Ngày 13-05-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Con đường đi tới Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
02:13 13/05/2014
Chúa Nhật V PHỤC SINH, năm A
Ga 14,1-12

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI CHÚA

Trước khi Chúa Giêsu chịu khổ hình, chịu chết và sống lại, Ngài đã bộc bạch tâm sự của Ngài cho các môn đệ. Bài Tin Mừng của thánh Gioan hôm nay nằm trong văn mạch của các bài diễn từ dài của Chúa Giêsu trong bữa tiệc ly hay sau bữa ăn.Chúa Giêsu loan báo Giuđa bán Chúa, phản bội, Phêrô chối Thầy và sự ra đi của Ngài…Các môn đệ đâm ra hoang mang, nao núng và mệt mỏi, khiến Chúa phải trấn an các môn đệ, các tông đồ để các Ngài lấy lại bình tĩnh mà đón nhận những việc sắp xảy đến.

Tin Mừng Chúa Nhật V Phục Sinh, năm A mở đầu bằng lời trấn an của Chúa “ Lòng các con đừng xao xuyến “. Đừng xao xuyến để bình tĩnh, hiểu được những biến cố, những sự việc sẽ diễn ra trong những ngày sắp tới.Ở đây, Chúa an ủi, động viên các môn đệ rằng Ngài đi trước dọn chỗ cho các ông, để Chúa ở đâu các môn đệ cũng ở đó với Thầy. Đây là lời trấn an thật giá trị, quí báu bởi vì Thầy ở đâu trò cũng ở đó, thật là thượng sách !Nhà Cha là nơi Chúa Giêsu sẽ về và các môn đệ cũng sẽ được về, và ở với Chúa trong Nước Thiên Chúa Cha. Các môn đệ ở lại trần gian trong cuộc hành trình đức tin, chỉ cần các Ngài đi đúng con đường của Thầy, nhuần nhuyễn, tin mạnh mẽ vào lời của Chúa Giêsu và sống điều Chúa Giêsu đã sống. Các môn đệ thực hiện được những điều đó, các Ngài mới đến được với Chúa Cha, có nghĩa là mới vào được Nước Thiên Chúa.

Thực tế, những lời của Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng này là những lời an ủi, trấn an, khích lệ các tông đồ và đặc biệt cũng là lời mạc khải thêm, đặc biệt cho tông đồ Tôma. Bởi vì Tôma chưa hiểu gì về điều Chúa Giêsu nói! Con đường mà Chúa Giêsu nói là đường nào ? “ Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường ? “. Dù rằng Chúa đã xác định, quả quyết :” Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy “. Tôma và các môn đệ vẫn còn lơ mơ, ấm ớ về lời mạc khải của Chúa Giêsu. Tại sao Chúa lại là đường. Đường đó là đường nào ? Chúa Giêsu còn quả quyết :” Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người “. Đây là lời mạc khải cao sâu và đầy tình thương của Chúa Giêsu đối với các môn đệ và đối với nhân loại, đối với chúng ta. Tôma và các môn đệ chưa hiểu về cách nói bóng nói gió của Chúa Giêsu về nơi ở, về đường đi. Đường các môn đệ và chúng ta đi là con đường Giêsu. Nơi Chúa dọn trước là Nhà Cha trên trời.

Trên thế giới, trên quê hương, trong thôn làng đều có những con đường. Nhưng câu nói làm chúng ta thật tâm đắc của bà cụ già trong phim “Sám Hối “…”Nếu đường này không dẫn tới Nhà thờ thì quả thực là vô ích “. Đường dẫn tới Nhà thờ là đường dẫn tới Chúa, dẫn tới Quê trời “. Bất cứ một con đường nào không mở ra tình thương, không chấm dứt bằng một hạnh phúc thì con đường đó chưa phải là con đường Giêsu. Đường Giêsu là đường tình yêu, là đường thắp sáng niềm tin. Chỉ có con đường Giêsu mới đưa ta vào Nước Thiên Chúa.

Đức Cha Georges Pontier đã viết :” Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy”…Đức Giêsu tự giới thiệu mình là Người “ đưa “ đến với Chúa Cha, vì Người đã đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ.Cái chết và sống lại của Người là thời điểm lịch sử Người vĩnh viễn phá rào cho anh em nhân loại của Người có lối đi qua.Người đi đầu để mở đường, để “dọn một chỗ “ cho họ trong nhà Cha. Nhà Cha đây không là gì khác ngoài trái tim Cha.Ở trong tim của ai còn quí hơn ở trong nhà người ấy.” Thầy ở trong Chúa Cha, và Chúa Cha ở trong Thầy “. Đây chỉ nơi cư ngụ là trái tim, là sự hiện diện bên trong, là tình hiệp thông vĩnh hằng, tức là chính bản thể Thiên Chúa.

Người đưa đường đã trả chi phí : trả bằng sinh mạng của Người, trả bằng ơn tha thứ.Người đã đi đầu để vượt qua :” trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại”,”trưởng tử giữa một đàn em đông đúc “.Người chỉ xin chúng ta một điều là đừng đi lầm đường :” Thầy là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống “.

Bảy lần trong đoạn Tin Mừng ngắn của Chúa Nhật hôm nay, Đức Giêsu mời gọi các môn đệ “ tin “ vào Người, tin Người là Đường đi đến với Chúa Cha. Chúng ta hãy dâng tặng Người lòng tin của chúng ta.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, xin dẫn chúng con đi dưới sự soi sáng của Chúa và dưới tác động của Chúa Thánh Thần để chúng con không sợ bị lầm lạc mà luôn đi trên con đường của Chúa để sau khi đi hết cuộc hành trình đức tin ở trần thế này, chúng con được về với Chúa trong Nhà Cha trên Trời.Đó là cùng đích của mọi Kitô hữu. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tại sao Chúa lại trấn an các môn đệ ?
2.Tại sao Chúa lại nói :” Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống “?
3.Ông Tôma có hiểu gì về con đường Chúa đang nói không ?
4.Đường Giêsu dẫn chúng ta tới đâu ?
5.Nhà Cha là Nhà gì ?

 
Linh mục và của cải trần gian
L.m. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
08:14 13/05/2014
Gần đây, trên mạng và báo chí có những bài như “Nghề đi tu” hay “Đời sống xa hoa của một giám mục” v.v… Những bài này nhằm phản ánh dư luận của dân chúng về phong thái của những người đi tu, để nhắc nhở cho giới tu hành rằng phải xem xét lại lối sống của mình sao cho đích đáng. Vì thế, thiết tưởng đây là lúc nên đặt lại vấn đề “Linh mục và của cải trần gian” theo các chỉ dẫn của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm họp tại Roma năm 1971. Thời gian tài liệu đó ra đời tính đến nay đã hơn 40 năm, nhưng giá trị và tính thời sự của nó vẫn không thay đổi, vì đó là đề tài cần thiết và lâu lâu cần phải được nhắc lại.

Thật vậy, trong các đòi hỏi phải từ bỏ của Chúa Giê-su đưa ra cho các Tông Đồ, có một đòi hỏi về vật chất, đặc biệt là tiền của (Mc 10,21; Lc, 18,22}. Đó cũng là một đòi hỏi được gửi đến mọi Ki-tô hữu theo tinh thần nghèo khó, nghĩa là gỡ lòng mình cho khỏi dính bén của cải để có thể thanh thản phụng thờ Chúa và quảng đại phục vụ tha nhân. Nghèo khó là một hình thức cam kết dựa vào lòng tin vào Chúa Giê-su và lòng mến dành cho Người. Hình thức này đòi phải có sự thực tập, một sự từ bỏ của cải tương ứng với đời sống và bậc đời của mỗi người theo ơn gọi ki-tô hữu, với tư cách riêng của mỗi cá nhân hay chung của một cộng đoàn thánh hiến. Tinh thần nghèo khó có giá trị đối với mọi người. Mỗi người phải thực hiện theo cách nào đó cho phù hợp với Tin Mừng.

Đức nghèo khó mà Chúa Giê-su yêu cầu các Tông Đồ thực hành là một mạch suối tu đức không vơi cạn. Đức này không dành cho những nhóm đặc biệt mà thôi, vì tinh thần nghèo khó cần cho mọi người ở mọi nơi và trong mọi thời. Thiếu sót trong vấn đề này là đi ngược lại với giáo huấn của Tin Mừng. Tuy nhiên, trung thành với tinh thần này không có nghĩa là phải từ bỏ mọi sở hữu hay bãi bỏ quyển sở hữu cải vật chất đối với các Ki-tô hữu hay các linh mục. Nhiều lần Huấn Quyền đã kết án những ai chủ trương như thế và tìm cách hướng dẫn tư tưởng và hành động theo đường lối thích hợp. Trong nhiều trường hợp phải đứng trước những tình trạng khó khăn, Hội Thánh đã tìm cách vượt qua bằng nhiều hình thức, nhất là bằng cách kêu gọi lòng hảo tâm của các tín hữu để có phương tiện lo việc thờ phượng, hoạt động bác ái, nuôi dưỡng linh mục, làm việc truyền giáo v.v…

Đúc nghèo khó theo Tin Mừng không hề khinh chê của cải trần gian vì những thứ này được ban cho con người là để sống và hợp tác với chương trình sáng tạo của hiên Chúa. Theo Công Đồng Va-ti-ca-nô II, linh mục cũng như mọi Ki-tô hữu, vì có nhiệm vụ ca tụng và tạ ơn, nên phải nhìn nhận và tán dương lòng quảng đại của Cha trên Trời được biểu lộ trong các của cải trần gian (PO 17). Nhưng Công Đồng còn nói thêm là các linh mục đang khi sống ở giữa thế gian phải luôn luôn nhớ rằng mình không thuộc về thế gian này (Ga 17,14-16) và phải gỡ mình ra cho khỏi mọi ràng buộc quá đáng, hầu đạt được một tư thế thiêng liêng thích hợp và quân bình với thế gian và những sự đời (Pastores do vobis 30).

Đó là một vấn đề tế nhị, vì Hội Thánh thi hành sứ vụ giữa thế gian và của cải vật chất là hoàn toàn cần thiết cho con người để được phát triển. Chúa Giê-su đã không cấm các Tông Đồ nhận các thứ cần thiết cho đời sống ở trần gian. Người cũng xác nhận quyền của các ông khi sai các ông đi rao giảng : “Người ta cho ăn uống thức gì thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công.” (Lc 10,7; x. Mt 10,10). Thánh Phao-lô cũng nhắc cho tín hữu Co-rin-tô : “Chúa truyền cho những ai rao giảng Tin Mừng phải sống nhờ Tin Mừng (1 Cr 9,14) ; Người được học lời Chúa, hãy chia sẻ mọi của cải với người dạy dỗ mình.” (Gl 6,6)

Vì thế, các linh mục có của cải vật chất để sử dụng là điều chính đáng, theo lệnh truyền của Chúa và giáo huấn của Hội Thánh (PO 17). Về điểm này, Công Đồng đưa ra những chỉ dẫn cụ thể sau đây :

Trước hết, việc quản trị tài sản chính thức của Hội Thánh phải được bảo dảm theo các luật lệ hiện hành, với sự trợ giúp của các giáo dân thành thạo. Những của cải này phải luôn luôn được sử dụng để lo công việc thờ phượng, bảo đảm cho linh mục một mức sống vừa đủ, yểm trợ các công việc tông đồ, bác ái, đặc biệt giúp người nghèo. Những nguồn lợi do công việc đạo đức hay chức vụ linh mục mang lại phải được dùng, trước hết để bảo đảm đời sống và hoàn thành những bổn phận của đấng bậc mình. Phần còn lại phải dùng để phục vụ Hội Thánh và những công việc bác ái. Phải đặc biệt nhấn mạnh đến điều này là bất cứ một chức vụ nào trong Hội Thánh được trao cho các linh mục và cả các giám mục nữa, không bao giờ được coi đó là một cơ hội để làm giầu cho cá nhân hay gia đình mình. Vì thế, các linh mục chẳng những không được dính bén của cải mà lại còn phải tránh mọi dáng dấp ham muốn và cẩn thận loại bỏ mọi hình thức buôn bán. Tựu trung, nên nhớ rằng trong việc dùng của cải, mọi sự đều phải dựa vào và diễn ra theo ánh sáng của Tin Mừng.

Khi linh mục làm hay quản trị những công việc đời không thuộc phạm vi thiêng thánh hay tôn giáo cũng phải tuân theo nguyên tắc nói trên. Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1971 tuyên bố rằng bình thường linh mục phải dành toàn thời giờ cho công việc theo chức vụ. Vậy tuyệt đối không được tham gia vào các việc đời và coi đó như mục đích chính. Những công việc này không thể diễn tả cách thỏa đáng trách nhiệm riêng biệt của linh mục. Thượng Hội Đồng cũng đã bày tỏ thái độ và lập trường trước khuynh hướng muốn tục hóa hoạt động của linh mục, muốn linh mục làm một nghề như những người khác ở đời.

Quả thật, có những trường hợp và ở những nơi người ta không biết Chúa Ki-tô, nên cách hữu hiệu nhất để đưa Hội Thánh đến với họ là có những linh mục cùng làm việc, sinh sống như họ và ở giữa họ như Các Linh Mục Thợ chẳng hạn. Lòng quảng đại của những linh mục này thật đánh hoan nghênh. Tuy nhiên, vẫn phải coi chừng vì làm như vậy, linh mục có thể đưa xuống hàng thứ yếu hay loại bỏ thừa tác vụ của mình. Vì mối nguy cơ này như kinh nghiệm chứng tỏ, Công Đồng đòi linh mục nào muốn làm việc lao động như những công nhân, phải được giám mục của mình ưng thuận và cho phép (PO 8). Thượng Hội Đồng 1971 đã đặt ra qui tắc là linh mục làm việc đời phải tùy thuộc giám mục và linh mục đoàn và nếu cần phải xin ý kiến của Hội Đồng Giám Mục (Ench. Vat. IV, 1190).

Đôi khi cũng có những trường hợp như đã xẩy ra trong quá khứ là có những linh mục có năng khiếu và được huấn luyện kỹ, hoạt động trong lãnh vực lao động hay văn hóa nghệ thuật không ăn nhằm gì với công việc đạo. Đây là một trường hợp hết sức đặc biệt và phải theo tiêu chuẩn Thượng Hội Đồng 1971 đã đề ra như mới nói ở trên, nếu muốn trung thành với Tin Mừng và Hội Thánh.

Chúa Giê-su đã sinh ra và lớn lên trong cảnh nghèo khó. Thánh Phao-lô nhắc bảo chúng ta : “Người vốn giầu sang phú quí, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em.”(2 Cr 8,9). Chính Chúa cũng nói với chàng thanh niên muốn theo mình : “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.” (Lc 9,57) Những lời này cho thấy một cảnh trơ trụi hoàn toàn, không có chút gì là tiện nghi vật chất. Nhưng không nên vì thế mà vội kết luận Chúa sống trong cảnh bần cùng. Có những đoạn trong Tin Mừng nói Chúa được mời và nhận lời tới nhà những người giầu có (Mt 9,10-11 ; Mc 2,15-16 ; Lc 5,29. 7,36. 19,5-6) cũng như được nhóm phụ nữ trợ giúp về các nhu cầu vật chất. (Lc 8,2-3 ; Mt 27, 55 ; Mc 15,40-41)

Một tinh thần nghèo khó như thế phải được ghi dấu ấn lên cách ăn ở, thái độ, cử chỉ, đời sống và bộ mặt của linh mục là mục tử và người của Chúa. Điều ấy có thể diễn ra bằng một thái độ vô vị lợi, một sự dứt bỏ đối với tiền bạc, một sự từ chối mọi thứ ham muốn trong việc chiếm hữu của cải vật chất, một lối sống đơn sơ, một nơi ở bình thường ai cũng tới được, không có gì xa hoa, đài các.

Kết luận

Chúa Giê-su đã đến rao giảng Tin Mừng cho những người nghèo hèn bé nhỏ. Linh mục và giám mục phải tránh hết sức những gì có thể đưa mình ra xa người nghèo (PO 17). Ngược lại, nếu tập được cho mình tinh thần nghèo khó theo Tin Mừng, các vị sẽ đi đến với họ và tim cách chia sẻ giúp đỡ họ về vật chất cũng như tinh thần. Đó là bằng chứng về Chúa Giê-su nghèo khó của những linh mục nghèo và bạn của những người nghèo. Đó là ngọn lửa tình yêu bập bùng cháy lên trong đời sống của hàng giáo sĩ và Hội Thánh. Nó sẽ có sức chiếu giãi và thu phục nhân tâm hơn những gì khác. Nguyên việc linh mục sống đơn sơ bình dị, không ham tiền đã là một bằng chứng quí giá cho việc rao giảng Tin Mừng rồi.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:44 13/05/2014
CON DIỆC THÍCH KIỆN.
N2T

Con diệc quen thói cáo trạng trong khi cầu nguyện:
- “Đấng tạo hóa ạ, Ngài xem, con chim bay không trồng cũng không thu, nhưng lại sống nhàn nhã thoải mái, không phải lo ăn lo mặc, thật quá lười biếng; hoa bách hợp không kéo sợi cũng không dệt, từ sáng đến tối chỉ làm đỏm cho mình, thật là rất dễ hao kiệt [tinh thần], Ngài có nên cho họ một bài giáo huấn để họ tỉnh táo chăng?”
Đấng tạo hóa thở dài, nói:
- “Người tự cho mình là nhân nghĩa ơi, khuyết điểm lớn nhất của con chính là thích đóng người khác vào thập giá”.
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Người biệt phái vào cầu nguyện trong đền thờ (Mt 18, 9-12), đã tố cáo người thu thuế đang qùy cầu nguyện ở phía sau: “Lạy Chúa, con không như cái thằng thu thuế tội lỗi kia, nó không ăn chay mỗi tuần, nó không bố thí mà chỉ biết bóc lột, nó…”
Có những tín hữu khi vào toà xưng tội nhưng không chấp nhận tội của mình, mà cứ đổ tội cho người khác: “Thưa cha, nếu con mẹ ấy không chửi con thì con sẽ làm ngơ; thưa cha, nếu thằng cha đó không có chọc ghẹo con, thì con không có mắng nó là đồ tồi, đồ dơ dáy…”
Có những người lúc cầu nguyện thường cứ phân bì với người khác: “Lạy Chúa, sao Chúa cho nó giàu có thế, tiền dư bạc thừa để nó ăn chơi đàng điếm, nếu Chúa cho con thì con không như nó đâu, con sẽ bố thí cho người nghèo, con sẽ dâng cho nhà thờ, con sẽ…”
Nếu trong khi cầu nguyện mà chúng ta biết nói:
- “Lạy Chúa, con cám ơn Chúa vô cùng, vì Chúa đã ban cho con như con đang có, nếu con giàu có, thì chắc con sẽ kiêu ngạo vô cùng; nếu con hơn mọi người, thì chắc là con coi trời chằng có ki-lô-gam nào cả. Lạy Chúa, Chúa ban cho anh [chị] ấy nhiều thứ quá, tiền bạc, danh vọng, vợ đẹp con ngoan, xin Chúa cho họ biết sử dụng những thứ ấy để làm sáng danh Chúa và có ích cho họ, cho mọi người trong xã hội hôm nay…”

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:49 13/05/2014
N2T

5. Thiên Chúa muốn chúng ta khẩn cầu kêu nài Ngài là vì ích lợi cho chúng ta, để cho chúng ta hiểu được sự cao quý của ân sủng và sự thấp kém vô cùng của chúng ta.

(Thánh Augustinus)
---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Buổi thờ phượng Satan tại Đại Học Harvard bị huỷ bỏ
Đặng Tự Do
06:50 13/05/2014
Vào giờ chót nhóm Satan Temple (Đền thờ Satan) và Câu lạc bộ nghiên cứu văn hóa của Đại Học Harvard Mở Rộng đã huỷ bỏ buổi thờ phượng Satan dự định tổ chức vào lúc 8h30 tối thứ Hai 12 tháng 05. Những kẻ tổ chức nêu lý do là không thể bảo đảm an ninh cho những người tham dự.

Trước đó vào buổi sáng ngày thứ Hai, Hiệu Trưởng Đại Học Harvard là bà Drew Faust đưa ra một thông cáo lên án biến cố này là “đáng ghê tởm”. Tuy nhiên bà không ngăn chặn “lễ đen” thờ phượng Satan của nhóm Satan Temple nại lý do là tôn trọng quyền phát biểu của sinh viên. Bà Drew Faust cho biết là sẽ đi dự buổi chầu Thánh Thể do các sinh viên Công Giáo tổ chức trong một nguyện đường kế bên vào cùng một thời điểm.

“Lễ đen” được nhóm Satan Temple tổ chức với dụng ý là chống báng đức tin Công Giáo. Theo dự kiến ban đầu nhóm này cho biết sẽ ăn cắp Mình Thánh Chúa của một nhà thờ Công Giáo để dùng trong “lễ đen”. Đây là một hành vi phạm thánh trầm trọng.

“Lễ đen” thờ kính Satan đầu tiên xảy ra vào năm 1707 dưới thời vua Louis 14. Vị vua nước Pháp này vì thương nhớ một người phi tần được vua sủng ái là Françoise-Athénaïs đã tổ chức “lễ đen” để gọi hồn người phi tần. Một hài nhi đã bị giết chết trong “lễ đen” này.

“Lễ đen” được xem là một hình thức xúc xiểm công khai đức tin Công Giáo vì trong “lễ đen” người ta cử hành những nghi lễ giống như Phụng Vụ Công Giáo truyền thống nhưng thay vì kêu cầu và thờ phượng Chúa thì thờ lạy Satan và xúc phạm đến Mình Thánh Chúa đã được truyền phép, ăn cắp từ một nhà thờ Công Giáo.

Trước biến cố này, tổng giáo phận Boston đã ra thông cáo nói rõ:

“Vì lợi ích của các tín hữu Công Giáo và tất cả mọi người, Giáo Hội đưa ra những giáo huấn rõ ràng liên quan đến việc tôn thờ Satan. Hành động này tách con người khỏi Thiên Chúa và cộng đồng nhân loại, nó trái với lòng bác ái và điều thiện, và nó đặt những người tham gia vào nguy cơ gần gũi cách nguy hiểm với hoạt động phá hoại của ma quỷ.

Trong một tuyên bố gần đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh báo về những nguy hiểm xuất phát từ sự ngây thơ hoặc đánh giá thấp sức mạnh của Satan, mà cái ác do nó gây ra quá thường khi hiện diện như một bi kịch giữa chúng ta. Chúng tôi kêu gọi tất cả các tín hữu và những người thiện chí cùng chúng tôi cầu nguyện cho những người đang tham gia vào sự kiện này, để họ có thể đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của các hành động của họ, và yêu cầu Đại Học Harvard tách mình ra khỏi các hoạt động này.”
 
Sức mạnh Cầu Nguyện cuả cuộc biểu dương Công Giáo tại Harvard trước sự kiện Lễ Đen
Trần Mạnh Trác
11:19 13/05/2014


Tờ báo Crimson cuả viện ĐH Harvard đã tường trình về những diễn tiến cuả cuộc tuần hành và tôn vinh thánh thể xảy ra trong khuôn viên ĐH Harvard như sau:

Nâng cao thánh giá và cất lên lời hát " Lạy Chúa Giêsu, con yêu mến Chuá ", hàng trăm người Công Giáo, cùng với các Kitô hữu khác, và những người ủng hộ từ khắp nơi cuả viện ĐH Harvard và vùng Boston, đã diễn hành từ thánh đường Thánh Phaolô cuả trường MIT đi tới công trường cuả ĐH Harvard (Harvard Square) vào tối thứ Hai để phản đối một sự kiện là việc cử hành nghi lễ cuả Satan gọi là 'lễ đen' (black mass ritual).

Đỉnh điểm cuả cuộc rước là một giờ chầu Thánh Thể tại ngôi thánh đường Công Giáo ở Harvard, với nhiều bài đọc Kinh Thánh, và hát thánh ca. Đám đông tham dự đã tràn ra tận các vỉa hè.

Cùng khoảng thời gian này, trong khuôn viên trường ngay trước Memorial Hall, nơi mà cuộc 'lễ đen' với chủ ý phỉ báng đạo Công Giáo ​​sẽ được tổ chức, có khoảng 70 người biểu tình phản đối. Đó là những đoàn viên Công Giáo Tiến Hành cuả Massachusetts (Catholic Action League of Massachusetts) và một số đoàn viên của Hiệp hội bảo vệ truyền thống và gia đình.

Đồng thời các thành viên của đan viện Biển đức ở Harvard, Massachusetts cũng đọc kinh cầu nguyện bên ngoài Memorial Hall để bày tỏ sự phản đối buổi lễ đen.

Khoảng 5 giờ chiều, Câu lạc bộ Nghiên cứu Văn hoá cuả nhà trường (the Extension School Cultural Studies Club), là nhà tài trợ cho buổi lễ đen, đã viết email thông báo rằng họ quyết định di dời nơi cử hành và, lúc 7 giờ tối, câu lạc bộ lại thông báo đã huỷ bỏ buổi cử hành. Cuộc cử hành lễ đen do 'đền thờ Satan' cuả New York cuối cùng đã được tổ chức một cách thu nhỏ vào lúc 11:00 g đêm tại nhà hàng Hồng Kông ở Boston. (Note cuả VietCatholic: Theo tờ NY Daily News thì nhân viên cuả nhà hàng cho biết đã không thấy họ làm gì cả ngoài việc ngồi nhậu ở quầy rượu.)



Dù cuộc cử hành 'lễ đen' đã bị hủy bỏ, các thành viên của cộng đồng Kitô hữu vẫn tiếp tục chương trình phản đối cuả họ.

Cô Christina M. Giordano ở ký túc xá khu 10 nói rằng cô tham dự cuộc biểu tình vì người Công Giáo " cần phải thể hiện ra bên ngoài một cách mạnh mẽ. " " Chúng tôi cần phải tự hào về đức tin của chúng tôi, " cô nói thêm.

"Đây là một phản ứng tốt đẹp nhất mà chúng tôi có thể thể hiện như là một giáo phận ", Anh Todd E. Jones ở ký túc xá khu 16, là Chủ tịch Hội sinh viên Công Giáo, nói về cuộc biểu tình. Như những người khác, anh chỉ trích kế hoạch buổi lễ đen, nhưng anh nhấn mạnh đến sức mạnh phản ứng của cộng đồng. Đơn cử thí dụ về cuộc thu thập chữ ký cuà anh Matthew R. Menendez ở ký túc xá khu 14 đã lấy được hơn 450 chữ ký của sinh viên và cựu sinh viên tính cho đến giờ báo lên khuôn hôm thứ Bảy.

"Việc cử hành [ lể đen cuả Satan] không có tính chất văn hóa tích cực, " anh Jones nói thêm.

Mặc dù Câu lạc bộ nghiên cứu văn hóa đảm bảo rằng sẽ không có Mình Thánh thật được sử dụng trong buổi lễ, anh Jones nói rằng họ đã mơ hồ ngay từ lúc ban đầu. Anh Jones cho biết sự phẫn nộ sẽ có thể " khác đi một chút " nếu ban tổ chức rõ ràng ngay từ đầu rằng họ không dùng Mình Thánh thật (Note cuả VietCatholic: thường là do một người giả làm người Công Giáo đi lên rước lễ rồi giấu Mình Thánh mang về nhà ), anh vẫn ca ngợi phản ứng của cộng đồng.



Ghế trong nhà thờ Thánh Phaolô, nằm tại giao điểm của đường Bow và đường Arrow, đã nhanh chóng đầy chật khi đám đông đi vào nhà thờ và bắt đầu giờ kinh nguyện. Trong số những người tham dự có (Bà ) Viện Trưởng Drew G. Faust, Mục sư Jonathan L. Walton, tuyên úy nhà nguyện Memorial (Pusey minister) và giáo sư trưởng (Plummer Professor) về môn đạo đức Kitô giáo, cũng như nhiều giáo sĩ và giáo dân từ khắp khu vực Boston.

Cha Michael E. Drea, chánh xứ và tuyên úy trưởng cuả nhà thờ Thánh Phêrô, đã giảng về tầm quan trọng của niềm tin Công Giáo và trả lời trực tiếp với kế hoạch buổi lễ đen, mô tả nó là " một hành động thù hận và phỉ báng đối với Giáo Hội Công Giáo và các tín hữu. "

Cha Drea kết luận với đám đông rằng, " Khi chúng ta ra khỏi nhà thờ và đi vào ánh đèn của công trường Harvard Square. .. chúng ta hãy nhắc nhớ về ơn gọi của chúng ta là mang lại sự hiện diện của Thiên Chúa hằng sống vào thế giới. ... Đó là lời kêu gọi của Sự Thật ".

Những người tham dự có vẻ hãnh diện về khả năng tụ tập được nhiều người từ các niềm tin khác nhau và từ khắp nơi trên khu vực.

"Tôi ngạc nhiên trước việc nhiều người, thậm chí cả những người ngoài cộng đồng Harvard, đã cùng nhau thừa nhận và tôn vinh vẻ đẹp của những gì mà người Công Giáo yêu quí, " Chisom M. Okpala ở ký túc xá khu 15 nói.

Cha Felipe Gonzalez cuả nhà thờ chính toà Boston nói rằng ngài đã " kinh ngạc" bởi số lượng người tham dự. Cô Rebecca E. Tweedie ở ký túc xá khu 14 nói rằng cô đã "không bao giờ nhìn thấy [ nhà thờ ] đầy như thế. "

"Đó là phản ứng mà chúng tôi hy vọng ", cha Gonzalez nói thêm. "Đây là ý nghĩa của một cộng đồng mà tất cả chúng ta mong đợi. "

Trở lại phiá bên kia công trường, hàng chục người biểu tình vẫn còn tụ tập phản đối bên ngoài Memorial Hall. Ông CJ Doyle, đoàn trưởng Công Giáo Tiến Hành League of Massachusetts nói:

"Chúng tôi vui mừng khi biết rằng, trước hết, [ sự kiện ] đã được đưa ra bên ngoài khuôn viên cuả trường, và, thứ hai, hơn thế nữa, nó đã bị hủy bỏ hoàn toàn. Sự việc này không có giá trị xã hội, nó không có giá trị giáo dục, đây không phải là một sự kiện văn hóa: đây chỉ là một thể hiện cuả hận thù, cố chấp, mạo phạm, và phỉ báng. "
 
Satan bị đánh bại, Thánh Thể được tôn vinh
Vũ Văn An
17:59 13/05/2014
Phil Lawler, chủ bút của Catholic World News, cho hay đêm thứ Hai qua, 12 tháng 5, đã trở thành đêm chiến thắng lớn cho đức tin Công Giáo tại TGP Boston. Thay vì Thánh Thể bị phạm thánh, biến cố công cộng đáng lưu ý nhất tại Cambridge là cuộc rước kiệu Thánh Thể dài mấy dẫy phố.Tại Havard, Nhà Thờ Thánh Phaolô chật ních người, nhiều người phải đứng bên ngoài, để dự giờ thờ lạy kết thúc với Phép Lành Thánh Thể.

Buổi thánh lễ đen dự trù tổ chức tại khuôn viên ĐH Harvard đã không diễn ra tại đó. Dù chủ tịch Harvard là Drew Faust từ chối không can thiệp, nhóm sinh viên bảo trợ cho biến cố này (và là những người chưa bao giờ tự lộ diện) đã rút lui vào giờ thứ 11. Sau khi phát hành một loạt các tin nhắn mâu thuẫn nhau, các hội viên của Đền Thờ Sa Tan, là nhóm dự tính tổ chức biến cố đáng tởm này, tuyên bố rằng thánh lễ đen sẽ diễn ra trễ hơn tại một căn phòng trên lầu của một nhà hàng Tầu không rõ căn tính.

Liệu thánh lễ đen có thực sự diễn ra hay không? Người ta không thấy bằng chứng nào cả mà chỉ thấy lời lẽ của những người cho rằng mình đang phụng sự Cha Sự Gian Dối. Người phục vụ tại Nhà Hàng Hồng Kông nhìn nhận có một số hội viên của Đền Thờ Sa tan tới đó ăn uống. Nếu nghi thức thờ Satan có được cử hành đi chăng nữa, thì việc cử hành này quả cũng chỉ lén lút trong đêm tối mà thôi, bị bác bỏ chứ không được chào đón, ngay tại một đại học có thói quen riễu cợt đức tin.

Trên đường từ nơi thờ lạy Thánh Thể ở Nhà Thờ Thánh Phaolô ra về, một người bạn của Lawler có gặp một số “tín đồ” của Đền Thờ Satan tại Quảng Trường Harvard. Người bạn này cho hay: “Xem ra họ hết sức giận dữ, với khuôn mặt xấu xa trông thấy, một số khác trái lại mang mặt nạ hay giấu mặt bằng một chiếc nón. Tôi nghĩ đâu có ai giấu mặt nếu hãnh diện về việc mình đang làm”.

Bên trong Nhà Thờ Thánh Phaolô, không hề có một cảm quan tức giận nào: chỉ là một đức tin sâu xa, thầm lặng, vững vàng. Khó có thể nắm được bầu khí của cộng đoàn, nhưng các tấm hình đăng trên Facebook của tổng giáo phận cho ta một vài chỉ dẫn. Nhiếp ảnh gia của tờ Boston Globe chụp được hình ảnh của nhà thờ chật ních người và một vài tấm chụp cuộc rước kiệu. Nhiều thanh thiếu niên qùy ngay ở bậc cửa bằng đá, không khí thanh lặng trong nhà thờ, tiếng ca vang dội của bài Tantum Ergo, tất cả tỏa ra một sinh khí và một niềm vui lớn lao của đức tin Công Giáo.

Khi cuộc rước kiệu từ từ đi vào Đại Lộ Massachusetts, một số khách qua đường bỗng qùy gối thờ lạy Chúa Thánh Thể; nhiều người khác tham gia ca hát. Lawler không thể đếm hết số người tràn vào nhà nguyện của trường MIT để bắt đầu cuộc rước, nhưng ông biết rõ nhiều người đã tham gia cuộc rước ở giữa đường. Ông tự hỏi không biết đâu là lần cuối thành phố Cambridge, vốn là thành lũy của chủ nghĩa cấp tiến duy tục, được chứng kiến một cuộc biểu dương đức tin Công Giáo như thế này.

Một điều gì hết sức đặc biệt quả đã diễn ra vào đêm thứ Hai vừa qua, và Lawler tin tưởng tiên đoán rằng ta sẽ được thấy kết quả của nó trong những năm sắp tới. Ơn thánh quả có thực, và ơn thánh hành động một cách hết sức bất ngờ. Bao nhiêu sinh viên Harvard không Công Giáo đã tới Nhà Thờ Thánh Phaolô để tỏ lòng tôn trọng các bạn bè Công Giáo của mình, và được thấy một điều gì đó khiến họ phải lưu ý tới đức tin, và lôi cuốn họ vào Giáo Hội? Bao nhiêu thanh thiếu niên, nhờ canh tân lòng mộ mến Thánh Thể của mình, mà cảm nhận được những thúc đẩy ban đầu của ơn gọi làm linh mục? Lawler cho rằng ta chưa biết được, vì ta chưa thắng được cuộc chiến thiêng liêng, nhưng rõ ràng ta đã mở được một chiến dịch tấn công.

Và tất cả những điều trên xẩy ra chỉ vì một ít sinh viên bị lừa dối đã dự trù một hành động chế riễu phạm thánh, nhưng đã bị cộng đồng Công Giáo phản ứng một cách thích đáng: không bằng cú đánh vô dụng của giận dữ mà bằng cuộc biểu dương đức tin đầy tự tin. Satan chơi quá tay và một lần nữa đã bị đốt trắng tay.
 
Top Stories
Archbishop Tomasi: beware of the increasing dehumanisation of warfare
Vatican Radio
14:02 13/05/2014
2014-05-13 Vatican - Archbishop Silvano Tomasi expressed his concern on Tuesday regarding the increasing trend of “dehumanization of warfare” and the use of lethal autonomous weapon systems.

Addressing the United Nations in Geneva at the Meeting of Experts on Lethal autonomous weapons systems, Archbishop Tomasi who is the Vatican’s Permanent Representative to the United Nations and Other International Organizations in Geneva, commended the organizers of the meeting for highlighting what he called “emerging concerns around new technologies”.

Please find below the text of Archbishop Tomasi’s intervention:

Statement by H.E. Archbishop Silvano M. Tomasi, Permanent Representative of the Holy See to the United Nations and Other International Organizations in Geneva at the Meeting of Experts on Lethal autonomous weapons systems of the High Contracting Parties to the Convention on Prohibitions or Restrictions on the Use of Certain Conventional Weapons Which May Be Deemed to Be Excessively Injurious or to Have Indiscriminate Effects

Mr. President,

Let me first commend you for the good preparation for this very important meeting, even if the mandate is simply to discuss in an informal setting emerging concerns around new technologies which would not only impact the way of conducting war but more importantly would question the humanity of our societies in relying on machines to make decisions about death and life. In 2013, this Delegation expressed its deep concerns in relation with the use of drones and the troubling ethical consequences for users and victims alike.

While in many fields, autonomous technology may indeed prove beneficial to humanity, the application of autonomy to weapons technology is entirely distinct: it seeks to place a machine in the position of deciding over life and death. We are most troubled by emerging technologies of autonomous weapon systems which may move beyond surveillance or intelligence-gathering capabilities into actually engaging human targets. Good intentions could be the beginning to a slippery slope. When humanity is confronted with big and decisive challenges—from health to the environment, to war & peace—taking time to reflect, relying on the principle of precaution, and adopting a reasonable attitude of prevention are far more suitable than venturing into illusions and self-defeating endeavours.

Autonomous weapon systems, like any other weapon system, must be reviewed and pass the IHL examination. Respect for international law, for human rights law, and IHL is not optional. The Holy See supports the view that autonomous weapon systems have, like drones, a huge deficit which cannot be addressed only by respecting the rules of IHL. To comply, these systems would require human qualities that they inherently lack. The ethical consequences of such systems if deployed and used cannot be overlooked and underestimated.

The increasing trend of dehumanisation of warfare compels all nations and societies to reassess their thinking. The prospect of developing armed robots designed to engage human targets has the potential of changing the fundamental equation of war. Taking humans “out of the loop” presents significant ethical questions, primarily because of the absence of meaningful human involvement in lethal decision-making.

Mr. President,

For the Holy See the fundamental question is the following: Can machines—well-programmed with highly sophisticated algorithms to make decisions on the battlefield in compliance with IHL—truly replace humans in decisions over life and death?

The answer is no. Humans must not be taken out of the loop over decisions regarding life and death for other human beings. Meaningful human intervention over such decisions must always be present. Decisions over life and death inherently call for human qualities, such as compassion and insight, to be present. While imperfect human beings may not perfectly apply such qualities in the heat of war, these qualities are neither replaceable nor programmable. Studies of soldiers’ experiences support that human beings are innately averse to taking life, and this aversion can show itself in moments of compassion and humanity amidst the horrors of war.

Programming an “ethical governor” or “artificial intelligence” to enable autonomous weapon systems to technically comply with the law of war in the areas of distinction and proportionality, even if possible, is not sufficient. The fundamental problem still exists: a lack of humanity, a lack of meaningful involvement by human beings in decisions over the life and death of other human beings. The human capacity for moral reasoning and ethical decision-making is more than simply a collection of algorithms. The human factor in decisions over life and death can never be replaced.

It is already extremely complex to apply the rules of distinction and proportionality in the context of war. Distinguishing combatant from civilian, or weighing military gain and human suffering, in the heat of war, is not reducible to technical matters of programming. Meaningful intervention by humans, with our unique capacity for moral reasoning, is absolutely essential in making these decisions.

Part of the justification for developing these weapons may be the idea that “if we don’t develop this technology, someone else will.” The development of complex autonomous weapon systems is likely out of the reach of smaller states or non-state actors. However, once such systems are developed by larger states, it will not be extremely difficult to copy them. History shows that developments in military technology, from crossbows to drones, give the inventing side a temporary military advantage. The inevitable widespread proliferation of these weapon systems will fundamentally alter the nature of warfare for the whole human family.

Minimizing the risks to its own forces is understandable and legitimate. However, with no casualties or tales of horror from one side, the domestic political cost of waging war becomes less significant. This represents an important deterrent to overly-hastened military action, and is a deterrent that should not be lightly disregarded.

Autonomous weapon systems technology makes war too easy and removes its reliance on soldierly virtues. Several military experts and professional, who consider killing people a most serious matter, are deeply troubled by the idea of delegating these decisions to machines. Obviously these voices value the potential of robots to assist in bomb disposal, evacuation of the wounded, or surveying a battle scene, but the potential for robots to completely replace soldiers on the field remains of grave concern to them.

Furthermore, the delegation of the human decision-making responsibilities to an autonomous system designed to take human lives creates an accountability vacuum that makes it impossible to hold anyone sufficiently accountable for violations of international law incurred by an autonomous weapon system.

It is exactly these concerns that call for a multilateral approach to questioning the development and implementation of autonomous weapon systems. As in the case of actions like the Protocol on Blinding Laser Weapons, it is imperative to act before the technology for autonomous weapon systems progresses and proliferates, before such weapons fundamentally alter warfare into an even less humane, less human, affair.

Mr. President,In conclusion, it is important to recognise that meaningful human involvement is absolutely essential in decisions affecting the life and death of human beings, to recognise that autonomous weapon systems can never replace the human capacity for moral reasoning, including in the context of war, to recognise that development of autonomous weapon systems will ultimately lead to widespread proliferation, and to recognise that the development of complex autonomous weapon systems which remove the human actor from lethal decision-making is short-sighted and may irreversibly alter the nature of warfare in a less humane direction, leading to consequences we cannot possibly foresee, but that will in any case increase the dehumanisation of warfare.

Thank you, Mr.President.
 
International mobilization strengthens The Pope calls for prayers for the freedom of the girls of Nigeria
L’Osservatore Romano
14:03 13/05/2014
2014-05-12 L’Osservatore Romano - Pope Francis joined the international mobilization calling for the freedom of the more than 200 students abducted by the terrorist group Boko Haram in Nigeria several weeks ago. Joining the #BringBackOurGirls campaign, the Pontiff called everyone to join “in prayer for the immediate release of the schoolgirls kidnapped in Nigeria”. The bordering countries Chad, Cameroon and Niger are meanwhile providing satellite images to help determine the location of the students. The Government of Abuja is alleged to have established "indirect contact" with the terrorists, but so far this contact has not produced the desired outcome. Boko Haram has placed mines and other explosives throughout the area where the girls are being held captive, in order to prevent their freedom. The French President, François Hollande, has in the meantime announced that this Saturday, a security summit for Nigeria could be held in Paris.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gx ĐMHCG Garland TX ăn mừng các tân LM DCCT
Trần Mạnh Trác
09:48 13/05/2014
 
Giáo phận Thanh hóa khai mạc khóa huấn luyện nghệ thuật sân khấu sơ cấp
BBT Thanh Hoá
08:10 13/05/2014
Giáo phận Thanh hóa khai mạc khóa huấn luyện nghệ thuật sân khấu sơ cấp

Sáng 12.5.2014, tại TGM Giáo phận Thanh hóa, Uỷ Ban Nghệ Thuật Thánh Giáo phận đã khai mạc khóa huấn luyện nghệ thuật sân khấu sơ cấp lần I cho các học viên đến từ các giáo xứ trong giáo phận.

Xem Hình

Cha Chủ tịch Uỷ Ban Nghệ Thuật Thánh Giáo phận Gioan Baotixita Lê Văn Quân cho biết, trong bối cảnh Tân Phúc Âm Hóa theo tinh thần của giáo hộ Hoàn vũ cũng như của HĐGM Việt nam, khóa huấn luyện lần đầu tiên này tập trung vào những khái niệm căn bản về mối tương quan giữa Tân Phúc Âm hóa và các loại hình nghệ thuật, mỹ thuật thánh, văn chương sân khấu, văn chương điện ảnh, thánh vũ và trống cổ truyền.

Đội ngũ giảng viên được mời đến từ Hội Dòng Mân Côi Chí Hòa, Hội Dòng Thánh Phaolô thành Chartre, Hội Dòng MTG Thanh hóa và các thầy dạy trống giáo xứ Xuân Sơn, giáo phận Bùi Chu.

Đây là lần đầu tiên trong giáo phận, UB Nghệ Thuật Thánh tổ chức khóa huấn luyện nghệ thuật sân khấu nhưng con số học viên được các giáo xứ gửi đến tham gia khóa huấn luyện cũng khá đông 92 học viên. Điều đáng mừng là các học viên tham dự còn trẻ, trong số đó có nhiều học viên đang là sinh viên theo học các nghành nghệ thuật tại các trường ĐH, CĐ trên địa bàn tỉnh Thanh hóa.

Tham dự buổi khai mạc khóa huấn luyện, Đức Cha giáo phận Giuse Nguyện Chí Linh đã ban huấn từ và trao sứ vụ cho UB Nghệ Thuật Thánh, cách đặc biệt cho khóa huấn luyện đầu tiên này. Vị Cha chung giáo phận nhắc lại lộ trình Tân Phúc Âm Hóa của HĐGM Việt nam được công bố trong Thư chung gửi cộng đồng Dân Chúa 2013:

– Năm 2014: Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình;

– Năm 2015: Phúc-Âm-hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn;

– Năm 2016: Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội.

Ngài khẳng định giáo phận Thanh hóa cũng muốn có những hoạt động cụ thể để đóng ghóp vào công cuộc Tân Phúc Âm Hóa của Giáo hộ hoàn vũ cũng như của Giáo hội tại Việt nam theo tinh thần của các vị chủ chăn trong Giáo hội đã đề ra. Cũng là rao giảng Tin Mừng, có nhiều cách khác nhau để thông truyền nhưng cần có những cách rao giảng lưu lại những ấn tượng tốt đẹp và phù hợp với tâm thức của con người thời đại. Văn hóa nghệ thuật là một công cụ tốt hữu hiệu để gieo vào lòng người hạt giống Tin Mừng. Bởi vì nghệ thuật là khả năng khai thác những rung cảm sâu xa nhất của con người.

Khóa học này nhằm phát động và quy tụ nhân tài trong giáo phận. Cần xây dựng dần dần để hướng tới một tương lai lúc đó nghệ thuật có một chỗ đứng và giáo phận có một kho tàng văn hóa nghệ thuật.

Vị Chủ chăn của giáo phận cũng nói lên ước mong mỗi năm, từ khóa huấn luyện này, các học viên cũng như UB Nghệ Thuật Thánh GP đóng ghóp 5-10 tác phẩm cho giáo phận. Hướng tới một viễn ảnh trong giáo phận có “một xưởng sáng tác” ca, múa, nhạc, kịch.

Ủy Ban Nghệ Thuật Thánh Giáo phận vừa được Đức Giám mục giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh chính thức công bố thiết lập ngày 07.5.2014 vừa qua trùng với ngày thành lập giáo phận 7.5.1932, trong dịp tĩnh tâm linh mục đoàn giáo phận Thanh hóa tháng 5. UB mang sứ mệnh: “Nghiên cứu, sáng tạo và huấn luyện các bộ môn ca, vũ nhạc, kịch trống…nhằm chuyển tải nội dung rao giảng Tin Mừng cách hiệu quả hơn”. Trọng trách này được giáo phận trao phó cho cha J.B Lê Văn Quân, phó xứ Vân Lung, làm chủ tịch tiên khởi.

Khóa huấn luyện diễn ra trong một tuần lễ, kết thúc vào ngày 19.5 tới.
 
Caritas Hải Phòng với bữa ăn huynh đệ tại bệnh viện tâm thần
Caritas Hải Phòng
08:54 13/05/2014
HẢI PHÒNG - Yêu thương và Phục vụ những người bất hạnh, nghèo khó là nền tảng của Đạo Công Giáo. Trong những năm qua, Ban Bác ái xã hội – Caritas Hải Phòng đã luôn thực hiện giới luật đó và đang trở thành nhịp cầu nối kết giữa những người có hoàn cảnh kém may mắn tới những tấm lòng nhân ái trong và ngoài giáo phận.

,a href='https://www.flickr.com/photos/vietcatholic/sets/72157644697875943'>Hình ảnh

Ngày 09/05/2014 vừa qua, Caritas Hải Phòng triển khai chương trình bữa cơm miễn phí phục vụ các bệnh nhân tại bệnh viện Tâm Thần Thành Phố Hải Phòng, đây là bệnh viện thứ tư mà Caritas Hải Phòng hỗ trợ ( Bệnh viện Việt -Tiệp, Nhi - Đức, Kiến An, Tâm Thần).

Bệnh viện Tâm Thần Thành Phố Hải Phòng nằm trong địa bàn Phường Đông Khê Quận Ngô Quyền thuộc Giáo xứ An Hải. Bệnh viện hiện có khoảng trên 200 bệnh nhân điều trị nội trú, hầu hết các bệnh nhân, đến từ các quận huyện của Thành Phố Hải Phòng, phần đa là những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những người đau khổ về thể lý, trong số đó có hoàn cảnh rất khó khăn.

Thấu hiểu được nhu cầu thực tế của các bệnh nhân cùng với mong muốn hỗ trợ các bệnh nhân và gia đình họ, giảm bớt những khó khăn. Ban bác ái xã hội – Caritas Hải Phòng đã làm việc với Ban lãnh đạo bệnh viện Tâm Thần, cũng như các thiện nguyện viên của Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm Xứ Đoàn An Hải nấu cơm tại Giáo Xứ chuyển vào bệnh viện phục vụ cơm miễn phí cho các bệnh nhân vào trưa thứ sáu hàng tuần.

Tinh thần Yêu thương Phục vụ của các thiện nguyện viên được thể hiện trong từng phần việc, từ khâu lựa chọn thực phẩm, chuẩn bị pha chế và nấu nướng đảm bảo an toàn thư c phẩm cho tới việc trao tận tay những xuất cơm tới từng bệnh nhân, thể hiện tình yêu thương của lòng nhân ái và sẻ chia.

Cô Nguyễn Thị Thành người nhà bệnh nhân tại Khoa ph ục hồi chức năng xúc động nói. “cảm ơn Cha giám đốc cùng các bác đã quan tâm đến với chúng con, gi úp cho chúng con có được bữa ăn ngon và đủ dinh dưỡng”.

Chị Hương nhân viên phụ trách bếp ăn tại bệnh viện cho biết “ các bênh nhân tại bệnh viện phải chi phí rất nhiều khoản khi ở viện, cho nên nhiều khi phải tiết kiệm hết mức trong từng bữa ăn, vì vậy hôm nay đón nhận xuất cơm này, mỗi bệnh nhân và những người thân đều cảm thấy rất vui”.

Bà Ngô Thu Hà phó giám đốc bệnh viện thay mặt cho các bệnh nhân, cảm ơn Ban bác ái xã hội – Caritas Hải Phòng, bà cũng hứa là sẽ luôn cử cán bộ điều dưỡng hướng dẫn tình nguyện viên Caritas phát cơm cho các bệnh nhân đảm bảo công tác trật tự và an toàn.

Trong 2 năm qua, Caritas Hải Phòng đã phục vụ tốt tại 3 bệnh viện, những nghĩa cử của các thiện nguyện viên đã để lại ấn tượng tốt đẹp cho các bệnh nhân, cùng các y bác sĩ. Hy vọng rằng với tinh thần yêu thương và phục vụ của người Công Giáo, và linh đạo của Ban Bác ái xã hội – Caritas Hải Phòng, chương trình phục vụ các bệnh nhân đặc biệt tại bệnh viện Tâm Thần, sẽ phần nào nâng đỡ được người bệnh và gia đình họ.

Xin Chúa chúc lành và trả công cho những tấm lòng quản đại đã và đang cộng tác vào chương trình bác ái của Caritas Giáo phận Hải Phòng. Caritas Hải Phòng rất mong, tiếp tục nhận được sự cộng tác của những tấm lòng quản đại sẻ chia với những con người rất cần đến sự sẻ chia và nâng đỡ.
 
Hành hương Thánh Địa: Thầy là Đường, Sự Thật và Sự Sống
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:42 13/05/2014
Chúng tôi đang ở Giêrusalem. Đoàn hành hương gồm 38 người (9 linh mục và 29 giáo dân) đi từ Việt Nam qua Ai cập đến Israel và sẽ qua Giocđan rồi trở về với hành trình 14 ngày.

Đi hành hương theo dấu chân Chúa Giêsu với tâm tình tạ ơn và cảm mến. Mỗi nơi đến, chúng tôi đều dành thời giờ đọc phúc âm và cầu nguyện, hát thánh ca. Nhờ đó mỗi người càng thêm xác tín những chân lý đức tin.

Đọc Tin mừng Chúa Nhật V Phục sinh trong bầu khí cầu nguyện tại Đất Thánh, tôi suy niệm về lời giảng dạy của Chúa Giêsu.

Hai thánh Tông đồ Tôma và Philípphê đã hỏi Chúa hai câu và Chúa đã mạc khải hai chân lý thật quan trọng:

- Thầy là đường là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy.

- Ai thấy Thầy là thấy Cha; Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy.

Chỉ có thể đạt tới Cha khi chúng ta đi theo Đấng tự nhận là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Và cũng không ai có thể tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa mà lại không do Thánh Thần. Hiểu biết đích thực về Cha và Con mang dấu ấn Thánh Thần. Chính trong Thánh Thần mà Thiên Chúa là Cha và Đức Giêsu là Con. Thiên Chúa mà mọi tín hữu tôn thờ và yêu mến hết linh hồn, hết sức lực, hết trí khôn, chính là Thiên Chúa hiện thân nơi Đức Giêsu Kitô "Ai thấy Thầy là thấy Cha" ( Ga 14, 9 ) vì "Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy"(Ga 14, 10 ).

Trải qua bao thời, con người kiếm tìm con đường dẫn đến chân lý và sự sống thật. Đã có biết bao nhiêu suy tư siêu hình học, triết học, thần học, tôn giáo, chiêm niệm, thần bí và khoa học… tìm kiếm sự thật về vũ trụ chung quanh và về cuộc sống con người. Bao nhiêu chất xám đã đầu tư để đi tìm nguồn sự sống và cùng đích của cuộc sống. Dù đã cố gắng hết mình con người vẫn còn bế tắc trong nhiều lĩnh vực của sự thật và sự sống.

Cách đây trên hai ngàn năm, Chúa Giêsu đã xuất hiện mặc khải cho con người con đường đi đến chân, thiện, mỹ. Ngài mở ra nhân loại con đường: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6).

1. Thầy là Đường

Thánh Gioan Tiền Hô đã loan báo ơn cứu độ. Gioan kêu gọi mọi người hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng. Để đón nhận Đấng Cứu Thế, mọi người phải chuẩn bị sám hối, cải đổi đời sống và mở rộng tâm hồn.

Thường khi đón chào một vị Vua, Hoàng đế hay Nữ hoàng, người ta chỉ cần sửa sang lối đi, quét dọn nhà cửa sạch sẽ và đón chào trong tiếng kèn tiếng trống náo nhiệt, hân hoan vui vẻ. Đón nhận Đức Chúa hoàn toàn khác biệt, Gioan gióng lên lời mời gọi: Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi (Mc 1,3). Chúa cần đi lối thẳng thắn nơi tâm hồn. Con đường Chúa đi là con đường dẫn tới đời sống nội tâm bên trong. Con đường Chúa đi là con đường khiêm tốn và yêu thương.

Chúa là con đường dẫn tới sự sống. Ngài giới thiệu cho các môn đệ con đường dẫn tới Nhà Cha: Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi (Ga 14,4). Con đường Chúa đi không phải là con đường thênh thang rộng mở và không phải là con đường trần thế vinh quang. Con đường Chúa đi là con đường phục vụ, hy sinh. Con đường Chúa đi là con đường lên dốc đồi Calvariô để chịu nạn và chịu chết.

Chúa Giêsu là con đường tiến lên. Các môn đệ còn nhiều thắc mắc về đường đi nước bước của Chúa. Tâm tư các tông đồ còn đang mong mỏi một con đường vinh hoa phú quý. Ông Tôma nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?” (Ga 14,5). Các Tông đồ không biết con đường nào Chúa sẽ đi. Không ai mong muốn con đường thập giá, con đường khổ đau, chết chóc. Chúa đã từng bước dẫn dắt các Tông đồ qua con đường sự chết để vào con đường sự sống. Qua con đường nhỏ hẹp để bước vào cõi sống hạnh phúc trường sinh.

2. Thầy là Sự Thật

Chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều ảnh hưởng của mê lầm và dối trá. Các nhà lãnh đạo quốc gia không dám nói hết sự thật. Các cấp lãnh đạo tôn giáo đôi khi cũng sợ nói sự thật. Các nhà giáo dục cũng không muốn đặt vấn đề sự thật trong các ngành nghề. Các bậc bề trên, phụ huynh và người hướng dẫn cũng che dấu sự thật. Vì nói sự thật thì có khi mất lòng, mất danh dự, mất uy tín, mất địa vị, mất công ăn việc làm và mất chính mình. Chúng ta sợ sự thật của gia đình, của con cái, của cha mẹ, của nhân viên, của các cộng tác viên và của chính mình bị phơi bầy và tỏ lộ. Có khi vì sự thật liên quan đến miếng cơm manh áo và tiếng tăm địa vị. Mấy ai can đảm nói hết sự thật.

Chúa Giêsu là Sự Thật. Chúa thấu tỏ lòng người. Chúa hiểu thấu được lòng con người nghĩ gì và muốn gì. Nhiều người nghe Chúa giảng đã phải thốt lên: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy nói và dạy một cách thẳng thắn, không thiên vị ai, nhưng theo sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa” (Lc 20,21). Chúa Giêsu thẳng thắn phê bình những lầm lỗi và cách hành xử của các nhà lãnh đạo tôn giáo. Họ chỉ thích được ưa chuộng những hình thức xuất hiện bên ngoài, giả dạng và khoe khoang. Họ ngại bước vào đời sống nội tâm vì sợ nhìn thấy mặt trái của đời sống mình. Vì sống theo sự thật là sống trong ánh sáng: Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa (Ga 3,21).

Chúa Giêsu là con đường dẫn tới sự thật. Nghĩ thật, nói thật và rao giảng sự thật. Con người Chúa Giêsu là con người trong sáng và chân thật tuyệt đối. Ngài ra giảng dạy công khai và minh chứng cụ thể qua các việc làm. Ngài giảng dạy chân lý và áp dụng lời giảng trong cuộc sống mình. Còn chúng ta đôi khi nói một đàng, làm một nẻo. Ngôn hành bất nhất. Chúng ta muốn có sự thật nhưng không thực hành sự thật. Sự dối trá cứ len lỏi ràng buộc chúng ta vào những mê lạc tự vệ, cố chấp, ương ngạnh và sống giả hình.

Chỉ có sự thật mới giải thoát chúng ta. Chúa Giêsu nói với những người Do thái rằng: Các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông (Ga 8,32). Sự thật thì đơn sơ chân thành ví như tâm hồn trong trắng của trẻ thơ. Tâm hồn chân thật thì thanh thoát và không lệ thuộc vào những tranh đua hơn thua ở đời. Khi so sánh hơn thiệt và đua đòi cuộc sống dễ dẫn chúng ta đến những sự giấu giếm, giả trá, lừa lọc và dối gian. Người đời thường nói rằng: Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người nham hiểm ai đo cho cùng. Chúa Giêsu thì hiểu thấu lòng con người hơn ai hết. Chúa biết những ý nghĩ thầm kín của người đời. Chúa thường yêu và cầu nguyện cho các môn đệ được thành tín chân thật: Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật (Ga 17,17).

3. Thầy là Sự Sống

Chúa Giêsu là nguồn sự sống và là bánh trường sinh. Chúa phán: Tôi là bánh trường sinh (Ga 6,48). Chính nhờ Người, với Người và trong Người, Thiên Chúa Cha đã tác tạo muôn loài. Chúa Giêsu là đầu và là cùng đích của các loài thụ tạo. Ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại (Ga 1,4). Chúa Giêsu là sự sống và là ánh sáng đến trong trần gian. Người đến để mọi người được sống và sống dồi dào. Người là bánh ban sự sống, dưỡng nuôi và dẫn chúng ta đến sự sống đời đời. Thánh Gioan, người tông đồ được Chúa yêu mến đã xác tín rằng: “Vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian” (Ga 6,33). Chúa Giêsu là chủ thể có quyền trên vũ trụ vạn vật và uy quyền trên sự sống và sự chết.

Sự sống mà Chúa sẽ ban là sự sống thật. Con đường dẫn vào sự sống là chu toàn lề luật và các giới răn. Đức Giêsu đáp: “Sao anh hỏi tôi về điều tốt? Chỉ có một Đấng tốt lành mà thôi. Nếu anh muốn vào cõi sống, thì hãy giữ các điều răn” (Mt 19,17). Chúa Giêsu căn dặn chúng ta rằng đừng quá lo lắng cho cuộc sống tạm bợ này. Ngày tháng sẽ trôi qua, tuổi đời sẽ chồng chất và sự chết sẽ đến. Tiên vàn chúng ta hãy tìm kiếm nước trời, mọi sự khác Người sẽ ban thêm cho. Vì sự sống hay chết đều nằm trong sự quan phòng của Chúa. Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Vì vậy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc; vì mạng sống thì hơn của ăn, và thân thể thì hơn áo mặc” (Lc 12,22-23).

Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại. Sự chết không còn làm chủ được Người nữa. Người đã đi vào sự sống vĩnh cửu. Chúa phán: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11,25). Chúng ta cần đặt niềm tin tưởng vào Chúa Kitô Phục Sinh. Nơi Người, chúng ta sẽ tìm được câu giải đáp cho thân phận con người. Thiên Chúa tạo dựng loài người là muốn cho tất cả mọi người được chung hưởng niềm hạnh phúc viên mãn.

Chúa Giêsu là đường dẫn đến sự sống thật. Người là sự thật đưa dẫn đến sự sống đời đời và sự sống thật là con đường kết hợp mật thiết với Đấng Tạo Thành. Chúa Giêsu trở thành trung tâm cốt lõi cho tất cả mọi suy tư tìm kiếm nguồn chân lý, sự thánh thiện và sự hoàn hảo tuyệt mỹ.

Lạy Chúa, Chúa là đường, là sự thật và là sự sống. Xin Chúa dẫn dắt chúng con theo đường chân lý của Chúa để chúng con được hưởng niềm vui sự sống muôn đời.

Giêrusalem 13.5.2014
 
Thánh lễ cung hiến nguyện đường Nữ Đan Viện Xitô Phước Thiên
Pet Chuyentran
11:00 13/05/2014
Thánh lễ cung hiến nguyện đường Nữ Đan Viện Xitô Phước Thiên

Hòa cùng nhịp bước trong hành trình chiêm niệm của Linh đạo Dòng Xitô. Gần 100 năm ( 1918-2018) kể từ ngày Cha Henris Dennis lập Dòng Xitô trên Núi Phước -Quảng Trị. Chừng ấy thời gian đối với Các Đan Viện Xitô là một hành trình dài đầy sống động mặc dù là đời sống chiêm niệm. Nhưng những sinh họat của lối sống khổ tu cũng diễn tả được chiều sâu đời sống đấng Cứu Thế và sự tiếp nối cho thế hệ hôm nay một hành trình chiêm niệm không ngừng nghỉ của niềm tin trong đời sống đan tu.

Vừa qua, lúc 9 giờ 00 ngày 10 tháng 5 năm 2014, tại Đan viện nữ Xitô Phúc Thiên –Bà Rịa- TP Vũng Tàu thuộc giáo xứ Hải Sơn- Giáo phận Bà Rịa đã diễn ra Thánh Lễ Tạ Ơn và Cung hiến nguyện đường .

Sau hơn 2 năm gồm nhiều chuẩn bị và ra sức công phu cho công trình thi công. Thường ngày sân tu viện tỉnh lặng nhưng hôm nay có nhộn nhịp khác thường cho ngày mừng trọng thể Lễ Tạ ơn khánh thành nhà nguyện mới.

Trời tháng Năm dù có nóng bức oi ả. Nhưng tràn ngập dòng người hân hoan. Có hơn bảy trăm quý khách tham dự gồm các ân nhân trong nước và hải ngọai đã giúp đỡ công trình nhà dòng, các giáo dân giáo xứ lân cận. các cha các tu sĩ trong giáo phận và các giáo phận, cùng với Các Viện Phụ, các cha , các thầy trong Hội Dòng Xitô, cùng các bạn Liên Dòng .

Đặc biệt, có sự hiện diện của Đức Giám Mục Thomas Nguyễn Văn Trâm Giám Mục Giáo Phận Bà Rịa người chủ sự Thánh lễ.

Thánh Lễ được cử hành lúc trong bầu khí trang trọng. Trầm lắng trong bài giảng lễ là Ngợi ca Hồng ân Thiên Chúa ban bao ơn lành cho tòan hội dòng. Tưởng nhớ công đức tiền nhân đã khơi dòng và nỗ lực cộng tác với ơn Chúa để sức sống niềm tin, hạt giống chiêm niệm được cấy trồng sum suê trên mảnh đất Việt thân thương này, cách riêng qua việc giữ gìn và phát triển ơn gọi đời sống đan tu ngày càng phong phú các cộng đòan để cùng song hành một hành trình niềm tin với Giáo Hội. Trong đó, đời sống cộng đoàn đan tu nữ Xitô Phước Thiện thuộc dòng mẹ Phước Sơn là một nhân tố.

Đặc biệt trong trong một phần phụng vụ Thánh lễ các nữ tu Đan viện Phước Thiên đã tổ chức rước kiệu cung nghinh di hài cốt tôn kính ba vị Thánh Tử Đạo Việt Nam: Thánh Philiphê Phan Văn Minh, Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Cần, và Anné Lê Thị Thành. Ba di hài cốt được lưu niệm dưới bàn thờ mới của Đan Viện.

Pet Chuyentran
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Sư phạm giáo lý trong bối cảnh hiện nay (3)
Vũ Văn An
01:26 13/05/2014

Học phụng vụ nơi người khác



Ta đang sống trong một thế giới đa nguyên. Dù gì, niềm tin ngay trong một gia đình đã không còn nhất thống như ngày trước. Người theo hệ phái này, kẻ theo hệ phái khác. Laurie Ziliak, một giảng sư thần học tại Đại Học St Mary ở Minnesota và là giám đốc phụng vụ tại Giáo Xứ St Mary ở Winona, Minnesota, tìm được nét tích cực trong tính đa nguyên này.

Em ông hiện được mệnh danh là Người Công Giáo cao chạy xa bay (fallen-away). Sau nhiều năm tìm tòi, anh đã kiếm được một mái nhà Giáo Hội tạm gọi là đem lại sự sống cho mình. Anh hiện là thành viên của một siêu nhà thờ (megachurch) tin lành thuộc một khu ngoại ô Chicago, nơi mỗi cuối tuần, người ta chào đón hơn 24,000 người thờ phượng. Nhà thờ này được thiết lập năm 1975 tại Willow Creek, nay cẫn còn được coi như mô thức của phong trào tin lành hiện đại.

Đối với gia đình Ziliak, việc người em của ông chọn lựa hệ phái chẳng phải là một bi kịch gì so với điều xẩy ra lúc người em gái của bà nội ông kết hôn với một người thuộc giáo phái Luthêrô vào thập niên 1940. Bà nội ông và các anh em bà không ai được phép tham dự lễ cưới của người em gái út và cũng không được liên lạc gì với cô ta. Với “Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội”, Công Đồng Vatican II đã mở cửa đối với những người ngoài Giáo Hội Công Giáo. Công Đồng này dạy rằng “Nhiều yếu tố thánh hóa và chân lý đã được tìm thấy ở bên ngoài biên giới hữu hình của Giáo Hội” (số 8). Ông nhớ như in niềm vui của bà nội khi nói tới cuộc trùng phùng với người em gái mình gần 40 sau lễ cưới của cô.

Thành thử việc người em ông tiếp nhận một truyền thống khác không tạo ra bất cứ thách thức nào như trước đây nữa. Chỉ có điều: mái nhà Giáo Hội mới của anh là mục tiêu của nhiều đàm tiếu và riễu cượt trong cộng đoàn Công Giáo buổi thiếu thời của ông. Họ chỉ trích nhà thờ này ở chỗ sử dụng ban nhạc rock và lối thờ phượng kiểu mua vui. Phải một thời gian lâu, người em của ông mới quen với lối thờ phượng này và không bao lâu đã có thể lên tiếng bênh vực nó.

Gia đình Ziliak muốn hỗ trợ anh ta, nên đôi lúc đã tham dự buổi phụng vụ tại nhà thờ Willow Creek vào chiều thứ Bẩy để sáng Chúa Nhật tham dự Thánh Lễ Công Giáo như thường lệ. Khi tham dự những buổi phụng vụ ấy, Ziliak cho hay ông tham dự bằng thái độ của một người chịu ảnh hưởng sâu xa của truyền thống Công Giáo suốt những năm qua. Ông thấy phụng vụ tại Willow Creek thiếu nghi thức, thiếu tính bí tích, và có nhiều dị biệt về thần học. Mà nét đáng lưu ý nhất là vị trí và cái hiểu cộng đoàn trong việc thờ phượng. Tại Willow Creek, người ta thiếu vắng nghi thức hoàn toàn. Không như truyền thống Công Giáo, ở đây thiếu hẳn cái hiểu chung hay thực hành nhất quán về việc lúc nào cộng đoàn đứng hay ngồi. Cấu trúc thờ phượng thay đổi rất nhiều từ tuần này qua tuần nọ. Dù nhiều người tụ họp tại đại thính đường, nhưng các lời cầu nguyện và âm nhạc lại tập chú vào mối liên hệ của cá nhân đối với Thiên Chúa. Khi tham dự loại phụng vụ này, Ziliak không khỏi có dịp suy nghĩ về bản chất hết sức cộng đoàn của phụng vụ Công Giáo.

Bất chấp các dị biệt lớn lao này, Ziliak càng ngày càng thưởng ngoạn các thực hành phụng vụ tại các siêu thánh đường như Willow Creek. Ông cho rằng dù không thay đổi truyền thống hay nền thần học của ta, người Công Giáo vẫn có thể học hỏi được nhiều từ các siêu thánh đường tin lành, nhất là liên quan tới việc thực hành phụng vụ.

Suy nghĩ lại việc tham dự

Những người Công Giáo chú ý tới phụng vụ hẳn biết rõ lời kêu gọi của “Hiến Chế Phụng Vụ Thánh” rằng “mọi tín hữu nên được hướng dẫn để tham dự trọn vẹn, có hiểu biết và tích cực vào các cử hành phụng vụ, một sự tham dự được chính bản chất của phụng vụ đòi hỏi” (số 14). Thực vậy, chúng ta không nên làm người quan sát, mà phải tham dự vào việc phụng thờ do chính phép rửa của ta đòi hỏi. Là “đỉnh cao” và là “nguồn suối” mọi sinh hoạt của Giáo Hội, phụng vụ là con đường trên đó “mọi người đến với nhau để ca ngợi Thiên Chúa” (số 10). Tham dự là điều chính yếu đối với mọi cử hành phụng vụ.

“Sing to the Lord: Music in Divine Worship” (Hãy Hát Mừng Chúa: Âm Nhạc Trong Việc Thờ Lạy Thiên Chúa), một văn kiện do Hội Đồng GM Hoa Kỳ ban hành năm 2007 giải thích thêm bản chất của việc tham dự này, bằng cách nhấn mạnh rằng nó phải có tính cả bề ngoài lẫn bề trong nữa. Dựa vào Chỉ Thị hậu Công Đồng về Âm Nhạc Trong Phụng Vụ, các giám mục Hoa Kỳ viết rằng tham dự bề trong bao gồm việc chăm chú lắng nghe để mọi người “kết hợp bề trong” với các hành động, các công bố hay âm nhạc hầu suy niệm về cõi thần linh. Như thế, tham dự bề trong thực tế là “lắng nghe bề trong” hay “thầm lặng suy niệm”.

Nhưng theo Ziliak, ta có nên hiểu việc tham dự bề trong hơi khác đi một chút chăng? Hãy để ý một cảnh đặc trưng tại Willow Creek. Đại thính đường đầy ắp hàng ngàn người. Nhiều người giơ tay lên không khí và lắc lư theo điệu nhạc, ngôn ngữ thân xác của họ rõ ràng muốn nói: họ đang cảm kích. Nhiều người khác ôm lưng người thân yêu một cách thân thiết như muốn nói đây là khoảnh khắc mạnh mẽ, đầy hiệp thông. Lại có những người ngồi yên tại chỗ, nhắm mắt, mất hút trong cầu nguyện. Sự tham dự bề trong quả là hiển hiện đối với con mắt trần và mang thật nhiều vóc dáng. Ziliak tự hỏi: người Công Giáo có nên được phép tham dự bề trong một cách đa dạng như thế chăng? Ít nhất thì cộng đoàn cũng nên được biểu lộ sự tham dự bề trong qua các chuyển động thân xác. Không gì chứng tỏ có sự biến đổi bề trong nhờ tham dự bằng việc chuyển động như một đáp ứng.

Theo Ziliak, ta cũng có thể học cách thế tham dự bề ngoài ở Willow Creek. Lấy thánh ca cổ truyền làm thí dụ. Lời lẽ của họ rất thích hợp với Tin Mừng và tùy mỗi Chúa Nhật, họ chọn các thánh ca thích ứng. Còn đệm cho cộng đoàn thì sao? Bằng dương cầm? Đàn organ? Hay kèn đồng? Có lẽ ta nên thử nghiệm một cách khác chăng, một ban nhạc như Ban Ngợi Khen (Praise Band) của Anh chẳng hạn? Ban nhạc này sử dụng các nhạc cụ hiện đại như guita điện, đàn trầm (bass), bàn phím (keyboard) và trống làm nhạc dẫn phụng vụ.

Một thánh ca cổ truyền được chuyển tải bởi Ban Nhạc Ngợi Khen kiểu trên là những khoảnh khắc cầu nguyện rất mạnh mẽ. Ban nhạc ấy duy trì nét tinh tuyền của thánh ca nhưng đem lại cho nó một âm thanh khác hẳn, tròn đầy hơn và hiện đại hơn. Dĩ nhiên, muốn thành công ta cần nhiều kỹ năng và tập luyện, nhưng nếu thực hiện đúng đắn, nó sẽ thực sự cổ vũ cho việc tham dự mà ta vốn cố gắng thực hiện cho bằng được hàng tuần. Tại Willow Creek, người ta hát một thánh ca Thệ Phản (“Take my life and let it be consecrated Lord to Thee...”) và cộng đoàn được yêu cầu hát một câu không có đàn đệm. Trong một đại thính đường với hàng ngàn tiếng ca, ta quả gặp được một thể hiện của việc “tham dự trọn vẹn, có ý thứ và tích cực”.

Âm nhạc hàng ngày

Âm nhạc hiện đại cũng được lồng vào các buổi phụng vụ tại Willow Creek. Sau một buổi phụng vụ, người em của Ziliak hỏi ông “anh hát ra sao bài Hosanna hôm nay?”. Ông trả lời: “phải một lúc lâu anh mới hát được, nhưng cuối cùng cũng hát được thôi”. Người em cho hay: “Tất cả mọi người chúng em đều hát được vì bài ấy luôn được hát trên đài phát thanh”.

Phải một lúc lâu Ziliak mới hát được vì giai điệu bài hát thuộc loại nhấn lệch (syncopated), với rất ít nốt dài. Giai điệu này gồm một loạt các nốt ngắn tới lui theo điệu nhạc jazz (off beats). Ấy thế nhưng cộng đoàn này hát với một giọng duy nhất rất khỏe. Rõ ràng họ thuộc lòng bài ca và sức mạnh tham dự của họ giúp gia đình Ziliak học được điệu nhạc và hát theo.

Cộng đoàn Công Giáo của Ziliak vẫn còn vật lộn với bài ca “My Soul Is Thirsting” của Steve Angrisano vì giai điệu quá nhấn lệch của nó. Cộng đoàn bỏ rơi giọng ca chính (cantor) bằng cách hát thẳng vào điệp khúc trong khi giọng ca chính cứ hát theo nhịp nguyên thủy; nên thay vì công bố Tin Mừng, họ tạo nên một khoảnh khắc bát nháo.

Ziliak, nhân dịp này, tự hỏi có đài phát thanh nào (Công Giáo, dĩ nhiên) chơi các bài hát của David Haas hay Marty Haugen không? Âm nhạc ta dùng trong phụng vụ có bao giờ được liên kết với cuộc sống hàng ngày hay không? Phải chăng ta chỉ hát chúng vào các Chúa Nhật? Trải nghiệm phụng vụ của ta sẽ khác xiết bao nếu nó trở thành một phần trong trải nghiệm hàng ngày của ta!

Mui vui hay cầu nguyện?

Môi trường vật lý của Willow Creek cũng giúp làm dễ một cách đầy ngạc nhiên việc tham dự phụng vụ. Nhà thờ gồm một thính đường (họ gọi như thế) mênh mông, có thể chứa hàng ngàn người. Trước và giữa thính đường là một khán đài lớn trên có các dụng cụ của ban nhạc rock và một bục giảng với nhiều “cảnh phông” khác ở phía sau, những cảnh phông này thay đổi định kỳ để phù hợp với ngày lễ. Một màn ảnh cao 25 feet được đặt chính giữa khán đài, hai bên có hai màn ảnh khác cùng cỡ, khiến ta nhớ tới khung cảnh một buổi hòa nhạc rock. Phía trên khán đài chính, đối diện với bancông có ghế ngồi, là bốn màn ảnh nhỏ hơn.
Khi người thờ phượng lục tục kéo nhau tới, các màn ảnh cho thấy hàng loạt các hình ảnh khác nhau thay đổi giữa các thông báo của cộng đoàn và các câu trích dẫn, hoặc từ Thánh Kinh hoặc từ các nguồn khác (Ziliak nhiều lần được thấy các câu trích dẫn lời Thánh Phanxicô Assidi), lập tức kéo chú ý của cộng đoàn và mời gọi người thờ phượng bước vào. Khi buổi phụng vụ bắt đầu, thì việc phát hình trực tiếp cũng bắt đầu, và dù ngồi ở đâu, người thờ phượng cũng cảm thấy mình ở giữa cuộc cử hành. Nét mặt của ban nhạc cũng như của các diễn giả đều rõ mồn một. Các màn ảnh vĩ đại giúp lôi kéo từng cá nhân và làm cho ngôi nhà thờ vĩ đại trở thành nơi thân mật ấm cúng.

Các màn ảnh cũng cung cấp thông tri giúp các người thờ phượng tham dự. Khi trực tiếp truyền hình ban nhạc sống người ta cũng truyền hình luôn lời ca, giúp mọi người cùng hát. Khi diễn giả trích dẫn một câu Thánh Kinh, bản văn Thánh Kinh có lời trích dẫn ấy xuất hiện trên màn ảnh, giúp cộng đoàn vừa nghe vừa thẩm thấu được bản văn. Không cần phải có những lời nhắc gây trở ngại về việc phải tìm bài hát ở chỗ nào. Không cần sách hát hay sách hướng dẫn thờ phượng nào để mà lần rở cả. Mọi sự đều có sẵn ở trước mặt cộng đoàn và các màn ảnh giúp làm dễ việc chuyển tiếp trơn tru giữa các phần khác nhau của buổi phụng vụ.
Hệ thống âm thanh cũng giúp làm dễ việc cầu nguyện. Lời và nhạc hết sức rõ ràng, nhưng không tràn ngập. Theo tài liệu quảng bá của Willow Creek, hệ thống âm thanh được “thiết kế để dội lại tiếng hát của cộng đoàn trong khi hấp thụ các âm thanh khác của hệ thống âm thanh, tạo nên một cách âm và một trải nghiệm thờ phượng tốt hơn”

Thoạt nhìn, siêu thánh đường giống như một nơi siêu giải trí, nhưng quả Willow Creek vừa có các lợi ích và khả thể của kỹ thuật học hiện đại vừa sử dụng được chúng cho các buổi cầu nguyện. Thay vì bác bỏ các cải tiến kỹ thuật, Willow Creek đã sử dụng các phương tiện hiện đại để làm dễ sinh hoạt và việc tham dự của cộng đoàn tụ họp. Người thờ phượng ở đó ít khi bị chia trí bởi các sự cố kỹ thuật.

Cộng đoàn Công Giáo có thể học hỏi kinh nghiệm thành công của nhiều siêu thánh đường. Bất cứ cộng đoàn nào thu hút được cả 24,000 người thờ phượng trong một cuối tuần mà thôi chắc chắn đã làm một việc đúng đắn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều dị biệt đáng kể về thần học và phụng vụ không thể không xét tới.

Các suy tư trên, dĩ nhiên, chỉ có giá trị đối với môi trường Tây Phương. Môi trường Á Châu có thể khiến ta phải đi tìm những bối cảnh khác để học hỏi. Dù sao, Giáo Hội vẫn đã dạy ta rằng trong các truyền thống tôn giáo khác, luôn có các hạt giống sự thiện, sự mỹ, sự chân mà ta có thể học hỏi được.

Làm chứng hơn là biện luận



Tiến sĩ Edward Mulholland, trên Zenit ngày 2 tháng Hai, 2014, có nhắc tới việc Michael Voris của Chương Trình Truyền Hình Giáo Hội Chiến Đấu, một chương trình phỏng vấn các thiếu niên tham dự Cuộc Diễn Hành Phò Sự Sống. Điều khiến Voris giật mình đến sửng sốt là khi khám phá ra: các thiếu niên này không thích quả quyết rằng Giáo Hội Công Giáo “cao hơn mọi tôn giáo khác”. Ông cho rằng các em làm thế vì sợ đụng chạm tới cảm quan người khác.

Theo Voris, một thái độ như thế chỉ đem lại thất bại cho việc Tân Phúc Âm Hóa, vì khi phúc âm hóa, thế nào người ta cũng phải nói ra một điều gì đó đụng tới cảm quan người khác như đồng tính luyến ái là một điều xấu xa hoặc sống chung với bạn trai hay bạn gái là “một điều xỉ nhục đối với Thiên Chúa”. Cố tìm ra một cách không xúc phạm để nói lên những điều như thế, tất ta phải thay đổi một cách có hại cho sứ điệp.

Voris cho rằng nếu không chịu nói một cách thẳng thắn, bạn chỉ là một người hèn nhát, tức chỉ biết quan tâm tới cảm quan của riêng mình, chứ không hẳn cảm quan người khác. Chỉ là vì bạn không muốn người khác nghĩ xấu về bạn mà thôi. Bạn thực sự không lo lắng gì tới việc “ngươi phải yêu người lân cận ngươi”. Ông kết luận: giới trẻ hiện nay chỉ học để biết vị kỷ và hoàn toàn chỉ biết bám lấy cảm quan của mình. Những kẻ hèn nhát thiếu suy nghĩ như thế đều vô dụng đối với Đạo Công Giáo, vốn là “tôn giáo của người có suy nghĩ”.

Ông nói với các thiếu niên trên đây rằng “Đây là thời gian để lớn lên, hãy để đồ chơi qua một bên”. Cuộc Diễn Hành Phò Sư Sống không phải là một cuộc đi du ngoạn ngoài trời mà là một sứ mệnh cứu vớt linh hồn người ta. “Hết phân nửa thiếu niên Công Giáo không có một chút ý niệm gì về việc làm người Công Giáo thực gì có nghĩa gì”.

Quả Voris có hơi nặng lời. Phần lớn thiếu niên Công Giáo có thể đang ngả về phía nền văn hóa vụ cảm quan kiểu phụ nữ. Nhưng theo tiến sĩ Mulholland, Voris hình như chỉ đúng về phía nhận ra vấn đề, chứ không hẳn đúng trong cách giải quyết. Ta có quyền tự hỏi: phải chăng ý muốn không xúc phạm tới người khác nhất thiết là hèn nhát dưới lốt khôn ngoan? Liệu có chăng một cách nào đó biện luận cho đức tin mà mạnh mẽ hơn ý muốn không xúc phạm hay không?

Trong luận điểm của Voris, ẩn hiện đâu đó là ý niệm cho rằng phúc âm hóa, ở một điểm nào đó, nhất thiết phải tiêu cực. Vì nhiên hậu, thế nào ta cũng phải lên án tác phong của người khác.

Nhưng một sự thật sâu sắc hơn là; Đức Tin của ta không bao giờ đòi hỏi một “lời không” mà lại không phải để phục vụ một “lời có” lớn hơn. Xét về mặt lý tưởng, điều tôi làm khi chia sẻ đức tin của mình không phải là biện luận về điều đúng hay điều sai. Điều tôi làm là làm chứng cho sự thành toàn, cho sự kiện này: sự sống trong Chúa Kitô đem lại hân hoan và thành toàn cho đời sống tôi. Và không có biện luận nào chống lại những sự kiện như thế. Câu “Giáo Hội nói đúng về ngừa thai, do đó, bạn sẽ phạm tội trọng khi chống lại giáo huấn ấy” kém lôi cuốn hơn câu “tuân theo giáo huấn của Giáo Hội về ngừa thai sẽ đem lại niềm vui và niềm thỏa mãn vô biên cho cuộc hôn nhân của tôi”.

Điều các thiếu niên cần làm không phải là thức dậy rồi mặc ngay lấy chiếc quần dài người lớn như Voris đề nghị. Không phải là tự tin vào việc hiểu biết những điều trong ngoài hay những cú gạt đỡ, né tránh của khoa hộ giáo. Điều các em, và những người Công Giáo nói chung, cần làm là sống thực, rồi làm chứng cho đức tin của mình một cách nào đó khiến những thành toàn thẳm sâu của mình tự hiển hiện thành những luận điểm hiện sinh.

Tiến sĩ Mulholland cho rằng kinh nghiệm bản thân ông cho thấy ý muốn không xúc phạm một ai đó thường không phát xuất từ sự hèn nhát, mà từ ý muốn giữ cho cuộc đàm thoại với họ được tiếp diễn, để xây dựng được mối liên hệ bản thân với người này. Nếu muốn lôi cuốn ai đó tới gần đức tin hơn, thì chính là mối liên hệ bản thân với Chúa Giêsu Kitô, chứ không phải là gì khác, là điều tôi cần phải dẫn họ vào. Điều này không phải là hèn nhát mà là tình bạn. Thắng được một linh hồn không giống như thắng được một cuộc tranh luận.

Có phải vì vậy mà ta nhẹ nhàng với tội lỗi chăng? Tiến Sĩ Mulholland không nghĩ thế. Mọi tội lỗi đều là kẻ thù của thành tòan bản thân, và mọi tội lỗi đều chặn đứng hạnh phúc mà Thiên Chúa muốn mọi người chúng ta được hưởng. Tình yêu cứng rắn (tough love) chỉ hũu hiệu khi người ta biết ta yêu họ. Điều này cần nhiều thời gian. Những lời “có”, tích cực, phải được thiết lập vững vàng trước khi đưa ra các lời “không”, tiêu cực.

Chúa Giêsu chưa bao giờ quở mắng Giuđa. Thậm chí, Người không bao giờ lột mặt nạ hắn. Người biết hắn đang bán đứng Người, nhưng Người vẫn tế vi thương yêu hắn đến nỗi các môn đệ khác không hay biết gì. Người giữ cho mối liên hệ cứ tiếp tục cho tới lúc kết thúc, khi Người để mình bị phản bội bằng một cái hôn.

Tiến sĩ nghĩ rằng điều còn tốt đẹp hơn nữa là để các thiếu niên sống cuộc sống đức tin của họ một cách thoải mái đến có thể thành thực nói, không phải từ một sách giáo khoa hộ giáo, rằng “tuân theo các giáo huấn của Giáo Hội đem lại cho tôi sự thỏa mãn đích thực, sâu sắc và bền lâu. Tôi muốn bạn cũng được hưởng một thỏa mãn như thế. Chúa Kitô và Giáo Hội chỉ muốn điều tốt nhất cho chúng ta, còn x, y hay z chỉ khóa kín con đường dẫn ta tới hạnh phúc. Mà dù bạn nghĩ bạn đang hạnh phúc đi chăng nữa, vẫn còn một bình diện thỏa mãn hết sức lạ lùng hơn nữa mà bạn chưa cảm nghiệm được”. Đây là một phương cách có tính thách thức hơn nhiều và đòi hỏi nhiều can đảm hơn là chỉ nói sự thật. Vì nó đòi ta phải sống Đức Tin đến có thể biến đổi được cuộc sống hàng ngày.

Thành thử Voris đúng khi chỉ trích các thiếu niên yếu ớt, nhưng không ai muốn họ dạn dĩ đến trở thành một thế hệ Công Giáo chủ trương rằng rao giảng chân lý bằng cách chỉ trích tác phong của người khác là cách phúc âm hóa duy nhất hoặc hay nhất.

Khi phúc âm hóa, ta luôn mong cho người khác được hạnh phúc bao nhiêu có thể. Đó là động cơ của ta. Nhưng, người ta không bao giờ chấp nhận một điều “không”, một điều tiêu cực, cho tới khi họ hiểu điều “có”, điều tích cực, mà vì nó bán mọi sự để mua lấy cũng đáng.

Phúc Âm hóa bằng tình yêu



Đài Phát Thanh Vatican thì thuật lại buổi yết kiến Đức Phanxicô của khoảng 8,000 thành viên của Neocatechumenal Way (Con Đường Tân Dự Tòng) trong những ngày vừa qua. Với những lời cầu nguyện và chúc lành sốt sắng, Đức Thánh Cha đã sai họ ra đi tới mọi quốc gia trên thế giới “để công bố và làm chứng cho Tin Mừng”. Ngài dặn dò họ: “trước hết, hãy hết sức quan tâm tới việc xây dựng và duy trì hiệp thông trong các Giáo Hội đặc thù nơi các con sẽ làm việc… Điều này có nghĩa phải lưu ý tới sinh hoạt của các Giáo Hội này, thăng tiến các phong phú của họ, chịu đựng các yếu đuối khi cần, và cùng tiến bước với họ, như một đàn chiên, dưới sự hướng dẫn của các mục tử địa phương…”

Thứ hai, “bất cứ các con đi đâu, cũng nên nghĩ rằng Chúa Thánh Thần luôn đi trước chúng ta… Dù là ở chỗ xa xôi nhất, trong các nền văn hóa đa dạng nhất, Thiên Chúa gieo vãi ở mọi nơi các hạt giống của Lời Người. Thành thử, điều cần là phải lưu tâm đặc biệt tới ngữ cảnh văn hóa trong đó các con sẽ làm việc…”

Thứ ba, “Cha khuyên các con hãy âu yếm chăm sóc cho nhau, nhất là đối với những người yếu ớt nhất… Thực hành đức nhẫn nại và lòng từ tâm là dấu chỉ sự trưởng thành trong đức tin”. Phải tôn trọng những người đi tìm các hình thức sống Kitô Giáo khác với các hình thức của tổ chức mình, miễn nó giúp họ lớn mạnh trong ơn gọi của Chúa.

Đức Thánh Cha kết luận bằng cách kêu gọi các thành viên của Con Đường Tân Dự Tòng rằng “Hãy phúc âm hóa bằng tình yêu, đem mọi người tới tình yêu Thiên Chúa. Hãy nói cho mọi người các con sẽ gặp trên đường sứ vụ rằng con người có ra sao Thiên Chúa vẫn yêu thương họ như vậy, dù họ có giới hạn, có lỗi lầm, có tội lỗi bao nhiêu. Chính vì thế, Thiên Chúa đã sai Con của Người xuống, để Người Con này gánh lấy hết các tội lỗi của ta trên vai. Hãy là các sứ giả, các chứng nhân của lòng tốt vô biên và lòng nhân hậu khôn tả của Chúa Cha”.
 
Giải đáp phụng vụ: Câu kết ''nhờ Đức Kitô Chúa chúng con'' của lời nguyện có ý nghĩa gì?
Nguyễn Trọng Đa
22:29 13/05/2014
Giải đáp phụng vụ: Câu kết "nhờ Đức Kitô Chúa chúng con" của lời nguyện có ý nghĩa gì?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma..

Hỏi: Thưa cha, con có một câu hỏi về lời nguyện đầu lễ và lời nguyện sau Hiệp lễ, cả trong bản gốc Latinh và bản dịch tiếng Anh mới của Sách lễ. Trước khi có bản dịch mới, lời nguyện đầu lễ thường kết thúc bằng các lời như "Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa và là Chúa chúng con. Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời". Tương tự như vậy, lời nguyện sau Hiệp lễ thường kết thúc bằng "Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con, We ask this through Christ our Lord", hay đại khái là vậy. Việc nhấn mạnh là dựa vào sự việc rằng lời cầu nguyện của chúng ta được dâng lên nhờ Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, trong bản dịch mới, phù hợp với bản gốc Latinh, lời nguyện đầu lễ bỏ các chữ "Chúng con cầu xin, We ask this" và thay vào đó chỉ đơn giản nói: "nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con..., Through our Lord Jesus Christ”. Và tương tự như vậy, lời nguyện sau Hiệp lễ chỉ đơn giản kết thúc với các lời "nhờ Đức Kitô Chúa chúng con", hoặc một cụm từ tương tự. Câu cuối cùng của các lời nguyện này có thể có ý nghĩa tương tự như trong trường hợp của bản dịch trước đây, cụ thể là chúng ta dâng lên lời nguyện nhờ Đức Kitô, Chúa chúng ta. Nhưng nó cũng có thể có nghĩa là chúng ta đang xin Thiên Chúa ban cho chúng ta các ơn nhờ Đức Kitô, Chúa chúng ta. Ví dụ, trong Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, lời nguyện đầu lễ là "Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, khi Đức Kitô chịu phép rửa tại sông Gio-đăng và Thánh Thần ngự xuống trên Người, Chúa đã long trọng tuyên bố Ngươi là Con chí ái. Xin cho chúng con là đoàn nghĩa tử được tái sinh bởi nước và Thánh Thần, hằng bền vững thi hành ý Chúa. Nhờ Đức Giêsu Kitô Con Chúa, ..." (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội đồng Giám Mục Việt Nam). Sự nhấn mạnh có thể là dựa vào sự việc rằng lời cầu nguyện của chúng ta được dâng lên nhờ Chúa Giêsu Kitô. Nhưng sự nhấn mạnh cũng có thể dựa vào sự việc rằng chúng ta, nhờ Đức Giêsu Kitô, đang xin Chúa Cha ban cho chúng ta ơn hằng bền vững thi hành ý Chúa. Đâu là ý nghĩa chính của câu một hay câu hai của các lời giải thích trên đây, nghĩa là lời nguyện được dâng lên nhờ Chúa Giêsu, hoặc ơn được Thiên Chúa ban nhờ Chúa Giêsu ? Hoặc là có sự nhấn mạnh tương đương trong cả hai ý nghĩa? Con nhận xét rằng khả năng của sự mơ hồ này là một trong các lý do tại sao, trong cú pháp tiếng Anh, chúng ta thường không có một câu giới từ đứng một mình như là một câu riêng. - E. H., Falls Church, Virginia, Mỹ.


Đáp: Ngoài việc chỉ là đơn giản trung thành với bản gốc Latinh, dường như các người dịch quyết định sử dụng cụm từ ít rõ ràng, một cách chính xác bởi vì câu "Nhờ Đức Kitô" tùy thuộc vào nhiều sắc thái của ý nghĩa đích thực.

Thật vậy, bản dịch tiếng Anh trước đó "Chúng con cầu xin, We ask this” dường như hạn chế ý nghĩa của lời nguyện, trong khi "sự mơ hồ ", hay đúng hơn là nhiều ý nghĩa, của câu "nhờ Đức Kitô Chúa chúng con, Through our Lord Jesus Christ " là phong phú hơn về thần học .

Một số các sắc thái của ý nghĩa đã được nhìn thấy trong Tân Ước như sau.

Ví dụ, Thư gửi tín hữu Êphêxô nói: “Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha (5, 20). Hoặc “Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giêsu và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha” (Cl 3, 17) .

Câu "Nhờ Đức Giêsu Kitô" đôi khi được đưa vào lời nguyện thực tế, chẳng hạn trong phần mở đầu và kết thúc của Thư gửi tín hữu Rôma (Rm): "Trước hết, nhờ Đức Giêsu Kitô, tôi tạ ơn Thiên Chúa của tôi về tất cả anh em" (1, 8) và "Chỉ mình Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan thượng trí. Kính dâng Người mọi vinh quang đến muôn thuở muôn đời, nhờ Đức Giêsu Kitô. Amen" (16, 27).

2 Cr 1, 20 cũng khá rõ ràng: "Quả thật, mọi lời hứa của Thiên Chúa đều là “có" nơi Người. Vì thế, cũng nhờ Người mà chúng ta hô lên”Amen" để tôn vinh Thiên Chúa"

Theo học giả phụng vụ nổi tiếng J. A. Jungmann , sự giải thích cho đoạn văn trên của thánh Phaolô là rằng "Các tín hữu trong sự thờ phượng công khai, qua tiếng thưa Amen của họ, tuyên bố là đồng ý với lời nguyện được dâng lên nhờ Chúa Kitô, bởi vì chính Ngài được Thiên Chúa ban cho chúng ta như là Đấng Cứu Độ và Đấng Trung Gian".

Do đó, cụm từ "nhờ Đức Kitô Chúa chúng con" không chỉ tuyên bố sự đồng thuận với nội dung của lời nguyện, nhưng cũng công nhận vai trò của Chúa Kitô như Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và con người, và thực sự Ngài là "Đấng trung gian duy nhất" (xem 1 Tm 2, 5) .

Các Kitô hữu thời ban sơ đã nhận thức được khả năng trung gian của lời cầu nguyện, nhưng vai trò này thường được gán cho một thiên thần, và thiên thần này chuyển thông, có thể nói như vậy, lời cầu nguyện từ tâm hồn của con người lên cho Chúa.

Tuy nhiên, bởi vì các Kitô hữu cũng cầu nguyện với chính Chúa Kitô, ít nhất là trong riêng tư, nên không chắc rằng họ đang nghĩ đến sự trung gian theo nghĩa của sự chuyển tiếp lời cầu nguyện.

Thay vì là “một Đấng trung gian", họ xem Ngài là Đấng Trung gian theo một cách mới. Trong một ý nghĩa, Ngài là Đấng Trung gian, vì Ngài đã giành sự cứu rỗi cho chúng ta qua các sự kiện của mầu nhiệm vượt qua của Ngài.

Trong ý nghĩa khác, vai trò trung gian của Chúa Kitô là không giới hạn vào các sự kiện lịch sử của sự cứu rỗi chúng ta, nhưng vẫn tiếp tục bởi vì Ngài sống mãi mãi với Thiên Chúa, như là đầu của Giáo Hội, Nhiệm thể của Ngài. Ngài là Đấng Bảo Trợ của chúng ta trước mặt Chúa Cha (xem 1 Ga 2, 1; Rm 8, 34 ). Ngài cũng là vị Thượng Tế của chúng ta, như được nhấn mạnh trong toàn Thư gửi tín hữu Hipri (Hr).

Vì vậy, đối với những người trong chúng ta được kết hợp với Ngài trong Giáo Hội của Ngài, Chúa Kitô hoạt động như một trung gian của lời cầu nguyện của chúng ta, vì Ngài hỗ trợ lời cầu nguyện của chúng ta, và ban cho nó thêm sức mạnh và hiệu quả, vốn có thể là không có nếu nó không được thông chuyển qua Ngài.

Jungmann đã nói: "Lời cầu nguyện của cá nhân nào thuộc về Chúa Kitô, thuộc về Giáo Hội của Ngài, sẽ có sự cộng hưởng đầy đủ trước mặt Chúa. Linh hồn Chúa Giêsu rung động với các lời cầu nguyện của Giáo Hội của Ngài, nghĩa là, Ngài nhận thức được lời nguyện của chính Ngài và đồng tình với các lời nguyện của tín hữu, miễn là lời nguyện tốt lành. [...] Tương tự như vậy, các lời cầu nguyện của Giáo Hội để chúc tụng Thiên Chúa có ý nghĩa và giá trị, chỉ bởi vì Chúa Kitô là vị Thượng Tế đứng đầu và tham gia vào lời nguyện”.

Một học giả phụng vụ nổi tiếng khác, Odo Casel, bổ sung khái niệm Jungmann , mà ông xem là quá nhiều từ một góc độ hoàn toàn đạo đức. Ông nói thêm rằng câu "nhờ Đức Kitô Chúa chúng con" cũng nên được hiểu một cách vật lý: "Thiên Chúa làm Người là cốt yếu Đấng Trung gian của tất cả lời cầu nguyện, vốn diễn ra trong Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần, Ngài luôn luôn hành động như là Đầu của Nhiệm Thể”.

Do đó, có nhiều sắc thái của ý nghĩa được gói gọn trong câu "nhờ Đức Kitô Chúa chúng con", và tất cả đều có mặt mỗi khi các linh mục đọc lời nguyện, và các tín hữu hoàn thành nó với lời thưa đồng thuận Amen của họ. (Zenit.org 13-5-2014)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Tháng hoa in dấu thời gian
Đinh Văn Tiến Hùng
10:50 13/05/2014
THÁNG HOA in dấu thời gian

* Ghi niệm những Tháng Hoa,

Dâng Kính Mẹ nơi quê nhà.


‘Con dù lớn vẫn là con của Mẹ,

Đi suốt đời lòng Mẹ vẫn theo con.’

Vâng thưa Mẹ làm sao con quên được,

Những tháng Năm thơ ấu tại quê nhà,

Chuông giáo đường vang vọng gọi thiết tha,

Đoàn mục tử lại cùng nhau qui tụ.

Dưới chân Mẹ trăm bông hoa rực rỡ,

Hai hàng đèn nến toả sáng lung linh,

Ôi muôn người cất cao tiếng cầu kinh,

Thật đầm ấm vây quanh hang Lộ Đức,

Lòng trải rộng vì cuộc đời đơn thật,

Các bé thơ niềm mơ ước bao la,

Mắt tròn xoe với gưong mặt hiền hoà,

Tim nhộn nhịp đời tuổi thơ là thế.

Những thôn nữ má hồng lên e lệ,

Tà áo dài che khuất bước chân đi,

Hồn lâng lâng dạo khúc nhạc xuân thì

Rước kiệu Mẹ vòng quanh khu xóm nhỏ.

Hoa muôn màu với hào quang rực rỡ,

Trống chiêng rền theo những cánh hoa rơi.

Đoàn con chiêm bái Đức Mẹ Chúa Trời,

Tim rạo rực cùng ca vang khúc hát.

Những cụ già miệng lâm râm lần hạt,

Mắt mơ màng nhưng nhìn rõ tưong lai,

Bỗng nuối tiếc sao năm tháng không dài,

Để tiếp tục dâng lời kinh sám hối.

Riêng chúng con tâm hồn thật vô tội,

Chỉ thấy vui quên mất cả thời gian,

Đâu biết đời như mây gió hợp tan,

Nhìn cuộc sống đầy hoa thơm cỏ lạ.

Bóng Mẹ Hiền trùm lên con tất cả,

Ôm ấp vỗ về dịu ngọt tuổi thơ!

Vâng thưa Mẹ con nhớ mãi tới giờ,

Thời gian đó chỉ còn trong kỷ niệm,

Nhưng dư âm không bao giờ tan biến,

Con lớn lên theo năm tháng dòng đời,

Dù nơi đây cuối góc biển chân trời,

Con vẫn mơ về Những Tháng Hoa Kỷ Niệm.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Động Phong Nha
Nguyễn Hùng
21:19 13/05/2014
ĐỘNG PHONG NHA
Ảnh của Nguyễn Hùng
Sự sống, lan tràn khắp.
Trời cao, lóa ánh dương,
mặt đất, mượt cây cỏ.
Lòng đất, lặng đá sinh.
(Pleiksor nth)