Ngày 06-05-2013
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổ chức bác ái của Dòng Phanxicô giúp hàng ngàn người trên khắp thế giới
Lã Thụ Nhân
05:12 06/05/2013
Trụ sở dòng Anh Em Hèn Mọn Hòa Giải tại Graymoor, Garrison NY
Tin Mừng Thánh Gioan tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu hóa bánh và cá ra nhiều cho hơn 5.000 người đàn ông ăn uống no nê bên bờ Biển Hồ Galilê. Sau đó, Ngài bảo các môn đệ thu lại những mảnh thức ăn thừa "để không thứ gì lãng phí".

Đoạn Tin Mừng này đã trở thành nền tảng cho một sáng kiến được đưa ra bởi Cha Paul Watson là nhà sáng lập Dòng Anh Em Hèn Mọn Hòa Giải, một Dòng tu Công giáo, nhưng bén rễ sâu với phong trào đại kết.

Cha James Puglisi, Tổng phục vụ Dòng Anh em Hèn Mọn Hòa Giải cho biết: "Thay vì lãng phí cho những thứ mà chúng ta không thực sự cần, tại sao chúng ta không lấy tiền để dành hàng tháng, hàng năm của mình để sử dụng cho mục đích vì Tin Mừng".

Liên minh Không để thứ gì Lãng phí được thành lập vào đầu thế kỷ 20 như là một ý tưởng. Ngày nay nó đã trở thành một tổ chức giúp đỡ mọi người trên khắp thế giới.

Trong suốt năm, các tu sĩ quyên góp khoản thu nhập dư ra từ các tín hữu, bản thân họ không cần đến khoản thu nhập này và muốn giúp đỡ tha nhân. Đến thời điểm Giáng Sinh, tiền được phân phối.

Cha James Puglisi cho hay thêm: "Tiền quyên góp đạt được khoảng 250,000 Mỹ Kim. Người ta sẽ hoạch định các dự án khác nhau theo định hướng truyền giáo, định hướng xã hội, hay định hướng đại kết. Chúng tôi có một ủy ban xem xét tất cả các dự án này và sau đó sẽ cung cấp ngân sách hằng năm".

Các dự án dao động trong phạm vi nào đó. Trước đây, họ cấp vốn giúp xây dựng trường học ở Ấn Độ và Trung Quốc. Hiện nay, một trong những tổ chức nhận một khoản tài trợ trị giá 25.000 Mỹ kim là Damietta Peace Initiative, một phong trào toàn Phi châu của một số tu sĩ dòng Phanxicô nhằm thúc đẩy hòa bình trong các khu vực xung đột, và tạo ra sự đối thoại giữa các nhóm tôn giáo khác nhau.

Nhưng còn có điều gì đó hơn thế nữa sau mỗi dự án được tổ chức Không để thứ gì Lãng phí tài trợ.

Cha James Puglisi cho biết: "Nó không chỉ là khía cạnh vật chất, mà là khía cạnh đạo đức, tâm linh, nó mới thực sự quan trọng, mọi người thừa nhận rằng chúng mang một ý nghĩa nào đó cho những người thậm chí không biết họ".

Ngài cho hay sự tài trợ đó là rất quan trọng, nhất là đối với các Kitô hữu sống trong những khu vực gặp khó khăn, nơi mà chỉ đơn giản là một Kitô hữu thì gặp nguy hiểm.

Sáng kiến để "thu những thứ còn thừa, không để thứ gì lãng phí" đã trải quan hơn 100 năm, gần như cùng tuổi với lịch sử dòng tu Công Giáo lập ra nó.
 
Sứ thần Tòa Thánh tại Tanzania thoát chết
Nguyễn Việt Nam
05:46 06/05/2013
Quang cảnh sau khi quả bom phát nổ
Ít nhất là một giáo dân thiệt mạng và hàng chục anh chị em tín hữu Công Giáo khác bị thương nặng khi một quả bom phát nổ trong buổi lễ thánh hiến diễn ra sáng Chúa Nhật 5 tháng 5 tại một nhà thờ mới ở Olasiti, một thị trấn có 12,000 dân tại phía tại Bắc Tanzania.

Đức Tổng Giám mục Francisco Padilla, sứ thần Tòa Thánh ở Tanzania, và Đức Tổng Giám Mục Josaphat Lebulu của tổng giáo phận Arusha, là Tổng Giám Mục địa phương, đã may mắn không bị thương.

Trong thông cáo đưa ra cùng ngày, Đức Sứ thần Tòa Thánh cho biết:

"Lời cầu nguyện của tôi hướng đặc biệt đến các nạn nhân đã chết và những người bị thương, trong đó có nhiều người bị thương rất nghiêm trọng. Tôi cầu nguyện rằng hòa bình sẽ luôn luôn ngự trị, và bạo lực sẽ không phải là cách để giải quyết căng thẳng."

Tanzania là quốc gia ở miền Đông Phi Châu giáp giới với Kenya và Uganda về phía Bắc, Rwanda, Burundi và Cộng Hòa Congo về phiá Tây; và Zambia, Malawi và Mozambique về phía Nam.

Tanzania có 46,9 triệu dân trong đó 30% là Công giáo, 35% người Hồi giáo. 35% còn lại theo các hệ phái Tin Lành, và các tín ngưỡng bản địa.

Vụ đánh bom ở Olasiti đã xảy ra sau khi một linh mục bị Hồi Giáo cực đoan giết chết vào Tháng Hai và hàng loạt nhà thờ tại thủ đô Dodoma và thành phố lớn thứ hai là Dar es Salaam bị tấn công. Hồi Giáo cực đoan đã vu cáo một thiếu niên Công Giáo đi tiểu vào một bản sao của kinh Qur'an để mở các cuộc tấn công trong thời gian qua.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành thánh lễ với 150 ngàn thành viên các Huynh Đoàn
LM. Trần Đức Anh OP
08:56 06/05/2013
VATICAN. Hơn 150 ngàn thành viên các Huynh đoàn từ Italia và một số nước Âu Châu đã tham dự thánh lễ với ĐTC Phanxicô sáng chúa nhật 5-5-2013 tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Trong chương trình cử hành Năm Đức Tin, chúa nhật 5-5-2013 được gọi là Ngày của các Huynh đoàn, và lòng đạo đức bình dân. ĐTC Phanxicô đã cử hành thánh lễ lúc 10 giờ sáng tại quảng trường thánh Phêrô, trước sự tham dự của hơn 150 ngàn tín hữu dưới bầu trời lúc mưa lúc tạnh. Họ đứng tràn qua tới quá nửa Đại Lộ Hòa Giải.

Từ 10 thế kỷ qua trong Giáo Hội, có các Huynh đoàn là những hội đoàn được thành lập để cổ võ lòng đạo đức bình dân của các tín hữu. Các Huynh đoàn thường nhận Đức Mẹ hoặc một vị thánh bổn mạng, có nhà thờ làm trụ sở gốc và có tôn chỉ được giáo quyền công nhận. Họ cũng thực hiện nhiều công tác bác ái và tương trợ.

Trong số các Huynh đoàn về Roma hành hương nhân dịp Năm Đức Tin, đa số từ Italia, nhưng cũng có một số từ các nước Pháp, Tây Ban Nha, Ai Len, và một vài nước Âu Châu khác. Họ mặc đồng phục và mang cờ hiệu của Huynh đoàn.

Đồng tế với ĐTC có Đức TGM Salvatore Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, và vị Tổng thư ký của Hội đồng là Đức José Octavio Ruiz Arenas, người Tây Ban Nha, cùng với một số GM và khoảng 380 Linh mục.

Phần thánh ca trong thánh lễ, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh, còn có 4 ca đoàn khác đảm trách, đông nhất là ca đoàn ”Mẹ Giáo Hội” với 140 ca viên.

Bài giảng của ĐTC

Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đặc biệt nhấn mạnh đến 3 đặc tính mà các Huynh đoàn phải có, đó là sống theo tinh thần Tin Mừng, thuộc về và gắn bó với Giáo Hội, sau cùng là có tinh thần truyền giáo. Ngài nói:

Anh chị em thân mến,

Anh chị em thật can đảm đến đây dưới trời mưa thế này... Xin Chúa chúc lành thật nhiều cho anh chị em!

Trong hành trình Năm Đức Tin, tôi vui mừng cử hành thánh lễ này đặc biệt dành cho các Huynh Đoàn: đây là một thực tại truyền thống trong Giáo Hội, thực tại này trong thời gian gần đây đã được canh tân và tái khám phá. Tôi thân ái chào thăm tất cả anh chị em, đặc biệt là các Huynh đoàn đến từ nhiều nơi trên thế giới! Xin cám ơn sự hiện diện và chứng tá của anh chị em!

Trong Tin Mừng, chúng ta đã nghe một đoạn diễn văn từ giã của Chúa Giêsu, được thánh sử Gioan thuật lại trong khung cảnh bữa Tiệc Ly. Chúa Giêsu tâm sự với các tông đồ những tư tưởng cuối cùng của Ngài, như một di chúc tinh thần, trước khi giã từ họ. Đoạn sách hôm nay nhấn mạnh sự kiện đức tin Kitô hoàn toàn qui trọng tâm vào tương quan với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Ai yêu mến Chúa Giêsu thì cũng đón nhận nơi mình chính Ngài và Chúa Cha, và nhờ Chúa Thánh Linh, họ đón nhận Tin Mừng trong tâm hồn và cuộc sống họ. Ở đây chúng ta được chỉ cho thấy trung tâm từ đó mọi sự phải xuất phát và tất cả phải đồng qui về, đó là yêu mến Thiên Chúa, làm môn đệ Chúa Giêsu bằng cách sống Tin Mừng. Đức Biển Đức 16 khi ngỏ lời với anh chị em, đã dùng từ này là “evangelicità”, đặc tính Tin Mừng. Hỡi các huynh đoàn thân mến, lòng đạo đức bình dân mà anh chị em là một biểu hiện quan trọng, chính là một kho tàng của Giáo Hội và các GM Mỹ châu la tinh đã định nghĩa, một cách rất ý nghĩa, như là một linh đạo, một thần bí, là ”một không gian gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô”. Anh chị em hãy luôn kín múc nơi Chúa Giêsu là nguồn mạch vô tận, hãy củng cố đời sống đức tin của anh chị em, chăm lo học hỏi về tu đức, cầu nguyện riêng và chung với cộng đoàn, tham dự phụng vụ. Qua các thế kỷ, các huynh đoàn đã là lò hun đúc đời sống thánh thiện cho bao nhiêu người, họ đã sống một cách đơn sơ tương quan nồng nhiệt với Chúa. Anh chị em hãy quyết liệt nên thánh; đừng hài lòng với một cuộc sống Kitô tầm thường, nhưng hãy làm sao để việc tham gia huynh đoàn là một kích thích, trước tiên cho anh chị em, để ngày càng yêu mến Chúa Giêsu Kitô hơn nữa.

Đặc tính Giáo Hội

Cả đoạn sách Tông Đồ Công Vụ chúng ta đã nghe đọc, cũng nói với chúng ta về điều thiết yếu. Trong Giáo Hội sơ khai, người ta cảm thấy ngay nhu cầu phải phân định xem đâu là điều thiết yếu để trở thành Kitô hữu, để theo Chúa Kitô, và đâu là điều không thiết yếu. Các tông đồ và trưởng lão đã có một cuộc họp quan trọng tại Jerusalem, một ”công đồng” đầu tiên về đề tài này, về những vấn đề nảy sinh sau khi Tin Mừng được loan báo cho dân ngoại, cho những người không phải là Do thái. Đó là cơ hội Chúa Quan Phòng xếp đặt để giúp hiểu rõ hơn điều gì là thiết yếu, nghĩa là tin nơi Chúa Giêsu Kitô đã chịu chết và sống lại vì tội lỗi chúng ta, và yêu thương nhau như Chúa đã thương yêu chúng ta. Nhưng anh chị em hãy ghi nhận điều này là các khó khăn được khắc phục không phải ở bên ngoài, nhưng là bên trong Giáo Hội. Và đây là yếu tố thứ hai mà tôi muốn nhắc nhở anh chị em, như Đức Biển Đức 16 đã làm, nghĩa là ”Giáo Hội tính”.

”Lòng đạo đức bình dân là một con đường dẫn tới điều thiết yếu nếu được sống trong Giáo Hội qua sự hiệp nhất sâu xa với các vị Chủ chăn của anh chị em. Anh chị em thân mến, Giáo Hội rất yêu thương anh chị em! Anh chị em hãy hiện diện tích cực trong cộng đoàn như những tế bào sinh động, những viên đá sống động. Các GM Mỹ châu la tinh đã viết rằng lòng đạo đức bình dân mà anh em là một biểu hiện, chính là ”một thể thức hợp pháp để sống đức tin, một cách thức để cảm thấy mình là thành phần của Giáo Hội” (Văn kiện Aparecida 264). Đây là điều thật đẹp! Một cách thức hợp pháp để sống đức tin, một phương thức để cảm thấy mình là thành phần của Giáo Hội. Anh chị em hãy yêu mến Giáo Hội! Hãy để cho Giáo Hội hướng dẫn! Trong các giáo xứ, các giáo phận, anh chị em thực là một buồng phổi đích thực của đức tin và đời sống Kitô, một luồng gió mát! Tại quảng trường này, tôi thấy có rất nhiều loại dù khác nhau, nhiều mầu và dấu hiệu khác nhau. Giáo Hội cũng thế: Giáo Hội rất phong phú và có những cách thức diễn tả khác nhau, trong đó tất cả đều dẫn tới sự hiệp nhất, và hiệp nhất là gặp gỡ với Chúa Kitô.

Đặc tính truyền giáo

”Tôi muốn thêm một lời thứ ba nói lên đặc tính của anh chị em, đó là đặc tính truyền giáo. Anh chị em có một sứ mạng đặc thù và quan trọng, đó là giữ cho quan hệ giữa đức tin và các nền văn hóa các dân tộc của anh chị em được luôn sinh động, và anh chị em thực hiện điều đó qua lòng đạo đức bình dân. Chẳng hạn, khi anh chị em đi rước Thánh Giá với tất cả lòng tôn kính và yêu mến đối với Chúa, anh chị em không chỉ thi hành một cử chỉ bề ngoài: anh chị em tỏ cho thấy vị thế trung tâm của Mầu Nhiệm Phục Sinh của Chúa, cuộc khổ nạn, cái chết và sự sống lại của Ngài, Đấng đã cứu chuộc chúng ta; anh chị em hãy chỉ cho bản thân mình trước tiên và cho cộng đoàn thấy rằng cần phải theo Chúa Kitô trong con đường cụ thể của cuộc sống để được biến đổi. Cũng vậy khi anh chị em biểu lộ lòng sùng kính sâu xa đối với Đức Trinh Nữ Maria, anh chị em chỉ cho thấy mức độ thành tựu cao nhất của đời sống Kitô, Mẹ là Đấng nhờ tin và tuân phục thánh ý Thiên Chúa, cũng như nhờ suy niệm về Lời dạy và các hành động của Chúa Giêsu, Mẹ trở thành môn đệ tuyệt hảo của Chúa (Xc LG 53). Niềm tin này nảy sinh từ sự lắng nghe Lời Chúa, anh chị em biểu lộ qua những hình thức có sự can dự của các giác quan, tình cảm, những biểu tượng của các nền văn hóa khác nhau.. Và khi làm như thế, anh chị em giúp truyền đạt niềm tin cho tha nhân, và đặc biệt là những người đơn sơ, những người mà trong Tin Mừng Chúa Giêsu gọi là những người ”bé mọn”. Thực vậy khi cùng nhau tiến về các Đền thánh và tham dự các biểu hiện khác nhau của lòng đạo đức bình dân, người ta thường dẫn theo con cái và đưa những người khác can dự vào, việc làm ấy tự nó là một hành động rao giảng Tin Mừng” (Văn kiện Aparecida 264). Khi anh chị em đến các đền thánh, khi anh chị em mang gia đình, con cái đi theo, tức là anh chị em thi hành việc truyền giáo. Cần tiếp tục như vậy! Anh chị em cũng trở thành những người rao giảng Tin Mừng đích thực.! Ước gì các sáng kiến của anh chị em là những nhịp cầu, những con đường để dẫn đến Chúa Kitô, để đồng hành với Ngài. Và trong tinh thần ấy, anh chị em hãy luôn luôn chú ý đến đức bác ái. Mỗi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn là thừa sai theo mức độ họ mang và sống Tin Mừng, làm chứng về tình thương của Thiên Chúa đối với tất cả mọi người, nhất là những người ở trong tình trạng khó khăn. Anh chị em hãy trở thành các nhà truyền giảng tình thương và sự dịu hiền của Thiên Chúa! Hãy trở thành những thừa sai của lòng từ bi Chúa, Đấng luôn luôn tha thứ cho chúng ta, luôn chờ đợi chúng ta và rất yêu thương chúng ta!

Và ĐTC kết luận rằng: ”Tin Mừng tính, Giáo Hội tính và Thừa sai tính. 3 từ này xin anh chị em đừng quên! Chúng ta hãy cầu xin Chúa luôn hướng dẫn tâm trí chúng ta hướng về Ngài, như những viên đá sống động của Giáo Hội, để mỗi hoạt động của chúng ta, toàn thể đời sống Kitô của chúng ta là một chứng tá rạng ngời về lòng từ bi và tình thương của Chúa. Như thế chúng ta sẽ tiến về mục tiêu cuộc lữ hành trần thế của chúng ta về Đần thánh rất đẹp là thành Jerusalem thiên quốc. Nơi đó chẳng còn đền thờ nào: chính Thiên Chúa và Chiên Con là Đền thờ của Ngài; và ánh sáng mặt trời mặt nhường chỗ cho vinh quang của Đấng Tối Cao. Amen

Lời cầu phổ quát

Trong phần lời nguyện giáo dân, cộng đoàn đã lần lượt cầu nguyện cho Giáo hội được Chúa Thánh Linh hướng dẫn, can đảm loan báo chân lý cho mọi người mà không sợ bách hại hoặc không được thông cảm; cầu cho ĐTC Phanxicô và tất cả các GM, để các vị được đồng hình dạng với Chúa Kitô, hằng ngày dâng hiến đời sống để cứu độ anh chị em trong sự kết hiệp với hy tế các vị dâng trên bàn thờ; cầu cho các nhà lập pháp và chính quyền, để các vị được sự khôn ngoan từ trên cao soi sáng, tận tụy tìm kiếm thiện ích đích thực và thăng tiến phẩm giá của mỗi người; cầu cho những ngừơi đau khổ, lo âu và nản chí để họ được an ủi nhờ sự thăm viếng của Thánh Linh trong nội tâm, tìm lại được niềm hy vọng, nghị lực và làm chứng cho mọi người về quyền năng sự phục sinh của Chúa. Sau cùng, là cầu cho gia đình của Chúa đang tụ họp trước bàn thờ, để họ được lòng sùng mộ chân thức và sự tôn thờ mầu nhiệm Chúa Kitô, được nuôi dưỡng nhờ Phúc Âm và Thánh Thể, họ trở thành những người thực thi bác ái, công lý và hòa bình.

Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng

Cuối thánh lễ, ĐTC chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng. Trong bài huấn dụ ngắn, ngài nhắc đến sự hiện diện tinh thần của Mẹ Maria một sự hiện diện từ mẫu, quen thuộc như trong một gia đình, nhất là đối với các thành viên của các huynh đoàn. Lòng kính mến Đức Mẹ là một trong những đặc tính của lòng đạo đức bình dân, cần được nêu cao giá trị và hướng dẫn đúng đắn. Vì thế, ĐTC mời gọi các tín hữu suy niệm về chương cuối cùng trong Hiến chế Ánh Sáng muôn dân của Công đồng chung Vatican 2 về Giáo Hội, nói về Đức Mẹ Maria trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội.

Ngài cũng chúc mừng các Giáo Hội Đông Phương mừng lễ Phục Sinh chúa nhật 5-5-2013 theo lịch Giuliano, và ngài mời gọi các tín hữu cùng với Mẹ Maria cầu xin Chúa ban ơn Thánh Linh, Đấng An ủi, xin Chúa an ủi và củng cố tất cả các tín hữu Kitô, nhất là những người cử hành lễ Phục Sinh giữa thử thách và đau thương, xin Chúa hướng dẫn họ trên con đường hòa giải và hòa bình.

ĐTC không quên nhắc đến lễ phong chân phước cho nữ giáo dân Francisca de Paula de Jesus, quen gọi là ”Nhà Chica” ở Brazil chiều thứ bẩy vừa qua (4-5). Ngài nói: ”Cuộc sống đơn sơ của vị chân phước hoàn toàn qui hướng về Thiên Chúa và đức bác ái, đến độ người ta gọi Người là ”Mẹ người nghèo”. Tôi chia vui với Giáo Hội tại Brazil vì người môn đệ sáng ngời này của Chúa.

Sau cùng, ĐTC đặc biệt chào Hội Meter ở Italia, nhân ngày các trẻ em nạn nhân của bạo hành. Ngài nói: ”Biến cố này là cơ hội để tôi nghĩ đến bao nhiêu trẻ em đã và đang chịu đau khổ vì bị lạm dụng. Tôi muốn quả quyết với các em rằng các em hiện diện trong kinh nguyện của tôi và tôi cũng muốn mạnh mẽ khẳng định rằng tất cả chúng ta phải dấn thân rõ ràng và can đảm để mỗi ngừơi, đặc biệt là các trẻ em thuộc những thành phần yếu thế nhất, luôn được bảo vệ và bênh đỡ.

Thánh lễ và buổi đọc kinh chỉ kéo dài 1 giờ 20 phút. ĐTC dành 50 phút để đi xe tiến qua các lối đi ở quảng trường để chào thăm các tín hữu. Ngài dùng xe có mái kính che mưa. Nhưng ở giai đoạn chót, ĐTC xuống khỏi xe để chào thăm nhiều anh chị em tàn tật ngồi trên ghế lăn. Ngài ôm hôn và chúc lành cho các em.
 
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Rio2013: Công tác an ninh
Nhóm TNV Việt Ngữ
13:19 06/05/2013
Với việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người kế vị Đức Bênêđictô XVI, Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (ĐHGTTG) Rio2013 kỳ vọng sẽ đón thêm hàng ngàn bạn trẻ đến tham dự, ngoài con số 2 triệu như dự kiến trước đây. Vì thế, kế hoạch đảm bảo an ninh và thực thi pháp luật cho Đại Hội tại thành phố này là một trong những ưu tiên của Bộ Tư Pháp và Bộ Quốc Phòng Brasil.

Một trong những địa điểm thu hút trọng yếu tại Rio là bãi biển Corcovado. Nơi đây đã huấn luyện cho 70 chiến sĩ quân cảnh đến từ Tiểu Đoàn Cảnh Sát Đặc Nhiệm (BOPE), Tiểu Đoàn Hành Động Với Chó Nghiệp Vụ (BAC) và Phân Nhóm Kỵ Binh Không Vận (GAM), được trang bị 12 xe cảnh sát và một máy bay. Quá trình huấn luyện bao gồm năm giai đoạn: tiếp cận máy bay, chiếm lĩnh khu Corcovado, cấp cứu nạn nhân, tư thế bắn tỉa và biểu dương quân cụ.

Ông Ivan Blaz - phát ngôn viên BOPE nói: "Thông qua Đơn Vị Can Thiệp Chiến Thuật, chúng tôi đã xác định ra một số địa điểm nhạy cảm ở Corcovado và vạch ra các hành động cần được thực thi trong những lúc có nguy hiểm tiềm tàng. Qua cuộc huấn luyện, mục tiêu đã đạt được và chúng tôi đang chuẩn bị cho Đại Hội".

Hồi Tháng Ba, 76 chiến sĩ cảnh sát và chiến sĩ quân lực cùng với cảnh vệ thành phố đã tham dự một khóa huấn luyện về kiểm soát đám đông cùng Tiểu Đoàn Shock tại Estacio - khu vực trung tâm của thành phố - với các đại diện từ Âu Châu. Theo Văn phòng Truyền thông về An ninh của Bộ Ngoại Giao, đây là một khóa huấn luyện về kiểm soát các vụ bạo loạn dân sự, bao gồm một gói giáo trình khép kín giữa các tổ chức: Education Undersecretariat, Prevention and Recovery (SSEVP - Phòng chống và Khôi phục), Ban thư ký an ninh và Đại sứ quán Tây Ban Nha.

Mục đích là để trang bị cho lực lượng quân cảnh và dân sự những kỹ năng tại các sự kiện và khu vực đông người. Ngoài ra, theo thỏa thuận thì còn có các khóa học như: "Thi hành Luật Đại chúng", "Phân tích rủi ro", "Chống bạo loạn và chống khủng bố", "Xác định các khu vực nhạy cảm", "Giải quyết sự cố hệ thống chỉ huy" và "Các mối đe dọa bên ngoài."

Cũng theo Văn phòng Truyền thông, ước tính có 4.520 chuyên gia, bao gồm nhân viên cảnh sát và các khách mời khác đến từ các tổ chức quân sự và dân sự, họ đã được đào tạo trong các khóa huấn luyện về an ninh trong năm nay. Bên cạnh đó, các khóa học này cũng có sự tham gia của cảnh sát liên bang, an ninh và nhân viên cứu hỏa của thành phố.

Ông Roberto Alzir - trưởng ban điều phối các sự kiện lớn nói rằng: "Theo phân cấp tác chiến, an ninh của một sự kiện lớn như Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới liên quan đến cả ba cấp chính quyền (liên bang, tiểu bang và thành phố), cũng như sự phối hợp hoạt động an ninh quốc phòng của Chính phủ Liên bang, thông qua Bộ Tư pháp và Bộ Quốc phòng. Điều đáng chú ý liên quan đến ĐHGTTG là việc phải phối hợp hiệu quả với cảnh sát Tây Ban Nha, Ý và Vatican, thực hiện hệ thống dịch vụ tăng cường cho cảnh sát tiểu bang, tham gia hiệu quả trong toàn bộ quá trình lập kế hoạch và chuẩn bị do chính phủ liên bang và thành phố thực hiện, không quên liên kết chặt chẽ với Ban Tổ chức ĐHGTTG".

Đội hình an ninh sẽ hoạt động tại ĐHGTTG Rio2013 ra sao?

Số lượng nhân sự làm công tác an ninh và pháp luật cho ĐHGTTG tại ba cấp chính quyền chưa được tổng kết. Tuy nhiên, Chính phủ Liên bang đang đầu tư nguồn tài lực và nhân lực cho nền an ninh của Rio, và riêng ĐHGTTG là một ưu tiên.

Bộ Tư pháp đã thiết lập một Ban thư ký đặc biệt về an ninh tại các sự kiện chính (Sesge), nhằm giải quyết các mối quan ngại của Chính phủ Liên bang. Do đó, tất cả lực lượng cảnh sát sẽ tham gia theo một mô thức hoạt động chuyên nghiệp trong sự kiện. Theo Sesge, mục tiêu là thực hiện kế hoạch này một cách cẩn thận nhằm lưu lại di sản an ninh cho Brasil.

Cảnh sát liên bang: Cảnh sát liên bang đảm trách sự an toàn cá nhân của Đức Thánh Cha Phanxicô, bởi vì ngài là một nguyên thủ quốc gia. Thực ra, sự an toàn của Đức Thánh Cha không chỉ do cảnh sát liên bang đảm trách mà sẽ được tổ chức thành một loạt các vành đai đồng tâm bảo vệ: bao gồm các tay súng bắn tỉa, trực thăng và các khu vực tình báo. Cảnh sát được triển khai để bảo vệ khu trung tâm, trong đó, cảnh sát liên bang sẽ kề cận Đức Thánh Cha Phanxicô.

Cảnh sát đường cao tốc liên bang: Các phương tiện hộ tống cho Đức giáo hoàng sẽ do Nha Cảnh sát Đường cao tốc Liên bang đảm trách. Trong 40 năm qua, tất cả các chuyến thăm của đức giáo hoàng đến Brasil đều do cảnh sát đường cao tốc liên bang phụ trách an ninh. Vì lý do này, Chính phủ Liên bang đã chọn họ để duy trì cơ cấu đó.

Cảnh sát quân sự (quân cảnh): Cảnh sát quân sự sẽ kiểm soát việc đóng-mở các tuyến đường, an ninh của khu du lịch, và việc lưu thông của các nhóm người. Vì vậy, thực thi pháp luật đô thị là trách nhiệm của lực lượng này.

Lực lượng an ninh quốc gia: Lực lượng an ninh quốc gia sẽ là lực lượng dự phòng, chỉ được kích hoạt khi cần thiết.

Cảnh sát dân sự: Cảnh sát dân sự sẽ không có vai trò hoạt động cụ thể. Do sự gia tăng lớn về số lượng du khách tại thành phố, cảnh sát dân sự sẽ tùy quy mô các sự kiện mà giúp đỡ thông tin, điều phối dòng người tại mỗi thời điểm.

Quân đội: Bộ Quốc phòng sẽ không đặt quân đội hiện diện trên các đường phố với xe tăng thiết giáp, mũ sắt và súng ống. Các hoạt động của quân đội cũng như Cơ quan Tình báo Brasil sẽ chỉ là bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ các cơ sở chiến lược. Khi cần thiết mới tung ra lực lượng, do đó, sự hiện diện của họ sẽ không được công khai.

Cảnh vệ thành phố: Sẽ bố trí mười mô-đun, hoạt động ưu tiên tại các địa điểm du lịch, cũng như tuần tra liên tục việc đi lại tại các trạm tàu điện ngầm và trạm xe lửa. Hơn 200 nhân viên sẽ được xếp vào các mô-đun, và 1.300 nhân viên cho các sự kiện, ưu tiên tại Copacabana.

Cuối cùng, trách nhiệm đảm bảo an ninh thường nhật của Rio là tuyên truyền với dân chúng để chuẩn bị cho ĐHGTTG. Đây là cơ hội để Rio de Janeiro thể hiển năng lực thẩm quyền của họ trong việc tổ chức một sự kiện lớn và cũng nhằm ghi nhận niềm tự hào của người dân trong việc thành phố đăng cai các sự kiện lớn của thế giới.
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến đoàn Vệ Binh Thụy Sĩ
LM. Trần Đức Anh OP
13:34 06/05/2013
VATICAN. Sáng 6-5-2013, ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến đoàn Vệ binh Thụy Sĩ và ngài mời gọi họ tận dụng thời gian phục vụ ở Roma để đào sâu đời sống đức tin.

Hiện diện tại buổi tiếp kiến, đặc biệt có 35 tân vệ binh sẽ tuyên thệ vào ban chiều cùng ngày, thân nhân của họ và đại diện chính quyền Thụy Sĩ.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nồng nhiệt cám ơn sự phục vụ của các Vệ binh dành cho ngài và Giáo Hội. Ngài nói: ”Hằng ngày tôi đích thân cảm nghiệm sự tận tụy, sự chuyên nghiệp và lòng yêu mến của các bạn khi thi hành phận sự.”

ĐTC nhắc đến biến cố ngày 6-5 năm 1527, 147 vệ binh Thụy Sĩ đã hy sinh tính mạng để bảo vệ ĐGH Clemente 7 trong vụ Roma bị cướp phá và nhận định rằng ”Ngày nay các bạn không được kêu gọi thi hành cử chỉ anh hùng ấy, nhưng thực hiện một hình thức hy sinh khác, đòi nhiều cố gắng đó là dành nghị lực trẻ trung của các bạn để phục vụ Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng. Và để làm như vậy cần can đảm, mạnh mẽ và được niềm tin nơi Chúa Kitô nâng đỡ. Năm nay, lễ của các bạn diễn ra trong khuôn khổ Năm Đức Tin, mà Giáo Hội đang trải qua trên toàn thế giới. Tôi chắc chắn rằng quyết định dành vài năm trong cuộc đời của các bạn để phục vụ ĐGH không xa lạ với niềm tin của các bạn. Đúng ra, động lực sâu xa nhất thúc đẩy các bạn đến Roma này bắt nguồn chính nơi niềm tin của các bạn”.

Từ những nhận định trên đây, ĐTC nhắn nhủ các vệ binh Thụy Sĩ hãy bảo tồn đức tin như kho tàng quý giá và hãy sống thời gian tại Kinh Thành muôn thủa này trong tinh thần huynh đệ chân thành, giúp đỡ lẫn nhau trong việc sống đời Kitô tốt đẹp, đáp ứng đức tin và sứ mạng của các bạn trong Giáo Hội”.

Cũng sáng 6-5-2013, các vệ binh Thụy Sĩ đã tham dự thánh lễ do ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cử hành tại Đền thờ Thánh Phêrô.

Ban chiều, 35 tân vệ binh Thụy Sĩ đã cử hành lễ tuyên thệ trước sự hiện diện của Đức TGM Angelo Becciu, Phụ Tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đông đảo quan khách đạo đời, trong đó có đại diện chính quyền Thụy Sĩ. Ban sáng ngày 6-5-2015m Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ, Ông Ueli Maurer, đã được ĐTC Phanxicô tiếp kiến. Thông cáo của Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết, sau khi gặp ĐTC, Tổng thống đã hội kiến với ĐHY Quốc vụ khanh Bertone và ngoại trưởng Mamberti.

ĐTC và ĐHY Quốc vụ khanh ca ngợi sự phục vụ từ nhiều thế kỷ của các vệ binh Thụy Sĩ, đồng thời hai bên bày tỏ ước muốn củng cố quan hệ giữa Tòa Thánh và Liên bang Thụy Sĩ, tăng cường sự cộng tác giữa Giáo Hội Công Giáo và Nhà Nước Thụy Sĩ. Các vị cũng đề cập đến những vấn đề chung như bảo vệ nhân quyền, huấn luyện người trẻ và cộng tác quốc tế để thăng tiến cônglý và hòa bình (SD 6-5-2013)
 
Hội nghị thường niên các bề trên nữ tại Rôma
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
15:34 06/05/2013
VATICAN – Kỳ đại hội thường niên của Liên Hiệp quốc tế các nữ bề trên đang diễn ra tại Rôma cho đến ngày 07/05/2013 quy tụ 802 thành viên đến từ 75 quốc gia. Chủ đề chung cho kỳ đại hội này là sự phục vụ của thẩm quyền theo Tin Mừng. Hôm qua Chúa Nhật, 05/05, Đức Hồng Y Braz de Aviz, Tổng Trưởng Bộ Tu sĩ và Hiệp hội Tông Đồ của Tòa Thánh cũng đến tham dự. Ban sáng ngài chủ sự thánh lễ và dành thời gian cho ban chiều để trả lời các câu hỏi của các nữ tu kể cả những câu hỏi mang tính tế nhị.

Liên quan đến Hội Đồng Lãnh Đạo các Nữ Tu Hoa Kỳ, viết tắt là LCWR, hiện đang còn là đối tượng điều tra của Tòa Thánh, vị giám chức Tòa Thánh phụ trách về đời sống thánh hiến thừa nhận rằng Hội Đồng này đã có sự vâng phục Đức Thánh Cha. Tuy nhiên hồ sơ của vụ này cũng gây ra một nỗi đau buồn rất lớn đối với Đức Thánh Cha.

Đức Hồng Y Braz de Aviz cũng đã mong muốn có một sự thống nhất với nhau giữa các bộ tại giáo triều Rôma. Trong phần bài giảng của thánh lễ, ngài thổ lộ những ước mong của mình về một Giáo Hội mang tính chất mẹ nhiều hơn là cha, trong đó cả người nam và người nữ chung sức vun đắp cho hai chiều kích chính yếu của Giáo Hội bao gồm phẩm trật và đặc sủng. Vị đứng đầu Bộ Tu Sĩ của Tòa Thánh nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các nữ tu khi nói rằng họ là rất quý giá đối với Giáo Hội, đồng thời ngài cũng mời gọi các nữ tu trở nên những ngôn sứ của niềm hy vọng.

Kỳ đại hội kết thúc với buổi gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô vào hôm thứ Tư tới đây.
 
Top Stories
Vietnam: La Commission américaine pour la liberté religieuse déclare préoccupante la situation des religions au Vietnam
Eglises d'Asie
09:57 06/05/2013
Le 4 mai dernier, la Commission américaine pour la liberté religieuse dans le monde a publié son rapport annuel. Celui-ci porte un jugement sévère sur la situation religieuse au Vietnam et estime que ce pays devrait être classé dans la liste des pays préoccupants en ce domaine. Le Vietnam avait fait déjà partie de cette liste de 2004 à 2006. Il en avait été retiré à la veille d’une visite du président américain dans le pays. Le rapport note cependant qu’au cours de la dernière décennie, la pression internationale s’exerçant sur le Vietnam a été à l’origine d’un certain nombre d’améliorations positives.

Dans un entretien avec Radio Free Asia (1), Katrina Lantos Swett, directrice de la Commission, a déclaré que le Vietnam continuait d’utiliser la loi sur la sécurité nationale pour réprimer les activités du bouddhisme Hoa Hao, du caodaïsme, du protestantisme indépendant. Selon elle, les autorités ne cessaient d’entraver la vie religieuse des groupes protestants et catholiques refusant de faire allégeance au pouvoir, allant jusqu’à forcer certains croyants à renier leur religion.

Pour sauvegarder l’hégémonie du Parti communiste, déclare encore le rapport annuel, le gouvernement a multiplié les mesures de répression à l’égard des activités considérées comme un défi au rôle dirigeant du parti. Il a particulièrement resserré son contrôle dans le domaine religieux, ainsi que sur le droit d’expression et d’association. Au cours de l’année écoulée, le Vietnam a emprisonné 34 dissidents. Certains d’entre eux ont été condamnés à de très lourdes peines de prison.

Au cours du mois de janvier 2012, le gouvernement vietnamien a promulgué l’arrêté 92 contenant des dispositions détaillées pour l’application de l’Ordonnance sur les croyances et la religion, entrée en vigueur en 2004. En réalité ce nouveau texte législatif est une tentative supplémentaire pour limiter les activités religieuses. Il donne de nouveaux moyens au ministère de l’Intérieur pour contrôler de près la vie des communautés religieuses. Le nouvel arrêté laisse subsister l’unité policière « A 41 », spécialisée dans le contrôle et la répression religieuse.

Le rapport américain note également que si la liberté de culte s’est nettement améliorée dans les villes, elle est en revanche beaucoup plus limitée dans les régions montagneuses, en particulier chez les minorités ethniques. Il souligne de plus que les conflits de propriété opposant le catholicisme aux pouvoirs publics se sont multipliés en 2012 et ont été parfois très violents.

Pour toutes ces raisons, une fois de plus, la Commission américaine pour la liberté religieuse dans le monde demande au gouvernement des Etats-Unis d’inscrire le Vietnam sur la liste « des pays préoccupants en matière de liberté religieuse ». Le rapport fait remarquer que la commission réclame cette inscription depuis l’année 2001. De fait, le Vietnam a été placé dans cette catégorie de 2004 à 2006 et, selon le rapport, durant cette période, la situation religieuse s’est considérablement améliorée.

Les Etats-Unis sont aujourd’hui le premier partenaire commercial du Vietnam, avec des investissements dépassant les 17 milliards de dollars. Les relations entre les deux pays se sont resserrées dans de nombreux autres domaines. Selon la Commission américaine, les Etats-Unis doivent s’appuyer sur ces relations devenues désormais indispensables au développement du Vietnam pour exercer une forte pression sur les autorités de ce pays afin qu’elles accordent aux diverses communautés religieuses la liberté à laquelle elles ont droit.

(1) Radio Free Asia, émissions en vietnamien, 4 mai 2013.

(Source: Eglises d'Asie, 6 mai 2013)
 
Pope Francis to Confraternities: ''renewal and rediscovery ''...
Vatican Radio
09:59 06/05/2013
It poured with rain on Sunday morning in a packed Saint Peter’s Square as Pope Francis presided over a colourful celebration in the context of the ‘Year of Faith’: Holy Mass with Confraternities.

And the Confraternities came in thousands spilling over beyond the Square, donning their traditional robes and bearing their great crucifixes which they lined up against the walls of the colonnades. Mostly from European countries: Italy, Spain, Malta, Portugal and Ireland, some from even further afar. And when the Pope greeted them he thanked them for their courage in braving the rain. In this Square he insisted, "I see a great variety, first of umbrellas, and then of colours and signs"…

“Popular piety”, he told them, “is a journey which leads to what is essential, if it is lived in the Church in profound communion with your pastors. A breath of fresh air”. . .It was an encounter with what he described as : “ a traditional reality in the Church which in recent times has experienced renewal and rediscovery”. And in his homily on this occasion he focused on three points : “evangelical , ecclesial and missionary spirit. Three words not to be forgotten, he prompted …

While explaining their significance Pope Francis pointed to Benedict XVI, now Pope Emeritus, who launched the Year of Faith remarking how he had used the expression 'evangelical spirit'. And adding his own personal touch the Pope noted how popular piety is to be treasured, as defined by the Bishops of Latin America: “ a spirituality, a form of mysticism, which is a place of encounter with Jesus Christ”. Pope Francis then invited those present to be determined, rise above mediocrity and allow their affiliation to serve as stimulus to an even greater love of Christ. Down the centuries he insisted confraternities have been crucibles of holiness for countless people who have lived in utter simplicity an intense relationship with the Lord.

The second element of the Pope's homily focused on ecclesial spirit. Once again he quoted Benedict XVI and once again mentioned the Latin American Bishops who in the ‘Aparecida’ document defined popular piety as: “a legitimate way of living the faith, a way of feeling that we are part of the Church”. And then lifting his gaze towards the congregation he added: “And this is beautiful, eh?. Love the Church! Let yourselves be guided by her! In your parishes, in your dioceses, be a true lung of faith and Christian life”.In the third part of his homily Pope Francis added how he would like the missionary spirit to be a hallmark of the faith of confraternities, inviting them to keep alive the relationship between faith and their cultures.

Then quoting once again from the ‘Aparecida’ document he invited those present to continue their journey together towards shrines, participate in other demonstrations of popular piety and bring along their children” ..Let us ask the Lord, Pope Francis said finally, always to direct our minds and hearts to Him, as living stones of the Church, so that all that we do, our whole Christian life, may be a luminous witness to His mercy and love. …
 
Pope Francis: the love of Mary in popular piety
Vatican Radio
10:01 06/05/2013
At the end of Sunday’s Mass, Pope Francis recited the Regina Caeli prayer with the tens of thousands of pilgrims gathered in Saint Peter’s Square for the celebration.

In his remarks prior to the Regina Caeli, the Holy Father spoke about the “spiritual presence of the Virgin Mary, alive in our midst.” On a day dedicated to Confraternities and Popular Piety, he noted that love for Mary is one of the characteristics of popular piety that “must be strengthened and well-ordered.” He invited those present to reflect on “Mary the pilgrim, who follows Jesus the Son, and goes before all of us in the journey of faith.”

Pope Francis also had greetings for those Christians who, following the Julian calendar, are celebrating Easter on Sunday. “I wish to send to these brothers and sisters a special greeting,” he said, “uniting myself to them with all my heart in proclaiming the joyful news: Christ is risen!” He prayed especially for those celebrating Easter amongst “trials and sufferings,” praying that the Holy Spirit would give them “counsel and consolations” and guide them “in the ways of peace and reconciliation.”

The Pope also spoke about the beatification on Saturday of Francisca de Paula De Jesus, called “Nha Chica.” He said, “I unite myself to the joy of the Church in Brazil for this luminous disciple of the Lord.”

Pope Francis greeted all those present, especially members of the Confraternities, along with parish groups and families. He noted especially the “Meter” association on the occasion of the Day for Children who are Victims of Violence. He assured those who have suffered or who are suffering abuse of his prayers, and forcefully called on everyone to protect and defend all human persons, but especially children, who are among the most vulnerable.

In a final greeting, Pope Francis offered encouragement to those suffering from pulmonary hypertension and to their families.

Below, please find the complete text of Pope Francis’ remarks before Sunday’s Regina Caeli:

In this moment of profound communion in Christ, we feel the spiritual presence of the Virgin Mary alive in our midst – a maternal presence, a familiar presence, especially for you are take part in the Confraternities. The love for the Madonna is one of the characteristics of popular piety, which needs to be strengthened and well oriented. For this reason, I invite you to meditate on the last chapter of the Constitution of the Second Vatican Council on the Church, Lumen gentium, which speaks precisely of Mary in the mystery of Christ and of the Church. There it is said that Mary "advanced in her pilgrimage of faith" (n. 58). Dear friends, in the Year of Faith I leave you this icon of Mary the pilgrim, who follows Jesus the Son, and goes before all of us in the journey of faith.

Today the Eastern Churches that follow the Julian Calendar celebrate the feast of Easter. I wish to send to these brothers and sisters a special greeting, uniting myself to them with all my heart in proclaiming the joyful news: Christ is risen! Gathered in prayer around Mary, we ask God for the gift of the Holy Spirit, the Paraclete, that He might counsel and comfort all Christians, especially those who celebrate Easter amongst trials and sufferings, and might guide them in the ways of reconciliation and peace.

Yesterday, in Brazil, Francisca de Paula De Jesus, called "Nha Chica," was beatified. Her simple life was totally dedicated to God and to charity – so much so that she was called “mother of the poor.” I unite myself to the joy of the Church in Brazil for this luminous disciple of the Lord.

I greet with affection all the Confraternities present, who came from so many countries. Thank you for your testimony of faith! And I greet also the parish groups and families, as well as the grand parade of marching bands and various associations of Schützen [riflemen] from Germany.

A special greeting goes today to the “METER” Association on the day for children who are victims of violence. And this gives me the opportunity to turn my thoughts to those who have suffered and are suffering because of abuse. I would like to assure them that are present in my prayers, but I would also say emphatically that we must all commit ourselves with clarity and courage to every human person, especially children, who are among the most vulnerable, that they might always be defended and protected.

I also encourage those with pulmonary hypertension and their families.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi đã cử hành thánh lễ tại Brunswich, Melbourne
Huy Hoàng
12:00 06/05/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
Giáo xứ Vĩnh Hòa dâng hoa kính Đức Mẹ
Mây Côn
08:34 06/05/2013
Mặc dù giáo xứ Vĩnh Hòa mới được tách ra từ một họ lẻ của giáo xứ Phú Bình, nhưng đến nay, giáo xứ đã phát triển về nhiều mặt.Theo sử liệu của giáo xứ, vào khoảng năm1967, một số gia đình Công giáo gốc làng Vĩnh Phúc, huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên, đã đến chỗ giáo xứ Vĩnh Hòa hiện nay để lập nghiệp.Những cụ già trong những gia đình ít ỏi này muốn có chỗ để đến đọc kinh sáng tối mỗi ngày, nên mới dựng lên một ngôi nhà nguyện nhỏ bằng phên tre,vách đất. Qua thời gian, số giáo dân tăng dần lên, ngôi nhà nguyện cũng xuống cấp, nên năm 1968, bà con giáo dân đã cùng nhau xây lại ngôi nhà thờ bằng xi măng cốt thép và được tôn lên thành họ lẻ của giáo xứ Phú Bình.Năm 1991, Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã chính thức nâng họ đạo lên hàng giáo xứ. Năm 2004, ngôi nhà thờ đã được bắt tay vào thi công. Với lòng nhiệt tình góp công góp của của bà con giáo dân, ba năm sau ngôi thánh đường được hoàn thành.Đến nay số giáo dân của giáo xứ đã lên tới 3500 giáo dân, được chia thành bốn giáo họ : Mông Triệu, Đa Minh, Phaolô và Vinh Sơn.

Xem hình ảnh

Nhìn ngôi nhà thờ bằng đá với các bức tường đá kiên cố, hoa văn sắc nét, chúng tôi chợt liên tưởng đến hình ảnh vững mạnh kiên cố, của ngôi nhà thờ được xây trên nền đá, mà Chúa Giêsu đã nói đến trong Phúc Âm. Có lẽ ngôi nhà thờ đá Vĩnh Hòa không chỉ đẹp về giá trị hình thức, mà còn gián tiếp nói lên sự vững mạnh trong đời sống đức tin và nét đẹp trong đời sống đạo của bà con giáo dân xứ Vĩnh Hòa này…

Với lối kiến trúc Á Đông mang nặng hồn Việt, cùng những đường nét, họa tiết tinh xảo…nhà thờ đá Giáo xứ Vĩnh Hòa, hạt Phú Thọ, Giáo phận TP.HCM là nhà thờ thứ hai tại Việt Nam, sau ngôi nhà thờ cổ kính nổi tiếng ở Phát Diệm.

Từ ngã tư Lạc Long Quân – Âu Cơ đi về hướng Đầm Sen, rẽ trái qua con đường nhỏ Ông Ích Khiêm - quận 11, chúng tôi tìm đến nhà thờ đá Vĩnh Hòa tọa lạc tại 86/75 Ông Ích Khiêm, p5, quận 11, TP.HCM. Nhìn từ xa, ngôi nhà thờ với những mái cong trên nền các tàn lá xanh tươi của hàng cây cao vút bao quanh, trông hao hao giống mái đình làng. Đến gần chúng tôi không khỏi trầm trồ về một ngôi nhà thờ toàn bằng đá, với những hoa văn được chạm khắc tinh xảo.

Dẫn chúng tôi đi thăm vòng quanh nhà thờ, ông Giuse Phạm Văn An, phó chủ tịch Hội đồng Mục vụ giải thích ý nghĩa của từng bức họa và kể về những khó khăn trong quá trình xây cất ngôi thánh đường bằng đá này.Ý tưởng xây nhà thờ bằng đá được bắt nguồn từ linh mục chánh xứ Gioan Baotixita Vũ Mạnh Hùng, nhân một lần về hành hương nhà thờ đá Phát Diệm. Ngài chia sẻ ý tưởng của mình cho giáo xứ và được bà con giáo dân nhiệt tình ủng hộ. Từ đó, ngôi nhà thờ dần dần được thi công. Nhà thờ có chiều ngang 12,5 mét, chiều dài 33 mét, nằm trong một khuôn viên không rộng rãi như nhiều giáo xứ khác, nhưng được thiết kế ngăn nắp, thoáng mát. Nhà thờ được bao bọc bởi những hàng cây cao ngang tầm mái nhà. Những cành lá đan xen , tỏa bóng trên một khối đá trông thật nên thơ, hữu tình và thấp thoáng nét cổ kính.Các bức tượng đá màu xam xám cổ kính tạo cảm giác mát dịu, thanh bình. Các hoa văn, hình ảnh xung quanh gợi lên nhiều ý nghĩa không chỉ trong Kinh Thánh, mà còn cả trong thiên nhiên, vũ trụ, đất trời…Mặt chính diện trên tháp cao là bức tranh đá khắc hình Trống Đồng Đông Sơn, lồng trong một khung hình vuông, giúp liên tưởng đến câu chuyện huyền thoại về bánh Chưng vuông bánh Dày tròn trong thời dựng nước. Phía trên cửa vòm là bức tranh đá khắc hình Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa ở sông Gioan, dưới bàn tay của Thánh Gioan Baotixita, quan thày của giáo xứ. Hai bên hông nhà thờ có nhiều bức phù điêu ghi lại cuộc đời Chúa Giêsu được khắc bằng đá rất tỉ mỉ và kỳ công.Đặc biệt trong nhà thờ còn có 14 chặng đàng Thánh Giá được khắc bằng đồng óng ánh.

Các bức hình được chạm khắc công phu, độc đáo đã vậy, bức phông trên cung thánh còn tinh xảo hơn. Bức phông bằng gỗ đặt trên bức tường đá, chạm trổ tứ quý thực vật : Tùng, Cúc, Chúc, Mai, cảnh bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông..cùng nhiều họa tiết khác diễn tả tấm lòng tôn kính của các loài thọ tạo dâng lên Đấng tạo dựng nên muôn vật muôn loài.

Để hoàn thành, ngôi nhà thờ bằng đá, bà con giáo dân giáo xứ Vĩnh Hòa phải trải qua khá nhiều khó khăn, vất vả. Ông An cho biết, tất cả số đá xây nhà thờ đều được mua từ Thanh Hóa. Từ khâu lựa đá đến khâu xây dựng đều do các nhà thẩu và các thợ chạm trổ điêu luyện từ Bắc vào làm. Sau công đoạn vận chuyển đá từ Thanh Hóa vào TP.HCM, bà con giáo dân phải đưa đá từ đường lớn tới nhà thờ “Vì đá quá nặng, tất cả các viên đá đều cùng một kích cỡ, khoảng 220kg/viên, trong khi hẻm vào nhà thờ lại quá nhỏ, nên phải vận chuyển vào ban đêm để tránh kẹt xe…”ông An nói. Sau khi đá đã được chuyển vào khuôn viên nhà thờ, giáo dân cũng như các thợ xây phải dùng máy tời để kéo đá lên. Hầu hết các khâu vận chuyển đều do Ban tự nguyện gồm mấy chục thanh niên của giáo xứ làm. Ban này được ra đời từ khi xây dựng nhà thờ và hiện vẫn tồn tại. Các thành viên trong Ban tự nguyện rất xả thân trong các công việc chung của giáo xứ.
 
Giáo xứ Thuận Nghĩa : Rước kiệu và dâng hoa kính Mẹ
Pv Thuận Nghĩa
08:39 06/05/2013
Vào tối Chúa Nhật ngày 05 tháng 05 năm 2013, Giáo xứ Thuận Nghĩa tổ chức cuộc rước và dâng hoa kính Đức Mẹ.

Xem hình ảnh
19g tất cả các đoàn thể và bà con giáo dân tập trung về trước khuôn viên nhà thờ xứ. Đi đầu là bình hương Thánh Giá, đoàn trống, rồi đến 31 tổ liên gia mỗi tổ một ba nô có hình Đức Mẹ hoặc Chúa trang hoàng đẹp đẽ. Xen giữa các tổ liên gia là các hội đoàn : Phan sinh tại thế, Hội Lêgiô, Gia đình thành tâm, thiếu nhi Thánh Thể, giới trẻ Phan sinh, Hội Mân Côi, Khôi Bình…Đi gần cuối đoàn rước là Ban Ca nhạc đoàn, các tu sĩ nam nữ, đoàn dâng hoa cộng đồng, các em tung hoa, các chú giúp lễ, Cha quản xứ và Kiệu Đức Mẹ.

Đoàn rước khởi đi từ nhà thờ xứ và vòng chung quanh làng Thuận Nghĩa với khoảng gần 3km. Trên đường rước, năm bàn thờ kính Đức Mẹ đã được chuẩn bị một cách chu đáo, tuyệt đẹp. Khi đến trước mỗi bàn thờ đoàn rước dừng lại, Cha xứ dâng hương và đoàn các em tung hoa.

Đến 21g, đoàn rước trở về lại nhà thờ xứ. Cha xứ chia sẻ với cộng đoàn về ý nghĩa và nguồn gốc của Tháng Hoa, đồng thời Ngài kêu mời mọi người thể hiện lòng yêu mến tôn sùng Đức Mẹ không chỉ dừng lại ở cuộc rước hay dâng hoa như hôm nay mà cần phải dâng cho Đức Mẹ những bông hoa Tin, Cậy, Mến của mỗi người “hoa Xanh của lòng Cậy, hoa Đỏ của lòng mến, hoa Trắng của lòng trong sạch, hoa Tím của hãm mình, hoa Vàng của niềm tin, hoa Hồng của kính Kính mừng”.

Tiếp theo, Cha xứ, các tu sĩ và 60 người được chọn từ các tổ liên gia thay cho cộng đoàn lần lượt dâng hoa kính Đức Mẹ.

Cuộc rước kiệu và dâng hoa kính Mẹ kết thúc vào lúc 21g30, để lại những ấn tượng tốt đẹp nơi mỗi người tham dự, đặc biệt củng cổ thêm nơi mỗi người lòng tôn sùng và yêu mến Đức Mẹ.
 
Caritas Phan Thiết: Chuyến khám bệnh và trao học bổng tại Giáo xứ Hiệp Tân
Hồng Hương
10:07 06/05/2013
Thứ bảy 27/04/2013, Caritas Phan Thiết đã mời đoàn bác sĩ Từ Thiện Tình Thương phối hợp với các Phật tử Chùa Nghệ Sĩ đến từ TPHCM đã tổ chức khám bệnh phát thuốc miễn phí và trao tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học tại nhà thờ Hiệp Tân – Phêrô Cao, GP Phan Thiết.

Xem hình ảnh

Khoảng 400 bệnh nhân gồm các lứa tuổi được khám các bệnh về nhi khoa, nha khoa, tai – mũi – họng, viêm khớp xương, viêm ngoài da, cao huyết áp. Các bác sĩ khá lo lắng khi nhận thấy nhiều cụ già bị cao huyết áp nhưng lại không hề biết để thường xuyên uống thuốc. Cùng các bác sĩ trong đoàn có 3 bác sĩ của bệnh viện Hàm Thuận Nam đến tham gia khám bệnh cho bà con.

Niềm vui còn được nhân lên gấp bội khi đoàn còn quan tâm đến việc học hành của con em người dân địa phương. Các thành viên trong đoàn đã trao tặng 30 học bổng (500.000đ/1 suất), 5 chiếc xe đạp mới tinh, 1.200 cuốn vở, 500 viết bi cho học sinh nghèo hiếu học. Một tủ thuốc trị giá 6 triệu đồng do cô Như Ngọc và phụ huynh Minh Đạo Q5, Tp HCM cũng được trao tặng cho nhà thờ Hiệp Tân – Phêrô Cao trong dịp này.

Linh mục Phêrô Nguyễn Thái Học, quản xứ Hiệp Tân cho biết: “Giáo xứ Hiệp Tân - Phêrô Cao thuộc thôn Hiệp Tân, Xã Tân Thuận có địa bàn nằm khuất trong miền núi của Huyện Hàm Thuận Nam, là vùng dân di cư từ Nghệ An vào năm 1988. Đối với bà con ở đây, việc đi khám chữa bệnh là điều gì đó xa xỉ - phần vì không có tiền đi khám, phần vì không thể bỏ công việc đồng áng. Cứ thế hết tháng này qua năm nọ, những căn bệnh cứ lầm lì tàn phá sức khỏe mà họ cố chịu đựng cho qua. Khi nghe tin Caritas Phan Thiết báo có đoàn bác sĩ TPHCM về khám bệnh miễn phí và trao tặng học bổng cho các em học sinh ai nấy đều vui mừng. Đặc biệt tủ thuốc mà đoàn tặng sẽ giúp bà con sớm được chữa trị vì có thuốc uống khi gặp phải những bệnh đơn giản”.

Bác sĩ Đàm Văn Hưng, một tín hữu Công giáo, làm trưởng đoàn và cũng là người động viên, quy tụ những thành viên khác tham gia vào công việc nhiều ý nghĩa này chia sẻ: “Các thành viên trong đoàn dù là Công Giáo hay Phật tử đều muốn chia sẻ phần của mình đến với người nghèo mong xoa dịu phần nào nỗi cơ cực của họ trong cuộc sống. Đoàn bác sĩ Từ Thiện Tình Thương và các Phật tử Chùa Nghệ Sĩ từng khám chữa cho không biết bao nhiêu bệnh nhân và cũng từng đi khám từ thiện ở rất nhiều nơi, nhưng nỗi ưu tư về bệnh tật của người dân nghèo vẫn khắc khoải trong lòng mọi người. Nhìn cảnh hàng trăm người già - trẻ - lớn - bé ở Hiệp Tân xếp hàng bất chấp giữa trưa trời nắng nóng chờ đến lượt được khám bệnh mà ai trong đoàn cũng mong có dịp đến với nhiều bệnh nhân nghèo hơn nữa”.

Nữ tu Maria Thiên Phúc, đại diện Caritas Phan Thiết đã cám ơn Bác sĩ Hưng và Đoàn lần thứ 2 lặn lội từ Sài Gòn trong dịp nghỉ cuối tuần mang niềm vui đến cho người dân các vùng nghèo thuộc GP Phan Thiết. Caritas Phan Thiết mong được đón tiếp đoàn trong những địa phương khác trong tỉnh Bình Thuận. Chị còn cho biết Caritas Phan Thiết vẫn luôn cố gắng liên lạc để mời các đoàn về khám bệnh cho người dân tại các vùng nghèo, thiếu điều kiện y tế rất cần có bác sĩ đến khám chữa bệnh và tư vấn để giúp cho nhận thức của người dân được nâng cao trong việc tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình và cộng đồng.
 
Rước kiệu Đức Mẹ tháng Hoa tại Miami.
LM. Giuse Nguyễn Kim Long
17:39 06/05/2013
Rước kiệu Đức Mẹ tháng Hoa tại Miami.

Tháng 5 lại đến với vùng trời Florida có những ngày u ám, ngày mưa tầm tã nhưng cũng có những ngày tràn đầy ánh mặt trời. Thật vậy, một tuần trước tháng 5 trùng vào lúc những người Việt Nam đang tưởng niệm Tháng Tư Đen, ngày đau thương của dân tộc, trời Florida u ám nhiều và có những ngày mưa thật lớn như khóc với nỗi đau của những người con tha hương.

Xem Hình

Tuy nhiên, vào Chúa Nhật 5-05, ngày Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang, Miami tổ chức cuộc rước kiệu Hoa Đức Mẹ lại thật đẹp. Từ sáng sớm, ánh mặt trời đã chiếu toả xuống những tia nắng ấm cộng thêm những làn gió từ biển thổi vào làm cho bầu khí thật diụ hiền, báo hiệu một ngày của hồng ân. Khoảng 10 giờ, các anh chị em trong ban âm thanh và chuẩn bị kiệu đã có mặt cùng các sơ để hoàn tất những công việc cuối cùng. Đúng 12:00 trưa, sau khi tất cả các hội đoàn: Đoàn TNTT, Hội CBMCG, Ban Tiếp đón, HĐMV, Ban TTV/TT + LC, Ca đoàn và Cộng đoàn tụ họp trước Đài Đức Mẹ bên ngoài nhà thờ, cha Chũ tế cùng cha Robert tiến ra khu linh đài. Chương trình mở đầu với Kinh Chúa Thánh Thần, Lời cầu nguyện của cha chũ tế và cha Robert, xông hương tượng Đức Mẹ và phẩn dâng hoa của Hội CBMCG và Ban TĐ. Các chị trong 5 màu áo + sắc hoa tượng trưng cho các nhân đức của Đức Mẹ: Khiêm nhường, hy sinh, trinh khiết, hiền hậu.... đã tạo nên một hình ảnh thật đẹp và xúc động. Sau phần dâng hoa, cuộc rước kiệu bắt đầu đi chung quanh khuôn viên nhà thờ theo thứ tự: Thánh giá nến cao, TNTT, HĐMV, TTV/TT + LC, Hội CBMCG, Kiệu Hoa Đức Mẹ do các trưởng TN khiêng, các cha, ca đoàn và Cộng đoàn dân Chúa (trong đó cũng có những anh chị em từ các cộng đoàn Haiti, Spanish, English) tham dự. Trong khi đi kiệu, mọi người cùng hoà chung trong tiếng hát và Kinh Mân côi để tôn vinh Mẹ Maria.

Cuộc rước kiệu kết thúc trong nhà thờ và sau đó là Thánh Lễ trọng thể của Chúa Nhật thứ 6 Phục sinh và cũng là mở đầu tháng hoa.

Xin cảm tạ Chúa đã cho chúng con một người Mẹ thật tuyệt vời để chúng con noi theo. Xin Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ Lavang, luôn chúc lành cho thế giới, cho đất nước Hoa Kỳ và cho Cộng đoàn chúng con được sự bình an. Amen.

Cha Giuse Nguyễn Kim Long.
 
Rước Đức Mẹ Thuyền Nhân - Bổn Mạng CĐCGVN – Nam Úc
Jos. Vĩnh SA
18:55 06/05/2013
CĐCGVN- Nam Úc nhận tước hiệu Đức Mẹ Thuyền Nhân làm bổn mạng của Cộng Đồng.
Hàng năm CĐ mừng kính bổn mạng vào Chúa Nhật đầu tháng Năm, mở đầu tháng hoa dâng kính Mẹ Maria
CĐCGVN-Nam Úc đã đại diện cho những thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam trên toàn thế giới, nhận tước hiệu Đức Mẹ Thuyền Nhân làm bổn mạng của CĐ để cảm tạ Mẹ đã dìu dắt những con thuyền mong manh vượt biển tìm tự do, trước ngọn sóng gió ba đào đến được bến bờ bình an.

Sau gần một năm Hoa Viên và tượng đài Đức Mẹ Thuyền Nhân được cắt băng khánh thành. Lễ mừng Bổn Mạng CĐ năm nay được tổ chức rước trọng thể từ trong hội trường ra Hoa Viên tượng đài Đức Mẹ.
Hàng ngàn tín hữu cùng với cờ hiệu của các họ đạo và đoàn thể, xếp hàng lần lượt đi theo chủ tế đoàn, tiến về hoa viên, trên tay lần chuỗi hương hồng, miệng đọc kinh Mân Côi.
Ca đoàn Việt Linh đứng sẵn trên hoa viên, phụng vụ thánh nhạc giúp đoàn rước thêm phần sốt sáng, hát sau mỗi chục kinh Mân Côi.
Khi đoàn rước đã về đến vị trí đã dành sẵn, chung quanh hoa viên.
Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm đọc lời nguyện kính dâng lên Mẹ, sau đó Ban Tuyên Úy, các Tu Sĩ đại diện các họ đạo các đoàn thể trong Hội Đồng Mục Vụ và các em thiếu nhi Thánh Thể, lần lượt tiến lên gần tượng đài, dâng lên Mẹ những bông, hoa tươi thắm, trong khi ca đoàn cất cao tiếng hát những bản nhạc Thánh Ca ngợi khen, tôn vinh Mẹ, kết thúc cuộc rước mừng kính Đức Mẹ Thuyền Nhân.

XEM HÌNH

Sau khi chấm dứt cuộc rước, mọi người tập trung về sân cánh buồn để cùng chung vui tiệc mừng. Rất nhiều món do các gia đình, thành viên trong Cộng Đồng nấu nướng đem tới chung vui.
Đa số các thành viên đã đề nghị, năm tới nên tổ chức như năm nay. Như vậy mọi người đều vui vẻ và đỡ vất vả cho Ban Mục Vụ và Ban Tổ Chức.
 
Văn Hóa
Năm Sự Sáng
Nguyễn Trung Tây, SVD
05:34 06/05/2013
Nguyễn Trung Tây, SVD
Năm Sự Sáng


1. Mầu Nhiệm Rửa Tội
□ Suy Niệm: Ngày giờ đã điểm, từ phương Bắc của xứ Galilê, chào tạm biệt thân mẫu, Đức Giêsu cất bước xuống phương Nam của xứ Giuđê, tìm kiếm bóng dáng của người ngôn sứ sa mạc. Khi gặp mặt Gioan, Đức Giêsu khiêm nhường xin được rửa tội từ hai bàn tay của người ngôn sứ. Thoạt tiên Gioan từ chối. Nhưng, trước lời yêu cầu của Chiên Thiên Chúa, ngôn sứ thanh tẩy cuối cùng cúi đầu xin vâng. Sau khi Đức Giêsu nhận phép Rửa Tội, bầu trời trong xanh trở nên rực rỡ với ngàn vạn hào quang của Thánh Thần Thiên Chúa xuất hiện trong hình chim bồ câu; và ngay lúc đó từ những đám mây, Thiên Chúa, Chúa Cha cất tiếng xác nhận thiên tính trời cao của Đức Giêsu.

Thực Hành: Noi theo gương của Đức Giêsu, qua tư tưởng và qua việc làm, gia đình chúng ta luôn luôn chọn lựa sống một đời sống kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và với mọi người trong gia đình.

Ý Cầu Nguyện: Xin Phép Rửa Tội tiếp tục thánh hóa và liên kết mọi người Kitô hữu trên toàn thế giới, trong xứ đạo, và trong gia đình của chúng con trở nên một trong Đức Kitô.

2. Mầu Nhiệm Tiệc Cưới Cana
□ Suy Niệm: Trong khi tiệc cưới Cana đang tưng bừng với rạng rỡ tươi cười, Mẹ Maria khám phá ra những bình rượu cưới đang dần dần cạn khô rượu. Nhận ra rượu thơm của tiệc cưới Cana đã thôi, không còn tràn đầy, Mẹ Maria quay sang nói với Đức Giêsu, “Nhà người ta hết rượu rồi”. Vâng lời Mẹ, Đức Giêsu nói những người gia nhân đổ đầy sáu chum nước; mỗi một chum chứa được khoảng 100 lít nước. Bởi bàn tay nhiệm mầu của Đức Giêsu, những giọt nước lạnh không còn lạnh ngắt, nhưng xôn xao lay động, hóa thành những giọt rượu thơm. Bởi sự can thiệp của Mẹ Thiên Chúa, tiệc cưới Cana lại tiếp tục ngập tràn với 600 lít rượu mới. Rượu thơm Cana tô thêm đỏ hồng đôi má cô dâu và chú rể. Rượu mới Cana bôi thêm nồng nàn ánh mắt của những quan khách bên bàn tiệc.

Thực Hành: Những khi đời sống hôn nhân đang bị đe dọa, gia đình chúng ta sẽ chạy đến nói với Mẹ Maria, “Mẹ ơi, nhà con hết rượu rồi!”.

Ý Cầu Nguyện: Xin cho chúng con luôn sống kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu và Mẹ Maria qua những lời kinh nguyện.


3. Mầu Nhiệm Rao Giảng Nước Trời
□ Suy Niệm: Sau khi nhận phép thanh tẩy bên bờ sông Giôđan và ăn chay trong sa mạc trong vòng bốn mươi đêm ngày, Đức Giêsu quay về phương Bắc Galilê. Rảo bước trên những nẻo đường của xứ Galilê, Đức Giêsu bắt đầu rao giảng về Tin Mừng của Nước Trời và ngày giờ của ơn cứu chuộc. Ngài phán, “Nước Trời đã gần kề. Hãy thay đổi và tin tưởng vào Tin Mừng của ơn cứu độ”. Bởi sự xuất hiện của Đức Giêsu, từ khắp các thôn làng, người người tấp nập lên đường trẩy hội mùa xuân về phương Bắc của xứ Galilê để được lắng nghe Lời Chúa và được Đức Giêsu chữa lành. Người què cụt cũng như người phong hủi, người câm điếc cũng như người mù lòa, sau khi diện kiến Đức Giêsu, tất cả đều được chữa lành.

Thực Hành: Noi theo gương của Đức Giêsu, gia đình chúng ta tiếp tục sống đời sống chứng nhân Tin Mừng ngay trong gia đình và trong xứ đạo nơi chúng ta đang cư ngụ.

Ý Cầu Nguyện: Xin cho cánh đồng truyền giáo của thế giới ngày càng thêm đông những thợ gặt chuyên nghề và nhiệt thành với Tin Mừng Nước Trời.


4. Mầu Nhiệm Biến Hình
□ Suy Niệm: Vào một ngày kia, Đức Giêsu mang Phêrô, Giacôbê, và Gioan đi theo Ngài lên núi. Trong khi Ngài đang cầu nguyện, thật là bất ngờ, Đức Giêsu biến dạng. Nhân diện của Ngài trở nên rực rỡ hơn cả mặt trời, y phục của Ngài đổi màu trắng tinh hơn cả băng tuyết. Và kìa, ngôn sứ Môisen và Êlia cùng xuất hiện, một đứng bên trái, một đứng bên phải của Đức Giêsu. Cả hai cất tiếng đàm đạo với Đức Giêsu về mầu nhiệm thương khó mà Đức Giêsu sẽ phải trải qua.

Thực Hành: Xin cho đời sống đức tin của gia đình chúng ta luôn luôn ngời sáng tỏa chiếu ngàn vạn hào quang của thiên đàng.

Ý Cầu Nguyện: Xin cho chúng con và mọi người tín hữu Kitô trên toàn thế giới trở thành những gương sáng sống động cho một niềm tin vào Đức Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống.


5. Mầu Nhiệm Bí Tích Thánh Thể
□ Suy Niệm: Ngày vinh quang của Thiên Chúa trên cây thập giá và giờ cứu độ cho nhân loại đang chầm chậm điểm canh gõ nhịp khi Đức Giêsu cưỡi trên lưng lừa tiến vào kinh thành Giêrusalem. Nhìn những cành lá vạn tuế, lắng nghe những tiếng tung hô của dân chúng trên con đường dẫn vào kinh thành, Đức Giêsu biết rằng ngày đã tới, giờ đã điểm, giây phút tạm biệt đã cận kề. Nhưng bởi thương yêu con người lạc loài bơ vơ, cho nên Đức Giêsu quyết định thiết lập Mầu Nhiệm Thánh Thể. Giữa bữa ăn tối, trên bàn Tiệc Ly, giơ cao bánh thơm và rượu nho, Đức Giêsu phán, “Đây là mình ta, đây là máu ta, máu giao ước mới sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội. Các con hãy nhận lấy, hãy ăn, hãy uống, hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.

Thực Hành: Xin cho những lời nói, cử chỉ, và hành động của mọi người trong gia đình của chúng con trở nên một bàn tiệc sống động của Mầu Nhiệm Thánh Thể, nơi đó có Đức Giêsu Thánh Thể dịu hiền ngự giữa bàn tiệc của gia đình.

Ý Cầu Nguyện: Xin cho chúng con siêng năng tham dự Thánh Lễ và dọn mình xứng đáng để nhận lãnh Mình Thánh và Máu Thánh của Chúa Kitô.

□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
 
''Lời Hoa Dâng Mẹ''
Phạm Trung
07:40 06/05/2013
"Lời Hoa Dâng Mẹ": Lời Thơ: Lm Nguyễn Tầm Thường - Ca đoàn: Thiên Thanh.

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Êm Đềm Sớm Mai
Thérésa Nguyễn
21:20 06/05/2013
ÊM ĐỀM SỚM MAI
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Tạ ơn Chúa cả đầu ngày
Ban cho trời đẹp hôm nay tuyệt vời
Tâm thanh hướng tạ ơn Trời
Ơn lành rải xuống muôn đời thế nhân.
(Trích thơ của Trầm Hương Thơ)