Ngày 10-05-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:47 10/05/2014
ÁI TÌNH CỦA PHONG TÍN TỬ (1)
N2T

Phong Tín Tử nhìn thấy cái bóng xa xa của con bươm bướm, tình cảm liên miên, bèn nói:
- “Các anh coi, con bướm vừa đẹp lại vừa dịu hiền, hơn nữa phong cách lại thanh thoát. Không như con ong mật chỉ biết kêu vù vù, mà lại còn mang thêm một cái kim châm đi đâu đốt người, thật là đáng ghét chết đi được”.
Hoa sen trêu chọc:
- “Ấy là vì anh thích con bướm, người mà anh thích thì tất cả mọi khuyết điểm của họ đều trở thành ưu điểm. Người mà anh không thích thì ngay cả ưu điểm của họ dù cho [anh] nhìn thì cũng không thấy”.
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Khi yêu thì trái ấu cũng tròn, khi ghét thì trái bồ hòn cũng méo”- Trái ấu thì ai cũng biết nó “méo” đến thậm tệ, nhưng thật ra nó không phải méo, mà là hình thù chẳng ra cái gì cả; còn trái bồ hòn “tròn” đến mức độ nào thì ai mà chẳng biết, khỏi nói.
Nhưng cái đáng nói ở đây chính là yêu và ghét đều có thể làm cho cái tròn biến thành cái méo, và từ méo biến thành tròn, đúng là vĩ đại.
Chỉ có tình yêu của Đức Chúa Giê-su mới có đủ sức làm cho méo ra tròn, và chỉ có sự ganh ghét của ma quỷ mới làm cho tròn thành méo mà thôi; chỉ có tình yêu của Đức Chúa Giê-su mới mãi mãi bền vững, và chỉ có tình yêu của con người thì mới thay trắng đổi đen mà thôi...
Ôi ! Yêu và ghét đều là do cái tâm mà ra cả.

(1) Tên của một loài hoa.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:51 10/05/2014
N2T

1. Nơi nào đầy dẫy sự mất mát, thì tôi phải gieo xuống hạt giống cậy trông.

(Thánh Francis of Assisi)
-----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói: Hãy dõi theo đường lối Chúa, tránh xa những cám dỗ phù hoa
Đặng Tự Do
07:55 10/05/2014
Trong thánh lễ sáng thứ Hai 5 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ các tín hữu theo đuổi đường lối Chúa, tránh xa những điều phù phiếm. Ngài giải thích rằng Kitô hữu phải luôn luôn tránh xa phù hoa, quyền lực và tham lam. Như thế, họ sẽ tránh được việc lợi dụng mối quan hệ của họ với Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha nói:

"Đôi khi chúng ta làm một vài việc để làm mình nổi bật, để dưỡng nuôi những ước vọng phù phiếm của chúng ta. Nhưng điều đó là nguy hiểm. Nó ngay lập tức xô đẩy chúng ta rơi vào niềm tự hào, thói kiêu ngạo, và cuối cùng tất cả dừng lại ở đó. Chúng ta phải tự hỏi mình. Làm sao tôi có thể theo Chúa Giêsu? Tôi làm những việc lành phúc đức một cách kín đáo, hay tôi chỉ muốn được nổi bật giữa đám đông?”

Đức Giáo Hoàng cũng nói về ‘chủ nghĩa lợi thế nghề nghiệp’ theo đó người ta sử dụng Giáo Hội như một phương tiện để cải thiện sự nghiệp của họ. Ngài cầu nguyện để tất cả các Kitô hữu có thể làm mọi việc theo ý ngay lành.

"Một số người theo Chúa Giêsu để tìm kiếm quyền lực. Có lẽ họ không ý thức đầy đủ như thế. Một ví dụ rõ ràng của việc này được tìm thấy nơi hai tông đồ Gioan và Giacôbê, là hai người con trai của ông Zebêđê là những người xin Chúa Giêsu cho ngồi ở những chỗ danh dự, một bên phải và một bên trái Ngài trong Nước Ngài. Và trong Giáo Hội có những người leo trèo, những người được thúc đẩy bởi tham vọng. Có rất nhiều người như thế. Nếu anh chị em thích leo trèo cứ đến với núi non mà trèo, sẽ khỏe mạnh ra! Đừng đến với Giáo Hội để leo trèo! Chúa Giêsu đã mắng những người có thái độ đầy tham vọng này trong Giáo Hội " .

"Có những người theo Chúa Giêsu vì tiền, cố gắng tận dụng lợi thế kinh tế của các giáo xứ, giáo phận, của cộng đồng Kitô hữu của họ, của bệnh viện, hoặc các trường đại học ... Chúng ta hãy nghĩ đến cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi đã bị lũng đoạn bởi ý định này: những Simon, Ananias và Sapphira ... Đây là một sự cám dỗ xuất phát ngay từ buổi đầu. Từ lúc đó chúng ta đã nghe nói về rất nhiều người Công Giáo tốt, người Kitô hữu tốt, thân hữu và các nhà hảo tâm của Giáo Hội – nhưng sau đó lộ ra - những người này hành động chỉ vì lợi nhuận cá nhân Họ làm như mình mình là ân nhân của Giáo Hội nhưng thực ra chỉ để làm tiền"
 
Kitô hữu phải là những nhân chứng sống động cho đức tin của họ
Đặng Tự Do
08:30 10/05/2014
Trong thánh lễ sáng thứ Ba 6 tháng 5 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ các Kitô hữu phải luôn luôn là chứng nhân đức tin của họ, ngay cả khi điều đó liên quan đến một dấn thân trọn đời.

Đức Thánh Cha khích lệ các Kitô hữu suy tư về cuộc sống của mình, và nói thêm rằng Chúa Thánh Thần luôn luôn giúp đỡ ta trong lúc truân chuyên.

Ngài nói:

"Tử đạo là một từ ngữ xuất phát từ tiếng Hy Lạp, và trong ngôn ngữ này nó cũng có nghĩa là nhân chứng. Và như vậy chúng ta có thể nói rằng đối với một Kitô hữu con đường theo bước chân của Chúa Kitô, là con đường làm chứng cho Ngài, và nhiều lần, chứng tá này kết thúc nơi việc hy sinh tính mạng của mình. Một Kitô hữu không phải là một chứng nhân, là một nghịch lý. Chúng ta không phải là một ‘tôn giáo’ của những ý tưởng, của duy thần học, của những điều tốt đẹp, và những điều răn. Không, chúng ta là một dân tộc bước theo Chúa Giêsu Kitô và làm chứng cho Ngài ngay cả và đôi khi chứng tá của chúng ta dẫn đến việc chúng ta đành chịu mất mạng sống mình" .

"Chứng tá, dù là trong cuộc sống hàng ngày, trong gian truân, và ngay cả trong bách hại và cả cái chết, luôn luôn mang lại hoa trái. Giáo Hội sinh hoa kết quả và là một người mẹ khi Giáo Hội làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô. Nhưng khi Giáo Hội đóng kín vào chính mình khi Giáo Hội nghĩ về chính mình như, có thể nói là, 'một trường học về tôn giáo’, với rất nhiều ý tưởng tuyệt vời, với những ngôi đền thờ lộng lẫy, với nhiều viện bảo tàng hoành tráng, với nhiều điều tốt đẹp, nhưng không đưa ra chứng tá, thì Giáo Hội sẽ trở nên cằn cỗi vô sinh. Điều đó cũng đúng với các Kitô hữu. Những Kitô hữu nào không phải là những chứng nhân cho niềm tin của mình cũng chẳng sinh được hoa trái sự sống nào mà người ấy đã nhận được từ Chúa Giêsu Kitô"

"Hôm nay, chúng ta hãy suy tư về hai hình ảnh này – Trước hết là Thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi. Thứ hai là dân Chúa, là các Kitô hữu, những người phải lánh nạn, bỏ chạy tứ tán vì những cuộc bách hại bạo lực - để rồi chúng ta đặt câu hỏi: Tôi làm chứng cho Chúa như thế nào đây. Tôi có phải là một Kitô hữu làm chứng cho Chúa Giêsu hay chỉ đơn giản là một con số trong một giáo phái? Tôi có sinh hoa kết quả vì tôi làm chứng cho Chúa, hay tôi trở nên vô sinh vì không thể để cho Chúa Thánh Thần dẫn tôi về phía trước trong ơn gọi Kitô hữu của mình? " .
 
Nhóm sắc tộc Á Châu & Thái Bình Dương hành hương Thánh Đường Đức Mẹ tại Washington
Lm. F.X. Nguyễn Thanh Bình, SVD
09:48 10/05/2014
Nhóm các sắc tộc Á Châu và Thái Bình Dương tổ chức ngày Hành Hương Đức Mẹ lần thứ XII tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Washington D.C.

Hàng năm vào mỗi dịp đầu tháng năm các nhóm sắc tộc Á Châu và Thái Bình Dương tổ chức ngày hành hương Đức Mẹ tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Washington D.C. Năm nay là cuộc hành hương lần thứ XII và sẽ được tổ chức vào ngày 10 tháng 05 năm 2014. Ngày hành hương này được mở rộng cho mọi người đến tham dự.

Chương trình ngày hành hương được bắt đầu bằng giờ hòa giải lúc 12:00 chiều với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Lúc 1 giờ bắt đầu cuộc cung nghinh Đức Mẹ và mỗi sắc tộc mang y phục dân tộc và kiệu Đức Mẹ của từng nước. Sau phần cung nghinh Đức Mẹ là phần nghi thức đội Mũ Triều Thiên cho Đức Mẹ. Sau đó đại diện mỗi nước hướng dẫn đọc Kinh Mân Côi theo ngôn ngữ các nước. Phần đầu của kinh Kính Mừng được xướng lên bằng ngôn ngữ địa phương. Phần sau của kinh Kính Mừng mọi người đọc chung bằng tiếng Anh. Ngày hành hương được kết thúc bằng thánh lễ đa ngôn ngữ do Đức Giám Mục phụ tá của Tổng Giáo Phận Washington D.C, Giám Mục Martin D. Holley, chủ tế.

Các sắc tộc tham dự ngày hành hương bao gồm: Miến Điện, Bengali, Campuchia, Trung Quốc, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Lào, Lebanese, Montagnard, Pakistani, Sri Lankan, Thái Lan, và Việt Nam. Năm nay có hai nhóm mới tham gia lần đầu sẽ đến từ New Jersey và North Carolina.

Ngày hành hương được bảo trợ bởi Mạng Lưới Công Giáo Á Châu-Thái Bình Dương cùng với Văn Phòng Đa Văn Hóa thuộc Hồi Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Mạng Lưới Công Giáo Á Châu-Thái Bình Dương mang sứ vụ nâng đỡ các nhóm di dân của Á Châu và Thái Bình Dương trong lãnh vực sống đức tin trong khi Văn Phòng Đa Văn Hóa nêu ra những chương trình mục vụ giúp các linh mục và giáo dân nâng cao nhận thức về tình trạng đa văn hóa trong Giáo Hội. Đồng thời nêu cao sự hiện diện và tinh thần xây dựng cộng đồng đức tin của các sắc tộc Á Châu và Thái Bình Dương trong Giáo Hội Hoa Kỳ.

Ban Tổ Chức xin thay mặt các sắc tộc Á Châu và Thái Bình Dương thuộc vùng Washington D.C và các vùng lân cận trân trọng kính mời mọi người Công Giáo tham dự ngày hành hương này.

Lm. F.X. Nguyễn Thanh Bình, SVD
 
Tổng Giáo Phận Boston phản đối buổi lễ thờ phượng Satan tại Đại học Harvard
Đặng Tự Do
09:00 10/05/2014
Nơi tổ chức buổi thờ lạy Satan
Trước việc một nhóm sinh viên thuộc Đại học Harvard công bố kế hoạch tổ chức một "lễ đen" (black mass) để thờ phượng Satan, Tổng Giáo Phận Boston đã đưa một tuyên bố bày tỏ "nỗi buồn sâu sắc và phản đối mạnh mẽ" kế hoạch này.

Câu lạc bộ nghiên cứu văn hóa của Đại Học Harvard Mở Rộng sẽ tài trợ cho một "lễ đen" tại quán rượu Queen trong khuôn viên nhà trường vào ngày 12 tháng 5. Đáp lại, tổng giáo phận Boston sẽ tổ chức một buổi chầu Thánh Thể tại một nhà thờ gần đó vào cùng một thời điểm.

Nghi thức tôn thờ Satan sẽ được tổ chức bởi các thành viên của nhóm Satan Temple (Đền thờ Satan). Một thành viên trong ban tổ chức sự kiện này ban đầu cho biết là một bánh lễ đã được truyền phép, ăn cắp từ một nhà thờ Công Giáo, sẽ được dùng trong lễ đen này, nhưng trước sự chống đối quyết liệt của tổng giáo phận Boston, một đại diện khác của câu lạc bộ này nói rằng một chiếc bánh chưa được truyền phép sẽ được sử dụng.

Nhóm sinh viên này tuyên bố rằng: "Mục đích của chúng tôi không phải là để bôi nhọ bất cứ tôn giáo hay một niềm tin nào, vì điều đó đi ngược với mục đích giáo dục của chúng tôi, trái lại chúng tôi chỉ muốn tìm hiểu và trải nghiệm lịch sử của những thực hành văn hóa khác nhau".

Tổng giáo phận Boston mạnh mẽ phản bác rằng: "Hoạt động này tách con người khỏi Thiên Chúa và cộng đồng nhân loại, nó trái với lòng bác ái và điều thiện, và nó đặt những người tham gia vào nguy cơ gần gũi cách nguy hiểm với hoạt động phá hoại của ma quỷ"

Trong một phản ứng lạnh nhạt trước phản ứng của tổng giáo phận Boston, các quan chức của Đại học Harvard nói “lễ đen” này là một sự kiện văn hóa, so sánh nó với "một buổi trà đạo (Shinto) của Nhật, cuộc triển lãm các tác phẩm Shakespeare, và một buổi thiền của Phật giáo”. Nhà trường đã từ chối chịu trách nhiệm về sự phẫn nộ của các sinh viên Công Giáo và dân cư trong vùng. Trong thông cáo đưa ra tuần qua Đại Học Harvard Mở Rộng nói: “Nhà trường không ủng hộ quan điểm hay hoạt động của bất kỳ tổ chức sinh viên độc lập nào. Nhưng chúng tôi hỗ trợ quyền lợi của sinh viên và giảng viên của chúng tôi để trao đổi và tụ họp một cách tự do”.
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến 200 ngàn người thuộc giới học đường Italia
LM. Trần Đức Anh OP
10:39 10/05/2014
VATICAN. Chiều ngày 10-5-2014, ĐTC đã gặp gỡ 200 ngàn người gồm các vị lãnh đạo, giáo chức và các học sinh các trường tại Italia, đặc biệt là các trường Công Giáo.

Tham dự cuộc gặp gỡ này tại Quảng trường thánh Phêrô cũng có ĐHY Angelo Bagnasco, TGM Genova, Chủ tịch HĐGM Italia và bà bộ trưởng giáo dục Stefania Giannini, cùng với các thành viên Phong trào Công Giáo tiến hành Italia, các nhân viên mục vụ học đường, gia đình và giới trẻ. Họ đứng đầy Quảng trường Thánh Phêrô và dọc theo đường Hòa Giải cho đến tận bờ sông Tevere.

Cuộc gặp gỡ do HĐGM Italia tổ chức trong khuôn khổ chương trình gọi là ”Giáo Hội bênh vực các trường học”.
ĐHY Angelo Bagnasco, TGM Genova, Chủ tịch HĐGM Italia, tuyên bố rằng đã đến lúc đặt lại ở trung tâm những gì quan trọng nhất, trong số các trường học đáng được đặc biệt quan tâm, vì nếu chúng ta không đầu tư vào lãnh lực này thì một nước rất khó phục hồi sự tăng trưởng. Một xã hội không dành năng lực kinh tế, nhất là các năng lực nhân sự cho trường học, nghĩa là cho việc huấn luyện và canh tân, thì rốt cuộc sẽ bị lỡ cơ hội phục hồi”.
Chương trình gặp gỡ bắt đầu lúc 3 giờ chiều với phần sinh hoạt của các học sinh và sau đó, lúc 4 giờ 15 phút chiều, ĐTC tiến vào quảng trường, đi xe zíp để chào thăm mọi người trước khi chính thức bắt đầu cuộc gặp gỡ từ lúc 5 giờ đến 6 giờ rưỡi chiều.

Cuộc gặp gỡ xen lẫn các bài chia sẻ, các bài ca, chứng từ và trong bài huấn dụ, ĐTC bày tỏ sự hài lòng về cuộc gặp gỡ như một lễ hội của học đường. Ngài nói:

”Chúng ta biết rõ có những vấn đề và những điều không ổn. Nhưng anh chị em ở đây, chúng ta ở đây vì chúng ta yêu mến học đường. Tôi nói là ”chúng tôi” vì tôi cũng yêu mến học đường, tôi đã yêu mến trường học như học sinh, sinh viên và như là giáo chức. Tiếp đến như Giám Mục. Trong giáo phận Buenos Aires, tôi thường gặp giới học đường và ngày nay tôi cám ơn anh chị em vì đã chuẩn bị cuộc gặp gỡ này, cho toàn thể Italia.

ĐTC cũng giải thích rằng: ”đi đến trường học có nghĩa là cởi mở tâm trí đối với thực tại, trong sự phong phú của các khía cạnh, các chiều kích. Đây là điều thật đẹp! Trong những năm đầu tiên, ta học 360 độ, rồi dần dần ta đào sâu một hướng đi rồi dần dần chuyên môn. Nếu một người học cách học, thì sẽ luôn luôn là một người cởi mở đối vpơi thực tại! Đó là điều mà một nhà đại giáo dục người Italia đã dạy, đó là cha Lorenzo Milani.

”ĐTC đặc biệt nhắn nhủ các giáo chức hãy luôn cởi mở đối với thực tại, với tâm trí luôn cởi mở để học hỏi! Đúng vậy, nếu một giáo chức không cởi mở để học hỏi, thì không phải là một nhà giáo tốt, không hay, và các học sinh đánh hơi thấy ngay. Các học sinh bị thu hút vì những giáo sư có một tư tưởng cởi mở, luôn tìm kiếm những gì hơn nữa, và làm cho các học sinh cũng được lây nhiễm thái độ ấy. Đó là động lực đầu tiên khiến tôi yêu mến học đường.
”Một lý do khác nữa, đó là học đường là nơi gặp gỡ: gặp gỡ bạn bè, giáo chức và các nhân viên trợ giúp. Các phụ huynh gặp giáo dục, hiệu trưởng gặc các gia đình, v.v. Đó là điều căn bản trong tuổi tăng trưởng, như một sự bổ túc cho gia đình... Trường học làm cho chúng ta gặp gỡ những người khác chúng ta, về tuổi tác, văn hóa, nguồn gốc.. Trường học là xã hội đầu tiên hội nhập và bổ túc gia đình. Gia đình và học đường không bao giờ được đối nghịch nhau!

”Sau nữa, tôi yêu mến trường học vì trường dạy chúng ta về chân, thiện, mỹ. Giáo dục không thể trung lập. Hoặc nó tích cực hoặc tiêu cực, hoặc nó làm phong phú hoặc làm nghèo nàn. Sứ mạng của gia đình là phát triển chân, thiện, Mỹ. Điều này diễn ra qua một con đường phong phú, được họp thành nhờ bao nhiêu yếu tố. Vì thế, có bao nhiêu môn học! Vì sự phát triển là thành quả của nhiều yếu tố cùng tác động và kích thức trí tuệ, lương tâm, tình cảm, thân xác, v.v.
 
Đức Thánh Cha khuyến khích các doanh nhân Công Giáo
LM. Trần Đức Anh OP
10:41 10/05/2014
VATICAN. ĐTC khuyến khích các doanh nhân Công Giáo làm chứng về các giá trị Tin Mừng trong môi trường kinh tế và xã hội ngày này.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 10-5-2014, dành cho 400 tham dự viên khóa hội thảo của tổ chức ”Centesimus Annus”, Thông điệp Năm Thứ 100 của Đức Gioan Phaolô 2.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC ca ngợi chủ đề của khóa họp là tình liên đới. Ngài nhận định rằng ”trong chế độ kinh tế ngày nay và não trạng từ đó mà ra, danh từ ”liên đới” trở thành điều làm cho người ta khó chịu. Cuộc khủng hoảng những năm gần đây có những nguyên nhân sâu xa về luân lý đạo đức, và nó càng làm cho người ta dị ứng đối với những từ như liên đới, phân phối công bằng các tài nguyên, ưu tiên cho lao công. Chính vì thế, người ta không đạt được hoặc không muốn nghiên cứu thực sự vấn đề làm thế nào để các giá trị luân lý đạo đức có thể trở thành những giá trị kinh tế cụ thể, nghĩa là có thể khơi lên những năng động tốt đẹp trong việc sản xuất, trong lao động, thương mai, và cả tài chánh nữa”.

ĐTC cũng nói rằng doanh nhân Công Giáo được mời gọi luôn đối chiếu Tin Mừng với thực tại mình hoạt động trong đó, và Tin Mừng đòi phải đặt con người và công ích lên hàng đầu, thi hành phận sự của mình làm sao để có những cơ hội công ăn việc làm, lao công đứng đáng. Dĩ nhiên họ không thể thi hành công tác này một cách đơn độc, nhưng cộng tác với những người khác, cùng chia sẻ căn bản luân lý đạo đức và tìm cách mở rộng mạng lưới của mình bao nhiêu có thể”. (SD 10-5-2014)
 
Tình trạng quan liêu của Giáo Hội có thể làm người ta xa cách Thiên Chúa
Đặng Tự Do
16:15 10/05/2014
Trong thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta sáng thứ Năm 8 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày những suy tư của ngài trên bài trích sách Tông Đồ Công Vụ thuật lại chuyện ông Philípphê rao giảng Tin Mừng và rửa tội cho một viên thái giám.

Đức Thánh Cha giải thích rằng bất cứ Kitô hữu nào muốn rao giảng Tin Mừng nên vâng phục ý chí và ân sủng của Thiên Chúa, cũng như mở cửa cho đối thoại.

Đức Giáo Hoàng lấy làm tiếc rằng đôi khi bộ máy quan liêu trong Giáo Hội là một trở ngại cho những người muốn được gần gũi hơn với ân sủng của Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha nói:

"Ông Philípphê vâng phục, ông ngoan ngoãn và chấp nhận lời mời gọi của Chúa. Chắc chắn ông phải bỏ ngang nhiều thứ đang thực hiện dở dang, bởi vì các Tông Đồ trong khoảng thời gian đó đang rao giảng Tin Mừng rất bận rộn. Ông bỏ lại tất cả mọi thứ và lên đường. Và điều này làm cho chúng ta thấy rằng nếu không có sự vâng phục hay hiền lành trước tiếng nói của Thiên Chúa không ai có thể rao giảng Tin Mừng, không ai có thể loan báo Chúa Giêsu Kitô: cùng lắm là loan báo về chính mình. Chính là Thiên Chúa, Đấng kêu gọi chúng ta, chính là Thiên Chúa Đấng đã kêu gọi Philípphê trên con đường đó. Và Philípphê đã ra đi. Philípphê ngoan ngoãn vâng lời."

"Anh chị em không thể rao giảng Tin Mừng mà không đối thoại. Đó là điều không thể. Bởi vì chúng ta phải bắt đầu với xuất xứ của người được phúc âm hóa. Điều này là rất quan trọng.

Nhưng thưa cha, chúng ta lãng phí rất nhiều thời gian vì mỗi người đều có những câu chuyện riêng của mình, và những ý tưởng riêng của mình. Và mất thời gian lắm!

Thiên Chúa còn mất thời gian nhiều hơn khi tạo ra thế giới và Ngài đã làm rất tốt. Hãy dành thời gian với những người mà Chúa muốn anh chị em rao giảng Tin Mừng, điều quan trọng là loan báo cho họ nhiều hơn về Chúa Giêsu. Tuy nhiên, phải tùy theo họ là ai, tình trạng của họ hiện nay là gì, chứ không phải là dựa trên những công thức là việc ấy phải làm như thế nào.
 
Các Thánh không phải là những anh hùng, họ là những người tội lỗi nhưng là chứng nhân cho Chúa Kitô
Đặng Tự Do
16:50 10/05/2014
Trong bài giảng tại nhà nguyện Santa Marta hôm thứ Sáu 9 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về con đường nên thánh. Ngài giải thích rằng các thánh không phải là những anh hùng, nhưng là những người tội lỗi được thánh hóa bởi mình và máu Chúa Kitô, và hiền thê của Ngài, là Giáo Hội.

Đức Thánh Cha nói:

"Làm thế nào Giáo Hội có thể là thánh thiện khi những thành viên của mình là những người tội lỗi? Chúng ta tất cả đều là những người tội lỗi. Tuy nhiên, Giáo Hội là thánh! Chúng ta là những người tội lỗi, nhưng Giáo Hội là thánh. Giáo Hội là hiền thê của Chúa Giêsu Kitô, và Ngài yêu thương hiền thê của mình, Ngài thánh hoá Giáo Hội mỗi ngày với hy tế Thánh Thể bởi vì Ngài yêu thương Giáo Hội hết mực và chúng ta tuy là những tội nhân, nhưng chúng ta ở trong một Giáo Hội thánh thiện, và chúng ta cũng được thánh hóa. Mẹ Giáo Hội thánh hóa chúng ta, với lòng từ ái, với các bí tích của Phu Quân mình. "

"Trong Giáo Hội Thánh này, Chúa chọn một số người để sự thánh thiện có thể được nhìn thấy tỏ tường hơn, để cho thấy rằng chính Ngài đã thánh hóa người ấy. Không ai có thể tự thánh hóa chính mình, và chẳng có khóa học nào để trở thành một vị thánh. Nên thánh không phải là trở nên một điều huyền hoặc tôn giáo hoặc một cái gì đó tương tự ... Không! Sự thánh thiện là một ân sủng của Chúa Giêsu ban cho Giáo Hội của Ngài, và để cho thấy rằng, Ngài chọn ra những người mà sự thánh hoá của Ngài nơi họ được nhìn thấy tỏ tường" .

Đức Giáo Hoàng nói có sự khác biệt giữa một anh hùng và một vị thánh. Vị thánh là người theo gương của Chúa Giêsu, Đấng đã kết thúc cuộc sống dương thế trong tủi nhục.
 
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI sẽ được phong chân phước ngày 19 tháng Mười năm 2014
Đồng Nhân
20:59 10/05/2014
Hôm 10 tháng 5 tại Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chuẩn y sắc lệnh phong chân phước cho vị tiền nhiệm của ngài là Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục.

Lễ phong chân phước được dự kiến diễn ra ngày 19 Tháng 10 năm 2014, vào lúc kết thúc kỳ họp thứ Ba của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về gia đình.

Trong buổi tiếp kiến dành cho Đức Hồng Y Angelo Amato, Bộ Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh vào chiều thứ Sáu, Đức Thánh Cha đã ủy quyền cho Bộ ban hành các sắc lệnh công nhận:

- Các phép lạ do lời cầu bầu của Tôi Tớ Đáng Kính của Chúa là Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục (Giovanni Battista Montini ), sinh ngày 26 tháng 9 năm 1897 tại Concesio, Italia và qua đời ngày 6 tháng 8 1978 tại Castel Gandolfo.

- Các phép lạ do lời cầu bầu của Tôi Tớ Đáng Kính của Chúa là Luigi Caburlotto, linh mục triều, người sáng lập Viện các Nữ Tử Thánh Giuse; sinh ra tại Venice, Italia ngày 07 tháng 6 1817 và chết ở đó ngày 09 tháng 7 năm 1897.

- Các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa là Giacomo Abbondo, linh mục giáo phận; sinh tại Salomino, Italia ngày 27 Tháng Tám 1720 và qua đời tại Tronzano (Italy) ngày 09 Tháng 2 năm 1788.

- Các nhân đức anh hùng Tôi Tớ Chúa là Giacinto Alegre Pujals, linh mục Dòng Tên; sinh tại Terrassa Tây Ban Nha ngày 24 tháng 12 1874 và qua đời tại Barcelona ngày 10 tháng 12 năm 1930;

- Các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa là Carla Barbara Colchen Carré de Malberg, người mẹ gia đình, là người sáng lập Hiệp hội các Nữ Tử Thánh Phanxicô đệ; sinh ra tại Metz nước Pháp ngày 08 tháng 4 năm 1829 và qua đời tại Lorry de Metz ngày 28 tháng 1 năm 1891.
 
Thông điệp của Đức Thánh Cha tại cuộc tuần hành phò sinh ở Canada
Đặng Tự Do
23:14 10/05/2014
Hôm thứ Năm 8 tháng 5, các phong trào phò sinh tại Canada đã tổ chức cuộc tuần hành phò sinh toàn quốc lần thứ 17 tại thủ đô Ottawa. Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã gởi đến các tham dự viên một thông điệp ủng hộ nhân danh Đức Thánh Cha Phanxicô.

Thông điệp có đoạn viết:

"Đức Thánh Cha Phanxicô vui mừng chào đón tất cả mọi người tham gia vào ngày toàn quốc cho sự sống tại Ottawa lần thứ 17, và bảo đảm với họ sự gần gũi tinh thần của ngài khi họ làm chứng cho phẩm giá, vẻ đẹp và giá trị của cuộc sống con người đã được Thiên Chúa ban cho.

Đức Thánh Cha cầu nguyện rằng sự kiện này thúc đẩy việc tôn trọng quyền bất khả xâm phạm vào cuộc sống của mỗi người từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên và hỗ trợ những nỗ lực của tất cả những ai đang miệt mài tranh đấu để đảm bảo rằng nhân quyền căn bản này phải nhận được sự bảo vệ pháp lý đầy đủ. Với những người tổ chức và những ai tham gia vào sự kiện này, đặc biệt là những người đang hỗ trợ cho những phụ nữ đang gặp khủng hoảng vì mang thai và con cái của họ, Đức Thánh Cha thân ái ban Phép Lành Tòa Thánh của ngài như bảo chứng của niềm vui và sự bình an trong Chúa Phục Sinh."
 
Vatican kêu gọi trả tự do tức khắc cho hơn 200 nữ sinh người Nigeria bị bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram bắt cóc
Đặng Tự Do
23:38 10/05/2014
Gần nửa đêm ngày 14 tháng Tư, bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram đã bắt cóc hơn 300 nữ sinh tại một trường nội trú ở thị trấn Chibok. Cho đến hôm thứ Sáu 8 tháng 5, 53 nữ sinh đã trốn thoát trong khi 276 nữ sinh khác vẫn còn bị giam giữ.

Phòng báo chí Tòa Thánh đã đưa ra một thông cáo cực lực lên án hành vi này.

“Vụ bắt cóc một số lượng lớn các cô gái trẻ bởi những kẻ khủng bố trong tổ chức Boko Haram đã làm tăng thêm các hình thức bạo lực ghê tởm khác mà từ lâu đã đặc trưng cho các hoạt động của nhóm này tại Nigeria.

Việc từ chối tôn trọng sự sống và phẩm giá của người dân, ngay cả của những người vô tội nhất, dễ bị tổn thương và vô phương tự vệ, đòi hỏi phải bị lên án mạnh mẽ. Hành động dã man này phải gợi lên lòng từ bi chân thành nhất dành cho các nạn nhân, cho nỗi kinh hoàng và những đau khổ về thể chất và tinh thần, cũng như những tủi nhục không thể tin được mà họ phải gánh chịu.

Chúng tôi hiệp thông với những ai đang kêu gọi trả tự do cho họ, và đưa họ trở về cuộc sống bình thường. Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện rằng Nigeria, thông qua những nỗ lực của tất cả những người thiện chí, có thể tìm thấy con đường để chấm dứt tình trạng xung đột và khủng bố hận thù, là nguồn gốc của bao đau khổ khôn xiết.”
 
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các giám mục của Ethiopia và Eritrea
Đặng Tự Do
23:54 10/05/2014
Hôm 9 tháng 5, Đức Thánh Cha đã tiếp các Giám Mục Ethiopia và Eritrea đang về Rôma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.

Các giám mục đã tặng Đức Thánh Cha bốn cây thánh giá Ethiopia, cũng như một bộ lễ phục phụng vụ mà họ hy vọng ngài mặc vừa.

"Con nghĩ rằng Đức Thánh Cha sẽ mặc vừa."

Đức Thánh Cha bông đùa:

"Người ta nói rằng Đức Giáo Hoàng có kích thước của tất cả mọi người. Đó là những gì các nhà thần học nói."

Đức Giáo Hoàng tặng cho mỗi vị một món quà riêng. Một trong số các vị Giám Mục, có vị đã không thể che giấu cảm xúc của mình khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đứng trước mặt ngài, và đã không ngần ngại khen ngợi Đức Thánh Cha.

“Thưa Đức Thánh Cha, con thích câu ngài nói ‘chào buổi sáng và có một bữa ăn trưa ngon miệng’”.

"Ngay bây giờ còn quá sớm để nói chúc anh em có một bữa ăn trưa ngon miệng."

Đức Giáo Hoàng cũng đã trao cho cho các vị bài phát biểu đã được in sẵn của mình, trong đó nhắc nhở họ rằng Kitô giáo đã có mặt tại đất nước họ hàng nhiều thế kỷ. Bài phát biểu cũng nói rằng mặc dù các vị Giám Mục đến từ các nước khác nhau, hoặc có những nghi thức Phụng Vụ khác nhau, nhiệm vụ của họ là như nhau: đó là rao giảng Tin Mừng, thúc đẩy sự hiệp nhất và lòng bác ái.

Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn các Giáo Hội Ethiopia và Eritrea vì những công việc dành cho người nghèo và những chứng tá cho tình yêu Thiên Chúa.
 
Top Stories
Pope Paul VI to be beatified October 19, 2014
Vatican Radio
08:57 10/05/2014
2014-05-10 Vatican - Pope Francis has approved the promulgation of the decree for the cause of beatification of his predecessor Pope Paul VI. The approval was announced Saturday.

The beatification ceremony is scheduled to take place October 19, 2014, at the conclusion of the III Extraordinary General Assembly of the Synod of Bishops on the family.

The Holy Father received Cardinal Angelo Amato SDB, prefect of the Congregation for the Causes of Saints on Friday afternoon, and authorized the Congregation to promulgate the following decrees :

- The miracle attributed to the intercession of the Venerable Servant of God Paul VI (Giovanni Battista Montini) , the Supreme Pontiff; born September 26, 1897 in Concesio (Italy) and died August 6, 1978 at Castel Gandolfo (Italy);

- The miracle attributed to the intercession of the Venerable Servant of God Luigi Caburlotto , diocesan priest, founder of the Institute of the Daughters of St. Joseph ; born in Venice (Italy) June 7, 1817 and died there July 9, 1897 ;- The heroic virtues of the Servant of God Giacomo Abbondo, diocesan priest ; born in Salomino (Italy) August 27, 1720 and died in Tronzano (Italy) February 9, 1788 ;

- The heroic virtues of the Servant of God, Giacinto Alegre Pujals, professed priest of the Society of Jesus; born in Terrassa (Spain) December 24, 1874 and died in Barcelona (Spain) December 10, 1930 ;- The heroic virtues of the Servant of God Carla Barbara Colchen Carré de Malberg , mother of a family, founder of the Society of the Daughters of St. Francis de Sales ; Born in Metz ( France), April 8, 1829 and died in Lorry- les -Metz (France) January 28, 1891 .
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Margaret Mary và Trường Việt ngữ Thiên Ân mừng Ngày Mẹ.
Trần Văn Minh
06:26 10/05/2014
Giáo xứ Margaret Mary và Trường Việt ngữ Thiên Ân mừng Ngày Mẹ.

Melbourne, Vào lúc 6 giờ 30, tối thứ Sáu Ngày 9 tháng 5 năm 2014. Tại Happy Reception vùng Ascot Vale. Giáo xứ Margaret Mary và Trường Việt ngữ Thiên Ân đã cùng tổ chức buổi họp mặt mừng Mother Day.
Tứ ca Salesian
Tốp ca Lòng Chúa Thương Xót
Tốp ca Ca đaòn Don Bosco
Tốp ca Ca đaòn Don Bosco 2
Hoạt cảnh của Trường Thiên Ân
Hoạt cảnh Mẹ Con

Hai MC duyên dáng là Đạt Phùng và Thanh Thủy đã chào mừng và lần lượt giới thiệu Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng chánh xứ Giáo xứ Margaret Mary và sơ Nguyện hiệu trưởng Trường Việt ngữ Thiên Ân phát biểu... Các cháu học sinh của trường Thiên Ân đã mang những bông hoa hồng thắm tươi đến từng bàn tặng các bà Mẹ, nhân dịp lễ Mothers’ Day trọng đại này.

Sau phần nói chuyện sơ qua và giới thiệu của Trường Việt ngữ Thiên Ân, một buổi văn nghệ thật đặc sắc được cha chánh xứ, sơ hiệu trưởng, sơ Linh, thầy Đạt, ca đoàn Don Bosco, các thầy cô, học sinh của trường và các đòan thể trong giáo xứ cùng trình diễn.

Mở đầu cho chương trình văn nghệ mừng ngày Mẹ, với bản “Trường Làng tôi” do ban tứ ca gồm cha chánh xứ, thầy Đạt, cùng hai sơ Nguyện và Thùy Linh cùng hợp diễn, đưa thính giả trở về với dòng sông tuổi thơ, tung tăng đến trường, trên quê hương yêu dấu, êm đềm, thanh bình ngày trước. Như vẽ trước mắt mọi người bức tranh quê, với mái tranh đơn sơ, lối đi quanh co, đồng lúa vàng, lũy tre xanh, con đò nhỏ.

Tiếp đến, nhóm “Lòng Chúa Thương xót” với nhạc phẩm “Mẹ tôi,” đã cống hiến cho cử tọa một nhạc phẩm thật đầy đủ ý nghĩa trong ngày vinh danh Mẹ. Dù không chuyên về ca hát, nhưng với những cố gắng tập luyện, các anh chị trong nhóm cũng thể hiện xuất sắc lời ca, ý nhạc được mọi người cổ võ nồng nhiệt bằng những tràng pháo tay dài.

Bài trình diễn thứ ba của Ca đòan Don Bosco thật xuất sắc với liên khúc “Mẹ Trùng dương” “Mẹ Việt Nam” và “Cô gái Việt Nam.” Với sự góp mặt của cha chánh xứ và các giọng nam của ca đòan, với những tà áo dài khăn đống cho quý ông, và quý chị cũng thướt tha với tà áo dài truyền thống thật đẹp mắt. Đấy là về hình thức, nhưng nội dung và các bài hát thật điêu luyện đã đưa người nghe dập dìu theo sóng vỗ của Mẹ Trùng Dương, Mẹ Việt Nam.

Màn trình diễn đặc biệt thứ tư là tổng hợp của cả phụ huynh, học sinh Trường Thiên Ân trình diễn họat cảnh “Chân Dung người Mẹ.” Diễn tả người mẹ từ lúc con còn nhỏ, con lớn lên rồi lúc mẹ gìa… Lúc nào lòng mẹ cũng trải dài che chở đời con.
Sau đó, ban tổ chức còn rút thăm tặng qùa cho các bà mẹ thật vui. Trong một buổi tối trời có mưa và lạnh, trong hội trường to lớn mọi người đã được Giáo xứ Margaret Mary và Trường Việt Ngữ cống hiến cho các bà mẹ và toàn quan khách có được một buổi tối tràn đầy niềm vui, yêu thương nồng ấm…

Bữa tiệc cũng được đấu gía một số sản phẩm để gây qũy cho Trung tâm do hai hoạt náo viên Ngọc Trúc và Ngọc Cẩn… Những bức tranh do chính sơ Nguyện vẽ, tranh gạo về Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Tranh cát về Lòng Chúa Thương Xót và Mẹ Maria bế Chúa Hài Đồng đã được thỉnh về nhà… Buổi văn nghệ còn kéo dài với các màn hợp ca, đơn ca của các ca sĩ Cẩm Yến, Mai Hương, Ngọc Trinh, Khâm Nguyệt, Phương Thảo và Hương Lê qua nhiều nhạc phẩm; “nếu anh về bên em, Tình mẹ, và mùa xuân của mẹ.

Niềm vui cứ mãi kéo dài và ai cũng lưu luyến chia tay, hẹn gặp lại nhau trong các sinh họat vào dịp cuối tuần.

Melbourne, 9/4/14.
Trần Văn Minh.
 
Giáo xứ Cách Tâm, GP Phát Diệm, khánh thành lễ đài Đức Mẹ La-vang
Giáo xứ Cách Tâm
21:24 10/05/2014
Giáo xứ Cách Tâm, GP Phát Diệm, khánh thành lễ đài Đức Mẹ La-vang

Chúng tôi đến giáo xứ Cách Tâm một ngày trước lễ Truyền chức Linh mục cho bốn thầy Phó tế, không khi ở đây náo nhiệt và sầm uất, bởi vì việc chuẩn bị cho ngày đại lễ đã hoàn tất. Và hôm nay giáo xứ mừng khánh thành lễ đài Đức Mẹ La-vang. Ngày mai, 09-5-2014, Đức Cha giáo phận sẽ cử hành lễ Truyền chức tại đây.

Xem Hình

Sau khi nhận nhiệm sở mới là giáo xứ Cách Tâm từ tháng Bảy năm 2012, song song với việc củng cố các sinh hoạt trong hai giáo xứ: Cách Tâm và Xuân Hồi, cha Phêrô Nguyễn Hồng Phúc còn tu sửa và kiến thiết các nhà thờ, trong đó có khuôn viên của giáo xứ Cách Tâm.

Để có một quảng trường và lễ đài đủ lớn phục vụ cho sinh hoạt của giáo xứ và giáo hạt, cha xứ và cộng đoàn giáo xứ đã quyết tâm xây dựng lễ đài Đức Mẹ La-vang ở phía bắc của Nhà thờ. Lễ đài này có khả năng dung nạp được hơn 200 linh mục đồng tế, cùng với 2 thềm (chiếu nghỉ) lớn có thể tổ chức Dâng hoa cộng đồng tại đây. Ngoài ra còn có quảng trường rộng sức chứa tới chục ngàn người.

Trong số bốn thầy Phó tế sẽ chịu chức dịp này, có hai thầy thuộc giáo xứ Như Sơn (bên cạnh Cách Tâm), và một thầy đang giúp xứ Cách Tâm. Đây là vùng nông thôn, bà con giáo dân ở tập trung, rất ít người đã được tham dự lễ Truyền chức Linh mục. Có lẽ vì lý do ấy, và vì sự sẵn sàng của quý cha thuộc giáo hạt Cách Tâm, mà Đức Cha giáo phận đã chọn Cách Tâm là nơi cử hành lễ Truyền chức.

Phấn khởi trước niềm vui này, cha xứ và giáo xứ Cách Tâm quyết tâm hoàn thành lễ đài Đức Mẹ La-vang kịp lễ Truyền chức. Và hôm nay, quyết tâm ấy đã trở thành hiện thực. Niềm vui nối tiếp niềm vui đang vỡ òa và lan tỏa khắp giáo hạt. Được tin giáo xứ mừng khánh thành lễ đài, người tứ xứ đã về đây cùng dâng lời tạ ơn và chung chia niềm vui với giáo xứ trong thánh lễ được cử hành lúc 10 giờ, do cha xứ Cách Tâm cũng là cha quản hạt Cách Tâm chủ sự.

Xin hợp ý chúc mừng cha xứ và cộng đoàn giáo xứ Cách Tâm.

Hẹn ngày mai, 09-5-2014, gặp lại giáo xứ Cách Tâm, niềm vui sẽ lớn hơn và tràn đầy.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sơn hà nguy biến
Bảo Giang
09:14 10/05/2014
Sơn Hà nguy biến!

“Toàn Dân nghe chăng, Sơn Hà Nguy Biến”(HNDH).

Khi tiếng súng lặng im sau ngày, 30-4-1975, cuộc chiến ý thức hệ Quốc - Cộng, dù chưa rõ nghĩa trắng đen, thắng, bại, nhưng tự nó bị coi như là chuyện dĩ vãng. Nhiều người ở cả hai miền bắc nam biểu lộ sự vui mừng. Họ mừng thật. Mừng bằng con tim vì đã hết chiến tranh. Người mừng vì phía ta thắng, phía ta nắm được công quyền. Nhưng lại có nhiều người từ bắc đến nam khóc thảm, Khóc vì ta mất bầu trời Tự Do, ta mất cả một hy vọng mong manh trong chiến tranh là sẽ được nhìn thấy Tự Do, Và khóc thảm vì biết người dân Việt Nam từ đây sẽ bị trùm lên đầu, lên cổ cái ách thống trị của gian dối. Tuy nhiên, cũng có nhiều người dửng dưng, chẳng buồn chẳng vui. Họ ngơ ngác nhìn đời, nhìn người vì chưa biết chuyện ngày mai sẽ ra rao. Họ hy vọng hết chiến tranh, con cái được trờ về nhà. Phần họ có được những ngày thong thả, thảnh thơi để làm ăn sinh sống thay nỗi lo canh cánh bên lòng.

Kết qủa xem ra lại là những tang thưong trả lời cho một cuộc hoài vọng sau chiến tranh. Bởi vì, người đi nay xương đã tàn, thịt đã rửa trên rừng hoang, trong góc núi nhưng vẫn chưa được nhà nưóc chiếu cố báo tin. Trong khi đó, người từng ăn cơm, hưởng bổng lộc ở miền nam, bỗng một chiều đá bát, vác cở ra đường gọi là đi mừng ngày “giải phóng”, chỉ năm bẩy hôm sau là trắng mắt. Chạy trốn chết từ các vùng gọi là thủy lợi, kinh tế mới, rồi cạo đầu cho vợ con, chạy ào ra biển, nhập đoàn người thà chết trên biển khơi để đi tìm chữ Tự Do! Riêng những người đã từng khóc than thì có thêm cơ hội cho dòng nước không vơi cạn vì những cuộc chia lìa khi chồng, con bị lùa vào chốn nhà tù với ngôn từ hoang tưởng ” học tập cải tạo”. Học tập gì, cải tạo gì? Học tập những thói gian ác của lớp ngưòi mới đến ư? Cải bỏ cái chính danh, chính nghĩa, công lý , sự thật của mình đi để học theo cái gan dối và bạo tàn, bán nước của tập đoàn cộng sản HCM chăng? Quả là ta đã có một bức tranh nham nhở sau ngày 30-4-1975. Theo đó, ngày 30-4- 1975, không thể được coi là ngày vui của người dân Việt Nam. Trái lại, đó là ngày mất Công Lý, mất Tự Do. Đó là ngày khởi đầu cho một cuộc thống khổ đau thương tận cùng cho dân tộc. Bởi vì:

Về niềm tin: Cộng sản đã phá hủy hoàn toàn niềm tin trong lòng của mọi ngưòi. Cuộc sống ở nơi đó chỉ còn lại những rình rập, ích kỷ và đố kỵ.

Về cuộc sống. Ở đó chỉ còn là những cuộc đảo điên tranh dành. Tranh dành từ ngôn từ thời đại quy hoạch và chạy theo quy hoạch, để tạo nên một làn sóng dân mất nhà. mất gia sản, trở thành dân oan lang thang trên cả nước. Rồi ngược chiều với dân là lớp cán no cơm rửng mỡ, ác độc thành những thái thú cho bành trướng Trung cộng.

Về luân thường đạo lý. Bắt đầu bằng học, sau đó là tập theo theo nội dung tư tưởng Hồ chí Minh. Kết qủa, văn hóa nhân bản của dân tộc, luân lý, đạo đức của Việt Nam đã hoàn toàn bị phá sản. Chỉ cần mở trang báo Vnexpress.net ra là chúng ta sẽ đọc đưọc những vụ án kinh hoàng như sau:

- Tử hình đứa con sát hại cha. H. Bị cha mắng và xảy ra cãi vã trong lúc cùng ngồi ăn nhậu. Sỹ 20 tuổi ngụ tại Cần Giờ, đã cầm búa gây án với đấng sinh thành.

- Sát hại bà nội lấy tiền mua quà Noel cho bạn gái.Không có tiền mua quà tặng bạn gái nhân dịp Noel, T. 18 tuổi ở Thanh Trì Hà Nội đã sát hạin bà nội, chiếm đôi hoa tai vàng…

-Tội ác của nghịch tử sát hại cha mẹ. Ngày 25-6, trước cái chết của vợ chồng ông Dơi, hàng xóm mỗi người một việc lo đám táng. S Ai cũng phẫn nộ trước việc L. sát hại dã man đấng sinh thành bằng hàng chục nhát búa( của Hồ chí Minh).

Những tội đái ác đối với vợ và người tình ( có nhiều trường hợp tương tự vụ Hồ chí Minh giét Nông thị Xuân!)

- Đoạt mạng vợ bằng 11 nhát dao.Sau tiếng la thất thanh trong đêm, hàng xóm chạy sang thấy bà Gái nằm gục trong nhà với nhiều vét dao đâm…

- Đoạt mạng người tình sau khi ân ái.Th. 19 tuổi, quê Bến Tre. cầm búa giết chết cô gái vừa trao thân cho hắn trong nhà nghỉ để cướp nhẫn, điện thoại, xe máy, ví tiền…

- -, Tử hình người chồng 'ác quỷ'.B. giết vợ, mang xác xa 300 mét ném xuống giếng phi tang.

- , N. sát thủ chặt đầu bạn gái gây ra vụ án chấn động lĩnh án tử hình. “( tất cả những hàng chữ nghiêng đều được trích ra từ trang mạng vnexpress.net)

Về bờ cõi, giang sơn. Biển khơi thì mất Hoàng Sa, Trường Sa, . Đất liền , biên giới thì mấtNam Qiuan bả Bản Gốc, Lão Sơn Tục Lãm , vịnh bắc bộ. Và nay là Tàu thuyền của kẻ thù phương bắc mặc sức tung hoành trên biển của ta. Tự ý đặt giàn khoan, khoan đất Việt ngay ngoài khơi cửa Đà Nẵng. Rồi trong đất liền thì chẳng mội nơi nào mà không có bóng dáng quan cán Tống Hán nghênh ngang, không luật lệ, vô phép nưóc!

Những chuyện chướng tai gai mắt này ai cũng biết, ai cũng khó chịu, và ai ai cũng muốn trừ tận căn loài cộng phỉ để cứu nước. Trước là đem lại yên vui cho người, cho đời. au là cứu đất nưóc ra khỏi vòng kềm toả bá quyền của phương bắc. Tiếc rằng, vì nhiều lý do, từ công đến tư, vì giận hờn, vì chán nản. Đặc biệt là không thể tin nhau, không thể ngồi với nhau trong câu chuyện nên người dân Việt đã lặng lẽ như ngựa bỏ thẻ, người ngậm tăm. Tự coi Tổ Quốc là cái bánh không đường, cho dân tộc là câu chuyện phù phiếm. Cho văn hóa, đạo đức, luân lý xã hội là chuyện trên mây để rồi tự ý rút lui và cầu được yên thân trong cái vỏ ốc nhỏ bé, mặc cho thời gian quay vần. Tự nhường sân chơi, sân diễn cho đối phương tự do múa rối, tự do gian dối, tự do bạo tàn. Kết quả, xem ra thân phận kẻ nhường đường cũng chẳng được yên trong cái vỏ ốc nhỏ bé kia. Trái lại, bị quay cuồng trong những trò chơi gian trá, đầy độc ác của cộng sản. Cái vỏ ốc ta nằm càng ngày càng nóng lên và có thể mất cuộc sống bất cứ lúc nào. Bởi vì:

‘Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế

Gây thù kết oán trải mấy mươi năm

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” ( Bình Ngô Đại Cáo)

Đây có phải là bức tranh của dân ta trong thời thời bị nô lệ từ nghìn năm trưóc ư?. Không, hoàn toàn không phải. Nếu đem suy từng câu, xét từng chữ, xem ra những hành động vô đạo của tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh đã gây ra cho dân ta trong xuôt 80 năm qua còn độc ác, tàn bạo hơn thế nhiều. Hỏi xem, có thời nào nhà nước dạy dân đấu tố lẫn nhau như thời cộng sản không? Không, chắc chắn là không. Có cha mẹ nào độc ác với đàn con mà bảo như thế là thương yêu chúng chăng? Có cha mẹ nào dối trời, lừa ngưòi, gạt con mà bảo rằng đó là lương tri là đỉnh cao trí tuệ ư? Có, đó là loại dì ghẻ độc ác. Có, đó là loại làm cha ngoại tộc, bất lương mà cộng sản tôn thờ!

Hỡi đông bào Việt Nam, trước thảm cảnh của dân tộc, trước nguy cơ đất nước của chúng ta bị tập đoàn cộng sản trao tay cho Trung cộng, chúng ta dòng máu của Tiên Long nên làm gì đây? Cứ lặng lờ ngủ yên,vui theo những ngày phù du nô lệ? Hay cùng nhau cuồn cuộn như dòng thắc không ngừng, đứng lên trảm nội thù diệt ngoại xâm? Này anh, này chị, này em có nghe chăng?

Đầu làng trống,
cuối thôn chiêng,
Cây cỏ nước Nam như nghìn mũi giáo.
Muôn vạn binh,
trăm ngàn mã,
Thét tiếng loa cho Tống, Hán bay hồn.
Vầng nguyệt tỏ,
Ánh dương soi,
Sánh cùng nước Việt muôn đời hùng vỹ
Nay,
Dòng sử Tiên Long bỗng gặp cơn nguy biến,
Vận nước nhà lâm nạn cộng phỉ hại dân.
Người trong nước đã muôn phần lao khổ,
Lại cánh cánh bên lòng cái hoạ ngoại xâm.
Thế cho nên
Chiêng hồi trống thúc.

Nào hỡi Tiên Long,
Như ngàn lớp sóng,
Cuốn trôi đại dương,
Đọ gan trời đất,
Chị ngã xuống, em đứng lên,
Dẹp cho tan lũ cộng Hồ buôn dân bán nước.
Mẹ phất cờ,
Con ra trận,
Quét cho sạch bọn bành trướng ra khỏi biên cương.
Người trong nước,
Kẻ ngoài biên,
Quyết đưa biển cả núi cao về một cõi an bình thái lạc.

Bởi gương xưa:
Tiền nhân ta, một thước kiếm xây nền đế nghiệp.
Dựng xã tắc, lấy Nhân Nghĩa yên định muôn dân.
Cuộc mở nước như ngọn thuỷ triều trong trời đất,
Dẫu hưng vong, vẫn lẫy lừng giữa chốn trời đông!
Năm qúy Mão ( 43) đuổi Tô Định,
Sử nhà Nam còn ghi tạc công đức Nhị Trưng.
Dáng anh hùng, thân nhi nữ,
Bờ sông Hát ngàn thu vẫn nghi ngút khói hương.
Đất Thái Bình, (Giáp Tý 544) sinh Nam Đế,
Dòng sử Việt thêm một lần vạn thế lưu danh.
Cờ Thiên Đức, lầu Vạn Thọ,
Ấy nơi hội tụ việc quân quốc Vạn Xuân.
Vạn Xuân, vạn Vạn Xuân,
Lúc khua chiêng, khi đánh trống,
Trăm vạn mã, ngàn chiến thuyền,
Nhấp nhô trên Bạch Đằng ( 938) như ngàn con sóng bạc.
Tiếng quân Nam,
trong gío bão.
Thế vươn cao trên đỉnh thác trảm Hoàng Thao.
Bàn chân Việt,
bước thêng thang.
Năm lần phá tan quân nghịch tặc cướp nước.
Bến Chương Dương,
thành Vạn Kiếp,
Cửa Hàm Tử sóng hồng đỏ lấp non sông.
Diệt Minh, Hán,
triệt Thanh, Nguyên,
Xoay cơ trời, định bờ cõi, xây nền Độc Lập.
Đầu Toa Đô,
thân Ô Mã,
Mộng bành trưóng khó thoát nạn sinh bắc tử nam.
Dòng nước xanh, vẫn miệt chảy.
Kẻ nghìn sau còn thấy nỗi nhục Lưu Cung,
Mà trang sử Việt vẫn thiên thu trường cửu.
Sang Giáp Thân (1284), Hội Diên Hồng,
Nghìn sau lưu dấu Hưng Đạo, Ngô Vương vì nước.
Công dọc đất, nghiệp ngang trời,
Làm cho khắp nơi sáng tỏ uy linh thần vũ,
Vây Đông Quan, hãm Chi Lăng,
Chỉ một trận mà Liễu Thăng thân vùi vó ngựa.
Chém Thôi Tụ, tha Vương Thông,
Kiếm Thuận Thiên bạt ngang trời, Lam Sơn vì nghĩa.
Sang Đinh Mùi (1427) vạch biên cương,
Đất chung một dải, thiên thư định phận: Mỗi nhà một cõi.
Nước chảy cùng dòng, cao xanh đã tạo: Nguồn cội khác nhau.
Nuôi ân đức, phạt cường bạo,
Ta thuận lòng trời mà bốn bể lưu danh.
Đến Kỷ Dậu (1789) mở đường sử mới,
Bắc Bình Vương ra tới Thăng Long,
Vào Ngọc Hồi, Sầm Nghi thắt cổ.
Sang Đống Đa, xác Hán từng gò.
Tiếng quân reo long trời lở đất,
Tung vó ngựa, trúc chẻ ngói tan,
Sỹ Nghị bỏ chạy mà Càn Long vỡ mật!

Hỡi ơi, thế cuộc đổi thay,
Tổ quốc chưa vui hết ngày hội, mà nơi phương Nam lệ đổ tiễn Quân Vương
Gặp cơn nước đục Nguyễn Ánh đi cầu binh ngoại để gieo cái hoạ cho nước.
Đầu làng, cuối xóm chó sủa thâu đêm, dân tình không có được giấc ngủ yên.
Trong nhà con thơ khát sữa, ngoài phố phu thợ, lao công thời ho ra máu.
Ghê gớm thay, cuồng bạo thay! Cái ách phong kiến, ngoại xâm .
Giữa trùng trùng tai trời ách nước,
Hịch cứu nước lại vang vọng bốn phương.
Vì Tổ Quốc, người yêu nước lại đứng lên vì nước.
Mở tương lai, một giấc anh hùng, toàn dân lấy máu xương mà rửa quốc thù.
Sau trăm năm, đất xoay vần, cơ trời vừa chuyển động,
Non sông chưa thoát ngoại xâm, cộng sản đã dựng cờ hồng. (1930)
Gặp năm đói (1945) chuột đồng về phố,
Cửa nhà hoang, máu đổ khắp thành.
Sáng đấu tố, chiều đấu tố, đấu cho hết những người vì Tổ Quốc,
“Đào tận gốc, trốc tận rễ”, quyét cho sạnh đạo lý luân thường!
Nơi tôn nghiêm, cộng kéo về là đá không còn chồng trên đá,
Phá chùa xưa, đập giáo đường. Miếu thần hoàng gạch nát từng viên.
Cảnh đồng hoang, hồ khô cạn. Xác chết chương lên giữa phố bốc mùi ô uế.
Bầy chuột đói, chạy vòng quanh, bày đàn hương án, chia phiên bán nước cầu vinh.
Ngày đại nạn, đất lặng tiếng,
Trời ngủ yên, ai biết đâu mà réo gào.
Trong đêm tối, đưòng mã tấu,
như ánh sao, người ngã xuống cho vinh quang về với “bác”!
Lúc nắng lên, đôi dép râu,
vào từng nhà, ra tận mộ, réo từng ngừời mà tra khảo của.
Người chết không nấm mồ,
Kẻ sống mất gia nghiệp.
Xác trên sông, theo dòng chảy, ấy công nghiệp vĩ đại Hồ tinh.
Tám mươi năm, máu loang đồng, xương cốt khô chất cao bằng núi,
Gớm ghiếc thay, lòng ác độc, lưỡi vô thường của loài lang sói cộng nô.
Kinh hãi thay cảnh giết người, dẫu phong kiến, ngoại xâm xưa nay chưa thấy:
Thằng bé mới lên năm,
mặt xanh như tàu lá,
ngã chúi đầu trên sân,
mồm ấp a ấp úng,
Ông ơi, Hồ…. Hồ chí Minh giết người.
Đứa trẻ năm xưa,
nay đầu đã bạc,
tên người tưởng ma,
đổ gục xuống đất,
đôi mắt trừng trừng,
máu trào ra miệng. Lại cũng là… nó!
Cắc…cắc… tùng… tùng…cheng!
Việt Minh lập hội, tiêu công lý,
Cộng Sản kết bè, hết tự do.
Hỡi ơi, cơn đau như xé ruột,
Tiếng thét uất nghẹn giữa bờ môi.
Mảnh đất nào cho dân ta ở,
Nước sông nào cho dân ta uống,
Gạo thóc nào cho dân ta ăn,
Sữa mẹ nào cho con bú mớm?
Tám mươi năm giặc cộng kéo về,
Bấy nhiêu năm đau thương không cạn.

Nay Tàu cộng lại toan chiếm biển đông.
Ôi! ngày đại nạn, sao mãi ngủ yên!
Nào hỡi Tiên Long,
Hãy một lần nhìn lại xem giang sơn cẩm tú.
Bắc Hồng Hà, nam Cửu Long nối liền thân một gánh Hoàng Liên.
Từ Nam Quan, đến Cà Mâu, lưng tựa Trường Sơn chung sức tràn ra biển lớn.
Là cơ đồ, là sản nghiệp, là hơi thở, là máu xương của tiền nhân để lại cho lũ cháu đàn con
Tủi hận chưa,
Suốt một giải giang sơn không còn nơi nào thiếu dấu chân của quan cán thời Tống – Hán.
Đau xót chưa,
Bản Giốc, Lão Sơn, Hoàng Sa, Trường Sa… là đất mẹ bỗng đổi tên ra xứ người!

Ôi! quốc phá gia phong,
Nước mắt lau chẳng ráo,
Thương vì hai chữ Non Sông.
Dân không nhà, nước mất chủ quyền.
Trên, chỉ có một bầy đoàn tham quan cán cộng vui mừng làm lễ lên ngôi thái thú.
Dưới, phận lê dân như cái kiến sống đời nô lệ, nói gì đến hạnh phúc âm no.

Hỡi toàn dân Việt,
Tổ Quốc lâm nguy.
Ai người vì nước,
Đứng dậy mà đi.
Người đi, chí toan bắt voi rừng hổ báo,
Có lẽ nào lo ngại chồn cáo mèo hoang?
Kẻ xuống biển tìm diệt kình ngư, hà bá,
Có khi nào lại sợ cóc nhái dưới chân?
Nào Ta đi cho Việt Linh ngời sáng,
Này Ta về cho hồn nuớc trào dâng.
Đất của Mẹ, một ngọn cỏ ta thề không bỏ,
Núi nước Nam, một viên đá ta quyết chẳng rời.
Chị ngã xuống, em đứng dậy,

Diệt cho hết phường bán nước hại dân,
Mẹ phất cờ, con ra trận,
Quét cho sạch bọn bành trướng bắc phương.
Người trong nước,
kẻ ngoài biên,
Dựng cho cao ngọn cờ Độc Lập.
Hát cho đều tiếng hát Tự Do.
Cho ngàn ngàn sau, dòng sử Việt còn lưu danh cùng trời đất.
Cho vạn vạn thế, người nước Nam cùng bốn bể an lạc, hòa minh.

Bảo Giang
 
Thông Báo
Cáo phó: LM ĐaMinh Nguyễn Nam Bắc qua đời tại Lạc Lâm
TGM Đà Lạt
10:18 10/05/2014
CÁO PHÓ
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Toà Giám Mục Đà Lạt,
Linh tông và huyết tộc
thương tiếc kính báo:

Cha ĐAMINH NGUYỄN NAM BẮC
Nguyên Quản xứ Lạc Sơn, Giáo hạt Đơn Dương
đã an nghỉ trong Chúa lúc 11 giờ 15,
thứ bảy, ngày 10 tháng 5 năm 2014,
tại Giáo xứ Lạc Lâm.
Hưởng thọ 71 tuổi, 42 năm linh mục.

Cha ĐAMINH
• sinh ngày 22 tháng 02 năm 1944,
tại Ngô Khê, Yên Phong, Bắc Ninh.
• Thụ phong linh mục ngày 17 tháng 12 năm 1972 tại Đà Lạt.
• Phó xứ Thanh Bình (1973), Tân Hà (1974).
• Quản xứ Cầu Đất - Phát Chi từ 1974 đến 1975.
• Quản xứ Lạc Sơn từ 1975 đến 1996.
• Nghỉ bệnh tại Giáo xứ Lạc Lâm từ 1996 đến nay.

Nghi thức tẩm liệm lúc 20 giờ 00, thứ bảy, ngày 10 tháng 5 năm 2014, tại Giáo xứ Lạc Lâm.
Di quan về Nhà thờ Lạc Sơn Chúa Nhật, ngày 11 tháng 5 năm 2014.

Thánh lễ an táng tại Nhà thờ Lạc Sơn, lúc 09 giờ 30, thứ hai, ngày 12 tháng 5 năm 2014,
do Đức Giám Mục Giáo Phận chủ sự.
An táng tại Nghĩa trang Giáo xứ Lạc Viên, Giáo hạt Đơn Dương.

Kính mời quý cha và quý cộng đoàn tham dự Thánh lễ an táng
và hiệp ý cầu nguyện cho Cha ĐAMINH sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.

Tòa Giám Mục Đà Lạt
Linh tông và huyết tộc đồng kính báo.

Xin quý cha Giáo phận dâng 3 Thánh Lễ
cầu cho Cha Cố Đaminh theo qui định của Giáo phận.
 
Văn Hóa
Còn Tìm
Đoàn Thị
08:47 10/05/2014
Còn Tìm

Ca từ được dịch từ bài « Chercher avec toi, Marie », « Còn tìm với Mẹ », « còn tìm » hay « con tìm » nghĩa có lệch chút đỉnh nhưng cái chính là « tìm với Mẹ », về dấu chân Chúa, đường Cha đi…, và từ Mẹ hãy lảnh nhận hồng ân của Chúa, xin Mẹ dẫn bước con đi trên đường đời vô định và con xin vâng như Mẹ dạy.

Bài hát như rứa nhưng lòng con như ri, nhất cử nhất động là chạy đến Mẹ để « Xin » chứ không phải để « Tìm », vì trong thánh ca của Ta có ca từ, « không ai đến với Mẹ mà về tay không ».

Câu này chính xác nếu ta tìm đến Mẹ để trãi lòng, xin Mẹ an ủi, giúp sức chấp nhận mất mác, chia xa, khúc quanh lớn trong đời … những hoang mang trong đời xin phó thác trong tay Chúa như Mẹ.

Câu này sai nếu ta chạy đến Mẹ để vòi vĩnh, bởi phép mầu không thể có nếu ta chỉ chờ « sung rụng », cứ xin Mẹ sẽ làm hết mà quên rằng xin Mẹ giúp sức để ta làm theo thánh ý Chúa.

Ngã rẻ lớn nhất của dân ta năm 75 khiến không ít người Việt ly hương, kẻ đi người ở, tôi cũng chạy đến Mẹ theo thói đời, than rồi xin, rồi hờn dỗi…nhưng không thể dứt tình với Mẹ vì tôi tin mình sẽ không trở về tay không.

Dạo đó bố mẹ tôi vét túi cho cô em tôi vượt biên, hai lần bị bắt giam, một lần bị bễ, gom đến mẽ vàng cuối cùng giúp anh chị tôi đi với các cháu.

Mỗi lần chị em tôi khăn gói lên đường, tôi hết lời xin Mẹ cứu giúp, chuyến đi nào cũng bễ chả ra cơm cháo gì, tôi không hờn nhưng buồn hiu hắc, sao người ta đi tới mà chị em của tôi thì không.

Hết vàng, hết đi, hết vòi, cuộc sống tuy khó khăn nhưng tâm an, tôi bỗng nhận ra đời mình còn có Mẹ để tâm tình, để cầu nguyện, và chính lúc thất vọng nhất là lúc ta tìm thấy Chúa.

Sàigòn loạn ly, con người lạc lối, lạc đạo, tôi cũng lạc lòng, nhưng cái gốc con Chúa đã níu tôi trở về bên Mẹ.

Mười bốn năm sau ngày đau thương 30 tháng tư tôi tin như đinh đóng cột, tôi sẽ sống hết đời mình nơi chôn nhau cắt rốn, các con tôi sẽ là công dân muôn thuở xứ Việt, nhưng trước tiên chúng nó phải là con dân Chúa.

Vậy mà một ngày không hẹn trước, không cần đóng vàng ra bãi nằm chờ ghe taxi nhưng chuyện cơm bữa thời vượt biên, tôi có giấy thông hành leo máy bay ra đi, nhưng chỉ đi một mình tôi, trong khi chúng tôi đến bốn đứa.

Đành nhắm mắt đưa chân với bao nhiêu toan tính hoang tưởng, tương lai bấp bênh khác chi chiếc thuyền con năm xưa giữa biển trời mênh mông.

Bố mẹ tôi hài lòng vì tôi là đứa chưa bao giờ vòi tiền các cụ đi vượt biên, lại là đứa đầu tiên đi đến đích, nhưng cái gía phải trả là tương lai mù mịt như ngày ba mươi tháng tư năm nào, biết đến bao giờ tôi mới gặp lại chồng con ?

Paris nhà thờ nhiều đếm không xuể, nhà thờ linh ứng cũng lắm chỗ, tôi đốt không biết bao nhiêu ngọn nến, xin xỏ vòi vĩnh y như dạo chị em tôi đi vượt biên, nhưng lần này tôi xin cho riêng tôi, mà sao Chúa Mẹ biến đâu mất rồi.

Chỉ khi xuống Lộ Đức tôi mới thực sự tìm thấy Mẹ, từ đó tôi cùng tìm với Mẹ về cùng đích cuộc đời mình.

Những ngày đầu bon chen tìm việc làm nơi đất khách đầy chông gai, tôi bắt đầu một ngày mới với lời nguyện, xin Mẹ dẫn lối, Paris bao la xa hoa, lạnh lùng với đứa trơn tru không tờ giấy lận lưng, chả có hành trang như con.

Một hôm lang thang tìm việc đến mỏi mệt tôi ghé vào nhà thờ Saint François d’Assise đốt nến tâm tình với Mẹ, ra về tôi thấy nhẹ lòng và tự an ủi, ngày mai mình sẽ làm lại từ đầu.

Rời nhà thờ tôi ghé vào Secours Catholique, biết chuyện của tôi, bà quản lý hỏi, chưa tìm được việc phải không ?

Tôi buồn bã gật đầu, bà nắm tay tôi, đi với tôi, cô này cần người trông thằng bé mười tháng tuổi.

Sau khi nghe tôi kể lễ, cô chủ trẻ chưa tới ba mươi tuổi, lắc đầu, để tôi bảo chồng tôi nhận bà vào tiệm bán hàng của chúng tôi bên cạnh Galerie Lafayette ngay ga RER Auber, có chữ nghĩa như bà đi trông trẻ phí phạm.

Hôm sau tôi trình diện, cậu chủ trẻ nói y như vợ, nhà tôi có kể về hoàn cảnh của bà, thế này nhé, sáng nay có người huấn luyện bà về sản phẫm ở đây và bà làm việc ngay hôm nay, lương tháng chín ngàn francs một tháng.

Tôi chưa có giấy thường trú, xin mở trương mục để lãnh lương, ngân hàng nào cũng từ chối, tháng đầu lãnh lương bằng tiền mặt, chạy mãi mới mở được trương mục ở La Poste, ngân hàng mà tôi trung thành ở lại đến bây giờ.

Cuối tuần tôi đến nhà thờ Saint François d’Assise, nơi tôi đã đốt nến tuần trước, lần này tôi không đốt nến mà đến chỗ tôi quỳ gối lần trước, trăn trở, tôi xin giữ trẻ, cô chủ cho tôi việc làm thích hợp, cậu chủ trả lương hậu hĩnh.

Năm 1989 mức lương này tương đương với bằng BTS thương mại, tôi chả tốt nghiệp trường lớp nào bên này, chỉ được cái bằng « phó thác trong tay Mẹ ».

Gần hai năm sau hãng đóng cửa, tôi ghi tên tìm việc ngoài phòng lao động, lại lang thang mười ba đường Métro Paris để tìm việc, chán chê thất vọng, tôi chỉ biết tìm về bên Mẹ, không dám xin, chỉ để trần tình.

Chưa kịp lãnh tiền thất nghiệp, phòng lao động giới thiệu việc làm, xếp tây nhận tôi làm việc ở sở Mỹ, năm 1991 đô la có gía hơn đồng franc nên mức lương ban đầu của tôi nhảy vọt trên mười ngàn francs một tháng.

Vài tháng sau tôi được cấp giấy tỵ nạn, cả sở ăn mừng với tôi, trong sở chỉ có ba đứa ngoại quốc, hai đứa kia là công dân tây gốc Phi Châu và Anh Quốc, tôi gốc mít chỉ có giấy tạm trú một năm, vậy mà xếp vẫn nhận tôi.

Tháng 7 năm 1989 tôi đến Paris một mình, tháng 2 năm 1992 chồng con tôi đặt chân lên đất Pháp.

Hai mươi lăm năm sau những ngày lang thang vô định trên đất khách, các con tôi đã tốt nghiệp ĐH, có việc làm.

Tôi sắp về hưu, tương lai cũng sẽ vô định với sức khoẻ hao mòn, những rủi ro trong cuộc sống… những thứ rất trần tục mà con người không thể thoát.

Từ ngày tôi biết phó thác, cuộc đời tôi với những may rủi chắc chắn là không vô tình mà do thánh ý Chúa, với sự dẫn đưa của Mẹ Maria, vâng tôi vẫn còn tìm với Mẹ về đoạn đường cuối của cuộc đời mình.

Avril 2014 / Đoàn Thị
 
Mẩu đối thoại của hai cửa.
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
08:57 10/05/2014
Mẩu đối thoại của hai cửa.

Trong đời sống có nhiều thứ loại cửa: cửa cổng, cửa nhà, cửa phòng, cửa chuồng xúc vật, cửa tủ sắt, cửa vườn, cửa công sở, cửa nhà thờ, cửa rộng lớn và cửa nhỏ chật hẹp, cửa bằng gỗ, cửa làm bằng sắt thép, cửa kiếng, cửa làm đơn giản, cửa được khắc chạm trổ hoa văn...

Cửa vạch ra lằn ranh giới hạn giữa bên ngoài cửa và bên trong cửa. Cửa mở ra như mời gọi: xin mời đi vào, xin mời đi ra. Cửa đóng lại như muốn nói: đến đây là gíơi hạn không ra vào được nữa, xin một là đứng nguyên tại chỗ hay chỉ đi lại trong khu vực này thôi.

Cửa là sản phẩm do con người sáng chế làm ra cho nhu cầu nhà cửa đời sống. Nhưng công dụng của cửa không chỉ dừng lại nơi ngưỡng cửa nhu cầu nhà cửa. Trái lại cửa còn là hình ảnh mang ý nghĩa cho nhu cầu đời sống tinh thần tâm linh nữa.

Xin mời theo dõi cuộc đối thoại tranh luận của hai cửa về hình ảnh ý nghĩa tinh thần của chúng.

Chúng tôi là hai anh em họ nhà Cửa. Nhưng lại có tính chất tính khí khác nhau. Anh em chúng tôi muốn nói lên cho nhau cùng cho mọi người khía cạnh khác nhau của chúng tôi.

Cửa rộng lớn (CR): Chào Bạn cửa nhỏ hẹp. Tôi là cửa rộng lớn thênh thang cho mọi người ra vào. Ai đi qua cửa của tôi không cần phải cố gắng cúi đầu uốn lưng xuống thấp. Họ cứ việc tự nhiên thẳng người vui vẻ trò truyện với người bên cạnh mà đi thẳng ra vào. Hơn nữa đường chỗ cửa tôi lại tráng xi măng tráng nhựa bằng phẳng. Ai đi qua cửa của tôi không lo sợ ngã té. Như thế họ có được niềm vui hạnh phúc rồi.

Cửa nhỏ chật hẹp (CH): Tôi cũng chào Bạn cửa lớn rộng. Còn tôi là cửa vừa nhỏ thấp vừa hẹp thôi. Ai muốn đi qua lối cửa của tôi, lẽ dĩ nhiên phải cố gắng ép mình cho nhỏ gọn lại, cùng phải nhìn xunh quanh. Vì có những người khác cũng muốn đi qua cửa này, và khi đi qua cũng phải cúi đầu xuống để không bị đụng đầu vào mi cửa phía trên.

Ai muốn đi qua cửa của tôi, họ phải cố gắng hy sinh, để ý nhìn nghe chung quanh. Và như thế họ sẽ có được hạnh phúc.

CR: Bạn nói gì vậy, tôi không thể hiểu được. Tại sao ai muốn đi qua cửa của Bạn , một cửa xem chỉ như là cái cửa thôi, mà có được hạnh phúc khi phải cúi mình thấp xuống?

Chứ đi qua cửa rộng cao lớn của tôi đơn giản hơn, thoải mái dễ chịu hơn nhiều.

CH: Đó chính là điều con người chúng ta muốn nói tới. Trong đời sống chúng ta cần có sự thuận thảo xuôi xắn mọi bề cùng đơn giản nữa. Không ai phải đòi hỏi cố gắng hơn thêm. Không ai có thể ở đàng sau hậu trường đóng kín nhìn thấu suốt được đời sống đang ẩn kín nơi đó. Cửa rộng cao lớn, như Bạn là, không đòi hỏi, không bó buộc, không nâng đỡ, chỉ chú ý đến con đường bằng phẳng đàng trước. Như thế cũng xem ra là điều mơ ước thôi!

CR: Nói như Bạn thật là điều vô nghĩa lý nhảm nhí, và không ai muốn nghe Bạn đâu. Đoàn người đi qua lối cửa của tôi chứng minh điều đó. Tại sao con người trong đời sống hằng ngày đã phải hy sinh cố gắng nhiều rồi, lại không đơn giản đi qua con đường mời gọi qua cửa rộng , để có được hạnh phúc niềm vui?

Bạn thật là người có lòng ghen tỵ với tôi, khi thấy có nhiều người hơn đi qua cửa của tôi!

CH: Bạn hãy tự hỏi mình đi, có thật sự một người đi qua cửa rộng cao lớn với lối đi tráng nhựa bằng phẳng mà có hạnh phục niềm vui, hay còn nhờ cái gì khác hơn nữa?

CR: Phải rồi, tất nhiên vì theo tôi có tự do, nên có hạnh phúc niềm vui. Tất cả được làm không có giới hạn ràng buộc. Tất cả những ý thích đều được thỏa mãn. Điều gì mạnh mẽ, điều đó có gía trị và chiếm lĩnh vị trí hàng đầu ưu tiên. Bạn biết không, mỗi người có hạnh phúc niềm vui riêng của mình. Đánh mất điều đó, là lỗi tại mình thôi. Sau cùng, tất cả mọi người đều có cơ hội đồng đều nhau, hay là...?

CH: Và như vậy, Bạn lừa dối con người, để đạt thành bản tính con người rồi. Bạn đã lên án con người phải hạnh phúc, thay vì được phép có hạnh phúc. Bạn đưa miếng mồi tự do ra để dụ dỗ mê hồn người ta, nhưng thật sự lại là sự không tự do. Đó là sự tự do ngắn hạn, sự hạnh phúc chốc lát thoáng qua. Và rồi nó sẽ nhanh chóng chuyển đổi sang sự mất tự do, sang sự cưỡng bức và dùng bạo lực sức mạnh cùng quấy rối ý thích của người khác.

Bạn nghĩ là con người có thể tự mình làm ra hạnh phúc khi mở hai cánh cửa rộng ra. Tôi thì nghĩ khác, con người cần sự trợ giúp nâng đỡ, sự quan tâm săn sóc của người khác. Và như vậy con người cần sự giúp đỡ của Thiên Chúa, để có thể đạt được hạnh phúc niềm vui. Vì một hạnh phúc cô đơn riêng lẻ, ích kỷ là một bất hạnh. Tự do và hạnh phúc lệ thuộc vào con người, mà con người có thể hứa cùng trao tặng cho nhau. Chính vì thế chúng có gía trị, như đức tin vào Thiên Chúa.

CR: Nói như Bạn qủa là một cửa qúa ngu si dốt nát có một không hai đâu! Bạn đã đóng đinh con người vào một chỗ bằng những lối suy nghĩ lý luận thời qúa khứ cổ xưa thuộc về thời gian trước đã qua rồi.

CH: Này Bạn, sự tự do đang ẩn kín nơi Bạn là niềm hãnh diện cho Bạn, như thế sắp chấm dứt rồi đó. Vì nó đang bị trở thành qúa phung phí, bị lạm dụng qúa tải.

CR: Phải rồi, một cửa tạo ra quấy rối vấn đề như cửa của Bạn. Như thế chỉ luôn luôn đứng chắn lối đi và tạo ra những yêu sách mới và lời kêu gọi thôi. Không ai được làm điều mình muốn. Và lập tức có Bạn đến ngay với Chúa Giêsu và Thiên Chúa của Bạn, nếu không biết phải xoay sở làm sao đi tiếp.

CH: Không phải thế đâu. Tôi không đến trước hết với Thiên Chúa, khi tôi không biết phải làm sao. Nhưng tôi biết với đức tin của tôi rằng Thiên Chúa là nền tảng căn bản của hạnh phúc cho tôi. Sau cùng ý nghĩa đời sống, những gía trí hay hạnh phúc không rơi rụng như trái cây rơi xuống lòng ta. Nhưng một đàng đó là món qùa tặng muốn được tiếp nhận, một đàng khác phải được nỗ lực ra tay cân vác, để nhận ra gía trị đích thực của nó. Điều này ông bà cha mẹ tiền nhân chúng ta đã biết với đức tin từ ngày tạo thiên lập địa rồi.

CR: Tôi có ý nghĩ khác. Mỗi người cần phải sống cuộc sống của mình như có thể và như ý muốn. Vì thế, mỗi người có được hạnh phúc tùy theo họ. Mỗi người chúng ta nhận được hạnh phúc như nó tự làm ra theo như dân gian thường nói: Bay hãy tự giúp mình đi, rồi trời sẽ phù hộ cho! Tất cả những cái khác đều là thứ loại tình cảm ủy mị rẻ tiền.

CH: Phải rồi, phải rồi, bởi vì cửa của Bạn theo tầm nhìn con mắt là rộng to và đẹp đẽ hấp dẫn mọi người. Vì thế, con người vào theo cửa này cách nào đó bị bắt buộc mất tự do và hạnh phục. Họ hối hả tranh giành nhau làm con đường của Bạn bị hư nát. Họ rơi vào khung vòng tưởng tượng đi tìm hạnh phúc và tự do. Nhưng thật ra đó là con đường dễ dãi nhàn hạ. Con đường này sau cùng là con đường bế tắc và dẫn đưa đến sự bất hạnh cho con người.

Điều cửa rộng cao lớn của Bạn trông đẹp sang trọng, nhưng không gì khác hơn là bậc nấc thang của rạp hát thôi. Đó là điều nhiều người khi nhận ra thì đã qúa muộn.

CR: Bạn nói thế, chứ cửa của tôi được mọi người trông mong ngưỡng mộ lắm. Họ hằng mong muốn đi vào, không như cửa bên Bạn đâu.

Họ nghe và theo hướng lý lẽ của tôi, nhưng không theo bên cửa của Bạn đâu.Trái lại, Bạn không làm sao qua khỏi lối vào đầy lo âu phiền muộn, vì Bạn đã từ hàng bao ngày giờ năm tháng mà nói như thế thôi đã ngàn năm nay rồi nào có tiến triển thêm gì khác mới đâu. Những người đi tìm, họ đều qua lối cửa của tôi. Và họ tìm thấy hạnh phúc cùng sự tự do, nhưng không qua cửa của Bạn.

CH: Vâng, cửa của tôi không là cửa như là nhìn thấy đâu. Cửa của tôi là một cửa như mọi cửa trong thực tế đời sống. Người nào muốn đi qua cửa của tôi, họ biết điều gì đang chờ đợi họ.

Tất cả mọi người muốn đi qua cửa của tôi, họ đều được giúp đỡ để đi qua. Không có
cái gì ở trên cũng như không có cái gì ở tận bên dưới. Tất cả đều thuộc về qúa khứ. Nơi đây tất cả được hạnh phúc và mỗi người theo thời gian của họ qua lối cửa này sẽ tìm thấy Thiên Chúa, dù đôi khi phải hy sinh cố gắng và trải qua con đường sống không dễ chịu nhàn hạ.

Bạn biết không, đền thờ Chúa giáng sinh bên Bethlehem chỉ có một cửa nhỏ hẹp vừa cho một người đi ra vào thôi. Khi đi vào cũng như lúc đi ra mỗi người ai cũng cúi mình xuống thấp như chui đi qua cửa hẹp đó. Họ cúi mình đi vào tìm gặp nơi Chúa Giêsu sinh ra, và họ có hạnh phúc niềm vui. Vì đã tìm được đến nơi di tích thánh lịch sử của Đấng Cứu Thế ngày xưa đã sinh ra trên trần gian.

Và khi đi ra họ cũng phải cúi mình chui đi ra ngoài, mang theo mình niềm vui mừng hạnh phúc đầy tràn trong tâm hồn. Vì đã được chiêm ngắm tay đụng chạm vào bàn tảng đá nơi chỗ Đấng Cứu Thế đã nằm lúc sinh ra làm người.

Sự cố gắng hy sinh cúi mình xuống thấp đâu có làm mất hay không có được niềm vui hạnh phúc? Trái lại là đàng khác.

.................................

Đến đây cửa rộng lớn không nói thêm gì nữa, chỉ tư lự ra chiều suy nghĩ đăm chiêu nhiều hơn. Đang khi đoàn đám đông người hối hả chen lấn xô nhau đi qua cửa này tìm hạnh phúc và tự do, mà họ mơ tưởng sẽ nắm bắt được khi đi qua lối cửa này.

Nhưng ngược lại nơi cửa nhỏ hẹp, những người đi vào họ giúp nhau đi qua lối cửa nhỏ hẹp để đi tìm Thiên Chúa, Đấng là nguồn hạnh phúc và sự tự do cho mình.

Chúa Giêsu đã từng nhắn nhủ: Anh em hãy cố gắng chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được. (Lc 13, 24.)

Và Chúa Giêsu cũng đã khẳng định: „Thầy là cửa chuồng chiên“ ( Ga 10,8.)

Chúa Nhật Chúa chiên lành cầu cho ơn kêu gọi, 11.05.2014
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long phóng tác
 
Nghe bài: Xin Mẹ Dạy Con
Bosco Thiện-Bản / Lê Phương Thuỳ
10:11 10/05/2014
PK-1:
Đã bao lần đời con rất truân chuyên
Con muốn tìm về đấng vô biên
Nhưng con không biết làm sao tới Ngài
Đã bao lần con tưởng đã yêu Chúa
Nhưng con đã lầm, con chỉ yêu con
Đã bao lần con tìm vinh danh Chúa
Nhưng con đã lầm, con kiếm danh con !

PK-2
Đã bao lần đời con rất đơn côi
Câu kinh nguyện cầu ấm trên môi
Nhưng con không biết làm sao tỏ bày
Đã bao lần con tìm về bên Chúa
Nhưng con đã vội quay bước ra đi
Đã bao lần con tưởng thật yêu Chúa
Nhưng con đã lầm, con yêu Chúa trên môi

ĐK:
Hôm nay con về đây nguyện xin cùng Mẹ Maria
Xin Mẹ dạy con biết yêu con của mẹ như mẹ đã yêu
Xin Mẹ giúp con biết quí mến lời Ngài
như mẹ đã quí yêu, ấp ủ trong tim

Xin Mẹ dạy con biết quí sống ơn Ngài
như mẹ đã sống chỉ vì Ngài
Xin Mẹ giúp con biết sống chết cho Ngài
như Mẹ đã chết với tình Ngài