Phụng Vụ - Mục Vụ
Được gọi để yêu mến Giáo Hội
Lm. Minh Anh
02:18 06/05/2021
ĐƯỢC GỌI ĐỂ YÊU MẾN GIÁO HỘI
“Nếu các con tuân giữ lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy”.
Ngày kia, vào thăm một nghĩa trang ở Mỹ, tôi thấy một người đàn ông ngồi trên một ngôi mộ; tay cầm tờ báo, ông đọc lớn tiếng. Tò mò vì điều này, tôi hỏi lý do. Ông ta trả lời, “Đó là giao kèo giữa tôi và vợ; từ khi còn sống, mỗi chiều tôi đọc báo 15 phút cho nhà tôi nghe, vì vợ tôi không biết đọc”.
Kính thưa Anh Chị em,
Nói đến tình yêu là nói đến giao kèo; nhưng giao kèo của tình yêu không phải để ràng buộc, lên án nhưng để nối kết, thắt chặt yêu thương. Cũng thế, trước khi rời bỏ thế gian, Chúa Giêsu bày tỏ tình yêu của Ngài cho các môn đệ và ước mong họ ở lại mãi trong tình yêu Ngài, “Nếu các con tuân giữ lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy”. Từ những lời ấy, sẽ khá bất ngờ khi chúng ta khám phá ra một khía cạnh khác của ơn gọi mình, ‘Được gọi để yêu mến Giáo Hội!’.
Khi nói, “Nếu các con tuân giữ lệnh Thầy truyền”, Chúa Giêsu không chỉ nói đến Mười Điều Răn nhưng còn nói đến Giáo Hội. Giáo Hội là gì? Là sự kéo dài của Chúa Kitô qua thời gian; Giáo Hội là thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô. Để có thể sống và tồn tại, như đầu gắn liền với thân, hai thực thể này không bao giờ có thể tách rời nhau, thì Giáo Hội, qua các bí tích và những giáo huấn vững chắc của mình, đã làm cho Chúa Kitô hiện diện trong thế giới và hiện diện cho mỗi người chúng ta ‘ngay lúc này và ở đây’. Trong Giáo Hội, chúng ta nhận được quà tặng đức tin; vì thế, để có thể yêu mến và ở lại trong Chúa Kitô cách sâu sắc, thắm thiết, chúng ta còn phải yêu mến và ở lại trong Giáo Hội của Ngài. Ơn gọi của chúng ta còn là ‘được gọi để yêu mến Giáo Hội’ vậy.
Chính Chúa Kitô đã chọn các tông đồ để tiếp tục công việc cứu độ của Ngài qua các thời đại. Vì vậy, chúng ta có bổn phận yêu mến Giáo Hội; cụ thể, yêu mến các linh mục và giám mục của Chúa; biết các công việc khó khăn của các ngài như thế nào; đồng thời, thấy được sự kiên trì nơi những con người dấn thân phục vụ cho Nước Chúa. Để Chúa Kitô có thể hiện diện, Bí tích Thánh Thể đã hiện hữu khắp nơi trên thế giới nhờ các linh mục. Vì thế, chúng ta cần thiết duy trì một lòng biết ơn đối với các giám mục và linh mục; biết ơn giáo xứ, cộng đoàn của mình, cùng lúc, ra sức hỗ trợ với niềm vui; dành thời gian và sự hy sinh kể cả tài chính. Với Đức Thánh Cha, cách đặc biệt, không chỉ cầu nguyện cho ngài, chúng ta muốn yêu mến ngài cách riêng. Ngài là đá tảng Chúa chọn để xây dựng Giáo Hội của Chúa; ngài đang giữ cho con thuyền Giáo Hội đi đúng hướng. Bên cạnh đó, chúng ta cần tìm hiểu thêm những gì Đức Thánh Cha đang dạy dỗ. Ngày nay, với bao phương tiện, điều đó thật dễ dàng; chỉ cần một chút quan tâm, một chút thời gian, chúng ta có thể tiếp cận các giáo huấn của ngài. Đây là một cách thức chúng ta có thể ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu.
Biết bao vấn đề trong thế giới hiện đại mà Giáo Hội đang phải đương đầu, bao vấn nạn mà Đức Thánh Cha đang phải đối mặt, bên trong lẫn bên ngoài. Thật trùng hợp, bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay cho thấy, ngay từ những ngày đầu, Phêrô và các tông đồ đã gặp phải một vấn đề gai gốc về việc cắt bì cho dân ngoại; để rồi sau khi cầu nguyện, bàn bạc, Giacôbê lên tiếng, “Vì vậy, tôi xét là không nên làm khó dễ các dân ngoại trở về với Thiên Chúa…”.
William Barclay, nhà chú giải Thánh Kinh, cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về bản chất của Giáo Hội, “Trong Chúa Giêsu Kitô, mọi người và mọi quốc gia có thể được hoà giải với Thiên Chúa. Nhưng trước khi điều đó xảy ra, họ phải biết Chúa Kitô, và nhiệm vụ của Giáo Hội là làm cho điều đó xảy ra. Chúa Kitô là đầu, Giáo Hội là cơ thể. Đầu phải có một cơ thể; qua đó, nó mới có thể hoạt động. Giáo Hội thực sự là đôi tay, để làm công việc của Chúa Kitô; đôi chân, để thực hiện những công việc có chủ đích của Ngài; và một giọng nói, để nói Lời của Ngài”.
Anh Chị em,
Chúa Giêsu nói, “Chúa Cha yêu mến Thầy thế nào thì Thầy cũng yêu mến các con như vậy”. Như thế, tình yêu của chúng ta không đơn thuần là một ‘tình yêu nhân linh’, nhưng còn là một ‘tình yêu thiên linh’. Nhờ Chúa Kitô, đời sống chúng ta được tháp nhập và gắn chặt trong Ba Ngôi Thiên Chúa mà Giáo Hội là hiện thân của Ngài. Trong Giáo Hội và qua các Bí tích của Giáo Hội, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể, chúng ta cảm nhận tình yêu của Thiên Chúa đối với mình. Vì thế, yêu mến Giáo Hội, và ‘được gọi để yêu mến Giáo Hội’ còn là một hồng ân để chúng ta biết cảm tạ Chúa mỗi ngày.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, có ai ghét thân mình bao giờ; Giáo Hội là Chúa Kitô, Giáo Hội chính là con, và con cũng là Giáo Hội. Xin cho con biết yêu mến và bảo vệ Giáo Hội bằng việc cầu nguyện và ra sức nên thánh; và như thế, rõ ràng, ‘được gọi để yêu mến Giáo Hội’ cũng chính là ơn gọi của con”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Nếu các con tuân giữ lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy”.
Ngày kia, vào thăm một nghĩa trang ở Mỹ, tôi thấy một người đàn ông ngồi trên một ngôi mộ; tay cầm tờ báo, ông đọc lớn tiếng. Tò mò vì điều này, tôi hỏi lý do. Ông ta trả lời, “Đó là giao kèo giữa tôi và vợ; từ khi còn sống, mỗi chiều tôi đọc báo 15 phút cho nhà tôi nghe, vì vợ tôi không biết đọc”.
Kính thưa Anh Chị em,
Nói đến tình yêu là nói đến giao kèo; nhưng giao kèo của tình yêu không phải để ràng buộc, lên án nhưng để nối kết, thắt chặt yêu thương. Cũng thế, trước khi rời bỏ thế gian, Chúa Giêsu bày tỏ tình yêu của Ngài cho các môn đệ và ước mong họ ở lại mãi trong tình yêu Ngài, “Nếu các con tuân giữ lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy”. Từ những lời ấy, sẽ khá bất ngờ khi chúng ta khám phá ra một khía cạnh khác của ơn gọi mình, ‘Được gọi để yêu mến Giáo Hội!’.
Khi nói, “Nếu các con tuân giữ lệnh Thầy truyền”, Chúa Giêsu không chỉ nói đến Mười Điều Răn nhưng còn nói đến Giáo Hội. Giáo Hội là gì? Là sự kéo dài của Chúa Kitô qua thời gian; Giáo Hội là thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô. Để có thể sống và tồn tại, như đầu gắn liền với thân, hai thực thể này không bao giờ có thể tách rời nhau, thì Giáo Hội, qua các bí tích và những giáo huấn vững chắc của mình, đã làm cho Chúa Kitô hiện diện trong thế giới và hiện diện cho mỗi người chúng ta ‘ngay lúc này và ở đây’. Trong Giáo Hội, chúng ta nhận được quà tặng đức tin; vì thế, để có thể yêu mến và ở lại trong Chúa Kitô cách sâu sắc, thắm thiết, chúng ta còn phải yêu mến và ở lại trong Giáo Hội của Ngài. Ơn gọi của chúng ta còn là ‘được gọi để yêu mến Giáo Hội’ vậy.
Chính Chúa Kitô đã chọn các tông đồ để tiếp tục công việc cứu độ của Ngài qua các thời đại. Vì vậy, chúng ta có bổn phận yêu mến Giáo Hội; cụ thể, yêu mến các linh mục và giám mục của Chúa; biết các công việc khó khăn của các ngài như thế nào; đồng thời, thấy được sự kiên trì nơi những con người dấn thân phục vụ cho Nước Chúa. Để Chúa Kitô có thể hiện diện, Bí tích Thánh Thể đã hiện hữu khắp nơi trên thế giới nhờ các linh mục. Vì thế, chúng ta cần thiết duy trì một lòng biết ơn đối với các giám mục và linh mục; biết ơn giáo xứ, cộng đoàn của mình, cùng lúc, ra sức hỗ trợ với niềm vui; dành thời gian và sự hy sinh kể cả tài chính. Với Đức Thánh Cha, cách đặc biệt, không chỉ cầu nguyện cho ngài, chúng ta muốn yêu mến ngài cách riêng. Ngài là đá tảng Chúa chọn để xây dựng Giáo Hội của Chúa; ngài đang giữ cho con thuyền Giáo Hội đi đúng hướng. Bên cạnh đó, chúng ta cần tìm hiểu thêm những gì Đức Thánh Cha đang dạy dỗ. Ngày nay, với bao phương tiện, điều đó thật dễ dàng; chỉ cần một chút quan tâm, một chút thời gian, chúng ta có thể tiếp cận các giáo huấn của ngài. Đây là một cách thức chúng ta có thể ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu.
William Barclay, nhà chú giải Thánh Kinh, cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về bản chất của Giáo Hội, “Trong Chúa Giêsu Kitô, mọi người và mọi quốc gia có thể được hoà giải với Thiên Chúa. Nhưng trước khi điều đó xảy ra, họ phải biết Chúa Kitô, và nhiệm vụ của Giáo Hội là làm cho điều đó xảy ra. Chúa Kitô là đầu, Giáo Hội là cơ thể. Đầu phải có một cơ thể; qua đó, nó mới có thể hoạt động. Giáo Hội thực sự là đôi tay, để làm công việc của Chúa Kitô; đôi chân, để thực hiện những công việc có chủ đích của Ngài; và một giọng nói, để nói Lời của Ngài”.
Anh Chị em,
Chúa Giêsu nói, “Chúa Cha yêu mến Thầy thế nào thì Thầy cũng yêu mến các con như vậy”. Như thế, tình yêu của chúng ta không đơn thuần là một ‘tình yêu nhân linh’, nhưng còn là một ‘tình yêu thiên linh’. Nhờ Chúa Kitô, đời sống chúng ta được tháp nhập và gắn chặt trong Ba Ngôi Thiên Chúa mà Giáo Hội là hiện thân của Ngài. Trong Giáo Hội và qua các Bí tích của Giáo Hội, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể, chúng ta cảm nhận tình yêu của Thiên Chúa đối với mình. Vì thế, yêu mến Giáo Hội, và ‘được gọi để yêu mến Giáo Hội’ còn là một hồng ân để chúng ta biết cảm tạ Chúa mỗi ngày.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, có ai ghét thân mình bao giờ; Giáo Hội là Chúa Kitô, Giáo Hội chính là con, và con cũng là Giáo Hội. Xin cho con biết yêu mến và bảo vệ Giáo Hội bằng việc cầu nguyện và ra sức nên thánh; và như thế, rõ ràng, ‘được gọi để yêu mến Giáo Hội’ cũng chính là ơn gọi của con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Thứ Sáu 7/5: Yêu thương giới răn cao trọng nhất. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Dũng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
02:31 06/05/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 06-May-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Ga 15, 18-21
“Các con không thuộc về thế gian, vì chính Thầy đã chọn các con khỏi thế gian”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu thế gian ghét các con, các con hãy biết rằng họ đã ghét Thầy trước. Nếu các con thuộc về thế gian, thế gian sẽ yêu những gì thuộc về nó, nhưng các con không thuộc về thế gian, vì chính Thầy đã chọn các con khỏi thế gian, nên thế gian ghét các con. Các con hãy nhớ lại lời Thầy đã nói với các con: Tôi tớ không trọng hơn chủ. Nếu họ đã bắt Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ các con; nếu họ tuân giữ lời Thầy, thì họ cũng tuân giữ lời các con. Tại vì danh Thầy mà họ sẽ làm cho các con tất cả những điều đó, bởi vì họ không biết Đấng đã sai Thầy”.
Đó là lời Chúa.
Thực hành yêu thương cụ thể trong cuộc sống
Lm. Đan Vinh
04:49 06/05/2021
CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH B
Cv 10,2-26.34-35.44-48; 1 Ga 4,7-10; Ga 15,9-17
THỰC HÀNH YÊU THƯƠNG CỤ THỂ TRONG CUỘC SỐNG
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Ga 15,9-17
(9) Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, thì Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. (10) Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy, và ở lại trong tình thương của Người. (11) Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em, để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn. (12) Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em. (13) Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. (14) Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. (15) Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha của Thầy, Thầy đã cho anh em biết.(16) Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại. Hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. (17) Điều Thầy truyền dạy anh em là: Hãy yêu thương nhau.
2.Ý CHÍNH:
Sau khi trình bày về dụ ngôn cây nho và cành nho ám chỉ liên hệ mật thiết giữa Đức Giê-su với các môn đệ, Đức Giê-su tiếp tục trình bày về sự hiệp thông giữa các môn đệ với nhau. Người ban cho họ một điều răn mới là “phải yêu thương nhau giống như Người đã yêu”. Người coi tình yêu ấy chính là dấu hiệu môn đệ thực sự của Người.
3.CHÚ THÍCH:
- C 9-10): + Chúa Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến anh em: Noi gương Chúa Cha đã yêu Chúa Con (x. Ga 3,35), Đức Giê-su cũng yêu thương các môn đệ bằng một tình yêu vô cùng mật thiết. + Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy: Vâng giữ các giới răn là một cách thế diễn tả tình yêu của các môn đệ đối với Đức Giê-su. Đó cũng là dấu chỉ cho thấy các ông đang “ở lại trong” tình thương của Người. + Như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy: Trong suốt cuộc sống ở trần gian, Đức Giê-su luôn vâng theo Thánh ý Chúa Cha (x. Ga 6,38), đến nỗi bằng lòng chịu chết trên thập giá (x. Pl 2,8). Sự vâng phục các điều Chúa Cha truyền chính là bằng chứng Đức Giê-su luôn ở lại trong tình thương của Người.
- C 11-13: + Để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn: Niềm vui hân hoan của Đức Giê-su có được do luôn làm theo Thánh Ý Chúa Cha. Niềm vui ấy các môn đệ cũng sẽ nhận được, nếu các ông cũng tuân giữ giới răn yêu thương mà Đức Giê-su truyền dạy. + Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em: Các môn đệ phải yêu thương nhau không phải chỉ bằng tình cảm hay là lời nói cử chỉ bề ngoài, nhưng phải thể hiện qua việc dấn thân chịu chết vì anh em, noi gương Đức Giê-su đã yêu thương và nộp mình chịu chết đền tội cho môn đệ. + Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình: Tình thương thực sự đòi sự hy sinh và cho đi. Món quà trao tặng càng có giá trị thì tình yêu càng lớn lao. Sự trao tặng cả mạng sống của mình là dấu hiệu của một tình yêu tột đỉnh. Đức Giê-su đã yêu thương môn đệ đến cùng nên sẵn sàng hy sinh chịu chết thay cho môn đệ. Người cũng đòi họ phải noi gương Người mà hy sinh mạng sống vì anh em (x.1 Ga 3,16; 1 Pr 2,21).
- C 14-15: + Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa nhưng là bạn hữu: Tình bạn dẫn đến hiệp thông về tư tưởng, tâm tình và sự sống. Đức Giê-su đã cư xử với các môn đệ bằng thứ tình bạn này, vì Người đã tỏ cho các ông biết tất cả những gì Người nhận được từ nơi Cha.
- C 16-17: + Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em: Ơn gọi làm môn đệ Đức Giê-su không do công trạng hay sự lựa chọn đi theo Người, nhưng là do Người đã kêu gọi và tuyển chọn các ông trước và các ông đã đáp lại bằng sự từ bỏ mọi sự mà theo Người như 4 môn đệ đầu tiên (x. Mt 4,19-21). + Và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại: Chính Đức Giê-su đã huấn luyện và sai các môn đệ ra đi truyền giáo bằng việc rao giảng Tin Mừng Nước Trời và làm chứng cho Người (x. Mt 10,1-10; 28,19; Cv 1,8). Nhờ kết hiệp mật thiết với Đức Giê-su và nhờ Ơn Thánh Thần tác động mà các ông đã đưa được nhiều người gia nhập Hội Thánh (x. Ga 20,22-23; Cv 2,37-41). + Những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em: Những lời cầu xin nhân danh Đức Giê-su chắc sẽ được Chúa Cha chấp nhận. + Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau: Yêu thương nhau là một giới răn mới của Đức Giê-su và là điều quan trọng nhất, nên được Người nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
4.CÂU HỎI:
1) Đức Giê-su ban cho môn đệ giới răn mới thế nào?
2) Tình yêu thương môn đệ của Đức Giê-su giống như tình yêu của ai đối với Người?
3) Môn đệ phải đáp lại tình yêu của Đức Giê-su thế nào giống như Người đã yêu mến Chúa Cha?
4) Niềm vui Đức Giê-su có được là do đâu và các môn đệ phải làm gì để cũng có được niềm vui ấy?
5) Đức Giê-su truyền cho các môn đệ phải yêu thương theo cung cách tình yêu của ai?
6) Hai đặc điểm của tình yêu thực sự là gì?
7) Đức Giê-su đã đối xử với môn đệ như bạn hữu thể hiện qua điều gì?
8) Đức Giê-su khẳng định chính Người đã yêu thương kêu gọi và tuyển chọn các môn đệ. Hãy cho biết tên của bốn môn đệ đầu tiên được Đức Giê-su kêu gọi và tuyển chọn là những ai?
9) Đức Giê-su đã ra lệnh cho các môn đệ đi truyền giảng Tin Mừng trong hoàn cảnh nào?
10) Đức Giê-su dạy phải cầu xin nhân danh ai để được Chúa Cha chấp nhận?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: ”Anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi sự, anh em phải có lòng bác ái: Đó là mối dây liên kết tuyệt hảo” (Cl 3, 12-14).
2. CÂU CHUYỆN: THẾ NÀO LÀ MỘT TÌNH YÊU THỰC SỰ?
1) TÌNH YÊU THỰC SỰ LÀ NGHĨ TỐT NÓI TỐT VÀ LÀM TỐT CHO NGƯỜI YÊU:
BÃO THÚC tức Bão Thúc Nha người nước Tề, đã cắt cử Quản Trọng một vị tướng giỏi cho Hoàn Công dùng.
Khi Bão Thúc chết, Quản Trọng thương tiếc khóc như mưa, ướt đầm cả vạt áo. Có người hỏi:
– Ông với Bão Thúc không phải là họ hàng thân thích, sao ông lại thương tiếc ông ta quá vậy?
Quản Trọng giải thích:
– Ngươi không rõ ngọn ngành đâu! Để ta nói cho mà nghe. Ta lúc nhỏ khốn khổ, thường buôn bán chung với Bão Thúc :
* Lúc chia lãi, bao giờ ta cũng lấy phần hơn, nhưng Bão Thúc không cho ta là tham, biết ta gặp cảnh túng bấn không biết xoay xở thế nào cho đủ tiền để tiêu dùng nên mới làm thế.
* Ta ở chỗ chợ búa thường hay bị lắm kẻ bắt nạt, Bão Thúc không coi ta là người hèn nhát, nhưng nghĩ ta rộng lượng, không chấp những điều người ta đối xử với mình.
* Ta bàn việc với Bão Thúc, nhiều lúc việc hỏng, Bão Thúc không cho ta là ngu, mà cho việc thành công hay thất bại là do may mắn hay không.
* Ta, ba lần ra làm quan và cả ba lần đều bị bãi nhiệm, Bão Thúc không nghĩ ta chẳng ra gì, mà chỉ nghĩ do ta chưa gặp thời, chưa tìm được vua giỏi.
* Ta ra trận ba lần đều thua cả ba, Bão Thúc không cho ta bất tài, nhưng biết ta còn có mẹ già phải lo phụng dưỡng.
* Ta nhịn nhục thờ vua Hoàn Công, Bão Thúc không cho ta là kẻ vô liêm sỉ, không biết xấu hổ, mà nghĩ ta không nhỏ mọn, nhưng có chí về sau sẽ làm lợi cho cả thiên hạ…
Sinh ra ta là cha mẹ, hiểu biết ta là Bão Thúc. Với người hiểu biết mình, thì đem cả tính mạng ra mà đền đáp còn chưa đủ, phương chi chỉ thương khóc thế này thì có thấm vào đâu! (Thuyết Uyển. Cổ Học Tinh Hoa)
2) TÌNH YÊU THỰC SỰ CỦA BÀ MẸ HY SINH CỨU CON KHỎI CHẾT:
Trong trận động đất sóng thần xảy ra ở Nhật Bản vào tháng năm 2010, khi đội cứu hộ tiếp cận một ngôi nhà của một phụ nữ trẻ, họ trông thấy thi thể bất động của chị qua các khe nứt. Nhưng tư thế của chị như đang quỳ cầu nguyện, toàn thân hướng về phía trước, và hai tay như đang ôm một thứ gì đó. Ngôi nhà đổ nát đã đè lên lưng và đầu của chị. Người đội trưởng cứu hộ đã đưa tay qua khe hở để chạm tới người phụ nữ với hy vọng chị vẫn còn sống. Khi chạm đến làn da lạnh và cơ thể cứng thì ông xác định người phụ nữ này đã chết. Ông tiếp tục tìm kiếm và đã khám phá ra bên dưới thân thể người phụ nữ còn một đứa bé còn sống. Ông la to: ”Một đứa bé, là một đứa bé!” Sau đó cả đội cứu hộ đã di dời từng mảnh đổ vỡ của căn nhà chung quanh người chị. Một cậu bé 3 tháng tuổi đã được tìm thấy trong tấm chăn hoa bên dưới thân người mẹ đã chết. Người mẹ đã hy sinh thân mình để cứu đứa con khi căn nhà sụp đổ, chị đã ôm trọn đứa trẻ và đón nhận toàn bộ sức nặng của tòa nhà. Đứa trẻ vẫn ngủ bình yên khi người đội trưởng đưa ra ngoài. Bác sỹ đã nhanh chóng kiểm tra sức khỏe của cậu bé, và đã tìm thấy một chiếc điện thoại trong tấm chăn bông. Một dòng chữ hiện ra trên màn hình: “Nếu con còn sống, con hãy nhớ rằng mẹ luôn yêu thương con.”
3) TÌNH YÊU THỰC SỰ CỦA ANH SẴN SÀNG HIẾN MÁU ĐỂ CỨU SỐNG EM:
Có hai anh em nhà kia, cậu bé trai 8 tuổi và cô em gái của cậu 6 tuổi. Cả hai đều gầy yếu và thường đau ốm luôn. Một hôm cậu bé bị một cơn đau gan cấp tính, được cha mẹ đưa vào cấp cứu tại bệnh viện gần nhà. Sau thời gian hai tuần lễ điều trị, cậu bé đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm và đang nằm viện thêm ít ngày để hồi sức. Nhưng sau đó, lại đến lượt cô em gái bị chứng xuất huyết nội và được mang đi cấp cứu tại cùng một bệnh viện với anh. Cô bé bị mất máu khá nhiều cần được tiếp máu. Thế nhưng bệnh viện lại không có sẵn loại máu của cô để truyền. Rất may là máu của cậu bé lại cùng nhóm máu với cô em. Khi được hỏi có muốn cho máu để cứu sống em gái không, thì lúc đầu cậu bé hơi ngần ngại và lo lắng một chút. Nhưng ngay sau đó, cậu ta đã lấy lại bình tĩnh và trả lời bác sĩ rằng: “Vâng, con bằng lòng hiến máu cho em con. Xin bác sĩ hãy cố gắng cứu sống nó. Vì con thương em con lắm”. Sau đó bác sĩ đã lấy máu của cậu truyền cho cô em. Một lúc khi tỉnh dậy, cậu đã làm cho mọi người trong phòng ngạc nhiên và cười ồ khi nói: “Ô hay! Con vẫn còn sống đấy ư? Vậy bác sĩ đã tiếp máu cho em con chưa? Em con bây giờ ra sao rồi?” Thì ra cậu bé đã tưởng lầm rằng khi chấp nhận hiến máu, là cậu phải cho em tất cả số máu trong người mình! Nhưng vì quá thương em và không muốn em chết, nên sau một lúc ngần ngại, cậu đã quyết định hy sinh chịu chết để cho em cậu được sống!
4) TÌNH YÊU THỰC SỰ KHI VƯỢT QUA HẬN THÙ DÂN TỘC:
Vào năm 2001, chiến tranh giữa Ít-ra-en và Palestine lại bùng phát dữ dội. Hầu như ngày nào cũng có nhiều người chết và bị thương. Số nạn nhân Palestine luôn nhiều hơn bên Ít-ra-en. Tuy nhiên, giữa bầu khí hận thù giữa hai dận tộc này, thỉnh thoảng vẫn loé sáng lên những câu chuyện cảm động như chuyện Tình Yêu không biên giới sau đây:
Ngày 6 tháng 6 năm 2001, các đài phát thanh và truyền hình khắp thế giới đã loan truyền một bản tin đặc biệt: Trong một trận tấn công của quân đội Ít-ra-en, một số người Palestine đã bị giết chết, trong số này có một thanh niên người Palestine. Sau đó gia đình anh đã tình nguyện hiến tất cả các bộ phận trong cơ thể của anh cho các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện. Nhờ đó mà 5 người đã được cứu sống, trong số này có một thanh niên người Ít-ra-en. Anh ta bị suy tim rất nặng đang nằm chờ chết. Nhưng nhờ quả tim của người thanh niên Palestine trên đã bị quân đội Ít-ra-en bắn chết mà anh thanh niên người Ít-ra-en này lại được sống. Khi phóng viên hỏi tại sao lại cho đi trái tim của con trai để cứu sống một người dân Ít-ra-en thù địch, thì ông bố người Palestine đã cho biết: ông chỉ quan tâm cứu mạng bất cứ người nào đang phải đau khổ không cần biết họ là ai. Còn viên bác sĩ làm phẫu thuật ghép tim thì phát biểu: Khi so sánh 2 quả tim của người Palestin và người Ít-ra-en trên tay. Tôi thấy cả hai đều có cấu trúc giống y như nhau và không thể phân biệt đâu là tim của người Palestin, đâu là tim của người Ít-ra-en”.
5) TÌNH YÊU THỰC SỰ CỦA NGƯỜI HY SINH CHẾT THAY CHO NGƯỜI XA LẠ:
"Tôi là một linh mục Công Giáo Ba-lan, tôi đã già, Tôi muốn được chết thay cho ông này, vì ông còn có vợ con" Lời của cha KÔN-BÊ (Maximilianus MA-RI-A Kolbe) đã nói với viên cai ngục Đức Quốc Xã, trong lúc hắn chọn ra 10 tù nhân phải chết đền tội thay cho một tù nhân mới vượt ngục vào đêm hôm trước. Quyết định của Cha Kônbê đã cứu tù nhân tên là PHĂNG-XIT (Francis) thóat chết, khi ông là người cuối cùng được chọn ra xếp hàng vào hầm chết đói. Sau đó, cha Kôn-bê đã chung số phận với 9 tù nhân kia. Suốt trong những ngày trong ngục tối nhịn đói chờ chết, người ta không nghe thấy những tiếng la hét nguyền rủa quen thuộc phát ra từ hầm này, nhưng thay vào đó là những lời kinh tiếng hát của nhóm tù nhân sắp chết do tác động của cha Kônbê. Câu chuyện tình nguyện chết thay cho người khác của cha Kôn-bê đã cho thấy “Tình yêu mạnh hơn sự chết”. Thực vậy, Chính do tình yêu Chúa và tha nhân thúc bách mà cha Kôn-bê đã không còn sợ chết để tình nguyện chịu chết thay cho một người không quen biết là ông Phăng-sít. Sự tình nguyện chết thay cho người khác của cha Kônbê cũng cho thấy tình yêu của cha thật là cao cả noi gương Chúa Giê-su như lời Người dạy trong Tin mừng Chúa Nhật hôm nay: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga 15,13).
3. THẢO LUẬN:
1) Sau nhiều năm theo Chúa, bạn đã thực hành giới răn yêu thương tha nhân trong gia đình, khu xóm và môi trường làm việc ra sao?
2) Để sống yêu thương cụ thể, ngoài việc năng đọc Lời Chúa, tham dự thánh lễ, cầu nguyện, bạn cần phải làm gì nữa?
4. SUY NIỆM:
Tin Mừng hôm nay ghi lại lời Chúa Giê-su dạy các môn đệ và các tín hữu chúng ta hôm nay: “Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12). Thánh Gio-an cũng viết thư khuyên các tín hữu của ngài: “Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,8). Vậy Thế nào là yêu thương nhau theo lời Chúa dạy? Tại sao chúng ta phải yêu thương tha nhân? Tình yêu thực sự đòi phải được thể hiện ra sao trong cuộc sống? Chúng ta phải làm gì để có thể sống giới răn yêu thương theo gương mẫu và lời dạy của Chúa Giê-su?
1) Tình yêu thực sự phải bằng việc làm hơn là lời nói:
Loài người ngoài phần trí khôn biết suy nghĩ phải quấy, còn có tình cảm yêu ghét thôi thúc để làm điều tốt và ghét điều xấu, từ đó sẽ dẫn đến việc làm tốt yêu thương phục vụ chia sẻ điều lành và tránh làm điều ác có hại cho tha nhân. Các việc thể hiện tình yêu này đã được Hội Thánh tóm lại trong kinh Thương Người, trong đó có thương xác bảy mối và thương linh hồn bảy mối. Thánh Giacôbê cũng đòi các tín hữu phải yêu thương cụ thể như sau: “Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: "Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no", nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì?” (Gc 2, 15-16). “Nhờ hành động mà con người nên công chính, chứ không phải nhờ đức tin mà thôi” (Gc 2,24).
2) Tình yêu thực sự là điều kiện để vào Nước Trời:
Đến ngày tận thế khi đến lần thứ hai để xét xử muôn dân, Vua Thẩm Phán Giê-su sẽ xét xử mọi người sống kẻ chết. Người không xét họ dựa theo các việc đạo đức đọc kinh dự lễ, mà dựa trên các hoa trái từ các việc đạo đức là các hành vi bác ái cụ thể như sau: “Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói các ngươi đã cho ăn. Ta khát các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm”…”Ta bảo thật: Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,34-36.40.45).
3) Tình yêu thực sự là phương thế hữu hiệu để làm chứng cho Chúa:
Ngày nay chúng ta cần ý thức sứ mạng làm chứng cho Chúa như lệnh Chúa truyền cho Hội Thánh trước khi lên trời. Làm chứng cho Chúa chỉ thực sự hiệu quả bằng các việc yêu thương cụ thể như sau:
- Cảm thông và tận tình giúp đỡ những người bệnh tật nghèo khổ bên cạnh.
- Nhẫn nhịn chịu đựng những lời nói xấu của người khác, bỏ qua những lỗi lầm của kẻ khác: “biến việc lớn thành nhỏ, việc nhỏ thành không có gì” để sống hòa thuận với anh em.
- Dấn thân đi bước trước đến với tha nhân bằng việc năng thăm viếng những người khuyết tật, neo đơn, nhà cô nhi, nhà mở, nhà tình thương… để động viên an ủi, chia sẻ cơm bánh tiền bạc… hầu đáp ứng các nhu cầu cấp bách của họ.
- Trao học bổng cho học sinh sinh viên nghèo khó chăm học, mở lớp xóa mù chữ, dạy nghề đơn giản, lập quỹ giúp vốn buôn bán làm ăn nhỏ để giúp người nghèo có phương tiện tự lập và vươn lên…
Đó là một số phương cách thực hành yêu thương cụ thể theo gương mẫu và lời dạy của Chúa Giê-su và Đức MA-RI-A.
4) Cần làm gì cụ thể để sống giới răn yêu thương của Chúa:
Hầu như mọi tín hữu đều đã biết phải thực hành giới răn mến Chúa yêu người để nên môn đệ đích thực của Chúa Giê-su và xứng đáng gia nhập vào Nước Trời. Nhưng khi xét mình, có lẽ chúng ta phải nhận rằng mình chưa thực hành điều răn này được bao nhiêu. Để có thể sống bác ái yêu thương, ngoài việc phải năng dự lễ đọc kinh chúng ta còn phải đọc Lời Chúa và cầu xin ơn trợ lực của Chúa Thánh Thần để có thể tập sống yêu thương tha nhân trong từng việc cụ thể.
Bác ái là một nhân đức nên phải tập thành thói quen tốt từ nhỏ đến lớn và trong suốt cuộc đời. Tâp luyện nghĩa là phải lặp đi lặp lại những việc tốt sao cho thành thói quen tốt, trở thành lối phản xạ tốt bằng lời nói, thái độ, lối ứng xử vị tha, nhân hậu, cảm thông, nhẫn nhịn, hy sinh, khiêm tốn, phục vụ… đối với tha nhân mà không cần phải suy nghĩ…
Thánh Phan-xi-cô Át-si cũng dạy các tín hữu chúng ta thực hành giới răn mến Chúa yêu người trong Kinh Hòa Bình mà mỗi người cần tâm sự với Chúa mỗi ngày, cần thực tập từng lời kinh như nguyên tắc ứng xử bác ái với tha nhân để loan báo Tin Mừng Tình Thương cho họ:
Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.
Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa.
Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng.
Để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.
Lạy Chúa xin hãy dạy con:
Tìm an ủi người hơn được người ủi an.
Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết.
Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.
Vì chính khí hiến thân là khi được nhận lãnh.
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân.
Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ.
Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.
Ôi Thần Linh thánh ái! Xin mở rộng lòng con. Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí Ơn An Bình.
5. LỜI CẦU:
Lạy Chúa Cha giàu lòng từ bi nhân ái. Xin ban Thánh Thần đến giúp chúng con thực hành giới răn yêu thương của Chúa Giê-su theo gương mẫu và lời dạy của Người. Nhờ quyết tâm sống yêu thương bằng việc thực tập sống nhân bản hằng ngày và việc học sống yêu thương noi gương Chúa làm và lời Người dạy, kèm theo cầu xin ơn Thánh Thần trợ giúp, chúng con mới hy vọng sẽ được Chúa biến đổi để ngày một nên giống Đức Giê-su: Làm con hiếu thảo luôn làm vui lòng Chúa Cha, nên môn đệ đích thực bằng việc thuộc lời Chúa dạy và thực hành bác ái cụ thể, chúng con sẽ ngày một nên hòan thiện hơn, tích cực góp phần loan báo Tin mừng, làm chứng nhân tình thương cùa Chúa trước mặt người đời.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Cv 10,2-26.34-35.44-48; 1 Ga 4,7-10; Ga 15,9-17
THỰC HÀNH YÊU THƯƠNG CỤ THỂ TRONG CUỘC SỐNG
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Ga 15,9-17
(9) Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, thì Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. (10) Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy, và ở lại trong tình thương của Người. (11) Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em, để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn. (12) Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em. (13) Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. (14) Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. (15) Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha của Thầy, Thầy đã cho anh em biết.(16) Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại. Hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. (17) Điều Thầy truyền dạy anh em là: Hãy yêu thương nhau.
2.Ý CHÍNH:
Sau khi trình bày về dụ ngôn cây nho và cành nho ám chỉ liên hệ mật thiết giữa Đức Giê-su với các môn đệ, Đức Giê-su tiếp tục trình bày về sự hiệp thông giữa các môn đệ với nhau. Người ban cho họ một điều răn mới là “phải yêu thương nhau giống như Người đã yêu”. Người coi tình yêu ấy chính là dấu hiệu môn đệ thực sự của Người.
3.CHÚ THÍCH:
- C 9-10): + Chúa Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến anh em: Noi gương Chúa Cha đã yêu Chúa Con (x. Ga 3,35), Đức Giê-su cũng yêu thương các môn đệ bằng một tình yêu vô cùng mật thiết. + Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy: Vâng giữ các giới răn là một cách thế diễn tả tình yêu của các môn đệ đối với Đức Giê-su. Đó cũng là dấu chỉ cho thấy các ông đang “ở lại trong” tình thương của Người. + Như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy: Trong suốt cuộc sống ở trần gian, Đức Giê-su luôn vâng theo Thánh ý Chúa Cha (x. Ga 6,38), đến nỗi bằng lòng chịu chết trên thập giá (x. Pl 2,8). Sự vâng phục các điều Chúa Cha truyền chính là bằng chứng Đức Giê-su luôn ở lại trong tình thương của Người.
- C 11-13: + Để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn: Niềm vui hân hoan của Đức Giê-su có được do luôn làm theo Thánh Ý Chúa Cha. Niềm vui ấy các môn đệ cũng sẽ nhận được, nếu các ông cũng tuân giữ giới răn yêu thương mà Đức Giê-su truyền dạy. + Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em: Các môn đệ phải yêu thương nhau không phải chỉ bằng tình cảm hay là lời nói cử chỉ bề ngoài, nhưng phải thể hiện qua việc dấn thân chịu chết vì anh em, noi gương Đức Giê-su đã yêu thương và nộp mình chịu chết đền tội cho môn đệ. + Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình: Tình thương thực sự đòi sự hy sinh và cho đi. Món quà trao tặng càng có giá trị thì tình yêu càng lớn lao. Sự trao tặng cả mạng sống của mình là dấu hiệu của một tình yêu tột đỉnh. Đức Giê-su đã yêu thương môn đệ đến cùng nên sẵn sàng hy sinh chịu chết thay cho môn đệ. Người cũng đòi họ phải noi gương Người mà hy sinh mạng sống vì anh em (x.1 Ga 3,16; 1 Pr 2,21).
- C 14-15: + Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa nhưng là bạn hữu: Tình bạn dẫn đến hiệp thông về tư tưởng, tâm tình và sự sống. Đức Giê-su đã cư xử với các môn đệ bằng thứ tình bạn này, vì Người đã tỏ cho các ông biết tất cả những gì Người nhận được từ nơi Cha.
- C 16-17: + Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em: Ơn gọi làm môn đệ Đức Giê-su không do công trạng hay sự lựa chọn đi theo Người, nhưng là do Người đã kêu gọi và tuyển chọn các ông trước và các ông đã đáp lại bằng sự từ bỏ mọi sự mà theo Người như 4 môn đệ đầu tiên (x. Mt 4,19-21). + Và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại: Chính Đức Giê-su đã huấn luyện và sai các môn đệ ra đi truyền giáo bằng việc rao giảng Tin Mừng Nước Trời và làm chứng cho Người (x. Mt 10,1-10; 28,19; Cv 1,8). Nhờ kết hiệp mật thiết với Đức Giê-su và nhờ Ơn Thánh Thần tác động mà các ông đã đưa được nhiều người gia nhập Hội Thánh (x. Ga 20,22-23; Cv 2,37-41). + Những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em: Những lời cầu xin nhân danh Đức Giê-su chắc sẽ được Chúa Cha chấp nhận. + Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau: Yêu thương nhau là một giới răn mới của Đức Giê-su và là điều quan trọng nhất, nên được Người nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
4.CÂU HỎI:
1) Đức Giê-su ban cho môn đệ giới răn mới thế nào?
2) Tình yêu thương môn đệ của Đức Giê-su giống như tình yêu của ai đối với Người?
3) Môn đệ phải đáp lại tình yêu của Đức Giê-su thế nào giống như Người đã yêu mến Chúa Cha?
4) Niềm vui Đức Giê-su có được là do đâu và các môn đệ phải làm gì để cũng có được niềm vui ấy?
5) Đức Giê-su truyền cho các môn đệ phải yêu thương theo cung cách tình yêu của ai?
6) Hai đặc điểm của tình yêu thực sự là gì?
7) Đức Giê-su đã đối xử với môn đệ như bạn hữu thể hiện qua điều gì?
8) Đức Giê-su khẳng định chính Người đã yêu thương kêu gọi và tuyển chọn các môn đệ. Hãy cho biết tên của bốn môn đệ đầu tiên được Đức Giê-su kêu gọi và tuyển chọn là những ai?
9) Đức Giê-su đã ra lệnh cho các môn đệ đi truyền giảng Tin Mừng trong hoàn cảnh nào?
10) Đức Giê-su dạy phải cầu xin nhân danh ai để được Chúa Cha chấp nhận?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: ”Anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi sự, anh em phải có lòng bác ái: Đó là mối dây liên kết tuyệt hảo” (Cl 3, 12-14).
2. CÂU CHUYỆN: THẾ NÀO LÀ MỘT TÌNH YÊU THỰC SỰ?
1) TÌNH YÊU THỰC SỰ LÀ NGHĨ TỐT NÓI TỐT VÀ LÀM TỐT CHO NGƯỜI YÊU:
BÃO THÚC tức Bão Thúc Nha người nước Tề, đã cắt cử Quản Trọng một vị tướng giỏi cho Hoàn Công dùng.
Khi Bão Thúc chết, Quản Trọng thương tiếc khóc như mưa, ướt đầm cả vạt áo. Có người hỏi:
– Ông với Bão Thúc không phải là họ hàng thân thích, sao ông lại thương tiếc ông ta quá vậy?
Quản Trọng giải thích:
– Ngươi không rõ ngọn ngành đâu! Để ta nói cho mà nghe. Ta lúc nhỏ khốn khổ, thường buôn bán chung với Bão Thúc :
* Lúc chia lãi, bao giờ ta cũng lấy phần hơn, nhưng Bão Thúc không cho ta là tham, biết ta gặp cảnh túng bấn không biết xoay xở thế nào cho đủ tiền để tiêu dùng nên mới làm thế.
* Ta ở chỗ chợ búa thường hay bị lắm kẻ bắt nạt, Bão Thúc không coi ta là người hèn nhát, nhưng nghĩ ta rộng lượng, không chấp những điều người ta đối xử với mình.
* Ta bàn việc với Bão Thúc, nhiều lúc việc hỏng, Bão Thúc không cho ta là ngu, mà cho việc thành công hay thất bại là do may mắn hay không.
* Ta, ba lần ra làm quan và cả ba lần đều bị bãi nhiệm, Bão Thúc không nghĩ ta chẳng ra gì, mà chỉ nghĩ do ta chưa gặp thời, chưa tìm được vua giỏi.
* Ta ra trận ba lần đều thua cả ba, Bão Thúc không cho ta bất tài, nhưng biết ta còn có mẹ già phải lo phụng dưỡng.
* Ta nhịn nhục thờ vua Hoàn Công, Bão Thúc không cho ta là kẻ vô liêm sỉ, không biết xấu hổ, mà nghĩ ta không nhỏ mọn, nhưng có chí về sau sẽ làm lợi cho cả thiên hạ…
Sinh ra ta là cha mẹ, hiểu biết ta là Bão Thúc. Với người hiểu biết mình, thì đem cả tính mạng ra mà đền đáp còn chưa đủ, phương chi chỉ thương khóc thế này thì có thấm vào đâu! (Thuyết Uyển. Cổ Học Tinh Hoa)
2) TÌNH YÊU THỰC SỰ CỦA BÀ MẸ HY SINH CỨU CON KHỎI CHẾT:
Trong trận động đất sóng thần xảy ra ở Nhật Bản vào tháng năm 2010, khi đội cứu hộ tiếp cận một ngôi nhà của một phụ nữ trẻ, họ trông thấy thi thể bất động của chị qua các khe nứt. Nhưng tư thế của chị như đang quỳ cầu nguyện, toàn thân hướng về phía trước, và hai tay như đang ôm một thứ gì đó. Ngôi nhà đổ nát đã đè lên lưng và đầu của chị. Người đội trưởng cứu hộ đã đưa tay qua khe hở để chạm tới người phụ nữ với hy vọng chị vẫn còn sống. Khi chạm đến làn da lạnh và cơ thể cứng thì ông xác định người phụ nữ này đã chết. Ông tiếp tục tìm kiếm và đã khám phá ra bên dưới thân thể người phụ nữ còn một đứa bé còn sống. Ông la to: ”Một đứa bé, là một đứa bé!” Sau đó cả đội cứu hộ đã di dời từng mảnh đổ vỡ của căn nhà chung quanh người chị. Một cậu bé 3 tháng tuổi đã được tìm thấy trong tấm chăn hoa bên dưới thân người mẹ đã chết. Người mẹ đã hy sinh thân mình để cứu đứa con khi căn nhà sụp đổ, chị đã ôm trọn đứa trẻ và đón nhận toàn bộ sức nặng của tòa nhà. Đứa trẻ vẫn ngủ bình yên khi người đội trưởng đưa ra ngoài. Bác sỹ đã nhanh chóng kiểm tra sức khỏe của cậu bé, và đã tìm thấy một chiếc điện thoại trong tấm chăn bông. Một dòng chữ hiện ra trên màn hình: “Nếu con còn sống, con hãy nhớ rằng mẹ luôn yêu thương con.”
3) TÌNH YÊU THỰC SỰ CỦA ANH SẴN SÀNG HIẾN MÁU ĐỂ CỨU SỐNG EM:
Có hai anh em nhà kia, cậu bé trai 8 tuổi và cô em gái của cậu 6 tuổi. Cả hai đều gầy yếu và thường đau ốm luôn. Một hôm cậu bé bị một cơn đau gan cấp tính, được cha mẹ đưa vào cấp cứu tại bệnh viện gần nhà. Sau thời gian hai tuần lễ điều trị, cậu bé đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm và đang nằm viện thêm ít ngày để hồi sức. Nhưng sau đó, lại đến lượt cô em gái bị chứng xuất huyết nội và được mang đi cấp cứu tại cùng một bệnh viện với anh. Cô bé bị mất máu khá nhiều cần được tiếp máu. Thế nhưng bệnh viện lại không có sẵn loại máu của cô để truyền. Rất may là máu của cậu bé lại cùng nhóm máu với cô em. Khi được hỏi có muốn cho máu để cứu sống em gái không, thì lúc đầu cậu bé hơi ngần ngại và lo lắng một chút. Nhưng ngay sau đó, cậu ta đã lấy lại bình tĩnh và trả lời bác sĩ rằng: “Vâng, con bằng lòng hiến máu cho em con. Xin bác sĩ hãy cố gắng cứu sống nó. Vì con thương em con lắm”. Sau đó bác sĩ đã lấy máu của cậu truyền cho cô em. Một lúc khi tỉnh dậy, cậu đã làm cho mọi người trong phòng ngạc nhiên và cười ồ khi nói: “Ô hay! Con vẫn còn sống đấy ư? Vậy bác sĩ đã tiếp máu cho em con chưa? Em con bây giờ ra sao rồi?” Thì ra cậu bé đã tưởng lầm rằng khi chấp nhận hiến máu, là cậu phải cho em tất cả số máu trong người mình! Nhưng vì quá thương em và không muốn em chết, nên sau một lúc ngần ngại, cậu đã quyết định hy sinh chịu chết để cho em cậu được sống!
4) TÌNH YÊU THỰC SỰ KHI VƯỢT QUA HẬN THÙ DÂN TỘC:
Vào năm 2001, chiến tranh giữa Ít-ra-en và Palestine lại bùng phát dữ dội. Hầu như ngày nào cũng có nhiều người chết và bị thương. Số nạn nhân Palestine luôn nhiều hơn bên Ít-ra-en. Tuy nhiên, giữa bầu khí hận thù giữa hai dận tộc này, thỉnh thoảng vẫn loé sáng lên những câu chuyện cảm động như chuyện Tình Yêu không biên giới sau đây:
Ngày 6 tháng 6 năm 2001, các đài phát thanh và truyền hình khắp thế giới đã loan truyền một bản tin đặc biệt: Trong một trận tấn công của quân đội Ít-ra-en, một số người Palestine đã bị giết chết, trong số này có một thanh niên người Palestine. Sau đó gia đình anh đã tình nguyện hiến tất cả các bộ phận trong cơ thể của anh cho các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện. Nhờ đó mà 5 người đã được cứu sống, trong số này có một thanh niên người Ít-ra-en. Anh ta bị suy tim rất nặng đang nằm chờ chết. Nhưng nhờ quả tim của người thanh niên Palestine trên đã bị quân đội Ít-ra-en bắn chết mà anh thanh niên người Ít-ra-en này lại được sống. Khi phóng viên hỏi tại sao lại cho đi trái tim của con trai để cứu sống một người dân Ít-ra-en thù địch, thì ông bố người Palestine đã cho biết: ông chỉ quan tâm cứu mạng bất cứ người nào đang phải đau khổ không cần biết họ là ai. Còn viên bác sĩ làm phẫu thuật ghép tim thì phát biểu: Khi so sánh 2 quả tim của người Palestin và người Ít-ra-en trên tay. Tôi thấy cả hai đều có cấu trúc giống y như nhau và không thể phân biệt đâu là tim của người Palestin, đâu là tim của người Ít-ra-en”.
5) TÌNH YÊU THỰC SỰ CỦA NGƯỜI HY SINH CHẾT THAY CHO NGƯỜI XA LẠ:
"Tôi là một linh mục Công Giáo Ba-lan, tôi đã già, Tôi muốn được chết thay cho ông này, vì ông còn có vợ con" Lời của cha KÔN-BÊ (Maximilianus MA-RI-A Kolbe) đã nói với viên cai ngục Đức Quốc Xã, trong lúc hắn chọn ra 10 tù nhân phải chết đền tội thay cho một tù nhân mới vượt ngục vào đêm hôm trước. Quyết định của Cha Kônbê đã cứu tù nhân tên là PHĂNG-XIT (Francis) thóat chết, khi ông là người cuối cùng được chọn ra xếp hàng vào hầm chết đói. Sau đó, cha Kôn-bê đã chung số phận với 9 tù nhân kia. Suốt trong những ngày trong ngục tối nhịn đói chờ chết, người ta không nghe thấy những tiếng la hét nguyền rủa quen thuộc phát ra từ hầm này, nhưng thay vào đó là những lời kinh tiếng hát của nhóm tù nhân sắp chết do tác động của cha Kônbê. Câu chuyện tình nguyện chết thay cho người khác của cha Kôn-bê đã cho thấy “Tình yêu mạnh hơn sự chết”. Thực vậy, Chính do tình yêu Chúa và tha nhân thúc bách mà cha Kôn-bê đã không còn sợ chết để tình nguyện chịu chết thay cho một người không quen biết là ông Phăng-sít. Sự tình nguyện chết thay cho người khác của cha Kônbê cũng cho thấy tình yêu của cha thật là cao cả noi gương Chúa Giê-su như lời Người dạy trong Tin mừng Chúa Nhật hôm nay: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga 15,13).
3. THẢO LUẬN:
1) Sau nhiều năm theo Chúa, bạn đã thực hành giới răn yêu thương tha nhân trong gia đình, khu xóm và môi trường làm việc ra sao?
2) Để sống yêu thương cụ thể, ngoài việc năng đọc Lời Chúa, tham dự thánh lễ, cầu nguyện, bạn cần phải làm gì nữa?
4. SUY NIỆM:
Tin Mừng hôm nay ghi lại lời Chúa Giê-su dạy các môn đệ và các tín hữu chúng ta hôm nay: “Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12). Thánh Gio-an cũng viết thư khuyên các tín hữu của ngài: “Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,8). Vậy Thế nào là yêu thương nhau theo lời Chúa dạy? Tại sao chúng ta phải yêu thương tha nhân? Tình yêu thực sự đòi phải được thể hiện ra sao trong cuộc sống? Chúng ta phải làm gì để có thể sống giới răn yêu thương theo gương mẫu và lời dạy của Chúa Giê-su?
1) Tình yêu thực sự phải bằng việc làm hơn là lời nói:
Loài người ngoài phần trí khôn biết suy nghĩ phải quấy, còn có tình cảm yêu ghét thôi thúc để làm điều tốt và ghét điều xấu, từ đó sẽ dẫn đến việc làm tốt yêu thương phục vụ chia sẻ điều lành và tránh làm điều ác có hại cho tha nhân. Các việc thể hiện tình yêu này đã được Hội Thánh tóm lại trong kinh Thương Người, trong đó có thương xác bảy mối và thương linh hồn bảy mối. Thánh Giacôbê cũng đòi các tín hữu phải yêu thương cụ thể như sau: “Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: "Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no", nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì?” (Gc 2, 15-16). “Nhờ hành động mà con người nên công chính, chứ không phải nhờ đức tin mà thôi” (Gc 2,24).
2) Tình yêu thực sự là điều kiện để vào Nước Trời:
Đến ngày tận thế khi đến lần thứ hai để xét xử muôn dân, Vua Thẩm Phán Giê-su sẽ xét xử mọi người sống kẻ chết. Người không xét họ dựa theo các việc đạo đức đọc kinh dự lễ, mà dựa trên các hoa trái từ các việc đạo đức là các hành vi bác ái cụ thể như sau: “Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói các ngươi đã cho ăn. Ta khát các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm”…”Ta bảo thật: Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,34-36.40.45).
3) Tình yêu thực sự là phương thế hữu hiệu để làm chứng cho Chúa:
Ngày nay chúng ta cần ý thức sứ mạng làm chứng cho Chúa như lệnh Chúa truyền cho Hội Thánh trước khi lên trời. Làm chứng cho Chúa chỉ thực sự hiệu quả bằng các việc yêu thương cụ thể như sau:
- Cảm thông và tận tình giúp đỡ những người bệnh tật nghèo khổ bên cạnh.
- Nhẫn nhịn chịu đựng những lời nói xấu của người khác, bỏ qua những lỗi lầm của kẻ khác: “biến việc lớn thành nhỏ, việc nhỏ thành không có gì” để sống hòa thuận với anh em.
- Dấn thân đi bước trước đến với tha nhân bằng việc năng thăm viếng những người khuyết tật, neo đơn, nhà cô nhi, nhà mở, nhà tình thương… để động viên an ủi, chia sẻ cơm bánh tiền bạc… hầu đáp ứng các nhu cầu cấp bách của họ.
- Trao học bổng cho học sinh sinh viên nghèo khó chăm học, mở lớp xóa mù chữ, dạy nghề đơn giản, lập quỹ giúp vốn buôn bán làm ăn nhỏ để giúp người nghèo có phương tiện tự lập và vươn lên…
Đó là một số phương cách thực hành yêu thương cụ thể theo gương mẫu và lời dạy của Chúa Giê-su và Đức MA-RI-A.
4) Cần làm gì cụ thể để sống giới răn yêu thương của Chúa:
Hầu như mọi tín hữu đều đã biết phải thực hành giới răn mến Chúa yêu người để nên môn đệ đích thực của Chúa Giê-su và xứng đáng gia nhập vào Nước Trời. Nhưng khi xét mình, có lẽ chúng ta phải nhận rằng mình chưa thực hành điều răn này được bao nhiêu. Để có thể sống bác ái yêu thương, ngoài việc phải năng dự lễ đọc kinh chúng ta còn phải đọc Lời Chúa và cầu xin ơn trợ lực của Chúa Thánh Thần để có thể tập sống yêu thương tha nhân trong từng việc cụ thể.
Bác ái là một nhân đức nên phải tập thành thói quen tốt từ nhỏ đến lớn và trong suốt cuộc đời. Tâp luyện nghĩa là phải lặp đi lặp lại những việc tốt sao cho thành thói quen tốt, trở thành lối phản xạ tốt bằng lời nói, thái độ, lối ứng xử vị tha, nhân hậu, cảm thông, nhẫn nhịn, hy sinh, khiêm tốn, phục vụ… đối với tha nhân mà không cần phải suy nghĩ…
Thánh Phan-xi-cô Át-si cũng dạy các tín hữu chúng ta thực hành giới răn mến Chúa yêu người trong Kinh Hòa Bình mà mỗi người cần tâm sự với Chúa mỗi ngày, cần thực tập từng lời kinh như nguyên tắc ứng xử bác ái với tha nhân để loan báo Tin Mừng Tình Thương cho họ:
Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.
Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa.
Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng.
Để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.
Lạy Chúa xin hãy dạy con:
Tìm an ủi người hơn được người ủi an.
Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết.
Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.
Vì chính khí hiến thân là khi được nhận lãnh.
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân.
Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ.
Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.
Ôi Thần Linh thánh ái! Xin mở rộng lòng con. Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí Ơn An Bình.
5. LỜI CẦU:
Lạy Chúa Cha giàu lòng từ bi nhân ái. Xin ban Thánh Thần đến giúp chúng con thực hành giới răn yêu thương của Chúa Giê-su theo gương mẫu và lời dạy của Người. Nhờ quyết tâm sống yêu thương bằng việc thực tập sống nhân bản hằng ngày và việc học sống yêu thương noi gương Chúa làm và lời Người dạy, kèm theo cầu xin ơn Thánh Thần trợ giúp, chúng con mới hy vọng sẽ được Chúa biến đổi để ngày một nên giống Đức Giê-su: Làm con hiếu thảo luôn làm vui lòng Chúa Cha, nên môn đệ đích thực bằng việc thuộc lời Chúa dạy và thực hành bác ái cụ thể, chúng con sẽ ngày một nên hòan thiện hơn, tích cực góp phần loan báo Tin mừng, làm chứng nhân tình thương cùa Chúa trước mặt người đời.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Chúa Nhật VI Phục Sinh
Lm. Jude Siciliano, OP
04:59 06/05/2021
CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH B
Cv 10: 25-26, 34-35, 44-48; Tvịnh 97; 1 Gioan 4: 7-10; Gioan 15: 9-17
Sách Công vụ Tông Đồ nói về nhiều câu chuyện về "hành động của Chúa Thánh Thần" với các Tông đồ là những tín hữu đầu tiên cộng tác vào (mặc dù không thường xuyên). Chúa Thánh Thần là sự hoạt động của Thiên chúa giữa chúng ta và là lời nhắc nhở về Giáo hội sơ khai, như Chúa Giêsu đã hứa trước khi Ngài ra đi, là các ông sẽ được “bao trùm quyền năng lấy từ trời cao (Lc 24:49)
Lời hứa của Chúa Giêsu không phải chỉ là một cái vổ lưng, hay một việc gì đó để khuyến khích an ủi các môn đệ khi Ngài ra đi. Những lời chia tay của Ngài không phải là bảo các ông làm hết mình những việc Chúa đã dạy và chỉ bảo. Trái lại, Chúa Giêsu hứa sẽ gởi cho các ông sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Thần Khí đã đến trên các ông trong lúc các ông họp nhau (Cv 2,1), dưới hình “lưỡi lửa” và như “cơn gió mạnh thổi đến các ông". Các ông cần phải có năng lực thiêng liêng đó, để thực hiện chương trình Chúa Giêsu đã định là công bố Triều Đại Thiên Chúa cho tất cả các dân tộc. Quyến năng của Chúa Thánh Thần thúc đẩy giáo hội bước ra ngoài thế giới để nói và làm nhân danh Chúa Giêsu.
Trong bài đọc thứ nhất hôm nay, chúng ta nghe về một nơi mà Chúa Thánh Thần đã đưa ông Phêrô đến và làm thế nào để Phêrô nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa các dân ngoại. Ông Cornelius là một đội trưởng ở Caesarea. Ông và “cả gia đình” đã được mô tả là "những người kính sợ Thiên Chúa", là những người chấp nhận thuyết duy nhất về tín lý Thiên Chúa độc nhất của người Do thái, và như họ đã thường tham dự trong hội đường Do Thái. Dù vậy ông Cornelius, một dân ngoại và rồi ông Phêrô và các người khác trong cộng đoàn đã được xem như là đã được chọn trong chương trình cứu rỗi cúa Thiên Chúa. Hãy nhớ, ngay cả sau khi Chúa Giêsu ra đi, các người theo Ngài vẫn là nhóm nhỏ trong cộng đoàn Do thái lớn.
Nhưng, trước đoạn văn hôm nay chúng ta được biết ông Cornelius có thị kiến bảo ông ta nên gởi người đến gặp ông Phêrô (10: 1-8). Và ông Phêrô cũng có thị kiến là khi hai sứ giả đến mời ông Phêrô đến nhà ông Cornelius, ông ta đáp lời ngay. Làm sao ông Phêrô có thể từ chối sự tiền ngộ này? Hai thị kiến, một là của ông Cornelius, và một của ông Phêrô chứng tỏ sự hiện hữu của chương trình Thiên Chúa. Các dân ngoại sẽ được gia nhập vào cộng đoàn của những người theo Chúa Giêsu. Bằng chứng là khi ông Phêrô đến nhà ông Cornelius, ông đã gặp được người đầy tin tưởng và gia đình của anh ta thể hiện một lễ hiên xuống mới của Chúa Thánh Thần xuống trên những người "đang lắng nghe lời Thiên Chúa".
Để tôi xem thử sự thật có đúng như thế không. Chúa Thánh Thần xuống trên người nghe lời Thiên Chúa. Bây giờ Chúa Thánh Thần không bị giới hạn bởi những cung cách và nghi lễ. Hãy nhớ lời mô tả của thánh Luca về Chúa Thánh Thần vào lễ Ngũ Tuần, Ngài như "tiếng gió thổi mạnh" và rồi đến những hình "lưỡi lửa". Chúa Thánh Thần không bị kiềm hãm, nhưng tự do, đến và vào như gió và lửa.
Dù vậy, bài trích sách Công vụ hôm nay gợi ý cho chúng ta về thời điểm này trong việc cử hành phụng vụ lời Chúa của cộng đoàn chúng ta. Điều đó nhắc chúng ta nhớ khi lời Chúa được công bố trong cộng đoàn, Chúa Thánh Thần di chuyển trên và trong chúng ta như lửa và như một “luồng gió mạnh”, để thổi một sức sống mới và kiên vững trong đức tin của mổi người chúng ta giống như các tín hữu tiên khởi, có thể ra đi để sống và loan báo về Chúa Giêsu Kitô cho thế giới biết. Thiên Chúa có một chương trình lớn cho thế giới của chúng ta và chúng ta sẽ phải trở nên là những người cộng tác với Chúa trong chương trình đó.
Bởi thế, hãy đón nhận lời Thiên Chúa và ơn Chúa Thánh Thần đến cùng với lòng trí và trái tim rộng mở. Nếu Chúa Thánh Thần có thể mở lòng trí của thánh Phêrô và thế giới của giáo hội tiên khởi để đón nhận các dân ngoại vào cộng tác với họ, thì ai có thể biết được điều gì mới mà Chúa Thánh Thần có thể làm ở một ngày nào đó trong thế giới nhỏ hẹp của chúng ta và giáo hội.
Sáng nay báo chí cho biết số người chết và nhập viện do dịch covid đã tăng lên nhiều. Trong lúc tôi viết bài nay có điều đáng sợ về sự tăng đột biến của cơn dịch. Đó là một điều quan trọng và nhiều quôc gia đang nổ lực hết sức để bảo vệ dân chúng. Vì cơn đại dịch này đã giết hàng triệu người trên thế giới. Lời của Thiên Chúa cũng vậy. Như các sự kiện khác trong tự nhiên đã xãy ra trên thế giới như động đất, sóng thần, nạn hạn hán v.v... dân chúng thường gọi đó là "việc của Thiên Chúa" và họ trách Thiên Chúa đã đứng về những điều nguy hại xãy ra trên thế giới.
Là một tín hữu, tôi biết một hành động đầy quyền năng là “Hành vi của Thiên Chúa". Thiên Chúa đã đến trong thế giới chúng ta, tham gia cùng với chúng ta trong cuộc hành trình làm người của chúng ta, sẽ không tránh khỏi nổi đau khổ và cái chết như chúng ta. Ngài đã sống lại và ban cho chúng ta một cuộc sống mới. Phúc âm nói lên một hành động mạnh mẽ khác của Thiên Chúa là "Không ai có tình yêu thương lớn hơn việc này, là hy sinh mạng sống mình cho bạn bè". Và đó là điều Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta. Và bây giờ hành động yêu thương đó được gọi là "hành động của Thiên Chúa".
Chúng ta không đến để cầu nguyện để làm đẹp lòng Thiên Chúa, để được Thiên Chúa yêu thương và giúp đở; Mặc dù Chúa xuống trần gian để tìm cho nhân loại được ơn của Thiên Chúa. Bằng đời sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu là một thông điệp rỏ ràng của Thiên Chúa cho chúng ta. Ngài đã yêu thương chúng ta. Một điều mà chúng ta muốn nghe hôm nay là Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta. Trái lại, chúng ta lại không yêu thương Ngài, và rồi Thiên Chúa đáp lại sự hờ hửng đó bằng cách yêu thương chúng ta vì chúng ta đáng được sự yêu thương đó. Đúng hơn, Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước. Nếu chúng ta có bất kỳ một nghi ngờ nào, hãy nhìn vào Chúa Giêsu. Sự việc chính là: vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và đã ban cho chúng ta bằng chứng mạnh mẻ về tình yêu thương đó, vậy chúng ta phải làm gì để chứng tỏ chúng ta đã nghe tin đó, để chứng tỏ đời sống chúng ta đã được biến đổi bởi ơn huệ yêu thương đó? Chúng ta thấy những dấu chỉ rõ ràng trong một người khi người đó yêu thương. Người đó chứng tỏ lòng yêu thương bằng cách vui vẻ hơn, kiên nhẩn hơn, nhân từ và thành thật v.v… Những đức tính đó như tuôn đổ ra khỏi người đó không cần một nổ lực nào, như là bản tính thứ hai của người đó. Vậy những đức tính nào sẽ tuôn đổ khỏi chúng ta vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta?
Hôm nay, khi chúng ta cầu nguyện "Lạy Chúa Giêsu, con có thể làm gì để bày tỏ tình yêu thương của Ngài dành cho con?" Chúa Giêsu trả lời "hãy tuân giử các giới răn của Thầy". Và tâm trí của chúng ta luôn nghỉ về mười điều răn, trong khi chúng ta tự vấn lương tâm xem liệu chúng ta đã lỗi phạm điều răn nào chưa. Tôi đã làm gì sai? Nhưng, chúng ta đã có mười điều răn mà không có Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không nói đến việc vi phạm mười điều răn, và cũng không nói đến việc không làm việc gì tiêu cực. Trái lại, Ngài nói đến chúng ta phải làm việc gì tích cực đó là "hãy thương yêu nhau". Đó là một giới răn có nhiều mặt, nhiều cơ hội để thực hành những gì chúng ta đã trãi nghiệm bởi Thiên Chúa trong Chúa Giêsu, là yêu thương vô điều kiện.
Nếu không có tình yêu nào lớn hơn việc thí mạng sống của mình cho một người bạn, thì tôi có thể đáp lại mệnh lệnh của Chúa Giêsu bằng cách tự vấn bản thân: Tôi phải "Bỏ đi" thói quen nào của cuộc đời mình, để quên đi, vì lợi ích của người khác? Dự định của tôi, không muốn giúp đỡ, cảm thấy tức giận hay ghanh tị với những gì người khác có, ghi nhận những điều sai trái mà một người khác đã làm cho tôi về của cải vật chất của tôi, v.v...? Chúa Giêsu không liệt kê một danh sách các điều răn mà chúng ta có thể kiểm tra từng điều một và sau đó nói, "Đây, tôi đã làm điều đó."
Thay vào đó, Ngài nói đến một điều răn rộng lớn hơn là "yêu thương tha nhân như Thầy đã yêu các con". Có bao giờ chúng ta dám nói là chúng ta đã sống điều răn đó toàn vẹn hay không? Chúng ta có thể tự vấn và nói "thật vậy, tôi đã thi hành điều đó!" Không, bởi vì tình yêu thương đòi hỏi nơi chúng ta rất nhiều. Khi một người vợ hay chồng nói "Đấy, tôi yêu thương anh hay em rồi, hôm nay tôi không còn gì để có thể làm cho anh hay em nữa"? Tình yêu là ngọn lửa thiêu đốt chúng ta, khiến chúng ta phải tìm mọi cách để yêu và không ai có thể vạch ra những quy tắc và luật lệ của tình yêu đó cho chúng ta. Đó là lúc chúng ta cần ơn Chúa Thánh Thần để giúp chúng ta trãi nghiệm tình yêu thương của Thiên Chúa và tìm cách giúp chúng ta có thể bày tỏ tình yêu đó cho kẻ khác tốt nhất.
Chúa Giêsu không muốn làm chúng ta mệt mỏi, hay bắt chúng ta phải sống như người nô lệ, âm thầm chịu đựng, cố gắng làm mọi sự cho đúng, sợ bị trừng phạt nếu bị làm sai. Ngài gọi chúng ta là "bạn hữu". Tình bằng hữu đối với Ngài không là một tình cảm nhỏ nhen ích kỷ lơ là. Một số tình bạn của chúng ta trước đây có thể đóng khung chúng ta lại, khiến chúng ta trở nên tiêu cực, làm cho chúng ta mỏi mòn. Tình bằng hữu của Chúa Giêsu là một tình yêu và sự tôn trọng lẫn nhau. Bạn bè giúp chúng ta mở rộng ra một thế giới lớn hơn, đưa chúng ta tiếp cận với những khả năng mới lạ và sáng tạo và cũng giúp chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn. Những người bạn tốt giúp chúng ta quân bình cuộc sống, kéo chúng ta ra khỏi cảnh chán nản khi bị phong toả, là tiếng thanh la não bạt khi chúng ta cần nói điều gì và bạn bè sẽ giúp mở ra thế giới mới cho chúng ta.
Chúng ta đã là ban bè của Đức Kitô rồi. Ngài đã làm những điều đó cho chúng ta. "Thầy gọi các anh em là bạn hữu" Với sự giúp đở của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể làm việc theo cách đó mổi ngày để nên giống Chúa Giêsu hơn. Hay như Ngài mô tả cho chúng ta hôm nay, với tính cách là bạn của Ngài, chúng ta sẽ sinh "nhiều hoa trái". Trong bí tích Thánh Thể này, chúng ta mời Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta cách chúng ta có thể sống như thế nào để diển tả tình bạn của chúng ta với Ngài. Chúng ta xin Ngài chỉ cho chúng ta những gì chúng ta phải xa lánh và cho chết đi, những gì phải khiêm tốn lắng nghe để cuộc sống chúng ta nở hoa và tốt đẹp hơn với hoa trái mới diển tả sự hiện diện của Ngài trong chúng ta.
Nói cách khác, chúng ta cầu xin "Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con biết thương yêu nhau và xin giúp chúng con sống tình yêu thương đó để mọi người biết chúng con là bạn của Ngài ".
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
6th SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 10: 25-26, 34-35, 44-48; Psalm 98;1 John 4: 7-10; John 15: 9-17
The Acts of the Apostles is a narrative that is more about the "Acts" of the Holy Spirit; with the apostles and first Christians playing a collaborative (though not always!) role. The Holy Spirit is God’s active presence among us and a reminder to the infant church that, as Jesus has promised before he departed, they would be "clothed with power from on high" (Lk 24: 49).
Jesus’ promise wasn’t just a pat on the back, or something encouraging to say to comfort his disciples as he was departing. Nor were his parting words telling them to do what he taught and showed them – as best they could. Rather, he promised to send them power, the Spirit. The Spirit that did come upon the assembled community (Acts 2: 1ff.) was "fire" and like "a strong driving wind." They would need that divine energy, as we do, to fulfill Jesus’ plan to have the Reign of God announced to all peoples. The Spirit’s driving force urged the church out into the world to speak and act in Jesus’ name.
In today’s first reading we hear about one of the places the Spirit drove Peter and how he recognized God’s presence among the Gentiles. Cornelius was a centurion in Caesarea. He and his "whole household" are described as "God fearers," people who accepted Jewish monotheism and ethics and may even have attended the synagogue. Still, Cornelius was a Gentile and so not someone Peter and the others in the community would have thought to be included in God’s plan of salvation. Remember, even after Jesus’ departure, his followers were still a group within the larger Jewish community.
But prior to today’s passage we learn of Cornelius vision in which he was instructed to send for Peter (10: 1-8). Peter also had a vision (10:9ff.) and so when two messengers come to Peter to invite him to Cornelius’ house, he responded. How could Peter deny the obvious? Two visions, one to Cornelius and the other to Peter, affirmed God’s plan: the Gentiles were to be included into the community of Jesus’ followers. As proof, when Peter arrives at Cornelius’ house, he meets the devout man and his household and another Pentecost happens – the Holy Spirit descends on those "who were listening to the Word."
Let me see if I’ve got this right. The Holy Spirit comes upon listeners to the Word of God. Now the Spirit is by no means limited by structures and ritual. Remember Luke’s description of the Spirit at Pentecost, as "noise like a strong driving wind," and then as tongues "as of fire" (2:1-3). The Spirit is not boxed in, but is as free, pervasive and penetrating as wind and fire.
Still, today’s Acts reading calls our attention to this moment in our liturgical celebration, the Liturgy of the Word. It reminds us that when the Word of God is proclaimed in the assembly, the Spirit moves among and within us – like fire and a "strong driving wind" – to breathe new life and determination into our faith so we, like the first Christians, can leave our gathering to live and proclaim Jesus Christ in the world. God has a big plan for our world and we are to be God’s collaborators in that plan.
So, let’s receive the Word of God and its accompanying Spirit with open minds and hearts. If the Spirit could open Peter and the early church’s world to receive the Gentiles into communion with them, who knows what new thing the Spirit might do in our sometimes boxed-in world and church!
The morning newspaper today reports the latest number of deaths and hospitalizations due to the pandemic. As I write this there is fear of a new spike in cases. It is serious and many nations are making efforts to protect their populations. Because of this pandemic untold millions throughout the world have suffered – so does God’s reputation. As with other large events in nature, earthquakes, tsunamis, droughts, etc., people tend to call them "Acts of God." God is blamed for a lot of the bad things that happen in the world.
As a believer I do know a powerful "Act of God" – God has entered our world, joined us on our human journey, not avoided our pain and death, rose and given us a new life. The Gospel names another powerful act of God: "No one has greater love than this, to lay down one’s life for one’s friends." Which is what Jesus did for us. Now that act of love is what I would call an "Act of God!"
We don’t come to pray to please God; earn God’s love and good will; wear God down so as to earn a favor from God. Jesus’ life, death and resurrection is a clarion message to us, one we are eager to hear again today – God already loves us. We didn’t love God first and then God returned the favor and now loves us because we deserve that love. Rather, God loved us first. If we have any doubts, look at Jesus. The real issue is: since God already loves us and has given such powerful evidence of that love, what should we do to show we heard the message; to show that our lives are transformed by that free gift of love? We see obvious signs in a person when they are in love; they radiate the love by being more cheerful, spontaneous, patient, kind, etc. These virtues seem to flow out of them with little effort, as second nature. What virtues will flow out of us because God loves us?
Today when we ask, "Jesus, what can I do to show your love for me?" He answers, "Keep my commandments." Our mind tends to run to the Ten Commandments as we ask ourselves if we have broken any of them. Have I done anything wrong? But we had the Ten Commandments without Jesus. He isn’t talking about violating the Commandments, about not doing something negative. Instead, he is telling us to do something positive: "Love one another." That’s one commandment with many faces; many opportunities to put into practice what we have experienced from God in Jesus, unconditional love.
If there is no greater love than to lay down one’s life for a friend, then I can respond to Jesus’ command by asking myself; what part of my life must I "lay down," let die, for the sake of another? My prejudice, unwillingness to help, angry feelings, envy of what others have, the list of wrongs I keep against a person, my material goods, etc? Jesus doesn’t enumerate a list of commandments we can check off one by one and then say, "There, I have done that."
Instead, he names a broader commandment: "Love one another as I have loved you." Can we ever say we have lived up to that command? Can we check off items and say, "Well, I’ve accomplished that!" No, because love asks a lot of us. When can a husband or wife say, "There, I have loved you, there is nothing more I can give or do for you"? Love is a fire that consumes us, leaves us looking for ways to love and no one can spell out rules and regulations for us. That’s what we need the Holy Spirit for, to enable us to experience God’s love and then find ways we can best express it to others.
Jesus doesn’t want to exhaust us or make us live like groveling slaves trying to get everything right, fearing punishment if we fail. He calls us "friends." Friendship for him isn’t sentimental or sloppy. Some friendships can close us up, make us negative, feed our neurotic behavior. Jesus’ friendship is one of mutual love and respect. Friends help expand our world, expose us to new and creative possibilities and sustain us when we are in need. Good friends keep us normal; pull us out of ourselves when we are closed off; lift us out of depression; are our sounding boards when we need to speak about something and friends open new worlds to us.
We are friends of Christ already. He has accomplished that for us – "I call you friends." With the help of his Spirit, we can act that way and each day resemble him more and more. Or, as he describes for us today, as his friends, we will "bear fruit that will remain." At this Eucharist we invite Jesus to show us how we can live and reflect our friendship with him. We ask him to show us what must die and what we must lay down so that our lives will blossom with new fruits that reveal his presence in our lives.
In other word we pray, "Jesus, teach us to love one another and help us live that love so people will know that we are your friends."
Cv 10: 25-26, 34-35, 44-48; Tvịnh 97; 1 Gioan 4: 7-10; Gioan 15: 9-17
Sách Công vụ Tông Đồ nói về nhiều câu chuyện về "hành động của Chúa Thánh Thần" với các Tông đồ là những tín hữu đầu tiên cộng tác vào (mặc dù không thường xuyên). Chúa Thánh Thần là sự hoạt động của Thiên chúa giữa chúng ta và là lời nhắc nhở về Giáo hội sơ khai, như Chúa Giêsu đã hứa trước khi Ngài ra đi, là các ông sẽ được “bao trùm quyền năng lấy từ trời cao (Lc 24:49)
Lời hứa của Chúa Giêsu không phải chỉ là một cái vổ lưng, hay một việc gì đó để khuyến khích an ủi các môn đệ khi Ngài ra đi. Những lời chia tay của Ngài không phải là bảo các ông làm hết mình những việc Chúa đã dạy và chỉ bảo. Trái lại, Chúa Giêsu hứa sẽ gởi cho các ông sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Thần Khí đã đến trên các ông trong lúc các ông họp nhau (Cv 2,1), dưới hình “lưỡi lửa” và như “cơn gió mạnh thổi đến các ông". Các ông cần phải có năng lực thiêng liêng đó, để thực hiện chương trình Chúa Giêsu đã định là công bố Triều Đại Thiên Chúa cho tất cả các dân tộc. Quyến năng của Chúa Thánh Thần thúc đẩy giáo hội bước ra ngoài thế giới để nói và làm nhân danh Chúa Giêsu.
Trong bài đọc thứ nhất hôm nay, chúng ta nghe về một nơi mà Chúa Thánh Thần đã đưa ông Phêrô đến và làm thế nào để Phêrô nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa các dân ngoại. Ông Cornelius là một đội trưởng ở Caesarea. Ông và “cả gia đình” đã được mô tả là "những người kính sợ Thiên Chúa", là những người chấp nhận thuyết duy nhất về tín lý Thiên Chúa độc nhất của người Do thái, và như họ đã thường tham dự trong hội đường Do Thái. Dù vậy ông Cornelius, một dân ngoại và rồi ông Phêrô và các người khác trong cộng đoàn đã được xem như là đã được chọn trong chương trình cứu rỗi cúa Thiên Chúa. Hãy nhớ, ngay cả sau khi Chúa Giêsu ra đi, các người theo Ngài vẫn là nhóm nhỏ trong cộng đoàn Do thái lớn.
Nhưng, trước đoạn văn hôm nay chúng ta được biết ông Cornelius có thị kiến bảo ông ta nên gởi người đến gặp ông Phêrô (10: 1-8). Và ông Phêrô cũng có thị kiến là khi hai sứ giả đến mời ông Phêrô đến nhà ông Cornelius, ông ta đáp lời ngay. Làm sao ông Phêrô có thể từ chối sự tiền ngộ này? Hai thị kiến, một là của ông Cornelius, và một của ông Phêrô chứng tỏ sự hiện hữu của chương trình Thiên Chúa. Các dân ngoại sẽ được gia nhập vào cộng đoàn của những người theo Chúa Giêsu. Bằng chứng là khi ông Phêrô đến nhà ông Cornelius, ông đã gặp được người đầy tin tưởng và gia đình của anh ta thể hiện một lễ hiên xuống mới của Chúa Thánh Thần xuống trên những người "đang lắng nghe lời Thiên Chúa".
Để tôi xem thử sự thật có đúng như thế không. Chúa Thánh Thần xuống trên người nghe lời Thiên Chúa. Bây giờ Chúa Thánh Thần không bị giới hạn bởi những cung cách và nghi lễ. Hãy nhớ lời mô tả của thánh Luca về Chúa Thánh Thần vào lễ Ngũ Tuần, Ngài như "tiếng gió thổi mạnh" và rồi đến những hình "lưỡi lửa". Chúa Thánh Thần không bị kiềm hãm, nhưng tự do, đến và vào như gió và lửa.
Dù vậy, bài trích sách Công vụ hôm nay gợi ý cho chúng ta về thời điểm này trong việc cử hành phụng vụ lời Chúa của cộng đoàn chúng ta. Điều đó nhắc chúng ta nhớ khi lời Chúa được công bố trong cộng đoàn, Chúa Thánh Thần di chuyển trên và trong chúng ta như lửa và như một “luồng gió mạnh”, để thổi một sức sống mới và kiên vững trong đức tin của mổi người chúng ta giống như các tín hữu tiên khởi, có thể ra đi để sống và loan báo về Chúa Giêsu Kitô cho thế giới biết. Thiên Chúa có một chương trình lớn cho thế giới của chúng ta và chúng ta sẽ phải trở nên là những người cộng tác với Chúa trong chương trình đó.
Bởi thế, hãy đón nhận lời Thiên Chúa và ơn Chúa Thánh Thần đến cùng với lòng trí và trái tim rộng mở. Nếu Chúa Thánh Thần có thể mở lòng trí của thánh Phêrô và thế giới của giáo hội tiên khởi để đón nhận các dân ngoại vào cộng tác với họ, thì ai có thể biết được điều gì mới mà Chúa Thánh Thần có thể làm ở một ngày nào đó trong thế giới nhỏ hẹp của chúng ta và giáo hội.
Sáng nay báo chí cho biết số người chết và nhập viện do dịch covid đã tăng lên nhiều. Trong lúc tôi viết bài nay có điều đáng sợ về sự tăng đột biến của cơn dịch. Đó là một điều quan trọng và nhiều quôc gia đang nổ lực hết sức để bảo vệ dân chúng. Vì cơn đại dịch này đã giết hàng triệu người trên thế giới. Lời của Thiên Chúa cũng vậy. Như các sự kiện khác trong tự nhiên đã xãy ra trên thế giới như động đất, sóng thần, nạn hạn hán v.v... dân chúng thường gọi đó là "việc của Thiên Chúa" và họ trách Thiên Chúa đã đứng về những điều nguy hại xãy ra trên thế giới.
Là một tín hữu, tôi biết một hành động đầy quyền năng là “Hành vi của Thiên Chúa". Thiên Chúa đã đến trong thế giới chúng ta, tham gia cùng với chúng ta trong cuộc hành trình làm người của chúng ta, sẽ không tránh khỏi nổi đau khổ và cái chết như chúng ta. Ngài đã sống lại và ban cho chúng ta một cuộc sống mới. Phúc âm nói lên một hành động mạnh mẽ khác của Thiên Chúa là "Không ai có tình yêu thương lớn hơn việc này, là hy sinh mạng sống mình cho bạn bè". Và đó là điều Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta. Và bây giờ hành động yêu thương đó được gọi là "hành động của Thiên Chúa".
Chúng ta không đến để cầu nguyện để làm đẹp lòng Thiên Chúa, để được Thiên Chúa yêu thương và giúp đở; Mặc dù Chúa xuống trần gian để tìm cho nhân loại được ơn của Thiên Chúa. Bằng đời sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu là một thông điệp rỏ ràng của Thiên Chúa cho chúng ta. Ngài đã yêu thương chúng ta. Một điều mà chúng ta muốn nghe hôm nay là Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta. Trái lại, chúng ta lại không yêu thương Ngài, và rồi Thiên Chúa đáp lại sự hờ hửng đó bằng cách yêu thương chúng ta vì chúng ta đáng được sự yêu thương đó. Đúng hơn, Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước. Nếu chúng ta có bất kỳ một nghi ngờ nào, hãy nhìn vào Chúa Giêsu. Sự việc chính là: vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và đã ban cho chúng ta bằng chứng mạnh mẻ về tình yêu thương đó, vậy chúng ta phải làm gì để chứng tỏ chúng ta đã nghe tin đó, để chứng tỏ đời sống chúng ta đã được biến đổi bởi ơn huệ yêu thương đó? Chúng ta thấy những dấu chỉ rõ ràng trong một người khi người đó yêu thương. Người đó chứng tỏ lòng yêu thương bằng cách vui vẻ hơn, kiên nhẩn hơn, nhân từ và thành thật v.v… Những đức tính đó như tuôn đổ ra khỏi người đó không cần một nổ lực nào, như là bản tính thứ hai của người đó. Vậy những đức tính nào sẽ tuôn đổ khỏi chúng ta vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta?
Hôm nay, khi chúng ta cầu nguyện "Lạy Chúa Giêsu, con có thể làm gì để bày tỏ tình yêu thương của Ngài dành cho con?" Chúa Giêsu trả lời "hãy tuân giử các giới răn của Thầy". Và tâm trí của chúng ta luôn nghỉ về mười điều răn, trong khi chúng ta tự vấn lương tâm xem liệu chúng ta đã lỗi phạm điều răn nào chưa. Tôi đã làm gì sai? Nhưng, chúng ta đã có mười điều răn mà không có Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không nói đến việc vi phạm mười điều răn, và cũng không nói đến việc không làm việc gì tiêu cực. Trái lại, Ngài nói đến chúng ta phải làm việc gì tích cực đó là "hãy thương yêu nhau". Đó là một giới răn có nhiều mặt, nhiều cơ hội để thực hành những gì chúng ta đã trãi nghiệm bởi Thiên Chúa trong Chúa Giêsu, là yêu thương vô điều kiện.
Nếu không có tình yêu nào lớn hơn việc thí mạng sống của mình cho một người bạn, thì tôi có thể đáp lại mệnh lệnh của Chúa Giêsu bằng cách tự vấn bản thân: Tôi phải "Bỏ đi" thói quen nào của cuộc đời mình, để quên đi, vì lợi ích của người khác? Dự định của tôi, không muốn giúp đỡ, cảm thấy tức giận hay ghanh tị với những gì người khác có, ghi nhận những điều sai trái mà một người khác đã làm cho tôi về của cải vật chất của tôi, v.v...? Chúa Giêsu không liệt kê một danh sách các điều răn mà chúng ta có thể kiểm tra từng điều một và sau đó nói, "Đây, tôi đã làm điều đó."
Thay vào đó, Ngài nói đến một điều răn rộng lớn hơn là "yêu thương tha nhân như Thầy đã yêu các con". Có bao giờ chúng ta dám nói là chúng ta đã sống điều răn đó toàn vẹn hay không? Chúng ta có thể tự vấn và nói "thật vậy, tôi đã thi hành điều đó!" Không, bởi vì tình yêu thương đòi hỏi nơi chúng ta rất nhiều. Khi một người vợ hay chồng nói "Đấy, tôi yêu thương anh hay em rồi, hôm nay tôi không còn gì để có thể làm cho anh hay em nữa"? Tình yêu là ngọn lửa thiêu đốt chúng ta, khiến chúng ta phải tìm mọi cách để yêu và không ai có thể vạch ra những quy tắc và luật lệ của tình yêu đó cho chúng ta. Đó là lúc chúng ta cần ơn Chúa Thánh Thần để giúp chúng ta trãi nghiệm tình yêu thương của Thiên Chúa và tìm cách giúp chúng ta có thể bày tỏ tình yêu đó cho kẻ khác tốt nhất.
Chúa Giêsu không muốn làm chúng ta mệt mỏi, hay bắt chúng ta phải sống như người nô lệ, âm thầm chịu đựng, cố gắng làm mọi sự cho đúng, sợ bị trừng phạt nếu bị làm sai. Ngài gọi chúng ta là "bạn hữu". Tình bằng hữu đối với Ngài không là một tình cảm nhỏ nhen ích kỷ lơ là. Một số tình bạn của chúng ta trước đây có thể đóng khung chúng ta lại, khiến chúng ta trở nên tiêu cực, làm cho chúng ta mỏi mòn. Tình bằng hữu của Chúa Giêsu là một tình yêu và sự tôn trọng lẫn nhau. Bạn bè giúp chúng ta mở rộng ra một thế giới lớn hơn, đưa chúng ta tiếp cận với những khả năng mới lạ và sáng tạo và cũng giúp chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn. Những người bạn tốt giúp chúng ta quân bình cuộc sống, kéo chúng ta ra khỏi cảnh chán nản khi bị phong toả, là tiếng thanh la não bạt khi chúng ta cần nói điều gì và bạn bè sẽ giúp mở ra thế giới mới cho chúng ta.
Chúng ta đã là ban bè của Đức Kitô rồi. Ngài đã làm những điều đó cho chúng ta. "Thầy gọi các anh em là bạn hữu" Với sự giúp đở của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể làm việc theo cách đó mổi ngày để nên giống Chúa Giêsu hơn. Hay như Ngài mô tả cho chúng ta hôm nay, với tính cách là bạn của Ngài, chúng ta sẽ sinh "nhiều hoa trái". Trong bí tích Thánh Thể này, chúng ta mời Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta cách chúng ta có thể sống như thế nào để diển tả tình bạn của chúng ta với Ngài. Chúng ta xin Ngài chỉ cho chúng ta những gì chúng ta phải xa lánh và cho chết đi, những gì phải khiêm tốn lắng nghe để cuộc sống chúng ta nở hoa và tốt đẹp hơn với hoa trái mới diển tả sự hiện diện của Ngài trong chúng ta.
Nói cách khác, chúng ta cầu xin "Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con biết thương yêu nhau và xin giúp chúng con sống tình yêu thương đó để mọi người biết chúng con là bạn của Ngài ".
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
6th SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 10: 25-26, 34-35, 44-48; Psalm 98;1 John 4: 7-10; John 15: 9-17
The Acts of the Apostles is a narrative that is more about the "Acts" of the Holy Spirit; with the apostles and first Christians playing a collaborative (though not always!) role. The Holy Spirit is God’s active presence among us and a reminder to the infant church that, as Jesus has promised before he departed, they would be "clothed with power from on high" (Lk 24: 49).
Jesus’ promise wasn’t just a pat on the back, or something encouraging to say to comfort his disciples as he was departing. Nor were his parting words telling them to do what he taught and showed them – as best they could. Rather, he promised to send them power, the Spirit. The Spirit that did come upon the assembled community (Acts 2: 1ff.) was "fire" and like "a strong driving wind." They would need that divine energy, as we do, to fulfill Jesus’ plan to have the Reign of God announced to all peoples. The Spirit’s driving force urged the church out into the world to speak and act in Jesus’ name.
In today’s first reading we hear about one of the places the Spirit drove Peter and how he recognized God’s presence among the Gentiles. Cornelius was a centurion in Caesarea. He and his "whole household" are described as "God fearers," people who accepted Jewish monotheism and ethics and may even have attended the synagogue. Still, Cornelius was a Gentile and so not someone Peter and the others in the community would have thought to be included in God’s plan of salvation. Remember, even after Jesus’ departure, his followers were still a group within the larger Jewish community.
But prior to today’s passage we learn of Cornelius vision in which he was instructed to send for Peter (10: 1-8). Peter also had a vision (10:9ff.) and so when two messengers come to Peter to invite him to Cornelius’ house, he responded. How could Peter deny the obvious? Two visions, one to Cornelius and the other to Peter, affirmed God’s plan: the Gentiles were to be included into the community of Jesus’ followers. As proof, when Peter arrives at Cornelius’ house, he meets the devout man and his household and another Pentecost happens – the Holy Spirit descends on those "who were listening to the Word."
Let me see if I’ve got this right. The Holy Spirit comes upon listeners to the Word of God. Now the Spirit is by no means limited by structures and ritual. Remember Luke’s description of the Spirit at Pentecost, as "noise like a strong driving wind," and then as tongues "as of fire" (2:1-3). The Spirit is not boxed in, but is as free, pervasive and penetrating as wind and fire.
Still, today’s Acts reading calls our attention to this moment in our liturgical celebration, the Liturgy of the Word. It reminds us that when the Word of God is proclaimed in the assembly, the Spirit moves among and within us – like fire and a "strong driving wind" – to breathe new life and determination into our faith so we, like the first Christians, can leave our gathering to live and proclaim Jesus Christ in the world. God has a big plan for our world and we are to be God’s collaborators in that plan.
So, let’s receive the Word of God and its accompanying Spirit with open minds and hearts. If the Spirit could open Peter and the early church’s world to receive the Gentiles into communion with them, who knows what new thing the Spirit might do in our sometimes boxed-in world and church!
The morning newspaper today reports the latest number of deaths and hospitalizations due to the pandemic. As I write this there is fear of a new spike in cases. It is serious and many nations are making efforts to protect their populations. Because of this pandemic untold millions throughout the world have suffered – so does God’s reputation. As with other large events in nature, earthquakes, tsunamis, droughts, etc., people tend to call them "Acts of God." God is blamed for a lot of the bad things that happen in the world.
As a believer I do know a powerful "Act of God" – God has entered our world, joined us on our human journey, not avoided our pain and death, rose and given us a new life. The Gospel names another powerful act of God: "No one has greater love than this, to lay down one’s life for one’s friends." Which is what Jesus did for us. Now that act of love is what I would call an "Act of God!"
We don’t come to pray to please God; earn God’s love and good will; wear God down so as to earn a favor from God. Jesus’ life, death and resurrection is a clarion message to us, one we are eager to hear again today – God already loves us. We didn’t love God first and then God returned the favor and now loves us because we deserve that love. Rather, God loved us first. If we have any doubts, look at Jesus. The real issue is: since God already loves us and has given such powerful evidence of that love, what should we do to show we heard the message; to show that our lives are transformed by that free gift of love? We see obvious signs in a person when they are in love; they radiate the love by being more cheerful, spontaneous, patient, kind, etc. These virtues seem to flow out of them with little effort, as second nature. What virtues will flow out of us because God loves us?
Today when we ask, "Jesus, what can I do to show your love for me?" He answers, "Keep my commandments." Our mind tends to run to the Ten Commandments as we ask ourselves if we have broken any of them. Have I done anything wrong? But we had the Ten Commandments without Jesus. He isn’t talking about violating the Commandments, about not doing something negative. Instead, he is telling us to do something positive: "Love one another." That’s one commandment with many faces; many opportunities to put into practice what we have experienced from God in Jesus, unconditional love.
If there is no greater love than to lay down one’s life for a friend, then I can respond to Jesus’ command by asking myself; what part of my life must I "lay down," let die, for the sake of another? My prejudice, unwillingness to help, angry feelings, envy of what others have, the list of wrongs I keep against a person, my material goods, etc? Jesus doesn’t enumerate a list of commandments we can check off one by one and then say, "There, I have done that."
Instead, he names a broader commandment: "Love one another as I have loved you." Can we ever say we have lived up to that command? Can we check off items and say, "Well, I’ve accomplished that!" No, because love asks a lot of us. When can a husband or wife say, "There, I have loved you, there is nothing more I can give or do for you"? Love is a fire that consumes us, leaves us looking for ways to love and no one can spell out rules and regulations for us. That’s what we need the Holy Spirit for, to enable us to experience God’s love and then find ways we can best express it to others.
Jesus doesn’t want to exhaust us or make us live like groveling slaves trying to get everything right, fearing punishment if we fail. He calls us "friends." Friendship for him isn’t sentimental or sloppy. Some friendships can close us up, make us negative, feed our neurotic behavior. Jesus’ friendship is one of mutual love and respect. Friends help expand our world, expose us to new and creative possibilities and sustain us when we are in need. Good friends keep us normal; pull us out of ourselves when we are closed off; lift us out of depression; are our sounding boards when we need to speak about something and friends open new worlds to us.
We are friends of Christ already. He has accomplished that for us – "I call you friends." With the help of his Spirit, we can act that way and each day resemble him more and more. Or, as he describes for us today, as his friends, we will "bear fruit that will remain." At this Eucharist we invite Jesus to show us how we can live and reflect our friendship with him. We ask him to show us what must die and what we must lay down so that our lives will blossom with new fruits that reveal his presence in our lives.
In other word we pray, "Jesus, teach us to love one another and help us live that love so people will know that we are your friends."
Chúa Nhật 6 Phục Sinh. B
LM. Giuse Trần Việ Hùng
08:44 06/05/2021
Chúa Nhật 6 Phục Sinh. B
(Ga 15, 9-17)
YÊU THƯƠNG NHAU
Các con tuân lệnh Thầy truyền,
Như Cha yêu mến, lời nguyền sắt son.
Thầy hằng thương mến các con,
Thực hành ý Chúa, vẹn tròn tin yêu.
Vững tin tuân giữ mọi điều,
Cha Thầy ưu ái, thiên triều chốn đây,
Chính Thầy vâng lệnh Cha Thầy,
Niềm vui chan chứa, đong đầy tâm can.
Các con yêu mến thiên nhan,
Vì Thầy thí mạng, thế gian tội tình.
Tình yêu bạn hữu sinh linh,
Không còn tôi tớ, coi khinh chối từ.
Ơn Thầy chọn gọi riêng tư,
Sai làm nhân chứng, anh thư giữa đời.
Sinh hoa kết trái mọi thời,
Yêu thương thông cảm, mọi người anh em.
Đây là lệnh truyền của Thầy:“Các con hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến các con.” Bất cứ ai không yêu sẽ không biết Chúa, vì Chúa là tình yêu. Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về tình yêu. Tình yêu hôn nhân, tình yêu gia đình, tình yêu giữa cha mẹ và con cái, tình yêu giữa anh chị em, tình yêu trai gái và tình yêu bạn bè…. Hơn nữa chúng ta có tình yêu giáo hội, yêu tổ quốc và tình yêu tha nhân.
Một đặc điểm của tình yêu là hy sinh và cho đi. Chúa yêu thương chúng ta, Ngài đã cho đi tất cả và cho cả mạng sống. Cho đi tới giọt máu cuối cùng. Tình yêu của Chúa là tình yêu vô điều kiện. Làm sao chúng ta có thể đáp trả tình yêu của Chúa. Chúa truyền cho chúng ta là hãy yêu nhau. Trong đời sống hằng ngày, vợ cHồng Yêu nhau, hy sinh cho nhau, nhường nhịn và kính trọng nhau. Con cái yêu thương cha mẹ. Yêu cha mẹ thì chúng ta phải thông cảm cho những nỗi khổ tâm của cha mẹ. Yêu tha nhân thì nâng đỡ và chia gánh nặng với họ cả tinh thần lẫn vật chất.
Yêu là cho đi. Cho đi qua ước muốn với những ý hướng tốt. Cho đi qua thái độ, cử chỉ và cách thế giao tiếp. Hãy cho đi những thái độ tự nhiên, cởi mở và khiêm tốn. Có thể trao cho nhau một nụ cười, một cái nhìn thông cảm và một câu chào hỏi lễ phép. Đó cũng là biểu tỏ của tình yêu. Truyện kể có một ông lính già xấu xí vì bị thương tích. Không ai muốn làm bạn với ông. Khi chết, ông còn để lại một di chúc. Xin trao tất cả số tiền ông có cho một em bé gái, vì ông viết rằng cả đời ông đã không nhận được món qùa nào qúy trọng bằng nụ cười thông cảm của một em bé gái.
Tình yêu Chúa cao vời và bao la như biển khơi. Chúng ta được ngụp lặn trong tình yêu của Chúa, trong khi tình yêu của chúng ta lại ích kỷ và hẹp hòi. Chúng ta bị giới hạn và còn so đo tính toán hơn thiệt trong tình yêu đối với tha nhân. Không dễ để hy sinh và cho đi nếu tình yêu không được đáp trả. Chúng ta luôn muốn rằng dù tình yêu nào đi nữa cũng cần có qua có lại.
Tình yêu của Thiên Chúa đôi khi là tình đơn phương. Chúa luôn kiên trung trong tình yêu với con người, nhưng con người đã nhiều lần ngoại tình và đã phản bội tình yêu. Chúa Giêsu nói rằng: Không có tình yêu nào cao qúi hơn mối tình của người dám thí mạng vì bạn hữu. Chúa nói và Chúa đã thực hiện.
Thánh Maximilien Kolbe là mẫu gương. Ngài là một tù phạm của Phátxít Đức. Theo luật, khi có một người trốn trại, 10 người khác phải chết thế. Họ đọc danh sách 10 người. Trong đó có một người đàn ông, cha của một gia đình có tên trong danh sách phải chết. Vợ con ông khóc lóc thảm thiết. Cha Kolbe giơ tay chịu chết thế cho người bạn tù.
Tình yêu là thế. Chỉ có tình yêu mới lấp được hận thù, tình yêu này phản ảnh tình yêu của Chúa Kitô. Lạy Chúa, xin tình yêu của Chúa thấm nhập vào tâm hồn chúng con, để chúng con cùng chia xẻ tình yêu với anh em chúng con.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
(Ga 15, 9-17)
YÊU THƯƠNG NHAU
Các con tuân lệnh Thầy truyền,
Như Cha yêu mến, lời nguyền sắt son.
Thầy hằng thương mến các con,
Thực hành ý Chúa, vẹn tròn tin yêu.
Vững tin tuân giữ mọi điều,
Cha Thầy ưu ái, thiên triều chốn đây,
Chính Thầy vâng lệnh Cha Thầy,
Niềm vui chan chứa, đong đầy tâm can.
Các con yêu mến thiên nhan,
Vì Thầy thí mạng, thế gian tội tình.
Tình yêu bạn hữu sinh linh,
Không còn tôi tớ, coi khinh chối từ.
Ơn Thầy chọn gọi riêng tư,
Sai làm nhân chứng, anh thư giữa đời.
Sinh hoa kết trái mọi thời,
Yêu thương thông cảm, mọi người anh em.
Đây là lệnh truyền của Thầy:“Các con hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến các con.” Bất cứ ai không yêu sẽ không biết Chúa, vì Chúa là tình yêu. Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về tình yêu. Tình yêu hôn nhân, tình yêu gia đình, tình yêu giữa cha mẹ và con cái, tình yêu giữa anh chị em, tình yêu trai gái và tình yêu bạn bè…. Hơn nữa chúng ta có tình yêu giáo hội, yêu tổ quốc và tình yêu tha nhân.
Một đặc điểm của tình yêu là hy sinh và cho đi. Chúa yêu thương chúng ta, Ngài đã cho đi tất cả và cho cả mạng sống. Cho đi tới giọt máu cuối cùng. Tình yêu của Chúa là tình yêu vô điều kiện. Làm sao chúng ta có thể đáp trả tình yêu của Chúa. Chúa truyền cho chúng ta là hãy yêu nhau. Trong đời sống hằng ngày, vợ cHồng Yêu nhau, hy sinh cho nhau, nhường nhịn và kính trọng nhau. Con cái yêu thương cha mẹ. Yêu cha mẹ thì chúng ta phải thông cảm cho những nỗi khổ tâm của cha mẹ. Yêu tha nhân thì nâng đỡ và chia gánh nặng với họ cả tinh thần lẫn vật chất.
Yêu là cho đi. Cho đi qua ước muốn với những ý hướng tốt. Cho đi qua thái độ, cử chỉ và cách thế giao tiếp. Hãy cho đi những thái độ tự nhiên, cởi mở và khiêm tốn. Có thể trao cho nhau một nụ cười, một cái nhìn thông cảm và một câu chào hỏi lễ phép. Đó cũng là biểu tỏ của tình yêu. Truyện kể có một ông lính già xấu xí vì bị thương tích. Không ai muốn làm bạn với ông. Khi chết, ông còn để lại một di chúc. Xin trao tất cả số tiền ông có cho một em bé gái, vì ông viết rằng cả đời ông đã không nhận được món qùa nào qúy trọng bằng nụ cười thông cảm của một em bé gái.
Tình yêu Chúa cao vời và bao la như biển khơi. Chúng ta được ngụp lặn trong tình yêu của Chúa, trong khi tình yêu của chúng ta lại ích kỷ và hẹp hòi. Chúng ta bị giới hạn và còn so đo tính toán hơn thiệt trong tình yêu đối với tha nhân. Không dễ để hy sinh và cho đi nếu tình yêu không được đáp trả. Chúng ta luôn muốn rằng dù tình yêu nào đi nữa cũng cần có qua có lại.
Tình yêu của Thiên Chúa đôi khi là tình đơn phương. Chúa luôn kiên trung trong tình yêu với con người, nhưng con người đã nhiều lần ngoại tình và đã phản bội tình yêu. Chúa Giêsu nói rằng: Không có tình yêu nào cao qúi hơn mối tình của người dám thí mạng vì bạn hữu. Chúa nói và Chúa đã thực hiện.
Thánh Maximilien Kolbe là mẫu gương. Ngài là một tù phạm của Phátxít Đức. Theo luật, khi có một người trốn trại, 10 người khác phải chết thế. Họ đọc danh sách 10 người. Trong đó có một người đàn ông, cha của một gia đình có tên trong danh sách phải chết. Vợ con ông khóc lóc thảm thiết. Cha Kolbe giơ tay chịu chết thế cho người bạn tù.
Tình yêu là thế. Chỉ có tình yêu mới lấp được hận thù, tình yêu này phản ảnh tình yêu của Chúa Kitô. Lạy Chúa, xin tình yêu của Chúa thấm nhập vào tâm hồn chúng con, để chúng con cùng chia xẻ tình yêu với anh em chúng con.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Dẫn Nhập Vào Thánh Lễ & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ VI Sau Phục Sinh. Năm B. 9.5.2021
Lm Francis Lý văn Ca
13:01 06/05/2021
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban tặng Con Một Ngài cho thế gian. Tình yêu Thiên Chúa tỏ hiện nơi con người của Đức Kitô qua cái chết của Người trên thập giá để cứu nhân loại. Tình yêu của Thiên Chúa Cha dành cho nhân loại vô bờ bến.
Đời sống của người tín hữu chúng ta, là con cái của Thiên Chúa, cũng phải phản ảnh lại tình yêu vô biên của Thiên Chúa đối với nhân loại.
Qua các bài đọc hôm nay, chúng ta được mời gọi thực hiện những giới răn của Chúa trong đời sống thường ngày.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Thánh Phêrô được Chúa mạc khải đi về phía dân ngoại rao giảng về Đức Kitô phục sinh. Đối với người Dothái thời bấy giờ, họ chỉ hiểu sự cứu rỗi chỉ dành cho dân tộc của họ. Qua thị kiến nầy, chúng ta hiểu thêm: sự cứu rỗi của Chúa dành cho hết mọi người.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Gioan muốn chứng minh Thiên Chúa là tình yêu và Ngài là nguồn của mọi sự thương yêu khác. Chúng ta phải khám phá ra lòng yêu mến của chúng ta đối với Thiên Chúa.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Giêsu chứng tỏ cho các tông đồ tình yêu của Ngài đối với họ phát xuất từ tình yêu của Thiên Chúa Cha. Ngài muốn tình yêu giữa các tông đồ phải thể hiện giữa nhau như chính Ngài với Thiên Chúa Cha.
Lời Nguyện Giáo Dân.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Tình yêu Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta là chính Con Yêu Dấu của Ngài. Qua Đức Kitô, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:
1. Qua bí tích rửa tội, chúng ta được trở nên con cái của Chúa, anh em với nhau trong sự kết hiệp và giao tế xã hội... Xin Chúa giúp chúng ta mỗi ngày luôn phát triển sự hiệp nhất trong tình thương yêu và sống đùm bọc lẫn nhau. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin Chúa chúc lành và nâng đỡ tuổi trẻ Việt Nam. Xin cho họ luôn ý thức sự cao quý của tuổi thanh xuân, để họ bảo tồn những truyền thống tốt đẹp tiềm tàng trong huyết quản của người thanh niên thiếu nữ Việt Nam. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho quê hương xứ sở…. Xin cho mỗi người trong chúng ta trong cách sống luôn nhớ đến cội nguồn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho chúng ta biết biểu lộ lòng hiếu thảo đối với Mẹ trên trời bằng cách đáp trả lại lời Mẹ nhắn nhủ: Ăn Năn Đền Tội, Cải Thiện Đời Sống và Siêng Năng Lần Hạt Mân Côi. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin Chúa qua lời cầu bầu của Mẹ Maria, ban cho thế giới chúng ta đang sống sự bình an như lòng mong ước và xin cho các tín hữu đã qua đời, đặc biệt là những nạn nhân của Covid-19… được sống hạnh phúc trong Nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, xin giúp chúng con yêu mến Chúa với một tâm hồn nhiệt thành, đến với anh chị em với một trái tim rộng mở, ngõ hầu đời sống của chúng con sẽ gặp được Chúa trong những người anh em chúng con tiếp xúc hằng ngày. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban tặng Con Một Ngài cho thế gian. Tình yêu Thiên Chúa tỏ hiện nơi con người của Đức Kitô qua cái chết của Người trên thập giá để cứu nhân loại. Tình yêu của Thiên Chúa Cha dành cho nhân loại vô bờ bến.
Đời sống của người tín hữu chúng ta, là con cái của Thiên Chúa, cũng phải phản ảnh lại tình yêu vô biên của Thiên Chúa đối với nhân loại.
Qua các bài đọc hôm nay, chúng ta được mời gọi thực hiện những giới răn của Chúa trong đời sống thường ngày.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Thánh Phêrô được Chúa mạc khải đi về phía dân ngoại rao giảng về Đức Kitô phục sinh. Đối với người Dothái thời bấy giờ, họ chỉ hiểu sự cứu rỗi chỉ dành cho dân tộc của họ. Qua thị kiến nầy, chúng ta hiểu thêm: sự cứu rỗi của Chúa dành cho hết mọi người.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Gioan muốn chứng minh Thiên Chúa là tình yêu và Ngài là nguồn của mọi sự thương yêu khác. Chúng ta phải khám phá ra lòng yêu mến của chúng ta đối với Thiên Chúa.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Giêsu chứng tỏ cho các tông đồ tình yêu của Ngài đối với họ phát xuất từ tình yêu của Thiên Chúa Cha. Ngài muốn tình yêu giữa các tông đồ phải thể hiện giữa nhau như chính Ngài với Thiên Chúa Cha.
Lời Nguyện Giáo Dân.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Tình yêu Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta là chính Con Yêu Dấu của Ngài. Qua Đức Kitô, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:
1. Qua bí tích rửa tội, chúng ta được trở nên con cái của Chúa, anh em với nhau trong sự kết hiệp và giao tế xã hội... Xin Chúa giúp chúng ta mỗi ngày luôn phát triển sự hiệp nhất trong tình thương yêu và sống đùm bọc lẫn nhau. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin Chúa chúc lành và nâng đỡ tuổi trẻ Việt Nam. Xin cho họ luôn ý thức sự cao quý của tuổi thanh xuân, để họ bảo tồn những truyền thống tốt đẹp tiềm tàng trong huyết quản của người thanh niên thiếu nữ Việt Nam. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho quê hương xứ sở…. Xin cho mỗi người trong chúng ta trong cách sống luôn nhớ đến cội nguồn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho chúng ta biết biểu lộ lòng hiếu thảo đối với Mẹ trên trời bằng cách đáp trả lại lời Mẹ nhắn nhủ: Ăn Năn Đền Tội, Cải Thiện Đời Sống và Siêng Năng Lần Hạt Mân Côi. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin Chúa qua lời cầu bầu của Mẹ Maria, ban cho thế giới chúng ta đang sống sự bình an như lòng mong ước và xin cho các tín hữu đã qua đời, đặc biệt là những nạn nhân của Covid-19… được sống hạnh phúc trong Nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, xin giúp chúng con yêu mến Chúa với một tâm hồn nhiệt thành, đến với anh chị em với một trái tim rộng mở, ngõ hầu đời sống của chúng con sẽ gặp được Chúa trong những người anh em chúng con tiếp xúc hằng ngày. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:40 06/05/2021
22. Tôi sinh ra không phải vì thế gian này mà vì Thiên Chúa, tôi chỉ muốn chú ý thiên đàng chứ không coi trọng thế tục.
(Thánh Stanislaus of Cracow)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:43 06/05/2021
38. SỢ CÁ VÀNG THỐI
Có người buôn cá, gánh một gánh cá vàng, chân bước mạnh mẽ, có một phú ông thích ông ta chân có sức mạnh, bèn thuê ông ta khiêng kiệu.
Nhưng nào ngờ, khi ông ta khiêng kiệu lại đi rất chậm, phú ông cảm thấy kỳ quặc thì hỏi lý do, kiệu phu trả lời:
- “Vì sợ cá vàng ương thối cho nên phải đi nhanh, còn ngài thì sợ gì chứ?”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 38:
Phú ông thì không sợ người ta tố cáo hối lộ, không sợ người ta bắt nạt, không sợ người ta bỏ tù, không sợ người ta hăm dọa, vì phú ông có rất nhiều tiền, có tiền thì có tất cả, vì tiền có thể bịt miệng quan xét xử, có thể trói tay người đại diện pháp luật...
Phú ông không sợ gì cả, nhưng phú ông phải sợ Đấng có thể làm cho thân xác của phú ông thành tro bụi, và có thể giam cầm linh hồn của phú ông đời đời trong hỏa ngục, nếu phú ông vì ỷ lại vào tiền bạc vật chất của mình mà làm những điều bất lương, Đấng ấy chính là Thiên Chúa mà Đức Chúa Giê-su đã dạy tất cả mọi người gọi là Cha của chúng ta ở trên trời.
Gánh cá vàng thì chạy thật nhanh vì sợ cá vàng ương thối, nhưng khiêng kiệu cho phú ông thì đi thật chậm vì phú ông còn sợ gì nữa chứ?
Cũng có những lúc chúng ta -người Ki-tô- hữu ỷ lại mình là con của Thiên Chúa, là môn đệ của Đức Chúa Giê-su, có các bí tích thông ban ơn thánh của Thiên Chúa rồi nên không còn sợ gì nữa: phạm tội thì có bí tích Hòa Giải, đói lương thực thì đi rước lễ, gần chết thì có bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân.v.v...thì còn phải sợ gì nữa, do đó khinh suất trong việc giữ đạo, sống đạo và dễ dàng sa vào chước cám dỗ, sống trong tội mà không hay biết...
Thật nguy hiểm biết chừng nào !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người buôn cá, gánh một gánh cá vàng, chân bước mạnh mẽ, có một phú ông thích ông ta chân có sức mạnh, bèn thuê ông ta khiêng kiệu.
Nhưng nào ngờ, khi ông ta khiêng kiệu lại đi rất chậm, phú ông cảm thấy kỳ quặc thì hỏi lý do, kiệu phu trả lời:
- “Vì sợ cá vàng ương thối cho nên phải đi nhanh, còn ngài thì sợ gì chứ?”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 38:
Phú ông thì không sợ người ta tố cáo hối lộ, không sợ người ta bắt nạt, không sợ người ta bỏ tù, không sợ người ta hăm dọa, vì phú ông có rất nhiều tiền, có tiền thì có tất cả, vì tiền có thể bịt miệng quan xét xử, có thể trói tay người đại diện pháp luật...
Phú ông không sợ gì cả, nhưng phú ông phải sợ Đấng có thể làm cho thân xác của phú ông thành tro bụi, và có thể giam cầm linh hồn của phú ông đời đời trong hỏa ngục, nếu phú ông vì ỷ lại vào tiền bạc vật chất của mình mà làm những điều bất lương, Đấng ấy chính là Thiên Chúa mà Đức Chúa Giê-su đã dạy tất cả mọi người gọi là Cha của chúng ta ở trên trời.
Gánh cá vàng thì chạy thật nhanh vì sợ cá vàng ương thối, nhưng khiêng kiệu cho phú ông thì đi thật chậm vì phú ông còn sợ gì nữa chứ?
Cũng có những lúc chúng ta -người Ki-tô- hữu ỷ lại mình là con của Thiên Chúa, là môn đệ của Đức Chúa Giê-su, có các bí tích thông ban ơn thánh của Thiên Chúa rồi nên không còn sợ gì nữa: phạm tội thì có bí tích Hòa Giải, đói lương thực thì đi rước lễ, gần chết thì có bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân.v.v...thì còn phải sợ gì nữa, do đó khinh suất trong việc giữ đạo, sống đạo và dễ dàng sa vào chước cám dỗ, sống trong tội mà không hay biết...
Thật nguy hiểm biết chừng nào !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Yêu thương như Thầy đã yêu
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
17:22 06/05/2021
CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH
Yêu thương như Thầy đã yêu
Cv 10,25-27.34-35.44-48; 1 Ga 4,7-10; Ga 15,9-17
Chủ đề chính mà Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta suy niệm và sống đó là: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương.” Quả thế, tình yêu là cốt lõi của Kitô giáo. Tình yêu là giới răn quan trọng nhất và cũng là bản tóm lược mọi giới răn. Vì thế, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của chủ đề này dưới ánh sáng của các bài đọc hôm nay.
1- Thiên Chúa yêu hết mọi người
Trong bài đọc I, tác giả sách Công Vụ Tông Đồ nhấn mạnh đến tính phổ quát của tình yêu Thiên Chúa dành cho mọi người. Khi đến rao giảng cho Dân Ngoại, thánh Phêrô nhận thấy rằng quyền năng của Đấng Phục Sinh cũng được bày tỏ nơi họ; Thiên Chúa yêu hết mọi người và ban ơn cứu độ cho hết thảy mọi chư dân. Thánh Phêrô vào nhà ông Conêliô và gặp gỡ mọi người ở đó, họ không phải thành phần thuộc dân Do Thái, nhưng họ vẫn được đón nhận Chúa Thánh Thần. Bởi thế, thánh Phêrô kết luận: Tình yêu Thiên Chúa không giới hạn hay loại trừ ai. Thiên Chúa yêu hết mọi người, mọi quốc gia, mọi chủng tộc, cả những tổ chức nhân loại và những nhóm tôn giáo khác vốn được coi là ở ngoài trái tim Thiên Chúa, hay ngoài Giáo Hội. Mỗi người là con cái Thiên Chúa. Đây là tình yêu phổ quát mà Thiên Chúa dành cho viên đại đội trưởng Conêliô và những người Dân Ngoại. Với thị kiến và kinh nghiệm mới mẻ này về tình yêu của Thiên Chúa, Phêrô hiểu rằng những gì Thiên Chúa tuyên bố là thanh sạch thì sao con người gọi là ô uế (x. Cv 10,9-16)! Tình yêu đó đã khiến Phêrô không ngần ngại đến với họ, rao giảng Lời Chúa và làm phép rửa cho họ.
Trong bài đọc II, thánh Gioan quả quyết rằng nguồn mạch đức ái hay nguồn mạch tình yêu của chúng ta bắt nguồn từ chính tình yêu phổ quát của Thiên Chúa: “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa” (1 Ga 4,7b).
Quả thế, Thiên Chúa yêu chúng ta trước, ngay khi chúng ta còn là tội nhân. Người yêu chúng ta và muốn cứu độ chúng ta nên đã sai Con Một của Người xuống làm người, chết và phục sinh. Như thế, Chúa Cha yêu mến Chúa Con, Chúa Con yêu mến chúng ta và giờ đây, chúng ta hãy yêu thương nhau. Tình yêu phát xuất tình yêu. Chúng ta được sinh ra từ tình yêu Thiên Chúa, giờ đây, chúng ta hãy thể hiện tình yêu đó đối với tha nhân.
2- Gia phả hệ về tình yêu
Đây cũng chính là chủ đề căn bản trong bài Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu nói rằng: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15,9). Có thể nói rằng đoạn Tin Mừng này là “bảng gia phả” về tình yêu: Chúa Cha yêu mến Chúa Con, và Chúa Con yêu mến chúng ta; đến lượt chúng ta cũng phải quy hướng về nguồn gốc tình yêu mà chúng ta được sinh ra. Nên Chúa Giêsu nói: “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy.”
Nhưng ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu không phải là một điều gì đó tĩnh lặng, cũng không phải là ở một cuộc sống êm đềm, lánh đời xa mọi người. Làm sao chúng ta có thể ở lại trong tình yêu của Người? Chúa Giêsu trả lời cho chúng ta: “Hãy giữ các giới răn của Thầy.” Vậy đâu là giới răn của Chúa mà chúng ta cần phải tuân giữ? Câu trả lời có ngay ở đây: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12). Nói cách khác, Chúa Giêsu nói rằng hãy tiếp tục sống gia phả tình yêu chúng ta: Thầy đến từ Thiên Chúa Cha là Tình Yêu, Đấng đã yêu mến Thầy và sai Thầy đến và yêu thương anh em. Giờ đây, anh em hãy yêu thương nhau. Đừng để cho tình yêu của Chúa Cha vô hiệu quả hay không mang lại hoa trái gì cho đời sống chúng ta.
3- Yêu thương như Thầy đã yêu
Để tình yêu của chúng ta sinh hoa trái nhiều, chúng ta hãy nhìn vào cách thức mà Chúa Giêsu thể hiện tình yêu đối với chúng ta. Người nói: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa... Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu” (Ga 15,15). Chúa Giêsu là Thiên Chúa, còn chúng ta là thụ tạo, nhưng Người đối xử với chúng ta như bạn hữu, nghĩa là ngang hàng, bình đẳng và tôn trọng. Việc Người đối xử với chúng ta như bạn hữu có nghĩa là sẵn sàng chia sẻ những gì Người đã nghe biết từ Chúa Cha. Chúng ta được mời gọi học nơi Chúa Giêsu về điểm này, để xây dựng mối tương quan bằng hữu với tha nhân, sống và loan truyền tình bằng hữu với anh chị em này mỗi ngày trong đời sống như một thứ linh đạo cho các mối tương quan liên vị. Theo đó, chúng ta không nhìn và đối xử với người khác như là những nô lệ, như hàng hóa hay như đối tượng để lợi dụng và lạm dụng cho lợi ích riêng của mình, và khi chúng ta không cần đến họ nữa, hay thấy họ không còn lợi ích gì nữa, chúng ta loại trừ và vứt bỏ họ ra ngoài một cách không thương tiếc. Không thể chấp nhận! Nhưng chúng ta hãy đối xử với mọi người như Chúa Giêsu đã đối xử, hãy coi họ như bạn hữu, chứ không phải là kẻ thù, hãy coi họ đều là con cái Thiên Chúa, là hình ảnh Thiên Chúa cần được tôn trọng, yêu mến và phục vụ.
Như thế, “yêu thương như Thầy” cũng có nghĩa là đối xử với người khác như bạn hữu. Vì Chúa Giêsu yêu thương chúng ta như bạn hữu, chúng ta hãy đối xử với nhau như là bạn hữu. Hơn nữa, Chúa Giêsu nói về tình yêu cao cả nhất: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).
Nếu tôi nhìn thấy người khác là bạn hữu như Chúa Giêsu đã yêu, tôi sẽ tôn trọng họ và hiến mình cho họ. Và nếu tôi nhận thấy mình là hoa trái tình yêu của Chúa Kitô, một tình yêu vị tha hoàn toàn vì chúng ta, tôi cũng sẽ hiến thân vì người khác.
Mặc dầu ngày hôm nay, chúng ta không được mời gọi phải tử đạo bằng cái chết đau đớn, nhưng bằng việc hiến thân mình cho người khác hằng ngày trong đời sống, bằng cách yêu mến họ theo cách thức mà Chúa Giêsu dạy chúng ta là đối xử với nhau như bạn hữu của Chúa.
Ở phần cuối, Chúa Giêsu còn muốn nói đến sứ mạng của chúng ta là được sai đi để sinh nhiều hoa trái. Đó là tình yêu truyền giáo. Nghĩa là chúng ta được sai đi truyền giáo không phải để làm một số công việc, nhưng là để làm phát sinh nhiều hoa trái tình yêu.
Sống một xã hội đang bị sa mạc hóa về tình thương, chúng ta được mời gọi phải phục hồi gốc rễ tình yêu của chúng ta chính bắt nguồn từ chính Thiên Chúa. Tình yêu đó phổ quát dành cho hết mọi người. Thiên Chúa đã yêu thương loài người nên đã sai Chúa Con và Thánh Thần đến với chúng ta. Chúa Giêsu đã yêu thương và hiến mình vì chúng ta. Nên giờ đây, chúng ta được mời gọi kiến tạo và làm phát sinh tình yêu đối với tha nhân. Nhờ đó, chúng ta biến xã hội này trở thành một đại gia đình mà trong đó, con người đối xử với nhau bằng sự thật, công lý và bác ái của Tin Mừng. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Yêu thương như Thầy đã yêu
Cv 10,25-27.34-35.44-48; 1 Ga 4,7-10; Ga 15,9-17
Chủ đề chính mà Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta suy niệm và sống đó là: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương.” Quả thế, tình yêu là cốt lõi của Kitô giáo. Tình yêu là giới răn quan trọng nhất và cũng là bản tóm lược mọi giới răn. Vì thế, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của chủ đề này dưới ánh sáng của các bài đọc hôm nay.
1- Thiên Chúa yêu hết mọi người
Trong bài đọc I, tác giả sách Công Vụ Tông Đồ nhấn mạnh đến tính phổ quát của tình yêu Thiên Chúa dành cho mọi người. Khi đến rao giảng cho Dân Ngoại, thánh Phêrô nhận thấy rằng quyền năng của Đấng Phục Sinh cũng được bày tỏ nơi họ; Thiên Chúa yêu hết mọi người và ban ơn cứu độ cho hết thảy mọi chư dân. Thánh Phêrô vào nhà ông Conêliô và gặp gỡ mọi người ở đó, họ không phải thành phần thuộc dân Do Thái, nhưng họ vẫn được đón nhận Chúa Thánh Thần. Bởi thế, thánh Phêrô kết luận: Tình yêu Thiên Chúa không giới hạn hay loại trừ ai. Thiên Chúa yêu hết mọi người, mọi quốc gia, mọi chủng tộc, cả những tổ chức nhân loại và những nhóm tôn giáo khác vốn được coi là ở ngoài trái tim Thiên Chúa, hay ngoài Giáo Hội. Mỗi người là con cái Thiên Chúa. Đây là tình yêu phổ quát mà Thiên Chúa dành cho viên đại đội trưởng Conêliô và những người Dân Ngoại. Với thị kiến và kinh nghiệm mới mẻ này về tình yêu của Thiên Chúa, Phêrô hiểu rằng những gì Thiên Chúa tuyên bố là thanh sạch thì sao con người gọi là ô uế (x. Cv 10,9-16)! Tình yêu đó đã khiến Phêrô không ngần ngại đến với họ, rao giảng Lời Chúa và làm phép rửa cho họ.
Trong bài đọc II, thánh Gioan quả quyết rằng nguồn mạch đức ái hay nguồn mạch tình yêu của chúng ta bắt nguồn từ chính tình yêu phổ quát của Thiên Chúa: “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa” (1 Ga 4,7b).
Quả thế, Thiên Chúa yêu chúng ta trước, ngay khi chúng ta còn là tội nhân. Người yêu chúng ta và muốn cứu độ chúng ta nên đã sai Con Một của Người xuống làm người, chết và phục sinh. Như thế, Chúa Cha yêu mến Chúa Con, Chúa Con yêu mến chúng ta và giờ đây, chúng ta hãy yêu thương nhau. Tình yêu phát xuất tình yêu. Chúng ta được sinh ra từ tình yêu Thiên Chúa, giờ đây, chúng ta hãy thể hiện tình yêu đó đối với tha nhân.
2- Gia phả hệ về tình yêu
Đây cũng chính là chủ đề căn bản trong bài Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu nói rằng: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15,9). Có thể nói rằng đoạn Tin Mừng này là “bảng gia phả” về tình yêu: Chúa Cha yêu mến Chúa Con, và Chúa Con yêu mến chúng ta; đến lượt chúng ta cũng phải quy hướng về nguồn gốc tình yêu mà chúng ta được sinh ra. Nên Chúa Giêsu nói: “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy.”
Nhưng ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu không phải là một điều gì đó tĩnh lặng, cũng không phải là ở một cuộc sống êm đềm, lánh đời xa mọi người. Làm sao chúng ta có thể ở lại trong tình yêu của Người? Chúa Giêsu trả lời cho chúng ta: “Hãy giữ các giới răn của Thầy.” Vậy đâu là giới răn của Chúa mà chúng ta cần phải tuân giữ? Câu trả lời có ngay ở đây: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12). Nói cách khác, Chúa Giêsu nói rằng hãy tiếp tục sống gia phả tình yêu chúng ta: Thầy đến từ Thiên Chúa Cha là Tình Yêu, Đấng đã yêu mến Thầy và sai Thầy đến và yêu thương anh em. Giờ đây, anh em hãy yêu thương nhau. Đừng để cho tình yêu của Chúa Cha vô hiệu quả hay không mang lại hoa trái gì cho đời sống chúng ta.
3- Yêu thương như Thầy đã yêu
Để tình yêu của chúng ta sinh hoa trái nhiều, chúng ta hãy nhìn vào cách thức mà Chúa Giêsu thể hiện tình yêu đối với chúng ta. Người nói: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa... Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu” (Ga 15,15). Chúa Giêsu là Thiên Chúa, còn chúng ta là thụ tạo, nhưng Người đối xử với chúng ta như bạn hữu, nghĩa là ngang hàng, bình đẳng và tôn trọng. Việc Người đối xử với chúng ta như bạn hữu có nghĩa là sẵn sàng chia sẻ những gì Người đã nghe biết từ Chúa Cha. Chúng ta được mời gọi học nơi Chúa Giêsu về điểm này, để xây dựng mối tương quan bằng hữu với tha nhân, sống và loan truyền tình bằng hữu với anh chị em này mỗi ngày trong đời sống như một thứ linh đạo cho các mối tương quan liên vị. Theo đó, chúng ta không nhìn và đối xử với người khác như là những nô lệ, như hàng hóa hay như đối tượng để lợi dụng và lạm dụng cho lợi ích riêng của mình, và khi chúng ta không cần đến họ nữa, hay thấy họ không còn lợi ích gì nữa, chúng ta loại trừ và vứt bỏ họ ra ngoài một cách không thương tiếc. Không thể chấp nhận! Nhưng chúng ta hãy đối xử với mọi người như Chúa Giêsu đã đối xử, hãy coi họ như bạn hữu, chứ không phải là kẻ thù, hãy coi họ đều là con cái Thiên Chúa, là hình ảnh Thiên Chúa cần được tôn trọng, yêu mến và phục vụ.
Như thế, “yêu thương như Thầy” cũng có nghĩa là đối xử với người khác như bạn hữu. Vì Chúa Giêsu yêu thương chúng ta như bạn hữu, chúng ta hãy đối xử với nhau như là bạn hữu. Hơn nữa, Chúa Giêsu nói về tình yêu cao cả nhất: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).
Nếu tôi nhìn thấy người khác là bạn hữu như Chúa Giêsu đã yêu, tôi sẽ tôn trọng họ và hiến mình cho họ. Và nếu tôi nhận thấy mình là hoa trái tình yêu của Chúa Kitô, một tình yêu vị tha hoàn toàn vì chúng ta, tôi cũng sẽ hiến thân vì người khác.
Mặc dầu ngày hôm nay, chúng ta không được mời gọi phải tử đạo bằng cái chết đau đớn, nhưng bằng việc hiến thân mình cho người khác hằng ngày trong đời sống, bằng cách yêu mến họ theo cách thức mà Chúa Giêsu dạy chúng ta là đối xử với nhau như bạn hữu của Chúa.
Ở phần cuối, Chúa Giêsu còn muốn nói đến sứ mạng của chúng ta là được sai đi để sinh nhiều hoa trái. Đó là tình yêu truyền giáo. Nghĩa là chúng ta được sai đi truyền giáo không phải để làm một số công việc, nhưng là để làm phát sinh nhiều hoa trái tình yêu.
Sống một xã hội đang bị sa mạc hóa về tình thương, chúng ta được mời gọi phải phục hồi gốc rễ tình yêu của chúng ta chính bắt nguồn từ chính Thiên Chúa. Tình yêu đó phổ quát dành cho hết mọi người. Thiên Chúa đã yêu thương loài người nên đã sai Chúa Con và Thánh Thần đến với chúng ta. Chúa Giêsu đã yêu thương và hiến mình vì chúng ta. Nên giờ đây, chúng ta được mời gọi kiến tạo và làm phát sinh tình yêu đối với tha nhân. Nhờ đó, chúng ta biến xã hội này trở thành một đại gia đình mà trong đó, con người đối xử với nhau bằng sự thật, công lý và bác ái của Tin Mừng. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Được thuộc về và được sai đi
Lm. Minh Anh
22:56 06/05/2021
ĐƯỢC THUỘC VỀ VÀ ĐƯỢC SAI ĐI
“Chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt đặt, để các con đi, và mang lại hoa trái”.
Trẻ em thích các trò chơi. Một khi trò chơi được tổ chức giữa hai đội, trẻ em thường xếp hàng và háo hức chờ mình được chọn. Mỗi đứa trẻ đều hy vọng được chọn trước; nó được khẳng định là người mà đội mình cần. Đứa được chọn cuối cùng có thể gặp khó khăn và cảm thấy thương tổn.
Kính thưa Anh Chị em,
Điều này tiết lộ ước muốn bên trong của mỗi người là, chúng ta muốn được thuộc về một nhóm, một đội hoặc ai đó sẽ lừng danh, nổi tiếng và luôn chiến thắng. Nếu thuộc về một nhóm, một ai đó ở trần gian mà còn ước được như thế, phương chi là được thuộc về một Đấng Siêu Việt. Đúng thế, chúng ta thuộc về Đức Kitô, thuộc về Hội Thánh của Ngài và rất vinh dự khi ‘được thuộc về và được sai đi’. May thay, chính Thiên Chúa đã chọn mỗi người chúng ta; Ngài sáp nhập chúng ta vào gia đình Ngài, Ngài muốn chúng ta thuộc về Ngài. Đó là một thực hành đức tin tốt lành khi chúng ta thường xuyên suy gẫm về một sự thật rằng, Thiên Chúa đã chọn chúng ta cả trước khi chúng ta sinh ra; Ngài biết chúng ta từ muôn thuở, Ngài để mắt đến chúng ta, khao khát đưa chúng ta vào đoàn chiên Ngài. Chúng ta cần hiểu, chấp nhận và tin điều này, rằng, chúng ta thuộc về Chúa.
Thế nhưng, không chỉ được chọn để thuộc về, chúng ta còn được chọn cho một sứ mệnh; Thiên Chúa muốn sử dụng chúng ta, sai chúng ta đi để trổ sinh hoa trái cho Vương Quốc của Ngài. Ngài muốn dùng chúng ta cho một mục đích thiêng liêng, một sứ mệnh thiêng liêng. Là một thành viên trong ‘đội ngũ’ của Ngài, có nghĩa là, cuộc sống của chúng ta có mục đích và có ý nghĩa. Cho dù đôi khi chúng ta cảm thấy ‘không đủ tiêu chuẩn’ để tạo ra một sự khác biệt; hãy nhớ, Thiên Chúa không nhìn chúng ta theo cách đó. Đúng hơn, Ngài nhìn thấy tiềm năng vô hạn bên trong mỗi người và chọn sử dụng tiềm năng đó cho việc xây dựng Vương Quốc Ngài.
Nói đến việc trổ sinh hoa trái cho Vương Quốc Thiên Chúa, Chúa Giêsu đưa ra rất ít các mệnh lệnh, nhưng tất cả đều liên quan đến yêu thương: “Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy!”; “Các con hãy yêu mến nhau!”; “Hãy yêu thương kẻ thù!”; “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ!”... Bản chất của những mệnh lệnh yêu thương này được liên kết với chính sứ mệnh của Chúa Kitô. Chúng ta được gọi, được chọn, để biết mình ‘được thuộc về và được sai đi’ để yêu thương người khác. Nếu tình yêu này được lớn lên từ gốc nho Giêsu thì nhất định, nó sẽ đơm hoa kết trái. Điều mà người khác cần nhất ở chúng ta, lúc đó, không phải là của cải vật chất, sự ủi an, hoặc ngay cả tình bạn của chúng ta, mà chính là kinh nghiệm về ‘tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho họ’, cụ thể là ‘sự hiểu biết về Chúa Kitô’. Trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu”, Đức Bênêđictô XVI viết, “Tôi nhìn họ bằng con mắt của Chúa Kitô; bạn của Ngài là bạn của tôi. Vượt qua dáng vẻ bên ngoài, tôi thấy được nơi tha nhân sự chờ đợi một cử chỉ yêu thương, một cử chỉ quan tâm tôi dành cho họ… Tôi nhìn họ với đôi mắt của Chúa Kitô và có thể trao ban cho họ nhiều hơn những gì cần thiết bên ngoài: đó là một cái nhìn của tình yêu mà họ cần”.
Anh Chị em,
Để chúng ta có thể thuộc về Ngài, mỗi ngày, trên bàn thờ Chúa Giêsu hiến mình trong Bánh Thánh Thể để có thể thuộc về chúng ta. Nhờ sự sống thần linh của Ngài, chúng ta được mạnh sức; từ đó, có thể ra đi. Như thế, cả thể xác lẫn linh hồn của chúng ta được dưỡng nuôi bằng chính Máu Thịt Con Thiên Chúa; thức ăn từ trời ấy dần dần thấm nhập vào từng đường gân thớ thịt cũng như tâm tình và ước muốn của chúng ta, biến chúng ta thành một ‘Kitô khác’ cho tha nhân. Nếu cuộc đời chúng ta hoàn toàn thiếu vắng việc tiếp xúc với Thiên Chúa, chúng ta sẽ nhìn người khác như kẻ xa lạ và không thể nhận ra hình ảnh của Ngài nơi họ; hoặc nếu chúng ta loại bỏ việc hướng đến kẻ khác ra khỏi đời mình, để chỉ trở thành ‘đạo đức’, hoặc chỉ để thực hiện những ‘phận vụ tôn giáo’, thì tương quan với Thiên Chúa sẽ cằn cỗi nơi chúng ta; tương quan này có thể ‘đúng đắn’, nhưng không có tình yêu. Trái lại, chính việc cúi xuống phục vụ tha nhân sẽ mở mắt cho chúng ta thấy điều Thiên Chúa đã làm cho chúng ta và Ngài đã yêu thương chúng ta thế nào, chúng ta ‘được thuộc về và được sai đi’. Các thánh đã múc lấy khả năng yêu thương của mình đối với tha nhân một cách mới mẻ từ việc tiếp xúc với Chúa trong Bí tích Thánh Thể, Mẹ Têrêxa là điển hình; và ngược lại, sự tiếp xúc này trở thành hiện thực và sâu xa trong khi các ngài phục vụ tha nhân.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, xin đánh thức trong con nhận thức con là của Chúa, của Giáo Hội, con ‘được thuộc về và được sai đi’. Xin để điều này truyền cảm hứng cho con, để con yêu mà không cần đo lường, không phân biệt người nào, không sợ mất tất cả những gì ‘ít hơn’ tình yêu”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt đặt, để các con đi, và mang lại hoa trái”.
Kính thưa Anh Chị em,
Điều này tiết lộ ước muốn bên trong của mỗi người là, chúng ta muốn được thuộc về một nhóm, một đội hoặc ai đó sẽ lừng danh, nổi tiếng và luôn chiến thắng. Nếu thuộc về một nhóm, một ai đó ở trần gian mà còn ước được như thế, phương chi là được thuộc về một Đấng Siêu Việt. Đúng thế, chúng ta thuộc về Đức Kitô, thuộc về Hội Thánh của Ngài và rất vinh dự khi ‘được thuộc về và được sai đi’. May thay, chính Thiên Chúa đã chọn mỗi người chúng ta; Ngài sáp nhập chúng ta vào gia đình Ngài, Ngài muốn chúng ta thuộc về Ngài. Đó là một thực hành đức tin tốt lành khi chúng ta thường xuyên suy gẫm về một sự thật rằng, Thiên Chúa đã chọn chúng ta cả trước khi chúng ta sinh ra; Ngài biết chúng ta từ muôn thuở, Ngài để mắt đến chúng ta, khao khát đưa chúng ta vào đoàn chiên Ngài. Chúng ta cần hiểu, chấp nhận và tin điều này, rằng, chúng ta thuộc về Chúa.
Thế nhưng, không chỉ được chọn để thuộc về, chúng ta còn được chọn cho một sứ mệnh; Thiên Chúa muốn sử dụng chúng ta, sai chúng ta đi để trổ sinh hoa trái cho Vương Quốc của Ngài. Ngài muốn dùng chúng ta cho một mục đích thiêng liêng, một sứ mệnh thiêng liêng. Là một thành viên trong ‘đội ngũ’ của Ngài, có nghĩa là, cuộc sống của chúng ta có mục đích và có ý nghĩa. Cho dù đôi khi chúng ta cảm thấy ‘không đủ tiêu chuẩn’ để tạo ra một sự khác biệt; hãy nhớ, Thiên Chúa không nhìn chúng ta theo cách đó. Đúng hơn, Ngài nhìn thấy tiềm năng vô hạn bên trong mỗi người và chọn sử dụng tiềm năng đó cho việc xây dựng Vương Quốc Ngài.
Nói đến việc trổ sinh hoa trái cho Vương Quốc Thiên Chúa, Chúa Giêsu đưa ra rất ít các mệnh lệnh, nhưng tất cả đều liên quan đến yêu thương: “Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy!”; “Các con hãy yêu mến nhau!”; “Hãy yêu thương kẻ thù!”; “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ!”... Bản chất của những mệnh lệnh yêu thương này được liên kết với chính sứ mệnh của Chúa Kitô. Chúng ta được gọi, được chọn, để biết mình ‘được thuộc về và được sai đi’ để yêu thương người khác. Nếu tình yêu này được lớn lên từ gốc nho Giêsu thì nhất định, nó sẽ đơm hoa kết trái. Điều mà người khác cần nhất ở chúng ta, lúc đó, không phải là của cải vật chất, sự ủi an, hoặc ngay cả tình bạn của chúng ta, mà chính là kinh nghiệm về ‘tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho họ’, cụ thể là ‘sự hiểu biết về Chúa Kitô’. Trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu”, Đức Bênêđictô XVI viết, “Tôi nhìn họ bằng con mắt của Chúa Kitô; bạn của Ngài là bạn của tôi. Vượt qua dáng vẻ bên ngoài, tôi thấy được nơi tha nhân sự chờ đợi một cử chỉ yêu thương, một cử chỉ quan tâm tôi dành cho họ… Tôi nhìn họ với đôi mắt của Chúa Kitô và có thể trao ban cho họ nhiều hơn những gì cần thiết bên ngoài: đó là một cái nhìn của tình yêu mà họ cần”.
Anh Chị em,
Để chúng ta có thể thuộc về Ngài, mỗi ngày, trên bàn thờ Chúa Giêsu hiến mình trong Bánh Thánh Thể để có thể thuộc về chúng ta. Nhờ sự sống thần linh của Ngài, chúng ta được mạnh sức; từ đó, có thể ra đi. Như thế, cả thể xác lẫn linh hồn của chúng ta được dưỡng nuôi bằng chính Máu Thịt Con Thiên Chúa; thức ăn từ trời ấy dần dần thấm nhập vào từng đường gân thớ thịt cũng như tâm tình và ước muốn của chúng ta, biến chúng ta thành một ‘Kitô khác’ cho tha nhân. Nếu cuộc đời chúng ta hoàn toàn thiếu vắng việc tiếp xúc với Thiên Chúa, chúng ta sẽ nhìn người khác như kẻ xa lạ và không thể nhận ra hình ảnh của Ngài nơi họ; hoặc nếu chúng ta loại bỏ việc hướng đến kẻ khác ra khỏi đời mình, để chỉ trở thành ‘đạo đức’, hoặc chỉ để thực hiện những ‘phận vụ tôn giáo’, thì tương quan với Thiên Chúa sẽ cằn cỗi nơi chúng ta; tương quan này có thể ‘đúng đắn’, nhưng không có tình yêu. Trái lại, chính việc cúi xuống phục vụ tha nhân sẽ mở mắt cho chúng ta thấy điều Thiên Chúa đã làm cho chúng ta và Ngài đã yêu thương chúng ta thế nào, chúng ta ‘được thuộc về và được sai đi’. Các thánh đã múc lấy khả năng yêu thương của mình đối với tha nhân một cách mới mẻ từ việc tiếp xúc với Chúa trong Bí tích Thánh Thể, Mẹ Têrêxa là điển hình; và ngược lại, sự tiếp xúc này trở thành hiện thực và sâu xa trong khi các ngài phục vụ tha nhân.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, xin đánh thức trong con nhận thức con là của Chúa, của Giáo Hội, con ‘được thuộc về và được sai đi’. Xin để điều này truyền cảm hứng cho con, để con yêu mà không cần đo lường, không phân biệt người nào, không sợ mất tất cả những gì ‘ít hơn’ tình yêu”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Úc Đại Lợi cấm tất cả các hành khách đến từ Ấn Độ
Đặng Tự Do
16:31 06/05/2021
Thủ tướng Australia Scott Morrison hôm thứ Ba đã bảo vệ quyết định của nước này về việc cấm tất cả du khách đến từ Ấn Độ, kể cả các công dân Úc.
“Trách nhiệm của tôi là làm mọi thứ có thể để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ ba ở đất nước này. Vì vậy, tôi không xin lỗi vì điều đó. Và tôi cảm ơn, đặc biệt là cộng đồng người Ấn Độ ở Úc và ở nước ngoài, vì sự kiên nhẫn và sự hiểu biết của họ.”
Thủ tướng Morrison chỉ ra sự gia tăng đáng kể các trường hợp dương tính từ Ấn Độ được ghi nhận tại các khách sạn cách ly của Úc kể từ tháng Ba.
Nhưng quyết định của ông cấm tất cả du khách đến từ Ấn Độ cho đến ngày 15 tháng 5, do sự gia tăng các trường hợp đã thu hút những chỉ trích từ các chính trị gia, cộng đồng người Ấn Độ và thậm chí cả những người chơi cricket.
Những kẻ vi phạm sẽ bị truy tố và bị phạt, nhưng ông nói thêm rằng “rất khó xảy ra”, họ sẽ phải đối mặt với hình phạt tối đa vì vi phạm các quy tắc biên giới, phạt tiền và năm năm tù.
Australia, quốc gia đã kiềm chế được phần lớn cuộc khủng hoảng sức khỏe, vì đã đóng cửa biên giới đối với những người không phải là công dân Úc vào tháng 3 năm ngoái.
Khoảng một phần tư trong số 35,000 người Úc bị mắc kẹt ở nước ngoài đang ở Ấn Độ.
Source:Reuters
Số trường hợp COVID-19 của Ấn Độ đã vượt quá 20 triệu
Đặng Tự Do
16:31 06/05/2021
Ấn Độ đã báo cáo hơn 300,000 trường hợp nhiễm coronavirus mới liên tiếp trong hơn nửa tháng, đưa tổng người nhiễm bệnh vượt quá 20 triệu.
Các nhà khoa học dự đoán số ca nhiễm trùng sẽ tiếp tục tăng trong ít nhất là vài ngày tới.
Hệ thống y tế công cộng của Ấn Độ đã và đang phải đối mặt với tình trạng này.
Các bệnh viện đã hoạt động hết công suất, mọi người đang chết dần vì thiếu oxy y tế, các nhà xác và lò hỏa táng đang tràn ngập người chết.
Điều oái oăm là Ấn Độ là nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới, nhưng cho đến nay chỉ có khoảng 9% trong số 1.4 tỷ dân số Ấn Độ được tiêm một liều vắc xin.
Pfizer đang thảo luận với chính phủ Ấn Độ để tìm kiếm một “lộ trình phê duyệt cấp tốc” cho loại vắc xin của mình.
Giám đốc điều hành của Pfizer cũng tuyên bố quyên góp một lượng thuốc trị giá hơn 70 triệu Mỹ Kim cho quốc gia này.
Thủ tướng Narendra Modi đã miễn cưỡng áp đặt một cuộc đóng cửa quốc gia do lo ngại về tác động kinh tế.
Trong vài tháng gần đây, hàng triệu người đã tham dự các lễ hội tôn giáo và các cuộc biểu tình chính trị trong khi các cuộc bầu cử ở một số bang vẫn được phép tiếp tục bất kể chính phủ đã thông báo về các biến thể dễ lây lan hơn vào đầu tháng Ba.
Với cuộc tổng tuyển cử tiếp theo sẽ diễn ra vào năm 2024, tác động của cuộc khủng hoảng này đối với tương lai chính trị của Modi được kể là rất đen tối.
Đảng BJP theo chủ nghĩa dân tộc và Ấn Giáo cực đoan của ông đã không giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử cấp tiểu bang quan trọng ở Tây Bengal vào hôm Chúa Nhật. Đó là một dấu chỉ cho thấy sự lung lay của ông.
Source:Reuters
Lần hạt cầu xin chấm dứt đại dịch coronavirus tại đền thờ Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ
Đặng Tự Do
16:32 06/05/2021
Người Công Giáo đã tập trung vào ngày 4 tháng 5 tại nhà thờ, nơi theo truyền thống Thiên thần Gabriel đã hiện ra với Đức Trinh nữ Maria, để dâng chuỗi hạt Mân Côi “cho tất cả các bà mẹ tương lai và thai nhi của họ”.
Nhà thờ Truyền tin ở Israel là ngôi đền thứ tư trong số 30 đền thờ Công Giáo trên khắp thế giới tổ chức lần hạt theo sáng kiến kéo dài một tháng do Đức Thánh Cha Phanxicô khởi xướng.
Đức Giáo Hoàng bắt đầu cuộc marathon cầu nguyện vào ngày thứ Bẩy 1 tháng 5, ngày bắt đầu tháng Hoa truyền thống kính Đức Mẹ, khi ngài lần hạt Mân Côi ở Đền Thờ Thánh Phêrô. Sáng kiến này sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 5 tại vườn Vatican.
Đền thờ đầu tiên cử hành sự kiện này là Walsingham ở Anh vào ngày 1 tháng 5, tiếp theo là đền thờ Chúa Giêsu Đấng Cứu Thế và Mẹ Mary ở Elele, Nigeria, vào ngày 2 tháng 5 và Jasna Góra ở Ba Lan vào ngày 3 tháng 5.
Buổi lần chuỗi Mân Côi tại Vương Cung Thánh Đường Truyền Tin đã diễn ra lúc 7 giờ tối theo giờ Giêrusalem và được phát trực tiếp.
Đức Thượng Phụ Pierbattista Pizzaballa của Công Giáo Nghi Lễ Latinh đã mời những người Công Giáo tại Giêrusalem tham gia vào sự kiện này trong một thông điệp ngày 29 tháng 4.
Ngài viết: “Ba mươi ngôi đền đã được chọn để cử hành buổi cầu nguyện kính Đức Mẹ vào mỗi ngày trong tháng, mỗi ngôi đền được giao phó một ý định cầu nguyện riêng cho những nhóm người khác nhau bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Mỗi ngày, các kênh chính thức của Tòa Thánh sẽ truyền hình trực tiếp những lời cầu nguyện từ từng ngôi đền”.
Ngài nói tiếp: “Một trong 30 ngôi đền này được chọn để cử hành buổi cầu nguyện là Vương cung thánh đường Truyền tin ở Nazareth, nơi đã được giao phó ý định cầu nguyện cho những bà mẹ tương lai và các thai nhi. Buổi cầu nguyện sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng 5 năm 2021, lúc 7 giờ tối, giờ Giêrusalem”.
“Tôi yêu cầu mọi người tham gia vào lời cầu nguyện xin Đức Mẹ cầu bầu để chấm dứt đại dịch đau đớn này và tôi cầu chúc cho anh chị em có một thời gian chờ đợi Lễ Hiện Xuống yên bình và hiệu quả về mặt thiêng liêng.”
Source:Catholic News Agency
Người Yemen từ chối vắc xin vì e sẽ phá vỡ tháng Chay Ramadan
Đặng Tự Do
16:33 06/05/2021
Tại thành phố Taiz của Yemen nơi đang xảy ra tranh chấp, các nhân viên y tế đang làm việc để tiêm chủng cho một số ít người tỏ ra quan tâm đến vắc xin COVID-19.
Yemen đã nhận được 360,000 liều từ chương trình chia sẻ vắc xin COVAX toàn cầu.
Tuy nhiên, việc tiêm chủng đã bị hạn chế rất nhiều do niềm tin tôn giáo, sự thiếu tin tưởng vào vắc-xin, hoặc vì sự nguy hiểm của chiến tranh.
Rajeh al-Maliki, người đứng đầu bộ y tế Yemen ở Taiz và cho biết nhiều người dân địa phương tin rằng vắc-xin sẽ phá vỡ tháng Chay Ramadan.
“Tổng số liều vắc xin đến tỉnh Taiz là 70,000 liều trong tổng số 360,000 liều đến Yemen. Chúng tôi bắt đầu vào ngày 21 tháng 4, nhưng số người muốn tiêm rất thấp, và rất thấp vì hai lý do. Thứ nhất, niềm tin tôn giáo mà nhiều người có rằng chích ngừa trong tháng Ramadan phá vỡ tháng Chay Ramadan. Và đây là một thực tế tôn giáo sai lầm mà mọi người tin tưởng và đã dẫn đến việc mọi người quay lưng với vắc xin, bao gồm cả nhiều nhân viên y tế”.
Số ca nhiễm trùng ở Yemen đã tăng đột biến trong năm nay, gây căng thẳng cho một hệ thống y tế vốn đã bị tàn phá bởi chiến tranh, một nền kinh tế suy sụp và thiếu hụt nguồn viện trợ.
Phong trào Houthi do Iran liên kết kiểm soát hầu hết miền bắc Yemen và một số khu vực của Taiz và đã chiến đấu chống lại chính phủ do Ả Rập Xê-út hậu thuẫn kể từ năm 2014.
Hàng chục nghìn người đã thiệt mạng và hàng triệu người phải dựa vào viện trợ để sống sót.
Các trạm kiểm soát và các tay súng bắn tỉa trong thành phố bị quân sự hóa này khiến nhiều người khó tiếp cận bệnh viện chính do chính phủ kiểm soát.
Source:Reuters
Tai nạn xe điện thảm khốc tại Mễ Tây Cơ. Đức Tổng Giám Mục kêu gọi cầu nguyện
Đặng Tự Do
16:33 06/05/2021
Đức Tổng Giám Mục Carlos Aguiar Retes của tổng giáo phận Mexico City đã gửi một tweet bày tỏ sự gần gũi và lời cầu nguyện của ngài cho những người bị ảnh hưởng bởi tai nạn xe điện thảm khốc tại thủ đô Mễ Tây Cơ, khiến ít nhất 24 người chết và khoảng 70 người khác bị thương.
Đức Cha cho biết ngài muốn bày tỏ tình liên đới và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho các nạn nhân và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi tai nạn kinh hoàng này xảy ra vào thời điểm người dân đã phải gánh chịu biết bao đau thương bởi đại dịch coronavirus và các hậu quả kinh tế của nó.
Ngài bày tỏ tình liên đới chân thành với tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi bi kịch này và cho biết ngài đang cầu nguyện đặc biệt cho linh hồn những người quá cố và ơn chữa lành tinh thần và thể xác cho những người bị thương.
Cảnh sát cho biết ít nhất 24 người chết khi chiếc cầu vượt của hệ thống tàu điện ngầm ở Thành phố Mexico bị sụp đổ, khiến một đoàn tàu điện ngầm trật bánh ở Thành phố Mexico vào cuối ngày thứ Hai.
Tai nạn xảy ra lúc 10 giờ 25 phút tối thứ Hai. Chiếc cầu vượt dành cho tàu điện ngầm làm bằng bê tông đã bị sập một phần, và các hình ảnh và video từ hiện trường cho thấy nhiều toa tàu lơ lửng giữa không trung trong nhiều giờ. Khoảng 49 người đã phải nhập viện.
Các hoạt động cấp cứu đang được tiến hành, tuy nhiên, cảnh sát đã yêu cầu đình chỉ các hoạt động này vào đầu ngày thứ Ba, vì lo ngại về an toàn cho những người làm việc gần những toa xe đang treo lủng lẳng giữa không trung.
Một chiếc cần cẩu đã được điều đến để hạ các toa tầu xuống đất. Thị trưởng Claudia Sheinbaum nói về những người có thể bị mắc kẹt bên trong xe: “Chúng tôi không biết liệu họ có còn sống hay không”.
Một đoạn video cho thấy các bộ phận của đoàn tàu rơi vào những xe hơi đang di chuyển bên dưới cầu vượt khi tai nạn xảy ra. Các video trên truyền hình Mễ Tây Cơ và mạng xã hội cho thấy các toa tàu treo lơ lửng và còi hú inh ỏi trong khu vực lân cận. Trên Milenio TV, nhân viên cứu hỏa và nhân viên cấp cứu đã được nhìn thấy đang giúp đỡ những người sống sót.
Source:Reuters
Nhận định của một nhà đạo đức học: Người Công Giáo không nên chia sẻ những giá trị mà Giáo hội bác bỏ
Vũ Văn An
17:46 06/05/2021
E. Christian Brugger E. Christian Brugger là Giáo sư Thần học Đạo đức tại Chủng viện Miền Saint Vincent de Paul ở Boynton Beach, Florida. Ông có bằng Cử nhân sinh học của Rutgers, bằng Thạc sĩ về thần học đạo đức và triết học đạo đức của Đại học Seton Hall, Đại học Harvard và Đại học Oxford, và bằng Tiến sĩ về thần học luân lý từ Oxford.
Gần đây, có người đặt câu hỏi với ông về việc hợp tác với nhóm LGBT về phương diện nghề nghiệp.
Câu hỏi đó như sau: Tôi làm việc tại một trường đại học công lập với tư cách là giám đốc của một trung tâm hướng nghiệp và tôi yêu công việc của mình. Gần đây tôi đã tạo cho các sinh viên của mình một cổng thông tin điện tử với một phần nói về 10 năng lực chuyên môn được khuyến cáo, trong đó có lòng cảm thương. Tôi đã được yêu cầu nối kết trang web về lòng cảm thương của tôi với “Trung tâm Tự hào LGBT” mới của trường đại học để thu hút sinh viên tham gia / ủng hộ nó như một tổ chức “giàu lòng cảm thương”. Vì đây là một trường đại học công lập, tôi sợ rằng tôi không thể cưỡng lại các yêu cầu này lâu hơn nữa mà không bị ảnh hưởng tới công việc của mình. Tôi muốn có lòng cảm thương đối với cộng đồng LGBT, cũng như với tất cả mọi người. Nhưng tôi không muốn xác minh nghị trình của họ một cách lầm lẫn. Việc tôi nối kết trang mạng của mình theo cách này có sai trái không? – Kathy
Brugger trả lời như sau:
Bạn phải đối mặt với một tình huống khó xử ngày càng phổ biến. Những người bảo vệ đạo đức Kitô giáo ngày nay không những được yêu cầu chia sẻ cuộc sống của họ với những người từ chối hệ thống giá trị của mình - họ còn bị buộc phải trở thành đồng lõa với nền đạo đức mới. Khoan dung với những lựa chọn mà bạn cho là sai trái vẫn chưa đủ. Ngày nay, bạn còn cần phải khẳng định chúng, thăng tiến chúng, ra công khai với sự hỗ trợ của bạn. Nếu bạn không đáp ứng yêu cầu của tòa dị giáo (inquisition) mới, bạn có nguy cơ bị trả thù khắc nghiệt. Khoan dung mà thôi không đủ. Ủng hộ hoàn toàn là nghị trình thời nay.
“Trung tâm Tự hào LGBT” tại trường đại học của bạn không bày tỏ lòng cảm thương thực sự khi nó cổ vũ những lựa chọn và lối sống không phù hợp với những gì tốt đẹp về mặt đạo đức. Nó thúc đẩy một thế giới quan trái ngược với sự triển nở nhân bản - một thế giới quan gây tổn thương cho người ta và có hại cho các sinh viên của bạn.
Thế giới quan đó bác bỏ hôn nhân truyền thống như một bối cảnh thích hợp duy nhất để biểu lộ tình dục bằng cơ năng sinh dục. Và nó bác bỏ chuẩn mực của tính bổ sung tính dục.
Điều được người Do Thái và Kitô hữu nhận diện suốt trong 4,000 năm qua như một mối tương quan qua lại có tính chủ yếu về nhân học, và hết sức đạo đức, giữa giới tính và tính dục - nghĩa là giữa tính bổ sung giới tính (nam và nữ), hôn nhân và các hành vi tình dục trong hôn nhân - đã bị các nhà tranh đấu cho LGBT kết luận là một cấu trúc xã hội có hại.
Vì vậy, họ đang chiến đấu để dỡ bỏ cấu trúc nó, làm cho nó hết sức khó bảo vệ. Họ thậm chí còn thay đổi cả ngôn ngữ của chúng ta.
“Gay” không còn có nghĩa là vui vẻ và vui đùa nữa, mà được dùng để chỉ một người công khai tuân theo nền đạo đức mới. “Phái tính” (gender) không còn có nghĩa là giới tính sinh học, mà là bất cứ bản sắc giới tính nào mà tôi chọn cho mình. “Bất khoan dung”, “ghét kẻ thù” và “ghét đồng tính luyến ái” ám chỉ bất cứ ai dám táo bạo bảo vệ hôn nhân Kitô giáo.
Họ nói, hãy chống lại bọn chúng. Hãy thách thức bọn chúng và la hét chúng ở nơi công cộng. Dán nhãn hiệu dị giáo cho chúng. Xua đuổi chúng khỏi phạm vi công cộng (bao gồm cả các trường đại học công lập). Thật vậy, hãy khiến chúng nghi ngờ mình đang làm điều gì đó tốt đẹp khi bênh vực hôn nhân Kitô giáo. Hãy thâm nhập vào đầu óc chúng: Khi chúng nghĩ rằng quan hệ tình dục đồng tính là không tự nhiên và xấu, hãy làm chúng cảm thấy tội lỗi. Hãy làm cho chúng cảm thấy chúng vô cảm và không có lòng cảm thương, cố chấp và đầy thù hận. Và hãy cổ vũ tất cả những điều này dưới cái dù “đa dạng”.
Trung tâm tự hào không bày tỏ lòng cảm thương thực sự trong việc thúc đẩy một thế giới quan đi ngược lại với lời dạy của Chúa Giêsu và các nền đạo đức tốt đẹp thế nào, thì việc liên kết trang web của bạn với trung tâm đó cũng sẽ không làm chứng cho điều gì là đúng và tốt như thế. Mọi Kitô hữu có nghĩa vụ làm chứng cho sự khải hoàn của Chúa Giêsu, đang sống và hiện diện trong thế giới, và hợp tác với Người trong kế hoạch cứu chuộc của Người để cứu rỗi mọi người nam nữ. Mặc dù việc làm chứng như vậy không phải lúc nào cũng đòi hỏi những ngôn từ tôn giáo công khai, nhưng nó luôn bao hàm việc phải sống một đời sống Khitô hữu liêm chính, trở thành những đại sứ minh bạch và rõ ràng về các giá trị của Nước Trời.
Việc liên kết trang web của bạn sẽ không thể hiện cảm thương mà bạn có lý khi tin rằng cần phải được bày tỏ đối với những người bị lôi cuốn đồng tính. Nó sẽ là việc ủng hộ thế giới quan của trung tâm tự hào. Mặc dù khi làm như vậy, bạn không nhất thiết có ý định bắt bất cứ ai chấp nhận và sống theo thế giới quan đó, tuy nhiên, việc liên kết các trang web của bạn vẫn là sai về mặt đạo đức nếu nó dẫn mọi người đến chỗ hợp tác đầy đủ hơn vào lối sống, vì điều này sẽ không hợp tình hợp lý.
Các sinh viên sẽ đi từ trang web của bạn qua trung tâm tự hào, và quay lại với bạn. Liên kết sẽ hoạt động như một tham chiếu và vì bạn điều hành văn phòng, bạn sẽ được coi là người có thẩm quyền thực hiện việc tham chiếu này. Có khả năng một số sinh viên vào trang web của bạn sẽ nhìn thấy liên kết và được khuyến khích tham gia vào trung tâm, và làm như vậy, họ sẽ tham gia sâu hơn vào lối sống LGBT. Đây là việc dụ dỗ người khác phạm tội, được gọi là gương mù gương xấu.
Sự hợp tác của những người tốt có thể làm cho hành vi sai trái có vẻ dễ chấp nhận hơn, cung cấp tài liệu để hợp lý hóa và tự lừa dối bản thân, cám dỗ kẻ yếu, và khiến kẻ nghi ngờ hoặc thiếu hiểu biết nhầm lẫn.
Hơn nữa, bằng cách hợp tác với trung tâm tự hào theo cách này, bạn có thể được mong đợi sau này sẽ tham gia vào các hành vi hợp tác đầy đủ hơn, không chỉ để liên kết các trang web mà còn tổ chức các cuộc hội thảo chung hay để giới thiệu bằng miệng cho sinh viên. Điều này sẽ can dự đến bạn trong các mối liên hệ tin cậy, phụ thuộc và nghĩa vụ hỗ tương với những hành vi sai trái đến nỗi khiến việc tránh những tệ nạn trong tương lai trở nên khó khăn.
Cũng sẽ là điều sai lầm nếu điều đó dẫn đến việc làm xói mòn những ngăn chặn của chính bạn đối với tội lỗi tình dục. Làm một lần, bạn có thể thấy dễ dàng hơn khi làm lần thứ hai hoặc hợp tác theo những cách đầy đủ và rõ ràng không phù hợp hơn nữa. Bạn có thể trở nên kém bén nhậy hơn về mặt tâm lý đối với các điều tốt lành và những người bị tổn hại bởi lối sống LGBT.
Bạn cũng sẽ dành tính hợp pháp cho việc làm điều xấu. Sự hợp tác của những người tốt luôn làm cho việc làm điều xấu thành dễ nhìn hơn. Sự hợp tác của bạn sẽ làm cho mục tiêu của trung tâm trông hiền lành và tích cực hơn.
Cuối cùng, liên kết các trang web dường như không tương thích với việc làm chứng cho Tin Mừng như mọi Kitô hữu đều có nghĩa vụ phải làm. Làm thế nào bạn có thể làm chứng cho hôn nhân chung thủy Kitô giáo, cuộc sống trong sạch và cách cư xử trong trắng - và quan trọng hơn, cho Đấng dạy những điều này, Đấng tốt lành - bằng cách thúc đẩy mục tiêu của Trung tâm Tự hào LGBT?
Do đó, bạn nên từ chối liên kết các trang web. Bạn có thể trả lời cấp trên của bạn bằng cách nói rằng bạn không có thói quen liên kết nội dung của trang web với các câu lạc bộ và tổ chức của trường đại học...
Nếu cấp trên của bạn khăng khăng, thì bạn sẽ cần phải nói thẳng thắn hơn: Tôi là một Kitô hữu, và trong lương tâm, tôi không thể liên kết trang web của mình với một tổ chức có mục đích mà tôi không tin là tốt cho sinh viên.
Nếu sếp của bạn lấy dự án trang web khỏi bạn và giao nó cho người khác, và người đó liên kết các trang web đó, bạn sẽ không có nghĩa vụ phải can thiệp trừ khi bạn tin rằng việc can thiệp có thể ngăn cản sinh viên phạm tội. Tuy nhiên, tôi hy vọng rằng điều đó sẽ chỉ khiến bạn bị sa thải thôi.
Hy vọng rằng sếp của bạn sẽ tôn trọng sự đa dạng và không ép buộc bạn làm điều gì đó trái với lương tâm của bạn. Nhưng nếu không, bạn có thể buộc phải tìm một công việc khác, tốt nhất tại một cơ sở hỗ trợ giáo huấn của Giáo hội về hôn nhân và tình dục.
Do đó, tôi khuyên bạn nên bắt đầu tìm hiểu xem liệu có công việc thay thế nào khả thi và được chấp nhận về mặt đạo đức dành cho bạn mà không dẫn đến một số hoặc tất cả các hiệu quả phụ xấu do công việc hiện tại của bạn đe dọa hay không.
Cuối cùng, tôi đồng ý rằng các Kitô hữu được kêu gọi có lòng cảm thương. Nhưng lòng cảm thương là gì? Đó không chỉ là sự tử tế và chắc chắn không có nghĩa là tạo điều kiện cho hành vi và lối sống thù nghịch với phúc lợi của người ta.
Chúa Giêsu cho chúng ta thấy lòng cảm thương nghĩa là gì: Chịu đau khổ với và cho người khác để họ được ơn tha thứ và ơn cứu rỗi linh hồn bất tử của họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho Ấn Độ đang trong tình trạng nguy ngập
Đặng Tự Do
19:36 06/05/2021
Hôm thứ Năm 6 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đang cầu nguyện cho người dân Ấn Độ khi họ phải đối mặt với đợt bùng phát coronavirus quá sức kinh hoàng.
Trong một thông điệp ngày 6 tháng 5 gửi đến Đức Hồng Y Oswald Gracias của Bombay, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ, Đức Giáo Hoàng bày tỏ “tình đoàn kết chân thành” với 1.3 tỷ dân của đất nước này.
Ngài viết: “Vào thời điểm này khi rất nhiều người ở Ấn Độ đang phải chịu đựng hậu quả của tình trạng khẩn cấp về sức khỏe, tôi viết thư này để truyền đạt tình đoàn kết chân thành và sự gần gũi thiêng liêng của tôi với tất cả người dân Ấn Độ, cùng với sự bảo đảm những lời cầu nguyện của tôi xin Chúa ban ơn chữa lành và an ủi cho tất cả mọi người bị ảnh hưởng bởi đại dịch nghiêm trọng này”.
“Suy nghĩ của tôi trên hết là hướng tới những người bệnh và gia đình của họ, những người chăm sóc họ, và đặc biệt là những người đang thương tiếc sự mất mát của những người thân yêu của họ”.
“Tôi cũng nghĩ đến rất nhiều bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện, tài xế xe cứu thương, và những người làm việc không mệt mỏi để đáp ứng nhu cầu cấp bách của anh chị em họ. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi cầu xin tất cả những ân sủng của Thiên Chúa là lòng kiên trì, sức mạnh và bình an”.
Ấn Độ báo cáo con số người nhiễm bệnh kinh hoàng trong 24 giờ của ngày 5 tháng 5 là 412,000 người. Nước này đã ghi nhận hơn 21 triệu trường hợp nhiễm COVID-19 và hơn 230,000 trường hợp tử vong tính đến ngày 6 tháng 5.
Số trường hợp nhiễm bệnh và tử vong trên thực tế có thể cao hơn so với con số được báo cáo trong các thống kê chính thức. Hệ thống y tế sụp đổ không đủ nhân viên y tế chăm sóc cho các bệnh nhân nên các bệnh viện không còn tha thiết đến việc báo cáo con số tổn thất về nhân mạng. Nhiều bệnh nhân không được nhận vào bệnh viện, bị đuổi về nhà vì bệnh viện đã hết chỗ. Những người như thế chắc chắn không có trong các con số thống kê. Ngoài ra, còn có yếu tố chính trị. Đảng BJP, là đảng Ấn Giáo cực đoan, đang cầm quyền hiện nay vừa thua đậm trong cuộc bầu cử tại Tây Bengal. Chính vì thế, họ chỉ đạo cho các địa phương giảm bớt con số thương vong thực sự.
Sự bùng phát hiện nay đã có một tác động sâu sắc đến người Công Giáo Ấn Độ, vốn chỉ là thiểu số trong một xã hội nơi Ấn Giáo chiếm tuyệt đại đa số. Truyền thông địa phương đã đưa tin rằng ít nhất 14 linh mục Công Giáo đã chết vì COVID-19 ở nước này trong khoảng thời gian có 4 ngày, cụ thể là từ ngày 20 tháng 4 đến ngày 23 tháng 4, và 5 linh mục đã chết trong 24 giờ ở bang miền tây Gujarat vào ngày 17 tháng 4.
Đức Cha Theodore Mascarenhas, Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận Ranchi, bang Jharkhand, cho biết tuần trước rằng chính ngài đã đưa các linh mục nhiễm COVID-19 đến bệnh viện vì không có xe cứu thương.
Ngài rơi nước mắt khi mô tả tình hình sức khỏe tồi tệ ở giáo phận phía đông của mình trong một cuộc phỏng vấn với Colm Flynn của EWTN News.
“Hiện tôi có bảy linh mục đang nằm viện, và đó là những người may mắn tìm được giường bệnh. Tôi có bảy chủng sinh khác bị bệnh, đang nằm trong một nhà dưỡng lão gần bệnh viện. Tôi đưa họ đến một ngôi nhà dành cho người già vì không có chỗ trong bệnh viện”, Đức Cha Mascarenhas nói.
“Năm ngày trước, tôi mất một linh mục, 30 tuổi, chỉ mới được chịu chức một năm. Và thật đau lòng, chúng tôi thiếu thuốc men, thiếu mọi thứ. Không còn biết phải làm sao, tôi cho ngài uống nước dừa cho đến khi ngài qua đời”.
Các nhóm viện trợ Công Giáo, bao gồm Catholic Relief Service và Caritas Ấn Độ, đang vận động các nỗ lực cứu trợ.
Kết luận thông điệp của mình gởi cho Đức Hồng Y Gracias, Đức Thánh Cha nói: “Cách riêng, tôi hiệp nhất với cộng đồng Công Giáo ở đất nước của hiền đệ, với lòng biết ơn vì những công việc bác ái và tình đoàn kết huynh đệ đã được thực hiện để phục vụ tất cả mọi người; Tôi đặc biệt nghĩ đến sự hào phóng của rất nhiều người trẻ dấn thân”.
“Tôi hiệp cùng hiền đệ phó dâng cho lòng thương xót vô hạn của Chúa các tín hữu đã thiệt mạng, đặc biệt là đông đảo các linh mục và tu sĩ nam nữ”.
“Trong những ngày vô cùng đau buồn này, xin cho tất cả chúng ta được an ủi trong niềm hy vọng phát sinh ra từ Lễ Phục sinh và từ niềm tin vững chắc của chúng ta vào lời hứa phục sinh và sự sống mới của Chúa Kitô”.
Source:Catholic News AgencyPope Francis prays for pandemic-stricken India
Trong một thông điệp ngày 6 tháng 5 gửi đến Đức Hồng Y Oswald Gracias của Bombay, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ, Đức Giáo Hoàng bày tỏ “tình đoàn kết chân thành” với 1.3 tỷ dân của đất nước này.
Ngài viết: “Vào thời điểm này khi rất nhiều người ở Ấn Độ đang phải chịu đựng hậu quả của tình trạng khẩn cấp về sức khỏe, tôi viết thư này để truyền đạt tình đoàn kết chân thành và sự gần gũi thiêng liêng của tôi với tất cả người dân Ấn Độ, cùng với sự bảo đảm những lời cầu nguyện của tôi xin Chúa ban ơn chữa lành và an ủi cho tất cả mọi người bị ảnh hưởng bởi đại dịch nghiêm trọng này”.
“Suy nghĩ của tôi trên hết là hướng tới những người bệnh và gia đình của họ, những người chăm sóc họ, và đặc biệt là những người đang thương tiếc sự mất mát của những người thân yêu của họ”.
“Tôi cũng nghĩ đến rất nhiều bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện, tài xế xe cứu thương, và những người làm việc không mệt mỏi để đáp ứng nhu cầu cấp bách của anh chị em họ. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi cầu xin tất cả những ân sủng của Thiên Chúa là lòng kiên trì, sức mạnh và bình an”.
Ấn Độ báo cáo con số người nhiễm bệnh kinh hoàng trong 24 giờ của ngày 5 tháng 5 là 412,000 người. Nước này đã ghi nhận hơn 21 triệu trường hợp nhiễm COVID-19 và hơn 230,000 trường hợp tử vong tính đến ngày 6 tháng 5.
Số trường hợp nhiễm bệnh và tử vong trên thực tế có thể cao hơn so với con số được báo cáo trong các thống kê chính thức. Hệ thống y tế sụp đổ không đủ nhân viên y tế chăm sóc cho các bệnh nhân nên các bệnh viện không còn tha thiết đến việc báo cáo con số tổn thất về nhân mạng. Nhiều bệnh nhân không được nhận vào bệnh viện, bị đuổi về nhà vì bệnh viện đã hết chỗ. Những người như thế chắc chắn không có trong các con số thống kê. Ngoài ra, còn có yếu tố chính trị. Đảng BJP, là đảng Ấn Giáo cực đoan, đang cầm quyền hiện nay vừa thua đậm trong cuộc bầu cử tại Tây Bengal. Chính vì thế, họ chỉ đạo cho các địa phương giảm bớt con số thương vong thực sự.
Sự bùng phát hiện nay đã có một tác động sâu sắc đến người Công Giáo Ấn Độ, vốn chỉ là thiểu số trong một xã hội nơi Ấn Giáo chiếm tuyệt đại đa số. Truyền thông địa phương đã đưa tin rằng ít nhất 14 linh mục Công Giáo đã chết vì COVID-19 ở nước này trong khoảng thời gian có 4 ngày, cụ thể là từ ngày 20 tháng 4 đến ngày 23 tháng 4, và 5 linh mục đã chết trong 24 giờ ở bang miền tây Gujarat vào ngày 17 tháng 4.
Đức Cha Theodore Mascarenhas, Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận Ranchi, bang Jharkhand, cho biết tuần trước rằng chính ngài đã đưa các linh mục nhiễm COVID-19 đến bệnh viện vì không có xe cứu thương.
Ngài rơi nước mắt khi mô tả tình hình sức khỏe tồi tệ ở giáo phận phía đông của mình trong một cuộc phỏng vấn với Colm Flynn của EWTN News.
“Hiện tôi có bảy linh mục đang nằm viện, và đó là những người may mắn tìm được giường bệnh. Tôi có bảy chủng sinh khác bị bệnh, đang nằm trong một nhà dưỡng lão gần bệnh viện. Tôi đưa họ đến một ngôi nhà dành cho người già vì không có chỗ trong bệnh viện”, Đức Cha Mascarenhas nói.
“Năm ngày trước, tôi mất một linh mục, 30 tuổi, chỉ mới được chịu chức một năm. Và thật đau lòng, chúng tôi thiếu thuốc men, thiếu mọi thứ. Không còn biết phải làm sao, tôi cho ngài uống nước dừa cho đến khi ngài qua đời”.
Các nhóm viện trợ Công Giáo, bao gồm Catholic Relief Service và Caritas Ấn Độ, đang vận động các nỗ lực cứu trợ.
Kết luận thông điệp của mình gởi cho Đức Hồng Y Gracias, Đức Thánh Cha nói: “Cách riêng, tôi hiệp nhất với cộng đồng Công Giáo ở đất nước của hiền đệ, với lòng biết ơn vì những công việc bác ái và tình đoàn kết huynh đệ đã được thực hiện để phục vụ tất cả mọi người; Tôi đặc biệt nghĩ đến sự hào phóng của rất nhiều người trẻ dấn thân”.
“Tôi hiệp cùng hiền đệ phó dâng cho lòng thương xót vô hạn của Chúa các tín hữu đã thiệt mạng, đặc biệt là đông đảo các linh mục và tu sĩ nam nữ”.
“Trong những ngày vô cùng đau buồn này, xin cho tất cả chúng ta được an ủi trong niềm hy vọng phát sinh ra từ Lễ Phục sinh và từ niềm tin vững chắc của chúng ta vào lời hứa phục sinh và sự sống mới của Chúa Kitô”.
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha kêu gọi những nỗ lực chung trên con đường hướng tới một xã hội chúng ta ngày càng rộng lớn hơn
Thanh Quảng sdb
19:48 06/05/2021
Đức Thánh Cha kêu gọi những nỗ lực chung trên con đường hướng tới một xã hội "chúng ta" ngày càng rộng lớn hơn
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hòa nhập và tình huynh đệ trong Thông điệp năm 2021 của Ngài nhân Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn, ĐTC nhấn mạnh rằng ý niệm “chúng ta” rộng lớn hơn bao giờ hết, giúp đổi mới gia đình nhân loại, xây dựng một tương lai công bằng và hòa bình, và đảm bảo không một ai bị loại bỏ...
(Tin Vatican - Benedict Mayaki, SJ)
Trong bối cảnh thông điệp Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn lần thứ 107, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích trong Thông điệp “Mọi người là anh chị em” (Fratelli tutti), ngài bày tỏ mối quan tâm và hy vọng một khi cuộc khủng hoảng đại dịch qua đi, “chúng ta sẽ không còn phải bận tâm về: 'những người đó', mà phải là 'chúng ta'."
Vì lý do này, Đức Thánh Cha nói: “Tôi muốn dành Thông điệp về Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn năm nay với chủ đề hướng tới một ý niệm “Chúng ta” rộng rãi hơn, để nhìn về một chân trời rõ nét cho cuộc hành trình chung của chúng ta trong lĩnh vực này.”
Hàng năm, Ngày Thế giới dành cho Người di dân và Tị nạn là Chủ nhật cuối cùng của tháng Chín. Đó là một ngày dành riêng để bày tỏ sự quan tâm và thể hiện tình đoàn kết đối với những người khốn khổ đang di tản; cầu nguyện cho họ khi họ đang phải đối diện với nhiều thử thách và nâng cao ý thức về nhu cầu của người di cư cần đến. Năm nay, ngày di dân và di cư rơi vào ngày 26 tháng 9.
Ý niệm "Chúng ta"
ĐTC Phanxicô, nhìn vào lịch sử của ý niệm “chúng ta”, Ngài lưu ý rằng ý niệm này “đã hiện diện trong kế hoạch sáng tạo của Thiên Chúa,” bởi vì Thiên Chúa tạo dựng loài người - có nam, có nữ - theo hình ảnh của Ngài, đã ban phước cho họ, và phán, “Hãy sinh sôi nảy nở cho nhiều” (Sáng 1: 27 - 28). Vì vậy, “Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta là nam và nữ, khác nhau nhưng bổ sung cho nhau, để tạo thành một 'chúng ta' mà sinh sôi nảy nở qua các thế hệ. Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta theo hình ảnh của Ngài, theo hình ảnh của bản thể ba ngôi của chính Ngài, một sự hiệp thông trong sự đa dạng”.
Tuy nhiên, khi chúng ta bất tuân, quay lưng lại với Đấng Sáng tạo, thì Chúa đã thương ban cho chúng ta một con đường hòa giải “không phải với tư cách cá nhân mà là một dân tộc, một “chúng ta”, nghĩa là bao trùm toàn thể gia đình nhân loại, không loại trừ ai.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Lịch sử cứu độ có “chúng ta” lúc khởi đầu và có “chúng ta” lúc cùng tận, và trung tâm của thực tại này là mầu nhiệm Chúa Kitô, Đấng đã chết và sống lại để liên kết tất cả nên một”.
"Chúng ta cùng hội cùng thuyền
Sau đó, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng trong thời điểm hiện tại này, theo ý muốn của Chúa, là nối kết những “tan vỡ và phân rẽ, bi thương và biến dạng,” đang xảy ra trong cơn khủng hoảng đại dịch Covid-19 này.
Ý niệm “Chúng ta”, trong thế giới rộng lớn và trong Giáo hội - Đức Thánh Cha nhấn mạnh nó “đang bị sụp đổ và rạn nứt do các hình thức chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cá nhân cấp tiến vị kỷ và tham lam”, làm cho chúng ta phải trả giá, coi nhau như “những người ngoại lai”, như người di cư, những người bị thiệt thòi và bị loại ra vùng ngoại vi hiện sinh.
Để khắc phục điều này, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng “tất cả chúng ta đều ở trên một con thuyền và được kêu gọi làm việc cùng nhau, không còn những bức tường ngăn cách, không còn là những người khác, mà chỉ là một “chúng ta” duy nhất, bao trùm toàn thể nhân loại.” Do đó, ngài kêu gọi các tín hữu Công Giáo, và tất cả mọi người nam nữ trên thế giới hãy “cùng nhau tiến tới một ‘chúng ta’ ngày càng rộng lớn hơn”.
Một Giáo Hội "Công Giáo" rộng lớn hơn
Tiếp tục đề cập đến tất cả các thành viên của Giáo Hội Công Giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tới cam kết “ngày càng trung thành hơn với việc chúng ta là “người Công Giáo”, ĐTC lưu ý như Thánh Phaolô đã nhắc nhở cộng đồng ở Ê-phê-sô rằng “có một thân thể và một Thần Khí, cũng như anh em được kêu gọi với niềm hy vọng duy nhất chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép rửa” (Ep 4, 4 - 5).
Ngài nói thêm rằng tính phổ quát của Giáo hội phải được đón nhận và thể hiện trong mọi thời đại “theo ý muốn và ân sủng của Thiên Chúa” vì “Chúa Thánh Thần cho phép chúng ta đón nhận mọi người, xây dựng sự hiệp thông trong đa dạng, để thống nhất những khác biệt mà không áp đặt một sự đồng nhất cá biệt nào…” Đồng thời, mỗi tín hữu Công Giáo phải làm việc, mỗi người trong cộng đồng của họ, để làm cho Giáo hội được nhập thế và nhập thể.
ĐTC Phanxicô nói: “Tất cả những người đã được rửa tội, dù họ ở đâu, đều là những thành viên của cả cộng đồng Giáo hội địa phương và của Giáo hội hoàn vũ duy nhất, cư ngụ trong một ngôi nhà và là một phần tử của một gia đình nhân loại.” Chúng ta hãy đón nhận người di cư và người tị nạn, đây là cơ hội phát triển Giáo hội và làm giàu cho nhau. ĐTC cũng nhấn mạnh lời kêu gọi của Giáo hội để đi ra vùng ngoại biên, tới với người di cư, người tị nạn, tới với các nạn nhân của nạn buôn người.
Một thế giới hòa nhập hơn
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi kêu gọi hãy cùng nhau hành trình về một thực tại “chúng ta” ngày càng rộng lớn hơn cho tất cả mọi người nam nữ, vì mục tiêu đổi mới gia đình nhân loại, cùng nhau xây dựng một tương lai công lý và hòa bình, và đảm bảo rằng không ai bị loại trừ!”
ĐTC nêu ra ngay bây giờ chúng ta phải học cách sống với nhau trong hòa thuận và hòa bình, đặc biệt là làm cho “xã hội chúng ta có một tương lai đầy màu sắc, được phong phú hóa bởi sự đa dạng và giao lưu văn hóa,” giống như khung cảnh ngày Lễ Ngũ Tuần, khi mọi người từ nhiều nơi khác nhau - Người Parthia, người Medes, người Elamite… Người Do Thái và những người tin theo đạo, đã nghe các Tông đồ nói về quyền năng của Chúa bằng chính ngôn ngữ riêng của họ.
ĐTC lưu ý, điều này “là lý tưởng của Gierusalem mới, nơi tất cả các dân tộc được đoàn kết trong hòa bình và hòa hợp, ngợi ca sự tốt lành của Thiên Chúa và những điều kỳ diệu thực hiện nơi các thụ tạo của Ngài”. Tuy nhiên, để đạt được điều này, “chúng ta phải nỗ lực hết sức để phá bỏ những bức tường ngăn cách chúng ta và thừa nhận mối liên kết sâu sắc của chúng ta, hãy xây dựng những cây cầu nối kết một nền văn hóa gặp gỡ”.
Bảo tồn và làm cho sáng tạo đẹp hơn
ĐTC mời mọi người hãy “xử dụng tốt những món quà mà Chúa ban để bảo tồn và làm cho tác phẩm của Ngài trở nên đẹp hơn”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở tất cả mọi người rằng “Chúa sẽ đòi hỏi chúng ta tường trình về công việc của mình,” trong tư cách là một chứng nhân Tin Mừng như trong Phúc âm thánh Luca, Người sẽ triệu tập các tôi tớ lại và thanh toán về các nén vàng nén bạc Ngài đã trao cho kẻ mười nén, kẻ năm nén và kẻ một nén… khi Người trở lại… (Lc 19, 12-13).
ĐTC nhấn mạnh: “Để chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta một cách tốt đẹp, chúng ta phải trở thành một 'chúng ta' ngày càng rộng lớn hơn và đồng trách nhiệm, với niềm tin sâu sắc rằng bất cứ điều gì tốt đẹp trên thế giới của chúng ta là làm cho các thế hệ hiện tại và tương lai.”
Đức Thánh Cha nói: “Sự cam kết của chúng ta phải là một cam kết cá nhân và tập thể cùng quan tâm đến tất cả các anh chị em chúng ta, những người đau khổ, ngay cả khi chúng ta nỗ lực hướng tới một sự phát triển bền vững, cân bằng và bao trùm hơn, một cam kết không có sự phân biệt giữa người bản xứ và người nước ngoài, giữa người dân và ngoại kiều, vì đây là một kho báu chung mà chúng ta phải gìn giữ, không ai được loại trừ khỏi sự quan tâm và lợi ích chung.”
Cùng mơ một giấc mơ chung
Tóm lại, ĐTC Phanxicô nhắc lại lời tiên đoán của nhà tiên tri Joel rằng tương lai của đấng thiên sai sẽ là thời kỳ của những ước mơ và viễn ảnh được Thần Khí soi dẫn: “Ta sẽ đổ Thần Khí của Ta trên mọi loài; trên các con trai, con gái của các ngươi, chúng sẽ nói tiên tri, những bậc lão thành sẽ có những giấc mơ, và những người trai trẻ các ngươi sẽ thấy các giấc mơ ấy hiện thực…”(Giô-ên 2:28).
Do đó, chúng ta “được kêu gọi để cùng nhau ước mơ, như một gia đình nhân loại duy nhất, như những người bạn đồng hành trên cùng một hành trình, như những người con trên cùng một trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta, tất cả đều là anh chị em một nhà”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hòa nhập và tình huynh đệ trong Thông điệp năm 2021 của Ngài nhân Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn, ĐTC nhấn mạnh rằng ý niệm “chúng ta” rộng lớn hơn bao giờ hết, giúp đổi mới gia đình nhân loại, xây dựng một tương lai công bằng và hòa bình, và đảm bảo không một ai bị loại bỏ...
(Tin Vatican - Benedict Mayaki, SJ)
Trong bối cảnh thông điệp Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn lần thứ 107, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích trong Thông điệp “Mọi người là anh chị em” (Fratelli tutti), ngài bày tỏ mối quan tâm và hy vọng một khi cuộc khủng hoảng đại dịch qua đi, “chúng ta sẽ không còn phải bận tâm về: 'những người đó', mà phải là 'chúng ta'."
Vì lý do này, Đức Thánh Cha nói: “Tôi muốn dành Thông điệp về Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn năm nay với chủ đề hướng tới một ý niệm “Chúng ta” rộng rãi hơn, để nhìn về một chân trời rõ nét cho cuộc hành trình chung của chúng ta trong lĩnh vực này.”
Hàng năm, Ngày Thế giới dành cho Người di dân và Tị nạn là Chủ nhật cuối cùng của tháng Chín. Đó là một ngày dành riêng để bày tỏ sự quan tâm và thể hiện tình đoàn kết đối với những người khốn khổ đang di tản; cầu nguyện cho họ khi họ đang phải đối diện với nhiều thử thách và nâng cao ý thức về nhu cầu của người di cư cần đến. Năm nay, ngày di dân và di cư rơi vào ngày 26 tháng 9.
Ý niệm "Chúng ta"
ĐTC Phanxicô, nhìn vào lịch sử của ý niệm “chúng ta”, Ngài lưu ý rằng ý niệm này “đã hiện diện trong kế hoạch sáng tạo của Thiên Chúa,” bởi vì Thiên Chúa tạo dựng loài người - có nam, có nữ - theo hình ảnh của Ngài, đã ban phước cho họ, và phán, “Hãy sinh sôi nảy nở cho nhiều” (Sáng 1: 27 - 28). Vì vậy, “Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta là nam và nữ, khác nhau nhưng bổ sung cho nhau, để tạo thành một 'chúng ta' mà sinh sôi nảy nở qua các thế hệ. Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta theo hình ảnh của Ngài, theo hình ảnh của bản thể ba ngôi của chính Ngài, một sự hiệp thông trong sự đa dạng”.
Tuy nhiên, khi chúng ta bất tuân, quay lưng lại với Đấng Sáng tạo, thì Chúa đã thương ban cho chúng ta một con đường hòa giải “không phải với tư cách cá nhân mà là một dân tộc, một “chúng ta”, nghĩa là bao trùm toàn thể gia đình nhân loại, không loại trừ ai.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Lịch sử cứu độ có “chúng ta” lúc khởi đầu và có “chúng ta” lúc cùng tận, và trung tâm của thực tại này là mầu nhiệm Chúa Kitô, Đấng đã chết và sống lại để liên kết tất cả nên một”.
"Chúng ta cùng hội cùng thuyền
Sau đó, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng trong thời điểm hiện tại này, theo ý muốn của Chúa, là nối kết những “tan vỡ và phân rẽ, bi thương và biến dạng,” đang xảy ra trong cơn khủng hoảng đại dịch Covid-19 này.
Ý niệm “Chúng ta”, trong thế giới rộng lớn và trong Giáo hội - Đức Thánh Cha nhấn mạnh nó “đang bị sụp đổ và rạn nứt do các hình thức chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cá nhân cấp tiến vị kỷ và tham lam”, làm cho chúng ta phải trả giá, coi nhau như “những người ngoại lai”, như người di cư, những người bị thiệt thòi và bị loại ra vùng ngoại vi hiện sinh.
Để khắc phục điều này, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng “tất cả chúng ta đều ở trên một con thuyền và được kêu gọi làm việc cùng nhau, không còn những bức tường ngăn cách, không còn là những người khác, mà chỉ là một “chúng ta” duy nhất, bao trùm toàn thể nhân loại.” Do đó, ngài kêu gọi các tín hữu Công Giáo, và tất cả mọi người nam nữ trên thế giới hãy “cùng nhau tiến tới một ‘chúng ta’ ngày càng rộng lớn hơn”.
Một Giáo Hội "Công Giáo" rộng lớn hơn
Tiếp tục đề cập đến tất cả các thành viên của Giáo Hội Công Giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tới cam kết “ngày càng trung thành hơn với việc chúng ta là “người Công Giáo”, ĐTC lưu ý như Thánh Phaolô đã nhắc nhở cộng đồng ở Ê-phê-sô rằng “có một thân thể và một Thần Khí, cũng như anh em được kêu gọi với niềm hy vọng duy nhất chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép rửa” (Ep 4, 4 - 5).
Ngài nói thêm rằng tính phổ quát của Giáo hội phải được đón nhận và thể hiện trong mọi thời đại “theo ý muốn và ân sủng của Thiên Chúa” vì “Chúa Thánh Thần cho phép chúng ta đón nhận mọi người, xây dựng sự hiệp thông trong đa dạng, để thống nhất những khác biệt mà không áp đặt một sự đồng nhất cá biệt nào…” Đồng thời, mỗi tín hữu Công Giáo phải làm việc, mỗi người trong cộng đồng của họ, để làm cho Giáo hội được nhập thế và nhập thể.
ĐTC Phanxicô nói: “Tất cả những người đã được rửa tội, dù họ ở đâu, đều là những thành viên của cả cộng đồng Giáo hội địa phương và của Giáo hội hoàn vũ duy nhất, cư ngụ trong một ngôi nhà và là một phần tử của một gia đình nhân loại.” Chúng ta hãy đón nhận người di cư và người tị nạn, đây là cơ hội phát triển Giáo hội và làm giàu cho nhau. ĐTC cũng nhấn mạnh lời kêu gọi của Giáo hội để đi ra vùng ngoại biên, tới với người di cư, người tị nạn, tới với các nạn nhân của nạn buôn người.
Một thế giới hòa nhập hơn
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi kêu gọi hãy cùng nhau hành trình về một thực tại “chúng ta” ngày càng rộng lớn hơn cho tất cả mọi người nam nữ, vì mục tiêu đổi mới gia đình nhân loại, cùng nhau xây dựng một tương lai công lý và hòa bình, và đảm bảo rằng không ai bị loại trừ!”
ĐTC nêu ra ngay bây giờ chúng ta phải học cách sống với nhau trong hòa thuận và hòa bình, đặc biệt là làm cho “xã hội chúng ta có một tương lai đầy màu sắc, được phong phú hóa bởi sự đa dạng và giao lưu văn hóa,” giống như khung cảnh ngày Lễ Ngũ Tuần, khi mọi người từ nhiều nơi khác nhau - Người Parthia, người Medes, người Elamite… Người Do Thái và những người tin theo đạo, đã nghe các Tông đồ nói về quyền năng của Chúa bằng chính ngôn ngữ riêng của họ.
ĐTC lưu ý, điều này “là lý tưởng của Gierusalem mới, nơi tất cả các dân tộc được đoàn kết trong hòa bình và hòa hợp, ngợi ca sự tốt lành của Thiên Chúa và những điều kỳ diệu thực hiện nơi các thụ tạo của Ngài”. Tuy nhiên, để đạt được điều này, “chúng ta phải nỗ lực hết sức để phá bỏ những bức tường ngăn cách chúng ta và thừa nhận mối liên kết sâu sắc của chúng ta, hãy xây dựng những cây cầu nối kết một nền văn hóa gặp gỡ”.
Bảo tồn và làm cho sáng tạo đẹp hơn
ĐTC mời mọi người hãy “xử dụng tốt những món quà mà Chúa ban để bảo tồn và làm cho tác phẩm của Ngài trở nên đẹp hơn”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở tất cả mọi người rằng “Chúa sẽ đòi hỏi chúng ta tường trình về công việc của mình,” trong tư cách là một chứng nhân Tin Mừng như trong Phúc âm thánh Luca, Người sẽ triệu tập các tôi tớ lại và thanh toán về các nén vàng nén bạc Ngài đã trao cho kẻ mười nén, kẻ năm nén và kẻ một nén… khi Người trở lại… (Lc 19, 12-13).
ĐTC nhấn mạnh: “Để chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta một cách tốt đẹp, chúng ta phải trở thành một 'chúng ta' ngày càng rộng lớn hơn và đồng trách nhiệm, với niềm tin sâu sắc rằng bất cứ điều gì tốt đẹp trên thế giới của chúng ta là làm cho các thế hệ hiện tại và tương lai.”
Đức Thánh Cha nói: “Sự cam kết của chúng ta phải là một cam kết cá nhân và tập thể cùng quan tâm đến tất cả các anh chị em chúng ta, những người đau khổ, ngay cả khi chúng ta nỗ lực hướng tới một sự phát triển bền vững, cân bằng và bao trùm hơn, một cam kết không có sự phân biệt giữa người bản xứ và người nước ngoài, giữa người dân và ngoại kiều, vì đây là một kho báu chung mà chúng ta phải gìn giữ, không ai được loại trừ khỏi sự quan tâm và lợi ích chung.”
Cùng mơ một giấc mơ chung
Tóm lại, ĐTC Phanxicô nhắc lại lời tiên đoán của nhà tiên tri Joel rằng tương lai của đấng thiên sai sẽ là thời kỳ của những ước mơ và viễn ảnh được Thần Khí soi dẫn: “Ta sẽ đổ Thần Khí của Ta trên mọi loài; trên các con trai, con gái của các ngươi, chúng sẽ nói tiên tri, những bậc lão thành sẽ có những giấc mơ, và những người trai trẻ các ngươi sẽ thấy các giấc mơ ấy hiện thực…”(Giô-ên 2:28).
Do đó, chúng ta “được kêu gọi để cùng nhau ước mơ, như một gia đình nhân loại duy nhất, như những người bạn đồng hành trên cùng một hành trình, như những người con trên cùng một trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta, tất cả đều là anh chị em một nhà”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Mừng bổn mạng giáo họ Vinh Sơn ngày 5.5.2021
Văn Minh
08:48 06/05/2021
“Thánh Vinh Sơn sống đời khiêm nhường và lòng hăng say rao giảng Tin Mừng của Chúa đến cho muôn người, không biết mệt mỏi”.
Đó là lời chia sẻ của Linh mục (Lm) Vinh Sơn Nguyễn Văn Bạt, Dòng Linh mục Thánh Tâm Chúa Giêsu, trong Thánh lễ mừng kính Thánh Vinh Sơn – Bổn mạng của giáo họ Vinh Sơn, diễn ra lúc 17g30 thứ Tư ngày 5.5.2021 tại nhà thờ đá giáo xứ Vĩnh Hòa.
Xem Hình
Thánh lễ trọng thể do Lm Vinh Sơn Nguyễn Văn Bạt, Dòng Linh mục Thánh Tâm Chúa Giêsu chủ tế. Đồng tế có Lm Gioakim Lê Hậu Hán – Chánh xứ Vĩnh Hòa, cùng đông đảo cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ Vĩnh Hòa.
Trước Thánh lễ, lúc 17g, đại diện quý chức trong Ban Điều hành (BĐH) giáo họ Vinh Sơn cùng bà con giáo dân trong giáo họ đã có mặt tại nhà ông cố Phanxicô Xaviê Đoàn Văn Mỹ để cùng nhau nguyện kinh, cầu nguyện. Sau đó, vị đại diện BĐH đọc tiểu sử Thánh Vinh Sơn và mời gọi cộng đoàn cùng nhau suy gẫm về nhân đức của ngài, hướng cộng đoàn chuẩn bị tâm hồn để hiệp dâng Thánh lễ sốt sắng.
Sau giờ nguyện kinh, vào lúc 17g15, các Linh mục cùng cộng đoàn trong giáo họ Vinh Sơn đã long trọng kiệu tượng Thánh Vinh Sơn từ nhà ông cố Phanxicô Xaviê tiến vào thánh đường hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng lễ, Lm Gioakim tóm tắt bài Tin Mừng (Mt 19,13-15) và mời gọi mỗi người hãy sống tinh thần đơn sơ, khiêm nhường nhỏ bé như những trẻ thơ, thì người ấy mới là người lớn nhất trong Nước Trời. Lm Gioakim quảng diễn, Thánh Vinh Sơn hay làm phép lạ và rao giảng Tin Mừng của Chúa đến cho muôn người trong suốt cuộc đời của mình. Trong một lần, thánh nhân ra ngoài đi chợ mua thực phẩm về cho nhà Dòng, trên đường đi, ngài nhìn thấy một người thợ hồ rơi từ trên lầu cao xuống đất, Thánh Vinh Sơn nhìn thấy và nói “hãy đứng lại”. Lập tức, người đó đứng lại và treo lơ lửng trên không. Sau đó, ngài chợt nhớ ra mình vừa làm phép lạ và ngài nói với người bị rớt là cứ chờ ở đó để ngài còn phải về nhà Dòng xin phép cha bề trên của mình.
Mừng lễ hôm nay, ước mong mỗi người chúng ta hãy học hỏi nơi Thánh Vinh Sơn, biết sống khiêm nhường và phụng thờ Chúa một cách sốt sắng trong suốt cuộc đời của mình.
Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và Phụng vụ Thánh Thể.
Sau phần Hiệp lễ, ông Đaminh Nguyễn Văn Phúc, thay mặt giáo họ lên cảm ơn các Lm, các vị trong HĐMVGX, cùng mọi thành phần dân Chúa đã đến hiệp dâng Thánh lễ và cầu nguyện cho giáo họ Vinh Sơn hôm nay được diễn ra tốt đẹp.
Thánh lễ khép lại lúc 18g30. Sau Thánh lễ, các Linh mục cùng cộng đoàn tiến đến trước tượng Thánh Vinh Sơn tại sân chư thánh đọc một Kinh Lạy Cha, ba Kinh Kính Mừng, một Kinh Sáng Danh và kinh Kính Thánh Vinh Sơn hiệp lời cầu nguyện cho giáo xứ luôn được bình an.
Đó là lời chia sẻ của Linh mục (Lm) Vinh Sơn Nguyễn Văn Bạt, Dòng Linh mục Thánh Tâm Chúa Giêsu, trong Thánh lễ mừng kính Thánh Vinh Sơn – Bổn mạng của giáo họ Vinh Sơn, diễn ra lúc 17g30 thứ Tư ngày 5.5.2021 tại nhà thờ đá giáo xứ Vĩnh Hòa.
Xem Hình
Thánh lễ trọng thể do Lm Vinh Sơn Nguyễn Văn Bạt, Dòng Linh mục Thánh Tâm Chúa Giêsu chủ tế. Đồng tế có Lm Gioakim Lê Hậu Hán – Chánh xứ Vĩnh Hòa, cùng đông đảo cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ Vĩnh Hòa.
Trước Thánh lễ, lúc 17g, đại diện quý chức trong Ban Điều hành (BĐH) giáo họ Vinh Sơn cùng bà con giáo dân trong giáo họ đã có mặt tại nhà ông cố Phanxicô Xaviê Đoàn Văn Mỹ để cùng nhau nguyện kinh, cầu nguyện. Sau đó, vị đại diện BĐH đọc tiểu sử Thánh Vinh Sơn và mời gọi cộng đoàn cùng nhau suy gẫm về nhân đức của ngài, hướng cộng đoàn chuẩn bị tâm hồn để hiệp dâng Thánh lễ sốt sắng.
Sau giờ nguyện kinh, vào lúc 17g15, các Linh mục cùng cộng đoàn trong giáo họ Vinh Sơn đã long trọng kiệu tượng Thánh Vinh Sơn từ nhà ông cố Phanxicô Xaviê tiến vào thánh đường hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng lễ, Lm Gioakim tóm tắt bài Tin Mừng (Mt 19,13-15) và mời gọi mỗi người hãy sống tinh thần đơn sơ, khiêm nhường nhỏ bé như những trẻ thơ, thì người ấy mới là người lớn nhất trong Nước Trời. Lm Gioakim quảng diễn, Thánh Vinh Sơn hay làm phép lạ và rao giảng Tin Mừng của Chúa đến cho muôn người trong suốt cuộc đời của mình. Trong một lần, thánh nhân ra ngoài đi chợ mua thực phẩm về cho nhà Dòng, trên đường đi, ngài nhìn thấy một người thợ hồ rơi từ trên lầu cao xuống đất, Thánh Vinh Sơn nhìn thấy và nói “hãy đứng lại”. Lập tức, người đó đứng lại và treo lơ lửng trên không. Sau đó, ngài chợt nhớ ra mình vừa làm phép lạ và ngài nói với người bị rớt là cứ chờ ở đó để ngài còn phải về nhà Dòng xin phép cha bề trên của mình.
Mừng lễ hôm nay, ước mong mỗi người chúng ta hãy học hỏi nơi Thánh Vinh Sơn, biết sống khiêm nhường và phụng thờ Chúa một cách sốt sắng trong suốt cuộc đời của mình.
Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và Phụng vụ Thánh Thể.
Sau phần Hiệp lễ, ông Đaminh Nguyễn Văn Phúc, thay mặt giáo họ lên cảm ơn các Lm, các vị trong HĐMVGX, cùng mọi thành phần dân Chúa đã đến hiệp dâng Thánh lễ và cầu nguyện cho giáo họ Vinh Sơn hôm nay được diễn ra tốt đẹp.
Thánh lễ khép lại lúc 18g30. Sau Thánh lễ, các Linh mục cùng cộng đoàn tiến đến trước tượng Thánh Vinh Sơn tại sân chư thánh đọc một Kinh Lạy Cha, ba Kinh Kính Mừng, một Kinh Sáng Danh và kinh Kính Thánh Vinh Sơn hiệp lời cầu nguyện cho giáo xứ luôn được bình an.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cùng Mẹ Cầu Nguyện
Nguyễn Bá Khanh
12:28 06/05/2021
CÙNG MẸ CẦU NGUYỆN
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Mẹ em đạo đức hiền hòa
Mẹ luôn xin Chúa cả nhà bình an…
(nbk)
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Mẹ em đạo đức hiền hòa
Mẹ luôn xin Chúa cả nhà bình an…
(nbk)
VietCatholic TV
Tai nạn xe điện thảm khốc tại Mexico. Hệ thống y tế của Ấn Độ sụp đổ trước đại dịch quá kinh hoàng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:29 06/05/2021
1. Úc Đại Lợi cấm tất cả các hành khách đến từ Ấn Độ
Thủ tướng Australia Scott Morrison hôm thứ Ba đã bảo vệ quyết định của nước này về việc cấm tất cả du khách đến từ Ấn Độ, kể cả các công dân Úc.
“Trách nhiệm của tôi là làm mọi thứ có thể để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ ba ở đất nước này. Vì vậy, tôi không xin lỗi vì điều đó. Và tôi cảm ơn, đặc biệt là cộng đồng người Ấn Độ ở Úc và ở nước ngoài, vì sự kiên nhẫn và sự hiểu biết của họ.”
Thủ tướng Morrison chỉ ra sự gia tăng đáng kể các trường hợp dương tính từ Ấn Độ được ghi nhận tại các khách sạn cách ly của Úc kể từ tháng Ba.
Nhưng quyết định của ông cấm tất cả du khách đến từ Ấn Độ cho đến ngày 15 tháng 5, do sự gia tăng các trường hợp đã thu hút những chỉ trích từ các chính trị gia, cộng đồng người Ấn Độ và thậm chí cả những người chơi cricket.
Những kẻ vi phạm sẽ bị truy tố và bị phạt, nhưng ông nói thêm rằng “rất khó xảy ra”, họ sẽ phải đối mặt với hình phạt tối đa vì vi phạm các quy tắc biên giới, phạt tiền và năm năm tù.
Australia, quốc gia đã kiềm chế được phần lớn cuộc khủng hoảng sức khỏe, vì đã đóng cửa biên giới đối với những người không phải là công dân Úc vào tháng 3 năm ngoái.
Khoảng một phần tư trong số 35,000 người Úc bị mắc kẹt ở nước ngoài đang ở Ấn Độ.
Source:Reuters
2. Số trường hợp COVID-19 của Ấn Độ đã vượt quá 20 triệu
Ấn Độ đã báo cáo hơn 300,000 trường hợp nhiễm coronavirus mới liên tiếp trong hơn nửa tháng, đưa tổng người nhiễm bệnh vượt quá 20 triệu.
Các nhà khoa học dự đoán số ca nhiễm trùng sẽ tiếp tục tăng trong ít nhất là vài ngày tới.
Hệ thống y tế công cộng của Ấn Độ đã và đang phải đối mặt với tình trạng này.
Các bệnh viện đã hoạt động hết công suất, mọi người đang chết dần vì thiếu oxy y tế, các nhà xác và lò hỏa táng đang tràn ngập người chết.
Điều oái oăm là Ấn Độ là nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới, nhưng cho đến nay chỉ có khoảng 9% trong số 1.4 tỷ dân số Ấn Độ được tiêm một liều vắc xin.
Pfizer đang thảo luận với chính phủ Ấn Độ để tìm kiếm một “lộ trình phê duyệt cấp tốc” cho loại vắc xin của mình.
Giám đốc điều hành của Pfizer cũng tuyên bố quyên góp một lượng thuốc trị giá hơn 70 triệu Mỹ Kim cho quốc gia này.
Thủ tướng Narendra Modi đã miễn cưỡng áp đặt một cuộc đóng cửa quốc gia do lo ngại về tác động kinh tế.
Trong vài tháng gần đây, hàng triệu người đã tham dự các lễ hội tôn giáo và các cuộc biểu tình chính trị trong khi các cuộc bầu cử ở một số bang vẫn được phép tiếp tục bất kể chính phủ đã thông báo về các biến thể dễ lây lan hơn vào đầu tháng Ba.
Với cuộc tổng tuyển cử tiếp theo sẽ diễn ra vào năm 2024, tác động của cuộc khủng hoảng này đối với tương lai chính trị của Modi được kể là rất đen tối.
Đảng BJP theo chủ nghĩa dân tộc và Ấn Giáo cực đoan của ông đã không giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử cấp tiểu bang quan trọng ở Tây Bengal vào hôm Chúa Nhật. Đó là một dấu chỉ cho thấy sự lung lay của ông.
Source:Reuters
3. Lần hạt cầu xin chấm dứt đại dịch coronavirus tại đền thờ Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ
Người Công Giáo đã tập trung vào ngày 4 tháng 5 tại nhà thờ, nơi theo truyền thống Thiên thần Gabriel đã hiện ra với Đức Trinh nữ Maria, để dâng chuỗi hạt Mân Côi “cho tất cả các bà mẹ tương lai và thai nhi của họ”.
Nhà thờ Truyền tin ở Israel là ngôi đền thứ tư trong số 30 đền thờ Công Giáo trên khắp thế giới tổ chức lần hạt theo sáng kiến kéo dài một tháng do Đức Thánh Cha Phanxicô khởi xướng.
Đức Giáo Hoàng bắt đầu cuộc marathon cầu nguyện vào ngày thứ Bẩy 1 tháng 5, ngày bắt đầu tháng Hoa truyền thống kính Đức Mẹ, khi ngài lần hạt Mân Côi ở Đền Thờ Thánh Phêrô. Sáng kiến này sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 5 tại vườn Vatican.
Đền thờ đầu tiên cử hành sự kiện này là Walsingham ở Anh vào ngày 1 tháng 5, tiếp theo là đền thờ Chúa Giêsu Đấng Cứu Thế và Mẹ Mary ở Elele, Nigeria, vào ngày 2 tháng 5 và Jasna Góra ở Ba Lan vào ngày 3 tháng 5.
Buổi lần chuỗi Mân Côi tại Vương Cung Thánh Đường Truyền Tin đã diễn ra lúc 7 giờ tối theo giờ Giêrusalem và được phát trực tiếp.
Đức Thượng Phụ Pierbattista Pizzaballa của Công Giáo Nghi Lễ Latinh đã mời những người Công Giáo tại Giêrusalem tham gia vào sự kiện này trong một thông điệp ngày 29 tháng 4.
Ngài viết: “Ba mươi ngôi đền đã được chọn để cử hành buổi cầu nguyện kính Đức Mẹ vào mỗi ngày trong tháng, mỗi ngôi đền được giao phó một ý định cầu nguyện riêng cho những nhóm người khác nhau bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Mỗi ngày, các kênh chính thức của Tòa Thánh sẽ truyền hình trực tiếp những lời cầu nguyện từ từng ngôi đền”.
Ngài nói tiếp: “Một trong 30 ngôi đền này được chọn để cử hành buổi cầu nguyện là Vương cung thánh đường Truyền tin ở Nazareth, nơi đã được giao phó ý định cầu nguyện cho những bà mẹ tương lai và các thai nhi. Buổi cầu nguyện sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng 5 năm 2021, lúc 7 giờ tối, giờ Giêrusalem”.
“Tôi yêu cầu mọi người tham gia vào lời cầu nguyện xin Đức Mẹ cầu bầu để chấm dứt đại dịch đau đớn này và tôi cầu chúc cho anh chị em có một thời gian chờ đợi Lễ Hiện Xuống yên bình và hiệu quả về mặt thiêng liêng.”
Source:Catholic News Agency
4. Người Yemen từ chối vắc xin vì e sẽ phá vỡ tháng Chay Ramadan
Tại thành phố Taiz của Yemen nơi đang xảy ra tranh chấp, các nhân viên y tế đang làm việc để tiêm chủng cho một số ít người tỏ ra quan tâm đến vắc xin COVID-19.
Yemen đã nhận được 360,000 liều từ chương trình chia sẻ vắc xin COVAX toàn cầu.
Tuy nhiên, việc tiêm chủng đã bị hạn chế rất nhiều do niềm tin tôn giáo, sự thiếu tin tưởng vào vắc-xin, hoặc vì sự nguy hiểm của chiến tranh.
Rajeh al-Maliki, người đứng đầu bộ y tế Yemen ở Taiz và cho biết nhiều người dân địa phương tin rằng vắc-xin sẽ phá vỡ tháng Chay Ramadan.
“Tổng số liều vắc xin đến tỉnh Taiz là 70,000 liều trong tổng số 360,000 liều đến Yemen. Chúng tôi bắt đầu vào ngày 21 tháng 4, nhưng số người muốn tiêm rất thấp, và rất thấp vì hai lý do. Thứ nhất, niềm tin tôn giáo mà nhiều người có rằng chích ngừa trong tháng Ramadan phá vỡ tháng Chay Ramadan. Và đây là một thực tế tôn giáo sai lầm mà mọi người tin tưởng và đã dẫn đến việc mọi người quay lưng với vắc xin, bao gồm cả nhiều nhân viên y tế”.
Số ca nhiễm trùng ở Yemen đã tăng đột biến trong năm nay, gây căng thẳng cho một hệ thống y tế vốn đã bị tàn phá bởi chiến tranh, một nền kinh tế suy sụp và thiếu hụt nguồn viện trợ.
Phong trào Houthi do Iran liên kết kiểm soát hầu hết miền bắc Yemen và một số khu vực của Taiz và đã chiến đấu chống lại chính phủ do Ả Rập Xê-út hậu thuẫn kể từ năm 2014.
Hàng chục nghìn người đã thiệt mạng và hàng triệu người phải dựa vào viện trợ để sống sót.
Các trạm kiểm soát và các tay súng bắn tỉa trong thành phố bị quân sự hóa này khiến nhiều người khó tiếp cận bệnh viện chính do chính phủ kiểm soát.
Source:Reuters
5. Tai nạn xe điện thảm khốc tại Mễ Tây Cơ. Đức Tổng Giám Mục kêu gọi cầu nguyện
Đức Tổng Giám Mục Carlos Aguiar Retes của tổng giáo phận Mexico City đã gửi một tweet bày tỏ sự gần gũi và lời cầu nguyện của ngài cho những người bị ảnh hưởng bởi tai nạn xe điện thảm khốc tại thủ đô Mễ Tây Cơ, khiến ít nhất 24 người chết và khoảng 70 người khác bị thương.
Đức Cha cho biết ngài muốn bày tỏ tình liên đới và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho các nạn nhân và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi tai nạn kinh hoàng này xảy ra vào thời điểm người dân đã phải gánh chịu biết bao đau thương bởi đại dịch coronavirus và các hậu quả kinh tế của nó.
Ngài bày tỏ tình liên đới chân thành với tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi bi kịch này và cho biết ngài đang cầu nguyện đặc biệt cho linh hồn những người quá cố và ơn chữa lành tinh thần và thể xác cho những người bị thương.
Cảnh sát cho biết ít nhất 24 người chết khi chiếc cầu vượt của hệ thống tàu điện ngầm ở Thành phố Mexico bị sụp đổ, khiến một đoàn tàu điện ngầm trật bánh ở Thành phố Mexico vào cuối ngày thứ Hai.
Tai nạn xảy ra lúc 10 giờ 25 phút tối thứ Hai. Chiếc cầu vượt dành cho tàu điện ngầm làm bằng bê tông đã bị sập một phần, và các hình ảnh và video từ hiện trường cho thấy nhiều toa tàu lơ lửng giữa không trung trong nhiều giờ. Khoảng 49 người đã phải nhập viện.
Các hoạt động cấp cứu đang được tiến hành, tuy nhiên, cảnh sát đã yêu cầu đình chỉ các hoạt động này vào đầu ngày thứ Ba, vì lo ngại về an toàn cho những người làm việc gần những toa xe đang treo lủng lẳng giữa không trung.
Một chiếc cần cẩu đã được điều đến để hạ các toa tầu xuống đất. Thị trưởng Claudia Sheinbaum nói về những người có thể bị mắc kẹt bên trong xe: “Chúng tôi không biết liệu họ có còn sống hay không”.
Một đoạn video cho thấy các bộ phận của đoàn tàu rơi vào những xe hơi đang di chuyển bên dưới cầu vượt khi tai nạn xảy ra. Các video trên truyền hình Mễ Tây Cơ và mạng xã hội cho thấy các toa tàu treo lơ lửng và còi hú inh ỏi trong khu vực lân cận. Trên Milenio TV, nhân viên cứu hỏa và nhân viên cấp cứu đã được nhìn thấy đang giúp đỡ những người sống sót.
Source:Reuters