Ngày 22-05-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Thần tác động
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
19:24 22/05/2012
LỄ HIỆN XUỐNG

Đức Hồng Y Carlo Martini nói: “Kinh nghiệm của Lễ Hiện Xuống (Cv 2,3-13) chính là Tin Mừng truyền thông”.

Truyền thông là làm cho con người có khả năng để nghe để hiểu, có khả năng để loan báo và có khả năng để chuyển thông một sứ điệp. Trong ngày Lễ Hiện Xuống, Chúa Thánh Thần đã khai thông mọi tương giao, phá vỡ bức tường đã bị đóng kín từ sự kiện tháp Babel. Truyền thông Tin Mừng chính là mang tin vui đến cho mọi người.

Năm Thánh 2000, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận giảng tuần tĩnh tâm cho Giáo Triều Rôma, trong bài giảng “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần”, ngài kể về tác động của Chúa Thánh Thần như một ân ban chuyển thông ánh sáng và niềm tin cho anh chị em người Hmong.

“Chúa Thánh Thần sống và hoạt động trong trái tim những kẻ nghèo nàn và khiêm hạ, trong tâm hồn đạo đức bình dân, trong tình liên đới, trong đau khổ. Ngài ở đó như trạng sư và thông dịch các ứớc muốn và lời cầu xin của chúng ta.

Tôi còn nhớ câu chuyện này.

Một ngày nọ, một cha sở miền Bắc Việt Nam thấy có một nhóm người dân tộc thiểu số Hmong muốn đến gặp ngài. Cha hỏi họ:

-Anh chị em từ đâu đến?

-Chúng con từ Lai Châu, (nơi quân đội Pháp đã thua trận Điện Biên Phủ năm 1954). Chúng con đã vượt núi rừng đi bộ suốt 6 ngày nay.

-Lạy Chúa tôi! Để làm gì vậy?

-Chúng con muốn được rửa tội ngay bây giờ.

- Không thể được! Không có một linh mục hay giáo lý viên nào cả trong vùng của anh chị em, anh chị em không biết gì về đạo hay kinh nguyện, thì làm sao chịu phép Rửa tội được.

- Chúng con đã học tất cả từ một đài phát thanh phát đi từ Phi luật tân.

-Mà đài phát thanh nào? Đâu có đài phát thanh Công giáo nào có chương trình bằng thổ ngữ của anh chị em đâu!”

-Đó là đài phát thanh “Chân Lý”.

-Một đài phát thanh GH công Giáo, và bây giờ anh chị em lặn lội đến đây để xin trở thành Công giáo. Thật là điều lạ!

-Vị linh mục thật cảm kích bỗng thốt lên: Đây là một lễ Hiện Xuống mới. Đây chính là tác động của Chúa Thánh Thần!

Rồi cha lại hỏi nhóm người Hmong: Anh chị em có thể ở lại đây lâu hơn không?

-Thưa cha, không thể được. Chúng con chỉ đem theo 14 ngày cơm: 12 ngày đi đường và 2 ngày học hỏi và đọc kinh cầu nguyện.

Cả nhóm đã được rửa tội và chịu phép Thêm sức, rồi được dự Thánh lễ đầu tiên trong đời và được rước Mình Thánh Chúa.

-Anh chị em sẽ không có Thánh Lễ nào nữa, anh chị em không có nhà thờ. Anh chị em sẽ làm thế nào?

-Ban chiều tối, chúng con tụ họp nhau từng hai ba gia đình để nghe đài phát thanh và cầu nguyện chung và cùng nhau học hỏi về đạo. Ngày Chúa Nhật chúng con ra ruộng cày cấy, nhưng đúng 9 giờ 30, chúng con ngưng làm việc thả trâu tự do ăn cỏ và chúng con dự Thánh Lễ qua đài phát thanh Chân Lý phát từ Manila. Một Lễ Hiện Xuống mới của thế kỷ XX.” (Chứng Nhân Hy Vọng, trang 235-237).

Hiến chế Tín lý về Mạc khải của CĐ Vaticanô II có nói: “Mạc Khải là việc Thiên Chúa ‘Truyền Thông Chính Mình’ cho nhân loại” (DV 6). Với biến cố Hiện Xuống, việc truyền thông của Thiên Chúa được hoàn tất nơi Đức Kitô và tiếp tục được nối dài trong Giáo Hội nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần. Lễ Hiện Xuống khai mở những “kênh truyền thông” mới. Vì thế, “Giáo Hội Công Giáo nhận thấy mình có bổn phận dùng các phương tiện truyền thông xã hội để loan báo ơn cứu độ và dạy con người biết sử dụng chúng cho đúng đắn” (Inter Mirifica, số 3). Chúa Thánh Thần là linh hồn Giáo Hội. Ngài tác động và canh tân Giáo Hội thực thi sứ vụ loan Tin Mừng: “Giáo Hội canh tân và thanh tẩy chính mình không bao giờ ngừng dưới hoạt động của Chúa Thánh Thần” (Vui mừng và Hy vọng, 21). Sách Công Vụ Tông Đồ đã minh chứng hùng hồn về điều ấy.

Suốt mùa Phục Sinh, các bài đọc 1 được trích trong sách Công Vụ Tông Đồ.

Một nhà chú giải Thánh Kinh đã gợi hứng đổi Công Vụ Tông Đồ thành Công Vụ của Chúa Thánh Thần. Bốn sách Tin Mừng là Phúc Âm của Chúa Giêsu, còn Công Vụ Tông Đồ chính là Phúc Âm của Chúa Thánh Thần.

Sách Công Vụ Tông Đồ là một trong những tài liệu lịch sử quý giá nhất của Thánh Kinh. Đó là lịch sử hiện hữu duy nhất của Kitô giáo được viết ra trước thế kỷ thứ III. Nhờ đó chúng ta biết rõ sự lớn dậy của Kitô giáo ở Palestina hay về công cuộc Truyền Giáo tại Syria, Tiểu Á, Hylạp và Rôma. Bình minh của một kỷ nguyên mới bắt đầu ló dạng.

Giáo Hội đã sống tuổi thanh xuân của mình giữa lòng Đế quốc Rôma. Giáo Hội đối diện với ba thách đố lớn là Do thái giáo, chính trị Rôma và triết học Hy lạp. Giáo Hội phải bung ra khỏi Do thái giáo, hội nhập vào triết học Hylạp để lan rộng trên toàn đế quốc Rôma. Chỉ với những người dân chài Galilê ít học, chỉ với một Phaolô nhiệt thành, thế mà Giáo Hội lớn mạnh không ngừng trước bao thử thách thời đại.

Chính Chúa Thánh Thần đã không ngừng dẫn dắt Giáo Hội. Đúng như lời Thánh Irênê đã nói: "Ở đâu có Thánh Linh của Đức Kitô ở đó có Hội Thánh. Ở đâu có Hội Thánh ở đó có Thánh linh và ân sủng".

Sách Công Vụ Tông Đồ trình bày lịch sử dưới ánh sáng đức tin. Sau khi Phó tế Stêphanô bị ném đá thì khởi đầu cuộc bắt bớ rộng lớn chống Giáo Hội ở Giêrusalem. Cộng đoàn Kitô hữu ở đây bị phân tán, nhiều tín hữu thoát khỏi đô thị đi tìm nơi ẩn náu. Họ đi tới đâu là rao giảng Tin Mừng tại đó. Chính đây là lúc câu nói thời danh của văn hào Tertuliano được ứng nghiệm "Máu các Thánh Tử Đạo là hạt giống làm nảy sinh các Kitô hữu".

Các cộng đoàn Diaspora được thành lập. Họ hội nhập vào văn hoá địa phương để rao giảng Tin Mừng.

Kinh nghiệm sống đức tin của cộng đoàn tín hữu sơ khai là bài học quý giá cho chúng ta. Họ bị nhận chìm trong gian truân thử thách, nhưng chính lúc ấy họ cảm nhận sự hiện diện và hoạt động mãnh liệt của Chúa Thánh Thần. Như ngọn gió cuốn bay những hạt giống để rồi hạt giống lại gieo mầm sống mới ở nơi khác, ngọn gió Chúa Thánh Thần qua những cơn bách hại cũng mang lại những hiệu qủa lạ lùng. Càng bị bách hại Giáo Hội càng lớn mạnh không ngừng.

Đọc lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam; sau sắc dụ cấm đạo của vua Cảnh Thịnh, các cuộc bắt đạo gay gắt khiến cho những người tín hữu ở các vùng Quảng Trị, Cổ Vưu, Thạch Hãn, Hạnh Hoa chạy vào rừng núi La Vang để trốn tránh. Đức Mẹ đã hiện ra an ủi, trợ giúp. La Vang đã trở thành trung tâm hành hương của Giáo Hội Việt Nam. Các chỉ dụ cấm đạo dưới thời vua Minh Mạng, Tự Đức đã phân tán các cộng đoàn Kitô hữu. Họ xuôi vào Nam trốn tránh, đến vùng đất mới, rừng thiêng nước độc. Họ khai khẩn điền địa và lập nên những cộng đoàn mới. Nhờ đó, khi các vị Thừa Sai đến Truyền Giáo, hạt giống Đức Tin được nảy mầm và phát triển nhanh chóng.

Như hạt giống gieo xuống đất và chờ đợi, những cơn mưa đầu mùa tuôn đổ, hạt giống âm thầm đón nhận sức sống, nảy mầm, bén rễ, lớn nhanh. Những cộng đoàn tín hữu đang sống đức tin thầm lặng đã gặp được các chủ chăn nên lớn mạnh và nhiều giáo xứ đã được thành lập. Chỉ trong nhãn giới đức tin, chúng ta mới nhận ra sức tác động mãnh liệt Chúa Thánh Thần. Trong mọi thử thách, Giáo Hội luôn có Chúa Thánh Thần nâng đỡ. Trong mọi biến cố đau thương, Giáo Hội luôn có Chúa Thánh Thần an ủi dẫn dắt. Mỗi biến cố xảy đến trong cuộc đời đều là lời mời gọi, lời nhắn nhũ, lời cảnh báo. Đi tìm Thánh Ý Chúa, con người cần biết giải mã các biến cố ấy trong ánh sáng đức tin.

Ngày nay, có lẽ không còn những cơn bắt bớ và bách hại như xưa. Thế nhưng, những gian nan, những thử thách vẫn không thiếu trong đời sống đức tin. Thời đại hôm nay là thời đại xẻ núi lấp sông, vượt trùng dương, chinh phục không gian, xa lộ thông tin, kỹ thuật số, toàn cầu hoá...Nhưng xã hội hôm nay đang bị tục hoá với muôn ngàn cám dỗ ngọt ngào tinh vi của ma quỹ. Xã hội đang đánh mất chiều kích siêu hình, không còn cảm thức về tội lỗi. Giáo Hội phải đối diện với một xã hội mà như triết gia hiện sinh Jean Paul Sartre đã nói: "Thiên Chúa phải chết để cho con người được tự do".

Người ta đang xây dựng một xã hội không có Thiên Chúa, tôn giáo bị tách ra khỏi xã hội. Con người mãi mê chạy theo lối sống hưởng thụ thực dụng, cá nhân chủ nghĩa.

Như thế người Kitô hữu phải sống và diễn tả niềm tin của mình như thế nào đây?

Lời Chúa chiếu ánh sáng soi đường. Chúa Giêsu đã loan báo: "Đấng Phù Trợ là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con" (Ga 14, 26).

Khi được Chúa Thánh Thần đổ tràn ơn thiêng trong đời, chúng ta sẽ yêu mến Chúa, được Chúa Cha và Chúa Giêsu ngự đến trong tâm hồn (Ga 14,21), được Chúa ban sự bình an tuyệt vời, bình an không như thế gian ban tặng (Ga 14,27). Chúa Thánh Thần chính là chìa khoá mở ra cuộc sống mới trong Đức Kitô. Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, chúng ta làm được mọi sự trong ân sủng Đức Kitô. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta sống Tin Mừng, vượt qua các thách đố thời đại như cộng đoàn tín hữu sơ khai đã vượt qua mọi trở ngại để loan báo và mở rộng Nước Chúa.

Chúa Thánh Thần luôn bảo đảm cho sự nguyên vẹn của mạc khải. Ngài dẫn dắt Giáo Hội ngay giữa những kênh truyền thông mới mẻ của thế giới kỹ thuật số hôm nay. Kitô hữu phải là con người biết lắng nghe, lắng nghe Thiên Chúa và lắng nghe con người để qua sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông, sứ điệp Tin mừng được lan xa. Các phương tiện truyền thông xã hội như sách báo, phim ảnh, thi ca, nghệ thuật, sân khấu, tuồng kịch, thánh nhạc, kiến trúc, hội họa, truyền thanh, truyền hình, internet…đều có tầm ảnh hưởng lớn đối với công cuộc truyền thông Tin Mừng trong thời đại hôm nay.

Giáo Hội luôn thao thức những vấn đề của thời đại mình đang sống. Chúa Thánh Thần là ngọn gió thổi các cánh buồm của Giáo Hội hướng đến đại dương của “nền văn hóa mới” này.

Thư Chung HĐGMVN 2011 đưa ra định hướng: “Trong tác động của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội tại Việt Nam cần xác tín và sống đúng với căn tính của mình, củng cố sự hiệp thông, phát huy nhiệt tình truyền giáo, để chu toàn sứ vụ yêu thương và phục vụ của Đức Kitô trên đất nước này”. (Số 9).

Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc HĐGMVN đã đưa ra bản “Nhận định một số tình hình tại Việt Nam hiện nay” vào ngày 15/5/2012. Bản Nhận Ðịnh đã lần lượt điểm qua tình hình trong các lãnh vực về nền kinh tế Việt Nam, luật đất đai, môi trường xã hội, pháp luật, chủ quyền quốc gia về biên cương và hải đảo, môi trường sinh thái, vai trò của trí thức, giáo dục và y tế, tôn giáo. Trong mỗi lãnh vực, có nhìn nhận những thành tựu, nhưng chủ yếu là vạch rõ, nhiều lúc bằng những ngôn từ mạnh, các mặt tiêu cực bệnh hoạn đang làm cho đất nước lâm nguy. Một điều có ý nghĩa là bản Nhận Ðịnh đề ngày “15 tháng 5 năm 2012, kỷ niệm 121 năm Thông Ðiệp Rerum Novarum”. Bức thông điệp của Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII được coi như mở đường cho các đường lối, chủ trương và hoạt động xã hội của người Công Giáo từ hơn một thế kỷ nay (Năm ngoái trong Giáo Hội đã có nhiều sinh hoạt để đánh dấu tròn 120 năm ngày công bố thông điệp này; dĩ nhiên Rerum Novarum còn được bổ túc và triển khai liên tục bởi các thông điệp khác sau này, cũng thường được công bố vào các ngày kỷ niệm 15/5, để cập nhật với những biến chuyển của xã hội). Như vậy là khi chọn ngày 15/5 để đưa ra bản Nhận Ðịnh, Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Ðồng Giám Mục đã có ngụ ý kêu gọi Dân Chúa dấn thân phục vụ xã hội ngay trong các lãnh vực mà xã hội chúng ta đang mắc phải những “căn bệnh trầm kha”. (Lm Vũ Khởi Phụng).

Ở đâu có Thần Khí là ở đó bừng lên niềm vui. Mùa xuân làm cho vạn vật bừng dậy màu xanh sự sống, Thần Khí làm cho mọi tâm hồn tràn đầy sức sống mới. Gioan Tẩy Giả "nhảy mừng trong lòng mẹ". Đức Maria hát lên bài ca Magnificat. Các Mục đồng hớn hở đi Bêlem. CácTông Đồ trở nên những con người mới. Các Thánh Tử Đạo hiên ngang tiến ra pháp trường. Và chúng ta cũng được trở nên con cái Thiên Chúa, sống chứng nhân cho tình yêu, can đảm loan báo Tin Mừng Phục Sinh trên mọi nẻo đường phục vụ.
 
Tìm hiểu Thánh Tâm Chúa Giêsu
Trầm Thiên Thu
06:52 22/05/2012
Lòng sùng kính Thánh Tâm là dạng sùng kính đặc biệt đối với Chúa Giêsu. Chúng ta biết lòng sùng kính đó là gì và khi chúng ta xác định đối tượng, nền tảng, và hành động đúng lòng sùng kính này.

Khách thể đặc biệt của lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa

Bản chất của vấn đề này phức tạp và thường trở nên nhiêu khê hơn vì những khó khăn nảy sinh từ thuật ngữ. Bỏ qua những thuật ngữ mang tính kỹ thuật quá, chúng ta sẽ tìm hiểu chính các ý tưởng, và chúng ta có thể sớm tìm ra ý nghĩa, sẽ tốt để ghi nhớ ý nghĩa và dùng chữ “trái tim” trong ngôn ngữ hiện hành.

(a) Trước hết, chữ “trái tim” gợi ý tưởng về một trái tim vật chất, một cơ phận chính đập nhịp trong lồng ngực, và chúng ta nhận thấy nó liên kết không chỉ với thể lý, mà còn với cảm xúc và đời sống luân lý. Trái tim bằng thịt này được chấp nhận là biểu tượn của cảm xúc và đời sống luân lý, do đó mà chữ “trái tim” có trong ngôn ngữ hình tượng, “trái tim” cũng chỉ định những thứ được hình tượng hóa là trái tim. Chẳng hạn, cách diễn tả “mở lòng”, “trao tặng trái tim”, v.v… Có thể biểu tượng đó không còn ý nghĩa vật chất. Như vậy, trong ngôn ngữ, chữ tâm hồn cũng không còn chỉ mang ý nghĩa về hơi thở, và chữ “trái tim” làm chúng ta nghĩ tới sự can đảm và yêu thương. Nhưng có thể đây là cách nói hoặc phép ẩn dụ chứ không hẳn là biểu tượng. Biểu tưởng là dấu hiệu thật, do đó mà phép ẩn dụ chỉ là dấu hiệu bằng lời nói; biểu tượng là cái thể hiện một cái khác, nhưng phép ẩn dụ là chữ dùng để chỉ định cái gì đó khác với nghĩa riêng của nó. Cuối cùng, trong ngôn ngữ, chúng ta luôn chuyển một phần thành tổng thể, và bằng cách nói tự nhiên, chúng ta dùng chữ “trái tim” để chỉ định một con người. Các ý tưởng này sẽ giúp chúng ta xác định khách thể của lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa.

(b) Vấn đề nằm giữa ý nghĩa vật chất, ẩn dụ và biểu tượng của chữ “trái tim”; khách thể của lòng sùng kính này là trái tim bằng thịt, hoặc Tình yêu của Chúa Kitô được ẩn dụ hóa bằng chữ “trái tim”; hoặc trái tim bằng thịt, nhưng là biểu tượng của đời sống tình cảm và luân lý của Chúa Giêsu, và nhất là Tình yêu của Ngài dành cho chúng ta. Chúng ta nói rằng sự tôn thờ trái tim bằng thịt là đúng, vì đó là biểu tượng và nhắc nhớ đến Tình yêu của Chúa Giêsu, đời sống tình cảm và luân lý của Ngài. Như vậy, dù trực tiếp với trái tim vật chất, nhưng không dừng lại ở đó: bao gồm tình yêu, khách thể chính, nhưng chỉ đạt đến và qua trái tim bằng thịt, dấu hiệu và biểu tượng của tình yêu. Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, phần quan trọng nhất của Thánh Thể Chúa, kông là lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu như được hiểu và được chấp thuận bởi Giáo hội, và cách tương tự cũng được nói về lòng sùng kính Tình yêu của Chúa Giêsu như tách khỏi trái tim bằng thị của Ngài, hoặc nối kết không bằng hệ lụy nào khác hệ lụy của chữ theo nghĩa ẩn dụ. Do đó, trong lòng sùng kính này có hai yếu tố: yếu tố nhận biết và yếu tố tinh thần, trái tim bằng thịt biểu hiện và nhắc nhớ tới yếu tố tinh thần. Nhưng hai yếu tố này không hình thành hai khách thể riêng biệt, cơ thể và linh hồn cũng vậy. Do đó hai yếu tố đó là cần thiết cho lòng sùng kính này vì cơ thể và linh hồn là cần thiết đối với con người. Hai yếu tố này tạo nên một tổng thể, yếu tố chính là tình yêu, nguyên nhân của lòng sùng kính và lý do hiện hữu là linh hồn, đó là yếu tố chính trong con người. Do đó, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu có thể được xác định là lòng sùng kính Trái Tim Chúa Giêsu tới mức mà trái tim này biểu hiện và nhắc nhớ tới Tình yêu của Ngài, hoặc lòng sùng kính Tình yêu của Đức Giêsu Kitô, vì tình yêu này được nhớ lại và bày tỏ với chúng ta qua trái tim bằng thịt của Ngài.

(c) Do đó, lòng sùng kính hoàn toàn dựa vào biểu tượng của trái tim. Chính biểu tượng này truyền đạt ý nghĩa và tính duy nhất, và biểu tượng này được hoàn tất bằng sự biểu hiện của trái tim bị thương tích. Vì Thánh Tâm Chúa Giêsu bày tỏ cho chúng ta bằng dấu hiệu của Tình yêu của Ngài, vết thương ở Trái Tim hửu hình của Chúa Giêsu sẽ nhắc nhớ về vết thương vô hình của Tình yêu này. Biểu tượng này cũng giải thích rằng lòng sùng kính này, mặc dù dành cho Thánh Tâm Chúa Giêsu một vị trí cần thiết, vẫn là nhỏ bé do liên quan với khoa giải phẫu trái tim hoặc khoa sinh học. Nhưng, trong hình ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu, cách diễn tả biểu tượng này phải trổi vượt hơn mọi thứ, độ chính xác về giải phẫu học không được xem xét; nó có thể làm tổn thương lòng sùng kính bằng cách đưa ra biểu tượng ít hiển nhiên hơn. Rất đúng khi nói trái tim là biểu tượng được phân biệt với trái tim theo giải phẫu học: Tính phù hợp của hình ảnh có lợi cho cách diễn tả của tư tưởng này. Trái tim hữu hình cần thiết đối với hình ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu, nhưng trái tim hữu hình này phải là một trái tim biểu tượng. Cách quan sát tương tự về sinh học, trong đó lòng sùng kính này không thể hoàn toàn vô tư, vì trái tim bằng thịt được tôn thờ để biết Tình yêu của Chúa Giêsu ở đó, là Thánh Tâm Chúa Giêsu, là trái tim sống động thực sự, đã yêu thương và đau khổ; như chúng ta cảm nhận, Trái Tim đó đã chia sẻ đời sống tình cảm và luân lý của Ngài; tuy nhiên, như chúng ta biết, Trái Tim đó thô sơ về các hoạt động của đời sống con người, có một phần như thế trong các hoạt động thuộc đời sống của Ngài. Nhưng sự mặc khải về tình yêu của Đức Kitô không là dấu hiệu thuần túy bình thường, như trong mối tương quan của từ ngữ đối với một vật, hoặc của lá cờ đối với ý tưởng của một quốc gia; Trái Tim vẫn liên kết với đời sống của các việc tốt lành và yêu thương. Tuy nhiên, Trái Tm đó đủ đối với lòng sùng kính mà chúng ta biết và cảm nghiệm được sự kết hiệp thân mật này. Chúng ta không có gì để do with physiology của Thánh Tâm Chúa hoặc xác định các chức năng chính xác của trái tim trong đời sống hằng ngày. Chúng ta biết rằng biểu tượng của trái tim là biểu tượng dựa trên thực tế và nó cấu thành khách thể đặc biệt của lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, lòng sùng kính này không có nguy cơ sai lầm.

(d) Trên tất cả, trái tim là là biểu tượng của tình yêu, và qua đặc tính này, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu là điều tự nhiên. Tuy nhiên, hướng tới Trái Tim yêu thương của Chúa Giêsu thì sẽ gặp điều mà Chúa Giêsu liên kết với tình yêu này. Tình yêu này không là không là lý do Đức Kitô thực hiện và chịu đau khổ? Không là nội tại của Ngài, thậm chí còn hơn là ngoại tại của Ngài, đời sống ảnh hưởng tình yêu này? Mặt khác, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa, được hướng tới Trái Tim sống động của Chúa Giêsu, như vậy đã trở thành quen thuộc với toàn bộ đời sống nội tâm của Thầy Chí Thánh, với các nhân đức và tình cảm của Ngài, với tình yêu vô biên của Chúa Giêsu. Từ đó, sự mở rộng đầu tiên của lòng sùng kính này bắt nguồn từ Trái Tim yêu thương tới sự hiểu biết thân mật của Chúa Giêsu, tới tình cảm và nhân đức của Ngài, tới cảm xúc và đời sống luân lý của Ngài; từ Trái Tim yêu thương tới cách thể hiện yêu thương của tình yêu này. Vẫn có cách mở rộng khác, dù cùng ý nghĩa, được làm theo cách khác, bằng cách chuyển từ Trái Tim tới Ngôi vị, như chúng ta thấy, cách này rất tự nhiên. Khi nói về trái tim to lớn, chúng ta ám chỉ ngôi vị, như khi chúng ta nói tới Thánh Tâm Chúa Giêsu. Tuy nhiên, vì cả hai đều đồng nghĩa, nhưng khi chữ trái tim thường được nói tới con người, vì một con người như vậy được coi là liên quan cảm xúc và đời sống luân lý. Như vậy, khi chúng ta nói tới Chúa Giêsu là Thánh Tâm Chúa, chúng ta có ý nói rằng khi Chúa Giêsu bày tỏ Thánh tâm Ngài, Chúa Giêsu yêu thương và đáng yêu. Chúa Giêsu hoàn toàn được “tóm lược” trong Thánh Tâm Ngài như trong chính Ngài.

(e) Trong chính lòng sùng kính Chúa Giêsu, người ta không thể không thấy Tình yêu Ngài bị khước từ. Tc luôn “than thở” trong Kinh thánh, và các thánh cũng luôn nghe biết những lời than của tình-yêu-không-được-đáp-lại. Một trong các lĩnh vực chính của lòng sùng kính này là cân nhắc Tình yêu của Chúa Giêsu, vì chúng ta đã coi thường và làm ngơ tình-yêu-Ngài-dành-cho-chúng-ta. Chính Ngài đã mặc khải tình yêu này khi Ngài than thở với Thánh Margaritta Maria Alacoque (1647-1690).

(f) Tình yêu này được thể hiện mọi nơi trong Chúa Giêsu và trong cuộc đời Ngài, tình yêu đó có thể giải thích về Ngài bằng những lời nói và hành động của Ngài. Do đó, tình yêu này chiếu sáng hơn trong các mầu nhiệm sinh ra cho chúng ta, trong đó Chúa Giêsu sinh ra nhiều điều tốt và hoàn tất trong tặng phẩm là chính Ngài qua việc nhập thể, cuộc khổ nạn, và bí tích Thánh Thể. Hơn nữa, các mầu nhiệm này có vị trí trong lòng sùng kính này, ở bất kỳ nơi nào chúng ta tìm kiếm Chúa Giêsu và các dấu hiệu yêu thương của Ngài thì chúng ta đều tìm thấy ở một mức độ rộng lớn hơn trong các hành động vĩ đại của Ngài.

(g) Chúng ta biết rằng lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đấng là biểu tượng của tình yêu, có trong tình yêu của Ngài dành cho nhân loại. Điều này rõ ràng, vì điều này có trong tình yêu của Ngài dành cho nhân loại, Thánh Tâm Ngài đã quá yêu chúng ta, như Ngài đã mặc khải cho Thánh Margaritta Maria Alacoque.

(h) Cuối cùng, vấn đề là tình yêu đó thể hiện qua lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Ngài yêu chúng ta với tư cách một con người và yêu chúng ta với tư cách Thiên Chúa, đó là lòng thương xót bao la của Ngài. Chắc chắn đó là tình yêu của Thiên-Chúa-làm-người, tình yêu của Ngôi-Lời-nhập-thể. Tuy nhiên, đó không là những con người sùng mộ nghĩ về việc tách rời 2 tình yêu này như họ đã tách rời 2 bản tính trong Chúa Giêsu. Ngoài ra, mặc dù chúng ta có thể muốn giải quyết phần này của vấn đề bằng mọi cách, chúng ta có thể thấy rằng các ý kiến của các tác giả đều khác nhau. Một số người cho rằng Trái Tim bằng thịt chỉ được liên kết với tình yêu nhân loại, họ cho rằng đó không là biểu tượng của Tình yêu Thiên Chúa. Hơn nữa, không riêng ngôi vị của Chúa Giêsu, do đó, Tình yêu Thiên Chúa không là khách thể trực tiếp của lòng sùng kính này. Một số khác cho rằng Tình yêu Thiên Chúa khác với Ngôi-Lời-nhập-thể không là khách thể của lòng sùng kính này, họ tin như vậy khi coi là tình yêu của Ngôi-Lời-nhập-thể, và họ không hiểu tại sao tình yêu này cũng không thể được biểu tượng là Trái Tim bằng thịt, hoặc tại sao lòng sùng kính này chỉ nên hạn chế là tình yêu sáng tạo.

Nền tảng lòng sùng kính Thánh Tâm

Vấn đề này có thể được cân nhắc theo 3 phương diện: lịch sử, thần học và khoa học.

1. Nền tảng lịch sử. Khi chấp thuận lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Giáo hội không tin thị kiến của Thánh Margaritta Maria Alacoque, coi đó là trừu tượng và kiểm tra chính lòng sùng kính này. Thị kiến của Thánh Margaritta Maria Alacoque có thể sai, nhưng lòng sùng kính này thì không sai, do đó xứng đáng và vững chắc. Tuy nhiên, sự thật là lòng sùng kính này được truyền bá chủ yếu do ảnh hưởng phong trào bắt đầu từ Paray-le-Monial; và trước khi được phong chân phước, thị kiến của nữ tu Margaritta Maria Alacoque đã được Giáo hội kiểm tra kỹ lưỡng, phán đoán những trường hợp như vậy không liên quan tính không sai lầm của bà nhưng chỉ ngụ ý tính chắc chắn con người đủ để bảo đảm tính tất nhiên của lời nói và hành động.

2. Nền tảng thần học. Thánh Tâm Chúa Giêsu, cũng như những thứ khác thuộc Ngôi vị của Ngài, xứng đáng để chúng ta tôn thờ, nhưng điều này không như vậy nếu Ngôi vị đó được coi là tách biệt và không liên kết với Ngôi vị này. Tuy nhiên, trong “Auctorem Fidei” (1) năm 1794, ĐGH Piô VI đã xác nhận lòng sùng kính này trong phương diện này để bác bỏ các lời vu khống của tà thuyết Jansen (2). Mặc dù sự tôn thờ này dành cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, mở rộng vượt ngoài trái tim bằng thịt, hướng tới tình yêu mà Trái Tim này là biểu tượng sống động và có ý nghĩa. Về điểm này, lòng sùng kính không đòi buộc sự biện hộ, vì điều đó thuộc về Ngôi vị của Chúa Giêsu được hướng tới, nhưng đối với Ngôi vị không thể tách biệt khỏi thiên tính của Ngài. Chúa Giêsu thể hiện sống động điều tốt lành của Thiên Chúa, của Tình Phụ tử yêu thương vô hạn, là khách thể của lòng sùng kính Thánh Tâm, vì Ngài thực sự là khách thể của Kitô giáo. Cái khó là sự hiệp nhất của trái tim và tình yêu, trong mối tương quan mà lòng sùng kính giữa điều này và điều kia.

3. Nền tảng triết học và khoa học. Về phương diện này cũng có sự không kiên định giữa các thần học gia, không coi là nền tảng của mọi vật mà về vấn đề giải thích. Đôi khi họ nói như thể trái tim là cơ phận của tình yêu, nhưng điểm này không có nền tảng về lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, đủ để nói rằng trái tim là biểu tượng của tình yêu, và đối với nền tảng của biểu tượng, sự-nối-kết-thực-tế hiện hữu giữa trái tim và các cảm xúc. Ngày nay, biểu tượng của trái tim là một thực tế và mọi người đều cảm thấy trong trái tim có một loại tiếng vang của tình cảm. Nghiên cứu sinh lý về tiếng vọng này có thể rất thú vị, nhưng không cần đối với lòng sùng kính, vì nền tảng của lòng sùng kính là sự kiện đã được kiểm chứng bằng kinh nghiệm hằng ngày, sự thật mà nghiên cứu sinh lý xác định các tình trạng, nhưng không đòi hỏi nghiên cứu này hoặc bất kỳ sự hiểu biết đặc biệt nào với chủ thể của nó.

Hành động riêng của lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu

Hành động này được đòi hỏi bởi chính khách thể của lòng sùng kính, vì lòng sùng kính tình yêu của Chúa Giêsu đối với chúng ta nên là lòng sùng kính nổi trội về tình yêu đối với Chúa Giêsu. Lòng sùng kính này được thể hiện bằng việc đáp lại tình yêu; mục đích của lòng sùng kính này là yêu mến Chúa Giêsu, Đấng yêu thương chúng ta vô cùng, để tình yêu đáp lại tình yêu. Tuy nhiên, tình yêu của Chúa Giêsu thể hiện với linh hồn đạo đức là tình yêu bị coi thường, nhất là qua Bí tích Thánh Thể, tình yêu này đươc diễn tả trong lòng sùng kính này có tính đền đáp, và do đó có sự quan trọng của việc đền tội, rước lễ để đền tội, và chia sẻ đau khổ của Chúa Giêsu. Nhưng không gì có thể làm kiệt quệ sự phong phú của lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Tình yêu là sự ấp ủ linh hồn, càng hiểu biết tình yêu thì càng gắn bó với Chúa Giêsu, kết hiệp mật thiết vớ Ngài, với Thánh Tâm Ngài.

Ý tưởng lịch sử về việc phát triển lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu

1. Từ thời Thánh Gioan và Thánh Phaolô, trong Giáo hội cũng đã có những cách sùng kính như lòng sùng kính Tình Yêu của Thiên Chúa, Đấng đã yêu thế gian đến nỗi trao ban chính Con Một của Ngài, và chính Chúa Giêsu cũng yêu thương chúng ta đến nỗi hiến thân vì chúng ta. Nhưng, nói một cách chính xác, đây không là lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, vì không có lòng kính trọng Thánh Tâm Chúa Giêsu như biểu tượng của Tình yêu của Ngài dành cho chúng ta. Từ các thế kỷ đầu, phù ợp với gương của của Thánh sử, cạnh sườn của Đức Kitô và mầu nhiệm Máu và Nước đã được suy niệm, và Giáo hội chiêm ngưỡng những gì chảy ra từ cạnh sườn của Chúa Giêsu, như bà Êva được tạo nên từ xương sườn của ông Adam. Nhưng trong 10 thế kỷ đầu không có gì chứng tỏ điều đó, không có sự tôn thờ nào dành cho Trái Tim bị thương tích ấy.

2. Thế kỷ XI và XII, chúng ta thấy có những cách chứng tỏ lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Vết thương ở Trái Tim dần dần được đạt tới, và vết thương đó là biểu tượng của tình yêu. Đó là trong không khí nhiệt thành của Dòng Biển Đức hoặc Dòng Xitô, theo tư tưởng của Thánh Anselmô hoặc Thánh Bênađô, rằng lòng sùng kính này tăng lên, dù không thể xác định các văn bản hoặc những người sùng kính đầu tiên. Theo Thánh Gertrude, Thánh mechtilde, và tác giả bản “Vitis mystica” (Cây nho Thần bí) đã nổi danh, chúng ta không thể chắc chắn xác định ai đã có công soạn “Vitis mystica”. Cho tới thời gian gần đây, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu đã được quy cho Thánh Bênađô, nhưng cũng có thể quy cho Thánh Bônaventura (“S. Bonaventura opera omnia”, 1898, VIII, LIII sq.). Nhưng, có thể vậy, nó gồm một trong những đoạn ahy đã từng truyền cảm hứng lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, thích hợp để Giáo hội có những bài học về kinh đêm của ngày lễ. Đối với Thánh Mechtilde (qua đời năm 1298) và Thánh Gertrude (qua đời năm 1302), đó là lòng sùng kính tương tự đã được chuyển thành nhiều lời nguyện và cách sử dụng. Điều đáng quan tâm là thị kiến của Thánh Gertrude vào chính ngày lễ Thánh Gioan Tông đồ, vì điều đó đã hình thành lịch sử của lòng sùng kính này. Được tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu, bà đã nghe nhịp đập của Thánh Tâm Chúa Giêsu và hỏi Thánh Gioan rằng trong Bữa Tiệc Ly, ngài cũng nghe những nhịp đập kỳ diệu như vậy mà sao ngài không nói gì. Thánh Gioan trả lời rằng mặc khải này đã được giữ cho các hậu duệ, khi mà thế giới trở nên nguội lạnh, họ cần nhen nhóm lại tình yêu này (Legatus divinae pietatis, IV, 305; Revelationes Gertrudianae, ed. Poitiers and Paris, 1877).

3. Từ thế kỷ XIII tới XVI, lòng sùng kính này được truyền bá nhưng vẫn không phát triển nhiều. Khắp nơi được thực hành bởi các linh hồn được đặn ân, các thánh và các dòng tu như Dòng Phanxicô, Dòng Đa Minh, Dòng Carthusians, v.v… có nhiều tấm gương về lòng sùng kính này. Vì thế, đó là lòng sùng kính riêng của các dòng thần bí này. Không có gì khởi đầu, chỉ có viêc truyền bá lòng sùng kính Năm Dấu Thánh, trong đó Dấu Thánh ở Thánh Tâm được lưu ý nhất, và để xúc tiến điều đó, Dòng Phanxicô đã nỗ lực nhiều.

4. Khoảng thế kỷ XVII, lòng sùng kính tiếp tục phát triển và chuyển từ lĩnh vực thần bí sang lĩnh vực khổ hạnh Kitô giáo. Điều đó cấu thành một lòng sùng kính khách quan bằng những lời cầu nguyện được soạn sẵn và các cách thực hiện đặc biệt mà giá trị và cách thực hành đó được ca tụng. Chúng ta biết điều này nhờ các văn bản của các “sư phụ” về đời sống tâm linh là Lanspergius đạo hạnh (qua đời năm 1539), Dòng Carthusians ở Cologne, tu sĩ đạo hạnh Louis Blois (Blosius, 1566), Dòng Biển Đức, và Tu viện trưởng Liessies ở Hainaut. Có thể kể cả Chân phước Gioan Avila (qua đời năm 1569) và Thánh Phanxicô Salê, thế kỷ XVII.

5. Từ đó, mọi thứ cho thấy rõ lòng sùng kính này. Các tác giả khổ hạnh nói về điều đó, nhất là các tác giả Dòng Tên như Alvarez de Paz, Luis de la Puente, Saint-Jure, và Nouet, vẫn có những thỏa thuận đặc biệt về vấn đề này như tác phẩm nhỏ “Meta Cordium, Cor Jesu” của LM Druzbicki (qua đời năm 1662). Trong số các nhà thần bí và các linh hồn đạo đức tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu có Thánh Francis Borgia, Chân phước Phêrô Canisiô, Thánh Aloysiô Gonzaga, và Thánh Anphong Rodriguez, Dòng Tên; kể cả Tôi tớ Chúa Marina de Escobar (qua đời năm 1633), ở Tây Ban Nha; Bậc đáng kính Madeleine Thánh Giuse và Tôi tớ Chúa Margaritta Thánh thể, Dòng Cát Minh, Pháp quốc; Jeanne de S. Mathieu Deleloe (qua đời năm 1660), Dòng Biển Đức, Bỉ quốc; Armelle ở Vannes (qua đời năm 1671); thậm chí cả những người theo thuyết Jansen hoặc các trung tâm thế giới, Marie de Valernod (qua đời năm 1654) và Angélique Arnauld; M. Boudon, the great archdeacon ở Evreux, Linh mục Huby, tông đồ ẩn dật ở Brittany, và đặc biệt là Bậc đáng kính Maria Nhập Thể (qua đời tại Quebec năm 1672). Trực giác của Thánh Phanxicô Salê, các bài suy niệm của Mẹ Huillier (qua đời năm 1655), các thị kiến của Mẹ Anne-Marguerite Clément (qua đời năm 1661), và của nữ tu Jeanne-Bénigne Gojos (qua đời năm 1692) là những cái khởi đầu. Linh ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu có ở khắp nơi, đó là nhờ lòng sùng kính của Dòng Phanxicô đối với Năm Dấu Thánh và thói quen tốt lành của Dòng Tên thường đặt linh ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu trên các cuốn sách và trên tường nhà nguyện.

6. Tuy nhiên, lòng sùng kính này vẫn là riêng tư cá nhân. Thánh LM Gioan Eudes (1602-1680) đã công khai hóa để tôn kính bằng một Thánh lễ. LM Eudes là tông đồ của Trái Tim Đức Mẹ, nhưng việc ngài tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm có cả Thánh Tâm Chúa Giêsu. Dần dần lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu trở nên lòng sùng kính riêng biệt, và ngày 31-8-1670, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu lần đầu tiên được cử hành trọng thể tại Đại chủng viện Rennes. Theo sau là ở Coutances vào ngày 20-10, vì thế ngày này có liên quan lễ Thánh Eudes. Lễ này mau chóng lan rộng tới các giáo phận khác, và lòng sùng kính này cũng xuất hiện tại nhiều dòng tu. Đây đó cũng bắt đầu có lòng sùng kính này, khởi đầu từ Paray.

(7) Chính Thánh Margaritta Maria Alacoque, một nữ tu khiêm nhường của Dòng Thăm Viếng ở Paray-le-Monial, đã được Chúa Giêsu chọn để mặc khải những mong muốn của Thánh Tâm Ngài và giao nhiệm vụ phổ biến cách sống mới đối với lòng sùng kính này. Không có gì cho biết rõ rằng nữ tu đạo hạnh này đã biết lòng sùng kính này trước những lần được mặc khải, hoặc là bà đã chú ý tới điều đó. Các mặc khải này nhiều lắm, và những lần hiện ra tiếp theo rất đáng chú ý: Chúa Giêsu hiện ra vào ngày lễ Thánh Gioan, khi Ngài cho phép nữ tu Margaritta Maria Alacoque, như Ngài đã cho phép Thánh Gertrude, được tựa đầu vào ngực Ngài, được nghe những nhịp đập yêu thương của Ngài, được biết Ngài muốn bày tỏ lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa cho toàn nhân loại và loan truyền lòng nhân lành của Chúa. Ngài bày tỏ cho bà điều này vào ngày 27-12, có thể là năm 1673. Ngài hiện ra với lòng yêu thương và yêu cầu tôn sùng tình yêu cứu chuộc (expiatory love) – rước lễ thường xuyên, rước lễ vào ngày Thứ Sáu Đầu Tháng, và làm Giờ Thánh (có thể là tháng 6 hoặc tháng 7-1674); đó là lần hiện ra quan trọng xảy ra trong tuần bát nhật lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu (Corpus Christi) năm 1675, có thể vào ngày 16 tháng 6, khi Chúa Giêsu nói: “Hãy ngắm nhìn Thánh Tâm Ta yêu thương nhân laoị biết bao… Nhưng thay vì được biết ơn, Ta chỉ nhận được sự vô ơn…”, và Ngài yêu cầu bà vận động thành lập lễ kính Thánh Tâm vào Thứ Sáu sau lễ kính Mình Máu Thánh, và nói bà cho LM Colombière biết, lúc đó LM Colombière là bề trên Dòng Tên tại Paray.

Cuối cùng, lòng sùng kính này là trách nhiệm loan truyền của Dòng Thăm Viếng và các linh mục Dòng Tên. Vài ngày sau lần hiện ra quan trọng đó, tháng 6-1675, nữ tu Margaritta Maria Alacoque đã nói với LM Colombière, và điều này được nhận biết là tinh thần của Chúa, LM Colombière đã tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, hướng dẫn nữ tu Margaritta Maria Alacoque viết lại việc thị kiến, được dùng ở Pháp quốc và Anh quốc. Khi LM Colombière qua đời, 15-1-1682, người ta phát hiện bản chép tay mà ngài đã yêu cầu nữ tu Margaritta Maria Alacoque viết, cùng với vài nhận xét về lợi ích của lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Bản giải thích lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu được xuất bản tại Lyons năm 1684. Cuốn sách nhỏ này được đọc nhiều, ngay cả ở Paray, dù vẫn có sự lầm lẫn về Thánh Margaritta Maria Alacoque, người đã có công truyền bá lòng sùng kính này. Moulins với Mẹ de Soudeilles, Dijon với Mẹ de Saumaise và nữ tu Joly, Semur với Mẹ Greyfié, và thậm chí ở Paray, đã phản đối nhưng rồi lại hòa nhập. Ngoài các tu sĩ Dòng Thăm Viếng, các linh mục, các tu sĩ, và giáo dân đã tán thành, đặc biệt là một tu sĩ Dòng Phanxicô, hai tu sĩ Dòng Thánh Margaritta Alacoque, và một số tu sĩ Dòng Tên, các linh mục Croiset và Gallifet, đã hành động nhiều vì lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.

(8) Sau khi Thánh Margaritta Maria Alacoque qua đời ngày 17-10-1690, lòng nhiệt thành của những người này vẫn không giảm sút; ngược lại, năm 1691, LM Croiset đã cho xuất bản cuốn “De la Dévotion au Sacré Cœur” (Về việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu) để truyền bá lòng sùng kính này. Mặc dù gặp nhiều trở ngại, sự trì trệ của Tòa thánh, năm 1693 đã có Huynh đoàn Thánh Tâm Chúa (Confraternities of the Sacred Heart), năm 1697, đã giao hội này cho các tu sĩ Dòng Thăm Viếng với lễ Năm Dấu Thánh (Mass of the Five Wounds). Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu phát triển mạnh, nhất là tại các dòng tu. Năm 1720, dịch bệnh ở Marseilles có thể là dịp đầu tiên để tận hiến và công khai tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu bên ngoài các cộng đoàn tu. Các thành phố khác ở miền Nam noi gương của Marseilles, thế nên lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu trở nên phổ biến. Năm 1726, người ta xin ý kiến của Rôma về lễ Thánh Tâm, nhưng Rôma vẫn từ chối vào năm 1729. Tuy nhiên, năm 1765, theo yêu cầu của Nữ hoàng, lễ này chính thức được các giám mục Pháp đón nhận. Năm 1856, theo yêu cầu của các giám mục Pháp, ĐGH Piô IX đã mở rộng lễ này cho Giáo hội hoàn vũ bằng một nghi thức trang trọng. Năm 1889, lễ này được Giáo hội nâng lên thành lễ bậc nhất. Việc tận hiến và chuẩn bị cho việc sùng kính này. Nhất là từ năm 1850, các cộng đoàn và các nhà dòng được tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, và năm 1875, việc tận hiến này được mở rộng ra cả thế giới Công giáo. ĐGH vẫn không muốn can thiệp. Cuối cùng, ngày 11-6-1899, theo lệnh của ĐGH Lêô XIII, và theo công thức ngài lập ra, cả thế giới được tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu. ĐGH Lêô XIII gọi điều này là “điều vĩ đại” trong triều đại giáo hoàng của ngài, điều mà một nữ tu Dòng Chúa Chiên Lành ở Oporto (Bồ Đào Nha) đã nói rằng bà nhận từ chính Chúa Giêsu. Bà là thành viên của cộng đoàn Drost-zu-Vischering, và được biết đến là nữ tu Maria Thánh Tâm Chúa. Bà qua đời vào đúng ngày lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, 2 ngày trước khi tận hiến, điều được hoãn lại vào Chúa nhật kế tiếp. Trong khi nói tới điều này, chúng ta đừng quên nói tới lòng sùng kính riêng trong các linh hồn. Vả lại, chúng ta đừng bỏ qua tính xã hội trong những năm sau. Nhất là Giáo hội Công giáo Pháp bám sát điều này như niềm hy vọng mạnh mẽ nhất của ơn cứu độ.

___________________________
(*) Auctorem Fidei là sắc chỉ của ĐGH Piô VI, vào năm 1794, lên án 85 luận đề của Nghị hội phái Jansenist của Ý ở Pistoia, do giám mục Scipione de'Ricci (1741-1810) cầm đầu. Trong các quan điểm khác bị lên án có thuyết cho rằng các hội đồng giám mục cấp quốc gia có quyền cởi buộc độc lập với Tòa thánh.

(1) Jansenism là thuyết của thần học gia Công giáo Cornelis Jansen (1585–1638), khoảng 1656-1657, dựa trên thuyết tiền định luân lý (moral determinism). Các nguyên tắc thần học của Cornelis Jansen nhấn mạnh sự tiền định, phủ nhận ý chí tự do, cho rằng bản chất con người hư hỏng, không thể tốt lành, còn Chúa Kitô chỉ chết cho những người được chọn chứ không chết cho mọi người. Giáo hội Công giáo kết án thuyết này là lạc giáo. Thuyết này bị những người cải cách trong giới giáo sĩ, tu sĩ và học giả Công giáo Âu châu Tây phương phản đối, và bị kết án là tà thuyết. Bị ảnh hưởng các tác phẩm của thánh Augustinô, nhất là sự tấn công của thánh Augustinô đối với thuyết Pelagianism (phủ nhận tội tổ tông) và thuyết ý chí tự do, Jansen theo thuyết của thánh Augustinô về sự tiền định và sự cần thiết của Ơn Chúa, một lập trường bị Công giáo La Mã coi là gần với thuyết của Calvin, đã cấm lưu hành cuốn The Augustinus của ông năm 1642. Sau khi Jansen chết năm 1638, những người theo ông đã lập cơ sở tại tu viện ở Port-Royal, Pháp. Blaise Pascal, một đệ tử trung thành của Jansen, đã bảo vệ các giáo huấn của họ trong Provincial Letters (1656–1657). Năm 1709, vua Louis XIV ra lệnh bãi bỏ tu viện này. Những người theo Jansen bắt đầu lập Giáo hội Jansen năm 1723 và tồn tại tới cuối thế kỷ 20.

(Chuyển ngữ từ NewAdvent.org)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:30 22/05/2012
NHỚ LỜI PHỤ THÂN
N2T

Người cha dạy con trai: “Làm người thì nói năng nên linh hoạt chút xíu, không thể chỉ một câu nói cứng nhắc”.
Con trai bèn hỏi thế nào là “linh hoạt”, vừa lúc ấy thì có người hàng xóm qua mượn đồ, phụ thân bèn lấy câu chuyện đó làm ví dụ:
- “Ví dụ có người đến mượn đồ, con không thể nói cái gì cũng có, cũng không thể nói là không có gì cả, mà có lúc nên nói cái này thì ở nhà có, có lúc nên nói cái này ở nhà không có, thế là lời nói biến thành linh hoạt, phàm việc gì thì phải tùy theo loại mà nói”.
Đứa con ghi nhớ lời của phụ thân trong lòng.
Một hôm, có khách đến nhà, hỏi:
- “Lệnh tôn có nhà không ?”
Đứa con trai trả lời khách:
- “Cái thì ở nhà có, cũng có cái ở nhà không có ạ”.

Suy tư:
Con cái ngoan thì vâng lời cha mẹ, làm theo lời cha mẹ dạy bảo, do đó mà cha mẹ hoặc người có trách nhiệm giáo dục trẻ con, thì phải luôn nghiêm túc trong lời nói của mình.
Cha mẹ là thầy cô giáo đầu tiên của con cái mình, mà con cái thì có đứa ngoan có đứa không được ngoan; có đứa thông minh sáng dạ, có đứa chậm hiểu và không được nhanh nhẹn hoạt bát, do đó mà cần phải biết cách dạy dỗ chúng nó, mà cách dạy hay nhất và hiệu quả nhất chính là cha mẹ lấy cách sống thánh thiện đạo đức của mình để làm gương cho con cái.
Dạy con trước hết là đức tin công giáo của cha mẹ truyền cho con cái biết kính Chúa yêu người; thứ đến là dạy con cái đức tính thật thà, có thì nói có không thì nói không; tiếp đến là dạy con biết lễ phép kính trên nhường dưới, có lỗi thì xin lỗi, biết cám ơn khi người khác giúp mình làm điều gì đó…
Đó là những điều dạy dỗ căn bản để con cái có cái “gốc đạo đức” làm “vốn” sau này khi chúng nó sống giữa xã hội vậy.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:33 22/05/2012
N2T

4. Nếu như có người nhờ tôi cầu nguyện với Thiên Chúa, thì trước hết nhất định tôi nhìn mắt của Ngài, coi tôi cầu xin có tương phản với thánh ý của Thiên Chúa hay không ?

(Thánh nữ Terese of Lisieux)
 
Đọc sách: Nhưng, ai là người thân cận của tôi ? (tiếp theo)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:40 22/05/2012
4. AI LÀ NGƯỜI THÂN CẬN CỦA TÔI ?

Đức Chúa Giê-su không nói: cha mẹ của tôi là người thân cận của tôi.
Đức Chúa Giê-su không nói: anh chị em của tôi là người thân cận của tôi.
Đức Chúa Giê-su cũng không nói: bà con bạn bè thân hữu của tôi là người thân cận của tôi…

Và để cho đám đông người đang nghe Ngài giảng, và đặc biệt là để cho thầy thông luật “mở rộng nhãn giới” về cụm từ “người thân cận”, Đức Chúa Giê-su đã đưa ra một câu chuyện sống động để trả lời câu hỏi “ai là người thân cận của tôi”, câu chuyện sống động ấy được tóm gọn như thế nầy: người Do thái bị nạn đang nằm thoi thóp bên vệ đường, có thầy tư tế đi qua, và thầy Lê-vi cũng đã đi qua nhưng ngoãnh mặt làm ngơ đi luôn, cuối cùng người Do Thái bị nạn ấy đã được kẻ thù không đội trời chung của mình -người Sa-ma-ri- giúp đỡ cứu nạn (1) .

Trong câu chuyện dụ ngôn của Ngài, Đức Chúa Giê-su đã không đưa ra nhân vật bị nạn là người Sa-ma-ri, và người ra tay hào hiệp cứu người bị nạn là người Do thái, nhưng chính Ngài đã đề cao lòng nhân hậu của một con người mà người Do Thái coi họ là “quân phản đạo” Sa-ma-ri. Và như thế, chúng ta có thể nhìn ra người Do Thái và người Sa-ma-ri đại diện cho hai loại người: loại người tuân giữ lề luật của cha ông từng nét từng chữ bên ngoài, và loại người hội nhập thích nghi với văn hoá địa phương, không câu nệ lề luật khi làm việc bác ái.

Người Do thái luôn tự hào mình là những người thi hành triệt để lề luật của Thiên Chúa mà khinh bỉ, coi thường người Sa-ma-ri như những quân phản đạo, hội nhập với phường ngoại đạo, và thế là họ trở thành những kẻ thù không đội trời chung với nhau. Cũng vậy, dưới con mắt của những người tín hữu “ngoan đạo” tuân giữ lề luật từng chữ từng nét (đến nỗi tự cho mình đã phạm tội trọng khi bắt tay “bonjour” với một người đàn ông, mà không dám lên rước lễ), thì những cô gái đứng đường đợi khách, những người hào hoa phong nhã, những tên bất hảo.v.v…đều là những người đáng phải sa hoả ngục hết thảy !

Đức Chúa Giê-su đã làm cho những người Pha-ri-siêu, các kinh sư và thầy thông luật thất vọng, vì “người thân cận” mà Ngài nói đây, không ai khác hơn chính là người Sa-ma-ri, người mà họ ghét cay ghét đắng và là kẻ thù của họ, người mà họ cho là lăng chạ với quân tội lỗi.

Và chính chúng ta, ngày hôm nay, cũng không hơn gì những người biệt phái và các kinh sư ấy, khi chúng ta tự hào mình là người không có kẻ thù, không có ghét ghen ai. Vâng, trong cuộc sống đời thường của chúng ta thì có lẽ là như thế, chúng ta sống an vui tự tại, chúng ta vẫn thong dong tham dự thánh lễ sáng, đọc kinh tối, đi làm việc thiện.v.v…nhưng lắm lúc chúng ta nhìn “không sửa mắt” những người mà chúng ta cho là những quân tội lỗi; và lắm lúc chúng ta vỗ ngực xưng tên với những người mà chúng ta gọi là “tà ma ngoại đạo”, những người có thành tích bất hảo rằng: “Cái quân khốn nạn , nếu tao là Chúa, tao sẽ vặn họng chúng bây hết thảy”, và khi tuyên bố những lời như thế, thì chúng ta đã trở thành người Do Thái hoạn nạn nằm bên đường chờ chết, hay ít nữa, cũng ngất ngư nửa sống nửa chết chờ người qua đường cứu giúp. Cái hoạn nạn nầy của chúng ta đó không phải là ở nơi thân xác, nhưng là ở trong tâm hồn, một tâm hồn đã bị những thành kiến của việc tuân giữ lề luật cách máy móc bên ngoài làm cho nó trở nên chai cứng, mà không nhạy cảm trước những khổ đau của anh chị em đồng loại là người thân cận của mình, cho nên khi nhìn mọi việc xảy ra, chúng ta đều thấy là tội, là vi phạm lề luật.

Chính cái hoạn nạn trong tâm hồn nầy, đã được người mà bấy lâu nay chúng ta cho là kẻ thù của mình, là người Sa-ma-ri “phản đạo” đến cứu, nơi họ lòng nhân hậu được bộc lộ ra vượt khỏi ranh giới kẻ thù, để cúi xuống ôm người bị nạn lên và đem đi cứu chữa.

Hành động cúi xuống của người Sa-ma-ri đã rút lại khoảng cách giữa hai kẻ thù, và khi ẳm người bị nạn trong tay thì khoảng cách nầy không còn nữa, và kẻ thù không đội trời chung nầy đã trở nên “người thân cận” của người Sa-ma-ri, người mà thường ngày tôi nhìn “không sửa mắt”.

Chính khi chúng ta tự nhận mình là người tốt lành, tuân giữ lề luật, làm việc bác ái nhưng lại xa lánh những người tội lỗi, những người mà chúng ta cho là vô đạo, thì chính lúc ấy, chúng ta đã trở thành người xa lạ với Thiên Chúa. Trở nên người xa lạ với Thiên Chúa, bởi vì Con Một của Ngài là Đức Chúa Ki-tô đã không ngần ngại chia sẽ thân phận con người yếu hèn với chúng ta, để cảm thông, để cứu chuộc chúng ta khỏi ách thống trị của tội lỗi, để trả lại cho nhân loại chúng ta phẩm giá cao quý đã đánh mất vì tội nguyên tổ: làm con của Thiên Chúa. Vì vậy, tất cả những người trong thiên hạ cũng có quyền được hưởng hồng ân vô giá ấy, cũng có quyền trở thành “người thân cận” của Thiên Chúa, trong Đức Chúa Ki-tô, vì Ngài đến không phải để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi (2) . Vậy thì chúng ta là ai mà dám khinh bỉ họ, ngăn cản họ -những người mà chúng ta cho là tội lỗi- trở thành con cái của Thiên Chúa chứ ?

“Ai là người thân cận của tôi” không chỉ là những kẻ thù của tôi như người Do thái với người Sa-ma-ri, nhưng “người thân cận” của tôi cũng là những người hàng xóm lân cận, những người ở sát bên phòng của tôi thường hay dòm ngó đến những việc bên trong gia đình của tôi, để rồi đi nói cho cả làng cả xóm biết, đành rằng như thế là không tốt, là tọc mạch, là bất lịch sự. Nhưng nếu chúng ta cứ nhìn họ bằng những ánh mắt không mấy thiện cảm, thì đúng họ không phải là người thân cận của tôi, mà chữ “thân cận” không phải là ở kề cận bên mình hay sao ? Người Việt Nam chúng ta có câu tục ngữ : “Bán bà con xa, mua láng giềng gần ” để nói lên ý nghĩa đạo lý của “người thân cận” nầy, mà trên một phương diện tự nhiên nào đó, ít nữa là về mặt đạo đức, cũng rất gần với giáo lý yêu người của Đức Chúa Giê-su đã dạy.

Trong một khu phố nọ ở quận Nhất thành phố Sài Gòn có một đám hoả hoạn, trong cơn hốt hoảng mạnh ai nấy lo, không ai để ý đến một thanh niên đang xông xáo trong khói lửa mù mịt, bất chấp nguy hiểm để khuân vác đồ đạc cho một gia đình bà lão nghèo, sau khi đám lửa được dập tắt, người ta hỏi anh với bà lão ấy có quan hệ gì không, anh ta trả lời tỉnh queo: “Không quen biết gì cả, bà là người hàng xóm của tôi mà”. “Bà là người hàng xóm của tôi” cũng có nghĩa là bà chính là “người thân cận” của tôi vậy, và như thế, người thanh niên nầy đã hiểu rõ lề luật, thực hành lề luật (mặc dù anh ta không phải là tín hữu công giáo) đúng như tinh thần của Đức Chúa Giê-su dạy: yêu thương người thân cận như chính mình.

“Ai là người thân cận của tôi” trong một xã hội hỗn loạn nầy, một xã hội mà nhìn đâu cũng thấy bạo lực và bất công; một xã hội mà “dù thắp đèn sáng” cũng tìm không ra được chữ tín giữa người với người, đúng là một thách đố lớn lao cho những người Ki-tô hữu, những người được mời gọi hãy yêu thương người thân cận như chính mình (3) .

Không ai yêu thương người khác như chính mình cả (kể cả cha mẹ yêu thương con cái, vợ chồng yêu thương nhau) nếu không có một tâm hồn tràn đầy tình yêu của Thiên Chúa. Xã hội rối ren, con người không còn tin tưởng vào nhau, thì những người Ki-tô hữu lại càng phải biết yêu thuơng họ như “người thân cận”, đem tấm lòng nhân hậu tốt lành của người Sa-ma-ri trao tặng cho họ, cúi xuống với họ, nắm lấy tay họ, để khoảng cách thù hận không còn nữa. Xã hội loạn, con người mất tin tưởng nhau, vì không ai “biểu diễn” cho họ thấy họ chính là những người thân cận của chúng ta trong Đức Chúa Giê-su.

Đức Chúa Ki-tô, trong cách giáo dục của Ngài, đã đi từ vòng ngoài đến vòng trong, từ xa đến gần, từ kẻ thù đến người hàng xóm láng giềng, từ người không quen biết đến cha mẹ bà con họ hàng, để cho chúng ta nhìn ra được “người thân cận” của mình là tất cả mọi người, không phân biệt xa gần. Bởi vì trong cuộc sống đời thường, chúng ta thường có khuynh hướng khoe khoang: “Tôi không có kẻ thù, vì tôi ăn ở rất có hậu”. Vì không có kẻ thù để thực hiện hành vi cứu giúp, tha thứ kiểu quân tử, cho nên chúng ta quên mất những anh chị em chung quanh chúng ta đang cần sự giúp đỡ của mình, họ cũng là những người thân cận của chúng ta vậy.

(còn tiếp)

(1) Lc 10, 29-35.
(2) Mt 9, 13b.
(3) Lc 10, 27.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuôc chiến giành lại Tư Do Tôn Giáo: 43 tổ chức Công giáo đồng loạt nộp đơn kiện Bộ Y tế
Trần Mạnh Trác
07:18 22/05/2012
(Michelle Bauman, CNA / EWTN News) - 43 giáo phận và tổ chức Công giáo khắp nước đã đồng loạt công bố nộp đơn kiện chính phủ liên bang vi phạm tự do tôn giáo và chống lại những luật lệ tránh thai của chính quyền Obama.

Những công bố trên được Đức Hồng Y Timothy M. Dolan của New York, chủ tịch của Hội đồng các Giám mục Công giáo Hoa Kỳ, nhiệt liệt hoan nghênh, gọi đó là "một bằng chứng hùng hồn của sự hiệp nhất của Giáo Hội trong việc bảo vệ tự do tôn giáo."

"Chúng tôi đã cố gắng đàm phán với chính quyền và đề nghị những luật lệ với Quốc hội - chúng tôi vẫn tiếp tục con đường đó - nhưng tới nay vẫn chưa có dấu hiệu sửa chữa nào."

ĐHY giải thích qua một tuyên bố ngày 21 Tháng 5 rằng "Thời gian không còn nhiều nữa, và những cơ sở mục vụ giá trị và các quyền cơ bản của chúng tôi đã bị xô đẩy vào một tình huống bấp bênh, vì vậy chúng tôi phải tìm đến Toà án."

Hội Đồng giám mục không trực tiếp là nguyên đơn của các vụ kiện, nhưng là nhiều giáo phận ở khắp nước.

Đức Hồng Y Dolan ca ngợi những hành động đó là "dũng cảm" là "một chứng tỏ tuyệt vời của sự đa dạng về những mục vụ của Giáo Hội đang phục vụ lợi ích chung, những mục vụ đó đang bị hủy hoại vì sắc lệnh Y tế. "

Các đơn kiện tranh luận rằng sắc lệnh y tế liên bang ban hành bởi chính quyền của Tổng thống Obama vi phạm tự do tôn giáo cơ bản của các tổ chức Công Giáo. Sắc lệnh gây tranh cãi đó đòi hỏi những chủ nhân lao động phải cung cấp kế hoạch bảo hiểm y tế bao gồm các biện pháp tránh thai, triệt sản và phá thai, ngay cả khi làm như vậy vi phạm lương tâm của họ.

Sắc lênh đã bị mọi giám mục trong tất cả các giáo phận Hoa Kỳ chỉ trích nặng nề và cảnh báo rằng các quy định có thể buộc các trường, bệnh viện và các cơ quan từ thiện Công giáo trên khắp nước phải đóng cửa.

Ít nhất có 11 vụ kiện chống lại sắc luật đã được nộp bởi các tiểu bang, trường cao đẳng, người sử dụng lao động tư nhân và các tổ chức trên khắp nước Mỹ

Bây giờ, 12 vụ kiện mới được khởi sự bởi 43 giáo phận, bệnh viện, trường học và các cơ sở mục vụ, 12 vụ kiện đó được nộp tới hàng tá cơ quan pháp lý khác nhau ở nhiếu nơi trên khắp nước Mỹ.

Tổng giáo phận New York, St Louis và Washington, DC, là những nguyên đơn của một vụ kiện riêng biệt, một vụ kiện khác do các tổ chức từ thiện Công giáo Catholic Charities cuả các giáo phận và các nhóm xuất bản Công Giáo Our Sunday Visitor. Những giáo phận khác nộp đơn kiện gồm có, Rockville Centre, Pittsburgh, Dallas, Fort Worth, Jackson, Biloxi, Fort Wayne-South Bend, Joliet, và Springfield, Ill - mỗi giáo phận nộp đơn kiện riêng tới các toà án tương ứng trong địa bàn của tòa án liên bang.

Tờ báo "OSV Newsweekly" giải thích rằng họ "tự hào đứng chung với các đồng nghiệp Công giáo và với các giám mục trong việc chống lại thách thức này".

Tờ báo kêu gọi độc giả hỗ trợ nỗ lực này, cho dù "bất cứ điều hy sinh nào chúng ta phải chịu và bất cứ điều thách thức nào chúng ta phải gánh vác, chúng ta chỉ làm nhiệm vụ của những công dân Mỹ thực hành đức tin của chúng ta trong quảng trường công cộng."

Tờ báo nhắc lại tinh thần của người sáng lập Our Sunday Visitor’s là linh mục John Noll đã "chống lại sức mạnh của nhóm Ku Klux Klan, khi chúng còn là một lực lượng chính trị hùng mạnh."

"đó là tinh thần dũng cảm mà chúng tôi noi theo khi chúng tôi tham gia vào cuộc đấu tranh tuyệt vời ngày hôm nay."

Nhiều trường đại học Công giáo khắp nước cũng tham gia vào vụ kiện, bao gồm Trường Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, Đại học Notre Dame và Đại học Phanxicô ở Steubenville.

Cha John Jenkins, dòng Tên, viện trưởng cuả Notre Dame cho biết vụ kiện đã được nộp "không lơ là và cũng không vui vẻ, nhưng với quyết tâm tỉnh táo".

"Chúng tôi không tìm cách áp đặt tín ngưỡng của chúng tôi trên người khác," ngài giải thích trong một email tới các nhân viên Notre Dame.

Thay vào đó, ngài giải thích, "chúng tôi chỉ đơn giản yêu cầu Chính phủ không áp đặt các giá trị của họ vào Đại học khi những giá trị đó xung đột với giáo lý của chúng tôi."

Theo Cha. Jenkins, các vụ kiện nhắm vào mục đích "đòi sự tự do cho một tổ chức tôn giáo để sống sứ mệnh của mình, và ý nghĩa của sứ mệnh này thì vượt lên trên bất kỳ cuộc tranh luận nào về biện pháp tránh thai."

Ngài cảnh báo rằng khi chính phủ quyết định "tổ chức tôn giáo nào mới đủ tôn giáo để được trao tặng sự tự do theo đuổi các nguyên tắc xác định nhiệm vụ của họ," thì quốc gia đã bắt đầu đi xuống một con đường dẫn đến "sự kết thúc của các tổ chức tôn giáo thực sự, mà chỉ còn là những cái tên mà thôi.”
 
Cựu thủ tướng Anh: Tony Blair: không đức tin thế giới sẽ gặp thảm kịch, tai họa
Jos. Tú Nạc, NMS
01:32 22/05/2012
LUÂN ĐÔN – Nguyên Thủ tướng Anh Tony Blair đã đưa ra một bảo vệ sôi nổi về tôn giáo, ông nói thế giới sẽ đi đến thảm kịch, tai họa nếu không có đức tin.

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 24 tháng Năm, 2012 trước hơn 4,300 người tại một cuộc họp tham khảo thuộc giáo phái Anh ở Sảnh đường Royal Albert, Luân Đôn, ông Blair cũng tiết lộ rằng ông đã một lần bị khiển trách bởi một viên chức vì đã đề nghị kết thúc một bài diễn văn với câu: “God bless Britain.”

Ông Blair nguyên là một tín đồ Anh giáo và đã trở thành tín hữu Công Giáo năm 2007 – ngót một năm sau khi ông bước khỏi vai trò lãnh đạo đất nước của ông một thập kỷ - nói rằng đức tin cần cho sự sống vì nó khai tâm đước tính của con người trong lối sống xã hội.

“Yếu tính đức tin của chúng ta bên cạnh những điều chúng ta tin, chắc chắn là những Ki-tô hữu, về Chúa Giê-su Ki-tô và nơi Người trong đời sống của chúng ta là gì?” Ông hỏi.

“Cơ sở đó cũng là một niềm tin mà có một cái gì đó to lớn hơn và quan trong hơn ta, rằng ta không phải là thứ duy nhất mà là những vấn đề, rằng có điều gì đó cao trọng hơn và vượt trội,” ông nói trong cuộc họp tham khảo giới chức lãnh đạo được tổ chức bởi Holy Trinity Brompton, một giáo xứ Anh giáo có ảnh hưởng lớn ở Luân Đôn.

“tôi nghĩ rằng nghĩa vụ thiết yếu của con người dành cho con người vô cùng quan trọng,” ông nói. “Đó là những gì cho phép chúng ta tạo sự tiến bộ, đó là những gì ngăn cản chúng ta hệ tư tưởng giai cấp hoặc những tiến trình tư tưởng để rồi đối xử với con người như thể họ là thứ cấp đối với mục đích chính trị nào đó.”

Ông nói: “Mất một thời gian dài, những gì người ta nghĩ đó là khi xã hội trở nên phát triển hơn và khi chúng ta trở nên thịnh vượng hơn, rằng đức tin bị sa sút, rằng nó sẽ trở nên một thứ di sản của quá khứ - điều mà người ngu dốt thực hiện, trái lại người được khai tâm, được giáo dục không thực hiện.”

“Tôi thiết nghĩ một thế giới không đức tin sẽ là một thế giới trên con đường thảm họa, tai ương, tôi thực sư tin như vậy,” ông nói thêm.

Nhà cựu lãnh đạo Đảng Lao động nhận thức rằng “Thiên Chúa và tôn giáo cũng có thể bị các nhà lãnh đạo lạm dụng” và nói điều đó rất quan trọng để cảnh báo nhũng ai có thể dùng tôn giáo vào mục đích chính trị của họ.

Nhưng ông cho biết khi ông đề nghị để kết thúc một bài diễn văn đơn giản với tư cách là thủ tướng và câu nói “Xin Thiên Chúa ban phúc lành cho nhân dân Anh,” một phụ tá đã nói với ông tỏ vẻ không đồng ý: “Tôi chỉ nhắc nhở Ngài Thủ tướng một điều: “Đây không phãi là nước Mỹ.”

Ông nói rồi sau đó ông bỏ ý tưởng này.
 
Trung Quốc ngăn cản tín hữu đi hành hương Đức Mẹ Xà Sơn
Khương Duy Hải
12:36 22/05/2012
Trung Quốc ngăn cản tín hữu đi hành hương Đức Mẹ Xà Sơn

Thượng Hải - Thứ 5 tuần này là ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Giáo Hội Tại Trung Quốc, nhưng giáo dân nước này được báo chí khuyên là nên ở nhà thay vì đến Đền Đức Mẹ Xà Sơn ở thành phố Thượng Hải. Thực tế, báo chí đang đẩy mạnh lời kêu gọi du khách đến thăm vườn bách thú, đài thiên văn Thượng Hải, hoặc là câu lạc bộ Golf.

Người Công Giáo Trung Quốc sẽ cử hành Lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu trong hai ngày tại Đền Đức Mẹ Xà Sơn - ngôi đền được xây dựng vào thế kỷ 19 và đã được cung hiến làm Đền Thánh quốc gia. Đền Đức Mẹ Xà Sơn tọa lạc trên một đỉnh đồi rợp bóng cây xanh quý hiếm, cách thành phố Thượng Hải khoảng 40 cây số về hướng tây nam. Gần đó có một đài quan sát thiên văn do các tu sĩ Dòng Tên xây dựng vào đầu thế kỷ 20, bây giờ do chính phủ quản lý.

Trong nhiều thập niên qua, hàng trăm ngàn người Công Giáo từ khắp Trung Quốc, dù đang ở trong những ngày đen tối nhất của sự đàn áp, đã đến đây cầu nguyện với Đức Mẹ Maria, Nữ Vương của Trung Quốc. Lòng sùng kính Đức Mẹ Maria đã giữ cho Kitô hữu nước này hiệp nhất chống lại sự cám dỗ ly khai.

Chống lại Đức Giáo Hoàng

Trong lá thư gửi đến người Công Giáo Trung Quốc hồi tháng 6 năm 2007, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã thiết lập Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Giáo Hội Tại Trung Quốc, được cử hành vào ngày lễ kính Đức Mẹ Xà Sơn.

Nhân dịp này, Đức Thánh Cha đã viết một lời cầu nguyện đặc biệt và đề nghị tất cả người Công Giáo trên thế giới tổ chức những giây phút cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa những người Công Giáo hầm trú và chính thức, tăng cường sự hiệp thông giữa họ với người kế vị Thánh Phêrô. Tương tự, ngài kêu gọi các tín hữu nguyện xin Thiên Chúa ban cho họ sức mạnh để kiên trì làm chứng nhân cho Đấng Kitô, dù đang trong hoàn cảnh bị đàn áp.

Tuy nhiên, ngay trong năm 2008 - là năm mà ngày này được cử hành lần đầu tiên - các Kitô hữu đã không còn có thể tự do đến Xà Sơn vào ngày 24/5 nữa. Chỉ có người dân Thượng Hải mới được phép đến thăm ngôi đền. Tất cả các khách hành hương nơi khác muốn đến đây đều bị chặn lại ngay trước khi họ bước vào thành phố.

Như thể khu vực này là một mục tiêu có nguy cơ khủng bố, chính quyền đã triển khai cảnh sát mặc sắc phục lẫn thường phục, cài đặt máy dò kim loại và camera, cấm người dân dừng lại hoặc tổ chức những buổi dã ngoại tại ngôi đền. Tất cả điều này đã được thực hiện với vỏ bọc "an ninh" làm lí do. Chính quyền đưa ra nhiều lí do an ninh: hồi năm 2008, Bắc Kinh tổ chức Thế Vận Hội, đến năm 2010, Thượng Hải tổ chức Hội chợ triển lãm, và năm 2011 vừa qua là những căng thẳng về việc tấn phong chức giám mục bất hợp thức. Nhưng tất cả đều dẫn đến một lý do duy nhất, đó là họ muốn ngăn chặn sự vâng phục của các tín hữu đối với Đức Thánh Cha và sự hiệp nhất của Giáo Hội Trung Quốc.

Hành hương tại địa phương

Giống như những năm trước, năm nay chỉ có người Công Giáo thuộc Giáo phận Thượng Hải mới có thể đến thăm ngôi đền vào ngày 24/5. Cha Vương, một linh mục đến từ miền trung Trung Quốc nói: "Bầu khí chính trị ngột ngạt. Căng thẳng chính trị dâng cao".

Thật vậy, tháng 10 năm nay sẽ diễn ra sự thay đổi lãnh đạo đảng và nhà nước. Theo đó, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo sẽ chuyển giao quyền lực cho thế hệ thứ 5 của đảng cộng sản. Tuy nhiên, các phe phái khác nhau trong đảng đang tham gia vào một cuộc đấu đá quyền lực ngầm, đặc biệt là giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa Mao.

Cha Vương cho biết, năm nay giáo phận của ngài và giáo phận lân cận sẽ chỉ tổ chức hành hương đến các đền thờ của địa phương. Cha nói: "Những ai muốn đến Xà Sơn thì đã đi hồi đầu tháng rồi, hoặc sẽ đi sau dịp lễ này. Chắc chắn không phải bây giờ và đặc biệt là không phải vào ngày 24/5. Hơn nữa, người nhiều, đặc biệt là giới trẻ, không đủ khả năng tài chính cho một cuộc hành hương đến đó vì cuộc khủng hoảng kinh tế".

Giáo phận Thượng Hải có thể sẽ tổ chức một cuộc hành hương từ ngôi nhà thờ nhỏ nằm giữa đường dẫn lên đỉnh đồi nơi có đền thánh. Đức Ông Mã Đại Khâm, tổng đại diện, sẽ cử hành Thánh Lễ long trọng tại đền thánh. Mặc dù đã 93 tuổi nhưng Đức Cha Kim Lỗ Hiền của giáo phận Thượng Hải đã cử hành Thánh Lễ vào hôm 1 và 14 tháng 5, khai mạc tháng kính Đức Mẹ.

Cha Vương nói thêm: "Đối với người Công Giáo Thượng Hải, tuần đầu tháng 5 là thời điểm thích hợp để tham quan ngôi đền. Tuy nhiên, ngày 24 là một ngày làm việc và họ không thể nghỉ làm một ngày. Nhưng người Công Giáo từ những nơi khác được khuyến khích đến viếng thăm Xà Sơn vào tháng 5. Tuy nhiên, vài người có thể phải lén đi".

Báo chí cổ vũ đi du lịch

Tờ nhật báo tiếng Anh China Daily của Đảng Cộng sản nói rằng: "Vấn đề an ninh" và "căng thẳng chính trị" không phải là mối quan tâm. Cho nên, trong những ngày gần đây, họ đã xuất bản một loạt các bài viết về du lịch ở Xà Sơn, mời gọi độc giả đến viếng thăm các ngọn đồi để chiêm ngưỡng các loài động vật được bảo vệ như: tê tê, chó racoon cũng như các loài chim hiếm.

Một bài báo tập trung vào đài quan sát thiên văn Xà Sơn, nói rằng sẽ nhận được một kính thiên văn tối tân vào cuối năm nay, có khả năng phát hiện âm thanh và tín hiệu cách xa từ dải Ngân Hà. Cuối cùng, một số bài báo khác thì ca ngợi các món ăn địa phương và thiên đường đánh golf của thành phố. Còn đền Đức Mẹ và khách hành hương thì không mảy may được nhắc đến.

Trong suốt triều đại của Mao Trạch Đông, đọc kinh Lạy Nữ Vương là bị cấm. Người cộng sản không thể chấp nhận khi nghe đọc rằng thế gian này là "nơi khóc lóc than thở".

Một người phụ nữ Công giáo Trung Quốc kể rằng, có lần một bộ đội Hồng Quân Trung Quốc nói với bà y như là đe dọa: "Trung Quốc đi theo chủ tịch Mao thì như ở trên thiên đàng vậy, sao mà bà có thể gọi đây là một "nơi khóc lóc than thở" được kia chứ?".

Thời gian đã thay đổi. Trung Quốc đã trở thành một "thiên đàng dành cho người giàu", nhưng rơi nước mắt tại nơi "khóc lóc than thở" thì vẫn bị cấm, đặc biệt là tại Đền Đức Mẹ Xà Sơn thay vì đi chơi sân golf Xà Sơn. (AsiaNews, 22/5/2012)

Khương Duy Hải
 
Bài học Notre Dame
Vũ Văn An
19:01 22/05/2012
Con số các định chế Công Giáo nạp đơn chống lại chỉ thị bảo hiểm y tế của chính phủ Hoa Kỳ đã lên đến 43. Điều đáng lưu ý là trong số đó có cả Đại Học Notre Dame nữa. Trong một thông báo nội bộ, Chủ Tịch Notre Dame là Linh Mục John Jenkins, C.S.C., đã có những lời sau đây với các sinh viên và cựu sinh viên của trường:

“Tôi xin được nói rất rõ nội dung của vụ kiện này: nó không nhằm ngăn cản phụ nữ sử dụng thuốc ngừa thai, cũng không nhằm ngăn cản chính phủ cung cấp các dịch vụ ấy. Nhiều nhân viên giảng huấn, nhân viên văn phòng và sinh viên của chúng ta vốn đã theo lương tâm quyết định sử dụng thuốc ngừa thai rồi. Vì chúng ta khẳng định quyền được theo lương tâm của chúng ta, nên chúng ta tôn trọng quyền được theo lương tâm của họ. Và chúng ta tin rằng nếu chính phủ muốn cung cấp các dịch vụ ấy, thì họ có đủ phương tiện, không cần phải buộc các tổ chức tôn giáo làm đại lý cho mình. Chúng ta không tìm cách áp đặt các niềm tin tôn giáo của chúng ta lên người khác; chúng ta chỉ yêu cầu chính phủ đừng áp đặt các giá trị của họ lên Đại Học khi các giá trị ấy mâu thuẫn với các giáo huấn tôn giáo của chúng ta. Chúng ta đã tham gia các cuộc thảo luận để tìm ra một giải pháp nhằm tôn trọng lương tâm của mọi người và chúng ta sẽ tiếp tục làm như thế”.

Để sáng tỏ hơn, Linh Mục Jenkens nói thêm:

“Việc nạp đơn kiện này là vì quyền tự do của một tổ chức tôn giáo được sống sứ mạng của mình, và ý nghĩa của nó vượt quá bất cứ cuộc tranh luận nào về thuốc ngừa thai. Vì nếu ta chịu để cho chính phủ toàn quyền quyết định tổ chức tôn giáo nào đủ chất tôn giáo để có thể hưởng quyền tự do được theo các nguyên tắc từng xác định ra sứ mạng của mình, thì chắc chắn ta đã bước theo một con đường sau cùng sẽ dẫn tới việc hủy hoại chính các định chế ấy. Vì nếu chính phủ của tổng thống này coi thường mục tiêu tôn giáo của chúng ta để cổ súy các chính sách phá hoại các giá trị của chúng ta, thì chắc chắn chính phủ của tổng thống khác cũng sẽ làm như vậy vì một mớ những chính sách rất khác, mà lần nào cũng nại cùng một ý niệm ý dân hay công ích cả, nhưng hậu quả là các tổ chức tôn giáo ấy thẩy đều trở nên dụng cụ để chính phủ thực thi quyền hành, hoàn toàn tuân phục nhà nước về phương diện luân lý, và không được tự do phê phán các sai lầm của nó nữa. Điều ấy mà xẩy ra thì các tổ chức tôn giáo chân thực chỉ còn trên danh nghĩa mà thôi”.

Kevin Clarke, người đưa tin trên trên tạp chí America số tuần này, nhắc độc giả nhớ rằng: cũng chính Linh Mục John Jenkins, vào năm 2009, giữa những phản đối kịch liệt của phong trào phò sự sống, đã mời Obama, lúc ấy mới nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ, tới nhận bằng danh dự của Notre Dame!

Còn Grant Gallicho, trên www.commonwealmagazine.org, số ngày 21 tháng 5, thì cho hay lời lẽ trên của Linh Mục Jenkins hầu như chép lại nguyên văn ngôn từ của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, một Hội Đồng mà ông tỏ ra không mấy thiện cảm, nhất là trong các giáo huấn về đạo đức tính dục và đạo đức sinh học.

Kể cũng là một bài học hay.
 
ĐTC: chúng ta phải đấu tranh chống tội ác
Jos. Tú Nạc, NMS
19:15 22/05/2012
Trong lúc dùng cơm trưa với Hồng y Đoàn hôm thứ Hai 20 tháng Năm, 2012, ghi dấu kỷ niệm lần thứ 7 ngôi vị giáo hoàng của Ngài, Đức Thánh Cha đã cảm ơn những cố vấn gần gũi nhất của Ngài vì tất cả những trợ giúp cả hai những lúc vui cũng như những lúc khó khăn của nhiệm kỳ kế vị Thánh Phê-rô của Ngài.

Đức Thánh Cha bắt đầu bằng những lời tạ ơn Thiên Chúa cho những ngày hân hoan cũng như những ngày mà Ngài gọi là “những đêm đen tối” và tiếp tục phản ảnh về sự hiện diện của tội ác trên thế giới. Chúng ta có thể thấy, Ngài nói, tội ác tìm cách thống trị thế giới chúng ta như thế nào, qua sự tàn ác và bạo lực, nhưng cũng bằng những được lối tinh vi hơn, giả đóng vai như một động lực của cái thiện trong khi đó hủy diệt những nền tảng đạo đức của xã hội. Hồi tưởng việc dùng thuật ngữ được cấu thành xa xưa “dân quân Giáo Hội”, Đức Thánh Cha nói chúng ta phải đấu tranh chống tội ác vì lý do này đó là điều quan trọng để có những bạn bè ủng hộ chúng ta trong cuộc đấu tranh này. Cũng nhớ lại Lời Chúa “hãy dũng cảm, ta chiến thắng thế gian,” ĐTC Benedict nói chúng ta hãy trở nên đội quân của Chúa và do đó chúng ta sẽ chiến thắng.
 
ĐTC: Tín hữu Công Giáo Trung quốc hãy trung thành với Giáo Hội, Giáo Hoàng
Jos. Tú Nạc, NMS
19:22 22/05/2012
VATICAN CITY – Sau khi đọc Kinh Truyền Tin “Regina coeli” củng với những người tập trung tại Công trường Thánh Phê-rô ngày 20 tháng Năm, Đức Thánh Cha lên án vụ đánh bom một trường trung học ờ miền nam nước Ý, gọi đó là”vụ tấn công ghê tởm.”

Một quả bom đã phát nổ phía ngoài cổng trường Brindisi vào buổi sáng sớm khi các em đang đến lớp học làm chết một nữ sinh và 10 em khác bị thương – một bị thương nặng. Cảnh sát cho biết họ tình nghi vụ tấn công này là hành động cá nhân đơn lẻ không liên hệ với Mafia và những băng nhóm vi phạm pháp luật tổ chức.

Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân và thương xót cái chết của bé gái này. Ngài nói em là một “nạn nhân vô tội của bạo lực đầy thú tính.”

Đức Thánh Cha cũng cầu nguyện cho những người bị tác hại bởi trận động đất cường độ 6. 0 tấn công bất ngờ gần Bologna ít nhất bốn người chết.

Đức thánh cha cũng nhắc nhở cử hành kỷ niệm Lễ Đức Mẹ Đồng Trinh của Giáo Hội ngày 24 tháng Năm, phù hộ Ki-tô hữu, được Ngài thiết lập là ngày cầu nguyện cho giáo hội Trung quốc.

Đề cập đến sự dâng hiến của giáo dân Trung quốc tại nhà thờ Đức Mẹ Xà Sơn, thượng Hải, Ngài yêu cầu rằng tất cả mọi giáo hữu Trung quốc tuyên xưng Đức Ki-tô “với lòng khiêm nhường và hoan hỉ, trung thành với giáo hội của mình và với người kế vị Thánh Phê-rô, và sống cuộc đới của mình đúng với đức tin mình biểu lộ.”

Ngài cầu nguyện xin Mẹ Maria giúp đỡ giáo hữu Trung quốc và giúp đỡ những thành viên của toàn giáo hội trưởng thành trong yêu thương và quan tâm đến giáo hội Trung quốc.

Đức Thánh Cha cũng chào hàng ngàn thành viên của Phong trào phò sự sống Italy. Ngài động viên họ tiếp tục bảo vệ sự sống con người, chu ý công việc của mình vào việc bảo vệ nhân phẩm, quyền lợi của mọi người từ lúc thụ thai và yêu cầu họ đưa ra chứng tá và xây dựng nền văn hóa sự sống.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại hội Thánh Thể Atlanta 2012
Phó tế Nguyễn Hòa Phú
09:44 22/05/2012
Hàng năm vào dịp hè về, theo thông lệ tốt đẹp và thánh thiện, Tổng Giáo Phận Atlanta tổ chức Đại Hội Thánh Thể với ý tưởng căn bản để giúp người Công Giáo thực hành “đức tin có việc làm.”

Đại Hội Thánh Thể năm nay sẽ được tổ chức vào hai ngày 8 và 9 tháng 6 năm 2012. Đây là kỳ Đại hội Thánh Thể thứ XVII với chủ đề: “Tuy Nhiều Thành Phần, Chúng Ta Chỉ Là Một Nhiệm Thể Trong Đức Kitô.” Ơn ích lãnh nhận từ dịp Đại Hội thì vô vàn, từ những thiếu nhi mới “Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu” đến những “cặp đại thụ sống đời hôn nhân” cảm nghiệm ơn Thánh Chúa đã biểu lộ niềm vui và sự an bình trên gương mặt mỗi người trong suốt kỳ Đại Hội.

Thật vậy, “không có gì mà Thiên Chúa không thể làm được”; những ơn lành tuôn trào từ Chúa Thánh Thể chan hòa qua sự hiện diện và số người tham dự mỗi năm mỗi gia tăng, năm ngoái ước lượng hơn 30 ngàn người về tham dự. Tuy dù tốn kém, Ban Tổ Chức cho biết chi phí tổ chức mỗi kỳ Đại Hội Thánh Thể lên trên 500 ngàn mỹ kim, song việc Chúa làm thật lạ lùng, có những vị hảo tâm và những vị mạnh thường quân vẫn tiếp tục yểm trợ Tổng Giáo Phận bằng nhân lực, vật lực và tài lực.

Theo truyền thống Đại Hội, việc phân chia thành các ngành (track) để thích hợp với mọi người tham dự tùy theo tuổi tác và ngôn ngữ (thí du: Ngành Thiếu Nhi, Ngành Trẻ, Ngành Pháp, Ngành Bồ Đào Nha …) Tuy nhiên, lực lượng chủ lực của các ngành vẫn là khối người nói tiếng Anh, Tây Ban Nha và Việt Nam. Hằng năm, hai Ngành Anh và Tây Ban Nha đều có những diễn giả với những chủ đề mới lạ về Chúa Thánh Thể và các sinh họat hứng khởi trẻ trung. Còn Ngành Việt Nam năm nay mang nét đặc thù gì?

Đại Hội Thánh Thể 2012 - Ngành Việt Nam có gì lạ?

1-Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Tổng Giáo Phận Atlanta gồm Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam và Họ Đạo Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cùng với mấy Cộng đòan Công giáo nhỏ khác. Nhìn về số lượng thì các sắc dân như Phi Luật Tân, Đại Hàn, Trung Hoa … đông hơn Việt Nam rất nhiều. Thế nhưng, tuy là một cộng đồng nhỏ bé song Tổng Giáo Phận đã ưu ái dành cho chúng ta, Ngành Việt Nam (Vietnamese Track), một vị trí trong bản đồ tổ chức. Phải công tâm nhìn nhận rằng, chúng ta được Đức Tổng Giám Mục Atlanta ưu ái và lưu tâm đến sắc dân Việt Nam, chính là nhờ uy tín và công lao của các vị mục tử đang phục vụ trong Tổng giáo phận và tinh thần hăng say sống đạo của các Cộng đòan. Đặc biệt là công khó của những vị mục tử “lập quốc công thần”, mà trước hết cần nêu danh là Đức Ông Francis Phạm Văn Phương.

2-Ca Đoàn Tổng Hợp: Đây là lần đầu tiên Ban Tổ Chức mời Ca Đòan Việt Nam góp lời ca tiếng hát trong kỳ Đại Hội. Thật là một vinh dự cho Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Atlanta. Nhưng “hạnh phúc nào mà chẳng đòi hỏi nhiều hy sinh !” Được biết trong thời gian vừa qua, các ca viên sau giờ làm việc đã mang bánh mì theo để lót dạ khi đến tập hát và cố tranh thủ “hát sớm không đủ tranh thủ hát khuya.” Quý anh ca trưởng Ca Đòan Cung Việt và Ca Đòan Cung Trầm cho biết: với sự hy sinh luyện tập của anh chị em ca viên, hy vọng những bản hợp xướng thuần túy cung điệu Việt Nam sẽ nâng tâm hồn mọi người lên cõi thiên cung trong giờ chầu Thánh Thể.

3-Đội Trống Chiêng: Ngòai ra, những hồi trống chiêng liên hòan của “Đội Trống Chiêng - Họ Đạo Các Thánh Tử Đạo Việt Nam” cũng sẽ nhắc nhớ các con dân nuớc Việt hình ảnh thời xa xưa với những cuộc cung nghinh và rước kiệu bên quê nhà. “Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt” sẽ đồng hành với cộng đồng trong suốt cuộc rước Kiệu Thánh Thể.

4-Các diễn giả của Ngành Việt Nam:

a/Cha Matthêu Nguyễn Khắc Hy, nhà thần học và là Giáo sư tại Đại Học Saint Mary University & Seminary sẽ thuyết giảng các đề tài về Chúa Thánh Thể. Cha Hy không những nổi tiếng về những chủ đề suy tư thần học tại hải ngọai mà cả Việt Nam cũng mời Cha về minh thuyết.

b/Cha Phêrô Mai Văn Vọng, Linh Mục du học. Cha Vọng thuộc Giáo phận Phát Diệm và chuyên ngành về môn Giáo hội Đa Văn Hóa. Là một Linh mục trẻ, nhiều tài năng. Cha Vọng sẽ trình bầy Chúa Thánh Thể với giáo dân Việt Nam, đặc biệt dưới nhãn quan của người trẻ hôm nay.

5-Quý khách đặc biệt: Một quý khách Việt Nam trong kỳ Đại Hội Thánh Thể Atlanta 2012 là Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Giáo phận Phát Diệm. Theo lời Đức Ông Phương thì Đức Cha Giuse sẽ đến thăm Cộng Đồng Công Giáo tại Atlanta vào thời điểm Đại Hội Thánh Thể và ngài sẽ hiện diện trong suốt kỳ Đại Hội. Sự hiện diện của Đức Cha Giuse chắc chắn sẽ thu hút rất nhiều người Việt, đặc biệt những người Công Giáo Việt Nam đang sinh sống tại thủ phủ Atlanta và vùng phụ cận.

Đại Hội Thánh Thể hàng năm tại Atlanta là biến cố đặc biệt của người Công Giáo nói chung; đây là dịp biểu dương đức tin và lòng sùng mộ Chúa Thánh Thể. Xin quý ông bà và quý anh chị vui lòng cố thu xếp sinh họat thường nhật để có thời gian thuận tiện về tham dự đông đủ ngày Đại Hội.

“Chim kia bay bổng gần xa – có về Đại Hội cho ta đi cùng”
“Dù ai buôn bán trăm nghề - Nhớ ngày Đại Hội ta về với nhau”


CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI THÁNH THỂ năm 2012

Chủ đề: “Tuy Nhiều Thành Phần, Chúng Ta Chỉ Là Một Nhiệm Thể Trong Đức Kitô

I-Chiều Thứ Sáu ngày 8 tháng 6 năm 2012
6:30 p.m Thánh Lễ Khai Mạc, Đức Giám Mục Luis Zarama (Giảng thuyết)
-Phụng Vụ Chữa Lành (Giờ mở cửa 5:30 chiều)

II-Thứ Bẩy ngày 9 tháng 6 năm 2012
7:30 giờ sáng Mở cửa (Trung Tâm Đại Hội Thánh Thể)
8:30 giờ Kiệu Thánh Thể (ngoài trời, nếu thời tiết cho phép)
10:00 giờ Chầu Thánh Thể (10:00 - 10:45 tại “Exhibit Halls A-D”
Giảng Thuyết: Đức Tổng Giám Mục Wilton D. Gregory

11:00 giờ Nghỉ Giải Lao
(Có quý Cha ngồi Tòa Giải Tội từ 11:30 giờ sáng đến 4:30 giờ chiều)

11:15 giờ Đức Ông Francis Phạm Văn Phương giới thiệu các diễn giả
Hội Luận I:“Thánh Thể Sản Sinh Ra Giáo Hội: Tìm Hiểu về Kế Hoạch Thiên Chúa Hiện Diện Với Chúng Ta.” (phần 1)
Linh Mục Matthêu Nguyễn Khắc Hy S.S (Giảng thuyết)
12:15 giờ Ăn trưa

1:00 giờ chiều Hội Luận II:“Giáo Dân Việt Nam và Sự Hiệp Thông Thánh Thể".
Linh Mục Phêrô Mai Văn Vọng (Giảng thuyết)

2:15 giờ Thăm viếng của Đức Tổng Giám Mục Wilton D. Gregory

2:30 giờ Hội Luận III:“Thánh Thể Sản Sinh Ra Giáo Hội: Tìm Hiểu về Kế Hoạch Thiên Chúa Hiện Diện Với Chúng Ta.” (phần 2)
Linh Mục Matthêu Nguyễn Khắc Hy S.S (Giảng thuyết)
3:30 giờ Hỏi Đáp

4:40 giờ Lần chuỗi “Kính Lòng Chúa Thương Xót”
5:00 giờ Thánh Lễ Đại Trào - Bế Mạc Đại Hội Thánh Thể 2012
(tại “Exhibit Halls A-D”)

 
Thánh lễ Thêm Sức tại Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle
Nguyễn An Quý
09:52 22/05/2012
SEATTLE. Chiều Chúa Nhật 20 tháng 05, mới 4 giờ 40 chiều, còn những 20 phút nữa mới đến giờ Thánh lễ, nhưng khi tôi bước vào nhà thờ thì thấy giáo dân đã đứng đầy kín các lối đi từ các cửa ra vào. Ai cũng phải lo đến sớm trong những dịp có lễ trọng vì biết nhà thờ của giáo xứ vốn nhỏ hẹp.

Xem hình ảnh

Đúng 5 giờ, giờ Thánh lễ bắt đầu, từ nhà cha xứ, nghi đoàn gồm những em giúp lễ và một số chức sắc trong giáo xứ cùng toàn thể các em sắp nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức hôm nay tháp tùng đoàn Đồng Tế Thánh Lễ cung nghi Thánh Giá tiến lên bàn thánh. Đức Tổng Giám Mục Seattle là Peter J Sartain chủ sự Thánh lễ Thêm Sức cùng với linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành, linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên đồng tế và thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ lễ.

Mở đầu Thánh lễ, Đức TGM Sartain ngỏ lời chào mừng và chúc các em sắp nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức luôn được Chúa Thánh Thần phù trợ mãi mãi trong suốt cuộc hành trình của người Kitô Hữu.

Thánh lễ Thêm Sức cho các em tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle được cử hành đúng vào Chúa Nhật giáo hội mừng lễ Chúa Giêsu Lên Trời. Trong bài tin mừng của Chúa Nhật này, Thánh Marcô đã tường thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu Kitô hiện ra với mười một môn đệ và Ngài phán: "Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa, thì sẽ được cứu độ; ai không tin, sẽ bị luận phạt. Và đây là những phép lạ đi theo những người đã tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ quỷ, nói các thứ tiếng mới lạ, họ đặt tay trên những người bệnh, và bệnh nhân sẽ được lành mạnh". sau khi nói với các môn đệ, Chúa Giêsu lên trời..

Thánh Marcô kể tiếp: “Phần các ông, các ông đi rao giảng khắp mọi nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và củng cố lời giảng dạy bằng những phép lạ kèm theo.”

Bài Tin mừng hôm nay chắc chắn sẽ bồi đắp thêm tinh thần để các em chuẩn bị đón ơn Chúa Thánh Thần qua Bí Tích Thêm Sức mà trong vài giây phút nữa nữa Đức TGM sẽ ban Bí Tích này cho từng em.

Sau khi thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu công bố tin mừng thì Cha chánh xứ giới thiệu các anh phụ trách giáo lý lớp Thêm Sức công bố tên từng em sẽ nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức hôm nay, hai anh đại diện lớp giảng viên đã lên xướng tên từng em một và các em đều đứng dậy tại chỗ để Đức TGM và toàn thể cộng đoàn giáo hữu nhận diện, sau đây là danh sách các em nhận lãnh Bí tích Thêm sức gồm 63 em cả nam lẫn nữ:

Teresa Bùi Thị Bảo Duyên, Cecilia Bùi T. Vy Charmaine, Theresa Bùi Thanh Tâm Anna Chương Alina Martin Đăng Ng. Andrew Mary Đăng Angelina Vincent Đỗ Richard, Mary Đoàn ThịJanifer Peter Đoàn Alan, Kennedy Mary Đoàn Kim Tina, Joseph Hồ Tiên David, Joseph Hứa Kenny

Jean B. Lâm Quang Đỉnh, Dominic Langstaff N. Bryce, Anna Lê Song D. Hương, Mary Lê Hoàng Kathy, Andrew Ng.A. Quân, Andrew Peter Nguyễn Tâm Andy, Mary Nguyễn Thị Annaliza, Mary Nguyễn Christine Peter Nguyễn Nelson Dean, Mary Nguyễn Ngọc Dianna, Thomas Nguyễn Nelson, Don Dominic Nguyễn Văn Don, Joseph Nguyễn Anh Hả,i Theresa Nguyễn Kiều Julie, Mary Nguyễn M.H. Kimberly Theresa Nguyễn N. Kimmi, Mary Nguyễn Cindy Lucia, Mary Nguyễn Thùy Lynn, Mary Nguyễn T. Ngọc Hân, Mary Nguyễn t. Ngọc Thủy, Mary Nguyễn Đinh, Sarah Teresa Nguyễn Thảo, Theresa Nguyễn Bích Thủy, Peter Nguyễn Hồ Tony, Joseph Nguyễn Tuấn, Theresa Ng. Amy Yến Nhi, Martin Phạm Chu Toàn, Alex Joseph Phạm Huy Brandon, Joseph Phạm Chris, Paul Phạm David, Joseph M. Phạm Bá H. Minh Joseph Phạm Tuấn Thanh, Mary T. Tạ Lưu Uyên Chi, Peter Trần Đại Alexander, Theresa Trần P. Vĩ, Carolyn Cecilia Trần Vũ Cassey, Paul Trần Thế Duy, Teresa Trần Phương Jennifer Anna Trần Judy, Joseph Trần Quốc Steven, John B. Trịnh Đinh David, Teresa Trịnh Hằng Sophia, Peter Võ Thành Danh, Joseph Vũ Ng. Christopher, Anthony Vũ Duy Mai Đinh, Anna Vũ Linda, John B. Vũ Mandy, Dominic Vũ, Peter Teresa Vũ Giao Uyên, Theresa Vũ Ngọc Hoàng Yến, Madeline Vưu Huỳnh Jeanann.

Sau khi đã nghe ban đại diện giảng viên xướng tên từng em một trong tổng số 63 em nhận lãnh Bí tích Thêm sức hôm nay, Đức TGM Peter J Sartain đã chia sẻ với các em và toàn thể cộng đoàn dâng lễ, ngài đã bày tỏ niềm vui mừng của ngài khi được đến giáo xứ Việt Nam để ban Bí Tích quan trọng này cho các em, ngài nhấn mạnh đây là Bí tích để tăng thêm sức mạnh cho các em qua đời sống của người Kitô hữu. Cha chánh xứ Đào Xuân Thành đã lược dịch bài giảng của Đức TGM, xin được ghi lại những điểm chính.

Cha chánh xứ nói: con xin dịch lại ngắn gọn bài giảng của Đức Tổng Giám Mục, ngài nói: “ Tôi rất vui mừng khi nghe tên của 63 em sắp đón nhận Bí tích Thêm Sức ngày hôm nay, ngài đã nhắc đến tên của các bạn, ngài nói: có em ở đây cũng có tên Peter giống bổn mạng của tôi, cho nên thật phúc cho người đó, ngài cũng nhắc đến tên của những vị Thánh khác như là Thánh Cecilia, hoặc là Thêrêsa Hài Đồng Giêsu,.. ngài nói đó là những tên của các Thánh mà chính cha me đã chọn đặt tên cho con cái của mình và nhất là trong lúc này, khi chúng ta nhắc đến tên thánh thì chúng ta như để kêu gọi con cái sống theo gương các vị thánh mà chúng ta đã chọn lấy để làm thánh bổn mạng của mỗi người, của mỗi em, Ngài cũng đã đề cập đến các thánh như có một vị thánh thuộc Dòng Ẩn Sĩ có tên Tôma, vị thánh này đã đi tìm hiểu về ơn gọi, vị thánh đó nói rằng ngài đã được bề trên sai đi đến một vùng khác để tìm hiểu và ngài đã đến ở Alaska.

Khi đến đây, vị thánh này đã sống đời sống ẩn dật để tìm hiểu thánh ý Chúa về ơn gọi. Ngài thường viết nhật ký mỗi ngày để ghi lại những gì đã xẩy ra trong từng ngày của ngài. Đức Giám mục kể ngài có đọc một cuốn sách của vị thánh này, trong đó có một câu làm cho ngài đánh động, đó là câu: “tôi đến đây để đáp lại lời cầu nguyện của một người nào đó”, điều đó có nghĩa là: tôi đến đây là nhờ có một người nào đó đã cầu nguyện cho tôi bằng nhiều cách khác nhau, vì vậy mà tôi có mặt ở đây. Và ngài nói rằng: đối với các cha mẹ, đặc biệt là cha mẹ của các em trong thánh lễ Thêm Sức này. Là những người cha mẹ, chúng ta luôn luôn cầu nguyện mỗi ngày, chúng ta phải cầu nguyện thật nhiều cho con cái của mình khi lớn lên, đó là một thách thức và làm sao cầu cho con cái của mình đi khỏi bị trật đường. Nếu lỡ chúng có đi trật đường đi nữa, thì tiếp tục cầu nguyện cho chúng biết trở lại con đường đúng. Đó là sự cầu nguyện của cha mẹ đối với con cái. Còn đối với những người bị bệnh, chúng ta cầu nguyện cho họ và xin cho họ được chữa lành và chúng ta cũng cầu nguyện cho chính mình nữa để chúng ta vượt qua những khó khăn và được bình an trong tâm hồn. Và Chúa sẽ đáp lại lời cầu nguyện của chúng ta qua hình ảnh của một người nào đó khi họ giúp chúng ta, chẳng hạn như khi chúng ta cầu nguyện cho con cái khỏi đi sai đường ở trường học, thì Chúa lại gởi đến những người giáo viên dẫn bước cho các em, dìu dắt các em.., đối với những người bị bệnh, thì Chúa lại gởi các linh mục đến để mà lo công việc xức dầu, ban các phép bí tích…rồi có thể có những người khác đến để thăm viếng. Đối với chúng ta, khi chúng ta muốn vượt qua những khó khăn của cuộc sống thì Chúa cũng gởi đến một người nào đó để giúp và an ủi chúng ta, hoặc qua những câu chuyện của họ cũng sẽ giúp chúng ta mở lòng, mở trí để được bình an trong tâm hồn.

Vì vậy mà Chúa luôn luôn gởi đi những người môn đệ của Chúa đến để giúp chúng ta, rồi chắc chắn Chúa cũng gởi chúng ta đến để giúp cho những người khác và ngài nói rằng: chúng ta là những người Kitô hữu, qua việc chúng ta đã nhận lãnh Bí Tích Rửa Tội, tức Chúa đã chọn chúng ta rồi và Chúa cũng chọn chúng ta trở thành công cụ của hòa bình, công cụ của yêu thương, công cụ của sự nâng đỡ, công cụ của tình yêu mà Chúa Cha đã chọn, đã sai đi. Chúng ta là những người mà Chúa đã mời gọi để đến với người khác, là công cụ để giúp cho họ đi đúng đường, cho họ đuợc chữa lành, cho họ được vượt qua những khó khăn. Ngài cũng nói rằng: Chúa đã cho các môn đệ là những người đem niềm tin cho chúng ta sống đến bây giờ, các môn đệ là những người truyền giáo, nhờ đó mà chúng ta hôm nay đang có mặt ở đây, đó là nhờ lời cầu nguyện, nhờ gương lành và sự nâng đỡ của tất cả những người khác đã đi trước chúng ta, vì vậy mà chúng ta phải suy nghĩ lại về bổn phận của mình như thế nào. Chúa đã cho chúng ta có được tất cả mọi sự để chúng ta sống theo gương Chúa Kitô.

Trong đời sống của Ngài là tình yêu, là nhân từ, là bác ái. Tất cả những điều đó, ngày hôm nay Chúa Thánh Thần sẽ đến với chúng và trong tinh thần đó, cũng như ngày xưa Chúa đã gởi Thánh Thần đến cho các Tông đồ trong ngày lễ ngũ tuần, những người Kitô hữu chúng ta cũng được chính Thánh Thần đó tác động và cùng với Thánh Thần đó, chúng ta lại ra đi để giúp cho người khác, đáp lại ước mong nguyện vọng của họ, vì vậy mà nếu chúng ta làm bất cứ cái gì nếu có thể được để mà làm việc tốt thì chúng ta biết là chúng ta đã thực sự làm cho Chúa Kitô trong những gì, khi chúng ta giúp cho người khác. Và như thế dấu ấn Bí tích Rửa Tội của chúng ta đã trở nên trọn vẹn. Rửa Tội mới chỉ là khởi đầu, Bí tích Thêm Sức là Bí tích làm cho hoàn hảo hơn và trở nên công cụ của Chúa dùng để mà biến đổi người khác và nhất là biển đổi chính mình. Hôm nay Đức Tổng cũng đã nói rõ là ngài mời gọi chúng ta, mời gọi các em là những người đang chuẩn bị nhận lãnh Bí tích Thêm sức, hãy nhớ, chúng ta có mặt ở đây bởi vì chúng ta đã đáp lại lời cầu nguyện của ai đó. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các em đây được trở nên công cụ của Chúa “.

Bài giảng của Đức Tổng Peter Sartain được chấm dứt qua phần chuyển dịch của cha chánh xứ, Đức Tổng Giám Mục liền cử hành nghi thức ban Bí Tích Thêm Sức và các em lần lượt tiến lên để đón nhận Bí Tích trọng đại này qua tay Đức Tổng Giám Mục.

Thánh lễ được kết thúc lúc 7 giờ 20, Đức Tổng Giám Mục đã chụp hình lưu niệm với các em và ngài rất vui vẻ chụp hình chung với những gia đình của các em muốn lư niệm trọng trọng dịp trọng đại này.
 
Di dân đồng hương giáo xứ Trung Nghĩa họp mặt tại Saigòn
Duy Lin
11:01 22/05/2012
SÀI GÒN - Sáng ngày 20/05/2012, tại khuôn viên Dòng Thánh Thể, giáo xứ Khiết Tâm, Thủ Đức, Sài Gòn, anh chị em đồng hương Giáo xứ Trung Nghĩa đang học tập, làm việc, và sinh sống tại Sài Gòn và các tỉnh phụ cận đã giao lưu gặp gỡ nhau trong cuộc hội ngộ hằng năm.

Xem hình ảnh

Khác với mọi năm (vào khoảng tháng 10), cuộc gặp gỡ năm này diễn ra vào tháng năm, với lễ bổn mạng Đức Mẹ Đi Viếng bà Êlisabét (31/05) mà cha quản xứ, vị phục trách di dân, và anh chị em đã thống nhất từ lần gặp mặt năm trước.

Đến hẹn lại lên, năm nay cha quản xứ nhân dịp đi công tác mục vụ tại Sài Gòn từ ngày 17/05 – 21/05, đã cùng vị phụ trách mục vụ di dân giáo xứ là ông Antôn Trần Can, đến cùng hiệp thông với anh chị em xa quê như là tiếng nói, sự hiện diện của những con tim từ quê hương. Cùng với đó, sự hiện diện của cha quê hương Phêrô Lê Viết Thắng, là cha linh hướng và đồng hành của anh chị em xa quê; sự hiện diện của quý tu sĩ nam nữ trong giáo xứ đang tu học tại Sài Gòn, của tất cả mọi anh chị em đang sinh sống và làm việc nơi đất Miền Nam xa xôi này, và đặc biệt của hai nhóm đồng hương Giáo phận Vinh khác là giáo xứ Đức Lân và giáo xứ Chúc A, tất cả nói lên một tình hiệp thông sâu xa của những con tim Trung Nghĩa – Vinh.

Ngày gặp mặt năm nay, với chủ đề “Xin Vâng” dựa trên lời thưa của Đức Maria, Trung Nghĩa II như muốn cùng nhau trở về với đời sống đức tin thiếu thời của mỗi người, nơi đó có chuỗi hạt Mân Côi, có câu kinh tiếng hát đơn sơ, có những bông hoa thắm dâng Mẹ mỗi dịp Tháng Hoa về. Vì thế mà sau ít phút cùng nhau làm nóng ngày gặp mặt bằng những trò chơi vui nhộn, anh chị em đồng hương cùng quý cha, quý ban ngành đã dành đôi phút lắng đọng với lời suy niệm về tâm tình Tháng Hoa, tháng kính nhớ Đức Maria như là một nghi thức khai mạc cho ngày gặp gỡ ý nghĩa này.

Sau đó là phần mà anh chị em chờ đợi nhất: Lời nhắn gửi từ cha quản xứ. Vẫn hình ảnh vui tính thân quen, hòa đồng của vị cha chung giáo xứ, cha Phaolô Nguyễn Đức Vĩnh đã thông tri cho anh chị em biết đôi chút tình hình về giáo xứ ở quê nhà, với những thông tin rất nóng hổi: thời tiết quê mình đã chuyển sang mùa Hè oi ả, với gió Lào, với ruộng khô, cỏ cháy … thật thương cho cha mẹ ở quê không có được thời tiết hiền hòa như ở Sài Gòn này! Tuần Thánh – Phục Sinh đầy tâm tình sốt sắng của quê mẹ, cũng như tuần Chầu Lượt hoành tráng của xứ nhà… thật tự hào về quê hương Trung Nghĩa!

Bên cạnh đó là những lời nhắn gửi từ gia đình mà bố mẹ nhờ cha quản xứ chuyển đến những người con xa quê: hãy giữ lấy đời sống đức tin đơn sơ của người Trung Nghĩa, đừng theo bạn bè học thói đời, sống tiết kiệm và cố gắng liên lạc, gọi điện hỏi thăm gia đình nha con!

Tâm tình riêng của cha quản xứ dành cho anh chị em đồng hương thật cảm động khi ngài chia sẻ cảm nghiệm: Đến – Thấy – và Thương hoàn cảnh của những con chiên của ngài. Cha đã đến từng căn phòng trọ của anh chị em để thăm nom; cha đã Thấy cuộc sống của anh chị em thật vất vã; và cha Thương, ước ao tạo mọi điều kiện cho anh chị em được vững mạnh trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt vững mạnh nơi đời sống đức tin.

Sau một đôi tâm tình của cha quản xứ, ngày gặp mặt của anh chị em Trung Nghĩa II đi vào thời khắc cao điểm, đó là thánh lễ mừng Bổn mạng được lồng vào tâm tình của Lễ Chúa Thăng Thiên. Chia sẻ trong bài giảng, cha Phêrô Lê Viết Thắng đã cùng anh chị em chiêm ngưỡng mầu nhiệm Thăng Thiên của Đức Kitô, là một biến cố có thật và cũng là một nhiệm mầu siêu việt. Gợi nhắc lại lệnh truyền của Chúa Kitô dành cho các môn đệ trước khi về trời, cha quê hương đã giúp cộng đoàn vạch ra được một hướng đi cụ thể của mỗi người: là người công nhân, là người sinh viên, là một tu sĩ… “hãy yêu đi, rồi muốn làm gì cũng được”.

Mừng lễ Đức Maria đi viếng bà Êlisabét cũng nhắc nhở mỗi anh chị em hãy năng “thăm viếng” anh chị em mình nơi đất khách quê người này, bằng lời hỏi thăm, lời động viên, lời chia sẻ…và đặc biệt lời cầu nguyện.

Sau thánh lễ mừng bổn mạng, anh chị em đã được vinh dự cùng ăn chung với quý cha với những phần cơm hộp đơn sơ, đúng kiểu công nhân! Ăn cơm kiểu này, quý cha, quý tu sĩ và anh chị em lại thêm một lần cảm nghiệm được sự “nghèo khó” của đời sống người công nhân, người sinh viên.

Ngày gặp mặt anh chị em đồng hương năm nay phải nói là được sự tiếp lửa rất nhiệt tình của hai nhóm di dân bạn: Chúc A và Đức Lân, cũng là những người con của đất Vinh, qua đó cũng thấy được ý tưởng của Ban tổ chức là muốn anh chị em Trung Nghĩa dang rộng vòng tay hơn nữa, không chỉ đối với anh chị em xứ sở của mình, nhưng con tim hòa điệu, yêu thương cũng cần phải mở rộng đến những chân trời xa hơn.

Sau giờ cơm trưa là phần giao lưu với cha xứ, cha quê hương, và quý tu sĩ nhằm mục đích để cho anh chị em chia sẻ những thắc mắc, những ưu tư của mình. Và để cho anh chị em xa quê được thuận tiện trong mọi sinh hoạt của giáo xứ mình đang sống, cha xứ cũng đã đóng dấu Sổ di dân cho anh chị em đang sinh hoạt tại giáo xứ Khiết Tâm.

Ngày gặp mặt đồng hương tiếp tục trở lại với không khí sôi động ban đầu bằng những cuộc so tài thể thao giữa đồng hương Trung Nghĩa với đồng hương Chúc A và Đức Lân. Trong phần giao lưu kéo co của các chị em Trung Nghĩa và Chúc A, những đôi tay mềm mại của các bạn gái giờ đây mạnh mẽ đến kỳ lạ. Trận cầu giao lưu giữa giới trẻ Trung Nghĩa và Đức Lân lại đem đến cho khán giả những phút giây mãn nhãn với những pha cản bóng dũng mãnh, những đường bóng uốn lượn của các chàng trai.

Ngày gặp mặt kết thúc với những tâm tình tri ân dành cho nhau và một tinh thần mới mở ra cho những người con xa quê. Cùng với Mẹ Mân Côi, với chuỗi Rôsa thân thương, nào nắm tay nhau ta lên đường sóng gió lo chi. Cùng với anh chị em tay giang rộng gắn kết tình thân. Nào bước bên nhau đem hy vọng đến với muôn người. Cùng với Giêsu ta vững lòng bước trong tin yêu.

Duy Lin
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một tầm nhìn đại kết về vai trò của Đức Maria trong kế hoạch Thiên Chúa và trong hiệp thông các thánh (4)
Vũ Văn An
04:38 22/05/2012
2. Phía Thệ Phản trong hai thế kỷ 16 và 17

Tại Pháp, trong thời kỳ của Sắc Chỉ Nantes (1598-1685), sự sống chung tín phái tại mọi khu vực địa dư là trường hợp hiếm họa của hiện tượng nhị nguyên tôn giáo. Ít nhất trong lý thuyết và luật pháp, nếu không muốn nói là cả trong thực hành nữa, có sự bình đẳng tín phái, chứ không phải khoan dung tín phái: người Công Giáo Rôma và người Công Giáo Cải Cách (83) sống chung dưới một vị quân vương đơn nhất; việc sống chung này là một thực tại thường trực. Sự phân chia chưa bị coi là không thể tránh thoát; ý thức tín phái vẫn chưa thay thế được ý thức nhất thống; tình gần gũi vẫn còn mạnh đủ để người ta vẫn chỉ coi các tranh cãi gay gắt như là một trong các điều kiện sống đối với thừa tác vụ liên hệ (84). Về phía Thệ Phản, tình gần gũi bên trong một hợp nhất bị phân chia ấy đã khiến nó cảm nhận ra sao trong lãnh vực tranh cãi về Đức Maria?

Trên đây, ta đã thấy rằng các nhà cải cách Thệ Phản của thế kỷ 16 có nhiều ý tưởng tích cực về Đức Maria hơn các hậu duệ của họ thuộc thế kỷ 19 và 20. Tương phản với các hậu duệ này, những người cải cách thuộc thế kỷ 17 vẫn còn trung thành với đường hướng của các nhà cải cách nguyên thủy, nhưng đã không có những khai triển thêm về thực hành song hành với phía Công Giáo Rôma; nguyên tắc Thánh Kinh ngăn cản không cho họ có những bước tiến xa hơn điều Luther và các người đồng thời với ông chủ trương và thực hành. Nhưng nguyên tắc ấy chỉ nói lên điều cần thiết tối thiểu, và các thực hành thánh mẫu quá bên kia điểm ấy, dù có thể bị thách thức, đâu có biện minh được thái độ dửng dưng có tính phản động. Điều có thể nói về Đức Maria mà vẫn tôn trọng nguyên tắc “Sola Scriptura” (chỉ có Thánh Kinh) đã đủ cho bất cứ ai muốn trung thành với Phong Trào Cải Cách.

Nhà thần học cải cách Charles Drelincourt (chết năm 1669) cho ta một điển hình gương mẫu về lòng trung thành ấy. Không hề là một nhân vật ngoài lề, vị mục sư của Giáo Hội Cải Cách Paris này là một trong những người đáng kính và nổi tiếng nhất thời ấy. Ông là một nhà tranh cãi đáng nể và đã tạo được danh tiếng vượt quá phạm vi giáo hội tín phái của ông. Năm 1633, ông cho công bố một khảo luận ngắn tựa là “Danh Dự Phải Có Đối Với Đấng Thánh Và Trinh Nữ Diễm Phúc Maria” (85). Xét theo số người đọc của tác giả, ta có thể coi giáo huấn do ông trình bày là suy nghĩ có thẩm quyền của các nhà thần học Cải Cách và tín hữu thời ông. Mục đích của ông là bác bỏ “sự vu khống phổ biến nhất chống lại chúng ta, cho rằng chúng ta làm mất danh dự Trinh Nữ Diễm Phúc và nói những điều coi thường ngài”.

Theo Drelincourt, Kitô hữu Cải Cách tuyên xưng Đức Maria là “Trinh Nữ”, là “Diễm Phúc”, và là “đấng vẫn đồng trinh ngay cả lúc sinh con và sau khi sinh con”. “Cùng với người xưa”, họ nhìn nhận ngài là “Mẹ Thiên Chúa”, “mãi mãi diễm phúc” và “rạng ngời nhân đức”. Ngài “được sủng ái hơn mọi tổ phụ, tiên tri, và tông đồ, và được hiển dương hơn mọi thiên thần và sêraphim”.

Còn về lòng sùng kính mà mọi Kitô hữu Cải Cách nên có đối với ngài, thì “điều hiển nhiên là Đấng Thánh và Trinh Nữ Diễm Phúc phải được mọi Kitô hữu yêu mến và kính trọng”. Mọi Kitô hữu phải “tôn kính các kỷ niệm về ngài, cử hành các lời ca ngợi ngài một cách hân hoan tuyệt vời”. Họ phải ca ngợi Thiên Chúa “về hồng ân ngài đã tiếp nhận”, “tuân theo các giáo huấn mà Chúa Thánh Thần đã để lại cho ta qua dụng cụ ơn thánh này”, “dâng lên ngài gương sống và tin cách chính trực” và “tán dương sự diễm phúc và hạnh phúc của ngài”.

Tương phản với thần học Rôma, Drelincourt từ khước việc gán cho Đức Maria các tước hiệu “Công Chúa” (Infanta), “Nữ Vương”, “Hoàng Hậu” và “Nhiếp Chính Thiên Đàng”. Người ta sẽ phạm “tội khi quân” khi “gán cho ngài các danh dự vốn chỉ thuộc một mình đức vua mà thôi”. Chỉ đức vua mà thôi mới là “cửa thật, là đấng bào chữa ta, là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại”. Chỉ ở điểm này mới nên áp dụng lời phê phán của Thệ Phản, nghĩa là khi có nguy cơ bóp méo Kitô học: “không những ta xúc phạm đến Chúa Giêsu Kitô, mà ta còn làm mất danh dự của chính Trinh Nữ Thánh Thiện nữa”.

Sự chừng mực cực độ của lòng sùng kính Đức Maria nơi người Cải Cách có mục tiêu tránh việc thờ ngẫu thần. Theo Drelincourt, người Thệ Phản không cử hành các lễ kính Đức Maria hay đọc kinh Kính Mừng, dù “lời lẽ của kinh thật tuyệt vời” chỉ vì những thực hành ấy “đều sai”. Ta sẽ liều mình “xúc phạm đến Trinh Nữ Thánh Thiện cách nặng nề nếu ta tin rằng ngài khoan khoái đối với các nghi lễ này giống như những người thờ ngẫu thần bất hạnh, trong quá khứ, từng sáng chế ra để phụng sự các thần giả của họ”. Thiên Chúa “không sai ta đến với ngài” và ta không nên cầu nguyện với ngài và xin ngài giúp đỡ, chỉ nên ca tụng ngài mà thôi. Drelincourt kêt thúc bằng cách viết rằng: “Trong mọi ưu phiền âu lo của ta, ta đã có Thiên Chúa Ba Ngôi làm nơi trú ẩn rồi”.

3. Phía Công Giáo từ thế kỷ 18 tới cuối thế kỷ 19

Sau một thời gian say mê, bước qua thế kỷ 18, thần học thánh mẫu bước vào một thời kỳ tương đối thanh thản hơn, dù người ta vẫn tiếp tục nhận ra ảnh hưởng của thế kỷ 17 trong một số đặc điểm của thời kỳ mới này. Nhiều lời đã được đưa ra nhằm kêu gọi phải dịu bớt đi hay sửa đổi lại. Do đó, vào năm 1714, sử gia người Ý là Ludovico Antonio Muratori (chết năm 1751) cho công bố bằng tiếng Latinh tác phẩm của ông tựa là “Về Việc Tự Chế Trong Tư Duy Tôn Giáo” (86). Ông công kích nghi thức “lấy máu ăn thề” do Sorbonne khởi xướng và truyền bá ra ngoại quốc, nhất là qua Tây Ban Nha. Đó là việc người ta tuyên hứa sẽ bênh vực ý niệm Vô Nhiễm Thai dù phải đổ máu ra tử đạo. Ông cho việc đó là “một mê tín cần tránh” và nhắc các độc giả của ông nhớ rằng theo Sách Thánh, Chúa Giêsu Kitô là Đấng Trung Gian duy nhất, chỉ có việc tôn sùng Chúa Kitô là cần thiết để được cứu rỗi, còn việc kêu cầu các thánh và Đức Trinh Nữ, tuy hữu ích, nhưng không thể coi là cần thiết được. Tại nhiều nơi trong giáo hội, các quan điểm này bị coi là gây gương mù gương xấu, nhưng khi được trình lên cho Thánh Bộ Thư Mục (Index Congregation) vào năm 1753, chúng nhận được những phán kết cực kỳ thuận lợi. Đây là một bằng chứng cho thấy thẩm quyền thần học chính thức nhất đã chuẩn nhận các cố gắng nhằm tái lập sự chừng mực.

Khi đương đầu với chủ nghĩa duy lý của Phong Trào Ánh Sáng, các thần học gia thánh mẫu tìm cách chỉ duy trì những điều cốt yếu. Điều này ít nhất đúng cho trường hợp Thánh Anphônxô đệ Liguori (chết năm 1787), đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế và là tác giả của nhiều khảo luận, trong đó có cuốn “Khảo Luận Tín Lý Chống Lại Các Nhà Tự Nhận Là Cải Cách” (1769) và cuốn trước đó với tựa đề “Các Vinh Quang Của Đức Maria” (1750). Một lần nữa, ngài quả quyết rằng Đức Maria là máng chuyển cần thiết của mọi ơn thánh, vì vai trò của ngài chủ yếu là vai trò của “Mẹ xót thương”. Trong vai trò này, ngài cứu vớt kẻ tội lỗi khỏi trầm luân và dọn đường cứu rỗi cho họ. Nhưng bất chấp việc tái khẳng định này, chủ nghĩa duy lý đã chừng mực hóa được nền thần học và cả lòng sùng kính thánh mẫu nữa; do đó, một số giám mục đã gỡ bỏ ảnh tượng và giảm bớt con số các đền thánh mẫu. Việc Đức Giáo Hoàng bãi bỏ Dòng Tên năm 1773 cũng đóng một vai trò, giống như các ý tưởng thời tiền Cách Mạng vậy.

Thế kỷ 19 và thời kỳ Phục Hưng Công Giáo đem lại một mùa đua nở mới cho lòng sùng kính Đức Maria, nhất là dưới hình thức văn chương bình dân phong phú. Một thế kỷ thánh mẫu mới đang xuất đầu lộ diện (từ 1850 tới 1950). Các đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là: phục hưng các cuộc hành hương, hiện tượng hiện ra (nhất là tại Lộ Đức), và nhiều chủ trương tín lý. Giữa thế kỷ 19, tức năm 1854, tín điều Vô Nhiễm Thai xuất hiện như một trong các cao điểm của diễn trình phát triển này; tín điều Mông Triệu thì còn mãi ở chân trời khá xa (1950).

Cuộc phục hưng và canh tân tôn giáo của thế kỷ 19 dọn đường cho việc xác nhận về tín lý và huấn quyền nền thần học thánh mẫu vốn đã được thực hành hàng nhiều thế kỷ trước và dần dần mặc lấy hình thức cố định. Sự nhất trí trong giáo hội giữa nền thần học của các trường phái và lòng đạo đức bình dân, giữa phẩm trật định chế và người dân của Giáo Hội Công Giáo Rôma đòi phải có một công bố của huấn quyền có thể phản ảnh được sự nhất trí này. Khung cảnh thánh mẫu đã làm cho việc công bố ấy thành khả hữu.

Chủ trương được tu sĩ Phanxicô thời Trung Cổ Duns Scotus nói ra nhiều năm trước đây, rằng ý niệm Vô Nhiễm Thai đã hợp nhất các sự thật tín lý về tội nguyên tổ và ơn thánh cứu rỗi, đến lúc này đã cung cấp căn bản cho sự nhất trí nói trên, dẫn tới việc xác định dứt khoát vừa nói. Việc Đức Trinh Nữ hiện ra năm 1830 với Thánh Nữ Catarina Labouré (chết năm 1876), một Nữ Tử Bác Ái và là một người phục vụ thường xuyên ở Paris, cùng với “mẫu ảnh lạ lùng” xuất hiện với Đức Trinh Nữ, mang hàng chữ “Ôi Maria, đấng vô nhiễm thai, xin cầu cho chúng con là những người chạy đến cùng bà” đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tín điều này.

Khi Đức Piô IX, người nổi tiếng về lòng sùng kính Đức Maria, lên ngôi giáo hoàng năm 1846, ngài đã cho tiến hành nhanh hơn diễn trình xác định này, bằng cách, thể theo lời yêu cầu của các giám mục Bắc Mỹ, ngài đã cho phép họ nhận Đức Maria là quan thầy của Hiệp Chúng Quốc. Năm 1848, ngài bổ nhiệm một ủy ban đầu tiên gồm 19 thần học gia để trả lời câu hỏi liệu có thể công bố ý niệm Vô Nhiễm Thai của Đức Maria thành tín điều được không. Năm 1849, sau khi tham khảo các giám mục, Đức Piô IX long trọng tuyên bố câu định nghĩa từng được tranh biện rất lâu và thường bị thách thức này về việc Đức Maria Vô Nhiễm Thai, do đó, đã biến nó thành điều bắt buộc của đức tin.

Xét trong toàn bộ, tín điều mới này đã được khắp thế giới Công Giáo hân hoan đón nhận. Việc công bố nó đem lại cho Giáo Hội Công Giáo Rôma một mặt trận thống nhất. Còn đối với các giáo hội Cải Cách cũng như Chính Thống Giáo, tín điều này đã trở thành một khối đá cản đường nữa. Nó sẽ khiến cho lòng sùng kính Thệ Phản gỡ bỏ hết các vết tích còn lại của trong suy tư và lòng sùng kính thánh mẫu của các nhà Cải Cách nguyên thủy.

Chú thích

(44) Thời kỳ này bắt đầu có các phong trào như Giáo Hội và Phụng Vụ (Église et liturgie) tại Thụy Sĩ nói tiếng Pháp và Huynh Đoàn Thánh Michel (St Michael Confraternity) tại Đức. Việc canh tân phụng vụ và thánh mẫu học của phái Luthêrô hay Cải Cách này nhằm mục đích tiến tới cuộc đối thoại đại kết.
(45) Walter Tappolet, Das Marienlob der Reformatoren (Tubingen, 1962); Max Thurian, Mary, Mother of All Christians, bản dịch của N. Cryer (New York, 1963).
(46) “Các mục tử đừng nên cải vã nhau về các ngày lễ này. Mỗi người được tự do cử hành ngày lễ nào giáo dân trong xứ muốn. Hãy để họ kính, trước hết, các Chúa Nhật, các lễ Truyền Tin, Thanh Tẩy, và Thăm Viếng, các lễ Thánh Gioan Tẩy Giả, Thánh Michael, các Thánh Tông Đồ, và Thánh Maria Mađalêna” (WA 9, 625.22).
(47) Xem WA 27, 242.4 (1528); 27, 475.25-26 (1528); 29, 169.8 (1539).
(48) “Chúng ta cũng được Chúa Thánh Thần làm cho mang thai và tiếp nhận Chúa Kitô vào trong ta một cách thiêng liêng nhờ đức tin” (WA 9, 625.22).
(49) WA 32, 296.16-19.
(50) “Die Gottesmutter” 7, 572.33-573.1; xem Tappolet (chú thích 45 trên đây) 110ff.
(51) Xem WA 7, 575.8-12.
(52) Xem WA 49, 492-98.
(53) “Niềm an ủi và lòng tốt dạt dào của Thiên Chúa vĩ đại đến nỗi những con người nhân bản, nếu chịu tin, đều có thể lợi dụng được kho tàng này: Đức Maria thực sự là mẹ của họ, Chúa Kitô là anh của họ, và Thiên Chúa là Cha của họ” (WA 10/I, 72.19-73.2).
(54) WA 1, 107.22-25
(55) WA 4, 234.5-8
(56) Xem M. Lienhard, Au coeur de la foi de Luther: Jésus Christ (Paris: Desclée, 1991) 59.
(57) WA 10/III, 331.4-11.
(58) WA 10/III, 268,13-18.
(59) Xem WA 52, 681.6-31 (1544).
(60) Xem WA 10/I/1, 62.1763.10.
(61) Theo Luther, lòng sùng kính Đức Maria của thời ông không may đã trở nên một sản phẩm bị bóp méo của Kitô học: Chúa Kitô, bị coi như “quan tòa và lý hình” (WA 10/III, 357.231), đã khiến phát sinh ra một Đức Maria “tuyệt đối dịu ngọt và yêu thương”.
(62) Bênh Vực, điều XXI: “Về việc kêu cầu các thánh” trong A. Birmelé và M. Lienhard, La foi des Églises luthériennes (Paris: Cerf; Geneva: Labor et Fides, 1991) số 278.
(63) Vừa dẫn, số 369.
(64) Vừa dẫn, số 278.
(65) Vừa dẫn, số 390.
(66) “Phép lạ là ngài đồng trinh trước và sau khi sinh [Chúa Kitô]” (Zwingliss Werke 6/1, 288.10-289.5). Cũng như nơi Luther, học lý qui Kitô của Zwingli cũng hàm nghĩa một lòng sùng kính Đức Maria phát sinh từ việc thờ kính và tôn kính Chúa Kitô (ZW 5, 188.10-14). Xem Tappolet (chú thích 45 trên đây) 251.
(67) ZW 1, 412.1-8.
(68) Đừng để Đức Maria làm cho các tín hữu quay mặt khỏi thân phân xã hội khốn cùng của “các thiếu nữ và các phụ nữ bị đặt vào thế nguy hiểm chỉ vì thiếu sắc đẹp hay nghèo khổ” (ZW 3, 52.14).
(69) Calvin cũng áp dụng câu “và Đức Maria giữ mọi điều ấy trong lòng” (Lc 2:51) cho cả Thánh Giuse nữa (CO 46, cột 481).
(70) Xem Các Thể Chế Của Kitô Giáo, bản dịch tiếng Anh của F.L. Battles (Library of Christian Classics 20-21; Philadelphia: Westminster, 1960) IV, 1, 4; ngài là “mẹ tất cả những ai được Thiên Chúa vui lòng tụ họp con cái của Người trong lòng họ” (IV, 1,1;); ngài luôn “chăm sóc và hướng dẫn ta” (IV, 1, 4); chúng ta “được nuôi dưỡng nhờ sự giúp đỡ và thừa tác vụ của ngài” (IV, 1,1).
(71) CO 46, cột 111.
(72) Cả các tông đồ cũng là học trò của ngài; xem CO 46, cột 63. Theo Calvin, vai trò đào luyện của Đức Maria được chỉ rõ tại tiệc cưới Cana: “Hãy làm bất cứ điều gì Người bảo anh em!”. Là một cô giáo giỏi, ngài qui chiếu người ta tới Chúa Kitô và lời Người giảng dạy; ta cũng nên làm như vậy: “Như thế, noi gương Đức Trinh Nữ, ta hãy học cùng một cách biết lắng nghe điều dạy bảo ta trong lời Chúa và đọc lời này với một lòng nhiệt thành đến độ có thể dành cho nó một nơi cư ngụ trong tâm hồn ta và để nó bén rễ trong đó” (CO 46, cột 482).
(73) Cajetan. Ba Mươi Chín Điều về Việc Ngợi Khen và Tôn Kính Trinh Nữ Maria (1525); xem Handbuch der Marienkunde, do W. Beinert và H. Petti chủ biên (Regensburg: pustet 1984) 206.
(74) Xem Michel de Saint-Augustine (chết năm 1684), và cuốn sách của ông tựa là Vita mariaeformis et mariana in Maria propter Mariam, ấn hành năm 1669; theo tác phẩm này, “Đức Maria là phương thế và là mối dây mạnh mẽ nhất liên kết linh hồn với Chúa” (chương 12).
(75) Xem DSp 10 (Paris: Beauchesne, 1980) các cột 461-62.
(76) Henri-Marie Boudon (1624-1702), Dieu seul, ou le saint esclavage de l’admirable Mère de Dieu (Paris, 1667) trong bộ Oeuvres complète của ông, hiệu đính của Migne, 2(1857) cột 378.
(77) Xem DSp 10, các cột 460 và tiếp theo.
(78) Vừa dẫn, các cột 462, 464.
(79) Thí dụ, xem Thư Thứ Chín Viết Cho Một Người Ở Tỉnh Từ Một Trong Các Bạn Hữu Của Ông Ta (tháng 7 năm 1656), trong Pascal, Oeuvres complètes (Paris: Pléiade, NRF, Gallimard, 1954) 753ff.
(80) Trong bài giảng của ông về Việc Tượng Thai Thánh Nữ Đồng Trinh (ngày 8 tháng 12, 1669); xem DSp 10, cột 463.
(81) Antoine Godeau, trong cuốn của ông tựa là L’Assomption de la Vierge; xem DTC 6 (1920) các cột 1470-71.
(82) Xem cuốn sách của Thánh de Montfort Traité de la vraie dévotion à là Sainte Vierge (viết trước năm 1716 nhưng chỉ ấn hành vào thế kỷ 19), trong bộ Oeuvres complètes của ngài (Paris, 1966).
(83) Thành viên nói tiếng Pháp của các Giáo Hội Cải Cách (như các tín hữu Luthêrô chẳng hạn) vẫn gọi mình là “Công Giáo” cho mãi tới đầu thế kỷ 19. Ta thấy một điển hình trong Tuyên Tín Hậu Helvetic (1556) với trang bìa có dòng chữ sau đây: “Tuyên Tín và Trình Bày Thẳng Thắn chân lý đích thực và các điều khoản công giáo” của các giáo hội Thụy Sĩ, và ở tựa đề chương 18: “Về Giáo Hội Thánh Thiện và Công Giáo của Thiên Chúa” . Theo cái nhìn lịch sử, “công giáo tính” chỉ về giáo hội duy nhất điều mà “Cải Cách” (hay “Luthêrô”) chỉ về giáo hội tuyên tín; điều này đúng đối với Giáo Hội “Công Giáo Rôma” bắt đầu từ thế kỷ 16.
(84) Xem Émile G. Léonard, Histoire générale du protestantisme II (Paris: Presses universitaires de France, 1961) 320.
(85) Năm 1639, nhà thần học Pháp André Rivet (chết năm 1651), khoa trưởng phân khoa thần học tại Leiden (Hòa Lan) và được công nhận là người gìn giữ nền chính thống của Cải Cách, đã viết một tác phẩm bằng tiếng Latinh về Trinh Nữ Maria, trong đó, ông khai triển các chủ đề y hệt Drelincourt: tác phẩm của Rivet tựa là Apologia pro sanctissima virgine Maria matre Domini, adv. Veteres et novos antidicomarianitas, Collyridianos et Christiano-categoros, Lib. II absoluta.
(86) De ingeniorum moderatione in religionis negotio (Paris, 1714); xem DTC 10/2 cột 1551, và DSp 10, cột 467.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đông Con
Thérésa Nguyễn
22:02 22/05/2012
ĐÔNG CON
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Của không ngon con đông cũng hết.
(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền