Ngày 14-05-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thần khí của Đức Kitô Phục sinh
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
01:44 14/05/2015
Chúa Nhật LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG, năm B
Cv 2, 1-11 1 Co 12,3b-7.12-13 Ga 20, 19-23

THẦN KHÍ CỦA ĐỨC KITÔ PHỤC SINH

Thần Khí của Đức Kitô phục sinh được trao ban cho Giáo Hội trong ngày Lễ Ngũ Tuần, đồng thời chính Thần Khí ấy cũng được ban cho các tông đồ để các ngài hiểu được mầu nhiệm của Đức Kitô, nghĩa là hiểu được giáo huấn, sự nghiệp và bản thân của Ngài.Thần Khí mà Chúa Giêsu đã lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa Cha một cách sung mãn.Lễ Chúa Thánh Thần là ngày khai sinh mới của Giáo Hội.

Xưa Chúa thổi hơi vào Ađam làm cho ông có sinh khí, có sự sống, trở nên một con người sống, hôm nay Đức Kitô phục sinh cũng thổi hơi vào các tông đồ khiến các ngài trở nên tạo vật mới : sự sống mới ngày Lễ Ngũ Tuần là Thần Khí của Chúa phục sinh, của Đấng đã chiến thắng thần chết, nên sự sống này là sự sống vĩnh cửu, sự sống đời đời.Thần Khí của Chúa phục sinh là hơi thở của Giáo Hội, là sự sống mới của Hội Thánh. Thần Khí của Đấng phục sinh chính là Thánh Thần, Đấng hằng hướng dẫn, chỉ đường và gây nên sự hiệp nhất để xây dựng Giáo Hội.

Thực tế, khi Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, kết nạp, qui tụ các môn đệ, Ngài đã nói, đã làm nhiều việc, đặc biệt làm phép lạ để các môn đệ hiểu về Ngài, thấy sự thật về Ngài. Chúa Giêsu đã cho các môn đệ biết nhiều điều Ngài đã nhận nơi Thiên Chúa Cha. Tuy nhiên, Chúa Giêsu vẫn còn rất nhiều điều phải nói với các môn đệ, các tông đồ, nhưng giờ này các ngài không hiểu nổi. Phải đợi Chúa phục sinh, Thánh Thần được ban xuống :” Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em đến sự thật trọn vẹn “ ( Ga 16, 13 ).

Quả thật, khi Thánh Thần được ban xuống các tông đồ, các ngài hiểu được những điều Chúa đã dạy về Nước Trời, về con đường hoàn thiện Ngài đã vạch ra, về cuộc thương khó, sự chết và sự sống lại của Ngài, về những lời các ngôn sứ tiên báo trong Cựu Ước về Đấng Cứu Thế, nhận ra Chúa Giêsu đã thực hiện ý định của Thiên Chúa Cha, nhờ đó công cuộc cứu độ nhân loại được hoàn thành.

Chúa Thánh Thần làm cho các tông đồ hiểu chúa Giêsu là Con Thiên Chúa làm người, là đường, là sự thật, là sự sống của nhân loại, của con người. Chúa Thánh Thần tỏ lộ cho các tông đồ hiểu được những nét mới, những điều mới lạ, những điều trước kia các ngài hiểu nhưng chưa rõ, những điều trước kia đã hiểu rõ, nhưng chưa sâu xa. Thánh Thần hay Thần Khí của Chúa phục sinh tạo nơi tâm hồn các tông đồ sự xác tín, nhờ sự xác tín các ngài đã tin và thêm vào đó, các ngài còn thuyết phục, cảm hóa và tạo sự xác tín nơi những người khác.

Thánh Thần đã hoàn toàn đổi mới các tông đồ trong ngày Lễ Ngũ Tuần. Trước Lễ Ngũ Tuần,các tông đồ còn nhát đảm, tối tăm, nhưng từ khi Thánh Thần được ban xuống, các ngài đã trở nên những chứng nhân can đảm cho Chúa phục sinh.Các ngài không sợ bất cứ sức mạnh nào ở trần gian, tất cả các ngài đều hy sinh mạng sống để làm chứng cho Chúa sống lại. Giáo Hội có một lịch sử lâu dài. Mỗi lễ Hiện Xuống là một ngày khai sinh mới của Giáo Hội. Khi xưa trong nhà Tiệc Ly, các tông đồ, Mẹ Maria, và nhiều phụ nữ đạo đức đã được thánh Phêrô mở tung cửa để đón nhận Thần Khí của Chúa sống lại. Ngày Lễ Ngũ Tuần nhiều người ngoại cũng được đón nhận Chúa Thánh Thần.

Lễ Chúa Thánh Thần là luồng gió mới thổi vào Giáo Hội.Công đồng Vatican II, là ngày lễ Hiện Xuống mới của Giáo Hội. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII đã triệu tập Công đồng Vaticanô II như một cuộc Hiện Xuống mới. Nhờ Công đồng Vaticanô, một luồng khí mới, nghĩa là với tác động của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội sống một cuộc thay đổi, mở rộng để bắt kịp đà tiến của văn minh thế giới.Giáo Hội luôn là chứng nhân cho Chúa phục sinh.

Qua sự vinh quang phục sinh của Chúa, qua sự tác động của Chúa Thánh Thần, mọi Kitô hữu trở nên chứng nhân cho Chúa sống lại tới tận cùng thế giới. Người môn đệ của Chúa ở muôn thời được mời gọi loan báo Tin Mừng phục sinh :” Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em “ ( Ga 20, 21 ).

Giáo Hội của Chúa luôn là Giáo Hội truyền giáo, bởi vì bản chất của Giáo Hội là loan báo Tin Mừng, là Truyền giáo. Mọi Kitô có bổn phận, trách nhiệm và nghĩa vụ đem Chúa Giêsu Kitô cho gần 7 tỷ người chưa biết Chúa trên thế giới. Mọi Kitô hữu là chứng nhân cho Chúa, là người xây đắp hòa bình và gây sự hiệp nhất:” Lạy Cha, xin hãy cho mọi người hiệp nhất nên một như Cha ở trong con và con ở trong Cha “.

Người môn đệ của Chúa là chứng nhân của Chúa khi đến với người nghèo, những người bất hạnh, cô thân, cô thế, những kẻ tàn tật, đui mù, neo đơn, tội lỗi vv…như Chúa Giêsu xưa đã đến với mọi lớp người.Thần Khí của Chúa phục sinh vẫn luôn tuôn tràn trên những tâm hồn thành tâm, thiện chí. Chúa phục sinh luôn cần đến những chứng nhân quảng đại, chân thành, đạo đức, thánh thiện. Chúa phục sinh cần đến những chứng nhân như thế để đổi mới bộ mặt thế giới, để “ đem yêu thương vào nơi oán hờn, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp…vv…”.

Lạy Thần Khí của Chúa phục sinh, xin mau đến với chúng con, biến chúng con trở thành những nhân chứng sống sống động, biết quảng đại, hy sinh, quên mình để làm chứng cho Chúa như các thánh tông đồ xưa. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Chúa Thánh Thần được ban cho các tông đồ khi nào ?
2.Lễ Ngũ Tuần là lễ gì ?
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:49 14/05/2015
MỖI THÁNG TRỘM MỘT CON GÀ
N2T

Có một người mỗi ngày trộm của người hàng xóm một con gà, có người can ngăn nói:
- “Đó không phải là hành vi của người quân tử nên làm.”
Anh ta trả lời:
- “Như vậy thì để tôi tạm thời ăn trộm trước một vài con, tháng sau đổi laị mỗi tháng trộm một con, đến năm sau thì không ăn trộm nữa.”
( Mạnh tử )

Suy tư:
Cũng giống như một người giáo dân nọ nói: ngày mai vào mùa chay tôi phải đi xưng tội, cho nên hôm nay tôi cứ thoải mái ăn cắp, phạm tội, để ngày mai đi xưng tội.
Cũng giống như ma quỷ cám dỗ người ta: cứ vui chơi trác táng, cứ phạm tội đi, Chúa rất nhân từ không phạt liền đâu mà sợ, tuần sau đi xưng tội cũng không muộn.
Tôi cũng đã nhiều lần có cách suy nghĩ như thế, nên cũng có rất nhiều lần làm cớ vấp ngã cho anh em chị em chung quanh tôi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:52 14/05/2015
N2T

24. Thiên Chúa cách con, dù xa dù gần đều do ở con. Nếu con yêu mến Thiên Chúa thì Thiên Chúa ở cạnh con và ở với con.

(Thánh Augustinus)i>

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:40 14/05/2015
NGƯỜI NƯỚC TỀ KHOE KHOANG.
N2T

Có một người nước Tề mỗi khi đi đâu đều mang rượu thịt về.
Vợ lớn vợ nhỏ của ông ta lấy làm lạ bèn hỏi:
- “Ông ăn cơm với ai vậy?”
Ông ta trả lời là ăn chung với các quan to có tiền và quyền thế, nhưng vợ lớn và vợ nhỏ của ông ta rất đổi hoài nghi.
Sáng sớm ngày hôm sau, bà vợ lớn lén lút đi sau chồng để quan sát, trước tiên thấy ông ta ra cửa phía đông và đi vào trong nghĩa địa, sau đó xin những đồ cúng của người ta vừa cúng xong để ăn, ăn không đủ laị đến nơi khác để xin ăn.
À ra là như thế!
Về đến nhà, bà tức giận nói với bà vợ nhỏ, hai người còn đang chửi mắng chồng trong sân, thì ông chồng nghiêng nghiêng ngã ngã đi về nhà, lại con tâng bốc, khoác lác với họ nữa chứ.
( Mạnh tử )

Suy tư:
Hồi nhỏ tôi thường cùng bạn bè nối khố trong làng thỉnh thoảng cũng đi ăn của cúng, không phải được mời, cũng chẳng đi xin, mà là đi ăn cắp của cúng nơi các am miếu nho nhỏ ở làng bên cạnh (vì làng tôi không có ai là người ngoại giáo), ăn xong thì thấy ghê ghê sao ấy, vậy mà nghe bạn bè rủ là cứ đi, nhưng ra nghĩa địa ăn của cúng thì chưa bao giờ.
Tất cả những ơn lành mà chúng ta có được, như: thông minh, tài năng xuất chúng, hiền lành, dễ thương, đẹp trai đẹp gái, khoẻ mạnh… đều bởi Thiên Chúa ban cho chúng ta, nhất là trong đời sống thiêng liêng. Đức Chúa Giê-su đã lập ra bảy bí tích để cho chúng ta có một đời sống thiêng liêng vững mạnh, đi lãnh nhận các bí tích là đi đón nhận ơn lành của Chúa, nói theo kiểu các cụ già (phần lớn là người miền bắc Việt Nam) thì khi chúng ta đón nhận các bí tích là chúng ta “ăn mày các ơn thánh”, đúng là một câu nói đầy khiêm nhường, và bày tỏ cung cách của một tôi tớ ăn ân huệ của chủ mình.
Cho nên đã đi ăn mày các ơn thánh thì không có gì phải khoe khoang khoác lác với ai cả, bởi vì ơn thánh, tự nó đã đòi hỏi người lãnh nhận phải có tâm hồn khiêm tốn, tự nó sẽ là án phạt cho người đón nhận cách bất xứng.
Tôi sẽ không khoe khoang khi đón nhận ơn này đến ơn nọ của Thiên Chúa, nhưng tôi sẽ khiêm tốn hơn khi đón nhận, bởi vì tôi chỉ là người đi ăn mày các ân huệ của Thiên Chúa, tự tôi chẳng có gì để khoe khoang với ai cả.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:42 14/05/2015
N2T

25. Chúng ta nên biết rằng: Chúng ta yêu người, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã yêu họ mà chịu khổ chịu nạn cho đến chết.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha cám ơn ban tổ chức và ân nhân buổi hòa nhạc
LM. Trần Đức Anh OP
08:19 14/05/2015
VATICAN. Sáng ngày 13-5-2015, ĐTC Phanxicô tiếp kiến và cám ơn ban tổ chức, các nhạc sĩ cũng như các ân nhân ”buổi hòa nhạc cho người nghèo” tại Đại thính đường Phaolô 6 lúc 6 giờ chiều ngày 14-5-2015.

Buổi hòa nhạc được sự bảo trợ của Sở Từ Thiện của ĐTC, Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa, Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng và Ngân Quỹ Thánh Mathêu tưởng niệm ĐHY Nguyễn Văn Thuận.

Lên tiếng trong dịp này, sau khi nồng nhiệt cám ơn mọi người về những gì họ đã và sẽ làm cho buổi hòa nhạc, ĐTC cũng nói rằng ”Âm nhạc có khả năng liên kết các tâm hồn và nối kết chúng ta với Chúa.. Âm nhạc giải thoát chúng ta khỏi những lo âu. Cả những nhạc buồn cũng giúp chúng ta trong những lúc khó khăn.”

”Tôi cám ơn anh chị em rất nhiều, vì một chút tinh thần mang lại lợi ích cho mọi người, giữa bao nhiêu công việc lo toan vật chất luôn vây bủa và kéo chúng ta xuống. Trong tư cách là tín hữu, chúng ta có niềm vui của một người Cha yêu thương tất cả chúng ta, niềm vui vì có thể thực hiện tình huynh đệ với tất cả mọi người.. Buổi hòa nhạc của anh chị em là để gieo vãi niềm vui, không phải thứ vui mừng giải trí chóng qua, và hạt giống mà anh chị em gieo vãi sẽ ở lại trong tâm hồn mọi người và mưu ích cho tất cả.. Tôi thành tâm cám ơn tất cả anh chị em”.

Trong số những người hiện diện cũng có nhạc trưởng Daniel Oren người Do thái, ông điều khiển ban nhạc ở Salerno. Ông xin ĐGH Phanxicô chúc lành cho ông và gia đình tháp tùng. ĐGH đã nhận lời và ngài chúc lành cho ông theo công thức của tổ phụ Abraham.

Đức Ông Marco Frisina, giám đốc ca đoàn của giáo phận Roma và là tác giả của nhiều bài ca, cũng có mặt trong buổi tiếp kiến. Ngài nhận định rằng 'đúng là âm nhạc có thể liên kết mọi người, như ĐTC nói, không những những người thuộc các giai tầng xã hội khác nhau, nhưng cả những người thuộc các tôn giáo khác nhau, tín hữu và người không tín ngưỡng”.

Số tiền lạc quyên được trong buổi hòa nhạc sẽ được dành để tài trợ các hoạt động bác ái của ĐTC.

2 ngàn người nghèo, vốn được Caritas Roma, cộng đồng thánh Edigio, Hội Hiệp sĩ Malta, cũng như trung tâm tị nạn của Dòng Tên ở Roma trợ giúp, được mời tham dự buổi hòa nhạc và được ngồi ở những hàng ghế đầu.

Trong số khoảng 20 ân nhân bảo trợ buổi hòa nhạc, có Phân khoa kinh doanh thuộc đại học Công Giáo LUISS ở Roma, Quỹ Mariano chuyên về các chương trình giáo dục và y tế cho giới trẻ, công ty bảo hiểm Patriot National INC, và ngân hàng BCC ở Roma, v.v..

Trong buổi hòa nhạc có trình diễn tác phẩm ”La Divina Commedia” do Đức ông Frisina phổ nhạc, để kỷ niệm 750 năm sinh nhật của thi hào Dante, và những đoản khúc về Mùa Phục Sinh, hy vọng và vui mừng. (SD 14-5-2015)
 
Hoàn thành Hiệp định toàn bộ giữa Tòa Thánh và Palestine
LM. Trần Đức Anh OP
19:32 14/05/2015
VATICAN. Hôm 13-5-2015, Ủy ban song phương giữa Tòa Thánh và Nhà Nước Palestine đã hoàn thành việc soạn thảo Hiệp định toàn bộ giữa hai bên.

Hiệp định này tiếp theo Hiệp định cơ bản được Tòa Thánh và Palestine ký kết ngày 15-2 năm 2000.

Thông cáo chung công bố ngày 13-5-2015 cho biết Ủy ban song phương đã nhóm khóa họp chung cùng ngày tại Vatican dưới quyền chủ tọa của hai vị Đồng Chủ tịch là Đức Ông Antoine Camilleri, Thứ Trưởng ngoại giao Tòa Thánh, và Đại Sứ Rawan Sulaiman, Phụ Tá ngoại trưởng đa vụ của Palestine. Phái đoàn Tòa Thánh có 6 người, trong đó có Đức TGM Giuseppe Lazzarotto, Khâm sứ Tòa Thánh tại Jerusalem và Palestine. Phái đoàn Palestine có 4 người.

Các cuộc thảo luận đã diễn ra trong bầu không khí thân thiện và xây dựng, và Ủy ban hài lòng ghi nhận những tiến bộ đã đạt được trong việc soạn Văn bản hiệp định liên quan đến những khía cạnh thiết yếu trong đời sống và hoạt động của Giáo Hội Công Giáo tại Palestine. Cả hai bên đều đồng ý rằng công việc của Ủy ban trong việc soạn hiệp định đã kết thúc và Văn bản sẽ được đệ trình cấp trên liên hệ để phê chuẩn và xác định ngày chính thức ký kết hiệp định trong tương lai gần đây.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, Đức Ông thứ trưởng Tòa Thánh Camilleri, người Malta, cho biết Văn bản hiệp định gồm có Lời Tựa, tiếp đến là chương I về các nguyên tắc và qui luật cơ bản làm khung nền cho sự cộng tác giữa Tòa Thánh và Palestine, trong đó cũng có bày tỏ mong ước một giải pháp cho vấn đề Palestine, và cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, qua giải pháp 2 quốc gia và các nghị quyết của Cộng đồng quốc tế.

Chương thứ 2 quan trọng, nói về tự do tôn giáo và lương tâm với nhiều chi tiết.

Các chương kế tiếp nói về các khía cạnh khác nhau liên quan đến đời sống và hoạt động của Giáo Hội Công Giáo tại các lãnh thổ của Palestine: tự do hoạt động, nhân sự và quyền tài phán của Giáo Hội, qui chế nhân sự, các nơi thờ phượng, các hoạt động xã hội và từ thiện, các phương tiện truyền thông xã hội.

Sau cùng có một chương nói về vấn đề thuế khóa và tài sản.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Ông Camilleri cũng cho biết về vấn đề soạn hiệp định giữa Tòa Thánh và Israel. Sau khi ký hiệp định cơ bản hồi tháng 12-1993, Israel và Tòa Thánh đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau hồi tháng 6-1994, tiếp đến là ký hiệp định về pháp nhân của các tổ chức Công Giáo năm 1997 và từ năm 1999 trở đi có các cuộc thương thuyết về hiệp định kinh tế, thuế khóa. Hiệp định hầu như đã sẵn sàng và Đức Ông hy vọng sớm có sự ký kết hiệp định này để mưu lợi ích cho cả hai bên. (SD 13-5-2015)
 
Top Stories
Joint Statement of the Bilateral Commission of the Holy See and the State of Palestine at the end of the Plenary Meeting
ViS
08:22 14/05/2015
Vatican City, 13 May 2015 (VIS) – The Bilateral Commission of the Holy See and the State of Palestine, which is working on a Comprehensive Agreement following on the Basic Agreement, signed on 15 February 2000, has held a Plenary Session in the Vatican to acknowledge the work done at an informal level by the joint technical group following the last official meeting held in Ramallah at the Ministry of Foreign Affairs of the State of Palestine on 6 February 2014.

The talks were chaired by Mgr Antoine Camilleri, Under-Secretary for the Holy See’s Relations with States, and by Ambassador Rawan Sulaiman, Assistant Minister of Foreign Affairs for Multilateral Affairs of the State of Palestine.

The discussions took place in a cordial and constructive atmosphere. Taking up the issues already examined at an informal level, the Commission noted with great satisfaction the progress achieved in formulating the text of the Agreement, which deals with essential aspects of the life and activity of the Catholic Church in Palestine.

Both Parties agreed that the work of the Commission on the text of the Agreement has been concluded, and that the agreement will be submitted to the respective authorities for approval ahead of setting a date in the near future for the signing.

The members of the Delegation of the Holy See were Msgr. Antoine Camilleri, under-secretary for Relations with States; Archbishop Giuseppe Lazzarotto, apostolic delegate to Jerusalem and Palestine; Archbishop Antonio Franco, apostolic nuncio; Fr. Luciano Lorusso, under-secretary of the Congregation for the Oriental Churches; Msgr. Alberto Ortega, official of the Section for Relations with States of the Secretariat of State; and Fr. Emil Salayta, judicial vicar of the Latin Patriarchate of Jerusalem.

The members of the Palestinian Delegation were Ambassador Rawan Sulaiman, assistant minister of foreign affairs for multilateral affairs; Ambassador Issa Kassissieh, representative of the State of Palestine to the Holy See; Ammar Hijazi, and deputy assistant minister of foreign affairs for multilateral affairs; and Azem Bishara, legal adviser of the PLO.
 
Fatima, Saint John Paul II and the third secret
Vatican Radio
08:25 14/05/2015
(Vatican 2015-05-13 ) In 1917 while the rest of the world was at war in a tiny hamlet of the Portuguese countryside three young children had a vision of Our Lady. That apparition on the 13th May sparked off the devotion to Our Lady of Fatima, an inspiration for millions to work and pray for peace. Since that time not only have millions prayed the Rosary and done penance but have made the pilgrimage to Fatima.

Among them Saint John Paul II who as we know believed it was through her intercession that his life was spared when he was shot at in Saint Peter's Square.The last time he went to Fatima on pilgrimage was on the 13th May 2000 during the Jubilee Year when he entrusted the third millennium to her Immaculate heart.

On this occasion the Polish Pontiff asked his Secretary of State, Cardinal Angelo Sodano to reveal the so called third secret of Fatima...
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khánh thành nhà mục vụ giáo lý của giáo xứ Hải Dương, giáo phận Xuân Lộc
BTT Hố Nai
11:14 14/05/2015
KHÁNH THÁNH NHÀ MỤC VỤ GIÁO LÝ KỶ NIỆM 10 NĂM CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG VÀ BÀN THỜ GIÁO XỨ HẢI DƯƠNG

Trong tâm cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, tri ân tình người, sáng ngày 13-05-2015, Cộng đoàn Giáo xứ Hải Dương, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc hân hoan chào đón Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận về thăm và dâng thánh lễ kỷ niệm 10 năm Cung Hiến Thánh Đường và Bàn Thờ, Khánh thành nhà Mục vụ Giáo lý và làm phép Tượng Thánh Giuse.

Xem Hình

Theo Phụng vụ Hội Thánh, hôm nay 13 tháng Năm, ngày lễ kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, trước thánh lễ, các em thiếu nhi đại diện cộng đoàn Dân Chúa giáo xứ Hải Dương dâng lên Mẹ những đóa hoa tươi thắm hòa với cung đàn điệu múa bày tỏ niềm vui hân hoan trong ngày hồng phúc.

Đúng 09g, đoàn rước từ trong nhà xứ tiến ra tiền sảnh nhà mục vụ và tượng Thánh Giuse trong không khí trang nghiêm và sốt mến. Cha xứ thay lời cộng đoàn, ngài trình bày đôi nét về công việc xây dựng. Kế đến, Đức Cha Đaminh giáo phận. Cha Bề Trên Tỉnh Dòng và một vị Đại diện dân xứ cắt băng khánh thành và làm phép Nhà Mục Vụ Giáo Lý với sự hiện diện của quý cha và cộng đoàn Dân Chúa.

Hòa với tràng pháo tay vang dội của cộng đoàn hiện diện, Đức Cha giáo phận chia sẻ, Ngài rất vui mừng trước những cố gắng của quý Cha và dân xứ để có chỗ cho các em thiếu nhi có nơi học hỏi Lời Chúa và Giáo lý cho xứng đáng.

Sau khi làm phép tượng Thánh Giuse, đoàn rước tiến vào thánh đường trong tiến kèn hân hoan của ban Kim Nhạc giáo xứ Lai Ổn.

Đồng tế với Đức Cha Đaminh giáo phận, có cha Quản hạt Hố Nai Đaminh Bùi Văn Án, quý Cha Bề Trên và các Cha Dòng Thánh Thể, quý Cha trong giáo hạt và quý Cha thân hữu gần xa. Hiệp dâng thánh lễ có sự hiện diện đông đảo quý tu sĩ nam nữ, quý khách trong và ngoài xứ, quý chức Ban Hành Giáo và cộng đoàn giáo xứ Hải Dương.

Trong bài chia sẻ, Đức Cha giáo phận thay lời quý cha đồng tế và mọi người hiện diện có lời chúc mừng Qúy Cha Dòng Thánh Thể, Cộng đoàn giáo xứ Hải Dương và Ngài mời gọi cộng đoàn tiếp tục dâng lời tạ ơn về những ơn lành mà Thiên Chúa đã ban cho, nhất là trong dịp này giáo xứ khánh thành nhà Mục vụ, làm phép tượng thánh Giuse cùng kỷ niệm 10 năm Thánh hiến Thánh Đường. Đức Cha ân cần nhắc nhở cộng đoàn nhớ đến quý Cha cố, quý cha cùng quý vị ân nhân, giáo dân cách đây hơn 10 năm đã vất vả đóng góp công sức, tiền của để xây dựng ngôi Thánh Đường này thành nơi thờ phượng Thiên Chúa cho xứng đáng.

Thánh lễ được cử hành nghiêm trang và sốt sắng. Trước khi nhận phép lành với ơn toàn xá, Cha Bề trên Tỉnh Dòng đại diện cộng đoàn dâng lời cảm tạ Đức Cha đã dành tình yêu thương cho cộng đoàn giáo xứ Hải Dương, và dâng lên Đức Cha giáo phận Lẵng hoa tươi thắm như chút tình con thảo. Nhân dịp này, Đức Cha cũng đã trao một số bằng ân nhân đến các nhà hảo tâm rộng tay cho công trình nhà Mục Vụ Giáo Lý.

Trong phần huấn từ, Đức Cha Đaminh giáo phận mong mỏi mỗi người bằng đời sống thánh thiện, quảng đại, tránh xa thói hư tật xấu, siêng năng cầu nguyện và nhất là tham dự thánh lễ hằng ngày để bầu khí thánh thiện của Năm Thánh Giáo Phận và Năm Gia Đình Sống Mầu Nhiệm Thánh Thể thôi thúc chúng ta trở nên những viên đá sống động xây dựng Giáo Hội vững mạnh trong tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Sau lễ, Đức Cha, Quý Cha, quý khách cùng dân xứ tham dự liên hoan văn nghệ do các em thiếu nhi phụ trách trong không khí vui tươi, đầm ấm và tràn đầy tình yêu thương.

Truyền Thông Hố Nai
 
Liên Tu sĩ Huế dự buổi thuyết trình Canh Tân Đời Sống Thánh Hiến Theo Gương Mẹ
Tu sĩ Vincent CSC
09:01 14/05/2015
Liên Tu sĩ Huế tham dự buổi Thuyết Trình Canh Tân Đời Sống Thánh Hiến Theo Gương Mẹ

Ngày 14.5.2015, tại hội trường Dòng Thánh Tâm Huế, đã diễn ra buổi thuyết trình của nữ tu Thạc sĩ Tâm Lý Xã Hội Christine Trương Mỹ Hạnh với chủ đề: Canh Tân Đời Sống Thánh Hiến Theo Gương Mẹ cho Gia đình Liên Tusĩ Huế.

Xem Hình

Lúc 7 giờ 30 phút, người ta nhận thấy đông đảo Quý tu sĩ các dòng trong Giáo phận Huế gồm: Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng, Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Dòng Thánh Phaolô, Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Thánh Tâm, Dòng Chúa Cứu Thế cùng tề tựu đông đảo tại khuôn viên Dòng Thánh Tâm.

Sau ít phút ổn định, khoảng gần 500 Tu sĩ nam nữ cùng khởi động bằng các bài hát và các vũ điệu làm cho bầu khí tại hội trường thêm hào hứng vui tươi. Tiếp đến, cha Đặc trách Liên Tu sĩ Huế Antôn Huỳnh Đầy giới thiệu, chào đón nữ tu Christine Trương Mỹ Hạnh.

Nữ tu Christine Trương Mỹ Hạnh sinh năm 1952, tại Lăng Cô - Huế. Chị gia nhập dòng Chúa Chiên Lành năm 1969 ở Hoa Kỳ. Năm 1982, nhà dòng gởi Chị đi học tại Anh Quốc và Chị đã bảo vệ thành công luận án Thạc sĩ về Tâm Lý Học xã hội. Sau đó, Chị được gởi đi truyền giáo ở Hồng Kông từ năm 1976-1990, với sứ vụ chăm sóc trẻ em bụi đời và những người bất hảo của xã hội nước này. Sau năm 1990, Chị về lại Hoa Kỳ và sáng lập hội: Good Shepherd Servies, hiện Chị vẫn giữ chức Giám đốc của hội này và mỗi năm, hội này đón nhận và giúp đỡ trên 10 nghìn người.

Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, cha Antôn Huỳnh Đầy đã bất ngờ liên lạc được với nữ tu Christine bằng thư điện tử. Rất may, Chị nhận lời mời của cha Antôn và Chị hứa sẽ tìm dịp để chia sẻ với Liên Tu sĩ Huế về chủ đề nói trên.

Sau phần giới thiệu và chào mừng, nữ tu Christine đi vào bài thuyết trình của mình. Buổi sáng, Chị trình bày về vấn đề tâm lý chiều sâu, làm thế nào sống với người bên cạnh dễ dàng. Bằng khẩu khiếu hài hước và dí dỏm, Nữ tu Christine đã chiếm được sự chú ý của thính giả ngay những phút đầu tiên. Nữ tu chia sẻ với một sự xác tín và thiết thực như: làm thế nào để phát biểu ý kiến cách mạnh bạo? Những lời nói nào không nên bắt đầu cho một phát biểu? Làm sao để sống hết mình?...Buổi chiều, Chị trình bày về mẫu gương sống của Đức Mẹ và sau đó là thảo luận nhóm.

Nữ tu chia sẻ bằng những câu chuyện rất thực tế. Ví dụ, trong khi diễn giải về ơn gọi đời sống tu trì, Chị khéo léo lồng vào câu chuyện về sự nhiệm lạ ơn gọi của Chị. Chị sinh ra trong gia đình có truyền thống Phật Giáo lâu đời. Ba Mẹ là người đạo Phật đã trở lại Công Giáo. Gia đình Chi có kinh tế khá giả, nên Ba Mẹ của Chị quyết định cho Chị đi du học, chứ không phải đi tu. Vì lẽ họ nghĩ rằng, đi tu bên đạo Công Giáo quá khó khăn và cực khổ. Chị đã đi du học theo ý của Ba Mẹ, nhưng chủ đích của Chị là đi tu để dâng mình cho Chúa nơi xứ người. Cuối cùng thì Chúa đã thương và dùng Chị vào nhiều việc của Ngài.

Vào cuối buổi thuyết trình, theo diễn tiến chương trình là phần đúc kết, các nhóm cử đại diện của mình lên để chia sẻ cùng với cộng đoàn. Câu hỏi đúc kết đó là: Bạn đã thắng vượt được khó khăn nào trong việc thay đổi bản thân trong đời sống cộng đoàn? Bạn cảm thấy thế nào khi phải thay đổi? Nhiều nhóm đã mạnh dạn nói về kinh nghiệm của mình về sự thay đổi, tất cả đều cho một mẫu số chung là: rất khó trong khi mình phải thay đổi một điều gì đó, nhưng nếu thắng vượt được rồi thì cảm thấy bình an, hạnh phúc.

Kế tiếp phần đúc kết, Ban tổ chức dành ít phút cho các tu sĩ phát biểu ý kiến cá nhân. Nhiều tu sĩ đã mạnh dạn chia sẻ tâm tình của mình, tâm tình với người hướng dẫn và tâm tình của người đang cùng được hướng dẫn. Tựu chung lại đó là lòng tán tụng ngợi khen Thiên Chúa chí ái.

Kết thúc bổi thuyết trình, Chị Têrêxa Trần Thị Tùy,Tổng Phụ Trách dòng Mến Thánh Giá Huế, đại diện Gia đình Liên Tu sĩ Huế, nói nên tâm tình ca khen tình Chúa tri ân tình người. Cách đặc biệt, Chị Tổng Phụ Trách cám ơn nữ tu Christine Trương Mỹ Hạnh đã không tiếc thời gian, công sức để chia sẻ cho Gia đình Liên Tu sĩ Huế những điều thiết thực và bổ ích. Tất cả các Tu sĩ nam nữ cất cao bài hát Hồng Ân Thiên Chúa Bao La để khép lại một ngày học hỏi hữu ích.

Tu sĩ Vincent CSC
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tại sao đảng muốn dân sống với xác chết?
Phạm Trần
09:15 14/05/2015
TẠI SAO ĐẢNG MUỐN DÂN SỐNG VỚI XÁC CHẾT ?

Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã đặt tiêu chuẩn tiên quyết cho người được chọn vào Ban Chấp hành Trung ương khoá đảng XII là phải tuyệt đối trung thành với “chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng”.

Ông Trọng đã nói như thế trong diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 11 ngày 07/05/2015 trước mặt 200 Ủy viên của khoá đảng XI sắp mãn nhiệm (175 chính thức và 25 dự khuyết).

Nhưng tại sao ông Trọng lại muốn bắt dân phải tiếp tục sống với những thây ma đã bị nhân dân trong thế giới Cộng sản ruồng bỏ từ 1989 ở Đông Âu và 1991 ở Liên bang Nga ?

Có phải lãnh đạo đảng CSVN đã quẫn trí hay phải kiên định Mác-Lênin để làm tròn nghĩa vụ 16 chữ phương châm với láng giềng lật lọng Trung Hoa : “Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan" , hay là "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" ?

Còn về “tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng Hiến pháp của Nhà nước …” được ông Trọng đính kèm có còn gì mà duy trì khi cả hệ thống đã phá sản, không đem lại cơm no áo ấm, tự do, dân chủ, độc lập và hạnh phúc cho dân như mục tiêu của cách mạng mà ông Hồ đã đặt ra ?

Ông Hồ từng nói : “ Đảng ta vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác.” (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, tập 10, tr.4.)

Nhà lãnh đạo đảng “nói dzậy mà không phải dzậy”. Đảng của ông có lợi khi cứ một mình một chợ, không cho ai chen chân vào gánh vác việc nước. Ông độc quyền, độc đảng và độc tài. Ông không cho dân ra báo, bắt mọi người phải đọc báo đảng và nghe tuyên truyền một chiều.

Ông bỏ tù những ai lăm le chệch hướng, giết bỏ những người ông nghi không có lợi cho đảng. Đảng của ông cũng đã nhúng tay vào máu nhân dân trong Cuộc cải cách ruộng đất mang tên “long trời lở đất” (1953-1956), thảm sát Mậu Thân Huế 1968 và phải mang tội với hàng trăm ngàn oan hồn Việt Nam đã chết trên Biển Đông sau ngày 30/04/1975 !

Cán bộ đảng viên của ông Hồ cũng chưa bao giờ biết “thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, hay biết “giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.” (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H.2002, tập 12, tr.498.)

Chính vì vậy mà trong cuộc phỏng vấn của Bác sỹ Phạm Hồng Sơn, hai anh em nhà bỏ đảng Hùynh Nhật Hải (nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên) và Huỳnh Nhật Tấn (nguyên Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Tỉnh ủy viên dự khuyết), đã nói về nhân cách của ông Hồ :

Phạm Hồng Sơn: Nhưng nhiều người cho rằng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là rất tốt đẹp, đáng học theo?

Huỳnh Nhật Hải: Đúng, rất tốt đẹp và đáng học nếu chỉ căn cứ vào lời nói và khẩu hiệu như ông Hồ Chí Minh đã đề ra. Và đúng là ĐSCVN hiện nay cũng đang thực hiện đúng như thế, các khẩu hiệu, lời nói, mục tiêu của họ hiện nay cũng rất hoặc khá tốt đẹp, nhưng hành động và thực tế thì lại hoàn toàn ngược lại – cũng như ông Hồ Chí Minh.

Huỳnh Nhật Tấn: Nếu chỉ căn cứ vào truyền thống nhân ái của người Việt Nam thông thường thôi thì cũng thấy đáng lý ra, với cương vị là người có quyền hành cao nhất, ông Hồ Chí Minh phải ra lịnh không được giết hoặc hãm hại ân nhân của mình như vụ xử bắn bà Nguyễn Thị Năm và nhiều người khác trong Cải cách Ruộng đất. Hoặc những vụ bắt bớ, thanh trừng các đồng sự, các ân nhân của ĐCSVN sau này mà không qua xét xử thì ông Hồ Chí Minh không thể không biết là trái đạo lý. Nếu ông Hồ Chí Minh thực sự là người vì nước vì dân thì sau khi lên nắm quyền, điều đầu tiên ông Hồ Chí Minh phải làm là phải để nhân dân và giới trí thức có nhiều tự do hơn thời thực dân Pháp chớ.” (Phạm Hồng Sơn, pro&contra, Thế giới mới, ngày 10/05/2015)

Như vậy thì ông Hồ có tư tưởng gì, ngòai Cộng sản sắt máu thuần túy ? Do đó, “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên Chủ nghĩa Xã hội”, ra đời năm 1991 sau được bổ xung, phát triển năm 2011 và luật hoá thêm lần nữa tại Điều 4 Hiến pháp năm 2013, cũng chỉ nhằm củng cố địa vị cầm quyền độc tôn cho đảng để tiếp tục gây thảm họa cho đất nước.

Vậy mà vẫn có Dư luận viên Tuyên giáo đã lập luận lạc lõng rằng: “Sự kiên định của Đảng ta đối với Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh có cơ sở lý luận và thực tiễn khách quan. Trước hết, về phương diện lý luận, đó là sự phụ thuộc về bản chất chính trị của một đảng vào tính chất và nội dung hệ tư tưởng, lý luận mà đảng đó lựa chọn làm kim chỉ nam cho hành động.” (Trích báo Quân đội Nhân dân, ngày 12/05/2015)

Nhưng cái “kim chỉ nam” này đã đưa đến thảm họa 30 năm chinh chiến, trong đó có 20 năm miền Bắc xâm lược miền Nam mà cho đến 40 năm sau ngày được mạo danh “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, 30/04/1975, nhiều tiếng nói trong lòng chế độ đã lên án đảng.

Một trong những phản ứng đanh thép đến từ Nhà văn, Đại tá Quân đội Nhân dân nghỉ hưu Phạm Đình Trọng. Ông Trọng là người đã ra khỏi đảng ngày 20/1/2009, viết trong bài phổ biến hôm 22/4/2015 : “Những người Cộng sản Việt Nam đã cắt đôi đất nước Việt Nam, chia đôi dân tộc Việt Nam rồi họ lại lấy máu của chính dân tộc Việt Nam để thống nhất đất nước, để họ nghiễm nhiên thống trị cả nước không cần lá phiếu bầu chọn của người dân! Những người Cộng sản Việt Nam coi đó là chiến thắng vĩ đại của họ. Còn với dân tộc Việt Nam đó là keo thua đau đớn tức tưởi! Với những người dân miền Nam đã được sống trong tự do dân chủ, nay mất cả quyền con người, quyền công dân, không được quyền bầu chọn người quản lí đất nước, người lãnh đạo dân chúng, còn cái thua nào đau hơn!”

SUY THOÁI-MẤT ĐẠO ĐỨC

Trong diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn là người đầu tiên kể từ thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1986-1991) đã nói dõng dạc: “Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có một trong các khuyết điểm, như bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái Cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, tham nhũng, tiêu cực lớn ở địa phương, đơn vị không chịu nghiên cứu học hỏi, bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói không đi đôi với làm ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc bản thân và vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính có vấn đề về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay.”

Tuy nhiên, những ngôn ngữ này không mới, người dân đã nghe lãnh đạo nói chỗ này chỗ kia nhiều lần rồi nhưng có thấy đảng làm gì để thay đổi cho dân bớt khổ đâu ?

Bằng chứng hiển nhiên đã ghi trong Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay (26-31/12/2011):

“Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Nổi lên một số vấn đề cấp bách sau đây:

-Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...

-Đội ngũ cán bộ cấp Trung ương, cấp chiến lược rất quan trọng nhưng chưa được xây dựng một cách cơ bản. Công tác quy hoạch cán bộ mới tập trung thực hiện ở địa phương, chưa thực hiện được ở cấp trung ương, dẫn đến sự hẫng hụt, chắp vá, không đồng bộ và thiếu chủ động trong công tác bố trí, phân công cán bộ. Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc, bố trí không đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả nước.

-Nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân.”

THAM NHŨNG TRÀN LAN

Đến Hội nghị Trung ương 5 từ ngày 07 đến ngày 15-5-2012, trong đó có việc thảo luận "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí".

Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị này viết: “Tuy nhiên, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành , nhất là trong các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý ngân sách; thu thuế, phí; quản lý, sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp nhà nước; tín dụng, ngân hàng; công tác cán bộ; quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp..., gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. “

“….Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém nêu trên là: Không ít cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thực hiện tốt trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí .

Vai trò của nhiều chi bộ, tổ chức cơ sở đảng còn mờ nhạt; một số cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành, kể cả cấp Trung ương, chưa nêu gương về đạo đức, lối sống, giảm sút sức chiến đấu và thiếu kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí . Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực vẫn còn sơ hở, bất cập; một số quy định thiếu nhất quán, thiếu chặt chẽ, vẫn còn tình trạng "xin - cho". Tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng chưa đủ mạnh, có mặt chưa hợp lý.”

Đến Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng ngày 05/05/2014, lần đầu tiên kể từ khi ông Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng vào đầu năm 2013, báo cáo vẫn viết: “Công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn những hạn chế: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng chưa tạo được chuyển biến căn bản về nhận thức của người dân trong phòng, chống tham nhũng. Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính hình thức.”

Báo cáo cũng nhìn nhận: “Một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả thấp. Việc rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những sơ hở của cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phòng, chống tham nhũng. Việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn rất yếu. Việc phát hiện tham nhũng qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán còn hạn chế. Việc thu hồi tài sản tham nhũng đạt hiệu quả thấp; chưa phát huy được sức mạnh của toàn dân trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.”

BÈ PHÁI-PHE NHÓM

Đến Hội nghị Trung ương 6, từ ngày 01-10 đến ngày 15-10-2012, có thảo luận quan trọng về “Báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay".

Dư luận đặc biệt quan tâm theo dõi tin một Ủy viên Bộ Chính trị bị chính Bộ Chính trị đề nghị phải chịu một hình thức kỷ luật vì, trong số những vi phạm, đã không làm tròn nhiệm vụ. Tuy danh tính không bị lộ nhưng ai cũng biết người đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người bi dự luận bàn tán về chuyện giầu có lên nhanh của gia đình, lạm dung quyền hành và trách nhiệm trong hai vụ thua lỗ, phá sản của 2 doanh nghiệp hàng hải Vinalines và Vinashin.

Tuy nhiên, Thông báo cuối cùng của kỳ họp đã làm thất vọng hàng triệu người.

Ban Chấp hành Trung ương viết: “Về khuyết điểm chủ yếu : Bộ Chính trị, Ban Bí thư chưa ngăn chặn, khắc phục được tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt về lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tuỳ tiện, vô nguyên tắc.

Việc một số đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư (cả đương chức và nguyên chức) có lúc, có việc còn có biểu hiện chưa gương mẫu về đạo đức, lối sống của bản thân và gia đình, nói không đi đôi với làm, đã làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bản thân các đồng chí đó, đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư chưa tập trung chỉ đạo làm rõ, đánh giá đầy đủ, thực chất tình hình để kịp thời có biện pháp kiên quyết khắc phục một số tiêu cực trong công tác cán bộ (như chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp…) và đề bạt con một số cán bộ lãnh đạo không dựa trên năng lực, trình độ và quá trình rèn luyện, gây dư luận bức xúc.”

Nói về mình, Thông báo đã viết về Bộ Chính trị : “Để giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng và góp phần giữ gìn uy tín, hình ảnh thiêng liêng của Đảng và làm gương cho toàn Đảng, Bộ Chính trị đã thống nhất cao tự nhận và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét có hình thức kỷ luật khiển trách về trách nhiệm chính trị đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị. Ban Chấp hành Trung ương đánh giá cao việc tập thể Bộ Chính trị tự giác xin nhận kỷ luật; điều đó thể hiện tinh thần thẳng thắn, cầu thị, nghiêm túc, gương mẫu và quyết tâm cao trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng. Sau khi thảo luận, cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương đã bỏ phiếu quyết định không kỷ luật Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị.”

Ông Dũng thoát nạn, nhưng uy tín lãnh đạo của ông Nguyễn Phú Trọng xuống dốc từ đây.

Nổi bật là ông đã thất bại trong kế họach đưa hai ông Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh (đã qua đời) và Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị.

Thay vào đó, Trung ương đảng đã bỏ phiếu cho Bà Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Thiện Nhân, khi ấy là Phó Thủ tướng.

Cuối cùng, uy tín của ông Nguyễn Phú Trọng đã xuống cấp thê thảm ở Hội nghị Trung ương 10 khi Trung ương đảng xếp ông đứng hàng thứ 8 trong số 20 người trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư được lấy phiếu tín nhiệm. Ông chỉ được 135 phiếu tín nhiệm cao.

Người đứng đầu bảng với số phiếu “tín nhiệm cao” nhất 152 thuộc về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đứng hàng thừ nhì với 149 phiêu “tín nhiệm cao”.

Kết qủa này, do tin bán chính thức bị rò rỉ ra ngoài, đã gây chóang váng trong dự luận.

Như vậy, sau 5 năm cầm quyền và gần 30 năm “đổi mới” , kể từ khóa đảng VI năm 1986, ông Nguyễn Phú Trọng chưa chứng minh được một việc làm thành công.

Ngược lại, ông lại là người đã để cho Việt Nam lệ thuộc trên mọi lĩnh vực, quan trọng nhất là kinh tế, vào Trung Quốc ; ngăn chặn mọi phản ứng của nhân dân chống Trung Quốc bá quyền, bành trướng lãnh thổ; cấm dân tưởng niệm các chiến sỹ và đồng bào đã hy sinh trong cuộc chiến biên giới từ 1979 đến 1989.

Quan trọng hơn, ông Nguyễn Phú Trọng đã không có một hành động tích cực nào để chống lại kế họach lấn chiếm, tân tạo biển đảo Việt Nam của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Ông cũng đã để cho chính quyền Thành phố Hà Nội và Sài Gòn ngăn chặn không cho dân tưởng niệm 74 chiến sỹ Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh chống quân Trung Quốc xâm lược Hòang Sa năm 1974 và 64 chiến sỹ Quân đội Nhân dân hy sinh trong cuộc chiến với quân Tầu ở Trường Sa năm 1988.

Trên lĩnh vực kinh tế, Việt Nam vẫn chưa làm nổi con ốc vít, tiếp tục làm thuê cho nước ngòai và bị đứng sau cả Kampuchia và Lào thì khả năng tồn tại của ông Trọng và đảng CSVN có cần phải đặt lên bàn cân không ?

Như vậy, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt ra tiêu chuẩn ưu tiên phải tuyệt đối trung thành với những thứ đang hủy họai đất nước như “chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng” thì ông muốn Việt Nam đi về đâu ? -/-

Phạm Trần

(05/015)
 
Văn Hóa
Tôi Tới Từ Thiên Đàng
Nguyễn Trung Tây
23:41 14/05/2015
□ Nguyễn Trung Tây
Tôi Tới Từ Thiên Đàng


Vẫn là một hiện tượng, tôi nhớ, trong khi đang lang thang đâu đó trên một vùng đất lạ, cứ giống y như tôi là cục nam châm hay tôi đang mặc áo thung in to hàng chữ, “Hãy hỏi tôi, ‘Anh từ đâu tới’,” (khi nhìn thấy mặt tôi) thiên hạ có người chạy tới, đặt câu hỏi (hay hỏi người bạn nếu tôi không nói ngôn ngữ của vùng đất),

“Ông bạn từ đâu tới vậy?”

“Thật hả? Bạn hỏi tôi… Từ đâu tới?”

Bạn cộ mắt nhìn tôi,

“Ủa! Bộ có gì sai hay sao?”

Và rồi bạn gật đầu, “Đúng! Bạn từ đâu tới vậy?”

Một câu hỏi đơn giản như thế thông thường được trả lời với một câu bắt đầu với chủ từ “Tôi”, theo sau là động từ “là” (trong trường hợp này động từ “là” nằm ở thì hiện tại, ngôi thứ nhất, số ít, đọc là “từ”), cuối câu là túc từ (tên của một quốc gia nào đó). Dựa vào những nét Đông phương trên khuôn mặt, thiên hạ thông thường vẫn chờ đợi tôi sẽ điền vào chỗ trống của túc từ với một danh từ, hoặc “Thái Lan” hoặc “Cambuchia” hoặc “Trung Hoa”. Nhưng nếu tôi thành thật và ngây thơ nói,

“Hiệp Chủng Quốc…”

Thiên hạ, tin hay không tin, đã rất nhiều lần, phản ứng ngay lập tức với giọng điệu mỉa mai,

“Ông thần? Ông đâu phải là Mỹ!...”

Có một lần ở Melbourne, vị giáo sự đồng nghiệp cùng khối phê bình tôi thẳng thắn,

“Bạn đúng là một người (tâm thần) lẫn lộn...”

“Thật thế à! Có đúng tôi là người lẫn lộn?”

Nếu đời sống là một chuỗi dài học hỏi, qua những sự cố vừa rồi, tôi học được một bài học quý và vô giá; bởi thế tôi chế sẵn một cụm từ mới, thật sự ra cũng chỉ là một cách để tự vệ bản thân. Bất cứ nơi nào nếu bị hỏi, “Bạn từ đâu tới?”, tôi cẩn thận trả lời với một công thức ngắn gọn,

“Nguyên gốc Việt Nam hai mươi năm; và rồi hai mươi hai năm tại Mỹ.”

Câu chuyện “Bạn từ đâu tới?” không chấm dứt ở đây… Bởi đã có những lần quay về Việt Nam công tác, tôi đã từng được/bị (người Việt) nhìn hoặc đối xử hoặc coi như một người ngoại quốc ngay trên vùng đất chôn nhau cắt rốn. Có lần trong khi đang đọc thực đơn trong tiệm Phở, người chạy bàn bước tới, nói với tôi trong tiếng Anh,

“Chào ông! Ông đã sẵn sàng để gọi món ăn chưa?”

“Sẵn sàng chưa? Đương nhiên, tôi luôn luôn sẵn sàng. Phở là món Việt Nam tôi thích nhất”. Tôi đã trả lời trong tiếng Việt.

Và… (Tôi yêu biết bao chữ “và” trong trường hợp này) bạn có thể nhận ra quai hàm của người chạy bàn rớt xuống (một cái cụp), bởi anh ta nói với tôi cái ông người Phi Luật Tân này, sao nói tiếng Việt giỏi quá xá!

Ui chu choa!

Câu chuyện về nơi chôn nhau cắt rốn tiếp tục những vòng xoay thường nhật, bởi hiện giờ tôi đang làm việc tại Úc Châu, từ những ngày của năm 2006. Và bây giờ 2015… Làm việc ở phố Melbourne được ba năm. Và bởi ngạt thở với đời sống chật chội phố phường, nhưng lại ước mơ được hít thở bầu trời mới, giữa tháng 12 năm 2009, tôi dọn nhà về Central Australia, sa mạc bao la, đất của người thổ dân Arrernte. Tôi đã dần dần biến thành thổ dân sa mạc: trời nóng, bật quạt và mặc quần đùi; trời lạnh, mặc vào áo khoác dầy cộm và đội mũ len lên đầu. Chào mừng bạn tới sa mạc Úc Châu! Bàn về kỹ năng sinh tồn, tôi giờ hay ne né đi dưới bóng râm để tránh những tia cực tuyến! Tôi đã biết chào cung cách Úc Châu những khi cần thiết (Bạn, tôi đang muốn nói cách người Úc dùng tay xua đuổi ruồi nhằng hằng hà sa số ở sa mạc). Tôi đã dùng chữ băng (mob) thay cho chữ nhóm (group). Nắng chói chang sa mạc đã đổi màu da từ trắng ngà ngà sang nâu nâu đen, và tóc từ màu đen lay láy sang màu trắng kim tuyến!

Vâng! 20 năm hít thở không khí Việt Nam! 2 năm làm người vô tổ quốc lang thang trại cấm Mã Lai và trại tỵ nạn Phi! 21 năm lang thang ở Mỹ! 8 năm làm việc tại Úc Châu! Và bây giờ bạn hỏi tôi, “Anh từ đâu tới?”. Và bạn chờ đợi một câu trả lời đơn giản. Nghiêm chỉnh đi ông bạn! Đừng nói chuyện bỡn!

Khỏi nói bạn cũng có thể đoán… Tôi lạc… LẠC là tên đệm của tôi! Nhà của tôi ở đâu? Bạn nói cho tôi biết.

Đó là lý do tại sao tôi thấy mình hay lẩm bẩm trong miệng, “Mi… chính hiệu con cháu Cain, sư tổ lang thang, không có một nơi gọi là nhà”. Bởi thế đã có lần vị Linh Hướng khuyên bảo (hay sửa đổi, cũng được),

“Đừng có nói như vậy, bởi con cuối cùng sẽ tin là như vậy! Không đúng! Nhà là bất cứ nơi nào con đặt bước chân tới…”

“Nhà là bất cứ nơi nào con đặt bước chân tới”. Thật là đáng tiếc, tôi chưa Ngộ!... Và cơ hội để tôi ngộ mỏng manh như tơ trời (Tôi biết mình, một người khá là cà chua trứng thối! Nói thẳng và nói thật, tôi tin tôi sẽ bao giờ đạt tới trình độ gọi là Ngộ). Tiếng Anh hay nói, “Make yourself at home,” cứ tự nhiên coi (mọi nơi) là nhà! Nhưng (vấn đề rắc rối thông thường sẽ lộ bộ mặt thật ngay sau chữ “nhưng”), ở rất nhiều nơi, tôi không cảm thấy là nhà. Và đương nhiên tôi chỉ có thể lừa dối mọi người ngoại trừ chính mình về cái sự thật này.

Bạn từ đâu tới? Một câu hỏi đơn giản thông thường chờ đợi một câu trả lời đơn giản. Nhưng không phải trong trường hợp của tôi… Bạn có thể cự nự,

“Khéo là vẽ chuyện! Đời sống chẳng bao giờ trở nên tốt hơn! Hãy tận hưởng giây phút trời cao ban tặng”.

Bất cứ bạn nói gì… Tôi tiếp tục lang thang kiếm tìm một nơi được gọi là nhà.

Đó là lý do tôi thấy mình cứ hay nhìn lên trời, đặc biệt vào những đêm tối khi bầu trời mênh mông triệu triệu vị sao, để tìm kiếm Ông Trời cho một câu trả lời.

Đó là lý do tôi thấy mình cứ hay lang thang trên đường phố đêm đêm, tự hỏi hồn mình, “Mi từ đâu tới?”.

Đó là lý do thiên hạ cứ hay phán, “Ông thần! Sao nhìn lạc đường (mùa Chay) quá!”.

Bạn nói đúng… Mà trách sao được. Tôi đã lạc ngay khi vừa sinh từ trong bụng mẹ (có ai muốn được sinh ra trong cõi đời này, chẳng trách chi hài nhi nào cũng thế, phải bật tiếng khóc chào đời); lạc đường như hai môn đệ trên đường Emmau. Họ cũng một thời…lạc! Nhưng hai linh hồn lạc đường Emmau, may mắn thay, đã gặp gỡ Niềm HY VỌNG mới của nhân loại. Và bởi Niềm HY VỌNG này, họ đã thôi không còn lạc. Và Niềm HY VỌNG mới này đã quay về thiên đàng, giờ ở trên thiên đàng, nhà của Ngài. “Tôi tới”, Ngài đã từng nói, “từ Thiên Đàng…”

Thật thế à! Thiên Đàng! Nhà!

Linh hồn lạc loài của tôi lần đầu tiên rộn ràng những nốt nhạc tươi vui của bài nhạc mới tinh khôi: “Thiên Đàng! Nhà!”.

Chữ Kitô hữu, nếu phân tích, là tổng hợp của hai chữ, “Kitô” và “hữu,” một người tin vào Đấng Thiên Sai; Kitô hữu cũng chỉ về những người đang lần theo những vết chân của Con Trời. Đừng có nói với tôi Đức Giêsu chưa bao giờ một lần lạc trong cuộc đời. Nơi Vườn Cây Dầu, Ngài đã từng muốn từ chối uống ly rượu đắng (nhưng cuối cùng lại xin được vâng theo ý Cha); trên cây thập tự, Ngài đã từng hét lớn, “Ơi Lạy Chúa! Lạy Chúa con! Sao Ngài lại bỏ rơi con?”.

Vâng! Thật đúng là một phép lạ (Hãy cho tôi gọi đó là một phép lạ!). Giống y như người mù trong Kinh Thánh (Gioan 9), tôi bắt đầu nhìn cuộc đời với cặp mắt mới… Tôi muốn hét to, “Tôi đã thấy!”.

Đức Giêsu và tôi (một Kitô hữu, một đệ tử), tại một vài thời điểm trong đời, cả hai đều đã từng lạc. Đức Giêsu và tôi, cả hai đều từ thiên đàng mà tới, thiên đàng nhà của Ngài và cũng là nhà của tôi, bởi tôi là một Kitô hữu.

Đấy, tôi nói có sai đâu, lại có người hỏi tôi,

“Bạn từ đâu tới?”

Tôi nhoẻn miệng cười, không còn cáu kỉnh như thường lệ,

“Tôi? Bạn hỏi tôi? Tôi từ đâu tới?”

Tôi chỉ ngón tay lên trời, bầu trời xanh xanh màu ngọc bích, khẳng đinh, “Tôi từ thiên đàng mà tới”.

Thiên hạ (trăm người là cả trăm) ngạc nhiên, “Thật hả ông bạn?”.

Vâng, thiên đàng là nhà của tôi, nhà thân thương!

Tôi tiếp tục hát bài ca mới tinh khôi tôi mới soạn: THIÊN ĐÀNG! NHÀ MẾN YÊU!



I Come From Heaven


Still a phenomenon, as if I wear a T-Shirt marked, “Ask me where I am from,” when being in foreign lands, just like a magnet, very often people come to me asking me (or my friend if I don’t speak the language of the land),

“Where are you from?”

“Really? You ask me… Where am I from?”

You stare at me,

“What’s wrong with that?”;

Then you nod your head, “Yes! Where’re you from?”

Such a simple question normally expects a simple answer, which commences with the subject, I, followed with a verb, to be (in this case “to be” in the present tense, first person, singular: “am”), finally concluded with the object (the name of a country). Based on the Oriental features on my face, people normally expect me to fill the objective blank with the phrase: “Thailand,” or “Cambodia,” or “China.” But, if I honestly and innocently say,

“The US…”

People, believe it or not, many times, react at once with a sardonic voice,

“You? You are not American!…”

Once in Melbourne a professor in the same field sternly criticized me,

“You’re really confused.”

"Really! Am I confused?"

If life is an on-going process of learning, through these incidents, I have undoubtedly learned a precious and priceless lesson; subsequently, I formulate a new phrase, actually a defense mechanism to protect myself. Whenever approached with the question, “Where are you from?”, I carefully recite this succinct formula,

“Vietnam originally for seventeen years, twenty two years in the US.”

The story of “where I am from” does not end here… For a few times I return to Vietnam for mission assignments, I have been viewed, treated, considered, approached, etc… as a foreigner in the land where my umbilical cord was buried.. While reading the menu in a Phở Restaurant, the waiter comes to me, speaking English,

“Sir, are you ready to order?”

“Am I ready? Of course, I am always. Phở is my most favorite dish among the Vietnamese cuisine,” said I in the Vietnamese language…

And… (I love the conjunction “and” in this case), you can see the waiter drop his lower jaw, for he told me later that he was really surprised and impressed that this Filipino guy spoke Vietnamese very well.

Mama Mia!

The story concerning my home is unfolding, for I am currently stationed in Australia since the beginning of 2006. And now 2013… I worked in Melbourne for 3 years. And because I felt suffocated with the urban life and wanted to breathe a new air, since the middle of December 2009, I have moved to Central Australia, a vast desert, the land of the Arrernte people. I am gradually becoming a bush man: if it is hot, I turn on the fan and wear a short; cold, I put on a thick jacket and a beanie on my head. Welcome to Central Australia! Survival skills, as a bush man, I walk under the shade to avoid the extreme ultraviolet! I know to perform the Aussie salute when I have to (I’m talking about using one’s hands to chase away the countless fruit flies in the desert). I use the word “mob” for “group”. The scorching heat in the desert has changed the color of my skin from white to brown, and hair from black to white!

Well! Well! Well! 20 years breathing the air in Vietnam! 2 years living in detention and refugee camps in Malaysia and the Philippines as a displaced person! 21 years wandering in the US! 8 years working in Australia! And now you ask me, “Where am I from?”. And you expect a simple, plain response. Be real! Be serious!

You can tell… Eventually I am lost… LOST is my nick-name! Where is my home now? You tell me.

That’s why sometimes I find myself cogitating on this phrase, “You… the descendant of Cain, the wanderer, the rootless, the vagabond, the one who has no place called home.” Once my spiritual director advised me (or corrected me with affection),

“Don’t say that, for you will believe it. It is not true! Home is wherever you are.”

“Home is wherever you are.” Nevertheless, I am not enlightened yet… And the chance that I will be enlightened is slim (I know myself, a peccant being. Frankly I believe I will never reach that awakened stage). Make yourself at home! But (the problem is disclosed after “but”), in some places, I don’t feel at home. And I can deceive anyone but myself about this reality.

Where are you from? A simple question expects a simple answer. But, not in my case… You might criticize me,

“Stop being captious… Life is not getting any better. Relax! Enjoy the moment you are granted.”

Whatever you say… I keep searching for the place to call home.

That’s why I see myself looking up to heaven very often, particularly at night when the sky is filled with a million bright stars, asking God for an answer.

That’s why I like spending the night strolling on Todd Mall of Alice Springs, asking my soul, “Where are you from?”.

That’s why people occasionally complain, “You look lost.”

You’re right… What do you expect? I am lost, lost at the first moment of my conception in my mother's womb (no one really wants to be born into this world, no wonder the newborn always burst into tears); lost like the two disciples on Emmaus road… They were lost too. But how fortunately these two lost souls were, for they eventually encountered a new HOPE for human salvation. And this HOPE has returned to heaven. This HOPE is now in heaven, His home. Heaven, he says, is "where I originally come from."

I see! Heaven! Home!

My lost soul for the first time mulls over the first blissful sound of the new hymn: Heaven! Home!

The word Christian, if dissected, is a combination of the words, “Christ” and “ian,” a person who believes in Christ; Christian denotes the implication of someone who follows in the footsteps of Christ. Don’t tell me that Jesus never felt lost in his life. In the Garden of Olives, he at first rejected drinking the cup (but eventually surrendered his will to God’s); on the crucifix, while he was screaming out loud, “My God! My God! Why have you forsaken me?”

Well! What a miracle (Let me call it: a miracle!). Just like a blind man in the Gospel (John 9), I begin to see life with new eyes… I'd like to shout, "I can see now!"

Jesus and I (a Christian, a disciple), at some stages in our lives, we’re both lost. Jesus and I, we both originally come from heaven, his home and my home.

“Where are you from?”

“Me? You ask me? I?”

I point my finger at the heaven above, the azure blue sky, declaring, “I am from heaven.”

You are surprised, “Serious?”

Yes, heaven is my home, a home sweet home!

I continue to sing the new hymn I have just composed: HEAVEN! HOME!

□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thong Thả
Nguyễn Đức Cung
21:29 14/05/2015
THONG THẢ
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Nhẩn nha từng bước ta đi
“Ngày Giời tháng Bụt” cớ chi vội vàng
Chẳng lo đá vấp, dây quàng.
(nđc)
 
VietCatholic TV
Thánh lễ khai mạc Đại Hội Đồng Caritas Thế Giới lần thứ 20
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:28 14/05/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và anh chị em,

Anh chị em đang theo dõi thánh lễ khai mạc Đại Hội Đồng Caritas Thế Giới lần thứ 20 do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại Đền Thờ Thánh Phêrô lúc 5:30 chiều thứ Ba 12 tháng Năm.

Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha là 60 vị Giám Mục, Tổng Giám Mục và Hồng Y thuộc giáo triều Rôma và các nước trên thế giới. Hiện diện trong thánh lễ bên cạnh hơn 300 đại biểu Caritas trên thế giới còn có các vị đại sứ trong ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh và đông đảo anh chị em giáo dân.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Đại Hội Đồng Caritas lần này diễn ra trong bối cảnh các cơ quan bác ái Công Giáo đang phải vất vả đối phó với làn sóng những người tị nạn phải bỏ nhà cửa chạy giặc Hồi Giáo và ngày càng gia tăng con số những người phải được cứu trợ cấp thời vì những thiên tai gây ra do tình trạng khai thác thiên niên bừa bãi trên thế giới. Do đó, chủ đề của Đại Hội Đồng lần này là “Một gia đình nhân loại, chăm sóc cho Sáng Tạo”.

Trước thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô, một cuộc họp báo đã diễn ra tại phòng báo chí Tòa Thánh với sự hiện diện của Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, chủ tịch, và ông Michel Roy, tổng thư ký Caritas thế giới.

Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga cho biết:

Trong năm ngày từ 12 đến 17 tháng 5, hơn 300 đại biểu từ khắp nơi trên thế giới sẽ thảo luận về kế hoạch cho bốn năm tới, nhắm vào việc cải thiện cuộc sống của những người đang sống trong nghèo đói và đau khổ.

Ngài nói:

“Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu chúng tôi phải đi đến những vùng 'ngoại vi' để giúp đỡ những người có nhu cầu. Tại Đại Hội Đồng Caritas Internationalis này, những người ‘ngoại vi’ sẽ đến Rôma để tìm những phương cách tốt hơn nhằm cải thiện dịch vụ của chúng tôi cho những người dễ bị tổn thương nhất.”

Đức Hồng Y Rodriguez Maradiaga sẽ chính thức khai mạc phiên khoáng đại vào ngày 13 tháng Năm tại nhà khách Domus Mariae.

Trong số những diễn giả có Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình; một linh mục dòng Đa Minh và cũng là một thần học gia là cha Gustavo Gutierrez; Giáo sư kinh tế Jeffrey Sachs, Tiến sĩ Jacques Diouf, đặc phái viên Caritas tại vùng sa mạc Sahara và vùng Sừng châu Phi; và ông Beverly Haddad thuộc Đại học Kwazulu-Natal.

Khoảng năm mươi người trẻ, gồm các tình nguyện viên, đại diện các cộng đoàn cơ sở và các nhà tranh đấu chống đói trên thế giới cũng sẽ có mặt.

Ông Michel Roy, Tổng thư ký Caritas Internationalis cho biết:

“Tình trạng bất bình đẳng, di dân, thay đổi khí hậu, những cuộc xung đột, và nạn đói đầy tai tiếng là những thách thức Caritas phải đối mặt và nhiệm vụ của chúng tôi là thúc đẩy sự phát triển và công lý. Có những cơ hội lớn trong tương lai để hoạt động cho mục tiêu này, chẳng hạn như một thông điệp của Đức Giáo Hoàng sắp được công bố về hệ sinh thái của nhân loại, việc đề ra các mục tiêu phát triển lâu dài và hội nghị khí hậu COP 21 tại Paris.”

Đại Hội Đồng lần thứ 20 sẽ bầu ra một vị chủ tịch mới vì Đức Hồng Y Rodriguez Maradiaga sẽ thoái vị sau sau tám năm giữ chức chủ tịch. Hiến chương của Caritas quy định một người chỉ có thể giữ chức chủ tịch Caritas tối đa là hai nhiệm kỳ. Các ứng cử viên sáng giá cho chức vụ này là Đức Tổng Giám mục Youssef Soueif, là chủ tịch Caritas đảo Síp và Đức Hồng Y Luis Tagle, là Tổng Giám Mục Manila. Các cuộc bầu cử lãnh đạo sẽ diễn ra vào ngày thứ Năm 14 tháng Năm.

Sau Đại hội, các đại biểu Caritas sẽ đến EXPO 2015 tại Milan để tham dự ngày khai mạc chính thức của EXPO Caritas, là ngày 19 tháng Năm. Sự kiện này cũng là một phần trong chiến dịch của Caritas “Một gia đình nhân loại, lương thực cho mọi người” nhằm chấm dứt nạn đói vào năm 2025.

Trong cuộc họp báo ông Michel Roy cũng mô tả Đại Hội Đồng như là một thời điểm độc đáo để “cử mừng chúng ta là ai và những gì chúng ta đang làm”. Ông Roy nói rằng Caritas đã chuẩn bị một khuôn khổ chiến lược gồm năm điểm sẽ được thảo luận trong các phiên khoáng đại.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:

Bài đọc từ sách Tông Đồ Công Vụ (Cv 16: 22-34) mà chúng ta vừa nghe trình bày cho chúng ta một nhân vật khá đặc biệt. Đó là viên cai ngục của nhà tù ở Philippê, nơi hai tông đồ Phaolô và Silô bị giam giữ sau cuộc nổi loạn của đám đông dân chúng chống lại họ. Các quan tòa trước hết đã cho đánh đập Phaolô và Silô và sau đó tống ngục hai ông, ra lệnh cho viên cai ngục phải canh chừng nghiêm ngặt. Vì thế, trong đêm, khi viên cai ngục thấy động đất và cửa nhà tù mở toang, anh ta đầy tuyệt vọng và toan tính tự tử. Nhưng Thánh Phaolô trấn an anh ta. Run rẩy và đầy kinh ngạc, người cai tù quỳ mọp xuống và cầu xin ơn cứu rỗi.

Câu chuyện này nói với chúng ta rằng người cai ngục ấy đã ngay lập tức tiến hành những bước cần thiết trên con đường hướng tới đức tin và ơn cứu độ: Cùng với gia đình mình, ông lắng nghe Lời Chúa; rửa sạch các vết thương của Phaolô và Silô; đón nhận Phép Rửa với toàn bộ gia đình mình; và cuối cùng, tràn đầy niềm vui, anh ta đón Phaolô và Silô về nhà mình, dọn bàn và thết đãi họ.

Tin Mừng, như được loan báo và tin tưởng, thúc giục chúng ta rửa chân và các vết thương của những ai đau khổ và dọn bàn ăn cho họ. Ý nghĩa đơn sơ của các cử chỉ, nơi mà việc đón nhận Lời Chúa và bí tích Rửa Tội được đi kèm với sự đón tiếp anh chị em mình, là việc đón nhận Chúa và đón nhận tha nhân thực ra chỉ là một; đó là đón nhận tha nhân với ân sủng Thiên Chúa; là đón nhận Thiên Chúa và thể hiện hành động này trong sự phục vụ anh chị em mình. Lời Chúa, các phép bí tích và sự phục vụ liên hệ với nhau và nuôi dưỡng nhau như đã từng thấy trong những chứng tá của Giáo Hội sơ khai.

Chúng ta có thể nhìn thấy trong cử chỉ này, toàn bộ ơn gọi của Caritas. Caritas hiện nay là một Liên Đoàn lớn, được công nhận rộng rãi khắp thế giới vì công việc và những thành tựu của mình. Caritas là một thực tại của Giáo Hội ở nhiều nơi trên thế giới và vẫn phải tìm kiếm sự mở rộng lớn hơn trong các giáo xứ và cộng đồng khác, để canh tân những gì đã diễn ra trong những ngày đầu của Giáo Hội. Trong thực tế, nguồn mạch tất cả sứ vụ của anh chị em là việc đơn sơ và ngoan ngoãn chào đón Thiên Chúa và người lân cận mình. Đây là nguồn mạch; nếu anh chị em từ bỏ nguồn mạch này Caritas sẽ chết. Sự chào đón này trước hết phải được anh chị em cảm nghiệm một cách cá vị, trước khi anh chị em bước ra thế giới bên ngoài, và tại đó, phục vụ những người khác nhân danh Đức Kitô, Đấng mà anh chị em đã gặp gỡ và sẽ tiếp tục gặp gỡ nơi mỗi người mà anh chị em sẽ tiếp cận như người lân cận của mình. Như thế, anh chị em sẽ thực sự tránh được nguy cơ bị giản lược thành một tổ chức nhân đạo đơn thuần.

Không có "Caritas" lớn hay nhỏ, tất cả đều là như nhau. Chúng ta hãy xin Chúa ban ân sủng để hiểu được những chiều kích thực sự của "Caritas" là gì; xin Chúa ban ân sủng để không rơi vào cạm bẫy tin tưởng rằng con đường phải theo là một cấu trúc tập trung được tổ chức cho tốt; xin Chúa ban ân sủng để hiểu rằng "Caritas" luôn luôn có thể tìm thấy ở những vùng ngoại vi, trong mỗi Giáo Hội cụ thể; xin Chúa ban ân sủng để tin rằng các "Caritas" trung ương chỉ là sự hỗ trợ, phục vụ và kinh nghiệm chung chứ không phải là người đứng đầu của tất cả.

Bất cứ ai sống sứ vụ của Caritas đều không phải là nhân viên từ thiện đơn thuần, nhưng là một chứng nhân đích thực của Chúa Kitô. Người ấy tìm kiếm Chúa Kitô và để cho Chúa Kitô tìm kiếm mình; người ấy yêu mến với tinh thần của Đức Kitô, một tinh thần cho đi nhưng không. Tất cả các chiến lược và kế hoạch của chúng ta là hư không trừ khi chúng ta mang theo trong chúng ta tình yêu này. Không phải là tình yêu của chúng ta, nhưng là tình yêu của Ngài. Hay đúng hơn là tình yêu của chúng ta đã được thanh tẩy và củng cố bởi tình yêu của Ngài.

Như thế, chúng ta có thể phục vụ tất cả mọi người và dọn bàn cho tất cả. Đây là một hình ảnh đẹp mà Lời Chúa ban cho chúng ta hôm nay, đó là dọn bàn. Ngay cả lúc này đây, Chúa đang dọn bàn tiệc Thánh Thể. Caritas dọn nhiều bàn cho người đói. Trong những tháng gần đây anh chị em tung ra một chiến dịch lớn "Một gia đình nhân loại, lương thực cho tất cả". Hiện vẫn còn rất nhiều người ngày nay không có đủ thực phẩm. Hành tinh này có đủ lương thực cho tất cả mọi người, nhưng có vẻ như vẫn còn thiếu ý thức sẵn sàng chia sẻ cơm bánh với tất cả mọi người. Chúng ta phải dọn bàn cho tất cả, và yêu cầu rằng phải có bàn ăn cho tất cả mọi người. Chúng ta phải làm những gì có thể để mọi người có một cái gì đó mà ăn, nhưng chúng ta cũng phải nhắc nhở mạnh mẽ những kẻ có quyền có thế trên trái đất này rằng Thiên Chúa sẽ gọi họ ra trước tòa phán xét một ngày nào đó và lúc đó sẽ lộ ra là họ thực sự đã cho Ngài ăn hay không nơi mỗi con người (cf. Mt 25: 35) và họ đã làm những gì có thể hay không để bảo vệ môi trường hầu nó có thể sản xuất ra thực phẩm này.

Và khi nghĩ về bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta không thể quên anh chị em Kitô hữu của chúng ta đang bị tước đoạt đi lương thực phần hồn và phần xác: họ bị đuổi khỏi nhà cửa và nhà thờ của mình – những ngôi nhà này đôi khi còn bị phá hủy. Tôi lặp lại lời kêu gọi chúng ta đừng quên những anh chị em này và những ai đang gánh chịu những bất công không thể chấp nhận được.

Do đó, cùng với nhiều tổ chức bác ái khác của Giáo Hội, Caritas tỏ cho thấy sức mạnh của tình yêu Kitô giáo và mong muốn của Giáo Hội để gặp gỡ Chúa Giêsu nơi tất cả mọi người, đặc biệt là người nghèo và những ai đau khổ. Đây là con đường phía trước chúng ta. Với ý hướng ấy, tôi hy vọng rằng anh chị em sẽ thực hiện được công việc của mình trong suốt khóa họp này. Chúng ta phó thác cho Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đã biến việc chào đón Thiên Chúa và tha nhân thành các tiêu chí cơ bản của cuộc sống mình. Thực ra, ngày mai chúng ta sẽ mừng lễ Đức Mẹ Fatima, Đấng đã xuất hiện để loan báo chiến thắng trên sự ác. Với sự hỗ trợ lớn như vậy, chúng ta không ngại tiếp tục sứ mệnh của chúng ta. Amen.
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 07/05 – 13/05/2015: Đội Vệ binh Thụy Sĩ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:05 14/05/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. 32 tân ngự lâm quân tuyên thệ

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Hằng năm, vào ngày 06 tháng 05, đội Vệ binh Thụy Sĩ kỷ niệm việc 147 ngự lâm quân hy sinh tính mạng để bảo vệ Đức Giáo Hoàng Clêmentê VII trong vụ “cướp phá Rôma” vào năm 1527.

Để tưởng nhớ cái chết anh dũng của các vệ binh, hàng năm việc tuyên thệ trọng thể của các tân binh được tổ chức đúng vào ngày này. Năm nay, có 32 tân ngự lâm quân tuyên thệ vào buổi chiều cùng ngày trong sân San Damaso thuộc Dinh Tông Tòa.

Từ năm 1970 các vệ binh Thụy Sĩ đã đảm nhận tất cả các vai trò mang tính nghi lễ trong các biến cố và trong các buổi cử hành phụng vụ của Đức Giáo Hoàng và họ luôn được nhìn thấy trong trang phục nghi lễ đầy màu sắc với ngọn kích trên tay, sát cánh bên Đức Giáo Hoàng.

Tuy nhiên, nhiệm vụ của họ không chỉ đơn thuần mang tính nghi lễ, họ là một lực lượng quân đội thực thụ, được đào tạo tinh nhuệ và được trang bị vũ khí hiện đại. Người ta có thể nhìn thấy họ trong trang phục thường nhật, khi họ bảo vệ Porta Santa Anna, cửa ngõ ra vào Quốc Gia Thành Vatican. Họ vừa là một quân đội, vừa là các vệ sĩ, vừa là lực lượng bảo vệ biên giới.

Vai trò của Vệ binh Thuỵ Sĩ trong lòng Giáo Hội Công Giáo vượt xa một đội nghi lễ với các trang phục lỗi thời. Mới đây ít ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đặt họ ở vị trí rất đẹp. Ngài đã dành cho các vệ binh lời chào đầy thương mến và tri ân. Ngài nói: 'Giáo Hội yêu thương anh em thật nhiều… và tôi cũng vậy '.

Trong buổi tiếp kiến diễn ra vào hai ngày trước đó, Đức Thánh Cha đã căn dặn các ngự lâm quân phải năng lần chuỗi Mân Côi và phải luôn mang theo sách Phúc Âm.

Đức Thánh Cha nói:

“Những gì tôi nói với tất cả mọi người, tôi cũng muốn nói với anh em: hãy luôn luôn mang theo một sách Phúc Âm nhỏ, hãy đọc Kinh Thánh khi nào anh em có chút thời gian thanh thản. Kinh Thánh sẽ giúp anh em trong việc cầu nguyện cá nhân của mình, đặc biệt là năng đọc kinh Mân Côi khi canh gác”.

Đức Thánh Cha cũng kêu gọi các ngự lâm quân “nuôi dưỡng một tình bạn có ý nghĩa, vì anh em làm việc rất gần gũi với tôi.”

2. Nepal bị động đất lần thứ hai, trực thăng cứu trợ của Hoa Kỳ mất tích

Tối thiểu 69 người chết và hàng ngàn người bị thương trong vụ động đất lần thứ hai tại Nepal diễn ra vào lúc 12:35 giờ địa phương.

Tâm chấn động nằm cách thủ đô Kathmandu 76km trong vùng hoang vu gần biên giới với Trung quốc. Trận động đất thứ hai có cường độ nhẹ hơn là 7.3 độ Richter so với 7.8 độ Richter của trận động đất lần thứ nhất diễn ra hôm 26 tháng Tư. Tuy nhiên, tâm chấn động nằm gần thủ đô Kathmandu hơn.

Chấn động có thể cảm thấy rất mạnh ở Ấn Độ, Bangladesh và Tây Tạng. Bộ Nội Vụ Ấn cho biết 17 người Ấn tại bang Bihar bị thiệt mạng và một người nữa tại bang Uttar Pradesh. Trung quốc cho biết có một người bị thiệt mạng tại Tây Tạng.

Nhiều nhà cửa tại Kathmandu sụp đổ trong khi dân chúng tràn ra đường kêu la thất thanh.

Phát ngôn viên tòa Bạch Ốc là Trung Tá Steve Warren cho biết một chiếc trực thăng UH1 của Hoa Kỳ chở 6 quân nhân thủy quân lục chiến Mỹ và hai người Nepal được ghi nhận là mất tích.

Phát ngôn viên chính phủ Nepal là ông Minendra Rijal cho biết là 32 trong tổng số 75 quận của Nepal bị thiệt hại, 1261 người Nepal được ghi nhận là bị thương cùng với ít nhất là 50 người bị thiệt mạng trong trận động đất hôm thứ Ba.

3. Chương trình tông du của Đức Thánh Cha tại Ecuador

Hôm thứ Sáu 8 tháng 5, Phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố chương trình chi tiết chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Thánh Cha tại 3 nước Ecuador, Bolivia và Paraguay từ ngày 5 đến 13 tháng Bẩy năm nay.

Đức Thánh Cha sẽ rời Roma lúc 9 giờ sáng Chúa Nhật 5 tháng Bẩy để bay tới Quito, thủ đô Ecuador lúc 3 giờ chiều.

- Ngày hôm sau, thứ hai 6 tháng Bẩy, ngài sẽ rời thủ đô để bay tới thành phố Guayaquil để cử hành thánh lễ lúc 11.15 tại quảng trường trước Đền Thánh Lòng Chúa Thương Xót.

Sau thánh lễ ngài sẽ dùng bữa lúc 2 giờ chiều với cộng đoàn dòng Tên và đoàn tùy tùng, trước khi đáp máy bay lúc 5 giờ 10 phút chiều để trở về thủ đô Quito khoảng 6 giờ chiều, rồi đến viếng thăm Tổng thống Ecuador tại dinh Carondelet. Sau đó ngài đến viếng nhà thờ chính tòa Quito.

- Thứ ba, 7 tháng Bẩy, lúc 9 giờ sáng, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các Giám Mục Ecuador tại Trung tâm hội nghị ở “Công viên 200 năm”, rồi cử hành thánh lễ lúc 10 giờ rưỡi tại Công viên này.

Ban chiều vào lúc 4 giờ rưỡi, ngài sẽ gặp gỡ giới học đường và đại học tại Đại học Công Giáo Ecuador. Tiếp đến lúc 6 giờ, Đức Thánh Cha sẽ gặp xã hội dân sự ở nhà thờ thánh Phanxicô trước viếng thăm thăm thánh đường của dòng Tên.

- Thứ tư, 8 tháng Bẩy, lúc 9 giờ rưỡi sáng, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Nhà Dưỡng Lão của các nữ tu thừa sai bác ái, rồi gặp gỡ hàng giáo sĩ, tu sĩ nam nữ và chủng sinh lúc 10 giờ rưỡi tại Trung Tâm Thánh Mẫu toàn quốc “El Quinche”.

Nhà thờ chánh tòa của thủ đô Quito, Ecuador

4. Đức Thánh Cha tiếp các trẻ em thuộc phong trào Kiến Tạo Hoà Bình

Sáng thứ Hai 11 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ một nhóm khoảng 7000 trẻ em tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục ở Vatican. Chủ đề của cuôc gặp gỡ đặc biệt này là hòa bình: làm thế nào để kiến tạo hòa bình, và làm thế nào để gìn giữ hòa bình. Cuộc gặp gỡ đã được tài trợ bởi phong trào Fabbrica della pace – nghĩa là “Kiến tạo hòa bình” - một tổ chức liên ngành, phi chính phủ nhằm thúc đẩy sự hội nhập, sự hiểu biết đa sắc tộc và đa văn hóa thông qua giáo dục, bắt đầu từ những năm tiểu học.

Trong cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã trả lời các câu hỏi từ các vị khách trẻ tuổi của ngài bao gồm một phạm vi bao quát các chủ đề từ sự hòa thuận trong gia đình ngài, đến lý do tại sao những người có quyền có thế thường không mấy quan tâm đến nhu cầu của người nghèo và những người đau khổ - đặc biệt là những chủ đề có tính giáo dục như làm sao để làm hòa với bạn khi bạn khăng khăng từ chối làm hòa với mình, bất chấp những cố gắng của các em.

Đức Thánh Cha đã kết thúc cuộc gặp gỡ với các em bằng một lời mời gọi hoán cải, mà ngài đưa ra như là một thỉnh cầu với mỗi người có mặt - trẻ cũng như già, bao gồm cả chính ngài- đó là hãy thực hiện một số thay đổi nho nhỏ cho tốt hơn trong thái độ hay hành vi.

Đức Thánh Cha nói:

“Bất cứ khi nào chúng ta cùng nhau làm một điều gì đó, một điều tốt, một điều đẹp thì tất cả chúng ta mỗi người đều thay đổi một cách nào đó, và điều này là tốt cho chúng ta.”

5. Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân kỷ niệm 200 năm Lễ Đăng Quang của Đức Mẹ Từ Bi

Chúa Nhật 10 tháng 5 đánh dấu đúng 200 năm Lễ Đăng Quang của Đức Mẹ Từ Bi do Đức Thánh Cha Piô Đệ Thất cử hành vào ngày 10 tháng 5 năm 1815 tại thành phố cảng Savona. Dịp này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi sứ điệp cho Đức Giám Mục Vittorio Lupi của giáo phận Savona-Noli, trong đó Đức Thánh Cha cầu xin sự bảo vệ đặc biệt của Đức Mẹ trong Năm Thánh Từ Bi mà ngài vừa công bố.

Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Từ Bi được xây dựng vào giữa thế kỷ thứ 16 (cụ thể là khởi công năm 1536 và hoàn tất 4 năm sau đó là năm 1540) nhằm tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria, và kỷ niệm biến cố Đức Mẹ hiện ra với một nông dân tên là Antonio Botta vào ngày 18 tháng 3 năm 1536. Địa điểm này nhanh chóng trở thành một điểm hành hương, và bức tượng của Đức Trinh Nữ được dựng lên trong đền thờ đã được Đức Giáo Hoàng Piô VII đội một vương miện bằng vàng trong Lễ Đăng Quang ngày 10 tháng Năm năm 1815.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết trong sứ điệp “Tôi hy vọng rằng, khi chúng ta tiến gần đến Năm Thánh ngoại thường, sự tin tưởng của chúng ta vào Mẹ Đầy Lòng Thương Xót có thể được đào sâu và lan rộng ra khắp toàn thể Giáo Hội.”

6. Đức Hồng Y Amato khẳng định thông điệp Fatima vén lên bức màn của thế kỷ vừa qua và là bước ngoặt trong triều đại của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Trong một diễn từ khá dài, Đức Hồng Y Angelo Amato, tổng trưởng Bộ Phong Thánh, khẳng định rằng “không có bí mật thứ tư cũng chẳng có bí mật nào khác nữa”. Ngài đưa ra tuyên bố trên hôm 7 tháng Năm tại Đại học giáo hoàng Antonianum nhân một cuộc hội thảo về những cuộc hiện ra tại Fatima của Đức Mẹ.

Theo Đức Hồng Y, khi bước vào thế kỷ 20, nhân loại đã tràn trề hy vọng đó sẽ là thời điểm “của lý trí và của tình anh em”, nhưng thay vào đó, họ đã nhìn thấy sự khởi đầu của một kỷ nguyên bách hại Kitô giáo, “nạn diệt chủng người Armenia, sự bách hại người Công Giáo tại Mễ Tây Cơ, cuộc tàn sát kinh hoàng người Công Giáo tại Tây Ban Nha, các cuộc tàn sát của Đức quốc xã nhắm vào người Do Thái, trào lưu cộng sản bùng nổ trên toàn cầu và thẳng tay bách hại Kitô Giáo, và, trong phần đầu của thiên niên kỷ thứ ba, là tình cảnh các tín hữu Kitô bị khủng bố Hồi giáo đàn áp”

Đức Hồng Y khẳng định rằng:

“Thông điệp Fatima gợi lên thảm kịch này một cách thị kiến, vén lên tấm màn che trên các sự kiện lịch sử cụ thể” trong đó sự Quan Phòng của Thiên Chúa chống lại ý chí tàn ác của Satan.

Đức Hồng Y Angelo Amato nguyên là tổng thư ký của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã thảo luận các nội dung và lịch sử các cuộc hiện ra ở Fatima, bao gồm cả việc tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ Maria và việc kính Đức Mẹ ngày Thứ Bẩy đầu tháng. Sau khi ôn lại lịch sử của bí mật thứ ba, Đức Hồng Y Amato cho biết Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đọc bí mật thứ ba sau vụ mưu sát ngài vào tháng Năm năm 1981; và đó là “bước ngoặt quyết định trong triều đại giáo hoàng của Ngài.”

Đức Hồng Y nhắc lại rằng hồi đó Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã dâng thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria tại Rôma vào tháng Sáu năm 1981 và một lần nữa tại Fatima vào năm sau đó. Năm 1984, “kết hiệp thiêng liêng với tất cả các giám mục trên thế giới,” Đức Giáo Hoàng một lần nữa giao phó thế giới cho Đức Maria, và “hành động thánh hiến trang trọng và hoàn vũ này” là thể theo “ý của Đức Mẹ”. Chị Lucia, người đã được thấy Đức Mẹ tại Fatima đã khẳng định như trên trong một bức thư năm 1989.

Đức Hồng Y cũng nhắc lại là vào năm 2000, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ra lệnh công bố bí mật thứ ba, trong đó một vị Giáo hoàng bị ám sát. “Chị Lucia đã đề cập đến việc Đức Mẹ bảo vệ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và tuyên bố hoàn toàn ủng hộ rằng 'chính là bàn tay từ mẫu của Đức Mẹ đã đưa đường đạn trệch đi và Đức Giáo Hoàng đã dừng lại ở ngưỡng cửa của cái chết.”

Sau khi nhắc lại lời bình luận Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, lúc bấy giờ là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, về bí mật thứ ba, Đức Hồng Y Amato nói rằng “bàn tay từ mẫu của Đức Mẹ, bàn tay đã đưa đầu đạn trệch đi để không giết Đức Giáo Hoàng, cho thấy không có định mệnh không thể thay đổi; và sức mạnh của đức tin và lời cầu nguyện có thể ảnh hưởng đến lịch sử: lời cầu nguyện mạnh hơn súng đạn”

Đức Hồng Y Amato kết luận bằng cách đưa ra hai điều đáng suy nghĩ này:

Thứ nhất, “bí mật Fatima vén mở bức màn cho thấy sự đối kháng thực sự, trên bình diện bản chất và hành động, giữa một bên là Đức Maria, là Đấng thánh thiện và là người hợp tác hiệu quả của Chúa Kitô; và bên kia là kẻ thù của sự thiện, là con rắn (Gn. 3: 14 -15), con rồng đỏ, Satan, ma quỷ (Khải Huyền 12: 1-9), các kẻ phản Kitô (1 Gn 2:18; 2 Ga 1: 7).

Thứ hai, thông điệp của Fatima là một lời mời gọi mạnh mẽ hướng đến sự thiện, và đặc biệt là sự nên thánh và sự tha thứ, là điều đòi hỏi “sự hy sinh và hãm mình.”

7. Công bố qui chế Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em

Hơn 1 năm sau khi được thành lập, từ ngày 8 tháng Năm vừa qua Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em đã có một qui chế, có giá trị thử nghiệm trong vòng 3 năm.

Đức Thánh Cha đã ký tự sắc ngày 22-3 năm 2014 thành lập Ủy ban và nay, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, theo ủy nhiệm của Đức Thánh Cha, đã ký và công bố Qui chế, theo đó Ủy ban này là một cơ quan tư vấn cho Đức Thánh Cha trong việc bảo vệ trẻ em, chống nạn giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, và đề nghị với ngài những biện pháp và sáng kiến cần được thi hành trong Giáo Hội hoàn vũ.

Ủy ban có tối đa 18 thành viên, được coi là một tổ chức độc lập, gắn liền với Tòa Thánh, có tư cách pháp nhân và trụ sở cũng như văn khố ở nội thành Vatican. Khi soạn thảo những đề nghị với chất liệu có liên quan tới thẩm quyền của các cơ quan khác trong Giáo Hội thì vị Chủ tịch với sự giúp đỡ của vị Tổng thư ký mau lẹ tham khảo ý kiến các văn phòng có thẩm quyền về việc bảo vệ trẻ vị thành niên trong các giáo phận, HĐGiám Mục, Hội đồng các dòng tu, và cơ quan Tòa Thánh có thẩm quyền. Sự tham khảo ý kiến này được chia sẻ với các thành viên của Ủy ban.

Vị chủ tịch và các thành viên được Đức Thánh Cha bổ nhiệm với nhiệm kỳ 3 năm, và có thể được tái bổ nhiệm. Các thành viên phải giữ bí mật về công việc của Ủy ban.

Ủy ban nhóm khóa họp toàn thể một năm 2 lần, và nếu có 2 phần 3 thành viên yêu cầu, thì vị Chủ tịch có thể triệu tập khóa họp ngoại thường, và cũng có thể họp qua các phương tiện viễn liên (videoconference).

Hiện nay, vị chủ tịch Ủy ban là Đức Hồng Y Sean O'Malley, dòng Capuchino, TGiám Mục giáo phận Boston, Hoa Kỳ và trong số 17 thành viên Ủy ban hiện nay có 7 phụ nữ, 5 linh mục, 5 giáo dân. Họ là chuyên gia thuộc các ngành như tâm lý trị liệu, trợ tá xã hội, thần học gia, luật gia. Có hai người nguyên là nạn nhân đã bị lạm dụng tính dục. nhân đã bị lạm dụng tính dục. Vị tổng thư ký là Đức Ông Robert W. Oliver người Mỹ, đương nhiên là thành viên Ủy ban.

Trong khóa họp đầu tiên hồi đầu tháng 2 năm nay, Ủy ban đề nghị xác định và cải tiến vấn đề trách nhiệm của những Giám Mục che đậy những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục. Ngoài ra, Ủy ban cũng dự tính đề nghị thiết lập ngày cầu nguyện cho các nạn nhân bị lạm dụng.

8. Đức Thánh Cha tiếp các Giám Mục Mozambique

Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 9-5-2015, dành cho 16 Giám Mục nước Mozambique, Đức Thánh Cha khích lệ các vị tăng cường mục vụ tại những miền “ngoại ô” của giáo phận và của cuộc sống con người.

Trong bài huấn dụ trao cho các vị, Đức Thánh Cha viết “Anh em thân mến trong hàng Giám Mục, Anh em hãy đi vào lòng cộng đoàn tín hữu của anh em, cả trong những khu ngoại ô của giáo phận thuộc quyền và trong mọi “cảnh vực bên lề” của cuộc sống, nơi có nhiều đau khổ, cô đơn và lầm than của con người. Giám Mục nào sống giữa đoàn chiên của mình, thì có đôi tai rộng mở để lắng nghe “những gì Chúa Thánh Linh nói với các Giáo Hội” (Kh 2,7) và tiếng nói của đoàn chiên, kể cả việc lắng nghe qua các cơ quan của giáo phận có nhiệm vụ cố vấn cho anh em, như hội đồng linh mục, Hội đồng mục vụ và Hội đồng kinh tế. Không thể tưởng tượng được một Giám Mục giáo phận mà không có các tổ chức giáo phận như thế.”

Đức Thánh Cha cũng mời gọi các Giám Mục Mozambique đầu tư nhiều hơn vào việc giáo dục giới trẻ. Ngài khẳng định rằng: “Những căng thẳng và xung đột đã làm hư hỏng các tế bào xã hội, gia đình bị tan vỡ và nhất là tương lai của hàng ngàn người trẻ bị thiệt hại. Cách hữu hiệu nhất để chống lại não trạng kiêu căng và sự bất bình đẳng, cũng như những chia rẽ xã hội, là đầu tư vào lãnh vực huấn luyện, dạy cho giới trẻ cách suy tư trong tinh thàn cảnh giá, phê bình, và cống hiến cho họ một hành trình trưởng thành trong các giá trị' (E.G, 64)

Nước Mozambique rộng gần 800 ngàn cây số vuông với gần 24 triệu 400 ngàn dân cư, đa số còn theo các đạo cổ truyền và có 27,6% tức là gần 6 triệu 750 ngàn tín hữu Công Giáo thuộc 12 giáo phận.

9. Đức Thánh Cha kêu gọi các Giám Mục Mali thăng tiến gia đình và phụ nữ

Trong buổi tiếp kiến các Đức Giám Mục nước Mali sáng 7-5-2015, Đức Thánh Cha khích lệ Giáo Hội tại nước này tăng cường mục vụ gia đình và thăng tiến phụ nữ.

Trong bài huấn dụ trao cho 5 Giám Mục nước Mali ở miền Tây Phi châu về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh, Đức Thánh Cha ca ngợi các Giám Mục nước này bảo tồn tinh thần đối thoại liên tôn, cổ võ sự dấn thân chung giữa Kitô và Hồi giáo để cứu vãn kho tàng văn hóa của Mali, và tiếp tục đẩy mạnh việc loan báo Tin Mừng dù Mali đang gặp những khó khăn trâm trọng. Ngài cũng nhấn mạnh rằng:

“Chứng tá của các tín hữu Kitô trên bình diện gia đình còn cần phải có sự phù hợp hơn nữa giữa niềm tin và đời sống thực hành: trong bối cảnh văn hóa xã hội của Mali, với nạn ly dị và đa thê, các tín hữu Công Giáo được kêu gọi loan báo bằng chứng tá cụ thể Tin Mừng về sự sống và gia đình. Tôi cũng đặc biệt khuyến khích anh em theo đuổi việc mục vụ, đồng thời đặc biệt quan tâm đến thân phận của phụ nữ: thăng tiến chỗ đứng của phụ nữ trong xã hội và bài trừ mọi lạm dụng cũng như mọi thứ bạo hành chống phụ nữ. Đó cũng là một hình thức loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã muốn sinh ra từ một phụ nữ là Đức Mẹ Maria”.

Sau cùng, Đức Thánh Cha cổ võ Giáo Hội Công Giáo tại Mali nêu gương cho những người khác về đức bác ái và hiệp nhất yêu thương nhau. Đó là một bảo chứng quí giá để đối thoại hữu hiệu với các tôn giáo khác.

Mali rộng gấp 4 lần Việt Nam với diện tích gần 1 triệu 250 ngàn cây số vuông, phần lớn là sa mạc và dân số chỉ có 17 triệu người thuộc nhiều bộ tộc, trong đó 85% theo Hồi giáo và chỉ có 2,5% là tín hữu Kitô, trong số này có 262 ngàn tín hữu Công Giáo thuộc 6 giáo phận.

10. Sứ điệp Đức Thánh Cha gởi hội nghị Liên Tôn tại Giêrusalem: Tiếng khóc của những người vô tội kêu thấu đến Thiên Chúa

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi một thông điệp đến hội nghị Liên Tôn tại Giêrusalem kéo dài từ 4 đến 7 tháng 5 vừa qua. Hội nghị này quy tụ hàng trăm giáo sĩ Do Thái Giáo, bảy vị Hồng Y, hàng chục Giám Mục, và hàng ngàn Giáo Lý viên của phong trào Con Đường Tân Dự Tòng.

Hội nghị nhằm hai mục đích. Thứ nhất là để kỷ niệm 50 năm ngày ban hành Sắc Lệnh Nostra Aetate của Công Đồng Vatican II. Thứ hai là để đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 kết thúc thế chiến thứ hai, và nạn diệt chủng người Do Thái do Đức Quốc Xã gây ra.

Trong thông điệp, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các tham dự viên: “Hiệp nhất với các chư huynh đệ, tôi cầu nguyện xin Chúa lắng nghe tiếng khóc của những người vô tội và xin Ngài chữa lành nỗi đau của tất cả những người đang gánh chịu đau khổ. Tôi cầu nguyện để nhiều con tim được mở ra trước sự van nài của những người vô tội trên khắp thế giới.”

11. Tổng thống Cuba Raul Castro nói: “Nếu Đức Giáo Hoàng giữ vững đường lối này tôi sẽ theo đạo Công Giáo”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tổng thống Cuba, Raul Castro, vào sáng Chúa Nhật 10 tháng Năm. Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết cuộc tiếp kiến đã diễn ra lúc 09:30 sáng, và kéo dài gần một giờ. Đức Giáo Hoàng và tổng thống Cuba đã dành thời gian đáng kể để trò chuyện trong phòng làm việc của Đức Thánh Cha trong đại thính đường Phaolô VI.

Cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và tổng thống Cuba kéo dài hơn 50 phút, và rất thân thiện. Tổng thống nói với các phóng viên trước khi rời khỏi Vatican rằng ông đã cảm ơn Đức Thánh Cha vì vai trò tích cực của ngài trong việc ủng hộ cải thiện quan hệ ngoại giao giữa Cuba và Hoa Kỳ, và cũng trình bày với Đức Giáo Hoàng về tình cảm của nhân dân Cuba - mong đợi và chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tới đảo quốc này vào tháng Chín.

Cha Federico Lombardi cũng cho biết một vài chi tiết về việc trao quà lưu niệm: Tổng thống Cuba đã tặng cho Đức Giáo Hoàng một huy chương có hình Vương Cung Thánh Đường Havana, và một tác phẩm nghệ thuật là một tranh vẽ của nghệ thuật đương đại, trong đó mô tả một Thánh Giá lớn được hình thành từ các mảnh vỡ của một chiếc thuyền bị đắm, quỳ trước thánh giá là một người di cư đang cầu nguyện. Ông Kcho, nghệ nhân sáng tác ra bức tranh này, đã có mặt trong buổi tiếp kiến. Ông giải thích với Đức Giáo Hoàng rằng ông đã lấy cảm hứng từ dấn thân tuyệt vời của Đức Thánh Cha trong việc làm cho thế giới chú ý hơn đến hoàn cảnh của người nhập cư và người tị nạn, đặc biệt là qua các chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng đến hòn đảo Lampedusa thuộc Địa Trung Hải.

Đáp lại, Đức Giáo Hoàng đã tặng cho tổng thống một bản sao của Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, và một huy chương lớn khắc hình Thánh Martin đang bao bọc người nghèo với chiếc áo choàng của mình.

Cha Federico Lombardi ghi nhận rằng Raul Castro rất hạnh phúc đón nhận món quà cuối cùng này, vì nó nhắc nhớ ông không chỉ nhiệm vụ giúp đỡ và bảo vệ người nghèo, mà còn là nghĩa vụ tích cực đề cao phẩm giá con người.

“Nếu Đức Giáo Hoàng giữ vững đường lối hiện nay, tôi sẽ theo đạo Công Giáo.” Ông Raul Castro đã nói như trên trong một cuộc họp báo sau cuộc tiếp kiến với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Về chuyến thăm sắp tới của Đức Thánh Cha đến Cuba, Castro nói rằng ông sẽ có mặt tại tất cả các Thánh Lễ do Đức Giáo Hoàng cử hành trong thời gian ở thăm Cuba.

Castro cũng đã nói về những cởi mở của đảng Cộng sản Cuba với niềm tin tôn giáo. “Tôi xuất thân từ đảng Cộng sản Cuba, là đảng không cho phép các đảng viên theo đạo, nhưng bây giờ chúng tôi đã bỏ cấm đoán này, đó là một bước quan trọng”.

12. Chương trình tông du của Đức Thánh Cha tại Bolivia

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Lúc 12 giờ trưa ngày thứ Tư 8 tháng 7, từ Ecuador, Đức Thánh Cha sẽ đáp máy bay sang La Paz, thủ đô Bolivia. Đến nơi vào 4 giờ rưỡi chiều, ngài sẽ đến thăm Tổng thống tại tòa nhà chính phủ lúc 6 giờ chiều, rồi gặp gỡ chính quyền dân sự lúc 7 giờ tại Nhà thờ chính tòa thủ đô.

Sau đó, lúc 8 giờ tối, ngài lại đáp máy bay để tới thành phố Santa Cruz de la Sierra cách đó 1 giờ 15 phút bay.

- Thứ năm, 9 tháng Bẩy, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ lúc 10 giờ tại Quảng trường Cháu Kitô Cứu Thế. Ban chiều ngài sẽ gặp gỡ các linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh vào lúc 4 giờ tại Trường Don Bosco. Sau đó vào lúc 5 giờ rưỡi, ngài sẽ tham dự cuộc gặp gỡ quốc tế kỳ 2 của Các Phong trào bình dân tại trung tâm triển lãm Expo Feria.

- Thứ sáu 10 tháng Bẩy, lúc 9 giờ rưỡi, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm trung tâm Phục Hồi Santa Cruz - Palmasola, rồi gặp các Giám Mục Bolivia lúc 11 giờ tại nhà thờ giáo xứ La Santa Cruz, trước khi ra phi trường đáp máy bay sang Paraguay.

13. Đức Thánh Cha đề cao giá trị của các ngành thể thao

Đức Thánh Cha đề cao giá trị của mọi ngành thể thao và kêu gọi đừng quên chiều kích tinh thần và tôn giáo trong lãnh vực này.

Ngài trình bày lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến hôm 7 tháng Năm dành cho 7 ngàn thành viên các hội thể thao miền Lazio ở Italia nhân dịp kỷ niệm 115 năm thành lập Hội này.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha ca ngợi thành quả của Hội thể thao Lazio kể từ khi được thành lập đến nay và ngài cũng nhận xét rằng tại Italia và cũng như tại Á Căn Đình, khi nói đến thể thao, người ta có nguy cơ chỉ nói về bóng đá, mà lơ là đối với các bộ môn thể thao khác. Thật ra, mỗi ngành thể thao đều có giá trị riêng, không những về phương diện thể lý hoặc xã hội, nhưng cả về phương diện luân lý nữa, vi nó mang lại cho con người, đặc biệt là các thiếu niên và người trẻ, những cơ hội để tăng trưởng trong sự quân bình, tự chủ, hy sinh và lương thiện đối với tha nhân.

Đức Thánh Cha nói thêm rằng “Kinh Thánh dạy chúng ta: con người là một toàn thể, tinh thần và thân xác. Vì thế tôi khuyến khích các bạn, khi sinh hoạt thể thao, luôn vun trồng chiều kích tôn giáo và tinh thần. Nhiều khi có những người trẻ phải bỏ lễ, bỏ giờ giáo lý vì tập luyện thể thao. Đó không phải là một dấu hiệu tốt, vì nó đánh mất nấc thang các giá trị. Cũng vậy không thể vì thể thao mà lơ là việc học hành, tình bạn, phục vụ người nghèo”.

14. Đức Thánh Cha chống luật Âu Châu hạn chế tự do tôn giáo

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các Giáo Hội và Cộng đồng Giáo Hội Kitô tại Âu Châu nói một tiếng nói duy nhất trước những thách đố ngày nay, đặc biệt chống các luật hạn chế tự do tôn giáo.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 7-5-2015, dành cho Ủy ban Liên Hội Đồng Giám Mục Âu Châu và Hội đồng các Giáo Hội Kitô Âu Châu, đang nhóm khóa họp thường niên tại Roma từ ngày 6 đến 8-5-2015 này về đề tài “Tự do và các quyền tự do”.

Ủy ban gồm 7 thành viên đại diện của 34 Hội Đồng Giám Mục Công Giáo ở Âu Châu (CCEE) và 7 thành viên khác đại diện cho 125 Giáo Hội Kitô không Công Giáo thuộc Hội đồng các Giáo Hội Kitô Âu Châu (CEC).

Liên tiếng tại buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha ghi nhận có tiến bộ trong tiến trình đại kết Kitô nhưng vẫn còn có nhiều chia rẽ, gây gương mù và cản trở chính nghĩa loan báo Tin Mừng. Ngài khuyến khích các nỗ lực và hoạt động chung và nói rằng:

“Ngày nay các Giáo Hội và các Cộng đồng Giáo Hội ở Âu Châu đang phải đương đầu với những thách đố mới mẻ và quan trọng, và chỉ có những câu trả lời hữu hiệu nếu chúng ta nói cùng một tiếng nói. Ví dụ tôi nghĩ đến thách đố được đề ra do những đạo luật nhân dành nguyên tắc bao dung được giải thích sai trái, rốt cuộc những luật lệ ấy cấm cản các công dân không được tự do biểu lộ và thực hành một cách ôn hòa và hợp pháp các xác tín tôn giáo của họ.

“Ngoài ra, đứng trước thái độ của Âu Châu trong việc đương cầu với cuộc di cư nhiều khi bi thảm của hàng ngàn người trốn chạy chiến tranh, bách hại và lầm than, các Giáo Hội và cộng đồng Giáo Hội ở Âu Châu có nghĩa vụ cộng tác với nhau để thăng tiến tìn liên đới và sự đón tiếp. Các tín hữu Kitô tại Âu Châu được kêu gọi cầu nguyện và hoạt động tích cực để mang lại đối thoại và an bình trong các cuộc xung đột hiện nay”

15. Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ nhận định: Mục tiêu của quân khủng bố Hồi Giáo IS là triệt tiêu sự hiện diện của Kitô Giáo tại Trung Đông

Nhà nước Hồi giáo đang tiến hành “một cuộc chiến không khoan nhượng nhằm tận diệt Kitô Giáo và các nhóm tôn giáo thiểu số khác ở Trung Đông”, giám đốc của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ tại Hoa Kỳ đã đưa ra nhận định trên trong hội nghị diễn ra hôm 07 tháng 5 tại Hudson New York.

Ông Sarkis Boghjalian nói rằng những hành động và tham vọng của quân khủng bố Hồi Giáo IS có thể coi là “genocide” - diệt chủng. “Ngày nay, không còn Kitô hữu nào sót lại trong các khu vực do cái gọi là Nhà Nước Hồi Giáo cai quản”.

Mặc dù các nhà lãnh đạo thế giới đã lên án tội ác của quân khủng bố Hồi Giáo IS, ông Boghjalian cho biết, “Hiện chưa có một hành động hiệu quả nào để chấm dứt các vi phạm quyền cơ bản của con người về tự do tôn giáo; và để đảm bảo rằng các Kitô hữu và những nhóm thiểu số khác được bảo vệ và có nơi trú ẩn an toàn “.

Giám đốc tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ tại Hoa Kỳ cũng ghi nhận rằng sự hiện diện của Kitô giáo đang bị đe dọa trong toàn vùng Trung Đông. Tại Iraq, dân Kitô giáo đã giảm từ hơn một triệu xuống chỉ còn 300,000 trong 12 năm qua. Ở Syria, cũng vậy, các Kitô hữu chiếm đa số trong tổng số 3.5 triệu người tị nạn đã phải bỏ trốn ra nước ngoài.

Ông Boghjalian nói: “Đối với các Kitô hữu ở Trung Đông, sự sợ hãi và cảm giác bị bỏ rơi là một trong những thánh giá lớn nhất mà họ phải chịu”.

16. Anh Giáo đã đồng thuận với Công Giáo trên 80% các vấn đề về tín lý

Ủy ban Quốc tế Công Giáo Anh giáo (ARCIC) đã đạt được thỏa thuận chung về 80% trong những vấn đề về tín lý được đưa ra thảo luận. Một vị giám mục Anh giáo đã nói như trên với Đài phát thanh Vatican.

Tổng Giám Mục Anh Giáo David Moxen, người đứng đầu Trung tâm Anh giáo ở Rôma và là đại diện của khối Liên Hiệp Anh giáo tại Tòa Thánh trong khi thừa nhận rằng vẫn có những khác biệt đáng kể giữa Công Giáo và Anh giáo về các vấn đề tín lý, đã cho Radio Vatican biết là Anh Giáo đồng thuận với Công Giáo trên 80% các vấn đề được thảo luận trong 46 năm qua.

ARCIC đã thảo luận một loạt các vấn đề thần học, trong đó có Thánh Thể, hôn nhân, việc truyền chức linh mục và Giám Mục, và bản chất của quyền bính Giáo Hội.

Ủy ban Quốc tế Công Giáo Anh giáo đã được thành lập từ năm 1969 nhằm đẩy mạnh tiến trình đại kết giữa Anh Giáo và Công Giáo. Điều đáng tiếc là trong 46 năm qua, bên cạnh những vấn đề cũ mà ủy ban tìm kiếm cách giải quyết, đã nảy sinh ra các vấn đề mới trong đó có những vấn đề nghiêm trọng như việc Anh Giáo truyền chức Giám Mục cho phụ nữ và cho cả các trường hợp đồng tính như trường hợp Giám Mục Anh Giáo Gene Robinson của giáo phận New Hampshire, Hoa Kỳ.

17. Chương trình tông du của Đức Thánh Cha tại Paraguay

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Cuộc tông du tại Paraguay sẽ là chặng cuối cùng trong chuyến viếng thăm kéo dài 1 tuần lễ tại Mỹ châu la tinh.

Đức Thánh Cha sẽ đến thủ đô Asunción lúc 3 giờ chiều. Sau nghi thức tiếp đón Đức Thánh Cha sẽ đến thăm Tổng thống tại dinh Lopez, rồi gặp gỡ chính quyền dân sự cùng với ngoại giao đoàn tại khuôn viên dinh Tổng thống.

- Thứ bẩy, 11 tháng Bẩy, lúc 8 giờ rưỡi, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Tổng bệnh viện nhi đồng “Ninos de Acosta Nu”, rồi cử hành thánh lễ lúc 10 giờ rưỡi tại quảng trường trước Trung Tâm Thánh Mẫu Caacupé.

Ban chiều cùng ngày vào lúc 4 giờ rưỡi, Đức Thánh Cha sẽ gặp đại diện xã hội dân sự tại Sân thể thao León Condou của trường San Jose.

Lúc 6 giờ 15 chiều, ngài sẽ cử hành kinh chiều chung với các Giám Mục, linh mục, Phó tế, tu sĩ nam nữ và các phong trào Công Giáo tại Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Mông Triệu.

- Chúa Nhật 12 tháng Bẩy, lúc 8 giờ 15 phút sáng, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm dân chúng tại khu vực Banado Norte, rồi cử hành thánh lễ lúc 10 giờ tại cánh đồng Nu Guazú.

Lúc 1 giờ trưa, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các Giám Mục Paraguay tại Trung tâm Văn hóa của Tòa Sứ Thần Tòa Thánh rồi dùng bữa với các vị.

Sau cùng, lúc 5 giờ chiều, ngài gặp gỡ giới trẻ dọc theo bờ sông Costanera, trước khi đáp máy bay lúc 7 giờ chiều để bay về Roma, dự kiến sẽ đến phi trường Ciampino lúc gần 2 giờ chiều ngày thứ hai, 13 tháng Bẩy.

18. Đức Thánh Cha tiếp kiến 7 ngàn thành viên Liên hiệp quần vợt Italia

Sáng thứ Sáu 8 tháng 5, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến 7 ngàn thành viên Liên hiệp quần vợt Italia. Hiện diện tại Đại thính đường Phaolô Đệ Lục cũng có nhiều trẻ em tham gia sinh hoạt vui chơi và vận động do Liên hiệp này tổ chức.

Trong bài huấn dụ tại buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha đề cao thể thao như một con đường giáo dục và nói:

“Có 3 con đường, 3 cột trụ cơ bản đối với các trẻ em, thiếu niên và người trẻ, đó là: giáo dục - học đường và gia đình -, thể thao và lao động. Khi có đủ 3 cột trụ ấy, thì có những điều kiện để phát triển một cuộc sống sung mãn và chân chính, tránh được những nghiện ngập làm cho cuộc sống bị nhiễm độc và hư hỏng.

Đức Thánh Cha cũng khẳng định rằng: “Giáo Hội chú ý đến thể thao vì Giáo Hội quan tâm đến con người toàn diện, và nhìn nhận hoạt động thể thao có ảnh hưởng tới việc huấn luyện con người, các quan hệ và đời sống tâm linh của con người. Là những thể tháo gia, anh chị em có một sứ mạng phải chu toàn: anh chị em có thể là những gương mẫu đối với những người ngưỡng mộ anh chị em”.

Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng ngành quần vợt là một bộ môn thể thao rất tranh đua, nhưng “sức ép muốn đạt được những kết quả quan trọng không bao giờ được thúc đẩy anh chị em đi những con đường tắt, như xảy ra trong những trường hợp dùng những thuốc kích thích bất hợp pháp. Những chiến thắng mà người ta đạt được bằng cách coi rẻ luật lệ và đánh lừa người khác thật là xấu xa và vô ích”.

Sau cùng, Đức Thánh Cha khuyến khích các cầu thủ quần vợt không những tranh đua trong thể thao, nhưng còn tranh đua cả trong cuộc sống, trong sự tìm kiếm điều chân, thiện, mỹ, không sợ hãi, nhưng can đảm và hăng say”
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News