Ngày 14-05-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Nhà tương lai
Lm Vũđình Tường
06:06 14/05/2014
Sau khi Đức Kitô sống lại từ cõi chết Ngài gặp các môn đệ trên đường Emmaus Ngài nhắc lại các biến cố đã xảy ra tiên đoán về Ngài, nhờ thế các ông nhận biết Ngài. Những ngày sau Phục Sinh Giáo Hội theo truyền thống ấy, nhắc lại các biến cố tiên đoán trước cuộc tử nạn của Chúa giúp chúng ta học biết thêm về biến cố Phục Sinh. Cuộc đối thoại giữa Đức Kitô và các môn đệ diễn ra trong bầu khí thầy trò, thâm tình, cởi mở, chia sẻ nhưng lại gây ra cho các môn đệ mối lo khôn nguôi. Bởi vì các môn đệ dường như không hiểu điều Đức Kitô nói, không rõ việc Đức Kitô làm. Càng giải thích thì càng thấy mông lung, mù mờ. Con đường tương lai tươi sáng dường như đang bị mây mù bao phủ. Những ngày sắp tới sẽ là những tang thương buồn khổ đón chờ. Các môn đệ không hiểu việc Thầy rửa chân cho các ông, việc Thầy bẻ bánh, việc Thầy nói sẽ có một trong số các ông bán đứng Thầy và rồi việc tất cả các ông sẽ chối Thầy. Việc Thầy bị bắt, đóng đinh, chết trên thập tự và ba ngày sau sẽ sống lại. Toàn là những điều vượt quá trí tưởng, ngoài dự đoán của toàn thể nhân loại. Những điều Thầy chia sẻ, nói ra có ngụ í gì nghe không hiểu, suy không thấu, cố giải thích vẫn chưa thoả mãn. Những điều này chưa hiểu xong thì đến việc Thầy nói sẽ di xa một thời gian. Thầy đi việc riêng hoặc đi cầu nguyện một mình là điều thường xẩy ra nhưng đi một thời gian mà không mang theo bất cứ môn đệ nào là điều chưa từng xảy ra và là điều làm cho các ông bồn chồn, lo lắng, tự hỏi phải chăng mình làm điều gì sai khiến Thầy buồn lòng. Biết được những lo âu hiện rõ trên mặt của các môn đệ Đức Kitô khuyên nhủ các ông hãy yên tâm, đừng sợ, hãy đặt trọn niềm tin vào Thầy và vào Chúa Cha. Dù với những lời an ủi, vỗ về như thế các ông cảm thấy iên tâm hơn chút nhưng mối lo không dứt, nó lắng đọng trong tim và sẵn sàng xoè móng vuốt ra cào cấu tâm can các ông. Nín nhịn không nổi ông Thomas phải lên tiếng,

Chúng con không biết Thầy đi đâu làm sao biết được đường Jn 14,5

Ông Philip lại muốn biết thêm chút nửa thêm,

Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện 14,8

Sau khi nghe những câu trả lời của Đức Kitô các tông đồ vẫn âm âm, u u, ngu ngơ không rõ những điều Đức Kitô giải thích. Trong tâm các ông vẫn bất an, tương lai mù tối, bóng tối ngày mai rình rập, đợi chờ trong lo sợ không biết bất hạnh lúc nào xảy ra. Đức Kitô giải thích tiếp là Thầy đi trước để dọn chỗ và khi dọn chỗ xong Thầy sẽ trở lại đón đến chung sống với Thầy. Vì thế không phải lo sợ, không phải buồn sầu, không phải xao xuyến. Hãy đặt trọn niềm tin vào Thầy mọi sự sẽ xảy ra đúng chương trình của Thiên Chúa. Theo chương trình đó thì các ông cần hiểu và tin rằng vượt qua thập tự là sự sống lại, Phục Sinh vinh hiển của Đức Kitô, nhưng đó chỉ là bước đầu của cuộc sống trường sinh. Bước kế tiếp là lên trời ngự bên hữu Chúa Cha và liên kết trong Chúa Thánh Thần.

Chúng ta thường thắc mắc không hiểu cuộc sống trường sinh như thế nào. Ít ra chúng ta cũng có câu trả lời dù không đầy đủ nơi Đức Kitô nhưng cũng có thể mường tượng ra it nhiều cuộc sống trường sinh. Đức Kitô cho biết trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở 14,2. Trong nhà có nhiều chỗ ở cho biết nơi đó không còn phải lo lắng việc mua nhà, mua đất, không còn phải lo việc trả tiền thuê, ở trọ, không còn cảnh sống đơn độc, cô đơn một mình. Tình thương Đức Kitô thay đổi tất cả, bao trùm tất cả. Trong nhà Cha Thầy người ta sẽ sống cuộc sống cộng đoàn trong đó tình yêu Chúa làm cho tâm hồn ta no thoả. Bởi no thoả nên không còn đói khát chi. Bởi không còn đói khát nên không còn thèm muốn. Bởi không lo lắng nên không phải lo tồn kho, tích trữ. Bởi no thoả nên không không còn cạnh tranh trong cuộc sống. Tình yêu Chúa làm no thoả lòng người. Đó là cuộc sống tràn đầy hạnh phúc, liên kết, tin tưởng và tin yêu trong cùng một Thiên Chúa yêu thương.

Khi chúng ta hoàn tất hành trình của người lữ hành dương thế chúng ta vững tin có được nơi chốn trên thiên quốc, nơi đó chúng ta sống hạnh phúc, yêu thương tràn đầy và kết hợp với người thân thương ra đi trước chúng ta.

Cuộc sống trường sinh, hạnh phúc có thể xa lạ với một số người nhưng những điều này không hề xa lạ với những người Do Thái. Họ vững tin vào cuộc sống mai sau. Họ tin là mọi sự tốt đẹp trần gian đều đến từ Thiên Chúa và chúng ngày đêm luôn quy về một hướng duy nhất đó là Thiên Chúa. Đó là điểm cuối trong cuộc hành trình dương thế của chúng. Đó cũng là đích điểm của nhân loại, ngày cùng của vũ trụ. Theo họ ngày này hoàn thành bốn điểm quan trọng trong đời đó là: chết, phán xét, và thiên đàng và hoả ngục.

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:20 14/05/2014
BIẾT BAY
N2T

Con chim nói: “Tôi biết bay”
Hoa sen nói: “Tôi cũng biết bay”.
Con chim khinh miệt không thèm nhìn hoa sen, nói:
- “Mày (nói) có sai không? Mày đã bị đóng chết trên mặt đất, làm thế nào mà bay được chứ?”
Hoa sen vui vẻ, sung sướng trả lời rất tự nhiên:
- “Anh sử dụng cánh để bay, còn tôi dùng quả tim để bay”.
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Thiên Chúa ban cho mỗi người tài năng tri thức không giống nhau: có người thông thạo thiên văn địa lý, có người dạy học, có người làm họa sĩ, có người làm ruộng chân lấm tay bùn, có người buôn bán, có người làm linh mục, có người làm dì phước.v.v…
Ai cũng có tư cách và nhân phẩm của mình.
Ai cũng có khối óc để suy tư và quả tim để yêu thương.
Vậy thì, không có lý do gì mà ngăn cấm anh chị em thăng tiến, bay cao.
Cái đáng khinh miệt chính là khi chúng ta dùng tài năng và sự hiểu biết của mình để làm những điều bất chính, hoặc âm mưu làm tổn thương đến tha nhân.
Mỗi người đều có cách “bay” khác nhau để tìm chân lý, việc của người Ki-tô hữu nên làm là sống đúng tinh thần Phúc Âm trong cuộc sống của mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:22 14/05/2014
N2T

6. Đối với lòng nhân từ của Thiên Chúa thì không được tuyệt vọng.

(Thánh Dominicus)
---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Ơn Sức Mạnh
Phaolô Phạm Xuân Khôi
10:24 14/05/2014
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô ban hành ngày 4 tháng 5 năm 2014 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC giải thích về Ơn Sức Mạnh.

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Chúng ta đã suy niệm trong những bài giáo lý gần đây về ba ơn đầu tiên của Chúa Thánh Thần là các ơn khôn ngoan, thông hiểu và biết lo liệu. Hôm nay chúng ta suy niệm về việc Chúa làm: Ngài luôn luôn đến nâng đỡ chúng ta trong sự yếu đuối của chúng ta và Ngài làm điều ấy bằng một ơn đặc biệt: ơn sức mạnh.

1. Có một dụ ngôn mà Chúa Giêsu kể giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của ơn này. Một người gieo giống đi ra gieo hạt giống; tuy nhiên không phải tất cả hạt giống được gieo xuống đều sinh hoa quả. Những hạt rơi trên lối đi bị chim trởi ăn mất; những hạt rơi trên đất sỏi đá hay bụi gai sẽ mọc lên, nhưng mau bị mặt trời làm cho khô héo hoặc bị những cây gai làm cho chết ngạt. Chỉ những hạt rơi trên trên đất tốt mới có thể lớn lên và sinh hoa kết quả (x. Mc 4:3-9 / Mt 13:3-9 / Lc 8:4-8 ). Như chính Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng Chúa Cha là người gieo giống, Ngài gieo hạt giống Lời Ngài một cách dồi dào. Tuy nhiên, hạt giống thường đụng chạm với sự khô khan của tâm hồn chúng ta, và ngay cả khi được đón nhận, có thể vẫn không sinh hoa quả. Trái lại, với ơn sức mạnh, Chúa Thánh Thần vun xới thửa đất tâm hồn chúng ta, giải thoát nó khỏi tình trạng tê liệt, thiếu quả quyết và tất cả sợ hãi có thể ngăn chặn nó, để Lời Chúa được đưa ra thực hành một cách đích thực và vui vẻ. Ơn sức mạnh này là một ơn trợ giúp thực sự, nó ban cho chúng ta sức mạnh và cũng giải thoát chúng ta khỏi rất nhiều trở ngại.

2. Ngoài ra còn có một số những giây phút khó khăn và những tình trạng cực độ trong đó ơn sức mạnh được bày tỏ một cách phi thường, gương mẫu. Đó là trường hợp của những người phải đối đầu với những kinh nghiệm đặc biệt khắc nghiệt và đau thương, làm đảo lộn cuộc sống của họ và của những người thân yêu của họ. Hội Thánh rực rỡ với những chứng từ của rất nhiều anh chị em là những người đã không ngần ngại hiến đời mình, để vẫn trung thành với Chúa và Tin Mừng của Người. Thậm chí ngày nay cũng có rất nhiều Kitô hữu ở nhiều nơi trên thế giới đang tiếp tục cử hành và làm chứng cho đức tin của họ với niềm xác tín sâu xa và bình thản, cùng chịu đựng ngay cả khi họ biết rằng điều này có thể đưa đến một giá rất cao. Ngay cả chúng ta, tất cả chúng ta, chúng ta biết những người đã trải qua những tình cảnh khó khăn, rất nhiều đau thương. Nhưng chúng ta nghĩ đến những người nam nữ này là những người sống một cuộc sống khó khăn, vật lộn để thăng tiến gia đình, giáo dục con cái của họ: họ làm tất cả điều này chính vì có Thần Khí dũng cảm giúp họ. Có bao nhiêu người nam nữ - chúng ta không biết tên họ - đang làm vinh danh dân của chúng ta, vinh danh Hội Thánh của chúng ta, bởi vì họ mạnh mẽ: mạnh mẽ trong việc thăng tiến cuộc sống của họ, gia đình của họ, công việc của họ, đức tin của họ. Những anh chị em này là các vị thánh, thánh trong cuộc sống hàng ngày, các vị thánh được giữ kín giữa chúng ta: chính ơn sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ của những con người, của những người cha, người mẹ, những anh em, chị em và những công dân. Chúng ta có rất nhiều! Chúng ta cảm tạ Chúa vì những Kitô hữu này là những người có một sự thánh thiện kín đáo: Chúa Thánh Thần mà họ có trong lòng làm cho họ tiếp tục! Và thật tốt cho chúng ta để suy nghĩ về những người này: nếu họ làm được tất cả những điều ấy, nếu họ có thể làm được những điều đó, thì tại sao tôi lại không làm được? Và cũng tốt để xin Chúa ban cho chúng ta ơn sức mạnh.

Chúng ta đừng nên nghĩ rằng ơn sức mạnh chỉ cần thiết trong một số trường hoặc tình cảnh đặc biệt. Ơn này phải là một ghi nhận cơ bản về bản thể Kitô hữu của chúng ta, trong những hoàn cảnh thông thường của cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Như tôi đã nói, chúng ta phải mạnh mẽ trong tất cả mọi ngày của cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần sức mạnh này, để thăng tiến cuộc sống của chúng ta, gia đình của chúng ta, đức tin của chúng ta. Thánh Tông Đồ Phaolô đã nói một câu làm cho chúng ta cảm thấy dễ chịu, “tôi có thể làm tất cả mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi” (Phil 4:13). Khi chúng ta phải đối đầu với cuộc sống hàng ngày, khi gặp khó khăn, hãy nhớ điều này: “Tôi có thể làm tất cả mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi.” Chúa ban sức mạnh, luôn luôn, không sai trật. Chúa không thử thách chúng ta quá sức chịu đựng chúng ta. Người luôn luôn ở với chúng ta. “Tôi có thể làm tất cả mọi thứ trong Đấng ban sức mạnh cho tôi.”

Các bạn thân mến, đôi khi chúng ta có thể bị cám dỗ để tính ươn lười hoặc tệ hơn nữa là sự lo âu bắt lấy chúng ta, đặc biệt là khi đối diện với những khó khăn và thử thách của cuộc sống. Trong những trường hợp ấy, đừng chán nản, mà hãy cầu khẩn Chúa Thánh Thần, bởi vì với ơn sức mạnh Ngài có thể nâng tâm hồn chúng ta lên và thông truyền sức sống mới và lòng nhiệt thành cho cuộc sống chúng ta và việc đi theo Chúa Giêsu của chúng ta.
 
Nam Phi kỷ niệm 20 năm chấm dứt chế độ kỳ thị chủng tộc
Linh Tiến Khải
11:15 14/05/2014
Phỏng vấn Đức Hồng Y Wilfrid Fox Napier, Tổng Giám Mục Durban

Cách đây 20 năm ngày 27 tháng 4 năm 1994 nhân dân Nam Phi đã hân hoan tham dự cuộc bầu cử tự do dân chủ đầu tiên trong lịch sử của mình, chấm dứt chế độ kỳ thị phân biệt chủng tộc bất công và hổ nhục kéo dài nửa thế kỷ. Ông Nelson Mandla, người tù của các chính quyền kỳ thị chủng tộc, đã được bầu làm tổng thống dân cử đầu tiên của một Nam Phi mới.

Cộng hòa Nam Phi rộng gần 1 triệu 220 ngàn cây số vuông, có hơn 50 triệu dân, bao gồm nhiều nhóm chủng tộc khác nhau. Người da đen Bantu chiếm 73% và chia thành 9 nhóm: Zulu 23%, Xhosa 18%, Sotho 16%, Tswana 7%, Tsonga 4%, Swazi 2,5%, Venda 2%, Ndebele 1,5% và Pedi 1%. Người da trắng chiếm 13% tổng số dân và chia thành ba nhóm: Boeri hay Afrikaner 6,5%, Anglosasson 5,5%, nhóm thứ ba gồm những người gốc Bồ Đào Nha, Đức và Italia chiếm 1%. Nhóm gốc Á châu chiếm 3% tổng số dân và bao gồm hai nhóm: Ấn Độ 2,5% và Tàu 0,5%. Nhóm lai giống chiếm 9% tổng số dân. Người Boscimani và Ottentotti chiếm 0,1%.

Trên bình diện tôn giáo 35% người dân Nam Phi theo Tin lành. Số tín hữu Công Giáo được 10%, tín hữu Anh giáo 10%. Tín hữu Methodist, Luther và các Giáo Hội Kitô khác chiếm 30%. Hồi giáo chiếm 1,5%, Ấn giáo chiếm 1,2%, Do thái 0,3%, Phật giáo và đạo thờ vật linh 12%, người vô thần hay vô ngộ chiếm 14,8%. Về ngôn ngữ người dân Nam Phi nói 11 thứ tiếng khác nhau.

Trên bình diện nhân chủng Nam Phi, nhất là vùng Transvaal, chắc hẳn là chiếc nôi của nhân loại, vì các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết của người Australopitechi, Homo habilis, Homo erectus, và Homo sapiens.

Cách đây 10.000 năm Nam Phi có hai nhóm dân du mục là người Boscimani và Khoikhoi hay Ottentotti sinh sống về nghề săn bắn và hái trái. Tiếp đến giữa thế kỷ thứ III-V có thêm các nhóm Bantu.

Năm 1487 một nhà thám hiểm Bồ Đào Nha vượt ”Mũi hy vọng” mở đường biển sang Ấn Độ. Nhưng chính các thương gia Hòa Lan đã thành lập cứ điểm thương mại sau này là thành phố Cap. Và cũng từ đó phong trào thuộc địa gồm người của vài nước Âu châu bắt đầu, rồi trở thành một cộng đoàn tự trị phát triển một nền văn hóa và một thứ tiếng nói riêng là Afrikaans. Họ cũng được gọi là người Boeri trong tiếng Hòa Lan có nghĩa là ”nông dân”.

Vào thế kỷ XVIII người Anh chiếm thành phố Cap. Vào giữa thế kỷ XIX người Boeri bị người Anh áp bức đi cư về mạn bắc và thành lập các cộng hòa Boeri nhỏ. Cuối thế kỷ XIX và trong thế kỷ XX đã xảy ra một loạt các trận đụng độ đẫm máu giữa người Boeri được chủng tộc Zulu hộ thuẫn và người Anh được hai nhóm Xhosa và Swasi yểm trợ. Phe Anh chiến thắng, và năm 1902 họ hiệp nhất mọi miền Nam Phi, rồi năm 1910 trở thành Liên Hiệp Nam Phi.

Sau Đệ Nhi Thế Chiến đảng Quốc Gia thắng cử lên cầm quyền và bắt đầu thi hành chế độ Apartheid kỳ thị phân biệt chủng tộc, cấm người da đen không được theo học các trường dành cho người da trắng, cũng như lui tới tất cả mọi nơi dành cho các sinh hoat của người da trắng. Chính quyền da trắng kỳ thị Nam Phi thành lập các vùng gọi là Bantustan, để cô lập hóa người da đen. Các vùng này chiếm 13% tổng số diện tích Nam Phi. Những người da đen tiếp tục sống trong các vùng của người da trắng, khoảng 50% tất cả, từ từ mất các quyền dân sự. Chính sách Apartheid kỳ thị này khiến cho Liên Hiệp Quốc năm 1973 đã phải tuyên bố nó là tội phạm chống lại nhân loại. Nhưng các nghị quyết cấm vận kinh tế từ năm 1962 chống lại Nam Phi đã không có kết qủa, vì luôn luôn bị Hoa Kỳ bỏ phiếu chống. Lý do vì Nam Phi cung cấp Uranium và nhiều quặng mỏ khác cho Hoa Kỳ. Chế độ kỳ thị chủng tộc kèo dài mãi cho đến năm 1991, khi chính phủ của tổng thống Frederik de Klerk bắt đầu chương trình cải tổ quốc gia, hủy bỏ chế độ kỳ thị, trả tự do cho ông Nelson Mandela thuộc đảng Quốc Đại, và mời ông tham gia trong chính quyền. Ngày 17 tháng 4 năm 1994 trong cuộc tổng tuyển cử tự do dân chủ đầu tiên ông Nelson Mandela đã được bầu làm tổng thống Nam Phi.

Tuy Nam Phi rất giầu tài nguyên nhưng đa số dân, đặc biệt người da đen, vẫn phải sống trong cảnh nghèo túng, không có điện nước, và cũng chưa được hưởng các săn sóc y tế giáo dục đúng mức phải có. Dân nghèo sống trong các vùng ngoại ô vẫn chưa là các công dân với mọi quyền của họ.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Wilfrid Fox Napier, Tổng Giám Mục Durban, về biến cố đáng ghi nhớ này.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y nghĩ gì về biến cố kỷ niệm lịch sử này?

Đáp: Đó đã là một thời điểm đặc biệt đối với chúng tôi. ”Phi châu tốt đẹp hơn” đã là kiểu chuyển tiếp xảy ra tại Nam Phi. Cách thế duy nhất trong đó tôi có thể nghĩ tới chúng tôi đó là ”Phi châu tốt đẹp hơn”. Nam Phi là quốc gia duy nhất, nơi người ta chờ đợi sự thay đổi từ một chế độ sang một chế độ khác xảy ra trong vất vả mệt nhọc, nhưng lại là nơi việc chuyển tiếp xảy ra một cách nhẹ nhàng nhất. Và chúng tôi biết ơn Thiên Chúa, bởi vì tôi biết rằng có rất nhiều người dân thường đã cầu nguyện, cách riêng trong ngày thứ năm. Các phụ nữ đã chọn ngày thứ năm như ngày cầu nguyện cho hòa bình tại Nam Phi. Và tôi cho rằng chính nhờ các lời cầu nguyện ấy mà sự thay đổi đã xảy ra một cách êm thắm như vậy.

Hỏi: Ngày nay 20 năm sau các thay đổi ấy, đâu là các niềm hy vọng Đức Hồng Y có đối với các cuộc bầu cử tới đây?

Đáp: Tôi hy vọng rằng người dân, trong một cách thức nào đó, đã trưởng thành khá để biết rằng lá phiếu của họ là lá phiếu bầu kín. Nó qúy báu và tùy họ muốn bỏ phiếu cho ai thì bỏ. Họ không được để cho mình bị đe dọa bởi những người nói: ”Một cách nào đó thế nào chúng tôi sẽ biết qúy vị bỏ phiếu cho ai”. Hy vọng thứ hai của tôi là những người phải bỏ phiếu làm điều đó không phải vì những lý do truyền thống - ”Tôi đã luôn luôn bỏ phiếu cho đảng này” - nhưng phải tự hỏi ”Cái gì sẽ duy trì được công ích nhất và một cách hữu hiệu nhất?” Đây phải là tiêu chuẩn mà người đi bầu phải theo, khi họ bỏ phiều.

Hỏi: Đức Hồng Y đã về Roma để viếng mộ hai thánh Phêrô Phaolo và thăm Tòa Thánh cách đây ít ngày. Đức Hồng Y đem theo những gì trong các lời của Đức Thánh Cha, sau khi gặp gỡ ngài?

Đáp: Tôi nghĩ là chúng tôi phải sao chụp toàn văn bản và phân phát cho tất cả mọi người để tất cả mọi người đều biết những gì Đức Thánh Cha đã nói. Nhưng tôi nghĩ chúng tôi cũng phải thêm cái gì đó của chính mình: đâu đã là các kinh nghiệm của chúng tôi trong cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô, được ngồi gần ngài, nói chuyện với ngài, trao đổi vài ý kiến với ngài và có cảm tưởng sâu đậm rằng Đức Giáo Hoàng không coi mình như là người ở ngoài hay ở bên trên các Giám Mục, nhưng là một trong các Giám Mục. Ý thức của ngài về tính cách giám mục đoàn là một thực tại sống động. Ngài đã gây kinh ngạc, khi nói với chúng tôi: “Chúng ta là anh em và tôi cần anh em biết điều này và điều này”, các vấn đề rất nghiêm trọng. Và đó đã là một khích lệ biết bao! Vì thế ngài là Giáo Hoàng, ngài có vấn đề này và biết rằng cả chúng tôi cũng có vấn đề đó và muốn chia sẻ nó với chúng tôi. Trong sự chia sẻ ngài rất cởi mở, bởi vì chúng tôi trả lời ngài về kiểu phải đương đầu với vấn đề như thế nào.

Hỏi: Xem ra Đức Thánh Cha Phanxicô chú ý tới mọi tình hình mà ngài tiếp cận. Trong diễn văn ngài đã đề cập tới biết bao nhiêu vấn đề: ngài đã nói tới nạn gian tham hối lộ, tới trẻ mồ côi vì bệnh liệt kháng AIDS vv... có đúng thế không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Vâng, đúng vậy. Đức Thánh Cha đã đề cập tới tất cả các vấn đề đó. Tôi có cảm tưởng - bởi vì tôi đã đọc và lắng nghe diễn văn - tôi có cảm tưởng ngài đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề trong mọi trường hợp. ”Đây là chính xác nơi chúng ta đang đứng”, ngài biết nó là chuyện gì. Tôi biết rằng ngài sẽ cầu nguyện cho chúng tôi, sẽ giúp chúng tôi, và nếu chúng tôi có cần một lời khuyên, thì ngài sẽ cho chúng tôi một lời khuyên...

Hỏi: Đức Hồng Y đã nhắc tới Ngày cầu nguyện cho hòa bình Nam Phi trước các cuộc bầu cử hồi năm 1994. Năm nay có xảy ra điều tương tự như cách đây 20 năm không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Có. Chúa Nhật 27 tháng 4 vừa qua là Ngày cầu nguyện cho Nam Phi, để tái trao ban sức mạnh cho điều đã xảy ra cách đây 20 năm, khi chúng tôi đang ở trong cuộc khủng hoảng và khám phá ra rằng cách thế duy nhất giúp ra khỏi cuộc khủng hoảng đó đối với chúng tôi đó là Thiên Chúa, bằng mọi cách và phải có Người hiện diện giữa chúng tôi. Ngày cầu nguyện hồi đó đã là ngày 27 tháng 4, ngày kỷ niệm sự thay đổi. Tôi chắc chắn rằng chúng tôi cũng sống cùng điều đó. Và tôi tin rằng Thiên Chúa lắng nghe các lời cầu ấy, bởi vì Ngài biết là chúng đến từ con tim, từ những người nói: ”Chúng ta hãy cầu nguyện, bởi vì chúng ta cần có Thiên Chúa trong cuộc sống chúng ta”, chứ không phải để được một phép lạ. Chúng tôi cần có Thiên Chúa trong cuộc sống chúng tôi. (RG 29-4-2014)
 
Cuộc thăm viếng của Đức Phanxicô tại Đất Thánh sẽ là viên đá góc xây dựng hòa bình
Vũ Văn An
19:26 14/05/2014
Tin Zenit ngày 14 tháng 5 cho hay: trong một buổi ăn sáng với các đại sứ và nhà báo tại Rôma hôm thứ Ba vừa qua, đại sứ Do Thái bên cạnh Tòa Thánh, Zion Evrony, cho rằng cuộc viếng thăm xứ sở ông của Đức GH Phanxicô sẽ hết sức tích cực và sẽ thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đối thoại liên tôn và hòa bình trong vùng.

Vào Chúa Nhật, 25 tháng 5, Đức GH sẽ viếng thăm Israel. Đại sứ cho rằng: cuộc viếng thăm này sẽ là viên đá góc mới có tầm quan trọng lịch sử, không những cho các liên hệ giữa Israel và Tòa Thánh mà còn giữa Giáo Hội Công Giáo và dân tộc Do Thái nữa.

Buổi gặp gỡ trên được Mediatrends, một qũy của Tây Ban Nha nhằm cổ vũ Văn Hóa Xã Hội, tổ chức.

Được Zenit hỏi về ý nghĩa của việc Đức Giáo Hoàng, trong cuộc viếng thăm này, được tháp tùng bởi một Giáo Trưởng Hồi Giáo và một Giáo Sĩ Do Thái Giáo, Đại Sứ Evrony trả lời rằng đây là một điều rất tích cực. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng cử chỉ này rất quan trọng đối với việc cổ vũ cuộc đối thoại liên tôn, vốn là căn bản cho việc hiểu biết nhau vì hòa giải và hòa bình".

Ông cho biết thêm: “cuộc đối thoại liên tôn cũng có thể dành chỗ cho việc hiểu nhau về chính trị… Cuộc du hành của một vị giáo hoàng mà lại được sự tháp tùng của một vị lãnh đạo Hồi Giáo và một giáo sĩ Do Thái Giáo, nghĩa là gồm tới ba đại biểu của ba tôn giáo độc thần vĩ đại, chắc chắn sẽ gây một tác động nền tảng tại Đất Thánh”.

Trả lời câu hỏi của Đại Sứ Á Căn Đình bên cạnh Tòa Thánh là Ông Juan Pablo Cafiero về tác động của cuộc viếng thăm Israel bởi một vị giáo hoàng người Châu Mỹ La Tinh, Đại sứ Evrony nhắc mọi người nhớ rằng Đức Phanxicô “xuất thân từ một xứ sở nơi ngài từng viếng thăm một nguyện đường Do Thái trước khi làm giáo hoàng. Ngài đã tạo được nhiều liên hệ tốt đẹp với cộng đồng Do Thái tại Á Căn Đình, và từng tham dự một chương trình truyền hình với Giáo Sĩ Skorka”. Hơn nữa, “trải nghiệm bản thân của mỗi vị giáo hoàng đều gây ảnh hưởng tới mối liên hệ, tới phong thái và bản chất của cuộc thăm viếng”.

Trong các cuộc thăm viếng Israel của ba vị giáo hoàng Phaolô VI, Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI, tất cả đều là người Âu Tây, Đại Sứ Evrony lưu ý đặc biệt tới Đức Gioan Phaolô II “người đã lớn lên trong một thành phố gần Krakow nơi vốn có một cộng đồng Do Thái quan trọng; ngài có bằng hữu người Do Thái và có dịp chứng kiến tận mắt các kinh hoàng của Nạn Diệt Chủng (Holocaust). Ngài lại có mặt tại một thành phố gần Auschwitz và điều này quan trọng đối với mối liên hệ của ngài với cộng đồng Do Thái, một liên hệ vốn đã bắt đầu từ Đức Gioan XXIII”.

Đại sứ cũng nhắc tới việc “Đức GH Phanxicô là nhân chứng của hai vụ tấn công tại Á Căn Đình, một vào tòa đại sứ Israel, và một vào Jewish Mutual, và lúc nào ngài cũng biểu lộ một cảm thức tương cảm và đồng hóa mình với các đau khổ của dân tộc Do Thái”. Ông nói thêm, trước khi làm giáo hoàng, Đức Phanxicô “đã đưa ra lời tuyên bố chống chủ nghĩa khủng bố, đã lên tiếng chống lại việc sử dụng bạo lực nhân danh tôn giáo và nhân danh Thiên Chúa, điều ngài luôn cho là không thể chấp nhận được”.

Đại sứ Do Thái cho biết Cha Jorge Bergoglio từng thăm Israel hồi tháng Mười năm 1973, khi còn là bề trên tỉnh Dòng Tên, và dịp đó, ngài thăm Galilê hai ngày rồi tới Giêrusalem. Tuy nhiên, cuộc tranh chấp Yom Kippur lúc ấy buộc ngài phải ở trong khách sạn, nên “ngài dành phần lớn thì giờ đọc Sách Thánh chứ ít có dịp thăm Israel”.

Trả lời câu hỏi của Đại Sứ Costa Rica bên cạnh Tòa Thánh là Ông Fernado Sanchez Campos về diễn trình hòa bình, Đại Sứ Evrony nhìn nhận rằng “vào lúc này, diễn trình hòa bình đã bị dừng lại” nhưng Đức Giáo Hoàng là nhà lãnh đạo tinh thần rất vĩ đại, một sứ giả của hòa bình, chắc chắn sẽ lấy “việc tranh đấu cho hòa bình” làm chủ đề chính cho các diễn văn và bài giảng của ngài.

Ông nói rằng “khi tới Israel, ngài chắc hẳn sẽ đàm đạo với các nhà lãnh đạo tôn giáo, với cộng đồng Kitô hữu, là cộng đồng có mấy ngàn thành viên, và các sứ điệp hòa bình của ngài sẽ có một tác dụng rất mạnh và rất chính yếu” vì ông cảm thấy rằng “các nhà lãnh đạo tôn giáo có thể giúp làm giảm sự hận thù vốn có giữa hai bên của cuộc tranh chấp và góp phần vào việc bắc cầu”.

Về đối thoại liên tôn, ông nói thêm “cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng sẽ đem lại những kết quả tích cực, 50 năm sau văn kiện Nostra Aetate, lúc chúng ta nghĩ tới các liên hệ với Tòa Thánh”. Và ông mô tả cuộc viếng thăm này là “cơ hội để tìm ra những cách thế mới để cải thiện mối liên hệ đối thoại”.

Chờ mong gì ở cuộc thăm viếng

RomeReports.com, ngày 14 tháng 5, cho rằng có rất nhiều chờ mong nơi cuộc viếng thăm Israel sắp tới của Đức Phanxicô. Ngài sẽ tới Jordan, Palestine và Israel trong ba ngày viếng thăm ngắn ngủi, từ Thứ Bẩy 24 tới Thứ Hai 26 tháng 5. Đây sẽ không phải là cuộc viếng thăm chính trị, nhưng có thể có nhiều hệ luận chính trị.

Một ngày sau khi gặp Thượng Phụ Đại Kết của Constantinople, Đức Giáo Hoàng sẽ viếng Bức Tường Than Khóc. Đại Sứ Do Thái Zion Evrony nói rằng “Bức Tường Phía Tây, hay Bức Tường Than Khóc, là bức tường duy nhất còn lại của Đền Thờ Do Thái. Đây là gốc rễ lịch sử của chúng tôi, đây là nơi thánh thiêng nhất của Do Thái Giáo”.

Đại Sứ cho biết: bất chấp các việc vẽ bậy bạ chống Kitô Giáo gần đây tại các Nơi Thánh ở Giêrusalem, ông cho biết các biến cố này chỉ lẻ tẻ và xứ sở ông trông mong được thấy Đức Giáo Hoàng tới thăm.

Ông nói: “Tại nhiều nơi ở Trung Đông, cộng đồng Kitô hữu vốn bị tấn công, chứ không hẳn ở Israel. Ở Israel, họ được hưởng tự do trọn vẹn và các quyền bình đẳng”.

Tuy nhiên, Đức Hồng Y Edwin O’Brien, người Mỹ, một nhân vật thuộc Hội Kỵ Sĩ Mồ Thánh, thì cho rằng tình hình ở đấy phức tạp hơn thế, nhất là đối với những người sống dọc West Bank, nơi các khu định cư của người Do Thái đang mồi lửa cho các căng thẳng giữa Israel và Palestine.

Ngài nói: “một số người thậm chí còn không được thăm gia đình của họ. Một số khác phải mất cả ngày mới được chấp thuận vượt tường tới nông trại của họ v.v…”

Hiện có vào khoảng 160,000 Kitô hữu sống tại Israel. Trong nhiều năm qua, nhiều người đã quyết định trốn khỏi cảnh bách hại trực tiếp hay gián tiếp tại Trung Đông, khiến các Kitô hữu ở đây càng trờ thành một nhóm thiểu số nhỏ hơn.

Đức HY O’Brien cho rằng “Đối với thế giới Kitô Giáo, chúng ta rất cần hiện diện ở đây để các định chế và các cơ sở của ta không trở thành các đồ trưng bày của viện bảo tàng”.

Hồi còn là tổng giám mục Buenos Aires, Đức GH Phanxicô đã có một lịch sử đối thoại liên tôn khá dài. Nay, hàng triệu người hy vọng rằng cuộc viếng thăm của ngài sẽ làm mới lại các cuộc thương thuyết hòa bình và ít nhất, cũng làm giảm căng thẳng trên cả hai bình diện chính trị và tôn giáo. Đại Sứ Evron hy vọng rằng “Cá nhà lãnh đạo tôn giáo đôi khi có sức giúp làm giảm căng thẳng giữa đôi bên của cuộc tranh chấp. Tôi tin chắc rằng khi ngài tới Israel, sứ điệp hòa bình của ngài sẽ có tác động”.
 
Top Stories
Cambodge - Mgr Figaredo: « Nos communautés sont petites mais elles attirent car elles débordent de vie »
Eglises d'Asie
07:06 14/05/2014
Le Secours catholique - Caritas France organise sa Campagne internationale annuelle du 12 au 28 mai 2014. Dans ce cadre, l’association a invité trois grands témoins, dont Mgr Enrique ('Kike') Figaredo. Jésuite espagnol, président de Caritas Cambodge, Mgr Figaredo est préfet apostolique de Battambang depuis 2000 (1). Il répond ici aux questions d’Eglises d’Asie.

Eglises d’Asie : Le 2 juillet 2000, vous étiez ordonné préfet apostolique de Battambang. Dans votre homélie, vous disiez alors : « Nous sommes appelés à marcher ensemble sur les routes si difficiles du Cambodge et à trouver les beautés du royaume de Dieu sur les chemins que nous empruntons chaque jour. » Près de quatorze plus tard, toujours responsable de la préfecture apostolique de Battambang, comment décrieriez-vous les beautés et les difficultés du Cambodge ?

Mgr Enrique Figaredo, SJ : La première des difficultés que je soulignerais est la pauvreté, voire l’extrême pauvreté dans laquelle vit une très, une trop grande part de la population cambodgienne. Cette pauvreté a des implications très concrètes sur l’espérance de vie des gens, sur leur santé, sur leur accès à l’éducation. Trop de personnes en sont réduites à tenter de survivre et ne jouissent d’aucune stabilité dans leurs conditions de vie.

La conséquence de cet état de fait est un mouvement migratoire aussi important que continu. Les gens, les jeunes en particulier, quittent notre région de Battambang, qui est une région principalement rurale, pour aller chercher à vivre dans les grandes villes, à Siem Réap, à Sihanoukville ou à Phnom Penh. Mais ils sont très nombreux également à émigrer, en Thaïlande notamment.

La difficulté est que nos communautés perdent ainsi leurs éléments les plus dynamiques et se vident de l’intérieur. Les amitiés que nous nouons demeurent certes, mais l’éloignement fait que nombreux sont ceux que nous perdons de vue. Et je ne dis rien des difficultés que ces personnes rencontrent dans leur nouveau lieu de vie, en ville, dans les bidonvilles plutôt !

Depuis l’an 2000, en quatorze ans, j’ai vu bien sûr des améliorations. La croissance économique du pays est réelle, mais les richesses ne sont pas réparties équitablement. La richesse produite se concentre entre quelques mains et l’homme de la rue n’en voit pas vraiment les fruits. La pauvreté reste endémique. Dans les communautés dont nous avons la charge, dans les établissements que nous animons, je vois bien que les jeunes progressent ; ils acquièrent une éducation, une formation, un métier ; la plupart arrivent à trouver un travail, mais ces progrès ne se diffusent que très lentement dans la société. Vous devez vous rappeler que nous formons qu’une communauté très petite et que nos moyens sont limités.

Les dernières élections législatives, dont les résultats sont contestés, ont été suivies de manifestations populaires importantes. Comment les interprétez-vous ?

Je ne peux parler que des jeunes qui sont autour de nous, catholiques ou non, ceux que nous côtoyons chaque jour. Ce qu’ils veulent avant tout, c’est que les choses changent. Ils souhaitent un gouvernement qui rende des comptes. Mais cela ne veut pas forcément dire qu’ils sont prêts à s’engager en politique. Je constate que les jeunes souhaitent avant tout améliorer leur vie quotidienne. Pour ceux que nous formons dans nos écoles et qui parviennent à finir leurs études, il existe des possibilités de s’en sortir. Ils trouvent à s’employer dans les grandes villes, dans les hôtels, les sociétés privées, les banques ou les ONG, mais ils ne sont pas la majorité. Tous ceux qui sortent du système scolaire public sans diplôme font face à de très grandes difficultés. Ils partent en grand nombre à l’étranger.

Quant aux manifestations elles-mêmes, les catholiques, les jeunes catholiques ont été nombreux à y participer, mais comme nous sommes très peu nombreux, cela ne se voit pas forcément. Ils y sont allés parce qu’ils sont à l’image du reste de la jeunesse cambodgienne ; ils ont soif de justice, ils en ont assez de la corruption et ils veulent que les droits de l’homme soient respectés.

Pour notre part, nous le clergé, nous avons essayé de les former pour qu’ils soient des acteurs de la non-violence. Ce dont ce pays a besoin, ce n’est pas d’un surcroît de violence mais que les choses changent réellement et de manière pacifique. Nous avons multiplié ces derniers mois les séminaires de formation autour de ces thèmes. Cela a été aussi l’occasion de contacts approfondis avec les bouddhistes, les moines notamment. L’Université bouddhiste de Battambang nous a ainsi contactés et nous avons pu y donner des conférences sur la doctrine sociale de l’Eglise. Cela a été l’occasion de belles discussions et de vraies rencontres.

Vous évoquez les jeunes qui partent pour les grandes villes ou l’étranger. Quelles sont les conséquences de ces départs sur votre travail missionnaire ?

Un des principaux axes de notre travail pastoral est de construire, d’édifier des communautés qui sont comme des familles. Le lien social a beaucoup souffert au Cambodge du fait de l’Histoire de ces dernières décennies et le développement économique actuel n’aide pas vraiment à le reconstruire. Que ce soit dans nos établissements d’enseignement, dans les centres pour handicapés, mentaux ou physiques, dans les maisons pour personnes âgées, nous veillons toujours à édifier la communauté, que les gens qui en sont membres se sentent solidaires et que cette solidarité vivante attire ceux qui sont à l’extérieur. Beaucoup de nos projets s’appuient sur une dimension agricole ; nous fournissons la terre et des familles peuvent s’y installer. Mais je dois dire que le développement agricole n’est pas une priorité du gouvernement.

Combien de catholiques comptez-vous dans la préfecture apostolique de Battambang ?

Quand je suis arrivé en 2000, les registres indiquaient 3 000 catholiques environ. Les catéchumènes sont nombreux au Cambodge et aujourd’hui près de 6 000 personnes sont inscrites sur les registres paroissiaux. Mais si toutes ces personnes ont reçu le baptême, cela ne veut pas dire qu’elles sont impliquées ou actives dans l’Eglise. Le nombre des communautés croît cependant. En 2000, nous comptions quinze paroisses ; elles sont au nombre de vingt-sept désormais. Les gens viennent très nombreux à la messe. Le plus souvent, ils ne sont pas baptisés mais ils sont attirés par la beauté de la liturgie, par l’atmosphère spirituelle, par l’ambiance festive aussi, les chants et les danses notamment. Nos visiteurs sont toujours frappés de la quantité de jeunes, d’enfants même, qui viennent aux offices. L’église est un centre de vie, les activités autour sont nombreuses et l’ensemble est plein de vie ! … et plein de non-catholiques ! Certains entrent en catéchuménat, mais pas tous.

Le Cambodge est un pays bouddhiste d’un point de vue culturel et religieux. Pourquoi ces jeunes fréquentent-ils une paroisse catholique ?

Nos communautés se caractérisent, je crois, par la vie. Elles débordent de vie et, pour ce qui est de la liturgie, les jeunes y trouvent une certaine forme de beauté. C’est la rencontre avec les autres, l’expérience d’un certain bonheur et de la joie, qui les amènent à connaître Jésus. Encore une fois, tous ne font pas cette expérience mais c’est le cas pour certains. Dans les campagnes, les distractions sont rares et la vie paroissiale, là où il y a une paroisse, offre une occupation de choix ! Ils savent aussi que nous attachons à une grande importance à la formation, à l’éducation et que nous enseignons des valeurs. Ils y sont sensibles. Ils sont bouddhistes par tradition et par leur culture mais il n’y a pas d’animosité dans la société envers le christianisme.

Comment est perçu le christianisme ?

Il est évident que les Cambodgiens perçoivent le christianisme comme une religion venue de l’étranger. L’Eglise catholique, les Eglises chrétiennes sont encore animées en grande partie par un personnel missionnaire. Mais le christianisme est accepté comme faisant partie du paysage.

Il ne faut toutefois pas cacher le fait que beaucoup viennent à l’église parce qu’ils imaginent, à tort ou à raison, qu’ils vont pouvoir y apprendre une langue étrangère ou que c’est le lieu où ils pourront recevoir une formation. Le problème est qu’une fois qu’ils ont obtenu une formation, en langue, en informatique, en d’autres domaines, ils partent pour trouver un travail et nous les perdons de vue le plus souvent. Un de nos défis est de garder un lien avec ceux qui partent en ville ou à l’étranger pour trouver un travail.

Le clergé est principalement un clergé missionnaire. Peut-on penser que votre successeur sera un prêtre khmer ?

Cela serait merveilleux et souhaitable, mais il est sans doute trop tôt pour penser qu’il en sera ainsi. Actuellement, deux de nos prêtres sont cambodgiens et en novembre un troisième devrait être ordonné pour Battambang. Ils ont tout à fait la capacité, un jour prochain, d’assumer la responsabilité de la préfecture apostolique. Mais si je devais rester réaliste, je dirais qu’il est plus probable que mon successeur soit un prêtre originaire d’Asie. A Battambang, il n’y a que deux prêtres non-Asiatiques : un prêtre de Colombie, le P. Pedro, et moi-même ; les neuf autres viennent d’Indonésie, des Philippines, de Corée, de Thaïlande et d’Inde. Cela crée une ambiance bien plus asiatique qu’européenne !

En août prochain sont organisées en Corée les Journées asiatiques de la jeunesse. En serez-vous ?

Non, pas personnellement. Mgr Olivier Schmitthaeusler, MEP, vicaire apostolique de Phnom Penh, est responsable de la jeunesse pour notre petite Eglise du Cambodge. Il ira, accompagné d’une délégation de trente jeunes, dont sept venus de mon diocèse. C’est un temps très important pour nous. Je vous ai dis que nos communautés étaient en grande partie formées de jeunes, mais bien évidemment ils se sentent plutôt seuls au sein d’un pays où les chrétiens sont un tout petit nombre (20 000 catholiques pour 15 millions d’habitants). Alors, être en contact avec une foule considérable de jeunes chrétiens, c’est une expérience unique, une expérience spirituelle. C’est faire l’expérience du corps mystique que représente le peuple de Dieu réuni en son Eglise. C’est très important et nous nous y préparons depuis des mois ! Et depuis que nous savons que le pape y sera lui aussi, c’est encore plus un événement…

Comment caractériseriez-vous vos relations avec les autorités ?

Localement, elles sont bonnes. Quant au gouvernement à Phnom Penh, notre position est que nous ne sommes ni pour lui ni contre lui, nous sommes pour que des changements aient lieu. Dans notre travail à travers la Caritas, dans nos contacts avec les autorités locales, nous poussons toujours à ce que les changements soient entrepris pour le bien des gens.

Quant à ce que sera l’avenir de ce pays, je n’en sais rien. Nous voyons que des personnes sont toujours plus corrompues mais nous pouvons aussi percevoir des signes de changement. Une génération nouvelle se profile à l’horizon. Ces futurs responsables ont été mieux formés, ils ont plus l’habitude du dialogue, ils ont été formés à l’étranger ou en contact avec l’étranger. Avec eux, on peut raisonnablement espérer que la situation pourra aller vers un mieux. Je veux me montrer optimiste, même s’il faut se garder de tout excès d’optimisme. Les pays voisins du Cambodge, le Vietnam, le Laos, la Thaïlande, au-delà de leurs différences, ne brillent pas par leur absence de corruption et leurs élites ne sont donc pas forcément un exemple pour les dirigeants cambodgiens. De plus, le « progrès » économique généré par les investissements étrangers, que ceux-ci viennent de Chine, de Taiwan, de Corée ou d’ailleurs, n’est pas nécessairement positif. En cheville avec les dirigeants cambodgiens, ces investisseurs accaparent les ressources naturelles du pays, exploitent sa main-d’œuvre mais, au final, très peu de richesses bénéficient vraiment à la population. C’est un vrai souci.

L’un des atouts de ce pays est l’extraordinaire jeunesse de sa population. Je vous ai dis combien étaient préoccupantes les inégalités et la faiblesse du système éducatif ; c’est vrai, mais il faut aussi considérer le dynamisme dont la jeunesse cambodgienne est porteuse. Dans nos églises, la majorité de l’assistance est formée de jeunes, des enfants, des adolescents et de jeunes adultes. Beaucoup ne sont pas baptisés mais ils peuvent être touchés par l’Evangile et le Christ. Ils me donnent beaucoup d’espoir lorsque je réfléchis à l’avenir de ce pays et de l’Eglise qui y chemine. Dieu seul le sait, mais, parmi eux se trouve sans doute mon successeur ou le successeur de mon successeur !

(1) Préfet apostolique de Battambang, l’une des trois circonscriptions de l’Eglise catholique au Cambodge, Mgr Figaredo est aussi le vice-président de la CELAC (Conférence 2piscopale du Laos et du Cambodge).
Né en Espagne le 21 septembre 1959, Mgr Enrique Figaredo Alvargonzales est entré dans la Compagnie de Jésus en 1979, avant d’être prêtre en 1992.
En 1985, durant ses études universitaires, il s’engage comme volontaire auprès du Service jésuite aux réfugiés (JRS) et travaillera aux cotés des réfugiés cambodgiens dans un camp en Thaïlande. Ses études terminées (diplômé d’économie, de théologie et de philosophie), Mgr Figaredo se rend au Cambodge afin d’aider les personnes mutilées par les mines anti-personnel. En 1991, il participe à la création de Banteay Prieb (‘la maison de la colombe’), centre d’accueil et de formation pour les enfants victimes de la guerre.
Mgr Figaredo est très impliqué sur les questions liées à l’éducation, à la formation des populations défavorisées et des jeunes enfants handicapés mentaux. Il tient un blog (ici).

(Source: Eglises d'Asie, le 14 mai 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhóm dự tu Nghệ An hội ngộ và tĩnh tâm ngày cầu cho Ơn Thiên Triệu
G.B Nguyễn Năng
17:45 14/05/2014
NGHỆ AN - Làm sao giới trẻ có thể nhận biết tiếng Chúa gọi? Làm sao để tiếng gọi của Chúa không bị bóp nghẹt bởi những tiếng gọi xung quanh? Làm sao để xác định đúng, chọn lựa đúng, và can đảm bước đi trên những chọn lựa đó? Từ những thao thức này, nhân ngày quốc tế cầu nguyện cho ơn gọi, 11.05.2014, Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, tại giáo xứ Thuận Nghĩa, Ban mục vụ ơn gọi giáo phận Vinh đã long trọng tổ chức chương trình tĩnh tâm lần thứ I cho hơn 140 em dự tu sắp thi vào Đại chủng viện.

Hình ảnh

Vào lúc 8 giờ, ngày gặp gỡ tĩnh tâm được bắt đầu bằng lời phát biểu khai mạc cha Đặc trách ơn gọi Antôn Nguyễn Văn Đính. Hiện diện với ngài có cha giảng phòng G.B Nguyễn Kim Đồng Giám đốc TCV Xã Đoài, quý cha trong Ban mục vụ ơn gọi giáo phận cùng với hơn 140 anh em dự tu thực tập tại các giáo xứ thuộc khu vực Nghệ An.

“Đến và ở lại với Người”

Trong bầu khí tĩnh lặng của ngày tĩnh tâm, các anh em dự tu được cha giảng phòng dẫn đưa đến với những đáp giải riêng tư, tự chất vấn trước ánh sáng của lời Chúa: Các anh tìm gì thế? (Ga1,38), tìm tiền bạc, phương tiện, danh vọng... hay tìm chính Đức Kitô? Mỗi người được mời gọi "đến mà xem" và "ở lại với Người"(Ga1,39). Lời mời gọi đẩy bí ẩn những luôn hấp dẫn, làm cho mỗi người khao khát muốn tìm kiếm Chúa hơn. Muốn không thất vọng chán chường hay vỡ mộng nuối tiếc, mỗi người được mời gọi hãy lột bỏ con người cũ của mình, lột bỏ những thành kiến, những bản tính thấp hèn của tham sân si để ở lại một cách trọn vẹn và toàn tâm toàn ý với Người. Lúc này, mỗi người đã biết tự hỏi: Tôi có tìm kiếm Chúa hay không? Tôi có theo vết chân Người không? Và tôi có ở lại với Người không? Để rồi tự tìm ra tiếng gọi đích thực của đời mình.

Theo hướng dẫn của cha giảng phòng, mỗi người bước đến chỗ riêng tư nơi chỉ có Đức Kitô thầm thì với họ. Nơi đây, họ được mời gọi trút bỏ mọi gánh nặng của âu lo, của những toan tính thường nhật để đến với Chúa và lắng nghe tiếng Người. Đồng thời, họ nói lên những tâm tư sâu lắng, những thao thức, những khát vọng, để rồi chính Chúa hướng dẫn cuộc đời họ. Và từ đó, mỗi người đưa ra những chọn lựa theo Thánh ý của Chúa. Cũng trong bầu khí đó, anh em dự tu được biến đổi trong bí tích Hòa giải qua quý cha thuộc Ban mục vụ ơn gọi giáo phận.

Hội thảo và thánh lễ

Từ 13 giờ 30 – 15 giờ, các em được quý cha hướng dẫn thảo luận về chủ đề: "Động lực ơn gọi". Các em được mời gọi khám phá lại chọn lựa của mình, đâu là động lực chính yếu mà mỗi người muốn theo đuổi. Từ đó, đưa ra những cân nhắc cho riêng mình, gạt bỏ những tư tưởng đời thường không phù hợp với tư tưởng của Thiên Chúa. Hơn thế nữa, mỗi người được thúc bách đi sâu vào tận cùng của cõi lòng mình để tìm kiếm tiếng gọi của Chúa. Các em đã có một buổi thảo luận sôi nổi, mỗi người được bộc bạch, được sẻ chia những tâm tư của mình và thấu hiểu hơn, xác định rõ ràng hơn cho con đường theo đuổi ơn gọi.

Thật ý nghĩa biết bao, ngày tĩnh tâm được bế mạc bằng thánh lễ Chúa Chiên Lành lúc 15 giờ, thánh lễ cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu. Cha Giuse Hoàng Đức Nhân đã chủ tế thánh lễ, đồng tế với ngài có Cha quản hạt Thuận Nghĩa Antôn Trần Văn Đính, Cha Giám đốc Tiền chủng viện Xã Đoài G.B Nguyễn Kim Đồng. Hiệp dâng cùng quý cha có140 em dự tu, 60 em thuộc lớp mần ơn gọi giáo xứ Thuận Nghĩa và đông đảo cộng đoàn giáo xứ Thuận Nghĩa.

Chia sẻ trong thánh lễ, Cha Giám đốc Tiền Chủng viện đã gợi mở cho cộng đoàn thấy Đức Kitô là Người Mục Tử Nhân Lành, là Đấng chăn chiên đầy yêu thương, Đấng đến cho chiên được sống và sống dồi dào, và sẽ dẫn đưa đoàn chiên đến với đồng cỏ xanh tươi là Nước Trường Sinh. Qua đây, ngài cũng mời gọi anh em dự tụ hãy can đảm bước theo Đức Kitô trước nhiều thách đố của chủ nghĩa thế tục, đồng thời nỗ lực kiên vững trước những yếu hèn của kiếp người để đến với Đức Kitô trong sự dấn thân trọn vẹn, và trở thành người mục tử nhân lành như lòng Chúa ước mong.

Chương trình tĩnh tâm khép lại lúc 16 giờ, anh em dự tu lên đường trong niềm hân hoan của một ngày sống trọn vẹn trong cánh tay của Chúa Chiên Lành, bước đi vì niềm vui tìm lại được chính mình trong bí tích Hòa giải và sẵn sàng dấn thân cho lý tưởng phục vụ cao đẹp.
 
Đồng hương Trà Vy Thái Bình mừng lễ bổn mạng tại Giáo Xứ Tân Việt Sàigòn
Vũ Đỗ Hoàng Tuấn
21:38 14/05/2014
ĐỒNG HƯƠNG TRÀ VY: YÊU THƯƠNG - GẮN KẾT - ĐỠ NÂNG

Thánh lễ mừng kính thánh Giuse lao động được những người con Trà Vy xa quê tổ chức tại giáo xứ Tân Việt (hạt Tân Sơn Nhì, giáo phận TP.HCM) vào sáng ngày 30.4.2014. Chủ tế là linh mục Giuse Nguyễn Văn Uy - hạt trưởng Hòa Thanh, chính xứ Lai Ổn (giáo phận Xuân Lộc). Cùng đồng tế có các linh mục Giuse Nguyễn Văn Phú - dòng Đaminh, linh mục Hilariô Maria Phạm Ngọc Chính và linh mục Barnaba Maria Dương Hùng Kiệt - dòng Đồng Công.

Xem Hình

Gần 400 thành viên đã về kính Thánh bổn mạng và gặp gỡ nhau trong tình đồng hương. Có sự hiện diện của đông đảo bà con đang sinh sống, làm việc và học tập tại TP.HCM, tỉnh Đồng Nai và vùng phụ cận. Một số người ở tỉnh Cần Thơ, Kiên Giang,… cũng về tham dự. Nét mặt ai cũng hân hoan vì tuy ở nhiều nơi, có nhiều hoàn cảnh nhưng đều có chung một quê hương, một thánh bổn mạng. Cộng đoàn cùng hiệp dâng thánh lễ, tưởng nhớ các linh hồn đã ly trần và cầu nguyện cho các thế hệ đồng hương luôn được ơn lành hồn xác.

Theo các cụ kể lại: Giáo xứ Trà Vy nằm bên tả ngạn sông Hồng, thuộc xã Vũ Công, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Hạt giống đức Tin đã được gieo vãi từ thời vua Gia Long (1802 - 1820) do các vị thừa sai dòng Đaminh đến rao giảng. Trong một thời gian ngắn có khoảng 200 người tin theo. Ngôi nhà nguyện 5 gian bằng gỗ và mái rạ đầu tiên được dựng lên làm nơi cầu nguyện của bà con giáo dân. Khi số giáo dân tăng, nhà nguyện được mở ra bảy gian. Năm 1833, vua Minh Mạng ra sắc chỉ cấm Đạo, nhà nguyện bị dỡ bỏ. Đến năm 1841, vua Thiệu Trị lên ngôi, có cảm tình với Công Giáo. Nhờ đó, các sinh hoạt tôn giáo phát triển mạnh, số giáo dân tăng nhanh.

Năm 1847, vua Tự Đức lên ngôi, ra sắc chỉ cấm Đạo tàn khốc. Các tín hữu Trà Vy vẫn can đảm giữ vững đức Tin. 54 vị đã chịu tử Đạo. Trong đó, thầy giảng Giuse Nguyễn Duy Khang (sinh năm 1832, tử Đạo ngày 6.12.1861) được Giáo Hội tôn phong Hiển thánh cùng các Thánh tử Đạo Việt Nam ngày 19.6.1988. Ngoài ra, còn 14 chứng nhân tử Đạo (có 2 người nữ) đã được ghi tên tuổi trong lịch sử giáo xứ.

Sau Hòa ước Nhâm Tuất 1862, Công Giáo không còn bị bách hại. Giáo họ Trà Vy thuộc xứ Cổ Việt khởi sắc trở lại với sinh hoạt tôn giáo khá phong phú, số giáo dân ngày càng gia tăng. Giáo họ chuẩn bị và xây dựng ngôi thánh đường mới bằng gỗ lim trong suốt 26 năm. Khánh thành vào năm 1895.

Năm 1888, Đức Giám Mục Tông tòa giáo phận Trung Wenceslao Onate Thuận, OP. tách họ Trà Vy với 700 giáo dân khỏi xứ Cổ Việt, để sát nhập vào giáo xứ Thân Thượng mới được thành lập. Đến năm 1937, Đức Giám Mục Tông tòa giáo phận Thái Bình Jean Casado Obispo Thuận, OP. ban sắc lệnh nâng họ Trà Vy lên giáo xứ. Đã có 15 linh mục được các Bề trên sai đến nối tiếp nhau chăm sóc bổn đạo nơi đây…

Ngày 28.10.1992, Đức Giám Mục Thái Bình Phaxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang bổ nhiệm linh mục Giuse Mai Trần Huynh về giáo xứ Trà Vy, tu sửa lại ngôi nhà chung đã xuống cấp. Ngài đã xây thánh đường mới, đài Đức Mẹ La Vang, nhà giáo lý, đài Thánh tử Đạo Giuse Nguyễn Duy Khang, quy tập hài cốt của 14 vị hiền phúc tử Đạo…

Hiện nay, xứ Trà Vy có khoảng 1.400 nhân danh. Giáo xứ tổ chức sinh hoạt hội Têrêsa, Legio Mariae, Nghĩa binh Thánh Thể, Gia trưởng, Hiền mẫu, Huynh đoàn giáo dân Đaminh, các ban Kèn, Trống, Trắc, Giới trẻ, Giáo lý viên… Hội đồng mục vụ và Huynh đoàn giáo dân Đaminh đã tích cực cộng tác với linh mục chính xứ, giúp đỡ bệnh nhân ở trại phong Vân Môn. Đào sâu đức Tin cho thế hệ tương lai, giáo xứ quan tâm đến việc học giáo lý, tổ chức sinh hoạt giới trẻ, đào tạo lễ sinh và vun trồng ơn gọi.

Năm ngoái, trong dịp thăm mục vụ giáo phận Thái Bình, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli - Đại diện không thường trú của Tòa Thánh Vatican ở Việt Nam đã đến thăm giáo xứ Trà Vy và chủ tế thánh lễ cung hiến ngôi nhà thờ tước hiệu “Thánh Giuse công nhân” cùng với Đức Giám Mục giáo phận Thái Bình Phêrô Nguyễn Văn Đệ vào sáng ngày 25.5.2013.

Đồng hương đã có chín linh mục, một chủng sinh và 20 tu sĩ gốc Trà Vy. Nhiều người con giáo xứ Trà Vy đã di cư vào miền Nam nhưng vẫn không quên cội nguồn, vẫn yêu thương, gắn kết và nâng đỡ nhau. Hội đồng hương với những thành viên nhiệt tâm mời gọi các gia đình quy tụ lại trong ngày lễ kính thánh Giuse lao động, ngày mừng Thánh Tổ Giuse Giuse Nguyễn Duy Khang tử Đạo… Các bạn thanh niên vào Nam học tập cũng gắn kết và nâng đỡ trong Ban Giới trẻ không chỉ qua sinh hoạt, mà còn rủ nhau đến Đan viện Xitô (Vũng Tàu) tĩnh tâm trong mùa Vọng 2013.

Đầu năm 2014, với hai nhân sự được bổ sung thêm, Ban Phục vụ đồng hương nhiệm kỳ 2013 - 2017 có được 6 người. Ban Phục vụ có kế họach đi đến với bà con đồng hương nhiều hơn, đặc biệt là những dịp thăm người đau bệnh, viếng người qua đời. Mời gọi các bạn trẻ tham gia công việc chung, để tiếp nối tinh thần yêu thương, gắn kết và nâng đỡ mà đồng hương gầy dựng trong thời gian qua.

Có dịp linh mục chính xứ quê hương vào TP.HCM, bà con đồng hương Trà Vy ở miền Nam lại quy tụ để gặp gỡ. Các vị trong Hội đồng Mục vụ giáo xứ đi công tác miền Nam cũng ghé vào thăm hỏi nhau. Chính những buổi giao lưu ấy kết thêm tình thân giữa những người con Trà Vy với anh chị em xa xứ. Được thông báo những tin tức quê nhà, những phát triển cũng như tin buồn bị bão lũ. Chung niềm vui, chia sẻ nỗi lo là tinh thần của đồng hương Trà Vy ở miền Nam. Giáo xứ quê hương miền Bắc xây dựng cơ sở vật chất, đổ bêtông mái nhà thờ,… đều có sự đóng góp của nhiều gia đình phương xa.

VŨ ĐỖ HOÀNG TUẤN
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phỏng vấn ĐGM Nguyễn Thái Hợp về tình hình Biển Đông
Phạm Trần
14:41 14/05/2014
 
Cứu nước hay cứu đảng ?
Phạm Trần
14:43 14/05/2014
CỨU NƯỚC HAY CỨU ĐẢNG ?

Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã rất khôn ngoan và kiên quyết chống nhân dân đòi dân chủ, tự do nhưng lại hoang mang và lúng túng khi phải đối diện với hiểm họa mất nước vào tay Trung Cộng.

Bằng chứng đã hiện ra trước mắt kể từ ngày 3/5 (2014) khi Bắc Kinh đem giàn khoan HD-981 và một lực lượng quân sự hùng hâu bảo vệ vào hoạt động công khai bên trong vùng “đặc quyền kinh tế” 200 hải lý (lối 370 cây số) của Việt Nam.

Khu vực đặt giàn khoan khổng lồ HD-981 nằm phía nam quần đào Hòang Sa nhưng chỉ cách đảo Lý Sơn, Tỉnh Qủang Ngãi khỏang 119 hải lý (lối 221 cây số), hay 80 hải lý (trên 148 cây số) bên trong lằn ranh ngòai cùng của vùng “đặc quyến kinh tế”. Gìan khoan do Trung Cộng chế tạo tốn lối 1 tỷ dollars, có khả năng hoạt động ở độ nước sâu 3000 mét và mũi khoan có khả năng đào sâu 10,000 mét.

Gìan khoan này được Bắc Kinh bảo vệ bởi gần 100 tầu chiến có hỏa tiễn và súng nặng, máy bay, tầu săn ngầm và hàng chục tầu đổ bộ, Hải giám, Hải cảnh, Ngư chính, Cứu hộ, Vận tải và tầu cá vỏ sắt

Sau hơn 2 tuần lễ, không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Cộng sẽ bỏ cuộc, mặc cho Việt Nam phản đối, chỉ trích hay dùng tầu “đâm nhau” hoặc xịt nước xua đuổi lẫn nhau trên Biển Đông.

Từ ngày 13/5 (2014) phía Cảnh sát biển Việt Nam báo cáo về đất liền “tình hình rất căng thẳng” trong khi Phát ngôn viên của Bộ Ngọai giao Trung Cộng Hoa Xuân Oánh thản nhiên bảo “Việt Nam sẽ thất bại” vì Trung Quốc tìm kiến dầu khí “trên biển của Trung Quốc” !

Phía Việt Nam cho biết cứ mỗi lần các tầu Cảnh sát biển của Việt Nam tìm cách tiến gần giàn khoan HD-981 thì các tầu Hải Giám và Hải Cảnh của Trung Cộng lại ngăn chặn hoặc bao vây tầu Việt Nam. Cảnh sát biển Việt Nam cũng báo cáo các tầu Trung Cộng đã nhiều lần chạy với tốc độ mạnh toan đâm vào tầu Việt Nam nhưng các tầu Việt Nam đã tránh được.

Các chuyên viên Quốc tế quan ngại về thái độ cứng rắn và hung hãn lần này của Trung Cộng trong vụ giàn khoan HD-981 vì Bắc Kinh biết Việt Nam không có khả năng quân sự đề đuổi giàn khoan và các tầu của Bắc Kinh ra khỏi khu vực.

Tuy nhiên lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam nói họ kiên quyết bám vị trí và nhất định xua đuổi giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, nhưng không biết có thành công hay không.

VIỆT NAM ĐÃ LÀM GÌ ?

Về phía Trung Cộng thì tình hình tại chỗ cho thấy không có dấu hiệu nào Bắc Kinh sẽ bỏ cuộc. Họ nói gìan khoan HD-981 có thời khóa biểu hoạt động 100 ngày ở vùng biển của Việt Nam, kể từ 3/5/2014, nhưng không ai chắc Trung Cộng sẽ rút lui sau thời gian này.

Có nhiều lo ngại từ phiá Việt Nam sợ Bắc Kinh sẽ tiếp tục rời đi chỗ khác để tìm kiếm dầu trong phạm vi đường Lưỡi Bò (hay đường 9 đọan) mà Trung Cộng đã “tự chế ra” từ năm 2009 để chiếm biển của nước khác. Diện tích của đường Lưỡi Bò chiếm tới 2/3 của tổng số 3.5 triệu cây số vuông Biển Đông, bao gồm cả Hòang Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Vậy đảng và nhà nước CSVN đã làm gì để bảo vệ sự vẹn tòan lãnh thổ mà không bị đánh bẹp bởi quân Trung Cộng ở Biển Đông ?

Thứ nhất, về mặt ngọai giao, ngòai phản đối bằng văn bản, họp báo, họp tay đôi trung cấp và cuộc điện đàm duy nhất giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh và Ngọai trường Trung Cộng Dương Khiết Trì, không có bất cứ hành động nào của cấp Tổng Bí thư giữa hai đảng. Thủ tướng Việt-Trung cũng không nói chuyện với nhau.

Thậm chí có tin “không chính thức” nói rằng Tổng Bí thư-Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình đã không thèm đáp lại đề nghị gặp nhau ở Bắc Kinh của Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng để thảo luận về vụ giàn khoan HD-981.

Nếu tin này có thật thì liên lạc Việt-Trung đã rẽ sang một hướng rất nghiêm trọng và ông Trọng đã không những bị họ Tập coi thường mà uy tín của ông Trọng cũng không còn với đảng và người dân trong nước.

Diễn đàn quốc tế duy nhất mà Việt Nam đã sử dụng để nói lên lập trường của mình và lên án hành động của Trung Cộng đã diễn ra ngày 11/5 tại thủ đô Nay Pyi Taw, Miến Điện, nước chủ nhà tổ chức Hội nghị ASEAN cấp cao kỳ thứ 24.

Tại đây, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đọc bài diễn văn chỉ đích danh Trung Cộng đã “Từ ngày 01/5/2014 Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Các tàu hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc đã rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương.”

Ông Dũng nói: “Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào hạ đặt tại địa điểm nằm sâu trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của một nước trong ASEAN, là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Luật pháp Quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về Ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một Bên tham gia ký kết.

Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.”

Thủ tướng Dũng cáo buộc Trung Cộng “ không những không đáp ứng yêu cầu chính đáng của Việt Nam mà còn vu khống, đổ lỗi cho Việt Nam và tiếp tục dùng sức mạnh, gia tăng các hành động uy hiếp, xâm phạm ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.”

Tuy nhiên hy vọng ASEAN sẽ có phản ứng mạnh theo yêu cầu của Việt Nam đã thất bại

Tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á chưa bao giờ đòan kết khi phải đối phó với Trung Cộng vì quyền lợi của mỗi nước khác nhau.

Vì vậy trong lời Tuyên bố chung ngắn ngủi tại Miến Điện kỳ này khối 10 nước ASEAN đã không nêu tên Trung Cộng mà chỉ kêu gọi suông các bên hãy: “Tăng cường hợp tác bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, đặc biệt kêu gọi tất cả các bên thực hiện kiềm chế và không sử dụng vũ lực, cũng như không tiến hành các hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng và sớm đạt được Bộ Quy tắc về Ứng xử ở Biển Đông (COC) như đã được thể hiện trong Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông.”

Ngay cả Tuyên bố của Chủ tịch (Miến Điện) Hội nghị Cấp cao ASEAN-24 cũng chỉ “bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra ở Biển Đông” nhưng không chỉ đích danh Trung Cộng là nước đã gây ra cuộc khủng hoảng ở Biển Đông từ ngày 03/05/2014.

Tuyên bố viết: " Chúng tôi khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tham gia Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) thực hiện đầy đủ và hiệu quả tuyên bố này nhằm tạo môi trường tin cậy và xây dựng lòng tin; thực hiện kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết của việc sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Theo đó, chúng tôi ghi nhận tầm quan trọng của Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về tình hình hiện nay ở Biển Đông, đã được Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đưa ra ngày 10/05/2014".

Trong Tuyên bố ngày 10/05, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã “yêu cầu các bên liên quan, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, thực hiện kiềm chế và tránh có các hành động có thể làm phương hại đến hòa bình và ổn định ở khu vực; và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.”

Sự kiện ASEAN không công khai nêu tên Trung Cộng đã gây ra cuộc khủng hỏang mới tại Biển Đông bằng hành động đưa giàn khoan dầu khí HD-981 vào sâu bên trong vùng “đặc quyền kinh tế” 200 hải lý (370 cây số) của Việt Nam đã thể hiện chủ trương “trung lập” của ASEAN, nhưng lại đem lại “thắng lợi” cho Trung Cộng.

Ngay từ Hội nghị cấp cao ASEAN năm 2012 tại Nam Vang, Kampuchea, Trung Cộng đã áp lực thành công với Thủ tướng nước chủ nhà Hun Sen để ông này không đưa ra tuyên bố chung của Hội nghị về tình hình Biển Đông.

Lý do vì Bắc Kinh là nguồn tài trợ và đầu tư chính tại Kampuchea với 2.7 tỷ dollars năm 2012. Trong khi mậu dịch Lào-Trung Cộng cũng lên đến 1.728 tỷ dollars năm 2012 nên hai nước Cao Miên-Lào luôn luôn đứng về phiá Bắc Kinh mỗi khi cần bỏ phiếu trong tổ chức ASEAN.

Ngoài Phi Luật Tân, Mã Lai, Tân Gia Ba, Nam Dương, Brunei và Việt Nam, hai nước Thái Lan và Miến Điện cũng có những quen hệ kinh tế đặc biệt với Bắc Kinh nên khối ASEAN chưa bao giờ có thể đòan kết và thống nhất lập trường khi phải đương đấu với Trung Cộng trong vấn đề Biển Đông.

Vì vậy, Bắc Kinh luôn luôn lợi dụng ưu điểm viện trợ và mậu dịch để trì hòan việc thảo luận Bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC,Code of Conduct) với ASEAN để không bị ràng buộc pháp lý.

Mục đích của COC là thay thế cho Tuyên bố về Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (DOC,Declaration of Conduct) mà Trung Quốc và khối ASEAN đã ký với nhau ở Nam Vang năm 2002. Văn kiện DOC “không có tính cách pháp lý” nên nước nào cũng có thể “ vi phạm” hay “không cần thi hành” mà không bị xử lý.

Đó là lý do tại sao Trung Cộng đã tự vẽ ra hình Luỡi Bò hay còn gọi là Đường 9 Đoạn nạp cho Liên Hiệp Quốc năm 2009 với tham vọng chiếm ¾ của diện tích 3.5 triệu cây số vuông của Biển Đông mà không bị ASEAN ngăn chặn.

Từ đó, Bắc Kinh đã thao túng và khuấy động làm mất ổn định thường xuyên ở Biển Đông bằng hành động “tự tuyên bố chủ quyền” trên phần biển cuả nước khác.

Bắc Kinh cũng tự cho mình có “quyền lợi cốt lõi” ở Biển Đông và tự coi vùng biển quan trọng này như “ao nhà” của mình. Từ năm 2005, các tầu Hải Giám của Bắc Kinh đã tấn công và ngăn chặn ngư dân các nước trong khu vực, đặc biệt từ Việt Nam đi đánh bắt ở hai vùng biển Hòang Sa và Trường Sa.

NGHE VÀ HÀNH ĐỘNG

Trong cuộc xung đột mới trực tiếp giữa Việt Nam và Trung Cộng về vụ giàn khoan HD-981, Việt Nam vẫn chưa dám đưa Bắc Kinh ra trước tòa án quốc tế và không dám tố cáo Trung Cộng ra trước Liên Hiệp Quốc dù Bắc Kinh đã vi phạm Luật Biển-Liện Hiệp Quốc năm 1982.

Nhiều giới trong nước, kể cả Tiến sỹ Trần Cộng Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã nhiều lần khuyên nhà nước nên kiện Trung Cộng ra tòa án Quốc tế như Phi Luật Tân đã làm, nhưng chính phủ Việt Nam không nghe.

Như vậy, bây giờ, sau khi Trung Cộng đã đặt giàn khoan HD-981 vào vùng biển kinh tế của Việt Nam thì liệu việc kiện Bắc Kinh ra Tòa án Công lý Quốc tế hay Tòa Trọng tài Luật biển Liên Hiệp Quốc có qúa trễ không ?

Không muộn. Đó là câu trà lời của nhiều chuyên viên, ngược lại còn là cơ hội tốt nhất cho Việt Nam vào lúc này vì bằng chứng giàn khoan HD-981 đã nằm chình ình ra đó.

Nhưng về phiá đảng và nhà nước Việt Nam thì có vẻ như vẫn “lừng khừng” vì lãnh đạo không có lập trường dứt khóat và chia rẽ trong vấn đề đối phó với giàn khoan HD-981 của Trung Cộng.

Lập trường “nhũn như con chi chi” của Chính phủ Việt Nam đã phản ảnh qua lời nói của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị cấp cao ASEAN ngày 11/5/2014 ở Miến Điện.

Ông nói: “Việt Nam cũng luôn chân thành mong muốn cùng với Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định của Khu vực và Thế giới.”

Ngay cả Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành Trung ương đảng cũng chỉ “ theo dõi” và “nghe báo cáo”, trong khi họp Hội nghị Trung ương 9 từ ngày 08 đến 14/05/2014, về việc Trung Cộng đặt giàn khoan HD-981 trong vùng “đặc quyền kinh tế”, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Tại sao một biến cố quan trọng và cực kỳ nguy hiểm xâm phạm trắng trợn lãnh thổ Việt Nam của Trung Cộng đã gây chấn động dư luận Âu-Á như thế mà không được thảo luận tại Hội nghị 9 ?

Trong diễn văn bế mạc ngày 14/05 (2014), chỉ thấy ông Trọng “nói bâng quơ” rằng: “Trước những diễn biến phức tạp, khó lường trên thế giới, trong khu vực, nhất là tình hình Biển Đông hiện nay, cần có sự quan tâm đặc biệt đối với việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Xác định rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức đang đặt ra và chủ trương, chính sách, biện pháp cần áp dụng để giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển. Nhận định, đánh giá thật sát, đúng về kết quả đấu tranh, đẩy lùi 4 nguy cơ mà Đảng ta đã cảnh báo để có chính sách, biện pháp phù hợp, bảo đảm thực hiện thành công Chiến lược bảo vệ Tổ quốc đã được Hội nghị Trung ương 8 khoá XI ban hành gần đây.”

4 nguy cơ mà ông Trọng nói tới đã được đặt ra tại kỳ họp “giữa nhiệm kỳ” từ 20-25/1-1994 của Ban Chấp hành Trung ương khóa đảng VII thời ông Đỗ Mười. Đó là: “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.”

Vấn đề gọi là “nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa” của 20 năm trước đã biến thành “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng. Các biến chứng của chữ “tự” là “tự bỏ sinh hoạt đảng”, “tự cho mình quyền không tin vào đảng và chủ nghĩa Cộng sản nữa”, “tự ý ra khỏi đảng” và “tự cho mình quyền không làm theo lệnh đảng, mệnh lệnh của cấp trên.” !

Cũng rất ngạc nhiên là trong diễn văn này, ông Trọng không nói đến giàn khoan HD-981 hay lên án Trung Cộng đã “ngồi” vào biển của Việt Nam. Ông chỉ nói như khách qua đường: “Đặc biệt là, tình hình Biển Đông hiện đang diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt, tăng cường đoàn kết, cả nước một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.”

Ông Nguyễn Phú Trọng là người lãnh đạo đảng cầm quyền mà chỉ “dám nói” xa xôi như thế trong khi giàn khoan HD-981 của Trung Cộng đã ngồi trong “nhà Việt Nam” thì giá trị lời nói của ông được mấy đồng “nhân tệ” của Trung Cộng” ?

Trong khi ấy thì Thông báo cuối Hội nghị Trung ương 9 cũng chỉ nói chuyện “cưỡi ngựa xem hoa” đến “vô duyên” và “hời hợt lãng nhách” của 200 Ủy viên như thế này: “Ban Chấp hành Trung ương theo dõi sát tình hình, nghe báo cáo của các cơ quan chức năng về việc thực hiện các chủ trương, giải pháp của ta phản đối, đấu tranh đòi phía Trung Quốc phải dừng việc đặt giàn khoan thăm dò dầu khí Hải Dương 981 trong vùng biển nước ta và khẳng định: Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hoà bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và những thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc; đồng thời giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tăng cường đoàn kết, nhất trí, đồng tâm hiệp lực cả nước một lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; đồng thời giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để hợp tác và phát triển; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu mà Đại hội XI của Đảng đã đề ra, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”

Nhưng liệu khối 90 triệu người dân khốn khổ đang lo quân Trung Cộng tràn vào nhà như “cá nằm trên thớt” có thể nào mà “đoàn kết, nhất trí, đồng tâm hiệp lực” với một đảng đang “khúm núm” trước quân thù và lãnh đạo thì “nhát như cáy” không dám kiên quyết và dứt khóat với giặc bành trướng phương Bắc trong vụ gìan khoan HD-981 ?

Khốn nỗi, trong khi ông Trọng và Nhà nước CSVN cứ nhai đi nhai lại mấy chữ vô nghĩa khuyên mọi người hãy “giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển bền vững đất nước” thì Bắc Kinh đã sử dụng “súng đạn” và “vũ khí kinh tế” để buộc Việt Nam phải đồng ý “gác tranh chấp để cùng khai thác” ngay trong vùng biển của Việt Nam!

Các lãnh đạo Việt Nam đã biết âm mưu của Trung Cộng từ lâu nhưng cứ cù cưa không dứt khoát “của anh, của tôi” mà lại chịu lép vế nhượng bộ vì đã lỡ “há miệng mắc quai” và “sập bẫy” Trung Cộng nhiều phen rồi.

Hai trong số này là thỏa hiệp bí mật Thành Đô (Tứ Xuyên) năm 1990 giữa phái đòan Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trường (Thủ tướng) Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng họp với Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Cộng Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng.

Chuyện “cá cắn câu” của đảng CSVN trước đó nằm trong nội dung bức Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 nhìn nhận chủ quyền lãnh hải của Trung Cộng, bao gồm cả hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa.

Tiếp đến là các Hiệp định, Hiệp ước, Tuyên bố, Nguyên tắc này kia tứ năm 1999 đến năm 2013 giữa Việt Nam-Trung Cộng đã mở đường cho Bắc Kinh chiếm thêm đất, lấy thêm biển “rất hợp pháp” của Việt Nam.

Hãy nghe Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói với báo Giáo Dục hôm 13/05/2014: “Chúng ta đã tôn trọng, thực hiện đúng cam kết, nhưng Trung Quốc luôn nói một đằng làm một nẻo. Cái bi kịch lớn nhất của nước ta là lại phải ở bên cạnh một ông bạn nham hiểm và rất xấu tính. Ở các nước khác trên thế giới, trong đó hầu hết là các nước tư bản, họ sống với nhau rất êm đềm, hòa thuận. Tôi đi từ Pháp sang Đức, từ Pháp sang Bỉ, hay từ Anh sang các nước khác, không thấy có biên giới, không thấy hải quan. Cứ đi thẳng một lèo. Khi nhìn lên biển chỉ đường, thấy dòng chữ khác, mới hay mình đã sang nước khác rồi.

Ngay cả kẻ thù của chúng ta xưa như Pháp và Mỹ, mặc dù rất tàn bạo, nhưng họ không chiếm của ta một mét đất nào. Còn ta với Trung Quốc thì sao? Mang danh anh em “môi hở răng lạnh”, luôn nêu cao 16 chữ vàng, nhưng họ lấn của ta từng gốc cây ngọn cỏ. Họ nắn cả dòng chảy của sông suối để nước xói mòn sang phía ta. Đây là trò rất trẻ con và bẩn thỉu.

Ấy thế rồi cứ như tằm nhấm lá dâu, cả một vùng đất đai cương giới của ta nằm gọn trong túi họ. Xin đơn cử: Cửa Ải Nam quan, cột cây số không, nơi Nguyễn Trãi chia tay cha là Nguyễn Phi Khanh, giờ đã nằm sâu trong đất Trung Quốc đến hàng chục cây số.

Thác Bản Giốc vốn từ bao đời là danh thắng của chúng ta, giờ Trung Quốc đã chiếm một nửa rồi. Rồi Hoàng Sa là của chúng ta, Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép từ mấy chục năm nay.

Và bây giờ, Trung Quốc lại đưa giàn khoan khủng, được xem như lãnh thổ di động của Trung Quốc được tàu chiến bảo vệ lấn sâu vào thềm lục địa của ta, rồi ngang nhiên tấn công các tầu thuyền chức năng của ta, vu vạ ta gây hấn với họ. Đó là một hành động ngang ngược và bẩn thỉu nhất. Đúng là một kẻ “vừa ăn cướp vừa la làng”.

Nhà Thơ nổi tiếng Trần Đăng Khoa, có lẽ là người ít nói về chuyện “thế sự nhạy cảm” mà còn trăn trở, nhức nhối như thế thì tại sao cả Ban Chấp hành Trung ương đảng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là những người “cầm cân nẩy mực” cho cả nước noi theo mà không dám “đụng đến chân lông” Tập Cận Bình trong vụ gian khoan HD-981 thì có còn ra “thể thống” gì nữa không ?

Hay là các ông bà sợ “cởi trói” cho dân để họ được quyền tự do biểu tình chống xâm lăng Trung Cộng khi nào họ muốn chứ không cần phải đợi có “đèn xanh” của đảng cho phép mới làm thì dân sẽ quay ra “lật nhào” các ông bà xuống hố ?

Nhưng nếu sợ rơi xuống hố và sợ mất quyền lợi của mỗi cá nhân mà phải giữ đảng bằng mọi giá, dù phải nô lệ Trung Cộng, thì Tổ quốc không còn là của người Cộng sản nữa. -/-

Phạm Trần

(05/014)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII với vấn đề hòa bình
Trần Văn Cảnh
08:28 14/05/2014
ĐỨC GIOAN XXIII VỚI VẤN ĐỀ HÒA BÌNH

LTS : Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII được Giáo Hội công nhận là đấng thánh. Ngài đã thực hiện nhiều công trình cho Giáo Hội và Xã hội. Ngài lại là người có tình nghĩa sâu đậm với người Công Giáo Việt Nam.

Khi làm Sứ thần tại Paris, ngài đã liên hệ với cha Trần Thanh Giản, Giám đốc Giáo xứ Việt nam Paris qua thư đề ngày 17.04.1951.

Ngày 28.10.1958, vừa được bầu làm Giáo Hoàng, Ðức Gioan XXIII đã tái chấp nhận những quyết định của Vị Tiền Nhiệm, cử Ðức Hồng Y Gregorio Pietro Agagianian làm đặc sứ đến Việt Nam tham dự Đại Hội Thánh Mẫu vào năm 1959, một sự kiện lớn nhất do sáng kiến của các Đức Giám Mục miền Nam. Đại hội được tổ chức trong ba ngày 16, 17, 18 tháng 2/1959 tại Sài Gòn, nhân dịp Năm Thánh Mẫu, kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức, đồng thời mừng 300 năm việc bổ nhiệm hai Giám Mục tiên khởi tại Việt Nam ngày 9/9/1659 là Đức Cha Pallu tại Đàng Ngoài và Đức Cha Pierre Lambert de la Motte tại Đàng Trong.

Ngày 24/11/1960, qua Tông sắc Venerabilium Nostrorum, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã quyết định thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam. Tông sắc Venerabilium Nostrorum là tiếng nói quyết định của Tòa thánh, công nhận sự tăng trưởng và lớn mạnh của Giáo Hội tại Việt Nam, đáng được nâng lên địa vị hàng Giáo Phẩm, bằng cách thiết lập 3 Giáo tỉnh mới : 1 ở Bắc, 1 ở Trung, 1 ở Nam, với ba Tòa tổng Giám Mục Hà Nội, Huế, Sàigon.

Nhân dịp Giáo Hội phong hiển thánh cho Đức Gioan XXIII vào ngày 27.04.2014, để góp phần ghi ơn và mộ mến ngài, chúng tôi xin trích đăng một số bài trong tập sách « Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII », do Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris biên soạn và xuất bản năm 2000, gợi lại những công trình lớn mà ngài đã làm cho Giáo Hội và cho nhân loại.

Đã được phổ biến :

• Ngày 22.04.2014 : « ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA ĐỨC GIOAN XXIII », do Lm Mai Đức Vinh

• Ngày 29.04.2014 «ĐƯỜNG CÔNG ĐỒNG VATICAN II ĐỨC GIOAN XXIII KHAI MỞ » do Ls Nguyễn Thị Hảo

• Ngày 06.05.2014 « ĐỨC GIOAN XXIII VỚI CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI » do Lm Mai Đức Vinh

Hôm nay, 13.05.2014, xin giới thiệu bài 4 về « ĐỨC GIOAN XXIII VỚI VẤN ĐỀ HÒA BÌNH » do Gs Trần Văn Cảnh



Thông điệp là thơ chung của Đức Giáo Hoàng gởi cho các Giám Mục để phổ biến cho toàn thể giáo dân. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII lấy sáng kiến chẳng những chỉ gởi cho giáo sĩ và giáo dân Công Giáo mà còn cho tất cả những người có thiện tâm nữa. Người đầu tiên gởi thông điệp là Đức Benoit XIV vào năm 1740. Một trăm năm sau, từ 1832, thời Đức Grégoire XVI, thì thông điệp mới được các Đức Giáo Hoàng xử dụng đều đặn.

Thông điệp thường đề cập đến hoặc một vấn đề học thuyết của Giáo Hội, hoặc một khuyên nhủ làm những việc đạo đức, hoặc một kỷ niệm. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã soạn tất cả chín thông điệp.

1. Ad Petri Cathedram, khai trương triều đại Giáo Hoàng ; 1959

2. Sacerdotii nostri primordia, về linh mục xứ Ars ; 1959

3. Grata Recordatio, về tràng hạt Mân Côi ; 1959

4. Princeps pastorum, về sứ mệnh truyền giáo ; 1959

5. Inde a primis, về Máu Thánh ; 1960

6. Aeterna Dei sapientia, về Đức Thánh Giáo Hoàng Leo Cả ; 1961

7. Mater et Magistra, về các vấn đề xã hội ; 1961

8. Paenitentiam facere, về việc chuẩn bị công đồng ; 1962

9. Pacem in terris, về hòa bình 1963

Trong chín thông điệp ấy, hai thông điệp gây nhiều tiếng vang và có nhiều ảnh hưởng hơn cả là Mẹ và Thầy (Mater et magistra) và Hòa Bình trên Thế Giới (Pacem in terris). Thông điệp Mẹ và Thầy, công bố ngày 15.5.1961, đề cập đến những đổi mới của vấn đề xã hội qua ánh sáng học thuyết Kitô, với bốn phần.

Phần thứ nhất đề cập đến những giảng dậy của các Giáo Hoàng tiền nhiệm từ Leo XIII với thông điệp “Tân sự”, qua Pio XI với thông điệp “Năm thứ 40”, đến Pio XII với “Sứ điệp truyền thanh vào ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống” năm 1941.

Phần thứ hai đưa ra những bổ xung cho những vấn đề đã được Đức Leo XIII giảng dậy qua thông điệp Tân Sự: vấn đề xã hội hóa, vấn đề trả lương lao động, vấn đề công lý trong các tổ chức lao động và vấn đề tư hữu.

Phần thứ ba vạch ra bốn khía cạnh mới của vấn đề xã hội: công lý trong các ngành sản xuất, công lý trong các giao dịch giữa các quốc gia, dân số và phát triển kinh tế, và cộng tác thế giới.

Phần thứ tư đưa ra những áp dụng hầu nối kết đời sống cộng đoàn trong sự thật, công lý và tình thương.

Thông điệp Hòa Bình trên Thế Giới, được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII công bố (11.04.1963) hai tháng trước khi qua đời, có thể được coi là di chúc quan trọng mà ngài lưu lại cho Giáo Hội và thế giới.

Quan trọng vì thông điệp đã được thai nghén với những kinh nghiệm sống của một người có lòng đạo đức sâu xa, có hiểu biết uyên bác về thánh kinh, giáo phụ và giáo sử, lại quen biết sâu rộng những vấn đề quân sự ngoại giao, chính trị hiện đại.

Quan trọng vì thông điệp đã được phát sinh từ một tham dự cụ thể vào việc giảm bớt căng thẳng, dập tắt ngọn lửa đại chiến thứ ba nguyên tử giữa hai siêu cường Nga - Mỹ. Lý thuyết đã phát sinh từ thực tại và thực hành.

Quan trọng vì không quên tiếp nối truyền thống Giáo Hội, thông điệp Hòa Bình trên Thế Giới đã nêu lên những vấn đề mới và đưa ra những giải quyết mới: Sứ mệnh hiệp nhất và hòa bình của Giáo Hội, làm sao để chiến tranh không thể xẩy ra nữa, xây dựng một “chính phủ thế giới”, cộng tác giữa giáo dân và lương dân.

Quan trọng như vậy, thông điệp Hòa Bình trên Thế Giới đáng được trình bày trong một bài riêng. Đó là đối tượng của bài này với chủ đề “Thông điệp Hòa Bình trên Thế Giới của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII”, qua hai điểm chính:

1. Kinh nghiệm sống chiến tranh của Đức Roncalli.

1) Quân ngũ trong đệ nhất thế chiến

2) Ngoại giao trong đệ nhất thế chiến

2. Thông điệp Hòa Bình trên Thế Giới của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII

1) Dịp phát sinh ra thông điệp: khủng hoảng Cuba

2) Nội dung thông điệp “Hòa Bình trên Thế Giới”.

I. KINH NGHIỆM SỐNG CHIẾN TRANH CỦA ĐỨC RONCALLI.

Sinh trưởng trong một gia đình Công Giáo gần thị trấn Bergame, nước Ý, Đức Roncalli đã sống một cuộc đời dài 82 năm, trong đó: 12 năm thơ ấu được đào tạo trong tinh thần bác ái Công Giáo của gia đình 1881-1893; 11 năm thụ huấn trong chủng viện để chuẩn bị đời sống tận hiến linh mục 1893-1904; 21 năm làm linh mục 1904-1925, với ba công tác chính: tuyên úy quân đội, giáo sư chủng viện Bergame và nhân viên giáo triều Roma trong hai thánh bộ Truyền Giáo (1920) và Đức Tin (1921); 28 năm giám mục làm việc trong ngành ngoại giao ở nhiều nước có văn hóa khác nhau từ chính thống như Bảo Gia Lợi (1925-1935), Hy Lạp (1935-1944), qua Hồi Giáo như Thổ Nhĩ Kỳ (1935-1944), đến Công Giáo như Pháp (1944-1953), 5 năm làm Hồng Y giáo chủ Venise 1953-1958; và 5 năm sau cùng làm Giáo Hoàng 1958-1963.

Qua cuộc đời dài và phong phú ấy, đức Roncalli đã thu thập nhiều kinh nghiệm mà có lẽ kinh nghiệm quan trọng nhất là kinh nghiệm về chiến tranh. Ngài đã sống chiến tranh một cách trực tiếp và cụ thể: Trong quân ngũ thời đệ nhất thế chiến, hoặc ở một cương vị khác trong ngành ngoại giao thời đệ nhị thế chiến.

1. Kinh nghiệm quân ngũ trong đệ nhất thế chiến.

Hòa Bình trên Thế Giới, thông điệp ban bố vào năm cuối đời, có thể được coi như một chúc thư, đúc kết các kinh nghiệm sống của Đức Roncalli, trước khi làm Giáo Hoàng. Hơn ai hết ngài biết do đâu mà chiến tranh xẩy ra và những hậu quả ghê sợ mà nó gây ra. Kinh nghiệm đầu tiên về chiến tranh mà thầy và cha Roncalli đã sống là kinh nghiệm nghĩa vụ quân dịch 1901-1902 và kinh nghiệm tuyên úy quân đội 1915-1918 trong đệ nhất thế chiến.

1) Quân dịch (1901-1902).

Từ tháng 11.1901 đến tháng 11.1902, thầy Roncalli thi hành nghĩa vụ quân dịch. Kinh nghiệm sống trong trại lính đã để lại những ấn tượng mạnh về tai họa tâm thần. Có lẽ đây là cái va chạm đầu tiên của thầy Roncalli với thế giới. Dường như thầy lo sợ sẽ đánh mất lòng trong trắng tâm hồn. Trên đường từ Roma về Bergame để thi hành nghĩa vụ quân dịch, thầy đã ngừng lại ở Florence vào tháng 10 năm 1901 để vào nhà thờ ”Truyền tin cực thánh” dâng hiến xác hồn mình cho Đức Mẹ. Mười hai tháng thi hành nghĩa vụ quân dịch, lúc đầu làm lính, rồi làm hạ sĩ quan. Thầy ghi trong nhật ký về giai đoạn này như sau: “Ôi! thế giới xấu xa thay, chỉ có những cái nhơ bẩn, chỉ có những cái tục tằn. Trong suốt một năm thi hành nghĩa vụ quân dịch, tôi đã sờ đụng đến thế giới ấy! Trời ơi, quân ngũ là một suối nước chan hòa chảy ra những điều dơ dáy, có thể làm lụt ngập nhiều thị thành. Ai có thể cứu được cơn hồng thủy này nếu không có ơn Chúa giúp đỡ”.

Thầy cũng không quên cám ơn Chúa, vì “tôi đã có thể mất ơn gọi như bao kẻ bất hạnh khác. Thế mà tôi vẫn không mất. Sự tinh sạch thánh thiện, ơn Chúa và chính Chúa đã cứu tôi. Tôi đã đi qua bùn nhơ, mà Chúa đã giữ tôi không nhiễm nhơ bùn”.

Về sau này, trong thơ gởi cho gia đình, thầy Roncalli đã viết những dòng ít tiêu cực hơn: “Con vẫn nhớ cái năm con đi quân dịch, từ vài tháng lính, rồi lên hạ sĩ quan. Hoàn cảnh sống khác xa nhau biết chừng nào: từ chủng viện Roma đến trại lính...”. Trong một lá thư khác gởi cho một đứa cháu trai thầy viết: “quân ngũ, nhất là quân ngũ trong thời chiến, quả thật là một trường đào tạo. Đối với chú, chú tạ ơn Chúa đã tạo nên quân ngũ thời bình cũng như thời chiến. Quân ngũ đã đưa cho chú một kinh nghiệm sống về con người và về cuộc đời”.

2) Bị tổng động viên làm tuyên úy quân đội (1915-1918).

Rời quân ngũ, thầy Roncalli trở lại chủng viện tiếp tục học trình. Đậu tiến sĩ thần học và được thụ phong linh mục cùng năm 1904. Cha được bổ nhiệm làm giáo sư tại chủng viện Bergame, và nhập hội Thánh Tâm từ năm 1911. Một năm sau ngày đệ nhất thế chiến bùng nổ, ngày 23.5.1915 cha Roncalli bị gọi tổng động viên với chức hạ sĩ quan. Rồi một năm sau, từ ngày 28.3.1916, cha làm tuyên úy cho đến khi mãn lính vào ngày 10.12.1918.

Vào lính với ý tưởng “chứng minh bằng việc làm lòng yêu nước chân thật của tôi và lòng thương mến linh hồn các anh em tôi”, cha Roncalli đã khích lệ lòng ái quốc của hai em trai mình là Saverio và Giuseppe qua những dòng viết như sau: “Chúng ta không nói xuông và phát ngôn bừa bãi như bao kẻ hèn lười khác, phải không các chú? Chúng ta biết rằng lòng yêu nước không là gì khác hơn là lòng yêu tha nhân và lòng yêu tha nhân này cũng đồng nghĩa với lòng mến Chúa”. Hoặc ngài viết “Không cần tôi phải ra tiền tuyến mới hiểu được người lính Ý cảm gì, muốn gì và chịu gì. Chiến tranh là chiến tranh”.

Năm 1917 cha Roncalli hy vọng rằng “chiến tranh sẽ sắp chấm dứt”. Nhưng mong ước rằng “mọi điều sẽ tốt đẹp cho phe ta, nghĩa là chiến tranh của quân đội ta và hòa bình đích thực và lâu bền”. Nhưng cũng năm 1917, sau khi trận tuyến Caporetto bị quân đội Áo Hung bẻ gẫy, cha Roncalli an ủi người em Saverio rằng:“Ta hãy xin Chúa chúc phúc cho quê hương yêu dấu này, quê hương này rất cần được Chúa chúc phúc. Phần thì anh run sợ, phần thì anh vẫn tin rằng Chúa sẽ cho quân đội ta chiến thắng”. Ngày 22.11.1917, cha Roncalli biên: “Giờ đây kẻ thù đã vào nhà rồi! Bằng bất cứ giá nào cũng phải đuổi nó ra, nếu không ta sẽ nguy hiểm vô cùng. Ai có nhà nấy! Ai trong chúng ta cũng có lỗi lầm. Nhưng bổn phận của ta hôm nay là phải hy sinh tất cả để đuổi quân Đức ra khỏi nước Ý”. Rồi trong thơ đề ngày 15.12.1917, cho chú em Giuseppe, cha biên: “Họa thay! nhiều binh lính của ta khi nghe nói đến hai chữ quê hương thì nhún vai, mỉm cười, nhạo báng hay nguyền rủa! Anh em ta không thế; Anh em ta làm bổn phận mình mà nhìn lên cao. Nhữøng người đã và đang cai trị ta không đáng ta hy sinh cho, nhưng quê hương ta, nay nguy hiểm, đáng hết thảy chúng ta hy sinh: người ta qua đi, nhưng quê hương còn đó. Hy sinh cho quê hương, ta biết rằng hy sinh cho anh em ta”.

Kết luận về bốn năm thế chiến, cha Roncalli viết trong nhật ký tâm hồn rằng: “Qua bốn năm chinh chiến thế giới sôi sục biến loạn, Chúa đã ban cho tôi bao hồng ân, bao kinh nghiệm, bao dịp để giúp ích anh em tôi”. Ngày được giải ngũ, cha Roncalli ghi lại “Tạ ơn Chúa”. Rồi biên thêm: “Tôi đến quân y viện để cáo từ ban giám đốc. Về đến nhà tôi muốn tẩy bỏ nơi tôi, nơi áo quần của tôi, tất cả những dấu tích của quân đội. Tôi vui biết chừng nào! Lạy Chúa, Chúa đã bẻ gẫy những xiềng đã xích tôi. Tôi xin dâng Chúa lễ vật hy sinh tán tụng. Tôi dâng lễ vật lên Chúa, trước dân Chúa, ở cửa vào nhà Chúa, ở giữa thành thánh Giêrusalem...”

3) Hoạt động sau thế chiến.

Rời quân ngũ, trước những ấn tượng đã chứng kiến cảnh những người trẻ bị tàn tật trong quân y viện, cha Roncalli trong chức vụ linh hướng chủng viện Bergame (1918-1920) quyết chí hiến thân làm việc cho giới trẻ sinh viên, chọn sống khó nghèo trong sứ vụ linh mục và không quên lãnh vực chính trị.

Cha Roncalli tìm được ở nơi thánh Jean Baptiste de Sale mẫu gương khó nghèo để loan tin mừng Phúc âm. Cha cũng tìm được ở lời khuyên của Đức Hồng Y Ferrari, Tổng giám mục Milan, lối hướng dẫn các hoạt động của mình. Cha ghi lại “Cuộc nói truyện với Đức Hồng Y đã cảm hóa tôi. Không nên chỉ đứng cửa sổ nhìn xuống. Nhưng phải làm việc. Cử động lên, xê dịch đi, chiếm mỗi ngày một ít. Những đảng viên đảng xã hội tuyên truyền và cố gắng vô cùng. Khốn cho ta nếu ta ngủ im!” Ngài suy nghĩ thêm: ”Ngoài vấn đề pháp lý, theo tôi còn hai bảo đảm khác, đó là bảo đảm của đức tin và bảo đảm của nhân tính thần thánh. Mỗi người hãy làm việc và làm tông đồ để tăng số con cái xứng đáng của Giáo Hội lên. Tại sao Guillaume đệ nhị thời ông và Wilson thời nay đã nghĩ rằng khi đến Roma là có bổn phận phải đến bái chào Đấng đại diện Đức Kitô? Bởi vì họ biết rằng sau họ có hàng triệu giáo dân có tổ chức, mà họ phải nghĩ đến. Chúng ta phải làm cho điều ấy được tôn trọng ngay tại nước Ý của chúng ta bằng bất cứ hình thức hợp pháp nào. Và chúng ta sẽ được bảo đảm thấy rằng Giáo Hội, Đức Kitô, Đức Giáo Hoàng sẽ chiến thắng”.

Cha Roncalli tham gia tổ chức “Đảng bình dân” ở Bergame. Nhưng ngài từ chối theo quyến rũ tái tạo một khối toàn tòng Công Giáo, vì ngài thấy ở đó nguy cơ quá khích tiềm ẩn trong ý tưởng lập đảng “Công Giáo”, dẫu rằng đảng chỉ dành cho giáo dân và không phải là chính thức của Giáo Hội.

Ngài chủ trương dùng đường lối ôn hòa và mong muốn linh mục tham gia vào việc quản trị “Công Giáo vụ” và việc truyền bá nông dân. Ngài viết: Sự hiện diện của linh mục biết giữ đúng chỗ đứng của mình luôn luôn là điều bổ ích. Ngược lại sự vắng mặt của linh mục sẽ tạo dịp cho “sự dữ” được tự do lưu hành hơn, cho những thiên kiến xấu được củng cố vững mạnh hơn. “Ở đâu cũng vậy. Chỗ nào có tội lỗi, chỗ ấy phải có linh mục hiện diện để mang ánh sáng Chúa Kitô đến”.

Ở điểm này, cha Roncalli không đồng ý với Đức Cha Luigi Marelli, tân giám mục Bergame. Ngài viết: “Tôi nói truyện với Đức Cha về nhiều điều, cũ cũng như mới, về bầu cử, về nghị viện, về các công việc kinh tế mà các linh mục nắm giữ... Điều làm tôi luôn luôn buồn là chỉ nghe thấy Đức Cha khen những việc cũ kỹ ngày xưa và chê những việc mới mẻ ngày nay. Nhẽ ra Đức Cha phải khích lệ bất cứ việc gì giúp ích cho dân Chúa. Trong bất cứ sáng kiến nào, ngài cũng chỉ nhìn thấy nguy hiểm và sai lầm, mà không bao giờ nhìn ra những lợi điểm tích cực. Tôi có cảm tưởng rằng Đức Cha là một người thánh thiện, chính trực, nhưng quá tiêu cực, không có chương trình kế hoạch”. Ngài biên thêm: “Đức Cha thường rất hay lưỡng lự, rồi rất lâu mới quyết định, rồi lại rụt rè. Đức Cha rất đáng mến, nhưng về cách nhìn các vấn đề và các nhu cầu tân tiến, về tư tưởng và chương trình, thì ngài quả là kém và nghèo. Một số trường hợp ngài không hiểu được. Một số hành động ngài không đủ can đảm làm, dẫu đó là những hành động sẽ làm cho ngài được vẻ vang. Ngài xin lỗi và rút lui. Trong lúc đó, những điều xấu miệng được đồn đại ra và làm hại nhiều cho Giáo Hội Chúa, giảm uy tín hàng giám mục. Nhiều lần tôi đã phải ngăn cản những cuộc nói chuyện rông dài, để nói tốt cho Đức Cha và bảo vệ ngài”. “Tôi có cảm giác rằng Đức Cha rất tốt và rất ngay thẳng. Ngài lưu tâm lo cho mọi việc liên quan đến địa phận ngài. Nhưng nghi ngờ và sợ sệt những điều mới lạ. Ngài lo lắng tránh né trở ngại, thích giải quyết những vấn đề đơn giản thường ngày hơn là xác định và khích lệ một đường lối hoạt động”.

Ngày 6.11.1919 trong cuộc bái kiến Đức Giáo Hoàng Bemoit XV, cha Roncalli đã được Đức Giáo Hoàng bày tỏ những bận tâm của ngài về phong trào thợ thuyền ở Bergame. Một năm sau, cha Roncalli được Đức Giáo Hoàng Benoit XV gọi về Roma để điều hành “Hội truyền bá đức tin ở Ý” (1920-1921). Từ năm 1921 cha Roncalli được bầu làm kinh sĩ danh dự hội Thánh Tâm, mà ngài đã gia nhập 10 năm trước đây. Cũng năm 1921, ngài được phong danh tước đức ông. Rồi năm 1924, đức ông Roncalli được mời làm giáo sư tại đại học Latran.

2. Kinh nghiệm ngoại giao Tòa Thánh trong đệ nhị thế chiến.

Hai giai đoạn đời sống đã được phân chia rõ rệt qua cuộc đời 82 tuổi của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII: đời sống 44 năm chính yếu phục vụ Giáo Hội Ý và đời sống 38 năm chính yếu phục vụ Giáo Hội hoàn vũ. Thời điểm phân chia hai cuộc sống ấy là năm 1925. Ngày 19.3.1925, đức ông Roncalli được bổ nhiệm làm việc trong ngành ngoại giao của Tòa Thánh và được tấn phong Giám mục. Từ đó 28 năm liên tục ngài làm việc trong ngành ngoại giao. Từ Giám mục Đại diện tông tòa tại Bảo Gia Lợi 1925-1935. Qua Giám mục Khâm mạng Tòa Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp 1935-1944. Đến Khâm sứ Tòa Thánh tại Pháp 1944-1953. Qua 28 năm ấy, Đức Cha Roncalli đã thâu thập được nhiều kinh nghiệm về các sự kiện chính trị và ngoại giao của trần thế. Thời chiến, chiến tranh thế giới thứ hai, qua 9 năm ở Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Cũng như thời bình, qua 10 năm tại Bulgarie và 9 năm tại Pháp. Những kinh nghiệm này đã dạy ngài nhiều bài học, qua đó ngài thấy được những mâu thuẩn giữa cái nhìn hành chánh của giáo triều Roma và thiên chức rao giảng tin mừng của Giáo Hội; ngài đặt lại vấn đề chiến tranh chính đáng; và ngài tìm ra được con đường kiến tạo hòa bình.

1) Đại diện tông tòa tại Bảo Gia Lợi (1925-1935).

Trong 10 năm được bổ nhiệm là Đại diện Tông tòa tại Bảo Gia Lợi, ấn tượng mạnh nhất lưu lại trong tâm hồn Đức Cha Roncalli là ấn tượng đau buồn lưu đầy mà ngài gọi là “rừng gai góc”.

Đau buồn vì thấy các chỉ thị mâu thuẫn nhau từ giáo triều Roma. Chỉ thị của Đức Hồng Y Sincero, chỉ thị của Đức Hồng Y Tisserant, chiều theo vị này thì mất lòng vị kia.

Đau buồn vì thấy sự cách biệt giữa điều mình thấy tại chỗ và điều mình đọc qua các chỉ thị của giáo triều. Ngài viết trong nhật ký: “Điều làm tôi rất đau buồn là thấy sự xa biệt giữa điều mà tôi nhìn thấy tận mắt tại chỗ và cách phê phán những điều ấy ở giáo triều Roma. Đó là thánh giá duy nhất mà tôi phải vác. Tôi muốn vác thánh giá ấy với đức khiêm nhường, với lòng chân thành muốn làm theo ý các bề trên có quyền trên tôi. Tôi muốn làm như vậy và chỉ có thế thôi. Tôi nói sự thật, nhưng từ tốn, bỏ qua những điều người ta xúc phạm tôi, tôi sẵn sàng hy sinh tôi. Chúa biết hết và xét xử tôi. Trước hết tôi luôn muốn làm điều lành đáp lại điều ác, và làm hết sức để luôn luôn chọn lựa Tin Mừng thay vào cơ xảo chính trị trần thế”.

Như khẩu hiệu đã chọn lúc được tấn phong giám mục và năm 1925: “Vâng lời và hòa bình”, Đức Cha Roncalli luôn luôn vâng theo các chỉ thị của giáo triều. Ngài giữ trong lòng và hy sinh những xác tín hay những dự án không phù hợp với các chỉ thị.

2) Khâm mạng Tòa Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp (1935-1944).

Ngày 5.1.1935, Đức Cha Roncalli được bổ nhiệm làm khâm mạng Tòa Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Ngài thi hành chức vụ này suốt 9 năm, trong đó 6 năm đệ nhị thế chiến. Những kinh nghiệm ở giai đoạn này đã mang lại cho Đức Roncalli nhiều yếu tố mới lạ và phong phú.

Làm đại diện cho Đức Giáo Hoàng, Đức Roncalli cho rằng mình có bổn phận làm đại diện cho vị cha chung của tất cả mọi người. Xác tín này đã làm ngài dần dà thay đổi quan niệm. Từ ái quốc quốc gia trong những năm chủng sinh và linh mục làm nghĩa vụ quân sự và làm tuyên úy quân đội Ý thời đệ nhất thế chiến, ngài đã tạo cho mình một tinh thần đại đồng. Khám phá ra rằng chiến tranh có bản chất chính trị và hiểu được rằng Giáo Hội có vai trò phổ cập, đó là hai khám phá mới khiến Đức Roncalli không còn hoàn toàn tin tưởng vào những giá trị thần thánh của chiến tranh nữa. Ngài đặt lại vấn đề chiến tranh chính đáng. Tiến trình thay đổi tư tưởng này không phải đường đột, nhưng chậm rãi và nhiều lúc gay go mâu thuẩn.

a. Trong các thơ gởi về gia đình. Đọc qua những thơ Đức Cha Roncalli gởi về cho gia đình của ngài, nhiều người cho rằng ngài còn bảo thủ, theo những tư tưởng của thời mình.

Trong thơ gởi gia đình vào giáng sinh 1939 từ Istambul, lúc mà nước Ý còn tuyên bố chưa tham chiến, ngài viết: “Xin hãy nghĩ đến những kẻ lâm vào chiến tranh, nghĩ đến dân Balan, dân Phần Lan, dân Đức, dân Nga. Các binh lính ra sao? Họ bị thương có, tử thương có, gây tang tóc cho bao gia đình! Những người lãnh đạo đã có trách nhiệm. Những vị này, hết thảy đều cứng đầu. Gia đình ta có cái may được ở Ý. Phải nói rằng có bàn tay Chúa dẫn dắt Đức “Duce” trong việc cai tṛ dân Ý. Có lẽ Chúa muốn thưởng người cầm quyền và dân chúng nước Ý vì đã biết làm hòa với Giáo Hội”.

Ngày 21.6.1940, ngài khuyên gia đình hãy theo “lời vàng ngọc” của Đức Bernareggi, giám mục Bergame, mà phục tòng chính quyền và “cầu nguyện để nước Ý vừa lâm chiến, mau thoát khỏi, nhờ một trật tự công lý mới và nhờ một hòa bình đảm bảo lâu bền”.

b. Trong nhật ký. Nhưng những hậu quả ghê gớm của chiến tranh ở Hy Lạp đã làm Đức Giám Mục Roncalli từ bỏ ý tưởng lợi ích chiến tranh của quốc gia, để dần dà thiên về ý tưởng chiến tranh là hình phạt của Thiên Chúa. Trong nhiều trang nhật ký viết vào những năm 40, ngài còn chỉ trích, kết án chiến tranh một cách toàn diện, trên bình diện luân lý. Ngài viết: “Tiếng than của các dân tộc, nổi dậy từ khắp các nẻo ngỏ âu châu và từ nhiều nơi khác nữa, tôi đã nghe thấy. Chiến tranh tàn sát, thiêu rụi trên đất, trên biển, trên trời, không là gì khác hơn là sự trừng phạt của Thiên Chúa. Nhiều người đã và còn đang chủ trương rằng Chúa phải bảo vệ dân này hay dân kia, hoặc cho họ thất bại hay chiến thắng, vì nơi họ còn có người tốt, còn có việc lành. Những người này đã quên rằng Chúa đã tạo lập lên các quốc gia, nhưng Chúa đã để cho con người được tự do dựng nên các quốc gia ấy. Chúa đã ban luật sống cho tất cả mọi người và mọi quốc gia: đó là luật Phúc âm. Chúa chỉ hứa bảo đảm giúp đỡ riêng cái quốc gia của những người tin vào Chúa, đó là Giáo Hội, và chỉ Giáo Hội mà thôi. Và ngay cả đối với Giáo Hội, Chúa cũng chỉ hứa giúp đỡ Giáo Hội khỏi tan rã, chứ không hứa giúp Giáo Hội khỏi bị nghịch cảnh và khỏi bị bắt bớ”.

“Luật sống của các cá nhân và của các dân tộc xác định công lý và quân bình phổ quát, xác định giới hạn xử dụng tài nguyên, giới hạn thỏa mãn thú vui, và giới hạn xử dụng quyền hành. Nếu người ta vi phạm luật sống này, thì những trừng phạt ghê gớm và khủng khiếp tức khắc sẽ được áp dụng. Không một quốc gia nào thoát khỏi. Mỗi quốc gia đều có lượt mình”.

“Chiến tranh là một trong những trừng phạt ghê sợ nhất. Không phải vì Chúa muốn, nhưng vì các con người, các dân tộc, các quốc gia, và những đại diện của các con người ấy, của các dân tộc ấy, của các quốc gia ấy muốn. Động đất, lụt lội, đói kém, dịch hạch chỉ là do những luật lệ thiên nhiên mù quáng áp dụng, mù quáng vì thiên nhiên vật chất không có trí hiểu và không có ý chí. Còn chiến tranh, trái lại, là do con người muốn, dẫu biết rõ nguyên nhân, mà vẫn chê bỏ mọi luật thánh. Bởi vậy, chiến tranh vẫn nghiêm trọng hơn nhiều. Kẻ khơi ra, kẻ xúi dục chiến tranh luôn mãi là “Vương tử của thế gian“, chứ không dính líu gì đến Đức Kitô, “hoàng tử của hòa bình”. Và khi chiến tranh khởi sự, thì mọi dân tộc chỉ còn lầm than và bị lòng thương xót Chúa bỏ rơi: chiến tranh chà đạp chân lý; và may ra, nhờ một ân sủng vô bờ nào đó, khiến các kẻ cầm quyền của thế gian này tìm lại được lý tính, may ra tìm lại được những tư tưởng về hòa bình”.

3) Sứ Thần Tòa Thánh tại Pháp (1944-1953).

Đêm mồng 6 rạng mồng 7 tháng 12 năm 1944, Đức Giám Mục Roncalli nhận được một điện tín từ Vatican “Đức Thánh Cha dự định bổ nhiệm ngài vào chức vụ Sứ Thần Tòa Thánh ở Paris. Xin ngài điện lại cho biết trả lời của ngài. Dẫu sao mặc lòng, ngay khi nhận được công điện, ngài nên đi ngay, vì người ta đợi ngài ở Paris, ngày đầu năm dương lịch, để đại diện ngoại giao đoàn”.

Ngày hôm sau 7.12.1944, Đức Cha Roncalli điện cho Đức Giám Mục Tardini, phủ quốc vụ khanh: “Tôi biết tôi, tôi biết rằng tôi thích ở lại Istambul hơn. Nhưng ý Chúa quan phòng đã rõ rệt qua sự chỉ định của Đức Thánh Cha, tôi không bao giờ từ chối bổn phận thi hành ý Chúa và phục vụ giáo triều trong những giờ phút nghiêm trọng”.

Ngày 29.12.1944 Đức Thánh Cha Pio XII tiếp Đức Roncalli tại Roma. Đức Thánh Cha nói: “Tôi chỉ có 10 phút để tiếp truyện Đức Cha. Tôi muốn nói ngay rằng tôi cử đặt Đức Cha không phải vì ai cả. Tôi đã suy nghĩ, cầu nguyện và quyết định. Bởi vậy, xin Đức Cha tin chắc rằng ý Chúa đã rất rõ rệt và rất khích lệ”. Đức Roncalli liền đáp lời: “Tâu Đức Thánh Cha, 9 phút triều yết còn lại con không cần nữa. Vì con đã có đủ “lệ phí lương thực” để tập nghề mới rồi”.

Rời Roma, đi Paris nhận nhiệm sở mới, Đức Tổng Giám Mục Roncalli làm Sứ Thần 9 năm tại Pháp (1944-1953). Chín năm rất quan trọng cho sự nghiệp Giáo Hoàng sau này của ngài. Nhiều kinh nghiệm mới đã được thâu thập: hòa đàm, linh mục thợ, liên lạc với các sinh lực Công Giáo mới và với thế giới ngoại giao. Ngài học hỏi được rất nhiều điều, nhưng điều quan trọng hơn cả, có lẽ là kinh nghiệm tìm kiếm hòa bình.

Ngày 1.1.1945, Đức Sứ Thần Roncalli bước nhanh trên bậc thang ở bộ chiến tranh, đường Saint Dominique, để trình ủy nhiệm thơ lên tướng de Gaulle. Trong nghi lễ, Đức Sứ Thần Roncalli đã dám thưa với vị lãnh đạo chính phủ lâm thời những điều mà ít vị trong ngành ngoại giao Vatican dám nghĩ đến: “Nhờ sự sáng suốt chính trị và lòng quật cường của đại tướng, mảnh đất quí yêu này đã tìm lại được sự tự đo và tin tưởng vào được vận mệnh của mình”.

Ngày 2.1.1945 Đức Sứ Thần Roncalli qua tòa đại sứ Nga thăm xã giao đại sứ Alexandre Bogomolov. Thủ tục ngoại giao đòi hỏi như vậy, vì nếu Đức Sứ Thần Roncalli đã không đến Paris kịp thời, thì đại sứ ALexandre Bogomolov, vì lão niên, đã phải đại diện ngoại giao đoàn chúc tuổi tướng de Gaulle.

Tiếp theo đó là bao cuộc gặp gỡ các nhân vật chính trị khác, những nhân vật chính trị nắm trong tay vận mệnh hòa bình thế giới, từ Molotov ở Nga, đến Churchill ở Anh, qua Eishenhower ở Mỹ, Nehru ở Ấn... Nhưng Đức Sứ Thần vẫn thấy rằng gặp các vị có quyền lực là thứ yếu so với gặp các nền văn minh và văn hóa. Trong một bài giảng ở nhà thờ chính tòa Bourges ngài nói: “Ra khỏi cơn bão táp, trước khi định hướng, để tìm lại yên tịnh, đôi khi ta do dự... Ta quay hướng này, ta thử hướng kia, tìm về, nhớ lại những nền văn hóa khác. Những sự việc đổi thay, những hiến chương mới mẻ, những tiến bộ chắc chắn... đều có thể làm cho đời sống của ta dễ chịu hơn. Cố gắng, cố gắng của mọi dân tộc tìm về công lý, tìm về sự thật, tìm về trật tự. Nhưng ta có thể thực sự tìm được điều gì có thể thay thế và có thể biến đổi thân xác và tâm hồn con người được không? Ta có thể tìm được luật luân lý nào cao hơn luật luân lý của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta không?”

Ngày 28.8.1946, Đức Sứ Thần tham dự ngày khai mạc hòa đàm tại dinh Luxembourg. Cũng dịp này ngài tiếp đoàn đại biểu của Hồ Chí Minh, đang ở Pháp, và tiếp cả phái đoàn Bảo Gia Lợi nữa. Lúc này, các đề tài lớn mà Đức Sứ Thần Roncalli thường hay đề cập đến đều xoay quanh ba vấn đề sau đây. Vấn đề văn hóa xã hội của các nước bại trận, vấn đề văn hóa xã hội của các nước đang trên đường được giải thoát thực dân. Và các vấn đề về quan niệm hòa bình quá khứ, nhằm giải quyết tương lai thế giới, trên căn bản các ý thức hệ hủ hóa, và dưới sức ép bị diệt vong.

Ngày 31.12.1949, trong bài diễn văn cuối năm đọc trước tổng thống Vincent Auriol, Đức Sứ Thần Roncalli vạch rõ ra rằng sự bất công là nguồn gốc sinh ra các loại chiến tranh. Ngài nói: “Hai đại chiến thế giới tiếp nối nhau. Đại chiến thứ hai khủng khiếp hơn đại chiến thứ nhất, với sức tàn sát càng ngày càng khủng khiếp hơn, bởi các tiến bộ khoa học đã phục vụ cho quân sự, dẫn ta đến thời điểm càng ngày càng buồn tủi hơn của nhân loại, buồn tủi đến nỗi tất cả chúng ta đều hổ thẹn. Vì chiến tranh, các tâm tư lo âu, các gia đình và các quốc gia xáo trộn, toàn thể địa cầu bực dọc. Lý do vì đã hết hy vọng được phồn thịnh, sự phồn thịnh có thể dẫn đưa Thổ thần về trái đất, sự phồn thịnh mà rút cục, cho đến hôm nay, chỉ là chia sẻ cái khó nghèo và cái đau khổ. Sự thất vọng này đã phát thành tiếng rên xiết não nề và ghê rợn của quần chúng, hết còn nhẫn nại được nữa vì đã đợi chờ quá lâu rồi”.

Cũng dịp tương tự năm sau, ngày 30.12.1950, Đức Sứ Thần xác định rõ rệt hơn học thuyết của ngài: “Luật của hòa bình là luật của văn minh. Trước khi được khảm lên đá trên núi Thánh Kinh, luật này đã được ghi, và còn ghi mãi, trong tâm khảm mỗi người. Trước khi được Đức Kitô nâng lên và hội nhập vào giáo lý tuyệt hảo của Ngài, luật này đã được đặt làm thành nền tảng cho trật tự nhân loại, ở bình diện cá nhân, gia đình, cũng như xã hội”.

Ngày 11.7.1951, trước đại hội của tổ chức UNESCO, Đức Sứ Thần tóm gọn học thuyết của ngài qua câu rằng: “Với hết mọi tâm hồn thiện tâm, đều có một tình cảm huynh đệ, sáng lên trên nét mặt của từng người, như một phản ánh dung nhan Thiên Chúa”.

Ngày 12.1.1953, Đức Sứ Thần được tấn phong Hồng Y và đồng thời được bổ nhiệm làm giáo chủ Venise. Ngài ghi trong nhật ký: “Buồn vì ra đi, nhưng êm ái trong sự hiệp nhất với Chúa và trong an bình lương tâm vì đã làm cho người ta yêu mến sự lành. Thánh lễ 6 giờ sáng. 7 giờ 30 từ giã, yên lặng, cảm động, đâu đây vài giọt lệ”.

Ngày 15.3.1953, ngài tuyên thệ nhậm chức Hồng Y giáo chủ Venise, cũng là ngày Staline chết.

II. THÔNG ĐIỆP ”HÒA BÌNH TRÊN THẾ GIỚI” CỦA Đức Giáo Hoàng GIOAN XXIII.

Những kinh nghiệm chiến tranh và chính trị ngoại giao đã dần dần xây dựng nên trong tâm trí Đức Roncalli hai học thuyết căn bản là công lý và hòa bình. Công lý trong các vấn đề xã hội. Hòa bình trong các vấn đề chính trị. Được bầu làm Giáo Hoàng thứ 261 của Giáo Hội vào ngày 25.10.1958, ngài chọn danh hiệu là Gioan XXIII.

Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII cai trị Hội Thánh chỉ được 5 năm từ 1958 đến 1963, gần 40 năm sau, năm 2000, chúng ta còn đang sống trước mắt những công trình ngài để lại. Ngài đã khai trương nhiều công trình lớn qua hai chiều hướng.

- Về nội bộ Giáo Hội: cải tổ sâu rộng về tổ chức, canh tân phụng vụ, đổi mới việc trình bày giáo lý, tu chính giáo luật...

- Về đối ngoại, gần thì tiến tới sự hiệp nhất giữa các Giáo Hội Kitô với khẩu hiệu “Ut sint Unum” xin cho họ được nên một, xa hơn thì tiến đến với lương dân với hai nền tảng vững chắc “justicia et pax” công lý và hòa bình.

Có nhiều tài liệu ghi lại các công trình ấy, mà một trong những nguồn tài liệu ấy là các thông điệp Giáo Hoàng. Như chúng ta đã thấy ngay trang đầu của bài này. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã ban bố tất cả 9 thông điệp, trong đó thông điệp “Mẹ và Thầy” và thông điệp “Hòa Bình trên Thế Giới” là hai thông điệp có tầm ảnh hưởng quan trọng và sâu rộng hơn cả, trong mục vụ tông đồ giáo dân cũng như trong văn hóa xã hội thế giới. Hai thông điệp này gắn liền với nhau như “lợi với răng”. Không thể có hòa bình nếu còn bất công. Nếu có công lý thì ắt có hòa bình. Hai thông điệp trình bày hai khía cạnh của hòa bình: hòa bình xã hội qua thông điệp Mẹ và Thầy và hòa bình chính trị qua thông điệp Hòa Bình trên Thế Giới. Nếu hiểu được một khía cạnh thì ắt cũng dễ đạt được khía cạnh thứ hai. Để tiếp nối chương IV, trình bày về thông điệp Mẹ và Thầy, dưới đây là phần trình bày về thông điệp Hòa Bình trên Thế Giới dưới hai điểm: dịp phát sinh ra thông điệp và nội dung thông điệp.

1. Dịp phát sinh ra thông điệp.

1) Khủng hoảng Cuba: tháng 10.1962.

Cuba cách bờ biển Mỹ 90 dậm.

Trên đất Cuba, nhân công làm việc ngày đêm để thiết bị dàn hỏa tiễn Sô-viết. Trên không máy bay trinh thám 42 của Mỹ chụp hình các kỹ sư, cán bộ Sô-viết đang ráo riết xây dàn hỏa tiễn: có 42 hỏa tiễn đầu đạn nguyên tử. Trên biển, 25 tầu Sô-viết chở các thiết bị, vật liệu, hỏa tiễn qua Đại Tây Dương đến Cuba, 90 tầu chiến Mỹ, có 8 hàng không mẫu hạm chở 68 phi cơ chiến đến hộ tống, theo lệnh tổng thống Kennedy để chận đón tầu của Khrouchtchev.

Từ sau đệ nhị thế chiến, chưa bao giờ có một cuộc tụ quân ghê gớm như vậy tại eo biển Floride.

Cùng lúc ấy, tại Vương cung thánh đường thánh Phêrô, 2.540 giám mục đã được triệu tập từ khắp thế giới về dự Công đồng Vatican II, khai mạc từ ngày 11.10.1962. Giáo Hội và các nghị phụ Công đồng có thể nào ngồi yên mà hát nhạc bình ca và thảo luận về phụng vụ được chăng, trước nguy cơ chiến tranh thứ ba, chiến tranh nguyên tử khủng khiếp? Trong vài ngày, nhiều vị trách nhiệm Vatican đã nghĩ đến việc đình hoãn Công đồng lại để các nghị phụ kịp trở về các địa phận của mình trước khi bất trắc xẩy ra.

Ngày 20.10.1962, Đại hội các nghị phụ tán đồng phổ biến một “sứ điệp cho thế giới”. Các nghị phụ cả quyết rằng “rất lưu tâm đến những thống khổ của con người, đặc biệt là của lớp người bần cùng, yếu đau”. Các ngài “thương xót đám đông đói rách, khổ cực và dốt nát”. Khai mạc Công đồng với một tuyên ngôn về các vấn đề của con người như vậy quả là một sự kiện mới lạ trong Giáo Hội. Dẫu không hề đá động gì đến tương tranh Mỹ-Nga, nhưng sự căng thẳng này đã làm xao động hàng giáo phẩm Công Giáo về số phận của con người và sự xao xuyến này đã tràn sâu vào khắp cả Giáo Hội.

Ngày 21.10.1962, lần đầu tiên một cơ quan báo chí Nga, thông tấn xã Tass phản ứng. Thông tấn xã chính thức của Moscou đã ghi nhận sự quan trọng của sứ điệp mà các nghị phụ gởi đi và đặc biệt trích dẫn đoạn văn sau đây: “Ai không ghê tởm chiến tranh? Ai không mong muốn hòa bình? Giáo Hội cũng vậy. Giáo Hội không ngừng công bố lòng mình hâm mộ hòa bình và lòng mình trung thành hết sức cộng tác để xây dựng hòa bình”.

Ngày 22.10.1962, tổng thống Kennedy quyết định phong tỏa Cuba, ngăn chận tất cả mọi tầu bè đi vào Cuba.

Trong phòng họp Liên Hiệp Quốc, đại diện Mỹ, ông Stevenson, tuyên bố: “Từ sau thế chiến thứ hai, chưa bao giờ hòa bình bị đe dọa một cách quyết liệt như vầy, chưa bao giờ có thách thức trầm trọng như vầy cho các nước đã ký hiến chương Liên Hiệp Quốc. Mọi hy vọng của nhân loại đã bị khóa chặt trong căn phòng này”. Ở Anh, ở Mỹ, nhiều trí thức và các phong trào chủ hòa kết án quyết đ̣nh của Kennedy.

Mỹ và Nga dường như không còn có thể ngồi chung đối thoại với nhau được nữa. Trên nước, trên bộ, trên không, chỗ nào họ cũng gườm nhau. Liên Hiệp Quốc bất lực, bị loại ra khỏi mọi vòng môi giới. Các nhà ngoại giao Nga, Mỹ, rải rắc khắp thế giới, không còn chỉ thị, khoanh tay chờ đợi. Từ giờ phút này, không còn chiến thuật, chiến lược nào nữa. Mọi nẻo đường đều dẫn đến tai họa. Điện Cẩm Linh và Nhà trắng bắt buộc sẽ phải có phản ứng dây chuyền, không thể tránh được.

May thay còn một chỗ mà các nhà học giả Mỹ Nga còn đang ngồi chung trong một làng nhỏ gần Andover, tiểu bang Maryland, trong khuôn khổ các hiệp ước văn hóa của hai siêu cường. Nhưng ngay ở đây, bầu khí hội nghị cũng rất nặng nề vì ưu tư và lo lắng. Chiều 23.10.1962, có người đã gợi ý với phái đoàn Nga nên lấy máy bay về nước đi, bằng không sẽ chẳng còn kịp nữa.

Chiều 23.10.1962, Tổng thống Kennedy điện thoại cho ký giả Norman Cousins một trong những đại diện của Mỹ, đồng chủ tịch của hội nghị này, để nhờ ông xin Đức Giáo Hoàng XXIII can thiệp. Tổng thống Kennedy cho Cousins hay rằng: “Tình thế không còn có thể kiểm soát và điều khiển được nữa. Có lẽ trong vòng 6 giờ nữa đây, sẽ phải bấm nút bom nguyên tử. Điều đó có nghĩa là ít nhất sẽ có 1 tỷ 200 triệu người sẽ bị tử vong”. Ký giả Cousins là người có một chủ thuyết đặc biệt để giải quyết các khủng hoảng thế giới. Theo ông, phải tạo một cơ quan có uy quyền và hiệu năng để phòng ngừa và giải quyết các căng thẳng giữa các cường quốc. Mà Liên Hiệp Quốc thì bất lực. Chỉ còn có một người trên thế giới. Đó là Đức Giáo Hoàng ở Roma, qua con người của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, được mọi phía công nhận là có uy tín và uy quyền. Nếu Đức Giáo Hoàng chịu can thiệp, thì sẽ không bị nghi ngờ là thiên tư và sẽ được cả tổng thống Kennedy lẫn tổng thư ký Khrouchtchev kính nể, bởi không ai sẽ bị coi là bại trận. Ngoài ký giả Cousins ra, tổng thống Kennedy còn tìm kiếm nhiều đường dây khác để nhờ Vatican can thiệp.

Ký giả Cousins liền nói chuyện ngay với linh mục Felix Morlion, khách ông mời kín đáo tham dự hội nghị với ông. Ký giả Cousins trình bày tình hình và xin cha Morlion vận dụng hết các liên lạc quen biết của ngài ở giáo triều Roma, hầu xin Đức Giáo Hoàng can thiệp. Cha Morlion liền điện thoại cho Đức Cha Cardinale, một trong những cộng sự viên của Đức Giáo Hoàng ở phủ quốc vụ khanh. Mấy phút sau, cha được Đức Cha Cardinale cho hay rằng Đức Giáo Hoàng sẵn sàng can thiệp bằng cách viết một sứ điệp, ưu tiên gởi cho hai phe Nga-Mỹ liên hệ. Tổng thống Kennedy là người đầu tiên chấp nhận sáng kiến này. Nhưng ông lo lắng không biết làm sao để kéo tổng thư ký Khrouchtchev ra khỏi vòng ảnh hưởng của phe chủ chiến ở Nga.

Trong phái đoàn Nga dự hội nghị Andover có hai người là bạn riêng của Khrouchtchev là ông Choumeiko và ông Feosdorov. Cha Morlion gặp hai ông này. Họ ngỡ ngàng vì lần đầu tiên được nói truyện với một linh mục Công Giáo. Hiểu chuyện rồi, họ cho hay rằng theo ý họ, có lẽ tổng thư ký Khrouchtchev sẽ chấp nhận sự trung gian của Đức Giáo Hoàng. Họ xin cha Morlion biên một sứ điệp để họ chuyển ngay cho tổng thư ký Khrouchtchev bằng mật hiệu. Cha Morlion liền biên ngay một sứ điệp đại cương tin tưởng vào lòng yêu chuộng hòa bình của ông Khrouchtchev và ý chí của ông không muốn giết hàng trăm ngàn triệu người chỉ vì uy quyền chính trị.

Sáng ngày thứ tư, 24.10.1962, Đức Thánh Cha được báo tin rằng đã đến lúc phải lên tiếng. Nhà Trắng và Điệm Cẩm Linh đều phó thác cho ngài sứ mệnh giải tỏa căng thẳng. Đức Thánh Cha biết rằng tổng thư ký Khrouchtchev chờ đợi một dấu hiệu công khai quí chuộng ông. Dịp may sẵn có. Theo chương trình, Đức Thánh Cha sẽ phải đọc một diễn văn trước một ngàn người Bồ Đào Nha đang hành hương tại Roma. Sau khi đã đọc bài diễn văn viết sẵn, Đức Thánh Cha ứng khẩu thêm rằng: “Giáo Hoàng luôn luôn sẵn sàng nói tốt về mọi người có trách nhiệm quốc gia. Các vị này, đâu đó khắp nơi trên hoàn cầu, nên tìm gặp nhau, để tránh chiến tranh, mà đưa lại chút ít hòa bình cho nhân loại. Nhưng ai cũng phải biết rằng chỉ có Thần Linh Chúa mới làm được phép lạ này. Bởi vì, hiển nhiên rằng, nếu thiếu thực chất, tức là đời sống tinh thần, thì làm sao tưởng tượng được gì? Làm sao mà tìm kiếm được gì?”

Đêm ấy, Đức Thánh Cha và hai cộng sự viên của ngài là Đức Cha Cardinale và Đức Cha Dell'Acqua làm việc rất khuya để chuẩn bị văn bản. Hừng sáng lời kêu gọi được soạn thảo xong, các phân bộ ngôn ngữ liền tức khắc dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.

Sáng ngày thứ năm, 25.10.1962, các sứ giả Vatican gõ cửa hai tòa đại sứ Mỹ và Nga để trao sứ điệp của Đức Thánh Cha. Ngài viết: “Tôi xin lập lại lời đã nói khi đón 86 phái đoàn đặc biệt hiện diện tại Công đồng rằng Giáo Hội không hề để tâm đến gì khác hơn bằng hòa bình và huynh đệ giữa các dân tộc. Giáo Hội không ngừng làm việc để xây dựng hai điều ấy. Ở điểm này, tôi xin xác định lại trách nhiệm nghiêm trọng của quí vị có trách nhiệm công quyền. Tôi cũng xin thêm rằng đặt tay trên lương tâm, xin quí vị hãy lắng nghe tiếng kêu rên thảm thiết từ mọi phương trời, từ trẻ đến già, từ cá nhân đến cộng đoàn, đang dâng lên đến tận trời xanh: xin được hòa bình. Xin được hòa bình”!

“Hôm nay, tôi xin được lập lại lời khẩn nài long trọng này. Tôi xin tất cả quí vị cầm quyền đừng làm ngơ giả điếc trước tiếng kêu van này của nhân loại. Xin quí vị hãy làm tất cả những gì nơi quí vị để cứu vãn hòa bình. Như vậy, quí vị sẽ tránh được cho thế giới những khủng khiếp của một chiến tranh mà không ai có thể lường trước được những hậu quả ghê gớm”.

“Xin quí vị hãy tiếp tục thương thuyết, vì đó là thái độ đứng đắn và cởi mở có giá trị bảo đảm, trước lương tâm của mỗi người và trước lịch sử. Cổ võ, tán trợ và chấp nhận những người đàm phán, ở mọi cấp bậc và ở mọi thời điểm, đó là mẹo mực khôn ngoan và cẩn trọng được trời và đất chúc phúc”.

Trưa ngày thứ năm, 25.10.1962, đài phát thanh Vatican phổ biến lời kêu gọi. Cùng giờ ấy, một nửa chiến thuyền Nga gần vùng phong tỏa ở biển Đại Tây Dương quay mũi trở lui.

Chiều 25.10.1962, Nhà Trắng được báo tin rằng hai đại sứ Nga ở Luân Đôn và ở Bonn bày tỏ ưu tư tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tranh chấp.

Ngày thứ sáu, 26.10.1962, Báo Pravda ấn hành lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng trên trang nhất và in đậm lời Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII kêu gọi cần thiết phải thương nghị.

Cùng ngày ấy, Nhà Trắng nhận được một điện tín dài do tổng thư ký Khrouchtchev gởi cho tổng thống Kennedy, đại cương nói rằng nếu Mỹ hứa sẽ không xâm lấn Cuba và sẽ không cho phép ai khác làm điều ấy, nếu Mỹ ra lệnh cho hạm đội ngoài biển ngưng phong tỏa Cuba, thì mọi chuyện sẽ thay đổi ngay. Nga sẽ cho rằng không cần thiết phải ở lại Cuba nữa.

Tổûng thống Kennedy trả lời ngay cho tổng thư ký Khrouchtchev rằng sẵn sàng ký một hiệp ước.

Chúa Nhật 28.10.1962, tổng thư ký Khrouchtchev trả lời lại tổng thống Kennedy rằng sẵn sàng giao ước ngưng mọi hoạt động xây cất dàn hỏa tiễn, rút quân khỏi Cuba về Nga và khởi sự đàm phán ở Liên Hiệp Quốc.

Các báo chí ngày Chúa Nhật ở Roma còn đăng tải nhiều tin hoang mang. Ít ai biết rằng sợi dây chiến tranh đã được cắt đứt kịp thời. Trong nhà nguyện riêng, Đức Thánh Cha Gioan XXIII cử hành thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình. Đó cũng là ngày kỷ niệm 4 năm ngài được bầu làm Giáo Hoàng, ngày 28.10.1958. Đức Cha Dell'Aqua dâng ngài bức điện mật gởi đi từ Mỹ báo tin rằng tổng thư ký Khrouchtchev đã nhận lời mời của Đức Thánh Cha và tổng thống Kennedy tỏ lòng tạ ơn Đức Thánh Cha đã giúp can thiệp. Điện Cẩm Linh, ngoài ra, còn đòi hỏi phải tiếp tục đối thoại cả trên những vấn đề tổng quát hơn: cấm vũ khí nguyên tử, giảm trừ binh bị và dịu hòa thế giới.

2) Thiết kế thông điệp hòa bình, tháng 11.1962.

Bốn ngày sau cơn khủng hoảng Cuba, Đức Thánh Cha Gioan XXIII quyết định nhân dịp này, biên soạn một thông điệp về hòa bình thế giới. Thực ra từ lâu ngài đã cảm thấy nhu cầu làm một bản tổng hợp tóm gọn tư tưởng Công Giáo về hòa bình, một tổng hợp trong đó thuyết nhân bản mới sẽ được đề cập đến. Đàng khác, thông điệp “Mẹ và Thầy”, công bố năm 1961, đề cập đến công lý xã hội đòi phải được bổ túc, như chính lời Đức Thánh Cha đã nói với một người bạn rằng: “Phải có hòa bình thì mọi năng lực thế giới mới có thể được xử dụng để chống lại bất công xã hội, để thăng tiến nhân tính và linh tính của con người. Thông điệp ‘Mẹ và Thầy’ đòi hỏi tư tưởng mới này của Giáo Hội về hòa bình”.

Ngày 16.11.1962, sau khi đã nói truyện với giáo sư Pietro Valdoni và với bác sĩ riêng của mình là giáo sư Pietro Mazzoni, Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã biến ý tưởng thành một quyết định: xác định qua trọn một bản văn những viễn tượng mới về hòa bình nhân loại. Đức Thánh Cha quyết định như vậy vì các bác sĩ của ngài cho ngài hay rằng ngài mắc một chứng bệnh nan y, chắc chẳng còn sống nổi một năm nữa đâu. Ngài quyết định dùng những ngày tháng còn lại này để cống hiến cho hòa bình.

Ngồi vào bàn viết, Đức Thánh Cha đánh máy những ý tưởng đến trong tâm trí.

“Và giờ đây các ngươi hãy chúc tụng Thiên Chúa hoàn vũ, vì Ngài đã làm những việc kỳ công, vì Ngài đã làm cho đời ta tươi lên từ lòng mẹ và vì Ngài đã đãi ngộ ta với lòng nhân hậu của Ngài. Xin Ngài cho ta được con tim vui mừng và xin Ngài cho những ngày sống của ta nơi Israel được hòa bình, như những ngày thuở xưa” (Si 50, 22-23).

“Trong khi thành thánh được an cư thái bình và luật lệ được trọn hảo tuân giữ, nhờ lòng đạo đức gớm ghét sự dữ của thượng tế Onya, thì ngay cả các vua cũng tôn kính nơi thánh và trọng kính Đền Thờ” (2M 3,1-2)

“Hòa bình là sự yên tịnh theo trật tự trong mọi sự, là sự tuân giữ có thứ tự theo luật đời đời trong trung tín. Thứ tự là dành cho mọi sự cái chỗ của nó. Hòa bình nhân loại là sự hòa hợp có thứ tự, trong nhà, trong thành, trong mỗi người. Dân xa lạ với Chúa thì bất hạnh thay” (Thánh Augustino,de civilitate Dei).

Bản thảo tiên khởi này đã được thai nghén trong thánh kinh và giáo phụ. Nguyên thủy của bản thảo này chỉ là những trích dẫn những văn bản tôn giáo mà Đức Thánh Cha hằng nuôi dưỡng mình từ thuở còn trẻ mà ngài muốn đưa ra như một sườn bài và như một nguồn cảm hứng để viết thông điệp.

Thủ tục chuẩn bị một thông điệp là phải tạo một nhóm soạn thảo. Đức Thánh Cha phác họa những ý chính, rồi nhóm chuyên viên soạn thảo làm đề án và thực hiện. Theo thủ tục ấy, lập tức trong tháng 11.1962, Đức Thánh Cha cho mời cha Pietro Pavan, 58 tuổi, giáo sư đại học Latran mà ngài đã biết từ lâu. Ngài nói với cha Pavan: “Chúa vừa giải thoát chúng ta thoát một tai nạn chiến tranh mới. Tôi góp ít sức mà tôi có thể. Ngày nay nghe nói rằng khi Giáo Hoàng nói về hòa bình thì người ta có nghe chút ít. Nếu thế, thì tôi có nên khai triển rộng rãi hơn sơ đồ về hòa bình của tôi chăng?”. Rồi Đức Thánh Cha cho cha Pavan hay những mục tiêu, những ý hướng của ngài. Ngài cũng bàn luận với cha Pavan về những ý tưởng chính của thông điệp tương lai.

Từ buổi gặp gỡ này, cha Pavan, nhà xã hội học, đã xuất bản năm 1952 cuốn sách nhan đề “Dân Chủ và Kitô giáo”, suy nghĩ về những ý hướng của Đức Thánh Cha để soạn thảo một đồ án thiết kế thông điệp. Thứ nhất thông điệp phải có một ý hướng mục vụ, nghĩa là thực tế, để hướng dẫn người Công Giáo trong các hoạt động bảo vệ hòa bình, trong một xã hội đa phương, đa dạng và lương giáo. Thứ hai, thông điệp phải khích lệ giáo dân tham gia vào chính trường với đầy đủ khả năng thực lực và hoàn toàn độc lập. Lý do vì lòng đạo đức mà thôi không đủ, và nữa, trong lãnh vực này, tôn giáo không thể còn được coi như tiêu chuẩn phân biệt được nữa. Càng ngày giáo dân càng thường làm việc với lương dân. Có nên vì thế mà bảo rằng những giáo dân này ít còn Công Giáo không? Mẹo luật căn bản về giao tương giữa các dân tộc và các cá nhân là phải tìm điều nối kết hơn là điều phân ly. Vậy giữa giáo dân và lương dân có cái gì là chung, nối kết họ lại với nhau? Xin thưa đó là ý thức nhân vị, ý thức của mỗi người rằng mình là một nhân vị. Đó là một di sản giá trị vô cùng, trên bình diện tôn giáo cũng như trên bình diện nhân bản. Cha Pavan bắt đầu thiết kế ngay dự án thông điệp theo chiều hướng ấy.

Nhưng mười ngày sau, cha Pavan đã phải thất vọng linh cảm rằng công việc mình vừa bắt đầu sẽ chẳng bao giờ hoàn thành trọn vẹn thực hiện được. Sức khỏe của Đức Thánh Cha xem ra suy sút nhiều. Buổi xuất triều mới nhất, ngày 25.11.1962, Đức Thánh Cha đã rõ rệt ám chỉ rằng ngài sẽ chẳng còn sống được bao ngày nữa. Ngày hôm sau Đức Thánh Cha bị bao tử xuất huyết. Buổi triều yết thứ tư bị bãi bỏ. Các bác sĩ ra vào điện Vatican nhiều hơn, chứng tỏ tình trạng nguy kịch sức khỏe của Đức Thánh Cha. Ngày 28.11.1962 báo Observatore Romano đăng tin Đức Thánh Cha có triệu chứng đau dạ dầy và triệu chứng thiếu máu. Ngày 2.12.1962, ra cửa sổ đọc kinh Truyền Tin với giáo dân, Đức Thánh Cha nói với dân chúng rằng: “Những ngày gần đây dường như sức khỏe muốn bỏ tôi. Nhưng nay nó đang trở lại. Và thực sự nó đã trở lại”. Ngày thứ tư, 5.12.1962, buổi trước ngày bế mạc Công Đồng khóa I, Đức Thánh Cha quyết định ra cửa sổ ban phép lành cho dân chúng ở công trường thánh Phêrô.

Ngày 19.12.1962, ký giả Norman Cousins vừa về từ Moscou đến gặp Đức Thánh Cha. Ông ta đã được tổng thư ký Khrouchtchev tiếp đón ngày 13.12.1962 vừa qua tại điện Cẩm Linh. Ông ta trao dâng Đức Thánh Cha một bức thơ của tổng thống Kennedy và một sứ điệp kèm lời chúc mừng giáng sinh của tổng thư ký Khrouchtchev. Ông ta thưa với Đức Thánh Cha về ông Khrouchtchev rằng: “Tổng thư ký Khrouchtchev công nhận rằng Đức Thánh Cha có ước muốn làm tất cả những gì có thể hầu các khác biệt giữa các quốc gia không còn là mầm mống nuôi dưỡng một cuộc chiến tranh nguyên tử nữa. Ông ấy sẵn sàng tiếp nhận sáng kiến bắt liên lạc và thông giao với Tòa Thánh một cách không chính thức và kín đáo. Ông ấy sẽ cho nghiên cứu thỉnh cầu của Tòa Thánh về việc cải thiện ấn in và phổ biến các tài liệu tôn giáo tại Liên Xô. Ông ấy hứa sẽ cứu xét trường hợp Đức Tổng giám mục Slipyj”.

Đức Thánh Cha đáp lời với ký giả Cousins rằng: “Ngày nay có rất nhiều điều tùy thuộc vào sự kiện người ta có mở rộng và củng cố thông giao hay không. Tháng mười vừa qua, trong cơn khủng hoảng Cuba, sức tàn sát của bom nguyên tử đã rất có thể thực sự xảy ra. Tôi đã xin các vị lãnh đạo quốc gia làm tất cả những gì phải làm để giảm bớt căng thẳng buồn tủi đó. Lời kêu gọi của tôi đã được họ lưu ý chấp nhận. Tôi rất vui mừng. Đó là một điều tốt”. Rồi ngài nhờ ký giả Cousins chuyển trao cho Kennedy một bức tranh i-côn và cho Khrouchtchev một huy chương Giáo Hoàng.

Lý thuyết và thực tế chưa bao giờ hòa điệu với nhau như vậy. Lý thuyết thì thông điệp về hòa bình đang được thiết kế, soạn thảo và khai triển trên bàn giấy của cha Pavan. Thực tế thì Đức Thánh Cha đang từ từ tháo gỡ từng khâu lịch sử và ý thức hệ của quá khứ. Báo Time chỉ định Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII là người trong năm và in hình ngài cả trang bìa. Thủ tục phóng thích Đức Tổng giám mục Slipyj bắt đầu mở màn.

Ngày 7.1.1963 cha Pavan đệ trình Đức Thánh Cha bản thảo thứ nhất của thông điệp. Nội trong ngày hôm sau Đức Thánh Cha đã đọc một mạch bản thảo này và ghi chú ở cuối câu này: “Những áp dụng mục vụ thật là đặc sắc”.

Những áp dụng mục vụ này thực ra phản ảnh trung thực cái triết lý về con người của Đức Thánh Cha: đòi hỏi phải đi tìm chân lý, ngay cả ở nơi những người ưa lầm lỗi. Cái thực và cái sai, trước khi trở thành những khái niệm trừu tượng của triết học và của luân lý, thì đã được khảo sát trong thực tại cụ thể của con người rồi, một thực tại có sử tính, với động lực biến chuyển liên tục. Bởi vậy, trong các quan niệm tổng thể sai lạc, Đức Thánh Cha Gioan XXIII vẫn tìm ra những mảnh chân lý. Ngài cũng vẫn luôn luôn xác tín rằng rút cục rồi thế nào chân lý cũng thắng lầm lạc. Bởi vậy ngài cho rằng người Công Giáo có thể cộng tác với những người và những phong trào có ý thức hệ khởi đầu sai lạc.

Nghĩ như vậy phải chăng Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã muốn cắt đứt liên lạc giữa đức tin và ý thức hệ? Đây là một thách thức quá mới lạ. Vấn đề được đặt ra là sự tiếp nối giữa “chính trị” của Đức Thánh Cha Gioan XXIII với quan niệm của các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm. Vấn đề càng sôi nổi khi Đức Thánh Cha Gioan XXIII quyết định mời một số cơ quan giáo triều Roma tham dự vào việc soạn thảo thông điệp.

Hệ thống Roma, nhất là phủ Quốc vụ khanh, liền thấy ngay những trở ngại trong các đề nghị mà bản thảo thông điệp đưa ra. Trong tháng giêng 1963 bản thảo thông điệp đã được hai cơ quan giáo triều kiểm duyệt, đặc biệt là văn phòng thần học giáo hoàng do cha Luigi Ciappi trách nhiệm.

Kết luận của cha Ciappi được đệ trình lên Đức Thánh Cha. Đại cương cha Ciappi đưa ra ba nhận xét:

a) Trên bình diện giáo lý, không có gì trở ngại. Chỉ là duy trì và củng cố những điều Đức Giáo Hoàng tiền nhiệm Pio XII đã dậy.

b) Trên bình diện tiếp nối truyền thống, có vài điểm trái ngược với những tài liệu của các Giáo Hoàng tiền nhiệm. Tỷ như nguy cơ làm cho người ta có cảm tưởng và nghi ngờ rằng thông điệp có chiều hướng thiên về tự do chủ nghĩa và lãnh đạm luân lý chủ nghĩa. Đó là điều không hòa điệu với những giảng dậy của các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm Grégoire XVI và Pio IX.

c) Về vấn đề cộng tác giữa người Công Giáo với những người theo thuyết xã hội chủ nghĩa mà dường như thông điệp cho phép thì không phải là người Công Giáo nào cũng đồng ý đâu. Không phải ai cũng cho rằng các hệ thống tư tưởng này đã hết nguy hiểm ý thức hệ rồi đâu. Đức Giáo Hoàng Pio XII đã kết án cộng sản. Tuy nhiên bản văn vẫn sẽ có thể chấp nhận được, nếu thêm vào câu này: “Trong những điều hòa hợp với giáo huấn xã hội của Giáo Hội và theo quyết định của các cấp giáo quyền”

Đức Thánh Cha rút cục chấp nhận cho phép ghi thêm câu văn cha Ciappi đề nghị. Nhưng để chắc chắn hơn, ngài quyết định trao bản thảo thông điệp cho một chuyên viên khác nữa kiểm duyệt, cha dòng Tên Georges Jarlot, giáo sư xã hội học tại đại học Grégorien và cộng tác viên của báo Etudes. Cha Jarlot trình Đức Thánh Cha một bản báo cáo mà Đức Thánh Cha cho rằng “quân bình và chân thực”. Cha Jarlot ghi ba nhận xét chính:

a) Tài liệu cho sống lại giáo huấn của Giáo Hoàng ”trong những ngày đẹp nhất của triều đại Leo XIII”.

b) Nhưng bật đèn xanh cho phép người Công Giáo cộng tác với người theo xã hội chủ nghĩa có thể đưa những người Công Giáo đến nguy hiểm bị nhiễm ý thức hệ, mà kinh nghiệm các linh mục thợ ở Pháp đã cho thấy. Có người sẽ cho rằng đây là đưa tay ra nắm với cộng sản, điều mà Đức Pio XII đã cảnh giác và rõ rệt lời cảnh giác này vẫn còn hiệu lực.

c) Sau cùng “tự do” không thể cùng được xếp ở một mức với những nền tảng hòa bình khác được: công lý, sự thật và đức ái. Ba nền tảng này có thể coi là những “chỉ đạo vững chắc”, ngược lại “tự do” là một “chỉ đạo bấp bênh”.

Đức Thánh Cha sau khi đã đọc bản báo cáo của cha Jarlot, liền truyền lệnh cho ban soạn thảo lưu ý đến những nhận xét của cha Jarlot.

Tổng kết lại thì những nhận xét của hai cha Jarlot cũng như Ciappi đều qui về một điểm chính: vấn đề tiếp nối truyền thống với các Giáo Hoàng tiền nhiệm trong lập trường liên hệ với xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Những sự kiện trên chính trường Ý cũng như trên chính trường thế giới dường như càng vạch rõ hơn và chứng thực hơn những nhận xét của hai nhà kiểm duyệt: cha Ciappi và cha Jarlot.

Ý thức được những nhận xét và những sự kiện chính trị tương khắc, không vì vậy mà Đức Thánh Cha thay đổi bản chất về học thuyết hòa bình của ngài. Ngài có cái nhìn dài hạn hơn. Ngài nói rằng: “Một đệ tử chân chính của Đức Kitô không thể không lưu tâm đến hòa bình. Nhiều người sẽ lạm dụng lời tôi nói. Tôi không tránh được và cũng không lấy làm lạ. Tuy nhiên ý hướng của thông điệp thì thật là rõ rệt. Những lời đầu tiên của thông điệp đã nêu rõ ràng ‘lòng kính sợ Chúa’ như là một nền tảng của hòa bình. Sự kính sợ Chúa không loại bỏ kẻ chưa tin, nhưng xác định rằng không có Chúa, người ta chẳng làm được gì. Chúng ta có thể loại trừ kẻ chưa tin ra khỏi những lo toan của Giáo Hội được chăng? Họ chưa tin, nhưng họ có đó và nói với chúng ta: này đây, chúng tôi nữa, chúng tôi cũng hiện hữu”.

Sau một số sửa chữa trong đó một số trang do chính tay Đức Thánh Cha biên soạn, đặc biệt là những trang liên hệ đến việc phân biệt sự lầm lỗi với kẻ lầm lỗi, liên hệ đến sự cộng tác giữa người Công Giáo và lương dân, thông điệp đã được lấy tên là ”Hòa Bình trên Thế Giới” (Pacem in terris), gởi cho hàng giáo phẩm, giáo sĩ và toàn giáo dân trên thế giới, cũng như tất cả những người có thiện tâm, công bố ngày thứ năm Tuần Thánh, 11.4.1963, năm thứ năm triều đại Giáo Hoàng của Đức Gioan XXIII.

2. Nội dung thông điệp Hòa Bình trên Thế Giới.

1) Lời mở đầu: TRẬT TỰ.

Mở đầu thông điệp là một chương dẫn nhập rất ngắn đề cập đến bốn điểm chính: Nền tảng căn bản của hòa bình là tôn trọng trật tự. Trật tự trong vũ trụ thiên nhiên thì các khoa học đã khám phá ra. Nhưng trật tự giữa con người thì lại đã bị đảo lộn bởi những quyền lực sức mạnh. Bởi đó, để tìm lại được hòa bình, con người phải tìm lại được những qui luật cư xử căn bản đã được khắc ghi trong bản tính con người.

1- “Hòa bình thế giới, đối tượng ước mong thầm kín của nhân loại qua mọi thời đại chỉ có thể được xây dựng và củng cố bằng sự tôn trọng một cách tuyệt đối trật tự mà Thiên Chúa đã an bài”.

2- “Trật tự này nhờ các tiến bộ khoa học và các phát minh kỹ thuật, chúng ta ai cũng xác tín rằng: ”trong thế giới sinh vật cũng như trong các biến lực của vũ trụ, luôn luôn có một trật tự. Sự cao cả của nhân loại là có thể khám phá ra cái trật tự này và có thể chế tạo được các dụng cụ để chinh phục và xử dụng các năng lượng tự nhiên này”.

3- “Cái trật tự rất hoàn hảo của vũ trụ, đau thương thay lại không thấy được nơi con người. Những hỗn loạn giữa các cá nhân và giữa các dân tộc, dường như chỉ có sức mạnh mới là giường mối điều chỉnh được các tương quan của con người”.

4- “Những qui luật cư xử của con người phải được tìm ở nơi mà Thiên Chúa đã ghi khắc, nghĩa là ở trong ‘bản tính con người’. Chỉ những qui luật này mới chỉ rõ cho con người thấy họ phải cư xử làm sao giữa các cá nhân với nhau trong đời sống xã hội; giữa các công dân và các chính quyền trong đời sống chính trị quốc gia; giữa các cộng đoàn chính trị quốc gia với nhau; và sau cùng giữa các cộng đoàn chính trị quốc gia và cộng đoàn thế giới, mà ngày nay, vì công ích của hoàn cầu, khắp nơi đều đòi hỏi phải thiết lập”.

Đây cũng là dàn bài mà Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã dùng để trình bày vấn đề hòa bình thế giới.

2) Chương I: NHỮNG TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CÁ NHÂN VỚI NHAU: NHÂN QUYỀN VÀ NHÂN VỤ.

Chương thứ nhất đề cập đến những tương quan giữa các cá nhân với nhau qua hai đề tài chính: nhân quyền và nhân vụ. Chương này có thể coi như “bản tuyên ngôn nhân quyền” và “bản tuyên ngôn nhân vụ”. Quyền lợi và nhiệm vụ không thể tách rời nhau. Đó là quan niệm nền tảng của học thuyết Công Giáo: “Mỗi người là một nhân vị, có quyền lợi và có nhiệm vụ”. Những quyền lợi và những nhiệm vụ này đều là phổ cập, bất khả vi phạm và bất khả tha hóa.

1- Nhân quyền gồm tám loại sau đây:

* Quyền sinh tồn và có một mức sống xứng đáng.

* Quyền tôn trọng và tiếp nhận những giá trị luân lý và văn hóa.

* Quyền thờ phượng Thiên Chúa theo lương tâm ngay chính của mình.

* Quyền tự do chọn lựa bậc sống.

* Quyền làm việc và có sáng kiến kinh tế.

* Quyền hội họp và lập hội.

* Quyền di cư và nhập cư.

* Quyền công dân tham dự đời sống chung và đóng góp vào công ích.

2- Nhân vụ gồm năm lãnh vực sau đây:

* Những nhiệm vụ của mỗi người với chính mình như nhiệm vụ bảo tồn sự sống, cư xử có nhân phẩm...

* Những nhiệm vụ của mỗi người với người khác: nhiệm vụ tôn trọng quyền lợi của người khác.

* Những nhiệm vụ trong sự cộng tác với nhau.

* Những nhiệm vụ với ý nghĩa trách nhiệm.

* Và những nhiệm vụ để cùng nhau sống trong chân lý, công bình, tình thương và tự do.

3- Để tóm tắt chương nhân quyền và nhân vụ, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng “trật tự của cộng đoàn nhân loại là trật tự luân lý”. Và để kết thúc chương này, dưới hình thức một biểu đồ, ngài đưa ra những “dấu chỉ thời gian”, tức là những sự kiện và những khuynh hướng xuất hiện trong thời đại mới. Ba sự kiện độc đáo của thời đại ta. Một là tầng lớp lao động được thăng tiến về kinh tế và xã hội. Hai là phụ nữ tham gia nhiều hơn vào đời sống chung. Ba là nhiều dân tộc được tiến tới độc lập chính trị.

Những sự kiện này chứng minh một ý tưởng mà ngày nay được mọi người công nhận đó là sự bình đẳng tự nhiên của con người.

3) Chương 2: NHỮNG TƯƠNG QUAN GIỮA CÔNG DÂN VÀ CHÍNH QUYỀN.

Chương thứ hai đề cập đến những tương quan giữa các cá nhân với công quyền trong mỗi cộng đồng chính trị. Trọng tâm là bổn phận của công quyền và bổn phận của công dân. Mười điều đã được vạch ra:

1- Cần thiết phải có công quyền. Nhưng nguồn gốc của quyền hành là Thiên Chúa như lời thánh Phaolô dậy rằng “không có quyền hành nào mà không đến từ Thiên Chúa”.

2- Lẽ sống và mục tiêu của công quyền là thực hiện công ích.

3- Những khía cạnh của công ích phải liên hệ đến con người trong toàn thể của nó, với những nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của nó. Đức Thánh Cha lập lại điều ngài đã viết trong thông điệp Mẹ và Thầy rằng: “Công ích bao gồm tất cả những điều kiện sinh sống trong xã hội khiến con người có thể đầy đủ và dễ dàng đạt được sự hoàn thiện của mình”.

4- Vai trò của công quyền đối với nhân quyền và nhân vụ. Cùng với Đức Pio XII, Đức Thánh Cha Gioan XXIII xác quyết rằng: “Sứ mệnh căn bản của mọi quyền hành chính trị là bảo vệ những nhân quyền được bất khả xâm phạm và làm thế nào để mỗi cá nhân dễ dàng thực hiện được chức phận riêng của mình”.

5- Hòa giải và bảo vệ nhân quyền, đó là bổn phận căn bản của công quyền.

6- Thăng tiến nhân quyền.

7- Quân bình hai hình thức hoạt động: hòa giải bảo vệ và thăng tiến nhân quyền. Đức Thánh Cha Gioan XXIII lập lại lời ngài đã viết trong thông điệp Mẹ và Thầy: “Hoạt động của quốc gia dưới khía cạnh kinh tế, dẫu cao sâu thế nào mặc lòng, cũng không thể xóa bỏ tự do hoạt động của các cá nhân công dân. Ngược lại, nó phải hỗ trợ để các nhân quyền căn bản được bảo vệ và cứu vãn”.

8- Tổ chức và sinh hoạt của công quyền tùy thuộc vào tình hình cá biệt, hoàn cảnh lịch sử của mỗi dân tộc. Nhưng hình thức phân chia tam quyền xem ra thuận lợi để bảo đảm được nhân quyền và nhân vụ của các công dân.

9- Trật tự luật pháp hòa điệu với trật tự luân lý; quả thật là một yếu tố căn bản để thực hiện công ích.

10- Các công dân tham dự vào đời sống chung. Đó là quyền lợi gắn liền với nhân phẩm con người.

11- Dấu chỉ thời gian. Cũng như ở chương nhất, để kết thúc chương hai, một biểu đồ đưa ra ba dấu chỉ thời gian. Một là khuynh hướng soạn thảo một hiến chương nhân quyền trong hiến pháp. Hai là trong các bản hiến pháp, dưới khía cạnh pháp luật, người ta đã xác định rõ rệt: hình thức để chỉ định các đại diện công quyền, liên quan giữa các công quyền, chiều kích hoạt động và các phương thế mà công quyền phải tuân giữ. Ba là tương quan giữa công quyền và công dân đã được xác định rõ rệt về quyền lợi và bổn phận.

4) Chương 3: TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHÍNH PHỦ VỚI NHAU.

Sang đến chương ba, Đức Thánh Cha đã đề cập đến tương quan giữa các cộng đoàn chính trị với nhau, giữa các quốc gia với nhau. Mười điều đã được nêu lên.

1- Quyền lợi và nhiệm vụ hỗ tương giữa các cộng đoàn chính trị với nhau là chúng phải điều hòa các tương quan giữa chúng với nhau theo chân lý, công bình, với tinh thần hỗ tương tích cực và trong tự do. Luật luân lý là đầu mối quản trị các tương quan giữa các cá nhân cũng phải là giường mối qui định cách hành xử giữa các quốc gia với nhau.

2- Trong chân lý nghĩa là không kỳ thị, không lạm dụng tài nguyên và tài lực để bóc lột kẻ yếu hơn, không lạm dụng sự phát triển kinh tế để những người nghèo thành nghèo hơn, ngược lại phải tôn trọng danh dự của mỗi dân tộc và không xuyên tạc sự thật để bóp méo danh tiếng của họ.

3- Trong công bình, như lời thánh Augustino đã dậy: “Nếu bỏ công bình ra một bên thì các vương quốc sẽ ra sao nếu không phải là những đại cướp”.

4- Số phận của các dân tộc thiểu số: “Về điều này, tôi phải tuyên bố một cách minh bạch rằng bất cứ chính trị nào nhằm áp chế các dân tộc thiểu số đều phạm một lỗi lầm chống lại công bình, lỗi càng nặng hơn nếu nhằm thủ tiêu các dân tộc thiểu số”.

5- Tương trợ hữu hiệu dưới các hình thức kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, vệ sinh sức khỏe và thể dục thể thao.

6- Quân bình về dân số, đất đai và tư bản bằng cách cộng tác để lao động và tư bản được lưu thông dễ dàng.

7- Vấn đề những người tỵ nạn chính trị, thảm kịch chứng tỏ còn có những chính quyền và chính thể chưa tôn trọng các nhân quyền căn bản của con người. “Tôi khen ngợi những sáng kiến, do đức ái Công Giáo soi dẫn, làm việc để làm dịu bớt những khổ cực của những người tỵ nạn chính trị này”.

8- Vấn đề giảm binh bị: Sự công bình, sự khôn ngoan và lương tâm đòi hỏi phải ngưng chạy theo việc võ trang binh bị, đòi hỏi việc giảm trừ binh bị, đòi hỏi phải cấm chỉ việc võ trang nguyên tử và đòi hỏi phải thiết lập các thỏa ước và thực hiện các kiểm tra giảm trừ binh bị, để như lời Đức Giáo Hoàng Pio XII đã tuyên bố “bằng bất cứ giá nào phải tránh một thế chiến với những đổ vỡ kinh tế và xã hội, với những xáo trộn luân lý lôi cuốn nhân loại vào lần thứ ba”.

9- Trong tự do nhờ một tổ chức liên quốc, tránh can thiệp vào nội bộ của quốc gia khác, ngược lại hỗ trợ họ phát triển về mọi lãnh vực.

10- Thăng tiến các quốc gia chậm tiến về kinh tế, để “đóng góp vào việc tạo lập một cộng đồng thế giới mà các thành viên ý thức được bổn phận và quyền lợi của mình, cùng làm việc một cách bình đẳng để xây dựng công ích thế giới”.

11- Đâu là dấu chỉ thời gian của thời đại ta về giao tương giữa các quốc gia? Đức Thánh Cha Gioan XXIII nêu ra ba sự kiện. Tích cực thì thấy càng ngày càng xuất hiện sự tin tưởng xử dụng đàm phán thay vì binh bị để giải quyết các xung đột. Tiêu cực thì vẫn còn thấy các dân tộc còn dành nhiều khoản tiền khổng lồ để sắm sửa binh bị mà họ bảo rằng đó là “võ trang dọa nạt cản ngăn”. Nhưng dẫu sao cũng thấy có niềm hy vọng rằng các dân tộc, vì thông giao nhiều hơn, trao đổi nhiều hơn, sẽ hiểu rằng một trong những bổn phận tiên quyết là tạo lập các thông giao trên nền tảng tình thương hơn là trên nền tảng sợ sệt.

5) Chương 4: VỚI CỘNG ĐỒNG THẾ GIỚI.

Ở mức cao hơn quốc gia là cộng đồng thế giới. Đó là đề tài của chương bốn về tương giao giữa các cá nhân và các cộng đoàn chính trị với cộng đoàn thế giới. Sáu vấn đề đã được Đức Thánh Cha chỉ dậy.

1- Các cộng đoàn chính trị và các quốc gia tùy thuộc lẫn nhau.

2- Các quốc gia không đủ tổ chức để bảo bảo đảm công ích hoàn vũ.

3- Chiều kích thế giới của công ích hoàn vũ là tiến trình lịch sử của công ích và của sinh hoạt các quốc gia.

4- Công quyền thế giới phải được thiết lập bằng đàm phán, chứ không bằng áp đảo vũ lực.

5- Công ích hoàn vũ, cũng như nhân quyền, đều đặt nền tảng trên nhân vị con người.

6- Nguyên tắc phụ trợ của tổ chức quốc tế là không được hạn chế hoạt động của các quốc gia, mà chỉ phụ trợ bằng cách tạo lập những điều kiện để các chính phủ và các cá nhân dễ dàng thực hiện được các phận sự cũng như các nhiệm vụ của mình và xử dụng được các nhân quyền của mình trong những điều kiện an toàn nhất.

7- Hai dấu chỉ thời gian đã được Đức Thánh Cha ghi nhận để kết thúc chương này. Một là sự thành lập “Tổ chức liên hiệp quốc” vào ngày 6.6.1945 và tiếp theo là nhiều tổ chức liên quốc khác. Hai là “bản tuyên bố hoàn vũ về nhân quyền” đã được tổ chức Liên Hiệp Quốc phê chuẩn ngày 10.12.1948.

6) CHỈ TH̉Ị MỤC VỤ.

Sau lời mở đầu để xác định hòa bình phải được xây dựng trên nhân tính và khai triển nền tảng nhân tính ở bốn mức độ tương giao của con người: giữa các cá nhân với nhau, giữa công dân và công quyền, giữa các công quyền với nhau và sau cùng giữa các cá nhân, công quyền và cộng đoàn thế giới, để kết thúc thông điệp, Đức Thánh Cha đã vạch chỉ đường hướng mục vụ cho dân Chúa. Mười chỉ thị mục vụ đã được đưa ra:

1- Bổn phận của dân Chúa phải tham dự vào việc chung trong các lãnh vực kinh tế, xã hội văn hóa và chính trị.

2- Trau dồi khả năng khoa học, kỹ thuật và chuyên nghề.

3- Tổng hợp các yếu tố khoa học, kỹ thuật và chuyên nghề vào các giá trị tinh thần trong mọi hoạt động qua châm ngôn: “chân lý làm nền, công bình làm thước, tình thương làm lực, tự do làm cảnh”.

4- Hòa hợp đức tin tôn giáo với những hoạt động trần thế.

5- Phát triển toàn diện bằng giáo dục tuổi trẻ.

6- Cố gắng kiên trì.

7- Tương giao giữa giáo dân và lương dân trong các lãnh vực kinh tế, xã hội và chính trị trên nền tảng nhân tính.

8- Hành động theo giai đoạn.

9- Công việc bao la cho tất cả những người thiện tâm: xây dựng các tương quan đời sống xã hội trên nền tảng chân lý, công bình, bác ái và tự do.

10- Vua hòa bình: “Chính Ngài là sự hòa bình của Ta, Đấng đã làm cho đôi bên nên một... và Ngài đã đến để loan báo hòa bình, hòa bình cho những kẻ ở xa và hòa bình cho những kẻ ở gần” (Ep 2,14-17) ”Ta mang hòa bình lại cho các ngươi, ta ban cho các ngươi hòa bình của Ta; Ta không ban cho các ngươi hòa bình như thế gian đã ban đâu” (Ga 14,27).

Tám tháng sau ngày được bầu làm Giáo Hoàng, ngày 11.6.1959, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã công bố thông điệp khai trương triều đại “Ad Petri Cathedram” để phác họa chương trình làm việc, trong đó vấn đề hòa bình giữ một chỗ quan trọng. Ngài hứa sẽ cống hiến sức lực để xây dựng hòa bình thế giới. Tám tháng cuối cùng của cuộc đời, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã thực hiện được chương trình đã phác họa năm năm trước. Trên lãnh vực thực tế, ngài đã can thiệp hữu hiệu vào khủng hoảng Cuba, tránh cho thế giới một chiến tranh nguyên tử giữa hai siêu cường. Hai siêu cường và cả thế giới biết ơn Đức Thánh Cha Gioan XXIII. Trên lãnh vực lý thuyết ngài đã phát huy được kinh nghiệm mục vụ ở quân ngũ cũng như ở ngoại giao để thiết kế được một thông điệp hòa hảo tổng hợp được thánh kinh, giáo phụ và truyền thống Giáo Hội với những vấn đề của thời đại, để đưa ra một học thuyết về hòa bình thế giới. Học thuyết này, 40 năm sau ngày công bố, còn nhiều ảnh hưởng và vẫn được áp dụng sâu rộng trên khắp địa cầu. Học thuyết này tuy rất quảng bác, như bài này đã cố gắng trình bày. Nhưng cũng rất đơn giản. Chỉ tóm gọn trong năm chữ: Hòa bình phải được xây dựng trên bốn nền tảng: “chân lý, công bình, bác ái và tự do”. Cả Giáo Hội và cả thế giới biết ơn Đức Thánh Cha Gioan XXIII.

Gs Trần Văn Cảnh
 
Nhật Ký Tâm Hồn của ĐGH Gioan XXIII
ĐGH Gioan XXIII
21:49 14/05/2014
Nhật Ký Tâm Hồn của ĐGH Gioan XXIII (tiếp theo)

ĐẠI CHỦNG VIỆN RÔMA

1901

TĨNH TÂM 28/4 TẠI RÔMA

Chúa Nhật 28/4

[11]

Từ khi đến Rôma đây là lần tĩnh tâm đầu tiên. Tôi ra sao? Tôi không thể phàn nàn gì về những ơn Chúa Giêsu đã ban và những sự an ủi khôn tả và những giây phút hạnh phúc còn trải dài ảnh hưởng trên thời gian sau đó. Tuy nhiên về phần mình, phải thú nhận là tôi chưa tiến bước. Tôi rất muốn làm việc hẳn hoi, yêu Chúa cách xứng đáng; tôi quá ham học, chắc phần nào do tự ái, muốn học thật nhiều để có một lố kiến thức, một trong các phương tiện quan trọng sẽ dùng để đưa các linh hồn về cùng Chúa Kitô. Thật ra, tôi còn thiếu nhiều thứ, nhất là chưa đủ cố gắng để nguyện ngắm hẳn hoi, để lần chuỗi, xét mình riêng và tổng quát, để mỗi ngày tiến hơn trong sự bỏ mình, kết hợp với Chúa và thực hành nhân đức thiết thực.

Ở Rôma này không thiếu gì cả, kể cả nhiều dịp để nhịn đói món ngon, điều mà sự tự ái của tôi không thích và làm việc hãm mình nhỏ. Cần cải tiến tình cảm và sắp xếp công việc lại. Tạm canh chừng những điểm sau đây. Trước nhất, nỗ lực mỗi ngày cẩn thận nguyện ngắm cho có kết quả thiết thực trong ngày, cần đặc biệt xét mình về điểm này. Nguyện tắt nhiều lần trong ngày, đặc biệt giờ học và khi đi lớp. Đặc biệt lần chuỗi Mân côi kính Mẹ dịp tháng Năm sắp đến. Trước và đặc biệt trong giờ đạo đức tuyệt đối không nghĩ tới sự học. Viếng Tháng Thể đặc biệt nghiêm trang. Trên tất cả, giữ đôi mắt khi đi dạo, đặc biệt ở vài khu vực. Sau khi đi dạo, trước giờ học tối phải xét mình riêng, về lời nói và tự ái. Sau hết cần hết sức giữ trí lòng bình tĩnh, tập trung nhiều, rất trật tự.

Ôi Giêsu khả ái, hôm nay Giáo Hội long trọng mừng lễ Chúa, một lần nữa con dâng mình cho Chúa với tất cả những điều dốc lòng. Nhờ Chúa bầu cử để con giữ trọn. Đặc biệt xin ơn tập trung khi cầu nguyện, sống đời nội tâm như Chúa mà con yêu thích. Xin cho con luôn yêu Chúa và làm cho kẻ khác yêu mến Chúa hơn, để họ được Chúa phù hộ. Amen. “Xin Thánh Giuse cho con giữ đời trong trắng và được người bảo trợ”.

1902

TĨNH TÂM SAU KỲ PHÁT LƯU BABILON

10-12/12/1902

Với cha Francesco Pitocchi

[12]

Giêsu, Maria, Giuse!

1. Tôi là ai? tên tuổi? tước vị? chẳng có gì cả. Tôi chỉ là tôi tớ Chúa, thế thôi. Không có của riêng. Dù là mạng sống. Chúa là chủ duy nhất, chủ của sự sống và sự chết. Ở đời tuy có cha mẹ, bà con, thầy dạy, nhưng chỉ có một người chủ duy nhất là Chúa.

Vậy tôi sống chỉ để tuân lệnh Chúa mà thôi. Nếu Chúa không muốn, tôi không sao cử động được bàn tay, ngón tay, mắt nhìn trước, ngó sau. Như chú binh nhì trước thượng cấp, tôi đứng nghiêm trước Chúa để chờ lịnh, và sẵn sàng tuân lệnh, dù là nhảy vào lửa. Suốt đời tôi phải như thế mãi, vì sinh ra là đầy tớ của Chúa.

Luôn luôn nhớ mình là đầy tớ, chẳng bao giờ trở lại phục vụ cho thú vui, hư danh của chính mình… Làm thế là ăn cắp, vì dùng thời giờ không phải của mình, sẽ là đầy tớ bất trung (x. Mt 18,32); không đáng thưởng (Thánh Augustinô). Thế mà tôi đã làm! Tủi hổ thật! Tự cao, tự trọng không biết mình là tôi tớ.

Con xin phục tùng quyền Chúa. Xin tha thứ sự bất trung của con. Nhiều lần quên phục vụ Chúa để theo chiều hướng xấu của mình. Con xin chấm dứt, nay con tự trói chân tay, nộp mình trước mặt Chúa như Thánh Phanxicô Xaviê. “xin mở trí cho con học biết mệnh lệnh Ngài” (Tv 118,73 và 125).

2. Chúa đã cho tôi biết mệnh lệnh của Ngài là: nhận biết, yêu mến và phục vụ Chúa suốt đời tôi. Vinh dự thay, phúc thay! Tôi là người hầu, theo Đức Vua trên mọi nẻo đường. Tôi được biết sự mầu nhiệm của Chúa. Vâng lệnh làm tôi Ngài bốn hôm, dù chưa được biến đổi, tôi vẫn được dự phần trên thiên đàng với Ngài. Mọi thụ tạo trần thế, mọi của cải trần gian, Chúa để tùy tôi xử dụng với mục đích đưa tôi đến với Chúa và yêu mến Ngài. Thụ tạo chỉ được tạo nên vì mục đích ấy. Nếu tôi hưởng dùng thụ tạo theo sở thích mà thôi, là làm sai đường lối của Tạo hóa, làm đổ vỡ sự hòa hợp kỳ diệu của vũ trụ, chống lại Thiên Chúa. Thật là tên đầy tớ xấu!

Tôi dùng vạn vật tùy mức độ chúng đưa tôi đến Chúa, sẽ tránh chúng nếu chúng lôi tôi ra xa Chúa. Đó là khuôn vàng thước ngọc phải theo trọng mọi trường hợp cụ thể. Nếu biết rõ là ý Chúa muốn ta xử dụng chúng, thì khỏi phải bàn.

Sức khoẻ rất quí cho tôi. Còn bệnh tật? Chúa gửi bệnh đến cho tôi. Được đau ốm là có phúc. Hãy tập tính dễ dãi của các thánh, để ta yên trí an tâm khi thịnh vượng cũng như lúc sa cơ, để đời tôi được an nhàn vui vẻ, ngay giữa đau buồn. Giàu và nghèo, được kính trọng hay bị khinh chê, là cha sở nhà quê nghèo hay là giám mục giáo phận lớn, đối với tôi cũng như nhau. Chỉ cần tôi biết làm tròn điều ông chủ đặt định cho tôi, làm việc gì cũng tươm tất hẳn hoi như một tôi tớ trung tín thì tôi sẽ được rỗi. Hơn nữa, nếu được tự do chọn, nên chọn nghèo hơn giàu, bị khinh bỉ hơn được vinh dự, phận sự trong bóng tối hơn chức vụ cao sang.

Tôi muốn theo học khoa đó, nhưng bề trên không cho, thì tùy bề trên, tôi vẫn luôn luôn vui vẻ mau lẹ. Mong được chức phụ phó tế vào Phục sinh, bề trên chưa nghĩ tới, cứ vui. Tôi muốn yên thân, mà bề trên giao tôi công tác thấp hèn, chạm tự ái: tuân lệnh là hy sinh lớn, vậy càng hay, cứ tuân lệnh đã; can đảm lên và vui vẻ mau lẹ trong Chúa. Đây là linh dược trấn an tính nông nổi, xoa dịu sự túng thiếu, gây phấn khởi giữa cay đắng của cuộc đời.

3. Thần dữ chỉ vì một tội do tư tưởng mà không hưởng được một giọt máu cứu chuộc. Tôi sa ngã mãi, mà được hưởng kết quả của ơn Cứu chuộc hoài hoài. Chúa còn chờ tôi. Lòng thương xót Chúa thật vô biên! Xấu hổ cho tôi quá! Chúa ơi, đủ rồi, từ nay về sau, nhờ ơn Chúa, tôi sẽ nỗ lực luôn tìm Chúa, thay thần dữ để ca tụng Chúa đời đời. Thần dữ rơi vào hỏa ngục như làn sét, chỉ vì, một ý tưởng kiêu căng (Thánh Athanasiô). Còn tôi kiêu ngạo đầy đầu. Ví như Chúa cất trí hiểu, trí nhớ, lý trí của tôi, Chúa có thiệt thòi chi? Chúa cho tôi nằm liệt giường, việc Chúa vẫn xuôi chảy! Vậy từ từ nhé: đừng tự cao, tự mãn, hãy khiêm nhường hơn!

4. Của cải, sự nghiệp, nguồn lợi của tôi là gì? Chỉ toàn là kiêu căng, bất tuân, thờ ơ với phận sự, thiếu kiểm điểm tâm tư, chia trí mãi, tự ái trong tư tưởng, hành động và lời nói, tội với tội, đó sự nghiệp chính thức của tôi với đầy đủ chứng khoán.

Hư đốn thế, mà muốn đứng hàng đầu, muốn được công danh! Tưởng mình là người tốt, chủng sinh tốt, rồi chẳng lo. Đúng là điên khùng nặng, mà tưởng mình có lý.

5. Kẻ dốt, người rừng, Hồi giáo được vào thiên đàng. Con được biết Chúa từ đầu, lớn lên cạnh Chúa mà đi vào hỏa ngục!

Con biết rõ đời binh ngũ, nghĩ mà tởm. Nơi của lộng ngôn, của đủ thứ bẩn thỉu. Hỏa ngục kinh hoàng hơn! Chú lính lớn lên giữa cái xấu, mà nó vào thiên đàng, còn tôi lại vào hỏa ngục? có khiếp không? Thông cảm với kẻ lầm lạc mà hằng tạ ơn Chúa đã nâng niu tôi quá nhiều. Chỉ thu góp mà không biết mình thu loại chi! Tôi yếu hèn quá, tội lỗi quá. Nếu Chúa không thương xót, cứ theo lẽ công bằng mà xử, bắt con phải thế nào con cũng vui chịu nhưng đừng bắt vào hỏa ngục. Tốt hơn, xin cho con được thiêu đốt bằng ngọn lửa yêu Chúa.

6. Chết sờ sờ, mà tôi không nghĩ! Một phút trôi qua, bước một bước là tới gần mồ một bước. Trong đầu đầy mơ tưởng, học hành tự trang bị, hoạt động, dấn thân làm sáng danh Chúa Kitô, làm ích cho Hội thánh và xã hội: lớn lao cao đẹp thật, thế nhưng tự ái xen lẫn vào đó cũng dễ. Nếu chưa là linh mục đã chết khi còn chủng sinh thì sao?

Nghĩ hơi ngược lý, không lẽ Chúa chuẩn bị mình kỹ càng dịu dàng như bà mẹ, cứu mình thoát bao gian nguy, ban cho mình lắm ơn, đưa về Rôma, chắc là Chúa cũng phải định chuyện gì đấy chứ. Trái lại, làm sao hiểu được tại sao Ngài lo cho mình cẩn thận, để rồi cho mình chết à? Không thể hiểu vậy được. Nhưng với Chúa có gì khó hiểu, Chúa cần việc làm của tôi à? Chúa cần tôi sống lâu à? Tôi là ai mà dám tự phụ biết được ý định của Chúa? Kìa, xem Luy, Satanislas, Gioan Berchmans, Chúa đã không cho chết sớm là gì?

Lạy Chúa, Chúa định sao tùy Chúa, con vui lòng và hài lòng với cái chết, nếu là ý Chúa muốn. Chúa là trung tâm, là cùng đích tổng hợp tất cả những gì con mong ước. Con chỉ xin được chết trong tình yêu Chúa. Những sức lực Chúa ban để con ca tụng và làm cho kẻ khác mến Chúa sẽ được xử dụng quyết liệt hơn trên trời.

Đàng khác, việc nghĩ giờ chết đã gần, làm cho con nghiêm chỉnh hơn trong ý tưởng: đả đảo tự ái, tham vọng ti tiện và hư danh. Người ta chết, chết, còn tôi chạy theo những cái khốn hèn.

7. “Phận con người là phải chết một lần, rồi sau đó chịu phán xét” (Hr 9,27). Dù là giáo hoàng, dù tên có được xưng hô cách cung kính, được khắc trên đá hoa, ra trước tòa Chúa phán xét có giá trị gì? Không có gì cả! Thật khó mà tưởng tượng Giêsu khả ái hiện đang tin yêu tôi, rồi bỗng dưng nổi nóng lên án tôi! Nhưng đó là sự thật phải tin và tôi tin. Chúa xét tôi ra sao? Đây lời vô ích trong lớp, câu nói hơi dữ tợn, điệu bộ hào hoa, liếc nhìn, đi đứng như ông nghè ông cống, cử chỉ quá đáng, áo quá đẹp, giày quá thời trang, ăn bạo, trong ý nghĩ lộ vẻ ganh tị, mơ mộng, chia trí dù rất nhẹ, trong các việc đạo đức: tất cả đều phải được trả lẽ. Nếu những lỗi nặng còn ra thế nào?

Chúa ơi, thật tủi thân! Vinh dự, có tiếng là trí thức, cả chuyện được tiếng là nhiệt thành, thánh thiện, ngày phán xét nào có giá trị chi? Văn bằng tiến sĩ, luận đề hay, hùng biện vô ích, ai sẽ còn nghĩ tới? Xin Chúa soi sáng để con thanh tẩy những gì bất xứng trong các việc con làm. Xin mở mắt cho con thấy những tì vết rất bé nhưng trong ngày phán xét sẽ không qua mắt Chúa được. “Xin mở mắt con để con đừng ngủ mãi trong tội” (x. Tv 12,4).

8. Một bình thủy tinh trong ngần, dọi ánh sáng mặt trời làm cho con quan niệm về tâm hồn linh mục cũng phải như thế. Hồn phải là tấm gương soi dọi lại hình ảnh của thiên thần, của Đức Trinh Nữ, của Chúa Giêsu Kitô. Nếu gương mờ đi một tí đã đủ để người ta đập nát và cho vào thùng rác. Tôi là loại kính nào? ở đời có lắm thứ bẩn thỉu, thối nát. Một năm ở quân ngũ tôi đã đi sát với họ. Quân đội là vòi chảy toàn chất thối tha, chảy tràn ngập đô thị. Không ơn Chúa, ai thoát được trần tục đầy bùn thối này?

Cám ơn Chúa đã giữ con khỏi thối, suốt đời con không quên ơn cao cả này.

Không ngờ một con người có lý trí mà ra hèn thế! Với kinh nghiệm sống, tôi tin rằng ít là phân nửa nhân loại, qua khoản nào đó của cuộc đời đã trở thành loài thú dễ tởm. Còn linh mục? Chúa ơi, con kinh hoàng khi nghĩ đến một số không ít đã làm bẩn thánh chức của mình.

Giờ này, tôi không ngạc nhiên gì cả; chẳng còn để ý những tích chuyện đã xảy ra. Tôi hiểu cả. Có một chuyện hiểu không được, là tại sao Chúa Giêsu rất thanh khiết, an nghỉ giữa huệ trắng, lại chịu được cái bẩn thỉu nơi linh mục, vẫn ngự trên và ngự trong lòng họ mà không hủy diệt họ ngay tức khắc?

Nghĩ đến con, Chúa ơi con run sợ: Sao trời còn rơi xuống (x. Kh 6,13); còn con là tro bụi, có gì mà khoe?

Về điểm này, từ nay về sau tôi càng cẩn thận, để khỏi nên bia cho miệng đời chế nhạo. Để tư tưởng được trắng trong, chẳng cần gì phải nghĩ, dù về đức khiết tịnh. “Chúng tôi chứa đựng kho tàng ấy trong chiếc bình dòn mỏng” (2Cr 4,7). Làm sao khỏi sợ, “Xác thịt tôi đâu phải bằng đồng” (G 6,12).

Tôi xin lặp lại lời khấn về điểm này như các kỳ tĩnh tâm trước, sẽ viết ra và xin Mẹ Maria làm chứng cho lòng con quyết giữ bất cứ với giá nào.

9. Hoan hô Giêsu Vua! Chúa đã gọi con tham gia trận chiến, và tôi đã không phí phút nào. Với tuổi đôi mươi và nhờ ơn Chúa, con hăng hái ghi tên gia nhập hàng ngũ chiến sĩ tình nguyện của Chúa. Hiến thân, sống chết vẫn phục vụ Chúa. Thánh giá Chúa đưa ra trước mắt con, đó là quốc kỳ, là chiến cụ. Giơ tay trên thánh giá là chiến cụ bất khuất, con thề, với tất cả lòng nhiệt thành của tuổi trẻ, trung thành triệt để tới chết. Vậy, từ đầy tớ con làm lính của Chúa, mặc đồng phục, mang gươm và tự xưng mình là hiệp sĩ của Chúa Kitô. Xin cho con tinh thần của lính, can đảm như dũng sĩ, ôi Giêsu, để sống với Chúa giữa những thử thách cuộc đời, hy sinh và gian khổ trong trận chiến, để được cùng Chúa thắng trận. Vì chưa đến lượt xuất trận, con ở lại hậu phương chờ đến phiên mình; noi gương sáng của Chúa con sẽ tẩy luyện những gì gây trở ngại, và thử sức với kẻ nội thù của con. Chúng đông lắm, đặc biệt có một tên, nó đóng đủ các vai: nó hống hách, nó xảo quyệt, nó theo sát con, nó ba hoa nói chuyện hòa bình, để rồi chế diễu khi con muốn hòa đàm với nó, nó ký hòa ước với con để rồi gây xáo trộn mọi việc thiện con làm.

Chúa Giêsu biết rõ tên nó: tên nó là tự ái, bí danh tự cao, tự đại, tự mãn. Con muốn đánh bại nó một lần cho xong, nếu không được, ít ra con tự chủ được, để con hoạt động tự do hơn, và cũng những chiến sĩ cảm tử giữ vững các yếu điểm để bảo vệ chính nghĩa của Chúa, để cùng Chúa con được ca khúc khải hoàn.

10. Khi suy nghĩ về một Ngôi Lời hạ mình, về sự cao cả mà Đức Maria đã được thưởng vì Mẹ đã khiêm nhường; nghĩ đến ba mươi năm đầu Chúa Giêsu sống mai danh ẩn tích, rồi nghĩ lại chính mình đã sa ngã liên miên, tôi xấu hổ, chẳng nói được lời gì! Chiều này khi suy nghĩ lại câu Tin mừng: “Ngài đã lụy phục cha mẹ” (Lc 2,51), tôi đã tâm sự cùng Giêsu thanh niên đang làm thợ mộc với cha, nước mắt tôi chảy giàn giụa, tôi đã khóc như một đứa con nít.

Ôi Chúa Giêsu, với ơn Chúa mà con không cách nào tỏ ra mình thiết thực noi gương xán lạn của Chúa bằng lời nói việc làm sao? Chúa đã hạ mình thẳm sâu, Chúa đã hủy mình ra không (x. Pl 2,7); con đã sẵn là không rồi mà không tự hủy được sao, chỉ cần mở mắt nhìn lại mình cho kỹ sẽ thấy sự thật. Chúa sinh làm người nghèo, còn con đã nghèo sẵn, tới giờ này mỗi ngày Chúa phải cấp cho từng lon gạo! Từ ngày vào chủng viện, con chỉ mặc áo của những người quảng đại bố thí cho! Ngay khi con bé, Chúa đã làm việc nhọc mệt. Chúa cũng biết “con nghèo và từ bé con đã phải làm việc vất vả” (x. Tv 87,16). Chúa tuân luật pháp, mặc dù Chúa không bị bắt buộc, còn con phải đi nghĩa vụ quân sự, theo một luật bất công và dã man người ta bắt buộc hàng giáo sĩ.

Ba mươi năm đầu, Chúa sống mai danh ẩn tích ở nhà Nadarét, phần con đã mười năm qua con sống ẩn dật trong nhà thánh Chúa. Chúa đã làm ơn nhiều đối với con, đặt con sẵn trên đường lối của Chúa. Nên khi bắt chước Chúa chẳng có gì phải hy sinh khó khăn cho lắm! Nhưng tại sao con không giống Chúa bao nhiêu? Hai mươi tuổi rồi mà chưa làm được gì thật sự tốt! Đang khi cùng tuổi này, Luy, Stanislas, Berchmans đã là những vị thánh trưởng thành.

Ba vị thánh này nên thánh khó hơn con, vì không được sẵn những điều kiện như con để giống Chúa. Đã bao nhiều lần tôi hối hận, rồi cũng chẳng đi đến đâu! Bây giờ thì không nên tái phạm, đừng diễn trò cũ lại với Chúa. Ở vào tuổi của tôi, các thánh đã thành công, còn tôi mới bắt đầu, vậy tôi nói: “bây giờ tôi bắt đầu” (Tv 76,11). Năm giờ chiều con mới tới sở làm, mà Chúa cũng không đuổi con (x. Mt 20,9). Lạy Chúa, trong cảnh tủi nhục này, xin Chúa dạy cho con biết phải làm gì.

11. Thật là dịu dàng khi nghĩ đến việc Chúa thành lập Giáo Hội. Chúa không đi tìm nhà thông thái, hiền triết ở hàn lâm viện, ở hội đường, ở nơi tòa giảng nhưng Chúa ưu ái nhìn về những ngư phủ nghèo, quê mùa và dốt nát. Chính Chúa dạy cho họ, Chúa tâm sự với họ, Chúa yêu thương âu yếm họ, trao cho họ sứ mệnh quá lớn là cải tiến thế giới.

Để mở nước Chúa, chia sẻ phận vụ Tông Đồ, vượt qua các thế hệ, Giêsu đã để ý chọn con. Chúa đã đưa con ra khỏi đồng quê, với tình mẹ Chúa đã liệu cho con tất cả mọi nhu cầu. Con thiếu ăn, Chúa cho ăn; con thiếu mặc, Chúa liệu cho có, con thiếu sách học Chúa cũng liệu luôn. Nhiều lúc con quên, Chúa nhắc giùm cách dịu dàng; con nguôi lòng mến Chúa, Chúa lại lấy lửa đang cháy trong Tim Chúa mà đốt lòng con. Kẻ thù của Chúa, của Giáo Hội đã bao vây, gài bẫy, đã lôi con vào chốn bùn nhơ, Chúa đã giữ gìn con khỏi sự dữ, không để con chết chìm dưới lòng biển. Để nâng tinh thần con đến niềm tin mến mãnh liệt, Chúa đã dẫn con vào đất Chúa chúc phúc, nương bóng Đức Giáo Hoàng, cạnh nguồng suối chân lý Công Giáo, nơi mồ hai thánh tông đồ, nơi đất còn nhuộm đỏ máu tử đạo, nơi bầu không khí còn nực mùi thơm nhân đức của các thánh hiển tu ; ngày đêm Chúa không nghĩ, lo lắng cho con như mẹ đối với con mình. Bù lại với bao công lao, Chúa chỉ lo ngại hỏi con: “Con ơi, có mến Ta không”? (Ga 21,15-17). Chúa ơi, hỡi Chúa, con trả lời sao đây? Chúa hãy nhìn dòng nước mắt, tim con đập mạnh, môi con run rẩy, ngòi bút như muốn rớt xuống đất… Nói sao đây? “Chúa ơi, Chúa biết con yêu Chúa” (Ga 21,15).

Xin cho con yêu Chúa như Phêrô, yêu nhiệt thành như Phaolô và các vị tử đạo, thêm vào đức mến có khiêm nhường, bỏ mình, khinh chê của đời, và làm cho con nên “tông đồ hoặc tử đạo” tùy Chúa muốn, lạy Chúa.

Trong khi chờ đợi, cho con đừng xấu hổ vì mình nghèo, trái lại phải hãnh diện như hạng giàu sang ở đời hãnh diện với tước hiệu sang trọng mà họ đã được. Tôi đồng số phận nghèo như Chúa, còn muốn gì nữa? Tôi có thiếu gì không? Chúa Quan phòng sẽ lo liệu cho thừa thãi như Chúa đã và đang làm. Tôi phải nhận rằng một vài cái tốt mà tôi hãnh diện như là của mình, thật ra có phải của tôi đâu, chẳng có tí gì, tôi công nhận rằng, nếu Chúa không đặc biệt thương tôi, tôi vẫn là một chú nhà quê nghèo, quê mùa, đã dốt mà có lẽ hung tợn nhất trong các chú nhà quê.

Tôi đâu phải là nhân vật như tôi tưởng tượng và như tôi tự ái muốn tâng bốc mình. Thân phụ tôi chỉ là một bác nhà quê suốt ngày cày sâu cuốc bẩm… tôi sẽ không hơn cha tôi đâu. Ít ra cha của tôi chất phác hiền lành, còn tôi hơn người ở chỗ hung bạo. Khi tự ái nó làm thinh giùm một chút, tôi nghĩ ngay đến phận sự phải hoàn toàn hiến thân cho Chúa, và phải minh chứng sự tận hiến này bằng hành động thiết thực; khi thấy muốn nên thánh mà lại ngần ngại, thiếu can đảm, tôi tự trấn an và nhớ rằng Chúa Giêsu đã ban cho tôi nhiều ơn với mục đích rõ rệt để tôi xứng với Ngài, vậy tôi tự nhủ mình rằng nếu cho đến nay Chúa đã làm tất cả cho tôi, Ngài sẽ tiếp tục ban thêm nhiều ơn để làm cho xong công tác của Ngài nơi tôi, tùy theo mức độ thiện chí mà tôi đáp ứng lại với ơn của Ngài.

Sau cùng, tôi cũng phải nhớ là trong mười hai môn đệ đần tiên, có một Giuđa, vì không đáp lại lòng ưu ái của Thầy, đã công khai trở thành tên phản bộ, đáng phỉ nhổ. Tuy rằng, thương thì hết sợ, nhưng nhờ sợ mà tình thương thêm tế nhị và chú ý hơn.

12. Trước cảnh tượng Giêsu dịu dàng đã tự hạ mình như chiên con phó mặc cho người ta bách hại, bị bỏ rơi, bị phản bội, bị giết, trí khôn con không còn hiểu gì nữa cả. Nó sẽ bỡ ngỡ, đầu hàng; không còn lời nào để nói, tự ái cũng thôi. “Ôi Giêsu dịu hiền, nơi nương tựa của tâm hồn người lữ khách, nhìn Chúa con đành thinh lặng, thinh lặng của con nói lên tất cả với Chúa (Gp III, 16,4).

Giêsu cúi mình rửa chân mười hai môn đệ… Dân chủ khả kính, là giáo sĩ, chúng tôi phải đối xử với dân theo hình ảnh này. Bao lần, không những Chúa rửa chân, mà tay và đầu tôi nữa. Còn tôi thì xấu hổ không dám thương người nghèo, người cùng khổ.

“Các con hãy cầm lấy mà ăn, đây là Mình Ta” (Mt 26,26). Giêsu đã dốc cạn tình thương; cho hết, cho tôi cả mạng sống.

Lạy Chúa, như Chúa đã trao phó hết mình cho con, tùy con sử dụng, con xin một lần nữa dâng thân này, dòng máu này, mạng sống này cho Chúa, Chúa hãy tùy ý sử dụng.

“Linh hồn Thầy buồn đến chết! hãy thức với Thầy” (Mt 26,38). Đó, Giêsu cũng trải qua lúc buồn sầu; gánh chịu tính nhát sợ của con người. Đó là gương cao cả giúp ta mạnh sức, khỏi nản trí. Để khi nỗi buồn xâm nhập tâm hồn, tim ra rướm máu, hãy đến với Giêsu, nơi bàn thờ, giao phó cho Ngài mọi nỗi đắng cay, ta sẽ ra về an bình và quả cảm.

“Và Giuđa hôn Chúa” (Mc 14,14). Cái hôn tàn nhẫn thế mà có nhiều linh mục hằng ngày vẫn lặp lại cử chỉ ấy!... Thật bức đầu bức óc.

Ôi Giêsu xin nhận cái hôn của con nơi tim Chúa, cái hôn của đứa con yêu Chúa, xin Chúa tha lỗi cho con, con xin chừa không làm phiền Chúa nữa.

“Đức Giêsu thinh lặng” (Mt 26,63). Người ta tố cáo tôi? Vu oan tôi? Trách tôi đúng hay sai? Nói xấu tôi? Tự ái tôi muốn tôi tỏ mình giỏi, đạo đức! Không, Giêsu làm thinh, hãy ghi vào đầu câu nói đó. Thinh lặng là vàng.

“Chúng nhổ vào mặt, tát lên má, có đứa đập ngay vào mặt Ngài” (Mt 26,67). Đêm Giêsu trải qua tại nhà Caipha thật kinh hoàng, còn môn đệ hèn nhát, bỏ chạy! Linh mục thực thụ của Chúa cũng sẽ được thưởng như thế đó: “Họ được coi là xứng đáng để chịu sỉ nhục vì danh Giêsu” (Cv 5,41).

Xin Chúa cho con được phần vinh dự này vì Chúa; ít ra con được có ý muốn bị khinh để vì Chúa.

“Đúng, người này là con ông Trời” (Mt 27,54). Nếu con không được có tâm tình của Maria, của Gioan, của các phụ nữ thánh thiện khi đứng trước thánh giá, ít ra xin cho cho con có tâm sự xúc động của viên sĩ quan từ đồi Calvê đi xuống, ông đấm ngực và nói lên bản tính cao cả của người Nadarét bị đóng đinh. Con không đáng được ơn khóc Chúa. Nhưng con có quyền được thanh tẩy bằng máu Chúa đã đổ ra vì sự khốn cùng của con.

SAU BA NGÀY TĨNH TÂM

Hoan hô Thánh Tâm Giêsu

Tĩnh tâm đã xong. Giong buồm ra khơi. Lần này, ơn Chúa thật dồi dào. Chưa bao giờ bằng hôm nay, tôi hoàn toàn xác tín về sự hiến toàn thân trọn đời cho Chúa, vì Chúa muốn dùng con người yếu hèn của tôi mà giúp ích cho Giáo Hội và đưa các linh hồn về với Thánh Tâm đầy tình thương.

Thiết tưởng việc quan trọng và tốt đẹp nhất để soi trí dẫn đường cho tôi, là Chúa đã gửi cho cha linh hướng mới Pitocchi. Tôi thấy rất cần ngài, tôi đã thật thà và chân thành giao phó cho ngài tất cả những gì liên quan đến tâm hồn tôi, nhờ vậy hôm nay tôi thấy tâm hồn mình vững hơn, mạnh mẽ hơn, và hy vọng sẽ tiến bộ thật sự về đường nhân đức.

Kết quả của ơn Chúa làm việc trong tôi qua các ngày tĩnh tâm, những ý kiến của cha linh hướng đã chỉ dạy tôi, tôi viết ra đây những điều suy luận và dốc lòng này, tôi sẽ nhớ luôn, nhờ ơn Thánh Tâm, tôi hứa sẽ thực hành cách hẳn hoi, vì lợi ích thiết thực cho tâm hồn tôi.

1. Nơi tôi, Chúa là tất cả còn tôi là không. Tôi tội lỗi và rất khốn cùng, ngoài sự tưởng tượng. Nếu trong đời tôi có làm được gì tốt, đó là hoàn toàn do Chúa, và nếu tôi đã không cản trở và đặt chướng ngại, kết quả đã tốt hơn nhiều.

2. Những dấu chỉ và các ơn lạ lùng Chúa đã ban cho tôi từ thuở bé đến giờ, đủ nói rõ ý định của Chúa là muốn tôi nên thánh với tất cả ý nghĩa của chữ thánh. Luôn luôn tôi phải xác tín điều đó. Và tôi phải nên thánh với bất cứ giá nào. Những gì tôi làm từ trước đến giờ, mới là trò chơi của con nít thôi. Thời gian trôi qua. Giờ đây đã hai mươi mốt tuổi, tôi trở lại thành con số không “và bây giờ tôi bắt đầu” (x. Tv 76,11).

3. Đường tôi phải theo và rất hợp với tôi là sự khiêm nhường. Phải cứ đường này mà thẳng tiến, không nên ngó lại. Trận chiến của tôi hôm nay là chống lại tự ái, dưới mọi hình thức. Vì luôn mang tên nội công này theo mình nên không giờ nào ngơi nghỉ được. Được vậy tôi cần đến sự xét mình riêng mà tôi sẽ trung thành giữ mọi ngày.

4. Tuổi trẻ hăng say, nhiệt thành, bất khuất, tranh đấu vì Chúa, để Chúa vinh quang và toàn thắng, đồng thời làm cho xã hội ngày nay được hưởng một lối sống đạo mới mẻ hợp thời, những việc này có vẻ thật hay, nhưng mênh mông và phần nào nguy hiểm. Có thể làm tôi mất nhiều thời giờ mà kết quả rất ít.

Hôm nay Chúa muốn tôi vẫn giữ một lý tưởng đó, với lòng nhiệt thành, hăng say bùng cháy trong tôi, được quy về một hình thức chính xác hơn, tức là tất cả những điều kể trên phải giúp tôi trước nhất sống đời giáo sĩ chân chính và là một chủng sinh rất tốt. Đó là điều phải làm, không nên làm khác.

Tôi phải giữ kỷ luật chủng viện, không phải cách tổng quát, nhưng giữ kỹ từng điều, không bỏ một điều nào. “Không biết điều gì đi ngược với lề luật tức là biết tất cả”. Đây là kết quả rất quan trọng và rất đặc biệt của kỳ tĩnh tâm này.

Đừng ao ước được hơn cái mình chưa tới, nhưng hãy sống hẳn hoi cái hiện tại của mình “còn là chủng sinh hãy sống như một chủng sinh thật tốt, đừng ham sống như một linh mục” (Thánh Phanxicô Salêsiô).

5. Chúa đã dùng sự tôn kính Thánh Thể và Thánh Tâm để giữ tôi khỏi phạm tội và chạy quá xa cách Chúa. Lòng tôn sùng này phải là yếu tố kiến hiệu nhất cho sự tiến đức của tôi. Tình yêu Thánh Tâm ngự trong Thánh Thể làm cho đời sống, tư tưởng, lời nói, việc làm của tôi được sống động, và tình thương này thể hiện cách cụ thể qua hành động. Vậy, sẽ chặt chẽ kết hợp với Giêsu, như tôi hằng ở trước nhà tạm vậy; rất nhiều lần nguyện tắt kinh Thánh Thể; viếng Thánh Thể và hiệp lễ thật sốt sắng và mến Chúa … Tự xem mình chỉ sống cho Thánh Tâm Giêsu mà thôi.

6. Cha linh hướng mà Chúa gửi đến đã tận tình với tôi. Tôi sẽ không làm việc gì dù nhỏ mà không được ngài chấp nhận trước. Những rắc rối nhỏ của tôi, xem như chuyện con nít, cũng phải cho ngài biết như tôi biết; tôi phải thành thật với ngài như thành thật với chính tôi. Dù là việc không hoàn toàn tâm linh, tôi vẫn xin ngài chỉ dẫn khuyến dụ. Lời của ngài được xem là tiếng của lương tâm tôi.

7. Cần hãm mình nhiều, đặc biệt trong lời nói. Khiêm nhường luôn, đặc biệt khi gặp việc không may. Tuy không hãm mình nhiều, nhưng vẫn phải có luôn. Tôi sẽ không bao giờ dùng muối, không ăn tráng miệng sau bữa cơm chiều, không uống rượu. Tuy nhiên trước mặt tôi vẫn phải để đủ mọi thứ: rượu, đồ ăn, đồ tráng miệng, bánh ngọt, v.v.. Không xin thêm bánh mì, để sẵn trong đĩa bao nhiêu chỉ ăn bấy nhiêu thôi. Không kêu món gì dù mình thiếu. Thật ra, không nên chú trọng đến việc bên ngoài cho bằng tinh thần hãm mình bên trong, và phải tùy trường hợp mà thực hành.

8. Không nhiều lối tôn sùng, nhưng vẫn có. Sẽ giữ kinh nhật tụng kính Đức Mẹ hằng ngày, đọc khi rảnh việc khi lên xuống thang, trên đường đi đến nhà cơm, nhà nguyện hoặc khi đi dạo. Đặc biệt là việc viếng Thánh Thể hằng ngày.

9. Luôn vui tính, bình tĩnh ôn hòa, dễ tính trong mọi sự. Khi thấy trung thành giữ lời hứa, sẽ cám ơn Chúa, nếu thấy mình sơ suất, đừng nản lòng. Chúa để vậy để tôi khiêm nhường hơn và mến Chúa hơn. Rủi lỗi, lập tức hạ mình; rồi tiếp tục vui vẻ, nụ cười như vừa được Chúa Giêsu âu yếm, vừa dựng tôi đứng dậy. Tôi đứng dậy, tôi tiếp tục đi cách an tĩnh, tin tưởng và vui vẻ (nhân danh Chúa). Ôi Giêsu, Chúa biết rõ con muốn mến Chúa.

VINH DANH CHỈ MỘT CHÚA THÔI

NHẬT KÝ TÂM HỒN

16/12/1902

“Ôi Thánh Tâm Chúa Giêsu đang cháy bừng lửa yêu mến chúng con. Nhân danh Chúa, xin hãy đốt lòng chúng con bừng cháy lửa yêu mến Chúa”.

[13]

THỨ BA 16/12

Chúa là tất cả, tôi là không. Tạm đủ cho ngày hôm nay.

THỨ TƯ 17/12

Người ta còn nghe mùi thuốc súng quanh tôi. Tuổi trẻ hăng hái, tương lai rực rỡ, lạc quan: những tư tưởng hay làm tôi vui tạm thời, nhưng mất giờ dù nó rất tốt và lành thánh. Phải rất dè dặt canh chừng chính mình.

Khiêm nhường là lối vững chắc phải theo để hoàn thành công việc Chúa, là phương tiện rất chắc chắn để chuẩn bị một tương lai lớn lao với việc làm lành thánh và kiến hiệu trong Nước Chúa. Mọi việc sau đó tự nó sẽ đến, và khiêm nhường là căn bản cho tất cả. Đó là lời khuyên của cha linh hướng. Thánh Linh dùng miệng ngài mà nói với tôi.

THỨ NĂM 18/12

Người ta thường nói Chúa ban ơn kèm theo việc lành nhỏ hay việc hãm mình nhỏ mà ta đã làm. Nhưng lạ thay, lắm khi ta cầu nguyện, suy gẫm, chống tự ái, mà không nghe có sức mạnh Chúa giúp, trí lòng không thỏa mãn như ta mong chờ, tại sao? Phải chăng vì thiếu chuẩn bị trước, vì đã bỏ qua một việc hãm mình mà trong đó có ơn Chúa?

Kèm theo, kết luận: phải để ý trong mọi việc, dù việc nhỏ cũng phải làm cách hết sức trọn lành.

THỨ SÁU 19/12

Lạy Chúa, ở đời con cần chỉ một việc: là biết và mến Chúa. “Xin cho con đức mến và ơn Chúa và con sẽ giàu có; con không xin gì nữa cả”.

THỨ BẢY 20/12

Lúc nào cũng có dịp để hạ mình. Sáng nay, sau giờ đạo đức, tôi đã dốc lòng làm mọi việc hẳn hoi, đặc biệt là giữ luật, sau giờ tràn đầy ơn Chúa, dốc lòng có khó chi. Nhưng, khi xét mình trưa, và xét mình tổng quát tối nay, tôi thấy chưa bao giờ làm việc cách thiếu sót như hôm nay. Đấy là sản phẩm của tôi. Thế mà vẫn có dịp tự cao, cho mình là gương mẫu cho mọi người.

Khi đọc chung kinh nhật tụng với anh em vừa được thụ phong, tôi đã chia trí quá nhiều, kinh nhật tụng kính Đức Mẹ cũng không khá hơn.

Còn nói chuyện với một người bạn ngoài giờ giải trí, nói chuyện với người khác trong giờ thinh lặng, nghĩ dong dài về những việc không quan trọng. Như thế là nhân đức sao? Tôi bắt đầu giữ lời hứa như thế sao?

Cách chung, các việc tôi làm đều thiếu sức sống siêu nhiên để chúng nên can đảm và thú vị. Tập trung rất cần cho việc đạo đức, bằng không, mình dâng cho Chúa những tâm tình và lời kinh nguyện trong tình trạng mơ ngủ, làm sao Chúa chấp nhận?

Can đảm lên và khiêm nhường. Càng lỗi, càng phải khắng khít với Chúa, vì chỉ có Chúa mới chữa được sự bất xưng của con, xin đến cứu con, vì con trông cậy nơi Chúa.

THỨ HAI 22/2

Ôi Chúa Giêsu, con phải hạ mình sát đất, vì con khốn cùng, mỗi ngày con càng thấy rõ mình như thế. Đã hối hận, rồi lại chia trí, thiếu quyết định, ơ hờ trong mọi việc, và bao khuyết điểm khác, đặc biệt trong lời nói. Không phải con thiếu ý chí cương quyết. Mà con sợ là tại TĨNH TÂM KHÔNG NÊN.

Xin Chúa đừng để ơn Chúa rơi xuống vô ích. Con không dám ra mắt với Chúa, vì chỉ còn hai hôm là đến sinh nhật của Chúa, Chúa chờ con mang quà đến. Con chỉ có lòng ăn năn hối hận vì không làm hài lòng Chúa được, với lòng con yêu Chúa rất nhiều, và muốn minh chứng tình yêu này bằng hành động. Xin giúp con trong hai hôm sửa chữa việc cũ và chuẩn bị tâm hồn tiếp đón Chúa, để đến lễ Giáng Sinh con vui hơn vì biết Chúa hài lòng về con, Chúa âu yếm con và đốt lòng con mến Chúa.

Maria, Giuse, xin đoái xem cầu giúp con. “Giêsu Maria con sẽ sống chịu đau khổ, chết vì Chúa” dịu dàng thay khi lặp lại lời này.

THỨ BA 23/2

Hôm nay khá hơn hôm qua, ngày mai tốt hơn hôm nay, nhờ ơn Chúa, cứ thế mà tiến, hay biết mấy. Tôi đặc biệt nhấn mạnh và theo nguyên tắc này: là làm rất kỹ mỗi việc, mỗi kinh, giữ mỗi luật, như thể chỉ có bấy nhiêu đó thôi. Chúa sinh ra tôi chỉ vì một việc tôi đang làm thôi, việc đó làm xong hẳn hoi là đủ nên thánh, không cần nghĩ đến việc trước, hay việc sẽ đến sau đó.

Nguyên tắc này rất tốt, áp dụng đúng sẽ không thể chia trí, như nước thánh đuổi được quỉ vậy. Nguyên tắc này đòi người thực hiện nó, phải tập trung, phải về với chính mình, và “làm cái đang làm”, luôn sống dưới mắt Chúa. Muốn có kết quả, phải thực hiện cách này ngay từ những công việc đầu ngày.

Mai, áp lễ Giáng Sinh, ngày phải tập trung và sốt sắng hơn nhiều; từ dạ Mẹ, Chúa đã nói: “này con đến” (Hr 10,9). Tôi phải chuẩn bị kỹ để đón Chúa, vì sẽ có nhiều ơn ích vô kể. Tôi có nhiều điều cần trình bày với Chúa và Ngài sẽ ban vô vàn ơn cao cả để giúp tôi. Mai, tôi sẽ tĩnh tâm nhiều giờ trước nhà tạm, đã được trở thành hang Bêlem cho mấy ngày nay. “Giêsu nhân ái, hãy đến, hãy đến, đừng trì hoãn; hồn con sẽ được an nghỉ trong niềm tin tưởng.”

THỨ TƯ 24/12

Đêm đã về khuya. Sao sáng chói đang lấp lánh trên nền trời lạnh. Từ thủ đô Rôma vọng vào tai tôi những tiếng reo hò: tiếng của bọn sa đọa đang mừng sự nghèo nàn của Chúa trong phung phí. Quanh tôi, các thầy đồng bạn đang ngủ trong phòng, chỉ còn tôi thao thức, suy nghĩ về mầu nhiệm Bêlem.

Hoan hô Giêsu, Chúa hãy đến, con chờ đây.

Maria và Giuse bị người thủ đô xua đuổi, biết gần đến giờ, hai đấng đã vội vã ra đồng vắng, tìm hang trú qua đêm. Là chú chăn chiên nghèo, con chỉ có cái hang nghèo, một chiếc máng với bó rơm khô; con xin dâng tất cả, xin Chúa đoái nhận mái nhà nghèo này. Mau đi, ôi Giêsu, hồn con đang mong Chúa; một tâm hồn trống trải chẳng có nhân đức nào chỉ có rơm là nhiều khuyết điểm đâm Chúa xót xáy đến phát khóc; nhưng con chỉ có thế, Chúa muốn gì nữa đây? Chúa nghèo, con cảm động, buồn rơi nước mắt, nhưng chẳng có gì cho Chúa cả! Xin Chúa trao dồi tâm hồn con hằng sự hiện diện của Chúa, bằng ơn thánh, xin đốt rơm đổi nó thành một lớp tro êm cho Chúa nằm.

Giêsu, con chờ đợi Chúa, kẻ hung ác xua đuổi Chúa; ngoài trời gió lạnh thổi; họ để Chúa rét run. Chúa hãy vào trong tâm hồn con. Con nghèo, nhưng sẽ liệu sưởi ấm Chúa; ít ra Chúa vui vì con muốn tiếp Chúa tử tế, thương Chúa nhiều và hy sinh cho Chúa. Chúa giàu sang, Chúa thấy con nghèo nàn. Chúa là lửa mến, hãy thiêu hủy những gì không hợp Thánh Tâm Chúa. Chúa tự bản thân là lành thánh, hãy ban nhiều ơn để con tiến trên đường thiêng liêng thật tình. Xin Chúa đến, con có lắm chuyện để thưa với Chúa! Con muốn dâng Chúa nhiều buồn phiền, nhiều ao ước, nhiều lời hứa và tin tưởng.

Con muốn thờ lạy, hôn Chúa, hiến thân cho Chúa. Xin hãy đến, đừng trì hoãn.

Trời đã khuya, buồn ngủ quá, bút rơi xuống đất. Cho phép cho đi nghỉ chút. Đức Maria và Thánh Giuse dọn chỗ cho Chúa sinh ra. Con nghỉ ngay tại đây, không cần giường, nệm chăn, giữa trời lạnh, chờ khi thiên thần lên tiếng chúc tụng Chúa trên các tầng trời, các vị sẽ đánh thức con như đánh thức mục đồng; con sẽ mau chóng tìm gặp Chúa, dâng mọi sự con có, mọi việc con làm, chứng minh lòng yêu Chúa như mục đồng, và hơp với các thiên thần con sẽ hát lên lời ca tụng vinh danh Chúa tự đáy lòng con. Xin Chúa hãy đến.

THỨ SÁU 26/12

Chúa đã đến, đã an ủi con. Con đã hầu chuyện nhiều giờ, đã trình bày nhiều thứ. Nhưng quên điều cha linh hướng dặn, là cảm ơn Chúa cho thật nhiều.

Cám ơn có nghĩa mình sắp được thêm ơn. Nghĩ về mình nhiều, cách vị lợi, tức kém tế nhị. Tôi sẽ cố tỏ lòng tri ân bằng cách sống đời đẹp ý Chúa, noi gương nhân đức này trong sự Giáng sinh. Cần Chúa giúp để cám ơn Chúa. Nếu xét khía cạnh ý muốn và sẵn lòng, thì thấy mình thánh, nhưng xem lại việc làm lại thấy mình xấu xa quái dị! Chưa có sức liên tục tập trung suy nghĩ những nguyện vọng lành thánh với Giêsu như cá bơi trong nước.

Ôi, Thánh Luy, Gioan Berchmans, hai vị vượt xa tôi về sự kết hợp với Chúa! Nhưng nên cố gắng, đừng lo ngại như mình chưa được gì, vì đó cũng là hình thức kiêu ngạo. Điều chú ý khác là, sau khi dài chuyện với người khác, dù không khoe mình, tôi vẫn cay đắng chán nản. Đấy là tự ái khóc cho tự ái: nước mắt cá sấu đấy!

Càng nói về mình, là càng kém đức, đó là sự thục: mỗi lời, dù vô tội nhất vẫn biểu lộ sự khoe mình. Trong đầu, tôi sẽ chết giữa khi ở giữa anh em, đồng bạn, hay bề trên, để tôi vui vẻ thinh lặng, chỉ nói khi bị bắt buộc phải nói, hoặc vì lễ phép đòi buộc; chỉ trả lời khi có người hỏi, khi đó vẫn phải nói ít, đừng làm cho thiên hạ chú ý đến mình. Phải xem mình bất xứng để ở giữa anh em, vì mình lắm sơ suất; còn đâu can đảm để tự đề cao?

THỨ BẢY 27/12

Hôm qua Giáo Hội mừng lễ Thánh Stêphanô, tôi đã sung sướng mừng vị tử đạo tiên khởi này. Trước đây tôi không để ý nên chưa được biết, cho đến ngày tôi hiểu phần nào về sứ mạng và sự nghiệp của vị anh hùng cao cả này, thì từ lúc đó tôi đã để ý quí mến, yêu ngài cách tha thiết sâu xa và xin ngài bảo trợ. Vì Thánh Stêphanô là người đầu tiên hiểu rõ cái tính cách Công Giáo (phổ quát) của đạo mới. Từ cái bản tính hẹp hòi của óc Do thái, người đã hướng về dân tộc mới trên hoàn cầu do Chúa Kitô mang về, mà lúc đó người ta tưởng Kitô giáo chỉ dành cho người Do Thái mà thôi, nên ngài đã mạnh dạn trên đường hướng mới là đưa Chúa Giêsu đến khắp chân trời cho đến ngày Chúa toàn thắng.

Phaolô đã được vinh dự đích thân mang Chúa đến cho dân tộc Hy Lạp và Rôma, nhưng chính Stêphanô đã phất cờ đi trước, đã lấy máu mình, dòng máu thứ nhất sau Chúa Kitô, để bảo đảm cho sáng kiến mới này. Đây là chỗ nhất danh dự, vị tử đạo trai trẻ được đặt cạnh vị đã đổ máu mình trên đồi Calvê, làm cho mão triều thiên thắng trận của Ngài càng cao quí và đáng tôn trọng.

Hỡi Thánh Stêphanô, từ căn phòng cô đơn này, với tình anh em quí mến nhau, vì ngài đã sống và chết lúc còn trẻ như tôi, đó cũng là lẽ sống và tin tưởng của tôi, tôi gửi lời chào nồng hậu đến di hài của anh đang nằm ở đồng Erano, cạnh đền thờ Thánh Lôrensô, vị phó tế trẻ trung đã có phúc thi đua với anh để tử đạo. Tôi đang cần đức tin, lòng can đảm, sự hăng say và nhất là sức mạnh bất khuất, chí anh dũng của anh.

THỨ HAI 29/12

Ba điểm chính cha linh hướng chỉ dẫn cho tôi để thật sự tiến đức là: khiêm nhường, kết hợp với Chúa, tìm sự đẹp lòng Chúa vừa ý tôi. Tôi hằng đặt nó trước mắt để thi hành, đây là việc hiện tại phải làm không có việc nào khác “đây là công việc và là công lao của tôi” (Virgile).

Về khiêm nhường, triệt để tránh tiếng: TÔI, tránh tiếng này như tránh rắn độc; tránh nói dài dòng trong vài trường hợp, về đôi đề tài. Bề trên đặt tôi làm y tá phụ thật đúng chỗ, để có dịp hạ mình, thi hành bác ái, đức dịu dàng trong việc hy sinh nhỏ mọn.

Đêm nay, không biết tôi sẽ được ngủ yên không, tôi mong vậy không phải vì tôi, mà là thầy bạn ở cạnh phòng tôi đang đau nặng và đáng ngại, Giêsu Maria Mẹ khả ái, nếu sự hãm mình của con có giúp được phần nào để giảm cơn đau và cho anh bạn con qua cơn nguy hiểm, xin Chúa cứ gửi sự đau khổ cho con chịu như Chúa muốn; con rất vui, nếu được minh chứng, bằng hành động lòng con mến Chúa, mến Chúa qua anh em của con.

THỨ TƯ 31/12

Còn vài giờ nữa là năm cũ sẽ qua; qua theo dòng thời gian và trong lịch sử. Cùng năm đang qua, con cũng qua, và chờ ánh bình mình mới. Không biết con sẽ qua được mấy năm nữa để vào cõi đời đời? có thể nhiều năm, có thể vài năm, có thể không hết năm sau.

Chúa ơi, “năm của Chúa là đời đời, Chúa đếm các năm con qua” (x. Tv 101/102,28 và Hr 1,12). Năm mà Chúa gọi con, xin cho chiếc đèn của con vẫn đầy dầu, để con khỏi bị bỏ rơi trong bóng tối sự chết.

Trong khi chờ đợi, con xin cúi mình sát đất, nhớ lại muôn vàn ơn Chúa ban trong năm qua và hết lòng tạ ơn Chúa.

Năm 1902 con sẽ nhớ mãi, năm nghĩa vụ quân sự, năm chiến đấu. Con có thể mất ơn kêu gọi như lắm người bạn vô phúc đã mất, mà con đã không làm mất: đức khanh khiết, ơn Chúa và đích thân Chúa đã giúp con. Con ở giữa bùn mà Chúa giữ con không tanh mùi bùn. Con còn sống, khỏe mạnh, lực lưỡng như trước và hơn trước… Giêsu con cám ơn và yêu mến Chúa.

1903

GHI CHÚ TÂM LINH

[14]
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chim Lồng
Lê Trị
21:17 14/05/2014
CHIM LỒNG
Ảnh của Lê Trị
Thượng đế yêu chim chóc
Ngài tạo dựng cây cối.
Loài người yêu chim
sáng chế lồng chim.
God loved the birds and invented trees.
Man loved the birds and invented cages.
(Jacques Deval)
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 08/05 - 15/05/2014 - Những kẻ sấp mình thờ lạy Satan
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:58 14/05/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Các Thánh không phải là những anh hùng, họ là những người tội lỗi nhưng là chứng nhân cho Chúa Kitô

Trong bài giảng tại nhà nguyện Santa Marta hôm thứ Sáu 9 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về con đường nên thánh. Ngài giải thích rằng các thánh không phải là những anh hùng, nhưng là những người tội lỗi được thánh hóa bởi mình và máu Chúa Kitô, và hiền thê của Ngài, là Giáo Hội.

Đức Thánh Cha nói:

"Làm thế nào Giáo Hội có thể là thánh thiện khi những thành viên của mình là những người tội lỗi? Chúng ta tất cả đều là những người tội lỗi. Tuy nhiên, Giáo Hội là thánh! Chúng ta là những người tội lỗi, nhưng Giáo Hội là thánh. Giáo Hội là hiền thê của Chúa Giêsu Kitô, và Ngài yêu thương hiền thê của mình, Ngài thánh hoá Giáo Hội mỗi ngày với hy tế Thánh Thể bởi vì Ngài yêu thương Giáo Hội hết mực và chúng ta tuy là những tội nhân, nhưng chúng ta ở trong một Giáo Hội thánh thiện, và chúng ta cũng được thánh hóa. Mẹ Giáo Hội thánh hóa chúng ta, với lòng từ ái, với các bí tích của Phu Quân mình. "

"Trong Giáo Hội Thánh này, Chúa chọn một số người để sự thánh thiện có thể được nhìn thấy tỏ tường hơn, để cho thấy rằng chính Ngài đã thánh hóa người ấy. Không ai có thể tự thánh hóa chính mình, và chẳng có khóa học nào để trở thành một vị thánh. Nên thánh không phải là trở nên một điều huyền hoặc tôn giáo hoặc một cái gì đó tương tự ... Không! Sự thánh thiện là một ân sủng của Chúa Giêsu ban cho Giáo Hội của Ngài, và để cho thấy rằng, Ngài chọn ra những người mà sự thánh hoá của Ngài nơi họ được nhìn thấy tỏ tường" .

Đức Thánh Cha nói, trong thư của thánh Phaolô, thánh nhân đề rằng gởi cho các thánh tức là chúng ta, ngài nói: “Chúng ta là những người tội nhân nhưng là con cái của Giáo Hội thánh thiện, nhờ thế được thánh hiến bởi Mình và Máu của Chúa Giêsu.”

“Trong Giáo Hội Thiên Chúa chọn một số người nên thánh để chúng ta tôn kính, cho thấy rằng Thiên Chúa đã thánh hiến họ. Không ai có thể tự thánh hiến chính mình. Không có khóa học nào dạy giúp ta để trở thành một vị thánh. Nếu có thì đó là một tôn giáo phỉnh gạt hay một cái gì đó đại loại gian lận như thế… Sự thánh thiện là quà tặng của Chúa Giêsu ban cho Giáo Hội của Ngài.”

Trong Tin Mừng, có rất nhiều ví dụ nói về các vị thánh được thánh hiến: có Maria Mađalêna, được Chúa Giêsu trừ khỏi bảy quỉ; có Mátthêu “là kẻ phản bội dân tộc vì đã thu tiền của đồng bào mình nộp cho đế quốc Rôma,” có Giakêu và rất nhiều những người khác nữa. ĐTC nói tiếp: “Nguyên lý tối thượng của sự nên thánh đó là: Để Chúa Kitô lớn lên trong ta và chúng ta nhỏ đi. Đó là quy luật của sự thánh thiện: chúng ta trở nên khiêm tốn, để Chúa có thể lớn lên.”

Và như vậy, Chúa Kitô chọn Saul, là một kẻ bách hại Giáo Hội: “Chúa đã kiên nhẫn chờ đợi thánh nhân và làm cho ông cảm thấy quyền năng của Ngài. Saul ngã ngựa, bị mù và đã khuất phục”. Ông đã trút bỏ con người cũ, ông trở nên như một đứa trẻ! Ông đã bị khuất phục “tâm hồn của ông được thay đổi.” Đó là một cuộc đời khác! Nhưng Phaolô không trở thành như một anh hùng.”

Đức Thánh Cha giải thích ý niệm “anh hùng” như sau:

Phaolô đã trở nên người rao giảng Tin Mừng khắp thế giới dân ngoại. Ngài đã kết thúc cuộc đời của mình một cách thầm lặng với một nhóm nhỏ tại Rôma. Vào một buổi sáng có 3, 4 hay 5 binh sĩ gì đó đến với ngài… họ đưa ngài đi và chặt đầu. Đơn giản chỉ vậy thôi! Một con người vĩ đại, người đã đi khắp thế giới lại kết thúc cuộc sống của mình theo cách thầm lặng này. ĐTC nói: “Ngài nhỏ đi. Đó là sự khác biệt giữa các anh hùng và các vị thánh.” Đức Thánh Cha khẳng định về tông đồ Phaolô rằng: “Ngài là chứng nhân của Chúa Giêsu Kitô, noi gương Chúa Giêsu, đi theo con đường thập giá của Chúa Giêsu Kitô.” Và nhiều vị thánh “kết thúc cuộc sống của họ rất khiêm tốn. Các thánh thật tuyệt vời! Tôi nghĩ về những ngày cuối đời của Thánh Gioan Phaolô II. Chúng ta có thể thấy được điều đó”

ĐTC gợi lại cuộc sống cuối đời của thánh Gioan Phaolô II như sau:

“Ngài không còn có thể nói năng được nữa. Ngài đã là một lực sĩ của Chúa. Nhưng cuối đời, người chiến binh vĩ đại ấy của Chúa đã kết thúc cuộc sống của mình trong tiều tụy bởi bệnh tật, khô héo như Chúa Giêsu trên thập giá. Đây là con đường thánh thiện tuyệt vời. Và đây là con đường thánh thiện mời gọi chúng ta bước vào. Nếu tâm hồn chúng được biến đổi nhờ con đường thập giá của Giêsu mỗi ngày- thập giá hằng ngày ta sống – và để cho Chúa Giêsu lớn này, chúng ta sẽ nên thánh. Như thế là chúng ta đi vào con đường của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô, Đấng yêu thương chúng ta rất nhiều. Chúng ta làm chứng cho Chúa dù rằng chúng ta là những tội nhân. Giáo Hội thực sự là thánh thiện vì là hiền thê của Chúa Giêsu.”

2. Tình trạng quan liêu của Giáo Hội có thể làm người ta xa cách Thiên Chúa

Trong thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta sáng thứ Năm 8 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày những suy tư của ngài trên bài trích sách Tông Đồ Công Vụ thuật lại chuyện ông Philípphê rao giảng Tin Mừng và rửa tội cho một viên thái giám.

Đức Thánh Cha giải thích rằng bất cứ Kitô hữu nào muốn rao giảng Tin Mừng nên vâng phục ý chí và ân sủng của Thiên Chúa, cũng như mở cửa cho đối thoại.

Đức Giáo Hoàng lấy làm tiếc rằng đôi khi bộ máy quan liêu trong Giáo Hội là một trở ngại cho những người muốn được gần gũi hơn với ân sủng của Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha nói:

"Ông Philípphê vâng phục, ông ngoan ngoãn và chấp nhận lời mời gọi của Chúa. Chắc chắn ông phải bỏ ngang nhiều thứ đang thực hiện dở dang, bởi vì các Tông Đồ trong khoảng thời gian đó đang rao giảng Tin Mừng rất bận rộn. Ông bỏ lại tất cả mọi thứ và lên đường. Và điều này làm cho chúng ta thấy rằng nếu không có sự vâng phục hay hiền lành trước tiếng nói của Thiên Chúa không ai có thể rao giảng Tin Mừng, không ai có thể loan báo Chúa Giêsu Kitô: cùng lắm là loan báo về chính mình. Chính là Thiên Chúa, Đấng kêu gọi chúng ta, chính là Thiên Chúa Đấng đã kêu gọi Philípphê trên con đường đó. Và Philípphê đã ra đi. Philípphê ngoan ngoãn vâng lời."

"Anh chị em không thể rao giảng Tin Mừng mà không đối thoại. Đó là điều không thể. Bởi vì chúng ta phải bắt đầu với xuất xứ của người được phúc âm hóa. Điều này là rất quan trọng.

Nhưng thưa cha, chúng ta lãng phí rất nhiều thời gian vì mỗi người đều có những câu chuyện riêng của mình, và những ý tưởng riêng của mình. Và mất thời gian lắm!

Thiên Chúa còn mất thời gian nhiều hơn khi tạo ra thế giới và Ngài đã làm rất tốt. Hãy dành thời gian với những người mà Chúa muốn anh chị em rao giảng Tin Mừng, điều quan trọng là loan báo cho họ nhiều hơn về Chúa Giêsu. Tuy nhiên, phải tùy theo họ là ai, tình trạng của họ hiện nay là gì, chứ không phải là dựa trên những công thức là việc ấy phải làm như thế nào.

3. Đức Thánh Cha nói: Hãy dõi theo đường lối Chúa, tránh xa những cám dỗ phù hoa

Trong thánh lễ sáng thứ Hai 5 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ các tín hữu theo đuổi đường lối Chúa, tránh xa những điều phù phiếm. Ngài giải thích rằng Kitô hữu phải luôn luôn tránh xa phù hoa, quyền lực và tham lam. Như thế, họ sẽ tránh được việc lợi dụng mối quan hệ của họ với Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha nói:

"Đôi khi chúng ta làm một vài việc để làm mình nổi bật, để dưỡng nuôi những ước vọng phù phiếm của chúng ta. Nhưng điều đó là nguy hiểm. Nó ngay lập tức xô đẩy chúng ta rơi vào niềm tự hào, thói kiêu ngạo, và cuối cùng tất cả dừng lại ở đó. Chúng ta phải tự hỏi mình. Làm sao tôi có thể theo Chúa Giêsu? Tôi làm những việc lành phúc đức một cách kín đáo, hay tôi chỉ muốn được nổi bật giữa đám đông?”

Đức Giáo Hoàng cũng nói về ‘chủ nghĩa lợi thế nghề nghiệp’ theo đó người ta sử dụng Giáo Hội như một phương tiện để cải thiện sự nghiệp của họ. Ngài cầu nguyện để tất cả các Kitô hữu có thể làm mọi việc theo ý ngay lành.

"Một số người theo Chúa Giêsu để tìm kiếm quyền lực. Có lẽ họ không ý thức đầy đủ như thế. Một ví dụ rõ ràng của việc này được tìm thấy nơi hai tông đồ Gioan và Giacôbê, là hai người con trai của ông Zebêđê là những người xin Chúa Giêsu cho ngồi ở những chỗ danh dự, một bên phải và một bên trái Ngài trong Nước Ngài. Và trong Giáo Hội có những người leo trèo, những người được thúc đẩy bởi tham vọng. Có rất nhiều người như thế. Nếu anh chị em thích leo trèo cứ đến với núi non mà trèo, sẽ khỏe mạnh ra! Đừng đến với Giáo Hội để leo trèo! Chúa Giêsu đã mắng những người có thái độ đầy tham vọng này trong Giáo Hội " .

"Có những người theo Chúa Giêsu vì tiền, cố gắng tận dụng lợi thế kinh tế của các giáo xứ, giáo phận, của cộng đồng Kitô hữu của họ, của bệnh viện, hoặc các trường đại học ... Chúng ta hãy nghĩ đến cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi đã bị lũng đoạn bởi ý định này: những Simon, Ananias và Sapphira ... Đây là một sự cám dỗ xuất phát ngay từ buổi đầu. Từ lúc đó chúng ta đã nghe nói về rất nhiều người Công Giáo tốt, người Kitô hữu tốt, thân hữu và các nhà hảo tâm của Giáo Hội – nhưng sau đó lộ ra - những người này hành động chỉ vì lợi nhuận cá nhân Họ làm như mình mình là ân nhân của Giáo Hội nhưng thực ra chỉ để làm tiền"

4. Kitô hữu phải là những nhân chứng sống động cho đức tin của họ

Trong thánh lễ sáng thứ Ba 6 tháng 5 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ các Kitô hữu phải luôn luôn là chứng nhân đức tin của họ, ngay cả khi điều đó liên quan đến một dấn thân trọn đời.

Đức Thánh Cha khích lệ các Kitô hữu suy tư về cuộc sống của mình, và nói thêm rằng Chúa Thánh Thần luôn luôn giúp đỡ ta trong lúc truân chuyên.

Ngài nói:

“Tử đạo là một từ ngữ xuất phát từ tiếng Hy Lạp, và trong ngôn ngữ này nó cũng có nghĩa là nhân chứng. Và như vậy chúng ta có thể nói rằng đối với một Kitô hữu con đường theo bước chân của Chúa Kitô, là con đường làm chứng cho Ngài, và nhiều lần, chứng tá này kết thúc nơi việc hy sinh tính mạng của mình. Một Kitô hữu không phải là một chứng nhân, là một nghịch lý. Chúng ta không phải là một ‘tôn giáo’ của những ý tưởng, của duy thần học, của những điều tốt đẹp, và những điều răn. Không, chúng ta là một dân tộc bước theo Chúa Giêsu Kitô và làm chứng cho Ngài ngay cả và đôi khi chứng tá của chúng ta dẫn đến việc chúng ta đành chịu mất mạng sống mình" .

"Chứng tá, dù là trong cuộc sống hàng ngày, trong gian truân, và ngay cả trong bách hại và cả cái chết, luôn luôn mang lại hoa trái. Giáo Hội sinh hoa kết quả và là một người mẹ khi Giáo Hội làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô. Nhưng khi Giáo Hội đóng kín vào chính mình khi Giáo Hội nghĩ về chính mình như, có thể nói là, 'một trường học về tôn giáo’, với rất nhiều ý tưởng tuyệt vời, với những ngôi đền thờ lộng lẫy, với nhiều viện bảo tàng hoành tráng, với nhiều điều tốt đẹp, nhưng không đưa ra chứng tá, thì Giáo Hội sẽ trở nên cằn cỗi vô sinh. Điều đó cũng đúng với các Kitô hữu. Những Kitô hữu nào không phải là những chứng nhân cho niềm tin của mình cũng chẳng sinh được hoa trái sự sống nào mà người ấy đã nhận được từ Chúa Giêsu Kitô"

"Hôm nay, chúng ta hãy suy tư về hai hình ảnh này – Trước hết là Thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi. Thứ hai là dân Chúa, là các Kitô hữu, những người phải lánh nạn, bỏ chạy tứ tán vì những cuộc bách hại bạo lực - để rồi chúng ta đặt câu hỏi: Tôi làm chứng cho Chúa như thế nào đây. Tôi có phải là một Kitô hữu làm chứng cho Chúa Giêsu hay chỉ đơn giản là một con số trong một giáo phái? Tôi có sinh hoa kết quả vì tôi làm chứng cho Chúa, hay tôi trở nên vô sinh vì không thể để cho Chúa Thánh Thần dẫn tôi về phía trước trong ơn gọi Kitô hữu của mình? " .

5. Chuyện tôn thờ Satan

Trong các lễ trọng như Lễ Giáng Sinh và Phục Sinh, Phụng Vụ mời gọi cộng đoàn dân Chúa từ bỏ Satan và những quyến rũ của Satan.

Nhiều người trong chúng ta có lẽ nghĩ rằng đó chỉ là một công thức mang nặng tính hình thức. Không phải như vậy đâu thưa quý vị và anh chị em. Trong thế giới ngày nay có nhiều người vẫn thờ lạy Satan không phải theo nghĩa bóng mà thôi nhưng là theo nghĩa đen của từ này, không phải chỉ nơi những người bình dân ít học, việc thờ lạy Satan lôi cuốn được cả những người được coi là có ăn có học.

Tháng 2 nă m ngoái, Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho Các Dân Tộc cho biết trong vài tháng qua, hơn 3.000 người trẻ tại bang Nagaland ở Đông Bắc Ấn Độ đang bị quyến rũ bởi một nhóm tôn thờ Satan và làn sóng sùng bái Satan đang “lan như cháy rừng”.

Điều đau lòng là Nagaland được xem là trọng điểm của Kitô giáo. 95% dân số trong vùng là các Kitô hữu.

Mới đây nhất, Hôm thứ Hai 12 tháng 5, một nhóm sinh viên thuộc Đại học Harvard đã tổ chức một "lễ đen" (black mass) để thờ phượng Satan, và Tổng Giáo Phận Boston đã phải đưa ra một tuyên bố bày tỏ "nỗi buồn sâu sắc và phản đối mạnh mẽ" nghi lễ này.

Đầu tiên nhóm thờ lạy Satan này còn định ăn cắp Mình Thánh Chúa của một nhà thờ Công Giáo để mang đến đây phạm thánh. Nhưng trước những phản đối quyết liệt của tổng giáo phận Boston họ có lẽ đã từ bỏ ý định này.

Nhân câu chuyện này Như Ý xin trình bày với quý vị và anh chị em một báo cáo của Hiệp Hội Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII về hiện tượng các giáo phái tôn thờ Satan đang lan tràn trên thế giới.

Báo cáo ước đoán hiện nay chỉ riêng tại Italia có 1,5 triệu người, đa số là giới trẻ, là thành viên của hàng ngàn các giáo phái bao gồm cả các giáo phái tôn thờ Satan, các giáo phái tâm lý, các tôn giáo giả, và các phong trào gọi là “hòa bình và kiếm tìm nội tâm”, các phong trào “tinh tú”, các phong trào huyền bí, và các con đường ảo giác khác nhau. Tình hình các giáo phái lan tràn một cách nghiêm trọng tại Italia đến độ vào tháng 11 năm 2006 phân bộ an ninh của chính quyền đã cho thành lập lực lượng cảnh sát chống giáo phái. Các người bị lọt vào mạng lưới của các giáo phái đã phải sống các kinh nghiệm không thể tưởng tượng nổi: họ trở thành những người trống rỗng không hồn, điên loạn, thực hành những điều ghê tởm không thể tả được, cho tới chỗ tự tử hay bị giết, hay tới cái chết lạ lùng không thể giải thích được.

Vẫn theo tin tức của phân bộ an ninh của chính quyền Italia và lực lượng chống các giáo phái, các giáo phái kể trên dưỡng nuôi một nền văn hóa thù hận và chết chóc. Chúng lợi dụng sự giòn mỏn yếu đuối, hay lạc lõng cô đơn, hoặc sự ngu dốt của các nạn nhân, đặc biệt của người trẻ, để lôi kéo họ vào bẫy của chúng và gia nhập giáo phái.

Pino, 23 tuổi, kể lại kinh nghiệm của mình với giáo phái như sau. Tôi bị bị bệnh, sống cô đơn, cảm thấy mình vô ích thừa thãi và thù ghét toàn thế giới. Một người trẻ gặp tôi làm quen rồi trở thành bạn, và nói rằng anh ta biết một người có thị kiến có thể giúp tôi ra khỏi tình trạng này, nhưng trước hết phải sinh hoạt với một nhóm. Người lãnh đạo nhóm này là một “tư tế của Satan”, vô lương tâm, rất phô trương và nghiện đủ mọi thứ ma túy, nhưng lại lôi cuốn các người trẻ vị thành niên, các người tôn thờ Satan và các sức mạnh đen tối. Trong một vài cuộc cử hành lễ nghi của giáo phái ông ta cầm một cây gậy bên trên có một sọ người thật. Lần đầu tiên Pino tham dự lễ nghi với sự hiện diện của khoảng 30 người trẻ từ 14 đến 20 tuổi. Họ uống rượu có pha chất ma túy, hành lạc dâm dật và mất trí, học “kinh thánh của Satan”, giữa các biểu hiệu của Satan, có vòng lửa ở giữa. Trưởng giáo phái có một nhóm thành viên chuyên ăn trộm, kể cả việc ăn trộm các nhà thờ. Các nơi mà giáo phái hay thăm viếng nhất là các nghĩa trang. Họ mở các mộ người chết và ăn trộm những gì tìm được, rồi khấn cầu người chết.

Lời nguyện:

Lạy Chúa xin cho chúng con giữ lòng kính mến Chúa là chủ tể duy nhất của lịch sử và muôn loài. Xin cho chúng con từ bỏ Satan và mọi quyến rũ của nó. Amen