Ngày 24-05-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Gia đình Chúa
Lm Vũdình Tường
06:33 24/05/2018
Kitô hữu biết đến gia đình một Thiên Chúa Ba Ngôi nhờ vào hướng dẫn, dậy bảo và cách hành xử của chính Đức Kitô với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Cuộc sống trần thế của Đức Kitô luôn liên kết mật thiết với Chúa Cha, qua mọi cử chỉ, hành động, lời nói của Đức Kitô đều thể hiện tình yêu Chúa Cha và làm Vinh Danh Chúa Cha. Qua đó chúng ta biết Đức Kitô có Chúa Cha. Điều này được chính Đức Kitô xác nhận

Tôi nói những điều đã thấy nơi Cha tôi Gn 8,38..... Người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm, vì điều gì Chúa Cha làm thì người Con cũng làm như vậy Gn 5,19 ......Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha Gn 10,38b

Trên thập tự trong đau khổ tột cùng Đức Kitô vẫn luôn liên kết với Chúa Cha và Đức Kitô đã lớn tiếng công khai nói với cha mình:

Lậy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ Con. Mt 27,47 Lậy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha Lc 24,44d. Nói xong, Người tắt thở.

Điều trên xác nhận rõ ràng, mạch lạc Đức Kitô là con Chúa Cha. Đây không thể hiểu là Đức Kitô chối bỏ Chúa Cha hay nói là không có Chúa Cha nhưng xác nhận là có Thiên Chúa và trong đau khổ tột cùng trên thập tự Đức Kitô cảm thấy trống vắng, cô đơn, không cảm thấy Chúa Cha hiện diện. Trên vườn Cây Dầu có các môn đệ hiện diện nhưng Đức Kitô cũng cảm thấy cô đơn. Điều này cho biết con người có khả năng chịu đựng đau đớn, buồn khổ đến một mức nào đó và khi đau khổ, cô đơn vượt qua mức chịu đựng của thân xác các cơ quan trong người bắt đầu sinh hoạt một cách rời rạc, không còn liên kết chặt chẽ như lúc bình thường. Điều này thấy rõ qua các cơn bệnh, khối óc không điều khiển các cơ quan trong người như lúc bình thường. Lời Đức Kitô nói trên thập tự còn nói lên một điều quan trọng khác đó là Đức Kitô mang thân phận con người giống hệt như mọi người trong chúng ta, cũng đau khổ, đói khát, cô đơn, buồn khổ, ngoại trừ tội lỗi.
Trước khi chịu chết trên thập tự Đức Kitô tâm sự cùng các môn đệ là sau khi ra đi Đức Kitô sẽ gởi đến họ một món quà đặc biệt, món quà đó là Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ dẫn đường, chỉ lối cho các môn đệ và còn hướng dẫn, giải nghĩa cho hiểu biết thêm về những gì Đức Kitô đã dậy các ông. Lời hứa trên được thực hiện qua lễ Chúa Thánh Thần. Qua Đức Kitô, Kitô hữu biết về Chúa Thánh Thần. Gia đình Thiên Chúa có Ba Ngôi: Ngôi Cha, Ngôi Con là Đức Kitô và Ngôi Ba là Chúa Thánh Thần.

Trước khi về cùng Chúa Cha, Đức Kitô nói với các môn đệ. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác, đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận. Gn14,16-17

Dựa vào mặc khải của Đức Kitô mà chúng ta biết đến Ngôi Ba Thiên Chúa là Chúa Thánh Thần, Đấng được sai đến ở cùng, đồng hành với Kitô hữu mọi ngày cho đến tận thế. Một Thiên Chúa có Ba Ngôi. Mỗi Ngôi mang một sứ mạng đặc biệt, liên kết chặt chẽ như bóng với hình. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi được chính Đức Kitô mặc khải.

Con cầu nguyện cho họ. Con không cầu nguyện cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho Con, bởi vì họ thuộc về Cha. Tất cả những gì con có đều là của Cha, và con được tôn vinh nơi họ Gn 17,9 .... để tất cả nên một như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta c.20

Đức Kitô sai các môn đệ rao giảng Tin Mừng Phục Sinh và về một Thiên Chúa Ba Ngôi. Những ai thành tâm đón nhận Tin Mừng sẽ lãnh nhận bí tích thanh tẩy trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Qua bí tích thanh tẩy chúng ta trở thành Kitô hữu, thành viên trong đại gia đình Chúa mà Thiên Chúa Ba Ngôi là đầu, chúng ta là chi thể. Qua bí tích thanh tẩy chúng ta trở thành con cái Chúa, là anh chị em trong gia đình Chúa và là kẻ thừa tự gọi Thiên Chúa là Cha. Là kẻ thừa tự thành quả Phục Sinh của Đức Kitô khi Kitô hữu liên kết đời mình với thập giá Đức Kitô cuộc sống đó được sáng danh nhờ vào ánh sáng Phục Sinh của Đức Kitô.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Lễ Chúa Ba Ngôi -B-
Lm Jude Siciliano, OP
08:59 24/05/2018
Đệ nhị luật 4: 32-34, 39-40; Tvịnh 32; Rôma 8: 14-17; Mátthêu 28: 16-20

Hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa Ba Ngôi Thiên Chúa chúng ta là một mầu nhiệm cao cả và không bao giờ cạn nguồn suy biết cảm nhận, hay thấu hiểu, dù chúng ta có dành bao nhiêu thời gian và năng lực để theo đuổi; qua cách sử dụng hình ảnh sáng tạo và thơ văn. Đó là một sự lãng phí thời gian của chúng ta để cố gắng tìm hiểu làm sao ba ngôi lại là một. Dù vậy, trong khi chúng ta không thể tóm tắt sự hiểu biết của chúng ta về Chúa Ba Ngôi, chúng ta vẫn có thể cảm nhận và thấu hiểu mối quan hệ giữa chúng ta và Chúa Ba Ngôi.

Chúng ta tìm hiểu qua cảm nghiệm Thiên Chúa chúng ta là ai. Kinh Thánh dẫn dắt và nuôi dưởng chúng ta chính là mối liên hệ giữa chúng ta và Chúa Ba ngôi được luôn luôn tiếp tục và luôn luôn mới mẻ. Kinh Thánh cũng giúp chúng ta hiểu về Thiên Chúa chúng ta và thánh ý Ngài cho loài người và cho tất cả các tạo vật. Bởi thế, chúng ta quay về lời của Thiên Chúa để dẫn dắt chúng ta là những tạo vật đã được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa.

Tôi nhận thấy trong bài đọc thứ nhất trích từ sách Đệ Nhị Luật là một bài không bỏ qua được. Bài đọc hôm nay là điểm nhấn của toàn bộ sách. Trong đó tổ tiên dân Do thái của chúng ta nhắc chúng ta nhớ rằng: chúng ta đã nhận được Thiên Chúa chúng ta được mặc khải qua hành động đầy uy quyền của Ngài. Sách Đệ Nhị Luật là sách cuối cùng của bộ sách Ngũ Luật. Đệ Nhị Luật là Luật thứ hai. Đó là sách luật quy định về đời sống. Đệ Nhị Luật gói gọn thông tin của các ngôn sứ và hướng dẫn dân chúng làm theo thánh ý Thiên Chúa như là: săn sóc góa phụ, cô nhi và người lạ mặt ở giữa họ.

Hãy lưu ý: trước khi sách Đệ Nhị Luật nói rõ các luật lệ về hành vi, thì nhắc dân chúng, theo sách Xuất Hành, về bản tính của Thiên Chúa của họ. Thiên Chúa đã làm những việc vĩ đại cho họ, sau khi nhắc nhở họ là họ là dân được Thiên Chúa thương yêu và ban cho nhiều hồng ân. Những người trung tín được mời gọi đáp lại lời mời của Thiên Chúa qua sự vâng lời , phó thác và lòng trung tín. Thiên Chúa mặc khải chính Ngài qua các hành động vĩ đại là cho họ được hưởng nhờ. Chúng ta có thể tưởng tượng dân chúng đã nói lên "Vì Thiên Chúa đã làm bao nhiêu việc cho chúng ta, nên chúng ta phải đáp lại Thiên Chúa uy quyền và yêu thương như thế nào?" Như ông Môsê nói "Anh em phải giữ lề luật và các điều răn của Thiên Chúa mà hôm nay tôi cho anh em biết..." Dân chúng không phải chỉ giữ đúng lề luật Thiên Chúa mới được Ngài yêu thương. ông Môsê nhắc họ nhớ là Thiên Chúa đã tự Ngài chọn lựa và cứu họ. Sách Đệ Nhị Luật sẽ nói ra chương trình về các thái độ của họ để làm sao thông hiểu và hành động theo thánh ý của Thiên Chúa, Đấng yêu thương họ.

Một lần nữa các môn đệ ở trên núi với Chúa Giêsu. Họ trở về Galilê là nơi họ bắt đầu, và được Chúa Giêsu mời gọi họ theo Ngài. Nhưng, biết bao nhiêu chuyện đã xãy ra từ ngày họ chấp nhận lời mời gọi của Chúa Giêsu. Mọi sự đã không diễn ra như họ mong đợi. Lần cuối cùng ông Phêrô , ông Giacôbê, và ông Gioan ở trên núi với Chúa Giêsu, Ngài biến hình sáng láng trước mặt các ông. Họ rất vui vì gì đã thấy. Nhưng, Chúa Giêsu nói cho họ biết trước Ngài sẽ chịu chết và sẽ sống lại. Lẽ cố nhiên họ không hiểu gì về lời Chúa Giêsu nói.

Bây giờ tất cả các môn đệ điều cùng ở trên một ngọn núi khác với Chúa Giêsu, trừ ông Giuđa. Rất nhiều điều đã xãy ra kể từ lúc Chúa Giêsu biến hình. Các ông cùng đi với Ngài lên Giêrusalem. Họ chứng kiến Chúa Giêsu bị các lãnh đạo tôn giáo ruồng bỏ và bị giết bởi người La mã. Có điều gì còn tệ hại hơn chăng? Ngay cả một môn đệ Chúa Giêsu yêu thương đã phản bội và nộp Ngài để cho Ngài bị giết. Nhưng, câu chuyện không kết thúc ở đây. Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết.

Hôm nay theo bài phúc âm của thánh Mátthêu. Trên núi Tabor, nơi Chúa Giêsu tỏ mình sáng láng, Ngài chạm vào các môn đệ và nói với họ "anh em đừng sợ". Phúc âm kết thúc với lời Chúa Giêsu tryền lệnh cho các ông ra đi khắp cùng thế gian là nơi đã ruồng bỏ và giết Ngài, để rao giảng tin mừng và làm phép rửa cho dân chúng "nhân danh Cha và Con và Thánh Thần". Chúa Giêsu cũng hứa rằng Ngài sẽ ở với các ông "mọi ngày cho đến tận thế". Các ông không cần phải sợ hãi vì Chúa Giêsu, Đấng đã được ban cho "quyền năng trên trời và dưới thế " sẽ ở với các ông.

Chúng ta là những môn đệ của Chúa Giêsu. Bởi thế quyền năng của Ngài đã được trao cho các môn đệ khi Ngài giao trách nhiệm cho họ, Ngài cũng giao cho chúng ta. Suốt bao giai đoạn trong cuộc sống chúng ta, từ thuở thơ ấu, đến lúc trưởng thành, đến tuổi già nua, chúng ta đã được kêu gọi làm nhân chứng cho đời sống mới mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta, và Ngài tin tưởng rằng trong mọi lúc khi chúng ta gặp thử thách về đức tin, chúng ta tín thác vào lời Chúa Giêsu là thành thật và đáng tín nhiệm: "Thầy sẽ ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế". Chúa Giêsu ở với chúng ta qua Thần Khí của Ngài. Thần Khí đó là đặc sứ của Chúa Kitô làm cho Ngài ở với mỗi người trong chúng ta trong mọi lúc. Thiên Chúa đã chọn sống liên hệ trực tiếp trong thế giới của chúng ta. Điều gì chúng ta cảm nhận được về Thiên Chúa trên trần gian này là qua Chúa Thánh Thần, cũng một Thiên Chúa trên "thiên đàng".

Hôm nay chúng ta bước vào nhà thờ, chúng ta nhúng ngón tay vào nước thánh và làm dấu thánh gia trên mình chúng ta. Nước thánh đó nhắc chúng ta nhớ là chúng ta đã chịu phép rửa trong đời sống, trong sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô. Lời nói và cử chỉ cũng nhắc chúng ta là chúng ta đã dấn thân sống như điều chúng ta tin là chúng ta đã được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa, Đấng yêu thương chúng ta trong các việc chúng ta làm. và qua chúng ta tình yêu thương của Thiên Chúa được lan tỏa cho tất cả mọi người.

Hôm nay trong lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta nên khiêm nhượng về sự hiểu biết về Thiên Chúa. Thiên Chúa là một mầu nhiệm. Dù vậy, chúng ta cố gắng diển tả mầu nhiệm đó qua lời nói và biểu hiệu về Thiên Chúa là ai và làm sao Thiên Chúa đã cho chúng ta biết về Ngài. Biết Thiên Chúa là Cha, ĐấngTạo Dựng nghĩa là chúng ta nhận thấy uy quyền và sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa cho tất cả các tạo vật. Đây chính là Thiên Chúa mà chúng ta sống và hoạt động trong Ngài.

Chúng ta tuyên xưng đức tin trong Chúa Con, mầu nhiệm Thiên Chúa ở với chúng ta qua Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta sống thật sự với đời sống, lời nói, cử chỉ và hành động của Ngài. Chúng ta đã dự phần trong sự chết, và sự sống lại của Ngài qua phép Rửa, qua Chúa Con và cảm nghiệm sự liên hệ mật thiết với Thiên Chúa. Và nhờ đó chúng ta biết Thiên Chúa ở với chúng ta mọi ngày. Chúng ta là tôi tớ được kêu gọi phục vụ anh em chúng ta qua Chúa Kitô mà chúng ta đã được nghe và đã được kêu gọi theo gương mẫu Ngài.

Chúng ta tuyên xưng đức tin chúng ta vào Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống Chúa Kitô trong chúng ta. Qua Chúa Thánh Thần chúng ta được nhận biết và cảm nghiệm công việc đày ơn sủng của Thiên Chúa, và chúng ta được giúp đở để đáp lại. Chúa Thánh Thấn thúc đẩy lòng trí chúng ta vượt qua sự sợ hãi và do dự, và thêm năng lực cho chúng ta để làm những điều Chúa Giêsu dạy chúng ta qua phúc âm hôm nay " Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ , làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em."

Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP


THE MOST HOLY TRINITY (B)
Deut 4: 32-34, 39-40; Psalm 33; Romans 8: 14-17; Matthew 28: 16-20

Today we celebrate the feast of the Most Holy Trinity. Our God is an infinite mystery and never to be contained, or comprehended, no matter how much time and energy we exert in our pursuit; no matter how many creative and poetic images we use. It is a waste of our time to try to figure out how three goes into one. While we are not able to sum up our understanding of the Trinity, still, we can enter in and experience the relationship we have with our triune God.

We learn through our experience who our God is. The Scriptures guide and nourish that relationship which we are constantly discovering anew. They help us know about our God and God’s will for humanity, indeed for all creation. So, we turn to the word of God for insight and power to guide us, we who are made in God’s image and likeness.

I find the first reading from Deuteronomy irresistible. Today’s text is called a high point of the whole book. In it our Jewish ancestors remind us that we have seen the face of God revealed through God’s powerful deeds. Deuteronomy is the last of the five books of the Pentateuch. The name means "second law." It is a law book and its purpose is to regulate life by law. Deuteronomy captures the message of the prophets and directs the faithful to do as God does – care for widows, orphans and strangers in the land.

Note: before Deuteronomy lays down laws of behavior, it reminds the people, in exodus-tinged language, of the nature of their God. God had performed mighty deeds on their behalf and then, after reminding them that they have been privileged recipients of God’s goodness and liberating gifts, the faithful are called to respond in obedience, surrender and faithfulness. God revealed God’s self through powerful deeds for the benefit of the people. We can imagine them saying, "Since God has done so much for us, what response can we make to such a loving and powerful God?" As Moses puts it, "You must keep God’s statutes and commandments that I enjoin on you today…." The people do not have to keep the commandments to earn God’s pleasure. Moses reminds them that God has been pleased to choose and rescue them. The book of Deuteronomy will lay out a plan for their behavior, how to acknowledge and act according to the will of their loving God.

Once again the disciples are with Jesus on a mountain. They are back in Galilee where it all began for them, the call by Jesus to follow him. But a lot has happened since they accepted his invitation. Things hadn’t turned out the way they expected. The last time Peter, James and John were on a mountain with Jesus, he was transfigured before them. They were excited by what they experienced, but Jesus hinted to them about his coming death and resurrection. Of course, they didn’t understand what he meant.

Now all the disciples are with Jesus on another mountain, all, that is, except Judas. A lot has happened since the Transfiguration. They traveled with Jesus to Jerusalem and watched him get rejected by the religious authorities and killed by the Romans. Could things have gotten any worse? Even one of his intimates betrayed him to a torturous death? But the story didn’t end there. Jesus was resurrected from the dead.

Today’s selection from Matthew closes his gospel. On the mount of Transfiguration Jesus touched his disciples and told them, "Do not be afraid." The gospel closes with Jesus consecrating the disciples to go out into the very world that rejected and killed him, preach the Gospel and baptize people "in the name of Father, and of the Son, and of the Holy Spirit." Jesus also promises to be with them, "always until the end of time." They need not fear because Jesus, who has been given "all power in heaven and on earth" will be with them.

We are disciples of Jesus. So, the power Jesus had for those whom he first commissioned, he also has for us. Through all the stages of our lives, from childhood into adulthood and then into old age, we are called to witness to the new life Jesus has given us and to trust that, at each stage, as we face new and unique challenges to our faith, Jesus’ words are true and reliable, "I am with you always until the end of the age."
Jesus remains with us in his Spirit, the personal representative of Christ, who makes him present to each of us in every age. God has chosen to be intimately involved in our world. What we see and experience of God here on earth, through the Spirit, is the same God who is "in heaven."

As we entered church today we dipped our fingers into the holy water and signed ourselves with the sign of the cross. That water reminds us we were baptized into the life, death and resurrection of Christ. The words and gesture also remind us that we are recommitting ourselves to live what we profess: we are made in the image and likeness of God and are committed agents of our loving God in all we do, dying to self, so that through us, God’s love will be evident to everyone.

On this feast of the Most Blessed Trinity we must be modest in our claim of human knowledge about God. God is mystery. Still we try to give our best expression, through words and symbols, about who our God is and how God has been made known to us. To know God as Father/Creator means we keep our eyes open to see God’s power and wisdom towards all creatures. This is the God in whom we live, and move and have our being.

We profess faith in the Son, the mystery of God-with-us in Jesus Christ. We identify closely with his life, words, attitudes and actions. We participate in his dying and rising through our baptism. Through the Son we experience an intimate relationship with God and we come to know God-with-us always. We are servants called to serve one another by the Christ we have heard and are called to imitate.

We profess faith in the Spirit, who stirs the divine life of Christ within us. Through the Spirit we come to perceive and experience the grace-filled works of our God and we are moved to respond. The Spirit raises our spirits above fear and hesitancy and energizes us to do what Jesus tells us to do in today’s gospel, "Go, therefore, and make disciples of all nations, baptizing them in the name of the Father, and of the Son, and of the Holy Spirit, teaching them to observe all that I have commanded you."

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ơn Toàn Xá cho những ai tham dự hay hiệp thông trong lời cầu nguyện với Đại Hội Gia đình Thế giới tại Dublin
Đặng Tự Do
17:56 24/05/2018
Những người Công Giáo tham dự Đại Hội Gia đình Thế giới tại Dublin vào tháng Tám này và cả những ai không thể tham dự được nhưng cầu nguyện chung với gia đình trong thời gian từ 21 đến 26 tháng Tám có thể nhận được ơn Toàn Xá. Tòa Thánh đã cho biết như trên.

Ơn Toàn Xá là ân xá Giáo hội ban cho các tín hữu nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu, Ðức Mẹ và các Thánh, nhằm tha tất cả mọi hình phạt gây ra bởi tội lỗi cần phải đền, dù các tội lỗi ấy đã được thứ tha trong Bí Tích Hòa Giải.

Chủ đề của Đại Hội Gia đình Thế giới tại Dublin, mà Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tham dự, là “Tin Mừng của Gia Đình: Niềm Vui cho Thế Giới.”

Trong thông cáo đưa ra hôm 22 tháng Năm, Bộ Giáo dân, Gia đình và Cuộc sống cho biết:

“Để các tín hữu chuẩn bị tinh thần sốt sắng tham gia vào sự kiện này một cách tốt nhất, Đức Thánh Cha Phanxicô vui lòng ban ơn Toàn Xá này”.

Nghị định ban ơn Toàn Xá, được ký bởi Đức Hồng Y Mauro Piacenza, là Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, cho biết ơn Toàn Xá lần này được ban phát cho tất cả những người Công Giáo, bất kể họ ở đâu, nếu họ cầu nguyện cùng với Đức Thánh Cha cho gia đình.

Một cách cụ thể, những người vì hoàn cảnh không thể đến Dublin để tham dự Đại Hội Gia đình Thế giới vào tháng 8 vẫn có thể nhận được ơn Toàn Xá, “nếu kết hiệp trong tinh thần với các tín hữu hiện diện ở Dublin, cầu nguyện chung trong gia đình và đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính và những lời cầu nguyện đạo đức khác” cho sự thánh hóa các gia đình thế giới.

Để nhận được ơn Toàn Xá này các tín hữu còn phải tuân giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha “cho sự thánh hóa của các gia đình, theo gương thánh gia của Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh Giuse” và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.

Khi công bố nghị định này Bộ Giáo dân, Gia đình và Cuộc sống cho biết thêm “Hiện nay, đã có khoảng 22,000 người ghi danh tham gia Đại Hội Gia đình Thế giới. Họ đến từ 103 quốc gia và một nửa trong số những người ghi danh đến từ bên ngoài Ái Nhĩ Lan. Trong số những người đã ghi danh có 28% dưới 18 tuổi. Không kể Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là biến cố chuyên biệt cho người trẻ, Đại Hội Gia đình Thế giới là một trong các biến cố có tỷ lệ thanh niên cao nhất.
Source: Catholic Herald - Plenary indulgence for participating in World Meeting of Families
 
Danh ca Andrea Bocelli đi bằng đầu gối để tôn kính Đức Mẹ Fatima
Vũ Văn An
17:58 24/05/2018
Theo tin của trang mạng churchpop.com ngày 22 tháng 5, 2018, danh ca Andrea Bocelli gần đây đã đến trình diễn tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Mân Côi ở Fatima, như là một phần của việc cử hành liên tiếp 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở đây.



Và ca sĩ thiên tài này đã đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội lời bình luận hết sức lý thú của ông. Trên Facebook, ông viết như sau:

“Andrea Bocelli, 15 tháng Năm, lúc 8 giờ 55 sáng: Mọi bà mẹ đều biểu tượng cho ngài, mọi lòng dạ sinh con nhập thân ngài và đem ngài đến với chúng ta. Đức Maria là con đường duy nhất để đến với Cha chúng ta, ngài là mẹ trên trời của chúng ta, đấng trung gian và an ủi. Rồi, có một số nơi, như Santuário do Nossa Senhora do Rosário de Fátima (Đền Thánh Đức Bà Mân Côi Mân Côi Fatima), nơi không khí tràn đầy sự hiện diện của ngài, đến nỗi mỗi hơi thở trở thành một lời cầu nguyện”.

Ông cũng viết y như thế trên Instagram.

Lời nhận định của Bocelli rằng Đức Maria là “con đường duy nhất để đến với Cha chúng ta” nghe hơi lạ một chút. Vì trong Thánh Kinh, vai trò đó chỉ dành cho một mình Chúa Giêsu Kitô mà thôi (xem Ga 14:6). Tuy nhiên, nếu ta hiểu Đức Mẹ là đường dẫn đến Chúa Giêsu và rồi qua Người tới Chúa Cha, thì có thể hiểu được. Có thể Bocelli đã hiểu như thế, nhưng trong tâm tình mến yêu Đức Mẹ dạt dào, ông đã nói lướt đi chăng.

Tuy nhiên, câu ở Fatima, “không khí tràn đầy sự hiện diện của ngài, đến nỗi mỗi hơi thở trở thành một lời cầu nguyện” thì quả là tuyệt diệu.



Trang Facebook của Đền Thánh đăng tải bức hình Bocelli đi bằng đầu gối từ ngoài tiến vào trong Nhà Nguyện Hiện Ra.

Bocelli bị mù lúc 12 tuổi do một tai nạn túc cầu. Ông được dưỡng dục trong đức tin Công Giáo. Nhưng lớn lên, đã xa rời đức tin này. Tuy nhiên, trong thập niên 1990, một phần nhờ các tiểu thuyết của tín hữu Chính Thống Nga Leo Tolstoy, ông đã trở về với Đạo Công Giáo. Từ đó, ông hết sức công khai đối với đức tin Công Giáo của mình và đã trình diễn trước nhiều vị giáo hoàng.

Đức Mẹ Fatima, cầu cho chúng con!
 
Hội Đồng Giám Mục Nicaragua giải thích lý do đứng ra làm trung gian hoà giải đất nước
Đặng Tự Do
18:35 24/05/2018
Trùm cộng sản Daniel Ortega - Mấy đời bánh đúc có xương
mấy đời cộng sản nó thương dân lành
“Hòa bình mà chúng tôi đang tìm kiếm không phải là hòa bình của nghĩa trang, cũng không phải của tình trạng sống không khác gì nô lệ, đó là hòa bình được phát sinh từ những người có tinh thần hòa giải. Chúng tôi đã chấp nhận làm những người hòa giải cho cuộc Đối thoại Quốc gia để đất nước này không cần phải nhờ đến sự can thiệp của nước ngoài hoặc quốc tế. Chúng tôi, với tư cách là Giám mục, đã có khả năng gặp gỡ các nhóm khác nhau, để thể hiện mối quan tâm của chúng tôi và sự thiếu niềm tin của chúng tôi đối với các thỏa thuận không minh bạch và bí mật trước đây” Đức Cha José Silvio Baez, Giám Mục Phụ Tá của Managua, được Hội Đồng Giám Mục Nicaragua ủy nhiệm để thông báo cho báo chí về tiến trình đối thoại đang diễn ra tại Đại Chủng viện Managua.

Trong cuộc họp báo, được quay video và gởi đến thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, Đức Cha Baez nhấn mạnh rằng “trò chơi bẩn thỉu ở Nicaragua phải kết thúc! Chúng tôi, là Giám mục, không chấp nhận điều đó trong cuộc đối thoại này!”

Ngài kêu gọi dân chúng Nicaragua “Đồng bào hãy tin tưởng vào các Giám mục, chúng tôi không muốn làm bất cứ ai thất vọng! Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể cho tình yêu của Chúa Giêsu Kitô và cho tình yêu của đất nước Nicaragua chúng ta!”

Các Giám Mục đã nhận lời làm trung gian hòa giải sau khi đã có hơn 70 người bị các lực lượng an ninh trung thành với tổng thống Ortega bắn chết trong các cuộc biểu tình.

Các sinh viên và những người biểu tình đã yêu cầu Tổng thống Ortega từ chức ngay lập tức trước tình trạng nền kinh tế của quốc gia này đang trong bờ vực phá sản trong khi chính phủ đàn áp dã man đối lập. Đại diện sinh viên, Lesther Aleman, nói với Đức Cha José Silvio Baez rằng điều kiện duy nhất họ có thể chấp nhận được là Daniel Ortega cút đi. Anh nói “Chúng tôi chỉ có vài người trong bàn thương thảo này, nhưng có hàng ngàn người ủng hộ chúng tôi bên ngoài, thực sự là hàng triệu người”.

Các Giám Mục có lẽ sẽ áp lực Daniel Ortega ra đi một cách hòa bình.

Nicaragua có 5.8 triệu dân trong đó gần 60% dân số là người Công Giáo.

Daniel Ortega, là một lãnh tụ cộng sản trong phong trào Mác Sandinista đã lật đổ chế độ độc tài của tướng Anastasio Somoza Debayle, và đã cai trị Nicaragua từ năm 1979 cho đến năm 1990 khi trào lưu cộng sản bị lật nhào trên quy mô toàn thế giới.

Trong những năm sau đó, Daniel Ortega đã diễn nhiều vở kịch hay: tuyên bố sám hối vì tội lỗi với Giáo Hội Công Giáo, đi nhà thờ, tham dự các nghi lễ tưởng niệm. Nhờ khả năng diễn xuất quá thành công, nhờ những khó khăn trong buổi đầu chuyển từ thời cộng sản sang kinh tế thị trường tự do, Ortega lại dần dần lấy lại được uy tín và giành được thắng lợi trong các cuộc bầu cử tổng thống năm 2006 và 2011.

Ngồi vững trở lại trên quyền lực, Daniel Ortega lại bắt đầu những chiến dịch đàn áp Giáo Hội một cách tinh vi và nham hiểm hơn.

Vì thế, tất cả các Giám Mục nước này cùng với Đức Tổng Giám Mục Fortunatus Nwachukwu là sứ thần Tòa Thánh tại đây đã yêu cầu được gặp và chất vấn Daniel Ortega vào ngày 21 tháng 5, 2014.

Trước cuộc gặp gỡ này, Hội Đồng Giám Mục Nicaragua đưa ra một tuyên bố nảy lửa kêu gọi “những ai từng bỏ phiếu cho con người này cần phải sám hối”.

Các giám mục đã tuyên bố ba ngày cầu nguyện và sám hối để chuẩn bị cho cuộc họp: ngày 15 tháng 5 chầu Thánh Thể và dâng Thánh Lễ; Ngày 17, cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ Maria; ngày 18 Thánh Lễ cầu cho sự thành công của cuộc đối thoại.

Năm 2014, dân chúng vẫn chưa sáng mắt ra nên các Giám Mục rất cô đơn trong cuộc đấu tranh với trùm cộng sản Daniel Ortega. Kỳ này, trước sự hậu thuẫn mạnh mẽ của sinh viên và đông đảo dân chúng thất vọng với những chính sách kinh tế của Ortega, có thể các Giám Mục sẽ thành công trong việc chấm dứt “những trò chơi bẩn thỉu” như Đức Cha José Silvio Baez đã hy vọng.
Source: Fides -The Bishops: "We are doing everything possible for the love of Jesus Christ and for the love of our country"
 
Dự luật cải cách là “bước đầu” phục hồi công lý nhà tù.
Giuse Thẩm Nguyễn
19:05 24/05/2018
(EWTN News/CNA) Hạ viện Hoa Kỳ vừa thông qua luật cải cách nhà tù cho phép phối hợp các chương trình dựa vào đức tin trong các nhà tù liên bang để giúp các tù nhân chuẩn bị tái hòa nhập thành công vào xã hội.

Luật Bước Đầu Tiên (The First Step Act) đã được soạn thảo bởi Dân Biểu Doug Collins (Cộng Hòa –Ga) và Hakeem Jeffries (Dân Chủ- N.Y.) nhằm mục đích khuyến khích tù nhân tham gia vào các chương trình học nghề và phục hồi. Các nhà lập pháp đã phê chuẩn dự luật lưỡng đảng này với tỷ số 360-59 phiếu bầu vào ngày 22 tháng Năm.

James Ackerman, chủ tịch Hội Tù Nhân, một hội phục vụ tù nhân lớn nhất tại Hoa Kỳ nói rằng “Tôi rất nông nóng để thấy lưỡng đảng ủng hộ dự luật Bước Đầu Tiên này. Chúng ta có một bổn phận như trong một xã hội để thực hiện một bước phục hồi có hiệu quả hơn đối với nhà tù hình sự - một nơi để mọi người trở nên khỏe mạnh hơn và thành những công dân có ích hơn khi họ trở về với xã hội sau thời gian thụ án tù.”

Phó Chủ Tích Hội Tù Nhân là Craig DeRoche giải thích với CNA rằng dự luật Bước Đầu Tiên kêu gọi thực hiện những cuộc phỏng vấn đánh giá mức rủi ro của cá nhân trong các tù nhân liên bang để giải quyết tốt hơn các nhu cầu cá nhân của mỗi tù nhân.

“Đối với một người, có thể là sự nghiện ngập, đối với người khác lại là sự làm chủ sự giận dữ và những vấn đề khác nữa đều được giải quyết trong lúc họ bị giam giữ để đến khi họ rời nhà tù, họ đổi đời và tốt hơn, phù hợp với công việc làm và thành công.”

Cũng theo DeRoche thì việc này đã được minh chứng thành công tại cấp tiểu bang như Texas, nhờ thế “giảm được những chi phí và giúp chuyển đổi đời sống trong việc phục hồi gia đình và chữa lành cộng đồng”.

Hội Tù Nhân làm việc với 428 tù nhân trên toàn quốc. Những nhân viên của hội đã chứng kiến nhiều cuộc đổi đời của tù nhân qua chương trình dựa vào đức tin của họ.

Tihaba Williams-Bain trước đây thụ án tại nhà tù liên bang ở Texas. Cô giải thích với CNA rằng chương trình dựa vào niềm tin và xây dựng kỹ năng mà cô tham gia đã có ảnh hưởng tích cực trong cuộc đời của cô.

Williams-Bain nói “Tôi lợi dụng mọi cơ hội thích hợp với tôi trong lúc bị ở tù đã giúp tôi tốt hơn. Nó giúp tôi định hướng qua hệ thống, cũng như sự nghi ngờ và bất an của chính bản thân tôi.”

Williams-Bain giải thích thêm rằng việc phục hồi đòi hỏi nhiều hơn những chương trình đang có sẵn, rằng “nó đến từ lòng muốn và ý chí của người xử dụng những chương trình.”

Phó chủ tịch Hội Tù Nhân về Chính sách và Cổ vũ là Craig DeRoche đã nói rằng chỉ qua Đức Kitô thôi, ông mới có thể phục hồi từ 29 năm dài nghiện ngập. Đó là lý do ông tin rằng điều có ý nghĩa là dự luật Bước Đầu Tiên “khẳng định rằng các chương trình dựa trên đức tin sẽ được đón nhận vào các nhà tù như là một giải pháp.”

DeRoche nói rằng “Không ai bi loại trừ ra khỏi lòng Chúa xót thương, được ơn chữa lành và được hưởng ơn cứu rỗi.”

“Dù cho như thế nào, bạn là tội phạm không bạo hành hay bạo hành ở cấp thấp, hay là một tội phạm hình sự bạo hành đã phạm những tội ghê gớm, chúng ta đều nhận ra rằng Chúa Kitô có thể biến đổi một người hư hỏng thành một con người mới.”

Dự Luật Bước Đầu Tiên rất có thể bị chống bởi cả hai phía tại Thượng Viện, nhưng nó được Tổng Thống Trump ủng hộ.

Tại cuộc họp về Luật Cải Cách Nhà tù tại Tòa Bạch Ốc vào hôm 18 tháng Năm, TT Trump đã tuyên bố rằng “Trọng tâm của chương trình cải cách nhà tù của chúng ta là khai triển công việc nhà tù và những chương trình để người tù có thể tái bước vào xã hội với những kỹ năng tìm được việc làm. Chúng ta cũng muốn có nhiều sự phục vụ sức khỏe tâm thần hơn để khi các tù nhân được thả ra có thể đối phó với những khó khăn của đời sống bên ngoài.”

Tổng Thống tiếp tục “Hãy chuyển đạo luật đến bàn làm việc của tôi. Tôi sẽ ký.”


Source: EWTN News Reform bill the "first step" to restorative prison justice, advocates say.
 
Đức Hồng Y Robert Sarah sẽ là người công bố danh tính vị Tân Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
19:15 24/05/2018
Đức Hồng Y Robert Sarah đã trở thành Hồng Y “trưởng đẳng phó tế” – “proto-deacon”: nghĩa là trong trường hợp mật nghị bầu Giáo Hoàng, ngài sẽ chịu trách nhiệm công bố tên của vị Tân Giáo Hoàng, với lời công bố “Habemus papam” nổi tiếng từ ban công Đền Thờ Thánh Phêrô. Tờ La Croix, số ra ngày 21 tháng 5 năm 2018, đã cho biết như trên.

Điều đó, tất nhiên, chỉ xảy ra nếu mật nghị Hồng Y bầu Giáo Hoàng xảy ra trước khi nhiệm kỳ trưởng đẳng phó tế của ngài kết thúc ... và trong mật nghị này bản thân ngài không được bầu làm giáo hoàng!

Đức Hồng Y Sarah, 72 tuổi, đã trở thành trưởng đẳng phó tế, sau khi Đức Hồng Y Raffaele Martino không còn là Hồng Y cử tri nữa vì quá 80 tuổi. Hôm 19 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thay đổi thứ bậc của các Hồng Y, một số vị từ Hồng Y đẳng phó tế đã trở thành Hồng Y đẳng linh mục.

Trong quá khứ, vị Hồng Y trưởng đẳng phó tế cũng là người đội vương miện cho vị Tân Giáo Hoàng - biểu tượng của quyền năng ba cấp của Đức Giáo Hoàng là giám mục của Rôma, người đứng đầu nhà nước Vatican, và là huấn quyền phổ quát toàn thể Hội Thánh.

Kể từ khi Đức Phaolô VI bãi bỏ lễ đăng quang Giáo Hoàng, vị Hồng Y trưởng đẳng phó tế thay vì đội vương miện sẽ đeo dây pallium, biểu tượng của quyền bính mục vụ, trên vai của vị Tân Giáo Hoàng trong buổi lễ khai mạc sứ vụ chủ chăn toàn thể Hội Thánh.

Đức Hồng Y Sarah hiện nay là Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích. Ngài là người gốc Conakry, Guinea, và đã được thụ phong linh mục tại tổng giáo phận này vào năm 1969. Ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm tổng giám mục Conakry vào năm 1979. Từ năm 2001 ngài đã phục vụ trong giáo triều Rôma.
Source: Aleteia Cardinal Sarah will be next to announce ‘Habemus Papam’
 
Tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Triều Tiên hy vọng vào tiến trình hòa giải, và thống nhất của Hàn Quốc
Đặng Tự Do
20:06 24/05/2018
Đức Tổng Giám Mục Alfred Xuereb, Tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Triều Tiên và Mông Cổ đã cử hành Thánh Lễ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào sáng Thứ Năm 24 tháng 5, trước khi ngài bay đến Hán Thành vào ngày Chúa Nhật để bắt đầu sứ mệnh ngoại giao của mình.

Đức Cha Xuereb hy vọng tiến trình cải thiện quan hệ giữa hai miền Triều Tiên sẽ được thuận lợi bất chấp nhiều trở ngại cần phải vượt qua.

“Tiến trình hòa bình giữa hai miền Triều Tiên, bắt đầu với cuộc họp lịch sử giữa hai lãnh đạo Hàn Quốc hôm 27 tháng 4, mang lại nhiều hy vọng to lớn”, Đức Tổng Giám Mục Alfred Xuereb, nói với Vatican News trong một cuộc phỏng vấn.

Ngài lưu ý rằng “con đường vẫn còn ở giai đoạn đầu và chắc chắn sẽ là một con đường dài với nhiều trở ngại cần vượt qua”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời toàn thể Giáo hội cầu nguyện để hỗ trợ các bên liên quan xây dựng hòa bình và mang đến cho các thế hệ tương lai một viễn tượng hài hòa và thịnh vượng.

Vị Tổng giám mục người Malta nhận nhiệm vụ ngoại giao trong bối cảnh có những cải thiện quan hệ giữa hai miền Triều Tiên. Sau Chiến tranh Triều Tiên 1950-53, kết thúc bằng một cuộc đình chiến, chứ không phải là một hiệp ước hòa bình, hai miền vẫn được xem là còn trong tình trạng chiến tranh với nhau.

Dưới chế độ độc tài cực đoan, Bắc Triều Tiên đã làm trầm trọng thêm sự cô lập chặt chẽ của mình với phần còn lại của thế giới qua tham vọng hạt nhân của nó. Washington và Bình Nhưỡng đã có những căng thẳng rất cao trong nhiều tháng qua vì các chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Hàn. Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un không ngớt tung ra những lời lăng mạ và đe dọa chiến tranh.

Tuy nhiên, kể từ tháng 11 năm ngoái, Bắc Triều Tiên đã không thực hiện bất kỳ thử nghiệm hạt nhân và tên lửa nào, và một số phát triển tích cực đầy ấn tượng đã diễn ra giữa hai miền Nam Bắc. Trump và Kim được dự trù sẽ tham dự một cuộc họp lịch sử vào ngày 12 tháng 6 tại Singapore.

Trong cuộc phỏng vấn với Vatican News, Đức Tổng Giám Mục Xuereb lưu ý rằng trong 23 năm qua, Giáo Hội Công Giáo ở Hàn Quốc đã tập trung vào mỗi thứ Ba dưới chân Đức Trinh Nữ Maria tại Nhà thờ Chính Tòa Mân Đông của Hán Thành để cầu xin ân sủng thống nhất. “Tôi chắc chắn rằng từ thiên đàng Đức Mẹ đã và đang nhìn với một ánh mắt từ ái đối với con cái mình ở Hàn Quốc,” vị tổng giám mục 59 tuổi nói.

Việc phân chia bán đảo Triều Tiên đã diễn ra vào cuối thời cai trị thuộc địa trong suốt 35 năm của Nhật Bản vào năm 1945 sau khi Nhật Bản đầu hàng vào cuối Thế chiến II. Quân đội Liên Xô chiếm khu vực phía bắc vĩ tuyến 38, và quân đội Mỹ ở phía nam, với miền bắc theo chủ nghĩa cộng sản và miền nam hướng tới dân chủ.

Ủy ban quản trị lâm thời do Mỹ và Liên Xô thành lập phải sắp xếp các cuộc bầu cử toàn quốc để tái thống nhất Hàn Quốc vào năm 1948, nhưng không bên nào tin tưởng đối phương và mơ ước tái thống nhất đến nay vẫn chưa thành hiện thực..
Source: Vatican News New Apostolic Nuncio hopes in Korean reconciliation, reunification
 
Venezuela trục xuất hai nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ
Đặng Tự Do
20:31 24/05/2018
Venezuela đã ra lệnh trục xuất hai nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ ở nước này hôm thứ Ba 22 tháng 5, buộc tội họ tham gia vào các hoạt động gián điệp và âm mưu lật đổ chính quyền. Diễn biến này xảy ra sau khi Washington thắt chặt các lệnh trừng phạt kinh tế vì cho rằng Nicolas Maduro gian lận bầu cử để tái đắc cử.

Cuộc bỏ phiếu đã bị tẩy chay bởi các đảng đối lập chính và bị kết án rộng rãi bởi cộng đồng quốc tế, đứng đầu là Hoa Kỳ.

Tổng thống Venezuela tuyên bố hai nhà ngoại giao Mỹ là Todd Robinson và Brian Naranjo “phải rời khỏi đất nước này trong 48 giờ”. Ông ta nói rằng quyết định này được đưa ra để “phản đối Hoa Kỳ và bảo vệ phẩm giá của quê hương Venezuela”.

Một quan chức Bộ Ngoại giao nói với AFP rằng Washington đã “không nhận được thông báo từ chính phủ Venezuela thông qua các kênh ngoại giao”, nhưng nếu việc trục xuất được xác nhận, “Hoa Kỳ có thể có những hành động đáp lại thích hợp.”

Hôm thứ Hai, Tổng thống Donald Trump đã thắt chặt các biện pháp trừng phạt chống lại Caracas, khiến chế độ Maduro khó bán tài sản nhà nước.

Maduro nói trong bài phát biểu: “Tôi chống lại tất cả các biện pháp trừng phạt chống lại Venezuela, bởi vì những biện pháp như thế gây hại cho quốc gia, và tạo ra đau khổ cho người dân Venezuela.”

Ông ta hứa sẽ trưng ra các “bằng chứng” rằng cả hai nhà ngoại giao đã tham gia vào một “âm mưu chính trị, quân sự và kinh tế”.

Washington và Caracas đã không trao đổi đại sứ kể từ năm 2010, và quan hệ giữa hai nước đã căng thẳng kể từ khi Tổng thống cánh tả Hugo Chavez, là người tiền nhiệm của Maduro, nắm quyền lực vào năm 1999.

Maduro đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu với 68 phần trăm số phiếu bầu, nhưng đa số dân chúng đã không đi bỏ phiếu trong một cuộc tuyển cử mà họ cho rằng chỉ là một trò hề.
Source: France 24 Venezuela's Maduro expels US diplomats, rejects sanctions
 
Gương sáng Ủy ban Công Lý và Hoà Bình Hội Đồng Giám Mục Venezuela: 11 giờ đêm đi đòi công lý cho các tù nhân
Đặng Tự Do
20:51 24/05/2018
Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Năm 24 tháng 5, Hội Đồng Giám Mục Venezuela đã lên tiếng đòi công lý cho các tù nhân chính trị bị tra tấn dã man tại nhà tù Heliocide ở Caracas.

Thông báo cho biết “Lúc 11h tối thứ Tư, Ủy ban Công Lý và Hoà Bình của Hội Đồng Giám Mục Venezuela đã đến trụ sở của cơ quan tình báo quốc gia Venezuela để xác minh tình trạng của những người bị giam giữ trong nhà tù Helicoide theo yêu cầu từ thân nhân của các tù nhân là những người đã biểu tình phản đối chế độ lao tù và tình trạng hành hạ các tù nhân chính trị vào buổi sáng cùng ngày”.

Các Giám Mục Venezuela kêu gọi các nhà chức trách Venezuela phải “tôn trọng mạng sống của những người bị giam giữ trong các cơ quan của nhà nước Venezuela, và tôn trọng nhân quyền của mọi người để đạt được một giải pháp hòa bình cho vấn đề.”

Nhiều nhân vật nổi tiếng trong giới chính trị Venezuela bị giam tại tại nhà tù Heliocide được tường thuật tham gia vào các cuộc biểu tình, trong đó có cựu thị trưởng Daniel Ceballos của San Cristóbal, lãnh tụ đối lập sinh viên Lorent Saleh, và Tướng Ángel Vivas, người bị bắt vì bất tuân lệnh đàn áp người biểu tình của cựu tổng thống Hugo Chávez.

Một bức ảnh của một trong những tù nhân, là nhà bất đồng chính kiến Gregory Sanabria, được đưa lên các phương tiện truyền thông xã hội hôm thứ Năm, cho thấy những thương tích nghiêm trọng trên mặt ông sau một vụ đánh đập. Các tù nhân cho rằng các lính canh trả tiền cho các tù thường phạm để thực hiện các vụ tấn công nhắm vào các tù nhân chính trị..
Source: BreibartCatholic Church Demands Justice for Venezuela’s Tortured Prisoners
 
Đức Hồng Y Brandmüller nói những ai kêu gọi phong chức linh mục cho phụ nữ là “lạc giáo” và “tuyệt thông” với Giáo Hội
Đặng Tự Do
21:20 24/05/2018
Những người thúc đẩy việc phong chức linh mục cho phụ nữ “có đủ các yếu tố của tội lạc giáo” và đương nhiên tuyệt thông với Giáo Hội, Đức Hồng Y Walter Brandmüller đã nói như trên khi bình luận về những nhận xét gần đây của một chính trị gia người Đức.

Đức Hồng Y Brandmüller, một trong bốn vị Hồng Y “dubia”, đã chỉ trích mạnh mẽ Annegret Kramp-Karrenbauer, Tổng thư ký Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo Đức, sau khi bà này kêu gọi Giáo Hội Công Giáo phong chức linh mục cho phụ nữ.

Kramp-Karrenbauer, là người được coi là dẫn đầu trong danh sách các ứng viên thay thế cho thủ tướng Angela Merkel, đã nói trong một cuộc phỏng vấn với Die Zeit rằng: “Điều rất rõ ràng: phụ nữ phải nắm giữ các vị trí lãnh đạo trong Giáo hội.”

Bà nói thêm rằng bà muốn thấy có các nữ linh mục, nhưng hiện tại Giáo hội nên tập trung vào “mục tiêu thực tế hơn, là phong chức phó tế cho phụ nữ”.

Tuy nhiên, Đức Hồng Y Brandmüller cho biết ý tưởng phong chức thánh cho nữ giới đã bị Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II loại trừ một cách dứt khoát, và vì thế bất cứ ai khăng khăng thúc đẩy ý tưởng này đã “rời bỏ nền tảng của đức tin Công Giáo” và “có đủ các yếu tố lạc giáo, và hệ quả là, tuyệt thông với Giáo Hội”

Đức Hồng Y nói thêm rằng Giáo hội không phải là một “tổ chức trần thế”, nhưng sống theo “các hình thức, cấu trúc và luật lệ được trao ban cho mình bởi người Sáng lập Chí thánh mà không ai có quyền lực để thay đổi – cả các giáo hoàng lẫn các công đồng cũng không thể thay đổi.”

Đức Hồng Y nhận xét rằng thật “đáng kinh ngạc” khi thấy tại Đức người ta vẫn cứ nằng nặc tranh cãi về các chủ đề nhất định “luôn luôn giống nhau: nữ linh mục, tình trạng độc thân cuả các linh mục, cho người Tin Lành được rước lễ, cho người ly dị và tái hôn được rước lễ. Mới gần đây lại có thêm chuyện ‘đồng ý’ với cái gọi là hôn nhân đồng tính”

Mới đây, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cũng tham gia vào cuộc tranh luận về giáo lý, kêu gọi Giáo Hội Công Giáo “chia sẻ” việc rước lễ với người Tin Lành.
Source: Catholic Herald - Cardinal Brandmüller: those who call for women priests are ‘heretics’ and ‘excommunicated’
 
Quân Syria giải phóng được toàn bộ thủ đô Damascus
Đặng Tự Do
21:40 24/05/2018
Các lực lượng chính phủ Syria đã giương cao quốc kỳ trên trại tị nạn Yarmouk của người Palestine ở Damascus hôm thứ Ba 22 tháng 5. Các phương tiện truyền thông nhà nước cho biết đây là phần cuối cùng của thủ đô được giải phóng khỏi bọn khủng bố IS và các nhóm dân quân Hồi giáo.

Xe cảnh sát gắn những lá cờ lớn gầm rú khi tiến vào các khu phố đổ nát trong một phóng sự truyền hình của truyền thông nhà nước, trong khi một nhóm binh sĩ chính phủ hò reo từ các mái nhà của một tòa nhà đổ nát.

Các nghi lễ, được phát sóng trên đài truyền hình al-Ikhbariya của nhà nước, cho biết những cư dân của Damascus đã được an toàn lần đầu tiên kể từ khi các cuộc biểu tình chống lại Tổng thống Bashar Assad nổ ra vào năm 2011. Chính quyền đã đàn áp các cuộc biểu tình, làm nổ ra cuộc nội chiến kéo dài cho đến nay.

Quân đội Syria tuyên bố đã chiếm lại trại tị nạn của người Palestine và các vùng lân cận từ các nhóm dân quân Hồi giáo vào ngày thứ Hai, đưa toàn bộ thủ đô và vùng phụ cận nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của chính phủ lần đầu tiên kể từ năm 2011.
Source: The Sacramento Bee Syrian army, police celebrate recapturing all of Damascus
 
Thánh lễ tại Santa Marta 24/5: Của cải thế gian có khả năng lôi cuốn và nô lệ hóa con người.
Lệ Hằng, F.M.A.
23:08 24/05/2018
Sáng thứ Năm 24 tháng 5, ngày thế giới cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa, tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dâng thánh lễ kính Đức Mẹ Xà Sơn với những ý chỉ hướng về ‘dân tộc Trung Hoa cao thượng’. Trong thánh lễ, Đức Thánh Cha đặc biệt cảnh giác các tín hữu hãy cẩn thận với những của cải thế gian vì chúng có khả năng lôi cuốn và nô lệ hóa con người.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha khuyên các tín hữu đừng để của cải thế gian vướng bận tâm trí chúng ta vì chúng không phải là cùng đích của đời người nhưng chỉ là các phương tiện được ban cho chúng ta để chúng ta có thể trao ban cho người khác.

Đức khó nghèo là trung tâm của Phúc Âm

Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về lá thư của Thánh Giacôbê Tông Đồ, trong đó nói với chúng ta rằng tiền tiền công của những người thợ bị chủ chặn lại kêu thấu đến Thiên Chúa để đòi công lý.

Đức Phanxicô nói rằng đoạn thánh thư nói “mạnh mẽ” với người giàu và là một lời nhắc nhở về những gì Chúa Giêsu đã nói với họ.

“Khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có”. Nếu ai đó ngày hôm nay rao giảng những lời này, thì ngày mai các phương tiện truyền thông sẽ viết: 'Đó là một linh mục cộng sản.' Nhưng đức khó nghèo là trung tâm của Tin Mừng. Giảng dạy về đức thanh bần là trọng tâm trong sứ điệp của Chúa Giêsu: ‘Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó’. Đó là mối phúc đầu tiên trong Tám Mối Phúc Thật. Đó là thẻ căn cước mà Chúa Giêsu trình ra trong Hội đường Do thái khi Ngài trở về thị trấn Nazareth của mình. ‘Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.’ Nhưng chúng ta đã có một lịch sử chiều theo sự yếu đuối của mình khi không dám rao giảng về đức khó nghèo, và tin rằng đó là một vấn nạn xã hội hay chính trị. Không! Đó là vấn đề đơn thuần của Phúc Âm.

Hãy yêu mến Chúa bằng cả trái tim của anh chị em

Đức Thánh Cha Phanxicô sau đó đã trình bày các suy tư của ngài về về lý do tại sao Chúa Giêsu đã rao giảng rất mạnh mẽ về đức khó nghèo. Đức Thánh Cha giải thích: “Của cải thế gian là một thứ ngẫu tượng,” có khả năng “quyến rũ”.

Chính Chúa Giêsu đã chỉ ra rằng “không ai có thể làm tôi hai chủ”. Của cải thế gian “nắm bắt anh chị em và khiến cho anh chị em bất tuân giới răn thứ nhất,” đó là kính mến Chúa trên hết mọi sự bằng cả trái tim anh chị em.

Xa hơn, Đức Thánh Cha nói, của cải thế gian cũng “đi ngược lại giới răn thứ hai bởi vì chúng phá hủy mối quan hệ hài hòa giữa con người với nhau.”

Đức Thánh Cha Phanxicô nói một số người nhầm lẫn Thánh Giacôbê với một chủ tịch công đoàn nhưng ngài khẳng định rằng thánh nhân đã viết theo “linh hứng của Chúa Thánh Thần.”

“Thậm chí ở Italia này, người ta bỏ mặc nhiều người không có việc làm để bảo vệ vốn đầu tư. Điều này đi ngược lại giới răn thứ hai, vì thế Chúa Giêsu cảnh cáo ‘Khốn cho các ngươi’. Khốn cho các ngươi, là những kẻ bóc lột người khác và công việc của họ bằng cách trốn thuế, không đóng góp vào quỹ lương hưu của họ, và không trả tiền nghỉ phép cho họ. Khốn cho các ngươi!. .. Nếu các ngươi không chịu trả, sự bất công của các ngươi là một tội lỗi nghiêm trọng. Các ngươi không được Chúa chúc phúc. Không phải tôi là người nói điều đó, nhưng chính Chúa Giêsu và Thánh Giacôbê Tông Đồ đã nói như vậy. Đó là lý do tại sao của cải thế gian ngăn cản anh chị em tuân giữ giới răn thứ hai, đó là yêu mến tha nhân như chính mình vậy.

Hãy cầu nguyện và làm việc đền tội cho người giàu

Để kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng của cải thế gian có thể làm cho người ta ra nô lệ, vì vậy tất cả chúng ta nên “cầu nguyện nhiều hơn một chút và làm việc đền tội” cho người giàu có.

“Anh chị em không được miễn trừ khỏi sự dính bén đến của cải thế gian. Để được tự do không dính bén đến của cải thế gian, anh chị em phải tránh xa chúng và cầu nguyện với Chúa. Nếu Chúa đã ban cho anh chị em nhiều của cải, chúng phải được cho đi, để làm nhiều điều tốt đẹp cho người khác nhân danh Ngài. Nhưng của cải thế gian thường quyến rũ chúng ta, và rơi vào sự quyến rũ này, chúng ta rơi vào vòng nô lệ của chúng”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại hội Công Giáo Việt Nam 2018 tại Đức lần thứ 42
Trầm Hương Thơ
08:07 24/05/2018
Đẹp thay! Đại Hội Chúa Thánh Thần
Bảy ơn cần kíp để canh tân
Hòa giải ơn CHA con lãnh nhận
Cho hồn tươi trẻ ngợp hồng ân

Vâng, kính thưa Qúy Vị, ở Đức là như thế. Cứ đến ngày "Đại Lễ Ngũ Tuần" thì đoàn con cái Chúa lại nô nức tìm về đây nơi thành phố thân yêu Aschaffenburg để gặp gỡ nhau và để lãnh nhận những ơn cần kíp cho phần Linh Hồn.

Địa điểm rộng rãi và thoáng mát, ngoài những phòng lớn để sinh hoạt thì phía bên ngoài là những sân cỏ xanh và cây cối xanh mướt nằm bên cạnh dòng sông Rhein hiền hòa và thơ mộng.

Xem Hình

Đúng 18h30 anh theo sự điều hợp của ông tổng thư ký Phạm Duy Vũ kính mời Ông GB. Phùng Khải Tuấn chủ tịch LĐCGVN tại Đức lên đọc diễn văn chào mừng Đức GM. Emanuel Nguyễn Hồng Sơn chủ chăn giáo phận Bà Rịa đến từ VN. Qúy Lm. Tu sỹ và tất cả mọi người tham dự Đại Hội đang hiện diện nơi đây. Ông cũng chân thành cảm ơn Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu cựu đại diện Lm. Tuyên Úy Đoàn tại Đức. Ông cũng kính chào Lm. Tân Tuyên Úy Đoàn Antôn Đỗ Ngọc Hà từ nay sẽ đảm trách vai trò Đại diện Tuyên Úy Đoàn để Linh hướng và đồng hành cùng LĐCGVN tại Đức của chúng ta.

Ông cũng chào mừng và chúc mừng đến Lm. Phêrô Nguyễn Quân, Lm Giuse Huỳnh Công Hạnh nhận nhiệm sở mới. Ông cũng thay mặt cảm ơn hai cha Stêphanô, Bùi Thượng Lưu, cha GB. Nguyễn Hữu Thi đã chu toàn sứ vụ Lm. Linh hướng CĐCGVN. tại Đức trong thời gian qua trong nay được nghỉ hưu. Đồng thời long trọng tuyên bố khai mạc Đại Hội CGVN tại Đức lần thứ 42 với chủ đề "Hãy Theo Ta"

Ba hồi chiêng trống vang dội lên và các bạn trẻ tiến bước theo ngọn nến soi đường rước bảy lá cờ mang biểu tượng bảy ơn cần kíp của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống tiến vào hội trường hòa cùng bản nhạc "Hành Trang Tuổi Trẻ" từ bốn phương trời chúng con về đây mừng ngày Đại Hội hàng năm. Cùng nhau học hỏi Lời Chúa và nhận những ơn lành trong cuộc sống này. Một nghi thức khai mạc thật đẹp và tràn đầy ý nghĩa.

Sau nghi thức khai mạc thì qúy bác niên trưởng đi đầu là Thánh Giá nến cao,đoàn giúp lễ tiến rước đồng tế đoàn lên lễ đài để dâng thánh lễ khai mạc trong buổi chiều thứ bảy hôm nay.

Sau nghi thức hôn bàn thờ, Lm. Antôn Đỗ Ngọc Hà tân đại diện Tuyên Úy đoàn chào mừng ĐGM. Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn đến từ Giáo Phận Bà Rịa Việt Nam. ĐGM. cũng là người thuyết trình viên chính thức trong 3 ngày Đại Hội lần thứ 42 này. Đồng thời ngày cũng chào mừng tất cả các Lm. tu sỹ và toàn thể Đại Hội hôm nay.

Ngài cũng thay mặt giới thiệu và chúc mừng hai Lm. Phêrô Nguyễn Quân và Giuse Huỳnh Công Hạnh nhận nhiệm sở mới vào đầu tháng năm vừa qua này. Đồng thời ngài cũng chân thành cảm ơn Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu sau 8 năm làm đại diện Tuyên Úy Đoàn và mấy mươi năm phục vụ hai GP. Rottenburg và Stuttgart nay ngài đã bắt đầu nghỉ hưu.

Năm nay khai mạc Đại Hội trong tháng hoa lại nhằm ngày thứ bảy nên là con dân Việt Nam thì không thể thiếu màn Dâng Hoa kính Đức Mẹ. Mười hai thiếu nhi đã vũ tiến hoa lên Đức Mẹ thật là đẹp và vô cùng dễ thương.

Thánh lễ bắt đầu với lời chào mừng của ĐGM. đến toàn thể Đại Hội. Ngài rất vui khi Đại Hội ở Đức đã mời ngài đến cùng chia sẻ với nhau. Ngài cũng thấy nước Đức rất xanh tươi và môi trường cũng như đời sống rất bình yên.

Sau hai bài đọc song ngữ Việt- Đức của các bạn trẻ và bài Phúc Âm do thầy Phó tế công bố Tin Mừng thì Đại Hội được nghe ông cha Tây giảng tiếng Việt.

Đầu bài giảng ngài đã dí dòm nói rằng: Tôi là ông cha Đức xin chào Đức Cha và tất cả. Chẳng hiểu sao hôm nay BTC. sắp xếp thế nào mà lại đưa một "Cha Đức" ra giảng thay "Đức Cha" mọi người cảm thấy vui và khá lạ vì một Lm. Đức giảng tiếng Việt trong ngày khai mạc Đại Hội này. Những lời giảng của ngài cũng khá dí dỏm về những kỹ thuật trong thời đại @ còng này. Bài giảng vui nhưng không kém phần quan trọng vào Lời Chúa cho giới trẻ. Hãy nhắn tin kết bạn và hẹn nhau đến Đại Hội Công Giáo toàn quốc tại Aschaffenburg để làm quen và hãy chọn cho mình một người bạn tốt. Hoặc cần chọn cho mình một thần tượng để Yêu và noi theo trong cuộc đời mình, và thần tượng của cha là Giêsu.

Hôm nay như mọi năm là Giới trẻ sẽ đảm trách toàn bộ phụng vụ trong ngày thứ bảy khai mạc này. Từ ca đoàn cho đến bài đọc và lời nguyện giáo dân v.v...

Chúng ta nhìn thấy các bạn trẻ làm việc với nhau thật chặt chẽ hài hòa như vậy là một dấu chỉ đáng mừng cho Liên Đoàn và các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức vì các bạn đã trưởng thành và là tương lai của Liên Đoàn chúng ta sau này.

Thánh lễ kết thúc lúc 20h30 trong hân hoan của lời ca tiếng hát thật hay của ca đoàn trẻ. trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt khi thánh lễ kết thúc và khi đoàn đồng tế vừa rước vào trong phòng áo thì ở ngoài các bạn trẻ được yêu cầu hát tiếp thêm một lần nữa thật đúng là vui như ngày Đại Hội.

Các bạn hát lại bản nhạc kết lễ và chấm dứt với màn tung khăn choàng cổ lên thật vui qúa! Halleuja...

Chân thành cảm ơn các bạn trẻ, các bạn đã làm cho buổi khai mạc năm nay thật sống động và tuyệt vời!

Buổi tối vào lúc 21giờ00 Lm. Thomas Lê Thanh Liêm 2 sơ và một số các anh chị em đã hướng dẫn các bạn trẻ sinh hoạt trong cầu nguyện theo gần như chương trình của các bạn trẻ Taizé và chấm dứt lúc 23giờ00 và sửa soạn nghỉ đêm để ngày hôm sau Chúa Nhật còn có nhiều chương trình hấp dẫn vì là ngày chính.

Phía bên cao niên thì đặc biệt năm nay có sự hiện diện của ĐGM. Emmanuel cùng với Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long hướng dẫn giờ chầu Thánh thể. Trong 2 giờ chầu này gồm có giờ Lòng Chúa Thương Xót và những lời nguyện dâng cùng nhiều những bài hát.

Mỗi người một bông hoa hồng tiến lên dâng Đức Mẹ trong tháng hoa đây chính là những đóa hoa lòng dâng lên Mẹ. Xin Mẹ che chở phù trì cho vận nước Việt Nam chúng con, trong những thời đau buồn này chúng con luôn hướng lòng lên Thiên Chúa và cậy trông đến Mẹ phù trì.

Cuối cùng là tiến lên hôn xương thánh Tử đạo Việt Nam để tỏ lòng kính nhớ và bước theo gương chứng nhân của các ngài. Giờ chầu Thánh Thể chấm dứt lúc 23giờ00.

Trầm Hương Thơ

19.05.2018
 
Hình ảnh Lễ Bế Giảng 2018 tại Gx ĐMHCG Garland, TX
Phạm Thái Hùng, Duy, Phúc
18:18 24/05/2018
Ngày 20 tháng 5 vừa qua, Gx ĐMHCG Garland, TX đã tổ chức lễ bế giảng các lớp Giáo Lý, Việt Ngữ, TNTT cho trên 1000 học sinh đủ các trình độ, với sự hiện diện cuả một con số tương đương là các bậc phụ huynh, thầy cô, các Sơ và các cha Chánh Phó.

Tuy ở đây không có hoa phượng vĩ như ở bên quê nhà Việt Nam để có ai đó hát bài “mỗi năm đến hè lòng man mát buồn...”, nhưng không cuộc chia ly nào mà không có những bịn rịn, và những lúc các thày cô ‘say good bye’ với các em, dù chỉ là một sự mất mát nhỏ là 1 giờ học mỗi Chuá Nhật, nhưng cũng đủ làm cho nhiều thầy cô và các em cảm thấy bâng khuâng.

3 tháng hè rồi sẽ mau qua, và các em sẽ trở lại vào muà thu tới.

Xin xem hình ảnh cuả ban điện ảnh Gx ĐMHCG
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ông Trọng Đã Vung Tay Qúa Trán ?
Phạm Trần
07:57 24/05/2018
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Hội đồng Lý luận Trung ương, Tác giả Nghị quyết “Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược,đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” (Số 26-NQ/TW) đã muốn vung tay qúa trán, hay biết khó khăn mà vẫn liều, khi ấn định đến năm 2020, năm áp chót của khóa đảng XII, sẽ “kiên quyết xoá bỏ tệ chạy chức, chạy quyền; ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong cán bộ, đảng viên.”

Liệu canh bạc may rủi này có giúp ông Trọng và Ban chấp hành Trung ương khóa XII bảo vệ được chỗ đứng trong lịch sử đảng là những người đầu tiên thành công trong các lĩnh vực khó khăn này, hay tên tuổi họ sẽ bị nhấn xuống bùn đen khi khóa đảng XIII bắt đầu nhiệm kỳ mới (2021-2026) ?

Tuy còn sớm để đo lòng dạ cán bộ đảng viên khi Nghị quyết Trung ương 7, khóa XII được thi hành, nhưng nếu căn cứ vào thất bại của các khóa đảng trước, kể cả khóa XI và XII do ông Trọng lãnh đạo, thì khả năng thành công của ông không nhiều vì thời gian chỉ còn hơn 2 năm.

CHUYỆN DÀI-DÀI THÊM

Cũng nên biết các tệ nạn “chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội vv…” , và tình trạng “suy thoái tư tưởng và đạo đức, lối sống” của cán bộ, đảng viên đã thoải mái sống chung với đảng và được nói đến từ khóa đảng VII thời Tổng Bí thư Đỗ Mười chứ có mới mẻ gì đâu.

Thế mà sau gần 30 năm, từ khóa đảng VII đến gữa khóa XII, các cán bộ, đảng viên chuyên nghiệp “chạy” đã “chạy” nhanh hơn và số người suy thoái cũng đã sinh sôi nẩy nở năm sau nhiều hơn năm trước.

Đến bây giờ (tháng 5 năm 2018), dù khóa đảng XII và ông Nguyễn Phú Trọng đã đi được nửa nhiệm kỳ 5 năm, nhưng vấn đề xây dựng và chỉnh đốn đảng, được đặt ra từ Nghị quyết đầu tiên (số 10-NQ/TW) ngày 02/02/1999 của Trung ương 6 (lần 2),khóa đảng VIII (thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu) “Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay” , vẫn cứ trăm hoa đua nở khắp nơi thoải mái.

Vì vậy mà ông Trọng, sau khi thay Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh của 2 khóa đảng IX và X, đã phải bổ sung thêm 2 Nghị quyết với nhiều chi tiết mới, cụ thể và cấp bách hơn về tình trạng suy thoái và xuống cấp của cán bộ, đảng viên.

Đó là:

-- Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/01/2012, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) Về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.

-- Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 30/10/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.

MỤC TIÊU NGHỊ QUYẾT 7

Từ hai Nghị quyết này, ông Trọng chủ trương đổi mới cả hệ thống chính trị bằng những con người mới và tư duy mới trong nhiệm vụ lãnh đạo và công tác phục vụ trong cán bộ đảng, viên chức nhà nước, Quân đội và Công an.

Tham vọng thì nhiều, nhưng Hội nghị Trung ương 7 lại khoán trắng đặc quyền về cán bộ cho đảng thì có mới mẻ gì hơn xưa ?

Nghị quyết viết:”Thực hiện nghiêm, nhất quán nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị.”

Như vậy là dân chỉ có quyền “ngồi chơi xơi nước”. Mọi việc đã có đảng làm cho người của đảng thì quyền làm chủ đất nước của dân và bổn phận làm đấy tớ cho dân của cán bộ, đảng viên có lằn ranh nào ngăn cách không ?

Đó là lý do buộc Nghị quyết phải vẽ ra cái hình trên giấy về điều gọi là “Phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ.”

Trung ương 7 viết:”Thể chế hoá, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ.”

Các chữ “giám sát, phản biện xã hội” nghe qua tưởng quan trọng lắm, nhưng thực chất chỉ là hình thức dân chủ giả tạo để trang trí cho đảng. Từ xưa đến nay cái “cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã bị đảng coi thường.

Ngay đến Tổ chức Mặt trận Tổ quốc, nơi quy tụ hàng trăm Tổ chức Chính trị-Xã hội do đảng thành lập, hay được đảng cho phép hoạt động có làm nên cơm cháo gì giúp dân đâu. Tổ chức lãng phí tiền bạc của dân này là cơ quan ngoại vi làm việc cho đảng. Công tác nổi bật nhất của tổ chức này là chọn ứng cử viên Quốc hội và các Hội dồng Nhân dân cho đảng để cho dân bỏ phiếu, qua các cuộc gọi là “hiệp thương”. Vì cậy, với phương thức “đảng cử dân bầu” này, rất hiếm hoi có ứng cử viên nào được ra ứng cử và đắc cử, nếu không lọt qua cửa ải “hiệp thương” của Mặt trận.

LẠI MÁC-LÊNIN-HCM

Ngoài ít điều nêu trên, Nghị quyết “Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược,đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” còn ràng buộc công tác chọn lọc cán bộ phải tập trung vào tuyệt đối trung thành với Đảng, Chủ nghĩa Mác-Le6nin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh.

Một số điểm quan trọng viết trong Nghị quyết:

-“Quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt và thực hiện nghiêm Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ. Kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc; mở rộng các hình thức tuyên truyền, nhân rộng những điển hình tiên tiến, những cách làm sáng tạo, hiệu quả.”

- “Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ, trong đó chú trọng nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, truyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc; kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa đào tạo với rèn luyện trong thực tiễn và đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện nghiêm túc chế độ học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị và cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, nhất là cán bộ trẻ được đào tạo ở nước ngoài.”

--"Đối với cán bộ lãnh đạo, chỉ huy quân đội, công an: Tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, sức chiến đấu cao; có số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; từ 20 - 30% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.”

SỢ DIỄN BIẾN-CHUYỂN HÓA

Cũng đáng chú ý là trong Nghị quyết 7, đảng đã nói đi nói lại nhiều lần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên. Điều này cho thấy đảng quan tâm đến công tác đề phòng tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, nhất là số 600 cấp lãnh đạo chiến lược, từ khóa đảng XIII trở về sau.

Đảng chỉ thị phải :

--"Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ: Nắm chắc lịch sử chính trị và tập trung vào vấn đề chính trị hiện nay. Hoàn thiện quy định để xử lý, sử dụng những trường hợp có vấn đề về chính trị. Không xem xét quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử khi chưa có kết luận về tiêu chuẩn chính trị.”

--"Rà soát kỹ, bổ sung đầy đủ thông tin, đánh giá chính xác, nắm chắc vấn đề chính trị của cán bộ.”

Từ đó, Nghị quyết viết:”Thời gian tới cũng là giai đoạn chuyển giao thế hệ từ lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, được rèn luyện, trưởng thành trong chiến tranh, chủ yếu được đào tạo ở trong nước và tại các nước xã hội chủ nghĩa, sang lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong hoà bình và được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau.

Tình hình đó tác động mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc đến công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ.”

Ngoài ra, có điểm mới trong Nghị quyết 7 là đảng CSVN đồng ý thu nhận cả nhân tài “người ngoài đảng” dù ở trong nước hay ở nước ngoài.

Nghị quyết viết:” Quy định khung cơ chế, chính sách ưu đãi để phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các ngành, lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững. Xây dựng Chiến lược quốc gia về thu hút và trọng dụng nhân tài theo hướng không phân biệt đảng viên hay người ngoài Đảng, người Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngoài.”

Đây là tư duy mới, có thể sẽ được hoan nghênh theo hướng “hòa hợp hòa giải dân tộc”. Tuy nhiên, nếu những ứng cử viên hay người được chọn làm cán bộ cho đảng cũng phải tuyệt đối trung thành với Đảng, Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh thì lá bài “người ngoài đảng ở trong nước hay ở nước ngoài” có nghĩa gì không ?

Hay Nghị quyết 7 là tín hiệu phải tìm mọi cách và bằng mọi giá để giữ đảng khỏi tan trước cơn hồng thủy suy thoái tư tưởng và tự diễn biến, tự chuyển hóa của cán bộ, đảng viên ? -/-

Phạm Trần

(05/018)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nắng Mai Phong Đỏ
Diệp Hài Dung
21:05 24/05/2018
NẮNG MAI PHONG ĐỎ
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia
Nắng ươm lá đỏ sau vườn
Ngỡ nàng Thu lại trên đường đến chơi.
(bt)