Ngày 13-05-2012
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp kiến các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo
LM. Trần Đức Anh OP
09:42 13/05/2012
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi các nhà truyền giáo gia tăng lòng tín thác và quan hệ bản thân với Chúa Kitô trong công cuộc truyền giảng Tin Mừng.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 11-5-2012, dành cho 170 tham dự viên khóa họp thường niên của Hội đồng cấp cao các Hội Giáo Hoàng truyền giáo, từ 7 đến 12-5, dưới sự hướng dẫn của ĐHY Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo. Trong số hàng trăm vị Giám đốc Toàn Quốc các Hội Giáo Hoàng truyền giáo, cũng có 1 vị người Việt là Cha Ngô Quang Tuyên.

Trong bài huấn dụ, ĐTC khẳng định rằng ”Rong ruổi trên các nẻo đường của thế giới để công bố Tin Mừng cho mọi dân tộc trên trái đất và hướng dẫn họ đến gặp gỡ với Chúa, đòi người loan báo Tin Mừng phải có một quan hệ bản thân và thường nhật với Chúa Kitô, biết Chúa và yêu mến Chúa tận tình”.

ĐTC nói tiếp ”Công cuộc truyền giáo ngày nay đang cần canh tân lòng tín thác nơi hoạt động của Thiên Chúa, cần có một kinh nguyện nồng nhiệt hơn để Nước Chúa được hiện trị, để thánh ý Chúa được thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Cần kêu cầu ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Linh, và quyết liệt dấn thân quảng đại để mở ra một thời kỳ mới trong việc loan báo Tin Mừng.. Vì sau 2 ngàn năm, phần lớn gia đình nhân loại vẫn chưa biết Chúa Kitô, và vì tình trạng của Giáo hội và thế giới đang gặp những thách đố đặc biệt về niềm tin” (GP II, Giáo hội tại Á châu, 29).

ĐTC cám ơn Bộ truyền giáo và các Hội Giáo Hoàng truyềngiáo hỗ trợ Năm Đức Tin, với chiến dịch trên toàn thể giới, tháp tùng công cuộc truyền giáo và tái truyền giảng, đào sâu đức tin, bằng những chiến dịch Kinh Mân Côi. Ngài cũng kêu gọi những người rao giảng Tin Mừng đừng nản chí trước bao vấn đề, và cả những bách hại. Sau cùng ngài khuyến khích các Hội Giáo Hoàng truyền giáo tiếp tục linh hoạt và hỗ trợ công cuộc truyền giáo cho dân ngoại.

Trong lời chào thăm mở đầu bài huấn dụ, ĐTC đặc biệt nhắc nhớ Cha Massimo Cenci, 68 tuổi, thuộc hội thừa sai Pime, Phó Tổng thư ký Bộ truyền giáo, qua đời đột ngột trong đêm 10 rạng ngày 11-5-2012 trong căn hộ của ngài ở trụ sở Bộ truyền giáo.

Cha Cenci từng làm thừa sai nhiều năm ở Mỹ châu la tinh trước khi trở về Vatican, cộng tác với ĐHY Tổng trưởng Crescenzio Sepe từ năm 2001 trong nhiệm vụ Phó Tổng thư ký của Bộ. (SD 11-5-2012)
 
Đức Thánh Cha kêu gọi củng cố truyền thống kitô, duy trì các giá trị cao qúy và tôn trọng phẩm giá con người
Linh Tiến Khải
12:27 13/05/2012
Củng cố truyến thống kitô, duy trì các gía trị cao qúy như tình liên đới, chú ý tới những người yếu đuối, và tôn trọng phẩm giá của từng người.

Đó là lời Đức Thánh Cha kêu mời trong ngày viếng thăm tổng giáo phận Arezzo - La Verna - Sansepolcro trung Italia, hôm Chúa Nhật 13-5-2012.

Ngày viếng thăm của Đức Thánh Cha bao gồm ba sinh hoạt chính: lúc 10 giờ rưỡi sáng Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ cho tín hữu tại công viên Prato; vào sau 5 giờ chiều ngài viếng thăm đền thánh La Verna, nơi thánh Phanxicô thành Assisi đã nhận 5 dấu thánh Chúa năm 1224; và sau 7 giờ chiều Đức Thánh Cha viếng thăm đồng nhà thờ chính tòa Sansepolcro và gặp gỡ dân chúng thành phố trước khi trở về Vaticăng. Sau đây là chi tiết các sinh hoạt của Đức Thánh Cha.

Lúc 8 giờ sáng Đức Thánh Cha đã lấy trực thăng đi Arezzo, cách Roma một giờ bay. Tiếp đón Đức Thánh Cha tại sân vận động thành phố có Đức Cha Riccardo Fontana, Tổng Giám Mục Arezzo-Cortona-Sansepolcro, Đức Tổng Giám Mục Adriano Bernardini Sứ Thần Tòa Thánh tại Italia, ông Mario Monti Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, và ông Francesco Maria Greco, Đại sứ Italia cạnh Tòa Thánh và các giới chức chính quyền địa phương. Lễ nghi chào đón chính thức đã diễn ra tại Công viên Prato.

Arezzo là thành phố có hơn 300 ngàn dân cư và đã có lịch sử dài bắt đầu hồi thế kỷ thứ III trước công nguyên.

Lễ đài mầu trắng được trang hoàng hoa mầu vàng. Một bên có hình Đức Bà An Ủi rất đươc tín hữu toàn tổng giáo phận sùng kính.

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã khích lệ tín hữu tiếp tục củng cố truyến thống kitô tốt lành của họ và duy trì các gía trị cao qúy như tình liên đới, chú ý tới những người yếu đuối, và tôn trọng phẩm giá của từng người. Giáo Hội vùng Aretina này đã nhiều lần nổi tiếng trong lịch sử vì ý thức tự do, khả năng đối thoại giữa các thành phần xã hội. Nhưng nhất là vùng đầt này đã mang dấu chân của rất nhiều vị thánh như Donato bổn mạng thành phố, người đã kiên trì rao giảng Tin Mừng giúp mọi người thoát các tập tục ngoại giáo và tìm lại nơi Lời Chúa sức mạnh khẳng định phẫm giáo con người và ý nghĩa sự tự do. Chén thánh bị bể nhưng được thánh nhân làm cho lành lại là hình ảnh công tác hòa giải của Giáo hội giữa lòng xã hội vì công ích. Thế rồi từ miền Casentino còn có thánh Pier Damiani và truyềm thống Camaldonese từ một ngàn năm qua đã cống hiến kho tàng tinh thần cho Giáo Hội địa phương và Giáo Hội hoàn vũ. Trong nhà thờ chính tòa còn có mộ chân phước Giáo Hoàng Gregorio X người đã phát động việc cải cách Giáo Hội, tái lập sự hiệp nhất với Đông phương kitô qua Công Đồng Chung Lyon, chú ý tới Thánh Địa thăng tiến hóa bình và các tương quan giữa các dân tộc, và là vị lãnh đạo đầu tiên bên Tây Phương trao đổi đại sứ với vua Kublai Khan của Trung Hoa.

Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa bài đọc thứ nhất kể lại sự kiện thánh Phêrô giảng trong nhà của quan bách quản Cornelio và ban phép Thánh Tẩy cho những người ngoại giáo đầu tiên. Trong Cựu Ước Thiên Chúa đã muốn rằng phước lành của dân Do thái được trải dài ra cho mọi dân nước khác. Ngay từ khi kêu gọi ông Abraham Thiên Chúa đã nói: ”Nơi ngươi tất cả mọi gia đình của trái đất sẽ được chúc phúc” (St 12,3). Đức Thánh Cha giải thích thêm:

Và như thế được linh hứng từ trên cao thánh Phêrô hiểu rằng ”Thiên Chúa không thiên vị người nào, nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa và thực thi công lý, thì dù thuộc dân tỌc nào đều được Người tiếp nhận” (Cv 10,34-35). Cử chỉ của thánh Phêrô trở thành hình ảnh của Giáo Hội rộng mở cho toàn nhân loại. Theo truyền thống lớn lao của Giáo Hội và các cộng đoàn của anh chị em, hãy là các chứng nhân đích thực cho tình yêu của Thiên Chúa đối với tất cả mọi người... Không phải chúng ta yêu thương Chúa mà chính Chúa đã yêu thương chúng ta và đã gánh chịu tội lỗi của chúng ta và tẩy rửa nó với Máu Chúa Kitô. Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước và muốn chúng ta bước vào trong sự hiệp thông tình yêu để cộng tác vào công trình cứu chuộc của Người... Toàn thế Giáo Hội được sai đi đem Tin Mừng và ơn cứu độ vào trong thế giới. Chính Thiên Chúa đưa ra sáng kiến mời gọi chúng ta sống nhiều thừa tác khác nhau: linh mục thừa tác, đời sống thánh hiến, đời sống hôn nhân, dấn thấn giữa đời và tất cả đều được kêu mời đáp trả lại với lòng quảng đại, đươc nâng đỡ bởi Lời Chúa trấn an: ”Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con”.

Đức Thánh Cha đã ca ngợi tín hữu toàn vùng đã là men trong xã hội, và là các kitô hữu hiện diện, năng động và trung thực, duy trì truyền thống ngàn đời của đức tin lịch sử và văn hóa trong vùng đất quê hương của các vĩ nhân thời Phục Hưng như Petraca và Vasari. Lời Chúa mời gọi tín hữu sống tình yêu của Thiên Chúa đối với tất cả mọi người. Tuy phải gánh chịu các hậu qủa của cuộc khủng hoảng tài chánh gây nhiều thiệt thòi cho các giai tầng yếu kém và nhiều người trẻ trong xà hội, nhưng tình bác ái thúc đẩy Giáo Hội liên đới chia sẻ với các anh chị em túng thiếu nhất, cũng như thăng tiến các kiểu sống thanh đạm hơn chống lại những gì là hào nhoáng chóng qua bên ngoài. Đức Thánh Cha khẳng định thêm trong bài giảng như sau:

Làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với những người rốt hết cũng gắn liền với việc bênh vực sự sống từ lúc mới nảy sinh cho tới lúc chết tự nhiên. Trong vùng của anh chị em bảo đảm cho tất cả mọi người phẩm giá, sức khỏe và các quyền căn bản được cảm nghiệm như một thiện ích không thể khước từ được. Việc bảo vệ gia đình, qua các luật lệ đúng đắn có khả năng bênh vực những người yếu đuối nhất, luôn luôn là một điểm quan trọng giúp duy trì một mô thức xã hội vững bền và cống hiến các viễn tượng hy vọng cho tương lai. Anh chị em hãy tiếp tục phục vụ Thiện chúa và con người theo giáo huấn Tin Mừng của Chúa Giêsu và noi gương các Thánh.

Hàng trăm Linh Mục và các thừa tác viên Thánh Thể đã giúp Đức Thánh Cha cho tín hữu rước Mình Thánh Chúa.

Trước khi đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng kết thúc thánh lễ Đức Thánh Cha đã phó thác mọi khó khăn khổ đau của tín hữu vùng Aretina và toàn Italia cho lời bầu cử hiền mẫu của Mẹ Maria Mẹ Giáo Hội, để họ không chán nản ngã lòng trước các khó khăn, nhưng mạnh mẽ canh tân tinh thần và luân lý là con đường duy nhất dẫn đưa tới tình trạng xã hội dân sự tốt đẹp hơn.

Sau khi từ giã mọi người Đức Thánh Cha đã viếng thăm nhà thờ chính tòa xây năm 1278, nhưng bị ngưng trệ nhiều lần mãi cho đến năm 1511 mới hoàn tất. Các kính mầu trên cung thánh thuộc đầu thế kỷ XVI. Trên trần nhà thờ có các bức bích họa lịch sử Thánh Kinh. Bên trái có nhà nguyện kính Đức Bà An Ủi.

Sau khi viếng thăm nhà thờ Đức Thánh Cha đã về tòa Tổng Giám Mục để dùng bữa trưa với các Giám Mục toàn vùng Toscana và nghỉ ngơi chốc lát trước khi đi La Verna và Sansepolcro.

Lúc 4 giờ rưỡi chiều Đức Thánh Cha đã gặp gỡ ban tổ chức chương trình viếng thăm tổng giáo phận. Sau đó ngài lấy trực thăng đến đền thánh La Verna cách đó 15 phút bay. Tuy trời La Verna có mưa, nhưng tín hữu đã che dù đứng đơi Đức Thánh Cha. Chuông nhà thờ đồng chình tòa đã đổ hồi khi trực thăng Đức Thánh Cha đáp xuống bãi đậu.

Đền thánh nằm trên núi Appennino Toscano và là nơi ngày 17 tháng 9 năm 1224 thánh Phanxicô thành Assisi đã được Chúa cho in năm dấu thánh trên thân thể người. Vùng đất này đo Công tước Orlando Catani tặng thánh nhân để người có nơi yên tĩnh cầu nguyện và sống thân tình với Thiên Chúa.

Mùa hè năm 1224 trong thời gian lưu lại đây thánh Phanxicô xin Chúa cho người kết hiệp với mầu nhiệm tình yêu và khổ đau của Chúa. Chúa Kitô đã nhận lời và hiện ra dưới hình thiên thần Seraphim bị đóng đanh và in 5 dấu thánh cuộc Khổ Nạn trên người thánh nhân.

Nhà thờ Thánh Maria các Thiên Thần được xây tại nơi sau khi Đức Mẹ hiện ra với thánh Phanxicô và trở thành phần chính của tu viện. Sau năm 1250 nó được nới rộng, bao gồm một sân vuông, từ đó có thể lên vương cung thánh đường bên trên dâng kính Đức Mẹ hồn xác lên trời năm 1568. Qua một cửa vòm tín hữu vào hành lang 5 dấu thánh xây cuối thế kỷ XVI dẫn vào nhà nguyện 5 dấu thánh xây năm 1263, ghi dấu nơi thánh Phanxicô nhận được 5 dấu thánh cuộc khổ nạn của Chúa trên người.

Ngỏ lời với đông đảo các tu sĩ nam nữ Phanxicô và tín hữu sau lời chào mừng của cha bề trên tổng quyền José Carballo, Đức Thánh Cha nói lộ trình cuộc đời môn đệ Chúa Kitô của thánh Phanxicô đã khởi đầu ở nhà thờ thánh Damiano trước Thánh Giá Chúa bị đóng đinh và đã đẫn xưa người tới chỗ chia sẻ cả các dấu tích bề ngoài của cử chỉ tình yêu tuyệt đỉnh của Thập Giá. Việc liên lĩ chiêm niệm Thập Giá trong nơi thánh này đã là con đường thánh hóa đối với biết bao nhiêu kitô hữu dọc dài 8 thế kỷ đã qùy gối cầu nguyện trong thinh lặng và tịnh niệm nơi đây.... Tại Núi Thánh này thánh Phanxicô đã sống trong chính mình sự kết hiệp sâu xa giữa việc theo, bắt chứơc và đồng hình dạng với Chúa Kitô. Người cũng nói với chúng ta rằng tuyên bố mình là kitô hữu tìm làm các việc thiện thôi, thì chưa đủ để là tín hữu kitô. Cần phải đồng hình dạng với Chúa Giêsu với một tiến trình biến đổi con người mình từ từ, tiệm tiến, giống hình ảnh Chúa để nhờ ơn thánh mọi chi thể của Thân Mình Người là Giáo Hội cho thấy mình giống Chúa Kitô là Đầu... Anh chị em hãy đem tình yêu này của Chúa đến cho con người thời nay thường khép kín trong cá nhân chủ nghĩa, hãy là dấu chỉ lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa.

Lúc 7 giờ chiều trực thăng đã chở Đức Thánh Cha tới Sansepolchro là thành phố hiện có gần 16.000 dân cư. Nó bắt đầu với một ngôi nhà nguyên nhỏ do hai tín hữu tên la Arcano và Egidio đi hành hương Thánh Địa về, xây để ghi nhớ nhà thờ Thánh Mộ và giữ các thánh tích họ đem về từ Giêrusalem. Sau đó dân chúng kéo đến ở chung quanh và từ từ trở thành một tỉnh nhỏ.

Sau lễ nghi tiếp đón Đức Thánh Cha đã thăm Đồng nhà thờ chính tòa được xây cách đây một ngàn năm như là đan viện của các tu sĩ dòng Biển Đức. Trong nhà thờ có một tượng thánh giá bằng gồ hồ đào thuộc thế kỷ thứ VIII-X cao 2 mét 7 hai cánh tay dài 2 mét 9.

Ngỏ lời với tín hữu Đức Thánh Cha đã nhắc lại sự tích nguồn gốc thành phố: thành phố của con người giống hình ảnh kinh thành Giêrusalem, gợi lên ý niệm của công lý và hòa bình... Các môn đệ của Chúa Kitô được mời gọi là đầu máy của xã hội trong việc thăng tiến hòa bình, qua việc thực thi công lý. Các công trình kiến trúc của thành phố là một lời mời gọi mạnh mẽ hướng nhìn lên cao, cất mình lên khỏi cái thường ngày để hướng mắt lên Trời, hướng về các giá tr tinh thần và sự hiệp thông với Thiên Chúa, là Đấng không khiến cho xa lạ với cuộc sống thường ngày, nhưng định hướng nó và khiến cho nó trở thành sâu xa hơn...

Việc cử hành 1000 năm lịch sử thành phố là dịp giúp dấn thân tái khám phá ra các gốc rễ kitô để các giá trị tin mừng tiếp tục làm phong phú lương tâm và lịch sử thường ngày của dân chúng. Ngày nay Giáo Hội cần phục vụ thế giới qua các tín hữu được soi sáng, có khả năng hoạt động cho công ích, vượt khỏi mọi lợi lộc cá nhân hay phe nhóm và góp phần tạo ra một nen luân lý công cộng. Trong bầu khí bất tín nhiệm lãnh vực chính trị và xã hội hiện nay các kitô hữu đặc biệt là giới trẻ được mời gọi dấn thân và yêu thương với tinh thần trách nhiệm, lòng bác ái kitô, không co cụm trong chính mình nhưng biết lo lắng cho tha nhân.

Sau khi ban phèp lành cho tín hữu Đức Thánh Cha đã chào vài giới chức địa phương rồi lấy trực thăng trở về Roma kết thúc một ngày viếng thăm Arezzo-La Verna-Sansepolcro.
 
Nước Mỹ dưới mắt một tổng giám mục Công Giáo Hoa Kỳ
Vũ Văn An
17:45 13/05/2012
Đức cha Charles Joseph Chaput, O.F.M. Cap., sinh năm 1944, trong một gia đình cha là dòng dõi thánh vương Louis IX của Pháp, mẹ là thổ dân Mỹ thuộc bộ lạc Potowatomi ở Concordia, Kansas, hiện là Tổng Giám Mục Philadelphia, sau khi làm Tổng Giám Mục Denver 14 năm (1997-2011). Ngài là người thổ dân Mỹ thứ hai được phong giám mục và là người đầu tiên được phong tổng giám mục. Tên của ngài, Pietasa, trong ngôn ngữ Potawatomi, có nghĩa là ngọn gió làm xào xạc lá cây. Quả là một cái tên xứng với ngài, vì dù là một tu sĩ Capuchin, ngài nổi tiếng là người ăn nói bộc trực. Ngài nói về nhiều vấn đề quan trọng và có tính gây tranh luận, đôi khi không cùng quan điểm với Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, như vụ ngài chỉ trích quan điểm thiện cảm của Hội Đồng này trong bài duyệt cuốn phim The Golden Compass. Vì lời chỉ trích đó, bài duyệt phim kia đã được lấy khỏi trang mạng của Hội Đồng.

Nhất là về sự sống, quan điểm của Đức Cha Chaput hết sức dứt khoát và nhất quán. Năm 2004, ngài dõng dạc tuyên bố rằng những ai bỏ phiếu cho John Kerry, một người công khai phò phá thai, đều đã “cộng tác với sự ác” và do đó, cần đi xưng tội. Với Obama, ngài cho rằng ông ta đang cố gắng che đậy thành tích phò phá thai bằng chiêu bài mầu hồng “đoàn kết, hy vọng và thay đổi”. Ông ta chỉ được bầu ra để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế, chứ không để mài tái lên khuôn nền văn hóa Hoa Kỳ trong các vấn đề như hôn nhân và gia đình, tính dục, đạo đức sinh học, tôn giáo trong đời sống công cộng và phá thai.

Dĩ nhiên, Đức Cha Chaput cực lực phản đối hôn nhân đồng tính và không ủng hộ việc các cặp đồng tính nhận con nuôi. Hôn nhân phải là tình yêu chung thủy giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Con cái phải được mục kích tình yêu ấy nơi cha mẹ chúng, một tình yêu, hai người đồng tính không thể nào có được. Chính vì thế, ngài lớn tiếng ủng hộ quyết định của Trường Công Giáo Boulder không cho “con cái” của các cặp đồng tính ghi danh, trong khi nhận cho con cái các vợ chồng không có tín ngưỡng, con cái những người độc thân hay đã ly dị được phép ghi danh.

Về chính trị, trong cuốn sách của mình tựa là Render Unto Caesar: Serving the Nation by Living Our Catholic Beliefs in Political Life, Đức Cha Chaput khuyến khích người Công Giáo đảm nhiệm “một vai trò tích cực hơn, lớn tiếng hơn và nhất quán hơn về luân lý”, cho rằng không thể phân rẽ xác tín tư khỏi hành động công mà không làm thiệt hại đến cả hai thực tại này. Thay vì yêu cầu công dân để qua một bên các niềm tin tôn giáo và luân lý của họ để phục vụ chính sách công, Đức Cha Chaput cho rằng nền dân chủ Mỹ tùy thuộc hoàn toàn vào một đoàn công dân có tinh thần dấn thân, kể cả các tín hữu tôn giáo.

Một trái tim bốc lửa

Cuối tháng Ba năm nay, Đức Cha Chaput cho công bố cuốn “A Heart on Fire: Catholic Witness and the Next America” dưới hình thức Ebook. Trong một bài phỏng vấn của Hãng Tin Catholic News Agency ngày 16 tháng Tư về cuốn sách này, ngài cho rằng Hoa Kỳ đang có khuynh hướng chống lại tự do tôn giáo. Chỉ thị ngừa thai mới đây chính là khuôn mẫu cho các cuộc tấn công vào tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ. Các cuộc tấn công này đang biến nước Mỹ thành một nước thù nghịch đối với tôn giáo nói chung và đối với Công Giáo nói riêng. “Dễ tưởng tượng thấy ngày, tại quốc gia này, các ‘quyền’ tính dục và sinh sản sẽ vượt lên trên các quyền lương tâm và tự do tôn giáo”.

Thực ra cuốn “Một Trái Tim Bốc Lửa” đã được Đức Cha Chaput hoàn thành từ hồi tháng 11 năm ngoái, lúc cuộc tranh luận về chỉ thị của Bộ Y Tế Và Dịch Vụ Nhân Bản chưa lên tới cao độ, nhưng theo ngài, các cuộc tấn công vào tự do tôn giáo vốn đã âm ỉ từ lâu. “Tôn giáo bị áp lực tại nơi công cộng vì niềm tin tôn giáo cổ truyền, và nền luân lý từ đó phát sinh ra, bị coi là trở ngại cho mô hình sinh hoạt Mỹ rất khác và có tính thế tục hung hãn”. Bởi thế, trong cuốn sách của mình, ngài tiên đoán rằng tự do tôn giáo sẽ là “một trong các vấn đề chủ chốt thách thức các Kitô hữu trong thập niên tới”. Đối với Ngài, trải nghiệm của Mỹ về tự do tôn giáo khó có thể tồn tại ngay tại Mỹ, chứ đừng nói là dùng nó làm mô hình cho các quốc gia khác trong tương lai. Lý do là vì nhiều nhà lãnh đạo Mỹ không còn coi niềm tin tôn giáo là sức mạnh lành mạnh nữa, dù các định chế và các giá trị Mỹ đều phát sinh từ quan điểm tôn giáo. Ngài kêu gọi người Công Giáo làm chứng cho niềm tin của mình ở nơi công cộng, một điều được ngài gọi là “nghĩa vụ Tin Mừng”.



Về cuốn “Một Trái Tim Bốc Lửa”, Đức Cha Chaput cho rằng khởi đầu, ngài tính dùng nó làm lời nói đầu mới cho cuốn “Render Unto Caesar” in năm 2008 của ngài. Nhưng sau đó, ngài quyết định công bố nó dưới hình thức Ebook, để đến với độc giả nhanh chóng hơn. Tựa đề của cuốn sách là một thỏa hiệp giữa ngài và nhà xuất bản. Thoạt đầu, ngài muốn có tựa đề “Lửa Ném Vào Thế Gian” như câu Luca 12:49, nhưng nhà xuất bản Image, một phân bộ của Random House, Inc. New York, cho là quá mạnh. Tuy nhiên, tựa đề kia vẫn phản ảnh ước muốn của Chúa Giêsu được thấy các môn đệ “cháy lửa tình yêu Chúa” và “nhiệt thành chinh phục các linh hồn và làm thế gian nên thánh thiện”. Theo Đức Tổng Giám Mục, niềm tin Kitô giáo sống động không bao giờ sống yên ổn với thế gian; đức tin nguội lạnh đôi khi còn tệ hơn là không có đức tin, vì nó khiến ta lầm tưởng là mình thuận hảo với Thiên Chúa.

Tự do tôn giáo và tự do báo chí

Theo Đức TGM Chaput, tự do tôn giáo và tự do báo chí là hai cột trụ chính yếu nâng đỡ bản sắc quốc gia Hoa Kỳ. Nhưng cách nay hơn 60 năm, nhà văn George Orwell đã nhận thấy một hiện tượng lạ lẫm đang xuất hiện trong nền báo chí hiện đại: đó là việc sói mòn của chính tự do tư tưởng và tự do phát biểu, vốn là nét đặt trưng của các xã hội dân chủ (1).

Ngày nay, nhận định của Orwell càng đúng hơn nữa đối với cung cách của giới truyền thông tin tức và giải trí Hoa Kỳ. Trong thực tế, một khung bộ tư tưởng mới đang qui định ý nghĩ nào đáng chấp nhận, ý nghĩ nào không đáng chấp nhận trong sinh hoạt công cộng. Cái khung tư tưởng được coi là chính thống ấy ảnh hưởng đến cả việc lựa tin và cách trình bày chúng. Nó cho người ta hay ý kiến nào thích đáng và ý kiến nào không nên nghe. Và nó không hề khoan nhượng trong phạm vi này. Trong cốt lõi, nó bao gồm một loạt các giả định sẵn có về mục tiêu của chính phủ, ý nghĩa của hôn nhân, gia đình, và tính dục. Loạt giả định này hoàn toàn khác với các truyền thống suy nghĩ trước đây của Hoa Kỳ.

Không chỗ nào, cái khung tư tưởng ấy rõ ràng hơn là trong cung cách giới truyền thông tin tức cư xử đối với tôn giáo. Theo lịch sử, niềm tin tôn giáo vốn đóng một vai trò lớn lao và tích cực trong việc lên khuôn đời sống công của Hoa Kỳ. Nhưng ngày nay, khi đề cập tới tôn giáo, người ta thấy báo chí nghèo nàn trong cung cách tường thuật, thiếu hiểu biết đề tài trình bày, và ngầm cho thấy một niềm thù ghét các tín hữu và các xác tín của họ.

Báo chí vốn được coi là “nghề hiểu biết” và là một nghề quan trọng. Và ai cũng biết nền dân chủ Mỹ tùy thuộc các công dân có hiểu biết và thông minh. Nhưng tiếc thay, việc làm của các nhà báo hiện nay chứng tỏ họ không biết mình, không hề phê phán chính mình. Từ tờ New York Times cho tới những tờ báo nhỏ ở địa phương, tất cả đều có những khung tư tưởng định sẵn, tuy không nói ra, đều có những phù phiếm, những thiên kiến riêng và nhiều mục tiêu để khinh ghét.

Khi những đặc điểm trên không bị nhận dạng và sửa chữa, chúng sẽ phá hoại đời sống công vì chúng làm thui chột việc trình bày sự việc cách trung thực (2).

Như Thánh Kinh từng nhắc nhở, chỉ có sự thật mới giải thoát ta. Nhưng sự thật của hoàn cảnh và những gì ta thấy ngày nay trong giới truyền thông tin tức thật rất khác xa nhau. Trong tư cách công dân đi tìm sự thật, thiển nghĩ ta cần buộc giới truyền thông tin tức phải áp dụng cho chính họ cùng một tiêu chuẩn khắt khe, có tính phê phán, như họ từng đòi hỏi nơi người khác. Hiện nay, dường như ta đang quên điều đó, nhất là trong năm bầu cử này. Quả là điều nguy hiểm.

Phía chính quyền

Có người cho rằng muốn hiểu được nước Mỹ, người ta không cần phải đọc Tuyên Ngôn Độc Lập hay Hiến Pháp Hoa Kỳ, mà nên đọc The Pilgrim’s Progress của John Bunyan và The Celestial Railroad của Nathaniel Hawthorne. Sách của Bunyan nói về các loại suy tôn giáo vĩ đại của lịch sử. Theo ông, chính lòng thèm khát Thiên Chúa đã thúc đẩy những nhà khai khẩn đầu tiên của Hoa Kỳ và tạo nên gốc rễ cho xứ sở này. Sách của Hawthorne, trái lại, là một trong những tác phẩm châm biếm vào hàng đầu của nền văn chương Hoa Kỳ. Ông cũng dựa vào các loại suy của Bunyan nhưng thuật lại cuộc hành trình hướng thượng của con người dưới lăng kính giả hình Mỹ, tức các thèm khát tiện nghi, các giải đáp dễ dãi, các điều chỉnh vội vàng, thành quả vật chất, và lòng đạo giả hiệu.

Bunyan và Hawthorne sống ở hai lục địa khác nhau, lại cách nhau hơn hai trăm năm. Nhưng họ có chung một điểm: tuy một người là tín hữu một người là kẻ hoài nghi, nhưng cả hai cùng sống trong một thế giới chịu ảnh hưởng sâu đậm của tư duy, niềm tin và ngôn ngữ Kitô Giáo, một không gian tinh thần từng thai nghén ra Hiệp Chúng Quốc. Hợp lại, họ quả đã nắm bắt được sự phân lập sâu thẳm (deep split) trong nhân cách Mỹ, một dân tộc trong đó niềm tin và chủ nghĩa hoài nghi, nhiệm nhặt và buông thả cùng sống vui vẻ trong một quảng trường.

Giới lãnh đạo quốc gia trong năm 2012 tỏ ra câm điếc đối với các vấn đề tự do tôn giáo ở ngoại quốc và không chịu tiếp nhận, đúng hơn phải nói là thù nghịch, đối với sự dấn thân của các tôn giáo vào việc công tại quốc nội. Điều này đi ngược lại lịch sử Hoa Kỳ. Những năm sau này, tình thế chắc chắn cũng sẽ không có gì thay đổi. Điều oái oăm là: bất chấp các lý tưởng đã được công bố, tự do tôn giáo sẽ là một trong các vấn đề chính mà Kitô Hữu sẽ phải đương đầu trong thập niên tới, không phải trên thế giới mà là ngay tại chính quê nhà này.

Đức GH Bênêđíctô XVI từng lớn tiếng bày tỏ quan tâm đối với việc “bách hại, kỳ thị, các hành vi bạo lực khủng khiếp và bất khoan dung tôn giáo” (3) đang xẩy ra khắp nơi trên thế giới. Qủa ta đang giáp mặt với cuộc khủng hoảng hoàn cầu về tự do tôn giáo. Các nhóm thiểu số Kitô Giáo tại Phi Châu và Á Châu hiện đang phải chịu phần lớn cơn bạo lực tôn giáo. Nhưng Kitô hữu không phải là các nạn nhân duy nhất. Gần 70 phần trăm dân số thế giới đang sống trong các chế độ hà khắc đối với tôn giáo (4). Và ngay tại các nước dân chủ phát triển, tự do tôn giáo cũng đang càng ngày càng bị đe dọa hơn.

Các nguyên tắc mà người Mỹ thấy hiển nhiên, tức phẩm giá của nhân vị, sự thánh thiêng của lương tâm, sự tách biệt giữa thẩm quyền chính trị và tôn giáo, sự phân biệt giữa luật đời và luật đạo, ý niệm coi xã hội dân sự có trước và tách biệt với nhà nước, không được ai khác chia sẻ. Oái oăm thay, nước Mỹ hiện nay cũng đang xa lìa các nguyên tắc ấy. Không ai dám bảo đảm rằng chúng sẽ sống còn ở nước Mỹ, chứ đừng nói tới việc dùng nó làm mẫu mực cho các quốc gia khác trong tương lai. Hiến Pháp Hoa Kỳ là một thành quả vĩ đại đối với nền tự do có trật tự (ordered liberty). Nhưng nó cũng chỉ là một mảnh giấy kiêu sa nếu người ta không duy trì nó bằng xác tín và chứng tá sống động của chính mình.

Trong chính quyền, trong giới truyền thông, trong giới học thuật, trong giới kinh doanh và trong nền văn hóa nói chung, nhiều nhà lãnh đạo không còn coi niềm tin tôn giáo như một sức mạnh lành mạnh nữa. Người ta thấy rõ điều đó trong thái độ của chính phủ hiện nay của Mỹ qua việc họ đáp ứng một cách tẻ nhạt đối với các vi phạm tự do tôn giáo trên khắp thế giới. Người ta cũng thấy rõ điều đó trong thái độ thiếu thoả đáng và ơ hờ của truyền thông tin tức khi phúc trình các vấn đề thuộc tự do tôn giáo. Và người ta còn thấy rõ điều đó trong sự dửng dưng của quá nhiều công dân bình thường của Mỹ.

Thế giới quan tôn giáo

Nhưng ta sẽ không thể hiểu nổi khuôn khổ của các định chế Hoa Kỳ, hay các giá trị mà các định chế này muốn cổ vũ và bảo vệ, nếu ta không nhìn nhận rằng chúng phát sinh từ một thế giới quan chủ yếu có tính tôn giáo.

Jacques Maritain, nhà triết học Pháp từng giúp soạn ra bản Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, có lần viết rằng: “Các Cha Ông Sáng Lập ra nước Mỹ không phải là các nhà siêu hình học hay thần học gia, nhưng triết lý sống của họ, và cả triết lý chính trị của họ, quan niệm về luật tự nhiên và nhân quyền của họ nữa, đều thấm nhuần các ý niệm do lý trí Kitô Giáo tạo ra và được một cảm quan tôn giáo không lay chuyển hỗ trợ” (5).

Đúng như thế, trong tầm nhìn của các vị sáng lập ra nước Mỹ, các quyền của ta phát sinh từ Thiên Chúa, chứ không phải từ nhà nước. Chính phủ chỉ được biện minh bao lâu nó chịu bảo đảm các quyền tự nhiên ấy, cổ vũ chúng và bảo vệ chúng. Gần như tất cả các vị soạn thảo ra các văn kiện lập quốc đều có chung niềm tin ấy. Trong cuốn “Memorial and Remonstrance against Religious Assessments” công bố năm 1785, James Madison lý luận rằng “[bổn phận con người phải tôn kính Thiên Chúa] đi trước cả trật tự thời gian cũng như mức độ trói buộc đối với các đòi hỏi của xã hội dân sự. Trước khi bất cứ ai có thể coi mình như thành viên của xã hội dân sự, thì họ phải coi họ là bày tôi của Đấng Cai Quản vũ trụ trước đã”.

Đó là lý do tại sao tự do tôn giáo là tự do đầu hết và quan trọng nhất của nhân loại. Đấng Cai Quản đầu hết của ta là Thiên Chúa, Đấng Hóa Công, Đấng Cai Quản vũ trụ. Ta được tạo ra vì một mục đích tôn giáo. Ta có một đích điểm tôn giáo. Quyền theo đuổi đích điểm này có trước nhà nước. Bất cứ âm mưu nào nhằm giới hạn quyền thờ phượng, quyền rao giảng, quyền dạy dỗ, quyền thực hành, quyền tổ chức và quyền tham dự vào xã hội một cách hòa bình vì niềm tin của ta vào Thiên Chúa đều tấn công không những nền tảng của nhân phẩm mà cả bản sắc của kinh nghiệm Hoa Kỳ nữa.

Mặt khác, khi nói tới tôn giáo, các vị lập quốc có ý nói tới một điều gì đó có tính đòi hỏi nghiêm ngặt hơn ý niệm “linh đạo” đầy mơ hồ hiện nay nhiều. Harold Berman cho hay: các vị lập quốc hiểu tôn giáo một cách chân thành theo nghĩa Kitô Giáo. Nghĩa ấy hiểu tôn giáo “vừa là niềm tin vào Thiên Chúa vừa là niềm tin vào một đời sau trong đó đức hạnh được tưởng thưởng, tội lỗi bị trừng phạt” (6). Nói cách khác, tôn giáo quan trọng cả cho bản thân lẫn cho xã hội. Nó không phải là ý thích tư riêng. Nó khiến người ta sống cách khác. Đức tin của họ giả thiết phải có nhiều hệ luận bao quát, trong đó có hệ luận chính trị.

Lịch sử Mỹ

Ngay từ đầu, các tín hữu, trong tư cách cá nhân hay cộng đồng, đã tạo hình cho lịch sử Mỹ một cách đơn giản bằng việc cố gắng sống niềm tin của mình giữa trần gian. Như Nathaniel Hawthorne từng miêu tả, rất nhiều người trong số họ đã sống niềm tin rất tồi, ngu dốt và giả hình. Nhưng trong mọi thế hệ, vẫn có đủ số tín hữu sống đức tin ấy cách xứng đáng, và trì chí đủ để duy trì kinh nghiệm tự do có trật tự của Mỹ sống còn.

Nói cách khác, kinh nghiệm Mỹ về tự do bản thân và hòa bình dân sự sẽ không thể có được nếu không có nền tảng tôn giáo vững chắc và sự linh hứng của Kitô Giáo.

Theo chính lời Madison, nước Mỹ được sinh ra để trở thành “nơi trú ẩn cho người bị bách hại và bị áp bức của mọi dân tộc và mọi tôn giáo” (7). Nhưng tại Mỹ hiện nay, ta không hành động như thể tôn kính hay muốn chia sẻ di sản ấy, hoặc ngay cả thực sự hiểu nó.

Bẩy mươi năm trước đây, tức năm 1940, Cha John Courtney Murray đã chọn tựa đề tài “ý niệm văn hóa Công Giáo” cho loạt bài nói truyện của ngài. Sau khi ngài qua đời, các anh em Dòng Tên đã gom góp các bài nói truyện đó thành một khảo luận duy nhất và đặt tên là “Xây dựng một Nền Văn Hóa Công Giáo” (8). Tên gọi mới này quả đáng cho ta lưu ý.

Phần lớn độc giả biết các đóng góp của Cha Murray đối với Sắc Lệnh về Tự Do Tôn Giáo của Công Đồng Vatican II. Trong cuốn “We Hold These Truths”, xuất bản năm 1960, và từ đó, liên tiếp được tái bản, cha cho rằng tính hợp pháp của nền dân chủ Mỹ là do Công Giáo mà có. Nhưng thực ra, nét thiên tài của Cha Murray đã ẩn hiện trong các tác phẩm có trước từ năm 1940, trong đó, ngài cho hay “một chân lý tôn giáo sâu sắc vốn làm nền tảng cho lý thuyết và thực hành dân chủ, đó là phẩm giá nội tại của bản nhiên con người; là sự tự do thiêng liêng của linh hồn; là sự bình đẳng trong tư cách linh hồn với người khác cùng chủng loại; và là sự trổi vượt của nó đối với những vật thể không có cùng một tính thiêng liêng”. Ngài lý luận rằng “nhiệm vụ xây dựng một nền văn hóa, trong yếu tính, vốn có tính thiêng liêng, vì cơ sở của văn hóa là ở trong linh hồn”. Thành thử, “mọi cố gắng văn hóa của con người, xét cho cùng, là một cố gắng nhằm qui phục chân, thiện, mỹ vốn nằm bên ngoài họ, hiện hữu trong một hòa điệu có trật tự, một hòa điệu mà họ phải tạo ra một mẫu mực ngay trong linh hồn mình bằng cách sống phù hợp với chúng”.

Quả là các ý tưởng đẹp đẽ và hết sức đúng. Chỉ có điều nền văn hóa hiện thực của Mỹ vào năm 2012 ít có điểm nào giống như thế. Thời Murray, hạn từ “gay” được liên kết với vui vẻ hân hoan, chứ đâu có liên hệ với bản sắc tính dục; còn hạn từ chân lý hay sự thật đâu bị sử dụng một cách mơ hồ hay châm biếm như ngày nay. Thời gian quả đã đổi thay.

Người ta sẽ mau chóng mỏi mệt khi nghe nhắc đến hàng loạt các lệch lạc hiện nay của Mỹ. Chúng thuộc đủ thứ từ chủ nghĩa tiêu thụ và nạn mù tịt luân lý tới điều được Eric Voegelin gọi là “chủ nghĩa khủng bố trí thức của các định chế [như] truyền thông đại chúng, phân khoa đại học, các quĩ và các nhà xuất bản có tính thương mãi” (9).

Xây dựng một nền văn hóa Kitô Giáo

Nhưng theo Đức Tổng Giám Mục Chaput, liệt kê các lệch lạc để rồi than thở vì chúng đâu có ích chi. Vả lại, như Murray từng nói, điều đó đâu phải là cách đáp ứng của Kitô Giáo. Nếu Chúa Giêsu bảo ta phải trở thành men cho thế gian, và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, và quả tình Người có bảo ta thế thật, thì quả ta có nhiệm vụ phải truyền giáo. Và một trong các trách vụ truyền giáo của người Mỹ là phục hưng các lý tưởng tốt đẹp nhất của đất nước họ.

Các vị lập quốc Hoa Kỳ muốn tạo ra một novus ordo saeclorum, một trật tự mới cho nhiều thế hệ. Nhưng không giống các nhà cách mạng Pháp, họ có một cảm nhận mạnh mẽ về tội nguyên tổ. Họ biết lịch sử rất quan trọng. Không thể tái tạo con người từ hư vô. Con người cũng không thể tự làm cho mình hoàn hảo. Cho nên, họ đã vay mượn từ nhiều nguồn đáng tin cậy khác: nhất là từ các hình thức cộng hoà, luật lệ, định chế, kiến trúc, và đức hạnh của Rôma. Khi bằng hữu gọi Charles Carroll, người Công Giáo duy nhất ký vào Tuyên Ngôn Độc Lập, là “Cicero Hoa Kỳ”, thì đó quả là lời tán dương cao nhất (10).

Trong Kinh Thành Thiên Chúa, Thánh Augustinô cho hay: sự thành công của Rôma không chỉ được xây dựng trên lòng tham, lòng tự hào, và bạo lực mà thôi. Nó còn phát sinh từ các đức hạnh Rôma có trước đó, như hiếu thảo, khổ hạnh, can đảm, công bình, và tự chủ nữa. Đối với Thánh Augustinô, các đức hạnh đó thẩy đều lành mạnh một cách sâu sắc bao lâu được người Rôma đem ra thực hành thực sự. Và tất cả các đức hạnh đó đều được các vị lập quốc Hoa Kỳ tôn trọng trong suy nghĩ của họ.

Ấy thế nhưng cột chặt trong đầu óc người Hoa Kỳ hiện nay còn có một đất nước khác hẳn, một đất nước được Murray mô tả như sau: “Nền văn hóa đang hiện hữu ngày nay của Mỹ thực sự là kết tinh của tất cả những gì thoái hóa trong nền văn hóa của thế giới Kitô Giáo Tây Phương. Xem ra, nó được dựng trên ba điều bác bỏ từng làm ung thối tận gốc nền văn hóa Tây Phương ấy, đó là bác bỏ thực tại siêu hình, bác bỏ tính ưu việt của linh thể đối với vật thể, và của tính xã hội đối với tính cá nhân… Đặc điểm nổi bật nhất của nó là chủ nghĩa duy vật cao độ;… Nó đem lại cho người dân mọi điều để sống vì, nhưng không có gì để chết cho. Và thành tựu của nó có thể tóm tắt như sau: nó đã chiếm được một lục địa nhưng đã đánh mất chính linh hồn mình” (11).

Trong cùng bản văn ấy, Murray còn viết: “Căn cứ vào sự kiện nền văn hóa Mỹ được xây dựng trên việc bác bỏ tất cả những gì Kitô Giáo vốn đại diện cho, xem ra bước đầu của chúng ta trong việc xây dựng một nền văn hóa Kitô Giáo phải là phá sập nền văn hóa hiện nay. Trước một Frankenstein, ta không với tay lấy nước rửa tội mà là chiếc dùi cui”.

Cha Murray viết các dòng não nề ấy 7 thập niên trước đây. Nếu còn sống đến bây giờ, ngài sẽ còn phải não nề đến đâu. Tuy nhiên, theo cha Murray, sẽ không có “chủ nghĩa nhân bản thực sự” nếu không có thập giá của Chúa Giêsu Kitô; nên muốn tháo bỏ điều bất nhân bản mà ta vốn gọi là “nền văn hóa hiện đại Hoa Kỳ”, thì không thể khởi đầu bằng bạo lực mà là bằng việc hoán cải tâm hồn.

Cha viết: “Chỉ khi nào nhà ta ở trên trời ta mới hy vọng hoàn tất được ơn gọi của ta trên mặt đất… Nếu ta không hiểu thế giới và tại sao nó đã được dựng nên, ta có quyền gì pha mình vào việc của nó? Nếu ta không biết rằng con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, thì làm sao ta dám… mưu toan lên khuôn đời sống họ?” (12).

Muốn xây dựng một nền văn hóa Kitô Giáo, phải bắt đầu bằng việc nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, không cần kế sách hay dè dặt gì cả, và để Người khởi sự công việc. Nghe ra có vẻ dễ dàng. Mà dễ dàng thật. Nhưng như Kitô hữu từng hiểu hơn ai hết, các thế giới và các đế quốc, và ngay sự cứu rỗi của ta, cũng tùy thuộc lời xin vâng nhỏ nhoi nhất.

Chú Thích

(1) George Orwell, “The Freedom of the Press” (Animal Farm” trong Essays, John Carey hiệu đính (New York: Alfred A. Knopf, 2002), các tr. 888-897).

(2) Vào trang mạng www.getreligion xem cách đưa tin về các tôn giáo chính dòng. Về khung tư tưởng định sẵn của báo chí, xin xem William McGowan, Coloring the News: How Political Correctness Has Corrupted American Journalism (San Francisco: Encounter Books, 2002) và Gray Lady Down: What the Decline and fall of the New York Times Means for America (New York: Encounter Books, 2010).

(3) Đức Bênêđíctô XVI, “Religious Freedom: The Path to Peace”, World Day of Peace Message, Jan. 2011.

(4) “Global Restrictions on Religion”, Pew Forum on Religion and Public Life, Tháng 12 năm 2009.

(5) Jacques Maritain, Reflections on America (New York: Charles Scribner’s Sons, 1958) các tr.182-183.

(6) Harold Berman, “Religion and Liberty under Law at the Founding of America” Regent University Law Review 20 (207): 32.

(7) James Madison, “Memorial and Remonstrance” 9.

(8) John Courtney Murray, S.J., “The Construction of a Christian Culture” 1940, Works by John Courtney Murray, Woodstock Theological Library, http://woodstock.georgetown.edu/library/Murray/1940.htm.

(9) Eric Voegelin, “Why Philosophize? To Recapture Reality!” The Collected Works of Eric Voegelin, vol. 34, Autobiographical Reflections (Columbia, MO: University of Missouri Press, 2006), tr.119.

(10)Xem Bradley J. Birzer, American Cicero: The Life of Charles Carroll (Wilmington, DE: Intercollegiate Studies Institute, 2010).

(11)Murray, “Construction”.

(12) Ibid.

(Còn một kỳ)
 
ĐTC: những sứ giả của hy vọng, hòa bình vẩn phải đối diện sự hành hạ ngược đãi
Jos. Tú Nạc, NMS
20:42 13/05/2012
VATICAN CITY – việc truyền bá Tin Mừng của con người vẫn là đối tượng trước sự hành hạ, ngược đãi mặc dù ho mang đến một thông điệp hòa bình và hy vọng cho một thế giới được đánh dấu bởi sự khủng hoảng, lo âu và ngược đãi, ĐTC Benedict nói.

“Tuy nhiên, những vấn đề và thực tế bi thảm của sự hành hạ, Giáo Hội không mất đi sự can đảm, vẫn mãi trung thành với sự ủy thác của Chúa,” biết rằng nhân chứng và những người tử vì đạo luôn đông đảo và không thể thiếu cho việc giảng đạo, Ngài nói.

Đức Thánh Cha đã nói vào ngày 11 tháng Năm với những viên chức thuộc những Hội đoàn Ngoại giao Sứ bộ Truyền giáo Giáo Hoàng họp tại Rome.

“Các bạn thân mến, các bạn biết rõ rằng việc rao giảng Tin Mừng thường đem đến sự khó khăn và đau khổ,” ngài nói với cử tọa của mình.

Gần đây, nhiều vấn đề thế giới đang phải đối mặt kinh tế, văn hóa và thay đổi chính trị và “thường người ta cảm thấy cô đơn, lâm vào nạn nhân trước nỗi thống khổ tinh thần và tuyệt vọng,” Ngài nói.

Trong khung cảnh này, những người rao giảng Tin Mừng, “cho dù họ là những sứ giả của hy vọng và hòa bình đi chăng nữa, họp vẫn bị ngược đãi, hành hạ giống như thầy và Chúa của mình,” Chúa Giê-su Ki-tô, ngài nói.

Mặc dù những thử thách và nguy cơ hành hạ, ngược đãi, “thông điệp của Đức Ki-tô không bao giờ nhượng bộ trước lý luận những sự kiện của thế giới này, bởi vì đó là sấm truyền và giải phóng, đó là hạt giống của một nhân loại mới mọc lên, và duy nhất vào những giờ phút cuối cùng chắc chắn nó sẽ đến với tràn đầy hoa trái,” Đức Thánh cha nói.

Ngài nói nhiệm vụ truyền giáo luôn cấp bách, tuy nhiên, những ép buộc thời gian gần đây Giáo Hội tiến về phía trước “với một tốc độ thậm chí nhanh hơn” để người ta có thể nhận biết chân lý Đức Ki-tô, thấy được sự cứu thoát và phát triển trong công lý và hòa bình.

Những Ki-tô hữu, cũng vậy, cần lắng nghe Lời Chúa lại một lần nữa để được đón mời trước sự biến đổi, Ngài nói thêm.

Đức Thánh Cha đã khen ngợi và cổ vũ những khả năng công việc mới của những Hội đoản Ngoại giao Sứ bộ Truyền giáo Giáo hoàng và Giáo đoàn Truyền giáo các Dân tộc đã trù tính để hỗ trợ Năm Đức Tin gần đến: Lần hạt Truyền giáo Thế giới, được Tổng Giám mục Fulton Sheen sáng lập vào năm 1951, và được các hội đoàn truyền giáo tái lập. Tràng hạt được làm bằng những hạt màu vàng, đỏ, trắng, xanh và xanh lá cây – giúp người ta cầu nguyện cho những vùng truyền giáo khác nhau trên thế giới và năm lãnh vực truyền giáo: đối thoại liên khu, nghi thức phụng vụ, đoàn kết, chứng tá và rao giàng.
 
Top Stories
Marchers in Rome protest Italy's allowing abortion
AP
10:36 13/05/2012
ROME (AP May 13, 2012) — A few thousand people opposed to Italy's 1978 law allowing abortion have marched through the Italian capital in a protest drawing people from around the world, including Americans and Poles.

Nuns, priests and lay people marched in Rome Sunday from the Colosseum to Castel Sant'Angelo, a landmark near the Vatican.

In Italy, abortion on demand is legal through to the end of the third month of pregnancy.

After a long battle between secular forces and the church, voters upheld the law in a 1981 referendum. There is no major momentum now to rescind the law.

Some in the Mother's Day march pushed babies in strollers. One American participant, the Rev. Dominick Holtz, from St. Louis, Missouri, said the march united people from around the world against legalized abortion.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
ĐC Giuse Nguyễn Năng thăm đồng hương Phát Diệm Nam Cali cuối tuần này
William Quế Nguyễn
19:10 13/05/2012
Dâng lễ tại cộng đoàn Saint Anne thuộc TGP Los Angeles

Xem hình ảnh

Chiều ngày 10/5 anh Kỷ và thân nhân đón Đức Cha Giuse Nguyễn Năng về thăm Cộng đoàn Saint Anne và dâng thánh lễ cho giáo dân Việt Nam tại đây.

Cộng đoàn Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng đã gắn bó với nhau nhiều năm tháng và được Cha chính xứ rất thương yêu.

Sau thánh lễ có tiệc mừng Đức Cha Giuse trong tình thân ấm cúng và chan hòa sự trìu mến khi anh chị em giáo dân ở đây có lẽ lần đầu tiên được một vị giám mục Việt Nam tới thăm viếng.

Thăm viếng xã giao giám mục phụ tá TGP Los Angeles:

Xem hình ảnh thăm GM Solis

Sáng ngày 11/5 Đức Cha Phát Diệm đến thăm Giám mục phụ tá Los Angeles Oscar Solis tại văn phòng giám mục ở Lakewook, thuộc TGP Los Angles. Cùng tháp tùng ĐC Giuse có cha Trần Công Nghị gốc Phát Diệm và hai linh mục Phát Diệm đang du học tại Hoa Kỳ là Cha Mai văn Vọng và Cha Trần Quang Đức. Mục đích cuộc gặp gỡ là đễ ĐC Phát Diệm có dịp cám ơn GM Solis vì từ mấy năm qua ngài đã giúp đỡ Cha Đức cư ngụ trong tổng giáo phận để theo đuổi việc học vấn, đồng thời cũng là dịp để các vị trình bầy và trao đổi việc mục vụ của các Ngài.

Giáo phận Phát Diệm hiện nay có chừng trên 160.000 giáo dân, 77 giáo xứ, 73 linh mục, và số đông nữ tu và số giáo lý viên. Tuy là giáo phận lâu đời có trên 100 năm và là giáo phận hân hạnh có vị giám mục tiên khởi là người Việt Nam, nhưng về kinh tế thì giáo phận Phát Diệm rất nghèo đa số làm nghề nông và đường xá giáo thông khó khăn nên khó phát triển. Tuy nhiên Phát diệm có nhiều thắng tích đẹp và di tích lịch sử như nhà thờ đá Phát Diệm, đền Hoa Lư, v.v…

Đức Cha Solis cũng cho biết qua về TGP Los Angeles là giáo phận lớn nhất Hoa Kỳ với dân số trên 12 triệu người và số người Công giáo là trên 5 triệu người. Riêng Miền San Pedro nơi Đức Cha Solis phụ trách có tới trên 70 giáo xứ và với chừng 1 triệu người Công giáo, công việc mục vụ rất đa diện và nhất là mục vụ cho người di dân đa ngôn ngữ, đa chủng tộc và nhất là mục vụ giáo dục các trường trung tiểu học… Đức Cha Solis ngỏ lời mời Đức Cha Giuse bất cứ khi nào ngài có giờ muốn đi nghỉ xin mời đến Tòa Giám Mục của Ngài hoặc ra chỗ xứ Cha Nghị để nghỉ, nơi mà Đức Cha Solis nhấn mạnh “chỗ của Father John ở đó là thiên đàng”.

Thánh lễ cho đồng hương Phát Diệm tại Cộng đoàn Tam Biên:

Xem hình ảnh thánh lễ tại Tam Biên

Chiều ngày 11/5 Đức Cha Giuse dâng thánh lễ cho giáo dân đồng hương gốc Phát Diệm và thân hữu tại nhà thờ St Callistus (Tam Biên), nơi cha Nguyễn văn Tuyên làm chính xứ. Cùng đồng tế có Cha Hiền, chánh văn phòng của ĐC Phát Diệm, Cha Vọng, Cha Đức, Cha Nghị, Cha Tuyên, Cha và một số các cha khách từ Việt Nam đang thăm viếng nơi đây.

Trong bài giảng Đức Cha Giuse nhấn mạnh đến ý nghĩa của tình huynh đệ yêu thương và mối giây liên kết giữa các người con cái cùng giòng giống Việt Nam, tình đồng hương, sự ân cần quan tâm, và các sự trợ giúp tinh thần vật chất mà các người con cái Việt Nam nói chung, đặc biệt các người gốc Phát Diệm, vẫn nhớ tới quê nhà. Đức Cha cũng lưu ý tới ý nghĩa của thái độ mở rộng lòng mà chấp nhận đón tiếp những người khác với mình vào trong đoàn con của Chúa. Sách Tông đồ Công Vụ hôm nay cho thấy công đồng đầu tiên của Giáo hội đã mở ra hường đi mới là đón tiếp người ngoại nhập đoàn Giáo hội mà không bắt họ phải theo “tập quán” cắt bì của người Do thái. Đây là bước ngoặt quan trọng vì nếu không có viễn kiến và quyết định to lớn này, ngày nay cũng sẽ không có chúng ta ngồi tại đây trong đại gia đình Thiên Chúa.

Tiệc mừng Đức Cha Phát Diệm tại nhà hàng Furiwa:

Xem hình ảnh Tiệc mừng ở Furiwa

Sau thánh lễ anh chị em đồng hương đã tới nhà hàng Furima dự tiệc mừng Đức Cha Phát Diệm do Họi Truyền thống Phát diệm, đồng hương Phát diệm, Phúc nhạc và các nhóm liên hệ cùn g tổ chức mừng Đức Cha. Có thể nói đây là lần đầu tiên sau bao nhiêu năm những người con Phát Diệm mới chính thức có dịp “cha-con” tay bắt mặt mừng.

Sự hiện diện của Đức cha làm phấn khởi và tạo tình hiệp thông những người con xa nhà hân hoan họp nhau, hàn huyên, chia sẻ tâm tình và góp phần tích cực của mình cho công việc truyền giáo tại giáo phận quê nhà.

Nhờ tài khéo léo tổ chức và điều khiển đêm liên hoan của Cha Nguyễn văn Tuyên tạo ra bầu khí âm cúng, nhiều người xa lạ bỗng nhiên trở thành thân thiết như đã quen từ lâu. Nhiều người đã dâng cúng những số tiền lớn để tặng giáo phận cho việc loan báo tin mừng và công tác tông đồ của giáo phận. Buổi đấu giá 4 thánh tượng bằng gỗ cũng tạo cơ hội để một số gia đình có chút quà thực tế và trạng trọng ghi mãi trong tâm hồn.

Ban nhạc giúp vui rất nhiệt tâm và qúi mến, đặc biệt có nữ ca sĩ Lệ Hằng với những bài thánh ca bất hủ qua tiếng hát truyền cảm ru lòng người vào tình quê hương và nâng tâm hồn lên cõi linh thiêng.

Thăm dự án Nhà Hưu Đưỡng của một số các linh mục gốc Phát Diệm ở Hoa Kỳ

Xem hình ảnh nhà hưu dưỡng linh mục

Sau trưa, Cha Trần Công Nghị đã tiếp đón Đức cha Giuse và Cha Đức tới thăm ngôi nhà trong thành phố Garden Grove, ngôi nhà trong dự tính sẽ được dành làm nơi Hưu Dưỡng cho một số các linh mục gốc Phát Diệm đã và đang khởi công xây dựng. Trong số các linh mục đã đóng góp cho sự hình thành ngôi nhà này gồm có Đức ông Nguyễn văn Phương, Cha Nguyễn văn Tuệ, Cha Trần công Nghị và mốt số các Cha gốc Phát diệm khác đang tham gia. Mục tiêu hoàn thành xong dự án này dự trù từ 3 tới 5 năm và sẽ do các linh mục và giáo dân gốc Phát Diệm và thân hữu góp sức trong tương lai.

Một khi dự án này hoàn thành sẽ là nơi hưu dưỡng cho các linh mục và cũng là chỗ vãng lai cho một số các linh mục Phát diệm. Dự án này còn trong vòng hoạch định và chưa công khai. Chương trình chi tiết sẽ được công bố khi thời điểm thích hợp sau để mọi người có cơ hội tích cực góp phần vào công tác hữu ích này.

Thánh lễ tại cộng đoàn thánh Phêrô giáo xứ Saint Pius X tại TGP Los Angeles

Xem hình ảnh thánh lễ tại CĐ thánh Phêrô

Ban chiều vào lúc 6:30 Đức cha Giuse cùng với một số các linh mục đến dâng lễ tại cộng đoàn thánh Phêrô thuộc giáo xứ Saint Pius X nơi Cha Trần Quang Đức đang làm phụ tá giáo xứ này và giúp cho cộng đoàn Việt Nam. Ngoài cộng đoàn giáo xứ sở tại tham gia tích cực còn có sự hiện diện của một số các đồng hương Phát diệm đến từ các nơi khác,và một số thành viên các hội đoàn như Cursillo, các cựu tu sinh Phát diệm.

Trong bài giảng Đức Cha Giuse đã nói về tình yêu thương được biểu lộ qua sự gắn bó của cộng đoàn thánh Phêrô mà ngài cảm thấy được. Tình yêu thương đích thực là bắt nguồn từ Thiên Chúa. Ngài trích dẫn gương sáng và lời đức cố giáo hoàng Gioan Phaolo II, cũng như lời dậy của chính Chúa Giêsu trong Phúc âm hôm nay.

Đức Cha cũng nhận định rằng sống trong xã hội ngày hôm nay, ai cũng muốn đi tìm hạnh phúc, nhưng tiền tài và những thứ khác không thể làm cho con người hạnh phúc thật. Xã hội tục hóa hôm nay là mnột thách đố lớn cho chủng ta. Chỉ có tình yêu chân chính mới mang lại hạnh phúc thật.

Hôm nay cũng là ngày lễ Mother’s Day, lễ mừng các Bà Mẹ, tình yêu của người mẹ phản ánh phần nào tình yêu trong sáng và vị tha nơi chính tình yêu của Chúa. Đức cha Giuse cầu chúc cho các Bà Mẹ được chu toàn sứ mạng của mình và chúc mừng vai trò người Mẹ trong gia đình.

Sau thánh lễ cộng đoàn tổ chức tiệc mừng trong bầu khí ấm cúng thân thương. Những mục văn nghệ cây nhà lá vườn nói lên sự cố gắng và tâm tình thắm thiết của cộng đoàn dước sự hướng dẫn của vị tuyên úy tận tụy và hy sinh.

Đức Cha Giuse tặng mỗi gia đình một CD những bài thánh ca đặc biệt “Phát Riệm” như lời đức cha diễn tả một cách vui tươi, các gia đình hân hoan đến chụp hình lưu niệm với Đức Cha.
 
Những Buổi Tĩnh Tâm Và Thuyết Giảng Tại Đền Thánh Mẹ La Vang Las Vegas
Phan Văn Sỹ
07:39 13/05/2012
Những Buổi Tĩnh Tâm Và Thuyết Giảng Tại Đền Thánh Mẹ La Vang Las Vegas: “ Lãnh Đạo và phục vụ Chúa với tinh thần Phục Sinh


Để chuẩn bị cho Hội Đồng Mục Vụ Cộng Đòan Mẹ La Vang Las Vegas niên khóa 2012 – 2015 với Tân Đại Diện JB. Trần Xuân Huân vừa được đắc cử do giáo dân tín nhiệm, và anh hy sinh nhận nhiệm vụ vào Chủ Nhật 22 – 4 – 2012 trong khi 4 người khác cùng được giáo dân đề cử đều đã xin rút lui. Cha Giám Đốc Giuse Đồng Minh Quang đã chu đáo mời cha Dominico Nguyễn Đông Hùng Tiến sĩ Mục Vụ, về giảng thuyết và tĩnh tâm cho Cộng Đòan trong hai ngày Thứ Sáu 20-4-2012 và Thứ Bảy 21-4-2012 qua đề tài: “ Lãnh Đạo và Phục Vụ Chúa với tinh thần Phục Sinh”.

Đúng 7:00 PM. Ngày Thứ Sáu 20-4-2012 với sự chào mừng và giới thiệu của cha Giám Đốc Đền Thánh, cha Dominico Nguyễn Đông Hùng đã thật nhã nhặn và khiêm tốn trong cử chỉ vui vẻ để nhận trách nhiệm hướng dẫn, tĩnh tâm theo đề tài trên cho giáo dân Cộng Đòan Mẹ La Vang trong hai ngày Thứ Sáu và Thứ Bảy.

Mở đầu buổi thuyết giảng, mọi người được cha Hùng mời đứng lên để cùng hát bài: “ Thần Khí Chúa “ xin Chúa Thánh Linh đánh động tâm hồn mỗi người hầu chuẩn bị bước vào buổi tĩnh tâm cho được nhiều ơn Chúa soi dẫn. Những lời ca réo rắt, lôi cuốn mọi người hòa nhập vào cuộc sống tông đồ phục vụ như: “ Thần khí Chúa đã sai tôi đi …sai tôi đi loan báo Tin Mừng …Sai tôi đến với người âu sầu…Thần Khí Chúa đã Thánh Hiến tôi…”.

Sau bài :” Thần Khí Chúa “, cha Hùng mời mọi người tiếp tục đứng để vừa hát vừa diễn tả câu hát cầu nguyện tuyệt vời:” OH ADORAMUS TE DOMME “, cha giải thích: Lời hát và cử điệu ngụ ý ; Mọi người cầu nguyện với tất cả tâm hồn: Con xin ôm hết tất cả bầu trời, cả nhân lọai vào tâm hồn con; bằng tâm hồn và vòng tay theo dáng dấp hát ôm ấp cầu nguyện.Tiếng hát đồng thanh từ từ lớn đến nhỏ, và nhỏ chỉ còn có tiếng âm nhè nhẹ trong miệng; qua các thế đứng, ngồi, quì… thật sốt sáng, thật lắng đọng với cả tâm hồn. Lời hát cầu nguyện vừa dứt, một khỏang không gian êm tịnh, ngài hướng dẫn ít phút hít thở để điều tức, mọi người ngồi xuống và cha Hùng vui vẻ đi vào đề tài:

I- Đề Tài ngày Thứ Sáu 20-4-2012: Phục vụ là một lối sống, một ơn gọi hay là một nghề nghiệp ? Để đánh động mọi người, ngài đã cùng Cộng Đòan hướng lên Chúa để có một phút hồi tâm hầu cám ơn Chúa vì chính Chúa đã ban cho chúng con có mắt để thấy mà nhiều người không có, cám ơn Chúa đã ban cho chúng con có tai để nghe, có miệng để thưởng thức món ăn ngon, vật lạ, có mũi để ngửi những hương vị thơm lành. Xin cho chúng con biết chia sẻ những gì chúng con có với anh chị em chúng con thiếu thốn. Xin cho chúng con biết luôn cảm tạ, đội ơn Chúa về những gì chúng con đã lãnh nhận và làm chủ. Xin Chúa hãy nhận lấy sự tự do, trí khôn của chúng con, chúng con xin dâng cho Chúa để xin Chúa hướng dẫn lòng trí chúng con, hầu chúng con luôn biết mở miệng dâng lời tạ ơn Chúa và chia sẻ với anh chị em chúng con.

Qua đề tài :” Phục Vụ là một ơn gọi “, ngài đã dẫn chứng mọi công việc chúng ta làm nếu không phát xuất từ tình yêu Chúa, không có Chúa trong trái tim, hay trong công việc, không có tình yêu thương thì phục vụ sẽ nhàm chán và dễ nẩy sinh những đố kỵ, nghen nghét, chê bai tị hiềm, bè phái hoặc biến thành :” Dê tế thần “. Trong các việc làm tưởng là hợp ý Chúa đã có pha nhiều ý riêng, vâng phục ý Chúa thì phải bỏ ý riêng. Đề tài thêm phần súc tích và gần gũi với Lời Chúa, cha Hùng mời mọi người đứng lên để nghe đọan Tin Mừng về người Sa-Ma-ri nhân lành ( Lc:10,29-37). Sau đọan Tin Mừng mọi người ngồi xuống và ngài nói tiếp, bốn nhân vật: Thầy Tư Tế, Thầy Lê-vi, Người Sa-Ma-ri và nạn nhân, kết cấu của câu chuyện được tóm gọn trong ba chữ : Chạnh lòng thương, chúng ta hãy đặt mình trong khung cảnh éo le của người bị nạn, để sẵn lòng cởi mở giúp đỡ họ, vì vậy phục vụ là một ơn gọi , được Chúa thương, tình thương chan hòa ví như một người mẹ nâng niu, trân quí với bào thai của mình, vỗ về, tẩm bổ, mang nặng 9 tháng 10 ngày rồi cho đứa trẻ vào đời trong cơn đau vật vã, rồi người mẹ tiếp tục đi với con hằng ngày bằng tình thương yêu nối dài đến với từng đứa con cho đến khi chúng đến tuổi thành niên, vẫn còn dõi theo ! Là người trần gian còn biết như vậy, huống chi Thiên Chúa là người Cha nhân lành gấp vạn lần con người trần. Xin cho chúng con mở lòng để nếm trải được tình thương của Chúa. Con là ai ? Con là gì ? Mà Chúa thương con nhiều như vậy ? Lạy Chúa, xin thương ban cho con ơn được gặp Chúa, con rất bất xứng nhưng con tin Chúa giầu lòng thương xót. Con xin hòan tòan phó thác trong tay Chúa.

Cha Hùng kết luận qua nghe đọan Tin Mừng người Sa-Ma-ri nhân hậu, chúng ta xác định vai trò của mình trong bốn nhân vật. Có lúc chính chúng ta cũng bị đánh nhừ tử vì tội lỗi, vì bất tòan, vì dại dột hay vì có nhiều quyết định bồng bột ? hồ đồ ? Vì vậy trở lại phục vụ là một ơn gọi, muốn sống trong ơn gọi, mỗi người chúng ta phải dựa vào bốn yếu tố:

1- Mỗi người là một món quà từ Chúa trao ban.

2- Thiên Chúa hiện diện trong từng món quà, tác động chúng ta, giúp chúng ta.

3- Mời gọi chúng ta cùng với Thiên Chúa hãy làm biến đổi thế giới ngày một tốt hơn, nếu không làm tốt hơn thì đừng bao giờ làm xấu thêm.

4- Chính Chúa Giêsu Kitô là món quà quí giá của chúng ta.

Ngoài bốn yếu tố căn bản của ơn gọi phục vụ, còn đòi hỏi chúng ta phải nhận rõ nguyên lý, nền tảng và mục tiêu của ơn gọi phục vụ như sau:

a- Nền Tảng: Chúng ta được dựng nên từ sự tốt lành của Thiên Chúa.

b- Mục Tiêu: Mọi loài khác được Thiên Chúa dựng nên; mọi sự, mọi loài đều là phương tiện như: Thú vật, cây cỏ, gỗ đá, sông ngòi, xe cộ, nhà cửa, tiền bạc, danh vọng, sức khỏe, gia đình, ăn uống… ngài đưa một câu chuyện thí dụ : Một chị kia làm nghề nail, muốn tỏ cho mọi người biết mình là người giầu có, có tiền của, nên mua một chiếc xe BMW lái đi chơi, đi làm. Nhưng muốn mua được chiếc xe ấy, chị phải tằn tiện, dành dụm bằng cách ăn mì gói dài dài. Sau một thời gian chịu đựng quá lâu, chị ngã bệnh, bị cancer ở thời kỳ cuối . Cha Hùng kết luận Xe BMW là một phương tiện phục vụ cho đời sống của con người, chứ con người không phục vụ cho cái xe mà hy sinh sức khỏe cho phương tiện ! Chúng ta phải biết gạt bỏ phương tiện khi nó làm bận bịu đến chúng ta. Chúng ta phải có lòng bình tâm, không mơ ước, luôn kết hiệp ý của chúng ta với ý của Thiên Chúa. Ước muốn và lựa chọn cái gì đẹp lòng Chúa nhất.

Kết thúc một tiếng thuyết giảng, cha Hùng mời mọi người cùng đứng để cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa thường đến với chúng con qua hình thức như một người hành khất, Chúa luôn cần ở chúng con trong tầm tay như 5 chiếc bánh và 2 con cá (MT: 14,17-18) của một em bé đơn sơ sẵn sàng hiến dâng để biến thành lương thực nuôi trên 5 ngàn người ăn. Chúa cần chúng con như một phương tiện để từ chúng con đi đến mọi người. Ước gì chúng con nhìn tha nhân với ánh mắt của Chúa. Chúng con xin dâng lời cầu nguyện thiết tha và sự phó thác triệt để vào lòng thương xót của Chúa.

Đến đây, cha Hùng lấy thí dụ điển hình: Chúa luôn trao ban cho chúng ta một món quà, như cha Giám Đốc Giuse Đồng Minh Quang là một món quà Chúa trao ban cho Cộng Đòan Mẹ La Vang. Tôi đến Cộng Đòan lần trước qua khóa Ephata, nay hơn một năm qua, tôi trở lại hôm nay và thấy quá nhiều đổi mới: Nhà thờ rộng rãi hơn, khang trang hơn, mọi người vui vẻ đòan kết hơn để cùng bên cha Sứ hăng say làm việc tông đồ và xây dựng Đền Thánh. Tôi ngẫm nghĩ lời cha Hùng nêu lên thật đúng, vì tôi là chứng nhân trong Cộng Đòan, cha Quang đúng thật là món quà Chúa gửi đến qua Mẹ La Vang chuyển cầu. Cha Sáng Lập Giuse Nguyễn đức Trọng trước khi nghỉ hưu, đã cố gắng tìm một linh mục có khả năng hầu về tiếp nối công việc đang tiến triển của ngài. Cả một năm đắn đo, chọn lựa. Ngài thường ao ước và nói nếu được cha Quang về thì tuyệt vời ! Nhưng khi Đức cha Joseph A Pepe Las Vegas xin qua Đức Cha Allen Vigneron Địa Phận Oakland, nhưng ngài không thuận vì cha Quang vừa hòan tất một công trình vĩ đại, xây xong một Thánh Đường trị giá mấy triệu Mỹ Kim ! cha Trọng đành mời cha Paul Trần Trung Dung thuộc dòng Đa Minh, nhà dòng tại Canada, ngài hiện giúp giáo xứ ở Arizona qua giúp Đền Thánh La Vang. Nhưng đã gọi là món quà do lòng ao ước của cha Trọng và lời Mẹ La Vang chuyển cầu, cuối cùng cha Quang lại được về như một phép lạ, cha Dung từ chối vì sợ lo không xuể, Đức cha cũ tại Oakland đổi đi, Đức Cha mới Joseph Salvator Cordileone về, lại thuận cho cha Quang đi giúp Đền Thánh Mẹ La Vang 3 năm. Âu cũng đúng như lời cha Hùng : Cha Quang là món quà Chúa gửi đến cho Cộng Đòan. Là một món quà, chúng ta phải biết trân quí và trang trọng giữ gìn với món quà Chúa đã gửi đến qua sự lựa chọn chuyển cầu của Mẹ La Vang và sự ao ước của cha Sáng Lập.

Trở lại đề tài Phục vụ là một ơn gọi, đã là một ơn gọi, thì phải biết luôn canh tân, đổi mới, bằng tâm tình, hành động. Chúa luôn kêu mời chúng ta: Chúng con không sống ở trên trời, chúng con đang sống ở giữa thế gian, ở giữa thế gian thì dễ bị giằng co giữa thiện và ác. Và đôi khi chúng ta phải từ bỏ nhiều cái sở thích, từ bỏ nào cũng gây nhức nhối. Cha Hùng đưa ra hình ảnh người phụ nữ ngọai tình trong Phúc Âm. Chúa nói: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi “ ( Ga.8:1-11). Cha nhắc lại: Phục vụ là ơn gọi nên phải tránh cảnh :” Dê tế thần “. Đưa một người ra thay thế chịu chết cho mọi người như kiểu tế sống người của dân tộc Mêxicô khi xưa, Đức Mẹ Gualalupê đã hiện ra để cứu sống cả triệu dân tộc này vào năm 1531.

Ngài nhấn mạnh khuynh hướng này xẩy ra thường luôn trong não trạng con người và ngay trong Cộng Đòan, trong gia đình, trong tập thể. Vì thế hãy quan tâm tới nhau, lẫn nhau, cùng nhau làm việc thiện giúp người khác. Não trạng “ Dê tế thần “ rất phổ biến ngày hôm nay, nếu ta không sống ơn gọi phụng vụ, không sống trong ơn gọi của Chúa. Trước mọi sự kiện hãy bình tĩnh, xin ơn Chúa soi sáng, giúp sức, chỉ đạo. Trong thẩm sâu tâm hồn con người ai cũng có lòng khao khát làm đúng “ Nhân chi sơ tính bản thiện “, vì vậy hãy nắm lấy Chúa, siêng năng cầu nguyện xin ơn Chúa soi sáng giúp sức rồi suy nghĩ, cầu nguyện, bàn hỏi người có trách nhiệm thì phục vụ mới có kết quả. Lạy Chúa xin cho chúng con có trái tim biết cảm, biết yêu như Chúa, biết phó thác vào Chúa. Cây tốt sinh trái tốt, Xin Chúa cho chúng con biết chạnh lòng thương như người Sa-Ma-ri nhân lành.

Trong phần đặt câu hỏi, chị Lê Tuyết Mai nêu lên câu hỏi: Thưa cha làm thế nào để biết ý Chúa ? Ý mình ? trong công việc phụng vụ Chúa và anh chị em ?

Cha Hùng : Ý Chúa nằm trong lương tâm của mỗi người. trong bổn phận của mỗi người. Xem quả biết cây. Người xưa nói :” Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ “. Vì thế nhìn hành động, qua lối sống có được bình an không ? hay rối bời ? tất cả đều là dấu chỉ từ Chúa mà đến.

II- Buổi tĩnh tâm ngày Thứ Bảy 21-4-2012 : Mở đầu buổi tĩnh tâm, mọi người cùng đứng lên hiệp với cha Giám Đốc Đền Thánh và cha Hùng hát bài : Gặp gỡ Đức Kitô của nhạc sĩ Tiến Lộc. Trong bài hát này nhấn mạnh đến sự cần thiết là mọi người phải đến với Chúa và nhờ Chúa làm thay đổi đời sống và tâm hồn mỗi người:

“ Gặp gỡ Đức Kitô, biến đổi cuộc đời mình,

“ Gặp gỡ đức Kitô, đón nhận ơn tái sinh,

“ Gặp gỡ Đức Kitô, nẩy sinh tình đệ huynh,

“ Gặp gỡ đức Kitô, chân thành mình gặp mình…

Sau đó cùng cha Hùng, mọi người chân thành đứng, ngồi, quỳ hát với hết cả tâm hồn trong tâm tình cầu nguyện xin Thánh Thần xuống ơn trong buổi Tĩnh Tâm ngày thứ hai gặt hái nhiều ơn phúc của đề tài sắp được truyền đạt:

“ Giêsu ! Giêsu !

Này muôn dân nước tung hô,

Bái gối tôn thờ,

Chúa Trời Ngôi Hai.

Qua bài hát, qua phút cầu nguyện, tập thể dục Thánh, cả một bầu khí hiệp nhất với Thiên Chúa, mọi người ngồi im lặng. Cha Hùng vui tươi dí dỏm vào đề tài thứ hai: Phụng Vụ là Dịch Vụ hay Sứ Vụ ? Mọi người được mời cùng nghe lại đoạn Tin Mừng người Sa-Ma-Ri nhân hậu ( Lc: 10,29-37 ).

a- Dịch Vụ : Có tốt, có xấu, nhưng xấu nhiều hơn vì tính cách cạnh tranh nghề nghiệp, có bất hòa, nửa Chúa nửa đời! dễ lọt vào ổ phục kích của Ma-Quỷ, có lợi lộc, có lương tiền.

b- Sứ Vụ : Việc làm của Chúa, có cái tâm, cảm thấy cái đau của người khác, lo cho các linh hồn và nước của Thiên Chúa, làm theo ý Chúa muốn, với lòng ao ước, cầu nguyện và tùy theo nhu cầu của “ Cung Cầu “ và hòan cảnh. Có nhu cầu mới dùng, có khao khát, ước mong mới được chiếu cố. Ở Sứ Vụ công việc không ôm đồm từ đầu đến cuối.Việc làm phải có thời gian, làm việc vì tập thể và nhiều người cùng nhau làm. Một người làm không thành công “ Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao “. Chúng ta cứ gieo, sẽ có người tưới, người gặt, và Chúa sẽ làm cho lớn lên. Người gieo, người tưới, người gặt… tuy việc làm không nhìn thấy kết quả, nhưng chúng ta cứ làm cứ gieo, cứ trồng với tinh thần bình an đừng tự hỏi nó sẽ đi về đâu trong công việc của Chúa!

Trong việc nhà Chúa, chúng ta phải tự hỏi: Ta là người làm việc “ Are you worker or builder ?” hay là người xây dựng ? Chúng ta được mời gọi làm việc, không phải là người xây dựng. Vì thế, ta so sánh hai yếu tố:

a- dịch Vu : Tưng bừng khai trương rồi âm thầm đóng cửa, tự tôi làm, làm theo ý tôi thích, tôi nghĩ đúng là làm, độc tài, làm chủ tịch muôn đời !

b- Sứ Vụ : êm đềm thanh thản, bình an làm việc, không phí sức, đóng góp đến đâu hay đến đó trong tinh thần bình an. Tăng trưởng, lớn lên, tĩnh tâm, nghỉ ngơi, làm việc trong sự nhường nhịn.

Cha Hùng đưa ra vài thí dụ cụ thể như : Với Ca Đòan : Luyện giọng hát để với mục đích chúc tụng Chúa, sùng kính Mẹ La Vang. Ban Phụng Vụ : Làm việc phụng sự Chúa sao cho sốt sáng hơn, cung kính hơn, đi sâu vào ngành nghề hơn cho phụng vụ Chúa thật tươm tất, chu đáo để mọi người hướng lòng lên với Chúa, mời gọi mọi người đến với Chúa tình thương. Vậy Sứ Vụ : Được sai đi chứ không phải thích thì làm, không thích thì thôi, vì thế Sứ Vụ như việc Chúa lựa chọn 12 Tông Đồ để được sai đi, được đóng ấn làm việc Chúa. 12 Tông Đồ ví như vòng tròn nhỏ bên trong và 72 Môn Đệ ví như vòng tròn lớn bên ngòai. Vì vậy Môn Đệ là người đi theo, học hỏi, nên có thể đúng, có thể sai. Qua câu chuyện dụ ngôn trong Tin Mừng người Sa- Ma-Ri tốt lành; yếu tố chạnh lòng thương là yếu tố tốt lành, vì muốn làm Thánh phải biết làm người có nhân bản.

Để kết luận đề tài thứ hai ngày Thứ Bảy, cha Hùng đề nghị mỗi người nên tự suy nghĩ và dò xét lại cuộc sống của mình qua ý nghĩa của bảy điều xem lại cuộc sống từng người:

-Xin cho con biết ý Chúa.

-Xin cho con làm cho người ta biết Chúa.

-Con đã làm hay sẽ làm hay đang làm cho người ta biết Chúa là Cha nhân từ đầy lòng thương xót.

-Tu đức trong đời sống phục vụ: Kiên trì, nhích từng bước đến trọn lành.

-Con có tạ ơn Chúa mỗi ngày ?

-Con có bác ái, quảng đại, liên hệ xây dựng tình người với nhau?

-Con có cầu nguyện, xin cho con biết ý Chúa, xin Chúa thương, Chúa muốn con đáp lời Ngài ?

Để những điều nêu trên được linh họat, cha Hùng đã dẫn chứng qua câu chuyện Thánh Anphongsô, Thánh Inhaxiô và Mẹ Têrêsa calcuta:

Mê đời: Làm luật sư, cãi đâu thắng đó, nhưng Chúa để cho ngài thua một ca kiện thật tầm thường để Chúa mời gọi ngài đến với Chúa.

Say đạo: Bỏ việc làm luật sư lại quay qua nghiên cứu hạnh các thánh, cuộc đời Chúa Giêsu… ngài đã đi quá đà và trở thành cuồng tín. Chúa không muốn chúng ta cuồng tín.

Cuối cùng: Như thánh Inhaxiô 17 năm quay về săn lùng cho lý tưởng phụng vụ Chúa theo ý Chúa, Mẹ Têrêsa Calcuita, 48 năm dài săn lùng cho lý tưởng và cuối cùng các thánh đã ngộ ra: Chiến đấu cho lý tưởng, khắc khoải với lý tưởng. Không lạ gì chính Chúa Giêsu cũng đã than lên :” Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con “ ( MT: 27, 46-47 ). Lạy Chúa, xin cho chúng con cái chí khí, cái nhiệt huyết, cái đáp trả của chúng con qua lời mời gọi của Chúa với lòng quảng đại, hầu đạt được Thánh ý Chúa. Vậy khi chúng ta phục vụ, chúng ta an vui, bình an thì đó chính là món quà Chúa gửi đến cho chúng ta.Chúng ta hãy suy nghĩ Lời Chúa :” Ơn của Ta đủ cho chúng con” hay :” Đây là ngườiTa yêu dấu, Ta hài lòng về Người “ ( MT 11: 18 ).

Cộng Đòan Mẹ La Vang chúng con, đặc biệt anh chị em trong tân ban Hội đồng Mục Vụ chân thành tri ơn cha Giám Đốc Giuse Đồng Minh Quang đã chuẩn bị cho chúng con thật chu đáo trước khi mọi người nhận lãnh trách nhiệm :” Ơn gọi phục vụ “ để phụng vụ Chúa và Cộng Đòan Mẹ La Vang khi cha mời cha Dominicô Nguyễn Đông Hùng, tiến sĩ Mục Vụ về thuyết giảng đề tài : “ Lãnh Đạo và Phục Vụ Chúa với Tinh Thần Phục Sinh ” . Chúng con cũng xin chân thành cám ơn cha Hùng, ngài đã mang hết tâm huyết để trao dồi cho chúng con kiến thức :” Ơn Gọi Phục Vụ”. Phải nói trong hai ngày, cha Hùng đã hướng dẫn và mở cho chúng con một hướng đi đúng đắn, theo đường lối của Chúa theo Sứ Vụ, theo ơn gọi hay Món quà Chúa trao ban. Ngòai đời khi chúng con theo học các khóa về Lãnh đạo Chỉ Huy, họ dạy chúng con về Tam Giác Chỉ Huy gồm: Sư : Phải chứng tỏ mình đối với người dưới như một người thầy , Huynh: Phải đối đãi kẻ dưới như tình huynh đệ, và Chủ: Phải rộng rãi như một người chủ khi giao tiếp với kẻ dưới, làm việc và lãnh đạo.

Tuy nhiên qua hướng dẫn và chia sẻ của cha Hùng, chúng con đã vượt qua lý thuyết tầm thường của người đời, chúng con hiểu sa hơn, tiến cao hơn từ Dịch Vụ để tiến lên Sứ Vụ cao vời và tuyệt vời. Chúng con nghĩ Tam Giác Chỉ Huy theo bài cha giảng là: (1) Phục Vụ là một ơn gọi qua Sứ Vụ trao ban. (2) Nhìn tha nhân bằng ánh mắt của Chúa , tránh việc làm “ Dê Tế Thần”. (3) : Hãy quan tâm tới nhau, lẫn nhau , cùng nhau trong Chúa với Chúa, không độc tài, không ôm từ đầu tới cuối. Xin cám ơn cha Hùng, ngài quả là món quà quí giá cho chúng con do Chúa gửi đến cho Cộng Đòan Mẹ La Vang và nhất là cho Tân Hội Đồng Mục Vụ niên khóa 2012 – 2015. Trong lời cám ơn cuối buổi thuyết giảng, cha Giám Đốc cũng có nhã ý mời cha Hùng trở lại với Cộng Đòan trong Mùa Chay năm 2013. Anh Tân Đại Diện JB. Trần Xuân Huân cũng nói lên lời biết ơn cha và cám ơn những hướng dẫn quí báu của cha cho Cộng Đòan nói chung và Tân Hội Đồng Mục Vụ nói riêng, anh nói những lời hướng dẫn của cha như những hành trang quí giá cho chúng con trên bước đường phụng vụ tông đồ sắp đến./.

Cha Giám Đốc Giuse Đồng Miinh Quang và cha Dominicô Nguyễn Đông Hùng đang chuẩn bị cho buổi thuyết giảng tại Đền Thánh Mẹ La Vang Las Vegas chiều Thứ Sáu 20-4-2012.

Mùa Phục Sinh, tháng 4 / 2012

Phan Văn Sỹ
 
Giáo Xứ Trung Song -ĐP Vinh- Đón Cha Tân Quản Nhiệm
Trần Trung
07:56 13/05/2012
Giáo Xứ Trung Song Đón Cha Tân Quản Nhiệm

Sáng ngày 10.5.2012 cộng đoàn giáo xứ Trung Song, giáo phận Vinh đã long trọng đón mừng linh mục quản nhiệm mới Antôn Hồ Hữu Thông. Cha Antôn là một linh mục trẻ thuộc dòng Đa Minh. Ngài là người con của giáo xứ Thanh Dạ, một giáo xứ có số tín hữu đông nhất giáo phận Vinh.

Đức giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Cha đại diện giám tỉnh dòng Đaminh , đông đảo quý Cha trong và ngoài giáo hạt Đông Tháp, quý tu sỹ và đông đảo quý khách xa gần đã về hiệp dâng thánh lễ tạ ơn cùng với cộng đoàn giáo xứ Trung Song trong ngày trọng đại này.

Trong bài chia sẻ tại thánh lễ, Đức Giám Mục Phaolô đã nhấn mạnh đến vai trò và sứ vụ của những vị mục tử mà Chúa đặt lên để chăm sóc dân Chúa. Các mục tử có nghĩa vụ hướng dẫn dân Chúa sống theo lời Ngài và các giáo huấn của Giáo Hội. Bổn phận của các mục tử và người tín hữu là phải rao giảng Tin Mừng Phục Sinh cho hết mọi người theo ơn gọi của mỗi người bằng đời sống chứng tá hằng ngày của mình.

Ngài cũng không quên gửi đến Cha Antôn cũng là người anh em cùng dòng với ngài những tâm tình bổ ích, với hy vọng Trung Song là một điểm hẹn cho những bước chân truyền giáo của anh em dòng Đaminh trên khắp miền bắc này. Muốn có được điều đó ngoài ơn phù trợ của Thiên Chúa thì còn có nỗ lực của Cha tân quản nhiệm của cộng đoàn tín hữu nơi đây

Sau những tháng ngày buồn thương mất mát vì sự ra đi đột ngột của cha già F.x Lê Viết Hùng, cộng đoàn giáo xứ Trung Song lại được sống trong niềm hân hoan khi được đón Cha quản nhiệm mới.

Được biết, đây là một giáo xứ non trẻ, nằm cạnh quốc lộ 1A thuộc huyện Diễn Châu, vừa được tách ra từ xứ mẹ Phú Linh. Hiện nay, Trung Song khoảng 2800 giáo dân.
 
Hội Đồng Comitium Sài Gòn II: Bầu Cử Tân Ban Quản Trị
An Duy
08:24 13/05/2012
Hội Đồng Comitium Sài Gòn II: Bầu Cử Tân Ban Quản Trị

Để bảo vệ sự hợp nhất, duy trì lý tưởng nguyên thủy, bảo tồn nguyên vẹn tinh thần, kỷ luật, thông lệ và phát triển Legio (TB/ SL.280). Lúc 14g00’ chiều ngày 12/05/2012, tại Hội trường giáo xứ Tân Sa Châu, TGP. Sài Gòn. Hội đồng Comitium Sài Gòn II là đơn vị trong hệ thống Legio Mariæ đã tổ chức buổi họp định kỳ trong tuần thứ hai của tháng nhằm vào Tháng Hoa kính Đức Mẹ. Về tham dự kỳ họp dịp này có 67 anh chị Legio là ủy viên của Hội đồng Comitium Sài Gòn II; Các Hội đồng Curiæ Phú Thọ I, Phú Thọ II, Phú Thọ III, Chí Hòa, Lộc Hòa, Tân Định, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Phú Nhuận và các Præsidia trực thuộc đã tề tựu đông đủ để bỏ phiếu bầu cử tân Ban Quản trị của Hội đồng Comitium Sài Gòn II, nhiệm kỳ 2012 - 2015.

Xem hình

Cùng tham dự kỳ họp bầu tân Ban Quản trị lần này có sự hiện diện của Cha Đa-minh Nguyễn Văn Trọng, phụ tá Nhà thờ giáo xứ Tân Sa Châu, Phó Linh Giám Hội đồng Comitium Sài Gòn II. Anh Gio-an La-san Vũ Đức Hiếu, Trưởng Hội đồng Senatus Việt Nam và anh Đa-minh Vũ Văn Khang, Thông tín viên của Ban thường trực Hội đồng Senatus Việt Nam.

Mở đầu phần khai mạc là giờ suy niệm và đọc kinh nguyện mầu nhiệm mùa Thương. Tiếp theo, anh Đa-minh M. Tạ Đình Nha, Trưởng Hội đồng Comitium Sài Gòn II mời gọi các anh chị Legio của Hội đồng cùng hiệp ý cầu nguyện trước khi diễn ra cuộc bầu cử tân Ban Quản trị Hội đồng Comitium Sài Gòn II:

“Lạy Chúa Giê-su, Chúa xuống thế gian mặc lấy thân phận con người ngoại trừ tội lỗi để mời gọi chúng con làm cành nho tháp nhập vào cây nho chính là thân mình Chúa Ki-tô. Và từ đó, mỗi người chúng con đón nhận được một ơn gọi khác nhau qua đời sống đức tin và cách đặc biệt trong phiên họp Hội đồng Comitium Sài Gòn II hôm nay. Chúng con, tất cả mọi người đang lắng nghe Lời của Chúa và tiếng gọi của Chúa, để mỗi người chúng con tiến bước lên theo phận vụ của chính mình. Chỉ còn trong khoảnh khắc rất ngắn ngủi, chúng con tiến hành bầu cử tân Ban Quản trị Hội đồng Comitium Sài Gòn II. Xin Chúa thánh hóa tất cả các ứng cử viên dù đắc cử hay chưa đắc cử trong nhiệm kỳ này cũng cảm nghiệm được tình thương của Chúa và ơn gọi riêng của mình. Xin Chúa soi sáng cho tất cả mỗi người chúng con là những cử tri biết nhận định các ứng cử viên của Chúa, để tân ban quản trị tân Ban Quản trị Hội đồng Comitium Sài Gòn II của chúng con đáp ứng đúng với nhu cầu tinh thần tông đồ Legio Mariæ, và những người Đại diện rất xứng đáng cho Hội đồng chúng con trong 3 năm tới”.

Kế đó, Cha Phó Linh Giám Hội đồng Comitium Sài Gòn II có đôi lời nhắc nhớ: “Trước hết, về phía những ủy viên ứng cử, chúng ta sắp đón nhận trách nhiệm với nhiều nỗi ưu tư và lo lắng là sẽ phải làm gì? Làm như thế nào? Có được bằng những anh chị tiền nhiệm? Làm sao để Legio đơn vị chúng ta được phát triển? Dĩ nhiên, chúng ta phải tin vào ơn của Chúa ban cho. Có lần tôi đi công tác dưới miệt Cà Mau đến với một giáo xứ nọ và thấy treo một bảng chữ mà tôi đọc được và nhớ mãi: “Chúa không chọn những người có khả năng, nhưng Ngài ban khả năng cho những người Ngài chọn”. Có thể, lúc này đây chúng ta cảm thấy rằng mình sẽ phải làm gì? Tuy nhiên, chúng ta hy vọng rằng với ơn của Chúa ban, mỗi người hãy kết hiệp với Chúa thì chúng ta hoàn thành tốt những nhiệm vụ đã được trao phó..

Về phần các ủy viên bầu cử sau khi đã cầu nguyện xin ơn Chúa soi sáng, hãy cố gắng lựa chọn những người thật xứng đáng làm nhiệm vụ mà Chúa trao ban và Hội đồng Comitium Sài Gòn II tín nhiệm và ủy thác những công việc sắp tới. Với lá phiếu của mình cầm trên tay, nó có giá trị hay không là chính mình phải đặt vào cái tâm của nó tất cả vì lòng kính mến Chúa và yêu mến hội đoàn của mình. Mong rằng, hết thảy chúng ta đều có lòng nhiệt thành, xin Chúa soi sáng và chúc phúc lành cho mọi việc chúng ta làm với tất cả tâm tình kính mến Chúa và yêu mến Hội thánh.”

Tiếp theo là lời nhắn nhủ của anh Trưởng Hội đồng Senatus Việt Nam: “Như chúng ta đã biết Legio Mariæ là một hội đoàn được Giáo hội phê chuẩn và chấp nhận cho hoạt động chính thức. Legio Mariæ tổ chức theo lối binh đoàn quân đội Rô-ma, tuy nhiên binh đoàn và vũ khí của người Legio Mariæ không thuộc về thế gian này. Đức Pi-ô XI đã nhận xét: “LEGIO MARIÆ, danh hiệu khéo chọn biết bao!”. Vua Napoléon xưa kia từng khẳng định rằng: “không có binh lính dở, chỉ có sĩ quan tồi”. Như Cha Phó Linh Giám và anh Trưởng Hội đồng Comitium Sài Gòn II đã nói, chúng ta phải rất cân nhắc và cầu xin Chúa soi sáng cho chúng ta trước khi tiến hành bầu cử. Chúng ta bầu chọn những người xứng đáng nhất như lòng Chúa ước mong để hướng dẫn cũng như phát triển Hội đồng Comitium của chúng ta trong nhiệm kỳ 3 năm tới với mục đích mở rộng lợi ích và phát triển cho Chúa, Nước Chúa và cho các linh hồn. Xin chúc cho buổi bầu cử của chúng ta thành công tốt đẹp.”

Tiếp theo, anh Trưởng Hội đồng Comitium Sài Gòn II tuyên bố mãn nhiệm, đồng thời dâng lời tạ ơn Chúa và ngỏ lời tri ân đặc biệt trong suốt 6 năm qua đến quý Cha Linh giám, quý anh chị thuộc các Curiæ và Præsidia trực thuộc, các ngài đã yêu thương, nâng đỡ, đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Hội đồng Comitium Sài Gòn II, từng bước phát triển. Anh đoan nguyện sẽ tiếp tục cộng tác với Ban Quản trị mới trong vai trò làm Thông Tín Viên của Legio Mariæ. Anh cũng không quên cầu chúc cho đoàn thể ngày càng thêm đoàn kết, yêu thương để vững mạnh đi lên..

Đến phần bầu cử, anh thay mặt Hội đồng Comitium Sài Gòn II giới thiệu Ban bầu cử gồm các anh chị: Gio-a-kim Trần Minh Xuân, (Trưởng) Đa-minh Vũ Viết Tuất (Phó), Giu-se Văn Đức Lộc (Ủy Viên), Ma-ri-a Nguyễn Thị Nhung (Ủy Viên).

Danh sách ứng cử viên nhiệm kỳ 2012 – 2015 gồm có:

Chức vụ Tên Thánh – Họ Tên Chức Vụ Đương Nhiệm Đơn Vị Giới Thiệu
Trưởng Gio-an Bt. Nguyễn Hữu Thịnh Phó HĐ. Comitium SG II BQT/HĐ.Comitium SG II
Trưởng Vinh Sơn Nguyễn Văn Mạnh Trưởng Curia Phú Thọ II BQT/ Curia Phú Thọ III
Trưởng Giu-se Hoàng Văn Tân Trưởng Curia Phú Thọ III BQT/ Curia Phú Thọ I
Phó Giu-se Phạm Công Chính Thư Ký HĐ.Comitium SG II BQT/HĐ.Comitium SG II
Phó Giu-se Trần Văn Minh Trưởng Curia Phú Nhuận BQT. Junior Chí Hòa
Phó Vinh Sơn Vũ Đình Ánh Trưởng Curia Junior Chí Hòa BQT/HĐ.Curia Phú Thọ III
Thư Ký Ma-ri-a Hoàng Thị Vân PT.Thư Ký HĐ.Comitium SG II BQT/HĐ.Comitium SG II
Thư Ký Phê-rô Bùi Đức Hoàng TTV / HĐ.Comitium SG II BQT/HĐ.Comitium SG II
Thủ Quỹ Ma-ri-a Nguyễn Thị Thanh Thủ Quỹ HĐ.Comitium SG II BQT/HĐ.Comitium SG II
Thủ Quỹ Tê-rê-sa Vũ Thị Tuyết TTV / HĐ.Comitium SG II Các đơn vị trực thuộc


Được biết, sau 3 tháng chuẩn bị và niêm yết danh sách các ứng cử viên (tháng 02/2012), và nhất là cầu nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần. Theo tinh thần Thủ Bản (TB/ ch. 28 SL.280 đ.11,12,13), quý anh chị Legio của Hội đồng bầu cử đã tín nhiệm và bầu chọn các anh chị: Gio-an Bt. Nguyễn Hữu Thịnh, Giu-se Phạm Công Chính, Ma-ri-a Hoàng Thị Vân vào Ban quản trị Hội đồng Comitium Sài Gòn III nhiệm kỳ mới 2012 – 2015.

Tân Ban Quản Trị Hội Đồng Comitium Sài Gòn II

STT Tên Thánh - Họ Tên Chức Vụ
1 Anh Gioan Bt. Nguyễn Hữu Thịnh Trưởng Comitium Sài Gòn II (54/65)
2 Anh Giuse Phạm Công Chính Phó Comitium Sài Gòn II (53/64)
3 Ma-ri-a Hoàng Thị Vân Thư ký Comitium Sài Gòn II (54/66)
4 Chị Maria Nguyễn Thị Thanh Thủ qũy Comitium Sài Gòn II (43/65)


Sau đó, Cha Phó Linh giám Comitium Sài Gòn II có lời chúc mừng như sau: “Trước hết xin chúc mừng tân Ban Quản trị Hội đồng Comitium Sài Gòn II. Tân Ban quản trị của chúng ta có thể nói được rằng là do thánh ý Chúa sắp đặt và theo lòng mong ước của Chúa và mọi người. Không có sự bỡ bỡ nào giữa việc chuyển giao giữa Ban Quản trị cũ và mới... Xin Chúa chúc lành cho tất cả quý anh chị Legio tân Ban Quản trị trong nhiệm kỳ mới này, trước là duy trì những gì đã có theo hệ thống của Legio, sau nữa là không ngừng phát triển mạnh mẽ, có đông nhân sự hơn để mở rộng tổ chức của mình hầu cứu rỗi được nhiều linh hồn về với Chúa. Chân thành kính chúc.”

Anh Gioan Lasan Vũ Đức Hiếu cũng đại diện Hội đồng Senatus Việt Nam cũng có lời chúc mừng, anh nói như sau: “Tôi xin xác nhận tính hợp pháp của cuộc bầu cử là hợp lệ. Xin chúc mừng tân Ban Quản trị Hội đồng Comitium Sài Gòn II vừa đắc cử với số phiếu kể như quá bán.. Tôi có cảm nhận rằng đây là ý của Chúa và Đức Mẹ qua sự bỏ phiếu của anh chị. Xin Chúa và Mẹ Ma-ri-a luôn đồng hành, thánh hóa và ban cho các anh chị ơn khôn ngoan, lòng nhiệt thành để luôn hoàn thành thật tốt trọng trách mà Chúa đã trao cho quý anh chị. Kính mời tân Ban Quản Trị về dự phiên họp và nhận văn bằng bổ nhiệm vào ngày 02/06/2012. Kính chúc quý anh chị dồi dào ơn Chúa.”

Kế đó, anh Gioan Bt. Nguyễn Hữu Thịnh, tân Trưởng Ban Quản trị Hội đồng Comitium Sài Gòn II nói lời quyết tâm và cảm ơn mọi người: “Đây là việc ngoài sức tưởng tượng khi con được Cha và các anh chị tín nhiệm bầu cử. Như Cha Đa-minh Phó Linh Giám đã nói: Chúa chẳng chọn những người công chính và tài giỏi đâu, chỉ chọn những người bé mọn và khi Ngài chọn sẽ bổ sức lại cho, con là một trong số những người đó vì chẳng có tài đức gì cả. Nhưng nhờ ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, Cha và quý anh chị đã tin tưởng và trao trọng trách cho con.. Xin các cấp Hội đồng Curiæ và Præsidia trực thuộc cộng tác và cầu nguyện cho em và tân Ban Quản trị, chúng em chỉ là cầu nối giữa các anh chị với Hội đồng cấp trên mà thôi. Qua loạt công tác tông đồ được triển khai sẽ giúp chúng em giới thiệu Chúa cho nhiều người được biết hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn đến Cha Phó Linh giám, anh Trưởng Senatus, anh Thông Tín Viên, anh nguyên Trưởng Hội đồng Comitium Sài Gòn II và tất cả quý anh chị. Xin Chúa tuôn đổ ngập tràn Hồng ân của Ngài xuống trên Cha và quý anh chị.”

17g00’ kết thúc kỳ họp đầu tháng và bầu cử diễn tiến thật tốt đẹp với phần bàn giao hồ sơ giữa Ban Quản trị Hội đồng Comitium Sài Gòn II mãn nhiệm và tân Ban Quản trị Hội đồng Comitium Sài Gòn II. Không ai có thể phủ nhận vai trò đóng góp tích cực của các anh chị Hội Đạo Binh Đức Mẹ trong những hoạt động tông đồ hoạch định, định hướng và phát triển các Giáo hội tại Việt Nam. Có thể nói đây là một điểm son trong quá trình rao giảng Tin mừng từ trước tới nay. Hơn nữa các chức vụ trong cấp Hội Đồng này chỉ là phục vụ không địa vị, không lương bổng hay lợi lộc. Vì thế đòi hỏi những hội viên phải hy sinh rất nhiều về thời gian và công sức để phục vụ cho sự phát triển chung của Hội đoàn. Đó chính là những đóng góp mang tính tông đồ của những giáo dân nhiệt thành. Ước mong sao tinh thần phục vụ đáng qúy này của các Ban Quản trị Hội đồng Comitium Sài Gòn II được duy trì và phát huy luôn mãi, để Giáo hội tại Việt Nam luôn sinh động và thấm nhuần tinh thần của Tin Mừng. Nguyện chúc cho tân Ban quản trị Comitium Sài Gòn II hoàn thành tốt nhiệm kỳ mới 2012 – 2015, luôn sống đức Tin – Cậy – Mến vững vàng, luôn sống đạo đức mạnh mẽ và vui tươi trong cuộc sống và hoạt động tông đồ, hầu làm nhân chứng cho Đức Ki tô nơi trần gian để dũng tiến trên sa trường cuộc đời mang về cho Chúa qua Đức Mẹ thật nhiều linh hồn.

An Duy
 
Tân Linh Mục Việt Nam thuộc Tổng Giáo phận Hartford
Lê Hạnh
09:59 13/05/2012
CONNECTICUT – Vào lúc 11 giờ, ngày 12/5/2012, Đức Cha Henry J. Mansell, Tổng giám mục Hartford, đã chủ sự thánh lễ phong chức linh mục cho 4 thầy phó tế tại nhà thờ chính tòa Saint Joseph. Trong số các Tân Linh mục, có cha Nicholas Trần Hữu Nghĩa là người Việt Nam.

Xem hình ảnh

Thánh lễ được cử hành trang nghiêm, sốt sắng, với sự tham dự của các linh mục, chủng sinh, tu sĩ, thân nhân và những người thân quen của các tân chức.

Trước khi làm linh mục, cha Nicholas Nghĩa là người đầu tiên trong gia đình đón nhận đức tin Kitô giáo. Từ một tân tòng, xuất thân từ một gia đình sùng đạo Phật, việc theo đuổi ơn gọi dâng hiến cuộc đời để phục vụ Chúa và tha nhân đâu có dễ dàng! Nhưng ý Chúa nhiệm mầu. Chúa đã gọi thì Chúa vẫn thương. Chúa tuyển chọn bất cứ ai lên hàng tư tế, dù bất cứ hoàn cảnh nào. Cha Nicholas Nghĩa là người được Chúa kêu gọi trong một hoàn cảnh rất đặc biệt. Chính ơn gọi và đời sống chứng nhân của cha đã gieo Tin Mừng cho cả gia đình. Đến nay tất cả các thành viên trong gia đình của cha đã trở thành người Công giáo.

Cha Nicholas Nghĩa là người đặc biệt được tuyển thẳng từ Việt Nam sang Mỹ, không thuộc diện đoàn tụ gia đình hay sự liên hệ giữa hai giáo phận. Nguyên là chủng sinh thuộc giáo phận Mỹ Tho, đang học năm thứ ba ở Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, thầy Nicholas Nghĩa được Tổng giáo phận Hartford trực tiếp bảo lãnh sang Mỹ để tiếp tục được đào tạo ở chủng viện. Sau 4 năm học tiếp chương trình ở chủng viện, thầy Nicholas Nghĩa được thụ phong linh mục một tuần ngay sau khi mãn khóa học.

Việc có linh mục người Việt Nam trong Tổng giáo phận Hartfordđáp ứng nhu cầu mục vụ; từ nay cộng đoàn có linh mục hiện diện thường xuyên để cử hành các bí tích bằng tiếng Việt. Vì thế, hồng ân Chúa ban cho cha Nicholas Nghĩa cũng là tin vui cho cộng đoàn Công giáo Việt Nam – một cộng đoàn đã hiện diện mấy chục năm ở Tổng giáo phận Hartford.

Do biết hoàn cảnh của cha Nicholas Nghĩa chỉ có một mình ở Mỹ, nên nhiều người thân quen đã đến chúc mừng và chia sẻ niềm vui với Tân Linh mục. Tuy không có sự hiện diện của người thân trong gia đình vì còn đang ở Việt Nam, cha Nicholas Nghĩa vẫn cảm thấy rất vui và được khích lệ nhiều trong dịp lãnh nhận hồng ân cao cả trong thiên chức linh mục.
 
Tháng Hoa 2012 tại CĐ Sjælland, Copenhagen
Linh Tiến os Ngô Ngọc Lâm
14:46 13/05/2012
Giáo Hội Công Giáo dành tháng Năm tôn vinh Đức Mẹ. Với các tín hữu Việt Nam, càng đặc biệt hơn, ở hầu hết các xứ đạo, các cộng đoàn, trong cũng như ngoài nước, người người sốt sắng dâng lên Mẹ những đoá hoa tươi thắm, những chuỗi kinh Mân Côi mỗi ngày thể hiện tâm tình những người con thảo.

Xem hình ảnh

Cộng Đoàn CGVN Sjælland tôn vinh Đức Mẹ đặc biệt những ngày sau đây trong tháng Năm / 2012:

Thứ Bảy 5/05/2012 lúc 17 giờ 00
Thánh Đường Skt Nikolaj Hvidovre
Dâng Hoa Thánh lễ

Chủ Nhật 6/05/2012 lúc 10 giờ 00
Thánh Đường Skt Paul Tåstrup
Dâng Hoa Thánh l

Chủ nhật 20/05/2012 lúc 11 giờ 00
Hành Hương Giáo Phận Åsebakken
Thánh lễ Đại Trào Dâng Hoa - Chầu Thánh Thể

Chúng con tri ân về những ơn lành Đức Mẹ đã thương ban cho Cộng Đoàn, cho mọi gia đình và cho mỗi người chúng con.
 
Họ Đạo Đức Mẹ La Vang Fresno rước kiệu dâng hoa kính Đức Mẹ
Margarita Nguyễn Phương Lan
18:59 13/05/2012
FRESNO - Hôm nay Chúa Nhật ngày 13 tháng 5 ngày Lễ Hiền Mẫu (Mother’s Day), Cộng Đoàn Họ Đạo Đức Mẹ La Vang Fresno cũng không quên đến người Mẹ chung của toàn thể nhân loại đó là Mẹ Maria. Đặc biệt hơn cũng trong tháng 5 này là tháng hoa của Mẹ. Trước khi tham dự thánh lễ Họ Đạo mọi người từ các em thiếu nhi trong đồng phục Thiếu Nhi Thánh Thể đến người lớn tuổi cùng Cha quản nhiệm, Thầy phó tế đã rước kiệu Đức Mẹ một vòng quanh nhà thờ trong lời ca tiếng hát và lần chuỗi tôn vinh Mẹ, để Mẹ nâng đỡ, ủi an và gìn giữ Họ Đạo trong bình an.

Xem hình ảnh

Lạy Mẹ Maria, Họ Đạo chúng con thật hạnh phúc vì có Mẹ luôn ở bên. Trong tháng hoa về, xin dâng lên Mẹ lời tri ân cảm tạ, dâng lên Mẹ mọi công lao vất vả mà mọi vui buồi, sướng khổ của từng người trong Họ Đạo. Xin cho Họ Đạo chúng con luôn hướng về Mẹ, yêu mến Mẹ hơn nữa, để Họ Đạo chúng con ở nơi xứ người này luôn biết canh tân và sám hối đời sống mỗi ngày một tốt hơn theo gương Mẹ.

Và cuối thánh lể, trước khi Cha Chủ Tế ban phép lành đặc biệt cho các người Mẹ hôm nay. Các em thiếu nhi trong Họ Đạo được sự hướng dẫn của các anh chị Huynh Trưởng Thiếu Nhi, các em đã nói lên lời cảm tạ tri ân nhân ngày lể ghi ơn các bà Mẹ hôm nay. Tình yêu mà Mẹ dành cho những đứa con của Mẹ rất tuyệt vời. Sự hy sinh và dạy dỗ con khôn lớn và nên người. Và kế tiếp là những đóa hoa tươi kèm theo lời nói “I Love You Mom”, đến từng người Mẹ của mình . Và cuối cùng, cộng đoàn và các em thiếu nhi cũng không quên thắp một nén hương để tưởng nhớ đến những người Mẹ đã khuất của mình. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Mẹ Maria, mong rằng có được những ngày lể này để các con thể hiện được tình con đối với cha mẹ tưởng cũng là một cái hay để nhắc nhở cho những đứa con đã lãng quên nghĩa tình Phụ Mẫu.
 
Đức cha Antôn Nguyễn Văn Thiện qua đời tại Pháp hưởng thọ 106 tuổi
Tang Quyến
20:39 13/05/2012
Cáo Phó

Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh
Xin kính báo

Ðức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện
13.03.1906 +13.05.2012
Giám Mục hiệu tòa Spello
Kinh Sĩ Danh Dự của Nhà Thờ Chính Tòa Nice/Pháp
Chanoine d´Honneur de la Basilique Cathédrale Ste Marie – Ste Réparate).
Nguyên Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long (1961 – 1968).
Sinh ngày 13.03.1906 tại Họ Đạo Ba Trinh, Cái Côn, Sóc Trăng.
Đức Cha Antôn đã được Mẹ Maria dẫn đưa an nghỉ trong Chúa vào ngày Chúa Nhật,13.05.2012,
tại nhà hưu dưỡng ở Mougins/Pháp. Phúc thọ 106 tuổi.

Tang Quyến
Nữ tu Casimir Mến (Em, Việt Nam)
Maria Nguyễn Thị Vẹn (Em, Việt Nam)
Đức Ông Antôn Huỳnh Văn Lộ (Cháu, Đức)
Các Cháu tại Việt Nam, Gia Nã Đại, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Úc



Tiểu Sử Đức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện
"Thực Hành và Chân Lý" (1Gioan 3, 18-19)

Ðức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện, nguyên Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long,
Kinh Sĩ Danh Dự của Nhà Thờ Chính Tòa Nice/Pháp (Chanoine d´Honneur de la Basilique Cathédrale Ste Marie - Ste Réparate).

- Sinh ngày 13.03.1906 tại Họ Ðạo Ba Trinh, Cái Côn, Sóc Trăng.
- Thụ phong linh mục ngày 20.02.1932 tại Nam Vang.
- 1932 Giáo Sư Nhà Giảng Banam, Cam Bốt.
- 1936 Phó xứ Họ Ðạo Hoa Lang.
- 1941 Cha Sở Họ Ðạo Cù Lao Tây.
- 1954 Sáng lập tờ báo Thực Hành làm cơ quan liên lạc trong địa phận.
- 1955 Cha Sở Họ Ðạo Năng Gù, Long Xuyên.
- 1955 Cha Sở nhà thờ Chính Tòa Cần Thơ.
- 1956 Cha chính địa phận Cần Thơ, lập một nhà in tại Cần Thơ để in ấn sách đạo.
- 24.11.1960 Ðược bổ nhiệm làm giám mục Giáo Phận Vĩnh Long.
- 22.01.1961 Thụ phong giám mục trước Vương Cung Thánh Ðường Sàigòn với khẩu hiệu "Thực Hành và Chân Lý".
- 03.04.1961 Chính thức nhận Giáo Phận Vĩnh Long.

Đức Cha Antôn Thiện là giám mục thứ 19 trong các vị giám mục Việt Nam, chịu chức cùng ngày 22.01.1961 với các Đức Cha sau đây:
* Micae Nguyễn Khắc Ngữ (1909 - 2009).
* Giuse Trần Văn Thiện (1908 - 1989).
* Philipphê Nguyễn Kim Điền (1921 - 1988).

Bốn vị nói trên đã chịu chức trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, khi Giáo Hội Việt Nam bước vào một giai đoạn lịch sử quan trọng.

Sau 400 năm Tin Mừng được rao giảng ở Việt Nam (từ năm 1533), Giáo Hội Việt Nam mới có vị giám mục bản xứ đầu tiên là Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng vào năm 1933. Tuy nhiên 27 năm sau, khi Giáo Hội Việt Nam có những dấu hiệu trưởng thành dưới sự dìu dắt của các vị giám mục bản xứ, Tòa Thánh dưới thời Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã chính thức thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam vào ngày 24.11.1960, nâng các giáo phận tông tòa trên toàn lãnh thổ Việt Nam lên hàng giáo phận chính tòa, trực thuộc ba giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Sài Gòn với ba vị tổng giám mục. Cùng ngày này Tòa Thánh quyết định thiết lập thêm 3 giáo phận mới trong giáo tỉnh Sài Gòn: Đà Lạt, Mỹ Tho, Long Xuyên.

Có những địa phận mới và vì sự thuyên chuyển của một số giám mục trong giai đoạn nầy, Tòa Thánh đã bổ nhiệm 4 vị giám mục:

- ĐGM Nguyễn Văn Thiện, giám mục thứ hai của giáo phận Vĩnh Long (thay thế ĐGM Ngô Đình Thục được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Huế).
- ĐGM Nguyễn Khắc Ngữ, giám mục đầu tiên của giáo phận Long Xuyên.
- ĐGM Trần Văn Thiện, giám mục tiên khởi của giáo phận Mỹ Tho.
- ĐGM Nguyễn Kim Điền, giám mục thứ hai của giáo phận Cần Thơ (thay thế ĐGM Nguyễn Văn Bình được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Sài Gòn).

Tên của 4 vị được ghi trong văn kiện lịch sử là sắc chỉ "Venerabilium Nostrorum" thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, được ký vào ngày 24.11.1960.

Đức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện là giám mục thứ hai của Giáo Phận Vĩnh Long kể từ khi Giáo Phận này được thiết lập vào năm 1938. Tuy nhiên, trên một phương diện khác, ngài là giám mục chính tòa tiên khởi của Vĩnh Long, được nâng lên hàng giáo phận chính tòa theo sắc chỉ nói trên.

Hơn 7 năm chăm sóc Giáo Phận Vĩnh Long (24.11.1960-18.09.1968), Ngài nhận thấy cánh đồng bao la, thợ gặt ít, nên Ngài đã khởi xướng và thành lập trung tâm Tu Hội Truyền Giáo: một cho Nam Giới (giao cho Cha Raphae Nguyễn Văn Diệp), một cho Nữ Giới (Cha Phaolô Ngợi đảm trách). Năm 1961, Đức Cha lập Trung Tâm Truyền Giáo tại Ngã Ba Cần Thơ (cơ sở II Tiểu Chủng Viện) để huấn luyện những người có năng lực đi giúp việc truyền giáo: dạy giáo lý, đi thăm viếng...

Với tâm hồn tông đồ nhiệt thành, Đức Cha Antôn đã tổ chức tại Trung Tâm Truyền Giáo hơn 30 khóa huấn luyện Quới Chức và các Hội Đoàn, đào tạo nên những tông đồ giáo dân cho Họ Đạo và cho xã hội. Năm 1961 và 1962 mỗi tuần đều có mở khóa, đến 1963 ban huấn luyện đi mở khóa trong các Họ Đạo.

Năm 1964 Trung Tâm nầy được sửa chữa để làm Đại Chủng Viện cho 3 giáo phận trong vùng (Cần Thơ, Vĩnh Long và Mỹ Tho) và Trung tâm Truyền Giáo được di dời về Cầu Vồng. Năm 1964 Đại Chủng Viện Xuân Bích Vĩnh Long khai giảng khoá đầu tiên dưới sự hướng dẫn và đào tạo của các Linh mục Tu Hội Xuân Bích.

Từ cuối năm 1964 Đức Cha Antôn đã cho xây cất Nhà Thờ Chính Tòa với một phần vật liệu do Đức Cha Phêrô Martinô Ngô Đình Thục để lại, ở Ngã Ba Cần Thơ, theo mô hình của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ phỏng theo mẫu con tàu to lớn của ông Noe trong sách Cựu ước.

Năm 1965, Đức Cha Antôn quyết định sử dụng nhà thờ Chính Toà mới, tuy chưa hoàn thành, tổ chức lễ tấn phong Giám Mục cho Đức Cha Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang, Giám Mục Cần Thơ.

Năm 1965, do lòng yêu mến Đức Mẹ sâu xa nồng nhiệt, Đức Cha Antôn cho thành lập trung tâm hành hương Fatima, thu hút giáo hữu gần xa hành hương để thêm lòng yêu mến và tôn kính Đức Mẹ.

Ngài có ý định hợp nhất Hội Dòng Mến Thánh Giá thành một thay vì hai Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum và Cái Mơn, nên Ngài cho xây dựng một nhà đệ tử chung. Năm 1970 nhà nầy thành hình và được giao cho Cha Giacôbê Trần Văn Quyển phụ trách.

Nếu không có trở ngại vì tình thế, nếu có đủ phương tiện vật chất, chắc chắn công trình của Đức Cha Antôn đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho Giáo Phận.

- 1968 Ðức Cha Antôn bị đau mắt vì khói lửa và hơi độc, do đau buồn vì những hư hại của Giáo Phận do trận tổng công kích Tết Mậu Thân gây ra.

Mắt càng ngày càng mờ, Đức Cha Antôn đi chữa trị ở nhiều nơi, các bác sĩ chuyên khoa địa phương và chuyên khoa Ngoại Quốc đều bó tay.

- 12.07.1968 Đức Cha Antôn đệ đơn xin từ nhiệm vì lý do sức khỏe, trở thành Giám Mục Hiệu Tòa Spello, sau đó đi chữa bệnh mắt tại Pháp và Nhật nhưng không khỏi. Ở Nhật ngài mang thêm bệnh sạn trong túi mật phải giải phẫu. Ngài được tin Tòa Thánh chấp nhận cho từ chức. Ngài bay về Vĩnh Long để tham dự những lễ quan trọng: Ngày 12.09.1968, Ngài phụ phong trong lễ Tấn Phong Tân Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long, Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu tại Vương Cung Thánh Đường Sàigòn. Ngài dự lễ tri ân do các Linh Mục trong Giáo Phận Vĩnh Long tổ chức ngày 18.09.1968, và hai ngày sau đó, ngài về hưu ở nhà hưu dưỡng Giáo Phận Cần Thơ.

Ngài vẫn còn hy vọng và tiếp tục đi chữa bệnh mắt. Năm 1975 không thể trở về quê hương, Ngài nghỉ hưu tại Nice/Pháp.

- 1988 Ðức Cha tham dự Ðại Hội Công Giáo Việt Nam tại Königstein/ Ðức.

- 19.06.1988 Ðức Cha Antôn là Vị Giám Mục Việt Nam duy nhất tham dự và đồng tế cùng với Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong thánh lễ tôn phong 117 Vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam tại Rôma.

Huy hiệu giám mục của Ðức Cha Antôn có hình cây dừa và hai cụm mây xanh. Ngài nói: "Cây dừa tượng trưng cho sự kiên nhẫn và bền bĩ, cây dừa phải trồng lâu năm mới sinh hoa trái, thời gian sống của cây dừa bền lâu hơn nhiều cây khác."

Ngày 22 tháng 01 năm 2011 Đức Cha Antôn tạ ơn Thiên Chúa nhân dịp kỷ niệm 50 năm thụ phong giám mục. Ðức Cha Antôn là Vị Giám Mục Việt Nam đầu tiên được hồng ân tạ ơn 50 năm giám mục.

Đức Cha Antôn sống cuộc đời giản dị và luôn phó thác vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa. Lòng tôn kính Đức Mẹ qua chuỗi Mân Côi hằng ngày, Đức Cha Antôn đã được Mẹ Maria dẫn đưa an nghỉ trong Chúa vào ngày Chúa Nhật,13.05.2012, tại nhà hưu dưỡng ở Mougins/Pháp. Phúc thọ 106 tuổi.
 
Văn Hóa
Tình Mẹ đẹp nhất trong đời
Thanh Sơn
10:53 13/05/2012
TÌNH Mẹ bao phủ trần gian
MẸ là bóng mát che đàn con yêu
ĐẸP thay tình Mẹ sớm chiều
NHẤT trong thiên hạ hơn nhiều giấc mơ
TRONG lòng Mẹ vẫn mong chờ
ĐỜI con khôn lớn bao giờ thành nhân

MẸ luôn ấp ủ xa gần
CHO con tất cả gian trần vì yêu
CON ngoan đời Mẹ vui nhiều
ĐƯỢC hân hoan chút nắng chiều ấm thân
LÀM con hiểu được mấy phần
NGƯỜI đời vẫn vậy đâu cần nghĩ xa
THÀNH thân rời bỏ Mẹ già
THÂN mình no thỏa Mẹ ra thân cò

CON lập gia thất Mẹ lo
ĐI đâu Mẹ cũng dặn dò trước sau
KHẮP cùng thiên hạ giống nhau
CẢ trong loài khác một màu y chang
GIAN nan Mẹ vẫn sẵn sàng
TRẦN gian lòng Mẹ ngọc vàng thua xa

LÒNG Mẹ ôi! thật bao la
MẸ cho tất cả vì ta vào đời
LUÔN luôn khấn nguyện ơn Trời
MÃI hoài Mẹ vẫn nhất đời thương con
VẪN hy sinh mãi cho tròn
GẦN "Ngày phụ Nữ" nên con nhớ nhà
BÊN nhà xin Mẹ thứ tha
CON xa dâng Mẹ bông hoa tâm hồn.