Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Bẩy 8/5: Yêu và ghét. Suy niệm của Lm. Bênađô Nguyễn Văn Toàn
Giáo Hội Năm Châu
03:17 07/05/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 07-May-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Ga 15, 18-21
“Các con không thuộc về thế gian, vì chính Thầy đã chọn các con khỏi thế gian”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu thế gian ghét các con, các con hãy biết rằng họ đã ghét Thầy trước. Nếu các con thuộc về thế gian, thế gian sẽ yêu những gì thuộc về nó, nhưng các con không thuộc về thế gian, vì chính Thầy đã chọn các con khỏi thế gian, nên thế gian ghét các con. Các con hãy nhớ lại lời Thầy đã nói với các con: Tôi tớ không trọng hơn chủ. Nếu họ đã bắt Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ các con; nếu họ tuân giữ lời Thầy, thì họ cũng tuân giữ lời các con. Tại vì danh Thầy mà họ sẽ làm cho các con tất cả những điều đó, bởi vì họ không biết Đấng đã sai Thầy”.
Đó là lời Chúa.
Ở lại trong tình yêu
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
03:28 07/05/2021
(Suy niệm Tin mừng Gioan (Ga 15, 9-17) trích đọc vào Chúa nhật 6 Phục sinh)
Từ lâu nay có những con cá voi, khi thì một vài con, khi thì cả đàn lên đến hàng chục, hàng trăm con, không biết vì lý do gì, lại từ bỏ đại dương như lòng mẹ hằng đùm bọc ấp ủ chúng, để bơi ngược vào bờ nên bị mắc cạn, rồi phơi mình trên bờ biển chờ chết.
Những tổ chức bảo tồn sinh vật biển nỗ lực cứu mạng chúng, dùng những chiếc tàu kéo đưa chúng ra khơi, trả chúng về với lòng mẹ đại dương, nhưng rồi sau đó chúng lại bơi vào bờ, nằm chết thối trên cạn. Đó là những cái chết tự chọn thật khó hiểu và có vẻ điên rồ!
Loài cá thì phải sống trong nước, ngày nào rời khỏi nước thì cá chết.
Tương tự như thế, loài người được Chúa sinh ra để sống trong tình yêu; Nếu sống ngoài tình yêu thì con người cũng phải gánh lấy hậu quả tai hại.
Khi con người xa lìa tình yêu, không sống trong tình yêu thì con người cũng tự chọn tai họa cho mình như những con cá voi mắc cạn trên đây.
Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình yêu Ngài bao la như trời như biển. Ngài muốn chúng ta được sống hạnh phúc trong biển tình yêu dào dạt của Ngài. Qua bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su tha thiết mời gọi chúng ta hãy ở lại trong biển tình yêu vô bờ đó. Ngài nói: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình yêu của Thầy.”
Trước lời mời gọi nầy, chúng ta có hai lựa chọn: Một là ở lại trong tình yêu; hai là ở ngoài tình yêu.
Ai là người ở lại trong tình yêu?
Người ở lại trong tình yêu của Thiên Chúa là người tuân giữ các giới răn như lời Chúa Giê-su dạy: “Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người.”
Mà giới răn quan trọng nhất là luật yêu thương. Vì thế, ai yêu thương, phục vụ, giúp đỡ người chung quanh thì người ấy đã giữ tròn giới răn của Chúa và đang ở lại trong tình yêu của Ngài.
Ai ở lại trong tình yêu thì sẽ được hưởng phúc đời đời trên thiên đàng với Chúa. Đến ngày phán xét, Chúa Giê-su hoan hỉ tuyên bố với những người nầy rằng: “Nào, những kẻ được Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương quốc dọn sẵn cho các con từ thuở tạo dựng vũ trụ…” vì các con đã thực lòng yêu thương (Mt 25, 34).
Còn số phận những người ở ngoài tình yêu thì sao?
Ai không giữ giới răn của Chúa, nghĩa là không yêu thương, phục vụ, giúp đỡ những người lâm cơn quẫn bách, thì người đó ở ngoài tình yêu; người đó tự rời xa khỏi tình yêu như cá trườn mình ra khỏi nước, người ấy tự chọn cho mình án phạt đời đời.
Đến ngày phán xét, Chúa Giê-su nghiêm khắc lên án những người nầy bằng những lời đáng kinh sợ! Ngài nói: “Hỡi quân bị nguyền rủa kia! Đi đi cho khuất mắt Ngài mà vào lò lửa đời đời, nơi dành cho tên Ác Quỷ và bè lũ của nó…” vì các ngươi chẳng có lòng yêu thương (Mt 25, 41).
Đây là hậu quả khủng khiếp mà người sống xa lìa tình yêu phải gánh chịu.
Lạy Chúa Giê-su,
Khi đàn cá rời khỏi nước thì chúng phải chết thối, chết khô; tương tự như thế, khi chúng con xa lìa tình yêu, nghĩa là không tuân giữ luật yêu thương Chúa dạy thì chúng con sẽ phải chịu đau khổ đời đời.
Xin giúp chúng con sống đời bác ái, chia sớt đùm bọc nhau, phục vụ chăm sóc những người lâm cảnh khốn cùng… nhờ đó, chúng con được sống hạnh phúc muôn đời trong biển yêu thương của Chúa. Amen.
Yêu như Thầy yêu
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
21:36 07/05/2021
Yêu như Thầy yêu
Chúa nhật VI Phục Sinh năm – B
(Ga 15, 9-17)
Chúa nhật thứ VI Phục Sinh, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta nhớ lại lệnh Chúa Giêsu truyền trước khi về Trời. Quả thật : nếu chúng ta muốn về Trời với Chúa như lời hứa "Thầy đi dọn chỗ cho các con" (Ga 14, 2), người kitô hữu cần phải vâng theo lệnh Chúa truyền là "các con hãy yêu mến nhau" (Ga 15, 12).
Tôi tự hỏi, phải chăng con người dùng những tình cảm tự nhiên để yêu như bạn bè yêu nhau, cha mẹ yêu thương con cái, đồng lớp đồng niên mến thương nhau, hay hai người nam nữ yêu nhau là chưa đủ hay là khác với tình yêu Chúa Giêsu đã yêu chúng ta sao mà Đức Giêsu còn dạy chúng ta phải : Yêu như Thầy đã yêu?
Vậy, "yêu như Thầy đã yêu" là yêu như thế nào, có gì mới mẻ chăng? Xem ra chữ "như" có chất chứa hy sinh khi yêu, có nét mới mẻ và đáng sợ, vì chính chữ này làm nên nét đặc trưng của Kitô giáo. Thánh Augustinô viết : khi nói "yêu như Thầy đã yêu mến các con" là Chúa Giêsu nói đến tình yêu thí mạng : "Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng sống vì bạn hữu mình" (Ga 14, 13). Quả thật, chết vì bạn hữu là hành vi lớn nhất của tình yêu. Chúa Giêsu nói với các môn đệ : "Các con là bạn hữu" (Ga 14, 14). Chúa đã yêu các môn đệ nói riêng và con người nói chung bằng tình yêu thí mạng. Nay Người đòi buộc các môn đệ, cụ thể là chúng ta phải yêu nhau như Chúa yêu. Tình yêu mà Chúa Giêsu yêu chúng ta phát xuất từ Chúa Cha : "Như Cha đã yêu Thầy, Thầy cũng yêu các con" (Ga 14, 9). Như vậy là có một nguồn suối tình yêu chảy tràn từ Chúa Cha đến Đức Giêsu, và tiếp tục chảy tràn xuống các môn đệ, dòng suối ấy không ngừng chảy trên chúng ta, nếu chúng ta giữ lại, tình yêu đó sẽ trở nên ao tù nhơ nhớp, nên chúng ta phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng ta. Vậy đâu là bằng chứng để chứng tỏ chúng ta yêu Chúa? Chúa Giêsu cho chúng ta câu trả lời, "Nếu các con tuân lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy, cũng như Thầy đã giữ lệnh truyền của Cha Thầy, nên Thầy ở lại trong tình yêu của Người" (Ga 15, 10). Yêu như Thầy yêu là thế đấy.
Thánh Augustinô nói tiếp : "Yêu như Thầy đã yêu các con", khác với lòng mến tự nhiêu thuần túy. Thánh Gioan Tông Đồ viết : "Thiên Chúa là Tình Yêu… hễ ai thương yêu, thì đã sinh bởi Thiên Chúa… Còn ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa" (1 Ga 4, 7 - 8). Gioan quả quyết : "Thiên Chúa đã thương yêu chúng ta trước, và đã sai Con Một Người đến hy sinh, đền thay vì tội lỗi chúng ta" (1 Ga 4, 10).
Chúng ta thấy, cuộc sống cần tình yêu, nhân loại cần tình yêu, mỗi người sống trong cuộc đời này đều cần tình yêu và rất cần tình yêu. Có thể nói, tình yêu là lẽ sống, là niềm hạnh phúc, là sự bình an của tất cả mọi người không trừ ai. Nên có bao nhiêu tiểu thuyết là có bấy nhiêu chuyện tình. Có bao nhiêu phim truyện, tiểu phẩm, bài hát là bấy nhiêu cách diễn tả tình yêu. Người ta khai thác tình yêu trên mọi lĩnh vực : thơ ca, hò vè, quảng cáo.v.v...
Sống ở trên đời có trăm bẩy loại tình yêu, tôi xin tạm liệt kê. Chúng ta tự hỏi, tại sao cha mẹ lại yêu con cái và con cái lại yêu cha mẹ? Thưa là vì ông bà ấy là người sinh ra chúng, chúng là con của ông bà đó. Đây là tình yêu huyết tộc.
Ngày nay phú quí sinh lễ nghĩa, đó đây chúng ta gặp những buổi hội ngộ đồng niên, đồng lớp, đồng ngũ, đó là thứ tình đồng niên, bạn bè cùng lớp cùng tuổi mến thương nhau.
Một loại tình yêu lấn át mọi thứ tình yêu, khi nói đến người ta nghĩ ngay đến nó, nhất là những người trẻ, đó là tình yêu nam nữ. Đây là tình yêu đơn phương, vì con người yêu nhau. Tình yêu đôi lứa, tình yêu bạn bè, tình yêu đồng đội, tình yêu của anh chị em một nhà… tình yêu của cha mẹ với con cái. Tất cả những tình yêu đó đều cao đẹp, đều phù hợp ý Chúa.
Một thứ tình yêu cao thượng mà Chúa dạy chúng ta là tình yêu vì Chúa. Kinh Kính Mến chúng ta vẫn đọc : "…vì Chúa thì con thương yêu người ta như mình con vậy". Như thế, tình yêu của chúng ta không còn giới hạn bởi huyết tộc, bạn bè quen biết, mà mở rộng tới hết mọi người, tôi yêu họ vì Chúa yêu tôi và truyền dạy tôi.
Chúng ta vẫn thường nghe nói: "gia đình là Giáo hội thu nhỏ", thế nên, gia đình cũng phải mang lấy những đặc tính mà Chúa Giêsu muốn là: "yêu thương và hợp nhất, thực thi lời Chúa, cử hành phụng vụ và loan truyền tin mừng".
Gia đình kia có một cô con gái, tính tình đào hoa, phóng khoáng. Sau lần tiếp bạn ngày đầu năm, mẹ cô nói với cô : Này con, con yêu ai thì yêu, lấy anh nào thì lấy một thôi, chứ tết này mẹ thấy nhiều anh quá, bố mẹ chẳng biết anh nào là rể tương lai nữa. Cô trả lời : ồ, bố mẹ hay thật, Chúa chẳng dạy chúng ta là yêu hết mọi người sao?
Chuyện khác : Có một chàng thanh niên, gõ cửa một nhà dòng để xin vào tu. Cha bề trên nhìn chàng, khẽ mỉm cười và hỏi:
Thế con đã yêu ai chưa? Chàng thanh niên đỏ mặt, ấp úng trả lời: Dạ thưa cha, chưa ạ.
Cha bề trên lại mỉn cười và bảo: Thế thì con hãy về, học yêu thương trước, rồi mới tới tu học sau.
Yêu thương là điều Chúa dạy, hơn nữa đó là lệnh truyền của Chúa : "Thầy truyền cho các con" ( Ga 14, 12 ), vì thế không ai có quyền từ chối yêu thương, càng không có quyền thù nghịch anh chị em mình. Có yêu nhau thật lòng, người ta mới có thể sống cho nhau, chết vì nhau. Thử tưởng tượng, một thế giới không có tình yêu, không ai yêu ai, thì thế giới sẽ kinh khủng biết chừng nào. Bởi đi tới đâu, ta cũng chỉ thấy thù hận, bạo động, diệt chủng… Hãy yêu thương, hãy trao tặng cho nhau tình yêu thật lòng để cuộc đời đáng yêu và đáng sống. Tình yêu sẽ làm cho cả người đang yêu lẫn người được yêu bình an và hạnh phúc. Hãy yêu thương nhau như Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta.
Xin Thiên Chúa Ba Ngôi, nguồn suối tình yêu liên kết chúng con nên một trong tình yêu Chúa. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Chúa nhật VI Phục Sinh năm – B
(Ga 15, 9-17)
Chúa nhật thứ VI Phục Sinh, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta nhớ lại lệnh Chúa Giêsu truyền trước khi về Trời. Quả thật : nếu chúng ta muốn về Trời với Chúa như lời hứa "Thầy đi dọn chỗ cho các con" (Ga 14, 2), người kitô hữu cần phải vâng theo lệnh Chúa truyền là "các con hãy yêu mến nhau" (Ga 15, 12).
Tôi tự hỏi, phải chăng con người dùng những tình cảm tự nhiên để yêu như bạn bè yêu nhau, cha mẹ yêu thương con cái, đồng lớp đồng niên mến thương nhau, hay hai người nam nữ yêu nhau là chưa đủ hay là khác với tình yêu Chúa Giêsu đã yêu chúng ta sao mà Đức Giêsu còn dạy chúng ta phải : Yêu như Thầy đã yêu?
Vậy, "yêu như Thầy đã yêu" là yêu như thế nào, có gì mới mẻ chăng? Xem ra chữ "như" có chất chứa hy sinh khi yêu, có nét mới mẻ và đáng sợ, vì chính chữ này làm nên nét đặc trưng của Kitô giáo. Thánh Augustinô viết : khi nói "yêu như Thầy đã yêu mến các con" là Chúa Giêsu nói đến tình yêu thí mạng : "Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng sống vì bạn hữu mình" (Ga 14, 13). Quả thật, chết vì bạn hữu là hành vi lớn nhất của tình yêu. Chúa Giêsu nói với các môn đệ : "Các con là bạn hữu" (Ga 14, 14). Chúa đã yêu các môn đệ nói riêng và con người nói chung bằng tình yêu thí mạng. Nay Người đòi buộc các môn đệ, cụ thể là chúng ta phải yêu nhau như Chúa yêu. Tình yêu mà Chúa Giêsu yêu chúng ta phát xuất từ Chúa Cha : "Như Cha đã yêu Thầy, Thầy cũng yêu các con" (Ga 14, 9). Như vậy là có một nguồn suối tình yêu chảy tràn từ Chúa Cha đến Đức Giêsu, và tiếp tục chảy tràn xuống các môn đệ, dòng suối ấy không ngừng chảy trên chúng ta, nếu chúng ta giữ lại, tình yêu đó sẽ trở nên ao tù nhơ nhớp, nên chúng ta phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng ta. Vậy đâu là bằng chứng để chứng tỏ chúng ta yêu Chúa? Chúa Giêsu cho chúng ta câu trả lời, "Nếu các con tuân lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy, cũng như Thầy đã giữ lệnh truyền của Cha Thầy, nên Thầy ở lại trong tình yêu của Người" (Ga 15, 10). Yêu như Thầy yêu là thế đấy.
Thánh Augustinô nói tiếp : "Yêu như Thầy đã yêu các con", khác với lòng mến tự nhiêu thuần túy. Thánh Gioan Tông Đồ viết : "Thiên Chúa là Tình Yêu… hễ ai thương yêu, thì đã sinh bởi Thiên Chúa… Còn ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa" (1 Ga 4, 7 - 8). Gioan quả quyết : "Thiên Chúa đã thương yêu chúng ta trước, và đã sai Con Một Người đến hy sinh, đền thay vì tội lỗi chúng ta" (1 Ga 4, 10).
Chúng ta thấy, cuộc sống cần tình yêu, nhân loại cần tình yêu, mỗi người sống trong cuộc đời này đều cần tình yêu và rất cần tình yêu. Có thể nói, tình yêu là lẽ sống, là niềm hạnh phúc, là sự bình an của tất cả mọi người không trừ ai. Nên có bao nhiêu tiểu thuyết là có bấy nhiêu chuyện tình. Có bao nhiêu phim truyện, tiểu phẩm, bài hát là bấy nhiêu cách diễn tả tình yêu. Người ta khai thác tình yêu trên mọi lĩnh vực : thơ ca, hò vè, quảng cáo.v.v...
Sống ở trên đời có trăm bẩy loại tình yêu, tôi xin tạm liệt kê. Chúng ta tự hỏi, tại sao cha mẹ lại yêu con cái và con cái lại yêu cha mẹ? Thưa là vì ông bà ấy là người sinh ra chúng, chúng là con của ông bà đó. Đây là tình yêu huyết tộc.
Ngày nay phú quí sinh lễ nghĩa, đó đây chúng ta gặp những buổi hội ngộ đồng niên, đồng lớp, đồng ngũ, đó là thứ tình đồng niên, bạn bè cùng lớp cùng tuổi mến thương nhau.
Một loại tình yêu lấn át mọi thứ tình yêu, khi nói đến người ta nghĩ ngay đến nó, nhất là những người trẻ, đó là tình yêu nam nữ. Đây là tình yêu đơn phương, vì con người yêu nhau. Tình yêu đôi lứa, tình yêu bạn bè, tình yêu đồng đội, tình yêu của anh chị em một nhà… tình yêu của cha mẹ với con cái. Tất cả những tình yêu đó đều cao đẹp, đều phù hợp ý Chúa.
Một thứ tình yêu cao thượng mà Chúa dạy chúng ta là tình yêu vì Chúa. Kinh Kính Mến chúng ta vẫn đọc : "…vì Chúa thì con thương yêu người ta như mình con vậy". Như thế, tình yêu của chúng ta không còn giới hạn bởi huyết tộc, bạn bè quen biết, mà mở rộng tới hết mọi người, tôi yêu họ vì Chúa yêu tôi và truyền dạy tôi.
Chúng ta vẫn thường nghe nói: "gia đình là Giáo hội thu nhỏ", thế nên, gia đình cũng phải mang lấy những đặc tính mà Chúa Giêsu muốn là: "yêu thương và hợp nhất, thực thi lời Chúa, cử hành phụng vụ và loan truyền tin mừng".
Gia đình kia có một cô con gái, tính tình đào hoa, phóng khoáng. Sau lần tiếp bạn ngày đầu năm, mẹ cô nói với cô : Này con, con yêu ai thì yêu, lấy anh nào thì lấy một thôi, chứ tết này mẹ thấy nhiều anh quá, bố mẹ chẳng biết anh nào là rể tương lai nữa. Cô trả lời : ồ, bố mẹ hay thật, Chúa chẳng dạy chúng ta là yêu hết mọi người sao?
Chuyện khác : Có một chàng thanh niên, gõ cửa một nhà dòng để xin vào tu. Cha bề trên nhìn chàng, khẽ mỉm cười và hỏi:
Thế con đã yêu ai chưa? Chàng thanh niên đỏ mặt, ấp úng trả lời: Dạ thưa cha, chưa ạ.
Cha bề trên lại mỉn cười và bảo: Thế thì con hãy về, học yêu thương trước, rồi mới tới tu học sau.
Yêu thương là điều Chúa dạy, hơn nữa đó là lệnh truyền của Chúa : "Thầy truyền cho các con" ( Ga 14, 12 ), vì thế không ai có quyền từ chối yêu thương, càng không có quyền thù nghịch anh chị em mình. Có yêu nhau thật lòng, người ta mới có thể sống cho nhau, chết vì nhau. Thử tưởng tượng, một thế giới không có tình yêu, không ai yêu ai, thì thế giới sẽ kinh khủng biết chừng nào. Bởi đi tới đâu, ta cũng chỉ thấy thù hận, bạo động, diệt chủng… Hãy yêu thương, hãy trao tặng cho nhau tình yêu thật lòng để cuộc đời đáng yêu và đáng sống. Tình yêu sẽ làm cho cả người đang yêu lẫn người được yêu bình an và hạnh phúc. Hãy yêu thương nhau như Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta.
Xin Thiên Chúa Ba Ngôi, nguồn suối tình yêu liên kết chúng con nên một trong tình yêu Chúa. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Họ đã ghét Thầy trước
Lm. Minh Anh
22:49 07/05/2021
“HỌ ĐÃ GHÉT THẦY TRƯỚC!”
“Nếu thế gian ghét các con, các con hãy biết rằng, họ đã ghét Thầy trước!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay cho thấy một thực tế ngàn đời, thực tế đó là, thế gian ghét Thiên Chúa. Chúa Giêsu khẳng định, “Họ đã ghét Thầy trước!”. Đây là một câu chuyện khó tin của các sách Tin Mừng, Con Thiên Chúa đến thế gian kéo theo một nền văn hoá chống lại Ngài.
Biết mình sắp từ bỏ thế gian để về cùng Cha, Chúa Giêsu chuẩn bị tâm hồn các môn đệ đón nhận những khó khăn, thử thách phía trước; Ngài nói cho các ông biết một sự thật khó chấp nhận, rằng, thế gian sẽ thù ghét họ; vì lẽ, “Họ đã ghét Thầy trước!”. Vậy tại sao thế gian ghét Chúa Giêsu? Thế gian ghét Ngài, vì Ngài không đi theo tinh thần của nó. Tinh thần của thế gian là tích góp, hưởng thụ, tự do… là bồi bổ cái “Tôi”; đang khi tinh thần của Chúa Giêsu là huỷ mình ra không, vâng phục đến chết. Chính vì vậy, thế gian tẩy trừ Ngài khỏi mảnh đất kẻ sống, treo Ngài lên thập giá. Lạ lùng thay, Thiên Chúa biết điều đó nhưng Ngài vẫn chấp nhận; bởi lẽ, nơi Ngài, chỉ có tình yêu.
Tại sao thế gian ghét những ai theo Chúa Giêsu? Thế gian ghét họ vì Kitô hữu không đi con đường nào khác ngoài con đường Chúa Giêsu đã đi. Thế gian yêu những gì là của riêng nó nhưng Kitô hữu lại không thuộc về thế gian, vì “Thầy đã chọn các con từ thế gian”. Bằng cái chết và sự sống lại của mình, Chúa Giêsu giải cứu Kitô hữu khỏi thế gian, giải cứu họ khỏi quyền lực Satan, ‘hoàng tử thế gian’. Và đó là nguồn gốc của thù ghét: Kitô hữu được cứu. Điều mà ‘hoàng tử thế gian’ không muốn; nó không muốn chúng ta được cứu.
Trước sự thù ghét đó, Chúa Giêsu đã làm gì? Vì yêu thương, Chúa Giêsu vẫn chấp nhận gánh nặng thù ghét đó; Ngài không phàn nàn, cũng không xin Chúa Cha một giải pháp nào khác dễ dàng hơn. Nhưng tình yêu luôn luôn tìm kiếm các giải pháp riêng của nó, Ngài không ngừng tìm kiếm các giải pháp để tiếp cận nền văn hoá thù nghịch đó. Cũng thế, với sức mạnh của Chúa Phục Sinh, chúng ta chấp nhận vác thánh giá đời mình, dù đó là sự thù ghét vì danh Chúa; không có trở ngại nào là quá lớn đối với chúng ta; Ngài sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả. Điều quan trọng là chúng ta phải liên lỉ tập trung vào việc thực hiện ý muốn của Thiên Chúa; phần còn lại, chính Ngài sẽ lo. Chúng ta sẽ cố hết sức để rao truyền danh Chúa; phản ứng của chúng ta là ‘vui mừng và vui mừng’, vì rằng, chúng ta đang đi đúng con đường Chúa Giêsu đã đi, bởi lẽ, “Họ đã ghét Thầy trước!”.
Một phụ nữ Việt Nam xinh đẹp lấy chồng Tàu. Hơn mười năm, cô không được nói về Chúa, ngay cả làm dấu thánh giá trước khi ăn. Dịch bệnh xảy ra, cả nhà sốt, nằm la liệt; chỉ mình cô khoẻ để chăm sóc họ. ‘Ngoài Chúa, không ai cứu được’, cô nghĩ. Chẳng chút e dè, cô làm một thánh giá, treo lên tường, tay cầm tràng hạt, cô cầu nguyện. Có người chỉ điểm, cảnh sát ập đến, đập cổng, yêu cầu kiểm tra. Đi cách ly, nghĩa là chết. Mọi người gào khóc bất lực nhìn cô. Một ý tưởng xuất hiện, cô la lên, “Cả nhà ngồi lên, kéo khẩu trang che miệng, làm như đang đọc kinh!”. Mọi người quỳ trước ‘bàn thờ’. Họ rầm rì, hai đứa con của cô đọc lớn những kinh Kính Mừng tiếng Việt. Tiếng đập cửa mạnh hơn; cô ra mở cửa, mọi người nín thở. Lấy hết can đảm, cô nói với cảnh sát, “Mọi người đều khoẻ, chúng tôi đang đọc kinh”. Mặc cô, họ phải làm nhiệm vụ. Vậy là họ đo nhiệt độ từng người; đo xong, họ nói, “Mọi người cẩn thận, không ra khỏi nhà”, rồi họ chào và ra về. Họ vừa đi ra, cả nhà oà khóc vì vui mừng. Không ai hiểu tại sao, chẳng ai sốt cả, máy đo hỏng? Với cô, đây là một phép lạ. Mọi người khoẻ lại; kể từ đó, không ai cấm cô cầu nguyện. Chồng cô thay một cây thánh giá mới, rất đẹp; ông đã đồng ý, sẽ cho hai đứa con được rửa tội và theo đạo như mẹ chúng.
Anh Chị em,
“Họ đã ghét Thầy trước!”, chúng ta hãy suy gẫm về những lời mạnh mẽ và an ủi này. Nếu không trải qua bất cứ hình thức thù hận nào từ thế gian, thì đây là điều rất đáng cho chúng ta suy nghĩ; chúng ta có còn thuộc về Chúa, thuộc về Giáo Hội của Chúa không? Hoặc nếu chúng ta đang thực sự trải qua một số hình thức thù hận với thế gian, hãy biết rằng, Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta điều này; Ngài ban sức mạnh và lòng can đảm để chúng ta vui mừng chịu đựng nó. Cuối cùng, điều quan trọng là Chúa muốn gì qua những thù nghịch đó; và nếu bị thế gian căm thù dưới bất cứ hình thức nào, hãy biết rằng, điều này sẽ khiến chúng ta nên giống Chúa Giêsu hơn; vì lẽ, “Họ đã ghét Thầy trước!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con thông phần với Chúa không chỉ trong việc thông chuyển tình yêu và lòng thương xót của Ngài, nhưng còn trong sức mạnh của Chúa khi con cũng phải chịu đựng sự thù hận của thế gian, vì “Họ đã ghét Thầy trước!”. Xin tiếp tục đưa con ra khỏi thế gian, kéo con đến gần Chúa hơn mỗi ngày”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Nếu thế gian ghét các con, các con hãy biết rằng, họ đã ghét Thầy trước!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay cho thấy một thực tế ngàn đời, thực tế đó là, thế gian ghét Thiên Chúa. Chúa Giêsu khẳng định, “Họ đã ghét Thầy trước!”. Đây là một câu chuyện khó tin của các sách Tin Mừng, Con Thiên Chúa đến thế gian kéo theo một nền văn hoá chống lại Ngài.
Biết mình sắp từ bỏ thế gian để về cùng Cha, Chúa Giêsu chuẩn bị tâm hồn các môn đệ đón nhận những khó khăn, thử thách phía trước; Ngài nói cho các ông biết một sự thật khó chấp nhận, rằng, thế gian sẽ thù ghét họ; vì lẽ, “Họ đã ghét Thầy trước!”. Vậy tại sao thế gian ghét Chúa Giêsu? Thế gian ghét Ngài, vì Ngài không đi theo tinh thần của nó. Tinh thần của thế gian là tích góp, hưởng thụ, tự do… là bồi bổ cái “Tôi”; đang khi tinh thần của Chúa Giêsu là huỷ mình ra không, vâng phục đến chết. Chính vì vậy, thế gian tẩy trừ Ngài khỏi mảnh đất kẻ sống, treo Ngài lên thập giá. Lạ lùng thay, Thiên Chúa biết điều đó nhưng Ngài vẫn chấp nhận; bởi lẽ, nơi Ngài, chỉ có tình yêu.
Tại sao thế gian ghét những ai theo Chúa Giêsu? Thế gian ghét họ vì Kitô hữu không đi con đường nào khác ngoài con đường Chúa Giêsu đã đi. Thế gian yêu những gì là của riêng nó nhưng Kitô hữu lại không thuộc về thế gian, vì “Thầy đã chọn các con từ thế gian”. Bằng cái chết và sự sống lại của mình, Chúa Giêsu giải cứu Kitô hữu khỏi thế gian, giải cứu họ khỏi quyền lực Satan, ‘hoàng tử thế gian’. Và đó là nguồn gốc của thù ghét: Kitô hữu được cứu. Điều mà ‘hoàng tử thế gian’ không muốn; nó không muốn chúng ta được cứu.
Trước sự thù ghét đó, Chúa Giêsu đã làm gì? Vì yêu thương, Chúa Giêsu vẫn chấp nhận gánh nặng thù ghét đó; Ngài không phàn nàn, cũng không xin Chúa Cha một giải pháp nào khác dễ dàng hơn. Nhưng tình yêu luôn luôn tìm kiếm các giải pháp riêng của nó, Ngài không ngừng tìm kiếm các giải pháp để tiếp cận nền văn hoá thù nghịch đó. Cũng thế, với sức mạnh của Chúa Phục Sinh, chúng ta chấp nhận vác thánh giá đời mình, dù đó là sự thù ghét vì danh Chúa; không có trở ngại nào là quá lớn đối với chúng ta; Ngài sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả. Điều quan trọng là chúng ta phải liên lỉ tập trung vào việc thực hiện ý muốn của Thiên Chúa; phần còn lại, chính Ngài sẽ lo. Chúng ta sẽ cố hết sức để rao truyền danh Chúa; phản ứng của chúng ta là ‘vui mừng và vui mừng’, vì rằng, chúng ta đang đi đúng con đường Chúa Giêsu đã đi, bởi lẽ, “Họ đã ghét Thầy trước!”.
Anh Chị em,
“Họ đã ghét Thầy trước!”, chúng ta hãy suy gẫm về những lời mạnh mẽ và an ủi này. Nếu không trải qua bất cứ hình thức thù hận nào từ thế gian, thì đây là điều rất đáng cho chúng ta suy nghĩ; chúng ta có còn thuộc về Chúa, thuộc về Giáo Hội của Chúa không? Hoặc nếu chúng ta đang thực sự trải qua một số hình thức thù hận với thế gian, hãy biết rằng, Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta điều này; Ngài ban sức mạnh và lòng can đảm để chúng ta vui mừng chịu đựng nó. Cuối cùng, điều quan trọng là Chúa muốn gì qua những thù nghịch đó; và nếu bị thế gian căm thù dưới bất cứ hình thức nào, hãy biết rằng, điều này sẽ khiến chúng ta nên giống Chúa Giêsu hơn; vì lẽ, “Họ đã ghét Thầy trước!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con thông phần với Chúa không chỉ trong việc thông chuyển tình yêu và lòng thương xót của Ngài, nhưng còn trong sức mạnh của Chúa khi con cũng phải chịu đựng sự thù hận của thế gian, vì “Họ đã ghét Thầy trước!”. Xin tiếp tục đưa con ra khỏi thế gian, kéo con đến gần Chúa hơn mỗi ngày”, Amen.
(Tgp. Huế)
Yêu Thương Là Gì?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:09 07/05/2021
Chúa Nhật VI PS
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12)
Hai từ “yêu thương” đã quá quen thuộc với con người, cách riêng với Kitô hữu. Tình yêu là một đề tài vừa phong phú, vừa hấp dẫn của văn chưong, nghệ thuật, phim ảnh…và luôn mang tính thời sự. Tình của mỗi thời dường như mỗi vẻ và cách kiểu yêu của mỗi giới, mỗi người, thì mang mỗi sắc mầu, nhưng bản chất tình yêu thì trước sau như một. Biết rằng chúng ta phải yêu thương nhau nếu muốn sống như con người, thế nhưng thử hỏi thế nào là yêu thương thì quả thật không dễ trả lời cách rõ ràng và có tính thuyết phục. Ngay cả những việc to lớn như “đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí hay nộp cả thân xác để chịu thiêu đốt” thì cũng chưa hẳn là đã yêu thương (x.1Cor 13,3).
Có thể nói tình yêu là huyền nhiệm vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8). Tuy nhiên thánh Gioan Tông đồ lại cho chúng ta một cái nhìn về tình yêu: “Tình yêu cốt ở điều này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10). Như thế chúng ta có thể nói yêu thương là thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu trong sự tự nguyện đi bước trước và có trả giá cách nào đó.
1. Thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu: Yêu thương là không chỉ muốn điều tốt cho người mình yêu mà còn thể hiện ước muốn ấy bằng hành vi cụ thể, thực tế. Trong tình yêu đích thực không có sự nửa vời hay giới hạn. Đã yêu là yêu đến cùng. Chính vì thế tình yêu đòi hỏi ta thực thi điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu. Cứu sống nhân loại, giải thoát nhân lại khỏi ách nô lệ thần dữ, đưa nhân loại vào hàng con cái, được thừa hưởng gia nghiệp trên trời, chính là việc Thiên Chúa đã thực hiện để bày tỏ tình Người yêu thương nhân loại chúng ta.
“Sông sâu còn có người dò…”, nhưng để đo mức độ của ước muốn thì như không thể. Làm sao để minh chứng rằng ước muốn của tôi không triệt để? Làm sao để khẳng định rằng tôi chỉ muốn điều tốt loại hai, loại ba cho người tôi yêu mà không phải là điều tốt nhất? Quả thật, khi đã ước muốn thì người ta khó biết mức độ ít nhiều, có giới hạn hay đến cùng. Tuy nhiên qua hành động, thì ta có thể kiểm chứng mức độ một cách nào đó khả dĩ được nhiều người chấp nhận. Thực tế có đó chuyện ta nghĩ rằng mình có muốn điều tốt nhất cho người mình yêu, nhưng chỉ thực hiện điều tốt nhì, tốt ba, tốt thứ tư, điều tốt có hạn chế mà thôi. Khi đã có cái giới hạn thì hình như đã có sự tính toán. Đã có tính toán, có so đo hơn thiệt, thì chưa thực sự là yêu thương. Sự thường: “ăn thì cho và buôn thì so”. Biên giới của tình yêu là tình yêu không biên giới.
2. Đi bước trước: Đã yêu thì không đợi “con khóc mẹ mới cho bú”. Thánh Kinh trình bày Thiên Chúa là Đấng luôn đi bước trước trong việc thể hiện tình yêu với con người. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định rằng Đức Kiô đã chết vì chúng ta, cho chúng ta, ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch cùng Người.
Trong động thái đi bước trước, phía người yêu thương thì thể hiện qua việc có sáng kiến, và phía người được yêu thương thì biểu lộ sự kinh ngạc, sững sờ. Kinh Thánh cho ta thấy điều này: Mỗi khi Thiên Chúa trực tiếp can thiệp vào một biến cố lịch sử nào đó thì dân chúng nói chung và những người được tuyển chọn nói riêng đều bàng hoàng, kinh sợ. Các trang Tin mừng cũng tường thuật hiện tượng này rất nhiều lần. Sau mỗi kỳ công mà Chúa Giêsu thực hiện để thi ân giáng phúc, thì dân chúng đều kinh hãi và ca ngợi Thiên Chúa. Có thể nói đây là một tình trạng sững sờ khi chứng kiến một điều kỳ diệu hay được yêu thương bằng một tình yêu vượt quá tầm luận lý thường tình. Đêm Tiệc ly, Phêrô và các bạn đã sững sờ khi Thầy Chí thánh cúi xuống rửa chân cho mình, đến nỗi ông đã vội phản ứng: “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!” (Ga 13,8).
Sống yêu thương thì không thể ngồi chờ. Vẫn có đó những lý lẽ để bào chữa rằng chưa đủ tài, chưa đủ lực hay chưa đến lúc đến thời…cho những người chưa biết hay không biết yêu thương. Đã yêu thương thì luôn có đó những việc phải thực hiện, ngay hôm nay và chúng sẽ không ở ngoài tầm tay của chúng ta.
3. Để sống yêu thương thì phải vác thập giá: Tiền nào của nấy (you get what you pay), câu ngạn ngữ của nền kinh tế thị trường một cách nào đó có thể áp dụng cho tình yêu. Tình yêu thì vô giá. Và hoa trái của tình yêu là kết quả của nhiều nỗ lực hy sinh, quên mình. Yêu thương cách đích thực thì sẵn sàng hiến dâng cả mạng sống (x.Ga 15,13). Của rẻ là của ôi. Đã ngại khó, sợ khổ, tránh né hy sinh, thì sẽ chẳng bao giờ có được bảo vật đáng trân trọng là tấm lòng biết yêu thương.
Vì yêu thương nhân loại Chúa Kitô đã tự nguyện hy sinh vinh quang và danh dự của một vị Thiên Chúa, để mặc lấy thân phận tôi đòi như chúng ta. Vì yêu thương nhân loại đến cùng, Người đã hy sinh cả phẩm giá của một con người bình thường để rồi chịu chết bằng án hình thập giá nhục nhã, như một tội nhân (x.Phil 2,6-8). Vì yêu thương, Người đã tự nguyện ở lại với chúng ta trong hình bánh rượu. Yêu thương nhân loại, Chúa Kitô không chỉ trao ban những gì Người có bằng quyền năng của Người mà Người còn trao ban chính cái Người là, tức chính bản thân, danh dự, phẩm vị, sự sống của Người.
Nhiều người nói rằng mình yêu thương khi sẵn sàng cho đi tiền bạc và cả thời giờ, nhưng lại không chịu được khi bị mất một chút danh dự hay uy quyền, chưa kể là chính mạng sống. Cho đi chút của tiền, quả là không dễ, vì đồng tiền dính liền khúc ruột, nhưng vẫn có thể cho đi cách này cách khác, lúc này lúc kia, và nhất là khi khúc ruột ấy là “khúc ruột thừa”. Cho đi ít thời giờ, cũng không mấy dễ, vì thời giờ là vàng bạc, nhưng vẫn có thể cho đi, nhất là những lúc rảnh rỗi, không biết làm gì. Còn cho đi cái phẩm vị, cái danh dự của mình, thì dường như là quá khó, vì đó chính là bản thân tôi. Thế nhưng, nếu không vượt qua cái khó này thì đừng nói chuyện yêu thương.
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Đây là lệnh truyền, là giới răn mới và cũng là lời di trối của Thầy Chí Thánh. Để thực sự là môn đệ của Người, chúng ta không thể xao lãng hay tránh né nó (x.Ga 13,35). Xin đừng yêu nhau bằng môi miệng nhưng hãy can đảm vác thập giá hằng ngày để có sáng kiến, đi bước trước trong việc thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu thương và cho cả những người không yêu thương mình.
I– Ban Mê Thuột
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12)
Hai từ “yêu thương” đã quá quen thuộc với con người, cách riêng với Kitô hữu. Tình yêu là một đề tài vừa phong phú, vừa hấp dẫn của văn chưong, nghệ thuật, phim ảnh…và luôn mang tính thời sự. Tình của mỗi thời dường như mỗi vẻ và cách kiểu yêu của mỗi giới, mỗi người, thì mang mỗi sắc mầu, nhưng bản chất tình yêu thì trước sau như một. Biết rằng chúng ta phải yêu thương nhau nếu muốn sống như con người, thế nhưng thử hỏi thế nào là yêu thương thì quả thật không dễ trả lời cách rõ ràng và có tính thuyết phục. Ngay cả những việc to lớn như “đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí hay nộp cả thân xác để chịu thiêu đốt” thì cũng chưa hẳn là đã yêu thương (x.1Cor 13,3).
Có thể nói tình yêu là huyền nhiệm vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8). Tuy nhiên thánh Gioan Tông đồ lại cho chúng ta một cái nhìn về tình yêu: “Tình yêu cốt ở điều này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10). Như thế chúng ta có thể nói yêu thương là thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu trong sự tự nguyện đi bước trước và có trả giá cách nào đó.
1. Thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu: Yêu thương là không chỉ muốn điều tốt cho người mình yêu mà còn thể hiện ước muốn ấy bằng hành vi cụ thể, thực tế. Trong tình yêu đích thực không có sự nửa vời hay giới hạn. Đã yêu là yêu đến cùng. Chính vì thế tình yêu đòi hỏi ta thực thi điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu. Cứu sống nhân loại, giải thoát nhân lại khỏi ách nô lệ thần dữ, đưa nhân loại vào hàng con cái, được thừa hưởng gia nghiệp trên trời, chính là việc Thiên Chúa đã thực hiện để bày tỏ tình Người yêu thương nhân loại chúng ta.
“Sông sâu còn có người dò…”, nhưng để đo mức độ của ước muốn thì như không thể. Làm sao để minh chứng rằng ước muốn của tôi không triệt để? Làm sao để khẳng định rằng tôi chỉ muốn điều tốt loại hai, loại ba cho người tôi yêu mà không phải là điều tốt nhất? Quả thật, khi đã ước muốn thì người ta khó biết mức độ ít nhiều, có giới hạn hay đến cùng. Tuy nhiên qua hành động, thì ta có thể kiểm chứng mức độ một cách nào đó khả dĩ được nhiều người chấp nhận. Thực tế có đó chuyện ta nghĩ rằng mình có muốn điều tốt nhất cho người mình yêu, nhưng chỉ thực hiện điều tốt nhì, tốt ba, tốt thứ tư, điều tốt có hạn chế mà thôi. Khi đã có cái giới hạn thì hình như đã có sự tính toán. Đã có tính toán, có so đo hơn thiệt, thì chưa thực sự là yêu thương. Sự thường: “ăn thì cho và buôn thì so”. Biên giới của tình yêu là tình yêu không biên giới.
2. Đi bước trước: Đã yêu thì không đợi “con khóc mẹ mới cho bú”. Thánh Kinh trình bày Thiên Chúa là Đấng luôn đi bước trước trong việc thể hiện tình yêu với con người. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định rằng Đức Kiô đã chết vì chúng ta, cho chúng ta, ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch cùng Người.
Trong động thái đi bước trước, phía người yêu thương thì thể hiện qua việc có sáng kiến, và phía người được yêu thương thì biểu lộ sự kinh ngạc, sững sờ. Kinh Thánh cho ta thấy điều này: Mỗi khi Thiên Chúa trực tiếp can thiệp vào một biến cố lịch sử nào đó thì dân chúng nói chung và những người được tuyển chọn nói riêng đều bàng hoàng, kinh sợ. Các trang Tin mừng cũng tường thuật hiện tượng này rất nhiều lần. Sau mỗi kỳ công mà Chúa Giêsu thực hiện để thi ân giáng phúc, thì dân chúng đều kinh hãi và ca ngợi Thiên Chúa. Có thể nói đây là một tình trạng sững sờ khi chứng kiến một điều kỳ diệu hay được yêu thương bằng một tình yêu vượt quá tầm luận lý thường tình. Đêm Tiệc ly, Phêrô và các bạn đã sững sờ khi Thầy Chí thánh cúi xuống rửa chân cho mình, đến nỗi ông đã vội phản ứng: “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!” (Ga 13,8).
Sống yêu thương thì không thể ngồi chờ. Vẫn có đó những lý lẽ để bào chữa rằng chưa đủ tài, chưa đủ lực hay chưa đến lúc đến thời…cho những người chưa biết hay không biết yêu thương. Đã yêu thương thì luôn có đó những việc phải thực hiện, ngay hôm nay và chúng sẽ không ở ngoài tầm tay của chúng ta.
3. Để sống yêu thương thì phải vác thập giá: Tiền nào của nấy (you get what you pay), câu ngạn ngữ của nền kinh tế thị trường một cách nào đó có thể áp dụng cho tình yêu. Tình yêu thì vô giá. Và hoa trái của tình yêu là kết quả của nhiều nỗ lực hy sinh, quên mình. Yêu thương cách đích thực thì sẵn sàng hiến dâng cả mạng sống (x.Ga 15,13). Của rẻ là của ôi. Đã ngại khó, sợ khổ, tránh né hy sinh, thì sẽ chẳng bao giờ có được bảo vật đáng trân trọng là tấm lòng biết yêu thương.
Vì yêu thương nhân loại Chúa Kitô đã tự nguyện hy sinh vinh quang và danh dự của một vị Thiên Chúa, để mặc lấy thân phận tôi đòi như chúng ta. Vì yêu thương nhân loại đến cùng, Người đã hy sinh cả phẩm giá của một con người bình thường để rồi chịu chết bằng án hình thập giá nhục nhã, như một tội nhân (x.Phil 2,6-8). Vì yêu thương, Người đã tự nguyện ở lại với chúng ta trong hình bánh rượu. Yêu thương nhân loại, Chúa Kitô không chỉ trao ban những gì Người có bằng quyền năng của Người mà Người còn trao ban chính cái Người là, tức chính bản thân, danh dự, phẩm vị, sự sống của Người.
Nhiều người nói rằng mình yêu thương khi sẵn sàng cho đi tiền bạc và cả thời giờ, nhưng lại không chịu được khi bị mất một chút danh dự hay uy quyền, chưa kể là chính mạng sống. Cho đi chút của tiền, quả là không dễ, vì đồng tiền dính liền khúc ruột, nhưng vẫn có thể cho đi cách này cách khác, lúc này lúc kia, và nhất là khi khúc ruột ấy là “khúc ruột thừa”. Cho đi ít thời giờ, cũng không mấy dễ, vì thời giờ là vàng bạc, nhưng vẫn có thể cho đi, nhất là những lúc rảnh rỗi, không biết làm gì. Còn cho đi cái phẩm vị, cái danh dự của mình, thì dường như là quá khó, vì đó chính là bản thân tôi. Thế nhưng, nếu không vượt qua cái khó này thì đừng nói chuyện yêu thương.
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Đây là lệnh truyền, là giới răn mới và cũng là lời di trối của Thầy Chí Thánh. Để thực sự là môn đệ của Người, chúng ta không thể xao lãng hay tránh né nó (x.Ga 13,35). Xin đừng yêu nhau bằng môi miệng nhưng hãy can đảm vác thập giá hằng ngày để có sáng kiến, đi bước trước trong việc thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu thương và cho cả những người không yêu thương mình.
I– Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Pháp bắt giữ 7 chiến binh cộng sản Ý trốn tránh tại đây trong nhiều thập kỷ qua
Đặng Tự Do
15:53 07/05/2021
Pháp đã bắt giữ 7 chiến binh cộng sản Ý trốn tránh tại Pháp trong nhiều thập kỷ qua sau khi họ bị kết án ở Ý về tội khủng bố. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa Paris và Rôma, vì vấn đề này đã tạo ra nhiều hiểu lầm giữa hai quốc gia.
Ý từ lâu đã tìm cách dẫn độ hàng chục du kích cánh tả, những người đã được tị nạn ở Pháp với điều kiện họ từ bỏ bạo lực sau một chiến dịch kéo dài từ những năm 1960 đến những năm 1980 nhằm cướp chính quyền tại Ý bằng bạo lực. Thời kỳ này chứng kiến hàng trăm người bị giết trong các hành vi bạo động bao gồm ám sát, bắt cóc và tống tiền.
Phủ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết vụ bắt giữ diễn ra sau nhiều tháng thảo luận giữa Ý và Pháp, trong đó Ý yêu cầu cảnh sát Pháp bắt giữ những tay súng phạm các tội “đẫm máu”.
Thủ tướng Ý Mario Draghi, người vừa nhậm chức vào tháng 2 và đã thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với tổng thống Macron, đã lên tiếng hoan nghênh hành động này của Pháp.
“Ký ức về những hành động man rợ đó vẫn còn sống trong lương tâm người Ý”, văn phòng Thủ tướng Ý cho biết trong một tuyên bố.
Một cố vấn của tổng thống Macron cho biết động thái này được thực hiện nhờ “bầu không khí tin cậy” mới giữa Macron và Draghi, sau nhiều năm căng thẳng giữa Paris và Rome.
Cố vấn của ông Macron cho biết: “Đó là một cách để chúng tôi thể hiện trách nhiệm, khi công nhận giai đoạn này trong lịch sử Ý, và ngừng nhắm mắt làm ngơ trước những hành động bạo lực gây ra từ giữa những năm 60 và những năm 80”.
Bộ trưởng Tư pháp Pháp Eric Dupond-Moretti cho biết ông “tự hào được tham gia vào quyết định này mà tôi hy vọng sẽ cho phép Ý lật qua trang sử đẫm máu và nước mắt sau 40 năm”.
Trong số những người bị bắt có Giorgio Pietrostefani, người đồng sáng lập nhóm Lotta Continua, nghĩa là “Đấu Tranh Liên Tục”, bị kết án 22 năm tù vì vai trò của anh ta trong vụ sát hại thanh tra cảnh sát Luigi Calabresi ở Milan vào năm 1972.
Sáu người còn lại là thành viên của Lữ đoàn Đỏ, bao gồm Marina Petrella, Roberta Cappelli và Sergio Tornaghi, tất cả đều bị kết án tù chung thân vì tham gia vào nhiều vụ giết người và bắt cóc.
Phủ tổng thống Pháp cho biết một cuộc lùng bắt đang được tiến hành đối với 3 người Ý khác. Chúng đã kịp thời tẩu thoát khi cảnh sát Pháp bắt giữ 7 người nói trên. Văn phòng công tố Paris cho biết thêm rằng Rôma đã đưa ra danh sách 200 người bị truy nã và Pháp sẽ xem xét bất kỳ yêu cầu dẫn độ nào từ Ý.
Hàng trăm người đã bị sát hại trong các vụ đánh bom, ám sát và chiến tranh trên đường phố trong những năm hỗn loạn chính trị và xã hội. Nhiều chiến binh cánh tả chạy sang Pháp, nơi Chủ tịch Đảng Xã hội Francois Mitterrand theo đuổi chính sách cấp quyền tị nạn cho những thành phần cánh tả này. Các chính phủ Pháp sau đó đã từ bỏ chính sách này, nhưng Ý đã liên tục vận động Paris giao nộp những người bị kết tội giết người.
Năm 2008, Tổng thống lúc bấy giờ là Nicolas Sarkozy từ chối dẫn độ Petrella, viện lý do nhân đạo và làm dấy lên cơn thịnh nộ ở Ý. Petrella bị kết tội giết tướng Enrico Galvaligi vào năm 1980, cùng với hai vệ sĩ cảnh sát.
Cách đây hai năm, Brazil đã bắt Cesare Battisti giao cho Ý. Cesare Battisti là đảng viên cộng sản Ý, bị kết án vắng mặt vào năm 1990 vì bốn vụ giết người. Ban đầu Battisti lập gia đình ở Pháp, nhưng khi thái độ ở Paris bắt đầu thay đổi, y chạy sang Mễ Tây Cơ và sau đó chạy sang Brazil.
Source:Reuters
Tin dữ: Giáo Hội tại Ấn thiệt hại nặng, ĐGM bật khóc trên EWTN. ĐGH kêu gọi cầu nguyện cho Ấn Độ.
Đặng Tự Do
00:17 07/05/2021
Chúng tôi sẽ có một buổi cầu nguyện trực tuyến cùng với cộng đoàn Đền thánh Đức Mẹ Częstochowa theo lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày thứ Bẩy 8 tháng 5 lúc 7g tối theo giờ Việt Nam.
Xin trân trọng kính mời quý vị và anh chị em tham gia cùng với chúng tôi và cộng đoàn Đền thánh Đức Mẹ Częstochowa, theo ý chỉ sau đây của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Hôm thứ Năm 6 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đang cầu nguyện cho người dân Ấn Độ khi họ phải đối mặt với đợt bùng phát coronavirus quá sức kinh hoàng.
Trong một thông điệp ngày 6 tháng 5 gửi đến Đức Hồng Y Oswald Gracias của Bombay, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ, Đức Giáo Hoàng bày tỏ “tình đoàn kết chân thành” với 1.3 tỷ dân của đất nước này.
Ngài viết: “Vào thời điểm này khi rất nhiều người ở Ấn Độ đang phải chịu đựng hậu quả của tình trạng khẩn cấp về sức khỏe, tôi viết thư này để truyền đạt tình đoàn kết chân thành và sự gần gũi thiêng liêng của tôi với tất cả người dân Ấn Độ, cùng với sự bảo đảm những lời cầu nguyện của tôi xin Chúa ban ơn chữa lành và an ủi cho tất cả mọi người bị ảnh hưởng bởi đại dịch nghiêm trọng này”.
“Suy nghĩ của tôi trên hết là hướng tới những người bệnh và gia đình của họ, những người chăm sóc họ, và đặc biệt là những người đang thương tiếc sự mất mát của những người thân yêu của họ”.
“Tôi cũng nghĩ đến rất nhiều bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện, tài xế xe cứu thương, và những người làm việc không mệt mỏi để đáp ứng nhu cầu cấp bách của anh chị em họ. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi cầu xin tất cả những ân sủng của Thiên Chúa là lòng kiên trì, sức mạnh và bình an”.
Ấn Độ báo cáo con số người nhiễm bệnh kinh hoàng trong 24 giờ của ngày 5 tháng 5 là 412,000 người. Nước này đã ghi nhận hơn 21 triệu trường hợp nhiễm COVID-19 và hơn 230,000 trường hợp tử vong tính đến ngày 6 tháng 5.
Số trường hợp nhiễm bệnh và tử vong trên thực tế có thể cao hơn so với con số được báo cáo trong các thống kê chính thức. Hệ thống y tế sụp đổ không đủ nhân viên y tế chăm sóc cho các bệnh nhân nên các bệnh viện không còn tha thiết đến việc báo cáo con số tổn thất về nhân mạng. Nhiều bệnh nhân không được nhận vào bệnh viện, bị đuổi về nhà vì bệnh viện đã hết chỗ. Những người như thế chắc chắn không có trong các con số thống kê. Ngoài ra, còn có yếu tố chính trị. Đảng BJP, là đảng Ấn Giáo cực đoan, đang cầm quyền hiện nay vừa thua đậm trong cuộc bầu cử tại Tây Bengal. Chính vì thế, họ chỉ đạo cho các địa phương giảm bớt con số thương vong thực sự.
Sự bùng phát hiện nay đã có một tác động sâu sắc đến người Công Giáo Ấn Độ, vốn chỉ là thiểu số trong một xã hội nơi Ấn Giáo chiếm tuyệt đại đa số. Truyền thông địa phương đã đưa tin rằng ít nhất 14 linh mục Công Giáo đã chết vì COVID-19 ở nước này trong khoảng thời gian có 4 ngày, cụ thể là từ ngày 20 tháng 4 đến ngày 23 tháng 4, và 5 linh mục đã chết trong 24 giờ ở bang miền tây Gujarat vào ngày 17 tháng 4.
Đức Cha Theodore Mascarenhas, Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận Ranchi, bang Jharkhand, cho biết tuần trước rằng chính ngài đã đưa các linh mục nhiễm COVID-19 đến bệnh viện vì không có xe cứu thương.
Ngài rơi nước mắt khi mô tả tình hình sức khỏe tồi tệ ở giáo phận phía đông của mình trong một cuộc phỏng vấn với Colm Flynn của EWTN News.
“Hiện tôi có bảy linh mục đang nằm viện, và đó là những người may mắn tìm được giường bệnh. Tôi có bảy chủng sinh khác bị bệnh, đang nằm trong một nhà dưỡng lão gần bệnh viện. Tôi đưa họ đến một ngôi nhà dành cho người già vì không có chỗ trong bệnh viện”, Đức Cha Mascarenhas nói.
“Năm ngày trước, tôi mất một linh mục, 30 tuổi, chỉ mới được chịu chức một năm. Và thật đau lòng, chúng tôi thiếu thuốc men, thiếu mọi thứ. Không còn biết phải làm sao, tôi cho ngài uống nước dừa cho đến khi ngài qua đời”.
Các nhóm viện trợ Công Giáo, bao gồm Catholic Relief Service và Caritas Ấn Độ, đang vận động các nỗ lực cứu trợ.
Kết luận thông điệp của mình gởi cho Đức Hồng Y Gracias, Đức Thánh Cha nói: “Cách riêng, tôi hiệp nhất với cộng đồng Công Giáo ở đất nước của hiền đệ, với lòng biết ơn vì những công việc bác ái và tình đoàn kết huynh đệ đã được thực hiện để phục vụ tất cả mọi người; Tôi đặc biệt nghĩ đến sự hào phóng của rất nhiều người trẻ dấn thân”.
“Tôi hiệp cùng hiền đệ phó dâng cho lòng thương xót vô hạn của Chúa các tín hữu đã thiệt mạng, đặc biệt là đông đảo các linh mục và tu sĩ nam nữ”.
“Trong những ngày vô cùng đau buồn này, xin cho tất cả chúng ta được an ủi trong niềm hy vọng phát sinh ra từ Lễ Phục sinh và từ niềm tin vững chắc của chúng ta vào lời hứa phục sinh và sự sống mới của Chúa Kitô”.
Source:Catholic News Agency
Hội đồng Hồng Y nhận định về cuộc sống của Giáo hội trong thời đại dịch
Thanh Quảng sdb
03:24 07/05/2021
Hội đồng Hồng Y nhận định về cuộc sống của Giáo hội trong thời đại dịch
Trong một cuộc họp trược tuyến được tổ chức vào chiều thứ Năm 6/5/2021, Hội đồng Hồng Y thảo luận về tác động của cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, và phản ứng của Giáo hội trước cơn đại dịch. Các cuộc thảo luận vẫn tiếp tục bàn về Hiến pháp Tông Tòa tới sẽ tập trung vào cơ cấu tổ chức Giáo triều Rôma.
(Tin Vatican)
Trong một cuộc họp thường được tổ chức vào chiều thứ Năm, các thành viên của Hội đồng Hồng Y đã chia sẻ kinh nghiệm về “hậu quả kinh tế và xã hội” trong cơn đại dịch Covid-19 đang diễn ra, và thảo luận về những “cam kết của Giáo hội trong các lãnh vực sức khỏe, phục hồi kinh tế và sự hỗ trợ dành cho những người nghèo khổ nhất.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham gia cuộc họp từ phòng của ngài ở Nhà Trọ thánh Marta, còn các thành viên khác của Hội đồng là các Hồng Y: Oscar Rodriguez Maradiaga, Reinhard Marx, Sean Patrick O'Malley, Oswald Gracias, và Fridolin Ambongo Besungo, thì nối kết vào cuộc họp từ các quốc gia của họ. Hồng Y Pietro Parolin và Giuseppe Bertello, cùng với Thư ký của Hội đồng, Giám mục Marco Mellino, được kết nối từ điện Vatican.
Sau khi trình bày những lãnh vực phụ trách khác nhau của mỗi vị, các thành viên của Hội đồng Hồng Y tập chú vào Hiến pháp Tông Tòa sắp được ra mắt, sẽ đề cập đến việc cải tổ Giáo triều Rôma. Một thông báo từ Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho hay các Hồng Y đã thảo luận về “những phương pháp làm việc phải được thực hiện qua những sửa đổi hay chỉnh sửa mà văn bản đề ra” sau khi xuất bản và thông báo có hiệu lực.
Các ngài cũng đề cập đến một số “tầm nhìn mà Hiến pháp mới mở ra...”
Cuộc họp tiếp theo của Hội đồng Hồng Y được dự kiến sẽ triệu tập vào tháng 6 năm nay.
Trong một cuộc họp trược tuyến được tổ chức vào chiều thứ Năm 6/5/2021, Hội đồng Hồng Y thảo luận về tác động của cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, và phản ứng của Giáo hội trước cơn đại dịch. Các cuộc thảo luận vẫn tiếp tục bàn về Hiến pháp Tông Tòa tới sẽ tập trung vào cơ cấu tổ chức Giáo triều Rôma.
(Tin Vatican)
Trong một cuộc họp thường được tổ chức vào chiều thứ Năm, các thành viên của Hội đồng Hồng Y đã chia sẻ kinh nghiệm về “hậu quả kinh tế và xã hội” trong cơn đại dịch Covid-19 đang diễn ra, và thảo luận về những “cam kết của Giáo hội trong các lãnh vực sức khỏe, phục hồi kinh tế và sự hỗ trợ dành cho những người nghèo khổ nhất.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham gia cuộc họp từ phòng của ngài ở Nhà Trọ thánh Marta, còn các thành viên khác của Hội đồng là các Hồng Y: Oscar Rodriguez Maradiaga, Reinhard Marx, Sean Patrick O'Malley, Oswald Gracias, và Fridolin Ambongo Besungo, thì nối kết vào cuộc họp từ các quốc gia của họ. Hồng Y Pietro Parolin và Giuseppe Bertello, cùng với Thư ký của Hội đồng, Giám mục Marco Mellino, được kết nối từ điện Vatican.
Sau khi trình bày những lãnh vực phụ trách khác nhau của mỗi vị, các thành viên của Hội đồng Hồng Y tập chú vào Hiến pháp Tông Tòa sắp được ra mắt, sẽ đề cập đến việc cải tổ Giáo triều Rôma. Một thông báo từ Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho hay các Hồng Y đã thảo luận về “những phương pháp làm việc phải được thực hiện qua những sửa đổi hay chỉnh sửa mà văn bản đề ra” sau khi xuất bản và thông báo có hiệu lực.
Các ngài cũng đề cập đến một số “tầm nhìn mà Hiến pháp mới mở ra...”
Cuộc họp tiếp theo của Hội đồng Hồng Y được dự kiến sẽ triệu tập vào tháng 6 năm nay.
Tin vui: Giáo Hội Pháp có thêm một vị Thánh mới.
Đặng Tự Do
05:19 07/05/2021
Trong một tuyên bố đưa ra vào hôm thứ Ba 4 tháng 5, Đức Tổng Giám Mục Éric de Moulins-Beaufort, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp, gọi tắt là CEF, đã lên tiếng bày tỏ niềm vui của Giáo Hội Pháp trước kết quả của Công Nghị Hồng Y ngày 3 tháng 5 tại Vatican.
Công nghị đã diễn ra lúc 10 giờ sáng ngày 3 tháng 5 theo giờ địa phương Rôma tại phòng họp Công nghị trong điện Tông Tòa của Vatican với các vị Hồng Y hiện đang cư trú hoặc đến thăm Rôma.
Công nghị đã được mở đầu với Kinh Giờ Ba, hay lời cầu nguyện giữa buổi sáng, từ Phụng vụ Các Giờ Kinh.
Đức Hồng Y Marcello Semeraro, tổng trưởng Bộ Tuyên thánh, sau đó trình bày tóm tắt về cuộc đời của bảy vị Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng và các Hồng Y.
Kế đó, các Hồng Y đã bỏ phiếu đồng thuận đối với các án tuyên thánh này.
Cuộc bỏ phiếu này là bước cuối cùng trong quy trình tuyên thánh và mở đường cho việc xác định một ngày được ấn định cho một Thánh lễ tuyên thánh.
Nhân vật nổi bật nhất trong số bảy người là Charles de Foucauld, nhà truyền giáo người Pháp bị giết ở Algeria năm 1916. Ngài là một người lính, một nhà thám hiểm, người trở lại đạo Công Giáo, linh mục, ẩn sĩ và tu sĩ phục vụ những người Tuareg ở sa mạc Sahara ở Angiêri.
Charles de Foucauld sinh ngày 15 tháng 9, 1858, tại Strasbourg. Thân phụ là Édouard de Foucauld làm nghề kiểm lâm. Thân mẫu là Élisabeth Beaudet de Morlet, nội trợ. Hai người lập gia đình lúc ông 35 tuổi, và bà 26 tuổi. Trong cùng một năm 1864, ông bà thân sinh của Charles đều lần lượt qua đời. Bà mất trước ông, vì hư thai. Sau 5 tháng, đến ông mất vì bệnh tim.
Trong ba năm từ 1874 đến 1876, Charles được đưa về Paris theo học nội trú tại trường các cha Dòng Tên. Theo thời khóa biểu của trường, anh phải dậy sớm từ 4g30, dự lễ, ca hát, đọc kinh, kỷ luật khắt khe, ăn uống sơ xài, không được ra ngoài. Người thanh niên khép kín và nhạy cảm này bắt đầu thấy trống vắng, và để lấp đầy, cậu bắt đầu làm quen với sách vở nhảm nhí. Hậu quả là vào năm thứ nhất triết học, đức tin anh bị lung lay. Rồi dần dần xa Chúa, đến mức mất luôn đức tin. Charles lao mình vào những cuộc ăn chơi trác táng. Để có tiền, anh gia nhập trường sỹ quan Saint Cyr, lúc mới 18 tuổi.
Năm 22 tuổi, năm 1876, Charles tốt nghiệp trường sỹ quan Saint Cyr, với cấp bậc thiếu úy, và được gửi sang chiến đấu ở Phi Châu. Năm 1882, Anh rời quân ngũ và lang thang mạo hiểm Phi Châu.
Sau khi phiêu bạt giang hồ, năm 1886, anh trở về Paris và may mắn gặp gỡ linh mục Henri Huvelin. Nhờ những lời khuyên bảo của ngài, anh tìm lại được đức tin.
Anh thực hiện cuộc hành hương Thánh Địa và tháng 3,1897, được nhận làm ẩn sỹ tại Dòng Clara ở Nazareth, trong 4 năm. Anh xin làm việc chân tay, không thù lao, ăn bánh mì, ngủ trên sàn đất và gối đầu bằng cục đá. Những năm này, anh là người giúp việc, coi sóc vườn tược cho nhà Dòng.
Cuối cùng, Charles được thụ phong linh mục vào năm 1901 và hăng say trong sứ vụ truyền giáo ở những nơi nguy hiểm nhất.
Ngày 1 tháng 12, 1916, khi trời vừa tối, khoảng 40 người đến vây quanh khu Tamarasset, sa mạc Sahara, nơi Cha Charles de Foucauld mới đến cư ngụ được 5 tháng. Họ là những người Touareges ở Ajjer, nổi lên chống lại người Pháp. Giao tranh sau đó nổ ra giữa những người đến cứu cha và bọn bắt cóc. Cha bị giết bởi một cậu bé canh chừng cha trong một tai nạn bất ngờ.
Đức Tổng Giám Mục Éric de Moulins-Beaufort nhận định rằng Cha Charles de Foucauld là một tấm gương sáng cho thanh niên Pháp, và cho biết thêm, trong một thời gian ngắn sắp tới CEF sẽ thông báo cụ thể các chi tiết liên quan đến lễ tuyên thánh cho ngài.
Source:Catholic News Agency
Tờ Nhân Dân Nhật Báo tấn công các tín hữu Kitô trong mưu toan khỏa lấp tội ác ở Tân Cương
Đặng Tự Do
05:20 07/05/2021
Hôm Chúa Nhật 2 tháng 5, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lên tiếng tấn công nhà nhân chủng học người Đức Adrian Zenz. Anh là một tín hữu Tin Lành nổi tiếng với những nghiên cứu về các trại cải tạo Tân Cương và nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ. Tờ báo lên tiếng cảnh cáo các tín hữu Kitô tại Hoa Lục mà họ gọi là “các thành phần cực hữu”. Bài báo làm dấy lên những lo ngại về một đợt bách hại mới chống lại các Kitô hữu nước này.
Jon Jackson, ký giả chuyên về các vấn đề Trung Hoa, vừa có bài tường thuật về bài báo trên tờ Nhân dân Nhật báo. Bài tường thuật của Jon Jackson có nhan đề “Truyền thông quốc doanh Trung Quốc tố cáo ‘Cuộc tấn công mạnh mẽ và độc hại’ của phương Tây vào ‘Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ xinh đẹp’”, đăng trên tờ NewsWeek, số ra ngày 3 tháng 5.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc, hôm Chúa Nhật 2 tháng 5, đã cho đăng một báo cáo, trong đó huênh hoang tuyên bố vạch trần “cuộc tấn công mạnh mẽ và bôi nhọ đầy ác ý của truyền thông Tây phương” nhắm vào Tân Cương.
Theo tờ Nhân dân Nhật báo, khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương “xinh đẹp” từ lâu đã “bị miêu tả là nơi tăm tối nhất trên thế giới”. Bản báo cáo do chính tờ báo này thực hiện có tựa đề “Những điều cần biết về tất cả những lời dối trá về Tân Cương: Chúng đã xảy ra như thế nào?”
Bài báo khẳng định “những lời nói dối” về Tân Cương đến từ các thế lực chống Trung Quốc ở Hoa Kỳ thông qua các tổ chức học thuật và các chuyên gia “không có bất kỳ sự thận trọng nào về mặt đạo đức”.
Viện Theo dõi Tình hình Trung Quốc của tờ Nhân dân Nhật báo đã tổng hợp các báo cáo mà nó cho rằng là các số liệu từ trang web tin tức của Mỹ thegrayzone.com, cũng như Dịch vụ Cảnh báo Úc và một loạt các cuộc họp báo do Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương tổ chức. Tờ báo tuyên bố rằng bản báo cáo này của họ vạch trần “kẻ chủ mưu thực sự” đằng sau những tường trình sai lệch về Tân Cương và bạch hóa “những điều dối trá” về khu vực này.
Một số “phát hiện quan trọng” của họ bao gồm việc Mỹ và các nước phương Tây khác đã hỗ trợ các hoạt động ly khai và khủng bố ngay từ thế kỷ trước ở Tân Cương trong nỗ lực “gây bất ổn và kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc”. Một vấn đề khác là “Kitô hữu theo chủ nghĩa cực hữu” Adrian Zenz và những người khác đã ngụy tạo thông tin sai sự thật rằng hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đang bị giam giữ.
Theo tờ Nhân dân Nhật báo, báo cáo của tờ này cho thấy để “tạo ra tin giả, BBC thậm chí đã đi xa đến mức trả tiền cho 'bằng chứng.'“ Báo cáo cũng mô tả Cơ sở dữ liệu về các nạn nhân ở Tân Cương, thường được các nguồn tin trên thế giới trích dẫn, là một “dự án có động cơ xấu và vô căn cứ được thiết kế đơn thuần nhằm mục đích thao túng chính trị và được các lực lượng chống Trung Quốc tổng hợp một cách kém cỏi.”
Vào tháng 4, Tổ chức Human Rights Watch, Theo dõi Nhân quyền, đã kêu gọi Liên hợp quốc điều tra các báo cáo về việc giam giữ hàng loạt người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Human Rights Watch nhận định rằng đó là một cuộc đàn áp các hoạt động tôn giáo đi kèm với các biện pháp khác nhằm chống lại các nhóm thiểu số. Tổ chức nhân quyền này cho biết các trại giam ở Tân Cương là tội ác chống lại loài người theo định nghĩa của hiệp ước thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế.
Các chính phủ và các nhà nghiên cứu nước ngoài đã báo cáo rằng hơn một triệu người đã bị giam giữ trong các trại ở Tân Cương trong bối cảnh bị cưỡng bức lao động và kiểm soát sinh sản.
Mỹ đã ban hành lệnh cấm vào tháng Giêng đối với bông sợi sản xuất tại Tân Cương. Vào tháng 3, Mỹ, Anh, Canada và Liên minh Âu Châu cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức cấp cao của Trung Quốc mà họ cho là phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác.
Chính phủ Trung Quốc đã phủ nhận mọi hành vi chà đạp nhân quyền ở khu vực Tân Cương.
Source:Newsweek
Một linh mục Mễ Tây Cơ đã nhanh trí ban ơn xá giải cho các nạn nhân trong vụ tai nạn xe điện
Đặng Tự Do
15:51 07/05/2021
Cha Juan Ortiz cho biết ngài đã tìm cách đến hiện trường vụ tai nạn tại một cầu vượt tàu điện ngầm ở Mễ Tây Cơ ngay sau khi nó xảy ra vào 10g 25 phút tối thứ Hai, và ban ơn xá giải chung cho các nạn nhân.
“Tôi đến gần nhất có thể, ở một khoảng cách an toàn, tôi cầu nguyện cho những người đã chết, cho những người bị thương, và đưa ra lời xá tội chung,” ngài nói với Desde la Fe, nghĩa là “Từ Niềm Tin”, là tạp chí hàng tuần của Tổng giáo phận Mễ Tây Cơ.
Hai toa xe của con tàu điện ngầm đang lao vút trên cao đã lật nhào, và rơi xuống đường, sau khi chiếc cầu vượt sụp đổ. Ít nhất 24 người thiệt mạng và hơn 70 người bị thương.
Cha Ortiz là Cha sở của giáo xứ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Zapotitlán, nằm gần Tláhuac nơi xảy ra vụ tai nạn.
Giáo Hội Công Giáo cho phép các linh mục ban phép xá tội chung cho các tín hữu “sắp có nguy cơ tử vong dù cho linh mục hoặc các linh mục không có thời gian để nghe lời thú tội của từng hối nhân.”
Cha Ortiz cho biết ngài đang trả tiền mua hàng tại một siêu thị gần đó “khi điện đóm chập chờn đến hai lần. Tôi trả tiền xong và khi tôi rời đi, đường phố đã bị phong tỏa và xe tuần tra án ngữ ở đó”.
“Trong vòng chưa đầy năm phút, tôi đã đến hiện trường,” và “có thể thấy người chết đang được đưa ra ngoài trên cáng.”
Cha Ortiz nói rằng tất cả mọi người tại hiện trường “cảm thấy tuyệt vọng và bất lực khi biết có những người bị mắc kẹt ở đó; đó là một cảnh tượng rất kinh hoàng, rất choáng váng.”
Vị linh mục than thở rằng tai nạn có thể lường trước được, vì cư dân địa phương đã báo cáo rằng các cấu trúc tàu điện ngầm đã bị hư hại do trận động đất xảy ra ở Mễ Tây Cơ vào năm 2017.
Các quan chức chính phủ, bao gồm cả tổng thống Andrés Manuel López Obrador, hứa sẽ điều tra sâu về nguyên nhân của vụ tai nạn.
Đức Cha Andrés Vargas Peña của Xochimilco đã cầu nguyện cho những người đã khuất, những người bị thương và gia đình của họ và bày tỏ tình liên đới với họ, khi dâng thánh lễ cho các nạn nhân vào sáng hôm sau.
Source:Catholic News Agency
Đức Giáo Hoàng sẽ ban hành tự sắc thiết lập thừa tác vụ giáo lý viên
Vũ Văn An
18:46 07/05/2021
Theo Cindy Wooden của Catholic News Services, hàng triệu người trên thế giới hiện nay được công nhận là giáo lý viên. Tư cách của họ sẽ được nhìn nhận chính thức khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô ra tự sắc “Antiquum Ministerium” (“thừa tác vụ cổ xưa”), vào ngày 11 tháng 5 này để thiết lập thừa tác vụ của họ.
Đó là tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh ngày 5 tháng 5 vừa qua.
Một Giáo Lý Viên Nigeria |
Quan tâm của Đức Giáo Hoàng đối với các giáo lý viên vốn có từ lâu. Ngài thường nói đến tầm quan trọng của việc tuyển chọn, huấn luyện và hỗ trợ các giáo lý viên, những người được mời gọi dẫn dắt người ta tới mối liên hệ thâm sâu hơn với Chúa GIêsu, chuẩn bị họ lãnh nhận các bí tích và giáo dục họ trong các giáo huấn của Giáo Hội.
Thực ra, giáo lý viên có nhiều ý nghĩa và chức năng trong cộng đồng Giáo Hội. Ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là những nơi không có linh mục thường trú, các giáo lý viên là các nhà lãnh đạo của cộng đồng Công Giáo địa phương, truyền giảng Tin Mừng, triệu tập và hướng dẫn các người đồng đạo Công Giáo của họ cầu nguyện và làm việc bác ái. Và, tại các lãnh thổ truyền giáo, họ vốn phục vụ với sứ mệnh chuyên biệt do các Giám Mục của họ chỉ định. Người Công Giáo Việt Nam hẳn không thể quên hội thầy giảng do Cha Đắc Lộ thiết lập ở miền Bắc Việt Nam, một định chế kéo dài cho tới những ngày có biến cố chia đôi đất nước năm 1954, với những đóng góp tuyệt vời cho các Giáo Hội địa phương. Đối với các giáo xứ, các vị có thế giá chỉ sau cha xứ mà thôi. Và một trong số các vị vốn là vị tử đạo đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam, Thầy Giảng Anrê Phú Yên. Danh xưng chính thức, trong tiếng Latinh cũng như tiếng Pháp, gọi các vị là giáo lý viên.
Tập Hướng dẫn Các giáo lý viên năm 1997 của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho Các Dân tộc ghi nhận rằng “Bộ giáo luật có một điều khoản về các giáo lý viên can dự vào sinh hoạt chuyên biệt truyền giáo và mô tả họ như ‘thành viên giáo dân của tín hữu Chúa Kitô, từng nhận được nền đào tạo thích đáng và nổi bật về cách sống đời sống Kitô hữu của họ. Dưới sự hướng dẫn của các nhà truyền giáo, họ có nhiệm vụ trình bầy giáo huấn Tin Mừng và mời gọi người ta tham dự việc thờ phượng theo phụng vụ và các việc bác ái’”.
Trong một số cộng đồng, các giáo lý viên có thể được giám mục của họ giao phó các nhiệm vụ: “rao giảng cho những người ngoại đạo; dạy giáo lý cho các dự tòng và những người đã được rửa tội; dẫn dắt buổi cầu nguyện của cộng đồng, nhất là trong phụng vụ Chúa Nhật khi không có linh mục; giúp đỡ người bệnh và chủ trì tang lễ; đào tạo các giáo lý viên khác tại các trung tâm đặc biệt hoặc hướng dẫn các giáo lý viên tình nguyện trong công việc của họ; phụ trách các sáng kiến mục vụ và tổ chức các buổi lễ của giáo xứ; giúp đỡ người nghèo và hoạt động vì sự phát triển và công bằng của con người ”.
Niên giám Thống kê của Giáo hội, một ấn phẩm của Vatican, cho biết tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, đã có hơn 3 triệu giáo lý viên phục vụ Giáo Hội.
Tại các cuộc họp của Thượng Hội đồng Giám mục trong 30 năm qua, nhất là các Thượng hội đồng cho các khu vực cá thể trên thế giới, các giám mục đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo lý viên giáo dân trong việc xây dựng và duy trì các cộng đồng Kitô giáo địa phương và kêu gọi dành nhiều nguồn lực hơn nữa cho việc đào tạo và hỗ trợ họ, và công nhận và tôn trọng hơn nữa đối với những đóng góp của họ.
Quyết định của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về việc chính thức thiết lập thừa tác vụ giáo lý viên dường như là một đáp ứng đối với những lời kêu gọi đó.
Động thái này diễn ra sau quyết định của Đức Giáo Hoàng hồi tháng Giêng về việc mở các thừa tác vụ đọc sách và phục vụ bàn thờ (acolyte) cho phụ nữ. Mặc dù ở hầu hết các giáo phận, phụ nữ đã phục vụ với tư cách là người đọc sách và phục vụ bàn thờ trong Thánh lễ, nhưng họ không được chính thức thiết lập trong các việc phục vụ đó một cách ổn định.
Trong quyết định vào tháng Giêng của mình, Đức Giáo Hoàng đã trích dẫn yêu cầu của các thành viên tham dự Thượng Hội đồng Giám mục năm 2019 cho vùng Amazon; các ngài yêu cầu Giáo Hội “cổ vũ và trao ban các thừa tác vụ cho nam giới và nữ giới một cách bình đẳng. Kết cấu của Giáo Hội địa phương, ở Amazon cũng như ở những nơi khác, được bảo đảm nhờ các cộng đồng truyền giáo nhỏ của Giáo Hội biết nuôi dưỡng đức tin, lắng nghe Lời Chúa và cùng nhau cử hành gần gũi với đời sống của người giáo dân. Đó là giáo hội của những người đàn ông và đàn bà đã được rửa tội mà chúng ta phải củng cố bằng cách cổ vũ các thừa tác vụ và trên hết, ý thức được phẩm giá do phép rửa đem lại”.
Hãng tin CNA, nhân đưa tin này, có nhắc đến Thông điệp Redemptoris missio năm 1990 của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài mô tả các giáo lý viên như “những nhà truyền giảng Tin Mừng không thể thay thế được”.
Ngài viết: “Chính với lý do chính đáng mà các Giáo Hội cổ xưa và lâu đời, dấn thân vào việc tân phúc âm hóa, đã gia tăng số lượng giáo lý viên của họ và tăng cường hoạt động giáo lý. Nhưng ‘thuật ngữ“ giáo lý viên ”trước hết thuộc về các giáo lý viên trong các xứ truyền giáo… Các giáo hội đang nở rộ ngày nay sẽ không được xây dựng nếu không có họ’”.
“Ngay cả với việc mở rộng các việc phục vụ của giáo dân cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo hội, ta vẫn luôn cần có các thừa tác vụ giáo lý viên, một thừa tác vụ có những đặc điểm riêng”.
Ngài nói tiếp: “Giáo lý viên là các chuyên gia, những nhân chứng trực tiếp và những nhà truyền giảng Tin Mừng không thể thay thế, những người, như tôi thường nói và trải nghiệm trong suốt hành trình truyền giáo của mình, đại diện cho sức mạnh căn bản của các cộng đồng Kitô hữu, nhất là trong các Giáo Hội trẻ”.
Còn về Đức Phanxicô, CNA nhắc lại tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Querida Amazonia, trong đó, ngài viết: “Một Giáo Hội có những đặc điểm Amazon đòi hỏi sự hiện diện ổn định của các nhà lãnh đạo giáo dân và trưởng thành được trao quyền hạn và quen thuộc với ngôn ngữ, văn hóa, kinh nghiệm tâm linh và lối sống cộng đồng ở nhiều nơi khác nhau, nhưng cũng mở cửa đón nhận vô số ơn phúc mà Chúa Thánh Thần vốn ban cho mọi người. Đối với bất cứ nơi nào có nhu cầu đặc thù, Người đều tràn đổ nhiều đặc sủng để đáp ứng nó”.
“Điều này đòi hỏi Giáo hội phải cởi mở đón nhận sự mạnh bạo của Chúa Thánh Thần, tín thác vào và cụ thể cho phép, sự phát triển của một nền văn hóa giáo hội chuyên biệt mang tính giáo dân rõ ràng. Những thách thức ở khu vực Amazon đòi hỏi Giáo hội phải có một nỗ lực đặc biệt để hiện diện ở mọi bình diện, và điều này chỉ có thể thực hiện được khi có sự tham gia mạnh mẽ, rộng rãi và tích cực của giáo dân ”.
Hội nghị Vatican có Fauci, Đức Phanxicô - và Aerosmith
Vũ Văn An
19:05 07/05/2021
Bản tin của Nicole Winfield thuộc AP Ngày 7 tháng 5 năm 2021, cho hay Giám đốc điều hành của nhà sản xuất vắcxin Pfizer và Moderna đã cùng với các Hồng Y, học giả và tay guitar chính của Aerosmith khai mạc một hội nghị độc đáo ở Vatican về COVID-19, các mối đe dọa sức khỏe hoàn cầu khác và cách khoa học, tình liên đới và linh đạo có thể giải quyết chúng.
Hội nghị trực tuyến kéo dài ba ngày, bắt đầu hôm thứ Năm và kết thúc vào thứ Bảy với một buổi tiếp kiến ảo với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã được lên kế hoạch chu đáo trước khi đại dịch bùng phát vào năm ngoái.
Các nhà tổ chức cho biết biến cố này đã có được sự liên quan nhiều hơn trong bối cảnh càng ngày người ta càng đánh giá cao nhu cầu tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoàn cầu, các tiến bộ mới trong kỹ thuật vắcxin và sự hiểu biết nhiều hơn về thiệt hại của tình trạng tâm thần cô đơn.
Tiến sĩ Anthony Fauci, nhà miễn dịch học, người dẫn đầu cuộc đối phó với đại dịch của Hoa Kỳ, đã mở đầu cuộc họp bằng cách nói rằng đại dịch đã xác nhận với ông rằng đức tin và khoa học không ngừng biến hóa- và các nhà khoa học đặc biệt phải khiêm tốn thừa nhận rằng họ không phải lúc nào cũng có mọi câu trả lời. Một câu trả lời mà vị Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ cho biết ông đã có là: chìa khóa để khắc phục tình trạng lưỡng lự về vắcxin hiện nay là kết hợp thông điệp y khoa với vị sứ giả thích đáng.
Ông nói, “Bạn có một người tôn giáo sâu sắc, một người sẵn sàng lắng nghe các giáo sĩ của họ. Điều đó khác với tôi với bộ đồ vét đi vào khu vực yêu cầu mọi người làm điều gì đó”.
Fauci có ý nói đến sự đề kháng thuốc được tôn giáo gợi hứng, không chịu dùng vắcxin COVID-19 được phát triển gián tiếp bằng cách sử dụng các dòng tế bào có nguồn gốc từ bào thai bị phá. Vatican đã tuyên bố rằng tất cả vắcxin COVID-19 không những phù hợp về mặt luân lý, mà mọi người có trách nhiệm luân lý phải chích các mũi chích để bảo vệ người khác.
Hội nghị đa ngành ban đầu dự kiến diễn ra tại Vatican vào tháng 5 năm 2020 nhưng đã bị hoãn lại một năm và cuối cùng được đưa lên mạng do đại dịch.
Tuy nhiên, hình thức ảo đã cho phép nhiều người tham gia hơn.
Một nhà thần kinh học Harvard đang hướng dẫn cuộc đàm đạo về sức khỏe não bộ và các ngôi sao nhạc rock với nghệ sĩ guitar Joe Perry của Aerosmith. Soprano Rene Fleming đang tham gia một ban thảo luận về vai trò của âm nhạc trong việc điều trị bệnh nhân tim. Siêu người mẫu Cindy Crawford có một vị trí để nói về “vẻ đẹp từ trong ra ngoài”, và Chelsea Clinton đang hợp tác với một viên chức y tế công cộng người Ý để cổ vũ quyền tiếp cận bình đẳng đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Giám đốc điều hành của Pfizer, Albert Bourla, phát biểu tại hội nghị trong các nhận xét được ghi lại rằng cuộc chạy đua sản xuất vắcxin COVID-19 đã tạo ra những điển hình chưa từng có về sự hợp tác và hiệu năng. Ông nhắc lại rằng Pfizer vẫn chưa có thỏa thuận thương mại cuối cùng ký với đối tác phát triển của mình, tức công ty BioNTech của Đức, cho đến tháng 1 - sau khi các mũi chích của Pfizer-BioNTech đã bắt đầu được chích vào cánh tay người ta.
Bourla kể lại rằng ông và giám đốc điều hành của BioNTech, Tiến sĩ Ugur Sahin, đã thực hiện một cái bắt tay ảo “thông qua máy ảnh Zoom” và bắt tay vào làm việc.
Ông nói “Họ đã chia sẻ tài sản trí tuệ của họ với chúng tôi, chúng tôi đã chia sẻ tài sản trí tuệ của mình với họ. Các thỏa thuận sẽ thu về hàng tỷ đô la đã bị hoãn lại chỉ để đảm bảo rằng tất cả chúng tôi tập trung vào việc sản xuất vắcxin”.
Về phần mình, Giám đốc điều hành Moderna, Stephane Bancel, cho biết động lực phát triển vắcxin của chính quyền Trump, được đặt tên là Chiến dịch Warp Speed, cho phép Moderna không chỉ xóa bỏ các rào cản pháp lý nhanh hơn bình thường mà còn chấp nhận rủi ro kinh doanh mà thông thường sẽ không có vì nó được chính phủ tài trợ.
Bancel cho biết việc các vắc-xin mRNA hiện đã được các cơ quan quản lý liên bang cho phép sử dụng sẽ càng thúc đẩy sự phát triển hơn nữa trong kỹ thuật mới.
Ông nói “Ngày nay, chúng ta biết rằng chúng ta có thể nhận được vắc xin mRNA được cơ quan quản lý cho phép. Và trong kinh doanh, (sự khác biệt) giữa tin và biết là sự khác biệt rất lớn trong việc bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro”.
Hội nghị, trong đó có các nhà báo nổi tiếng của Hoa Kỳ làm người phối trí và các học giả trong nhiều lĩnh vực, cũng có thành phần tôn giáo. Các giáo sĩ Do Thái, các Hồng Y, các giáo sĩ Hồi Giáo và đại diện của các hệ phái Kitô giáo thảo luận về vai trò của tôn giáo và linh đạo đối với sức khỏe.
Đây là lần thứ năm bộ văn hóa của Vatican hợp tác với Qũy Cura để tổ chức một hội nghị nhằm kết hợp những tiến bộ trong khoa học và kỹ thuật với những ý tưởng về việc làm thế nào để cung cấp chúng một cách có hiệu năng, hữu hiệu và với chi phí thấp hơn.
Tiến sĩ Robin Smith, người sáng lập và chủ tịch của Qũy Cura cho biết “Người ta hiện rất tập chú vào đại dịch. Nó đã và đang thay đổi cuộc sống của chúng ta theo nhiều cách. Nhưng cũng có những lĩnh vực sức khỏe khác của chúng ta bị ảnh hưởng”.
Bà nói, mục tiêu của hội nghị là gạt bỏ những khác biệt về chính trị, tôn giáo và ý thức hệ sang một bên và tập trung vào việc cải thiện chăm sóc sức khỏe hoàn cầu.
“Chúng ta thực sự muốn vất tất cả những thứ đó ở ngoài cửa và nói,‘Làm thế nào bạn có thể tạo ra sự khác biệt? Làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ?'"
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:05 07/05/2021
Từ hơn một năm nay ( từ 2020) nhân loai trên khắp thế giới sống trong cơn khủng hoảng lo sợ, vì bị bệnh đại dịch do vị trùng Corona lây lan đe doạ sức khỏe đời sống, khiến mọi sinh hoạt đời sống bị tê liệt đình trệ.
Ngoài các chương trình biện pháp luật lệ vệ sinh y tế phải tuân giữ để ngăn ngừa phòng chống vi trùng xâm nhập truyền nhiễm gây bệnh nạn tử vong do chính phủ đề ra, các tôn giáo cũng kêu mời mọi tín hữu đọc kinh cầu nguyện xin Thiên Chúa, xin Thượng Đế, Đấng tối cao, chúc phúc lành ban bằng an hồn xác cho con người mau thoát khỏi cơn khủng hoảng đại dịch lúc này.
Người Công gíao cúi đầu chắp đôi tay hướng lên Thiên Chúa, nguồn đời sống cùng sự bình an, với niềm cậy trông xin nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ Maria, của các Thánh, dủ lòng thương cứu giúp ban ân đức chữa lành cho con người trong hoàn cảnh khủng hoảng lo âu bị đe dọa lúc này.
Giáo Hội Công Giáo hằng năm có tập tục đạo đức dành tháng Năm, còn gọi là tháng hoa, kính Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa. Xưa nay trong dòng thời gian lịch sử đời sống Giáo hội, nơi các xứ đạo đều có cung cách mừng kính Đức Mẹ tháng Năm tuỳ theo văn hoá tập tục mỗi nơi, mỗi thời đại.
Tập tục đạo đức tháng Năm kính Đức Mẹ trong Hội Thánh Công Giáo có từ thời Trung cổ. Từ thế kỷ thứ 17. tập tục đạo đức này được phát triển quảng bá rộng rãi khắp u châu và sang các châu lục khác.
Dựa vào nhịp sống thiên nhiên vào tháng Năm cây cối phát triển hoa lá nở rộ xanh tươi mang lại không khí niềm vui. Nên Đức Mẹ Maria được tôn kính là hình ảnh biểu tượng cho tháng Năm.
Những nụ hoa và bông hoa nở tươi thắm diễn tả hình ảnh Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa, là người được Thiên Chúa chúc phúc ban cho tràn đầy ân sủng. Vì thế Mẹ Maria được ca tụng hát khen là „ nhánh hoa tươi xinh đẹp „ như lời bài thánh ca diễn tả „ Mùa hoa về rồi muôn hoa xinh con hái dâng Mẹ. Mùa hoa về rồi muôn hương thơm bay trước nhan Mẹ.“( Sơ Trầm Hương)
Cung cách lòng sùng kính thể hiện với việc rước kiệu, lần hạt mân côi ca hát làm giờ thánh và dâng thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Maria. Đức Thánh giáo hoàng Phaolô VI. ngày 01.05.1965 đã viết thông điệp „ Mense Maio“ kêu mời mọi người tín hữu Chúa Kitô đọc kinh cầu nguyện xin ơn phù trợ giúp đỡ nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ trong cơn khủng hoảng khốn khó bị đe doạ mà thế giới đang vướng phải.
Và năm nay 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi mọi người trong tháng Năm kính Đức Mẹ Maria, đọc kinh lần hạt xin Đức Mẹ phù hộ bầu cử cùng Thiên Chúa cho nhân loại mau thoát khỏi cơn khủng hoảng đại dịch do vi trùng Corona gây ra, đang đe dọa tàn phá kinh hoàng sức khoẻ đời sống con người trên thế giới
Xưa nay người tín hữu Chúa Kitô ngoài lần hạt đọc kinh mân côi, còn đọc kinh cầu Đức Mẹ Maria. Trong kinh cầu có câu ca tụng kêu xin “ Auxilium Christianorum- Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu“.
Đức Mẹ Maria là người phù trợ giúp đỡ, và là người mẹ của dân Thiên Chúa. Đức Mẹ Maria, người mẹ đã hạ sinh nuôi dưỡng Chúa Giêsu Kitô khi xưa ở trên trần gian. Và Chúa Giêsu từ trên thập gía trước khi qua đời đã nói với Thánh Gioan „ Đây là mẹ con“ đã xác quyết mầu nhiệm này, cùng nhấn mạnh điều này đã thành hiện thực, từ khi Chúa Giêsu nhập thể xuống thế làm người trong cung lòng Đức Mẹ Maria.
Đức Mẹ Maria là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng Chúa Giêsu Kitô, suốt dọc con đường đời sống Chúa Giêsu Kitô trên trần gian bên nước Do Thái, Đức Mẹ Maria đã luôn theo sát cùng đồng hành với Chúa Giêsu. Nên bây giờ trên trời cao, Đức Mẹ cũng đồng hành trợ giúp theo cung cách tình mẫu tử thiêng liêng cho Giáo hội Chúa, cho người tín hữu Chúa Giêsu Kitô,.
Vì thế trong những giai đoạn đường đời gặp khủng hoảng khốn khó, Giáo Hội và dân Chúa luôn hằng ca tụng tôn vinh kêu xin với tâm tình lòng tin tưởng cậy trông “ Auxilium Christianorum- Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu- Cầu cho chúng con“.
Hằng năm ngày Chúa nhật thứ hai của tháng Năm, theo tập tục văn hóa xã hội của một số quốc gia đất nước trên thế giới, bên u châu, là ngày tưởng nhớ đến những người mẹ trần gian, có danh xưng ngày nhớ ơn mẹ hay ngày hiền mẫu.
Nhớ đến những người mẹ với tâm tình lòng yêu mến, biết ơn tình mẫu tử công đức sinh thành dưỡng dục, mà người mẹ đã ban tặng cho các người con gia đình.
Người mẹ không là người tạo dựng nên sự sống, hình hài thân xác, trí khôn, ý chí con mình. Nhưng người mẹ đã được Thiên Chúa trao ban cho khả năng sinh con, trách nhiệm lo lắng dưỡng dục nuôi người con phần thân xác cũng như đào tạo giáo dục uốn nắn tinh thần con mình.
Người mẹ không nặn đúc ra con mình. Nhưng người mẹ đón nhận hình hài thân xác sự sống con mình từ trời cao ban, như ân đức phúc lộc cho người mẹ.
Một phần đời sống thân thể cũng như tính tình tập quán của người con có gốc rễ máu mủ từ người mẹ.
Một người mẹ, sau quãng đường hành trình trên trần gian, đã ra đi từ gĩa cuộc sống trở về với Thiên Chúa, nguồn đời sống. Bà ra đi để lại khoảng trống nỗi đau buổn thương nhớ cho các con cháu gia đình. Trong dòng nước mắt đau buồn thương nhớ, các người con ngày từ gĩa tiễn đưa mẹ mình, đã có tâm tình bên cỗ áo quan mẹ mình:
„Thưa Mẹ yêu qúi đời chúng con,
Dù trái đất có thay đổi hình dạng.
Dù cuộc đời có hàng vạn đau thương.
Dù đi đâu trên khắp mọi nẻo đường.
Mẹ mãi là người chúng con và các cháu yêu mến mẹ nhiều lắm.
Chúng con và các cháu cám ơn mẹ.
Chúng con và các cháu xin lỗi mẹ…“
Cơn khủng hỏang đại dịch đe dọa sức khoẻ đời sống nhân loại từ hơn một năm qua, đã cướp đi mạng sống của hàng triệu người trên thế giới, mà trong đó có nhiều người mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng những người con nên người khôn lớn ở đời.
Và trong số những người mẹ đã qua đời đó chắc chắn cũng có nhiều người mẹ xưa nay đã từng với các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở u Châu từ 2007- 2019 hằng năm vào „Ngày nhớ ơn mẹ“ cùng chung hành hương đến dòng suối nước Đức Mẹ Banneux bên Vương quốc Bỉ, rước kiệu, dâng thánh lễ cầu xin khấn nguyện cho các người con gia đình mình.
Giờ đây họ đã theo tiếng Thiên Chúa kêu gọi, sau quãng đường hành trình trên trần gian, trở về quê hương trên trời thành người thiên cổ, thành người nguyện cầu phù hộ trước ngai tòa Chúa cho gia đình con cháu mình còn trên trần gian.
Ngày „ Nhớ ơn mẹ“ năm 2020 và năm nay 2021, vì tình trạng đại dịch vi trùng Corona hoành hành đe dọa sức khoẻ đời sống con người, nên chúng ta không thể tiếp tục được tập tục sống đức tin hành hương sang dòng suối nước Đức Mẹ Banneux như những năm trước.
Thật rất đau buồn và nhớ nhung mãi. Và hằng cầu xin mong mỏi, khi điều kiện y tế an ninh trở lại bình thường, không còn bị vi trùng bệnh dịch đe dọa nữa, sẽ lại cùng nhau làm sống lại tập tục đạo đức hành
hương sang bên dòng suối nước Đức Mẹ Banneux, như đã sống tập tục đạo đức này từ hơn một thập niên qua.
Xin dâng lời kinh Vực sâu cầu nguyện tưởng nhớ đến tất cả những người qua đời trong mùa đại dịch vi trùng Corona. Chúng ta không quên họ. Và vong linh hồn họ trên trời cao ở bên kia thế giới cũng không quên chúng ta.
Xin tưởng nhớ đến những người mẹ đã đi về thế giới bên kia, với lòng nghẹn ngào đau buồn nhớ thương, cùng lòng ăn năn xin tạ lỗi, vì những lỗi lầm thiếu xót ngày xưa đã làm mẹ đau khổ thất vọng buồn phiền!
Xin tưởng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của những người mẹ đang chăm lo việc bổn phận tình mẫu tử cho con cháu trên trần gian, với lòng hiếu thảo biết ơn cùng trong vui mừng hạnh phúc.
Xin dâng lên Thiên Chúa nguồn tình yêu thương, nguồn ơn chữa lành, nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ Banneux lời nguyện cầu xin ơn phù hộ chúc phúc lành cho các người mẹ trần gian được bằng an khoẻ mạnh hồn xác, và niềm vui trong trách nhiệm nuôi dưỡng giáo dục các người con hôm qua, hôm nay và ngày mai.
„ Auxilium Christianorum- Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu“
Cầu cho chúng con và các người mẹ!
Ngày nhớ ơn mẹ, 09.05.2021
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ngoài các chương trình biện pháp luật lệ vệ sinh y tế phải tuân giữ để ngăn ngừa phòng chống vi trùng xâm nhập truyền nhiễm gây bệnh nạn tử vong do chính phủ đề ra, các tôn giáo cũng kêu mời mọi tín hữu đọc kinh cầu nguyện xin Thiên Chúa, xin Thượng Đế, Đấng tối cao, chúc phúc lành ban bằng an hồn xác cho con người mau thoát khỏi cơn khủng hoảng đại dịch lúc này.
Người Công gíao cúi đầu chắp đôi tay hướng lên Thiên Chúa, nguồn đời sống cùng sự bình an, với niềm cậy trông xin nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ Maria, của các Thánh, dủ lòng thương cứu giúp ban ân đức chữa lành cho con người trong hoàn cảnh khủng hoảng lo âu bị đe dọa lúc này.
Giáo Hội Công Giáo hằng năm có tập tục đạo đức dành tháng Năm, còn gọi là tháng hoa, kính Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa. Xưa nay trong dòng thời gian lịch sử đời sống Giáo hội, nơi các xứ đạo đều có cung cách mừng kính Đức Mẹ tháng Năm tuỳ theo văn hoá tập tục mỗi nơi, mỗi thời đại.
Tập tục đạo đức tháng Năm kính Đức Mẹ trong Hội Thánh Công Giáo có từ thời Trung cổ. Từ thế kỷ thứ 17. tập tục đạo đức này được phát triển quảng bá rộng rãi khắp u châu và sang các châu lục khác.
Dựa vào nhịp sống thiên nhiên vào tháng Năm cây cối phát triển hoa lá nở rộ xanh tươi mang lại không khí niềm vui. Nên Đức Mẹ Maria được tôn kính là hình ảnh biểu tượng cho tháng Năm.
Những nụ hoa và bông hoa nở tươi thắm diễn tả hình ảnh Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa, là người được Thiên Chúa chúc phúc ban cho tràn đầy ân sủng. Vì thế Mẹ Maria được ca tụng hát khen là „ nhánh hoa tươi xinh đẹp „ như lời bài thánh ca diễn tả „ Mùa hoa về rồi muôn hoa xinh con hái dâng Mẹ. Mùa hoa về rồi muôn hương thơm bay trước nhan Mẹ.“( Sơ Trầm Hương)
Cung cách lòng sùng kính thể hiện với việc rước kiệu, lần hạt mân côi ca hát làm giờ thánh và dâng thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Maria. Đức Thánh giáo hoàng Phaolô VI. ngày 01.05.1965 đã viết thông điệp „ Mense Maio“ kêu mời mọi người tín hữu Chúa Kitô đọc kinh cầu nguyện xin ơn phù trợ giúp đỡ nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ trong cơn khủng hoảng khốn khó bị đe doạ mà thế giới đang vướng phải.
Và năm nay 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi mọi người trong tháng Năm kính Đức Mẹ Maria, đọc kinh lần hạt xin Đức Mẹ phù hộ bầu cử cùng Thiên Chúa cho nhân loại mau thoát khỏi cơn khủng hoảng đại dịch do vi trùng Corona gây ra, đang đe dọa tàn phá kinh hoàng sức khoẻ đời sống con người trên thế giới
Xưa nay người tín hữu Chúa Kitô ngoài lần hạt đọc kinh mân côi, còn đọc kinh cầu Đức Mẹ Maria. Trong kinh cầu có câu ca tụng kêu xin “ Auxilium Christianorum- Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu“.
Đức Mẹ Maria là người phù trợ giúp đỡ, và là người mẹ của dân Thiên Chúa. Đức Mẹ Maria, người mẹ đã hạ sinh nuôi dưỡng Chúa Giêsu Kitô khi xưa ở trên trần gian. Và Chúa Giêsu từ trên thập gía trước khi qua đời đã nói với Thánh Gioan „ Đây là mẹ con“ đã xác quyết mầu nhiệm này, cùng nhấn mạnh điều này đã thành hiện thực, từ khi Chúa Giêsu nhập thể xuống thế làm người trong cung lòng Đức Mẹ Maria.
Đức Mẹ Maria là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng Chúa Giêsu Kitô, suốt dọc con đường đời sống Chúa Giêsu Kitô trên trần gian bên nước Do Thái, Đức Mẹ Maria đã luôn theo sát cùng đồng hành với Chúa Giêsu. Nên bây giờ trên trời cao, Đức Mẹ cũng đồng hành trợ giúp theo cung cách tình mẫu tử thiêng liêng cho Giáo hội Chúa, cho người tín hữu Chúa Giêsu Kitô,.
Vì thế trong những giai đoạn đường đời gặp khủng hoảng khốn khó, Giáo Hội và dân Chúa luôn hằng ca tụng tôn vinh kêu xin với tâm tình lòng tin tưởng cậy trông “ Auxilium Christianorum- Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu- Cầu cho chúng con“.
Hằng năm ngày Chúa nhật thứ hai của tháng Năm, theo tập tục văn hóa xã hội của một số quốc gia đất nước trên thế giới, bên u châu, là ngày tưởng nhớ đến những người mẹ trần gian, có danh xưng ngày nhớ ơn mẹ hay ngày hiền mẫu.
Nhớ đến những người mẹ với tâm tình lòng yêu mến, biết ơn tình mẫu tử công đức sinh thành dưỡng dục, mà người mẹ đã ban tặng cho các người con gia đình.
Người mẹ không là người tạo dựng nên sự sống, hình hài thân xác, trí khôn, ý chí con mình. Nhưng người mẹ đã được Thiên Chúa trao ban cho khả năng sinh con, trách nhiệm lo lắng dưỡng dục nuôi người con phần thân xác cũng như đào tạo giáo dục uốn nắn tinh thần con mình.
Người mẹ không nặn đúc ra con mình. Nhưng người mẹ đón nhận hình hài thân xác sự sống con mình từ trời cao ban, như ân đức phúc lộc cho người mẹ.
Một phần đời sống thân thể cũng như tính tình tập quán của người con có gốc rễ máu mủ từ người mẹ.
Một người mẹ, sau quãng đường hành trình trên trần gian, đã ra đi từ gĩa cuộc sống trở về với Thiên Chúa, nguồn đời sống. Bà ra đi để lại khoảng trống nỗi đau buổn thương nhớ cho các con cháu gia đình. Trong dòng nước mắt đau buồn thương nhớ, các người con ngày từ gĩa tiễn đưa mẹ mình, đã có tâm tình bên cỗ áo quan mẹ mình:
„Thưa Mẹ yêu qúi đời chúng con,
Dù trái đất có thay đổi hình dạng.
Dù cuộc đời có hàng vạn đau thương.
Dù đi đâu trên khắp mọi nẻo đường.
Mẹ mãi là người chúng con và các cháu yêu mến mẹ nhiều lắm.
Chúng con và các cháu cám ơn mẹ.
Chúng con và các cháu xin lỗi mẹ…“
Cơn khủng hỏang đại dịch đe dọa sức khoẻ đời sống nhân loại từ hơn một năm qua, đã cướp đi mạng sống của hàng triệu người trên thế giới, mà trong đó có nhiều người mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng những người con nên người khôn lớn ở đời.
Và trong số những người mẹ đã qua đời đó chắc chắn cũng có nhiều người mẹ xưa nay đã từng với các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở u Châu từ 2007- 2019 hằng năm vào „Ngày nhớ ơn mẹ“ cùng chung hành hương đến dòng suối nước Đức Mẹ Banneux bên Vương quốc Bỉ, rước kiệu, dâng thánh lễ cầu xin khấn nguyện cho các người con gia đình mình.
Giờ đây họ đã theo tiếng Thiên Chúa kêu gọi, sau quãng đường hành trình trên trần gian, trở về quê hương trên trời thành người thiên cổ, thành người nguyện cầu phù hộ trước ngai tòa Chúa cho gia đình con cháu mình còn trên trần gian.
Ngày „ Nhớ ơn mẹ“ năm 2020 và năm nay 2021, vì tình trạng đại dịch vi trùng Corona hoành hành đe dọa sức khoẻ đời sống con người, nên chúng ta không thể tiếp tục được tập tục sống đức tin hành hương sang dòng suối nước Đức Mẹ Banneux như những năm trước.
Thật rất đau buồn và nhớ nhung mãi. Và hằng cầu xin mong mỏi, khi điều kiện y tế an ninh trở lại bình thường, không còn bị vi trùng bệnh dịch đe dọa nữa, sẽ lại cùng nhau làm sống lại tập tục đạo đức hành
hương sang bên dòng suối nước Đức Mẹ Banneux, như đã sống tập tục đạo đức này từ hơn một thập niên qua.
Xin dâng lời kinh Vực sâu cầu nguyện tưởng nhớ đến tất cả những người qua đời trong mùa đại dịch vi trùng Corona. Chúng ta không quên họ. Và vong linh hồn họ trên trời cao ở bên kia thế giới cũng không quên chúng ta.
Xin tưởng nhớ đến những người mẹ đã đi về thế giới bên kia, với lòng nghẹn ngào đau buồn nhớ thương, cùng lòng ăn năn xin tạ lỗi, vì những lỗi lầm thiếu xót ngày xưa đã làm mẹ đau khổ thất vọng buồn phiền!
Xin tưởng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của những người mẹ đang chăm lo việc bổn phận tình mẫu tử cho con cháu trên trần gian, với lòng hiếu thảo biết ơn cùng trong vui mừng hạnh phúc.
Xin dâng lên Thiên Chúa nguồn tình yêu thương, nguồn ơn chữa lành, nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ Banneux lời nguyện cầu xin ơn phù hộ chúc phúc lành cho các người mẹ trần gian được bằng an khoẻ mạnh hồn xác, và niềm vui trong trách nhiệm nuôi dưỡng giáo dục các người con hôm qua, hôm nay và ngày mai.
„ Auxilium Christianorum- Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu“
Cầu cho chúng con và các người mẹ!
Ngày nhớ ơn mẹ, 09.05.2021
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Tờ Nhân Dân Nhật Báo Trung Quốc tấn công các tín hữu Kitô trong mưu toan khỏa lấp tội ác ở Tân Cương
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:18 07/05/2021
1. Giáo Hội Pháp có thêm một vị Thánh mới.
Trong một tuyên bố đưa ra vào hôm thứ Ba 4 tháng 5, Đức Tổng Giám Mục Éric de Moulins-Beaufort, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp, gọi tắt là CEF, đã lên tiếng bày tỏ niềm vui của Giáo Hội Pháp trước kết quả của Công Nghị Hồng Y ngày 3 tháng 5 tại Vatican.
Công nghị đã diễn ra lúc 10 giờ sáng ngày 3 tháng 5 theo giờ địa phương Rôma tại phòng họp Công nghị trong điện Tông Tòa của Vatican với các vị Hồng Y hiện đang cư trú hoặc đến thăm Rôma.
Công nghị đã được mở đầu với Kinh Giờ Ba, hay lời cầu nguyện giữa buổi sáng, từ Phụng vụ Các Giờ Kinh.
Đức Hồng Y Marcello Semeraro, tổng trưởng Bộ Tuyên thánh, sau đó trình bày tóm tắt về cuộc đời của bảy vị Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng và các Hồng Y.
Kế đó, các Hồng Y đã bỏ phiếu đồng thuận đối với các án tuyên thánh này.
Cuộc bỏ phiếu này là bước cuối cùng trong quy trình tuyên thánh và mở đường cho việc xác định một ngày được ấn định cho một Thánh lễ tuyên thánh.
Nhân vật nổi bật nhất trong số bảy người là Charles de Foucauld, nhà truyền giáo người Pháp bị giết ở Algeria năm 1916. Ngài là một người lính, một nhà thám hiểm, người trở lại đạo Công Giáo, linh mục, ẩn sĩ và tu sĩ phục vụ những người Tuareg ở sa mạc Sahara ở Angiêri.
Charles de Foucauld sinh ngày 15 tháng 9, 1858, tại Strasbourg. Thân phụ là Édouard de Foucauld làm nghề kiểm lâm. Thân mẫu là Élisabeth Beaudet de Morlet, nội trợ. Hai người lập gia đình lúc ông 35 tuổi, và bà 26 tuổi. Trong cùng một năm 1864, ông bà thân sinh của Charles đều lần lượt qua đời. Bà mất trước ông, vì hư thai. Sau 5 tháng, đến ông mất vì bệnh tim.
Trong ba năm từ 1874 đến 1876, Charles được đưa về Paris theo học nội trú tại trường các cha Dòng Tên. Theo thời khóa biểu của trường, anh phải dậy sớm từ 4g30, dự lễ, ca hát, đọc kinh, kỷ luật khắt khe, ăn uống sơ xài, không được ra ngoài. Người thanh niên khép kín và nhạy cảm này bắt đầu thấy trống vắng, và để lấp đầy, cậu bắt đầu làm quen với sách vở nhảm nhí. Hậu quả là vào năm thứ nhất triết học, đức tin anh bị lung lay. Rồi dần dần xa Chúa, đến mức mất luôn đức tin. Charles lao mình vào những cuộc ăn chơi trác táng. Để có tiền, anh gia nhập trường sỹ quan Saint Cyr, lúc mới 18 tuổi.
Năm 22 tuổi, năm 1876, Charles tốt nghiệp trường sỹ quan Saint Cyr, với cấp bậc thiếu úy, và được gửi sang chiến đấu ở Phi Châu. Năm 1882, Anh rời quân ngũ và lang thang mạo hiểm Phi Châu.
Sau khi phiêu bạt giang hồ, năm 1886, anh trở về Paris và may mắn gặp gỡ linh mục Henri Huvelin. Nhờ những lời khuyên bảo của ngài, anh tìm lại được đức tin.
Anh thực hiện cuộc hành hương Thánh Địa và tháng 3,1897, được nhận làm ẩn sỹ tại Dòng Clara ở Nazareth, trong 4 năm. Anh xin làm việc chân tay, không thù lao, ăn bánh mì, ngủ trên sàn đất và gối đầu bằng cục đá. Những năm này, anh là người giúp việc, coi sóc vườn tược cho nhà Dòng.
Cuối cùng, Charles được thụ phong linh mục vào năm 1901 và hăng say trong sứ vụ truyền giáo ở những nơi nguy hiểm nhất.
Ngày 1 tháng 12, 1916, khi trời vừa tối, khoảng 40 người đến vây quanh khu Tamarasset, sa mạc Sahara, nơi Cha Charles de Foucauld mới đến cư ngụ được 5 tháng. Họ là những người Touareges ở Ajjer, nổi lên chống lại người Pháp. Giao tranh sau đó nổ ra giữa những người đến cứu cha và bọn bắt cóc. Cha bị giết bởi một cậu bé canh chừng cha trong một tai nạn bất ngờ.
Đức Tổng Giám Mục Éric de Moulins-Beaufort nhận định rằng Cha Charles de Foucauld là một tấm gương sáng cho thanh niên Pháp, và cho biết thêm, trong một thời gian ngắn sắp tới CEF sẽ thông báo cụ thể các chi tiết liên quan đến lễ tuyên thánh cho ngài.
Source:Catholic News Agency
2. Tờ Nhân Dân Nhật Báo tấn công các tín hữu Kitô trong mưu toan khỏa lấp tội ác ở Tân Cương
Hôm Chúa Nhật 2 tháng 5, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lên tiếng tấn công nhà nhân chủng học người Đức Adrian Zenz. Anh là một tín hữu Tin Lành nổi tiếng với những nghiên cứu về các trại cải tạo Tân Cương và nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ. Tờ báo lên tiếng cảnh cáo các tín hữu Kitô tại Hoa Lục mà họ gọi là “các thành phần cực hữu”. Bài báo làm dấy lên những lo ngại về một đợt bách hại mới chống lại các Kitô hữu nước này.
Jon Jackson, ký giả chuyên về các vấn đề Trung Hoa, vừa có bài tường thuật về bài báo trên tờ Nhân dân Nhật báo. Bài tường thuật của Jon Jackson có nhan đề “Truyền thông quốc doanh Trung Quốc tố cáo ‘Cuộc tấn công mạnh mẽ và độc hại’ của phương Tây vào ‘Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ xinh đẹp’”, đăng trên tờ NewsWeek, số ra ngày 3 tháng 5.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc, hôm Chúa Nhật 2 tháng 5, đã cho đăng một báo cáo, trong đó huênh hoang tuyên bố vạch trần “cuộc tấn công mạnh mẽ và bôi nhọ đầy ác ý của truyền thông Tây phương” nhắm vào Tân Cương.
Theo tờ Nhân dân Nhật báo, khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương “xinh đẹp” từ lâu đã “bị miêu tả là nơi tăm tối nhất trên thế giới”. Bản báo cáo do chính tờ báo này thực hiện có tựa đề “Những điều cần biết về tất cả những lời dối trá về Tân Cương: Chúng đã xảy ra như thế nào?”
Bài báo khẳng định “những lời nói dối” về Tân Cương đến từ các thế lực chống Trung Quốc ở Hoa Kỳ thông qua các tổ chức học thuật và các chuyên gia “không có bất kỳ sự thận trọng nào về mặt đạo đức”.
Viện Theo dõi Tình hình Trung Quốc của tờ Nhân dân Nhật báo đã tổng hợp các báo cáo mà nó cho rằng là các số liệu từ trang web tin tức của Mỹ thegrayzone.com, cũng như Dịch vụ Cảnh báo Úc và một loạt các cuộc họp báo do Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương tổ chức. Tờ báo tuyên bố rằng bản báo cáo này của họ vạch trần “kẻ chủ mưu thực sự” đằng sau những tường trình sai lệch về Tân Cương và bạch hóa “những điều dối trá” về khu vực này.
Một số “phát hiện quan trọng” của họ bao gồm việc Mỹ và các nước phương Tây khác đã hỗ trợ các hoạt động ly khai và khủng bố ngay từ thế kỷ trước ở Tân Cương trong nỗ lực “gây bất ổn và kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc”. Một vấn đề khác là “Kitô hữu theo chủ nghĩa cực hữu” Adrian Zenz và những người khác đã ngụy tạo thông tin sai sự thật rằng hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đang bị giam giữ.
Theo tờ Nhân dân Nhật báo, báo cáo của tờ này cho thấy để “tạo ra tin giả, BBC thậm chí đã đi xa đến mức trả tiền cho 'bằng chứng.'“ Báo cáo cũng mô tả Cơ sở dữ liệu về các nạn nhân ở Tân Cương, thường được các nguồn tin trên thế giới trích dẫn, là một “dự án có động cơ xấu và vô căn cứ được thiết kế đơn thuần nhằm mục đích thao túng chính trị và được các lực lượng chống Trung Quốc tổng hợp một cách kém cỏi.”
Vào tháng 4, Tổ chức Human Rights Watch, Theo dõi Nhân quyền, đã kêu gọi Liên hợp quốc điều tra các báo cáo về việc giam giữ hàng loạt người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Human Rights Watch nhận định rằng đó là một cuộc đàn áp các hoạt động tôn giáo đi kèm với các biện pháp khác nhằm chống lại các nhóm thiểu số. Tổ chức nhân quyền này cho biết các trại giam ở Tân Cương là tội ác chống lại loài người theo định nghĩa của hiệp ước thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế.
Các chính phủ và các nhà nghiên cứu nước ngoài đã báo cáo rằng hơn một triệu người đã bị giam giữ trong các trại ở Tân Cương trong bối cảnh bị cưỡng bức lao động và kiểm soát sinh sản.
Mỹ đã ban hành lệnh cấm vào tháng Giêng đối với bông sợi sản xuất tại Tân Cương. Vào tháng 3, Mỹ, Anh, Canada và Liên minh Âu Châu cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức cấp cao của Trung Quốc mà họ cho là phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác.
Chính phủ Trung Quốc đã phủ nhận mọi hành vi chà đạp nhân quyền ở khu vực Tân Cương.
Source:Newsweek
Một linh mục phản ứng nhanh trí trong vụ tai nạn xe điện. ĐHY Ruini thấy nguy cơ ly giáo gần kề ở Đức
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:50 07/05/2021
1. Một linh mục Mễ Tây Cơ đã nhanh trí ban ơn xá giải cho các nạn nhân trong vụ tai nạn xe điện
Cha Juan Ortiz cho biết ngài đã tìm cách đến hiện trường vụ tai nạn tại một cầu vượt tàu điện ngầm ở Mễ Tây Cơ ngay sau khi nó xảy ra vào 10g 25 phút tối thứ Hai, và ban ơn xá giải chung cho các nạn nhân.
“Tôi đến gần nhất có thể, ở một khoảng cách an toàn, tôi cầu nguyện cho những người đã chết, cho những người bị thương, và đưa ra lời xá tội chung,” ngài nói với Desde la Fe, nghĩa là “Từ Niềm Tin”, là tạp chí hàng tuần của Tổng giáo phận Mễ Tây Cơ.
Hai toa xe của con tàu điện ngầm đang lao vút trên cao đã lật nhào, và rơi xuống đường, sau khi chiếc cầu vượt sụp đổ. Ít nhất 24 người thiệt mạng và hơn 70 người bị thương.
Cha Ortiz là Cha sở của giáo xứ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Zapotitlán, nằm gần Tláhuac nơi xảy ra vụ tai nạn.
Giáo Hội Công Giáo cho phép các linh mục ban phép xá tội chung cho các tín hữu “sắp có nguy cơ tử vong dù cho linh mục hoặc các linh mục không có thời gian để nghe lời thú tội của từng hối nhân.”
Cha Ortiz cho biết ngài đang trả tiền mua hàng tại một siêu thị gần đó “khi điện đóm chập chờn đến hai lần. Tôi trả tiền xong và khi tôi rời đi, đường phố đã bị phong tỏa và xe tuần tra án ngữ ở đó”.
“Trong vòng chưa đầy năm phút, tôi đã đến hiện trường,” và “có thể thấy người chết đang được đưa ra ngoài trên cáng.”
Cha Ortiz nói rằng tất cả mọi người tại hiện trường “cảm thấy tuyệt vọng và bất lực khi biết có những người bị mắc kẹt ở đó; đó là một cảnh tượng rất kinh hoàng, rất choáng váng.”
Vị linh mục than thở rằng tai nạn có thể lường trước được, vì cư dân địa phương đã báo cáo rằng các cấu trúc tàu điện ngầm đã bị hư hại do trận động đất xảy ra ở Mễ Tây Cơ vào năm 2017.
Các quan chức chính phủ, bao gồm cả tổng thống Andrés Manuel López Obrador, hứa sẽ điều tra sâu về nguyên nhân của vụ tai nạn.
Đức Cha Andrés Vargas Peña của Xochimilco đã cầu nguyện cho những người đã khuất, những người bị thương và gia đình của họ và bày tỏ tình liên đới với họ, khi dâng thánh lễ cho các nạn nhân vào sáng hôm sau.
Source:Catholic News Agency
2. Pháp bắt giữ 7 chiến binh cộng sản Ý trốn tránh tại đây trong nhiều thập kỷ qua
Pháp đã bắt giữ 7 chiến binh cộng sản Ý trốn tránh tại Pháp trong nhiều thập kỷ qua sau khi họ bị kết án ở Ý về tội khủng bố. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa Paris và Rôma, vì vấn đề này đã tạo ra nhiều hiểu lầm giữa hai quốc gia.
Ý từ lâu đã tìm cách dẫn độ hàng chục du kích cánh tả, những người đã được tị nạn ở Pháp với điều kiện họ từ bỏ bạo lực sau một chiến dịch kéo dài từ những năm 1960 đến những năm 1980 nhằm cướp chính quyền tại Ý bằng bạo lực. Thời kỳ này chứng kiến hàng trăm người bị giết trong các hành vi bạo động bao gồm ám sát, bắt cóc và tống tiền.
Phủ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết vụ bắt giữ diễn ra sau nhiều tháng thảo luận giữa Ý và Pháp, trong đó Ý yêu cầu cảnh sát Pháp bắt giữ những tay súng phạm các tội “đẫm máu”.
Thủ tướng Ý Mario Draghi, người vừa nhậm chức vào tháng 2 và đã thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với tổng thống Macron, đã lên tiếng hoan nghênh hành động này của Pháp.
“Ký ức về những hành động man rợ đó vẫn còn sống trong lương tâm người Ý”, văn phòng Thủ tướng Ý cho biết trong một tuyên bố.
Một cố vấn của tổng thống Macron cho biết động thái này được thực hiện nhờ “bầu không khí tin cậy” mới giữa Macron và Draghi, sau nhiều năm căng thẳng giữa Paris và Rome.
Cố vấn của ông Macron cho biết: “Đó là một cách để chúng tôi thể hiện trách nhiệm, khi công nhận giai đoạn này trong lịch sử Ý, và ngừng nhắm mắt làm ngơ trước những hành động bạo lực gây ra từ giữa những năm 60 và những năm 80”.
Bộ trưởng Tư pháp Pháp Eric Dupond-Moretti cho biết ông “tự hào được tham gia vào quyết định này mà tôi hy vọng sẽ cho phép Ý lật qua trang sử đẫm máu và nước mắt sau 40 năm”.
Trong số những người bị bắt có Giorgio Pietrostefani, người đồng sáng lập nhóm Lotta Continua, nghĩa là “Đấu Tranh Liên Tục”, bị kết án 22 năm tù vì vai trò của anh ta trong vụ sát hại thanh tra cảnh sát Luigi Calabresi ở Milan vào năm 1972.
Sáu người còn lại là thành viên của Lữ đoàn Đỏ, bao gồm Marina Petrella, Roberta Cappelli và Sergio Tornaghi, tất cả đều bị kết án tù chung thân vì tham gia vào nhiều vụ giết người và bắt cóc.
Phủ tổng thống Pháp cho biết một cuộc lùng bắt đang được tiến hành đối với 3 người Ý khác. Chúng đã kịp thời tẩu thoát khi cảnh sát Pháp bắt giữ 7 người nói trên. Văn phòng công tố Paris cho biết thêm rằng Rôma đã đưa ra danh sách 200 người bị truy nã và Pháp sẽ xem xét bất kỳ yêu cầu dẫn độ nào từ Ý.
Hàng trăm người đã bị sát hại trong các vụ đánh bom, ám sát và chiến tranh trên đường phố trong những năm hỗn loạn chính trị và xã hội. Nhiều chiến binh cánh tả chạy sang Pháp, nơi Chủ tịch Đảng Xã hội Francois Mitterrand theo đuổi chính sách cấp quyền tị nạn cho những thành phần cánh tả này. Các chính phủ Pháp sau đó đã từ bỏ chính sách này, nhưng Ý đã liên tục vận động Paris giao nộp những người bị kết tội giết người.
Năm 2008, Tổng thống lúc bấy giờ là Nicolas Sarkozy từ chối dẫn độ Petrella, viện lý do nhân đạo và làm dấy lên cơn thịnh nộ ở Ý. Petrella bị kết tội giết tướng Enrico Galvaligi vào năm 1980, cùng với hai vệ sĩ cảnh sát.
Cách đây hai năm, Brazil đã bắt Cesare Battisti giao cho Ý. Cesare Battisti là đảng viên cộng sản Ý, bị kết án vắng mặt vào năm 1990 vì bốn vụ giết người. Ban đầu Battisti lập gia đình ở Pháp, nhưng khi thái độ ở Paris bắt đầu thay đổi, y chạy sang Mễ Tây Cơ và sau đó chạy sang Brazil.
Source:Reuters
3. Đức Hồng Y Ruini nhìn thấy “nguy cơ ly giáo” gần kề ở Đức
Đức Hồng Y Camillo Ruini, người Ý, nói rằng ngài đang cầu nguyện để không xảy ra ly giáo ở Đức, trong khi các linh mục và giám mục tại quốc gia này tuyên bố bất đồng với một tuyên bố từ Vatican nói rằng Giáo hội không thể chúc lành cho các kết hiệp đồng tính.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 4 tháng 5 với tờ Il Foglio, Đức Hồng Y Ruini nói: “Tôi hy vọng với tất cả trái tim của mình rằng sẽ không có bất kỳ cuộc ly giáo nào, và tôi cầu nguyện cho điều này.”
Vị Hồng Y 90 tuổi đề cập đến bức thư năm 2019 của Đức Thánh Cha Phanxicô, trong đó ngài yêu cầu người Công Giáo Đức giữ “mối liên hệ với Giáo hội hoàn vũ”.
Đức Hồng Y Ruini nói: “Những lời này của Đức Thánh Cha đưa ra một tiêu chuẩn và một hướng đi có giá trị. Tôi không phủ nhận rằng có nguy cơ ly giáo, nhưng tôi tin tưởng rằng, với ơn phù trì của Thiên Chúa, điều đó có thể được chế ngự”.
Lời bình luận của Đức Hồng Y Ruini được đưa ra sau khi một số linh mục và giám mục trong thế giới nói tiếng Đức bày tỏ sự ủng hộ đối với các mối quan hệ đồng giới, bất chấp một tài liệu gần đây của Bộ Giáo lý Đức tin, gọi tắt là CDF, cho biết Giáo hội không thể chúc lành cho các kết hiệp như vậy.
Tại Đức, các nhân viên mục vụ Công Giáo đã lên kế hoạch cho một sự kiện toàn quốc vào ngày 10 tháng 5 bất chấp phán quyết của Vatican. Các nhà tổ chức hy vọng rằng các cặp đồng tính trên khắp nước Đức sẽ tham gia vào sáng kiến, được gọi là “Segnungsgottesdiensten für Liebende,” hoặc “cử hành chúc phúc cho các cặp tình nhân”.
CDF đã công bố “Responsum ad dubium”, nghĩa là “Bản phúc đáp cho một hồ nghi” vào ngày 15 tháng 3, với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha Phanxicô. Trả lời câu hỏi: “Giáo hội có quyền chúc lành cho sự kết hiệp của những người cùng giới tính không?” CDF đã trả lời: “Không”, và phác thảo lý do trả lời “Không” trong một ghi chú giải thích và đính kèm một bài bình luận.
Đức Hồng Y Ruini, từng là tổng đại diện của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô thứ 16 tại Rôma từ năm 1991 đến năm 2008, và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý trong 16 năm. Ngài nói rằng “mọi người chắc chắn có thể được chúc phúc, để họ được hoán cải, chứ không phải là để tán thành tội lỗi của họ.”
“Chính Thiên Chúa ban phước cho con người tội lỗi để người ấy được hoán cải bởi Ngài, nhưng Ngài không thể chúc lành cho tội lỗi”.
“Tôi muốn nhấn mạnh đến sức mạnh của lập trường này: đó không đơn thuần là một vấn đề Giáo hội đã quyết định không làm, mà là điều mà Giáo hội không thể làm. Không ai trong Giáo hội có thẩm quyền làm như thế.”
Đức Hồng Y Ruini rất nổi tiếng trong việc lên tiếng về các vấn đề xã hội và chính trị liên quan đến Giáo Hội Công Giáo, và đặc biệt là trong những năm ở cương vị lãnh đạo, ngài thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.
Đức Hồng Y Ruini và nhiều Hồng Y và giám mục Công Giáo khác đã bày tỏ quan ngại về tình hình của Giáo hội ở Đức.
Trong một cuộc phỏng vấn với Colm Flynn được phát sóng trên EWTN vào tháng Tư vừa qua, Đức Hồng Y George Pell, người Úc, cho biết ngài nghĩ rằng “có một số thành phần trong Giáo hội Đức dường như kiên quyết đi sai hướng.”
Giám mục người Anh Philip Egan của Portsmouth đã nói rằng ông lo lắng “Tiến Trình Công Nghị” của Giáo hội Đức có thể dẫn đến một “cuộc ly giáo trên thực tế”.
Đức Hồng Y Ruini nhấn mạnh ngày 4 tháng 5 rằng “Giáo hội ngày nay chống lại mọi sự phân biệt đối xử bất công đối với những người đồng tính luyến ái và mong muốn rằng họ sẽ được chào đón trong cộng đồng Kitô với sự tôn trọng và tế nhị.”
Theo Đức Hồng Y vấn đề tranh cãi ở đây “nằm ở việc đánh giá đạo đức các mối quan hệ đồng tính luyến ái và các kết hiệp liên quan đến chúng”.
Ngài nhấn mạnh rằng: “Theo sự dạy dỗ liên tục của Sách Thánh, Cựu Ước và Tân Ước, và truyền thống của Giáo Hội, các hành vi đồng tính luyến ái về bản chất là rối loạn, bởi vì chúng không phù hợp để truyền sự sống và không dựa trên sự bổ sung tình cảm và tình dục thực sự. Vì vậy, không có trường hợp nào như thế có thể được chấp thuận”.
Source:Catholic News Agency
4. Tình hình tại Ấn Độ nguy ngập như thế nào?
“Tình hình thật khủng khiếp, hoàn toàn khủng khiếp... Mọi người đều sợ, mỗi người sợ một kiểu. Tôi đang nói chuyện với một người, có thể tôi sẽ không nói chuyện với họ vào ngày mai hoặc trong tương lai gần,” Manoj Garg, cư dân New Delhi, nói.
Bang Delhi cho biết cứ bốn phút lại có một người chết vì COVID-19 và xe cấp cứu đã đưa thi thể của các nạn nhân COVID-19 đến các cơ sở hỏa táng được xây dựng tạm thời trong các công viên và bãi đậu xe, nơi các thi thể bị thiêu rụi trên giàn hỏa táng vừa được cấp tốc hình thành.
Các chuyên gia y tế cho biết biến thể B.1.617 của vi rút được phát hiện ở Ấn Độ có tốc độ lây nhanh hơn các biến thể khác, và giết người cũng nhanh hơn.
Thủ hiến Delhi Arvind Kejriwal cho biết:
“Làn sóng hiện nay là đặc biệt nguy hiểm. Nó cực kỳ dễ lây lan và những người mắc bệnh khó có thể phục hồi nhanh chóng. Trong điều kiện này, nhu cầu chăm sóc đặc biệt là rất lớn”.
Hệ thống y tế tại Ấn Độ được ghi nhận là sụp đổ hoàn toàn.
Các chuyên gia cho biết hy vọng cuối cùng cho Ấn Độ là chiến dịch tiêm vắc-xin thật nhanh, cho tất cả mọi người trên 18 tuổi.
Nguy cơ rất lớn là Ấn Độ có thể xuất khẩu làn sóng lây nhiễm hiện nay sang các quốc gia khác trong khu vực.
Source:Reuters