Ngày 19-05-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Yêu mến Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
04:51 19/05/2011
CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH, năm A

Ga 14, 15-21

Có một nghịch lý rất chặt chẽ và hợp lý: “ yêu mến Chúa là giữ điều răn của Chúa “, ngược lại “ giữ các điều răn của Chúa là yêu mến Chúa “. Bài Tin mừng Chúa nhật VI Phục sinh, năm A, thánh Gioan cho chúng ta biết mối liên hệ giữa lòng yêu mến Chúa và việc giữ các giới răn, những điều luật của Chúa. Do đó, không ai có thể nói mình yêu mến Chúa mà lại không tuân giữ các giới răn, các điều luật của Chúa. Và đã giữ những Lời Chúa dạy, thì người ấy đồng thời cũng yêu mến Chúa.

Xét cho cùng giữ giới răn của Chúa là tuân giữ mười điều luật của Giao Ước. Đây là chính giới răn Thiên Chúa đã khắc ghi vào bia đá và trao cho Môsê để Ông Môsê truyền cho dân tuân giữ. Đạo Công Giáo từ Cựu Ước cho tới thời Tân Ước luôn dạy con người phải tuân giữ mười điều răn của Chúa và những Lời Thiên Chúa dạy bảo. Ngày nay, Đạo Công Giáo nói tới Phúc âm, Tin mừng, nói tới mười giới luật, sáu luật Hội Thánh buộc, Tám Mối Phúc, Giáo luật vv…Đứng trước rất nhiều điều như thế, nhiều khi người Kitô hữu không hiểu đâu là điều chính đâu là điều phụ thuộc, những thắc mắc, phân vân ấy Chúa Giêsu đã giải đáp từ xưa: “ Điều quan trọng, điều chính yếu là lòng yêu mến, mến Thiên Chúa và yêu tha nhân “. Yêu người sẽ gặp Chúa và tôn kính mến Chúa sẽ gặp người.

Người Kitô hữu thực tế có rất nhiều cách để biểu tỏ lòng yêu mến Chúa. Tuy nhiên, điều cụ thể nhất vẫn là tuân giữ những điều Chúa đã truyền, cách riêng là lòng mến Chúa và yêu người. Quả thực, nếu theo Chúa, người môn đệ không yêu mến anh chị em thì làm sao họ có thể mến Chúa, Đấng mà họ không được thấy nhãn tiền.

Đối diện với một thế giới đang vươn tiến, đang chạy đua về kỹ thuật, đứng trước một số rất đông người chỉ ham mê danh lợi, của cải vật chất và tìm kiếm danh vọng, tìm kiếm lợi nhuận…người môn đệ Chúa phải có thái độ nào đối với những người xung quanh, đặc biệt những người nghèo khổ ? Người môn đệ Chúa phải sống sự sung mãn của Chúa sống lại: ” Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em “ ( Ga 4, 20 ) “ Vì Thầy sống và anh em cũng sẽ sống “ ( Ga 14, 19 ). Người Kitô hữu phải cảm nghiệm sâu xa lời thánh Phaolô viết cho tín hữu Galát: ” Tôi sống, nhưng không phải là tôi sống, mà là Đức kitô sống trong tôi “ ( Gl 2, 20 ). Thánh Gioan đã viết: ” Ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy “ ( Ga 14, 21 ).

Vâng, người Kitô hữu chỉ có thể kéo dài sự sống khi họ sống yêu thương và chia sẻ. Sự sống kéo dài không phải là đời sống tạm bợ ở trần gian mà là sự sống vĩnh cửu nơi Thiên Chúa. Trước một thế giới mà nhiều người hầu như đánh mất căn tính con người của mình, người Kitô là người sống sự sống của Chúa, người Kitô hữu sống tình thương chia sẻ, sống bác ái và sống bằng những nghĩa cử tốt đẹp, tỏa sáng. Người Kitô hữu có rất nhiều cách để biểu lộ lòng mến của mình đối với Chúa, nhưng cụ thể nhất là yêu mến anh chị em, đặc biệt những người khó nghèo, những người thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần. Chúa dạy nhân loại, Chúa dạy chúng ta hãy mến Chúa, hãy yêu người. Kính Chúa và yêu người là giới răn quan trọng để biểu lộ chúng ta là con Chúa. Chúa đã truyền dạy: ” Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con “ và “ Cứ dấu này người ta sẽ nhận ra anh em là môn đệ của Thầy là anh em hãy yêu thương nhau “.

Kính Chúa không chỉ bằng việc thờ phượng Ngài trong nhà thờ, trong thâm tâm mà nó còn phải được biểu lộ ra bên ngoài bằng việc yêu mến anh em. Bởi vì, Đạo Công Giáo là Đạo Tình Thương. Đạo Công Giáo không chỉ nói yêu thương bằng môi miệng nhưng còn phải biểu lộ ra bên ngoài bằng những nghĩa cử bác ái yêu thương.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn sống Đạo Yêu Thương bằng chính cuộc sống yêu thương của chúng con. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:

1.Đạo Công Giáo là Đạo gì ?

2.Tại sao lại gọi Đạo Công Giáo là Đạo Kitô ?

3.Mến Chúa sẽ gặp ai và yêu người sẽ gặp ai ?

4.Tại sao Mến Chúa và yêu người lại gồm tóm trong một giới răn ?

5.Tại sao người Kitô hữu lại sống sự sống của Chúa Phục Sinh ?
 
Nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở
Tuyết Mai
16:30 19/05/2011
(Chúa Nhật Thứ V Mùa Phục Sinh - Năm A)

Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở, nếu không, Thầy đã nói với các con rồi; Thầy đi để dọn chỗ cho các con. Và khi Thầy đã ra đi và dọn chỗ cho các con rồi, Thầy sẽ trở lại đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó”. (Ga 14, 1-12).

Đó là lời hứa mà Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ của Ngài, là Ngài sẽ trở về Nhà Cha trên Trời để dọn Chỗ Ở cho các môn đệ của Ngài; vì Nhà Cha của Ngài trên trời còn có rất nhiều chỗ ở. Chúng ta thử tưởng tượng mà xem nhà cửa của một người giầu có nhất trên trần gian thì cũng bằng một cái lâu đài thôi chứ mấy; hoặc có giầu lắm nữa thì mỗi một nước cho là ông có một lâu đài đi, nhưng điều này chúng ta chưa thấy ai có được như thế!. Nhưng rồi sự giầu có ấy thường cho chúng ta cái nhìn nơi người giầu có ấy thật rỗng tuếch trong tâm hồn và trong con người của họ. Họ càng giầu có bao nhiêu thì cuộc sống của họ như là nấm mồ lạnh lẽo; bởi cuộc đời và cuộc sống của họ như cái nấm mồ lạnh lẽo, cho nên họ hay tìm đến cái chết để chấm dứt cái cảm giác lạnh lùng của từng ngày sống của họ.

Người giầu có thường hay có tánh kiêu ngạo, mà ai có tánh kiêu ngạo thì hoàn toàn không có Chúa ngự trị trong lòng của họ; vì họ tin rằng chính tài năng của họ đã làm cho họ nên giầu có. Vâng, thưa thật phải và thật đúng như thế! Vì ông hay bà có làm ăn lương thiện đâu mà không giầu có như vậy! Làm ăn lương thiện thì cũng có của dư của để nhưng không gọi là giầu xụ. Giầu có quá thường là làm ăn mánh mung, buôn lậu, hốt của người ta làm thành của mình. Người giầu nhất thường làm ăn dính líu với tội ác là buôn thuốc phiện, cần xa, ma túy, và những thứ quốc cấm. Không buôn người thì cũng buôn những thứ mà chẳng những quốc cấm mà ngay cả dám cả gan qua mặt Chúa Trời. Họ giầu cái kiểu mà ngay cả chính họ biết là họ chẳng có lương tâm của một con người. Giầu mà giết chết anh chị em mình. Giầu mà lương tâm như một con thú. Giầu mà chi để đánh đổi cả linh hồn của mình cho ma quỷ. Giầu mà biết rằng cuộc sống hiện tại của mình chỉ là tạm bợ và những gì trước mắt cũng chỉ là tạm bợ. Hạnh phúc ra làm sao được mà ngay cả bản thân của mình cũng chẳng cảm thấy hạnh phúc. Hạnh phúc gì khi mà mình phải mượn gái, rượu, hút cần xa, và chích choác, để gây những cảm giác giả tạo như đang được sống trong thiên thai hay trong tiên cảnh?. Đầu óc lúc đục lúc mờ như nước gạo. Mắt thì đỏ au như mắt ma mắt quỷ. Thân xác thì tả tơi, người không ra người, mà ngợm cũng không ra ngợm. Nhìn kiếng soi lấy mình thì thật con người phản ảnh trong gương kia, không giống người cũng không đáng sống thật!!!?.

Còn những con người có Chúa ngự trong lòng thì họ sống hằng ngày như thế nào? Có phải rất khác xa với những con người giầu có bệnh hoạn ở trên hay không?. Thưa đó là lẽ đương nhiên và phải tin làm vậy vì Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở, nếu không, Thầy đã nói với các con rồi; Thầy đi để dọn chỗ cho các con. Và khi Thầy đã ra đi và dọn chỗ cho các con rồi, Thầy sẽ trở lại đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó”. Khi chúng ta sống với Chúa và có Chúa ngự trị trong lòng của chúng ta thì cuộc sống bần hèn và có nghèo khổ ở phần xác thật, nhưng Chúa vẫn luôn ban cho chúng ta hằng ngày dùng đủ, và những thứ thật cần thiết cho linh hồn đời đời của chúng ta. Ngài không bao giờ để chúng ta phải đói nếu như chúng ta không đòi hỏi quá đáng và giả như nếu vì lý do gì đó, thì Ngài sẽ ban cho chúng ta sức mạnh là Thánh Thần mà chịu đựng được tất cả những khó khăn trong cuộc sống. Ý Chúa luôn là căn bản trong cuộc đời của chúng ta. Vì chúng ta sống theo ý riêng của chúng ta nên mới gặp những rắc rối trong cuộc đời, rồi lại đổ thừa cho Chúa??.

Chúa đâu có bảo chúng ta phải vay mượn ai mà làm ăn quá với sức của mình? Chúa đâu có bảo mình phải tham lam để phải chết trong nợ trong nần? Chúa đâu có bảo mình phải chơi vé số để Chúa cho mình trúng, vì ngay cả tin vào trúng vé số đã là chuyện tin nhảm nhí và phạm luật với Chúa rồi!?. Chúa nào ban phép lành cho chúng ta như thế?. Chúa chỉ ban phép lành cho chúng ta khi chúng làm ăn đàng hoàng, có nghĩa là dùng hai bàn tay và khối óc ngay lành Chúa ban chúng ta, như chính Chúa và các tông đồ của Ngài ngày xưa. Ngài thì sinh sống bằng cái nghề thợ mộc do dưỡng phụ của Ngài là Thánh Giuse dậy lại cho Ngài. Còn các tông đồ Ngài thì sinh sống bằng nghề đánh cá. Mà có ai nghèo đói đâu? Đi thả lưới thì có hôm có nhiều cá có hôm không, nhưng hình như chẳng ai đói không có cơm ăn cả! Hiện tượng tham lam thường cho con người chúng ta nhìn nhận rằng chính cái tham lam của mình, đã làm cho mình không còn một đồng xu dính túi mà lại càng thêm mang nợ gấp trăm.

Hy vọng vào Lời Chúa dậy chúng ta ngày hôm nay, sẽ là sự củng cố thêm niềm tin cậy của chúng ta, vào Chúa nhiều hơn nữa!. Sở dĩ vì lòng chúng ta luôn sống tham lam bất chính, nên Chúa Giêsu mới dậy chúng ta chớ nên xao xuyến, và luôn tin cậy ở Ngài. Có nghĩa cuộc đời của chúng ta phải luôn có Chúa, ngay cả khi Chúa về Trời với Cha của Ngài. Đó là lẽ đương nhiên vì Ngài từ Trời mà xuống; xong bổn phận thì Ngài về Trời sống cùng với Cha của Ngài. Nhưng chuyện về Trời của Chúa Giêsu đây, vì thương yêu các tông đồ của Ngài mà hứa, cùng củng cố niềm tin, với các môn đệ rằng Ngài sẽ về Trời và Dọn chỗ ở cho các ngài; vì “Nhà của Cha Thầy còn có rất nhiều chỗ ở”. Lời hứa của Chúa Giêsu nói với các môn đệ yêu dấu của Ngài, cũng là lời hứa rất dấu yêu dành cho những con cái luôn sống trong giới luật yêu thương của Chúa, là tất cả chúng ta đây. Nước Trời thì rất gần cho những ai sống trong giới luật yêu thương của Chúa, nhưng cũng là con đường xa thăm thẳm cho những ai đang sống trong tham lam và tội lỗi.

Con đường về Trời, thật là do chúng ta phải chọn lấy khi còn ở trần gian này!. Vì ai cũng hiểu Chúa là Đường, là sự Sống, và là Sự Thật; ai tin vào Ngài sẽ có Sự Sống muôn đời. Chỉ có những ai cố tình hay cố chấp để chọn cuộc sống không ngay lành mới phải sống xa Chúa và xa Thiên Đàng mà thôi! Chứ Đường lên Trời cũng dễ lắm thưa anh chị em vì Đường Đi có Chúa tuy nay chưa phải là Thiên Đàng thật nhưng đó là những bước thang thật vững chắc cho những ai biết bước theo chân Chúa. Amen.


 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:58 19/05/2011
KHÔNG ĐẮNG
N2T

Có một chàng rễ ngu cùng với vợ đi đến nhà của bố mẹ vợ, bố vợ đem trái cây ra khoản đãi. Chàng rễ ngu nhìn thấy một quả hồng chưa chín thì đưa tay cầm lấy ăn, vợ anh ta đứng bên cửa nhìn trộm, thấy tình cảnh như thế, thì cầm lòng không được nên buột miệng nói: “Ái dà, khổ quá” (1) .
Chàng rễ ngu lập tức trả lời:
- “Đắng đâu mà đắng, chát quá trời thì có !”

Suy tư:
Cái khổ nhất của các bà vợ là có ông chồng ngu ngơ khù khờ, bởi vì ngu ngơ thì bị kẻ khác khinh rẻ, khù khờ thì bị người khác lấn lướt…
Nhưng thời nay có những ông chồng tuy không ngu ngơ khù khờ, nhưng lại làm cho các bà vợ đau khổ và rất mệt trí, đó là những ông chồng ham mê nhậu nhẹt sáng say tối xỉn, làm cho vợ con buồn khổ, mất mặt với bạn bè và hàng xóm, rồi hạnh phúc gia đình không cánh mà bay, đó không phải là ngu hơn những người ngu ngơ khù khờ sao ?
Lại có những ông chồng tuy không ngu ngơ khù khờ, nhưng làm cho các bà vợ khổ tâm buồn phiền, và cuối cùng vì chịu không nổi nên làm đơn ly dị, đó là những ông chồng ỷ mình làm ra tiền nên coi thường vợ con, ỷ mình là chủ gia đình nên muốn làm gì thì làm, coi vợ con như hạng đầy tớ, thế là hạnh phúc gia đình không cánh mà bay mất, khó tìm lại được, đó không phải là ngu hơn những người ngu ngơ khù khờ sao ?
Vợ kêu khổ vì có ông chồng khù khờ, nhưng chồng tưởng vợ nói trái hồng đắng, thế là vợ lại khổ tâm hơn nữa.
Chúa Giê-su sẽ rất khổ tâm khi chúng ta giả điếc giả ngu phớt lờ lời của Ngài dạy, để sống theo ý riêng tội lỗi của mình.

(1) 苦 phát âm là “khù”, có nghĩa là đắng, và cũng là khổ, đau khổ.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:59 19/05/2011
N2T

57. Vứt bỏ những tội ác của con để nên giống Thiên Chúa ! Đó chính là thánh ý của Thiên Chúa, và cũng là con bắt đầu yêu mến Thiên Chúa, giống Thiên Chúa, là bước thứ nhất làm cho Thiên Chúa vui lòng.

(Thánh Augustine)
 
Cánh cửa mở ra con đường
Teresa Avila Phạm Thùy Chi
21:18 19/05/2011
Đến một ngày kia, khi chúng ta đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời mình. Chúng ta biết cánh cửa sẽ được mở ra, cho ta đi vào. Cánh cửa mở ra cho ta vui sống và ước mơ. Hơn thế, cánh cửa mở ra con đường là Đức Giêsu Kitô trong cuộc đời mỗi người chúng ta. Nhưng thật là đau lòng cho những ai không nghe tiếng của Thiên Chúa mà lại nghe tiếng lạ.

Thời đại ngày ngày nay có rất nhiều tiếng lạ. Tiếng lạ của thời đại đến với chiêu bài của mốt thời trang (mode). Tiếng lạ của internet đang ở thành thị đã về tới nông thôn, suốt ngày suốt đêm trẻ em cũng như người lớn chơi game và chat, không còn có biết 12 giờ trưa hay 12 giờ đêm nữa. Rồi tiếng lạ đem theo những văn minh, nhưng là văn minh của sự chết; văn hóa nhưng là văn hóa của tử thần. Tiếng lạ dạy mẹ giết con từ trong bụng. Tiếng lạ dạy người ta đua đòi để hưởng tình dục như là một nhu cầu tự nhiên mà không biết gì đến đạo đức. Tiếng lạ dạy cho giới trẻ ngày nay biết đủ mọi thứ lương: lương thực, lương thảo, lương khô, lương bổng, lương khoán, lương tháng... mà không biết đến lương tâm. Tiếng lạ dạy người ta đủ thứ tin: tin đồn, tin tức, tin học, tin tức, tin vịt, tin vắn... mà không biết đến Tin Mừng. Những tiếng lạ đó vẫn đang tiếp tục cuốn theo chiều gió khiến cho bao nhiêu là bạn trẻ lao theo bạo lực học đường, nói tục chửi bậy. Những tiếng lạ đó tạo ra đủ mọi con đường: đường phố, đường sông, đường đất, đường cao tốc, đường băng, đường nhựa, đường cát, đường kính, đường hóa học, đường mía, đường mật... mà Chúa Giêsu xưng mình là đường (Ga 14, 6), thì các bạn trẻ lại không biết. Cho nên giới trẻ ngày nay, nếu không cẩn thận sẽ nghe tiếng lạ và đó chính là nguy cơ khiến cho nhiều bạn trẻ ngày nay đánh mất mình. Chúng ta hãy trở về với Chúa đi. Tiếng của Chúa là cửa chuồng chiên, ai qua cửa mà vào thì được sống. Vì vậy, nếu chúng ta không lắng nghe tiếng Chúa làm cửa công chính để chúng ta qua đó mà vào và sống mà chúng ta đi tạt ngang theo tiếng lạ là chúng ta đánh mất chính mình.

Trong ngày lễ Chúa Chiên Lành tuần trước, Chúa nhật ngày 15.4.2011, chúng ta đã được nghe bài Tin Mừng nói về mối tương giao giữa Chúa Giêsu với dân riêng của Chúa là dân Do Thái. Có một hình ảnh thật là thân thương mà Chúa Giêsu đã chọn. Đó là hình ảnh của người mục tử đối với đàn chiên (x. Ga 10, 11-18). Không ai thân thiết hơn đàn chiên trong tư cách của một người mục tử và không ai cảm nghiệm được niềm vui, thậm chí là hạnh phúc nữa. Đối với người mục tử là chính đàn chiên. Vì vậy trong mối tương quan giữa chủ chiên và đàn chiên là một mối tương quan hữu cơ mang sự sống. Mối tương quan đó không phải là tương quan một chiều như người ta ngắm một bức ảnh, và cũng không mang tính chất một đối tượng để chiếm hữu nhưng là một mối tương quan phản chiếu tình cảm thân thiết của mục tử với đàn chiên, điều mà như người Việt Nam chúng ta không có chiên thì ví là “khuyển mã chi tình”, để thấy người mục tử coi chiên là gia tài, và thậm chí coi chiên là cả sự nghiệp của mình, coi chiên là niềm vui và hạnh phúc của mình nữa. Cho nên họ gắn bó suốt đời. Người nào mà đến với đàn chiên chỉ lăm le để xén lông và giết thịt, thì người đó chẳng qua là chăn thuê. Cho nên mối tương quan đầu tiên của người chủ chiên với đàn chiên là một mối tương quan bảo vệ nhau. Đàn chiên nhìn thấy chủ chiên thì sung sướng, yên tâm: “Cái roi và cái gậy của ngài, đó là điều an ủi lòng tôi” (Tv 23, 4). Gậy không để đánh chiên mà là để đánh chó sói bảo vệ cho chiên. Ngược lại, khi nhìn thấy chiên thì người chủ chiên cũng dám liều cả mạng sống vì chiên. Còn với Đức Giêsu Kitô, mối tương giao thân thiết ấy đã lấy làm hình ảnh: “Ta là mục tử tốt lành, Ta biết chiên Ta và các chiên Ta biết Ta” (Ga 10, 14). Chừng ấy thôi đã đủ chưa? Thưa, đã quá đủ rồi. Nhưng Chúa chưa lấy làm đủ. Bởi vì, Chúa còn xưng “Ta là cửa chuồng chiên” (Ga 10, 7).

Chúa Giê su đã tự xưng “Ta là cửa chuồng chiên”. Điều đó thật sự là khiêm tốn và cho chúng ta thấy một khía cạnh khác về cánh cửa sẽ mở ra là cửa công chính, như theo lời Thánh vịnh của vua David:

“Hỡi cửa công chính, hãy nâng mình lên” (Tv 24, 7).

Các nhà chú giải Kinh Thánh giải thích rằng, người ta nói cửa công chính nâng mình lên để cho Thiên Chúa đi vào và con người được đi vào tạ ơn Thiên Chúa (x. Tv 118, 19). Cho nên hình ảnh cửa chuồng chiên mà Chúa Giêsu đón nhận, cũng còn có nghĩa nhắc cho chúng ta về cửa công chính được mở ra, để khi mỗi người đi qua cửa đó mà vào thì mới được đón nhận. Bởi thế, ai qua cửa công chính mà vào thì mới được đón nhận sự công chính và được sự sống đời đời. Vì Chúa Giêsu Kitô là Đấng trung gian duy nhất nối đất với trời.

Lạy Chúa Giêsu Kitô,

Xin cho chúng con đừng nghe theo tiếng lạ

để rồi chúng con đánh mất chính mình.

Nhưng xin cho tiếng của Chúa vang lên trong mỗi tâm hồn chúng con

để mỗi người chúng luôn có một cuốn Tân Ước,

là cuốn Kinh Thánh và chúng con đọc Lời Chúa hằng ngày.

Trong mỗi gia đình, chúng con nhắc nhau

để mọi thành phần cùng lắng nghe và thực hành Lời Chúa.

Lời Chúa là Cửa Công Chính.

Xin cho chúng con được đi qua cửa,

là ngưỡng cửa Công chính của Đức Kitô

mà bước vào con đường

để chúng con được sống và sống dồi dào như lời Chúa hứa:

“Ta là cửa. Ai qua Ta mà vào thì sẽ được cứu.

Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ”. Amen.
 
Tội lỗi cho ta được gì?
Tuyết Mai
22:35 19/05/2011
Cuộc sống ngày hôm nay hình như ai cũng cảm thấy rất khó chịu nếu chúng ta sống trong cảnh nghèo hèn túng thiếu; không như những ngày xưa tháng cũ của ông bà chúng ta đã sống. Tuy nghèo nhưng sống rất chân thật, gọi là thật thà như đếm. Sống nghèo nhưng rất sợ phạm tội. Ông bà chúng ta đã thường xuyên dậy cho con cái sống đạo hạnh và thương yêu người. Ngày xưa ông bà chúng ta giữ đạo và sống đạo rất có chuẩn mực chứ không như chúng ta ngày nay. Ngày nay chúng ta sống như những con người đã chết tiếng Mỹ gọi là những zombies. Những zombies này sống mà chẳng có biết cảm nhận được điều chi, nhất là những khi chúng ta đang sống và đang cố tình phạm tội trọng. Tội trọng mà chúng ta vẫn dửng dưng để tiếp tục phạm tội, rồi chúng ta kiếm xưng tội nơi những nơi thật xa mà không linh mục nào có thể nhận diện ra chúng ta; vì chúng ta biết xấu hổ và biết cảm thấy xấu xa tồi tệ. Nhưng khi chúng ta đã để cho tội tái phạm thì ma quỷ chúng có cách để làm cho chúng ta không còn cảm thấy xấu xa nữa! Và cứ thế chúng ta dần tìm đến những nơi tội lỗi hơn nữa để cho chúng ta niềm vui và những khoái cảm thật giả tạo; thật dơ dáy và thật nhơ nhớp.

Nguồn khoái cảm tưởng chỉ là những khoái lạc nhất thời, nhưng thưa anh chị em những sự khoái lạc đó có thể giết chết biết bao nhiêu thai nhi, không được chào đời?. Khoái cảm ấy đã giết chết tương lai của biết bao nhiêu trẻ em trong trắng. Và đã làm cho thế giới có thêm biết bao nhiêu nhà thổ nhà chứa, để thỏa mãn cho các ông và các bà??. Không còn tội ác nào hơn nữa cả bằng những tội ác mà các ông các bà đã gây ra. Nếu không tiền thì chẳng ai tìm đến những nơi tội lỗi ấy! Chỉ vì chúng ta không tự kềm chế được mình nên đã cố tình làm cho những tội phạm ấy càng ngày càng gia tăng thêm. Không biết có ai có thời giờ mà nghĩ đến những điều tội lỗi này không nhỉ? Hay chỉ dửng dưng đi tìm khoái lạc cho riêng mình, mà không cảm thấy một mảy may có tội vì đã cố tình phá hạnh phúc gia đình của người ta???.

Nhưng thưa anh chị em! Niềm vui giả tạo ấy càng ngày chúng càng làm cho chúng ta cảm thấy mình là người phản bội tình yêu của Thiên Chúa. Tận sâu trong tim óc, trái tim, tâm hồn, và trong lòng của chúng ta không ngày nào mà không bị dằn vặt vì những tội trọng chúng ta đã phạm, đang phạm, và sẽ tái phạm. Ai trong chúng ta cũng có sự cảm nhận tội lỗi ấy, giống y như tội giết em (Abel) của người anh tên Cain; và Cain đã bị Chúa chúc dữ vì tội của y đã phạm. Quả ma quỷ chúng thật mưu mô và thật tàn bạo khi đã cố tình muốn giết chết linh hồn đời đời của chúng ta, mà chúng ta chẳng một mảy may biết suy nghĩ lại??. Chúng cho chúng ta những của ăn đất cát trong hình dạng của một bữa ăn được dọn ra một cách thịnh soạn, mà chúng ta nào có hay!? Đó là những lời khai thật của những người bị chúng bắt cóc và cho ăn (đất) như thế!. Trong chúng ta ai cũng có một thiên thần bản mệnh và một con quỷ ngồi hai bên vai của chúng ta. Thường trong đời sống chúng ta để thiên thần không có việc làm và ngài buồn lắm lắm; trong khi đó con quỷ ngồi bên rất liếng thoắng như con khỉ suốt cả ngày; vì chúng biết bày những trò chơi chết người và rất quyến rũ để chúng ta làm theo. Những lời khuyên nhủ của thiên thần bản mệnh như xé rách màng tang của chúng ta nhưng nào chúng ta thèm nghe đến. Vâng, thật tội nghiệp cho thiên thần của chúng ta. Ngài hiện diện 24 trên 24. Ngài đang đau khổ và khóc than rất thống thiết cho linh hồn tội lỗi của chúng ta. Ngài đang cảm thấy mình rất vô dụng vì một linh hồn sắp sa vào hỏa ngục trầm luân muôn đời. Trong khi quỷ vương rất vui mừng vì sự chiến thắng do những lời khai báo của những đàn em hằng ngày gặt hái được nhiều vô số kể. Thử hỏi Thiên Chúa của chúng ta còn buồn vô hạn vì những linh hồn cố tình sống trong tội lỗi và xa lánh Chúa.

Lậy Thiên Chúa từ bi nhân hậu của toàn cõi địa cầu! Trong trần gian này Chúa đã cố gắng hết sức mình để đem lại cho con cái Người có được sự sống thật giầu sang phú quý cho cuộc đời vĩnh cửu ở mai sau, nhưng thiết tưởng ít ai đón nhận và nhẫn nại để chờ đợi được; khi mà những gì cần được hưởng thụ của đời này lại có thể hưởng thụ và cảm nhận được nơi thân xác yếu hèn và tội lỗi của chúng con. Từ chối sao được thưa Chúa, khi miếng ăn thật ngon thật nhỏ giãi đang ở trước mặt vì chúng con nghèo đói quá mà!. Con nhớ mãi cái câu chị con dậy là muốn người ta theo và nghe lời, mình chỉ cần cho họ ăn là được. Ma chước của ma quỷ cũng không khác ở lời dậy này, vì chúng biết chúng con cần gì trong cuộc sống. Chúng chỉ cần đấm vào mõm chúng con ở những gì chúng con muốn có chứ không cần phải có; hay gọi là thích và ao ước để được có. Những điều chúng cho chúng con rất trung thực mà ít ai có thể từ chối. Trước là miếng ăn ngon. Sau là thể xác được khoái cảm. Còn Chúa thì ban cho chúng con Lời Vàng Ngọc cùng Thân Xác thần thiêng của Ngài để nuôi dưỡng chúng con ở đời này và cả ở đời sau, nhưng đó chỉ dành cho cuộc sống tâm linh không thiết thực và không làm cho chúng con được thỏa mãn Chúa ơi??.

Cho nên là con người khôn ngoan có Ơn Chúa luôn hiểu và phải chọn cho mình con Đường Chính Lộ để đi, thì mới được sống muôn đời ở đời sau, trong gấm vóc trong sự sáng láng giống Thiên Chúa, mà trần gian này không thể nào so sánh bằng. Hỡi những ai khờ dại và đang ngủ mê, hãy biết tỉnh thức để được Sự Sống muôn đời bên tình yêu trường cửu của Ba Ngôi Thiên Chúa, ban cho con cái khôn ngoan của Người. Bằng không sự trở lại của chúng ta có muộn màng quá không?. Thời giờ là vàng bạc nếu chúng ta biết dùng nó một cách khôn ngoan như người bệnh biết được ngày giờ mình sẽ ra đi vĩnh viễn. Những người bệnh này họ biết sống từng giờ từng phút một, tuy họ hiểu được rằng thời giờ không cho phép họ được làm tất cả, nhưng cần thiết nhất vẫn là tình yêu gia đình. Họ xin mọi người tha thứ những gì họ đã không phải trong quá khứ. Họ biết sống trong ăn năn trong thống hối và cố gắng đền bù tội lỗi của họ thật xứng đáng trong khả năng và trong sự cố gắng của họ.

Nếu chúng ta biết trần gian là những sự chọn lựa, xin Thánh Thần Chúa ban cho chúng ta lòng trí khôn ngoan để biết sống và biết tìm Nơi chúng ta cần phải đến là NƯỚC TRỜI. Nơi sẽ cho tất cả chúng ta Hạnh Phúc đích thật vì thân xác chúng ta lúc bấy giờ sẽ không còn phải chết nữa! Amen.

 
Tất cả những ai tìm kiếm Thiên Chúa đều được hòa hợp với Đức Ki -Tô
Jos. Tú Nạc, NMS.
22:42 19/05/2011
Chúa Nhật Thứ V Mùa Phục Sinh – Năm A - (Acts 6: 1-7; Psalm 33; Peter 2: 4-9; John 14: 1-1

Ngay cả trong sư bộc lộ xúc động nhiệt tình đầu tiên với cộng đồng Ki-tô giáo sơ khai đã phải chiến đấu với khả năng cạnh tranh và bất đồng. Những tập quán cổ hủ đã chết cứng và luôn có sự cám dỗ để chăm sóc tốt hơn những người mà gần gũi và thân mật hơn những người khác. Sự xung đột, tranh chấp đã kéo theo ngôn ngữ và những dòng văn hóa – chẳng có gì mới mẻ dành cho điều đó vì vấn đề đó vẫn còn rất nhiều đối với chúng ta. Nhưng đời sống bình thường – chia sẻ - là nguyên tắc trân trọng cộng đồng đầu tiên và nó đã được bảo vệ bằng mọi giá.

Bẩy người được tuyển chọn này chịu trách nhiệm cho sự phân chia thực phẩm đều không chỉ là những viên chức. Công việc này yêu cầu phải có nhiều khôn ngoan, khéo léo và sự trưởng thành tâm linh. Công bằng, chính trực và hiệp nhất là những tính cách thiết yếu của cộng đồng Ki-tô giáo đích thực, hoặc bấy kỳ cộng đồng nhân đạo chân chính nào. Những nguyên tắc này dễ dàng trở thành những nạn nhân đối với sự ích kỷ, độc quyền, đa nghi sợ hãi và hất hủi những ai khác với chúng ta – bạn biết, “họ”. Vào những thời điểm khác nhau trong lịch sử của nó Giáo Hội Ki-tô giáo đã phải chiến đấu với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa phân biệt dân tộc, bất đẳng giới và những dị biệt giai cấp xã hội trong hàng ngũ của nó – và đó là cuộc chiến khó có thể vượt qua. Duy nhất sự cảnh giác và một sự ủy thác không dao động vào những ý tưởng Tin Mừng sẽ bảo vệ cộng đồng Ki-tô giáo khỏi bị xô vào những hành vi và thái độ mà tạo ra một sự nhạo báng của việc rao giảng Tin Mừng. điều đó minh nhiên từ việc đọc mà tôn trọng triệt để đối với tầm nhìn này là cội nguồn của việc truyền bá đức tin.

Tác giả 1 Phê-rô cũng có một tầm nhìn – đó là ngôi đền thờ mới hoặc là nơi trú ngụ dành cho Thiên Chúa không xây dựng bằng những tảng đá mà bằng tâm trí và tâm hồn của các tín hữu. Ông đã xây dựng ngôi đền thờ mới này bằng ẩn dụ và tượng trưng, vì khi ông viết là thư này, ngôi đền thờ nguyên thủy không còn đứng vững, đã bị phá hủy trong lúc chiến tranh với La Mã. Những hy sinh không còn gồm cả những động vật bị giết thịt mà chỉ còn lại những hành động tinh thần của lòng từ bi và nhân ái. Và nền tảng của ngôi đền thờ mới này là hiện thân Chúa Giê-su. Có bao giờ lưu ý rằng không phải ai cũng nhìn thấy Người trong ánh sáng này – đây là tầm nhìn cá nhân của những ai tín thác nơi Người. Thậm chí sự tượng hình về một chủng tộc được lựa chọn – chức tư tế huy hoàng và dân tộc mộ đạo không có nghĩa là để đề cao cái tôi tập thể của cộng đồng hoặc khuyến khích họ có cái nhìn coi thường người khác. “Uy thế” được ban tặng đơn thuần chỉ là để minh họa nhiêm vụ và chức vụ của mình – phục vụ Thiên Chúa và nhân loại.

Chúa Giê-su nói bằng những câu đố và những điều bí ẩn, các môn đệ bối rối và sợ hãi. Người sẽ đến một nơi mà ở đó những người khác không thể đi đến, nhưng họ sẽ đến sau. Họ không biết lối, nhưng Chúa Giê-su tuyên bố chính Người là đường, là sự thật và là sự sống. Trước yêu cầu ngọt ngào gợi ý của Phi-lip-phê để họ được thấy Đức Chúa Cha, Chúa Giê-su đã làm họ kinh ngạc bằng việc nhấn mạnh rằng nếu họ đã thấy Người tức họ đã thực sự thấy Chúa Cha.

Trong Tin Mừng của Thánh Gio-an đã dạy chúng ta bất cứ điều gì đều là những biểu tượng và những ẩn dụ của ông và không bao giờ được thực hiện bằng nghĩa tường minh. “Nơi” hiệp nhất với Thiên Chúa Cha, không phải là một vị trí “trên đó.” Họ không biết đường đi hoặc nẻo đến, nhưng Chúa Giê-su đã nhấn mạnh rằng Người, chính người là con đường mà họ tìm kiếm. Điều này không có nghĩa tổ chúc Ki-tô giáo mà là cá nhân Chúa Giê-su và mẫu mực đời sống của Người: vâng phục trước ý muốn của Thiên Chúa và một cuộc đời được xác định bởi tình yêu và phục vụ. Người là chân lý của cuộc sống cho đi mà chân lý thì không phải là học thuyết hoặc thậm chí không phải là định nghĩa thuộc lý trí, nhưng sự phô bày của Thiên Chúa không ai đã thấy hoặc đã biết.

Chúa Giê-su đáp lời yêu cầu của Thánh Phi-lip-phê để được thấy Đức Chúa Cha, với lời tuyen bố sửng sốt rằng thấy Người là thấy Đức Chúa Cha. Sự tương đồng vật lý không hiện diện trong câu hỏi này – vậy Chúa Giê-su nghĩa là gì? Duy nhất điều này: Chúa Giê-su bộc lộ bản tính của Thiên Chúa trong hình thức con người – Người là một Thiên Chúa được hoàn toàn nhận biết cá nhận – và rằng bản chất mà Thánh Gio-an kể với chúng ta ở những nơi nào khác đều là ánh sáng và tình yêu. Không có ích kỷ, sợ hãi, tàn ác hay bạo lực. Một cuộc gặp gỡ với Chúa Giê-su là một cuộc gặp gơ với Thiên Chúa, đó là sứ mệnh tương đồng mà Chúa Giê-su đã đặt lên những môn đệ của người. Một mệnh lệnh cao cả, và tiếp đó không thể, trừ phi chúng ta tuân thủ trong Chúa Giê-su vì người yêu cầu, bước đi trong tình yêu và chúng ta tự cho phép được trao quyền bời Thánh Thần.

Chúa Giê-su thực sự là đường đi, nẻo đến, và tất cả những ai tìm kiếm Thiên Chúa phải mang tâm trí và tâm hồn mình vào sự hòa hơp với Mạch Nguồn ấy, đó là tình yêu tự thân.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)

 
Hãy như viên đá sống xây dựng nên Giáo Hội Thánh Thiện
Lm Jude Siciliano OP
22:57 19/05/2011
CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH A
Cv 6: 1-7; Tv 33; 1 Pr 2: 4-9; Ga 14: 1-12

Bài đọc trích sách Công vụ Tông đồ hôm nay diễn tả những ngày đầu của Giáo hội. Cộng đoàn ngày càng phát triển và khi số thành viên trong cộng đoàn tăng nhanh thì những căng thẳng cũng xảy ra. Hôm nay, chúng ta nghe lời kêu trách từ các tín hữu Do Thái theo văn hóa Hy Lạp (những Kitô hữu nói tiếng Hy Lạp) rằng các bà góa trong nhóm họ không được “những tín hữu Do Thái” (gốc) chăm sóc. Đôi khi, những bất đồng về ngôn ngữ và văn hóa dường như có thể gây ra những căng thẳng, thậm chí là sự phân biệt đối xử ngay trong những cộng đoàn Giáo hội.

Tình hình căng thẳng giữa hai nhóm này có khả năng làm chia rẽ Giáo hội tiên khởi, vì thế những người lãnh đạo cộng đoàn mau mắn để tâm đến vấn đề này. Ông Têphanô và các bạn của ông được chọn để “lo việc ăn uống”, nghĩa là nuôi những người đói khát. Các Tông đồ sẽ chuyên lo việc “cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa”. Bởi vì đây là Công vụ Tông đồ, mà có người đề nghị gọi là “Công vụ của Thánh Thần”, nên tiêu chuẩn chọn lựa ông Têphanô chính là ông được “đầy Thần Khí và khôn ngoan”. Những môn đệ đầu tiên “được đầy Thần Khí” sẵn sàng hoạt động cùng nhau.

Ngày nay, liệu có những khác biệt như thế trong các giáo xứ của chúng và trong Giáo hội phổ quát ta hay không? Những nhóm nhỏ hơn có cảm thấy họ thấp cổ bé miệng hay không? Những người mới đến có được tiếp đón? Có những cuộc tranh giành quyền lực giữa “thế hệ cũ” và các giáo dân mới? Chúng ta bị chia rẽ không? Ở một vài nơi, chúng ta và những căng thẳng này đã chia rẽ cộng đoàn và thuyết phục người ta đi đến một chốn khác. Mỗi chúng ta, ban mục vụ giáo xứ và giáo dân, hãy tin tưởng vào những hành động mang tính cầu nguyện, ân cần, trắc ẩn và kiên quyết của các tín hữu tiền nhân như là mẫu gương để chúng ta làm thành Giáo hội của Đức Giêsu Kitô .

Có một điều ngạc nhiên đối với Giáo hội tiên khởi là họ đã cảm nghiệm được sự phát triển và lòng nhiệt thành mà họ đã thi hành. Bản văn Kinh Thánh hôm nay được lấy từ Những lời từ biệt của Đức Giêsu với các môn đệ vào đêm trước khi Người chịu chết. Lúc đó, các môn đệ nghe tin về việc sắp ra đi của Người. Họ biết làm gì …và làm như thế nào… nếu không có Người? Ngày hôm sau, những giấc mơ của họ bị rạn vỡ và rồi sụp đổ. Giáo hội được khai sinh từ sự đau khổ và mất mát của Đức Giêsu. Sự sống mới sẽ đến với các môn đệ đang tuyệt vọng và bị phân tán, không phải vì các ông có thể giành lại hay tự kéo mình đến với nhau, nhưng chính nhờ hơi thở của Thần Khí mà Đức Kitô Phục đã thổi vào các ông. Thế rồi các ông thực hiện “những điều vĩ đại” mà Đức Giêsu đã hứa tại bữa ăn sau cùng với các ông.

Tôi di chuyển rất nhiều. Với những sự thay đổi thất thường của ngành du lịch hiện đại, tôi dự định chuẩn thật bị kỹ cho chuyến đi: Tôi muốn luôn sẵn sàng cho những bất ngờ có thể xảy đến bất cứ lúc nào! Nếu đang đi máy bay, tôi kiểm tra tỉ mỉ cách thức để đến sân bay, số và địa điểm của ga đi. Tôi in vé của mình ra trước và lên trang web kiểm tra vị trí chỗ ngồi. Nếu đó là một chuyến đi dài thì tôi gói theo ít thức ăn và bánh kẹo. Tôi đảm bảo là phải có cái để đọc. Tôi từng là một thành viên trong nhóm hướng đạo sinh và vẫn còn ghi nhớ khẩu hiệu của nhóm là: “Hãy sẵn sàng”.

Vì thế, hôm nay tôi có thể thông cảm với thánh Tôma. Chúng ta cũng thế. Đức Giêsu chuẩn bị cho những môn đệ đang quy tụ quanh bàn ăn với Người vì Người sắp bước vào cuộc khổ nạn và cái chết. Người sẽ rời khỏi các ông, nhưng Người hứa sẽ trở lại và dẫn các ông về với Người. Người nói với các ông: “Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi”. Thánh Tôma là một du khách rất thực tế. Nếu ông đi đến một nơi nào đó thì ông muốn biết rõ nơi ông đi và làm thế nào để đến được đó. (Tôi cũng xin được hỏi rằng: “Ngày nào Thầy sẽ trở lại và khi nào thì tất cả chúng con đi cùng Thầy?”).

Câu trả lời của Đức Giêsu không đề cập đến bản đồ, địa điểm cố định và thời gian cụ thể (chẳng hạn “Tôi sẽ trở lại vào thứ Ba, lúc 3 giờ chiều). Thay vì vậy, khi chúng ta nghe toàn bộ Tin Mừng của thánh Gioan, Đức Giêsu dùng lối diễn tả khác về mình “Thầy là”: “Chính Thầy là con đường …”. Đức Giêsu mời gọi các môn đệ đến với Người và phó thác cuộc đời họ trong tay Người. Chúng ta thi hành điều đó qua việc sống trong mối tương quan với Người, lắng nghe lời Người dạy bảo và đi theo đường lối của Người. Đó là cách chúng ta sẽ tiến tới cuộc sống mà Người hứa ban cho những ai bước đi cùng Người “trên con đường” Người đã đi. Đức Giêsu nói rõ rằng Người là con đường dẫn đến Thiên Chúa và nếu chúng ta theo Người (con đường), thì chúng ta sẽ có “sự thật” – vì Người chính là mạc khải của Thiên Chúa cho chúng ta. Chúng ta sẽ có “sự sống” – vì Đức Giêsu đã kéo chúng ta ra khỏi cái chết của tội lỗi để bước vào đời sống mới.

Những độc giả Kinh Thánh cũng đã quen với hình ảnh Đức Giêsu sử dụng để diễn tả về mình – “con đường”. Trong Cựu Ước, “con đường” có nghĩa là hợp với lề luật, những điều mang lại sự thật và sự sống cho ai biết tuân theo. Thiên Chúa hứa trong sách Isaia (40,3): Hãy dọn một con đường băng qua sa mạc để đưa những người sống xa quê hương trở về. Thánh Vịnh đầu tiên đề cập đến “con đường” để khích lệ niềm hy vọng của chúng ta khi chúng ta phó dâng đời mình vào tay Thiên Chúa, “Chúa hằng che chở nẻo đường công chính, còn đường lối ác nhân đưa tới chỗ diệt vong” (Tv 1,6).

Hai con đường được vạch ra trước mắt chúng ta: nẻo đường người công chính và đường lối ác nhân. Khi Đức Giêsu nói lời từ biệt các môn đệ thì Người khích lệ các ông đi theo Người, như nẻo đường công chính –đường dẫn tới Thiên Chúa. Người không chỉ nhận mình như một kiểu mẫu mà các ông phải theo để đạt được sự sống. Hơn thế nữa, Người hứa khi trở lại, Người sẽ ở với các ông. Đức tin là con đường dẫn chúng ta đến với Đức Giêsu. Khi tin vào Người, chúng ta có được đời sống mới, một đời sống giúp ta bắt chước sống theo Người. “…Ai tin vào Thầy thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha”.

Tôi cho rằng Đức Giêsu chắc chắn đã chọn những môn đệ có nhiều năng lực và hiệu quả hơn để làm “những việc lớn hơn nữa” mà Người hứa chúng ta sẽ làm được. Hiện giờ, chúng ta, những Kitô hữu thời đại xem như còn nhiều giới hạn, sợ hãi, tội lỗi, cau có và thiển cận. Bài đọc 1 hôm nay cho thấy rằng ngay cả trong “Giáo hội sơ khai được cho là lý tưởng” thì cũng có những căng thẳng và tất cả mọi thành viên trong Giáo hội đều là những con người đầy khiếm khuyết. Nhưng khi cùng làm việc với nhau như một cộng đoàn, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, họ có thể giải quyết những vấn đề có thể nảy sinh - điều xem như chẳng khi nào là dễ dàng hoặc không có đấu tranh và ngờ vực.

Trong bài đọc thứ 2 hôm nay, thánh Phêrô gọi Đức Kitô là “viên đá sống động”, rồi trải rộng hình ảnh này đến cả chúng ta nữa. Làm thế nào các tác giả Kinh Thánh tránh khỏi những lối nói vô cùng khác thường này? Tảng đá làm sao có được sự sống? Phải chăng đó là niêm luật văn chương? Còn nhớ câu chuyện thiếu nhi nói về ba con heo, trong đó có một con tự bảo vệ mình chống lại “con sói lớn độc ác” bằng cách xây nhà của mình bằng đá không? Những tảng đá bất động tạo nên nền móng vững chắc để bảo vệ những bức tường – nhưng có ai lại nghĩ chúng có sự sống?

Thánh Phêrô khích lệ chúng ta sử dụng trí tưởng tượng của mình: sẽ như thế nào nếu ngôi nhà, cộng đoàn Đức Giêsu thiết lập lại không gồm những viên đá sống động? Chẳng phải điều đó có nghĩa rằng chúng ta không chỉ là một nơi cư ngụ thánh thiện dành cho Thiên Chúa, mà còn là một nơi ở rộng rãi, bao gồm mọi chủng tộc, quốc gia, ngôn ngữ, bậc sống, giới tính…nữa sao? Thánh thiện nghĩa là lớn lên cùng với Đức Giêsu, “con đường”, thổi sức sống vào trong chúng ta, giúp chúng ta trở nên “những viên đá sống động” và thúc đẩy chúng ta đi tới. Chẳng phải chúng ta biết rằng Giáo hội của Đức Kitô như một tòa nhà gồm “những viên đá sống động” đó sao? Đã bao nhiêu lần chúng ta tìm thấy sự giúp đỡ và chỉ dẫn nơi cộng đoàn tín hữu của mình? Chúng ta biết ơn những lần những ban mục vụ và các tâm hồn thánh thiện trong cộng đoàn đã trở nên sức mạnh và sự khôn ngoan cho chúng ta. Dẫu cho những ngày này chúng ta phải đối mặt với những phiền muộn trong Giáo hội, nhưng chúng ta vẫn còn gặp vô số những tín hữu luôn hiện diện ở nơi thờ phượng và tình nguyện tìm những dịp phục vụ những người thiếu thốn ở cả bên trong lẫn bên ngoài cộng đoàn. Họ và chúng ta là “những viên đá sống động” xây nên ngôi nhà thánh thiện của Thiên Chúa.

Chuyển ngữ Anh Em HV Đaminh Gò Vấp


5th SUNDAY OF EASTER (A) -
Acts 6: 1-7; Psalm 33; 1 Peter 2: 4-9; John 14: 1-12

Our reading from Acts today describes a scene from the earliest days of the church. The community was growing rapidly and as it grew its members were addressing emerging tensions. Today we hear about a complaint from the Hellenists (Greek-speaking Christians) that their widows weren’t being cared for by the "Hebrews" (Aramaic-speaking Christians). Then and now, it seems, language and cultural differences can cause tensions, even discrimination in church communities.

The tension between the two groups had the potential to split the early church and so the community leaders address it expeditiously. Stephen and his companions are chosen "to serve at table," that is, to feed the hungry. The apostles will focus "on prayer and the ministry of the word." Since this is the Acts of the Apostles, which some say should be called "The Acts of the Holy Spirit," the criteria for choosing Stephen is that he is "filled with the Spirit and wisdom." The first "Spirit-filled" disciples are ready to move on—together.

Are there similar differences in our parishes today? In the more universal church? Do smaller groups feel they have no voice? Have recent arrivals been welcomed? Are there power struggles among the "old timers" and the new parishioners? Are we divided? We are, in some places, and these and other tensions have split communities and convinced people to go elsewhere. Each of us, parish staffs and parishioners, look to the prayerful, welcoming, compassionate and decisive actions of our faith ancestors as our models for how to be the church of Jesus Christ.

It must have been a surprise to the early church that they experienced the growth and enthusiasm they did. The gospel passage today is taken from Jesus’ Last Discourse to his disciples the night before he died. On that occasion the disciples heard news of his impending departure. What could they… How could they… do without him? The next day their dreams were shattered and disillusionment followed. The church was born from Jesus’ pain and loss. New life would come to the broken and scattered disciples, not because of their being able to recover or pull themselves together, but by the breath of the Spirit the risen Jesus would breathe on them. Then they would do the "greater things" Jesus promised at his last meal with them.

I travel a lot. With the vagaries of modern travel I tend to over prepare for a trip: I want to be ready for the unexpected–which always seems to happen! If I am flying, I double check how to get to the airport and the number and location of the departure terminal. I print out my ticket beforehand and check my seat location on the web. If it’s going to be a long trip I pack some food goodies. I make sure I have reading material. I used to be a Boy Scout and their model sticks with me still, "Be Prepared."

So, I can sympathize with Thomas today. We are alike. Jesus is preparing those gathered around the table with him for his upcoming passion and death. He is leaving them, but He promises to come back and take them with him. He tells them, "Where I am going you know the way." Thomas is a practical traveler. If he is going somewhere he wants to know where he’s going and how to get there. (I would have also asked, "What day are you coming back and what time are we all leaving with you?")

Jesus’ answer is not about maps, fixed destinations, and chronological time ("I’ll be back on Tuesday, at 3:30 PM.") Instead, as we have heard throughout John’s gospel, Jesus makes another "I am" statement about himself, "I am the way ...." He invites his disciples to come to him and put their lives into his hands. We do that by living in relationship with him, listening to his teaching and following his way. That’s how we will come to the life he promises those who have joined him "on the way." Jesus makes it clear that he is the path to God and if we follow Him, "the way," we will have "truth"–for he is God’s revelation to us. We will have "life"–for Jesus draws us from the death of sin to new life.

Scriptural readers are familiar with the image Jesus uses to describe himself–"the way." In the Old Testament the "way" meant conformity to the law, which would yield truth and life for the observant. God promised in Isaiah (40:3) to prepare a way through the desert to bring the exiles home. The very first Psalm refers to "the way," to encourage our trust as we surrender ourselves into God’s hands, "The Lord watches over the way of the just, but the way of the wicked leads to ruin" (Psalm 1:6).

Two ways are placed before us: the way of the just and the way of the wicked. As Jesus is saying his farewells to his disciples he’s encouraging them to follow him, as the way of the just – the way to God. He is not just identifying himself as the model which they must follow to achieve life. Rather, he promises when he returns he will make his dwelling with them. Faith is our way to Jesus and when we believe in him we have a new life which enables us to model our lives on his. "… whoever believes in me will do the works I do, and will do greater ones than these, because I’m going to my Father."

I suppose Jesus certainly could have chosen more effective and influential followers to do the "greater works" he promised we would do. At times, we modern Christians seem so limited, afraid, sinful, fractious and shortsighted. Our first reading today shows that even in the supposed "ideal early church" there were tensions and all-too human weaknesses evident among its members. But working together as a community, guided by the Holy Spirit, they were able to deal with these issues as they arose – never, it seems, effortlessly or without struggle and questions.

In our second reading today Peter calls Christ "a living stone," and then expands this figure to include us. How do the scripture writers get away with their unusual, even extreme figures of speech? How can stones be living? There is poetic license here isn’t there? Remember the children’s story about the three pigs and the one who protected himself from the "big bad wolf" by building his house of stone? Stones are silent, they make a strong foundation and protect the walls–but whoever thinks of them as living?

Peter is encouraging us to use our imagination: what if the house, the community, Jesus has established, consists of living stones? Doesn’t that mean we are not only a holy dwelling for God, but to be an expansive one also?...with inclusion for all races, nationalities, languages, states of life, sexual orientation, etc.? Holiness means growing with Jesus, "the way," breathing life into us, enabling us to be "living stones" and spurring us on. Haven’t we experienced Christ’s church as a building of "living stones"? How many times have we sought succor and guidance from our faith community? We are grateful for the times pastoral staffs and holy souls in the community were strength and wisdom for us. Despite the troubles we face these days in our church, we continue to meet innumerable faithful people whose presence at worship and volunteer opportunities minister to those both within and outside the community in need. They and we with them, are "living stones" being built into a holy house of God.




 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc đối thoại giao ước hay lời cầu nguyện của Ápraham
Vũ Văn An
02:09 19/05/2011
Thứ tư 18 tháng 5 vừa qua, trong loạt bài giáo lý mới về cầu nguyện, Đức Bênêđíctô XVI đã đặc biệt nói tới lời cầu nguyện của Ápraham, lời cầu nguyện, có thể nói, đã mở màn cho cuộc đối thoại giao ước giữa Thiên Chúa và con người nhằm sinh động hóa lịch sử cứu rỗi sẽ đạt tới đỉnh cao trong Lời dứt khoát là Chúa Giêsu Kitô.

Theo Đức Thánh Cha, Ápraham, vị tổ phụ vĩ đại, cha của mọi tín hữu (xem Rm 4:11-12, 16-17), sẽ cung hiến cho ta điển hình thứ nhất về cầu nguyện, căn cứ vào trình thuật cuộc cầu bầu của ông cho hai thành Xôđôma và Gômôra. Ai cũng biết tội lỗi của dân thành Xôđôma và Gômôra đã lên đến tuyệt đỉnh, đến nỗi, nó khiến Thiên Chúa phải can thiệp để thực thi công lý và kết thúc sự dữ bằng cách tiêu diệt cả hai thành này. Chính ở điểm này, Ápraham xuất hiện, cùng với lời cầu bầu của ông. Thiên Chúa quyết định vén mở cho ông thấy điều gì sẽ xẩy ra và cho ông hiểu tính trầm trọng của sự ác và các hậu quả khủng khiếp của nó, vì Ápraham vốn là kẻ được Người chọn. Người chọn ông để trở thành một dân tộc lớn và làm cho lời chúc phúc của Người tràn lan khắp mặt địa cầu. Sứ mạng của ông là sứ mạng cứu thoát, một sứ mạng phải đáp trả tội lỗi đang xâm chiếm thực tại con người; qua ông, Chúa muốn đem con người trở về với đức tin, với tuân phục, với công lý. Và giờ đây, người bằng hữu của Thiên Chúa này mở lòng mình ra với thực tại và nhu cầu thế giới, ông cầu nguyện cho những người sắp sửa bị trừng phạt để họ được cứu thoát.

Ngay tức khắc, Ápraham trình bày vấn đề với đầy đủ tính trầm trọng của nó, và ông thưa với Chúa: “Ngài quả sẽ tiêu diệt người lành với người dữ hay sao? Giả thử có 50 người lành ở trong thành; thì Ngài có tiêu diệt nơi này hay tha cho nó vì có 50 người lành cư ngụ trong đó? Ngài đâu có làm những chuyện như thế, sát hại người lành với người dữ, chẳng hóa ra người lành cũng giống người dữ sao! Ngài đâu có làm vậy! Há Đấng Thẩm Phán của toàn thế giới lại không làm được điều đúng hay sao?” (xem St 18: 23-25). Với những lời lẽ ấy, và với hết can đảm ấy, Ápraham đặt trước mặt Thiên Chúa nhu cầu phải tránh thứ công lý “tiền trảm hậu tấu” (summary): nếu thành này có tội, thì trừng phạt nó và giáng hình phạt xuống là đúng, nhưng, vị tổ phụ vĩ đại nhấn mạnh, trừng phạt một cách bất phân biệt mọi dân thành là bất công. Nếu có những người vô tội trong thành, không nên đối xử với họ như người có tội. Thiên Chúa, Đấng vốn là thẩm phán công chính, không thể hành động như thế, Ápraham nói đúng như thế với Thiên Chúa.

Tuy nhiên, theo Đức Thánh Cha, nếu ta đọc đoạn văn trên một cách chăm chú hơn, ta sẽ thấy lời yêu cầu của Ápraham nghiêm trọng và sâu sắc hơn nhiều, vì ông không tự giới hạn ở việc chỉ xin cứu thoát cho người vô tội. Ápraham xin tha thứ cho toàn bộ thành phố và ông nại tới lẽ công chính của Thiên Chúa để yêu cầu như vậy. Thực thế, ông nói với Thiên Chúa như thế này: “Ngài có tiêu diệt nơi này hay tha cho nó vì có 50 người lành cư ngụ trong đó?” (câu 24b). Khi nói như vậy, ông đã đưa vào một ý niệm mới cho công lý: không phải cái thứ công lý tự giới hạn mình ở việc trừng phạt kẻ có tội, như con người quen làm, nhưng là thứ công lý khác, thứ công lý của Thiên Chúa, thứ công lý mưu cầu sự thiện và sáng tạo sự thiện qua việc tha thứ nhằm biến đổi kẻ tội lỗi, nhằm hồi tâm và cứu thoát họ. Bởi thế, với lời cầu nguyện của mình, Ápraham không nại tới thứ công lý chỉ biết trả thù (retributive), mà là thứ công lý can thiệp để cứu thoát, thứ công lý, dù bao gồm người vô tội, nhưng cũng giải thoát cả kẻ dữ khỏi tội phạm của họ, tha thứ cho họ. Suy nghĩ của Ápraham, thoạt đầu xem ra gần như nghịch lý, có thể được tổng hợp như sau: hiển nhiên, người vô tội không thể bị đối xử như người có tội, vì như thế là bất công; nhưng thay vào đó, nhất thiết phải đối xử với người có tội cũng như với người vô tội vậy, phải đặt để vào một hành động công lý “cao hơn”, cung hiến cho họ khả thể cứu thoát, vì nếu người làm điều dữ tiếp nhận sự tha thứ của Thiên Chúa và xưng thú tội lỗi mình, tự để mình được cứu thoát, thì họ không còn tiếp tục làm điều dữ nữa, họ cũng sẽ trở nên người lành, cho nên không cần bị trừng phạt nữa.

Chính lời yêu cầu thứ công lý này mới là điều Ápraham phát biểu trong lời cầu bầu của mình, một yêu cầu dựa trên niềm chắc chắn rằng Thiên Chúa là Đấng nhân từ. Ápraham không cầu xin nơi Thiên Chúa một điều trái ngược với bản chất của Người; ông gõ chính cửa trái tim Thiên Chúa vì biết rõ thánh ý đích thực của Người. Xôđôma chắc chắn là một thành phố lớn; 50 người lành chỉ là con số nhỏ nhưng há công lý Thiên Chúa và sự tha thứ của Người không phải là hiện thân của lực tốt lành, dù nó có thể nhỏ và yếu hơn chính sự dữ? Việc hủy diệt Xôđôma có thể kết thúc sự dữ đang thống trị ở thành phố này, nhưng Ápraham biết rõ: Thiên Chúa có những đường lối và phương thế khác để kiểm soát việc lan tràn của sự dữ. Sự tha thứ chính là điều làm ngưng cơn ốc xoáy của tội lỗi. Ápraham, trong cuộc đối thoại với Thiên Chúa, đã kêu nài cho được chính điều đó. Và khi Thiên Chúa đồng ý tha thứ cho thành phố nếu có 50 người lành trong đó, lời cầu nguyện của ông bắt đầu xuống sâu hơn vào vực thẳm của lòng Chúa thương xót. Như ta còn nhớ, Ápraham làm cho con số người lành cần cho việc cứu thoát giảm dần: từ 50, có lẽ 45 đủ chăng, xuống thấp nhất 10, cứ thế tiếp tục khẩn cầu, một lời khẩn cầu gần như bạo phổi hết sức trì chí: “Giả thử 40… 30… 20… 10” (xem St 18: 29, 30, 31, 32). Và con số càng nhỏ thì hiện thân thương xót của Chúa càng lớn. Người kiên nhẫn lắng nghe, chấp thuận và trả lời đi trả lời lại: “Ta sẽ tha,… Ta sẽ không hủy diệt,… Ta sẽ không làm điều đó” (xem St 18: 26, 28, 29, 30, 31, 32).

Như thế, qua lời cầu bầu của Ápraham, Xôđôma có thể được cứu thoát nếu trong đó có 10 người vô tội. Đó chính là sức mạnh của cầu nguyện. Vì, như được biểu lộ và phát biểu qua lời chuyển cầu, việc cầu nguyện với Thiên Chúa cho sự cứu rỗi của người khác chính là ước mong cứu rỗi mà Thiên Chúa luôn ấp ủ cho người có tội. Thực thế, không thể chấp nhận sự dữ, nó cần được nêu rõ và tiêu hủy bằng trừng phạt: việc tiêu hủy Xôđôma chỉ có chức năng ấy. Nhưng Thiên Chúa không muốn cái chết của người dữ, mà muốn họ trởi lại và sống (xem Êdêkien 18:23; 33:11); ý muốn của Người là tha thứ, cứu thoát, ban sự sống, biến đổi sự dữ thành sự lành. Trong cầu nguyện, chính ý muốn thần linh ấy đã trở thành ý muốn con người và được phát biểu qua lời lẽ chuyển cầu. Với lời khẩn cầu của mình, Ápraham đóng góp tiếng nói riêng của ông và cả trái tim riêng của ông nữa vào ý muốn của Thiên Chúa: ý muốn của Người là lòng thương xót, là tình thương, và ý muốn cứu thoát, và ý muốn của Thiên Chúa này tìm thấy nơi Ápraham và nơi lời cầu nguyện của ông khả thể tự biểu tỏ mình ra một cách cụ thể trong lịch sử con người, để có thể hiện diện ở bất cứ nơi nào cần đến ơn thánh. Với tiếng nói trong lời cầu nguyện của mình, Ápraham đã đem lại tiếng nói cho ý muốn của Thiên Chúa, một ý muốn không tiêu diệt, nhưng cứu thoát Xôđôma, ban sự sống cho người có tội ăn năn trở lại.

Đó chính là điều Chúa muốn, và cuộc đối thoại của Người với Ápraham là một biểu lộ kéo dài và không thể lầm lẫn được của tình yêu thương xót nơi Người. Nhu cầu cần tìm ra người công chính trong thành trở nên càng ngày càng ít đòi hỏi hơn và cuối cùng 10 người đã đủ để cứu toàn thể dân cư. Còn về lý do tại sao Ápraham lại ngưng ở con số 10, thì bản văn không nói gì. Có lẽ là con số để chỉ một cộng đồng tối thiểu: cả ngày nay, 10 người vẫn là đại biểu cần thiết cho một buổi cầu nguyện công cộng của người Do Thái. Dù sao, đây là một con số nhỏ, một phân tử nhỏ của sự thiện từ đó có thể cứu thoát một sự dữ to lớn. Ấy thế mà đến cả 10 người lành cũng không tìm ra tại Xôđôma và Gômôra, cho nên 2 thành này đã bị hủy diệt. Một sự hủy diệt, nghịch lý thay, đã được chứng thực là cần thiết chính do lời chuyển cầu của Ápraham. Chính vì lời cầu nguyện này tỏ lộ ý muốn cứu rỗi của Thiên Chúa: Người sẵn sàng tha thứ, Người muốn làm điều đó, nhưng hai thành phố này đã tự khóa kín trong một sự dữ toàn diện và làm tê liệt, đến độ từ chúng ngay cả một số ít người vô tội cũng không có để khởi đầu diễn trình biến đổi sự dữ ra sự lành.

Vì chính đường lối cứu thoát sau đây mà Ápraham cũng đã cầu xin: để được cứu thoát không phải đơn giản chỉ là thoát khỏi hình phạt, nhưng là được giải thoát khỏi sự dữ vốn hiện diện trong ta. Không phải loại trừ hình phạt mà là loại trừ tội lỗi, loại trừ việc loại trừ Thiên Chúa và tình yêu, một việc loại trừ vốn mang sẵn hình phạt trong nó.

Ở điểm này, Đức Thánh Cha nhắc tới tiên tri Giêrêmia, người từng nói với dân nổi loạn: “sự dữ của các ngươi sẽ trừng phạt các ngươi, việc bỏ đạo của các ngươi sẽ lên án các ngươi. Hãy biết và nhìn ra điều này: từ bỏ Chúa là Thiên Chúa các ngươi chính là sự dữ và sự đắng đót cho các ngươi” (Giêrêmia 2:19). Thiên Chúa muốn cứu con người khỏi nỗi buồn và nỗi đắng đót đó bằng cách giải phóng họ khỏi tội. Nhưng cần có sự biến đổi từ bên trong, một cơ hội cho sự thiện, một khởi đầu để biến đổi sự dữ thành sự lành, thù ghét thành yêu thương, trả thù thành tha thứ. Chính vì thế, người lành phải có ở trong thành, và Ápraham cứ thế nhắc đi nhắc lại “có lẽ ở đó có…” “ở đó”: ở bên trong thực tại bệnh hoạn phải có mầm mống sự thiện thì mới có chữa lành và nhận lại sự sống. Đó cũng là lời được ngỏ với chúng ta: rằng mầm mống sự thiện phải có trong các thành phố của ta; rằng ta phải làm mọi sự để không phải chỉ có 10 người công chính, để thực sự làm cho các thành phố của ta được sống, được sống thoát và cứu ta khỏi sự đắng đót bên trong tức sự thiếu vắng Thiên Chúa. Còn trong cái thực tế bệnh hoạn của Xôđôma và Gômôra, cái mầm mống sự thiện kia không hề tìm được.

Tuy nhiên, lòng thương xót của Thiên Chúa, trong lịch sử dân Người, đâu có hẹp hòi như trên. Tiên tri Giêrêmia, nhân danh Thiên Chúa sau này cho ta biết: chỉ cần một người công chính cũng đủ cứu được Giêrusalem. “Hãy rảo quanh đường phố Giê-ru-sa-lem mà xem cho biết. Trên các quảng trường thành phố ấy, hãy tìm xem có gặp được một người, một người biết thi hành luật pháp, biết sống cho chân thật, Ta sẽ dung tha cho cả thành” (Giêrêmia 5:1). Con số đã được giảm một lần nữa, lòng tốt của Thiên Chúa còn tỏ ra vĩ đại hơn nữa. Ấy thế nhưng lượng từ bi hải hà ấy vẫn không tìm được một đáp ứng tốt lành mà nó hằng mong chờ và do đó, Giêrusalem đã rơi vào vòng vây quân thù.

Cho nên điều cần là chính Thiên Chúa phải trở thành người công chính kia. Và đây là mầu nhiệm của Nhập Thể: để bảo đảm có được một người công chính, chính Người phải trở thành người. Sẽ luôn luôn có một người công chính vì Người là người công chính… Tình yêu khôn cùng và diệu kỳ của Thiên Chúa sẽ được tỏ lộ đầy đủ khi Con Thiên Chúa trở thành người phàm, thành Người Công Chính dứt khoát, thành Người Vô Tội hoàn toàn, Đấng sẽ mang ơn cứu độ đến cho toàn thế giới qua cái chết trên Thánh Giá, tha thứ và chuyển cầu cho những ai “không biết việc họ làm” (Lc 23:34). Lúc đó, lời cầu nguyện của mọi con người sẽ được đáp ứng. Lúc đó, mọi lời chuyển cầu của ta sẽ được nghe trọn vẹn.

Đức Thánh Cha kết luận: lời khẩn cầu của Ápraham, cha chúng ta trong đức tin, dạy ta biết mở tâm hồn mỗi ngày một hơn cho lượng xót thương dào dạt của Thiên Chúa, để trong lời cầu nguyện hàng ngày của ta, ta biết cầu mong sự cứu rỗi của nhân loại và xin điều ấy với lòng kiên nhẫn và tin tưởng vào Chúa, Đấng luôn vĩ đại trong tình yêu.
 
Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc trước hiểm họa Giáo Hội tự trị
Lm. G. Trần Đức Anh OP
06:55 19/05/2011
VATICAN. Hôm 18-5-2011, ĐTC Biển Đức 16 tái mời gọi các tín hữu trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn, nhất là cám dỗ 'Giáo Hội tự trị'.

Ngỏ lời trước hàng chục ngàn tín hữu hành hương vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng 18-5-2011 tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC nói:

“Trong mùa Phục Sinh, Phụng Vụ hát mừng Chúa Kitô sống lại từ cõi chết, chiến thắng sự chết và tội lỗi, sinh động và hiện diện trong đời sống Giáo Hội và trong những biến cố của thế giới. Tin Mừng Tình Yêu Thiên Chúa, được biểu lộ trong Chúa Kitô, Chiên Con bị hiến tế, Mục Tử Nhân Lành hiến mạng sống vì đoàn chiên, không ngừng lan rộng cho đến tận bờ cõi trái đất, và đồng thời cũng gặp phải sự khước từ và chướng ngại ở các nơi trên thế giới. Ngày nay, cũng như xưa kia, từ Thập Giá tiến đến Phục Sinh.

Thứ ba, 24-5, là ngày phụng vụ kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria, Đấng Phù Hộ các tín hữu Kitô, được tôn kính với lòng sùng mộ nồng nhiệt tại Đền Thánh Xà Sơn ở Thượng Hải: toàn thể Giáo Hội hiệp ý cầu nguyện với Giáo Hội tại Trung Quốc. Tại đó, cũng như ở nơi khác, Chúa Kitô đang sống trong cuộc khổ nạn của Ngài. Trong khi gia tăng con số những người đón nhận Ngài là Chúa, thì Chúa Kitô cũng bị những người khác phủ nhận, làm ngơ không biết đến hoặc bách hại: “Saolô, Saolô, sao ngươi bách hại Ta?” (Cv 9,4). Giáo Hội tại Trung Quốc, nhất là trong lúc này, đang cần lời cầu nguyện của Giáo Hội hoàn vũ. Trước tiên, tôi mời gọi tất cả các tín hữu Công Giáo Trung Hoa tiếp tục và tăng cường việc cầu nguyện, nhất là với Đức Maria, Trinh Nữ hùng mạnh. Nhưng đối với tất cả các tín hữu Công Giáo trên thế giới, việc cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc cũng là một nghĩa vụ: các tín hữu tại Trung Quốc có quyền được chúng ta cầu nguyện, họ đang cần lời cầu nguyện của chúng ta.”

“Qua sách Tông Đồ công vụ, chúng ta biết rằng, khi Phêrô bị cầm tù, tất cả mọi người đã mạnh mẽ cầu nguyện và đã được một thiên thần đến giải thoát cho thánh nhân. Cả chúng ta cũng làm như vậy: tất cả cùng nhau hãy sốt sắng cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc, với niềm tín thác rằng, nhờ lời cầu nguyện, chúng ta có thể làm một cái gì đó rất thực tế cho Giáo Hội tại nơi đó.

“Như tôi đã nhiều lần nói, các tín hữu Công Giáo Trung Quốc muốn được hiệp nhất với Giáo Hội hoàn vũ, với vị Chủ Chăn tối cao, với Người kế vị thánh Phêrô. Qua kinh nguyện chúng ta có thể xin cho Giáo Hội tại Trung Quốc được tiếp tục là duy nhất, thánh thiện và công giáo, trung thành và kiên cường trong đức tin và trong kỷ luật của Giáo Hội. Giáo Hội ấy đáng được tất cả lòng quí mến của chúng ta.

“Chúng ta biết rằng, trong số các anh em Giám Mục của chúng ta, có một số vị đang chịu đau khổ và đang chịu sức ép trong việc thực thi sứ vụ Giám Mục của các vị. Chúng ta hãy bày tỏ sự gần gũi với các vị, với các linh mục và toàn thể tín hữu Công Giáo đang gặp khó khăn trong việc tự do tuyên xưng đức tin. Qua lời cầu nguyện, chúng ta có thể giúp đỡ họ tìm được con đường để duy trì đức tin sinh động, đức cậy mạnh mẽ, và đức ái nồng nhiệt đối với tất cả mọi người và bảo tồn nguyên vẹn giáo hội học mà chúng ta đã thừa hưởng từ Chúa và các Tông Đồ, và được trung thành truyền lại cho chúng ta cho đến ngày nay. Qua kinh nguyện, chúng ta có thể xin cho ước muốn của họ ở lại trong Giáo Hội duy nhất và hoàn vũ vượt thắng được cám dỗ đi theo một con đường độc lập khỏi Phêrô. Kinh nguyện có thể đạt được cho họ và cho chúng ta, niềm vui và sức mạnh loan báo và làm chứng tá với tất cả sự thẳng thắn và không bị cản trở về Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đánh và sống lại, Con Người Mới, đã chiến thắng tội lỗi và sự chết”.

Và ĐTC kết luận rằng: “Cùng với tất cả anh chị em, tôi cầu xin Mẹ Maria chuyển cầu để mỗi người trong các tín hữu Công Giáo tại Trung Quốc ngày càng sống phù hợp hơn với Chúa Kitô và ngày càng quảng đại hiến thân cho anh chị em mình. Tôi cầu xin Mẹ Maria soi sáng cho những người còn ở trong tối tăm, cảnh tỉnh những người lầm lạc, an ủi những người sầu khổ, củng cố những người bị rơi vào lòng những lời dua nịnh xu thời. Lạy Mẹ Maria, là Đấng Phù Hộ các tín hữu Kitô, là Đức Mẹ Xà Sơn, xin cầu cho chúng con!”

Trong bản tin truyền đi ngày 16-5-2011, hãng tin Asia News cho biết Ông Lưu Bách Niên, Chủ tịch danh dự của Hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc, đe dọa rằng Hội này sẽ cho bầu và truyền chức cho 10 GM theo nguyên tắc “tam tự”, bất cần sự phê chuẩn của Tòa Thánh.

Một vụ tương tự đã xảy ra hồi tháng 11 năm 2010 và có 8 GM hiệp thông với ĐTC tham gia vụ truyền chức GM bất hợp pháp tại giáo phận Thường Đức. Đức TGM Savio Hàn Đại Huy SDB, người Hong Kong, Tổng thư ký Bộ truyền giáo, đã phê bình một số Giám Mục tại Trung Quốc, tuy được Tòa Thánh nhìn nhận, nhưng có thái độ “quá xu thời”, 'vâng lệnh' Nhà Nước hơn là tuân hành các hướng đi trong thư của ĐTC gửi các tín hữu Công giáo tại Trung Quốc hồi năm 2007. (SD 18-5-2011)

 
Ngày cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa 24/5: Kinh Lạy Đức Mẹ Xà Sơn
Nguyễn Thanh
07:26 19/05/2011
Thứ ba, 24/5, phụng vụ kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria, Đấng Phù Hộ Các Tín Hữu. Ngày này được dành để cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa. Trong bài huấn dụ trong buổi triều yết chung Thứ Tư vừa qua Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng việc cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa là nghĩa vụ của tất cả các tín hữu Công Giáo trên thế giới. Ngài nói:

"Đối với tất cả các tín hữu Công Giáo trên thế giới, việc cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc cũng là một nghĩa vụ: các tín hữu tại Trung Quốc có quyền được chúng ta cầu nguyện, họ đang cần lời cầu nguyện của chúng ta.”

Tòa Thánh cũng đã phổ biến Kinh Lạy Đức Mẹ Xà Sơn do chính Đức Thánh Cha biên soạn.

Lạy Mẹ Chí Thánh, Mẹ của Ngôi Lời nhập thể và là Mẹ chúng con, được tôn kính tại Đền Thánh Xà Sơn dưới danh hiệu ”Đức Mẹ Phù Hộ các tín hữu”, Mẹ là Đấng mà toàn thể Giáo Hội tại Trung Quốc hướng nhìn với lòng kính mến sâu xa, hôm nay chúng con đến trước Mẹ để khẩn cầu sự bảo bọc của Mẹ. Xin Mẹ nhìn đến dân Chúa và với lòng từ mẫu hướng dẫn họ trên con đường chân lý và tình thương, để trong mọi hoàn cảnh, họ là men cuộc sống chung hòa hợp giữa mọi công dân.

Do lời ngoan ngoãn ”Xin vâng” tại Nazareth, Mẹ đã để Con vĩnh cửu của Thiên Chúa nhập thể trong cung lòng trinh khiết của Mẹ và nhờ đó đưa công trình Cứu Chuộc đi vào lịch sử, và sau đó Mẹ đã cộng tác với công trình này với lòng tận tụy ân cần, chấp nhận lưỡi gươm khổ đau đâm thâu qua tâm hồn Mẹ, cho đến giờ tột đỉnh của Thánh Giá, trên đồi Can Vê, lúc Mẹ đứng cạnh Chúa Con chịu chết để loài người được sống.

Từ đó, theo một thể thức mới mẻ, Mẹ trở thành Mẹ của tất cả những người đón nhận trong đức tin Đức Giêsu Con của Mẹ và chấp nhận theo Chúa bằng cách vác Thánh Giá Chúa trên vai. Lạy Mẹ hy vọng, trong tăm tối của Ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh, với niềm tin tưởng không lay chuyển, Mẹ đã tiến bước tới ban sáng ngày Phục Sinh, xin Mẹ ban cho các con cái của Mẹ, trong mọi hoàn cảnh, dù là tối tăm nhất, khả năng nhận ra những dấu chỉ sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa.

Lạy Đức Mẹ Xà Sơn, xin nâng đỡ sự dấn thân của tất cả những người tại Trung Quốc, giữa những khó khăn thường nhật, đang tiếp tục tin tưởng, hy vọng, yêu mến, để họ không bao giờ sợ nói với thế giới về Chúa Giêsu và nói với Chúa Giêsu về thế giới. Nơi pho tượng trên đỉnh Đền Thánh, Mẹ giơ cao Chúa Con, giới thiệu Ngài cho thế giới với vòng tay giang rộng như một cử chỉ yêu thương. Xin Mẹ giúp các tín hữu Công Giáo luôn luôn là những chứng nhân đáng tin về tình yêu này, xin Mẹ giữ gìn họ hiệp nhất với đá tảng là Phêrô, trên đó Giáo Hội được kiến thiết. Lạy Đức Mẹ Trung Quốc và Á Châu, xin cầu cho chúng con bây giờ và mãi mãi. Amen!
 
ĐTC: Sức mạnh của lời cầu nguyện cho ơn cứu rỗi của tha nhân
Linh Tiến Khải
07:50 19/05/2011
Sức mạnh của lời cầu nguyện cho ơn sứu rỗi của người khác biểu lộ và diễn tả ước muốn của Thiên Chúa đối với kẻ tội lỗi: đó là tha thứ, cứu rỗi, trao ban sự sống và biến sự dữ thành sự lành.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước gần 30.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 18-5-2011.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến, trong các bài giáo lý trước đây chúng ta đã suy tư về lời cầu nguyện như là một hiên tượng phổ quát hiện diện trong các nền văn hóa của mọi thời đại, dưới nhiều hình thức khác nhau. Hôm nay, tôi muốn bắt đầu một lộ trình kinh thánh về đề tài này. Nó sẽ hướng dẫn chúng ta đào sâu cuộc đối thoại của giao ước giữa Thiên Chúa và con người, và nó linh hoạt lịch sử cứu độ cho tới tột đỉnh, cho tới Lời định đoạt là Đức Giêsu Kitô. Lộ trình này sẽ dẫn chúng ta dừng lại trên vài văn bản quan trọng và các gương mặt mô thức của Cựu Ước và Tân Ước. Tổ phụ Abraham, cha của tất cả mọi người có lòng tin, sẽ là người đầu tiên cống hiến cho chúng ta thí dụ đầu tiên về lời cầu nguyện, trong giai thoại ông can thiệp cho dân hai thành Sodoma và Gomorra. Tôi cũng mời gọi anh chị em tập hiểu biết Thánh Kinh nhiều hơn, trong gia đình có sách Thánh Kinh, đọc và suy niệm Thánh Kinh trong tuần để hiểu biết lịch sử tuyệt vời tương quan giữa Thiên Chúa và con người.

Văn bản đầu tiên là chương 18 sách Sáng Thế kể lại tình trạng sống gian ác và tội lỗi của dân chúng hai thành Sodoma và Gomorra, đến độ Thiên Chúa phải can thiệp bằng cách quyết định đánh phạt họ. Nhưng Thiên Chúa cũng quyết định vén mở cho ông Abraham biết điều đó, cho ông biết sự nghiêm trọng của sự dữ và các hậu qủa kinh khủng của nó, bởi vì ông là người đã được Thiên Chúa tuyển chọn để trở thành phước lành cho toàn thế giới. Sứ mệnh của ông như thế là sứ mệnh cứu vớt, qua ông, Thiên Chúa muốn đem nhân lại trở về với đức tin, sự vâng phục và công lý.

Tổ phụ Abraham đặt vấn đề nghiêm trọng ngay với Thiên Chúa và thưa với Người: ”Chẳng lẽ Ngài tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao? Giả như trong thành có 50 người lành, chẳng lẽ Ngài tiêu diệt họ thật sao? Chẳng lẽ Ngài không tha thứ cho thành đó, vì 50 người lành trong đó sao? Ngài làm như vậy chắc không được đâu. Giết chết người lành một trật với kẻ dữ, coi người lành cũng như kẻ dữ, chắc không được đâu! Đấng xét xử cả trần gian lại không xét xử công minh sao?” (St 18,23-25). Qua các lời đó, với lòng can đảm lớn tổ phụ Abraham đã đặt Thiên Chúa trước sự cần thiết phải tránh một thứ công lý tóm tắt: Nếu thành phố có tội, thì đánh phạt tội lỗi của họ là điều chính đáng, nhưng Thiên Chúa là thẩm phán công minh không thể đánh phạt người vô tội với kẻ có tội được.

Tuy nhiên, nếu đọc kỹ văn bản, chúng ta sẽ thấy rằng lời xin của tổ phụ Abraham sâu sắc hơn, vì ông không chỉ xin ơn cứu rỗi cho người vô tội mà còn xin ơn tha thứ cho toàn thành phố nữa. Nghĩa là ông đưa ra một tư tưởng mới về công lý không chỉ đánh phạt người có tội như loài người thường làm, mà là một công lý khác, công lý của Thiên Chúa tìm kiếm sự thiện và tạo ra sự thiện qua ơn tha thứ biến đổi người tội lỗi, hoán cải họ và cứu vớt họ. Đức Thánh Cha khai triển lời cầu nguyện của tổ phụ Abraham như sau:

Như thế, với lời cầu của mình tổ phụ Abraham không khẩn cầu một sự công chính hoàn toàn có tính cách thưởng phạt, nhưng một sự can thiệp cứu độ chú ý tới những người vô tội, kể cả người gian ác được tự do khỏi tội lỗi bằng cách tha thứ cho họ. Có thể tóm tắt tư tưởng của tổ phụ như sau: không thể đối xử với người vô tội như kẻ có tội, vì như thế là bất công; trái lại cần phải đối xử với kẻ có tội như người vô tội, và đưa ra một sự công chính ”cao ơn”, bằng cách cống hiến cho họ một khả thể được cứu rỗi, bởi vì nếu kẻ phạm tội chấp nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa và thú nhận tội lỗi bằng cách để cho mình được cứu rỗi, họ sẽ không tiếp tục làm sự dữ nữa, và cũng sẽ trở thành công chính, mà không cần phải bị đánh phạt.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: đó là lời xin công lý mà Abraham diễn tả trong lời bầu cử của ông. Ông không xin Thiên Chúa một điều trái nghịch với bản thể của Người, nhưng gõ cửa con tim của Thiên Chúa vì biết rõ ý muốn của Người. Chắc chắn 50 người công chính đối với một thành phố lớn như Sodoma xem ra ít ỏi, nhưng sự công chính của Thiên Chúa và sự tha thứ của Người lại không phải là sự biểu lộ sức mạnh của sự thiện hay sao, cả khi xem ra nó bé nhỏ và yếu đuối hơn sự dữ? Sự tàn phá Sodoma phải chặn đứng sự dữ hiện diện trong thành phố, nhưng Abraham biết Thiên Chúa có các phương cách khác để ngăn chặn sự dữ lan tràn. Đó là sự tha thứ bẻ gẫy vòng xoáy của tội lỗi, và trong khi nói chuyện với Thiên Chúa ông nại vào điều đó. Nhưng khi không tìm thấy 50 người, tổ phụ Abraham giảm xuống 40, 30, 20 và 10 người công chính. Và con số càng nhỏ, thì lòng xót thương của Thiên Chúa lại càng lớn lao hơn, vì Người là Đấng kiên nhẫn lắng nghe lời cầu nguyện, chấp nhận nó và lập lại sau mỗi lần khẩn nài của ông : ” Ta sẽ tha thứ... Ta sẽ không phá hủy... Ta sẽ không làm” (cc. 26.28.29.30.31.32).

Như vậy, nhờ lời bầu cử của Abraham thành Sodoma sẽ có thể được cứu rỗi, nếu có ít nhất 10 người vô tội. Đó là sức mạnh của lời cầu nguyện. Bởi vì qua lời bầu cử, lời cẩu nguyện dâng lên Thiên Chúa cho ơn cứu rỗi của những người khác, ước mong cứu rỗi mà Thiên Chúa luôn nuôi dưỡng đối với người tội lỗi, được biểu lộ và diễn tả ra. Thật thế, không thể chấp nhận sự dữ, phải ghi nhận và phá hủy nó qua sự đánh phạt. Nhưng Thiên Chúa không muốn cái chết của người gian ác, nhưng muốn họ hoán cải và được sống (x. Ed 18,23; 33,11). Ước muốn của Người là luôn luôn tha thứ, cứu rỗi, trao ban sự sống và biến đổi sự dữ thành sự lành... Với lời khẩn cầu của mình, tổ phụ Abraham cho ý muốn của Thiên Chúa mượn tiếng nói và con tim của ông: ước muốn của Thiên Chúa là sự xót thương, tình yêu và ý mốn cứu rỗi; và nó đã tìm thấy nơi Abraham và trong lời cầu nguyện của ông khả thể biểu lộ ra một cách cụ thể bên trong lịch sử loài người, để hiện hữu tại những nơi cần được ơn thánh... Cuộc đối thoại của Thiên Chúa với Abraham là một biểu lộ tình yêu thương xót của thiên Chúa, được nối dài và không thể lầm lẫn được.

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Tai sao Abraham lại dừng lại ở con số 10 người công chính để cứu toàn thành phố, chúng ta không biết được; nhưng ngày nay số 10 là số cần thiết cho lời cầu nguyện công khai của tín hữu do thái.

Đề cập tới ý muốn cứu rỗi của Thiên Chúa Đức Thánh Cha nói: Thiên Chúa đã sẵn sàng tha thứ, Người ước mong làm điều đó, nhưng các thành phố khép kín trong một sự dữ toàn diện và làm tê liệt, cả đến không có được ít người vô tội để từ đó có thể biến đổi sự dữ thành sự thiện. Vì đó chính là con đường cứu rỗi,mà cả tổ phụ Abraham cũng xin: được cứu rỗi không chỉ đơn thuần có nghĩa là thoát khỏi sự đánh phạt, mà là được giải thoát khỏi sự dữ sống trong chúng ta. Không phải loại bỏ sự trừng phạt, nhưng là loại bỏ tội lỗi, loại bỏ sự khước từ Thiên Chúa và tình yêu, là cái đã mang trong chính nó sự trừng phạt. Chính ngôn sứ Giêremia đã nói lên điếu đó: ”Sự gian ác của ngươi phải sửa tri ngươi, hành vi phản bội của ngươi sẽ trừng phạt ngươi. Ngươi phải biết, ngươi phải thấy rằng: Lìa bỏ Giavê Thiên Chúa của ngươi, không còn kính sợ Người, thì thật là xấu xa và cay đắng” (Gr 2,19). Thiên Chúa muốn cứu con người bằng cách giải thoát nó khỏi sự buồn sầu, cay đắng, khỏi tội lỗi. Nhưng cần phải có sư biến đổi nội tâm, một chút sự thiện từ đó có thể bắt đầu thay đổi sự dữ thành sự thiện, thù hận thành tình yêu, báo oán thành tha thứ. Vì thế các người công chính phải ở trong thành phố. Do đó Abraham lậ đi lập lại ”Có lẽ ở đó sẽ tìm thấy...” Ở đó, ở trong thực tại đau yếu phải có một vài mầm giống của sự thiện có thể tái trao ban sự sống. Đây cũng là lời hướng tới chúng ta: ước chi trong các thành phố của chúng ta có mầm giống sự thiện, ước chi chúng ta làm tất cả những gì có thể để không phải chỉ có 10 người công chính để làm cho các thành phố của chúng ta sống còn và cứu thoát chúng ta khỏi nỗi cay đắng nội tâm là sự vắng bóng Thiên Chúa. Nhưng lòng xót thương của Thiên Chúa còn đi xa hơn nữa trong lịch sử dân Người, như ngôn sứ Giêrema sẽ nói: chỉ cần một người công chính thôi cũng đủ để được Thiên Chúa cứu: ”Hãy rảo quanh đường phố Giêrusalem mà xem cho biết. Trên các quảng trường thành phố ấy, hãy tìm xem có gặp được một người, một người biết thi hành luật pháp, biết sống cho chân thật, Ta sẽ dung tha cho cả thành” (Ge 5,1)...

Sẽ cần chính Thiên Chúa trở thành người công chính ấy. Đó là mầu nhiệm nhập thể: để bảo đám một người công chính, chính Con Thiên Chúa đã làm người, Đấng Công Chính định đoạt, Đấng hoàn toàn Vô Tội sẽ đem lại ơn cứu rỗi cho toàn thế giới bằng cách chết trên thập giá, tha thứ và cầu bầu cho những người ”không biết việc họ làm” (Lc 23,34).... Lời cầu nguyện của tổ phu Abrham dậy cho chúng ta biết luôn rộng mở con tim cho lòng thương xót tràn đầy của Thiên Chúa, để trong lời cầu nguyện hàng ngày chúng ta biết ước mong ơn cứu rỗi của nhân loại và kiên trì cầu xin với lòng tín thác nơi Chúa, là Đấng cao cả trong tình yêu.

Sau khi chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
 
Vatican: Chuyện về tranh khảm Đức Mẹ nhân sinh nhật Chân phước Gioan Phaolô II
Nguyễn Trọng Đa
08:59 19/05/2011
Vatican: Chuyện về tranh khảm Đức Mẹ nhân sinh nhật Chân phước Gioan Phaolô II

Vatican – Nhân sinh nhật của Chân phước ĐTC Gioan Phaolô II (sinh ngày 18-5-1920), một trong các cộng sự thân cận nhất của Ngài đã tiết lộ câu chuyện có thật đằng sau bức tranh khảm Đức Mẹ, mà Ngài đã cho đặt tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Tranh Mẹ Giáo Hội tại quảng trường thánh Phêrô
Đức Hồng Y Giovanni Battista Re đã viết trong số báo ra ngày 18-5 của nhật báo Vatican L'Osservatore Romano: “Sau nỗ lực ám sát ĐTC ngày 13-5-1981, các giám chức Vatican đã đánh giá khả năng đặt một tấm bảng, hoặc một dấu hiệu rõ ràng trên Quảng trường Thánh Phêrô, ngay tại nơi ĐTC bị bắn, để nhớ đến một trang đau đớn trong lịch sử của Giáo Hội, và cũng là chứng tá cho sự che chở của Chúa”.

Đức Hồng Y Re là một nhân vật cao cấp trong Thánh bộ Giám mục, và là Quốc vụ khanh Tòa thánh trong triều giáo hoàng của ĐTC Gioan Phaolô II.

Ngài viết: “ ĐTC Gioan Phaolô II, tin rằng Đức Trinh Nữ Maria đã bảo vệ Ngài trong ngày đó, nên ngay lập tức bày tỏ mong muốn có một bức ảnh của Đức Mẹ được đặt ở quảng trường". Đức Hồng Y Re nói thêm, ĐTC cũng ý thức rằng còn “thiếu” cái gì đó trên quảng trường thánh Phêrô cho đến thời điểm ấy – đó là ảnh tượng của Đức Mẹ.

Vì vậy, vào mùa hè năm 1981, Đức Giám mục Re (chưa thăng Hồng y) được yêu cầu tham gia một nhóm nhỏ phụ trách tìm ra kiểu mẫu. Việc thảo luận của nhóm không kéo dài lâu.

Hồng y kể: “Hai giờ sau, chúng tôi đứng tại Quảng trường Thánh Phêrô và Đức ông Fallani (người phụ trách bảo tồn ở Vatican) chỉ vào một cửa sổ của Dinh thự tông đồ, nơi bức khảm hiện nay được đặt, và nói ‘Đối với tôi, một giải pháp phù hợp nhất cho toàn cảnh quảng trường là một bức tranh khảm đặt trong khung cửa sổ trên cao’. Tôi (Hồng y) liền hỏi là có gì đàng sau cửa sổ đặc biệt ấy..."

Theo Đức Hồng Y Re, Đức ông giải thích rằng đàng sau đó là phòng "nơi hai nữ tu đã làm việc đánh máy văn bản cho Phủ Quốc vụ khanh, nhưng đó là một căn phòng lớn và còn có một cửa sổ nữa ở phía khác”.

Vì vậy, nhóm đã quyết định vị trí và dùng một tranh khảm, nhưng cần phải sử dụng hình Đức Mẹ nào đây?

Hồng y Re viết tiếp: “Một lần nữa, ĐTC đưa ra ý kiến của mình là Ngài thích sự trình bày Đức Maria như là Mẹ của Giáo hội, bởi vì, theo giải thích của ĐTC, ‘Mẹ Thiên Chúa đã luôn luôn kết hiệp với Giáo Hội và đặc biệt gần gũi với Giáo hội trong các thời điểm khó khăn của lịch sử’. Ngài cũng viết thêm là đích thân Ngài thuyết phục đặt tranh khảm Đức Trinh Nữ Maria tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 13-5, vì Mẹ đã cứu sống ĐTC”.

Đức Hồng Y Re giải thích, hình ảnh chính xác được lấy từ một bức tranh cổ của Đức Mẹ và Hài Nhi, vốn có lịch sử lâu đời. Tranh đã được đặt trong Vương cung thánh đường thánh Phêrô cũ, được Hoàng đế Constantine xây dựng trong thế kỷ thứ 4, và sau đó được đặt trong Vương cung thánh đường thánh Phêrô hiện tại, được xây dựng trong thế kỷ 16 dưới sự hướng dẫn của danh họa Michelangelo. Cuối cùng, vào năm 1964, bức tranh đã được phục chế và đổi tên thành "Mẹ Giáo hội” (Mater Ecclesiae), để đánh dấu lời tuyên bố của Công đồng chung Vatican II rằng Đức Maria là "Mẹ Giáo Hội".

Hồng y viết thêm: "Ngày 8-12-1981, trước khi đọc kinh Truyền Tin, ĐTC làm phép bức tranh khảm Đức Mẹ Maria, một dấu hiệu của việc che chở từ trời cao cho ĐTC, Giáo hội và tất cả những ai đến Quảng trường Thánh Phêrô". (CNA / EWTN News 18-5-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Mỹ: Nhà Trắng nghe theo các Giám mục về người nhập cư Haiti
Phạm Kim An
09:01 19/05/2011
Mỹ: Nhà Trắng nghe theo các Giám mục về người nhập cư Haiti

Washington – Ngày 17-5, các giám mục Công Giáo Mỹ đánh giá cao quyết định của chính quyền Obama về việc kéo dài "Qui chế bảo vệ tạm thời" của người nhập cư Haiti, phù hợp với khuyến nghị của các Giám mục.

Tổng Giám mục Jose H. Gomez, chủ tịch Ủy ban di dân thuộc Hội đồng Giám mục Mỹ, nói: “Đơn giản đây là điều đúng cần làm. Hành động này sẽ cho phép những người nhập vào Hoa Kỳ, sau trận thiên tai tàn phá nặng nề, để được ở lại Mỹ và làm việc giúp đỡ gia đình của họ".

Quyết định của chính quyền Mỹ sẽ kéo dài "Qui chế bảo vệ tạm thời" (tức TPS), thêm 18 tháng, bắt đầu từ ngày 23-7 tới. Nó sẽ áp dụng cho các người Haiti tới Mỹ cho đến một năm, sau trận động đất tàn phá hòn đảo ngày 12-1-2010.

Đức Giám mục Gerald F. Kicanas, giáo phận Tucson, bang Arizona, chủ tịch của Cơ quan Cứu trợ Công giáo (CRS), cho biết rằng nhiều người trong số người nhập cư đã gửi tiền về cho đất nước đang gặp khó khăn do dịch bệnh và thiên tai.

Ngài nói: “Việc tái quy định TPS cho Haiti sẽ bảo vệ dòng chảy của tiền rất cần thiết cho đất nước bị thiệt hại". Ngài cho biết các giao dịch chuyển tiền từ bạn bè và người thân là "quan trọng, để củng cố nền kinh tế mong manh của Haiti và hỗ trợ sự hồi phục quốc gia".

Tuy nhiên, cả hai Giám mục tỏ ra quan ngại về việc trục xuất một số cá nhân trở về Haiti. Việc trục xuất đã dừng lại tạm thời, sau khi một người trục xuất bị chết vì bệnh tả, tại một nhà tù ở Haiti, nhưng việc trục xuất lại tiếp tục vào tháng 4-2011.

Giám mục Kicanas nói thêm: “Chúng tôi vẫn băn khoăn về việc nối lại trục xuất người Haiti”. Ngài lưu ý rằng quốc gia này có thể “được trang bị kém để xử lý họ”, theo cách thức cần phải tôn trọng phẩm giá của tù nhân.

Hơn một triệu người Haiti vẫn còn mất nhà cửa do trận động đất năm ngoái, và người ta lo ngại rằng mùa mưa sắp tới sẽ làm trầm trọng thêm bệnh dịch tả đang diễn ra. (CNA 19-5-2011)

Phạm Kim An
 
Nhật: Chuyến thăm của Hồng y Sarah là sự khích lệ lớn cho người dân
Phạm Kim An
09:02 19/05/2011
Nhật: Chuyến thăm của Hồng y Sarah là sự khích lệ lớn cho người dân

ROMA - Sứ thần Tòa thánh ở Nhật, Đức Giám mục Alberto Bottari de Castello, nói rằng kết quả chuyến thăm Nhật của Đức Hồng y Robert Sarah, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unum (Đồng tâm), là "rất tích cực", theo hãng tin truyền giáo Fides. Ngài khẳng định rằng chuyến thăm là “một sự khích lệ lớn lao cho Giáo Hội và đất nước Nhật".

Được ĐTC Biển Đức XVI phái đi như là dấu hiệu của sự gần gũi của Ngài với người dân Nhật bị ảnh hưởng bởi trận động đất, đã tàn phá miền đông bắc Nhật vào ngày 11-3 qua, Hồng y Sarah đã viếng thăm Nhật từ ngày 13 đến 16-5-2011.

Đức Sứ thần khẳng định: “Chuyến thăm đã tạo ra một sự hiện diện thân thiện và huynh đệ, có khả năng trao ban sự can đảm lớn lao và đưa ra sự trợ giúp tinh thần quý giá, chứ không chỉ trợ giúp vật chất cho Giao hội và đất nước Nhật mà thôi”.

Theo Sứ thần Alberto Bottari de Castello, công luận "đánh giá cao cử chỉ đoàn kết và sự gần gũi này, thể hiện một ý muốn rõ ràng của ĐTC". Người Nhật "rất cần cử chỉ này" trong "giai đoạn tái thiết" và "sự phục hồi khó khăn sau trận động đất và sóng thần".

Ngày chủ nhật 15-5, Đức Hồng y chủ sự thánh lễ tại giáo phận Sendai, nơi bị ảnh hưởng nhất bởi sóng thần. Hãng tin Fides dẫn lời Đức Sứ thần nói rằng “thánh lễ rất cảm động bởi sự việc có sự tham dự của một số đông những người còn sống sau trận động đất và sóng thần, và họ đã mất đi nhiều người thân yêu".

Sứ thần kể lại lại rằng trong các bài phát biểu vào các dịp khác nhau, Đức Hồng Y Sarah đã nhiều lần nhấn mạnh rằng chuyến thăm của Ngài là "một biểu hiện của tình cha và tình yêu của ĐTC" và người dân rất hiểu rõ sứ điệp này. (Zenit 18-5-2011)

Phạm Kim An
 
Facebook về Chúa Giêsu và Kinh Thánh thu hút người dùng hơn là Facebook ngôi sao ca nhạc
Tiền Hô
10:47 19/05/2011
Facebook về Chúa Giêsu và Kinh Thánh thu hút người dùng hơn là Facebook ngôi sao ca nhạc

Denver, Colorado, 19 Tháng Năm 2011 (CNA) - Các trang Facebook mang nội dung tôn giáo như Chúa Giêsu và Thánh Kinh gần đây đã thu hút người dùng hơn các trang về ngôi sao nhạc pop như Justin Bieber và Lady Gaga.

Theo báo cáo của trang phân tích xã hội AllFacebook.com thì trang Facebook "Jesus Daily" đang dẫn đầu bảng xếp hạng về hoạt động của người dùng, với gần 2.3 triệu lượt tương tác trong tuần lễ từ ngày 9 đến 15 Tháng Năm. Trang này cung cấp các hoạt động cầu nguyện, bao gồm cả Lời Chúa Giêsu trong Kinh Thánh. Còn trang "The Bible" có trên 900.000 lượt tương tác, trang này xếp vị thứ nhì trong bảng xếp hạng, hằng ngày trang này cũng chia sẻ các câu trích dẫn Kinh Thánh.

Trang tiếng Tây Ban Nha "Dios Es Bueno!" xếp hạng thứ chín về tương tác người dùng, với gần 460.000 lượt trong tuần mà AllFacebook.com theo dõi. Trang “Jesus Christ” vị thứ 16 với gần 316.000 lượt tương tác.

Các trang có thứ hạng cao khác bao gồm các đội tuyển thể thao, ngôi sao nhạc pop và các nhân vật nổi bật từ khắp nơi trên thế giới.

Cá nhân, tổ chức có thể thiết lập các trang Facebook để chia sẻ thông tin cho người theo dõi. Theo thống kê của Facebook, có hơn 900 triệu lượt tương tác với các trang, các nhóm, các sự kiện và các các trang cộng đồng trên mạng xã hội này mỗi tháng.

Tiền Hô
 
Chủ đề của Ngày Hoà Bình Thế Giới năm 2012 của Đức Thánh Cha chú trọng đến giới trẻ
Bùi Hữu Thư
15:36 19/05/2011
VATICAN (CNS) -- Tòa Thánh cho hay trong khi xây dựng một thế giới hoà bình và công lý, Giáo Hội Công Giáo phải lắng nghe các tư tưởng và nguyện vọng của giới trẻ và cung cấp cho họ các cơ hội về giáo dục để tăng cường khả năng hoạt động của họ cho tiện ích chung.

Như một phần của nỗ lực của Giáo Hội, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã lựa chọn "Giáo dục giới trẻ về công lý và hòa bình" là chủ đề cho ngày Hoà Bình Thế Giới năm 2012.

Hàng năm Ngày Hòa Bình Thế giới được tổ chức vào ngày 1 tháng 1. Một thông điệp của Đức Thánh Cha về chủ đề sẽ được gửi cho tất cả các vị thủ lãnh các quốc gia trên thế giới vào tháng 12.

Khi tuyên bố về chủ đề ngày 19 tháng 5, Tòa Thánh nói Đức Thánh Cha muốn đề cao "một nhu cầu khẩn thiết cho thế giới ngày nay: là lắng nghe và đề cao vai trò quan trọng của các thế hệ trẻ trong việc thực thị các tiện ích chung, và bảo đảm một trật tự xã hội công chính và hòa bình, nơi các nhân quyền căn bản có thể được biểu lộ và thực hiện hoàn toàn."

Bản tin của Tòa Thánh cho hay: Trách nhiệm chuẩn bị các thế hệ tương lai cũng bao gồm một bổn phận của các hính quyền là phải đảm bảo rằng giới trẻ có những cơ hội thích nghi để tăng trưởng các nhân, nhất là qua việc giáo dục và có việc làm.

Bản tin này tiếp: "Giới trẻ phải lao tác cho công lý và hòa bình trong một thế giới phức tạp và hoàn vũ," do đó chuẩn bị họ cho tương lai sẽ đòi hỏi một sự hợp tác chân chính giữa tất cả những ai chịu trách nhiệm giáo huấn và đào tạo các vị lãnh đạo tương lai cho thế giới.
 
Trận chiến từ đàng sau
Lữ Giang
16:21 19/05/2011
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho hãng thông tấn Asianews hôm 5.5.2011, Linh mục Rafik Greich, trưởng phòng báo chí kiêm phát ngôn viên của 7 Giáo hội Công giáo tại Ai cập, cho rằng tổ chức "Huynh Đệ Hồi Giáo" (Muslim Brotherhood) còn nguy hiểm hơn cả Osama bin Laden.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết trên thế giới hiện có khoảng 105 tổ chức khủng bố quốc tế, hoạt động trên nhiều lãnh thổ khác nhau, chẳng hạn như Abu Nidal Organization, Algerian Terrorism, al-Jihad, Armed Islamic Group, Black September, Fatah Revolutionary Council, v.v.

Theo tài liệu của FBI, tại Hoa Kỳ hiện nay có khoảng 30 nhóm khủng bố quốc nội đang hoạt động, chẳng hạn như Army of God, Colorado First Light Infantry, Freeman, Ku Klux Klan, Michigan Militia, Texas Militia, v.v.

Trong tất cả các tổ chức nói trên, al-Qaeda được coi là nguy hiểm nhất. Al-Qaeda do Osama bin Laden thành lập khoảng năm 1998 và lãnh đạo lúc ban đầu. Đến nay nhóm này đã mở rộng hoạt động trong khoảng 120 quốc gia trên thế giới. Vậy, tổ chức "Huynh Đệ Hồi Giáo" là tổ chức nào mà được coi là nguy hiểm hơn bin Laden, tức hơn al-Qaeda?

SƠ LƯỢC VỀ HUYNH ĐỆ HỒI GIÁO

Tổ chức "Huynh Đệ Hồi Giáo" (HĐHG) được Hassan al-Banna thành lập từ năm 1928 tại Ai Cập. Chủ trương của nhóm này được xác định như sau:

- Hồi giáo là giải pháp,

- Allah là Chúa của tôi,

- Hồi giáo là cuộc sống của tôi,

- Kinh Qur'an là hướng dẫn của tôi,

- Tiên tri (Muhammad) là mẫu gương của tôi,

- Sunnah (cách sống của người Hồi Giáo) là thực hành của tôi,

- Thánh chiến là tinh thần của tôi...

Đây là một tổ chức hoạt động bí mật, bị cấm hoạt động tại nhiều quốc gia A-rập và Bắc Phi, nên rất khó biết được cơ cấu tổ chức của nhóm này. Lãnh tụ của nhóm này hiện nay là Abdel Monem Abul Fotoh, người đã từng tuyên bố sẽ ra ứng cử Tổng Thống Ai-cập.

Ai-cập là nơi HĐHG có cơ sở lớn nhất. Mặc dầu trước đây nhóm bị Tổng Thống Mubarak cầm hoạt động, nhưng nhóm vẫn có trên một triệu rưởi đoàn viên và hiện đang kiểm soát nhiều bệnh viện, trường học và tổ chức từ thiện, và đã từng chiếm được 88 ghế trong tổng số 454 ghế tại nghị viện.

Nhóm cũng có nhiều tổ chức tại hải ngoại để vận động chính trị và kinh tài cho nhóm, đặc biệt là tại Hoa Kỳ. Trong bài “FBI: Muslim Brotherhood deeply rooted inside U.S.” (FBI: Huynh Đệ Hồi Giáo đã cắm rễ sau bên trong Hoa Kỳ) của nhà phân tích Paul Sperry đăng trên nhiều báo và websites ở Mỹ ngày 21.2.2011, cho biết nhân viên điều tra của Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện và Hạ Viện tại Hoa Hoa Kỳ báo động nhóm hồi giáo cực đoan HĐHG đang đe dọa nền an ninh Hoa Kỳ, nhất là có những hoạt động xuyên qua chính phủ Hoa Kỳ.

Ông John Guandolo, một cựu nhân viên FBI đã từng theo dõi các vụ khủng bố liên quan đến nhóm HĐHG nói: “Hầu hết các tổ chức Hồi Giáo nổi tiếng tại Hoa Kỳ đều đặt dưới sự kiểm soát của nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo”. Các tổ chức hoạt động cho Hồi Giáo thường phủ nhận không dính líu với HDHG ở Mỹ. Nhưng thực tế không phải vậy. Tổ chức này đã quyên góp hàng triệu triệu USD để yểm trợ cho các nhóm dính líu tới khủng bố và chống Mỹ như Hamas, al-Qaeda.

Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã nhận dạng được ít nhứt 61 chi nhánh HĐHG đang hoạt động ở Mỹ, cụ thể và tiêu biểu như Islamic Society of North America, North American Islamic Trust, The Washington-based Council on American-Islamic Relations, Holy Land Foundation for Relief and Development, v.v...

DÙNG GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG

Mục tiêu của nhóm HĐHG lúc nào cũng như đã nói trên, nhưng về chiến luợc và chiến thuật để tiến tới mục tiêu, HĐHG không ôm chặt “Bốn Không” như Tổng Thống Thiệu và làm mất nước, họ luôn tùy cơ ứng biến.

Lúc đầu, nhóm này cũng chủ trương bạo động để đánh đuổi người Tây phương và nền văn minh Thiên Chúa Giáo ra khỏi bán đảo A-rập và các quốc gia Hồi Giáo. Như chúng tôi đã nói, năm 1982, nhóm HĐHG quyết định dùng bạo loạn để cướp chính quyền tại Syria. Tổng Thống Hafez al-Assad đã dùng pháo binh san bằng nhiều phần của thành phố Hama, nơi tập trung của nhóm HĐHG, khiến từ 10.000 tới 25.000 người chết và bị thương. Sau đó, nhóm HĐHG bị cấm hoạt động tại Syria. Tổng Thống Mubarak của Ai-cập cũng cấm nhóm này hoạt động tại Ai-cập.

Nhận thấy rằng khó có thể dùng bạo động để chống lại các quốc gia Tây phương, nhóm này đã thay đổi chiến thuật, quay lại thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”: Đòi hỏi thực hiện dân chủ, bầu cử tự do - một chiêu bài mà Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương thường đưa cao - để tiến tới nắm chính quyền ở các quốc gia Hồi Giáo. Họ tin rằng với các cuộc bầu cử tự do, nhóm họ sẽ thắng.

Biết rõ nhóm HĐHG sẽ nắm chính quyền nếu bầu cử tự do, trong nhiều thập niên qua, Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương đã yểm trợ các nhà độc tài và quân phiệt tại các quốc gia Hồi Giáo, dùng bầu cử mánh mung để nắm chính quyền và khống chế các nhóm Hồi Giáo cực đoan, bảo vệ các quyền lợi của Mỹ, nhất là quyền lợi về dầu lửa. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, khi cuộc chiến tranh dầu lửa xẩy ra giữ Trung Quốc – Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương, một số nhà độc tài ở bán đảo A-rập và Bắc Phi đã tỏ ra không còn “tuyệt đối trung thành” với Hoa Kỳ nữa, nhất là Tổng Thống Mubarak của Ai-cập, Hoa Kỳ và các nước Tây phương đã quyết định dùng “cách mạng hoa lài” để loại các nhà lãnh đạo này đi và thiết lập những chế độ mới. Nhóm HĐHG nhận rõ tình hình và nhập cuộc ngay. FBI cho biết, trong biến cố ở Ai-cập vừa qua, nhiều cán bộ của HĐHG đã góp rất nhiều ý kiến cho Mỹ để dàn xếp cho Tổng Thống Mubarak từ chức. Nhưng nhiều người nghi ngờ sự hợp tác này chỉ là một chiến thuật của nhóm HĐHG, mượn bàn tay Hoa Kỳ lật đỗ Mubarak rồi dùng áp lực đòi thực hiện “tự do dân chủ” để đưa các thành phần của nhóm ra nắm chính quyền.

Hiện nay, tại các nước Libya, Yemen và Syria, nhóm HĐHG đều bị cấm hoạt động, nên nhân cuộc “cách mạng hoa lài”, nhóm này vừa yểm trợ các phong trào đứng lên đòi hỏi tự do dân chủ, vừa ủng hộ Hoa Kỳ và các cuốc gia Tây phương loại bỏ các tổng thống đọc tài lâu năm ở các nuớc này. Họ tin rằng qua các cuộc bầu cử tự do, họ sẽ nắm được chính quyền tại các nước đó.

RỒI SẼ ĐI TỚI ĐÂU?

Trong một bài viết dưới nhan đề “How not to promote democracy in Egypt” (Sao lại không quảng bá dân chủ tại Ai Cập) đăng trên tờ Washington Post ngày 24.2.2011, Thomas Carothers, Phó Chủ Tịch của nhóm nghiên cứu The Carnegie Endowment for International Peace tiết lộ rằng đã từ 10 năm nay một cơ quan có tên là National Democratic Institute (Viện Dân Chủ Quốc Gia), hoạt động bằng tiền chính phủ liên bang, đã ủng hộ việc phát triển các đảng chính trị tại nhiều quốc gia A-rập như Islamic Action Front (Mặt Trận Hồi Giáo Hành Động) tại Jordan, the Party for Justice and Development (Đảng vì Công Lý và Phát Triển) tại Morocco, và Islah tại Yemen, v.v. Việc hỗ trợ này nhằm lôi kéo Hồi Giáo đứng về phía Mỹ.

Ông cho biết mới đây cựu đại sứ Mỹ Martin Indyk đã kêu gọi chính phủ Mỹ vận dụng tiền tài trợ dân chủ để “có thể giúp lực lượng thế tục tuổi trẻ Ai-cập tổ chức cho các cuộc bầu cử sắp tới.”

Thật ra, Hoa Kỳ đã hình thành sẵn tại các quốc gia A-rập những phong trào chính trị với hai mục tiêu: Mục tiêu thứ nhất là để đối kháng với các tổ chức Hồi Giáo cực đoan và mục tiêu thứ hai là để khi cần, dùng các phong trào này để lật đổ những nhà độc tài không chịu đi theo đường lối của Mỹ. Trường hợp của Mubarak và Gaddafi là những thí dụ điển hình.

Ông Carothers lưu ý rằng nếu dân Ai-cập cho phép Huynh Đệ Hồi Giáo tham dự tranh cử Tổng Thống và Quốc Hội sắp tới, một quyết định mà họ sẽ đưa ra từ việc cải cách Hiến Pháp, thì chúng ta [Mỹ] sẽ phải có quyết định rõ ràng là có muốn trợ giúp phát triển đảng phái chính trị Ai-cập hay không. Ông nói: “Hoặc là chúng ta mở chương trình cho tất cả các đảng phái bất bạo động có ghi danh, hoặc là chúng ta tách lìa ra khỏi việc hỗ trợ đảng phái chính trị.”

Vấn đề là khi A-rập tổ chức bầu cử tự do và công bằng và nhóm HĐHG thắng cử, chuyện gì sẽ xẩy ra? Ai-cập sẽ tuyên bố hủy bỏ hiệp ước hoà bình với Israel và luật Sharia sẽ được áp dụng?

Trong cuộc điều trần của Bộ Ngoại Giao về việc lật đỗ Tổng Thống Mubarack, bà Lieana Ros-Lehtien, Chủ tịch tiểu ban đối ngoại Hạ viện Mỹ đã nêu ra nỗi ám ảnh bậc nhất của Mỹ trong lúc này. Bà nói với Thứ trưởng ngoại giao Steinberg:

“Không có chuyện dính dáng đến phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo đâu nhé!”.

Rồi bà hạch hỏi:

“Từ Li-băng cho đến Ai-cập, lập trường của hành pháp về Huynh Đệ Hồi Giáo như thế nào? Sách lược của Mỹ đối với Ai-cập cũng như cho việc hỗ trợ quá trình chuyển tiếp bao gồm các chi tiết dự phòng chuyên biệt ra sao?”.

Khi được biết nhóm HĐHG vẫn hoạt động bất hợp pháp ở Ai Cập và nguy cơ chính trường Ai-cập nay để trống, dễ bị tổ chức này thôn tính, bà Ros-Lehtien lại nói:

“Nếu như mục tiêu chính của Mỹ là ngăn ngừa Huynh đệ Hồi giáo chiếm chính quyền, ấy vậy mà nay họ lại có được cơ sở như thế!”

Còn dân biểu Rep. Howard Berman lưu ý rằng “chúng ta không nói với người Ai-cập rằng chúng ta có thể tham dự vào đời sống chính trị của họ”, tuy nhiên, “công việc của chúng ta là tạo dựng một cái gì khác với Huynh Đệ Hồi Giáo”.

TÌNH TRẠNG ĐANG DIỄN BIẾN

Linh mục Greich cho biết nhiều người hồi giáo đã phải bỏ nước ra đi vì sợ những người hồi giáo cực đoan hiện đang độc quyền chiếm giữ một số đài truyền hình, báo chí và trang mạng Internet ở Ai-cập.

Trong nhiều tháng qua, kể từ khi có “cách mạng hoa lài”, các lãnh tụ hồi giáo không ngừng lên tiếng kêu gọi chống Kitô giáo. Bầu khí khủng bố tâm lý đang tạo ra sợ hãi nơi những người muốn thấy có dân chủ trong đất nước.

Dĩ nhiên, nhóm HĐHG không bao giờ xuất hiện như một tổ chức khủng bố, mà họ dùng những tổ chức ngoại vi để thực hiện những công tác đó, nhất là tổ chức Salafi, còn được gọi là “Wahhabi”. Đây là một tổ chức Hồi Giáo nổi tiếng cực đoan.

Vì luật pháp Ai-cập không cho phép các đảng phái tôn giáo được ra tranh cử, nên tổ chức HĐHG đã thành lập ra 4 đảng chính trị để ra tranh cử vào tháng 9. Bề mặt, các đảng phái này gạt bỏ mọi qui chiếu về Hồi giáo, nhưng đảng nào cũng có một cương lĩnh cực đoan.

Hiện nay chỉ có giới trẻ tham gia cuộc cách mạng tại quảng trường Tahrir là những người có đầu óc "thế tục", tức không muốn biến đất nước thành một quốc gia Hồi Giáo, đặt dưới quyền lãnh đạo của các giáo chủ. Tuy nhiên, sau cuộc “cách mạng hoa lài”, họ đã phân tán thành 16 nhóm khác nhau, nhóm nào cũng muốn thành lập một đảng phái riêng. Cũng có nhiều người trẻ bị tổ chức HĐHG lôi kéo. Do đó phải một thời gian nữa mới biết rõ những hệ lụy tốt hay xấu của cuộc cách mạng vừa qua.

Theo hãng thông tấn Asianews, Huynh Đệ Hồi Giáo sẽ chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử sắp tới.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho hãng thông tấn Asianews ngày 9.5.2011, Linh mục Rafic Greich nói rằng nước này đang bắt đầu đi vào một cuộc nội chiến.

Các cuộc đụng độ ngày 7.5.2011 giữa các tín hữu Chính thống Copte và người Hồi giáo khiến cho 12 người chết và gần 200 người bị thương. Sáng 9.5.2011, quân đội đã đưa hàng ngàn binh sĩ đến thủ đô và các vùng ngọai ô. Để đề phòng các cuộc bạo động, các lực lượng an ninh đã bắt giữ 190 người, Hồi giáo lẫn Kitô giáo, và cho biết sẽ phạt tử hình tất cả những ai gieo rắc hận thù giữa các tôn giáo.

Linh mục Greich cho biết: tình hình rất căng thẳng. Chính phủ do quân đội lãnh đạo quá yếu và sợ các nhóm Hồi Giáo cực đoan như Hồi giáo Salafi là những người đang tạo ra bất ổn và hổn lọan khắp nơi.

Linh mục cũng cho biết thêm Giáo hội Công giáo Copte đang lâm nguy, mặc dù cho tới nay chưa có nhà thờ công giáo nào thuộc giáo hội của họ bị tấn công. Tuy nhiên, liền sau cuộc tấn công vào nhà thờ thánh Mina Imbada ở mạn đông bắc thủ đô Cairo, linh mục Chính thống quản nhiệm giáo xứ đã phải đến tá túc tại nhà thờ Công giáo bên cạnh. Trong những cuộc đụng độ, người Hồi Giáo Salafi đã giết một thiếu niên 16 tuổi, cháu của vị Giám mục địa phương.

Nói tóm lại, các tổ chức đấu tranh Hồi Giáo đang dùng kế sách HAI MẶT GIÁP CÔNG để chống lại Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương, một mặt dùng khủng bố do nhóm al-Qaeda và một số nhóm khác thực hiện, mặt khác dùng chiến lược “diễn biến hoà bình” do nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo đảm trách. Nhóm này dùng ngay chiêu bài của Mỹ là đòi thực thi dân chủ và bầu cử tự do tại các nước Hồi Giáo để chiếm lại chính quyền đang do Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương chi phối. Nhưng nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo nguy hiểm hơn.

Moshe Dann, giáo sư sử học tại The City University of New York, đã nhận định trong bài “The Muslim Brotherhood: Islam's Global Challenge to the West” như sau:

“Huynh Đệ Hồi Giáo là một trong những nhóm Hồi Giáo nguy hiểm nhất trong thế giới ngày nay, không phải chỉ vì nhóm này yểm trợ cho khủng bố – như cung cấp sự ủng hộ về chính trị và tài chánh cho nhóm Hamas thuộc Palestine chẳng hạn – mà là vì nhóm này là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Hồi Giáo và đã đề xướng một lý tưởng khuyến khích chủ nghĩa cực đoan và khủng bố.”

Về hành động, nhóm này luôn thay đổi vị thế, thay đổi phương thức hành động, thay đổi luôn cả những lời tuyên bố cho phù hợp với mỗi tình thế, và đã xuất hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau, thiên biến vạn hóa, nên có thể đến bất cứ nơi đâu.

Cựu Thứ Trưởng Quốc Phòng Richard Perle nói:

“Nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo nắm chính quyền (ở Ai-cập) dù có lãnh tụ Mohamed ElBaradei hay không, có thể có nghĩa là chấm dứt sự hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ với Ai-cập”.

Ngày 17.5.2011



 
Mùa Xuân Ả Rập tàn lụi ở Syria?
Trần Mạnh Trác
21:46 19/05/2011
Thứ Năm hôm nay Tổng Thống Obama đọc một diễn văn quan trọng về Trung Đông và Bắc Phi. Lời văn xuôi chảy lồng với những khẩu hiệu cao cả nên hấp dẫn người nghe. Nhưng hình như, theo một châm ngôn của Tây Phương, thì đó là tiếng sủa mà không cắn (all bark and no bite)

Người ta mong đợi một đột phá về Lybia, nhưng chỉ nghe một lời nói trống rỗng rằng "thời gian đang chống lại" Đại tá Moammar Gadhafi và đến khi mà "ông ta rời bỏ hoặc bị truất phế khỏi quyền lực" thì một nền dân chủ cho Lybia sẽ được thực hiện.

Người ta mong đợi một quyết tâm về Yemen và Bahrain là hai đồng minh quan trọng cũng đang trấn áp phong trào dân chủ thì câu trả lời là, Hoa Kỳ công nhận rằng hai quốc gia này chưa đáp ứng các đòi hỏi nhân quyền.

Với các quốc gia đã lật đổ chế độ độc tài là Tunisia và Ai Câp, người ta mong đợi một sự giúp đỡ kiểu Marshall Plan để tái thiết, thì giải pháp viện trợ chỉ là "tha nợ 1 tỷ cho Ai Cập" và bắt đầu chương trình giúp đỡ cho tòan vùng trị giá 2 tỷ mỹ kim. So sánh thời giá của Mashall Plan là 80 tỷ thì đây là một con số tí hon.

Nhưng thất vọng nhất vẫn là vấn đề Syria.

Với một hồ sơ hàng ngàn người bị giết, hàng ngàn người bị bắt, hàng chục thành phố bị bao vây bỏ đói, không một tổ chức quốc tế hoặc phóng viên được vào nước, Syria đang ở trong một tình trạng còn tồi tệ gấp nhiều lần hơn Lybia.

Đáng lý vị lãnh đạo thế giới Tự Do lúc này phải lên tiếng kêu gọi lật đổ Bashar al-Assad hoặc ít ra gán cho ông ta một nhãn hiệu là "không còn hợp pháp" thì Obama chỉ kêu gọi Assad hãy "hoặc dẫn đầu cuộc thay đổi hoặc sẽ bị đẩy ra rìa"

Có vẻ như Hoa Kỳ không còn có một nước bài nào cho Syria. Trong một ván bài, khi mà mọi con bài đã bị lật tẩy, thì khó mà 'tố' đối phương lắm!

Trong quá khứ Hoa Kỳ đã không có thể lèo lái hướng đi của Ai Cập mặc dù quốc gia này sống nhờ viện trợ Mỹ. Hoa Kỳ đã không biết phải làm gì trước những biến động xoay vần trong quá khứ, cũng không đưa ra một định hướng nào và lực lượng quân đội là lực lượng duy nhất có thể tin cậy thì Mỹ không muốn ủng hộ vì mặc cảm Việt Nam... Cuộc nổi dậy Dân Chủ đang dần dần bị 'cướp đi' bởi những thành phần Hồi Giáo quá khích.

Bahrain là tổng hành dinh của lực lượng Mỹ trong vùng, cho nên Mỹ phải nhắm mắt làm ngơ trước những trấn áp nhân quyền đẫm máu, thận chí còn để cho lính đánh thuê Saudi Arabia tràn vào đánh hôi.

Cuộc chiến Lybia không ngã ngũ, Mỹ thóai lui vội vàng để mặc cho đống minh Châu Âu tự lo liệu lấy.

Có vẻ như Mỹ chỉ biết hô hào và khoanh tay đứng ngòai. Sủa mà không cắn (All Bark and no bite.)

Cho nên khi Nga tỏ vẻ không hứng thú lắm về việc trừng trị Syria thì Mỹ cũng 'thụt lùi'. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm thứ sáu cảnh báo chống lại sự can thiệp của nước ngoài và kêu gọi phe đối lập Syria không nên tìm kiếm một sự lặp lại của "kịch bản Libya".

Nghĩa là sẽ không có một bản án từ Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nữa. Sẽ không có can thiệp từ các nước tây Phương.

Nhưng nghĩ cho cùng, thà như vậy thì có tốt hơn chăng?

Nhũng ngày gần đây nhiều vị lãnh đạo tôn giáo đã lên tiếng kêu gọi Phương Tây hãy ngưng ủng hộ những cuộc nổi dậy ở Syria.

Đức Thượng Phụ Gregorios III, giáo chủ của 1.6 triệu người Công Giáo hệ phái Melkite ở Syria nói thẳng thắn rằng :"Những quốc gia Ả Rập của chúng tôi không sẵn sàng để làm cách mạng, và cũng không sẵn sàng cho một nền dân chủ kiểu Tây Phương, tôi kêu gọi Tây Phương đừng thúc đẩy một cách vô điều kiện các cuộc cách mạng đây đó trong thế giới Ả Rập."

Ngài cho biết "những yếu tố xã hội, tôn giáo, và nhân số" có thể bị đảo lộn và thương tổn nếu chế độ bị lật đổ thay vì được thay đổi. Ngài kêu gọi "Cải cách, chứ không phải cách mạng."

Ngài chỉ trích những cuộc đàn áp của chính quyền là "những sự cố bi thảm" nhưng không ủng hộ việc lật đổ chế độ, sợ rằng một tình trạng giống như Irak sẽ xẩy đến cho những người Kitô hữu ở đây.

Do Thái, nước đã từng giao tranh với Syria nhiều lần, cũng không muốn thấy chế độ Assad bị lật đổ, lý do Syria là một người hàng xóm ổn định.

Mặc dù Syria chống Do Thái và là một trở ngại cho nhiều cuộc thương thảo hòa bình của Do Thái, nhưng Syria đồng thời cũng là một thế lực duy trì sự ổn định trong vùng mà nếu mất đi thì sự thăng bằng sẽ nhường chỗ cho một thế lực thù địch Hồi Giáo quá khích.

Dân biểu Ayoub Kara, giáo phái Druze, của đảng cầm quyền Likud tuyên bố:" Tôi thà phải đương đầu với cái quá khích chính trị của Assad thì hơn là với một quá khích tôn giáo bên kia biên giới."

Hai kịch bản có thể xảy ra nếu Assad bị lật đổ.

Iran có thể tăng cường ảnh hưởng của nhóm Hezbollah thành mạnh hơn.

Trong trường hợp thứ hai, nếu Iran thất bại thì những nhóm Sunni sẽ thay thế nhóm Alawite và phát huy phong trào "Huynh Đệ Hồi Giáo".

Dù đó là quá khích theo Iran hoặc là quá khích kiểu "Huynh Đệ Hồi Giáo" thì cũng tồi tệ như nhau.

Cho nên cựu Thủ Tướng Do Thái là Ariel Sharon đã kêu lên khi một dân biểu tỏ vẻ vui mừng trước viễn tượng Assad ra đi. Ông nói :"Bộ anh điên à? Cái tốt nhất hiện nay là để cho Bashar Assad tranh đấu cho sự sống còn của ông ta."

Và nó càng kéo dài thì càng tốt cho Do Thái miễn là Assad đừng lâm nguy quá vì ông ta có thể gây chiến ở biên giới để đánh lạc hướng dư luận.

Nói một cách khác, Do Thái và Thế Giới sẽ khoanh tay đứng nhìn một kịch bản tàn sát tái diễn. Năm 1982 xe tăng đã được huy động để đàn áp cuộc nổi dậy của nhóm Hồi giáo Huynh Đệ tại thành phố Hama. 20.000 sinh mạng đã mất.

Cuộc nổi dậy Mùa Xuân của người Ả Rập chấm dứt ở đây?
 
Top Stories
Pope: ''Educating young people in justice and peace'', theme for 2012 World Day of Peace
Asia News
08:06 19/05/2011
The theme chosen by Benedict XVI, underscores the need to listen to and enhance role of young people. The task of politicians to imbue institutions, laws and living environments with transcendent humanism which offers new generations opportunities for self-fulfilment and urges them to work to build a civilization of love.

Vatican City (AsiaNews) – “Educating young people in justice and peace," is the theme chosen by Benedict XVI for the 45th World Day of Peace, which will be celebrated on 1 January 2012.

A Vatican statement says the theme, "engages an urgent need in the world today: to listen to and enhance the important role of new generations in the realization of the common good, and in the affirmation of a just and peaceful social order where fundamental human rights can be fully expressed and realized".

It is, therefore, the note continues, a duty incumbent upon the present generation to prepare future ones, and creating for them the conditions that will allow these future generations to express freely and responsibly the urgency for a “new world.” The Church welcomes young people and sees them as the sign of an ever promising springtime, and holds out Jesus to them as the model of love who “makes all things new” (Ap. 21,5).

Public leaders are called to work for the creation of institutions, laws and environments of life that are permeated by a transcendent humanism that offers new generations opportunities to fully realize themselves (e.g. decent job, education etc.) and to build a civilization of fraternal love directed toward a more profound awareness of truth, freedom, of love and of justice for all persons.This, then, is the prophetic dimension of the theme chosen by the Holy Father in the path of the “pedagogy of peace” indicated by John Paul II in 1985 (“Peace and Youth Go Forward Together”), in 1979 («To Reach Peace, Teach Peace”), and in 2004 (“An Ever Timely Commitment: Teaching Peace”).

Young people will be concerned for justice and peace in a globalized and complex world. This requires a new "educational alliance" of all the responsible parties. The issue promises to be a valuable step proposed by the Magisterium of Benedict XVI in the Messages for the World Day of Peace, which began under the banner of truth (2006: "In Truth, Peace"), continued with reflections on the dignity of man (2007 "The Human Person, Heart of Peace '), the human family (2008:" The Human Family: Community of Peace "), poverty (2009:" Fight poverty, build peace), on the protection of creation (2010: "If you cultivate peace, protect creation") and on religious freedom (2011: "Freedom of religion: The Way to Peace"), and now turns to the minds and hearts of young buttons: "Educating young people to justice and peace. "

Young persons must labour for justice and peace in a complex and globalized world. It is therefore necessary to establish a new “pedagogical alliance” among all those responsible for the education and formation of young people. The theme indicates an important area of concern in the teaching of Benedict XVI in his Messages for the Celebration of the World Day of Peace, beginning with the need for the truth (2006: “In Truth, Peace”), followed with the reflections on human dignity (2007: “The Human Person, the Heart of Peace”), on the human family (2008: “The Human Family, a Community of Peace”), on poverty (2009: “Fighting Poverty to Build Peace”), on the care for creation (2010: “If You Want to Cultivate Peace, Protect Creation”), on religious freedom (2011: “Religious Freedom, the Path to Peace”), and now talking to the minds and beating hearts of young people: “Educating Young People in Justice and Peace.”

(Source: http://www.asianews.it/news-en/Pope:-Educating-young-people-in-justice-and-peace,-theme-for-2012-World-Day-of-Peace-21605.html)
 
China says hopes Vatican can see ''reality'' of religious freedom
Ben Blanchard & Sabrina Mao
08:10 19/05/2011
BEIJING (Reuters) - China's Foreign Ministry said on Thursday it hoped the Vatican could acknowledge the reality of religious freedom in the country, after the pope said Beijing was putting pressure on the faithful who want to remain loyal to the Vatican.

"We hope the Vatican can squarely face the reality of religious freedom in China and the continuous development of Chinese Catholics, and take concrete actions to create conditions for developing Sino-Vatican ties," ministry spokeswoman Jiang Yu told a regular news briefing.


Pilgrims gather to take part in a beatification mass for the late Pope John Paul II at St. Peter's Square in Vatican May 1, 2011. (REUTERS/Kacper Pempel)

Pope Benedict called on Wednesday for all Catholics to pray for the faithful in China, who are not allowed to recognise the pope's authority but forced to be members of a state-backed Church.

The pope has previously denounced restrictions on religious freedom in China and encouraged Catholics there to persevere.

China says it protects religious freedom, but does not recognise the authority of the pope and refuses to establish formal relations with the Vatican until the Holy See -- the Church's governing body -- severs ties with Taiwan, which China considers a renegade province.

China's 8 to 12 million Catholics are divided between the state-sanctioned church that names bishops without the Vatican's approval and an underground church wary of government ties.

China forced several bishops and priests loyal to the pope to attend a meeting of the state-backed church last year, rankling the Vatican.

Last November, the Vatican condemned the ordination without papal permission of a Chinese bishop, calling it a "painful wound" hampering dialogue between the Holy See and Beijing.

(Source: http://thestar.com.my/news/story.asp?file=/2011/5/19/worldupdates/2011-05-19T155219Z_01_NOOTR_RTRMDNC_0_-571257-1&sec=Worldupdatesv, Reporting by Ben Blanchard & Sabrina Mao, editing by Miral Fahmy)
 
Java-Ouest: des islamistes perturbent des réunions de chrétiens
Eglises d'Asie
09:05 19/05/2011
Java-Ouest : des islamistes perturbent des réunions de chrétiens [ Bulletin EDA n° ]

Le 16 mai dernier, une vingtaine d’islamistes ont perturbé le déroulement de réunions organisées par des chrétiens au motif que ces réunions n’avaient pas été autorisées par la police. Des responsables chrétiens et des militants des droits de l’homme dénoncent l’inaction des autorités face à de tels agissements et appellent le pouvoir indonésien à faire respecter la liberté religieuse, garantie par la Constitution.

Les incidents se sont produits à Cirebon, ville portuaire de la province de Java-Ouest où la communauté sino-indonésienne est assez fortement implantée. La présence dans cette ville de communautés chrétiennes, protestantes et catholiques, est relativement importante et celles-ci ont coutume d’organiser, dans les semaines qui suivent Pâques, des offices qui, sans être à proprement parler religieux, visent à renforcer les liens entre les membres de la communauté et à éduquer les croyants, notamment les enfants, dans la foi. Pour cela, le plus souvent, des salles de réunion sont louées dans des hôtels, les locaux habituels des paroisses étant trop exigus.

Le 16 mai, environ 6 000 protestants avaient investi l’Apita Hotel à Cirebon pour une réunion et des catholiques s’étaient rassemblés dans un autre hôtel de la ville, le Gratia Palace. Selon les informations disponibles, quelques dizaines de militants du GAPAS (Mouvement contre les conversions et les sectes) ont fait irruption en affirmant que ces rassemblements étaient illégaux car ils n’avaient pas été autorisés par la police. Ils ont effrayé les participants, notamment les enfants, tandis que les responsables chrétiens tenaient tête aux islamistes en leur répondant que la police avait donné les autorisations nécessaires. L’incident s’est terminé sans faire de blessés.

Le 18 mai à Djakarta, le P. Antonius Benny Susetyo, secrétaire exécutif de la Commission pour les affaires œcuméniques et interreligieuses de la Conférence des évêques catholiques d’Indonésie, a réagi à l’incident, en condamnant « une action contraire à la Constitution indonésienne ». La loi fondamentale de 1945 garantie la liberté religieuse ainsi que le droit pour les organisations religieuses à organiser les activités qu’elles estiment nécessaires, a-t-il continué, interpellant les autorités publiques : « C’est un problème qui est du ressort de l’Etat, mais nos dirigeants manquent à leur devoir de faire respecter la Constitution. »

Du côté des organisations de défense des droits de l’homme, l’Institut Setara pour la paix et la démocratie a dénoncé l’inaction de la police face aux agissements des groupes extrémistes musulmans. Le GAPAS est coutumier du fait, a dénoncé Hendardi, directeur de l’institut, rappelant que le groupe s’était fait connaître par le passé par ses attaques contre des chrétiens et des ahmadis (1). En s’en prenant à des minorités religieuses, ce groupe représente une menace pour l’harmonie interconfessionnelle en Indonésie et le fait que la police ne veuille pas intervenir contre ses militants affaiblit considérablement la capacité des autorités civiles à faire respecter la loi. Selon Hendardi, la multiplication de telles actions et le fait qu’elles demeurent impunies renforcent l’intolérance et affaiblissent l’Etat.

En février dernier, après que des attaques eurent pris pour cibles des communautés ahmadis et chrétiennes, le président de la République, Susilo Bambang Yudhoyono, s’était déclaré choqué par la gravité des faits et avait appelé à la défense de la liberté religieuse dans le pays. Au sein de la société civile, des personnalités avaient dénoncé une parole présidentielle creuse car dénuée d’effets concrets (2).

Notes

(1) Issus de la religion musulmane, les ahmadis sont considérés comme hérétiques par le courant majoritaire de l’islam. Ils sont victimes d’attaques croissantes des extrémistes et confrontés à la fermeture forcée de leurs lieux de culte. Voir EDA 424, 425, 430, 531, 537, 545, 548, 550

(2) Voir EDA 545
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất thăm giáo họ Việt Hải, giáo xứ Bảo Yên
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
06:31 19/05/2011
Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất thăm giáo họ Việt Hải, giáo xứ Bảo Yên

Ngày 18–05–2011, Đức cha Gioan Maria Vũ Tất đến thăm giáo họ Việt Hải, giáo xứ Bảo Yên thuộc tỉnh Lào Cai. Cùng đi với Đức cha có cha Phaolô Nguyễn Quốc Anh, quản lý Giáo phận, cha Giuse Nguyễn Thiết Thắng, dòng Biển Đức, Hoa Kỳ. Được biết, đoạn đường từ Tòa Giám Mục Sơn Tây tới giáo họ Việt Hải Đức cha phải mất 4 tiếng 30 phút đi bằng xe hơi.

Đón Đức cha, có linh mục Giuse Nguyễn Văn Thành, phụ trách giáo xứ Bảo Yên; cha Giuse Nguyễn Văn Cường, phó xứ Lào Cai, Hội đồng giáo xứ Bảo Yên và Ban hành giáo họ giáo Việt Hải.

Giáo họ Việt Hải nói riêng và giáo xứ Bảo Yên nói chung đã được Đức cha hướng dẫn và chăm lo với tư cách là linh mục quản xứ từ năm 1998 -2003. Vì thế, hôm nay tới thăm giáo họ Việt Hải, có khác gì Đức cha về thăm chốn xứ đầy kỉ niệm. Cũng như giáo họ Việt Hải, hôm nay đón Đức cha, có khác gì đón người cha, người thân và ân nhân của mình nhưng với cương vị cao hơn, chủ chăn đúng nghĩa.

Sau những lời chào hỏi, Đức cha tới viếng Thánh Thể để tạ ơn Chúa vì những ơn lành Chúa ban. Ngài đi xem mảnh đất mà lâu nay ngài đã có ý định xây dựng nhưng chưa thực hiện được. Hôm nay, tình thế đã đổi thay. Kế hoạch của ngài vẫn đang được hiện thực từng ngày.

Đúng 11g15, Đức cha, quí cha dùng bữa cơm thân mật với giáo họ. Tiếng cười, tiếng nói được cất lên xen lẫn tiếng cụng của những chén rượu, những cốc bia sao mà vui, mà ấm cúng đến vậy. Bầu khí thân mật như một gia đình. Nhìn trên mâm cơm, Đức cha thấy những món mà cách đây hơn 10 năm vẫn thường dùng, chắc ngài vui lắm!

Đúng 13g30 Đức cha chủ tế Thánh lễ. Cùng đồng tế với Đức cha có quí cha trong đoàn và linh mục quản xứ và phó xứ Lào Cai. Ngay đầu Thánh lễ, Đức cha nói lên sự phát triển về mọi phương diện của giáo xứ nói chung và giáo họ Việt Hải nói riêng so với hơn 10 năm trước. Nhìn thấy đông đảo các em nhỏ đi tham dự Thánh lễ nói lên sức sống và tương của giáo họ.

Cha Giuse Nguyễn Thiết Thắng chia sẻ trong Thánh lễ về cách thức sống đạo sao cho phù hợp với tình hình cụ thể. Ngài đưa ra rất nhiều những thí dụ để minh chứng về điều đó. Ngài nói: “Ngày nay nhiều người chỉ giữ đạo mà không sống đạo. Tức là, chỉ lo giữ điều luật của Chúa cho khỏi phạm tội và được lên thiên đàng mà thôi chứ không lo sống đạo, không lo giới thiệu Chúa cho người khác. Ngày nào chúng ta không giới thiệu Chúa cho người khác chúng ta sẽ chỉ giữ đạo mà không sống đạo. Sống đạo thì quan trọng hơn là giữ đạo”.

Thánh lễ kết thúc trong niềm hân hoan khôn tả. Cha con chia tay nhau mà lòng thấy xao xuyến. Nhiều người đã nói: “Cha ơi, cha ở lại với chúng con thêm chút nữa”! Người khác lại nói: “Cha ơi, cha thường xuyên đến với chúng con cha nhé”! Còn Đức cha vẫn với nụ cười quen thuộc trên môi và chắc ngài sẽ nhủ thầm rằng cha muốn ở lại với ông bà anh chị em nhưng giờ đây cha phải về vì nhiều công việc khác nữa.

Dời giáo họ Việt Hải, giáo xứ Bảo Yên, Đức cha về giáo xứ Yên Bái, thành phố Yên Bái vì đã hẹn một đôi hôn phối xin tha ngăn trở khác đạo và tiếp tục thăm viếng mục vụ trong cương vị mục tử tại giáo xứ này.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Con Đường Áo Trắng
Nguyễn Ngọc Liên
21:44 19/05/2011
CON ĐƯỜNG ÁO TRẮNG
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Phố bỗng ngập tràn áo trắng bay
Trắng ôm ngà ngọc, phủ gót hài
Mềm mại, dịu dàng vương cánh áo
Mảnh mai, duyên dáng đậu bờ vai....
(Trích thơ của Hoàng Sa)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền