Ngày 05-05-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:55 05/05/2008
CON SÔNG THẦN KỲ

N2T


Con ngựa nhỏ chở mấy bao muối chạy nhanh trên đường, chạy và chạy, nó chạy từ sáng đến trưa được mấy tiếng đồng hồ, mệt bở hơi tai mồ hôi nhễ nhại, mấy bao muối trên lưng thật là quá nặng. Ngựa nhỏ nhìn nhìn mặt trời nóng nực, liếm liếm cái môi khô nức, trong lòng nghĩ: nếu có nước uống thì tốt quá.

Đúng lúc ấy, một con sông nhỏ xuất hiện trước mặt con ngựa nhỏ, con ngựa nhỏ đi đến bên bờ sông chuẩn bị uống trước một ngụm để giải khát. Nhưng nó vừa mới bước tới một bước thì đột nhiên trượt té, tất cả đều rơi vào trong con sông nhỏ, may là nước sông không sâu, ngựa con vội vàng bò lên bờ.

Nó chuẩn bị sắp lại mấy bao muối trên lưng lại cho gọn để qua sông, nhưng đột nhiên lại phát giác những bao muối trên lưng sao mà quá nhẹ, đi đường thì không cảm thấy mệt nhọc. Ngựa nhỏ buồn vui lẫn lộn, nghĩ rằng: “Nước ở con sông này có ma lực, mình té ngay xuống sông, muối trên lưng tự nhiên nhẹ rất nhiều, mình nhất định ghi nhớ kỳ tích này.”

Không lâu sau, ngựa nhỏ bắt đầu đổi qua vận chuyển hàng hóa khác, lần này nó chở bông vải, bao bị vừa nhìn thấy thì mặc dù rất lớn, nhưng thực ra không nặng. Ngựa nhỏ chở mấy bao bông vải lớn, chạy rất là nhẹ nhàng và nhanh. Rất nhanh, thì ngựa nhỏ lại đi qua con đường đã đi trước kia, đến bên con sông nhỏ.

Ngựa nhỏ rất phấn khởi, không nhịn được nên chân bước rất nhanh, nó nghĩ đến câu chuyện thần kỳ lần trước thì trong lòng rất vui vẻ. Chở trên lưng những bao bông vải mặc dù không nặng, nhưng nếu gặp nước sông thì không thể làm cho chúng nó càng nhẹ thêm hay sao ? Nghĩ đến đó, nó liền cố ý trượt chân bên bờ sông, một tiếng “ùm” vang lên và nó ngã ngay xuống sông, lại còn ở dưới sông nuốt nước bọt một hồi rồi mới từ từ đứng dậy.

Ái dà, những bao bông vải trên lưng sao lại biến thành nặng như thế này ? Thật kinh khủng. Con ngựa nhỏ phát hiện mấy bao bông vải này còn nặng gấp mười lần các bao muối trước đây. Thật khó nhọc lắm ngựa nhỏ mới giãy giụa được lên bờ, nó quyết định coi như thế này là thế nào ? Đúng rồi, đường cũng vẫn là con đường này, sông cũng là con sông này, nó suy đi nghĩ lại mà cũng nghĩ không ra cái gì cả. Cuối cùng, ngựa nhỏ lẩm bẩm một mình: “Đúng rồi, con sông này có ma lực, nó có thể làm cho đồ vật biến thành nhẹ, và cũng có thể làm cho đồ vật biến thành nặng.”

(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)

Gợi ý:

Các em thân mến,

Làm việc thì tiên vàn đừng bắt chước con ngựa nhỏ cứ khư khư giữ khuôn phép cũ, không hiểu cụ thể và phân tích vấn đề, như thế thì chính mình phải nhận lấy những đau khổ mà thôi.

Có những em học sinh khi làm bài tập thì không biết sáng tạo cái hay cái mới, cứ ý như khuôn của thầy cô giảng giải mà làm bài, cho nên, dù không sai, nhưng vẫn chưa có óc sáng tạo.

Học ở trường phổ thông thì phải đặt câu hỏi để mở mang kiến thức và hiểu rõ vấn đề; và khi học giáo lý, thì phải học hỏi và tìm hiểu về Chúa Giê-su cho thật nhiều, bởi vì khi chúng ta hiểu Chúa Giê-su là ai, thì chúng ta sẽ yêu mến Ngài, yêu mến Ngài rồi thì quyết tâm đi theo Ngài và tuân giữ lời Ngài dạy, và cuối cùng thì trung thành với Ngài cho hết cuộc đời của mình, và khi đã trung thành với Chúa Giê-su rồi, thì dù cho trên vai gánh nặng cuộc đời, dù cho giòng sông thế gian sâu hay cạn, hiền hòa hay dữ tợn, thì chúng ta vẫn cứ an nhàn tự tại hướng về phía trước mà đi, vì trước mặt có Chúa Giê-su đang đợi chúng ta...

Các em thực hành:

- Khi lên lớp thì phải nghe và tìm cách đặt câu hỏi với thầy cô.

- Khi về nhà thì tự mình khám phá tìm tòi bài tập, không hiểu thì hỏi cha mẹ.

- Đến nhà thờ thì chuyên tâm học và tìm hiểu giáo lý Lời Chúa.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:56 05/05/2008
N2T


14. Ân sủng ngăn cản người làm điều ác, khiến cho họ trở thành người công chính; nó đi theo người công chính, làm cho họ không đến nỗi trở thành người ác.

(Thánh Faustinus with Simplicius)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chính Chúa Giêsu Kitô mới là Đấng Luôn Diệt Trừ Ma Quỷ
Anthony Lê
09:31 05/05/2008
Chính Chúa Giêsu Kitô mới là Đấng Luôn Diệt Trừ Ma Quỷ

Vào ngày 18 tháng 4 năm 2008 vừa qua, trong phần chia sẽ về ma quỷ, Cha Gabriele Amorth - một chuyên gia trừ quỷ của Giáo Phận Rôma - đã giúp định nghĩa cho mọi người biết thế nào là "phương cách để diệt trừ ma quỷ."

Cha Gabriele Amorth
Theo Cha, phương cách diệt trừ ma quỷ, hay bất kỳ loại tà ma hoặc hương hồn, vốn vẫn thường hay lãng vãng chung quanh môi trường sống của chúng ta, để hòng bóp nghẹt, và khống chế mọi tâm tư, tình cảm và thể xác của chúng ta, "chính là dựa vào một lời nguyện cầu chính thức, được thực hiện nhân danh Giáo Hội và lời nguyện đó phải được kết hợp cùng với các phép bí tích. Có như thế, thì lời nguyện đó mới giúp giải thoát con người khỏi sự xâm chiếm của các loài ma quỷ, hay khỏi bị các loài ma quỷ bu bám và phá hoại."

Cha Amorth nhắc cho chúng ta nhớ lại rằng chính Chúa Giêsu Kitô mới là Đấng có tài diệt trừ ma quỷ và rằng chính Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã thẳng thừng nói với Cha rằng việc diệt trừ ma quỷ chính là một trong những nhiệm vụ chính yếu của Chúa Giêsu.

Cha nói:

"Thật sự chúng ta đã nhận thấy được cách mà Ngài diệt trừ ma quỷ trong rất nhiều dịp khác nhau như Kinh Thánh đã nhiều lần đề cập tới, và mọi người lúc đó hết sức sửng sốt về sức mạnh quyền năng của Ngài và về cách mà các loại ma quỷ phải biết kính sợ và vâng phục Ngài."

Tuy nhiên, Chúa Kitô cũng đã trao cho nhân loại chúng ta sức mạnh để đẩy lùi các loại ma quỷ, bóng vía hay mọi thứ tà ma.

"Trong Máccô 16:17, Chúa Giêsu nói, 'Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ' chính vì thế, bất kỳ ai có niềm tin kiêng vững, với một đức tin trong sạch và đích thực vào Chúa Giêsu Kitô, sẽ có thể diệt trừ được ma quỷ cùng với sự hổ trợ và sức mạnh của Chúa Kitô dành cho người đó."

Cha Amorth cũng đã giải thích rằng: có rất nhiều vị Thánh - vốn chẳng phải là những chuyên gia trừ quỷ gì cả, nhưng vẫn có thể đẩy lùi ma quỷ và tất cả mọi thứ tà ma, phù phép, và Cha tin rằng chính lời cầu nguyện và đức tin chân thật, và đích thực mới giúp cho các vị Thánh có được quyền năng và sức mạnh đó đến từ Thiên Chúa.
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến các Vệ Binh Thụy Sĩ
LM. Trần Đức Anh OP
12:21 05/05/2008
VATICAN. Sáng 5-5-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến đoàn vệ binh Thụy Sĩ và thân nhân, nhân dịp 33 tân vệ binh làm lễ tuyên thệ chiều ngày 6-5-2008, tại Nội Thành Vatican.

Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC tái bày tỏ lòng quí mến và biết ơn đối với toàn thể đoàn vệ binh, cũng như cầu chúc các tân vệ binh những điều tốt đẹp nhất. Ngài nhắc lại cách đây 2 năm đoàn vệ binh Thụy Sĩ đã kỷ niệm 500 năm thành lập: bao nhiêu người trẻ Thụy Sĩ đã giã từ quê hương, dấn thân phục vụ ĐGH tại Tòa Thánh. ”Qua cử chỉ này, họ biểu lộ lòng yêu mến đối với Giáo Hội Công Giáo, phục vụ Thiên Chúa qua việc phục vụ các Đầy Tớ của Chúa”.

ĐTC đặc biệt nhắn nhủ các tân vệ binh hãy hấp thụ trước tiên tinh thần Kitô và Giáo Hội vốn là nền tảng mọi hoạt động của đoàn vệ binh. Ngài nói: ”Các con hãy luôn phát triển đời sống cầu nguyện và thiêng liêng của các con, làm nổi bật sự hiện diện quí giá của vị tuyên úy đoàn vệ binh. Hãy cởi mở và chân thành. Hãy biết quí chuộng những khác biệt trong nhân cách và tính tình của các bạn đồng ngũ, vì qua bộ đồng phục, mỗi người là một nhân vị có một không hai, được Chúa kêu gọi phục vụ Nước Tình Thương và Hòa Bình của Ngài. Vệ binh Thụy Sĩ cũng là một trường dạy về cuộc sống, và trong kinh nghiệm tại Vatican, nhiều người đi trước các con đã khám phá được ơn gọi hôn nhân Kitô, linh mục và đời sống thánh hiến. Đó là lý do để chúc tụng Chúa và cũng là lý do để quý chuộng đoàn binh của các con”.

Trong số 33 tân vệ binh, có 20 người nói tiếng Đức, 11 nói tiếng Pháp, 1 tiếng Ý và 1 tiếng ladino (romanche).

Đoàn vệ binh Thụy Sĩ hiện có 110 người. Các tân vệ binh đăng ký phục vụ 2 năm, có thể gia hạn. Chỉ những người ở lại chọn luôn nghề vệ binh và từ cấp hạ sĩ quan trở lên họ mới được phép lập gia đình. (SD 5-5-2008)
 
Nhận định của Linh Mục Samir Khalil Samir về cuộc đối thoại giữa Kitô giáo và Hồi giáo
Linh Tiến Khải
12:22 05/05/2008
Nhận định của Linh Mục Samir Khalil Samir về cuộc đối thoại giữa Kitô giáo và Hồi giáo

Một số nhận định của Linh Mục Samir Khalil Samir, dòng Tên, về cuộc đối thoại giữa Kitô giáo và Hồi giáo

ĐTC gặp TGM Anh giáo Williams bàn về Hồi giáo ngày 5/5/2008 tại Vatican
Trong thời gian qua đã có nhiều khóa họp được tổ chức nhằm mục đích đẩy mạnh cuộc đối thoại giữa Kitô giáo và Hồi giáo. Điển hình như khóa họp thứ 6 giữa Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn và Trung tâm đối thoại liên tôn thuộc tổ chức Văn hóa và liên hệ Hồi giáo Teheran Iran. Khóa họp diễn ra tại Roma kéo dài 3 ngày và đã kết thúc hôm 30-4-2008.

Chủ tọa khóa họp có Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hồi Đồng Toà Thánh đối thoại liên tôn và tiến sĩ Mahdi Mostafati, Chủ tịch tổ chức Liên hệ và văn hóa Hồi giáo. Mỗi phái đoàn gồm 7 người, và 3 chuyên viên của mỗi bên đã lần lượt trình bầy về các vấn đề ”đức tin và lý trí trong Kitô giáo và Hồi giáo”, ”đức tin và lý trí trước hiện tượng bạo lực”.

Trước đó trong các ngày từ mùng 3 đến mùng 5 tháng 3 cũng đã có cuộc họp sơ bộ giữa hai phái đoàn Tòa Thánh và phái đoàn Hồi giáo tại Roma. Ngày 13-10-2007 138 giới chức Hồi giáo đã gửi thư ngỏ cho Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và giới lãnh đạo các Giáo Hội Kitô yêu cầu bắt đầu một cuộc đối chiếu giữa hai bên, khởi sự từ đề tài Thiên Chúa duy nhất và giới răn mến Chúa yêu người. Ngày 19-11-2007 Đức Hồng Y Tarcisio Bertone Quốc Vụ Khanh cho biết Đức Thánh Cha đã chấp thuận lời đề nghị. Qua thư trả lời do Đức Hồng Y ký Đức Thánh Cha không quên hay giảm thiểu các khác biệt giữa Kitô giáo và Hồi giáo, cũng như chỉ định một lãnh vực chung cho hai bên là việc tôn trọng phẩm giá của mỗi một người, hiểu biết khách quan niềm tin của người khác, chia sẻ kinh nghiệm tôn giáo và thăng tiến sự tôn trọng và chấp nhận nhau giữa các người trẻ. Sau cùng Đức Thánh Cha mời 138 giới chức hồi giáo tham dự một cuộc họp tại Vaticăng.

Ngày 12-12-2007 hoàng thân Ghazi bin Muhammad bin Talal, thủ lãnh nhóm 138 giới chức hồi giáo nhận lời và cho biết gửi 3 đại diện hồi giáo tham dự cuộc họp sơ bộ vào đầu tháng 3.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị một số nhận định của Linh Mục Samir Khalil Samir, dòng Tên, về cuộc đối thoại giữa Kitô giáo và Hồi giáo. Cha Samir sinh trưởng tại Ai Cập, nhưng từ 22 năm nay sống tại Beirut, thủ đô Libăng và dậy khoa Hồi giáo học tại đại học thánh Giuse. Năm 2006 cha đã được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mời diễn thuyết tại Castel Gandolfo trong cuộc gặp gỡ Đức Thánh Cha tổ chức hằng năm với các cựu sinh viên của người.

Tuy là cuộc họp đầu tiên nhưng thật ra cuộc họp sơ bộ hồi đầu tháng 3 vừa qua đã chỉ có mục đích đề ra một số đề tài để thảo luận trong tương lai, vì trong nội bộ Hồi giáo có nhiều khuynh hướng và cảm quan khác nhau.

Hỏi: Thưa cha, có một loại ý niệm nào đó về đối thoại hướng tới chỗ để trong ngoặc những gì chia rẽ, và chỉ nhấn mạnh trên những gì kết hiệp thôi. Đây có phải là ý nghĩa lập trường của Tòa Thánh được Đức Hồng Y Bertone trình bầy trong thư trả lời cho 138 giới chức Hồi giáo hay không?

Đáp: Lập trường của Tòa Thánh đã rất là rõ ràng trong thư trả lời: phía Kitô giáo hiểu biết và không giảm thiểu các khác biệt giữa hai bên, nhưng như là tín hữu Kitô và hồi giáo chúng ta có thể nhìn những gì liên kết chúng ta. Đây là một lập trường thực tế và có lý: khi đối thoại cần phải nhìn người đối thoại trong sự hoàn toàn của họ, chứ không tưởng tượng chúng ta thích họ phải như thế nào. Tôi xin đơn cử một thí dụ: nếu tôi nói rằng Hồi giáo rất qúy trọng Đức Giêsu, coi Ngài là một ngôn sứ lớn và Kinh Coran kể lại các phép lạ Ngài làm, thì tôi nói lên một điều đúng, nhưng mà phiến diện. Thật thế, tôi cũng phải nói thêm rằng Kinh Coran tố cáo các tín hữu Kitô là đã nâng Đức Giêsu lên phẩm giá Thiên Chúa, đã chế tạo ra Chúa Ba Ngôi, và đã xuyên tạc các Phúc Âm. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mời gọi chúng ta đi vào chiều sâu, chứ đừng dừng lại phần tích cực và đừng để cho điều tiêu cực kìm hãm chúng ta: đó là đối thoại trong sự thật.

Hỏi: Thưa cha trong số những điểm chung, theo cha, đâu là những điểm mà sự đối chiếu có thể giúp tiến lên?

Đáp: Việc tôn trọng phẩm giá của mỗi một người chắc chắn là yếu tố quan trọng nhất, vì nó là nền tảng của sự chung sống và luân lý. Sự cởi mở mới đây của Đức Tổng Giám Mục Cantebury đối với việc đưa các yếu tố luật Sharia của Hồi giáo vào trong xã hội Anh, là con đẻ của ý tưởng cho rằng mỗi người có thể được phán xử từ niềm tin tôn giáo của mình, trong khi phải tái khẳng định rằng tất cả mọi người đều phải tôn trọng các nguyên tắc được chấp nhận một cách phổ quát và không thể vi phạm, như phẩm giá con người. Và bên trong khẳng định này cũng có cả sự tự do tôn giáo nữa. Và tự do tôn giáo bao gồm khả thể theo một tôn giáo khác với tôn giáo mà một người được giáo dục sống. Đây là đường gân hở rất đau đớn trong thế giới hồi giáo, trong đó ai rời bỏ đạo Hồi thì bị tố cáo là phản bội và có nguy cơ bi giết, bị bách hại hay bị kỳ thị.

Hỏi: Như thế chỉ khẳng định rằng chúng ta tin vào một Thiên Chúa duy nhất và vào tình yêu đối với tha nhân, như khẳng định trong bức thư ngỏ của 138 học giả Hồi giáo không thôi, là không đủ, có phải thế không thưa cha?

Đáp: Đó là một khẳng định quan trọng, nhưng phải được lồng khung trong hoàn cảnh cụ thể, nếu không nó sẽ có nguy cơ chỉ là một lời cầu mong mơ hồ. Yêu thương tha nhân một cách cụ thể có nghĩa là gì? Tôi có thể yêu thương kẻ thù không? Tôi có thể yêu thương người tội lỗi, đã phản bội luật Chúa không? Tôi có thể yêu thương người đã đổi đạo, người đã chối đạo không? Đó là những câu hỏi không phụ thuộc, mà chúng ta phải trả lời.

Hỏi: Thưa cha, còn có một nút thắt nền tảng khác mà thư của Tòa Thánh nhắc tới: đó là sự cần thiết hiểu biết một cách khách quan tôn giáo của người khác. Điều gì khiến cho sự hiểu biết này là điều có thể làm được thưa cha?

Đáp: Ngày nay đang thắng thế một sự hiểu biết đựa trên các kiểu mẫu có sẵn và trên các chờ mong mà người ta nuôi dưỡng liên quan tới người đối tác. Cần phải thay thế nó bằng một sự hiểu biết dựa trên điều người khác nói về họ. Trong nghĩa này thì điều nền tảng là coi lại các phỏng chừng xem chúng là thật hay là những điều dối trá, được chứa đựng trong các sách giáo khoa Kitô cũng như trong các sách giáo khoa hồi giáo nhằm nuôi dưỡng lòng thù hận, thành kiến và gieo vãi thuốc độc trên con đường của một cuộc gặp gỡ có thể có giữa hai bên.

Hỏi: Có người đã định nghĩa tài liệu của 138 học giả hồi giáo là gây thất vọng, vì không đối diện với nút thắt chính đối với Hồi giáo hiện đại: là sự chồng nhập tôn giáo và chính trị lên nhau. Riêng cha thì cha nghĩ sao?

Đáp: Đây là phản bác có thể được chia sẻ. Tôi xin lập lại, vấn đề không phải là lý thuyết hóa tình yêu thương đối với Thiên Chúa và đối với con người, mà đúng hơn là phải hiểu xem làm sao chúng ta có thể sống chung với nhau mà vẫn khác biệt, và làm sao có thể chấp nhận sự khác biệt mà không trừ qủy nó nhân danh Thiên Chúa, làm sao có thể yêu thương người có lập trường đối nghịch với lập trường của tôi. Và đây chắc chắn là một dây thần kinh bị hở rất đau buốt trong thế giới hồi giáo hiện nay, mà nhiều giới lãnh đạo tôn giáo đã lên tiếng nhưng lạm dụng lèo lái nó, như đi đến chỗ dùng các câu trong Kinh Coran để trao ban lý do tôn giáo cho các lập trường chính trị, cho tới chỗ biện minh cho các vụ mưu sát bằng bom người. Người khác thì lại đi tới chỗ dùng các câu trong Kinh Thánh để trao ban lý lẽ thần học cho các lập trường chính trị, đến độ biện minh cho việc chiếm hữu đất đai hay sự cần thiết phải gây chiến với một dân tộc khác.

Hỏi: Tính cách đa điện của những học giả ký tên vào bức thư gửi cho Đức Thánh Cha - họ thuộc các hệ phái Shiít, Sunnít, Ismailit, sufi thuộc 43 quốc gia khác nhau - có bảo đảm cho sự đồng tình gây chấn động trong thế giới hồi giáo không, hay vẫn để bỏ ngỏ vấn đề của một tôn giáo không có một phẩm trật được thừa nhận một cách phổ quát, thưa cha?

Đáp: Các người ký tên vào bức thư thuộc 43 quốc tịch khác nhau, nhưng họ không đại diện cho các quốc gia đó. Nhiều người là các nhân vật có quyền bính và uy tín, nhưng như luôn xảy ra trong thế giới hồi giáo, họ không thể nói nhân danh một tập thể. Có ai đó nhân danh Hồi giáo luôn có thể phản bác những điều họ nói. Thế rồi cũng phải nói thêm rằng như có một vài vị kể lại với tôi: có những vị ký tên vào bức thư mà cũng không đọc để biết nội dung của thư là gì. Họ tin tưởng nơi uy tín của các người đề nghị mở cuộc đối thoại này với Kitô giáo, ở đây là nhà vua Giordania.

Hỏi: Như thế có nghĩa là có nhiều lý do cho phép nghi ngờ cuộc đối thoại này... hay sao thưa cha?

Đáp: Chúng ta phải thực tế, như Đức Thánh Cha yêu cầu. Thực tế và tin tưởng nơi thiện chí của con người và hoạt động của Chúa Thánh Thần, sẽ soi sáng cho con người. Mặc dù không che dấu được các khó khăn một cách bình thản, sự mới mẻ của biến cố là điều không thể chối cãi và cần phải đánh giá cao nó: đây là lần đầu tiên một nhóm các hiền nhân hồi giáo bầy tỏ sự đồng cảm với Kitô giáo. Và câu trả lời của Tòa Thánh không chỉ là một biên nhận đơn sơ. Chúng ta hy vọng và chúng ta cầu nguyện để hai bên có thể đồng hành với nhau trên một đoạn đường. Điều quan trọng không phải là thảo luận một tài liệu, cũng không phải từ đó soạn ra một tài liệu mới, mà là quyết định gặp gỡ nhau thường xuyên hơn, ít nhất mỗi năm một lần, để cùng nhau thảo luận các vấn đề cụ thể được chuẩn bị trước một cách nghiêm chỉnh và có tinh thần trách nhiệm. Phải tạo ra một mối liên hệ lâu bền, chứ không phải chỉ một cách ngẫu nhiên mà thôi.

(SD 30-4-2008; Avvenire 27-2-2008)
 
Đức Thánh Cha tiếp thủ lãnh Anh Giáo
Đặng Tự Do
18:09 05/05/2008
(Rome - CWNews) Hôm thứ Hai 5/5, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã tiếp thủ lãnh Anh Giáo, Tổng Giám Mục Canterbury, Dr. Rowan Williams.

Đức Thánh Cha và thủ lãnh Anh Giáo
Đây là cuộc gặp gỡ lần thứ hai giữa Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI và người đứng đầu khối Hiệp Thông Anh Giáo. Cuộc gặp gỡ này đã diễn ra trong bối cảnh của một thời kỳ khi quan hệ Công Giáo và Anh Giáo được đánh dấu bởi hàng loạt những căng thẳng. Mặc dù các mối liên hệ đại kết vẫn thân thiện, các nhà lãnh đạo tại Tòa Thánh đã cảnh cáo rằng việc Anh Giáo quyết định tấn phong Giám Mục cho phụ nữ và cho người đồng tính đang đóng lại cánh cửa cho khả năng hiệp thông giữa Rôma và Cantebury.

Hồi tháng Ba, Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Đại Kết, đã công khai mạnh mẽ chỉ trích Tổng Giám Mục Anh Giáo Rowan Williams vì lời đề nghị của ông này đưa luật Hồi Giáo vào trong hệ thống luật pháp Anh quốc.

Cuộc tiếp kiến giữa Đức Thánh Cha và lãnh tụ Anh Giáo chỉ diễn ra trong 20’. Phát ngôn viên của Tổng Giám Mục Rowan Williams nói rằng cuộc thảo luận giữa Đức Thánh Cha và vị lãnh tụ Anh Giáo đã diễn ra thân ái và huynh đệ. Phát ngôn viên này nói rằng hai vị đã thảo luận về nhiều vấn đề từ những quan hệ giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo tới chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Hoa Kỳ gần đây và vấn đề triển vọng tự do tôn giáo tại Hoa Lục.

Tòa Thánh đã không đưa ra thông cáo gì liên quan đến cuộc gặp gỡ này.

Trước cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha, Dr. Williams nói với Radio Vatican rằng ông sẽ tường trình với Đức Thánh Cha về những kế hoạch liên quan đến hội nghị Lambeth. Đây là hội nghị được diễn ra 10 năm một lần quy tụ các nhà lãnh đạo Anh Giáo trên toàn thế giới. Hội nghị này được tiên báo sẽ cho thấy những hố sâu ngăn cách không hàn gắn được trong khối Hiệp Thông Anh Giáo. Ngay trong cuộc phỏng vấn với đài Vatican, vị lãnh đạo Anh Giáo thừa nhận rằng “đây là một thời kỳ khó khăn chưa từng có” cho việc lãnh đạo Anh Giáo.

Tổng Giám Mục Anh Giáo thành Canterbury đang ở Ý để tham dự hội nghị “Bắc những Nhịp Cầu” do Đại Học Georgetown bảo trợ nhằm đưa các nhà lãnh đạo Kitô Giáo và Hồi Giáo ngồi lại với nhau. Ông cũng đến Rôma để bổ nhiệm giám đốc mới cho Trung Tâm Anh Giáo tại Rôma.
 
Đức Giáo Hoàng Nói Kinh Mân Côi Đang Ở Trong Một Mùa Xuân Mới
Bùi Hữu Thư
21:31 05/05/2008

Đức Giáo Hoàng Nói Kinh Mân Côi Đang Ở Trong Một Mùa Xuân Mới



RÔMA ngày 5 tháng 5, 2008 - Đức Giáo Hoàng Benedict nói, Kinh Mân Côi không chỉ là “một lối sùng kính” thuộc về qúa khứ.

Đức Giáo Hoàng hướng dẫn việc đọc Kinh Mân Côi ngày Thứ Bẩy vừa qua tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả. Sau đó ngài nói chuyện với các tín hữu hiện diện tại đó.

Đức Giáo Hoàng nói, "Theo kinh nghiệm của thế hệ của tôi, những buổi chiều tháng Năm gợi lại nhiều kỷ niệm vui của những buổi đọc kinh Đức Mẹ. Ngày nay chúng ta cùng nhau xác định là Kinh Mân Côi không chỉ là một cách thức tôn sùng của qúa khứ, một kinh cầu của ngày xa xưa đã đi vào kỷ niệm. Thực vậy, Kinh Mân Côi đang cảm nhận được một Mùa Xuân mới.”

Đức Giáo Hoàng khẳng định rằng Kinh Mân Côi có thể giúp chúng ta đưa Chúa Kitô vào tâm điểm của đời sống.

Đức Giáo Hoàng tiếp, "Trong thế giới cận đại đang phân tán, kinh này giúp chúng ta đưa Chúa Kitô vào tâm điểm, như Đức Mẹ đã suy ngẫm về tất cả mọi điều được nói về Con Mẹ và về mọi sự chính Chúa nói và làm. Khi chúng ta lần hạt Mân Côi, chúng ta sống lại những giờ phút quan trọng trong lịch sử cứu chuộc, chúng ta cũng tưởng nhớ các giai đoạn khác nhau của sứ mệnh Chúa Kitô. Vào tháng Năm, chúng ta hướng lòng về các mầu nhiệm của Chúa Kitô.

"Xin Đức Maria giúp chúng ta đón nhận trong lòng ân sủng được phát xuất từ những mầu nhiệm này, để qua chúng ta, ân sủng này có thể ‘vun tưới’ xã hội, bắt đầu với các mối liên hệ hàng ngày của chúng ta, để thanh tẩy xã hội khỏi các quyền lực cuả tội lỗi và cởi mở ra cho Chúa."

Đức Giáo Hoàng Benedict XVI nói nếu đọc Kinh Mân Côi sốt sắng sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt.

Ngài tiếp, "Kinh Mân Côi, khi được đọc một cách đứng đắn – không máy móc, không hời hợt, nhưng sâu xa – sẽ đem lại bình an và hòa giải. Kinh Mân Côi chứa đựng quyền năng chữa lành của Thánh Danh Cực Trọng Chúa Giêsu, nếu được đọc lên với tất cả đức tin và tình yêu tại trọng tâm của mỗi Kinh Kính Mừng."
 
Top Stories
Vietnamese nail down the U.S. manicure business
My-Thuan Tran /Los Angeles Times
11:02 05/05/2008
Vietnamese nail down the U.S. manicure business

Even before Hoa Thi Le left Vietnam, she heard about California's booming nail business from her brothers and sisters. All six became manicurists after arriving in America.

(Photo:Don Bartletti / Los Angeles Times)
So when Le came to Orange County in December, she went straight to beauty school.

On her toes"My family told me, 'Do nails. It's easy,' " said Le, 49, as she practiced brushing hot-pink polish on a woman's toenails at Advance Beauty College in Garden Grove. "So I just followed them."

These days, it's hard to meet a manicurist who isn't Vietnamese. In California, Vietnamese Americans make up an estimated 80% of nail technicians, according to the industry's trade publication. Nationwide, it's 43%.

"The Vietnamese have taken over the nail industry," said Tam Nguyen, who operates the beauty school his refugee parents started.

"They began serving a niche that wasn't served by Americans. And boom!"

They've also transformed a business that once was an indulgence for the pampered and wealthy, and turned it into an affordable American routine.

In the 1970s, manicures cost up to $60. But waves of Vietnamese manicurists, mostly refugees who happily settled for low wages, slashed prices. Now, manicures and pedicures go for as little as $15.

The nail industry has become an easy path to success for Vietnamese Americans, who discovered they needed little training and could get by with limited English. Even before they know how to apply a top coat or scrape off calluses, Vietnamese newcomers have jobs lined up at relatives' salons. Some arrive with plans to open their own shops.

Salons across the Midwest and East Coast advertise for workers in Orange County's Vietnamese-language newspapers. Cosmetology licensing tests in California and Texas are given in Vietnamese. And the industry's trade magazine has a glossy Vietnamese-language version, VietSalon.

And whether a slur or proof of acceptance, Vietnamese Americans have earned a classic American distinction: becoming a stereotype. In stand-up comedy or prime-time TV, the spoof of a manicurist trying to tack on extra services in broken English is nearly universal.

Unlike the boutiques selling ao dai tunics or the pho restaurants that line Vietnamese enclaves, nail salons didn't spring from centuries-old customs. There are no precise words in Vietnamese for "manicurist." They call it tho nail -- nail worker.

How it began

The story of how the Vietnamese fell into the nail industry is one of pure chance -- of how 20 women who fled their war-torn country happened to meet a Hollywood starlet with beautiful nails.

The women were former teachers, business owners and government officials who came to America in 1975 after the fall of Saigon and landed in a tent city for Vietnamese refugees near Sacramento called Hope Village.

Actress Tippi Hedren, drawn to the plight of Vietnamese refugees, visited every few days. The Vietnamese knew little of Hollywood, so Hedren showed them Alfred Hitchcock's "The Birds" and pointed out her face on the screen.

Hedren was captivated by the refugees' stories of their homeland. They were, among other things, fascinated by her nails -- long, oval, the color of coral.

"I noticed that these women were very good with their hands," said Hedren, now 78. "I thought, why couldn't they learn how to do nails?"

So Hedren flew in her manicurist once a week to teach the women how to trim cuticles, remove calluses and perform nail wraps. She persuaded a nearby beauty school to teach the women and helped them find jobs.

Thuan Le, a high school teacher in Vietnam, passed her nail licensing exam four months after coming to Hope Village.

"Any profession that was taught to us, we would learn it," Le said. "We had no idea if it was going to be successful or not."

Hedren helped Le find a job at a salon in Santa Monica. It wasn't easy work. Le did not have clients, manicures were not yet in vogue, and the tools of the trade were hard to find. She scoured hardware stores for very fine sandpaper to use in place of a buffer.

Seeing Le's success, one of her high school friends from Vietnam decided to get into the business. Within a few years, Kien Nguyen and her husband, Diem, opened one of the first beauty salons run by Vietnamese Americans.

Diem Nguyen, a former South Vietnamese navy commander, enrolled in beauty school himself and encouraged friends to get into the nail business. By 1987, the Nguyens had opened Advance Beauty College in Little Saigon, translating classes into Vietnamese.

Such success stories spread to thousands of Vietnamese refugees who came to the United States, hoping to rebuild their lives. Today, Vietnamese entrepreneurs have found whopping success in the nail business, such as the Happy Nail chain that is a staple in malls across Southern California, with more than 40 stores.

Similar chains run by Vietnamese Americans popped up in the Midwest and East Coast.

But other Vietnamese salons that tried to compete with higher-end shops flopped because of limited English skills and poor business acumen. It led salons to cut prices and offer bare-bones services -- the so-called Vietnamese discount salon, where manicures were as cheap as $10.

The work can be grueling and unpleasant. The pay varies tremendously and is not always good. And for high-aspiring Vietnamese, it is a humble career.

"Of course, it is hard work," said a 35-year-old manicurist as she filed a woman's toenails at a posh Costa Mesa salon. The worker, who did not want to be named, left Vietnam 10 years ago and had to find work quickly to support two young children.

"If things were different, I could have gone to school and done something else," she conceded.

Vietnamese salons also battle the reputation of being unsanitary and offering shoddy services. A handful of Vietnamese salons have been hit with health complaints resulting from clients' contracting bacterial infections from dirty foot spas, but the numbers are no higher than non-ethnic salons, according to the California Board of Barbering and Cosmetology.

The Vietnamese nail shops have also fueled resentment from high-end salons. "Some nail technicians feel they can't compete with Vietnamese salons," said Hannah Lee, editor of Nails Magazine. "There is a point where the prices are too low and nail technicians are not making what their services are worth."

Keeping control

Like the Vietnamese, other immigrant groups have cornered business niches: Cambodians with doughnut shops, Koreans with dry cleaners, Indians with motels.

But some fade as the second generation abandons the industries their parents fought to gain a foothold in.

Nail industry observers see the opposite happening for Vietnamese Americans. Immigrants from Vietnam continue to dribble in, providing a flow of workers for new salons. And there are still unsaturated markets in the country.

"If you want to make money, get out of California," Tam Nguyen tells his students.

He said there was room for salons to transform into trendier beauty shops -- with facials, massages, leather chairs, fancy decor -- such as those that have popped up across California in recent years. They are run mostly by second-generation Vietnamese Americans.

Vietnamese Americans are also making inroads into the beauty product, manufacturing, design and foot spa business.

"Every spa chair, every nail tip, every color polish, the Vietnamese are starting to dominate," Nguyen said. "We own it, we use it."

As for Hoa Thi Le, she passed her licensing exam in Vietnamese and is looking for a manicurist job. She knows the hours will be long, the pay average. But as a newcomer who speaks only a few phrases of English, she smiles at the opportunities the nail industry has given her. And she dreams of starting a salon with her siblings.

(Source: My-Thuan Tran /Los Angeles Times Staff Writer, May 5, 2008)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khánh Thành Tượng Đài Đức Mẹ La Vang tại Giáo Xứ Our Lady Of The Assumption, Claremont, Los Angeles
Lương Xuân Ngân
03:25 05/05/2008
LOS ANGELES - Hôm nay Chủ nhật ngày 4 tháng 5 năm 2008 vào lúc 2:40 chiều. Cộng đoàn Công giáo Mân-Côi thuộc Giáo xứ Our Lady Of The Assumption, Claremont, đã cũng với Đức ông Thomas Welbers và Cha Quản nhiệm John Trần Công Nghị làm phép khánh thành Tượng Đài Đức Mẹ La Vang trong giáo xứ.

Tượng Đài Đức Mẹ La Vang Tại Giáo Xứ Our Lady Of The Assumption
Tất cả giáo-dân, các đoàn thể, với cờ đoàn, đồng phục dưới bóng cây của khuôn viên nhà thờ vây chung quang tượng Mẹ La Vang (tượng Đức Mẹ đã được tạc bằng đá thạch trắng, chiều cao khoảng 4 feet) mặc áo dài khăn đống, tay bồng Chúa Con. Pho tượng đã được một gia đình dâng tặng khá lâu, nhưng chưa dựng được tượng đài vì lý do nhà thờ có dự án xây nhà thờ mới, nhưng đến nay thì Cộng đoàn Mân-Côi quyết định dựng tượng đài cho Mẹ, vì muốn cho kịp để làm phép vào dịp tháng hoa nên các Ông trong hội Liên Minh Thánh Tâm cố gắng hoàn thành, với khuôn viên nhỏ hẹp nhưng Mẹ đã chọn chỗ đứng tốt đẹp làm nơi cho mọi người qua lại chào kính, tượng đã được Cha Chánh xứ là Đức Ông Tom Welber và cha Quản nhiệm Cộng đoàn Gioan Trần Công Nghị chính thức làm phép, và để khai mạc tháng hoa kính Đức Mẹ, Cộng đoàn đã rước kiệu hoa vòng quanh khuôn viên nhà thờ để khai mạc tháng hoa, và tiếp nối là thánh lễ Chủ nhật. Sau thánh lễ mọi người vui vẻ ra chụp hình dưới chân Mẹ, thật là một ngày yêu thương tình cộng đoàn dưới bóng từ bi của Mẹ.

*Được biết tương đài sẽ còn thêm vài công tác khác như suối nước và vườn tre trúc vàng ở hậu cảnh của tượng đài cho thêm hoàn hảo.

 
Tháng hoa của giáo xứ Bến Hải, Sài Gòn
Philiphê Hà Tiến Đạt
03:35 05/05/2008
THÁNG HOA VỀ NHỚ MẸ, NHỚ CHA

Cái nóng oi bức của cuối tháng tư đầu tháng năm ở Sài Gòn như thiêu đốt. Không một cơn gió mát nào thổi nhẹ dịu đi cái nóng ngoài trời hay trong lòng người Sài Gòn. Tháng tư đầy ắp kỷ niệm, tháng năm mọi người mong ngóng…Mùa hoa lại về, nhắc nhở mỗi người chạy đến dâng kính Mẹ những đóa hoa muôn màu sắc. Sắc màu hoa làm dịu mát lòng Mẹ và là luồng gió thổi mà ai chạy đến Mẹ được tận hưởng êm ái dường bao.

Bến Hải, chiều nay như bừng lên một bức tranh muôn màu sắc muôn hoa làm nhẹ đi thời tiết oi bức của đầu mùa hạ kèm theo ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới hình thành cơn bão của đầu năm Chuột. Trời vần vũ, trời nổi gió, cơn mưa đến đe dọa ngôi nhà thờ tạm đã làm hàng trăm con tim yêu mến Mẹ hồi hộp, lo sợ.. .

Tháng hoa về cũng làm con tim mọi người dân giáo họ Thánh Giuse bồi hồi, cảm xúc.

Nhớ đến Mẹ lại nhớ đến người Cha, Thánh Giuse, thân yêu của Chúa. Giuse trong xóm nhỏ điêu tàn…, tiếng hát vọng lại đưa lòng mỗi người của giáo họ vẫn nhớ, vẫn thương về một người Cha huyền nhiệm, một người Cha thầm lặng, một người Cha luôn cần cù lao động là mẫu gương cho tất cả các bậc làm Cha suy gẫm.

Tháng hoa về nhớ Mẹ năm xưa,

Tình yêu thương Mẹ dạy con xác tín

Nhớ Mẹ tháng năm lại nhớ Cha,

gương Cha sáng để con soi cuộc đời…

“( trích từ trang internet, nói lên niềm tâm sự của chúng con)

Hôm nay chúng ta về đây, cùng nhau khai mạc tháng năm, dâng hoa tôn vinh Mẹ. Ngoài những bông hoa tươi xinh, muôn màu muôn sắc, chúng ta còn muốn dâng lên Mẹ hoa lòng nhỏ bé nhưng chân thành của chúng ta:

Xin dâng lên Mẹ hoa hồng của lòng yêu mến, xin Mẹ dạy chúng con biết yêu Chúa hết lòng và yêu anh chị em mình như Chúa đã yêu chúng con.

Xin dâng lên Mẹ hoa vàng của niềm tin sắt đá, xin Mẹ dạy chúng con sống phó thác tin tưởng vào tình thương và sự quan phòng của Chúa như Mẹ

Xin dâng lên Mẹ hoa xanh của niềm cậy trông và hy vọng, xin đừng để chúng con thất vọng chùn bước trước bất cứ khó khăn nghịch cảnh nào của cuộc sống.

Xin dâng lên Mẹ hoa trắng của sự trinh trong, xin Mẹ giúp chúng con gìn giữ tâm hồn luôn trong trắng, sạch tội.

Xin dâng lên Mẹ hoa tím của những đau thương, bệnh tật, tang tóc, xin Me dạy chúng con biết vui lòng chấp nhận Thánh Giá Chúa gởi đến để trung thành bước theo Đức Kitô, Con của Mẹ……”

Lạy Đức Mẹ Hồn xác lên Trời, bổn mạng của giáo xứ Bến Hải, đó là tất cả những đoá hoa lòng đơn sơ, chân thành nhưng đượm tình yêu mến, chúng con xin dâng lên Mẹ, xin Mẹ thương nhận lấy và chúc lành cho chúng con.

Lạy Thánh Giuse lao động, bổn mạng của giáo họ Thánh Giuse, nhờ lời bầu cử của Thánh nhân xin cho chúng con biết lao động là để phục vụ cho con người hạnh phúc hơn. Nhưng đúng trước sự chọn lựa để dấn thân phục vụ, con vẫn ngập ngừng...Xin cho con can đảm chọn lựa dấn thân, và như Thánh Giuse, con có thể góp phần nhỏ bé của mình để xây dựng " nền văn minh sự sống và tình thương".

Amen.
Tháng Hoa Thánh Giuse
 
Giáo xứ Bến Hải, Saigòn, mững lễ Chúa Thăng Thiên
Philipê Hà Tiến Đạt
08:38 05/05/2008
 
Cộng Đoàn và Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Tây Úc Tĩnh Tâm
Nguyễn Thương
17:43 05/05/2008
Perth, WA – Thứ Bảy 3/5 và Chúa Nhật 4/5, Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia đình và Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc tham dự hai buổi giảng thuyết của Cha Hoàng Tiến Đoàn SJ và Anh Hoàng Duy Tân ( California, USA ) với chủ đề: “ Tâm Lý Gia Đình và Giáo Dục Con “.

Tối Thứ Bảy, sau thánh lễ anh chị em Song Nguyền của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình và giáo dân đã ở lại tham dự lắng nghe Cha Tiến Đoàn SJ phân tích sự khác biệt tâm lý giữa người nam và nữ. Từ đó vợ chồng có thể thông cảm, kính trọng và yêu thương nhau hơn. Anh Duy Tân chia sẻ cảm nghiệm riêng nhờ ơn Chúa và nhờ dự Khóa của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình đã thay đổi giúp anh sống hạnh phúc. Anh đưa ra những điểm căn bản và khuyến khích những tham dự viên dùng ý chí để thực hiện hầu đem lại niềm vui hạnh phúc trong đời sống gia đình. Phần trao đổi kinh nghiệm và đặt câu hỏi của giáo dân thật sống động liên kết với chủ đề. Sáng Chúa Nhật, những người đi tham dự đông hơn với chủ đề: “ Giáo Dục Con ”.

Cha Tiến Đoàn SJ tóm lại những điểm chính của buổi giảng thuyết của tối thứ bảy về tâm lý gia đình. Kế đến cha dùng những mẫu chuyện gia đình về việc giáo dục con theo từng thế hệ tuổi tác, khó khăn hay mâu thuẩn trong việc dạy con. Những điều cần để ý khi cha mẹ giáo dục hướng dẫn con mình. Anh Duy Tân chia sẻ cảm nghiệm riêng và những kinh nghiệm của một số cha mẹ giáo dục ảnh hưởng trên con mình. Thời gian dành cho con, gần gũi lắng nghe trao đổi với chúng, làm gương cho con như thế nào? Những câu hỏi, cảm nghiệm chia sẻ từ các anh chị song nguyền hay giáo dân thật lôi cuốn theo chủ đề. Kết thúc cho buổi giảng thuyết, một sự gặp gỡ riêng của các cặp song nguyền trong Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình với Cha Hoàng Tiến Đoàn SJ và anh Hoàng Duy Tân qua bữa ăn trưa thân mật.
 
Mục vụ Giới Trưởng Thành người Việt tại Pháp: Đối thoại về những thách đố
Trần Văn Cảnh
19:42 05/05/2008
Mục vụ Giới Trưởng Thành người Việt tại Pháp: Đối thoại về những thách đố của các Cộng Đoàn

(Khóa gặp gỡ XII từ 01 đến 04/05/2008 tại La Pue, Poitiers)

III. NGÀY SUY XÉT VÀ ÐỐI THOẠI 03/05/2008

Ngày 01.05.2008, các đại biểu của 16 cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp đã trở về một làng nhỏ La Puye, miền trung nam nước Pháp để gặp gỡ nhau. Ngày 02/05/2008, họ đã cầu nguyện, hội học và trao đổi với nhau về hai vấn đề rất thiết thân với đời sống đức tin: những thách đố cho giáo hội hôm nay và những thách đố cho gia đình công giáo việt nam hôm nay.

Vẫn trong bầu khí cầu nguyện và trong tinh thần liên đới, ngày 03/05/2008, các đại biểu đã tiếp tục hội học và trao đổi. Nhưng hai đề tài này đòi các đại biểu phải suy xét nhiều hơn và đối thoại nhiều hơn, vì chúng dính liền với sự sinh tồn của các cộng đoàn và sự hạnh phúc của các gia đình. Hai đề tài đó là « Những thách đố cho các cộng đoàn công giáo việt nam hôm nay » và « Sự đối thoại cha mẹ - con cái ». Và vì là ngày áp chót của khóa gặp gỡ, cha Tổng Ðại Diện Hà Quang Minh đã tiên liệu kết thúc khóa hội học bằng một nghi thức « sai đi » và một « tối văn nghệ ».

1. NHỮNG THÁCH ÐỐ CHO CÁC CỘNG ÐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP

Tác giả cuốn sách « Người Công Giáo Việt Nam tại Pháp, 1975-2005 », Sư huynh Trần Công Lao là người đã sinh sống với các Cộng đoàn CGVN tại Pháp từ 1978 và đã tham dự vào việc mục vụ của các cộng đoàn này, ở lãnh vực địa phương Saint-Etienne, cũng như ở lãnh vực Tuyên Úy Ðoàn và Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành. Ngài hiểu rất rõ về đời sống của các Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp. Theo sư huynh, các Cộng Ðoàn Công Gáo Việt Nam tại Pháp gặp 4 thách đố quan trọng:

Thách đố cộng đoàn đức tin: Trong những năm đầu mới hội nhập (1975-1985), các sinh hoạt mục vụ các sinh hoạt mục vụ của các Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam xem ra rất năng động, không ai chối cãi. Thánh lễ lúc nào cũng đông đảo, không những chỉ có người trưởng thành và thanh niên thiếu nữ, mà còn có các trẻ nhỏ, ngay cả những em bé còn nằm trong xe đẩy (cả gia đình). Nhưng nay, sau hơn 32 năm sống ở « quê hương thứ hai », cảnh đó rất hiếm thấy, hoặc không còn thấy nữa.

Thách đố cộng đoàn cầu nguyện: Tại Việt Nam, giáo dân không những có thói quen đọc kinh sáng tối trong mỗi gia đình, mà còn đặc biệt hơn nữa, vào các tháng Ba, Năm, Sáu, Mười, nhiều xứ đạo tổ chức đọc kinh chung tại nhà thờ. Người ta gọi đó là « làm việc tháng ». Dôi khi cũng mời những xứ đạo lân cận tham gia, để cuộc rước kiệu trở nên hoành tráng. Ðây là những tập quán tốt đẹp.

Nhưng nay qua Pháp, các sinh hoạt choán đường phố để rước kiệu như bên Việt Nam là vấn đề không thể thực hiện. Còn việc đọc kinh trong gia đình cũng gặp nhiều trở ngại: buổi sáng phải đi làm sớm, tối về chương trình truyền hình lôi kéo, vì suốt ngày làm việc ở hãng xưởng mệt nhọc, hay phải đi làm nhà hàng cơm, nên bỏ tập quán đọc kinh. Nếu gia đình còn tổ chức được, thì con cái cũng chẳng bao giờ tham dự, chúng (viện lý do) lo học bài, nhưng có khi dúi đầu vào Internet. Thách đố đáng lưu ý ở đây là các gia đình trong cộng đoàn Việt Nam hiện nay đã đánh mất tập quán đạo đức tốt đẹp trước đây, là việc cầu nguyện bằng sự đọc kinh tối sáng trong gia đình. Liệu có cách nào để phục hồi được không ?

Thách đố cộng đoàn tình thương: Nếu mọi người biết thực thi lời Chúa dậy, sống thương yêu đoàn kết như các cộng đoàn giáo hữu tiên khởi, thì mỗi cộng đoàn Việt Nam hiện nay sẽ là « một đại gia đìnhthánh ». Nhưng trong thực tế, nhiều cộng đoàn có những sự chia rẽ khá trầm trọng. Ðây là một thách đố đối với cộng đoàn, thách đố chia rẽ nội bộ.

Thách đố « sống còn » cho cộng đoàn chứng nhân: Vào những năm cuối 70 và đầu 80, các Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam có giáo hữu đông đảo, đủ mọi thành phần, lứa tuổi, ngay cả những em bé, cũng được cha mẹ dắt theo. Nhưng bây giờ, 17 năm sau, thánh lễ chỉ còn một số người lớn tuổi tham dự. Lớp trẻ nhỏ và thanh niên nam nữ không thấy bóng dáng nữa. Tre già mà măng không mọc. Tuổi tác những người lớn này không cho phép trù liệu những gì lâu dài. Ðây là thách đốsống còn của các cộng đoàn thuộc loại nhỏ. Thêm vào đó, các cộng đoàn hạng nhỏ này còn thường gặp một khó khăn khác là sự vắng thiếu linh mục. Ðây cũng là một yếu tố khác của thách đố sống còn.

Trước bốn thách đố trên đây, các cộng đoàn loại nhỏ cần có bốn yếu tố giải đáp để duy trì và phát triển. Trước nhất, nếu được một chủ chăn năng nổ, trụ trì, nghĩa là luôn ở tại địa phương, thì dù nhỏ, cộng đoàn cũng sẽ có nhiều khởi sắc. Năng nổ, nghĩa là chủ chăn thăm viếng các gia đình, đi tìm con chiên, chứ không phải chờ con chiên đến, như khi còn ở Việt Nam khi xưa. Cùng với vị tuyên úy năng nổ, nếu cộng đoàn có Ban Ðại Diện tận tâm, đoàn kết, thì không những cộng đoàn được tồn tại, mà còn sẽ được phát triển. Và để cộng đoàn sống có tình nghĩa anh em trong cộng đoàn và với những người khác, từ tuyên úy đến giáo dân, cộng đoàn phải thực sự sống Ðức Tin, Ðức Cậy và Ðức Ái, ba nhân đức trụ cột của đạo công giáo.

2. ÐỐI THOẠI CHA MẸ - CON CÁI

Là Ðoàn Trưởng, Ðoàn Phó và Dự bị trưởng của Ðoàn Thiếu Nhi Thánh Thể « Kitô Vua », Anh Nha Ty, chị Vân Thiên và em Thiên Phúc đã đáp lời mời của Ðại Diện Tuyên Úy Ðoàn, bỏ Paris đến La Puye chia sẻ với các đại biểu các cộng đoàn về « (Những khó khăn) đối thoại Cha Mẹ - Con Cái ». Ðặc biệt những điểm sau đây đã được anh đoàn trưởng và chị đoàn phó nêu ra:

Cơ hội gặp gỡ và đối thoại ít oi. Trong cuộc sống hằng ngày, thời gian cha mẹ con cái sống chung, hiện diện, nói chuyện và trao đổi với nhau càng ngày càng ít. Qua những phút gặp gỡ vắn vỏi này, câu chuyện chỉ xoay quanh vài thông tin « Sao, hôm nay ở trường thế nào » ? « Làm bài được không » ? « Ăn uống cái gì » ? Sự đối thoại vì vậy hầu như không có. Thêm vào với những câu hỏi thông tin này, cha mẹ hay bảo con cái « phải làm cái này, không được làm cái kia ». Mà nếu con cái hỏi « tại sao vậy », thì cha mẹ hoặc không cắt nghĩa, hoặc chỉ bảo « mai mốt sẽ hiểu ».

Có những hiểu lầm do ngôn ngữ gây ra. Ở nhà ít, nói chuyện với nhau ít, con cái dần dần ít nói tiếng việt, quên dần tiếng việt, càng ngày càng ít hiểu tiếng việt. Trái lại tiếng tây, lại được nói nhiều. Trẻ sinh bên này, nhiều khi không thấy lý do phải nói tiếng việt. Khả năng tiếng việt kém, trẻ nói tiếng việt sai, cha mẹ hiểu lầm. Cha mẹ nói tiếng việt, trẻ không hiểu hết, đi đến chỗ hiểu lầm. Trẻ nói tiếng tây, cha mẹ không hiểu hết, lại một hiểu lầm nữa. Từ vấn đề tiếng nói, sự đối thoại, nếu có, giữa cha mẹ con cái gặp trở ngại về ngôn ngữ và ý tưởng.

Giáo dục nhiều cấm đoán hơn là đi về nguồn. Khi còn nhỏ, ở trong gia đình, con cái chỉ gặp cha mẹ. Chúng hoàn toàn nghe theo cha mẹ. Khi đi học, chúng tiếp xúc với nhà trường, với các trẻ nhỏ khác, chúng thấy mình có những điều phải giữ, khác với các trẻ khác, phải chào hỏi, phải thưa bẩm, phải đọc kinh, đi lễ,…chúng so sánh và dần dà khám phá ra những bó buộc của giáo dục việt nam và công giáo,… đôi khi chúng không hiểu tại sao phải giữ những bó buộc ấy. Lớn lên, đôi khi chúng bỏ bớt ! Ðiều quan trọng có lẽ là đi về nguồn, nghĩa là cần phải làm « tốt hơn », mà không nhất thiết « phải tốt như vầy, như nọ ».

Bắt học theo ý muốn của cha mẹ hơn là năng khiếu của con cái. Trong một lớp trẻ nhỏ việt nam, nếu hỏi chúng, mai sau lớn lên, các em sẽ làm gì ? 100% trả lời làm bác sĩ. Một vài em thấy ngượng, tìm câu trẻ lời khác, nhưng quanh quẩn cũng bảo sẽ làm kỹ sư, giáo sư, luật sư,..Cha mẹ cứ muốn con làm theo ý mình, học điều mình muốn, mà không để cho con chọn học cái nó thích và có năng khiếu.

Quá yêu dấu và mong chờ quá nhiều. Bố mẹ rất hãnh diện về con cái, hay kể con mình thế này, thế nọ, chê con người thế này thế kia. Ðể làm đẹp lòng cha mẹ, con cái phải gắng làm những điều cha mẹ muốn, tránh làm những điều làm cha mẹ mất mặt. Gánh thành nặng quá. Nhiều em, để tránh bị so sánh với con bà này, con ông kia, đã không đến cộng đoàn nữa. Con cái biết rằng cha mẹ thương mình rất nhiều, nhưng vì tình thương này, nhiều khi cha mẹ mong chờ quá nhiều nơi con cái. Tình thương này, đôi khi trở thành gánh nặng quá sức chịu đựng của con.

Cuộc đối thoại giữa ba bạn trẻ và các đại biểu các cộng đoàn càng ngày càng hào hứng và hấp dẫn, nhiều vấn đề khác đã được nêu lên, như sự chia cách về nếp sống giữa giáo hội và xã hội, sự giáo dục sinh lý, tình yêu quê hương dân tộc, sự gắn bó với cộng đoàn, những điều cần làm để đối thoại có nghĩa và hữu hiệu hơn, sự cung ứng những nhu cầu vật chất, sự cắt nghĩa cần thiết bằng những lời đơn sơ, sự thiếu sót về những nhu cầu học hiểu, nhu cầu tin tưởng, nhu cầu tôn trọng, nhu cầu bạn hữu, nhu cầu tự quyết, tự chủ, trách nhiệm…

3. NGHI THỨC SAI ÐI

Sau cơm tối và kinh tối, lợi dụng tối cuối cùng gặp nhau, cha Tổng Ðại Diện các tuyên úy Hà Quang Minh đã chủ sự một « nghi thức sai đi », như ngầm ý gửi các cán bộ lên đường truyền giáo. Ðây là một nghi thức mà các cha Thừa Sai Hải Ngoại Paris đã cử hành mỗi khi gởi đoàn thừa sai lên đường sang Viễn Ðông. Các đại diện các Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp tối nay cũng bồn chồn không kém gì những thừa sai sắp lên đường. Họ như đang hát « bài ca tiễn người thừa sai lên đường », mà một thừa sai, Claude Charles Dallet (1829-1878), đã đặt lời và Charles Gounot (1818-1893) đã phổ nhạc.

Mở đầu nghi thức, cha Hà Quang Minh mời mọi người đứng dậy, nghe bài sai của Chúa, bài sai mà Chúa đã nhắn nhủ các Tông Ðồ khi xưa, trước khi về trời: « Mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến ngọn núi Ðức Giêsu đã truyền cho các ông đến. Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Ðức Giêsu đến gần, nói với các ông: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. (19) Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em. và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (Mathêu, 28,17-20).

Sau đó Cha Tổng Ðại Diện mời mỗi người lên hôn kính Tin Mừng của Chúa và nhận lãnh cây nến đốt sáng, như ngầm bảo « anh em hãy là ánh sáng thế gian ». Nghi thức đơn sơ, nhưng ý nghĩa và cảm động.

4. VĂN NGHỆ LIÊN ÐỚI

Sau nghi thức sai đi, bốn nhóm hội học đã biến thành bốn nhóm văn nghệ. Nhiều màn ca, vũ, kịch đã được trình diễn một cách đơn sơ mà đặm tình. Ðặc biệt màn Hát đối « Từ muôn phương, đàn chim Việt bay về La Puye » và hài kịch « Ðời sống gia đình cụ Cảnh » đã diễn tả những điều mà cuộc gặp gỡ khóa XII đã đặt ra với các đại biểu các cộng đoàn: « Những thách đố cho Giáo Hội, cho gia đình Việt Nam và cho Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam ».

(Ngày 05 tháng 05 năm 2008)
 
Cuộc Đi Bộ Băng Rừng 100 cây số
Lm. Lê Thành Nhân
22:25 05/05/2008
GIỚI THIỆU ĐI BỘ DO OXFAM AUSTRALIA TỔ CHỨC

Tháng 11 năm ngoái (2007), cô Ann hỏi tôi:”Cha có muốn đi bộ do cơ quan Oxfam tổ chức không? Tôi mà đi được thì cha cũng đi được. Cha nhớ trả lời sớm nhe vì sắp hết hạn rồi đó.” Tối hôm đó khi đi ngủ tôi nằm gác tay lên trán suy nghĩ: “Lúc này mình cũng sắp ngũ tuần rồi và kỳ thử máu vừa qua cho thấy mức cholesterol của mình khá cao nên tôi cũng hơi quan ngại. Tôi vẫn thường đi bộ 1 tiếng đồng hồ mổi ngày nhưng chưa bao giờ đi hơn 10 cây số. Đi bộ là một dịp tốt để nâng cao sức khỏe và nhất là những cố gắng của tôi sẽ góp phần vào việc bài trừ tệ nạn đói khổ trên thế giới. Hôm sau tôi đã quyết định ghi danh và bắt đầu tập dợt. Đội của tôi gồm 4 người gồm có Ann, Mick, Jim và tôi. Đội được đặt tên dí dỏm là The Good, The Bad and the Nhan Le.

CƠ QUAN OXFAM LÀ GÌ ?

Cơ quan Oxfam là một tổ chức từ thiện, độc lập, không thuộc về tôn giáo, nhằm gây quỹ để giúp người dân của 28 nước nghèo trên thế giới biết tự lực cánh sinh, chống lại tệ nạn nghèo đói và bất công trong xã hội.

ĐI BỘ BĂNG RỪNG XUẤT PHÁT TỪ ĐÂU ?

Đi bộ băng rừng là một cuộc diễn tập quân sự của đội quân Gurkha ưu tú cảm tử của Nữ Hoàng ở Hồng Kông được bắt đầu vào năm 1981. Lần lần sự diễn tập quân sự này được sử dụng như là một thách đố thể thao và được phổ biến rộng rãi tại các nước Tân Tây Lan, Anh Quốc, Úc, Nhật và Bỉ. Năm nay cuộc đi bộ băng rừng 100 cây số này được thực hiện trong hai ngày 11&12 tháng 4 năm 2008 (trong vòng 48 giờ đồng hồ), khởi hành từ Jells Park thuộc vùng Wheelers Hill được kết thúc ở Wesburn Park thuộc vùng Yarra Ranges. Mỗi đội gồm 4 người, đi với tinh thần đồng đội nghĩa là phải cùng đến và cùng rời những trạm dừng chân cùng một lúc và cuối cùng cả đội cùng đến đích (trạm số 9).

KINH NGHIỆM TẬP DỢT

Sau một vài buổi tập dợt đầu tiên khoảng 15 cây số đường rừng nên hết lên dốc lại tuột dốc và mãi chạy theo những người khác để đến đích, nên sau những lần tập dợt tôi đã cảm thấy ê ẩm và nhức nhối các khớp xương. Cái khó nó bó cái khôn, như ca dao Việt nam mình thường nói. Tôi sớm nhận ra thực tế rằng cô Ann và tôi khác nhau. Mặc dù cô có thể đi được, điều này không có nghĩa là tôi cũng có thể đi được. Một nhận thức khác mà tôi cảm nhận được là khi tôi ham chạy tới đích thì tôi đã quên đi ý thức về chính mình và do đó không chủ động được cơ thể mình nữa. Câu thành ngữ sau đây đã nhắc nhở tôi:

Đi đâu mà vội mà vàng,

Mà quên túi bạc mà mang túi chì.


Tôi rút ra bài học sâu xa về sự diệu kỳ của ý thức: ý thức của từng hơi thở, ý thức của từng bước chân. Thật là đơn điệu và buồn chán như chúng ta thường nghĩ, nhưng đây cũng chính là sự vận hành của vũ trụ: sự điều đặn của bình minh và hoàng hôn, của ngày và đêm, của ánh sáng và của bóng tối, của mặt trời và măt trăng, của chu kỳ bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông … Tôi cũng nhận thức được rằng: khi tôi ý thức được những gì xảy ra trong tôi thì tôi cũng ý thức đươc những gì đang xảy ra chung quanh tôi. Nào là những tia nắng vàng rực rỡ chiếu qua những tàng cây lá xanh tươi, nào những đồi núi chập chùng, nào là những tiếng chim ca thánh thót trên cành cây như đang chào đón tôi, nào là những con đại thử vểnh tai trố mắt chăm chú tò mò nhìn chúng tôi, nào là những con chim trĩ thong thả kiếm ăn chẳng màng những gì đang xảy ra chung quanh chúng, nào là những con nhím đang chui rúc tìm mồi bằng khứu giác nhạy cảm của chúng … Một thế giới huyền diệu, một bức tranh tuyệt mỹ đang diễn ra trước mắt tôi. Tôi nhận ra rằng hạnh phúc được tìm thấy trên đường mình đi chứ không phải chỉ khi đến đích; hạnh phúc không đâu khác hơn là trong giây phút hiện tại hơn là chỉ xảy ra trong môt tương lai chưa đến; hạnh phúc trong tôi cũng bừng lên khi nhận ra rằng mình không phải là một ốc đảo biệt lập nhưng là một phần tử của nhân loại, và của vũ trụ bao la tuyệt vời.

Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường (2 Tim 4:7)

Mặc dù đường xa gập gềnh dễ làm cho tôi ái ngại nản lòng nhưng tôi vẫm kiên trì tiến từng bước một. Tôi nghĩ là nếu tôi đạt tới trạm dừng chân thứ 1 thì tôi sẽ có thể đến được trạm số 2, rồi số 3. Nếu tôi có thể chịu đựng và vượt qua được ngày đầu tiên thì tôi có thể vượt qua được ngày thứ hai. Vì đường xá xa xôi nên chúng tôi phải tính toán thời gian, điều này có nghĩa là thời gian ăn uống và nghỉ ngơi phải bị cắt ngắn lại. Mỗi trạm dừng chân (khoảng 12 cây số) chúng tôi chỉ nghỉ được 20 phút, và vì phải đi qua đêm nên chúng tôi chỉ chợp mắt được 3 tiếng phù du mà thôi và sau đó lại tiếp tục lên đường. Cô Ann chân cẳng bầm dập, cô có cảm tưởng như là mình đang đi chân đất, nhưng vẫn kiên trì không thối lui. Mick, chồng cô, phải khích lệ tinh thần và mang túi đựng nước và thức ăn giùm cho cô. Tôi thì sau một đoạn đường dài, chân tôi đã cứng đờ như khúc gỗ, không thể đứng lên và ngồi xuống mà không phải vịn. Trong trạm cuối cùng chúng tôi thấy là mình không xa đích bao nhiêu. Jim hăm hở chạy trước, còn tôi thì đuổi theo Jim, nên khi vượt hết dốc núi thì tôi như bị “xụm bà chè”. Tôi đã phải lê lết một đoạn dài cho đến khi hồi phục lại và tiếp tục leo dốc núi. Mặc dù tôi nhớ câu thánh vịnh: Phúc cho ai được lên núi Chúa (Tv. 24:1) nhưng tôi cũng cảm nghiệm được rằng đường lên núi Chúa ôi thật là xa xôi.

Qua kinh nghiệm mồ hôi và tim óc, tôi đã nhận ra rằng Bí Quyết thành công là sự luyện tập điều đặn, sự quyết tâm và kiên trì, tinh thần kỷ luật và tinh thần đồng đội, sự yểm trợ của hậu cần và của những người đã bảo trợ chúng tôi. Những người bảo trợ đã rộng rãi tặng cho đội chúng tôi hơn $AUS 3,000 ngàn đồng đưa vào quỹ chống nghèo đói. Và nhất là ý thức được sự diệu kỳ của giây phút hiện tại đã giúp tôi nhận ra là mình đang sống trong một thế giới tuyệt vời của vườn địa đàng - một thế giới của tình yêu Thiên Chúa.

** Oxfam Australia chúc mừng đội The Good, The Bad and The Nhan Le đã hoàn tất Cuộc Đi Bộ Băng Rừng - 100 Cây Số, Đội 4 người, trong vòng 48 giờ đồng hồ - và đến đích trong 36 giờ 13 phút. Melbourne, April 2008.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tổ quốc tôi như...
Nguyễn Xuân Nghĩa
08:34 05/05/2008
Tổ quốc tôi như...

Tổ quốc tôi như miếng da lừa
Một lần ước, mất đi một góc
Ước phồn vinh: rừng mất cây, biển mất cá
Ước vẹn toàn: mất hải đảo, mất Cao Nguyên.

Tôi đứng ôn hòa, biểu ngữ chống Bắc Kinh
Người đến đầu tiên là cảnh sát
Họ nhìn tôi như nhìn loài chó ghẻ
Tôi ngã rồi họ dựng chúng tôi lên
Những nắm đấm thôi miên vào mặt.
Tôi nằm lăn ra đất
Nước mắt nuốt vào lòng
Lịch sử 4 ngàn năm triều đại nào như thế?

(Hải Phòng, viết để nhớ ngày 29/4/2008, www.reformvietnam.org)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Người Việt Nam Công Giáo: Người tín hữu là ai?
Hà minh Thảo
10:53 05/05/2008
NGƯỜI VIỆT NAM CÔNG GIÁO (18)

CHƯƠNG XI: GIÁO XỨ và CỘNG ĐOÀN (Tiếp Theo)

I. NGƯỜI TÍN HỮU LÀ AI ?

Danh từ tín hữu được Bộ Giáo Luật ngày 25.01.1983 định nghĩa trong điều 204:

Tín hữu tại Việt Nam
(1) Các tín hữu là những người, nhờ phép Rửa Tội, được hiệp thân với Đức Kitô, kết thành dân của Chúa và do đó, họ tham dự theo cách thế riêng vào chức vụ tư tế, sứ ngôn và vương giả của Đức Kitô. Theo điều kiện của mỗi người, họ được kêu gọi thực hành sứ mệnh mà Thiên Chúa đã giao phó cho Giáo Hội chu toàn trong thế giới.

(2) Giáo Hội này, được thiết lập và tổ chức như một xã hội ở trong thế giới, tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo, được cai quản do người kế vị Thánh Phêrô và do các Giám Mục hiệp thông với Người.

Như vậy, tất cả mọi thành phần của Giáo Hội là Dân Chúa, là nhiệm thể của Đức Kitô, từ Đức Giáo Hoàng, các Hồng Y, Đức Cha, Linh mục, Tu sĩ và Giáo dân đều là tín hữu, là những người tin vào Đức Kitô.

Phép Rửa Tội, bí tích Đức Tin, đã tái sinh chúng ta trong sự sống con Chúa, kết hợp chúng ta với Chúa Giêsu Kitô, với thân thể Ngài là Giáo Hội, xức dầu cho chúng ta trong Chúa Thánh Thần bằng cách làm cho chúng ta trở nên những đền thờ thiêng liêng.

II. NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN LÀ AI ?

Khi ra khỏi giếng nước Rửa Tội, mỗi người Kitô hữu đều được nghe tiếng đã phán trước kia trên bờ sông Giođanô: « Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con. » (Lc 3:22). Khi đó, người tín hữu đều chỉ là tín hữu giáo dân. Sau đó, người tín hữu có thể sống nghĩa vụ theo Ơn Gọi Chúa đã chỉ định: giáo sĩ hay giáo dân.

Bộ Giáo Luật trong điều 207, số 1 phân biệt tín hữu giáo dân với giáo sĩ và tu sĩ như sau:

« Do sự thiết lập của Thiên Chúa, giữa các tín hữu trong Giáo Hội, có các thừa tác viên có chức thánh, trong luật được gọi là các Giáo Sĩ; còn các người khác được gọi là Giáo Dân. »

Số 2 của điều luật trên phân biệt giáo dân với tu sĩ như sau:

« Trong cả hai thành phần vừa nói, có những tín hữu tận hiến cho Thiên Chúa một cách đặc biệt và đóng góp vào sứ mệnh cứu rỗi của Giáo Hội bằng việc tuyên giữ các lời khuyên Phúc Âm qua lời khấn hoặc qua mối giây ràng buộc thánh thiện khác, được Giáo Hội công nhận và phê chuẩn. Hàng ngũ của họ tuy không thuộc về cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội, nhưng thực sự thuộc về đời sống và sự thánh thiện của Giáo Hội. »

Như vậy:

- Giáo sĩ là người tín hữu có chức thánh như Phó tế, Linh mục và Giám mục hay giáo sĩ thừa tác. Nhưng chỉ có linh mục và Giáo mục được gọi là tư tế vì có chức tư tế thừa tác và được quyền tế lễ. Phó tế là những thừa tác viên được truyền chức thánh để lo công tác phục vụ trong Giáo Hội.

- Tu sĩ là người tín hữu nam nữ đã quảng đại đáp lời mời gọi của Chúa để tự nguyện khấn và sống ba lời khuyên Phúc Aâm (khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục hoặc có giây ràng buộc thánh thiện khác được Giáo Hội công nhận và phê chuẩn. Đây là bậc sống thánh hiến dành cho những người có ơn gọi sống những linh đạo hay đặc sủng đặc biệt của nhiều Dòng Tu hay Tu Hội khác nhau.

- Giáo dân được Bộ Giáo Luật định nghĩa theo tinh thần Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội ‘Ánh Sáng Muôn Dân’ số 31, như sau:

«Danh hiệu giáo dân, có nghĩa là tất cả các Kitô hữu không thuộc thành phần chức thánh, hay bậc tu trì được Giáo Hội công nhận, nghĩa là các Kitô hữu đã được phép Rửa Tội sáp nhập vào thân thể Chúa Kitô, được nhập tịch Dân Chúa, được trở thành người tham gia, theo cách của mình, vào chức vụ tư tế, chức vụ rao giảng Lời Chúa, và chức vụ vương giả của Chúa Kitô, là những người thi hành sứ mệnh của toàn dân Kitô hữu trong Giáo Hội và giữa trần thế theo nhiệm riêng của mình.»

A. Chức vụ người tín hữu giáo dân

Nếu Đức Kitô là đầu Nhiệm Thể của Ngài là Hội Thánh, thì người tín hữu giáo dân thuộc về nhiệm thể ấy được thông phần vào chức vụ chính của Ngài là:

1. Chức vụ tư tế.

Người tín hữu giáo dân thông phần vào chức vụ tư tế của Đức Kitô như Hiến Chế về Giáo Hội quả quyết trong số 34:

« Chúa Giêsu Kitô thượng tế vĩnh cửu… những người đã được Ngài cho tham dự mật thiết vào sự sống và sứ mệnh Ngài, Ngài cũng cho họ dự phần vào chức vụ tư tế để thực hàng việc phụng tự thiêng liêng hầu tôn vinh Thiên Chúa và cứu rỗi loài người. Bởi thế, giáo dân đã được thánh hiến cho Chúa Kitô và được Thánh Thần xức dầu, nên họ được mời gọi và được ban ơn cách lạ lùng để Thánh Thần sinh hoa trái nơi họ ngày càng phong phú hơn… »

Như vậy đời sống gia đình, đời sống xã hội người tín hữu giáo dân vời tất cả vui buồn, sướng cực, thành công thất bại… nếu họ biết nhận lãnh trong tinh thần Chúa Kitô thì tất cả sẽ trở nên của lễ làm vinh danh Thiên Chúa hiệp với lễ của Đức Kitô là chính mình Ngài đã được hy tế trên Thánh Giá và hằng ngày dâng lại trong Thánh Lễ.

2. Chức vụ Rao giảng Lời Chúa.

Người tín hữu giáo dân nhận lãnh chức vụ này cũng từ Chúa Kitô, như Công Đồng Vatican II quả quyết:

« Chúa Kitô vị Ngôn sứ cao cả, Đấng đã dùng chứng tích đời sống và sức mạnh của lời nói để công bố vương quốc của Cha… Ngài chu toàn chức vụ Ngôn sứ cho đến lúc vinh hiển Ngài được biểu lộ trọn vẹn. Ngài chu toàn chức vụ đó không những nhờ hàng Giáo phẩm là những người nhân danh và lấy quyền người giảng dạy, những cũng nhờ các giáo dân, đã được Ngài đặt làm chứng nhân đồng thời ban cho họ cảm thức Đức Tin và Ơn dùng ngôn từ (Công vụ 2: 17-18; Khải Huyền 19,10) để sức mạnh Phúc Âm sáng ngời trong đời sống thường ngày, trong gia đình và ngoài xã hội. » (Ánh Sáng Muôn Dân số 35).

Người giáo dân rao giảng Lời Chúa vừa bằng lời nói vừa bằng hành động và cách sống để làm chứng nhân nơi họ đang sống: có người phải rao giảng Lời Chúa trong công sở, có người phải mở nước Chúa trong môi trường sinh hoạt thường ngày của mình là học đường, là giới trí thức, là chính quyền, là các tổ chức quốc tế…

3. Chức vụ vương giả.

Chúa Kitô đã hạ mình vâng lời cho đến chết và, vì thế, Ngài đã thắng sự chết và được Chúa Cha cho sống lại, vinh quang vào nước Ngài. Nước Ngài là nước Chân lý, nước Tình yêu và Hoà bình. Trong nước này, không những mọi người được kêu gọi vào, mà ngay cả mọi loài tạo vật cũng đang mong chờ được giải thoát khỏi sự hư nát của tội lỗi loài người để bước vào vinh quang nước ấy (Rom. 8:21).

Người giáo dân trước tiên có bổn phận thắng lướt tội lỗi của mình để bước vào sự tự do con Chúa trong nước ân sủng của Ngài.

Tiếp đến, ngoài việc đưa các anh em mình vào nước Chúa, người giáo dân có bổn phận ‘thánh hóa các thực tại trần thế’ để đưa các thực tại này được ‘giải thoát’ nghĩa là được xử dụng làm vinh danh Thiên Chúa. Hiến Chế ‘Ánh Sáng Muôn Dân’ nói rõ:

« Vì thế, tín hữu phải nhận biết bản tính sâu xa của tạo vật, cũng như giá trị, và cùng đích là ca tụng Thiên Chúa, đồng thời phải giúp nhau sống đời thánh thiện nhờ những việc trần thế, để thế gian thấm nhuần tinh thần Chúa Kitô và đạt đến cùng đích một cách hữu hiệu hơn trong Công lý, Bác ái và Hồ bình. Giáo dân giữ vai trò chính yếu trong việc chu toàn nhiệm vụ phổ quát đó… »

B. ‘Tính cách trần thế’ của người giáo dân.

Mặc dù cũng là tín hữu như các Linh mục và Tu sĩ nhưng vì không phải là Linh mục hay Tu sĩ, nên người tín hữu giáo dân có một đặc tính mà hai hạng người trên không có. Đó là ‘tính cách trần thế’. Công Đồng Vatican II quả quyết: « Tính cách trần thế là đặc tính riêng biệt của giáo dân. » (Ánh Sáng Muôn Dân, số 31).

Tính cách trần thế là ở giữa trần thế, sống với đời sống của trần thế và sống cho trần thế, nghĩa là không phải sống bị lôi cuốn theo các chiều hướng xấu của trần thế, trái lại, để cải hóa trần thế theo tinh thần của Chúa Kitô, như Ngài đã căn dặn: « Chúng con là muối đất… chúng con là ánh sáng của thế gian. » (Mt 5: 16)

Tính cách trần thế này đặt nền tảng trên hai Chân lý thần học: mầu nhiệm sáng tạo và mầu nhiệm nhập thể cùng nhập thế của Thiên Chúa.

- Khi Thiên Chúa tạo dựng con người, Thiên Chúa đã trao cho con người quyền chế ngự tạo vật (Sáng thế 1: 26-31)

- Khi muốn cứu chuộc con người, Chúa đã muốn sinh ra làm người để sống hoàn toàn thân phận con người trong lịch sử của nó.

Vì thế, Công Đồng Vatican II quả quyết:

« Tính cách trần thế của người tín hữu giáo dân không chỉ được định nghĩa theo quan niệm xã hội, mà theo ý nghĩa thần học. Tính cách trần thế phải hiểu theo ánh sáng của tác động tạo dựng và cứu chuộc của Thiên Chúa, Đấng đã trao phó trần thế này cho con người cả nam lẫn nữ để họ tham gia vào việc tạo dựng, để họ giải thoát thọ tạo khỏi ảnh hưởng của tội lỗi, để họ tự thánh hóa mình trong đời sống hôn nhân hay độc thân, trong gia đình, trong chức nghiệp và trong các hoạt động xã hội. » (đề nghị 4 của Thượng Hội đồng Giám mục năm 1978 về Ơn gọi và Sứ mệnh của người giáo dân).

Trong Tông Huấn về giáo dân, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II giải thích thêm:

« Sống và hành động giữa thế giới đối với các tín hữu giáo dân, không chỉ là một thực tại nhân sinh xã hội, mà còn là một thực tại chuyên biệt thần học giữa trần thế. Thiên Chúa muốn biểu lộ ý định của Ngài và thông ban cho họ Ơn gọi đặc biệt là ‘tìm nước Thiên Chúa bằng cách quản lý những thực tại trần thế mà họ phải sắp xếp theo ý Thiên Chúa’… » (Tông Huấn người Tín hữu Giáo dân, số 15).

Đến đây, chúng ta thấy mọi tín hữu Đức Kitô đều phải sống nên thánh theo Ơn Gọi Chúa đã chỉ định: Giáo sĩ, Tu sĩ hay Giáo dân. Tất cả Kitô hữu sống đạo hợp thành Nhiệm Thể Đức Kitô hay Giáo Hội.

GIÁO XỨ HAY CỘNG ĐOÀN

Phần đầu Chương này, chúng ta đã thấy sự khác biệt giữa Giáo xứ và Cộng đoàn. Cả hai đều là đơn vị nhỏ nhất của Giáo Hội nhưng Giáo xứ thì được thành lập bền vững trong Giáo Hội địa phương, trong khi Cộng đoàn thì có tính cách tạm thời và mang tính cách tòng nhân. Nhờ tính cách này, Linh mục và giáo dân Cộng đoàn Công Giáo Việt-Nam tại hải ngoại được phép dâng Thánh Lễ và cử hành các Bí tích bằng tiếng Việt, theo Phụng Vụ đã được Hội đồng Giám mục Việt-Nam chấp thuận như tại các Giáo xứ tòng thổ tại Quê Hương.

Tín hữu Việt Nam tại Pháp
Giáo xứ tòng thổ hay Cộng đoàn tòng nhân đều là hình ảnh những giáo dân tập họp quanh bàn thờ, qua việc cử hành bí tích Thánh Thể, được Cha Sở hay Tuyên úy phục vụ và điều khiển, và qua Linh mục, Giám mục hiện diện ở đó. Đây là những thành phần của một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.

Viết cho ‘Hội Ngộ Niềm Tin Rôma 2003’, trong quyển ‘Hội đồng Mục Vụ’, Đức Cha (nay là Đức Hồng Y) G.B. Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Giáo phận Sài-gòn đã đề nghị thống nhất mô hình xây dựng Cộng đoàn:

(1) Hình ảnh mái nhà gia đình của Thiên Chúa. Dưới mái nhà này, mọi người sống trong tình yêu hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa. Tình yêu hiệp thông trở thành bản chất của Giáo Hội trở nên yếu tố nền tảng tạo nên căn tính và sứ vụ của Giáo Hội. Vì thế, công cuộc xây dựng đời sống hiệp thông trong Giáo Hội, xây dựng qua đời sống cầu nguyện và phụng vụ bí tìch, qua công tác tông đồ và bác ái xã hội, có một tầm quan trọng trong việc làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người, nhất là trong bối cảnh xã hội loài người ngày nay vừa sống trong tư thế tự mãn với những thành đạt của khoa học, vừa hội nhập vào tiến trình toàn cầu hoá qua con đường truyền thông và kinh tế.

(2) Hình ảnh ngôi trường giáo dục đức tin và đào tạo chứng nhân Tin Mừng. Nơi đó mọi tín hữu học biết nên thánh, nên giống Chúa Giêsu, học biết trở nên chứng nhân Tin Mừng qua việc tập luyện sống chung trên địa bàn dân cư, hoặc trong một ngành nghề, đặc biệt với những người đang gặp khó khăn vật chất và tinh thần, đang cần Lời soi sáng mở lối đi đến gặp gỡ Đấng là Sự Thật, là Sự Sống lại và là Sự Sống, là Đường dẫn đến đó.

(3) Hình ảnh giếng nước đầu làng. Đó là nơi phục vụ cho sự sống con người, phục vụ với tình huynh đệ chan hòa, đón nhận và chia sẻ. Trong một thế giới mà sự sống và phẩm giá con người đang bị giầy xéo bởi bất công và chia rẽ, bị đe dọa bởi nền văn hoá sự chết, bị tàn phá bởi khủng bố và chiến tranh, những giếng nước phục vụ như thế ở khắp đó đây, có khả năng cổ võ công cuộc xây dựng hoà bình trong công bằng và bác ái, xây dựng nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương. Những giếng nước như thế quả là một chứng ta hết sức cần thiết cho đời sống nhân loại ngày nay.

Như đã nói trên, Cộng đoàn là hình ảnh những giáo dân tập họp quanh bàn thờ, qua việc cử hành bí tích Thánh Thể, Tuyên úy phục vụ và điều khiển, và qua Linh mục, Giám mục hiện diện ở đó. Như vậy, những tín hữu giáo dân hợp thành Cộng đoàn được sự chấp nhận của Giám mục Giáo phận tòng thổ. Chính Đức Giám mục này cũng bổ nhiệm một Linh mục, nhân danh Giám mục, đến làm Mục tử cho Cộng đoàn.

Tín hữu Việt Nam tại Hoa Kỳ
Bộ Giáo Luật năm 1983, điều 566 ấn định nhiệm vụ Linh mục Tuyên Úy như sau: « Tuyên Úy cần được cấp cho mọi năng ân mà công việc săn sóc mục vụ đòi hỏi. Ngoài những năng ân đã được hưởng do luật địa phương hoặc do ủy nhiệm đặc biệt. Tuyên Úy chiếu theo chức vụ, có năng ân giải tội cho các tín hữu đã ủy thác cho ngài săn sóc, rao giảng Lời Chúa cho họ, ban của Ăn Đàng và ban Bí Tích Xức Dầu bệnh nhân, cũng như Bí Tích Thêm Sức cho những ai hiện đang trong tình trạng nguy tử. »

Ngoài ra, điều 536 Bộ Giáo Luật cũng dự trù:

(1) Nếu Giám Mục giáo phận xét là thuận lợi, sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội Đồng Linh Mục, thì trong mỗi giáo xứ nên thành lập Hội Đồng Mục Vụ, do Cha Sở chủ tọa, và trong đó các tín hữu cùng với những người chiếu theo chức vụ tham gia vào việc săn sóc mục vụ trong giáo xứ cùng đóng góp sự cộng tác của mình vào việc cổ võ sinh hoạt mục vụ.

(2) Hội Đồng Mục Vụ chỉ có quyền tư vấn, và được điều hành theo các quy tắc do Giám Mục giáo phận đã ấn định.

Và điều 537 quy định: « Mỗi giáo xứ phải có Hội Đồng Kinh Tế được điều hành bởi luật phổ quát và bởi các quy tắc do Giám Mục giáo phận ban hành; trong Hội Đồng ấy, các tín hữu được tuyển chọn theo các quy tắc vừa nói, giúp Cha Sở trong việc quản lý mọi tài sản của giáo xứ, tuy vẫn tôn trọng quy định của điều 532.

(Còn tiếp)
 
Tin Đáng Chú Ý
Xây dựng Đài tưởng niệm Thuyền nhân Việt nam tại Little Saigon
Hoàng Phúc
19:55 05/05/2008
LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM

THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI LITTLE SAIGON


  • Dự án kéo dài hơn 10 năm nay trở thành hiện thực tại Thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạn Cộng Sản “Little Saigon”.
  • Cựu Thị Trưởng Westminster Frank Fry: “Thành phố Westminster hoan nghênh về dự án nầy và sẵn sàng tạo mọi điều kiện dễ dàng để Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam hiện hữu song hành với Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Mỹ Trong Chiến Tranh Việt Nam...”.
  • Nhà Thơ Thái Tú Hạp “...Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam mang ý nghĩa Tâm Linh và Lịch Sử được đặt vào Nghĩa Trang Westminster Memorial Park, nơi chốn yên tĩnh và tôn nghiêm hòa hợp mọi sắc thái tôn giáo”.
  • Tổng Giám Đốc Westminster Memorial Park, Jeff Gibson: “Chúng tôi rất hân hạnh thực hiện dự án nầy nhằm Tưởng niệm những người Việt Nam đã chết trên biển Đông và Vinh danh họ trên đường tìm Tự do sau ngày 30 tháng 4 năm 1975...”.
  • Đại diện các Tôn giáo trong Hội Đồng Liên Tôn đều cùng cầu nguyện cho những nạn nhận trên biển Đông.


LITTLE SAIGON. 26/4 Mặc dù dưới những tia nắng chói chang, gay gắt của trời Cali, thế nhưng đã có hơn 300 quan khách và đồng hương có mặt cùng đứng nghiêm trang hướng về pho tượng Thuyền Nhân do Ban tổ chức Lễ đặt viên đá đầu tiên đưa đến tại khuôn viên bên cạnh vườn Vĩnh Cửu Westminster cùng với tấm bia đá hoa cương đen đầu tiên trong đó đã khắc hơn 950 phương danh nạn nhân tử nạn và tổng số phương danh nầy do thân nhân gởi đến Ủy
Pho tượng Thuyền Nhân bằng đồng và tấm bia đá hoa cương
Ban trong thời gian qua đã lên đến gần 6000 người, nhưng Ủy Ban Thực Hiện dự án nầy cho biết hoàn toàn không nhận chi phiếu đính kèm theo danh sách. Mọi người cùng hướng về pho tượng lắng tâm tư nghe lời cầu nguyện của Hội Đồng Liên Tôn do Linh Mục Mai Khải Hoan hướng dẫn gồm có Mục Sư Trần Thanh Vân Tin Lành, Hiền Tài Phạm Văn Khảm Cao Đài, Hòa Thượng Thích Minh Nguyện và Huynh Trưởng Lê Quang Dật Phật Giáo, Giáo Sư Nguyễn Thành Long và Giáo Sư Nguyễn Thanh Giầu Phật Giáo Hòa Hảo cùng dâng lời Cầu Nguyện cho hương linh các nạn nhân tử nạn tại biển Đông trên đường vượt biển tìm Tự Do. Pho tượng Thuyền Nhân Việt Nam do Họa Sĩ ViVi thực hiện và được đúc bằng đồng đỏ, nạng khoảng 5000 pounds miêu tả cảnh một gia đình Việt Nam gồm có hai vợ chồng dắt theo mẹ già và cậu con trai nhỏ đi tìm Tự Do trên chiếc thuyền nan mong manh mà điều chắc chắn rằng không thể nào chịu đựng nổi trước những cơn giông bão trên biển Đông và gia đình những thân nhân Thuyền Nhân nầy sẽ không đến được bờ Tự Do như một số gia đình khác đã nằm xuống vĩnh viễn dưới lòng đại dương sau ngày 30 tháng 4 khi đảng CSVN xua nửa triệu quân đánh chiếm Saigon đã tạo nên bao nhiêu thảm cảnh cho dân miền Nam, trong đó có thảm trạng Thuyền Nhân và theo thống kê của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc thì có đến 40% người vượt biển đã tử nạn tại biển Đông trong tổng số khoảng 800,000 người Việt ra đi bằng tàu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Pho tượng nầy được Ủy Ban Thực Hiện Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam phối hợp với Bam Giám Đốc Westminster Memorial đưa đến vị trí buổi Lễ Đặt Viên Đá Khởi Công Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân, lúc 1 giờ chiều ngày 26 tháng 4 – 2008 do thỏa ước được ký giữa Ủy Ban Thực Hiện Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam với Ban Giám Đốc Westminster Memorial Park ngày 27 tháng 11 năm 2007. Vị trí an vị Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam tại ngả ba Đại lộ Bolsa và đường Hoover Thành phố Westminster bên cạnh trung tâm Thủ Đô tinh thần người Việt tỵ nạn Cộng Sản. Pho Tượng quay mặt về hướng Tây Nam nơi biển Đông Thái Bình Dương.

Buổi Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam diễn ra long trọng với sự tham gia của Toán hầu Quân Quốc Kỳ và VNCH của Hội Cựu Quân Nhân VNCH do cựu Đại tá Phạm Văn Thuần và cựu Thiếu tá Lê Xuân Trạch điều hợp. Sau phần nghi thức thường lệ gồm có Chào Quốc Kỳ Mỹ và VNCH, phút tưởng niệm. Hai MC Minh Phượng và Đỗ Xuân Khoa điều hợp, giới thiệu thành phần quan khách tham dự. Ngoài sự có mặt Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ thành phần như vừa nêu trên còn có sự hiện diện của một số quan khách Việt Mỹ như ông Huỳnh Kim, Hội trưởng Ban trị sự Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Tây Nam Hoa Kỳ. Cựu Sĩ quan TQLC Nguyễn Phục Hưng, Đại diện Tập Thể CCS/VNCH Tây Nam Hoa Kỳ. Ông Phan Tấn Ngưu, Chủ tịch Liên Hội CCS/VNCH và một số Đại diện Hội đoàn khác. Dân cử có mặt Dân biểu Trần Thái Văn, Phó Thị trưởng Westminster Andy Quách, Nghị viên Tạ Đức Trí, Nghị viên Frank Fry, Nghị viên Kermit marks và Nghị viên Dina Nguyễn Hội Đồng Thành Phố Garden Grove. Chánh Án Nguyễn Trọng Nho. Về phía Phái đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Văn phòng II Viện Hóa Đạo Hải Ngoại do Hòa Thượng Thích Chơn Trí và Thượng Tọa Thích Viên Lý, Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo hướng dẫn gồm một số Chư Tôn Đức, Tăng Ni.

Về phía truyền thông báo chí, đây là buổi lễ quy tụ đông đảo Đại diện giới truyền thông báo chí tham dự. Phóng viên Thanh Trúc, Đài Phát Thanh Á Châu Tự Do, Nhà Báo Vi Anh, Việt USA Magazine, Đài SBTN, Nguyễn Thanh Huy, Việt Báo, Anh Thành Viễn Đông, Tô Kiều Phương Đông Phương Thời Báo, Nguyễn Xuân Tùng, Chính Việt, Diễn Đàn Taltalk, Lực Lượng Thanh Niên Cờ Vàng, Thái Hiến và chị Kim Oanh Diễn Đàn Chống Cộng, Luật sư Đỗ Phú Đài Truyền Hình SBTN, Nguyễn Ngọc Chấn, CNN, Vi Tuấn Đài Truyền Hình Quốc Tế 18, Hoàng Phúc Saigon Times, Nhiếp ảnh gia Hàn Quốc Dân, Bích Phượng Đài Phát Thanh Little Saigon Radio, Đài Truyền Hình VHN Direct TV, Saigon TV, Little Saigon Television, Nhật Báo Người Việt, Ông Bà Trần Hải – Thu Thủy Giám Đốc Vietsatellite và một số Báo khác.

Nhà Thơ Thái Tú Hạp, người sáng lập Đài Tưởng Niệm thay mặt Ủy Ban Thực Hiện Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam, trong bài diễn văn khai mạc, sau khi ngỏ lời cám ơn quan khách, Đại diện các tổ chức, Hội đoàn đã bảo trợ dự án như Hội Y Sĩ Việt Nam, Nam Cali do Bác Sĩ Bùi Xuân Dương làm Chủ Tịch, Ban Chấp Hành Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tay Ninh tại Nam California, một số tổ chức, hội đoàn và đặc biệt là Ban Giám Đốc Westminster Memorial park do hai ông Jeff Gibson Tổng Giám Đốc và ông Chris Wendel Giám Đốc Điều Hành đã đáp ứng nhanh chóng lời yêu cầu của Ủy Ban Thực Hiện Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam mong muốn được đặt trong khuôn viên Westminster Memorial Park. Ngoài ra, còn được sự giúp đỡ tối đa của ông Hứa Trung Lập, một cựu Sĩ quan QLVNCH là thành viên trong Hội Đồng Quản Trị Westminster Memorial Park, Nhà Thơ Thái Tú Hạp nhấn mạnh đến dự án mang tính cách Tâm Linh và Lịch Sử nầy mà ước mơ của ông và nhiều người khác từ hơn 10 năm, nay mới đạt ước mơ đó. Sau hơn 30 năm nhìn lại, để Tưởng Niệm và Tri Ân đến những Thuyền Nhân, Bộ Nhân vì không có sự hy sinh cao quý đó chắc chắn những Thuyền Nhân như chúng ta sẽ không hiện diện ngày hôm nay, và để lưu truyền những chứng tích cụ thể cho các thế hệ mai sau hiểu biết nguyên nhân người Việt đến định cư tại xứ sở Hiệp Chủng Quốc này... Và ông cũng đã giới thiệu đến những thành viên cùng tâm nguyện vượt qua những khó khăn trong thời gian qua như Ca nhạc sĩ Việt Dũng, Ông Bà Lê Hồng Sơn – Thu Thủy, Minh Phượng – Chí Thiện Radio Bolsa, Giáo Sư Vân Bằng, LS. Từ Huy Hoàng, BS. Ngô Phùng Hỷ, Cao Học Đan Tâm, Ký Giả Khúc Minh, Kỹ Sư Tăng Khánh Hiền và Ca Sĩ Doanh Doanh...

Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Hải Ngoại và Ủy Ban Thực Hiện Đài Tưởng Niệm
Bác Sĩ Lê Hồng Sơn, thành viên trong Ủy Ban bài phát biểu bằng Anh ngữ, ông cũng nhấn mạnh đến những nổ lực của Ủy Ban trong thời gian hơn 10 năm qua, nhờ sự hổ trợ của nhiều tổ chức, hội đoàn và thân nhân những nạn nhân đã gởi tên về cho Ủy Ban để lên danh sách. Cũng theo Bác Sĩ Sơn thì thảm trạng Thuyền Nhân là một bản cáo trạng dành cho Nhà cầm quyền CSVN sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 cưỡng chiếm miền Nam đã tạo nên bao nhiêu kinh hoàng, trong đó có thảm trạng thuyền nhân đã làm cả Thế giới xúc động. Bác Sĩ Lê Hồng Sơn cũng là một thuyền nhân và gia đình ông may mắn đã đến được miền đất hứa, trong khi đó biết bao nhiêu gia đình phải nằm lại dưới lòng biển Đông trong những cuộc hành trình đầy gian nan khổ ải.

Chánh án Nguyễn Trọng Nho, được ban tổ chức mời phát biểu ông đã ca ngợi Hoa Kỳ là một vùng đất hứa, Quốc gia có nền Dân Chủ Tự Do nêu cao quyền căn bản của con người được tôn trọng đến mức tối đa dành cho các dân tộc bị áp bức tìm đến vùng đất hứa nầy, trong đó có dân tộc Việt Nam và những thuyền nhân sau những gian truân trên biển Đông đã đến được vùng đất Tự Do Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những thuyền nhân không may đã nằm xuống dưới lòng biển Đông và buổi Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân hôm nay là một biểu tượng thiêng liêng để tất cả chúng ta tưởng nhớ đến họ đồng thời Vinh danh họ đã hy sinh cho chúng ta có được cuộc sống Tự Do, Hạnh Phúc như này nay tại Hoa Kỳ. Chánh Án Nguyễn Trọng Nho trong dịp nầy cũng ngỏ lời cám ơn một số nhân vật trong Ủy Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân như Nhà Thơ Thái Tú Hạp, Nữ Sĩ Ái Cầm, một số nhân vật khác trong đó có phu nhân ông, Giáo Sư Vân Bằng, BS. Lê Hồng Sơn và Thu Thủy... đã kiên trì vận động và tổ chức nhiều cuộc gây quỹ để có tài chánh dành cho dự án. Buổi Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân hôm nay đánh dấu sự thành công và nơi nầy cũng là vị trí lý tưởng đặt Đài tưởng Niệm tại khuôn viên Westminster Memorial Park, gần khu Tiểu Saigon, nơi có đông đảo người Việt định cư, buôn bán tạo nên sự phồn vinh cho Thành Phố Westminster.

Dân Biểu Trần Thái Văn, trong dịp nầy đã phát biểu cảm tưởng ca ngợi việc làm mang ý nghĩa tâm linh cao quý của Ủy Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam và theo ông thì đây là một việc làm không những chỉ tưởng nhớ đến những nạn nhân của chế độ độc tài Cộng Sản Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đẩy hằng triệu người dân ra khỏi nước mà còn ca ngợi, vinh danh những người đã hy sinh trên đường vượt biển tìm Tự Do. Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên Xây Dựng Đài Tưởng Niệm hôm nay đánh dấu chặn đường 33 năm chúng ta bỏ nước ra tìm Tự Do. Chúng ta không bao giờ quên họ, vì chính họ đã hy sinh cho chúng ta có được ngày hôm nay tại Hoa Kỳ và những Quốc gia Dân chủ, Tự do trên Thế giới.

Ban Cố Vấn và Ban Thực hiện Tượng Đài
Phó Thị Trưởng Andy Quách và một số Nghị viên như các ông Frank Fry, Kermit Marks, Tạ Đức Trí đã trao tặng Bằng Tưởng Lục cho Ủy Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam và ngỏ lời tán dương việc làm mang nhiều ý nghĩa cao quý của Ủy Ban. Nghị Viên Frank Fry nói rằng: Thành phố Westminster hoan nghênh dự án nầy được đặt tại Vườn Vĩnh Cửu Westminster, một vị trí trang nghiêm và xanh tươi với những hàng cây thông che mát toàn bộ vườn Vĩnh Cửu. Ông hy vọng Cộng Đồng Việt Nam sẽ thường lui tới nơi nầy để chiêm ngưỡng và tưởng nhớ đến những người thân của họ đã tử nạn trên đường biển tìm Tự Do cách đây 33 năm. Phó Thị Trưởng Andy Quách cũng cho biết: Gia đình ông 28 năm trước cũng là thuyền nhân và may mắn đã đến được vùng đất Tự Do Dân Chủ là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ như ngày hôm nay và mọi người đều đã thành công. Tổng Giám Đốc Westminster Memorial Park, ông Jeff Gibson ngỏ lời rằng: Ông cũng như Ban Giám Đốc Westminster Memorial Park rất hân hoan đón nhận sự hợp tác giữa Ủy Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam với cơ quan ông và dự án sẽ bắt đầu ngay sau Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên nầy và ông long trọng hứa rằng sẽ thực hiện đúng thời hạn như Ủy Ban yêu cầu là hoàn tất và tổ chức Lễ Khánh Thành trong dịp Lễ Tạ Ơn năm nay. Luật Sư Từ Huy Hoàng với tư cách Cố Vấn Pháp Lý của Ủy Ban hoan nghênh lời hứa hẹn của Tổng Giám Đốc Westminster Memorial park và nói thêm rằng đây là một dự án mang tính cách tâm linh theo Văn hóa Dân tộc Việt Nam cho nên Ủy Ban đã chọn ngày Lễ Tạ Ơn để làm Lễ Khánh Thành Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam.

Trong dịp nầy, Ủy Ban đã trao tặng Plasque kỷ niệm cho một số nhân vật để đánh dấu sự hợp tác chặc chẻ giữa Ủy Ban XDĐTNTNVN và Ban Giám Đốc Westminster Memorial Park, những người từng bảo trợ dự án như Bác Sĩ Bùi Xuân Dương Chủ tịch Hội Y Sĩ Việt Nam Nam California, Nhạc Sĩ Trúc Hồ Tổng Giám Đốc SBTN, Hiền Tài Phạm Văn Khảm, Châu Đạo Cao Đài California, Linh Mục Mai Khải Hoàn, Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ và một số nhân vật khác. Chương trình Lễ Đặt Viên Đá Đầu tiên Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam còn có tiết mục Phóng Sinh và thả bong bóng hai màu xanh và trắng tượng trưng cho vấn đề Tâm Linh. Các vị chức sắc Tôn giáo và quan khách cùng mở chiếc lồng nhốt những con Kim tước màu xanh tung bay vào bầu trời bao la của vùng Westminster cùng những chiếc bong bóng. Sau đó Hội Đồng Liên Tôn các thành viên trong Ủy Ban và quan khách, mỗi người một chiếc xẻng “Động thổ” cho dự án mang nhiều ý nghĩa cao quý nầy.

Kết thúc buổi Lễ là cuộc thuyết trình về sơ đồ Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam do Tổ hợp Kiến trúc Clark and Green Association Landscape Architecture đảm nhận do Giáo Sư Vân Bằng và bà Ái Cầm trình bày. Theo lời bà Ái Cầm thì sơ đồ nầy là một kiến trúc phối hợp giữa hai nền Văn hóa Đông và Tây phương. Tượng đài an vị phần thứ 3 của sơ đồ trong một hồ nước chảy luân lưu 24/24 giờ. Mỗi phần trồng 8 cây dừa và chung quanh có bồn hoa. Tượng đài hướng ra Đại lộ Bolsa và góc đường Hoover hướng về biển Thái Bình Dương. Người lái xe, hoặc đi bộ trên đường Bolsa hoặc Hoover đều có thể nhìn thấy toàn cảnh Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam. Buổi Lễ kết thúc bằng một bữa ăn trưa nhẹ, thực phẩm do Tiệm Bánh Van’s Bekery San Gabriel và Dược Sĩ Nguyễn Đức Dũng bảo trợ./-

MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ SƠ ĐỒ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM

Bài của Bs Nguyễn Xuân Quang

Chúng tôi rất hân hạnh và rất xúc động được tham dự buổi Lễ Động Thổ Khởi Công Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam đầy ý nghĩa tại khu nghĩa trang Peek Family tại Little Saigon ngày Thứ Bảy 26-04-2008.

Trong tiết mục giải thích về Sơ Đồ do Kiến Trúc Sư của Ban Giám Đốc Westminster Memorial Park thực hiện, chúng tôi được nghe Giáo Sư Vân Bằng giải thích hình thái "số 8" là "Lucky" và những "Alpha" là "hằng cửu". Chúng tôi xin góp vài ý kiến thô thiển của cá nhân, mong quý vị thức giả và đồng hương nếu có điều gì cần bổ túc chúng tôi sẵn sàng ghi nhận và đa tạ.

* Số 8 là số lucky

Giáo sư Vân Bằng đã giải thích những hình thái do hai đường “ngoằn ngoèo” tạo ra thành những hình nhỏ có hình số 8 và cho rằng số 8 là số “lucky”. Theo tôi đây là cách giải thích theo duy tục của người Trung Hoa. Số 8 người Trung Hoa phát âm là “pạc” (Hán Việt bát) gần như đồng âm với “bạc” (kim loại mầu trắng, tiền, tiền bạc) (chị Ái Cầm biết rõ hơn ai hết). Vì thế mà dân gian Trung Hoa cho pạc là bạc là số hên (cũng như người Trung Hoa và Nhật Bản rất kỵ số 4 vì số bốn phát âm là tứ gần như đồng âm với Hán Việt tử là chết. Số 4 coi như là số chết). Nhưng hiểu theo hên xui là hiểu theo nghĩa duy tục có bạc có tiền, bài bạc. Tôi không nghĩ nghĩa duy tục này thích hợp với cái linh thiêng và cao đẹp của Tượng Đài. Người Chết nhất là chết cho một ý tưởng cao đẹp, chết vì hai chữ Tự Do nhất định không phải vì tiền bạc. Chúng ta phải hiểu theo nghĩa “tâm linh” và “lịch sử”. Ta thấy rõ những hình thái ở đây thật sự có hình con số 8 nằm (∞). Đây chính là một hình ngữ nòng nọc (âm dương) sau này được dùng làm dấu vô cực trong toán học. Hình số 8 nằm ở đây mang nghĩa vô cùng, vô tận, hằng cửu, vĩnh cửu. Số 8 nằm này là do hai chữ viết nòng nọc OO dính vào nhau thành hình sóng cuộn kín. Hai OO là hai hào âm tức thái âm, có một nghĩa là Khôn âm, Nước. Nước có một nghĩa là sinh tạo (Nước là Mẹ của sự Sống). Thái âm nước ở đây dính vào nhau thành hình sóng cuộn kín, chuyển động vô cùng vô tận, đi đi về về muôn đời vì thế mới có nghĩa là hằng cửu, vĩnh cửu, sinh tử, tử sinh, sinh tạo, tái sinh đời đời và trong toán học mới có nghĩa là vô cực. Ngoài ra, theo Dịch số 8 là số Khôn tầng 2 trong khi số 0 là Khôn tầng 1, tạo hóa (Dịch có 64 quẻ gồm có 8 chuỗi hay 8 tầng. Mỗi chuỗi, mỗi tầng có 8 quẻ, nên các số 0, 8, 16, 24, 32, 40, 48, 56, 64 đều là số Khôn có cùng một trị số “Khôn” chỉ khác nhau ở vị trí, ở tầng nào. Ví dụ, trong Nhiệt Học ta thấy rất rõ số Khôn 0 = Khôn 32 tức 0 độ Celsius = 32 độ Farenheit). Số 8 là số Khôn có một khuôn mặt là Hư Vô (của số 0). Con người đến từ Hư Vô và khi chết trở về với Hư Vô, về nơi Vĩnh Hằng hay để được tái sinh. Như thế con số 8 ở Tượng Đài Thuyền Nhân phải được hiểu theo nghĩa “tâm linh” này hơn là hiểu theo nghĩa duy tục “lucky”.

Những con số tám nằm mang nghĩa hằng cửu sinh tạo, tái sinh này cũng xác nhận hai hình uốn khúc “ngoằn ngoèo” lớn (tạo ra những hình số 8 nằm nhỏ) là hai hình gợn sóng, hai hình sóng. Sóng biển cũng nhấp nhô vô cùng vô tận. Hai hình sóng nhấp nhô, lên xuống theo hai chiều âm dương tạo thành hình sóng cuộn, quyện vào nhau mang thêm nghĩa sinh động, sinh tạo. Vì thế hai hình sóng lớn này cũng mang nghĩa như những hình sóng nhỏ số 8 nằm là hằng cửu, vĩnh cửu, sinh tử, tử sinh, sinh tạo, tái sinh đời đời. Những hình sóng cuộn lớn và nhỏ trong thực tế là những hình sóng biển nhấp nhô rất thích hợp và đầy ý nghĩa với Thuyền Nhân. Thiết kế hình sóng cuộn nhấp nhô này cho Tượng Đài Thuyền Nhân thật tuyệt vời.

* Chữ alpha

Giáo sư Vân Bằng gọi những phần của hai hình sóng cuộn này là hình alpha và cho nó có nghĩa là hằng cửu, vĩnh cửu. Alpha là mẫu tự đầu tiên a của “alphabet” (alpha và beta) trong Hy Lạp ngữ. Alpha vì thế thường có một nghĩa là khởi đầu, giai đoạn đầu như ta thấy lễ gắn alpha cho các tân sinh viên sĩ quan trường Võ Bị Đà Lạt, Thủ Đức. Alpha là một mẫu tự hở không kín nên không thể có nghĩa là vĩnh cửu, hằng cửu được.

* Tám cây cọ

Số 8 cây cọ cũng có cùng nghĩa là hư vô, hằng cửu, tái sinh thích hợp với người chết hơn là số 9. Số 9 có một nghĩa là “chín nút” trong bài bạc. Tôi nghĩ nên giữ 8 cây cọ thích hợp hơn là đổi qua thành 9 cây.

(Hình ảnh: Hàng Quốc Dân)
 
Văn Hóa
Tủ Sách Công Giáo Tháng 5/2008
Anthony Lê
10:17 05/05/2008
Tủ Sách Công Giáo Tháng 5/2008

Đôi dòng khai mở.......Nhằm mục đích giới thiệu những cuốn sách hay và đáng đọc trong từng tháng, người dịch xin giới thiệu bài viết này, vốn hoàn toàn được trích từ Catholic Digest số ra tháng 5/2008 ở trang 100 để Quý vị tiện theo dõi.

Trang Bìa - Cuốn Sách của Cha Morris, L.C.
Sách 1: Lời Hứa: Mục Đích và Kế Hoạch của Thiên Chúa Khi Cuộc Sống Bị Tổn Thương (The Promise: God’s Purpose And Plan For When Life Hurts). Tác giả: Linh Mục Jonathan Morris. Sách được xuất bản bởi Nhà Sách HarperOne.

Tại sao Thiên Chúa.lại để cho nạn đói, sự nghèo khổ, sự đớn đau, tật bệnh, và chiến tranh xảy ra? Cha Jonathan – một chuyên gia bình luận về vấn đề tôn giáo của Fox News sẽ giúp trả lời những câu hỏi đó, và đồng thời Cha cũng đưa ra sáu nguyên tắc để giúp chữa lành những vết thẹo của tâm linh, thể xác, tinh thần và tình cảm sau khi phải gánh chịu mọi sự khổ đau đó.

Sách 2: Ngày Mà Donny Herbert Thức Dậy (The Day Donny Herbert Woke Up). Tác giả: Richard Blake. Sách được xuất bản bởi Nhà Sách Crown Publishing/Harmony Books.

Câu chuyện thật của người lính cứu hỏa Donny Herbert, trong một tình trạng dở sống dở chết sau khi phải gánh chịu một vết thương có sức tàn phá mạnh trong lúc đang làm nhiệm vụ, và Anh đã tỉnh dậy hẳn sau 10 năm bất động, đã hoàn toàn gây sửng sốt cho cả gia đình và các vị bác sĩ của Anh. Phải chăng đó là một liều thuốc chữa trị mới? Hay phải chăng đó chính là một phép lạ?.

Sách 3: Những Cái Nhìn Thoáng Qua về Nước Thiên Đàng: Những Câu Chuyện Có Thật của Niềm Hy Vọng và Hòa Bình Trong Cuộc Lữ Thứ Cuối Đời (Glimpses of Heaven: True Stories of Hope & Peace At The End Of Life’s Journey). Nữ Tác Giả: Trudy Harris, R.N. Sách được xuất bản bởi Nhà Sách Baker Publishing/Revell Books.

Một nữ y tá tại một viện tế bần lâu năm và cũng là Chủ Tịch của Tổ Chức Hospice chuyên Chăm Sóc những người sắp lìa đời là Cô Harris đã chia sẽ lại những câu chuyện hết sức thú vị và đẹp đẽ của các bệnh nhân của Cô về cách mà Thiên Chúa đến với tất cả mọi người chúng ta trong giờ phút lâm tử, để đem đến cho chúng ta niềm vui hoan lạc và an bình trước khi chúng ta bắt đầu cuộc hành trình lữ thứ về Quê Trời.

Sách 4: Salve Regina: Câu Chuyện Về Đức Mẹ (Salve Regina: The Story of Mary). Tác giả: Jacques Duquesne. Sách được xuất bản bởi Nhà Sách Leaflet Missal Company.

Đây là cuốn sách rất hay nói về Đức Mẹ qua 120 hình ảnh minh họa rất đẹp, cùng các bài viết được rút ra từ Thánh Kinh và văn chương Kitô Giáo, xứng đáng có trong Tủ Sách Công Giáo của mọi gia đình.

Đó chính là những cuốn sách hay và đáng đọc trong tháng 5/2008. Hẹn gặp lại Quý vị vào tháng 06/2008.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Giọt Nước Mắt Xanh
Emmanuelle Hoàng Anh
00:20 05/05/2008

GIỌT NƯỚC MẮT XANH



Ảnh của Emmanulle Hoàng- Anh, Houston, TX.

Hồng hồng mấy giọt mưa hoa

Xanh xanh mấy giọt sương sa mắt huyền..

(Trích thơ Nước Mắt Người Tình của Vương Đức Lệ)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền