Ngày 18-05-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Giải thích Tin Mừng Chúa Nhật: Ba Ngôi là trường dạy những mối tương quan.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
03:47 18/05/2008
ROME (Zenit.org).- Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin, là vị giảng Phủ Giáo Hoàng, đã giải thích những bài đọc Thánh Lễ Chúa Nhật. Tại sao người Kitô Hữu tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi? Chẳng phải đã khó mà tin rằng Thiên Chúa hiện hữu mà không cần thêm điều bí ẩn về ThiênChúa là “một và ba?”

Có một số người ngày nay sẽ không cảm thấy khó chịu nếu chúng ta bỏ qua Ba Ngôi. Vì một sự, họ sẽ nói, là nó sẽ giúp việc đối thoại với những người Do thái và Hồi giáo, những kẻ tuyên xưng dức tin trong một Thiên Chuá thật sự là một.

Câu giải đáp là những Kitô hữu tin Thiên Chúa Ba Ngôi bởi vì họ tin Thiên Chúa là tình yêu! Nếu Thiên Chúa là tình yêu, thì Người phải thương ai đó. Không có chuyện yêu thương cái không không, một tình yêu không hướng tới ai. Nên chúng ta hỏi: Ai là kẻ Chúa thương đến nỗi Người được định nghĩa là tình yêu?

Câu trả lời thứ nhất có thể là Chúa yêu chúng ta! Nhưng loài người chỉ mới hiện hữu từ vài triệu năm. Chúa đã yêu ai trước đó? Thiên Chúa không thể mới bắt đầu yêu tại một thời điểm nào đó bởi vì Thiên Chúa không thể thay đổi.

Câu trả lời khác có thể là trước khi Người yêu chúng ta, Người đã yêu vũ trụ. Nhưng vũ trụ chỉ mới hiện hữu vài tỷ năm. Chúa yêu ai trước vũ trụ hầu Người được định nghĩa là tình yêu? Chúng ta không thể nói Chúa yêu chính mình bởi vì sự yêu mình không phải là tình yêu, nhưng đó là tính kích kỷ, hay là, như các nhà tâm lý học nói, tình tự yêu mình.

Mặc khải Kitô Giáo trả lời câu hỏi này ra sao? Thiên Chúa là tình yêu tự bản thể, trước thời gian, bởi vì từ đời đời trong Thiên Chúa có người Con, Ngôi Lời, Đấng Thiên Chúa yêu từ một tình yêu vô cùng đó là Chúa Thánh Thần.

Trong tất cả tình yêu luôn luôn có ba thực tại hay chủ thể: một lẻ yêu, một kẻ được yêu và tình yêu liên kết họ. Nơi nào Thiên Chúa được hiểu là quyền năng tuyệt đối, thì không cần ở đó phải có hơn một người, vì quyền năng có thể được thực thi hoàn toàn tốt bởi một người; nhưng nếu Thiên Chúa được hiểu là tình yêu tuyệt đối, thì không thể xảy ra cách này.

Thần học đã sử dụng từ “bản tánh” hay là “bản chất” để chỉ sự duy nhất trong Thiên Chúa và sử dụng từ “ngôi” để chỉ một sự phân biệt. Vì lẽ này chúng ta nói rằng Thiên Chúa chúng ta là một Thiên Chúa trong ba ngôi. Giáo Lý Kitô Giáo về Ba Ngôi không phải là một sự thoái lui, một thỏa hiệp giữa thuyết độc thần và thuyết đa thần. Ngược lại, đó là một bước tiến cho trí tuệ con người chỉ có thể đổi hướng bởi Thiên Chúa.

Sự chiêm ngắm Ba Ngôi có thể có một ảnh hưởng quan trọng trong sự sống con người. Sự sống của Ba Ngôi là một mầu nhiệm tương quan. Những ngôi Thiên Chúa được định nghĩa trong thần học là “những tương quan vẫn tồn tại.” Điều này có nghĩa là các ngôi Thiên Chúa không “có” những tương quan, nhưng đúng hơn “là’ những tương quan—của con với cha, của vợ với chồng, v.v.—nhưng chúng ta không được tạo thành bởi những tương quan này; chúng ta cũng hiện hữu bên ngoài và không có tương quan. Không phải như vậy với Cha, Con và Thánh Thần.

Chúng ta biết rằng hạnh phúc và không hạnh phúc trên mặt đất này tùy thuộc phần lớn trên phẩm chất những tương quan chúng ta. Ba Ngôi mặc khải bí quyết cho những tương quan tốt. Tình yêu, trong những hình thức khác nhau của nó, là điều làm cho những tương quan nên tốt, tự do và thỏa mãn. Ở đây chúng ta thấy điều quan trọng là Thiện Chúa được thấy chủ yếu là tình yêu và không như quyền năng: tình yêu cho, quyền năng thống trị.

Điều đầu độc một tương quan là ý muốn thống trị người khác, chiếm hữu hay lợi dụng người đó thay vì đón tiếp và hiến mình cho họ.

Nên nói thêm là Thiên Chúa người Kitô hữu là một và ba! Do đó, đây cũng là lễ kính sự duy nhất của Thiên Chúa, không hẳn Thiên Chúa như Ba Ngôi. Chúng ta người Kitô hữu tin “một Thiên Chúa,” nhưng sự duy nhất mà chúng ta tin là sự duy nhất về bản tính chớ không về con số. Sự duy nhất về bản tính giống sự duy nhất gia đình hơn sự duy nhất cá nhân, giống sự duy nhất tế bào hơn là sự duy nhất nguyên tử.

Bài đọc thứ nhất trình bày cho chúng ta Thiên Chúa kinh thánh như là “ giàu lòng thương xót và nhân từ, chậm bất bình và giàu tình thương.” Đó là nét chính mà Thiên Chúa Kinh Thánh, Thiên Chúa của Hồi Giáo và Thiên Chúa (hay đúng hơn tôn giáo) của Phật Giáo có chung, và điều này dự phòng nền tảng tốt nhất cho sự đối thoại và hợp tác giữa các tôn giáo lớn.

Tất cả sura kinh Quran bắt đầu với lời cầu xin: “Nhân danh Thiên Chúa, Đấng Thương Xót, Đấng đầy lòng trắc ẩn. “ Trong Phật Giáo, tôn giáo không biết một Thiên Chúa cá thể, sáng tạo, nền tảng là nhân loại học và vũ trụ: con người phải có lòng từ bi do sự liên đới và trách nhiệm ràng buộc họ với tất cả mọi sự sống động.

Những thánh chiến đã qua và sự khủng bố tôn giáo ngày nay là một sự phản bội chớ không phải là một sự biện hộ cho đức tin người ta. Làm sao người ta có thể giết người nhân danh Thiên Chúa mà người ta vẫn công bố là “Đấng Thương Xót” và “đầy lòng Trắc Ẩn”.

Đó là nhiệm vụ khẩn cấp nhất của sự đối thoại liên tôn giáo mà những tín đồ mọi tôn giáo phải theo đuổi vì hoà bình và vì lợi ích của nhân loại.
 
Giải thích phụng vụ: Những triều thiên tháng Hoa cho Đức Mẹ Maria
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
04:41 18/05/2008
Và nói thêm về thức ăn trong phòng Thánh.

ROME (Zenit.org).- Giải đáp của Cha Đạo Binh Chúa Kitô, Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.

Trong phần sau quyển “Những nghi Thức Giáo Hội Công Giáo” có một Nghi Lễ Đội Triều Thiên cho Đức Maria Chí Thánh. Quan tâm của con liên hệ với việc tổ chức môt việc đội triều thiên tháng 5 cho Mẹ Chí Thánh. Trong phần dẫn nhập của nghi lễ này (Số 8) có nói tới giám mục hay một linh mục do giám mục ủy quyền, như là thừa tác viên. Nghi lễ này có thể được sử dụng cho việc đội triều thiên được lập lại hằng năm chăng? Nghi lễ này có thể được sử dụng bởi một nhóm giáo dân muốn tôn vinh Mẹ Chí Thánh với một sự đội triều thiên cho Mẹ Maria chăng? Có một nghi lễ riêng (cả một nghi lễ bán chính thức) cho những việc dội mũ triều thiêng tháng 5 chăng? --M.S., Cleveland Ohio.

Hiện giờ, chúng ta đang nói về hai sự khác nhau. Nghi lễ đội triều thiên gặp được trong những nghi thức này là nghi lễ đặt một triều thiên quí giá bằng vàng hay bằng bạc trên ảnh đáng kính cách riêng của Đức Mẹ. Hiển nhiên điều này được thực hiện chỉ một lần hay là ít ra rất hoạ hiếm.

Nếu ảnh đặt trong một đền thánh giáo phận, lúc đó nghi lễ được thực hiện bởi giám mục hay là kẻ được ngài ủy quyền, hoặc là một gíam mục khác hay là một linh mục như linh mục giám đốc đền Đức Maria.

Một số ảnh có tiếng quốc gia hay quốc tế thỉnh thoảng được đội triều thiên nhân danh đức Giáo Hoàng như là một dấu chỉ tôn kính đặc biệt. Trong trường hợp này Đức Thánh Cha ra một sắc chỉ đặc biệt ban bố những chỉ thị liên quan đến phương thức đội triều thiên.

Việc đội triều thiên tháng 5 là một hành vi sốt sắng bình dân tôn vinh Mẹ Chí Thánh chúng ta được lập lại mỗi năm. Như tên chỉ rõ, thường điều này thực hiện trong tháng 5, nhưng trong một vài xứ, cách riêng tại Nam Bán Cẫu, điều này được thực hiện trong những tháng khác nhau, nhất là trong tháng !!.

Tập quán đội triều thiên tháng 5 mất sự ủng hộ tại nhiều nơi trong những năm 197os và ‘80s. Mới đây tập quán này được tái lập với việc chầu Thánh Thể, kinh mân côi, và nhiều việc thực hành Công Giáo truyền thống giúp nuôi dưỡng đức tin và lòng sốt sắng các tín hữu.

Có số lượng lớn uyển chuyển liên quan nghi lễ này, và nghi lễ này có thể áp dụng cho nhiều hoàn cảnh và tình huống khác nhau tùy thuộc việc đội triều thiên thực thi trong một gáo xứ, một trường học hay lớp học, và có khi trong gia đình.

Nếu tượng Đức Maria phải đội triều thiên mà không sẵn trong một nơi ấn định, thì một ảnh có thể đặt lên trong một cột chống thích hợp.

Khu vực có thể đã được trang trí với hoa, nhưng những kẻ tham gia trong việc đội triều thiên cũng có thể đi kiệu tới ảnh tay cầm bông hoa và hát những thánh ca thích hợp Marian trước luc đặt những bó hoa dưới chân Mẹ Maria.

Nghi lễ có thể bao hàm những thánh thi, những kinh nguyện, và có thể là một hành vi hiến thánh cho Mẹ Chúng ta.

Điểm cao nhất của cử hành là lúc một trong những người hiện diện đặt một triều thiên hoa trên đầu Đức Maria kèm theo một thánh thi truyền thống hát ca Đức Mẹ Chí Thánh.

Sau việc đội triều thiên, người hướng dẫn biến cố kết thúc với một tôn kính thích hợp. Nếu là một linh mục hay phó tế, thì có thể ban một phép lành.

Về sự hài hoà phải hiện hữu giữa những đòi hỏi phụng vụ và sự cử hành tháng 5, cuốn Kim Chỉ Nam của Toà Thánh về lòng Sốt sắng Bình Dân nói như sau trong Số 191:

“Trong nhiều trường hợp, sự giải quyết những vấn đề này xem ra nằm trong sự điều hoà nội dung ‘những tháng Marian’ với mùa đồng thời của Năm phụng vụ. Ví dụ, vì tháng 5 tương ứng rộng rải với 50 ngày mùa Phục Sinh, những việc đạo đức thực thi lúc này có thể đề cao sự tham gia của Đức Mẹ trong mầu nhiệm Phục Sinh (x. Gioan 19, 25-27), và biến cố Hiện Xuống (x. Cv 1,14) mà Giáo Hội bắt đâu với: Những cuộc hành trình của Đức Me với Giáo Hội đã chia sẻ trong sự mới lạ Phục Sinh, dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần. 50 ngày cũng là thời gian để cử hành các bí tích gia nhập kitô Giáo và sự khai tâm các mầu nhiệm. Những việc đạo đức liên kết với tháng 5 có thể đề cao dễ dàng vai trò trần thế do Nữ Vương Thiên Đàng đóng, ở đây và bây giờ trong sự cử hành các Bí Tích Rửa tội, Thêm Sức và Thánh Thể.”

* * *

Càfé và thức ăn trong phòng Thánh

Sau bài của chúng tôi về Thức ăn trong phòng thánh, một câu hỏi khác xảy ra liên hệ với việc giữ chay Rước Lễ;

Một đọc giả tại Roma đã viết: “Con đã sửng sốt thật với số người con thấy ngồi tại những quán càfé uống càfé trước Thánh Lễ. Rồi họ Rước Lê trước giờ buộc phải giữ chay. Điều này xem ra là một việc thường, trên khắp thế giới, nhưng con ý thức đặc biệt về điều này ở đây tại Roma. Tuy nhiên, những kẻ làm vậy không hẵn là người Roma. Họ thường là những khách du lịch đến từ các xứ khác, nên có lẽ họ cũng làm như vậy tại nhà. Con nghĩ người ta có thể chỉ uống nước trong giờ trước khi Rước Lễ. Tại sao có rất nhiều người uống càfé, nước trà, soda v.v., không đếm xỉa gì tới sự giữ chay? Con cũng thấy người ta ăn trước Thánh Lễ, và sau đó Rước Lễ trong giờ. Có thay đổi gì trong những luật giữ chay, không?”

Do đó phải giữ chay một giờ trước khi Rước lễ. Không phải là một giờ trước Thánh Lễ. Do đó không có sự khó khăn nào trong sự có cái gì ăn trước một sự cử hành long trọng, như thường là trường hợp đói với những khách hành hương tại Roma, trong đó ít nhất một giờ sẽ qua trước lúc Rước Lễ bắt đầu.
 
Vợ Chồng Tùng Phục Nhau và Tự Hiến Cho Nhau Nhìn trong Ánh Sáng Mầu Nhiệm Tam Vị
Nguyễn Kim Ngân
10:40 18/05/2008
Vợ Chồng Tùng Phục Nhau và Tự Hiến Cho Nhau Nhìn trong Ánh Sáng Mầu Nhiệm Tam Vị

Dẫn Nhập

Cô cháu gái nói với tôi nhân lúc sửa soạn bài đọc lễ cưới: “Cậu chọn bài đọc nào cũng được, nhưng nhớ đừng lấy cái bài có câu Thánh Phaolô bảo rằng ‘Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Thiên Chúa.’” Tôi hỏi: “Tại sao vậy?” “Cậu không thấy như vậy là tiếp tay cho lối sống ‘chồng chúa, vợ tôi’ sao? Thời giải phóng phụ nữ mà ăn nói kiểu ấy thì làm sao nghe được?” Tôi chống chế theo kiểu con nhà có đạo gốc: “Tại cháu chưa hiểu đó thôi, đến như Chúa Giêsu mà cũng còn phục tùng Chúa Cha nữa cơ mà.”

Bẵng đi một thời gian, tình cờ đọc được bài viết của John S. Grabowski Ph.D., giáo sư thần học tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ (CUA) mang tựa đề ‘Mutual Submission and Trinitarian Self-Giving’ tôi mới thấy rõ được câu trả lời chính xác cho thắc mắc của cô cháu gái, và có lẽ cũng là của nhiều người có quan điểm tương tự.

Mừng Chúa Lên Trời, đón Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cử hành lễ Chúa Ba Ngôi, tôn thờ tình thương của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể, hân hoan mừng ngày Hiền Mẫu, tất cả đều xuất hiện trong tháng Năm năm nay, cũng là tháng Hoa Mẹ. Một trùng phùng tuyệt vời hiếm hoi và khôn tả. Tất cả đều minh họa cho tình yêu tự hiến, dù đó là tình thương muôn thuở nơi Chúa Cha, hay là tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con, biểu hiện nơi Chúa Thánh Thần, hoặc là tình yêu tột cùng cho đến chết trên thập tự của Chúa Con, hay tình yêu vâng phục của người Nữ Tỳ trung trinh hoặc tình thương hy sinh của người mẹ trần thế lúc nào cũng tần tảo lo lắng cho chồng, cho con.

Với thánh chức lãnh nhận sáng nay tại Nhà Thờ Chánh Tòa San Jose, dưới sự đặt tay của ĐGM Patrick McGrath, Tân Phó Tế (TPT) Giuse Hồ Quang Nhựt đã chính thức gia nhập hàng ngũ thiểu số tuyển chọn là được “lãnh đủ” các Phép Bí Tích, xin nồng nhiệt chúc mừng và cầu mong TPT ngày càng hết mình tự hiến để phục vụ Giáo Hội.


Tóm tắt

Theo Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tương quan vợ chồng với đặc điểm “tùng phục nhau vì lòng kính sợ Đức Kitô” (Eph 5:21) là một bước khai triển dòng tín lý Công giáo về hôn nhân dựa trên quan điểm ngôi vị hiểu theo mầu nhiệm Tam Vị, tức mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.

Quan niệm tối quan trọng này, tức là cách hành xử quyền uy giữa vợ chồng trong hôn nhân qua việc tùng phục lẫn nhau vì lòng kính sợ Đức Kitô, đã bị người ta hoàn toàn quên lãng. Có nhiều lý do giải thích điều này. Có người cho rằng trong cùng Tông Thư ‘Mulieris Dignitatem’ (MD--Địa vị phụ nữ), vấn đề trên không mang tính cấp bách và gây tranh cãi nhiều bằng vấn đề truyền chức cho nữ giới. Người khác lại cho rằng vấn đề trên không quan trọng bằng nền thần học về phụ nữ và về mẫu tính, điều mà Đức cố GH đề cập đến trong cùng một Tông Thư. Lại có nhiều người tuy nhận ra tầm quan trọng của giáo huấn này nhưng lại không đào sâu và đi xa hơn.

Do đó, bài viết này sẽ khảo sát nét đặc sắc nói trên của hôn nhân cũng như nền tảng chú giải và thần học của nó. Ta sẽ minh chứng rằng giáo huấn này biểu hiện một bước khai triển giáo lý chính thống có nền tảng tối hậu tiềm tàng trong mầu nhiệm đời sống Tam Vị của chính Thiên Chúa. Chính căn bản thần học này đã giúp ĐGH Gioan Phaolô II thấu hiểu tình yêu hôn nhân Kitô giáo và việc tự hiến của các Ngôi Vị Thần Linh xét như là một hiệp thông ngôi vị (communio personarum).

Bản Văn trong Văn Mạch

Các bản văn nói về tôn ti trật tự gia đình (Haustafeln) trong Tân Ước ngày càng gia tăng các vấn nạn cho con người thời đại. Trong khi nền văn minh hôm nay đang có xu hướng chấp nhận sự bình đẳng căn bản phái tính trong phạm vi chính trị, kinh tế và gia đình, thì các bản văn viện dẫn kêu gọi người nữ tùng phục người nam trong hôn nhân rất dễ bị coi là sản phẩm thô thiển của một lối nhìn cổ hủ. Đó cũng là lý do người ta thường hay tránh né các bản văn ấy trong các bài giảng cũng như khi dậy giáo lý.

Như đổ thêm dầu vào lửa là hai lối đọc bản văn tự căn bản mang tính cách phi-lịch-sử. Lối thứ nhất là của nhóm duy nền tảng, vốn cho rằng bản văn thì tự nó đã chính xác từng chữ và tuyệt đối đúng, không hề mang một chút ảnh hưởng của một bối cảnh văn hóa nào cả. Lối thứ hai, cũng ‘ngây ngô’ tương tự cả về lịch sử lẫn thần học, coi bản văn không là gì khác ngoài chứng từ cho thấy cảnh đàn ông áp bức phụ nữ trong các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi.

Chỉ cần nhìn lướt qua nền văn hóa cổ Hy Lạp trong thời khai sinh Giáo Hội cũng đủ thấy tự căn bản đó là một xã hội phụ hệ nơi đó vị trí của người phụ nữ được định tính trong tương quan với người nam là đầu gia đình. Ngay cả khi có mang yếu tố dục tính, chính tương quan này cũng phác hoạ các vai trò rất đặc thù của phụ nữ: người phụ nữ có thể là một kỹ nữ (porne), vì tiền bạc hay vì mục đích phượng tự; nàng có thể là một bạn đường (etaira) của người đàn ông để hợp tác mua vui hay tìm lạc thú; nàng cũng có thể là một nàng hầu (pallake) có một địa vị vững chắc trong nhà như một chính thất; còn nếu là công dân, nàng có thể là một người vợ chính thức sinh ra những đứa con cũng có quyền công dân như mình để còn hưởng quyền thừa kế. Như vậy chỉ có nhóm sau chót này mới đại diện cho một thiểu số trong giới phụ nữ của đế quốc được hưởng các quyền hạn chính trị hoặc pháp lý trong một xã hội La Mã thời vàng son.

Chính trong khung cảnh này mà ta có thể xác định được thể văn của ‘Haustafel’ vốn mô tả hạnh kiểm thích ứng trong gia đình. Hạnh kiểm này phân định minh bạch vai trò rõ rệt cho kẻ làm nô lệ, cho trẻ em, và các phụ nữ trong tương quan với quyền bính của người đàn ông làm chủ gia đình. Điển hình là các bản văn của các tác giả Hy lạp, La mã, và Do thái. Xét thế, người ta thường giả định rằng các bản văn Tân Ước đều thuộc thể văn này, cũng như đều mang cùng quan điểm cho rằng phụ nữ thì thấp kém so với nam giới.

Tuy nhiên, nhìn kỹ hơn vào các bản văn Tân Ước, ta sẽ thấy kết luận như thế là quá vội vã. Không giống với các qui tắc trong văn hóa Hy lạp, các bổn phận Tân Ước mô tả luôn mang tính cách hỗ tương, cả cho nam lẫn nữ. Do đó trong thư thứ nhất của thánh Phêrô, câu ‘Chị em là những người vợ, chị em hãy phục tùng chồng’ (1Pet 3:1) được đặt bên cạnh câu ‘Cũng vậy, anh em là những người chồng, trong cuộc sống chung, anh em nên hiểu đàn bà thuộc phái yếu, hãy tỏ lòng qúy trọng vì họ cũng được hưởng sự sống là hồng ân Chúa ban’ (1Pet 3:7). Điều này chứng tỏ rằng tương quan phu phụ Kitô giáo trong Tân Ước có mang một nét hỗ tương cho thấy tính bình đẳng căn bản của người nam và người nữ trong Chúa Kitô (xem Gal 3:28) vốn không thể tìm thấy trong quan điểm Hy lạp về gia đình.

Hơn nữa, nếu khảo sát kỹ bản văn chi tiết và quan trọng là đoạn thư Ephêsô 5:21-33, ta sẽ thấy nhiều bằng chứng hơn nữa. Câu “Vì lòng kính sợ Đức Kitô, anh em hãy tùng phục lẫn nhau” (hypotassomenoi allelois en phobo Christou) vừa quy chiếu ngược lại câu 18 để giải thích ý nghĩa thế nào là “được tràn đầy Thần Khí,” lại vừa quy chiếu hướng tới câu 22: “Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa.” Do bởi động từ chỉ xuất hiện trong các định thức Kitô học (như trong 5:21) và mô tả việc Hội Thánh tùng phục Chúa Kitô (hos he ekklesia hypotassetai to Christo), thế nên cần phải đọc ‘với giọng vừa phải, nhưng với sức cương quyết dứt khoát’ hầu biểu thị một hành vi tự nguyện của một tác nhân tự do.

Sự kiện văn mạch của đoạn văn thượng dẫn là một trong những đoạn nói về việc các tín hữu phục tùng lẫn nhau cho thấy rằng trong tương quan hàng ngày, vợ chồng Kitô hữu cần biểu tỏ cùng một tính cách hỗ tương ấy. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là loại bỏ sự khác biệt nam nữ, hoặc nhất thiết phủ nhận vai trò riêng biệt nam nữ. Quả vậy, nội dung các vai trò này bao hàm ý nghĩa khác biệt tự căn rễ qua lời mời gọi các đấng trượng phu rằng “hãy yêu thương vợ mình như Chúa Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh” (5:25). Việc sử dụng động từ ‘paredoken’ (‘hiến mình’) nói lên tình yêu chất đầy tính phục sinh, gợi nhớ tình yêu hy sinh trên thập giá (xem Gal 2:20). Vì thế, người chồng với tư cách là ‘đầu’ (kephale) của người vợ, nhìn trong ánh sáng của niềm tin, đã mang thêm một ý nghĩa mới. Như Ben Witherington đã nhận xét: “Người chồng trở thành người tôi tớ chính, y hệt như Chúa Kitô, còn người vợ trở thành mẫu mực của kẻ biết đáp trả lại với niềm tùng phục đầy thương yêu, y hệt như Hội Thánh yêu thương phục tùng Chúa Kitô vậy.”

Kiểu lãnh đạo trong tư cách tôi tớ thể hiện qua tình yêu tự hiến của người chồng không hoàn toàn khác với sự tự nguyện phục tùng nơi người vợ trong mức độ là cả hai đều diễn đạt một hình thức lệ thuộc lẫn nhau, có nghĩa là đặt nhu cầu và ước muốn của người kia trên cả bản thân mình, nói theo ngôn từ có thể hiểu được trong bất kỳ một chân trời văn hóa nào. Hơn thế nữa, bản văn còn chuyển đưa chân trời ấy vào ngay giữa một cảnh vực thần học rõ rệt, vừa mang tính thần khí, giáo hội, lại vừa mang tính Kitô học. Lối sống của gia đình được cứu độ chính là hình thức mang đậm nét môn đệ được biểu lộ qua sự hiệp nhất “một xương một thịt” của Chúa Kitô, là Ađam mới, với Hiền Thê mình là Hội Thánh trong cuộc Tạo Dựng Mới (xem 5:31-32). Do đó, cho dù vẫn sử dụng một vài ngôn từ và ý tưởng của nền văn hóa gốc, bản văn đã làm thay đổi tận ở bên trong cái nếp gia cảnh phụ hệ ấy.
 
Mầu nhiệm Ba Ngôi (thơ)
Hai Tê Miệt Vườn
10:59 18/05/2008
MẦU NHIỆM BA NGÔI

Gẫm suy Mầu nhiệm Ba Ngôi,
Lòng con cảm nhận Chúa Trời tình thương.
Ngài là mạch suối đổ tuôn,
Xuống trên vạn vật ngàn muôn phúc lành.
Chính nhờ công cuộc tạo thành,
Muôn loài hiện hữu tốt lành đẹp xinh.
Loài người hưởng trọn mối tình,
Thông chia sự sống thần linh Chúa Trời.
Được mang hình ảnh Ngôi Lời,
Chính là trưởng tử muôn người anh em.
Thế nhân khỏi cảnh tối đen,
Chẳng còn tội ác ghét ghen giận hờn.
Cuối đời gặp Đấng Chí Tôn
Chính là Thiên Chúa cội nguồn tình yêu.

“Chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa.
Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4, 7 – 8).


NĂNG LỰC TÌNH YÊU

Tình yêu năng lực làm nên,
Bao điều tốt đẹp ở trên đường đời.
Giúp cho nhân thế thành người,
Đúng như bản chất Chúa Trời dựng nên.
Tình yêu chất liệu gắn liền,
Mọi người nên một vững bền muôn năm.
Thế nhân thoát khỏi tối tăm,
Đâu còn đố kỵ bao năm giận hờn.
Từ nay nhận được muôn ơn,
Từ nơi Thiên Chúa đổ tuôn dồi dào.
Mọi người sẽ sống thanh cao,
Trở thành ánh sáng trăng sao cho người.
Dắt nhau thẳng tiến về trời,
Sau khi sống trọn cuộc đời yêu thương.

“Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả,
hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả, đức mến không bao giờ mất được” (1 Cr 13, 7-8)
 
Lễ Chúa Ba Ngôi: Một đôi dấu chân trên bờ cát phẳng!
LM Giuse Trương Đình Hiền
13:55 18/05/2008
LỄ CHÚA BA NGÔI

Một đôi dấu chân trên bờ cát phẳng!

1. Chân lý Thiên Chúa Ba Ngôi qua tiến trình mặc khải:

Cho dẫu trong niềm tin cao ngất khi họp nhau thờ phụng Đấng Tối Cao nơi thánh điện dành cho Người, thi “Dân riêng của Chúa” vẫn khắc khoải, hoài nghi, tự hỏi Thiên Chúa là ai, như những lời sau của thánh vịnh 23:

Hỡi cửa đến, hãy cất cao lên,
Cao lên nữa, hỡi cửa đền cổ kính,
Để Đức Vua vinh hiển ngự vào.
Đức Vua vinh hiển đó là ai ?
Là Đức Chúa mạnh mẽ oai hùng
Đức Chúa oai hùng khi xuuất trận.
Hỡi cửa đền, hãy cất cao lên,
Cao lên nữa, hỡi cửa đền cổ kính,
Để Đức Vua vinh hiển ngự vào.
Đức Vua vinh hiển đó là ai?
Là Chúa Tể càn khôn:
Chính Người là Đức Vua vinh hiển...

Trong khi đó, tâm thức muôn nơi muôn thở của con người vẫn muốn thấy, muốn nắm bắt, muốn tôn thờ, phũ phục, muốn quan hệ tiếp giao với một Thượng Đế gần gũi, cụ thể, không cần phải thánh thiện cao sang, không cần phải uy quyền choáng ngợp gì hết, miển sao mắt thấy, tai nghe, tay rờ, chân đụng là được, như “sự cố Sinai năm nào”, khi dân Ít-ra-en với sự đồng thuận của tư tế Aharon, quyết định “đúc hình bò làm thượng đế”, trong buổi dân Ít-ra-en xuất hành về Đất hứa. (Xh 32,1-6).

Và Thiên Chúa đã thịnh nộ trước cái tội “mê tín dị đoan” nầy. Suýt nữa toàn dân Ít-ra-en bị xóa tên, nếu không có lãnh tụ Mô-sê ra công cầu khẩn. Và qua biến cố nầy, nhân loại lại được chính Thiên Chúa dạy cho biết thêm rằng: “Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín, giữ lòng nhân nghĩa với muôn ngàn thế hệ, chịu đựng lỗi lầm, tội ác và tội lỗi, nhưng không bỏ qua điều gì...” (Xh 34,5-8).

Khi đọc lại trích đoạn sách Xuất Hành trên trong thánh lễ kính mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, phải chăng Phụng vụ muốn ngụ ý rằng: TÌNH YÊU chính là bản chất sâu thẳm của huyền nhiệm Thiên Chúa, một tình yêu sẽ được dần dần vén mở để con người có thể trực tiếp khám phá, tiếp cận, gặp gỡ và kính yêu mà không cần phải qua một trung gian nào hết.

Con đường đó, sự mặc khải tối hậu đó, phần nào đã được “giải mả” trong chính cuộc đàm thoại giữa một người trí thức đầy mình là luật sĩ Nicôđêmô và vị tiên tri áo vải đến từ Na-da-rét mà trích đoạn Tin Mừng Thánh Gioan hôm nay thuật lại qua mệnh đề ngắn gọn như một lời tục ngữ:

“Thiên Chúa yêu thế gian đến nổi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16)

Và cũng từ môi miệng của Vị Thiên Chúa làm người ấy, khi sắp sửa lìa xa các môn sinh để dấn thân vào cuộc khổ nạn, đã long trọng hứa ban một Ngôi vị Thiên Chúa khác:

“Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy” (Ga 15,26)

Thì ra, theo chính chứng từ của “Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha” (Ga 1,18), của Đấng được mệnh danh là “Emmanuel”, Thiên Chúa không phải chỉ là một “Ngôi vị cô độc một mình”, một Thượng Đế “tròn trịa, viên mãn trong cái khối đầy đặn, khép kín...” mà là một “Thiên Chúa sẻ chia và tương giao ngôi vị” giữa Cha, Con và Thánh Thần.

Mà có phải chỉ bằng lời nói suông thôi đâu ! Để ấn chứng và hỗ trợ cho chân lý mặc khải tối hậu mà Ngài sẽ công bố trong những ngày công khai truyền giảng Tin Mừng, chính Thiên Chúa đã đạo diễn một cuộc “thần hiển” hoành tráng bên bờ sông Giođan khi Chúa Giêsu Con Một Ngài chịu phép rửa: “Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí tựa chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng; “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về con”. (Mc 1,10-11)

Như vậy, chúng ta có thể nói được rằng, cùng với Đức Giêsu người Na-da-rét, Kitô giáo đã hình thành trên một nền tảng giáo lý mới về Thiên Chúa: Thiên Chúa Ba Ngôi. Chính trên nền tảng cốt yếu nầy, Đức Kitô đã phát lệnh cho các môn sinh cử hành nhiệm tích Thánh Tẩy nhân danh Ba Ngôi để tái sinh tất cả những ai gia nhập đoàn Dân mới như được ghi lại trong Tin Mừng Matthêô đoạn 28, câu 19: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.

Và cũng từ niềm tin cốt lõi đó, Thánh Phaolô trong thư của Ngài gởi giáo đoàn Côrintô đã dùng lời chào chúc nhân danh Chúa Ba Ngôi để tạm biệt cộng đoàn, một câu chúc đã được chọn làm lời khai mạc Phụng vụ Thánh lễ: “Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần…” (2 Cr 13,13).

Trong khi đó, niềm tin của Dân Chúa vào mầu nhiệm Ba Ngôi suốt hai mươi thế kỷ qua vẫn xuyên suốt tín trung với hai bản Tuyên Xưng đức tin nền tảng được gọi là Hai Kinh Tin Kính: Kinh Tin Kính Các Tông Đồ và Kinh Tin Kính Nicêa-Constantinopoli. Và rồi, qua kinh nguyện và Phụng vụ được thể hiện từng giây phút trên mọi miền thế giới, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi như nhịp đập của trái tim, không ngừng mang sức sống cho Nhiệm thể Chúa Kitô, cho mỗi một thành viên được ghi dấu ấn Ba Ngôi trên cuộc đời nhờ bí tích Rửa tội.

Quả thật, cái chân lý nhiệm mầu cao cả tưởng đâu cứ “xa tắp trên chín tầng mây” đó lại là một “sự sống đang bao trùm mọi sự sống”, là một tình yêu đang đốt nóng mọi trái tim, là một hiện hữu đang đồng hành và sánh bước với mọi thân phận người trên mọi nẽo đường trần thế. Vâng, đó chính là dung mạo Thiên Chúa của Người Kitô hữu, Thiên Chúa được Đức Kitô mạc khải cho nhân loại, Thiên Chúa Ba Ngôi, Cha, Con, Thánh Thần.

2. Thiên Chúa Ba Ngôi: Thiên Chúa của yêu thương

Không phải đợi cho đến Thánh Gioan Tông Đồ phát biểu: “Thiên Chúa là tình yêu”, mà hàng ngàn năm trước, các tổ phụ, các sứ ngôn cũng đã từng tuyên bố: “Có người mẹ nào không thương con dạ nó mang ? Nhưng nếu có người mẹ nào như thế đi nữa, thì riêng Ta, Ta không bao giờ quên ngươi. Thiên chúa toàn năng đã phán như thế.” (Isaia). Và hôm nay, trích đoạn ngắn ngủi sách Xuất hành vừa được công bố, Thiên Chúa cũng đã bộc lộ một thoáng “lý lịch trích ngang” của chính mình: Đức Chúa đi qua trước mặt Môsê và xướng: “Đức Chúa ! Đức Chúa ! Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu ân nghĩa và thành tín” (BĐ 1). Và nếu phải học sống với Thiên Chúa làm sao, ứng xử với Thiên Chúa thế nào, thì lời thoại thân mật với Thiên Chúa của Môsê năm nào trên núi Sinai luôn là một gợi ý đầy thâm thúy và hiện sinh: “Xin Ngài đi với chúng con…Xin Ngài tha thứ những lỗi lầm và tội lỗi chúng con…”

Vâng, tin vào một Chúa Ba Ngôi có nghĩa là tin vào một Đấng đang đồng hành với chúng ta trên mọi nẽo đường cuộc sống, tin vào một Đấng có thể cảm thông sự yếu hèn của phận người để khoan dung tha thứ, tin vào một Đấng sẵn sàng biết chia sẻ và cho đi, sẵn sàng trở nên nghèo hèn và yếu đuối, sẵn sàng bị đóng đinh để chết vì yêu thương. Tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi đó chính là tin một Thiên Chúa “không nỡ bẻ gãy cây lau bị dập”, một Thiên Chúa quan phòng chăm sóc từng con chim sẻ trên cây, từng cây huệ ngoài đồng. Thiên Chúa ba Ngôi, đó cũng là “Người Cha già nhớ thương đứa con trai hoang đàng, chiều chiều ra ngõ vắng đón đợi, là Vị Mục tử sẵn sàng bỏ chín mươi chín con chiên trong đàn để đi tìm một con chiên lac. Thiên Chúa Ba Ngôi, cũng là “Cha chúng con ở trên trời sẵn sàng ban cho lương thực hằng ngày và tha nợ chúng con”… Đó cũng chính là Thiên Chúa mà Tin mừng Gioan hôm nay đã nói với chúng ta: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nổi đã ban Con Một Người, ngõ hầu ai tin vào Ngài thì khỏi phải hư đi, nhưng được sống đời đời.”.

Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có được niềm tin như thế. Rất nhiều khi, chúng ta bị cám dỗ rơi vào một khoảng hồ nghi mà ở đó, Chúa như trốn biệt đâu mất. Thiên Chúa không “trốn đi đâu cả”. (Như tiếng Ngài thỏ thẻ trong câu chuyện “dấu chân trên cát”: “Nếu trên bờ cát phẳng chỉ còn lại một đôi dấu chân, thì đó không phải là của con đâu, mà là của chính Ta đó. Dễ hiểu thôi, vì con đang được ta bồng ẳm” !

3. Thiên Chúa Ba Ngôi: Thiên Chúa của hiệp nhất

Hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi luôn gợi lên một cộng đoàn, một gia đình. Gia đình Ba Ngôi Thiên Chúa: Cha Con Thánh Thần. Mà không phải chỉ gợi lên, đó chính là căn tính, là bản chất của sự sống bên trong Thiên Chúa. Bởi vì, nếu Thiên Chúa là tình yêu, thì Thiên Chúa phải là sự hiệp nhất. Tình yêu luôn đòi sự nối kết. Và Thiên Chúa Ba Ngôi chính là sự nối kết tuyệt vời nhất, cao sâu nhất, bền vững nhất. Đức Kitô đã bộc lộ sự hiệp nhất đặc biệt nầy trong “lời nguyện tế hiến” trong bữa tiệc ly trước khi đi vào cuộc khổ nạn: “Xin Cha cho chúng được nên một như chúng ta là một”.

Chúng ta tuyên xưng và sống mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi không phải chỉ dừng lại nơi những công thức tín điều hay loay hoay đi tìm những biểu tượng, những ảnh hình, những diễn ngữ để cắt nghĩa một cách trừu tượng và xa rời cuộc sống; nhưng chính là sống tình hiệp nhất yêu thương theo “mô hình Ba Ngôi” trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Ước gì mỗi một gia đình Kitô hữu là một cộng đoàn phản ảnh dung mạo Ba Ngôi. Cha Mẹ Con Cái hiệp nhất với nhau trong tình yêu Thiên Chúa và nhờ tình yêu Thiên Chúa thánh hóa và thăng tiến mỗi ngày.

Một khi dung mạo tình yêu và hiệp nhất của Thiên Chúa Ba Ngôi tỏa sáng trong mọi gia đình Kitô hữu, nơi mọi hội đoàn tông đồ, mọi cộng đoàn Giáo Hội địa phương...thì chắc chắn bộ mặt của thế giới sẽ biến đổi: yêu thương sẽ thay oán thù, thứ tha sẽ thay lăng nhục, an hòa sẽ thế chỗ tranh chấp, chân lý sẽ đẩy lùi lầm lạc...

Như thế, Thiên Chúa Ba Ngôi không còn là một “tín điều khó hiểu” để tranh luận hay biện phân lý thuyết, mà là một gọi mời để mở lối yêu thương và xây dựng thuận hòa; cũng chẳng còn là một chân lý khô khan trừu tượng để chỉ biết học thuộc lòng như một sáo ngữ, mà là một dấn thân ra đi gieo rắc niềm vui và gieo trồng hoàn thiện, như lời hiệu triệu của Thánh Phaolô trong cuối bức thư gởi giáo đoàn Côrintô được chọn đọc hôm nay: “Anh em hãy vui mừng và gắng nên hoàn thiện. Hãy khuyến khích nhau, hãy đồng tâm nhất trí và ăn ở thuận hòa. Như vầy, Thiên Chúa là nguồn mạch yêu thương và bình an, sẽ ở cùng anh em”.
 
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:57 18/05/2008
KHỈ ĐÍT ĐỎ

N2T


Có con khỉ và con sóc cùng ở trong một khu rừng rậm.

Con sóc rất nhiệt tâm, người khác có chuyện khó khăn gì thì nó nhất định đến giúp đỡ, nhưng con khỉ thì ngược lại, cho nên chúng nó thường cải nhau về chuyện nên hay không nên giúp đỡ người khác.

Một tối nọ, chúng nó ngồi bên lò lửa tán dóc, đột nhiên ngọn lửa bắn tóe lên, đốt cháy lông trên đít của con khỉ, con sóc nhìn thấy thì hỏi con khỉ: “Có chuyện quan hệ đến bản thân, cuối cùng thì có nên giúp đỡ không ?”

Con khỉ trả lời: “Đương nhiên là không cần. ”

Con sóc không nói nữa, nhưng con mắt nhìn thấy lửa sắp bùng cháy lớn, thì nói với con khỉ: “Mặc dù chuyện không can gì đến tớ, nhưng tớ nhìn thấy thì vẫn cứ muốn làm.”

Con khỉ lớn tiếng nói: “Không cần, không cần”, lời nói vừa xong thì nó cảm thấy sau đít nóng lên, quay đầu lại nhìn thì “ai da” lửa đốt cháy đít rồi, thế là la lớn: “Mau giúp tớ dập tắt lửa sau đít, mau lên, mau lên.”

Con sóc vội vàng nhảy qua giúp nó dập tắt lửa. Nhưng, từ đó về sau, đít của con khỉ bèn trở thành màu đỏ.

(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)

Gợi ý:

Các em thân mến,

Chuyện không can hệ đến mình thì buông tay đứng nhìn, làm người bàng quan, loại suy nghĩ ấy thì không nên có. Khi người khác gặp đau khổ, bất hạnh, thì chúng ta nên vui vẻ nhiệt tình đến giúp đỡ, đó chính là điều mà Chúa Giê-su dạy chúng ta: “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta.” (Mt 7, 12)

Có những em khoanh tay đứng nhìn khi bạn bị các bạn khác hà hiếp; có những em cười ha ha vui vẻ khi thấy bạn mình bị các bạn khác chọc ghẹo mà không bênh vực; lại có những em khác luôn phớt lờ trước những trò đùa quái ác của các bạn mà không một lời can ngăn. Tất cả những việc làm đó chứng tỏ là hạt giống bác ái chưa được gieo vào tâm hồn của các em, bởi vì khi các em dửng dưng trước những đau khổ của người khác, thì chính người khác cũng sẽ dửng dưng trước những đau khổ của các em.

Đừng bắt chước con khỉ luôn làm người bàng quan trước mọi bất hạnh của người khác, nhưng hãy bắt chước con sóc luôn giúp đỡ mọi người với tấm lòng nhiệt thành.

Các em thực hành:

- Nhiệt tình giúp đỡ người khác.

- Không đứng nhìn người khác đau khổ mà cười.

- Phải biết động lòng trắc ẩn trước bất hạnh của các bạn khác.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:58 18/05/2008
N2T


27. Ý chí không chiều theo bất cứ tội lỗi nào, thì chính chúng ta có chứng cớ dựa vào sự sủng ái của Thiên Chúa.

(Thánh Vincentius de Paul)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tín hữu Hồng Kông làm tuần 9 ngày kính Đức Mẹ được hưởng ơn Đại Xá
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
03:16 18/05/2008
Hồng Kông: Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã chấp thuận để các tín hữu Hồng Kông được hưởng ơn Đại Xá khi làm tuần cầu nguyện 9 ngày kính Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu để cầu cho Giáo Hội Hoa Lục.

Linh Mục Tổng Đại Diện Giáo Phận Hồng Kông, Cha Dominicô Trần Chí Minh, đã nói với Thông Tấn Xã Công Giáo UCA rằng thể theo sự yêu cầu của Đức Hồng Y Trần Nhật Quân cai quản Giáo Phận Hồng Kông, Đức Giáo Hoàng Biển Đức đã chấp thuận cho các tín hữu tại Giáo Phận cử hành tuần cầu nguyện 9 ngày từ 15-23/5 được hưởng ơn Đại Xá. Đối với những tín hữu tham gia các lễ nghi cử hành đánh dấu ngày lễ Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu và Chầu Thánh Thể ngày 25/5 cũng được hưởng ơn Đại Xá.

Thông Tấn Xã Công Giáo Á Châu UCA không nêu xác định ngày ngào Đức Giáo Hoàng đã ký sắc lện này. Thế nhưng tuần cầu nguyện 9 ngày kính Đức Mẹ được khởi xướng để đáp lại lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng thiết lập ngày 24/5 là ngày Thế Giới cầu nguyện cho Hoa Lục trong lá thư mục vụ gởi cho Giáo Hội Trung Hoa vào tháng 6/2007. Trong ngày này, Đức Thánh Cha nói “đây là ngày được Phụng vụ dành để kính nhớ Đức Mẹ Phù Hộ các Gaío Hữu, Đấng rất được tôn kính với lòng sốt mến tại Đền Thánh Đức Mẹ Xa Sơn”.

Trong thông cáo ngày 9/5, Cha Chưởng Ấn Lee Len nói rằng các tín hững Công Giáo phải tham dự ít nhất một cử hành đặc biệt được tổ chức trong những ngày từ 15-25 để được hưởng ơn Đại Xá. Tuy nhiên các tín hữu cũng phải giữ 3 điều kiện thông thường là phải đi xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý chỉ của Đức Giáo Hoàng.

Đối với những tín hữu không thể tham dự được vì lý do sức khoẻ hay một lý do nghiêm trọng nào khác thì cũng có thể hưởng ơn Đại Xá với điều kiện giữ 3 điều kiện thông thường và kết hiệp tinh thần đến những lễ nghi đặc biệt, hiệp thông trong lời cầu nguyện và những đau khổ đối với Giáo Hội Hoa Lục.

17 Thánh Đường tại Hồng Kông tận hiến cho Mẹ Maria đã được chọn làm địa điểm để tổ chức tuần 9 ngày cầu nguyện kính Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu.

Tuần 9 ngày đã được khai mạc long trọng tại Nhà Thờ Chánh Tòa Đức Mẹ VơNhiễm. Cha Chấn cho biết Ngài sè cảm tạ ơn Chúa vì Giáo Phận được diễm phúc vì tự do tôn giáo và tự do cầu nguyện.

Trong tuần 9 ngày, các Thánh Đường được tuyển chọn làm địa điễm sẽ thay phiên để cầu nguyện vào lúc 8 giờ tối. Các buổi cầu nguyện sẽ bao gồm phép chầu Thánh Thể và lần chuỗi Mân Côi. Ngày 24 và ngày 25 sẽ tổ chức đi kiệu rước tượng Đức Mẹ.

2 giám mục thuộc Giáo Phận Hồng Kông sẽ cắt nghĩa và nói về lá thư mục vụ của Đức Giáo Hoàng gởi cho Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc. Đức Hồng Y Trần Nhật Quân sẽ chủ sự thánh lễ kính Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu vào ngày thứ Bảy 24/5 và Đức Giám Mục Gioan Tổng Hớn sẽ kết thúc các lễ nghi phụng vụ trong tuần qua Thánh Lễ được tổ chức vào ngày 25/5.
 
Đức đồng trinh hiến thánh một ân huệ cho Giáo Hội.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
04:01 18/05/2008
Đức Thánh Cha gọi đó là một đoàn sủng sáng chói và hiệu quả.

VATICAN (Zenit.org).- Tiếng gọi tới đức đồng trinh hiến thánh có nguồn gốc trong những khởi đầu của sự sống tin mừng, và Đức Trinh Nữ Maria là sự hoàn thiện đầu tiên về đức này, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã khẳng định.

Đức Giáo Hoàng đã tuyên bố như vậy hôm nay khi ngài chào 500 trinh nữ hiến thánh, những người hôm nay qui tụ tại Roma tham dự một cuộc đại hội quốc tế.

Trong những nhận xét của ngài với những thành phần của “Ordo Virginum,” hay là Hội Dòng các người Trinh Nữ, Đức Thánh Cha, khi trích dẫn chủ đề được chọn cho đại hội, đã chỉ rõ rằng sự đồng trinh hiến thánh là “ một ân huệ trong Gíáo Hội và cho Giáo Hội.” Ngài mời những người nữ “phát triển, ngày qua ngày, sự hiểu biết của họ về một đoàn sủng cũng sáng chói và hiệu quả trong những con mắt đức tin như nó mờ mịt và vô tích sự trong những con mắt thế gian.”

”Hội Dòng các Trinh Nữ biểu thị một hình thức đặc biệt về đời sống thánh hiến phát triển lại trong Giáo Hội sau Công Đồng Vatican II,” Đức Thánh Cha giải thích. “Tuy nhiên, Hội Dòng này kết rễ từ những lúc đầu của sự sống tin mừng khi, trong một sự mới mẻ chưa hề có, những tâm hồn một số người nữ đã bắt đầu mở theo ý muốn sự đồng trinh thánh hiến: nói khác, ý muốn hiến trọn hữu thể của mình cho Thiên Chúa, sự muốn này đã có sự hoàn thiện đầu tiên lạ lùng trong Đức Trinh Nữ thành Nadareth và trong tiếng ‘vâng’ của ngài.

“Đoàn sủng của chị em phải phản chiếu sức mãnh liệt, nhưng cũng phải phản chiếu sự tươi mát, của những nguồn gốc của nó,” Đức Giáo Hoàng nói, ngài ghi nhận rằng, “khi xuất hiện, đoàn sủng không kéo theo một cách sống riêng biệt. Lần hồi, tuy nhiên, nó được thể chế hóa, sau cùng trở thành một sự hiến thánh hoàn toàn công khai và long trọng được ban cho bởi giám mục qua một nghi thức phụng vụ truyền cảm biến người nữ thánh hiến thành ‘phu nhân Chúa Kitô, một hình ảnh của Giáo Hội như nàng dâu.”

“Ơn gọi của chị em được kết rễ sâu xa trong Giáo Hội địa phương chị em tùy thuộc, “ ngài nói với các người nữ. “Từ giáo phận, với những truyền thống, những vị thánh, những giá trị, những hạn chế và những khó khăn của giáo phận, chị em mở ra tới phạm vi Giáo Hội phổ quát, chia sẻ cách riêng trong kinh phụng vụ của Giáo Hội.”

“Như vậy cái ‘tôi’ khi cầu nguyện của chị em từ từ mở rộng ra,” Đức Thánh Cha nói tiếp, “cho tới khi trong sự cầu nguyện không có cái gì hơn cái ‘chúng tôi’ lớn. Trong sự đối thoại của chị em với Chúa, hãy mở lòng chị em đối thoại với tất cả tạo vật.”

“Việc chọn đời sống đồng trinh,” Đức Giáo Hoàng kết thúc, “là một ám chỉ về bản tính nhất thời của những sự trần thế và là một sự báo trước về lợi ích tương lai. Hãy nên những chứng nhân của niềm hy vọng, của niềm vui, của sự bình an đầy thận trọng và cần cù, thuộc về những người bỏ mình cho tình yêu Thiên Chúa. Hãy hiện diện trong thế giới, nhưng vẫn là những khách hành hương trong cuộc hành trình tới Vương Quốc.”
 
Thánh Thể liên kết với hôn nhân.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
04:11 18/05/2008
Đức Thánh Cha nói tất cả các gia đình biểu thị thế bào gốc xã hội

VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói có một dây ràn buộc sâu xa giữa các bí tích hôn nhân và Thánh Thể.

Đức Giáo Hoàng khẳng định điều này hôm 15/8 khi Ngài tiếp kiến những người tham gia trong khóa hợp khoáng đại của Hội Đồng Giáo Hoàng Di Dân và Du lịch, tập trung vào “Gia đình di dân và lưu động.”

Đức Thánh Cha đã nhắc lại trong cuộc viếng thăm Hoa Kỳ của ngài, ngài đã khuyến khích dân chúng “tiếp tục sự dấn thân của họ tiếp nhận những anh chị em đến đó, thường là từ những xứ nghèo,” và ngài đã nhấn mạnh cách đặc biệt tới “vấn đề nghiêm trong đoàn tụ các gia đình.”

“Sự lo âu của Giáo Hội đối với các gia đình di dân không làm giảm sút quan tâm của Giáo Hội đối với các gia đình lưu động,” ngài ghi nhận, bằng cách nhấn mạnh các gia đình thuộc bất cứ hoàn cảnh nào “biểu thị tế bào gốc xã hội, không được phá hủy nhưng phải bênh vực cách can đảm và nhẫn nại.”

Gia đình là “cộng đồng trong đó, từ bé, chúng ta được đào tạo thờ phượng và yêu mến Thiên Chúa, học ngữ pháp về những giá trị luân lý và nhân bản, và khám phá phải sử dụng tốt quyền tự do trong chân lý. Vô phúc thay, trong một số không nhỏ tình huống điều này khó mà hoàn thành, và cách riêng trong những trường hợp dân chúng bị ảnh hưởng bởi hiện tượng lưu động nhân bản”.

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tiếp tục cứu xét “sự ràn buộc thâm sâu” giữa bí tích Thánh Thể và bí tích hôn phối, ngài lưu ý rằng “phụng vụ đặt bí tích hôn phối trong trung tâm việc cử hành Thánh Thể. […] Trong đời sống hằng ngày của họ, các đôi vợ chồng phải kéo sư linh hứng cho cách sống của mình từ gương Chúa Kitô Đấng “thương yêu Giáo Hội và hiến mình cho Giáo Hội.’ “

“Cử chỉ cao cả tình yêu này được giới thiệu lại trong mỗi cử hành Thánh Thể; và điều thích hợp cho việc chăm sóc mục vụ các gia đình là qui chiếu về sự kiện bí tích này như là một điểm qui chiếu có tầm quan trọng căn bản,” ngài nói thêm.

Đức Giáo Hoàng khẳng định.“Những người đi Thánh Lễ—và việc cử hành Thánh Lễ cũng phải được dễ dàng hóa cho những người di dân và lưu động—gặp được trong Thánh Thể một ám chỉ có tác động mạnh cho gia đình của họ, cho hôn nhân của họ; và họ được khuyến khích sống những đời sống của mình từ quan điểm đức tin, tìm kiếm trong ân sủng Chúa sức mạnh để thành công".

Đức Thánh Cha đã kết thúc bằng cách chỉ rõ “sư lưu động nhân bản biểu thị, trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, một biên giới quan trọng cho việc tân-phúc-âm -hóa.” Trong bối cảnh này, ngài khích lệ các thành viên và các cố vấn hội đồng giáo hoàng “tiếp tục sự dấn thân mục vụ của họ với sự sốt sắng đổi mới.”

Thừa tác vụ sáng tạo

Khi Đức Hồng Y Renato Martino, chủ tịch hội đồng giáo hoàng, khai mạc khoá hợp, ngài đã đề cao tầm quan trọng cách chính xác trong hiện tượng lưu động nhân bản.

Một số người di dân, ngài nói, chính xác để có dược những điều kiện thuận lợi hơn cho sự sống gia đình hạt nhân, hay là để tránh chiến tranh hoặc sự bắt bớ. Cả trong những tình huống ít thê thảm khác, đức hồng y khẳng định, gia đình thường chịu đau khổ. Và điều này biểu thị một thách đố cho Giáo Hội.

Đức Hồng Y Martino kêu gọi sự sáng tạo và lòng sốt sắng trong việc thích ứng những chương trình mục vụ cho những tình huống khác nhau, mà không để mất mục đích chung, “đó là thực hiện chương trình của Thiên Chúa, Đấng đã muốn cho người nam và người nữ làm thành một xương một thịt trong sự ràn buộc hôn nhân.”
 
Các Hoạt Động Văn Hóa Mừng Sinh Nhật Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị
Anthony Lê
08:47 18/05/2008
Các Hoạt Động Văn Hóa Mừng Sinh Nhật Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị

Tại Trung Tâm Văn Hóa Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị (The Pope John Paul II Cultural Center) nhằm vinh danh vị Giáo Hoàng Quá Cố bằng âm nhạc và lời cầu nguyện, sẽ có các chương trình âm nhạc nghệ thuật sau:

Cô Monica Ling Lin
(1) Giọng Ca Soprano Monica Ling Lin với tiếng đàn piano réo rắt và sâu sắc của Joseph Lawson:

Vào ngày Thứ Sáu - 16 Tháng 5 lúc 7 giờ tối - Tham dự miễn phí.

Monica Ling Lin là giọng hát có đẳng cấp quốc tế, là người Hồng Kông được cha-mẹ ở Canada đem về nuôi từ thưở nhó. Cô ca rất nhiều thể loại nhạc đa dạng khác nhau của Chopin, Karłowicz, Charpentier, Schubert và thêm nhiều nữa. Sau buổi trình diễn sẽ là phần tiếp tân. Đồng tổ chức cho sự kiện này là Tổ Chức Andrzej Markowski Foundation.

Muốn biết thêm nhiều chi tiết, hay muốn giữ chổ, xin gởi email cho Cô Malgorzata Markowska tại musicarti@hotmail.com hay gọi điện thoại tới (301) 312-8952.

(2) Thánh Lễ và Chia Sẽ Kỷ Niệm Sinh Nhật của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị:

Vào ngày Thứ Bảy - 17 Tháng 5 lúc 4 giờ chiều - Ủng hộ $30 cho buổi tiếp tân.

Đồng bảo trợ cho sự kiện này là Nhóm Các Người của Tổ Chức Gioan Phaolô Đệ Nhị. Diễn giả chính là Cha Joseph Fox, O.P. - Cha là Giáo Sư đặc trách Phân Khoa chuyên về Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Giáo Hoàng Học Viện ở Rôma.

Để giữ chổ, xin gởi email về cho Cô Gloria Klepczynski tại gloriak3530@comcast.net hay gọi điện thoại tới số: (410) 798-8457.

(3) Xem Tranh của Họa Sĩ Fred Villanueva đang Vẽ Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI trong Lời Cầu Nguyện cùng với các Thần Học Gia Thánh Thiện:

Vào ngày Thứ Ba - Ngày 20 Tháng 5 vào lúc 8:30 tối - Tham dự miễn phí.

Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật và Lịch Sử Công Giáo ở New York đồng bảo trợ cho buổi tiếp tân với rượu và phô ma cùng với Họa Sĩ Villanueva. Email giữ chổ về info@nmcah.org hay gọi điện thoại tới (212) 828-5209 hoặc (917) 750-0014 nếu ở vùng Washington, DC.

(4) Trình Diễn Độc Tấu Dương Cầm do Jan Krzysztof Broja:

Vào ngày Thứ Ba - Ngày 20 Tháng 5 vào lúc 7 giờ chiều - Tham dự miễn phí.

Nghệ sĩ dương cầm người gốc Ba Lan là Jan Krzysztof Broja cũng là người đã đoạt được rất nhiều giải thưởng quốc tế quan trọng trong rất nhiều cuộc thi về dương cầm ở đẳng cấp thế giới. Lần này Anh sẽ trình diễn Bản Paritita Số 5 của J. S. Bach, BWV 829, Préludes của Debussy, Noctures của Chopin, và Sonata của Rachmaninoff. Phần tiếp tân sẽ theo sau đó.

Đồng tài trợ cho sự kiện này là Tổ Chức Andrzej Markowski Foundation. Để biết thêm tin tức hay để giữ chổ, xin gởi email về cho Cô Malgorzata Markowska tại musicarti@hotmail.com, hay gọi điện thoại về số: (301) 312-8952.

Tất Cả những Sinh Hoạt Văn Hóa trên đều được diễn ra tại:

The Pope John Paul II Cultural Center

3900 Harewood Road, NE

Washington, DC 20017


Hay vào thăm trang Web của Trung Tâm Văn Hóa Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị tại www.jp2cc.org.
 
Rước Kiệu Kính Đức Mẹ TGP Adelaide, Nam Úc
Jos. Vĩnh SA
10:57 18/05/2008
Rước Đức Mẹ Tổng Giáo Phận Adelaide, Nam Úc


Lúc 2 giờ 30 chiều, Chúa Nhật, ngày 18/5/08 Tổng Giáo Phận Adelaide tổ chức một cuộc rước kiệu lớn, kính Đức Mẹ cho toàn Tổng Giáo Phận.
Rước Kiệu Đức Mẹ


Khoảng hơn 1.00 giờ chiều, thì các giáo xứ và cộng đồng sắc tộc đã lần lượt tề tựu về sân vận động của trường Annesley College Sports Fields – South Park Lands, phía nam trung thành phố Adelaide để tham dự cuộc rước kiệu.

Có khoảng trên 3,000 tín hữu đến tham dự, tạo thành một đoàn rước kéo dài trên 1 cây số và uốn khúc quanh co như một con rồng khổng lồ, với rừng cờ đầy màu sắc của các giáo xứ và các cộng đồng sắc tộc, cùng với những bộ quốc phục sặc sỡ của nhiều sắc dân trên toàn thế giới từ nhiều quốc gia trong 5 châu: Á, Âu, Phi, Mỹ và Úc hiện đang sinh sống trong TGP Adelaide.

Tổng Giáo Phận đã đề cử 5 cộng đồng sắc tộc, đại diện cho các sắc dân, diễn các hoạt cảnh trên đường kiệu, thể hiện 5 ngắm trong chuỗi hương hồng của 3 mùa: Vui, Thương, Mừng.

Cộng Đồng Việt Nam diễn hoạt cảnh Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, thứ 3 Mùa Mừng. Các em thiếu nhi Việt Nam quỳ giang tay đón nhận hình lưỡi lửa trên đầu mỗi em, biểu tượng Chúa Thánh Thần hiện xuống.

Các vũ công cộng đồng Philipines trình diễn vũ điệu tiến hoa dâng Mẹ với bộ quốc phục sặc sỡ. Mọi người đã nhiệt liệt vỗ tay tán thưởng.

Tất cả các tín hữu tham dự cuộc rước kiệu đã tỏ ra rất sốt sáng, cùng nhau lần hạt và nguyện ngắm liên tục qua 5 chục kinh. Mỗi chục kinh được đọc bằng một ngôn ngữ riêng của một cộng đồng sắc tộc.

TGP Adelaide có lòng sùng kính Đức Mẹ một cách đặc biệt, nên hàng năm TGP đều có tổ chức rước kiệu Đức Mẹ vào Chúa Nhật đầu tiên của Tháng Năm. Tuy nhiên năm nay ĐTGM Phiplip Wilson phải đi tham dự họp HĐGM Úc Châu tại Sydney để chuẩn bị cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2008, nên Ngài đã dời ngày rước sang tuần thứ 3, vì ĐTGM Philip Wilson là vị chủ tịch của HĐGM Úc Châu, nên Ngài không thể vắng mặt trong kỳ họp đầu tháng 5 vừa qua được.

Cùng tham dự cuộc rước kiệu, ngoài các linh mục quản nhiệm các cộng đồng và giáo xứ còn có cựu ĐTGM Leonard Faulkner, ĐGM Greg. O’Kelly Sj giám mục phụ tá và Đức Ông David Cappo tổng đại diện giáo phận.

Dẫn đầu Cộng Đồng Việt Nam là Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm với cờ hiệu của cộng đồng do hội Các Bà Mẹ Cộng Giáo rước cờ.

Theo như dự báo thời tiết cho biết, ngày hôm nay có mưa lớn, nhưng tới giờ rước kiệu, thì bầu trời trở nên quang đãng, trong sáng, ánh nắng chan hòa, đã làm cho mọi người rất hân hoan vui mừng tham dự cuộc rước, mặc dù có nhiều người đã chuẩn bị sẵn sàng áo mưa, dù và mũ nón che mưa.

Mấy chục năm nay, có nhiều năm ông Trời đã đe dọa đổ mưa ngày rước kiệu, nhưng cứ tới giờ khởi hành rước kiệu là Trời lại trở nên quang đãng. Đó là đặc ân của Mẹ che chở.

Trước khi chấm dứt cuộc rước kiệu, ĐTGM Philip Wilson đã mời tất cả các bạn trẻ chuẩn bị lên đường đi tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney tiến lại gần bàn thờ, tham dự giờ Chầu Thánh Thể và nhận phép lành bình an do ĐTGM cầu nguyện và ban ân, sau đó Ngài chúc cho các bạn trẻ lên đường bình an, gặt hái nhiều thành qủa tốt đẹp.
 
Giới thiệu trang Web của Vatican
Anthony Lê
11:58 18/05/2008
Giới thiệu trang Web của Vatican

Mấy hôm nay, nếu có dịp dõi theo những thông tin cập nhật trên trang Web của Tòa Thánh Vatican (www.vaitcan.va), ngoài những phần vốn vẫn thường có gồm:

(1) Peter's Pence (Quỹ Phêrô);
(2) News Photo (Thông Tin Hình Ảnh);
(3) W.Y.D. (Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới);
(4) S.C.V. (Quốc Gai Vatican);
(5) Liturgical Year (Năm Phụng Vụ);
(6) Saints & Blessed (Các Vị Thánh và Chân Phước);
(7) Site Map (Bản Đồ Chỉ Dẩn Trang Web)
(8) Vatican Secret Archives (Lưu Trữ Mật của Vatican);
(9) Vatican Library (Thư Viện Vatican);
(10) Vatican Museums (Các Bảo Tàng Viện ở Vatican);
(11) Vatican Publishing House (Nhà Xuất Bản Vatican)

Nay chúng ta còn thấy thêm phần giới thiệu về các Vương Cung Thánh Đường và Các Nhà Nguyện của Các Vị Giáo Hoàng (Basilicas & Papal Chapels).

Khi bấm vào phần này, chúng ta có thể du lịch trên mạng để xem các Vương Cung Thánh Đường lớn rất đẹp và cổ kính, cùng các Nhà Nguyện Nhỏ của các Vị Giáo Hoàng rất đẹp và sinh động. Nếu như không có điều kiện ghé trực tiếp đến thăm Vaticăn, thì phần này rất bổ ích cho tất cả mọi độc giả xa gần.

Trang Web Quốc Gia Vatican


Thêm vào đó, trang Web của Thành Phố Vatican tại địa chỉ: www.vaticanstate.va cũng có rất nhiều thông tin bổ ích như nói về State & Government của Vatican gồm:

(a) Phần Thông Tin Tổng Quát (General Information) nói về Quốc Gia Vatican

(b) Phần Lịch Sử (History) nói về xuất xứ và giải thích tại sao các bậc tiền bối đã chọn từ "Vaticăn" là tên của Quốc Gia và Tòa Thánh.

(c) Phần Các Cơ Quan Điều Khiển Pháp Lý (Judicial Governing Bodies) nói về các Hiến Pháp, các Tòa Án, vân vân.. . của Quốc Gia Vaticăn.

(d) Phần Quan Hệ Quốc Tế (International Relations) nói về các mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia và các Tổ Chức Quốc Tế mà Vaticăn có quan hệ.

(e) Phần Cấu Trúc Quốc Gia (Structure of Governorate) nói về cấu trúc ban cai quản Quốc Gia Vatican.

Cùng rất nhiều thông tin bổ ích và quan trọng khác, cũng như phần mua quà lưu niệm của Tòa Thánh và Quốc Gia Vaticăn ngay trên mạng và trả bằng các thẻ tín dụng hiện thời.

Là những người Công Giáo, chúng ta nên xem qua các trang Web kể trên để hiểu biết thêm nhiều về Tòa Thánh và Quốc Gia Vaticăn của chúng ta!
 
Kẻ bắt cóc Tổng Giám Mục Farja-Rahou Irắc bị kết án tử hình
Đức Long
17:02 18/05/2008
BAGDAD - Hôm nay Chúa Nhật, ngày 18 tháng 05/08, chính phủ Irắc thông báo rằng Toà án xét xử Irắc tuyên bố án tử hình kẻ dính líu đến vụ bắt cóc tổng giám mục Farạj Rahou, ngài bị những kẻ lạ mặt bắt cóc cuối tháng 02 vừa rồi, sau hai tuần bắt cóc, thi thể ngài được tìm thấy.

«Tòa án tội phạm kết án tử hình Ahmed Ali Ahmed, tên quen gọi là Abou Omar, vì dính líu vào vụ giết tổng giám mục Farạ Rohou », thông báo của phát ngôn viên chính phủ Ali Al-Dabbagh cho biết.

Giám mục Rahou bị bắt cóc ngày 29 tháng 02/08 (cách phía bắc Bagdad 370 km) bởi những kẻ lạ mặt, và thi thể của ngài được tìm thấy bỏ trong một khu đất hoang vào giữa tháng ba.

Cái chết của vị giám mục gây lên nổi bất bình của quốc tế và bị ĐGH Biển Đức XVI lên án, cũng như tổng thống Mỹ George W. Bush và thủ tướng Irắc Nouri al-Maliki.

«Kẻ bị kết án là một trong những thủ lĩnh chi nhánh Al-Quaiđa Irắc, đã bị toà án qui trách nhiệm trong nhiều vụ tội phạm chống nhân dân Irắc», ông Dabbagh khẳng định. Tuy nhiên thông báo không cho biết chi tiết về ngày tháng và tình huống bắt bị cáo.
 
Đức Giáo Hoàng Benedict XVI Yêu Cầu Ngăn Cấm Việc Xử Dụng Bom Chùm
Bùi Hữu Thư
22:07 18/05/2008

Đức Giáo Hoàng Benedict XVI Yêu Cầu Ngăn Cấm Việc Xử Dụng Bom Chùm



GENOA, Ý, 18, tháng 5, 2008 Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã bầy tỏ niềm hy vọng rằng Hội Nghị Dublin, tại Ái Nhĩ Lan khởi sự ngày thứ hai 19 tháng 5, 2008 sẽ ngăn cấm việc sử dụng bom chùm trong các cuộc chiến.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin hôm nay tại Quảng Trường Matteotti, trong hai ngày thăm viếng mục vụ hai thành phố Savona và Genoa, Đức Giáo Hoàng bầy tỏ niềm hy vọng rằng “qua trách nhiệm của các thành viên tham dự hội nghị, một đạo luật quốc tế có quyền hạn sẽ được ban hành” tại Hội Nghị Ngoại Giao Quốc tế về các Đạn Dược Nổ Thành Chùm.

Hội Nghị được nhóm họp từ thứ hai 19 tháng 5 đến thứ sáu 30 tháng 5, 2008 sẽ quy tụ các đại biểu của khoảng 100 quốc gia để thương lượng một đạo luật nhân bản quốc tế ngăn cấm việc sử dụng các đạn dược nổ thành chùm, đã bị gán cho trách nhiệm giết hại và gây thương tích cho bất cứ ai, nhất các người dân vô tội tại các khu vực có chiến tranh.

Đức Giáo Hoàng tiếp, "thực vậy, cần phải sửa chữa các sai lầm trong quá khứ và tránh lập lại các lỗi lầm này trong tương lai. Tôi xin gửi đến các nạn nhân của các vụ oanh tạc bằng bom chùm và gia đình của họ lời cầu nguyện của tôi, và với các đại biểu của hội nghị, tôi chân thành cầu chúc mọi người đạt được thành quả tốt đẹp."

Hoa Kỳ sẽ không tham dự hội nghị này.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sinh viên Công giáo Huế năm cuối Gặp Gỡ Bế Giảng tại Dòng Thánh Tâm
Nguyễn Đông
07:51 18/05/2008
Huế - Thứ 7 ngày 17 tháng 5 năm 2008, các bạn sinh viên năm cuối học tập nơi đây đã có buổi gặp gỡ Bế Giảng, tại hội trường Dòng Thánh Tâm. “Mục đích của buổi gặp gỡ này là giúp cho các bạn sinh viên có thêm cơ hội biết nhau, hiểu nhau hơn để cùng giúp nhau, giúp nhau không phải là những cái mường tượng mà là bằng những công việc cụ thể trong cuộc sống tương lai mai này” – Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, đặc trách sinh viên Huế, nói.

Nữ tu Thécla nói chuyện với sinh viên
Đồng hành với các bạn sinh viên ngày hôm nay, không chỉ có các Cha, các Sơ trong Ban Đặc trách sinh viên Huế mà còn có sự góp mặt của Nữ tu M. Thécla Trần Thị Giồng - Tiến sĩ Tư Vấn Tâm Lý. Được biết Sơ là người gốc Huế, hiện đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Là một con người ngiêm túc trong công việc nên dù bận rộn, Sơ vẫn giữ đúng lời hứa để có mặt trong buổi gặp gỡ này.

Không giống như những buổi gặp gỡ trước, cuộc gặp gỡ lần này có sự trầm lắng bởi bao nỗi lo toan cho kì thi tốt nghiệp, cho công việc và cho tương lai sắp tới đang hiện rõ trên từng khuôn mặt của sinh viên năm cuối. Không lo sao được khi trước mắt mỗi người khi ra trường là cả một tương lai, không lo sao được khi chiếc bằng Đại học mới chỉ bằng 1/10 đoạn đường của mỗi người. Trường đời là môi trường đòi hỏi ở mỗi sinh viên một khả năng thực sự mới có thể trụ vững được. Vậy làm sao để bước vào đời một cách vững vàng? Đó là câu hỏi được nhiều bạn sinh viên đặt ra.

Giải đáp câu hỏi này Tiến sĩ tâm lý M. Thécla đã đi vào phân tích và đưa ra cho các bạn sinh viên những đường hướng cần thiết.

Mỗi biến cố là một khởi điểm, các bạn tốt nghiệp Đại học với tấm bằng trên tay mới chỉ là một mốc khởi điểm mới để bước vào đời. Nhưng để có được một khởi điểm tốt, mỗi bạn cần có sự đầu tư, chuẩn bị về tri thức, chuẩn bị về vốn sống và chuẩn bị cả về đạo đức. “ Tuổi trẻ không cố gắng thì tuổi già sẽ ân hận; tuổi trẻ gieo thì tuổi già gặt; tuổi trẻ đầu tư thì tuổi già lấy cả vốn lẫn lãi”. Tuổi trẻ là một công trình đang bỏ ngỏ và mỗi người phải biết tự xây cho hoàn thiện công trình đó, Tiến sĩ nói.

Nữ tu cũng đề cập đến “vận may”. Muốn có đựơc sinh ngữ, muốn có được kiến thức, … thì phải học, chính điều đó sẽ tạo ra vận may cho mỗi người, không có cái gì tự nhiên mà có, chính vì thế để có được vận may khi vào đời mỗi người phải chuẩn bị hàng ngày, nỗ lực hàng ngày nhằm tạo ra cho mình một khả năng về trí tuệ, tạo cho mình một vận may để có thể chủ động tạo cho mình một vận may.

Sơ cũng chia sẻ thêm: “Cái khởi điểm không quan trọng mà quan trọng là điểm tới”. Vì thế ngay khi ra trường mỗi bạn sinh viên phải biết bắt đầu nỗ lực để tìm điểm đến cho tương lai. Chính nỗ lực sẽ tạo nên sự khác biệt.

Đến với sinh viên lần này, không quên nhắc lại hai chữ “Nghiêm túc” trong lần gặp gỡ trước, Tiến Sĩ cũng dành tặng cho các bạn sinh viên chữ “Nhẫn”. Chữ “Nhẫn” có giá trị quan trọng đối với mỗi bạn khi ra trường. Sơ phân tích thêm: “Trong nhẫn có nhịn và trong nhịn có nhục”, để cho người khác sai bảo chính là những thử thách bước đầu mà các bạn sinh viên bắt buộc phải vượt qua”.

Sơ M. Thécla cũng đề cập đến vấn đề thời gian: “ Thời gian là của cải Chúa ban, là nén vàng Chúa trao cho mỗi người, vì thế phải biết tân dụng thời gian để sử dụng hết nén vàng đó. Đừng ngại ít hay nhiều mà điều quan trọng là chúng ta dùng đến nó – Sơ nói.

Quý Cha và Quý Sơ sinh hoạt với sinh viên năm cuối
Khi nói đến vấn đề lựa chọn công việc, Sơ cũng định hướng: “Nên bắt đầu từ những cái thấp nhất, đừng ngại lương thấp, đừng ngại lao động và cũng đừng ngại khó nhọc. Đó là công việc của các sinh viên khi ra trường. Có những công việc giúp cho mình lớn lên và cũng có những công việc làm cho mình dậm chân tại chỗ thậm chí là bị thụt lùi. Do đó phải biết lựa chọn những công việc có sự thử thách và đòi hỏi sự sáng tạo để có cơ hội tiến triển trong nghề, trong nghiệp”.

Điều cuối cùng Sơ bày tỏ trong buổi gặp gỡ, đó là làm sao mỗi bạn bước vào đời với cái vui, cái năng lực (sức sống); đó là cái đẹp, cái duyên và là yếu tố thành công. Điều đó được thể hiện qua ánh mắt “Nhìn vào con mắt thấy tràn đầy sức sống và hi vọng” - Sơ nói:

Khi được hỏi về tâm trạng, khi tâm sự với các bạn sinh viên Huế, Sơ cho biết: “ Với kinh nghiệm dạy học, Sơ có nhiều điều thao thức muốn dặn dò với các bạn sinh viên (vì Sơ là người trong nhà Dòng giáo dục). Khi tiếp súc với giới trẻ Sơ thấy nhiều cái “sốt ruột”. Thêm vào đó vì sợ không còn dịp gặp lại nên Sơ cố gắng nói, nói làm sao để lọt tai và đặc biệt là để “lọt lòng”, để các bạn sinh viên cảm nhận được điều mình nói. Điều mà sơ muốn gửi gắm tới các bạn đó là: “ làm sao để các em có ý thức, để xây dựng cho mình một cuộc đời có giá trị, có ý nghĩa.”

Còn sơ Anna Nguyễn Thị Hồng Nhung - Dòng Mến Thánh Giá Huế - trong Ban đặc trách sinh viên Huế, nhắn nhủ tới các bạn sinh viên khi ra trường đó là: “ Mỗi người khi ra trường, hãy đưa tất cả những gì mình đã học được từ trường Đại học và phong trào sinh viên Công Giáo để phục vụ xã hội và Giáo Hội, hầu trả ơn cho những người mình đã mang ơn để xứng đáng là con của Thiên Chúa, là con của Giáo Hội”.

Sau buổi gặp gỡ, các bạn sinh viên có cuộc thảo luận câu hỏi về “Thành tựu của cuộc sống” nhiều bạn sinh viên đã đưa ra quan điểm của mình

Bạn Anna Nguyễn Thị Kim Oanh cho biết: “Mình nhận thấy muốn có được giá trị của cuộc sống thì cần có sự chuẩn bị, chuẩn bị tốt sẽ có được thành công đó là một thành tựu”.Còn bạn An tôn Hồ Đắc Dũng, sinh viên khoa công nghệ thông tin - trường Đại học khoa học Huế, bày tỏ: “ Mỗi người sau khi đã trưởng thành, chuẩn bị cho mình một hành trang để bước vào đời, trở thành những người có ích cho xã hội và Giáo hội thì cần định hướng con đường mình đi, xây dựng được cho mình một tương lai bền vững. Sống làm sao để cảm thấy tâm hồn mình luôn được bình an, để vững tin trên đường đời. Đó cũng là một khía cạnh của thành tựu.”

Qua những ý kiến về “Thành tựu của cuộc sống”, Sơ Thécla Trần Thị Giồng khẳng định thêm: “Mỗi người đều có một định hướng xa, do đó liệu có bao giờ là thành tựu. Vì thế mỗi người cần phải có một quan điểm về thành tựu để có thể đạt đến được”.

Còn cha Tuyến - Đặc trách sinh viên Công giáo nhấn mạnh: “Đừng có tách mình ra khỏi mục tiêu, mỗi người phải đặt ra câu hỏi: Tôi làm gì để đạt đến mục tiêu đó?”.

Cũng trong buổi thảo luận, Quý Cha, Quý Sơ đặc trách và toàn bộ các bạn SV cũng được nghe câu chuyện của bạn Giuse Lê Đại Vương - SV Khoa Lý, Trường Đại học Khoa học. Vương kể: “ Mình là một người ước ao đi học nhưng vì điều kiện không cho phép nên việc học hành của mình cũng gặp nhiều khó khăn, lúc đó mình chỉ ước học hết lớp 9 rồi đi làm nhưng không ngờ mình đã đi học tiếp Đại học. Ngày đậu đại học nhiều người đã khuyên mình nghỉ học (vì điều kiện gia đình khó khăn sẽ khó trang trải cho việc học Đại học của mình), nhưng đến hôm nay mình đã chuẩn bị tốt nghiệp Đại học, đó là một hồng ân của Thiên Chúa mà với sức riêng của bản thân, mình sẽ không thể làm được. Qua đó mình tín thác vào Chúa hơn”.Với Vương, thành công là cái gì đó không kể lớn hay nhỏ, đó là công lao vất vả, rèn luyện của mỗi người.

Đức Cha Phụ tá chủ tế buổi tĩnh nguyện
Cuối buổi thảo luận, theo đề nghị của Cha đặc trách, sinh viên Công giáo, các bạn sinh viên năm cuối đã lập ra một địa chỉ email: svcg2008@gmail.com, để giúp đỡ nhau, giới thiệu việc làm cho nhau trong những bước đầu khi ra trường.

Sau bữa cơm tối đầm ấm, các bạn sinh viên đã bước vào buổi tĩnh nguyện dưới sự chủ tế của Đức Giám Mục Phụ tá Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng. Sau một ngày ồn ào vui chơi, các bạn đã tìm về với bầu khí thinh lặng để cầu xin và tạ ơn Chúa về những hồng ân Thiên Chúa đã ban cho mỗi người trong suốt thời gian học Đại học vừa qua.

Đức Cha Phụ tá cũng nhắn gửi tới mỗi bạn sinh viên: “Mỗi người hãy học nên giống Chúa Kitô là người bạn, người thầy, người cha của mình để biết trao ban tình yêu cho nhau”. Nhân dịp này Đức Cha Phụ tá cũng có đôi lời cảm ơn Cha đặc trách sinh viên đã kiên trì trong công việc, cảm ơn Hội Dòng Thánh Tâm đã tạo điều kiện để các bạn sinh viên có cơ hội gặp gỡ nhau. “Cầu chúc và hy vọng các bạn sẽ có niềm tin để bước vào đời”, Đức Cha Phụ tá nói.

Giữa cái lắng đọng của ngày đầu mùa hạ xứ Huế, buổi gặp gỡ đã kết thúc, nhưng vẫn còn vọng mãi trong lòng mỗi sinh viên năm cuối, lời tri ân: “Thật hạnh phúc cho chúng con khi được học tập và sinh hoạt trên mảnh đất Huế thân thương này. Chúng con xin cảm tạ Chúa đã cho chúng con những ngày tháng đầy ắp kỉ niệm trong “Gia đình” sinh viên Công giáo Huế, để chúng con trang bị thêm hành trang bước vào đời”.
 
Tân linh mục người Việt được thụ phong để phục vụ cho Giáo hội tại Hà Lan
Nguyễn Thông
11:26 18/05/2008
HÀ LAN - Thứ bảy 17.5.2008, vào lúc 12 giờ trưa, tại nhà thờ chánh tòa thánh Gioan của địa phận Denbosch, đức cha Hurkmans đã truyền chức linh mục cho thầy Phúc 28 tuổi, gốc tổng địa phận Sàigòn, qua việc đặt tay và xức dầu thánh, trong sự hiệp thông của linh mục đoàn, cộng đoàn dân Chúa, gia đình và bạn hữu. Thầy xuất thân từ 1 gia đình công giáo có 4 người con. Cha mẹ của thầy qua Hoa kỳ vào năm 2005, dì và em gái ở Hàlan từ năm 1992, 2 người anh còn ở Việtnam. Năm 1999, thầy đến Hàlan và học ở đại chủng viện thánh Gioan tại Denbosch. Vào tháng 9 năm 2007, thầy đã thụ phong phó tế.

Tân LM Lê Hồng Thiên Phúc
Thầy chia sẻ như sau: “Tôi sinh ra trong gia đình công giáo, đức tin có vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. Chúng tôi không bị bắt buộc đi nhà thờ, nhưng chúng tôi có nhu cầu chung: đi lễ, cầu nguyện, lần hạt, trao đổi với nhau về Chúa, đức tin, giáo hội và cuộc đời của các thánh từ đạo… Khi tôi tới Hàlan vào năm 1999, tôi bị 1 cú sóc: đang giữa mùa đông, lạnh, tuyết, 1 mình, không có gia đình…Dó là ấn tượng tôi không thể quên”. Dù bao khó khăn sau thời chiến tranh Việtnam (1975), đức tin và ơn gọi theo Chúa của thầy vẫn lớn mạnh. Việt cộng đã gây khó khăn cho thầy theo đuổi ơn gọi ở Việtnam.

Năm 19 tuổi, học ở Hàlan, thầy tâm sự: “Lúc bắt đầu rất khó khăn, tôi phải hội nhập với cộng đoàn, thích nghi với cách suy nghĩ và cách sống, ngôn ngữ…”. Sau hơn 9 năm, thầy đã khám phá và cởi mở cho “”những cái tốt của phương tây đã ban tặng cho thầy”, thí dụ như cách tiếp cận sự việc 1 cách khoa học và tri thức. Thầy nói môn học khó nhất là triết học, vì cách suy nghĩ của tây phương thì khác đông phương. Nhưng thầy muốn giữ căn tính á châu của mình: liên kết, phục vụ, biết ơn, kiên nhẫn, chịu đựng. Thầy ghi nhận văn hóa tây phương hay lên tiếng và thái độ lắng nghe của người đông phương: “Tôi học là chỉ mở miệng, khi tôi được hỏi. Tôi tìm hiểu hoàn cảnh, trước khi lên tiếng”.

Thời gian thực tập ở giáo xứ Phục sinh tại Boxtel, thầy đã giúp chuẩn bị rửa tội, rước lễ lần đầu, them sức và hôn phối. Thầy cũng giúp đám tang và đi thăm kẻ liệt. “Di thăm ai là gặp gở Chúa, vì tôi nhận ra Chúa trong vui buồn và đau khổ của họ”. Các môn thầy thích là đạo lý, thần học, bí tích, mục vụ.

Thầy không coi mình là 1 nhà truyền giáo: “Đây là việc nhạy cảm. Tôi đến đây, không phải để làm cho người ta khôn ra, tôi không có thái độ đó, tôi không ép buộc ai. Tôi muốn là 1 người đồng đạo và chia sẻ các giá trị Kitô giáo vói họ, để cùng nhau hướng tới nền văn hóa sự sống và an bình. Tôi chọn con người, nhưng tôi không muốn mất Chúa và giáo hội. Vì không có Chúa và giáo hội, tôi không có ý nghĩa cho con người. Tôi muốn chia sẻ sự sống với con người, điều đó xảy ra như thế nào, nếu tôi không có tình yêu cho Chúa, là hơi thở của cuộc đời tôi? Tin vào Chúa và tình yêu cho giáo hội, tôi không sợ mất gì”.

Trong bài giảng, đức cha đã nhắn nhủ thầy đem tình thương đến cho mọi người và sứ mệnh hoà giải. Ngài nhấn mạnh điểu này là nên giống Chúa, để rao giảng Chúa cho người khác. Linh mục là 1 con người, 1 Kitô hữu, 1 người của giáo hội, nhất là 1 người của Chúa! Các bạn trẻ Việt nam nghĩ sao về ơn gọi của chính mình?
 
Sau 33 năm lần đầu tiên nhà thờ Lai Khê, tỉnh Bình Dương, lại mới có thánh lễ
Nguyễn Khanh
13:33 18/05/2008
PHÚ CƯỜNG - Hôm nay, Chúa Nhật 18 tháng 5 năm 2008, Nhà Thờ Lai khê – huyện Bến Cát – tỉnh Bình Dương cử hành Thánh Lễ đầu tiên sau 33 năm gián đoạn. Dù ngôi Thánh Đường vẫn còn dang dở, LM Phêrô Trương Huy Hoàng đã cử hành Thánh Lễ cùng với sự tham dự của khoảng hơn trăm Giáo dân.

Thật ra cuối năm 2007, ĐGM Giáo phận Phú Cường đã cử hành Thánh Lễ đặt viên đá đầu tiên. Nhưng khi đó, nơi đây còn là bãi đất trống. Sau một thời gian dài chờ đợi, cuối cùng ngôi Thánh Đường mới đã được dựng lên trên nền đất đã từng có ngôi Thánh Đường cũ.

Sau 30-4-75, Nhà Thờ Lai Khê được nhà nước "mượn tạm" để làm nơi hội họp, điểm bầu cử, nhà trẻ…nói chung là mọi thứ, chỉ trừ việc cử hành Thánh Lễ! Sau thời gian dài không ai chăm sóc giữ gìn, Nhà Thờ đã xuống cấp đến mức không còn có thể sửa chữa gì được nữa. Sau một thời gian kiên trì xin lại, cuối cùng nhà nước đã đồng ý trả lại đất cho Nhà Thờ. Với sự vận động không mệt mỏi của Cha Hoàng, Giáo dân trong và ngoài nước – có cả người không công giáo - đã góp công góp của xây dựng lại Nhà Thờ Lai Khê to đẹp hơn ngôi Nhà Thờ cũ. Đến nay, mặc dù gặp "siêu bão giá"-gạch, đá, xi măng, sắt thép … tăng từ gấp rưỡi đến gấp 3!- nhưng ngôi nhà của Chúa giờ đã hoàn thành phần xây dựng cơ bản.

Hôm nay, ngày Lễ Chúa Ba Ngôi, Giáo dân Lai Khê hân hoan đón mừng Thánh Lễ đầu tiên sau ngày giải phóng, trên ngôi Thánh đường vẫn còn ngổn ngang vôi vữa, giàn giáo. Xin cảm ơn tất cả những người đã chung tay góp sức xây dựng lại Nhà Chúa ở Lai Khê. Xin Chúa Ba Ngôi trả công cho tất cả mọi người!
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
UBND Tỉnh Vĩnh Long và Bộ Xây dựng áp bức các nữ tu Dòng Thánh Phaolô như thế nào?
Lý Hành Giả
10:46 18/05/2008
UBND TỈNH VĨNH LONG VÀ BỘ XÂY DỰNG ÁP BỨC CÁC NỮ TU DÒNG THÁNH PHAOLÔ NHƯ THẾ NÀO?

Để tiếp tục rộng đường dư luận đối với cuộc hành trình gian nan của các nữ tu Dòng Thánh Phaolô Vĩnh Long đòi lại tu viện bị Nhà nước chiếm đoạt từ năm 1977, Lý Hành Giả tôi xin được hầu chuyện mọi người yêu chuộng sự thật và công lý, qua bài viết này, về Quyết định 1958 ngày 6-9-1977 của UBND tỉnh Cửu Long trước đây mà hậu thân của nó là UBND tỉnh Vĩnh Long ngày nay.

Đây là văn bản pháp lý đầu tiên, cột mốc khởi đầu cho số phận bi đát của một tu viện bị xóa sổ giữa thanh thiên bạch nhật. Một số phận tới nay đã dài đến 31 năm. Số phận của những tu sĩ bị xô, bị đẩy, bị ném, bị quăng bởi những cánh tay của kẻ có quyền lực, trước họng súng của lực lượng an ninh, ra khỏi chốn tu trì một cách không thương tiếc.

QĐ 1958 còn là tang chứng – vật chứng không thể chối cãi về sự vu khống của UBND tỉnh Cửu Long đối với các nữ tu, xúc phạm nặng nề đến danh dự của những phụ nữ sống đời tu hành. Hành vi phi-nhân-văn và phản-nhân-quyền của UBND tỉnh Cửu Long trong QĐ 1958 đang được “phát huy” với những “sáng tạo” mới của UBND tỉnh Vĩnh Long và Bộ Xây dựng.

QĐ 1958 là tiếng “kèn lâm khốc” (kèn đám ma) cho một thi thể đã thối rữa là UBND tỉnh Cửu Long. Vậy mà cái tồn thể, tức UBND tỉnh Vĩnh Long ngày nay, vẫn cứ ảo tưởng là khúc quân hành đắc thắng.

Mặc dù QĐ 1958 là văn bản pháp lý đầu tiên, nhưng lại được phân tích sau cùng, vì người viết muốn mời quý độc giả thực hiện cuộc hành trình từ hiện tại về quá khứ. Từ thời điểm 2008 ngược tới 1977.

Nhờ đó, chúng ta có cái cảm giác của người lần theo dấu vết của tội phạm. Rồi cuối cùng, khi đã đến cột mốc số 0 của khởi điểm, chúng ta hình dung được những hành vi phi pháp và phạm pháp đã diễn ra như thế nào, chúng ta hiểu được sự ngoan cố có bộ mặt ra sao và không còn ngạc nhiên nữa bởi vì chiếc mặt nạ dân biết-dân bàn-dân kiểm tra đã bị rớt xuống đất, làm lộ nguyên hình bộ mặt thật của cái gọi là tự do-dân chủ!

Chính UBND tỉnh Vĩnh Long và Bộ Xây dựng đang góp phần làm rơi chiếc mặt nạ ấy. Chiếc mặt nạ được tô son trát phấn bằng những mỹ từ: dân biết-dân bàn-dân kiểm tra.

I. QUYẾT ĐỊNH 1958 NGÀY 6-9-1977 CỦA UBND TỈNH CỬU LONG

Ngày 6-9-1977, UBND tỉnh Cửu Long (nay là tỉnh Vĩnh Long) ra quyết định số 1958, định đoạt số phận của tu viện Dòng Thánh Phaolô Vĩnh long.

Hôm sau, ngày 7-9-1977, lực lượng an ninh, theo chỉ thị của UBND, bao vây tu viện, giam giữ các nữ tu (xem thêm bài viết của tác giả Người Lục Tỉnh), triển khai QĐ 1958.

Cùng lúc đó Đài phát thanh Cửu Long liên tục đưa tin về việc “Đập tan âm mưu chống phá cách mạng tai Tu viện Dòng Thánh Phaolô”.

Về sau, nữ tu Lê Thị Trạch, nhân chứng chính trong sự kiện này, nay đã 80 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn, kể lại cho tác giả Gia Minh (RFA): “Đài phát thanh nói là chúng tôi có chứa vũ khí, nhưng mà thật ra thì đó là mấy cây súng (đồ chơi) của mấy đứa bé, chứ còn tụi tui thì không có súng ống gì hết trơn”.

1. Những nội dung của QĐ 1958

QĐ 1958 đưa ra ba quyết định của UBND tỉnh Cửu Long về số phận của tu viện và các tu sĩ sống trong tu viện này.

Xin trích nguyên văn (kể cả chính tả cũng xin được giữ đúng bản văn và in nghiêng để độc giả dễ theo dõi):

QUYẾT ĐỊNH

- Điều 1: Nay quản lý toàn bộ cơ sở (bất động sản và động sản của cô nhi viện tại số 3 đường Tô Thị Huỳnh (Nguyễn Trường Tộ củ) thuộc Phường I Thị xã Vĩnh Long.

- Điều 2: Tài sản trên đây được giao cho Ty tài Chánh, Ty Công an, Ty thương binh xã hội, Ủy ban Mặt trận tỉnh, Hội liên hiệp phụ nử tỉnh và Phòng quản lý nhà đất tỉnh Cửu Long quản lý với đầy đủ thủ tục kiểm kê. Việc phân phối cho sữ dụng sau nầy sẽ do Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định sau.

- Điều 3: Tất cả những người hiện đang lưu trú tại cơ sở nêu trên được tạm thời di chuyển đến nơi khác hoặc tiếp tục phục vụ tai cơ sở nầy (nếu họ yêu cầu).

2. Những căn cứ của QĐ 1958

Rắp tâm thực hiện mưu đồ chiếm dụng tu viện Dòng Thánh Phaolô (qua ba quyết định nêu trên), UBND tỉnh cố tìm ra cái gọi là căn cứ pháp lý.

Sau đây là năm căn cứ pháp lý được sử dụng. Xin trích nguyên văn (kể cả chính tả cũng xin được giữ đúng bản văn và in nghiêng để độc giả tiện theo dõi):

- Xét vì cô nhi viện đường Nguyễn Trường Tộ là một cơ sở xã hội của 1 giòng tu ngoại quốc và xây cất nên do nguồn viện trợ của ngoại bang, là nơi đã từng đào tạo lớp trẻ bất hạnh trở thành lực lượng chống đối cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

- Xét vì các cơ sở hoạt động có tánh cách xã hội của các đoàn hội, tôn giáo, đều phải được sự thống nhất quản lý của Nhà nước.

- Chiếu quyết định số 111/CP ngày 14-41977 của Hội đồng chánh phủ ban hành chánh sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà đất cho thuê ở các đô thị và các tỉnh phía Nam.

- Căn cứ theo tiết 2 và 4 điều 117 của chánh sách quản lý và cải tạo đối với nhà đất của các đoàn, hội, tôn giáo.

- Xét nhu cầu cho việc phục vụ lợi ích công cộng.

II. TÍNH PHI PHÁP VÀ PHẠM PHÁP CỦA QĐ 1958

1. Tính phi pháp và phạm pháp của những căn cứ QĐ 1958:

a/ Tính phi pháp và phạm pháp của căn cứ thứ nhất trong QĐ 1958:

• Trong căn cứ thứ nhất QĐ 1958, UBND tỉnh Cửu Long cố tình cho rằng Tu viện của Dòng Thánh Phaolô tại số 3 Tô Thị Huỳnh là một cô nhi viện. Trong khi đây là một tu viện mà mọi người dân cư ngụ tại thị xã Vĩnh Long, trong hàng trăm năm qua, với rất nhiều thế hệ, đều chỉ biết đây là một tu viện của các soeur “dòng trắng Xanh Pôn” (tu phục trắng, đặc trưng của Dòng Thánh Phaolô).

• QĐ 1958, với căn cứ thứ nhất, UBND tỉnh Cửu Long phóng đại, chụp mũ, quy kết một cách không ngượng miệng, thậm chí vô liêm sỉ và hết sức trơ trẽn, khi viết: (cơ sở số 3 Tô Thị Huỳnh) là nơi đã từng đào tạo lớp trẻ bất hạnh trở thành lực lượng chống đối cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Đến nay, thử hỏi toàn thể ban ngành đoàn thể tỉnh Vĩnh Long, liệu ai tìm được trong mọi kho tư liệu hay bất cứ tàng thư nào, để đưa ra được, dù một bằng chứng nhỏ, về tu viện Dòng Thánh Phaolô Vĩnh Long là nơi đào tạo lớp trẻ bất hạnh trở thành lực lượng chống đối cách mạng?

Nếu không đưa được chứng cớ, thì căn cứ thứ nhất của QĐ 1958 phải được coi là một định nghĩa chính xác, đồng thời cũng là dẫn chứng mẫu mực về chữ vô liêm sỉ và chữ trơ trẽn, đến nỗi bất kỳ quyển tự điển nào cũng cần phải đưa căn cứ thứ nhất này vào, thành những mục từ đồng nghĩa với chữ “vô liêm sỉ” và chữ “trơ trẽn”.

Điều đáng nói là về sau, trong các văn bản pháp lý, UBND tỉnh Vĩnh Long rồi Bộ Xây dựng lại đã sử dụng luận điệu trơ trẽn và vô liêm sỉ trên của UBND tỉnh Cửu Long, nhằm lái nội dung vào Luật đất đai 2003 để bác bỏ đơn khiếu nại của các nữ tu (x. bài 2).

Về vấn đề này, Báo Công giáo và Dân tộc cũng đã từng mạnh mẽ phê phán QĐ 1958, dù đã rất kềm chế khi sử dụng ngôn ngữ phê phán.

Vậy, cái gọi là căn cứ pháp lý của QĐ 1958 của UBND tỉnh Cửu Long, thực chất chỉ là luận điệu bóp méo sự thật và trò “ngậm máu phun người”, hòng chiếm nhà, cướp tài sản của các nữ tu thấp cổ bé miệng.

b/ Tính phi pháp và phạm pháp của căn cứ thứ hai trong QĐ 1958:

• Trong căn cứ thứ hai QĐ 1958, UBND tỉnh Cửu Long cố ý chống lại chủ trương của cấp trên, tức Trung ương Đảng và Chính phủ, khi cho rằng Tu viện của Dòng Thánh Phaolô tại số 3 Tô Thị Huỳnh là cơ sở hoạt động có tánh cách xã hội, vì thế phải được sự thống nhất quản lý của Nhà nước.

Những người đứng đầu UBND tỉnh Cửu Long lúc đó đã không tuân thủ Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước VNDCCH, nền tảng cho mọi chủ trương, chính sách về tôn giáo, đã được đích thân Hồ Chủ tịch ban hành. Trong Sắc lệnh này, Chủ tịch nước ra lệnh: “Chính quyền không can thiệp vào nội bộ tôn giáo”.

• Như vậy, trong căn cứ thứ hai, UBND tỉnh Cửu Long, khi quyết đưa tu viện Dòng Thánh Phaolô vào sự thống nhất quản lý của Nhà nước, đã tạo cho chính quyền cách mạng một bộ mặt “độc tài”, “phản dân chủ” không thể chối cãi.

Do đó, UBND tỉnh Cửu Long không chỉ hành động phạm pháp (chống Sắc lệnh của Chủ tịch Nước VNDCCH Hồ Chí Minh), mà còn phản bội lý tưởng và các đồng chí cách mạng của mình (khi bôi nhọ khẩu hiệu “tự do dân chủ” của cách mạng).

Vậy mà, sau này, UBND tỉnh Vĩnh Long và Bộ Xây dựng lại đi đúng vào vết xe “phản động” đó của UBND tỉnh Cửu Long.

Không hiểu ông Thủ tướng đương nhiệm nghĩ gì và xử sự ra sao trước các hành vi phạm pháp của các thuộc cấp của mình ở Vĩnh Long và ở Bộ Xây dựng, khi đi vào vết xe “phạm pháp” và “phản động” của UBND tỉnh Cửu Long ngày trước?

2. Tính phi pháp và phạm pháp của những quyết định của UBND tỉnh Cửu Long trong QĐ 1958:

a/ Tính phi pháp và phạm pháp của quyết định thứ nhất trong QĐ 1958:

Khi quyết định “quản lý toàn bộ cơ sở (bất động sản và động sản)” đối với tu viện dòng Thánh Phaolô, UBND tỉnh Cửu Long đã phạm tội ăn cướp. Vì, nếu muốn tịch thu tài sản của một công dân thì phải có trong tay văn bản tuyên án của Tòa, vậy mà, những kẻ xông vào tu viện Dòng Thánh Phaolô vào ngày 7-9-1977 không hề có một mảnh giấy nào của pháp luật.

Họ chỉ có súng.

b/ Tính phi pháp và phạm pháp của quyết định thứ hai trong QĐ 1958:

Quyết định thứ hai trong QĐ 1958 thực chất là thông báo mang tính nội bộ của tỉnh Vĩnh Long về việc ăn chia tài sản của Dòng Thánh Phaolô sau khi đã cướp đoạt được.

Việc ăn chia này được san đều cho các ban ngành đoàn thể trong tỉnh Cửu Long. Ăn đồng chia đều những tài sản của người khác do chiếm đoạt phi pháp (rồi tự hợp thức hóa bằng QĐ 1958) mà có.

Bằng quyết định thứ hai trong QĐ 1958, những người trong UBND tỉnh Cửu Long đã làm hoen ố hai chữ “cách mạng” vốn rất đẹp và cao quý. Họ đã thi hành đúng những gì mà nhà văn cách mạng Trung Quốc Lỗ Tấn từng nói về những kẻ làm cách mạng nửa vời.

Cách mạng nửa vời là đem chữ “cách mạng” đổi thành “cách m… cái mạng của lũ chúng nó”, nghĩa là tàn bạo, nhẫn tâm (x. A.Q. chính truyện).

c/ Tính phi pháp và phạm pháp của quyết định thứ ba trong QĐ 1958:

Quyết định thứ ba trong QĐ 1958 là sự phản ánh rõ rệt khuôn mặt của UBND tỉnh Cửu Long hồi đó.

Trục xuất các nữ tu ra khỏi tu viện, một hành động vi phạm nặng nề quyền của con người nói chung và quyền của phụ nữ nói riêng.

Chỉ có những đầu óc và trái tim không còn nhân tính mới có thể nghĩ ra và lạnh lùng thực hiện điều mà mọi đầu óc và trái tim bình thường không thể nào nghĩ ra và cũng chẳng thể nào đủ can đảm thực hiện. Điều đáng sợ ấy chính là đuổi một người ra khỏi nhà của họ, hơn nữa lại là trục xuất những phụ nữ, thậm tệ hơn cả là đuổi những tu sĩ ra khỏi chốn tu trì!

Đã 31 năm trôi qua, kể từ cái ngày 7-9-1977 khủng khiếp ấy. Vậy mà giờ đây, khi đọc lại những tài liệu liên quan đến sự kiện xảy ra năm xưa, lại vẫn thấy như mới.

Quả thật, sự kiện xưa vẫn còn như mới, bởi không ai có thể quên, không được phép quên.

Vả lại, làm sao có thể quên được khi vào chính lúc này, tháng 5-2008, chính quyền tỉnh Vĩnh Long đang tái diễn tấn tuồng năm xưa, thời còn mồ ma UBND tỉnh Cửu Long. Tái diễn bằng sự ngoan cố và thách thức dư luận trong và ngoài nước, khi cho phép xây khách sạn tại một nơi tu hành mà họ đã có bằng sự chiếm đoạt.

Mặc dù UBND tỉnh Vĩnh Long trước sức ép của dư luận đã phải đưa ra giải pháp ĐỔI ĐẤT. Đổi cho các nữ tu một miếng đất ở ngoại vi thị xã với một khoản tiền “hỗ trợ”.

Tất nhiên các nữ tu không thể chấp nhận lời đề nghị này.

Bởi lẽ, các nữ tu cần phải trở về mái nhà tu viện vốn là của mình. Hơn nữa việc trở về tu viện cũ còn mang ý nghĩa chứng minh cho sự thật:

Tu viện dòng Thánh Phao lô số 3 Tô Thị Huỳnh không phải là nơi đào tạo những phần tử chống phá cách mạng, mà chỉ là nơi tu hành và làm việc thiện giúp đời.

Còn nếu UBND tỉnh Vĩnh Long muốn phát triển ngành du lịch thì:

Hãy xây khách sạn trên phần đất ngoại vi thị xã Vĩnh Long – nơi dự định hỗ trợ cho các nữ tu. Còn cơ sở số 3 Tô Thị Huỳnh thì trả về cho Dòng Thánh Phaolô.

Làm được điều này, UBND tỉnh Vĩnh Long mới chúng tỏ cho mọi người thấy:

Chính quyền Vĩnh Long là của dân, do dân, vì dân; đồng thời sẵn sàng để cho dân biết, dân bàn, dân kiểm tra./.
 
Đức Giám Mục giáo phận Vĩnh Long tố cáo Chính Quyền phong tỏa và áp đặt Dòng Nữ Tu Thánh Phaolô
+GM Tôma Nguyễn Văn Tân
13:48 18/05/2008


Vĩnh Long, ngày 18.05.2008

Kính gởi:
Các Linh mục, Các Tu sĩ
Toàn thể Giáo dân trong Giáo phận Vĩnh Long,

Anh Chị Em thân mến,

Trước những bức xúc của Anh Chị Em, của các Nữ Tu Dòng Thánh Phaolô về cơ sở Đại Chủng Viện Vĩnh Long, đường Nguyễn Huệ và Tu Viện Dòng Thánh Phaolô, đường Tô Thị Huỳnh ( tên cũ là Nguyễn Trường Tộ), tôi muốn ngỏ lời với Anh Chị Em.

Ngày 7.9.1977 nói được là ngày ‘đại nạn’ của Giáo Phận Vĩnh Long: Nhà Cầm Quyền Tỉnh lúc đó đã sử dụng công lực phong tỏa, khám xét Thánh Giá Học Viện, đường Phạm Thái Bường (tên cũ là Khưu Văn Ba), Dòng Thánh Phaolô và Đại Chủng Viện; sau đó quản lý toàn bộ cơ sở và tài sản, bắt giữ điều tra những người phụ trách trong số đó có Linh mục Nguyễn Văn Tân (nay là Giám mục Giáo phận Vĩnh Long).

Đại Diện Tỉnh Dòng Thánh Phaolô cũng như Tòa Giám Mục đã nhiều lần đệ đơn lên Chính Quyền từ địa phương đến Trung Ương, tới nay vẫn chưa có một giải đáp thỏa đáng. Nay được biết Chính Quyền Tỉnh Vĩnh Long đã có quyết định tiến hành việc xây dựng Khách Sạn trên phần đất 10.235 m2 của Dòng Thánh Phaolô, bất chấp những ý kiến của các Linh Mục tại Mặt Trận Tổ Quốc Vĩnh Long, và đã họp dân phố trong Thị xã, thông báo sẽ có những biện pháp ngăn cấm những ai cản trở công trình nói trên.

Đây là nỗi thống khổ của các Nữ Tu Dòng Thánh Phaolô – Dòng đã có mặt tại Vĩnh Long từ năm 1871 và còn đang phục vụ tại nhiều Họ Đạo trong ba Tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long – và cũng là nỗi thống khổ của cả Giáo Phận. Chúng ta không thể tán thành cách giải quyết có tính cách áp đặt của những người có quyền lực trong tay, cũng không được im lặng, vì im lặng trong lúc nầy là đồng lõa, là thỏa hiệp với bất công. Tin chắc rằng Anh Chị Em sẽ hợp nhất với nhau, cương quyết tôn trọng lẽ phải, và trong tinh thần liên đới với nhau, xin Anh Chị Em cầu nguyện cho Giáo Phận, cho Dòng Thánh Phaolô mau vượt qua những khó khăn. Mỗi ngày, xin cùng nhau dâng 3 Kinh Kính Mừng và Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô.

Thân ái trong Chúa Kitô,

.
.
.
.
.

Tôma Nguyễn Văn Tân,
Giám mục Vĩnh Long
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Người Việt Nam Công Giáo: Giáo xứ và Cộng Đoàn (tiếp theo)
Hà minh Thảo
14:00 18/05/2008
NGƯỜI VIỆT NAM CÔNG GIÁO (19)

CHƯƠNG XI: GIÁO XỨ và CỘNG ĐOÀN (Tiếp theo)

Theo giáo huấn của Công Đồng và các Thượng Hội Đồng Giám mục thì Kitô hữu có thể chia hai loại thừa tác vụ:

1. thừa tác vụ truyền phong phát nguồn từ Bí tích Truyền Chức Thánh như Linh mục, Giám mục ề Các thừa tác vụ truyền phong là ân sủng ban cho toàn thyể Giáo Hội, chứ không phải là ân sủng riêng cho người lãnh nhận… Chức Linh mục thừa tác như Công Đồng Vatican II đã gọi, hướng về chức tư tế vương giả tổng quát của mọi tín hữu (do Bí tích Rửa Tội) và cùng đích cốt yếu của nó nằm ở trong chức tư tế nàyỪ. (Người Tín Hữu Giáo Dân số 22)

2. các thừa tác vụ phát sinh do ba Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Hôn Phối. Các vị chủ chăn phải thừa nhận và cổ võ các thừa tác vụ, nhiệm vụ và chức vụ của các giáo dân trong việc phụng vụ, cũng như trong việc mục vụ và rao giảng Lời Chúa. Chẳng hạn khi cần thiết giáo dân có thể đảm nhiệm tác vụ giúp lễ, đọc lời Chúa, chủ tọa các buổi cầu nguyện, cho rước lễ theo các qui tắc luật định, dạy giáo lý, làm tông đồ giữa các tôn giáo, trong môi trường chuyên nghiệp v.v.. (Người Tín Hữu Giáo Dân số 22)

Sự hợp tác giữa Giáo sĩ và Giáo dân trong Giáo Hội địa phương, Giáo xứ và Cộng đoàn thật quan trọng. Do đó, chúng tôi hy vọng Thư Mục vụ 2002-2003 của Đức Cha Émile MARCUS, P.S.S., Tổng Giám mục (nay đã hồi hưu) Giáo phận Toulouse giúp chúng ta hiểu biết về hợp tác đó.

LINH MỤC VÀ GIÁO DÂN ĐỒNG HÀNH TRONG GIÁO PHẬN

Chúng ta không thể chỉ hân hoan và tạ ơn Chúa về sự hợp tác, đa dạng và tốt đẹp, giữa linh mục và giáo dân trong Giáo phận. Thật vậy, chúng ta không thể phủ nhận đây là một trong những thành quả chính yếu do sự cố gắng áp dụng các hướng dẫn của Công đồng Vatican II.

Ba văn kiện đánh dấu giai đoạn lịch sử đầy phấn khởi nầy. Từ Giáo hội hoàn vũ, Tông huấn của Đức Gioan Phaolô II về ‘Ơn gọi và Sứ mạng người giáo dân trong thế giới‘, đút kết từ Thượng Hội đồng Giám mục tại Rôma (1987). Cho các Giáo phận tại Pháp, tài liệu ‘Sứ vụ Giáo dân, những hướng dẫn mục vụ’ được thông qua tại Đại hội khoáng đại các Giám mục năm 1999 và các phiếu chỉ dẫn áp dụng, đã được ấn hành năm 2000. Cuối cùng, trong Giáo phận, những Văn kiện Công nghị Giáo phận Toulouse được ban hành tháng 09/1993.

Những tiến bộ, tuy vậy, vẫn đang mong chờ. Thư Mục vụ nầy nhằm để bày tỏ ước muốn và cung cấp vài phương tiện nhằm một mục tiêu chính xác: làm sao để có sự hợp tác tốt hơn giữa linh mục và giáo dân trong việc phục vụ Giáo phận nầy ?

Sự suy nghĩ của chúng ta sẽ bao gồm năm giai đoạn.

1. Chúng ta sẽ khởi sự lưu ý đến những linh mục và giáo dân không có sự liên hệ hợp tác. Vì những quan trọng và cần thiết phải có, những người nầy không thể làm quên đi những liên hệ cơ bản hiệp nhất tất cả các Kitô hữu cùng những người trong họ đã nhận Chức Thánh và, nhờ đó, nhân danh và kết hợp với Chúa, trở thành Mục tử của họ.

2. Chúng ta sẽ suy nghĩ tiếp những gì chứng nhận rằng chúng ta, linh mục và giáo dân, hợp nhau để Giáo hội Chúa Kitô luôn là Giáo hội hằng sống. Chúng ta phải chú tâm tới điềụu nầụy nếu chúng ta muốn sự hợp tác giữa linh mục và giáo dân trổ sinh hoa trái.

3. Chúng ta sẽ tiến hành tiếp việc kiểm điểm. Tại đâu? Lúc nào? Làm sao? Để chúng ta, linh mục và giáo dân cùng cam kết phục vụ trong một Giáo phận.

Phần nầy cần mô tả rỏ hơn nhằm cho biết tầm rộng lớn và sự phong phú do những sự cộng tác thiết thực giữa những người đã nhận Thánh Chức và tập thể những người đã được Rửa tội.

4. Chúng ta sẽ cố gắng tự cổ võ bằng vài tiến bộ có giá trị trong những liên hệ và hợp tác giữa linh mục và giáo dân nhằm mục đích làm sinh hoạt Giáo phận thêm sốùng động hơn. Nơi đó, thật xứng đáng tiếp nhận những nguồụn nhân lực và tinh thần sẵn có trong niềm ưu tư chung để hiểu biết, yêu thương và phục vụ Chúa Kitô.

5. Chúng ta sẽ quan tâm một sự khó khăn có thể phát sinh nếu không lưu ý đến sự kiện là chỉ vài giáo dân trong những thành viên trong Cộng đồng Thiên Chúa giáo hành xử một công tác của Giáo hội quan trọng cùng tham gia vào trách nhiệm mục vụ của linh mục.

Chúng ta cần thận trọng, trong mọi giai đoạn của tiến trình, để phù hợp với mầu nhiệm của Hội thánh, về những vấn đề liên hệ đến giáo sĩ và giáo dân. Chúng ta có thể sẽ không biết giảm thiểu chúng ở bình diện thực hành hay lo âu cho sự hữu hiệu. Giáo hội là định chế, đương nhiên, nhưng còn là mầụu nhiệm. Một cách chuẩn bị tốt đẹp cho sự suy nghĩ và những định hướng mà tôi đề nghị ở đây sẽ được đọc lại trong chương một Hiến chế Tín lý Công đồng Vatican II về Giáo hội, đặc biệt là số 8 mời gọi xem Giáo hội như là một tổ chức hữu hình theo mội loại suy (analogie) nào đó với Đấng Thầân Linh. Giáo hội trong sự hữu hình định chế, ‘phục vụ Thánh Thần Chúa, Đấng thúc đẩy sự tăng trưởng cho Nhiệm Thể Chúa’. (xem Ep. 4,16)

Một nhận xét sơ khởi bắt buộc. Chúng ta có thể chỉ dừng lại ở việc quan sát các linh mục và giáo dân như lờụi báo nơi tựa đề thư Mục vụ này để suy nghĩ cách thức mà họ chọn để phục vụ Giáo hội? Vì Giáo hội không chỉ bao gồm linh mục và giáo dân. Hàng Linh mục chỉ là một trong ba thiên chức, với các Giám mục và bực Phó tế. Về tín hữu Giáo dân, dù cùng tuyên xưng một Đức Tin và được ghi dấùu bằng những Bí tích nguyên thủy, họ hiện diện trong mọi trường hợp, nên có một khác biệt bao la.

Lại nữa, trong Giáo hội, khi là linh mục hay giáo dân cũng tùy thuộc điều kiện thế tục hoặc trong đời sống tu dòng.

Mặc dù, ở đây, chúng ta quan tâm dến vài khía cạnh của sự hợp tác giữa linh mục và giáo dân và sự tổ chức cần thiết cho đời sống Giáo hội, chúng ta cũng cầụn lưu ý đến lý lẽ của sự tập hợp phức tạp và dồi dào trong Giáo hội, nhưng không có gì là xa lạ cho những ai là thành viên, bấùt kể với trách nhiệm, sứ vụ hay hình thức sống nào.

Phần Thứ Nhất. LINH MỤC VÀ GIÁO DÂN CHỈ CÓ VỚI NHAU NHỮNG LIÊN HỆ HỢP TÁC ?

Ngày nay, khi nói đến Linh mục và giáo dân, người ta nhận thức ngay là mọi người không có cùng sự tiếp cận của người nầy đối với người khác. Nhiều nguời dự kiến những phương cách khác nhau dù cùng hành động vì đời sống Giáo hội, các sự cộng tác nầy có thể đưa đến sự tham gia vào việc thi hành trách vụ của linh mục. Người khác chỉ ở mức theo khái niệm mà người giáo dân có thể tham gia sứ vụ linh mục.

Để sáng tỏ, chúng ta nói rằng linh mục và giáo dân cùng hoạt động chung trong Giáo hội bằng hai cách khác nhau, không độc lập người nầy với người khác, nhưng cầụn phải phân biệt rõ rệt.

1. Hiện diện giữa giáo dân, và cho giáo dân, các linh mục, trước hết là thi hành trách nhiệm mục vụ. Các Cha là những mục tử của các tín hữu được giao phó, mang hình ảnh Chúa Kitô, Mục Tử duy nhất và là Đầu Giáo hội. Bởi thế, linh mục đã nhận từ Chúa bởi Bí tích Truyền Chức Thánh ‘một quyền năng’mà Thánh Phaolô giải thích (thí dụ, xem II Co 10,8 và 13,10). Nghị định của Vatican II về Thừa tác vụ và đời sống Linh mục để ‘liên kết những cố gắng của mình với của giáo dân’, ‘bằng chân thành nhận biết vai trò riêng của mình trong sứ vụ của Giáo hội’ (số 9), nhưng không quên nhắc lạichức năng đối với mọi người nhận lãnh Bí tích Rửa tội, ‘phi thường và bất khả miễn’. Linh mục là những thừa tác viên Lời Chúa (số 4) và các Bí tích, cách riêng là Giải tội và Thánh Thể (số 5) và có bổn phận ‘hướng dẫn Dân Chúa, nhờ Đức Kitô, trong Chúa Thánh Thần, tới Thiên Chúa là Cha’ (số 6). Ngoài ra, Giáo hội quy định ‘chức vụ Cha Sở chỉ có hiệu lực khi giao cho một Linh mục’.

2. Cùng với giáo dân, các linh mục có nhiệm vụ hoàn thành Nhiệm Thể Chúa Kitô. Văn kiện về thừa tác vụ và đời sống Linh mục mà chúng ta vừa ghi nhận biết bao yêu cầu về tính cách bất khả miễn cho nhiệm vụ của mục tử: ‘Tuy nhiên, với tất cả Kitô hữu, các linh mục là những môn đệ của Thiên Chúa mà nhờ Hồng Ân được Chúa gọi để tham gia Vương Quốc Ngài. Giữa tất cả các tín hữu, linh mục là anh em trong các anh em của mình, phần tử của Nhiệm Thể duy nhất Đức Kitô mà sự hình thành được giao phó cho mọi người ’. Từ quan điểm nầy, chúng ta có thể đề cập đến sự đồng trách nhiệm, như Tông Huấn năm 1988 ghi: « Do phẩm cách Thánh Tẩy (mọi thành phần Dân Chúa), tín hữu giáo dân có đồng trách nhiệm, với các giáo sĩ, trong sứ mạng của Hội Thánh. » (số 15).

Sự phân biệt chứng minh là các linh mục và giáo dân cùng hoạt động chung, trong Giáo hội, bằng hai cách: danh xưng sứ nhiệm mục vụ giao phó cho linh mục mà không cho tín hữu nào khác (kể cả là linh mục!), nhưng cũng có, và chính danh, cho những cộng tác viên, vì sự hoàn thành Nhiệm Thể Đức Kitô « được giao phó cho mọi người. »

Tuy nhiên, sự phân biệt cần giãm thiểu ! Thật vậy, trong việc hoàn tất những công tác, trong đó giáo dân cộng tác với các linh mục, dù với sự tự lập thật sự, những người nầy không thể từ bỏ trách nhiệm chuyên môn như cộng tác viên của Giám mục, trong cơ quan của Đức Kitô Tiên tri, Tư tế và Vương giả (xem Thừa tác vụ và đời sống linh mục, số 1).

Phần Thứ Hai. TẠI SAO SỰ CỘNG TÁC GIỮA GIÁO SĨ VÀ GIÁO DÂN CẦN THIẾT ĐỂ GIÁO HỘI HOÀN TẤT SỨ VỤ CỦA MÌNH ?

Vấn đề đã được đề cập nhiều lần và cẩn thận từ Công đồng Vatican II cuối cùng (1961-1965). Đề tài nầy đã đặt ra từ lâu. Trong những bước đầu của thần học giáo dân mà những xuất bản đã nối tiếp nhau từ 1964, Cha Congar đã nhận xét về sự phát triển nầy được gọi là ‘hoạt động Thiên Chúa giáo của giáo dân’và hân hoan về ‘những nghiên cứu thần học tương ứng đã trở thành sự kiện tổng quát trong thế giới Thiên Chúa giáo’. Khái niệm một Giáo hội mà các tín hữu được mời gọi để hợp tác tích cực, ngay cả những sứ vụ, trước kia, chỉ dành cho giáo sĩ lo ‘việc Giáo hội’, ngày nay, đã phải trao cho hay nhờ đến giáo dân. Thời gian trôi qua với những khám phá phấn khởi cũng như những khủng hoảng cho hướng dẫn mà Công đồng hằng khuyến khích. Trong sự triển nở những tư tưởng về đề tài nầy, qua những tài liệu Công đồng, chúng ta nên nhớ điều nầy « Các mục tử biết không phải chỉ chính mình đã được Đức Kitô đào tạo để đãm trách một mình toàn thể công cuộc cứu chuộc của Giáo hội… » và làm sao để « tất cả giáo dân hợp tác, với khả năng mỗi người và cùng một con tim, cho công trình chung » (Hiến chế về Giáo hội, số 30).

Từ những thay đổi tiệm tiến và, đôi khi, bị ngưng lại bất ngờ, mối tương quan giữa linh mục và giáo dân đã nẩy sinh ngàn vấn đề, không ngớt đặt ra bởi các thần học gia và các mục tử. Giáo huấn của Thầy, từ đấng bậc tối cao, rất phong phú. Chúng ta biết sự vang dội, việc thực hành trong Giáo hội, Tông Huấn năm 1988 mô tả một cách dồi dào và chính xác « sự tham dự của tín hữu giáo dân vào đời sống Giáo hội Hiệp thông » và « sự đồng trách nhiệm của người tín hữu giáo dân vào đời sống Giáo hội Thừa sai ». Làm sao để giải thích tại sao những liên hệ hỗ tương về sự cộng tác giữa linh mục và giáo dân quan trọng để Giáo hội hoàn thành sứ mệnh « Bí tích Trọng giữa Đức Kitô và Thần Khí », khắp thế gian và cho tới ngày Người trở lại ?

Các thần học gia, mỗi người một cách, trả lời về vấn đề này. Chúng ta đã đi đến phần chính yếu khi đề cập tới về vấn đề này.

Giáo hội mà Thiên Chúa đã muốn không thể là Giáo hội thật “của Ngài” … khi Chúa không đồng hành thực sự như Ngài đã hứa ! Nếu Giáo hội chỉ theo giáo huấn mà không có sự hiện diện của Ngài, Giáo hội đó không thể là « giống nòi đã được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa … » mà các tiên tri đã loan báo và Phêrô Tông đồ công bố triều đại (1 Phêrô 2,9). Chúng ta hình thành Giáo hội theo ý nghĩa nầy: Chúa Kitô ở giữa chúng ta để chúng ta tham gia vào công trình xây dựng mà chính Ngài là đỉnh cao và chúng ta trở nên trong Ngài « ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí ». Những lời nầy của Thánh Phaolô (Ep. 2,20 và kế tiếp) diễn tả một cách rõ ràng Giáo hội là nơi hiện diện luôn luôn và sống động của Đức Kitô để thánh hóa nhân loại. Sự hằng hữu, mà Ngài đã loan báo, như bốn Thánh sử thuật lại, mỗi người một cách. Thánh Matthiêu ghi lời Chúa Giêsu rằng: « Và Ta, Ta ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế » (Mt 28, 20).

Sự hiện diện trong Giáo hội, Đức Kitô thực hiện sự đó bằng ngàn cách vìụ Người là nhiệm mầu, nhưng tỏ cho chúng ta biết và để chúng ta nhận một cách chắc chắn bởi việc hành sử sứ nhiệm tông đồ. Ngài đã gởi các Tông đồ, và, với họ, các Giám mục kế vị và những người sẽ được mời gọi để phụ giúp các Ngài trong mọi thời của Giáo hội, các Linh mục và các Phó tế.

Nhờ thừa tác vụ của các giáo sĩ, mà toàn Dân Thánh Chúa không ngừng trở thành ‘tư tế’. Các linh mục, bởi Đức Kitô và Chúa Thánh Thần, luôn được gởi đến cạnh Cha Chí Thánh, để nhận lãnh đạo đức và hồng ân, qua sự rao giảng Tin Mừng và cử hành các Bí tích mà phép Thánh tẩy là ngỏ vào và Thánh Thể mang lại sự sung mãn. Nhưng chính linh mục nầy phải nhờ sự hoạt động, do các giáo dân nhờ những đặc quyền phát sinh từ phép Thánh Tẩy. Thừa tác viên Lời Chúa và các Bí tích ban cho tha nhân « để trở nên một tư tế thánh thiện », nếu chúng ta đã xem như thể thừa tác viên đó là phụ thuộc hay tùy ý thì sẽ mang ý nghĩa nào ?

Ở đây, có những thận trọng mà chúng ta luôn phải trở lại mọi vấn đề có thể nêu lên trong những tương quan giữa linh mục và giáo dân, kể cả những chi tiết thật sơ đẳng và rất cụ thể. Các vấn đề ghi nhận trong nghi vấn nầy rất căn bản: chúng ta phải là những người nầy với các người khác và những người nầy cho các người khác, linh mục lẫn giáo dân, để Giáo hội không bao giờ dừng lại ở chính mình, nhưng cần phải xác thực là gia đình mà Cha không ngừng kết hợp trong Nhiệm Thể Thiên Chúa và là Đền Thờ Chúa Thánh Thần.

Chúng ta nghĩ đã có bao nhiêu lần chúng ta có thể tan rã nếu chỉ vì những câu nệ thuộc loại: « những gì các linh mục phải làm là những việc mà giáo dân tiếp tục bị từ chối » (cho tới bao giờ ?) hay « cuối cùng, giáo dân có thể thi hành (từ lúc nào ?), và phải ngăn cản các linh mục đòi lại » ! Không ngừng tìm kiếm một sự điều chỉnh hoàn hảo giữa sự thi hành thừa tác tư tế và chức tư tế phổ quát của tín hữu, tự nó, là việc hiển nhiên.

Nhưng chúng ta không bao giờ đi quá xa trong lãnh vực chính yếu của đời sống Giáo hội nếu sự hồ đồ vì tranh nhau về ‘quyền lực’ có tính con người một cách thái quá. Chúng ta đừng để mình là những người phục vụ ‘bất kể’, ‘vô nghĩa’, ‘vô ích’ ngay cả khi dựa vào những giải thích Lời Chúa ? (Lc 17, 10)

Tại sao phải có sự cộng tác giữa linh mục và giáo dân để Giáo hội hoàn thành sứ mệnh ? chúng ta có thể nói, để tìm hiểu cho rõ vấn đề vì chức vụ tư tế không đơn thuần là một sản phẩm. Giáo hội không ngớt tiếp nhận chức tư tế; và chính là các linh mục, hợp nhất với Giám mục và, với sự trợ giúp của các phó tế.

(Còn tiếp)
 
Hôn Nhân, Đức Tin Và Tình Yêu
Vũ Văn An
21:26 18/05/2008
Hôn nhân, Đức tin và Tình yêu

Jack Dominian là một nhà phân tâm học chuyên cố vấn cho các cặp hôn nhân tan vỡ. Ông viết nhiều tác phẩm về hôn nhân Kitô giáo dưới cái nhìn chuyên môn của một nhà trị liệu tâm lý. Nhiều người không đồng ý với cái nhìn của ông. Có người còn tố cáo ông là một trong những người bất đồng với Giáo Hội Công Giáo về một số giáo huấn liên quan đến lãnh vực tính dục. Tuy nhiên, các tác phẩm đầu của ông chưa cho thấy vết tích những bất đồng này, ngoại trừ theo ông, phương thức cổ truyền trong mục vụ hôn nhân tỏ ra không thoả đáng ở điểm đã chưa thực sự áp dụng cái nhìn của Công Đồng Vatican II coi hôn nhân như một liên hệ trải dài suốt cuộc sống của hai vợ chồng. Cuộc sống ấy hết sức năng động vẫn luôn luôn trên hành trình khai mở và thay đổi, với tầng tầng lớp lớp những ẩn sâu tâm lý không ngừng ngoi lên để được nhìn nhận. Chính những biến động ấy mang lại thành công hay thất bại cho các cuộc hôn nhân. Ta vẫn chưa chuẩn bị cho các cặp hôn nhân một cách thoả đáng về phương diện ấy và nhất là đã không tiếp tục hỗ trợ họ trong phương diện ấy khi họ rời bỏ thánh lễ hôn phối để giáp mặt với 40 hay 50 năm hôn nhân sau này. Cái nhìn của một nhà chuyên môn thường hay có tính “méo mó” nghề nghiệp, nhưng thiết nghĩ hướng nhìn của họ không hẳn không hữu ích cho chúng ta. Trong tác phẩm Hôn Nhân, Đức Tin Và Tình Yêu (Marriage, Faith and Love), xuất bản lần đầu năm 1981 do nhà Darton, Longman & Todd Ltd, Jack Dominian khai thác cả hai tiềm năng nhân bản và thiên bản trong hôn nhân Kitô giáo như tựa đề một cuốn sách của thần học gia Edward Schillebeeckx về hôn nhân “Human Reality and Saving Mystery” đã gợi hứng. Chúng tôi chuyển dịch tài liệu này để cống hiến bạn đọc trong tinh thần học hỏi.

DẪN NHẬP

Trong cuốn Hôn Nhân Kitô Giáo, (1), viết ở đầu thập niên 60, chúng tôi có thảo luận về một vấn đề lúc đó đang thách thức quan điểm của Giáo Hội Công Giáo, tức vấn đề bản chất của hôn nhân. Vì cho đến lúc đó, trong các giới Công giáo, quan điểm luật pháp vẫn rất thịnh hành. Hôn nhân được quan niệm như một khế ước và các văn kiện kế tiếp vẫn tiếp tục sử dụng ngôn ngữ luật pháp vốn nhấn mạnh khía cạnh khế ước của hôn nhân.

Một cách ngắn gọn, ta có thể dựa vào phán quyết Tháng Giêng năm 1944 của Tòa Thượng thẩm Roma để tóm tắt quan điểm trên. “Hôn nhân có nhiều mục đích, có những mục đích đệ nhất và đệ nhị đẳng. Như điều 1013 Giáo luật đã quy định, mục đích đệ nhất đẳng là sinh sản và dạy dỗ con cái; mục đích đệ nhị đẳng là giúp đỡ lẫn nhau và chữa trị tư dục”.

Cũng trong cuốn sách trên, chúng tôi cho rằng diễn tả hôn nhân theo những ngôn từ đệ nhất và đệ nhị đẳng và sử dụng hạn từ mục đích không phải là phương cách thỏa đáng nhất để miêu tả bản chất của hôn nhân.

Kết luận cuốn sách, chúng tôi đã đưa ra câu định nghĩa sau đây: “Nhìn theo cách này, hôn nhân Kitô giáo là một cộng đồng do Chúa ban và kéo dài suốt đời, được tạo nên để đảm bảo những điều kiện thích đáng nhất cho việc thăng tiến đời sống, đời sống con cái và đời sống vợ chồng. Nó được đặt căn bản trên một loạt những liên hệ yêu thương mà, theo thứ tự thời gian, bao gồm liên hệ giữa vợ chồng với nhau, liên hệ giữa vợ chồng và con cái, và liên hệ giữa con cái với nhau. Yếu tính của hôn nhân, trong khi tham dự vào sự sống nhiệm tích của thánh sủng, sau cùng, dựa trên toàn vẹn tính của các liên hệ này xét dưói các khía cạnh thể lý, tâm lý và xã hội” (2).

Với cuốn sách này, chúng tôi có ý định quảng diễn thêm câu định nghĩa trên. Một trong những quảng diễn ấy là việc nới rộng câu định nghĩa trên để bao gồm các liên hệ của cha mẹ và con cái bên ngoài khung cảnh gia đình, tức các liên hệ giữa họ và thân nhân, bạn hữu và những người khác; nhờ thế, gia đình được mở rộng hướng tới toàn thể cộng đồng nơi họ sinh sống.

Câu định nghĩa trên đã được viết trước khi Công Ðồng Vatican II đưa ra quan điểm chính thức về hôn nhân và gia đình. Quan điểm này hết sức rõ rệt dứt khoát, chấm dứt việc sử dụng thuật ngữ mục đích với nghĩa đệ nhất và đệ nhị đẳng của nó. Thay vào đó, Công Ðồng đặt hôn nhân và gia đình vào tâm điểm của CỘNG ÐỒNG TÌNH YÊU (3). Tương ước (partnership) thân mật của cuộc sống vợ chồng và tình yêu ấy “bắt rễ trong giao ước phu phụ dựa trên sự hiệp tình bất khả phản hồi. Từ đó, qua hành vi nhân bản vợ chồng tự hiến cho nhau và tự chấp nhận nhau ấy, xuất hiện một liên hệ có tính vĩnh viễn trong ý muốn của Chúa cũng như dưới con mắt xã hội” (4).

Như thế, Công Ðồng đã một lúc liên kết ba ý niệm cộng đồng, giao ước và liên hệ lại với nhau, và do đó đặt hôn nhân vào viễn ảnh Thánh Kinh, theo đó, ý niệm chủ chốt là các liên hệ yêu thương giữa các phần tử khác nhau của gia đình. “Tình yêu đích thực của vợ chồng được tháp nhập vào tình yêu Thiên Chúa” (5). Như thế, những thực tại xã hội, thể lý và tâm lý hằng ngày của bậc sống đôi bạn đã trở thành những yếu tố cấu thành sự hiện diện của Chúa.

Giáo hội Anh giáo cũng đương đầu với nhu cầu phải làm sáng tỏ các học thuyết của mình về hôn nhân và đã cho công bố hai phúc trình về vấn đề này năm 1971 và 1978 lần lượt tựa đề là HÔN NHÂN, LY DỊ VÀ GIÁO HỘI (6) và HÔN NHÂN VÀ TRÁCH VỤ CỦA GIÁO HỘỊ(7). Trong cả hai phúc trình này, hôn nhân như một liên hệ đã được nhấn mạnh. Trong một tương hợp đáng chú ý về quan điểm, phúc trình thứ hai đã tóm lược căn bản của hôn nhân bằng những lời sau đây: “Căn bản của hôn nhân nằm trong chính mối liên hệ giữa vợ chồng với nhau” (8).

Khi đặt trọng tâm của hôn nhân vào mối liên hệ giữa vợ chồng, giữa các thành viên khác của gia đình, và giữa gia đình và thế giới, ta thấy có những chiều kích về xã hội và bản thân cần được khai triển. Giống như xã hội hiện đang gặp những thay đổi đáng kể, hôn nhân trong lòng xã hội ấy cũng không thể tránh khỏi các yếu tố đổi thay. Các yếu tố này tác động mạnh đến đời sống lao động của hai vợ chồng, đến vị thế kinh tế, vấn đề gia cư, các tài nguyên, việc sinh con, khuôn khổ gia đình, các liên hệ thể lý, xúc cảm và tính dục của họ, và liên hệ giữa họ và cộng đồng rộng lớn. Người ta thấy có sự tương hành tinh tế giữa hôn nhân, gia đình và xã hội, và trong các xã hội đa nguyên tính, kết cấu của tác phong chịu ảnh hưởng mạnh của nhiều lực lượng khác nhau.

Bất kể các lực lượng ảnh hưỏng đến cơ cấu hôn nhân và gia đình có cấu trúc như thế nào, sự kiện vẫn là: mầu nhiệm cứu độ của hôn nhân phản ảnh thực tại nhân bản của nó. Và vì thực tại nhân bản ấy luôn luôn thay đổi, nên cần phải hiểu các nét thay đổi của nó trong chi tiết. Trong các khía cạnh xã hội và tâm lý của hôn nhân, không có chi là vĩnh cửu và bất biến cả, như phụ đề cuốn sách của Edward Schillebeeckx về hôn nhân THỰC TẠI NHÂN BẢN VÀ MẦU NHIỆM CỨU ÐỘ (9) đã cho thấy, ơn cứu độ được hoàn cảnh hoá một cách mặc nhiên trong thực tại con người. Hai khía cạnh đó kết hợp với nhau một cách chặt chẽ không thể tháo gỡ được và, muốn hiểu được phương cách hôn nhân Kitô giáo diễn tiến ra sao, chủ yếu cần phải hiểu các đặc tính xã hội và tâm lý của nó.

Ðời sống hôn nhân diễn tiến theo những mức độ và cách thế khác nhau tùy theo từng xã hội. Trong các xã hội Tây phương và nơi các trung tâm đô thị tại các nước đang phát triển, người ta có thể chắc chắn khẳng định rằng hôn nhân đang di chuyển ra khỏi hình thái chức phận để tiến qua hình thái đồng hành (10). Trong hình thái chức phận, trách nhiệm của người chồng là kiếm kế sinh nhai và là chủ gia đình, trong khi vai trò của người vợ là chăm sóc nhà cửa và con cái. Ngày nay, mẫu mực đó đang từ từ biến thành một liên hệ trong đó, vợ chồng tìm cách ngang nhau về giá trị, mềm dẻo hơn trong các trách nhiệm bổ túc, nhấn mạnh đến thông đạt, đến biểu lộ tình cảm, thỏa mãn tính dục và thể hiện các tiềm năng bản thân của nhau. Mục tiêu cuối cùng có thể dẫn đến ngộ nhận rằng nếu như thế, vợ chồng có vẻ quá chú trọng đến con người của họ. Thực ra, nếu làm cho đến nơi đến chốn, nó đưa lại kết quả khác hẳn. Vì càng thể hiện được con người của mình, vợ chồng càng có tài nguyên cung hiến cho nhau.

Trong cuốn sách này, tình yêu sẽ được diễn tả như là khả năng sẵn sàng cung hiến (availability). Khả năng cung hiến đối với chính mình theo nghĩa cá nhân phải cảm nhận và ý thức được rằng tâm trí, thân xác, cảm quan cũng như ý chí họ thực sự được chính họ chiếm hữu, và xét chung, khả năng cảm thấy mình tốt phải lớn hơn cảm quan thấy mình xấu. Trong hoàn cảnh ấy, ta cảm thấy mình đáng yêu, có thể ghi nhận tình yêu của người khác và đồng thời đáp trả tình yêu ấy một cách phong phú, bao lâu các nguồn tài nguyên tích cực của ta cho phép.

Việc tự thể hiện bản thân trong khuôn khổ hôn nhân là một diễn trình hỗ tương giữa vợ chồng. Nó đòi hỏi nhẫn nại, cố gắng và hy sinh. Nhịp độ và mức độ tăng trưởng có khác nhau giữa vợ chồng và vì vậy, một biểu hiệu của tình yêu là khả năng chờ người kia tiến kịp mức với mình. Nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ vì hiện tượng chỉ có một bên tăng trưởng, còn người kia lùi lại phía sau và do đó, giữa họ, có một phân cách xa lạ. Cam kết yêu thương đòi ta phải lượng giá mức độ tăng trưởng của người bạn đời và thành thực cố gắng theo kịp mức tăng trưởng ấy. Nhờ thế, những lời ta thán được nghe nhiều lần trong các đổ vỡ hôn nhân đại loại như anh ấy (cô ấy) không hiểu cũng như không quan tâm tới tôi sẽ từ từ bớt đi.

Bản văn Thánh Kinh diễn tả rõ ràng nhất ý niệm cung hiến là thư Thánh Phaolo gửi tín hữu Philippê: “Trong tâm tư, anh chị em hãy như Chúa Kitô: Ngài là Thiên Chúa, song Ngài đã không bám lấy sự bình đẳng với Thiên Chúa, nhưng đã tự cho đi đến rỗng cả mình để nhận lấy thân phận tôi đòi, và đã trở nên như người ta “ (Pl. 2:5-7).

Mọi người chúng ta phải tự cho đi đến trống rỗng như Chúa Kitô, vì lòng mến Chúa và yêu anh em. Nhưng làm sao ta tự cho đi đến trống rỗng được nếu ta chỉ có rất ít hoặc không có chi để dâng hiến. Thành thử các tài nguyên yêu thương của ta càng lớn, thì ta càng có thể cho đi nhiều hơn. Thực vậy, cuối cùng, ta sẽ cho trọn cả thân ta cho người lân cận của ta như Chúa Kitô đã làm vì tình yêu.

Người lân cận qúy báu nhất tong hôn nhân đương nhiên là người phối ngẫu của ta, sau đó là con cái, và qua họ, ta vươn tới xã hội bên kia khung cảnh gia đình.

Ta biết rằng giữa việc ta muốn tự hiến bản thân và việc thực sự thực hiện được việc đó, có cả một khoảng cách liên tục. Cái sự thực tâm lý học ấy lại một lần nữa được Thánh Phaolô nhìn rõ: “Tôi không hiểu được chính tác phong của tôi. Ðiều tôi muốn tôi lại không làm, còn điều tôi ghét, tôi lại đi làm” (Rm. 7:15-16)

Qua cuốn sách này, như tựa đề cho thấy, với mục đích tìm hiểu mối tương quan giữa tình yêu vợ chồng và Ðức tin, chúng ta sẽ có dịp đi sâu hơn vào nghịch cảnh tính của Thánh Phaolô. Tình yêu phu phụ, cũng như mọi tình yêu khác, có những khả năng thực hiện hầu như vô tận, những khả năng mà chúng ta chỉ có thể ước lượng như Thánh Phaolô đã làm hai ngàn năm trước đây. Và vì chúng ta đã được kêu gọi trở nên hoàn thiện, nên ta luôn đối đầu với lời mời gọi khám phá ra các khả năng yêu thương trong hôn nhân.

Dọc dài hai ngàn năm kể từ thời Thánh Phaolô, Kitô giáo đã khai triển quan điểm của mình về tình yêu và hôn nhân căn cứ trên các chân lý đã được Thánh Kinh phát biểu và được triển khai trong thời đại Kitô Giáo. Chương nhất vì thế sẽ được dùng để phác thảo sự triển khai lịch sử ấy.

Tài Liệu Tham Khảo:

1. Dominian, J. Christian Marriage, Darton, Longman and Todd, 1967

2. Ibid., p. 244

3. Pastoral Constitution on the Church in the Modern Wolrd, part II, Chap. 1. Chapman, 1967

4. Ibid. p.250

5. Ibid. p. 251

6. Marriage, Divorce and the Church. SPCK, 1971

7. Marriage and the Church's Task. Church Information Office, 1978

8. Ibid. p.33

9. Schillebeeckx, E. Marriage: Human Reality and Saving Mystery. Sheed and Ward, 1965.

10. Hicks, M.V. and Platt, M., “Marital Stability and Happiness” trong A Decade of Family Research and Action, p. 59. National Council on Family Relations, 1970.