì khác hơn là chúng ta hãy tin tưởng rằng Ngài sẽ đưa chúng ta trở lại bờ an toàn và thậm chí chúng ta còn được củng cố bởi những thử thách đã phải trải qua. Và Ngài luôn luôn làm như vậy.

Nếu thực sự chúng ta tin tưởng nhiều hơn vào Ngài và ít hơn vào chính mình, chúng ta phải thừa nhận những thất bại của chính chúng ta. Chúng tôi các giáo sĩ và hàng giáo phẩm không thể phủ nhận chúng tôi là nguồn gốc của cơn bão tố hiện tại này. Toàn thể Giáo Hội phải nhớ lại rằng tất cả chúng ta trước hết và trên hết thuộc về Chúa Kitô. Phẩm giá của chúng ta không được tìm thấy nơi số lượng, ảnh hưởng hoặc tài sản - nhưng nơi Ngài, là Đấng vẫn ở bên chúng ta ngay cả trong những thời khắc hỗn loạn nhất của cuộc đời.

Tôi toàn tâm ghi nhớ lời khuyên của Thánh Phêrô đối với những linh mục đầu tiên của Giáo Hội là đừng làm chúa tể đối với những người được giao phó cho mình, nhưng hãy là một tấm gương cho người dân của các ngài. Tấm gương mà tôi muốn đưa ra cho anh chị em là tấm gương của một người đầy niềm tin, hy vọng và niềm vui khi biết Chúa Giêsu Kitô đang ở trên chiếc thuyền này. Tôi muốn trở thành một mục tử chào đón, là người biết cười với anh chị em bất cứ khi nào chúng ta có thể cười, và là người biết khóc với anh chị em bất cứ khi nào chúng ta phải rơi lệ, và là người thành thật thú nhận lỗi lầm và thất bại của mình trước anh chị em khi tôi phải thừa nhận những sai lầm ấy, chứ không phải khi chúng đã được phanh phui ra.

Tôi bắt đầu diễn từ này, là bài giảng đầu tiên của tôi với tư cách là Tổng Giám Mục Hoa Thịnh Đốn bằng cách xác nhận lòng biết ơn và hy vọng của tôi. Tôi đã khám phá ra những đức tính đó trong cuộc sống của vô số những người rất yêu quý của tôi. Tôi dâng lời tán tụng Chúa vì cha mẹ tôi, Ethel và Wilton, là những người đã hợp tác với Chúa trong việc mang đến cho tôi hơi thở của cuộc sống. Xin cho giờ đây song thân tôi có thể được tận hưởng cuộc sống viên mãn. Tôi muốn dừng lại trong sự đánh giá cao và sự ngưỡng mộ sâu sắc đối với người bà yêu dấu của tôi, Etta Mae, một người phụ nữ có thể không có các bằng cấp khoa bảng nhưng trái tim tràn ngập tình yêu, trí tuệ và những lý lẽ mà bà đã quảng đại chia sẻ với hai người em của tôi - Elaine và Claudia - và tôi. Chắc không người anh nào có những người em tốt hơn và đáng yêu hơn những người em của tôi.

Danh sách dài gồm bạn bè, hàng xóm, thầy cô giáo và những người hướng dẫn cho tôi quá dài để cố gắng chia sẻ. Nhiều người trong số họ là các linh mục và giám mục đã định hình tôi và đưa ra các chứng tá cho tôi về tác vụ linh mục đích thực có thể và nên như thế nào.

Người dân Chicago vẫn tuyên bố tôi là một thành viên trong số họ và tôi vui mừng, tự hào chấp nhận sự chỉ định đó. Gia đình đức tin của tôi trong Giáo Phận Belleville đã giúp tôi khám phá ra rằng, khi được chăm sóc bằng một tình yêu thương từ ái, những hạt giống của Giáo Hội giống như những hạt giống của trái đất sẽ vươn lên dồi dào và mạnh mẽ trong các bối cảnh đa dạng - thành thị, nông thôn và thị trấn nhỏ. Người dân Nam Illinois đã giúp định hình tôi trong mọi khía cạnh của sứ vụ giám mục; thật vậy, đơn giản đó là nơi tôi đã học làm giám mục giáo phận, và kinh nghiệm đó vẫn là một phần trong mọi việc tốt tôi làm.

Và sau đó là tổng giáo phận Atlanta – là cộng đoàn được chúc phúc nơi tôi khám phá ra nguồn gốc, truyền thống và tình yêu của người miền Nam đã hỗ trợ tôi trong việc chuẩn bị cho thời điểm này. Tôi bảo đảm với tất cả mọi người rằng tôi không bao giờ quên được Georgia.

Cuối cùng, đối với các giám mục anh em của tôi, rất nhiều vị tôn vinh Giáo Hội địa phương này bằng sự hiện diện của các ngài và nâng đỡ tôi qua những lời cầu nguyện và tình huynh đệ, tôi xin gởi đến các anh em lời cảm ơn và sự kính trọng này. Trong gần 36 năm tôi đã là một thành viên của hàng giám mục, trong thời gian đó, như các anh em, tôi đã chứng kiến những niềm vui lớn và những nỗi buồn sâu sắc. Tôi cảm ơn các anh em thân mến, vì lòng tốt và sự hỗ trợ của anh em, đã thúc đẩy tôi yêu thương và dẫn dắt gia đình đức tin mới này với sự tận tụy và bền đỗ.

Tôi đã không bắt đầu bài giảng này với những biểu hiện của lòng biết ơn và tình yêu như thế đối với anh em vì e rằng trong phần kết luận này tôi mất đi cơ hội đề cập đến điều đó.

Hôm nay, những người bạn cũ và mới của tôi, gia đình tôi, anh em tôi ơi, chúng ta bắt đầu một hành trình cùng nhau trên những vùng biển đang đầy bão tố một cách không thể chối cãi được. Chúng ta được cảnh báo bởi lời khiển trách của Chúa Kitô đối với các môn đệ của Ngài rằng nỗi sợ hãi và sự hoang mang của họ không phải là sản phẩm của sự hỗn loạn xung quanh, nhưng là do sự thiếu niềm tin tiềm tàng vào Đấng đang hiện diện cụ thể ngay bên cạnh họ. Khi Chúa Giêsu Kitô, chỉ một lời, ngắn gọn trong một hơi thở, cuối cùng đưa chúng ta ra khỏi cơn bão do chính chúng ta tạo ra này, cầu xin sao cho Ngài không cảm thấy phải khiển trách chúng ta vì đã thể hiện sự thiếu niềm tin một cách tập thể vào Ngài, nhưng trái lại cảm thấy tự hào về sự bất khuất, và đức tin kiên định mà chúng ta không bao giờ đánh mất, vì Tin Mừng đã làm rõ rằng - và tôi tin, cũng như anh chị em cũng tin rằng - “Đấng mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh chưa từng bao giờ rời khỏi chúng ta!”

Hãy yên tâm về những lời cầu nguyện của tôi dành cho anh chị em ngay cả khi tôi yêu cầu anh chị em cầu nguyện cho tôi. Xin Chúa ban phép lành cho Tổng giáo phận Hoa Thịnh Đốn của chúng ta! Amen.

Thánh lễ có nhiều khoảnh khắc cảm động, như khi cầu nguyện bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt, tiếng Tagalog, tiếng Igbo, và tiếng Hoa.

Đức Tổng Giám Mục Wilton đã nhận những của lễ dâng lên bàn thờ từ hai người em của mình.



Source:Catholic Standard