Ngày 21-05-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:12 21/05/2015
TRANG TỬ MƯỢN LƯƠNG THỰC
N2T

Trang Châu gia cảnh rất nghèo khổ.
Một hôm, vì trong nhà hết gạo bèn đến Giám Hà Hậu mượn lương thực.
Giám Hà Hậu nói:
- “Hôm qua trên đường đi thì tôi nghe có tiếng la lớn kêu cứu mạng, tôi thấy trong vết bánh xe phía đông có một con bào ngư sắp chết khô, bèn hỏi: “Mày kêu cái gì?” Bào ngư trả lời: “Tôi là thần sống ở Đông Hải, ngài có thể cho tôi một lít nước để cưú mạng tôi được không ?”
Tôi liền nói:
- “Được, nhưng đợi ta đi đến phía nam thăm đại vương Ngô Việt, rồi xin đại vương làm cho nước ở Tây Hồ dâng cao lên để đón tiếp ngài, được chứ ?”
Bào ngư nổi giận nói:
- “Tôi đã mất nước là người bạn thường xuyên để đến nỗi rơi vào cảnh nguy hiểm như thế này. Tôi chỉ cần một lít nước thì có thể duy trì được sự sống, nhưng ngài lại nói chuyện đâu đâu, chi bằng ngài đi đi rồi trở về sớm hơn một chút và đi vào trong chợ cá khô mà tìm tôi.”
( Trang tử)

Suy tư:
Cha Vincent Lebbe (Đấng sáng lập 2 hội dòng Tiệu Đệ thánh Gioan Tẩy Giả và hội dòng Tiểu Muội thánh Tê-rê-xa Hài Đồng) nói: “Yêu người thì không cần điều kiện, giúp người thi không nên hỏi người ta có đạo hay không. Yêu người là yêu người, giúp người là giúp người, vào đạo hay không lại là chuyện khác, không thể đem gộp hai chuyện lại…”
Yêu người để lợi dụng, giúp người có điều kiện là bức tường ngăn cản người ta đến với Thiên Chúa.
Yêu người là vì họ là anh chị em tôi, giúp người vì họ cần giúp đỡ, đó chính là ánh sáng để người ta nhìn thấy Thiên Chúa trong hành vi bác ái của chúng ta vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:18 21/05/2015
N2T

- Vết thương của Đức Chúa Giê-su sẽ mở toang những tâm hồn cứng cỏi, có thể đốt cháy những tâm hồn nguội lạnh.

(Thánh Wenceslaus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vị thánh cuả Năm Thánh Thương Xót: Mẹ Têrêsa
Trần Mạnh Trác
08:39 21/05/2015


Phát ngôn viên Vatican, Cha Federico Lombardi, có vẻ như nói rằng Chân Phước Têrêsa thành Calcutta sẽ được phong thánh trong Năm Thương Xót sắp tới.

Vào ngày 19 tháng 5 vừa qua, vị linh mục đã cho biết việc phong thánh cho Mẹ Têrêsa là "một giả thuyết đang trên đà thực hiện." (“a working hypothesis.”)

"Chưa có ngày chính thức nhưng bạn có thể nói rằng Bộ Phong Thánh đang nghiên cứu trường hợp này," Cha Lombardi cho các ký giả biết như vậy.

Được hỏi như vậy có nghiã là đã có một phép lạ thứ hai chưa? Cha Lombardi chỉ nói, "Chứng cớ đang ở trong quá trình làm việc." (“The cause is in the process.”)

Một nguồn tin hành lang khác cũng cho biết rằng, trong phiên họp ngày thứ hai vừa qua giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và các bộ trưởng trong Giáo triều Rôma, việc phong thánh cho Mẹ Têrêsa đã được đưa ra bàn thảo.

Cũng theo tin hành lang trên, (từ một vị Hồng Y giấu tên,) thì vị Tổng Trưởng Thánh Bộ phong Thánh, Đức Hồng Y Angelo Amato, đã đề nghị ngày 04 tháng 9 năm 2016 - trùng với ngày lễ ban ơn toàn xá cho công nhân và tình nguyện viên của những công việc cứu trợ - đây cũng là một dịp thuận tiện vì nó sát với ngày 5 tháng 9, là ngày lễ kỷ niệm cái chết của Mẹ Têrêsa.

Trước đây đã có nhiều nghi vấn về việc cử hành một buổi lễ toàn xá cho công nhân cứu trợ đúng vào ngày áp lễ cuả Mẹ Têrêsa. Lúc đó Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về việc Truyền Giáo mới, cũng là chủ tịch công tác chuẩn bị cho Năm Thánh Thương Xót, đã trả lời rằng "tất cả mọi người đều chờ đợi sự phong thánh cho Mẹ Têrêsa."

"Ai có thể hơn được Mẹ Têrêsa là người sống vì lòng thương xót, và ai có thể hơn được Mẹ trong việc nêu gương cho hàng triệu thanh niên nam nữ - dưới nhiều hình thức tình nguyện, đã thể hiện vẻ đẹp của lòng thương xót của Giáo Hội được không? " Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella đưa ra một câu hỏi như vậy.

Mẹ Têrêsa tên là Agnes Gonxha Bojaxhiu, sinh ngày 26 tháng 8 năm 1910, tại Skopje, Macedonia. Là con út trong ba người con, nhờ tham gia một đoàn thanh niên cuả các linh mục Dòng Tên có tên là Sodality, mà từ đó nhận ra ơn gọi làm nữ tu truyền giáo.

Mẹ gia nhập dòng Sisters of Loretto lúc 17 tuổi và được gửi đi Calcutta để dạy trung học. Bị nhiễm bệnh lao, Mẹ đi dưỡng bệnh ở Darjeeling, và trên đường, Mẹ đã cảm nghiệm một điều mà Mẹ gọi là "lệnh" từ Thiên Chúa, là phải rời tu viện để sống giữa những người nghèo.

Vatican đã cho phép Mẹ rời nhà dòng Sisters of Loretto và sống ơn gọi mới cuả mình dưới sự hướng dẫn của vị tổng giám mục Calcutta.

Sau khi rời tu viện, Mẹ Têrêsa làm việc trong các khu ổ chuột, dạy trẻ em nghèo, điều trị người bệnh tại nhà. Một năm sau đó, nhiều cựu học sinh của Mẹ đã tới với Mẹ, và họ bắt đầu chăm sóc cho những người đang nằm đợi chết ở dưới các cống rãnh dọc theo đường phố.

Năm 1950, dòng Thừa Sai Bác Ái đã được thành lập như là một cộng đoàn của Giáo phận Calcutta. Năm 1952, chính phủ đã cấp cho họ một ngôi nhà để tiếp tục sứ mệnh phục vụ cho những người nghèo bị bỏ rơi tại Calcutta.

Dòng nhanh chóng phát triển từ một ngôi nhà duy nhất, thành gần 500 ngôi nhà trên toàn thế giới.

Đó là những nhà cứu giúp gái mại dâm, phụ nữ bị đánh đập, trẻ mồ côi, những người mắc bệnh AIDS.

Mẹ Têrêsa tranh đấu quyết liệt cho các trẻ chưa sinh, đã từng nói: "Nếu bạn nghe thấy có người phụ nữ nào không muốn giữ con mình và muốn phá thai, thì hãy cố gắng thuyết phục cô ấy mang đứa con ấy về cho tôi. Tôi sẽ yêu đứa trẻ đó, nhìn thấy ở nó dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa. "

Mẹ qua đời ngày 5 tháng 9 năm 1997, và được phong chân phước sáu năm sau đó do Thánh GH John Paul II ngày 19 tháng 10 2003.
 
Đức Thánh Cha kêu gọi Giáo Hội chống lại chia rẽ, ghen tương
Lm. Trần Đức Anh OP
10:03 21/05/2015
VATICAN. ĐTC mời gọi các tín hữu Kitô hiệp nhất và chống lại tinh thần chia rẽ, ghen tương, và chiến tranh.

Trong bài giảng thánh lễ sáng ngày 21-5-2015 tại nguyện đường nhà trọ Thánh Marta ở Vatican, ĐTC đã diễn giải những lời trăn trối của Chúa Giêsu cho các môn đệ trước khi ra đi chịu khổ nạn. Chúa cầu xin Chúa Cha cho Giáo Hội được hiệp nhất, được nên một ”như Cha và Con”, đồng thời Chúa Giêsu cũng cảnh giác chống lại những cám dỗ chia rẽ. ĐTC nói:

”Chúa Giêsu cũng biết rằng tinh thần thế gian là một tinh thần chia rẽ, chiến tranh, ganh tị, ghen tương, cả trong các gia đình, các gia đình dòng tu, trong các giáo phận, và trong toàn thể Giáo Hội: đó là một cám dỗ lớn. Cám dỗ ấy đưa tới những vụ nói hành nói xấu nhau, gán cho nhau những nhãn hiệu, chụp mũ người khác. Tất cả những thái độ ấy Chúa Giêsu yêu cầu loại trừ.”

”Chúng ta phải hiệp nhất, phải nên một, như Chúa Giêsu và Chúa Cha là một. Đó chính là thách đố đối với tất cả các tín hữu Kitô chúng ta. Đừng để chia rẽ có chỗ đứng trong chúng ta, đừng để cho tinh thần chia rẽ, cha của sự gian dối đi vào trong chúng ta. Hãy luôn tìm kiếm sự hiệp nhất. Mỗi người có những cá tính khác biệt, nhưng luôn tìm cách sống trong hiệp nhất. Chúa Giêsu đã tha thứ cho bạn ư? Bạn cũng hãy tha thứ cho mọi người. Chúa Giêsu cầu nguyện để chúng ta được nên một. Và Giáo Hội đang rất cần kinh nguyện hiệp nhất này”.

ĐTC cũng nhận xét rằng ”không có một thứ Giáo Hội được gắn với nhau bằng ”keo”, vì sự hiệp nhất mà Chúa Giêsu yêu cầu là ”một ơn phúc của Thiên Chúa” và là ”một cuộc chiến đâu” trên trần thế này. ”Chúng ta phải dành chỗ cho Chúa Thánh Linh để Ngài biến đổi chúng ta như Chúa Cha ở trong Chúa Con, là một”.

”Có một lời khuyên khác Chúa Giêsu để lại trong những ngày Ngài từ giã, đó là ”ở lại trong Ngài”: ”Các con hãy ở lại trong Thầy”. Chúa cầu xin ơn ấy, để tất cả chúng ta ở lại trong Chúa. Chúa nói rõ ràng: ”Lạy Cha, con muốn những người Cha đã ban cho con, cũng được ở với con nơi con đang ở”, nghĩa là những người ấy ở lại trong con. Ở lại trong Chúa Giêsu, nơi trần thế này, cũng là ở lại trong Người, ”để họ chiêm ngắm vinh quang của con”
 
Đức Thánh Cha cám ơn các thân nhân cảnh sát Italia tử nạn
Lm Trần Đức Anh OP
16:37 21/05/2015
VATICAN. Sáng ngày 21-5-2015, ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến 600 thân nhân các nhân viên cảnh sát Italia tử nạn hoặc bị thương nặng trong khi thi hành phận sự.

Hiện diện tại buổi tiếp kiến có vị chỉ huy trưởng cảnh sát Italia. Lên tiếng trong dịp này, ĐTC cám ơn và đề cao sứ mạng của cảnh sát bao hàm tinh thần tôn trọng nghĩa vụ và kỷ luật, sẵn sàng chấp nhận hy sinh, và nếu cần, hiến mạng sống cho việc bảo vệ trật tự công cộng, tôn trọng luật pháp, bênh vực dân chủ, và chống lại các tổ chức tội phạm và khủng bố. Ngài cũng nói rằng:

”Sứ mạng của anh chị em đòi phải có can đảm cứu giúp những người lâm nguy và chặn đứng kẻ gây hấn. Cộng đồng mang ơn anh chị em vì họ có thể sống trong trật tự ổn định và tránh được sự đàn áp của những kẻ bạo hành và tham nhũng... Một cuộc sống dân thân trên mặt trận ấy và qui hướng vào những lý tưởng đó, có một giá trị lớn trước mặt Chúa, và mỗi hy sinh được đón nhận vì lòng yêu mến thiện ích, thì sẽ được Chúa thưởng công”.

ĐTC cũng xác tín rằng ”Chỉ nhờ chiêm ngắm Chúa Giêsu trên thập giá, chúng ta mới có thể tìm được sức mạnh để tha thứ và niềm an ủi, vì cả những thập giá của chúng ta cũng được cứu rỗi nhờ thập giá của Chúa, và vì thể mỗi hy vọng và mỗi thảm trạng sẽ tìm được nơi Chúa sự cứu chuộc và đền bù”.
 
Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho Công Giáo tại Trung Quốc
Lm Trần Đức Anh OP
16:38 21/05/2015
VATICAN. ĐTC Phanxicô kêu gọi cầu nguyện cho các tín hữu Công Giáo tại Trung Quốc và cổ võ tham gia buổi canh thức cầu nguyện cho tự do tôn giáo do HĐGM Italia đề xướng.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 20-5-2015, tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC nói:

”Ngày 24-5 này, với lòng sùng mộ, các tín hữu Công Giáo tại Trung Quốc khẩn cầu Đức Mẹ Phù Hộ các tín hữu Kitô, được tôn kính tại Đền thánh Đức Mẹ Xà Sơn (Sheshan) ở Thượng Hải. Nơi pho tượng được đặt trên Đền Thánh, Đức Mẹ giơ cao Chúa Con, giới thiệu Người cho thế giới, với đôi tay rộng mở, như một cử chỉ yêu thương và từ bi. Cả chúng ta cũng sẽ khẩn cầu Mẹ Maria phù giúp các tín hữu Công Giáo tại Trung Quốc luôn luôn là những chứng nhân đáng tin cậy về tình yêu thương xót của Chúa giữa lòng dân tộc của họ và sống hiệp nhất trong tinh thần với Đá Tảng Phêrô, trên đó Giáo Hội được thiết lập”.

ĐTC nói thêm: ”HĐGM Italia đã đề nghị rằng trong các giáo phận, nhân buổi canh thức áp lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta nhớ đến bao nhiêu anh chị em lưu vong hoặc bị sát hại chỉ vì họ là Kitô hữu. Tôi cầu mong buổi cầu nguyện ấy gia tăng ý thức rằng tự do tôn giáo là một nhân quyền bất khả nhượng, gia tăng sự nhạy cảm về thảm trạng của các tín hữu Kitô bị bách hại trong thời đại chúng ta ngày nay và chấm dứt được tội ác không thể chấp nhận ấy”.

Trong thư gửi các tín hữu Công Giáo tại Trung Quốc công bố hồi năm 2007, ĐGH Biển Đức 16 đã đề nghị toàn thể Giáo Hội chọn ngày 24-5 hàng năm, lễ Đức Mẹ Phù Hộ các tín hữu, làm ngày cầu nguyện cho Giáo Hội tại Hoa Lục.

Trong những năm qua, vào ấy này, Nhà cầm quyền Trung Quốc thường cấm cản không cho các tín hữu Công Giáo từ những nơi khác ở Trung Quốc đến Đền Thánh Đức Mẹ Xà Sơn ở ngoại ô Thượng Hải để hành hương và cầu nguyện kính Đức Mẹ.

Riêng giáo phận Thượng Hải, sau khi Đức Cha Alois Kim Lỗ Hiến qua đời ngày 3-5-2013 qua đời lúc 97 tuổi, Giáo phận này không có chủ chăn chính thức. Đức GM Phụ Tá Tadeo Mã Đại Thanh (Ma Daqin), vì tuyên bố ngưng hoạt động cho Giáo Hội Công Giáo yêu nước vào cuối buổi lễ thụ phong GM, nên ngài bị Nhà Nước Trung Quốc quản thúc tại Đại chủng viện Xà Sơn và không cho ngài thi hành sứ vụ thánh. (SD 20-5-2015)
 
Bài giảng tại Santa Marta: Kitô hữu phải luôn nghĩ đến ngày vĩnh biệt cuộc đời
Đặng Tự Do
17:09 21/05/2015
Trong bài giảng thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta sáng thứ Ba 19 tháng Năm, Đức Thánh Cha nói nhiều người dân Rohingya ở Miến Điện, các tín hữu Kitô và người Yazidis tại Iraq đã buộc phải nói lời chia tay với những ngôi nhà của họ. Cuộc đời của chúng ta đều được đánh dấu bằng những lời tạm biệt và vĩnh biệt có tầm quan trọng khác nhau. Mỗi người chúng ta phải suy nghĩ về sự vĩnh biệt cuối cùng của chúng ta khỏi cuộc sống này và ý nghĩa của sự phó thác trong tay Chúa.

Bài giảng Đức Thánh Cha Phanxicô được cảm hứng từ những lời chia tay của Chúa Giêsu trước khi bước vào cuộc thương khó và cái chết, và tiếng khóc của Thánh Phalô trên bãi biển với những người tiễn ngài lên Giêrusalem.

Dựa trên hai sự kiện này, Đức Thánh Cha đã nói về những lời tạm biệt và vĩnh biệt ghi dấu trong cuộc đời mỗi người chúng ta ra sao, và chúng ta nên đối diện với những biến cố này như thế nào.

Cuộc sống của chúng ta trong cõi nhân sinh này được tạo thành bởi cơ man những lời tạm biệt và vĩnh biệt lớn nhỏ, trong đó không thiếu những chia tay đẫm lệ và tan nát tâm can.

Đức Thánh Cha nói:

“Ngày hôm nay đây, chúng ta hãy nghĩ đến những người Rohingya tội nghiệp ở Miến Điện. Khi rời bỏ vùng đất của mình để trốn chạy sự đàn áp, họ không biết điều gì sẽ xảy ra với họ. Và họ đã phải ở trên thuyền hàng tháng trời. Họ đến một thị trấn, người ta cho họ thực phẩm và nước uống và bảo họ đi chỗ khác đi. Đó là một lời từ biệt. Lời chia tay hiện sinh này đang diễn ra trong thời đại chúng ta. Chúng ta cũng hãy suy nghĩ về những lời chia tay của các Kitô hữu và người Yazidis Iraq, là những người tin rằng họ không còn có thể quay trở lại vùng đất của họ vì họ đã bị đuổi khỏi những ngôi nhà thân yêu của mình. Điều này đang xảy ra ngay bây giờ.”

Đức Giáo Hoàng nói có những chia tay nhỏ như khi một người mẹ ôm đứa con trai sắp ra chiến trường và rồi có cái vĩnh biệt sau cùng khi một người rời khỏi thế giới này. Ngài nhận xét rằng chia tay là một chủ đề được khám phá nhiều trong nghệ thuật và trong những bài hát.

“Tôi đang nghĩ đến một điều đó là trung đoàn Alpini của Ý, khi sĩ quan chỉ huy tạm biệt những người lính của mình, đến di chúc của viên sĩ quan này. Tôi đang nghĩ đến cái chia tay lớn của tôi, khi tôi không nói ‘hẹn gặp lại nhé’, ‘tạm biệt’, nhưng là ‘vĩnh biệt’. Hai bài đọc đều dùng chữ ‘addio’ (chia tay theo nghĩa cuối cùng). Thánh Phaolô phó thác mọi sự cho Thiên Chúa, và Chúa Giêsu trao phó các môn đệ Người vẫn còn trên dương thế này cho Chúa Cha. ‘Họ không thuộc về thế gian này.. xin Cha gìn giữ họ’. Chúng ta chỉ nói ‘vĩnh biệt’ tại thời điểm của những chia tay sau cùng, khi chia tay cuộc sống này hay là vĩnh viễn không còn trông thấy nhau.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp rằng mỗi người chúng ta phải suy nghĩ về ngày vĩnh biệt cuối cùng của mình hay ngày mình qua đời và tự vấn lương tâm của chúng ta, như Chúa Giêsu và Thánh Phaolô đã làm.

“Tôi sẽ để lại cho đời cái gì? Cả Chúa Giêsu và thánh Phaolô trong hai bài đọc đều thực hiện một loại xét mình: ‘Tôi đã làm điều này, điều nọ và điều kia ... Và tôi đã làm được những gì? Sẽ tốt cho tôi để tưởng tượng ra bản thân mình tại thời điểm đó. Chúng ta không biết khi đó sẽ xảy ra những gì, nhưng khi đó những thành ngữ như ‘gặp lại sau nhé’, ‘mong sớm gặp lại’, ‘ngày mai gặp lại nhé’, ‘tạm biệt’... sẽ trở thành ‘vĩnh biệt’ – addio. Liệu tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để phó thác mọi sự cho Thiên Chúa, để tín thác nơi Ngài, để nói với Chúa những lời của đứa con đặt mình trong tay Cha?”

Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của ngài với lời cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần dạy chúng ta biết làm thế nào để nói lời vĩnh biệt và thật sự phó thác cho Thiên Chúa ở cuối cuộc đời của chúng ta.
 
Bài giảng tại Santa Marta: Kitô hữu được mời gọi để nên một
Đặng Tự Do
19:36 21/05/2015
Vết thương của Chúa Giêsu là “giá” mà Ngài đã phải trả cho Giáo Hội được hiệp nhất mãi mãi với Ngài và với Chúa Cha. Kitô hữu ngày nay được kêu gọi để xin ơn hiệp nhất và chiến đấu chống lại tất cả “tinh thần chia rẽ, chiến tranh, và ghen tị.”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong thánh lễ sáng Thứ Năm 21 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “lời cầu nguyện lớn của Đức Giêsu” là Giáo Hội được hiệp nhất - là các Kitô hữu được “nên một” như Chúa Giêsu với Chúa Cha. Trình bày những suy tư của ngài trên các bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa cộng đoàn trở lại không khí của bữa tiệc ly - không lâu trước khi Đức Kitô trao ban cho chính Ngài trong cuộc Thương Khó. Nhắc lại lời nói nghiêm trọng mà Đức Kitô ủy thác cho các Tông Đồ, Đức Thánh Cha cảnh báo chúng ta chống lại các chước cám dỗ của thế gian là sấp mình thờ lạy “người cha khác” là ma quỷ, là đứa gian trá và gây chia rẽ.

Giá của sự hiệp nhất

Đức Thánh Cha nhận xét rằng thật an ủi khi nghe Chúa Giêsu thưa với Chúa Cha rằng Ngài không muốn chỉ cầu nguyện cho các môn đệ của Ngài mà thôi nhưng còn cho cả những ai sẽ tin vào Ngài “thông qua lời của các môn đệ” Ngài. Đó là một cụm từ quen thuộc, nhưng Đức Giáo Hoàng nhận định rằng lời ấy có một giá trị đặc biệt đáng chú ý đến.

“Có lẽ, chúng ta không chú ý đủ đến những lời này: Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho tôi! Điều này thực sự là một nguồn mạch đem lại sự tự tin cho chúng ta. Người cầu nguyện cho tôi, Người cầu nguyện cho tôi. .. Tôi tưởng tượng ra hình ảnh khi Chúa Giêsu đứng trước mặt Chúa Cha trên Thiên Đàng. Ngài cầu nguyện cho chúng ta, Ngài cầu nguyện cho tôi và những gì Chúa Cha thấy là vết thương, là giá Chúa Giêsu đã phải trả cho chúng ta. Chúa Giêsu cầu nguyện cho tôi với những vết thương của Ngài, và với trái tim đầy thương tích của Ngài và Ngài sẽ tiếp tục làm như vậy.”

Các khuôn mặt của sự chia rẽ

Chúa Giêsu cầu nguyện “cho sự hiệp nhất của dân Ngài, cho Giáo Hội.” Nhưng Chúa Giêsu biết rằng “tinh thần của thế gian” là “tinh thần của chia rẽ, chiến tranh, ghen tị, ganh ghét ngay cả trong gia đình, ngay cả trong cộng đoàn tôn giáo, thậm chí trong các giáo phận trong toàn thể Giáo Hội: đó là sự cám dỗ lớn. “Đó là điều dẫn chúng ta đến với ngồi lê đôi mách, gán cho nhau những nhãn hiệu, chụp mũ người khác. Đó là những thái độ và hành vi mà chúng ta được mời gọi để xa lánh”

“Chúng ta phải nên một, chỉ được là một mà thôi, như Chúa Giêsu và Chúa Cha là một. Điều này chính xác là một thách thức đối với tất cả các Kitô hữu chúng ta: đó là không chiều theo sự chia rẽ giữa chúng ta, không để cho tinh thần chia rẽ, cho ma quỷ là cha của mọi điều dối trá hiện diện giữa chúng ta. Hãy tiếp tục tìm kiếm sự hiệp nhất. Tất cả mọi người đều có những khác biệt với người khác, nhưng chúng ta phải cố gắng để sống trong tình hiệp nhất. Chúa Giêsu có tha thứ cho anh chị em không? Ngài tha thứ cho tất cả mọi người. Sao chúng ta không tha thứ cho nhau? Chúa Giêsu cầu nguyện để chúng ta hiệp nhất, nên một. Và Giáo Hội có nhu cầu rất lớn cho lời cầu nguyện hiệp nhất này”

Đoàn kết là ân sủng, không phải là “chất keo”

Đức Thánh Cha Phanxicô nói đùa rằng một Giáo Hội được gắn kết lại với nhau bằng “chất keo” đơn giản là không tồn tại - Bởi vì sự hiệp nhất mà Chúa Giêsu mời gọi chúng ta “là một ân sủng của Thiên Chúa” và là “một cuộc đấu tranh” vất vả để giành được chiến thắng trên trái đất này. “Chúng ta phải có chỗ cho Chúa Thánh Thần, để chúng ta được biến đổi để nên một như Chúa Cha trong Chúa Con”

“Một lời khuyên khác Chúa Giêsu đã trối lại trước khi Ngài lìa xa các môn đệ là hãy ở lại trong Ngài” Và Ngài xin cho chúng ta ân sủng là tất cả chúng ta ở lại trong Ngài. Và này đây Ngài chỉ cho chúng ta thấy tại sao: ‘Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con’ nghĩa là ở mãi với Chúa Giêsu, trong thế giới của Ngài, luôn ở lại trong Ngài ‘để họ được chiêm ngưỡng vinh quang của con’”
 
Tập Cận Bình nói: Trung quốc chống lại các “ảnh hưởng của ngoại bang” trên các tôn giáo tại quốc gia này
Đặng Tự Do
19:35 21/05/2015
Ngày 24 tháng 5 là ngày thế giới cầu nguyện cho tự do tôn giáo tại Trung quốc. Để răn đe những người Công Giáo ủng hộ việc trung thành với Tòa Thánh, hôm thứ Tư 20 tháng Năm, Tập Cận Bình, chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 2012, và cũng kiêm luôn chủ tịch nhà nước Trung Quốc từ năm 2013- nói rằng các tôn giáo ở Trung Quốc phải “độc lập với các ảnh hưởng của ngoại bang”.

“Chúng ta phải quản lý các vấn đề liên quan đến tôn giáo theo các quy định của pháp luật và tuân thủ nguyên tắc độc lập để điều hành các nhóm tôn giáo theo cách riêng của mình”. Y mạnh mẽ kêu gọi “những nỗ lực tích cực mới phải được thực hiện để hội nhập các tôn giáo vào con đường xã hội chủ nghĩa.”

Từ năm 1957, nhà nước Trung Quốc đã tìm cách kiểm soát Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Lục thông qua Hội Công Giáo Yêu Nước, là tổ chức thường xuyên gây căng thẳng với Tòa Thánh bằng các vụ tấn phong và bổ nhiệm giám mục trái phép.

Cùng ngày Tập Cận Bình đưa ra nhận xét trên, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng xin anh chị em trên toàn thế giới cầu nguyện cho người Công Giáo tại Trung Quốc “sống hiệp nhất trong tinh thần với Đá Tảng Phêrô, trên đó Giáo Hội được thiết lập”.
 
Đức Hồng Y Filoni: Hành động quân sự tương xứng là cần thiết để cứu các Kitô hữu Iraq và Syria
Đặng Tự Do
20:38 21/05/2015
Sau thắng lợi vang dội tại Ramadi, Iraq hôm Chúa Nhật 17 tháng Năm, hôm thứ Tư 20 tháng Năm, quân khủng bố Hồi Giáo IS lại chiếm được thành phố Palmyra của Syria nơi có những di tích La Mã cổ kính nhất. Cuộc chiến tại Palmyra đã bắt đầu từ ngày 13 tháng Năm. Sau gần một tuần chống trả quyết liệt, quân đội Syria trung thành với tổng thống Bashar al-Assad đành phải rút lui. Bọn khủng bố IS rõ ràng không phải là một đám giặc cỏ, chúng thực sự có thể đánh bại các quân đội chính quy đồng thời trên nhiều mặt trận khác nhau.

Thành phố Palmyra của Syria
Những di tích La Mã cổ kính nhất
Trước những diễn biến này, Đức Hồng Y Fernando Filoni, người đã hai lần thay mặt của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Iraq để an ủi các nạn nhân của quân khủng bố Hồi Giáo IS đã dành cho Rome Reports một buổi phỏng vấn.

Theo Đức Hồng Y, đã đến giờ phải có những hành động cân xứng, lời nói và ý định tốt thôi thì chưa đủ để bảo vệ người dân ở Trung Đông.

Ngài nói:

“Chúng ta cần có những hành động chính trị và quân sự tương xứng. Đây không phải là giết kẻ giết người. Không bao giờ nên như thế, nhưng là cơ chế phòng vệ cần thiết.”

Đức Hồng Y Filoni đã là sứ thần ở Baghdad từ năm 2001 đến năm 2006. Ngài biết rõ quốc gia này và hiểu rằng các giáo phái là cội rễ của sự căng thẳng này. Ngài nhấn mạnh rằng người ta cần phải coi các Kitô hữu là những công dân đầy đủ chứ không chỉ giới hạn trong việc dung tha cho họ ở chính quê hương của họ.

Ngài nói tiếp:

“Mọi người nói với tôi, ‘Kitô hữu là những người dân bản xứ gốc gác ở đây và họ có quyền được sống ở đó’. Luật pháp cần phải minh định điều này. Một trong những vấn đề lớn ở Iraq là quyền cá nhân không dựa vào pháp luật. Tất cả mọi thứ được diễn giải theo luật Hồi Giáo. Điều này thật là nguy hiểm. "

Trong hai chuyến đi của mình, Đức Hồng Y đã đến thăm người tị nạn Kitô hữu. Ngài nói từng bước, nhu cầu vật chất bên ngoài của họ đang được đáp ứng. Nhưng những vấn đề bên trong khác vẫn còn đó.

Đức Hồng Y kể:

“Trong chuyến viếng thăm của tôi, nhiều người nói với tôi rằng, ‘Đức Hồng Y không giải quyết nổi vấn đề của chúng con đâu, nhưng bây giờ chúng con cảm thấy chúng con không cô đơn”

Theo Đức Hồng Y, ở những nước mà Hồi Giáo là tôn giáo chính, người Hồi giáo phải thúc đẩy việc chung sống hoà bình và tự do tôn giáo.

“Nếu không có khoa phê bình lịch sử trong đó dấy lên câu hỏi thánh chiến có nghĩa là gì, thì liệu chúng ta có nên hiểu thánh chiến nghĩa là việc dùng kiếm và bạo lực để chinh phục hay không? Hay chúng ta nên định nghĩa nó là sự cải đạo? là mọi người phải có quyền truyền bá tôn giáo, nhưng cũng có quyền từ chối một tôn giáo? "

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần bày tỏ mong muốn đi thăm Iraq. Đức Hồng Y Filoni nói một chuyến đi như vậy sẽ thúc đẩy niềm hy vọng của các Kitô hữu bị bách hại. Tuy nhiên, tình hình an ninh đang xấu đi đến mức đó là điều không thể được.
 
Top Stories
Communist China's unlikely Catholic outpost: Tibetans
Sebastien Blanc/ AFP
10:20 21/05/2015
Baihanluo (China) (AFP) - Opening the church door in Baihanluo reveals a large portrait of Pope Francis -- something of a paradox in an ethnically Tibetan area of Communist China.

The village is only reachable on foot or by horse, and surrounded by snow-capped Himalayan peaks.

But despite its remoteness French missionaries built the church -- with a curved, Chinese-style roof -- at the end of the 19th century.

Pope Gregory XVI assigned Tibet to the Foreign Missions Society of Paris, shortly after China was forced to open its doors following its defeat in the First Opium War.

Heading up the river valleys into the hills, cut off by snows in winter, they established "lost missions" in a still largely traditional and theocratic society.

At times it was a bloody cause, with evangelists martyred by monks opposed to Christ invading their Buddhist territory.

"It was China's far west. In Chinese, the Nu river was nicknamed the Valley of Death. The saying was you had to sell your wife before going because you didn't know whether you'd come back," said Constantin de Slizewicz, author of The Forgotten Peoples of Tibet.

After the Communist victory in China's civil war in 1949, foreign missionaries were arrested as "agents of imperialism", maltreated and expelled.

- Decades without priests -

"The churches were closed, or converted into schools or barns. Christians could be jailed for having religious objects, and those who had important roles were persecuted or taken for re-education," de Slizewicz told AFP.

But Catholicism persisted among the rural peasantry, their fervour as enduring as their poverty.

"Tibetans are mad about God. They dedicate their lives to their faith. Tibetan Catholics don't convert by half," said de Slizewicz.

"In nearly 50 years without priests or sacraments they did not lose a single word of a century of the fathers' teachings."

The mayhem of Mao's 1966-76 Cultural Revolution brought with it another round of destruction.

But as well as maintaining the missionaries' tombs, the Tibetans have continued to recite the catechism -- some in Latin -- and celebrate Easter and Christmas, replacing the donkey and ox of the stable with a mule and a yak.

Now, in a less intolerant climate, as many as 500 parishioners gather for festivals in Baihanluo, perched on a mountain spur in the southwestern province of Yunnan, and recall the Nu patriarch Zachary, who died around a decade ago aged more than 100.

He escaped the Communist purges by fleeing to Taiwan, but returned after 30 years of exile to join in the local Catholic revival.

"Zachary put holy water from Lourdes, diluted in spring water, in every church in the neighbourhood," said Zha Xi, 32, baptised Joseph. "One drop was given to a sick believer, and three days later he was virtually cured."

A Baihanluo native called to the priesthood, Joseph has studied at seminaries in Kunming and Chengdu, and is now preparing for the ministry.

There are 16 churches in the area and farmer Yu Xiulian, 75, said: "There are more and more Catholics here. We ordinary people want to make the churches bigger but there isn't the money."

- Dalai Lama -

Parish priest Han Sheng, 39 -- known as Father Francis -- says there are more than 10,000 Catholics in Tibetan areas of China, half of them in Gongshan district, which includes Baihanluo.

China's Communist authorities require religion to be supervised by the state -- in the case of Catholics, by the Chinese Patriotic Catholic Association, which oversees the churches of Gongshan.

A separate "underground" Chinese church recognises the authority of the Pope.

The vast majority of religious Tibetans are Buddhists, more than 130 of whom have set themselves on fire since 2009 in protest at Chinese rule, most of them dying.

Beijing accuses the exiled spiritual leader the Dalai Lama of separatism and has called him "a wolf in monk's robes", accusing the Nobel laureate last month of backing "ethnic cleansing".

He was denied a meeting with the Pope when he visited Rome in December, apparently as the Vatican sought to avoid upsetting Beijing.

Father Francis echoes the official line on the issue. "Speaking of the Dalai Lama, we regard him highly as a religious leader," he told AFP. "But we don't want him to carry out separatist activities."

He attributes the growing number of faithful to the missionaries' historical legacy, rather than a contest of beliefs between Buddhism, Catholicism and Communism.

At night, an icy draught blew through one of the district churches as women and children sat on one side of the aisle, men on the other.

Simply dressed, their skin tanned by altitude and field work, they knelt one by one to whisper confessions of their sins to a priest by the altar.

"If we follow Your Words, we will go to Heaven," the congregation chanted tirelessly.

(Source: https://news.yahoo.com/communist-chinas-unlikely-catholic-outpost-tibetans-073224432.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
ĐHY GB Phạm Minh Mẫn mừng 50 năm Linh mục: mục vụ của Ngài đối với người nhiễm HIV/AIDS
LM Fx Nguyễn hùng Oánh
09:19 21/05/2015
UNAIDS là chương trình chống HIV/AIDS của Liên Hiệp Quốc có nhiệm vụ liên kết mọi nước và mọi tổ chức chống lại bệnh dịch AIDS thành một trận chiến hoàn cầu. Ông Peter Piot, Giám đốc điều hành chống AIDS của tổ chức quốc tế nầy đã ra thông báo cho biết sự nguy hiểm lớn và mức độ lây lan mau chóng của dịch nầy:

Số người chết vì AIDS trong hai mươi năm (từ năm 1981 đến tháng 6 năm 2001):
22 triệu người chết.
36 triệu người đang nhiễm HIV.
Khoảng 56 triệu người trong đó có 10,4 triệu trẻ em ở Phi châu đang nhiễm HIV.
Nước Botwana, Phi châu, 300.000 người nhiễm HIV trong tổng số 1,5 triệu dân.

Xin nhắc lại năm 1990, ở thành phố Hồ Chí Minh, ca nhiễm virus HIV đầu tiên ở nước ta được phát hiện. Năm 2001, ở nước ta có khoảng 32000 người bị nhiễm HIV/AIDS trong 61 tỉnh thành phố.

Lúc đó, người ta dự đoán đến năm 2005, số người bị nhiễm HIV/AIDS sẽ tăng lên 300.000 người. Phó Cục trưởng phòng chống HIV/AIDS Nguyễn văn Kính thuộc Bộ Y tế cho biết số người bị nhiễm khoảng 280.000 người (báo Tuổi trẻ số 307/2006/(4924), ngày 22-11-2006.

Theo ông Dương quốc Trọng, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS Việt nam, đến nay cả nước phát hiện hơn 112.000 người bị nhiễm HIV, trong đó gần 20.000 người chuyển sang AIDS và gần 12.000 đã chết (báo Pháp luật tp HCM số 179 (1248) ngày 22-11-2006.

Việt nam đưa ra chỉ tiêu phòng chống HIV/AIDS: đến năm 2010 khống chế được tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư là 0,3% phần trăm. Các địa phương đều chống HIV/AIDS, 2/3 bệnh nhân AIDS được điều trị bằng thuốc đặc hiệu, trăm phần trăm đơn vị máu được xét nghiệm HIV trước khi truyền cho bệnh nhân.

Đức Hồng Y Gioan Bt Pham Minh Mẫn đã hết sức quan tâm ngay từ đầu. Lãnh đạo thành phố HCM đã cùng với tỉnh Bình phước lập Trung tâm tên là Trọng Điểm cai nghiện và chữa trị HIV/AIDS (khoảng 2000 bệnh nhân) bây giờ gọi là bệnh viện Nhân Ái trên đồi rất thơ mộng gần đập Thủy điện Thác Mơ. Năm 2004, chưa quen với AIDS, ai cũng ngán tiếp xúc, Đức Hồng Y đã kêu gọi nhà tu tiếp tay. 10 nữ tu can đảm đến với họ theo yêu cầu của Thành phố, nhất là Thầy Hiền Dòng Phanxico đã nhổ răng cho người nhiễm AIDS. Hậu quả của ma túy và AIDS làm cho phần răng trên tan biến, còn lại chân răng, tu sỹ nầy phải hết sức vất vả nhổ những chân răng, lở tay một chút là rước HIV vào mình (tin tức nầy do một nữ tu Dòng Thừa sai Bác ái Chúa Kytô phục vụ ở đó mấy năm cung cấp).

Đức Hồng Y đã mời Linh mục Robert J Vitillo thuyết trình về HIV/AIDS tại Trung tâm Công Giáo ngày 16-11-2006.

Linh mục thuyết trình đã lấy số liệu nơi Vietnam Administration of HIV/AIDS Control ngày 30-6-2006 cho biết: số người bị nhiễm HIV tại Vietnam: 108,789 người, số chuyển sang giai đoạn AIDS: 18421, số người đã chết vì AIDS: 10717. Một số bác sỹ trong đó có bác sỹ Đinh Viết Dự thuộc Giáo xứ Xây dựng tích cực chống dịch HIV/AIDS và cố gắng giúp người nghèo lây nhiễm dịch nầy qua cách “trao cho người ta cần câu” chứ không cho con cá trong buổi họp toàn giáo xứ mời bác sỹ tới nói về dịch nầy và cách giúp người nghèo.

Tòa Tổng Giám mục Saigòn có văn phong Mục vụ HIV/AIDS.

Vận động người bệnh: mới có 20.000 người đăng ký bị nhiễm HIV/AIDS tại các cơ sở điều trị, và chỉ có 1/3 (một phần ba, tức là trên 6.500 người) nhận thuốc điều trị của chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế cấp miễn phí, còn 2/3 (tức là khoảng 13.000 người) … một số nhỏ có tiền mua thuốc ở thị trường, có người sang Campuchia, sang Thái lan điều trị do thuốc bên đó rẻ (bình quân I USD/ngày), còn số lớn trở thành người truyền bệnh.??. Tôi có nghe có người nhờ công an đưa con tới xin đi cai nghiện… nhưng không còn chương trinh nầy nữa (hy vọng đây là tin sai vì Cục trưởng phòng chóng rất tích cực chống đại dịch HIV/AIDS).

Đức Hồng Y Gioan Bt. Phạm Minh Mẫn đã từng yêu câu các Cha sở báo cáo số người trong giáo xứ của mình nhiễm HIV. Chẳng có ai đăng ký, cũng chẳng tìm ra ai. Không phải trong giáo xứ không có người bị nhiễm HIV. Có người không biết mình nhiễm HIV hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà không dám nói ra. Trên Tivi đã cho xuất hiện bà vợ với đứa bé bị nhiễm HIV do ông chồng truyền cho bà vợ và chỉ phát hiện khi bà vợ hoặc đứa bé được xét nghiệm máu. Riêng kẻ nầy được mời đi ban Bí tích cho một nguời ở giai đoạn cuối của AIDS, được ngừơi nhà đưa bệnh nhân đi nơi xa và yều cầu giữ kín. Người ta ngán người bị nhiễm HIV, kể cả người vô tình bị nhiễm HIV như truyền máu có HIV. Dư luận nói chung, kể cả một ít người trong giới Công Giáo, chẳng ưa gì người bị nhiễm HIV mặc dầu Đức Hồng Y kêu gọi không phân biệt đối xử đối với người bị nạn dịch thế kỷ.

Một vị linh mục đi du lịch Thailan cho biết, Thailan dành một khu vực trình bày hậu quả của đại dịch AIDS: trước giường là hình ảnh một cô ca sỹ kiêm người mẫu rất đẹp, đàng sau là một thi hài tàn tạ, co rúm đáng sợ. Nhìn vào cả trăm xác con người co rúm như vậy, có tác dụng giáo dục rất cao.

Truyền hình HTV lúc 19g40 loan báo số người nhiễm HIV ở phía Bắc lên khoảng 89.000 người. Số đang điều trị 18.000 người và còn sống tính đến ngày 30-6-2013 là 214.795..

Tinh ra hiện nay có trên 13.000 người bị AIDS chưa được săn sóc và họ sẽ chết dần dần.xin tránh bắt bệnh nhân kê khai lý lịch. Hy vọng giới Công Giáo hải ngoại tiếp tay một phần giúp số người nầy có thuốc điều trị (mỗi ngày một Đola Mỹ). Nên nhớ phác đồ điều trị HIV/AIDS phải liên tục, hai ngày trong một tuần không có thuốc, xem như không có kết quả.

UNAIDS là chương trình chống HIV/AIDS của Liên Hiệp Quốc có nhiệm vụ liên kết mọi nước và mọi tổ chức chống lại bệnh dịch AIDS thành một mặt trận hoàn cầu. Ông Peter Piot, Giám đốc điều hành chống AIDS của tổ chức quốc tế nầy đã ra thông báo cho biết sự nguy hiểm lớn và mức độ lây lan mau chóng của dịch nầy.

Theo ông Dương quốc Trọng, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS Việt nam, đến nay cả nước phát hiện hơn 112.000 người bi nhiệm HIV, trong đó gần 20.000 người chuyển sang AIDS và gần 12.000 đã chết ( báo Pháp luật tp HCM số 179(1248) ngày 22-11-2006).

Còn hiện giờ Ti vi thành phố HCM cho biết hiện nay (2015) 64 tỉnh thành phố, tức là tất cả tỉnh thành phố trên nước ta đều có một số người mang virus HIV.Nhiều người mắc phải vì thiếu hiểu biết về đại dịch nầy.

Số người đang được điều trị: mới có 20.000 người đăng ký bị nhiễm HIV/AIDS tại các cơ sở điều trị, và chỉ có 1/3 (một phần ba,tức là trên 6.500 người ) nhận thuốc điều trị của chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế cấp miễn phí, còn 2/3 (tức là khoảng 13.000 người ) … một số nhỏ có tiền mua thuốc ở thị trường, có người sang Campuchia, sang Tháilan điều trị do thuốc bên đó rẻ (bình quân I USD/ngày), còn số lớn trở thành người truyền bệnh.?

Đức Hồng Y Gioan.Bt Phạm Minh Mẫn đã từng yêu câu các Cha sở báo cáo số người trong giáo xứ của mình nhiễm HIV. Chẳng có ai đăng ký, cũng chẳng tìm ra ai . Không phải trong giáo xứ không có người bị nhiễm HIV. Có người không biết mình nhiễm HIV hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà không dám nói ra. Trên Tivi đã cho xuất hiện bà vợ với đứa bé bị nhiễm HIV do ông chồng truyền cho bà vợ và chỉ phát hiện khi bà vợ hoặc đứa bé đươc xét nghiệm máu. Riêng kẻ nầy được mời đi ban Bí tích cho một nguời ở giai đoạn cuối của AIDS, được ngừời nhà bệnh nhân đưa tới nơi xa và yều cầu giữ kín. Người ta ngán người bị nhiễm HIV, kể cả người vô tình bị nhiễm HIV như truyền máu có HIV. Dư luận nói chung, kể cả trong giới Công Giáo, chẳng ưa gì người bị nhiễm HIV mặc dầu Đức Hồng Y kêu gọi không phân biệt đối xử đối với người bị nạn dịch thế kỷ.

Đức Hồng Y rất quan tâm tới người bị nhiễm HIV và cậy nhờ các linh mục chống lại nạn dịch nầy.

Một vị linh mục đi du lich Thailan cho biết, Thailan dành một khu vực trình bày hậu quả của đại dịch AIDS: trước giường là hình ảnh một cô ca sỹ kiêm người mẫu rất đẹp, đàng sau là một thi hài tàn tạ, co rúm đáng sợ. Nhìn vào cả trăm con người như vậy, có tác dụng giáo dục rất cao.

Ngoài việc Đức Hồng Y muốn cho các linh mục hiểu biết sâu về HIV/AIDS, ngài còn có chương trình xây một trung tâm săn sóc người bị HIV/AIDS, nhưng còn phải qua nhiều thủ tục.

Trên 13.000 người bị AIDS chưa được săn sóc và họ sẽ chết dần dần, còn thủ tục vẫn là thủ tục. Hy vọng giới Công Giáo hải ngoại hãy giúp số người nầy có thuốc điều trị (mỗi ngày một Đola Mỹ). Nên nhớ phác đồ điều trị HIV/AIDS phải liên tục, hai ngày trong một tuần không có thuốc, xem như không có kết qủa.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mây Trên Đèo
Dominic Đức Nguyễn
21:17 21/05/2015
MÂY TRÊN ĐÈO
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Mây nghiêng chạm đỉnh đèo chiều
Chểnh vênh đá dựng hắt hiu ngọn trời..
(Trích thơ của Khắc Minh) )
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 14/05 – 20/05/2015: Tòa Thánh và Palestine
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:17 21/05/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Thánh lễ phong Hiển thánh cho bốn nữ tu tại Vatican

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật 17 tháng 05, Lễ Chúa Thăng Thiên, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ trọng thể tại Vatican để tôn phong 4 vị chân phước lên bậc hiển thánh: cả 4 vị đều là nữ tu hoạt động trong ngành giáo dục. Hình của các vị được treo trên mặt tiền Đền thờ Thánh Phêrô. Đồng tế với Đức Thánh Cha trong thánh lễ có 30 Hồng Y, 90 Giám Mục, trong đó có cả các Giám Mục thuộc các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương tại Giêrusalem, và rất đông các linh mục, trước sự hiện diện của đông đảo các tín hữu, trong đó có một phái đoàn gồm hơn 2000 tín hữu đến từ Palestine do Đức Giám Mục William Shomali, thuộc Tòa Thượng phụ Công Giáo Latinh Giêrusalem hướng dẫn.

Hiện diện trong thánh lễ đặc biệt có sự hiện diện của tổng thống Palestine là Mahmoud Abbas và ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh.

Sau kinh cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, tiến lên trước Đức Thánh Cha và xin ngài ghi tên 4 vị chân phước vào sổ bộ các thánh theo lời thỉnh nguyện của toàn thể các tín hữu Kitô. Rồi Đức Hồng Y trình bày vắn tắt tiểu sử 4 vị chân phước.

Đầu tiên là chân phước Jeanne Emilie de Villeneuve, vị sáng lập dòng các nữ tu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở thành Castres bên Pháp. Tiếp đến là nữ tu Maria Alfonsina Danil Ghattas, sinh tại Giêrusalem, vị sáng lập Dòng các nữ tu Đa Minh Mân Côi. Thứ ba là nữ tu Mariam Baouardy, dòng Cát Minh ở Bethelehem, một nhà thần bí được mang 5 dấu thánh. Cuối cùng là nữ tu Maria Cristina Brando, người Italia, sáng lập dòng các nữ tu Hy lễ Đền Tạ Chúa Giêsu Thánh Thể.

Sau lời thỉnh nguyện và giới thiệu của Đức Hồng Y Amato, Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người dâng lên Thiên Chúa lời khẩn nguyện qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria và các thánh, với kinh cầu các thánh. Tiếp đến Đức Thánh Cha đã long trọng đọc công thức phong thánh cho bốn nữ tu chân phước.

Đức Thánh Cha vừa dứt lời, cộng đoàn vỗ tay nồng nhiệt và ca đoàn cùng cộng đoàn ca bài Jubilate Deo, Hãy tung hô Chúa, hãy hát mừng Chúa.. Trong khi đó, thánh tích của 4 vị tân hiển thánh được rước lên cho Đức Thánh Cha hôn kính trước khi đặt trên một giá nhỏ phía trước bàn thờ.

Trong bài giảng sau bài Phúc Âm, Đức Thánh Cha diễn giải ý nghĩa lễ Chúa Thăng thiên và áp dụng vào trường hợp 4 vị tân hiển thánh, những người đã làm chứng cho Chúa Giêsu Phục Sinh. Ngài nói:

“Sách Công vụ tông đồ đã giới thiệu cho chúng ta Giáo Hội thời sơ khai trong thời điểm mà Giáo Hội đang tuyển chọn người được Thiên Chúa kêu gọi để thế chỗ của Giu-đa trong hàng ngũ các Tông đồ. Điều này không chỉ đơn thuần đề cập đến một công việc, nhưng là một thừa tác vụ. Và thực sự là, Mát-thia, người bắt trúng thăm, đã nhận lãnh một sứ mạng như thánh Phêrô minh định: “Vậy phải làm thế này [...] một trong những anh em đó phải cùng với chúng tôi làm chứng rằng Người đã Phục Sinh.” (Cv 1, 21-22). Cùng với những lời này, thánh Phêrô đã tóm lược ý nghĩa của việc thuộc về nhóm Mười Hai: đó là làm nhân chứng cho sự sống lại của Đức Giêsu. Lời tuyên bố “cùng với chúng tôi” giúp hiểu rằng sứ mạng loan báo Đức Giêsu đã Phục Sinh không phải là một nhiệm vụ mang tính cá nhân nhưng phải được thực thi trong đường lối mang tính tập thể, cùng với tông đồ đoàn và cùng với cộng đoàn.”

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Hôm nay, chúng ta xây dựng nền tảng cho niềm tin của mình vào Thiên Chúa Phục Sinh thông qua chứng từ của các thánh tông đồ vốn đã đụng chạm đến chúng ta thông qua sứ mạng của Giáo Hội. Noi gương các tông đồ, mỗi môn đệ của Đức Ki tô được kêu gọi để trở nên nhân chứng cho sự Phục Sinh của Người, trước hết trong những môi trường nhân loại nơi mà sự lãng quên Thiên Chúa và sự bất lực của con người đang hoành hành mạnh mẽ.

Đức Thánh Cha giải thích thêm: “Chỉ khi nhận thức được điều này, người ta mới thấy cần phải ở lại trong Đức Kitô Phục Sinh và trong tình yêu của Người, như lời thánh Gioan đã nhắc nhở chúng ta trong bài đọc thứ nhất: “Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4, 16).

Áp dụng những điều trên đây vào bốn tân thánh nữ, Đức Thánh Cha nói:

“Tình yêu này chiếu tỏa nơi chứng từ của nữ tu Giovanna Emilia de Villeneuve, người đã hiến dâng đời mình cho Thiên Chúa và những người nghèo, cho những người yếu đau, tù nhân, và cho những ai bị bóc lột và chị đã trở nên dấu chỉ cụ thể cho chính mình và cho mọi người về lòng tình yêu giàu lòng thương xót của Thiên Chúa. Tương quan với Đức Giêsu Phục Sinh là một “bầu khí” trong đó Kitô hữu sống và tìm thấy sức mạnh để duy trì lòng tin vào Tin Mừng, ngay cả trong những nghịch cảnh và bị hiểu lầm. “Hãy ở lại trong tình thương”: đây cũng là điều mà nữ tu Maria Cristina Brando cũng đã thực thi. Chị đã thủ đắc trọn vẹn một tình yêu nồng cháy dành cho Thiên Chúa khởi đi từ cầu nguyện, thông qua những cuộc gặp gỡ giữa con tim với con tim cùng với Đức Giêsu Phục Sinh, hiện diện trong Thánh Thể, chị đã lãnh nhận uy lực để chịu đựng những đau khổ và hiến dâng chính mình như tấm bánh bẻ ra cho nhiều người đang xa cách với Thiên Chúa và đang đói khát tình yêu chân thực.

Một khía cạnh cần thiết của chứng tá để làm chứng cho Đức Giêsu Phục sinh là sự hiệp nhất giữa chúng ta, những môn đệ của Ngài, như biểu trưng của sự hiệp nhất giữa Thiên Chúa Cha và Đức Giêsu. Và vang vọng trong Tin Mừng hôm nay lời cầu nguyện của Đức Giêsu đêm hôm trước ngày Chịu Nạn: “Xin cho họ nên một như chúng ta” (Ga 17, 11). Từ tình yêu vĩnh cữu này giữa Chúa Cha và Người Con, tuôn trào trong chúng ta thông qua Chúa Thánh Thần (Rm 5,5), sứ mạng và sự thông hiệp huynh đệ của chúng ta có thể kín múc sức mạnh từ đó; từ tình yêu này sẽ luôn luôn tuôn trào một cách mới mẻ niềm vui bước theo Đức Ki tô trong lối nẻo của sự nghèo khó, sự trinh khiết và sự vâng phục của Ngài; và cũng chính tình yêu này kêu gọi ta nuôi dưỡng những lời nguyện chiêm niệm. Nữ tu Maria Baouardy đã trải nghiệm điều này với một phương thức tuyệt diệu, đó là mặc dù hèn mọn và mù chữ, chị đã biết đưa ra những lời khuyên và giải thích mang tính thần học trong sự mạch lạc tuyệt đối, vốn là hoa trái của cuộc đối thoại liên lỉ với Thánh Thần. Sự ngoan ngùy với Thần Khí đã làm cho chị trở nên khí cụ của sự gặp gỡ và sự thông hiệp cùng với thế giới Hồi Giáo. Và ngay cả nữ tu Maria Alfonsina Danil Ghattas cũng đã thấu hiểu thế nào là ý nghĩa của tình yêu Thiên Chúa được tỏ lộ nơi các tông đồ, nhờ việc chị đã trở nên nhân chứng của sự ôn hòa và sự hiệp nhất. Chị mang lại cho chúng ta mẫu gương rạng ngời về tầm quan trọng của việc hợp nhất chính mình với những người khác, để sống sự phục vụ đối với tha nhân.”

Để kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

“Hãy ở lại trong Thiên Chúa và tình yêu của Ngài, để loan báo bằng lời nói và đời sống về sự sống lại của Đức Giêsu; để chứng tỏ cho sự hiệp nhất giữa chúng ta và sự bác ái với tất cả mọi người. Đây là điều mà bốn nữ tu được tuyên thánh hôm nay đã thực hiện. Gương sáng rạng ngời của các ngài chất vấn ngay cả đời sống Ki tô hữu của chúng ta. Khi trở về nhà, hãy mang trong mình niềm vui của cuộc gặp gỡ này cùng với Đức Giêsu Phục Sinh; hãy vun trồng trong con tim mình cam kết ở lại trong tình yêu của Thiên Chúa, hãy hiệp nhất với Ngài và giữa chúng ta với nhau, và hãy dõi theo bước chân của bốn nữ thánh này, những mẫu gương của sự thánh thiện mà Giáo Hội mời gọi chúng ta bắt chước.”

2. Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho dân nước Burundi đang trải qua những thử thách nghiêm trọng

Sau thánh lễ tuyên thánh cho 4 nữ Chân Phước tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, trong đó ngài đặc biệt kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho dân nước Burundi đang trong một thời kỳ khủng hoảng chính trị nghiêm trọng.

Hàng trăm ngàn người đã phải bỏ nước lánh nạn tại các quốc gia lân bang và phải sống trong những điều kiện tồi tệ. Một cuộc đảo chính đã diễn ra hôm thứ Tư 13 tháng 5 nhưng bất thành.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Vào cuối buổi lễ này, tôi muốn chào đón tất cả anh chị em là những người đã đến đây để tỏ lòng tôn kính các thánh mới, đặc biệt là các đoàn đại biểu chính thức của Palestine, Pháp, Ý, Israel và Jordan. Tôi chào đón với lòng yêu mến các Hồng Y, Giám mục, linh mục, cũng như cơ man những nữ tử thiêng liêng của bốn vị Thánh. Thông qua lời cầu bầu của các ngài, xin Chúa ban cho một động lực truyền giáo mới trên đất nước của các vị. Cầu xin cho các tín hữu Kitô trong những vùng đất này được cảm hứng từ gương sáng của các ngài về lòng thương xót, bác ái, và hòa giải, biết nhìn về tương lai với niềm hy vọng, trong hành trình đoàn kết và chung sống huynh đệ.

Tôi cũng gởi lời chào của tôi đến các gia đình, các giáo xứ, các hiệp hội và các trường học hiện diện hôm nay, đặc biệt là những em vừa được chịu phép thêm sức từ tổng giáo phận Genoa. Tôi nhớ đến cách riêng các tín hữu của Cộng hòa Tiệp, đang quây quần trong đền thờ Thánh Kopeček, gần Olomouc, để kính nhớ chuyến viếng thăm vào hai thập niên trước của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Hôm qua, tại Venice đã diễn ra lễ phong chân phước cho linh mục Luigi Caburlotto, là một mục tử, một nhà giáo dục, và là người sáng lập dòng Nữ Tử Thánh Giuse. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì gương sáng của vị mục tử này, là người đã có một một cuộc sống tinh thần và tông đồ thật cao cả, đã tận hiến cho phần rỗi các linh hồn.

Tôi muốn mời gọi tất cả anh chị em cầu nguyện cho những người dân thân yêu của nước Burundi đang trải qua một thời điểm tế nhị: Xin Chúa giúp đỡ tất cả mọi người chạy trốn bạo lực và xin cho mọi người biết hành động có trách nhiệm vì những điều tốt đẹp cho dân tộc.

Với tâm tình con thảo giờ đây chúng ta hãy hướng về Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo Hội, Nữ Vương các Thánh, và mẫu gương của tất cả các Kitô hữu”

3. Điều tra tại Á Căn Đình cho thấy nhà báo vu cáo Đức Thánh Cha hợp tác với chế độ quân sự lại chính là tay sai của chế độ ấy

Ngày 13 tháng Ba năm 2013, khi người dân Á Căn Đình vui mừng tột độ trước tin Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio của tổng giáo phận Buenos Aires được các vị Hồng Y trên thế giới tín nhiệm bầu làm Giáo Hoàng, ký giả Horacio Verbitsky tạt nước lạnh vào sự vui mừng của dân chúng với một quả bom rất nặng ký: Vị tân Giáo Hoàng mới được bầu đã từng hợp tác với nhà cầm quyền quân sự trong thời kỳ làm giám tỉnh Dòng Tên tại quốc gia này.

Hôm thứ Hai 18 tháng 5, 2015, Gabriel Levinas và Sergio Serrichio là hai ký giả chuyên viết phóng sự điều tra đã họp báo giới thiệu cuốn sách mới sắp được bán rộng rãi là cuốn “Verbitsky: Con Dios y Con el Diabolo” (“Verbitsky: Với Thiên Chúa và với Quỷ sứ”).

Sau 14 tháng điều tra, hai vị ký giả này đã tìm ra những bằng chứng cho thấy Verbitsky đã ký một hợp đồng béo bở để làm việc với các lãnh đạo quân sự từ 1978 đến 1982. Verbitsky đã là người chuyên viết diễn văn cho Chuẩn Tướng Omar Domingo Rubens Graffigna, một thành viên chủ chốt của chính quyền quân sự và được lãnh lương hàng tháng.

Sau sự sụp đổ của chế độ quân sự, Verbitsky, rũ bỏ ngay lập tức quá khứ hắc ám của mình và trở nên nổi bật trong việc tố cáo những vi phạm nhân quyền của chế độ quân sự Á Căn Đình. Nhờ những liên hệ chặt chẽ với chế độ, Verbitsky biết rất nhiều, rất chính xác và chi tiết về tội ác của cái chế độ mà ông ta đã từng hợp tác. Người dân Á Căn Đình rất tin tưởng Verbitsky. Tuy nhiên, cũng có những người tự hỏi vì sao Verbitsky có thể biết rõ nhiều chi tiết như thế.

Sau cuộc bầu cử Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Verbitsky tố cáo vị tân Giáo Hoàng vào thời Junta (chế độ quân sự Á Căn Đình) lúc đó là Cha Bergoglio, Giám Tỉnh Dòng Tên, đã phối hợp với chính quyền khi bịt miệng các linh mục dòng Tên chống đối chế độ.

Cuốn “Verbitsky: Con Dios y Con el Diabolo” trình diện trước công chúng Á Căn Đình nhiều bằng chứng không thể chối cãi được trong đó có 34 trang bản thảo viết tay một bài diễn văn cho tướng Omar Domingo Rubens Graffigna đã được các chuyên gia thư pháp của Á Căn Đình xác nhận đúng thật là nét chữ của Verbitsky. Bên cạnh đó là một hợp đồng viết lách cho các tướng lãnh được ký ngày 5 tháng 10 năm 1978 theo đó Verbitsky nhận được 700,000 pesos một tháng. Có cả những bằng chứng cho thấy Verbitsky đã hợp tác soạn ra cuốn “El Poder Aereo de los Argentinos” (nghĩa là “Các lực lượng không quân Á Căn Đình”) để bốc thơm chế độ.

4. Đức Thánh Cha khai mạc Đại Hội các Giám Mục Italia

Đức Thánh Cha kêu gọi các Giám Mục Italia thông truyền niềm vui, can đảm chống lại não trạng tham nhũng và các tệ đoan xã hội và gia tăng tình hiệp thông Giáo Hội.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong diễn văn tại buổi khai mạc Đại hội thứ 68 của Hội Đồng Giám Mục Italia nhóm họp từ chiều ngày 18 đến 21 tháng 5 tại nội thành Vatican với chủ đề chính là: kiểm điểm sự đón nhận Tông huấn “Niềm Vui Phúc Âm” do Đức Thánh Cha ban hành cách đây gần 2 năm.

Đức Thánh Cha khẳng định rằng “ơn gọi Kitô và Giám Mục của chúng ta là đi ngược dòng, nghĩa là trở thành những chứng nhân vui tươi của Chúa Kitô Phục Sinh để thông truyền niềm vui và hy vọng cho tha nhân... Chúng ta được yêu cầu an ủi, giúp đỡ, khích lệ tất cả những anh chị em chúng ta đang bị đè bẹp dưới gánh nặng thập giá của họ, không phân biệt một ai, tháp tùng họ, và không hề mệt mỏi trong việc nâng họ dậy nhờ sức mạnh đến từ một mình Thiên Chúa”.

Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng: “Thật là buồn khi thấy một người thánh hiến nản chí, rầu rĩ, không còn sức sống: họ giống như một cái giếng khô cạn, nơi mà dân chúng không còn tìm được nước để giải khát”.

Đức Thánh Cha nhắc lại kinh nghiệm gặp gỡ từ 2 năm qua với các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới và nhấn mạnh tầm quan trọng của điều mà ngài gọi là “sự nhạy cảm Giáo Hội”, nghĩa là phải có cùng những tâm tình của Chúa Kitô, khiêm tốn, cảm thương, từ bi, cụ thể và khôn ngoan”.

Đức Thánh Cha lần lượt giải thích sự “nhạy cảm Giáo Hội” mà các vị Giám Mục phải có:

- Trước tiên là không nhút nhát hoặc dè dặt trong việc tố giác và khắc phục não trạng tham nhũng đang lan tràn trong lãnh vực công và tư, làm cho các gia đình, những người hồi hưu, các công nhân lương thiện, các cộng đồng Kitô trở nên nghèo nàn, gạt bỏ người trẻ làm cho họ không còn hy vọng về tương lai, nhất là gạt ra ngoài lề những người yếu thế và túng thiếu.

- Sự nhạy cảm Giáo Hội thúc đẩy các vị chủ chăn ra khỏi mình, đi đến với Dân Chúa để bảo vệ họ chống lại những thứ thực dân ý thức hệ, khiến cho họ mất căn tính và nhân phẩm.

- Cũng sự nhạy cảm ấy làm cho các vị chủ chăn soạn những văn kiện cụ thể, dành cho dân Chúa chứ không phải cho các chuyên gia, chứa đựng những đề nghị cụ thể, dễ hiểu; tiếp đến là củng cố vai trò không thể thiếu được của giáo dân.

- Sự nhạy cảm Giáo Hội cũng được biểu lộ cụ thể qua đoàn thể tính giữa các Giám Mục và Linh mục, hiệp thông giữa các Giám Mục với nhau, giữa cac giáo phận giàu và giáo phận gặp khó khăn...

Đức Thánh Cha ghi nhận trên thế giới tại một số nơi, đoàn thể tính bị suy yếu trong việc xác định các kế hoạch mục vụ, cũng như trong việc chia sẻ những dấn thân về mặt kinh tế tài chánh như chương trình đã được đề ra, thiếu sự kiểm soát việc tiếp nhận các chương trình và thực hiện các dự án..

Sau cùng, Đức Thánh Cha kêu gọi các Giám Mục Italia đừng để bao nhiêu dòng tu, đan viện trở nên già nua đến độ hầu như không còn là những chứng tá Tin Mừng trung thành với đoàn sủng của vị sáng lập. Tại sao không dự trù gộp các dòng hoặc đan viện ấy lại trước khi quá trễ về bao nhiêu phương diện?

5. Đức Thánh Cha gặp gỡ nam nữ tu sĩ thuộc giáo phận Rôma trong khuôn khổ năm Đời Sống Thánh Hiến

Trong tư cách Giám Mục Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có buổi tiếp kiến riêng dành cho các nam nữ tu sĩ của giáo phận theo chương trình của năm Đời Sống Thánh Hiến của giáo phận.

Cuộc tiếp kiến đã diễn ra vào sáng thứ Bẩy 16 tháng 5 tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục. Đức Thánh Cha đã ứng khẩu trả lời các câu hỏi khác nhau, từ những căng thẳng của đời sống đan tu đô thị đến các khía cạnh thực tế của sứ vụ linh mục.

Để đáp lại câu hỏi của một nữ tu về sự cân bằng tế nhị giữa sự ẩn dật và sự hiện diện “hữu hình” trong các tu viện, Đức Thánh Cha gọi đó là một “căng thẳng quan trọng, một sự căng thẳng sống động trong tâm hồn của anh chị em; đó là tiếng gọi của Thiên Chúa đối với cả cuộc sống ẩn dật và sự cần thiết phải là một dấu chỉ cụ thể”.

“Nhưng thưa Đức Thánh Cha, những tin tức có nên được nghe trong các tu viện không?”. Đức Thánh Cha nói: “Chắc chắn rồi. Anh chị em phải biết tin tức về những gì xảy ra trên thế giới, ví dụ như chiến tranh, dịch bệnh, bao nhiêu người đau khổ”.

Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau: “Ơn gọi của anh chị em không phải là một người ẩn dật; nhưng là ra chiến trường, giống như Môisê với hai bàn tay giơ lên trong lời cầu nguyện trong khi dân tộc chiến đấu '.

Đáp lại một câu hỏi về sự giống nhau giữa tình yêu hôn nhân với tình yêu của đời sống thánh hiến, Đức Thánh Cha nói hai tình yêu ấy là một.

“Có một chiều kích của tình yêu phu phụ trong đời thánh hiến của một nữ tu... ngay cả đối với nam tu, vì Chúa Giêsu kết hôn với Giáo Hội”.

Đề cập đến chủ đề của đức vâng phục, Đức Thánh Cha nhắc lại lời của tông đồ Phaolô về Chúa Giêsu Kitô, Đấng “tự hạ mình, vâng lời cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.” Ngài nói “Mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô là một sự vâng phục sinh hoa trái, là mẫu guơng sự vâng phục trong đời sống thánh hiến; vâng phục là biểu tượng cho đường lối của Chúa Kitô.”

Để kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến đời sống thánh hiến như một ân sủng Chúa đã ban trong tâm hồn những người sống đời thánh hiến và là một ân sủng cho thế giới.

6. Đức Thánh Cha tiếp Tổng Thống Palestine

Sáng thứ Bẩy 16 tháng 5, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến Tổng thống Palestine, Ông Mahmoud Abbas, nhân dịp ông về Rôma dự lễ phong hiển thánh cho 2 nữ chân phước người Palestine.

Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết, sau khi hội kiến trong 20 phút với Đức Thánh Cha, tổng thống Palestine và đoàn tùy tùng gồm 11 người đã gặp Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin và Đức Tổng Giám Mục ngoại trưởng Paul Gallagher.

Trong các cuộc nói chuyện thân mật, các vị tỏ ra rất hài lòng vì Văn bản hiệp định giữa Palestine và Tòa Thánh đã được hoàn thành, liên quan tới những khía cạnh thiết yếu về đời sống và hoạt động của Giáo Hội Công Giáo tại Palestine. Hiệp định sẽ được hai bên ký kết trong thời gian tới đây.

Sau đó các vị đã bàn về tiến trình hòa bình với Israel, bày tỏ mong ước cuộc thương thảo trực tiếp có thể mở lại để tìm ra một giải pháp công chính và lâu bền cho cuộc xung đột. Tòa Thánh tái khẳng định mong ước, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, người Israel và Palestine quyết tâm đi tới những quyết định can đảm để thực thi hòa bình. Sau cùng, về các cuộc xung đột ở Trung Đông, Tòa Thánh tái khẳng định sự cần thiết phải bài trừ nạn khủng bố và đối thoại liên tôn.

Trong phần trao đổi quà tặng, Đức Thánh Cha đã tặng Tổng thống một mề đai có hình Thiên Thần hòa bình. Ngài nói: “Thiên thần hòa bình tiêu diệt ác thần chiến tranh. Tôi đã nghĩ đến Tổng Thống: Tổng thống có thể là một thiên thần hòa bình”.

Trước đó, khi đến bước vào phòng tiếp kiến ở dinh Tông Tòa, Tổng thống Mahmoud Abbas nói với Đức Giáo Hoàng: “Tôi thấy ngài trẻ hơn”!

7. Al Gore chờ đợi thông điệp môi sinh của Đức Thánh Cha và có thể trở thành người Công Giáo.

Thông điệp về môi sinh của Đức Thánh Cha, được dự trù công bố vào tháng Sáu tới đây, đang được nhiều người chờ đón. Trong số những người ấy có ông Al Gore, nguyên phó tổng thống Hoa Kỳ, là người đã suýt chút nữa trở thành tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm 2000.

Trong bài nói chuyện tại Đại Học Berkeley, California, hôm 5 tháng 5 vừa qua, ông Al Gore đã tự mô tả mình giống như thánh Phaolô trên đường đi Đamát. Tuy nhiên, ông nói rõ là ông có thể sẽ trở thành người Công Giáo không phải vì ông ta nhận được bất kỳ mặc khải tôn giáo nào, nhưng vì mối quan tâm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về sự nóng lên toàn cầu.

“Tôi nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một nhân vật thực sự gây nhiều hứng khởi. Ngài là một hiện tượng. Tôi đã giật mình với sự trong sáng trong sức mạnh tinh thần mà ngài là hiện thân.”

“Vâng tôi đã nói công khai năm ngoái là tôi xuất thân và được nuôi dưỡng trong truyền thống Tin Lành Baptist miền Nam, nhưng tôi có thể sẽ trở thành một người Công Giáo do vị Giáo hoàng này. Ngài đã truyền cảm hứng cho tôi. Và tôi biết đa số bạn bè Công Giáo của tôi vui mừng đến tận xương tủy vì hình thái lãnh đạo tinh thần này của ngài.”

Ông Al Gore cho biết ông ta đang chờ đợi thông điệp về môi sinh của Đức Thánh Cha trong đó Đức Thánh Cha dự kiến sẽ mạnh mẽ chống lại việc đốt các nhiên liệu hóa thạch để tạo năng lượng và vận động một chiến dịch giảm bớt khí thải carbon trong nền kinh tế thế giới.

8. Tòa Thánh bác bỏ tin đồn thông điệp môi sinh của Đức Thánh Cha Phanxicô bị dời lại

Tòa thánh đã bác bỏ tin đồn theo đó việc công bố thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô về môi trường đã bị đình hoãn.

Thông điệp sẽ được công bố vào tháng Sáu, theo dự trù trước đây. Cha Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Tòa Thánh khẳng định như trên và nói rằng “chưa có, và không có, bất kỳ sự chậm trễ nào so với những gì đã được dự kiến.”

Tòa Thánh vẫn chưa quyết định ngày giờ cụ thể để công bố tài liệu này, một tài liệu trong đó có nhiều luận chứng khoa học có thể gây tranh cãi lớn. Sự dè dặt của Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma là có thể hiểu được, đặc biệt trong bối cảnh sự thất bại của hội nghị về sự thay đổi khí hậu vào tháng 12 năm ngoái tại Lima, Peru, và một hội nghị tương tự sắp diễn ra tại Paris từ 30 tháng 11 đến 11 tháng 12 năm nay, 2015.

Tuy nhiên, cha Lombardi khẳng định một lần nữa rằng từ cuối tháng ba thông điệp đó đã gần hoàn thành.

Tin đồn là thông điệp sẽ bị đình hoãn do ký giả Sandro Magister, của tờ L'Espresso đưa ra, theo đó Đức Giáo Hoàng đã “liệng vào thùng rác” một dự thảo tài liệu này, được chuẩn bị bởi Đức Tổng Giám Mục Victor Manuel Fernández. Trong một bài viết có ý chỉ trích Đức Tổng Giám Mục Manuel Fernandez, Magister nói là dự thảo này đã bị “bác bỏ” bởi Đức Hồng Y Gerhard Müller và Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.

Cha Lombardi nói rằng theo thông lệ một thông điệp trước khi được công bố đều được xem xét lại cẩn thận bởi Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, và một số thay đổi có thể được thực hiện trong quá trình tái xét đó. Tuy nhiên, ngài nói rằng ngài không hề hay biết về bất kỳ vấn đề nào có thể làm trì hoãn sự công bố thông điệp này.

9. Hoàn thành Hiệp định toàn bộ giữa Tòa Thánh và Palestine

Hôm 13 tháng 5, Ủy ban song phương giữa Tòa Thánh và Nhà Nước Palestine đã hoàn thành việc soạn thảo Hiệp định toàn bộ giữa hai bên.

Hiệp định này tiếp theo Hiệp định cơ bản được Tòa Thánh và Palestine ký kết ngày 15-2 năm 2000.

Thông cáo chung công bố ngày 13 tháng 5 cho biết Ủy ban song phương đã nhóm khóa họp chung cùng ngày tại Vatican dưới quyền chủ tọa của hai vị Đồng Chủ tịch là Đức Ông Antoine Camilleri, Thứ Trưởng ngoại giao Tòa Thánh, và Đại Sứ Rawan Sulaiman, Phụ Tá ngoại trưởng đa vụ của Palestine. Phái đoàn Tòa Thánh có 6 người, trong đó có Đức TGiám Mục Giuseppe Lazzarotto, Khâm sứ Tòa Thánh tại Jerusalem và Palestine. Phái đoàn Palestine có 4 người.

Các cuộc thảo luận đã diễn ra trong bầu không khí thân thiện và xây dựng, và Ủy ban hài lòng ghi nhận những tiến bộ đã đạt được trong việc soạn Văn bản hiệp định liên quan đến những khía cạnh thiết yếu trong đời sống và hoạt động của Giáo Hội Công Giáo tại Palestine. Cả hai bên đều đồng ý rằng công việc của Ủy ban trong việc soạn hiệp định đã kết thúc và Văn bản sẽ được đệ trình cấp trên liên hệ để phê chuẩn và xác định ngày chính thức ký kết hiệp định trong tương lai gần đây.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, Đức Ông thứ trưởng Tòa Thánh Camilleri, người Malta, cho biết Văn bản hiệp định gồm có Lời Tựa, tiếp đến là chương I về các nguyên tắc và qui luật cơ bản làm khung nền cho sự cộng tác giữa Tòa Thánh và Palestine, trong đó cũng có bày tỏ mong ước một giải pháp cho vấn đề Palestine, và cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, qua giải pháp 2 quốc gia và các nghị quyết của Cộng đồng quốc tế.

Chương thứ 2 quan trọng, nói về tự do tôn giáo và lương tâm với nhiều chi tiết.

Các chương kế tiếp nói về các khía cạnh khác nhau liên quan đến đời sống và hoạt động của Giáo Hội Công Giáo tại các lãnh thổ của Palestine: tự do hoạt động, nhân sự và quyền tài phán của Giáo Hội, qui chế nhân sự, các nơi thờ phượng, các hoạt động xã hội và từ thiện, các phương tiện truyền thông xã hội.

Sau cùng có một chương nói về vấn đề thuế khóa và tài sản.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Ông Camilleri cũng cho biết về vấn đề soạn hiệp định giữa Tòa Thánh và Israel. Sau khi ký hiệp định cơ bản hồi tháng 12-1993, Israel và Tòa Thánh đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau hồi tháng 6-1994, tiếp đến là ký hiệp định về pháp nhân của các tổ chức Công Giáo năm 1997 và từ năm 1999 trở đi có các cuộc thương thuyết về hiệp định kinh tế, thuế khóa. Hiệp định hầu như đã sẵn sàng và Đức Ông hy vọng sớm có sự ký kết hiệp định này để mưu lợi ích cho cả hai bên.

10. Phản ứng của Palestine về hiệp định toàn bộ giữa Tòa Thánh và Palestine

Cùng ngày 14 tháng 5, một lãnh tụ Palestine là Bà Hanan Ashrawi, thuộc Ban chấp hành của tổ chức OLP, chào mừng Hiệp định đã đạt được với Tòa Thánh trong đó có nói đến việc Tòa Thánh chính thức nhìn nhận người Palestine có quyền được một quốc gia. Bà Asharawi bày tỏ “lòng biết ơn và quí chuộng cao độ đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.

Trong thông báo, bà viết: “Nhờ tất cả những người đã làm việc để đạt tới kết quả lịch sử này, việc nhìn nhận Palestine và dân tộc Palestine là một sự đầu tư quan trọng cho hòa bình, an ninh và ổn định trong vùng.. Chúng tôi vui mừng vì sự nhìn nhận này và coi đó là một tiến triển tích cực, không những về phương diện chính trị, nhưng cả về mặt nhân bản và pháp lý. Hiệp định mở đường cho một kỷ nguyên mới trong đó thế giới sẽ coi Palestine là một quốc gia độc lập, một kỷ nguyên trong đó dân tộc Palestine sẽ được quyền tự vệ và ở lại quê hương của mình, phù hợp với công pháp quốc tế”.

Sau cùng bà Asharawi nhắc lại rằng hiệp định ấy đến cùng với một biến cố lớn khác của quốc gia, đó là sự phong thánh cho hai nữ tu người Palestine: Maria Alfonsina Ghattas và Mariam Baouardy vào Chúa Nhật 17 tháng 5. Đây là một biến cố lịch sử quan trọng, đầy ý nghĩa quốc gia, chính trị, tôn giáo và nhân bản, và sẽ để lại một dấu vết rõ ràng trong ký ức của dân tộc Palestine”

11. Đức Hồng Y Luis Tagle, Tổng Giám Mục Manila, được bầu làm chủ tịch Caritas

Trong năm ngày từ 12 đến 17 tháng 5, hơn 300 đại biểu Caritas từ khắp nơi trên thế giới đã họp Đại Hội Đồng lần thứ 20 tại Rôma để thảo luận về kế hoạch cho bốn năm tới, nhắm vào việc cải thiện cuộc sống của những người đang sống trong nghèo đói và đau khổ.

Đại Hội Đồng lần thứ 20 này đã bầu ra một vị chủ tịch mới vì Đức Hồng Y Rodriguez Maradiaga sẽ thoái vị sau sau tám năm giữ chức chủ tịch. Hiến chương của Caritas quy định một người chỉ có thể giữ chức chủ tịch Caritas tối đa là hai nhiệm kỳ. Các ứng cử viên sáng giá cho chức vụ này là Đức Tổng Giám mục Youssef Soueif, là chủ tịch Caritas đảo Síp và Đức Hồng Y Luis Tagle, là Tổng Giám Mục Manila. Các cuộc bầu cử lãnh đạo sẽ diễn ra vào ngày thứ Năm 14 tháng Năm.

Đức Hồng Y Luis Tagle đã thắng cử với 91 trên tổng số 131 phiếu bầu.

Sinh tại Manila năm 1957 và thụ phong linh mục năm 1982, Đức Hồng Y Tagle được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Imus năm 2001. Năm 2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục Manila, và tấn phong Hồng Y cho Ngài năm 2012, lúc đó Ngài là người trẻ thứ hai trong Hồng Y đoàn.

12. Họp báo về Lễ Phong Thánh cho hai nữ tu người Palestine

Việc phong thánh cho hai nữ tu Palestine vào ngày Chúa Nhật 17 là một lời nhắc nhở rằng “chỉ có lời cầu nguyện mới có thể giúp giữ vững đức tin của chúng ta một cách nhiệm mầu ở giữa những gian truân và thử thách”, một linh mục từ Jordan cho biết như trên tại một cuộc họp báo hôm thứ Sáu ngày 15 tháng Năm tại phòng báo chí Tòa Thánh.

Cha Rifat Bader, Giám đốc Trung tâm Công Giáo Nghiên cứu và Truyền thông ở Amman, cho biết việc phong thánh cho hai nữ tu Marie-Alphonsine Danil Ghattas và Baouardy Maryam (hay còn gọi là Maria của Chúa Giêsu chịu đóng đinh) “là một sự kiện thiêng liêng có tầm quan trọng đặc biệt cho các cư dân tại Thánh Địa, trong bối cảnh khó khăn chúng ta đang trải qua, vì hai vị sắp được tuyên thánh soi sáng con đường của chúng ta.”

Cha Bader nhận xét rằng chân phước Marie-Alphonsine được mọi người nhớ đến như là người đã thành lập cộng đoàn nữ tu Ả Rập đầu tiên. Trong khi Chân Phước “Maria của Chúa Giêsu chịu đóng đinh” được mọi người kính nhớ vì tấm gương kiên cường không chịu khuất phục trước “những bách hại của chủ nghĩa cực đoan và những nỗ lực tìm cách buộc chị phải cải đạo sang Hồi Giáo”

Hai vị thánh mới, như thế, mang lại một thông điệp đặc biệt cho các Kitô hữu tại Thánh Địa ngày nay .

13. Đức Thánh Cha tiếp kiến các Giám Mục Togo

Đức Thánh Cha khuyến khích các Giám Mục Togo nâng đỡ gia đình trước những cuộc tấn công ý thức hệ qua các phương tiện truyền thông.

Trong bài huấn dụ trao cho 9 Giám Mục nước Togo tại buổi tiếp kiến sáng hôm 11-5-2015, nhân dịp các vị về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh, Đức Thánh Cha viết:

“Tôi khuyến khích anh em kiên trì trong những nỗ lực nâng đỡ các gia đình giữa những khó khăn của họ, nhất là qua việc giáo dục và các hoạt động xã hội, và chuẩn bị các cặp nam nữ tiến tới những quyết tâm dấn thân của hôn nhân Kitô giáo, những dấn thân này có nhiều đòi hỏi nhưng cũng tuyệt vời. Togo cũng không tránh được những tấn công ý thức hệ và qua các phương tiện truyền thông, ngày nay đang lan tràn, chúng đề nghĩ những kiểu mẫu sống chung và gia đình không thể dung hợp với đức tin Kitô. Tôi biết anh em đã tỏ ra cảnh giác trong vấn đề này, cũng như những cố gắng của anh em, nhất về qua các phương tiện truyền thông”.

Đức Thánh Cha khích lệ các Giám Mục Togo luôn gần gũi các linh mục của mình, khơi dậy nơi linh mục đoàn một tinh thần gia đình, giúp kiến tạo tình liên đới và huynh đệ linh mục, phục vụ sứ mạng chung.” Ngài cũng nhắc nhở các linh mục tương lai “ăn rễ sâu trong các giá trị Tin Mừng để củng cố sự dấn thân của họ, trong sự trung thành và gắn bó với Chúa Kitô” (Afr. munus, 121). Điều này sẽ giúp họ sau đó chiến đấu chống lại tham vọng, thái độ tìm công danh sự nghiệp, nạn ghen tương, tinh thần thế tục, sự cám dỗ của tiền bạc và những của cải trần thế này, trong sự độc thân chân thành và được sống trong vui tươi. Tôi khuyên nhủ anh em đặc biệt quan tâm tháp tùng các linh mục trẻ về phương diện tu đức và mục vụ, lắng nghe những gì họ sống”.

Togo chỉ rộng gần 57 ngàn cây số vuông với dân số hơn 7 triệu 200 ngàn người, trong đó có 1 triệu 600 ngàn tín hữu Công Giáo thuộc 7 giáo phận, họp thành một giáo tỉnh thủ đô Lomé.

14. Đức Thánh Cha cám ơn ban tổ chức và ân nhân buổi hòa nhạc

Sáng ngày 13 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến và cám ơn ban tổ chức, các nhạc sĩ cũng như các ân nhân “buổi hòa nhạc cho người nghèo” tại Đại thính đường Phaolô 6 lúc 6 giờ chiều ngày 14 tháng 5.

Buổi hòa nhạc được sự bảo trợ của Sở Từ Thiện của Đức Thánh Cha, Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa, Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng và Ngân Quỹ Thánh Mathêu tưởng niệm Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.

Lên tiếng trong dịp này, sau khi nồng nhiệt cám ơn mọi người về những gì họ đã và sẽ làm cho buổi hòa nhạc, Đức Thánh Cha cũng nói rằng “Âm nhạc có khả năng liên kết các tâm hồn và nối kết chúng ta với Chúa.. Âm nhạc giải thoát chúng ta khỏi những lo âu. Cả những nhạc buồn cũng giúp chúng ta trong những lúc khó khăn.”

Đức Thánh Cha nói thêm:

“Tôi cám ơn anh chị em rất nhiều, vì một chút tinh thần mang lại lợi ích cho mọi người, giữa bao nhiêu công việc lo toan vật chất luôn vây bủa và kéo chúng ta xuống. Trong tư cách là tín hữu, chúng ta có niềm vui của một người Cha yêu thương tất cả chúng ta, niềm vui vì có thể thực hiện tình huynh đệ với tất cả mọi người.. Buổi hòa nhạc của anh chị em là để gieo vãi niềm vui, không phải thứ vui mừng giải trí chóng qua, và hạt giống mà anh chị em gieo vãi sẽ ở lại trong tâm hồn mọi người và mưu ích cho tất cả.. Tôi thành tâm cám ơn tất cả anh chị em”.

Trong số những người hiện diện cũng có nhạc trưởng Daniel Oren người Do thái, ông điều khiển ban nhạc ở Salerno. Ông xin Đức Giáo Hoàng Phanxicô chúc lành cho ông và gia đình tháp tùng. Đức Giáo Hoàng đã nhận lời và ngài chúc lành cho ông theo công thức của tổ phụ Abraham.

Đức Ông Marco Frisina, giám đốc ca đoàn của giáo phận Roma và là tác giả của nhiều bài ca, cũng có mặt trong buổi tiếp kiến. Ngài nhận định rằng 'đúng là âm nhạc có thể liên kết mọi người, như Đức Thánh Cha nói, không những những người thuộc các giai tầng xã hội khác nhau, nhưng cả những người thuộc các tôn giáo khác nhau, tín hữu và người không tín ngưỡng”.

Số tiền lạc quyên được trong buổi hòa nhạc sẽ được dành để tài trợ các hoạt động bác ái của Đức Thánh Cha.

2 ngàn người nghèo, vốn được Caritas Roma, cộng đồng thánh Edigio, Hội Hiệp sĩ Malta, cũng như trung tâm tị nạn của Dòng Tên ở Roma trợ giúp, được mời tham dự buổi hòa nhạc và được ngồi ở những hàng ghế đầu.

Trong số khoảng 20 ân nhân bảo trợ buổi hòa nhạc, có Phân khoa kinh doanh thuộc đại học Công Giáo LUISS ở Roma, Quỹ Mariano chuyên về các chương trình giáo dục và y tế cho giới trẻ, công ty bảo hiểm Patriot National INC, và ngân hàng BCC ở Roma, v.v..

Trong buổi hòa nhạc có trình diễn tác phẩm “La Divina Commedia” do Đức ông Frisina phổ nhạc, để kỷ niệm 750 năm sinh nhật của thi hào Dante, và những đoản khúc về Mùa Phục Sinh, hy vọng và vui mừng.

15. Phản ứng của Israel về hiệp định toàn bộ giữa Tòa Thánh và Palestine

Một số quan chức Bộ ngoại giao Israel bày tỏ đau buồn trong khi Palestine vui mừng vì hiệp định toàn bộ giữa Tòa Thánh và Palestine sắp được ký kết.

Thông cáo chung công bố hôm 13-5-2015 của Ủy ban song phương giữa Tòa Thánh và Israel cho biết đã hoàn tất Văn bản hiệp định toàn bộ và đệ trình cấp trên để cứu xét và chuẩn bị ký kết. Thông cáo có nói đến giải pháp hai quốc gia cho cuộc xung đột từ lâu giữa Israel và Palestine.

Tuy không có thông cáo chính thức của Bộ ngoại giao Israel, nhưng báo chí Israel ra ngày 14-5-2015 đưa tin một số quan chức của Bộ này tỏ ra bất mãn về việc Tòa Thánh chính thức dùng từ “Quốc gia Palestine” và cho rằng việc làm của Tòa Thánh không đẩy mạnh tiến trình hòa bình tại Thánh Địa. Tuy nhiên cũng có một quan chức cấp cao khác của Bộ ngoại giao Israel nói rằng người ta không thấy trong văn kiện và thông cáo có đoạn nào nói Tòa Thánh nhìn nhận quốc gia Palestine, và chính phủ Israel chờ đợi Tòa Thánh làm sáng tỏ vấn đề này.

Thực ra, từ cuối năm 2013, Tòa Thánh vẫn nói về “Quốc gia Palestine”. Tòa Thánh và tổ chức Giải Phóng Palestine, OLP, đã ký hiệp định cơ bản với nhau hồi năm 2000. Năm 2004 một Ủy ban song phương được thành lập để cụ thể hóa hiệp định chi tiết giữa hai bên.

Rabbi David Rosen, Giám đốc Quốc tế của Ủy ban Do thái Hoa Kỳ, nói với tờ New York Thời Báo rằng: Quan hệ giữa Israel và Tòa Thánh rất vững chắc, nên không bị thương tổn vì một từ ngữ hay một cách gọi. “Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất quan tâm đến các dân tộc tại Israel và ngài rất muón thấy có một sự hòa giải an bình, nhưng tôi không thấy có thay đổi nào trong chính sách của Tòa Thánh”.

16. Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Rumani

Hôm 14 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng thống Klaus Werner Johannis của Rumani, nhân dịp Tòa Thánh và Rumani đánh dấu kỷ niệm 25 năm khôi phục quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết trong các cuộc thảo luận “thân mật”, các cuộc trò chuyện tập trung vào các mối quan hệ song phương và đóng góp của Giáo Hội Công Giáo cho đất nước này.

Rumani hiện có 21.8 triệu dân. Đa số dân, cụ thể là 82%, theo Chính Thống Giáo Hy Lạp. Người Công Giáo chỉ có 4.3% sinh hoạt trong 3 tổng giáo phận, 8 giáo phận, 1 giáo phận Công Giáo nghi lễ Armenia và một giáo phận Công Giáo nghi lễ Đông Phương.

17. Các khoa học gia nói các phụ nữ dùng thuốc tránh thai có thể bị suy thoái vỏ não bộ

Nghiên cứu khoa học mới cho thấy rằng việc sử dụng thuốc tránh thai có thể làm thay đổi hình dạng của não bộ phụ nữ, Thông tấn xã Công Giáo CNA cho biết như trên.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Human Brain Mapping đã tìm thấy rằng hai khu vực trên vỏ não gọi là lateral orbitofrontal và posterior cingulate bị bào mòn đáng kể và trở nên mỏng ở mức đáng báo động nơi những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai. Các nghiên cứu cho đến nay chưa đưa ra những khẳng định là liệu sự bào mòn này có khả năng năng gây ra những thay đổi trong cấu trúc của não bộ mà tối hậu sẽ dẫn đến những thay đổi trong hành vi hoặc cảm xúc.

Một đồng tác giả của nghiên cứu này giải thích lý do của việc chưa thể khẳng định này với CNA rằng ông thấy rằng người ta cố tình lờ đi, thậm chí ngăn chặn tích cực bằng cách cấm đoán hay tiêu cực bằng cách không tài trợ cho những nghiên cứu về các tác dụng phụ của thuốc ngừa thai trên phụ nữ.

Tiến sĩ Larry Cahill của Đại học Irvine tại California cho biết

“Bạn có thể nghĩ rằng sau 50 năm, khi mà đã có hàng trăm triệu phụ nữ dùng các loại hóa thân khác nhau của các loại thuốc này, đương nhiên là sẽ có những bằng chứng to lớn, mạch lạc, và đầy ấn tượng về tác dụng phụ của các thứ thuốc ngừa thai. Nhưng bên cạnh điều đó không có một nghiên cứu nào.”

18. Đức Thánh Cha gặp gỡ các Giám Mục Cộng hòa Trung Phi

Đức Thánh Cha tái bày tỏ sự gần gũi và liên đới với Giáo Hội tại Cộng hòa Trung Phi đang trải qua tình trạng khó khăn và ngài khích lệ các vị lãnh đạo Giáo Hội đẩy mạnh công tác hòa giải.

Đức Thánh Cha đưa ra lập trường trên đây sáng ngày 15 tháng 5, trong bài huấn dụ trao cho 9 Giám Mục thuộc Cộng Hòa Trung Phi về Roma hành hương, viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh. Quốc gia này ở trong tình trạng nội chiến từ vài năm nay, và đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp.

Đức Thánh Cha viết: “Anh em có một vai trò ngôn sứ không thể thay thế được trong tiến trình chuyển tiếp chế độ hiện nay; anh em hãy nhắc nhở và làm chứng về những giá trị căn bản như công lý, sự thật, lương thiện là nền tảng của mọi sự đổi mới, cổ võ đối thoại và sống chung hòa bình giữa các tôn giáo và chủng tộc khác nhau, tạo điều kiện cho sự hòa giải và đoàn kết xã hội, như một chìa khóa mở vào tương lai”.

Đức Thánh Cha không quên nhắn nhủ các Giám Mục, tuy dấn thân xã hội, nhưng tránh can thiệp trực tiếp vào những tranh biện chính trị. “Cần huấn luyện và khuyến khích giáo dân dấn thân các các cuộc thảo luận chính trị và lãnh nhận trách nhiệm, theo giáo huấn xã hội Công Giáo.”

Đức Thánh Cha cũng kêu gọi các Giám Mục Trung Phi đặc biệt chú ý tới việc đào tạo linh mục, giúp các linh mục tương lai có khả năng sống sự cam kết độc thân, đời sống này không thể chấp nhận một sự nhân nhượng thỏa hiệp nào. “Anh em cũng hãy nêu gương đoàn kết và sống hoàn hảo trong việc thực hành các nhân đức của bậc tư tế”.

Đức Thánh Cha đặc biệt khuyến khích các Giám Mục Trung Phi tăng cường mục vụ gia đình, vì họ là những nạn nhân đầu tiên của bạo lực và thường bị xáo trộn hoặc bị tan vỡ vì cảnh vợ chồng xa nhau, tang tóc, nghèo đói, bất thuận và chia rẽ.

Cộng Hòa Trung Phi là quốc gia thuộc hàng nghèo nhất Phi Châu, với diện tích hơn 622 ngàn cây số vuông và 4 triệu 500 ngàn dân, trong số này một nửa là Kitô hữu gồm 36% Công Giáo và 16% Tin Lành. Một nửa còn lại theo Hồi giáo và các tôn giáo cổ truyền của Phi châu.

Giáo Hội Công Giáo Trung Phi có hơn 1 triệu 600 ngàn tín hữu thuộc 9 giáo phận, họp thành một giáo tỉnh.