Ngày 12-05-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Nhìn trong tình yêu trái tim Chúa Giêsu
+GM JB Bùi Tuần
08:56 12/05/2008
NHÌN TRONG TÌNH YÊU TRÁI TIM CHÚA GIÊSU

Sự bình an tuỳ thuộc rất nhiều ở cái nhìn. Nhìn mình và nhìn người khác với kiêu căng, sẽ làm mất bình an cho mình và cho người khác. Trái lại nhìn người khác và nhìn mình với khiêm tốn, sẽ đem lại cho mình và người xung quanh một bầu khí bình an nhẹ nhàng.

Kinh nghiệm đời sống dạy tôi như thế. Thêm vào kinh nghiệm đó là kinh nghiệm về trái tim Chúa Giêsu. Khi tôi nhìn bằng tình yêu trái tim Chúa Giêsu, tôi thấy tôi được bình an nhiều lắm.

Bây giờ nhìn sâu vào cái nhìn đó qua chỉ dẫn của những người đạo đức, tôi thấy trái tim Chúa Giêsu đã đổi mới sâu sắc cái nhìn của những kẻ dâng mình cho Người.

Những kẻ dâng mình cho Người thấy mình rất tội lỗi. Từ nhận thức khiêm tốn ấy, họ để Chúa biến đổi cái nhìn của họ bằng tình yêu trái tim Người.

Một tình yêu đem lại khích lệ.
Một tình yêu làm cho biết sợ điều phải sợ.

1/ Tình yêu khích lệ làm điều lành

Ở đây, tôi nhấn mạnh đến sự Chúa Giêsu khích lệ người ngoài đạo Chúa.

Thời Chúa Giêsu, những người theo đạo Chúa có thói quen nhìn người khác đạo bằng con mắt lạnh lùng, thiếu khích lệ. Chúa Giêsu không chấp nhận cái nhìn tự mãn đó. Người sửa đổi cái nhìn dửng dưng của người đạo Chúa bằng nhiều cách. Ở đây, chỉ xin nhắc đến ba trường hợp Chúa đề cao người ngoài đạo Chúa bằng những khích lệ trân trọng.

a) Đề cao đức tin của họ

Phúc Âm thánh Luca kể: Tại thành Caphanaum, có một người đại đội trưởng ngoại đạo, khi nghe Chúa Giêsu vào thành, đã sai mấy kỳ mục của người Do Thái đến gặp Chúa, để xin Người cứu sống cho người nô lệ đầy tớ của ông. Đang khi Chúa trên đường đến nhà ông, thì ông cho người đến nói với Chúa Giêsu rằng: Tôi không xứng đáng được đón tiếp Ngài vào nhà tôi. Xin Ngài cứ nói một lời, thì đầy tớ của tôi sẽ được khỏi. Trước thái độ của ông, Chúa Giêsu đã quả quyết: "Ngay cả trong dân Israel, tôi cũng không thấy một người nào có lòng tin mạnh như thế" (Lc 7,9).

Lời Chúa phán trên đây là một khích lệ lớn gởi các người ngoài đạo Chúa. Đồng thời đây cũng là lời dạy các người đạo Chúa phải biết khiêm nhường. Chúng ta có biết khích lệ những người khác bằng những lời khen chính đáng không?

b) Đề cao đức yêu thương của họ

Thời đó, những người theo đạo Chúa sống đóng khung trong nội bộ chật hẹp. Họ không muốn nhìn ra ngoài ranh giới đạo mình. Nên cứ tưởng mình đạo đức nhất. Chúa Giêsu sửa đổi thói quen xấu đó bằng đưa ra một dụ ngôn:

Có một người bộ hành từ Giêrusalem đi Giêricô, dọc đường bị rơi vào tay bọn cướp. Sau khi lấy hết của cải, bọn cướp đánh anh nhừ tử, rồi ném ở vệ đường. Tình cờ một thầy tư tế đi qua. Ông chỉ nhìn qua nạn nhân, rồi tiếp tục đi. Sau đó, một thầy Lêvi cũng đi qua. Ông cũng thấy nạn nhân, nhưng cũng chỉ nhìn qua, rồi tiếp tục đi. Sau cùng, một người Samari cỡi ngựa đi qua. Ông dừng lai, xuống ngựa, chăm sóc nạn nhân, chở nạn nhân vào quán gần đó để nhờ cứu sống nạn nhân, chi phí bao nhiêu ông xin trả hết. Chúa Giêsu khen người Samari ngoại đạo đó là kẻ có lòng thương người thực sự (x. Lc 10,29-37).

Dụ ngôn trên đây là một sứ điệp gởi những người ngoài đạo Chúa như người Samari. Chúa khích lệ họ vì những việc từ thiện bác ái họ làm cho những con người khốn khổ. Sứ điệp cho thấy trước mặt Chúa họ bác ái hơn cả hàng tư tế và Lêvi của đạo Chúa.

c) Đề cao lòng biết ơn của họ

Khi đang đi giữa ranh giới miền Samari và Galilê, Chúa Giêsu gặp 10 người phong cùi. Họ xin Người cứu chữa họ. Người bảo họ: Hãy đi trình diện với các tư tế. Đang khi đi đường, cả 10 người phong cùi đó đều được phép lạ chữa lành. Thấy vậy, một người trong họ đã trở lại cám ơn Đức Giêsu. Đức Giêsu nói: "Chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại đạo này" (Lc 17,17-18).

Lời Chúa phán trên đúng là một khích lệ trân trọng gởi đến những người ngoài đạo Chúa. Lòng biết ơn là một đức tính nhân bản. Giữ được đức tính nhân bản cần thiết đó là bước đầu đi vào đức ái và đức tin.

Khích lệ những người khác làm việc tốt, khích lệ điều tốt nơi những người khác, đó là việc những người tôn sùng trái tim Chúa cần làm. Khích lệ từ những việc thuộc đức tin, cho đến đức ái, cả đến nhân bản. Nhiều khi khích lệ các việc tốt về nhân bản lại rất cần. Bởi vì nếu thiếu nhân bản như sống lười biếng, sống tham lam ích kỷ, sống hiện thực, sống thực dụng, thì dù có siêng đi lễ, đọc kinh, cũng sẽ chẳng làm chứng được nhiều cho đạo Chúa.

Thêm vào sự khích lệ làm điều lành, việc tôn sùng trái tim Chúa Giêsu cũng răn đe, làm cho người ta biết sợ những gì phải sợ.

2/ Tình yêu làm cho biết sợ những điều phải sợ

Nguy cơ đem nhân loại đến diệt vong là nhân loại không còn biết sợ tội.
Nguy cơ đưa một cộng đoàn đến suy tàn là cộng đoàn đó không chịu sám hối.
Nguy cơ đưa cả một thế hệ đến chỗ diệt vọng là vì thế hệ đó xem thường hình phạt đời này và hình phạt hoả ngục đời sau.
Phải biết sợ tội, phải biết sám hối, phải biết sợ hình phạt đời này và hình phạt hoả ngục đời sau. Những điều đó chính là của tình yêu cứu độ.

Tôi mới đọc lại một đoạn thư của thánh Phaolô. Người răn đe: "Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng biết, đó là dâm dục, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy. Tôi báo trước cho mà biết, như tôi đã từng báo: Những kẻ làm các điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa" (Gl 5,19-21). Đọc xong, tôi tự hỏi: Thời nay, còn mấy người sám hối về chuỗi dài những tội như thế, vì tin chúng cản ngăn mình vào Nước Trời? Tôi nghĩ số người đó còn khá nhiều.

Rồi tôi đọc lại bốn Phúc Âm, tôi nhận ra rất nhiều lời Chúa Giêsu cảnh báo: Phải sám hối, phải tránh tội, kẻo không thoát được hình phạt hoả ngục đời đời. Thí dụ: Tội không thực thi thánh ý Chúa (x. Mt 7,21-23). Tội không làm ra lời những vốn Chúa trao (x. Mt 25,26-30). Tội không phục vụ những người Chúa gởi (x. Mt 24,45-50). Tội không bác ái đối với những kẻ khốn cùng (x. Mt 25, 41-46). Tôi tự hỏi: Chính tôi có nhận thức đúng và đủ những điều Chúa răn đe không? Tôi thực sự phải sám hối.

Những răn đe trong Tân Ước cũng chính là những cảnh báo của tình yêu trái tim Chúa Giêsu. Nếu nhìn mình và người khác trong tình yêu trái tim Chúa Giêsu, chúng ta sẽ thấy việc cảnh báo răn đe là rất cần cho tu đức. Ta nên làm việc đó bên cạnh những khích lệ. Răn đe và khích lệ là hai mặt của tình yêu cứu độ. Tôi thấy Chúa cũng đã chia sẻ tình yêu cứu độ cho nhiều người ngoài đạo Chúa tại Việt Nam hôm nay.
 
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:09 12/05/2008
CON DÊ NHỎ QUA SÔNG

N2T


Có một con dê nhỏ, lông màu trắng tuyết như một đám bông vải trắng, mọi người đều gọi nó là “Tiểu bạch dương”; lại có một con dê khác toàn thân của nó một màu đen tuyền giống như mực đen, do đó mà người ta gọi nó là “tiểu hắc dương”.

Tiểu bạch dương trú ngụ phía đông của bờ hồ, còn Tiểu hắc dương thì ở phía tây của bờ hồ, gia đình của chúng nó chỉ cách nhau một con sông nhỏ nước trong veo, con sông nhỏ dù không rộng nhưng nước thì rất sâu, và để qua sông được thuận tiện, nên các động vật bắt ngang trên sông một thân cây để làm cầu.

Một hôm, Tiểu bạch dương muốn qua nhà sóc ở đối diện bờ sông để ăn tiệc, vừa sáng sớm nó đã thức dậy mặc áo quần, lấy một vài thứ cần thiết và ra đi. Tiểu bạch dương vừa vui vẻ hát “be be”, vừa đi lên cây cầu làm bằng thân cây. Lúc ấy, Tiểu hắc dương cũng hát “be be” đi lên cầu, nó đi thăm ông nội đang bị bệnh ở phía bên kia sông. Tiểu bạch dương từ phía tây đi tới, Tiểu hắc dương từ phía đông đi qua, cả hai gặp nhau ở giữa cầu, nhưng cây cầu quá hẹp, mỗi lần chỉ được một con dê đi qua mà thôi, bây giờ làm sao đây ?

Tiểu bạch dương ngẫng đầu nói với Tiểu hắc dương: “Bạn đi lui nhường cho tôi đi qua trước nhé”, nói xong thì lấn Tiểu hắc dương mà đi. Tiểu hắc dương cũng không muốn mình là kẻ yếu nhược, mắt nó trừng trừng nói: “Tại sao bạn không phải là người đi lui, ông nội tớ bị bệnh đó, tớ vội vàng hơn bạn”, nói xong thì cũng lấn Tiểu bạch dương mà đi qua.

Hai con dê cãi nhau càng lúc càng kịch liệt, không ai muốn nhường ai, chúng nó không ngoảnh mặt nhìn xuống cầu nước đang chảy xiếc, bèn đánh nhau trên chiếc cầu bằng thân cây ấy. Kết quả, chỉ nghe một tiếng “ùm” thì Tiểu bạch dương và Tiểu hắc dương cùng nhau rơi tỏm xuống nước.

(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)

Gợi ý:

Các em thân mến,

Tiểu hắc dương và Tiểu bạch dương không hiểu được sự nhường nhịn nhau, cho nên mới trở thành tình huống cả hai cùng bại và cùng rơi xuống nước. Có rất nhiều lúc, sự thuận tiện của người khác thì cũng là sự thuận tiện của chúng ta, do đó mà các em cố gắng tập tính nhường nhịn nhau.

Nhường nhịn nhau thì có hai cái lợi lớn nhất: một là không có kẻ thù, hai là tâm hồn mình được bình an. Nếu con dê trắng nhường cho con dê đen qua trước, thì chắc chắn cả hai đều qua được bên kia sông bằng an.

Tuổi trẻ thì năng động nhưng luôn háo thắng, tính năng động trong sinh hoạt lớp, sinh hoạt nhóm là điều cần thiết, nhưng sự háo thắng sẽ làm cho tính năng động mất đi ưu điểm của nó và trở thành tranh chấp, lấy điểm, và thế là có sự ganh đua ngấm ngầm là mầm móng cho sự chia rẽ và thù hận.

Ông bà chúng ta ngày xưa có câu nói: “một sự nhịn bằng chín sự lành”, có nghĩa là sự nhường nhịn luôn là cánh cửa mở rộng để đón nhận người khác nhìn và đi vào trong tâm hồn của chúng ta đó.

Các em thực hành:

- Nhường nhịn bạn bè khi có chuyện phải tranh cãi.

- Nhường nhịn bạn bè không ăn thua đủ.

- Đọc sách hạnh các thánh để học tập gương nhường nhịn của các ngài.
 
Cùng với Ngài và trong Ngài
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:11 12/05/2008
CÙNG VỚI NGÀI VÀ Ở TRONG NGÀI

Khi cầu nguyện, chủ yếu là:

Cùng vui thỏa thích với Chúa Giê-su,

cùng với Ngài như người bạn dắt tay dạo bước.

cùng chan hòa với Ngài.

Lưu lại trong tình yêu của Ngài,

tin tưởng Ngài,

đi theo Ngài,

nghỉ yên trong Ngài.

Cầu nguyện chính là kêu cầu với Chúa Giê-su, kêu cầu với Đấng thi ân khi mà chúng ta không thể tiếp tục đi lên phía trước; khi chúng ta ngã quỵ, tổn thương thì Ngài đáp lời chúng ta kêu cứu. Cầu nguyện là ở trong Chúa Giê-su và cùng với Ngài đem đau thương của mình, đau thương của thế giới dâng lên Chúa Cha. Cầu ngyện cũng là để cho Thánh Thần thấm thấu những rách nát đau thương của chúng ta.

Để dẫn chúng ta đi đến chỗ hoàn chỉnh,

dạy chúng ta yêu thương như Ngài đã yêu thương.

Cầu nguyện là tiếp xúc với trung tâm của chính mình, là thân mật đến gần cội nguồn của chúng ta; là để Chúa Giê-su xây nhà của Ngài ở trong chúng ta, cũng là để chúng ta xây nhà của chúng ta ở trong Ngài.

Cầu nguyện là buông tay ra, để Chúa Giê-su là mục tử nhân lành dẫn dắt chúng ta.

Tác giả: Ôn Lập Quang

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. dịch từ tiếng Hoa.

--------------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:13 12/05/2008
N2T


21. Thiên Chúa nói chính là thực thi ân sủng.

(Thánh Bernard)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đồng Công Cứu Chuộc (5)
Vũ Văn An
04:11 12/05/2008
Đồng Công Cứu Chuộc (5)

Không thêm ơn ích gì

Phản chứng thứ bẩy cho rằng dù cho việc Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc có là một giáo huấn học lý của Giáo Hội đi chăng nữa, thì tuyên bố điều ấy như một tín điều nào có thêm ơn ích gì, trái lại có thể gây chia rẽ trầm trọng trong Giáo Hội.

Theo Giáo Sư Miravalle, hiện có nhiều hoa trái tích cực nếu học lý này được công bố thành tín điều:

1. Có sự rõ ràng hơn về thần học đối với một phạm vi hiện bị hiểu lầm.

Khi Chân Phúc Giáo Hoàng Piô IX nâng học lý Vô Nhiễm Thai của Giáo Hội lên hàng tín điều vào năm 1854, ngài tuyên bố rằng hoa trái của việc xác định này là “đem lại sự hoàn hảo” cho học lý, bằng cách tăng thêm nhiều sáng sủa và soi sáng gây ích lợi cho mọi người:

Giáo Hội lao nhọc rất nhiều để gọt dũa các giáo huấn trước đây, hòng mang lại sự hoàn hảo cho việc phát biểu chúng ra bằng cách giúp các tín điều cũ xưa về học lý ấy nhận được chứng cớ, soi sáng, phân biệt trong khi vẫn duy trì được tính đầy đủ, hoàn bị, đặc điểm riêng của chúng…(70).

Căn cứ vào sự mơ hồ lẫn lộn có tính căn bản hiện nay liên quan đến vấn đề thực ra Giáo Hội Công Giáo muốn nhắn nhe điều gì trong học lý Đức Maria đồng công cứu chuộc của mình (được chứng minh qua bài báo của tờ New York Times và các phản ứng sau đó), người ta thấy rõ rằng ơn ích sẽ rất lớn nếu ta có được một công bố chính xác, được lên công thức theo Thánh Kinh với sự soi sáng của Thánh Truyền Kitô Giáo, do thẩm quyền tối cao của Giáo Hội, nhằm bảo đảm sự chính xác và đích thực về học lý.

2. Các ơn ích đại kết nếu cuộc đối thoại học lý có được một phát biểu Công Giáo đích thực.

Thay vì bị nhận thức là chống lại các đòi hỏi của cố gắng hiệp nhất Kitô giáo, một phát biểu chính xác điều người Công Giáo tin về tước hiệu Đức Maria Đồng Công Cứu Chuộc, và cả điều họ không tin (tức việc ngang hàng với Chúa Giêsu Kitô, hay thần tính của Đức Mẹ…), sẽ phục vụ rất nhiều cuộc đối thoại đại kết chân chính, dựa trên sự chính trực và chân lý của giáo huấn học lý Công Giáo.

Đức cố hồng y John O’Connor của New York có nhắc đến ích lợi này trong thư ủng hộ, xin Đức Giáo Hoàng xác định việc Đức Maria Đồng Công Cứu Chuộc loài người: “Rõ ràng, một xác định chính thức của Đức Giáo Hoàng được phát biểu bằng một ngôn từ chính xác sẽ giúp các Kitô hữu khác không còn lo âu là chúng ta không biết phân biệt một cách thích đáng giữa sự liên kết độc đáo của Đức Mẹ với Chúa Giêsu và quyền lực cứu chuộc chỉ một mình Chúa Giêsu mới có” (72). Một xác định như thế sẽ giúp tránh được khuynh hướng nguy hiểm hiện nay là trong cuộc đối thoại đại kết, người ta chỉ muốn trình bầy các yếu tố học lý chung cho hết các Kitô hữu, thay vì đúng hơn phải trình bầy các khía cạnh khó nhưng cần thiết trong việc chia sẻ các yếu tố học lý không được mọi Kitô hữu chủ trương giống nhau ấy. Sự toàn vẹn trong các trao đổi đại kết như thế hết sức cần thiết để sau cùng đạt được sự hiệp nhất Kitô giáo đích thực.

3. Có được sự khai triển đích thực về học lý Thánh Mẫu.

Bốn tín điều về Đức Maria hiện nay, tức các tín điều Mẹ Thiên Chúa (năm 431), Trọn Đời Đồng Trinh (năm 649), Vô Nhiễm Thai (năm 1854) và Hồn Xác Lên Trời (năm 1950), đều đề cập đến các thuộc tính hay đặc tính cuộc sống dương thế của Đức Maria, nhưng chưa có tín điều nào nói đến Mẹ Chúa Giêsu trong tương quan với nhân loại.

Về lịch sử, quả là điều lý thú khi người ta biết rằng một tháng sau khi công bố tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời vào tháng 11 năm 1950, Hội Nghị Thánh Mẫu Học Quốc Tế đã chính thức thỉnh nguyện Đức Giáo Hoàng Piô XII dùng quyền giáo hoàng xác định tư cách trung gian phổ quát của Đức Mẹ, coi như một diễn tiến hợp lý theo sau việc xác định tín điều Hồn Xác Lên Trời (73).

Sau cuộc đời dương thế và sau khi các thuộc tính của Đức Maria đã có được sự “hoàn hảo về học lý” tương ứng qua các xác định tín điều long trọng rồi, thì điều cũng thích đáng xem ra là việc đặc ân trên trời của Người như là mẹ thiêng liêng của mọi người trong trật tự ơn thánh, bao gồm cả và dựa vào việc đồng công cứu chuộc đầy độc đáo của Người, phải nhận được sự hoàn hảo hóa học lý dưới hình thức một xác định tín điều.

4. Khẳng định phẩm giá nhân vị và tự do nhân bản.

Một trong các triết gia nhân vị hiện đại hàng đầu của thế giới (thuộc trường phái triết học chú tâm vào phẩm giá nhân vị), Giáo Sư Tiến Sĩ Josef Seifert (74) cho rằng một tín điều về Đức Maria Đồng Công Cứu Chuộc sẽ củng cố cách tuyệt diệu phẩm giá và tính tự do của nhân vị: Một tín điều dùng để công bố Đức Maria Đồng Công Cứu Chuộc sẽ minh chứng cách độc đáo sự tự do đầy đủ của nhân vị và việc Chúa kính trọng sự tự do của con người. Tín điều này nhìn nhận cách tối hậu rằng chính quyết định đầy tự do của một nhân vị tức Đức Maria, Đấng đến làm Mẹ Thiên Chúa cũng không thể có được nếu không tự do thưa lời xin vâng, một quyết định không hoàn toàn do ơn thánh tạo nên cách độc chiếm nhưng cũng là hoa trái do chính sự chọn lựa bản thân của Người đem lại, là điều cần thiết đối với ơn cứu rỗi của ta, hay đã góp phần một cách cần thiết vào đường lối cứu chuộc cụ thể được Thiên Chúa chọn lựa.

Trong thời đại ta, là thời triết học nhân vị được khai triển cách sâu sắc như chưa bao giờ có trong lịch sử nhân loại, đồng thời cũng là thời các ý thức hệ phản nhân vị đang thống trị, một tín điều như thế chắc chắn sẽ được nhận thức cách đúng đắn như một củng cố tuyệt diệu đối với phẩm giá của nhân vị.

Trong tất cả các điều trên, người ta thấy ra một giá trị và một ý nghĩa chủ yếu khi tín điều này được công bố trong thời đại ta là thời xuất hiện ý thức mới về phẩm giá nhân vị, nhưng cũng là thời con người bị hạ nhục hơn hết bằng hành động và bị từ khước bằng lý thuyết hơn bao giờ hết (75).

5. Tái khẳng định phẩm giá người phụ nữ

Trong cuộc thảo luận hiện đại về phong trào nữ quyền và bản chất người phụ nữ, việc đức giáo hoàng công bố tín điều Đức Maria Đồng Công Cứu Chuộc sẽ tăng cường điều ta có thể gọi một cách chính xác là tình yêu và lòng kính trọng của Thiên Chúa dành cho người đàn bà. Theo Thánh Kinh Kitô giáo, trọn bộ kế hoạch quan phòng của Chúa Cha trong việc sai Con Một Người xuống cứu chuộc thế gian tùy thuộc lời tự do ưng thuận của một người đàn bà (xem Lc 1:38; Gl 4:4). Điều Chúa Cha “tin cậy” nơi người đàn bà trong con người Đức Maria là Người làm cho việc Chúa Cứu Chuộc của toàn thể gia đình nhân loại xuống trần gian lệ thuộc sự thoả thuận tự do của người đàn bà này.

Như lời Tiến Sĩ Seifert một lần nữa nói: “Bởi thế, việc công bố mới một học lý cổ truyền sẽ cho thấy một cách mới mẻ một chân lý trường cửu về Đức Maria và về người phụ nữ, một chân lý tuy luôn được Giáo Hội tin nhưng chưa bao giờ được tuyên bố cách rõ ràng và không nghi ngại: công trình vĩ đại nhất của tình yêu độ lượng của Thiên Chúa, tức sự Cứu Chuộc nhân loại và ơn cứu rỗi của ta, theo một nghĩa thực sự, cũng là hậu quả một hành vi tự do của một người đàn bà và do đó cũng là tặng phẩm người đàn bà đem lại cho nhân loại” (76).

Xa hơn chút nữa, ông viết: “Tín điều này sẽ nói lên phẩm giá trong hành động của một người đàn bà, một hành động vượt xa về tính năng động, tính cao siêu và tính hiệu quả mọi việc làm của mọi tạo vật và con người khác: của mọi vua chúa và chính trị gia, mọi tư tưởng gia, khoa học gia, triết gia, mọi nghệ sĩ và hoạ viên từ lúc khởi đầu cho tới lúc tận cùng thế giới…” (77).

Do đó, việc mạc khải và vai trò Đấng Đồng Công Cứu Chuộc của Đức Maria khi được xác định trọn vẹn, sẽ mang lại một nền tảng điển hình để hiểu rõ hơn sự đóng góp độc đáo của phong trào nữ quyền đối với nhân loại, và trong tư cách ấy, tạo nền tảng nhân học vững chãi cho phong trào nữ quyền Kitô giáo đích thực.

6. Tái nhấn mạnh nhu cầu người Kitô hữu cần cộng tác với ơn thánh Chúa cho phần rỗi mình.

Nhà học giả Anh giáo của Oxford, Tiến Sĩ John Macquarrie cho hay vai trò Đức Maria Đồng Công Cứu Chuộc đem lại cho ta biểu thức cụ thể cho thấy sự cần thiết đòi con người nhân bản phải tự do và tích cực hợp tác với ơn thánh Chúa để cứu rỗi mình. Mặt khác, ông còn coi chân lý Kitô giáo trong tước hiệu Maria Đồng Công Cứu Chuộc như một tu chính đối với các nền thần học vốn loại bỏ phẩm giá ấy khỏi con người nhân bản, và do đó, đã đưa ra một hình ảnh Kitô giáo không đáng yêu chút nào. Tiến Sĩ Macquarrie tóm tắt điều này như sau:

“Trong một số hình thức giảng dậy, người ta tin rằng con người nhân bản có thể được cứu rỗi mà không biết đến cả việc cứu rỗi ấy đang xẩy ra. Tất cả đã xẩy ra rồi qua công trình cứu chuộc một lần là xong của Chúa Kitô. Đó là một sự kiện, dù người ta có nhìn nhận hay không… Đối với Barth, việc Cứu Chuộc [chủ quan] cũng chỉ là một hành vi hoàn toàn khách quan, đã được hoàn tất ‘bên ngoài chúng ta, không cần chúng ta, có khi còn chống lại cả chúng ta nữa…’. Theo cái nhìn của ông, không được coi Cứu Chuộc như một diễn trình còn đang diễn ra, trong đó ta có vai trò để đóng, nhưng là một hành vi làm một lần là xong của Thiên Chúa xẩy ra trước cả khi ta sinh ra…

Bây giờ, nếu đồng ý với quan điểm của Barth, tôi sẽ phải nói rằng ông ta coi con người nhân bản như những con cừu hay trâu bò, có khi còn là những con múa rối, chứ không phải là những hữu thể độc đáo như thực sự chúng ta là, những hữu thể có hồn thiêng được tạo nên giống hình ảnh Thiên Chúa và được ủy nhiệm một mức độ tự do và trách nhiệm nào đó…Quả dễ hiểu khi Feuerbach, Marx, Nietzsche và cả một hàng hà các nhà tư tưởng ngày nay đều hiểu rằng Kitô giáo đã làm họ ra xa lạ với tính người chân thực…”

Bây giờ, ta hãy trở lại với việc xem sét tước hiệu Maria Đồng Công Cứu Chuộc. Có lẽ ta ta buộc phải nhìn nhận rằng Barth và nhiều người khác rất có thể có lý khi tin rằng địa vị mà nền thần học Công Giáo dành cho Đức Maria là mối đe doạ đối với học lý “chỉ một mình ơn thánh” (sola gratia), nhưng tôi nghĩ điều đó chỉ đúng khi người ta giải thích học lý “chỉ một mình ơn thánh” một cách cực đoan, khi học lý ấy trở thành mối đe dọa đối với quan điểm thực sự bản thân và có tính thánh kinh về hữu thể nhân bản… một hữu thể có khả năng đáp trả Thiên Chúa trong công trình xây dựng tạo vật. Quan điểm đầy hy vọng này về loài người đã được ngôi vị hóa và được tôn vinh trong Đức Maria.

Trong những hình ảnh thoáng qua về Đức Maria mà ta có được trong các phúc âm, thì hình ảnh Người đứng dưới chân Thánh Giá, cạnh Con thân yêu của mình, và các lời Người cầu nguyện và cầu bầu cùng với các tông đồ, là những hình ảnh rất nổi cho thấy Đức Maria chia sẻ và hỗ trợ việc làm của Chúa Kitô… Chính Đức Maria đã đến để biểu tượng hóa sự hài hòa hoàn hảo giữa ý muốn của Thiên Chúa tối cao và đáp ứng của con người nhân bản, đến độ chính Người đem ý nghĩa lại cho biểu thức Đấng Đồng Công Cứu Chuộc (78). Tước hiệu ấy và việc công bố mới sẽ giúp bảo vệ tự do, phẩm giá con người và đòi hỏi nhân bản trong việc tự do cộng tác với ơn thánh cứu rỗi.

7. “Đau khổ là cứu chuộc” và “văn hóa sự chết”

Một xác định long trọng Đức Maria Đồng Công Cứu Chuộc sẽ là một công bố của Kitô giáo với thế giới rằng “đau khổ là cứu chuộc”. Điển hình Kitô giáo về Đấng Nữ Đồng Công Cứu Chuộc sẽ chứng tỏ cho thế giới biết rằng chấp nhận thánh giá do Đấng Quan Phòng cho phép xẩy tới cho cuộc nhân sinh của ta không phải là một phí phạm vô giá trị cần phải tránh bất cứ giá nào, gồm cả những cái ác tự tại như chết êm ái và phá thai. Nhưng đúng hơn, sự chịu đựng kiên nhẫn mọi khó nhọc đau đớn của đời người đều có giá trị siêu nhiên khi kết hiệp làm một với nỗi thống khổ của Chúa Giêsu Kitô. Đó là tham dự vào việc phân phối các ơn thánh cứu chuộc của Calvary, cả cho chính bản thân ta lẫn cho người khác (xem Cl 1:24).

Ngay cả gương sáng Đức Maria “xin vâng” đối với một sự sống chưa sinh ra, trong những hoàn cảnh rất có thể cổ vũ các phán đoán lệch lạc và đầy châm chọc từ những người sống chung quanh Người, cũng là tấm gương của lời “xin vâng” đồng công cứu chuộc mà mọi người chúng ta nên thưa trước biến cố sự sống chưa sinh ra, bất chấp hoàn cảnh nào.

Đức Gioan Phaolô II đã mô tả nền “văn hoá sự chết’ hiện nay là “bầu khí văn hóa không biết nhận thức bất cứ ý nghĩa hay giá trị nào nơi đau khổ, mà đúng hơn đã coi đau khổ như hình ảnh thu nhỏ của sự ác mà người ta cần loại bỏ bằng bất cứ giá nào. Điều này đặc biệt đúng khi người ta không có một cái nhìn tôn giáo giúp mang lại một cái hiểu tích cực về mầu nhiệm đau khổ” (79).

Gương cụ thể của Đức Maria Đồng Công Cứu Chuộc mang lại cho Giáo Hội và thế giới lời nhắn tích cực của Kitô giáo rằng “đau khổ là cứu chuộc” trong mọi hoàn cảnh có thể: trong cơn bách hại Kitô giáo, trong cơn ung thư đến hồi kết liễu, trong những lần thai nghén “ngoài ý muốn”, trong các thánh giá thông thường của cuộc sống hằng ngày.

8. Hiệp nhất nhờ đặc sủng giáo hoàng trong lòng Giáo Hội Công Giáo

Dưới viễn ảnh Công Giáo, đặc sủng (charism, hay ơn Chúa Thánh Thần) từng được ban cho Thánh Phêrô và các đấng kế vị ngài, nghĩa là các đức giáo hoàng tiếp sau (xem Mt 16:15-20), chính là nguồn hiệp nhất về học lý và sinh hoạt cho mọi chi thể Giáo Hội. Khi sử dụng đặc sủng vô ngộ của đức giáo hoàng nhờ sự soi sáng của Chúa Thánh Thần trong việc gìn giữ khỏi sai lầm các vấn đề thuộc đức tin và luân lý, việc sử dụng đặc sủng giáo hoàng này quả đã duy trì và tăng cường thích đáng sự hiệp nhất về sinh hoạt đặt căn bản trên sự hiệp nhất về đức tin, về chân lý và học lý. Cùng một ơn ích hiệp nhất do việc sử dụng đặc sủng giáo hoàng ấy cũng sẽ nhận được trong trường hợp đức giáo hoàng long trọng xác định việc Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc.

Đôi khi có người phản đối rằng một xác định như thế về việc Đức Maria Đồng Công Cứu Chuộc chỉ tổ “gây chia rẽ” bên trong Giáo Hội. Ta cần hiểu rõ vấn đề này: tự bản chất, chân lý Kitô giáo bao giờ cũng hiệp nhất; chỉ có chia rẽ khi người ta bác bỏ chân lý Kitô giáo mà thôi. Đối với việc xác định tín điều Đức Maria Đồng Công Cứu Chuộc cũng thế.

Trước nhất, đây đã là một giáo huấn thuộc học lý của Giáo Hội rồi và do đó phải được các tín hữu Công Giáo tiếp nhận với một gắn bó tôn giáo cả của trí lẫn của chí (80). Thứ hai, như vừa nói trên đây, việc sử dụng đặc sủng vô ngộ của đức giáo hoàng để phục vụ chân lý Kitô giáo và được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần tự nó đã mang theo mình ơn thánh hiệp nhất tâm hồn dựa trên sự hiệp nhất chân lý và đức tin. Nhưng cũng giống như Chúa Giêsu Kitô, “dấu hiệu gây mâu thuẫn”, từng bị bác khước ra sao (xem Lc 2:35), thì chân lý liên quan đến Mẹ Đấng là”dấu hiệu gây mâu thuẫn” cũng có thể bị bác khước như thế.

Cho nên, bất cứ sự chia rẽ nào bên trong Giáo Hội do việc đức giáo hoàng dùng đặc ân vô ngộ để xác định Đức Maria Đồng Công Cứu Chuộc sẽ không phải do việc xác định ấy gây ra, mà là do việc bác bỏ sự xác định ấy gây ra mà thôi.

9. Các thánh thời hiện đại và Đấng Nữ Đồng Công Chuộc Tội

Một dấu chỉ sự chín mùi của học lý về Đấng Nữ Đồng Công Cứu Chuộc và tính có thể long trọng công bố của nó là chứng tá và lời dạy hiện đại về chân lý Thánh Mẫu này của một số rất đông các vị thánh và á thánh đã được tôn phong ngày nay. Sự hết lời đánh giá của các vị này cho thấy sự chín mùi thiêng liêng giữa lòng thánh thiện anh hùng của Nhiệm Thể Chúa Kitô ngày nay.

Trong các vị đặc biệt lớn tiếng đánh giá việc Đức Maria Đồng Công Cứu Chuộc, cả như một học lý Thánh Mẫu lẫn như một mẫu mực cho cuộc sống thiêng liêng của Kitô hữu, ta thấy có Thánh Têrêxa thành Lisieux, Thánh Maximilian Kolbe, Thánh Giáo Hoàng Piô X, Thánh Phanxicô Xaviê Cabrini, Thánh Gemina Galgani, Thánh Leopold Mandic, Chân Phúc Elizabeth Chúa Ba Ngôi, Thánh Edith Stein, Chân Phúc Jose Maria Escriva, Chân Phúc Padre Pio và nhiều vị khác nữa (81).

Chân Phúc Têrêxa thành Calcutta cũng đã ủng hộ cuộc vận động xin đức giáo hoàng tuyên bố tín điều Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc. Theo Chân Phúc, “Việc đức giáo hoàng xác định Đức Maria Đồng Công Cứu Chuộc, Đấng Trung Gian mọi ơn thánh, và là Đấng Bào Chữa sẽ đem lại nhiều ơn phúc lớn lao cho Giáo Hội. Tất cả vì Chúa Giêsu nhờ Mẹ Maria” (82)

10. Dẫn khởi vào cuộc toàn thắng của Trái Tim Vô Nhiễm được tiên báo tại Fatima

Một số khá nhiều các tác giả và nhà tư tưởng Thánh Mẫu hiện đại trên khắp thế giới (83) cũng coi việc công bố của đức giáo hoàng về việc Đức Maria Đồng Công Cứu Chuộc, cũng như các vai trò thiêng liêng của Người từ đó mà ra như Đấng Trung Gian mọi ơn phúc và Đấng Bào Chữa, như một “dẫn khởi’ dứt khoát hay khởi đầu cuộc Toàn Thắng của Trái Tim Vô Nhiễm Maria, đã được tiên đoán tại cuộc hiện ra năm 1917 tại Fatima, Bồ Đào Nha.

Ý niệm đặc thù về cuộc “Toàn thắng của Trái Tim Vô Nhiễm”này phát sinh từ chính các lời trong các cuộc hiện ra của Đức Mẹ tại Fatima đã được Giáo Hội công nhận, khi Người nói với ba trẻ em Bồ Đào Nha được diễm phúc thấy Người. Sau khi tiên báo các biến cố sắp xẩy ra như việc chủ nghĩa cộng sản vô thần lên cầm quyền, việc Giáo Hội và Đức Thánh Cha bị bách hại, tiềm năng cuộc thế chiến lần thứ hai, và việc hủy diệt một số quốc gia, Đức Mẹ đã nói như sau: “cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ sẽ toàn hắng…” (84).

Do đó, cuộc Toàn Thắng của Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ đã được thấy trước như việc đổ tràn ơn thánh xuống thế gian, do sự trung gian cho thế giới của Đấng Nữ Đồng Công Cứu Chuộc, Đấng Nữ Trung Gian, và Đấng Bào Chữa, và dẫn tới một thời kỳ bình an thiêng liêng cho nhân loại.

Một số tác giả Thánh Mẫu học ngày nay coi việc Đức Giáo Hoàng công bố Đức Mẹ là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc trong cuộc Toàn Thắng của Trái Tim Vô Nhiễm, như một nhìn nhận chính thức của Đức Giáo Hoàng, trong tư cách thẩm quyền tối cao của Giáo Hội, sử dụng tự do cần thiết về phía nhân loại để quyền năng trung gian và chuyển cầu trọn vẹn của Đức Maria Đồng Công Cứu Chuộc, Đấng Trung Gian và Bào Chữa có cơ hội tuôn trào trong việc phân phối các ơn phúc cứu chuộc của Calvary cho thế giới hiện đại.

Thiên Chúa không áp đặt ơn phúc của Người lên chúng ta, nhưng chờ nhân loại tự do thỏa thuận. Với việc xác nhận chính thức của đức giáo hoàng về sự đồng công cứu chuộc của Đức Mẹ, tức việc sử dụng ý chí tự do của thẩm quyền cao nhất nhân danh nhân loại, hành vi tự do này sẽ làm Đấng Nữ Đồng Công Cứu Chuộc được mở “khóa”, rộng tay hết mình phân phối các ơn của Calvary bằng cách tuôn trào một lần nữa các ơn dồi dào của Chúa Thánh Thần xuống cho thế gian. Như lời giải thích của Đại sứ Phi-luật-tân, Howard Dee, bên cạnh Tòa Thánh:

Hai ngàn năm trước đây, trong Mùa Vọng đầu tiên, Chúa Thánh Thần đã xuống trên Đức Mẹ, và khi quyền năng Đấng Tối Cao bao phủ Người, Người đã thụ thai Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa. Giờ đây, trong mùa Vọng Mới này, chính là Mẹ Mọi Dân Tộc, Đấng Nữ Đồng Công Chuộc Tội, Đấng Nữ Trung Gian mọi ơn phúc, và là Đấng Bào Chữa, đã tháp tùng Hiền Phu mình mà ngự xuống tâm hồn chúng ta và tái tạo trong mỗi chúng ta, nếu ta chịu vâng theo, hình ảnh Chúa Giêsu… Việc công bố tín điều thứ năm không còn là đặc quyền của chúng ta nữa; mà là bổn phận của chúng ta (85). Như thế, việc đức giáo hoàng công bố tín điều này sẽ tạo nên một tuôn trào có tính lịch sử các ơn phúc thiêng liêng cho thế giới qua việc Mẹ thiêng liêng của toàn thể nhân loại sử dụng trọn vẹn các vai trò Đồng Công Cứu Chuộc, Đấng Trung Gian mọi ơn phúc và Đấng Bào Chữa của mình một cách hào phóng nhất xưa nay (86)

Kết luận

Người ta hy vọng rằng một chút ánh sáng nào đó đã chiếu rọi được các vấn nạn chính liên quan đến chính cuộc thảo luận hiện nay về vấn đề Đức Maria Đồng Công Cứu Chuộc và ít nhất như một dẫn nhập để thảo luận khía cạnh đặc thù trong việc đức giáo hoàng có thể xác định học lý Đồng Công Cứu chuộc.

Về tiềm năng có thể có việc xác định học lý này trong tương lai theo quan điểm Công Giáo, bình an và tin cậy vào sự hướng dẫn của Giáo Hội qua đức giáo hoàng trong các vấn đề đức tin và luân lý sau cùng phải thống trị tâm trí tín hữu Công Giáo, bất kể ý kiến cá nhân hiện nay có khác nhau một cách hợp pháp đến bao nhiêu.

Dưới cái nhìn tổng quát của Kitô giáo liên quan đến học lý này và các học lý khác hiện đang phân rẽ chúng ta, ta hãy duy trì đức tin vào việc ứng nghiệm cuối cùng lời Chúa Giêsu Kitô cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo ở buổi Tiệc Ly rằng: “…Xin cho chúng nên một, như Cha, Cha ở trong Con, và Con ở trong Cha, để chúng cũng ở trong chúng ta, ngõ hầu thế gian tin Cha đã sai con” (Ga 17:21). Bên cạnh các bước tiến hay các bước lùi có tính lịch sử hiện nay, các Kitô hữu nên tin vào sự hiệp nhất một lòng giữa họ với nhau, một sự hiệp nhất sẽ đâm bông thành sự hiệp nhất trí khôn, chân lý, và niềm tin dựa vào một Chúa Giêsu Kitô duy nhất, Đấng là “Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14:6)

Chú Thích

1. Mother Teresa of Calcutta, Personal Interview, Calcutta, August 14th 1993

2. John Paul II, Papal Address, Jan. 31, 1985, Guayaquil, Ecuador, (O.R., March

13, 1985).

3. St. Irenaeus of Lyons, Adversus haeresus, III, 22, emphasis author's.

4. St. Jerome. Epist. 22, 21.

5. Modestus of Jerusalem, Migne PG 86; 3287.

6 St. John Damascene, PG 86; 658.

7. St. Bernard of Clairvaux, Ser. III, super Salve.

8. St. Bonaventure, de don. Sp. 6; 14., emphasis author's.

9. Cf. Calkins, "Pope John Paul II's Teaching on Marian Coredemption" as found in Miravalle, ed., Mary Co-redemptrix, Mediatrix, Advocate, Theological Foundations II, p.113.

10. Cf. John Paul II, Ut Unum Sint, 21, 28.

11. Second Vatican Council, Unitatis Redintegratio, n. 11.

12. John Paul II, Ut Unum Sint, n. 36.

13. John Paul II, Ut Unum Sint, 18.

14. Second Vatican Council, Lumen Gentium, n. 56.

15. Lumen Gentium, n. 58.

16. Lumen Gentium, n. 61.

17. John Paul II, Ut Unum Sint, 18.

18.. John Cardinal O'Connor, Endorsement Letter For Papal Definition of Mary, Co-redemptrix, Mediatrix, Advocate, February 14, 1994.

19. Martin Luther, Commentary on the Magnificat, 1521, as quoted in Dr. Charles Dickson, A Protestant Pastor Looks at Mary, 1996, Our Sunday Visitor Press, p.41,42.

20. Ibid.

21. Dickson, A Protestant Pastor Looks at Mary, p. 48-49.

22 John Paul II, Redemptoris Mater, 21, 39.

23 John Paul II, Papal Address, Rome, October 1, 1997, L'Osservatore Romano,

1997, 41.

24. J. Macquarrie, "Mary Co-redemptrix and Disputes over Justification and Grace"

in Mary Co-redemptrix, Mediatrix, Advocate, Theological Foundations II, p.246.

Copyright © 2001 Queenship Publishing - All Rights Reserved.

25. St. Irenaeus of Lyons, Adversus haeresus, III, 22, emphasis author's.

26. Modestus of Jerusalem, Migne PG 86; 3287.

27. St. John Damascene, PG 86; 658.

28. St. Bernard of Clairvaux, Ser. III, super Salve.

29. St. Bonaventure, de don. Sp. 6; 14., emphasis author's.

30. St. Bonaventure, Sermo III de Assumptione, Opera Omnia, v.9.

31. St. Bonaventure, Sent. III.

32. St. Bonaventure, Collatio de donis Spiritus Sancti 6, n.16

33. St. Albert the Great (or Pseudo-Albert) Mariale, Q. 150.

34. John Tauler, Sermo pro festo Purificationis Beate Mariae Virginis.

35. Oratione, St. Peter's in Salzburg, in Analecta hymnica medii aevi, v. 46, p. 126.

36. For a more comprehensive treatment of Co-redemptrix throughout Christian

Tradition, cf. J.B. Carol, De Corredemptione Beatae Virginis Mariae, Typis

Polyglottis Vaticanis, 1950, p. 125.; G. Roschini, O.S.M., Maria Santissima

Nella Storia Della Salvezza, 1969, v. II, p.171.

37. Fr. Fredrick Faber, At the Foot of the Cross (Sorrows of Mary), Reilly Co, 370.

38. Pope Leo XIII, Parta huinano generi.

39. Pope Benedict XV, Inter Sodalicia, 1918.

40. Pope Pius XI, Allocution to Pilgrims of Vicenza, Nov. 30, 1933.

41. Second Vatican Council, Lumen Gentium, n. 58.

42. John Paul II. Papal Address at Guayaquil, January 31, 1985. (ORE, 876).

43. John Paul II, General Audience, April 9, 1997.

44. John Paul II, General Audience, March 21, 2001.

45. For example, cf. Pius XI, Papal Allocution at Vicenza, Nov. 30, 1933.

46. John Paul II, General Audience, April 9,1997.

47. Galot, S.J., "Maria Corredentrice" in L'Osservatore Romano, September 15, 1997, Daily Italian Ed.

48. Cf. Second Vatican Council, Dei Verbum, II, nn. 9-10.

49. Cf. Second Vatican Council, Lumen Gentium, n. 25.

50. Second Vatican Council, Lumen Gentium, n. 56.

51. Lumen Gentium, n. 58.

52. Lumen Gentium, n. 61.

53. Jean Galot, S.J., "Maria Corredentrice. Controversie e problemi dottrinali", Civilta Cattolica, 1994, III, 213-225.

54. "Maria Corredentrice", L'Osservatore Romano, September 15, 1995, p. 4, author's emphasis.

55. For a more comprehensive treatment, cf. Schug and Miravalle, "Mary Co¬redemptrix in the Documents of the Papal Magisterium" in Mary Co-redemptrix, Mediatrix, Advocate, Theological Foundations I, Queenship Pub. 1995; Calkins, "Pope John Paul's Teaching on Marian Co-redemption" in Mary Co-redemptrix, Mediatrix, Advocate, Theological Foundations II, pp.113-148.

56. Pope Leo XIII, Encyclical Jucunda Semper, 1884

57. Pope St. Pius X, Encyclical Ad diem ilium, 1904..

58. Pope Benedict XV, Apostolic Letter, Inter Sodalicia, 1918.

59. Pope Pius XI, Prayer of the Solemn Closing of the Redemption Jubilee, April 28, 1933.

60. Pope Pius XII, Encyclical Mystici Corporis, 1943.

61. Pope John Paul II, Apostolic Letter, Salvifici Doloris, n.25.

62. John Paul II, Papal Address at Guayaquil, Ecuador, Jan. 31, 1985.

63. Cf. For five citations and commentary, cf. Calkins, "Pope John Paul II's Teaching on Marian Co-redemption", Mary Co-redemptrix, Mediatrix, Advocate, Theological Foundations II, Queenship, 1997.

64. Again, cf. Lumen Gentium, n. 25.

65. Bl. Pope Pius IX, Dogmatic Bull, Ineffabilis Deus, December 8, 1854.

66. For an extended treatment, cf. J. B. Carol, "Our Lady's Co-redemption," in

Mariology, Vol. II, Bruce, 1958; Friethoff, A Complete Mariology, Blackfriars

Pub., London, 1985, p.182; Galot, S.J., "Maria: Mediatrice o Madre

Universale?", Civilta Cattolica, 1996, I, 232-244.

67. Galot, S.J., "Maria Corredentrice: Controversie e problemi dottrinali," Civilta Cattolica, 1994, III, p. 218.

68. Cf. Friethoff, op. cit.

69. Cf. J.B. Carol, op. cit.

70. Karol Cardinal Wojtyla, Homily on the Feast of the Immaculate Conception, December 8, 1973.

71. Bl. Pius IX, Ineffabilis Deus, December 8, 1854, DS 2802.

72. John Cardinal O'Connor, Endorsement Letter For Papal Definition of Mary, Co-redemptrix, Mediatrix, Advocate, February 14, 1994.

73. Alma Socia Christi, Proceedings of the Rome International Mariological Congress, 1950. p. 234.

74. Dr. Josef Seifert is Rector of the International Academy of Philosophy in Liechtenstein and member of the Pontifical Council For Life.

75. Seifert, "Mary as Co-redemptrix and Mediatrix of all Graces - Philosophical and Personalist Foundations of a Marian Doctrine", in Mary Co-redemptrix, Mediatrix, Advocate, Theological Foundations II, p. 166.

76. Seifert, op. cit., p.168.

77. Ibid.

78. J. Macquarrie, "Mary Co-redemptrix and Disputes over Justification and Grace" in Mary Co-redemptrix, Mediatrix, Advocate, Theological Foundations II, p. 248, 255.

79. John Paul II, 1995 Encyclical, Evangelium Vitae, n. l5

80. Again cf. Lumen Gentium, n. 25.

81. For a more comprehensive treatment of modern hagiography on Marian co-redemption, cf. Stefano Manelli, FFI, "Twentieth Century Hagiography on Marian Co-redemption" in Mary at the Foot of the Cross, Acts of the England Symposium on Marian Co-redemption, 1999.

82. Mother Teresa of Calcutta, Endorsement Letter for the Fifth Marian Dogma, August 14, 1993.

83. For a sample of such thought, cf. In Miravalle, ed., Contemporary Insights on a Fifth Marian Dogma, Theological Foundations III, Queenship, 2000, the following essays: Ambassador Howard Dee, "Our Lady's Ambassador, John Paul II, Fatima, and the Fifth Marian Dogma"; Dr. Bartholomew, "A Scientist Explores Mary, Co-redemptrix"; Calkins, "The Messages of the Lady of All Nations".

84. Memoirs of Sr. Lucia of Fatima, July 13, 1917.

85. Ambassador Howard Dee, "Our Lady's Ambassador, John Paul II, Fatima, and the Fifth Marian Dogma," in Contemporary Insights on a Filth Marian Dogma, Queenship, 2000, p. 12-13.


86. For an extended treatment, cf. Miravalle, The Dogma and the Triumph, Queenship, 1998.
 
Hãy Cùng Tìm Hiểu về Cái Tên ''Maria''của Đức Trinh Nữ Maria - Mẹ của Thiên Chúa
Anthony Lê
08:39 12/05/2008
Hãy Cùng Tìm Hiểu về Cái Tên "Maria"của Đức Trinh Nữ Maria - Mẹ của Thiên Chúa

Thánh Bernard of Clairvaux
Thánh Bernard thành Clairvaux - nguyên là Cha Trưởng Tu Viện thuộc Dòng Xitô và sau này đã được Đức Cố Giáo Hoàng Piô VII công bố là Vị Tiến Sĩ của Hội Thánh vào năm 1830 - trong loạt bài giảng của Ngài về Phúc Âm có tên "Missus est" được Ngài viết ra vào năm 1120, ở trang 70-71, có giải thích và mô tả rất chi tiết về cái Tên "Maria"của Đức Trinh Nữ Maria - Mẹ của Thiên Chúa, Mẹ của Giáo Hội và cũng là Mẹ của tất cả mọi người chúng ta.

Vị Thánh đã viết như sau:

"....Và Trinh Nữ ấy có tên là Maria" (Luca 1:27).

Tên Maria có nghĩa là "Ngôi Sao của Biển" (star of the sea) và là cái tên thích hợp nhất của Đức Trinh Nữ Maria.

Vì đối với Mẹ Maria, thật là thích hợp khi đem so sánh Mẹ với một vì sao, vì như một vì sao chiếu tỏ mọi tia ánh sáng mà không hề bị ngắt quãng, thì chính Đức Trinh Nữ Maria cũng vậy - Mẹ đã hạ sinh ra Chúa Kitô từ trong chính cung lòng của Mẹ mà vẫn không hề bị thương tổn về sự trinh tiết, trong trắng, và vẹn toàn.

Khi một vì sao phát ra những tia ánh sáng, thì những tia ánh sáng đó không hề bớt sáng đi khi tỏa chiếu tới một nơi nào đó, thì điều này cũng tương tự như chính Người Con của Mẹ vì Người Con ấy không hề làm hư hại đi về tính vẹn toàn trinh tiết (virginal integrity) của Đức Maria.

Do đó, Mẹ Maria chính là một vì sao cao cả được tỏa sáng lên từ Giacóp - vì từ chính Giacóp mà những tia đó đã mang đến ánh sáng cho toàn thể thế giới, và sự tỏa sáng của nó chiếu tỏa đến cả tận trời cao lẫn xuyên thấu qua tất cả mọi chiều sâu.

Nó làm sáng lên cả trái đất và làm ấm lên đời sống tâm linh hơn là đời sống về xác thịt tục trần. Nó cổ võ và làm khai sáng lên những đức tín cao đẹp và làm khô cháy đi những sự trụy lạc và đồi bại của dòng đời.

Đức Trinh Nữ Maria chính là vì sao sáng tỏ và vượt trổi trên tất cả mọi vì sao, để mở rộng cả trời lẫn đất, để rọi sáng với niềm hy vọng, và để làm nhân chứng sống động cho tất cả mọi người về chính những mẫu gương sống động và cao cả của Mẹ.

Do thế, nếu bất kỳ ai trong chúng ta, tự dưng cảm thấy rằng mình bị cuốn lôi vào giữa những giông tố và những trận bão dữ dội của dòng đời, hay bị hất hũi hoặc bị ném vào những cơn lũ lụt của thế giới này, thay vì bước đi trên vùng đất khô ráo, thì hãy nhớ hướng cặp mắt của chúng ta không ngừng nghỉ đến ánh sáng rực rỡ được tỏa ra từ vì sao này, trừ khi chúng ta muốn sự diệt vong đến với chính mình!

Nếu những cơn gió lớn mạnh của sự cám dỗ cứ mãi dâng trào và bủa vây chúng ta, hoặc nếu chúng ta chẳng may bị mắc cạn vào những tảng đá ngầm của những điều phiền muộn, chúng ta cũng đừng quên hướng nhìn đến vì sao này, và hãy lớn tiếng gọi tên của Đức Maria!

Nếu sự giận dữ hay sự gian thâm hoặc sự quyến rũ của xác thịt va chạm mạnh đến con thuyền của tâm trí chúng ta, hãy hướng nhìn về Đức Maria!

Nếu chúng ta bị các cơn gió của sự tự hào hay sự tham vọng, hoặc sự gièm pha hay ghen tuông, tấn công chúng ta, đừng quên hướng nhìn về vì sao này và lớn tiếng gọi tên của Đức Maria!

Và nếu chúng ta bị quấy rối bởi sự ác tàn do chính tội lỗi của chúng ta gây nên, hay lương tâm của chúng ta bị rối bời theo những khuynh hướng tầm thường của dòng đời, hay chúng ta bị giựt mình vì nổi sợ hãi về Ngày Phán Xét sau hết, để từ đó khiến cho con người của chúng ta bị nhàu nát bởi sự buồn phiền, não sầu, và bởi vực sâu của nổi thất vọng chán chường, thì chúng ta cũng đừng quên nghĩ và hướng nhìn về Đức Trinh Nữ Maria, vì sao lúc nào cũng tỏa sáng xuống trên chúng ta!

Trong những lúc hiểm nguy, những tình cảnh eo hẹp, ngặt nghèo, hãy nghĩ về Đức Trinh Nữ Maria, và hãy lớn tiếng gọi tên của Mẹ!

Hãy để cho tên của Mẹ luôn hiện diện trên môi miệng và trong trái tim của tất cả chúng ta, và nếu chúng ta muốn khẩn cầu đến Mẹ điều gì và mong muốn Mẹ giúp chuyển cầu thay cho những lời nguyện cầu của chúng ta, thì chúng ta cũng đừng bao giờ quên về mẫu gương mà Mẹ đã sống như thế nào.

Nếu chúng ta bước theo Mẹ, thì chúng ta sẽ không bao giờ bị đi chệch hướng cả. Nếu chúng ta nguyện cầu đến Mẹ, thì chúng ta sẽ không bao giờ thất vọng. Nếu chúng ta luôn nghĩ về Mẹ, thì chúng ta sẽ không bao giờ bị lạc lõng hay phải hư mất. Nếu chúng ta bám víu vào Mẹ, thì chúng ta sẽ không bao giờ bị té ngã. Nếu Mẹ bảo vệ và che chở cho chúng ta, thì chúng ta sẽ không còn gì là phải sợ hãi nữa; nếu Mẹ chính là người hướng dẫn và soi đường cho chúng ta, thì chúng ta sẽ không bao giờ bị mõi mệt hay bị bỏ rơi giữa các ngã đường xuôi ngược; nếu Mẹ thích đến gần chúng ta, thì chúng ta sẽ mau chóng đạt được ơn cứu độ từ Người Con của Mẹ.

Chính vì thế, nếu cá nhân của chúng ta có lần nào cảm nghiệm được về Mẹ như thế, thì chúng ta sẽ giõng dạc lớn tiếng tung hồ rằng: "....Và Trinh Nữ ấy có tên là Maria" (Luca 1:27).

TB: Muốn tìm hiểu chi tiết hơn về cuộc đời của Thánh Barnard xin hãy vào trang Web của Dòng Bênêđíctô tại www.osb.org/cist/bern.html
 
Chính thức mở Hồ Sơ Phong Chân Phước cho Cha Theodore Foley người Hoa Kỳ
Anthony Lê
10:04 12/05/2008
Chính thức mở Hồ Sơ Phong Chân Phước cho Cha Theodore Foley người Hoa Kỳ

Cha Cố Theodore Foley, C.P.
ROME (Zenit.org).- Hồ Sơ Phong Chân Phước cho vị Linh Mục người Hoa Kỳ, sinh trưởng tại tiểu bang Massachusetts vào thế kỷ 20 đã được chính thức mở tại Rôma vào hôm thứ Sáu tuần qua.

Cha Theodore Foley (1913-1974) đã từng là Cha Bề Trên Tổng Quyền của Dòng Passion hay còn được biết đến là Passionists (tức các Cha thuộc Dòng Giáo Đoàn Thụ Nạn).

Đức Hồng Y Camillo Ruini, vị Tổng Đại Diện cho Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 ở Giáo Phận Rôma đã mô tả về đời sống của vị Linh Mục quá cố trong buổi lễ công bố quyết định mở hồ sơ Phong Chân Phước cho Cha. Đức Hồng Y nhân dịp này cũng mời gọi các Cha Dòng Passionist hãy tiến bước theo con đường thánh hóa mà Cha Cố Foley đã đeo đuổi một cách nhiệt thành khi còn sống.

Daniel Foley chào đời vào năm 1913 ở thành phố Springfield trong một gia đình di dân người Ái Nhĩ Lan. Cậu Foley thưở nhỏ đã theo học tại các trường do các Cha Dòng Passionist giảng dạy và đã lắng nghe tiếng gọi vào chức Linh Mục. Rồi cậu chính thức gia nhập Dòng Passionist vào năm 1932, và khấn dòng một năm sau đó lấy tên là Theodore. Thầy Theodore được truyền chức Linh Mục vào năm 1940 tại thành phố Baltimore thuộc tiểu bang Maryland.

Vào năm 1958, Cha Foley trở thành tổng cố vấn và trợ tá cho Cha Bề Trên Tổng Quyền của Dòng Passionist. Rồi vào năm 1964, Cha được bầu trọn thành Tân Bề Trên Tổng Quyền của Dòng, một vị trí mà Cha đã nắm giữ cho đến lúc chết đi vào ngày 9 tháng 10 năm 1974.

Cha Giovanni Zubiani, thỉnh nguyện viên của Hồ Sơ Phong Chân Phước đã nói về Cha Cố Foley như là một người luôn mở rộng cho việc đối thoại, nhưng đối thoại "rắn chắc dựa trên những nguyên tác và linh đạo của Dòng."

Như vậy tính cho đến nay, Tòa Thánh hiện đang mở ra hai Hồ Sơ Phong Thánh và Chân Phước cho hai vị Linh Mục quá cố người Hoa Kỳ, đều xuất thân từ gốc Ái Nhĩ Lan đó là Cha Michal F. McGivney - vị sáng lập ra Hội Hiệp Sĩ Columbus và Cha Cố Theodore Foley của Dòng Passionists.

Dòng các Cha Passionists được thành lập từ năm 1852 với Thánh Bổn Mạng là Thánh Phaolô Thánh Giá - Dòng có các Dòng Tu Nam lẫn Dòng Tu Nữ chuyên giảng dạy Phúc Âm và mang sứ điệp Tin Mừng đến với tất cả mọi người.

Để tìm hiểu thêm về Dòng Các Cha Passionists và riêng Cha Cố Theodore Foley, mời Quý Vị vào trang Web tại: www.cptryon.org/compassion/83/foley.htm hay http://cpprovince.org/archives/index.php
 
Đức Giáo Hoàng Nói, Chúa Thánh Thần Ban Sự Sống Cho Giáo Hội Hoàn Vũ
Bùi Hữu Thư
10:15 12/05/2008

Đức Giáo Hoàng Nói, Chúa Thánh Thần Ban Sự Sống Cho Giáo Hội Hoàn Vũ



Ngài nhấn mạnh vào sự ràng buộc giữa Đa Dạng và Hiệp Nhất

VATICAN 11, tháng 5, 2008 – Đức Giáo Hoàng nói, vào ngày Lễ Hiện Xuống, Chúa Thánh Thần ban sự sống cho một cộng đồng vừa duy nhất vừa hoàn vũ.

Hôm nay Đức Giáo Hoàng khẳng định như vậy trong bài giảng của Thánh Lễ ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống tại quảng trường Thánh Phêrô.

Ngài nói, "Tôi muốn suy tư về một khía cạnh đặc biệt của Chúa Thánh Thần, về sự ràng buộc giữa đa dạng và hiệp nhất. Trong biến cố ngày Chúa thánh Thần Hiện Xuống, hiển nhiên là các ngôn ngữ và văn hóa khác nhau đều trực thuộc vào một Giáo Hội; họ có thể hiểu nhau và giúp nhau thành công. Rõ ràng là Thánh Luca muốn trình bầy một ý tưởng nền tảng, đó là: chính ngay khi được khai sinh, Giáo Hội đã ‘công giáo’ và hoàn vũ.

"Giáo Hội nói tất cả mọi ngôn ngữ ngay từ lúc khởi đầu, vì Phúc Âm được gửi gấm nơi Giáo Hội được dành cho tất cả mọi dân nước, theo Thánh Ý và lệnh truyền của Chúa Kitô Phục Sinh."

Đức Giáo Hoàng giải thích thêm, "Giáo Hội được khai sinh vào ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống trên hết không phải là một cộng đồng đặc biệt – là Giáo Hội Giêrusalem – mà là một Giáo Hội hoàn vũ, nói được tất cả các thứ tiếng của mọi dân nước. Từ cộng đồng này, các cộng đồng khác từ khắp nơi trên thế giới cũng sẽ được khai sinh, các Giáo Hội đặc biệt này luôn luôn được hiện thực hóa bởi Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô. Vì thế, Giáo Hội Công Giáo không phải là một liên minh các giáo hội, nhưng là một thực tại duy nhất: Giáo Hội hoàn vũ có ưu tiên hữu thể học. Một cộng đồng không phải là công giáo theo nghĩa này sẽ không phải là một giáo hội.”
 
Huấn dụ ngày Chúa Nhật: Lễ Hiện Xuống - Bí Tích Rửa tội của Giáo Hội.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
13:14 12/05/2008
VATICAN (Zenit.org).- Bản dịch lời chào Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI phát biểu hôm nay Chúa Nhật 11/5 trước khi đọc kinh Regina Caeli với nhiều ngàn người qui tụ trong Quảng Trường Thánh Phêrô. Đức Thánh Cha vừa mới cử hành xong Thánh Lễ ngày lễ Hiện Xuống.

* * *

Anh Chị Em Thân Mến,

Hôm nay chúng ta cử hành lễ trọng Ngũ Tuần, một Lễ Do thái xưa trong đó giao ước thực hiện giữa Thiên Chúa và dân Người trên Núi Sinai (Xh 19) được cử hành. Lễ này đã trở thành một lễ Kitô hữu vì lý do điều đã xảy ra trong cử hành này 50 ngày sau sự phục sinh của Chúa Giêsu.

Chúng ta đọc trong sách Công Vụ các Tông đồ các môn đệ tụ họp nhau cầu nguyện trong phòng Tiệc khi Chúa Thánh Thần xuống trên các ông với quyền thế như gió và lửa.

Sau đó các ông đã bắt đầu công bố những tin vui về sự phục sinh của Chúa Kitô trong nhiều thứ tiếng (x. Cv 2:1-4). Đó là “phép rửa trong Thánh Thần,” mà ông Gioan Tẩy Giả đã loan báo: “Tôi làm phép rửa cho các anh trong nước,” ngài nói với dân chúng, “nhưng Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi {…}Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần” (Matthew 3: 11).

Trên thực tế, toàn diện sứ vụ của Chúa Giêsu nhắm ban Thánh Thần Thiên Chúa cho những con người và làm phép rửa cho họ trong “sự tắm “ tái sinh. Điều này được thực hiện qua sự tôn vinh của Người (x. Gioan 7:39), tức là, qua sự chết và sống lại của Người: Vậy Thần Khí Thiên Chúa được đổ tràn cách đồi dào, như một thác nước có khả năng luyện sạch mọi tâm hồn, hầu dập tắc những ngọn lửa sự dữ và đốt lửa yêu mến Chúa trong thế giới.

Sách Công Vụ Tông Đồ trình bày lễ Hiện Xuống như một sự hoàn thành lời hứa đó và do vậy như thời điểm nên hoàn hảo về sứ vụ toàn diện của Chúa Giêsu. Sau khi Người sống lại, chính Người đã truyền các môn đệ Người ở lại Jerusalem, bởi vì, Người nói, “Còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần” ( Cv 1:5); và Người nói thêm:”Nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của thầy tại Jerusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” ( Cv 1:8).

Như vậy, Lễ Hiện Xuống, cách riêng, là phép rửa của Giáo Hội kẻ thực hiện sứ vụ phổ quát của mình bắt đầu từ những con đường tại Jerusalem với việc rao giảng phi thường trong nhiều thứ tiếng nhân loại. Trong phép rửa này của Chúa Thánh Thần những chiều kích cá nhân và tập thể –cái “tôi” của người môn đệ và cái “chúng tôi” của Giáo Hội—không hề phân lý. Thánh Thần hiến thánh con người và đồng thời biến con người thành một thành phần sống động của thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô, một kẻ tham gia trong sứ vụ hầu làm chứng cho tình yêu của Người.

Và điều này được hiện thực nhơ các bí tích gia nhập Kitô Giáo: rửa tội và thêm sức. Trong Sứ Điệp của tôi gởi ngày Thế Giới Giới Trẻ 2008, tôi đã mởi giới trẻ tái khám phá sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong dời sống của mình và, do đó, tầm quan trọng của những bí tích này. Hôm nay tôi muốn gởi lời mời này tới mọi người: Chúng ta hãy tái khám phá, hỡi các anh chị em thân mến, vẻ đẹp được rửa trong Thánh Thần; chúng ta hãy ý thức lại về bí tích rửa tội và thêm sức của chúng ta, những nguồn mạch ân sủng luôn luôn hiện diện.

Chúng ta hãy xin Đức Trinh Nữ Maria đạt được một Lễ Hiện Xuống mới cho Giáo Hội lần này hôm nay, một lễ Hiện Xuốpng sẽ mở rộng trong mọi người niềm vui sống và minh chứng cho Tin Mừng.

Sau kinh Regina Caeli, Đức Giáo Hoàng nói tiếp:

Với sự quan tâm lớn trong những ngày mới đây, tôi đã theo dõi tình huống tại Lebanon, nơi, những sáng kiến chính trị bị tê liệt, những lời nói thô bạo và những vụ đương đầu vũ trang tiếp nối, với nhiều ngừoi chết và bị tương tích. Dầu trong những giờ cuối cùng này những sự căng thẳng đã giảm bớt, tôi tưởng rằng đây là một nhiệm vụ ngày nay, là khuyên những người Lebanon từ bỏ mọi tranh luận về sự đối nghịch tấn công sẽ gây nên cho xứ sở của họ sự thiệt hại không thể sửa chữa được.

Sự đối thoại, sự hiểu biết nhau và sự tìm kiếm việc thoả hiệp hữu lý là phương thế duy nhất để phục hồi cho Lebanon những thể chế của họ, và cho dân chúng, nền an ninh cần thiết cho đời sống hằng ngày gây ấn tượng và phong phú với niềm hy vọng cho ngày mai.

Mong sao Lebanon, nhờ sự cầu bàu của Đức Mẹ Lebanon, biết đáp ứng can đảm với ơn gọi nên, cho Trung Đông và toàn thế giới, một dấu chỉ về khả năng thật sự của sự sống chung hoà bình và xây dựng giữa những con người. Những cộng đồng khác biệt làm nên Lebanon, như tông huấn hâu thượng hội đồng “ Một Hy Vọng mới cho Lebanon” đã quan sát (x.So 1), đồng thời là “một sự phong phú, một sự mới mẻ và một sự khó khăn. Nhưng đưa Lebanon tới sự sống là một nhiệm vụ chung cho tất cả người dân của mình.”

Vớ Mẹ Maria, Đức Trinh Nữ cầu nguyện trong lễ Hiện Xuống, chúng ta xin Đấng Toàn Năng tuôn đổ đồi dào ChúaThánh Thần, Thần Khí sự hiệp nhất và sự hoà thuận, Đấng linh hứng những cảm hứng hoà bình và hoà giải trong mọi người.

Sau đó Đức Thánh Cha chào dân chúng trong nhiều thứ tiếng. Trong tiếng Anh, ngài nói:

Tôi dâng một lời chào nồng nhiệt cho những khách thăm viếng nói tiếng Anh qui tụ trong sự cầu nguyện này, gòm nhóm từ Đại Học Magdalen tại Hoa Kỳ. Trong Chúa Nhật Hiện Xuống này chúng ta hãy cầu xin một sự tuôn xuống mới mẻ Chúa Thánh Thần trên Giáo Hôi. Xin cho những ân huệ sự sống và sự thánh thiện củng cố chúng ta trong việc làm chứng của chúng ta cho Chúa Phục Sinh và làm đầy lòng chúng ta với niềm hy vọng sốt sắng trong những lời hứa của Người! Trên tất cả anh chị em tôi chân thành cầu xin những ân huệ khôn ngoan, niềm vui và hoà bình. Xin Chúa chúc lành anh chị em!
 
ĐTC tố cáo phá thai như là “vết thương” trong xã hội
Đức Long
16:24 12/05/2008
Vatican- Hôm thứ Hai (12/05/08), ĐTC tố cáo luật phá thai được thông qua ở Ý cách đây 30 năm khi ngài nhận xét rằng luật “gây nên một thương mới” cho xã hội chúng ta, ngài kêu gọi phải có những biện pháp bảo vệ gia đình khi tiếp đón các đại diện “Phong Trào vì sự sống”.

Trước các thành viên phong trào nước Ý, phong trào chống luật phá thai và trợ tử, ĐTC nhận xét ”Ngày nay bảo vệ sự sống trở nên khó khăn hơn vì một lối suy nghĩ được hình thành dần dần không tôn trong giá trị của nó”.

Trong bài diễn văn được Tòa Thánh phổ biến, ĐTC tuyên bố “Cho phép trợ giúp phá thai, không chỉ không giải quyết được các vấn đề mà chị em phụ nữ bị tổn thất, mà nó còn gây nên một vết thương mới trong xã hội chúng ta”.

ĐTC cho rằng thiếu luật pháp bảo vệ sinh sản và nhất là thiếu công ăn việc làm ổn định có thể giải thích cho việc ”làm chết đi tình yêu sinh sản”, ám chỉ tỷ lệ sinh thấp ở Ý và “mối nghi ngờ tăng trưởng đối với tương lai”.

Do vậy, ĐTC nhân xét rằng “hợp nhất nổ lực là cần thiết để các cơ quan đưa lại quyền bảo vệ sự sống vào trọng tâm hoạt động của họ và để cho họ quan tâm ưu tiên cho gia đình”.

Những người bảo vệ quyền phá thai ở Ý, luôn bị Giáo Hội Công Giáo và Toà Thánh phản đối, phát huy luật 1978 cho phép phá thai theo ý muốn, nhưng nó đã làm giảm số vụ phá thái.

Theo những con số mới đây của bộ y tế, số vụ phá thai năm 2003 là 131.018, và 2007 là 127.038, giảm 3%. Những vụ phá thai lén lút cũng giảm, khoảng.
 
Không có tự do tôn giáo, không có tự do báo chí ở Trung Cộng, họ “muốn kiểm soát tất cả”.
Đức Long
17:43 12/05/2008
Roma- (AFP), ĐHY Hồng Kông Giuse Trần Nhật Quân, hôm thứ Hai ngày 12/05/08 cho rằng chưa đến lúc để ĐTC thăm chính thức Trung Hoa, nơi mà chính quyền “còn muốn kiểm soát tất cả” và “ không có tự do tôn giáo cũng không có tự do báo chí ”, trích dẫn báo Ansa.

“Thời gian chưa đến để ĐTC thăm chính thức Trung Hoa. Chuyến viếng thăm của ngài sẽ bị công cụ hoá, không được hiểu đúng và nó cũng không phục vụ được gì cho tín hữu theo Giáo Hội Roma” ĐHY nhận xét khi ngài tham dự phòng sách tại Turin (miền bắc nước Ý). Ngài cho biết thêm “ chính phủ Trung Hoa, ngay trước Thế Vận Hội muốn kiểm soát tất cả ”.

ĐYH cũng nhắc lại lá thư của ĐTC gửi tháng 05/07 cho chính quyền Bắc Kinh, trong lá thư đó ĐTC yêu cầu chính quyền đảm bảo “sự tự do tôn giáo thực sự” cho tín hữu công giáo Trung Hoa. ĐHY cho biết “ sau lá thư đó, chẳng có gì thay đổi”. Chính phủ Trung Quốc “đã chấp nhận hoãn truyền chức cho các giám mục mới (không được Toà Thánh công nhận) trung thời gian Thế Vận Hội, nhưng chẳng có gì làm chúng tôi không khỏi nghỉ rằng mọi thứ có thể thay đổi”. ĐHY tố cáo “ở Trung Quốc không có tự do tôn giáo, cũng không có tự do báo chí, internet luôn bị kiểm soát, dù chính phủ có vẻ có những cởi mở vì Thế Vận Hội”.

“Thế Vận Hội có thể giúp thay đổi tình trạng hiện nay còn bất động và bị đàn áp. Tôi hi vọng cuối cùng chính phủ sẽ hiểu ra rằng tự do tôn giáo là sự phong phú sung túc và tiến bộ”, ĐHY kết luận.

Trung Quốc và Toà Thánh đã cắt đứt quan hệ ngoại giao từ khi Toà Thánh công nhận Đài Loan năm 1951. Việc cắt đứt quan hệ trở nên trầm trọng hơn khi chính quyền Bắc Kinh thành lập một Giáo Hội công giáo “yêu nước”, độc lập với ĐGH, gây nên sự chia rẽ giữa tín hữu và giáo sỹ.

Thiết lập lại quan hệ là thuận lợi cho Bắc Kinh muốn cải thiện hình ảnh của mình với các nước cũng như với Vatican mong muốn tập hợp hàng triệu tín hữu công giáo dưới quyền của ĐGH, và có tự do hơn cho Giáo Hội.
 
Các nhà lãnh đạo Kitô Giáo kêu gọi một giải pháp công bằng cho cuộc xung đột Israel-Palestine
Thúy Dung
18:35 12/05/2008
Một nhóm 140 nhà lãnh đạo Kitô Giáo trên thế giới, đứng đầu là hai người được giải Nobel đã lên tiếng kêu gọi một giải pháp công bằng cho cuộc xung đột Israel-Palestine.

Trong tuyên ngôn đưa ra trùng vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày Do Thái lập quốc, các nhà lãnh đạo Kitô Giáo từ Hoa Kỳ, Anh quốc, Ái Nhĩ Lan, Úc Đại Lợi, Pháp, Gia Nã Đại và Nam Phi đã lên tiếng kêu gọi một “thỏa hiệp can đảm” cho cuộc xung đột Israel-Palestine. Những người ký tên trong tuyên ngôn nói rằng họ “nhìn nhận với sự đau buồn” rằng trong quá khứ những phát ngôn viên Kitô Giáo đã không luôn luôn nhìn nhận quyền của người Palestine cũng như những đau khổ của họ.

Nhóm 140 nhà lãnh đạo Kitô Giáo này gồm Công Giáo, Anh Giáo, Tin Lành Trưởng Lão, Báptít, và một số thành viên các hệ phái Kitô khác. Trong số các vị này có Đức Tổng Giám Mục Anh Giáo Desmond Tutu của Nam Phi người đã được giải Nobel năm 1984, và Mairead Corrigan Maguire, người đã chia giải Nobel Hòa Bình với Betty Williams năm 1976 vì những cố gắng của họ trong việc tránh xung đột bạo lực tại Bắc Ái Nhĩ Lan.
 
Tòa Thánh không nản chí trong cuộc thương thuyết về xây nhà thờ tại Ả rập Saudi
Đặng Tự Do
18:54 12/05/2008
Vatican - Radio Vatican cho biết Tòa Thánh đã vừa mở một cố gắng thương thảo mới với Ả rập Saudi về triển vọng xây một nhà thờ Công Giáo tại quốc gia này.

Những đền thờ Hồi Giáo lộng lẫy tại Âu Châu
Tháng 11 năm ngoái, khi vua Abdullah trở thành hoàng đế thứ nhất của Ả rập Saudi viếng thăm Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Bênêđíctô đã thúc giục nhà vua cho phép xây một nhà thờ Công Giáo tại quốc gia này, nơi hiện có ít nhất là 800,000 người Công Giáo – phần lớn là ngoại kiều đến lao động tại đây. Mặc dù luật pháp Ả rập Saudi nghiêm cấm việc thờ phượng công khai của các tín hữu thuộc các niềm tin không Hồi Giáo, vua Abdullah đã bày tỏ với Đức Thánh Cha thiện chí của nhà vua cho phép xây một nhà thờ Công Giáo tại Ả rập Saudi.

Tuy nhiên, tháng Ba năm nay, một nhân vật lãnh đạo có thế giá của Ả rập Saudi là ông Anwatr al Oshqi, giám đốc Cục Nghiên Cứu Chiến Lược Trung Đông của nước này lại loan báo rằng chính phủ của ông ta đã quyết định chống lại việc cho phép xây nhà thờ Công Giáo. Tuyên bố của ông Anwatr không có tính chất chính thức nhưng nó được truyền đi trên đài truyền hình Hoàng Gia Ả rập Saudi.

Các quan sát viên cho rằng lời tuyên bố của ông Anwatr đã dập tắt mọi hy vọng của Tòa Thánh. Tuy nhiên, Radio Vatican cho biết Tòa Thánh không nản chí và cương quyết theo đuổi cuộc thương thuyết dù xem ra có vẻ vô vọng này.

Trong khi mỗi năm hàng ngàn đền thờ Hồi Giáo được xây tấp nập tại Châu Âu, trong những năm qua không một nhà thờ Công Giáo nào được phép xây dựng tại Trung Đông.

Chỉ đến tháng Ba năm nay, ngôi nhà thờ Công Giáo đầu tiên tại miền đất Ả rập mới được xây dựng và thánh hiến tại Qatar.

Ngày 14 tháng Ba vừa qua, Đức Hồng Y Dias đã chính thức khánh thành nhà thờ tại Doha, thủ đô Qatar. Ngôi nhà thờ được được xây trên mảnh đất do hoàng thân Emir Amir Hamad bin Khalifa Al Thani quyên tặng. Hoàng thân Al Thani là người trong những năm qua đã cổ võ cho đối thoại liên tôn tại Qatar, mặc dù ông vẫn chủ trương không cho người Hồi Giáo cải đạo sang Kitô Giáo.
 
Việc tôn trọng sự sống và phẩm giá con người đang lâm nguy.
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
19:33 12/05/2008
Vatican City (AsiaNews) - Phẩm giá con người đang trong cơn nguy khốn khi mà “việc thực hiện bản năng giới tính đã bị biến thành một thứ thuốc được tạo ra để bắt người bạn đời phụ thuộc vào mong muốn và quyền lợi bản thân mình mà không tôn trọng tự do của người được yêu mến”. Đây là những gì xảy ra vào thời điểm văn hóa “bị khuất phục bởi con người”, thời điểm cần phải dạy dỗ cho giới trẻ “bằng việc giáo dục giới tính một cách xứng hợp”, trong khi Giáo Hội không thể tự loại mình ra khỏi những suy tư về vấn đề này và cần phải tuyên bố những nguyên tắc cơ bản liên quan đến hôn nhân và truyền sinh. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Thông điệp Sự Sống Con Người (Humanae Vitae), Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã có cơ hội lặp lại những nguyên tắc cơ bản mà Đức Giáo Hoàng Phalô VI đã viết trong bản văn vốn trở nên “rất sớm là dấu hiệu của sự tranh cãi”, nhưng cho đến hôm nay đó “không chỉ là bản tuyên ngôn sự thật bất biến của Giáo Hội, mà nó còn bộc lộ một tầm nhìn sâu rộng đối với những vấn đề cần phải đối mặt”.

Khi ban huấn từ cho các tham dự viên Hội nghị quốc tế do Đại học Giáo Hoàng Lateran tổ chức để kỷ niệm 40 năm thông điệp, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhấn mạnh rằng: “tình yêu vợ chồng được mô tả trong sự tiến triển toàn diện mà không dừng lại ở chỗ chia cắt giữa linh hồn và thân xác, cũng không ngừng lại dưới hình thức tình cảm đơn độc, vốn thường phù du và tạm bợ, nhưng nó dẫn đưa vào sự hòa hợp của con người và thông phần hoàn toàn vào người phối ngẫu trong sự chào đón lẫn nhau, để đưa chính bản thân họ vào lời tuyên hứa của người tín hữu và vào trong tình yêu riêng biệt phát sinh từ sự chọn lựa đích thực của tự do. Làm thế nào để tình yêu như thế hầu như vẫn là quà tặng của sự sống?”. “Là những người tín hữu, chúng ta không bao giờ cho phép sự thống trị của công nghệ làm tổn thương đến phẩm chất của tình yêu và tính thiêng liêng của sự sống”.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha trở lại với vấn đề vốn gắn bó đặc biệt đối với ngài, đó chính là giáo dục giới trẻ: “Đáng tiếc thay, chúng ta phải chứng kiến ngày càng gia tăng những sự kiện đáng buồn liên quan đến thanh thiếu niên, phản ứng của họ chứng tỏ sự hiểu biết sai lạc về mầu nhiệm sự sống và sự nguy hiểm hàm chứa trong hành động của họ. Tính cấp bách trong việc giáo dục mà cha thường nhắc đến cần được áp dụng bằng cách thế đặc biệt đối với vấn đề sự sống. Cha thực sự hy vọng rằng toàn bộ các hình thức đặc biệt đáng quan tâm sẽ được dành riêng cho giới trẻ, để họ có thể học được ý nghĩa đích thực của tình yêu và chuẩn bị cho chính bản thân chúng điều này bằng việc giáo dục giới tính một cách xứng hợp, để chúng không bị tự lừa dối bằng những lời phù du vốn ngăn chặn nhận thức về cốt lõi của sự thật đang lâm nguy. Đưa ra những ảo tưởng sai lầm trong lĩnh vực tình yêu hay tạo nên những dối trá về trách nhiệm đích thực rằng con người được kêu gọi chấp nhận việc thực hiện bản năng giới tính của họ là không thể hiện sự kính trọng đối với một xã hội vốn được tạo ra từ các nguyên tắc của tự do và dân chủ. Tư do cần phải kết hợp với sự thật và có trách nhiệm bằng khả năng cống hiến cho người khác, ngay cả hy sinh; không có những nhân tố này, cộng đồng nhân loại không phát triển và nguy cơ bị khép kín trong vòng quay vị kỷ ngột ngạt vốn vẫn không ngừng đe doạ”.
 
Đức Thánh Cha kêu gọi hòa bình cho Libăng
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
19:34 12/05/2008
Vatican City (AsiaNews) - Hôm Chúa Nhật 11/05, sau khi đọc kinh Kinh Lạy Nữ Vương thiên đàng, Đức Thánh Cha Bênêđictô Xvi đã lên tiếng mạnh mẽ kêu gọi làm dịu tình hình ở Libăng. Đức Giáo hoàng đã kêu gọi mọi người dân Libăng “hãy bỏ qua mọi lập luận công kích đối phương, vốn đưa đất nước dấu yêu của họ đến chỗ thiệt hại không thể bù đắp được”. Trong những ngày gần đây lực lượng dân quân Hồi giáo Shiite Hezbollah xuất hiện đầy rẫy trên đường phố phía Tây Beiruit để phản ứng lại nỗ lực của chính phủ Fouad Siniora muốn giải trừ lực lượng quân sự của họ, một lực lượng tồn tại song song với quân đội.

Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài đã theo dõi tình hình với sự lo lắng sâu sắc, trong những ngày gần đây, tình hình ở Libăng đã rơi vào thế bế tắc về chính trị, trước tiên là tranh cãi bùng nổ và sau đó là xung đột vũ trang làm cho nhiều người chết và bị thương”. Hiện tình hình ở Beirut đã dịu đi, dù vậy xung đột và căng thẳng đang xuất hiện tại Tripoli, miền Bắc nước này.

Đức Giáo Hoàng nói thêm: “Đối thoại, hiểu biết lẫn nhau và tìm kiếm sự thỏa hiệp hợp lý mới là biện pháp khôi phục Libăng và khôi phục an ninh cho người dân, cần thiết cho cuộc sống quý báu hàng ngày, đầy hy vọng cho ngày mai”.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI kết luận bằng lời khẩn cầu rằng người dân Libăng nên đáp lại “bằng sự can đảm vốn có của họ, cho cả Trung Đông và toàn thể thế giới, bằng một dấu hiệu của trách nhiệm thực sự của hòa bình và xây dựng việc chung sống giữa con người với nhau”. Hiện có 17 cộng đồng Kitô giáo và Hồi giáo sinh sống ở Libăng. Đức Thánh Cha cũng trích từ tài liệu Hậu Thượng Hội đồng GiámMục “Một niềm hy vọng mới cho Libăng” để nhắc lại rằng: “Các cộng đồng khác nhau đã đồng thời tạo nên ‘sự phong phú, độc đáo và cam go trong các cộng đồng. Nhưng đã mang lại cho Libăng hiểu rằng sự sống là công cuộc chung của tất cả mọi cư dân’. Cùng với Đức Maria, Đức Nữ trinh trong lời cầu của Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, chúng ta kêu cầu Thiên Chúa Toàn Năng tuôn đổ dồi dào ơn Chúa Thánh Thần, Thánh Thần của sự đoàn kết và hòa hợp để truyền cảm hứng cho mọi suy tính hướng đến hòa bình và hòa giải”.
 
Ơn Toàn Xá Trong Năm Thánh Phaolô
Bùi Hữu Thư
22:17 12/05/2008

Ơn Toàn Xá Trong Năm Thánh Phaolô



Tín hữu có thể lãnh ơn này tại Rôma và các nơi khác

VATICAN: 12 tháng 5, 2008
– Đức Giáo Hoàng Benedict XVI sẽ ban ơn toàn xá cho những ai viếng thăm Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành trong Năm Thánh Phaolô.

Sắc lệnh về ơn toàn xá được công bố ngày thứ bẩy vừa qua và được ký bởi Đức Hồng Y James Stafford, Trưởng Tòa Xá Giải và và Đức Giám Mục Gianfranco Girotti, phụ tá Tông Tòa Xá Giải.

Tín hữu có thể được lãnh ơn toàn xá trong Năm Thánh Phaolô, đánh dấu kỷ niệm sinh nhật thứ 2000 của Thánh Phaolô. Năm Thánh Phaolô bắt đầu từ ngày 28 tháng 6, năm 2008 đến ngày 29 tháng 6, năm 2009.

Sắc lệnh cho hay: trong các điều kiện bình thường, các tín hữu có thể được lãnh ơn toàn xá bằng cách “sốt sắng viếng thăm dưới hình thức của một cuộc hành hương tới Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô tại Rôma trên Đường Ostiense và cầu nguyện theo ý chỉ của Đức Giáo Hoàng.”

Sắc lệnh cũng nói thêm: "Để cho các kinh cầu được đọc trong các cuộc viếng thăm thánh thiện này có thể đưa dẫn và lôi kéo các linh hồn của các tín hữu đến việc tôn kính Thánh Phaolô, các điều kiện sau đây phải được tuân theo: Các tín hữu, ngoài việc đọc kinh riêng trước Bàn Thờ Thánh Thể, phải đến Bàn Thờ Cáo Giải để đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Tin Kính, cùng đọc các kinh cầu Đức Mẹ và Thánh Phaolô; và các cử chỉ tôn kính này phải được liên kết chặt chẽ với sự kính nhớ Thánh Phêrô, vị Hoàng Tử của các tông đồ.”

Những ai không đến được Rôma có thể được lãnh ơn toàn xá “nếu tham dự sốt sắng vào một chương trình phụng vụ hay một buổi cầu nguyện trước công chúng được tổ chức để tôn kính vị Tông Đồ của Dân Ngoại: vào các ngày khai mạc và bế mạc trọng thể của Năm Thánh Phaolô tại bất cứ nơi thờ phượng nào; vào các ngày khác được các Đức Giám Mục sở tại ấn định, tại các đền thánh được đặt tên Thánh Phaolô; và cho các tín hữu khác nữa, ở bất cứ nơi nào được chức quyền giáo hội điạ phương ấn định. "

Sắc lệnh cũng ghi nhận những người bệnh tật hay già yếu không thể ra khỏi nhà, họ cũng có thể được lãnh ơn toàn xá nếu “kết hiệp một cách thiêng liêng với một nghi thức trong Năm Thánh được cử hành để kính thánh Phaolô, dâng các kinh nguyện và đau khổ của họ lên Thiên Chúa để cầu nguyện cho sự hiệp nhất của tất cả mọi người kitô hữu.”
 
Top Stories
China quake death toll rises above 8.700
Associated Press
17:47 12/05/2008
CHENGDU, China - A powerful earthquake toppled buildings, schools and chemical plants Monday in central China, killing more than 8,700 people and trapping untold numbers in mounds of concrete, steel and earth in the country's worst quake in three decades.

The 7.9-magnitude quake devastated a region of small cities and towns set amid steep hills north of Sichuan's provincial capital of Chengdu. Striking in midafternoon, it emptied office buildings across the country in Beijing and could be felt as far away as Vietnam.

Snippets from state media and photos posted on the Internet underscored the immense scale of the devastation. In the town of Juyuan, south of the epicenter, a three-story high school collapsed, burying as many as 900 students and killing at least 50, the official Xinhua news agency said. Photos showed people using cranes, mechanical hoists and their hands to remove slabs of concrete and steel.

Buried teenagers struggling to break free from the rubble, "while others were crying out for help," Xinhua said. Families waited in the rain near the wreckage as rescuers wrote the names of the dead on a blackboard, Xinhua said.

The earthquake hit one of the last homes of the giant panda at the Wolong Nature Reserve and panda breeding center, in Wenchuan county, which remained out of contact, Xinhua said.

In Chengdu, it crashed telephone networks and hours later left parts of the city of 10 million in darkness.

"We can't get to sleep. We're afraid of the earthquake. We're afraid of all the shaking," said 52-year-old factory worker Huang Ju, who took her ailing, elderly mother out of the Jinjiang District People's Hospital. Outside, Huang sat in a wheelchair wrapped in blankets while her mother, who was ill, slept in a hospital bed next to her.

Xinhua reported 8,533 people died in Sichuan alone and 216 others in three other provinces and the mega-city of Chongqing.

Worst affected were four counties including the quake's epicenter in Wenchuan, 60 miles northwest of Chengdu. Landslides left roads impassable Tuesday, causing the government to order soldiers into the area on foot, state television said, and heavy rain prevented four military helicopters from landing.

Wenchuan's Communist Party secretary appealed for air drops of tents, food and medicine. "We also need medical workers to save the injured people here," Xinhua quoted Wang Bin as telling other officials who reached him by phone.

To the east, in Beichuan county, 80 percent of the buildings fell, and 10,000 people were injured, aside from 3,000 to 5,000 dead, Xinhua said. State media said two chemical plants in an industrial zone of the city of Shifang collapsed, burying hundreds of people and spilling more than 80 tons of toxic liquid ammonia.

Though slow to release information at first, the government and its state media ramped up quickly. Nearly 20,000 soldiers, police and reservists were sent to the disaster area.

Disasters always pose a test for the communist government, whose mandate rests heavily on maintaining order, delivering economic growth, and providing relief in emergencies.

Pressure for a rapid response was particularly intense this year, with the government already grappling with public discontent over high inflation and a widespread uprising among Tibetans in western China while trying to prepare for the Aug. 8-24 Beijing Olympics.

"I am particularly saddened by the number of students and children affected by this tragedy," President Bush said in a statement.

International Olympic Committee President Jacques Rogge sent his condolences to President Hu Jintao, adding: "The Olympic Movement is at your side, especially during these difficult moments. Our thoughts are with you."

Premier Wen Jiabao, a geologist by training, called the quake "a major geological disaster," and traveled to the disaster area to oversee rescue and relief operations.

"Hang on a bit longer. The troops are rescuing you," Wen shouted to people buried in the Traditional Medicine Hospital in the city of Dujiangyan, on the road to Wenchuan, in comments broadcast by CCTV.

"As long as there was a slightest hope, we should make our effort a hundred times and we will never relax," he said outside the collapsed school in Juyuan.

The quake was the deadliest since one in 1976 in the city of Tangshan near Beijing that killed 240,000 — although some reports say as many as 655,000 perished — the most devastating in modern history. A 1933 quake near where Monday's struck killed at least 9,000, according to geologists.

Monday's quake occurred on a fault where South Asia pushes against the Eurasian land mass, smashing the Sichuan plain into mountains leading to the Tibetan highlands — near communities that held sometimes violent protests of Chinese rule in mid-March.

Much of the area has been closed to foreign media and travelers since then, compounding the difficulties of getting information. Roads north from Chengdu to the disaster area were sealed off early Tuesday to all but emergency convoys.

In Chengdu, the region's commercial center, the airport closed for seven hours, reopening only for emergency and a few outbound flights. A major railway line to the northeast was ruptured, stranding about 10,000 passengers, Xinhua said. Although most of the power had been restored by nightfall, phone and Internet service was spotty and some neighborhoods remained without power and water.

Nervous residents spent the night outside, some playing cards or heading to the suburbs. State media, citing the Sichuan seismology bureau, reported 313 aftershocks.

"Traffic jams, no running water, power outs, everyone sitting in the streets, patients evacuated from hospitals sitting outside and waiting," said Ronen Medzini, an Israeli student in Chengdu, via text message.

When it hit shortly before 2:30 p.m., the quake rumbled for nearly three minutes, witnesses said, driving people into the streets in panic.

"It was really scary to be on the 26th floor in something like that," said Tom Weller, a 49-year-old American oil and gas consultant staying at the Holiday Inn. "You had to hold on to something like that or you'd fall over. It shook for so long and so violently, you wondered how long the building would be able to stand this."

While most buildings in the city held up, those in the countryside tumbled. On the outskirts of Chongqing, a school collapsed, killing at least five people. Residents said teachers kept the children inside, thinking it was safer.

The city of Mianyang ordered all able-bodied males under 50 to take water and tools and walk or drive to Beichuan, where most of the buildings had collapsed.

State TV broadcast tips for anyone trapped in the earthquake. "If you're buried, keep calm and conserve your energy. Seek water and food, and wait patiently for rescue," CCTV said.

Although initially measured at 7.8 magnitude, the U.S. Geological Survey later revised its assessment of the quake to 7.9. Its depth — about six miles below the surface, according to the USGS — gave the tremor such wide impact, geologists said.

The earthquake also rattled buildings in Beijing, 930 miles to the north, causing evacuations of office towers. People ran screaming into the streets in other cities, where many residents said they had never felt an earthquake.

In Beijing, where hundreds of thousands of foreign visitors are expected for the Olympics, stadiums, arenas and other venues for the games were undamaged.

Li Jiulin, a top engineer on the 91,000-seat National Stadium — known as the Bird's Nest and the jewel of the Olympics — was conducting a site inspection when the quake struck. He told reporters the building was designed to withstand a 8.0 quake.

"The Olympic venues were not affected by the earthquake," said Sun Weide, a spokesman for the Beijing organizing committee. "We considered earthquakes when building those venues."

Some 660 miles to the east in Anhui province, chandeliers swayed in the lobby of the Buckingham Palace Hotel. "We've never felt anything like this our whole lives," said a hotel employee surnamed Zhu.

The massive Three Gorges dam, the world's largest about 350 miles to the east of the epicenter, was not affected, according to the information office of State Council Three Gorges Construction Committee. The area around the enormous dam remains increasingly precarious as rising waters in the reservoir have led to landslides.

Premier Wen, after arriving in Chengdu, traveled to Dujiangyan, near the collapsed high school. On his plane, he appealed for people to rally together.

"This is an especially challenging task," state TV showed Wen saying, reading from a statement. "In the face of the disaster, what's most important is calmness, confidence, courage and powerful command."

(Source: William Foreman, Associated Press Writer)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày Nhớ Ơn Mẹ của Cộng Đồng Nam Úc
Jos. Vĩnh
02:11 12/05/2008
Ngày Nhớ Ơn Mẹ


Bông Hồng dâng kính Mẹ
Thánh Lễ 9 giờ 30 sáng, Chúa Nhật ngày 11 tháng 5. Các em Thiếu Nhi Thánh Thể xứ đoàn Têrêsa, đã tổ chức Thánh Lễ nhớ ơn và cầu cho các người Mẹ trong Cộng Đồng, còn sống cũng như đã qua đời. Các em nhỏ bé đơn sơ đã xin được phụng vụ Thánh Lễ.

Các em đã chuẩn bị sẵn rất nhiều bông hồng và chia nhau đứng ở các lối lên xuống cho rước lể, các em đã dâng tặng mỗi bà Mẹ một cành bong hồng để nhớ ơn các người Mẹ.

Sau khi rước Lễ các em có nghi thức cảm ơn và ca tụng các Người Mẹ. Nhiều em đại diện cho các con trong gia đình lên ngỏ lời tâm tình đến các người Mẹ. Đây là dịp để các em nói lên những lời cảm ơn và ngợi khen công đức mà các bà Mẹ đã hy sinh vất vả, nuôi nấng và dạy dỗ các con nên người, hữu dụng cho gia đình, xã hội và cho tổ quốc.

Các em đã mời một người Mẹ, đại diện cho các bà Mẹ trong Cộng Đồng lên nhận món tượng trưng của các em, để tỏ tình hiếu thảo của các người con trong gia đình đối với Mẹ.

Bà Mẹ đại diện đã lên nói đôi lời khuyên nhủ các con, hãy ngoan ngoãn lắng nghe lời dạy bảo của Cha Mẹ, chăm chỉ học hành, trở nên những người con hiếu thảo, đạo đức cho gia đình và xã hội. Không có món qùa nào cho Mẹ quí hơn bằng đức vâng lời của các con vì: Đức vâng lời trọng hơn của lễ.

Người Mẹ


Cảm ơn Mẹ


Bà Cố Vượng


Sr. Đễ Trợ Úy Thiếu Nhi Thánh Thể


Bà Cố Vọng
.

Ca Đoàn Việt Linh của Cộng Đồng mừng Bổn Mạng


CĐ Việt Linh Mừng Bổn Mạng
Cũng trong ngày
Việt Linh Choir
Chúa Nhật hôm nay. Các ca viên trong ca đoàn Việt Linh của Cộng Đồng đã nhận Chúa Thánh Thần Hiện Xuống làm Bổn Mạng. Thay vì các em Thiếu Nhi hát phụng vụ thánh nhạc trong Thánh Lễ sáng để mừng ngày Mother’s Day, thì ca đoàn Việt Linh đã thay thế các em Thiếu Nhi hát thánh nhạc để mừng Bổn Mạng.

Sau Thánh Lễ các ca viện đã tổ chức tiệc mừng tại CungThánh Gia trong nhà Chung của Cộng Đồng, với sự tham dự của Ban Tuyên Uý, Hội Đồng Mục Vụ và thân nhân của các ca viên.

Được biết ca đoàn Việt Linh của Cộng Đồng hiện có khỏang 50 ca viên, sinh hoạt và tập hát hàng tuần vào các tối thứ Sáu và thứ Bảy, đặc trách phụng vụ thánh nhạc cho các Thánh Lễ 7 giờ tối thứ Bảy và 9 giờ 30 sáng Chúa Nhật hàng tuần.

Hàng tháng ca đoàn Việt Linh nghỉ hát tuần đầu tháng để tham dự buổi tối thứ Bảy sinh hoạt luân chuyển hàng tháng của ca đoàn tại tư gia của từng ca viên.
Ca Đoàn Việt Linh


Các Thánh Lễ sáng Chúa Nhật đầu tháng sẽ do các em Thiếu Nhi Thánh Thể xứ đoàn Têrêsa đảm trách phụng vụ thánh nhạc.
 
Giáo xứ Phường Đúc, giáo phận Huế, mừng Đại lễ kỉ niệm 350 năm
Joseph Nguyễn Đông
10:11 12/05/2008
HUẾ - Chủ nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống (11/5/2008), Giáo xứ Phường Đúc Giáo Phận Huế đã long trọng mừng Đại lễ quan thầy và kỉ niệm 350 năm thành lập giáo xứ (1658-2008). Trong niềm hân hoan, chúng tôi có cuộc nói chuyện với ông Gioan Phan Tấn Trọng, nguyên chủ tịch hội đồng Giáo xứ về ngày đại lễ này.

Hỏi: Xin ông cho biết công tác chuẩn bị của Giáo xứ cho ngày đại lễ này như thế nào?

-Để đón mừng ngày đại lễ bổn mạng Chúa Thánh Thần hiện xuống và kỷ niệm 350 năm ngày thành lập Giáo xứ, chúng tôi đã tiến hành công tác chuẩn bị từ 4 năm để nhắm đến ngày này. Từ việc lên chương trình cho đến lo tu bổ xây dựng thêm đều được mọi người trong giáo xứ chung tay góp sức. Đặc biệt chúng tôi cũng kêu gọi và nhận được sự giúp đỡ của quý ân nhân xa gần, những người dân gốc đạo của Giáo xứ đang làm ăn và sinh sống ở hải ngoại để chúng tôi làm tốt khâu chuẩn bị này.

Hỏi: Ngoài sự chuẩn bị bề ngoài, giáo dân trong giáo xứ còn chuẩn bị được gì trong cung cách sống đạo để hướng tới ngày đại lễ, thưa ông.

-Tinh thần sống đạo của người dân giáo sứ Phường Đúc chúng tôi trong mấy năm trở lại đây cũng có nhiều biến chuyển. Đặc biệt hơn trong dịp chầu lượt của giáo xứ hồi tháng 3 vừa qua chúng tôi có tổ chức chương trình hành hương La Vang và qua đó người giáo dân cũng sống đạo đức hăng say phục vụ công việc của Giáo xứ, Giáo hội hơn. Trong dịp này, cũng có nhiều người dân gốc của Giáo xứ trở lại quê hương để cùng chung chia niềm vui và chung lời hiệp thông cầu nguyện cho Giáo xứ. Tuy đời sống đạo có phần tiến nhưng thực sự vẫn chưa đạt yêu cầu theo tinh thần của Giáo hội.

Hỏi: Được biết Giáo xứ tổ chức đại lễ đồng thời cũng xây dựng nhà chôn cất tiền nhân, Giáo xứ đã gặp phải khó khăn gì?

-Trong khi chúng tôi tổ chức cho đại lễ và xây dựng nhà cho tiền nhân thì rơi vào thời “ bão giá”, giá nguyên vật liệu, công thợ và mọi chi phí khác không ngừng tăng. Vấn đề tài chính trở nên hết sức khó khăn. Mặc dù vậy giáo dân trong giáo xú cũng không ngừng đoàn kết cùng với sự giúp đỡ của quý ân nhân về vật chất và tinh thần để vượt qua khó khăn. Ngôi nhà là món quà của con em Giáo xứ Phường Đúc chúng tôi dâng lên các bậc tiền nhân, những người mà 350 năm nay đã bỏ công sức, thậm chí đã phải đổ máu để Giáo xứ có nhày hôm nay.

Hỏi: Động lực nào đã giúp giáo xứ vượt qua những khó khăn đó ?

-Đứng trước những khó khăn, linh mục quản xứ và giáo dân của Giáo xứ luôn vững tin vào Chúa, cầu xin cùng Thiên Chúa cho công việc của Giáo xứ được tốt đẹp. Bản thân tôi là người trong ban chấp hành Giáo xứ, tôi luôn cầu xin Chúa ban cho mình ơn soi sáng để phục vụ Giáo xứ. Nhờ hồng ân của Chúa mọi việc đến hiện nay đã tạm ổn.

Hỏi: Giao lưu là một chương trình đặc biệt, qua chương trình này giáo xứ chúng ta giới thiệu quý khách và quý ân nhân những gì?.

-Trong chương trình giao lưu “chợ quê”, chúng tôi chú trọng vào ẩm thực Huế với những món ăn thuần tuý. Thay vì đại tiệc chúng tôi tổ chức một phiên chợ quê với 21 gian hàng, trước là để thay đổi không khí, sau là để giới thiệu mọi người những đặc sản của quê hương. Đặc biệt cũng thông qua “chợ quê”, chúng tôi muốn gưởi gắm cho những người hồi hương được thưởng thức một chút quê quê, một chút quá khứ để họ ôn lại và sống trong kỉ niệm.

Hỏi: Còn rất nhiều vị ân nhân không về, điều kiện không cho phép đã không có mặt trong buổi đại lễ này, thay mặt cho giáo xứ ông muốn nói điều gì với những nhân đó không ạ?

- Đứng về phía ban tổ chức, đại diện giáo xứ tôi chân thành cảm ơn những ân nhân có mặt cũng như những ân nhân vắng mặt đã gửi thư, gởi quà và gọi điện chúc mừng. Đó là niềm vui và vinh hạnh lớn cho chúng tôi. Chúng tôi cũng thêm lời cầu nguyện cho quý ân nhân, thân nhân trong tình hiệp thông với Thiên Chúa.

Xin cảm ơn ông!
 
Huế - sinh viên năm cuối giao lưu bóng chuyền tại Dòng Thánh Tâm
Joseph Nguyễn Đông
10:52 12/05/2008
HUẾ - Chủ Nhật Chúa Thánh Thần Hiện xuống ( 11 – 5 – 2008 ), tại sân thể thao của Dòng Thánh Tâm đã diễn ra trận giao hữu bóng chuyền giữa hai đội: Sinh viên năm cuối và Ban điều hành sinh viên công giáo Huế.

Hôm nay, Huế lại ẩm ướt vì những cơn mưa, có lẽ vì thế mà lượng khán giả đến theo dõi trận đấu cũng giảm. Nhiều người dự đoán trận đấu sẽ phải hoãn lại vì lý do thời tiết nhưng với nhiệt huyết của tuổi trẻ, cùng sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả, trận đấu đã được diễn ra.

Ngay từ khi bước vào trận đấu, sinh viên Gioan kim Bùi Khắc Nam - trưởng ban điều hành sinh viên công giáo Huế - đã bày tỏ: “Mục đích của trận giao hữu này nhằm thắt chặt thêm mối quan hệ, tình huynh đệ giữa sinh viên năm cuối và ban điều hành để hun đúc thêm đức tin cho nhau trong đời sống đạo cũng như môi trường sống đời thường của các bạn sinh viên”. Đến với sân chơi này những bạn sinh viên năm 4 đã một lần nữa được chào đón với những tràng pháo tay, những nụ cười của khán - những lớp đàn em. Họ bước vào trận đấu với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao độ và thi đấu hết mình vì có lẽ đây là trận đấu cuối cùng họ được thi đấu cùng nhau.

Trận đấu diễn ra đầy kịch tính, trong suốt quãng thời gian thi đấu cả hai đội đã không ngừng cống hiến cho khán giả những pha bóng đẹp. Như lời của bình luận viên Hoàng Văn Hoan: “ Hai đội đã thể hiện hết mình, đáp lại sự mong chờ của khán giả”.

Từ hàng ghế khán giả, cha MCH NguyễnVăn Châu – Dòng Thánh Tâm – Đã nhận xét: “ Hai đội thi đấu còn thiếu tính chuyên nghiệp nhưng các bạn sinh viên đã nhiệt tình thi đấu nên đã đem lại sự hấp dẫn cho trận đấu”.

Bạn Nguyễn Hũu Minh – sinh viên năm 4, trường Đại học Y Khoa, Huế - vừa rời khỏi sân thi đấu, mồ hôi nhễ nhại đã vui vẻ tâm sự: “ Minh rất vui khi được tham gia trận giao hữu này, mình nghĩ nên tận dụng hết thời gian gặp gỡ nhau để các bạn sinh viên có cơ hội giao lưư, học hỏi và hiểu nhau nhiều hơn”. Cùng tâm trạng với Minh, bạn Trần Anh Tuấn -lương dân-sinh viên trường Cao Đẳng Công Nghiệp, Huế bộc bạch: “Tham gia trận giao hữu này mình rất vui, qua đây mình cũng học hỏi thêm nhiều điều ở sinh viên Công giáo”.

Trận đấu kết thúc với tỉ số 3-1 nghiêng về các bạn sinh viên năm cuối nhưng đây không phải là cái đích mà các bạn hướng tới. Điều đặt biệt là qua trận giao hữu này các bạn đã trao ban cho nhau tình thương yêu, đoàn kết trong niềm hân hoan mừng lễ Chúa Thánh Thần.

Sau trận đấu, tôi có cuộc phỏng vấn anh Giuse Nguyễn Văn Linh - cựu ban điều hành - về sân chơi này, anh cho biết: “Ngày chủ nhật là ngày rãnh rỗi đối với sinh viên, ngàoi việc tổ chức những giờ tĩnh tâm, sinh hoạt chúng ta cũng nên tổ chức thêm những sân chơi lành mạnh như thế này để tất cả sinh viên lương, giáo có cơ hội tham gia, giao lưu, gặp gỡ nhau một cách thoải mái hơn”.

Để kết thúc bài viết này, xin được trích lời của bạn Maria Mai Thị Lợi – Sinh viên trường Đại học Nghệ Thuật: “Mình rất hâm mộ môn thể thao này, xem các bạn nam thi đấu mình mong muốn sẽ có những sân chơi như thế này cho sinh viên nữ”.
 
Giáo xứ Làng Anh, điểm hẹn lý tưởng của Giới trẻ Công giáo Vinh
Trần Đức Hà
12:15 12/05/2008
VINH - Bài đọc 2 của Chúa nhật lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống có tường thuật lại ngày lễ Ngũ Tuần được các môn đệ cử hành sau khi Chúa Giê-su lên trời. Đông đảo dân chúng tụ họp về Giê-ru-sa-lem để mừng lễ Ngũ Tuần với muôn sắc dân, muôn ngôn ngữ. Ngày lễ Hiện xuống 11/5 năm nay, sinh viên công giáo Fatima Trường Thi – một trong 12 nhóm tại Vinh bao gồm nhiều thành viên đến từ nhiều miền quê Việt Nam cũng tụ họp nơi giáo xứ Làng Anh – giáo xứ nằm cách thành Vinh 6 km về phía đông để tổ chức thánh lễ quan thầy Đức Mẹ Fatima, tĩnh tâm và giao lưu sinh hoạt với giới trẻ trong xứ.

Đến với giáo xứ Làng Anh.

Làng Anh, một giáo xứ nằm cách thành phố Vinh không xa hiện đang vươn lên phát triển mọi mặt nhưng cũng không kém phần đạo đức và sốt sắng. Khuôn viên thánh đường thực sự là một công viên thu nhỏ được trình bày theo kiểu cách dân giã Á Đông với những ngôi nhà truyền thống nhỏ xinh nấp bóng bên những rặng cây xanh. Khuôn viên rất thuận lợi cho các hoạt động giao lưu sinh hoạt tập thể đông người. Địa điểm này tách biệt lối sống sôi động để giành những giây phút hoàn toàn cho Chúa. Đó thực sự là sân chơi lý tưởng của giới trẻ nói chung.

Điều muốn nói ở đây là sự quan tâm đặc biệt đến giới trẻ, sinh viên của Lm quản xứ Raphael Trần Xuân Nhàn. Ngài là một Lm đặc biệt quan tâm đến giới trẻ và các vấn đề từ thiện, bác ái. Trong nhiều năm qua, Ngài đồng hành cùng nhóm khuyết tật Công Hùng đồng thời là Linh giám Lêgiô Maria giáo phận Vinh. Là thành viên của Ban tình thương giáo phận Ngài rất hăng hái trong việc giúp đỡ những thân phận khốn cùng cuả xã hội, coi đó như những người bạn mà Thiên Chúa đã gửi đến cho mình. Đến cả chiếc xe bán tải của cha cũng được sử dụng như một chiếc xe cứu thương chuyên chở những bệnh nhân cấp cứu tại bệnh viện không kể ngày hay đêm khuya, mặc cho mưa nắng hay lũ lụt. Sinh viên là đối tượng ưu ái đặc biệt của Ngài. Ngài thường xuyên giúp đỡ những sinh viên nghèo vượt khó. Không chỉ về mặt vật chất, Ngài còn là người Cha tinh thần hướng dẫn nhiều sinh viên bước vào con đường dâng hiến cho Chúa. Mơ ước của Ngài trong tương lai để đồng hành với sinh viên là thực hiện “Quán cơm sinh viên” để giúp đỡ những sinh viên nghèo có được những bữa ăn dinh dưỡng đủ chất, phù hợp đồng tiền hay là có những bữa ăn miễn phí. Quán cơm là nơi để anh em sinh viên công giáo sum họp, tạo thêm mối thân tình và xa hơn là một địa điểm để sinh viên ngoài công giáo có thể tìm hiểu đạo thông qua những giờ ăn cơm chung. Đó là dự định của Ngài mong sao mau chóng được thực hiện.

Thánh lễ quan thầy: Khoảng thời gian dành để chiêm ngắm mẫu gương của Hiền Mẫu Fatima.

Ngày 13.5.1917, tại ngôi làng Fatima nhỏ bé, Đức Mẹ Maria đã hiện ra với 3 trẻ chăn cừu. Mẹ đã đưa ra lời thông điệp đến toàn thế giới loài người: Hãy ăn năn trở lại cùng Thiên Chúa là Cha nhân lành, hãy tôn sùng trái tim vẹn sạch của Mẹ và siêng năng dùng tràng chuỗi Mân côi là vũ khí thường xuyên để chống trả lại những cám dỗ của thế gian, ma quỉ, xác thịt. Gần một thế kỷ trôi qua, đó không phải là một thời gian ngắn thế nhưng lời nhắn nhủ tại Fatima đã được con cái Mẹ thực hiện như thế nào? Vẫn còn đó những trăn trở, thao thức về xã hội hôm nay, một xã hội ngày càng phát triển nhưng đặt niềm tin và các giá trị tôn giáo ra ngoài lề. Loài người tự coi mình đã xây dựng nên được nền văn minh trí tuệ thực chất đó chỉ là nền “văn minh sự chết” như lời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trích trong một thông điệp.

Ước mong thực hiện lời nhắn nhủ của Mẹ yêu thương, góp phần sửa đổi cuộc sống mình và nhất là muốn nhận một mẫu gương để noi theo trên suốt chặng đường học tập, nhóm sinh viên Trường Thi đã nhận Mẹ Fatima làm thánh quan thầy. Thánh lễ này giúp anh chị em nhìn lên thần tượng của mình để cố gắng sống tốt hơn.

Buổi chiều tĩnh tâm – Phút nhìn lại mình.

Cuộc đời mỗi người chúng ta thường có những thời điểm phải vượt qua những khó khăn thử thách nặng nề. Đời sinh viên là một trong những thời điểm đó. Chúng ta thường quan niệm rằng, cuộc sống sinh viên là quãng thời gian thật đẹp. Tuy nhiên khi tiếp xúc nhiều với sinh viên thì mới nhận ra rằng cuộc sống của họ không chỉ có “hoa hồng” mà còn có nước mắt và đau khổ nữa. Cuộc sống xa gia đình, thiếu thốn tình cảm mọi bề, phải tự lập. Không ít sinh viên choáng ngợp trước những quyến rũ của xã hội tiêu thụ, sống buông thả phó mặc cho sự hấp dẫn của tiền, tình, rượu và ma túy. Sinh viên công giáo không nằm ngoài guồng quay đó, họ cũng phải đối diện với những vấn nạn nói trên. Mặt khác niềm tin có thể bị phai nhạt thể hiện cụ thể qua các hành động không tham dự thánh lễ Chúa nhật, không tham dự các nghi thức phụng vụ, đọc kinh, cầu nguyện….và chỉ có sự quan tâm nâng đỡ của giáo hội mới là động lực giúp họ vượt qua được quãng thời gian này.

Tuổi trẻ sinh viên đâu chỉ là những bề ngoài sôi động xôn xao nhưng cũng có thật nhiều phút giây để tĩnh lặng trong lời nguyện cầu. Để ngày lễ thánh quan thầy của nhóm đươc trọn ý nghĩa, anh chị em SV nhóm Fatima đã có buổi tĩnh tâm sốt sắng; đây là khoảnh khắc nhìn lại mình sau một quãng thời gian dài để tự hỏi rằng mình đã sống đẹp lòng Chúa chưa? Những lời nhắn nhủ của thánh quan thầy mình đã thực hiện thế nào? Trong giờ tĩnh tâm do Lm Phaolô Nguyễn Xuân Tính đã chia sẻ giúp sinh viên để nhận ra giáo hội vẫn luôn tin yêu, niềm hy vọng vào thế hệ trẻ. Đồng thời Ngài cũng giúp anh chị em hồi tâm để nhận bí tích giao hòa với Chúa.

Đêm lửa trại giao lưu – Tăng thêm hiểu biết, thắm tình huynh đệ.

Sau thánh lễ đã diễn ra đêm giao lưu đốt lửa trại giữa sinh viên với giới trẻ Làng Anh. Bên ánh lửa bập bùng vang lên tiếng ca hát rộn ràng, những vũ điệu nồng thắm. Anh em sinh viên đã thể hiện một lối sống vui tươi sôi nổi qua các tiết mục văn nghệ. Sinh viên và giới trẻ giáo xứ cùng hợp thành nhiều vòng tròn nói lên mối liên hệ hiệp thông huynh đệ. Cuối giờ lửa trại là giây phút tĩnh lặng hướng lòng về Chúa về Mẹ quan thầy để cám ơn Chúa về một ngày tốt đẹp đã qua.

Những cảm nhận sau thánh lễ quan thầy.

Với giới trẻ giáo xứ thì đó là một cơ hội tìm hiểu cuộc sống của người sinh viên khi học tập ở mái trường đại học, cao đẳng. Một thành viên trong nhóm Têrêsa cho biết anh chị em sinh viên chính là động lực thúc đẩy các em vươn lên học tập, là tấm gương cho các em. Đồng thời, nhóm sinh viên cũng cung cấp thêm nhiều cách sinh hoạt bổ ích và lý thú.

Còn đối với sinh viên như Phaolô Nguyễn Văn Minh – trưởng nhóm Fatima Trường Thi tâm sự: “Vinh dự và hạnh phúc cho chúng con được đến tổ chức thánh lễ quan thầy nơi đây. Nhóm Fatima Trường Thi chúng con đã được sự giúp đỡ tận tình của quí cha qua những lời chia sẻ ân cần, sâu sắc. Chúng con đã có được những giây phút hạnh phúc sống trong tình Chúa, tình người qua giờ tĩnh tâm, thánh lễ và buổi giao lưu tối nay. Chúng con cũng vui mừng đón nhận sự hiệp thông của giới trẻ và bà con giáo dân trong xứ”.

Thật là niềm hạnh phúc khi có nhiều Lm tiếp cận với giới trẻ và thắp sáng lên ngọn lửa đức tin trong họ để rồi họ dùng chính đức tin đó làm muối men, làm ánh sáng chiếu soi cho đời. Sau thánh lễ và buổi tĩnh tâm, các bạn trẻ không chỉ có những niềm vui bên ngoài mà những thao thức bên trong của họ được thỏa mãn, thay đổi bản thân mình. Anh chị em sinh viên còn cảm nhận được giáo hội còn sống mạnh mẽ nơi các Linh mục. Mong sao có nhiều Linh mục nhập cuộc đồng hành với sinh viên, cảm nhận những thao thức của họ, dám dấn thân hoạt động cùng giới trẻ và yêu thương họ.
 
Từ ngôi nhà nguyện của các Nữ tu Dòng Thánh Phaolô thành Chartres đến nhà thờ thánh Martinô ở Thị Nghè
Lê Hữu Tuấn
12:38 12/05/2008
SAIGÒN - Ngôi nhà thờ nằm lọt thỏm giữa những nhà hàng, cửa hiệu, văn phòng chi cục phòng chống tội phạm, bãi đậu xe..., nói chung là “tả pí lù”, trong khu đất rộng lớn trước đây là Viện dưỡng lão Thị Nghè của các nữ tu Dòng Thánh Phaolô. Nhà thờ cổ, nhỏ và xinh xắn, khiêm tốn và khuất vắng giữa chốn ì đùng kinh doanh, nhưng lại là điểm hẹn của nhiều người bất hạnh, đơn độc.

Một công trình cổ

Hồ sơ lưu tại nhà Giám tỉnh Dòng Thánh Phaolô Thành Chartres ở Việt Nam ghi: Viện dưỡng lão Thị Nghè được đặt viên đá đầu tiên tháng 6.1876, là nơi tá túc, nương tựa của những cụ già bệnh tật, cô đơn, vô gia cư và chăm sóc trẻ mồ côi bị bỏ rơi. Cùng thời điểm xây cất này, một ngôi nhà thờ được hình thành trong khuôn viên Viện để phục vụ nhu cầu tâm linh cho những người vào sống nơi đây có đạo Công giáo, đồng thời là nhà nguyện của các nữ tu phục vụ Viện dưỡng lão và trại mồ côi.

Dù ban đầu chỉ là nhà nguyện mang tính nội bộ nhưng với thời gian, ngôi thánh đường này nhanh chóng trở thành chỗ lui tới, lễ lạy của nhiều giáo dân trong vùng. Năm 1888, giáo xứ Thị Nghè được thành lập, nhà nguyện Viện dưỡng lão trở thành một họ lẻ của Thị Nghè với đầy đủ những sinh hoạt, tổ chức như những họ đạo miền Nam khác. Nhà thờ Martinô ngày nay được hình thành và phát triển một cách êm đềm và nhẹ nhàng như vậy.

Sau năm 1975, qua bao thăng trầm của những sự kiện chuyển giao quyền quản lý Viện dưỡng lão, của những giằng co đi – ở của các nữ tu và chính quyền nhiều thời điểm, với những đổi thay lớn lao về mục đích sử dụng khu Viện cũ, cùng với sự mọc lên của vô số những cơ sở kinh doanh trên khu đất lý ra chỉ dành cho những người bị bỏ rơi, côi cút, “tứ cố vô thân”..., ngôi nhà nguyện vẫn là điểm đến của nhiều người dân khu vực Thị nghè, Hàng Sanh, vẫn duy trì thường xuyên những sinh hoạt Công giáo, do cha già Nguyễn Văn Long (Dòng Biển Đức) phụ trách từ 1974 đến 2007. Tuy nhiên, bởi gặp nhiều khó khăn trong việc sửa chữa, trùng tu, bảo tồn nên ngôi nhà thờ cổ hơn 100 với kiến trúc kiểu Pháp rất đẹp đã xuống cấp trầm trọng. Lại thêm những công trình xây vội về sau đè, chặn xung quanh nên nhiều khoảng không và đường nét của ngôi thánh đường bị mai một, bào mòn.

Tháng 5.2007, Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn có bài sai bổ nhiệm linh mục Phêrô Vũ Minh Hùng về trông coi họ đạo, và cũng từ thời điểm đó, một sức sống mới đã ngập tràn tại họ đạo Martinô này.

Việc đầu tiên của cha Hùng khi đến nhận họ đạo (biệt lập, trực thuộc xứ Thị Nghè) là trùng tu toàn bộ ngôi thánh đường. Chỉ sau vài tháng, nhà thờ Martinô đã có một gương mặt mới, khang trang nhưng vẫn giữ lại toàn bộ kiến trúc cũ. Chỉ có một điểm đáng tiếc là vì khuôn viên còn lại của nhà thờ không nhiều, chỉ khoảng 20mx30m, lại phải dành một trong 6 gian nhà thờ làm nơi ở cho cha sở, 3m hông làm hành lang vào phía sau và 2,5m làm sân trước nên nhà thờ bị bó hẹp như một chiếc hộp, lại bị ban công của một nhà hàng đè hẳn lên một góc (nhà hàng này không biết vì sao được mọc lên trong khuôn viên Viện dưỡng lão ngày trước). Tiếng nhạc từ nhà hàng, tiếng máy xe từ gara và bãi tập xe, tiếng í ới kinh doanh từ vô số cửa hiệu trong khu đất Viện vốn êm đềm xưa ít nhiều làm ảnh hưởng đến những sinh hoạt của một họ đạo có đến gần 3000 nhân danh chính thức và hơn 1000 người nhập cư đến sống và làm việc trong vùng.

Nhà chung

Chuyện trùng tu một ngôi thánh đường cũ có tuổi hơn một thế kỷ chỉ trong vòng vài tháng của cha Hùng đáng kể là một kỳ tích, nhưng có một việc cha làm được còn lớn hơn và ý nghĩa hơn cả chuyện này, đó là vực dậy những sinh hoạt của giáo dân nơi đây và giúp họ có nhiều hoạt động vượt ra ngoài khuôn viên nhà thờ (hiểu theo nghĩa bóng) để đến với tha nhân, đến với nhau một cách thiết thực. Hơn hết là cha đã biến ngôi thánh đường nhỏ bé này thành điểm gặp gỡ, lui tới của nhiều người bất hạnh, đơn độc trong cuộc mưu sinh.

Tôi ghé thăm nhà thờ Martinô 3 lần, đều không hẹn trước nhưng cả ba lần, tôi đều bắt gặp hình ảnh cha Hùng và một hoặc vài anh chị em khuyết tật ngồi nhỏ to với nhau trong nhà thờ hoặc ở một góc ngoài hành lang. Họ là những người tàn tật, xuôi ngược kiếm sống bằng đủ thứ nghề như bán vé số, công nhân..., có đạo hoặc không có đạo. Một khi gặp trắc trở gì đó trong cuộc sống, có thể là một tình huống khó xử trong sinh hoạt hay có nỗi lo, nỗi trăn trở về những vấn đề ai cũng dễ gặp phải, hoặc thậm chí là lúc túng thiếu không tiền trả chi phí phòng trọ..., đã đến nhà thờ nhờ cha hướng dẫn, khuyên nhủ. Họ, những người phần lớn không còn người thân, ít bè bạn, đã tìm thấy một nơi để đi về, một chốn để tìm phút thanh thản là nhà thờ Martinô. Ở đó, ngoài cha phụ trách, đồng hành cùng họ còn có một nhóm thiện nguyện Martinô gần 20 người có tấm lòng, luôn biết lắng nghe, thấu hiểu và sẵn sàng đưa ra những lời khuyên, những hướng ra cho họ khi cần thiết. Nhà nguyện nhỏ bé này thật sự trở thành ngôi nhà chung của nhiều người, nhất là với những người bị xã hội gạt ra bên lề, ít có cơ hội vươn lên.

Mỗi sáng Chúa nhật, nhà thờ Martinô rộn ràng từ rất sớm. Các anh chị em nhóm thiện nguyện đi chợ chiều thứ 7, bốn giờ sáng là đã có mặt nổi lửa nấu nướng bên hành lang chật hẹp của ngôi nhà thờ để kịp phục vụ cho anh chị em khuyết tật sau thánh lễ bảy giờ. Số là, từ ngày về nhận họ đạo, cha Hùng đã duy trì được mỗi tuần một bữa ăn chung cho những người nghèo, người khuyết tật khắp nơi vào sáng Chúa nhật. Không cao sang, không cầu kỳ, hôm thì bún mọc, lúc bánh canh, bữa cơm tấm nhưng đều đặn và vui. Những anh chị em bất hạnh sau bữa ăn lại có dịp hàn huyên, kể chuyện công việc cho nhau nghe hay nói về những ước mơ, dự định hoặc khó khăn đang gặp... Hôm ít thì 5 – 7 chục người, tuần đông lên đến hơn một trăm. Những người bất hạnh khắp các nẻo đường hàng tuần như những người con đi làm xa, hội về cùng ăn với cha sở, cùng cười và trò chuyện. Thỉnh thoảng, nhà thờ lại mời những nhóm thiện nguyện khác đến hớt tóc, phát quà cho tất cả họ. Những người bất hạnh đã tìm được nơi để chia sẻ, nơi để không còn cảm thấy mặc cảm, nơi mọi khoảng cách bị xóa tan, chỉ còn lại tiếng cười, sự đồng cảm và những giây phút thanh thản sau một tuần xuôi ngược đánh vật với miếng cơm, manh áo. Hàng tháng, họ cũng được chu cấp gạo từ nhà thờ, như là một chút tình chia sớt với cuộc sống chưa bao giờ thong thả của họ.

Nhà thờ Martinô, sau 132 năm tồn tại, có lúc chìm lắng, nay đã như bừng tỉnh. Chỉ tiếc là, theo như lời cha Hùng, vì diện tích quá bé nhỏ nên việc tổ chức những hoạt động có tính xã hội như vừa kể bị hạn chế, trong khi khuôn viên Viện dưỡng lão cũ vẫn còn rộng và nhiều khoảng trống nhưng bị sử dụng manh mún. Có một căn nhà kho cũ của nhà nguyện nằm gần nhà thờ hiện bỏ hoang, do Sở LĐ-TBXH quản lý đang được cha Hùng xin lại làm nhà ở, để không còn phải dùng một gian nhà thờ vốn đã bé nhỏ để sinh hoạt như hiện nay, nhưng vẫn chưa được giải quyết.

Cha Hùng vẫn đang chờ và chắc là nhiều giáo dân Martinô, nhiều người bất hạnh cũng đang mong ước.
 
Chứng từ của 3 Phó Tế trong cuộc sống phục vụ tại giáo xứ Việt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
14:32 12/05/2008
«Ăn quả nhớ kể trồng cây », « Ăn cây nào, rào cây ấy »,…

Lòng hiếu thảo, tinh thần biết ơn là những nét đậm của văn hóa việt nam, mà giáo xứ luôn muốn thực hiện chung và nhắc nhớ các thành phần tín hữu.

Vào dịp lễ Ðức Chúa Thánh Thần Hiện xuống, cách đây 50 năm, cha VINCENT NGUYỄN VĂN CẨN (1958-2008) đã được thụ phong linh mục; cách đây 20 năm, thầy GIRARD XAVIER (1988-2008) đã lãnh nhận chức phó tế vĩnh viễn; và cách đây 10 năm, thầy INHAXIÔ NGUYỄN VĂN THẠCH (1998-2008) và thầy PHÊRÔ PHẠM BÁ NHA (1998-2008) đã được thụ phong phó tế vĩnh viễn. Ghi nhớ công ơn của bốn vị trong việc phục vụ cộng đoàn giáo xứ, Ban Giám Ðốc và Hội Ðồng Mục Vụ đã quyết định cùng long trọng cử hành lễ Ðức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và đồng thời tổ chức lễ « Ghi nhớ công ơn và chúc mừng thường thọ » bốn vị. Ðiều độc đáo và cảm động nhất của lễ hôm nay là « Chứng từ của ba phó tế vĩnh viễn » việt nam đầu tiên ở Pháp.

1. Ghi nhớ công ơn và chúc mừng « trường thọ »

Mở đầu thánh lễ, Ðức Ông Giám Ðốc MAI ÐỨC VINH xin mọi người hiệp lòng sốt sắng cử hành lễ Hiện Xuống, cùng nhau « Xin Chúa Thánh Thần ngự đến trong và giữa chúng ta », đồng thời trong tinh thần « Ăn quả nhớ kẻ trồng cây », chúng ta xin hết lòng tạ ơn cha Cẩn, thầy Girard, thầy Thạch, thầy Nha đã tận tình phục vụ giáo xứ chúng ta trong mấy chục năm qua.

Ðại diện cho cộng đoàn giáo xứ, Ông Chủ Tịch Hội Ðồng Mục Vụ Lê Đình Thông, tiếp lời Ðức Ông, xin có đôi lời tạ ơn và chúc mừng « trường thọ ». Ông nói:

Trong Thánh lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống hôm nay (11-5-2008), Cộng đoàn Giáo xứ hân hoan mừng lễ 50 năm Linh Mục của Cha Vincent Nguyễn Văn Cẩn (1958-2008), 20 năm Phó tế vĩnh viễn của Thầy Girard Xavier (1988-2008) và 10 năm Phó tế vĩnh viễn của hai Thầy Inhaxiô Nguyễn Văn Thạch và Phêrô Phạm Bá Nha. Hành trình đức tin của cha Vincent khởi đi từ Ninh Cù thuộc Giáo phận Thái Bình. Sau khi thụ phong linh mục năm 1958, ngài là giáo sư chủng viện Thái Bình (Phan Rang) và trung học Hy Vọng ở Bình Tuy. Cha Vincent lần lượt là Cha Xứ Mỹ Đức, Kim Ngọc, Hiệp Hòa, Cù Mi, Thánh Linh. 20 năm trước đây, đúng vào thời điểm Thầy Girard Xavier nhận chức phó tế, cha Vincent đến làm việc tại Giáo Xứ và là tuyên úy các cộng đoàn Marne-la-Vallée và Sarcelles, linh giám nhiều tiểu đội Legio Mariae, dạy Pháp văn và quản lý Giáo Xứ cho đến ngày hưu dưỡng (2005).

Thánh lễ hôm nay còn là Lễ Tạ Ơn của ba Thầy Phó tế vĩnh viễn, biểu tượng của ba sứ mạng rao giảng Lời Chúa, Phụng vụ và Bác ái. Thầy Girard Xavier là vị phó tế vĩnh viễn người Việt đầu tiên vùng Paris. Ngài được Đức Giám Mục Rousset truyền chức năm 1988, cụ thể hóa định hướng phát triển phó tế của Giáo phận Pontoise. 10 năm sau, Thầy Inhaxiô Nguyễn Văn Thạch và Phêrô Phạm Bá Nha được Đức Hồng Y Jean-Marie Lustiger truyền chức phó tế. Thầy Inhaxiô từng là giáo sư Đại Học Khoa Học Huế và Khoa trưởng Đại học Khoa học Cần Thơ. Thầy Thạch hiện tham gia các hoạt động tu đức tại Giáo Xứ, chuyên trách về giáo lý giới trưởng thành và phụ trách Trường Huấn luyện của Phong trào Cursillo. Thầy Phạm Bá Nha là giáo sư văn chương tại Saigon trong nhiều năm, hiện là chủ bút báo Giáo Xứ.

Thật là một sự trùng hợp có ý nghĩa vì Thánh lễ hôm nay được cử hành giữa Tháng Hoa để mừng lễ Kim Khánh của vị Linh giám Đạo binh Đức Mẹ. Trong Tháng Hoa, cộng đoàn bày tỏ lòng biết ơn hiền nội của Thầy Phó tế Xavier là Bà Brigitte Girard, hiền nội của Thầy Ignaxiô là Bà Nguyễn Thị Bích và hiền nội của Thầy Phêrô là Bà Phạm Thị Thu đã đồng hành với các ngài trong cuộc hành trình phục vụ Giáo Hội.

Ngày nay, mục vụ Giáo Xứ phát triển tốt đẹp là nhờ công lao của toàn ban giám đốc, đặc biệt là Cha Vincent Nguyễn Văn Cẩn, Thầy Girard Xavier, Thầy Inhaxiô Nguyễn Văn Thạch và Thầy Phêrô Phạm Bá Nha. Chính trong ý nghĩa này mà Đức Ông Giám Đốc vừa ban tặng áo lễ và stola có thêu huy hiệu của Giáo Xứ. Đức Ông còn thay quý Cha và nữ tu trong ban Giám đốc tặng cho các ngài lời chúc: AD MUL TOS ANNOS: CHÚC TỨ VỊ TRƯỜNG THỌ.

Thay mặt toàn thể Cộng đoàn, Hội đồng Mục vụ dâng lên Thiên Chúa tâm tình cảm tạ, đồng thời kính dâng Cha Vincent và quý Thầy Xavier, Inhaxiô và Phêrô bài thơ chữ Hán sau đây để bầy tỏ lòng biết ơn các Ngài về những đóng góp quý giá cho Cộng đoàn. Đây còn là một bản tụng ca ‘‘ăn quả nhớ kẻ trồng cây ’’ theo truyền thống văn hóa nước nhà.


Ðể bày tỏ lòng tạ ơn một cách cụ thể, giáo xứ đã kính biếu cha Nguyễn Văn Cẩn một áo lễ trọng mầu vàng có thêu phù hiệu giáo xứ. Ðức Ông đã đích thân thay áo lễ mới cho cha Cẩn. Giáo xứ cũng kính biếu ba thầy sáu vĩnh viễn, mỗi thầy một dải khăn Stola mới, mầu vàng lễ trọng có thêu phù hiệu giáo xứ. Cha Sách đã thay khăn cho thầy Xavier, cha Dũng cho thầy Thạch và cha Ðiển cho thầy Nha.

Nỗi vui mừng to lớn của cộng đoàn đã được thể hiện qua tràng pháo tay to và dài.

2. Chứng từ về « Ơn gọi phó tế vĩnh viễn »

Sau Phúc Âm, cha Vincentê Nguyễn Văn Cẩn đã chia sẻ lời Chúa. Tiếp theo, Ðức Ông Giám Ðốc MAI ÐỨC VINH đã mời ba thầy sáu vĩnh viễn, mỗi thầy chia sẻ về « Ơn gọi phó tế vĩnh viễn » của mình.

Chia sẻ của Thầy GIRARD Xavier:

Phó tế Girard
Chia sẻ về ơn gọi của mình, Thầy GIRARD Xavier cho rằng « bình thường vậy thôi, ơn gọi của tôi đã đến một cách bình thường ». Vào năm 1976, từ Việt Nam về Pháp, tôi đưa gia đình một vợ năm con về ở Sarcelles. Người việt nam chúng ta lúc đó có nhiều vấn đề: không biết tiếng pháp và không hiểu văn hóa pháp, thành ra không biết cách giao tiếp và cư xử với người pháp. Người công giáo chúng ta thiếu linh mục việt nam. Thấy những điều đó, cha sở Sarcelles đến trao đổi với tôi về những chuyện áy và hỏi tôi « Anh có muốn làm phó tế vĩnh viễn để đặc biệt lo giúp người việt nam không » ?

Phó tế vĩnh viễn là người đã lãnh nhận bí tích hôn phối, nghĩa là đã có gia đình, và sẽ lãnh nhận bí tích truyền chức thánh. Muốn lãnh nhận chức thánh phó tế vĩnh viễn, thỉnh viên phải có sự đồng ý của gia đình, sự chấp thuận của vợ con. Tôi đã được vợ và năm con tôi đồng ý và khuyến khích tôi lãnh nhận chức thánh. Thế là tôi đi học và được lãnh nhận chức phó tế vĩnh viễn, để làm việc giúp người việt nam công giáo trong xứ đạo Sarcelles của tôi. Chuyện rất đơn giản, rất bình thường. Gia đình tôi đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công việc này.

Thầy Ignaxio NGUYỄN VĂN THẠCH ghi nhận và chia sẻ hai điều liên quan đến ơn gọi phó tế vĩnh viễn của mình. Thầy nói:

« Điều thứ nhất, là trong qúa khứ, con ở đạo Phật. Mà Phật thì tại tâm. Cho nên, khi trở lại, con không mấy quan tâm về Giáo Hội Chúa. Cho đến mãi một hôm, con nghe được lời: « Đây là Mình Thầy ». Từ đó, Lời này vang vọng trong con như lời mời gọi: « hãy phục vụ Giáo Hội Thầy, phục vụ Mình Thầy ». Giáo Hội Thầy, Mình Thầy, Mình đầy thương tích, Mình bị xâu xé nhưng lại ngời sáng vinh quang, tràn đầy bình an và ơn cứu độ.

Phó tế Thạch
Rồi trong hành trình ptvv, những lúc mà công việc làm con chùng bước, lời « Ðây là mình Thầy » lại vang lên như một tiếng gọi êm dịu và thân thiết hơn. Trở lại công việc phó tế trong cộng đoàn, với những khuôn mặt của những người lớn tuổi, trung kiên trong đức tin hằng chục năm trời, thực hiện bác ái, đi thăm đi viếng, đi đón đi đưa, và hằng tuần trở lại giáo xứ, tham dự thánh lễ, tiếng nói « Này là Mình Thầy » lại được lặp lại, như nhắc nhớ con phải cố gắng nữa, cố gắng hết sức để tiếng gọi « Ðây là Mình Thầy » được đáp lại.

Điều thứ hai, là được đứng hay qùy sau vị Linh Mục Chủ Tế, con cảm nhận được là trong Thánh Lễ, nơi bất kỳ vị Linh Mục nào, cũng có một vị Thầy Cả Thượng Phẩm đang hy tế chính Người lên Thiên Chúa Cha. Trong lúc phân phát mình Chúa cho các anh em vào lúc rước lễ, con rất cảm kích, đôi khi xụt xùi chảy nước mắt, vì nhận thấy luôn có Chúa Giêsu trong các linh mục và luôn có linh mục hướng về Chúa Giêsu.

Ôn nhớ lại hành trình phó tế của con, con không biết phải nói sao để diễn tả niềm vui và lòng biết ơn vô vàn trước lời mời của giáo hội, trước tiếng gọi của Chúa. Con chỉ biết ký thác xác hồn con cho Ðức Mẹ. Trong kinh nguyện, con cầu xin Ðức Mẹ là đấng không hề mắc tội tông truyền, đấng trọn đời trinh trong, đấng làm Mẹ Thiên Chúa. Xin mẹ làm cho con biết đáp lại tiếng mời của Giáo Hội, tiếng gọi không hề đổi thay của Chúa: « Ðây là Mình Thầy ».

Thầy Phêrô Phạm Bá Nha chia sẻ « Ơn gọi phó tế vĩnh viễn » với ba yếu tố, liên quan và không tách rời.

Thứ nhất là yếu tố cá nhân. Chúa gọi tôi rõ nét từ trong tù vào các năm từ 1975 đến 1983. Hai lần tôi xuýt chết. Một lần vào năm thứ ba trong tù, người sưng phù lên, tôi chờ chết. Chúa đã cứu sống tôi, sai khiến để tôi được thuyên chuyển xuống lo việc nhà bếp. Lần khác khi tôi đi lấy thực phẩm cho trại, đi qua thác lũ, tôi trượt chân, té xuống, bị nước cuốn đi. May thay có người nhào xuống vớt lên kịp. Sự kiện khác cho biết tiếng Chúa gọi tôi. Bố tôi qua đời năm 1976. Thế mà hơn một năm sau tôi mới được biết tin. Tôi cầu nguyện đêm ngày với ông. Ông hiện về và nói « Con sẽ được về ngày 20.12. Và đúng ngày 20 tháng 12 ta, tôi đã được tha tù. Về đến Sài Gòn ngày 23 tết, tôi cảm tạ Chúa và hứa sẽ làm gì cho Giáo Hội. Năm 1983 gia đình tôi được sang Pháp, định cư tại Aubervilliers, vợ chồng tôi đều kiếm được việc làm. Chúng tôi có dịp lui tới Giáo xứ Việt Nam.

Phó tế Nha
Thứ hai là yếu tố cộng đoàn. Năm 1988, cha Giám Ðốc Mai Ðức Vinh ngỏ ý mời tôi theo học khóa làm phó tế vĩnh viễn. Tôi xin phép được suy nghĩ và cầu nguyện. Sáu năm sau, năm 1995, tôi trả lời cha và được gởi đi học. Ba năm sau, ngày 28.03.1998, tôi đã được thụ phong phó tế vĩnh viễn cùng với 9 vị khác, trong đó có thầy Nguyễn Văn Thạch. Xin cám ơn cha Mai Ðức Vinh đã mời gọi, đã đứng ra bảo đảm sự xứng đáng và tư cách tốt của tôi. Xin cám ơn cộng đoàn giáo xứ đã hậu thuẫn tôi.

Thứ ba là yếu tố gia đình, gia đình gồm vợ con và cả các cháu. Muốn làm phó tế, phải có sự ưng thuận của vợ và sự ưng thuận này phải được rõ rệt bầy tỏ bằng việc ký nhận vào đơn xin học phó tế. Chúng tôi đã nói chuyện và thông cảm nhau. Vợ tôi nói: « Anh đi học, kinh tế gia đình em lo ». Con trưởng thành cũng được hỏi ý kiến. Nếu con còn nhỏ thì phải bảo đảm giáo dục. Con tôi đã ký vào đơn và viết rằng: « Bố đã chọn đúng đường ». Thế là hai vợ chồng chúng tôi cùng đi học. Và vợ phải bày tỏ rõ rệt sự đồng ý của mình để chồng được lãnh nhận chức phó tế thì chủ phong mới truyền chức. Từ ngày tôi làm phó tế vĩnh viễn, vợ tôi là cố vấn của tôi và cùng đồng hành với tôi trong công việc mục vụ. Vợ tôi đã luôn góp ý, đọc lại và sửa chữa những bài giảng, bài báo, bài thuyết trình,… của tôi. Hàng tháng, tôi và vợ tôi đi họp với c&c phó tế vĩnh viễn ở Paris. Thành quả nếu có là của vợ. Mỗi khi đến Giáo Xứ, tôi luôn nhớ câu gia đình dặn: « Là người của quần chúng, phải ăn nói đúng, đừng làm sai tinh thần phúc âm ».

Xin cảm tạ Chúa đã chọn chúng con, xin cho chúng con trung thành với ơn gọi của Chúa. Xin cám ơn cộng đoàn, cám ơn Ban Giám Ðốc, cám ơn những người bạn tốt. Chúng con xin hứa chu toàn trách nhiệm. Cám ơn vợ hiền, cám ơn vợ chồng Cường, gia đình cháu Ðoan cùng đồng hành trong công tác mục vụ.

3. Lời nguyện giáo dân cho bốn vị

Sau phần chi sẻ Lời Chúa của chủ tế và lời chia sẻ ơn gọi của ba thầy phó tế, cậng đoàn giáo xứ đã dâng lên Chúa những lời cầu nguyện giáo dân: một lời cầu chung cho cuộc sồng tín hữu giáo dân, ba lời đặc biệt cầu nguyện cho bốn vị ân nhân mà giáo xứ ghi ơn và chúc mừng hôm nay..

Lậy Chúa Thánh Thần là Ðấng « Chúa Giêsu đã hứa ban cho các Tông Ðồ và các môn đệ mọi triều đại, và là Ðấng luôn hiện diện cùng với Chúa Giêsu Kitô trong tâm hồn và cuộc sống tín hữu chúng con. Xin Chúa Thánh Thần hãy hành động nơi chúng con, và qua mỗi người chúng con, để hằng ngày có nhiều người trở nên môn đệ của Chúa Kitô Phục Sinh, hầu loan truyền tin mừng của Chúa đến tận cùng bờ cõi trái đất.

Hôm nay, chúng con mừng kỷ niệm Kim Khánh Linh Mục của cha Vinh Sơn Cẩn. Qua cả một cuộc đời tận hiến phục vụ cho các cộng đoàn dân Chúa, Xin Chúa thương ban cho Ngài được vui, được khỏe, trường thọ an hưởng tuổi già, và đôi ba lúc có thể được, tiếp tục lui tới giúp giáo xứ chúng con.

Mừng kỷ niệm 20 năm thàèy phó tế Xavier, 10 năm hai thầy phó tế Ignaxiô và Phêrô, cũng là dịp cho chúng con biết rằng: sau khi đã hoàn tất gần hết bổn phận làm chồng, làm cha, làm ông, cả ba thầy đã tận hiến cuộc đời còn lại để trở nên giáo sĩ, hầu phục vụ cộng đoàn dân Chúa tích cực hơn. Kinh xin Chúa Thanh Linh Ngôi Ba Thiên Chúa ban cho các ngài một tinh thần luôn sáng suốt, sức khỏa dẻo dai để làm tròn nhiệm vụ thứ hai, góp sức với hàng giáo sĩ và cộng đoàn dân Chúa nhằm vào mục đích chung xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô.

Chúng con thường nghe nói: « Sự thành công của người chồng thường nhờ sự trợ giúp của người vợ ». Dịp này, chúng con cũng nhớ cầu nguyện cho hiền thê của thầy Xavier mau về nơi vinh phúc, cho hiền thê của thầy Phêrô và của thầy Ignaxiô luôn được vui khỏa, bình an.

Kính xin Chúa Thánh Thần ban cho hết mọi người tín hữu chúng con luoi-n được đầy dẫy bảy ơn ngày chịu phép Thêm Sức, để hiệp nhất với nhau trong tình yêu và can đảm tuyên xưng đức tin qua cuộc sống hằng ngày, trong mọi môi trường sống của mỗi người chúng con.

4. Tiệc vui huynh đệ

Kết lễ với lời ca « Gieo bước »: « Ngày hạnh phúc Chúa ơi, Cuộc giao duyên dất trời, đưa con vào tình sử, để hiến thân cho đời,… », tất cả các thân quyến của cha Cẩn, thầy Xavier, thầy Thạch và thầy Nha đều được mời chụp hình chung lưu niệm với 4 vị. Tất cả cộng đoàn được mời tham dự TIỆC VUI HUYNH ÐỆ trên sân thượng của giáo xứ.

Mọi người vui vẻ, hạnh phúc lộ ra trên nét mặt, nhất là Ðức Ông và các vị trong Ban Giám Ðốc.

Tiếng ca « Ðường lên cung thánh Chúa huyền linh,… », vẫn còn vang vọng đâu đây, rung cảm nhiều tâm hồn tu sĩ và giáo sĩ.
 
Đạo Binh Đức Mẹ Giáo Phận Hải Phòng thêm bốn Curia mới
Khổng Trung Sơn
23:15 12/05/2008
HÀI PHÒNG - Cách đây hơn một năm, sau ngày thành lập, Commitium Giáo Phận Hải Phòng mới có 5 Curia đó là: Hải Phòng, Thanh Miện, Kẻ Sặt, Thái Bình, Võng Phan nhưng cho đến nay đã thêm được 4 Curia nữa đó là Curia Thuỷ Nguyên, Trà Cổ, Nam Am và An Dương nâng lên thành 9 Curia, sự phát triển này là do ơn Chúa Thánh Thần tác động, sự bầu cử Nữ tướng Maria. Ngoài ra có sự động viên và quan tâm khích lệ của Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên giám mục giáo phận Hải Phòng, sự hướng dẫn của quý cha linh giám, nhất là Cha linh giám Comitium Hải Phòng GioanBaotixita Vũ Văn Kiện đã đồng hành với anh chị em trong Commitium cũng như các Praedia trong giáo Phận và có sự cộng tác, giúp đỡ của Senatus Việt Nam, Comitium Biên Hoà.

Trong những ngày vừa qua cha linh Giám Comitium đã cùng với quý cha và quý anh chị em đại diện cho Senatus Việt Nam, Comitium Biên Hoà đã tới những Curia mới để thường huấn và cử hành lễ Acies cho các Curia. Anh chị em đã hành trình đến tận địa đầu của Tổ Quốc, thành lập Curia Trà Cổ- Móng Cái với hơn một trăm hội viên vừa hoạt động vừa tán trợ. Cha linh giám Giuse Bùi Quang Cường, cũng thấy được sự hoạt động rất tích cực của quý anh chị em trong Curia Trà Cổ.

Tiếp đến là Curia Nam Am với một Curia còn non trẻ nhưng số thành viên cũng tới gần một trăm hội viên. Tại curia Nam Am anh chị em Legio mới thành lập rất nhiệt thành trong những công việc mục vụ của Giáo xứ. Cha linh giám Curia Antôn Nguyễn Văn Thục là Cha linh giám tiên khởi của Legio Hải Phòng rất để ý và quan tâm đến việc phát triển của Legio.

Tiếp đến là Curia Thuỷ Nguyên, với một nòng cốt khá mạnh của Comitium Hải Phòng, Các thành viên được cha linh giám Curia Giuse Nguyễn Văn Phong hướng dẫn anh chị em đã lên đường truyền giáo rất hiệu quả, có nhiều người đã trở về với Chúa.

Và cuối cùng là Curia An Dương với khoảng 50 thành viên, đây là khu vực ven thành phố Hải Phòng, nhưng được sự cổ võ và giúp đỡ của Cha linh giám Curia An Dương Phaolô Vũ Đình Viết, các thành viên đã hăng say cộng tác Cha xứ trong việc cầu nguyện cũng như truyền giáo trong Giáo xứ.

Comitium Giáo phận Hải Phòng còn nhiều hạn chế, nhất là việc đào tạo nhân sự và thường huấn cho các thành viên vẫn còn yếu, nhiều người vẫn chưa hiểu thủ bản và đường lối của Legio. Tuy nhiên việc truyền giáo trong cánh đồng truyền giáo của giáo phận thì thật bao la và rộng lớn. Thao thức của Đức Giám mục Giáo phận là sai anh chị em Legio sẽ đến với những vùng đất có rất ít người Công Giáo, sau 40 -50 năm không có linh mục, những nơi còn hoang sơ chưa có người công Giáo và công việc truyền giáo đang còn phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn đối với các anh chị em trong Comitium Giáo phận Hải Phòng, nhưng đáp lại với ơn Chúa Thánh Linh phù giúp, sự bầu cử của Mẹ Maria và sự nhiệt thành hăng say truyền giáo của anh chị em Legio trong Giáo Phận Hải Phòng.

Xin Chúa cho mỗi thành viên trong Legio của giáo Phận Hải Phòng ngày một thấm nhuần tinh thần của Legio luôn cầu nguyện và hoạt động trong công việc truyền giáo của Giáo Phận.
 
Giáo Họ Đô Hai mừng Lễ Quan Thầy Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Nguyễn Tuấn Long
23:18 12/05/2008
HÀ NỘI - Cứ Hàng Năm Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là Bà Con Giáo Họ Đô Hai ở khắp mọi nơi đều hướng về Quê Hương để hiệp lời Cầu Nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần soi sáng. Hiện nay trong Sài Gòn có khoảng hơn 300 người Đô Hai đang làm việc và sinh sống. Họ đã thành lập thành một Làng trong đó, bởi đây là Làng Nghề Truyền Thống ( Nghề Sừng Mỹ Nghệ) những năm trước đây thì bà con thường trở về quê hương trong ngày lễ Chúa Thánh Thần, nhưng năm nay bà con trở về ít hơn bởi trong Sài Gòn đã quy tụ lại và tổ chức mừng lễ Quan Thầy ngay trong đó. Để biết rõ hơn về Họ đạo Nhận Chúa Thánh Thần làm Quan Thầy,xin giới thiệu đôi nét về:

Có được đền thờ Chúa Thánh Thần Như ngày hôm nay giáo họ Đô Hai mất thời gian khá dài 8 năm, nhưng 3 năm đầu chủ yếu là giải phóng mặt bằng và củng cố tinh thần cho việc xây dựng Ngôi Thánh đường sau này. Nhờ ơn Chúa, ngôi đền thờ Đức Chúa Thánh Thần cao đẹp ngày nay được xây dựng trên một khuôn viên rộng 4517 m2 mà trước đó chỉ là 993 m2.

Thôn Đô Hai nói chung và Giáo họ Đô Hai chúng con nói riêng, được lập thành do nhiều dòng họ từ các nơi về đây lập nghiệp từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 17. Như vậy, dòng họ về Đô Hai sớm nhất đã được 12 đời và dòng họ về sau cũng đã được 8 đời. Nhờ di chúc truyền khẩu nhiều dòng họ vẫn biết được quê gốc của mình. Bà con về đây 90% là người theo đạo Thiên Chúa, số còn lại theo Phật giáo, Họ đạo nhận Đức Chúa Thánh Thần làm quan thầy từ những ngày đầu tiên đến khai phá mảnh đất này.

Năm 1904, năm Thành Thái thứ 3 Cố Thi về cắm hướng xây dựng ngôi Nhà Thờ cho Giáo Họ Nhà thờ kiến trúc kiểu nam, có sáu hàng cột, hai bên có liệp bản, hoành rui, cột đều làm bằng gỗ lim, với hai mái ngói nam. Tháp cao, phần trên thu nhọn có hình cầu tròn trên đỉnh tháp. Diện tích xây dựng là 180 m2 nằm trên một khuôn viên rộng 993 m2, có ao phía đông. Khuôn viên Nhà thờ không được đẹp vì nhiều chỗ thu nhỏ bóp méo do đất của nhà dân đan xen liền kề. Số giáo dân lúc này chỉ 200 nhân danh.

Đến năm 1940 số giáo dân đã lên đến 400 nhân danh, Cha Tịnh cùng các cụ trong Giáo Họ đã có hướng chuyển nhà thờ về phía đông nam. Mặt bằng rộng, thoáng mát, lại nằm cạnh đường quốc lộ 64 thuận tiện cho giao thông đi lại. Cha Tịnh đã cho mua nhiều vật liệu như vôi, lim cột 12 cây, lim phiến 5 phiến. Vì chiến tranh thế giới bùng nổ nhất là năm 1945 trong nước cũng xẩy ra chiến tranh, thế là việc chuyển địa điểm và xây dựng lại nhà thờ không thể thực hiện được.

Đến năm 1991 nhà thờ cũ đã xuống cấp nghiêm trọng, số giáo dân lên đến trên 1000 người, không kể bà con đi xa làm ăn. Vì thế, cụ trùm Hiếm và bà con muốn mở rộng hai cánh gà của nhà thờ. Bản thiết kế đã được cụ Ba và ông Kiệm vẽ. Nhưng sau khi bàn bạc và trình bày với Cha xứ Giuse Trần Ngọc Cương ( nay là Cha xứ Hàng Bột), ngài cho rằng làm như vậy là chắp vá và không có tình lâu dài. Cần mở rộng mặt bằng khi có kinh tế sẽ tiến hành làm mới. Lúc này Giáo dân rất nghèo, quỹ nhà thờ chỉ có 70.000 đồng và một tấn thóc.

Để có tiền xây dựng, ngoài việc huy động và con ở quê nhà, cha xứ Giuse còn cho phép Giáo Họ thành lập hội đồng hương ở các nơi để quyên góp. Sau ba tháng Giáo Họ đã lập được hội đồng hương ở Nha Trang, Sài Gòn, Buôn Ma Thuật, ở Rạch Giá…và ở Nước Ngoài Giáo Họ lập Hội đồng hương hoạt động rất tốt, mọi người động viên khích lệ lẫn nhau quyên góp. Nhờ có tài chính, Giáo Họ lấy thêm được đất đai. Cùng với việc mở rộng mặt bằng, chúng con xây được móng, hai bên nhà thờ, xây được hai gian cung thánh, nhưng vì điều kiện kinh tế lúc đó còn thiêu thốn nên sau một thời gian đã lún nứt.

Đến năm 2002 Cha Phanxicô Vũ Đức Văn về quản xứ, Cha Phanxicô đã tiếp sức qua việc động viên khích lệ Giáo Họ rỡ bỏ phần móng cũ và xây lại nhà thờ mới cao to, rộng đẹp như hiện nay. Đây là một quyết định rất táo bạo vì lúc này nhà thờ chỉ có gần 100 triệu đồng. Nhưng chúng Giáo Họ luôn tin vào tình yêu Thiên Chúa qua sự dẫn dắt của Cha và quyết tâm đi vào xây dựng. Cha xứ Phanxicô trực tiếp chỉ đạo: từ việc mua vật tư, đến xây dựng và cả việc huy động tài chính. Đến 30/12/2006, tròn 4 năm ngôi thánh đường về cơ bản đã hoàn thành.

Ngày 27/02/2007 Cha Phêrô Bùi Ngọc Tuấn về thay thế cho Cha xứ Phanxicô. Công trình được chuyển sớm sang giai đoạn 3, trong giai đoạn này, Cha đã giúp chúng con hoàn thiện nốt phần còn lại của công trình. Tất cả vẽ lên một bức tranh xứng đáng tô điểm cho một ngôi thánh đường đã đẹp lại đẹp hơn.

Thật là một hồng ân Giáo Họ Đô Hai không bao giờ dám nghĩ đến. Nguyện Xin Chúa Thánh Thần tuôn đổ muôn vàn Hồng Ân xuống trên toàn thể Giáo Họ chúng con và ban cho mọi người luôn hiệp nhất trong tình yêu Chúa.
 
Thông Báo
Chúc mừng Ngân Khánh Linh Mục Giuse Nguyễn Tất Thắng, Dòng Đa Minh
VietCatholic
12:59 12/05/2008

CHÚC MỪNG NGÂN KHÁNH


Được tin mừng

Cha Giuse Nguyễn Tất Thắng, OP


sẽ mừng kỉ niệm Ngân Khánh 25 năm linh mục tại Vatican vào ngày 14.5.2008
Xin hợp cùng đại Gia đình của Cha và Liên Tu sĩ Roma
kính chúc Cha «Multos Annos» trong hồng ân của Chúa
một đời sống hạnh phúc trong phục vụ
và thành công trong sứ mạng tông đồ.


Cha Giuse Nguyễn Tất Thắng thuộc Dòng Đaminh.
Ngài sinh ngày 11.12.1955 tại Sài Gòn.
Được thụ phong Linh mục ngày 14.5.1983 tại New Orleans, U.S.A.
Hiện nay Cha Thắng là Chuyên viên Giáo Luật của Bộ Tu Sĩ
(Đời Sống Thánh Hiến và Tông đồ) tại Vatican,
Giáo Sư Phân Khoa Giáo Luật của
Đại Học Giáo Hoàng Thánh Thomas Aquinas (Angelicum)
và Phó Chủ Tịch Hội Linh Mục Tu Sĩ tại Roma.

LM Gioan Trần Công Nghị
và Toàn Ban VietCatholic
 
Văn Hóa
Dân Việt ơi! Tổ quốc để lên trên
Lê Dân Việt
00:23 12/05/2008
Dân Việt ơi! Tổ quốc để lên trên

Yêu đất nước, sao cho tròn ý nghĩa
Dân Việt ơi! Tổ quốc để lên trên
Giang sơn Nam, gầy dựng bởi tổ tiên
Đã xây dựng, bồi đắp từng tấc đất

Tình dân tộc, là tình cao thượng nhất
Giống Tiên Rồng, xuất phát từ chiếc nôi
Nơi sinh ra, cắt rốn tự bao đời
Nay cộng sản, làm dân lây lất cả

Chúng dâng, bán, đất biển thôi quá xá
Ải Nam Quan, Bản Dốc dâng cho Tàu
Mất đảo Hoàng, Trường Sa, nay còn đâu?
Cũng bởi cộng, là lũ vượn đười ươi

Trấn áp dân, làm dân oan sợ hãi
Cướp của dân, mà chúng còn lải nhải
Ôi nhục nhã, cả đất nước căm hờn
Các Phật Tử, đã đau đớn từng cơn

Bị bức tử, mà nghẹn trào uất máu
Đạo quốc doanh, cộng tìm nơi ẩn náu
Các tôn giáo, cùng quê hương nung nấu
Hãy đứng lên, cứu nước phải ưu tiên

Chứ không phải, nước mất cứ lặng yên
Còn mở miệng bênh vực, lời khinh suất
Nước nhà mất, mà không hề phẫn uất?
Là dân Việt, ai mà không tức giận!

Mà lương tâm, không hổ thẹn hay sao?
Đấu tranh cho nước, còn tính thiệt hơn!
Nước mất, nhà tan, thờ ơ trách nhiệm!
Dân oan khổ! Danh vọng ta tìm kiếm?

Cứ để dân, cho đau khổ tái tê
Toàn dân đâu? Ta đứng lên cùng thề
Lấy lại đất, và trị quân bán nước
Nối chí hùng, của cha anh ngày trước

Để tổ quốc, mãi mãi sẽ về ta
Toàn dân Việt, sẽ sung sướng chan hòa
Xây tổ quốc, gầy dựng lại nòi giống
Không thể ngồi, nhìn nước mất, nhà tan

Để dư luận, người đời sẽ chê cười
Thứ a dua, theo lũ vượn đười ươi
Phải đứng lên, ta thề sống chết thôi
Cứu sơn hà, xây dựng cờ đại nghĩa

Phất cao lên, cho con cháu hậu duệ
Cùng toàn dân, chung sức đứng lên nào
Tổ quốc ta, phải sạch bóng cờ sao
Thì nước Việt, mới thanh bình, hạnh phúc

Trống đánh lên, ta cùng nhau thúc giục
Trống Mê Linh, nổi dậy khắp nước Nam
Dân xuống đường, trị lũ giặc gian tham.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Trắng
Diệp Hải Dung
12:37 12/05/2008

HOA TRẮNG



Ảnh của Diệp Hải Dung – Australia.

Mười năm trước, em còn đi học

Áo tím điểm tô đời nữ sinh

Hoa trắng cài duyên trên áo tím

Em là cô gái tuổi băng trinh.

(Trích thơ của Kiên Giang)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền