Ngày 24-05-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:13 24/05/2014
ĐỐI THOẠI VỚI BÙN [3]
N2T

Có người hỏi bùn:
- “Anh không cảm thấy mình dơ bẩn hay sao?”
Bùn nói:
- “Nếu trong lòng anh sạch sẽ, thì anh sẽ nhìn thấy sự sạch sẽ của tôi; nhưng nếu trong lòng anh không sạch sẽ, thì trời đất vạn vật sẽ không có gì là sạch với anh”.
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Các thánh nhân đi đến đâu đều mang quà tặng đến đó phân phát cho mọi người.
Quà đây chẳng phải là tiền bạc, quà cáp hay danh vọng, nhưng là niềm vui, niềm hạnh phúc. Tại sao vậy, thưa bởi vì các ngài nhìn mọi việc, mọi người bằng con mắt của Thiên Chúa, nghĩa là đối với các ngài, ai cũng là đẹp, ai cũng đáng yêu, dù họ là hạng người nào đi chăng nữa, vì chính họ là hình ảnh của Thiên Chúa.
Các ngài không lấy “bụng ta đo bụng người”, nhưng các ngài đã lấy tình yêu của Đức Chúa Ki-tô mà nhìn mọi việc: xấu thì làm cho tốt, tốt thì càng làm cho tốt hơn, tốt hơn thì trở nên như các ngài là những sứ giả của Thiên Chúa, là môn đệ của Đức Chúa Ki-tô.
Đừng so sánh mình với ai, cũng đừng lấy ai để so sánh với mình, nhưng chỉ nhìn vào Đức Chúa Giê-su và các thánh để so sánh, coi mình đã được như các ngài hay chưa, bởi vì các ngài là những hoa quả rất tốt đẹp của Thiên Chúa vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 6 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:16 24/05/2014
Chúa Nhật 6 PHỤC SINH

Tin mừng : Ga 14, 15-21.
“Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác”.


Anh chị em thân mến,
Một hôm, có người hỏi bùn:
- “Anh dốc lòng với đất, im hơi lặng tiếng, bị người giày xéo, áo ngoài lại không màu sắc, anh không cảm thấy có chút buồn phiền nào sao?”
Bùn trả lời:
- “Khôn ngoan chân chính là (che giấu) ở bên trong; tài hoa chân chính là ở chỗ trầm mặc; tôi để cỏ hoa cây cối sinh trưởng tràn trề, chất dinh dưỡng cung ứng cho chúng nó không thiếu, sinh mệnh của tôi thì vô cùng, sức mạnh còn chưa lộ ra rõ ràng hay sao?” (1)


Đức Chúa Giê-su đã tự khiêm tự hạ, trở nên một tôi tớ hèn mọn là để cho chúng ta được trở nên con cái Cha trên trời, Ngài thay mặt chúng ta để gánh lấy tất cả tội lỗi của chúng ta, Ngài không oán trách, không giận hờn, không kêu ca than oán khi bị đóng đinh trên thập giá, nhưng luôn bày tỏ sự hiền lành và yêu thương của mình đối với nhân loại. Đức Chúa Cha đã trao thế gian trong tay Đức Chúa Giê-su không phải để Ngài lựa chọn người này tốt, người kia xấu để khen thưởng và trừng phạt, nhưng Ngài sẽ không để một người nào phải hư mất đời đời, Ngài đã dốc hết tâm tình yêu thương để yêu nhân loại tội lỗi, và làm cho nhân loại nhận ra tình yêu mà Cha đã dành cho họ.

Đất và bùn thì không khác gì nhau, nhưng bùn thì ở bên dưới đất đầy màu mỡ để làm cho những cây cối trên đất được xanh tươi tốt đẹp, không ai để ý tới bùn bên dưới đất nhưng nó lại là nguyên nhân sự xanh tươi của thảo mộc.

Cũng vậy, Đức Chúa Giê-su đã trở nên “bùn” khi xuống thế làm người, để cho “đất” là nhân loại được sống và sống dồi dào trong ân sủng của Đức Chúa Giê-su, đó chính là Mình và Máu Thánh của Ngài.

Anh chị em thân mến,
Tâm hồn chúng ta là “đất” đã được Đức Chúa Giê-su làm cho trở nên màu mỡ, nhưng trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không trồng cây quả nhân đức là khiêm tốn và yêu thương trên mảnh đất của chúng ta, trái lại, có những lúc chúng ta đem những cây gai, cỏ dại là tội lỗi vun trồng trong tâm hồn của mình, làm cho những ân sủng mà Chúa đã ban cho chúng ta làm bị ngộp và chết đi bởi những dục vọng và tội lỗi của mình.

Đức Chúa Giê-su đã hứa cho những ai yêu mến và thực hành lời của Ngài thì sẽ không phải hư mất đời đời, đó là sự thật, nhưng chính mỗi người trong chúng ta tự mình nhổ trốc cây lành trên mảnh đất tâm hồn đã được Đức Chúa Giê-su cứu chuộc, và như thế chúng ta sẽ phải chết đời đời.

Việc làm cụ thể :
Đức Chúa Giê-su đã vì chúng ta mà trở nên “bùn” để cho đất được màu mỡ, chúng ta cũng trở nên “bùn” cho tha nhân được hạnh phúc khi chúng ta phục vụ mà không kêu ca than oán, không kiêu ngạo trách móc, nhưng hiền lành và khiêm tốn, vui tươi và hy sinh.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

(1) Trích trong “Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:20 24/05/2014
N2T

14. Ân sủng đặc thù của Thiên Chúa chỉ ban cho những người đặt nhiều hy vọng vào Ngài.

(Thánh Terese of Avila)
------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:21 24/05/2014
CẦU NGUYỆN
Giáo dân đọc trên mạng biết linh mục nọ bị vạ tuyệt thông không được làm lễ, không được coi xứ, không được làm mục vụ.v.v...thì than phiền với cha sở của mình nếu Giáo Hội làm như thế thì ai còn muốn đi tu làm linh mục nữa.
Cha sở nói với họ:
- “Chúng ta hãy cầu nguyện cho cha ấy.”
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lần đầu tiên một vị Hồng Y Tổng Giám Mục Hán Thành thăm Bắc Hàn
Đặng Tự Do
02:39 24/05/2014
Lần đầu tiên trong lịch sử, một Hồng Y Nam Hàn đã vượt qua biên giới phân cách hai miền Triều Tiên tại làng Bàn Môn Điếm. Ngày 21 tháng 5, Đức Hồng Y Andrew Yeom Soo-jung, Tổng Giám Mục Hán Thành đã đặt chân lên Bắc Triều Tiên.

Mục tiêu của chuyến đi là đến thăm các khu công nghiệp trong vùng Kaesong, nơi một nhóm công dân của cả hai miền Triều Tiên đang làm việc chung với nhau nhờ vào một thỏa thuận giữa hai nước.

Đức Hồng Y Yeom Soo-jung, người cũng là Giám Quản Tông Tòa của Bình Nhưỡng, đã được phép đến thăm Bắc Triều Tiên, một điều mà người tiền nhiệm của ngài mơ ước nhưng không bao giờ đạt được. Chuyến thăm của ngài chỉ vỏn vẹn trong một ngày, tuy nhiên, nó để lại một số hình ảnh đáng nhớ, chẳng hạn khi Đức Hồng Y cầu nguyện ở phía trước của hàng rào ngăn cách hai miền Triều Tiên.

Chuyến thăm thuần tuý là vì công việc mục vụ của ngài trong tư cách là Giám Quản Tông Tòa của Bình Nhưỡng, nhưng một số nguồn tin lạc quan nói rằng Đức Hồng Y cũng đã thăm dò xem liệu Bắc Hàn có sẵn sang đón Đức Thánh Cha Phanxicô hay không.

Chính phủ Nam Hàn, thông qua Bộ Thống nhất đất nước phủ nhận các báo cáo này.

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Hàn Quốc vào dịp Đại Hội Giới Trẻ Châu Á, tức là từ 14 đến 18 tháng 8 năm nay. Theo chương trình, ngài sẽ phong chân phước cho 124 vị tử đạo Hàn Quốc.
 
Đức Phanxicô đã tới Jordan
Vũ Văn An
11:47 24/05/2014
Tin của Nicole Winfield và Omar Akour thuộc AP tại Amman cho hay Đức GH Phanxicô đã tới Jordan hôm nay để khởi đầu 3 ngày thăm viếng Trung Đông, giúp ngài có cái nhìn đầu tay số phận người Tị Nạn Syria và chứng kiến sự thiệt hại do cuộc nội chiến tại nước lân bang đem tới cho Jordan.

Máy bay của Đức GH vừa ĐÁP XUỐNG Phi Trường Quốc Tế Hoàng Hậu Alia của Amman, nơi đội danh dự và các nhà lãnh đạo Công Giáo nghênh đón khi ngài vừa xuống máy bay. Trên chuyến bay tới đây, Đức GH nói với các nhà báo rằng chuyến đi hết sức “thách thức” nhưng đáng giá.

Ngài bảo: “trái tim tôi đang dập và trông mong được yêu thương”.

Bất chấp lạnh giá và mệt mỏi từng khiến ngài phải hủy bỏ một số cuộc hẹn, Đức Phanxicô xem ra rất khỏe mạnh trên chuyến bay và đích thân thăm hỏi từng phóng viên một cùng du hành với ngài, thậm chí còn chụp hình kiểu “selfie” với họ nữa.

Sau khi gặp Quốc Vương Abdullah II và Hoàng Hậu Rania tại cung điện hoàng gia, Đức Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ tại Vận Động Trường Quốc Tế tại Amman. Vatican hy vọng có chừng 25,000 người tham dự, nhiều người trong số này là người tị nạn Palestine, Syria và Iraq. Sau đó, ngài sẽ gặp từng người tị nạn một và các trẻ em khuyết tật tại Bêtani bênkia Sông Giócđăng, nơi nhiều người tin là địa điểm Chúa Giêsu chịu phép rửa.

Người Kitô hữu chiếm khoảng 5 phần trăm dân số Syria, nhưng các cuộc tấn công của quân nỗi dậy chống các thị trấn Kitô Giáo đã khiến gia tăng nỗi sợ của các nhóm thiểu số tôn giáo trước vai trò càng ngày càng lớn mạnh của những người quá khích duy Hồi Giáo trong phe nổi dậy. Các Kitô hữu tin rằng họ đang bị nhắm làm mục tiêu một phần vì các thù nghịch chống Kitô Giáo nơi những người Hồi Giáo Sunni quá khích và phần khác như là hình phạt cho điều bị coi là hỗ trợ cho chế độ Assad.

Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Hồng Y Pietro Parolin, nói rằng Đức Phanxicô muốn tới an ủi mọi Kitô Hữu đang sống trong vùng và khuyến khích họ tiếp tục ở lại. Ngài nói với Đài Phát Hình Vatican một ngày trước chuyến đi rằng “Các Kitô hữu này là những viên đá sống động, và nếu không có sự hiện diện của họ, Đất Thánh và các thánh điểm của nó có nguy cơ trở thành một viện bảo tàng”.

Tháng vừa qua, Giócđăng đã mở trại tị nạn thứ ba cho người tị nạn Syria, một tiêu chí rõ ràng cho thấy cuộc nội chiến đang tạo ra xiết bao căng thẳng cho nước này. Các phương tiện đang được dự kiến để chứa tới 130,000 người và có tiềm năng trở thành trại tị nạn lớn thứ hai trên thế giới. Giócđăng đang chứa 600,000 người tị nạn Syria có đăng ký hay 10% dân số của mình. Các viên chức Giócđăng ước lươ5ng con số thực sự lên tới 1 triệu 3 trăm ngàn người.

Đối với các Kitô hữu Syria là những người đến chào đón Đức GH, sự hiện diện của ngài là một cơ may để thế giới thấy sự vô vọng của họ khi cuộc chiến cứ thế tiếp diễn.

Nazik Malko, một người tị nạn Chính Thống Giáo Syria từ Maaloula tới sẽ là một trong số600 người nghênh đón Đức GH tại Bêtani bên kia Sông Giócđăng cho hay: “Chúng tôi ước mong rằng hòa bình sẽ được vãn hồi trên toàn thế giới, và tại Syria”.

Yacoub Josef, một tín hữu Chính Thống Giáo khác cũng từ Maaloula, cho hay anh chỉ muốn ra đi. Anh nói: “Chúng tôi mong tình hình ở Syria khá hơn, nhưng hy vọng c óthể di cư vì chúng tôi đã chán cảnh vô gia cư rồi”.

Đức Phanxicô sẽ viếng một trại tị nạn Palestine vào hôm Chúa Nhật khi ngài từ Amman trực tiếp vào thị trấn Bêlem ở West Bank. Đây là lần đầu tiên một vị giáo hoàng đã đặt chân lên West Bank trước thay vì Tel Aviv, và các viên chức Palestine rất muốn trình bày cho Đức Phanxicô thấy tình trạng như lâmbô của nhiều thế hệ người Palestine phải chịu vì bị cưỡng bức bỏ nhà ra đi vì cuộc chiến tranh do việc tạo nên Nhà Nước Israel gây ra. Ngày nay, cùng với con cháu họ, các người tị nạn này chiếm tới 5 triệu người rải rác khắp West Bank, Giải Gaza, Giócđăng, Syria và Libăng.

Đức HY Parolin, nhân vật số 2 của Vatican, nói rằng Đức Phanxicô muốn nhấn mạnh tới lập truờng lâu đời của Tòa Thánh đối với cuộc tranh chấp Israel – Palestine: đó là “quyền của Israel được hiện hữu và hưởng hòa bình và an ninh bên trong lãnh thổ được quốc tế thừa nhận, và quyền của dân tộc Palestine được có một quê hương có chủ quyền, độc lập, tự do đi lại và quyền sống hợp nhân phẩm”.

Về phương diện kỹ thuật, lý do chính của chuyến đi đối với Đức Phanxicô và nhà lãnh đạo tinh thần của các Kitô hữu chính thống giáo thế giới là để đánh dấu 50 năm cuộc gặp gỡ lịch sử tại Giêrusalem của các người tiền nhiệm các vị, một cuộc gặp gỡ đã chấm dứt 900 năm sự cách mặt nhau của Công Giáo và Chính Thống Giáo. Việc nhấn mạnh này sẽ diễn ra hôm Chúa Nhật, khi Đuức Phanxicô và TP Đại Kết Barthôlômêô I cùng chủ tọa một buổi cầu nguyện chung tại Nhà Thờ Mộ Thánh, nơi các Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu đã cịu đóng đinh và sống lại.

Đại diện các Giáo Hội khác cũng sẽ có mặt, trong đó có Đức HY Behcara Rai; ngài là nhà lãnh đạo thứ nhất của hệ phái Kitô Giáo lớn nhất Libăng, tức Giáo Hội Công Giáo Maronite, tới thăm Giêrusalem kể từ khi Israel chiếm đóng phần phía Đông của Thành Phố. Libăng vốn ngăn cấm công dân của mình viếng thăm Israel hay buôn bán với người Israel.

Vì bản chất nhậy cảm chính trị, kế hoạch viếng Israel của Đức HY Rai đã bị nhiều người chỉ trích. Ngài đã bước ra khỏi một cuộc phỏng vấn của France 24 vào hôm thứ Sáu tại Amman khi một phóng viên hỏi vặn ngài về nguyên động lực của chuyến đi.

Ngài nói: “tôi không tới Đất Thánh vì các mục đích chính trị, kinh tế hay quân sự… Giêrusalem là thành phố của chúng tôi và chúng tôi vốn ở Đất Thánh từ hàng trăm năm qua, chúng tôi không thể rời bỏ lãnh thổ và nhân dân chúng tôi”.

Đức Phanxicô sẽ dành ngày thứ Hai ở Giêrusalem, thăm đại giáo trưởng Hồi Giáo của Giêrusalem và đại giáo trưởng của Israel, dù tách biệt nhau. Ngài cũng s4 cầu nguyện tại Bức Tường Than Khóc và viếng đài tưởng niệm Yad Vashem và sẽ là vị giáo hoàng đầu tiên đặt vòng hoa tại Núi Herzl, đặt tên theo người sáng lập ra chủ nghĩa duy Xion hiện đại là Theodore Herzl. Ngài sẽ trở lại Vatican hôm thứ Hai.
 
Đức Thánh Cha đã đến phi trường Hoàng Hậu Alia của Jordan
Đặng Tự Do
06:17 24/05/2014
Lúc 13h trưa thứ Bẩy 24 tháng 5, Đức Thánh Cha đã đến phi trường Hoàng Hậu Alia. Ra đón Đức Thánh Cha có Quốc vương Abdullah và Hoàng hậu Rania. Hai trẻ em trong trang phục truyền thống Jordan đã tặng cho ngài một bó uất kim hương, là quốc hoa của Jordan. Khi bước trên thảm đỏ tại sân bay Amman, chiếc áo choàng trắng của Đức Thánh Cha tung bay trong gió sa mạc nóng.

Mặc dù có những khuyến cáo của các lực lượng an ninh Jordan, Tòa Thánh giải thích rằng chuyến đi đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Trung Đông là một "cuộc hành hương cầu nguyện", vì thế ngài không dùng các xe chống đạn, và cũng không cần đoàn hộ tống với xe cảnh sát mở đầu.

Phát biểu với các phóng viên trên máy bay, Đức Thánh Cha nói ngài cảm thấy như tiên tri Daniel trong Kinh Thánh đang hướng đến hang sư tử.

"Tôi cảm thấy như Daniel, nhưng bây giờ tôi biết rằng những con sư tử này sẽ không cắn", ý muốn ám chỉ chuyến thăm của ngài đang đưa ngài đến một khu vực luôn luôn bất ổn bởi những hố sâu chia cách chính trị và tôn giáo.

Đông đảo dân chúng vẫy cờ Jordan và Vatican và các biểu ngữ chào đón ngài khi chiếc xe hơi chở ngài từ phi trường đến cung điện hoàng gia.

Trong khi đó, đông đảo các Kitô hữu đã đứng chật trên những xe buýt để di chuyển đến sân vận động Amman, nơi Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ.

Mặc dù chỉ có 250,000 người Jordan tự nhận mình là Kitô hữu - trong một quốc gia có đến 7 triệu người Hồi giáo - Thủ tướng Abdullah Nsur cho biết chuyến thăm sẽ cho thế giới thấy rằng Jordan là một ốc đảo của hòa bình trong một khu vực hỗn loạn của "máu, chiến tranh và đàn áp".

Lúc 19h, Đức Thánh Cha đến Bethany để viếng thăm sông Jordan nơi Chúa Giêsu đã được Thánh Gioan Tiền Hô rửa tội. Nơi đây cũng sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha với đại diện của 600,000 người tị nạn Syria và những người trẻ khuyết tật.
 
Đức Thánh Cha cầu nguyện tại Đền Thờ Đức Bà Cả trước khi lên đường sang Thánh Địa
Đặng Tự Do
07:12 24/05/2014
Một ngày trước chuyến đi đến Thánh Địa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bất ngờ đến thăm Đền Thờ Đức Bà Cả hôm thứ Sáu 23 tháng 5 để cầu nguyện trước bức ảnh Đức Bà Là Phần Rỗi của Dân Rôma.

Ngài cầu nguyện âm thầm trong khoảng 15 phút, để đặt chuyến đi của ngài dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ. Sau đó, Đức Thánh Cha đã đặt một bó hoa dưới chân của bức ảnh.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã giữ thói quen cầu nguyện tại Đền Thờ Đức Bà Cả trước những thời điểm quan trọng trong triều đại giáo hoàng của ngài. Ngài đã dừng lại tại nhà thờ vào ngày sau khi đắc cử Giáo Hoàng, và trước khi khởi hành đến Brazil trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới, và một lần nữa khi ngài trở về từ Rio De Janeiro. Đức Giáo Hoàng cũng đã dừng lại ở Đền Thờ Đức Bà Cả để cầu nguyện một vài phút hồi tháng Giêng năm nay.

Trong những trường hợp như thế, chuyến đi của Đức Giáo Hoàng đều không được thông báo trước trong lịch trình chính thức của ngài.
 
Những hình ảnh đầu tiên trong chuyến viếng thăm Thánh Địa của Đức Thánh Cha Phanxicô
VietCatholic Network
09:21 24/05/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Lúc 8:20 sáng thứ Bẩy, Đức Thánh Cha đã ra phi trường Fiumicino của Rôma để lên đường sang Amman. Chào đón Đức Thánh Cha tại phi trường có Đức Hồng Y Pietro Parolin là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu, là Phụ Tá của ngài. Cả hai vị cùng đi với Đức Thánh Cha sang Thánh Địa.

Chuyến tông du hải ngoại lần thứ hai của Đức Thánh Cha cũng diễn ra tương tự như chuyến đi thứ nhất sang Brazil: trời nắng đẹp và Đức Thánh Cha tự mình xách chiếc cặp lên máy bay.

Phát biểu với các phóng viên trên máy bay, Đức Thánh Cha nói ngài cảm thấy như tiên tri Daniel trong Kinh Thánh đang hướng đến hang sư tử, ý muốn ám chỉ chuyến thăm của ngài đang đưa ngài đến một khu vực luôn luôn bất ổn bởi những hố sâu chia cách chính trị và tôn giáo.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói thêm rằng:

"Tôi cảm thấy như Daniel, nhưng bây giờ tôi biết rằng những con sư tử này sẽ không cắn",

Mặc dù có những khuyến cáo của các lực lượng an ninh Jordan, Tòa Thánh giải thích rằng chuyến đi đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Trung Đông là một "cuộc hành hương cầu nguyện", vì thế ngài không dùng các xe chống đạn, và cũng không cần đoàn hộ tống với xe cảnh sát mở đầu.

Sau 3 giờ và 45 phút bay, Đức Thánh Cha đã đến sân bay Hoàng Hậu Alia ở Amman. Từ trên máy bay đi xuống, Đức Giáo Hoàng đã được hai trẻ em chào đón ngài với bó hoa uất kim hương là quốc hoa của Jordan.

Đón Đức Thánh Cha tại chân thang máy bay là Hoàng tử Ghazi bin Muhammad, phụ trách Ủy Ban Đối Thoại với Kitô Giáo.

Đức Thánh Cha và Hoàng Tử đã nói chuyện với nhau trong mười phút trước khi Đức Giáo Hoàng rời phi trường để đến Cung điện Hoàng gia cách đó 38 km.

Đông đảo dân chúng vẫy cờ Jordan và Vatican và các biểu ngữ chào đón ngài khi chiếc xe hơi chở ngài từ phi trường đến cung điện hoàng gia.

Tại đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã được chào đón bởi vua Abdullah Đệ Nhị và hoàng hậu Rania, cùng với bốn đứa con của họ.

Trong khi đó, đông đảo các Kitô hữu đã đứng chật trên những chiếc xe buýt để di chuyển đến sân vận động Amman, nơi Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ vào lúc 4h chiều.

Mặc dù chỉ có 250,000 người Jordan tự nhận mình là Kitô hữu - trong một quốc gia có đến 7 triệu người Hồi giáo - Thủ tướng Abdullah Nsur cho biết chuyến thăm sẽ cho thế giới thấy rằng Jordan là một ốc đảo của hòa bình trong một khu vực hỗn loạn của "máu, chiến tranh và đàn áp".

Lúc 19h, Đức Thánh Cha đến Bethany để viếng thăm sông Jordan nơi Chúa Giêsu đã được Thánh Gioan Tiền Hô rửa tội. Nơi đây cũng sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha với đại diện của 600,000 người tị nạn Syria và những người trẻ khuyết tật.

Đức Thánh Cha cầu nguyện tại Đền Thờ Đức Bà Cả trước khi lên đường sang Thánh Địa

Một ngày trước chuyến đi đến Thánh Địa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bất ngờ đến thăm Đền Thờ Đức Bà Cả hôm thứ Sáu 23 tháng 5 để cầu nguyện trước bức ảnh Đức Bà Là Phần Rỗi của Dân Rôma.

Ngài cầu nguyện âm thầm trong khoảng 15 phút, để đặt chuyến đi của ngài dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ. Sau đó, Đức Thánh Cha đã đặt một bó hoa dưới chân của bức ảnh.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã giữ thói quen cầu nguyện tại Đền Thờ Đức Bà Cả trước những thời điểm quan trọng trong triều đại giáo hoàng của ngài. Ngài đã dừng lại tại nhà thờ vào ngày sau khi đắc cử Giáo Hoàng, và trước khi khởi hành đến Brazil trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới, và một lần nữa khi ngài trở về từ Rio De Janeiro. Đức Giáo Hoàng cũng đã dừng lại ở Đền Thờ Đức Bà Cả để cầu nguyện một vài phút hồi tháng Giêng năm nay.

Trong những trường hợp như thế, chuyến đi của Đức Giáo Hoàng đều không được thông báo trước trong lịch trình chính thức của ngài.
 
ĐHY Quốc vụ khanh hy vọng nơi thành quả cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Thánh Địa
LM. Trần Đức Anh OP
14:13 24/05/2014
VATICAN. ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, hy vọng nơi thành quả cuộc viếng thăm của ĐTC Phanxicô tại Thánh Địa.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, trước ngưỡng cửa cuộc viếng thăm của ĐTC tại Thánh Địa từ ngày 24 đến 26-5-2014, ĐHY Parolin nói: ”Tôi thực sự hy vọng rằng thành quả cuộc viếng thăm này là giúp tất cả các vị hữu trách và mọi người thiện chí đề ra những quyết định quan trọng trên con đường hòa bình”.

ĐHY tái bày tỏ lập trường của Tòa Thánh về vấn đề tại Thánh Địa, đó là ”quyền của Israel được hiện hữu, được hòa bình và an ninh trong ranh giới được quốc tế nhìn nhận; quyền của dân tộc Palestine có một tổ quốc có chủ quyền và độc lập, quyền được tự do đi lại, quyền được sống trong phẩm giá. Tiếp đến là sự nhìn nhận tính chất thánh thiêng và phổ quát của thành Jerusalem, gia sản văn hóa và tôn giáo của thành này như một nơi hành hương của các tín hữu thuộc 3 tôn giáo độc thần. Đó là những điểm cố hữu theo chính sách của Tòa Thánh đối với cuộc xung đột giữa Israel và Palestine”.

Trong cuộc phỏng vấn, ĐHY Parolin cũng nhấn mạnh tới tính chất đại kết Kitô trong cuộc viếng thăm của ĐTC và nói rằng: ”Tôi cầu mong cuộc gặp gỡ giữa ĐGH Phanxicô và Đức Thượng Phụ Bartolomaios sẽ khơi dậy ngọn lửa đại kết, vì lòng hăng say tiến bước trên hành trình đại kết phải linh hoạt toàn thể các sáng kiến trong lãnh vực này. Cần phải có lòng hăng hái và sự say mê đối với chính nghĩa hiệp nhất như lời nguyện nồng nhiệt của Chúa Giêsu trong Nhà Tiệc Ly trước khi ra đi chịu khổ nạn và chịu chết”.

Cũng liên quan đến Thánh Địa, hôm 22-5 vừa qua, 20 LM Palestine thuộc Tòa Thượng Phụ Công Giáo la tinh Jerusalem, đã viết thư xin ĐTC Phanxicô can thiệp với Nhà cầm quyền Israel để các vị được tự do đi lại, đặc biệt là đến Jerusalem.
Lá thư có đoạn viết: ”Theo Nhà Nước Israel là một quyền lực chiếm đóng bất hợp pháp theo công pháp quốc tế, chúng con không có quyền đến Jerusalem nếu không có giấy phép do chính quyền quân sự Israel cung cấp, và càng ngày chúng con càng không thể xin được giấy phép đó, và điều này thực là một chướng ngại cản trợ việc mục vụ của chúng con”.

Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Jerusalem sẵn sàng cung cấp cho các LM ấy giấy thông hành (laissez-passer), nhưng không có thị thực vì Israel từ chối không đóng dấu trên giấy của Tòa Thánh, vì thế các LM không được tự do di chuyển. Các vị viết: ”Nếu những hạn chế này tiếp tục và gia tăng như hiện nay, thì đời sống Giáo Hội tại Jerusalem càng bị đe dọa và trở nên bấp bênh hơn nữa. Thành Jerusalem ngày càng bị khép kín đối với các tín hữu Kitô ở miền Cisjordani”.

Tòa Thượng Phụ Công Giáo la tinh Jerusalem đảm trách 17 giáo xứ với 17.800 tín hữu Công Giáo la tinh tại miền Cisjordani. Tại lãnh thổ này cũng có 22.500 tín hữu Chính Thống (Apic 22-5-2014)
 
Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm Vương Quốc Giordani
LM. Trần Đức Anh OP
14:12 24/05/2014
AMMAN. Trưa ngày 24-5-2014, ĐTC Phanxicô đã đến thủ đô Amman của Giordani, chặng đầu tiên trong chuyến viếng thăm Thánh Địa trong vòng 3 ngày cho đến hết thứ hai, 26-5 tới đây, nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Phaolô 6 và Đức Thượng Phụ Athenagoras của Giáo Hội Chính Thống Constantinople, là vị đứng đầu trong tất cả các vị Thượng Phụ Chính Thống giáo.

Cuộc viếng thăm được giới báo chí quốc tế mô tả là rất khó khăn, xét vì tình hình địa phương, nhưng ĐTC đã đặt biến cố này dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria. Thực vậy, sáng thứ sáu 23-5-2014, ngài đã trở lại Đền Thờ Đức Bà Cả lần thứ 8 để cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma và phó thác cho Mẹ cuộc viếng thăm này.

Cuộc gặp gỡ cách đây nửa thế kỷ giữa Đức Phaolô 6 và Đức Thượng Phụ Athenagoras đáng kỷ niệm đặc biệt vì đã mở ra một trang mới trong lịch sử ngàn năm giữa hai khối Giáo Hội và chuyến viếng thăm lần này của ĐTC Phanxicô không những để kỷ niệm biến cố đó, nhưng còn nhắm tăng cường các quan hệ đại kết, và không quên phát triển cuộc đối thoại liên tôn với Hồi giáo.

Cùng đi với ĐTC trên chuyến bay dài 4 tiếng từ Roma có 30 vị thuộc đoàn tùy tùng và 70 ký giả quốc tế.

Vương quốc Giordani chỉ rộng gần 89 ngàn cây số vuông, bằng 1 phần 4 Việt Nam, nhưng lại rộng gấp quá 4 lần lãnh thổ của Israel và Palestine cộng lại, vì hai nước này chỉ có 20.700 cây số vuông, tuy rằng họ có dân số đông hơn, gần 8 triệu người, so với 6 triệu 400 ngàn dân cư của Giordani. Cũng vậy về con số tín hữu Công Giáo: tại Giordani chỉ có 107 ngàn tín Công Giáo, trong khi tại Israel và Palestine có 266 ngàn tín hữu Công Giáo, tức là gần gấp 3.

Tại Giordani có 3 giáo phận với 4 GM và 69 giáo xứ và 143 LM triều và dòng, 210 nữ tu. Các tín hữu Công Giáo la tinh ở Giordani thuộc quyền Tòa Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem với Đức Thượng Phụ hiện nay là Fouad Twal, người Giordani.

Đón tiếp

Từ trên máy bay bước xuống, ĐTC đã được đại diện Quốc vương Abdullah II là hoàng thân Ghazi bin Muhammed, cố vấn trưởng về tôn giáo và văn hóa của quốc vương, tiếp đón, cùng với đại diện của giáo quyền, trong đó có Đức Thượng Phụ Fouad Twal, các GM và Cha Pierbattista Pizzaballa, Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa tiếp đón. Hai em bé, một trai một gái, dâng tặng ĐTC đóa hoa phong lan (orchidea) màu đen là biểu tượng của Vương quốc Giordani. Trong khi 200 trẻ em đón chào ngài bên trong sân bay và 2 ngàn em khác chờ ngài từ bên ngoài phi trường.

Có 10 người gia nhập phái đoàn chính thức của ĐTC sau khi ngài đặt chân lên đất Giordani, đặc biệt là Rabbi Do thái Abraham Skorka, Viện trưởng Học viện đào tạo Rabbi ở Buenos Aires, và Imam Hồi giáo Omar Abboud, Tổng thư ký tổ chức đối thoại liên tôn, cả hai đều là bạn của ĐTC từ khi ngài là TGM giáo phận thủ đô của Argentina.

Liền đó, ngài cùng với đoàn tùy tùng đi xe về hoàng cung Al-Husseini ở trung tâm thủ đô Amman cách đó 38 cây số nơi diễn ra nghi thức đón tiếp chính thức. Quốc vương và hoàng hậu Rania đón tiếp ĐTC ngay tại cổng vào hoàng cung và tiến qua đoàn quân danh dự.

Vua Abdullah 2 là cháu đích tôn 43 đời của Ngôn sứ Muhammad sáng lập Hồi giáo. Còn hoàng hậu Rania năm nay 44 tuổi là người Palestine sinh trưởng tại Kuwait.

Diễn văn đầu tiên của ĐTC

Trong lời đáp từ sau lời chào mừng của Vua Abdullah, ĐTC nói bằng tiếng Ý:

”Tôi cảm tạ Thiên Chúa vì được viếng thăm Vương quốc Giordani, theo vết các vị tiền nhiệm của tôi Phaolô 6, Gioan Phaolô 2 và Biển Đức 16, và tôi cám ơn Quốc Vương Abdullah II vì những lời chào đón nồng nhiệt, nhớ lại cuộc viếng thăm mới đây của Quốc vương tại Vatican. Tôi cũng chào thăm Hoàng gia, chính phủ và nhân dân Giordani, đất nước có lịch sử phong phú và ý nghĩa lớn về mặt tôn giáo đối với Do thái, Kitô và Hồi giáo.

”Đất nước này quảng đại đón tiếp đông đảo ngừơi tị nạn Palestine, Irak và những người đến từ các vùng khác bị khủng hoảng, đặc biệt là từ Siria láng giềng, bị đảo lộn vì cuộc xung đột kéo dài đã quá lâu. Sự đón tiếp đó đáng được cộng đồng quốc tế ngưỡng mộ và hỗ trợ. Giáo Hội Công Giáo theo khả năng của mình, muốn dấn thân trong việc trợ giúp người tị nạn và những người sống trong cảnh túng thiếu, đặc biệt là qua trung gian của Caritas Giordani. ”Trong khi tôi đau lòng nhận thấy những căng thẳng cao độ vẫn kéo dài ở vùng Trung Đông, tôi cám ơn chính quyền của Vương quốc Giordani vì những gì đang thực hiện và tôi khích lệ tiếp tục dấn thân trong việc tìm kiếm hòa bình lâu bền mong ước cho toàn vùng; để đạt mục đích ấy, người ta thấy hơn bao giờ hết cần có một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở Siria, và giải pháp công chính cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.

”Nhân cơ hội này, tôi tái bày tỏ lòng kính trọng sâu xa và sự quí chuộng của tôi đối với Cộng đoàn Hồi giáo, đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Quốc vương trong việc thăng tiến một sự hiểu biết thích hợp hơn về các nhân đức mà Hồi giáo tuyên dạy, cũng như sự sống chung thanh thản giữa tín đồ các tôn giáo khác nhau. Tôi biết ơn đối Giordani vì đã khích lệ các sáng kiến quan trọng cổ võ cuộc đối thoại liên tôn để thăng tiến sự cảm thông giữa người Do thái, Kitô và Hồi giáo, trong đó có sáng kiến ”Sứ điệp liên tôn từ Amman” và vì đã cổ võ giữa lòng LHQ việc cử hành hàng năm ”tuần lễ hòa hợp giữa các tôn giáo”.

”Giờ đây tôi muốn thân ái gửi lời chào thăm các cộng đoàn Kitô hiện diện tại đất nước này từ thời các thánh Tông Đồ, và đang góp phần xây dựng công ích của xã hội trong đó họ hoàn toàn hội nhập. Tuy ngày nay con số của họ bị giảm bớt, nhưng họ vẫn có cách thi hành một hoạt động có chất lượng cao và được quí chuộng trong lãnh vực giáo dục và y tế, qua các trường học và nhà thương, và họ có thể yên hàn tuyên xưng đức tin, trong niềm tôn trọng tự do tôn giáo là một quyền cơ bản của con người, và tôi nồng nhiệt cầu mong quyền này được đặc biệt tôn trọng ở mọi nơi tại Trung Đông cũng như trên toàn thế giới. Quyền này bao gồm tự do cá nhân và tập thể được chọn lựa tôn giáo mà mình tin là thật và công khai bày tỏ tín ngưỡng của mình” (Biển Đức 16, Tông huấn ”Giáo Hội tại Trung Đông”,26). Các tín hữu Kitộ cảm thấy và là những công dân đúng nghĩa và muốn góp phần vào việc xây dựng xã hội cùng với các đồng bào Hồi giáo của họ, đóng góp phần đặc thù của mình.

Sau cùng tôi đặc biệt cầu chúc hòa bình và thịnh vượng cho Vương quốc Giordani, cho nhân dân nước này, và tôi cầu mong cuộc viếng thăm này góp phần gia tăng và thăng tiến những quan hệ tốt đẹp và nồng nhiệt giữa các tín hữu Kitô và Hồi giáo”.

Ngài cũng ứng khẩu cám ơn Vua Abdullah đã bảo vệ cộng đồng Kitô tại Giordani và là một người hòa bình, người xây dựng hòa bình.

Cử hành thánh lễ đầu tiên

Giã từ hoàng gia Giordani, ĐTC đã tới sân vận động quốc tế Al-Hussein cách đó 11 cây số để cử hành thánh lễ lúc gần 3 giờ chiều cho các tín hữu.

Hiện diện tại Sân Vận động có 30 ngàn tín hữu, không kể hàng ngàn người khác tham dự thánh lễ từ bên ngoài qua các màn hình khổng lồ. Trong số các tín hữu có nhiều người tị nạn Công Giáo đến từ Palestine, Siria và Irak, đặc biệt có 1.400 em được rước lễ lần đầu trong thánh lễ này.

Đồng tế với ĐTC có 5 Hồng Y thuộc đoàn tùy tùng của ngài, 6 HY khác đến từ các Giáo Hội địa phương, đứng đầu là ĐHY Becharai Rai, Giáo chủ Công Giáo Maronite từ Liban, ngoài ra có 6 vị Thượng Phụ, 115 LM, 60 phó tế và đan sĩ đến từ các nước Arập.

Bài giảng của ĐTC

Trong bài giảng, ĐTC khai triển 3 hoạt động chính của Chúa Thánh Linh là chuẩn bị, thúc giục và sai đi. Ngài nói:

“Trong Tin Mừng chúng ta đã nghe lời Chúa Giêsu hứa với các môn đệ: ”Thầy sẽ xin Chúa và Người sẽ ban cho các con Đấng An ủi khác để Ngài ở lại với các con mãi mãi” (Ga 14,16). Đấng An ủi thứ I là chính Chúa Giêsu; Đấng thứ 2 là Chúa Thánh Linh.

”Ở đây chúng ta không xa nơi Chúa Thánh Linh đã ngự xuống trong quyền năng trên Đức Giêsu thành Nazareth, sau khi Gioan đã làm phép rửa cho Đức Giêsu trong sông Giordan (Xc Mt 3,16). Vì thế Tin Mừng Chúa Nhật này, và cả nơi mà nhờ ơn Chúa tôi ở đây như người hành hương, mời gọi chúng ta hãy suy tư về Chúa Thánh Linh, về điều mà Chúa thực hiện trong Chúa Kitô và nơi chúng ta, và chúng ta có thể tóm tắt thế này: Chúa Thánh Linh thực hiện 3 hành động: chuẩn bị, thúc đẩy và sai đi.

- ”Trong lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa, Thánh Linh ngự xuống trên Đức Giêsu để chuẩn bị Người thi hành sứ mạng cứu độ; sứ mạng này có đặc tính như của một Đầy tớ khiêm hạ và hiền lành, sẵn sàng chia sẻ lịch sử cứu độ và tận hiến toàn toàn. Nhưng Chúa Thánh Linh, hiện diện ngay từ đầu lịch sử cứu độ, đã hoạt động trong Đức Giêsu khi Người được chịu thai trong lòng đồng trinh của Đức Maria thành Nazareth, thực hiện biến cố lạ lùng là sự nhập thể. Thiên Thần nói với Đức Maria: ”Chúa Thánh Linh đã bao phủ Trinh Nữ, sẽ che bóng cho Trinh Nữ và Trinh Nữ sẽ sinh Con và được đặt tên là Giêsu” (Xc Lc 1,35). Tiếp đến Chúa Thánh Linh đã hành động trong ông Simeon và bà Anna, trong ngày dâng Chúa Giêsu vào Đền thờ (Xc Lc 2,22). Cả hai vị chờ đợi Đức Thiên Sai, được Chúa Thánh Linh soi sáng và đến thăm Hài Nhi Giêsu, cả hai trực giác thấy rằng đó chính là Đấng toàn dân mong đợi...

- Thứ hai, Thánh Linh thúc đẩy. Ngài đã xức dầu trong nội tâm cho Đức Giêsu và xức dầu cho các môn đệ, để họ có cùng tâm tình của Đức Giêsu và nhờ đó có thể đảm nhận trong đời sống của họ những thái độ tạo điều kiện dễ dàng cho hòa bình và hiệp thông. Với sự xức dầu của Thánh Linh, nhân tính của chúng ta được ghi đậm sự thánh thiện của Đức Giêsu Kitô và làm cho chúng ta có thể yêu thương anh chị em với cùng tình thương mà Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Vì thế, cần có những cử chỉ khiêm tốn, huynh đệ và tha thứ, hòa giải. Những cử chỉ này là tiền đề và điều kiện để có hòa bình chân thực, vững chắc và lâu bền. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Cha xức dầu chúng ta để chúng ta hoàn toàn trở thành những người con của Ngài, luôn phù hợp với Đức Kitô, để chúng ta cảm thấy tất cả là anh chị em và như thế xua đuổi khỏi chúng ta những oán hận và chia rẽ, đồng thời yêu thương nhau như anh chị em. Và đó là điều Đức Giêsu yêu cầu chúng ta trong Phúc Âm: ”Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy tuân giữ giới răn của Thầy, và Thầy sẽ xin Chúa và Ngài sẽ ban cho các con một Đấng An ủi khác, để Người ở lại với các con mãi mãi” (Ga 14,15-16).

- Và sau cùng Chúa Thánh Linh sai đi. Đức Giêsu là Đấng Được Sai Đi, đầy Thánh Linh của Cha. Được xức dầu với cùng Thánh Linh, cả chúng ta cũng được sai đi như sứ giả và chứng nhân hòa bình.

”Hòa bình không thể mua được: đó là một hồng ân cần kiên nhẫn tìm kiếm và xây dựng một cách khéo léo nhờ những cử chỉ lớn nhỏ bao gồm đời sống hằng ngày của chúng ta. Con đường hòa bình được củng cố nếu chúng ta nhìn nhận rằng tất cả chúng ta có cùng máu mủ và là thành phần của nhân loại; nếu chúng ta không quên mình có một người Cha duy nhất trên trời và tất cả đều là con cảu Ngài được dựng nên theo hình ảnh giống Ngài.

ĐTC thân ái chào thăm Đức Thượng Phụ, các anh em GM và linh mục, tu sĩ giáo dân, các em Rước lễ lần đầu.. và ngài kết luận rằng:

”Các bạn thân mến, Chúa Thánh Linh đã ngự xuống trên Đức Giêsu cạnh sông Giordan, và khởi sự công trình cứu chuộc hầu giải thoát thế gian khỏi tội lỗi và sự chết. Chúng ta hãy xin Chúa chuẩn bị con tim chúng ta để gặp gỡ anh chị em vượt lên trên những khác biệt về tư tưởng,ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo; xin Chúa xức dầu toàn thể con người chúng ta bằng dầu từ bi của Ngài, chữa lành các vết thương sai lầm, thiếu cảm thông, tranh biện, và sai chúng ta đi với lòng khiêm tốn và từ bi trên những nẻo đường khó khăn nhưng phong phú trong công trình tìm kiếm hòa bình.

ĐTC giảng hoàn toàn bằng tiếng Ý, và sau bài giảng, có một Đức Cha dịch sang tiếng Arập.

Trong phần hiệp lễ, 118 LM và Phó tế đã phân phát Mình Thánh Chúa cho các tín hữu.

Cuối thánh lễ, Đức Thượng Phụ Fouad Twal đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC và nói đến những thách đố mà Giáo Hội địa phương đang phải đương đầu. Ngài nói: Thánh Địa bị quá nhiều chia rẽ, và Giáo Hội Công Giáo địa phương, đặc biệt là Tòa Thượng Phụ Công Giáo la tinh Jerusalem hết sức cố gắng hiệp nhất nội bộ, hiệpnhất giữa các Giáo Hội và toàn dân. Chúng con là một Giáo Hội nhỏ bé, nhưng cũng là một Giáo Hội lắng nghe, tháp tùng và cộng tác theo khả năng khiêm hạ của mình, vào hành trình hoán cải, vì chúng ta luôn ở trong tình trạng hoán cải trường kỳ (Evan. gaudium 25).
 
Hồi Giáo cực đoan Mã Lai Á đánh chết một nữ tu, một nữ tu khác vẫn còn đang hôn mê
Đặng Tự Do
18:47 24/05/2014
Sơ Juliana Lim
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết Sơ Juliana Lim, 69 tuổi, thuộc Dòng Chúa Giêsu Hài Đồng, đã chết hôm 21 tháng 5 sau một thời gian cầm cự với những vết thương trí mạng từ một cuộc tấn công bạo lực xảy ra một tuần trước đó tại quận Seremban, gần thủ đô Kuala Lumpur.

Đức Tổng Giám Mục Murphy Pakiam, Giám Quản Tông Tòa của thủ đô Kuala Lumpur đã cử hành thánh lễ an táng cho sơ hôm thứ Sáu 23 tháng 5. Trong bài giảng, Đức Tổng Giám Mục không dấu được nỗi phẫn uất của ngài trước tình trạng leo thang bạo lực nhắm vào người Công Giáo thiểu số tại Mã Lai Á.

Trong khi đó, sơ Mary Rose Teng, 79 tuổi, vẫn đang hôn mê trong nhà thương.

Hai nữ tu đã bị một người bịt mặt tấn công khi hai sơ đang chuẩn bị bàn thờ cho một thánh lễ tại nhà thờ Đức Mẹ Thăm Viếng trong quận Seremban.

Cha Augustine Julian, thuộc cộng đoàn Lasan ở Kuala Lumpur nói với thông tấn xã Fides: "Giáo Hội Malaysia bị sốc và lo lắng trước những vụ tấn công ngay bên trong nhà thờ như vậy",

Thủ tướng Najib Razak, đã bày tỏ lời chia buồn đến gia đình và cộng đoàn của các nữ tu. Theo một số thành viên quốc hội, và các thành viên của phe đối lập, những cuộc tấn công này không nên bị đánh giá thấp vì chúng là kết quả của "sự phát triển chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và tình cảm chống Kitô giáo đang được hình thành trong xã hội bởi những nhóm cực đoan Hồi giáo liên kết với đảng Umno là đảng của thủ tướng Najib”
 
Từ sau vụ bắt cóc các nữ sinh, Hồi Giáo cực đoan Boko Haram đã giết thêm 450 thường dân vô tội
Đặng Tự Do
19:46 24/05/2014
Đức Hồng Y John Onaiyekan của tổng giáo phận Abuja đã mạnh mẽ lên án tổ chức khủng bố Hồi Giáo Boko Haram về một loạt các vụ bắt cóc và tàn sát dân lành vô tội mới đây; và kêu gọi chính phủ Nigeria phải có các hành động cụ thể.

Như tin chúng tôi đã loan gần nửa đêm ngày 14 tháng Tư, bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram đã bắt cóc hơn 300 nữ sinh tại một trường nội trú ở thị trấn Chibok. Cho đến hôm thứ Sáu 8 tháng 5, 53 nữ sinh đã trốn thoát trong khi 276 nữ sinh khác vẫn còn bị giam giữ.

Phát ngôn viên chính phủ Nigeria cho biết hôm thứ Sáu 23 tháng Năm nói một ngày trước đó quân Hồi giáo Boko Haram đã bắn chết 29 công nhân nông trại tại một làng phía đông bắc Nigeria trong bang Borno. Nguồn tin cảnh sát tại bang Borno cho biết, những kẻ tấn công cũng đã phá hủy hầu hết các làng mạc Kitô Giáo ở Chukku Nguddoa và làm bị thương 10 người khác hôm thứ Tư.

Reuters cho biết thêm từ sau vụ bắt cóc các nữ sinh, bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram đã giết chết thêm ít nhất 450 thường dân vô tội trong đó nghiêm trọng nhất là vụ tàn sát 118 Kitô hữu tại thành phố Jos hôm thứ Ba 20 tháng 5.

Theo BBC, trước đà gia tăng bạo lực nhằm đạt đến mục tiêu Hồi Giáo Nigeria trong vòng 5 năm tới của nhóm này, hôm thứ Năm 22 tháng 5, Liên Hiệp Quốc đã quyết định đưa Boko Haram vào danh sách các tội phạm chiến tranh nguy hiểm như al-Qaeda theo yêu cầu của Nigeria.
 
Hơn 20,000 người Trung Hoa gia nhập Giáo Hội Công Giáo trong Mùa Phục Sinh
Đặng Tự Do
21:06 24/05/2014
Hơn 20,000 người đã được rửa tội để gia nhập Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc vào lễ Phục sinh năm nay. AsiaNews đã cho biết như trên hôm thứ Sáu 23 tháng 5.

Hầu hết những tân tòng mới được rửa tội là người lớn. Bất chấp nỗ lực của chế độ Bắc Kinh muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Giáo Hội, số lượng người gia nhập Giáo Hội đang phát triển, mạnh.

Số liệu thống kê người rửa tội vừa kể chưa tính đến con số người được rửa tội trong Giáo Hội Thầm Lặng vì những khó khăn trong việc thu thập thông tin.

Theo Trung Tâm Nghiên Cứu Pew, số tín hữu Kitô tại Trung Quốc đã lên tới 67 triệu người vào năm 2010, đứng hàng thứ hai sau Phi Luật Tân trong phạm vi Châu Á.

Hốt hoảng trước sự gia tăng nhanh chóng của Kitô Giáo, nhiều biện pháp bách hại đã được nhà cầm quyền Trung quốc đưa ra.

Mới đây nhất, vào ngày Lễ Lao Động 1 tháng 5, một ngôi thánh đường lớn ở Ôn Châu Trung Quốc đã bị chính quyền dùng xe ủi đất phá bình điạ. Ôn Châu là một thành phố ven biển có biệt danh là "Jerusalem của phương Đông" vì có đông người Kitô giáo cư ngụ tại đây.

Thánh đường bị phá hủy đã được xây dựng trong 12 năm và tốn vào khoảng 30 triệu nhân dân tệ. Ban đầu chính quyền cho phép xây dựng ngôi thánh đường này và tháng Chín năm 2013 chính quyền địa phương còn ca ngợi ngôi thánh đường này là một mô hình kiến trúc tân kỳ

Khi ra lệnh phá hủy ngôi thánh đường, chính quyền cho rằng kiến trúc thánh đường đã to hơn gấp bốn lần diện tích cho phép. Tuy nhiên, anh chị em giáo dân ở đây nói rằng chính quyền muốn giới hạn ảnh hưởng người Thiên Chúa Giáo vì số người tin ở Thiên Chúa đã tăng vọt trong những năm vừa qua. Số giáo dân chiếm 15% trong tổng số dân cư của thành phố.

Năm quan chức chính quyền địa phương liên quan đến việc trước đây đã cho phép xây dựng nhà thờ đang bị điều tra và một người đã bị bắt
 
Top Stories
Pope Francis addresses Jordanian authorities in Amman
Vatican Radio
11:42 24/05/2014
2014-05-24 Vatican - Pope Francis has addressed leading political and religious representatives and diplomats at the start of his visit to Jordan, the first leg of his three-day pilgrimage to the Holy Land. In his speech at the Royal Palace in Amman, the Pope praised Jordan for its generosity towards refugees from neighbouring countries, especially Syria and the nation’s efforts to help seek a lasting peace in the Middle East. Pope Francis also paid tribute to Jordan’s efforts to promote interreligious dialogue and stressed the importance of religious freedom, in the Middle East and the entire world.

Here is the English translation of the Pope’s discourse to the Jordanian authorities at the Royal Palace

Your Majesties,
Your Excellencies,
Dear Brother Bishops,
Dear Friends,

I thank God for granting me this opportunity to visit the Hashemite Kingdom of Jordan in the footsteps of my predecessors Paul VI, John Paul II and Benedict XVI. I am grateful to His Majesty King Abdullah II for his warm words of welcome, as I recall with pleasure our recent meeting in the Vatican. I also greet the members of the Royal Family, the government and the people of Jordan, this land so rich in history and with such great religious significance for Judaism, Christianity and Islam.

Jordan has offered a generous welcome to great numbers of Palestinian and Iraqi refugees, as well as to other refugees from troubled areas, particularly neighboring Syria, ravaged by a conflict which has lasted all too long. Such generosity merits the appreciation and support of the international community. The Catholic Church, to the extent of its abilities, has sought to provide assistance to refugees and those in need, especially through Caritas Jordan.

While acknowledging with deep regret the continuing grave tensions in the Middle East, I thank the authorities of the Kingdom for all that they are doing and I encourage them to persevere in their efforts to seek lasting peace for the entire region. This great goal urgently requires that a peaceful solution be found to the crisis in Syria, as well as a just solution to the Israeli-Palestinian conflict.

I take this opportunity to reiterate my profound respect and esteem for the Muslim community and my appreciation for the leadership of His Majesty the King in promoting a better understanding of the virtues taught by Islam and a climate of serene coexistence between the faithful of the different religions. I am grateful that Jordan has supported a number of important initiatives aimed at advancing interreligious dialogue and understanding between Jews, Christians and Muslims. I think in particular of the Amman Message and the support given within the United Nations Organization to the annual celebration of World Interfaith Harmony Week.

I would also like to offer an affectionate greeting to the Christian communities present in this country since apostolic times, contributing to the common good of the society of which they are fully a part. Although Christians today are numerically a minority, theirs is a significant and valued presence in the fields of education and health care, thanks to their schools and hospitals. They are able to profess their faith peaceably, in a climate of respect for religious freedom. Religious freedom is in fact a fundamental human right and I cannot fail to express my hope that it will be upheld throughout the Middle East and the entire world. The right to religious freedom “includes on the individual and collective levels the freedom to follow one’s conscience in religious matters and, at the same time, freedom of worship… [it also includes] the freedom to choose the religion which one judges to be true and to manifest one’s beliefs in public” (Ecclesia in Medio Oriente, 26). Christians consider themselves, and indeed are, full citizens, and as such they seek, together with their Muslim fellow citizens, to make their own particular contribution to the society in which they live.

Finally, I cordially invoke peace and prosperity upon the Kingdom of Jordan and its people. I pray that my visit will help to advance and strengthen good and cordial relations between Christians and Muslims.

I thank you for your courteous welcome. May the Almighty and Merciful God grant happiness and long life to Your Majesties, and may he bless Jordan abundantly. Salaam!
 
Pope Francis celebrates Mass in Amman's International Stadium
Vatican Radio
11:43 24/05/2014
2014-05-24 Vatican - Pope Francis has called for peace and unity among different people, saying variety always enriches. His appeal came during his homily at the Mass celebrated on Friday in Amman’s International Stadium, on the first day of his visit to Jordan. The Pope said we need to overcome our differences rooted in political thinking, language, culture and religion.

Please find below the full translation in English of Pope Francis’ homily at the Mass celebrated in Amman’s International Stadium:

“In today’s Gospel, we hear Jesus promise the disciples: “I will pray the Father, and he will give you another Paraclete, to be with you forever” (Jn 14:16). The first Paraclete is Jesus himself; the other is the Holy Spirit.

We are not far from where the Holy Spirit descended with power on Jesus of Nazareth after his baptism by John in the River Jordan (cf. Mt 3:16). Today’s Gospel, and this place to which, by God’s grace, I have come as a pilgrim, invite us to meditate on the Holy Spirit and on all that he has brought about in Christ and in us. In a word, we can say that the Holy Spirit carries out three actions – he prepares, he anoints and he sends.

At the baptism, the Holy Spirit descended upon Jesus to prepare him for his mission of salvation, the mission of one who is a Servant, humble and meek, ready to share and give himself completely. Yet the Holy Spirit, present from the beginning of salvation history, had already been at work in Jesus from the moment of his conception in the virginal womb of Mary of Nazareth, by bringing about the wondrous event of the Incarnation: “the Holy Spirit will come upon you, will overshadow you – the Angel said to Mary – and you will give birth to a son who will be named Jesus” (cf. Lk 1:35). The Holy Spirit had then acted in Simeon and Anna on the day of the presentation of Jesus in the Temple (cf. Lk 2:22). Both were awaiting the Messiah, and both were inspired by the Holy Spirit. Simeon and Anna, upon seeing the child, knew immediately that he was the one long awaited by the people. They gave prophetic expression to the joy of encountering the Redeemer and, in a certain sense, served as a preparation for the encounter between the Messiah and the people.

These various works of the Holy Spirit are part of a harmonious action, a sole divine plan of love. The mission of the Holy Spirit, in fact, is to beget harmony – he is himself harmony – and to create peace in different situations and between different people. Diversity of ideas and persons should not trigger rejection or prove an obstacle, for variety always enriches. So today, with fervent hearts, we invoke the Holy Spirit and ask him to prepare the path to peace and unity.

The Holy Spirit also anoints. He anointed Jesus inwardly and he anoints his disciples, so that they can have the mind of Christ and thus be disposed to live lives of peace and communion. Through the anointing of the Spirit, our human nature is sealed with the holiness of Jesus Christ and we are enabled to love our brothers and sisters with the same love which God has for us. We ought, therefore, to show concrete signs of humility, fraternity, forgiveness and reconciliation. These signs are the prerequisite of a true, stable and lasting peace. Let us ask the Father to anoint us so that we may fully become his children, ever more conformed to Christ, and may learn to see one another as brothers and sisters. Thus, by putting aside our grievances and divisions, we can show fraternal love for one another. This is what Jesus asks of us in the Gospel: “If you love me, you will keep my commandments. And I will pray the Father, and he will give you another Paraclete, to be with you for ever” (Jn 14:15-16).

Lastly, the Holy Spirit sends. Jesus is the one who is sent forth, filled with the Spirit of the Father. Anointed by the same Spirit, we also are sent as messengers and witnesses of peace.

Peace is not something which can be bought; it is a gift to be sought patiently and to be “crafted” through the actions, great and small, of our everyday lives. The way of peace is strengthened if we realize that we are all of the same stock and members of the one human family; if we never forget that we have the same heavenly Father and are all his children, made in his image and likeness.

It is in this spirit that I embrace all of you: the Patriarch, my brother bishops and priests, the consecrated men and women, the lay faithful, and the many children who today make their First Holy Communion, together with their families. I also embrace with affection the many Christian refugees from Palestine, Syria and Iraq: please bring my greeting to your families and communities, and assure them of my closeness.

Dear friends! The Holy Spirit descended upon Jesus in the Jordan and thus inaugurated his work of redemption to free the world from sin and death. Let us ask the Spirit to prepare our hearts to encounter our brothers and sisters, so that we may overcome our differences rooted in political thinking, language, culture and religion. Let us ask him to anoint our whole being with the oil of his mercy, which heals the injuries caused by mistakes, misunderstandings and disputes. And let us ask him to send us forth, in humility and meekness, along the demanding but enriching path of seeking peace.”
 
Pope Francis to address refugees and disabled people in Jordan
Vatican Radio
11:44 24/05/2014
2014-05-24 Vatican - One of the highlights of Pope Francis’s afternoon in Jordan on Saturday is a meeting with a group of refugees and disabled people in the Latin Church at the Baptismal Site at Bethany beyond the Jordan.

After praying in silence at the site where Jesus is believed to have been baptized by John the Baptist, the Pope is scheduled to go to the nearby Latin Church that is still in construction, the foundations stones of which were blessed by Pope Benedict XVI during his journey in May 2009.

Here, in the sacristy, some 600 people will gather to listen to the Pope and to address him personally. Amongst them an Iraqi refugee who has been in Jordan for the past 23 years, and a Syrian refugee, a woman, with a tragic story of loss. Both of them are assisted by “Caritas Jordan” that has a long tradition of working on behalf of the poor and vulnerable.

It is currently offering short and long-term assistance to some 320,000 refugees of different provenance. Although Jordan hosts some 2 million refugees at this moment in history, only about 20% of them are in refugee camps, and Caritas is focussing its assistance on those who are not in organized refugee camps.

Wael Suleiman, Caritas Jordan General Director, spoke to Vatican Radio’s Philippa about the different areas Caritas Jordan is working in, about how his staff has been preparing for the Pope’s visit and about refugees who have been selected to address Pope Francis on Saturday evening.

Suleiman explains that since its establishment in 1967, Caritas Jordan has responded to several crises stemming from conflicts in the region through emergency support and several humanitarian aid programmes, such as providing emergency relief provisions to Iraqi refugees flooding the country during the two Gulf Wars in 1991 and 2003.

He says the organization contributes to the fight against poverty and helps to promote development in various sectors of Jordanian society: ranging from rendering medical services to mothers and children, poverty alleviation, HIV and AIDS awareness campaigns, humanitarian assistance, social development and assisting refugees and migrants.

Currently much energy is spent on the humanitarian emergency that stems from the Syrian conflict and Caritas Jordan provides assistance in the form of food, hygiene and detergents, blankets, heaters and medical supplies to the elderly, orphans, prisoners families, widows, homeless and individuals with disabilities.

Suleiman also tells the stories of the Iraqi man and Syrian woman who will address Pope Francis during the meeting. They have been chosen to represent the hundreds of thousands who have no voice.
 
U.S. Ordination Class 2014
Cara
15:21 24/05/2014
USCCB OFFICE OF MEDIA RELATIONS
Ordination Class 2014 Is 15 Percent Hispanic, Includes Many Catholic School Graduates, Median Age, 32
About 31 percent of new priests foreign-born, 15 percent Hispanic
Half attended Catholic grade school; 41 percent, Catholic high school; 45 percent, Catholic College
Median age 32, youngest 25, oldest 70


WASHINGTON—The 2014 class of men ordained to the priesthood includes 15 percent Hispanic/Latino. This reflects a gradual increase of Hispanic/Latino priests in the U.S. church over decades, but is about half the percentage of Hispanics in the Catholic Church in the U.S. overall.

Catholic education stands out as a strong factor in the background of the new priests, with half having attended a Catholic elementary school, 41 percent a Catholic high school and 45 percent, a Catholic college.

The median age of the new priests is 32, with the youngest 25 and the oldest 70.

The Georgetown University-based Center for Applied Research in the Apostolate (CARA) gathered the data for “The Class of 2014: Survey of Ordinands to the Priesthood.” CARA collected the data annually for the U.S. bishops’ Secretariat for Clergy, Consecrated Life and Vocations. About 77 percent of the estimated 477 potential ordinands in 2014 responded to the study.

Respondents were from 114 dioceses and archdioceses and 31 religious orders. The largest number of respondents came from the Archdiocese of Newark (11), Archdiocese of Chicago (10) and Archdiocese of Boston (9). Among religious orders, the largest number of respondents came from the Jesuits (18), Dominicans (10) and Benedictines (8).

The full report can be found at http://www.usccb.org/beliefs-and-teachings/vocations/ordination-class/index.cfm

Bishop Michael F. Burbidge, chair of the Committee on Clergy, Consecrated Life and Vocations, found the data encouraging and challenging.

“The number of new priests remains steady and the quality of the new priests is stellar. They have a solid educational background to minister in the contemporary U.S. church,” he said. “However, we need more priests and we need them especially from the Hispanic community. The U.S. Bishops in general and the Committee on Clergy, Consecrated Life and Vocations in particular continue to keep both these goals as top priorities. We encourage all the faithful to pray for these special intentions.”

Among the survey’s major findings:

• The median age of ordinands is 32. Eight in ten are between 25 and 39. This distribution is slightly younger than in 2013, but follows the pattern in recent years of average age at ordination in the mid-thirties. Five men are being ordained to the priesthood after age 60.

• Two thirds (67 percent) report their primary race or ethnicity as Caucasian/European American/white. Eleven percent are Asian or Pacific Islanders and 15 percent, Hispanic/Latino.

• Three of ten of the new priests (31 percent) were born outside the U.S., with the largest numbers from Mexico, Vietnam, Colombia, Poland and the Philippines. Mexico and Vietnam are the most frequently mentioned countries of birth among ordinands born outside the U.S. The class identified 33 different countries of origin. The number of ordinands who are foreign-born increased from 22 percent in 1999 to 38 percent in 2003, but has declined since then and is now 31 percent.

• Most ordinands have been Catholic since birth, although 9 percent became Catholic later in life. Among the latter, their average age of conversion was about 19.

Most converts are from a Protestant tradition (e.g., Episcopalian, Methodist, Baptist or Anglican). One ordinand was formerly Coptic Orthodox, one converted from Judaism, and another came from a family with both Jewish and Protestant religious affiliation. Eight were raised without a faith tradition.

• More than half completed college (54 percent) before entering the seminary. One in six (16 percent) entered with a graduate degree. Twenty-two percent completed only high school before entering the seminary. A quarter (23 percent) attended some college or a technical school before entering the seminary. Most responding ordinands (54 percent) completed college before entering the seminary. New priests for religious orders are more likely than priests for dioceses to have a graduate degree before entering the seminary (22 percent compared to 14 percent).

• Over a quarter (26 percent) carried educational debt when they entered the seminary, averaging a little over $21,000.

• Six in ten ordinands (60 percent) report some type of full-time work experience prior to entering the seminary, most often in education.

• Ordinands have been active in parish ministries, with eight in ten (80 percent) indicating they served as an altar server and about half (52 percent) report being a lector.

• About seven in ten ordinands report regularly praying the rosary (68 percent) and participating in Eucharistic adoration (70 percent) before entering the seminary.

• On average, responding ordinands report that they were about 17 when they first considered a vocation to the priesthood. Seven in ten (71 percent) say they were encouraged by a parish priest. Other frequent encouragers include friends (45 percent), parishioners (43 percent) and mothers (38 percent).

• A third of ordinands first considered a vocation to priesthood in elementary school. About a quarter first considered a vocation in high school. One in five first considered this in college. Diocesan ordinands are more likely to have considered priesthood in high school, while religious ordinands are slightly more likely to have first considered this during their college years.

(Source: Cara)
 
Roar of support for pope in dusty streets of Amman
Ella Ide /AFP
15:20 24/05/2014
Amman (AFP) - The roar of crowds welcoming Pope Francis to Jordan echoed in the dust-filled streets surrounding Amman's stadium on Saturday, where families waving Vatican flags chanted his name under the hot desert sun.

"It's a great feeling. I am so happy. We've come all the way here -- young and old, men, women and children -- to see the pope. We need his blessing," said Warda Khoury, 23, from the northeastern city of Mafraq.

Touching down in the capital at lunchtime, at the start of his first tour of the Holy Land, the pope was met by two children dressed in traditional Jordanian costume who handed him bouquets of iris, the national flower of Jordan.

Well-wishers cried "Long live the pope" and waved Vatican flags as the small white car carrying the pontiff snaked in a motorcade across the city under the watchful eye of armed security guards, who handed out water to the crowds.

"Francis is a global phenomenon, it's hugely exciting to be here to see him. Just his presence is a symbol of hope and the possibility of change," said Bernadette, a 29-year-old housekeeper from the Philippines who lives in Amman.

As the crowd-loving pope entered the stadium on an open-topped jeep, he smiled and waved to the masses, his white skullcap flying off in the breeze.

View galleryPope Francis arrives at Marka International Airport …
Pope Francis arrives at Marka International Airport in the Jordanian capital Amman, on May 24, 2014 …
Babies and toddlers were passed up to him for a quick blessing as balloons were released into the air and an Arabic pop song echoed through the stadium.

Thousands of people were packed into blue and red chairs in front of a large altar, over which was draped with a yellow and white canopy and behind which hung posters of John Paul II and John XXIII, whom Francis canonised last month.

Youngsters wrapped in blue "PEACE" flags crowded near the big screens to get a better view, and chased after the pope's jeep calling out "Francis! Francis!"

Job Arts, who came to see the pontiff from Holland with his 15-year-old son, said it was "a unique chance to see someone who is inspiring a whole generation bring his message of peace and friendship to this region."

"I don't think he can change things, but he can make people think," he said.

The pope had been greeted by a rousing Scottish bagpipes reel at the palace, where he met King Abdullah II and Queen Rania -- a vocal campaigner for cross-cultural and interfaith dialogue -- who matched the pope in white, with a dress with red flowers on the hem.

There, the pope gave his first speech of the trip, calling for religious freedom in a region ravaged by war and bloodshed, where a dwindling Christian population faces daily persecution.

Catholic mother-of-three Leen said his words were "hugely important. I fear for my children's future if nothing is done to protect Christians here."

But 18-year-old Laith, who works in a small corner shop near the palace and followed the pope's speech on Twitter, said "he was right to call for peace, but how much really can a man in a white robe do to change things in our land?"

(Source: http://news.yahoo.com/roar-support-pope-dusty-streets-amman-164156437.html)
 
Pope Francis meets with refugees, disabled youth
Vatican Radio
17:14 24/05/2014
2014-05-24 Vatican - Pope Francis met with a group of roughly 600 refugees and disabled young people in Jordan on Saturday, near the site where Our Lord was baptised. The meeting took place on the first day of a three-day pilgrimage in the Holy Land. The Holy Father focused his remarks on the urgent need for peace and reconciliation in the whole Mideast region, noting especially the ongoing crises in Syria and Iraq. Pope Francis praised the efforts of Catholic organisations in behalf of refugees, and urged the international community to increase its efforts to aid those in need and to achieve peace founded on justice.

The Pope also asked young people for their prayers and efforts in favor of peace, justice, and reconciliation. "Dear young people," he said, "I ask you to join me in praying for peace. You can do this by offering your daily efforts and struggles to God; in this way your prayer will become particularly precious and effective." Pope Francis concluded with an appeal for an end to war in Syria, and for conversion of heart in all those who pursue the path of violence and destruction. "May God change the hearts of the violent and those who seek war," prayed Pope Francis, "and may he strengthen the hearts and minds of peacemakers and grant them every blessing."

Below, please find the full text of the official English translation of the Holy Father's remarks

Dear Brothers and Sisters,

As part of my pilgrimage I have greatly desired to meet with you who have had to leave your homes and your country as a result of violence and conflict. Here in Jordan you have found welcome and refuge. I have wanted also to meet with you, dear young people who bear the burden of physical disabilities.

The place where we are meeting commemorates Jesus’ baptism. Coming here to the Jordan to be baptized by John, Jesus showed his humility and his participation in our human condition. He stooped down to us and by his love he restored our dignity and brought us salvation. Jesus’ humility never fails to move us, the fact that he bends down to wounded humanity in order to heal us. For our part, we are profoundly affected by the tragedies and suffering of our times, particularly those caused by ongoing conflicts in the Middle East. I think particularly of Syria, rent by nearly three years of civil strife which has led to countless deaths and forced millions to flee and seek exile in other countries.

I thank the Jordanian authorities and people for the generous welcome they have extended to the immense number of refugees from Syria and Iraq. I also thank all those who offer them assistance and solidarity. I think too of the charitable work undertaken by Church institutions such as Caritas Jordan and others, who assist the needy regardless of their religious beliefs, ethnic origin or politics; in this way they reveal the radiant face of Jesus, full of kindness and love. May the Almighty and Merciful God bless all of you and every effort you make to alleviate the sufferings caused by war!

I urge the international community not to leave Jordan alone in the task of meeting the humanitarian emergency caused by the arrival of so great a number of refugees, but to continue and even increase its support and assistance. And I renew my heartfelt appeal for peace in Syria. May the violence cease and may humanitarian law be respected, thus ensuring much needed assistance to those who are suffering! May all parties abandon the attempt to resolve issues by the use of arms and return to negotiations. A solution will only be found through dialogue and restraint, through compassion for those who suffer, through the search for a political solution and through a sense of fraternal responsibility.

Dear young people, I ask you to join me in praying for peace. You can do this by offering your daily efforts and struggles to God; in this way your prayer will become particularly precious and effective. I also encourage you to assist, through your generosity and sensitivity, in building a society which is respectful of the vulnerable, the sick, children and the elderly. Despite your difficulties in life, you are a sign of hope. You have a place in God’s heart and in my prayers. I am grateful that so many of you are here, and for your warmth and enthusiasm.

As our meeting concludes, I pray once more that reason and restraint will prevail and that, with the help of the international community, Syria will rediscover the path of peace. May God change the hearts of the violent and those who seek war. And may he strengthen the hearts and minds of peacemakers and grant them every blessing.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Khối Liên Hiệp Âu Châu
Lm. Đa Minh Nguyễn Ngọc Long
08:43 24/05/2014
Khối liên hiệp Âu châu - EU.

Bắt đầu từ ngày 23.05. đến 25.05.2014 toàn thể 28 quốc gia trong khối liên hiệp Âu Châu - EU - sẽ bầu cử Quốc Hội Âu Châu mới lại. Quốc Hội EU lần này sẽ có 751 Dân Biểu. Mỗi quốc gia trong khối EU tùy theo dân số được cử số Dân Biểu đã được ấn định vào Quốc Hội Âu Châu. Mỗi quốc gia tổ chức bầu cử Dân Biểu quốc hội EU theo luật lệ riêng của quốc gia mình.

Theo thống kê dân số trong khối EU hiện giờ có 505 triệu bảy trăm ngàn người. Cũng theo dự đoán dân số nhiều nước trong khối EU từ 2012 đến 2050 sẽ có chiều hướng suy giảm ít đi.

1.Những con số thống kê về tôn gíao

Lục địa Âu Châu là nôi của văn minh Kito giáo . Nền văn hóa Kito giáo ăn rễ sâu trong vùng đất lục địa này từ hàng nghìn năm nay. Nhưng cơn lốc trốc rễ cây Kito giáo ngày càng lan rộng trong nếp sống xã hội nơi đây. Vì thế có những lo ngại rồi đây nền văn minh, văn hóa Kito giáo dần dần theo thời gian cứ đà xuống dốc này sẽ không còn chỗ đứng ảnh hưởng gì nữa trong đời sống xã hội.

Theo thống kê mới đây với tựa đề:“ Kein gottloser Zusammenschluss - Không phải là một chung hợp vô Thiên Chúa.“ trên trang mạng kath.net ngày 22.05.2014, trích tin từ bản tin của Christiane Neuhasen của KNA, đã đưa ra những con số cụ thể nói lên một hình ảnh về những người dân theo niềm tin đạo giáo nào trong khối EU.

Theo số liệu năm 2011 có 237 triệu người là tín hữu Công Giáo Roma, chiếm đa phần đông nhất trong khối EU.

Giáo Hội Tin Lành hệ phái Luthero, Canh tân và Methodische hợp chung có 50 triệu tín hữu.

Giáo Hội Anh giáo có 26 triệu tín hữu.

Chính Thống giáo có số tín hữu đứng hàng thứ ba sau Công Giáo và Tin lành trong các nước khối EU. Có 8 Giáo Hội Chính Thống tự trị ở Rumania, Bulgaria, Hy lạp, Phần Lan, Ba Lan, Eastland cũng như ở vùng nước Slowakei. Phần đa số tín hữu Chính thống giáo sống ở Hy Lạp, đảo Zyp và Bulgaria. Nhưng không có con số dữ liệu chính xác.

Theo phỏng đoán trong khối EU có 13 triệu tín hữu Hồi giáo. Hiệp hội trung tâm Hồi giáo ở Đức khẳng định có 22 triệu người Hồi giáo trong khối EU. Phần lớn những người Hồi giáo sinh sống ở bên Pháp với khoảng 6 triệu người. Ở nước Đức có khoảng từ 4 tới 6 triệu người Hồi giáo. Dữ liệu thống kê ở thành phố Soest nói có khoảng 4,4 triệu người Hồi giáo sinh sống ở nước Đức.

Ở bên nước Anh có 2,7 triệu người Hồi giáo, chiếm vào khoảng 5 phần trăm dân số nước Anh. Bên nước Hòa Lan theo con số thống kê năm 2008 có 825.000 người Hồi giáo, nhưng số đó trên thực tế còn nhiều hơn.

Do Thái giáo là thành phần nhỏ trong EU, nhưng không có con số chính xác. Ở nước Pháp có vào khoảng nửa triệu người theo Do Thái giáo, phần lớn trong vùng thủ đô Paris. Ở bên Anh quốc có 300.000 người theo Do Thái giáo. Ở nước Đức có tổ chức đại diện Do Thái giáo cho hơn 101.300 người Do Thái.

Ngoài ra bên Anh quốc có hơn tám trăm ngàn - 817.000- người theo đạo Hindus, hơn bốn trăm ngàn - 423.000 - theo niềm tin đạo Sikhs.

Phật giáo cũng có trong khối EU vào khoảng từ một triệu đến bốn triệu tín hữu.

Số người không theo một tôn giáo nào cũng càng ngày càng tăng trưởng.

Cũng có những người không cho biết mình theo niềm tin tôn giáo nào, dù họ sống giữ thực hành niềm tin rất mạnh.

Đây chỉ là những con số phỏng đoán dựa theo tường trình, chỉ trừ Công Giáo Roma có con số thống kê rõ ràng. Và cũng có những nhóm xứ đạo tôn giáo không có tổ chức đại diện nên không có trong thống kê.

2. Lá cờ EU, hình ảnh căn rễ Kitô giáo

Sau thế chiến thứ hai, năm 1950 sáu nước ở Âu Châu: Pháp, Đức, Ý, Hoàlan, Bỉ và Lục xâm Bảo lập thành khối thị thường chung Âu Châu về than và thép. Từ căn bản này khối thị trường chung Âu Châu dần thành hình mở rộng sang các lãnh vực khác, và có thêm nhiều quốc gia trong Âu Châu cùng tham gia vào.

Sau khi khối thị trường chung EU than và thép chỉ bao gồm sáu nước thành viên hợp chung lại, họ đã nghĩ đến cần phải có một lá cờ cho tổ chức Âu châu mới này. Nhiều bản vẽ phác họa được đề nghị. Nhưng sau cùng ngày 09.12.1955 bản vẽ phác họa lá cờ Âu Châu hình chữ nhật nền mầu xanh da trời với vòng tròn ở giữa có 12 ngôi sao mầu vàng được biểu quyết công nhận là lá cờ chính thức của khối Âu Châu.

Con số 12 ngôi sao mầu vàng hợp thành hình tròn ở giữa, mặc dù lúc đó mới chỉ có 6 quốc gia tham gia vào khối EU, muốn nói lên những dân tộc Âu Châu chung hợp lại , và con số 12 diễn tả sự toàn vẹn đầy tròn, nói đến một Âu Châu thống nhất và hòa bình.

Về cha đẻ tác gỉa của mẫu lá cờ EU có nhiều gỉa thuyết. Nhưng người ta nói đến nhiều về Ông Paul M.G. Levy, một người Bỉ gốc Do Thái đã sống sót trong trại tập trung thời Đức quốc xã. Ông Levy là công chức cao cấp trưởng khối thông tin báo chí làm việc trong khối EU lúc đó, có nơi nói Ông là Bộ trưởng phụ trách văn hóa trong chính phù Bỉ, đã vẽ phác họa mẫu lá cờ EU hiện nay.

Ông Levy người gốc Do Thái, sau chiến tranh Ông trở lại Công Giáo, đã phác họa chọn mầu xanh da trời và 12 ngôi sao làm căn bản cho lá cờ EU, theo suy tưởng niềm tin tôn giáo của Ông như trong Kinh Thánh sách Khải Huyền viết: „Kìa một điềm lớn xuất hiện trên nền trời: một người phụ nữ mình khoác áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên 12 ngôi sao.“ (KH 12,1.)

Con số 12 ngôi sao chỉ về 12 chi tộc dân Israel con Tổ phụ Giacóp, Chúa Giêsu đã tuyển chọn 12 Tông đồ làm cột trụ Hội Thánh Chúa Kitô ở trần gian.

Xa hơn có thể suy diễn nói đến 12 vị Thần Olympia trong thần thoại Hy Lạp thời cổ xưa, đến một năm có 12 tháng, đến ban ngày có 12 tiếng hồ và ban đêm cũng có 12 tiếng đồng hồ.

Rồi nếu đem 12 ngôi sao chia cho bốn góc lá cờ hay bốn phương trời trên nền trời Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi góc phương có ba ngôi sao. Đây cũng là hình ảnh nói về Thiên Chúa Ba Ngôi có mặt ở khắp bốn phương trời trong vũ trụ thiên nhiên.

Lúc ban đầu năm 1950 khối EU thành hình mới có 6 quốc gia, theo dòng thời gian dần dần cho tới bây giờ có tất cả 28 quốc gia Âu Châu cùng tham gia vào chung sống. Nhưng trên nền lá cờ EU trước sau vẫn chỉ có 12 ngôi sao mầu vàng.

Âu Châu xem ra như đang dần chối bỏ căn tính Kito giáo. Vì phong trào tục hóa, phân biệt tách biệt rõ ràng cùng gay gắt nhà nước quốc gia với tôn giáo, ngày càng chiếm vị thế hàng đầu nơi nhiều lãnh vực đời sống luật pháp cũng như văn hóa.

Cho dù có nhiều thay đổi biến chuyển gay gắt tận gốc rễ. Nhưng ảnh hưởng văn minh Kito giáo vẫn còn có chỗ đứng trong thâm tâm con người, trong văn hóa nếp sống của xã hội. Và dĩ nhiên không còn như thời vàng son thịnh vượng của những năm tháng thế kỷ trước đây nữa.

Và Hội Thánh Công Giáo là người hằng cùng đồng hành với trong việc duy trì gìn giữ cùng phát huy căn rễ Kito giáo trong lục địa Âu Châu hôm qua hôm nay và ngày mai. Vì đó là căn tính của Hội Thánh sống là chứng nhân cho Thiên Chúa giữa lòng xã hội con người.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 
Một giải pháp cho Biển Đông
Bảo Giang
11:50 24/05/2014
Một giải pháp cho Biển Đông, phần một.

I. Nguyên nhân.

Người ta tự hỏi, Việt Nam và Trung cộng, đất liền đất, biển liền biển, đôi bên từ mấy ngàn năm trước đã có nhiều trận chiến sống chết với nhau trên đất liền. Nhưng biển, là một chuyện chưa bao giờ có di lụy về tranh chấp giữa đôi bên. Nghĩa là kể từ thời lập quốc, An Nam và Tống Hán nay là Trung cộng hầu như đã chấp nhận một định lệ với nhau là bờ nước bên nam, Nam hưởng lợi. Bờ nước phía bắc, Bắc nương nhờ. Nay tại sao lại có chuyện Trung quốc chèo thuyền sang phía nam, cắm cọc toan tính vớt cá trộm trên vùng biển Việt Nam? Và rồi vì lý do gì, sau nhiều ngàn năm lập quốc, nay Trung cộng lại đẻ ra một cái thành phố mới ở biển nam là nơi họ chưa từng bao giờ biết dến?

Thật ra, câu chuyện ở Biển Đông, từ việc Tàu cộng đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và nay đem cái giàn khoan xuống phía nam, cắm… nhầm vào phần đất, nước của Việt Nam không tự nhiên mà có. Nhưng nó có là nhờ công sức, tâm huyết và tài bán nước của tập đoàn cộng sản dưói sự lãnh đạo tài tình, xảo trá của Hồ chí Minh mới có. Đơn giản hơn, tất cả những tủi nhục mất đất ở trên bờ, mất đảo ở trên biển của Việt Nam hôm nay đều là do công sức, di sản của Hồ chí Minh, và tập đoàn cộng sản VN tạo ra. Nó được tạo ra giống lá bài của Nga đang diễn ra ở Ukraina.

1. Về nhân vật Hồ chí Minh, Hồ tạp Chương.

Trước cảnh đất nước lâm nguy, mất tên của ngày hôm nay, mọi người đều cho rằng: Nếu Hồ chí Minh là Nguyễn tất Thành, thì Y là một tay bán nước hại dân đệ nhất, vưọt mặt tất cả những Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc, Củ Thị gom lại và xưa nay chưa từng có ai trong lịch sử VN tồi tệ đến như thế. Nếu Y là Hồ tạp Chương đóng vai Nguyễn ái Quốc thì y quả là một tên dấu mặt, nằm vùng siêu hạng. Từ cổ chí kim chưa từng có một tay nằm vùng, dấu mặt nào ở trên thế giới đạt đến cái đích điểm cao như vậy. Nhưng dù là ai, Nguyễn tất Thành hay là Hồ tạp Chương thì cả hai đều là đảng viên cộng sản, cả hai cùng làm trong cục tình báo Đông Duơng cho CSQT. Cả hai đều là những ủy viên cốt cán thành lập đảng cộng sản Đông Duơng vào ngày 3-2-1930 và là tiền thân của đảng CSVN hiện nay. Sau đó theo tài liệu của sở mật thám Pháp, Nguyễn tất Thành đã chết vì bệnh lao vào năm 1933. Từ đó, Hồ tạp Chương được CSQT chỉ định thế Nguyễn ái Quốc trong vai diễn mới. Tính từ thời điểm này, trên vũ trường chính trị, trong sinh hoạt của đảng cộng sản Đông Dương chỉ còn lại một người với cái tên là Hồ chí Minh nhưng có đến 162 cái mặt nạ dã và đang tạo ra cuộc phá sản toàn diện trên toàn quốc Việt Nam! (tên giả, bí danh, phần này tôi đã viết trong “ Đồng chí Nguyễn ái Quốc và tôi” )

Theo các tài liệu chính thống, cho đến năm 1940, trong số 8 ủy viên trong ủy ban cù bị thành lập đảng cộng sản Đông Dương ở Hồng Kông, lần lượt người thì chết, người thì bị kết án tử hình. Trong số những ngưòi này, có một người sống như vợ chồng với Nguyễn ái Quôc trước khi y bị bắt ở Hồng Kông là Nguyễn thị Minh Khai. Sau 1941, chỉ còn lại vài, ba người, trong đó có Hồ Tùng Mậu đang thụ án tù chung thân ở cao nguyên trung phần. Cũng trong năm 1941, một trong hai người ở trên,( Nguyễn ái Quốc hay Hồ tạp Chương) dưới cái tên Hồ Quang đã mang cái lá cờ đỏ một sao vàng là cờ của đảng cộng sản Phúc Kiến xâm nhập vào nội địa Việt Nam hoạt động theo chủ trương liên minh làm một với cộng sản Trung quốc. Theo lời Võ nguyên Giáp, Phạm văn Đồng và Trường Chinh, là những người chưa bao giờ nhìn thấy mặt Nguyễn tất Thành trước kia, đã trở thành tứ trụ của đảng CSVN sau này là do công lao gặp gỡ và bắt đầu tôn phò HCM dưới cái tên Hồ Quang trong thời gian ở Côn Minh (1940), cho biết. Lá cờ này ban đầu chỉ được dùng là cờ lệnh của chủ tịch, nhưng sau ngày cướp được chính quyền thì trở thành cờ của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và nay là CHXHCNVN. Sách lược đầu tiên HCM áp dụng tại Việt Nam theo khuôn mẫu Tầu là cuộc đấu tố, gọi là ải cách ruộng đất 1953-56, với cái chết oan khiên của hơn 172 ngàn người dân Việt Nam. Trường Chinh thì kêu gọi, vận động cho Việt Nam làm chư hầu cho Trung cộng. Phạm văn Đồng thì ký Công Hàm công nhận chủ quyền 12 hải lý của Tàu cộng trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam hiện trực thuộc chính quyến VNCH tại miền nam Việt nam.

2. Vết nhơ nhớp của lịch sử và cái ngu tệ hại của Phạm văn Đồng và CSVN.

Cho đến nay, người ta chưa tìm ra được nguyên do đích xác là vì lý do gì Phạm văn Đồng đã ký công hàm công nhận 12 hải lý của Trung cộng ơ hai quần đảo Trương Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Đa số cho rằng, nó có thể nằm ở một trong ba trường hợp sau:
a. Trả chiến phí cho Tàu cộng sau Điện Biên và được lời hứa tiếp tục viện trợ cho bắc việt hoàn thành nhiệm vụ nhuộm đỏ miền nam.

b. Theo cố vấn Tàu là làm kế giả phân tán lực lượng ở miền nam ra làm hai nơi. Một phải chống đỡ với quân đội của miền bắc. Hai là cả Mỹ có thể phải lâm chiến với Tàu ở hai quần đảo này.

c. Thứ ba là ngu ngốc tin vào chủ trương của HCM (đa phần là Hồ tạp Chương) theo cái thuyết vô tổ quốc, không biên giới. “Bên đây biên giới là nhà , bên kia biên giới cũng là quê hươg”, nên Hoàng Sa, Trường Sa có là của Việt Nam hay là của Trung cộng thì cũng đều là nhà, là thành lũy của xã hội chủ nghĩa, chống lại thế giới tư bản?

Nhưng dù bởi bất cứ lý do gì, cái công hàm này đã là nguyên nhân chính gây ra những hậu quả tồi tệ nhất trong lịch sử hơn bốn ngàn năm lập quốc và giữ nước của Việt Nam. Trước hết, Trung cộng có cớ đánh chiếm Trường Sa từ tay Chính Quyền miền nam vào năm 1974. Và lấy nốt từ tay CS bắc việt vào năm 1988. Từ đó mưu toan thôn tính cả biển đông với cái đưòng lưỡi bò chín đoạn và tuyên bố thành lập một thành phố mới là Tam Sa trên những vùng biển và đất này.

Xin nhắc lại, Trung cộng không phải mới lập quốc trong vòng một trăm năm qua, nhưng đã tồn tại nhà nước này từ nhiều ngàn năm trước. Và trong lịch sử mấy nghìn năm lập quốc của Trung cộng, có khi tung hoành sang tận Âu châu, nhưng họ không hề biết đến chữ Hoàng Sa và Trường Sa là cái gì. Nó chỉ bắt đầu biết đến vùng quần đảo này từ thời Đệ Nhất Thế Chiến. Đặc biệt, Trung Hoa Dân Quốc là đồng minh của các nước tây phuơng trong thế chiến thứ hai nên Trung Hoa đưọc giao nhiệm vụ giải giới quân Nhật tại một số đảo trên hai quần đảo này. Rồi sau khi Tưởng giới Thạch rời đất liền, Trung cộng làm chủ và tiếp quản cái bản đồ của phó Đô Đốc Lâm vẽ lại trước khi bỏ chạy khỏỉ đại lục. Ngay trong thời gian đó, Trung cộng muốn coi đây là vùng đất của mình. Nhưng hội nghị quôc tế ở San Francisco vào năm 1951, Dù được Nga bảo trở, Trung cộng cũng hoàn toàn thất bại với 3 phiếu thuận, 48 phiếu chống, trong việc tranh đoạt chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa với Việt Nam. Giấc mộng Hoàng Sa, Trường Sa và đưòng lưỡi bò 11 đoạn của Trung cộng coi như đã bị chấm dứt trên trường Quốc Tế sau hội nghị này. Tuy nhiên, nhờ vào cái Công Hàm đi đêm của Phạm văn Đồng ký vào tháng 8-1958, Trung cộng từ từ đặt lại thế cờ mới cho mình trong mưu toan chiếm Biển Đông. Thế cờ này bắt đầu vin vào cái mảnh giấy vụn ký giữa hai nước, nó không có giá trị về mặt quốc tế.

II. Hệ qủa của hôm nay.

Cái kết quả tồi tệ của bản Công Hàm này, ngày nay ai cũng thấy. Trước mắt là CSVN không có đủ tư cách để nói đến chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa khi cái Công Hàm của Phạm văn Đồng là bằng chứng sống, còn gía trị sử dụng nằm trên bàn giấy của bọn bành trướng Bắc Kinh. Nghĩa là, đối với nhà cầm quyền Trung cộng, dù không đủ lý, nhưng họ vẫn lấy thịt đè người và cho rằng chính Việt cộng ( VNDCCH) đã công nhận chủ quyền của Trung cộng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thay vì công nhận hai quần đảo này trực thuộc Việt Nam và đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của Miền Nam theo hiệp định Genève 1954về việc phân chia đường biên giới mới. Từ đó, Trung cộng tự cho mình có quyền được hưởng 200 hải lý từ bờ đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quy ước về luật biển quốc tế đã được công bố năm 1982. Khi tự cho mình cái quyền này, Trung cộng cũng từ chối luôn việc đặt Biển Đông lên bàn đàm phán mang tính đa phương quốc tế. Trái lại chỉ muốn giải quyết trong đàm phán song phương với các đối tác mà thôi.

Tại sao Trung cộng chỉ muốn đàm phán song phương và không muốn có đàm phán chung với các quốc gia trong vùng?

Đơn giản là khi bước vào hội nghị quốc tế về biển đông sẽ không có một quôc gia tham dự nào sẽ công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa. Sự phủ nhận naỳ sẽ chấm dứt cái ảo giác của Trung cộng là có quyền hưởng 200 hải lý đặc quyền kinh tế từ bờ đất Hoàng Sa và Trường Sa. Dẫn đến kết quả là cái lưỡi bò cũng sẽ bị xóa sổ tức khắc. Dĩ nhiên Trung cộng nắm rất vững lý do này, nên họ luôn theo đuổi chủ trương là giải quyết tranh chấp biển đông theo diện song phương. Bởi lẽ, nếu có đàm phán song phương thì Trung cộng lại có cái lợi thế quá lớn đối với Việt Nam (đối tác quan trọng nhất) vì họ sẽ đặt cái công hàm của Phạm văn Đồng lên bàn hội nghị. Bản Công Hàm này đối với quốc tế là vô giá trị, nhưng nó lại là điều tối kỵ đối với Việt cộng. Khi Việt cộng nhìn thấy nó là tự nhiên bị á khẩu. Bởi lẽ bút tích của họ còn đây. Công nhận Trung cộng có chủ quyền 12 hải lý ở Hoàng Sa, Trường Sa thì có khác gì công nhận Trường Sa và Hoàng Sa là của Trung cộng?

Một khi nhà nước Việt cộng đã công nhận Trung cộng có chủ quyền 12 hải lý thuộc vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa thì họ cũng phải tôn trọng chủ quyền 200 hải lý của Trung cộng tính từ bờ đảo này theo quy ươc của Quốc tế về luật biển! Chính ở điểm này đã có một trở ngại lớn, gây ra bất ổn là. Nếu mỗi bên đói cho mình 200 hải lý thuộc đặc khu kinh tế theo quy ước của luật biển tính từ bở đất Việt Nam và từ bờ đất Trường Sa, cũng của Việt Nam do Trung quốc chiếm đóng, khau đặc quyền sẽ đè chồng lên nhau. ( vì khoảng cách giữa hai bên không quá bốn trăm hải lý?), Nếu tính từ đảo Lý Sơn thì còn là một trở ngại khác nữa. Theo đó, Trung cộng đã lấy thịt đè người (đè nhà nước Việt cộng chứ không thể đè nhà nước không cộng sản) và chỉ muốn mau chóng mở hội nghị song phương với CSVN ( trước khi có thay đổi thể chế ở VN xảy ra?) để tự phân chia cho nhau. Trước là chiếm phần thắng thế, sau là công khai hóa với quốc tế cái kế quả từ đàm phán song phương.Từ đó, nếu không giữ được toàn bộ cái lưỡi bò thì họ cũng chiếm được đến 7,8 phần trên danh chính ngôn thuận, Lý do của sự chủ quan này là phía Trung cộng biết rõ không có trở ngại về phía CSVN. Sau khi trưởng phó phái đoàn VC nhận cuốn sổ băng với ký số đặc biệt làm quà thì hết trách nhiệm. Chuyện Việt Nam mất tên, và dân Việt Nam mất nước cũng chẳng đáng quan tâm!

Từ đó, tôi nghi ngờ rằng, việc TC đẩy cái dàn khoan vào thềm lục địa của Việt Nam có thể là do sáng kiến của nhà nưóc Việt Cộng. Bởi vì câu chuyện nó không tình cờ khi Nga nuốt trửng Crimea và có thể cả vùng đông bộ Ukraina thì cái dàn khoan của Trung cộng tự động trôi đến bờ biển của Việt Nam. Trái lại, nó phải có kế hoạch, được sửa soạn tính toán của đôi bên. Trước hết, về ngoại giao. Chuyện Nga nuốt Crimea làm cả thế giới đặt vấn đề, phản đối, riêng Trung cộng bất thần bảo vệ Nga một cách khá mãnh liệt. Điều này cũng sẽ đảm bảo rằng, nếu như Trung cộng có chiếm biển đông, đặt nhìều phần đất của Việt Nam vào vị thế của Crimea thì chắc chắn Nga cũng sẽ có đáp ứng tương tự?

Tuy nhiên, tính toán này cũng có bất lợi. Nếu muốn nuốt trửng Việt Nam theo kiểu của Nga ở Crimea thì nhanh quá. Bởi vì Nga đã cho dân của mình tràn qua Crimea và vùng đông bộ Ukraina gần 100 năm qua. Sau ba thế hệ sinh trưởng ở đây theo kiểu Nga, đa phần dân cư địa phương bỏ đi, hay bị đồng hóa qua hôn nhân, tạo ra một tỷ lệ là có nơi lên qúa 80 phần trăm là gốc Nga, hay có một nửa dòng máu Nga. Nên việc họ đòi tự trị và xin gia nhập liên Bang Nga không có chi lạ và dễ thành công. Trong khi dó, những tên chạy cờ đang lãnh đạo ở Việt Nam dù đã hết sức cố gắng trong việc để cho Trung cộng đổ quân đội vào Việt Nam dưới dạng công nhân có giấy phép hay không có giấy phép, cũng như tạo điều kiện cho các nhà thầu Trung cộng trúng thầu các dự án trọng điểm hay nhỏ tại địa phương xem ra chưa đáp ứng nổi tình hình, hoặc chưa chuẩn bị kịp. Bởi lẽ, tuy nói là đã có những địa bàn vững chắc, nhưng trong thực tế, vẫn chưa có thể làm nổi những cuộc vận động gọi là từng khu vực tự trị để nuốt Việt Nam trong vòng từ hai đến năm năm nữa. Theo đó, phải kéo cái dàn khoan đặt vào trong thềm lục địa Việt Nam, tạo ra một tình thế mơi.

Trước hết, làm cho câu chuyện rối lên, cho có biểu tình bạo động trên toàn quốc. Làm cho nền kinh tế Việt nam vốn đã trầm kha nay thêm kiệt quệ, công nhân mất việc trải dài trên toàn quốc. Nạn đói kém có thể xảy ra. Trưóc cảnh tang thương ấy, cán cộng sẽ ngày đêm tính toán quy hoạch thêm các vùng đất dân sinh gọi là phát triển đầu tư để mở rộng việc công an việc làm. Trong thực tế, chỉ là bản vẽ nhảm nhí và kết quả sẽ thêm nhiều phần đất nằm dưới sự kiểm soát của Tàu. Khi dân đã hoàn toàn không còn sức đề kháng, một sách lược tự trị từng vùng sẽ chỗi dậy. Nó bẻ lái Việt Nam nằm hẳn vào trong vòng tay của Tàu cộng như Crimea thuộc về Nga.

Thật vậy, Trung cộng và Việt cộng biết rõ việc đưa một hay vài cái dàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam chắc chắn sẽ nổ ra những cuộc biểu tình lớn ở trong nước và có thể tạo ra một số căng thẳng trên trường ngoại giao quốc tế. Mặc, Trung cộng không chú tâm vào cái tiết mục ngoại giao bằng mồm với Mỹ hay với khối Asean (vì Mỹ vẫn được chia phần?). Trái lại, tính toán của Trung cộng sẽ đặt nặng trong vấn đề hội nghị song phương với CS Việt Nam. Theo đó, trong những cuộc biểu tình lớn này,Trung cộng, Việt cộng sẽ không ngần ngại tạo ra những tay trong để tạo ra bạo động, đập phá. Khi có bạo động đập phá, chắc chắn sẽ có tổn thất về cả sinh mạng của người Việt Nam và các công nhân Tàu có giấy phép hay không đang làm việc tại Việt Nam, kể cả giới chủ nhân Tàu, Đài Loan có thể cũng lãnh hậu quả lây. Khi sự việc bạo động lên cao, có tính cách nguy hiểm, sẽ xuất hiện những giải pháp cấp thời được vẽ ra từ trong các cuộc điều đình Song Phương giữa hai nước để đem lại ổn định tạm thời. Đại loại như:

1. Về phía chủ nhân Tàu.

a. Việc trước tiên, sẽ có hàng trăm ngàn giấy phép sẽ được ký khẩn cấp cho các công nhân Tàu đang hiện diện hay ồ ạt đổ thêm người vào Viêt Nam. ( việc Tàu đưa công nhân về nước chỉ là một hành động che mắt mà thôi, một về và có 10 sẽ trở lại mà không ai biết)

b. Nhà nước VN hứa sẽ bồi thường toàn bộ những thiệt hại vật chất cho các cơ sở của chủ nhân Tàu, và nước ngoài bị đập phá do các cuộc biểu tình bạo động gây ra. Và sẽ có cớ để bắt giữ và ngăn cấm các cuộc biểu tình chống Trung cộng sau này.

c. Việc bảo vệ an ninh cho các cơ sở này sẽ do chính những an ninh của Tàu điều hành. Và những cơ sở này phải được hưỏng những quy chế ưu đãi đặc biệt từ nhà nưóc Việt cộng ban cấp.

d. Và quan trọng hơn cả là, sau những cuộc gọi là thương thảo điều đình, nói chuyện, thoả ước. Cái dàn khoan vẫn đứng sừng sững ơ vị trí cũ, không một chuyển dời, hoặc có chuyển dời cũng là làm lấy lệ. Bởi vì nhà nước Việt cộng sẽ tài tình dối lừa toàn dân bằng cách thành lập một đại công ty thăm dò Dầu Khí trên biển đông với Trung cộng và cái dàn khoan kia là một trong những đơn vị trúng thấu, hợp tác thi công dưói sự kiểm soát của nhà nước Việt Nam …..thế là hết câu chuyện. Thế là tàu thuyền của ta từ từ được khoanh vùng, cấm chỉ đến gần cái gian khoan đang khoan trên đất Việt.

2. Về số phận Việt Nam sẽ được định đoạt ra sao?:

a. Những cuộc biểu tình bị ngăn chặn, bị mệt mỏi và không thu hoạch dược kết quả nên càng lúc càng thưa dần. Tệ hơn, càng biểu tình càng giúp cho rất nhiều công nhân không tay nghề của Tàu trước đây không có giấy nhập cảnh, nay cấp thời có giấy nhập cảnh chính thức. Hơn thế, cánh của biên giới sẽ ồ ạt cấp giấy phép nhập cảnh cho Tàu cộng vào Việt Nam. Dĩ nhiên, cái thời hạn làm việc cũng không được nhắc đến trong những giấy nhập cảnh này. Ấy là chưa kể đến việc quân đội và đội công an của tàu cộng với sô` lượng hạn chế, chính thức sang Việt Nam để bảo vệ công nhân và tài sản của họ.

b. Việc cấp giấy phép nhập cảnh ồ ạt này sẽ tạo nên cảnh công nhân Việt Nam ngồi chơi đi kiếm nước sông, nước biển mà uống cho qua ngày, phần công viêc trong các cơ sở của người Tàu, Đài Loan làm chủ thì rất hạn chế. Trong khi đó các cơ sở sản xuất của Việt Nam thì không có. Nếu có thì cũng qúa ít ỏi. Riêng các công sở thì chỉ đủ chỗ cho các đoàn đảng viên và thân nhân của họ, người dân không có mấy cơ hội tìm được công ăn việc làm trong những cơ sở này. Nếu có thì lại phải chống Tàu theo định hướng của đảng.

c. Kế đến, sau những cuộc đình công, bãi thị bạo động, nhiều cơ sở vi bị đốt cháy gây ra nhiều thiệt hại cho phía chủ nhân, nay phải tính đến chuyện bồi thường. Dĩ nhiên nhà nước sẽ không chịu trách nhiệm này. Riêng phía các công nhân Việt Nam từ những cuộc đình công bạo động ấy được coi như đã tự ý bỏ sở không muốn làm việc nữa, nên họ, bề mặt nhà nước và giời chủ nhân Tàu kêu gọi họ trở lại làm việc. Nhưng trong thực tế mỗi ngưòi trở lại sẽ phải ký giấy cam kết với những điều kiện khắt khe như: Chấp nhận giảm ít nhất từ 5% đến 10% tiền lương để bù vào những thiệt hại, tổn thất do các cuộc đình công, bãi công và cơ sở bị đập phá, gây ra. Kế đến phải chấp nhận không được đòi tăng lương trong thời hạn, vài, ba năm để bù cho những thiệt hại này. Từ đây tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh từ ban giám đốc của cơ sở. Bất cứ ai tham gia vào các cuộc biểu tình “ trái pháp luật” đểu bị sa thải và không được bồi thường vì mất việc ,v.v. Ai đồng ý thì trở lại làm, ai không thì mời về. Mới nghe thì ai cũng bực minh, nhưng mưòi người như một, sau đó lại phải xếp hàng nộp đơn và ký kết vào bất cứ một thứ giấy tờ nào do phía chủ nhân đưa ra. Lý do, vì không có công ăn việc làm, nên mất 5% chứ đến 10% cũng phải ký!

d. Vì an ninh hãnng xưởng do Tàu quản trị, nên tất cả các công nhân có thể bị dặt trong hệ thống kiểm soát lúc vào cũng như khi về, và tất cả mọi điều kiện làm việc sẽ gặp khó khăn hơn. Dĩ nhiên, nhà nước Việt cộng sẽ không được phép can thiệp vào những điều khoản do chủ nhân Tàu đưa ra. Kể cả việc phải chấp thuận cho an ninh bảo vệ cơ sở đến từ Trung cộng!

e. Đời công nhân từ đây sẽ là đời nô lệ. Trí thức của xã hội chủ nghĩa cũng thành những nô lệ.

f. Rồi công an Việt cộng trên đường phố cũng trở thành những tên nô lệ cho đám công nhân và chủ nhân Tàu nốt. Bởi lẽ, chính họ sẽ là lực lượng đưọc chủ nhân Tàu ưu ái trong việc giới thiệu người vào các cơ sở của Tàu, mà ưu tiên một chính là vợ con và thân nhân của họ. Trường hợp như thế xảy ra, họ có phải là kẻ đứng khoanh tay cúi đầu chào công nhân Tàu khi chúng ra phố hay không? Hỏi có dám can thiệp vào trong những vụ va chạm giữa người Tàu và ngưòi Việt trên đường phố để bảo đảm an ninh chung không? Câu trả lời đã có sẵn!

g. Kế đến, một lớp ngưòi mới nổi lên là phong trào các cô gái Việt Nam phải lấy công nhân Tàu. Vài năm sau tất cả có quốc tịch Vệt Nam. Dĩ nhiên nhiều người lúc đầu thì bỉu môi, nhưng sau đó lại thèm muốn được là một trong những “ nàng may mắn” trong những cuộc hôn nhân này. Bởi lẽ, họ có công ăn việc làm, họ đưọc ưu đãi. Xin nhớ, với sách lược chỉ có một con do Tàu cộng chủ trương từ nhiều năm qua, số lượng phụ nữ trên đất Tàu vô cùng khan hiếm. Tràn sang Việt Nam sẽ là một phong trào mới, sẽ đến?

h. Sau năm năm kế hoạch này thành công, nơi nào cũng đầy người Tàu. Đến khi đó, không cần phải phát thanh lại chủ trương của đảng cộng sản do Việt cộng Đặng xuân Khu đè ra, cũng không cần đến Phạm Vũ Luận ra kế hoạch, trẻ em Việt Nam tự động đứng xếp hàng để xin học tiếng Tàu. Bởi lẽ, có nói được tiếng Tàu ở trên đất Việt mới dễ kiếm công ăn việc làm? Khi đó Tổ Quốc Việt Nam của chúng ta sẽ thành tổ cò của Viêt cộng và Trung cộng!

i. Và cái đoạn cuối sẽ kết thúc giông hệt như ở Crimea và đông bộ Ukraina. Sau 70 năm bành trướng của Cộng Sản Liên Sô, thế hệ đầu tiên tràn sang Ukraina và được ưu đãi, sang đến thế hệ thứ hai, ở đâu cũng chỉ thấy toàn dân Nga, thân Nga nắm các chức vụ trọng yếu từ công quyền cho đến các cơ sở sản xuất, nên chuyện đòi tự trị, rồi xin xát nhập vào Nga cũng không có gì lạ. Nó là một kịch bản. Bởi đây là một kế hoạch đã hoàn chỉnh.

III. Bức tranh ảm đạm này có tái diễn ở Việt Nam hay không?

Theo tôi, Việt Nam cũng chỉ là một trong những kế hoạch ấy của Trung cộng, và tình từ con cờ Hồ chí Minh, dù Y là Nguyễn tất Thành hay là Hồ tạp Chuơng thì nay cái thời điểm 70 năm để cho Nga tràn sang Ukraina cũng đã gần kề. Nếu chúng ta, những người Việt Nam ở trong nước cũng như ở ngoài nước, trước nguy cơ mất tên Việt Nam mà không có một kế sách toàn vẹn cho biển đông, chuyện Việt Nam mất tên cũng sẽ không qúa lạ. Bởi vì từ hơn 50 năm trước, ông Ngô đình Nhu đã tiên đoán về số phận của Việt Nam là: “Nếu miền nam mất vào tay cộng sản Bắc Việt, thì chuyện Việt Nam trở thành một tình bang của Trung cộng chỉ còn là chuyện của thời gian mà thôi”. Theo đó, câu chuyện tôi viết ở trên không phải là câu chuyện bi quan, yếm thế. Trái lại, nó đang là câu chuyện rất gần. Nó là câu chuyện của thời gian đang đến. Mỗi ngày nó tiếp tục với những tái diễn và tái diễn. Nó sẽ có cái đoạn kết giống Crimea trong vòng 5 năm tới, nếu cái tập đoàn cộng sản vẫn còn ngự trị trên mảnh đất Việt Nam

Kỳ sau Một giải pháp cho toàn bộ vấn đề Biển Đông,

20-5.14
 
Nhật Ký Tâm Hồn của ĐGH Gioan XXIII
ĐGH Gioan XXIII
21:23 24/05/2014
Nhật Ký Tâm Hồn của ĐGH Gioan XXIII (tiếp theo)

TĨNH TÂM PHỤC SINH ĐỂ NHẬN TÁC VỤ PHỤ PHÓ TẾ

1–10 THÁNG TƯ NĂM 1903

[15]

Giêsu, Maria, Giuse.

Năm nay lại tĩnh tâm lần nữa để nghe Chúa dạy. Xin long trọng hiến thân cho Chúa cách vĩnh viễn. Hội thánh mời, Chúa gọi, thì “này con xin đến!” (Tv 39,8). Không tham vọng, không ý định nào trước, hoàn toàn bỏ mình, để như một trang giấy trắng, Chúa muốn viết lên đó những gì tùy ý Chúa: con là của Chúa.

1. “Bạn, bạn đến đây làm gì?” (Mt 26,50). Để hiểu biết, yêu mến và phục vụ Chúa suốt đời, và khi lìa đời được về vui vẻ với Chúa mãi mãi. Những câu giải đáp của khoa học không qua nổi câu giáo lý này của tuổi trẻ.

Lẽ sống của tôi gồm có ba tiếng: hiểu biết, yêu mến và phục vụ Chúa bất cứ với giá nào. Ý Chúa là ý của tôi, dù việc lớn bé tôi cũng chỉ tìm bấy nhiêu. Đó là nguyên tắc căn bản đầu tiên.

Những gì quanh tôi, do Chúa cho thêm, kẻ có người không và không đồng đều đâu. Mục đích của chúng là giúp ta đạt đến cùng đích. Dùng vào chuyện khác là sai, đảo lộn bản chất và đưa đến sự mù quáng tệ hại. Khuôn vàng thước ngọc các thánh đã theo cách thanh thản là bình tâm trước mọi sự. Nhưng, như Thánh Phanxicô Salêsiô, sự dửng dưng thanh thản nói đây không phải của hạng nhu nhược, mà là của người anh hùng, chỉ muốn tìm ý Chúa, đẹp lòng Chúa; do đó phải rất bình tĩnh, an tâm, có tinh thần cao, triết lý vững. Để theo đuổi một lý tưởng cao cả, mọi sự chỉ đóng vai cây đòn bẩy để nâng ta lên đến Chúa, giúp ta tiến đức và nên lành thánh. Xin ghi lại đây vài lối áp dụng cụ thể hữu ích và cần nhớ.

Của cải sang giàu, Chúa ban hay không là tùy Chúa, tôi không có quyền đòi, Chúa muốn tôi nghèo, tại sao lại kêu than? Nghèo, đối với tôi là phương tiện sống lành thánh. Chúc tụng Chúa. Vì nghèo, thiếu sự cần dùng tối thiểu, phải ghi nợ nơi quản lý, thật khổ và buồn đáo để. Đừng buồn thế nữa. Chúa muốn, thế là đủ.

Tài năng, trí nhớ là ơn Chúa cho. Tại sao buồn khi thấy mình kém hơn anh em. Chúa có thể cho ít hơn nữa kia mà. Thi cử, dĩ nhiên muốn thành công, đạt điểm cao. Thế nhưng, khi đã làm xong phận vụ theo ý Chúa rồi, sự việc ra sao cũng vẫn được.

Trong việc đạo đức, nhiều lúc cố gắng để tập trung hầu chuyện với Chúa sao cho sốt sắng êm đềm, thế mà không được; lòng cứng như đá, chia trí liên miên, Chúa như ẩn mặt. Đừng buồn, đừng tức, đừng mất bình tĩnh trước cảnh yếu hèn ấy. Hãy vui vẻ ôn hòa trong tình trạng kể trên. Hãy tự an ủi mình rằng, Chúa muốn như vậy.

Trời mưa, trời nắng, trời lạnh, trời nóng, bề trên lớn bề trên nhỏ quyết định thế này hay thế khác, tôi vẫn phải vui: không một lời chỉ trích kêu ca, công khai hay trong bụng; trên môi bao giờ cũng nở nụ cười tươi, hồn nhiên chân thành. Thành công không nên làm tôi mất tự chủ, đau buồn của cuộc đời không đánh đổ tinh thần tôi.

Giác quan và tiếng nói của vạn vật dĩ nhiên phải gây ảnh hưởng nơi tôi. Nhưng, yêu Chúa và nhẹ nhàng phó thác theo ý Chúa sẽ thu hút, hay đúng hơn sẽ cải biến và nâng cao những hành động của phần kém hơn nơi tôi. Thực hiện nguyên tắc này là điều phải làm luôn, mọi nơi, trong mọi trường hợp, và xét mình đặc biệt điểm này. Xin Giêsu khiêm nhường và hiền lành, cho con hiểu và áp dụng sự thật này vào đời sống càng nhiều càng hay. Vì, lạy Chúa, Chúa hài lòng như thế “Con câm miệng chẳng nói chẳng rằng, vì chính Chúa đã làm như vậy.” (Tv 38,10) Chúc tụng danh Chúa đời đời. Ôi Maria, Mẹ đồng trinh dịu hiền, xin giúp đỡ con.

2. Chỉ cần một tư tưởng thường của sự tự ái đủ vật ngã một cách vĩnh viễn rất nhiều tâm hồn tao nhã. Evà xiêu lòng nghe Satan thổi phồng đã gây cho nhân loại mọi thứ tai họa. Bài học cho tôi. Nếu một việc lành nhỏ mọn cũng tăng ơn Chúa, thì đừng coi thường một việc lành nhỏ mọn Chúa thúc giục tôi làm, bỏ qua nó sẽ là cớ cho tôi mất nhiều ơn Chúa, mà không ơn Chúa tôi sẽ chẳng làm được gì cả.

Nhờ sự thật này soi chiếu, tôi thấy rõ mình đã bao lần thiếu sót trong những việc đã quen cho là nhỏ mọn và hay khinh thường. Chính vì thế mà tôi tiến quá chậm và quá khó khăn. Đây không phải vấn đề lòng khoan nhân đại độ của Chúa, mà chính là vấn đề liên quan đến sự đáp ứng của phần con người chúng ta. Ơn Chúa có sẵn, tại ta thiếu sót mà ơn Chúa không đến được.

Tôi sẽ cẩn thận đối với các dịp nhỏ và làm mọi việc hết sức cần mẫn. Sự trọn hảo của các thánh không ở nơi những việc rõ ràng, nhưng với những việc rất thường mà mắt người đời cho là không đáng kể. Ba mươi năm ẩn dật của Chúa Giêsu dạy tôi rất nhiều về điểm này với những gương xán lạn. “Vậy hãy xem và làm theo mẫu ấy” (x\Xh 25,40).

3. Ba ngày đầu của cuộc tĩnh tâm đã qua cách khô khan vô vị làm cho tôi hiểu hơn về tầm quan trọng của tình trạng hiện tại nơi linh hồn tôi, đó là vấn đề tôi muốn trở lại để đẹp lòng Chúa. Không biết những hành động hoang toàng hồi thiếu niên có nặng như là một trọng tội không. Dù sao, đối với tuổi đó, đây là những điều rất nặng, mà hôm nay tôi vẫn rất xấu hổ trước mặt Chúa: “Tôi than van như tên tội phạm; đỏ mặt vì tội lỗi mình”. Sau những lỗi đầu này, tiếp theo mỗi ngày mỗi giờ chồng chất bao nhiêu lầm lỗi: chia trí, tự ái, biếng học, mất giờ, lỗi bác ái trong tư tưởng, lời nói, hành động; những tự cao nhỏ nhen. Thật chồng chất như núi, đủ đè bẹp con. Chúa ơi!

Con có tội, nhiều tội, con thấy, con biết, con nhận, con xấu hổ. “Chúa tha cho người nài xin Chúa”.

Tội như thế rồi có đền tội chưa? Chưa gì cả. Biết rằng một xu cũng phải trả xong. Thế là tôi mắc nợ Chúa: cẩn thận làm từng phận vụ nhỏ, đó là luật công bằng đòi buộc; không vì rộng rãi, không có gì thừa. Trả chưa hết nợ, đừng kêu tại sao Chúa gửi sự buồn, khô khan và nhiều thứ khác tương tự. Khi thấy như mình bị bao vây, ruồng bỏ, lẻ loi, hãy cúi mặt, vui lòng nhận cái rủi và thưa: thật là xứng đáng, Giêsu con chúc tụng, cám ơn và yêu mến Chúa.

Dù con khốn cùng, Chúa vẫn liên tục ban nhiều ơn, lớn lao cao cả. Nhưng tại sao chưa kết quả? Tại sao chưa nên thánh như thánh Luy, Stanislas và còn phải hơn nữa? Lý do là vì sơ suất trong các việc nhỏ.

Tại sao chia trí và nguyện ngắm không kết quả kể từ ngày tĩnh tâm trước? Giải thích sao về sự khô khan của những ngày đầu kỳ tĩnh tâm này, tại sao lòng như chai đá trước những sự thật nặng nề dễ sợ, dù các thánh và những người sạch tội khi nhớ đến cũng phải run sợ ? Phải chăng vì những lời vô ích khi phải thinh lặng và nhiều lần lỗi luật khác đã nhiều thời gian qua. Những việc nhỏ, nhưng nó đi liền với đời sống nội tâm. Nếu ơn này kéo thêm ơn khác, thì những sơ suất kéo theo sơ suất, cứ thêm mãi, làm hỏng ơn Chúa và đưa tôi đến miệng vực thẳm.

Vậy phải kết luận như vầy: mọi sơ suất dù nhỏ đến đâu, mọi khuyết điểm, mỗi lời không phải, mỗi lần ngu dại, đều gây tổn thương cho đời sống tâm linh. Cần tính sổ lại. Xem xét thật kỹ: coi chừng những sự yếu đuối dẫn đầu!

4. “Sau cơn giông, Chúa cho trời êm” (Tb 3,22). Sau ba ngày chờ đợi buồn tẻ, Chúa đã cho con ra mắt Chúa và ban ơn soi sáng. Xét kỹ mình và mọi hành động do tự ái, tôi thấy ngoài cái óc tưởng tượng, như con mẹ điên ở trong nhà, còn có hai thứ lý luận, đứa nào cũng nhao nhao cho mình có lý: một là lý luận hợp lý, hai là lý luận của tên kiêu ngạo nội công. Khi nào suy ngẫm và xét mình kỹ về việc lành phải làm trong những trường hợp cụ thể, thì tính kiêu căng lý luận, lại thêm những tiếng nếu, nhưng mà…. Để chế nhạo điều tôi dốc quyết, nó phản ứng đủ cách và sắp xếp theo lối của nó, lại còn cái óc tưởng tượng hỗ trợ cho nó, nó gây hỗn loạn cho tâm hồn tôi, biến những lời dốc quyết tốt lành ra lạnh nhạt; nó lấn át cái lý trí hữu lý không còn lối thoát, luôn luôn nó tỏ ra tàn bạo, bất trị.

Đừng để sa lưới. Satan hay thừa nước đục thả câu làm ta chán nản, phá hủy những tâm tình và những lời dốc quyết rất tốt. Chỉ cần có tư tưởng vững, như hạ mình khiêm nhường, ăn năn thống hối; dù tôi hư hèn không thấy được những lý lẽ sâu xa, tôi vẫn phải mạnh mẽ nghiêm chỉnh suy niệm; chỉ cần giữ vững từng trận tấn công, đóng cửa lòng không ưng thuận và Chúa sẽ hài lòng, Ngài không đòi hơn.

Tôi hằng nhớ lời Thánh Phanxicô Salêsiô dạy: “Cứ để Satan đập và la ngoài cửa lòng con, mặc nó trưng bày hằng ngàn hình ảnh và tư tưởng không đẹp: vì Satan chỉ vào được qua ngõ ưng thuận, cứ đóng chặt cửa này là yên trí. Dù Satan khuấy động quanh thuyền con, hãy yên tâm, đừng sợ, bao lâu Chúa còn ở với ta”.

Có thể là những tư tưởng tự ái, cầu danh, ưa danh vọng, chức cao, hoặc tương đương, miễn là tôi đừng tự bày ra tư tưởng đó, ngoài ra sẽ cứ an tâm không bối rối. Sẽ chống đối cách kiên quyết, không cần nghe Satan lý luận; không ưng thuận, đồng thời dùng tâm tình khiêm nhường để chống đối nó: tự ái sẽ không làm gì được.

5. Mỗi lần nhớ lại mầu nhiệm cao cả Chúa Giêsu đã sống ẩn dật khiêm nhường ba mươi năm đầu, tinh thần tôi càng bỡ ngỡ nói không ra lời. Rất rõ rệt là, trước bài học sáng chói nầy, không những các phán đoán của đời rất sai, mà ngay các giáo sĩ cũng phán đoán đã không đúng mà còn trái ngược. Riêng tôi, xin thú nhận là chưa nắm vững tư tưởng. Tôi chỉ biết rằng, hiện tôi chỉ được cái vẻ khiêm nhường bên ngoài, còn tinh thần đích thật “yêu sống ẩn khuất” như Chúa Giêsu ở Nadarét, thì tôi chỉ mới biết tên thôi. Là Thiên Chúa, là ánh sáng của bản thể Chúa Cha, Ngài đến để cứu nhân loại, thế mà Ngài sống ẩn dật ba mươi năm, chỉ vì muốn dạy ta biết rằng đức khiêm nhường cần thiết dường bao và phải thực hiện nó cách nào! Còn tôi, tội lỗi khốn hèn chỉ muốn thõa mãn chính mình, chỉ thích những kết quả đem về cho mình chút danh dự thế tục; dù có được tư tưởng lành thánh nhất cũng chen vào đó sự tìm kiếm danh tiếng cho mình, cạnh tranh với anh em; tôi có nhiệt tâm, bác ái, hy sinh, nhưng lý tưởng tôi muốn đạt không bao giờ trọn lành, vì con người khác trong tôi vẫn đòi phần cho nó, nó muốn thiên hạ dù ở rất xa cũng phải thấy, phải ca tụng nó, nếu lừng danh khắp thế giới càng hay. Và khốn cùng nhất, là khi đã biết rõ như vậy, tôi vẫn chưa nỗ lực thật sự để thi hành tinh thần ẩn khuất như Chúa Giêsu đã làm trước và dạy sau.

Ít ra cũng hãy công nhận những điều sau đây, gọi là kỷ niệm của kỳ tĩnh tâm này: 1) muốn thật sự là vĩ nhân trước mặt Chúa và mọi người, tôi sẽ phải yêu sống ẩn khuất; 2) về sự khiêm nhường thực thụ, tôi vẫn chưa hiểu rõ và thực hành còn ở cấp sơ đẳng; 3) tôi cần liên lỉ cầu xin Thánh Tâm “hiền lành và khiêm nhường”, để được ơn soi sáng thật nhiều về điểm này, ít ra Ngài giúp tôi thật sự muốn sống khiêm nhường hoàn hảo và thật sự không nghĩ đến tí gì về danh vọng và vinh dự.

Tôi không quên là, Chúa muốn tôi yêu sự bị quên lãng, bị coi thường, và hơn nữa, bị khinh dể. Tôi phải khiêm nhường đủ để nói: “Tôi bị đóng vào thập giá Chúa Kitô” (Gl 2,19). Trong khi chờ đợi, xin Giêsu cho con ít là được một ý muốn chính xác.

6. Ngoài sự ham danh, tôi còn là người dốt; mỗi ngày mỗi giờ tôi thấy rõ hơn là mình dốt; càng học tôi càng biết chắc như vậy, phải quen nhận mình ngu si và tìm cái chỗ thích hợp với sự ngu dốt của mình. Như thế là những sự tự phụ vô ý thức sẽ bị cắt cánh.

Ý tưởng này sẽ phải theo tôi khi học, khi nói chuyện, theo khắp nơi. Dù có học nổi cũng không chủ trương lấy thật nhiều bằng cấp. Tôn chỉ là yêu sự bị lãng quên, thái độ trước bề trên hay đồng bạn là thái độ của Giêsu bé thơ “Ngài nghe và hỏi các ông ấy” (Lc 2, 46).

7. Tôi thấy Giêsu gần tôi hơn, Chúa cho tôi chết chìm giữa biển, biển của sự khốn hèn và kiêu căng, để biết tôi phải cần Ngài đến độ nào. Khi tôi suýt tắt thở, Chúa đi trên mặt biển đến gần tôi, mỉm cười và vớt tôi lên. Tôi muốn thưa: “Chúa ơi, con tội lỗi xin Chúa rời xa con đi” (Lc 5,8); nhưng tế nhị, Chúa đã âu yếm chận trước cách dịu dàng: “Con đừng sợ!” (Lc 5,10).

Ôi, gần Chúa con sợ chi? Tựa vào Chúa, như chiên lạc, tim con bồi hồi; Ôi Giêsu, một lần nữa, con là của Chúa, của Chúa đến đời đời. Với Chúa, con thật cao cả, xa Chúa con chỉ là cây sậy yếu dòn, tựa vào Chúa con sẽ như cây cột vững chắc. Luôn nhớ mình khốn hèn không phải để run sợ mãi, nhưng nhờ khiêm nhường và xấu hổ con sẽ tin tưởng lại gần Chúa hơn, vì sự khốn cùng của con là ngai cho lòng nhân từ và thương xót của Chúa ngự. “Giêsu nhân ái, con là của Chúa mãi mãi, xin đừng xa con”.

8. Hôm nay, thứ năm Tuần Thánh, ngày trọng đại của Thánh Tâm, ngày cưới và là ngày giao ước của tình yêu. Như ánh mặt trời làm tan mây mù, đem lại sự vui sống, hôm nay Chúa vui lòng nâng con dậy, soi sáng cho con, hôm nay là ngày trọng đại nhất đời con. Lòng con yên tĩnh vô cùng khi đến rước Chúa; con vui hưởng sự hiện diện của Chúa, con cảm động lắng nghe diễn từ cuối cùng, những tiếng nói giã từ lần sau hết, êm đềm lòng con xúc động, thân con run rẩy, nước mắt tràn trụa, con theo Chúa vào tù.

Luôn luôn Chúa cho con biết ý Chúa muốn gì, con hằng yêu Chúa hết lòng qua sự tôn sùng Thánh Thể. Nơi đây con chú ý nghe rõ Chúa muốn và khích lệ con sống vì Chúa mà thôi, ơn Chúa đã giữ gìn để con khỏi phạm tội. Chúa không giúp, con đã ngã. Không thể làm ngơ trước lời Chúa mời gọi con!

Nơi bàn tiệc ly, Chúa là linh mục thượng phẩm đã lập chức linh mục, và nay Chúa đưa con người khốn hèn này vào chức vụ đó. Nhiều năm qua, bằng những chức nhỏ, Chúa chuẩn bị con đến nghĩa cử trọng đại, Chúa muốn con phục vụ Chúa bằng sự long trọng hiến thân, bằng lời hứa luôn trung thành với một Chúa không bao giờ rút lời, dứt khoát hoàn toàn với thụ tạo, với đời. Ôi Giêsu con mong đến giây phút con chờ đợi từ lâu. Chúa đã thấy con bỏ quê nhà, cha mẹ, chiếc lưới rách, bỏ hết để theo Chúa. Xin thu nhận con như đã thu nhận Phêrô, Gioan, Matthêu và các vị khác. Con không xứng đồng bàn, chỉ xin quì dưới chân Chúa, nhặt mụn bánh rơi: “Thà con ở cổng đền Thiên Chúa vẫn còn hơn sống trong trại ác nhân!” (Tv 83,11).

Con chỉ muốn một điều: là luôn ở trong tình yêu, nên một với Chúa như Chúa đã là một với Chúa Cha. Qua câu nói cuối cùng với vẻ mặt buồn rầu, con nghĩ ngay đến biến cố kinh hoàng của Giuđa phản bội! Con chấp tay lạy Chúa, nếu Chúa biết trước cái ngày con phản bội, xin cho con chết ngay bây giờ hơn là bước cái bước quyết liệt lên chức phụ phó tế, thà con đừng hứa trung thành, con run sợ.

9. Thánh giá sẽ là quyển sách lớn, hằng ngày con sẽ ân cần yêu mến tìm ở đó những bài học cao quý của Chúa. Sẽ phải quen suy luận các biến cố và mọi khoa học loài người theo nguyên tắc của quyển sách này. Con dễ bị lầm vì vẻ hào nhoáng bên ngoài để rồi quên nguồn sự thật. Nhìn thánh giá, tôi thấy mọi khó khăn đều tiên tan, những vấn đề thời đại, văn hóa, lý thuyết, thực hành tất cả đều được giải quyết. Vì “Chúa Kitô chính là câu đáp giải quyết mọi khó khăn”.

Nếu cần nhắc lại các tư tưởng, tâm tình tốt đẹp mà Chúa cho gặp được trong những ngày tĩnh tâm này khi suy nghĩ về sự Thương khó Chúa, thì phải một tuần lễ mới ghi xong. Mỗi khi thừa lúc sơ hở, con người tự ái của tôi lại mơ mộng muốn xây lâu đài bên Tây Ban Nha. Để khị bị đánh gục, tôi tự ra luật cho mình phải suy nghĩ về ba nơi: Gethsêmani, nhà Caipha và núi Calvê.

Thánh giá luôn nâng đỡ, thêm sức khi tôi gặp gian nan. Ở đó Giêsu đã giang tay đón tiếp người có tội. Khi tôi có lỗi, khi bối rối, như Mađalêna, tôi quì dưới chân thánh giá và suy rằng máu và nước từ cạnh nương long đang gội nhuần tâm hồn tôi.

Thánh Phanxicô gọi “Calvê là núi của người yêu, là hàn lâm viện của tình mến”. Do đó tôi phải rất quen thuộc với Calvê, nơi Trái Tim Chúa được long trọng khai mở lần đầu tiên.

Êm đềm thay! Khi tắt thở Chúa gục đầu để hôn những người Chúa yêu. Mỗi khi muốn tỏ lòng mến, con sẽ dâng chiếc hôn lên Chúa. Thánh Augustinô nói: “Longinô đã khai mở Trái Tim để tôi vào đó và nghỉ ngơi an toàn”. Tôi xin tiếp lời Thánh Tiến sĩ: Tôi muốn sống, chết và an toàn ca hát giữa đôi tay Đấng cứu chuộc tôi! “Lạy Chúa, con xin tán dương Ngài, vì đã thương cứu vớt, không để quân thù đắc chí nhạo cười con.” (Tv 29,1).

10. Giờ sắp đến. Mau, chuẩn bị dầu đèn vì: “Chàng rể tới” (Mt 25,6). Vui thay, an ủi thay! Cám ơn Chúa đã cho con hưởng sự khoan khoái của giây phút long trọng, khi mà trước mặt toàn thể Giáo Hội con hiến thân cách dứt khoát để phục vụ Chúa nơi bàn thờ Chúa. Xin đừng nghĩ đến sự bất xứng mà hãy nhìn thiện chí của con. Sáng mai khi các chuông trên khắp các nhà thờ thế giới vang lên mừng cuộc phục sinh, Chúa sẽ huy hoàng tráng lệ đến làm lễ cưới với con! Ôi, Thánh Linh xin đến! còn vài giờ trong đêm nay, hãy nung đốt, tiêu hủy, làm sống lại và cải biến tâm hồn nghèo khốn này trở thành nơi xứng đáng cho Chúa Giêsu.

Maria, Mẹ đừng khóc nữa; con Mẹ sẽ sống lại. “Lạy Nữ vương thiên đàng hãy vui mừng”, con đặt mình trong tay Mẹ để Mẹ dâng con lên Chúa. Thánh Giuse, bạn khiết trinh của Maria, Thánh Gioan Tông đồ, nơi đền thánh của ngài mai đây con sẽ lãnh chức thánh, ngài đã tựa vào ngực, đã nghe Tim Chúa đập, xin cho con một tia lửa mến của ngài, ôi Thánh Phêrô và Phaolô hai vị tử đạo của Rôma và của thế giới, Thánh Phanxicô Salêsiô rất dịu hiền tất cả các thánh Bổn mạng đặc biệt và yêu quí hãy cầu cho con. Con xin sấp mình xuống trước mặt triều thần thánh, con tuy tội lỗi nhưng được Giêsu chúc phúc, xin các thánh trên trời cầu nguyện cho. Các thiên thần theo hầu Chiên Con vẹn tuyền, đã hứng máu Chúa ở đồi Calvê, đã báo tin mừng phục sinh, hãy hiệp với thiên thần bổn mạng của tôi, hãy hổ trợ sự bất lực của con, hãy đến dự lễ cầu nguyện cho con. “Chúa ơi, hãy đến, hồn con mong Chúa”.

11. Ngày chịu chức thật êm đềm không biết nói sao. “Nhà Chúa các đạo binh êm ái dường nào; hồn tôi thở than và ngã ra nơi sân nhà Chúa”. Thật tình “Cả tấm thân con cùng là tấc dạ những hướng lên Chúa Trời hằng sống mà hớn hở reo mừng.” (Tv 83,2-3).

Lễ truyền chức sáng nay tại đền Thánh Gioan Latêranô tự nó đã long trọng, đối với tôi càng long trọng hơn, không bao giờ quên được. Giờ này tôi đã nên người mới, tôi đã quyết định dứt khoát rồi.

Đức Hồng Y Respighi, phụ tá Đức Thánh Cha, đã nhân danh Ngài và Giáo Hội đón nhận, chúc phúc và thánh hóa sự hy sinh từ bỏ mọi sự đời của con, để hiến thánh con suốt đời, chỉ phục vụ một Chúa Kitô một cách dứt khoát.

Khi đã long trọng sấp mình, tôi đến trước bàn thờ và đức Hồng Y đã chấp nhận lời thề của tôi, đã mặc cho tôi sắc phục mới huy hoàng. Tôi tưởng chừng như các thánh giáo hoàng, giám mục, hiển tu, tử đạo mà hài cốt đang an nghỉ trong Vương cung thánh đường cũng chỗi dậy, hôn tôi trong tình anh em, chia sẻ niềm vui và hiệp cùng đoàn thiên thần của ngày phục sinh để ca tụng Giêsu khải hoàn. Đấng đã nâng thụ tạo khốn hèn này lên địa vị cao sang. Ôi, lưỡi không sao diễn tả nổi êm đềm của giây phút mà suốt đời tâm trí tôi không thể quên, và sẽ mãi mãi chúc tụng tình thương, sự cao cả và vinh quang Chúa.

Tôi chỉ run rẩy nói được một câu của Thánh Phaolô: “Tôi sống nhưng không phải tôi, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20). Tôi không thuộc về mình, nhưng là của Giêsu. Đã nói nhiều lần, hôm nay tôi xin lặp lại cách khoan khoái: tôi thuộc về Giêsu. “Ôi Giêsu, xin nhận sự tự do của con, xin nhận lấy tất cả”.

Xin lỗi, con quên cám ơn Chúa, vì ơn Chúa ban nhiều quá làm con rối rít bỡ ngỡ. Thời phục sinh sẽ kéo dài mãi cho hồn con, bình tĩnh, con sẽ hưởng thú vui tinh thần, sẽ trải nghiệm về sự dịu dàng của Chúa, sẽ dự tiệc tình thương của Chúa mà không bao giờ nhàm chán, con sẽ thưa với Chúa về những tư tưởng, về lý tưởng của cuộc sống mới với ngọn lửa mến sẽ phát lộ, ngọn lửa mà hôm nay Chúa đã thương nhóm trong trái tim khốn hèn này. “Chúa đã mặc cho con áo trắng dài hoạn lạc. Alleluia! Alleluia!”.

12. Nhận thức thánh là phần kết thúc cao đẹp nhất của tuần tĩnh tâm. Được trang bị với vũ khí tối tân, được biến cải thành con người mới, hôm nay tôi càng đi sâu hơn vào cuộc chiến của đời sống, với mục đích mở mang Nước Chúa.

Lòng tràn hoan lạc trong lành, ý chí hăng nồng đang nung tim tôi để tiến mau và hy sinh mình cho Chúa, do đó kỳ tĩnh tâm này không có gì đặc biệt để dốc lòng thêm. Cha linh hướng cũng cấm thêm cái mới, nhưng phải chú ý đến điều dốc lòng dịp Giáng sinh vừa qua. Xin sẽ cẩn thận thi hành, và thế là tạm đủ. Ngoài ra sẽ làm những gì Thánh Linh sẽ soi sáng.

TĨNH TÂM GIỮA KỲ HÈ

ROCCANTICA, 29/8/1903

[16]

Vì phải ở lại chủng viện dịp Hè, bận thi cử, những biến cố lớn vừa xảy ra , đã vậy sự yếu hèn, khốn cùng, hay thay đổi đã làm mất nhiều sự sốt sắng thuở ban đầu. Bằng cớ là gần như bỏ hẳn sự xét mình riêng, chia trí liên miên khi nguyện ngắm và thiếu thực hành cụ thể, đọc nhật tụng ít sốt sắng. Cách chung, an nhàn thung dung gần như độc lập, không đem hết mọi khả năng tinh thần vào việc tiến đức. Thật ra nếu thái quá như hồi sốt sắng buổi đầu, thì đời sống quá gò bó nặng nề; nhưng dù sao lúc nào cũng vẫn phải cố gắng.

Tĩnh tâm hôm nay cho tôi sống lại thời sốt sắng êm đềm ngày xưa. Kinh nghiệm cho biết mình đã không làm được gì thật tốt, nên phải ở khiêm nhường. Đừng nản chí, nhưng phải can đảm hăng say hơn. Gần sự chết hơn, vậy hãy coi đèn còn đầu không? Giêsu đáng chúc tụng, xin thương linh hồn con.

Cụ thể, xin dốc lòng ba điểm: xét mình riêng về vấn đề kinh nguyện và việc đạo đức; nhật tụng đọc đúng lúc, phải chỗ, cách ân cần và cung kính: viếng Thánh Thể và trong ngày năng nguyện tắt để mến Chúa.

Như vậy, ôi Giêsu và Mẹ Maria, mà con sắp làm tuần chín ngày kính sinh nhật của Mẹ, xin hai Đấng vui vẻ ôm ấp con, giúp con tự chủ và tiến đức, trong con đường êm dịu của tình yêu. Amen.

TĨNH TÂM ĐẦU NIÊN HỌC

RÔMA, 1-3/11/1903

[17]

Trở lại cuộc sống bình thường của Chủng viện rất hữu ích cho tôi. Không có gì nhiều, chỉ cần nhắc lại về điểm phải sống cầm trí và tập trung tư tưởng.

Chúa chú ý đến sự tiến đức của tôi. Điều lưu ý dịp tĩnh tâm giữa kỳ hè đến nay không tiến bộ, tại tôi thờ ơ. Ơn Chúa quá nhiều, đặc biệt năm nay, mà chưa có nhân đức thật, tinh thần chưa tiến bộ. Tưởng mình trưởng thành nhưng thật ra còn quá bé con.

Vậy, như đứa bé hối hận, tôi xin trở lại thực hiện lời dốc lòng cách nghiêm chỉnh hơn, mong nhờ ơn Chúa tôi không dám sơ suất nữa.

Đặc biệt sẽ ân cần xét mình riêng hằng ngày vì là việc trọng đại. Đây là lời hứa long trọng với Thánh Tâm như kết quả của lần tĩnh tâm này. Xin đặt quyết tâm này nơi tay Thánh Carôlô đấng sáng lập chương trình đào luyện giáo sĩ. Không những lo đào luyện mình, nhưng tôi còn được Bề trên đặt làm giám luật để giúp anh em, vậy xin dâng niên học này cho thánh tổng giám mục, gương mẫu của các nhà giáo dục, người có tâm hồn tông đồ và linh mục quảng đại.

Ngoài việc đọc nhật tụng và các việc đạo đức cho chín chắn, khi xét mình riêng cần để ý đến lời nói, nếu không cẩn thận, lời nói sẽ gây thiệt hại cho tâm tinh, cho nhiệm vụ mới và tế nhị của tôi.

Sau hết, nguyên tắc tổng quát và là điểm tựa tôi không nên xa, đồng thời là nhiệm vụ trên hết và rất cần thiết, chính là phải nêu gương tốt trong mọi việc, dù là việc rất nhỏ. Tôi sống cách sao như là mỗi hành động đều có anh em coi ngó và kiểm soát, thái độ phải giữ là luôn luôn biết nể sợ. Cuối cùng tôi luôn sống trước mặt Chúa là Đấng ngày kia sẽ xét xử tôi.

TĨNH TÂM CHỊU CHỨC PHÓ TẾ

9-18/12/1903

[18]

Giêsu, Maria Giuse.

“Xin Chúa phán, tôi tớ Chúa xin nghe. Xin dạy con làm theo ý Chúa” (x. 1Sm 3,10 và Tv 142,10).

Đây là cuộc tĩnh tâm thứ ba trong một năm “Thầy đang ở kia và gọi em” (Ga 11,28). Ba lần tĩnh tâm là ba trụ cây số được đặt trên con đường nhân đức; tuy đã có thực hiện một ít, nhưng cách chung, còn phần rất lớn những việc phải làm. Tôi hạ mình, xấu hổ vì sự khốn hèn của mình, nhưng không ngã lòng. Như người lữ khách đi đường vào mùa hè oi bức, khi gặp suối nước của ơn thánh, tôi trầm mình, trước là để rửa sạch, sau là tắm mát trong tình thương như thánh Cha sở họ Ars nói; và tôi vui mừng biết Chúa đang đứng chờ tôi bên kia dòng suối. Lạy Chúa xin hãy hành động.

Tôi dâng tuần tĩnh tâm cho Thánh Tâm và Mẹ Maria rất thánh và vô nhiễm, tôi vui mừng vì nhờ cách này tôi bắt đầu mừng năm thánh kỷ niệm việc tuyên bố tín điều vô-nhiễm-nguyên-tội. Xin phó mình cho thiên thần bản mệnh bảo vệ, nhờ Thánh Inhaxô, Thánh Carôlô Bôrômêô, đấng bảo trợ đặc biệt cho năm thần học cuối cùng để chuẩn bị làm linh mục, Thánh Phanxicô Salêsiô rất hiền hậu, hai vị phó tế Stêphanô và Lôrensô, mẫu gương của đức tin Công Giáo cầu bầu cho tôi. “Xin cho con được trí thông minh để vâng theo luật Ngài và hết lòng tuân giữ” (Tv 118,34).

1. Con người được tạo ra để tôn thờ, chúc tụng, phục vụ Chúa và như thế sẽ được cứu rỗi. Là người tôn thờ Chúa, tôi sẽ luôn nhớ Chúa trước mặt. Tôi phải có thái độ cung kính của các thánh Tổ phụ hay Tiên tri khi ra trước mặt Chúa với tất cả lòng kính sợ. Đứng thẳng không kiêu kỳ, đầu ngước lên nhưng mắt ngó xuống, đặc biệt chỗ đông người; đi điềm tĩnh khoan thai; thái độ dè dặt nhưng tự nhiên; gương mặt vui nhưng nghiêm nghị, rất tự nhiên không kiểu cách; thái độ bên ngoài phải cho mọi người biết tôi đang nhìn Chúa, tưởng đến Chúa mọi lúc, dù không thấy Ngài.

Tinh thần cần thấm nhuầ tư tưởng này, là biết Chúa thấy và soi trí tôi, để ý đến từng việc bé nhỏ tôi làm, đến những hoạt động hết sức nhỏ của tim tôi, đến sự khốn cùng bao la của tôi; Chúa nhớ các lỗi như các ơn vô kể đã và đang có nơi tôi; nhờ đó tôi luôn hòa hợp với Chúa với một lương tâm rất tế nhị, tưởng không có lý do nào hơn để giúp tôi sống như vậy.

2. Điều kết thúc cao đẹp của bài gẫm sáng nay là nguyên tắc lớn về sự bình tâm. Trên lý thuyết tôi rất quí nó nhưng trên thực hành tôi rất ít vận dụng đến nó. Vì mỗi khi trong khu vực tôi sống có xảy ra điều gì liên quan đến cá nhân tôi dù cách gián tiếp thôi, thế là óc tưởng tượng, tính tự ái đua nhau làm khổ tôi quá sức. Thế nhưng tột điểm của toà nhà thiêng liêng chính là: thái độ sẵn sàng vâng theo ý Chúa, không phải ý mình; luôn sẵn sàng chấp nhận những điều khó xử, có khi ngược với tính đa cảm và kiêu căng của tôi.

Đối với việc quan trọng, thì đã nhất định rồi; là chỉ làm những gì Bề trên và cha linh hướng chỉ định không hơn không kém. Cái nuốt khó trôi, không phải là làm việc theo đức vâng lời, mà chính là phải bắt trí khôn và ý muốn của mình theo các mệnh lệnh và chỉ thị của Bề trên, dù ý kiến riêng tôi có đẹp đến đâu, bề ngoài có lành thánh đến đâu cũng phải đạp dưới chân, kể cả những xu hướng của óc tưởng tượng và của con người thứ hai trong tôi.

Vậy, không cần lo quá xa, xây lâu đài tận Tây Ban Nha; ít tư tưởng, nhưng đứng đắn và nghiêm chỉnh, ước vọng càng phải rất ít: “Chỉ có một điều thôi” (Lc 10,42). Mơ tưởng nên làm cách khác hơn cách này, tôi vẽ trong óc một bức họa tưởng tượng cho công cuộc sẽ làm mai kia, sau này, năm nọ; tốt nhất là cho nó vào lửa, phải đốt đi.

Tôi sẽ là người như Chúa muốn. Thật đau đớn mà nghĩ đến cuộc đời thầm kín, không ai biết tới, mà còn bị khinh bỉ, chỉ Chúa biết thôi: tự ái chống lại ý nghĩ này. Nhưng nếu không tự chủ để bắt mình sống cuộc đời như trên một cách bình tâm, trìu mến và mong ước nó, thì tôi sẽ không thi hành điều Chúa chờ đợi nơi tôi.

3. Dù có giỏi như thiên thần, nhưng trí óc và tư tưởng lại kiêu ngạo như thần dữ, tôi sẽ ra thế nào? Thật, đúng mình là quỉ không hơn không kém. Cụ thể tôi ngu si cách thiên thần rất xa nhưng kiêu căng với tư tưởng tự ái trong ngày chẳng thiếu chi. Vậy tôi là thứ gì? Tôi đáng Chúa phạt biết bao lần? Nghĩ đến con run sợ! Vậy con cần suy nghĩ nhiều về điểm này.

4. Đền tội ở đời là yếu tố chính để sống tốt, và cũng là phương thế cần để được hoàn toàn hạnh phúc mai sau. Vậy, không nên vui chơi; đã đến lúc phải quen chịu khó và yêu hãm mình, đặc biệt trong những năm rất đẹp này của đời tôi.

Theo sự khắc khổ của các thánh, tôi theo không nổi. Nhưng phải có tinh thần hãm mình luôn trong mọi việc nhỏ, đặc biệt miếng ăn. Tôi không nếm cái gì ngọt dịu mà không có mùi cay đắng. Chúa Quan Phòng đã theo lối này, vì Ngài gửi sự đau khổ đi trước hoặc đi kèm với sự an ủi.

Cần hãm mình nhiều về con mắt. Chẳng có gì là bảo đảm đối với “sự thèm khát của đôi mắt”, và hậu quả của nó rất tai hại. Nếu phải dùng rượu thì phải pha nước thật nhiều. Như thế hợp vệ sinh, cái đầu nguội đi một tí.

5. Có điều tôi chưa rõ, là làm sao linh hồn lại có thể rơi vào hỏa ngục được. Nhưng hỏa ngục có chỗ cho tôi, nếu tôi cứ ươn hèn, đi gần vực thẳm; một tội trọng đủ khiến tôi rơi vào hỏa ngục tức tốc, như tất cả tội nhân khác. Ôi, tôi thật yếu hèn! Một ý nghĩ mình có thể rơi xuống hỏa ngục đủ làm tôi ở khiêm nhường, nhưng mấy khi tôi nghĩ tới!

Con xin lặp lại với Chúa, nếu Chúa cứu con khỏi sa hỏa ngục, thì con sẵn sàng làm hạt bụi giữa đường. Ở đời này xin Chúa đốt con bằng ngọn lửa mến Chúa.

6. “Hỡi tử thần, phán quyết của ngươi hay thật” (Hc 41,2), nghĩ tới ngày mai, luận đề, bằng cấp, bao cái ngớ ngẩn, đang khi Chúa đâu có lên tiếng bảo đảm cho mình sống hết hôm nay, ngày mai còn không bảo đảm hơn nữa! Tôi phải đem hết tâm vào việc đang làm, tương lai để Chúa lo. Tôi phải quen với ý nghĩ về sự chết vì nó là chủ của sự sống; chẳng cần dính bén chi, nhất là vật ly ti như: áo mặc, hình ảnh, sách vở, vật dụng đạo đức, thế nào chúng cũng bỏ tôi, thà tôi bỏ chúng trước.

7. Thi cử làm tôi ngại, chẳng biết phải xuất hiện thế nào trước giáo sư đoàn sẽ hạch hỏi tôi về các môn học. Thế còn linh hồn tội lỗi khốn hèn này sẽ ăn nói sao trước triều thần thánh, trước Giêsu quan xét chí công nghiêm khắc? Là thánh, mà khi nghĩ tới, các đấng còn run sợ, trốn vào rừng tu. Vậy “nơi không đáng sợ lại sợ” (x. Tv 13,5), có phải vô lý không? Còn tòa phán xét là chỗ đáng sợ lại tỉnh bơ, có phải đần độn không? Cần cụ thể hơn, đừng sợ thi cử, mà phải chăm lo làm lành để bớt lo trước tòa phán xét.

Điểm khác là, tại sao tôi băn khoăn lo sợ về sự thi cử? Đó chẳng qua là dư luận đối với cá nhân tôi, tại sao tôi làm nô lệ của dư luận, nô lệ của tính kiêu căng. Điên thật? Dư luận là gì chứ? Người đời có thưởng công tôi đâu? Tôi có làm mọi sự vì Chúa không?

Tôi phải tập không sợ dư luận, ở trên dư luận, không nghĩ tới dư luận, vì đời linh mục lắm lúc phải đương đầu, phải đi ngược với dư luận mới làm được cái gì tốt. Thánh Phaolô nói: “Nếu tôi còn muốn làm đẹp lòng người đời, thì tôi không phải là tôi tớ của Đức Kitô” (Gl 1,10).

8. Cha linh hướng yêu cầu kỳ tĩnh tâm này tôi phải đặc biệt lo trừ tính tự ái, cái tôi thứ hai, vì nếu không hoàn toàn dứt khoát với chính mình, ta sẽ không lớn lên, không làm được gì tốt.

Tự ái, cả một vấn đề. Có ai định nghĩa rõ nó là chi? Có triết gia nào nói đến không? Tuy đây là vấn đề quan trọng cấp bách, đáng kể, nhưng không ai màng đến! Qua các lần nguyện ngắm mấy hôm liền, Chúa Giêsu khi giảng dạy đã chỉ cho ta cách cụ thể để chiến thắng tên thù không đội trời chung đang phá vỡ tất cả công cuộc ta làm.

Chúa nói tất cả, cho ta một loạt bài học rất hay đáng suy gẫm. Không phải mới nghe lần đầu, nhưng có nhiều khía cạnh đối với tôi rất mới, cao sâu và kỳ diệu. Càng đáng bỡ ngỡ, là đời sống của Chúa Giêsu dưới khía cạnh này, đúng là cuộc cách mạng đối với toàn thể thế giới, Chúa thấy, Chúa hiểu, Chúa lý luận ngược hẳn với loài người, ngay những kẻ thật là hiền đức! Riêng tôi, nếu thật là thánh thì phải chọn bậc thứ ba của đức khiêm nhường, tức đi tìm đau khổ và khinh bỉ, bằng không sẽ không là gì cả. Nếu ở bậc một, tính kiêu ngạo sẽ chỉ tránh mặt tạm vậy thôi. Đó là kết luận. Mà nếu đó là kết luận, thì thử hỏi tôi đang làm gì, bởi lẽ khiêm nhường ở bậc một tôi cũng chưa có?

Ôi Giêsu con sấp mình dưới chân Chúa và tin rằng Chúa có thể làm nơi con những điều ngoài sức con tưởng tượng. Con muốn phục vụ Chúa bất cứ nơi nào, bất cứ giá nào và hy sinh đến mức nào tùy Chúa muốn. Con không biết làm gì cả; không biết hạ mình, con chỉ nói được một điều và con xin nói thật lòng: Con muốn, con yêu sự khiêm nhường, vui chịu cho kẻ khác coi thường con. Con nhắm mắt, nhảy vào suối đầy sự khinh bỉ, đau khổ, hèn hạ với phần nào thích thú nếu Chúa muốn đặt con vào đó. Khi nói vậy, con nghe lòng con phản ứng mạnh, nhưng con vẫn hứa: con xin chịu đau khổ, chịu khinh bỉ vì Chúa. Con chưa biết phải làm gì, và cũng chẳng tin ở con, nhưng con sẽ không từ chối và hết lòng muốn chịu đau, chịu khổ, chịu miệt thị vì Chúa.

9. Khi đọc quyển sách đáng giá ngàn vàng của cha Faber về PHÉP THÁNH THỂ, một tư tưởng đã được tác giả quảng diễn làm cho tôi xúc động mạnh. Ngài nói giữa những bông hoa tức là kết quả của lòng tôn sùng Thánh Thể, niềm vui là yếu tố quan trọng nhất cho đời sống tâm linh, vui là bầu khí nuôi các đức tính anh dũng, vui là tinh thần, là bản năng, là thiên bẩm, là ơn không thể tả. Vui phải kể là yếu tố của tinh thần tự do, chỉ vui mới đủ khả năng liên kết các đức tính siêu nhiên mà tự nó xem như không hòa hợp nhau được, vui không hạn chế sự thân mật do tình thương; vui là bạn rất thân của đức hãm mình. Phải chú ý đến tính tình vui vẻ của mình, để củng cố tinh thần hãm mình, đồng thời hãm mình để ta được vui vẻ hơn.

Vậy luôn luôn tôi vẫn giữ một mực vui vẻ, và không bao giờ từ chối hãm mình. Tự ái làm tê liệt không để tinh thần nẩy nở, chính nó đem cái buồn đến, hãm mình đem về sự sống, êm đềm, an ổn.

Thánh nhân là người vui tính, nam nữ tu dòng là những người rất vui, như Thánh Phaolô nói: “Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng” (1Cr 9,27); khắc khổ và cương quyết nhưng vừa phải. Người hãm mình được hưởng niềm vui thiên đàng.

10. Đức tin là nhân đức thông thường, cho đến đỗi người ta không còn thấy nó, đặc biệt nơi hàng giáo sĩ. Đức tin là bầu khí của đời sống Kitô hữu. Đo đó mắt thường không thấy không khí, và khi thở cũng không cần để ý tới nó. Tuy nhiên áp dụng đức tin vào công việc thường ngày là điều rất quan trọng.

Tôi quyết giữ đức tin như kho tàng báu lành thánh, tôi muốn áp dụng đức tin đến mức tối đa, tôi muốn huấn luyện mình trên tinh thần đức tin, vì đức tin như biến dần theo luồng gió và ánh sáng của thời mới, phê bình đòi hỏi quá đáng. Nếu Chúa cho tôi sống đời linh mục lâu dài, hay vừa phải để phục vụ Giáo Hội bất cứ với chức vụ nào, tôi muốn và sung sướng được người ta coi tôi là một linh mục có đức tin đơn sơ và sống động, hòa nhịp với Đức Thánh Cha và sống vì Ngài. Trong những điều chưa quyết định, cả trong cách thấy và hiểu của Ngài. Tôi muốn noi gương các linh mục vùng Bergamô của tôi từ xa xưa, các ngài được nhắc nhở vì chỉ muốn thấy và hiểu như Đức Thánh Cha, như các giám mục và theo tinh thần Giáo Hội, đúng theo lẽ phải.

Tôi sẽ nỗ lực tìm qua các khoa học thánh, thần học và thánh kinh, giáo thuyết truyền thống của Giáo Hội, để làm căn bản mà nhận định những vấn đề khoa học hiện đại. Tôi không coi thường, không nghĩ xấu, không bớt tín nhiệm những kẻ chỉ trích; trái lại, tôi thích kẻ phê bình, tôi theo dõi những phát minh mới nhất của họ, tôi theo sát các lý thuyết mới, sự tiến bộ không ngừng của nó, tìm hiểu hướng đi của nó. Theo tôi, phê bình là ánh sáng, là sự thật lành thánh, sự thật duy nhất. Tuy nhiên trong khi tranh luận có lắm điều quá đáng, thiếu suy nghĩ, mang vẻ lừa phỉnh hay lấn lướt, vì vậy rất cần phải ôn hòa, thăng bằng, bình tĩnh, điều hòa khi suy luận không nên vượt ranh giới những cái nhìn khôn ngoan và thận trọng. Đối với những điều còn nghi ngờ, tôi thà thinh lặng như người dốt, hơn là đưa ra ý kiến táo bạo, dù là phi phàm mà ra ngoài tư tưởng chân chính của Giáo Hội. Đừng bao giờ bỡ ngỡ, dù tôi kết luận có vẻ lạ lùng, miễn là không sai với đức tin, bỡ ngỡ thường là triệu chứng của cái dốt. Trái lại tôi vui mừng vì Chúa sắp xếp mọi sự để làm cho kho tàng mạc khải của Chúa được ngày càng trong lành hơn.

Cách chung, là tôi phải nghe hết và nghe mọi người, phải suy tư và học hỏi nhiều, không vội phê phán, không nói nhiều không ồn ào, mở mắt theo dõi, không rời xa tư tưởng của Giáo Hội một ly. Một nhà hiền triết nói rất đúng: “Chủ nghĩa sẽ bị tiêu diệt với thời gian, nhưng sự thật vẫn tồn tại, càng ngày càng mạnh, sẽ sống và sẽ tồn tại vĩnh viễn”.

Tuy nhiên phải cố gắng sống đặc biệt đơn sơ, biết để ý đến mọi sự, dễ dãi với mọi người, đừng xét đoán kiểu sợi tóc chẻ làm tư, đặc biệt trong những vấn đề mà đạo đức cá nhân tôi và lòng đạo của dân chúng có thể rút ra được nhiều lợi ích. Riêng tại Rôma nầy tôi sẽ dùng tất cả mọi sự dù không đáng kể, dù chủ đề và lý do không vững lắm, nhưng có thể giúp đức tin tôi được mạnh hơn, cần huấn luyện đức tin cho nó đừng già cỗi, đức tin dũng cảm, mạnh mẽ và nồng nhiệt, đồng thời rất dịu dàng tự nhiên dễ yêu và truyền cảm. Đây là lúc cần áp dụng lời Chúa Kitô: “Nếu các người không trở nên như con trẻ sẽ không được vào Nước Trời” (Mt 18,3).

11. Tĩnh tâm xong rồi làm gì đây? Tâm hồn và tư tưởng dồi dào trong mấy hôm nay đặc biệt về cách thực hành đức khiêm nhường, làm cho tôi sinh hoài nghi về lợi ích thiêng liêng và sự tiến đức của tôi trên đường trọn lành. Hoài nghi thật là vô ích, và là chước quỉ.

Để khỏi quá bận rộn và bối rối vô ích, theo cha linh hướng dạy, tôi sẽ sống cho từng ngày như Thánh Stanislas, hơn nữa chỉ sống cho từng giờ như Thánh Gioan Berchmans. Làm việc đang làm không nghĩ đến việc khác: đó là điều phải chú ý và là phương pháp hay nhất để nên hoàn hảo. Mọi việc phải liên quan với nhau, các loại công tác phải hòa hợp với nhau, nhờ mọi việc hài hòa tôi sẽ nên người, người linh mục đạo đức và trọn lành, sự hòa hợp này phải rất tự nhiên, và sự trọn lành của từng việc phải được nhận ra ngay không chút nghi ngờ. Quí hồ tinh bất quí hồ đa, Chúa không kể số nhiều, mà xem ta đem tâm hồn vào công việc ra sao. Tinh thần tế nhị đối với Chúa luôn hiện diện, hoàn toàn nơi mình: hai điều làm cho việc làm của tôi được hoàn hảo, dù là thứ việc nào.

Cha Faber nói rất hay, việc làm của ta phải như những tượng đang gối quì, tay chắp, mắt ngước lên trời trong thái độ chờ đợi, đầy lòng tôn sùng và quên mình.

Tôi sẽ giải quyết cách tuần tự, cách trầm tĩnh, nghiêm chỉnh, rất đơn sơ, dường như tôi chỉ được sinh ra để làm chỉ có việc này thôi, như chính miệng Chúa Giêsu bảo tôi, người đang đứng trước mặt, nhìn tôi làm việc. Các việc khác sẽ tính sau, khi đến lượt, không vội vàng, hối hả, không để gì nửa chừng, làm kỹ không cần sửa lại.

Nếu cứ thế, đâu còn giờ cho tự ái. Kết quả của kỳ tĩnh tâm sẽ lớn lao và nhiều vô kể.

12. Tưởng rằng hy sinh đi vào con đường nhận chịu khinh dể để hạ mình là khó, nhưng trước gương cao cả của Thầy chí thánh ở giờ Tử nạn đã làm cho mọi sự khó khăn tan biến cách kỳ diệu. Đúng vậy, vì tôi đã có kinh nghiệm: “Chúa Kitô chịu đóng đinh đã giải quyết hết mọi thứ khó khăn”. Cha khả kính Claude de la Colombière đã thán phục khi ngắm nhìn Chúa Giêsu can đảm, anh dũng, đứng thẳng chờ giờ chịu nhục hình. Ngài hoan hỷ tự nạp mình cách cao cả. Khi tôi gặp sự khó quá sức không nói ra lời, nhờ ơn Chúa, tôi thấy cũng thắng được mình, vững tâm để chấp nhận sự thử thách, để trầm mình trong biển tủi nhục. Càng ngày với những dịp nhỏ của đời chủng sinh, và mai này với dịp lớp lao hơn trong đời linh mục, để phải hạ mình ra như không, tôi sẽ nhớ tới điều cha linh hướng chỉ dạy, là suy tưởng ngay đến những cảnh tượng giờ Thương khó, để việc hy sinh của tôi được dễ dàng.

Trong khi chờ đợi, tôi xin lặp lại và sẽ không ngớt lặp lại lời tôi chân thành dốc quyết ăn ở khiêm nhường, hèn mọn, chịu khinh dể. Chúa Giêsu bị phản bội bằng cái hôn của người môn đệ vừa ăn một bàn với Chúa; chịu người môn đệ khác mà Chúa đã hết sức trìu mến phủ nhận; chịu mọi người bỏ rơi, nhưng Chúa chỉ đáp lại bằng những lời ưu ái thân tình, bằng cái nhìn sẵn sàng tha thứ. Tôi sẽ giữ mình không xung giận trước cảnh vô tình hay vong ân của người đã thọ ơn tôi.

Chúa Giêsu bị tố cáo là mị dân, điên cuồng, dạy đạo lý sai lạc. Khi bị đưa ra cho thiên hạ chế nhạo cười chê, Chúa đã khiêm nhường, thinh lặng, không phản đối kẻ vu oan, để mặc cho kẻ khác đánh đập, nhổ vào mặt, tra tấn, cư xử như với người điên, lúc nào Chúa cũng bình tĩnh, vẫn giữ im lặng hoàn toàn.

Tôi cầu xin sẽ để mặc ai muốn nói sao về tôi thì nói, xếp tôi vào chỗ chót, phản đối chỉ trích từng lời nói việc làm của tôi, mà không cần giải thích, không tìm chữa lỗi, vui lòng nhận lời bề trên quở trách, không trả lời tiếng nào.

Trên thập giá, Chúa Giêsu bị nhận chìm trong biển bao la của đau đớn tủi nhục, không một tiếng than, lại còn thông cảm và tha thứ cho kẻ thù ghét mình. Phần tôi, khi gặp cơn thử thách Chúa gửi đến, tôi sẽ không nói tiếng nào, dù là than vãn với bạn cho vơi cơn buồn; đặc biệt khi thất bại về sự học, tôi chỉ cúi đầu không cần ai vuốt ve, bình tĩnh nhận sự thua thiệt, không bối rối, nhưng vui vẻ nhận như là món quà chính Chúa Giêsu đã dịu dàng âu yếm trao tặng. trong mọi hoàn cảnh “vinh dự của tôi là thập giá Chúa Kitô” (Gl 6,14).

13. Buổi chiều cuối cùng của kỳ tĩnh tâm, lòng tôi an tĩnh lạ thường sau khi suy gẫm sự tử nạn của Chúa Kitô. Trưa nay khi dùng cơm, chúng tôi nghe đoạn sách về đời sống cha Claude de la Colombière khả kính, rồi nói về hoạt động của ơn Chúa nơi ngài qua cuộc tĩnh tâm tại Luân Đôn, tự nhiên tôi cảm thấy mình quyết liệt muốn hiến toàn thân để đạt được sự lành thánh thực thụ, nhất định theo con đường khiêm nhường, hạ mình trước mặt Chúa và mọi người; thấy rất cần phải thật sốt sắng trong các việc đạo đức và khi thi hành phận vụ chủng sinh và giám luật; phải, tôi rất muốn làm cho cuộc sống tâm linh của tôi nên trẻ trung. Chỉ sợ là sau đợt sốt sắng này, tôi sẽ không được như trước, do đó tôi hằng kêu xin Chúa Giêsu đừng để tôi thối chí nhưng giữ mãi được tâm tình như hôm nay; xin Chúa thương con luôn và bảo vệ con trong mọi hoàn cảnh.

Thấy trước những lần vấp ngã, nhưng con không muốn thế chút nào. Thánh Tâm Giêsu, xin Chúa làm việc nhiều hơn, con rất khốn cùng, nhưng con mến, con yêu, con thương Chúa.

14. Mỗi khi nghe nói về Thánh Tâm, Thánh Thể, con vui khôn tả, vì bao kỷ niệm yêu thương dịu dàng, tin tưởng vui vẻ tràn ngập, làm con phấn khởi, linh hồn đầy tràn âu yếm dịu dàng. Đó là những tiếng ưu ái Chúa gọi con đến nguồn mọi ân phúc, chính là Thánh Tâm đang sống cách nhiệm mầu trong Thánh Thể. Suốt đời tôi hằng tôn sùng Thánh Tâm, Bác thân yêu Zaverio đã đỡ đầu tôi khi rửa tội và đã dâng ngay tôi cho Thánh Tâm trong ngôi nhà thờ bé nhỏ ở làng quê, để Chúa bảo vệ tôi lớn lên nên người tín hữu tốt. Lời nguyện tắt mà lần đầu tiên tôi học trên đầu gối của bác, và tôi còn đọc đến ngày nay là: “Trái tim Giêsu dịu dàng, xin cho con mến Chúa nhiều thêm mãi”.

Tôi còn nhớ, mỗi năm nhằm Chúa Nhật thứ bốn cuối tháng chín, làng tôi quen long trọng mừng lễ Thánh Tâm, ai cũng nói ý kiến đó do bác Zaverio của tôi, bác dọn mình rất sốt sắng, bác cũng bảo tôi, tùy theo sức mà dọn mình xứng đáng. Theo ý bác và ba má, thì họ chỉ mong tôi thành người nhà quê tốt. Nhưng Thánh Tâm đưa tôi vào hàng kẻ Chúa chọn, Chúa đã dùng cha sở khả ái Rebuzzini đáng nhớ, cũng là người rất mến Thánh Tâm, lúc ngài còn trẻ cũng đã chiến đấu nhiều cho Trái Tim Chúa giữa thời bão tố.

Tôi nhớ mãi năm 1895, năm được lãnh phép cắt tóc, cũng là năm Đại hội Thánh Thể tại Milan, đã làm cho tôi thêm quí mến Thánh Thể; tôi không quên những bài diễn thuyết cho giáo sĩ trong chủng viện, những lần viếng Thánh Thể trong ngôi nhà thờ bé nhỏ trong làng vào những buổi chiều thu ảm đạm; những lần dâng mình lại cho Thánh Tâm, những lần dọn thật kỹ nhưng không giảng được, những sách về lòng tôn sùng Thánh Tâm mà tôi đã được đọc.

Tôi rất vui thích nhớ lại bao nhiêu chuyện tuy nhỏ nhưng chính nó đã chuẩn bị tôi, qua những giai đoạn khốn khổ, để chia sẻ ơn cao quí hơn của Thánh Tâm tại Rôma này, và suối Thánh Tâm vẫn không cạn.

Hôm nay những gì liên quan đến Thánh Tâm được kể như là quen thuộc đối với tôi và rất đáng quí mến. Xem như đời tôi cứ theo ánh sáng Thánh Thể mà đi tới, và gặp nơi Thánh Tâm tất cả những giải đáp cho mọi khó khăn. Tôi sẵn sàng đổ máu để Thánh Tâm thắng. Ý chí tôi muốn làm gì để tỏ lòng yêu Thánh Tâm. Đôi khi thấy mình quá kiêu căng, tự ái, khốn cùng, làm tôi run sợ và chán ngán, mất can đảm; nhưng lập tức tôi được bổ sức với lời Chúa phán cùng Thánh nữ Margarita: “Cha chọn con để phát tỏa những kỳ diệu của Trái tim Cha, chỉ vì con là thung lũng chứa đầy sự dốt nát và khốn cùng”.

Tôi muốn phục vụ Thánh Tâm bây giờ và mãi mãi. Cứ lấy lòng tôn sùng Trái Tim ẩn mình trong Thánh Thể để làm hàn thử biểu đo sự tiến đức của tôi. Cốt yếu của lời dốc lòng kỳ tĩnh tâm này là thực hiện những điều tôi đã ghi từ trước, mật thiết kết hợp với Thánh Tâm trong Thánh Thể.

Vậy, tư tưởng nhớ Chúa hiện diện và tinh thần tôn thờ trong mỗi việc tôi làm sẽ quy về Giêsu là Chúa và là Người hiện diện trong Thánh Thể. Tinh Thần hy sinh hạ mình, chịu khinh dể trước mặt mọi người, sẽ được tư tưởng về Chúa Giêsu hạ mình như không trong Thánh Thể, soi sáng, nâng đỡ và thêm sức mạnh cho.

Hạ mình ra không, kết hợp với Thánh Tâm đang bị người đời sỉ mạ, là điều êm đềm; nếu đời coi thường khinh rẻ tôi, tôi sẽ rất vui mừng đi tìm và gặp được nguồn nghị lực duy nhất nơi Thánh Tâm là nguồn mọi sự an ủi.

Tâm trí tôi phải đặc biệt lưu ý đến hai việc phải làm mỗi ngày là: rước lễ và viếng Thánh Thể mỗi chiều, chưa kể những nguyện tắt thường xuyên như tên lửa tôi cố bắn về Trái Tim Ngôi Lời như Thánh Luy vẫn làm. Tôi tự buộc mình không ngơi nghỉ cho đến khi ra không trong Thánh Tâm.

Ôi Trái Tim Chúa, con không làm sao hơn là hứa, để tỏ lòng con hôm nay cảm thấy mến Chúa, tuy nhiên con lo sợ cho các điều dốc lòng. Xin đừng để ngày kia khi đọc lại, những dòng này lại trở thành bản án cho con.

15. Kỳ tĩnh tâm này Chúa nhân từ cho tôi thấy rõ thêm về sự khốn hèn và kiêu căng của tôi. Chúa không cho tôi ý chí quyết liệt hơn để làm việc cách thiết thực và kiến hiệu hơn cho sự thánh hóa bản thân cách nghiêm chỉnh; cùng một lúc Chúa Thánh Thần, qua chức Phó tế, đã chuẩn bị cho tâm hồn tôi một sự lành thánh cao quý.

Nếu viết lại chi tiết lời dốc lòng sẽ gần như không có lợi bao nhiêu. Tất cả chỉ tựu trung trong sự nhớ Chúa trước mặt, khiêm nhường, yêu Giêsu tha thiết. “Con hãy làm như vậy và sẽ được sống” (Lc 10,28).

Tôi kết thúc kỳ tĩnh tâm dưới chân Mẹ Vô nhiễm như đã vào phòng dưới sự bảo trợ của Mẹ. Năm khải hoàn cho Mẹ và cũng là năm Thần học cuối cùng của tôi, năm thọ phong linh mục. Thật là sự trùng hợp đẹp đẽ. Nghĩ đến tâm hồn tôi đã đầy tràn niềm vui thanh nhã: Cần “biết tận dụng thời buổi hiện tại, vì chúng ta đang sống những ngày đen tối” (Ep 5,16).

Giêsu, Maria, xin giúp cho năm nay là năm quyết định, đối với con là “năm cứu rỗi”.