Ngày 12-05-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thiên Chúa là tình yêu
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
01:15 12/05/2012
CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH B
+++
A. DẪN NHẬP

Phụng vụ Chúa nhật hôm nay nhấn mạnh đến một giới răn quan trọng nhất trong đạo : đó là giới răn yêu thương. Giới răn này đã có trong Cựu ước, nhưng một lần nữa, trước khi đi vào cuộc tử nạn, Đức Giêsu nhấn mạnh đến giới răn này dưới khía cạnh tình yêu huynh đệ.

Thánh Gioan Tông đồ khẳng định:”Thiên Chúa là Tình yêu”(1Ga 4,7). Ngài yêu thương chúng ta trước nên đã dựng nên ta, nhất là ban Con Một của Ngài cho thế gian để mọi người được cứu chuộc. Đáp lại, chúng ta cũng phải yêu mến Ngài và yêu thương nhau.

Nhưng yêu thương bằng cách nào ? Hay nói cách khác, làm thế nào mà biết được tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa là chân thật ? Qua các bài đọc của Thánh lễ hôm nay, chúng ta có thể khẳng định mà không sợ sai lầm : đó là chúng ta trung thành giữ các giới răn của Chúa và yêu thương nhau bằng những việc làm cụ thể, chứ không chỉ yêu thương nhau trên đầu môi chót lưỡi.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1 : Cv 10,25-48

Trong Giáo hội sơ khai, có một vấn đề gai góc cần phải được giải quyết : đó là có thể chấp nhận cho những lương dân chịu phép rửa mà không đòi buộc họ giữ các Lề luật Do thái không ? Nhiều người không chấp nhận. Nhưng thánh Phêrô được Chúa Thánh Thần soi sáng đã tuyên bố :”Thiên Chúa yêu thương mọi người không thiên vị ai, tất cả mọi người được chấp nhận tham dự vào nguồn mạch sự sống của Thiên Chúa”. Vì thế, ngài đã rửa tội cho viên sĩ quan Rôma tên là Cornêliô và nhận ông vào Hội thánh Chúa.

Trước biến cố này, thánh Luca tin rằng đó là một biến cố quyết định đối với tương lai Kitô giáo, nên trong dịp này, ngài không ngại cho chúng ta chứng kiến lễ Thánh Thần hiện xuống lần nữa, lần này trên các dân ngoại. Những ơn khi Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống lần đầu tiên cũng được ban cho họ, ngày cả trước khi họ chưa chịu phép Rửa.

+ Bài đọc 2 : 1Ga 4,7-10

Thánh Gioan khẳng định:”Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4,7) và mọi tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Không phải chúng ta đã yêu Ngài nhưng Ngài đã yêu chúng ta trước. Tình yêu của Thiên Chúa được biểu lộ cho chúng ta trong việc này:”Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống... và sai Con Một Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta”.

Từ đó sinh ra những hệ luận :

- Chúng ta phải yêu thương nhau.
- Ai yêu thương thì biết Thiên Chúa, còn ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa.

+ Bài Tin mừng : Ga 15,9-17

Tiếp tục dụ ngôn cây nho và cành nho, trong bài diễn từ ở nhà Tiệc ly trước giờ phút chịu tử nạn, Đức Giêsu khuyên các Tông đồ hãy kết hợp với Ngài:”Hãy ở lại trong Tình yêu của Thầy”. Đồng thời Ngài cũng đưa ra một điều răn quan trọng để các ông thực hiện:”Đây là giới răn của Thầy : các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con”(Ga 15,12)

Tình yêu mà Đức Giêsu muốn cho các ông thực hành có những đặc tính này :
- Yêu như Chúa yêu:”Các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thuơng các con”.
- Yêu đấn tận cùng:”Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình”.
- Tình yêu phải được thể hiện trong việc làm :”Nếu như các con giữ điều răn của Thầy”.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Các con hãy yêu thương nhau

Bài Tin mừng hôm nay tiếp nối bài Tin mừng tuần trước nói về cây nho và cành nho, nhắc cho chúng ta hãy sống kết hợp với Chúa như cây nho và cành nho. Hôm nay Đức Giêsu lại đưa ra cho chúng ta một bài học nữa về sự liên kết giữa các cành nho. Đó là đức Bác ái mà các Kitô hữu phải thi hành đối với nhau:”Đây là giới răn của Thầy : các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”.

I. TÌNH YÊU CỦA THIÊN CHÚA

1. Thiên Chúa là Tình yêu (1Ga 4,7)

Con người từ bản tính ai cũng biết yêu, tuy mức độ và sắc thái có khác nhau. Nhưng làm sao con người lại biết yêu ? Trong bài đọc 2, thánh Gioan Tông đồ đã trả lời cho chúng ta :”Vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa” (1Ga 4,7). Thiên Chúa là nguồn gốc tình yêu, Ngài ban cho chúng ta tình yêu ấy để chúng ta yêu Ngài và chúng ta yêu nhau.

a) Tình yêu trong tạo dựng :

Chúng ta được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, cho nên ngay từ bẩm sinh, mỗi người chúng ta đều có khả năng biết yêu thương.

Khi Thiên Chúa dựng nên Evà, thì Adong nói:”Này là xương tự xương tôi, thịt là thịt tôi”(St 2,23). Tình yêu đồng loại chớm nở từ đó. Từ lúc Thiên Chúa dựng nên hai người, hai người đã chân thành thương yêu nhau như chính mình, coi nhau như một xương một thịt. Ngày nay chúng ta thường nói:”đồng bào ruột thịt”. Đồng bào có nghĩa là chung một bào thai sinh ra, đồng một nguồn gốc, một máu mủ, ruột thịt.

b) Tình yêu cứu chuộc.

Ban đầu, Thiên Chúa trao ban tình yêu của Ngài trực tiếp cho con người, nhưng đã thất bại. Loài người không yêu Thiên Chúa, lại cũng không biết thương yêu nhau như Thiên Chúa yêu thương con người.

Lại một lần nữa, Thiên Chúa tỏ lòng yêu thương con người trong việc cứu chuộc. Tình yêu ấy đã được thánh Gioan Tông đồ diễn tả:”Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ” (Ga 3,16-17).

Thiên Chúa không những yêu thương con người, đã dựng nên con người giống hình ảnh Ngài, lại còn ban ơn cứu độ, nâng con người sa ngã lên, một việc làm còn lớn lao hơn việc tạo dựng.

2. Tình yêu của Thiên Chúa Cha qua Đức Giêsu

Chúng ta không thể nào ban tặng tình yêu, trừ phi chúng ta đã đón nhận tình yêu từ trước đó. Một lò sưởi không thể nào toả ra sức nóng, trừ phi nó đã được đón nhận sức nóng từ trước đó. Điều này cũng đúng cả đối với Đức Giêsu. Ngài nói với các môn đệ của Ngài:”Như Cha đã yêu mến Thầy, nên Thầy cũng yêu mến các con”. Tình yêu mà Ngài chia sẻ một cách quảng đại cho các môn đệ của Ngài, và cho mọi người nói chung, chính là tình yêu mà Ngài đã đón nhận từ Thiên Chúa Cha.

Tình yêu đã được lãnh nhận ấy thật là tuyệt vời. Tình yêu chia sẻ ấy đã được thánh Gioan tông đồ mô tả:”Căn cứ vào điều này chúng ta biết tình yêu là gì : đó là Đức Kitô đã phó mạng vì chúng ta”(1Ga 3,16). Ngài đã dám gánh tội chúng ta, đã chịu chết để đền tội cho ta. Ngài không trút tội lỗi của chúng ta lên đầu chúng ta. Đây là thứ tình yêu rộng lượng tha thứ, vô cùng lớn lao, quảng đại:”Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người thí mạng vì người yêu”(Ga 15,13).

Ngoài ra, Ngài cũng còn tỏ lòng thương yêu chúng ta bằng cách tôn chúng ta lên làm bạn hữu của Ngài :”Thầy không gọi chúng con là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Còn các con, Thầy gọi các con là bạn hữu”. Thực sự, chúng ta không xứng đáng được gọi là tôi tớ Thiên Chúa vì chúng ta là vật thọ tạo đã dám xúc phạm đến Ngài, đến Đấng đã tạo dựng nên mình. Đây là một vinh dự quá lớn lao mà Ngài dành cho chúng ta.

II. TÌNH YÊU CỦA CHÚNG TA

1. Lệnh truyền của Đức Giêsu

Đức Giêsu có những lời tâm huyết muốn truyền lại cho các Tông đồ trong bữa Tiệc ly. Một trong những lời tâm huyết ấy là:”Đây là điều răn của Thầy : các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 15,12). Đức Giêsu có ý nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc yêu thương nhau, vì yêu thương là một lệnh truyền duy nhất gồm tóm mọi lệnh truyền khác (x. Mc 12,28-34). Lệnh truyền này là chúng ta yêu thương nhau như chính Đức Giêsu đã yêu thương chúng ta. Và khuôn mẫu của tình yêu thương là Đức Giêsu yêu thương chúng ta. Tình yêu này có rất nhiều đặc tính mà chúng ta cùng tìm hiểu để áp dụng vào đời sống thường ngày của chúng ta.


2. Những đặc tính của tình yêu

a) Yêu không giới hạn

Trong bài Tin mừng này, Đức Giêsu nói:”Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”. Chúng ta nên lưu ý đến chữ nhau và chữ như, hai chữ ấy nói lên mức độ của tình yêu cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

* Chữ NHAU. Nói lên chiều rộng của tình yêu. Chúa bảo chúng ta phải yêu thương nhau. Chữ “nhau” giả thiết phải có hai người trở lên. Vậy phải yêu ai và yêu bao nhiêu người ? Chúa không bảo hai vợ chồng hay hai tình nhân yêu nhau, mà bảo phải yêu thương tất cả mọi người vì tất cả mọi người đều là con Thiên Chúa. Vì thế, ta không nên hiểu chữ “nhau” này theo nghĩa hẹp, chỉ nhằm đến lòng yêu thương đối với một ít người thân thiết với ta mà thôi, mà phải hiểu theo nghĩa rộng, chúng ta phải yêu thương tất cả mọi người.

Cha Zosima nói trong cuốn sách “Anh em nhà Karamazov” của Dostoevsky :”Bạn phải yêu thương tất cả những gì mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên, toàn bộ thế giới của Người, và mọi hạt cát trong đó. Nếu bạn yêu thương tất cả mọi sự, thì bạn cũng sẽ nắm bắt được mầu nhiệm có trong tất cả mọi sự”(Flor McCarthy).

Thánh Augustinô khi nói về mức độ của tình yêu thì ngài nói rất chí lý:”Mức độ của tình yêu là không có mức độ nào”.

Câu nói của Đức Khổng Tử cũng tương tự:”Tứ hải giai huynh đệ” : bốn bể là anh em.

* Chữ NHƯ . Nói lên chiều sâu của tình yêu. Phải yêu thương mọi người không trừ ai, lại còn phải yêu thương với một tình yêu sâu đậm như Đức Giêsu đã yêu thương chúng ta.

Trong Thông điệp “Ánh sáng rạng ngời”, Đức Gioan Phaolô 2 đã viết:”Chữ “như” này đòi hỏi phải bắt chước Đức Giêsu, tình yêu của Người, mà rửa chân cho các môn đệ là một dấu chỉ cụ thể... Chữ “như” cũng chỉ mức độ mà Đức Giêsu đã yêu thương các môn đệ của mình, và các môn đệ của Người cũng phải yêu thương nhau bằng mức độ ấy” (Số 20).

b) Yêu thương là trao ban

Một trong các đặc tính của tình yêu là “trao ban”, là cho đi. Yêu là không muốn giữ lại cho mình mà muốn chia sẻ cho người khác.

Chính trong việc cho đi mà người ta tìm được hạnh phúc trong tình yêu như Paul Bourget nói :”Không khi nào người ta yêu như người ta đã được yêu, vì vậy, muốn đạt được hạnh phúc trong tình ái, chúng ta phải cho tất cả mà không đòi hỏi gì ca”.

Nếu tu viện trưởng Saint-Pierre quả quyết rằng:”Yếu tính của mọi tôn giáo, nền tảng của mọi chân lý, vương miện của mọi nhân đức căn cứ trên sự CHO và tha thứ”, thì thánh nữ Têrêsa Hài đồng đã thực hiện trong tình yêu đối với Chúa Giêsu trong mấy vần thơ mà thánh nữ sáng tác :


Sống yêu đương chính là cho tất cả,
Trên đời này không đòi hỏi công lao.
Không tính toán, không kể cho là bao,
Vì đã yêu có khi nào suy tính.

Truyện : Hai biển hồ.
Palestine có hai biển hồ... Hai biển hồ này hoàn toàn khác nhau. Một biển hồ thường được gọi là biển hồ Galilêa. Đây là một biển hồ rộng lớn với nước trong xanh mà người ta có thể uống và cá cũng có thể sống trong đó. Chung quanh hồ là những vườn cây và thảm cỏ xanh tươi.

Biển hồ thứ hai tại Palestine là Biển Chết. Đúng như tên gọi của nó, không có sự sống nào ở trong cũng như chung quanh biển hồ này. Nước mặn đến nỗi cá không thể sống nổi mà người cũng có thể trở nên bệnh hoạn nếu uống phải. Mùi hôi thối từ Biển Chết xông lên, khiến không ai muốn sống gần đó.

Có điều kỳ lạ là hai biển hồ này đều nhận nước từ cùng một nguồn là sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào Biển hồ Galilêa rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch khác. Hồ Galilêa nhận lãnh để rồi chia sẻ cho những hồ nhỏ khác, nhờ đó nước của nó luôn trong sạch và mang lại sức sống cho cây cỏ, muông thú cũng như con người.

Biển Chết cũng nhận nước từ sông Jordan, nhưng nó giữ lấy riêng cho mình, do đó nước của nó trở thành mặn chát và hôi thối.

“Cho thì có phúc hơn nhận”. Càng trao ban, càng được nhận lãnh. Chúa đã yêu thương chúng ta vô bờ bến, và Ngài không muốn cho chúng ta giữ lại cho riêng mình, nhưng là chia sẻ tình yêu ấy cho mọi người chung quanh.
(Cử hành Phụng vụ Chúa nhật, năm B, tr 154)

c) Yêu là hy sinh

Tục ngữ Tây phương có câu:”Partir, c’est mourir un peur” : ra đi là chết trong lòng một ít. Lìa xa nhau là một hy sinh, hy sinh làm ta đau khổ và đau khổ được coi như chết trong lòng một ít. Tình yêu chân thật đòi phải hy sinh, mà hy sinh càng lớn thì tình yêu càng sâu đậm, càng tha thiết :”Nếu biết tình yêu có chân thật hay không, hãy bỏ tình yêu vào máy ép, nếu nó tiết ra chất nước hy sinh vô vị lợi, đó là tình yêu thật” (Pierre l’Ermite).

Yêu là hy sinh và hy sinh lớn nhất là cho đi chính mạng sống của mình như Đức Giêsu đã nói :”Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của kẻ hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình”(Ga 15,13).

Nếu đọc cuốn tiểu thuyết “Anh phải sống” của nhà văn Khái Hưng, ta thấy cũng có một nhân vật dám thực hiện lời khuyên trên của Đức Giêsu. Câu truyện ấy gồm tóm như sau : Hai vợ chồng nghèo đi kiếm củi trên ngàn để bán lấy tiền nuôi con. Hôm đó trời giông bão, họ bị nước cuốn trôi. Chỉ có một khúc cây đủ sức cho một người bám. Người chồng bảo vợ hãy bám vào khúc cây, vì ”em phải sống để lo cho các con”. Người vợ cũng bảo chồng “Anh phải sống”. Cuối cùng người vợ buông tay, tự tìm lấy cái chết cho mình, để nhường sự sống lại cho chồng và các con.

Tình yêu có cái giá của nó. Yêu là chấp nhận rằng chúng ta có thể phải chết đi bằng một cái chết khác, trước khi chúng ta chết thật. Con đường yêu thương là con đường của thập giá, và chỉ thông qua con đường thập giá, mà chúng ta mới đến được với sự sống lại. Nếu nỗi đau khổ dạy chúng ta về cách thức yêu thương, thì không có gì là khủng khiếp, khi phải chịu đôi chút đau khổ trên trái đất này.

d) Yêu đòi sự thành thật

Thánh Gioan Tông đồ luôn khuyên nhủ tín hữu hãy yêu thương nhau. Yêu thì có năm bảy đường yêu, nhưng tình yêu đòi hỏi sự chân thật. Ngài khyên :”Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu nhau nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm; căn cứ vào điều đó chúng ta biết rằng chúng ta đứng về phía sự thật, và chúng ta sẽ được an lòng trước mặt Thiên Chúa”(1Ga 3,16-18).

Nhiều người chỉ yêu thương hời hợt bên ngoài, lòng họ chẳng yêu gì, đúng là họ chỉ yêu trên đầu môi chót lưỡi như thánh Gioan đã nói ở trên. Vì thế người ta nói :

Tôi yêu anh vạn
Tôi mến anh nghìn.
Anh có ăn thuốc đưa tiền tôi mua.

Những người này bị người ta liệt vào loại :

Thương miệng thương môi
Thương miếng xôi miếng thịt.

Truyện vui : Cớ sao ông lại chết ?
Trong một bãi tha ma tối đen như mực, có một người đàn ông đã 5 ngày liền ngồi buồn rầu trên một nấm mồ và luôn miệng nói một câu thảm thiết “Cớ sao ông lại chết ? Cớ sao ông lại chết để tôi khổ thế này”?
Người hầu tìm thấy ông ta, muốn an ủi, bèn hỏi :
- Người quá cố là cha hay anh ông vậy ?
Con người khốn khổ rên rỉ :
- Không phải cha, không phải anh . Đó là người chồng trước của vợ tôi đấy !!!

3. Đức Giêsu, khuôn mẫu của tình yêu

Giới trẻ ngày nay thích đi chọn thần tượng cho mình để học đòi bắt chước. Đối với họ, thần tượng của họ là lý tưởng của đời mình, họ ra công học đòi bắt chước để trở nên giống thần tượng của họ trong cách ăn mặc, nói năng, đi đứng... Vì thế, họ đi tìm thần tượng của họ nơi các ca sĩ nhạc trẻ, nơi các cầu thủ bóng đá, nơi người trí thức, nơi các nhà chính trị xuất sắc...

Nhưng có một người mà suốt 2000 năm nay đã rất nổi tiếng, đã được người ta suy tôn là thần tượng tuyệt vời mà họ không biết, đó là Đức Giêsu Kitô. Thần tượng này đã dám khuyên mọi người hãy bắt chước cách sống của mình để trở nên giống mình:”Các con hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”(Mt 11,29). Biết bao người đã say mê thần tượng đó, người ta đã tin theo và bảo vệ thần tượng đó mặc dầu phải hy sinh mạng sống mình.

Thần tượng ấy đã làm gương và khuyên nhủ chúng ta một điều mà mọi người cần phải thực hiện :” Đây là điều răn của Thầy : các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”(Ga 15, 13).. Rất nhiều người đã thực hành lời khuyên đó bằng cách thể hiện ra trong những việc làm cụ thể hằng ngày.
Truyện : Ngôi nhà thờ.
Trong một ngôi làng tại dẫy núi Alpes ở Thụy sĩ, có một nhà thờ nhỏ bé đã được sử dụng để làm nơi thờ tự, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Mặc dù không có một tác phẩm nghệ thuật nào, nhưng người dân địa phương luôn luôn dùng một tình cảm đặc biệt cho ngôi nhà thờ này. Điều này khiến cho nơi đây mang vẻ rất tươi đẹp trong đôi mắt của cư dân. Đó chính là nhờ câu chuyện ngôi nhà thờ được xây dựng trên mảnh đất đặc biệt này như thế nào. Câu chuyện đó như sau :

Có hai anh em tạo dựng một nông trại gia đình, cùng chia sẻ sản phẩm và lợi nhuận cho nhau. Người anh đã kết hôn, người em còn độc thân. Khí hậu khắc nghiệt đưa đến hậu quả là đôi khi, huê lợi trở nên hiếm hoi.

Ngày kia, người em tự nhủ “Thật không công bình khi chia sản phẩm bằng nhau. Mình còn độc thân, nhưng anh mình còn phải nuôi cả một gia đình”. Vì thế, thỉnh thoảng, người em lại đi ra ngoài vào ban đêm, mang theo một túi hạt từ trong kho thóc của riêng mình, lặng lẽ băng qua cánh đồng nằm giữa hai ngôi nhà của hai anh em, và đổ vào thùng của người anh.

Đồng thời, người anh cũng có đồng một ý tưởng đó và tự nhủ “Thật không công bình khi chia sản phẩm bằng nhau. Mình có cả gia đình nâng đỡ mình, nhưng em mình vẫn độc thân”. Vì thế, thỉnh thoảng, người anh lại đi ra ngoài vào ban đêm, mang theo một túi hạt từ trong kho thóc của riêng mình, âm thầm đổ vào thùng của người em.

Việc này tiếp diễn trong nhiều năm, mỗi người đều thắc mắc không hiểu sao kho lúa của họ không bao giờ hao hụt đi. Thế rồi vào một đêm kia, họ đụng chạm với nhau trong bóng đêm. Sau khi nhận ra sự việc, họ bỏ túi hạt xuống, và ôm nhau. Đột nhiên, có một giọng nói xuất phát từ trên trời “Tại nơi đây, Ta sẽ xây dựng một ngôi nhà thờ. Bởi vì ở đâu con người gặp gỡ nhau trong lòng yêu thương, thì ở đó, có sự hiện diện của Ta” (Flor McCarthy, Phụng vụ Chúa nhật, năm B, tr 271-272).

 
Sự hy sinh của Chúa Giê-su là mẫu gương cao cả của tình yêu
Jos. Tú Nạc, NMS
07:48 12/05/2012
Chúa Nhật VI Phục Sinh – Năm B (Acts 10: 25-26, 34-35, 44-48; Psalm 98; 1John 4: 7-10; John 15:9-17)

Không bao giờ có khoảnh khắc mê muội khi mà Thánh Thần can dán. Thần khí có thể là trải nghiệm hân hoan và hòa hợp với thế hệ của những Ki-tô hữu sơ khai. Nó có một ý chí của riêng nó và chút ít quan tâm đến những tổn hại, quan điểm, sự lựa chọn hoặc những thuyết thần học của chúng ta. Điều đó có thể là lý do tại sao mà chúng ta cố gắng gìn giữ nó chế độ ổ khóa và chìa khóa. Thần Khí đã làm Thánh Phê-rô phải kinh ngạc và bạn bè của ông bởi ra lệnh cho họ ăn thức ăn không có sự phân biệt khác nhau – không có gì mà Thiên Chúa sáng tạo mà gọi là không tinh khiết.

Bây giờ quán xá được mọc lên: cũng không ai ngăn cản hoặc phân biệt cốt để được tinh khiết. Cornelius là một sỹ quan quân đội Roma, và là một trong số những người thù ghét những lực lượng chiếm đóng cũng như những người không phải là Do Thái. Họ rất đỗi kinh ngạc, Thân Khí đã tuôn đổ trên Cornelius và hết thảy gia đình ông – và thậm chí họ chưa được rửa tội. Sự mặc khải đã bắt đầu tỏ sáng trên thánh Phê-rô với một sức mạnh phi thường: thiên chúa giữ vai trò không có người nào là ưu ái và không ai là sở hữu riêng của Thiên chúa hay bất kỳ sự liên đối đặc biệt nào. Thiên chúa hiểu rõ trái tim nhân loại – bất kỳ người nào của một dân tộc nào hoặc một tổ chức đoàn thể nào mà những người thực hiện những gì là thiện hảo, công chính và tôn kính Thiên Chúa. Người thừa nhận rằng không có những ranh giới, những luật lệ con người hoặc thiên kiến đứng giữa con người với Thiên Chúa.

Cornelius và đại gia đình ông được rửa tội và chào đón vào giáo đoản. điềunày dường như giống như chiếc mũ cũ kỹ đối với hai mươi thế kỷ sau, nhưng là một biến đổi to lớn ở thế kỷ thứ nhất. Về tư tưởng thứ hai, có lẽ chúng ta chưa thực sự lưu giữ trong tim như chúng ta mong muốn. Chúng ta vẫn vẽ những đường trên cát để phân chia và ngăn chặn, và chúng ta vẫn tự dối mình với những ý tưởng về những liên kết đặc biệt với Thiên Chúa. Những mã số mang tính chất thiêng liêng, những hệ thống đẳng cấp trong xã hội và những rào cản của mọi trạng thái khác nhau vẫn đặt nặng trong chúng ta. Sự hiện diện của Thần Khí có thể được nhận biết bằng cách con người cùng nhau đạt đến trong yêu thương và phục vụ, và bằng cách hủy bỏ mọi thứ mà chúng gây chia rẽ. Chúng ta có thể duy nhất tưởng tượng những gì mà sự hạ cố của Thần Khí trong thời đại của chính chúng ta có thể đưa vào con đường của sự thay đổi, bất ngờ và thử thách.

Tại sao Chúa Giê-su chính Người đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần về sự cân nhắc tính ưu việt của tình yêu như vậy? Tại sao Người “lệnh” chúng ta phải yêu thương? Chúa Giê-su của Thánh Gio-an đã có một phưng trình rất đơn giản: Thiên Chúa là tình yêu. Do đó mọi người biết yêu thương là được sinh ra bởi Thiên Chúa và nhận biết Thiên Chúa. Những người không yêu thương là những người không có một đầu mối. Tình yêu mang đặ điểm cho cả hai Thiên Chúa và những tín hữu chân chính và là giao ước quí báu liên kết họ lại với nhau. Điều đó gợi cảm làm sao! Tình yêu của Chúa Cha dành cho Chúa Con là sự sinh động của Thiên Chúa Ba Ngôi và Chúa Giê-su đã quả quyết với các môn đệ của Người rằng Người yêu họ với một tình yêu tương tự mà Người đã lãnh nhận từ Chúa Cha – nói một cách khác, chúng ta được đón mời để sống bên trong đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Mẫu gương cao cả của tình yêu là khiêm hạ đời mình cho người khác, và tấm gương cao cả của thứ tình yêu ấy là Chúa Giê-su chính Người và sự hy sinh của Người nhân danh chúng ta. Chúng ta noi theo mẫu tình yêu ấy với mức độ chúng ta tự toát ra.

Có hai khía cạnh đáng chú ý đối với mối qua nhệ Ba Ngôi này: thứ nhất là hân hoan – không phải là niềm hân hoan giả tạo hay ngọt lịm trữ tình mà là niềm hân hoan duy nhất có thể toát ra từ những ai có sự hiểu biết cá nhân về Thiên Chúa và những ai hoàn toàn nhận thức rằng họ dù là nam hay nữ đều được yêu thương bởi Thên Chúa. Sự trải nghiệm tình yêu hoàn thiện của Thiên Chúa không thể chia lìa khỏi niềm hân hoan và là sự khảo sát chính xác đáng tin cậy. Thứ hai là tình bạn thiêng liêng. Chúa Giê-su mời đón các môn đệ của Người – như chính chúng ta được mời – không còn là địa vị của người tôi tớ.

Mức độ thân thiết mà Chúa Giê-su gọi chúng ta có thể được bày tỏ như tình bạn – mối quan hệ mà ở đó có sự trong suốt, chia sẻ, tin tưởng và cam kết.

Trú ngụ trong tình yêu của Đức Ki-tô và sống cuộc sống của chính chúng ta là sự phô diễn của tình yêu đem chúng ta đến gần hơn với Thiên Chúa và gần hơn với bản chất đích thực của chính chúng ta.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
 
Maria – Evà mới, Người Mẹ đích thật của tất cả chúng sinh
Lm Dominik O.C
12:57 12/05/2012
Tin Mừng theo Thánh Lu-ca đã giới thiệu cho chúng ta biết về Đức Maria, Đấng tiếp nhận lời công bố từ các Thiên Sứ (Lc. 1,26-38), Đấng đã xuất hiện như là Nữ Tử khiêm hạ và đặc tuyển của Israel, Sion đích thực, nơi mà Thiên Chúa muốn sử dụng để làm nơi cư ngụ của Ngài. Đức Maria cũng trở nên như chồi non mà từ đó Đấng Messias – vị vua công chính và nhân hậu - được sinh ra. Trong cảnh nghèo nàn của ngôi nhà tại Nazaret „Số Còn Sót Lại“ đích thực của nhà Israel đã sống. Và từ „Số Còn Sót Lại“ đó, Thiên Chúa cho dân của Ngài lớn lên như một cây gỗ lớn, mà cành của nó tỏa rộng trên toàn thế giới, để giới thiệu với toàn thể nhân loại về những hoa trái tuyệt hảo của sự hạnh phúc chân thật.

Hoàn toàn trái ngược với A-đam và E-và, Đức Maria đã sống sự tuân phục với Thánh Ý của Thiên Chúa. Ngài thưa lời „Xin Vâng“ với tất cả tấm thân và linh hồn của mình, và để cho kế hoạch của Thiên Chúa tùy nghi sử dụng. Mẹ trở thành E-và mới, người Mẹ đích thực của tất cả mọi kẻ sống, những kẻ tiếp nhận cuộc sống vĩnh cửu thông qua niềm tin vào Chúa Ky-tô.

Niềm vui lớn lao của chúng ta nằm ở chỗ, chúng ta có Đức Maria, Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội làm Mẹ! Mỗi lần, khi chúng ta kinh qua sự mỏng dòn của mình và sự tác động của ma quỷ, chúng ta được mời gọi để giãi bày với Mẹ, và nhờ vậy cõi lòng của chúng ta sẽ nhận được ánh sáng và niềm an ủi. Cũng như trong những cơn thử thách của cuộc sống, hay trong những cơn giông tố bão bùng của thế gian này, những điều khiến cho đức tin và niềm hy vọng của chúng ta bị chao đảo, chúng ta hãy tin tưởng rằng, chúng ta là con của Mẹ, và cội nguồn sự hiện hữu của chúng ta được cắm sâu trong ân sủng bao la của Thiên Chúa. Còn về phía mình, ngay cả khi bị cấm cách và bắt bớ đủ điều bởi những thế lực đen tối, Giáo hội cũng vẫn không ngừng nhìn lên Ngôi sao của mình, để tìm kiếm sự định hướng cho chính mình, cũng như để tiếp tục bước đi dưới sự dìu dắt của Đức Ky-tô. Vì Đức Maria chính là Mẹ của Giáo Hội như Đức Phao-lô VI và Công Đồng Vatican II đã long trọng công bố.

Trong khi chúng ta tạ ơn Thiên Chúa vì những dấu chỉ nhiệm mầu nơi sự thiện hảo của Ngài, chúng ta hãy giới thiệu Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội cho mỗi người trong chúng ta, cho gia đình, cho cộng đoàn, cho Giáo xứ chúng ta, cho Giáo Hội toàn cầu, cũng như cho tất cả thế giới (ĐTC Bênêđictô 16: Kinh Truyền Tin 8.12.2009).

Lm Dominik O.C chuyển ngữ từ: Maria – die neue Eva, wahre ‚Mutter aller Lebendigen’ (kath.net).
 
Niềm Tâm Sự Của Chúa Giêsu
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
19:45 12/05/2012
NIỀM TÂM SỰ CỦA CHÚA GIÊSU

Lệnh truyền của Chúa Giêsu là một lời tâm sự của người yêu nói với người yêu, đó là: “Các con hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”(Ga 15,9).

Lệnh truyền này không mang tính nghiêm khắc nhưng là trao ban, là chia sẻ hạnh phúc của tình yêu. Chúa Giêsu đã nâng các tông đồ lên ngang tầm với mình, Ngài nói: “Thầy không gọi các con là tôi tớ, Thầy gọi các con là bạn hữu”. Từ hàng tôi tớ trở nên bạn hữu là sự cách nhau một trời một vực. Người tôi tớ không được phép biết việc chủ làm; người tôi tớ chỉ biết hầu hạ. Ngược lại, bạn hữu là người chia sẻ, là người đồng hành. Nhưng từ tôi tớ lên bạn hữu, con người đâu có thể thực hiện được, nếu không phải là chính Thiên Chúa nâng con người lên. Vậy lý do nào để Chúa Giêsu kết luận điều này? Ngài giải thích: “Vì tất cả những gì Cha Ta nói với Ta, Ta cũng tỏ cho các con biết” (Ga 15, 15). Chúa Giêsu đã không dấu điều gì. Đó là tiếng nói của người yêu để trao cho các tông đồ và qua các tông đồ tiếng nói của Chúa Giêsu đến với toàn thể Hội Thánh, đến với toàn thế giới về một sứ điệp Tình yêu dành cho tất cả mọi người, rằng: “Thiên Chúa yêu thương con người và yêu đến tận cùng”.

Tại sao lại gọi là “Yêu đến tận cùng”? Vì lời mời gọi của Chúa Giêsu đã nêu rõ “Các con hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”. Ở lại trong tình yêu của Thầy có nghĩa là Chúa Giêsu gìn giữ, Chúa Giêsu thánh hóa. Chúng ta được ở lại trong tình yêu của Thầy, cũng đồng nghĩa với việc chúng ta nên bạn hữu với Thầy. Trò lại được gọi là bạn hữu. Tất cả những điều này là đặc tính của tình yêu. Tình yêu đích thực không tính toán, luôn đi bước trước, quảng đại cho đi và chấp nhận tất cả. Chúa Giêsu đã không đòi một điều kiện nào, ngoại trừ một yếu tố duy nhất là “Các con hãy giữ lệnh truyền của Thầy”(Ga 15,10). Và lệnh truyền của Thầy rất ngắn gọn, đầy đủ mà không ra ngoài tình yêu. “Điều Thầy truyền là các con hãy yêu thương nhau”(Ga 15,17).

Đức Giêsu không chỉ dạy chúng ta ở lại trong tình yêu của Chúa mà còn trao cho chúng ta một mẫu gương để chúng ta “hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”(Ga 15,12). Với một tiêu chuẩn và cách thức trên, Đức Giêsu đã tự hạ mình xuống để trao ban cho con người những gì là cao cả nhất của Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa là tình yêu. Thế nên, trao ban cho con người là Thiên Chúa đã nâng con người lên bằng với Ngài. Chúng ta không hiểu theo nghĩa tuyệt đối việc Chúa Giêsu đã dùng ngôn ngữ của loài người để diễn tả. Gọi là bạn hữu, có nghĩa là nâng lên ngang hàng, để đồng hưởng một tình yêu như Đức Giêsu là đầu nói với thân mình, hay như Đức Giêsu là chồng nói với Hội Thánh là hiền thê. Vậy còn gì nữa mà Ngài không cho chúng ta giá trị của một tình yêu đích thực? Còn gì nữa để chúng ta dám đòi hỏi? Cho nên, Đức Giêsu đưa ra lệnh truyền hôm nay không phải là một mệnh lệnh nghiêm khắc nhưng chúng ta khẳng định lại một lần nữa, đó là một niềm tâm sự.

Một niềm tâm sự của một người đã cho người mình yêu đến tận cùng. Đây cũng là tiêu chuẩn để trắc nghiệm: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám hiến mạng vì người mình yêu”(Ga 15,13). Đức Giêsu đã cho đến tận cùng. Cho Máu, cho Nước từ Trái Tim Ngài chảy ra; cho quyền năng của Thiên Chúa hạ cố đến viếng thăm con người. Cho tình yêu đích thực của Thiên Chúa đến với một tình yêu bất trung, bội phản và hay thay đổi của con người. Cho hạnh phúc vĩnh cửu đi vào trong thế giới của con người. Một hạnh phúc của con người nay còn, mai mất nay lại được đạt tới hạnh phúc vĩnh cửu đời đời. Chẳng lẽ, chúng ta không thấy tất cả những điều ấy là một huyền nhiệm sao? Chúng ta không thấy đó là một đặc tính đích thật của tình yêu, trao ban, hiến thân hay sao? Vì vậy, chúng ta không còn gì để nói, không còn gì để đòi hỏi mà chỉ còn lãnh nhận với lòng biết ơn. Và lòng biết ơn đó là gì? Là hãy sinh hoa trái cho Thiên Chúa. Hoa trái ấy không phải là tự chúng ta làm được nhưng là hoa trái mà Chúa sẽ ban cho, chúng ta đừng để hư mất. Ngoài ra, Chúa Giêsu còn tiên liệu trước cho chúng ta trong những gì vượt quá khả năng của con người, Ngài căn dặn: “Những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con”(Ga 15, 16). Vì vậy, hãy lấy danh Đức Giêsu Kitô để xin và Thiên Chúa Cha sẽ ban cho chúng ta.

Điều mà Chúa Giêsu tâm sự: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu các con” và “ở lại trong tình yêu của Thầy”, chính là để bảo vệ và nâng đỡ. Thế nên chúng ta được ở lại trong tình yêu của Thiên Chúa là Cha. Với tất cả điều này, người Ki tô hữu hôm nay không còn gì phải phàn nàn, không còn gì phải lo âu hay sợ hãi. Họ được từng bước mời gọi, họ được từng bước trao ban. Chúng ta hãy cố gắng mỗi ngày, không phụ tình yêu thương của Chúa:

- Hãy biến những trìu tượng thành thực tế;

- Hãy hiện thực hóa khái niệm về một tình yêu cao vời và siêu nhiên;

- Hãy thực hành trong chính những người thân yêu của gia đình, những người bé mọn trong xã hội để chứng tỏ tình yêu Thiên Chúa đã được thể hiện trong đời sống của mỗi người chúng ta;

- Hãy đáp lại lời mời gọi của Chúa bằng việc chúng ta đối xử với nhau theo gương của Đức Giêsu Kitô đã yêu và đã ban trao.

Một lần nữa, Chúa lại cho chúng ta một đơn vị, một mô hình thực tế nhất và dễ dàng nhất để chúng ta thực hiện mỗi ngày, đó là YÊU THƯƠNG NHAU. Với tiêu chí đó, chúng ta sẽ không thiếu bất kỳ một cơ hội nào, chúng ta không thiếu một giây phút nào, vì lúc nào chúng ta cũng có thể yêu thương nhau. Và đó cũng sẽ là những nét đặc trưng để chúng ta đáp lại tình yêu cao vời và nhiệm mầu của Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Chúng con chỉ còn biết im lặng,
để tôn thờ và yêu mến Chúa.
Vì Chúa đã dùng tất cả quyền năng và thượng trí,
để trao cho chúng con một tình yêu lớn lao.
Xin cho chúng con biết thực hành trong đời sống mỗi ngày,
với Chúa và với nhau,
để chúng con không phụ tình yêu thương muôn đời của Chúa,
để cho mỗi người chúng con
được ở lại trong tình yêu Chúa đến muôn đời.
Xin cho mỗi người chúng con khi được lời Chúa hứa,
là được bảo đảm cho sự sống đời đời.
Và trong tình yêu ấy,
chúng con cũng sẽ hy vọng được gặp lại nhau
như Chúa đã yêu chúng con
và chúng con được ở lại trong tình yêu Chúa muôn đời. Amen.


LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp kiến các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo
LM Trần Đức Anh OP
03:10 12/05/2012
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi các nhà truyền giáo gia tăng lòng tín thác và quan hệ bản thân với Chúa Kitô trong công cuộc truyền giảng Tin Mừng.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 11-5-2012, dành cho 170 tham dự viên khóa họp thường niên của Hội đồng cấp cao các Hội Giáo Hoàng truyền giáo, từ 7 đến 12-5, dưới sự hướng dẫn của ĐHY Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo. Trong số hàng trăm vị Giám đốc Toàn Quốc các Hội Giáo Hoàng truyền giáo, cũng có 1 vị người Việt là Cha Ngô Quang Tuyên.

Trong bài huấn dụ, ĐTC khẳng định rằng ”Rong ruổi trên các nẻo đường của thế giới để công bố Tin Mừng cho mọi dân tộc trên trái đất và hướng dẫn họ đến gặp gỡ với Chúa, đòi người loan báo Tin Mừng phải có một quan hệ bản thân và thường nhật với Chúa Kitô, biết Chúa và yêu mến Chúa tận tình”.

ĐTC nói tiếp ”Công cuộc truyền giáo ngày nay đang cần canh tân lòng tín thác nơi hoạt động của Thiên Chúa, cần có một kinh nguyện nồng nhiệt hơn để Nước Chúa được hiện trị, để thánh ý Chúa được thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Cần kêu cầu ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Linh, và quyết liệt dấn thân quảng đại để mở ra một thời kỳ mới trong việc loan báo Tin Mừng.. Vì sau 2 ngàn năm, phần lớn gia đình nhân loại vẫn chưa biết Chúa Kitô, và vì tình trạng của Giáo hội và thế giới đang gặp những thách đố đặc biệt về niềm tin” (GP II, Giáo hội tại Á châu, 29).

ĐTC cám ơn Bộ truyền giáo và các Hội Giáo Hoàng truyềngiáo hỗ trợ Năm Đức Tin, với chiến dịch trên toàn thể giới, tháp tùng công cuộc truyền giáo và tái truyền giảng, đào sâu đức tin, bằng những chiến dịch Kinh Mân Côi. Ngài cũng kêu gọi những người rao giảng Tin Mừng đừng nản chí trước bao vấn đề, và cả những bách hại. Sau cùng ngài khuyến khích các Hội Giáo Hoàng truyền giáo tiếp tục linh hoạt và hỗ trợ công cuộc truyền giáo cho dân ngoại.

Trong lời chào thăm mở đầu bài huấn dụ, ĐTC đặc biệt nhắc nhớ Cha Massimo Cenci, 68 tuổi, thuộc hội thừa sai Pime, Phó Tổng thư ký Bộ truyền giáo, qua đời đột ngột trong đêm 10 rạng ngày 11-5-2012 trong căn hộ của ngài ở trụ sở Bộ truyền giáo.

Cha Cenci từng làm thừa sai nhiều năm ở Mỹ châu la tinh trước khi trở về Vatican, cộng tác với ĐHY Tổng trưởng Crescenzio Sepe từ năm 2001 trong nhiệm vụ Phó Tổng thư ký của Bộ. (SD 11-5-2012)
 
Đức Thánh Cha tham dự buổi trình diễn âm nhạc tại Vatican
Bùi Hữu Thư
14:59 12/05/2012
12 tháng 5, 2012: Radio Vatican

Đức Thánh Cha Benedict XVI tham dự một buổi hòa tấu âm nhạc tối hôm qua trong Sảnh Đường Phaolô VI tại Vatican, do ông Giorgio Napolitano, Tổng Thống Nước Cộng Hòa Ý tổ chức để vinh danh Đức Thánh Cha, ông cũng tặng cho ngài một cây vĩ cầm danh tiếng và một bản nhạc cổ điển Missa solemnis của nhạc sĩ Zimmerman viết vào nửa đầu bán thế kỷ 19.

Buổi hòa tấu đêm thứ sáu trình diễn các bản thánh ca do các nhạc sĩ người Ý Antonio Vivaldi và Giuseppe Verdi soạn thảo. Vào cuối buổi hòa nhạc, Đức Thánh Cha đã cám ơn Tổng Thống Napolitano, các nhạc sĩ vĩ cầm, các diễn viên của Opera Rôma, và nhạc trưởng ban nhạc hòa tấu Riccardo Muti – ông Mutti được Đức Thánh Cha ân thưởng huy chương Hiệp Sĩ của Giáo Hoàng: huy hiệu thập giá của Thánh Gregory Cả (Papal knighthood: the Grand Cross of St Gregory the Great) - ngài cũng cám ơn tất cả những ai tham gia vào việc tổ chức chương trình này.

Đức Thánh Cha nói: "Chúng ta hãy cầu nguyện để sau khi được nghe những bản nhạc của đêm nay, chính chúng ta có thể nói với Chúa: 'Lạy Chúa Giêsu, nơi ngài, con xin trao gửi niềm hân hoan và hy vọng của con. Xin làm cho con có thể yêu mến Chúa giống như Thánh Mẫu Maria đã yêu Chúa, để cho vào cuối cuộc lữ hành của con, có sẽ được ban thưởng vinh quang nước Thiên Đàng’.”

Buổi hòa nhạc tiếp theo sau một cuộc tiếp xúc riêng giữa Đức Thánh Cha và Tổng Thống. Một bản tin của linh mục Federico Lombardi SJ, giám đốc văn phòng truyền thông của Tòa Thánh cho hay cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Benedict và Tổng Thống Napolitano rất thân mật và diễn ra trong vòng 20 phút, trong đó họ bầy tỏ một mối ưu tư chung về nền hòa bình, và đặc biệt về tình hình tại Trung Đông.



Bản tin tiếp rằng Đức Thánh Cha bầy tỏ lòng tri ân cá nhân của ngài đối với Tổng Thống vì đã cho tổ chức buổi hòa tấu để vinh danh ngài, ngài cũng lập lại lời hứa về lòng ưu ái đối với quốc gia Ý, và tình thân hữu của ngài đối với tất cả mọi công dân của nước Cộng Hòa Ý, và cam đoan với Tổng Thống là sẽ tiếp tục cầu nguyện cho quốc gia này đang ở trong thời kỳ khó khăn và nhiều thử thách.
 
Đức Thánh Cha nói: không được trì hoãn kế hoạch hòa bình tại Syria
Bùi Hữu Thư
15:25 12/05/2012
Ngày 11 tháng 5, 2012: Vatican Radio
Đức Tổng Giám Mục Mario Zenari, đại sứ của Đức Thánh Cha Benedict XVI tại Damascus đã bình luận như sau hôm thứ năm về hai vụ tấn công song song bằng bom tại thủ đô Damascus của Syria khiến cho 55 người chết và 400 người bị thương: “Chúng tôi đã thấy những niềm hy vọng leo lét khi các quan sát viên đầu tiên của Liên Hiệp Quốc đã đến Syria. Nhưng những vụ bạo tàn và thảm sát ngày thứ năm đã xẩy ra như sét đánh trên bầu trời trong xanh."

Ngày thứ sáu các giới chức Syria tuyên bố họ đã ngăn chặn được một vụ tấn công bằng bom tự sát tại thành phố phía bắc Aleppo. Thành phố này hôm nay trốn thoát được những giai đoạn lớn lao của bạo tàn lan đã tràn trên các thành phố Syria khác kể từ lúc chiến tranh bắt đầu khởi sự trên một năm về trước khi chính phủ Assad và các quân nổi loạn chống đối.

Trong một lời tuyên bố gửi qua linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Benedict lên án vụ tấn công ngày thứ năm và yêu cầu cộng đồng Công Giáo cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ.

Đức Thánh Cha cũng kêu gọi phải có một sự cam kết hỗn hợp và vững mạnh về phía toàn thể cộng đồng quốc tế để bảo đảm việc thi hành kế hoạch hòa bình của đại biểu Kofi Annam của Liên Hiệp Quốc và Khối Ả Rập, và cần có thêm nhiều quan sát viên ngay lập tức.

Tâm tình này cũng được đại sứ của Đức Thánh Cha Benedict ngay tại Damascus là Tổng Giám Mục Khâm sứ Tòa Thánh Mario Zenari nhắc lại: “Cộng đồng quốc tế phải quay lại với kế hoạch này, vì người dân không còn biết phải làm gì, và không biết Syria sẽ đi về đâu. Chúng ta phải khởi sự tiến bước lần nữa trên con đường đi đến hòa bình với lòng can đảm và cam kết."
 
Đức Giáo Hoàng thiết lập Hạt Tòng Nhân cho các tín hữu Anh giáo ở Úc
Trần Mạnh Trác
18:25 12/05/2012
Vatican City, ngày 11 tháng Năm, 2012 / 16:45 (CNA / EWTN News) - Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tiếp tục mở rộng cơ cấu đã được tạo ra cho các tín hữu Anh giáo bằng cách thiết lập thêm một Hạt Tòng Nhân cho Úc vào ngày 15 tháng 6.

"Tôi tin rằng những người Anh giáo cũ, những người thực hiện một cuộc hành trình đức tin đưa dẫn họ đến Giáo hội Công giáo sẽ thấy rằng họ được sẵn sàng chào đón," theo lời Đức Tổng Giám Mục Denis Hart của Melbourne, đang là chủ tịch của Hội đồng Giám mục Công giáo Úc.

Hạt Tòng Nhân Anh giáo của Úc sẽ được gọi là Hạt Đức Mẹ cuả ngôi Sao Thánh Giá Miền Nam (Our Lady of the Southern Cross,) với Thánh Augustine đệ Canterbury làm quan thầy. Và sẽ có tư cách của một giáo phận.

'Hạt Tòng Nhân Anh giáo' là cơ cấu dành cho các tín hữu Anh giáo và cựu Anh giáo, muốn hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo trong khi vẫn muốn giữ lại một số phong tục và truyền thống phụng vụ.

Vào ngày 11 tháng 5, HĐGM Úc cho biết là các giám mục Úc đã sẵn sàng một thủ tục để giúp các giáo sĩ Anh giáo và giáo dân tham gia Giáo Hội Công Giáo.

Được biết đã có một Hạt Tòng Nhân cho 'Anh Quốc và xứ Wales' được thành lập vào năm 2011, và một Hạt Tòng Nhân cho nước Mỹ ra mắt vào ngày 1 Tháng Một năm 2012.

Tại Anh Quốc, tạp chí Giáo Hạt Đức Mẹ Walsingham cho biết đã có ít nhất 40 cộng đoàn tòng nhân với 60 linh mục. Nhiều thành viên là các giám mục Anh giáo cũ.

Tại Mỹ, tính tới tháng Giêng, đã có 1.400 cá nhân từ 22 cộng đồng bày tỏ ý muốn tham gia Hạt Tòng Nhân cuả Mỹ. Theo tin từ văn phòng Giáo Hạt Tòa Thánh Phêrô thì đang có khoảng 60 linh mục Anh giáo chuẩn bị để được thụ phong làm linh mục Công giáo.

Hạt Tòng Nhân Mỹ sẽ khai trương một giáo xứ đầu tiên ở Scranton, Pennsylvania vào tháng Tám tới.
 
Top Stories
Papal Address to Directors of the Pontifical Missionary Works
+ Benedictus XVI
10:29 12/05/2012
"Your work of missionary animation and formation is part of the soul of pastoral care

VATICAN CITY, MAY 11, 2012 - Here is the text of the address Benedict XVI gave today to directors of the Pontifical Missionary Works.

Lord Cardinal,
Venerable Brothers in the Episcopate and the Priesthood,
Dear Brothers and Sisters!

I address to you all my cordial greeting, beginning with the Lord Cardinal Fernando Filoni, Prefect of the Congregation for the Evangelization of Peoples, whom I thank for his kind expressions and for the information about the activity of the Pontifical Missionary Works. I extend my grateful thought to the Secretary, Monsignor Savio Hon Tai-Fai, to the Assistant Secretary, Monsignor Piergiuseppe Vacchelli, President of the Pontifical Missionary Works, to the National Directors and to all the collaborators, as well as to those who give their generous service in the Dicastery. My thoughts and those of all of you go at this time to Father Massimo Cenci, Under-Secretary, who died suddenly. May the Lord reward him for all the work he carried out on mission and at the service of the Holy See.

Today’s meeting takes place in the context of the annual Assembly of the Higher Council of the Pontifical Missionary Works, to which is entrusted the missionary cooperation of all the Churches worldwide.

The evangelization, which always has a character of urgency, in these times drives the Church to step with an even faster pace on the roads of the world, to bring every man to knowledge of Christ. In fact only in the Truth, which is Christ himself, can humanity discover the meaning of its existence, find salvation, and grow in justice and peace. Every man and every people has a right to receive the Gospel of truth. In this perspective, your commitment to celebrate the Year of Faith, now imminent, takes on a particular meaning: to reinforce the commitment to spread the Kingdom of God and knowledge of the Christian faith. On the part of those who have already encountered Jesus Christ, this calls for “an authentic and renewed conversion to the Lord, the one Saviour of the world.” (Apostolic Letter Porta Fidei,6). The Christian communities “need to hear anew the voice of the Bridegroom, who invites them to conversion, spurs them on to bold new undertakings and calls forth their commitment to the great task of the “new evangelization”. (John Paul II, Post-Synodal Apostolic Exhortation Ecclesia in Europa,23). Jesus, the incarnate Word, is always the center of the proclamation, the point of reference for the following and for the methodology itself of the evangelizing mission, because He is the human face of God who wishes to encounter every man and every woman to make them enter into communion with Him, in his love. To go through the roads of the world to proclaim the Gospel to all peoples of the earth and to guide them to the encounter with the Lord (cf. Apostolic Letter Porta Fidei, 7), calls then for the herald to have a personal and daily relationship with Christ, that he know Him and love Him profoundly.

The mission today needs renewal of trust in God’s action; it needs more intense prayer so that his Kingdom will come, so that his will is done on earth as it is in Heaven. It is necessary to invoke the light and strength of the Holy Spirit, and to commit oneself with determination and generosity to inaugurate, in a certain sense, a “new era of proclamation of the Gospel is essential not only because, after two millennia, a major part of the human family still does not acknowledge Christ, but also because the situation in which the Church and the world find themselves [...] is particularly challenging for religious belief” (John Paul II, Post-Synodal Apostolic Exhortation Ecclesia in Asia, 29). Hence, I am very happy to encourage the project of the Congregation for the Evangelization of Peoples and of the Pontifical Missionary Works, in support of the Year of Faith. This project foresees a worldwide campaign that, through the prayer of the Holy Rosary, will accompany the work of evangelization in the world and for many of the baptized the rediscovery and deepening of the faith.

Dear friends, you know well that the proclamation of the Gospel not infrequently entails difficulties and sufferings; in fact, the growth of the Kingdom of God in the world not rarely comes at the price of the blood of its servants. In this phase of economic, cultural and political changes, where often the human being feels alone, a prey to anguish and despair, the messengers of the Gospel, also if they are heralds of hope and peace, continue to be persecuted like their Teacher and Lord. However, despite the problems and the tragic reality of persecution, the Church is not discouraged, she remains faithful to her Lord’s mandate, in the awareness that “throughout Christian history, martyrs, that is, "witnesses," have always been numerous and indispensable to the spread of the Gospel” (John Paul II,Redemptoris missio, 45). Christ’s message, today as yesterday, cannot adapt itself to the logic of this world, because it is prophecy and liberation, it is seed of a new humanity that grows, and only at the end of time will have its full realization.

Entrusted to you, in a particular way, is the task of supporting the ministers of the Gospel, helping them to “preserve the delightful and comforting joy of evangelizing, even when it is in tears that we must sow.” (Paul VI, Apostolic Exhortation Evangelii nuntiandi, 80). Your particular commitment is also that of keeping alive the missionary vocation of all the disciples of Christ, so that each one, according to the charism received from the Holy Spirit, is able to take part in the universal mission consigned by the Risen One to his Church. Your work of missionary animation and formation is part of the soul of pastoral care, because the missio ad gentes constitutes the paradigm of the whole apostolic action of the Church. Be increasingly the visible and concrete expression of the communion of persons and of the means between the Churches that, as communicating vessels, live the same missionary vocation and tension, and in every corner of the earth work to sow the Word of Truth in all peoples and cultures. I am certain that you will continue to be committed, so that the local Churches assume, ever more generously, their part of responsibility in the universal mission of the Church.

May the Virgin Most Holy, Queen of the Missions accompany you and sustain your every effort in promoting missionary awareness and collaboration. With this hope, which I always have present in my prayer, I thank you and all those who cooperate in the cause of evangelization, and I impart to each from my heart the Apostolic Blessing.

[Translation by ZENIT]
 
Pope attends concert at Vatican
Vatican Radio
10:57 12/05/2012
Pope Benedict XVI attended a concert yesterday evening in the Paul VI Hall here at the Vatican, offered by the President of the Italian Republic, Giorgio Napolitano, in honour of the Holy Father, to whom President Napolitano also gave gifts of a prestigious violin and an antique score to Zimmerman’s Missa solemnis from the first half of the 19th century.

The concert Friday evening featured sacred music by the Italian composers Antonio Vivaldi and Giuseppe Verdi.Speaking at the end of the concert, Pope Benedict thanked President Napolitano, the featured soloists, the performers of the Rome Opera, orchestra conductor Maestro Riccardo Muti – whom Benedict decorated with a Papal knighthood: the Grand Cross of St Gregory the Great - and all those who had a part in organizing the event. “Let us pray,” said Pope Benedict, that, after hearing the evening’s music, “we might be able ourselves to say to God: ‘In you, O Lord, I place with joy my hope. Make it so that I might love you as your Holy Mother, so that my soul, at the end of the journey, might be given the glory of Paradise’.”

The Concert followed a private meeting between the Pope and the President.A statement from the Director of the Press Office of the Holy See, Fr Federico Lombardi SJ, reports that the meeting between Pope Benedict and President Napolitano was a cordial one that lasted 20 minutes, during which they expressed a common concern for peace, with particular reference to the situation in the Middle East.

The statement goes on to say that the Holy Father expressed his personal gratitude to the President for the concert given in his honour, and renewed promises of his love for Italy and his closeness to all citizens of the Italian Republic, assuring the President of his continuing prayers in this difficult and challenging time for the country.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Sài Gòn tổ chức Ngày của Mẹ với chủ đề “Mẹ ơi
Tạ Ân Phúc
07:49 12/05/2012
Giáo phận Sài Gòn tổ chức Ngày của Mẹ với chủ đề “Mẹ ơi…”

Hàng năm, cứ vào Chúa Nhật thứ hai của tháng Năm, theo truyền thống của Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam - một đất nước xem trọng giá trị đạo hiếu - Ngày của Mẹ được tổ chức nhằm tôn vinh những người mẹ. Hòa vào dòng chảy của xã hội cũng như để đưa đạo vào đời, sáng thứ Bảy 05/05/2012 vừa qua, Chương Trình Chuyên Đề Giáo Dục của Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn đã tổ chức ngày hội tôn vinh các bà mẹ với chủ đề “Mẹ ơi…” tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận.

Trong không khí dịu nhẹ của nắng sớm thứ Bảy, các tham dự viên đã được Ban tiếp tân đón tiếp và phát quà tặng khi bước qua cổng chào được trang trí bằng những dãy lụa xanh với hàng chữ “Mẹ ơi…Mẹ là mãi mãi”. Trong túi quà tặng có quyển sách “Mẹ ơi…” là tuyển tập gồm 47 tác phẩm được tuyển chọn từ các bài viết tham gia cuộc thi Viết Về Mẹ do Chương Trình Chuyên Đề Giáo Dục tổ chức. Lần theo những dấu chân được trang trí trên nền gạch, các tham dự viên được dẫn vào sảnh với những tiểu cảnh trang trí đẹp mắt cũng nhằm nhắc nhớ và tri ân công lao người mẹ: “Mẹ sinh thành, Mẹ dưỡng dục, Mẹ chắp cánh cho con vào đời” và “Mẹ là quà tặng của Thiên Chúa”. Bên cạnh đó là quầy chụp ảnh lấy ngay được các bạn trẻ sẵn sàng phục vụ cho những người có nhu cầu lưu niệm lại những khoảnh khắc đáng nhớ nhân sự kiện này.

Xem hình ngày của mẹ

Một
nét đặc thù đã trở thành thông lệ của Chương Trình Chuyên Đề Giáo Dục là trước khi triển khai các công việc cho sự kiện sắp diễn ra, Ban Tổ Chức đã dành ra ít phút cầu nguyện để dâng những công việc của mình và xin Thiên Chúa thánh hóa.

Khi bước vào hội trường, sân khấu cũng được trang trí bằng lụa với tông xanh chủ đạo cùng dòng chữ “Mẹ ơi… Con yêu mẹ…” như nói lên tấm lòng của người con đối với đấng bậc sinh thành. Chủ đề “Mẹ ơi…” như lòng con tha thiết nghĩ về mẹ, cần đến mẹ và gắn kết với mẹ để từ đó nhắc nhở mỗi người mang lấy tâm tình tri ân và lòng thảo hiếu dâng kính mẹ hiền của mình. Sự kiện này cũng nhằm mục đích để hướng mỗi người đến với người mẹ tuyệt mỹ, là mẫu gương cho tất cả các bà mẹ, đó chính là Đức Maria.

Sau khi tập hát những bài hát chung “Tình cha nghĩa mẹ” và “Cầu cho cha mẹ 7”, để khởi động trước khi bước vào ngày hội, Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Minh Thiệu đã hướng dẫn cộng đoàn múa cử điệu bài hát “Chung sống” và “Tình mẹ” với những động tác vũ điệu tạo nên sự thoải mái tinh thần cho các tham dự viên.

“Con cò mày đi ăn đêm, mày đi ăn đêm, sao đi một mình…? Một mình lầm lũi canh ba thức giấc trong đêm khuya vắng…”. Với những động tác uyển chuyển của một vũ điệu đẹp, nhóm múa Rồng Việt đã diễn tả hình ảnh của người mẹ qua hai biểu tượng: cánh cò và gánh hàng rong. Cánh cò che chở cho con như lòng mẹ bao dung hiền hòa, còn hàng rong mẹ gánh nhắc nhớ đến cuộc đời mưa nắng sớm khuya, chịu thương, chịu khó, tần tảo tất cả cho con và vì con.

8g30, hai MC dẫn chương trình là anh Vũ Minh và chị Thanh Huyền giới thiệu mục đích chương trình Ngày của Mẹ là để ngợi ca, tôn vinh và cám ơn mẹ đã hy sinh cho con cái, và cũng để mỗi người nhìn lại giá trị đạo hiếu của chính mình.

Tham dự ngày hội có Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám Mục Phụ tá TGP.Sài Gòn, ông bà mục sư Phạm Đình Nhẫn, Chủ tịch Hiệp hội Thông Công Tin Lành cùng với gần 600 tham dự viên là linh mục, tu sĩ, giáo dân trong và ngoài giáo phận. Đặc biệt là sự hiện diện của những người nữ trong thiên chức làm mẹ trong đó có bà cố của Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban Mục Vụ TGP. Sài Gòn và bà cố của Soeur Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, Đặc trách Chương Trình Chuyên Đề Giáo Dục.

“Cánh cò cõng nắng cõng mưa. Mẹ tôi cõng cả bốn mùa gió sương”, quả thật “Nước biển mênh mông cũng không đong đầy tình mẹ”. Trong lời tuyên bố khai mạc, cha Louis cho hay: “Nhiều lúc ta quên màu tóc mẹ đã một thời dãi nắng dầm mưa. Cũng có lúc ta quên nhìn trán mẹ còn bao nhớ thương dù ta đã lớn khôn rồi. Có lúc ta quên nhìn mắt mẹ còn chờ ta mỏi ngóng đêm sầu. Có lúc ta quên nhìn dáng mẹ chợt quạnh hiu ngày ta bước vào đời”. Ngài cũng cho biết để chuẩn bị cho Ngày của Mẹ, Chương trình Chuyên Đề Giáo Dục đã tổ chức một cuộc thi viết về Mẹ trong nhiều tháng. Điểm đặc biệt là số lượng bài dự thi năm nay vượt hẳn năm ngoái, 260 bài, hơn 50% tác giả là các bạn trẻ dưới 25 tuổi, đó là một tín hiệu rất tích cực cho những người trẻ thế hệ mới cũng biết tôn vinh giá trị đạo hiếu.

Cuộc thi Viết Về Mẹ đã nhận được những bài viết tuy đơn sơ nhưng ý nghĩa, tuy mộc mạc nhưng tinh túy, những cảm xúc được viết từ trái tim làm rung động lòng người. Đó chính là những cảm xúc thật của những người con muốn bày tỏ với người mẹ hiền dấu yêu của mình. “Mẹ ơi… Con yêu mẹ…”, cảm xúc thiêng liêng của mỗi người dành cho mẹ để cảm nhận “Tình mẹ con”, tên gọi của phần I trong Ngày của Mẹ. Những tình cảm này được hai trong số những thí sinh đạt giải cao của cuộc thi chia sẻ tâm tình về người mẹ.

Thí sinh Têrêsa Nguyễn Thị Bình Tâm, giải Nhì thể loại Văn, đến từ Giáo phận Kontum với chất giọng ấm áp, truyền cảm của mình đã chia sẻ, khắc họa những hình ảnh của mẹ trong trái tim mình và thổ lộ tâm tình của một người con dành cho mẹ qua tác phẩm “Con muốn yêu như mẹ”:

“Một cuộc đời biết yêu và biết phụng sự tình yêu là một cuộc đời vĩ đại”. Em cho hay mẹ em không chỉ thích câu nói đó mà còn diễn tả nó trong suốt cuộc đời. Mẹ em quyết định ở lại Việt Nam, không đi nước ngoài vì một tình yêu dành cho ba hết sức nồng nàn, đằm thắm nhưng không kém phần bản lĩnh và nó càng sâu đậm, bền bỉ hơn trong 20 năm qua dù rằng tình yêu ấy phải chia sẻ cho 8 đứa con. Em hiểu rằng các anh chị em mình có mặt trên đời không phải do tình cờ mà đã được mong chờ trong tình yêu ba mẹ. Mẹ em đã chăm sóc 8 đứa con bằng tình cảm ấm áp, bằng sự tận tụy, hy sinh và vượt qua đau thương khi bị họ hàng hất hủi, khi gia đình phá sản, khi ba em mổ khối u. Mẹ em đã mày mò sáng tạo may vá, và học thêm những món ăn mới để vun đắp gia đình, vượt qua những nỗi buồn đau của cuộc sống. Em nói rằng mình không tô hồng khi vẽ bức chân dung mẹ mà bức chân dung ấy thật sự tươi sáng được em chấm phá với những nét tin yêu, tươi vui, hy vọng và tràn ngập mến thương. Qua sự dạy dỗ của người mẹ em hiểu được rằng không ai sinh ra trên đời này với cuộc sống dễ dàng, cần phải học cách yêu thương và diễn tả tình yêu ấy trong cuộc đời này: “Nếu chỉ có một điều để con có thể nói với mẹ, con sẽ nói: Con muốn yêu như mẹ, mẹ của con ơi!”. Trước mặt mọi người, em đã trao tặng cho mẹ bó hoa để nói lên tình yêu, lòng biết ơn, sự cảm phục, lòng tự hào của người con dành cho mẹ.

Khán giả cuộc thi vòng chung kết Viết Về Mẹ có lẽ chưa quên hình ảnh một đại gia đình tứ đại đồng đường tổng cộng là 22 người, cùng đi ủng hộ cho một thí sinh và thí sinh đó - bác Inhaxio Đặng Phúc Minh, đến từ Giáo phận Long Xuyên - đã xuất sắc đạt giải Nhất cuộc thi viết và thuyết trình về Mẹ. “Lời trăn trối của mẹ” là tác phẩm bác trình bày trước khán giả, bác cho hay trước lúc mất, người mẹ đã ứa nước mắt phều phào nói với những người con: “Các con hãy thương yêu nhau”.

Bác thừa nhận rằng lúc đầu đã chưa hiểu được sự sâu sắc trong lời dạy của mẹ nhưng qua những năm tháng sau đó, qua lời kể đầy nhớ nhung của ba về mẹ, qua hồi tưởng về cuộc đời của mẹ, qua việc học hỏi đạo Chúa, đặc biệt là đọc Kinh Thánh, bác đã dần dần vỡ ra, hiểu được sự sâu sắc trong lời dạy của mẹ. Mẹ là con nhà giàu nhưng đã chấp nhận ba để về sống trong cảnh nghèo cùng cực, ban ngày thì mò cua bắt ốc, một nắng hai sương, đến đêm về thì ngủ trong một cái ổ rơm để trốn cái lạnh cắt da, cắt thịt, cá chết ngoài đồng của miền Bắc vào mùa Đông. Năm 54, gia đình bác vào Nam, tuy ba sa vào cờ bạc nhưng mẹ chăm chút cho ba từng chút, âm thầm chịu đựng và dâng lên Thiên Chúa lời kinh hằng đêm để xin Ngài che chở giữ gìn. Chính sức mạnh của lời cầu nguyện, chính sức mạnh của sự nhẫn nhục, của sự chắt chiu từng chút một của người mẹ đã đưa gia đình bác vượt biết bao sóng gió bão táp từ Bắc vào Nam để có một gia đình êm ấm hạnh phúc, tứ đại đồng đường như hôm nay và hơn thế nữa, người cha đã bỏ đi thói xấu đánh bài. Thuở sinh thời, mẹ bác thường dạy rằng: “Đạo Chúa dạy có hai điều chính là mến Chúa và yêu người”, mẹ đã lấy lời Kinh Thánh để dạy và trăn trối cho các con. Giờ bác đã hiểu rằng nơi nào có tình yêu chân thành nơi đó có sự bình an đích thực. Tình yêu đúng là cội nguồn của hạnh phúc, bình an như Chúa đã đoan hứa Chúa là Tình Yêu.

Cuộc thi Viết Về Mẹ nhận được 162 bài văn, 98 bài thơ và 2 kịch bản, với 260 tác giả, trong đó có 58 tác giả ngoài Công Giáo, đặc biệt trong số các tác giả, giới trẻ (<25 tuổi) chiếm hơn 50%. Vòng thi thuyết trình được tổ chức vào ngày 17/03/2012 chọn được 2 phẩm đạt giải nhì, 1 giải ba và khuyết khích ở thể loại thơ. Ở thể loại văn có 1 tác phẩm đạt giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba và 2 giải khuyến khích. Trong Ngày Của Mẹ, Ban Tổ Chức đã trân trọng trao giải cho các tác giả đạt giải của cuộc thi này.

Chủ đề “Mẹ ơi…” với dấu chấm lửng bao hàm nhiều ý nghĩa. Trước hết, đó là tiếng kêu, tiếng gọi mẹ tha thiết kéo dài, đó là lời của người con chưa nói hết những tâm tình của mình với mẹ. Tiếng mẹ ơi còn có thể là tiếng kêu thống thiết, tiếng kêu đau xót, tiếng kêu bi ai của những người con xa mẹ, mất mẹ, không còn mẹ.

“Mẹ ơi…” cũng chính là tên gọi Phần II của ngày hội. Mẹ ơi… sao đành bỏ rơi con, khi con chưa cất tiếng khóc chào đời? Đó là tiếng kêu xé lòng của những sinh linh bé nhỏ chưa kịp nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Tiếng kêu bi ai đó cũng nói lên thực trạng xã hội hôm nay khi mà Việt Nam là một trong 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, đáng báo động hơn là có tới 20% người nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên. Các tham dự viên theo dõi một đoạn clip bảo vệ sự sống, những hình ảnh gây xúc động mạnh để mọi người nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ sự sống: Trân quý sự sống không chỉ ở việc bảo vệ bào thai, thai nhi mà mỗi người còn có bổn phận làm cho sự sống được triển nở, được sung mãn, và được thăng hoa.

“Vì Thượng Đế không thể có mặt khắp mọi nơi cho nên Ngài đã dựng nên các bà mẹ”. Đức Cha Phêrô nói đến câu châm ngôn Ả rập mà mình rất thích để mở đầu cho bài nói chuyện về “Thiên chức làm mẹ” của ngài. Ngài cho hay tình mẫu tử không chỉ là tình cảm tự nhiên mà còn vượt lên trên như một chiều kích thần linh.

Tình mẫu tử mang dấu ấn tình yêu đích thực nơi Thiên Chúa. Đó là một tình yêu hoàn toàn vô vị lợi hay còn gọi là tình yêu vô điều kiện. Ngài nói rằng giới trẻ ngày nay thường cho rằng chẳng ai cho không cái gì khi phải chứng kiến sự tính toán trong tình yêu nam nữ. Nhưng ngài quả quyết: “Tình mẹ vẫn còn đó như một tình yêu hoàn toàn vô vị lợi”. Ngài dẫn chứng biết bao bà dưỡng nuôi những đứa con tật nguyền, tâm thần hoặc mang những cơn bệnh hiểm nghèo bằng tất cả tình thương trìu mến để con mình được sống, được hạnh phúc.

Tình mẫu tử còn là một tình yêu hoàn toàn cho đi, hy sinh, hiến thân. Trong thời đại của chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa cá nhân, nhiều bạn trẻ nghĩ rằng tình yêu là chiếm đoạt, là hưởng thụ, càng hưởng thụ nhiều, càng chiếm đoạt nhiều thì mới yêu nhiều. Thế nhưng, chiêm ngắm tình mẹ mới thấy rõ được một tình yêu hoàn toàn cho đi, hoàn toàn hy sinh, một tình yêu không chỉ là những tình cảm tự nhiên mà có dấu ấn của Thiên Chúa.

Đức Cha nhắc lại những điều căn bản này để cảm ơn những bà mẹ, không chỉ vì các bà mẹ đã chăm sóc con cái mà vì bao lâu còn các bà mẹ thì chúng ta còn dám tin vào tình yêu và cũng có nghĩa là dám tin vào Thiên Chúa. Cùng với lời cám ơn là tâm tình tạ lỗi vì nhiều khi con cái chỉ biết nhận mà không biết cho đi, nhiều khi còn tính toán từng chút một trong cách ứng xử với mẹ mình và cả với Thiên Chúa. Cuối cùng, ngài gửi lời cầu chúc đến các bà mẹ mãi mãi là hình ảnh tuyệt vời của tình yêu Thiên Chúa.

Ca khúc “Hai tiếng mẹ ơi” do ca sĩ Tuyết Mai Ly trình diễn bằng chất giọng ngọt ngào, sâu lắng, lay động lòng người: “Hai tiếng mẹ ơi là tiếng con khi thuở còn thơ…Hai tiếng mẹ ơi, mẹ dấu yêu con vẫn gọi hoài. Hai tiếng mẹ ơi là sớm trưa trong mỗi buồn vui…”

“Đâu là sứ mạng đầu tiên và cao cả nhất của người phụ nữ? Đó chính là làm mẹ, một sứ mạng cao cả.” Anh Vũ Minh, người dẫn chương trình mời gọi cộng đoàn lắng đọng tâm hồn của mình để chiêm ngưỡng lòng mẹ hiền bao la như biển cả qua phần thể hiện của ca đoàn Quê Hương với bài hợp xướng mang tên “Lòng Mẹ” (lời của Y Vân, phổ nhạc: Hải Linh) dưới sự chỉ huy của Linh mục Nhạc sĩ Xuân Thảo.

Với tên gọi “Tất cả vì con”, phần thứ III được bắt đầu với ca khúc “Nhật ký của mẹ” do ca sĩ Hiền Thục biểu diễn bằng tất cả tâm tình của mình, khi ca sĩ trình bày bài hát, màn hình trình chiếu bức tranh cát diễn tiến của lời hát từ lúc người con sắp sửa chào đời trong sự trông đợi của mẹ cho đến lúc con khôn lớn chập chững bước vào đời với tấm lòng người mẹ hằng dõi theo con. Sau khi trình diễn xong, trong nỗi xúc động hòa vào tâm tình của bài hát, ca sĩ Hiền Thục đã tặng mẹ mình bó hoa tươi thắm để thể hiện lòng hiếu thảo và lòng biết ơn của mình đối với mẹ.

Dù trải qua biết bao thăng trầm của cuộc sống, dù trải qua biết bao buồn vui đau khổ, mẹ vẫn mãi hy sinh cả cuộc đời mình cho chồng, cho con. Một trong những người mẹ đó là trường hợp của chị Têrêsa Nguyễn Ngọc Thu, chị đã luôn phó thác và tin tưởng vào Chúa để níu kéo và giữ gìn hạnh phúc gia đình mình. Sau 3 năm tìm hiểu và một năm đến với nhau, chị và người chồng đã gầy dựng gia đình qua bí tích hôn phối. Sau khi chị mang thai đứa con đầu, tưởng chừng hạnh phúc ngập tràn, nhưng đó cũng là lúc anh đã ngày đêm lao vào công việc bỏ bê gia đình mặc cho chị một mình sinh con và nuôi con khôn lớn. Dù đau khổ, chị vẫn chịu đựng và dìu dắt con đến với nhà thờ vào những ngày Chúa Nhật để cầu nguyện cùng Chúa. Sau 1975, gia đình anh đi nước ngoài, anh chị được hưởng gia tài lớn, sau thời gia học tập cải tạo về, anh bán đi tất cả để lao vào rượu chè, trác táng thâu đêm. Những thời gian chị đi nhà thờ lại bị anh nghi ngờ ngoại tình, và tình yêu tan vỡ, anh đã quyết đòi ly dị, chị cố gìn giữ gia đình vì con và quyết không ly hôn. Trước ngày ra tòa, con gái hát bài “Cha tôi” tặng anh. Điều này khiến anh xúc động và thay đổi quyết định của mình. Bằng lời cầu nguyện và nhờ ơn Chúa, Chúa đã biến đổi gia đình của anh chị trở thành mái ấm thực sự. Chị đã gượng dậy qua bao đau khổ và ra đi phục vụ nhiều nơi trong vai trò là Trưởng Nhóm Kinh Thánh Cầu Nguyện Mai Khôi với sự tiếp sức, khích lệ của người chồng.

Cảm hứng từ việc tổ chức Ngày Của Mẹ vào năm ngoái, Linh mục Nhạc sĩ Nguyễn Duy đã sáng tác bài hát “Nói đi con” để nói lên tâm tình của một người con trong gia đình đồng thời diễn tả nỗi nhớ về mẹ: “Hãy yêu đi khi mẹ còn đây, nếu có bao giờ con yêu mẹ. Hãy yêu đi khi mẹ còn đây, còn biết được tình cảm của con ngọt ngào, êm dịu, nồng say. Hãy cứ yêu đi khi mẹ còn đây. Hãy cứ yêu đi khi mẹ còn đây, đừng chớ đến lúc mẹ ra đi, ghi lời yêu qúy lên bia đá những mỹ từ trên phiến đá vô tri…”

“Tất cả vì con” chính là cuộc sống của người mẹ và không gì thay thế được tình yêu mà người mẹ dành cho con, cho dẫu biết bao nghịch cảnh của cuộc sống. Là những người con nơi trần gian, mỗi người có một người mẹ tuyệt vời là quà tặng của Thiên Chúa, chúng ta vui hơn và hạnh phúc hơn vì có một người mẹ ở trên trời là Đức Maria. Cao điểm của phần thứ III là nhạc cảnh “Tất cả vì con” do các soeur Dòng Đa Minh Tam Hiệp biểu diễn. Nhạc cảnh tái hiện lại biến cố Truyền Tin cùng sự vâng lời của Đức Maria khi nghe sứ thần truyền. Nhạc cảnh cũng diễn tả cuộc chiến đấu của của các thiên thần với ma quỷ để bảo vệ Đấng Cứu Thế cho đến khi Chúa Giêsu được Đức Mẹ hạ sinh. Qua nhạc cảnh này, Ban Tổ Chức muốn mọi người hướng lòng lên Đức Maria, người mẹ tuyệt mỹ, là gương mẫu cho các bà mẹ trên thế gian.

Sau phần cảm ơn và cầu nguyện kết thúc, các tham dự viên được mời gọi tham gia vào phần IV ngoài sảnh của hội trường với tên gọi “Gian hàng của Mẹ”, nơi đó có những gian hàng lưu niệm ghi dấu sự kiện để mọi người có thể mua về làm quà cho mẹ mình. Bên cạnh đó là gian hàng ẩm thực với những món ăn dân dã như bánh chưng, bánh tét, các loại chè… Tại sân khấu nhỏ ngoài sảnh, ảo thuật gia Z26 trình diễn những mà ảo thuật đẹp mắt, thú vị được người xem dát mắt dõi theo từng động tác. Xen lẫn vào đó là cuộc đấu giá những chiếc khăn lụa được mang về từ Rôma dành cho những người con muốn mua món quà ý nghĩa tặng cho mẹ.

Ngày Của Mẹ kết thúc đã gợi lại trong tâm hồn mỗi người những hình ảnh rõ nét về người mẹ thân yêu của mình. Từ sự cảm nhận đó mỗi người được kêu gọi hành động để thể hiện đạo hiếu làm con trong đời sống thường như lời Chúa dạy trong Mười Điều Răn từ hơn 2.000 năm trước: “Hãy thảo kính cha mẹ”.

Tạ Ân Phúc
 
Hội Đồng Đa Văn Hóa Á Châu Canada tuyên dương nhà văn Trà Lũ
Nguyễn Long Thao
12:13 12/05/2012
NGƯỜI VIỆT XUẤT SẮC 2012

Hội Đồng Đa Văn Hóa Á Châu của Canada vừa tuyên dương 25 người Á Châu xuất sắc năm 2012, trong đó có Nhà Văn Trà Lũ Trần Trung Lương của Việt Nam. Buổi lễ tuyên dương được diễn ra tại hội trường Convention Centre đường Leslie, Toronto, chiều ngày 6.5.2012 vừa qua ( ‘Outstanding Asian Canadian Community Awards’- Canadian Multicultural Council ).

Ông Trần Trung Lương ( Peter Tran ) được Hội Đồng ca ngợi về những thành công xuất sắc trong việc phục vụ cộng đồng trong nhiều năm. Ông từng được Bộ Văn Hóa và Công Dân Ontario cử làm đại diện các sắc dân Á Châu trong hội đồng cố vấn cho bưu điện Canada và Cảnh sát Canada. Ông từng là tiếng nói cho các thuyền nhân trên TV, radio và báo chí Canada trong các thập niên 1980 và 1990. Tạp Chí Multiculturalism của Bộ Đa Văn Hóa Liên Bang, số 4 / 1980, đã chọn ông là một trong 4 thuyền nhân thành công nhất ở Canada. Ông còn phục vụ rất tích cực trong lãnh vực tôn giáo. Qua giáo xứ VN ở Toronto, nhóm của ông đã bảo trợ được 188 thuyền nhân từ các trại ĐNA. Năm 2008, ông được chọn là người Á Châu tiêu biểu trong chương trình Truyền Bá Đức Tin của Tòa Thánh Roma. Ngoài ra ông còn là một nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm.

Ban Biên Tập Việtcatholic xin chia sẻ niềm hãnh diện với nhà văn Trà Lũ là cộng tác viên thường trực của mạng lưới Việtcatholic.
 
Xây dựng nền văn minh tình yêu nơi người Việt Nam
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
13:09 12/05/2012
XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÌNH YÊU NƠI NGƯỜI VIỆT NAM

Lời mở đầu

“Văn minh tình yêu” là một khẩu hiệu được nhiều cộng đồng Công giáo hô hào và là cụm từ được nhắc đến thường xuyên trong những văn bản của Giáo hội Công giáo. Đây là dấu hiệu tốt nói lên sự quan tâm của Giáo hội Công giáo và nhiều tín hữu thật sự muốn xây dựng và thể hiện nền văn minh tình yêu trong đời sống cho cộng đồng nhân loại.

Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy tin vào tình yêu Thiên Chúa vì: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Tin vào tình yêu ấy ta mới có thể sống trong niềm vui, hạnh phúc và hy vọng. Nhiều người Công giáo chúng ta đã nghe nói rất nhiều về yêu thương, về bác ái. Nhưng tình yêu là gì và yêu thương như thế nào? Có lẽ chúng ta nên dành ít phút này để ôn lại bài học cơ bản đó.

Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ muốn cùng các bạn tìm hiểu khái quát xem Giáo huấn Xã hội Công giáo nói gì về nền văn minh tình yêu và trình bày sơ đồ việc xây dựng nền văn minh tình yêu nơi con người Việt Nam như một gợi ý cho hoạt động của Giáo hội Công giáo Việt Nam.

Bài được trình bày theo những điểm chính sau đây:

1. Xác định từ ngữ;
2. Giáo huấn xã hội của Công Giáo và nền văn minh tình yêu;
3. Lược đồ xây dựng nền văn minh tình yêu nơi người Việt Nam.

1. Xác định từ ngữ

Trước hết chúng ta thấy cần phải xác định ý nghĩa của 2 từ “văn minh” và “tình yêu”.

1.1. Văn minh

1.1.1. Định nghĩa:

Theo nghĩa chữ: văn là vẻ đẹp, là cái có giá trị, là văn hoá; minh là sáng. Văn minh là điểm sáng của vẻ đẹp, của giá trị, là đỉnh cao của văn hoá.

Giáo sư Trần Ngọc Thêm khi phân biệt văn minh với văn hoá có nhắc đến văn minh là khái niệm mang tính quốc tế, có nguồn gốc từ phương Tây đô thị và chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hoá chủ yếu về phương diện vật chất. Còn văn hoá là một “hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần, do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hành động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” (x. Trần Ngọc Thêm, Tìm hiểu về Bản sắc Văn hóa Việt Nam, NXB Tổng Hợp TP. HCM, 2004, tr. 25- 27).

Công đồng Vaticanô II đã xác định văn hoá có ý nghĩa bao trùm toàn bộ sinh hoạt của con người: “Theo nghĩa tổng quát, từ văn hoá chỉ tất cả những gì con người dùng để trau dồi và phát triển các năng khiếu đa diện của tâm hồn và thể xác; cố gắng chế ngự cả trái đất bằng tri thức và lao động; làm cho đời sống xã hội, đời sống gia đình cũng như đời sống chính trị trở thành nhân đạo hơn, nhờ sự tiến bộ trong các tập tục và định chế; sau hết, diễn tả, thông truyền và bảo tồn trong các công trình của mình, những kinh nghiệm tinh thần và hoài bão lớn lao của các thời đại, để giúp cho nhiều người và toàn thể nhân loại tiến bộ hơn” (x. HC Gaudium et spes, số 53).

Vì thế, văn minh gắn chặt với văn hoá, với những giá trị cao quý mà văn hoá đạt được nhưng ở mức độ cao hơn cả về vật chất lẫn tinh thần (x. Cđ. Vaticanô II, HC Mục vụ Gaudium et Spes số 9, 19, 27, 45, 53, 54, 59).

Theo định nghĩa của các từ điển:

- Văn minh là trình độ đạt được trong sự phát triển văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của loài người trong từng giai đoạn (x. Hội đồng Quốc gia, Từ điển Bách Khoa Việt Nam, NXB Từ Điển Bác Khoa, 2005).

- Văn minh là trình độ phát triển đạt đến một mức nhất định của xã hội loài người, có nền văn minh vật chất và tinh thần với những đặc trưng riêng (x. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2005).

1.1.2. Phân loại:

Nói chung, văn minh đối lập với những gì là lạc hậu, dã man, phản tiến bộ, phi nhân tính. Văn minh là một giai đoạn trong sự phát triển của nhân loại đi từ giai đoạn mông muội, dã man tới văn minh (x. Tự điển Bách khoa Việt Nam).

Người ta thường chia văn minh cổ đại và văn minh hiện đại. Văn minh cổ đại tiêu biểu là là sự phát triển rực rỡ của các quốc gia Ai Cập, Hy lạp, La Mã cổ đại. Văn minh hiện đại gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp và hậu công nghiệp. Văn minh hiện đại còn được chia thành: văn minh công nghiệp và văn minh tin học gắn liền với cuộc các mạng kỹ thuật điện tử tin học hiện nay.

Trong lịch sử, người ta còn nhắc đến các nền văn minh Inca, Maya, Sông Hằng, văn minh nông nghiệp, văn minh lúa nước như ở Việt Nam và một số nước châu Á.

1.2. Tình yêu

1.2.1. Định nghĩa: Đây là một từ rất khó định nghĩa dù nó luôn được nhắc đến trong đời sống thường ngày.

Nói đến tình yêu, nhiều người sợ, không dám yêu, vì người ta hiểu lầm về tình yêu và không giải nghĩa được tình yêu một cách trọn vẹn. Thấy các em nhỏ mới học lớp 1, lớp 2 viết thư nói yêu bạn trai hoặc bạn gái trong lớp, người ta ngăn cấm vì nghĩ rằng yêu là chuyện của người lớn. Nhiều người cao tuổi cũng không dám nói đến yêu vì sợ hiểu lầm có chuyện quan hệ thân xác. Thế rồi người ta nói đến tình thương thay cho tình yêu. Thương thì được, còn yêu thì không, nhất là với giới tu hành.

4 cuốn Từ điển Bách Khoa Việt Nam hiện nay vẫn chưa có định nghĩa từ này.

Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học diễn tả: “Tình yêu là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật.” Thí dụ. Tình yêu quê hương. Nghĩa thứ hai “Tình yêu là tình cảm yêu đương nam nữ”.

Chính vì để tránh hiểu lầm theo nghĩa thứ hai, nhiều bản văn Công giáo dùng từ “tình thương” thay cho tình yêu. Một vài địa phương đồng hoá tình thương với tình yêu. Tuy nhiên, tình thương theo định nghĩa là “có tình cảm gắn bó và thường tỏ ra quan tâm săn sóc”, nhất là nó mang đặc tính “thương hại” vì “cảm thấy đau đớn, xót xa trong lòng trước cảnh ngộ không may nào đó”.

Khi đồng hoá tình yêu với tình thương, người ta làm nghèo ý nghĩa của tình yêu. Khi nói mình thương Thiên Chúa thì không biết Chúa có gặp cảnh ngộ không may nào không! Chúa thương chúng ta thì đúng vì chúng ta có những hoàn cảnh không may, nhưng chúng ta thương Chúa thì có lẽ chưa đúng lắm vì Chúa là Đấng hoàn hảo, giàu sang vô cùng, thánh thiện vô biên.

1.2.2. Phân loại.

Đức Thánh Cha (ĐTC) Bênêđictô XVI trong thông điệp Deus Caritas est (Thiên Chúa là Tình yêu) công bố ngày 29-5-2005 cũng đã dành nhiều số để phân loại và xác định ý nghĩa của tình yêu (x. Bênêđictô XVI, Deus Caritas est, số 3-11).

Ngôn ngữ Công Giáo Tây phương phân biệt nhiều loại tình yêu theo các nghĩa dịch từ chữ amor và caritas của tiếng Latinh hay từ eros (tình ái), philia (tình bằng hữu) và agape (tình bác ái ) của tiếng Hy Lạp.

Người ta phân loại tình yêu chiếm hữu (amor concupiscentiae) và tình yêu vị tha (amor benevolentiae), eros (tình yêu nhận về) và agape (tình yêu cho đi), eros (tình yêu nhằm những rung động thể xác) và agape (tình yêu hướng đến những hạnh phúc tinh thần).

Nhiều khi chúng ta được giảng dạy chỉ nên có tình yêu vị tha, cho đi với những hạnh phúc tinh thần hơn là kiểu tình yêu chiếm hữu, nhận vào với những rung động thể xác.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha đã nhắc nhở chúng ta: con người là một thực tại duy nhất hướng đến nhiều lĩnh vực khác nhau, và tình yêu là hoạt động của con người cũng chỉ là một thực tại duy nhất với những chiều kích khác nhau. Vào những thời điểm khác nhau thì chiều kích này có thể xuất hiện rõ hơn chiều kích khác. Nếu tách rời những chiều kích tình yêu, chúng ta chỉ làm nghèo nàn nó (số 8) và nó cũng không còn là tình yêu của con người.

Khi Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh mình, trao tình yêu cho con người là Ngài muốn cho con người thật sự yêu thương toàn diện và vô biên như Ngài. Con người được mời gọi mở ra cho những chiều kích mới mẻ của tình yêu mà Thánh Kinh đã diễn tả cho chúng ta (số 9-11), nhất là mời gọi chúng ta thể hiện tình yêu như Đức Kitô vì Đức Kitô là hiện thân của Thiên Chúa Tình yêu (số 12-15).

2.Giáo huấn xã hội Công giáo và nền văn minh tình yêu

2.1. Một vài số liệu đáng ghi nhận:

Cụm từ “Văn minh Tình yêu” có lẽ được dùng đầu tiên với ĐTC Phaolô VI vào năm 1977 trong thông điệp Ngày Hoà bình Thế giới và được ĐTC Gioan Phaolô II nhắc đến ở số 10 của thông điệp Centesimus Annus (Bách Chu Niên) năm 1991 (x. Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo (TLHTXHCG), số 103). Kể từ đó, từ này càng ngày càng được phổ biến trong các văn kiện của Giáo hội.

Trong toàn bộ cuốn Tóm Lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo, chúng ta thấy từ “văn minh tình yêu” chỉ được nhắc đến 3 lần ở các số 103, 391 và 582 mà thôi. Nó thua xa từ “văn hoá” được nhắc đến ở 110 số khác nhau và từ “tình yêu” được nhắc đến 132 số của cuốn sách và chỉ thua sau từ “con người”, được đề cập ở 332 số và là từ được nhắc đến nhiều nhất trong toàn bộ cuốn Tóm Lược.

Chúng tôi lưu ý mấy số liệu này để như muốn nói rằng nền văn minh tình yêu mà Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo đề cập đến là một chủ đề bao gồm toàn bộ học thuyết xã hội Công giáo đặt nền tảng trên tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người cũng như của con người dành cho Thiên Chúa, cho anh chị em, cho vạn vật và cho chính mình.

2.2. Ý nghĩa của nền văn minh TY

Khi cổ vũ cho một nền văn minh lấy TY là nền tảng để xây dựng mọi mối tương quan của con người, là tiêu chuẩn để phán đoán mọi hành động nhân linh và là cùng đích để mọi hoạt động của con người hướng đến, Giáo hội muốn xây dựng một nền nhân bản toàn diện và liên đới cho con người (x. TLHTXHCG, số 1-19, số 20-59, số 105-159).

Tình yêu này không phải là những rung động nhất thời của con người dù mãnh liệt nhưng vẫn bị giới hạn bởi vật chất, không gian, thời gian, nhưng là một thực thể siêu việt, vĩnh hằng, vô biên, vô tận là chính Thiên Chúa như ĐTC Bênêđictô đã xác định “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4, 8. 16).

Quả thực, kể từ khi con người biết suy tư xuất hiện cách đây 40.000 năm, chưa bao giờ con người thiết lập hay xây dựng được nền văn minh dựa trên tình yêu mà chỉ dựa vào sức mạnh của thiên nhiên để bái vật, sức mạnh của sản phẩm nông nghiệp, của cơ khí công nghiệp hay cuối cùng là của kỹ thuật tin học như ta đang sống trong giai đoạn hiện nay.

Kết quả là con người càng đặt nền văn minh dựa trên giá trị vật chất kỹ thuật, gắn bó nhiều với sức mạnh của thiên nhiên hay của chính mình, con người càng sống trong bất an và bất định, với những cuộc chiến tranh huỷ diệt, tương tàn.

Lịch sử văn minh nhân loại đã minh chứng điều đó. Những nước thuộc nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã bây giờ còn đâu! Những nền văn minh như Maya, Inca ở châu Mỹ, Hồ Sat ở châu Phi, Indus ở châu Á với sông Ấn, sông Hằng còn lại được gì?! Những nền văn minh công nghiệp hiện đại lúc nào cũng nơm nớp lo sợ những cuộc chiến tranh thế giới lan rộng, khốc hại hơn 2 cuộc thế chiến vừa qua (1914-18 và 1939-45) mà 2 quả bom hạt nhân nổ ở Hiroshima và Nagasaki năm 1945 là dấu hiệu báo động của tiến bộ công nghệ trong nền văn minh này.

3. Xây dựng nền VMTY cho người Việt Nam theo GHXHCG

3.1. Nguyên tắc xây dựng nền VMTY

Chúng ta không cần dài dòng về những lập luận, những lý thuyết về tình yêu khi chúng ta hiểu được Đức Giêsu là tình yêu cụ thể của Thiên Chúa. Vì thế, muốn xây dựng nền VMTY đích thực và bền vững, chúng ta phải gắn bó mật thiết với Đức Kitô để Người chuyển thông cho chúng ta tình yêu Thiên Chúa và để Thánh Thần Tình Yêu biến đổi tình yêu tự nhiên của chúng ta thành tình yêu tuyệt đối vĩnh hằng, vô biên của Thiên Chúa. Yêu là sống, không yêu là chết vì Thiên Chúa hằng sống cũng là Thiên Chúa tình yêu. Muốn sống dồi dào, mãnh liệt, vĩnh hằng, ta phải yêu như Đức Giêsu.

Con đường tình yêu này chỉ đơn giản là vậy, nhưng khi thực hiện lại rất khó khăn vì mỗi người chúng ta là một thực thể vô cùng phức tạp và nhiệm mầu. Tình yêu thực sự không chỉ đơn giản là tình yêu mông lung mà phải gắn liền với sự thật (x. ĐTC Bênêđictô XVI, Thông điệp Caritas in veritate (Bác ái trong sự thật). Đó là sự thật về chính bản thân con người và cả những yếu tố hình thành và tác động trên con người là xã hội, môi trường và vạn vật. Trên tất cả, sự thật này là chính Thiên Chúa, là Đức Giêsu Kitô-Ngôi Lời Thiên Chúa làm người, mà con người phải tìm hiểu, yêu mến và gắn bó mật thiết thì mới thấy được phẩm giá cao quý của mình và vạn vật.

3.2. Xây dựng nền VMTY nơi người Việt Nam

Để xây dựng nền VMTY nơi người Việt Nam, không phải chúng ta áp dụng chung một khẩu hiệu yêu thương cho cả tỷ người Công giáo, mà cần phải nhìn vào con người cụ thể của mình. Con người này gồm nhiều yếu tố mà chúng ta sẽ bàn đến ở phần sau.

Vậy con người Việt Nam thật sự là ai, cấu trúc tâm lý xã hội văn hoá với các tầng lớp trong lịch sử hình thành dân tộc như thế nào, con người VN có những đức tính xã hội và tật xấu nào cho việc xây dựng nền VNTY? Sau khi khám phá sự thật về con người VN nói chung, mỗi người chúng ta còn được mời gọi để khám phá sự thật về chính mình với những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau của cuộc sống để xây dựng nền VMTY nơi chính mình.

3.3. Sơ đồ xây dựng nền VNTY

Đây là công trình lớn lao, đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu, cộng tác của nhiều người. Chúng tôi chỉ xin tóm lược thành một sơ đồ là một tiến trình gồm 3 bước để xây dựng nền VMTY mà chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận:

*Bước thứ nhất: Khám phá con người toàn diện nhờ Giáo huấn Xã hội Công giáo (GHXHCG)

Giống như tất cả mọi loài thụ tạo, chúng ta được mời gọi để tìm hiểu về nguồn gốc hình thành nên con người, cũng là nguồn gốc hình thành nên nhận thức về Thiên Chúa và những nhận thức khác nơi con người.

Cuộc tiến hoá của vũ trụ vật chất diễn ra từ 15 tỷ năm qua sau vụ nổ “big bang”, 12 tỷ năm trước xuất hiện mặt trời, 8 tỷ năm trước trái đất xuất hiện nhờ tách ra từ mặt trời, sau đó các chất khí phối hợp với các chất khác hợp thành những hợp chất vô cơ, rồi hữu cơ và 1 tỷ năm trước xuất hiện tế bào sự sống đầu tiên. Rồi từ đơn bào xuất hiện đa bào, các sinh vật đơn giản đến sinh vật có xương sống, đến con khỉ, vượn người và con người tiền sử đứng thẳng cách đây 1 triệu năm, cuối cùng là “con người biết suy tư” (homo sapiens) như chúng ta.

Nếu chỉ nhìn vào mình trong dòng tiến hoá, con người sẽ không bao giờ tìm ra được nguồn gốc, giá trị và ý nghĩa sự hiện hữu của mình giống như khi chỉ nhìn vào và phân tích mấy bộ phận của một cây viết hay chiếc đồng hồ. Nhờ tinh thần biết suy tư, con người vượt ra khỏi vòng tiến hoá để khám phá ra nguồn gốc của vạn vật và của chính mình. Con người biết mình bắt nguồn từ chính Thiên Chúa như nguồn cội của sự sống, của chân thiện mỹ, của hạnh phúc vô biên và con người đang cảm nhận được những điều đó trong từng giây phút sống.

Có xác định được cội nguồn, con người mới thấy mình có mối tương quan chặt chẽ với Thiên Chúa và các mối tương quan khác (với tha nhân, vạn vật, và chính mình) cũng như trong 4 lãnh vực khác nhau (thể xác và tinh thần, nội tâm và ngoại giới, cá nhân và tập thể, tự nhiên và siêu nhiên). GHXHCG đã nói rất rõ những điểm này trong nền nhân bản toàn diện và liên đới được trình bày trong phần Mở đầu và 4 chương đầu của cuốn TLHTXHCG.

* Bước thứ hai: Khám phá ra con người cụ thể nhờ các khoa học xã hội nhân văn

Con người cụ thể hình thành từ 3 yếu tố:

- di sản văn hoá: do cha mẹ, ông bà, tổ tiên truyền lại.
- giáo dục tự thân: do chính bản thân học hỏi làm việc, tập luyện cho mình.
- môi trường xã hội: do những tác động của môi trường sống ảnh hưởng đến con người.

Từ những con người cụ thể này các cộng đồng xã hội được hình thành: gia đình, cộng đồng, dân tộc, nhân loại. Muốn xây dựng nền VMTY, chúng ta phải bắt đầu từ những con người cụ thể, không phải từ những con người chung chung theo bất cứ lý thuyết hay ý thức hệ nào.

Phân tích yếu tố I : Di sản văn hoá

Chúng ta hiểu mình là người VN, có bản sắc văn hoá riêng của người VN. Bản sắc này hình thành trong lịch sử dân tộc giống như những lớp đất chồng chất lên nhau mà nhà khảo cổ đã khám phá, tươmg tự như tâm lý học đã khám phá ra những tầng cấu trúc tâm lý, thì mới mong “trồng người” cách hiệu quả.

Chúng ta có thể nói sơ qua cấu trúc văn hoá này:

Dân tộc VN hình thành từ các chủng Cổ Mã Lai và Nam Á cách đây từ 10.000 năm đến 4.000 trước Công nguyên (TCN). Từ 4.000 năm đến năm 111 TCN, dân tộc Việt sống thành những bộ lạc có nền văn hoá nông nghiệp lúa nước, tin vào Ông Trời, văn hoá phồn thực, trọng nữ, trọng đức, trọng tình, trọng nghĩa, yêu chuộng và gắn bó với thiên nhiên.

Từ năm 111TCN đến năm 938 khi Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, dân Việt sống dưới ách đô hộ của người Trung Hoa. Trong giai đoạn này người Việt chịu ảnh hưởng của Tam giáo Đông Phương và văn hoá Trung Hoa như trọng nam, có nhiều đức tính như nhẫn nhục, chịu đựng, cẩn trọng nhưng cũng có thêm nhiều tật xấu như nghi ngờ, giả dối, hời hợt bên ngoài, nói xấu sau lưng người khác, làm việc hình thức, hay ăn cắp của công như hậu quả của thái độ tự bảo vệ và chống đối quân thù.

Từ năm 938 đến năm 1945, dân Việt sống tự chủ, độc lập với 10 triều vua lớn nhỏ, trong đó có 4 triều vua lớn là Lý, Trần, Lê, Nguyễn trong nền quân chủ chuyên chế độc tài. Thời kỳ này người Việt nhấn mạnh đến tính cách dòng tộc, làng xã, địa phương, chế độ đa thê, bất bình đẳng nam nữ, “một người làm quan cả họ được nhờ”, “phép vua thua lệ làng”. Với sự có mặt của Công giáo vào thế kỷ 17, người Việt biết thêm về dân chủ, bình đẳng nam nữ, hôn nhân một vợ một chồng, chữ Việt và khoa học sơ khởi.

Từ năm 1945 đến năm 1975, dân tộc lại rơi vào cuộc chiến tương tàn do việc đối đầu về ý thức hệ giữa tư bản và cộng sản, bên nào cũng muốn chứng minh chính nghĩa và sự thật của mình bằng những thủ đoạn chính trị, dối trá làm băng hoại tâm hồn người Việt nên người Việt càng khó tin tưởng nhau. Tâm lý yêu cuồng, sống vội vì lo sợ cái chết trong thời chiến, những cuộc đấu tố ở Miền Bắc, những thời đói kém tột cùng đã phá huỷ nhiều tập quán tốt của người dân Việt (tra cứu thí nghiệm của Pavlov về phản xạ có điều kiện, giai đoạn 2: các con chó đã tập được thói quen tiết dịch vị khi nghe tiếng chuông, nhưng sau một thời gian bị bỏ đói lâu ngày trong trận lụt, người ta thấy chúng không còn thói quen đó. Áp dụng cho người, các nhà tâm lý thấy rằng: khi con người bị nỗi kinh hãi lớn lao, bị đói khát cùng cực, thân thể cạn kiệt sức lực, tâm lý hoàn toàn xáo trộn, nhiều tập quán bị mất mát, có thể dẫn đến tình trạng “tẩy não”).

Từ năm 1975 đến năm nay (2012), người Việt tiến bộ rất nhiều về tri thức, về khoa học kỹ thuật, đất nước thống nhất, độc lập, nền văn hoá hướng theo chủ nghĩa cá nhân, hưởng thụ vật chất, vô thần, duy vật.

Nếu phân tích cấu trúc văn hoá xã hội của người Việt để xây dựng nền VMTY, chúng ta thấy có nhiều điểm tiêu cực cần phải sửa đổi và nhiều điểm tích cực có thể phát huy. Chúng ta có thể tìm hiểu thêm về cấu trúc văn hoá xã hội của người Việt Nam trong phần phụ lục dưới đây.

Dù chúng ta không thể thay đổi lịch sử nhưng có thể cải tạo cấu trúc này nơi con người bằng việc giáo dục tự thân.

Phân tích yếu tố II: Giáo dục tự thân

Không phải người Việt nào đón nhận di sản của tổ tiên để lại cũng có những đức tính và tật xấu như nhau, vì yếu tố giáo dục tự thân sẽ làm thay đổi các tầng cấu trúc tâm lý giống như người biết gạn lọc sỏi đá cằn cỗi ở từng lớp đất, bón phân, tưới nước làm cho cây trồng đơm bông kết trái.

Chúng ta đã biết cấu trúc tâm lý con người gồm 3 lớp mà các nhà tâm lý gọi là ý thức, tiềm thức, vô thức. Để xây dựng nền VMTY, chúng ta tác động lên tầng ý thức bằng cách làm cho con người nhận thức được những giá trị sống tích cực để họ có những thái độ sống lành mạnh trong các mối tương quan của mình, từ đó họ có những hành động tốt đẹp với những kỹ năng sống. Những hành động lặp đi lặp lại sẽ tạo thành thói quen (tra cứu thí nghiệm phản xạ có điều kiện của Pavlov với những con chó ở giai đoạn I), từ thói quen tạo thành cá tính, thành bản sắc riêng của cá nhân. Bản sắc này được truyền lại cho con cháu để trở thành di sản của tổ tiên. Nhiều cá nhân có cùng nhận thức, thái độ, hành động sẽ tạo nên bản sắc của cộng đồng, của dân tộc sau một vài thế hệ.

Việc hình thành nên bản sắc chứng tỏ tầm quan trọng của nền giáo dục trong đời sống cá nhân cũng như cộng đồng. Nền VMTY đặt nền tảng trên việc giáo dục, đào tạo những giá trị sống và kỹ năng sống khởi đầu từ từng tín hữu và cộng đồng Kitô hữu biết sống những giá trị của Tin Mừng và theo lệnh truyền yêu thương của Đức Giêsu Kitô.

Trước đây người Kitô hữu Việt Nam đã sống những giá trị dân chủ, bình đẳng, hôn nhân một vợ một chồng và sau khi cả dân tộc VN đón nhận các giá trị đó, họ chưa giới thiệu thêm những giá trị mới còn nhiều trong Tin Mừng, trong Tám Mối Phúc Thật, trong Truyền Thống Kitô giáo như bác ái, tôn trọng, cộng tác, hoà bình, huynh đệ, liêm chính, khoan dung, tiết độ, thanh bần, hiền hoà, nhân ái, chân thật…

Phân tích yếu tố III: Môi trường xã hội

Trong việc xây dựng nền VMTY chúng ta không thể không nhắc đến môi trường xã hội VN hiện nay mà mỗi người đang sinh sống để phân tích những yếu tố phù hợp hoặc bất lợi cho việc xây dựng này trong các lĩnh vực tôn giáo, chính trị, văn hoá, kinh tế… Thí dụ trong lĩnh vực văn hoá, ảnh hưởng của sách báo, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình, nhất là internet đang đóng góp hay ngăn cản việc xây dựng nền VMTY? Dù người Công giáo VN hiện nay chỉ chiếm tỷ lệ 7% dân số, nhưng với quyết tâm xây dựng cho dân tộc và với ơn Chúa, chúng ta có thể thành công sớm hơn dự tính. Nếu chúng ta không tích cực xây dựng để thay đổi môi trường xã hội đầy ô nhiễm như hiện nay, có thể dân tộc chúng ta sẽ suy đồi, băng hoại và biến mất như một số dân tộc trên thế giới và ngay trên đất nước này (Chiêm Thành, Thuỷ Chân Lạp…).

Bước thứ ba: Khám phá ra con người mình và xây dựng nền VMTY nơi mình bằng sự phản tỉnh

Việc xây dựng nền VMTY cuối cùng lại bắt đầu từ từng người tín hữu chúng ta sau khi đã hiểu rõ nền nhân bản toàn diện và liên đới của GHXHCG, khám phá cấu trúc văn hoá xã hội của người VN và các yếu tố hình thành nên cấu trúc con người mình nhờ các khoa học kỹ thuật.

Để khám phá được con người mình thuộc cá tính nào, có những khả năng nào, đức tính và khuyết điểm nào trong việc phát triển toàn diện và liên đới, chúng ta có khá nhiều phương tiện trợ giúp như trắc nghiệm khám phá cá tính của Gaston Berger, các trắc nghiệm của khoa tâm lý về các khả năng, tật xấu. Chúng ta cũng không thể không nhắc tới những phương pháp thanh tẩy trí nhớ bằng tư duy tích cực, xét mình tự kiểm, luyện tập các nhân đức của khoa tu đức Công giáo…(xem phần phụ lục mục những công cụ hỗ trợ việc xây dựng nền văn minh tình yêu).

Rồi một khi nối kết được với Thiên Chúa Ba Ngôi, được tràn đầy Thánh Thần, mỗi người chúng ta trở thành hình ảnh sống động của Đức Giêsu Kitô cho con người và thế giới hôm nay. Như thế là ta đã xây dựng thành công nền VMTY nơi con người mình dù chưa hoàn thành cho cộng đồng xã hội vì “khả năng mở ra cho siêu việt, cho Đấng Vô biên, tức là Thiên Chúa, là đặc tính của con người” (x.TLHTXHCG, số 130).

Kết luận

Trên đây là một vài nguyên tắc và gợi ý khi nói về việc xây dựng nền văn minh tình yêu cho đối tượng là những con người Việt Nam dưới ánh sáng của giáo huấn xã hội Công giáo. Việc xây dựng nền VMTY có thể nói là vấn đề thuộc bản chất và đặc trưng của Gíao hội Công giáo mà mỗi tín hữu Công giáo Việt Nam đang được mời gọi xây dựng và tái tạo trong cuộc sống của mình, khi bước đi trên con đường tình yêu như Chúa Giêsu đã đi. “Chỉ khi nào nền văn minh tình yêu ngự trị thì nhân loại mới có thể hưởng một nền hoà bình chân chính và vững bền” (Thánh Gioan Chrysostom, x. TLHTXHCG, số 582).
 
Văn Hóa
Tháng Hoa
Trầm Hương Thơ
03:14 12/05/2012
Tháng hoa muôn sắc nở tuyệt vời!
Xanh vàng trắng đỏ rộ khắp nơi
Ngũ sắc, Đỗ Quyên, còn ươm nụ
Bát Tiên, Mộc Lan, đã rực trời
Muôn hoa sắc xảo khoe rực rỡ
Một đóa từ tâm giữ cho Người
Bạch Huệ khiết trinh, con dâng MẸ
Hồng Tâm thành kính nhất trên đời!
 
Lá Thư Canada: Mùa Xuân Dân Chủ
Trà Lũ
07:56 12/05/2012
Lá Thư Canada: MÙA XUÂN DÂN CHỦ

Sống ở Canada gần 40 năm mà chưa bao giờ tôi thấy giới truyền thông Canada nói tới lịch sử Canada nhiều như tháng này.

Chẳng hạn biến cố Canada đánh bại quân Mỹ khi Mỹ tiến lên xâm lăng Canada vào năm 1812. Lúc đó Mỹ có ý chiếm luôn Canada. Canada sắp làm lễ kỷ niệm 200 năm chiến thắng này vào lễ quốc khánh sắp tới.

Chẳng hạn chiến thắng oanh liệt của quân đội Canada trong Đệ Nhất Thế Chiến khi chiếm được ngọn đồi Vimy Ridge ở Pháp. Ngọn đồi này ở miền bắc nước Pháp bị quân Đức chiếm giữ và phòng thủ kiên cố. Quân Pháp và quân Anh đã mở nhiều cuộc tấn công dữ dội tái chiếm mà đều thất bại. Thế mà binh đội Canada gồm 4 sư đoàn dưới quyền chỉ huy tài ba của tướng Sir Arthur Currie, 5 giờ 30 sáng tinh mơ ngày 12.4.1917, đã dùng chiến thuât mưa bom mưa pháo mà chiếm được ngọn đồi dài 7 cây số này. Rõ ràng quân Canada giỏi hơn quân Anh và quân Pháp. Thật là vinh quang và hiển hách lắm chứ. Chiến thắng to lớn này đã làm cả thế giới ngạc nhiên và thán phục một nước còn rất trẻ nhưng đầy sức mạnh và tiềm năng.

Đọc kỹ lịch sử Canada tôi mới thấy Canada là một nước có lòng với thế giới, trong việc bảo vệ hòa bình, cứu giúp người nghèo và người tỵ nạn. Lúc tham gia Thế Chiến Thứ Nhất thì Canada mới vừa đúng 50 tuổi và dân số mới trên 8 triệu. Nào có quy luật nào, quy ước nào bắt một nước trẻ và ít người như vậy tham gia cuộc chiến đâu! Thế mà Canada vẫn cho quân đi nửa vòng trái đất, từ Bắc Mỹ sang tận Âu châu để đánh Đức quôc xã. Nhưng Canada đã trả một giá rất đắt cho chiến thắng Vimy Ridge trên đây : 3.598 người chết và 10.600 người bị thương.

Ngày 12 tháng Tư vừa qua, Canada đã làm lễ tưởng niệm và ghi ơn những người đã nằm xuống trong trận chiến này. Lễ được diễn ra khắp nơi, tại thủ đô Ottawa, tại Toronto. Điều làm tôi sửng sốt hết sức là năm nay đã có hơn 5.000 sinh viên Canada sang miền Vimy Ridge ở Pháp để thăm viếng chiến địa ngày xưa. Đây là những cháu chắt các chiến sĩ Canada đã tham dự trận đánh. Dân làng Vimy Ridge ở Pháp đã ôm lấy những người anh em Canada thân yêu này và tiếp rước rất nồng hậu. Chỉ tiếc là hiện nay ở Canada không còn sống một cựu chiến binh nào của trận chiến này.

Chẳng hạn biến cố Titanic, con tàu lịch sử đã chìm xuống đại dương cách đây đúng 100 năm. Tàu đụng băng sơn lúc 11g40 đêm 14.4.1912 và chìm lúc 2g20 sáng 15.4.11912 . Mãi gần đây, ngày 11.9.1985 mấy khoa học gia Pháp và Mỹ mới tìm ra đúng vị trí xác con tàu. Nơi này chỉ cách miền Halifax thuộc tỉnh bang Newfoundland của Canada 600 cây số về phía đông nam. Ngày đó Halifax đã tiếp rước hơn 700 nạn nhân được tàu cứu sinh đem vào bờ. Ngoài ra, 4 tàu Canada còn đi vớt xác đang trôi trên mặt biển. Trong số 332 xác vớt được, 150 xác đã được chôn cất ở nghĩa trang Halifax. Ngày lễ vừa qua, rất đông người đã đến viếng nghĩa trang.

Tại Halifax, đúng giờ năm xưa con tàu chìm, chuông nhà thờ đã đổ hồi như vẫn còn nhớ thương những nạn nhân đã mất. Chính nhà thờ cổ kính này cách đây 100 năm đã làm lễ tiễn đưa các nạn nhân. Năm nay, có hai chuyến tàu đã đến viếng đúng vị trí tàu Titanic chìm, một tàu đến từ Anh Quốc nơi tàu Titanic xuất phát, và một tàu đến từ New York là điểm tới mà con tàu dự định. Bao nhiêu vòng hoa đã được thả xuống, bao nhiêu lời kinh đã được cất lên. Khách trên tàu đa số là con cháu chắt của những nạn nhân đã bỏ mạng nơi đây. Đặc biệt có ông già Connor O’Daly cho báo chí biết : cha mẹ tôi đã mua vé đi chuyến tàu lịch sử này, nhưng vào phút trót vì tới trễ nên đã hụt lên tàu, nhờ thế mà thoát chết và nhờ thế mới có chúng tôi. Bà Lori-Anne Beckford, một công chức liên bang của Canada cũng tới thăm Halifax vào ngày lịch sử vừa qua, bà đã cho biết cảm nghĩ như sau : Có 2 bài học ta nên rút ra từ biến cố Titanic. Thứ nhất là trên đời không có cái gì mà không chìm được, thứ hai chúng ta chớ bao giờ kiêu căng và tự mãn.

Còn ở Toronto cũng có những buổi tưởng niệm. Các rạp chiếu phim Titanic đều đông nghẹt. Khách sạn Windsor Arms Hotel tổ chức một bữa ăn tối sang trọng mà thực đơn đúng y chang thực đơn bữa ăn tối cuối cùng trên tàu Titanic. Thực khách được yêu cầu bận lễ phục như thực khách hạng nhất trên tàu năm xưa. Còn quán Ceili Cottage thì bán thức ăn đúng y như thực đơn dành cho khách bình dân hạng ba củaTitanic : một tô xúp và một miếng bánh mì thịt bò.

Chị Ba Biên Hòa nghe nói tới phim Titanic bèn hỏi chuyện tình Rose và Jack trong phim có thực hay không. Các cụ còn nhớ mối tình đẹp tuyệt vời giữa anh chàng Jack thuộc hạng 3 trên tàu với cô Rose khách hạng nhất trong phim chứ. Ôi mối tình thơ mộng và táo bạo làm sao.

Bồ chữ ODP trong làng liền trả lời ngay : Tôi cũng có thắc mắy y như Chị. Tôi lên mạng tìm hiểu và thấy rằng chuyện tình không có thật. Đây là tài nghệ thần diệu của nhà làm phim. Tác giả đã biến chuyện một con tàu khô khan hóa thành một ngôi nhà tình ái tuyệt vời. Tuy chuyện tình Rose và Jack không có thật, nhưng có một chuyện tình rất thật rất cảm động đã xảy ra khi con tàu Titanic sắp chìm. Sách báo ghi rất rõ ràng. Đó là chuyện bà Ida Straus từ chối lên tàu cứu sinh để ở lại cùng chết với chồng là ông Isidor Straus. Bà bảo : “Vợ chồng mình đã sống với nhau bao nhiêu năm, nay mình ở đâu em sẽ ở đó. Trên tàu còn nhiều phụ nữ và trẻ em cần được cứu sống”. Nóí xong bà đã đẩy chị giúp việc Ellen Bird lên tàu cứu sinh và cởi luôn chiếc áo choàng bằng lông thú hiếm qúy trao cho chị : “Chị giữ lấy mà dùng, tôi sẽ không còn cần đến nó nữa”. Hai ông bà đã chết theo tàu. Câu chuyện tình yêu vợ chồng và lòng can trường này đã được những người sống sót kể lại và đăng trên báo chí ngay ngày hôm sau. Xác bà vợ Ida mất tích. Xác ông chồng Isidor đã được con tàu Mackay-Bennett vớt được và người ta đã mai táng ông tại nghĩa trang Bethel ở Bronx, thành phố New York. Trên bia mộ, người ta đã ghi những dòng chữ này : Many waters cannot quench love, neither can the floods drown it / Nước đại đương không thể dập tắt được lửa yêu, sóng thần cũng không thể nhận chìm được tình yêu.

Đọc thêm tài liệu người ta còn kinh ngạc và thán phục hơn khi biết rằng thời đó ông Isodor Straus vừa là dân biểu của liên bang Hoa Kỳ vừa là chủ nhân giầu có của cửa hàng danh tiếng Macy ở New York. Ông bà là hai vị khách hạng danh dự của chuỳến tàu, được mọi người kính nể. Hai người danh tiếng và giầu có như vậy mà sẵn lòng ôm nhau cùng chết theo tàu, nhường chỗ cho những đàn bà và trẻ em khác, thật đáng kính phục vô biên, và là một tấm gương lớn cho hậu thế.

Xin được ngưng chuyện tình Titanic.

Bây giờ xin trình chuyện sinh hoạt của làng tôi. Chuyện phải kể ngay là ngay thượng tuần tháng Tư làng tôi đã rủ nhau đi xem hoa anh đào. Toronto cũng có nhiều nơi trồng anh đào, chỗ có nhiều nhất và hoa nở đẹp nhất là công viên High Park. Năm nay vì mùa xuân đến sớm, tiết trời ấm lên lạ thường nên cây hoa gốc Nhật này nở khá sớm. Nhiều dân làng đã coi chuyến đi xem hoa này là một thứ đi thiền, đi ngắm hoa để lòng mình lắng xuống. Không ngờ làng tôi đã trở thành làng thiền sinh. Dân làng lại còn trở thành các nhiếp ảnh gia. Thế mới hay chứ. Bây giờ cái máy điện thoại cầm tay cũng là cái máy chụp hình. Các cụ có biết hoa anh đào nhìn lúc nào thì đẹp nhất không ? Thưa, lúc có ánh nắng chiếu vào. Hoa anh đào quê nó ở Nhật nên nó giống y như người Nhật. Nó đứng một mình thì không đẹp, nhưng san sát bên nhau thì hoa anh đào trông đẹp hết sức vậy đó. Chỉ tiếc một điều là hoa anh đào ở Canada không có mùi thơm. Ông bồ sách ODP cho biết chỉ có hoa anh đào mọc bên Nhật mới thơm, nhất là mọc ở chân núi Phú Sĩ thì thơm đặc biệt. Khi hoa ra khỏi nước thì nó không đem theo hương thơm đi cùng. Bên Mỹ hoa anh đào đẹp nổi tiếng ở thủ đô Washington DC. Nghe nói thủ đô này có những 3.000 cây anh đào, và các cây này vừa mừng 100 năm có mặt ở thủ đô. Theo sách ghi lại thì năm 1910 Minh Trị Thiên Hoàng đã gửi biếu thủ đô 2 .000 cây nhưng hai năm sau, khi nhà vua Nhật băng hà, các cây anh đào ở đây cũng đã khóc thương vua mà tàn héo hết. Người Nhật cho là điềm không tốt nên liền tức tốc gửi anh đào mới sang thay thế. Năm 1965 số cây anh đào ở thủ đô Washington DC đếm được 3.800 gốc,

Canada cũng trồng hoa anh đào, cũng lấy giống từ Nhật. Và tôi nói điều này xin các cụ bên Hoa Kỳ đừng buồn nha, là nơi trồng hoa anh đào nhiều nhất Bắc Mỹ không phải Washington DC mà là Vancouver, miền tây Canada nha, nơí mấy năm trước đây đã tổ chức thế vận hội mùa đông ấy mà. Ở Washington DC theo báo chí cho biết có 3.000 cây anh đào, bên Vancouver có những 37.000 cây, nghĩa là nhiều hơn 10 lần.

Tiếng Nhật gọi hoa anh đào là ‘sakura’. Người Nhật có một bài dân ca rất lâu đời và rất nổi tiếng, tên là Sakura. Dân Nhật ai cũng biết cũng thuộc. Các cụ nếu quen người Nhật nào thì xin họ hát bài Sakura cho mà nghe. Êm ái dịu dàng hay lắm. Đối với người Nhật hoa anh đào tượng trưng sắc đẹp, bởi vậy người Nhật có một điều ước :

Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào,

Nếu là người, xin làm võ sĩ đạo samurai

Có lẽ cụ Tố Hữu lãnh tụ văn chương của CSVN thích câu này của người Nhật nên cụ cũng làm hai câu ước nhái theo, mộng của cụ như sau :

Nếu là hoa, xin làm hoa hướng dương,

Nếu là người, xin làm người cộng sản

Ai muốn theo chân cụ Tố Hữu thì nhớ phải là hoa hướng dương và là người cộng sản nha.

Ở Nhật, đất tổ của hoa anh đào, năm nào cũng có lễ hội mừng hoa nở rất trọng thể và ở khắp nưóc. Nơi chính vẩn là thủ đô Tokyo. Riêng năm nay, đáng lẽ lễ hoa anh đào được tổ chức vào ngày 14 tháng Tư, nhưng Nhật đã phải hủy bỏ với lý do ‘Để chuẩn bị cho tình huống bất ngờ’. Tình huống này chỉ việc Bắc Hàn phóng vệ tinh. Thay vì chuẩn bị mừng lễ hoa anh đào, bộ Quốc Phòng Nhật đã phải bày binh bố trận đề phòng cái anh CS Triều Tiên khùng, sợ nó cắn trộm bất ngờ.

Cụ B.95 ngồi nghe chúng tôi nói các chuyện trên trời thì ngáp liên hồi. Chị Ba Biên Hòa nháy anh John . Anh John hiểu ý bèn lên tiếng xin ngưng các thứ chuyện cao siêu trên trời để nói chuyện dưới đất. Cụ B.95 nghe xong liền vái anh John ba cái : Xin đội ơn thần tượng của tôi. Chỉ có anh là hiểu rõ tâm can của tôi.

Anh John cũng vái lại cu 3 cái rồi xin kể chuyện Canada. Chuyện đầu tiên là chuyện nước Canada vừa được quốc tế sắp hạng thứ 5 về mặt hạnh phúc trong danh sách 156 quốc gia. Bốn nước được đánh giá có hạnh phúc cao hơn Canada là nước Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, và Hòa Lan. Theo bản công bố của cơ quan LHQ nghiên cứu về vấn đề hạnh phúc, World Happiness Report, thì cơ quan này đã căn cứ vào 5 yếu tố để cho điểm : ‘Gia đình, sức khoẻ, tài sản, tự do, không có tham nhũng’. Canada đứng thứ 5, Hoa Kỳ thứ 11 và Anh Quốc thứ 18. Đứng cuối cùng là nước Benin và Togo ở Phi Châu.

Cụ B.95 nghe xong thì vừa cười vừa nói : Có lẽ cái cơ quan này nói sai phần đầu. Canada mới là nước hạnh phúc nhất thế giới chứ. Tôi đã hỏi mấy ông bà gìà bạn thân của tôi bên Pháp, bên Đức, bên Mỹ, thì tôi thấy không đâu bằng được Canada. Nào có xứ nào mà đêm nằm ngủ không phải đóng cửa, không bị thằng công an vào xét giấy, thuốc men không phải mất tiền mua, cứ cuối tháng chính phủ nhét vào ví của mình hơn một ngàn đô la, thức ăn ê hề chung quanh…Báo chí mới cho biết rằng một thày tiên tri nổi tiếng như thần nói CSVN và CS Tàu sắp sụp đổ đến nơi… Ôi, tôi sung sướng qúa. Chúng ta ở Canada hạnh phúc nhất thế giới, phải không các bác.

Bồ chữ ODP lúc này mới lên tiếng : Cụ nói đúng, tôi cũng đồng ý với cụ là Canada phải là nước hạnh phúc nhất thế giới. Cứ xem dân làng ta đây này, nào có ai phải khổ sở gì đâu, mặt mũi ai cũng tươi rói, gặp nhau là cười liên tu bất tận, chúng ta đang ở thiên đàng chứ còn gì nữa. Nhân nghe chuyện hoa anh đào bên Nhật và nhắc tới võ sĩ đạo samurai bên Nhật, hôm nay xin cho tôi nói lạc đề một chút, tôi xin nói về cái vốn văn chương chữ nghĩa của họ. Chuyện của tôi hôm nay như thế này :

Người Nhật cũng như người Việt Nam, ai cũng ghét cái lối bá đạo chuyên đi xâm lăng của người Tàu nhưng, lạ thay, ai cũng yêu cái kho văn chương chữ nghĩa ngày xưa của Tàu. Một chứng cớ rõ ràng nhất là người Nhật nói chung rất thích truyện Tam Quốc Chí. Họ viết ra tiếng Nhật bằng văn vần văn xuôi, còn cả bằng tranh nữa. Đặc biệt họ mê nhất hai nhân vật Lã Bố và Triệu Tử Long.

Người Nhật coi 2 nhân vật này là hai võ sĩ đạo samurai vì hai người hùng lúc nào cũng quyết chiến và quyết thắng. Triệu Tử Long là một nhân vật thật đặc biệt thời Tam Quốc. Về binh nghiệp thì chàng chưa hề thua trận bao giờ, chỉ có một lần giả thua là vì phải theo lệnh của Khổng Minh để dụ địch vào bẫy. Ngay cả khi rút quân, nếu biết có Triệu Tử Long đi đoạn hậu thì địch quân không bao giờ dám đuổi theo. Như trong lần đưa Khổng Minh từ Đông Ngô về trên một chiếc thuyền nhỏ, Triệu Tử Long đã chỉ dùng một nũi tên mà bắn đứt dây buồm chiến thuyền của tướng Ngô Từ Thịnh làm ông tướng này kinh sợ không dám đuổi theo để giết Khổng Minh theo lệnh của Chu Du nữa. Trong số ngũ hổ tướng của Tam quốc Chí, chỉ có Triệu Tử Long và Mã Siêu là an nhàn chết già vì bệnh, còn ba ông tướng kia thì chết thê thảm : Quan Vũ bị chặt đầu, Trương Phi bị tùy tướng hạ sát, Hoàng Trung trúng tên.

Còn Lã Bố thì là một tướng tài, có sức khoẻ hơn người, cỡi ngựa bắn cung vô địch thiên hạ, dám mê Điêu Thuyền một tỳ thiếp của bố nuôi Đổng Trác.

Kể đến đây rôi ông ODP ngừng lại nhấp một miếng trà. Thấy dân làng vẫn mải mê theo dõi câu chuyện thì ông luận tiếp : Xin chấm dứt chuyện người Nhật mê Triệu Tử Long và Lã Bố. Xin bàn sang chuyện bên cạnh. Đó là chuyện sex. Thường thì các chuyện xưa nay đều phải có sex mới hay, phải không cơ. Thế nhưng các bạn đọc kỹ mà xem, bộ Tam Quốc Chí dài bao nhiêu tập mà tác giả La Quán Trung không hề tả cảnh sex nào cả, thế mà độc giả vẫn say mê. Đáng nể qúa chứ.

Anh John xin có ý kiến : bác ODP nói đúng, sách Tam Quốc Chí không tả cảnh sex mà vẫn hay. Sở dĩ nó hay nó hấp dẫn là vì tài viết văn diễm tuyệt của tác giả. Ngòi bút của tác giả có thần. Chứ cuộc đời này mà không có sex thì không phải là cuộc đời. Có âm có dương thì mới có thế gian này. Có âm có dương thì mới nảy ra tình yêu, mới có nam có nữ. Nam nữ hút nhau, đó là cuộc đời. Ý tưởng này tôi thấy được nói rõ trong Kinh Dịch :

‘ Nhất âm nhất dương chi vị Đạo’

Một âm một dương gọi là Đạo

Ông ODP giơ tay xin phát biểu ngay : Anh John nói vòng vo như vậy là nói chuyện chữ nghĩa và sách vở kinh điển. Lúc nãy tôi khen Tam Quốc Chí không nói sex mà vẫn hay là chỉ cốt đề cao tài viết văn có thần của tác gỉả La Quán Trung mà thôi, chứ tôi không hề chối bỏ việc trai gái yêu nhau, vợ chồng yêu nhau. Đó là cái lý đương nhiên phải có. Kìa xem ai nhiều chữ nghĩa và triết lý như cụ Nghè Nguyễn Khuyến ngày xưa, thế mà Cụ cũng đã gật gù với câu nói dân gian :

Sự đời như cái lá đa

Đen như mõm chó, chém cha sự đời.

Cụ Nguyễn Khuyến đã đặt lá đa vào hàng ‘càn khôn’, nghĩ đi thì cho là tục, mà nghĩ lại thì thấy nó hay thấm thía và đúng vô cùng. Cu Nguyễn Khuyến nói về âm dương càn khôn hay qúa sức. Sách vở ghi rằng thuở ấy có Cô Tư Hồng ở xóm trên, và cụ Nguyễn Khuyến ở xóm dưới. Cô Tư Hồng là một cô điếm hạng thượng lưu. Cô được vua phong tước ‘ Phụ nhân của Triều Đình’, bố cô được phong tước Hàn Lâm Thị Độc tức là chức ông hàn đọc sách cho vua nghe. Cô bèn mở đại tiệc ăn khao sắc phong. Cô liền cho dựng cổng chào. Cô đến xin cụ Nguyễn Khuyến mấy chữ đại tự treo ở cổng chào. Cụ Nguyễn Khuyến liền cho 3 chữ đại tự ‘ Cửa Càn Khôn’. Người bước qua cổng chào một cách vui vẻ và hãnh diện là ông thống sứ Pháp vì ông có hiểu gì chữ của Cụ Nguyễn Khuyến đâu. Còn các quan An Nam vì hiểu thâm ý cụ Nguyễn Khuyến nên khi bước qua cổng thì mặt ai cũng đỏ gay. Nhưng các quan đều bước qua hết vì nghĩ cho cùng ở đời trăm họ đều ở cửa càn khôn mà ra cả.

Hôm sau có anh đồ nho xỏ lá dán dưới 3 chữ đại tự Cửa Can Khôn câu đối này :

Khi khép lại khìn khin khít khịt

Lúc mở ra toác toạc toàng toang.

Các quan gật gù cười rồi nói nhỏ với nhau : Cái bác đồ nho này viết lách rõ ràng lộ liễu qúa, không kín đáo như Cụ Nghè chút nào!

Cũng một lập trường về cửa càn khôn như cụ Nguyễn Khuyến trên đây, Cụ tiến sĩ Uy viễn Tướng Công Nguyễn Công Trứ, theo khẩu truyền thì cụ có tới 16 bà vợ. Bạn bè chê cụ là dê xồm, là ‘dâm’. Cụ cười rồi bảo : Không dâm sao nảy ra thánh hiền ?’. Chính cụ đã tự thật chuyện cụ ngủ đêm với một cô gái trên sông Hương :

Thuyền nan một chiếc cỏn con

Một cô thiếu nữ, một quan đại thần

………….

Ban ngày quan lớn như thần

Ban đêm quan lớn tần mần như ma

Ban ngày quan lớn như cha

Ban đêm quan lớn rầy rà như con

Các cụ có thấy bài thơ này hay tuyệt vời không? Hay qúa chứ, những chữ ‘ tần mần như ma’ , ‘rầy rà như con’ qủa là có lửa, quả là có thần.

Tôi mới chỉ nói tới Cụ Nguyễn Khuyến và Cụ Nguyễn Công Trứ, những vị chỉ nói sơ sơ vòng ngoài về cửa càn khôn thôi, chứ những vị mà nói ngay tới vòng trong, ngay tới tâm điểm như nữ sĩ Hồ Xuân Hương thì còn gay cấn hơn nhiều

Nói đến đây ông ODP xem đồng hồ rồi ông thưa với cả làng : Về đề tài này thì nói cả ngày không hết, xin cho tôi ngưng ở đây để mời Cụ Chánh tiên chỉ làng cho ý kiến.

Cụ Chánh lên tiếng ngay : Đúng như ông bạn gìa ODP nói : đề tài Cửa Càn Khôn mênh mang như đại dương, chúng ta cứ để đó, cứ cất vào kho để dành, mỗi lần họp làng ta nói xa nói gần một tý cho vui. Hôm nay đã gần cuối tháng Tư, sắp đến ngày kỷ niệm đau thương mất nước, xin cho lão phát biểu đôi lời về nạn Cộng sản.

Gíá mà CSVN có được một chút lương tâm của tiền nhân thì đất nước ta đã không khổ sở như bây giờ. Khi nói tới tiền nhân lão muốn nói tới cái tâm của Cụ Nguyễn Trãi và của Vua Lê Thánh Tông.

Cụ Nguyễn Trãi đã dạy con cháu về cái tâm phải lớn như thế này :

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân mà thay cường bạo…

Vua Lê cũng có một tấm lòng nhân ái y như Nguyễn Trãi. Khi quân ta nổi lên đánh đuổi giặc Minh, với khí thế vũ bão, quân ta đánh đâu được đó. Biết sức mình không chống nổi, tướng nhà Minh là Vương Thông và quân sĩ của ông ta xin đầu hàng. Quân ta muốn giết chúng hết để trả thù tội ác chúng làm trong suốt thời gian chúng đô hộ đất nước ta, nhưng Vua Lê đã không cho giết. Vua Lê đã tha tội và còn ra lệnh cấp đầy đủ phương tiện cho bọn hàng binh Tàu về nước. Vua nói với tướng sĩ: Bản tâm của người nhân đức là không giết người. Ta không nên vì muốn trả thù mà mang tiếng xấu muôn đời là giết kẻ đã đầu hàng.

Đấy là lịch sử VN. Bên Hoa Kỳ cũng có những tâm hồn lớn y như vậy. Nhìn vào lịch sử, Hoa Kỳ cũng đã chia rẽ và chém giết nhau trong thời Nam Bắc phân tranh 1864-1865. Miền Nam đã thua trận và tướng Robert Lee của miền Nam tuyên bố đầu hàng. Khi tướng Lee ký văn kiện đầu hàng xong thì tướng Ulysses Grant của quân đội miền Bắc đã ôm lấy tướng Lee và tuyên bố : Trong cuộc chiến này, chỉ có nước Hoa Kỳ chiến thắng chứ không có bên nào thắng bên nào thua. Rồi tướng Grant ra lệnh cho quân đội dưới quyền không được reo hò chiến thắng mà phải tỏ lòng kính trọng các chiến binh bại trận. Tướng Grant và bộ chỉ huy của ông đã kính cẩn tiễn chào tướng Lee ra về. Quân sĩ miền Nam được quyền đem lừa ngựa của mình về quê. Ngay cả lá cờ của họ cũng không bị cấm đoán. Thật đáng khâm phục tấm lòng của chiến binh Hoa Kỳ trong cuộc nội chiến này. Việc này còn biểu hiện ở nghĩa trang quốc gia ở Arlington vùng thủ đô Washington, ở đó không ai phân biệt mộ liệt sĩ anh hùng miền Bắc hay miền Nam.

Giá mà CSVN có được một chút tấm lòng của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông Lê Lợi, và của tướng Ulysses Grant Hoa Kỳ trong việc đối xử với Miền Nam sau ngày 30.4.1975 thì bộ mặt VN ngày nay đã hoàn toàn khác. Tiếc rằng người CSVN lòng lang dạ thú, có lẽ người CSVN không phải là người VN.

Anh H.O. nghe đến đây thì xin ngắt lời Cụ Chánh : Cụ bảo ‘có lẽ’, chứ cháu bảo hẳn là người CSVN hoàn toàn không phải là người VN. Ông Tố Hữu là một nhân vật CS thứ dữ và hạng nặng mà hèn hạ tôn kính Xít Ta Lin hơn cha mẹ, xin hôn cung kính vết chân Lênin. Sách vở còn ghi rõ ràng chính ông ta xưng cái hèn hạ của ông ta ra như thế này :

- Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một thương ông thương mười…


- Hôn dùm anh nền đá lát công trường
Nơi yêu dấu Lênin từng dạo bước…


Ông đứng đầu văn nghệ mà còn hèn như vậy thì hỏi lớp đàn em theo chân sẽ hèn như thế nào!

Cụ. B.95 nghe đến đây thì la lên : Xin ngưng, xin thôi nói về CSVN, kẻo chúng tôi ăn cơm mất ngon và đêm nay chúng tôi mất ngủ.

Cả làng xin vâng.

Mùa xuân của đất trời đang đến. Xin Ơn Trên cho đất nước VN chúng con cũng được đi vào mùa xuân Tự Do Dân Chủ.

TRÀ LŨ
 
Thiên chức làm mẹ
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
08:06 12/05/2012
Thiên chức làm mẹ

Theo tập tục nếp sống văn hóa dân gian ở tây phương cũng như nhiều nơi trên các đất nước thuộc các châu lục khác, hằng năm có một ngày dành riêng nhớ đến mẹ.

Vào ngày này các con cháu dành tâm tình tốt đẹp nhất tỏ lòng kính trọng cám ơn mẹ mình. Họ gói ghém tâm tình lòng vui mừng biết ơn trong bó bông hoa tươi thắm xinh đẹp hay món qùa tặng và những lời thắm thiết tình yêu mến trao cho mẹ mình.

Người mẹ nào cũng vui mừng dạt dào tâm tình cảm động tiếp nhận tâm tình lòng yêu mến cùng biết ơn của các con dành cho mình. Người mẹ cảm thấy sung sướng niềm vui hạnh phúc thiên đàng các con họ dành cho họ.

Nhưng phải chăng chỉ có một ngày này nhớ đến công ơn và cám ơn mẹ cách đặc biệt long trọng, thế còn 364 ngày nữa trong năm thì sao?

Người mẹ nào, từ khi trở thành mẹ, cũng luôn luôn là mẹ trong suốt cả cuộc đời. Và vì thế mẹ luôn luôn có đó từ khi con thành hình giãy dụa bơi lội trong cung lòng mẹ, khi con mở mắt chào đời với tiếng khóc, với nụ cười, với những đêm con đau bệnh khóc kêu la không ngủ, trong mọi hòan cảnh lên cao xuống thấp đời người con. Mẹ luôn có đó bất kể người con cám ơn mình, hay không nhớ đến công lao của mình.

Bổn phận thiên chức của người mẹ suốt cả đời sống không bao giờ có giây phút ngừng nghỉ.

Như vậy phải chăng còn cần đến một ngày dành riêng nhớ đến mẹ nữa? Hay ngày nhớ ơn mẹ chỉ là một tập quán của một thời lúc trước, hay lúc nào đó mà con người trong đời sống đã lập làm ra thôi cho lúc đó vì một đích nào đó?

Bỏ qua những ý nghĩ theo mục đích kinh tế, chính trị. Ngày nhớ ơn mẹ dẫu sao theo phương diện văn hóa, phương diện đạo đức tinh thần đã có chỗ đứng trong nếp sống tâm hồn lòng con người. Và đây là tập tục văn hóa lành thánh tốt đẹp. Nên ngày này cần cho đời sống con người để kính trọng nhớ về thiên chức làm mẹ mà Trời cao ban cho con người.

Một bên ngày nhớ ơn mẹ là ngày mọi người nhớ đến công ơn gía trị cao cả người mẹ làm cho người con, cho gia đình mà luôn luôn ẩn dấu không biểu lộ hiển thị ra bên ngoài bằng lời nói hay hình dáng nào khác.

Một bên nhớ đến sự hy sinh dấn thân của người mẹ không chỉ cho gia đình, mà còn có ảnh hưởng sâu rộng cùng rất tích cực cho cộng đồng xã hội. Không có sự hy sinh dấn thân của người mẹ, đời sống xã hội sẽ dần mòn nghèo nàn đi!

Có lẽ cũng phải công bình, chân thành đừng bao giờ nói phê bình tiêu cực về bổn phận thiên chức làm mẹ, như cho rằng con cái là rào cản vướng trở cho con đường tiến thân học hành cùng nghề nghiệp danh vọng của người mẹ, của phụ nữ; như phụ nữ người mẹ chỉ cần biết lo việc làm bếp, việc nhà cửa quần áo nuôi con cái…

Các người mẹ, các người phụ nữ cần phải với lòng khiêm nhượng và tự hào suy nghĩ cùng nói lên: Tôi là một người mẹ. Đó là hạnh phúc đời tôi!

Thiên chức làm mẹ là điều thuộc về thiên nhiên, một bổn phận „ngành nghề „ trong đời sống con người. Và còn hơn thế nữa, đó là việc một việc làm rất đúng, rất chính đáng cần thiết cùng sinh ích lợi rất lớn lao cho nhân quần xã hội.

Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người có Nam, có Nữ. Người phụ nữ được Đấng Tạo Hóa tạo dựng phú bẩm ban cho khả năng cưu mang con người ngay từ trong cung lòng của chị cho tới ngày người con mở mắt chào đời, cùng cho họ khả năng tinh tế nuôi dưỡng người con trở thành người khôn lớn. Người con là một phần máu mủ thân thể của người mẹ.

Có người mẹ tâm sự: Niềm vui, sự thành công của con tôi cũng là niềm vui sự thành công của tôi. Con tôi gặp hoàn cảnh đau khổ, gặp bước đường khó khăn, là người mẹ, tôi cũng lo lắng mất ăn mất ngủ cùng sống gánh chịu với con của tôi!

Ôi, một thiên chức cao cả thần thánh tràn đầy khả năng sáng tạo, khả năng tinh tường tế nhị cùng chịu đựng và đồng hành với con người!

Xin chúc mừng các người mẹ trần gian.
Ngày nhớ ơn mẹ, 13.05.2012
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long