Ngày 23-05-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy trở thành ''Kitô hữu chính danh''
Lm Jude Siciliano OP
06:43 23/05/2014
Chúa Nhật VI PHỤC SINH A

Cv 8: 5-8, 14-17; T.vịnh 65; 1 Phêrô 3: 15-18; Gioan 14: 15-21

HÃY TRỞ THÀNH “KITÔ HỮU CHÍNH DANH”

Nào hãy bắt đầu phần suy niệm của chúng ta. Xem ra không có gì để chia sẻ về bài Tin Mừng hôm nay cả. Tuy nhiên, ngẫm nghĩ kỹ hơn, bài Tin Mừng có thể mở ra cho chúng ta vài điểm suy tư. Làm thế nào trở thành một “người hâm mộ bóng chày cuồng nhiệt” nhỉ? Có người sẽ nói rằng, “người hâm mộ cuồng nhiệt” là người đều đặn theo dõi các buổi phát sóng các trận đấu trên TV; họ cố gắng sắp xếp để đi xem những trận đấu của đội mà họ yêu thích, thậm chí họ còn mua vé cả mùa luôn. Và dù khi không đi xem được, họ cũng sẽ đội mũ, mặc áo đồng phục của đội họ hâm mộ; lúc theo dõi trận đấu, một số người còn vẽ lên mặt những màu sắc đặc trưng của đội tuyển. Một “người hâm mộ cuồng nhiệt” sẽ nhào ngay lên mạng internet hoặc các trang tin tức thể thao hằng ngày để xem tình hình đội tuyển, rồi kiểm tra kết quả đánh trúng bóng của những cầu thủ mà họ yêu thích. Có người thậm chí còn lấy tên đội tuyển đặt cho thú cưng của mình, ví dụ như: “Lại đây nào Dodger!”, “Lộn vòng đi Ranger!” Phải chăng những đặc điểm trên đây là phẩm chất đặc trưng của một “người hâm mộ cuồng nhiệt?”

Chúng ta thử áp dụng một câu hỏi tương tự cho niềm tin của chúng ta. Điều gì giúp cho một người có thể trở thành một “Kitô hữu chính danh?” Đâu là những thực hành hằng ngày họ phải tuân giữ? Họ buộc phải có hiểu biết căn bản nào? Những câu hỏi này cùng nhiều câu hỏi tương tự khác, sẽ tạo nên những chủ đề thảo luận thú vị cho một lớp thông tin hay một nhóm các thành viên mới, những người đang khởi đầu năm RCIA (nghi thức khai tâm Kitô giáo dành cho người lớn) của họ. Tất nhiên, có những tiêu chuẩn và niềm tin nền tảng mà những người Kitô hữu chúng ta buộc phải có. Tuy vậy, có một dấu hiệu phân biệt mà mỗi Kitô hữu phải có để trở thành một “Kitô hữu chính danh”, dấu hiệu đó đã được Đức Giêsu chỉ ra trong bài Tin Mừng hôm nay, đó là: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy.”

Đó là niềm tin của chúng ta, niềm tin đã được Đức Giêsu tóm kết ngắn gọn để bất kỳ ai cũng có thể sử dụng và noi theo. Thế nào là một “Kitô hữu chính danh”? Thưa rằng, đó là người yêu mến Đức Giêsu, yêu mến cách thức Đức Giêsu dạy bảo để sống trong trần thế, đồng thời sẵn sàng đem ra thực hành những gì mà Người truyền dạy.

Rất nhiều người ngưỡng mộ Đức Giêsu, nhưng họ chưa bao giờ cùng chúng ta tôn thờ Người. Chúng ta biết rõ về họ, vài người trong số đó là những người thân trong gia đình và bạn bè của chúng ta. Họ ngưỡng mộ Đức Giêsu, thậm chí còn tổ chức kỷ niệm những biến cố quan trọng trong cuộc đời của Người như lễ Giáng Sinh và lễ Phục Sinh. Tuy nhiên, ngưỡng mộ một người không có nghĩa là yêu mến người ấy và làm cho đời sống của mình phản chiếu tình yêu đó. Và việc “tuân theo” mà Đức Giêsu đòi hỏi nơi chúng ta được tóm kết thế này: đó là chúng ta tuân giữ những điều răn của Người. Từ mẫu gương và lời nói của Đức Giêsu, chúng ta biết được rằng, “những điều răn” của Người chính là những điều răn yêu thương.

Đức Giêsu không nói cách thức chúng ta cảm nhận về người khác. Làm sao Người có thể đòi buộc chúng ta “cảm thấy” yêu mến người khác? Làm sao chúng ta có thể duy trì một thứ cảm giác như thế với những người mà chúng ta không biết hoặc biết quá ít, những người không phải là người thân của mình? Với những người mà chúng ta thực sự yêu quý, luôn luôn yêu thương trong mọi hành động đã là cả một nỗ lực xuyên suốt cuộc đời. Vậy thì, làm sao chúng ta có thể có cảm xúc và thể hiện những cảm xúc đó với những người không quen biết, thậm chí là kẻ thù nữa? Giáo huấn của Đức Giêsu không chỉ đơn thuần là việc ưa thích một người nào đó. Đúng hơn, Người muốn chúng ta phải thực hiện một hành động của ý chí và thực hiện những việc có ích cho người khác. Giáo huấn của Đức Giêsu cũng không phải là việc yêu thích mọi người, bởi vì tôi không biết gì về anh, nên tôi không ưa thích anh!

Vốn chỉ là những con người bình thường với một bản danh sách trong đầu về những người mà chúng ta yêu thương, quý mến, cùng những người mà chúng ta không ưa, làm thế nào chúng ta có thể sống xứng đáng với điều răn yêu thương của Đức Giêsu? Chúng ta hoàn toàn biết câu trả lời cho câu hỏi này rồi: chỉ bởi sức mình, chúng ta không thể. Tuy nhiên, hôm nay Đức Giêsu đã hứa với chúng ta nhiều điều rằng, Người sẽ ban những ơn cần thiết để chúng ta có thể thực hiện điều đó.

Trong Tin Mừng thánh Gioan, Lễ Ngũ tuần diễn ra khi Đức Giêsu Phục Sinh thổi Thần Khí vào cộng đoàn những kẻ tin đang ẩn núp sau những cánh cửa khóa kín (20,19-23). Thánh Thần mà Đức Giêsu hứa ban sẽ lo liệu những ơn cần thiết để người môn đệ tiếp tục sứ mệnh của Đức Giêsu, cách đặc biệt là sứ vụ yêu thương trần thế như Đức Giêsu đã yêu thương. Thánh Thần sẽ đến từ Thiên Chúa nhờ lời thỉnh cầu của Đức Giêsu (“Thầy sẽ xin Chúa Cha”) và Người sẽ thay thế Đức Giêsu như một “Đấng Bào Chữa khác.” Đấng Bào Chữa này, Đấng thay thế cho Đức Giêsu, sẽ làm những gì mà Đức Giêsu đã làm cho các môn đệ, Người sẽ là bạn đồng hành, an ủi và trợ giúp họ. Đức Giêsu sẽ sớm ra đi, nhưng Thánh Thần mà Người gởi đến sẽ không bao giờ rời bỏ chúng ta, bởi lẽ: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi”.

Thánh Gioan không phân định rạch ròi sự khác biệt giữa giáng lâm của Thánh Thần với quang lâm lần thứ hai của Đức Kitô. Điều rõ ràng ở đây là Đức Giêsu đã ban Thánh Thần cho chúng ta. Vì thế, Thánh Thần ở cùng chúng ta, và Đức Giêsu cũng vậy, và sau đó, Người sẽ nói cho chúng ta biết, chính Người và Chúa Cha sẽ đến và ngự trong tâm hồn những ai yêu mến Người (c.23).

Khi bước vào một ngôi nhà cảm thấy vắng vẻ, chúng ta có thể kêu lên rằng: “Có ai ở nhà không?” Thỉnh thoảng chúng ta cảm thấy rất cô đơn trong một ngôi nhà rộng lớn và trống rỗng, nhất là khi trải qua một giai đoạn khó khăn. Trong sự tuyệt vọng và thiếu thốn đó, chúng ta có thể sẽ gào lên rằng: “Có ai ở đây với tôi không?” Theo lời hứa của Đức Giêsu hôm nay, nếu chúng ta biết chăm chú lắng nghe, chúng ta có thể nghe được tiếng của Chúa Cha và Người Con cùng Thánh Thần đáp lại: “Đừng sợ, chúng ta đang ở đây với con.”

Chúa Nhật trước, chúng ta đã được nghe lời than phiền của “các tín hữu Do Thái theo văn hoá Hy Lạp” (những người Do Thái nói tiếng Hy Lạp) rằng, các bà goá của họ bị “các tín hữu Do Thái bản xứ” (những người Do Thái nói tiếng Aram) bỏ quên trong việc phân phát lương thực hằng ngày. Nhóm Mười Hai đã yêu cầu cộng đoàn chọn ra bảy người có tiếng tốt để thi hành bổn phận phân phát lương thực.

Hôm nay, ông Philipphê, một trong bảy người “có tiếng tốt” đã được chọn ấy, là một mẫu gương của thánh Luca về cách thức mà thông điệp của Đức Kitô được nhanh chóng lan truyền ra khỏi miền Giuđê tới tận miền Samari, nơi người Do Thái xem là vùng đất của lạc giáo. Đức Giêsu đã hứa rằng, chính Người cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần sẽ cư ngụ trong cộng đoàn các tín hữu. Nhưng những môn đệ khác đã không có mặt sau những cánh cửa đóng kín, an toàn và thoải mái ấy. Thay vào đó, sau cuộc tử đạo của ông Stêphanô, Giáo Hội đã phải trải qua “cơn bách hại dữ dội” (Cv 8,11) và đã bị tản mác khắp nơi. Ông Philipphê, một trong những người bị trục xuất khỏi thành Giêrusalem, đã đi tới Samari và rao giảng Tin Mừng cho dân cư ở đó. Ngày nay, chúng ta đều biết đến sự thành công của ông. Bởi lẽ, “trong thành, người ta rất vui mừng.” Ông Philipphê là một chứng nhân cho lời hứa của Đức Giêsu:“Thầy sẽ không để anh em mồ côi, Thầy đến cùng anh em.” Đó là kinh nghiệm những nhà giảng thuyết tiên khởi có được; họ không cậy dựa sức mình khi đi rao giảng ở những vùng đất xa lạ.

Vì được toàn thể cộng đoàn Kitô hữu Do Thái đáp lại, nên những lời rao giảng của ông Philipphê như là một dấu chỉ cho thấy họ là những “Kitô hữu chính danh.” Họ yêu mến Đức Giêsu và giữ các điều răn của Người là yêu thương tha nhân, khi gác sang một bên sự chia rẽ và đối đầu kéo dài suốt bao thế hệ, vốn đã chia cắt người Do Thái và người Samari. Ông Philipphê đích thực là người rao giảng Tin Mừng. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở chúng ta rằng, mỗi người Kitô hữu được rửa tội phải là một người rao giảng Tin Mừng trong chính các tác vụ của mình.

“Mỗi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn phải nhận ra con đường mà Chúa chỉ dẫn, nhưng tất cả chúng ta phải vâng theo tiếng gọi của Người là ra đi từ vùng đất tiện nghi của mình để đến với mọi người ở những vùng ‘ngoại vi’ đang cần ánh sáng Tin Mừng.” (Niềm vui của Tin Mừng, số 20).

Hôm nay, thánh Phêrô trao cho chúng ta, những người rao giảng Tin Mừng, lệnh truyền lên đường rằng: “Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em. Nhưng phải trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng...”

Chuyển ngữ : Anh Em HV Đaminh Gò-Vấp


6th SUNDAY OF EASTER (A) -
Acts 8: 5-8, 14-17; Psalm 66; 1 Peter 3: 15-18; John 14: 15-21

Let’s start our reflection with a question that has nothing to do with today’s gospel – although, on second look, it might open up some reflection. What does it take to be a "real baseball fan?" Some would say a "real fan" regularly watches tv broadcasts of the games; they try to attend their team’s games as often as possible, maybe they even have season tickets. Even when they are not at the games they wear their team’s jersey and cap; at the games, some go as far as painting their faces in the team’s colors. A "real fan" rushes to the internet, or daily sports pages, to see how their team did the day before and to check the batting averages of their favorite players. Some even name their pets after their team. "Come here Dodger!" "Here Ranger!" Would the above qualify as the marks of a "real fan?"

Let’s apply that opening question to our faith. What would qualify a person as a "real Christian?" What daily practices would they have to observe? What basic knowledge must they have? These questions, and others like them, would make interesting discussion topics for an information class or a gathering of new members beginning their RCIA year. Of course, there are basic criteria and beliefs we Christians must have. But there is one hallmark that each Christian must have to be a "real Christian" and Jesus names it for us in today’s gospel. "If you love me, you will keep my commandments."

There is our faith neatly summarized by Jesus so that anyone can use it and be guided by it. What’s a "real Christian?" It’s someone who loves Jesus and how he taught us to live in the world and we are willing to put what he taught us into practice.

Jesus is admired by many people who never come and join us for worship. We know them well, some are ourfamily members and friends. They admire Jesus, even celebrate the major events of his life on Christmas and Easter. But admiring someone is not the same as loving them and adapting our lives to reflect that love. And the "adaption" Jesus asks of us is total: that we keep his commandments. From his example and words we have come to know that his "commandments" are commandments of love.

Jesus isn’t speaking about how we feel towards others. How could he command us to "feel" love for another? How could we maintain such a feeling for those we barely know; people not in our family? It’s a life time effort to act lovingly towards those we do feel love for, so how could we possibly have and convey those feelings toward others who are strangers? Even enemies? Jesus’ teaching is not merely about liking a person. Rather, he wants us to make an act of our will and do what is for another’s good. It’s not about liking everyone because, I don’t know about you, I don’t!

How can we mere humans, who have a mental list of those we love, those we like, and those we dislike, ever live up to Jesus’ commandment of love? We already know the answer to that: on our own, we can’t. But Jesus makes some promises to us today that make what he asks of us possible.

In John’s gospel Pentecost occurs when the resurrected Jesus breathes the Holy Spirit into the community of believers locked away behind closed doors (20: 19-23). The Spirit Jesus promises and gives will provide the powers the disciples need to continue Jesus’ ministry, particularly the mission to love the world as Jesus loved it. The Spirit will come from God at Jesus’ request ("I will ask the Father") and will replace him as "another Advocate." This Advocate, Jesus’ "alter ego," will do what Jesus did for his disciples – be their companion, comfort and help them. Jesus is soon to depart, but the Spirit he sends back will never leave us on our own, "I will not leave you orphans."

John doesn’t make too definitive a distinction between the coming of theSpirit and Christ’s second coming. What is clear is that Jesus has given us the Spirit. So, the Spirit is with us – and Jesus is with us – and later, he tells us that he and the Father will come and make a dwelling place with those who love him (v. 23).

We enter a house that seems empty and we call out, "Is anyone at home?" Sometimes, especially when we are going through a hard time, we can feel very alone in a big, empty house. In desperation and need we might call out, "Is anyone at home here with me?" According to what Jesus promises today, if we listen carefully we might hear the Father and the Son and the Spirit respond, "Don’t be afraid, we are at home with you."

Last Sunday we heard the complaint by the "Hellenists" (the Greek-speaking Jews) that their widows were being neglected by the "Hebrews" (the Aramaic-speaking Jews) in the daily distribution of food. The Twelve asked the community to choose seven good men for the task of distributing the food.

Today, Philip, one of the seven "good men" chosen, is a Lucan example of how the Christian message rapidly spread beyond Judea into Samaria – considered by the Jews as a place habited by heretics. Jesus promised he, the Father and the Spirit would dwell in the community of believers. But those disciples were not to stay behind closed doors, safe and comfortable. Instead, after Stephen’s martyrdom, the Church experienced a "great persecution" (Acts 8:11) and was dispersed. Philip, one of those driven out of Jerusalem, went to Samaria and there preached the gospel. Today we hear how successful he was. "There was great joy in that city." Philip is a witness to the fulfillment of Jesus’ promise. "I will not leave you orphans, I will come to you and will be with you." That was the experience those earliest preachers had; they were not on their own as they went preaching in strange lands.

Philip’s preaching, followed by the whole Jewish-Christian community’s responses, was a sign they were "real Christians." They loved Jesus and kept his commandments to love others when they put aside the historical separation and hostility that once separated Jews and Samaritans. Philip was an evangelist. Pope Francis has reminded us that each baptized Christian is to be an evangelist in our own settings.

"Each Christian and every community must discern the path that the Lord points out, but all of us are asked to obey his call to go from our own comfort zone in order to reach all the ‘peripheries’ in need of the light of the Gospel." ["The Joy of the Gospel," #20.]

Today St. Peter gives us evangelists our marching orders, "Always be ready to give an explanation to anyone who asks you for a reason for your hope, but do it with gentleness and reverence...."
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những điều đáng lưu ý trong chuyến đi ngày mai của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
23:45 23/05/2014
Một ngày trước khi Đức Phanxicô đặt chân lên Đất Thánh, Daniel Burke của CNN trình bày “Năm Điều Nên Biết” về chuyến đi của ngài.

1. Lịch Trình của Đức Giáo Hoàng khiến Rick Steves bị coi là lười lĩnh

Đức Phanxicô sẽ thăm 3 thành phố, bắt tay hàng chục nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị, cử hành 3 thánh Lễ Công Giáo và đọc 13 bài diễn văn, tất cả trong vòng chưa đầy 36 tiếng đồng hồ.

Tại Giócđăng, Đức GH sẽ hội kiến với Vua Hussein, thăm các người tị nạn Iraq và Syria, cử hành Thánh Lễ và viếng Sông Giócđăng, nơi Kitô hữu tin Chúa Giêsu đã chịu phép rửa.

Tại Bêlem, ngài sẽ hội kiến với Chủ Tịch Thẩm Quyền Palestine, cử hành Thánh Lễ tại Công Trường Máng Cỏ, ăn trưa với các gia đình Palestine, tiếp các trẻ em từ các trại tị nạn Palestine và viếng nơi Chúa Giêsu sinh ra.

Tại Giêrusalem, Đức GH sẽ gặp gỡ đại giáo sĩ Hồi Giáo và các Trưởng Giáo Sĩ Do Thái của thành phố, viếng Bức Tường Than KHóc và Viện Yad Vashem (đài kỷ niệm Nạn Diệt Chủng), đặt vòng hoa trên mộ người sáng lập Phong Trào Duy Xion hiện đại, và ký tuyên bố chung với vị đứng đầu các Kitô hữu Chính Thống Đông Phương.

Ngài cũng sẽ hội kiến với Thủ Tướng và Tổng Thống Do Thái, nói chuhyện với các chủng sinh Công Giáo và cử hành Thánh Lễ tại địa điểm Bữa Tiệc Ly.
Cha Rossica nhận định “tôi rất ngạc nhiên trước những gì các ngài cố gắng thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn ngủi như thế”.

2. Đức Giáo Hoàng cho hay chuyến đi có tính tôn giáo, chứ không chính trị

Đức Phnxicô nêu các lý do đứng đàng sau chuyến đi Đất Thánh của ngài là “hoàn toàn tôn giáo”. Trước đó, ngài còn mô tả nó như một “chuyến hành hương để cầu nguyện”.

Có lẽ vị giáo hoàng nổi danh muốn giảm bớt niềm hoài mong của người ta cho rằng chuyến đi của ngài có thể giải quyết được các vấn đề chính trị hóc búa hiện nay. Nhưng các chức sắc tôn giáo quả quyết rằng chuyến đi này quả có gốc rễ tôn giáo.

Lúc ngài đăng quang năm 2013, Thượng Phụ Đại Kết Barthôlômêô, nhà lãnh đạo tinh thần của khoảng 300 triệu Kitô hữu Chính Thống khắp thế giới, có mời Đức Phanxicô tới Giêrusalem để đánh dấu 50 năm cuộc gặp gỡ lịch sử giữa hai vị tiền nhiệm của các ngài.

Cha Alexander Karloutsos, một linh mục Chính Thống Đông Phương và là người góp phần tổ chức một phần của chuyến đi này, cho hay: “hiện khó có thể hiểu được cuộc gặp gỡ lần này sẽ tạo ra bước đột phá nào”.

Linh mục Karloutsos nói rằng: vào lúc này, các Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Đông Phương, tức hai cộng đồng Kitô Giáo lớn nhất thế giới, không thuận hảo với nhau. Các cuộc hôn nhân cử hành trong Giáo Hội này không được Giáo Hội kia nhìn nhận.

Vào Chúa Nhật tới, Đức Phanxicô và Đức Barthôlômêô sẽ ký tuyên bố hỗn hợp đưa ra các nguyên tắc chung và con đường có tiềm năng đưa tới sự hợp nhất lớn hơn. Linh mục Karloutsos nói rằng: “Những con người này không ký kết một cách đùa bỡn. Đây sẽ là một văn kiện có chất lượng”.

Theo Cha Karloutsos, Đức Phanxicô và Đức Barthôlômêô cũng sẽ cử hành một buổi cầu nguyện chung tại Nhà Thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem vào hôm Chúa Nhật, lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo Công Giáo và Chính Thống Đông Phương làm việc này sau 50 năm.

3. ‘Giáo Hoàng của Dân’ sẽ làm ngạc nhiên một lần nữa

Ngài từng cử hành nhiều Thánh Lễ cho các di dân bị chìm tầu trên đường tới Âu Châu, từng thăm những khu nghèo nàn nhất của Ba Tây và tiếp đón những người đàn ông vô gia cư ở Rôma dự tiệc sinh nhật của ngài.

Tại Đất Thánh, Đức GH Phanxicô, một lần nữa, sẽ khiến thế giới chú ý tới người nghèo và người bị chà đạp và đã nhất định từ khước không du hành trong xe bọc thép như phần đông các nhà lãnh đạo ở Trung Đông quen làm.

Tại Giócđăng, nơi khoảng 600,000 người Syria đã trốn tới kể từ khi khởi đầu cuộc nội chiến vào năm 2011, Đức GH sẽ gặp các người tị nạn và những người khuyết tật trước khi đọc diễn văn tại một nhà thờ ờ Bêtani.

Tại West Bank, ngài sẽ chào đón các trẻ em đến từ một số trại tị nạn Palestine. TGM người Palestine là Atallah Hanna, thuộc Chính Thống Giáo Đông Phương, cho hay: ngài hy vọng Đức GH Phanxicô sẽ “thấy nỗi thống khổ của dân tộc Palestine”. Ngài cho biết thêm: “Chúng tôi vốn bị thiếu đại diện và chẳng may bị một số người coi là phạm nhân và khủng bố và dân chúng tôi thực sự chỉ muốn máu, sát nhân và bạo động… Tôi hy vọng họ sẽ thấy rằng chúng tôi là một dân tộc văn minh, chuộng hòa bình và có giáo dục chỉ muốn mưu cầu tự do và một tương lai tốt đẹp hơn”.

John Esposito, một chuyên viên về liên hệ Kitô Giáo - Hồi Giáo tại ĐH Georgetown, nói rằng cuộc gặp gỡ các Kitô Hữu của Đức GH tại Bêlem có thể sẽ mở mắt được nhiều người. Ông bảo: “nó sẽ làm nổi sự kiện này: đây không phải chỉ là cuộc tranh chấp Hồi Giáo – Do Thái Giáo”

4. Người Do Thái bảo thủ lo lắng

Mấy tuần trước khi Đức GH tới Israel, nhiều hàng chữ nguệch ngoạc đã được phun sơn lên một số cơ sở Công Giáo tại Giêrusalem với những lời phạm thánh như gọi Chúa Giêsu là “rác rưởi” và kêu gọi sát hại người Ả Rập và Kitô Giáo.

Những người chính thống cực hữu Do Thái dự tính sẽ biểu tình bên ngoài địa điểm của Phòng Tiệc Ly vì đây cũng được coi là nơi có mộ Vua Đavít. Họ cho rằng các Kitô hữu không nên tổ chức các buổi nghi thức quá gần nơi thánh của Do Thái đến thế, như Đức GH Phanxicô dự tính làm vào hôm Chúa Nhật tới. Họ còn sợ rằng Israel sẽ trao Phòng Tiệc Ly cho Vatican nhân dịp Đức Phanxicô thăm viếng Do Thái.

Vào hôm thứ Tư vừa qua, cảnh sát Do Thái đã có lệnh hạn chế một số nhà tranh đấu cánh hữu của Do Thái, buộc họ phải tránh xa Đức Giáo Hoàng trong cuộc viếng thăm của ngài.

Giáo sĩ David Rosen, giám đốc quốc tế phụ trách các vấn đề liên tôn của Nghị Hội Do Thái Mỹ, cho CNN hay: những người gây rối chỉ là những người bên lề “không đáng để người ta phải chú ý. Đại đa số dân chúng Do Thái mong được Đức GH tới viếng thăm”.

Vị giáo sĩ này cho hay ông hơi buồn là Đức Phanxicô không tổ chức một nghi thức liên tôn với người Hồi Giáo và Do Thái Giáo tại Giêrusalem như Đức Bênêđíctô làm năm 2009. “Bản thân tôi thất vọng khi thấy lịch trình của ngài không nắm lấy dịp này để chứng tỏ bằng hành động chứ không chỉ bằng lời khả thể đem được người Kitô Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo lại với nhau”

Vatican thì cho rằng vì Đức GH tông du với Giáo Sĩ Skorka và Giáo Trưởng Abboud, nên yếu tính cuộc du hành đã là một biến cố liên tôn rồi.

5. Người Hồi Giáo coi Đức Phanxicô như một thay đổi đáng hoan nghênh

Theo Esposito của ĐH Georgetown, người đang tới Giócđăng để hội kiến với Đức Phanxicô hôm Chúa Nhật, Đức Bênêđíctô XVI không có được mối liên hệ tốt đẹp với người Hồi Giáo. Vì trong một bài diễn văn năm 2008, ngài đã trích dẫn một nhận xét có tính chống lại họ do một vị hoàng đế Kitô Giáo phát biểu ở thế kỷ 14, dẫn tới nhiều cuộc biểu tình phản đối.

Đức Bênêđíctô đã xin lỗi, nhưng sau đó, lại rửa tội cho một nhà báo nổi tiếng theo Hồi Giáo từ lúc mới sinh, một việc bị một số nhà lãnh đạo Hồi Giáo coi là khiêu khích không cần thiết.

Trái lại, một trong những biện pháp liên tôn đầu tiên của Đức Phanxicô là rửa chân cho hai người Hồi Giáo vào Thứ Năm Tuần Thánh năm 2013, một động thái được cả thế giới Hồi Giáo chú ý. Esposito cho rằng “Những gì các vị giáo hoàng làm đều có tính hết sức biểu tượng như người ta nói và người Hồi Giáo đã tỏ ra có ấn tượng tốt đối với Đức Phanxicô”.

Đức GH cũng kêu gọi các nước Tây Phương tìm ra giải pháp hòa bình cho cuộc nội chiến Syria, hơn là sử dụng vũ lực.

Trong chuyến viếng thăm Đất Thánh, người ta tin Đức Phanxicô sẽ kêu gọi cho một nhà nước Palestine, một điều vốn là chính sách của Vatican từ trước đến nay, nhưng chắc chắn không làm vui lòng Israel.

Thế lưỡng nan không thể làm vui lòng cả hai cho thấy việc lèo lái Đất Thánh khó khăn ra sao đối với bất cứ nhà lãnh đạo thế giới nào dù là người có nhiều đặc sủng và năng khiếu chính trị như Đức Phanxicô.

Đem cả một giáo sĩ Do Thái và một giáo sĩ Hồi Giáo đi theo có thể tránh cho Đức Phanxicô nhiều chỉ trích, nhưng tựu chung, mọi con mắt đều đổ dồn về con người mặc áo trắng này.

Không vừa lòng mọi người

Tờ The Economist cũng cho rằng mục tiêu thăm Đất Thánh của Đức Phanxicô chủ yếu là tôn giáo, là đại kết, nhằm cổ vũ hợp nhất Kitô Giáo, một mục tiêu không dễ dàng. Các Kitô hữu Chính Thống bảo thủ luôn canh chừng xem vị Thượng Phụ của họ có “thỏa hiệp” quá đáng các nguyên tắc thần học vốn chia rẽ họ với Tây Phương năm 1054 hay không.

Tuy nhiên, cuộc viếng thăm này có nhiều vang dội khác. Liên hệ ngoại giao với Israel chỉ mới chính thức được thiết lập hơn 20 năm qua và hiện còn rất nhiều vấn đề giữa đôi bên chưa được giải quyết. Trong khi ấy, người Palestine sẽ nhân dịp này làm nổi bật các thực tế của cuộc sống trên các lãnh thổ bị Israel chiếm đóng. Giai đoạn đầu của chuyến viếng thăm, Đức Phanxicô sẽ gặp họ và chắc chắn sẽ lặp lại việc Vatican ủng hộ giải pháp hai quốc gia trong vùng.

Thành thử bất kể Đức GH nói gì và làm gì, ngài không thể làm vui lòng mọi người, dù ngài đầy lôi cuốn và nhiều đặc sủng.

Nguyên trạng và áp đặt của Do Thái

Theo tin Zenit ngày 23 tháng 5, cha Rosica, một trong các phát ngôn viên của Tòa Thánh, cho biết hai điều đáng lưu ý trong chuyến viếng thăm Đất Thánh của Đức Phanxicô:

1) Nguyên trạng: Trong cuộc viếng thăm Đất Thánh, Đức Phanxicô sẽ có buổi cầu nguyện chung tại Mộ Thánh với đại diện các Giáo Hội hiện có trách nhiệm chia nhau trông coi nơi đây. Mối liên hệ giữa các Giáo Hội này được duy trì dựa trên một sắp xếp gọi là “nguyên trạng” (status quo).

Sắp xếp trên áp dụng cho bốn đền thánh được các Giáo Hội Kitô Giáo chia sẻ tại Đất Thánh và do sắc lệnh của Hoàng Đế Thổ (Ottoman) ban hành năm 1852. Sắc lệnh này “truyền rằng: các đền thờ này phải tiếp tục ở trong tình trạng hiện nay và các cộng đồng Kitô Giáo không được đưa ra bất cứ thay đổi nào, cả chính phủ cũng vậy”.

Nghi thức đại kết sẽ diễn ra vào Chúa Nhật là một ngoại lệ đối với sắp xếp này. Có được nó là nhờ có sự thoả hiệp giữa các cộng đoàn Kitô giáo với nhau.

2) Khía cạnh ngoại giao: Các liên hệ ngoại giao mà Đức Giáo Hoàng hiện có với các quốc trưởng Giócđăng, Palestine và Do Thái trong tình thế hiện nay vẫn tiếp tục như là các liên hệ ngoại giao trước đây. Điểm khác biệt là lần này, Nhà Nước Do Thái đặt điều kiện thiết yếu và đã yêu cầu đưa vào các khía cạnh và nghi thức ngoại giao mới.

Ngoài việc Đức GH viếng Bức Tường Than Khóc, tòa đại giáo trưởng và viện Yad Vashem như trước đây ra, Đức Phanxicô còn được yêu cầu đặt vòng hoa trên mộ phần của Theodore Herzl, cha đẻ của chủ nghĩa Duy Xion hiện đại, và hai cuộc viếng thăm chính thức Tổng Thống và Thủ Tướng Do Thái.
 
Top Stories
Vietnam: Après les manifestations de la semaine dernière, les catholiques vietnamiens sont appelés à la non-violence
Eglises d'Asie
17:30 23/05/2014
Dans leur lettre du 10 mai dernier appelant les fidèles à édifier la paix et à défendre leur patrie, les évêques vietnamiens avaient proposé aux catholiques de faire du 22 mai, une journée consacrée à la prière pour leur patrie en danger et à la pénitence pour les victimes de l’actuel conflit. Entre-temps, les surprenantes violences qui ont marqué les manifestations ouvrières du 13 mai et des jours suivants dans la région industrielle de Binh Duong, au sud du pays, et du Ha Tinh, au centre, ont scandalisé et attristé beaucoup de catholiques, qui soupçonnent des « manipulations extérieures » à l’origine de ces excès. En tout cas, c’est avec une ferme volonté de ne plus les voir se reproduire que les diocèses ont envoyé aux catholiques leur invitation à la prière et au sacrifice pour la journée du 22 mai.

A Saigon, la lettre envoyée par l’archevêché insiste particulièrement sur ce point. On y lit : « Nous vous prions, frères et sœurs, d’exprimer votre patriotisme dans la dignité, d’une manière pacifique et sans violence, conformément à l’appel de la Conférence épiscopale du Vietnam. Il est nécessaire que vous vous absteniez de toute action provocatrice et agressive, de toute incitation à la guerre ainsi que de tout ce qui pourrait porter atteinte à la dignité humaine, troubler la sécurité et l’ordre social et détériorer l’image des Vietnamiens et de leur pays. » On retrouve les mêmes consigne de non-violence et de comportement pacifique dans une lettre envoyée le 15 mai par l’évêque de Xuân Lôc, concernant la journée du 22 mai.

Au cours de cette journée, des messes, des réunions de prière, de salut du Saint-Sacrement ont rassemblé de nombreux fidèles dans églises. Les catholiques ont suivi les consignes de pénitence en faveur de toutes les victimes de ce conflit déjà ancien, des militaires, des pêcheurs notamment.

Les origines des violences ayant entaché les manifestations ouvrières du 13 mai et des jours suivants dans la région industrielle de Binh Duong et la province du Ha Tinh sont toujours obscures. Selon le ministère de la Sécurité publique, des poursuites ont été engagées contre 300 individus dans trois régions différentes, pour vol et destruction de biens d’autrui ainsi que pour troubles à l’ordre public. Ils devraient être rapidement et sévèrement jugés, ont promis les autorités. Par ailleurs, au cours d’une conférence de presse, un officier supérieur de la Sécurité a attribué la responsabilité des violences à « de mauvais éléments qui ont profité de la situation pour causer le trouble » sans donner plus d’indications sur leur identité ni sur le caractère spontané ou commandité de leur intervention.

Les blogs et les sites indépendants vietnamiens ont avancé de nombreuses hypothèses diverses et parfois contradictoires pour dissiper le mystère qui pèse sur les violences du 13 mai et des jours suivants, qui ont fait quatre morts, une centaine de blessés ainsi que d’importants dégâts matériels. La plupart du temps, la responsabilité en est attribuée aux manipulations de groupes reliés au Parti communiste vietnamien. Cependant, la version en ligne du South China Morning Post, publié à Hongkong, le 22 mai 2014, rapporte, entre autres explications, que les violences auraient pu être orchestrées par un groupe prochinois. Cette atmosphère lourde de soupçons explique les directives données aux catholiques par leur hiérarchie. (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 23 mai 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phỏng vấn Lm. Giuse Hoàng Văn Quảng SJ - Nhân Dịp Kỷ Niệm 400 năm Dòng Tên đến Việt Nam
Vietcatholic Adelaide
00:39 23/05/2014
Phỏng vấn Lm. Giuse Hoàng Văn Quảng SJ. Giám đốc văn phòng phát triển tỉnh Dòng Tên Việt Nam, nhân dịp kỷ niệm 400 năm Dòng Tên đến Việt Nam truyền giáo
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Linh đạo hôn phối theo thánh GH Gioan Phaolô II :Hạnh Phúc Hôn Nhân
AC. Phạm Hòa Hiệp
15:41 23/05/2014
LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ

LTS- « LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II » là tác phẩm thứ 32 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris vừa soạn để « Kỷ niệm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tuyên phong Hiển Thánh, 27.04.2014 » và để « Kỷ niệm 20 năm sinh hoạt của Ban Mục Vụ Gia Đình, 1995-2015 ». Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu tác phẩm này với quí độc giả.

Xin Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban phúc lành cho những người góp phần thực hiện tác phẩm này, cũng như cho quí độc giả thân thương. Tất cả để vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa các gia đình.

Bài được phổ biến :

1. LỜI MỞ, ngày 17.04.2014

2. Thần học Thân xác và Linh đạo Hôn phối của Lm Mai Đức Vinh, ngày 24.04.2014

3. Hôn nhân trong ánh sáng Hôn lễ của Đức Kytô và Giáo Hội, của Lm Mai Đức Vinh, ngày 01.05.2014

4. Duyên lành và thánh thiện của cặp vợ chồng của Ptvv Phạm Bá Nha, ngày 08.05.2014.

5. Để Hôn nhân trở nên một ơn gọi của C. Micheline Kim Chi, ngày 15.05.2014.

6. Hôm nay, ngày 22.05.2014, xin giới thiệu bài 6 «Hạnh phúc hôn nhân » của AC Phạm Hòa Hiệp.


HẠNH PHÚC HÔN NHÂN


"Thông điệp "Đời sống con người" giúp chúng ta phác họa một linh đạo cho đời sống vợ chồng. Sự tương giao hôn nhân hòa thuận được hình thành trong hợp-thức phàm trần và siêu nhiên. Sự tương giao hòa thuận này hàm nghĩa rằng đôi vợ chồng cùng đặt mình trong sự tỏ bày trung thực của thân xác." (Trần thuyết trong triều yết ngày 21-11-1984 – Thánh giáo hoàng Gioan-Phaolô 2)

1. 'Ai sẽ chỉ cho ta thấy hạnh phúc? Lạy Chúa, xin ban cho chúng con nhiều hoan lạc, hơn khi thiên hạ được mùa, lúa rượu đầy dư...’ (Tv 4,7-8)

Con người ước vọng hạnh phúc. Từ thuở con người được sinh ra trong vũ trụ, qua mọi thời miên man khắc khoải kiếm tìm, ước vọng này đã gợi lên nhiều trọng đề nghị luận khả dĩ triển khai thích đáng sự hiểu biết về con người và về hạnh phúc. Con người trong tương quan với Trời? với vũ trụ vạn vật? con người với chính mình và với tha nhân?... Cũng trĩu nặng những ưu tư ấy, hạnh phúc tròn đầy trong cuộc sống lứa đôi, tương quan vợ chồng, một tương quan giao tiếp nam nữ có những nét chấm phá riêng chứa đựng những chiều kích vô cùng nhiệm lạ "người với ta tuy hai mà một"... Thật vậy, một cách lạ lùng, trong đời có những người tự nhiên mình khó nói chuyện, hoặc có những người tự dưng mình cảm thấy không hợp và có những người không tài nào mình có thể đi đến một sự thông cảm giao hòa... Thế nhưng, giữa lòng nhân loại đông như sao trời cát biển, khi có một đôi bạn nam nữ tự do đón nhận nhau trong lòng mến chân thành ươm hạt một tình yêu thủy chung như nhất, phải nói đó là một hiện tượng huyền nhiệm của tình yêu đôi lứa "tình cho nhau môi ấm, một lần là trăm năm"... Yêu là gì? tình yêu từ đâu xuất hiện vào đời đôi bạn tình nhân? Một ngọn nguồn tình yêu, có hay không? là hiện thực hay chỉ là mộng mơ?

Đây giây phút lương duyên đầy thi vị

Đẹp như trời tinh khiết buổi thái sơ

Đây giao hòa, cõi thực giữa cõi mơ

Xin thành kính dâng lên Nguồn Chí Ái...

(Nhiệm lạ - Linh mục thi sĩ CUNG CHI)

Trong ánh đuốc truy tìm hạnh phúc... Những suy nghĩ nào, những chọn lựa nào...

"Trai khôn tìm vợ chợ đông, gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân"... Tiến đến hôn nhân, ai cũng mong được người bạn đường ý hợp tâm đầu, không hay cãi vã gây bất thuận bất hòa, đó là căn bản cho hạnh phúc gia đình. Theo kinh nghiệm dân gian thì các tuổi sau đây hợp nhau (các bộ tam hợp): THÂN-TÝ-THÌN; DẦN-NGỌ-TUẤT; HỢI-MÃO-MÙI; TỴ-DẬU-SỬU. Các tuổi khắc nhau (các bộ tứ xung) là: DẦN-THÂN-TỴ-HỢI; THÌN-TUẤT-SỬU-MÙI; TÝ-NGỌ-MÃO-DẬU. Nếu không hợp (nằm trong bộ tam), thì cũng đừng xung (nằm trong bộ tứ)!

Tin Mừng của Chúa Kitô lại gợi lên một sinh hoạt vợ cHồng Yêu thương trong sự nối kết khắng khít THIÊN-NHÂN-ĐỊA: Yêu thương giữa vợ chồng, từ bi bác ái giữa vợ chồng, ý hợp tâm đầu giữa vợ chồng... sự sinh hoạt trần gian đầm ấm hạnh phúc vợ chồng, ấy là do sự kết hiệp tình yêu vợ chồng trong Thiên Chúa, hướng về Thiên Chúa, không xa cách hay cắt đứt với Người.

Đường tương lai trước mặt đang rộng trải

Chúng con đi mang âu yếm trong lòng

Tay nắm tay tính chuyện tát bể Đông

Xin được lãnh ơn Thiên Linh cao cả...

(Nhiệm lạ - Linh mục thi sĩ CUNG CHI)

Khoa học về con người, cách riêng về đời sống tâm linh của con người cho thấy rằng khuynh hướng tìm đạt hạnh phúc nơi con người đối chiếu tương ứng với những điều mặc khải của Thiên Chúa trong Tin Mừng Chúa Kitô mang đến cho con người. Nói khác, người ta cảm nhận rằng mặc khải của Thiên Chúa có thể làm thỏa mãn những ước vọng của con người nơi tâm hồn, có thể lấp đầy những đòi hỏi cùng tận của lòng con người. Xét về bản tính tinh thần, nơi con người có sự ước ao đạt đến sự thật tuyệt đối, sự lành tuyệt đối, hạnh phúc tuyệt hảo... và những khát vọng ấy diễn tả trong mỗi hành động tự do và hiểu biết của con người. Tín thư mặc khải tình yêu tinh tuyền trọn hảo theo mời gọi của Thiên-Chúa-Tình-Yêu luôn vang động vào tận cùng sâu thẳm tương quan vợ chồng cả hồn cả xác.

2. Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi... (St 2,23). Từ khởi nguyên tạo thành: Là nam là nữ Người đã dựng nên chúng. Bởi thế mà đàn ông sẽ bỏ cả cha mẹ mình, và cả hai, chúng sẽ nên một thân xác (Mc 10,6). Vậy điều Thiên Chúa đã phối hợp thì người ta chớ có phân ly (Mc 10,9).

"Đâu có tình yêu thương ở đấy có Đức Chúa Trời, đâu có lòng từ bi, ở đấy có ân sủng Người, đâu có lòng bác ái, thì Chúa chúc lành khôn nguôi, đâu ý hợp tâm đầu, ở đấy chứa chan niềm vui..." (thánh ca Đâu có tình yêu thương - Vinh Hạnh)

"Đạo vợ chồng tình sâu nghĩa ái "(Gia huấn ca - Nguyễn Trãi)

Không phải là không biết đến những lời kinh thánh, những lời khuyên dạy của đạo lý thánh hiền, trải nghiệm đời sống vợ chồng, có lẽ là đại đa số nếu không muốn khẳng định là hầu hết mọi người, đều cùng nhận thức rằng những bức tranh của cuộc sống lứa đôi không luôn luôn chỉ toàn là những bức tranh tươi đẹp hừng sáng mầu hồng. Những cuộc tình đôi lứa có thể có đầy đủ những hỷ nộ ái ố tham sân si, đầy đủ những đen tối phũ phàng của vị kỷ, so bì, tị nạnh, ghen tuông, hờn oán, bạo hành, phân ly, dối gạt, bất trung, thù hận.... khả dĩ đẩy đưa đến mọi hình thái của thảm cảnh, của địa ngục trần gian.

Từng lời nói, từng cử chỉ, tấc dạ

Từng tia nhìn, từng khóe mắt, nụ cười

Cả những lúc thinh lặng đến rợn người

Xin biến hóa thành tình ca muôn điệu

Gặp những phút lỡ lầm đến khó hiểu

Những vụng về, sơ xuất, trái ý nhau

Những nghi ngờ, thoi thóp trái tim đau

Xin giữ trọn sắt son niềm chung thủy...

(Nhiệm lạ - Linh mục thi sĩ CUNG CHI)

Trong thời đầu của cuộc tình yêu nhau, vợ chồng tung tăng tay trong tay, nồng nàn chung lưng đấu cật... nhất nhất công kia việc nọ cùng nhau hoàn thành trôi chảy một cách tự nhiên trong phấn chấn yêu thương thắm thiết... đúng là "thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn", hầu như không cần phải vạch rõ đâu là bổn phận vợ, đâu là bổn phận chồng... Nhưng nếu bổn phận là một qui định mang tính câu thúc bó buộc, trong thực tế phức tạp của đời sống lứa đôi, quan điểm vợ chồng phải có những bổn phận đối với nhau trước sau đều được cả đôi vợ chồng cùng khẳng định và chấp hành.

Có một sưu tập vào khoảng năm 1714 tổng kết tới khoảng 56 trường hợp đặt vấn đề "bãi trừ bổn phận vợ chồng", theo đó yêu cầu bãi trừ của bên phía nữ nhiều hơn một cách đáng kể của bên phía nam.

Trong việc chăn gối, khi vợ hay chồng, người này từ khước ý muốn "ân ái" của người kia, sự từ khước này có thể tạo nên nguyên nhân cho các cuộc "giải quyết sinh lý" ngoài hôn nhân, hoặc có thể là nguyên cớ của các cuộc ngoại tình thầm lén. Đàng khác, những "bê tha" đó, có thể được vợ hay chồng, người này nại ra để hù dọa hầu cưỡng buộc người kia phải thỏa mãn những cơn nhục dục của mình.

3. Còn Ta, Ta bảo các ngươi: phàm ai nhìn người nữ để thỏa lòng dục thì đã ngoại tình với nó trong lòng (Mt 5128).

Vì thế, ý niệm về bổn phận vợ chồng cần phải được triển khai sâu rộng một cách thích đáng,

Biết rằng trong bất cứ cuộc sống chung nào giữa những con người với nhau, người ta phải cùng nhau thỏa thuận đề ra những qui định có tính cách câu thúc, bó buộc, ngay cả đi đến ấn định những trừng phạt hay chế tài nếu vi phạm... bởi vì, trong tương quan "bổn phận và quyền lợi", nếu không có những qui định như vậy thì ai ai cũng có thể nại nhiều lý do để miễn trừ cho mình, chỉ muốn có quyền lợi mà không muốn có bổn phận. Trong tương quan vợ chồng, những lý do để miễn trừ bổn phận thường là: mệt mỏi, bận bịu việc nhà tràn ngập, con cái đau ốm, ngăn trở nghiệp vụ... hoặc đơn giản hơn là: biếng nhác, dửng dưng tình cảm, nhàm chán yêu đương... Sự ý thức nghiêm chỉnh bổn phận vợ chồng, sự thông hiểu sâu sắc nghĩa vụ phu thê sẽ tránh cho đời sống lứa đôi khỏi rơi vào tình trạng nguội lạnh u buồn, khô héo tàn tạ vì thiếu hẳn tình yêu đúng nghĩa.

Bao ngang trái, khác biệt, vẻ kỳ dị

Sẽ long lanh biến sắc trong hy sinh

Giữa bao dung lượng thứ quên thân mình

Hoa yêu đương không nếm mùi tàn tạ...

(Nhiệm lạ - Linh mục thi sĩ CUNG CHI)

Như việc ươm trồng vun tưới một cây ăn trái, nghĩa vụ vợ chồng đối với nhau thuộc về cả hai đương sự phải quan tâm gầy dựng thực hiện. Tuy nhiên, người vợ cần được cảm thấu nghĩa vụ này một cách nhạy bén hơn, do bởi:

- người nữ dễ có khuynh hướng tránh việc "ân ái thể xác" hơn người nam, thậm chí đôi khi còn giữ quan niệm rằng sự "kiêng khem" này làm cho đời sống lứa đôi được thanh khiết hơn. Như đã biết, ý niệm ảo tưởng lụn bại xa xưa về sự thanh khiết này đã được đề ra để từ chối kế đồ yêu thương trong mầu nhiệm "nhập thể".

- người nữ thường quan niệm khinh xuất một cách tai hại về tâm sinh lý phái nam, khiến họ không biết rằng nhu cầu "hợp hoan thể xác" (cùng trở nên một xương một thịt) nơi người nam là nhu cầu không phải trước tiên để "giải quyết sinh lý", nhưng là một nhu cầu trào vọt thúc đẩy nơi người chồng thông tỏ tình yêu cho người vợ đồng lúc với ước muốn sôi sục được cảm biết một cách thuyết phục tình yêu thủy chung như nhất của vợ mình dành cho mình.

Nghĩa vụ phu thê, nghĩa vụ diễm phúc này nhắc nhở đôi bên vợ chồng, thực hữu của người này (tất cả sinh mệnh, toàn diện xác hồn) là quà tặng cho người kia, và quà tặng này bao hàm tất cả thân xác hiện sinh cụ thể như được diễn tả qua thuật ngữ "trao thân gửi phận". Nghĩa vụ vợ chồng trao tặng thân xác cho nhau nhắc nhở về một tình yêu vợ chồng hiện thực trong xác phàm, chứ không phải là mộng mị trên mây trên gió, một thứ tình yêu ảo tưởng trong mơ tưởng thần tiên huyền hoặc. Nghĩa vụ vợ chồng trong việc ái ân thể xác như vậy cảnh tỉnh đôi bên đương sự về những gì làm cho họ dửng dưng xem nhẹ những đòi hỏi tương giao phái tính trọn vẹn và đặc biệt trong chiều kích xác thể, về những gì làm cho họ lơ là quên lãng những đòi hỏi ứng đáp yêu đương thầm kín phòng the vợ chồng mà bản chất sinh động mang một tầm quan trọng nhiều khi có tính cách quyết định cho sự bền vững tình yêu đôi lứa, bền vững hôn nhân.

Vậy là, nghĩa vụ vợ chồng có thiên chức là một giới luật tình yêu, một lệnh truyền yêu thương; không phải là sự thống trị của người này trên người kia để nại vào những yêu sách "quyền lợi, bổn phận"...

Đã có những thời và những nơi mà người ta quan niệm mục đích hôn nhân trước tiên là sinh đẻ đồng thời là giáo dục con cái, hoặc với những chủ ý khác phụ theo như là sự nương tựa vợ chồng, giải pháp hộ lý tình dục...

Thật khó nói về ý nghĩa đích thật của hôn nhân khi đứng trước những trường hợp người ta cưới vợ lấy chồng chỉ nhằm mục đích giải quyết sinh lý, xem hôn nhân như là khuôn khổ trong đó tha hồ tự do giải phóng nhục dục đè nén, giải tỏa ức chế cho cách riêng những người có tư chất sung mãn tình dục.

Phải nhận thức rõ ràng và dứt khoát rằng hôn nhân được tạo dựng nên không phải để làm dịu những cơn khát dục tình hay để thỏa mãn những mê đắm khoái lạc dục vọng.

4. Nhược bằng họ không tiết dục được, họ hãy kết hôn. Vì thà kết hôn còn hơn là bị thiêu... (Mieux vaut se marier que de brûler de désir... (1Cr 7,9)

Lời khuyên này của thánh Phaolô tông đồ về hôn nhân đã có thể bị hiểu sai, khiến cách riêng những người trẻ khó kềm hãm ham muốn nhục dục của mình có thể vịn vào lời khuyên đó mà chủ định hôn nhân là giải pháp ổn thỏa cho sự buông tuồng dục vọng của họ.

Nam cũng như nữ, ở độc thân cũng như sống kết bạn hôn nhân, mọi người đều được mời gọi sống nhân đức khiết tịnh. Về vấn đề này, phải nhận rằng những người sống kết bạn hôn nhân chịu cám dỗ nhiều hơn so với những người sống độc thân (như các vị linh mục, tu sĩ nam nữ...), bởi một lẽ nhục thể vợ chồng như "mỡ trước miệng mèo" đối với nhau, và nhất là hôn nhân là môi trường thuận lợi cho mọi ham muốn thể hiện ái ân qua mọi hình thái biến ảo hay cuồng si mê loạn. Đối với những người sống độc thân, với một nếp sống không phóng đãng lang chạ, tất nhiên họ không bị những cám dỗ dục vọng phái tính trong một mức độ giống như những người sống bậc vợ chồng. Trải nghiệm này hiện thực cho cả những người sống đời tu trì độc thân, khi họ nhận ra rằng mọi buổi tối trên giường ngủ của họ không có một người nam hoặc người nữ nào. Lẽ đương nhiên phải khẳng định là đối với những người sống bậc độc thân, sự giữ gìn nhân đức khiết tịnh đòi hỏi cả một cuộc chiến đấu, nhất là trong thời đại duy vật hưởng thụ ngày nay.

Hôn nhân có phải là giải pháp ổn thỏa, thuận tình, hợp lý, định khuôn trật tự... đối chiếu với một bối cảnh tự do giao tiếp nam nữ, phóng đãng tràn lan, buông tuồng vô hạn? có phải là phòng the cho sự mê đắm tà dâm? phải hiểu thế nào về câu "Vì thà kết hôn còn hơn là bị thiêu đốt bởi mê dục..." (Mieux vaut se marier que de brûler de désir...).

Bản chất của hôn nhân đã từng được thánh Phaolô rao giảng: "Hãy tùng phục nhau trong sự kính sợ Đức Kitô: Vợ hãy phục tùng chồng, như thể đối với Chúa… Chồng hãy yêu mến vợ, cũng như Đức Kitô đã yêu mến Hội thánh…

5. Cũng vậy, chồng phải yêu mến vợ mình, như chính thân mình. Mà yêu mến vợ thì khác gì là yêu mến mình!. Quả có ai bao giờ lại đi ghét xác thịt mình, trái lại người ta dưỡng nuôi mặc ấm, cũng như Đức Kitô xử với Hội thánh, vì là chi thể của Thân Mình Ngài" (Ep 5, 21)

Nhưng đứng trước tình trạng bệnh hoạn suy vong của con người đắm đuối ngụp lặn trong đồi trụy khoái lạc dục vọng xác thịt, từ góc nhìn suy ngắm mầu nhiệm cứu độ, thánh Phaolô quảng diễn hôn nhân đem lại một phương thức trị liệu cho sự mê đắm nhục dục nơi thân phận con người phàm tục. Trải nghiệm đó xuất phát từ nhận thức sự mê đắm nhục dục mang dấu ấn của nguyên tội, tội lụy tổ truyền theo đó con người mưu tìm hạnh phúc trong sự lạm dụng biến suy bản chất cũng như cứu cánh của tạo thành bằng những nhân tố trần gian như là chiếm đoạt, thống trị, óc hưởng thụ, chủ thuyết tự hữu tự tại, tư lợi vị kỷ... những nhân tố này không do Thiên Chúa tạo nên, như thánh Gioan đã vạch rõ trong thư: ‘Vì mọi sự có trong thế gian: đam mê của xác thịt, đam mê của con mắt, và kiêu hãnh của của cải... các điều ấy không do tự Cha, nhưng là do tự thế gian mà có’ (1Ga 2,16).

Trong thân phận phàm nhân, kể từ thời nguyên tội, mọi người đều bị lụy vào sự mê đắm sắc dục này, đặc biệt trong hôn nhân vốn có thể được biến thành một môi trường tốt cho cám dỗ mê đắm hưởng thụ sắc dục. Chính vì vậy, bí tích hôn nhân là một đặc ân tăng cường sức mạnh cho những người có ơn gọi sống đời vợ chồng khả dĩ chống lại những cám dỗ mê dục của xác thịt. Với đặc ân có tác dụng trị liệu này, bí tích hôn nhân mang hiệu lực của phương thức trị liệu, cứu chữa người nam và người nữ bị thương tổn bởi nguyên tội, diệt trừ tận gốc mầm mống mê đắm nhục dục. Đặc ân trị liệu này trong bí tích hôn nhân, nhờ công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô, đem lại cường tráng và tân tạo tận thâm sâu cốt lõi cho những người dấn thân vào cuộc sống hôn nhân vợ chồng; với đặc ân trị liệu đó, bí tích hôn nhân mời gọi họ chân thành hiến thân cho nhau, một sự hiến tặng trọn vẹn hiện sinh bao gồm trọn vẹn chiều kích xác thể.

Từ huyền thoại về nhà hiền triết Socrate xứ Hy Lạp nong nả ngày đêm trên khắp các nẻo đường tra hỏi truy tìm chân lý, có những đôi vợ chồng không tránh khỏi nhiều vấn nạn khắc khoải:

"Yêu cho biết sao đêm dài... (Ảo ảnh - Lời và nhạc Y Vân)" Ý thức bàng hoàng về một tình yêu ảo ảnh, lời thảng thốt não nùng về một tình yêu không có thật, sau chuỗi ngày "tận hưởng bên nhau" tất cả cơ hồ chỉ là vô thường, chỉ là hư vô…

"Yêu rồi tình yêu sao chua cay, men nào bằng men thương đau đây… cuộc tình đã lỡ với bao nhiêu thương đau, hết rồi thôi đã không còn gì thật rồi!…" (Tình lỡ - Lời và nhạc Thanh Bình) Trải nghiệm đớn đau tuyệt vọng não nề vào cuối đường một duyên tình lỡ làng, không phải thiên duyên tiền định nhưng bi đát thay chính là một xe duyên lầm lỡ…

Thế nào là một tình yêu thật? Biết bao những tra hỏi vật vã "khi vò chín khúc, khi chau đôi mày" trổ sinh trên những khúc đường khuya của đời sống hôn nhân!. Tình là giây oan? Tu là cội phúc ??? Trong cuộc sống lứa đôi cụ thể và hiện thực, đâu là những chuẩn mực minh bạch, những khuôn vàng thước ngọc sáng tỏ hầu giúp cho vợ chồng ái ân nhất cử nhất động đúng cách và những bước đi yêu đương đúng đường đúng hướng.

Nhu cầu về một "định chuẩn" để an lòng vì được có tính chính đáng hợp phép, để không bị bối rối lương tâm vì được hợp lệ hợp thức. Khi có những chuẩn mực minh bạch và khách quan, vợ chồng được an tâm khi chấp hành theo đúng những qui định chuẩn mực đó. Khi vượt lằn qui định đã vạch, vợ chồng sẽ bị u uẩn dằn vặt lương tâm hay sẽ bị ê chề mặc cảm tội lỗi. Thật khó chừng nào để nhào nặn ra những "định chuẩn" ấy, những chuẩn mực ứng xử trong tương quan vợ chồng!!!.

Trong khuôn khổ hôn nhân vợ chồng, nếu có thể nhào nặn ra những "định chuẩn" nào đó thì không phải là tất cả những "định chuẩn" ấy đều thích hợp cho tất cả mọi đôi hôn nhân. Ngay trong một đôi hôn nhân, khó lòng có những chuẩn mực luôn luôn phù hợp cho cả vợ cả chồng bởi một lẽ giản dị rằng mỗi người là một thực thể độc đáo riêng biệt, không chung một nền đào tạo, không luôn luôn đồng một nhận thức, khác nhau cả về cảm xúc lẫn tính tình... vì thế, có thể chuẩn mực này thuận cho người này mà lại nghịch cho người kia. Đó là chưa nói đến, không phải điều gì đó "được phép làm" thì luôn luôn là hợp tình hợp cảnh.

Vậy thì, một chuẩn mực khả dĩ có cơ may thành hình nhất thiết phải có bản chất là lòng tế nhị yêu thương nhạy bén ân cần, theo đó khởi phát đòi hỏi người này có ý chí và thành tâm thiện ý cố gắng khớp theo hiện trạng định chuẩn riêng biệt của người kia, chứ không phải chỉ là vợ chồng đồng khớp theo một "chuẩn mực" định sẵn ở ngoài sự đồng thuận của cả hai.

Hơn nữa, về vấn đề cảm tính trong tương giao thân mật tính dục vợ chồng, có một khác biệt giữa nam và nữ. Nơi người nữ vốn có cảm ứng nhục thể đặc biệt tinh tế, ít đậm mầu "dục tính xác thể", người nữ có thể cảm thấy ngượng ngùng, khó xử, thậm chí có thái độ khinh nhờn hay cự tuyệt đối với một số cử động thân mật phòng the. Ngược lại, phía người nam, xúc cảm mạnh hơn nhiều về phương diện "nhục dục", có thể tỏ ra u buồn nhụt hứng, phẫn chí, bất mãn vì không được ứng đáp trong động thái ái ân đúng như mong muốn.

Dẫu sao, cuối cùng ra, cần thiết phải có một nguyên tắc ứng xử chung cho đôi bên vợ chồng. Một gợi ý của linh mục Finet được diễn tả như sau:

"Tất cả mọi tác nhân xa hay gần giúp cho sự tương giao nhục thể vợ chồng đích thực “nên một thân xác” thì mang tính tốt lành, chính đáng nên cần được triển khai và thực hiện. Tất cả mọi tác nhân xa hay gần khiến qui về sự hưởng thụ ích kỷ hay sự thống trị vợ chồng người này trên người kia là nguy hại nên cần phải tiên liệu và xa tránh"

Nguyên tắc này giả thiết vợ chồng không những phải có lòng chân thành mà đồng thời phải có khả năng sáng suốt biện biệt tốt xấu, ý chí và nhẫn nại, lập trường hành động cương quyết suốt trong công cuộc chiến đấu xây dựng đời sống hôn nhân theo cứu cánh tạo dựng của Thiên-Chúa-Tình-Yêu.

Hôn nhân, một cuộc tương giao vợ chồng toàn diện, trọn vẹn, tiến đến hoàn hảo...

Những tác nhân xa: một cử chỉ âu yếm thường nhật, một bó hoa, một động tác phụ giúp, một biểu lộ quan tâm, một quà tặng... tất cả được thi triển với tất cả tấm lòng chân thành yêu thương...

Những tác nhân gần: nụ hôn, vòng tay ôm ấp, vuốt ve, khúc dạo đầu khơi dẫn cảm xúc hợp hoan ái ân...

Dẫn vào càng lúc càng sâu vườn tình huyền hoặc đầy hoa thơm cỏ lạ, mỗi bước đi là một định hướng cẩn trọng lần theo lối đi vào tình yêu chân chính quang tỏa ánh sáng của Chân Thiện Mỹ.

6. Người đã làm ra tự một người mọi dân thiên hạ để họ lan khắp mặt đất mà ở. Người đã định thời tiết phân minh và cương giới nơi chốn họ ở, ngõ hầu họ tìm kiếm Thiên Chúa và họa may rờ rẫm sao mà gặp được Người (Cv 17,26).

Chân Thiện Mỹ của tương giao vợ chồng, trong tương giao đích thật này, vợ chồng cảm nhận một niềm hoan lạc nhục thể khôn tả, một niềm vui sướng thanh thỏa đặc biệt. Nhưng những cảm thú sung sướng ấy không phải là mục đích, chúng chỉ là hoa quả của hành động tương giao. Về vấn đề này, cần phân biệt rằng tiến đến tương giao trọn vẹn nên một trong thân xác (maximum de communion) không phải là tìm kiếm tột đỉnh của cảm thú sung sướng (maximum de plaisir). Có những động thái "hiến thân" (don des corps) không đem lại sự "nên một thân xác" (communion), bởi vì kinh nghiệm chứng nhận rằng có thể có những khoái cảm cao độ mà hoàn toàn vắng bóng sự sung mãn của "tương giao vợ chồng nên một trong thân xác". Chính sự vợ chồng "nên một trong thân xác" mới là mục đích của hành động tương giao.

Chân Thiện Mỹ của tương giao vợ chồng, với tương giao đích thật này, vợ chồng hòa hợp nên một trong tình thương, phục tùng nhau chứ không phải thống trị nhau (biết rằng óc thống trị có thể biểu lộ hay ẩn nấp qua mọi hình thái tinh tế không dễ phát hiện)

Tất cả những tác nhân xa hay gần có những tác dụng gì?

Những tác nhân bất hảo gây nên: thờ ơ lạnh nhạt, do dự, ứng đáp lạc điệu, hiệp thông trắc trở, thủ thế chống hòa đồng... tất cả những thái độ tiêu cực trong sự hiến thân trọn vẹn cho nhau (nảy sinh từ đủ mọi thứ nguyên do, tỷ dụ một vết thương lòng chỉ bởi một sự hiểu lầm nhau).

Những tác nhân tốt lành làm phát sinh: niềm tin tưởng tín thác, sự ứng đáp thuận nhịp hoàn hảo, niềm hiệp nhất nồng nàn tận đáy tim lòng.

Người nam và người nữ, là những con người không phải là những “con vật”, "đồ vật", không phải là những "bộ máy tự động vô hồn"... Những câu hỏi như:

Phải làm gì để tôn trọng phẩm giá là một con người trong việc tỏ tình yêu với nhau?

Phải làm sao trước sự ngỏ ý muốn "ân ái" của người vợ hay người chồng?

Nên làm thế nào để cuộc ái ân vợ chồng được toại nguyện, khi phải tính tới những yếu tố chi phối một cách khác nhau trên người nam và người nữ như: thời tiết, khung cảnh không gian, những bức xúc đời thường, thể trạng cá biệt (kinh nguyệt phụ nữ), căng thẳng tâm sinh lý, mệt nhọc, trầm cảm...

Làm thế nào để diễn tả sự "tự ý trao thân hoàn toàn" chứ không phải chỉ là sự "cho thuê mướn tấm thân"?

Làm thế nào để tránh bị nhàm chán vô vị trong việc chăn gối vợ chồng?

Hướng về một tương giao hôn nhân đích thật và toàn vẹn, một lô phức tạp những câu hỏi day dứt đặt ra thường xuyên trong cuộc sống giữa vợ chồng với nhau đẩy tới ý thức về sự hiện diện thúc bách của bao nhiêu là yêu sách có bản chất bó buộc chứ không phải nhiệm ý: yêu sách sống chân thực tình yêu, yêu sách cư xử bác ái đối với nhau trước hiện trạng thực hữu riêng biệt của mỗi bên, vợ hay chồng...

Từ đầu tới cuối trong suốt toàn bộ quá trình đón nhận nhau trong tình yêu hôn nhân, đó là công việc biện phân sáng suốt từng cử chỉ lời nói, công việc chỉnh hướng những gì sai lạc, công việc "tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết" để cảm thông nhau trong tận sâu thẳm của những nỗi niềm tâm sự, công việc dắt nhau lên đỉnh cao Chân Thiện Mỹ... đó là cả một công trình tạo dựng dài lâu vô thời hạn có thể hàm chứa những giai đoạn vui hay buồn, lúc thăng lúc trầm, lúc thành lúc bại... Người nam hay người nữ đều giống như một rừng hoang mênh mông huyền bí, cuộc tình vợ chồng đi vào đời nhau như dấn bước vào một cuộc phiêu lưu vừa tìm kiếm, khám phá trong tin yêu, vừa xây dựng kiến tạo trong hy vọng. Mỗi một lần vợ chồng "kết hiệp nên một thân xác" với nhau, sự kết hiệp này thể hiện thành niềm hoan lạc của tình yêu vợ chồng chân thực và trọn vẹn. Lòng mến chân thành giữa vợ và chồng là môi giới tượng hình về tình yêu trong mầu nhiệm hiệp nhất của Thiên Chúa Ba Ngôi. Nói khác, tình yêu hôn nhân chân thực bắt nối thông hiệp vào chiều kích yêu thương vô biên của Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu (Dieu est Amour).

"Đôi môi khi trao cho nụ hôn, là dấn theo tất cả tình yêu." (Les lèvres qui s'engagent pour un baiser, engagent tout l'amour. Linh mục văn sĩ Michel Quoist lột tả đầy ý nhị trọn hảo về tình yêu hôn nhân sinh động thiết tha với cả hồn cả xác).

Cúi lạy Chúa Nguồn Tình Thiêng nhiệm lạ

Giúp chúng con sống trọn nghĩa thương nhau

Luôn khắng khít như giao hứa ban đầu

Mỗi hơi thở thơm tho mầu duyên thắm.

(Nhiệm lạ - Linh mục thi sĩ CUNG CHI)

Chiêm ngắm dung nhan Chúa với hoạt động dào dạt của ân sủng Người trong thực tế muôn mặt của đời hôn nhân, bằng những vần thơ "thương ngàn thương" trong thi phẩm "Nhiệm lạ", linh mục thi sĩ Cung Chi mở hướng về góc nhìn tràn ngập tin yêu, thiết tha nguyện cầu và miệt mài hy vọng của nhiệm tích hôn nhân trong đời sống vợ chồng, nhiệm tích nâng cao phẩm giá cao trọng người nam người nữ trong tương giao Tình Yêu Thật.

 
Thông Báo
Cáo phó: LM Phêrô Phạm Minh Công qua đời tại Bùi Chu
Lm. Giuse Phạm Ngọc Oanh
17:28 23/05/2014
CÁO PHÓ
Trong niềm tín thác vào Chúa Kitô Phục Sinh
Chúng con xin được kính báo
CHA CỐ PHÊRÔ PHẠM MINH CÔNG
sinh ngày 29 tháng 12 năm 1925
tại giáo xứ Cổ Ra, giáo phận Bùi Chu
(Rộc Tiền, Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định)
đã về Nhà Cha vào hồi 19 giờ 45, thứ Tư, ngày 21 tháng 5 năm 2014
Hưởng thọ 89 tuổi.

Thánh lễ An táng do Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, giám mục giáo phận Bùi Chu chủ tế
lúc 14giờ 30, thứ Bảy, ngày 24 tháng 5 năm 2014.
An táng tại khuôn viên nhà thờ giáo họ Rộc Tiền, giáo xứ Cổ Ra.

Vài dòng về Cha Cố Phêrô:
1940 : Tiểu chủng viện Ninh Cường, Bùi Chu
1946 : Đại chủng viện Quần Phương, Bùi Chu
24. 9.1957: Thụ phong linh mục, tại Sài Gòn
1957 : Giáo sư tiểu chủng viện Quy Nhơn
1958 : Giáo sư tiểu chủng viện Bùi Chu, Tân Phước, Bà Rịa
1959 : Linh hướng tiểu chủng viện Bùi Chu, Chợ Đũi, Sài Gòn
1962 : Tổng giám thị trường Nguyễn Bá Tòng, Sài Gòn
1970 : Giám đốc, tổng giám thị trường Nguyễn Bá Tòng, Gia Định, Sai Gòn
1972-2005 : Chánh xứ giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Sài Gòn
2005 đến nay : Nghỉ hưu tại giáo họ quê hương Rộc Tiền, Cổ Ra, Bùi Chu

Xin Quý Cha, Quý Thầy, Quý Tu Sĩ và Anh Chị Em Giáo Hữu
đến hiệp dâng Thánh lễ An táng và cầu nguyện cho Cha Cố Phêrô.

Kính báo
Chánh xứ Cổ Ra
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phút Riêng
Tấn Đạt
21:53 23/05/2014
PHÚT RIÊNG
Ảnh của Tấn Đạt
Tôi từ đâu đến nơi đây,
Rồi tôi lại bỏ chốn này ra đi.
Đến đâu? Đâu đến? Làm gì?
(Trích thơ của Trầm Tĩnh Nguyện)