Ngày 17-05-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bánh không men
Lm Vũdình Tường
04:12 17/05/2018
Hàng năm người Do Thái mừng lễ Vượt Qua Biển Đỏ, do Môisen lãnh đạo, kính nhớ ngày Thiên Chúa cứu họ thoát khỏi ách nô lệ bên Ai Cập. Bảy tuần sau ngày lễ Vượt Qua là ngày lễ hội mùa Xuân. Trong ngày này họ dâng của lễ bao gồm lúa mạch mới và trái cây đầu mùa trong Đền Thánh Jerusalem để nói lên tâm tình tạ ơn Thiên Chúa cho mưa thuận gió hoà đem về mùa thu hoạch, có thực phẩm sống quanh năm. Đức Kitô cùng các môn đệ dự lễ Vượt Qua. Chính tại nơi đây Ngài bị bắt và ngay đêm đó đưa ra bản án tử hình, đóng đinh trên thập tự. Bản án phải thi hành ngay, không cho thời gian kháng án; đến khi dân chúng nghe tin thì mọi sự đã thành hình. Ba ngày sau Đức Kitô sống lại từ cõi chết và hiện ra với các môn đệ và nhiều người khác. Lễ Ngũ Tuần - lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Ngày lễ Ngũ Tuần, thực ra là bảy tuần, nhưng dùng ngũ tuần để nói lên là năm mươi ngày sau, vì thế chữ tuần đây không có nghĩa là 7 ngày trong tuần mà ngụ í nói đến thời gian. Khi người Do Thái di tản vượt qua Biển Đỏ họ đi trong vội vã không đủ thời gian ủ men cho bánh dậy men nên ngày đó còn được biết đến với tên Bánh Không Men.

Kitô hữu mừng lễ Thánh Thần hiện xuống với tâm tình rộn rực niềm vui. Lễ kính xảy ra năm mươi ngày Đức Kitô sống lại từ cõi chết ban sự sống mới cho nhân loại và toàn thể vũ trụ. Đức Kitô chính là hoa quả đầu mùa của lễ hội mùa Xuân Kitô. Mầm non bắt đầu đâm chồi nảy lộc từ sự Phục Sinh của Đức Kitô. Mùa Xuân Kitô có sức sống mãnh liệt nhờ vào sự tác động của món quà Đức Kitô hứa trước đó; Thánh Thần Chúa tiếp tục làm trổ sinh hoa trái rũ cành công việc Đức Kitô khởi đầu. Điểm này nhắc chúng ta nhớ lại dụ ngôn hạt lúa mì rơi xuống đất sinh bông, kết trái gấp trăm lần (Gn 12,24). Cái chết của Đức Kitô được ví như hạt lúa mì rơi vào lòng đất; sự Phục Sinh của Ngài ví như thành quả hoa trái rũ cành. Dân Do Thái ra đi vội vã đến độ không có thời gian chờ cho bánh dậy men; Bữa Tiệc Li các môn đệ dùng với Đức Kitô được ví như bữa tiệc Bánh Không Men bởi trong bữa tiệc đó Đức Kitô loan báo việc sắp xảy ra cho Ngài và cũng thông báo việc phản bội của con người. Bí tích Thánh Thể là hoa trái của món quà Đức Kitô hứa ban bởi chính Thánh Thần Chúa tác động biến bánh, rượu thường trở thành Mình và Máu Thánh Đức Kitô. Điều này vượt khỏi sự hiểu biết và trí tưởng tượng của con người. Hoa quả Mùa Xuân Kitô có sức mạnh không chỉ hàn gắn vết thương của toàn thể vũ trụ do tội lỗi gây nên mà còn đổi mới toàn thể vũ trụ. Điều này có được bởi do sự liên kết với Đức Kitô Phục Sinh trong lời mời gọi ' hãy ở lại trong tình yêu của Thầy'. Chính nhờ liên kết với tình yêu mà mọi sự được đổi mới qua Đức Kitô Phục Sinh. Dụ ngôn cây nho liên kết với cành nho giúp hiểu tầm mức quan trong liên kết giữa thân và cành (Gn 15). Dụ ngôn này nhắc nhở đến sự liên kết vĩnh cửu của một Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Kitô hữu sinh hoa, kết trái rũ cành khi liên kết mật thiết với Đức Kitô Phục Sinh và mở tấm lòng đón nhận hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Ở lại trong tình yêu của Đức Kitô sẽ thoát khỏi ách nô lệ của tội lỗi bởi chính tình yêu Đức Kitô Phục Sinh giải thoát con người. Khi tâm hồn ta tràn đầy Thánh Thần Chúa, cuộc sống tâm linh được hướng dẫn bởi Thánh Thần và cuộc sống đó được liên kết mật thiết với Ba Ngôi Thiên Chúa. Khi sai Thánh Thần Chúa xuống Đức Kitô làm trọn điều Ngài hứa là sẽ sai Thánh Thần đến, cùng đồng hành với Kitô hữu, cho đến tận thế (Mat 28,20). Thánh Thần Chúa tác động cuộc sống của Kitô hữu biến hành động tốt lành, bác ái, của ta nên cao trọng đẹp lòng Chúa. Nhờ vào Thánh Thần Chúa trợ lực mà Kitô hữu mỗi ngày đều có khả năng trổ sinh bông trái tốt qua hành động bác ái, đạo đức và hy sinh. Thánh Thần Chúa biến yếu hèn của ta trở nên mạnh mẽ, nhu nhược thành can đảm, biếng nhác thành siêng năng. Điều này có được bởi do sự liên kết trong tình yêu Chúa. Không phải do sức riêng hay khôn ngoan trí tuệ mà chính là do sức mạnh tình yêu Chúa, hướng dẫn, ban sức mạnh mà tha nhân được hưởng hoa trái của tình yêu ngoài sức mơ tưởng của con người.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Lễ Chúa Thánh Thần
Lm. Jude Siciliano, OP
18:09 17/05/2018
CVTĐ 2: 1-11; T.vịnh. 103; I Côrintô 12: 3b-7, 12-13; Gioan 20: 19-23

Tôi sống trong một cộng đoàn anh em dòng Đaminh. Giống như bạn và gia đình của bạn, chúng tôi có những thói quen của cộng đoàn: Như mỗi đêm sau giờ kinh tối và trước khi ăn tối, thì cùng nhau ngồi xem tin tức thế giới lúc 5:30 chiều. Tôi không biết tại sao chúng tôi làm như thế, có lẻ do tin tức những ngày này thật khủng khiếp! Quá nhiều đau khổ cho hàng triệu người - chúng tôi thường thở dài ngao ngán. Chắc các bạn cũng làm như thế phải không?

Các quảng cáo, rất nhiều, không cho chúng tôi nghỉ ngơi. Chúng tôi thường xuyên bình luận về tất cả những loại thuốc được quảng cáo dành cho chữa bệnh, hoặc cho người cao tuổi – Hình như các quảng cáo đó được gửi đến chúng tôi để nhắc nhở chúng tôi rằng chúng tôi đang già đi! (Ai mà cần được nhắc nhở!) Đôi khi tôi nghĩ tôi cần có một bằng dược sĩ để hiểu được những quảng cáo đó. Họ cho biết các tác dụng phụ của các thứ thuốc nhiều hơn là mô tả về thuốc và các lợi ích suy diễn của nó. Sau khi xem những quảng cáo đó, tôi nghĩ chúng ta nên tìm một chứng từ chính thức của ngành y .

Một số quảng cáo cũng khá bắt mắt; giống như một người phụ nữ nằm trên ghế sofa với một con voi đang ngồi trên cô. Chúng tôi biết rằng cô ấy bị bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính. Tôi không bao giờ biết bệnh đó là gì.

Có nhiều quảng cáo nói về chữa trị bệnh khó thở - hen suyễn, phế nang bị lổ rò, hoặc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính. Quảng cáo hiển thị (và những tường thuật của người dùng) rằng bệnh phổi này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ; họ có ít năng lực hơn và bị giới hạn không gian cư ngụ, giới hạn những nghành nghề làm việc. Cuộc sống bị hạn chế. Không cần quảng cáo trên truyền hình, chúng ta cũng biết hơi thở rõ ràng là quan trọng phải không? Ngay cả khi chúng ta chỉ bị cảm lạnh hoặc viêm phế quản, chúng ta cũng thấy khó thở, và có thể hạn chế các việc làm hàng ngày của chúng ta.

Hơi thở là một biểu tượng cho Chúa Thánh Thần trong Kinh Thánh. Kinh Thánh bắt đầu với câu chuyện của Chúa thổi hơi vào đất sét để tạo dựng nên con người đầu tiên. Loài người chúng ta bắt đầu từ hơi thở "ban sự sống" của Thiên Chúa và mỗi hơi thở của chúng ta là hồng ân của Ngài. Chúng ta hít vào, chúng ta thở ra - sống được là nhờ hơi thở của Thiên Chúa trong chúng ta. Điều này gợi cho chúng ta một tên khác của Chúa Thánh Thần - "Hơi thở Thánh của Đức Chúa".

Khi Chúa Jêsus chịu chết, cộng đoàn các môn đệ bị tan vỡ. Mặc dù tin Ngài sống lại, chúng ta thấy các môn đệ của Ngài mất hơi thở của niềm tin trong căn phòng đóng kín cửa và sợ hãi lo âu. Vào ngày phục sinh, Chúa Jêsus đã hiện hữu trong tâm trí họ khi Ngài mời gọi họ đi theo Ngài. Họ sẽ không thể loan bào tin mừng Ngài Phục Sinh nếu họ sống trong căn phòng kín cửa, mất hơi thở vì sợ hãi.

Khi Đức Kitô phục sinh hiện ra trước mặt họ, Ngài làm dịu đi nỗi sợ của họ bằng cách chúc bình an: "Bình an cho anh em" Đó là một hành vi tha thứ vì họ không ở với Ngài khi Ngài cần đến họ. Đó là hồng ân đầu tiên mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta mổi khi chúng ta tham dự bí tích Thánh Thể - món quà của hòa bình. Khi Ngài nói, "Bình an cho anh em" một lần nữa. Tại sao Ngài lại nói hai lần? Ngài có ý gì muốn nói với các môn đệ. Ngài sắp gửi các ông ra đi vào một thế gian không thân thiện đầy thù nghịch để chia sẻ lòng thương xót của Ngài. Thử nghỉ họ sẽ phải tha thứ cho kẻ thù, và loan báo tin mừng bằng lời nói và hành vi của họ để minh chứng tình yêu của Thiên Chúa cho tất cả mọi người. Thật vậy, tất cả mọi người: ngay cả những người buôn bán ma túy? Ngay cả các tù nhân tại nhà tù liên bang gần đó của chúng ta? Ngay cả những người đã làm hại chúng ta? Và còn bao nhiêu người khác nữa.

Tôi nghỉ rằng, khi các tông đồ được Chúa Giêsu giao cho nhiệm vụ đầy thử thách, họ thở hắt ra và cảm thấy hụt hơi. Một hơi thở hắt không có thuốc men nào có thể chữa khỏi. Những gì họ cần là bắt đầu một đời sống mới. Họ cần một hơi thở tiếp thêm sinh lực từ Thiên Chúa để ban năng lực cho họ. Điều họ cần là Đấng Tạo Hóa thổi hơi thở của Ngài trở lại vào đất sét vô hồn (là các môn đệ và chúng ta) để tạo ra các môn đệ trung thành của Chúa Giêsu – thành những con người mới - thành một cộng đoàn những người nhiệt tình, năng động và biết định hướng cho sứ mệnh mà Chúa Giêsu đã giao cho họ.

Nhiệm vụ của giáo hội không phải là sống đằng sau cánh cửa đóng kín. Như ngoài xã hội trong lúc này muốn có sự an toàn có thể làm việc không mệt mỏi cho những thăng trầm của thị trường chứng khoán; để băng qua một con phố đông đúc; cài đặt một hệ thống an ninh trong nhà mình. Nhưng, khi là môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta không được tìm một cách sống an toàn. Vì như thế không thể là một Kitô hữu được. Khi Chúa Giêsu thổi hơi trên các tông đồ, đó chính là hơi thở sự sống của Đức Chúa, để hình thành những con người mới được tái sinh và một cộng đồng tín hữu, trung thành và tràn đầy năng lực.

Bà Patricia Sanchez giáo sư của một đại học Công Giáo đã kể câu chuyện này khi bà bình luận về ngày lễ hôm nay. Bà hỏi các sinh viên của mình xem đức tin của họ có đáng chia sẻ được cho người khác hay không. Thì một sinh viên trả lời như sau: "Nếu tôi yêu một người nào, hay một vật gì, thì tôi muốn chia sẻ điều tôi có với họ. Nếu tôi đang yêu, thì tôi không thể chờ đợi để nói với người khác biết. Vì thế, nếu tôi yêu thân phận Kitô hữu của mình, tôi sẽ chia sẽ hồng ân mà tôi được nhận lảnh đó cho người tôi yêu". Bà Sanchez rất ngạc nhiên và thích thú về câu trả lời này.

Những người thở bằng hơi thở của Chúa Thánh Thần không phải là những người sống ngoài cuộc. Họ không sống trong phòng có những cánh cửa bị khóa kín vì sợ hãi. Khi có dịp để chia sẻ đức tin họ sẽ làm ngay. Khi thấy sự bất công xuất hiện, họ lập tức hành động. Khi có ai lâm cảnh đau buồn, họ ngồi bên cạnh và an ủi. Khi một người bạn cùng lớp bị bắt nạt, họ đứng bên cạnh yểm trợ. Khi có một nhân viên mới vào nhận việc, họ giúp đỡ và hướng dẫn tận tình. Khi có ai làm phiền, họ sẽ tha thứ, ngay cả trước khi người kia xin lỗi. Khi họ phãi ra quyết định những việc quan trọng; để thực hiện, họ chọn những việc dễ thương nhất.

Không một hình ảnh nào có thể diễn tả được Chúa Thánh Thần. Ngày nay Ngài được mô tả như là một hơi thở ban sự sống. Nếu chúng ta đang đối mặt với vấn đề đang thử thách đức tin của chúng ta, năng lực của chúng ta bị tiêu hao, và làm chúng ta nín thở, thì đây chính là lúc dâng lời cầu nguyện mà không cần phải nói bằng lời, nhưng bằng một cử chỉ: Hãy hít vào, và đồng thời với lời cầu nguyện - "Xin Chúa Thánh Thần ngự đến".


Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP


PENTECOST -B-
Acts 2: 1-11; Ps. 104; I Cor 12: 3b-7, 12-13; John 20: 19-23

I live in a community of Dominican Friars. Like you and your families, we have our rituals. Each night after evening prayer and before dinner, we sit down to watch the 5:30 world news. I don’t know why we do, because the news these days is terrible! So much suffering for so many millions – we often groan after some of the reports we see and hear. Don’t you?

The commercials, which are many, don’t give us a break. We frequently comment about all those medicines that are advertised for sick, or elderly people – they seem to be addressed to us to remind us that we are getting older! (Who needs to be reminded!) Sometimes I think I need a degree in pharmacy to understand those commercials. The listing of their-side effects takes longer than the description of the medicines and their hoped-for benefits. After watching those ads, I think we should get credits from a medical school.

Some of those commercials are also quite eye-catching; like the one of the woman lying on the sofa with an elephant sitting on her. We learned that she has COPD, chronic obstructive pulmonary disease. I never knew what that was.

More than one commercial is about people who have trouble breathing – asthma, emphysema, or COPD. The ads show (and people report) that these lung diseases can affect a person’s quality of life; they have less energy and are limited in what they can do. They are forced to live confined lives. Well, we don’t need TV commercials to tell us about the importance of breathing clearly, do we? Even if we just have a cold, or bronchitis, we know that difficulty breathing can restrict our daily activities and make them hard to perform them.

Breath is a symbol in the Bible for the Holy Spirit. The Bible begins with the story of God breathing into clay to form the first human. We humans began through the "life-giving" breath of God and each breath we take is an ongoing gift. We breathe in, we breathe out – alive because of God’s breath in us. Which suggests another name for the Holy Spirit – the "Holy Breath of God."

When Jesus was killed the community was shattered. Even though there was word he had risen, we find his disciples, on the very day of the resurrection, breathless in fear and locked behind closed doors. That is not what Jesus had in mind when he called them to follow him. They are not going to spread the news of him if they are all locked up, short of breath.

When the risen Christ appears before them he calms their fears by offering them peace: "Peace be with you." It was an act of forgiveness for their failure to stand with him when he needed them. It is the first gift he gives us as we begin each Eucharist – the gift of peace. Then he says, "Peace be with you" again. Why does he say it a second time? Because he has something in mind for them. He is about to send them out into an unfriendly, hostile, world to share his mercy. Imagine – they will even have to forgive enemies, and to announce the news through their words and actions of God’s love for all people. All people: even drug dealers? Even inmates at our nearby federal prison? Even the people who have wronged us? Yes, and many more.

I suspect, when they heard that challenging mission, they gasped and fell short of breath. A shortness of breath no prescription medicine could cure. What they needed was a new start in life. They needed an invigorating breath from God. They needed was their Creator God to breathe again into lifeless clay and create faithful disciples of Jesus – new human beings – and a community of people with enthusiasm, energy and direction for the mission Jesus was giving them.

Hiding behind closed doors is not the mission of the church. Playing it safe might work these days for the ups and downs of the stock market; for crossing a busy street; installing a security system in our homes. But, not for being a disciple of Jesus. Playing it safe is not the game plan for Christians. When Jesus breathed upon his disciples God was breathing into clay again, forming renewed human beings and an energized, faithful community of believers.

Patricia Sanchez once told this story in her commentary on today’s feast. A teacher at a Catholic University asked her students if they thought their faith was worth sharing. One student’s response struck the teacher, "If you love someone, or something, enough you want to share it. If you are in love you can’t wait to tell others. So, if you love what it means to be a Christian, it makes all the difference in the world that you give this gift to someone you love."

People who breathe with the breath of the Spirit are not bystanders in life. They don’t live behind locked doors in fear. When an opportunity to share their faith arises, they speak up. When an injustice has been done, they act on it. When someone is grieving, they sit with them in consolation. When a classmate is bullied, they stand alongside them. When a new worker shows up on the job, they help them get oriented. When a wrong is done them they forgive, even before being asked. When they have important choices to make, they choose the most loving one.

No one image can capture the Holy Spirit. Today it is described as a life-giving breath. If we are facing an issue these days that is testing our faith, draining our energy, and leaving us short of breath, then here is a prayer we can say, not in words, but with a gesture: Breathe in, and with each breath, pray this ancient prayer – "Come Holy Spirit come."
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh Lễ tại nhà nguyện Casa Santa Marta: Sự hiệp nhất đích thực.
Giuse Thẩm Nguyễn
11:58 17/05/2018
(Vatican News) Trong Thánh Lễ sáng nay, thứ Năm ngày 17 tháng Năm tại nhà nguyện Casa Santa Marta, ĐGH Phanxicô đã nói về sự hiệp nhất trong bài giảng của ngài. Bài đọc thứ nhất trích từ sách Tông Đồ Công Vụ (Cv 23:6-11) và bài Phúc Âm theo Thánh Gioan (Ga 17:20-26) chứng minh về hai loại hiệp nhất. Một loại hiệp nhất mà ĐGH gọi là hiệp nhất đích thực, và loại kia là hiệp nhất giả tạo.

Hiệp nhất giả tạo gây chia rẽ.

ĐGH Phanxicô cho thấy sự hiệp nhất giả tạo ràng buộc những người cùng buộc tội Thánh Phao-lô với nhau. Đó là sự hiệp nhất giả tạo bởi vì nó dẫn đến sự chia rẽ. Những người Sađốc và người Biệt phái lúc đầu hiệp lại với nhau để lên án Thánh Phao-lô. Nhưng khi Thánh Phao-lô biện bạch rằng ngài bị đưa ra xét xử bởi vì “niềm hy vọng vào sự sống lại từ cõi chết” thì ngài đã vạch trần “viên đá chia rẽ” họ.

Trrường hợp này cũng như bài đáp ca Chúa Nhật, một cá nhân đã biến đám đông thành một đám hỗn loạn không tên. ĐGH gọi việc này là một

sự bóc lột con người và cũng là sự coi thường con người bởi vì nó biến những con người thành một đám đông hỗn loạn không tên. Đây là một hoàn cảnh thường được lập lại nhiều lần. Hãy suy tư về điều này. Trong bài đáp ca Chúa Nhật, mọi người đều tung hô Chúa rằng: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến.” Rồi đến Thứ Sáu, cũng lại nhóm người ấy đã gào lên “Đóng đinh nó” Cái gì đã xảy ra ở đây vậy? Họ bị tẩy não rồi và họ đã thay đổi mọi thứ rồi. Họ đã trở thành một đám đông hỗn loạn để phá hủy.

ĐGH nói rằng đây là một động lực nằm dưới bất cứ việc lên án, vu khống hay phỉ báng nào. Ngay cả ở cấp giáo xứ. Ngài nói rằng:

Khi hai hay ba người bắt đầu phê bình người khác và nói sau lưng một người… Họ tạo ra một sự hiệp nhất giả tạo để lên án. Họ cảm thấy an toàn khi cùng nhau lên án. Lúc đầu họ lên án tinh thần, rồi họ tỏ ra bằng hành động; rồi họ kết thúc bằng việc lên án lẫn nhau bởi vì họ cũng bị chia rẽ. Như thế thì thói nhiều chuyện, thói ăn nói huyên thuyên, là một hành vi giết người bởi vì nó phá hủy con người, nó hủy hại danh tiếng của họ.

Hiệp nhất đích thực.

ĐGH Phanxicô kết luận rằng chúng ta hãy nghĩ về sự cao cả của ơn gọi mà chúng ta được mời gọi: để nên một với Chúa Giê-su và Thiên Chúa Cha. Đó là cùng đích của chúng ta:

Anh chị em hãy hiệp nhất với nhau để luôn cùng nhau tìm cách thăng tiến trên con đường hiệp nhất, không phải sự hiệp nhất giả tạo, sự hiệp nhất trống rỗng, nó chỉ nhằm tiến tới và lên án người khác và nó thúc đẩy lợi ích không phải của chúng ta, nhưng là lợi ích của thủ lãnh thế gian này là sự hủy diệt. Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để luôn bước trên con đường của sự hiệp nhất đích thực.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Thư Đức Phanxicô gửi các giám mục Chile sau các cuộc gặp gỡ
Vũ Văn An
17:35 17/05/2018
Theo tin Vatican News, hồi 6 giờ 40 tối hôm nay 17 tháng 5, cuộc gặp gỡ thứ tư và sau cùng của Đức Thánh Cha với 34 giám mục Chile đã kết thúc tại đại sảnh Phaolô VI. Cuối thời gian biện phân và gặp gỡ huynh đệ này, Đức Phanxicô đã trao cho mỗi vị giám mục anh em của ngài lá thư sau đây (nguyên bản bằng tiếng Tây Ban Nha):



Các hiền huynh thân mến trong hàng giám mục, tôi muốn cám ơn các hiền huynh đã nhận lời mời của tôi để, cùng nhau, chúng ta có thể thực hiện một cuộc biện phân thành thực về các biến cố nghiêm trọng đã gây hại cho sự hiệp thông giáo hội và làm suy yếu việc làm của Giáo Hội tại Chile trong mấy năm qua.

Dưới góc độ các biến cố đau lòng trên liên quan tới việc lạm dụng trẻ em, lạm dụng quyền lực và lạm dụng lương tâm, chíng ta đã trao đổi các quan điểm về tính nghiêm trọng của chúng cũng như các hậu quả bi đát chúng đã đem lại, đặc biệt đối với các nạn nhân.

Đối với mỗi nạn nhân, tôi hết lòng xin sự tha thứ, lời xin mà các hiền huynh vốn hợp nhất một lòng và với quyết tâm sửa chữa sự thiệt hại đã gây ra. Tôi cám ơn các hiền huynh vì sự hoàn toàn sẵn lòng mà mỗi hiền huynh đã chứng tỏ trong việc tham gia và hợp tác trong mọi thay đổi và quyết nghị mà chúng ta sẽ thực thi trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để tái lập công lý và hiệp thông giáo hội.

Sau những ngày cầu nguyện và suy niệm này, tôi chỉ thị cho các hiền huynh tiếp tục xây dựng một Giáo Hội tiên tri biết đặt vào tâm điểm điều quan trọng nhất này là: phục vụ Chúa nơi người đói ăn, nơi tù nhân, nơi di dân, nơi người bị lạm dụng.

Xin các hiền huynh đừng quên cầu nguyện cho tôi. Xin CHúa GIêsu chúc lành cho các hiền huynh và xin Trinh Nữ Maria chăm sóc các hiền huynh.
 
Luật trợ tử của tiểu bang California bị một thẩm phán Tòa Thượng Thẩm lật ngược
Đặng Tự Do
21:51 17/05/2018
Một phán quyết được một thẩm phán California công bố hôm 15 tháng 5 đã đảo ngược luật của tiểu bang cho phép trợ tự. Diễn biến này rất đáng khích lệ vì nó “là một luật tồi tệ”, Ned Dolejsi, giám đốc điều hành của Diễn Đàn Công Giáo California nói.

Dolejsi nói trong một tuyên bố đưa ra hôm 16 tháng 5 cho biết: “Ai cũng biết rõ lập trường chống lại luật trợ tử của chúng tôi, nhưng luật này cũng bị phản đối bởi một liên minh rộng lớn các bác sĩ, y tá, những người cao niên và cộng đồng những người khuyết tật, là những người đã chiến đấu chống lại luật này vì nhiều lý do.”

Thẩm Phán Daniel Ottolia của Tòa Thượng Thẩm Quận Riverside phán quyết rằng các nhà Lập Pháp California đã vi phạm luật hiện hành khi thông qua Đạo Luật Lựa Chọn Cuộc Sống Cuối Đời trong một phiên nhóm đặc biệt dành riêng cho việc chăm sóc sức khỏe. Luật 2015, có hiệu lực vào tháng 6 năm 2016, theo đó các bác sĩ được quyền kê toa thuốc trợ tử cho bất kỳ bệnh nhân nào khi có hai bác sĩ xác nhận rằng bệnh nhân không thể sống lâu hơn sáu tháng nữa.

Phản ứng trước diễn biến này Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ cho biết: “Chúng tôi chào mừng diễn biến luật trợ tử của California giờ đây bị lật ngược lại. Trợ tử không phải là chăm sóc sức khỏe. Chúng tôi cầu nguyện rằng phán quyết đáng khích lệ này sẽ không bị lật lại và các nhà lập pháp sẽ suy nghĩ lại sai lầm thảm khốc này, từ chối việc trợ tử và bảo vệ tất cả bệnh nhân.”


Source: Catholic Herald - California’s assisted suicide law overturned
 
Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ 17/05/2018: “Cầu xin cho sự hiệp nhất thực sự là mục tiêu của chúng ta”
Lệ Hằng, F.M.A.
23:23 17/05/2018
Trong Thánh lễ sáng thứ Năm, 17 tháng Năm, tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày các suy tư của ngài về sự hiệp nhất. Một loại là hiệp nhất “đích thực”, và loại kia là hiệp nhất “giả mạo”.

Bài đọc thứ nhất trích từ sách Tông Đồ Công Vụ (Cv 23:6-11) và bài Phúc Âm theo Thánh Gioan (Ga 17:20-26) cho chúng ta thấy hai loại hiệp nhất này.

Hiệp nhất giả mạo tạo ra các chia rẽ.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng một sự hiệp nhất giả tạo đã nối kết những người cùng buộc tội Thánh Phaolô lại với nhau. Nó giả mạo bởi vì nó dẫn đến sự chia rẽ, ngài nói. Những người Sađốc và người Biệt phái lúc đầu đồng tâm hiệp ý với nhau lên án Thánh Phaolô. Nhưng Thánh Phaolô đã lật ngửa lên “tảng đá chia rẽ họ” khi nhận xét rằng ngài bị đưa ra xét xử bởi vì “niềm hy vọng vào sự sống lại từ kẻ chết”.

Lanh trí và đầy khôn ngoan của Thánh Thần, thánh nhân nói giữa công nghị rằng: “Thưa anh em, tôi là người biệt phái, con của người biệt phái, tôi bị xét xử vì niềm hy vọng và vì niềm tin vào sự sống lại”.

Nghe những lời này, sự bất đồng giữa những người tố cáo thánh nhân lập tức bộc lộ, họ bắt đầu tranh luận gay gắt và bất đồng với nhau vì sự hiệp nhất giữa họ chỉ là giả tạo. Bè Sađốc không tin có sự sống lại, cũng chẳng tin vào thần thánh; còn nhóm biệt phái lại tin tưởng tất cả những điều đó.

Trường hợp này cũng như trong Chúa Nhật Lễ Lá, cùng một đám người [đã từng tung hô Chúa] lại biến thành một đám đông cuồng nộ vô danh. Đức Thánh Cha gọi việc này là một “sự khai thác và cũng đồng thời là một sự khinh miệt con người bởi vì nó biến họ thành một đám đông cuồng nộ vô danh. Đây là một yếu tố thường tự lập lại. Chúng ta hãy suy tư về điều này. Trong Chúa Nhật Lễ Lá, mọi người tung hô Chúa: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến.” Rồi đến ngày Thứ Sáu sau đó, cũng lại đám dân ấy đã gào lên ‘Đóng đinh nó’. Chuyện gì đã xảy ra? Họ tẩy não mình, và đổi trắng thay đen mọi thứ. Họ đã trở thành một đám đông cuồng loạn chỉ biết hủy diệt.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng đây là một động lực nằm dưới mọi lời lên án, vu khống hay phỉ báng. Ngay cả ở các giáo xứ: “Khi hai hay ba người bắt đầu phê bình người khác và nói sau lưng ai đó. Họ tạo ra một sự hiệp nhất giả tạo để lên án người ta. Họ cảm thấy an toàn khi cùng nhau lên án người khác. Họ lên án người ta trong tâm trí mình trước khi có hành động cụ thể; rồi cuối cùng họ lại lên án lẫn nhau bởi vì họ chia rẽ. Như thế, thói nói xấu người khác là một hành vi giết người bởi vì nó hủy hoại con người, nó hủy hại danh tiếng của họ.”

Hiệp nhất đích thực.

Chúng ta hãy nghĩ đến sự cao cả mà chúng ta được mời gọi: đó là nên một với Chúa Giêsu và với Chúa Cha. Cùng đích của chúng ta phải là trở nên “những người nam nữ hiệp nhất với nhau, luôn cùng nhau tiến bước trên con đường hiệp nhất, không phải sự hiệp nhất giả tạo hay một sự hiệp nhất không có thực chất chỉ nhằm trỗi vượt hơn người ta, và lên án người khác, không phải sự hiệp nhất nhằm mưu cầu những thứ lợi lộc không phải của mình, những thứ lợi lộc thế gian hủy diệt con người của ma quỷ. Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để luôn bước trên con đường của sự hiệp nhất đích thực.”
 
Top Stories
Interview with Father Bernardo Cervellera, Director of AsiaNews
J.B. An Dang
21:56 17/05/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Thảo Ly: First of all, I would like to take this great opportunity to say thanks to you so much for all you have done for the Church in Vietnam.

Right here, in Rome, the heart of the Catholic Church, our cries for sufferings and the ongoing persecution have been heard by the great help of AsiaNews.

There is a saying in Vietnamese “when you drink from the stream, remember the spring”. We would like to publicly thank you for your kindness and support to the Church in Vietnam. You may not know this, but Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet had once tried to look for you in Italy so he could personally thank you for helping his archdiocese during Hanoi Apostolic Nunciature crisis. Many priests also would like me to convey their words of gratitude and appreciation to you for being their eyes, ears, and voice of support throughout the years. It's fair to say, we, journalist, have learned a lot more about not only how to become effective, responsible news reporter but also the brotherly love and care that you and your colleagues at AsiaNews had showered on us, regardless of our differences in terms of culture and geopolitics.

These days, the Church in Vietnam still cannot see the light at the end of a long tunnel of persecution in a society marked by so many acts of injustice, deprivation, and exclusion. However, we do not feel we are alone. Thank you so much.

1. Thảo Ly: Father Bernardo, AsiaNews has become a point of reference for so many who want to have an in-depth understanding of Asia. As an Italian-born priest, what had drawn you to become interested in Asia's religious as well as socio-political issues?

Father Bernardo Cervellera: On one hand, when I was young - I was 17 years old - I wanted to do something for the society, for the world society. In that period there was the so-called 68’s revolution. Every young person wanted to change the world. This one was one aspect. The second aspect is the fact that when I rediscovered my faith after a period of… a practical atheism, this discovery was so strong that I decided to give my life to spread the Catholic faith all around the world; and then I became a mission priest in the PIME Institute, Pontificio Istituto Missioni Estere - The PIME missions are mostly in Asia so I'm going to say this is why AsiaNews is started to follow the situation of Asia and the situation of missions in Asia. Now, we can also say that Asia has become such a big continent, an important continent, the most populous with more than half of the population in the world. Secondly, it has become a centre point for the economy in the world and it is a place where there are great religions and great people and cultures. So, it is evident that if you want to embrace the world, you have first of all to embrace Asia.

The Catholic Church in Asia is very interesting because usually the Catholic community, Christian communities are small but very lively minorities; and so, the growth of the Church in Asia is stunning because it's four, five percent per year increase, while in Europe there is a situation of standby and in Australia it is also going down. So, they are quite interesting for the Catholic Church in this sphere.

2. Thảo Ly: Before 2008, the year marked by Hanoi Apostolic Nunciature crisis, most Vietnamese reporters wrote their articles in Vietnamese and not in any other languages. Facing a potential of ruthless suppression, might be another Tiananmen Square crackdown, we began to see an urgent need to inform to the world what was happening in Vietnam.

You headed Agenzia Fides, and now you are the editor in chief of AsiaNews, what do you think about the power of internet and new technologies in the uphill battle to protect human rights and the freedom of worship?

Father Bernardo Cervellera: When I was the director of Fides, I started the internet edition of Fides and this is why, when I concluded my service in the Vatican, my superiors asked me to do the same for AsiaNews. For decades AsiaNews has been a paper magazine. Now, it is a daily news agency. Internet is a big and important instrument because allows you to communicate immediately news, facts, reflections all over the world, in different languages, in a way that before it was impossible. I remember when I went to Vietnam in the 90s, I would bring with me some books. It was difficult to bring religious books, I had to hide them. Now with internet everything can be sent, of course, in digital and digital style. But, at the same time, it is very important we have to be careful because in internet and with all these messages on the social media bubble, there can be also fake news: that is, news which are manipulated just for ideological purposes. So, this is why whenever we get a piece of news from some countries in Asia, we try to verify and ask our correspondent to verify the fact and thanks God we have correspondents all over Asia, so they can be witnesses and not only communicators, not only instrument of communications of news but also witnesses of the news, which is quite important.

3. Thảo Ly: Many young reporters in Vietnam would like your advice on how we can become effective journalists, how we can attract the international attentions?

Father Bernardo Cervellera: They can work for AsiaNews! We are a very good school, I think… Here in Italy we have young journalists who want to become professional journalists. What I always tell them is: first of all be curious, not to be happy or as I say, lazy, with the news we receive but always try to understand much more, try to verify what is said, try to find the reason behind all the news. So, curiosity is the very important gift for a journalist, for those who want to become journalists.

Secondly, I ask my junior journalists to be respectful of the people we’re talking about or we’re writing about. To be respectful means they are people who perhaps suffer or are doing something. We have to try to understand, first of all, not to judge, not to conclude that is good or not good, or to make jokes about them. Try to understand. Try to understand the human within them. And for a Catholic journalists, also try to understand what the Church can do for this person, for this situation because Catholic journalism and the Catholic missionary journalism should be in some way a prophetic voice to suggest what the Church, what the Catholics, what Christians could do for healing the situation, trying to give answers to problems, trying to support those who suffer violation of the human rights of freedom of religion and so on. This is part of the mission of the Church in that situation.

4. Thảo Ly: AsiaNews is very interesting to the Vietnamese Catholics and the concerned people, translated articles from AsiaNews have become a part of daily favourites of the Vietnamese readership. It should be a great favour if you could tell some more on the history of AsiaNews and your vision for its.

Father Bernardo Cervellera: What can I say? Asia News has come out, as I told you before, from the missionary desire of the PIME fathers to try to understand Asia, try to see some paths for the mission of the Church in Asia, and to try to build up a friendly, fraternal relationship between East and West. Normally East and West, let us say, Asia and Europe for example, or Europe and US or America, they try to fight for commercial reason for geopolitical reasons, sometimes also for “civilization” reasons or, better, manipulated civilization topics. But anyway, we try also to find a way for cooperation between these worlds and help them to understand each other, trying to find support for each other also from the economic point of view. This is the plan of AsiaNews.

Now, how much we fulfil this plan? This is the plan we would like to fulfil, I don't know when. Anyway, every day we try our best to follow these guidelines. What I see is a certain urgency of the mission in Asia, not only because people in Asia have a strong desire for a Christian faith, but also because of the problems lying in Asia. Now, there are urban and globalization problems, meaning humiliation of the people because of work, because of exploitation, because of very low salaries, because of environmental problems. All these things happen because the human being is not given a great value. Human value in Asia is not important for the general culture, for the economic visions is not important. The Catholic faith says that Jesus Christ has died and risen for each person. This is the foundation of the human dignity, so every person is important. And I think this is why the Catholic faith is growing in Asia. Asian people find in the Christian faith their source for their own dignity; and the source of their dignity becomes also a kind of creativity, a commitment to the society, to the well-being of the society, to the well-being of the families, to the well-being of the country where they are in.

We need big visions because if not, our daily work becomes too blind.

5. Thảo Ly: Last but not least, do you have any word for the Vietnamese Catholic leaders as well as lay people who have become Asia News' latest regular readers?

Father Bernardo Cervellera: I have always admired the Vietnamese Catholic Church. First of all because in a way she is different from other churches, like the one in China. The Catholic Church in Vietnam has remained united, always united, not divided. This is a very important gift and is a very important instrument for the mission because unity in the Church must be preserved, the unity of the Church is the mission. I have met many Vietnamese priests and nuns in my in my life and what is very, very interesting is the fact that they are quite committed towards the poor, toward the families, towards children, towards laborers. So it is very important also to support and increase this mission. I think that what is also important is to speak up about the situation of the country, about the situation of the freedom of religion and human rights, because this is the way through which truth can be found, can be produced into society. This fact is important. Although sometimes, even in the Church institutions, it seems that it is better to have a politically correct ways to say things that do not offend anybody than to be silent and so on. Of course, when it is impossible to speak up then we have to keep silent, but we can help other to speak on behalf of us and this is for example the value of AsiaNews. At times, we receive news and appeal from churches that cannot speak on their own because it is forbidden, because of some reason, because of many things. But Asia News raise their situations so people can know, even if their voices are silences and they cannot say one word.

Thảo Ly: Thanks Father Bernardo for granting me this interview and again, thanks a zillion for all you have done for the Church in Vietnam.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hội Nghị Nói Dai, Nói Dài Rồi Để Đó
Phạm Trần
08:37 17/05/2018
Hội nghị Trung ương 7, khóa đảng XII kết thúc ngày 12/05/2018, sau 6 ngày họp tại Hà Nội đã để lại 2 điểm mới :

(1) Lần đầu tiên báo chí được tham dự tường thuật, nhưng không phổ biến ý kiến trái chiều. Tất cả chỉ nói theo và ca tụng ý kiến thống nhất với Trung ương. Tuyệt đối không có bình luận và phản biện của báo chí về diễn văn khai mạc và bế mạc của Tổng Bí thư.

Một số báo có bài phỏng vấn các cựu viên chức lãnh đạo hay cựu Đại biểu Quốc hội, nhưng tất cả đều đồng tình và hoan nghênh. Đáng chú ý là hầu hết ý kiến đều nhìn ra khuyết điểm và khó khăn trong công tác cán bộ, hay nhìn nhận có nạn chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm trong đảng, hay bao che cho nhau từ trên xuống dưới, nhưng ai cũng thắc mắc tại sao chưa diệt được những tệ nạn này.

Cuối cùng họ đều đồng ý chung: đảng chưa quyêt liệt và những người đứng đầu còn nể nang, phe cánh, hoặc thiếu cương quyết để xử lý sai phạm của cấp thừa hành.

(2) Về đề tài then chốt của Trung ương 7, kế hoạch “xây dựng đội ngũ 600 cán bộ cấp chiến lược” (lãnh đạo) cho đảng khóa XIII (2022-2027) và kế tiếp đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các viên chức lãnh đạo nói dai và nói dài từ trước ngày khai mạc (07/05/018).

Nhưng tất cả cũng chỉ nhằm “mặc áo thụng vái nhau” để quảng cáo tên tuổi hơn đề ra các giải pháp để giải quyết những khuyết diểm đã đồng ý phải đẩy lùi.

Tỷ dụ như khi ông Trọng nói rằng :”Trên cơ sở thảo luận kỹ lưỡng và sâu sắc Đề án và Tờ trình của Bộ Chính trị, Hội nghị đã nhất trí cao ban hành Nghị quyết của Trung ương về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, đủ sức lãnh đạo đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030 và tầm nhìn trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045”.

Nhưng muốn được như thế thì điều kiện cần và phải có của cán bộ là phải được rèn luyện như thế nào và do ai dạy bảo, và với phương pháp nào ?

Nếu đội ngũ mới chỉ được học từ lớp cán bộ lãnh đạo đã xuống cấp, lạc hậu và suy thoái từ trước, hay là thành phần kế thừa, hoặc “hạt giống đỏ” của con ông cháu cha thì liệu có làm được cơm cháo gì không, hay chỉ đẻ ra lớp cán bộ thiếu tài mất đức mới ?

Hơn nữa, khi đảng đặt tiêu chuẩn chọn cán bộ cần “hồng” hơn “chuyên” và phải có gốc đảng là chính thì người ngoài đảng có tài sẽ bị loại và đất nước sẽ muôn đời lạc hậu.

Vì thế, khi ông Trọng đặt tiêu chí cho đội ngũ cán bộ mới phải có “đủ sức lãnh đạo đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030” là chính ông đã lùi mất 10 năm, vì trước đây đảng từng đặt ra mốc đến năm 2020 thì Việt Nam sẽ là nước có nền công nghiệp hiện đại. Nay thời gian còn lại chỉ 2 năm là bằng chứng đảng đã thất bại. Ông Nguyễn Phú Trọng và hai khóa đảng XI và XII (2011-2021) cũng phải gánh trách nhiệm với thất bại này.

Như vậy, sau bước tụt hậu này, liệu có gì bảo đảm cho dự kiến Việt Nam sẽ “trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045” trong khi ở Việt Nam bây giờ ai cũng thấy chủ trương làm “ kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” của đảng là mơ hồ, thiếu cơ cở và loạn thị. Bởi vì trên thế giới chỉ có kinh tế Tư bản Chủ nghĩa và Kinh tế Cộng sản chủ nghĩa. Không làm gì có thứ kinh tế loăng quăng, nửa giăng nửa đèn như Việt Nam tuyên truyền.

Bằng chứng sau hơn 30 năm Đổi mới (từ 1986) , Việt Nam đã làm theo kinh tế Tư bản Chủ nghĩa dưới cái vỏ bọc gọi là “theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa” chỉ để cho khỏi bẽ mặt. Dù có mạo danh cách nào chăng nữa, Hà Nội cũng không thể lấy vải thưa che mắt thánh để nói khác. Thực tế tình hình đã rõ ràng như thế, không ngụy biện được.

Vì vậy, khi đảng và nhà nước nắm toàn quyền kiểm soát và điều chế toàn nền kinh tế thì Việt Nam chậm phát triển so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, thua cả Lào và chỉ đứng trên Cao Miên và Miến Điện.

Lý do Việt Nam không ngóc đầu lên được vì Cương lĩnh “Xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa” (Bổ sung, Phát triển năm 2011), đã cho phép “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” . Đây là chủ trương chống lại tự do kinh doanh của người dân, vì các Doanh nghiệp nhà nước thua lỗ nhiều hơn đem lợi nhuận về cho ngân sách nhà nước, trong khi nhà nước phải gánh các khoản thua lỗ hàng trăm ngàn tỷ đồng cho các Doanh nghiệp này.

Cương lĩnh loăng quăng năm 2011, khi ông Trọng lên cầm quyền khóa đảng XI đã viết như thế này:”Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển. Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa.”

CÀNG TỐI CÀNG ĐEN

Vì vậy, càng đọc những gì ông Trọng nói trong Diễn văn bế mạc Trung ương 7, càng thấy ngôn ngữ của những thợ viết trong Hội đồng Lý luận Trung ương, tác giả của các văn kiện Đại hội và Hội nghị Trung ương, lòi ra.

Sở dĩ dễ nhận ra vì văn kiện nào cũng chứa đấy văn từ đao to búa lớn, “nghĩa đen” trộn với “nghĩa mờ mờ” gây loạn trí người đọc và rất khó tìm thấy giải pháp.

Hãy nghe ông Trọng đọc tiếp :”Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược mà chúng ta tập trung xây dựng trong thời gian tới phải có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nền kinh tế số, kinh tế tri thức và biến đổi khí hậu, nước biển dâng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh tình hình trong nước, khu vực và thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường.”

Như vậy có gì mới không, hay toàn lập lại là các thứ tiêu chuẩn đã lỗi thời, đã và đang thất bại từ mấy chục năm qua ? Những câu chữ buộc cán bộ thời kỳ mới phải làm theo “xã hội chủ nghĩa” hay “định hướng xã hội chủ nghĩa” là sản phẩm của những con người óc loãng trong Tổ viết diễn văn cho ông Trọng, trong khi Việt Nam đang cần có những cái đầu trong sáng và trái tim minh bạch để xây dựng đất nước.

ĐẢNG NÓI-AI LÀM ?

Nhìn sâu hơn vào diễn văn bế mạc của ông Trọng, ta sẽ thấy nhiều điều “ra lệnh, chỉ tay 5 ngón” , hay nói cho sướng miệng nhiều hơn đề ra các giải pháp giải quyết.

Tỷ dụ như ông Trọng bảo phải:

-- Thực hiện nghiêm, nhất quán nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý thống nhất đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

--Chuẩn hoá, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo môi trường, cơ chế và điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và bảo vệ cán bộ; phân công, phân cấp gắn với giao quyền, ràng buộc trách nhiệm, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lý nghiêm minh sai phạm.

-- Yêu cầu phải có phương pháp đánh giá cán bộ một cách khách quan, chính xác; có cơ chế tạo động lực, đổi mới sáng tạo, rèn luyện qua thực tiễn có nhiều khó khăn, thách thức lớn của đội ngũ cán bộ và đề cao giải pháp kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền, chủ nghĩa cá nhân, cục bộ địa phương, họ hàng trong công tác cán bộ; coi đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để đấu tranh ngăn chặn sự tha hoá quyền lực trong bộ máy công quyền, sự suy thoái, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên để củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

--Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu xây dựng và hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực và chống tệ chạy chức, chạy quyền, thân quen, cánh hẩu, lợi ích nhóm trong công tác cán bộ theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế và quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm.

--Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lạm dụng, lợi dụng quyền lực để thực hiện những hành vi sai trái trong công tác cán bộ hoặc tiếp tay cho tệ chạy chức, chạy quyền.

--Kiên quyết huỷ bỏ, thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ, đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm, có hành vi tham nhũng trong công tác cán bộ. Cụ thể hoá để thực hiện có hiệu quả cơ chế dân biết, dân bàn, dân giám sát công tác cán bộ; mở rộng các hình thức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với từng đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị một cách phù hợp.

Nghe ông Trọng phán bấy nhiêu cũng đủ ù tai, hoa con mắt. Nhưng ai làm và làm bằng cách nào thì hãy học kinh nghiệm 20 năm thất bại về Công tác cán bộ, từ khóa đảng VIII thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu qua Nghị quyết về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” ngày 18-6-1997.

Điển hình, nổi bật và đứng đầu trong “8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu mà Hội nghị lần này đã đề ra” vẫn là “công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ gắn với việc học tập và làm việc theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Những “Biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị” của đảng viên đã nêu ra trong Nghị quyết 4/XII, ban hành ngày 30/10/2016, có 3 điểm quan trọng:

1) Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

2) Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phụ hoạ theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái.

3) Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trong suy thoái đạo đức, lối sống Nghị quyết 4/XII vạch ra:

1) Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình.

2) Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.

3) Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.

4) Mắc bệnh "thành tích", háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, "đánh bóng" tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; "chạy thành tích", "chạy khen thưởng", "chạy danh hiệu".

5) Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.

6) Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên...; đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả; mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ tuỳ tiện, vô nguyên tắc. Sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động.

7) Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.

8) Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

9) Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội.

CHẢ MUỐN HỌC BÁC

Về “học tập và làm việc theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh” thì cũng vẫn ì ra đấy sau 2 năm thực hiện chỉ thị 05 của Bộ Chính trị năm 2016.

Tại hội nghị toàn quốc sơ kết được trực tuyến đi khắp nước diễn ra tại Hà Nội ngày 16/05/2018, những căn bệnh học “hình thức, chiếu lệ” và “thiếu tự giác” vẫn tồn tại trong cán bộ cấp lãnh đạo.

Theo nhân xét của Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng thì trong đảng:” Vẫn còn tình trạng thiếu tự giác, tổ chức thực hiện Chỉ thị hình thức, chiếu lệ, thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa tự giác, chưa thường xuyên rèn luyện, học tập, chưa thực sự là tấm gương cho nhân dân noi theo. Một số nội dung, yêu cầu nêu trong Chỉ thị 05 như: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề tại chi bộ, đăng ký nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, lựa chọn khâu đột phá và tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm… chưa thực sự đi vào nền nếp. Nhiều nơi tinh thần tự phê bình, phê bình vẫn còn yếu, chưa chủ động phát hiện, đấu tranh với những những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chưa chủ động đấu tranh có hiệu quả với các biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ...”

Về phần Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, ông nói trước mặt Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Viên chức lãnh đạo cơ quan, ngành Trung ương và truyền đi khắp nơi rằng:”Vẫn còn tình trạng làm qua loa, đối phó, chưa thực sự cầu thị, bệnh “thành tích”, bệnh “hình thức” ở nhiều nơi; Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu, thậm chí có cả cán bộ, đảng viên nắm giữ chức vụ cao trong cơ quan Đảng, Nhà nước còn thiếu tự giác, chưa thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, không gương mẫu trong công tác và trong sinh hoạt, vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật...”

Tường thuật của báo VietNamNet viết:”Một trong những nguyên nhân của những hạn chế trên được Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho hay là do tính quyết liệt, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu chưa có nhiều chuyển biến. Một số vấn đề yếu kém, thiếu sót trong công tác lãnh đạo, quản lý, trong công tác cán bộ, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tuy có chuyển biến nhưng chưa đạt yêu cầu đề ra.”

Đáng chú ý là chuyện “học Bác” vẫn dai dẳng chẳng ra trò trống gì đã được công khai chỉ sau 4 ngày kết thúc Hội nghị Trung ương 7, trong đó có 2 vấn đê nan giải về “suy thoái tư tưởng” và “đạo đức xuống cấp” của cán bộ đảng viên đã được đặt lên hàng đầu phải giải quyết.

Như vậy thì có nước đổ đầu vịt không, hay ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cần có bài diễn văn khác chính xác hơn về tình trạng cán bộ “cấp chiến lược” để khỏi mất mặt trước khi nghỉ hưu ? -/-

Phạm Trần

(05/018)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trên Đồng Hoa Xuân
Đặng Đức Cương
21:22 17/05/2018
TRÊN ĐỒNG HOA XUÂN
Ảnh của Đặng Đức Cương
Mênh mang đứng giữa đồng hoa
Thân tâm an lạc chan hòa bình yên.
(bt)