Ngày 05-05-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:35 05/05/2012
KHÔNG NỊNH HÓT
N2T

Ông Trương nói với ông Lý:
- “Tôi có rất nhiều tiền, ông phải nịnh tôi”
Ông Lý nói:
- “Ông có tiền, có quan hệ gì đến tôi !”
Ông Trương nói:
- “Lấy một nửa chia cho ông thì ông sẽ nịnh tôi”.
Ông Lý nói:
- “Nếu ông chia cho tôi một nửa số tiền thì ông và tôi đều giống nhau, mắc mớ gì phải nịnh hót ông chứ ?”
Ông Trương nói:
- “Tất cả đều cho ông đó”.
Ông Lý nói:
- “Tôi có nhiều tiền, ông không có tiền, vậy thì ông phải nịnh hót tôi mới đúng chứ !”

Suy tư:
Con người ta nếu lấy đồng tiền làm chủ, thì tất phải lụy đồng tiền để nịnh hót nhau; nếu lấy địa vị danh vọng làm chủ, thì tất phải khúm núm với địa vị danh vọng để nịnh hót nhau; nếu lấy sự hưởng thụ thú vui xác thịt làm chủ thì tất phải quỵ lụy dục vọng để hưởng thụ…
Nịnh hót không nhất thiết là chỉ vì tiền bạc, nhưng có người vì để được địa vị cao mà nịnh hót cấp trên; có người vì để được điểm cao mà nịnh hót thầy cô giáo; có người vì để được lòng người này người nọ mà luồn cúi nhu nhược không dám nói lên những quyết định của mình…
Đức Chúa Giê-su đã nói không ai được làm tôi hai chủ, cũng như Ngài đã dạy: không thể làm tôi Thiên Chúa rồi lại làm tôi cho tiền bạc.
Người Ki-tô hữu là con cái của Thiên Chúa cho nên họ không thể vì đồng tiền mà nịnh hót người có tiền, nhưng họ luôn nương tựa vào long nhân ái của Thiên Chúa.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 5 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:37 05/05/2012
CHÚA NHẬT V PHỤC SINH

Tin Mừng : Ga 15, 1-8
“Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái”.


Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã bật mí những điều bí mật tự cung lòng Ngài cho các tông đồ nghe, bí mật này đã hé mở cho các tông đồ thấy rõ sự tương quan giữa Ngài và các ông, và giữa những người tin vào Ngài với nhau, bí mật đó là như thế này: “Thầy là cây nho, anh em là cành”, ngắn gọn nhưng quá đầy đủ cho một sợi dây liên kết giữa Chúa và các môn đệ, đó chính là sự liên kết của tình yêu. Trong tâm tình đó, chúng ta cùng nhau chia sẻ mấy điểm sau đây :

1. Cây nho và ân sủng.
Đức Chúa Giê-su nói: “Thầy là cây nho”- cây nho không phải là một cây cổ thụ to lớn, nó cũng không phải là loại cây lưu niên ăn trái, nhưng là một loại cây bò ngang bò dọc, thân cây rất dài và cành lá cũng rất nhiều, có thể làm một cái giàn che mát cả khu đất rộng, nhưng cái đặc biệt của nó chính là nhựa sống dồi dào lưu chuyển từ thân ra các cành, từ cành ra lá ra hoa và ra trái, trái thì từng chùm, từng chùm rất đặc biệt và đẹp mắt, đó chính là cây nho.

Đức Chúa Giê-su tự ví mình như cây nho, nơi toả ra sức sống cho cả giàn nho là Hội Thánh, sức sống đó chính là ân sủng nuôi dưỡng Hội Thánh cho đến ngày Chúa lại đến. Ân sủng này, trước hết chính là các bí tích mà Đức Chúa Giê-su đã lập, trong các bí tích này ân sủng của Chúa tuôn đổ xuống trên Hội Thánh và các cành nho, tức là những ai tin vào Đức Chúa Giê-su và đón nhận Tin Mừng như là cứu cánh cho cuộc sống mới ngay tại trần gian, để tiến tới trong niềm vui trọn vẹn mai sau trên thiên đàng.

Trong cây nho có nhựa sống, trong Đức Chúa Giê-su có ân sủng, do đó, ai xa lìa khỏi Đức Chúa Giê-su tức là tự mình đoạn tuyệt với ân sủng và chết đi trong tội lỗi. Ân sủng tràn lan trên các tông đồ sau ngày phục sinh của Đức Chúa Ki-tô, và trong Ngài, các tông đồ đã trở nên những cành đầu tiên sinh nhiều hoa trái khác là các tín hữu sơ khai của Giáo hội, và cây nho này bò mãi dọc ngang trên khắp thế giới để che mát, để nuôi sống, để chữa lành biết bao nhiêu là linh hồn luôn kết hợp với nó.

Đó chính là sự huyền nhiệm của “Cây Nho Đức Ki-tô”, một huyền nhiệm mà biết bao thế lực trần gian muốn đốn ngã, giết sạch, làm cỏ, cũng đành phải rút lui trong băn khoăn và kinh ngạc. Rất dễ hiểu, vì Đức Chúa Ki-tô là thân cây nho, Ngài đã chiến thắng thế gian và đang biến dần bộ mặt thế gian bằng tình yêu của Ngài qua Hội Thánh Công Giáo.

2. Cành nho lìa cành và tội lỗi.
Đức Chúa Giê-su nói: “Anh em là cành”- cành nho thì phải dính liền với thân cây nho, nó không thể dính liền với...cây cà-phê, càng không thể dính liền với cây gai. Phải dính liền để sống, nếu không thì sẽ chết khô héo, đó là định luật tự nhiên; phải dính liền để sống, sống trong ơn nghĩa với Thiên Chúa, nếu không thì sẽ chết đời đời trong hoả ngục, đó cũng là định luật, nhưng là định luật siêu nhiên mà mỗi người Ki-tô hữu đều hiểu và biết.

Cành nho là những người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, tức là chúng ta, những người Ki-tô hữu đã được tháp vào thân cây nho mầu nhiệm là Đức Chúa Ki-tô Phục Sinh, chính Ngài đã chết để hoà giải nhân loại với Thiên Chúa, và chính Ngài đã sống lại để tất cả chúng ta –những người tin- được tháp nhập vào Ngài nhờ bí tích Thanh Tẩy, do đó, từ ơn này đến ơn khác mà chúng ta đã lãnh nhận từ nơi thân cây nho –Đức Chúa Ki-tô- nhờ Giáo Hội và trong Giáo Hội chúng ta được lớn lên, sinh ra nhiều hoa quả là những việc lành phúc đức của mình.

Tuy nhiên, là con người, bao lâu vẫn còn ở trong thế gian thì vẫn còn chiến đấu với tội lỗi, thân cây là Đức Chúa Ki-tô không cần phải chiến đấu vì Ngài đã chiến thắng thế gian và tội lỗi, nhưng thân cây chuyển tải sức sống ân sủng cho cành nho là chúng ta, để chúng ta có đủ ơn cần thiết để sống và chiến đấu với những cám dỗ của ma quỷ, của thế gian, của tất cả những gì có thể làm hại không cho chúng ta được lớn lên và phát triển trong Đức Chúa Ki-tô và Hội Thánh của Ngài, chúng ta gọi đó là những tội lỗi: tội công khai, tội thầm kin, tội thiếu sót trong khi làm bổn phận của mình...

Tội trọng thì làm cho chúng tách lìa khỏi Thiên Chúa, tự mình đoạn tuyệt với ân sủng của Ngài, nó như nhát dao sắc bén chặt phăng cành nho rời khỏi thân cây nho, nó khiến cho chúng ta không còn liên lạc được với ân sủng của Thiên Chúa; tội nhẹ tuy không làm cho chúng ta tách lìa khỏi thân cây nho là Đức Chúa Ki-tô, nhưng nó như những nhát nhao vằm vằm trên linh hồn chúng ta, lâu ngày linh hồn (cành nho) chúng ta trở thành biến dạng, èo ọp, và dần dần khô héo rồi chết.

3. Bí tích Hoà Giải, phương thuốc kì diệu để chữa lành.
Càng suy nghĩ đến bí tích Hoà Giải, chúng ta càng thấy rất rõ tình yêu của Thiên Chúa đã dành cho chúng ta; chúng ta càng nhận ra đây là phương pháp tuyệt vời để cứu linh hồn của chúng ta, và hơn nữa, để chữa lành và trả lại những gì mà chúng ta đã đánh mất do tội lỗi gây ra.

Anh chị em thân mến,
Có nhiều anh chị em ngại đi xưng tội vì nhiều lí do:
Có người lâu ngày không đi xưng tội nên mắc cỡ không biết phải nói gì.
Có người không muốn đi xưng tội với cha sở của mình, vì ngài hay hạch hoẹ và ngăm đe.
Có người hồ nghi nơi cách sống của các linh mục, nên họ chỉ ăn năn và “trực tiếp” xin Chúa tha tội.
Có người không hiểu rõ tại sao lại phải đi xưng tội thầm kín của mình với một con người cũng tội lỗi như mình. Tất cả những lí do trên đều không quan trọng so với sự sống đời đời của linh hồn chúng ta.

Người trộm lành chỉ một lời nói cuối đời với lòng ăn năn và khiêm tốn, cửa thiên đàng lập tức mở ra cho anh ta; Gia-Kêu quá hào phóng sau khi nhận ra tình yêu của Đức Chúa Giê-su dành cho mình, ông không còn mắc cỡ e ngại nữa khi nói đến tội gian dối, tham ô của mình trong việc thu thuế; cô Ma-ri-a Ma-đa-lê-na đã không mắc cỡ khi bày tỏ lòng thống hối trước mặt Đức Chúa Giê-su và trước đám đông những người biệt phái và các kinh sư. Tất cả các hành vi trên của người tội lỗi đều bắt nguồn từ một tấm lòng thống hối, một tâm tình khiêm tốn biết nhận ra hành vi sai trái của mình, và tất cả những tội nhân ấy, được sát nhập lại vào trong cây nho là Đức Chúa Giê-su và hân hoan sống trong nhà Hội Thánh của Ngài.

Hãy luôn lãnh nhận bí tích Hoà Giải để được chữa lành, là mục tử của anh chị em, tôi thấy rất rõ sự quan trọng của bí tích Hoà Giải, do đó, tôi luôn luôn tạo điều kiện để anh chị em đón nhận bí tích này cách thoải mái mà không còn sợ phải làm phiền cha sở khi muốn xưng tội, như một số anh chị em nói. Và như một khí cụ bất xứng của Thiên Chúa, tôi luôn đón nhận anh chị em đến xưng tội bất kể ngày nào giờ nào nếu anh chị em muốn, vì đó là bổn phận của một linh mục, một mục tử, một bổn phận không được khước từ, không được hoà hoãn, nhưng phải cấp tốc đáp ứng nhu cầu khẩn thiết của linh hồn anh chị em.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:38 05/05/2012
N2T

13. Người tin tưởng vào mình thì không được cứu độ, người tin vào Thiên Chúa thì không gì mà không thể làm được.

(Thánh Alphonsus de Liguori)
 
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:39 05/05/2012
LỊCH SỰ
Giáo xứ miền quê nọ, sau khi giảng xong, cha sở thông báo:
“Để xứng đáng tham dự thánh lễ cách nghiêm trang sốt sắng, thì từ nay ai đi lễ mà không mặc áo quần đàng hoàng tử tế, nam phải mặc áo trắng bỏ vào trong quần, nữ phải mặc áo dài, nếu ông bà anh chị em nào không thực hiện như thế thì không được vào nhà thờ…”
Giáo dân vui vẻ hưởng ứng lời của cha sở.
Nhưng cha sở thì vẫn cứ mang đôi dép lẹp xẹp hằng ngày tiến lên bàn thánh, vẫn cứ mặc áo lễ phai màu có mùi hăng hắc “vô tư” cử hành thánh lễ…
-------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Thần khí của Thiên Chúa mang đến một thay đổi khác
Jos. Tú Nạc, NMS
09:26 05/05/2012
Chúa Nhật V Phục Sinh – Năm B (Acts 9: 26-31; Psalm 22; 1 John 3: 18-24; John 15: 1-8)

Quả không còn nghi ngờ gì rằng Saul đã chiến đấu với cộng đồng Ki-tô giáo ở Jerusalem. Ông đã không làm điều gì để tạo sự tin tưởng hoặc cởi mở; trong thực tế, ông là chúa gây ra đau khổ cho họ biết bao nhiêu năm. Ông phải chịu trách nhiệm về sự đổ máu và không biết bao nhiêu tai họa. Việc ông đến Jerusalem và tuyên bố mình là môn đệ của Chúa Giê-su duy nhất đã đánh thức sự nghi ngờ và khắc khoải lo âu.

Đôi khi điều đó vô cùng khó khăn để vượt qua quá khứ tiêu cực, nhất là khi người ta bị tổn thương. Lời nói và hành vi phản bội, bất trung, bất hảo tất cả đều gây ra những thiệt hại to lớn. Chẳng có ai là nhiệt tình tha thứ và luôn như vậy, nên hành động và lời nói của con người phải nghiêm túc cẩn trọng. Con người không dễ gì cho người khác một sự thay đổi khác. Quả thật là khó để xây dựng niềm tin và vượt qua sợ hãi.

Có một bài học giá trị trong câu chuyện của Saul: chúng ta không bao giờ được phán xét cuộc sống của người khác – thậm chí của chính chúng ta – cho đến khi nó kết thúc … và có lẽ không nên. Hôm nay là kẻ phản bội hay tội lỗi ngày mai trở thành thánh hoặc anh hung, và ngược lại. Ân sủng thì luôn luôn và ở mọi nơi công việc trên thế gian và chúng ta chẳng bao giờ biết khi mà một linh hồn nó mở cửa đề đón nhận món quà thiêng liêng ấy. Buồn thay, khoảnh khắc ấy chúng ta cũng bị mê muội khi mà một linh hồn có thể quay đi và chối từ ân sủng. Tốt hơn hết là kiềm chế sự đánh giá. – tích cục hay tiêu cực – và mãi tuân theo những gì trong khoảnh khắc hiện tại và tạo những lựa chọn đúng đắn. Saul đã có một trận chiến nan giải cho quãng đời còn lại và ông đã mất dần sức thuyết phục mọi người. Tuy nhiên, có nhiều người đã thuyết phục để ủng hộ lời cam kết của ông, nhiệt tâm, nghị lực và tự hy sinh. Hành động có tiếng vang hơn lời nói nhất là khi có những vết thương xưa để chữa lành. Đối với việc cho người khác một cơ hội thay đổi là chúng ta đang tạo chỗ cho Thần Khí của Thiên Chúa để thực hiện công việc.

Tác giả thư của Thánh Gio-an khẳng định rằng chân lý và hành động là những gì có giá trị đích thực và rằng tình yêu là cách tốt nhật để thể hiện trong mọi việc làm thay vì lời nói hoặc ngôn từ. Chìa khóa đối với một cuộc sống hạnh phúc và sung mãn là đặt niềm tin vào Chúa Giê-su. Trong từ vị của Thánh Gio-an, niềm tin không phải là sự phê chẩn trí năng trước những giáo điều hoặc tín điều mà là sự chi phối của tâm hồn trước Chúa Trời. Tuân theo nhưng giới răn của Thiên Chúa là một phần rất quan trọng của niềm tin nơi Chúa Giê-su và những giới răn này tất cả là những biểu đạt thuộc nguyên tắc căn bản của tình yêu. Đối với Thánh Gio-an tình yêu là con đường hiệp nhất mà ở đó chúng ta liên kết và liên hệ với Thiên Chúa.Tình yêu xua đi sợ hãi và việc tự lên án khỏi tâm hồn chúng ta.

Chúng ta biết rằng chủ nghĩa vô thần là một vấn đề thử thách trong thời đại của chúng ta. Thậm chí nghiêm trọng hơn, tuy nhiên, là chủ nghĩa thực dụng hay chủ nghĩa vô thần thực sự (nhưng không được chấp nhận) – sự sống của con người, ngay cả người có đạo, y như thể không có Thiên Chúa. Trên thế giới nhiều người trải qua một sự khiếm diện của thần linh, và một sự trống rỗng nội tâm sâu sắc. nghi ngờ, đánh mất đức tin và cảm nhận không định hướng hoặc bi quan, yếm thế đang phân biệt những mục đích của thời đại chúng ta. Một sự nhận thức duy lý hay võ đoán về Thiên Chúa là phần nào đáng khiển trách. Có một sự dị biệt sâu sắc giữa việc hiểu biết về Thiên Chúa và sự trải nghiệm cá nhân, trực tiếp về Thiên Chúa. Thánh Gio-an lúc đầu ít sử dụng nhưng lần thứ hai đề nghị chúng ta và điều này nên là trọng tâm của Giáo Hội. theo quan điềm của Thánh Gio-an, Thiên Chúa không phải là một ý tưởng hay ý niệm – nhưng ý tưởng và ý niệm không ban cho đời sống và chúng thường sai lầm và bị hủy diệt. Thánh Gio-an xác định Thiên Chúa là tình yêu và khẳng định rằng điều đó là bởi ý nghĩa của tình yêu mà chúng ta nhận biết Thiên Chúa và luân phiên được Người nhận biết. Thánh Gio-an nhiều lần dùng thuật ngữ “tuân theo” trong Tin Mừng và trong những lá thư – điều đó cũng có thể có mang ý nghĩa lưu lại hay trú ngụ. Tuân theo Chúa Giê-su là những gì mà Người đòi hỏi các tôn đồ của Người thực hiện. Điều đó muốn nói rằng sự đoan kết đức tin của chúng ta đừng bao giờ có thể bỏ mất một giờ đồng hồ vào ngày Chúa Nhật.

Chúng ta đã không cân nhắc hơi thở chỉ một đôi lần mỗi ngày hay mỗi tuần và mối quan hệ của chúng ta với Chúa Giê-su có nghĩa là ít nhất quan trọng như hơi thở hoặc cuộc sống tự nó. Duy nhất bằng những gì có thể được mô tả như một chủ nghĩa huyền bí của cuộc sống hàng ngày, chung1ta khẩn khoản nài xin cuộc sống hay trú ngụ trong Chúa Giê-su 24/7 trong tư tưởng, ngôn từ và hành vi. Được nuôi dưỡng và được biến đổi bởi Thần Khí thiêng liêng chúng ta sẽ trải qua sự phát triển tâm linh cùng sự viên mãn trong đời sống chúng ta. Không có sự thay thế thích hợp nào dành cho sự liên kết sâu sắc và cá nhân với Thiên chúa.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
 
Thông điệp Tình Yêu và Sự Sống
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
22:16 05/05/2012
THÔNG ĐIỆP TÌNH YÊU VÀ SỰ SỐNG

Chúa Giêsu dùng hình ảnh cây nho rất thân thương và thật sâu sắc. Một cây nho không có gì là đặc biệt. Ngành liền cây cũng là một nguyên lý tự nhiên. Nhưng điều đặc biệt ở đây là diễn tả sự sống giữa Thiên Chúa với con người.

Thiên Chúa là sức sống, truyền từ thân cây nho sang ngành của cây. Ngành nào liền với thân thì sinh hoa kết trái; ngành nào lìa cây thì sẽ khô héo. Một qui luật tự nhiên, ai cũng chấp nhận, nhưng khi được áp dụng cho định luật thiêng liêng thì nhiều người phải giật mình. Bởi lẽ có nhiều người nghĩ là tự ngành sinh hoa kết trái, tự mình là tài năng, tự mình là đầy đủ. Thời đại của chúng ta, người ta nghĩ rằng khoa học có chìa khóa vạn năng để giải mã mọi vấn đề. Người ta nghĩ rằng, con người là trung tâm vũ trụ, vừa làm chủ, vừa khám phá, và không có gì mà con người không làm chủ được. Những gì mà vượt khỏi tầm tay chỉ là vì trong tương lai họ chưa kịp với tới. Chính cách suy nghĩ như vậy mà Đức Cố Giáo hoàng Gioan - Phaolo I đã nói: “Người thời nay thích lấy cái rốn làm trung tâm của vũ trụ”. Một điều gì đó vừa kiêu căng, vừa ngạo nghễ lại vừa ngông cuồng!

Lời Chúa Giêsu hôm nay ngắn gọn nhưng đầy sức thuyết phục và đầy tính nghiêm nghị trong lời cảnh báo. Không có một ngành nho nào tự mình sinh hoa trái được, nếu không liền với thân cây. Sự sống từ Thiên Chúa tỏa ra luôn luôn trao ban cho thế giới. Thế giới hôm nay nghĩ mình làm nên tất cả. Có lời Thánh vịnh chép rằng: “Ngài rút hơi thở chúng đi, chúng chết ngay là chúng trở thành tro bụi.Nếu Ngài gửi hơi thở xuống, chúng được tạo thành và Ngài canh tân bộ mặt trái đất.” (Tv 103, 30). Đó là một đáp án cho thế giới!

Như vậy, nếu không được sự quan phòng của Thiên Chúa thì bất cứ giây phút nào, chúng ta cũng trở về chỗ tro bụi của mình. Nhưng Thiên Chúa luôn luôn yêu thương, Thiên Chúa luôn luôn trao ban, Thiên Chúa luôn luôn quan phòng và dẫn dắt, để chúng ta bước đi trong sự quan phòng ấy và sinh hoa kết trái. Khi Chúa Giêsu khẳng định rằng: “Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con”, và lời tiếp theo: “Thầy cắt đặt các con đi, để các con sinh nhiều hoa trái và hoa trái của các con tồn tại”(Ga 15,16). Những người chủ trương vô thần quay lưng lại với Thiên Chúa, không chịu sự điều hành của Thiên Chúa. Họ cho rằng, không cần có Thiên Chúa và Thiên Chúa không cần phải can thiệp vào trong thế giới vũ trụ này. Nhưng nếu con người không được sai đi thì họ sẽ lìa cành và khô héo. Người ta nhặt lấy, bỏ vào lửa và nó sẽ cháy. Với lời khẳng định này, Chúa Giê su không hù dọa bất cứ ai, vì qui luật tự nhiên là như vậy. Tất cả mọi người của mọi thời đại đều chấp nhận qui luật tự nhiên, chỉ trừ khi người ta cố tình nhắm mắt làm ngơ. Cho nên, khi con người cố tình tách mình ra khỏi Thiên Chúa thì đương nhiên người ta sẽ đánh mất mình.

Đức cha Tihamer Thote, Giám mục người Hungari đã kể câu chuyện về một số các Hướng đạo sinh khi họ đi vào trong rừng vừa cầu nguyện lại vừa sinh hoạt với nhau. Họ lấy hai tấm kính, một tấm kính đặt ngang rồi nhỏ lên đó một giọt nước, sau đó lấy tấm kính kia ép lên, nước dàn trải giữa hai tấm kính thật là mỏng, mỏng đến nỗi chỉ như là nhìn thấy hơi nước. Vậy mà khi soi kính hiển vi vào giọt nước ở giữa hai tấm kính đó, lượng nước còn là một biển hồ bao la như biển cả, cho các vi sinh vật bơi lội tung tăng trong đó. Chúng bơi lội giữa hai tấm kính, như con người chúng ta đang lặn ngụp ở giữa Đại Tây dương. Nó nghĩ như những người vô thần rằng, ngoài thế giới của chúng ta đang bơi lội đây thì làm gì còn cái gì nữa. Thế giới chỉ là giọt nước mênh mông giữa hai tấm kính, đời nọ tới đời kia cũng không bao giờ chúng vượt ra khỏi. Cho nên nó nghĩ rằng vũ trụ hay thế giới chỉ có như thế mà thôi. Làm sao nó có thể tưởng tượng được rằng bên ngoài kia có những con người khổng lồ đang dùng kính hiển vi nhìn ngắm nó giữa hai tấm kính. Những người nào nghĩ rằng thế giới vũ trụ này không cần có Thiên Chúa can thiệp, họ trở thành những sinh vật li ti sống giữa hai tấm kính kia và nói nôm na theo thành ngữ Việt Nam là “Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung”.

Bài học mà Chúa Giêsu dạy: “Các con ở lại trong Thầy và nếu lời Thầy ở lại trong các con, thì các con xin gì sẽ được”(Ga 15, 7). Đây không chỉ là bài học về tình yêu thương, bài học về giá trị của đời sống tâm linh, nhưng còn là cả bài học về tín lý để dạy chúng ta biết về cội nguồn của con người là Thiên Chúa sinh ra. Khi con người đánh mất cội nguồn của mình là con người đánh mất tất cả. Con người lìa cây là sẽ khô héo liền. Tiếng nói của thông điệp qua dụ ngôn cây nho là thông điệp về tình yêu, về sự sống, mà đã về tình yêu và sự sống thì gửi đến cho tất cả nhân loại của mọi thời đại cần tôn trọng sự sống. Có hai cách để cành lìa cây:

- Thứ nhất, người ta để cho sâu đục thân khiến cho cành bị chết;

- Thứ hai, người ta chặt cành.

Với sâu đục thân thì đó là tình trạng bất khả kháng. Cành không muốn lìa thân nhưng sâu đục thân là những yếu đuối, mỏng giòn, những lầm lỡ phá hoại. Cho nên Chúa vẫn yêu thương. Chúa như người làm vườn sẽ bắt sâu, phun thuốc để bảo vệ cho cành. Nhưng nếu người ta chặt cành, được coi như đó là cách mà người cha người mẹ giết con (phá thai) thì không có cách nào chữa được. Thế giới ngày nay đang phá thai và giết sự sống. Để cho cành lìa cây, họ tách lìa sự sống ra khỏi tình yêu thương và sự quan phòng của Thiên Chúa. Họ muốn tự bản thân mình chiếm đoạt sự sống của Thiên Chúa để họ toàn quyền trên con cái và đối với các thai nhi. Đó là một sai lầm nghiêm trọng.

Hôm nay, một thông điệp được gửi đến cần được nhấn mạnh cho thế giới biết bản quyền sự sống là ai. Một lần nữa, chúng ta dừng lại ở đây để lắng nghe, suy tư và chiêm ngắm. Vườn nho của Giáo Hội sinh hoa trái, nếu chúng ta đặt mình trong tiến trình tự nhiên. Cây nho truyền sự sống cho ngành, ngành nho sinh hoa trái, trái nho ép rượu, rượu khi được dâng thành của lễ sẽ biến thành Máu Chúa Kitô trong thánh lễ Misa để từ đó, rượu nho trở thành sức thánh hóa cứu độ loài người.

Nếu chúng ta để cho Thiên Chúa thực hiện thông truyền nhựa sống từ thân nho, từ rượu nho qua lời Truyền phép trong thánh lễ trở thành Máu Chúa, thì chính Chúa Giêsu cũng sẽ tuần tự thực hiện như thế trong chương trình cứu độ của Ngài, Ngài sẽ trao ban tình yêu và sự sống cho thế giới. Tin Mừng hôm nay đích thực là một thông điệp tình yêu, thông điệp sự sống mà Chúa gửi đến cho toàn thể thế giới. Thế giới có lắng nghe không?

Lạy Chúa Giêsu Kitô,

Chúa vẫn thường nhấn mạnh: “Ai có tai nghe thì nghe”(Mt 13,9).
Xin cho chúng con hôm nay,
không những biết lắng nghe mà còn biết ngắm nhìn,
để nhìn thấy sự sống từ thân nho lan tỏa cho ngành nho
và sinh hoa kết trái,
để nhận ra một sứ mệnh mà Chúa trao cho chúng con,
đó là sai người Kitô hữu
đi làm chứng nhân cho Chúa giữa lòng thế giới.
Một sứ điệp của tình yêu.
Một sứ điệp của sự sống,
để mỗi người chúng con không chỉ làm chứng nhân
cho Chúa Kitô Phục Sinh
mà mỗi người chúng con cũng sẽ được thừa hưởng
chính sự Phục Sinh ấy,
khi chúng con được gắn liền với thân nho. Amen.


LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha: Biết Chúa giúp đào tạo một nhân tính
Bùi Hữu Thư
05:13 05/05/2012
Đức Thánh Cha Benedict bàn về các yếu tố của Học Thuyết Xã Hội trong diễn từ với năm đại sứ

VATICAN, ngày 4 tháng 5, 2012 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI hôm nay nói với năm tân đại sứ tại Tòa Thánh không cư ngụ tại Rôma, kể cả vị đại sứ Mã Lai đầu tiên.

Đức Thánh Cha đề cập đến nhiều vấn đề, từ nạn nghèo khó, đến phát triển con người, đến tự do tôn giáo.

Các đại sứ là: Teshome Toga Chanaka từ Ethiopia; David Cooney từ Ái Nhĩ Lan; Naivakarurubalavu Solo Mara từ Fiji; Viguen Tchitetchian từ Armenia; và Dato' Ho May Young từ Malaysia.

Văn phòng truyền thông Vatican cung cấp tóm lược bài diễn văn của Đức Thánh Cha bằng tiếng Pháp.

Trong các điểm nêu ra, ngài ghi nhận là "cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến cho một con số ngày càng gia tăng các gia đình sống trong hoàn cảnh rất thiếu thốn. Khi việc sản xuất và gia tăng nhu cầu khiến cho chúng ta tin rằng có thể thụ hưởng và tiêu thụ vô hạn, thì sự thiếu thốn các phương tiện để đạt được mục đích này khiến chúng ta bực tức."

Đức Thánh Cha cũng tố cáo các tình trạng tại các nơi nghèo khó và giầu có sống cạnh nhau, ngài lưu ý là "một sự cảm nhận được những bất công có thể trở nên nguyên nhân của sự nổi loạn. Vì vậy, các quốc gia cần bảo đảm là luật pháp không gia tăng sự bất bình đẳng trong xã hội và con người có thể sống một đời sống có phẩm giá."

Ngài nói về sự phát triển nhân loại cần phải bao gồm con người toàn vẹn, và không chỉ chú ý đến những yếu tố kinh tế.

Đức Thánh Cha khẳng định: "Các kinh nghiệm về các kế hoạch, chẳng hạn cho vay hữu hạn, và các dự án thành lập các hợp tác xã cho thấy có thể hòa hợp các mục tiêu kinh tế với các nhu cầu xã hội, một chính phủ dân chủ với việc tôn trọng thiên nhiên. Cũng nên khuyến khích các công việc chân tay, và cổ võ cho nghề nông vì giúp đỡ cho người dân bản xứ, và cần coi trọng các sinh hoạt này."

Một hình thức nghèo khó khác

Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng nói về "một hình thức nghèo khó khác: đó là việc đánh mất hướng đi tới các giá trị thiêng liêng và Thiên Chúa."

Ngài nói: Khi một người mất hướng đi này, "thì rất khó phân biệt giữa điều thiện và điều ác, và khó vượt qua được những lợi ích cá nhân để lo cho lợi ích chung. Các quốc gia có bổn phận cổ võ cho di sản văn hóa và tôn giáo của mình, vì đóng góp cho việc phát triển một nước và giúp cho người dân nhận biết di sản này, vì việc quen thuộc với lịch sử giúp mỗi người chúng ta khám phá ra gốc rễ của sự hiện hữu của chính chúng ta."

Đức Thánh Cha khẳng định "Tôn giáo giúp chúng ta công nhận tha nhân là anh em trong nhân loại. Cho tất cả mọi người có cơ hội để nhận biết Thượng Đế, một cách hoàn toàn tự do, là giúp họ đào tạo một nhân tính vững mạnh, giúp cho họ làm nhân chứng cho sự lành, và thực hiện điều lành cho dù phải hao tổn nhiều. Bằng cách này chúng ta sẽ xây dựng một xã hội trong đó sự tiết chế và thân hữu chiến thắng những đau khổ, thờ ơ và ích kỷ, chiến thắng được sự lạm dụng, phung phí và trên hết là việc gạt bỏ người khác."
 
Ấn Độ: Một doanh nhân xây nhà thờ tặng cho Tổng giáo phận Bangalore
Nguyễn Trọng Đa
08:40 05/05/2012
Ấn Độ: Một doanh nhân xây nhà thờ tặng cho Tổng giáo phận Bangalore

Bangalore - Lần đầu tiên tại Ấn Độ, một giáo dân Công giáo, đã xây dựng và tặng một nhà thờ cho cộng đồng của mình. Câu chuyện diễn ra tại Venkatala-Yelahanka, trong Tổng giáo phận Bangalore (bang Karnataka).

Nhờ sự đóng góp của doanh nhân và nhà từ thiện Ronald Colaco, 1.200 tín hữu có thể làm việc phụng vụ trong nhà thờ mới, mang thánh hiệu Mân Côi. Hơn 2.500 người, gồm người dân địa phương và từ các miền khác của đất nước, đã tham dự lễ khánh thành, trong đó Đức Tổng Giám mục Bernard Moras của Tổng giáo phận Bangalore cử hành Thánh Lễ và cung hiến nhà thờ mới.

Với phí tổn 27 triệu rupee (khoảng 505.900 USD), nhà thờ màu trắng được xây dựng theo phong cách hiện đại, và có đủ ghế ngồi cho hơn một trăm tín hữu. Phía dưới bàn thờ là một tác phẩm điêu khắc gỗ thật đẹp mô tả Bữa Tiệc Ly (xem ảnh).

Sau thánh lễ khánh thành, Tổng Giám mục đã cảm ơn và biểu dương nhà hảo tâm, gọi ông là "một tấm gương sáng của sự hòa hợp” trong cộng đồng. Thực vậy, gần đây, ông Colaco được tham gia vào việc tái thiết đền thờ cổ Hoysala của Ấn giáo, tại Chikkajala.

Ông Colaco, chủ tịch của Liên đoàn quốc tế Hiệp hội Kitô hữu Karnataka (Ifkca), đã tham gia vào nhiều hoạt động từ thiện. Phát biểu tại lễ khánh thành nhà thờ mới, ông cho biết đã nhìn thấy Thiên Chúa trong một giấc mơ cách bốn năm trước đây, và Chúa bảo ông hãy xây dựng một nhà thờ. Vài ngày sau đó, ông biết rằng Đức Tổng Giám Mục muốn xây dựng một nhà thờ mới trong khu vực Yelahanka. Thế là ông đến gặp Ngài và dự án hình thành, trong đó cả gia đình ông Colaco đã nhiệt tình giúp đỡ việc xây dựng.

Được thiết lập vào năm 1953, Tổng Giáo Phận Bangalore bao gồm một diện tích 27.123 km vuông với dân số hơn 16 triệu người. Trong số này, có 425.000 người Công giáo. Với việc hoàn tất xây dựng nhà thờ Mân Côi, Tổng giáo phận có 135 giáo xứ. (AsiaNews/CBCI 5-5-2012)

Nguyễn Trọng Đa
 
Al-Qaeda nhắm vào Công giáo
Trầm Thiên Thu
09:17 05/05/2012
CatholicCulture.org (4-5-2012) – Tháng 1-2011, một viên chức cao cấp của Al-Qaeda viết trong lá thư dịp giỗ đầu của Osama bin Laden cho biết rằng người Công giáo Ai-len, và người Công giáo nói chung, là “mồi ngon” để biến họ thành tín đồ Hồi giáo.

Adam Yahiye Gadahn, một người Tin Lành lớn lên ở California và gia nhập Hồi giáo lúc 17 tuổi, đã từng nói với “trùm khủng bố” Osama bin Laden:

“Tôi tiên báo sự cảm thông của người Ai-len đối với vấn đề về Palestine, cách xử sự của người Ai-len trong hệ thống pháp luật của những người Hồi giáo bị kết tội khủng bố, và cũng không tham gia trong cuộc chiến viễn chinh của ông Bush (dù họ tham gia Lực lượng Liên minh Âu châu trong việc huấn luyện quân sự ở Somali). Cũng vậy, điều giúp chuẩn bị thông điệp này là sự khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng nhiều tới Ai-len, như vậy buộc giới trẻ của họ phải tìm cuộc sống ở bên ngoài.

Vấn đề khác là cơn giận gia tăng ở Ai-len đối với Giáo hội Công giáo sau khi vạch trần nhiều vụ bê bối về tình dục và các vụ khác. Người ta đang hướng tới chủ nghĩa tục hóa, đó là vấn đề mang tính tôn giáo nhất của Âu châu vô thần, vậy tại sao chúng ta không đối mặt họ với Hồi giáo? Tôi cũng nghĩ tới việc chuẩn bị thông điệp bằng tiếng Ả-rập gởi cho các Kitô hữu ở Ả-rập, kêu gọi họ đến với Hồi giáo, đồng thời cảnh báo họ về việc hợp tác với kẻ thù xâm lăng của Hồi giáo vì họ đối lập với quốc gia Hồi giáo”.

Gadahn đã chuyển tới Pakistan ngay sau cuộc nói chuyện với Bin Laden. Gadahn còn nói thêm trong thư: “Lúc đó cuộc tấn công vào Giáo hội Công giáo ở Baghdad đã xảy ra, do Hồi quốc I-rắc mở đầu mà chúng ta ủng hộ, người ta biết là Al-Qaeda ở I-rắc. Cuộc tấn công này đã làm tôi lưỡng lự, và tôi nghĩ nhiều về hai kế hoạch viết thông điệp của tôi”.

Phản ánh về Công giáo, Gadahn nói: “Ngày nay, tính cộng đồng của họ cảm thông hơn và hiểu biết hơn về Hồi giáo so với Tin Lành và Chính thống giáo. Tôi không bác bỏ việc chỉ trích của Giáo hoàng và các vị đứng đầu các giáo hội khác đối với Hồi giáo và các tín đồ Hồi giáo – tại sao không, Hồi giáo là mối đe dọa lớn nhất đối với việc tiếp tục sức lớn mạnh, nhất là ở Âu châu. Tôi không bác bỏ việc họ đã gởi các nhà truyền giáo tới nơi này nơi kia, yêu cầu người Hồi giáo bỏ đạo. Nhưng tôi nói về tình trạng chung hiện tại, mức độ thù hận, và mức độ hoạt động truyền giáo. Chúng ta không thể so sánh nỗ lực của họ chống lại Hồi giáo của những người Tin Lành phái Tân giáo hoặc nỗ lực của Giáo hội Ai-cập và Chính thống giáo”.

Gadahn nói tiếp: “Nói chung, người Công giáo là vùng đất phì nhiêu đối với tiếng gọi của Chúa và thuyết phục họ về vụ Mujahidin, nhất là sau khi cơn giận chống lại Vatican như hậu quả của những vụ bê bối và các chính sách bị nhiều người từ chối”.

Gadahn nói: “Nhưng việc tấn công người Kitô giáo ở I-rắc, như ở Baghdad và những vụ đã xảy ra trước ở Mosul và những nơi khác, không giúp chúng ta chuyển tải những thông điệp”. Nói đến vụ tấn công khủng bố nhà thờ Công giáo Syria ở Baghdad, Gadahn nói thêm: “Ngay cả những người chúng ta đã đàm phán để tạo mối thù hận với Vatican, nói chung họ cũng sẽ không nhắm vào những người đang dự lễ”.
 
ĐTC: phục hồi đôi cánh của khoa học và đức tin vào việc chăm sóc sức khỏe
Jos. Tú Nạc, NMS
09:57 05/05/2012
ĐTC Benedict XVI đã kêu gọi giảng viên và nhân viên tại Đại học Công Giáo Scared Heart của Roma phục hồi “đôi cánh” của khoa học và đức tin đối với việc nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe.

Khi Ngài đánh dấu kỷ niệm lần thứ 50 của Giảng viên Y khoa ở bệnh viện “Gemelli” được biết đến rộng rãi bởi người dân Roma, theo tên người sáng lập nó Agostino Gemelli.

Một cuộc sắp xếp vào giữa buổi sáng bên ngoài trường Đại học Centre for Life mới được thành lập, đã mang đến cho Đức Thánh Cha cơ hội quay lại một trong những đề tài trọng tâm của bẩy năm tên ngôi vị giáo hoàng: khoa học và đức tin khó có thể đi đôi, và mối quan hệ ràng buộc giữa chúng.

Đức Thánh Cha đã nói vơi các chuyên gia, giáo sư, chuyên viên y tế và các sinh viên tập trung trước sự hiện diện của Ngài rằng không chỉ là nghề nghiệp. Thay vào đó họ có một sứ mệnh để giúp đỡ xã hội hiện đại bỏ xa quan điểm đơn giản của khoa học và y học điều mà loại bỏ Thiên Chúa và sự siêu phàm, và điều mà đã phát sinh một sự thiếu cân bằng nguy hiểm giữa “cái gì có thể chuyên môn hóa và cái gì là phẩm chất đạo đức.”

Sau đó Đức Thánh Cha mở rộng bài phát biểu của Ngài vào khoảng một giờ đồng hồ, có lẽ điều lo lắng nhất của những hậu quả này: mất đi ý nghĩa của sự việc. Điều này, Ngài nói là kết quả của sự “nhu nhược về tư tưởng và bần cùng hóa luân thường đạo lý” trầm trọng hơn.

Để tôn trọng khuynh hướng này, Đức Thánh Cha nói, “Chúng ta phải tái phát hiện cội nguồn mà việc nghiên cứu khoa học chia sẻ với việc nghiên cứu cho đức tin.” Dựa vào văn hóa Âu châu và hệ thống giá trị của nó được xây dựng, mà hình như giờ đây bị lãng quên; cội nguồn của lý do Sáng Tạo. Ngài nói, “Khoa học và đức tin có một sự hỗ tương hữu ích, một điều kiện hầu như cần được tán dương. Nhưng, nghịch lý thay, đó là nền văn hóa thực chứng, bằng việc tách rời những vấn đề tranh cãi về Thiên Chúa khỏi những tranh luận khoa học, đó là việc đi đến quyết định tụt hậu tư duy và trở nên nhu nhược khả năng tri thức về những gì là thực tiễn.”

Đức Thánh Cha nói tiếp “đó là tình yêu của Thiên Chúa, người mà tỏa ra trong Đức Ki-tô, để làm cho khả năng thị giác của việc nghiên cứu được sắc bén, xuyên suốt và giúp nắm chắc rằng không có sự học hỏi nghiên cứu nào không cần phải nắm bắt,” “diện mạo của Đức Ki-tô trong đau khổ.” Cha Gemelli ngài đã nói “mang thân phận con người với sự mỏng dòn và cao trọng trở về với trung tâm của sự tao nhã” không ít nhận thức về những giới hạn và sự kỳ diệu của đời sống.

Và Ngài kết luận, “Thiếu tình yêu, thậm chí khoa học mất đi tính cao thượng của nó, duy chỉ tình yêu mới bảo đảm được lòng nhân đạo của việc nghiên cứu.”
 
Người Công Giáo Trung Quốc tại Ý cử hành Ngày Lễ Cầu Nguyện Cho Giáo Hội Tại Trung Quốc
Tiền Hô
10:17 05/05/2012
Người Công Giáo gốc Trung Quốc tại Ý cử hành Ngày Lễ Cầu Nguyện Cho Giáo Hội Tại Trung Quốc

Rôma - Sẽ có ít nhất là 400 người Công Giáo gốc Trung Quốc ở nước Ý gặp nhau vào ngày mai tại Prato để cử hành Ngày Lễ Cầu Nguyện Cho Giáo Hội Tại Trung Quốc, được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI thiết lập hồi năm 2007 trong dịp ngài gửi một bức thư cho các tín hữu Công Giáo tại nước này. Cho đến nay, ngày lễ đã được tổ chức thường niên vào ngày 24 Tháng Năm - trùng với lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu được cử hành tại đền thánh quốc gia Xà Sơn (Sheshan), cách Thượng Hải khoảng 40 km về phía tây nam.

Trong lá thư hồi năm 2007, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đề nghị tất cả các Kitô hữu trên toàn thế giới cầu nguyện, thể hiện "tình đoàn kết và sự quan tâm đến nỗi đau khổ trong quá khứ và hiện tại" của người Công Giáo Trung Quốc, nhằm gia tăng mối hiệp thông giữa bản thân họ với người kế vị Thánh Phêrô.

Năm nay, ban tổ chức còn muốn thêm một mục tiêu nữa là đẩy mạnh hoạt động truyền giáo trong đồng bào của họ, vì thành phố Prato có cộng đồng người Trung Hoa lớn nhất nước Ý.

Ngày lễ năm nay được tổ chức trong hai ngày, với sự hợp tác của giáo phận Prato. Chương trình bao gồm: một Thánh Lễ khai mạc vào ngày 5 Tháng Năm do Đức Tổng Giám Mục Savio Hàn Đại Huy - tổng thư ký Thánh Bộ Truyền Giáo cử hành; vài giờ hoạt động truyền giáo để nâng cao nhận thức của cộng đồng Kitô hữu Trung Quốc nhập cư ở thành phố. Vào buổi tối, đại diện của mỗi cộng đoàn Công giáo Trung Quốc ở Ý sẽ chia sẻ về đời sống của họ và kinh nghiệm làm việc với những người khác để thúc đẩy hợp tác lẫn nhau. Ngày hôm sau, 6 Tháng Năm, sẽ có một Thánh Lễ do Đức Giám Mục giáo phận Prato cử hành với một cuộc rước kiệu đi khắp khu vực "Chinatown" của Prato.

Trong những năm trước đây, cộng đồng người Công Giáo Trung Quốc tại Ý đã tổ chức Ngày Lễ Cầu Nguyện Cho Giáo Hội Tại Trung Quốc ở các thành phố khác nhau như: Rôma, Naples, Macerata, Rimini. (AsiaNews 4 Tháng Năm 2012)

Tiền Hô
 
Italia: người Công Giáo gốc Trung Quốc cử hành Ngày Lễ Cầu Nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc
Tiền Hô
10:21 05/05/2012
Rôma - Sẽ có ít nhất là 400 người Công Giáo gốc Trung Quốc ở nước Ý gặp nhau vào ngày mai tại Prato để cử hành Ngày Lễ Cầu Nguyện Cho Giáo Hội Tại Trung Quốc, được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI thiết lập hồi năm 2007 trong dịp ngài gửi một bức thư cho các tín hữu Công Giáo tại nước này. Cho đến nay, ngày lễ đã được tổ chức thường niên vào ngày 24 Tháng Năm - trùng với lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu được cử hành tại đền thánh quốc gia Xà Sơn (Sheshan), cách Thượng Hải khoảng 40 km về phía tây nam.

Trong lá thư hồi năm 2007, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đề nghị tất cả các Kitô hữu trên toàn thế giới cầu nguyện, thể hiện "tình đoàn kết và sự quan tâm đến nỗi đau khổ trong quá khứ và hiện tại" của người Công Giáo Trung Quốc, nhằm gia tăng mối hiệp thông giữa bản thân họ với người kế vị Thánh Phêrô.

Năm nay, ban tổ chức còn muốn thêm một mục tiêu nữa là đẩy mạnh hoạt động truyền giáo trong đồng bào của họ, vì thành phố Prato có cộng đồng người Trung Hoa lớn nhất nước Ý.

Ngày lễ năm nay được tổ chức trong hai ngày, với sự hợp tác của giáo phận Prato. Chương trình bao gồm: một Thánh Lễ khai mạc vào ngày 5 Tháng Năm do Đức Tổng Giám Mục Savio Hàn Đại Huy - tổng thư ký Thánh Bộ Truyền Giáo cử hành; vài giờ hoạt động truyền giáo để nâng cao nhận thức của cộng đồng Kitô hữu Trung Quốc nhập cư ở thành phố. Vào buổi tối, đại diện của mỗi cộng đoàn Công giáo Trung Quốc ở Ý sẽ chia sẻ về đời sống của họ và kinh nghiệm làm việc với những người khác để thúc đẩy hợp tác lẫn nhau. Ngày hôm sau, 6 Tháng Năm, sẽ có một Thánh Lễ do Đức Giám Mục giáo phận Prato cử hành với một cuộc rước kiệu đi khắp khu vực "Chinatown" của Prato.

Trong những năm trước đây, cộng đồng người Công Giáo Trung Quốc tại Ý đã tổ chức Ngày Lễ Cầu Nguyện Cho Giáo Hội Tại Trung Quốc ở các thành phố khác nhau như: Rôma, Naples, Macerata, Rimini. (AsiaNews 4 Tháng Năm 2012)
 
Bẩy năm làm Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
Linh Tiến Khải
10:35 05/05/2012
Một số nhận định của Đức Hồng Y Walter Brandmueller, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh các khoa sử học, về 7 năm Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Cách đây bẩy năm, ngày 22 tháng 4 năm 2005, tức 22 ngày sau khi Đức Gioan Phaolô II qua đời, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chủ sự thánh lễ trọng thể tại thềm đền thờ Thánh Phêrô để chính thức bắt đầu chức vụ Chủ Chăn Giáo Hội hoàn vũ.

Trước hơn 300 ngàn tín hữu tham dự thánh lễ, Đức Joseph Ratzinger mở đầu bài giảng bằng cách suy tư về Kinh cầu Các Thánh, đã vang lên trong thánh lễ an táng Đức Gioan Phaolô II, trong Mật nghị Hồng Y bầu Giáo Hoàng và sau cùng trong ngày lễ bắt đầu sứ vụ Người Kế Vị Tánh Phêrô. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nói: ”Giờ đây, trong lúc này, tôi, người đầy tớ yếu đuối của Thiên Chúa, tôi phải lãnh trách nhiệm chưa từng nghe thấy này, nó thực sự vượt qúa mọi khả năng của con người. Tất cả các bạn thân mến, các bạn vừa mới khẩn cầu toàn đoàn ngũ các thánh. Và như thế trong tôi cũng sống dậy ý thức này: đó là tôi không cô đơn. Đoàn ngũ các Thánh che chở tôi, nâng đỡ tôi và đem tôi đi”.

Tiếp đến Đức Ratzinger quảng diển ý nghĩa hai dấu hiệu của dây Pallium và nhẫn của người chài lưới, và kết thúc bài giảng bằng cách nhắc lại lời Đức Karol Wojtyla đã gióng lên trong ngày lễ bắt đầu sứ vụ Phêrô của người hồi năm 1978: ”Anh chị em đừng sợ, hãy mở, nhưng còn hơn thế nữa, hãy mở toang cửa cho Chúa Kitô”.

Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 18-4-2012 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã xin tín hữu cầu nguyện cho ngài. Ngài nói: ”Tôi xin anh chị em luôn nâng đỡ tôi với lời cầu nguyện của anh chị em, để với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, tôi có thể kiên trì trong việc phục vụ Chúa Kitô và Giáo Hội”. Trong buổi đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng Chúa Nhật trước đó Đức Thánh Cha cũng đã xin tín hữu cầu nguyện nhiều cho ngài.

Trong bẩy năm làm Giáo Hoàng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã công bố ba Thông Điệp: ”Deus Caritas” năm 2005, ”Spe Salvi” năm 2007 và ”Caritas in veritate” năm 2009. Ngài cũng đã công bố ba Tông Huấn ”Sacramentum caritatis” năm 2007, ”Verbum Domini” năm 2010 và ”Aficae munus” năm 2011. Đức Thánh Cha cũng công bố ba Năm đặc biệt là Năm thánh Phaolô (2008-2009) Năm Linh Mục (2009-2010) và Năm Đức Tin (2012-2013). Ngài đã thực hiện 23 chuyến công du mục vụ tại các nước ngoài và 26 chuyến viếng thăm trong nước Italia.

Giảng trong thánh lễ mừng sinh nhật thứ 85 trong nhà nguyện Paolina sáng 16-4-2012, Đức Thánh Cha nói: ”Tôi đang đứng trước chặng cuối cùng trong cuộc đời tôi và tôi không biết điều gì chờ đợi tôi. Tuy nhiên, tôi biết rằng có ánh sáng của Thiên Chúa, rằng Người đã sống lại và ánh sáng của Người mạnh hơn mọi tối tăm; lòng lành của Người mạnh hơn mọi sự dữ của trần gian này. Và điều này giúp chúng ta vững vàng tiến bước, và trong giờ này tôi hết lòng cám ơn tất cả những ai liên lỉ làm cho tôi cảm nhận được tiếng ”có” của Thiên Chúa qua đức tin của họ”.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Walter Brandmueller, về 7 năm Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Đức Hồng Y Brandmueller sinh năm 1929 tại Bavière miền nam nước Đức và từng là giáo sư môn lịch sử Giáo Hội thời trung cổ và tân thời tại đại học Augsburg. Năm 1981 cha Brandmueller bắt đầu là thành viên Hội Đồng Tòa Thánh Khoa Học Lịch Sử, thay thế cha Hubert Jedin chuyên viên lịch sử Công Đồng Đồng Chung Trento, qua đời năm trước đó. Từ năm 1998 tới 2009 Đức Tổng Giám Mục Brandmuelller là chủ tịch Hội Đồng này, và năm 2010 ngài được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI vinh thăng Hồng Y. Là chuyên gia về lịch sử các Công Đồng Chung, Đức Hồng Y Brandmueller đã thành lập và in ấn nguyệt san ”Annuarium Historiae Conciliorum - Niên giám lịch sử các Công Đồng” và loạt sách ”Konziliengeschichte - Lịch sử các Công Đồng”.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, ngày 24-4 vừa qua là đúng bẩy năm Đức Thánh Cha Biển Đức XVI giữ chức vụ Chủ Chăn Giáo Hội Hoàn Vũ, một triều đại mà có người vẫn tiếp tục gọi là triều đại ”chuyển tiếp”, Đức Hồng Y nghĩ sao?

Đáp: Tôi thấy đó là một nhận xét rất giản lược. Cùng lắm thì có thể định nghĩa là ”chuyển tiếp” triều đại của Đức Gioan Phaolô I, là vị trong một nghĩa nào đó đã ghi dấu sự cáo chung của hiện tượng độc quyền của Italia trên ngai tòa Thánh Phêrô, chứ không phải là triều đại của Đức đương kim Giáo Hoàng. Và không phải chỉ vì bẩy năm, bẩy năm đâu có phải là ít...

Chúng ta hãy lấy khẩu hiểu mà Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chọn khi được chỉ định làm Tổng Giám Mục Muenchen Freising ”Cooperatores veritatis” Cộng sự viên của Chân Lý. Từ khẩu hiệu này người ta có thể suy diễn ra đâu là sợi chỉ đỏ nối liền xuyên suốt toàn cuộc sống của vị đương kim Giáo Hoàng, ngay từ thời người còn là giáo sư: đó là vấn đề liên quan tới chân lý.

Hỏi: Trong nghĩa nào thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Trong thế giới ngày nay với chủ trương thực tiễn và tương đối hóa của nó, người ta cho rằng không thể nhận ra một sự thật. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, trái lại, liên lỉ nhắc cho chúng ta biết rằng có thể nhận biết chân lý nhờ việc đối thoại phong phú giữa đức tin và lý trí.

Hỏi: Theo Đức Hồng Y, một cách tổng hợp và trong một viễn tượng lịch sử, đâu là các điểm nổi bật khác trong triều đại của Đức đương kim Giáo Hoàng?

Đáp: Theo tôi, đó là việc giải thích Công Đồng Chung Vaticăng II một cách đúng đắn. Đây là điều đã khiến cho Đức Ratzinger say mê ngay từ sau khi kết thúc Công Đồng. Trong nghĩa này, diễn văn chúc mừng nói với các chức sắc Trung Ương Tòa Thánh hồi tháng 12 năm 2005 có tầm quan trọng đặc biệt. Đức Thánh Cha đã cảnh báo chống lại một kiểu giải thích Công Đồng như là một bẻ gẫy sự tiếp nối của truyền thống Giáo Hội cho một sự cải tổ. Các lời người nói vài tháng sau khi được bầu làm Chủ Chăn Giáo Hội hoàn vũ không phải là không có hiệu qủa, nhưng đã bao gồm các cử chỉ chính xác trong việc cai quản Giáo Hội.

Hỏi: Có phải Đức Hồng Y có ý nói tới tự sắc ”Summorum Pontificum” không?

Đáp: Chắc chắn là đối với Đức Giáo Hoàng phụng vụ có một vai trò thực sự trung tâm trong đời sống của Giáo Hội. Từ đó người cũng lo lắng để cho phụng vụ được cử hành một cách tốt đẹp. Nhưng như là hành động cai quản của Đức Giáo Hoàng tôi cho rằng Tông hiến “Anglicanorum coetibus” cũng không kém phần quan trọng, vì nó ghi dấu một kiểu canh tân trong việc theo đuổi cuộc đối thoại đại kết, và nó cũng có thể cống hiến một mô thức cho các trường hợp khác nữa.

Hỏi: Đức Hồng Y nói tới các hành động cai quản của Đức Giáo Hoàng, nhưng cũng có người cho rằng hơn là cai quản Giáo Hội Đức Thánh Cha thích viết sách hay soạn các bài giảng cho các lễ nghi phụng vụ trang trọng hơn, Đức Hồng Y nghĩ sao?

Đáp: Trước hết tôi không thấy có sự mâu thuẫn nào giữa việc cai quản tốt và việc viết sách, là đam mê của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Đối với Đức Thánh Cha, điều nòng cốt đó là làm cho người ta hiểu biết và yêu mến Chúa Giêsu và Giáo Hội của Chúa. Và đây là điều Đức Thánh Cha đã làm một cách rất tốt với các sách, các bài giảng và cả công việc thường ngày của vị Chủ Chăn Giáo Hội công giáo hoàn vũ. Khi luôn luôn có trước mắt tiêu chuẩn củng cố và an ủi các anh chị em khác trong đức tin, Đức Thánh Cha rất hiểu biết rằng trong một vài bối cảnh ngày nay tình hình của Giáo Hội ”thê thảm”, và vị thuốc duy nhất là tái khám phá ra đức tin: đó chính là trực giác khiến cho ngài công bố Năm Đức Tin, bắt đầu cử hành vào tháng 10 tới đây.

Hỏi: Như là sử gia, Đức Hồng Y đánh giá kiểu mà Đức đương kim Giáo Hoàng cai quản Cơ quan trung ương Tòa Thánh ở Roma và Giáo Hội hoàn vũ như thế nào?

Đáp: Tôi giả thiết rằng Giáo Hội khác và phải khác với bất cứ hiệp hội nào khác của loài người, lý do cũng là vì cung cách nó được cai quản. Và Đức Thánh Cha Biển Đức XVI có kiểu cai quản ”hiền dịu cương quyết”, là cung cách đúng với tinh thần Tin Mừng nhất. Gương mẫu trong nghĩa này là kiểu Đức Thánh Cha đương đầu với vấn đề rất nghiêm trọng: đó là nạn giáo sĩ tu sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, cả khi theo thống kê nó là điều ít nhất. Và đương nhiên bổn phận của các cộng sự viên của Đức Giáo Hoàng là biết thực thi một cách trung thành và cụ thể các chỉ dẫn mà thỉnh thoảng Đức Thánh Cha đã đề ra.

Hỏi: Người ta cũng nhận xét rằng Đức đương kim Giáo Hoàng ít chú ý tới các vấn đề ngoại giao, có đúng thế không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Lãnh vực các bổn phận của của một vị Giáo Hoàng vượt qúa khả năng của một người. Vì thế mỗi vị Giáo Hoàng phải lựa chọn tập trung sự chú ý của sứ vụ mình vào điểm nào. Và như đã nói, sự lựa chọn của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là sự thật của đức tin và sự hiệp nhất của Giáo Hội. Như là sử gia tôi nhận xét rằng với triều đại giáo hoàng này, mạng lưới các vị đại diện ngoại giao đã không giảm, trái lại đã gia tăng. Tòa Thánh đã thiết lập liên lạc ngoại giao với nhiều quốc gia khác. Nhưng tôi xin lập lại: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI muốn tập trung nòng cốt sứ vụ Người Kế Vị Thánh Phêrô của ngài vào việc loan báo Tin Mừng một cách thuyết phục và tươi vui cho con người ngày nay.

(Avvenire 25-4-2012)
 
5 tân Đại Sứ trình thư ủy nhiệm lên Đức Thánh Cha
Lm . Trần Đức Anh OP
10:37 05/05/2012
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi phát triển con người toàn diện, thăng tiến các sáng kiến giúp dân nghèo tự lập, và quan tâm đến chiều kích tinh thần của con người. Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 4-5-2012, dành cho các vị tân Đại Sứ của 5 nước cạnh Tòa Thánh, đến trình Ủy nhiệm thư, đó là Ethiopia, Malaysia, Cộng hòa Ai Len, Fiji và Arméni. Các Đại sứ này không thường trú ở Roma, nên được ĐTC tiếp kiến chung.

Trong diễn văn chào mừng, ĐTC nhắc đến những vấn đề lớn của thế giới ngày nay, nạn nghèo đói lan tràn, trong khi các nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng, khiến nhiều người cảm thấy bất mãn vì thiếu các phương tiện để đáp ứng nhu cầu mình cảm thấy. ĐTC nói: ”Khi lầm than sống chung với tình trạng rất giàu có, sẽ nảy sinh ấn tượng bất công, có thể trở thành nguồn mạch của sự nổi loạn. Vì thế, các nước cần quan tâm làm sao để các luật lệ xã hội đừng gia tăng tình trạng chênh lệch và giúp mỗi người sống xứng đáng”.

ĐTC kêu gọi đừng coi những người cần được giúp đỡ như những thiếu sót cần phải lấp đầy, nhưng hãy trả cho họ vai trò như tác nhân xã hội, giúp họ nắm giữ tương lai của mình, để họ tìm được chỗ đứng trong xã hội”... Trong bối cảnh đó, sự phát triển mà mỗi nước mong ước phải liên hệ tới mỗi người với mọi chiều kích, chứ không phải chỉ giới hạn vào việc tăng trưởng kinh tế mà thôi”.

ĐTC đề cao những kinh nghiệm như tiểu tín dụng, các sáng kiến tạo ra sự đối tác công bằng, để có thể hòa hợp các mục tiêu kinh tế với quan hệ xã hội, quản trị dân chủ và tôn trọng thiên nhiên”.

ĐTC cũng kêu gọi để ý tới một tình trạng lầm than khác, đó là sự đánh mất tham chiếu về những giá trị tinh thần, về Thiên Chúa. ”Sự trống rỗng như thế làm cho người ta khó phân biệt được đâu là thiện, đâu là ác, cũng như khó vượt lên trên tư lợi để nhắm tới công ích. Nó cũng làm cho người ta dễ chiều theo các trào lưu tư tưởng thịnh hành, và tránh cố gắng cần thiết để suy tư và phê bình. Bao nhiêu người trẻ tìm kiếm lý tưởng, rốt cục họ lại quay về những thiên đường giả tạo hủy hoại họ: sự nghiện ngập, duy tiêu thụ và duy vật, cuộc sống thoải mái, không thể lấp đầu con tim của con người được dựng nên để hướng về vô tận. Vì sự nghèo nàn lớn nhất chính là thiếu tình thương”.

Trong bối cảnh đó, ĐTC nói: ”Tôi khích lệ mọi nỗ lực được đề ra, nhất là nơi các gia đình. Đàng khác, việc giáo dục phải khơi dậy chiều kích tinh thần, vì ”con người phát triển khi nó lớn lên trong tinh thần” (Caritas in veritare, 76).
Sau cùng, ĐTC kêu gọi các Nhà Nước tôn trọng hoàn toàn đối với tự do tôn giáo, xây dựng một xã hội trong đó sự điều độ và tình huynh đệ được sống thực, để đẩy lui lầm than, vượt thắng sự lãnh đạm và ích kỷ, lợi lộc và sự phung phí, nhất là sự loại trừ người khác ra khỏi xã hội” (SD 4-5-2012)
 
Thư của Bộ giáo sĩ gửi các linh mục toàn thế giới
ĐHY Mauro Piacenza
10:39 05/05/2012
VATICAN - 10 năm sau lá thư lịch sử của Đức Gioan Phaolô 2 về nạn giáo sĩ lạm dụng tính dục, Bộ giáo sĩ tái mời gọi các linh mục gia tăng nỗ lực hơn nữa trong việc nên thánh và góp phần thánh hóa tha nhân.

Trên đây là nội dung lá thư của Bộ Giáo Sĩ đề ngày 26-3-2012 và công bố trên Web của Bộ (www.clerus.org) nhân Ngày Thế Giới cầu cho sự thánh hóa các LM sẽ được cử hành vào lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, 15-6-2012 tới đây. Kèm theo lá thư, Bộ Giáo Sĩ cũng gửi đến các LM một bản giúp xét mình về rất nhiều điều, từ cách thức cử hành Thánh Lễ cho đến cuộc sống thanh khiết, khiêm tốn, quảng đại, xa tránh xu hướng duy tiêu thụ. Sau đây là nguyên văn lá thư của Bộ Giáo sĩ gửi các linh mục:

Các Linh Mục thân mến,

Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu tới đây, ngày 15-6-2012, theo thông lệ, chúng ta sẽ cử hành ”Ngày Thế giới cầu nguyện cho sự thánh hóa các Linh Mục”. Kiểu nói của Kinh Thánh: ”Ý Thiên Chúa là anh em hãy nên thánh!” (1 Ts 4,3), tuy được gửi đến tất cả các tín hữu Kitô, nhưng có liên hệ đặc biệt đến các linh mục chúng ta là những người đã đón nhận không những lời mời gọi ”nên thánh” nhưng cả lời mời trở thành những ”thừa tác viên thánh hóa” cho nhiều anh chị em chúng ta.

”Ý Thiên Chúa”, trong trường hợp chúng ta, có thể nói là tăng gấp đôi và gia bội đến vô tận, đến độ chúng ta có thể và phải tuân hành thánh ý ấy trong mỗi hành động thừa tác mà chúng ta thi hành. Đây thực là một vận mệnh tuyệt vời của chúng ta: chúng ta không thể thánh hóa mình nếu không giúp thánh hóa anh chị em chúng ta, và chúng ta không thể làm việc cho sự thánh hóa anh chị em chúng ta, nếu trước đó chúng ta không đã và đang làm việc cho sự thánh hóa bản thân mình.

Khi dẫn đưa Giáo hội vào Ngàn năm mới, Đức Chân Phước Gioan Phaolô 2 đã nhắc nhở chúng ta qui luật về lý tưởng nên trọn lành, phải được cống hiến ngay cho tất cả mọi người: ”Hỏi một dự tòng: ”Bạn có muốn lãnh nhận bí tích Rửa tội hay không?” cũng có nghĩa là hỏi họ: ”Bạn có muốn nên thánh hay không? (1).

Chắc chắn trong ngày chúng ta thụ phong linh mục, câu hỏi này của bí tích rửa tội lại vang vọng trong con tim chúng ta, một lần nữa đòi chúng ta trả lời; nhưng câu hỏi ấy cũng được ủy thác cho chúng ta để chúng ta biết gửi đến các tín hữu của chúng ta, bảo tồn vẻ đẹp và đặc tính quí giá của câu hỏi ấy.

Xác tín này không trái ngược với ý thức về những thiếu sót bản thân của chúng ta, và cũng không bị tương phản vì lỗi của một số người nhiều khi làm cho chức linh mục bị hổ nhục trước mặt thế giới.

10 năm sau, xét vì những tin tức trầm trọng được phổ biến, chúng ta cần phải làm vang vọng một cách mạnh mẽ và cấp thiết hơn nữa trong con tim chúng ta những lời mà Đức Gioan Phaolô 2 đã ngỏ với chúng ta trong Lá Thư Thứ Năm Tuần Thánh năm 2002:

”Ngoài ra, trong lúc này đây, trong tư cách là linh mục, chúng ta bị đánh động trong thẳm sâu tâm hồn vì tội của một số anh em chúng ta, họ đã phản bội ơn thánh đã lãnh nhận qua việc chịu chức, chiều theo cả những biểu hiện tệ hại nhất của 'mầu nhiệm sự ác' đang hoạt động trong thế gian. Vì thế đã gây ra những gương mù trầm trọng, với hậu quả là tạo nên một bóng đen nặng nề ngờ vực về tất cả những linh mục đầy công trạng khác, đang chu toàn sứ vụ trong sự liêm chính và phù hợp với niềm tin của họ, nhiều khi với lòng bác ái đến độ anh hùng. Trong khi bày tỏ sự quan tâm ân cần đối với các nạn nhân, Giáo Hội cố gắng đáp lại theo sự thật và công lý đối với mỗi hoàn cảnh cam go, tất cả chúng ta, ý thức về sự yếu đuối của con người, nhưng tín thác nơi quyền năng chữa lành của ơn thánh Chúa, chúng ta được mời gọi ôm láy mầu nhiệm thập giá, và dấn thân hơn nữa trong sự tìm kiếm sự thánh thiện. Chúng ta phải cầu xin, để trong sự quan phòng của Ngài, Chúa khơi dậy trong các tâm hồn một đà tiến quảng đại của những lý tưởng tận hiến cho Chúa Kitô vốn ở nơi căn cội sứ vụ linh mục” (2).

Trong tư cách là những thừa tác viên của lòng từ bi Chúa, chúng ta biết rằng việc tìm kiếm sự thánh thiện luôn luôn bắt đầu bằng sự thống hối và tha thứ. Nhưng chúng ta cũng cảm thấy phải xin như vậy, trong tư cách từng linh mục, nhân danh tất cả các linh mục và cho mọi linh mục (3).

Tiếp đến lòng tín thác của chúng ta càng được củng cố thêm nhờ lời mời gọi mà chính Giáo hội gửi đến chúng ta: hãy tái bước qua ”Cánh Cửa Đức Tin”, tháp tùng tất cả các tín hữu của chúng ta. Chúng ta biết rằng đó là tựa đề Tông Thư qua đó ĐTC Biển Đức 16 ấn định Năm Đức Tin sẽ bắt đầu từ ngày 12-10 năm nay, 2012.
Một suy tư về những hoàn cảnh của lời mời gọi này có thể giúp chúng ta. Lời mời này ở trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2 (11-10-1962) và kỷ niệm 20 năm công bố Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo (11-10-1992. Ngoài ra, trong tháng 10 năm 2012 này, Thượng Hội đồng Giám Mục thế giới được triệu tập về đề tài ”Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin Kitô”.

Vì thế, chúng ta được yêu cầu đào sâu về mỗi ”chương” ấy:
- Về Công đồng chung Vatican 2, để Công đồng tái được tiếp nhận như ”Ân phúc lớn mà Giáo Hội được hưởng trong thế kỷ 20”: ”Một địa bàn chắc chắn để hướng dẫn chúng ta trong hành trình của thế kỷ đang mở ra”, ”một sức mạnh lớn để thực hiện sự canh tân luôn cần thiết của Giáo Hội” (4).

- Về Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, để sách này được thực sự đón nhận và sử dụng ”như một dụng cụ chắc chắn và hợp pháp để phục vụ tình hiệp thông của Giáo Hội và như một qui tắc chắc chắn để giảng dạy đức tin” (5);

- Về việc chuẩn bị Thượng Hội đồng Giám Mục sắp tới để công nghị này ”là một cơ hội thuận tiện đưa toàn thể Giáo hội vào một thời kỳ suy tư đặc biệt và tái khám phá đức tin” (6).

Giờ đây, như một dẫn nhập vào toàn thể công việc, chúng ta có thể suy niệm vắn tắt về sự chỉ dẫn của Đức Giáo Hoàng, mà tất cả đều qui tụ vào: ”Chính tình yêu Chúa Kitô làm cho tâm hồn chúng ta được tràn đầy và thúc đẩy chúng ta rao giảng Tin Mừng. Ngày nay cũng như thời xưa, Chúa sai chúng ta trên các nẻo đường thế giới để công bố Tin Mừng của Chúa cho mọi dân tộc trên trái đất (Xc Mt 28,19). Với tình yêu thương, Chúa Giêsu Kitô lôi kéo con người thuộc mọi thế hệ đến với Ngài: trong mọi thời đại, Ngài triệu tập Giáo Hội, ủy thác cho Giáo hội việc loan báo Tin Mừng, với một mệnh lệnh luôn luôn mới mẻ. Vì thế cả ngày nay cũng cần có một dấn thân đầy xác tín của Giáo Hội cho công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng để tái khám phá niềm vui đức tin và tìm lại được lòng nhiệt thành hăng hái trong việc thông truyền đức tin” (7).

”Tất cả mọi người thuộc mọi thế hệ”, ”Tất cả các dân tộc trên trái đất”, ”tái truyền giảng Tin Mừng”: đứng trước chân trời phổ quát như thế, nhất là các linh mục chúng ta phải tự hỏi làm thế nào và ở đâu những lời quả quyết ấy có thể liên kết với nhau và đồng hiện hữu.

Vì thế, chúng ta có thể bắt đầu bằng cách nhắc nhở rằng Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo đã mở đầu với một vòng tay bao quát, nhìn nhận rằng ”con người có 'khả năng' Thiên Chúa” (8), nhưng Sách ấy làm như thế bằng cách chọn đoạn văn sau đây của Công đồng chung Vatican 2 như một trích dẫn đầu tiên:

”Lý do cao cả nhất của phẩm giá con người hệ tại ơn gọi của con người được hiệp thông với Thiên Chúa. Con người được mời gọi đàm đạo với Thiên Chúa, ngay từ thủa ban đầu: thực vậy, con người không hiện hữu nếu không được Thiên Chúa tạo dựng từ lòng yêu thương của Ngài, được duy trì trong cuộc sống luôn được rút ra từ lòng tình yêu ấy; và con người không hoàn toàn sống theo chân lý, nếu không tự nguyệ nhìn nhận tình yêu thương ấy và không tín thác nơi Đấng Tạo Dựng nên mình. Tuy nhiên, nhiều người đồng thời với chúng ta không hề nhận thấy hoặc minh nhiên loại bỏ sự kết hiệp thân tình và sinh tử với Thiên Chúa” (9)

Với văn bản vừa trích dẫn với những trích dẫn phongphú như th, làm sao có thể quên rằng, các Nghị Phụ muốn ngỏ lời trực tiếp với những người vô thần, khẳng định phẩm giá vô biên ơn gọi của họ, mà họ trở nên xa lạ trong tư cách là người? Và các Nghị Phụ làm như vậy với cùng những lời được dùng để mô tả kinh nghiệm Kitô, với tính chất thần bí tột độ!
Cả Tông Thư ”Cánh Cửa Đức Tin” cũng bắt đầu bằng lời quả quyết rằng ”Đức tin dẫn vào cuộc sống hiệp thông với Thiên Chúa”, điều này có nghĩa là đức tin giúp chúng ta chìm đắm trực tiếp trong mầu nhiệm chủ yếu của đức tin, mà chúng ta phải tuyên xưng: ”Tuyên xưng niềm tin nơi Chúa Ba Ngôi - Cha, Con và Thánh Thần - có nghĩa là tin nơi một Thiên Chúa duy nhất là Tình Thương” (ivi,n.1)

Tất cả những điều ấy phải vang vọng đặc biệt trong tâm hồn chúng ta và trong trí tuệ chúng ta, để giúp chúng ta ý thức đâu là thảm trạng trầm trọng nhất trong thời đại chúng ta ngày nay.

Các nước đã theo Kitô giáo không còn bị cám dỗ chiều theo một thứ chủ thuyết vô thần tổng quát (như trong quá khứ), nhưng họ có nguy cơ trở thành nạn nhân của một chủ thuyết vô thần đặc thù đến từ sự quên lãng vẻ đẹp và sức nóng của Mạc Khải Ba Ngôi.

Ngày nay, nhất là các linh mục trong việc Thờ Lạy hằng ngày và trong sứ vụ thường nhật phải đưa tất cả về với niềm Hiệp Thông Ba Ngôi: chỉ từ sự hiệp thông ấy và chìm đắm trong đó, các tín hữu mới có thể thực sự đạt tới tâm hồn của mỗi người và tới quê hương mà tất cả chúng ta được kêu gọi đi tới. Và chỉ như thế các linh mục chúng ta mới có thể tái trao tặng cho con người ngày nay phẩm giá làm người, ý nghĩa những quan hệ giữa con người với nhau và ý nghĩa đời sống xã hội, và mục đích của toàn thể công trình sáng tạo.

”Tin nơi một Thiên Chúa duy nhất là Tình Thương”: không có công trình tái truyền giảng Tin Mừng nào thực sự là có thể nếu các tín hữu Kitô chúng ta không có khả năng gây kinh ngạc và làm cho thế giới tái xúc động với việc loan báo Bản Chất Tình Thương của Thiên Chúa chúng ta, nơi Ba Ngôi Thiên Chúa diễn tả bản chất ấy và đưa chúng ta vào cuộc sống của Ba Ngôi.

Thế giới ngày nay, với những xâu xé ngày càng đau thương và đáng lo âu, đang cần Chúa Ba Ngôi, và loan báo Ngài chính là nghĩa vụ của Giáo Hội. Để có thể chu toàn công tác này, Giáo Hội phải tuyệt đối gắn bó với Chúa Kitô và không bao giờ để mình bị tách rời khỏi Ngài: Giáo Hội cần các thánh đang ở trong ”con tim của Chúa Kitô” và là những chứng nhân hạnh phúc về Tình Yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Và các linh mục, để phục vụ Giáo Hội và thế giới, đang cần các thánh.

Vatican ngày 26 tháng 3 năm 2012

Lễ Truyền Tin cho Đức Mẹ
Hồng Y Mauro Piacenza, Tổng trưởng Bộ giáo sĩ
Celso Morga Iruzubieta, TGM hiệu tòa Alba Marittima, Tổng thư ký

LM. Trần Đức Anh OP chuyển ý

--------
Chú thích:
1. Tông Thư Novo millennio ineunte, n.31
2. Gioan Phaolô 2, Thư gửi các linh mục thứ năm Tuần Thánh năm 2002.
3. Bộ Giáo Sĩ, Linh mục thừa tác viên lòng Từ Bi Chúa. Tài liệu giúp các Cha Giải Tội và Linh Hướng, 9-3-2011, 14-18; 74-76; 110-116 (Linh mục như hối nhân và môn đệ tinh thần)
4. Xc Porta fidei, n.5
5. Xc. Ivi., n.11
6. Ivi, n.5
7. Ivi., n.7
8. Phần I, chương I
9. Gaudium et Spes, n.19 và Sách Giáo Lý Công Giáo, n.27
 
Đức Thánh Cha khích lệ các Giám Mục Hoa Kỳ trong nỗ lực giáo dục đức tin
Lm Trần Đức Anh OP
10:41 05/05/2012
VATICAN - Trong buổi tiếp kiến sáng 5-5-2012, dành cho các GM Hoa Kỳ, ĐTC Biển Đức 16 khích lệ toàn Giáo Hội Công Giáo tại Mỹ trong nỗ lực giáo dục đức tin và duy trì căn tính Công Giáo trong ngành giáo dục của Giáo Hội.

Các GM thuộc miền thứ 10 và 13 gồm các bang Colorado, Wyoming, Arizona và New Mexico, về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh. Đức Cha Michael Sheehan, TGM giáo phận Santa Fe, bang New Mexico, đã đại diện đoàn GM chào mừng ĐTC trong buổi tiếp kiến.

Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC ca ngợi những nỗ lực quan trọng được thực hiện cho đến nay tại Mỹ để duy trì gia sản lớn lao của các trường trung tiểu học Công Giáo tại Hoa Kỳ, vốn bị ảnh hưởng sâu đậm vì những thay đổi về dân số và phí tổn gia tăng. Tuy nhiên, các trường này vẫn là một nguồn năng lực quan trọng đối với công trình tái truyền giảng Tin Mừng và đóng góp lớn cho xã hội tại Mỹ nói chung.

ĐTC nói: ”Về ngành giáo dục cao đẳng, thì như các GM nhận xét, cần phải có sự tái khẳng định căn tính Công Giáo của các trường cao đẳng và đại học Công Giáo, trong niềm trung thành với các lý tưởng khi được thành lập và với sứ mạng của Giáo Hội phục vụ Tin Mừng. Còn rất nhiều điều phải làm trong lãnh vực này, nhất là tuân hành khoản giáo luật số 812 đòi những người giảng dạy thần học phải có ủy nhiệm thư của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội. Khoản giáo luật này diễn tả một cách cụ thể tình hiệp thông và liên đới với Giáo Hội trong việc tông đồ giáo dục của Hội Thánh, xét vì tình trạng hoang mang do sự đối lập giữa một số đại diện các tổ chức Công Giáo và các vị lãnh đạo mục vụ của Giáo Hội. Sự đối nghịch ấy gây thiệt hại cho chứng tá của Giáo Hội và dễ bị khai thác để làm thương tổn uy tín cũng như tự do của Giáo Hội.”

Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC nhấn mạnh rằng việc cung cấp cho người trẻ một nền giáo dục lành mạnh về đức tin chính là một thách đố nội bộ có tính chất cấp thiết nhất mà cộng đoàn Công Giáo tại Hoa Kỳ đang phải đương đầu. Kho tàng đức tin là một bảo vật vô giá mà mỗi thế hệ phải truyền lại cho thế hệ kế tiếp, qua việc dẫn đưa các tâm hồn về với Chúa Kitô và hình thành tâm trí trong sự hiểu biết, và yêu mến Giáo Hội của Chúa.

Trong chiều hướng này, ĐTC nhấn mạnh rằng: ”công tác thiết yếu trong việc giáo dục ở mọi cấp độ không phải chỉ là thông truyền kiến thức, tuy rất quan trọng, nhưng còn phải huấn luyện con tim nữa.. Vấn đề duy trì căn tính Công Giáo, ít nhất là ở bậc đại học, không phải chỉ là giảng dạy tôn giáo hoặc thiết lập các văn phòng tuyên úy tại các đại học xá. Quá nhiều khi, dường như các trường và học viện Công Giáo không thành công trong việc khích lệ các sinh viên học sinh tái thủ đức đức tin của họ như một sự khám phá phong phú về trí thức, trong kinh nghiệm giáo dục cao đẳng... Trong mọi khía cạnh của việc giáo dục, các sinh viên học sinh phải được khích lệ để có một cái nhìn về sự hòa hợp giữa đức tin và lý trí, có thể hướng dẫn việc theo đuổi suốt đời kiến thức và nhân đức.”

Trong phần kết luận, ĐTC tái bày tỏ lòng biết ơn của ngài cũng như của toàn thể Giáo Hội đối với sự dấn thân quảng đại của các giáo chức và những người điều hành trong ngành giáo dục Công Giáo tại Mỹ, nhiều khi phải chấp nhận hy sinh.

Trong tuần lễ tới đây, từ ngày 7-5-2012, đến lượt các GM từ bang Florida, Georgia, North và South Carolina bắt đầu viếng thăm Tòa Thánh (SD 5-5-2012)
 
Top Stories
Pontifical University hosts Congress on Vatican II
Ann Schneible
13:38 05/05/2012
Professor Speaks About 'Gaudium et Spes' and Its Relevance Today

ROME, May 4, 2012 (Zenit.org).- A conference celebrating 50 years since the Second Vatican Council was held at the Pontifical University of the Holy Cross's theology department Thursday and today. Titled "The Permanent Value of Reform for the New Evangelization," the addresses given at the congress examined the council's documents, while touching upon such topics as ecumenism, the council's historical relevance, and methods of communication used during the council.

ZENIT spoke with Professor Manfred Spieker of the Universität Osnabrück, who delivered an address at the congress titled "The Pastoral Constitution of Gaudium et Spes".

ZENIT: We are celebrating the 50th anniversary of Vatican II. How does the council remain relevant to the Church and society today?

Spieker: Extremely relevant. John Paul II and Benedict XVI always underlined it as a new phase of evangelization. Also, we want to revive the spirit of these documents from the Vatican council. [The prophetical view of the council has yet to be fulfilled]. And I hope that for central Europe (Germany, France, Belgium, Netherlands, Spain) what the council wanted and said can be revived.

ZENIT: What does the document Gaudium et Spes teach about the dignity of the human person, especially in today's world where human dignity is called into question in debates over abortion, euthanasia, and so forth?

Spieker: There's a big difference between the worldly [understanding] of the human person and the Church’s [understanding] of the human person. The worldly [understanding] always underlines self-determination as the most important point of the human being. But the Church [refers to] self-giving as a gift, as a real sense of human life, and it is underlined not only in encyclicals, but also in the life of John Paul II -- because of his life, four million people came to Rome in April 2005 to see him. [The Church] has convinced the world that self-giving is the sense of human love.

ZENIT: Gaudium et Spes spoke of democracy and society. What is the relevance of this document amid the social and political climate of today?

Spieker: Democracy is founded in an anthropocentric manner in Gaudium et Spes. The Church's teaching accepted democracy in the 1940s, saying that if you have a democracy, you can change governments; world war would not be started if the governments were [willing] to work with their own society. John Paul II has found democracy in human nature; human beings want to participate in the decisions of the state.

I have said at times that John Paul II sanctified democracy. It was a very good pontificate. In political aspects, he changed not only the communist war in Eastern Europe, but also in Argentina, in South Korea, in Chile; he visited these countries, changing political structures and atmospheres. His reason was that political structures must serve the human person, must protect human dignity. And this was the way in which the Church preaches to the states, to the governments.

ZENIT: Could you speak about the role of the laity in the Church, as was defined by Vatican II?

Spieker: The task of the layman is not inside the Church, but outside the Church: as journalists, as teachers, as lawyers, as businessmen. It is very important – and Church documents underlined it very often – you must have competence in your profession as teachers, as journalists, as businessmen. It was said by John XXIII in Pacem in Terris number 147-150, where he said that it is not enough if you want to sanctify the world that you have a good faith and that you are pious; you must have professional competence. And he said that you must engage in worldly institutions, not in Church institutions. Nobody can influence a worldly institution or profession if he is not competent. It means that you have to form yourself, and to educate yourself. John Paul II repeated this, and Gaudium et Spes says it also. But a competence is not useful [without faith, or without prayer.]
 
Christianity at the Crossroads - Islamic Studies Professor on the Reality of Christianity in the Mideast
Mark Riedemann
13:42 05/05/2012
ROME, MAY 4, 2012 (Zenit.org).- Mark Riedemann for Where God Weeps in cooperation with Aid to the Church in Need interviews Jesuit Fr. Samir Khalil Samir SJ, professor of History of Arab Culture and Islamic Studies, and an expert in interreligious dialogue in Rome and Beirut.

Q: I want to give an understanding of the situation of Christians in the Middle East. What kind of the numbers are we talking about? And what would be the different experiences that Christians are undergoing in the different countries in the Middle East.

Father Samir: It’s difficult to be exact about numbers. I would say about 16 million. The greatest number is in Egypt, around 8 million to 10 million. The Patriarchate says much more but the government says much less. In Lebanon, we have the greatest proportion of Christians – the ratio of Christians to the general population, even if it is small in number, is around 2 million. Then we have Christians in Syria, Jordan, Palestine and Iraq; this is the area where there exist the native Christians. The great numbers of Christians outside of Egypt are in Arabia in fact; these are Filipinos, Sri Lankan, and Indians…

Q: …foreign workers coming in

Father Samir: …foreign workers who are imported and they are suffering a lot because of the situation in these countries. In Egypt, the situation is difficult but there is no persecution, we would say discrimination. And then we have the wartorn areas like Iraq and for over 60 years in Palestine. These two situations make it very difficult for Christians. In Palestine, the Christians have lost hope and they leave the country if they can. We find the same situation, more or less in Iraq. The Christians are migrating from their area to the north, the Kurdish north of Iraq.

Q: Let us leave the question of war to the side for a moment. How would we grade, if you will, when we are talking about discrimination and when it is an outright persecution?

Father Samir: War is the worst situation and the discrimination in Egypt is the second level. For example, the whole day and during the whole year, you are bombarded with Islamic propaganda starting at five in the morning. They start their preaching using megaphones and this is five times a day. Then you have the radio and television; often your neighbours play these programmes at a high volume. You cannot complain because your neighbour will justify by saying that its God’s word. The television and film are also inundated with Islamic propaganda. In the schools, the boys and girls start their day with Islamic teaching. It starts when the students are outside they are again inundated by Islamic propaganda; it is called Khutbah. When there is a transition from one teacher to the next the same ritual is again repeated. In terms of employment when one is looking for work particularly in the public sector, you are asked for your name, which is normal, but in Egypt, you are asked your name; this is the system, and through your name particularly in Egypt your name, your father’s name and your grandfather’s name and if there is no mention of Mohammed in your series of names then you are known to be a Christian.

Q: And in fact, in your ID card religion is mentioned.

Father Samir: Exactly, but they will not ask for your ID card, just your name, but then you will know that you have been classified and it could be a reason for a refusal of a job and things like that. You feel that you are treated differently. The atmosphere is the Islamizing of society. And during Ramadan the whole running of the system is altered. The hours are changed. The transit system stops running from 5pm until 8am; life is dependent on one’s religion and because it is Islamic in nature, being a Christian one feels not being counted or one feels marginalized. These are simple things but you also find discrimination in the university. A Christian cannot be a gynaecologist, or teach Arabic because their reasoning is that being Christian, how can one teach Arabic when it is based on the Koran and how can you teach the Koran if one is not a Muslim.

Q: …and a gynaecologist obviously because as a Christian how can you be looking at a Muslim woman ...

Father Samir: Yes, or if a Christian girl is outside without wearing a veil, the criticism will be so strong that in the end it is better to acquiesce. There is this pressure. In the cities this is not a problem but in the small villages this is more apparent.

Q: Can we say that this is a mirror reflecting across many of the countries in the Middle East?

Father Samir: No, not so much, obviously in the Arabic peninsula this is reflected. I am speaking of these countries where Christianity existed before Islam like Egypt, Syria, Lebanon, Jordan and Palestine where native Christians have always existed; Egypt is the worse. On the other end you will find Lebanon, which is not a Muslim country. It is an Arab country. It is the only Arab country, which is not Muslim but a religious one where Christians and Muslims are equal; that means that we recognize that religion is an essential part of society, the system and the state, so that in the Lebanese parliament you will find 64 Christians and 64 Muslims, Christians from different denominations and Muslims from their three or more denominations.

Q: So this, in fact would be the model of what an ideal situation of living together would be…

Father Samir: …and in between you have countries like Syria and what was once Iraq which pretends to be secular and under the political party, the BAATH party which is still the situation still in Syria. The state is aware of your religion but you are free and politics does not change. The president of Syria is certainly a Muslim but the system is secular.

Q: Although there is no freedom of religion only the freedom to worship.

Father Samir: Yes, but it is not so bad. A Muslim can convert but it is not easy because of family and social pressure and not because there is a law or it is entrenched in the state constitution; that is the difference. In Egypt you will be punished because of the Shari’a law which is a basis of Egyptian constitution. The same situation in Syria exists in Jordan. The king and the kingdom is open minded especially towards the Christians and actually welcomes, with great esteem, the Christians. The Christians, most of them of the Latin are from Arab tribes. So they cannot say that they are westerners. They speak like the Bedouins; they are after all Arabs.

Q: They are from the roots of the country.

Father Samir: Yes, like Bishop Twal the Patriarch of Jerusalem, and the Bishop of Algiers, both belong to Arab and Jordanian tribes. In Saudi Arabia, you cannot do anything. You cannot even pray.

Q: I want to come back to question now of the emigration of Christians as a consequence of this horizon of discrimination to outright persecution. What kind of numbers are we talking about?

Father Samir: This is difficult to say. We have to take it by country, but what is sure is that the migration is growing and the number of Christians annually is dwindling everywhere. I just heard from the Bishop of Tier, Lebanon, where there is no discrimination and he said: “When I was a child in the 50s in Tier, there were 10,000 inhabitants, 5000 Christians and 5000 Muslims. Today 3000 are Christians of the 80,000.

Q: Here we must say then that economics is playing a role because you say Lebanon is not under discrimination.

Father Samir: Absolutely; there is no discrimination and let me emphasize that the dwindling number is primarily due not always to religious reasons; my family emigrated to the US and Canada. My brothers are still there and nobody constrained them from migrating, they simply and I, feel that it is not anymore our country. The atmosphere is changing; it’s a psychological thing. You feel that there is no freedom as we used to have before. The Christians are more amenable to freedom than Muslims are; they do not support it. So, if for cultural, political and social reasons the Christians have the possibility of migrating, they will migrate. They may also have families who migrated in the 19thcentury or the beginning of the 20th century or they speak fluently the western languages. My family at home spoke French fluently and a little English so the adaptation and enculturation to the US was not so difficult. In other countries, the reason could be religious.

Q: What you’re saying is extremely pessimistic; the trend is growing. Is it irreversible?

Father Samir: If we leave it to take a natural course then it is irreversible because this situation will not change in twenty years. Democracy suddenly will not come from heaven. You need to build a generation of freedom-loving people and this is an important element, freedom. This Islamic movement, which tries to Islamize, the societies will grow and will not stop within our lifetime. So it will grow and if it comes to a certain point, we have seen this in Turkey, how the proportion of Christians at the beginning of the 20th century was over 20% to 24 %. The number today is 0, 2% a hundred times less as a proportion to a century ago, because when you reach a certain point, 1 % or 2 % there is a movement…

Q: It feeds on itself.

Father Samir: Yes, yes. That is why it is important to stop it now and maybe propose to those who have left to come back. It is difficult.

Q: It’s impossible. I mean in a certain way, at the same time as we are seeing this natural, if you will, tendency to leave the country, it is being further provoked by the reality of violence, the war in Iraq, by the situation in Palestine, which is provoking a further radicalization among Muslims and consequently a further pressure on Christians?

Father Samir: Yes, yes, but I will give an example to show that it could be stopped. Let me show Lebanon as an example. I remember that Hezbollah, about 10 to 15 years ago, wanted an Islamic society based on the model of Iran. They even said that they are more dependent on Iran than from Lebanon. The great figure of the Shia Muslim in Lebanon at that time was Imam Chamseddine (Imam Shaykh Muhammad Mahdi Shams ad Din) who died three years ago. Chamseddine in his biography which he dictated during the last week of his life said; “I was convinced that an Islamic society was ideal but now after 10 to 15 years I must confess that the society as it is now, in Lebanon, is better because Christians bring a contribution;” another approach to us living together, and Hezbollah for some other reason said the same, they do not want an Islamic society. So here is my point: is it possible to stop this trend in the Arab world and to show to the Muslims that we, the Christians, are a chance for you to move towards a more open society. If you want, we will work together.

Q: But that is the question: do they want? There is within the Muslim society a new term that has surfaced which is “Islamist”. What is a difference between a Muslim and an “Islamist” and how does this play into what we are just talking about?

Father Samir: This word was unknown twenty years ago. In Arabic we distinguish very clearly, between: Muslim” that means Muslim and “Islami” which is a neologism because the reality is new. “Islami” plural “Islamiun” means those who have the intention of Islamizing society which is also connected to Salafism ; Salaf [Arabic “predecessor” or “forefather”] being the ancestors: We want to go back to the ancestors; that means to early Islam; but early Islam nobody knows how it was, what they wore… but we can predict.

Q: There is even an external appearance as indicated by the “Islamiun” for both men and women, isn’t?

Father Samir: Yes, They say the prophet certainly had a beard… So they wear a beard. They all wear a beard and when the beard is not trimmed the better it is. The more Islamic it is in their mind. They also do not wear trousers but wear the long white robe. You also recognize them with their teeth. They chew a root from a tree, the miswak, because they believe that the prophet was using this to clean his teeth. He certainly did not have the Japanese made toothpick. He just used what he could find and for the women the veil. In Lebanon where there are different Muslim denominations, you can see which denomination these Muslim adhere to. With some practice, you will recognize these variations whether one adheres to Shia, Sunni or Alawites. In fact it is a political sign not a religious sign that indicates ones political affiliation and to a specific group, for example if you are “Hezbollah” you wear yellow and if you are from Hariri you wear blue etc., You are not wearing these colours for religious choices but political reason. That is why I say to the European and the West, particularly about Lebanon, that it is true that every one has the freedom of religion but it is more political and not religious because religion and politics are so convoluted in the subconsciousness of the Muslims.

Q: But even in the religious field the Muslim is not free to worship?

Father Samir: The reality, especially amongst these Islamist, is their ideal and vision: We respect people but we push everyone to be a good Muslim. A good Muslim must pray five times a day and if you are working during prayer time, you will be punished so that you will learn to be a good Muslim. A religious police comes and closes the shop. If you are eating during the time of Ramadan, you will be punished, put in prison and beaten, so that you learn to be a good Muslim, it is for your own good. But they cannot understand freedom, that I am free to do something, which you consider bad, but in itself is not bad, it’s neutral. Here we have two visions of society. The ideal society for them is from God. We have to learn the inner freedom and here again, I think, we Christians, we have no merit. This is more in our tradition whether we learn that from the Gospel or from our Western Christian friends. And the fact is that it is an essential point.

(Source: www.WhereGodWeeps.org and www.acn-intl.org, This interview was conducted by Mark Riedemann for “Where God Weeps," a weekly TV & radio show produced by Catholic Radio & Television Network in conjunction with the international Catholic charity Aid to the Church in Need.)

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại hội liên đới nghề nghiệp lần XIII tại GX Việt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
08:05 05/05/2012
ĐẠI HỘI LIÊN ĐỚI NGHỀ NGHIỆP LẦN THỨ XIII
GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS


Thành lập vào ngày 01.05.2000, Năm Thánh đầu Thiên Niên Kỷ thứ ba, Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp (LĐNN) đã cử hành Đại Hội lần thứ XIII vào ngày 01.05.2012. Theo đúng quyết nghị thành lập là hằng năm LĐNN sẽ tổ chức đại hội để các anh chị em lao động gặp gỡ nhau, thảo luận, học hỏi và cầu nguyện chung với nhau, ba việc đã được thức hiện : 1- gặp gỡ trao đổi qua bữa cơm huynh đệ, 2- học hỏi về linh đạo LĐNN và gương truyền giáo của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, rồi thảo luận để cải tiến phong trào và 3- cầu nguyện chung, cử hành thánh lễ kính Thánh Giuse Thợ.

Xem hình đại hội

1. GẶP GỠ TRAO ĐỔI QUA BỮA CƠM HUYNH ĐỆ

Qua Thơ Mời gửi ngày 21.04.2012 tại Giáo Xứ và phổ biến ngày 26.04.2012 trên Vietcatholic gần 300 người đã đến tham dự bữa cơm huynh đệ. Được Nhóm Tầu 101 và Nhóm Liên Đới Nghề Nghiệp Doanh Thương thực hiện, dẫu chỉ có ba món : chả giò, phở bò và chè đậu, nhưng vì làm sốt dẻo và có chất lượng cao, bữa cơm huynh đệ đã được mọi người khen ngon và là một dịp gặp gỡ thành công lớn của Đại Hội năm nay. Khởi đầu chỉ dám dự trù 100 người, thực tế đã được cộng đoàn giáo xứ nhiệt tình khuyến khích và tham dự đông đảo, số người ghi danh mua vé lên tới 120, rồi 150, rối 200, rồi 280. Sự gặp gỡ huynh đệ đã lan ra khắp giáo xứ, được hoành tráng hơn với sự dọn bàn, bày chén đĩa của ba nhóm Xây Dựng, Taxi và Dịch Vụ, đậm tình hơn với sự tiếp tân của Nhóm Thư Viện thuộc Liên Đới Chuyên Gia và sự góp vui văn nghệ của Nhóm Du Ca, Gia Đình Trẻ và sự phục vụ của nhiều người tình nguyện.

Bắt đầu từ 13 giờ, bữa cơm huynh đệ đã đáp ứng nhu cầu gặp gỡ của giáo dân. Các người tham dự có khi đến một mình, có khi đến cả gia đình, có khi đến cả đại gia đình, thậm chí có khi đến cả gia đình và bạn bè. Có người đã dành cả 30 chỗ.

Người ta gặp gỡ, chào hỏi nhau, kể chuyện gia đình, con cái, công ăn việc làm,… Nhưng dịp bầu cử tổng thống nước Pháp, câu truyện bầu cử đã là đề tài sôi nổi. Người thì bênh ông François Hollande, cho rằng ông ấy gốc xã hội, có lòng bác ái và hiền lành, mà chê ông Nicolas Sarkozy là độc tài. Người lại bênh ông Nicolas Sarkozy là cộng hòa, tôn trọng các giá trị tôn giáo, quốc gia, gia đình và có nhiều khả năng kinh tế quản trị, mà chê ông Hollande là giả hình, yếu mềm và mỵ dân. Âu cũng là dịp ôn lại các chủ thuyết, hệ thống cộng hòa, dân chủ, xã hội, nghề nghiệp !

2. HỌC HỎI VÀ TRAO ĐỔI THẢO LUẬN

Không kể mục tiêu gặp gỡ, Đại Hội còn có mục tiêu trao đổi, góp ý và thảo luận. Trong việc truyền thông, sự trao đổi, đối thoại là quan trọng. Nhưng sự lắng nghe là điều kiện tiên quyết cho mọi người tham dự.

Lắng nghe cộng đoàn và các thành viên phong trào, từ 14 g30, ba người đã đúc kết, suy nghĩ và đưa ra những đề nghị, những gợi ý.

Đức Ông Mai Đức Vinh, Giám Đốc Giáo Xứ và Tuyên Úy Liên Ngành của Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp đã theo lời đề nghị của các Đại Diện Năm Ngành LĐNN và gợi ý về « Linh đạo của Liên Đới Nghề Nghiệp ». Anh Quang Huy và chị Ái Ngọc, Thơ Ký của Đại Hội đã tóm tắt lời Đức Ông như sau :

Liên đới nghề nghiệp (LĐNN) phải xây dựng trên Liên đới niềm tin (LĐNT), nếu không liên đới nghề nghiệp mất căn tính công giáo và không có linh đạo, và phải hướng về mục tiêu “Bác ái – Truyền giáo”

LĐNN phải xây trên nền tảng đức tin, bởi vì đức tin là ngọn đuốc soi chiếu mọi sinh hoạt của LĐNN, nên vì vậy chúng ta phải sống linh đạo của LĐNN theo ba chiều kích : 1- Bền vững sống đức tin : chúng ta phải gây tình bạn với những người cùng trong ngành, đừng để bất cứ một người nào đó cảm thấy cô đơn như Chúa đã từng gọi mọi người là bạn mình. Chúng ta phải học hỏi, trau dồi, củng cố, trao đổi kinh nghiệm sống đạo trong nghề nghiệp, và hơn nữa phải có lương tâm nghề nghiệp tốt. 2- Can đảm bênh vực đức tin : trong môi trường lao động, chúng ta phải là chứng nhân của Chúa trong lời nói và trong hành động. 3- Nhiệt thành trao truyền đức tin : chúng ta phải thực hiện tinh thần bác ái truyền giáo bằng cách mở rộng cho những người không cùng tôn giáo, hay không cùng ngành, đặc biệt với tất cả các tầng lớp xã hội, vì bác ái không có biên giới, vì “bác ái – truyền giáo” là hướng đi, hướng sống của LDNN

Giáo sư Trần Văn Cảnh, một trong những thành viên sáng lập và hiện là người trách nhiệm Liên Ngành LĐNN đã « Báo cáo những việc Liên Ngành đã thực hiện và đề nghị chương trình cho những năm tới ».

Về những việc đã thực hiện mà chưa được báo cáo, ông tóm tắt rằng : 1. Đại Hội 01/05/2009 : Học hỏi về đề tài « Y khoa phòng ngừa » ; Bữa cơm thân hữu Liên đới Truyền Giáo mà LĐNN tổ chức hằng năm, năm 2009 có tên là « Tiệc Liên Đới Truyền Giáo Năm Thánh 2010 » vì LĐNN muốn « Đáp lời mời gọi của HĐGM VN, đóng góp tài chánh vào việc tổ chức năm thánh 2010 ». Kêt quả thâu được 8000€. Tất cả khoản tiền này đã được gởi về cho ĐHY Phạm Minh Mẫn, đặc trách tổ chức Năm Thánh 2010. 2- Đại hội 01.05.2010 : Học hỏi về «Hiệp thông Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Việt Nam » ; Tiệc Truyền Giáo giúp Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tổ chức Năm Thánh 2010. Kết quả thâu được 6000€. Số tiền này đã đươc GS Trần Văn Cảnh trao tận tay ĐTGM Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGM, ngày 03/07/2010, khi ngài đến cử hành thánh lễ Đại Hội Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp. 3- Đại Hội 01/05/2011 : Lịch làm việc có sự trùng hợp, ngày 01.05.2011 trùng vào chúa nhật đầu tháng, ngày lễ của Giới Trẻ. Do đó, Liên Đới Nghề Nghiệp đơn giản hóa Đại Hội Thường Niên, không tổ chức báo cáo, thuyết trình và trao đổi, mà chỉ có Thánh Lễ 11g 30 chung với cộng đoàn ; Nhưng vẫn duy trì Bữa Cơm Liên Đới, tổ chức vào ngày thứ bảy 07.05.2011, tại nhà hàng China Town, 44, Ave d’Ivry, 75013 Paris, với mục đích giúp Giáo Xứ tu bổ cơ sở. Tổng kết, bữa tiệc đã thâu được 8535€, chi cho nhà hàng hết 4080€ ; tiền lời góp quỹ tu bổ cơ sở giáo xứ là 4455€.

Về chương trình cho những năm tới, ông đưa ra một số đề nghị mà anh chị thư ký đã tóm tắt như sau : Vấn đề : tìm phương pháp, đề xuất những ý kiến để thảo luận với mục đích nâng cao LĐNN. Các ý kiến được đưa ra là như sau : từ 13 năm nay, các nhóm ngành đã định ra công việc của mình, đề nghị các nhóm ngành vẫn giữ nguyên công việc của mình, tuy nhiên có thêm ba đề nghị được đưa ra : 1- đại diện các ngành họp nhau đều hơn (3 tháng/lần) để kiểm thảo những công việc đã được thực hiện và đưa ra các công việc mới ; 2- tổ chức Đại Hội ngày 01/05 đều đặn để học hỏi, đặc biệt học về vấn đề đạo đức và đức mến, đức tin có liên hệ đến đức ái trong vấn đề liên đới ; 3- tổ chức bữa cơm liên đới truyền giáo vào tháng 10 thay vì vào tháng 5.

Giáo sư Lê Đình Thông, một trong những thành viên sáng lập và hoạt động trong Phong trào LĐNN, đã thuyết trình về đề tài : « Liên Đới Đức Tin theo gương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ». Anh Chị thư ký tóm tắt bài thuyết trình vào 4 nội dung chính : 1- Các ngành nghề trong Phúc âm (Cựu ước, Tân ước) ; 2- Nghề nghiệp trong văn hóa Việt Nam (nhất nghệ tinh, nhất thân vinh), nghề nghiệp theo triết học Đông Phương (Kim, Mộc, Thuỳ, Hỏa, Thổ) ;

3- Nghề nghiệp của các thánh tử đạo Việt Nam : các thánh trước khi đến với Chúa, có cuộc sống, nghề nghiệp bình thường như mọi người, các thánh từ khắp ba miền (Bắc, Trung, Nam) gồm trăm họ (Đinh, Lê, Trân, Nguyễn…) làm bách nghệ (thuộc một trong năm nhóm nghề nghiệp Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh) ; 4- Chứng nhân Tin Mừng trong lĩnh vực nghề nghiệp : thông điệp “con người qua việc hành nghề” của Đức Gioan-Phaolô II : mỗi người phải có lương tâm nghề nghiệp tốt để có thể có được miếng cơm manh áo, và như vậy có thể ảnh hưởng tích cực đến việc cải cách xã hội. Nghề nghiệp còn có ý nghĩa : niềm vui phụng vụ ; các thánh tử đạo Việt Nam kết hợp giữa liên đới đức tin và nghề nghiệp.

Ý kiến trao đổi trong cuộc họp. Sau khi đã lắng nghe gợi ý, báo cáo, dự án và tuyết trình, các hội thảo viên đã góp ý và thảo luận mà anh chị thư ký đã tóm tắt như sau :

Nhận định chung : Đại Hội LĐNN năm 2012 có khoảng 300 người đến tham gia bữa ăn, nhưng chỉ khoảng 50-70 người tham dự cuộc họp và Thánh Lễ

Nguyên nhân : do Phong trào khi bắt đầu sẽ luôn được chào đón nồng nhiệt, nhưng sau một thời gian sẽ từ từ đi xuống do mọi người phải đối mặt với vấn đề mưu sinh, đối phó với cuộc sống khó khăn nên sự hào hứng ban đầu sẽ không còn, trở nên lơ là với phong trào ; Do đề tài LĐNN chưa thực tế, có vẻ trừu tượng, cách hiểu về LĐNN còn trần tục (được giúp tìm công ăn việc làm, được giúp đỡ trong công việc…) ; do thời gian diễn ra Đại Hội LĐNN kéo dài nên không thể ở lại tham gia cuộc hội (thông thường sẽ ra về sau bữa ăn). Nhiều người muốn tham dự Thánh Lễ nhưng không thể ở lại được do Thánh Lễ diễn ra quá muộn

Vấn đề đặt ra : 1- chữ “Liên đới nghề nghiệp” không thực tế, không mấy người hiểu rõ, có cần phải đổi tên ? 2- để thu hút nhiều người đến với Phong trào, LĐNN có cần phải tổ chức giúp tìm kiếm việc làm và hướng học, hướng nghiệp ? 3- Đại hội LĐNN được tồ chức hàng năm một lần vào tháng 5, có nên chuyển sinh hoạt này vào tháng 10 hay không : vì do đặc tính của LĐNN là linh đạo, đổi sang tháng 10 để phù hợp với mục đích truyền giáo ?

Ý kiến đưa ra trong Đại hội : Có bốn nhóm ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề nên giữ nguyên hoặc chia sinh hoạt LĐNN thành hai lần trong năm :

1- Giữ ngày Đại Hội 01/05, tuy nhiên có thể dời Bữa Tiệc Liên Đới ăn qua tháng 10, vì theo Quyết Nghị của Đại Hội Thành Lập Liên Đới Nghề Nghiệp 01.05.2000, Đại Hội LĐNN sẽ diễn ra hàng năm vào lễ Thánh Giuse Thợ, nhằm ngày Lễ Lao động. Chúng ta phải giữ ngày 01/05 làm đại hội hằng năm, để cử hành Thánh Lễ và tổ chức thảo luận chung. Thảo luận về đề tài chung của Liên Ngàng và thảo luận về đề tài riêng của mỗi nhóm ngành nghề, xem như là dịp gặp mặt của các thành viên trong nhóm. Chúng ta cũng phải giữ thói quen đã thực hiện từ đầu là làm một việc cụ thể giúp việc truyền giáo bằng việc tổ chức Tiệc Truyền Giáo. Có điều vào những tháng đầu năm, đã có nhiều bữa ăn tại Giáo Xứ. Và hàng năm, lịch phụng vụ của giáo hội đã dành một tuần lễ cho việc truyền giáo vào chủ nhật III tháng 10. Chúng ta nên dời Tiệc Truyền Giáo vào dịp tháng 10, để bữa tiệc đi sát hơn với mục đích truyền đạo của Giáo Hội và Giáo Xứ.

2- Giữ ngày Đại Hội 01/05 (bữa cơm, buồi họp chung, Thánh Lễ), nhưng chuyển hai Ngày Thân Hữu – Kermesse qua tháng 10 vì : ngày 01/05 là ngày có ý nghĩa lao động rất lớn, là dịp gặp gỡ bạn bè, là dịp tạ ơn Chúa đã ban phước lành cho công ăn việc làm cả năm được thuận lợi (đối với người đang còn đi làm) hoặc cho hoạt động ngành nghề trong suốt những năm đi làm (đối với người đã nghỉ hưu) ; ngoài ra còn có mục đích giúp đỡ người khác bằng tiền thu được từ bữa ăn, nếu chuyển sang tháng 10 sẻ không còn ý nghĩa và sẽ khó mời người tham dự.

3- Duy trì Đại Hội ngày 01/05, nhưng thay đổi diễn tiến (Thánh Lễ, bữa cơm, buổi họp chung) vì : cử hành Thánh Lễ trước khi dùng cơm vì nếu dùng cơm xong rồi họp, mọi người sẽ về hết, mặc dù có rất nhiều người mong muốn được tham dự Thánh Lễ ; và vì các nhóm ngành nghề đã họp trong năm, nên không cần phải họp riêng từng nhóm, chỉ cần thảo luận đề tài chung, tuy nhiên thời gian diễn ra Đại Hội không nên quá kéo dài (12h-17h).

4- Kinh nghiệm Đại Hội hôm nay cho thấy : có rất đông người (gần 300) tham gia bữa cơm chung nhưng chỉ có một số ít (từ 50 đến 70) người đền tham dự buổi họp, do đó, có ý kiến đưa ra rằng chúng ta không nên quá chú trọng vào Số Đông (không cần phải chạy theo số lượng người đến tham gia bữa cơm). Nên tập trung vào Số Đủ (tất nhiên không thể bằng Số Đông) nhưng đây là những người đích thực nắm tay nhau làm việc chung, đây mới là việc quan trọng.

3. MỪNG LỄ THÁNH GIUSE THỢ

Sau hơn 2 giờ học hỏi, thảo luận và ít phút giải lao, mọi người được mời tham dự thánh lễ kính Thánh Giuse Thợ, quan thầy của Liên Đới Nghề Nghiệp, do cha Đinh Đồng Thượng Sách, Tuyên Úy Ngành Chuyên Gia LĐNN, làm chủ tế, với sự đồng tế của các cha và các phó tế trong Ban Giám Đốc Giáo Xứ và Ban Đồng Hành Phong Trào LĐNN.

Được mời chia sẻ Lời Chúa, thầy phó tế Phạm Bá Nha, một người tham dự tích cực trong việc sáng lập phong trào LĐNN vào năm 2000 và vào việc đồng hành Nhóm Dịch Vụ trong nhiều năm, đã chia sẻ 3 ý tưởng chủ yếu rằng : 1- Thánh Giuse, gương làm việc và lao động ; 2- Thánh Giuse, gương giáo dục con cái và 3- Thánh Giuse, gương mẫu của các sinh hoạt LĐNN từ 13 năm nay : sống vững đức tin, trung kiên can đảm tuyên xưng, bênh vực đức tin và liên đới trao truyền đức tin cho lương dân.

Tham dự thánh lễ một cách tích cực, Năm nhóm ngành nghề LĐNN là : Chuyên gia, Doanh Thương, Dịch Vụ, Xây Dựng và Taxi đã lần lượt đọc Lời Nguyện Giáo Dân và cùng nhau dâng của lễ, với sự cộng tác hát lễ của Nhóm Du Ca, Gia Đình Trẻ.

1- Hôm nay ngày Quốc Tế Lao Động, xin Chúa chúc phúc và Thánh Hoá cho các nhà lãnh đạo, chủ nhân, những người trách nhiệm các xí nghiệp lớn nhỏ luôn biết gìn giữ các lề luật lao động, xoá bỏ những bất công và biết tôn trọng nhân công của mình. Xin cho giới lãnh đạo các quốc gia nghèo biết bênh vực quan tâm đến các trẻ em đang bị lợi dụng sức lao động tại các nông trường, hãng xưởng, soi sáng cho họ nhận biết rằng tương lai của các em phải được bắt đầu nơi học đường. Chúng con cầu xin Chúa.

2- Lạy Chúa, nền kinh tế thế giới chúng con đang bị khủng hoàng trầm trọng. Hàng trăm triệu người trên khắp thế giới bị mất công ăn việc làm, nhiều người đang bị đe dọa sa thải trong nay mai. Chúng con nguyên xin Chúa ban cho thế giới chúng con tìm lại mức quân bình. Những người giàu có biết tỏ lòng tương thân tương ái, nghĩ đến những người thiếu thốn hơn. Xin Chúa ban cho những người đang thất nghiệp lo lắng cho ngày mai biết vững tin, gìn giữ nhân phẩm mình và chóng tìm được công ăn việc làm xứng đáng. Chúng con cầu xin Chúa.

3- Lạy Chúa trong 5 ngày nữa, nước Pháp sẽ chọn một vị tổng thống cho một nhiệm kỳ mới. Chúng con nguyện xin Chúa toàn năng phù hộ soi sáng cho người lãnh đạo được đắc cử sắp tới biết quan tâm đến quyền bình đẳng trong mọi tầng lớp, đánh bỏ mọi bất công để đưa đất nước đến một nền hạnh phúc và an bình. Chúng con cầu xin Chúa.

4- Lạy Chúa, Giáo Xứ Việt Nam Paris là nơi quy tụ tất cả những giáo dân đã xa lìa quê hương Việt Nam vì lý do này hay lý đó khác đến định cư tại Pháp. Chúng con là những người đã và đang xây dựng tương lai đời sống gia đình tại đất nước này. Xin Chúa Thanh Hoá chúng con biết noi gương Thánh Giá Thất thành Nazareth biết siêng năng cần mẫn trong công ăn việc làm, đạo đức Thánh Thiện trong Đức Tin. Chúng con cầu xin Chúa.

5- Chúng con nguyện xin Chúa ban cho Giáo Hội Chúa được bền vững, Cho Đức Thánh Cha Benedicto mà Ngài vừa kỷ niệm 7 năm đăng quang Giáo Hoàng, hàng Giám Mục, linh mục, tu sỉ được sáng suốt và đạo đức Thánh Thiện. Nguyện xin Chúa ban cho Ơn kêu gọi làm linh mục, tu sỉ nam nữ được phát triển mạnh mẽ trong vườn nho Chúa. Chúng con cầu xin Chúa

Kết thúc thánh lễ và ngày Đại Hội, các thành viên 5 nhóm LĐNN và các thân hữu ra về , mà miệng còn lẩm bẩm khẽ hát :

Giuse trong xóm nhỏ điêu tàn thủa xưa
Miền Nazareth, thánh gia nguồn vui sống,
Nêu gương cho tất cả gia đình cần lao,
Tình yêu tha thiết với cảnh đời đơn nghèo.
Paris, ngày 05 tháng 05 năm 2012


Trần Văn Cảnh
 
Sinh viên Công giáo Hà Nội chuẩn bị cho chương trình Tiếp sức mùa thi 2012
BCH Sinh viên
09:20 05/05/2012
Hà Nội, - 4/5/2012 Ban Điều Hành Hội SVCG TGP Hà Nội đã có buổi họp chuẩn bị sơ lược cho chương trình Tiếp sức mùa thi 2012 tại Đại chủng viện Thánh Giuse.

Được sự cho phép của cha đặc trách cùng với sự thống nhất của Ban điều hành, chương trình họp lần này của Hội được chia làm 2 nội dung chính.
Phần đầu: Bầu ban điều hành cộng tác cho chương trình Tiếp sức mùa thi 2012 và Lễ truyền thống lần thứ XIV;
Phần hai: Chuẩn bị sơ lược cho chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2012.

Đến với phần đâu tiên, sau khi nghe anh Giuse Nguyễn Văn Chuyên nói đôi nét về việc chuẩn bị cho các chương trình lớn, đưa ra nguyện vọng muốn lập ban điều hành mới, anh chị em trong BĐH các nhóm đã cùng chia sẻ và bầu chọn ra những anh chị có năng lực và có lòng nhiệt thành …Theo đó, BĐH mới lập ra sẽ có các anh chị cùng tham gia cộng tác với nhau trong mọi hoạt động chung của Hội. Sau một thời gian bầu chọn sội nổi, BĐH mới ra mắt gồm 7 anh chị: Anh Sử, anh Việt ( Phú Mỹ), anh Doanh (Nông Nghiệp), anh Tiến ( Cổ Nhuế), anh Hoạt (Thái Bình), chị Sao (Cổ Nhuế) và chị Nhung ( Hà Thành)….Với màn ra mắt, các anh chị trong BĐH mới cùng có những lời quyết tâm để giúp xây dựng Hội SVCG TGP Hà Nội ngày một phát triển.

Phần thứ hai cũng là phần chính của buổi họp ngày hôm nay, các anh chị trong BĐH cùng bàn bac sơ lược về chương trình Tiếp sức mùa thi 2012. Trong nội dung này, các vấn đề về chuẩn bị may áo đồng phục, buổi tĩnh tâm cho BĐH, thánh lễ ra quân, các địa điểm thi tại Hà Nội được anh Phaolô Phạm Quốc Sử đưa ra bàn bạc cùng anh chị em trong BĐH các nhóm rất kĩ. Theo đó, đối với việc may đồng phục thì năm nay Tổng sẽ may 1000 áo đồng phục và sẽ phát cho anh em trong dịp Lễ ra quân, thánh lễ ra quân sẽ được tổ chức vào ngày 24/6 và các địa điểm tiếp sức sẽ giao cho các nhóm đảm nhiệm…

Kết thúc buối họp, sau khi nghe một vài ý kiến của các anh chị trong chương trình Tiếp sức mùa thi 2012, anh Phaolo Phạm Quốc Sử tổng quát lại các nội dung đã bàn đồng thời chúc anh em BĐH mới cùng BĐH các nhóm sẽ có một mùa TSMT thành công.
 
Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney tĩnh tâm
Diệp Hải Dung
09:32 05/05/2012
Sáng thứ Bảy 05/05/2012 các chị em thành viên Hội Các Bà Mẹ Công Giáo thuộc các Chi Hội Cabramatta, Fairfield, Georges Hall, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt.Pritchard đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney tham dự ngày Tĩnh Tâm với chủ đề “Yêu Thương và Phục Vụ”.

Xem hình Tĩnh Tâm

Khai mạc buổi tĩnh tâm, chị Nguyễn Thị Tuyết thay mặt Ban Chấp Hành giới thiệu Sơ Maria Phạm Thị Trân Trợ úy Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney thuyết giảng đề tài “Làm Thế Nào Trở Nên Thánh” Sơ nêu lên mục đích của chúng ta là thánh hóa bản thân có nghĩa là làm sao mình được nên Thánh trở nên giống Chúa. Chúng ta là những người mẹ được Thiên Chúa tạo dựng với những sự hoàn thiện và chúng ta hãy để cho sự hoàn thiện nó hoàn hảo hơn và đem lại hạnh phúc cho chúng ta đời này đến đời sau thì chúng ta nhắc nhở nhau để thánh hóa bản thân và hãy cố gắng áp dụng trong đời sống gia đình. Chúa Giêsu xưa kia rao giảng và Ngài nói “ Các con hãy nên hoàn thiện như Cha các con trên trời là Đấng hoàn thiện”.

Kế tiếp Cha Phêrô Dương Thanh Liêm thuyết giảng đề tài “12 Bến Nước” Đề tài này nghe rất hợp với các bà các cô, và Cha nói không riêng gì các bà các cô, mà Đức Mẹ cũng là phận gái 12 bến nước. Mẹ đã chấp nhận sinh con nơi máng cỏ hang lừa là chỗ thấp hèn nhất, rồi vài hôm sau Thiên Thần lại báo mộng cho Thánh Giuse và Đức Mẹ đem Hài Nhi đi tị nạn bên Ai Cập, không nói một lời nào, giữa đêm khuya hai ông bà bế Hài Nhi đi tị nạn…và rồi Mẹ lại chứng kiến nhìn thấy Con mình bị bắt xét xử một cách bất công và Mẹ cùng đồng hành với Con mình trên đường thập tự giá..Mẹ vẫn luôn suy tư trong lòng và đã chấp nhận, chính vì chấp nhận đó nói lên tình yêu của người Mẹ vĩ đại hơn nhiều, những chấp nhận đó, những bến nước đó mà Đức Mẹ được về trời cả hồn lẫn xác.

Sau đó là giải lao và giờ đúc kết và phát biểu ý kiến và những thắc mắc. Cha Dương Thanh Liêm và Sơ Trợ úy Phạm Thị Trân đã trả lời và giải đáp một cách thỏa đáng. Sau khi nghỉ dùng cơm trưa tại nhà ăn Trung Tâm, là nghi thức rước Nến lên bàn thờ tham dự Thánh lễ do Cha Linh hướng Phêrô Đặng Đình Nên chủ tế. Trong bài giảng Cha Đặng Đình Nên nói. Chính Chúa Giêsu đã nói “Thầy là cây Nho, các con là cành nho liên kết mật thiết.…Điều đó làm cho chúng ta suy nghĩ hơn trong 2 bài chia sẻ của Cha Dương Thanh Liêm và Sơ Phạm Thị Trân. Như Cha Liêm nói về 12 bến nước, nhưng tựu trung cũng chỉ có 2 bến, bến Đục và bến Trong mà thôi. Chính Chúa Giêsu đã chọn 12 bến Đục, như Giuda, Phêrô, Toma … Người đã chèo bến Đục đó thành bến Trong, và trong bài chia sẻ của Sơ Trân, chúng ta cũng phải nên Thánh.

Chấm dứt bài giảng, các Hội Viên mới thuộc các Chi Hội của Giáo Đoàn lên trước bàn thờ quỳ tuyên thệ chính thức gia nhập vào Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney. Trước khi kết thúc Thánh lễ. Ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney đã gặt hái thành công và đóng góp rất nhiều công sức tinh thần cũng như vật chất cho Cộng Đồng trong những thời gian qua. Sau cùng ông chúc mừng Tân Ban Chấp Hành mới của nhiệm kỳ 2012 – 2015. Kế tiếp bà Phạm Thị Hiền Phó Nội Vụ nhiệm kỳ 2009 – 2012 thay mặt Ban Chấp Hành ngỏ lời cám ơn Cha Linh Hướng Đặng Đình Nên, Cha Dương Thanh Liêm, Sơ Trợ úy Phạm Thị Trân, ông Chủ tịch Giang Hoan và mọi người đã đến tham dự buổi Tĩnh Tâm Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney và tham dự Thánh lễ kết thúc tạ ơn. Đặc biệt cám ơn các vị phu quân đã đưa rước và giúp phần nấu ẩm thực. Cha Đặng Đình Nên cũng ngỏ lời cám ơn Cha Liêm, Sơ Trợ úy và Tân Ban Chấp Hành Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney nhiệm kỳ 2012 – 2015 gồm có:

Hội Trưởng Theresa Hà Thị Trí Tri
Phó Nội Vụ Lucia Nguyễn Thị Hồng
Phó Ngoại Vụ Maria Huỳnh Kim Phượng
Thư Ký Têrêsa Phạm Thị Yên
Thủ Quỹ Maria Nguyễn Thị Lành.
 
Hành hương trung tâm Đức Mẹ La Mã Bến Tre
Anmai, CSsR
09:51 05/05/2012
BẾN TRE - Thời gian cứ mãi vần xoay, con cái của Mẹ cứ đến ngày Lễ của Mẹ lại quy tụ về bên Mẹ. Từ sáng sớm, nhiều đoàn con của Mẹ ở xa như Vũng Tàu, Đồng Nai, Sài Gòn và tận miền Cần Thơ - Sóc Trăng đã về bên Mẹ La Mã Bến Tre. Con mừng Mẹ và Mẹ mừng con nơi mảnh đất thiêng này.

Xem hình ảnh

Mẹ La Mã Bến Tre ơi ! Chúng con về bên Mẹ, Mẹ ơi !

Như thường lệ, đoàn con của Mẹ đã đến những tòa hòa giải do Cha Tôma - đặc trách trung tâm hành hương La Mã Bến Tre - thu xếp. Các tòa hòa giải được xếp xung quanh nhà thờ để tiện cho thuận tiện. Vì số người rất đông nên Cha đặc trách Trung Tâm đã mời các cha vùng lân cận cùng các cha cùng Dòng Chúa Cứu Thế với ngài chia sẻ trong công việc trao ban bí tích hòa giải này.

Đồng hồ điểm 9 giờ thì cộng đoàn cùng hiệp ý với phần diễn nguyện tại Lễ đài Đức Mẹ.

Sau giờ diễn nguyện, cộng đoàn cùng nhau ôn một số bài hát cho giờ hành hương và Thánh Lễ tạ ơn trưa hôm nay.

Đường vào Trung Tâm hành hương dù đã được mở rộng nhưng vẫn không "cõng" nổi lượng khách hành hương nên chuyện kẹt xe là chuyện dĩ nhiên. Đức Cha Tô-ma của Giáo phận đến với Trung Tâm hôm nay cũng không tránh khỏi việc kẹt xe này. Vì kẹt xe nên giờ Lễ chậm đi một chút.

Cộng đoàn hành hương cùng hướng về đoàn đồng tế để cùng đoàn đồng tế dâng Thánh Lễ tạ ơn trưa hôm nay. Chủ tế Thánh Lễ hôm nay là Đức Cha Tôma, cùng đồng tế với Ngài là 35 linh mục trong đó có khoảng 10 linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn và các vùng lân cận.

Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha Tô-ma mời gọi cộng đoàn hành hương cùng nhìn nhận thiếu sót, xin Chúa tha thứ để cùng nhau bước vào Thánh Lễ là đỉnh điểm của cuộc hành hương kính Mẹ.

Trong bài chia sẻ, Đức Cha mời gọi con cái của Mẹ cũng hãy nhờ Mẹ đến với Chúa như tiệc cưới Cana nhờ Mẹ mà được rượu ngon sau khi đã hết ... Ngài cũng nhắc lại Bầu Dơi là một địa danh hết sức nhỏ bé nhưng Mẹ đã làm những điều hết sức lạ cho những ai đến đây kêu cầu Mẹ ... Ngài mời gọi mọi người hãy tín thác cuộc đời của mình trong sự chở che của Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre.

Điều hết sức đặc biệt trong cuộc hành hương cũng như Thánh Lễ năm nay là số người tham dự đông hơn năm ngoái. Còn nhớ, năm ngoái số bánh Lễ dự trù sau Lễ vẫn còn dư nhưng năm nay số lượng bánh đã không còn dù người chưa được chịu Lễ vẫn còn đông. Vẫn là điều không thể tính trước được với lượng khách hành hương đến với Mẹ.

Điều này đã gợi lên một suy nghĩ hết sức đơn thành và dễ thương đó là ngày mỗi ngày con cái của Mẹ càng đổ về mảnh đất linh thiêng này để nguyện cầu với Mẹ. Phải chăng những người đã đến đây đã nhận được muôn ơn lành của Mẹ.

Cuộc hành hương rồi cũng kết thúc nhưng lòng của người hành hương đều phấn khởi. Phấn khởi vì tin chắc rằng Mẹ sẽ nhận lời con cái của Mẹ nài van để ban cho con cái những ơn lành cần thiết trong cuộc lữ hành trần thế.

Những ai đến với Mẹ chẳng bao giờ về tay không cả ! Mẹ chẳng bao giờ bỏ lời con cái đến nài xin Mẹ cả ! Bởi vì mãi mãi Mẹ vẫn là Mẹ Hằng Cứu Giúp cho những ai đến bên Mẹ.
 
Đức Cha Nguyễn Năng, GM giáo phận Phát Diệm đã tới thăm Miền Nam California
Đồng Nhân
16:30 05/05/2012
LOS ANGELES - Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, giám mục giáo phận Phát diệm, đã tới phi trường Los Angeles ngày 3/5/2012. Trong phái đoàn đón Đức Cha Giuse có Cha Mai văn Vọng, Cha Trần Quang Đức là 2 linh mục giáo phận Phát diệm đang du học tai Hoa Kỳ, có Cha Nguyễn văn Tuyên, một số các linh mục và nữ tu Phát Diệm, thành viên Hội Truyền Thống Phát diệm, thân nhân và thân hữu của Đức Cha Giuse.

Ngày hôm qua thứ Sáu 4/5, vào ban sáng đức cha Giuse Nguyễn Năng đã tới thăm đức cha Mai Thanh Lương, giám mục Phụ tá giáo phận Orange, sau đó đồng hương thuộc xứ Muỡu Giáp giáo phận Phát diệm đã mời đức cha dùng bữa ăn trưa. Ban tối các bạn học cũ của đức cha Giuse đã đến gặp Ngài.

Hôm nay thứ Bảy ngày 5/5, đức cha giuse sẽ dâng thánh lễ vào lúc 5:00 giờ chiều tại Nhà Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm thuộc giáo phận Orange.

 
Cha Giuse Maria Trần Văn Lộc mừng Kim khánh Linh mục tại Phủ Cam
Trương Trí
15:45 05/05/2012
HUẾ - Sáng mùng 5 tháng 5, tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam, giáo xứ đã long trọng mừng Kim Khánh Linh Mục của cha Giuse Maria Trần Văn Lộc, một người con của giáo xứ chính tòa.

Xem hình ảnh

Mặc dù thời tiết nắng nóng trên 40 độ, lại nhằm vào ngày thứ Bảy, bận rộn với bao công việc mục vụ, vẫn có khá nhiều linh mục đến chúc mừng và dâng Thánh lễ đồng tế.

Cha Giuse Maria Trần Văn Lộc xuất thân trong một gia đình có truyền thống đạo đức lâu đời ở Phủ Cam, là một linh mục thánh thiện, hiền hòa và rất khiêm nhu. Tôi còn nhớ, trong những năm tháng Ngài làm giáo sư tại chủng viện Hoan Thiện, Ngài dạy môn Latinh, Nhạc và cả Pháp văn. Ngài luôn nhẹ nhàng trong từng lời nói, tạo cho những ai tiếp xúc với Ngài đều cảm nhận được sự thân thiện của ngài.

Sáng hôm nay, trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, Mẹ La Vang và Thánh Giuse đã dìu dắt và đồng hành cùng cha trong suốt 50 năm linh mục. Một quảng đường dài trải qua bao thăng trầm của lịch sử.

Trước khi đi vào Thánh lễ, cha AnTôn Dương Quỳnh, quản xứ chính tòa, chưởng ấn tòa Tổng Giám mục Huế đã công bố Phép lành Tòa Thánh mà Đức Thánh Cha hiệp thông với Đức Tổng Giám mục và Đức Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Huế, đã ban tặng cho cha Giuse Maria dịp mừng Kim Khánh linh mục. Giáo xứ tri ân cha và gia đình của cha đã đóng góp nhiều công sức và của cải để xây dựng giáo xứ ngày vững mạnh và khang trang.

Cha Giuse Maria với một niềm cảm xúc bày tỏ tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban trong suốt cuộc đời 50 năm linh mục, ngài cũng cảm ơn cha quản xứ, quý cha đồng tế, giáo xứ Phủ Cam cùng cộng đoàn Dân Chúa đã tề tựu hôm nay, trong ngôi Thánh đường nguy nga này để cùng với ngài hiệp dâng lời cảm tạ và tri ân.

Sau Thánh lễ, ông Matthêô Nguyễn Đình Lục, chủ tịch HĐGX Phủ Cam thay mặt cộng đoàn chúc mừng Kim Khánh Linh mục của cha Giuse Maria. Đồng thời cũng bày tỏ lòng tri ân đối với cha cũng như gia đình của cha, nhất là ông bà cụ thân sinh của ngài đã đóng góp nhiều công của để giúp giáo xứ. Trong việc dựng Nhà Mục vụ, gia đình cha đã tích cực giúp đở và vận động bà con đồng hương Phủ Cam đóng góp của cải để nhà Mục vụ sớm hoàn thành.

Nhân dịp mừng Kim Khánh linh mục, giáo xứ trao tặng cha Bức tượng Đức Mẹ La Vang bằng gổ quí, xin Mẹ luôn đồng hành cùng cha trong suốt quảng đường còn lại.
 
Thông tin liên quan đến linh mục giả Phêrô Nguyễn Thanh Phụng
LM Tôma Vũ Quang Trung, S.J.
21:07 05/05/2012
Giám tỉnh Dòng Tên Việt Nam
kính gửi ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn và ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm
liên quan đến linh mục giả Phêrô Nguyễn Thanh Phụng


Ngày 4-1-2010

Kính gởi: Đức Hồng Y và Đức cha Phụ tá,

Hiện nay, con nhận được nhiều nguồn tin cho biết vị linh mục giả Phêrô Nguyễn Thanh Phụng (tự xưng thuộc Dòng Thừa Sai Chứng Nhân - MWM) vẫn tiếp tục đi dâng lễ nhiều nơi, gây thiệt hại cho những giáo dân không biết rõ về sự lừa dối này.

Con không rõ Tòa TGM nên có kết luận và ra Thông báo chính thức để mọi người biết về việc này và làm việc với anh linh mục giả này không để ngăn chặn các thiệt hại đang tiếp tục xảy ra cho giáo dân.

Nghe đâu, anh này hiện đang đi giúp mục vụ ở giáo xứ Vị Đức - Đức Tân, Phan Thiết và cũng đã nhận thêm một số người trẻ vào tu “Dòng” của mình. Điều này sẽ gây rối loạn và thiệt hại nhiều hơn nữa cho những người ngay lành.

Con xin gởi kèm thêm một số thông tin nhận được chung quanh anh linh mục giả này do một nữ tu Dòng MTG Cái Nhum có quen biết với anh ta cung cấp cho con. Xin mở bản văn con gởi đính kèm.

Kính chúc Đức Hồng Y và Đức Cha Phụ Tá khỏe mạnh và tràn đầy ơn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần để dẫn dắt Dân Chúa trong sứ mạng mục tử.

Lm. Tôma Vũ Quang Trung, S.J.

Xin quý vị tiếp tay phổ biến rộng rãi để nhiều người khác khỏi bị lừa gạt!!!

Người tự xưng là “cha Thiện” có tên thật là Phêrô Nguyễn Thanh Phụng (xin xem hình ở trên).
Hơn hai năm về trước (2009-2010),
y đã giả dạng linh mục làm lễ trong các nhà thờ để quyên tiền và đã bị lột mặt nạ.
Nay y lại lấy tên là “cha Thiện” để tiếp tục lường gạt nhiều người để thu tiền!!!
 
Họp mặt thường niên Gia đình Phaolô Bắc Ninh lần thứ IV
Hà Như Nguyệt
21:15 05/05/2012
Được quy tụ từ năm 2009, Gia đình Phaolô Bắc Ninh tổ chức họp mặp thường niên lần thứ IV vào sáng thứ 7 ngày 05/05/2012 tại Trung tâm mục vụ Bắc ninh. Theo chương trình của ban tổ chức, buổi họp mặt bắt đầu từ lúc 8g00 sáng và kết thúc với bữa tiệc huynh đệ vào lúc 1g30’ chiều.

Xem hình ảnh

Trong giờ gặp gỡ riêng giữa các thành viên Gia đình Phaolô, anh em cùng nhau trao đổi những điểm tích cực và tiêu cực trong năm qua, đồng thời anh em cùng nhau đưa ra những đường hướng cụ thể giúp đỡ nhau trong đời sống đức tin, và nhưng phương hướng trong công việc tông đồ tại môi trường sống và làm việc. Các thành viên quan tâm đặc biệt đến công việc ươm trồng ơn gọi linh mục và tu sĩ trong Giáo phận.

Trong tâm tình người cha chung của Gia đình Giáo phận, và là người quy tụ anh em Gia đình Phaolô, vào lúc 10g00 - 11g15’, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt SJ, Giám mục Giáo phận đã đến tham dự buổi họp mặt để động viên khính lệ và lắng nghe những ý kiến chia sẻ của anh em. Giờ thảo luận rất sôi nổi với những ý kiến đóng góp rất chân thành và thẳng thắn của đại diện các vùng miền, với mong ước Gia đình Phaolô cũng như Giáo phận ngày một thăng tiến hơn.

Chia sẻ và giải đáp những thắc mắc của Đức cha trong giờ thảo luận làm cho nhiều anh em giải tỏa được nhiều vấn đề, mà từ trước tới nay nhiều thành viên chưa hiểu đúng về đường hướng chung của Giáo hội và Giáo phận. Ngài nói: hướng đi của Giáo phận không thể nào đi chệch ra ngoài lời dạy của Hội thánh, nếu có gì sai với chỉ dẫn của Hội thánh thì phải sửa cho phù hợp, còn những gì tốt và đúng thì phải duy trì và phát huy.

Đức cha chia sẻ tiếp: anh em là những người đã trưởng thành, được học hành tử tế. Cho nên, chúng ta phải dám chịu trách nhiệm về những hành động và lời nói của mình, chứ đừng chỉ biết đổ lỗi cho người này hay người khác. Khi gặp những sự việc tốt hay xấu, chúng ta phải biết phân định đâu là đúng và đâu là sai, cũng đừng vì một vài sự việc nhỏ và một vài cá nhân mà làm kìm hãm sự phát triển chung của cả Giáo phận. Ngài lấy ví dụ: trong cả một cánh rừng, chỉ có một cây đổ thì tiếng vọng của nó nghe có vẻ rất dữ dội, nhưng chỉ có một cây đổ thôi, bên cạnh đó có biết bao nhiêu cây vẫn cứ âm thầm mọc lên, và nhắc nhở anh em hãy nhìn vào cả cánh rừng chứ đừng chỉ nhìn vào một cây đổ… Cuối cùng Đức cha kết luận: “có Chúa là có tất cả, mất Chúa là mất tất cả”.

Với tâm tình mục tử, Đức cha mời gọi các thành viên Gia đình Phaolô tiếp tục cầu nguyện và cộng tác vào công việc xứ họ và Giáo phận trong khả năng của mình, ngài mong muốn anh em tiếp tục suy tư và đóng góp ý kiến cho kỳ họp mặt thứ hai của Giáo phận vào trước lễ Đức Mẹ Mân Côi, để cho Giáo phận tiếp tục trổ sinh nhiều hoa trái.

Sau giờ thảo luận, anh em cùng nhau tham dự thánh lễ bảo trợ do cha Giuse Nguyễn Đức Hiểu, đại diện Đức cha làm chủ tế. Trong tình liên kết huynh đệ, cha Đaminh Nguyễn Xuân Trường, Phêrô Nguyễn Văn Thủy, Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thắng, Gioakim Nguyễn Đức Thành và Vinhsơn Mai Viết Long cũng đến hiệp dân Thánh lễ và cầu nguyện vho Gia đình Phaolô.

Cũng nên biết, ngay sau khi về Giáo phận trên cương vị Mục tử, Đức cha Cosma Hoàng văn Đạt SJ đã quy tụ các anh em đã từng tìm hiểu ơn gọi tu trì, mà nay đã trở về với đời sống gia đình (anh em tu xuất) của Giáo phận Bắc Ninh, gọi là Gia đình Phaolô. Hiện tại, Gia đình Phaolô có hơn 200 thành viên sống ở ở các xứ họ trong Giáo phận, cũng như một số anh em đang làm ăn ở Hà nội, Sài gòn và một vài nơi khác.

Trong 4 năm qua, các anh em trong Gia đình Phaolô hoạt động rất tích cực trong các công việc chung của xứ họ và Giáo phận, những việc làm âm thầm của Gia đình Phaolô phần nào làm cho đại Gia đình Giáo phận ngày một thăng tiến hơn. Tuy nhiên, ngoài những đóng góp tích cực cho Giáo phận, Gia đình Phaolô vẫn còn có những hạn chế. Trong buỗi họp mặt thường niên lần thứ IV, các thành viên thẳng thắn chỉ ra những thiếu xót làm ảnh hưởng sự phát triển của Gia đình Phaolô nói riêng và Giáo phận nói chung. Gia đình Phaolô cùng nhau tìm ra những phương hướng khắc phục, giúp đỡ và liên kết chặt chẽ hơn.

Trong tình anh em, Gia đình Gioan Hà nội cũng có cử đại diện tham dự họp mặt Gia đình Phaolô.

Buổi họp mặt thường niên nhân dịp lễ bảo trợ khép lại bằng bữa tiệc huynh đệ và cùng nhau ôn lại những ngày tháng vui buồn sống, làm việc và học tập bên nhau trong nhà Chúa.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tuyên bố của Tổng Thống Hoa Kỳ nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới và Blogger Điếu Cầy
TT Obama
10:27 05/05/2012
Tòa Bạch Ốc
Văn Phòng Bộ trưởng Báo Chí


Để phổ biến ngay
Ngày 3 tháng 5, 2012

Tuyên bố của Tổng Thống Hoa Kỳ nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới

Nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới, Hoa Kỳ vinh danh vai trò của báo chí tự do trong việc thiết lập các nền dân chủ bền vững và xã hội thịnh vượng. Chúng tôi đặc biệt tưởng nhớ các ký giả đã hy sinh mạng sống, sự tự do và an nguy của mình khi đi truy tìm sự thật và công lý.

Đã hơn 60 năm sau ngày bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tuyên nhận quyền của mỗi con người được "tìm kiếm, thu nhận, và truyền bá các thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và không giới hạn về biên giới", nhưng quyền đó vẫn bị đe dọa ở quá nhiều quốc gia.

Tuy trong năm nay có nhiều tiến triển tích cực, như việc thả các ký giả cùng với hàng trăm tù nhân chính trị khác tại Miến Điện, nhưng những vụ bắt giữ và giam cầm tùy tiện đối với ký giả vẫn tiếp diễn khắp thế giới. Chúng tôi lên án việc giam cầm gần đây đối với các ký giả như Mazen Darwish, một người tranh đấu hàng đầu cho tự do ngôn luận tại Syria, và kêu gọi hãy thả họ ra lập tức. Cùng lúc, chúng ta cũng không thể quên những người khác như blogger Điếu Cày, người đã bị bắt năm 2008 trong chiến dịch đàn áp hàng loạt phong trào dân báo tại Việt Nam; hay ký giả Dawit Isaak, người bị chính quyền Eritrean biệt giam đã hơn mười năm mà vẫn không có tội danh chính thức hay xét xử.

Những hành động sách nhiễu và đe dọa, như đối với ký giả Cesar Ricaurte tại Ecuador và nhà dân chủ Belarus lưu vong Natalya Radzina, cũng như những hình thức kiểm duyệt gián tiếp, bao gồm cả việc giới hạn đi lại như đã áp dụng đối với blogger người Cuba Yoani Sanchez, tiếp tục có tác động ghê rợn lên quyền tự do ngôn luận và báo chí. Chúng tôi kêu gọi mọi chính phủ hãy bảo vệ quyền của các ký giả, bloggers và các nhà đối kháng để họ có thể viết và lên tiếng tự do mà không bị trừng phạt; và hãy ngưng việc cấm đoán đi lại và những hình thái kiểm duyệt gián tiếp khác nhằm bóp nghẹt việc xử dụng các quyền phổ quát này.

Trong một số trường hợp, không chỉ các chính phủ đe dọa quyền tự do báo chí, mà còn có cả các băng đảng tội phạm, các kẻ khủng bố, hay các bè nhóm chính trị nữa. Dù vì lý do gì, khi các ký giả bị hăm dọa, tấn công, bỏ tù, hay mất tích, thì từng cá nhân sẽ bắt đầu tự kiểm duyệt; nỗi sợ hãi sẽ thay thế sự thật; và mọi xã hội chúng ta sẽ gánh hậu quả. Loại văn hoá cho phép những hành vi như thế không thể để tiếp tục tồn tại ở bất kỳ quốc gia nào.

Năm nay, khắp vùng Trung Đông, Bắc Phi và lân cận, thế giới đã chứng kiến không những các hiểm họa này nhưng cũng thấy những tiềm năng của nền báo chí tự do trong việc nuôi dưỡng các nền dân chủ bền vững, sáng tạo và thành công. Nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới năm nay, chúng tôi kêu gọi tất cả mọi chính phủ hãy nắm lấy tiềm năng đó bằng cách nhìn nhận vai trò then chốt của nền báo chí tự do và có những bước cần thiết để thiết lập các xã hội mà trong đó các ký giả độc lập có thể hoạt động tự do và không sợ hãi.

-----------------------------------------------
The White House
Office of the Press Secretary


For Immediate Release
May 03, 2012

Statement by the President on World Press Freedom Day

On this World Press Freedom Day, the United States honors the role of a free press in creating sustainable democracies and prosperous societies. We pay special tribute to those journalists who have sacrificed their lives, freedom or personal well-being in pursuit of truth and justice.

Over sixty years after the Universal Declaration of Human Rights proclaimed the right of every person “to seek, receive and impart information and ideas through any media and regardless of frontiers,” that right remains in peril in far too many countries.

While this year has seen some positive developments, like the release of journalists along with hundreds of other political prisoners in Burma, arbitrary arrests and detentions of journalists continue across the globe. As we condemn recent detentions of journalists like Mazen Darwish, a leading proponent of free speech in Syria, and call for their immediate release, we must not forget others like blogger Dieu Cay, whose 2008 arrest coincided with a mass crackdown on citizen journalism in Vietnam, or journalist Dawit Isaak who has been held incommunicado by the Eritrean government for over a decade without formal charge or trial.

Threats and harassment, like that endured by Ecuadorian journalist Cesar Ricaurte and exiled Belarusian democratic activist Natalya Radzina, and indirect censorship, including through restrictions on freedom of movement like those imposed on Cuban blogger Yoani Sanchez, continue to have a chilling effect on freedom of expression and the press. We call on all governments to protect the ability of journalists, bloggers, and dissidents to write and speak freely without retribution and to stop the use of travel bans and other indirect forms of censorship to suppress the exercise of these universal rights.

In some cases, it is not just governments threatening the freedom of the press. It is also criminal gangs, terrorists, or political factions. No matter the cause, when journalists are intimidated, attacked, imprisoned, or disappeared, individuals begin to self-censor, fear replaces truth, and all of our societies suffer. A culture of impunity for such actions must not be allowed to persist in any country.

This year, across the Middle East, North Africa and beyond, the world witnessed not only these perils, but also the promise that a free press holds for fostering innovative, successful, and stable democracies. On this World Press Freedom Day, we call upon all governments to seize that promise by recognizing the vital role of a free press and taking the necessary steps to create societies in which independent journalists can operate freely and without fear.

(Source: http://www.whitehouse.gov/the-press-office/2012/05/03/statement-president-world-press-freedom-day)
http://www.viettan.org/Toa-Bach-Oc-len-tieng-cho-%C4%90ieu.html
 
Tự do báo chí: bóng ma kinh hoàng ám ảnh các chế độ độc tài
Linh Tiến Khải
10:43 05/05/2012
Mùng 3 tháng 5 vừa qua là ngày Quốc tế tự do báo chí. Ngày này đã do tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc thành lập năm 1993 nhằm mục đích lôi kéo sự chú ý của người dân toàn thế đối với một trong các quyền căn bản nhất của con người là quyền tự do thông tin, tự do nói lên sự thật, thông truyền chia sẻ sự thật cho người khác, dùng tư tưởng để hướng dẫn và xây dựng cuôc sống con người, giúp xã hội ngày càng trở thành tự do, dân chủ, nhân bản, công bằng, thịnh vượng và liên đới hơn. Để thực hiện lý tưởng cao qúy ấy đã có hằmg trăm nhà báo bị sát hại và hàng ngàn nhà báo cũng như phóng viên các đài truyền hình bị hành hung, bắt giữ và nhốt tù. Chỉ nội trong bốn tháng đầu năm 2012 này đã có 40 nhà báo bị giết chết.

Theo bản tường trình và phân tích của tổ chức ”Tòa nhà tự do”, một cơ quan độc lập bên Hoa Kỳ, chuyên nghiên cứu về tình hình tự do báo chí trên thế giới, chỉ có một phần bẩy, tức một tỷ người trên thế giới có thể thực sự mừng Ngày Quốc Tế Tự do báo chí, trong khi 6 tỷ người còn lại phải sống trong các điều kiện bị hạn chế hay hoàn toàn không được tự do ngôn luận.

Tổ chức ”Tòa nhà tự do” đã phân tích tình hình tự do báo chí trong năm 2011 tại 197 quốc gia trên thế giới và chia các nước này thành ba loại, trong đó có 33,5% các quốc gia có tự do báo chí, 33,5% các quốc gia khác có tự do báo chí bị hạn chế, và 31% hoàn toàn không có tự do báo chí. Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam và Cuba thuộc nhóm thứ ba này, trong đó nhà nước độc tài cộng sản ngang nhiên chà đạp và tước đoạt mọi quyền tự do của người dân, mặc dù họ vẫn lải nhải các khẩu hiệu rỗng tuyếch như ”độc lập, tự do hạnh phúc”; trong khi thực ra cả nước là một ”nhà tù lộ thiên khổng lồ”, và nhà nước sử dụng hàng trăm ngàn cảnh sát công an chìm nổi, chó nghiệp vụ, dùi cui, roi điện, bom cay, súng đạn và hàng trăm tờ báo ”vẹt” của đảng như các công cụ, vô hồn, mù quáng, đáng thương, chỉ biết răm rắp phục vụ quyền lực của thiểu số chóp bu lãnh đạo như nô lệ, chứ thật ra cũng rách nát nghèo túng, chẳng xơ múi gì, chỉ chấm mút được chút ít những gì cướp giật được của dân, còn bao nhiêu đều dồn cả về cho thiểu số chóp bu lãnh đạo.

Riêng tại Việt Nam thì điển hình trong thời gian qua nhà nước tổ chức ”cướp đất một cách đại quy mô”: hết Thái Hà đến Cồn Dầu, rồi Tiên Lãng và mới đây ngày 24 tháng 4 vừa qua cướp trắng 70 mẫu của 116 hộ tại Văn Giang tỉnh Hưng Yên. Còn ngay trong thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến một mái nhà nhỏ cho vài chục trẻ em mồ côi cũng bị họ huy động lực lượng hằng trăm công an và côn đồ tới đập phá. Đã thế chúng còn đánh cả linh mục và những người lo lắng cho các em nữa. Từ bạn dân công an trở thành ”lũ súc sinh”, không còn thoái hóa và tụt hậu hơn được nữa!

Vẫn theo bản tường trình và phân tích của tổ chức ”Tòa Nhà Tự Do”, trong vùng Bắc Phi sở dĩ gió mùa xuân dân chủ thổi mạnh cũng chính là nhờ giới trẻ biết tận dụng các phương tiện thông tin hiện đại đời mới, khiến cho tự do báo chí cũng tiến triển, đặc biệt tại các nước như Tunisia và Libia.

Tuy nhiên, trong toàn vùng Trung Đông có thể nói chỉ có Israel là thực sự có tự do báo chí, còn tại hầu hết các nước Arập chính quyền đều tìm cách kiểm soát chặt chẽ giới truyền thông xã hội, điển hình như Syria và Bahrain.

Tại các nước như Trung Quốc, Nga, Iran và Venezuela chính quyền sử dụng nhiều kỹ thuật tân tiến để ”giơ móng vuốt quyền lực” ra đối đầu với giới truyền thông, bao gồm việc đóng cửa các cơ quan truyền thông, bắt giữ, kết án và bỏ tù các nhà báo.

Trong năm 2011 tại các nước Trung và Nam Phi châu chỉ có 1,5% dân chúng được tự do thông tin. Tình hình tự do báo chí tụt cấp tại 21 trên 49 nước Phi châu, kể cả các nước gọi là ”muốn cải cách” như Zambia và Sierra Leone.

Tình hình tự do báo chí tại các nước miền Trung và Tây Âu châu cũng như vùng Âu Á châu không sáng sủa lắm. Tuy nhiên, từ năm 2003 các nước như Uzbekistan, Turkmenistan và Bạch Nga cũng đã tiến cao hơn các nước đội sổ. Còn Azerbaijan, Ukraine và Nga lại thụt lùi vì các vụ kiểm soát đàn áp các nhà báo tự do. Hungari từ 13 tụt xuống hàng 36. Nhưng đây không phải là trường hợp duy nhất, vì tại ngay cả các nước xem ra có nền dân chủ ổn định như Chile quyền tự do báo chí cũng gặp nguy hiểm.

Từ bản tường trình và phân tích của tổ chức ”Tòa Nhà Tự Do” người ta có thể ghi nhận rằng: tự do báo chí là bóng ma kinh hoàng đêm ngày ám ảnh các chính quyền độc tài trên toàn thế giới. Càng độc tài bao nhiêu, nhà nước lại càng sợ tự do báo chí bấy nhiêu.

Việt Nam là một trong những trường hợp điển hình nhất, vì nhà nước tìm đủ mọi cách để duy trì chế độ ngu dân, dấu nhẹm mọi sự, bóp méo xuyên tạc sự thật, và thi thố quyền phép khiến cho cả đội ngũ 800 báo đài trở thành “đàn vẹt” thông tin dối trá một chiều.

Thì ra, tự do báo chí qủa là bóng ma kinh hoàng ngày đêm ám ảnh khiến cho nhà nước ăn không ngon ngủ không yên, nên điên loạn lồng lộn đối xử tàn bạo với các nhà báo ”không chịu làm vẹt” và tàn ác với người dân không còn muốn tiếp tục sống kiếp nô lệ nữa.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tháp Rùa Hồ Gươm
Nguyễn Ngọc Liên
10:53 05/05/2012
THÁP RÙA HỒ GƯƠM

Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên

Tháp Rùa tiềm ẩn trong sương

Người thương tôi thả tóc vương gió hồ

Ðộng lòng lá héo cành khô

Bật muôn chồi biếc điểm tô Hà thành.

(Trích thơ của Vũ Kim Thanh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền