Ngày 06-05-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:28 06/05/2020

17. Thánh Giá là niềm vui của linh mục, là nền móng của Giáo Hội, là đèn sáng soi thế giới.

(Thánh Gioan Kim Khẩu)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:34 06/05/2020
13. NGƯỜI MÔI GIỚI ĐỀU ĐEN

Ngọc hoàng đại đế muốn sửa Lăng Tiêu điện, nhưng tình hình kinh tế thiếu hụt, bèn dự tính đem cung điện Quảng Hàn tặng cho hoàng đế nhân gian.

Ông ta nghĩ rằng giữa hai hoàng đế nên có sự giao dịch, và người môi giới cũng nên dùng một hoàng đế mới phải, thế là mời hoàng đế táo quân.

Táo quân xuống hạ giới tiếp kiến hoàng đế của nhân gian, người trong triều đình rất kinh ngạc nói:

- “Thiên đình sai người môi giới đến, tại sao người đen như thế?”

Táo quân cười nói:

- “Ở trong thiên hạ làm gì có người môi giới trắng chứ !”

(Tiếu lâm)

Suy tư 13:

“Ở trong thiên hạ, làm gì có người môi giới trắng chứ”, đây là một câu nói với ý nghĩa thâm sâu.

Ngày nay có nhiều loại môi giới: môi giới kết hôn với người ngoại quốc, môi giới làm ăn ký hợp đồng, môi giới bán dâm và mua dâm, môi giới làm bằng giả, môi giới để hối lộ, môi giới để bán và mua đất, môi giới làm giấy tờ giả mạo, môi giới để được làm hộ khẩu, môi giới để trúng thầu, môi giới xuất khẩu lao động.v.v... và hàng loạt môi giới kỳ quặc và gian xảo khác...

Làm môi giới thì không thể “trắng” được, vì phải kiếm lời bất chính, vì phải ăn nói lừa đảo dối trá, vì phải nhậu nhẹt tửu sắc, vì phải “đi đêm” với ông quan này bà lớn nọ, tóm lại làm môi giới thì phải “đen” mà là đen thui cả tâm hồn lẫn thể xác, đó là cửa ngõ của lòng tham vậy !

Ai không tin môi giới “đen” thì tìm hỏi những người đi lao động ở Taiwan, họ sẽ kể cho nghe những người môi giới, họ kể với giọng chua chát, hận thù. Bởi vì những môi giới ấy đã ăn chặn tiền của họ rất nhiều...

Người Ki-tô hữu làm môi giới như là một cách giới thiệu cái hay cái tốt cái lợi cho người khác mà không đòi giá cả, chỉ là lòng tốt và bác ái mà thôi, vì họ thấm nhuần tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su là yêu thương và phục vụ lẫn nhau như Ngài đã yêu thương và phục vụ chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thanh nhàn
Lm Vũđình Tường
21:01 06/05/2020
Thế giới hữu hình bao gồm những gì mắt có thể nhìn, tay có thể đụng chạm, mũi có thể ngửi và lưỡi có thể nếm. Nói chung, giác quan giúp con người nhận biết chúng tồn tại trên đời. Chúng ta biết thế giới vô hình tồn tại qua cảm xúc. Đọc một câu chuyện bạn cảm thấy vui buồn, thương tâm. Nghe một câu nói bạn cảm thấy an ủi, mừng hay buồn. Nhờ vào những cảm xúc đó mà ta cho là chúng tồn tại trên đời. Rất thường khi nghe kể chuyện, khi đọc sách, chúng ta phải dùng đến thế giới hữu hình bằng cách mường tượng ra trong đầu những hình ảnh và bạn thấy dễ cảm nhận, thấy chúng gần hơn, xác thực hơn. Cả hai cách trên đều không thể dùng vào thế giới tâm linh, bởi thế giới tâm linh dùng ngôn ngữ của con tim. Con tim giúp bạn nhận biết thế giới tâm linh. Ai cũng biết yêu nhưng không ai giải thích được. Con người chỉ có thể diễn tả hình ảnh, hành động yêu thương, mà không thể giải thích được tình yêu. Tình yêu Đức Kitô dành cho bạn cũng thế. Bạn biết Thiên Chúa yêu bạn, và bạn đáp trả lại tình yêu đó. Đáp trả, diễn tả tình yêu Chúa qua kinh cầu, hành động bác ái, thương người và tha thứ. Chúng không phải là yêu mà là thành quả của yêu thương. Ngoài ra ta khó có cách nào tốt hơn để diễn tả tâm tình yêu thương. Đức tin thuộc vào thế giới tâm linh và thế giới tâm linh thường huyền bí, ngoài sức tưởng tượng của trí óc con người. Bởi thế giới tâm linh vừa mầu nhiệm, vừa huyền bí, không thể dùng giác quan cảm nhận nên niềm tin luôn bị thách thức giữa vững tin và ngờ vực. Môn đệ Đức Kitô muốn được nhìn thấy bằng thế giới giác quan, thế giới hữu hình. Các ông hỏi Đức Kitô điều đó. Cảm nghiệm của các tông đồ Đức Kitô, cũng là cảm nghiệm của các Kitô hữu. Thánh Thoma hỏi Đức Kitô chỉ cho biết đường về nhà Chúa Cha. Còn thánh thánh Philip xin Đức Kitô cho gặp Chúa Cha. nhờ vào thắc mắc của các Ngài mà chúng ta hiểu thêm về niềm tin, và về thân phận con người. Đáp lại thắc mắc của hai thánh nhân, qua giải thích của Đức Kitô chúng ta nhận được nhiều hữu ích cho niềm tin vào Đức Kitô.

Thứ nhất, Đức Kitô cho biết hiện tại các tông đồ chưa thể gặp được Chúa Cha, nhưng trong tương lai các vị sẽ được gặp Chúa Cha. Hiện tại các vị có thể nhận biết Chúa Cha qua nhận biết Đức Kitô,

'Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha' Gn.14, 9 vì 'Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy'. Đức Kitô giải thích thêm 'Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình'.

Đức Kitô cho biết con người không thể trực tiếp nhận biết Chúa Cha. Con người chỉ có thể nhận biết Chúa Cha qua nhận biết Đức Kitô. Đức Kitô vừa là Thiên Chúa vừa là con người. Các tông đồ chỉ có khả năng nhận biết bản tính con người của Đức Kitô, các ông không đủ khả năng nhận biết bản tính Thiên Chúa của Đức Kitô. Tại sao thế? Bởi vì nhân loại có giới hạn riêng của mình. Chúng ta là những con người hữu hạn, được Thiên Chúa tạo dựng như thế. Giới hạn về nhiều phương diện. Giới hạn về sức khoẻ, tuổi tác; giới hạn về trí khôn, trí nhớ; giới hạn về tài năng, kiến thức; giới hạn về nhận thức và trí tưởng tượng; giới hạn về thời gian và không gian. Các giới hạn này khác nhau giữa người này với người kia. Giới hạn này cũng khác biệt ở trong cùng một người, giữa tuổi này với tuổi kia. Ví dụ như trí nhớ, sức khoẻ, sắc đẹp, bén nhậy. Con người dù cố gắng cách nào cũng không thể vượt thoát được giới hạn này. Con người chỉ có một lối thoát là chấp nhận thực tế giới hạn của mình. Vì thế mọi cố gắng chứng minh Thiên Chúa tồn tại, hiện hữu, là những cố gắng vượt quá giới hạn của con người. Cố gắng làm những gì quá giới hạn thường gặp phải thất bại ê chề. Bởi những giới hạn đó mà Đức Kitô cho các môn đệ biết hiện tại các ngài chưa thể nhìn thấy Chúa Cha, nhưng sẽ có ngày các vị sẽ diện kiến Chúa Cha. Để vượt qua các thắc mắc về giới hạn đức tin, Đức Kitô kêu gọi các môn đệ hãy đặt trọn niềm tin vào Ngài. Tin vào Đức Kitô các ông sẽ được thanh thản trong niềm tin, con tim được an bình, tâm trí được thanh thản. Hiện tại các môn đệ đang sống trong thế giới vật chất nên bị giới hạn về đời sống tâm linh. Con người sẽ vượt thoát giới hạn vật chất khi nào các ngài tái sinh vào cuộc sống trường sinh; lúc đó mọi giới hạn vật chất bị chấm dứt, và các ngài sẽ hiện diện trước tôn nhan Chúa Cha. Đức Kitô còn cho các tông đồ biết 'Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở... thầy đi dọn chỗ cho anh em... Thầy đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó' Gn.14,3.

Thoma xin Đức Kitô chỉ cho ngài đường đi. Nhờ câu hỏi này mà Đức Kitô cho biết a/ việc Đức Kitô ra đi không phải để các ông cô đơn, đơn độc một mình. Việc Đức Kitô ra đi là có lợi cho các ông, bởi Ngài đi trước chuẩn bị đón môn đệ trong ngày đoàn tụ. b/ các ông không thể tự sức riêng mình đến cùng Thiên Chúa. 'Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy' Gn 14,6. Con người có khả năng đi một mình trên đường trần thế, nhưng đường tâm linh, đường đức tin đẫn con người đến với Thiên Chúa, con người không có khả năng tự đi một mình. Con người cần Đức Kitô, hướng dẫn, chỉ đường, vạch lối. Đức Kitô là Đấng duy nhất biết đường dẫn ta đến cùng Chúa Cha. Đồng hành cùng Đức Kitô ta còn sợ chi, còn thắc mắc gì bởi có Đức Kitô cùng đồng hành. Kitô hữu sẽ có ngày diện kiến Chúa Cha và ngày đó sẽ đến trong tương lai và đó là điều Đức Kitô hứa ban cho ai trung thành đồng hành với Ngài. Hãy tin và được sống thanh thản.

TiengChuong.org

Trouble free

Anything we can touch and feel and taste, we say exists. The abstract world requires the work of a mind to determine whether a thing exists or not. Both the empirical and logical approaches are unreliable when dealing with the question of faith in Jesus. The former deals with things perceived through our senses. The latter deals with images from a conversation helping the mind to decode the message. Faith in Jesus needs a different approach. It is the language of the heart. It is not voice, nor form, nor thought that leads a person to come to love God, but a loving heart. It plays a crucial role in a relationship. We love the empirical world; simply because we are part of that world. From it, we enjoy life, relax and feel at home. The spiritual world requires us to see with the eyes of faith. Our mind tries hard to understand Jesus' teachings, and often enough we come up with unsatisfying answers, because faith is invisible and mysterious. Jesus' apostles struggled hard to understand his teaching; their struggle is ours also. Like them, we would like to see God to satisfy our minds for clarity. Thomas asked Jesus to show him the way to the Father, and Philip asked to see the Father. Fortunately, we gain more insight from their asking.

First, Jesus assured the apostles that they will see God when the time comes, but not yet. 'To have seen me is to have seen the Father... I am in the Father and the Father is in me' (14,9). God the Father is invisible to our eyes. Jesus is both God and man. Human beings are capable of seeing the man Jesus, the humanity of Jesus, but we are incapable of seeing Jesus as God, the divinity of Jesus. We are not made for it. The time will come for us to see God face to face. The apostles needed to have faith in Jesus, and to be free from doubt. In their time lived in the world, and were subject to the world, but when the time came, they no longer lived in the world, but in God's house. The saying 'there are many rooms in my Father's house' 14,2 indicates, that believers will live in God's house and they will meet the Father. Jesus gave them another assurance by promising that 'I am now going to prepare a place for you... I shall take you with me, so that where I am you may be too'. (14.3) Jesus calls them to trust him, and not be afraid, because his going away is good for them; He is not abandoning them, but going to prepare a place for them, and he will return to take them with him.

Second, Jesus' answer to Thomas helps us to understand, that God's way is beyond human comprehension. We are able to follow the way of world alone, but we are incapable of walking to God's house alone. We need Jesus to show us the way, to be our companion on the journey. 'I shall return to take you with me'. Believers are unable to go on our way to the Father alone. We need Jesus to lead, to guide. Jesus alone is all we need. With him on our side we need no one else. We will see God face to face when the time come and that is the assurance of faith. Believe and be trouble free.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ý định cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng 5: Cầu nguyện cho các phó tế
Thanh Quảng sdb
00:25 06/05/2020
Ý định cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng 5: Cầu nguyện cho các phó tế

Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ ba vừa qua 5/5/20 phát đi một thông điệp video nói về ý cầu nguyện của Ngài trong tháng Năm này là "cầu nguyện cho các thầy phó tế, trung thành trong việc phục vụ Lời Chúa và người nghèo; đây là một biểu tượng tăng cường sinh lực cho toàn Giáo hội".

Trong ý cầu nguyện cho tháng 5 năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô xin mọi người nhớ cầu nguyện cho các phó tế vĩnh viễn, những người sống trong ơn gọi Phó tế của họ trong cuộc sống gia đình.

Sau dây là toàn văn ý chỉ đó:

Các thầy phó tế vĩnh viễn, không chịu linh mục.

Họ là một thành phần của giáo sĩ và sống ơn gọi của họ trong đời sống gia đình và với gia đình của họ.

Họ tận tâm phục vụ người nghèo, những người mang trong thân phận con người hình ảnh của Chúa Kitô đau khổ.

Họ là những người bảo vệ phục vụ trong Giáo hội.

Chúng ta hãy cầu nguyện xin cho các phó tế được trung thành trong việc phục vụ Lời Chúa và và bền bỉ phục vụ người nghèo, hầu trở nên dấu chỉ làm khởi sắc cho toàn Giáo hội.

Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Đức Thánh Cha là sáng kiến "Video của Đức Giáo Hoàng" để cổ súy việc phổ biến cầu nguyện theo ý định của Đức Thánh Cha hàng tháng liên quan đến những nhu cầu cấp thiết mà nhân loại đang phải đối diện.
 
Thánh lễ tại Santa Marta 6/5/2020: Đức Thánh Cha cầu xin Chúa giúp các nhà truyền thông luôn làm việc để phục vụ sự thật
Đặng Tự Do
01:24 06/05/2020
Lúc 7 sáng thứ Tư 6 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.

Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những ai đang tham gia trong lĩnh vực truyền thông, là những người trong những ngày này có thể phải vất vả và gặp nhiều nguy hiểm nghề nghiệp hơn. Xin cho họ biết tôn trọng sự thật và phục vụ sự thật.

Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:

Chúng ta cầu nguyện ngày hôm nay cho những người nam nữ đang làm việc trong các phương tiện truyền thông. Trong thời đại dịch này, họ mạo hiểm rất nhiều và công việc lại rất nhiều. Xin Chúa giúp họ trong công việc, luôn luôn truyền tải sự thật, và dấn thân phục vụ sự thật.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài Tin Mừng trong ngày (Ga 12: 44-50), trong đó Chúa Giêsu nói: “Ai tin vào Ta thì không phải là tin vào Ta, nhưng là tin vào Ðấng đã sai Ta. Và ai thấy Ta là thấy Ðấng đã sai Ta.”

Phúc Âm: Ga 12, 44-50

“Ta là sự sáng đã đến thế gian”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu lớn tiếng nói rằng: “Ai tin vào Ta thì không phải là tin vào Ta, nhưng là tin vào Ðấng đã sai Ta. Và ai thấy Ta là thấy Ðấng đã sai Ta. Ta là sự sáng đã đến thế gian, để bất cứ ai tin Ta, người ấy sẽ không ở trong sự tối tăm. Nếu ai nghe lời Ta mà không tuân giữ, thì không phải chính Ta xét xử người ấy, vì Ta đã đến không phải để xét xử thế gian, nhưng là để cứu độ thế gian. Ai khinh dể Ta, và không chấp nhận lời Ta, thì đã có người xét xử: lời Ta đã nói sẽ xét xử người ấy trong ngày sau hết. Bởi vì Ta đã không tự mình nói ra, nhưng Cha là Ðấng sai Ta, chính Người đã ra lệnh cho Ta phải nói gì và phải công bố gì. Và Ta biết rằng lệnh của Người là sự sống đời đời. Những điều Ta nói, thì Ta nói theo như Cha đã dạy”.

Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Đoạn Tin Mừng này trích từ Phúc Âm theo Thánh Gioan cho chúng ta thấy sự thân mật giữa Chúa Giêsu và Chúa Cha. Chúa Giêsu đã làm những gì Chúa Cha bảo Người làm. Và Ngài xác định sứ mệnh của mình là: “Ta là sự sáng đã đến thế gian, để bất cứ ai tin Ta, người ấy sẽ không ở trong sự tối tăm”

Sứ mệnh của Chúa Giêsu là thắp sáng thế gian và chính Ngài cho biết: “Ta là sự sáng đã đến thế gian”. Tiên tri Isaia đã nói tiên tri về ánh sáng này: “Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi.” Và sứ mệnh của các môn đệ Chúa cũng là mang lại ánh sáng như Thánh Phaolô nói. Thánh nhân được chọn để chiếu sáng, để chiếu dõi ánh sáng này, không phải của ngài, mà là của người khác. Chiếu sáng là sứ mệnh của Chúa Giêsu và các tông đồ, vì thế giới chìm trong bóng tối.

Thảm kịch ở đây là ánh sáng ấy đã bị từ chối, như lời Thánh Gioan nói khi bắt đầu Phúc Âm của ngài: “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận”. Họ yêu bóng tối hơn ánh sáng. Họ làm quen với bóng tối, và sống trong bóng tối. Họ không thể chấp nhận được ánh sáng, họ không thể vì họ là nô lệ của bóng tối. Và đây sẽ là cuộc đấu tranh của Chúa Giêsu, Ngài tiếp tục chiếu sáng, mang ánh sáng cho thấy mọi thứ như chúng là; để với ánh sáng của Chúa Giêsu chúng ta được tự do, để chúng ta thấy rõ sự thật.

Thánh Phaolô đã có kinh nghiệm về quá trình chuyển từ bóng tối sang ánh sáng, khi Chúa gặp ông trên đường đến Damascus. Thánh nhân bị mù. Nhờ phép Rửa Tội thánh nhân lấy lại được ánh sáng. Thánh Phaolô đã có kinh nghiệm vượt qua từ bóng tối đến với ánh sáng. Đó cũng là con đường của chúng ta, mà chúng ta nhận được trong bí tích rửa tội: vì lý do này trong nhiều thế kỷ đầu tiên, phép Rửa Tội được gọi là ‘la illuminazione’ – sự khai sáng, bởi vì phép Rửa Tội mang lại cho anh chị em ánh sáng, và cũng chính vì lý do đó, trong lễ rửa tội một ngọn nến được thắp sáng và được trao cho cha mẹ của cậu bé và cô bé vừa được chiếu sáng.

Chúa Giêsu mang lại ánh sáng cho chúng ta. Nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. Họ đã quá quen với bóng tối đến nỗi ánh sáng làm họ choáng váng và đây là bi kịch xuất phát từ tội lỗi của chúng ta: tội lỗi làm chúng ta mù lòa và chúng ta không thể chịu đựng được ánh sáng. Chúng ta có đôi mắt ốm yếu. Chúa Giêsu nói rõ điều này trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu: “Còn nếu mắt anh xấu, thì toàn thân anh sẽ tối. Vậy nếu ánh sáng nơi anh lại thành bóng tối, thì tối biết chừng nào!” Hoán cải là để vượt qua khỏi bóng tối mà ra ánh sáng. Nhưng đâu là những điều làm chúng ta đau mắt, con mắt đức tin của chúng ta, và làm chúng ta mù quáng? Thưa: Đó là những tật xấu, tinh thần thế gian, và thói kiêu ngạo.

Ba điều này đẩy anh chị em đến chỗ dính bén đến những thứ khác để vẫn an toàn trong bóng tối. Chúng ta thường nói về mafia: đây chính là nó đó. Có những thứ mafia tâm linh, cũng như có những thứ mafia trong xã hội. Mafia là tìm kiếm người khác để che đậy bản thân mình, ngõ hầu mình có thể ở trong bóng tối. Không dễ sống trong ánh sáng. Ánh sáng làm cho chúng ta thấy rất nhiều điều xấu trong chúng ta mà chúng ta không muốn thấy: những tật xấu, tội lỗi vân vân và vân vân. Chúng ta hãy nghĩ về những tật xấu của chúng ta, chúng ta hãy nghĩ về thói kiêu ngạo của chúng ta, chúng ta hãy nghĩ về tinh thần thế gian của chúng ta: những điều này làm mù quáng chúng ta, chúng tách chúng ta khỏi ánh sáng của Chúa Giêsu.

Nhưng nếu chúng ta dám thẳng thắn suy nghĩ sâu xa về những điều này chúng ta sẽ không tìm thấy một bức tường. Không. Trái lại chúng ta sẽ thấy một lối ra, bởi vì Chúa Giêsu đã nói rằng Ngài là ánh sáng: “Ta đã đến không phải để xét xử thế gian, nhưng là để cứu độ thế gian.” Chính Chúa Giêsu là ánh sáng nói: “Hãy có lòng dũng cảm: hãy để cho mình được chiếu sáng, để bản thân nhìn thấy được những gì bên trong con, bởi vì chính Ta, là người sẽ mang con về phía trước, sẽ cứu con. Ta sẽ không kết án con. Ta sẽ cứu con”. Chúa giải thoát chúng ta khỏi bóng tối mà chúng ta có bên trong tâm hồn, từ bóng tối của cuộc sống hàng ngày, của đời sống xã hội, của đời sống chính trị, quốc gia... rất nhiều bóng tối. Chúa cứu chúng ta. Nhưng Ngài yêu cầu chúng ta hãy nhìn cho rõ những thứ ấy trước, hãy can đảm nhìn thấy bóng tối của chúng ta để ánh sáng của Chúa có thể đến và cứu chúng ta.

Để kết luận, Đức Thánh Cha nói chúng ta không nên sợ hãi Chúa. Ngài là Đấng rất nhân làng, nhẹ nhàng, gần gũi chúng ta. Ngài đã đến để cứu chúng ta. Chúng ta đừng sợ ánh sáng của Chúa Kitô.


Source:Vatican News
 
Tổn thất nặng nề về nhân mạng tại một tu viện các nữ tu ở Michigan
Đặng Tự Do
03:43 06/05/2020


Tính cho đến ngày 6 tháng Năm, Tử vong toàn thế giới đã lên đến 257,887 người, trong số 3,722,033 trường hợp nhiễm coronavirus. Như thế, trong vòng 24 giờ trước đó, đã có thêm 4,096 người thiệt mạng và 79,582 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận.

Tình hình tại Anh đã có những đột biến khiến lần đầu tiên số trường hợp tử vong vượt quá cả con số tại Ý. Tử vong tại Anh đã lên đến 29,427 vượt quá con số 29,315 tại Ý, tức là chỉ sau số trường hợp tử vong tại Hoa Kỳ.

Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 72,163 người, trong số 1,235,919 trường hợp nhiễm coronavirus. Riêng tại tiểu bang Michigan, đến nay đã có 4,179 trường hợp tử vong, trong tổng số 44,397 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.

Trong một diễn biến rất buồn, tu viện các nữ tu dòng Felicia ở Livonia, Michigan, đã phải gánh chịu một mất mát đặc biệt khó khăn. Hai mươi hai trường hợp nhiễm COVID-19 đã được xác nhận tại tu viện này, với 11 người chết. Năm trong số các trường hợp tử vong đã được xác nhận là do căn bệnh này. Sáu cái chết khác bị nghi là từ virus quái ác này.

Những người đã chết bao gồm Chị Mary Luiza Wawryzniak, 99 tuổi, là nữ tu Felicia trong 80 năm qua; Chị Celine Marie Lesinski, 92 tuổi, là nữ tu Felicia trong 71 năm và Chị Victoria Marie Indyk 69 tuổi, một y tá dẫn đầu các chuyến đi truyền giáo thường xuyên đến Haiti.

Vào ngày 20 tháng Tư, Chị Mary Christopher Moore, Bề trên tỉnh dòng Felicia Bắc Mỹ, nói rằng “ hơn 35 thành viên của cộng đồng, là các nữ tu hoặc nhân viên, đã thử nghiệm dương tính với COVID-19 trong ba tu viện lớn của chúng tôi.”

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là cảnh quan rất đẹp của tu viện dòng Felicia ở Livonia, Michigan.

Lịch sử của cộng đồng tôn giáo này đã có từ 80 năm trước, khi một nhóm chị em thành lập một tu viện ngay bên ngoài Detroit. Họ tiếp tục thành lập Đại học Madonna, một trường trung học và một số trường Grammar dành cho các học sinh xuất sắc, cũng như một trường tại Montessori và một trung tâm giữ trẻ.

Dòng các nữ tu Felicia được thành lập bởi Chân phước Mary Angela Truszkowska, sinh tại ở Kalisz, Ba Lan, vào năm 1825. Khi còn là một cô gái trẻ, vị Chân Phước đã bắt đầu phục vụ những đứa trẻ bị bỏ rơi và vô gia cư trên đường phố Warsaw và mở một trường học và nơi trú ẩn để cung cấp chỗ ăn ở cho những người dân dễ bị tổn thương này. Năm 1855, chị Angela đã hình thành một cộng đồng các nữ tu theo các giá trị và lý tưởng của Thánh Phanxicô thành Assisi. Cộng đồng mới này được gọi là Dòng Các Nữ Tu của Thánh Felix thành Cantalice, hay vắn tắt thường được gọi là “Các Nữ Tu của Thánh Felix”.

Chân phước Mary Angela mất năm 1899. Ngày nay, Các Nữ Tu của Thánh Felix phục vụ ở Ba Lan, Bắc Mỹ, Ba Tây và Kenya.

Trong thánh lễ an táng các nữ tu, sơ Mary Christopher Moore, bề trên tu viện Livonia, Michigan nói:

“Chúng ta vừa trải qua một tháng Tư buồn, và khi chúng ta nhìn lại một loạt những cái chết và những trường hợp nhiễm bệnh rồi phục hồi, chúng ta thấy mầu nhiệm Vượt Qua quá hiển nhiên trong cuộc sống của chúng ta. Kỷ niệm cuộc thương khó, cái chết và sự Phục Sinh của Chúa của chúng ta rất khác lạ trong năm nay; sự tàn lụi của mùa đông và mùa xuân đến với vẻ đẹp của nó; cái chết của 13 chị em trong tháng Tư đen này; và dấu hiệu hy vọng phục hồi nơi các nữ tu bị nhiễm coronavirus của chúng ta”.

Trong một tuyên bố được đăng trên tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, hôm thứ Ba 5 tháng Năm, sơ bề trên Mary Christopher Moore cho biết:

“Đối với các nữ tu chúng tôi, mất mát lớn nhất của chúng tôi trên cơ sở cuộc sống hàng ngày là cuộc sống cộng đoàn, đó là trung tâm các đặc sủng của các nữ tu Felicia. Trong một ngày chúng tôi tập hợp năm lần - vào buổi sáng để cầu nguyện và thánh lễ, vào buổi tối để cầu nguyện và lần chuỗi mân côi, và ba lần khác vào các bữa ăn. Trong nhiều tuần qua ở các tu viện, chúng tôi phải giữ lệnh cách ly và khoảng cách xã hội, nên không có bữa ăn chung. Chúng tôi đau buồn về sự mất mát việc chia sẻ hàng ngày đó, nhưng chúng tôi phải tính đến nhu cầu sức khỏe cộng đồng và biết rằng Chân phước Mary Angela sẽ nói với chúng tôi, ‘Hãy phục vụ những nơi cần đến bạn’. Vì vậy, lợi ích chung của sức khỏe cộng đồng là điều quan trọng đối với chúng tôi hiện nay, vì lợi ích của nhau, của các nhân viên, cộng đồng, quốc gia và thế giới.”


Source:Aleteia
 
Trong bối cảnh đại dịch, các Giám mục Úc họp Tổng Công Nghị Toàn Úc Châu bằng video trực tuyến
Thanh Quảng sdb
06:23 06/05/2020
Trong bối cảnh đại dịch, các Giám mục Úc họp Tổng Công Nghị Toàn Úc Châu bằng video trực tuyến

Trước đại dịch coronavirus, hầu hết các cuộc hội họp thế giới cũng như địa phương đều phải thực hiện bằng trực tuyến, Hội đồng Giám mục Úc đang tiến hành Tổng Công Nghị Toàn Úc Châu trong tuần này cũng không có giải đáp nào khác hơn…

(Tin Vatican)

Lần đầu tiên trong lịch sử, các Giám mục Úc không thể gặp gỡ bằng thể lý ngoài qua phương diện trực tuyến trong cuộc Tổng Công Nghị Toàn Úc Châu được diễn ra từ ngày 7 đến 14 tháng Năm này...

Thay vào đó, các Giám mục sẽ cùng nhau tham dự với hàng triệu người Úc và khắp nơi thế giới qua các phương tiện trực tuyến…

Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc Châu cho biết, chúng tôi phải thích nghi với thực tế hiện tại.

Đức Tổng Giám Mục cho hay một mong ước to lớn hiện nay của Giáo hội là khi nào chúng ta có thể khai mở lại thánh đường và cử hành các bí tích cộng đồng… Chúng tôi đang xem xét điều đó và xem khi nào điều đó có thể bắt đầu lại...

Trong cuộc họp tới, các Giám mục sẽ duyệt xét lại xem làm thế nào Giáo hội có thể hỗ trợ các gia đình, cá nhân và cộng đồng đang bị cơn đại dịch này gây lên những ảnh hưởng nghiêm trọng!

Đức Tổng Giám Mục Coleridge cũng cho hay Hội nghị cần phải duyệt xét lại các lãnh vực: giáo dục, xã hội và mục vụ của Giáo hội, hầu các công cuộc này sẽ được thể hiện lâu dài...

An toàn trong Giáo hội

Một chủ đề quan trọng khác của Hội Đồng Toàn Úc Châu là thảo luận về cách tiếp cận, hợp tác sâu sa trong việc tìm hiểu và học hỏi các khiếu nại lạm dụng, tố tụng về việc lạm dụng tính dục và các hành vi sai trái khác.

Đức TGM chủ tịch cũng cho hay sẽ có thêm các cơ cấu và ứng dụng cụ thể hầu đáp ứng những cáo buộc và xây dựng củng cố một môi trường an toàn cho trẻ em và người lớn dễ bị tổn thương trong Giáo hội.

Hội nghị cố gắng lắng nghe mọi thành phần trong Giáo hội...

Trong các cuộc họp kéo dài một tuần, các giám mục sẽ phân tích những bản báo cáo hay định giá nhận được từ các cấp: giáo xứ lên giáo phận và quốc gia…
 
Bát cơm Xiếu Mẫu thời Covid-19: Dân Ái Nhĩ Lan trả nợ ân tình cho người Da Đỏ Mỹ Châu
Trần Mạnh Trác
15:45 06/05/2020
Người Việt Nam chúng ta thường nghe câu ca dao:

Một miếng khi đói bằng một gói khi no,
bát cơm Xiếu mẫu, nghĩa so ngàn vàng.


Điển tích Xiếu Mẫu (hay Phiếu Mẫu) nhắc lại chuyện bên Tàu ngày xưa, ông Hàn Tín lúc hàn vi có lần bị đói sắp chết, may nhờ có một bà già giặt luạ bên sông cho một chén cơm mà sống, về sau khi trở thành Sở Vương, ông đã tìm về trả ơn bằng 1000 lương vàng.

Ngày nay dân Ái Nhĩ Lan cũng vừa gửi tặng khoảng 3 triệu đô la để đền ơn người Da Đỏ bên Mỹ đã tặng cho họ 170 đô la vào khoảng 173 năm về trước.

173 năm trước là lúc mà bên Ái Nhĩ Lan xảy ra một nạn đói khủng khiếp gọi là “Potato Blight” (Mất mùa Khoai tây). Ái Nhĩ Lan lúc đó bị người Anh cai trị, toàn thể đất đai thuộc quyền sở hữu cuả quí tộc gốc Anh và vào lúc đó họ đua nhau bỏ luá mì để trồng khoai tây. Nhưng vào thập niên 1840 thì giống khoai bị một loại nấm tên là Phytophthora infestans (P. infestans) lây lan và hủy diệt tới 2/3 hoa mầu. Nạn mất muà kéo dài 2 năm trời và tuy mẫu quốc Anh có gia tăng nhập cảng luá mì để cứu đói nhưng không đủ, nông nô Ái Nhĩ Lan ở vùng quê bị bỏ đói, nhiều người chết, nhiều người bỏ xứ mà đi. Nạn đói này giết chết 1 triệu người trong xứ và tạo ra một làn sóng di cư nửa triệu người sang Hoa Kỳ.

Trước đó khoảng 10 năm thì những người Da Đỏ ở bên Mỹ cũng gặp một thảm họa tương đương. Họ bị chính quyền Mỹ phát lưu qua vùng Oklahoma với một đạo luật mới tên là “Indian Removal Act of 1830” (Luật đuồi dân Da Đỏ ra khỏi vùng khai thác cuả người Da Trắng). 60 ngàn dân Da Đỏ, trong đó có bộ lạc Choctaw, bị lùa vào vùng đất mới trong một thảm cảnh mà lịch sử cuả Mỹ đặt tên là “the Trail of Tears” (đường mòn đầy nước mắt) với vô số người bỏ xác ở dọc đường vì đói hoặc kiệt sức.

Dù ở trong một hoàn cảnh khốn cùng như thế, khi được biết người Ái Nhĩ Lan bị đói, bộ lạc Choctaw đã “nhìn người lại nghĩ đến ta”, cảm thông xâu sa với cái khổ cuả người khác như là cái khổ cuả mình, năm 1847, họ thu góp được 170 đô la để gửi qua cứu trợ (trị giá khoảng 5000 đô la ngày nay).

Nghĩa cử ấy, dù nhỏ nhoi, đã trở thành nền tảng cho một mối tình huynh đệ giữa người Ái Nhĩ Lan và dân Da Đỏ ở Hoa Kỳ. Năm 2017, để vinh danh dân tộc Choctaw, nước Ái Nhĩ lan đã dựng lên một đài tưởng niệm là một khối tròn tạo ra bởi 9 chiếc lông đại bàng bằng thép cao 23 feet (tạo ra hình dáng một giỏ đồ ăn), buổi lễ khánh thành tượng đài tại phố Midleton đã được nhiều vị tộc trưởng Choctaw đến tham dự và năm 2018 ông thủ tướng Ái Nhĩ Lan Leo Varadkar cũng đã đi đến Oklahoma để viếng thăm xã giao dân tộc Choctaw.

Số tiền cuả người Ái Nhĩ Lan gửi qua mới đây là để giúp các dân tộc Da Đỏ Navajo và Hopi đang phải chiến đấu với nạn dịch coronavirus, đang tàn phá với tốc độ cao nhất so sánh với các nơi khác cuả nước Mỹ.

Tính đến thứ hai, địa giới cuả người Navajo báo cáo có 73 ca tử vong và 2.474 ca lây nhiễm. Hai mươi tám người thuộc bộ lạc Hopi cũng đã thử nghiệm dương tính.

Những người tổ chức chiến dịch gây quĩ GoFundMe cho biết hôm Chúa Nhật rằng nhiều khoản tiền đóng góp đã nhận được là nhờ ở cảm hứng từ nghiã cử cuả người Choctaw 173 năm trước.

"Cái chết của nhiều người (Da Đỏ) trên những con đường mòn nước mắt đã gợi ra sự đồng cảm với nỗi khổ cuả người dân Ái Nhĩ Lan lúc đó", một thành viên tổ chức, cô Vanessa Tulley, viết.

Chiến dịch gây quĩ GoFundMe đã nhận được hơn $2.600.000 lời hứa, và sẽ được trao cho quỹ Rural Utah Project Education Fund để mua thực phẩm, nước, vật dụng và vải để may khẩu trang. Ngoài ra, người dân bên nước Aí Nhĩ Lan cũng đã quyên góp được khoảng nửa triệu đô la tiền mặt, theo lời bà Ethel Branch, trong ban tổ chức và từng là Tổng Chưởng Lý cuả dân tộc Navajo.

Ban tổ chức cũng cho biết rằng một phần ba dân Navajo hiện nay không có nước sạch và thông thường thì khoảng một nửa số dân là thất nghiệp, còn về bộ lạc Hopi thì tệ hơn, nghiã là khoảng ba trong số năm người không có công ăn việc làm.

Mới đây vào thứ ba, Tổng thống Donald Trump đã công bố tại Phoenix rằng người Navajo sẽ được hỗ trợ hơn $600 triệu và các bộ lạc Da Đỏ sinh sống bên bờ sông Gila sẽ nhận được $40 triệu từ quĩ CARES, là quĩ dành cho việc ngăn chận coronavirus.
 
Chưa hết đại dịch coronavirus kinh hoàng, Hoa Kỳ lại gánh chịu thêm đại họa ong Tầu giết người
Đặng Tự Do
16:07 06/05/2020


Theo thông tấn xã Reuters, các quan chức Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ vừa lên tiếng báo động về một loại ong Tầu rất hung hăng, thuộc loại côn trùng ăn thịt tên khoa học là “Vespa mandarinia”, tên thường gọi là “ong bắp cày giết người”. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ bày tỏ âu lo là loài ong kinh khủng này đang là mối đe dọa mạng sống con người và kỹ nghệ nuôi ong tại Mỹ.

Vespa mandarinia có thể có chiều dài lên tới 6.4 cm và có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan, hay Đông Nam Á. Nó được phát hiện lần đầu tiên ở Blaine, Washington, vào tháng 12 bởi một người chủ nhà. Theo Sven-Erik Spichiger, nhà quản lý côn trùng học tại Bộ Nông nghiệp tiểu bang Washington, hiện nay lực lượng ong bắp cày giết người này đã tăng một cách đáng kể trong một thời gian ngắn.

Đoạn video quý vị và anh chị em đang theo dõi cho thấy một con ong bắp cày giết người có thể giết chết một con chuột lớn hơn nó nhiều lần như thế nào.

Spichiger nói với Reuters rằng:

“Một con ong bắp cày khổng lồ châu Á có thể chích bạn nhiều lần và tiêm vào người bạn một liều nọc độc rất lớn vì kích thước của chúng. Nọc độc này rất độc và tạo ra một vùng hoại tử xung quanh vết thương, do đó bạn sẽ thấy da thịt tan ra xung quanh vết thương”.

“Theo các tài liệu chúng tôi có trong tay, một người bị con ong này đốt một hay hai đốt thì có thể sống. Nhưng nếu bạn bị nhiều đốt, chẳng hạn như khi bị nhiều con ong quỷ quái này tập kích cùng một lúc, hoại tử và nọc độc sẽ thực sự bắt đầu đi vào máu của bạn và sẽ bắt đầu phá hoại các cơ quan của bạn. Và vì thế nhiều vết chích như thế thực sự có thể gây tử vong.”

Bộ Nông nghiệp bang Washington cho biết đến nay đã nhận được hàng trăm báo cáo, và hai trường hợp đã được xác nhận tại tiểu bang Washington.

Karla Salp, một chuyên gia truyền thông của Bộ Nông nghiệp tiểu bang Washington cho biết.

“Phần lớn các báo cáo chúng tôi nhận được hoặc là liên quan đến những loài khác hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin cho chúng tôi để có thể xác nhận là chính xác”

Spichiger cho biết, bên cạnh mối nguy hiểm đối với con người, loài ong bắp cày giết người còn gây nguy hiểm cho nông nghiệp và ngành công nghiệp nuôi ong, vì loài côn trùng này thường tấn công ong mật. Một con ong bắp cày giết người có khả năng quét sạch toàn bộ tổ ong chỉ trong vài giờ.

“Các ong bắp cày giết người thường tấn công các tổ ong với ‘giai đoạn tàn sát’ trong đó chúng giết những con ong khác bằng cách chặt đầu chúng. Sau đó, con ong bắp cày giết người này bảo vệ tổ ong như là của riêng mình, và lấy mật ong để nuôi con.”

“Ngành công nghiệp nuôi ong thụ phấn để lấy mật là một phần rất lớn trong hệ thống nông nghiệp của chúng ta tại Hoa Kỳ. Và nếu tình hình này bắt đầu lan rộng, nó rất là nghiêm trọng đối với ngành nông nghiệp Hoa Kỳ,” ông Spichiger nói.

Các nhà khoa học không biết chắc làm thế nào ong bắp cày giết người từ Trung Quốc hay Đài Loan có thể đến được Blaine. Các nhà điều tra cho rằng rất có thể là nó đã được dấu trên một tàu container cập cảng tại một trong các hải cảng của Washington.

“Sau khi phát hiện ra con ong bắp cày đầu tiên, một trang web do các quan chức nông nghiệp bang Washington lập ra để báo cáo về việc nhìn thấy thêm về loài côn trùng này đã nhận được hàng trăm báo cáo,” ông Spichiger cho biết.

Ông cảnh báo rằng:

“Bất cứ ai vô tình đi qua một tổ ong này nên cảnh giác, và ngay lập tức báo cho chúng tôi. Mặc dù những con ong bắp cày thường không nhắm mục tiêu vào người hoặc thú nuôi, chúng có thể tấn công khi bị đe dọa. Chúng tôi thực sự không muốn bất kỳ công dân nào tin rằng mình có thể khống chế được một tổ ong bắp cày khổng lồ Á châu. Các trang phục nuôi ong thường dùng cho đến nay sẽ không bảo vệ được các bạn. Các mũi chích của loại côn trùng quỷ quái này có chiều dài đến sáu mili mét và sẽ dễ dàng xuyên thủng qua hầu hết các loại quần áo.”


Source:Reuters
 
Tuyên bố của Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân ủng hộ Đức Hồng Y Charles Bo
J.B. Đặng Minh An dịch
16:59 06/05/2020
Hôm thứ Tư 6 tháng Năm, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, người Trung Hoa, nguyên Giám Mục Hương Cảng đã ra một tuyên bố đăng trên UCA News.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại
đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Đức Hồng Y Charles Bo [Tổng Giám Mục Yangon, Miến Điện, và là chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu] đã can thiệp mạnh mẽ vào cuộc tranh luận quốc tế về nguồn gốc của đại dịch Covid-19 (UCA News ngày 2 tháng Tư), thẳng thừng đặt trách nhiệm chính lên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sự can đảm của ngài làm tôi ngạc nhiên, nhưng bài viết rất chính xác và công bằng. Tôi cảm thấy vui mừng vì tờ “The Tablet” đã tường trình diễn biến này rất tích cực.

Cũng trên UCA News (ngày 20 tháng Tư) một người Pháp là “thần học gia” Michel Chambon đã tấn công Đức Hồng Y người Miến Điện trong bài “ Đức Hồng Y Bo nhổ vào mặt Trung Quốc”. Tôi không thể tìm thấy bất cứ điều gì liên quan đến thần học trong bài viết của “thần học gia” này, với một bài viết có tiêu đề giật gân như thế, và với một nội dung thật là vu vơ và thậm chí tự mâu thuẫn.

Ông ta nói: “Tôi đồng ý với Đức Hồng Y Bo rằng dối trá và tuyên truyền đã đưa hàng triệu sinh mạng trên toàn thế giới đến chỗ gặp nguy hiểm.” Đó là chính xác những chất liệu chính trong bài viết Đức Hồng Y Bo.

Nhưng Chambon lại nói tuyên bố của Đức Hồng Y Bo “là không chính xác”, bởi vì “Các chính phủ phương Tây cũng có trách nhiệm, vì họ đã từ chối xem xét (các thông tin có sẵn) một cách nghiêm túc”. Một lần nữa Đức Hồng Y Bo đã nói điều tương tự:

“Khi chúng ta khảo sát thiệt hại gây ra cho biết bao sinh mạng trên toàn thế giới, chúng ta phải hỏi ai chịu trách nhiệm đây? Tất nhiên những lời chỉ trích có thể được nhắm vào các cấp chính quyền ở khắp mọi nơi. Nhiều chính phủ bị buộc tội không chuẩn bị khi lần đầu tiên nhìn thấy coronavirus xuất hiện ở Vũ Hán.”

Nhưng Đức Hồng Y Bo cũng nói:

“Nhưng có một chính phủ phải trách nhiệm chính, cho những hậu quả của những gì họ đã làm và những gì họ đã không làm, và đó là chế độ của đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh.” (họ đã bóp nghẹt những tin tức và buộc những người tố cáo phải im lặng)

Chambon cáo buộc Đức Hồng Y Bo là “dùng chính trị để chia rẽ thế giới”. Đó là một cáo buộc vớ vẩn. Đương nhiên và chính đáng là kẻ gây ra tai họa cho mọi người, và nạn nhân của hắn tự khắc là hai mặt đối lập của sự phân cực, không có chính trị gì trong việc này.

Và ở đây có một khẳng định đáng ngạc nhiên trong bài viết Chambon: “xúc phạm chế độ Trung Quốc cũng là nhổ vào mặt dân tộc hỗ trợ chế độ ấy”. Bất kỳ ai với một ít kiến thức về Trung Quốc sẽ cười vào mặt và tiếc xót thời gian lãng phí để đọc bài viết này của cái ông xưng mình là “thần học gia” và là “nhân chủng học nghiên cứu về Giáo Hội tại Trung Quốc”.

Với những người như Michel Chambon, sẽ không bao giờ có một cuộc cách mạng Pháp.


Source:UCAN
 
Ủy Ban Thần Học Quốc Tế: Tính hỗ tương giữa Đức Tin Và Các Bí Tích, 3
Vũ Văn An
19:41 06/05/2020
c) Nhập thể: Trung tâm, đỉnh cao và chìa khóa dẫn vào nhiệm cục bí tích

30. [Chúa Giêsu Kitô: Ur-Sakrament (bí tích nguyên thủy)]. Mong muốn ban chính mình Người của Thiên Chúa đạt tới đỉnh cao không thể vượt qua nơi Chúa Giêsu Kitô (x. DV 2). Nhờ sự kết hợp ngôi vị này (x. DH 301-302), nhân tính của Chúa Kitô, con người thật, “trong mọi sự đều giống như chúng ta, trừ tội lỗi” (Dt 4:15), là nhân tính của Con Thiên Chúa, của Ngôi Lời vĩnh cửu "cho chúng ta và để cứu rỗi chúng ta" (DH 150). Thần học gần đây khẳng định rằng Chúa Giêsu Kitô là bí tích nguyên thủy (Ur-Sakrament) và là chìa khóa dẫn vào cấu trúc bí tích của lịch sử cứu rỗi. Trong tổng hợp này, trong Chúa Giêsu Kitô này, chúng ta khám phá ra điều này: nhiệm cục cứu độ của Thiên Chúa, vì nhập thể, nên có tính bí tích. [25] Vì lý do này, có thể thực sự khẳng định rằng các bí tích là trung tâm của Kitô giáo. Mất các bí tích tương đương với việc mất nhập thể và ngược lại” [26]. Vì trong Chúa Giêsu Kitô, như đỉnh cao của lịch sử và sự viên mãn của thời gian (Gal 4: 4), có sự hợp nhất khít khao nhất có thể có giữa một biểu tượng tạo vật, tức nhân tính của nó, và điều được biểu tượng, tức sự hiện diện cứu rỗi của Thiên Chúa trong Con của Người ở giữa lòng lịch sử. Nhân tính của Chúa Kitô, hiểu như nhân tính không thể tách rời khỏi ngôi vị thần linh Con Thiên Chúa, là một “biểu tượng thực sự” của ngôi vị thần linh. Trong trường hợp tối cao này, tạo vật truyền đạt sự hiện diện của Thiên Chúa đến mức độ cao nhất.

31. [Nhân tính của Đấng bị đóng đinh vinh quang: Nền tảng của các bí tích]. Do đó, nhân tính của Chúa Kitô về bản chất được trao quyền từ trong nội tại để trở thành “Đấng trung gian và sự viên mãn của trọn mặc khải” (DV 2), một cách không thể vượt qua về mặt phẩm chất đối với bất cứ thực tại tạo vật nào khác, vì đó là nhân tính riêng của Con Thiên Chúa ( xem Dt 1: 1-2). Nhân tính mà sáng thế ngay từ đầu vốn hướng về được thể hiện một cách nổi bật trong nhân tính của Chúa Giêsu Kitô. Mọi hành động và lời nói của Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời vĩnh cửu nhập thể, vì được xức dầu bởi Chúa Thánh Thần, đều có đủ phẩm chất nhờ việc nhập thể. Một cách đến nỗi nhờ lời nói và việc làm của Người, và việc biểu lộ toàn thể con người của Người, Người đã thông truyền cho chúng ta sự mặc khải của Thiên Chúa (x. DV 4). Do đó, chính Chúa Giêsu Kitô là mầu nhiệm của Thiên Chúa được thông truyền và mặc khải cho con người (x. Cl 2: 2-3; 1:27; 4: 3), hiện diện trong các mầu nhiệm cứu độ khác nhau của đời sống Người: sinh ra, chịu phép rửa, biến hình, v.v.. Bây giờ việc diễn biến của mầu nhiệm của Chúa Kitô đạt đến đỉnh cao của nó trong cái chết và phục sinh vinh hiển, những biến cố luôn được hồng ân Chúa Thánh Thần tiếp nối (x. DV 4). Ở đó, sự mặc khải về tình yêu của Thiên Chúa cho đến tận cùng (x. Ga 13: 1) và năng lực cứu chuộc của nó được cô đọng với một cường độ cao siêu và không thể vượt qua. Kết quả là sự tha thứ tội lỗi (x. Cl 2: 13-14) và sự cởi mở chấp nhận tham dự vào sự sống vĩnh cửu của Đấng Phục sinh, nhờ ơn phúc của Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho chúng ta trở nên những người chia sẻ bản tính thần linh (x. 2 Pr 1: 4). Nhờ đó, chúng ta hiểu rằng Chúa Giêsu Kitô tập trung nền tảng và nguồn gốc của mọi tính bí tích, điều sau đó diễn biến trong các dấu hiệu bí tích khác nhau vốn sảnh sinh ra Giáo hội, nơi có sự tụ tập các khía cạnh độc nhất và những khoảnh khắc thâm hậu của cuộc sống Người: ơn tha thứ tội lỗi (sám hối), chữa lành người bệnh (Xức dầu bệnh nhân), chết và phục sinh (Bí tích Rửa tội và Bí tích Thánh Thể), chọn lựa và thiết định các môn đệ làm mục tử của cộng đồng (truyền chức thánh), v.v. Luận lý học bí tích, vốn được khắc ghi trong mặc khải Ba Ngôi, được kéo dài và cô đọng trong các bí tích, trong đó Chúa Kitô tự làm cho Người hiện diện một cách đặc biệt thâm hậu (SC 7). Cấu trúc bí tích và luận lý học đức tin tùy thuộc Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể và cứu chuộc [27].

32. Thật vậy, Chúa Giêsu không chỉ đơn giản truyền đạt cho chúng ta một điều gì đó quan trọng về Thiên Chúa. Người không chỉ đơn giản là một thầy giáo nào đó, một sứ giả hay một nhà tiên tri nào đó, mà là sự hiện diện bản vị của Ngôi Lời Thiên Chúa trong sáng thế. Vì Người, như là người thật, vốn không thể tách rời khỏi Thiên Chúa, Đấng mà Người gọi là "Cha", hiệp thông với Người có nghĩa là hiệp thông với Thiên Chúa (Ga 10:30; 14: 6, 9). Chúa Cha muốn dẫn dắt mọi người qua Chúa Thánh Thần vào hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô. Đồng thời, Chúa Giêsu Kitô là con đường dẫn đến sự sống và là chính sự sống (Ga 14: 6); nói cách khác: “Người đồng thời là Đấng Cứu Rỗi và là chính Ơn Cứu rỗi [28].Với các bí tích của Lời được cử hành trong Chúa Thánh Thần, đặc biệt với việc tưởng niệm cái chết và sự phục sinh của Người, chúng ta được cung cấp một phương cách và một biện pháp khắc phục sau cuộc mất mát vì tội lỗi, để đạt được sự hiệp thông và mối tương quan bản vị với Thiên Chúa thông qua việc tham dự vào sự sống của Chúa Kitô, tự lồng chúng ta vào với Người. Do đó, công việc cứu rỗi được hoàn thành, nó hoàn tất và đem sự khởi đầu của nó với sáng thế lên tuyệt đỉnh. Tuy nhiên, Thiên Chúa làm cho việc chấp nhận ơn phúc này lệ thuộc sự hợp tác của người nhận. Như trường hợp Đức Mẹ, vốn là mô hình giáo hội của người môn đệ, đã cho thấy, ơn thánh tôn trọng tự do, nó không bị áp đặt một cách cưỡng bức mà không có sự thuận tình của tự do (Lc 1: 38), ngay cả khi sự thuận tình được chính ơn thánh làm cho khả hữu ( Lc 1:28).

d) Giáo hội và các Bí tích trong nhiệm cục bí tích

33. [Giáo Hội: Grund-Sakrament (bí tích nền tảng)]. Tính hữu hình lịch sử của ơn thánh, một tính, trong lịch sử, từng được hiện thực trong Chúa Giêsu Kitô, vẫn có tính ưu vị, nhưng được dẫn khởi nhờ công trình của Chúa Thánh Thần trong Giáo hội [29]. Thuộc hữu thể Giáo hội là cấu trúc lịch sử và hữu hình, để phục vụ việc thông truyền ơn thánh vô hình, ơn thánh mà Giáo Hội vốn nhận được từ Chúa Kitô và thông truyền nhờ Chúa Thánh Thần. Có một loại suy đáng chú ý giữa Giáo hội và Ngôi Lời nhập thể (x. LG 8; SC 2). Từ những tiền đề này, thần học đương thời đã thâm hậu hóa sự hiểu biết về Giáo hội như là bí tích nền tảng (Grund-Sakrament), trong một đường hướng gần với sự hiểu biết của Vatican II về Giáo hội như là bí tích cứu độ phổ quát [30]. Như một bí tích, Giáo hội phục vụ sự cứu rỗi thế giới (LG 1; GS 45), phục vụ việc thông truyền ơn thánh mà việc tiếp nhận ơn thánh này đã biến nó thành bí tích. Tính bí tích luôn có đặc tính truyền giáo, phục vụ thiện ích của người khác.

34. Giờ đây, cũng như một bí tích, trong chính Giáo hội, đã có việc tri nhận được ơn thánh của Thiên Chúa, tri nhận được sự bừng nở của Nước Thiên Chúa. Như vậy, nếu một mặt, Giáo hội phục vụ việc thành lập Nước Thiên Chúa; thì mặt khác, sự hiện diện của Vương quốc Chúa Kitô trong mầu nhiệm đã hiện diện trong Giáo Hội (LG 3). Được phú ban cho các phương tiện ơn thánh này, Giáo Hội thực sự có thể là mầm mống và là khởi đầu của vương quốc [31] (LG 5). Vì là một người hành hương và được cấu thành từ những người tội lỗi, nên không hề có sự đồng nhất hoàn toàn giữa Giáo hội và Nước Thiên Chúa; như một thực tại được cấu thành bởi ơn thánh, nó sở hữu một chiều kích cánh chung, mà đỉnh cao là Giáo hội thiên quốc và là hiệp thông các thánh [32] (x. LG 48-49).

35. [Giáo hội: Thực tại Kitô học và Thần khí học]. Là những tạo vật ngụ cư trong Thiên Chúa Ba Ngôi, nghĩa là, “dân hợp nhất” trong sự hợp nhất của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (33), Giáo hội không những duy trì mối tương quan mật thiết với Ngôi Lời nhập thể, đến độ có thể khẳng định đúng sự thật rằng mình là Thân thể của Chúa Kitô (x. LG 7), mà còn với cả Chúa Thánh Thần nữa. Và điều này đúng không những vì Chúa Thánh Thần, hồng ân tuyệt vời của Đấng Phục sinh (x. Ga 7:39; 14:26; 15:26; 20:22), hoạt động trong kết cấu của Giáo Hội (xem LG 4), cư ngụ trong Giáo Hội và trong các tín hữu như trong một đền thờ (1 Cr 3:16; 6:19), hợp nhất nó và tạo ra năng động tính truyền giáo vốn cố hữu trong nó (xem Cv 2: 4-13); mà còn vì Giáo hội là một dân tộc thiêng liêng, thuộc thần khí (x. LG 12), được làm giàu nhờ các ơn phúc khác nhau mà Chúa Thánh Thần ban cho các tín hữu vì thiện ích của cả cộng đồng (x. Rm 12: 4-8; 1 Cr 12: 12-30; 1 Pr 4:10). Những đặc sủng này dẫn đến việc chiếm hữu đặc thù sự phong phú của Lời Thiên Chúa và ơn thánh bí tích, củng cố cộng đồng và thúc đẩy sứ mệnh của nó (xem AA 3), nói ngắn gọn: tăng cường tính bí tích của Giáo hội [34].

36. [Liên tục tính bí tích của Trật tự Cứu rỗi]. Ơn cứu rỗi mà trong lịch sử vốn được đề nghị nơi Chúa Giêsu Kitô tiếp tục diễn ra trong Giáo hội (x. Lc 10:16), Thân thể Chúa Kitô, qua các bí tích ban sự sống, nhờ hành động của Chúa Thánh Thần [35]; "Điều có thể nhìn thấy nơi Chúa Kitô đã chuyển qua các bí tích" của Giáo hội [36]. Giáo Hội Công Giáo chủ trương rằng bảy bí tích đã được Chúa Kitô thiết lập [37], vì chỉ có Người mới có thẩm quyền kết hợp một cách hữu hiệu hồng phúc ơn thánh cứu rỗi của Người vào một số dấu hiệu nhất định nào đó [38]. Khẳng định này nhấn mạnh rằng các bí tích không phải là một sáng tạo của giáo hội và Giáo hội không thể thay đổi bản chất của chúng [39], mà chúng dựa trên biến cố được Chúa Kitô mang lấy trọn vẹn: Nhập thể, Sự sống, Sự chết và sự Phục sinh. Việc thiết lập của các bí tích thu thập ý nghĩa từ việc Nhập thể và công bố nó (xem § § 30-32), vì chúng chỉ rõ các đặc điểm của nhân tính Chúa Giêsu, việc triển khai các mầu nhiệm của cuộc sống nhân bản của Người mà cao điểm là lễ Phục sinh, vì ở đây, Chúa Giêsu tự hiến mình trọn vẹn như nguồn mọi ơn thánh, bắt đầu với ơn Chúa Thánh Thần. Giáo hội được soi sáng bởi Chúa Thánh Thần, Đấng mà Giáo Hội đã lãnh nhận vào Lễ Ngũ tuần và được khích lệ bởi việc cử hành Bí tích Thánh Thể (x. PO 5), vốn là nguồn và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu (SC 10; LG 11). Giáo hội vốn thừa nhận rằng hồng phúc bí tích của Chúa Kitô được tiếp tục một cách nổi bật trong bảy dấu hiệu bí tích vốn có nguồn gốc cách này các khác từ cùng một Chúa Kitô [40], trong khi chủ trương rằng ơn thánh thần linh không hoàn toàn bị giới hạn trong bảy bí tích [41].

37. [Ơn thánh bí tích và người ngoài Kitô giáo]. Giáo hội khẳng định rằng ơn thánh, ơn công chính hóa và ban ơn cứu độ, được ban cho và do đó, đức tin chân thực cũng được ban cho ở bên ngoài Giáo hội hữu hình, nhưng không độc lập với Chúa Giêsu (bí tích nguyên thủy) và Giáo Hội (bí tích nền tảng). Hành động của Chúa Thánh Thần không bị giới hạn trong các giới hạn của Giáo hội hữu hình, nhưng "sự hiện diện và hành động của nó là phổ quát, không bị bất cứ giới hạn nào về không gian hay thời gian" [42]. Các tôn giáo ngoài Kitô giáo có thể chứa các khía cạnh của sự thật và có thể là phương tiện và dấu hiệu gián tiếp của ơn thánh thiêng liêng của Chúa Giêsu Kitô. Nhưng điều này không có nghĩa chúng là những con đường cứu rỗi song song với Chúa Kitô hoặc độc lập với Chúa Kitô và Giáo hội của Người [43].

38. [Ơn thánh bí tích và đức tin]. Nói tóm lại, Lời Chúa, Lời sáng tạo và hữu hiệu, đã tạo ra ngôn ngữ liên bản vị của lời bí tích, tức các bí tích; những lời trong Ngôi Lời tiếp tục hành động nhờ Chúa Thánh Thần. Trong những lời mà thừa tác viên tuyên bố nhân danh Giáo hội, thí dụ "Cha rửa con", chính Chúa Kitô Phục sinh tiếp tục nói và hành động trong đó [44]. Vì các bí tích ngày nay được Chúa Thánh Thần làm cho khả hữu mối tương quan bản thân với Chúa đã chết và phục sinh, nên chúng không có ý nghĩa gì nếu không có mối tương quan như vậy, một mối tương quan được cô đọng trong hạn từ “đức tin”.

39. [Các bí tích: Thực thi tối cao tính bí tích của Giáo hội]. Tính bí tích nền tảng của Giáo hội được thực thi một cách vinh dự và với một cường độ đặc biệt trong việc cử hành các bí tích. Các bí tích luôn có một bản chất giáo hội: trong chúng, Giáo hội đặt chính hữu thể mình vào tình thế, để phục vụ việc thông truyền ơn thánh cứu độ của Chúa Kitô phục sinh, nhờ sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Do đó, mỗi và mọi bí tích đều là một hành vi nội tại có tính giáo hội. Theo các Giáo phụ, các bí tích luôn được cử hành trong đức tin của Giáo hội, vì chúng đã được ủy thác cho Giáo hội. Trong mỗi và mọi bí tích, đức tin của Giáo hội đi trước đức tin của tín hữu cá thể. Thật vậy, đó là việc thực thi có tính bản vị chính đức tin của giáo hội. Do đó, không có sự tham gia của đức tin giáo hội, những hành vi tượng trưng như vậy trở nên câm lặng, vì đức tin mở cửa dẫn tới việc biểu thị bí tích hoạt động.

40. [Các á bí tích]. Tính bí tích của giáo hội không những được nhập thân vào các bí tích. Còn một loạt các thực tại bí tích khác tạo thành một phần của cuộc sống và đức tin của Giáo hội, trong đó Kinh thánh nổi bật. Đối với lòng sùng đạo Kitô giáo, có tầm quan trọng lớn là điều gọi là các á bí tích, là những dấu hiệu thánh thiêng, được tạo ra theo mô hình các bí tích. Các á bí tích được sắp đặt hướng tới các bí tích và thánh hóa các hoàn cảnh khác nhau của đời sống (SC 60). Điều của riêng các bí tích là trong chúng có một cam kết giáo hội, một cam kết có thẩm quyền và chắc chắn nhằm thông truyền ơn thánh của Chúa Kitô, với điều kiện là tất cả các yêu cầu đều được chu toàn. Tuy nhiên, trong các á bí tích, người ta không thể nói đến một sự hữu hiệu tương tự như sự hữu hiệu của các bí tích [45]. Trong chúng, có một sự chuẩn bị để lãnh nhận ơn thánh và một ý hướng hợp tác với nó, chứ không phải là một sự hữu hiệu kiểu ex opere operato [do chính việc làm được thực hiện] (xem § 65), chỉ của riêng các bí tích. Do đó, trong khi nước rửa tội tạo ra hiệu quả tha thứ tội lỗi trong lòng việc cử hành bí tích, nước thánh, để tưởng nhớ bí tích rửa tội, không tạo hậu quả bởi chính nó, nhưng theo mức độ trong đó nó được lãnh nhận bằng đức tin, thí dụ khi bước qua lối vào đền thờ.

Kỳ tới: e) Các trục của nhiệm cục bí tích
 
Thổ Nhĩ Kỳ - Bác sĩ Công Giáo Murat Dilmener, một vị bác sĩ của người nghèo đã bỏ mình vì coronavirus
Thanh Quảng sdb
19:44 06/05/2020
Thổ Nhĩ Kỳ - Bác sĩ Công Giáo Murat Dilmener, một vị "bác sĩ của người nghèo" đã bỏ mình vì coronavirus

Theo Thông tấn xã Fides đánh đi từ Istanbul cho hay thì bất chấp các biện pháp cách ly xã hội, phòng chống sự lây lan Covid-19, nhưng hàng trăm bác sĩ, sinh viên và nhân viên Khoa Y của Đại học Istanbul đã hiện diện tại một buổi lễ truy điệu - được tổ chức tại Đại học – để tưởng nhớ tới một bác sĩ Kitô giáo nổi tiếng tên là Murat Dilmener, người đã chết vào Chúa Nhật ngày 3 tháng 5 vừa qua vì dấn thân cho các bệnh nhân coronavirus.

Bác sĩ Dilmener, dù 78 tuổi, nhưng ông đã hăng say dấn thân giúp các bệnh nhân bị virus tấn công vào đầu tháng 4, và sau một hai tuần chính ông cũng bị nhiễm và chết.

Bác sĩ Dilmener là một người Thổ Nhĩ Kỳ, theo Kitô giáo Chính Thống gốc Syria, được sinh ra ở Mardin, rất nhiệt thành phục vụ các nhà giáo xứ cho cộng đoàn của ông ở cả Mardin và Istanbul. Là một bác sĩ chuyên gia nội khoa, ông Dilmener, một Kitô giáo gốc Syria đầu tiên đã trở thành giáo sư tại Phân khoa Y của Đại học Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2004, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi xướng một phong trào chống lại bác sĩ Dilmener và 135 bác sĩ khác đang phục vụ tại các bệnh viện của chính phủ, nhưng họ không tìm được bất cứ chứng cớ nào để bắt bẻ và khai trừ ông khỏi các bệnh viện của chính phủ tại Istanbul. Những lời buộc tội chống lại giáo sư như đã lũng đoạn công quỹ nhà nước mà không có một chứng cớ nào hết! Sau đó, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đã nêu gương bác sĩ Dilmener là một vị "bác sĩ của người nghèo".

Được biết các tu viện của giáo phái Chính thống Syria ở Mardin – có một tu viện nổi tiếng mang tên Thiên thần Gabriel – cũng như Đức Thương phụ cai quảng Giáo hội Chính Thống Đông phương Syria có Tòa tại Damascus, nhưng từ thế kỷ XIII cho đến năm 1933, Tòa ấy được di rời về tu viện Mor Hananyo, gần Mardin. Trong những năm gần đây, do những cuộc xung đột Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, cộng đồng Kitô giáo Chính thống Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến nhiều sự đàn áp, gây ra những làn sóng tị nạn trốn chạy trốn khỏi Syria đang bị chiến tranh tàn phá. (Fides Agenzia, 6/5/2020)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Linh Mục Gioakim Đặng Đức Tuấn Không Phải Là Cháu Cố Trực Hệ Của Lễ Bộ Thượng Thư Đặng Đức Siêu
Nguyễn Văn Nghệ
08:12 06/05/2020
Linh Mục Gioakim Đặng Đức Tuấn Không Phải Là “Cháu Cố” Trực Hệ Của Lễ Bộ Thượng Thư Đặng Đức Siêu

Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn trong lúc trốn lánh lệnh bắt đạo của triều đình đã bị bắt giải lên tỉnh đường tỉnh Quảng Ngãi. Trong tờ cung khai lý lịch, linh mục đã khai về gia cảnh: “Quê tôi Bình Định/ Làng chánh Qui Hòa/ Giữ đạo truyền gia/ Mẹ cha đã mất/ Không lập gia thất/ Có một mình tôi/ Anh em chết rồi/ Không còn ai cả…”. Làng Qui Hòa sau đổi thành Qui Thuận. Ở Qui Thuận có nhà thờ Gia Hựu là một họ đạo kỳ cựu ở xứ Đàng Trong(1). Hiện nay thôn Qui Thuận là 1 trong 10 thôn của xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Trong tác phẩm “Đặng Đức Tuấn tinh hoa Công Giáo ái quốc Việt Nam” khi nhắc đến gia phả của Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn (1806-1874) tác giả viết: “ Chúng ta không biết chắc tương quan huyết thống giữa Đặng Đức Tuấn và Đặng Đức Siêu như thế nào, chỉ nghe người địa phương truyền miệng rằng Đặng Đức Siêu là ông cố của Đặng Đức Tuấn”(2)

Tác phẩm “Tiểu sử cha Khâm Đặng Đức Tuấn thông ngôn sứ bộ Phan Thanh Giản năm 1862” của ông Nguyễn Đình Đầu cũng trích dẫn lại câu nghi vấn trên. Ngoài ra, ông Nguyễn Đình Đầu cũng cho biết thêm: “ Đặng Đức Siêu sinh năm 1751(3), mất năm 1810. Tính theo cách biệt năm sinh, thì Đặng Đức Siêu có thể là “ông cố” của Đặng Đức Tuấn. Nhưng chưa có gì khẳng định là cùng họ Đặng Đức ở Gia Hựu là trực hệ, vì quê của Đặng Đức Siêu ở làng Phụng Cang (nay là ấp Vĩnh Phụng, xã Hoài Xuân, huyện Hoài Nhơn) cũng gần Gia Hựu. Còn phải tồn nghi và hậu cứu”(4)

Sơ đồ gia phả họ Đặng Đức trong tác phẩm “Đặng Đức Tuấn tinh hoa Công Giáo ái quốc Việt Nam” có ghi tên phu nhân Đặng Đức Siêu là Nguyễn Thị Ngữ. Bên dưới sơ đồ có chú thích: “ Xét phu nhân Nguyễn Thị Ngữ, tuy là chính thất song là vợ kế, chứ không phải là người phối ngẫu ban đầu. Người nguyên phối qua đời, để lại con thơ, Đặng Đức Siêu mới tục huyền rồi sau đó, gặp cơn quốc nạn, bỏ đàn con thơ cho vợ kế nuôi dưỡng, một mình lẻn vào Gia Định theo chúa Nguyễn”(5). Không biết tác giả dựa vào đâu mà dám bảo là nhánh của Đặng Đức Tuấn là con của bà phối ngẫu ban đầu? Với lập luận này, tác giả muốn quy kết Đặng Đức Tuấn là cháu trực hệ của Đặng Đức Siêu.

Bài viết “Cha Đặng Đức Tuấn: một linh mục chân tu, một công dân ái quốc” của Linh mục Phạm Châu Diên đăng trên Bản thông tin Địa phận Qui Nhơn số 18, tháng 7-10 năm 1960, trang 21-34 ghi: “ Theo tương truyền trong tộc Đặng Đức, thì Cha Tuấn thuộc dòng dõi ông Đặng Đức Siêu, cũng người Bồng Sơn, nay còn đền thờ tại xã Hoài Thanh… Con cháu ông hiển đạt rất nhiều, trong số đó có ông Đặng Hàm, trước đã tòng sự tại bộ Lại. Theo lời ông thì ông thuộc ngành trưởng, là ngành không tòng giáo, còn Cha Tuấn thuộc ngành thứ, là ngành đã tòng giáo từ lâu đời”(6)

Đại Nam liệt truyện ghi về Đặng Đức Siêu: “ Người huyện Bồng Sơn, tỉnh Bình Định, gia thế nghiệp nho và làm thuốc, lúc tuổi trẻ đi học ở Kinh đô, ngụ ở xã Xước Dụ(7), huyện Hương Trà, lấy người họ Nguyễn nhân thế làm nhà ở đấy. Năm 16 tuổi đỗ cử nhân”(8)

Đại Nam nhất thống chí chép về nhân vật Đặng Đức Siêu quê Bình Định: “Nhà Siêu theo đạo Da tô. Siêu bỏ đạo đi học, đức hạnh và tiết tháo nổi tiếng, đứng đầu nhân vật bản triều. Con là Chiêm, làm quan đến Tổng đốc Hải Dương(9), cháu là Nhuận sung phò mã, anh là Huy(10), làm quan đến Đốc học, già hưu trí rồi chết ở nhà”(11)

Đặng Đức Siêu đỗ Hương tiến (cử nhân) năm 16 tuổi, khoảng năm 1766. Như vậy Đặng Đức Siêu đã bỏ đạo Da tô và ra ngụ tại xã Xước Dụ để dồi mài kinh sử khoảng 2-3 năm trước khi đỗ hương tiến. Sau khi đỗ Hương tiến, Đặng Đức Siêu đã cưới bà Nguyễn Thị Ngữ, quê Thừa Thiên. Hiện nay tại nhà 602 đường Bùi Thị Xuân, làng Nguyệt Biều, xã Thủy Biều, thành phố Huế có từ đường Đặng Đức Siêu và Nguyễn Thị Ngữ(12)

Với chi tiết: “ Nhà Siêu theo đạo Da tô. Siêu bỏ đạo đi học”; “lúc tuổi trẻ đi học ở Kinh đô, ngụ ở xã Xước Dụ, huyện Hương Trà, lấy người họ Nguyễn, nhân thế làm nhà ở đấy” chúng ta có thể kết luận là: Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn không phải là “cháu cố” trực hệ của Lễ Bộ Thượng thư Đặng Đức Siêu.

Nguyễn Văn Nghệ

Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang

Chú thích:

1 - quinhon.org/q/lich-su-giao-phan-giao-xu/dia-so-gia-huu-1173.html

2 -Lam Giang&Võ Ngọc Nhã, Đặng Đức Tuấn tinh hoa Công Giáo ái quốc Việt Nam, Tác giả tự xuất bản, 1970, tr. 12

3 -Có tài liệu ghi Đặng Đức Siêu sinh năm 1750

4 -Nguyễn Đình Đầu, Tiểu sử Cha Khâm Đặng Đức Tuấn thông ngôn sứ bộ Phan Thanh Giản năm 1862, Nxb Tôn giáo, tr. 10

5 -Lam Giang & Võ Ngọc Nhã, Sđd, tr. 17

6 - gpquinhon.org/q/on-co-tri-tan/cha-dang-duc-tuan-mot-linh-muc-chan-tu-mot-cong-dan-ai-quoc-2291.html

7 -Người Huế không đọc là Xước Dụ, nhưng đọc là Xước Dũ (Xước: giàu có; Dụ/Dũ: giàu có). Làng Xước Dụ nằm ở phía tây chùa Thiên Mụ, thuộc phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà.

8 -Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện tập 1-2, Nxb Thuận Hóa, tr. 291

9 -Sách Đại Nam thực lục không phiên âm là Đặng Đức Chiêm, nhưng phiên âm là Đặng Đức Thiệm: Tháng 2 năm Canh Thìn (1820) “Bổ con Đặng Đức Siêu là Đức Thiệm làm Hàn lâm thị thư” (Đại Nam thực lục tập 2, Nxb Giáo dục, tr.45)

10 -Tháng giêng năm Quý Mùi (1823) “Thưởng cho thọ quan là Đốc học hưu trí Đặng Đức Huy (81 tuổi) 20 lạng bạc, 2 tấm lụa” (Đại Nam thực lục tập 2, Nxb Giáo dục, tr. 257)

11 -Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí tập 3, Nxb Thuận Hóa, tr. 53

12 - hodangmientrung.com/danh-nhan-nhan-vat-lich-su/ang-uc-sieu-1750-1810-vi-thuong-thu-bo-le-dau-tien-cua-nha-nguyen-day-du.aspx
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tháng Hoa Dâng Mẹ
Vũ Đình Huyến Lm.
21:33 06/05/2020
THÁNG HOA DÂNG MẸ
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CRM)

Con dâng Mẹ ngàn hoa tươi thắm
Cả tâm tình và tấm lòng con
Đây màu hoa đỏ sắt son
Như dòng bửu huyết của con Chúa Trời.
(Trích thơ của Giuse Dương Mai)
 
VietCatholic TV
Tin rất buồn: Thương vong nặng nề tại tu viện Livonia, Michigan. ĐTC cảnh cáo 3 điều làm ta xa Chúa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:40 06/05/2020


1. Tổn thất nặng nề về nhân mạng tại một tu viện các nữ tu ở Michigan

Tính cho đến ngày 6 tháng Năm, Tử vong toàn thế giới đã lên đến 257,887 người, trong số 3,722,033 trường hợp nhiễm coronavirus. Như thế, trong vòng 24 giờ trước đó, đã có thêm 4,096 người thiệt mạng và 79,582 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận.

Tình hình tại Anh đã có những đột biến khiến lần đầu tiên số trường hợp tử vong vượt quá cả con số tại Ý. Tử vong tại Anh đã lên đến 29,427 vượt quá con số 29,315 tại Ý, tức là chỉ sau số trường hợp tử vong tại Hoa Kỳ.

Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 72,163 người, trong số 1,235,919 trường hợp nhiễm coronavirus. Riêng tại tiểu bang Michigan, đến nay đã có 4,179 trường hợp tử vong, trong tổng số 44,397 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.

Trong một diễn biến rất buồn, tu viện các nữ tu dòng Felicia ở Livonia, Michigan, đã phải gánh chịu một mất mát đặc biệt khó khăn. Hai mươi hai trường hợp nhiễm COVID-19 đã được xác nhận tại tu viện này, với 11 người chết. Năm trong số các trường hợp tử vong đã được xác nhận là do căn bệnh này. Sáu cái chết khác bị nghi là từ virus quái ác này.

Những người đã chết bao gồm Chị Mary Luiza Wawryzniak, 99 tuổi, là nữ tu Felicia trong 80 năm qua; Chị Celine Marie Lesinski, 92 tuổi, là nữ tu Felicia trong 71 năm và Chị Victoria Marie Indyk 69 tuổi, một y tá dẫn đầu các chuyến đi truyền giáo thường xuyên đến Haiti.

Vào ngày 20 tháng Tư, Chị Mary Christopher Moore, Bề trên tỉnh dòng Felicia Bắc Mỹ, nói rằng “ hơn 35 thành viên của cộng đồng, là các nữ tu hoặc nhân viên, đã thử nghiệm dương tính với COVID-19 trong ba tu viện lớn của chúng tôi.”

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là cảnh quan rất đẹp của tu viện dòng Felicia ở Livonia, Michigan.

Lịch sử của cộng đồng tôn giáo này đã có từ 80 năm trước, khi một nhóm chị em thành lập một tu viện ngay bên ngoài Detroit. Họ tiếp tục thành lập Đại học Madonna, một trường trung học và một số trường Grammar dành cho các học sinh xuất sắc, cũng như một trường tại Montessori và một trung tâm giữ trẻ.

Dòng các nữ tu Felicia được thành lập bởi Chân phước Mary Angela Truszkowska, sinh tại ở Kalisz, Ba Lan, vào năm 1825. Khi còn là một cô gái trẻ, vị Chân Phước đã bắt đầu phục vụ những đứa trẻ bị bỏ rơi và vô gia cư trên đường phố Warsaw và mở một trường học và nơi trú ẩn để cung cấp chỗ ăn ở cho những người dân dễ bị tổn thương này. Năm 1855, chị Angela đã hình thành một cộng đồng các nữ tu theo các giá trị và lý tưởng của Thánh Phanxicô thành Assisi. Cộng đồng mới này được gọi là Dòng Các Nữ Tu của Thánh Felix thành Cantalice, hay vắn tắt thường được gọi là “Các Nữ Tu của Thánh Felix”.

Chân phước Mary Angela mất năm 1899. Ngày nay, Các Nữ Tu của Thánh Felix phục vụ ở Ba Lan, Bắc Mỹ, Ba Tây và Kenya.

Trong thánh lễ an táng các nữ tu, sơ Mary Christopher Moore, bề trên tu viện Livonia, Michigan nói:

“Chúng ta vừa trải qua một tháng Tư buồn, và khi chúng ta nhìn lại một loạt những cái chết và những trường hợp nhiễm bệnh rồi phục hồi, chúng ta thấy mầu nhiệm Vượt Qua quá hiển nhiên trong cuộc sống của chúng ta. Kỷ niệm cuộc thương khó, cái chết và sự Phục Sinh của Chúa của chúng ta rất khác lạ trong năm nay; sự tàn lụi của mùa đông và mùa xuân đến với vẻ đẹp của nó; cái chết của 13 chị em trong tháng Tư đen này; và dấu hiệu hy vọng phục hồi nơi các nữ tu bị nhiễm coronavirus của chúng ta”.

Trong một tuyên bố được đăng trên tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, hôm thứ Ba 5 tháng Năm, sơ bề trên Mary Christopher Moore cho biết:

“Đối với các nữ tu chúng tôi, mất mát lớn nhất của chúng tôi trên cơ sở cuộc sống hàng ngày là cuộc sống cộng đoàn, đó là trung tâm các đặc sủng của các nữ tu Felicia. Trong một ngày chúng tôi tập hợp năm lần - vào buổi sáng để cầu nguyện và thánh lễ, vào buổi tối để cầu nguyện và lần chuỗi mân côi, và ba lần khác vào các bữa ăn. Trong nhiều tuần qua ở các tu viện, chúng tôi phải giữ lệnh cách ly và khoảng cách xã hội, nên không có bữa ăn chung. Chúng tôi đau buồn về sự mất mát việc chia sẻ hàng ngày đó, nhưng chúng tôi phải tính đến nhu cầu sức khỏe cộng đồng và biết rằng Chân phước Mary Angela sẽ nói với chúng tôi, ‘Hãy phục vụ những nơi cần đến bạn’. Vì vậy, lợi ích chung của sức khỏe cộng đồng là điều quan trọng đối với chúng tôi hiện nay, vì lợi ích của nhau, của các nhân viên, cộng đồng, quốc gia và thế giới.”



2. Vatican cung cấp các hướng dẫn mục vụ giúp đỡ những người di cư

Hôm thứ Ba 5 tháng Năm, phân bộ di dân và tỵ nạn của Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện đã đề ra các hướng dẫn để đối phó với những thách đố mới trong việc mục vụ cho những người di cư và tỵ nạn trước những thách đố toàn cầu hiện nay.

“Định hướng mục vụ dành cho những người di cư và di dân” đã đề ra một loạt những hướng dẫn quan trọng hữu ích cho công tác mục vụ cho những người di dân dân và tỵ nạn (IDPs) trong bốn động từ: chào mừng, bảo vệ, thúc đẩy và thăng tiến.

Chào mừng

Các hướng dẫn Mục vụ thừa nhận tình trạng phức tạp của những người di cư và di dân. Thông điệp đặc biệt lưu ý rằng họ thường là những người bị xã hội bỏ quên.

Chúng ta cần phải nhìn nhận rằng cuộc sống nơi quê hương bản quán của họ có nguy hiểm và bấp bênh, thì người dân mới phải bỏ xứ sở mà trốn chạy. Vì vậy thông điệp kêu gọi tất cả các tổ chức nhân đạo hãy rộng mở bàn tay nhân ái chào đón nâng đỡ họ.

Bảo vệ

Thông điệp nhấn mạnh rằng người di cư và người tỵ nạn cần được các Tổ chức quốc tế (IDPs) bảo vệ họ, vì nó liên quan đến những điều vượt qua những luật lệ quốc tế.

Tài liệu cũng lưu ý rằng các cơ quan có thẩm quyền quốc gia, nơi có trách nhiệm chính những người di cư tỵ nạn, cần phải bảo vệ họ! Công việc bảo vệ IDP ở các cấp địa phương, quốc gia và quốc tế.

Thông điệp cũng kêu gọi hãy chăm sóc đặc biệt cho những người dễ bị tổn thương nhất, bao gồm những nạn nhân chiến tranh nhất là phụ nữ và trẻ em, binh lính và những người tàng tật, cũng như các thành phần của các nhóm thiểu số đang phải đối diện với những phân biệt kỳ thị chủng tộc!

Thúc đẩy

Giáo hội cũng được kêu gọi việc thúc đẩy quyên góp các nhu cầu vật chất và tinh thần cho di dân, đặc biệt là những phúc lợi tạm thời cho các người di cư hầu đáp ứng nhu cầu kinh tế và xã hội cho họ. Về vấn đề này, việc giáo dục và chăm sóc y tế cần đưiợc chú trọng cách đặc biệt.

Trong khi nhiều tổ chức cố gắng đáp ứng nhu cầu vật chất, phúc lợi tôn giáo và tinh thần của người di dân... Tài liệu mới lưu ý rằng chiều kích tâm linh này là điều trọng yếu cho sự phát triển toàn diện của con người, được coi là mục tiêu của các chương trình di cư di dân (IDPs).

Đặc biệt, Tài liệu kêu gọi các giám mục địa phương hãy lợi dụng những cơ cấu và chương trình mục vụ có sẵn hầu giúp cho việc di cư dân dân này.

Thăng tiến

Thăng tiến về sự hợp nhất dành cho những người di cư và di dân thích nghi vào các cộng đồng chính mạch là giải pháp lâu dài.

Cụ thể, Tài liệu đặt ra chương trình hoặc kế hoạch thăng tiến, đây là giai đoạn khó khăn cho người di dân lẫn chủ nhà. Vì vậy, Giáo hội được kêu gọi cung cấp cho cả hai phía những Hướng dẫn và hỗ trợ thực tế… Điều này giúp các cấp thế quyền và thần quyền ý thức trách nhiệm của tất cả những người liên quan, đặc biệt là các lợi ích chung cho cả những người bị di dời và cộng đồng chào đón họ.



Thánh lễ tại Santa Marta 6/5/2020: Đức Thánh Cha cầu xin Chúa giúp các nhà truyền thông luôn làm việc để phục vụ sự thật

Lúc 7 sáng thứ Tư 6 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.

Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những ai đang tham gia trong lĩnh vực truyền thông, là những người trong những ngày này có thể phải vất vả và gặp nhiều nguy hiểm nghề nghiệp hơn. Xin cho họ biết tôn trọng sự thật và phục vụ sự thật.

Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:

Chúng ta cầu nguyện ngày hôm nay cho những người nam nữ đang làm việc trong các phương tiện truyền thông. Trong thời đại dịch này, họ mạo hiểm rất nhiều và công việc lại rất nhiều. Xin Chúa giúp họ trong công việc, luôn luôn truyền tải sự thật, và dấn thân phục vụ sự thật.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài Tin Mừng trong ngày (Ga 12: 44-50), trong đó Chúa Giêsu nói: “Ai tin vào Ta thì không phải là tin vào Ta, nhưng là tin vào Ðấng đã sai Ta. Và ai thấy Ta là thấy Ðấng đã sai Ta.”

Phúc Âm: Ga 12, 44-50

“Ta là sự sáng đã đến thế gian”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu lớn tiếng nói rằng: “Ai tin vào Ta thì không phải là tin vào Ta, nhưng là tin vào Ðấng đã sai Ta. Và ai thấy Ta là thấy Ðấng đã sai Ta. Ta là sự sáng đã đến thế gian, để bất cứ ai tin Ta, người ấy sẽ không ở trong sự tối tăm. Nếu ai nghe lời Ta mà không tuân giữ, thì không phải chính Ta xét xử người ấy, vì Ta đã đến không phải để xét xử thế gian, nhưng là để cứu độ thế gian. Ai khinh dể Ta, và không chấp nhận lời Ta, thì đã có người xét xử: lời Ta đã nói sẽ xét xử người ấy trong ngày sau hết. Bởi vì Ta đã không tự mình nói ra, nhưng Cha là Ðấng sai Ta, chính Người đã ra lệnh cho Ta phải nói gì và phải công bố gì. Và Ta biết rằng lệnh của Người là sự sống đời đời. Những điều Ta nói, thì Ta nói theo như Cha đã dạy”.

Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Đoạn Tin Mừng này trích từ Phúc Âm theo Thánh Gioan cho chúng ta thấy sự thân mật giữa Chúa Giêsu và Chúa Cha. Chúa Giêsu đã làm những gì Chúa Cha bảo Người làm. Và Ngài xác định sứ mệnh của mình là: “Ta là sự sáng đã đến thế gian, để bất cứ ai tin Ta, người ấy sẽ không ở trong sự tối tăm”

Sứ mệnh của Chúa Giêsu là thắp sáng thế gian và chính Ngài cho biết: “Ta là sự sáng đã đến thế gian”. Tiên tri Isaia đã nói tiên tri về ánh sáng này: “Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi.” Và sứ mệnh của các môn đệ Chúa cũng là mang lại ánh sáng như Thánh Phaolô nói. Thánh nhân được chọn để chiếu sáng, để chiếu dõi ánh sáng này, không phải của ngài, mà là của người khác. Chiếu sáng là sứ mệnh của Chúa Giêsu và các tông đồ, vì thế giới chìm trong bóng tối.

Thảm kịch ở đây là ánh sáng ấy đã bị từ chối, như lời Thánh Gioan nói khi bắt đầu Phúc Âm của ngài: “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận”. Họ yêu bóng tối hơn ánh sáng. Họ làm quen với bóng tối, và sống trong bóng tối. Họ không thể chấp nhận được ánh sáng, họ không thể vì họ là nô lệ của bóng tối. Và đây sẽ là cuộc đấu tranh của Chúa Giêsu, Ngài tiếp tục chiếu sáng, mang ánh sáng cho thấy mọi thứ như chúng là; để với ánh sáng của Chúa Giêsu chúng ta được tự do, để chúng ta thấy rõ sự thật.

Thánh Phaolô đã có kinh nghiệm về quá trình chuyển từ bóng tối sang ánh sáng, khi Chúa gặp ông trên đường đến Damascus. Thánh nhân bị mù. Nhờ phép Rửa Tội thánh nhân lấy lại được ánh sáng. Thánh Phaolô đã có kinh nghiệm vượt qua từ bóng tối đến với ánh sáng. Đó cũng là con đường của chúng ta, mà chúng ta nhận được trong bí tích rửa tội: vì lý do này trong nhiều thế kỷ đầu tiên, phép Rửa Tội được gọi là ‘la illuminazione’ /la i-lu-mi-na-zi-ố-nề/ – sự khai sáng, bởi vì phép Rửa Tội mang lại cho anh chị em ánh sáng, và cũng chính vì lý do đó, trong lễ rửa tội một ngọn nến được thắp sáng và được trao cho cha mẹ của cậu bé và cô bé vừa được chiếu sáng. Chúa Giêsu mang lại ánh sáng cho chúng ta.

Nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. Họ đã quá quen với bóng tối đến nỗi ánh sáng làm họ choáng váng và đây là bi kịch xuất phát từ tội lỗi của chúng ta: tội lỗi làm chúng ta mù lòa và chúng ta không thể chịu đựng được ánh sáng. Chúng ta có đôi mắt ốm yếu. Chúa Giêsu nói rõ điều này trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu: “Còn nếu mắt anh xấu, thì toàn thân anh sẽ tối. Vậy nếu ánh sáng nơi anh lại thành bóng tối, thì tối biết chừng nào!” Hoán cải là để vượt qua khỏi bóng tối mà ra ánh sáng. Nhưng đâu là những điều làm chúng ta đau mắt, con mắt đức tin của chúng ta, và làm chúng ta mù quáng? Thưa: Đó là những tật xấu, tinh thần thế gian, và thói kiêu ngạo.

Ba điều này đẩy anh chị em đến chỗ dính bén đến những thứ khác để vẫn an toàn trong bóng tối. Chúng ta thường nói về mafia: đây chính là nó đó. Có những thứ mafia tâm linh, cũng như có những thứ mafia trong xã hội. Mafia là tìm kiếm người khác để che đậy bản thân mình, ngõ hầu mình có thể ở trong bóng tối. Không dễ sống trong ánh sáng. Ánh sáng làm cho chúng ta thấy rất nhiều điều xấu trong chúng ta mà chúng ta không muốn thấy: những tật xấu, tội lỗi vân vân và vân vân. Chúng ta hãy nghĩ về những tật xấu của chúng ta, chúng ta hãy nghĩ về thói kiêu ngạo của chúng ta, chúng ta hãy nghĩ về tinh thần thế gian của chúng ta: những điều này làm mù quáng chúng ta, chúng tách chúng ta khỏi ánh sáng của Chúa Giêsu.

Nhưng nếu chúng ta dám thẳng thắn suy nghĩ sâu xa về những điều này chúng ta sẽ không tìm thấy một bức tường. Không. Trái lại chúng ta sẽ thấy một lối ra, bởi vì Chúa Giêsu đã nói rằng Ngài là ánh sáng: “Ta đã đến không phải để xét xử thế gian, nhưng là để cứu độ thế gian.” Chính Chúa Giêsu là ánh sáng nói: “Hãy có lòng dũng cảm: hãy để cho mình được chiếu sáng, để bản thân nhìn thấy được những gì bên trong con, bởi vì chính Ta, là người sẽ mang con về phía trước, sẽ cứu con. Ta sẽ không kết án con. Ta sẽ cứu con”. Chúa giải thoát chúng ta khỏi bóng tối mà chúng ta có bên trong tâm hồn, từ bóng tối của cuộc sống hàng ngày, của đời sống xã hội, của đời sống chính trị, quốc gia... rất nhiều bóng tối. Chúa cứu chúng ta. Nhưng Ngài yêu cầu chúng ta hãy nhìn cho rõ những thứ ấy trước, hãy can đảm nhìn thấy bóng tối của chúng ta để ánh sáng của Chúa có thể đến và cứu chúng ta.

Để kết luận, Đức Thánh Cha nói chúng ta không nên sợ hãi Chúa. Ngài là Đấng rất nhân làng, nhẹ nhàng, gần gũi chúng ta. Ngài đã đến để cứu chúng ta. Chúng ta đừng sợ ánh sáng của Chúa Kitô.


Source:Vatican News
 
Diễn biến nguy hiểm: Tầu chuẩn bị chiến tranh. Mỹ chưa hết dịch bệnh lại gánh thêm tai họa khác.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:03 06/05/2020


1. Tài liệu Trung Quốc nêu bật nhu cầu chuẩn bị cho cuộc tấn công vũ trang trả thù cho dịch bệnh

Trong một kịch bản được chuẩn bị rất công phu, ngay khi đại dịch coronavirus vẫn đang hoàng hành kinh hoàng tại nước này, Trung Quốc đã gởi một phái đoàn các nhân viên y tế sang giúp Ý chống trả dịch bệnh; đã gởi các que thử COVID-19 sang Tây Ban Nha, mặc dù chỉ phát hiện được 30% các trường hợp nhiễm bệnh; và đã gởi hàng triệu khẩu trang y tế sang Pháp các nước khác.

Tuy nhiên, theo thông tấn xã Reuters, một báo cáo nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhìn nhận rằng kế hoạch quảng cáo cho một nước Trung Hoa cứu nhân độ thế xứng đáng với ngôi vị bá chủ thế giới đã thất bại. Không những thế, sự căm ghét của thế giới đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc đang ngày càng rõ nét đến mức Trung Quốc cần chuẩn bị cho cuộc tấn công vũ trang trả thù cho dịch bệnh kinh hoàng này.

Nguyên bản tiếng Anh báo cáo của Reuters có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Exclusive: Internal Chinese report warns Beijing faces Tiananmen-like global backlash over virus

Peter Hirschberg


Độc quyền: Phúc trình nội bộ của Trung Cộng cảnh báo rằng Bắc Kinh phải đối mặt với các phản ứng chống đối toàn cầu tầm cỡ vụ Thiên An Môn vì chuyện coronavirus

Một phúc trình nội bộ của Trung Quốc cảnh báo rằng Bắc Kinh hiện đang phải đối mặt với làn sóng thù địch đang trên đà gia tăng từ vụ bùng phát coronavirus đã khiến mối quan hệ của họ với Hoa Kỳ nghiêng về phía đối đầu, những người quen thuộc với bản phúc trình này đã nói với Reuters như thế.

Bản phúc trình, được Bộ An Ninh Quốc Gia Trung Quốc trình lên giới lãnh đạo chóp bu của Bắc Kinh trong đó có cả Chủ tịch Tập Cận Bình hồi đầu tháng trước, kết luận rằng ác cảm đối với Trung Quốc trên toàn thế giới đang ở mức cao nhất kể từ sau vụ đàn áp Thiên An Môn vào năm 1989.

Vì thế, Bắc Kinh hiện phải đối mặt với làn sóng bài Trung Quốc do Hoa Kỳ dẫn đầu sau trận đại dịch, và cần phải chuẩn bị cho một tình huống xấu nhất là một cuộc đối đầu vũ trang giữa hai cường quốc toàn cầu. Những người quen thuộc với nội dung phúc trình cho Reuters biết như trên nhưng không muốn được nêu danh tính do tính nhạy cảm của vấn đề.

Bản phúc trình được soạn thảo bởi Viện Quan hệ Quốc Tế Đương Đại Trung Quốc, gọi tắt là CICIR, là nhóm cố vấn chiến lược có liên hệ với Bộ An Ninh Quốc Gia Trung Quốc, cơ quan tình báo hàng đầu của cộng sản Bắc Kinh.

Reuters chưa nhìn thấy bản tóm tắt, nhưng được những người có kiến thức trực tiếp về bản phúc trình này cho biết nội dung của nó.

Khi trả lời các câu hỏi của Reuters về bản phúc trình này, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc trả lời: “Tôi không có thông tin liên quan”.

Bộ An Ninh Quốc Gia Trung Quốc không cho biết các chi tiết liên lạc công khai và cũng không thể gặp được để nghe họ bình luận.

CICIR là nhóm cố vấn chiến lược có tầm ảnh hưởng lớn mà cho đến năm 1980 vẫn trực thuộc Bộ An Ninh Quốc Gia Trung Quốc, và đóng vai trò cố vấn cho nhà cầm quyền Trung Quốc về các chính sách đối ngoại và an ninh. Họ đã không phúc đáp các yêu cầu đưa ra bình luận của chúng tôi.

Reuters không thể xác định được phần đánh giá thẳng thừng được mô tả trong bản phúc trình phản ảnh tới mức nào lập trường của các nhà lãnh đạo nhà nước Trung Quốc, và nếu có thì nó sẽ ảnh hưởng đến chính sách của họ tới mức độ nào. Nhưng việc đưa ra phúc trình này cho thấy Bắc Kinh đánh giá một cách nghiêm trọng mối đe dọa về việc hình thành nên các phản ứng chống đối có thể đe dọa đến những gì Trung Quốc cho là những đầu tư chiến lược của họ ở nước ngoài và quan điểm an ninh của họ.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ được nhiều người cho là đang ở vào thời điểm tồi tệ nhất trong mấy thập niên qua, với những xích mích và bất tín nhiệm sâu sắc từ những cáo buộc của Hoa Kỳ về việc trao đổi mậu dịch và các thực hành kỹ thuật, cho đến những tranh cãi liên quan đến vấn đề Hương Cảng, Đài Loan và các vùng lãnh thổ đang bị tranh chấp ở vùng biển phía Nam Trung Hoa.

Trong những ngày gần đây, khi đối mặt với chiến dịch tái tranh cử gặp khó khăn hơn vì dịch bệnh coronavirus đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng Mỹ và tàn phá nền kinh tế Hoa Kỳ, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tăng cường những chỉ trích nhắm vào Bắc Kinh và đe dọa mức thuế quan mới đối với Trung Quốc. Đồng thời, các giới chức cho biết chính quyền của ông cũng xem xét các biện pháp trả đũa Trung Quốc về sự bùng phát dịch bệnh.

Nhiều người ở Bắc Kinh tin rằng Hoa Kỳ muốn kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy, một Trung Quốc đang trở nên quyết liệt hơn trên bình diện toàn cầu khi nền kinh tế của họ phát triển.

Bản phúc trình kết luận rằng Washington coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa về an ninh quốc gia và kinh tế, là thách thức đối với những quốc gia dân chủ phương Tây. Bản phúc trình cũng nói Hoa Kỳ đang nhắm đến việc hạ bệ đảng cầm quyền Cộng sản bằng cách làm suy yếu niềm tin của công chúng.

Các giới chức Trung Quốc có “trách nhiệm đặc biệt” trong việc thông báo cho người dân của họ và cho thế giới về mối đe dọa do nạn coronavirus gây ra “vì họ là người đầu tiên biết về nó”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus đã nói thế khi trả lời câu hỏi của Reuters.

Tuy không trực tiếp nhắc đến phần đánh giá trong bản phúc trình của Trung Quốc, cô Ortagus còn nói thêm: “Những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm làm im tiếng các khoa học gia, nhà báo và công dân cũng như việc truyền bá thông tin sai lạc đã làm trầm trọng thêm mối nguy hiểm của cuộc khủng hoảng y tế này.”

Phát ngôn viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ từ chối đưa ra những lời bình luận.

NHỮNG TÁC ĐỘNG NGƯỢC TRỞ LẠI

Bản phúc trình được mô tả cho Reuters cảnh báo rằng ác cảm đối với Trung Quốc được nhóm lên bởi dịch bệnh coronavirus có thể tiếp sức cho sự chống đối lại dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường của Trung Quốc, và Washington có thể tăng cường hỗ trợ tài chính và quân sự cho các đồng minh trong khu vực, khiến tình hình an ninh ở Á châu trở nên bất ổn hơn.

Ba thập niên trước đây, sau vụ Thiên An Môn, Hoa Kỳ và nhiều chính phủ phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc bao gồm lệnh cấm hoặc hạn chế việc bán vũ khí và chuyển giao kỹ thuật.

Trung Quốc ngày nay hùng mạnh hơn nhiều.

Tập Cận Bình đã cải tổ chiến lược quân sự của Trung Quốc để tạo ra một lực lượng chiến đấu được trang bị để chiến thắng trong chiến tranh hiện đại. Ông ta đang mở rộng phạm vi có thể vươn tới của không và hải quân Trung Quốc trong một thách thức đối với hơn 70 năm thống trị của quân đội Hoa Kỳ ở Á châu.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại kêu gọi sự hợp tác, nói rằng “sự phát triển ổn định và vững chắc của quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ” phục vụ lợi ích của cả hai nước và cộng đồng quốc tế.

Tuyên bố nói thêm: “bất kỳ lời nói hoặc hành động nào liên quan đến mục đích bêu xấu hoặc khuynh đảo về chính trị mượn cớ của đại dịch, bao gồm cả việc tạo cơ hội để gieo mầm bất hòa giữa các quốc gia, đều không có lợi cho sự hợp tác quốc tế chống lại đại dịch.”

DƯ ÂM CỦA CHIẾN TRANH LẠNH

Một trong những người có kiến thức về bản phúc trình cho biết, nó đã được một số người trong cộng đồng tình báo Trung Quốc xem là phiên bản Trung Quốc của “Novikov Telegram” hay điện tín Novikov. Nikolai Novikov từng là Đại sứ Liên Xô tại Washington. Năm 1946, ông ta đánh đi một công văn nhằm nhấn mạnh những nguy hiểm trong tham vọng quân sự và kinh tế Mỹ sau Thế chiến thứ hai.

Công văn của Novikov là phản ứng của nhà ngoại giao này đối với “Long Telegram” của nhà ngoại giao Hoa Kỳ George Kennan từ Mạc Tư Khoa gởi về Mỹ, nói rằng Liên Xô không thấy khả năng chung sống hòa bình với phương Tây, và coi việc cô lập là chiến lược dài hạn tốt nhất.

Hai tài liệu trên đã giúp tạo tiền đề cho tư duy chiến lược, xác định bởi cả hai phía trong cuộc Chiến Tranh Lạnh.

Trung Quốc đã bị Hoa Kỳ cáo buộc ngăn chận thông tin ban đầu về coronavirus, lần đầu tiên được phát hiện tại thành phố trung tâm Vũ Hán, và đã hạ thấp nguy cơ của nó.

Bắc Kinh đã nhiều lần phủ nhận việc họ che đậy mức độ hoặc sự nghiêm trọng của dịch bệnh này.

Trung Quốc đã tìm cách ngăn chặn sự lây lan của virus trong nước và đã cố gắng khẳng định vai trò dẫn đầu thế giới trong cuộc chiến toàn cầu chống lại COVID-19. Điều này bao gồm một chiến dịch tuyên truyền thúc đẩy quyên góp và bán tiếp liệu y tế cho Hoa Kỳ và các quốc gia khác cũng như chia sẻ kiến thức chuyên môn.

Nhưng Trung Quốc phải đối mặt với những phản ứng chống đối ngày càng gia tăng từ những chỉ trích của những người kêu gọi buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về vai trò của mình trong đại dịch kinh hoàng hiện nay.

Tổng thống Trump đã nói rằng ông sẽ cắt tài trợ cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, là tổ chức mà ông gọi là “rất sùng bái Trung Quốc”, là điều mà các giới chức WHO cho đến nay đều chối cãi.

Chính phủ Úc đã kêu gọi một cuộc điều tra mang tầm vóc quốc tế về nguồn gốc và sự lây lan của coronavirus.

Tháng trước, Pháp đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối một ấn phẩm trên trang mạng của đại sứ quán Trung Quốc với ý hướng chỉ trích việc xử lý coronavirus của phương Tây.

Theo một thống kê của Reuters, vi khuẩn này đã lây nhiễm hơn 3 triệu người trên toàn cầu và gây ra cái chết của hơn 200,000 người.


Source:Reuters


2. Chưa hết đại dịch coronavirus kinh hoàng, Hoa Kỳ lại gánh chịu thêm đại họa ong Tầu giết người

Theo thông tấn xã Reuters, các quan chức Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ vừa lên tiếng báo động về một loại ong Tầu rất hung hăng, thuộc loại côn trùng ăn thịt tên khoa học là “Vespa mandarinia”, tên thường gọi là “ong bắp cày giết người”. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ bày tỏ âu lo là loài ong kinh khủng này đang là mối đe dọa mạng sống con người và kỹ nghệ nuôi ong tại Mỹ.

Vespa mandarinia có thể có chiều dài lên tới 6.4 cm và có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan, hay Đông Nam Á. Nó được phát hiện lần đầu tiên ở Blaine, Washington, vào tháng 12 bởi một người chủ nhà. Theo Sven-Erik Spichiger, nhà quản lý côn trùng học tại Bộ Nông nghiệp tiểu bang Washington, hiện nay lực lượng ong bắp cày giết người này đã tăng một cách đáng kể trong một thời gian ngắn.

Đoạn video quý vị và anh chị em đang theo dõi cho thấy một con ong bắp cày giết người có thể giết chết một con chuột lớn hơn nó nhiều lần như thế nào.

Spichiger nói với Reuters rằng:

“Một con ong bắp cày khổng lồ châu Á có thể chích bạn nhiều lần và tiêm vào người bạn một liều nọc độc rất lớn vì kích thước của chúng. Nọc độc này rất độc và tạo ra một vùng hoại tử xung quanh vết thương, do đó bạn sẽ thấy da thịt tan ra xung quanh vết thương”.

“Theo các tài liệu chúng tôi có trong tay, một người bị con ong này đốt một hay hai đốt thì có thể sống. Nhưng nếu bạn bị nhiều đốt, chẳng hạn như khi bị nhiều con ong quỷ quái này tập kích cùng một lúc, hoại tử và nọc độc sẽ thực sự bắt đầu đi vào máu của bạn và sẽ bắt đầu phá hoại các cơ quan của bạn. Và vì thế nhiều vết chích như thế thực sự có thể gây tử vong.”

Bộ Nông nghiệp bang Washington cho biết đến nay đã nhận được hàng trăm báo cáo, và hai trường hợp đã được xác nhận tại tiểu bang Washington.

Karla Salp, một chuyên gia truyền thông của Bộ Nông nghiệp tiểu bang Washington cho biết.

“Phần lớn các báo cáo chúng tôi nhận được hoặc là liên quan đến những loài khác hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin cho chúng tôi để có thể xác nhận là chính xác”

Spichiger cho biết, bên cạnh mối nguy hiểm đối với con người, loài ong bắp cày giết người còn gây nguy hiểm cho nông nghiệp và ngành công nghiệp nuôi ong, vì loài côn trùng này thường tấn công ong mật. Một con ong bắp cày giết người có khả năng quét sạch toàn bộ tổ ong chỉ trong vài giờ.

“Các ong bắp cày giết người thường tấn công các tổ ong với ‘giai đoạn tàn sát’ trong đó chúng giết những con ong khác bằng cách chặt đầu chúng. Sau đó, con ong bắp cày giết người này bảo vệ tổ ong như là của riêng mình, và lấy mật ong để nuôi con.”

“Ngành công nghiệp nuôi ong thụ phấn để lấy mật là một phần rất lớn trong hệ thống nông nghiệp của chúng ta tại Hoa Kỳ. Và nếu tình hình này bắt đầu lan rộng, nó rất là nghiêm trọng đối với ngành nông nghiệp Hoa Kỳ,” ông Spichiger nói.

Các nhà khoa học không biết chắc làm thế nào ong bắp cày giết người từ Trung Quốc hay Đài Loan có thể đến được Blaine. Các nhà điều tra cho rằng rất có thể là nó đã được dấu trên một tàu container cập cảng tại một trong các hải cảng của Washington.

“Sau khi phát hiện ra con ong bắp cày đầu tiên, một trang web do các quan chức nông nghiệp bang Washington lập ra để báo cáo về việc nhìn thấy thêm về loài côn trùng này đã nhận được hàng trăm báo cáo,” ông Spichiger cho biết.

Ông cảnh báo rằng:

“Bất cứ ai vô tình đi qua một tổ ong này nên cảnh giác, và ngay lập tức báo cho chúng tôi. Mặc dù những con ong bắp cày thường không nhắm mục tiêu vào người hoặc thú nuôi, chúng có thể tấn công khi bị đe dọa. Chúng tôi thực sự không muốn bất kỳ công dân nào tin rằng mình có thể khống chế được một tổ ong bắp cày khổng lồ Á châu. Các trang phục nuôi ong thường dùng cho đến nay sẽ không bảo vệ được các bạn. Các mũi chích của loại côn trùng quỷ quái này có chiều dài đến sáu mili mét và sẽ dễ dàng xuyên thủng qua hầu hết các loại quần áo.”


Source:Reuters
Discovery of 'Murder Hornet' in


Source:Reuters


Pháp: Hầu chắc là các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự sẽ được tái tục vào ngày 29 tháng Năm

Thủ tướng Pháp có thể sửa đổi các kế hoạch trước đó, và nói rằng việc thờ phượng có công chúng tham dự có thể tiếp tục sớm nhất là vào ngày 29 tháng 5

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe nói rằng ông “sẵn sàng nghiên cứu khả năng các cử hành tôn giáo có công chúng tham dự có thể tiếp tục vào ngày 29 tháng Năm.” Đó là một trong những “kiến nghị” các nhà lãnh đạo tôn giáo đã thực hiện trong những ngày gần đây.

Philippe đã đưa ra thông báo vào chiều thứ Hai trước Quốc hội Pháp, cho biết có khả năng ông sẽ sửa đổi một số mốc thời gian mà ông đã trình bày trước đó một tuần tại thượng viện quốc hội.

Vào thời điểm đó, ông nói rằng lệnh cấm các cử hành tôn giáo có công chúng tham dự sẽ tiếp tục cho đến ngày 2 tháng Sáu, ba tuần sau khi các biện pháp cô lập được nới lỏng cho một số hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác.

Ngoại lệ duy nhất là cho đám tang, giới hạn từ 20 người trở xuống.

Mặc dù hầu hết các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Pháp đã chấp nhận quyết định trước đó, nhưng nhiều người không hài lòng về điều này. Đặc biệt, các nhà lãnh đạo Công Giáo tỏ ra bất bình.

“Tôi hiểu sự thiếu kiên nhẫn của các nhà lãnh đạo tôn giáo. Tôi biết rằng có những ngày lễ quan trọng và các sự kiện khác trên lịch tôn giáo giữa ngày 29 Tháng Năm và ngày 2 tháng Sáu,” Thủ tướng Chính phủ phát biểu trước Thượng viện để biện minh cho sự thay đổi có thể xảy ra của mình so với kế hoạch ban đầu.

Thời điểm mới để tái tục các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự sẽ cho phép các Kitô hữu ở Pháp tổ chức Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống vào ngày cuối tuần 31 tháng 5, đánh dấu sự kết thúc của mùa Phục sinh.

Nhưng ông Phillipe cảnh báo rằng mọi người phải thực hiện cảnh giác để “tình hình sức khỏe không xấu đi trong những tuần đầu tiên của việc nới lỏng lệnh cô lập”.

“Tôi nghe thấy nỗi buồn của các tín hữu đang bị tước đoạt các cuộc tụ họp và các lễ kỷ niệm. Tôi hiểu được sự thiếu kiên nhẫn của các thừa tác viên thuộc mọi tôn giáo, nhưng tôi thúc giục họ phải chờ đợi với lương tâm tốt lành để chúng ta không hối tiếc một quyết định vội vàng,” ông cảnh báo.

“Chúng tôi rất vui mừng với những tin tức, mà chúng tôi biết được ở giữa cuộc họp của chúng tôi,” Đức Tổng Giám Mục Eric de Moulins-Beaufort, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp, gọi tắt là CEF, cho biết.

110 giám mục, thành viên của CEF, đã gặp gỡ nhau trong hội nghị video vào chiều thứ Hai khi Thủ tướng Pháp công bố khung thời gian mới có thể.

“Chúng tôi đang chờ đợi các tiêu chí chính xác, nhưng chúng ta đều đã sẵn sàng để lập kế hoạch cho Giáo Hội tôn trọng khoảng cách và báo cáo cho các nhà chức trách,” Đức Tổng Giám Mục chủ tịch CEF nói với tờ La Croix.

“Cũng như nơi làm việc, không gian tối thiểu 4 mét vuông cho mỗi tín đồ có thể được áp đặt. Chúng tôi sẽ trang bị thêm nội thất cho các nơi thờ phượng nếu cần thiết, và nếu cần thiết hơn nữa, chúng tôi sẽ tăng số lượng các Thánh lễ,” Đức Tổng Giám Mục nói.

“Chúng tôi không đòi hỏi ưu đãi đặc biệt nào nhưng chỉ muốn được mở cửa trở lại như các hoạt động khác, với các thỏa thuận cần thiết,” ngài khẳng định.

“Chúng tôi sẽ cử hành Thánh Lễ trong giới hạn được yêu cầu, cả về mặt khoảng cách xã hội giữa những người tham dự và số lượng tối đa trong các Thánh lễ.”

Đức Cha Xavier Malle của giáo phận Gap cũng bày tỏ sự hài lòng với thông báo của Thủ tướng Philippe.

Kitô hữu không phải là những tín hữu duy nhất hài lòng với ngày khởi đầu sớm hơn cho các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự.

Người Do Thái sẽ ăn mừng lễ Chavuot từ 28 đến 30 tháng Năm. Đó là năm mươi ngày sau đêm thứ hai của Lễ Vượt qua và kỷ niệm Torah được mặc khải.

Theo thông lệ, tất cả người Do Thái sẽ đến hội đường trong dịp này để lắng nghe việc đọc Mười Điều Răn.

“Đây là một tin tốt, nhưng chúng tôi sẽ thận trọng,” Rabbi Mendel Samama Strasbourg nói.

“Sẽ là một điều đáng tiếc nếu chúng ta đặt mạng sống trong tình trạng nguy hiểm sau rất nhiều nỗ lực và hy sinh.”


Source:La Croix