Ngày 20-05-2013
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng Giáo Phận Adelaide - Nam Úc ''Rước kiệu kính Đức Mẹ'' Tháng Hoa
Jos. Vĩnh SA
07:20 20/05/2013
Khoảng 01 giờ 30 chiều, các giáo xứ và các cộng đồng sắc tộc đã lần lượt tề tựu về công viên South Park Lands, khu Pilgrim Peace Park phía nam trung tâm thành phố Adelaide để tham dự cuộc rước kiệu kính Mẹ Maria của Tổng Giáo Phận Adelaide. Có những giáo xứ từ vùng quê xa xôi cách Adelaide trên 500 cây số, họ phải thức dậy và đi từ sáng sớm
Có khoảng gần 5,000 tín hữu đến tham dự, tạo thành một đoàn rước kéo dài khỏang hơn 1 cây số, với rừng cờ đầy màu sắc của các giáo xứ và các cộng đồng sắc tộc, cùng với những bộ quốc phục sặc sỡ của nhiều sắc dân trên toàn thế giới, nhiều quốc gia trong 5 châu: Á, Âu, Phi, Mỹ và Úc hiện đang sinh sống trong TGP Adelaide, tiểu bang South Australia
Tất cả các tín hữu tham dự cuộc rước kiệu đã tỏ ra rất sốt sáng, cùng nhau lần hạt và nguyện ngắm 5 chục kinh Mân Côi bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Mỗi chục kinh được đọc bằng một ngôn ngữ riêng của một sắc tộc. CĐ Việt Nam đọc một chục kinh bằng tiếng Việt và bản Thánh Ca À ve! Á ve! Á ve Maria bằng tiếng Việt luôn

XEM HÌNH

Sau khi đoàn rước đã về đến điểm tập trung, kiệu Đức Mẹ được cung nghinh lên khán đài, giờ chầu Thánh Thể bắt đầu và suy niệm lời Chúa do ĐTGM Philip Wilson chử sự.
TGP Adelaide có lòng sùng kính Đức Mẹ một cách đặc biệt, nên hàng năm TGP đều tổ chức rước kiệu Đức Mẹ vào một Chúa Nhật trong tháng Năm. Chủ trì cuộc rước kiệu cuộc rước kiệu, có ĐTGM Philip Wilson TGM giáo phận Adelaide, cựu TGM Leonard Faulkner, cha Philip Marshall tổng đại diện giáo phận, ngoài ra còn có các linh mục quản nhiệm các giáo xứ, các cộng đồng sắc tộc dẫn đầu các giáo xứ, các cộng đồng.
Có 3 Hiệp Sĩ của Cộng Đồng Công Giáo theo kiệu là các hiệp sĩ: Trần Công Hoành, Nguyễn Văn Tư và nữ hiệp sĩ Kim Cương. Đây là 3 người Việt Công Giáo đầu tiên được phong tước hiệp sĩ trên Úc Châu.
Dẫn đầu đoàn rước của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, các chị trong Hội Đạo Binh Đức Mẹ Thuyền Nhân vận đồng phục áo dài màu xanh dương của Đức Mẹ, đã cung nghinh bức hình chân dung Đức Mẹ Thuyển Nhân đi trước, sau đó đến các hội đoàn mặc đồng phục, hội Cao Niên mắc quốc phục khăn đóng áo dài, Dòng Ba Đa Minh mặc áo Dòng màu trắng nổi bật trong đoàn rước, đi sau là các tín hữu trong cộng đồng
Trước khi chấm dứt cuộc rước kiệu, ĐTGM Philip Wilson đã lên cảm ơn Ban Tổ Chức và tất cả mọi người tham dự cuộc rước và Ngài khẩn cầu Đức Mẹ phù hộ và xin ơn trên ban phước lành cho giáo phận.
Theo như dự báo thời tiết cho biết, ngày hôm nay bầu trời quang đãng, thỉnh thoảng có những ánh mây đen bay lướt qua, không khí dễ chịu làm mọi người cảm thấy thoải mái hân hoan và vui mừng tham dự cuộc rước, mặc dù có nhiều người đã chuẩn bị sẵn sàng áo lạnh và dù che mưa.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến các Hội Giáo hoàng Truyền giáo: Công việc của anh em vẫn còn thích hợp
Lã Thụ Nhân
06:39 20/05/2013
Hôm 17/05 là lần đầu tiên Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến các Giám đốc toàn quốc của các Hội Giáo hoàng Truyền giáo, là cơ quan điều hợp các khu vực mà công tác truyền giáo được thực hiện.

Đức Hồng Y Fernando Filoni hiện là Tổng Trưởng của Thánh Bộ Truyền giáo, đây là cơ quan của Tòa Thánh Vatican trông nom mọi hoạt động truyền giáo do Giáo Hội thực hiện. Đức Thánh Cha cám ơn Đức Hồng Y về công việc của ngài. Đức Thánh Cha cũng nói rằng Đức Hồng Y Filoni không chỉ làm một công việc mà thôi:

"Đức Hồng Y Filoni có một công việc khác bên cạnh công việc này. Ngài là một giáo sư. Ngài thực sự dạy tôi về Giáo Hội. Vâng, đúng thế. Ngài đến gặp tôi và giải thích với tôi 'giáo phận này là thế này, và giáo phận kia này là như thế đó'. Tôi hiểu Giáo Hội nhiều hơn nhờ vào bài giảng của ngài. Thêm vào đó, tôi không trả lương cho các bài giảng của ngài, ngài giảng cho tôi miễn phí".

Đức Thánh Cha cám ơn Thánh Bộ về tất cả các công việc mà Thánh Bộ thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Ngài cũng nhấn mạnh rằng công cuộc truyền giáo vẫn còn rất phù hợp và nó giữ một vị trí đặc biệt trong con tim ngài. Ngài cho hay: "Tôi muốn nói rằng tôi chân thành đánh giá cao công việc mà anh em thực hiện, vì anh em giữ cho công cuộc loan báo Tin Mừng trở nên sống động. Đó là mẫu gương hoàn hảo về những gì mà Giáo Hội cần phải thực hiện".

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng mời gọi các giám đốc duy trì một yêu cầu mà Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đưa ra cách đây 50 năm, nhằm bảo vệ công cuộc truyền giáo của họ và mục tiêu cuối cùng là loan báo Tin Mừng cho những người cần nhất.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô: Hãy nhận ra lỗi lầm của mình. Hãy để Thiên Chúa dẫn dắt chúng ta trên con đường ngay chính
Lã Thụ Nhân
06:41 20/05/2013
Trong Thánh lễ sáng ngày 17/05 tại Nhà trọ Thánh Marta của Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về vị Giáo Hoàng tiên khởi. Ngài mô tả Thánh Phêrô là một tội nhân, là người mặc dù có những khiếm khuyết nhưng cũng đáng kính phục. Đức Thánh Cha nói rằng trên hết mọi sự, Thánh Phêrô tự hạ mình để được Chúa Kitô dẫn dắt. Đức Thánh Cha giải thích rằng các tông đồ thừa nhận những yếu đuối của ngài và những khổ đau của con người, để Thiên Chúa giúp ngài tiến lên phía trước.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho mẫu gương của Thánh Phêrô, một người gặp Chúa thường xuyên và cũng là người được Chúa làm cho thanh sạch, làm cho ngài trưởng thành hơn về mặt tâm linh, có thể giúp chúng ta hướng về phía trước. Xin cho điều đó làm cho chúng ta tìm kiếm Chúa và tìm gặp được Ngài. Điều quan trọng nhất là qua đó Chúa tìm thấy chính chúng ta. Ngài luôn luôn ở đó, gần gũi chúng ta, tìm kiếm chúng ta. Nhưng đôi khi, chúng ta nhìn theo hướng khác vì chúng ta không muốn nói chuyện với Chúa hoặc chúng ta không muốn để cho Ngài tìm thấy chúng ta".

Đức Thánh Cha mời gọi các Kitô hữu noi gương Thánh Phêrô, bằng cách nhận ra lỗi lầm và mở lòng ra cho Thiên Chúa, để Ngài có thể dẫn dắt họ dọc theo con đường ngay chính.
 
Chúa Thánh Thần: Quà tặng và kho tàng quý giá của Giáo Hội
Bùi Hữu Thư
07:19 20/05/2013
2013-05-19 Vatican Radio

(Vatican Radio) Trước khi đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng lần cuối cùng vào ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp đặc biệt cho khoảng 200,000 người nam, nữ và trẻ em tụ tập trước mặt ngài tại quảng trường Thánh Phêrô và kéo dài tới bờ sông Tiber. Ngài nói với họ: “Các bạn là quà tặng và là kho tàng quý giá của Giáo Hội.”

Đại đa số những người tụ họp tại Vatican buổi sáng Chúa Nhật là thành viên của các Phong Trào Mới và các Cộng Đồng Giáo Hội – tất cả đều là các giáo dân - Đức Thánh Cha đã triệu tập họ đến để mừng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống cùng với ngài, như là một tiết mục trong chương trình của Năm Đức Tin.

Lễ này nằm vào 50 ngày sau Lễ Phục Sinh, đánh dấu điểm kết thúc của Mùa Phục Sinh. Lễ này kỷ niệm việc Chúa Kitô gửi Thánh Thần xuống trên các Môn Đệ của Người trong Căn Phòng Bên Trên, và là ngày khai sanh Giáo Hội.

Ngài đứng trên bàn thờ được nâng cao trước Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, nơi ngài đã cử hành Thánh Lễ trong ngày, trước khi ban phép lành cuối lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

“Các anh chị em thân mến,

Việc tuyên xưng đức tin này đã khởi sự từ hôm qua với buổi canh thức và với Thánh Lễ sáng nay sắp chấm dứt. Một Lễ Thánh Thần Hiện Xuống Mới đã biến đổi quảng trường Thánh Phêrô thành Một Căn Phòng Bên Trên ngoài trời. Chúng ta đã sống lại cảm nghiệm của Giáo Hội sơ khai, khi họ tụ tập để cầu nguyện với Maria, Mẹ Chúa Giêsu (CVTĐ 1:14). Chúng ta cũng vậy, với các đặc sủng khác nhau, chúng ta đã cảm nghiệm vẻ đẹp của sự hiệp nhất, là trở nên một. Và đây là công trình của Chúa Thánh Thần, vì Người luôn luôn tái tạo sự hiệp nhất trong Giáo Hội.

Tôi muốn cám ơn các Phong Trào, Hiệp Hội, Cộng Đồng và các Nhóm trong Giáo Hội. Các bạn là quà tặng và kho tàng qúy giá của Giáo Hội! Tôi đặc biệt cám ơn các bạn vì đã đến Rôma từ nhiều nơi trên thế giới. Xin hãy luôn luôn mang theo sức mạnh của Phúc Âm! Xin đừng sợ hãi! Xin Chúa Kitô Phục Sinh luôn ở với các bạn và Mẹ Maria che chở cho các bạn!

Chúng ta hãy nhớ lại lời cầu của dân chúng thành Emilia Romagna, vào ngày 20 tháng 5 năm ngoái khi họ bị trận động đất tàn phá. Tôi cũng cầu nguyện cho Hiệp Hội Ý các Thiện Nguyện Viên về Bệnh Ung Thư”.

Sau đó Đức Thánh Cha Phanxicô rời bàn thờ và đi sang bên trái của mặt tiền Vương Cung Thánh Đường, nơi có bức hình của Mẹ Maria, được các tín hữu thành Rôma trìu mến Salus populi romani, và được tôn vinh. Từ chỗ này ngài đặt tay trên bức hình trong khi kinh Nữ Vương Thiên Đàng vang dội trên biển người đang đánh dấu sự kết thúc của Mùa Phục Sinh. Kể từ ngày thứ hai, Giáo Hội bước vào Mùa Thường Niên.

Trước khi đi trên chiếc xe Jeep có mái, vòng quanh đám đông, xuống tận đường Via della Conciliazione, Đức Thánh Cha từ biệt mọi người như sau: “Các anh chị em thân mến, cám ơn các bạn thật nhiều vì tình yêu các bạn dành cho Giáo Hội! Chúc các bạn một ngày Chúa Nhật vui vẻ, một ngày đầy ơn lành, và một bữa trưa ngon miệng!
 
Trại họp bạn huynh đệ Jambville - Lễ hiện xuống mới cho Giới trẻ Pháp
Lê Đình Thông
15:27 20/05/2013
Trại họp bạn Huynh đệ lần thứ 105, viết theo tiếng Pháp là FRAT(ernel), kết nối tình anh em, quy tụ các thanh thiếu niên Paris và vùng phụ cận, khai diễn tại lâu đài Jambville từ 17 đến 20/05/2013.

Trong Thánh lễ trọng thể mừng lễ Hiện xuống, cử hành trong lều trại lớn tại trung tâm họp bạn Jambville, ĐHY André Vingt-Trois mời gọi hàng chục ngàn thanh thiếu niên tham dự mở tấc lòng đón nhận Chúa Kitô, thực hành các giới răn của Ngài. Đức Hồng Y TGM Paris nhắc nhở các bạn trẻ mỗi khi cảm thấy yếu đuối, đức tin bị chao đảo, hãy luôn nhớ có Giáo Hội đồng hành, nâng đỡ. Các bạn có nhiệm vụ reo rắc niềm tin yêu cho mọi người.

Các thanh thiếu niên Giáo Xứ Việt Nam tham dự trại họp bạn Huynh đệ, ‘‘đốt lửa kính mến Đức Chúa Thánh Thần’’, nung nấu tình anh em giữa cộng đoàn, cùng nhau ca hát, suy niệm và cầu nguyện.
Logo của trại họp bạn là cây Thánh giá, biểu tượng của gặp gỡ trời mới đất mới và tình huynh đệ, phía dưới là khẩu hiệu: cầu nguyện (prier), gặp gỡ (rencontrer) và ca hát (chanter). Các tham dự viên có vòng đeo tay màu vàng, sổ tay sinh hoạt gồm phần phụng vụ, các bài hát cộng đồng, bản đồ trại họp bạn, chương trình sinh hoạt. Thành viên các nhóm sinh hoạt mặc T-shirt đồng phục: màu xanh dương là nhóm sinh hoạt; màu xám: các linh mục và chủng sinh; màu đỏ đậm là màu của nhóm chia sẻ.

Chủ đề của trại họp bạn năm nay là ‘‘Niềm cậy trông ấp ủ’’, tiếp nối chủ đề năm 2012: ‘‘Niềm vui gặp gỡ’’. Vào
các năm lẻ như năm nay (2013), trại huynh đệ được tổ chức tại Jambville. Jambville nằm trong công viên quốc gia Vexin, ở phía tây bắc Paris, có suối Bernon và Montcient len lỏi giữa rừng thông, đổ vào sông Seine. Vào các năm chẵn (2014): tại Lộ Đức. Mỗi trại họp bạn đều có ban nhạc phụ trách phần phụng vụ và sinh hoạt. Năm nay, ban Glorious sáng tác ‘‘Tiếng reo vui’’ (Des cris de joie) là ca khúc chính thức của trại họp bạn. Ban nhạc Glorious còn phụ trách phần ca hát cho các buổi sinh hoạt và đêm lửa trại.

Trại họp bạn Huynh đệ do các giáo phận Paris, Créteil, Nanterre, Saint-Denis cùng tổ chức. Năm 1988 có thêm các giáo phận Versailles, Pontoise, Maux và Evry-Corbeil-Essonne tham gia.

Vào năm 2008, trại họp bạn Huynh đệ tại Lộ Đức kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra (1858-2008) và 100 năm trại họp bạn huynh đệ (1908-2008). Các thanh thiếu niên tập họp thành hình thánh giá, biểu tượng của gặp gỡ huynh đệ.

Từ hơn 100 năm nay, trại họp bạn Huynh đệ trở thành một truyền thống tốt đẹp trong sinh hoạt sống đạo của thanh thiếu niên Pháp. Các lần gặp gỡ, để lại dấu ấn Chúa Thánh thần trong tâm khảm mỗi người, và reo vui cung nhạc ‘‘Des cris de joie’’ (Tiếng reo vui), ca khúc chính thức của trại họp bạn năm nay: Chúa ban cho ta ngày mai. Chúa ban cho ta niềm hy vọng. Ngài gửi đến cho ta niềm tin cậy mến. Chúa bảo ban ta: ‘‘Các con hãy cất buớc theo ta và reo vui ca hát!’’

Paris, ngày 19/05/2014 (lễ Hiện xuống)
 
ĐGH Phanxicô khởi động ứng dụng dành cho điện thoại thông minh Missio
Xứ Phúc
14:07 20/05/2013
ĐGH Phanxicô khởi động ứng dụng dành cho điện thoại thông minh MISSIO

Bằng động tác chạm trên iPad, ĐGH Phanxicô trở thành vị giáo hoàng đầu tiên khởi động ứng dụng dành cho điện thoại thông minh và đặt dấu chân đầu tiên của Giáo hội vào thế giới số.

ĐGH Phanxicô đã khởi động ứng dụng MISSIO vào ngày 17/05 vừa qua tại Đại sảnh Clemnetine trong buổi gặp gỡ giữa ĐGH và 120 giám đốc cấp quốc gia của các Hiệp hội Truyền giáo Giáo hoàng.

Trả lời phóng viên hãng Catholic News Agency, cha Andrew Small cho biết: “Tôi khá hồi hộp… Vì khi chưa hoàn tất, nhiều người đã mong chờ Đức Thánh Cha sẽ nhấn nút trước khi ứng dụng hoạt động.” Nguồn thông tin của ứng dụng được lấy trực tiếp từ FIDES, cơ quan thông tấn quốc tế của các Hiệp hội Truyền giáo Giáo hoàng và hãng thông tấn Vatican News Agency (News.va). Hình ảnh và video được lấy từ Catholic News Service và Vatican News Agency, hứa hẹn đem lại tin tức đầy đủ cho người sử dụng.

Mục đích của ứng dụng là giúp ĐGH và Giáo hội mở rộng phạm vi loan truyền thông điệp, đặc biệt đến với các bạn trẻ.

Cha Small cho biết thêm, “Ngay từ khi đắc cử, ĐGH Phanxicô đã đi xa ngoài Vatican, chạm đến đời sống người dân bằng cách thức đơn giản và đầy ý nghĩa. Ứng dụng ra đời nhằm giúp ĐGH đưa “Tin Mừng truyền giáo đến hàng triệu người, già và trẻ, người tin và người tìm kiếm niềm tin.”

Câu chuyện khởi động ứng dụng khá thú vị:

Cha Small, giám đốc hiệp hội Hoa Kỳ trình iPad lên cho ĐGH và ngài hỏi, “Ta ấn vào đây đúng không?”
Cha Small đáp lời: “Ngay khi Đức Thánh Cha nhấn nút, một thông báo nhỏ sẽ xuất hiện trên thanh thông báo của iPad, báo cho Đức Thánh Cha biết: ”ĐGH Phanxicô đã khởi động ứng dụng MISSIO thành công.’
Cha Small nhớ lại: “Và ĐGH có vẻ hơi ngạc nhiên.” Nút này được đặt gọi “Evangelizantur,” theo tiếng Latinh nghĩa là, “ họ được rao giảng tin mừng”.
Được biết ứng dụng gồm các thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Trung Quốc và tiếng Ả rập.

Ứng dụng MISSIO do công ty Little iApps phát triển và phát hành miễn phí trên App Store và Google Play.
Để tải về cho iPhone hay iPad: https://itunes.apple.com/us/app/missio/id606393585?mt=8
Để tải về cho Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.littleiapps.missio

Theo http://www.catholicnewsagency.com
 
ĐTC: “Sống một cuộc đời như một ân huệ để ban phát chứ không phải để gìn giữ như kho báu ”
Pt Huỳnh Mai Trác
14:01 20/05/2013
Đức Thánh Cha mời gọi giáo dân “hãy sống một cuộc đời như một ân huệ để ban phát chứ không phải để gìn giữ như kho báu ”. Bởi vì lòng ích kỷ “làm lu mờ lương tâm” và cuối con người rơi vào cạm bẩy của Satan, nó luôn rình rập chúng ta .

Cuộc sống là một ân huệ để ban phát. Nhắc đến Phúc Âm của ngày hôm nay, ĐTC nhấn mạnh đến một lời Chúa đã phán: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống của mình cho bạn hữu” (Jn 15,9-17). Trái với hình ảnh này, ĐTC ngưng lại trên hình ảnh của Juđa, ngừơi không hiểu thế nào là một sự ban cho”: ví dụ, trong câu chuyện mà Maria Malalêna rửa chân cho Chúa bằng dầu thơm rất đắt tiền”, Juđa không thể nào hiểu được “ giây phút thiêng liêng đó, giây phút với lòng biết ơn, giây phút của tình yêu”.

Ý niệm về sự nghèo khó. Bị tê liệt “với chua xót trong lòng”, Juđa phản đối .” Và cũng như tình yêu lớn lên trong sự ban phát”, cũng như lòng ích kỷ của Juđa đã dẫn đưa đến sự bội phản”. Những người có lòng nhân ái, hy sinh đời sống của mình như một sư ban phát”, nhưng người ích kỷ chỉ biết riêng tới chính mình và cuối cùng thì cô đơn một mình và mất luôn đời sống của chính mình”.

Satan là một tên gian lân. ĐTC nhận xét nguồn gốc sự ích kỷ của Juđa, có “một thần tựơng”: Juđa la kẻ thờ thần tượng, đó là lòng ham muốn tiền bạc . . . hắn là một tên trôm. Và chính sự thờ “thần tượng” nó đã xa lánh người khác: đó cũng là bi kịch của một lương tâm cô độc”.

ĐTC đã dâng thánh lễ có nhiều nhân viên của Bảo Tàng Viện Vatican và với các chủng sinh của Giáo Hòang Học Viện Bồ Đào Nha được đặc biệt mời tham dư. ( source:News.va)
 
Top Stories
Corée du Sud: La tension monte sur la péninsule après plusieurs tirs de missiles de la Corée du Nord
Eglises d'Asie
09:41 20/05/2013
Ce lundi 20 mai, La Corée du Nord a effectué un nouveau tir de missile à courte portée, le cinquième en trois jours. Ces provocations en chaîne ont été condamnées par l’ONU et la communauté internationale, qui se sont inquiétées des « conséquences de cette dangereuse escalade ».

Le dernier tir a été confirmé ce matin par un porte-parole de l’armée sud-coréenne. Bien que ce dernier ait déclaré ne pas savoir s’il s’agissait de tests de missiles guidés ou de fusées tirées de lanceurs multiple, la presse sud-coréenne a émis l’hypothèse de missiles sol-sol KN-02, dont la portée peut attendre 160 km.

Pyongyang a lancé trois missiles de courte portée samedi, et un quatrième dimanche, tous tirés à partir de sa côte orientale vers la mer du Japon. Le secrétaire général de l’ONU Ban Ki-moon s’est déclaré dimanche 19 mai « préoccupé les tensions dans la péninsule coréenne, étant donné les risques d'escalade », ajoutant « espérer que la Corée du Nord allait reprendre les négociations (...) et cesser son comportement de provocation ». En visite en Russie, le secrétaire des Nations Unies en a profité pour appeler Moscou à exercer son influence sur Pyongyang et l'amener de nouveau à négocier.

De son côté, Séoul a stigmatisé le « comportement déplorable du Nord qui ne sait pas s’arrêter dans sa logique belliqueuse » et annoncé que le niveau d’alerte dans le pays serait maintenu à son niveau maximum, tandis que le porte-parole du département d'Etat américain, Darby Holladay, pressait Pyongyang de « revenir sur le chemin de la paix ».

Des réactions somme toute mesurées, qui peuvent s’expliquer par le fait que des tirs de missiles de petite portée ne pourraient engendrer la même condamnation internationale, ni des sanctions immédiates, comme celles qui avaient suivi l’essai nucléaire de la Corée le 7 mars dernier (1).

L’exhibition par Pyongyang de missiles Musudan à moyenne portée sur ses côtes il y a quelques semaines avait eu un effet tout autre. Tokyo et Séoul avaient accru leur défense antimissiles tandis que l'armée américaine avait déployé deux destroyers équipés d'armes et de puissants radars pour contrer un possible lancement. Les Musudan ont une portée estimée à entre 2.500 et 4.000 km, suffisante pour atteindre la Corée du Sud et le Japon, et éventuellement les bases américaines situées sur l'île de Guam dans le Pacifique.

Même les médias japonais, d’ordinaire très sensibles à la moindre provocation de la Corée du Nord, ont eux aussi suivi la tendance ce 20 mai : Le Tokyo Shimbun se contentai aujourd'hui de signaler que Pyongyang avait effectué une série de tests de lancement de missiles.

Ces derniers incidents s’inscrivent dans le cadre des nombreuses menaces brandies par la Corée du Nord depuis le vote des sanctions internationales à son encontre, et surtout les manoeuvres militaire communes de la Corée du Sud et des Etats-Unis en mer, que Pyongyang continuent de décrire comme une « préparation à l’invasion de son territoire ».

« Nous espérions que cela n’arriverait pas mais nous ne sommes pas tellement étonnés », avoue à Eglises d’Asie ce 20 mai, un prêtre sud-coréen. « Pour nous, il s’agit de la tactique habituelle : menacer pour obtenir ensuite des accords rétablissant l’aide alimentaire et levant les sanctions internationales ». De plus, ajoute-t-il, « il vient d’y avoir un grand scandale de moeurs concernant un homme politique, et à chaque que le gouvernement sud-coréen lui semble affaibli, la Corée du Nord lance de nouvelles menaces ».

A chaque crise traversée par les deux Corées, l’Eglise sud-coréenne a toujours voulu garder la même attitude consistant à oeuvrer inconditionnellement en faveur de la réconciliation et de la paix, tout en demandant au gouvernement de répondre par le dialogue et la politique de la main tendue, quelles que soient les provocations de Pyongyang.

Si la plupart des Sud-Coréens partagent cet avis sur la pratique d'une politique de menace « non suivie d'effets » de la Corée du Nord, quelques experts se montrent plus inquiets, craignant que les réactions du jeune et actuel leader ne puisse se décrypter sur le même modèle que celui de son père et prédécesseur.

Pendant des décennies en effet, la Corée du Nord a habitué la communauté internationale à des « gesticulations et déclarations menaçantes » destinées davantage à impressionner les pays voisins et les grandes puissances dont elle dépend économiquement, qu’à déclencher une guerre qu’elle n’aurait aucune chance de gagner.

Or, avec bien plus de détermination que lors des escarmouches précédentes, l’option de la diplomatie qui pourrait ouvrir la voie à des négociations, est refusée obstinément aujourd'hui par Pyongyang. Les tirs des 18, 19 et 20 mai surviennent peu après les récentes tentatives d’apaisement de Séoul. De plus, la Corée du Nord a rejeté l’appel du Sud appelant à négocier la réouverture du site industriel intercoréen de Kaesong, fermé par Pyongyang depuis le 3 avril. Ces dernières semaines, la Corée du Nord semble donc poursuivre sa logique de confrontation, allant jusqu’à brûler ses derniers vaisseaux, le centre de Kaesong étant vital pour soutenir l’économie exsangue du pays actuellement enlisé dans une grave crise alimentaire et sanitaire.

Quant au danger militaire que pourrait représenter la Corée du Nord, il semblerait qu’il ait été sous-évalué. Selon un rapport publié vendredi 18 mai par l’agence de presse sud-coréenne Yonhap, Pyongyang possèderait deux fois plus de lanceurs mobiles de missiles qu'estimé jusqu'à présent. Il y a quelques semaines pourtant, experts sud-coréens et américains se rejoignaient sur le fait que Pyongyang pratiquait le « bluff militaire », selon une tactique éprouvée par le régime stalinien, essayant d’impressionner ses ennemis en prétendant avoir les moyens de sa politique belliqueuse.

Ce rapport est venu ébranler cette certitude, la veille des premiers tirs de missiles. Selon le Korea Institute for Defense Analyses (KIDA), la Corée du Nord aurait ainsi 50 missiles de grande portée (Musudan), 50 lanceurs de missiles de moyenne portée et 150 lanceurs de missiles de courte portée, et non pas 94 au total comme le pensait Séoul et le Pentagone lequel vient de publier simultanément les mêmes conclusions.

Parmi les éléments qui font douter les experts de la simple réitération d’un schéma de provocation sans conséquence, figure également en bonne place le fait que les incidents meurtriers qui ont émaillé la fin du règne de Kim Jung-il ( le torpillage d’une corvette-militaire sud-coréenne et le bombardement de l’île de Yeonpyeong en Corée du Sud), n’avaient pas été décidées par le « Cher Leader », déjà très malade. Le responsable de ces tirs, qualifiés d’incidents les plus graves depuis l’armistice de 1953 (1) était son fils Kim Jung-un, futur dirigeant du pays, fraîchement nommé à la tête des armées.

(1) Les mesures adoptées par l’ONU le 7 mars 2013 s’ajoutaient à une série de sanctions prises à l’encontre du régime communiste depuis qu’il a mené son premier essai nucléaire en 2006, suivi par un deuxième en 2009 et un troisième le 12 février dernier.

(2) Si l’armistice de 1953 a suspendu les hostilités et acté la séparation entre les deux Corées, aucun traité de paix n’a mis légalement fin à la guerre. Le pacte de non-agression entre le Nord et le Sud a été signé en 1991 : il engage les deux pays à régler pacifiquement leurs différends et à éviter les confrontations militaires.

(Source: Eglises d'Asie, 20 mai 2013)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tin Giáo Hội Việt Nam 13/5-19/05/2013
VietCatholic Network
05:49 20/05/2013
 
Tháng Hoa đến với Đức Mẹ Măng-den của Kontum
Sr. Maria Nguyễn Thị Minh Du
06:35 20/05/2013
Tôi được diễm phúc hành hương Mẹ Măng-đen tại Kontum trong ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và cũng là những ngày trung tuần của tháng Năm- tháng Hoa kính Mẹ.

Từ Saigon đi mất khoảng 16 giờ đồng hồ với 700 cây số, vì quốc lộ 14 quá xuống cấp với nhiều ổ voi và ổ trâu.

Trung tâm hành hương Mẹ Măng-den của Gp. Kontum cách thành phố Kontum khoảng 50 km về hướng đông bắc.

Đường đi xấu và hiểm trở, tuy nhiên nỗi lòng nao nức khi được đến viếng mẹ đã chiến thắng được sự say xe, mệt mỏi của mọi người. Qua ngọn đèo Măng-đen là tới chân Mẹ !

Vừa tới nơi, chúng tôi được tham dự thánh lễ do cha Thịnh- dòng Chúa Cứu Thế- phụ trách trung tâm hành hương chủ tế.

Thánh lễ với khoảng gần 200 khách hành hương ngồi chung nhau dưới những tấm bạt che tạm giữa bạt ngàn núi rừng, giữa tiếng gió đại ngàn và nhưng cơn mưa rừng có thể ập xuống bất cứ lúc nào.

Mẹ đứng đó với khuôn mặt tiều tụy, với đôi tay không có bàn tay. Chẳng nơi nào có Đức Mẹ xấu thế này ( con xin lỗi Mẹ !), nhưng Mẹ vẫn lôi cuốn người ta chạy đến với Mẹ.

Tôi không có diễm phúc ở bên Mẹ hàng ngày để thống kê số khách hành hương về với Mẹ, và cũng rất xa xôi để ở bên Mẹ lâu giờ. Tuy nhiên, những tấm bảng tạ ơn Mẹ đã làm bằng chứng hùng hồn cho những người được ơn của Mẹ.

Ngoài những tấm bảng đựơc gắn dưới chân của Mẹ, tôi bắt gặp hơn 12 tấm bảng gắn các bảng tạ ơn khác nữa, mà mỗi bảng cũng khoảng 20 bảng tạ ơn lớn nhỏ khác nhau. Rồi bảng tạ ơn gắn chung quanh vườn hoa, các dây hoa uốn quanh, lấp lối. Có hai bảng tạ ơn để lại ấn tượng cho tôi thật nhiều đó là tấm bảng một gia đình tạ ơn cho một em bé gặp tai nạn, hôn mê 3 tháng và nằm một chỗ 2 năm, nhờ lời cầu nguyện mà Mẹ đã cho lành bệnh. Tấm thứ hai, chẳng giải nghĩa gì ngoài một câu: “con tạ ơn Mẹ” trên một phiến đá trắng. Nhìn vào đó người ta nhận biết ngay là không phải thợ làm, có lẽ chính người được ơn của Mẹ đã ngồi khắc lên những dòng chữ này. Tuồng chữ rất mộc mạc, nhưng để khắc được trên đá như thế này, lại không phải là thợ thì người này phải mất rất nhiều thời gian và trong lúc khắc những lời tạ ơn như thế thì tâm tình của người khắc phải yêu mến Mẹ là nhường nào, với ơn lành mà anh hay chị đã nhận được từ nơi Mẹ.

Bức tượng trắng giản đơn với hai bàn tay cụt mà lôi kéo dân chúng đến rất đông. Bao nhiêu ghế đá chung quanh tượng của Mẹ, cũng là những bảng ân nhân của những gia đình được ơn, những ân tình của các gia đình được khắc trên lưng ghế đá, dâng kính Mẹ.

Nhìn những chàng thanh niên, những cụ bà, những thiếu nữ và những bà mẹ bế con trẻ lần lượt bước lên mấy bậc thang để vuốt vào tà áo Mẹ rồi áp lên mặt của mình, những cử chỉ thành kính ấy cũng đủ làm cho những người hiện diện thấy mình đang được chứng kiến những giây phút linh thiêng nhất, ngọt ngào nhất và diễn tả niềm tin cao vời nhất.

Ai cũng muốn dâng Mẹ những khắc khoải của lòng mình, của những người thân của mình. Ai cũng muốn vòng tay của Mẹ hướng đến gia đình mình. Ai cũng muốn Mẹ lắng nghe lời thầm thĩ van nài của mình...

Lời cầu xin, những tiếng thì thầm, những thánh vịnh, những tràng chuỗi Môi Khôi, những lời nguyện tắt, những bài thánh ca ngày mỗi ngày dát vào khu rừng, âm vang trong những thanh âm của rừng núi và chắc chắn đọng lại trong tâm hồn của Mẹ, tâm hồn thương xót kẻ khốn cùng.

Không chỉ Mẹ lôi cuốn được những người Công Giáo mà cả những người trước nay chưa từng biết đạo là gì cũng đến thành kính thắp nhang khấn vái với Mẹ. Anh tài xế chở chúng tôi nói: cứ nhìn thấy người nào thắp nhang cầm bằng hai bàn tay úp lại với nhau là biết người không Công Giáo. Quả đúng là như vậy. Đang trong thánh lễ, tôi thấy có những người tới trước tượng đài Mẹ thắp nhang và vái như thế. Tôi còn thấy họ mang theo trái cây để dâng Mẹ nữa. Con nhà có đạo không mang theo trái cây dâng cúng bao giờ và chỉ cầm nhang bằng hai đầu ngón tay trỏ và ngón cái.

Mẹ không chỉ là Mẹ của người Công Giáo mà Mẹ chung của mọi người. Ai có lòng tin vào Mẹ thì Mẹ sẽ chúc phúc và nhậm lời. Có lẽ vậy mà từ Quảng Ngãi, Gia Lai, Kontum, Quy Nhơn, ồng nai, Buôn Mê Thuột, Saigon... xa xôi hay từ khắp mọi nơi trên mọi nẻo đường đất nước, hễ ai có dịp lên vùng truyền giáo Kontum, hoặc có lòng yêu mến, đều tìm về hành hương bên Mẹ.

Hoa ở bên Mẹ có lẽ còn nhiều hơn cả hoa ở chợ Kontum gộp lại. Hoa ở chung quanh tượng đài Mẹ, rải rác các bình hoa trong khuôn viên của Mẹ.

Tôi chưa từng thấy một trung tâm hành hương nào như trung tâm hành hương Mẹ Măng-den. Trung tâm hành hương không nhà nguyện, không một nếp nhà, Mẹ đứng lồng lộng giữa gió trời, với những lán bạt sơ sài, với những bảng tạ ơn để khắp nơi, với những lời tạ ơn rất chân tình từ trái tim, và đặc biệt với một tượng Đức Mẹ chưa từng thấy ở nơi nào giống như thế.... vậy mà với một trái tim vô biên, Mẹ đã gọi mời được bao nhiêu người về với Mẹ. Câu nói vui mà người ta hay nói về Măng-đen là: “ ruồi vàng, bọ chó, gió Măng-đen”. Gió trên đại ngàn là như thế, mà Mẹ cứ chơ vơ giữa rừng thông, đứng chờ hết lớp người này đến đoàn con khác. Quả là một nơi hành hương của Mẹ có một không hai trên thế giới ! Tuy nhiên, dù hoang sơ và giữa núi rừng đại ngàn như thế mà không có một cái rác nào, một hình ảnh đẹp và văn minh!

Tạ ơn Chúa đã cho con được diễm phúc hành hương bên Mẹ trong những ngày cuối tháng Hoa của Mẹ. Xin cho con cái Mẹ khắp nơi luôn tìm được sự bình an trong bóng từ mẫu của Mẹ, và xin cho chúng con trở nên những cánh tay còn dang dở của Mẹ, để giúp đỡ những anh chị em bên cạnh chúng con. Amen

Maria Nguyễn Thị Minh Du
Congregation of Dominican Sisters of Saint Rose of Lima VIET NAM
 
Làm sao bảo vệ hạnh phúc hôn nhân gia đình
Trần Văn Cảnh
08:50 20/05/2013
LÀM SAO GIỮ GÌN VÀ BẢO VỆ HẠNH PHÚC HÔN NHÂN GIA ĐÌNH ?

Paris, Chúa Nhật 12.05. 2013, tổng kết khóa « Chuẩn bị Hôn Phối XXXVI », mười một khóa sinh đã cùng bốn giảng viên dự thánh lễ kết thúc, nhận « Chứng chỉ dự bị hôn nhân » và trao đổi về đề tài « Làm sao giữ gìn và bảo vệ hạnh phúc hôn nhân gia đình » ?

Nhập đề

Được Đức Ông Mai Đức Vinh trao trách nhiệm hướng dẫn thảo luận, Gs Trần Văn Cảnh đã nhắc lại 10 đề tài đã học hỏi trong khóa: 1- Mục đích và đặc tính của Bí tích Hôn nhân, 2- Gia đình trong Dân luật Pháp, 3- Đời sống sinh lý vợ chồng, 4- Vệ sinh, dinh đưỡng trong đời sống vợ chồng, 5- Giáo dục con cái, 6- Sống đạo trong gia đình, 7- Tài chánh trong gia đình, 8- Vai trò người chồng, người cha, 9- Vai trò người vợ, người mẹ, 10- Cử hành bí tích Hôn phối. Đồng thời ông mời các khóa sinh nêu ra những thắc mắc còn tồn đọng và những nhận xét ưu khuyết của khóa học, nếu có.

Xem Hình

Rồi ông nhắc lại ba điểm chính yếu về hôn nhân gia đình theo Đức Tin Công Giáo và Văn Hóa Việt Nam: 1- chung thủy thương yêu liên đới giúp đỡ nhau, 2- sinh con đẻ cái và 3- nuôi dưỡng giáo dục chúng cho thành thân thành người (1). Và đặt với các khóa sinh và giảng viên một vấn đề có tính cách thời sự ở Pháp: « Làm sao giữ gìn và bảo vệ hạnh phúc hôn nhân gia đình » ?

I. Điểm nóng Thời sự về Hôn Nhân Gia Đình tại Pháp

Sau một vài trao đổi, ý thức những nguy hiểm đường đời, một trả lời đã được gợi ra: Muốn duy trì và bảo vệ hạnh phúc hôn nhân gia đình, phải ý thức được những nguy hiểm gây khó khăn và cản trở cuộc sống hôn nhân gia đình, hầu đề phòng và tiên liệu giải quyết. Trả lời này biểu lộ sự theo dõi và thấu hiểu tin tức thời cuộc về hôn nhân và gia đình tại Pháp từ đầu năm 2013, xoay quanh dự luật « Quyền được kết hôn cho mọi người » (Mariage pour tous), đề tài của nhiều tranh cãi mạnh bạo trong lưỡng viện quốc hội, trên các đài truyền thanh, truyền hình, trên báo chí và ngoài đường phố.
Từ trả lời này, một ý kiến đã được nêu ra, nhắc đến nhiều nguy hiểm và khó khăn khác mà ta có thể gọi là những « Điểm nóng Gia Đình », đã được Ban Mục Vụ Hôn Nhân Gia Đình trình bày trong cuốn sách mới xuất bản năm 2011, trong đó 13 khó khăn nóng bỏng đã được phân tích và trình bày:

1. Phái tính, tính dục, tình yêu
2. Đồng tính luyến ái
3. Nghiện ma túy
4. Nghiện rượu
5. Bệnh Sida
6. Vấn đề tiền bạc
7. Bạo lực vợ chồng
8. Nạn phá thai
9. Ly dị và tái hôn
10. Những chứng bệnh thông thường
11. Uy quyền của cha mẹ
12. Quyền lợi của con cái
13. Đời sống đạo trong gia đình

II. Làm sao giữ gìn và bảo vệ hạnh phúc hôn nhân gia đình ?

Khía cạnh tiêu cực phải đề phòng đã được đề cập, Gs Cảnh đề nghị các khóa sinh và giảng viên lưu ý hơn tới những giải đáp tích cực: « Phải làm gì » ? Những trả lời sau đây đã được gợi ra:
Anh Giuse Nguôn Thông và chị Marie Yến Nhi: Quan tâm đến nhau, chia sẻ với nhau về mọi vấn đề trong cuộc sống.
Anh Thịnh: Thương yêu nhau và tương thân tương trợ giúp đỡ nhau.
Anh Phêrô Tây Hải và chị Chantal: Cùng nhau cầu nguyện nhiều hơn và thương yêu nhau.
Anh Tuấn và chị Marie Nhơn: Gìn giữ tình yêu, Trao đổi ý kiến với nhau, Cùng nhau xây dựng dự án (Garder l’amour, Discuter ensemble, Construire des projets ensemble).
Anh Gioan Thành và chị Têrêxa Xuân Tiên: Thương yêu nhau, Biết xin lỗi và tha lỗi nhau, Chia sẻ với nhau, Có qua có lại mới toại lòng nhau.
Anh Pierre và chị Thúy Vân: Đừng dối trá nhau, Tôn trọng nhau, Làm vui lòng nhau, Nhẫn nại chịu đựng nhau, Đi bước đầu làm hòa với nhau sau giận dỗi.
Thầy Khiêm thêm: Yêu nhau vượt mọi khó khăn (S’aimer au-delà de toutes les difficultés).
Cô Đào thêm: Nên tham dự Nhóm gia đình trẻ để cùng nhau học hỏi, trao đổi thêm.

Và để sự chia sẻ được phong phú hơn, Gs Cảnh thuật lại những chia sẻ của các giảng viên và khóa sinh trong buổi tổng kết khóa I, họp ngày 26.01.1996, từ 20g đến 22g 30, tại Giáo Xứ Viêt Nam Paris, với sự hiện diện của 10 khoá sinh và 8 giảng viên (8 khoá sinh và 2 giảng viên vắng mặt), khi các anh chị học viên xin các giảng viên tiết lộ bí quyết bảo vệ hạnh phúc gia đình. Rút cục, không chỉ các giảng viên, mà cả các học viên, đều đã phát biểu và tiết lộ bí quyết hạnh phúc hôn nhân và gia đình của mình.

Cha Vinh: Phải cầu nguyện để ơn Chúa xuống cho và để yêu nhau hết lòng trong Chúa.
Cha Sách: Trong Chúa, cùng nhau cùng nhìn về Chúa, cùng giải quyết với Chúa và trong Chúa.
Bác sĩ Ái: Phải nhẫn nại khám phá nhau để tìm ra những cái đẹp của bạn đời và để chấp nhận nhau.
Luật sư Thông: Nhìn ngang, nhìn bạn với tất cả các bất toàn và tính tốt của con người.
Bác sĩ Minh và bà Giáo sư Minh Khánh: Vợ chồng tuy hai mà là một. Tất cả những người khác đều là khác. Chỉ có ta với ta là ta.
Giáo sư Nha: Viết nhật ký, nhất là những lúc khó nói với nhau.
Giáo sư Cảnh: Sống tự nhiên, thoải mái và cái gì cũng bàn hỏi nhau với lòng thành.
Anh Minh và chị Tâm: Nhường nhịn nhau, tìm hiểu nhau và bàn hỏi nhau.
Chị Thảo: Lấy được người mình thương, có cùng một chí hướng, tìm hiểu và làm đẹp lòng nhau.
Anh Mẫn: Làm sao để mình lúc nào cũng hấp dẫn và biết chia sẻ với bạn.
Anh Danh: Nên biết nhận lỗi, biết tha thứ và biết thông cảm với nhau.
Anh Dũng: Không làm gì trái lương tâm, luôn chú ý đến bạn mình
Chị Trinh: Thương nhau, chia vui xẻ buồn, tìm hiểu nhau luôn và cầu nguyện với Chúa cùng nhau.
Chị Anh: Chia sẻ vui buồn với nhau. Ðừng để chồng về nhà khóc với mẹ và đừng để vợ khóc thầm.
Anh Hùng: Lúc nào cũng phải nói chuyện với nhau.
Anh Phong: Phải hướng về Chúa, Phải bỏ cái ham vui thế gian, nên chấp nhận tự do của nhau, đừng cấm cản quá.

Kết luận

Tóm lược những trao đổi, Gs Cảnh kết luận rằng xưa cũng như nay, ý chung của chúng ta là hạnh phúc gia đình hệ tại chữ MẾN và chữ NGHĨA, như Thánh Phaolô đã nói trong « bài ca đức mến » và Ca dao Việt Nam đã truyền lại trong « bài ca gia đình ».
« Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả ». Bài ca đức mến (1 Cr 13: 4-7)

Vợ chồng là nghĩa tào khang
Chồng hòa vợ thuận, nhà thường yên vui
Sinh con mới ra thân người,
Làm ăn thịnh vượng đời đời ấm no
Bài ca gia đình (Ca dao)

Paris, ngày 12 tháng 05 năm 2013
Trần Văn Cảnh

Ghi chú:

(1). Ba tài liệu thần học quan trọng xác định ba điểm chính yếu của hôn nhân gia đình này là Hiến chế Vui mừng & Hy vọng; Giáo luật 1983 và Tông huấn Gia đình của ĐGH Gioan Phaolô II.
a. Hôn nhân như là « cộng đồng thân thiết của cuộc sống và tình yêu vợ chồng, khăng khít chung thủy giúp đỡ nhau » (VMHV, 48-49), là « Giao ước hôn nhân tình yêu » (GL 1055, 1057); « Ta với mình tuy một mà hai; Ta với mình tuy hai mà một » (Ca dao). « Vợ chồng là nghĩa tào khang, chồng hòa vợ thuận nhà thường yên vuỉ (Ca dao).
b. « Việc sinh sản và dưỡng dục con cái nằm trong chính tình yêu vợ chồng, ra như là hoa trái của việc trao ban hỗ tương của vợ chồng » (GL 1136). « Sinh con mới ra thân người, làm ăn thịnh vượng đời đời ấm no » (Ca dao)
c. Gia đình là một Giáo Hội thu gọn, một môi trường cần được Phúc âm hóa ngõ hầu trở thành môi trường truyền bá Phúc âm, nơi duy nhất mà các thiếu nhi có thể lãnh nhận Tin mừng và được huấn giáo, cung điện cầu nguyện, nơi gặp gỡ đối thoại với Thiên Chúa: qua việc cầu nguyện, những hy sinh, những nhân đức, nơi sống bí tích hôn nhân, nơi chuẩn bị cho con em vào đời sống phụng vụ bí tích (Gioan Phaolô, THGĐ, 59-65). « Làm ăn thịnh vượng đời đời ấm no » (Ca dao).

 
Sáu Tân Phó Tế của Tổng Giáo Phận Galveston- Houston
Joseph Ký Nguyễn
09:39 20/05/2013
Chúc mừng 6 Tân Phó Tế của Tổng Giáo Phận Galveston- Houston.

Thứ Bẩy, ngày 18, tháng 5, năm 2013, Đức Cha George A Sheltz, Giám Mục Phụ tá Tổng Giáo Phận Galveston-Houston, đã truyền chức Phó Tế cho 6 Thầy tại Thánh Đường Chánh Tòa Thánh Tâm trong thành phố Houston. Đặc biệt trong 6 Thầy, chúng ta có những 3 Thầy Việt Nam. Cả 3 Thầy Việt Nam điều thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam Hải Ngoại, Houston, TX.

Thầy Duy Minh Lê, CSsR.

Thầy John Vũ, CSsR

Thầy Joseph Mary Quang Minh Nguyễn, CSsR

Tạ ơn Chúa!

Tạ ơn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp!

Tạ ơn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam!

Mời Quý Vị xem hình ảnh Lễ Phong Chức Phó Tế do Anh Nguyễn và Joseph Ký Nguyễn thực hiện:

http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157633539896744/
 
Lễ bế giảng năm học 2012-2013 tại Gx Thánh Minh Orlando, Florida
Nguyễn Ngọc Sáng
15:10 20/05/2013
Chúa Nhật 19 tháng 5 năm 2013 là lễ bế giảng năm học 2012-2013. Khai giảng từ ngày 25 tháng 8 năm 2012, sau 9 tháng học tập, năm học kết thúc. Một năm trôi qua, ngày bế giảng được bắt đầu bằng buổi tĩnh tâm đúc kết của giáo viên. Anh chị em giáo viên đã có mặt để:

- đúc kết về thành quả công việc của mình và đóng góp về những khó khăn gặp phải trong công tác của mình như tài liệu dạy học, phương tiện, phòng ốc;
- nghe tổng kết về kết quả học sinh đã đạt được trong năm qua;
- để nghe thầy phó tế đúc kết về mặt tinh thần, những gì đã đọc được, học được về năm Đức Tin.

Cũng như các trung tâm giáo dục của các giáo xứ khác ở hải ngoại, đặc biệt là ở trên nước Mỹ, trung tâm Giáo Lý và Việt Ngữ của giáo xứ Thánh Minh, Orlando theo đuổi mục đích trau giồi kiến thức về đức tin cho các em. Phần đạo đức, các em được học về giáo lý, được tham gia vào đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, và sau khi hoàn thành chương trình học, các em được giới thiệu vào tổ chức Youth Group để tham gia các sinh hoạt đạo đời. Tùy theo lứa tuổi, các em được chuẩn bị để lãnh nhận phép Thánh Thể Lần Đầu, phép Thêm Sức.

Về phần ban Việt Ngữ, thầy cô đã tận tụy, hy sinh giúp các em biết lại chút ít về nguồn gốc: người Việt có tiếng nói của mình là tiếng Việt. Các em được dạy đánh vần tiếng Việt, đọc và viết chút đỉnh với tiếng Việt.

Sau đó, lúc 2 giờ, tất cả tụ tập lại trong nhà thờ, gồm phụ huynh và học sinh, với sự có mặt của cha phó xứ. Nhà thờ lại mang không khí của một ngày lễ trọng. Người tham dự đông đảo, nét mặt mọi người hân hoan.

Còn gì vui sướng bằng khi một em bé đã nhìn hình “ba cây chụm lại” và đọc được:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mây Ngàn
Đức Thế
15:19 20/05/2013
Nước non trên nhánh điêu tàn
Còn đâu tổ quốc bạt ngàn sử thiêng.

 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đôi
Đặng Đức Cương
15:23 20/05/2013
ĐÔI
Ảnh của Đặng Đức Cương
Đôi ta duyên nợ kiếp nào,
An vui hiện tại yêu nhau suốt đời.,
(Trích thơ của Minh Lương - Trương Minh Sung)