Ngày 16-05-2016
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Fatima, Đức Gioan Phaolô II và bí mật thứ ba
Vũ Văn An
00:48 16/05/2016
Nhân dịp kỷ niệm biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima lần đầu tiên ngày 13 tháng 5 năm 1917, cách nay 99 năm, báo chí Công Giáo viết nhiều chung quanh ý nghĩa của sự kiện Fatima nói chung.

Năm điều đáng lưu ý của Bí Mật Thứ Ba

Điều nổi bật nhất vẫn là ý nghĩa của Bí Mật Thứ Ba, một bí mật dù đã được bật mí nhưng vẫn là một bí mật với rất nhiều người Công Giáo hiện nay. Về ý nghĩa này, chính thị nhân hàng đầu của biến cố là chị Lucia cho hay: “việc giải thích không thuộc thị nhân mà thuộc Giáo Hội”. Thành thử, việc giải thích một số dấu hiệu và biểu tượng của Đức Mẹ Fatima nhằm đem lại cho tín hữu một hướng dẫn rõ ràng để hiểu ý định của Thiên Chúa muốn mạc khải cho ta là tùy thuộc Giáo Hội Công Giáo.

Giáo Hội đã làm việc trên năm 2000, khi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (nay là Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI), viết một bài nhận định và giải thích thần học khá dài về “Bí Mật Thứ Ba” nổi tiếng. Ngài được trao trách nhiệm minh giải các dấu hiệu và biểu tượng trong các thị kiến về Đức Mẹ và ngài đã thực hiện được nhiều khám phá rất đáng lưu ý.

Theo ký giả Philip Kosloski, trong số các khám phá ấy, 5 điều sau đây đáng lưu ý hơn cả.

Thống hối, thống hối, thống hối!

1. “Chữ chủ yếu của phần thứ ba này là lời nài van 3 lần: ‘Thống hối, thống hối, thống hối!’ Lời đầu tiên của Tin Mừng xuất hiện trong tâm trí ta: ‘Hãy thống hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1:15). Hiểu các dấu chỉ của thời đại có nghĩa chấp nhận sự cấp thiết của thống hối, của hóan cải, của đức tin. Đây là đáp ứng đúng đắn đối với thời điểm lịch sử này, một thời điểm được đánh dấu bằng nhiều nguy cơ trầm trọng được phác họa trong các hình ảnh sau đây”.

Sứ điệp chính của Đức Mẹ Fatima là “thống hối”. Ngài tìm cách nhắc thế giới nhớ tới việc phải quay lưng khỏi sự ác và sửa chữa các tàn hại do tội lỗi ta gây ra. Đây là “chìa khóa” để hiểu các phần còn lại của “bí mật”. Mọi sự đều xoay quanh nhu cầu thống hối này.

Chúng ta đã rèn nên Lưỡi Gươm Rực Lửa

2. “Thiên thần với lưỡi gươm rực lửa bên trái Mẹ Thiên Chúa nhắc ta nhớ tới các hình ảnh tương tự trong Sách Khải Huyền. Điều này muốn nói lên đe dọa phán xét đang ló dạng trên thế giới. Ngày nay, viễn tượng thế giới trở thành đống tro tàn bởi biển lửa không còn là một sản phẩm thuần tưởng tượng nữa: chính con người, với các phát minh của họ, đã rèn nên lưỡi gươm rực lửa. Thị kiến, sau đó, đã cho thấy quyền lực chống lại thứ sức mạnh tàn phá ấy, sự huy hoàng của Mẹ Thiên Chúa và, theo một nghĩa nào đó, phát xuất từ việc này là lời mời gọi thống hối”.

Phần hiện ra này là phần gây phiền não hơn cả. Dường như Thiên Chúa muốn giáng xuống ta “lưỡi gươm rực lửa”. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Ratzinger nhấn mạnh rằng “lưỡi gươm rực lửa” này là điều chính chúng ta tạo ra (như bom nguyên tử chẳng hạn), chứ không hẳn từ trời giáng xuống. Tin vui là: thị kiến cho hay lưỡi gươm rực lửa “tàn lụi khi tiếp xúc với vẻ huy hoàng của Đức Mẹ” trong liên hệ với lời kêu gọi “thống hối, thống hối, thống hối!”. Mẹ Diễm Phúc mới là người có tiếng nói quyết định sau cùng và vẻ sáng lạn của ngài chặn đứng mọi tai biến.

Tương lai không được tạc vào đá

3. “Sự quan trọng của tự do con người được làm nổi bật: thực vậy, tương lai không được xác định một cách bất biến, và hình ảnh mà ba trẻ nhìn thấy không hề là một cuộc duyệt phim trước về tương lai trong đó, không điều gì có thể thay đổi được. Thực thế, trọn trọng điểm của thị kiến là đem tự do vào viễn ảnh và lái tự do về hướng tích cực… [Viễn kiến này] nhằm huy động các lực lượng thay đổi theo hướng đúng đắn của chúng”.

Trái với niềm tin bình dân, các viễn kiến được Đức Mẹ Fatima ban cho không phải là một cuộc duyệt trước điều sẽ xẩy ra. Chúng là một cuộc duyệt trước những điều có thể xẩy ra, nếu ta không đáp lại lời kêu gọi thống hối và hoán cải của Đức Mẹ. Ta vẫn còn duy trì được ý chí tự do của ta và ta được thúc giục sử dụng nó để phục vụ thiện ích của toàn thể nhân loại.

Máu Các Tử Đạo là Hạt Giống của Giáo Hội

4. “Phần kết luận của ‘bí mật’… là một thị kiến đầy an ủi, một thị kiến nhằm mở ra một lịch sử máu và nước mắt cho quyền năng chữa lành của Thiên Chúa. Dưới cánh thập giá, các thiên thần thu lượm máu các tử đạo, và với máu này, các ngài đem lại sự sống cho các linh hồn đang trên hành trình hướng về Thiên Chúa… Như Giáo Hội đã được sinh hạ từ sự chết của Chúa Kitô, từ cạnh sườn bị đâm thủng của Người thế nào, thì sự chết của các tử đạo cũng sinh hoa trái cho sự sống tương lai của Giáo Hội như vậy. Do đó, thị kiến của phần thứ ba trong ‘bí mật’, dù thoạt đầu gây phiền não là thế, nhưng đã kết thúc bằng một hình ảnh đầy hy vọng: không có đau khổ nào vô ích cả, và chính một Giáo Hội đau khổ, một Giáo Hội của các vị tử đạo mới trở thành cột mốc cho con người trong cuộc tìm kiếm Thiên Chúa của họ”.

Đúng là thị kiến trên có mùi đau khổ và nguy biến, nhưng nó không vô ích. Giáo Hội có thể phải đau khổ nhiều trong những năm sắp tới, nhưng việc này không nên khiến ta phải ngạc nhiên. Giáo Hội vốn kinh qua bách hại ngay từ thời đóng đinh và sự đau khổ của chúng ta hiện nay sẽ chỉ sinh hiệu quả tốt trong tương lai.

Đừng sợ. Thầy đã thắng thế gian

5. “ ‘Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ sẽ thắng’. Điều này có nghĩa gì? Trái tim rộng mở cho Chúa, được thanh tẩy nhờ việc chiêm ngắm Người, thì mạnh hơn súng đạn bất cứ loại nào… Thần Ác đang có uy lực trong thế giới này… Nó có uy lực vì tự do của ta liên tục để mình bị dẫn xa rời Thiên Chúa. Nhưng… tự do chọn điều ác không còn tiếng nói sau cùng của nó nữa… tiếng nói thắng thế là tiếng nói này: ‘Các con sẽ chịu nhiều thống khổ trong thế gian, nhưng các con đừng sợ; Thầy đã thắng thế gian’ (Ga 16:33). Sứ điệp Fatima mời gọi ta tin tưởng vào lời hứa này”.

Tóm lại, “bí mật” Fatima cho chúng ta niềm hy vọng giữa lòng một thế giới bị tan hoang bởi tham lam, ích kỷ và chiến tranh. Satan sẽ không chiến thắng và các kế hoạch tàn ác của nó sẽ bị phá tan bởi Trái Tim Vô Nhiễm của Đức Mẹ. Rất có thể có đau khổ lớn lao trong một tương lai gần, nhưng nếu ta bám chặt lấy Chúa Giêsu và Mẹ của Người, chúng ta vẫn mãi chiến thắng.

Đức Gioan Phaolô II và biến cố Fatima

Cựu mục sư Anh Giáo nay là linh mục Công Giáo Dwight Longenecker thì cho rằng Fatima chứng minh cho ta thấy đàng sau chính trị và quyền lực, còn có “Một Tay Chơi” khác. Và theo vị linh mục này, các vị giáo hoàng từ Đức Piô XII trở đi đều nói lên niềm tin của các ngài vào tính siêu nhiên của các biến cố diễn ra tại Fatima, nên toàn thể loài người nên lưu tâm tới chúng.

Đức Piô XII có liên hệ trực tiếp với các biến cố Fatima vì ngài được thụ phong giám mục cùng ngày với việc khởi đầu của chúng. Nhưng vị giáo hoàng có liên hệ nhiều nhất với chúng phải kể Đức Gioan Phaolô II. Trước nhất, ngày 13 tháng 5 năm 1981, đúng vào ngày kỷ niệm lần thứ 64 Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, ngài bị ám sát ngay tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô.

Hôm đó, một sát thủ có huấn luyện đã cận kề bắn hai loạt đạn trực tiếp vào Đức Giáo Hoàng. Một viên đạn trượt ngón tay ngài, một viên trúng thân ngài nhưng không trúng động mạch chính ở bụng và cột xương sống cũng như mạch thần kinh chính.

Wodzimierz Redzioch, tác giả cuốn “Stories about John Paul II. Told by his close friends and co-workers” (Ignatius Press), ngày 13 tháng 5 vừa qua, thuật lại các biến cố diễn ra tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô ngày 13 tháng 5 năm 1981 mà chính ông được mục kích.
Theo ông, lịch trình làm việc của Đức Gioan Phaolô rất xít xao. Hôm đó là ngày ngài chính thức thiết lập Viện Giáo Hoàng Nghiên Cứu Về Hôn Nhân và Gia Đình. Buổi sáng ngài tiếp nhà di truyền học nổi danh người Pháp là Jerome Lejeune và vợ ông ta, sau đó dùng bữa trưa với họ. Buổi chiều, ngài có buổi yết kiến chung thường lệ vào ngày thứ Tư. Khoảng 5 giờ chiều, xe jeep mầu trắng chở Đức Giáo Hoàng xuất hiện tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô… Xe chạy chậm giữa đám đông tín hữu vẫy cờ, vẫy khăn tay. Thỉnh thảng xe dừng lại để Đức Giáo Hoàng ôm hôn trẻ thơ rồi trao lại cho cha mẹ chúng.

Bỗng nhiên Redzioch thấy bồ câu ở công trường vụt bay đi và sau đó là cảnh hỗn loạn quanh chiếc xe chở Đức Giáo Hoàng; chiếc xe ngay sau đó lùi lại và chạy về hướng lầu chuông. Ông không hiểu chuyện gì xẩy ra, rồi nghe những tiếng thất thanh nổi lên: “Tấn Công! Tấn Công!”. Người thì òa lên khóc, người thì tỏ ý thất vọng hoặc đứng im không một lời nói. Có người qùy xuống cầu nguyện vì nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng đã qua đời.

Lúc ấy các nhân viên Tòa Thánh đều rút lui hết, công chúng không biết phải làm gì. Linh mục Casimir Przydatek, giám đốc trung tâm dành cho các khách hành hương Ba Lan giật lấy máy vi âm và bắt đầu đọc kinh mân côi: công chúng tham gia cầu nguyện và hát thánh ca. Một trong các món quà được khách hành hương Ba Lan đem tới định tặng Đức Gioan Phaolô II, bức ảnh Đức Mẹ Czestochowa. Cha Casimir đã đặt bức ảnh đó vào chiếc ghế trống của Đức Giáo Hoàng.

Tới phòng báo chí của Tòa Thánh, ông được nghe cha Panciroli đề cập tới khả thể thủng lá lách. Sau đó, xem truyền hình trực tiếp từ Bệnh Viện Gemelli, ông được hay: xe cứu thương đến bệnh viện rất nhanh, nên cuộc giải phẫu đã tiến hành vào lúc 5 giờ 55 chiều, và đã thành công như mọi người đã biết.

Một chi tiết được Redzioch cho biết thêm là trong khi tới tái khám tại Bệnh Viện Gemelli hồi tháng Bẩy, Đức Gioan Phaolô II được trao cho một phong bì trong đó có nguyên văn bản “bí mật thứ ba” của Fatima do chính tay chị Lucia viết. Điều này cho thấy ngài rất lưu tâm tới vấn đề và đã ra chỉ thị cho Đức Hồng Y Joseph Ratzinger viết bài nhận định như trên đã nói. Điều ấy cũng đủ chứng minh sự tương quan giữa việc được cứu thoát khỏi cuộc mưu sát và biến cố Fatima.

Trước nhiều giải thích khác nhau về biến cố sống sót lạ lùng này, Đức Gioan Phaolô II cho biết: “Một bàn tay bắn, một bàn tay khác hướng dẫn đạn đạo”. Chính sát thủ Mehmet Ali Agca đã nói với Đức Giáo Hoàng, ngày hai người gặp nhau hôm 27 tháng 12 năm 1983 rằng: anh nể sợ “thần nữ Fatima” vì ngài đã che chở Đức Giáo Hoàng tuyệt diệu đến thế.

Ký giả John L. Allen thì cho rằng biến cố trên có một tầm rất quan trọng đối với triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II. Đúng hơn nó là lý do khiến ngài tiếp tục thi hành thừa tác vụ Phêrô dù sức khỏe không còn cho phép ngài làm việc này một cách hữu hiệu theo cái hiểu của con người nữa.

Theo Allen, Đức Gioan Phaolô II luôn coi thế giới, cả các thăng trầm trong chính cuộc sống của ngài, như là một phần trong vở bi hài kịch của vũ trụ bao la, của cuộc chiến đấu giữa sự thiện và sự ác, và tin chắc rằng các giải thích của trái đất về các thăng trầm ngài gặp không bao giờ làm cạn kiệt các khả thể.

Như trên đã nói, đối với ngài, chính sự bầu cử của Đức Mẹ Fatima đã cứu sống ngài. Và trong thế giới quan của ngài, việc cứu sống này không những giúp ngài sống còn mà còn giúp cả triều giáo hoàng của ngài sống còn nữa.

Và nếu bạn thành thực tin rằng nếu Đức Mẹ đã cầu bầu để Thiên Chúa “treo chén” các định luật vật lý và giữ bạn tại chức, thì bạn không thể, một buổi sáng thức giấc nào đó, đành lòng mà buông câu: đủ lắm rồi, và bỏ đi. Nói khác đi, Đức Gioan Phaolô đơn giản tin rằng quyết định bỏ đi không phải nằm trong tay ngài.

Thế giới quan nói trên có thể có liên quan tới biến cố Fatima ở một khía cạnh khác. Đây là nhận định của linh mục Jeff Kirby. Ai cũng biết tên của thị trấn này vốn do người Moors, theo Hồi Giáo, đặt cho, lúc họ chiếm đóng bán đảo Tây Bồ, để vinh danh Fatimah, người con gái yêu qúy của giáo chủ Mohammed, vì chỉ có cô là sinh cho ông các người thừa kế nam nhi sống quá tuổi thơ.

Họ coi cô là người phụ nữ thánh thiện thứ hai xưa nay của trần gian. Tước hiệu người phụ nữ thánh thiện nhất xưa nay được họ dành cho Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu. Thành thử, ta có quyền hỏi tại sao Đức Mẹ đã chọn Fatima để hiện ra? Nếu Đức Mẹ đã vượt qua mọi rào cản kỳ thị để hiện ra ở địa điểm ấy, thì rất có thể ngài sẽ một lần nữa vượt qua mọi rào cản để giúp con cái ngài có cơ hội sống hòa bình và hiệp thông với những người hiện bị coi là trở ngại lớn nhất của hoà bình và hiệp thông.
 
Đức Thánh Cha chủ tọa lễ khai mạc Đại hội đồng thứ 69 của Hội đồng Giám mục Ý
Đặng Tự Do
19:47 16/05/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ tọa lễ khai mạc Đại hội đồng thứ 69 của Hội đồng Giám mục Ý vào chiều thứ Hai 16 tháng 5, trong phòng họp Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới ở Vatican.

Các vấn đề chính trong chương trình nghị của Đại hội đồng thứ 69 của CEI là việc canh tân hàng giáo sĩ thông qua những hoạt động thường huấn.

Trong bài phát biểu với các Giám Mục Ý trong dịp này, Đức Thánh Cha khuyến khích các ngài lắng nghe các linh mục của mình và học hỏi từ những tấm gương của họ. “Chiều nay,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi không muốn trình bày với các hiền huynh một suy tư có hệ thống về hình ảnh các linh mục: nhưng trái lại hãy nhìn khía cạnh này một cách khác, và sẵn sàng để lắng nghe. Chúng ta hãy tiếp cận vấn đề một cách chăm chú - hãy nhìn một trong rất nhiều các linh mục giáo xứ xả thân trong cộng đồng của chúng ta, hãy để gương mặt vị linh mục ấy trước con mắt tâm hồn của chúng ta, và chúng ta hãy tự hỏi một cách đơn sơ rằng: điều gì mang lại hương vị cho cuộc sống? Vì ai và tại sao người linh mục ấy thực hiện một sứ vụ tận tụy như vậy? Lý do tột cùng cho sự tự hiến của vị linh mục ấy là gì? “

Những câu trả lời Đức Thánh Cha Phanxicô kết hợp việc vun trồng tình bạn đích thực với Thiên Chúa, sự hồi phục vai trò lãnh đạo dũng cảm mà các linh mục - đặc biệt là các cha triều - được mời gọi để thực thi trong những hoạt động truyền giáo cơ bản của toàn bộ Giáo Hội, là điều vốn dĩ là trung tâm của mọi đời sống Kitô hữu, và cuối cùng là Vương Quốc của Thiên Chúa như là chân trời và mục tiêu của toàn bộ công việc của Giáo Hội và của mỗi người được kêu gọi để phục vụ như một linh mục.

Các chủ đề khác trong chương trình nghị sự của các Giám mục Ý bao gồm việc duyệt xét các các quy định gần đây về Toà án Giáo Hội (với cải cách Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra trong thời gain giữa các Thượng Hội Đồng Giám Mục), vấn đề quản lý tài nguyên kinh tế, và một số vấn đề về pháp lý và hành chính khác.

Một cuộc họp báo được tổ chức lúc13:30, thứ Năm 19 tháng 5, để trình bày các công việc của Đại hội.
 
Thắng lợi sơ khởi của các sơ Dòng Tiểu Muội Cho Người Nghèo
Đặng Tự Do
22:46 16/05/2016
Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã từ chối đưa ra phán quyết trong một trường hợp được coi là một thử nghiệm quan trọng đối với việc bắt buộc các chủ nhân phải cung cấp bảo hiểm tránh thai Obamacare.

Trong một phiên họp ngắn nhưng nhất trí, Tòa án tối cao gửi trả vụ Zubik v. Burwell trở lại cho tòa án cấp dưới, yêu cầu xét tòa án này xác định xem có thể đạt được một thỏa hiệp với các tổ chức Công Giáo đang kiện chính quyền Obama trong việc bắt buộc họ phải đóng bảo hiểm ngừa thai cho nhân viên trong chương trình chăm sóc sức khỏe.

Các thẩm phán Tòa án Tối cao đã không thể đạt được một phán quyết trong vụ án sau khi họ họ bị giằng co với tỷ số 4-4 sau cái chết của Antonin Scalia, một thẩm phán có khuynh hướng phò sinh.

Tuy tòa án tối cao không đưa ra được một phán quyết cụ thể nào, các nữ tu dòng Tiểu Muội Cho Người Nghèo xem quyết định này như một chiến thắng vì cho đến khi một phán quyết cuối cùng được ban hành, các nguyên đơn sẽ không phải chịu hình phạt vì không tuân theo các quy định của luật Obamacare.
 
Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Syria kêu gọi Đức Thánh Cha Phanxicô lên án chính sách của Phương Tây tại Syria
Đặng Tự Do
23:06 16/05/2016
Nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Syria, là một Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh, đã ca ngợi sự can thiệp của Nga tại Syria và nói rằng Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác đang đồng lõa trong tội ác diệt chủng người Syria vì những lợi lộc địa chính trị, lòng mong muốn “xuất khẩu dân chủ” mù quáng, và chính sách hỗ trợ cho các nhóm nổi dậy Syria.

“Người Nga đã nghiêm chỉnh hơn nhiều trong việc giúp đỡ Syria, đất nước đã bị chia cắt quá lâu và bị tàn phá quá thê thảm,” Đức Thượng Phụ Ignatius Joseph III Yonan nói với thông tấn xã Aleteia. “Những gì người Nga đã làm chỉ trong tháng Chín vừa qua còn có giá trị hơn nhiều so với tất cả mọi thứ mà phương Tây đã thực hiện trong hai năm qua.”

“Phương Tây đang nuôi dưỡng những bi kịch thảm khốc đang diễn ra trước mắt chúng ta,” ngài nói thêm. “Chúng tôi đã nói nhiều lần rằng kích động bạo lực ở Syria sẽ chỉ dẫn đến sự hỗn loạn; và hỗn loạn sẽ dẫn đến một cuộc nội chiến. Tuy nhiên, sự hỗn loạn cũng là kẻ thù lớn nhất của các nhóm thiểu số, đặc biệt là các nhóm thiểu số Kitô giáo ở cả Syria và Iraq”.

Ngài nhấn mạnh rằng:

“Chúng tôi xem là kẻ đồng lõa tất cả những ai kích động những nhóm khủng bố được gọi là ‘phiến quân’. Theo luật hình sự, một người kích động một vụ giết người cũng phải bị tố cáo như là một tên tội phạm, và những ai biết nhưng thờ ơ cũng phải chịu sự trừng phạt ...”

“Nếu quý độc giả thân yêu ở phương Tây thấy rằng các nước nơi họ đang sinh sống là những quốc gia dân chủ, thì họ phải cất cao tiếng nói của mình và nói với chính phủ của họ: Các ông bà đang tham gia vào một cuộc diệt chủng các nhóm thiểu số, trong đó có thiểu số các Kitô hữu. Bởi vì tội diệt chủng không chỉ có nghĩa là tàn sát tất cả các thành viên của một cộng đồng, nhưng còn bao gồm những tác động buộc họ phải chạy trốn khỏi đất nước của họ để ly tán muôn nơi trên thế giới, bứng họ khỏi quê hương của tổ tiên, và phá hủy một nền văn hóa và xã hội cũng như một truyền thống tôn giáo”

“Đức Giáo Hoàng cần phải nói rằng các chính sách đã được thông qua bởi các chính trị gia phương Tây là hoàn toàn bất công và đi ngược lại với lòng bác ái và công lý. Thực ra, họ có thể giúp cải cách hệ thống chính phủ tại Syria trong hòa bình. Nhưng họ đã chọn không làm như vậy”
 
Top Stories
Giustizia e Pace: Hanoi sabota le indagini sulla moria di pesci e picchia i dimostranti
Asia-News
06:56 16/05/2016
Mons. Paul Nguyen Thai Hop, presidente della Commissione, ha scritto una lettera pastorale denunciando “il pugno di ferro usato dal governo per reprimere ogni manifestazione pacifica in favore dell’ambiente”. Da un mese e mezzo, gli scarichi dell’azienda dell’acciaio Hưng Nghiệp provocano una strage di pesci e mettono a rischio la salute degli abitanti. Non si possono tollerare “i crimini contro la natura e contro Dio descritti da papa Francesco nella Laudato sì”.

Hanoi (AsiaNews) – “Non possiamo rimanere indifferenti al disastroso inquinamento dell’ambiente che non solo sta diffondendo il caos sulle coste centrali, ma sta anche causando rischi a lungo termine per tutta la nazione. L’oceano, se così posso dire, sta urlando di disperazione per il fatto che è avvelenato fino alla morte”. È l’allarme lanciato da mons. Paul Nguyen Thai Hop, vescovo di Vinh e presidente della Commissione episcopale di giustizia e pace, che denuncia il governo di Hanoi per aver represso con violenza le proteste della popolazione e aver sabotato le indagini ecologiche.

In una lettera pastorale scritta il 13 maggio scorso, il vescovo descrive “il panico, l’impoverimento e l’indignazione che le persone stanno attraversando” a causa dell’emergenza ambientale che da un mese e mezzo causa la morte di centinaia di migliaia di pesci e mette in ginocchio i pescatori delle province centrali del Vietnam. “Come ha scritto papa Francesco nella Laudato sì – afferma il presule – non possiamo tollerare i crimini contro la natura, che sono peccati contro Dio”.

A partire dal 6 aprile scorso, migliaia di pesci morti hanno iniziato a spiaggiarsi nelle province centrali di Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị e Thừa Thiên-Huế. Ad inizio maggio è stato scoperto un lungo tubo di scarico appartenente alla compagnia dell’acciaio Hưng Nghiệp (del Formosa Plastic Group di Taiwan) che conduce acque inquinate a 17 metri sotto il livello del mare. L’azienda ha ammesso che ogni giorno vengono riversati 12mila metri cubi di liquido tossico. Di recente l’industria ha utilizzato 300 tonnellate di materiale chimico per “raffreddare” i condotti del suo sistema acquifero.

Mons. Paul Nguyen Thai Hop si scaglia contro il governo, colpevole di aver sabotato le indagini: “Per più di un mese le autorità hanno evitato di scoprire le cause e i colpevoli di questa catastrofe. Inoltre, hanno incoraggiato la gente a consumare il pescato delle aree colpite senza nessun controllo sanitario”. Quello che è difficile comprendere, continua il presule, “è il pugno di ferro usato dal governo per reprimere tutte le proteste che chiedevano il ripristino di un ambiente pulito”.

Secondo il presidente di Giustizia e Pace, i danni ambientali causati dai versamenti della Hưng Nghiệp sono molto gravi: “Questi elementi tossici rimarranno sul fondo del mare per molto tempo. Le correnti marine ne diluiranno la concentrazione in modo da non causare morte immediata alle creature del mare, ma queste soffriranno comunque di pericolo a lungo termine per il cibo infetto. Quando gli uomini consumeranno i prodotti marini che sono stati avvelenati, queste sostanze nocive si infiltreranno e si accumuleranno nei loro corpi, potendo causare cancro, deformità, difetti di nascita”.

Per affrontare l’emergenza, il vescovo di Vinh ha fatto appello a tutti “i fratelli e le sorelle cattolici perché mostrino la natura cristiana […] abbandonando lo stile di vita consumistico e irrispettoso dei problemi ambientali […]; aiutando le vittime del disastro visitandoli e donando sostengo materiale e spirituale; seppellendo in sicurezza gli animali marini morti in modo da prevenire emissioni tossiche; non comprando né vendendo cibo contaminato […]; cooperando con individui e organizzazioni di buona volontà per trovare misure per contrastare l’emergenza”.

Infine, mons. Paul Nguyen Thai Hop ha chiesto l’inserimento nella Costituzione del Vietnam del diritto dei cittadini di poter chiedere trasparenza nel governo del Paese e nella gestione di un disastro, e che i responsabili siano messi di fronte alla giustizia”.
 
VIETNAM: For Justice and Peace Commission, Hanoi hindered fish death investigation, beat protesters
Asia-News
16:32 16/05/2016
Commission president Mgr Paul Nguyen Thai Hop issued a pastoral letter slamming "the government’s iron fist against protesters who demand the restoration of a clean environment”. Thousands of dead fish began showing up a month and half ago due to pollution by the Hung Nghiep steel, threatening human health. "As Pope Francis wrote in Laudato si, we cannot tolerate crimes against nature, which are sins against God."

Hanoi (AsiaNews) – For Mgr Paul Nguyen Thai Hop, bishop of Vinh and president of the Episcopal Commission for Justice and Peace, "We cannot remain indifferent to the disastrous pollution of the environment that is wreaking havoc in the central coastline, and causing long-term risks for the whole nation. The ocean, if I may say so, is screaming in desperation that its being poisoned to death.”

In a pastoral letter released last Friday, the prelate slammed the government’s violent crackdown on protesters and its attempt to hinder the investigation. In it, the bishop describes the "panic, impoverishment and indignation people have had to go through” as a result of the environmental emergency that has killed hundreds of thousands of fish over the past month and half, and threatened the livelihoods of fishermen in the central provinces of Vietnam. "As Pope Francis wrote in Laudato si, we cannot tolerate crimes against nature, which are sins against God."

Since 6 April, thousands of dead fish have started to show up in the coastline of the central provinces of Tĩnh, Quang Binh, Quang Tri and Thua Thien-Hue. In early May, reports indicated that the fish had died as a result of pollution caused by a 17-metre sewage pipe that discharges wastewater directly into the sea near a plant operated by the Hung Nghiep Formosa Ha Tinh Steel Corp (owned by Formosa Plastics).

The company admitted to dumpling 12,000 cubic metres of wastewater every day. The last time it did so (perhaps last month), they used 300 tonnes of extremely toxic chemicals to clean the sewer.

Mgr Paul Nguyen Thai Hop slammed the government for hindering the investigation. "For over a month the authorities have failed to disclose the cause and the culprits of this catastrophe,” he said. What is more, not only have they “encouraged people to consume seafood from the affected areas without proper health controls,” but it is even harder to understand why the government has used an “iron fist against protesters who demand the restoration of a clean environment.”

According to the president of Justice and Peace, the environmental damage caused by Hung Nghiep is very serious. "The toxic elements will remain in the seabed for a long time. Sea currents will dilute the concentration so as not to cause immediate death to the creatures of the sea, but these will still suffer from long-term hazards from infected food. When humans consume poisoned sea products, harmful substances will infiltrate and accumulate in their bodies, causing cancer, deformities, and birth defects."

To deal with the emergency, the bishop of Vinh appeals to our "Catholic brothers and sisters to show your Christian nature [. . .] by abandoning the consumer lifestyle that disregards environmental issues; [. . .], and by helping disaster victims by visiting them and giving them material and spiritual support”.

At the same time, this calls for “safe disposal of the dead sea animals to prevent toxic emissions,” a ban on “the sale of contaminated food, as well as cooperating with individuals and organisations of goodwill to find measures to tackle the emergency."

Finally, Mgr Paul Nguyen Thai Hop has called for the Constitution of Vietnam to include the right of citizens to demand transparency in the country’s governance and disaster management. He also called for those responsible of this disaster to be brought to justice.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Tiên Khấn Dòng Passionist - “Thương Khó Chúa Giêsu” tại Nam Úc
Jos. Vĩnh SA
02:34 16/05/2016
Lúc 5 giờ 00 chiều, Chúa Nhật Lễ Thăng Thiên, ngày 08 tháng 5 năm 2016. Tỉnh dòng Chúa Thánh Thần Úc Châu (Holy Spirit Province) thuộc dòng Thương Khó Chúa Giêsu ( The Congregation of the Passion of Jesus Christ) viết tắt là C.P. vừa tổ chức Thánh Lễ Tiên Khấn tại tu viện Thánh Phaolô Thánh Giá, số 15 Cross Road, vùng Glen Osmond, thành phố Adelaide, tiểu bang South Australia 5064, cho 10 Ứng Sinh, trong đó có 6 thầy từ Việt Nam sang Úc tu học, gồm có các thầy:

1- Phaolô Nguyễn Bá Kiện

2- Vinh Sơn Đặng Trọng Lượng

3- Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân

4- Emanuel Nguyễn Minh Thành

5- Phanxicô xavier Hồ Ngọc Tuấn

6- Micae Nguyễn Huy Tuyên

7- Paul Li Cun Liang (Trung Quốc = China main land)

8- Joseph Zou Wie (Trung Quốc = China main land)

9- William Ngangile Tavak (Papua New Guinea = PNG)

10-Vincent Aroiki (Papua New Guinea = PNG)

XEM HÌNH

Chủ tế thánh lễ cha Jeff Foal C.P Bề trên nhà Thủ Đức, Việt Nam, cùng đồng tế có khỏang 20 linh mục và 1 thầy Phó Tế, gồm các linh mục Dòng Passionist, một số linh mục thuộc các dòng Đa Minh, dòng Tên và các linh mục khách của TGP Adelaide, với sự hiện của các nữ tu Passionist ngành Nữ, đến từ nhiều quốc gia như: Ấn Độ, Sri Lanka, Philipine, Malaysia, PNG, New Zealand và Úc Châu và một số nữ tu người Úc gốc Việt đang phục vụ trong các dòng Đaminh, dòng Mẹ Từ Bi Úc Châu đến tham dự.

Mở đầu thánh lễ, cha Chủ Tế mời gọi cộng đòan hợp ý cầu nguyện cách đặc biệt cho các Tân Khấn Sinh và cầu cho ơn gọi trên tòan thế giới, nhất là ở Úc Châu đang thiếu hụt trầm trọng và hiệp ý với Giáo Hội Hòan Vũ mừng Lễ Chúa Thăng Thiên và mừng Ngày Hiền Mẫu (Mother’s Day).

Sau đó Thầy phụ trách Ơn Gọi đọc tên từng Khấn Sinh lên trước gian Cung Thánh, trình diện hai cha Bề Trên Giám Tỉnh:

-Very Rev. Thomas McDonough C.P Bề Trên Giám Tỉnh Passionist “Chúa Thánh Thần” Úc Châu & NZ

-Very Rev. Paul Mary Sugun Kang C.P Bề Trên Giám Tỉnh Passionist “Các Thánh Tử Đạo Korea” Hàn Quốc

Tiếp tục phụng vụ thánh lễ với hai bài đọc song ngữ Anh Việt do thân hữu của các thầy đọc.

Trước khi công bố bài Phúc Âm do thầy Phó Tế tuyên đọc, các Khấn Sinh được mời gọi tiến tới trước bàn thờ, gian Cung Thánh nằm phủ phục để lắng nghe Lời Chúa.

Sau khi công bố Phúc Âm các Khấn Sinh được đứng dậy và trở về vị trí an tọa.

Bài giảng trong thánh lễ cha Thomas McDonough Bề Trên Giám Tỉnh đã kể lại hành trình của cha sang VN tìm kiếm ơn gọi, Ngài đã lên vùng Cao Nguyên bên VN, chứng kiến những cảnh đời bất hạnh của các em thiếu nhi, nghèo khó, không đựơc đến trường, những người dân lam lũ khó nghèo, làm không đủ ăn, cần sự giúp đỡ. Cha đặt câu hỏi? Ai là những người đến giúp họ? Chỉ có những tu sĩ mới hiến thân, hy sinh đến đó với họ, giúp tha nhân.

Sau bài giảng là nghi thức tuyên khấn bắt đầu: Từng khấn sinh được gọi lên qùy trước hai Cha Giám Tỉnh, hai tay nắm chặt lấy hai bàn tay của cha Giám Tỉnh liên hệ, đọc lời tuyên khấn và lên bàn thờ ký tên trên Vi Bằng và Sổ Lưu Ký của Dòng.

Sau phần tuyên khấn, Cha Tom McDonough tuyên bố chính thức nhận các thầy là những tập sinh của Dòng. Cả nhà thờ vỗ tay chúc mừng.

Nghi thức trao Thánh Gía và Mão Gai. Hai Cha Bề Trên Giám Tỉnh trao cho mỗi thầy một huy hiệu (Sign) của Dòng và một Thánh Giá Chúa Giêsu nhỏ khỏang dài 3 tấc, các Thầy hôn kính và gài Thánh Giá trong giây thắt lưng (belt) tu phục của Dòng.

Kế đến các thầy Passionist và các Soeurs cùng Dòng trao cho mỗi Khấn Sinh một thánh giá gỗ màu đen, dài khỏang 1m50 vác trên vai và một mạo gai đội trên đầu.

Các thầy đội mạo gai và vác thánh giá từ từ đứng dậy, chầm chậm từng bước đi từ trên gia Cung Thánh vòng xuống cuối nhà thờ và đi lên. Vừa đi vừa suy gẫm, và để cho các tín hữu trong nhà thờ chiêm ngưỡng. Khi về lại đến gian Cung Thánh, các Thánh Gía và Mạo Gai được các thầy, các Sơ cung kính thu lại. Các Cha trong đòan đồng tế và các Soeur, các thầy cùng Dòng đến ôm hôn và chúc mừng các Khấn Sinh.

Nghi thức trao Thánh Giá và Mão Gai. Hai Cha Bề Trên Giám Tỉnh trao cho mỗi thầy một huy hiệu (Sign) của Dòng và một Thánh Giá Chúa Giêsu nhỏ khỏang dài 3 tấc, các Thầy hôn kính và gài Thánh Giá trong giây thắt lưng (belt) tu phục của Dòng.

Nghi thức tuyên khấn đến đây chấm dứt, phụng vụ thánh lễ được tiếp tục cho đến phần cuối.

Trước khi kết thúc thánh lễ, một Khấn Sinh Việt Nam, đại diện cho 10 tân Khấn Sinh ngỏ lời cám ơn đến các đấng Bề Trên, các anh chị em Tu sĩ cùng Dòng, qúi Cha đồng tế và tất các tín hữu, thân hữu đã đến tham dự lễ khấn. Sau thánh lễ mọi người được sang nhà ăn tham dự tiệc mừng.

Được biết, Dòng Passionist, dịch sang tiếng Việt là Dòng “Thương Khó Chúa Giêsu” mới được linh mục Dòng Passionist người Úc là cha Jeff Foal C.P đã từng sinh sống và phục vụ trong nhà Dòng Passionist tại Adelaide, tiểu bang Nam Úc và là cựu chủ tịch “Hội Tỵ Nan Đông Dương Úc Châu” Ngài rất qúi mến người Việt và người Kampuchea tỵ nạn, Ngài cưu mang tất cả những người tỵ nạn Kampuchea khi đến Adelaide định cư, và đưa hết về bao bọc và tạm trú trong nhà Dòng ở vùng Osmond.

Cha Jeff Foal C.P sang Việt Nam tuyển chọn Ơn Gọi tận hiến cho Dòng Passionist và giúp đỡ các chủng sinh Việt Nam nào muốn trau dồi Anh ngữ.

Cha Jeff Foal và Cha Bề Trên Giám Tỉnh Passionist, tỉnh dòng "Chúa Thánh Thần Úc Châu" có ý hướng thành lập chi Dòng bên VN. Do đó các Ngài đã sang VN tuyển chọn một số ứng sinh đưa sang Úc tu học.

Hiện nay các Ngài đã tuyển chọn được khỏang trên dưới 40 Ứng sinh, Tập Sinh, Khấn Sinh và Phó Tế. Các Ứng Sinh đều được đưa sang Úc tu học và được chia ra từng đợt. Mỗi đợt sang Úc tu học vài Ứng Sinh và học ở Úc ít nhất là 1 năm, sau khi Tiên Khấn sẽ về lại Việt Nam và được gửi vào các Học Viện bên VN học tiếp.

Đến nay đã có rất nhiều Đợt được cha Jeff Foal đưa sang Úc tu học, và chi Dòng Việt Nam sắp sửa có hai thầy đợt đầu tiên sang Úc tu học đã hòan tất các chương trình triết và thần học. Hai thầy này sẽ từ Việt Nam sang Úc lãnh nhận thiên chức linh mục vào đầu tháng 6 năm 2016, sau đó hai Tân Linh Mục Passionist tiên khởi của Việt Nam sẽ về phục vụ cho Dòng tại Việt Nam, trong công tác truyền giáo và tuyển sinh tại quê nhà.

Sáu thầy Việt Nam sau khi Tiên Khấn lần này cũng sẽ trở về Việt Nam trong tuần. Thay thế cho nhóm mới sang Úc tu học. Chương trình này rất hay, vì Ứng Sinh nào cũng được đi du học để mở rộng kiến thức.

Riêng tỉnh Dòng Hàn Quốc, Cha Sugun Kang C.P. Bề Giám Tỉnh Passionist “Các Thánh Tử Đạo Hàn Quốc” cho biết, Ngài mới từ Seoul Đại Hàn bay đến Úc (long flight) hôm thứ Sáu ngày 06/5/16 để tĩnh tâm và chuẩn bị tiếp nhận lời Tuyên Khấn của hai ứng sinh người Hoa Lục. Sau Thánh Lễ Khấn, thứ Ba ngày 10/5/16 Cha Kang phải trở về Seoul Đại Hàn ngay, vì còn nhiều công tác phải thực hiện.

Cha nói đây là những hoa trái qúi hiếm của Trung Quốc, cần phải được vun xới một cách đặc biệt, mai sau sẽ là những mầm non, hạt giống đức tin nơi quốc gia cộng sản, đông dân cư nhất thế giới, tôn giáo lại bị ngăn chặn.

Hai thầy Liang và Wie thuộc tín hữu Công Giáo Hoa Lục, gia nhập dòng Passionist, tỉnh dòng “Các Thánh Tử Đạo Hàn Quốc” nên được tỉnh dòng Hàn Quốc gửi sang Úc tu học, sau khi Tiên Khấn, hai thầy cũng sẽ về lại Trung Hoa lục địa để tiếp tục tu học và giúp giáo dân Hoa Lục.

Còn hai thầy Tavak và Aroiki được tuyển chọn từ Cộng Hòa Papua New Guinea, viết tắt là PNG vùng Tân Thế giới, một đảo quốc nằm về phía biển bắc của Úc Châu, thuộc tỉnh dòng Passionist Chúa Thánh Thần Úc và Tân Tây Lan. Hai Thầy được cha Bề Trên Giám Tỉnh Tom McDonough đưa sang Úc tu học, sau khi khấn, hai thầy trở về PNG phục vụ.

Với ơn gọi phong phú ở Việt Nam, hy vọng trong tương lai, nhà nước sẽ cho thành lập dòng Thương Khó Chúa Giêsu - Passionist tại Việt Nam
 
Xứ Phú Bình : Thánh lễ cầu nguyện cho bệnh nhân
Martino Lê Hoàng Vũ
08:42 16/05/2016
Xứ Phú Bình: Thánh lễ cầu nguyện cho bệnh nhân

“Quý cụ, quý ông bà đến đây trong sự run rẩy, những cơn đau thể xác, đi lại phải có người giúp. Nhưng quý cụ tin rằng chúng ta đến ngôi nhà thờ này là ngôi nhà của tình yêu và sự sống, chúng ta được Thiên Chúa ban sức mạnh nâng đỡ trong lúc đau bệnh”. Đó là những lời mở đầu của cha Giuse Vương Sĩ Tuấn trong thánh lễ dành cho bệnh nhân sáng nay.

Xem Hnh

Lúc 9 giờ sáng Giáo Chúa Nhật 15.5.2016, đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống tại giáo xứ Phú Bình, hạt Phú Thọ đã diễn ra thánh lễ cầu nguyện cho quý cụ,quý ông bà già yếu và những người đau bệnh trong giáo xứ.Thánh lễ do cha chánh xứ Phú Bình chủ tế cùng với thầy phó tế Giuse Trần Bình Long.

Bài Tin mừng do thầy phó tế công bố, sau đó cha chánh xứ chia sẻ Tin Mừng. Cha kể những câu chuyện qua những cuộc gặp gỡ các cụ già trong giáo xứ, cha học được những điều tốt đẹp từ đời sống của các cụ.Bên cạnh đó, cha cũng ân cần thăm hỏi sức khỏe tình hình đau bệnh của các cụ, quý ông bà.Qua đó, cha đề cập đến sức mạnh và ơn Chúa Thánh Thần trong đời sống của các cụ.Các cụ bây giờ không còn đi lại được,bị những cơn đau thể xác hành hạ,hạn chế trong việc đứng ngồi,nhìn cũng không rõ, nhưng lòng yêu mến Chúa nơi các cụ vẫn nồng nàn tha thiết hơn cả người trẻ.Các cụ không còn sức lực nữa,xách cái túi nhỏ tí cũng thấy mệt, nhưng sức mạnh của Chúa Thánh thần thì vô cùng mạnh mẽ.Ngày ngày các cụ cầu nguyện lần hạt đọc kinh siêng năng cho con cháu cố gắng ăn cho con cháu vui.Chính Chúa Thánh Thần ban sức mạnh cho các cụ, nâng đỡ để các cụ sống vui tươi bên con cháu.Các cụ có thể chấp nhận mất hết tất cả nhưng không chịu mất đức tin.Người tuổi già thì không ngoan, các cụ đã không ngoan chọn Chúa,bám chặt vào Chúa,dâng lên những hy sinh do bệnh tật gây ra.Cuộc sống của các cụ luôn có Chúa Giêsu hiện diện bên giường bệnh, Ngài như là người bạn thân thiết thấu cảm cuộc sống của từng người.Cha cũng xin các cụ cầu nguyện cho cha xứ,các ông HĐMVGX và 5 khu đạo cùng toàn thể giáo xứ Phú Bình.

Sau lời nguyện tín hữu,cha chánh xứ ban bí tích Xức dầu bệnh nhân cho quý ông bà và các bệnh nhân.

Kết thúc thánh lễ, ra về quý ông bà già yếu đau bệnh nhận được một phần quà của giáo xứ thể hiện tình yêu thương và lien đới của giáo xứ dành cho những người đau bệnh.

Xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ ban sức mạnh trợ lực cho các cụ,để các cụ luôn khỏe, sống an vui tuổi già bên con cháu,trở thành tấm gương sáng cho con cháu trong đời sống đạo, nhất là dạy cho con cái them lòng yêu mến Chúa, vững vàng trong lòng tin cậy mến.

Martino Lê Hoàng Vũ
 
Thánh lễ tạ ơn mừng kỷ niệm 150 năm dòng La San hiện diện tại Việt Nam
Trương Trí
08:51 16/05/2016
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KỶ NIỆM 150 NĂM DÒNG LA SAN HIỆN DIỆN TẠI VIỆT NAM

Chiều ngày 16 tháng 5 năm 2016, tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam Huế, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế dâng Thánh lễ tạ ơn mừng kỷ niệm 150 năm dòng Sư huynh La San hiện diện tại Việt Nam. Cùng đồng tế có Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh, Cha Quản xứ Chính tòa Phủ Cam Antôn Nguyễn Văn Tuyến và quí Cha trong Giáo phận. Hiệp thông lời cảm tạ và tri ân có các nữ tu đại diện các Hội dòng, Cựu học sinh trường La San Pellerin và cộng đoàn.

Xem Hình

Đoàn rước đoàn Đồng tế từ nhà Cha Quản xứ long trọng tiến vào Nhà thờ trong tiếng Kèn Đồng vang dội chào mừng. Dẫn đầu là Thánh giá, Đèn hầu, các em Lễ sinh và các Sư huynh đến từ mọi miền đất nước, ccas Linh mục và Đức Tổng Giám mục chủ tế.

Trước khi vào Thánh lễ, Cha Phó xứ Phủ Cam Giuse Maria Hồ Sĩ Hiếu Trung công bố Sắc lệnh của Tòa Ân giải Tối cao về việc Tòa Thánh chấp thuận cho Tỉnh dòng La San Việt Nam cử hành Năm Thánh nhân dịp kỷ niệm 150 năm các Sư huynh dòng La San hiện diện tại Việt Nam.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục nói lời chúc mừng Tỉnh dòng La San Việt Nam qua 150 năm hiện diện tại Việt Nam, 112 năm hiện diện tại Huế và 50 năm lập dòng Nữ La San tại Việt Nam. Dòng La San tại Huế được biết đến với ngôi trường Pellerin, tên của vị Giám mục tiên khởi mà sau này đổi tên thành trường Bình Linh, nổi tiếng một thời với biết bao thế hệ được đào tạo. Trong đó có nhiều gương mặt nổi bật như: Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Đức Tổng Giám mục Phêrô Martinô Ngô Đình Thục, Linh mục Giuse Maria Nguyễn Văn Thích (Thi sĩ Sản Đình), Tổng thống Ngô Đình Diệm của chế độ Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của chế độ Đệ nhị Cộng hòa, nhà thơ Hàn Mặc Tử. v.v…

Hiệp với Tỉnh dòng La San Việt Nam, xin dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì những gì Chúa đã ban cho Tỉnh Dòng. Xin cho Tỉnh Dòng được thích nghi với đời sống và hoàn cảnh xã hội hôm nay.

Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục chia sẻ: dâng Thánh lễ hôm nay mừng Kính Thánh Gioan La San, Đấng sáng lập dòng La San. Ngài là người đặc biệt quan tâm tới việc giáo dục đạo đức nhân bản và văn hóa cho giới trẻ. “Vì lợi ích mười năm trồng cây, lợi ích tram năm trồng người”, Thánh Gioan La San đã cảm nhận được việc giáo dục cho giới trẻ là nhiệm vụ cấp bách. Thiên Chúa luôn quan tâm không chỉ phần hồn mà cả phần xác của mỗi một người, đặc biệt là giới trẻ. Chúa Giêsu đã phán: “Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Ta”, và Ngài cũng đã nói: “Ai tiếp đón các trẻ nhỏ chính là tiếp đón Thầy.” Thánh Gioan La San đã cảm nghiệm lời dạy của Chúa Giêsu, và từ đó Ngài đã sáng lập dòng Sư huynh La San chuyên chăm lo việc giáo dục thanh thiếu niên, đặc biệt về mặt đạo đức nhân bản, văn hóa. Hiện diện tại Huế 112 năm với ngôi trường Pellerin, sau này đổi tên thành trường Bình Linh là nơi đã đào tạo nhiều nhân sĩ trí thức cho Giáo Hội và đất nước.

Kỷ niệm 150 năm các Sư huynh dòng La San hiện diện tại Việt Nam, 112 năm hiện diện tại Huế, Tổng Giáo phận Huế xin tri ân các Sư huynh dòng La San trong suốt bao nhiêu năm qua đã dấn thân hy sinh, đào tạo biết bao thế hệ thanh thiếu niên trở thành những con người với nền tảng đạo đức nhân bản, có ích cho Giáo Hội và cho xã hội.

Sau Thánh lễ, Sư huynh Phêrô Nguyễn Văn Phát, Bề trên Giám Tỉnh dòng La San Việt Nam, thay mặt Tỉnh dòng nói lời cảm ơn Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế, Cha Tổng Đại diện, Cha Quản xứ Chính tòa Phủ Cam, quí Cha đồng tế, quí tu sĩ Nam Nữ, Cựu Học sinh Bình Linh, và Cộng đoàn đã sốt sắng tham dự Thánh lễ tạ ơn và hiệp dâng lwoif cầu nguyện cho Tỉnh dòng. Sư huynh Bề trên Giám Tỉnh đặc biệt cảm ơn lời giáo huấn của Đức Tổng Giám mục và nguyện sẽ hết sức hòa nhập với xã hội để phù hợp với đời sống hiện tại. Tỉnh dòng xin gởi tặng Đức Tổng Giám mục và Cha Quản xứ Phủ Cam món quà lưu niệm để nói lên niềm tri ân cảm mến của Tỉnh dòng.

Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục xướng kinh Lạy Cha và kinh Tin Kính trước khi lãnh nhận Phép lành Toàn xá của Tòa Thánh nhân Năm Thánh đặc biệt dành cho dịp lễ mừng kỷ niệm 150 năm Sư huynh La San hiện diện tại Việt Nam.

Đức Tổng Giám mục và quí Cha đồng tế đã chụp hình lưu niệm với quí Sư huynh trước Cung Thánh Nhà thờ.

Bữa cơm thân mật cùng với những tiết mục văn nghệ giúp vui mừng ngày đại lễ của Tỉnh dòng tại nhà Mục vụ Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam, với biết bao tâm tình của những thầy trò sau bao năm gặp lại.

Trương Trí
 
Nhóm Bông Hồng Xanh thăm giáo xứ Bảo Vinh - Xuân Lộc
Maria Vũ Loan
09:33 16/05/2016
Mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ngày 15/5/2016 nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh đã tổ chức một chuyến công tác đến giáo xứ Bảo Vinh, giáo phận Xuân Lộc (thuộc xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) để chia sẻ cho 120 gia đình, giúp các học sinh hiếu học và vui cùng Thiếu Nhi Thánh Thể của giáo xứ.

Hình ảnh

Đây là chuyến đi kỷ niệm 24 năm thành lập Bông Hồng Xanh mà khá bất ngờ đối với các thành viên và cộng tác viên của nhóm. Vì ban đầu, nhóm chỉ có một số tiền đủ để giúp các bạn học sinh hiếu học, bỗng dưng có một người ngoại đạo sống trên địa bàn thị xã Long Khánh, muốn chia sẻ quà cho các gia đình Công Giáo đang sống bằng công việc làm ruộng làm rẫy ở giáo xứ Bảo Vinh. Thế là chúng tôi cùng chung sức mà hình thành một chuyến đi đầy tình yêu thương này.

Con đường cao tốc Sài Gòn – Dầu Giây sáng Chúa Nhật rộng thoáng, ít xe làm cho người tham gia giao thông thấy dễ chịu. Chúng tôi ăn sáng trên xe và vừa nói vài câu chuyện thì đã đến thị xã Long Khánh rồi.

Cả đoàn chào cha chánh xứ và quí Hội Đồng Mục Vụ xong là phân công làm công việc chia quà - một cộng việc quá đỗi quen thuộc với nhóm chúng tôi nhưng chưa bao giờ đánh mất cảm xúc.

Theo thứ tự, ban Giáo lý viên tập trung thiếu nhi bên cánh phải nhà thờ, chúng tôi giới thiệu nhóm, sinh hoạt vui với các em một chút rồi phát kẹo. Những thùng kẹo dẻo thơm ngon được khui ra và trao đến 230 em.

Khi chúng tôi phát học bổng, cha chánh xứ Phêrô Maria Mai Văn Sâm cho biết: “Các em được chọn là ở trong đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, vừa siêng năng việc “nhà Chúa” vừa học giỏi ở trường, gia cảnh có khó khăn so với những em khác. Việc khuyến khích các em lúc nào cũng nằm trong tâm tư của chúng tôi”. Đáp lời cha, chúng tôi nói những lời nhẹ nhàng, vắn gọn để các em hiểu được có học tập tốt thì mới giúp ích cho Giáo Hội và xã hội sau này.

Phát quà tặng cho người lớn, chúng tôi luôn phải có những lời nói trân trọng và cử chỉ lịch sự. Người giáo dân ở đây trông hiền hòa, cái vẻ chịu thương chịu khó ẩn thấp thoáng trên khuôn mặt. Chúng tôi giới thiệu vài nét về công việc của nhóm Bông Hồng Xanh trên nhiều nẻo đường đất Việt; lý do tặng quà trong dịp lễ Chúa Thánh Thần và gởi lời chúc sức khỏe đến bà con giáo dân. Sau đó từng người đưa phiếu lên nhận quà là đường, sữa, bánh và một phong bì tiền. Còn các thành viên nhóm chúng tôi cũng xếp hàng, thay phiên nhau trao tặng. Công việc trật tự, nhịp nhàng mà chúng tôi nghĩ rằng đó là nề nếp của một giáo xứ chứ không phải do cha xứ có mặt ở đó.

Giáo xứ Bảo Vinh được thành lập năm 1930. Ban đầu là một số gia đình Công Giáo gốc Quảng Trị, Nam Định, Thái Bình di cư đến khu vực Long Khánh để lập nghiệp. Năm 1954, nơi đây có thêm một số người Công Giáo đến và hình thành một giáo điểm truyền giáo trực thuộc giáo xứ Chính Tòa Xuân Lộc. Năm năm sau, giáo xứ Bảo Vinh được thành lập và cha Đaminh Đinh Cao Đàm coi sóc giáo xứ. Lúc này giáo xứ có khoảng 70 gia đình Công Giáo. Năm 1968, Cha Đaminh và cộng đoàn Bảo Vinh xây dựng nhà thờ mới để giáo dân có nơi dâng lễ và cầu nguyện sốt sắng hơn. Sau đó, đời sống đức tin của cộng đoàn tiếp tục được nuôi dưỡng qua bàn tay của Thiên Chúa và nhờ sự coi sóc của quí cha quản nhiệm; cơ sở vật chất của giáo xứ cũng theo đà đó phát triển. Năm 2007, linh mục Phêrô Maria Mai Văn Sâm về phụ trách giáo xứ và cùng cộng đoàn Bảo Vinh khởi công xây dựng nhà thờ, hội trường nhà mục vụ mới... Hiện nay, các sinh hoạt mục vụ của giáo xứ đã đi vào nề nếp và ổn định.

Tiếp đó là bữa cơm trưa thân mật tại nhà xứ. Rồi chúng tôi tặng quà quí ông trùm trong tiếng cười nói vui vẻ. Chúng tôi cũng không quên hai “bà bếp”, (xin được trộm nghĩ: cảm ơn những người phục vụ bữa ăn có lẽ nên trở thành thói quen tốt trong những bữa cơm thân mật của người Công Giáo). Cha xứ và quí ông trùm còn tiễn chúng tôi ra về với món quà là những quả mít to, thơm nức.

Sau đó, một ông trùm lên xe để hướng dẫn chúng tôi đi đường tắt đến Đức Mẹ Núi Cúi. Trên xe, ông trùm thổ lộ về cuộc sống của giáo dân: người dân ở đây làm ruộng, ruộng ở trên những sườn đồi vì thế ruộng không bạt ngàn. Một gia đình chỉ khoảng 5 – 6 sào, nhà nghèo thì chỉ có 2 – 3 sào ruộng mà thôi (khoảng 2.000 – 3.000 mét vuông); còn rẫy thì trồng chôm chôm và một số người khác đi làm mướn, ai thuê làm gì thì làm nấy. Người có tí tuổi hoặc già hơn thì ngồi “rỡ mít”. Những quả mít “loại 2” được rỡ ra đem bán cho nhà máy sấy; rỡ một ký được 2.000VNĐ (bằng1/10 một Usd). Nhìn chung, chỉ tạm đủ sống, nếu có biến cố bệnh tật hay gì đó, thì sẽ “đuối”.

Khi vào đến núi Đức Mẹ, một số thành viên của nhóm cùng đứng dưới chân Đức Mẹ để cảm tạ về hành trình 24 năm qua; để cảm ơn về những điều mà chúng tôi “chưa kịp cất lời cầu xin” thì Đức Mẹ đã ban cho.. ..Có thành viên cầu nguyện trong nhà thờ và thành viên không phải là người Công Giáo thì đi tham quan quanh khu vực núi.

Chúng tôi kết thúc chuyến công tác khi cái nắng gay gắt còn bao trùm đường phố Sài Gòn. Bữa tiệc nhỏ tại nhà một thành viên như tiếp tục nối kết chúng tôi trong công việc và ân sủng Chúa Thánh Thần.
 
Thông Báo
Lời chân thành cảm tạ quý Đức Cha, quý Cha, quý nam nữ tu sĩ, quý thân hữu xa gần
J.B. Đặng Minh An
09:35 16/05/2016
Trọng kính quý Đức Cha, quý Cha, quý nam nữ tu sĩ, quý thân hữu xa gần

Chúng con xin hết lòng cảm tạ quý Đức Cha, quý Cha, quý nam nữ tu sĩ, quý vị ký giả và thân hữu xa gần đã giúp lo liệu lễ an táng, tiễn đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng và cầu nguyện cho linh hồn thân mẫu con trước hoàn cảnh tế nhị là cá nhân chúng con không thể về quê nhà chịu tang Mẹ.

Nghĩa cử cao đẹp này an ủi gia đình con và thêm can đảm cho con trong ơn gọi người ký giả Công Giáo.

Cá nhân con và gia đình xin chân thành tri ân:

Cha Hilariô Hoàng Đình Thiều, Cộng đoàn Nagia Thủ Đức, tổng giáo phận Sàigòn đã chủ sự thánh lễ an táng.
Cha Phêrô Nguyễn Ngọc Vượng, chánh xứ Bùi Môn, Hóc Môn, tổng giáo phận Sàigòn đã chủ sự nghi thức hạ huyệt.

Chúng con cũng xin cảm tạ các Đức Cha và Qúy Cha đã dâng lễ cầu nguyện cho linh hồn Lucia.

Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội.
Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám mục Parramatta, Úc châu
Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám Mục Phát Diệm.
Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, nguyên Giám Mục Kontum.

Ban Giám Đốc thông tấn xã Công Giáo VietCatholic
Cha Gioan Trần Công Nghị, Giám Đốc
Linh mục Nhạc Sĩ Văn Chi, Phó Giám Đốc
Cha Antôn Nguyễn Hữu Quảng, Phó Giám Đốc, Chủ Nhiệm Báo Dân Chúa Úc Châu
Cha Stêphanô Bùi Thượng Lưu, Phó Giám Đốc, Chủ Nhiệm Báo Dân Chúa Âu Châu
Ông Nguyễn Long Thao, Phó Giám Đốc

Cha Bernado Cervellera, Giám Đốc thông tấn xã Công Giáo Asia News, và quý vị ký giả trong ban biên tập Asia News và Fides, Rome.

Cha Giuse Phạm Thanh Liêm S.J. Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Tên Việt Nam
Cha Vinh Sơn Nguyễn Trung Thành, nguyên Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Cha Trần Văn Kiểm, Giám đốc Trung tâm Công Giáo Việt Nam, Giáo phận Orange, Hoa Kỳ

Cha Phanxicô Lý Văn Ca, Chánh xứ Maida Vale, tổng giáo phận Perth, Australia
Cha Giuse Đinh Trọng Chính, Dòng Đa Minh, Melbourne, Australia
Cha Giuse Nguyễn Minh Đức, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.
Cha Nguyễn Văn Hiện, Việt Nam
Cha Micae Phạm Quang Hồng, Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc
Cha Phêrô Trần Mạnh Hùng, Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học tổng giáo phận Perth.
Linh mục Nhạc Sĩ Phêrô Nguyễn Mộng Huỳnh, Quản Nhiệm cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc
Linh mục Ký giả Huệ Minh, Việt Nam.
Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.
Cha John Pallippadan, nhà thờ Infant Jesus, Morley, Australia.
Cha Micae Đỗ Huy Nhật Quỳnh, Phó xứ chánh tòa tổng giáo phận Perth, Australia
Cha Joseph Rathnaraj, nhà thờ Trinity, Embleton, Morley, Australia.
Cha Giuse Maria Nhân Tài, Đài Loan
Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm, Quản Nhiệm Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam, Nam Úc, Australia.
Linh mục Nhà Văn Micae Nguyễn Trung Tây, Dòng Ngôi Lời Sydney.
Cha Trần Quang Thiện, OP, Việt Nam
Cha Phêrô Nguyễn Minh Thúy, Chánh xứ Bayswater, tổng giáo phận Perth, Australia
Linh mục Nhà Văn Nguyễn Tầm Thường
Cha Đaminh Nguyễn Xuân Trường, Los Angeles, Hoa Kỳ
Cha Phan Ngọc Hùng, Santa Ana, Hoa Kỳ
Cha Giuse Đồng Văn Vinh, Chánh xứ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tổng giáo phận Perth, Australia

Sr. Agnes Nguyễn Thị Thịnh, Bề trên Tổng Quyền dòng Đa Minh Rosa Lima,
Sr. Maria Fiat Nguyễn Thị Triều, bề trên tu viện Mẹ Thiên Chúa,
Sr. Minh Du và cộng đoàn Đa Minh Thủ Đức
Quý Sơ Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức và Thủ Thiêm.

Ban Biên Tập, các ký giả Công Giáo Việt Nam, Hoa Kỳ và Italia, các xướng ngôn viên và nhân viên VietCatholic TV tại Melbourne và Perth, Australia, Orange County và Los Anges, Hoa Kỳ.
Tiến Sĩ Trần An Bài, Giám Đốc Sàigòn Echo,
Nhà văn Quyên Di, nhạc sĩ Hồng Trang, ca sĩ Kim Thúy, ca sĩ Như Ý, Nhiếp ảnh viên Đức Cung và William Nguyễn Ngọc. Anh Nguyễn Hóa, anh Lê Sự, anh Vũ văn An, cô Nguyễn Tuyết Lan...

Xin đặc biệt ghi ơn các ký giả Công Giáo tại Việt Nam là Hoàng Gia Bảo, Lã Thụ Nhân, Người Giồng Trôm và các thân hữu đã giúp lo liệu tang lễ, đưa tin, và dâng lời cầu nguyện cho linh hồn Lucia.

Xin nhận nơi đây lòng biết ơn chân thành của chúng con và xin bỏ qua những thiếu sót trong lúc tang gia bối rối.

Tang quyến đồng cảm tạ
 
Văn Hóa
Tài tử Gary Cooper, Đức Piô XII và Đức Mẹ Fatima
Vũ Văn An
23:17 16/05/2016
Tháng này cách nay hai năm, Thành Phố London được xem lại ấn bản mới cuốn phim Giã Từ Vũ Khí (A Farewell to Arms). Cuốn phim cổ điển được tái tạo bằng kỹ thuật số này là một phần trong một loạt phát hành phim để kỷ niệm Thế Chiến Hai.

Nguồn của cuốn phim trên là cuốn tiểu thuyết thời danh của Ernest Hemingway, xuất bản chỉ 3 năm trước ngày ra đời của nguyên bản cuốn phim này năm 1932. Cuốn truyện dựa phần nào vào kinh nghiệm thời chiến của tác giả lúc đang là tài xế tải thương trong Chiến Dịch của Ý; cốt truyện của cuốn phim cũng chỉ dựa một phần vào cuốn truyện.

Sau này tác giả cuốn truyện thuật lại một biến cố lạ trong kinh nghiệm thời chiến lúc chàng tuổi trẻ Hemingway nằm bị thương do mảnh đạn gây ra và được một Tuyên Úy Công Giáo tới giúp đỡ, ban phép Xức Dầu cho. Trong những năm sau đó, hành động vừa nói gây một tác động mạnh đến nỗi chính nhà văn cho rằng biến cố này “đã làm ông thành một người Công Giáo”. Còn về việc lúc ấy, chuyện gì thực sự đã xẩy ra, thì không hề có sự hợp tác độc lập; tuy nhiên, điều ta biết chắc là 10 năm sau, nhà văn quả trở lại Công Giáo thực sự. Nhiều người cho rằng yếu tố kích thích việc này là sự kiện lúc ấy nhà văn kết hôn lần thứ hai với một phụ nữ Công Giáo. Tuy nhiên gần đây, một số người đã thách thức lối giải thích đơn giản này, bằng cách trích dẫn chính lời lẽ và các hành động của nhà văn trước cuộc nhân duyên ấy làm bằng chứng ông đã nghiêng về Rôma từ lâu.

Còn về cuốn phim Giã Từ Vũ Khí, thì rõ ràng là một truyện tình lấy chiến tranh làm phông. Đây cũng là một “cuốn phim trước khi có qui định” (pre-code movie). Luật Qui Định Việc Sản Xuất Phim Ảnh (The Motion Picture Production Code) chỉ có hiệu lực hai năm sau, tức năm 1934, và ít nhiều được Hollywood tuân thủ cho tới cuối thập niên 1960. Luật này dự liệu một danh sách các điều cấm kỵ nhằm bảo đảm để một số chủ đề, hoàn cảnh không được đề cập trong phim. Thành thử Giã Từ Vũ Khí rất thành thực đối với thời đại mình, mô tả luôn cả mối liên hệ tính dục tiền hôn nhân của hai nhân vật chính trong phim do Gary Cooper và Helen Hayes đóng, và mối liên hệ này đã mang lại kết quả thai nghén.

Các nhà duyêt phim thời ấy trên New York Times cho rằng người ta cảm thấy cuốn phim rời rạc, đầy những cảnh diễn tiến quá nhanh. Nhận định này không hẳn sai. Xem lại bây giờ, khán giả có lúc như bị “chia trí”. Nhưng có một cảnh rất đáng lưu ý trong phim, đó là lúc nhân vật Gary Cooper bị thương và một cách bất ngờ, được một linh mục tới thăm, trong lúc nằm dưỡng thương.

Và cũng từ cảnh này, người có đức tin bắt đầu coi phim một cách chăm chú hơn. Nhân vật Helen Hayes cùng bước vào phòng gặp cả vị linh mục lẫn Gary Cooper. Nàng đóng vai một nữ y tá có tình ý thơ mộng với chàng chiến binh Gary Cooper. Trước khi nàng bước vào, vị linh mục đang truyện trò thân mật với bệnh nhân. Cuộc chuyện trò này buộc phải kết thúc khi ngài thấy niềm vui rạng rỡ nở trên khuôn mặt hai kẻ yêu nhau, một niềm vui chỉ giảm đi chút chút trước nỗi quan ngại của vị linh mục rằng cuộc tình của họ vượt “ra ngoài Ơn Thánh Thiên Chúa”. Khi nghe thấy thế, hai kẻ yêu nhau có vẻ bẽn lẽn. Rồi, trước khi rời khỏi phòng, vị linh mục cầu nguyện bằng tiếng La Tinh. Cooper tự hỏi không biết có phải ngài đọc Nghi Thức Hôn Phối hay không. Hình như thế, và đôi trẻ thành thực tin như thế. Khi kết thúc, vị linh mục nhân danh Thiên Chúa chúc lành cho Hayes và Cooper, và cảnh phim chấm dứt ở đấy.

Đấy là một cảnh phim lạ, không có trong cuốn truyện. Hơn nữa, đây là một “cuốn phim trước khi có qui định”, không cần thiết phải thêm vào vì sợ này sợ nọ. Tuy nhiên, nó đã trở thành một điểm chủ chốt trong trình thuật, dù khá khó hiểu. Và nếu xét theo một nghĩa khác, nó không phải chỉ có thế.

Vì lời cầu nguyện, một khi đã buột miệng nói ra, không trở về “tay trắng”. Điều này đúng cho cả những lời cầu nguyện nói ra trên sân khấu hay trong phim ảnh. Nếu cho rằng nhận định này là một nhận định nói cho vui, thì bạn nên xem chứng tá nơi Thánh Genesius, Bổn Mạng Các Tài Tử. Chàng tuổi trẻ Genesius sống tại Rôma thế kỷ thứ ba, và là thành phần của một ban kịch thời ấy, một ban kịch chuyên chế nhạo thiểu số đáng ghét và bị bách hại lúc ấy là các Kitô hữu. Ban kịch quyết định trình diễn vở hài hước, chế giễu các niềm tin của nhóm thiểu số này; Genesius là người hăng hái tham gia vở kịch. Phần dành cho anh là phần chế nhạo Bí Tích Rửa Tội. Đến lúc trình diễn thực sự, kịch sĩ trẻ tuổi của chúng ta nằm xuống giữa sân khấu… Chỉ có điều, đến cuối nghi thức, một thay đổi đã diễn ra: chính chàng. Từ đó, Genesius tìm cách trở thành Kitô hữu, trở lại đạo do chính những lời Bí Tích được đọc trên sân khấu. Thành thử, phần trình diễn ấy không những kết liễu nghề nghiệp đang lên của chàng, mà còn kết liễu luôn đời chàng nữa; vì chẳng bao lâu sau, Genesius đã anh dũng hiến dâng mạng sống mình để làm chứng cho niềm tin vừa nhận được.

Trở lại với cảnh ở bệnh viện trong Giã Từ Vũ Khí, người ta hẳn sẽ bắt đầu thắc mắc. Phải chăng cũng có một hình thức nào đó của sức mạnh thiêng liêng hiện diện ở đây, một sức mạnh mà cả Hayes lẫn Cooper đã bước vào?

Nữ tài tử hai lần trúng giải Oscar Helen Hayes vốn được nuôi dưỡng trong đức tin Công Giáo, nhưng rồi, năm 1928, 4 năm trước khi đóng trong Giã Từ Vũ Khí, cô bị cấm không được rước lễ vì đã cưới một người ly dị. Tuy nhiên, năm 1956, sau khi chồng qua đời, cô đã trở về với đức tin. Một đức tin từ đó hoàn toàn vững vàng, một đức tin vốn được truyền thụ từ các tổ tiên Ái Nhĩ Lan, và có lẽ nhờ thế cô được diễm phúc qua đời vào chính ngày Lễ Thánh Patrick năm 1993. Thánh Lễ an táng cô được một vị Hồng Y chủ trì. Xét cho cùng, phải chăng lời chúc lành trong cuốn phim đã được lắng nghe?

Dĩ nhiên, câu truyện của Cooper được biết đến nhiều hơn, nhưng cũng không kém đau lòng. Lúc đóng trong Giã Từ Vũ Khí, anh là người vô tôn giáo. Tuy nhiên, tôn giáo sẽ đi vào đời anh chỉ hơn một năm sau khi anh gặp và kết hôn với một phụ nữ Công Giáo ngoan đạo, đó là Veronica ‘Rocky’ Balfe. Hết sức bất thường đối với Hollywood, cuộc nhân duyên này sẽ kéo dài tới cùng, bất chấp rất nhiều lần bất trung, có lúc công khai, của Cooper.

Có một lần bất trung gần như tiêu hủy cuộc hôn nhân của họ. Sau khi kết thúc đóng cùng nữ tài tử Patricia Neal trong cuốn phim The Fountainhead (1949), Cooper thực sự nghĩ đến việc bỏ vợ để cưới người cùng đóng phim với mình. Lúc đang do dự, anh đi tìm lời khuyên của người bạn cũ, tức Ernest Hemingway. Cùng Neal bay đi Cuba, Cooper ngạc nhiên khi thấy nhà văn nhiều lần kết hôn rồi ly dị nay duy trì “lời chúc hôn” của chàng. Và thế là khởi đầu việc kết thúc mối tình của họ, với Neal và Cooper chia tay nhau sau đó không lâu.

Chưa hết, việc kết thúc trên đem lại cho đôi bên cả một chuỗi lạ thường. Trong những ngày tháng sau đó, Neal chịu nhiều đau khổ trong đời sống riêng của nàng, sau cùng phải đi tìm an ủi bằng cách tới thăm người bạn cũ trước đây cũng là một nữ tài tử nhưng nay đang sống một cuộc sống hoàn toàn khác. Nhờ tình bạn với người nay là nữ đan sĩ Biển Đức Dolores Hart, và tình bạn còn lạ thường hơn với con gái Maria của Gary Cooper, vốn cũng là bạn của Hart, cuối cùng Neal đã trở lại Công Giáo; và sau đó, đã được chôn cất trong thửa đất vô cùng thanh tĩnh của đan viện nơi trước đó, cô đã đến tìm sự bình an. Như một nghiên cứu lẽ huyền nhiệm của hành động ơn thánh, chính câu truyện nhân bản của Patricia Neal đã kết thúc một cách không ngờ với một bài học cũng huyền nhiệm không kém về tính nối kết hỗ tương giữa hai thực tại này.

Những năm sau cuộc dan díu với Neal cũng là những năm khó khăn đối với Cooper. Loay hoay với chính hoàn cảnh “giữa trưa” (high noon) của bản thân mình, hình ảnh thu nhỏ của thái độ chỉ có qủi mới quan tâm của người Mỹ này, trong thực tế, biết rõ: điều đang diễn ra trong cuộc sống tư riêng của mình thực ra cũng là một bi hài kịch thực sự, và là một bi hài kịch xem ra đang lao vào một thảm kịch. Điều bất ngờ là một dịp may của gia đình đã đem đến cho Cooper một đà thúc đẩy để ông bắt đầu đi tìm giải pháp. Năm 1953, khi viếng Rôma, để cổ vũ phim “High Noon” (Giữa Trưa), gia đình Cooper được yết kiến Đức Giáo Hoàng Piô XII. Vị giáo hoàng này gây ấn tượng rất lớn đối với Cooper. Tuy nhiên, điều ấy vẫn chưa kết thúc các khó khăn của ông. Nhiều “lưu lạc” vẫn tiếp tục xẩy ra, trước khi ông gặp được một linh mục địa phương, người giúp ông tìm được Đức Tin, hay ông để đức tin tìm được mình, và ông đi theo con đường bình an mà ông hằng tìm kiếm.

Giống như thánh bổn mạng của nghề nghiệp mình, phải chăng việc trở lại của Cooper đã bắt đầu từ lúc ông thủ diễn cảnh bệnh viện trong Giã Từ Vũ Khí? Điều ta biết chắc là từ lúc trở thành người Công Giáo, ông quả đã giã từ mọi thứ vũ khí, mọi thứ cánh tay (chơi chữ: arms cũng là cánh tay) khác với đôi cánh tay vợ, khi anh để mình rơi vào vòng ôm của cánh tay Mẹ Thánh Giáo Hội.

Ông cần vòng ôm ấy, vì với việc ông trở lại, Thập Giá đã xuất hiện. Qua năm 1961, lúc 60 tuổi, ung thư đã đánh gục nhà tài tử, người nay qua đời cũng như đã sống lâu năm trước con mắt thế giới. Cuối cùng, những lời cuối cùng của ông với công chúng đã tóm lược hết những gì ông khổ công tìm kiếm cả đời: “Tôi biết rằng điều đang diễn ra là thánh ý Thiên Chúa. Tôi không hề sợ tương lai”.

Không có lời lẽ nào hay hơn đã được viết cho ông thủ diễn như thế.

Ông bạn lâu đời Hemingway của ông qua đời sau đó ít tháng. Chỉ buồn một điều là đến lúc đó, người bạn lâu đời này đã xa rời Đức Tin mà trước đó ông ta từng ôm ấp. Việc kết liễu cuối cùng này hiện vẫn còn được tranh luận, một số người cho là do tai nạn, một số khác cho là do tự sát, đầy thương xót thay, phán xét việc ấy nằm ở một chỗ khác. Tuy nhiên, điều ta biết chắc là: giống Cooper, Hemingway đã được chôn cất theo nghi lễ Công Giáo.

Điều ta cũng biết chắc là: trong một cuốn phim được gợi hứng từ một bi hài kịch của Hemingway, Gary Cooper đã lãnh nhận lời chúc phúc một cách lạ lùng liên quan tới hôn nhân. Và không lâu sau đó, ở đời thực, ông đã kết hôn với một người đàn bà mà dây hôn phối với nàng, cuối cùng, đã dẫn ông tới Đức Tin, bất chấp mọi sự.

Trở lại với cảnh lạ trong phim, có một điểm mà người xem ít khi lưu ý. Trên màn ảnh, phía sau vị linh mục, lúc ngài đọc lời chúc lành, là bức bích họa Truyền Tin. Ở Hoa Kỳ, ngày khởi chiếu Giã Từ Vũ Khí đúng là ngày 8 tháng Mười Hai, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Và vị giáo hoàng từng gây ấn tượng mạnh cho Cooper vốn có lòng sùng kính Mẹ Thiên Chúa cách đặc biệt, nhất là Đức Mẹ Fatima: ngài là vị giáo hoàng đầu tiên thừa nhận các lần Đức Mẹ hiện ra tại đó. Trên thực tế, ngày Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên tại Fatima, 13 tháng 5 năm 1917, chính là ngày Đức Giáo Hoàng Piô XII tương lai được tấn phong tổng giám mục, và năm 1958, ngài được an nghỉ tại hầm Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô cũng đúng vào ngày Lễ Đức Mẹ Fatima.

Ngày 13 tháng 5 cũng là ngày Gary Cooper qua đời. Tất cả phải chăng chỉ là trùng hợp? Có thể lắm; nhưng, nếu ta nhớ lời phát biểu của Đức Gioan Phaolô II về các biến cố liên quan đến ngày này năm 1981, thì tất cả đều nằm trong kế sách của Đấng Quan Phòng. Không có gì là “thuần trùng hợp” cả.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trong Vòng Tay Mẹ
Vũ Đình Huyến, Lm
18:12 16/05/2016
TRONG VÒNG TAY MẸ
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm. (CMC)
Tay Mẹ đang ẵm bế
Là “VUA” Cả Trời cao
Ôi, còn vinh dự nào?!
Cao hơn ơn “Mẹ” Chúa.
(Trích thơ của P. Trần Đình Phan Tiến)