Ngày 05-05-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:25 05/05/2018
68. THI ĐUA VỚI NHAU
Các thái học sinh cùng họp lại với nhau, luôn luôn lấy các nhân vật và đặc sản ở quê mình ra để thi đua, biện bác vấn nạn với nhau, lấy đó làm trò vui.
Một hôm, học trò ở Sơn Đông nói:
- “Nơi quê tôi có một hòn núi, một con sông và một tú tài, có thể nói là đệ nhất thiên hạ”.
Học trò ở Sơn Tây hỏi:
- “Núi gì ?”
Trả lời:
- “Thái Sơn”.
Học trò Sơn Tây nói:
- “Núi Hoa Sơn ở quê tôi cao hơn núi Thái Sơn nhiều, có bài thơ chứng minh hẳn hòi: chỉ có trời ở trên cao, càng không có núi nào ngang”.
Rồi hỏi lại:
- “Sông gì ?”
Học trò Sơn Đông nói:
- “Đông Hải.”
Học trò Sơn Tây nói:
- “Lý Bạch viết như thế này: “Nước sông Hoàng Hà ở trên xuống, đông chảy đến biển không trở lại”, Đông Hải chẳng qua thuộc về hạ lưu sông Hoàng Hà của chúng tôi đấy.”
Rồi hỏi lại:
- “Tú tài là ai vậy ?”
Học trò Sơn Đông trả lời:
- “Khổng tử”.
Học trò Sơn Tây nói:
- “Sách Luận ngữ nói: “Văn vưong là thầy của tôi, Châu công ức hiếp tôi”, như thế có thể thấy Khổng tử là đệ tử của Châu Văn vương vậy.”
Nói xong tất cả mọi người cùng cười ha ha.
(Tân thoại chích tuý)

Suy tư 68:
Trẻ em thường hay lấy những “sự tích anh hùng” của cha mẹ để khoe với các bạn cùng lớp, bởi vì cha mẹ là thần tượng của chúng nó.
Khoe khoang thì có nhiều cách, nhưng cách nào cũng bày tỏ ra sự thoả mãn của mình:
- Có người mang vòng vàng đầy người để khoe của.
- Có người đi đâu cũng kè kè cái cặp để tỏ mọi người biết mình là người có học hành.
- Có người nói huyên thuyên về “thành tích” các công việc của mình làm.
- Có người khoe khoang cách kín đáo, có người khoe khoang cách lộ liễu...
Khoe khoang là nhu cầu của người thích “nhiều chuyện”, cho nên nó cũng là đầu dây mối nhợ của sự phân bì ghen tức giữa anh em chị em với nhau, giữa những người trong cộng đoàn với nhau, bởi vì khoe khoang chính là “đài phát thanh” tuyên truyền và phổ biến tội ác của ma quỷ...
Người Ki-tô hữu không khoe khoang về đời sống cá nhân của mình, nhưng biểu dương về sự chết và sống lại của Đức Chúa Ki-tô đang tái hiện trên con người của họ, cho nên khi họ đi họ đứng họ chuyện trò và làm việc, thì đều toát ra nét duyên dáng và dễ thương của người môn đệ Chúa.
Sống hiền hoà và khiêm tốn mới ngăn chặn được sự khoe khoang nơi chính bản thân mình, cũng như sự kiêu ngạo của ma quỷ nơi cộng đoàn mình đang sống và phục vụ. Bởi vì ân sủng của Chúa ban cho thì không ai giống ai, là để chúng ta bổ túc cho nhau những cái thiếu hoặc không có nơi bản thân mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

--------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 6 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:27 05/05/2018
Chúa Nhật 6 PHỤC SINH

Tin Mừng: Ga 15, 9-17.
“Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu.”


Bạn thân mến,
Bạn đã yêu và đã cảm nghiệm được tình yêu đẹp như thế nào rồi, tình yêu có thể làm cho bạn yêu đời và cũng có thể làm cho bạn chán đời. Nhưng tình yêu cao quý và đẹp nhất vẫn cứ là tình yêu hy sinh mạng sống cho người mình yêu.
Con người thời nay thường đòi hỏi tình yêu của người khác, đòi hỏi người khác phải vì mình mà cống hiến mọi sự, chứ không dám thực sự hy sinh cho tình yêu, bởi vì tình yêu ấy không dựa trên nền tảng tình yêu của Thiên Chúa, mà chỉ đặt trên nền tảng xác thịt, vật chất và hưởng thụ mà thôi. Do đó mà thế gian vẫn mãi mãi không tìm thấy được hòa bình, không tìm thấy được sự cảm thông của nhau trong cuộc sống hằng ngày.
Đưc Chúa Giê-su đã chết trên thập giá, không phải chỉ yêu một người, nhưng là yêu cả nhân loại tội lỗi, Ngài hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu để các bạn hữu của Ngài được sự sống đời đời.
Mỗi ngày đọc báo hoặc coi tin tức trên đài truyền hình, bạn thấy rất nhiều tin tức “giật gân”, nào là giết chết người yêu của mình vì nàng muốn chia tay, nào là tạt a xít vào vợ mình vì ghen tuông, nào là tự tử vì thất tình.v.v...Bạn và tôi cảm thấy đời thật chán ngán khi đọc những tin tức ấy, nhưng là người có đức tin, là môn đệ của Đưc Chúa Giê-su, chúng ta biết rằng tình yêu chân thật không bi quan yếm thế, cũng không phải là chiếm đoạt, nhưng là thông cảm, hy sinh và chân thành, bởi vì đó chính là tình yêu được thánh hóa bởi tình yêu hiến mạng sống của Đức Chúa Giê-su.
Bạn thân mến,
Bạn và tôi mỗi người đều đã trãi nghiệm được tình yêu trong cuộc sống của mình, và nhận ra tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình rất cao quý, và do đó chúng ta đều cố gắng yêu mến Chúa qua cuộc sống của mình. Nhưng có lúc nào bạn càm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa qua tình yêu của cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn hữu chưa ? Bạn có lúc nào nghĩ rằng:
- Yêu mến và chăm sóc quan tâm đến cha mẹ của mình là yêu mến Thiên Chúa không ?
- Yêu mến và giúp đỡ anh chị em mình là yêu mến và giúp đỡ Thiên Chúa không ?
- Yêu thương bà con và bạn hữu mình, và hy sinh cho họ là yêu thương và hy sinh cho Thiên Chúa không ?


Hy sinh mạng sống cho bạn hữu mình là điều khó khăn và ít xảy ra trong cuộc sống hôm nay, nhưng bạn và tôi có thể hy sinh danh dự, hy sinh vật chất, hy sinh thời giờ quý báu, hy sinh chịu đựng nhẫn nhục vì bạn hữu thì chắc chắn –nhờ ơn Chúa- và tình yêu chân thành của mình đối với bạn hữu, mà chúng ta có thể làm được như lời dạy của Chúa Giê-su: không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu hiến mạng sống cho bạn hữu mình...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:30 05/05/2018

17. Công việc nơi bản thân người khác khiến bạn không vui vẻ, bản thân bạn suốt đời không nên làm, nhưng khi bạn làm thì phải khiến cho mọi người vui thích.

(Thánh John Berchmans)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

---------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Thánh Lễ Chúa Nhật 6 Phục sinh 06/05/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
04:00 05/05/2018
Bài Ðọc I: Cv 10, 25-26. 34-35. 44-48

"Ơn Thánh Thần cũng đã tuôn đổ xuống trên các dân tộc".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Xảy ra là khi Phêrô vừa vào nhà, thì Cornêliô ra đón ngài, và sấp mình dưới chân ngài mà lạy. Phêrô liền đỡ ông dậy và nói rằng: "Xin ông chỗi dậy, vì chính tôi cũng chỉ là người".

Phêrô lên tiếng nói rằng: "Quả thật, tôi nghiệm biết rằng Thiên Chúa không thiên tư tây vị, nhưng ở bất cứ xứ nào, ai kính sợ Người và thực hành sự công chính, đều được Người đón nhận!"

Phêrô đang nói các lời đó, thì Thánh Thần đã ngự xuống trên mọi kẻ đang nghe lời. Các tín hữu đã chịu cắt bì, những người đã đến cùng Phêrô, đều sửng sốt, khi thấy ơn Thánh Thần cũng đã tuôn đổ xuống trên các dân tộc; vả lại họ nghe các người ấy nói nhiều thứ tiếng và ngợi khen Thiên Chúa. Bấy giờ Phêrô lên tiếng nói rằng: "Ai có thể ngăn cản ta lấy nước mà rửa cho những kẻ này, khi họ đã nhận lãnh Thánh Thần như chúng ta?" Và ngài truyền rửa tội cho họ nhân danh Chúa Giêsu Kitô. Bấy giờ họ xin ngài ở lại với họ ít ngày.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4

Ðáp: Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người trước mặt chư dân (x. c. 2b).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng:

1) Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới,

vì Người đã làm nên những điều huyền diệu.

Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng,

cùng với cánh tay thánh thiện của Người.

2) Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người,

trước mặt chư dân, Người tỏ rõ đức công minh.

Người đã nhớ lại lòng nhân hậu

và trung thành để sủng ái nhà Israel.

3) Khắp nơi bờ cõi địa cầu đã nhìn thấy

ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta.

Toàn thể địa cầu hãy reo mừng Chúa,

hãy hoan hỉ, mừng vui và đàn ca.

Bài Ðọc II: 1 Ga 4, 7-10

"Thiên Chúa là Tình Yêu".

Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.

Các con thân mến, chúng ta phải thương yêu nhau, vì tình yêu bởi Thiên Chúa mà ra. Vì lẽ hễ ai thương yêu, thì đã sinh bởi Thiên Chúa, và nhận biết Thiên Chúa. Còn ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu. Ðiều này biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta là Thiên Chúa chúng ta đã sai Con Một Người đến trong thế gian, để nhờ Ngài mà chúng ta được sống. Tình yêu ấy là thế này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã thương yêu chúng ta trước, và đã sai Con Một Người đến hy sinh, đền thay vì tội lỗi chúng ta".

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Ga 14, 23

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy". - Alleluia.

Phúc Âm: Ga 15, 9-17

"Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Nếu các con tuân lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy, cũng như Thầy đã giữ lệnh truyền của Cha Thầy, nên Thầy ở lại trong tình yêu của Người. Thầy nói với các con điều đó để niềm vui của Thầy ở trong các con, và niềm vui của các con được trọn vẹn. Ðây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình. Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thi hành những điều Thầy truyền. Thầy không còn gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm; Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết. Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt đặt để các con đi và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại, để những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con. Thầy truyền cho các con điều này là các con hãy yêu mến nhau".

Ðó là lời Chúa.
 
Tình Yêu Làm Điều Kỳ Diệu
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
08:31 05/05/2018
Tình Yêu Làm Điều Kỳ Diệu

Tình yêu làm nên điều kỳ diệu, đó là đề tài của bài giảng hôm nay, dựa trên những lời tâm tình của Chúa với các môn đệ trong bữa tiệc ly, như được ghi trong Tin Mừng Gioan mà hôm nay Giáo Hội cho chúng ta nghe lại : Thầy không còn coi anh em là tôi tớ. Thầy xem anh em là bạn hữu. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Ta sẽ duyệt xét điều kỳ diệu của tình yêu trên hai điểm:

(1) Tình yêu biến người thành Chúa

(2) Tình yêu đổi loài người thành đấng người

1. Tình yêu biến người thành Chúa

Trong Báo CG&DT số 1408 có đăng thắc mắc của ông Nguyễn quang Hiền Gx Bắc Dũng, hạt Xóm Mới : Ông nói rằng bài báo trước đó của linh mục Thiện Cẩm với tựa đề: “Chúa làm người để người làm Chúa như Chúa đã làm người” khiến nhiều người, nhất là ngoài Công Giáo có thể hiểu lầm về cách nói lộng ngôn phạm thượng này. Quả vậy, nói “người làm Chúa” thì thật lộng ngôn, có khi là rối đạo, lạc giáo, kiêu ngạo, tựa Satan xưa.

Nhưng không lộng ngôn đâu ! Chính tình yêu làm nên điều kì diệu đó. Chúa là Tình Yêu đã giáng thế chia sẻ thân phận con người, để con người được thông phần bản tính Chúa. Nói huỵch toẹt ra như thánh Irene xưa “Chúa làm người để người làm Chúa,” chẳng có chi là sai cả, nhờ hai chữ tình yêu. Câu nói này có hơi lạ tai một chút so với câu quen tai hơn: Con Chúa làm người để người làm con Chúa (thêm chữ con).

Lm Thiện Cẩm có lý luận cũng hay. Con của con chó có được gọi là chó không? Được quá đi chứ. Cũng vậy, con của con mèo cũng gọi là mèo, con của con người cũng được kêu là người, thì con của Chúa cũng phải được gọi là Chúa chứ. Vì thế làm con Chúa hay làm Chúa cũng đâu khác gì. Dĩ nhiên “Chúa làm người,” khác với “Chúa” của “người làm Chúa,” giống như con khác với cha. Nhưng dẫu sao người thành Chúa cũng là điều cực kì kì diệu, mà chỉ có Đấng là Tình Yêu mới làm nên được. Một Thiên Chúa Toàn Năng, một Thiên Chúa Phép Tắc không làm nên được, (dẫu toàn năng làm gì cũng được, nhưng Đấng Toàn Năng ấy dại gì làm ra cái giống mình, dại gì sẻ chia địa vị mình. Chỉ Đấng Tình Yêu mới làm. Tình yêu làm nên điều cực kì kì diệu.

Kể từ khi Chúa Con nhập thể để bày tỏ tình yêu của Ngôi Cha dành cho con người, thì mối liên hệ giữa Thiên Chúa và nhân loại hoàn toàn thay đổi : Không còn là Tạo Hóa và thụ tạo, không còn là Thượng đế và phàm nhân, không còn là Chủ ông và tôi tớ, nhưng chính là "Bạn hữu thân tình". Thầy không gọi các con là tôi tớ. Thầy xem các con là bạn hữu ngang hàng. Thầy là Chúa, các con cũng là Chúa. Tình yêu biến loại người thành bậc Chúa.

2. Tình yêu đổi “loài” người thành “đấng” người.

Nhà văn nữ Harriet Beecher Stove có viết một quyển tiểu thuyết nhan đề "Túp lều Bác Tôm" kể chuyện đời của một người nô lệ da đen tên là Tôm. Chủ của bác Tôm là một trong số rất ít những người chủ da trắng biết thương yêu những người nô lệ da đen của mình. Đáp lại Bác Tôm cũng rất yêu thương chủ và tận tụy hết lòng phục vụ chủ. Nhưng ông chủ này vì làm ăn thua lỗ nên đã nợ một món tiền rất lớn. Một ông (tên) da trắng khác chuyên buôn bán nô lệ đã tìm cách nắm được các giấy nợ và dùng chúng để làm áp lực với ông Senbi, tên của ông chủ da trắng nhân hậu của bác Tom. Hắn buộc ông phải bán bác Tôm cho hắn để trừ nợ. Lúc đầu ông Senbi nhất định không chịu. Nhưng vì tên lái buôn hăm doạ sẽ tịch thu tất cả tài sản của ông, nên cuối cùng ông đành phải bán bác Tôm. Người ta đã xúi bác Tôm trốn đi trước khi bị tên lái buôn bắt đi bán. Nhưng Tôm đã từ chối với lý lẽ: "Nếu ông chủ buộc lòng phải bán tôi để khỏi phải bán tất cả những người khác và để khỏi phải phá sản thì thôi cũng được". Sau đó cuộc đời bác Tôm đã phải lao đao lận đận chịu đủ thứ khổ sở và cuối cùng phải chết.

Ta không nói về cuối cuộc đời của bác Tom, nhưng gần như suốt cuộc sống trước đó, bác đã được ông chủ da trắng Senbi tốt lành cư xử như người nhà, như bạn hữu. Hẳn ông chủ Senbi Kitô hữu này đã thuộc nằm lòng Lời Chúa mà ta nghe hôm nay. Thầy không gọi anh em là tôi tớ, nô lệ, vì nô lệ tôi tớ không biết việc chủ làm. Thầy coi anh em là bạn hữu. Những gì Thầy nghe biết nơi Cha Thầy, Thầy cho anh em biết. Tình yêu biến đổi loài người thành đấng người. Bởi lẽ sự thường người ta cư xử với loài nô lệ như loài vật: mua bán đổi chác như mua ngựa mua bò. Tình yêu, chỉ tình yêu mới biến họ thành đấng người.

Chúng ta có ngạc nhiên phẫn nộ không, chứ đã có thời người ta không xem người nữ là người thật, mà chỉ “dưới” người. Đến độ có lúc thần học thử xét xem người nữ có linh hồn hay không ! Điều răn thứ 10: ngươi chớ ham muốn nhà cửa ruộng nương của cải vợ con của người khác. Xếp vợ con cùng một lứa với nhà cửa ruộng vườn. Chế độ Taliban ở Afghanistan trước đây là một ví dụ. Người nữ ra đường phải bịt mặt. Không được đi học, không được đi làm. Ngày nay chẳng còn nữa, nhưng dấu vết của nó vẫn còn : xem người ăn người ở người phục vụ là tôi tớ.

Có bao giờ gặp ông già lựu đạn này chưa ?

Ông già "Lựu Đạn" là một danh xưng mà Chị Nữ Tu Antoinette thường gọi thế, khi nhắc đến ông lính già khó tính nhất trong bệnh viện Chị đang phục vụ. Gặp ai ông cũng nhăn nhó, nạt nộ; có truyện gì không vừa ý, ông la lối rùm beng.

Ngày kia, đang mải mê phục vụ, Chị Antoinette nghe tiếng cha già Lựu Đạn hét lớn: "Đem cho tôi vài quả trứng luộc". Chị Antoinette vui vẻ đem đến.

- Trứng chưa chín đủ mà cũng đem tới à? Chị Antoinette tươi cười đem trứng đi luộc lại.

- Trứng chín quá. Luộc gì mà kỹ quá vậy? Chị Antoinette chẳng biết làm sao hơn được. Chị đi lấy một cái bếp đem đến kê ở cạnh giường và trao cho ông cha già Lựu Đạn vài quả trứng để ông tự luộc lấy cho vừa ý. Ông thấy thế, liền nổi cơn lôi đình, đạp đổ bếp, quang xoong nước và trứng xuống nền nhà, miệng quát lớn: "Sơ không biết tôi là bệnh nhân sao! Bệnh nhân mà đi luộc trứng à?" Bệnh nhân là thượng đế. (Sơ là người nữ, lại làm nhiệm vụ phục vụ, dĩ nhiên phải phục vụ thôi. Tôi có tiền mà…)

Chị Antoinette chẳng nói nửa lời, chỉ thinh lặng cúi xuống thu dọn, quét tước, lau lọt... Một lát sau, Chị lại đem đến cho ông già vài quả trứng khác và nói: "Ông cố gắng dùng thử cái này, tôi luộc vừa chín tới thôi"... Tỉnh ngộ, ông lính già tỏ vẻ cảm động vì khâm phục trước tấm lòng bác ái, nhịn nhục của Chị Dòng khiêm nhu dễ thương, miệng lắp bắp nghẹn ngào nói: "Cảm ơn Sơ, tôi ăn trái trứng mà cũng là ăn cả tấm lòng tốt của Sơ nữa". Ta có thể nói lời gì đây: tình yêu biến đổi con người.

Ta không thể kể cả ngàn trường hợp nhờ tình yêu mà một con người tàn tật phế thải, một con người từ vũng sâu bùn lầy vươn lên thành người hữu ích. Mà người ta thuật lại trong cuốn: Những phép lạ của tình yêu. Tình yêu làm nên điều kì diệu.

Tình yêu cao quí nhất là tình yêu hy sinh tính mạng. Nhưng ta không dễ gì gặp những trường hợp như vậy đâu. ĐGH Gioan Phaolô I (vị giáo hoàng 33 ngày) có lần viết:

“Tôi chưa bao giờ được dịp may nhảy xuống dòng nước đang chảy cuồn cuộn để cứu một người chết đuối, nhưng thường người ta chỉ xin tôi cho mượn một cái gì nhỏ nhặt hoặc viết một lá thư ngắn, hay xin những chỉ dẫn rất đơn giản và dễ làm.

“Tôi chưa bao giờ gặp chó dại trên đường đi mà chỉ thấy có ruồi muỗi. Tôi chưa bao giờ bị những kẻ bách hại đánh đập, nhưng lại thường bị quấy rầy bởi những tiếng kêu la ngoài đường, âm thanh mở quá lớn của máy truyền hình hay cách ăn súp ồn ào của người đồng bàn…”

Giúp đỡ trong mức độ mình có thể, giữ bình tĩnh và nụ cười yêu thương tha nhân là thế đó: không cầu kỳ nhưng thực tế và đơn giản. Nhưng đừng khinh thường, nó cũng có sức biến đổi. Vì tình yêu làm nên điều cực kì kì diệu. Bởi tình yêu đã biến ta thành Chúa. Và chớ gì ta hãy dùng tình yêu mà biến U-người (under -dưới- người) thành người. Và từ người thành Chúa. Amen.

Anphong Nguyễn Công Minh, ofm biên tập
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH Phanxicô truyền sai Con Đường Tân Dự Tòng ra đi với sứ mạng.
Giuse Thẩm Nguyễn
14:06 05/05/2018
(Vatican News) Hôm nay Thứ Bẩy ngày 5 tháng Năm, ĐGH Phanxicô đã cùng gặp gỡ các đại diện của phong trào Con Đường Tân Dự Tòng nhân dịp mừng kỷ niệm 50 năm phong trào hiện diện tại Roma.

“Chỉ có Giáo Hội biết từ bỏ thế gian mới loan báo Thiên Chúa một cách tốt đẹp. Chỉ có Giáo Hội biết thoát khỏi quyền lực và tiền bạc, thoát khỏi chủ nghĩa háo thắng và giáo sĩ trị, mới làm chứng một cách đáng tin cậy rằng Đức Kitô giải phóng con người.” ĐGH đã có những lời khích lệ như trên, dành cho khoảng trên 150,000 đại diện của phong trào Con Đường Tân Dư Tòng đến từ 135 quốc gia, quy tụ về khuôn viên Đại Học “Tor Vergata”, nằm ở ngoại ô thành Roma để tạ ơn Thiên Chúa nhân dịp kỷ niệm 50 năm phong trào hiện diện tại Roma.

Được khởi xướng tại Madrid vào năm 1964 do một giáo dân người Tân Ban Nha là nghê sĩ Kiko Arguello, Con Đường Tân Dự Tòng nhằm hình thành những nhóm Kitô hữu trước và sau khi rửa tội, dựa theo Lời Chúa, Phép Thánh Thể và Công Đồng Kitô Hữu.

Con Đường liên kết với các gia đình mà qua những chứng tá và đời sống phục vụ của họ, để cùng thiết lập sự hiện diện của Giáo Hội Công Giáo trong nhiều quốc gia mà nơi đó Giáo Hội vắng mặt hay quá nhỏ, hoặc phục hồi và tăng cường sự hiện diện của cộng đồng Công Giáo trong những vùng khó khăn hay quá thiên về thế tục.

Vào cuối buổi gặp gỡ, ĐGH đã sai 34 vị trưởng nhóm truyền giáo mới “mission ad gentes” đi loan báo Tin Mừng cho các miền khác nhau trên thế giới và 25 cộng đoàn khác nữa tới các giáo xứ trong giáo phận Roma.

Hãy ra đi.

ĐGH nhấn mạnh đến lệnh truyền của Chúa Giê-su là “ hãy ra đi” khi Chúa sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng. Ngài nói rằng khi một nhà truyền giáo ra đi, người ấy mang theo mình “ chỉ có túi tín thác” nơi Chúa Giê-su khó nghèo, Đấng không có chỗ để dựa đầu.

ĐGH nói với thành viên của Con Đường rằng “Để ra đi, các con phải nhẹ tênh. Để loan báo, cần phải từ bỏ. Ngài nhấn mạnh đến một trái tim không vướng bận rộng mở và trở nên sẵn sàng cho Thiên Chúa và cho tha nhân. Một người biết từ bỏ những thứ tạm bợ vì tình yêu sẽ ôm trọn kho tàng tự do vĩ đại.

Cùng nhau bước đi.

ĐGH Phanxicô cũng lưu ý đến hình thức số nhiều trong lệnh truyền “hãy ra đi”, rằng một “nhà truyền giáo trọn vẹn” không chỉ đi một mình, nhưng “cùng nhau bước đi”.Ngài nói rằng đây là một nghệ thuật vì nó ám chỉ cùng bước đi với nhau mà không cách ly chính mình cũng như không áp đặt hướng đi của người khác. “Kết hợp, như trong Giáo Hội, với các cha sở, với tất cả anh chị em khác mà không tách ra đi trước và không than trách những người đi quá chậm phía sau.”

Tạo bầu khí khi gia đình, rao giảng, chứng tá.

Lệnh truyền của Chúa Kitô về việc “làm cho người khác trở thành môn đệ” thì hoàn toàn khác với năng động của chủ nghĩa cải đạo. Đó chính là sự chia sẻ cuộc gặp gỡ của chính mình với Chúa Kitô và đã làm cho cuộc đời mình thay đổi. ĐGH nhấn mạnh rằng điểm chính của nhiệm vụ này là làm chứng rằng Thiên Chúa yêu chúng ta.

Ngài kêu gọi các thành viên của Con Đường Tân Dự Tòng đừng dùng lý luận để thuyết phục, nhưng là một cuộc sống thu hút, không phải là khả năng áp đặt, nhưng là lòng can đảm phục vụ.

ĐGH nhắc nhở họ về ơn gọi loan báo Tin Mừng trong cuộc sống gia đình và mời gọi họ “mang không khí gia đình vào những nơi hoang tàn và không được quan tâm.” Hãy đem Tin Mừng cho tất cả mọi người vì Chúa Giê-su đã nhấn mạnh rằng “trong trái tim Người, có chổ cho tất cả mọi người, không ai bị loại trừ.”

Cuối cùng ĐGH Phanxicô kêu gọi Con Đường hãy yêu những nền văn hóa và truyền thống của các dân tộc mà họ được sai đến, đừng áp dụng những kiểu mẫu như đã thiết lập trước đây. Họ không được bắt đầu bằng những lý thuyết hay chương trình làm việc, nhưng phải tùy vào hoàn cảnh thực tế và để Chúa Thánh Thần hoàn tất công việc còn lại, giúp Giáo Hội phát triển “hiệp nhất trong sự đa dạng của các dân tộc, ơn thiêng và đặc sủng.”

Giuse Thẩm Nguyễn

 
Bản văn dấu kín được tìm thấy trên Sách Cuộn “trắng chữ” của Biển Chết
Vũ Văn An
21:19 05/05/2018
Nữ ký giả kỳ cựu Laura Geggel của tập san Live Science vừa cho hay một khám phá mới liên quan tới Các Sách Cuộn Biển Chết. Thực vậy, theo cô, bản văn trước đây không ai đọc thấy trên một số mảnh của Các Sách Cuộn Biển Chết nay đã có thể đọc được, cho thấy đây có thể là một sách cuộn chưa được khám phá và giúp giải quyết cuộc tranh luận về Sách Cuộn Đền Thờ (Temple Scroll). Cơ Quan Khảo Cổ Do Thái (Israel Antiquities Authority, viết tắt là IAA) ngày 1 tháng 5 vừa qua tuyên bố rằng các khám phá này phát sinh từ việc phân tích các tạo tác bằng tia hồng ngoại (infrared).

Các nhà khảo cổ cho hay: các đoạn viết mới tìm thấy là của các Sách Đệ Nhị Luật và Lêvi trong Bộ Thánh Kinh Do Thái (mà trong Thánh Kinh Kitô Giáo gọi là Cựu Ước), và Sách Năm Hồng Ân (Jubilees), một bản văn được viết cùng thời với Thánh Kinh Do Thái nhưng không bao giờ được kể vào các sách Thánh Kinh.

Các nhà nghiên cứu trình bầy các chữ mới đọc được tại một hội nghị quốc tế, gọi là “Sách Cuộn Biển Chết sau 70 Năm: Khai Quang Con Đường Hoang Địa”, tổ chức tại Israel.

Cơ Quan Khảo Cổ Do Thái cho biết các người Ả Rập du cư ở địa phương và các nhà khảo cổ từng khám phá ra Các Sách Cuộn Biển Chết vào thập niên 1940 tại các hang gần Qumran ở West Bank, tọa lạc gần bờ bắc của Biển Chết. Các cuộc khai quật trong các thập niên kế tiếp đã phát hiện hàng chục ngàn mảnh giấy da và mảnh giấy cói có niên biểu 2,000 năm trước đây.



Các nhà nghiên cứu tại IAA làm việc để bảo toàn Sách Cuộn Biển Chết. Ảnh của IAA


Vì có quá nhiều mảnh nhỏ và dễ hư hại, nên các nhà khảo cổ đã đặt chúng vào các chiếc hộp để nghiên cứu sau này. Nay là lúc phải làm việc đó: các nhà nghiên cứu của Cơ Quan Khảo Cổ Do Thái đang kỹ thuật số hóa các sách cuộn để có thể được nghiên cứu và chia sẻ với công chúng mà không làm hư nguyên bản.

Trong lúc đang kiểm tra cẩn thận một trong những mảnh được kỹ thuật hóa này, Oren Ableman, một nhà nghiên cứu sách cuộn tại Đơn Vị Các Sách Cuộn Biển Chết của Cơ Quan Khảo Cổ Do Thái và là một sinh viên tiến sĩ tại Khoa Lịch Sử Do Thái của Đại Học Hebrew ở Giêrusalem, bỗng lưu ý một điều đặc biệt trên một vài tá mảnh từng được khám phá ở Hang 11 gần Qumran.

Ableman, trong một tuyên bố, nói rằng: những mảnh trên dưới mắt trần trông trống rỗng. Nhưng, nhờ dùng lối chụp hình bằng tia hồng ngoại, anh thấy chúng chứa các vần và chữ Do Thái. Sau đó, anh đã giải mã các chữ viết này, thậm chí còn nối chúng với những thủ bản mà chúng có lẽ thuộc về trước khi bị bung ra.

Một mảnh Đệ Nhị Luật (phải) cạnh cùng mảnh đó nhìn bằng hình hồng ngoại (trái). Ảnh của IAA


Sau đây là một số mảnh đáng lưu ý:

• Một mảnh từ Sách Cuộn Đền Thờ, một bản văn ra chỉ thị phải tiến hành các buổi lễ trong một đền thờ lý tưởng như thế nào. Các học giả vốn tranh luận không biết có hai hay ba bản Sách Cuộn Đền Thờ từ Hang 11. Việc khám phá lần này cho thấy quả tình có ba bản.

• Một mảnh từ Sách Cuộn Các Thánh Vịnh Vĩ Đại. Mảnh này chứa một phần của Thánh Vịnh 147:1, và phần kết của câu đã được duy trì trong một mảnh lớn hơn tìm thấy tại cùng một hang. Mảnh mới tìm được cho thấy Thánh Vịnh xưa này hơi ngắn hơn bản văn Do Thái hiện đang được dùng.



• Một mảnh khác có những vần viết bằng chữ Do Thái Cổ (paleo-Hebrew). Mảnh này không thể gán cho bất cứ thủ bản nào đã được biết đến và rất có thể thuộc một thủ bản chưa ai biết.



Sách Cuộc Các Thánh Vịnh Vĩ Đại nhìn cạnh mảnh vừa được khám phá co chứa TV 147:1. Ảnh của Shai Halevi
 
Top Stories
Vietnam: L’Église fête les 30 ans de la canonisation des martyrs du Vietnam
Églises d'Asie
10:04 05/05/2018
Les catholiques vietnamiens s’apprêtent à fêter les trente ans de la canonisation des 117 Martyrs du Vietnam, célébrée par saint Jean-Paul II le 19 juin 1988, place Saint-Pierre à Rome. Les Martyrs du Vietnam sont fêtés le 24 novembre. L’Église du Vietnam, qui traverse une année jubilaire, ouvrira les célébrations le 19 juin dans les trois principaux sanctuaires catholiques du pays, et notamment à Notre-Dame de La Vang, près de Hué dans le centre du Vietnam.

Les évêques vietnamiens ont invité les catholiques à accueillir l’esprit de martyr dans leurs vies quotidiennes, alors qu’ils s’apprêtent à vivre un anniversaire très spécial. Le 19 juin, l’Église catholique au Vietnam, qui traverse une année jubilaire, célébrera le trentième anniversaire de la canonisation des 117 Martyrs du Vietnam. L’archevêque de Hué, Mgr Joseph Nguyen Chi Linh, président de la Conférence des évêques du Vietnam, a déclaré que des messes d’ouvertures seront célébrées dans les trois principaux sites historiques des trois provinces ecclésiastiques du pays.

La basilique mineure de l’Immaculée Conception de Marie, construite il y a 135 ans, qui se trouve dans la province de Ha Nam et qui héberge les dépouilles de deux martyrs – le père Pierre Truong Van Thi et le frère Pierre Truong Van Duong – accueillera la célébration d’ouverture pour l’archidiocèse de Hanoï et pour les neuf diocèses du nord. Le sanctuaire national Notre-Dame de La Vang, vieux de 220 ans et situé dans la province de Quang Tri, accueillera la messe d’ouverture pour l’archidiocèse de Hué et pour les cinq diocèses centraux. Le centre de pèlerinage de Ba Giong, dans la province de Tien Giang, où des milliers de catholiques ont été tués aux XVIIIe et XIXe siècles, ouvrira les célébrations pour l’archidiocèse de Saïgon (Ho-Chi-Minh-Ville) et pour les neuf diocèses du sud.

« Vivre l’esprit de martyr »

Mgr Linh a demandé aux catholiques de « vivre l’esprit de martyr » dans leurs vies quotidiennes, afin de porter témoignage à Dieu et à la Bonne Nouvelle. Il les a encouragés à visiter les pauvres, les malades, les handicapés, les prisonniers, et les personnes âgées qui se retrouvent sans famille, comme autant d’occasions de rencontrer Jésus. L’évêque leur a également conseillé de « réduire les dépenses inutiles afin de soutenir les personnes dans le besoin, de contribuer financièrement aux travaux publics et religieux, et de travailler pour le bien commun ».

Les Martyrs du Vietnam sont fêtés le 24 novembre. Les 117 Martyrs (96 Vietnamiens, 11 Espagnols et 10 Français) ont été canonisés par le saint pape Jean-Paul II, le 19 juin 1988 à Rome, place Saint-Pierre. C’était alors le plus grand nombre de martyrs à avoir été canonisés en une seule cérémonie, dépassant les 103 Martyrs de Corée, canonisés en Corée du Sud en 1984. En 2000, toutefois, saint Jean-Paul II a également canonisé les 120 Martyrs de Chine. Aux XVIIIe et XIXe siècles, les autorités féodales vietnamiennes ont massacré les catholiques et les missionnaires occidentaux, les accusant souvent de collaborer avec les Français, qui se disputaient l’influence régionale avec d’autres puissances coloniales.

Des périodes intermittentes de persécution ont eu lieu après l’arrivée du christianisme au Vietnam au XVIe siècle, mais elles ont pris une nouvelle ampleur après 1798, quand la dynastie Nguyen a banni le catholicisme. Avant que les Français ne conquièrent le pays en 1886, plus de 130 000 catholiques vietnamiens avaient été tués durant ces persécutions.

(Source: Églises d'Asie, le 5 mai 2018 -- Avec Ucanews, Hanoi)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khai Mạc Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Kỳ III tại Tổng Giáo Phận Melbourne
Trần Văn Minh hình Lê Hải
13:56 05/05/2018
Melbourne, Đại hội Thánh Mẫu La Vang kỳ III với chủ đề: Về bên Mẹ La Vang trở về cội nguồn Việt, đã khai mạc thật trọng thể tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Tôma Thiện. Vùng Kysborough, phía Đông Nam Melbourne, lúc 9 giờ sáng Thứ Bảy 5/5/2018.

Xem Hình

Lê Hải

Đại hội khai mạc lúc 9:00 được sự hiện diện tham dự khai mạc của hai đức cha. Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long Giám mục Giáo phận Paramatta đến từ Sydney và Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên Giám Mục Giáo Phận Hải Phòng đến từ Việt Nam. Trong một buổi sáng trời tương đối đẹp, nắng gió đều nhẹ tuy có hơi lạnh vừa đủ cho các tà áo dài đủ mầu sắc khoe trong nắng sớm. Đặc điểm của đại hội năm nay là áo dài của cả phía nam làm cho đại hội thêm nổi bật hơn.

Đúng 9 giờ, Đoàn dâng hoa trước tượng đài Đức Mẹ La Vang được bắt đầu. Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long đã xông hương kiệu và cuộc rước bắt đầu với đầy đủ cờ hiệu của 15 Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trong Tổng Giáo phận về tham dự, cùng đông đủ các đoàn thể Công Giáo Việt Nam trong tổng giáo phận và đặc biệt Liên Ca đoàn Các Thánh tử đạo Việt Nam trong đồng phục áo dài rất đẹp đã thể hiện thật xuất sắc các bài thánh ca để cho buổi lễ thêm long trọng hơn.

Sau lời tuyên bố khai mạc. Đội trống cộng đồng đã đổ hồi trống khai mạc rước cờ của 15 cộng đoàn trong cộng đồng cùng lên trước quan khách và toàn thể cộng đồng dân Chúa. Hai Đức cha đã cùng với Hội kinh Mân Côi Vinh Sơn Liêm thả bóng mầu, trong đó có một tràng chuỗi cũng được thả bay cao rất đẹp.

Đại hội thật nhiều sinh hoạt phụ kết hợp được tổ chức hai ngày: Thứ Bảy 5/5 và Chúa Nhật 6/5/18. Nhân dịp ngày khai mạc đại hội. Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long đã làm phép viên đá đầu tiên để chuẩn bị xây dựng nhà thờ tại Trung tâm Hoan Thiên đã được Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Melbourne cho phép và được đặt tên mới là: Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang.

Thánh lễ đồng tế do Đức Cha Vicent chủ tế cùng Đức Cha Giuse, quý Linh mục trong tuyên úy đoàn, quý linh mục Việt Nam ở Úc và quý cha từ Việt Nam qua thăm Úc cũng đến dự. Thánh lễ kết thúc, mọi người được mời đi ăn trưa, sau đó trở lại vị trí cũ để sinh hoạt do Linh mục Hải Đăng đến từ Hoa Kỳ, Soeur Hồng Quế đến từ Việt Nam với bài thuyết giảng đề tài gia đình.

Tiếp theo là các sinh hoạt chung, lần chuỗi kinh Mân Côi chung có suy ngẫm và hoạt cảnh minh họa của Năm Sự Sáng. Cuối cùng là phần văn nghệ qua các hoạt cảnh nói về lịch sử của Giáo Hội Việt Nam. Mỗi đoàn thể thể hiện một thời kỳ Đạo Chúa đến với Dân tộc Việt Nam, những thuận lợi và những khó khăn trong lịch sử truyền giáo ở nước ta. Chúng tôi sẽ có các tường trình chi tiết hơn và sẽ gửi đến quý độc giả sau lễ bế mạc đại hội.

 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc có thêm cơ sở II tại Đà Lạt Lâm Đồng
HĐGMVN
19:49 05/05/2018
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bốn Mươi Ba Năm Sau Ngày 30.04.1975
Hà Minh Thảo
19:53 05/05/2018
Thắm thoát 43 năm đã trôi qua, một lần gian dối nữa, khi cờ đỏ xanh sao vàng được bay tại dinh Thống nhất và, từ ngày đó, Sài Gòn phải mang tên người chết. Trong khoảng thời gian dài đó, Việt Nam với hai miền Bắc (cộng sản) và Nam ‘không cộng sản) đã có rất nhiều thay đổi về thể chế chánh trị và nhất là con người xã hội chủ nghĩa. Tâm tình mỗi cá nhân khác nhau tùy theo họ xem ngày đó là ‘giải phóng’ hay ‘quốc hận’. Ý nghĩa nào đúng và hậu quả của ngày 30.04.1975.

I./ GIẢI PHÓNG HAY QUỐC HẬN ?

A.- Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền nam, cờ có màu nửa đỏ và xanh dương cùng sao vàng ở giữa, chỉ là một công cụ của cộng sản Hà Nội để lường gạt thế giới và nhiều người đã tin. Chúng tự nhận là tập thể người miền Nam chống lại Việt Nam Cộng hòa theo Mỹ. Mặt trận này chỉ còn được cộng sản Bắc dùng cho đến ngày 31.01.1977 thì bị giải thể.

B.- Ðối với Người Cộng sản Bắc Việt thì nên gọi ngày này là ‘ngày tự giải phóng’ vì, nhờ biến cố này, họ biết nhiều Sự Thật như Sài gòn văn minh, giàu có và… tư bản. Ðược tuyên truyền là dân Sài gòn đang nghèo đói, nên phải sớm đi vào Nam giải phóng đồng bào. Hằng ngày, họ phải mang lon đến để người Mỹ phát đồ ăn. Nhớ rằng không bao giờ người Sài Gòn cần đến ‘phiếu thực phẩm’ hay ‘sổ gạo’ chỉ có sau ngày 30.04.1975. Do đó, nhiều người đã mang chén đá từ Bắc vào biếu. Nhận thấy Sự Thật, họ đã bỏ những chén bát đó. Trái lại, họ đã mua máy truyền hình, đồng hồ không người lái đem về Bắc. Ðảng và nhà nước thì chở tất cả những gì có thể lấy được đem về trang bị Hà Nội.

C.- Lịch sử Dân tộc Việt Nam thời đại chúng ta có hai ngày Quốc Hận :

1./ Ngày 20.07.1954, khi Hiệp định Genève được ký kết giữa Pháp và Việt Minh, chia đôi đất nước Việt Nam : Từ vĩ tuyến 17 trở ra là Miền Bắc, dưới chế độ cộng sản; từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà mau là Miền Nam, dưới chế độ Quốc gia và trở thành Việt Nam Cộng Hòa ngày 26.10.1955.

Vì muốn thống trị toàn cõi Việt Nam, Cộng sản Bắc Việt nhận lệnh Liên xô – Trung cộng, đã đem quân xâm nhập, đánh xuống Miền Nam; Việt Nam Cộng hòa, vì chính nghĩa độc lập, tự do và dân chủ (Tổng thống do dân bầu) phải chống lại để gìn giữ an ninh và cuộc sống của Đồng Bào. Tuy nhiên, vì chủ quyền Quốc gia, an ninh xã hội và sự sống người dân Việt bằng tránh leo thang chiến tranh, cố Tổng thống Ngô Ðình Diệm từ chối sự hiện diện của quân Mỹ trên Quê hương… Sau khi bọn thực dân Mỹ và tay sai giết ông Diệm, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã tự động đổ quân vào Ðà Nẵng bất chấp chính quyền Sài Gòn và chính ‘hắn’, sau biến cố Tết Mậu thân 1968, đòi rút quân Mỹ và không dám ứng cử nhiệm kỳ 2 năm 1968.

Nhậm chức 20.01.1969, Tổng thống Richard Nixon sai Henry Kissinger dàn với Tàu cộng để rút quân.

Ngày 27.01.1973, Hiệp định Paris mà cộng sản Bắc Việt và Hoa kỳ đã ký kết, với những cam kết theo công ước quốc tế, chấp thuận việc hai Miền Việt Nam đình chiến và Hoà bình. Hiệp định này cũng được ký bảo đảm bởi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và Ngoại trưởng 13 nước khác. Nhưng, sau khi ký, Bắc Việt vi phạm bằng xăm lăng và Hoa kỳ cũng bội ước với Việt Nam Cộng hòa. Nixon từ chức ngày 09.08.1974, G. Ford, Tổng thống, người đầu tiên không được bầu, nhưng hợp hiến, chỉ còn có thể lo việc di tản…

2./ Ngày 30.04.1975. Sau khi Ðại sứ Mỹ Graham Martin cuốn quốc cờ và được trực thăng bốc đi và Tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi đầu hàng, cuối cùng, Sài Gòn cũng bị cưỡng chiếm, không thể tả nổi bao nỗi bi ai của cuộc đời! Người ta đua nhau chạy đến bến Bạch Ðằng để xuống ghe thuyền và chen nhau ra các tàu lớn. Những người khác đua nhau đến phi trường Tân Sơn Nhất dù Việt cộng pháo kích để lên phi cơ thoát thân.

Tuy nhiều người, nhưng không đông lắm, chỉ những công chức, sĩ quan cao cấp hay cộng tác với Mỹ… Ðại đa số đồng bào đều muốn ‘Xin chọn nơi này làm Quê hương’, hy vọng người cộng sản bớt dã man. Nhưng những kẻ như Lê Duẩn, Phạm Văn Ðồng, Ðỗ Mười… thì hy vọng đành phải tiêu tan.

II./ NGƯỜI DÂN KHÁM PHÁ NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN.

Ðổi chế độ cai trị, từ dân chủ đa đảng sang độc đảng cộng sản trị… đổi đời. Các gia đình phải cử một người (thường là các bà có bế trẻ thơ) đi họp ‘Tổ Dân phố’, nếu chán thì cứ nhéo trẻ một cái, nó khóc thì có lý do để ra về (nạn nhân chế độ !). Ngoài ra, còn phải đi biểu tình để ủng hộ ‘cách mạng’. Học sinh phải làm vệ sinh đường phố. Mỗi nhà phải có ‘sổ gạo’ mới được mua gạo và nhu yếu phẩm theo ‘tiêu chuẩn’ và, nếu không tiêu thụ thì đem ra chợ đen bán. Khi bệnh, đi bác sĩ phải theo khu vực và đúng đối tượng. Nhà còn đồ đạc thì đem ra bán chợ trời mà ăn xài qua ngày. Nhiều tiền thì sợ bị ‘đổi tiền’ để đảng cướp bớt. Không tiền phải đi lao động, nếu không, gia đình phải đi vùng Kinh tế Mới. Ðó là những điều mà người Sài Gòn không biết thời Việt Nam Cộng hòa.

Nhà nước gian dối quảng cáo ‘sự khoan hồng’ để lường gạt các gia đình quân, cán, chính Việt Nam Cộng hòa đi ‘học tập cải tạo’ quá hạn không được thả về. Những người dân bị cướp nhà cửa và buộc đi vùng kinh tế mới đói khát. Các tư sản thương và nông nghiệp bị tước đoạt dụng cụ kinh doanh cùng tài sản. Bởi vậy, một đợt mới những người dân Việt phải bỏ nước ra đi.
A.- Ngày 20.09.1977, Việt cộng được nhận vào Liên Hiệp Quốc.

Hiến chương Liên Hiệp Quốc, nơi Chương 2, Phần 4 quy định các nguyên tắc cơ bản cho tư cách thành viên là yêu chuộng hòa bình và chịu chấp nhận các nguyên tắc được đặt ra trong Hiến chương hiện hành và trong các phán quyết của Tổ chức, có thể và sẵn sàng thực thi những nguyên tắc đó.

Chắc chắn Ðại sứ các nước tại Liên Hiệp Quốc đều biết nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ‘do Đảng, của Đảng và vì Đảng cộng sản’ chứ không phải là một chính quyền ‘do dân bầu, của dân và vì dân’. Ðó là một nhà nước hoàn toàn phản dân chủ. Nhưng họ vẫn nhận vào Tổ chức để có thêm số thành viên và, như thế, có thêm kẻ đóng tiền cho Tổ chức tiêu xài phung phí.

Hãy nhìn, cơ quan quan trọng của Tổ chức là Hội đồng Bảo an (nội cái tên đã nói lên nhiệm vụ của 5 thành viên thường trực). Cuộc nội chiến Syria kéo dài từ 7 năm nay, bao nhiêu nghị quyết không được thông qua chỉ vì một trong 5 thành viên đó phủ quyết. Phải chăng kết quả tồi tệ đó là do cả 5 nước này đều là những nước bán võ khí ? Có sự đồng thuận của họ, Việt cộng mới được nhận vào Liên Hiệp Quốc để gạt thế giới là nước này yêu chuộng Hòa bình và tôn trọng Nhân quyền.

Việt cộng, nhờ ‘ơn phước’ Liên Hiệp Quốc ban, trả lời ngay bằng cuộc tấn công Campuchia ngày 07.01.1979 và lật đổ chế độ Khmer Ðỏ được Mỹ và Tàu cộng ủng hộ chiếc ghế tại Liên Hiệp Quốc. Giới trẻ bị cưởng bách đi ‘thanh niên xung phong’ đến đây để thu dọn chiến trường. Do đó, đồng bào Việt buộc lòng phải bỏ nước ra đi tìm Tự Do với những tàu buôn chở hàng ngàn người tị nạn cộng sản, gây chấn động lương tâm thế giới… Ước lượng của các Tổ chức Nhân quyền Quốc tế khoảng 500 ngàn đồng bào đã tử nạn trên biển cả và tại các nước Ðông Nam Á do vượt biên bằng đường bộ.

2.- Ngày 11.07.1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Mỹ bày ra những buổi tường trình về tình trạng Tự do Tôn giáo và Nhân quyền tại Việt Nam khiến tường trình viên phát biểu đầy đủ và chân thật nhất, Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, sau đó, đã liên tục chịu những bản án oan sai và, kể cả, bị bịt miệng tại Tòa. Biểu trưng cho một nền Công lý phi Luật pháp XHCN, đã từng là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an.

Thế rồi, nhờ ơn huêä từ Bạch ốc, ngày 14.07.2000, tại Washington D.C., đại diện hai nước ký Hiệp định Thương mại song phương và ngày 17.10.2001, Tổng thống George W. Bush phê chuẩn. Vấn đề thương mại đã làm quên đi những vi phạm Nhân quyền và, bất công hơn, khi lợi lộc kinh doanh và buôn bán này vào túi các nhóm lợi ích, mà cứ nhân danh là người dân lao động.

C.- Ngày 23.05.2016, Tổng thống Barack Obama tuyên bố chính thức dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam XHCN.

Từ khi bang giao Việt-Mỹ thành hình, điều kiện Nhân quyền luôn được đặt ra cho việc thương mại vũ khí sát thương này. Khi khôi nguyên Hòa bình Nobel trở thành kẻ rao bán súng đạn cho Việt cộng để chống lại Tàu cộng (?, đến 2020 có thể sẽ biết Sư Thật). Ngoài ra, nói đến buôn bán, nhất là buôn bán súng đạn, thì đừng nhắc đến lương tâm và nhân quyền.

Sự thất nhân tâm còn rõ hơn khi ngày 24.05.2016, ông Obama gặp gỡ các nhà hoạt động xã hội dân sự tại Hà Nội. Nhiều nhà hoạt động nổi tiếng đã bị ngăn cản, bắt bớ như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Luật sư Hà Huy Sơn, nhà báo Đoan Trang, blogger Thảo Teresa… Những vị này có trong danh sách mời nhưng Ted Osius cứ để thời gian buổi họp mặt được trôi qua, sau buổi tiếp xúc, công an hay côn đồ thả các vị này về nhà. Ðược vậy, hai nhà nước chủ và khách rất bằng lòng nhau. Gian ngoan không ai bằng !

Do đó, từ khi Obama rời Thành Hồ, Việt cộng đã mạnh tay bắt và tuyên những bản án ‘Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam’, theo Điều 88 Luật Hình sự, bao nhiêu vị anh hùng, can đảm bắt đầu từ chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù ngày 10.10.2016 và chị Trần Thị Nga 9 năm tù ngày 25.07.2017. Hai chị này đều có con nhỏ phải chăm sóc. Nhưng trong chế độ cộng sản, không có chuyện tranh luận và bào chửa vì bản án đã có sẳn trong túi chánh án. Vì thế, đừng nói chuyện ‘tình và lý’, nhất là khi vụ án có liên quan đến những bọn sát nhân Formosa, có yếu tố tàu cộng.

Ngày 20.01.2017, Tổng thống Donald Trump (đảng Cộng hòa) tiếp nối dụ khị Việt cộng mua võ khí hầu giảm khiếm hụt cán cân thương mại về phía Mỹ. Do đó, Ðại sứ Daniel Kritenbrink, trước Thượng viện đã hứa quan tâm vấn đề nhân quyền. Nhưng nay tại chức, ông đã quên đi lời hứa. Oâng khoe là mình đã hiến máu. Cám ơn ông, nhưng việc đó đồng bào Việt có thể làm được, nhưng việc lên tiếng cho những người tù oan cần đến ông nhiều hơn.

III./ VI PHẠM NHÂN QUYỀN NGÀY CÀNG GIA TĂNG.

Ngày 29.03.2017, Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức lễ Vinh Danh 13 khôi nguyên ‘Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm’, dưới sự chủ tọa của bà Melania Trump, Ðệ Nhất Phu nhân Hoa kỳ. Sau khi đại diện Bộ Ngoại giao đọc bản Vinh Danh bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bà Trump và toàn thể cử tọa đã đứng dậy và vỗ tay tán dương Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm người Việt vắng mặt vì bạo quyền cộng sản đang giam cầm. Ngày 26.10.2017, bé Nguyễn Bảo Nguyên gởi thư đến bà Melania Trump, để xin bà can thiệp hầu mẹ của em (bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) về với bé và em của bé nhân dịp sinh nhật của hai em. Bé Nguyên đã không nhận được trả lời của bà Trump và bà này cũng đã hủy bỏ chuyến đi đến Việt Nam với Tổng thống Donald Trump tháng 11/2017.

Trong năm 2017, Việt cộng đã bắt giữ khoảng 30 cá nhân ôn hòa bày tỏ chính kiến khác biệt; con số này tăng so với năm 2016 lối chục người. An ninh mặc thường phục ra tay bắt người không có trát Tòa như trường hợp nhà hoạt động Lê Đình Lượng lên tiếng về thảm họa môi trường Formosa… Trường hợp luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và cộng sự viên Lê Thu Hà bị giam giữ hơn 2 năm vừa đưa ra xét xử; trong khi đó, luật sư do gia đình ông này mời để bào chữa bị từ chối và cơ quan chức năng chỉ định luật sư.

Các luật sư bào chữa cho những tiếng nói bất đồng bị đưa ra tòa không có đủ thời gian để tiếp xúc với thân chủ. Theo tổ chức nhân quyền Human Rights Watch hiện có hơn 100 người tại Việt Nam bị án tù chỉ vì lý do chính trị hoặc tôn giáo. Trong năm qua, xảy ra những vụ cưỡng chế thu hồi đất mà người dân không đồng thuận phải đụng độ với lực lượng chức năng. Cường quyền bị tố cáo thuê ‘côn đồ’ đến đe dọa, trấn áp người dân. Nhiều người dân phản kháng lại bị bắt với cáo buộc ‘chống người thi hành công vụ’ hoặc ‘gây rối trật tự’.

Tối ngày 05.04.2018, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã tuyên án 6 vị hoạt động dân chủ - nhân quyền với những bản án cho luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài 15 năm tù, 5 năm quản chế và cộng sự viên Lê Thu Hà 9 năm tù, 2 năm quản chế. Các thành viên khác Hội Anh Em Dân Chủ là mục sư Nguyễn Trung Tôn lĩnh 12 năm tù, 3 năm quản chế; cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển 11 năm tù, 3 năm quản chế ; ký giả Trương Minh Đức 12 năm tù, 3 năm quản chế ; kỹ sư Phạm Văn Trội 7 năm tù, 1 năm quản chế. Tổng cộng là 66 năm tù và 17 năm quản chế. Nhưng như ăn cướp, phiên tòa chỉ kéo dài trong ngày, với những án nặng nề không lường trước vì bị cáo buộc vi phạm điều 79 Luật hình sự : hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Lập tức, Giám đốc Văn phòng Á châu - Thái Bình Dương của RSF (Phóng viên không biên giới), ông Daniel Bastard, cho rằng những bản án tù tuyên cho vị này là vô cùng lố bịch vì ‘tội’ duy nhất của họ là đưa lên mạng những bài viết kêu gọi tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam. Chỉ có một lý giải duy nhất cho mức độ nặng nề của các bản án như thế là chúng hàm ý răn đe đối với những ai dám nêu lên những vấn nạn vì Công ích. Hậu quả biện pháp trấn áp này là ông Nguyễn Phú Trọng đã mất hết uy tín trên trường quốc tế và những đối tác cần phải rút ra những kết luận không thể tránh được đó. Các quốc gia thành viên Liên hiệp Âu châu nên phủ quyết hiệp ước mậu dịch tự do với Việt Nam được dự kiến được chuẩn thuận trong năm 2018. Các tổ chức về Nhân quyền cũng đồng lên án hành động này của đảng cộng sản.

Ngày 06.04.2018, bà Bärbel Kofler, Đặc ủy Nhân quyền Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức đã ra Thông cáo báo chí đăng trên trang web Bộ Ngoại giao nêu rõ: « Phán quyết chống 6 nhà hoạt động vì quyền công dân Việt Nam đã gây ra mối quan ngại. Những người bị kết án đấu tranh cho việc tăng cường Nhà nước Pháp quyền, minh bạch hành chính công và sự tham gia của xã hội công dân nhiều hơn nữa - nói tóm lại: cho một nước Việt Nam tốt hơn. Họ làm điều đó theo nhận thức về các quyền được đảm bảo bởi Hiến pháp Việt Nam và Việt Nam đã cam kết thực hiện những quyền sau đây trong các điều ước quốc tế: Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hiệp hội. Họ bị ở tù vì dấn thân cho tương lai của Việt Nam’. Bà nói tiếp : ‘Nhà nước Pháp quyền, một lãnh vực mà Chính phủ Đức rất quan tâm và từng viện trợ giúp Việt Nam cải tiến. Tôi cũng quan ngại về những thiếu sót các chuẩn mực của Nhà nước Pháp quyền trong điều tra và trong phiên tòa xét xử.

Ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thu Hà bị giam điều tra hơn hai năm trời - không được tiếp xúc với bạn tù, không có luật sư hỗ trợ và gia đình chỉ được vào thăm một vài lần. Sau khi người thân bị bắt, các gia đình ở trong tình trạng hoang mang kéo dài nhiều tuần lễ vì không được cho biết nơi giam giữ và đã phạm tội gì. Một số luật sư phàn nàn về việc cắt bỏ những quyền của họ trong thủ tục tố tụng hình sự ». Được biết, Đại sứ Đức tại Hà Nội đã cử nhân viên đến quan sát phiên tòa này, nhưng chỉ được ngồi trong phòng dành cho phóng viên báo chí theo dõi qua màn hình truyền mà âm thanh có lúc nghe được có lúc bị mất tiếng.

Lý do của sự gia tăng đàn áp Nhân Quyền thì ông Phil Robertson thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), nhận xét yếu tố liên hệ đến ngoại giao Việt-Mỹ đóng vai trò ảnh hưởng không kém. Ông nói với RFA: « Rõ ràng nhân quyền ở Việt Nam đang xấu đi một cách trầm trọng. Kể từ khi ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trở về từ chuyến thăm Nhà Trắng, chúng tôi nhận thấy tình trạng đàn áp nhân quyền gia tăng đáng kể. Tôi nghĩ sau cuộc gặp gỡ với ông Trump, ông Phúc nhận ra rằng Tổng thống Trump không hề quan tâm đến nhân quyền, và vì vậy họ cứ thỏa sức đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, các blogger và các nhà hoạt động dân chủ nhân quyền ».

Sự Thật thì các Tổ chức Phi chánh phủ hay các nhân viên yêu chuộng Nhân Quyền thì họ lên tiếng phản đối vì Lương tâm, vì Lòng Thương người trước sự vô lý, sự bất công, nhưng sự phản đối, lên án của các Tổ chức này không là cho Việt cộng lo ngại vì không có thẩm quyền chế tài. Trái lại, lãnh đạo hay viên chức các quốc gia thì, đa số làm việc vì đồng lương, có kết quả thì tốt, không thì cũng lãnh trọn số tiền, không thiếu một xu. Nhiệm vụ của họ, ngày nay, là thương mãi, nếu bán được chiến cụ càng tốt hơn, phải đi trước Nhân Quyền. Ngoài ra, các nước còn cần lá phiếu ủng hộ của Việt cộng tại các tổ chức quốc tế.

IV./ NHỮNG CÂU CHUYỆN NĂM 2018.

A.- Viện trợ phản tác dụng.

Ngày 02.08.2017, sau khi triệu đại sứ Việt cộng tại Berlin để phản đối, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Ðức đã công bố Thông cáo báo chí tố cáo nhà nước này đã có hành động vi phạm nghiêm trọng pháp luật Đức và các cam kết quốc tế khi tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin ngày 23.07.2017. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức, ông Martin Schaefer, đã tuyên bố : « Vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là một hành động vi phạm trắng trợn và chưa từng thấy nhắm vào luật pháp của Đức cũng như luật quốc tế ». Ông còn tố cáo tình báo và đại sứ quán Việt Nam can dự vào vụ bắt cóc ông Thanh.

Dù nắm được nhiều bằng chứng chính xác về sự kiện, giới chức Ngoại giao và cảnh sát Ðức đã kín tiếng để chờ Hà Nội lên tiếng trước bằng bịa đặt ra sao. Ngày 30.07.2017, những tin ‘Trịnh Xuân Thanh đầu thú’ được loan truyền, nhưng Tướng công an Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, khi được phóng viên Pháp luật TP. Hồ chí Minh hỏi, đã trả lời ‘Ðến giờ, tôi vẫn chưa có thông tin gì’. Nhưng sang ngày 31.07.2017, Trịnh Xuân Thanh bất thần ‘về chẳng ai hay’ và xuâÙt hiện tại phòng trực Ban Hình sự của Bộ Công an để ‘đầu thú’.

Ðến đây, lập trường phía Ðức (bắt cóc) hoàn toàn khác với Việt Nam (từ Ðức tự đi về đầu thú). Tư pháp Ðức tiến hành điều tra và kết quả cho đến hôm 24.04.2018, ngày Tòa bắt đầu xử vụ án bắt cóc, giới thẩm quyền Ðức đã biết ‘Toàn bộ việc lên kế hoạch và thực hiện bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh do Trung tướng Ðường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Cục an ninh, Bộ Công an chỉ đạo, với sự cộng tác của Sứ quán Việt. Ðương sự đã có mặt tại hiện trường Berlin từ ngày 16.07.2017. Nhiều quốc gia trên thế giới đã và vẫn viện trợ, hợp tác và đào tạo mật vụ cho Bộ Công an để chống khủng bố. Nhưng, giờ đây, chính cơ quan được cho tiền này, quay ra khủng bố ngay trên nước Ðức và đánh đập đồng bào trong và ngoài nước.

Ngày 24.04.2018, phiên Tòa tại bang Berlin xét xử ông Nguyễn Hải Long, liên can tới vụ ‘bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh’. Khởi đầu, ông Lienhardt Weiß, đại diện Viện Công tố Liên bang Đức dùng Bản Cáo trạng dài 70 trang, nhưng ông chỉ đọc những phần liên quan đêán bị cáo Nguyễn Hải Long. Ðại ý, ông nói ông Long biết những nét chính của kế hoạch bắt cóc, nhưng không trực tiếp tham gia khi bắt cóc.

Tiếp theo, Luật sư Stephan Bonell, binh vực cho ông Long, đã chỉ trích Bản Cáo trạng thiếu phần đề cập đến yếu tố chính trị. Ông nói rằng phía Việt Nam đã đưa cho bên Đức Lệnh truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh và đã nộp cho Đức đơn đề nghị dẫn độ ông Thanh. Thủ tướng Việt Nam đã trao đổi với Thủ tướng Đức, bà Merkel, về vấn đề này trong dịp Hội nghị G20 tại Hamburg, nhưng tất cả không được chính phủ Đức lưu ý tới và lệnh truy nã quốc tế không được chính phủ Đức tôn trọng.

Trả lời giới truyền thông, Luật sư Bonell cho rằng thân chủ của ông chỉ là ‘một con tốt thí’. Ông Long không biết đây là một vụ bắt cóc mà chỉ thuê xe giúp họ để dùng cho mục đích du lịch. Ông có ý định, trong trường hợp cần thiết, sẽ yêu cầu Tòa mời bà Thủ tướng Đức Merkel ra trước Tòa với tư cách là một nhân chứng để cung khai lý do tại sao những đề nghị dẫn độ của Việt Nam không được cứu xét giải quyết.

Ngày 26.04.2018, báo ‘Frankfurter Allgemeine Zeitung’ trong bài có tựa đề ‘Slovakia cho những kẻ bắt cóc mượn máy bay của Chính phủ Slovakia để chở Trịnh Xuân Thanh’. Theo đó, chỉ ba ngày sau vụ bắt cóc tại Berlin, nhà nước Slovakia đã cấp cho một phái đoàn cao cấp Việt Nam sử dụng một máy bay của Chính phủ Slovakia để bay từ thủ đô Bratislava đến Moscow. Từ đó, phi cơ này có lẽ đã bay tiếp tới Việt Nam. Ðến nay, các điều tra viên đã chưa chắc chắn, những kẻ bắt cóc đã đưa con tin về Việt Nam như thế nào. Việc cho mượn máy bay của Chính phủ Slovakia hiện đang đặt ra câu hỏi liệu Trịnh Xuân Thanh có trên chiếc máy bay này không.

Ngày 29.04.2018, Bộ Nội vụ Slovakia đã bác bỏ tin nghi ngờ sự tham gia của họ vào vụ bắt cóc. Tuy nhiên, họ không loại trừ việc Việt Nam có thể ‘lợi dụng’ lòng hiếu khách của Slovakia. Bộ lấy làm lo ngại một cách nghiêm trọng rằng chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam đến Bratislava ngày 26.07.2017 có thể đã được sử dụng cho một mục đích khác ngoài cuộc họp làm việc theo lịch trình. Nếu đúng như vậy, có thể mối quan hệ thân thiện với Việt Nam sẽ bị ‘chôn vùi’.

Ngày 03.05.2018, Bộ Ngoại giao Slovakia đã triệu Ðại sứ Việt Nam để cho biết ‘ Nếu những cáo buộc này được xác nhận, chúng tôi sẽ xem đó là một vụ việc nghiêm trọng với một tác động tiêu cực đến quan hệ song phương hai nước’ và cho biết : ‘Chúng tôi mạnh mẽ bác bỏ chuyện Slovakia có dính líu đến hành động đó...’. Bộ này khuyến cáo có thể có thêm hành động ngoại giao nếu Việt Nam không đưa ra một lời giải thích khả tín. Nhờ rơi vào cuối tuần, Việt cộng có thời lời suy nghĩ và trả lời.

Do đó, tiến trình pháp lý trong vụ này còn kéo dài và các chi tiêu do người dân Ðức đóng thuế chưa dứt đâu.

B.- Giáo dục phi nhân bản.

Lập tức, sau ngày 30.04.1975, hệ thống Giáo Dục Nhân bản thời Ðệ Nhất Việt Nam Cộng hòa bị thay thế bởi Giáo dục cộng sản.

Ngày 28.02.2018, ông Võ Hòa Thuận, 34 tuổi, và vợ là bà Nguyễn Thị Ngọc Diễm, 33 tuổi, cùng 2 phụ huynh khác đến văn phòng Trường Tiểu học Bình Chánh (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức), gặp Ban Giám hiệu và cô Bùi Thị Thanh Nhung, giáo viên lớp 4/3, để yêu cầu Trường trả lời vì sao cô Nhung buộc học sinh quỳ gối? Do đó, với tư cách phụ huynh, họ yêu cầu cô giáo phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh trong 40 phút ông Thuận mới chịu. Ông này nói ‘Tôi không ép, cô giáo tự quỳ’ (!?). Dư luận đã nói gì ?

Ông Thuận, đảng viên, cán bộ tư pháp và từng là tập sự luật sư, nhất quyết bắt cô giáo phải quỳ để ‘hiểu cảm giác của con tôi khi bị cô bắt quỳ’. Hành động này hoàn toàn không thể chấp nhận. Nếu cô giáo sai thì đến trường làm việc với Ban Giám hiệu, không thể bắt cô giáo quỳ theo kiểu ‘ăn miếng trả miếng’. Khi buộc cô giáo phải quỳ, các phụ huynh đã chứng minh cho con họ biết ‘xã hội này không có luât pháp, cứ xài luât rừng, kẻ mạnh sẽ thắng, kẻ yếu cơ hơn sẽ phải thua. Chẳng cần phải tôn trọng thầy cô hay bất cứ ai, cứ ai đụng tới mình là mình ‘xử’. Dạy con, bênh con như thế thì, tương lai, con mình sẽ trở thành loại người gì ? Ai cũng có thể đoán được. Hiệu trưởng và đồng nghiệp: Chuyện xảy ra ngay tại văn phòng phó Hiệu trưởng, có mặt Hiệu trưởng Huỳnh Công Sơn mà Hiệu trưởng lại không bảo vệ giáo viên của mình, lại tránh mặt bằng cách bỏ đi dự giờ thì thật là quá hèn. XHCN là thế.

Chưa hết. Ngày 22.03.2018, Phan Thị Nghĩa, thấy gót chân bầm tím của con mình tên K. (5 tuổi), nên đưa đến trường mầm non Việt–Lào, phường Trung Đô (Vinh) để gặp cô giáo PTH, 25 tuổi, một sinh viên thực tập tại đây. Bà yêu cầu cô giáo làm rõ vết bầm’ trên chân con, rồi xông tới đánh cô H. Bà còn bắt cô H. quỳ xuống xin lỗi con trai của bà. Cô H. nhất quyết: « Tôi không đánh học sinh K. Nếu công an xác minh được việc tôi đánh học sinh, tôi chịu tội trước pháp luật ». Cô H. ‘Vì đứa con trong bụng, nên đã quỳ xuống’. Một bác sĩ ở Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản tỉnh Nghệ An cho biết cô H. được đưa đến cấp cứu trong tình trạng đang mang thai tuần thứ 13, đe dọa sảy thai.

Trái lại, trong nền Giáo dục nhân bản Việt Nam Cộng hòa, năm 1962, khi ứng sinh Ngô Ðình Lệ Thủy, con gái ông bà Ngô Ðình Nhu, Dân biểu Quốc hội, không đậu thi tuyển năm Dự bị Trường Y khoa Sài Gòn và đã ghi danh vào Trường Văn khoa để học như các sinh viên khác. Ðó là chế độ Tự trị Ðại học thời Việt Nam độc lập.

C.- Bình luận về Họp Thượng đỉnh Nam-Bắc Hàn.

Nhân dịp, ngày 27.04.2018, hai lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tay bắt mặt mừng bước qua lằn ranh quân sự, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam XHCN Lê Thị Thu Hằng nói: « Việt Nam chúc mừng và đánh giá cao những nỗ lực của Hàn Quốc và Triều Tiên trong việc tổ chức thành công Hội đàm thượng đỉnh liên Triều nàøy, góp phần quan trọng vì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới, trong đó có việc thúc đẩy phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Hà Nội ‘tin tưởng hai nước cùng các bên liên quan sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy đối thoại, phát huy các kết quả tích cực đã đạt được thời gian qua, đặt nền móng lâu dài cho hòa bình, ổn định, phát triển tại Bán đảo Triều Tiên và trong khu vực, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai miền Triều Tiên cũng như vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế ».
Tuyên bố những lời đó, ‘chị’ Hằng không thấy xấu hổ vì là một cộng sản chuyên nghiệp. Trên thế giới, xưa nay có bốn nước chia đôi quốc-cộng. Tây Ðức không cộng sản đã tương trợ Ðông Ðức trong cuộc Thống Nhất đất nước. Hai phần nước Trung Hoa đang lo phát triển kinh tế, chưa dám nghĩ đến việc tiêu diệt nhau. Thời sự đang nói về hai miền Nam-Bắc Hàn. Chỉ người cộng sản Việt, dâng lịnh Nga–Hoa ‘giết nhau cho đến người Việt cuối cùng’. Do đó, cách đây 43 năm, với súng đạn và xe tăng Nga-Hoa, chúng đã chiếm Việt Nam Cộng hòa, giết và đẩy đến chổ chết nhiều triệu đồng bào. Chưa hết, đồng bào, bắt đầu bằng những người nghèo, còn đang chết dần vì các thãm họa môi trường hay do hóa chất do Tàu cộng chế, nhập cảng vào Quê hương để kẻ ác chế tạo thức ăn bẩn giết người.

Sau 43 năm cho là thống nhất đất nước, đảng và nhà nước cộng sản độc tài và tàn bạo đã thất bại hoàn toàn trong việc ‘hòa hợp, hòa giải’ với đồng bào trong nước, chứ đừng nói chi với người Việt hải ngoại chỉ vì thiếu Sự thật, Công lý, Tự do và Tình đồng bào. Lợi dụng điều đó, gần đây, ông (hay bà) Ted Osius tự quảng cáo ‘từ chức vì Nhân quyền’ của mình bằng tố cáo nhà nước Mỹ tống xuất người Việt về nước và nhà nước Việt không nhận họ, dù mang quốc tịch Việt. Nếu có được nhận, những người Việt này cũng bị nhà nước cộng sản trả thù. Về ngoại giao, trường hợp ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ liên hệ đến Cộng hòa Liên bang Ðức và Slovakia có là bài học cho các nước ‘đối tác chiến lược với CHXH Việt Nam’ không ? Về thương mại, trường hợp ông Trịnh Vĩnh Bình, Việt kiều Hòa Lan, đã làm sáng mắt các Việt kiều khác chưa ?

Ðể biết đầy đủ hơn, xin mời đọc thêm ‘Xin cho giáo dân biết chu toàn sứ mệnh chuyên biệt của mình’ tại :
http://vietvatican.net/?AspxAutoDetectCookieSupport=1

Hà Minh Thảo







 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chim Hót Trên Cành
Nguyễn Đức Cung
07:23 05/05/2018
CHIM HÓT TRÊN CÀNH
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Nghe chim con hót trên cành
Bỗng nhiên lòng thấy nhẹ nhàng thảnh thơi..
(nđc)