Ngày 02-05-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Powerpoint Chúa nhật thứ 6 Phục sinh Năm C
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
06:20 02/05/2013
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô đón vị Tiền Nhiệm trở về Vatican
LM. Trần Đức Anh OP
14:09 02/05/2013
VATICAN. Chiều ngày 2-5-2013, ĐTC Phanxicô đã đón tiếp vị tiền nhiệm của ngài, Đức Biển Đức 16, trở về Vatican, sau hơn 2 tháng lưu ngụ tại dinh thự Giáo Hoàng ở Castel Gandolfo.

Đức nguyên Giáo Hoàng đã rời Vatican đến dinh thự này chiều ngày 28-2-2013, vài giờ trước khi việc từ nhiệm của ngài bắt đầu có hiệu lực. Trong thời gian ở tại đó, ĐTC Phanxicô đã nhiều lần điện thoại thăm hỏi, chúc mừng lễ bổn mạng, và đặc biệt ngài đích thân đến thăm vị tiền nhiệm chiều ngày 23-3 vừa qua.

Đón tiếp Đức nguyên Giáo Hoàng tại sân trực thăng trong nội thành Vatican có 3 HY và 3 GM, đứng đầu là ĐHY Angelo Sodano, niên trưởng Hồng y đoàn, ĐHY Bertone Quốc vụ khanh Tòa Thánh và ĐHY Giuseppe Bertello, Thống đốc thành Vatican, Đức TGM Angelo Becciu, Phụ tá Quốc vụ khanh, Đức TGM Mamberti ngoại trưởng của Tòa Thánh và Đức Cha Giuseppe Sciacca, Tổng thư ký Phủ Thống Đốc Vatican.

Tiếp đến, Đức Biển Đức 16 dùng xe về Đan viện, cách đó vài trăm mét. Tại đây ngài được ĐTC Phanxicô tiếp đón ”một cách rất thân mật và huynh đệ”. Sau đó hai vị cùng cầu nguyện một lát trong nhà nguyện của Đan viện.

Trong thời gian qua, Đan viện Mẹ Giáo Hội ở Nội thành Vatican đã được tu bổ. Đức Biển Đức 16 đã đáp trực thăng từ Castel về đến Vatican khoảng 5 giờ chiều. Ngài được ĐTC Phanxicô tiếp đón và tháp tùng về Đan Viện Mẹ Thiên Chúa. Đan viện ở trung tâm thành Vatican, được Đức Gioan Phaolô 2 thành lập hồi năm 1994 cho các nữ đan sĩ thuộc các dòng khác nhau, đến cư ngụ tại đây với mục đích cầu nguyện, nâng đỡ sứ vụ của Đức giáo Hoàng phục vụ toàn thể Giáo Hội.

Trong 18 năm qua, cho đến 2012, đã có các nữ đan sĩ dòng thánh Clara, Camêlô nhặt phép, Biển Đức và dòng Thăm Viếng, thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, lần lượt cư ngụ trong Đan viện Mẹ Giáo Hội.

Mẹ Maria Sofia Cichetti, thuộc dòng Biển Đức, Bề trên Đan viện Mẹ Giáo Hội, kể lại với ký giả Nicola Gori rằng: ”Hồi năm 2008, khi ĐGH Biển Đến đến thăm chúng tôi lần đầu tiên, với lòng rất khiêm tốn và nỗi đau khổ hiền phụ, ngài xin chúng tôi đặc biệt cầu nguyện cho ngài và nói rằng ”Thánh giá mà Giáo Hoàng phải vác thật là nặng nề, vì thế một mình tôi không thể vác nổi. Tôi cần sự nâng đỡ và lời cầu nguyện của toàn thể Giáo Hội, và đặc biệt là của chị em là những người có sứ mạng đặc thù này”.

5 năm sau lời tuyên bố đó, nay Đức Biển Đức 16 đã quyết định trực tiếp lãnh nhận sứ mạng đặc thù ấy trên vai. Từ Đan viện này nơi mà bao lời cầu nguyện được dâng lên Chúa cho ngài, nay chính ngài cầu nguyện cho Vị Kế nhiệm và cho toàn thể Giáo Hội”.

Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, nói với giới báo chí rằng ”Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 vui mừng trở về Vatican, tại nơi mà ngài muốn tận tụy phục vụ Giáo Hội bằng lời cầu nguyện, như chính ngài đã loan báo ngày 11-2-2013”. Cha xác nhận rằng cùng cư ngụ với Đức Biển Đức 16 tại Đan viện Mẹ Thiên Chúa có Đức TGM Georg Gaensweine, Chủ tịch Phủ Giáo Hoàng, bí thư của Đức nguyên Giáo Hoàng và 4 chị thuộc tu hội Memores Domini (nhớ Chúa) vốn thuộc gia đình Giáo Hoàng trong những năm gần đây (SD 2-5-2013)
 
Ngày toàn quốc Hoa Kỳ cầu nguyện
Barack Obama / Nguyễn Kim Ngân dịch
17:06 02/05/2013
NGÀY TOÀN QUỐC CẦU NGUYỆN

Do Tổng Thống Hoa Kỳ tuyên bố vào ngày Mùng 1 Tháng Năm, 2013

Dân Hoa Kỳ vẫn thường cầu nguyện lúc vui cũng như khi buồn. Trong bước hành trình đến Tân Thế Giới, các vị định cư tiên khởi đã cầu nguyện để được “cùng vui, cùng buồn, cùng lao động và cùng chịu đau khổ, lúc nào cũng nhìn thấy trước mắt sứ mệnh và cộng đồng trong công việc.” Từ ngày đó trở đi, kinh nguyện được dân chúng coi như một phương tiện để kết đoàn, hướng dẫn và chữa lành, Dù trong nghịch cảnh khó khăn bi thảm, hoặc khi sống trong cảnh thái bình thịnh vượng, kinh nguyện đã đem lại sự an thái, nâng đỡ và củng cố mục tiêu chung.

Kinh nguyện liên kết cộng đồng lại với nhau và trở thành một nguồn sinh lực có sức nâng đỡ dồi dào. Trong cơn hậu chấn của những hành vi bạo lực vô nghĩa, lời kinh của muôn vàn người dân Hoa Kỳ đã là dấu chứng gửi đến các gia đình đang cùng khốn và cho cộng đồng đang đau khổ lời nhắn gửi là họ không hề cô độc. Nỗi đau của họ là nỗi đau được chia sớt, và niềm hy vọng của họ cũng là niềm hy vọng được sớt chia. Dù thuộc tôn giáo và tín ngưỡng nào, người dân Hoa Kỳ đều suy tư về sự thánh thiêng của đời sống, và tỏ bầy lòng cảm thông đối với những ai đang bị thương cùng với những lời ân cần an ủi, trong khi vẫn thắp sáng lên giữa giờ phút tối tăm.

Tất cả chúng ta đều được tự do cầu nguyện và công khai thực hành niềm tin của mình. Hiến pháp bảo vệ các quyền tự do mà Thượng Đế ban cho chúng ta, và đúng phải như thế. Hôm nay và từng ngày, các lời kinh sẽ được dâng lên trong những nơi thờ phượng, tại các buổi họp mặt cộng đồng, trong mái ấm gia đình, và nơi xóm giềng trải rộng khắp đất nước chúng ta. Chúng ta hãy cảm tạ (Chúa) vì được tự do thực hành niềm tin xứng hợp, cho dù là cá nhân hay cộng đoàn.

Ngày hôm nay, trong tâm tưởng và trong lời cầu nguyện, chúng ta hãy nhớ đến tất cả những người đã bị ảnh hưởng bởi những biến cố vừa xẩy đến, từ vụ nổ bom ngày chạy việt dã ở Boston, từ vụ bắn súng ở Newtown, Connecticut, cho đến vụ nổ ở miền tây Texas. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nhân viên cảnh sát, chữa lửa, và tất cả những ai đã nhanh chóng đáp ứng cho dù phải hy sinh tính mạng để cứu giúp và bảo vệ đồng bào. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho sự an toàn của các chiến sĩ, nam cũng như nữ, và gia đình của họ đã hy sinh phục vụ cho đất nước này. Chúng ta hãy đến với nhau để cùng cầu nguyện cho hoà bình và thiện chí, ngày hôm nay cũng như những ngày tới đây, khi chúng ta đang nỗ lực đối phó với các thách đố lớn lao của thời đại.

Qua Công Pháp 100-307 đã hiệu đính, Quốc Hội đã yêu cầu Tổng Thống phải công bố việc dành ngày thứ Năm đầu tháng Năm mỗi năm là “Ngày Toàn Quốc Cầu Nguyện.”

Bởi lẽ đó, giờ đây, Tôi, Barack Obama, Tổng Thống Hiếp Chủng Quốc Hoa Kỳ, do quyền bính được ban cho từ Hiến Pháp và luật lệ của nước Hoa Kỳ, long trọng tuyên bố ngày mùng 2 tháng Năm, 2013, là Ngày Toàn Quốc Cầu Nguyện. Cùng tất cả mọi công dân, theo như tín ngưỡng và lương tâm của mỗi người, tôi xin dâng lời cảm tạ vì muôn vàn tự do và phúc lành, đồng thời cầu xin Thượng Đế tiếp tục dìu dắt, xót thương và che chở chúng ta.

XIN CHỨNG THỰC, khi tôi đặt bút ký vào ngày mùng một, tháng Năm, năm hai ngàn mười ba, theo niên lịch của Chúa, và năm hai trăm ba mươi bẩy, theo niên lịch của nước Độc Lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

BARACK OBAMA

Nguyễn Kim Ngân dịch.



The White House

Office of the Press Secretary

For Immediate Release

May 01, 2013

Presidential Proclamation -- National Day of Prayer, 2013

NATIONAL DAY OF PRAYER, 2013

- - - - - - -

BY THE PRESIDENT OF THE UNITED STATES OF AMERICA

A PROCLAMATION

Americans have long turned to prayer both in times of joy and times of sorrow. On their voyage to the New World, the earliest settlers prayed that they would "rejoice together, mourn together, labor, and suffer together, always having before our eyes our commission and community in the work." From that day forward, Americans have prayed as a means of uniting, guiding, and healing. In times of hardship and tragedy, and in periods of peace and prosperity, prayer has provided reassurance, sustenance, and affirmation of common purpose.

Prayer brings communities together and can be a wellspring of strength and support. In the aftermath of senseless acts of violence, the prayers of countless Americans signal to grieving families and a suffering community that they are not alone. Their pain is a shared pain, and their hope a shared hope. Regardless of religion or creed, Americans reflect on the sacredness of life and express their sympathy for the wounded, offering comfort and holding up a light in an hour of darkness.

All of us have the freedom to pray and exercise our faiths openly. Our laws protect these God-given liberties, and rightly so. Today and every day, prayers will be offered in houses of worship, at community gatherings, in our homes, and in neighborhoods all across our country. Let us give thanks for the freedom to practice our faith as we see fit, whether individually or in fellowship.

On this day, let us remember in our thoughts and prayers all those affected by recent events, such as the Boston Marathon bombings, the Newtown, Connecticut shootings, and the explosion in West, Texas. Let us pray for the police officers, firefighters, and other first responders who put themselves in harm's way to protect their fellow Americans. Let us also pray for the safety of our brave men and women in uniform and their families who serve and sacrifice for our country. Let us come together to pray for peace and goodwill today and in the days ahead as we work to meet the great challenges of our time.

The Congress, by Public Law 100-307, as amended, has called on the President to issue each year a proclamation designating the first Thursday in May as a "National Day of Prayer."

NOW, THEREFORE, I, BARACK OBAMA, President of the United States of America, by virtue of the authority vested in me by the Constitution and the laws of the United States, do hereby proclaim May 2, 2013, as a National Day of Prayer. I join the citizens of our Nation in giving thanks, in accordance with our own faiths and consciences, for our many freedoms and blessings, and in asking for God's continued guidance, mercy, and protection.

IN WITNESS WHEREOF, I have hereunto set my hand this first day of May, in the year of our Lord two thousand thirteen, and of the Independence of the United States of America the two hundred and thirty-seventh.

BARACK OBAMA
 
Cuộc cải tổ của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
18:33 02/05/2013
Ngày 1 tháng 5 vừa qua, tờ Osservatore Romano (OR) đăng tải cuộc phỏng vấn Đức TGM Angelo Becciu, thứ trưởng phủ quốc vụ khanh Tòa Thánh, về việc ngày 13 tháng 4, Đức Phanxicô đã thành lập nhóm cố vấn gồm 8 hồng y khắp năm châu để giúp ngài trong diễn trình cải tổ, một việc đang gây nhiều tranh luận trong nhiều giới.

OR: Về việc cải tổ Giáo Triều Rôma, nhiều chủ đề đã được bàn tán, nào là cán cân quyền lực, nào là điều hợp viên, phối trí viên, nào là “siêu bộ trưởng kinh tế”, nào là cách mạng…

Đức TGM Becciu: Quả thực, câu chuyện khá lạ: Đức GH chưa gặp gỡ nhóm cố vấn mà ngài đã chọn, thì người ta đã tuôn đủ thứ ý kiến tới. Sau khi thưa chuyện với Đức Thánh Cha, tôi có thể nói rằng vào lúc này, quả là quá sớm để đưa ra bất cứ giả định nào về cơ cấu tương lai của Giáo Triều. Đức GH Phanxicô đang lắng nghe mọi người, nhưng trên hết, ngài muốn nghe những vị ngài đã chọn làm cố vấn. Rồi ngài sẽ đưa ra dự án cải tổ “Pastor Bonus” và dự án này dĩ nhiên cần có thời gian thực hiện.

OR: Lâu nay người ta bàn tán nhiều về IOR, tức Viện Các Công Trình Tôn Giáo (mà người ta thường biết dưới tên Ngân Hàng Vatican); có người đi quá xa đã tiên đoán nó sẽ bị bãi bỏ.

Đức TGM Becciu: Đức Giáo Hoàng vốn bỡ ngỡ khi đọc những câu được gán cho ngài mà thực ra ngài chưa bao giờ nói, những câu nói rất sai về suy nghĩ của ngài. Gợi ý duy nhất của ngài trong vấn đề này là trong một bài giảng lễ vắn vỏi tại nhà thờ Santa Marta, một bài giảng tự phát (off the cuff), trong đó ngài say sưa nhắc người ta nhớ yếu tính của Giáo Hội hệ ở câu truyện yêu thương giữa Thiên Chúa và con người, còn các cấu trúc nhân bản, kể cả IOR, chỉ là những điều kém quan trọng ra sao. Nhắc đến (IOR) chỉ là để vui đùa, được đưa ra như để nhìn nhận và được khuyến khích bởi sự hiện diện của các nhân viên Viện này tại Thánh Lễ, trong ngữ cảnh mời gọi mọi người đừng bao giờ quên yếu tính thực sự của Giáo Hội.

OR: Như thế có phải chúng ta không nên chờ mong một tái sắp xếp nay mai đối với khuôn hình hiện nay của các sở bộ?

Đức TGM Becciu: Tôi không thể đoán được thời điểm. Tuy nhiên, Đức GH mời gọi tất cả chúng tôi, các trưởng sở bộ, tiếp tục phục vụ mà hiện chưa thấy ai được bổ nhiệm chính thức. Điều này cũng xẩy ra cho các nhân viên các bộ và hội đồng giáo hoàng: chu kỳ bình thường của các bổ nhiệm hay xác nhận xẩy ra vào cuối nhiệm kỳ 5 năm hiện đang “bị treo giò”, nên ai nấy đang tiếp tục phục vụ “cho tới khi có sắp xếp mới” (donec aliter provideatur). Điều này cho thấy ý Đức Thánh Cha muốn có nhiều thì giờ hơn để suy tính, và dĩ nhiên để cầu nguyện, ta không nên quên điều này, trước khi có được một bức tranh chi tiết cho tình thế.

OR: Về nhóm cố vấn, có người đi quá xa đã quả quyết rằng việc chọn nhóm này khiến người ta nghi ngờ cả tính tối thượng của Đức Giáo Hoàng.

Đức TGM Becciu: Đây chỉ là một cơ quan tham vấn, chứ không có tính quyết định, nên tôi thực không hiểu tại sao việc chọn lựa của Đức GH Phanxicô lại khiến người ta nghi ngại vấn đề quyền tối thượng được. Đúng đây là một nghĩa cử có tầm quan trọng lớn lao, cho thấy một dấu hiệu rõ ràng về phương cách Đức Thánh Cha muốn thi hành thừa tác vụ của ngài. Ta đừng quên trách vụ hàng đầu dành cho nhóm tám vị hồng y này là giúp Đức Giáo Hoàng trong việc cai trị Giáo Hội hoàn vũ. Tôi không muốn để sự tò mò liên quan đến việc sắp xếp và cấu trúc của Giáo Triều Rôma làm lu mờ ý nghĩa sâu xa trong nghĩa cử của Đức GH Phanxicô.

OR: Nhưng há kiểu nói “cố vấn” chưa được xác định đủ hay sao?

Đức TGM Becciu: Trái lại thì có, vì cố vấn là một hành động quan trọng, vốn có một định nghĩa thần học và đã từng được phát biểu ở nhiều bình diện trong Giáo Hội. Thí dụ, ông hãy xét đến các hội đồng tham vấn (participatory) của giáo phận và giáo xứ, hay các hội đồng của các bề trên, các giám tỉnh và bề trên cả, trong các viện tu trì. Chức năng cố vấn phải được giải thích bằng chìa khóa thần học: theo cái nhìn trần gian, ta sẽ bảo: một hội đồng tham vấn vô quyền là điều không thích đáng, nhưng nói thế là đồng hóa Giáo Hội với một công ty. Tuy nhiên, về phương diện thần học, cố vấn có một chức năng quan trọng: giúp bề trên biện phân, hiểu rõ, nghĩa là hiểu điều Chúa Thánh Thần muốn yêu cầu Giáo Hội ở một thời điểm lịch sử cụ thể nào đó. Đàng khác, nếu không có sự tham khảo này, ta sẽ không hiểu được điều gì cả, ngay cả ý nghĩa chân thực của hành động cai quản Giáo Hội.

OR: Ngài cảm nhận ra sao khi cộng tác với Đức GH Phanxicô?

Đức TGM Becciu: Tôi có may mắn được cộng tác gần gũi với Đức GH Bênêđíctô, bây giờ lại được tiếp tục phục vụ với Đức GH Phanxicô. Dĩ nhiên, mọi người đều có cá tính riêng, phong thái riêng, và tôi thực sự được diễm phúc có được sự tiếp xúc gần gũi với cả hai vị từng tận hiến trọn vẹn cho lợi ích của toàn thể Giáo Hội, từ bỏ chính mình, dìm mình vào Thiên Chúa, với một say mê duy nhất: làm cho vẻ đẹp của Tin Mừng được mọi người nam nữ thời nay biết đến.
 
Top Stories
Vietnam: Des responsables de différentes religions signent un manifeste très critique au sujet de la Constitution
Eglises d'Asie
09:34 02/05/2013
Dans le cadre des débats actuellement engagés à propos de la Constitution vietnamienne, sept personnalités appartenant à cinq religions différentes ont signé, hier 1er mai 2013, un manifeste critiquant vivement le rôle joué aujourd’hui dans le pays par le parti communiste vietnamien et appelant à rénover totalement le texte constitutionnel.

Parmi les signataires de la lettre, se trouvent un religieux du bouddhisme unifié, un dirigeant du bouddhisme hoa hao originel, un représentant du caodaïsme orthodoxe, deux pasteur de l’Eglise luthérienne et deux prêtres rédemptoristes. Les signataires du manifeste se sont accordés sur les principes essentiels qui devraient guider la rédaction d’une nouvelle Constitution.

En premier lieu, la nouvelle loi fondamentale devra s’appuyer sur les opinions et les souhaits de l’ensemble de la population et par conséquent, faire l’objet d’un référendum placé sous le contrôle des Nations unies. Par ailleurs, il est nécessaire qu’elle affirme l’indépendance du pays à l’égard des ingérences étrangères et tout particulièrement celles de la Chine.

Il lui faudra aussi condamner les violations des libertés fondamentales de la population vietnamienne dont la liberté religieuse, la liberté d’expression et d’association.

L’ensemble des partis politiques du pays devront bénéficier du droit de présenter des candidats aux élections législatives. C’est le peuple qui les désignera et les élira sous le contrôle des Nations unies. Les procédures électorales seront celles en usage dans les démocraties libérales.

La future constitution soulignera aussi l’indépendance et la séparation des pouvoirs législatif, exécutif, et judiciaire. Enfin, les idéaux de ce nouveau régime émanant du peuple et à son service suivront les principes de la devise proposée par les signataires : « Paix, autonomie, liberté, démocratie ».

Si le pays a ainsi besoin d’une nouvelle constitution, affirment les personnalités religieuses à l’origine de ce texte, c’est parce que l’ancienne est désormais devenue obsolète. Elle est marquée par l’arbitraire du pouvoir dictatorial du parti communiste vietnamien seul habilité à diriger le pays, un parti qui n’est en rien au service du peuple, mais seulement appliqué à satisfaire ses propres intérêts.

Ce parti « athée et antireligieux » bouleverse la société vietnamienne dans de nombreux domaines. Le manifeste reproche spécialement au gouvernement d’avoir fondé des « Eglises nationalisées » qu’il contrôle et dirige à son gré. Il en modifie l’organisation et les règles de fonctionnement ; il s’empare de ses terrains et de ses propriétés.

Selon la déclaration des responsables religieux, si l’on veut répondre aux attentes légitimes de la population, il ne suffit pas d’amender le texte de la Constitution, mais il faut effectuer une véritable refonte de celle-ci et rédiger un texte entièrement nouveau, dans sa forme comme dans son contenu.

Cette proposition issue de la rencontre de membres du clergé de diverses religions est l’une des très nombreuses contributions qui ont été émises dans le cadre de la consultation populaire ouverte en décembre 2012. Celle-ci demandait à tous citoyens du pays de porter un jugement sur un projet d’amendement de la Constitution de 1992 diffusé par le bureau de l’Assemblée nationale.

Dans l’esprit des promoteurs de cette consultation, les contributions devaient s’en tenir à des corrections ou des améliorations du texte du projet déjà tout préparé. Assez rapidement, les contributions dépassaient le cadre limité qui leur avait été fixé. Dès le début 2013, un projet de Constitution entièrement nouvelle, appelé « Contribution du groupe des 92 », était ainsi proposé à la signature de la population.

Au début du mois de mars 2013, c’était au tour de la Conférence épiscopale de proposer une contribution, mettant en cause des points fondamentaux du système politique actuel, en particulier le rôle dirigeant du parti communiste dans la vie politique et sociale du pays.

Ce développement inattendu de la campagne et le succès indéniable remporté par ces contributions indépendantes au sein de la population, a obligé le pouvoir à renforcer sa propre campagne pour le projet officiel et à la prolonger jusqu’au mois de septembre afin d’effacer l’impact de ces diverses initiatives non-gouvernementales.

(Source: Eglises d'Asie, 2 mai 2013)
 
Pope Francis welcomes Pope Benedict XVIth home
Vatican Radio
10:36 02/05/2013
Pope Francis had words of welcome today as he greeted Benedict XVI, now Pope Emeritus, who returned to take up residence inside Vatican city.

In style with his own personal manner, Pope Francis left the formalities of a welcoming ceremony to Vatican authorities, who awaited the arrival of the Pope Emeritus at the Vatican heliport. These included Cardinals Bertello - President of the Governatorate, Bertone - Secretary of State, and Sodano - the deacon of the College of Cardinals as well as some bishops.

But Pope Francis was awaiting his predecessor at the entrance to the “Mater Ecclesiae” Monastery in the Vatican Gardens where Benedict will be residing. Together they preceded to the chapel for a brief moment of prayer.

The Pope Emeritus left the Vatican on February 28th after his resignation, and had been staying at the Apostolic Palace in Castel Gandolfo in the Alban Hills.

He chose to leave the Vatican immediately after his resignation to physically remove himself from the process of electing his successor.

His absence also gave workers time to finish up renovations on the monastery on the edge of the Vatican gardens that until last year housed groups of cloistered nuns who were invited for a few years at a time to live inside the Vatican to pray for the Pontiff and Church at large.

In the small building, with a chapel attached, Benedict will live with his personal secretary, Monsignor Georg Gaenswein, and the four consecrated women who do the housekeeping and prepare his meals. Inside the building, Benedict has at his disposal a small library and a study. A guest room is available for when his brother, Monsignor Georg Ratzinger, comes to visit.

Today’s was not the first meeting between the Pope and the Pope Emeritus. In fact Francis visited Benedict in March in Castel Gandolfo, and they have spoken by telephone. It is however the first time in history that two Popes will be next-door neighbours!
 
Christians and Buddhists: Loving, defending and promoting human life
VIS
10:38 02/05/2013
Vatican City, 2 May 2013 (VIS) – Cardinal Jean-Louis Tauran and Fr. Miguel Angel Ayuso Guixot M.C.C.I., respectively president and secretary of the Pontifical Council for Interreligious Dialogue, signed the message that, on the occasion of the feast of Vesakh, that dicastery annually sends to the followers of Buddhism.

Vesakh is a major Buddhist holy day that commemorates the birth, enlightenment, and death of Gautama Buddha. According to tradition, the historical Buddha was born, achieved enlightenment and passed away during the full moon of the month of May, thus Vesakh is a mobile feast, which this year falls on 24 or 25 May, depending on the country it is celebrated in. On those days, Buddhists visit local temples to offer the monks food and to hear the teachings of the Buddha, taking special care to meditate and to observe the eight precepts of Buddhism.

This year's message is entitled: “Christians and Buddhists: Loving, Defending, and Promoting Human Life”. Following is the letter in its entirety.

“On behalf of the Pontifical Council for Interreligious Dialogue, I would like to extend my heartfelt greetings and good wishes to all of you, as you celebrate the feast of Vesakh which offers us Christians an occasion to renew our friendly dialogue and close collaboration with the different traditions that you represent.”

“Pope Francis, at the very beginning of his ministry, has reaffirmed the necessity of dialogue of friendship among followers of different religions. He noted that: 'The Church is […] conscious of the responsibility which all of us have for our world, for the whole of creation, which we must love and protect. There is much that we can do to benefit the poor, the needy, and those who suffer, and to favour justice, promote reconciliation, and build peace' ('Audiencewith Representatives of the Churches and Ecclesial Communities and of the Different Religions', 20 March 2013). The Message of the World Day of Peace in 2013 entitled 'Blessed are the Peacemakers', notes that: 'The path to the attainment of the common good and to peace is above all that of respect for human life in all its many aspects, beginning with its conception, through its development and up to its natural end. True peacemakers, then, are those who love, defend, and promote human life in all its dimensions—personal, communitarian, and transcendent. Life in its fullness is the height of peace. Anyone who loves peace cannot tolerate attacks and crimes against life'('Message for the World Day of Peace'in 2013, n. 4).”

“I wish to voice that the Catholic Church has sincere respect for your noble religious tradition. Frequently we note a consonance with values expressed also in your religious books: respect for life, contemplation, silence, simplicity (cf. 'Verbum Domini', no. 119). Our genuine fraternal dialogue needs to foster what we Buddhists and Christians have in common especially a shared profound reverence for life.”

“Dear Buddhist friends, your first precept teaches you to abstain from destroying the life of any sentient being and it thus prohibits killing oneself and others. The cornerstone of your ethics lies in loving kindness to all beings. We Christians believe that the core of Jesus’ moral teaching is twofold; love of God and love of neighbour. Jesus says: 'As the Father has loved me, so have I loved you; abide in my love'.And again: 'This is my commandment, that you love one another as I have loved you'('Catechism of the Catholic Church, n. 1823).The fifth Christian Commandment, 'You shall not kill' harmonizes so well with your first precept. 'Nostra Aetate'teaches that: 'the Catholic Church rejects nothing of what is true and holy in these religions'(NA 2). I think, therefore, that it is urgent for both Buddhists and Christians on the basis of the genuine patrimony of our religious traditions to create a climate of peace to love, defend, and promote human life.”

“As we all know, in spite of these noble teachings on the sanctity of human life, evil in different forms contributes to the dehumanization of the person by mitigating the sense of humanity in individuals and communities. This tragic situation calls upon us, Buddhists and Christians, to join hands to unmask the threats to human life and to awaken the ethical consciousness of our respective followers to generate a spiritual and moral rebirth of individuals and societies in order to be true peacemakers who love, defend and promote human life in all its dimensions.”

“Dear Buddhist friends, let us continue to collaborate with a renewed compassion and fraternity to alleviate the suffering of the human family by fostering the sacredness of human life. It is in this spirit that I wish you once again a peaceful and joyful feast of Vesakh.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Việt Nam bị đề nghị xếp vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo
Nguyễn Long Thao
10:35 02/05/2013
Phúc trình thường niên năm 2013 của Uỷ Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Toàn Cầu đã thúc giục Bộ Ngoai Giao Hoa Kỳ hãy xếp 15 quốc gia sau đây vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo, trong đó có Việt Nam.

- 8 quốc gia hiện nay đã ở trong danh sách là Miến Điện, Trung Quốc, Iran, Eritrea, Bắc Hàn, Saudi Arabia, Sudan và Uzbekistan.

- 7 quốc gia khác là Việt Nam, Ai Cập, Iraq, Nigeria, Pakistan Tajikistan, Turkmenistan, chưa có tên trong danh sách nói trên, nhưng năm nay bị Uỷ Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo đề nghị xếp vào danh sách các Quốc Giá Cần Đặc Biệt Quan tâm.

Lý do mà Uỷ Ban đề nghị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp 7 nước trên vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm vì chính quyền các quốc gia này đã và đang thi hành một chính sách nghiêm ngặt, có hệ thông để đàn áp tự do tôn giáo.

Được biết Uỷ Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Toàn Cầu là một tổ chức tư nhân, hoạt động một cách độc lập, không chịu ảnh hưởng của tổ chức chính trị nào
 
Giáo xứ Ngô Khê cảm tạ hồng ân Chúa, thánh hiến nhà thờ
Độ Lượng
09:45 02/05/2013
GP BẮC NINH - 08h30 sáng 30.04, Đức Cha Giáo phận đã đến Ngô Khê chủ sự Thánh Lễ tạ ơn và Thánh hiến ngôi nhà thờ mới trùng tu. Hiện diện trong ngày Lễ trọng đại còn có đông đảo quý Cha trong và ngoài giáo phận, cũng như quý vị khách mời, ân nhân, thân nhân và bà con giáo dân đồng hương khắp nơi xa gần.

Xem hình ảnh

Đến sẻ chia niềm hân hoan cùng giáo xứ Ngô Khê, Đức Cha Cosma đã nhắc lại những kỷ niệm đáng nhớ khi lần đầu tiên đặt chân đến mảnh đất này năm 1990. Khi ấy, đời sống đạo của bà con giáo dân còn bị nhiều cấm cách, Cha quê hương phải sống âm thầm. Nhưng dù gặp muôn vàn khó khăn Đức tin Ngô Khê vẫn bừng sáng. Tuy vậy, vị chủ chăn cũng không quên nhắc nhớ cộng đoàn giáo xứ phải luôn tỉnh thức cầu nguyện để vượt qua những cám dỗ trong thời đại ngày hôm nay.

Sau phần phụng vụ Lời Chúa, nghi thức Thánh Hiến nhà thờ được mở đầu bằng kinh cầu các Thánh. Tiếp đó, Đức Cha giáo phận đã đặt hài cốt Thánh tử đạo dưới bàn thờ và sức dầu Thánh Hiến ngôi nhà thờ 80 tuổi. Kể từ nay, cứ vào đúng ngày 30 tháng 04 hàng năm tại chính Ngôi Thánh đường này sẽ cử hành Thánh Lễ trọng thể kỷ niệm ngày cung hiến.

Được biết, theo truyền thống của giáo xứ cứ 5 năm một lần giáo xứ Ngô Khê lại tổ chức kỳ Lễ Hội vào dịp kính Thánh Giuse Thợ - Quan Thầy của giáo họ. Năm nay, nhân dịp kỷ niệm 120 đón nhận Đức tin, 80 năm xây dựng nhà thờ và 61 năm thành lập giáo xứ, tuần Lễ Hội với chủ đề “Cảm tạ Hồng Ân” được tổ chức từ ngày 28.04 đến 02.05 nhằm quy tụ mọi thế hệ con dân Ngô Khê khắp nơi xa gần.

Chương trình Lễ hội năm 2013 được chính thức khai mạc bằng nghi thức kính nhớ tổ tiên. Chủ Lễ tế là Cha quê hương Giuse Nguyễn Đức Hiểu. Bài tế đã nhắc nhớ công ơn trời biển của các bậc tiên tổ nhất là đã đón nhận Đức tin. Sau Lễ tế, cộng đoàn đã cùng nhìn lại những hình ảnh cả quá khứ và hiện tại qua video do ban truyền thông chuẩn bị với tựa đề “Ngô Khê: Ngày ấy… bây giờ”.

Cũng trong tối 29, chương trình diễn nguyện đã diễn tả lại những biến cố đã xảy đến với mảnh đất và con người Ngô Khê. Trải qua lịch sử 120 năm kể từ ngày hạt giống Đức tin được gieo xuống mảnh đất “chiêm khê, mùa thối”, từ đó cây Đức tin đã lớn lên và trổ sinh hoa trái tốt lành cho giáo hội. Trong đêm hội ngộ chi ân, rất nhiều người đã xúc động khi chứng kiến lại lịch sử thu nhỏ qua sự thể hiện chân thành của các nam nữ diễn viên.

Sau phần diễn nguyện, chương trình được nối tiếp bằng cuộc giao lưu trò chuyện của những những chứng nhân lịch sử của giáo xứ. Mở đầu cuộc giao lưu, Cha quê hương Giuse Nguyễn Đức Hiểu đã tóm tắt lại những biến cố, những kỷ niệm vui buồn đã xảy đến. Các vị khác mời cũng kể lại những câu chuyện thật về đời sống đạo của người dân Ngô Khê khắp trong nam ngoài bắc.

Tiếp nối chương trình Lễ hội, vào tối 30 đêm hoan ca đã được tổ chức nhằm chào mừng ngày nhà thờ giáo xứ được cung hiến. Các tiết mục Quan hòa mượt mà quện vào những tiết mục sôi động hập dẫn cùng bài hợp xướng 4 bè ca mừng Thánh Giuse đã thu hút sự chú ý và cổ vũ của đông đảo quý khán giả.

Một vị đại diện cho Ban hành giáo cho hay, vào chiều 28.04, hàng trăm bà con giáo dân xa quê từ khắp nơi đã đổ về mảnh đất tiên tổ để mừng Lễ. Buổi trưa ngày 29, giáo họ đã tổ chức buổi gặp gỡ và bữa cơm thân mật tiếp đãi bà con đồng hương. Chiều cùng ngày, Cha xứ cùng quý Cha và bà con giáo dân đã ra nghĩa trang hiệp dâng Thành Lễ cầu nguyện cho các tiên tổ đã ly trần.

Ngô Khê là một trong những giáo xứ truyền thống của giáo phận Bắc Ninh. Theo thống kê mới nhất thì Ngô Khê hiện có 25 linh mục đang phục vụ trên khắp mọi nơi trong nước cũng như hải ngoại. Hiện tại, Ngô Khê có hơn 950 nhân danh, trong đó nhiều người đã chuyển từ nông nghiệp sang thương mại dịch vụ hoặc làm công nhân. Dù đời sống còn gặp khó khăn nhưng bà con giáo dân Ngô Khê vẫn luôn vững tin và năng đến nhà thờ đọc kinh, tham dự Thánh Lễ.

Chương trình Lễ hội sẽ dành riêng ngày 01.05 để tổ chức Hội chợ và trò chơi lớn. Tuần Lễ Hội năm 2013 của giáo xứ Ngô Khê sẽ kết thúc vào ngày mồng 02 tháng 05 dương lịch. Những người con xa xứ sẽ trở về với công việc thường ngày của mình.

Để chuẩn bị cho tuần Lễ Hội “Cảm tạ Hồng Ân”, suốt hơn một tháng qua tất cả mọi thành phần Dân Chúa trong giáo họ đã miệt mài làm việc. Quả thật, những ngày Hội ngộ “ôn cố, tri tân” trên đất mẹ Ngô Khê sẽ mãi in dấu trong trái tim hết mọi người. Qua mùa Hồng ân này, mỗi người Ngô Khê sẽ được tiếp thêm sức để “vui sống Đức tin, giữ gìn truyền thống”.
 
Gx Bến Hải: tháng Hoa nhớ Mẹ Maria, nhớ về Cha
Hà Tiến Đạt
09:53 02/05/2013
Sài Gòn: Đúng 17g00 thứ tư ngày 1 tháng 5 năm 2013, tại nhà thờ Bến Hải, Cha chính xứ và Quý Cha cùng dâng hương với lòng chân thành dâng lên Mẹ, dâng lên Cha lời kinh tiếng hát và tất cả những bông hoa muôn sắc màu của giáo xứ. Cha chính xứ long trọng công bố khai mạc tháng hoa – mở đầu cuộc rước kiệu đầu tháng hoa dâng kính Đức Mẹ, đặc biệt hôm nay giáo họ Thánh Giuse cùng kính trọng thể Thánh Giuse thợ, bổn mạng của giáo họ.

Xem hình ảnh

Đoàn kiệu bắt đầu với nghi thức dâng hương trang trọng của quý cha đồng tế: Cha Giuse Nguyễn Văn Tiếp- Tân linh Mục, Cha Fédéric Rossynol, Cha Felix, Cha Jeryn và Cha chính xứ Giuse Phạm Công Trường chủ sự. Đoàn kiệu rước bắt đầu đi từ hội trường nhà thờ theo thứ tự như sau: đi đầu hương và Thánh giá nến cao, các em Thiếu nhi, các con hoa của ba đội: hai đội của Gia đình Thiếu nhi và đội của các em Lễ sinh, kế đến là đội trống Louis, kế đến là các đoàn thể, Legio Marie, Bà Mẹ Công giáo, kiệu Đức Mẹ, ca đoàn Thiên Cung và sau đó là Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm, đội kèn Tiến Đệ, kiệu Thánh Giuse, Lễ sinh và quý cha chủ tế, tiếp bước theo sau là cộng đoàn.

Đoàn kiệu rước kéo dài với khoảng sáu trăm người trong tay cầm những nhành hoa tươi thắm tung hô, dâng tiến Mẹ cùng với hoa lòng cảm mến của mỗi người trong tiếng tâm ca và suy niệm của ca đoàn, trống kèn với muôn màu sắc hoa dâng lên Đức Mẹ và Thánh Giuse.

Đoàn kiệu rước tiến vào cung thánh trang nghiêm và cung kính với các bài dâng tiến hoa đặc sắc của các đội hoa, đến phần dâng hoa kính Đức Mẹ của cộng đoàn dân Chúa Bến Hải, dẫn đầu là Cha xứ và quý cha đồng tế, các tu sỹ, quý chức và cộng đoàn cùng dâng tiến Mẹ những nhành hoa tươi thắm của muôn màu và tất cả hoa lòng của mọi người như trong bài chia sẻ của Tân Linh mục Giuse Tiếp, tu hội Bác ái xã hội: Trong tháng Năm này, chúng ta tham dự những buổi dâng hoa, rước kiệu, lần hạt Mân Côi…dâng lên Mẹ những hoa tin, cậy, mến, hi sinh, đau khổ, bệnh tật…chắc sẽ được Đức Mẹ ban nhiều ơn lành. Mẹ thích những bông hoa Xanh của lòng cậy, hoa Đỏ của lòng mến, hoa Trắng của lòng trong sạch, hoa Tím của hy sinh hãm mình, hoa Vàng của niềm tin, hoa Hồng của tình yêu sắt son chung thủy.

Tháng Năm về, với tên gọi thật thơ mộng, thật tươi vui: Tháng Hoa. Nói tới hoa là nghĩ về một kỳ công của Thiên Chúa. Ngài đã tô thắm vũ trụ nên xinh tươi bằng những vườn hoa đẹp. Lời của hoa thật dịu huyền giữa thiên nhiên. Hoa hòa vào lòng người dâng lời cảm tạ Thiên Chúa.

Loài hoa nào cũng đẹp. Loài hoa nào cũng gởi cho ta một sứ điệp yêu thương. Hoa đã trở thành bạn thân thiết với con người. Khi vui người ta tặng hoa để chúc mừng nhau. Khi buồn người ta cũng trao gởi lẵng hoa như trao gởi tấm lòng đồng cảm thân thương. Hoa khích lệ lòng người. Hoa mơn man cõi lòng đau khổ. Hoa chia sẻ những ai thất bại. Hoa chúc mừng những ai chiến thắng. Hoa ca vang kỳ công kiệt tác của Thiên Chúa. Chúng ta đang bước vào tháng hoa. Tiếng ve kêu, hoa phượng đỏ, những buổi dâng hoa chắc đang làm nức lòng những đứa con của Mẹ. Chúng ta hẳn phải có một mối tình hiền thảo, trong trắng, ngây thơ đặc biệt đối với Mẹ Maria. Tình yêu mến chân thành như thôi thúc chúng con tìm cho được món quà nào đó gọi là để dâng lên Mẹ.

Bên cạnh những ý niệm về tháng hoa, về Mẹ Maria, đặc biệt cha cũng không quên nhắc đến Thánh Giuse, người công chính, bạn trăm năm của Đức Maria, thầm lặng miệt mài trong lao động không quản ngại hy sinh để tạo nên một Gia đình Thánh gương mẫu cho mọi người noi theo, và hôm nay giáo họ Giuse mừng kính nhận Ngài là bổn mạng.

- Cuộc đời của Thánh Giuse như hoa hướng dương.
- Trong công việc đời thường, Thánh Giuse đã có bông hoa Đức Tin trổ sinh.
- Thánh Giuse là một người cha có bông hoa dịu dàng.
- Thánh Giuse là một người chồng có bông hoa tế nhị.
- Thánh Giuse lại có tình yêu của một bông hoa thanh khiết. Có thể nói Thánh Giuse đã sống bên cạnh Đức Maria như một bông huệ trắng tỏa hương thơm ngát. Bông huệ trắng mà các họa sĩ đã đặt vào tay Thánh Giuse đã là một biểu tượng cho trái tim thanh khiết của Ngài. Ngài đã yêu người bạn trăm năm của mình bằng một tình yêu tinh ròng, thuần khiết.
- Thánh Giuse còn đi sâu vào cuộc sống con người bằng một bông hoa khiêm nhường và phục vụ.

Đó là những đoá hoa lòng đơn sơ, chân thành nhưng đượm tình yêu mến, cùng với những bông hoa đẹp và thánh thiện của Thánh Cả Giuse, chúng ta hãy dâng lên Mẹ, xin Mẹ thương nhận lấy và chúc lành cho giáo xứ, cho mọi gia đình và cho từng người chúng ta.

Trước khi kết lễ và nhận phép lành của đoàn đồng tế, qua lời chúc mừng nồng ấm và hân hoan của Ông phó chủ tịch Hội đồng Mục vụ giáo xứ gởi đến Tân Linh Mục Giuse Nguyễn Văn Tiếp rộn ràng trong nhịp điệu trầm bổng bằng những tràng pháo tay và bó hoa tri ân cảm tạ của cộng đoàn dân Chúa với Tân Linh Mục, là vị Linh mục đầu đàn của tu hội Bác Ái xã hội qua bao công sức gầy dựng bởi Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, cựu Giám mục giáo phận Phan Thiết và cũng là tu hội gắn bó chặt chẽ với giáo xứ qua các công tác mục vụ mà tu hội đã dấn thân

Thánh lễ kết thúc bằng phép lành ân sủng với bài ca dâng về Mẹ, tạ ơn Mẹ. Trong niềm vui rộn ràng của ngày khai mạc tháng hoa nhớ về Mẹ, mỗi người dâng cả lòng mình là những bó hoa lòng cộng với những đóa hoa muôn màu muôn sắc. Cùng chúc mừng giáo họ Thánh Giuse và tất cả các vị nhận Thánh Giuse là bổn mạng.
 
Khánh thành nhà giáo lý Giáo họ Trung Nguyên
Pv Thuận Nghĩa
09:58 02/05/2013
Vinh – Ngày 02.05.2013, Giáo họ Trung Nguyên hân hoan chào đón Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp – Giám mục Giáo phận Vinh – cùng quý Cha về dâng lễ tạ ơn, làm phép và cắt băng khánh thành Nhà Giáo lý.

Xem hình ảnh

Nhà Giáo lý được khởi công đầu năm 2009 và hoàn thành đầu năm 2013 với kinh phí 1 081 668 000 đồng. Đây là một công trình đầy ý nghĩa trong năm Đức tin này, vừa tôn thêm vẽ đẹp cho Giáo họ, cho quê hương, đồng thời là trung tâm đào tạo nền móng tương lai cho giới trẻ trong Giáo họ.

Nghi thức cắt băng khánh thành và làm phép được cử hành vào lúc 8h00. Sau đó, đoàn rước tiến về thánh đường giáo họ để cùng hiệp dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa.

Từ hình ảnh Cây nho của Tin mừng theo thánh Gioan, Đức Giám Mục kêu gọi cộng đoàn sống kết hợp mật thiết với Chúa và yêu thương nhau. Ngài cũng nhắc nhở cộng đoàn ý thức về mục đích và ý nghĩa của ngôi trường Giáo lý. Để được vậy, các Thầy cô giáo lý viên cần hy sinh nhiều để truyền thụ đức tin cho con em của mình.

Cuối thánh lễ, một vị đại diện cộng đoàn giáo họ bày tỏ niềm tri ân Đức Cha, Cha Quản hạt, quý Cha đồng tế, quý tu sĩ, quý ân nhân xa gần và cộng đoàn dân Chúa đã cầu nguyện, giúp đỡ để nhà Giáo lý được hoàn thành như hôm nay.

Giáo họ Trung Nguyên thuộc giáo xứ Thuận Nghĩa, Giáo phận Vinh. Giáo họ được thành lập năm 1916, với số nhân danh hiện tại là 749 người.
 
Lễ cung hiến thánh đường đầu tiên trên đảo Phú Qúy, Bình Thuận
Hồng Hương
10:10 02/05/2013
GP PHAN THIẾT - Hôm nay, ngày 01/05/2013, trang sử của đảo Phú Quý, Bình Thuận ghi dấu 3 sự kiện vui mừng trọng đại của người Công Giáo nơi hải đảo xa xôi: Thứ nhất, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống - Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết là Vị Cha Chung kính yêu đã vượt trùng dương mênh mông đến thăm mục vụ con chiên trên đảo; Thứ hai, ngôi thánh đường Đảo Phú Quý mà giáo dân sau 20 năm mơ ước nay đã xây dựng hoàn tất và được cung hiến cho Thiên Chúa; Và thứ ba, Giáo họ Đảo Phú Quý có Linh mục quản nhiệm tiên khởi là Cha Giuse Nguyễn Thanh Cảnh. Tiếng chuông rộn rã nương theo gió biển vang xa loan báo tin vui đến mọi người trên khắp đảo.

Xem hình ảnh

Vượt biển đến với anh chị em Đảo Phú Quý

16g00 chiều ngày 30.04.2013, hai tàu Bình Thuận 16 và Bình Thuận 18 cập cảng đưa Đức Giám Mục và khoảng 400 quan khách từ đất liền ra dự Lễ Cung Hiến nhà thờ Đảo Phú Quý. Sau chuyến hành trình hơn 5 giờ đồng hồ cho 56 hải lý (tàu rời cảng Phan Thiết lúc 12g00) nhờ Chúa thương cho biển êm nên hầu hết người trong đoàn đều khỏe và háo hức mong nhanh đến gặp gỡ bà con trên đảo. Gần đến đảo, Đức Cha Giuse đã lên đứng trên mui tàu hướng nhìn về đảo nơi có đoàn chiên bé nhỏ xa xôi nhất của mình. Ngay từ khá xa, đứng trên boong tàu đã trông thấy tháp chuông và mái ngói đỏ của nhà thờ rực lên trong ráng chiều. Tàu cập cảng, mọi người tíu tít chào nhau niềm vui của anh em trong một gia đình Giáo phận. Các đoàn lần lượt theo những chuyến xe về khu vực nhà thờ và các nhà nghỉ. Đây là lần thứ hai giáo đoàn Đảo Phú Quý nhỏ bé xa xôi này được đón tiếp đông đảo các linh mục, tu sĩ và anh chị em cùng bổn đạo từ đất liền ra thăm.

Trên mảnh đất được chính quyền cấp xây nhà thờ một năm trước đây còn trống trải, hôm nay một ngôi thánh đường uy nghi với tháp chuông vươn cao biểu hiện một sức sống mới cho cộng đoàn trên đảo. Bên phải nhà thờ là nhà xứ với các phòng giáo lý và sinh hoạt khang trang đã được cất lên. Đằng sau nhà thờ là nhà máy nước uống tinh khiết phục người nghèo do Caritas Phan Thiết xây dựng cũng đã đi vào hoạt động tốt. Xung quanh nhà thờ, các hộ dân cũng đang rộn ràng trong mùa xây dựng. Với tất cả sự nhiệt tình và khéo léo, anh em trong giáo họ đã dựng nên khu rạp che mát khá đơn giản nhưng xinh xắn bằng bạt và tre phục vụ cho ngày lễ. Toàn khu vực nhà thờ (gần 2.000m2), rực rỡ trong màu sắc của băng rôn chào mừng, cờ Hội Thánh và cờ dân tộc bay phất phới.

Thánh lễ Cung Hiến Nhà Thờ Đảo Phú Quý

Sáng sớm ngày 01.05.2012 bà con giáo dân đã kéo nhau đến để làm việc đã được phân công của mình. Thanh niên thanh nữ vui tươi khi đứng hàng chào danh dự trong ngày lịch sử trọng đại.

Cùng hiện diện chung chia niềm vui với cộng đoàn Công giáo có Quý khách từ đất liền, đại diện chính quyền các cấp và tôn giáo bạn cũng đến tham dự lễ.

Hơn 20 năm kể từ ngày cộng đoàn Phú Quý nhen nhúm thành lập với vài gia đình, toàn đảo hiện nay có 50 hộ Công giáo với 166 anh chị em giáo dân trên tổng số dân trên đảo là 26 ngàn, trải rộng trong 3 xã Tam Thanh, Ngũ Phụng và Long Hải. Bà con giáo dân hào hứng nói với nói với nhau Lễ Cung Hiến Nhà Thờ hôm nay là “biến cố ngàn năm mới có” trên đảo này.

Nghi thức làm phép đài Đức Mẹ, cắt băng khánh thành và Thánh lễ Cung Hiến nhà thờ giáo họ Đảo Phú Quý diễn ra lúc 9g00 sáng do Đức Giám Mục chủ sự. Hôm nay cũng là ngày Mừng kính Thánh Giuse Thợ, Bổn Mạng Giáo họ. Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Giuse chào mừng toàn thể cộng đoàn và chuyển lời chào thăm - chúc mừng của Đức Cha Nicôla và Đức Cha Phaolô, cùng tất cả linh mục - tu sĩ - giáo dân trên khắp GP Phan Thiết đang hướng lòng về đảo nhỏ trong ngày lễ trọng đại này. Tất cả đều là hồng ân của Chúa.

Thánh lễ diễn ra sốt sắng dù trời ban trưa khá nắng và nóng. Trong thánh lễ, Đức Cha Giuse đã ban phép Thêm sức cho 12 giáo dân trong họ đạo. Sau phần hiệp lễ, đại diện cộng đoàn Công giáo trên đảo dâng lời tri ân đến Đức Giám Mục, đoàn đồng tế, quan khách, quý ân nhân trong và ngoài nước, chính quyền và nhất là toàn thể đại gia đình Giáo phận Phan Thiết đã luôn lưu tâm đến đoàn chiên nhỏ bé nơi hải đảo xa xôi này bằng nhiều cách trong những năm qua. Giáo họ cám ơn cách đặc biệt cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng, quản lý TGM Phan Thiết trong 4 năm đặc trách đã chăm lo cho giáo họ về nhiều mặt mà rõ ràng nhất là công trình xây dựng nhà thờ và nhà xứ. Giáo họ hết lòng cám ơn cha quản nhiệm Giuse Nguyễn Thanh Cảnh, quý thầy đã - đang giúp xứ và quý dì Phúc Âm Sự Sống đã trực tiếp xây dựng cho đoàn chiên cả nhà thờ vật chất và đền thờ tâm hồn.

Niềm vui còn được kéo dài với Chương trình diễn nguyện – văn nghệ đặc sắc với chủ đề Phú Quý – Niềm Vui Mới khai mạc lúc 19g00 cùng ngày làm rộn ràng cả một góc trời huyện đảo. Từng tiết mục mang đậm nghệ thuật và tính nhân văn với sự diễn xuất hết mình của giáo dân trong giáo họ Phú Quý, các nữ tu Dòng Phúc Âm Sự Sống, Dòng MTG Phan Thiết, chủng sinh CV Nicôla, ca đoàn giáo xứ Ma Lâm dưới sự chỉ đạo của Linh mục – Nhạc sĩ Phaolô Hoàng Kim Tốt. Các ca sĩ công giáo tại Sài Gòn như Xuân Trường, Đông Nghi, Diệu Hiền, Hoàng Dung cũng vượt biển góp tiếng hát chúc mừng cộng đoàn trên đảo.

Tâm tình của giáo dân Phú Quý

Ông cụ Nguyên, người cao tuổi nhất trong cộng đoàn Phú Quý nghẹn ngào nói rằng ông đã mãn nguyện vì trước khi nhắm mắt có thể an tâm về đạo nghĩa của con cháu. Với tổng cộng 25 người con cháu, gia đình của ông chiếm 1/6 tổng số giáo dân trên đảo.

Ông John Võ, một Việt kiều Mỹ gốc đảo xa quê 37 năm đã cố gắng sắp xếp công việc để chung vui với giáo họ trong ngày khánh thành nhà thờ. Ông chia sẻ: “Ở xa nhưng lúc nào lòng tôi cũng đau đáu hướng về Phú Quý. Khi biết chính quyền cho phép xây nhà thờ, gia đình tôi và bạn hữu đã cố gắng dành dụm nhiều hơn để gởi về góp gạch góp đá xây thánh đường cho con cháu. Hôm mới về đảo, tôi vội chạy đến nhà thờ. Nhìn thấy nhà thờ đẹp đẽ khanh trang mà tôi vui mừng muốn khóc. Tôi về đây mang theo bao nỗi niềm của những người con đảo Phú Quý phương xa”.

Cô Anna Nguyễn Thị Lý, người có công quy tụ và gầy dựng cộng đoàn Công giáo trên đảo Phú Quý thuở ban đầu, bộc bạch: “Điều ước muốn lớn lao nhất trong đời tôi là khẩn cầu Thiên Chúa cho có một mục tử đến ở giữa đàn chiên trên đảo này. Giờ đây điều đó đã thành hiện thực, tất cả là hồng ân của Thiên Chúa. Cả cộng đoàn đảo Phú Quý xin tạ ơn Chúa và tri ân Đức Giám Mục”.

Đến với với đảo nhỏ thân thương, những người khách ở đất liền ghi nhớ hình ảnh một giáo đoàn nhỏ bé nhưng đang dào dạt sức sống trong tinh thần mới với Ngôi Thánh Đường mới để sống làm men, làm muối của Tin Mừng giữa 26 ngàn cư dân trên đảo. Đức Giêsu Kitô sẽ là thuyền trưởng đưa con thuyền giáo họ Đảo Phú Quý vượt qua muôn phong ba bão táp trong hành trình Đức tin và phát triển về mọi mặt cùng với sự bảo trợ của Thánh Giuse Quan Thầy giáo họ.

Một thoáng lịch sử về Giáo họ Đảo Phú Quý

Đảo Phú Quý (còn gọi là cù lao Thu hay cù lao Khoai Xứ) là một đảo nhỏ nằm ở Nam biển Đông. Diện tích tự nhiên 16 km2, cách TP. Phan Thiết 56,7 hải lý (111 km) về phía Đông Nam và cách quần đảo Trường Sa 196 hải lý (385 km) về phía Tây. Sử sách xưa ghi tên đảo này dưới nhiều tên gọi: Cổ Long, Thuận Tịnh, Cù Lao Khoai Xứ, Cù Lao Thu... Từ 1844, vì tiềm năng kinh tế dồi dào và số lượng đặc sản đáng kể biệt nạp cho triều đình Huế, đảo được đổi tên từ Tổng Hạ sang Tổng Phú Quý trực thuộc huyện Tuy Phong, phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận. Bây giờ, Phú Quý là một huyện đảo xa của tỉnh Bình Thuận. Vì thế, Giáo họ biệt lập Phú Quý hiện là đứa con ở xa nhất của GP Phan Thiết. Đảo hiện tại là nơi hội tụ của nhiều luồng dân di cư từ lục địa ra với đủ thành phần và sắc tộc, đông nhất là người Kinh. 80% dân đảo theo đạo Phật, trên hòn đảo nhỏ này có tới 5 ngôi chùa lớn và vô số những chùa, am nhỏ.

Gần 20 năm kể từ ngày cộng đoàn Phú Quý nhen nhúm thành lập với vài gia đình, toàn đảo hiện nay có 50 hộ Công giáo với 166 anh chị em giáo dân trên tổng số dân trên đảo là 26 ngàn, trải rộng trong 3 xã Tam Thanh, Ngũ Phụng và Long Hải.

Kể về chuyện đạo, các cụ cao niên nơi đây cho biết, năm 1971, người Công giáo đầu tiên đặt chân đến đảo là bà Nguyễn Thị Hường (thường gọi là bà Long), quê ở Đồng Hới. Chồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập đạo Công giáo, đưa bà về đảo sinh sống. Tuy nhiên, đạo Công giáo chỉ mới phát triển trên đảo này từ năm 1990, khi cô giáo Anna Nguyễn Thị Lý tình nguyện ra đảo dạy học, mang theo gia đình. Là một cựu tu sinh của Dòng MTG Quy Nhơn, cô đã gây dựng và liên kết cộng đoàn vốn rất ít oi anh chị em Công giáo trên đảo để nâng đỡ đức tin cho nhau trong hoàn cảnh không có linh mục coi sóc. Cô tìm gặp những người đồng đạo khác như ông Nguyên, ông Rô, bà Long, ông Kính... tạo nên cộng đoàn nhỏ bé vài chục người, cố gắng duy trì, tụ họp nhau mừng các ngày lễ lớn Công giáo. Đức cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi, Giám Mục GP Phan Thiết lúc bấy giờ cũng luôn canh cánh với đứa con nhỏ ở xa. Ngài quan tâm theo dõi và liên lạc với cộng đoàn Phú Quý qua cô Lý. Trên mảnh đất do gia đình cô Lý hiến tặng giáo phận, Đức cha Nicôla đã cho cha Antôn Vũ Ngọc Đăng và hai thầy ra xem xét và xây cất một ngôi nhà (khánh thành năm 2000) dành cho việc sinh hoạt của cộng đoàn và giao cho cô Lý coi sóc. Từ đây, mỗi Chúa nhật, bà con giáo dân quy tụ về để cùng nhau đọc kinh và suy tôn Lời Chúa. Vì hoàn cảnh không có linh mục, cô Lý đã đem hết vốn sống và kiến thức từ những năm tháng học tập trong dòng ra để hướng dẫn Giáo lý và Đức tin cho anh chị em mình. Rồi khi có điều kiện, cô lại đưa họ về Tòa Giám mục để lãnh các Bí tích. Là một nhóm giáo dân nhỏ, lại không có linh mục hướng dẫn tâm linh, nhưng cộng đoàn có một sức sống và niềm tin mạnh mẽ, trong tinh thần chia sẻ, nâng đỡ, bao bọc với tha nhân xung quanh.

Mãi đến năm 2007, bà con mới có Thánh lễ Phục Sinh đầu tiên trên đảo do cha Anrê Lương Vĩnh Phú dâng. Năm 2009, cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng, Quản lý TGM Phan Thiết, được Đức cha Giuse trao nhiệm vụ thay Tòa Giám mục chăm lo cộng đoàn Phú Quý. Ngài đã phải bôn ba để xin đất xây dựng nhà thờ. Năm 2011, chính quyền cấp cho giáo họ gần 2000m2 đất xây dựng nhà thờ. Có đất rồi, Cha Sáng lại tiếp tục gởi thư ngỏ đến các giáo xứ trên cả giáo phận Phan Thiết và đi gõ cửa nhiều nơi để xin kinh phí xây dựng nhà thờ. Ngày 02/05/2012, Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Đảo Phú Quý. Trong thời gian xây dựng nhà giáo lý và nhà thờ đã có cha Phêrô Nguyễn Minh Triết (lúc này còn là phó tế), thầy GB. Nguyễn Trọng Khiêm và thầy Phó tế Phaolô Hoàng Văn Tới phụ cha Sáng coi sóc xây dựng công trình và hướng dẫn đức tin cho cộng đoàn. Tháng 03/2013, khi công trình nhà thờ đã gần hoàn tất, Đức Giám Mục cử cha Giuse Nguyễn Thanh Cảnh ra quản nhiệm giáo họ cho đến hôm nay.

Người dân đảo vẫn còn giữ được bản sắc của mình thể hiện qua nét hiền hòa, đơn sơ, thân thiện và hiếu khách, sống nghĩa tình đùm bọc nhau. Tâm hồn tươi đẹp của người dân đảo chính là mảnh đất màu mỡ đang chờ những hạt giống Đức tin gieo trồng. Đảo có tiềm năng về tài nguyên biển và ven biển, khoáng sản, các nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, hải sản. Ngoài ra, vùng này còn có thế mạnh về du lịch, thuận lợi giao thông, có cơ sở hạ tầng tốt, tập trung. Chính vì thế, việc một nhà thờ Công giáo hiện diện trên đảo sẽ góp phần tích cực vào việc phát triển, đáp ứng các nhu cầu và hoạt động xã hội, văn hóa, tinh thần cho người dân trên đảo, cũng như cho khách du lịch và các thuyền nhân ghé lại cảng liên hệ làm ăn, mua bán.

Ngôi Thánh Đường mới với Thánh Giá trên tháp chuông vươn cao biểu hiện Thiên Chúa ở giữa dân Người rồi đây sẽ là một điểm quy chiếu để các ngư dân hướng về xin ơn bình an và trúng được mẻ lưới đầy mỗi khi giong buồm ra khơi đánh bắt hải sản. Và cũng là lời tạ ơn được trở về khi trở về sau một đêm lao động trên biển khơi. Lịch sử của cộng đoàn Công giáo trên đảo Phú Quý vừa mở ra một trang mới với bao nhiêu hy vọng về tương lai sáng đẹp trong ánh sáng của Thiên Chúa Toàn Năng.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Phaolô và giòng chảy tâm tư
Mai Tá
05:07 02/05/2013
Phaolô và giòng chảy tâm tư
những triết lý chính trị đã diễn giải


Chương 10

Phần 2


Viễn cảnh tươi mát

Mới đây, có người nhận ra được thần học Đế Quốc nên đã bảo: tác giả Horsley, Crossan và Reed cùng với Wright và một số tác giả khác đã cho thấy rằng ta có thể lấy lớp thịt da đang có đem ra mà bao bọc khúc xương trồi sụt, vừa đề cập.

Cung cách tìm hiểu giòng tư tưởng của các tác giả theo hướng chính trị như thế, nếu dùng ngôn từ của tác giả Wright, ta có thể gọi đó là “Viễn Cảnh Rất Mới về thánh Phaolô” như thần học mới, rất khác biệt. Đây cũng là ý tưởng chính mà tôi sẽ nói nhiều, ở bài này.

Tác giả Crossan xem ra những muốn đặt thánh Phaolô ở vào tư thế kình chống với Xê-da, ngay từ đầu. Crossan lại cứ nghĩ: thánh Phaolô những muốn phá đổ đường lối sống khá ư là bết bát của Đế quốc La Mã cũng như đế quốc nào khác giống như thế.


--------------------------


Viễn cảnh tươi mát của nền chính trị hiện tại


Thánh Phaolô và thế giới của ta, hôm nay


Hôm nay, tôi chỉ muốn nhắc các bạn thêm một điều nữa, là: ta nên làm việc gì đó ngõ hầu tư tưởng chủ lực của thánh Phaolô khả dĩ đến được với mọi người. Nếu đồng ý, thì việc này sẽ đưa ta về với các vấn đề chính như sau:

1. Chính trị hiện thời;
2. Giáo-hội-học buổi hiện tại;
3. Chính trị Hoa kỳ hôm nay;
4. Chính trị Châu Âu thời buổi này.


1. Chính trị hiện thời

Hầu hết các khuynh hướng chính trị thời buổi này, vẫn phải đối đầu với một thứ như sợi giây căng thẳng giữa thái độ thuận theo bá-quyền và thái-độ kình chống bá-quyền. Bá-quyền, là ngôn từ thuộc địa hạt pháp-lý. Và, kình-chống bá-quyền là ngôn ngữ đề cập đến động thái chống đối nghịch ngạo, đòi tự do. Đã là giây căng thẳng rồi, thì cũng chẳng làm sao giải quyết được chỉ một lần là xong. Bởi lẽ chính trị, trên nguyên tắc, là những gì chưa được hoặc không được giải quyết một lần là xong ngay.

Có nằm mơ hoặc có lập ra nhiều lý-thuyết mới lạ đến thế nào đi nữa, ta cũng không thể nào hoàn thành được những việc đại loại như thế. Nói cách khác, các công việc khả dĩ giúp ta giải quyết được căng thẳng, phải là thứ gì đó tựa hồ sự việc có thực, tức sự kiện tuy đã xảy ra nhưng lại không là kết cuộc của học thuyết nào đó, đã đưa ra. Đó là sự việc rất thực, nếu ta được phép gọi đó là như thế, tức: những khoảnh khắc từng xảy đến với lịch sử. Kể từ đó, giải pháp đặt ra cho các “căng thẳng” cứ thế tăng dần đến độ nó hiện đến như sự kiện có thực. Và sự kiện ấy, có mang tính tách bạch khỏi sự kiện ấy hay không, vẫn là câu hỏi tồn đọng cứ lôi cuốn con người vào tình huống muốn giải quyết một lần rồi thôi, những bức bách xuất hiện trong người mình. Đó là lý thuyết được nhiều người viện dẫn, vẫn đưa ra, ở lúc này. Và có thể, ta cũng như những người can dự vào sự việc, vẫn cứ gọi đó là sự kiện Chúa trỗi dậy. Thánh Phaolô, là nhà khoa-học chính-trị hàng đầu đã nhận ra được điều ấy. Và, thánh-nhân cho thấy đó chính là chìa khoá khả dĩ giúp ta giải quyết được mọi sự. Đồng thời, thánh-nhân lại muốn bảo: niềm tin ta có nơi Đức Giêsu và tính trung kiên với niềm tin ta có, mới là điều cần thiết, vẫn rất thực. Giả như ta xác tín và sống đích thực điều mình tin tưởng, bằng kinh nghiệm từng trải, thì quyền năng hoặc quà tặng thiêng liêng của Chúa lại sẽ tuôn đổ trên ta, để rồi ngang qua ta, quà tặng Chúa ban tặng lại sẽ đến với người khác.

Chính vì lý do đó, nhiều người trong ta thường dễ bị lôi cuốn vào giòng đời lịch sử của Đạo Chúa để rồi họ sẽ nhận ra được là đã có và đã qua giao-thời chuyển-tiếp mình từng trải, và có thể, lại sẽ phải trải qua một giao-thời, rồi sẽ đến.

Có thứ giao-thời chuyển-tiếp mà nhiều người nhận ra như thời-gian giao-chuyển có từ giai đoạn mọi người nhấn mạnh vào giá trị cuộc sống của nam nhân đến độ nhiều năm sau đó, mới nhấn mạnh lên giá trị cuộc sống của nữ giới. Cũng có thể, theo cách nào đó, sự việc nói ở đây lại là giao-thời chuyển-tiếp có từ khía cạnh luật-lệ Do thái chuyển về khía cạnh cởi mở của thánh Phaolô mà ta thường thấy nơi cộng đoàn tình thương do thánh-nhân thiết lập.

Giao-thời chuyển-tiếp đến về sau, là thứ giao-thời chuyển từ quan điểm của thánh Phaolô vốn nhấn mạnh lên giá trị cuộc sống của nữ giới, hơn là chỉ tập trung vào giá trị sự sống của nam nhân như giao-thời chuyển vào Đạo Chúa có từ thời Côngstăngtin và giáo hội theo ông chủ trương. Đây là chuyển-tiếp-kép theo cách này, hay cách khác.

Con người ngày nay vẫn thường hỏi: không biết mình có nằm ở bờ rìa của giai-đoạn chuyển-tiếp thứ ba khá độc đáo, không? Nhiều người lại cũng thắc mắc: không biết Hội thánh của ta có bao giờ chán ngấy kiểu tập-trung đặt nặng vai trò của nam giới như thời Côngstăngtin nữa không? Ta có khám phá ra giá trị, mà theo tôi, nó mang nhiều nữ-tính hơn ý nghĩa gốc nguồn của nó, và nó có mang nhiều tính chất rất Phaolô hay không? Vấn đề là, lớp vải bọc bên ngoài thể-chế giáo-hội mà ta thừa hưởng, có thực sự mang tính nhận thức như ta khám phá ra không? Hoặc, làm thế khác nào như thể ta đang đổ rượu mới vào bình cũ không? Và điều đó, có là đường hướng giúp ta đọc ra toàn bộ lịch-sử Đạo Chúa, đồng thời định-vị được đặc-trưng của Giáo hội qua việc, một lần nữa, duyệt xét lại tư tưởng của thánh Phaolô, trong lịch sử, hiểu theo tính chính trị không?

Một số các nhà tư-tưởng chính trị theo nghĩa triết học lại đã rơi vào khuynh hướng này. Tác giả Terry Eagleton chẳng hạn, ông đã khám phá ra rằng: ở nơi đó, có giá trị toàn-cầu dựa vào sự hỗ trợ rút từ tư-tưởng của thánh Tôma Akinô, thời buổi trước. Nhiều vị lại đã khám phá ra điểm nhấn cao vời xuất hiện đằng sau lối sống thực tiễn, có hậu thuẫn rút từ tư tưởng của thánh Âu Tinh, thấy rất nhiều. Một số các vị thức giả người Do thái lại sử dụng tư tưởng của thánh Phaolô vào cuộc diện này, như: tác giả Alain Badiou và Daniel Boyarin. Badiou sử dụng thành ngữ “ân huệ dân dã” hiểu theo quan-niệm mà ông vẫn có, tức: thứ ân-huệ không chỉ hiện-hữu nơi giáo-đường hoặc nguyện đường Do thái, tức không-gian hạn hẹp của cung thánh. Trái lại, ân-huệ vẫn bao quát, lớn rộng như vũ trụ gian trần, rất xưa cũ.

Thông thường, ta vẫn bảo: ân-huệ Chúa ban phải bao gồm, theo cách nào đó, tính dân-dã dành để cho mọi người. Thánh Phaolô khi xưa vẫn dùng ý niệm dân-dã mỗi khi nói về ân-huệ rộng lớn, rất bao quát vẫn mang tính dân-gian toàn-cầu như vũ trụ hạ giới. Nhiều người lại cứ trông vào sự thể xưa nay bảo rằng: việc gì cũng phải được Giáo hội chuẩn chi trước đã, mới được phép nhận lãnh ân huệ Chúa ban, đơn giản chỉ như thế. Dù sao, thì: quan niệm này, ngày nay, đã vượt quá khuôn khổ của sự việc mà lâu nay ta thường suy tưởng. Ngày nay, ta không cần đến thứ khoá-ổ điện-tử để bóp nghẹt ân-huệ để thu về một mối ngõ hầu giúp nó độc quyền chiếm ngự chốn không-gian lành thánh, là vũ trụ. Bởi, có làm thế lại sẽ khiến cho môi trường tin yêu/lành thánh càng trở nên trầm kha hơn cả việc bó buộc người ngoại giáo muốn hồi hướng về với Đạo, phải qua thủ tục cắt-bì, ngõ hầu tất cả mọi người đều đi vào chính lộ để đến với Giao ước. Ngày nay, người người đều thấy rõ: đã có đổi thay toàn-bộ ý-niệm về nơi chốn Chúa ngự trị, cũng như loại-hình diễn-tả sự-kiện Chúa thể hiện tình thương ở trong ta, và giữa ta. Thật ra, thì: quan niệm dân-dã cũng như tầm kích “dân con” đi Đạo đều mang nặng tính thực-tiễn hơn nhà Đạo ta vẫn tưởng. Nhiều tác giả, và các vị này có lúc đã thực sự trở về nguồn, lại khám phá ra rằng: ân huệ có mặt cả trong mọi cơ-cấu người phàm tục nữa. Riêng tôi, tôi chưa từng nghe nói đến việc phàm-tục-hoá ân-huệ. Và tôi nghĩ: đó cũng chỉ là bước đầu giúp ta tư-duy, thôi. Và theo ý tôi, tôi cho rằng: việc đó thật hữu ích. Có lẽ, ta nên gọi sự việc như thế, bằng cụm từ sự “thánh-hoá-không-độc-quyền” về ân huệ, cũng được. Có lẽ điều tốt nhất ta nên nói, là như thế. Nhưng, “ân huệ dân dã” là thành ngữ rất đẹp để nói lên sự việc này.

Lại có tư-duy hiểu ngấm ngầm, khiến nhiều người trong chúng ta thấy không tiện nói ra: nhưng tất cả như để bảo: nếu ta chuyển về địa hạt dân-dã hay giáo-dân hơi nhiều, tức là ta đang làm điều gì đó không được tốt cho lắm. Và làm thế, tức là: ta để mất đi chính ân-huệ mình từng được nhận lãnh. Nói thế, tôi không có ý bảo rằng: ta phải chuyển dịch vào địa hạt dân-dã (hay đơn giản là giáo dân, thôi) mới có thể khám phá ra được ân-huệ Chúa tặng ban. Nhưng theo tôi, ta cũng nên làm thế. Bởi, đó là ân-huệ theo thể-loại tư riêng, đích thực. Đó còn là ân-huệ cũng rất thực như bất cứ ân-huệ theo thể-dạng nào khác. Bản thân tôi, tôi vẫn có khuynh hướng quay về với từ-vựng của riêng mình, để rồi trong tương lai mai ngày, ta sẽ không còn sử-dụng cụm-từ “ân-huệ” bao giờ nữa. Tôi muốn nói nhiều về “động-lực Chúa ban” tức sự việc mang ý nghĩa giống hệt như thế.



2. Giáo-hội-học hoặc ta có nên dùng từ nào khác để thay thế?

Điều mà thánh Phaolô từng khám phá ra trên đường trực chỉ Đamát, mà ta có thể gọi, đó là: “Tiến trình Vượt qua”. Bởi, sự việc này gồm cả việc bao gộp thập-giá vào với Đức Chúa đã Phục sinh/trỗi dậy và vào sự việc nào tựa hồ như thế. Tiến trình Vượt qua rồi ra cũng hoàn tất sự việc như ngôn từ tự nó diễn tả. Thánh Phaolô lại khám phá ra điều này nơi Đức Chúa đã trỗi dậy từ cõi chết.

Nhiều lúc, tôi vẫn thường tự hỏi chính mình xem hôm nay có khám phá ra được tiến-trình Vượt-qua giống như thế, nơi người bình thường mình gặp ở phố chợ hay không? Có khi, tôi lại nghĩ: tiến trình đó có thực sự là một, giống hệt như đúc không? Hỏi và nghĩ thế rồi, tôi chợt thấy: thực sự thì đó không là tiến-trình “trỗi dậy” bình thường ngày ba bữa, nhưng theo tôi hiểu, thì: một trong các khổ đau mà người thường cam chịu, là vẫn bị luột ra ngoài mối bận tâm chăm nom săn sóc mọi người khác; tức: những người đến với ta theo cung cách “vượt qua” rất tích cực mà ít có người nhận ra được từ dạo trước. Và mọi người rồi cũng sẽ trải nghiệm sự việc để luột mất cơ hội rất “vuợt qua” như thế. Và rồi ra, họ cũng sẽ hiểu được rằng: sự việc “vượt qua” trong đời thường là có thật, không vì mình hiểu là nó có thật, nhưng do bạn bè/người thân mình cho biết là có thật, như thế.

Vì thế nên, tôi thường tự bảo với lòng mình rằng: với những ai từng khám phá ra rằng người nào cũng đều mang tính cách nhân vị; và rất nhiều người từng khám phá ra rằng: họ cũng có thứ gì đó đang hoạt động giống như Đức Chúa Phục sinh đã làm cho thánh Phaolô, đấy! Nói như thế có cường điệu quá chăng? Có thể lắm. Bởi, đó cũng là mặc khải gửi đến những người như thế. Mặc khải về sự sống gồm những gì? Rồi, cũng từ mặc khải này, ta sẽ thấy được lời mời gọi sống theo cung cách giống như thế. Và, ta được mời gọi để nhận ra rằng: đó là chìa khoá dành cho cuộc sống. Và, lời mời gọi này còn mang ý nghĩa của sứ mạng tỏ lộ cho người khác biết rằng: đây mới là tên gọi của trò chơi, dù trò chơi ấy có mặt ở trong hay ngoài Hội thánh. Tôi không muốn tự ý thức cho mình là người chống lại Hội thánh, nhưng tôi lại cứ nghĩ rằng: ngày nay, ân huệ Chúa ban đã và đang đổ tràn cho thế-gian nhiều hơn cho Hội thánh. Rất nhiều người trong đời, vẫn sống rất tốt lành dù họ không thuộc “ràn chiên” Hội thánh của ta; nhưng lại đã trải qua nhiều kinh nghiệm Vượt Qua, khá sâu sắc. Và, họ là những người từng chịu-nạn-chịu-chết-trên-khổ-giá-và-đã-sống-lại, rất đích thực. Cũng có thể, họ từng bị phát giác trước ánh sáng của sự thật đến như thế. Và khi bị phát hiện, họ lại cũng nghĩ mình đang có thứ gì đó tựa hồ như kinh nghiệm mà thánh Phaolô từng trải trên đường trực chỉ Đamát, cũng như thế.

Những người đi vào tiến trình trải nghiệm như thế, kết cuộc cũng có được sự thể mà thánh Phaolô gọi là “cắt bì nội tâm”; và họ cũng đã hiểu tại sao thánh Phaolô khi xưa gọi đó là uy lực Phục sinh thay vì kể lể nhiều chi tiết về sự trỗi dậy, mình từng trải. Như thế có nghĩa: đã có sự đổi thay nơi ý-niệm về tính cách của con người. Như thế tức là, đã có thay đổi nơi ý niệm về tính chất thánh hội, nguyện đường nữa đấy. Thế tức là, đang có sự thể nhóm hội của Chúa đang quây quần ở ngoài đó nhưng lại không mang tên gọi nào chính thức và cũng không ở dưới trướng có ô dù/lọng quan của nhiều thể chế mang ít tính “Vượt Qua”, ít tính chất phục sinh/trỗi dậy.

Điều này cũng rất mới như chính con người thánh Phaolô. Và thánh-nhân vẫn tư-duy về điều đó, giống như thế. Riêng tôi, tôi vẫn nghĩ rằng: điều mới mẻ, là: con số những người có kinh nghiệm như thế, nay xuất hiện nhiều hơn trước. Trong quá khứ, có thể cũng có một số người sống hệt như thế, nhưng xem ra họ ít nói về chuyện này hoặc nếu có, lại chỉ diễn tả bằng ngôn từ “thể chế”, trừu tượng. Tôi cũng nghĩ: ngày nay, nhiều người không còn giữ kín những chuyện như thế nữa, nhưng họ đã diễn lộ ra ngoài bằng ngôn từ mang tính giáo dân, hơn. Nói thế có nghĩa là: bên ngoài Hội thánh, nay thấy xuất hiện một thế giới lớn rộng hơn.

Tôi thường tự hỏi: không biết thánh Phaolô có tạo ra được các giáo dân, như những người mà tôi vừa đề cập, thời buổi hôm nay hay không? Và, thánh-nhân có tập hợp được những người giáo dân như thế vẫn quanh quẩn bên cửa hàng “cá mòi” như dạo trước, để rồi ông sẽ nói với họ rằng: “Đức Giêsu cũng quan tâm những điều như thế; và anh chị em có làm thế cũng như thể mình đang làm để nhớ đến Đức Giêsu, thôi.” Và có thể, thánh Phaolô lại sẽ khích lệ và củng cố mấy người này để họ sống theo khuôn khổ của một thứ chính trị không mang tính cưỡng chế/độc tài, nhưng sống cởi mở, tử tế và tự hạ, để rồi lại sẽ nghiêng về tình thương hơn. Và, vì thánh-nhân, họ cũng sẽ sống với dân Do thái cũng như thánh hội của Chúa theo cách đó.

Tôi thiển nghĩ: Hội thánh mình có lẽ cũng đang bị “trầy da”, “tróc vảy” hay sao đó theo nghĩa này. Và ít ra, đó cũng là tình trạng hiểu theo nghĩa bóng, rất văn vẻ. Và có thể, đây cũng là tình huống xảy đến ở mặt ngoài, mà thôi. Tôi lại vẫn nghĩ, ta cũng nên thu thập các truyện bên lề hoặc hiện tượng nào đó vẫn xảy ra. Hẳn chuyện này cũng chẳng có gì là khó làm. Bởi, thực tại còn đó nỗi buồn, nếu ta thật sự tìm cách thu thập dữ kiện theo cung cách khách quan, thật lòng của người viết sử hạnh, cũng rất thánh.

Tuy nhiên, đây là việc cũng mang tính cấm đoán, doạ nạt đối với các cơ cấu và thể chế hôm nay. Và tôi lại cũng mường tượng về tình cảnh mà thánh Phaolô từng gặp khi thánh-nhân sinh hoạt tại cửa hàng “cá mòi” nhiều đố kỵ, cấm đoán và đe nẹt đối với thể chế đang vượt trội. Và, đây cũng là phong cách diễn giải về thánh Phaolô theo kịch-bản của người sống vào thời hôm nay, nhưng dù sao đó vẫn là chuyện khó nói và khó kể lể trong các bài chia sẻ ở nhà thờ, ngày Chúa nhật. Bởi, dù có vị nào dám làm thế, cũng sẽ thấy hậu quả ngay ngày hôm sau, vì sẽ chẳng có ma nào dám lân la chốn thánh đường nữa. Bởi, tất cả đều tùy thuộc vào chuyện ta có được thuê mướn hoặc trả tiền để làm chuyện gì, việc gì thôi. Thế nên, có những điều buộc tôi phải làm cho bằng được, là: tạo chiếc “cầu bắc ngang” nối liền thánh Phaolô với thế giới hôm nay.



3. Chính trị Hoa Kỳ hôm nay


Không biết tôi có nên thêm điều gì vào đây không?

Các nghiên cứu về thánh Phaolô thường bao gồm công việc vạch trần những đối chọi giữa hệ thống của Đế quốc với phương thức trút sạch đến hư vô, trống rỗng. Rõ ràng là, ta thấy được mối giây nối kết giữa thực tại của hệ thống Đế Quốc với thực tại xã hội Mỹ, ngày hôm nay. Đọc sách của tác giả Richard Horseley, ta thấy tác giả này rất thành thật về những chuyện như thế. Và cả tác giả Tom Wright cũng làm thế.

Bản thân tôi, từng sinh sống khá dài ngày ở Mỹ cũng đủ để có được một cảm nghiệm sâu sắc về cuộc sống chân phương của người Mỹ. Đúng ra, tôi chỉ muốn phê bình đôi chút về thực tại chính quyền Hoa Thịnh Đốn và chính sách ngoại giao của nước này, mà thôi.

Theo tôi, những gì tạo nên thực chất của đất nước nào đó đều dựa trên nhận thức cho rằng: vẫn còn đó những điều tốt đẹp về đạo đức, trên thế giới. Thật ra thì, tự bản chất, đây là một nhận thức cũng rất tốt. Nhưng sau đó, cũng nên tách bạch những khác biệt giữa điều tốt/điểm xấu theo luân lý/đạo đức, thôi. Cho đến giờ, tôi không thấy có vấn đề gì về chuyện ấy. Thực tế, tôi hỗ trợ điều này.

Nhưng theo sau, là bước kế tiếp bảo rằng: việc xấu/tốt về luân lý/đạo đức vẫn dính liền với lối sống theo kiểu Mỹ và cũng chẳng nối kết với lối kiểu sống của bất cứ một ai, ở bất cứ nơi nào. Thế nên, tính dân-chủ của cuộc sống mà có người gọi là “trần tục” theo kiểu Mỹ, lâu nay, được coi như phương sách tốt lành về luân lý/đạo đức theo nghĩa quần chúng, chính trị,. Chính trị của Mỹ, với tôi, xem ra không chỉ là phương cách độc nhất để ta sống đời luân lý theo đường lối chính trị. Bởi, với chính quyền dưới thời tổng thống George W. Bush, nhiều người cho rằng thực ra là như thế. Nhiều sinh hoạt được coi như sứ mạng để thực thi theo nghĩa quân sự trên trường quốc tế, ngõ hầu xua dồn mọi nước thuộc địa vào hàng ngũ rất chính mạch. Dưới tầm nhìn của chính quyền Hoa Thịnh Đốn hiện nay, thì điều xấu theo nghĩa luân lý/đạo đức hoặc những gì là bẩn nhơ theo tính chính trị ngang bằng mọi chính thể chuyên chế/độc đoán trên thế giới, đặc biệt là thế giới Hồi giáo. Và vì thế, mới thấy rằng: ta cần phải lướt thắng bằng quân sự, để rồi tôn giáo đích thực, nếu ta gọi được như thế, mới lan qua mọi ngõ ngách đi vào lãnh vực trần gian.

Điều này xuất phát từ lập trường triết học của Nietzsche. Nó đã và đang dần dà đi vào với chính quyền Hoa Thịnh Đốn thời hiện tại, do hai học giả thuộc khuynh hướng triết học Nietzsche. Một vị mang tên Leo Strauss còn vị kia là Alan Wohlstetter. Ở đây, ta cũng có thể thêm vào đó tên tuổi của Alan Bloom nữa.

Ngay đến tổng thống George Bush cũng chưa bao giờ có được thế đứng triết-học được gọi là nhất quán, “trước sau như một” cả. Chính ông là sự phối hợp giữa phe tân-bảo-thủ trung-hữu và giới Thệ-phản ở miền Nam. Thế nhưng, đám người vây quanh ông, lại chịu ảnh hưởng của nền triết học theo kiểu Nietzsche. Như thế có nghĩa: đối địch với đường lối của thánh Phaolô. Khuynh hướng này biện hộ cho tính tuyệt đối của nam-nhân trên mọi người và cho sự chiến thắng độc đoán bằng bất cứ giá nào, cả bằng phương tiện quân sự. Triết lý này, rất gần với cung cách của Augustus và rất xa lập trường của thánh Phaolô. Và như bạn bè nguời Mỹ của tôi cho biết, thì điều này tạo nhiều sầu buồn trong tâm can người Công giáo Hoa Kỳ vốn am hiểu thánh Phaolô, đặc biệt hơn cả là: với đường hướng nhận thức về thánh Phaolô ở thời mới, và người ở đây đều thấy lúng túng với nền chính trị của đất nước mình, trong giai đoạn hiện tại.

Vậy thì, hỏi rằng: ta có thế nhận ra rằng: thánh Phaolô và tầm nhìn của cộng đoàn do thánh-nhân dẫn dắt sống đích thực tư cách của con dân Đức Chúa có hàm ngụ nền chính trị cách thẳm sâu vào lúc này không? Và rồi, dĩ nhiên, nếu ta chấp nhận đưa Hồi giáo vào với nước này, thì theo tôi (và hy vọng là quý vị cũng sẽ không thôi thúc tôi làm chuyện ấy lúc này), có nhiều điều do chính họ điều nghiên khám phá ra, chắc chắn đạo Hồi không hoàn toàn vô tội về một ước vọng dựa vào sức mạnh quân sự. Rất thường tình, khi ta can dự vào cuộc xung đột nào đó, thì cả hai bên đều thực sự giống nhau hoặc ta cũng chẳng thực hiện được trò chơi hợp khuôn phép. Đó là những gì đang thực sự diễn ra. Vậy thì, làm sao để ta ra khỏi tình huống giống như thế? Tôi thật không có ý kiến nào về chuyện này, nhưng sẽ thích thú không ít nếu ta suy về chuyện này dưới ánh sáng của những gì ta bàn về thánh Phaolô, lâu nay.

Tôi lại cũng nghĩ rằng: nếu thánh Phaolô còn sống đến hôm nay, và ông lại thấy có những điều đang xảy đến với thế giới, thì chắc chắn là ông cũng thực sự buồn đau không chỉ với tình trạng hiện thời của Hội thánh thôi, mà còn đau buồn cả về cảnh tình của thế giới hiện tại nữa. Thánh Phaolô lúc nào cũng quan tâm đến thế giới nhiều hơn với Giáo hội, ở khắp nơi. Cuối cùng ra, thì thế giới của thánh-nhân tự nó đã đạo hạnh. Và đây cũng là điều đáng để ta quan tâm, suy nghĩ.

(Còn tiếp)

Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch
 
Phaolô và giòng chảy tâm tư những triết lý chính trị đã diễn giải
Mai Tá
05:16 02/05/2013
Phaolô và giòng chảy tâm tư những triết lý chính trị đã diễn giải

Chương 10

Phần 2


Viễn cảnh tươi mát

Mới đây, có người nhận ra được thần học Đế Quốc nên đã bảo: tác giả Horsley, Crossan và Reed cùng với Wright và một số tác giả khác đã cho thấy rằng ta có thể lấy lớp thịt da đang có đem ra mà bao bọc khúc xương trồi sụt, vừa đề cập.

Cung cách tìm hiểu giòng tư tưởng của các tác giả theo hướng chính trị như thế, nếu dùng ngôn từ của tác giả Wright, ta có thể gọi đó là “Viễn Cảnh Rất Mới về thánh Phaolô” như thần học mới, rất khác biệt. Đây cũng là ý tưởng chính mà tôi sẽ nói nhiều, ở bài này.

Tác giả Crossan xem ra những muốn đặt thánh Phaolô ở vào tư thế kình chống với Xê-da, ngay từ đầu. Crossan lại cứ nghĩ: thánh Phaolô những muốn phá đổ đường lối sống khá ư là bết bát của Đế quốc La Mã cũng như đế quốc nào khác giống như thế.


--------------------------


Viễn cảnh tươi mát của nền chính trị hiện tại


Thánh Phaolô và thế giới của ta, hôm nay


Hôm nay, tôi chỉ muốn nhắc các bạn thêm một điều nữa, là: ta nên làm việc gì đó ngõ hầu tư tưởng chủ lực của thánh Phaolô khả dĩ đến được với mọi người. Nếu đồng ý, thì việc này sẽ đưa ta về với các vấn đề chính như sau:

1. Chính trị hiện thời;
2. Giáo-hội-học buổi hiện tại;
3. Chính trị Hoa kỳ hôm nay;
4. Chính trị Châu Âu thời buổi này.


1. Chính trị hiện thời

Hầu hết các khuynh hướng chính trị thời buổi này, vẫn phải đối đầu với một thứ như sợi giây căng thẳng giữa thái độ thuận theo bá-quyền và thái-độ kình chống bá-quyền. Bá-quyền, là ngôn từ thuộc địa hạt pháp-lý. Và, kình-chống bá-quyền là ngôn ngữ đề cập đến động thái chống đối nghịch ngạo, đòi tự do. Đã là giây căng thẳng rồi, thì cũng chẳng làm sao giải quyết được chỉ một lần là xong. Bởi lẽ chính trị, trên nguyên tắc, là những gì chưa được hoặc không được giải quyết một lần là xong ngay.

Có nằm mơ hoặc có lập ra nhiều lý-thuyết mới lạ đến thế nào đi nữa, ta cũng không thể nào hoàn thành được những việc đại loại như thế. Nói cách khác, các công việc khả dĩ giúp ta giải quyết được căng thẳng, phải là thứ gì đó tựa hồ sự việc có thực, tức sự kiện tuy đã xảy ra nhưng lại không là kết cuộc của học thuyết nào đó, đã đưa ra. Đó là sự việc rất thực, nếu ta được phép gọi đó là như thế, tức: những khoảnh khắc từng xảy đến với lịch sử. Kể từ đó, giải pháp đặt ra cho các “căng thẳng” cứ thế tăng dần đến độ nó hiện đến như sự kiện có thực. Và sự kiện ấy, có mang tính tách bạch khỏi sự kiện ấy hay không, vẫn là câu hỏi tồn đọng cứ lôi cuốn con người vào tình huống muốn giải quyết một lần rồi thôi, những bức bách xuất hiện trong người mình. Đó là lý thuyết được nhiều người viện dẫn, vẫn đưa ra, ở lúc này. Và có thể, ta cũng như những người can dự vào sự việc, vẫn cứ gọi đó là sự kiện Chúa trỗi dậy. Thánh Phaolô, là nhà khoa-học chính-trị hàng đầu đã nhận ra được điều ấy. Và, thánh-nhân cho thấy đó chính là chìa khoá khả dĩ giúp ta giải quyết được mọi sự. Đồng thời, thánh-nhân lại muốn bảo: niềm tin ta có nơi Đức Giêsu và tính trung kiên với niềm tin ta có, mới là điều cần thiết, vẫn rất thực. Giả như ta xác tín và sống đích thực điều mình tin tưởng, bằng kinh nghiệm từng trải, thì quyền năng hoặc quà tặng thiêng liêng của Chúa lại sẽ tuôn đổ trên ta, để rồi ngang qua ta, quà tặng Chúa ban tặng lại sẽ đến với người khác.

Chính vì lý do đó, nhiều người trong ta thường dễ bị lôi cuốn vào giòng đời lịch sử của Đạo Chúa để rồi họ sẽ nhận ra được là đã có và đã qua giao-thời chuyển-tiếp mình từng trải, và có thể, lại sẽ phải trải qua một giao-thời, rồi sẽ đến.

Có thứ giao-thời chuyển-tiếp mà nhiều người nhận ra như thời-gian giao-chuyển có từ giai đoạn mọi người nhấn mạnh vào giá trị cuộc sống của nam nhân đến độ nhiều năm sau đó, mới nhấn mạnh lên giá trị cuộc sống của nữ giới. Cũng có thể, theo cách nào đó, sự việc nói ở đây lại là giao-thời chuyển-tiếp có từ khía cạnh luật-lệ Do thái chuyển về khía cạnh cởi mở của thánh Phaolô mà ta thường thấy nơi cộng đoàn tình thương do thánh-nhân thiết lập.

Giao-thời chuyển-tiếp đến về sau, là thứ giao-thời chuyển từ quan điểm của thánh Phaolô vốn nhấn mạnh lên giá trị cuộc sống của nữ giới, hơn là chỉ tập trung vào giá trị sự sống của nam nhân như giao-thời chuyển vào Đạo Chúa có từ thời Côngstăngtin và giáo hội theo ông chủ trương. Đây là chuyển-tiếp-kép theo cách này, hay cách khác.

Con người ngày nay vẫn thường hỏi: không biết mình có nằm ở bờ rìa của giai-đoạn chuyển-tiếp thứ ba khá độc đáo, không? Nhiều người lại cũng thắc mắc: không biết Hội thánh của ta có bao giờ chán ngấy kiểu tập-trung đặt nặng vai trò của nam giới như thời Côngstăngtin nữa không? Ta có khám phá ra giá trị, mà theo tôi, nó mang nhiều nữ-tính hơn ý nghĩa gốc nguồn của nó, và nó có mang nhiều tính chất rất Phaolô hay không? Vấn đề là, lớp vải bọc bên ngoài thể-chế giáo-hội mà ta thừa hưởng, có thực sự mang tính nhận thức như ta khám phá ra không? Hoặc, làm thế khác nào như thể ta đang đổ rượu mới vào bình cũ không? Và điều đó, có là đường hướng giúp ta đọc ra toàn bộ lịch-sử Đạo Chúa, đồng thời định-vị được đặc-trưng của Giáo hội qua việc, một lần nữa, duyệt xét lại tư tưởng của thánh Phaolô, trong lịch sử, hiểu theo tính chính trị không?

Một số các nhà tư-tưởng chính trị theo nghĩa triết học lại đã rơi vào khuynh hướng này. Tác giả Terry Eagleton chẳng hạn, ông đã khám phá ra rằng: ở nơi đó, có giá trị toàn-cầu dựa vào sự hỗ trợ rút từ tư-tưởng của thánh Tôma Akinô, thời buổi trước. Nhiều vị lại đã khám phá ra điểm nhấn cao vời xuất hiện đằng sau lối sống thực tiễn, có hậu thuẫn rút từ tư tưởng của thánh Âu Tinh, thấy rất nhiều. Một số các vị thức giả người Do thái lại sử dụng tư tưởng của thánh Phaolô vào cuộc diện này, như: tác giả Alain Badiou và Daniel Boyarin. Badiou sử dụng thành ngữ “ân huệ dân dã” hiểu theo quan-niệm mà ông vẫn có, tức: thứ ân-huệ không chỉ hiện-hữu nơi giáo-đường hoặc nguyện đường Do thái, tức không-gian hạn hẹp của cung thánh. Trái lại, ân-huệ vẫn bao quát, lớn rộng như vũ trụ gian trần, rất xưa cũ.

Thông thường, ta vẫn bảo: ân-huệ Chúa ban phải bao gồm, theo cách nào đó, tính dân-dã dành để cho mọi người. Thánh Phaolô khi xưa vẫn dùng ý niệm dân-dã mỗi khi nói về ân-huệ rộng lớn, rất bao quát vẫn mang tính dân-gian toàn-cầu như vũ trụ hạ giới. Nhiều người lại cứ trông vào sự thể xưa nay bảo rằng: việc gì cũng phải được Giáo hội chuẩn chi trước đã, mới được phép nhận lãnh ân huệ Chúa ban, đơn giản chỉ như thế. Dù sao, thì: quan niệm này, ngày nay, đã vượt quá khuôn khổ của sự việc mà lâu nay ta thường suy tưởng. Ngày nay, ta không cần đến thứ khoá-ổ điện-tử để bóp nghẹt ân-huệ để thu về một mối ngõ hầu giúp nó độc quyền chiếm ngự chốn không-gian lành thánh, là vũ trụ. Bởi, có làm thế lại sẽ khiến cho môi trường tin yêu/lành thánh càng trở nên trầm kha hơn cả việc bó buộc người ngoại giáo muốn hồi hướng về với Đạo, phải qua thủ tục cắt-bì, ngõ hầu tất cả mọi người đều đi vào chính lộ để đến với Giao ước. Ngày nay, người người đều thấy rõ: đã có đổi thay toàn-bộ ý-niệm về nơi chốn Chúa ngự trị, cũng như loại-hình diễn-tả sự-kiện Chúa thể hiện tình thương ở trong ta, và giữa ta. Thật ra, thì: quan niệm dân-dã cũng như tầm kích “dân con” đi Đạo đều mang nặng tính thực-tiễn hơn nhà Đạo ta vẫn tưởng. Nhiều tác giả, và các vị này có lúc đã thực sự trở về nguồn, lại khám phá ra rằng: ân huệ có mặt cả trong mọi cơ-cấu người phàm tục nữa. Riêng tôi, tôi chưa từng nghe nói đến việc phàm-tục-hoá ân-huệ. Và tôi nghĩ: đó cũng chỉ là bước đầu giúp ta tư-duy, thôi. Và theo ý tôi, tôi cho rằng: việc đó thật hữu ích. Có lẽ, ta nên gọi sự việc như thế, bằng cụm từ sự “thánh-hoá-không-độc-quyền” về ân huệ, cũng được. Có lẽ điều tốt nhất ta nên nói, là như thế. Nhưng, “ân huệ dân dã” là thành ngữ rất đẹp để nói lên sự việc này.

Lại có tư-duy hiểu ngấm ngầm, khiến nhiều người trong chúng ta thấy không tiện nói ra: nhưng tất cả như để bảo: nếu ta chuyển về địa hạt dân-dã hay giáo-dân hơi nhiều, tức là ta đang làm điều gì đó không được tốt cho lắm. Và làm thế, tức là: ta để mất đi chính ân-huệ mình từng được nhận lãnh. Nói thế, tôi không có ý bảo rằng: ta phải chuyển dịch vào địa hạt dân-dã (hay đơn giản là giáo dân, thôi) mới có thể khám phá ra được ân-huệ Chúa tặng ban. Nhưng theo tôi, ta cũng nên làm thế. Bởi, đó là ân-huệ theo thể-loại tư riêng, đích thực. Đó còn là ân-huệ cũng rất thực như bất cứ ân-huệ theo thể-dạng nào khác. Bản thân tôi, tôi vẫn có khuynh hướng quay về với từ-vựng của riêng mình, để rồi trong tương lai mai ngày, ta sẽ không còn sử-dụng cụm-từ “ân-huệ” bao giờ nữa. Tôi muốn nói nhiều về “động-lực Chúa ban” tức sự việc mang ý nghĩa giống hệt như thế.



2. Giáo-hội-học hoặc ta có nên dùng từ nào khác để thay thế?

Điều mà thánh Phaolô từng khám phá ra trên đường trực chỉ Đamát, mà ta có thể gọi, đó là: “Tiến trình Vượt qua”. Bởi, sự việc này gồm cả việc bao gộp thập-giá vào với Đức Chúa đã Phục sinh/trỗi dậy và vào sự việc nào tựa hồ như thế. Tiến trình Vượt qua rồi ra cũng hoàn tất sự việc như ngôn từ tự nó diễn tả. Thánh Phaolô lại khám phá ra điều này nơi Đức Chúa đã trỗi dậy từ cõi chết.

Nhiều lúc, tôi vẫn thường tự hỏi chính mình xem hôm nay có khám phá ra được tiến-trình Vượt-qua giống như thế, nơi người bình thường mình gặp ở phố chợ hay không? Có khi, tôi lại nghĩ: tiến trình đó có thực sự là một, giống hệt như đúc không? Hỏi và nghĩ thế rồi, tôi chợt thấy: thực sự thì đó không là tiến-trình “trỗi dậy” bình thường ngày ba bữa, nhưng theo tôi hiểu, thì: một trong các khổ đau mà người thường cam chịu, là vẫn bị luột ra ngoài mối bận tâm chăm nom săn sóc mọi người khác; tức: những người đến với ta theo cung cách “vượt qua” rất tích cực mà ít có người nhận ra được từ dạo trước. Và mọi người rồi cũng sẽ trải nghiệm sự việc để luột mất cơ hội rất “vuợt qua” như thế. Và rồi ra, họ cũng sẽ hiểu được rằng: sự việc “vượt qua” trong đời thường là có thật, không vì mình hiểu là nó có thật, nhưng do bạn bè/người thân mình cho biết là có thật, như thế.

Vì thế nên, tôi thường tự bảo với lòng mình rằng: với những ai từng khám phá ra rằng người nào cũng đều mang tính cách nhân vị; và rất nhiều người từng khám phá ra rằng: họ cũng có thứ gì đó đang hoạt động giống như Đức Chúa Phục sinh đã làm cho thánh Phaolô, đấy! Nói như thế có cường điệu quá chăng? Có thể lắm. Bởi, đó cũng là mặc khải gửi đến những người như thế. Mặc khải về sự sống gồm những gì? Rồi, cũng từ mặc khải này, ta sẽ thấy được lời mời gọi sống theo cung cách giống như thế. Và, ta được mời gọi để nhận ra rằng: đó là chìa khoá dành cho cuộc sống. Và, lời mời gọi này còn mang ý nghĩa của sứ mạng tỏ lộ cho người khác biết rằng: đây mới là tên gọi của trò chơi, dù trò chơi ấy có mặt ở trong hay ngoài Hội thánh. Tôi không muốn tự ý thức cho mình là người chống lại Hội thánh, nhưng tôi lại cứ nghĩ rằng: ngày nay, ân huệ Chúa ban đã và đang đổ tràn cho thế-gian nhiều hơn cho Hội thánh. Rất nhiều người trong đời, vẫn sống rất tốt lành dù họ không thuộc “ràn chiên” Hội thánh của ta; nhưng lại đã trải qua nhiều kinh nghiệm Vượt Qua, khá sâu sắc. Và, họ là những người từng chịu-nạn-chịu-chết-trên-khổ-giá-và-đã-sống-lại, rất đích thực. Cũng có thể, họ từng bị phát giác trước ánh sáng của sự thật đến như thế. Và khi bị phát hiện, họ lại cũng nghĩ mình đang có thứ gì đó tựa hồ như kinh nghiệm mà thánh Phaolô từng trải trên đường trực chỉ Đamát, cũng như thế.

Những người đi vào tiến trình trải nghiệm như thế, kết cuộc cũng có được sự thể mà thánh Phaolô gọi là “cắt bì nội tâm”; và họ cũng đã hiểu tại sao thánh Phaolô khi xưa gọi đó là uy lực Phục sinh thay vì kể lể nhiều chi tiết về sự trỗi dậy, mình từng trải. Như thế có nghĩa: đã có sự đổi thay nơi ý-niệm về tính cách của con người. Như thế tức là, đã có thay đổi nơi ý niệm về tính chất thánh hội, nguyện đường nữa đấy. Thế tức là, đang có sự thể nhóm hội của Chúa đang quây quần ở ngoài đó nhưng lại không mang tên gọi nào chính thức và cũng không ở dưới trướng có ô dù/lọng quan của nhiều thể chế mang ít tính “Vượt Qua”, ít tính chất phục sinh/trỗi dậy.

Điều này cũng rất mới như chính con người thánh Phaolô. Và thánh-nhân vẫn tư-duy về điều đó, giống như thế. Riêng tôi, tôi vẫn nghĩ rằng: điều mới mẻ, là: con số những người có kinh nghiệm như thế, nay xuất hiện nhiều hơn trước. Trong quá khứ, có thể cũng có một số người sống hệt như thế, nhưng xem ra họ ít nói về chuyện này hoặc nếu có, lại chỉ diễn tả bằng ngôn từ “thể chế”, trừu tượng. Tôi cũng nghĩ: ngày nay, nhiều người không còn giữ kín những chuyện như thế nữa, nhưng họ đã diễn lộ ra ngoài bằng ngôn từ mang tính giáo dân, hơn. Nói thế có nghĩa là: bên ngoài Hội thánh, nay thấy xuất hiện một thế giới lớn rộng hơn.

Tôi thường tự hỏi: không biết thánh Phaolô có tạo ra được các giáo dân, như những người mà tôi vừa đề cập, thời buổi hôm nay hay không? Và, thánh-nhân có tập hợp được những người giáo dân như thế vẫn quanh quẩn bên cửa hàng “cá mòi” như dạo trước, để rồi ông sẽ nói với họ rằng: “Đức Giêsu cũng quan tâm những điều như thế; và anh chị em có làm thế cũng như thể mình đang làm để nhớ đến Đức Giêsu, thôi.” Và có thể, thánh Phaolô lại sẽ khích lệ và củng cố mấy người này để họ sống theo khuôn khổ của một thứ chính trị không mang tính cưỡng chế/độc tài, nhưng sống cởi mở, tử tế và tự hạ, để rồi lại sẽ nghiêng về tình thương hơn. Và, vì thánh-nhân, họ cũng sẽ sống với dân Do thái cũng như thánh hội của Chúa theo cách đó.

Tôi thiển nghĩ: Hội thánh mình có lẽ cũng đang bị “trầy da”, “tróc vảy” hay sao đó theo nghĩa này. Và ít ra, đó cũng là tình trạng hiểu theo nghĩa bóng, rất văn vẻ. Và có thể, đây cũng là tình huống xảy đến ở mặt ngoài, mà thôi. Tôi lại vẫn nghĩ, ta cũng nên thu thập các truyện bên lề hoặc hiện tượng nào đó vẫn xảy ra. Hẳn chuyện này cũng chẳng có gì là khó làm. Bởi, thực tại còn đó nỗi buồn, nếu ta thật sự tìm cách thu thập dữ kiện theo cung cách khách quan, thật lòng của người viết sử hạnh, cũng rất thánh.

Tuy nhiên, đây là việc cũng mang tính cấm đoán, doạ nạt đối với các cơ cấu và thể chế hôm nay. Và tôi lại cũng mường tượng về tình cảnh mà thánh Phaolô từng gặp khi thánh-nhân sinh hoạt tại cửa hàng “cá mòi” nhiều đố kỵ, cấm đoán và đe nẹt đối với thể chế đang vượt trội. Và, đây cũng là phong cách diễn giải về thánh Phaolô theo kịch-bản của người sống vào thời hôm nay, nhưng dù sao đó vẫn là chuyện khó nói và khó kể lể trong các bài chia sẻ ở nhà thờ, ngày Chúa nhật. Bởi, dù có vị nào dám làm thế, cũng sẽ thấy hậu quả ngay ngày hôm sau, vì sẽ chẳng có ma nào dám lân la chốn thánh đường nữa. Bởi, tất cả đều tùy thuộc vào chuyện ta có được thuê mướn hoặc trả tiền để làm chuyện gì, việc gì thôi. Thế nên, có những điều buộc tôi phải làm cho bằng được, là: tạo chiếc “cầu bắc ngang” nối liền thánh Phaolô với thế giới hôm nay.



3. Chính trị Hoa Kỳ hôm nay


Không biết tôi có nên thêm điều gì vào đây không?

Các nghiên cứu về thánh Phaolô thường bao gồm công việc vạch trần những đối chọi giữa hệ thống của Đế quốc với phương thức trút sạch đến hư vô, trống rỗng. Rõ ràng là, ta thấy được mối giây nối kết giữa thực tại của hệ thống Đế Quốc với thực tại xã hội Mỹ, ngày hôm nay. Đọc sách của tác giả Richard Horseley, ta thấy tác giả này rất thành thật về những chuyện như thế. Và cả tác giả Tom Wright cũng làm thế.

Bản thân tôi, từng sinh sống khá dài ngày ở Mỹ cũng đủ để có được một cảm nghiệm sâu sắc về cuộc sống chân phương của người Mỹ. Đúng ra, tôi chỉ muốn phê bình đôi chút về thực tại chính quyền Hoa Thịnh Đốn và chính sách ngoại giao của nước này, mà thôi.

Theo tôi, những gì tạo nên thực chất của đất nước nào đó đều dựa trên nhận thức cho rằng: vẫn còn đó những điều tốt đẹp về đạo đức, trên thế giới. Thật ra thì, tự bản chất, đây là một nhận thức cũng rất tốt. Nhưng sau đó, cũng nên tách bạch những khác biệt giữa điều tốt/điểm xấu theo luân lý/đạo đức, thôi. Cho đến giờ, tôi không thấy có vấn đề gì về chuyện ấy. Thực tế, tôi hỗ trợ điều này.

Nhưng theo sau, là bước kế tiếp bảo rằng: việc xấu/tốt về luân lý/đạo đức vẫn dính liền với lối sống theo kiểu Mỹ và cũng chẳng nối kết với lối kiểu sống của bất cứ một ai, ở bất cứ nơi nào. Thế nên, tính dân-chủ của cuộc sống mà có người gọi là “trần tục” theo kiểu Mỹ, lâu nay, được coi như phương sách tốt lành về luân lý/đạo đức theo nghĩa quần chúng, chính trị,. Chính trị của Mỹ, với tôi, xem ra không chỉ là phương cách độc nhất để ta sống đời luân lý theo đường lối chính trị. Bởi, với chính quyền dưới thời tổng thống George W. Bush, nhiều người cho rằng thực ra là như thế. Nhiều sinh hoạt được coi như sứ mạng để thực thi theo nghĩa quân sự trên trường quốc tế, ngõ hầu xua dồn mọi nước thuộc địa vào hàng ngũ rất chính mạch. Dưới tầm nhìn của chính quyền Hoa Thịnh Đốn hiện nay, thì điều xấu theo nghĩa luân lý/đạo đức hoặc những gì là bẩn nhơ theo tính chính trị ngang bằng mọi chính thể chuyên chế/độc đoán trên thế giới, đặc biệt là thế giới Hồi giáo. Và vì thế, mới thấy rằng: ta cần phải lướt thắng bằng quân sự, để rồi tôn giáo đích thực, nếu ta gọi được như thế, mới lan qua mọi ngõ ngách đi vào lãnh vực trần gian.

Điều này xuất phát từ lập trường triết học của Nietzsche. Nó đã và đang dần dà đi vào với chính quyền Hoa Thịnh Đốn thời hiện tại, do hai học giả thuộc khuynh hướng triết học Nietzsche. Một vị mang tên Leo Strauss còn vị kia là Alan Wohlstetter. Ở đây, ta cũng có thể thêm vào đó tên tuổi của Alan Bloom nữa.

Ngay đến tổng thống George Bush cũng chưa bao giờ có được thế đứng triết-học được gọi là nhất quán, “trước sau như một” cả. Chính ông là sự phối hợp giữa phe tân-bảo-thủ trung-hữu và giới Thệ-phản ở miền Nam. Thế nhưng, đám người vây quanh ông, lại chịu ảnh hưởng của nền triết học theo kiểu Nietzsche. Như thế có nghĩa: đối địch với đường lối của thánh Phaolô. Khuynh hướng này biện hộ cho tính tuyệt đối của nam-nhân trên mọi người và cho sự chiến thắng độc đoán bằng bất cứ giá nào, cả bằng phương tiện quân sự. Triết lý này, rất gần với cung cách của Augustus và rất xa lập trường của thánh Phaolô. Và như bạn bè nguời Mỹ của tôi cho biết, thì điều này tạo nhiều sầu buồn trong tâm can người Công giáo Hoa Kỳ vốn am hiểu thánh Phaolô, đặc biệt hơn cả là: với đường hướng nhận thức về thánh Phaolô ở thời mới, và người ở đây đều thấy lúng túng với nền chính trị của đất nước mình, trong giai đoạn hiện tại.

Vậy thì, hỏi rằng: ta có thế nhận ra rằng: thánh Phaolô và tầm nhìn của cộng đoàn do thánh-nhân dẫn dắt sống đích thực tư cách của con dân Đức Chúa có hàm ngụ nền chính trị cách thẳm sâu vào lúc này không? Và rồi, dĩ nhiên, nếu ta chấp nhận đưa Hồi giáo vào với nước này, thì theo tôi (và hy vọng là quý vị cũng sẽ không thôi thúc tôi làm chuyện ấy lúc này), có nhiều điều do chính họ điều nghiên khám phá ra, chắc chắn đạo Hồi không hoàn toàn vô tội về một ước vọng dựa vào sức mạnh quân sự. Rất thường tình, khi ta can dự vào cuộc xung đột nào đó, thì cả hai bên đều thực sự giống nhau hoặc ta cũng chẳng thực hiện được trò chơi hợp khuôn phép. Đó là những gì đang thực sự diễn ra. Vậy thì, làm sao để ta ra khỏi tình huống giống như thế? Tôi thật không có ý kiến nào về chuyện này, nhưng sẽ thích thú không ít nếu ta suy về chuyện này dưới ánh sáng của những gì ta bàn về thánh Phaolô, lâu nay.

Tôi lại cũng nghĩ rằng: nếu thánh Phaolô còn sống đến hôm nay, và ông lại thấy có những điều đang xảy đến với thế giới, thì chắc chắn là ông cũng thực sự buồn đau không chỉ với tình trạng hiện thời của Hội thánh thôi, mà còn đau buồn cả về cảnh tình của thế giới hiện tại nữa. Thánh Phaolô lúc nào cũng quan tâm đến thế giới nhiều hơn với Giáo hội, ở khắp nơi. Cuối cùng ra, thì thế giới của thánh-nhân tự nó đã đạo hạnh. Và đây cũng là điều đáng để ta quan tâm, suy nghĩ.
(Còn tiếp)

Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch










 
Thông Báo
Hiệp thông: Thân mẫu của LM Phêrô Võ Trung Thành qua đời tại Đà Lạt
VP TGM. Đà Lạt
08:59 02/05/2013
TÒA GIÁM MỤC ĐÀ LẠT
9, Nguyễn Thái Học
Đà Lạt – Lâm Đồng


HIỆP THÔNG

Kính thưa quý cha và quý cộng đoàn,
Tòa Giám Mục vừa được tin :
Bà Cố MÁTTA TRƯƠNG THỊ THANH
Thân Mẫu Cha Phêrô Võ Trung Thành,
Quản xứ Giáo xứ An Bình, Giáo hạt Đà Lạt
đã an nghỉ trong Chúa lúc 23 giờ 20,
thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2013,
tại tư gia, Giáo họ Thánh Tâm, Giáo hạt Đà Lạt,
hưởng thọ 101 tuổi.

• Nghi thức tẩm liệm tại Hội trường Giáo họ Thánh Tâm,
lúc 06 giờ 00, thứ hai, ngày 29 tháng 4 năm 2013
• Thánh lễ an táng tại nhà thờ Giáo họ Thánh Tâm,
lúc 07 giờ 00, thứ tư, ngày 01 tháng 5 năm 2013.
• An táng tại Nghĩa trang Giáo xứ Thánh Mẫu Đà Lạt.

Kính mời quý cha và quý cộng đoàn tham dự Thánh Lễ An Táng
và hiệp ý cầu nguyện cho Bà Cố MARIA
sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.
 
Văn Hóa
Chuyện Phiếm đọc trong tuần
Trần Ngọc Mười Hai
11:21 02/05/2013
Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ Sáu Phục Sinh Năm C 05-5-2013

“Rung một cánh nhạc buồn,”
“Phím có hay người khóc trên cung đàn lẻ loi!
“Rơi một ngấn lệ sầu, có ai hay người khóc.”
(Từ Công Phụng – Trên Tháng Ngày Đã Qua)
(Galat 5: 1)
“Có ai hay người khóc?” và có chăng “Rơi một ngấn lệ sầu?” câu hát này cũng có thể là lời thơ buồn người người thường nói với nhau. Nói, như bạn bè/người thân vẫn cứ căn dặn nhau trên bước đường đời nhiều khổ ải: hãy cẩn thận và hãy để ý đến con em mình, khi chúng tiếp xúc phương tiện truyền thông, vi tính hoặc di động.
Lời căn dặn/nhắn nhủ, nay vẫn rền vang như bài ca rất trữ tình:

“Rung một cánh nhạc buồn,
Rơi một ngấn lệ sầu
Có ai hay người khóc trong tinh cầu lẻ loi?
Ngoài kia mưa là những giòng lệ rơi!”
(Từ Công Phụng – bđd)

Vào dạo trước, mỗi khi nghe nghệ sĩ hát câu trên, bần đạo lại đã liên tưởng nhiều về tình cảnh trong đó có người tình trăm năm cứ là đong đưa thân mình rồi hát bài ca “con cá” rất tương tự một tình lỡ. Nay, hệ thống truyền thông vi tính lại đã đi xa, quá mạnh để rồi dẫn ta về với lời ca/câu hát cứ tiếp tục:

“Theo cuộc tình, khi cơn bão đi qua đời mình
Người ơi, người ơi! tìm đâu thấy nửa đời xuân thắm?
Với tình yêu, chúng ta như giọt sương sớm mai,
như giọt sương sớm mai, long lanh trên cánh hoa vàng,
Gom môt chút nắng vàng…”
(Từ Công Phụng – bđd)

Nghe nghệ sĩ tả cảnh tả tình lung linh giọt buồn, bần đạo lại nhớ lời nhắn nhủ vào hôm ấy được thấy trên mạng, có giòng kể như sau:

“Nỗi khổ đau hầu như triền miên của bậc cha mẹ thời nay, chính là thấy “mất con” mình cho Internet. Chúng ngồi như dính keo hàng giờ trước máy vi tính, nhoay nhoáy nhắn tin trên iPhone, chơi trên iPad, laptop mà không mảy may quan tâm tới đời sống xung quanh.

1. Hôm qua, người chị họ của tôi chạy ào đến, khóc nức nở. Hỏi mãi, chị mới cho hay: con gái chị, mới 17 tuổi, hẹn hò với một bạn “chat”, một người lạ trên mạng, đi suốt đêm không về. Tôi cũng có con gái, con tôi 17 tuổi. Thấy chị khóc mà nước mắt tôi cũng rớt theo. Từ bao giờ Internet và các phương tiện truyền thông khác làm điêu đứng các bậc cha mẹ có con ở tuổi vị thành niên vậy?

Có thể khẳng định một điều rằng: từ khi có mạng Internet, cuộc sống chúng ta đã thay đổi đến chóng mặt. Nhờ có Internet, người ta với một cái “click” chuột là có thể mở ra cả thế giới thông tin, có thể gửi thư và nhìn thấy bạn cũ ở cả nửa vòng trái đất, có thể gửi hàng tá tài liệu cho đối tác, mà không cần đến giấy tờ; có thể họp hành, đấu thầu trực tuyến mà không cần tới cơ quan. Nhưng với tất cả phụ huynh có con ở độ tuổi từ 5-18 tuổi, cảm giác hoang mang lo lắng trước tác động quá lớn của Internet đối với những đứa con thân yêu của mình là không tránh khỏi. Một chị cùng cơ quan tôi có cô con gái tuổi 16 rất hay “chat” trên Facebook. Chị la rầy, cấm đoán cũng vô ích. Có mặt chị ở nhà, con gái dùng vi tính cho việc tra cứu thông tin.

Nhưng nhờ phần mềm theo dõi, chị đọc được những đoạn “chat” mùi mẫn của nó với một “gã kỹ sư” nào đó mang “nickname” “hiepsimatbuon”. Con gái xin đi chơi với bạn cùng lớp buổi tối chị không bao giờ cho phép. Nhưng không lẽ cấm con giao du với bạn bè, nên khi cháu xin đi coi phim những ngày chủ nhật, chị phái chồng bí mật theo sau, xem nó có đi hẹn hò với gã trai lạ làm quen trên mạng không. Chồng bận việc, chị phải nhờ bác xe ôm trong xóm làm “thám tử tư”. Nghĩ ra thật khổ tâm, mẹ con mà không cởi mở được. Bạn bè trách chị lạc hậu quá, khe khắt quá nhưng có con gái lớn chị chỉ sợ có ngày những kẻ con quen trên mạng dụ dỗ, bán nó ra nước ngoài như trên báo chí thường thông tin. Nghe chị kể, tôi hoang mang tự hỏi sự che chắn ấy sẽ kéo dài tới bao giờ?

2. Con cái tôi không phải hoàn toàn vô can trước tác hại của truyền thông dù tôi và chồng đã hết sức chú ý chuyện dạy con. Con gái lớn của tôi dùng tiền riêng để mua những cái áo phô diễn hết da thịt, những cái quần không thể ngắn hơn. Tôi khuyên giải, con không nghe, biện minh rằng người mẫu nào đó bằng tuổi nó mặc những quần lót nhỏ xíu chụp đưa lên Facebook, hay một cô người mẫu nào đó khỏa thân hoàn toàn để bảo vệ môi trường.Chồng tôi tình cờ nghe được mẩu đối thoại gay gắt của hai mẹ con đã cầm kéo cắt nát hết lô quần áo thuộc loại “bảo vệ tầng ôzon” của con và tuyên bố phạt con một tháng không có tiền quà bánh. Dĩ nhiên con tôi sẽ đi mượn tiền bạn bè và nó không sợ hình phạt của cha nó. Tối đó, chồng tôi cài ngay phần mềm theo dõi và cài cả password cho máy vi tính. Nhưng tôi độ rằng con tôi cũng sẽ tìm cách trốn ra các tiệm net đang bủa vây cái xóm nhỏ của tôi. Sự che chắn bảo vệ đứa con gái mới lớn mà vợ chồng tôi thực hiện xem ra hết sức ngô nghê và vô ích.Chuyện động trời hơn, con trai thứ hai của tôi mới học lớp 9, cách đây ba ngày nó mang về bốn đĩa phim “cấp 3”, khoe rằng hầu hết con trai trong lớp đã xem rồi, chúng tải trên mạng xuống và chúng còn cho rằng “con chưa coi thì con chưa phải bản lĩnh đàn ông”. Lần này chồng tôi phải gặp cô chủ nhiệm trao đổi và kết quả là con trai tôi bị cả tập thể nam trong lớp gọi một tên mới khá hay ho “kẻ phản bội mặt trắng” (!)

3. Nỗi khổ hầu như triền miên của các bậc cha mẹ thời nay,là thấy con cái lại đã biết đến thành viên ban nhạc Hàn đang lưu diễn tận trời Tây nhức đầu, hắt hơi nhưng người hàng xóm bên nhà bệnh thập tử nhất sinh chúng không quan tâm. Chúng có thể xuýt xoa ngưỡng mộ một ngôi sao điện ảnh của Mỹ mua cái túi xách 5-7 ngàn đôla nhưng hoàn toàn không nghĩ tới cảnh mẹ cha chạy vạy cơ cực như thế nào để chúng có một hai triệu đồng đóng tiền học đầu năm trong thời bão giá. Ông bà nội/ngoại lặn lội từ quê lên thăm con cháu một năm vài lần, đò xe cơ cực nhưng chúng không có lấy một vài giờ trò chuyện, pha cho ông bà ly nước cam, hay bóp cho ông bà bờ vai mỏi nhừ vì tuổi tác. Chúng vô cảm một cách hồn nhiên với chính những người thân yêu nhất.Vâng, không thể không đau lòng khẳng định thời gian mà con cái dành cho Internet hầu như chôn vùi những nỗ lực gần gũi và dạy dỗ của những bậc cha mẹ có tâm nhất. Internet với tất cả những mới mẻ, hấp dẫn đã khiến hầu hết trẻ vị thành niên và thành niên trở nên “khép cửa” với thế giới thực của chính mình... Cuộc chiến của chúng tôi với ảnh hưởng của những tiện ích thời công nghệ cao lên con cái mình xem ra giống cuộc chiến với cối xay gió của chàng Don Quixote, một cuộc chiến hoàn toàn đơn độc và không cân sức... (THI TRANG – tuoi tre online)


Thế đó, là cung cách “Rung một cánh nhạc buồn”, ở quê nhà. Thế đây, là hiện tượng “Rơi một ngấn lệ sầu” của bậc mẹ cha sống ở nước ngoài đã quan ngại nhiều về tình trạng gọi là “truyền thông vi tính nay có những xử sự khá lạ kỳ, so với thời trước; tức: phong cách khiến người thời đại trở thành lố bịch, thiếu lịch duyệt.
Và đó đây, hiện thấy khá nhiều bài viết trên báo điện cũng như trang mạng, dù ta có phớt lờ, bỏ qua một bên cũng không thể làm ngơ, ơ hờ được. Và đây đó, lại đã thấy giòng chảy tư tưởng từng đặt vấn đề về truyền thông đã thẳng thừng đưa ý kiến như sau:

”Có bao giờ quý vị lại cãi vã nhau như hàng tôm hàng cá trên Facebook không? Có bao giờ quí vị lại ngăn ngừa, tẩy xoá sự việc xảy đến dù trước đó mình đồng ý để thế không? Vâng. Hỏi như thế có nghĩa: quý vị không là người đơn độc, dị kỳ.

Thật ra thì, điều đó cũng chẳng có gì lạ, dù bạn bè/người thân hoặc sư/cha rất gần đều bị hủ hóa, tàn tạ do truyền thông gây ra, thôi. Theo nghiên cứu nọ, thì gần đây có đến 78% số người được tham khảo cho biết là: họ ngày càng thấy các trang mạng nay hành xử kỳ khú đến độ thiếu cả lịch sự tối thiểu với độc giả, thế mà đám đầu nậu của họ chẳng có dấu hiệu gì gọi là cải thiện tình trạng bê bết, này hết.

Quả cũng đúng. Truyền thông đại chúng nay không chỉ có mỗi vai trò nối kết hết mọi người mà thôi, nhưng nó còn có trọng trách nâng đỡ người ít tư duy nhạy bén như họ. Thử nghĩ mà xem, ngày nay, mọi người đều thấy rất dễ để thoá mạ, phỉ báng người khác trên điện thư, trang mạng hoặc trang nào đó của mình hơn là nói thẳng mặt vào ai chứ? Bằng phương tiện truyền thông hiện đại, người ta nay xử sự với người khác không theo kiểu của người có tư cách nữa rồi.

Theo tôi, giới truyền thông nay đã đi quá xa đến độ biến con người thành đồ vật, vì thế nên, nó càng dễ làm cho người sử dụng truyền thông, có cung cách “coi người bằng vung”, khác trước nhiều. Tôi nói thế cũng không ngoa lắm đâu. Cứ lấy ví dụ về hành xử trong việc thêm tên hoặc xoá tẩy sự hiện diện của bạn hiền nào đó trên mạng, chẳng hạn. Như thế không phải là biến người bạn ấy thành con số hoặc đồ vật, đẩy lùi khỏi danh sách bạn hiền của mình, đó sao? Nói cách khác, muốn thêm bạn hoặc tẩy trừ ai, ta chỉ cần một cái “nhắp chuột” là xong. Chẳng ai thấy bứt rứt, hoặc mặc cảm gì hết.

Thêm vào đó, lại có vấn đề ngồi lê đôi mách, nói hành/nói tỏi mọi người cũng rất dễ. Bởi, ngày nay, ta chỉ cần đưa “chuột” vào điểm nhấn nào đó là có thể kiến tạo thông tin đầy ắp về một người mình chưa tỏ hoặc quen biết, thật cũng dễ. Làm thế, chẳng tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc gì hết. Làm như thế, càng dễ biến việc “giao tế nhân sự” thành quả đoán, có thiên kiến.

Ai càng nại vào phương tiện truyền thông tân tiến, càng trở thành đề tài hi hữu cho các chuyện phiếm tầm phào, giải trí. Rồi thì, ai cũng coi người khác như “con số” hoặc đồ vật để mình tiêu khiển hoặc phân tích theo sở thích, chứ không coi họ như một bản vị có phẩm giá như trước nữa. Và, người sử dụng dữ kiện điện toán lại nhìn sự việc theo cung cách mình thích, chán thì bỏ, chỉ thế thôi.

Bàn chuyện này, có lẽ sẽ có bạn bảo rằng: Ồ, cần gì. Có chết vợ thằng Tây nào đâu cơ chứ! Với tôi, chuyện này cũng đáng sợ như chuyện “diệt chủng” khi xưa bọn Đức Quốc Xã đối xử với người Do thái, hệt như vậy...

Thế nên, để có được tư thế thích hợp với giới truyền thông bê bối, thì theo tôi, bước đầu nên làm, là: ta hãy cố nhìn mọi người như nhân vật quan trọng. Có thế, mới giữ được tình thân thương bầu bạn và chỉ coi mọi chuyện như hiện hữu trong không gian ảo, thôi. Và có lẽ, ta cũng nên bỏ giờ ít hơn cho truyền thông, vi tính, di động hoặc các thú vui nào dễ dãi cho mình, bằng cách khai thác cuộc sống người khác. Có như thế mới tương kính lẫn nhau, tôn trọng nhau.” (X. Tamara Rajakariar, Social media is making us rider, MercatorNet 12/4/2013)


Thật ra thì, tác giả ở trên có lo sợ nhiều hay ít và tác hại của truyền thông vi tính đến cỡ nào, thì: chuyện gì đến vẫn sẽ đến như một hiện tượng xã hội mà mọi người cứ cho rằng đó là văn minh, tiên tiến. Cho đi là, bạn và tôi có âu lo thắc mắc, cũng chẳng thể nào thay đổi được cục diện thế giới, nay không thể lùi được nữa rồi.
Chi bằng ta vẫn thận trọng, nhưng lại tìm phương cách nào khác để vừa nương theo, vừa chỉnh sử, như lập trường của cùng một tác giả, mới cho hay:

“Thời đại này, ta vẫn bị nền kỹ thuật cao bao quanh đến độ choáng ngợp. Đó cũng là chuyện tốt, nếu ta đứng ở góc độ nào đó mà nhìn. Và, nó cũng rất có tính chất giáo dục này khác thật không thiếu. Nhưng, khi nghĩ đến con trẻ mình bị ngập ngụa với kỹ thuật cao như thế, tôi vẫn thấy mình nên làm điều gì đó để các cháu không bị kỹ thuật trấn áp. Theo một tài liệu mới đây, thì con trẻ độ 4 tuổi thôi, đã phải áp dụng lối trị liệu mà ngôn ngữ thời nay gọi là “phương pháp giải độc thông số” cốt để tránh cho các em khỏi bị nghiện kỹ thuật cao.

Xem ra, ngay cả việc làm sao cho các em gỡ bỏ được nạn nghiện ngập vi tính cũng khiến các em bị “khốn đốn khó nguôi ngoai” hoặc có triệu chứng chống cai nghiện như người ghiền rượu và ma túy, vẫn cứ làm. Điều đó cũng có lý, nhất thứ là khi các em bị bủa vây bằng đủ mọi sản phẩm tối tân, cải tiến ngay từ ngày lọt lòng mẹ cho đến lúc lớn khôn. Có trường hợp cha mẹ chữa con khỏi khóc nhè bằng doạ nạt này khác hoặc bắt chúng hành xử như con trẻ thay vì cho chúng đồ chơi hoặc thứ gì đó hấp dẫn để chúng học cách tương tác như người bình thường. Riêng tôi, tôi cho trẻ nghịch ngợm chơi đùa với máy điện thoại mà tôi coi là phưong tiện hữu hiệu nhất. Đúng vậy. Đây là giải pháp dễ thực hiện, lại có lợi lâu dài….

Nói cho cùng, ngày nay không phải trẻ nào lớn lên cũng bị như thế, hoặc cũng cần đến giải pháp trị liệu tương tự. Nhưng làm cha làm mẹ, dứt khoát ta phải quan tâm chuyện này. Và cuối cùng, thì tùy cha mẹ có quyết tâm nuôi dạy con cái theo kiểu quan tâm, thận trọng hay không mà thôi. Từ đó, sẽ có phương cách riêng thích hợp cho con mình. (X. Tamara Rajakariar, Therapy for iPad-addicted toddlers, MercatorNet 25/4/2013)

Với bậc cha mẹ sống ở nước ngoài, có lẽ và có thể vẫn suy nghĩ như thế. Thế nhưng, cũng có thể có các bậc làm ch làm mẹ, ở đâu đó, thấy sự việc gây nguy hiểm cho con/cháu còn nhỏ, lại sẽ đổ lỗi cho rằng: vì nhà đó cứ để con trẻ của họ tự do quá trớn, nên mới thế.
Rất nhiều lần, đấng thánh hiền nhà Đạo lại cũng bảo:

“Chính để ta tự do
mà Đức Kitô đã giải phóng ta.
Vậy hãy đứng vững đừng để cho anh em
lại bị quàng ách nô lệ, một lần nữa.”
(Gal 5: 1)

Thật sự thì, sống tự do không có nghĩa là lẩn tránh thực tại ở đời, nhiều cạm bẫy. Nhưng là can đảm mà giáp mặt. Sống tự do, không phải là cứ đổ lỗi cho ai khác, dù ai đó có là vật chất kỹ thuật, hay người sáng chế ra nó. Sống tự do con cái Chúa, còn là: nhất quyết không đeo bám, nghiện ngập, tùy thuộc vào của cải vật chất, hời hợt chóng qua.
Sống tự do đích thực, là chỉ muốn mọi sự trong đời trở nên tốt đẹp, luôn cải tiến. Sống tự do như thế, tức: biết quan tâm đến mình, đến người; dù người đó còn trẻ. Dù, mọi thứ rất dễ kiếm, dễ sử dụng và không có ai ngăn chặn hoặc kiểm soát.
Sống tự do con cái Chúa, còn là san sẻ cho nhau những điều tốt đẹp. San sẻ kiến thức mới. Sẻ san các bí kíp giải quyết mọi việc trong đời. Chí ít, là tiếp tay giải quyết chuyện của người nhiều hơn chuyện của riêng mình và nhà mình.
Cuối cùng ra, sống tự do là sống đúng cung cách nhưng không chấp nhận thứ “thần tượng” nào dù tinh vi, tân tiến, hấp dẫn. Cuối cùng thì, sống tự do thời đại hiện đại, còn là sống thanh thản nhưng không tùy thuộc vào mọi thứ dù thứ ấy có là thần tượng hoặc tượng thần theo nghĩa nào đó, rất khó biết. Chung cuộc thì, sống có tự do là sống như đấng bậc nhân hiền xưa nay vẫn từng khuyễn:

“Anh chị em được gọi để sống tự do.
Nhưng, đừng lấy nê tự do để sống theo xác thịt.
Trái lại, hãy lấy lòng mến mà phục vụ nhau.”
(thư Galát 5: 13)

Tắt một điều, sống ở đời, có tự do thởi hiện đại, là: sống ung dung, an nhàn tự tại vì có Chúa, có Cha, có Thần Khí giúp ta luôn biết quan tâm cẩn thận cả trong cách ăn cách nói, cách hành xử cho đúng qui cách của “con cái Chúa”. Cũng phần nào tương tự như truyện kể nhè nhẹ ở bên dưới, để nhớ mãi:

“Có lần giận con quá sức vì nó là nít ranh mà đã dối cha/dối mẹ, tôi đã quá to vào mặt nó:
-Mày là đưa nói láo. Không còn ai trong nhà này thương yêu gì mày nữa.
Thằng bé mếu máo trẻ lời:
-Mẹ cứ đánh con cho nhừ tử, con cũng chấp nhận, nhưng đừng gọi con là mày!
Tôi giật mình tự nghĩ: con mình nó sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, tiếng Việt không giỏi nhưng sao nó lại hiểu được chữ “mày/tao” đến như thế. Tôi lấy làm xấu hổ vô cùng, bèn tự hẹn: từ nay nhất quyết sẽ không xưng hô với con cái là “mày/tao”, dù có giận cách nào đi nữa. Và, tôi cũng tự nhủ: nếu có quyền để lập nên hàn-lâm viện, tôi sẽ đề nghị với ban giám đốc hoặc những người có quyền quyết định, là: hãy gạt bỏ tiếng mày/tao trong từ điển tiếng Việt, cho giản tiện.”

Đề nghị của người kể, xem ra cũng không dễ. Dễ nhất, có lẽ là cách tôi và bạn ta cứ bắt đầu hành xử như người có trách nhiệm. Cả trong chuyện xưng hô lẫn chuyện tìm phương án giải quyết cho êm đẹp sự việc con còn nhỏ nhưng đã nghiện ngập kỹ thuật cao, rất vi tính.
Quyết tâm thế rồi, tôi và bạn sẽ hiên ngang cất tiếng lên mà hát lời ca vui, rằng:

“Hát lên soi hạnh phúc trên tháng ngày đã qua.
Em nhìn thấy chút gì?
Có phải chăng rạn vỡ trong tâm hồn chúng ta
thôi còn ngấn lệ này với một chút nhạc buồn?
Hát lên cho đời sống vơi đi niềm đớn đau.”
(Từ Công Phụng – bđd)

Như thế nghĩa là: đời sống của bạn hoặc của tôi có thế nào đi nữa. Dù, con tôi hoặc con của bạn có ra sao đi nữa hãy cứ “hát lên cho đời sống vơi đi niềm đớn đau”, âu sầu, ai oán.

Trần Ngọc Mười Hai
Và những tháng ngày cuộc đời
ngập tràn những vấn đề truyền thông, vi tính
nhưng vẫn mặc
để rồi sẽ hát lên cho đời vơi đi niềm đớn đau
mà vui sống.
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ Sáu Phục Sinh năm C 05.5.2013

“Anh rõ trước sẽ có ngày cách biệt,"
“Ngó như gần nhưng vẫn thiệt xa khơi.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Ga 17: 20-26
Ngày cách biệt, dù biết trước vẫn thiệt xa khơi. Ngày đó, là ngày Chúa ra đi về với Cha để rồi Ngài sẽ gửi Thánh Thần Ngài đến với muôn người. Tâm tình này, thánh Gioan nay ghi ở trình thuật gồm tóm trong ý nghĩa: “Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, như Chúng Ta là Một…” (Ga 17: 21)
Tin Mừng Tình Chúa “Có Cha ở trong Con”, chan hoà cùng Thần Khí, cứ kéo dài mãi đến ngày Chúa về trời, hẳn ai trong chúng ta cũng thuộc nằm lòng, từng chi tiết cả sự việc Chúa xuất hiện với các kẻ tin Ngài.
Hội thánh thời tiên khởi, đã thấy xuất hiện rất sớm chứng nhân nổi bật là thánh Phaolô tông đồ. Thánh-nhân không rành rẽ về truyền thống cũ xưa, nhưng vẫn có khả năng đưa ra chứng cứ về tư cách “nên Một” có “Cha ở trong Con và Con ở trong Cha.” Thánh Phaolô biết rất rõ tiến trình duy nhất Chúa Phục sinh/trỗi dậy để rồi Ngài đi vào với vinh quang Nước Trời. Với thánh Phaolô, thì Phục Sinh - Thăng Thiên diễn ra chỉ một lần. Nói cách khác, đó là hai khía cạnh của cùng một nhiệm tích rất Đức Chúa.
Với thánh Phaolô, Thân mình Chúa đã biến dạng ngay lúc Ngài trỗi dậy và đã trở thành Thân Mình Linh thiêng rất Thánh ái. Chứng cứ mà thánh-nhân đưa ra đã bắt đầu từ ngày thánh-nhân trải-nghiệm thị-kiến trỗi dậy trên đường đi Đamát. Thánh-nhân nói rất rõ: thị kiến mình trải nghiệm chính là thị kiến trỗi dậy và coi đó là chứng cứ về sự kiện “Chúa nên một”, thời rất sớm.
Ngay với thị kiến Đamát, không có ai hiện diện để nghe hoặc chứng kiến sự việc tận mắt như bằng chứng nhãn tiền. Tức, không có dân gian quần chúng hiện diện để sẻ san như nền tảng khách quan, mà là thị kiến đơn thuần. Tuy nhiên, nói thế không có ý bảo rằng sự việc này không có thật hoặc là sự thật rất thực, nhưng đã hiện hữu như sự kiện lịch sử rất khách quan.
Là nhân chứng xuất hiện sau thánh Phaolô, nhưng sống trước thời điểm thánh Mátthêu và Luca viết Tin Mừng, thánh Máccô không viết điều gì có liên quan đến sự việc Chúa Phục Sinh hiện ra. Và, thánh Máccô kết thúc Tin Mừng do mình chép có đính kèm một thông điệp xác định là Chúa đang trên đường ra đi đến với Galilê, trước đồ đệ. Và, chính tại nơi này, các thánh tông đồ sẽ được gặp Thày, chợt hiện đến. Ngay cả sứ giả “áo trắng” xuất hiện ở mộ phần, cũng căn dặn các nữ phụ hãy nhắc bảo tông đồ Chúa đi về phía Galilê ở đó sẽ có Thày hiện đến, để gặp gỡ.
Người đọc Tin Mừng hẳn cũng đều biết: thánh Mác-cô kết thúc Tin Mừng bằng trình thuật cuối này. Như thế tức là: với thánh Máccô, rõ ràng chỉ xảy ra duy nhất mỗi sự kiện Chúa hiện đến ở Galilê, thôi. Xem ra như thể thánh Máccô có ý định viết về chuyện hiện ra như thế, nhưng nếu thánh nhân có viết đi nữa, hẳn ta cũng sẽ có được văn bản rõ ràng. Thế nhưng, sự thể là: Tin Mừng theo thánh Máccô đã chấm dứt cách đột ngột; và chẳng thấy có trình thuật nào do thánh nhân viết nói về việc Chúa hiện ra ở Galilê hoặc nơi nào khác. Xem như thế, tư tưởng của thánh Máccô cũng không xa ý tưởng mà thánh Phaolô đưa ra. Nhưng, như ta thấy, tư tưởng ấy lại khác xa ý của thánh Mátthêu và Luca.
Thánh Mátthêu kể cho mọi người nghe biết về sự kiện Chúa xuất hiện lần đầu với đồ đệ Ngài, và lần đó là ở Galilê. Và trước đó, thánh sử cũng viết về sự việc Chúa hiện ra với các nữ phụ (trước cả buổi gặp gỡ đồ đệ ở Galilê) nơi mộ phần trống vắng ở Giêrusalem. Và qua trình thuật này, Chúa cũng yêu cầu các chị hãy về nhắn với đồ đệ là hãy đi Galilê để được Chúa hiện ra.
Thánh Luca thì khác. Thánh-sử kể một loạt những lần Chúa hiện đến với đồ đệ trong tình cảnh thật rất khác và khó mà đếm được là bao nhiêu. Nhưng, tất cả đều diễn ra ở Giệrusalem chứ không phải ở Galilê. Và Thăng Thiên được coi thánh-nhân tả như Chúa hiện ra một lần cuối.
Sau thánh Phaolô và Máccô, truyền thống Giáo hội đã từ từ kể về những lần Chúa hiện ra suốt từ Phục Sinh cho đến ngày Ngài Thăng Thiên về Trời. Xem thế thì, ta có 40 ngày diễn tiến sự việc Chúa hiện diện với con dân đồ đệ. Truyền thống Giáo hội ta vẫn nghe quen, đã trở thành sự việc được mọi người lãnh nhận như sự thật, độc đáo.
Theo truyền thống được Giáo hội chấp nhận, Đức Giêsu được cất nhắc trở về với mọi người một cách sống động, trước nhất ở địa cầu trần gian và sau đó, Ngài lại được nâng nhấc rất sống động về chốn thiên cung. Xem như thế, ta thấy có tiến trình gồm 2 bước, bước đầu được gọi cách đơn giản là Phục sinh; và bước kia là sự việc Chúa Thăng Thiên về Trời, với Cha. Mỗi bước Chúa được tả một cách khác biệt. Với bước đầu, vào lúc Phục Sinh, Chúa đã sở hữu Thân Mình có sự sống ở mặt đất, giống mọi người. Bước tiếp theo, vào lễ Chúa Thăng Thiên về trời, Thân Mình Ngài biến đổi trở thành Thân Mình Thánh Thiêng có Thần Khí Chúa ở cùng. Và, Ngài có khả năng sống thánh ở thiên quốc.
Truyền thống này, không giống truyền thống đầu; tức: hiểu mọi việc như thánh Phaolô và thánh Máccô hiểu một cách rất sớm sủa. Phải chăng truyền thống này vững chắc hơn truyền thống sau, do thánh Mátthêu và Luca diễn nghĩa? Phải chăng truyền thống sau lại quan trọng và nắm phần chủ chốt để trở thành thánh-truyền, như Hội thánh phán?
Đối với ta, điều quan trọng là nhận ra rằng: thị kiến/viễn cảnh, là chuyện thông thường được nhiều tôn giáo trải nghiệm. Đó là tình trạng, mà ngày nay khoa học gọi là trạng thái thôi miên, trong đó người được thị kiến rất kinh ngạc, hãi sợ và vui mừng. Đó là nền tảng tốt cho niềm tin hơn coi đó như chứng cứ thực nghiệm, chút nào hết.
Đức Giêsu cũng cảm nghiệm nhiều thị kiến khá đáng kể, như vào lúc Ngài nhận thanh tẩy từ thánh Gioan; hoặc, các cảm nghiệm Ngài từng có vào những ngày Ngài sống ở sa mạc cũng như cảm nghiệm khác khi Ngài biến hình trên núi… Tất cả đã được thánh Mátthêu và Luca ghi chép trong Tin Mừng. Trong thị kiến, người nhập thị chứng kiến được Thân Mình Thánh Thiêng của Chúa, chứ không phải thân mình được chỉnh sửa cho thích hợp với sự sống, ở thế trần. Các vị nhập cuộc vào thị kiến, chỉ mỗi suy về những gì mình chứng kiến và là đường lối viết Tin Mừng của thánh Luca. Điều mà thánh sử muốn nói lên, đích thực là Thân Mình Thánh Thiêng của Chúa, mà các thánh được diện kiến bằng con mắt tinh thần, mà thôi.
Xem như thế, ta có hai truyền thống tổng cộng. Một, là của thánh Phaolô và Máccô. Còn truyền thống kia, lâu nay được gọi là thánh-truyền, do thánh Mát-thêu và Luca lập ra. Giữa hai truyền thống, không thấy có sự nhất quán, thuần nhất nào hết.
Nhưng truyền thống sau lại đã chuyển đổi trên căn bản nên hơi khác truyền thống đầu, khi dân con Đạo Chúa lại để mất thị kiến của Giáo hội tiên khởi. Từ đó trở đi, ta lại đã đi tìm các dữ kiện thực nghiệm để củng cố cho điều mình tín thác. Thế nên, các thánh mới kể chuyện: Chúa đi quanh mộ phần trống vắng khiến các nữ phụ lại cứ nhìn ra như thợ làm vườn. Ngài tự mở cửa mồ và Ngài có khả năng ăn uống tựa hồ người bình thường, và còn để cho thánh Tôma sờ chạm vào chân tay. Riêng thánh sử Gioan lại cũng kể về việc Chúa đi đây đó, Ngài hiện ra và diễn giải sự việc cho tông đồ hiểu.
Chính vì lý do thực nghiệm, mà các thánh sử lại thấy khó là làm sao kể việc Chúa về Trời, nên mới nghĩ ra viễn cảnh Chúa thăng hoa đi vào chốn mù khơi mây khói kiểu con tầu vũ trụ khiến các nhà khoa học ngày nay không làm sao mường tượng cho hợp với định luật vật lý được.
Từ đó, trọng tâm của thị kiến xem ra khá hấp dẫn trên bình diện xã hội. Bởi, nói như thế tức như thể: các thánh lãnh nhận thị kiến lại đã có khả năng sống trong môi trường đặc biệt có vai vế và quyền hành trong hội thánh thời tiên khởi. Và cuối cùng, các văn bản viết về truyền thống sau lại đã hướng thẳng vào cơ cấu cộng đoàn phát triển. Đặc biệt hơn, thánh Luca lại đã mô tả lễ Ngũ Tuần có Thần Khí Chúa đáp là là xuống xã hội nói chung chứ không phải là thị kiến cá thể, riêng rẽ.
Xem thế thì, truyền thống Hội thánh thời sau này, lại đặt nặng tính cộng đoàn dân Chúa có Thần Khí ở với và ở cùng, để củng cố niềm tin và sự sống trong vũ trụ.
Bằng vào cảm nghiệm niềm tin như thế, ta sẽ ngâm lên lời thơ vui vẫn từng hát:

“Anh rõ trước sẽ có ngày cách biệt,
Ngó như gần, nhưng vẫn thiệt xa khơi.”
(Hàn Mặc Tử - Trường Tương Tư)

Ngó và nhìn, là điều nhà thơ từng làm như đấng bậc trong Hội thánh theo cung cách thị kiến rất thi ca, “xa khơi”, cách biệt. Nhưng truyền thống Hội thánh vẫn giữ lại niềm tin con cái Chúa nay về với Cha ngõ hầu củng cố tình Ngài thương ta rất mực, qua Thần Khí.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch

 
Tháng Năm kính nhớ Mẫu Tâm
Peter Trần Đình Phan Tiến
09:37 02/05/2013
Tháng năm kính nhớ Mẫu Tâm
Dâng kính lòng thành lên Mẹ Mân Côi
Hoa Hồng Bác Ái muôn nơi
Kết lại thành lời dâng kính Mẫu Tâm

Mẹ Hiền dõi mắt âm thầm
Nhưng con vẫn tưởng, vẫn lầm Mẹ xa
Nhân ngày khai mở tháng hoa
Hướng lòng về Mẹ đậm đà mến yêu

Mân Côi vẫn nở sớm chiều
Tháng năm kính nhớ những điều Mẹ khuyên
Hoa hồng năm tháng trung kiên
Tháng năm rộn nở khắp miền trần gian

Tháng năm, năm tháng rộn ràng
Vẫn nhớ về Mẹ ca vang nhạc tình
Lời ca reo rắt tuyệt linh
Suối lòng thảo kính dâng lên Đức Bà

Lời thơ, tiếng nhạc vang xa
Tấm lòng hèn mọn Đức Bà chớ khinh
Muôn lòng hợp tiếng trung trinh
Chúc Khen, khen chúc tôn vinh Đức Bà./.

01/05/2013
 
Ý hoa dâng Mẹ
Trầm Hương Thơ
09:39 02/05/2013
ĐẸP tô muôn sắc hoa xinh
THAY nhau dâng Mẹ Thiên Đình quanh năm
MUÔN hoa nở thắm tháng năm
SẮC màu rực rỡ đỏ vàng đẹp xinh
HOA huệ thanh khiết hương trinh
ĐỜI con nở thắm lời kinh kính mừng

MỖI hoa mỗi nghĩa đặc trưng
HOA lan vương giả quy mừng Thánh Danh
MANG dâng lên Mẹ nhân lành
MỘT đời thanh bạch lòng thành phương lâm
Ý Lan đệ nhất từ tâm
LỜI xưa để lại sai lầm được đâu
ĐẸP trăm hoa đứng hàng đầu (*1)
XINH thay con tiến dâng hầu thánh danh

TIẾN hoa tiến cả lòng thành
DÂNG lên thể xác tâm thanh an bình
MẸ là hoa thánh đẹp xinh
NHẤT trong tất cả khiết trinh trọn lành
TRUNG trinh hiền dịu tâm thanh
TRINH Vương cao cả thánh danh sáng ngời

DÂNG cung lòng đón Ngôi Lời
HOA vâng thánh ý Chúa Trời tự tâm
DÂNG lòng thanh khiết âm thầm
CẢ đời hai tiếng "Xin Vâng" thắm tình
LỜI chào Thiên Sứ cung nghinh
KINH hoa đẹp nhất Nữ Trinh đời đời
KÍNH MỪNG nở thắm nơi nơi
MỪNG VUI-THƯƠNG-SÁNG tuyệt vời kính dâng.

(*) Sách có câu: "Bách hoa vương giả nhất chi lan"
(Trăm hoa vương giả lan đứng đầu)
 
Các Thánh Tử Đạo Thăng Hoa Văn Hóa Việt Nam - Bài 9 : Đức Anh Dũng Của Người Tử Đạo
Lm. Mai Đức Vinh & Gs. Nguyễn Xuân Tuệ
14:35 02/05/2013
Các Thánh Tử Đạo Thăng Hoa Văn Hóa Việt Nam - Bài 9 : ĐỨC ANH DŨNG CỦA NGƯỜI TỬ ĐẠO

Mở đầu bài giới thiệu cuốn ‘Máu Tử Đạo trên Đất Việt’ của linh mục Trịnh Việt Yên, linh mục Gioan Baotixita Thanh Hải viết: “Có những người chết đi, thế giới không bao giờ quên được họ. Họ đã biết xả thân cho lý tưởng, hy sinh cho ngày mai của quần chúng. Đời sống họ đã ảnh hưởng đến xã hội nhiều quá. Sự nghiệp họ từ thế hệ này sang thế hệ khác không bớt phần rực rỡ. Những hành vi tư tưởng của họ vẫn còn chi phối loài người một cách mãnh liệt”.

“Những bậc vĩ nhân đó là các thánh anh hùng Tử Đạo Việt Nam. Các ngài là những người đã sống chết cho một lý tưởng cao thượng. Đời sống oanh liệt, cái chết oai hùng của các ngài đã xây dựng nên lâu đài đồ sộ của Đạo Công Giáo tại Việt Nam. Trải qua bao thế hệ, các ngài đã không ngừng rao giảng Phúc Âm, gieo vãi chân lý của một tôn giáo lấy ít thắng nhiều, đem yếu đối mạnh, thua để thắng và chết nhục để sống vinh quang. Vì thế phụng sự Thiên Chúa với một đức tin bất khuất, các ngài đồng thời lại là những phần tử thực lòng yêu tổ quốc, vì nhờ các ngài biết hy sinh tính mạng mà ánh sáng Phúc Âm đã chiếu soi biết bao người” (1)

Một trong những đức tính độc sáng của người anh hùng là đức anh dũng. Người anh dũng là người có tư chất anh hùng vượt mức, gọi là ‘cái dũng’ hay ‘đức anh dũng’.

Trong Trang Tử, nói về cái dũng của thánh nhân, có đoạn viết: “Lặn xuống đáy biển mà không biết sợ giao long, đó là cái dũng của người chài lưới. Vào rừng mà không biết sợ hổ, báo, đó là cái dũng của người săn bắn. Thấy gươm bén mà không biết sợ, xem tử như sanh, ấy là cái dũng của người liệt sĩ. Biết được chỗ cùng thông là Thời, Mệnh và bất cứ ở vào cảnh nguy hiểm nào cũng không biết sợ, đó là cái dũng của Thánh nhân” (2)

Giáo Hội quen dùng cụm từ ‘đức anh dũng’ để chỉ về các vị anh hùng tử đạo. Chẳng hạn trong lời nhắn nhủ các Tân Hồng Y, Giáo Hội dạy ‘Các vị hãy phụng sự Giáo Hội với tình yêu thương và lòng hăng say, với lòng trung thành và sự anh dũng của người tử đạo’ (3). Hay khi cổ võ sự thánh thiện của đời sống gia đình, Giáo Hội không ngần ngại tuyên bố ‘sẽ ghi vào trang sử tử đạo của Hội Thánh sự anh dũng của các nhân đức nơi người nam người nữ, đã thực hiện ơn gọi làm người Kitô trong cuộc sống hôn nhân’ (4).

Vào năm 2010, trong thư khai mạc Năm Thánh vào ngày lễ kính 117 Thánh Tử Đạo tại Việt Nam, đức hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, tổng giám mục Sài gòn và đức cha phụ tá Phêrô Nguyễn Khảm đồng ký, đã nhắc nhở giáo dân ‘tưởng niệm công ơn ông bà tổ tiên cùng các tiền nhân và chứng nhân đức tin trên đất nước Việt Nam, để kín múc từ tấm gương anh dũng trung kiên của các ngài một nghị lực mới giúp chúng ta trung thành với đức tin và nhiệt tâm làm chứng Tin Mừng Đức Kitô’ (5).

Hơn 100.000 chứng nhân đức tin tại Việt Nam trong 300 năm bắt đạo, với giai đoạn lâu dài nhất là thời Trịnh Nguyễn, dữ dội nhất là thời Tự Đức, Văn Thân, được nhận diện như sau: 150 linh mục Việt Nam, 50 linh mục thừa sai ngoại quốc, 340 thày giảng, 370 nữ tu Mến Thánh Giá, số còn lại giáo dân, quan lại, cai đội, binh sĩ, lý trưởng, y sĩ, trùm họ, thường dân (6). Trong số hơn 100.000 chứng nhân đức tin tại Việt Nam, mới có 117 vị được phong Hiển Thánh, và 1 vị, thày giảng Anrê Phú Yên, được phong Chân Phước.

Nhìn vào số các chứng nhân đức tin Việt Nam, đã được tuyên thánh hay chưa, chúng ta thấy ‘đức anh dũng tử đạo’ của các ngài là kết tinh của hai con người thành một: con người Việt Nam với anh hùng tính theo tư chất và văn hóa Việt Nam, con người Công Giáo với sức mạnh tin yêu của Tin Mừng, và hồng ân Chúa Thánh Thần trao ban. Do đó mỗi vị Tử Đạo Việt Nam là ‘một người Việt Nam – Công Giáo trọn vẹn’. Nơi mỗi vị Tử Đạo hội tụ toàn túc, biểu dương đầy đủ đức anh dũng Việt Nam và đức anh dũng niềm tin.

Trong chương sách về ‘Đức Anh Dũng của Người Tử Đạo’ chúng ta sẽ nêu bật những khía cạnh sau đây:

1. Anh dũng sống ‘chuyên cần lao động và an bần lạc đạo’.

Thời ấy dân ta lấy nông nghiệp làm chủ yếu. Hầu như 99% các đấng Tử Đạo Việt Nam sống cảnh đồng quê, ‘chân lấm tay bùn’, ‘trên đồng cạn dưới đồng sâu, chồng cày vợ cấy con trâu kéo bừa’. Thật đẹp khi chúng ta đọc bài thơ ‘Công việc nhà nông’: ‘… Sáng ngày, đem lúa ra ngâm, bao giờ mọc mầm ta sẽ vớt ra, gánh đi ta ném ruộng ta, đến khi lên mạ thì ta nhổ về…’ (7). Họ làm việc chuyên cần đến độ ‘mưa dầu, nắng lửa, sinh ra lừ đừ’, ‘con mắt lừ đừ, cơm chẳng muốn ăn’. Vì thế, người ta khuyên con cái ‘ăn quả nhớ kẻ trồng cây, nào ai vun xới cho mày có ăn’…. Và chính trong nếp sống đồng quê đồng dã như vậy mà truyền thống anh hùng dân tộc nảy sinh. Đinh bộ Lĩnh (970-979), anh em Tây Sơn (1778-1802) là tiêu biểu. Đúng là ‘dân sinh tại cần’ và ‘anh hùng tạo thời thế’, ‘an bần lạc đạo’.

‘Chuyên cần lao động’ và ‘an bần lạc đạo’ là những sắc thái anh dũng của người Việt Nam lương thiện, trong đó có các Đấng Tử Đạo cha ông chúng ta. Đi xa hơn nếp sống ‘an bần lạc đạo’, các ngài sống tích cực tám mối phúc thật Chúa Giêsu công bố: ‘Phúc cho người có tinh thần nghèo khó’, ‘phúc cho người biết sống hiền lành’, ‘phúc cho người xây dựng hòa bình’, ‘phúc cho người can đảm chấp nhận mọi thử thách và bách hại vì chính đạo’… (Mt 4,3-12). Đọc mấy trường hợp sau đây, chúng ta nhận ra điều đó:

• Ông Micae Lý Mỹ (+1838): sinh năm 1804 tại nông trại Đại Đăng, tỉnh Ninh Bình. Khi lên 10 tuổi thì mất cha, rồi hai năm sau mất mẹ, phải đi ở với dì. Tuy nhà khó khăn thiếu thốn, bà dì vẫn liệu cho cháu ăn học chữ nho… Khi lập gia đình và đã có 8 mặt con, ông bỏ nghề nông quay sang học nghề bốc thuốc. Ông siêng năng đọc kinh tối sớm và đi dâng lễ. Ông ăn ở hiền lành, chẳng bao giờ nặng lời với với vợ con và người khác. Bà Lý kể: “Suốt 18 năm trời chung sống, chỉ có một lần ông tát tôi một cái vì tôi lười đọc kinh. Ngoài ra tôi chẳng thấy ông uống rượu, đánh bạc hay chửi ai bao giờ. Ông chỉ biết cần cù làm ăn, săn sóc cửa nhà và giữ đạo. Vì thế trong làng coi ông như gương sáng phải bắt chước” (DMAH 2, 180-181) (8).

• Bà Anê Lê Thị Thành (+1841): Trong muôn vàn người nữ anh hùng xưng đạo, Giáo Hội đặc biệt ghi ơn bà Anê Lê Thị Thành. Bà sinh ra trong một gia đình công giáo, thuộc làng Gia Miếu tỉnh Thanh Hóa. Từ nhỏ bà đã tỏ ra là một gương mẫu đạo đức, giúp mẹ tiêm trầu bán kiếm cơm ăn, siêng năng đọc kinh, xưng tội, rước lễ… Năm 19 tuổi kết hôn với một thanh niên tên là Nguyễn Văn Nhật. Hai vợ chồng sống chung hòa thuận, chu toàn các bổn phận. Gia đình sinh sống bằng việc cày ruộng và nuôi tằm. Hai ông bà có sáu người con. Lúc bà chết, bà có tất cả 17 cháu trai và gái… Gia đình bà không giàu, không nghèo, nhưng cả nhà chuyên cần làm ăn và không bao giờ từ chối một ai đến xin ăn. Bà Thành dạy con cái rất chu đáo. Khi con cái khôn lớn lập gia đình rồi, bà vẫn còn xem xét và thúc dục đi dự lễ, xưng tội, giúp việc nhà thờ. Mọi người trong làng đều quý mến hai ông bà, vì chẳng bao giờ thấy hai ông bà cãi nhau hay sinh sự với người khác. Cả hai chỉ biết nhịn nhục và yêu người. Trong thời kỳ cấm đạo, hai ông bà luôn can đảm mở rộng cửa đón tiếp các linh mục. Cha Khoan (+1840) đã có một thời trú ẩn trong nhà bà và sau còn cụ Kim, Ngân (+1840) và thày Thành (+1840). Nhà bà đã trở thành nơi các cha dâng thánh lễ và gửi giấu các đồ lễ… Và đây là lý do khiến bà bị bắt và được phúc chết vì đạo một cách anh dũng. (DMAH 3, tr.23-25)

• Binh sĩ Anrê Trần Văn Trung (+1835): Lớn lên được bố mẹ lo cho đi học hai nghề thợ bạc và thợ dệt. Nhờ chịu khó, Trần văn Trung có tay nghề. Năm 20 tuổi được nhận vào đội lính dệt của hoàng gia, trong đó có 8 người là công giáo. Binh sĩ Trung trẻ nhất nhưng luôn chăm chỉ làm việc. Đặc biệt luôn tỏ ra là người trẻ anh dũng, trả lời cương quyết trước tòa án: “Quan thương thì tôi được nhờ, bắt làm gì tôi cũng làm, nhưng bỏ đạo thì tuyệt đối không” (DMAH 2, tr.68).

2. Anh dũng ‘cải ác hoàn lương’, ‘cải tà quy chính’:

‘Nhân vô thập toàn’, ai mà chẳng có những lúc lầm lỗi. Nhưng điều quan trọng là biết ‘cải tà qui chính’, biết ‘cải ác hoàn lương’, biết ‘tu thân tề gia’. Tu thân là tự sửa mình mà sống nết na, tề gia là biết xếp đặt công việc trong nhà, sống trọn bổn phận đối với gia đình. Trên đời, những người ‘phục thiện’ thì ít, những kẻ ‘tự kiêu’ cho rằng ‘cả đời đều đục chỉ mình là trong’ thì nhiều. Câu truyện ‘Thầy trò dạy nhau’ cho ta thấy tấm gương ‘khiêm tốn phục thiện’ của Lão Tử và Thường Trung (9). Còn nhiều chuyện khác được ghi lại trong sách giáo khoa cơ bản dạy chúng ta phải biết tự giác, như ‘Người say rượu’, ‘Người nghiện thuốc phiện’, ‘Chớ nên ham mê cờ bạc’ (10). Người ta kể rằng: Ông Trình Tử xưa để hai cái lọ trên bàn làm việc. Mỗi khi trong bụng nghĩ một điều tốt, thì ông bỏ một hạt đậu trắng vào trong một lọ. Mỗi khi nghĩ một điều gì xấu, thì ông lại bỏ một hột đậu đen vào cái lọ kia. Lúc đầu, đậu đen nhiều, đậu trắng ít, nhưng chẳng bao lâu, đậu trắng nhiều hơn đậu đen. Ông Trình Tử bền tâm quyết chí tu thân như thế mới trở thành hiền triết, thành người có đức anh dũng. Sách cổ có câu: “Từ đấng thiên tử cho đến kẻ thứ nhân, ai ai cũng phải lấy sự tu thân làm gốc” (11).

Đức anh dũng của người tử đạo nhiều trường hợp giống đức anh dũng của thánh Phêrô ‘chối Chúa ba lần rồi khi nghe gà gáy, nhớ lại lời Thày đã nói trước, nên hối hận, khóc ròng’ (Lc 22,54-62), trở về ‘chung thủy với Chúa cho đến chết’.

• Hối cải vì đã ‘lỗi đạo vợ chồng’: Thánh binh sĩ Augustinô Phạm Viết Huy (+1839) dù đã xưng đạo cách can đảm, vẫn cảm thấy mình tội lỗi cần phải gặp cha để đi xưng tội. Vì ngài là người công giáo nhưng lại có hai vợ. Ngài đã cưới người vợ có đạo, rồi sau lại cưới một người ngoại đạo ở tỉnh. Ngài tìm cách hối lộ để có thể về nhà giải quyết vấn đề gia đình và gặp cha để lo xưng tội. May mắn, thánh nhân gặp cha Thiều cũng có tên là cha Năng đang làm phúc tại họ Phú Đường, gần nhà ngài. Ngài đến xin cha Thiều tha tội. Cha Thiều buộc ngài phải làm giấy bỏ vợ hai. Ngài vâng lời. Cha cũng an ủi và khuyên ngài chịu khổ vì đạo. Sau khi chịu các phép bí tích, sáng ngày hôm sau ngài trở lại nhà giam để tiếp tục xưng đạo Chúa cách anh dũng (DMAH 2 tr.298-299). Thánh Matthêô Lê Văn Gẫm (+1847) lúc còn trẻ đã có lần lỗi nghĩa vợ chồng. Ngài hối cải và ăn năn đền tội. Ngài quyết tâm trở lại, sống đạo đức và dấn thân giúp việc nhà Chúa… (DMAH 3 tr.39).

• Hối lỗi vì ‘một lời khai thiếu khôn ngoan’: Cha Vinh Sơn Nguyễn Thế Điểm (+1838) vì tuổi già và bị đe dọa nên đã khai tên mấy gia đình đã cho cha trú. Khiến ông Sang, thày Lang và mấy người khác bị bắt. Cha hối hận, khiêm tốn thưa với quan huyện: ‘Thưa quan, vì tôi đã già 80 tuổi rồi, lại quá sợ hãi, nên tôi đã khai tên một số người, tôi xin quan trả tự do cho họ’ (DMAH 2 tr.268).

• Khiêm tốn nhận hình phạt: Theo lời chứng của một thày giảng, thì khi cha thánh Tịnh (+1857) làm bề trên tràng Latinh Kẻ Vĩnh, hay bị đức cha phạt. Ba trường hợp được ghi lại: 1) Cha Tịnh cho chạm trổ cửa phòng ngài ở. Đức ca khiển trách ‘Cha xem nhà của đức cha đơn sơ mà nhà cha thì chạm trổ trong thời cấm đạo ngặt nghèo được sao?’. 2) Cha Tịnh dẫn chủng sinh lên chào thăm đức cha và xin phần thưởng. Đức cha mắng: ‘Cha nhẹ tính, nhẹ dạ, chỉ muốn lấy lòng học trò. Chớ thì chỉ có mình cha là người biết thương chủng sinh, còn đức cha không thương các chủng sinh sao?’. 3) Cha quản lý lên thưa với đức cha rằng ‘Cha bề trên Tịnh thương học trò mà không nghĩ đến ích chung’. Đức cha gọi cha Tịnh lên khiển trách. Mỗi lần như vậy, đức cha đều ra hình phạt cho cha Tịnh phải lần hạt hay giúp tiền cho trại cùi. Cha Tịnh cúi đầu nhận lỗi và nhận hình phạt. Không bao giờ biện minh một lời (DMAH 3 tr.149).

3. Anh dũng trong ‘công việc phục vụ dân nghèo’

Người anh hùng không phải là người ‘an phận thủ thường’, chỉ cốt sao được yên ổn cho bản thân. Trái lại phải là người ‘kinh bang tế thế’, người có chí lớn để lo cho người khác sống an bình, cơm no áo ấm và nhất là sống đúng theo luân thường đạo lý. Ông Tiết-Huyên khẳng định: “Người ta phạm muôn nghìn tội lỗi vì chứng bệnh ‘Chỉ biết có mình’. Nghĩa là người ta chỉ muốn cho mình giàu, chỉ muốn cho mình sang, chỉ muốn cho mình sống, chỉ muốn cho mình vui, chỉ muốn cho mình yên, chỉ muốn cho mình thọ… còn người khác hèn, nguy khổ, lụn bại, chết chóc, nhất thiết là chẳng nghĩ gì đến cả. Bởi thế mà sinh ý chẳng liên can, thiên ý đến tuyệt duyệt, tuy có hình người, kỳ thực không khác gì cầm thú. Ví bằng trừ được chứng bệnh ‘chỉ biết có mình’, thì tâm địa rộng rãi thông minh, giàu, sang, nghèo, hèn, vui, khổ, sống, chết, đều cùng chung với cả loài người, thì sinh ý quán triệt, ai nấy được hả lòng mà thiên ý giữ được trọn vẹn” (12). Tóm lại, người anh hùng hay người có đức dũng cảm không phải là người ích kỷ, hẹp hòi, không biết cảm thông và giúp đỡ… nhưng là người đại lượng, biết nghĩ đến người khác, nhất là những người nghèo khổ: ‘cúc cung phục vụ’, ‘cúc cung tận tụy’ (hết tâm hầu hạ, cung phụng).

Nói theo Tin Mừng, người anh dũng là người biết quan tâm phục vụ những người bé nhỏ: đau yếu, không cơm ăn, không áo mặc, không nhà ở, bị cầm tù… (xMt 25,31-37), người anh dũng là người ‘sống nhỏ bé giữa anh em, người hầu hạ anh em, người đến để phục vụ anh em và, khi cần, sẵn sàng thí mạng vì anh em’ (xMt 10,40-45). Mỗi người Tử Đạo là người có đức anh dũng phúc âm theo gương Chúa Giêsu:

• Thánh linh mục Luca Vũ Bá Loan (+1840): Cha sống dịu dàng, không bao giờ la mắng người giúp việc dù bé nhỏ… Mỗi ngày cha có một thứ công việc để làm. Cha rất quan tâm đến việc đạo đức hằng ngày… Theo cha Gauthier kể: Cha rất nhiệt thành giúp đỡ linh hồn người ta. Bằng cớ: một lần kia, ngài mắc bệnh phải nằm liệt trong giường nhưng vừa nghe có người trong xứ bị bệnh thổ tả, ngài chỗi dậy đi giúp họ tức thì. Người nhà ngăn cản: ‘Nhưng cha đi đứng không vững làm sao đi tới nơi được?’ – ‘Vậy các con hãy cáng cha đi!'. Tới nhà bệnh nhân, cha bị bất tỉnh tới một tiếng đồng hồ. Vừa tỉnh lại, ngài hỏi ngay: ‘Người đau còn sống không?’. ‘Dạ, còn’. ‘Dẫn họ tới đây cha ban các phép cho họ’ (DMAH 2 tr.420-421).

• Thánh trùm Anrê Thông (+1855): Giáo dân Gò Thị (Qui Nhơn) vô cùng mến phục ông trùm của họ. Vì trong thời bắt đạo, ông luôn đứng mũi chịu sào, che giấu đồ đạo, bảo vệ các linh mục và che chở giáo dân trong họ. Ông có lòng bác ái độ lượng, tinh thần nhiệt thành giảng dạy và giúp đỡ giáo dân lãnh nhận các bí tích. Ông không bao giờ uống rượu hay ngồi không nhàn rỗi… Cảm phục đức thương người và lòng nhiệt thành làm tông đồ của ông trùm Thông, Đức cha Cuénot đã gọi ông là ‘bông hoa của toàn giáo phận Qui Nhơn’ (DMAH 3 tr.104-105).

• Thánh Matthêô Nguyễn Văn Đắc (+1861). Tuy chỉ là một giáo dân, làm ăn lương thiện, nuôi vợ nuôi con. Trước tiên là nghề bốc thuốc, sau đổi sang nghề buôn bán. Thế nhưng cả họ đạo Sáo Bùn lại mến phục và quen gọi ông là thày giảng. Ông chăm lo việc rửa tội cho các em thơ sinh, chăm lo những người đau yếu trong họ cả về thuốc men, ăn uống và rước cha đến ban phép xức dầu. Vì thế gia đình ông trở thành chỗ đi lại, ẩn lánh của các linh mục, các thày giảng trong thời bắt đạo. Khi bị lính vây bắt, ông đã 60 tuổi. Thấy các con lo sợ và khóc lóc, ông khuyên răn: ‘Chúng con hãy vui lòng về số phận của cha, số phận của cha như vậy là phúc lắm. Các con đừng khóc, đừng buồn phiền, hãy yêu thương giúp đỡ lẫn nhau’ (DMAH 3 tr.268).

4. Sống anh dũng ‘bị phản bội mà không than trách, không thù oán’.

‘Phản bội’ là chuyện muôn thuở của con người. Có nhiều thứ loại và cấp bậc phản bội: phản bội quốc gia, phản bội dân tộc, phản bội giáo hội, phản bội gia đình, phản bội tình yêu, phản bội thày cô, phản bội bằng hữu… Theo ‘Từ Điển Tiếng Việt’ của Văn Tân (Hà Nội 1991), ‘Phản bội là hành động chống lại quyền lợi của cái mà nghĩa vụ bắt buộc mình phải tôn trọng và bảo vệ, của người mà điều cam kết bằng lý trí hoặc tình cảm đòi hỏi ở mình lòng trung thành tuyệt đối’. Vì từ ‘phản’ và từ ‘bội’ đều chung một nghĩa là ‘chống lại’, nên nhiều khi người ta chỉ viết tắt ‘phản quốc’, ‘phản dân’, ‘phản thày’, ‘phản phúc’… Đọc lịch sử, chúng ta gặp quá nhiều câu chuyện buồn về sự ‘phản bội’ này. Có nhiều nguyên nhân gây nên việc phản bội: vì thù hằn, vì tranh quyền, vì tham tiền của, vì không đồng chí hướng, vì nhát đảm… Phản bội là hành động ngược với đức Nghĩa và đức Tín trong Ngũ Thường. Người phản bội đâu còn nhớ lời ông bà ‘nghĩa nặng tình sâu chớ quên, ghi lòng tạc dạ quyết đền nghĩa ân’, họ là người ‘vong ơn bạc nghĩa’. Người phản bội không thể là người có lòng thành, họ hành động ngược lại lòng tin tưởng của người khác tin yêu họ… Trước những hành động phản bội, các Đấng Tử Đạo đã ứng xử đúng với lời dạy của các vị hiền triết tổ tiên: ‘Đấng trượng phu đừng thù mới đáng, đấng anh hùng đừng oán mới hay’.

Trong Tân Ước Giuđa phản bội ‘bán’ Chúa Giêsu vì ham tiền, coi thầy chỉ đáng giá ba mươi đồng bạc, và ‘giả hình đến độ’ lấy cái hôn làm dấu nộp thày… (Lc 22,3-6), Phêrô phản bội ‘chối’ Chúa Giêsu vì nhát gan, vì tự tín quá đáng, nhưng nhờ ánh mắt của Chúa, Phêrô bừng tỉnh ‘hối hận và khóc lóc thảm thiết’ (Lc 22,54-62). Trong truyện các Thánh Tử Đạo, chúng ta bắt gặp nhhiều trường hợp phản bội ‘cùng ăn một bàn rồi lại giơ chân đạp cho ngã’ (Tv 40,10; Ga 13,18). Theo gương Chúa Giêsu, các Thánh không một lời oán trách, không nguyền rủa, nhưng sẵn sàng đón nhận ý Chúa. Chúng ta nêu lên mấy trường hợp làm bằng chứng:

• Móc mắt người đau hay người chết: Vì ghét đạo công giáo, nhiều lương dân, nhiều quan lại đã ‘phản bội đồng bào ruột thịt của mình bằng những lời vu khống quái ác’, đặc biệt về ‘tội móc mắt người đau ốm’. Lời tố cáo này âm ỷ trong dân chúng từ lâu, tới năm 1826 Bộ Lễ đã kiến nghị dâng lên vua Minh Mạng xin trừ diệt đạo Giatô, trong đó có câu: “…Những người rao giảng khuyến dụ dân theo đường hư hỏng, những người móc mắt người ốm, nếu bị bắt sẽ bị phạt theo trọng tội” (DMAH 2 tr. 22). Đến năm 1835, ngay lúc sắp xử lăng trì cha Marchand Du, quan còn hỏi cha: “Vì lý do gì, bên đạo móc mắt người chết?”. Cha Du trả lời vắn gọn: “Không bao giờ tôi thấy như vậy” (DMAH 2 tr 82). Mãi tới năm 1856, trong phiên tòa xử cha Laurensô Nguyễn Văn Hưởng (+1856), quan đầu tỉnh Hà Nội còn hỏi cha: “Tại sao khi người ta đau ốm, các đạo trưởng đến khoét mắt đem về làm thuốc cho người ta mến và theo đạo?”. Cha Hưởng thưa: “Bẩm quan lớn điều ấy không đúng. Bên Phật giáo họ ghét đạo nên bỏ vạ cho chúng tôi như vậy. Những người kẻ liệt thì cũng một nửa còn sống, nếu khoét mắt thì họ mù làm sao còn xem được nữa. Vì khi còn khỏe, người ta hay dùng ngũ quan mà phạm tội, nên khi họ ốm đau, chúng tôi đến xức dầu thánh nơi con mắt và chân tay để trừ tội và ma quỷ chứ không làm sự gì khác” (DMAH 3 tr.113-114).

• Chỉ điểm cho quan bắt các linh mục vì tham tiền: Vì tham số tiền lớn mà quan tổng trấn Trịnh Quang Khanh hứa cho, Ông Đặng Đình Lai là anh ruột và ông Đặng Đình Nhật là cháu ruột của cha Giuse Đặng Đình Viên (+1838) đã chỉ điểm cho lính của quan tổng trấn đến bắt cha. Câu chuyện khá li kì: Đã hơn một năm tổng trấn Trịnh Quang Khanh muốn lùng bắt cha Giuse Đặng Đình Viên mà không thành công. Quan liền nghĩ ra một xảo kế, là giả mạo người nhà viết thư và thuê ông anh ruột và người cháu ruột của cha đem thư đến chỗ cha trú ẩn. Sau hai tháng lần mò, ông Lai và ông Nhật tìm ra được nơi trú ẩn của cha Viên. Đó là nhà bà Nhì thuộc họ Cầu Chảy, xã Như Thiết… Cha Viên vừa ngó đầu ra nhận thư, thì lính nom thấy và ập vào. Người ta tìm cách đưa cha Viên ra trốn ngoài vườn mía. Bắt hụt cha viên, quân lính bèn bắt một đứa bé con bà Nhì ra tra khảo. Bị đánh đau quá em bé khóc la inh ỏi: “Lạy Mẹ Thiên Chúa, xin đến cứu con, con không biết chỗ ẩn núp của linh mục đó”. - Cha Viên nghe vậy, mủi lòng chui ra khỏi vườn mía và nói: “Tôi đây là linh mục Viên, hãy bắt tôi và tha cho em bé, nó vô tội”. Tất cả quan quân đều khâm phục gương anh dũng và lòng thương người của cha Viên (DMAH 2 tr.205-206)

• Không oán trách hay thù hằn: Thánh Giuse Nguyễn Văn Lựu (+1854) là trùm của họ đạo Mặc Bắc. Nhờ chăm chỉ làm ăn nên gia đình sống khá giả. Ông Lê Đạo Quyền ở sát nhà ông trùm Lựu làm chứng rằng: “Ông trùm lựu là một tín hữu thánh thiện, không bao giờ nói xấu hay làm thiệt hại ai cái gì. Ông không hề uống rượu, tính rất hiền lành. Nhà ông là nơi đi lại và ẩn tránh của nhiều linh mục, thày giảng. Hôm ấy có cha Lựu và cha Minh cùng đến trốn tại nhà ông trùm Lựu… Hai người công giáo là Bếp Nhẫn và Xã Hiệp biết được. Hai người này, vốn tức giận về chuyện cha Lựu không cho hai ông mượn tiền, bèn coi đây là dịp tốt để có tiền, nên mau chân đi báo quan và dẫn lính đến vây nhà ông trùm Lựu. Cha Lựu trốn được còn cha Minh nộp mình để lính khỏi phá nhà ông trùm Lựu. Nhưng lính không chịu, họ bắt cha Minh, ông trùm Lựu và thêm 6 người khác nữa…” Trước mặt ba quan tòa, ông trùm Lựu hiên ngang nhận ông là người đã từng tiếp đón các đạo trưởng. Quan hạch hỏi lý do, ông trùm Lựu trả lời thẳng thắn: ‘Thày tôi đến thì tôi nuôi’. Quan ép ông phải đạp lên ảnh Thánh Giá, chứ đừng theo gương cha Minh mà bị chết. Ông trùm Lựu trả lời: “Cụ tôi chết thì tôi cũng chết. Tôi không bao giờ đạp ảnh”. Quan tức giận, cho lính đánh 100 trượng trước khi dẫn về nhà tù và làm bản án trảm quyết… Dù phải chịu nhiều trận đòn, nhiều xỉ nhục, ông trùm Lựu vẫn kiên trì, vẫn sống hiền lành và quảng đại. Trước khi chết rũ tù, ông dặn vợ và con cháu: ‘đừng thù hằn báo oán những người tố cáo ông, làm hại gia đình. Tha nợ cho những người đang mang nợ gia đình. Cố gắng cầu nguyện và khuyên bảo những người khô khan hay chối đạo mau ăn năn trở lại’… (DMAH 3,92-96).

5. Anh dũng tuyên bố ‘mình là người theo đạo thật, là người công giáo thật’.

Người anh hùng là người tự trọng, không để ai khinh chê danh xưng của mình, không chịu cho ai xúc phạm đến tôn giáo hay lý tưởng, niềm tin của mình. Anh hùng là người sống có chính nghĩa. Đối với họ, cái gì cũng phải ‘trong sáng’, ‘danh chính ngôn thuận’. Họ không hành động vì danh nghĩa hay danh lợi riêng của cá nhân, nhưng vì danh nghĩa và danh lợi của gia tộc, tập thể, quốc gia. Những người như quý ông Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông Phùng khắc Khoan, Hoàng Trung, Ngô Quý Siêu, Phan chu Trinh, Phan Bội Châu… đều đồng quan điểm: ‘phải hành động vì dân vì nước. Người, dân ta, của, dân ta. Dân là nước, nước là dân (13). Nghĩa là phải hành động với danh nghĩa ‘vì dân vì nước’ và phải tôn trọng và hãnh diện về danh nghĩa hành động của mình. Nếu phải sống làm sao để ‘danh lưu thiên cổ’, ‘danh bất hư truyền’ thì cũng đừng quên rằng ‘danh ô nan thục’, ‘mua danh ba vạn, bán danh ba đồng’.

Trong ý nghĩa hoàn toàn siêu nhiên, Chúa Giêsu luôn hãnh diện và trung tín với danh nghĩa là ‘người được Chúa Cha sai đến trần gian’ (Ga 8,42; 17,3; Mt 21,27; Mc 12,6; Lc 20,16) và Thánh Phaolô tự hào và trung kiên với danh nghĩa ‘được Chúa Giêsu gọi làm tông đồ’ (1Cr 1,1; 2Cr 1,1; Ep 1,1). Thánh Phaolô nhắn nhủ chúng ta niềm hãnh diện và tự hào về ‘danh xưng người Kitô hữu’: Nhờ đức tin, người Kitô hữu đã nhận được sự hãnh diện tiên khởi (Dt 3,14) mà họ tự hào duy trì cho tới cùng như một hãnh diện vui tươi đầy hy vọng (Dt 3,6). Họ không thể làm mất sự hãnh diện vững bền này ngay cả trong lúc bị bách hại (Dt 10,34 tt) sợ rằng Chúa Kitô sẽ hổ thẹn vì họ trong ngày phán xét (Lc 9,26 tt). Người Kitô hữu sẽ biểu lộ sự hãnh diện của họ ở dưới thế gian này khi họ làm chứng về đức Kitô phục sinh. Như trường hợp của các Tông Đồ, dù ít học (Cv 4,13), các ngài đã không sợ sệt, nhưng hãnh diện và tự hào, tuyên giảng Tin Mừng (Cv 4,29+31; 9,27 tt; 18,25 tt) trước một đám thù nghịch và khinh bỉ. Quả thật như Phaolô, như mọi Tông Đồ, các tín hữu thời xưa hay thời nay phải hãnh diện về danh nghĩa và thiên chức của mình, mà khẳng định ‘Chúng tôi tin nên chúng tôi tuyên chứng’ (Cv 4,13).

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã tỏ ra là những người Kitô hữu anh hùng, anh dũng khi các ngài hãnh diện, tự hào về danh xưng của mình, về tôn giáo chân thật của mình; đồng thời đòi hỏi người khác phải tôn trọng đạo giáo mình ôm ấp. Nói tắt, các ngài hãnh diện về đức tin, về Giáo Hội, về Thiên Chúa của mình.

• Hình nhục ‘bôi nhọ danh nghĩa’. Những thập niên đầu tiên của công trình truyền giáo ở Việt Nam, vì ngôn ngữ bất đồng, người ta hiểu sai rằng: ai tin đạo Thiên Chúa là tin ‘Đạo Hoa Lang’ nghĩa là tin đạo người Hòa Lang rao giảng. Vì thế để cấm dân không được tin theo, chúa Trịnh Cương, năm 1712, đã ra sắc lệnh:… Sau một tháng thông báo tờ xuất giáo, nếu bắt được người nào còn theo đạo này hoặc tàng trữ đồ đạo thì cho phép phường trưởng, xã trưởng hay bất cứ ai được tố cáo với quan án. Sau khi đã bắt và xét xử, và nếu thấy có tội trạng, thì giao nộp cho quan trấn để cắt tóc đàng sau gáy, thích bốn chữ ‘Học Hoa Lang Đạo’ vào mặt để làm gương cho các người khác còn mù quáng tin theo. Mỗi người bị kết án phải nộp tiền phạt là 100 quan để thưởng công cho người tố giác. Một trong những ‘thành quả’ của sắc lệnh là tại địa phận Đông Ký có 304 người bị thích chữ ‘Học Hoa Lang Đạo’ (DMAH 1 tr. 140 +144). Cũng vậy, thày giảng Phêrô Nguyễn Khắc Tự (+1840) quê tỉnh Ninh Bình, bị vua Minh Mệnh kết án đi đày đến Phú Yên và bị khắc lên hai má: má trái chữ ‘Tả Đạo’ và má trái ‘Phú Yên’ (DMAH 2 tr.447).

• Hãnh diện và đòi hỏi tôn trọng danh xưng ‘Đạo Giatô’, ‘Đạo chân thật’: Sách ghi lại rằng: Hôm xuống tàu ở cửa Thuận An để đi Phú Yên, một thơ lại cầm giấy điểm tù, đến tên thày Tịnh (+1857) thì thêm câu ‘tòng Giatô tả đạo’, thầy Tịnh ngồi yên bất động, dù quan gọi ba bốn lần. Quan nóng giận quát lên: ‘Thằng nào láo, gọi tên mà không thưa’. Bấy giờ thày Tịnh mới lên tiếng: “Tôi đây, tôi không thưa vì ông gọi tôi là người theo tả đạo. Đạo tôi là chính đạo, có tam cương ngũ thường rõ ràng, bao giờ ông gọi là đạo ‘Giatô’ bỏ chữ ‘tả đạo’ đi thì tôi mới thưa. Quan phải chịu theo…”. Hơn thế, sau 38 ngày bị tù tội, trước khi bị đi xử tử, quan án còn dụ thánh Tịnh quá khóa, ngài thưa cách dõng dạc và hãnh diện: “… Đạo Thiên Chúa là đạo thật, tôi mến, tôi giữ từ nhỏ, dù có chết tôi cũng không bỏ” (DMAH 3 tr.135+141).

• Hãnh diện và trung tín với ‘thiên chức đạo trưởng, thày giảng, trùm họ và Kitô hữu’: Hầu như linh mục hay giám mục nào bị bắt cũng đều tỏ ra cách anh dũng mình là ‘đạo trưởng’, là ‘người hướng dẫn giáo dân’, là ‘người rao giảng tin mừng’.

+ Thày Vinh Sơn thưa với chúa Trịnh Giang (1736): “Thưa chúa thượng, tôi là một tín hữu công giáo từ thuở bé và rất hãnh diện được làm người Kitô hữu. Tội của tôi chỉ là như thế. Tôi vui mừng được chịu cực hình vì lý do chính đáng” (DMAH 1 tr.163).

+ Thày giảng Phanxicô Xaviê Hà Trọng Mậu (+1839): Sau khi bị bắt, quan Bố Chính cho điệu thày ra xét xử. Quan hỏi thày: “Mày có phải là một trong những tên theo hầu cụ Tự không?” - Thày Mậu trả lời quan lớn với những lời khảng khái và hãnh diện về danh hiệu thày giảng của mình (DMAH 2 tr.345).

+ Ông trùm Giuse Nguyễn Văn Lựu (+1854): rất nhiệt tình trong bổn phận của một ông trùm họ đạo. Ông lo cho họ đạo và thay cho họ đạo làm những việc thật anh dũng và gan dạ để phục vụ các linh mục đến trong họ đạo. Chính do lòng nhiệt thành tông đồ của ông trùm họ đạo mà ông Lựu đã bị bắt ‘khắc chữ tà đạo trên mặt và bị đi lưu đày’ (DMAH 3 tr.92-93). Bốn năm sau, ông trùm Emmenuel Lê Văn Phụng (+1859) bị bắt và khi quan hỏi ông “có phải mày là trùm trưởng không?”. Ông Phụng thưa thẳng thắn: “Phải, tôi là trùm trưởng. Tôi lo cho giáo dân trong họ với hết khả năng của tôi” (DMAH 3 tr.212).

+ Linh mục Phêrô Khanh (+1842): Khi bị quan tuần khám xét và tra hỏi: “Ông làm gì mà có sách, bình dầu và dây này? Ông là thày thuốc hay là gì?” - Cha Khanh không dấu diếm, khai ngay: “Tôi là đạo trưởng”. Cha liền bị trói, đóng gông và dẫn đi tù… Đến sau, vì muốn ăn tiền, quan bảo ngài cứ khai ‘mình là thày thuốc’ để quan tha cho. Cha Khanh không chịu, ngài thưa quan cách thẳng thắn: “Bẩm quan lớn, như vậy không được, tôi là đạo trưởng chứ không phải là thày thuốc”. Lần khác, cha còn thưa cách dõng dạc: “Thưa quan lớn, nếu tôi khai là thày thuốc, đến sau có ai lên làm đạo trưởng giúp dân, thì liệu còn ai tin lời tôi nữa?”. - Trước khi làm bản án, các quan còn khuyên cha Khanh một lần nữa, là ‘đừng khai mình là đạo trưởng, mà chỉ là thày thuốc, như vậy án sẽ nhẹ đi hay có thể được tha bổng’. Cha Khanh không chịu, thưa rằng: “Thưa các quan, tôi đã làm đạo trưởng, giảng giải khuyên răn giáo dân thì tôi phải cứ sự thật mà khai, chẳng nên nói dối. Vì vậy, tôi đã là đạo trưởng mà khai là thày thuốc là nói dối tỏ tường. Quan có lòng thương mà tha thì tôi đội ơn, nhược bằng quan không thương mà khép tội, hay chém tôi ra làm mấy phần, tôi vẫn vui lòng. Tôi là đạo trưởng thì tôi phải trung tín với chức vụ đạo trưởng” (DMAH 3 tr.33-34).

6. Anh dũng đón nhận mọi hành nhục.

Đọc ca dao tục ngữ, chúng ta gặp nhiều lời dạy thâm thúy của ông bà về một khía cạnh của người anh hùng hay người có đức anh dũng: - Người anh dũng là người gặp nhiều gian nan: ‘anh hùng đa nạn’ hay ‘nằm gai nếm mật’; nên phải bền chí ‘đã quyết thì hành’ hay ‘đâm lao phải theo lao’; phải được thử thách và toi luyện: ‘vàng thì thử lửa thử than’ hay ‘lửa thử vàng gian nan thử đức’; thậm chí đến hy sinh tính mạng: ‘vào sinh ra tử’ hay ‘chết vinh hơn sống nhục’… - Người anh dũng chấp nhận đau khổ, phải kiên trì giữa mọi khó khăn, phải can đảm trước mọi thử thách, bởi vì ‘làm trai quyết chí tu thân’, ‘khi nên trời giúp công cho’, ‘trời sinh trời chẳng phụ nào, phong vân gặp hội anh hào ra tay’, ‘trí khôn sắp để dạ này, có công mài sắt có ngày nên kim’. Cho nên ‘Vàng tâm ngâm nước vẫn tươi, anh hùng lâm nạn vẫn cười vẫn vui’.

Chuyện ông Nguyễn Văn An, ông Châu Trí và ông ông Nguyễn Văn Hiếu được kể lại trong ‘Quốc Văn Giáo Khoa Thư’ là những gương sáng tuyệt vời về ‘những người anh hùng có đức anh dũng’. Nhờ biết ‘chịu thương chịu khó’ ngay từ nhỏ, biết ‘dùi mài kinh sử’ suốt thời thanh niên, các ngài đã thành những người ‘tài đức kiêm toàn’, hết mình phục vụ đồng bào (14).

Trong Tân Ước, gương anh dũng của Chúa Giêsu về ‘sự chịu thương chịu khó, chịu sỉ nhục và chịu chết vì yêu thương loài người’ thật toàn hảo. Ngài đáng được tôn vinh là ‘Vua của các anh hùng tử đạo’. Cho nên, ‘trong lúc chịu khổ hình, các anh hùng tử đạo của Chúa Kitô, đăm đăm hướng về trời và cầu nguyện: Lạy Chúa, xin phù trợ chúng con’. (Lễ chung các Thánh Tử Đạo). Có lẽ, không vị thánh nào mời gọi giáo dân theo sát gương của Chúa Giêsu bằng Thánh Phaolô. Chúng ta hãy nghe lời ngài: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Chúa chúng ta”. (Rm 8, 35-39).

Là người Việt Nam-Công Giáo, các Đấng Tử Đạo tiền nhân của chúng ta đã thể hiện đức anh dũng theo một lúc cả hai nền văn hóa: văn hóa Việt Nam và văn hóa Tin Mừng. Lời dạy của tổ tiên thấm nhuần trong máu huyết và não trạng của các ngài đã được đổi mới, thăng hoa và siêu nhiên hóa nhờ văn hóa Tin Mừng, nghĩa là nhờ đức tin và tình yêu dâng lên cho Thiên Chúa theo gương Chúa Giêsu và các Thánh, đặc biệt Thánh Phaolô. Đó là sức mạnh giúp các ngài anh dũng chấp nhận mọi đau khổ và cả cái chết vì Chúa, vì anh chị em và vì phần rỗi của riêng mình. Dưới đây chúng tôi không nhắc đến những khổ nhục thông dụng, như đánh đòn, đeo gông, bị trói, giam tù… mà chỉ nhắc đến ‘mấy hành nhục’ quá ‘ghê sợ’ mà các vua quan đã sử dụng để hành nhục các ngài. Và các ngài đã chấp nhận một cách anh dũng vì đức tin:

• Khắc chữ lên má: Cụm từ ‘Học Hoa Lang Đạo’ như 304 người Kitô hữu ngoài Bắc thời Chúa Trịnh Cương (1709-1929) (DMAH 1 tr.144), hay cụm từ ‘tả đạo’ và ‘Phú Yên’ như trường hợp thày giảng Phêrô Nguyễn Khắc Tự (+1840) (DMAH 2 tr. 447).

• Đặt tên bỉ ổi: Thánh linh mục Martino Tạ Đức Thịnh (+1840) vì già cả lại bệnh tật, đặc biệt bị ghẻ lở hôi hám, nên quan tổng trấn Trịnh Quang Khanh tỏ thái độ khinh bỉ và luôn gọi ngài là ‘ông cụ thối’ (DMAH 2 tr.470).

• Hành nhục tối đa: Thánh Thoma Toán (+1840) nhất định không bước qua ảnh, không khai chỗ ở của các đạo trưởng, đã bị tổng trấn Trịnh Quang Khanh cho lính hành hạ nhục nhã tối đa. Trong ba ngày liền quân lính không để cho ngài yên, họ thay nhau, khạc vào mặt, nhổ râu, giật tóc, đánh vào đầu gối, tiểu vào mặt và còn nhiều lối hành nhục ghê sợ khác… (DMAH 2 tr. 434)

• Bỏ xuống lò nước tiểu: Vì không khuất phục được thánh Martinô Thọ (+1840), quan tổng trấn Trịnh Quang Khanh nổi cơn giận hãi hùng và truyền cho lính bắt trói ông Thọ, ném xuống lò nước tiểu của nhà tù từ trưa tới chiều, rồi giam cơm sáu ngày liền. Ngất xỉu vì mùi hôi nồng nặc của nước tiểu và vì đói lả, ông Thọ bị bất tỉnh. Cô Thuyên con gái của ông đút tiền cho lính để được vào chăm sóc ông (DMAH 2 tr.478).

7. Anh dũng sống ‘tinh thần trung tín’.

Tín là một trong năm đức của ngũ thường ‘Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín’. Đối với người Việt Nam, con người phải sống đức tín, nghĩa là sống trung tín với Trời, trung thành với vua quan, trung hiếu với cha mẹ ông bà, chung thủy vợ chồng và thành tín với thày dạy, với bề trên và với bạn bè, với mọi người. Ông Phùng Khắc Khoan nói một câu để đời: ‘Giao lân tiện thị tín vi bản, tiến đức thâm duy kính tác dư’, nghĩa là ‘giao tiếp bền vững phải lấy tín làm gốc, trau dồi đức tính, kính là trên’ (15). Cũng vì giá trị căn bản của đức tín trong cuộc sống mà ông bà chúng ta bảo: ‘Một lần thất tín, vạn lần khó tin’.

Đức Tín được trình bày rộng rãi trong chương IX, ở đây chúng tôi chỉ nêu lên một khía cạnh nhỏ: trung tín với người trên hay với đạo trưởng. Sự trung tín như vậy bộc lộ một tình bạn sâu sắc.

Thánh Kinh nói nhiều về tình bạn: ‘Người bạn trung tín là kho tàng vô giá’ (Hc 6,15; 7,18). Vì ‘người ấy luôn yêu thương’ (Cn 17,17), làm cho đời sống trở nên thú vị (Tv 133; Cn 15,17). Làm sao có thể quên được tình bạn cao đẹp đã ràng buộc David với Gionathan, một tình bạn bộc phát tự nhiên (1Sm 18,1-4), keo sơn trong cơn thử thách (1Sm 19-20), bền vững cho tới mãn đời (2Sm 1,25 tt), và còn được nhớ mãi trong lòng (2Sm 9,1;21,7)?. Mẫu mực tình bạn chân thật là tình bạn mà Thiên Chúa muốn nối kết với loài người, với Abraham (Is 41,8; St 18,17 tt), với Maisen (Xh 33,11), với các ngôn sứ (Am 3,7). Chúa Giêsu đã đem tình bạn chân thật ấy đến cho những ai tin vào Ngài (Tt 3,4), đặc biệt các Tông Đồ. Chính Chúa đã nói với họ: ‘Thầy chẳng gọi các con là tôi tớ nữa, nhưng là bạn hữu’ (Ga 15,15): Họ sẵn sàng chia sẻ những thử thách với Ngài, sẵn sàng đương đầu với đêm khổ nạn (Lc 22,28tt), họ là người Chúa yêu thương (Ga 15,9-10). Chính Chúa đã khẳng định và đã thi hành: ‘Không có tình yêu nào lớn hơn là chết vì người mình yêu’ (Ga 15,13). Đến lượt các Tông Đồ, lần lượt các ngài đã chịu bách hại, đã chịu chết vì Đức Tin, vì Tin Mừng. Chúng ta có thể nói: các Tông Đồ đã chết cách anh dũng vì ‘đức Tín’ với Chúa Giêsu là Thày và vì ‘đức Tín’ đối với nhau là anh em, là bạn hữu.

Theo gương các Tông Đồ, nhiều Thánh Tử Đạo Việt Nam đã anh dũng tuyên chứng một trật lòng trung tín đối với Chúa và sự gắn bó dành cho nhau, đặc biệt với bề trên, ‘đạo trưởng’ của mình. Thật cảm động và đáng noi theo.

• Cha Thánh Tự (+1838) và Thày Thánh Úy (+1839): Khi vào tù, cha Phêro Nguyễn Văn Tự gặp lại thày Đaminh Bùi Văn Úy. Một chút tiền đút lót đã mang hai cha con lại gần với nhau. Hai thày trò nằm gần bên nhau và thủ thỉ chuyện trò. Do đó sau này có mấy giáo dân kể lại. Cha Tự nói với thày Úy: ‘Nếu con muốn sống, cha sẽ nói mấy lời để con khỏi phải liên lụy và con có thể trốn thoát được’. – Thày Úy thưa: ‘Vậy cha sẽ nói lời gì?’ – Cha Tự trả lời: ‘Con là người nấu ăn cho cha, và đó là đúng’. – Thày Úy trả lời: ‘Con xin cha đừng nói lời đó. Con chỉ có một ao ước này là chịu đau khổ và chết với cha’. – Cha Tự nói: ‘Được rồi, vậy cha sẽ nói con là thày giảng. Lời đó sẽ đưa con tới phúc tử đạo’. (DMAH 2 tr.218).

• Cha Thánh Tự (+1838) với thày Thánh Mậu (+1839). Khi quan tòa đưa cha Tự ra đối chất với thày Mậu, cha Tự không muốn cho thày phải chết nên có ý không muốn nhận thày là một trong những thày giảng giúp việc cho mình. Vì thế khi nghe thày Mậu xác nhận mình là một trong những cộng tác viên của cha, thì cha quay mặt đi nơi khác có ý phủ nhận. Thày Mậu biết ý nên chạy tới quỳ trước mặt cha Tự mà thưa: ‘Lạy cụ, xin thương nhận lấy con để con được chết vì đạo với cụ’. Cha Tự thấy thày Mậu vững lòng như vậy, thì xác nhận thày là một trong những thày giảng vẫn theo giúp mình. Quan hạ lệnh tống giam thày Mậu vào ngục thất (DMAH 2 tr. 345-346).

• Thánh trùm Giuse Nguyễn Văn Lựu (+1854) với thánh linh mục Philippê Phan Văn Minh (+1853): Trước mặt ba quan tòa, ông trùm Lựu hiên ngang nhận ông là người đã từng tiếp đón các đạo trưởng trong nhà. Quan hạch hỏi lý do, ông trùm mạnh dạn thưa lại: ‘Thày tôi đến thì tôi nuôi’. Các quan ép cha Minh, ông trùm Lựu và các chức việc khác đạp ảnh chối đạo, ông trùm Lựu theo gương cha Minh can đảm thưa: ‘Cụ tôi chết thì tôi cũng chết theo. Tôi không bao giờ đạp ảnh’. Lập tức ông trùm Lựu bị tra tấn rồi tống ngục. Mấy tháng sau lãnh án ‘khắc trên má hai chữ ‘tà đạo’ và đày lên Tuyên Quang, vùng nước độc’ (DMAH 3 tr.93).

• Nhất quyết theo gương đạo trưởng và giữ đạo cha ông: Thánh trùm Emmanuel Nguyễn Văn Phụng (+1859) cùng bị bắt với thánh linh mục Phêrô Đoàn Công Quý (+1859) đang lẩn trốn tại nhà ông. Sau nhiều trận đòn ác nghiệt, hôm nay ông bị ra tòa. Quan hỏi: ‘Ông có phải là công giáo không?’ – ‘Thưa phải, tôi là người công giáo’. – ‘Ông có phải là trùm trưởng không?’ – ‘Thưa phải’. - ‘Ông có muốn nghe lệnh vua bỏ đạo để được trả tự do không?’ – ‘Bẩm quan, tôi giữ đạo Đức Chúa Trời từ nhỏ, nếu quan thương thì tôi được nhờ, nhưng tôi không bao giờ chối đạo. Tôi nhất quyết theo gương đạo trưởng để chết vì đạo… Tôi nhất quyết giữ đạo cha ông đã truyền lại. Tôi sẵn sàng chết vì đạo’. Ông bị đánh đòn rồi dẫn về tù với bản án thắt cổ vì cố chấp chứa đạo trưởng và muốn chết theo đạo trưởng (DMAH 3 tr. 215-216).

8. Anh dũng tuyên chứng đức tin, không đạp ảnh, không bỏ đạo.

Có biết bao vị anh hùng liệt sĩ được ghi trong lịch sử dân tộc. Họ đã ‘thà chết vinh hơn sống nhục’, vì lý tưởng thương nhà thương nước như chị em hai bà Trưng. Ông Phạm Đình Tân đã hạ bút: “Bà Trưng Trắc không những vì chồng mà chính vì đất nước trước hết. Bà Trưng Nhị không những vì tình chị em mà chính vì xứ sở đầu tiên”. Quả thật ‘oanh liệt khen gái dị thường’ (16). Họ thà chịu thiệt thòi, bị gièm pha, sống cô đơn hơn là hy sinh khí tiết, danh dự và lòng yêu nước, như ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898). Sách còn ghi: Ông tự luyện một đời sống đặc biệt, lý tưởng, thông minh, thích ứng với tâm hồn phong phú của mình. Ông cố gắng học hành để đậu thám hoa, bảng nhãn, ông thông thạo 27 thứ tiếng, xuất bản trên 100 tác phẩm đủ loại… Người ta vận động để ông vào dân Pháp, nhập quốc tịch ngoại quốc. Nhưng ông cương quyết giữ lập trường ‘không’. Người ta ham mê làm quan, ông ưa thích làm nghề dạy học. Người ta nịnh hót, mong thăng quan tiến chức, ông thẳng thắn góp ý với nhà vua, mạnh dạn can dán kẻ bảo hộ… Sống như vậy ít ai hiểu ông, ông đành ‘nghe như chọc ruột, tai làm điếc, giận dẫu căm gan, miệng mỉm cười’ (17).

Cao quý biết chừng nào, những vị anh hùng liệt sĩ ‘một niềm vàng đã khăng khăng’ để ‘tâm thành tạc với non sông, vẻ vang nòi giống tiên rồng ngàn thu’, nên ‘cơ đồ đã trải bao dâu bể, ân đức, còn in dấu cỏ hoa, hương khói muôn thu nòi giống lạc, này bia kỷ niệm, nét chưa nhòa’ (Lương hồ).

Trong Tin Mừng Chúa Giêsu đòi hỏi những ai muốn đi theo Chúa phải có một sự từ bỏ thật lớn lao và trọn vẹn không kém và còn hơn sự từ bỏ của các anh hùng liệt sĩ quốc gia về nhiều quan điểm. Quả vậy, trong Tin Mừng Thánh Matthêu chương X, Chúa nói rõ, không úp mở:

• Đi theo Chúa có thể là nguyên nhân chia rẽ trong gia đình: Thầy đến để chia rẽ con trai với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng. Kẻ thù của người đi theo thầy là chính người trong nhà (Mt 10,36). Thậm chí họ sẽ bị anh chị em trong nhà tố cáo và nộp cho vua quan (Mt 10,21).

• Đi theo Chúa là phải yêu Chúa trên hết: Ai yêu cha mẹ hơn Thày, thì không xứng với Thày. Ai yêu con trai con gái hơn Thày thì không xứng với Thày; Ai không vác thập giá mình mà theo Thày, thì không xứng với Thày; Ai giữ mạng sống mình sẽ mất (Mt 10,37-39).

• Đi theo Chúa là phải sẵn sàng chịu bách hại: Anh em sẽ bị người ta tố cáo, bắt nộp ra hội đồng, sẽ bị đánh đập và điệu ra trước tòa quan quyền.

• Khi bị bách hại: hãy tìm cách lẩn trốn, từ nhà này sang nhà khác, từ thành này sang thành khác (Mt 10.23).

• Nhưng anh em đừng sợ: Đừng sợ phải nói gì, Chúa Thánh Thần sẽ nói thay cho anh em (Mt 10,19-20). Đừng sợ mất sự sống, vì ai hiến mạng sống nhân danh Thày, người đó sẽ lấy lại được (Mt 10,39). Đừng sợ những người chỉ giết được thân xác chứ không giết được linh hồn (Mt 10,28).

• Các con phải nhớ: Trò không hơn thầy, tớ không hơn chủ (Mt 10,23). Ai bền vững đến cùng sẽ được cứu thoát (Mt 10, 22). Ai tuyên bố nhận Thày, Thày sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thày. Còn ai chối Thày trước mặt thiên hạ, thì Thày cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thày (Mt 10,30).

Xét như trên thì mỗi vị Tử Đạo đã anh dũng sống trọn vẹn hai đòi hỏi: đòi hỏi của anh hùng tính dân tộc và đòi hỏi của Tin Mừng, của Chúa Giêsu là vua các Thánh Tử Đạo. Chúng ta nêu lên mấy điểm sau đây:

• Lẩn trốn: Trong thời bắt đạo, các Thánh Tử Đạo, đặc biệt các giám mục, linh mục và thày giảng, đã phải trốn tránh nay đây mai đó, tìm người chứa chấp, nguy hiểm cho mình, nguy hiểm cho họ. Cha Philippê Phan Văn Minh (+1853) và Cha Phêrô Nguyễn Văn Lựu (+1861) trốn ở nhà ông trùm Giuse Nguyễn Văn Lựu (+1854), cả ba cùng bị bắt. Nhiều trường hợp ‘đi trốn bị phản bội’, người chứa chấp ham tiền báo cho quan đến bắt tại nhà của họ, như trường hợp cha Gioan Đặng Đình Viên (+1838). Linh mục Tôma Đinh Viết Dụ (+1839) trốn ở nhà bà Agnès Thu, bị tên Lý Mỹ ham tiền thưởng đã đi tố cáo với quan tổng trấn Trịnh Quang Khanh.

• Đổi tên: Vì sống lẩn lút và bị truy nã trăm bề, đức cha Girolamo Hermosila đã hai lần đổi tên: lúc là ‘ông Vọng’, lúc là ‘ông Liêm’, lúc là ‘trùm Vọng’ (+1861). Linh mục Anrê Trần Anh Dũng (+1839) đổi tên là Lạc để đánh lạc hướng các quan.

• Dỗ ngọt và hứa hẹn: Song song với những đe dọa, đánh đòn, đeo gông, giam tù… là những nhục hình quen sử dụng để áp đảo tinh thần và hành hạ thân xác, các quan và cả các chúa, các vua thường dùng phương pháp dỗ ngọt, khuyến dụ và nhất là hứa hẹn: cho về tự do, thưởng tiền, phục hồi chức vụ, thăng quan tiến chức, giúp cho làm nghề thày thuốc, dạy học… Như lời các quan án nói với thánh y sĩ Giuse Hoàng Lương Cảnh (+1838): “Chúng tôi nhận thấy rằng cụ là một người tốt, và vì thế chúng tôi rất thương hại cụ. Cụ đã già rồi, những ngày còn lại rất ít ỏi, tại sao cụ không cố mà hưởng nó, cụ chỉ cần bước qua thập giá là song ngay” (DMAH2 tr.232). Như lời quan tổng trấn nói với thày giảng Phanxicô Xaviê Hà Trọng Mậu (+1839): “Mày có hình dáng đẹp đẽ, và hãy còn ít tuổi, mày có muốn làm quan thì tao sẽ bầu cử tâu vua cho, hay là có muốn về nhà làm thuốc, thì tao sẽ liệu cho, xong mày phải bước qua tượng này đã”. Thày Mậu thưa lễ độ nhưng cương quyết: “Bẩm lạy quan lớn, tôi chẳng dám đi qua mặt Chúa tôi” (DMAH 2 tr.347).

• Bước qua Thập Giá: Tất cả những bắt bớ, chửi bới, nguyền rủa, hành nhục, đánh đập, dụ ngọt, hứa hẹn đều nhằm đến một mục tiêu: chối đạo bằng hành động ‘bước qua ảnh Thánh Giá’: Các Thánh Tử Đạo nắm bắt được chiều sâu của cây Thập Giá: tình yêu và quyền năng cứu chuộc của Thiên Chúa. Vì thế cũng như thánh Phaolô, các Thánh Tử Đạo hãnh diện, yêu mến và tôn kính Thánh Giá một cách tuyệt đối, Thánh Giá là biểu hiện lòng tin của người tín hữu dâng lên Thiên Chúa. Mỗi lần bị ép đạp, giẫm lên ảnh Thánh Giá hay bước qua hoặc để quân lính lôi qua ảnh Thánh Giá là một lần các Thánh khẳng định lại niềm tin vào Thiên Chúa Tình Yêu, Cao Cả, Chân Thật, đáng Tôn Thờ, vào Đức Giêsu Cứu Thế. Đồng thời cũng là dịp tốt tuyên dương những mầu nhiệm thánh ẩn tàng trong cây Thánh Giá. Dù bị tra tấn, bị đe dọa, hay được dỗ ngọt, được hứa hẹn, hoặc biết rõ sẽ bị kết án lưu đày hay bị thắt cổ, chém đầu, lăng trì… các Thánh Tử Đạo tiền nhân chỉ nói những lời anh dũng và dứt khoát: “Thưa quan lớn, thà chết chứ tôi không bước qua ảnh và không chối đạo” (Thánh Dominicô Bùi Văn Uý) – “Bẩm lạy quan lớn, quan lớn có dám bước qua mặt vua không mà bảo tôi bước qua mặt Chúa tôi” (Thánh Stephanô Nguyễn Văn Vinh)– “Lạy Chúa con, con chẳng dám bước qua Chúa con, dù chết thế nào mặc lòng thì con cũng không bỏ đạo. Trái lại con xưng đạo Chúa con ra hơn nữa” (Thánh Augustinô Nguyễn Mới), - “Bẩm quan, chúng tôi thờ phượng Đức Chúa Trời và Thánh Giá là hình ảnh của Người, chúng tôi không khi nào dám đạp, sống chết chúng tôi cũng không bỏ đạo” (Thánh Phêrô Đào Văn Vân). “Nếu vua và các quan có lòng thương, tôi đội ơn, nhưng không bao giờ tôi bước trên ảnh Chúa. Tôi cũng không bao giờ chối đạo, tôi muốn trung thành với Chúa đến giây phút cuối cùng” (Thánh cai đội Giuse Lê Đặng Thị).

9. Anh dũng và hồ hởi đón nhận bản án và việc hành quyết.

Sử sách còn ghi, nhiều tín hữu đã đạp ảnh, chối đạo vì hèn nhát, vì bịn rịn gia đình, vì bị mê hoặc bởi những lời hứa của vua quan. Sau đây là một trường hợp hy hữu: Vào năm Minh Mệnh thứ 19, nhà vua truyền cho các quan bắt các binh sĩ có đạo trong quân ngũ phải quá khóa. Vua đã ra sắc lệnh cho quan tổng trấn Trịnh Quang Khanh như sau: “Nếu khanh muốn giữ thủ cấp trên cổ, khanh phải tuân theo lệnh của trẫm. Trẫm trao phó cả ngàn quân sĩ và đặt hết tín nhiệm nơi khanh. Hạn cho khanh trong vòng một tháng phải bắt tất cả các linh mục trốn tránh trong tỉnh, và thanh trừng các lính công giáo trong quân ngũ đến đứa cuối cùng. Trẫm không muốn giết chúng, nhưng trẫm muốn chúng bỏ đạo”. Thừa lệnh của vua, Trịnh Quang Khanh đã tiêu diệt đạo Công Giáo đến nỗi không có một quan nào dữ tợn hơn ông trong lịch sử bắt đạo tại Việt Nam. Vậy năm 1838, quan tổng trấn Trịnh Quang Khanh đã bắt 500 binh sĩ công giáo và đem ra xử tại tòa. Trước những đe dọa, hình nhục, cũng như trước những hứa hẹn của các quan tòa và những lời ‘than thở’ của thân nhân, gia đình… 485 binh sĩ đã đạp ảnh và tuyên bố bỏ đạo. Dĩ nhiên trong số những người lính bỏ đạo, nhiều người hối hận cả đời… Chỉ 15 người nhất định không để người ta kéo qua thập giá và tuyên bố ‘không bỏ đạo’. Nhưng rồi sau những trận đòn ác nghiệt hơn và những hứa hẹn ngọt ngào khác, chỉ còn ba người là Augustinô Phạm Viết Huy,

Nicolas Bùi Đức Thể và Dominicô Đinh Đạt. Nhưng rồi, dưới những hình nhục và mưu độc của quan tổng trấn Trịnh Quang Khanh và các quan lại thuộc cấp, ba ông cũng lần lượt chối đạo. Ông Thể thưa với quan tổng trấn: ‘Lạy quan lớn, xin quan lớn tha cho, quan lớn dạy thế nào, con xin vâng’. - Tiếp đến, ông Đạt chiều lòng các quan tòa ‘bước qua Thập Giá’. – Sau cùng, ông Huy cũng làm theo ông Thể và ông Đạt. Cả ba ông đều chối đạo. Mỗi ông được thưởng 10 quan tiền và ra về tự do... Nhưng kể từ đó, ba ông hối hận thật lòng, cầu nguyện ăn chay, đi xưng tội và quyết tâm cùng nhau lên tỉnh Nam Định gặp lại quan tổng trấn Trịnh Quang Khanh và tâu: “Bẩm quan trấn, đạo Thiên Chúa là đạo thật, Chúa chúng con thờ là Đấng cao cả phép tắc vô cùng. Bởi chúng con đã quá dại dột mà chịu quá khóa, mất nghĩa cùng Chúa chúng con, nay chúng con xin trả tiền lại cho vua và quan lớn, cùng xin giữ đạo Thiên Chúa cho thật lòng”. Nghe vậy, các quan không xét đơn, coi như việc đã xong rồi. Hai ông Huy và Thể lại đi đến tận kinh đô Huế, dâng thư cho vua Minh Mệnh. Vua nhận thư, bỏ tù hai ông Huy và Thể, đồng thời trao vụ việc cho các quan hình bộ, lễ bộ cứu xét lại. Lúc đó, quan Lê Văn Đức gọi ông Huy và Thể ra và bảo: “Đánh đòn chúng bay chỉ mỏi tay mà thôi”. Các quan làm án tâu vua Minh Mạng. Vua còn thử lòng hai ông một lần nữa: Vua truyền đem ra 10 nén vàng, một ảnh Thánh Giá và một thanh gươm và bảo: “Mặc ý các ngươi chọn, nếu bước qua Thập Giá thì sẽ được thưởng 10 nén vàng, bằng không sẽ bị thanh gươm chặt ngang lưng làm hai rồi bỏ xác xuống biển”. Hai ông Huy và Thể nói cương quyết “Lạy đức vua, chúng con xin chịu chết”. Hai ông còn nói thêm Anh Đạt cũng vậy, vì công việc không đến được, nhưng anh đã dặn ‘Hai anh làm sao, tôi cũng làm như vậy’. Cuối cùng, các quan thi nhau nguyền rủa rồi cho lính dẫn hai ông đến cửa Thuận An, dùng rìu lớn chặt ngang lưng và bỏ xác xuống biển, ngày 12.6.1839. Còn ông Đạt bị xử giảo tại Nam Định ngày 18.7.1839 (xDMAH 2 tr. 295-328).

Câu chuyện trên đây giúp chúng ta hiểu thâm thuý những lời người xưa đã nói: ‘Anh hùng đa nạn’, ‘Đại trượng phu ninh khả ngọc trái, bất năng ngã toàn’ (Đã là đấng trượng phu, thì thà làm viên ngọc vỡ chứ không làm viên ngói lành), hay ‘Cốt nhục tử sinh’ (Công to lớn ví như việc làm để xương khô có thịt, cho cái chết trở thành sự sống). Chúng ta chia sẻ với những anh chị em bỏ đạo, dù vì lý do gì, và chúng ta cảm phục đức anh dũng của những Đấng, dù ‘đa nạn’ đến đâu cũng một lòng trung thành với đức tin. Các ngài không ‘úy tử tham sinh’, nhưng luôn ‘anh hùng gắng sức: anh hùng chí’, luôn ‘một tấm lòng son tựa lửa’ quyết ‘tận hiếu tận trung’. Thật là ‘vạn niên bất tử’!

Với đức anh dũng như vậy các Thánh Tử Đạo Việt Nam thật đáng ca ngợi:

Giáo Hội năm châu mừng chư vị,

Anh hùng tử đạo tại Việt Nam,

Đau khổ ngàn trùng ba thế kỷ,

Đầu rơi máu đổ vẫn bền gan…

Gian truân thử thách không sợ hãi …

Trời miệt pháp trường mây loang lổ,

Tiếng chiêng tuyệt mệnh mới dứt hồi,

Ngọc thể anh hùng như cây đổ,

Trong bụi mù bay chiếc đầu rơi.

Hạt giống thối rồi, cây đã mọc,

Từ lòng đất mẹ,mùa bao la…

(Lễ Tử Đạo, Kinh chiều I)

Mỗi Đấng Tử Đạo tại Việt Nam, được tuyên thánh hay chưa, là một chứng tá cụ thể và sống động cho đức anh dũng được ca ngợi như trên: anh dũng nhận bản án và anh dũng chịu hành quyết. Không một Đấng Tử Đạo nào khi nghe bản án mà buồn phiền, uất ức. Trái lại Đấng nào cũng hân hoan, bình tĩnh đón nhận như một hồng ân mong ước từ lâu:

• Linh mục Phêrô Lê Tuỳ (+1833). Khi các quan làm bản án gửi về triều đình, vua Minh Mệnh cầm đọc rồi phán: “Tên Tuỳ đã công khai thú nhận là đạo trưởng và dạy dân chúng đạo Công Giáo, vậy hắn phải bị xử tử”. Ngày hôm ấy viên ký lục thông báo cho một người công giáo để họ thưa lại với cha Tùy: “Thưa cha, con lạy cha, xin cha hãy chuẩn bị giờ chết, giờ Chúa gọi đã đến”. Cha Tùy không biểu lộ dấu sợ hãi khi nghe tin đó. Ngài tỏ ra hân hoan, hỏi lại xem tin có thực như vậy không. Khi được quả quyết chắc chắn, ngài tỏ ra vui mừng chưa từng có… Sáng sớm hôm sau, một quan và ba trăm lính đến đem ngài ra pháp trường. Ngài bước đi như đi dự hội, nét mặt hớn hở hơn mọi khi. Các quan và quân lính bỡ ngỡ. Dân chúng sửng sốt ‘chưa bao giờ thấy một cảnh lạ như vậy’. Tới chợ Quân Ban, nơi hành quyết, cha Tùy quỳ trên chiếc chiếu trải sẵn, bên cạnh tấm gỗ ghi bản án. Lập tức trời tối lại và đổ mưa. Ba người lý hình nói với nhau: “Người này có phải là một vị thần không mà trời ra tối tăm làm vậy?.”. Thày Thu đến quỳ trước mặt cha Tùy và thưa: “Thưa cha, cha được đến nơi hạnh phúc như lòng mong ước từ lâu, còn con phải ở lại thung lũng đầy nước mắt này, xin cha nhớ đến con”. – “Này con, hãy can đảm lên. Con cũng sẽ được Chúa thưởng công”. Sau đó giáo hữu lạy cha bốn lạy. Đoạn ngài nói: “Tất cả đã sẵn sàng”. Một hồi chiêng nổi lên, lý hình vung gươm chém đứt đầu cha Tùy. Dân chúng ùa vào hôn thi hài cha Tùy và thấm máu đào… (DMAH 2 tr.49-50).

• Quan đội Phaolô Tống Viết Bường (+1833): Sau nhiều ngày giam tù, hành nhục và khuyên bảo không được, các quan làm án xin vua ra lệnh xử tử. Song vua muốn hành hạ nhiều hơn, hy vọng sẽ làm xiêu lòng. Nhưng quan đội vẫn anh dũng kiên trì. Các quan tâu với vua rằng: “Người công giáo thật cứng lòng, dù có gia hình đến đâu cũng không thay đổi. Vậy, xin theo phép nước mà khép án cho xong, kẻo để lâu mãi vô ích”. Lúc đó vua Minh Mệnh mới y án trảm quyết và bêu đầu quan đội, người thông ngôn Micae, con rể của quan đội Bường và 6 binh sĩ: Vui, Mang, Quân, Hang, Minh và Phú. Riêng quan đội bường phải đem đi xử trước ngày 20.10. Khi hay tin, ngài vui mừng gọi các bạn tù lại từ giã và xin họ cầu nguyện cho mình được bền vững. Tới giờ, lính đến điệu ngài đi. Lúc bấy giờ đã chiều tối, họ phải cầm đuốc đi theo. Đi đầu là một tên lính cầm bản án rao to rằng: “Người này bị xử vì theo đạo Giatô, nên phải xử trảm quyết, đầu treo ba ngày”. Họ đi rất nhanh, quan đội Bường nói đùa với họ: “Các bạn việc gì phải đi nhanh thế? Tôi biết đường mà, chúng ta không lạc đâu!”. Khi đến họ Thọ Đúc, gần Trường An, vua còn sai quan đến khuyên dụ một lần nữa. Quan nói: “Đội Bường, ông không phải là tướng cướp, cũng không phải là tên giặc. Ông không có tội gì, ngoài tội theo đạo công giáo. Ông hãy xuất giáo, vua sẽ tha thứ và hoàn lại cấp bậc cho ông”. Quan đội Bường trả lời cương quyết: “Cám ơn quan lớn, tôi xin quan lớn truyền xử tôi cho mau, để tôi được về với Thiên Chúa. Tôi nhất quyết không bỏ đạo đâu”. Sau mấy phút cầu nguyện, quan đội Bường nói với lý hình: “Việc tôi đã sẵn”. Đao phủ vung gươm chém đầu ngài… (DMAH 2 tr.62).

• Ông Gioan Baotixita Cỏn và ông Martino Thọ: Hai ông cùng bị bắt, bị giam với một tội danh là ‘người công giáo cất giấu đồ đạo và chứa chấp các đạo trưởng, cùng bị án tử ngày 30.05.1840’. Trong suốt thời gian ở tù và bị tra tấn, hai ông vẫn luôn bên nhau để nâng đỡ, cùng nhất trí trung thành với Chúa. Vừa bị hành nhục đau đớn, các ông còn được lệnh phải liếm máu cho các tù nhân khác nữa. Khi bị đánh đòn, mới tới trượng thứ 60, ông Cỏn đã bị thổ huyết, nên cuối cùng bị ít đòn hơn ông Thọ. Ông này chịu đòn dẻo dai hơn. Hai ông còn bị phơi nắng ban ngày và bị phá giấc ngủ ban đêm. Khi quan hỏi: “Ai mang các đạo trưởng về Kẻ Báng?”. – “Chính chúng tôi là người cất giấu đồ đạo và đón các đạo trưởng về Kẻ Báng”. – “Vậy các ngươi có thật lòng quá khóa và từ nay không rước đạo trưởng nữa không?” - Cả hai thưa dõng dạc: “Thưa quan lớn, chúng tôi không quá khóa. Còn việc chứa đạo trưởng thì, khi quan lớn tha về mà chúng tôi gặp đạo trưởng Tây hay Nam thì chúng tôi cũng đón về ngay”. – “Hãy chối đạo đi rồi sau này đi xưng tội với các đạo trưởng, các ngươi sẽ được tha hết”. – Hai ông chẳng thèm để ý đến những lời dỗ ngọt như vậy. Khi án tử hình đã được vua Minh Mệnh châu phê và đem về tỉnh, cả hai ông đều vui mừng, nói với các bạn tù và xin họ cầu nguyện cho. Hai ông còn mừng rỡ hơn nữa khi được dẫn ra pháp trường. Ông Cỏn chào các bạn tù và nói: “Hôm nay chúng tôi được về quê”. Khi nhìn thấy một bạn tù khóc, ông Cỏn bảo: “Chúng tôi vui mừng thì anh bạn cũng phải vui mừng với chúng tôi chứ, lẽ nào anh lại khóc?”. Ra tới pháp trường, hai ông còn tươi tỉnh chào hỏi mọi người. Rồi hai ông quỳ xuống cầu nguyện, chìa cổ ra cho lý hình chém. Xác của hai ông được đưa về an táng tại Kẻ Báng (x DMAH 2 tr.473-479, 480-482).

Quả là ‘Có gió lộng mới biết tùng bá cứng, có ngọn lửa hồng mới rõ thức vàng cao’. Người Tử Đạo anh dũng là người đã khắc phục bao gian lao khổ nhục, cho đến chết. Chết vì lý tưởng cao siêu, chết vì hồn thiêng đất nước, chết vì đức tin kiên cường. Các ngài nên ‘người tử đạo anh dũng’ không do sức mình, nhưng trước tiên nhờ ân sủng của Thiên Chúa, Đấng các ngài hết dạ tin yêu và trông cậy. Chính Thiên Chúa nâng đỡ các ngài trong mọi nghịch cảnh, trong mọi lời nói và trong mọi cách ứng xử. Cũng như chính Thiên Chúa là Đấng ban cho các ngài cành lá và triều thiên tử đạo. Vì thế ca tụng ‘đức anh dũng của người tử đạo’ chính là tôn vinh hồng ân đức tin và đức ái Thiên Chúa trao ban cho các ngài. Thật đẹp những lời Thánh thi:

Ngọn đuốc quang minh sáng tuyệt vời,

Vì trung với Chúa mặc đầu rơi,

Đức tin kiều diễm luôn gìn giữ,

Đức ái ngàn trùng tát không vơi.

Tung hô Chúa cả ba lần thánh,

Tử đạo Việt Nam sử sáng ngời.

Tổ quốc tài bồi thêm rực rỡ,

Nước Trời xây dựng đẹp tinh khôi.

Cúi xin chư vị giúp con cháu,

Vượt sóng trần gian đến cõi trời.

(Kinh chiều II)

Lm. Mai Đức Vinh & Gs. Nguyễn Xuân Tuệ

--------------------

(1) Trịnh Việt Yên, ‘Máu Tử Đạo Trên Đất Việt Nam’, xb,UBCBPT, USA 1987, tr.7.

(2) Nguyễn Duy Cần, ‘Cái dũng của thánh nhân’, nxb Trẻ, T.P Hồ Chí Minh, 2012 tr. 16.

(3) (4) (5) Nguồn: Mạng Dũng Lạc. 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam. Vài nguồn ‘Google’.

(4) Trịnh Việt Yên, sd, tr.67-68

(5) Trần Trọng Kim, ‘Quốc Văn Giáo Khoa Thư’, nxb Quê Mẹ, Paris, 1983, tr.18-19.

(6) Vũ Thành, ‘Dòng Máu Anh Hùng’ 1,2,3, Hoa Kỳ 1987. Trong bài này chúng tôi trưng dẫn và viết tắt DMAH 1,2,3 tr… Chúng tôi trích dẫn hay viết theo bộ sách của cha Vũ Thành, bởi vì đọc các chú giải và thư mục ở phần cuối của mỗi cuốn, chúng tôi yên tâm về phần sử liệu liên quan đến Giáo Hội Việt Nam và truyện tích các Thánh Tử Đạo ở Việt Nam mà tác giả đã dày công nghiên cứu và sử dụng.

(7) Nguyễn Văn Ngọc, ‘Cổ Học Tinh Hoa’ II, Đại Nam in lại, Hoa Kỳ 1984, tr.47-48.

(8) Trần Trọng Kim, ‘Quốc Văn Giáo Khoa Thư’ , Quê Mẹ in lại, Paris, 1983 tr.16,17,21.

(9) Trần Trọng Kim, sd, tr. 101-102.

(10) Nguyễn Văn Ngọc, sd II, tr. 92-93.

(11) Xem Đinh Gia Khánh, ‘Văn Học Việt Nam’ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVIII các tr. 53,59,178,189… và Trần Đình Hượu, ‘Văn học Việt Nam’ thời 1900-1930, nxb Đại học, Hà Nội 1988.

(12) Trần Trọng Kim sd, tr. 42, 61, 80.

(13) Đinh Gia Khánh, sd. Tr. 198.

(14) Phạm Đình Tân, ‘Tâm hồn Việt Nam’, tủ sách Tinh Việt Hải Ngoại 1988, tr.27-35.

(15) Phạm Đình Tân, sd. tr.101-112.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Con Cú
Lê Trị
21:20 02/05/2013
CON CÚ
Ảnh của Lê Trị
Đầu nhỏ mỏ đinh
Cườm đóng nhặt quanh,
Mình thon bắp chuối,
Lông xoay con cúi
Chân ngắn đỏ sần.
Tiếng vọng hồ âm
Gáy hoài không mệt.
(Ca dao)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 26/4 - 2/5 - Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI trở lại Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:24 02/05/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 trở về Vatican

Diễn biến mới nhất vừa diễn ra tại Vatican là Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã trở về Vatican hôm thứ Năm 02 tháng 5.

Đức Giáo Hoàng danh dự đã lưu trú tại Castel Gandolfo trong hai tháng qua trong khi chờ đợi việc tu sửa tu viện Mater Ecclesie thành một ngôi nhà mới cho ngài.

Cùng cư ngụ trong ngôi nhà này sẽ có bốn nữ tu trong Tu Hội Memores Domini, là những thành viên sống đời thánh hiến của phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng, để giúp Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 trong cuộc sống hàng ngày. Đức Tổng Giám Mục Georg Gaenswein cũng cư ngụ tại đây. Anh trai của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 là Đức Ông Georg Ratzinger, là thành viên gia đình duy nhất còn sống của ngài có lẽ cũng sẽ cư ngụ tại đây.

2. Buổi triều yết chung thứ Tư 1 tháng Năm

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục thu hút một con số đông đảo đến bất ngờ các tín hữu và du khách hành hương. Dưới nắng ấm mùa xuân của ngày đầu tháng Năm, đã có hơn 100,000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ với vị cha chung. Nhiều người yêu thích các cử chỉ rất thân thiết và tràn đầy thương mến của ngài đối với mọi người, nhất là các trẻ em, người già và người tàn tật.

Trong bài huấn dụ Lễ Thánh Giuse Thợ, Đức Thánh Cha nói rằng công việc làm là một phần của chương trình tình yêu của Thiên Chúa; chúng ta được mời gọi vun trồng và giữ gìn tất cả các thiện ích của thụ tạo, và như thế tham dự vào công trình tạo dựng. Công việc làm là một yếu tố nến tảng đối với phẩm giá của một người. Công việc làm “xức dầu” phẩm giá chúng ta, làm cho chúng ta được tràn đầy phẩm giá; khiến cho chúng ta giống Thiên Chúa, là Đấng đã làm việc và đang làm việc, là Đấng luôn hành động. Công việc làm trao ban cho chúng ta khả năng nuôi sống chính mình, gia đình mình, góp phần vào việc phát triển quốc gia mình.

Đức Thánh Cha đặc biệt nhớ đến những người đang bị thất nghiệp, nhiều khi chỉ vì những quan niệm kinh tế xã hội duy lợi lộc và ích kỷ, đánh mất đi ý thức về công bằng xã hội.

Ngài cũng bày tỏ lo âu trước tình trạng công việc biến con người thành nô lệ. Trên toàn thế giới có biết bao nhiêu người là nạn nhân của loại nộ lệ này, trong đó con người phục vụ công việc, trong khi chính công việc phải phục vụ con người để họ có phẩm giá.

Đức Thánh Cha đã đặc biệt khích lệ anh chị em tín hữu trên toàn thế giới hãy đọc kinh Mân Côi thánh. Khi đọc các Kinh Kính Mừng, chúng ta được dẫn đưa tới chỗ suy ngắm các mầu nhiệm của Chúa Giêsu để rồi Người là trung tâm các tư tưởng, các chú ý và các hành động của chúng ta. Thật là đẹp đẽ khi chúng ta đọc Kinh Mân Côi trong gia đình, chung với bạn bè, và trong giáo xứ. Cầu nguyện chung với nhau là lúc qúy báu để khiến cho cuộc sống gia đình của chúng ta và tình bạn được vững vàng hơn nữa! Chúng ta hãy cầu nguyện nhiều hơn trong gia đình và như là gia đình!

3. Chương trình đọc và suy niệm Kinh Mân Côi

Đọc Kinh Mân Côi - Năm Sự Vui

Đọc kinh Mân Côi - Năm Sự Thương

Đọc Kinh Mân Côi - Năm Sự Mừng

Đọc Kinh Mân Côi - Năm Sự Sáng

4. Đức Thánh Cha ban phép Thêm Sức tại Quảng trường Thánh Phêrô: Ngài kêu gọi giới trẻ kiên vững trong đức tin

Gần 100,000 người đã tập trung tại quảng trường Thánh Phêrô trong Thánh Lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự để ban phép Thêm Sức cho 44 người trẻ từ khắp nơi trên thế giới.

Quảng trường Thánh Phêrô tràn ngập giới trẻ trên thế giới là những người sắp nhận lãnh bí tích Thêm Sức và gia đình họ. Đức Thánh Cha đã nói chuyện trực tiếp với các thanh niên và thiếu nữ.

Ngài nói:

"Chúng ta hãy tin tưởng nơi hành động của Thiên Chúa! Với Chúa, chúng ta có thể làm các điều trọng đại; Người sẽ làm cho chúng ta cảm thấy niềm vui được là môn đệ Người, là chứng nhân của Người. Các con hãy dấn thân cho các lý tưởng to lớn, cho các điều trọng đại; là tín hữu Kitô chúng ta không được Chúa tuyển chọn vì các điều mọn hèn. Các con hãy luôn luôn đi xa hơn nữa, hướng tới những điều cao cả. Hỡi các bạn trẻ, các con hãy dám chấp nhận những rủi ro vì các lý tưởng cao đẹp"

Giây phút cảm động nhất của buổi lễ là việc xức dầu lên trán. Đức Thánh Cha Phanxicô hôn tất cả những người lãnh phép Thêm Sức. Mỗi người đều đáp lại bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.

Sau Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đã gặp họ một lần nữa, và đã có một cuộc thảo luận sôi nổi với họ.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói với họ rằng mặc dù còn trẻ tuổi, họ phải bơi ngược dòng để bảo vệ đức tin của họ.

Đức Thánh Cha nói:

"Đây là một lời mời mà cha trao cho các con, những người chịu phép Thêm Sức hôm nay, và tất cả những ai đang hiện diện nơi đây. Hãy vững bước trên hành trình đức tin, với niềm hy vọng vững vàng nơi Thiên Chúa. Đây là mầu nhiệm của hành trình của chúng ta. Ngài cho chúng ta can đảm để bơi ngược dòng. Hãy chú ý, hỡi các bạn trẻ: hãy đi ngược dòng đời, điều đó là tốt đẹp cho con tim chúng ta, nhưng cần phải có can đảm khi đi ngược dòng như thế và Chúa ban cho chúng ta sự can đảm ấy".

Sau khi kết thúc thánh lễ, Đức Thánh Cha rảo qua khắp quảng trường trên chiếc xe Jeep mui trần của ngài trong khoảng nửa giờ. Thậm chí, ngài còn bước ra khỏi xe để chào các khách hành hương khuyết tật ở hàng đầu tiên.

5. Đức Thánh Cha kêu gọi sự an toàn cho nơi làm việc sau sự sụp đổ một nhà máy ở Bangladesh

Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng vào ngày Chúa Nhật 28 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến các nạn nhân và gia đình của họ trong vụ sụp đổ gây chết người của một xưởng may cao tám tầng ở thủ đô Bangladesh. Số người thiệt mạng lên đến 380 người, và gần 200 người vẫn còn mất tích. Công nhân và cảnh sát vẫn tiếp tục tìm kiếm người sống sót trong đống đổ nát.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Vào thời điểm đặc biệt này, tôi muốn cầu nguyện cho rất nhiều nạn nhân của vụ sụp đổ bi thảm của một xưởng may ở Bangladesh. Tôi bày tỏ tình liên đới và gần gũi với gia đình các nạn nhân đang khóc thương người thân của họ, và từ đáy lòng tôi, tôi tha thiết kêu gọi các giới hữu trách hãy bảo vệ phẩm giá và an ninh cho giới nhân công”.

Đức Thánh Cha đã đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng tại quảng trường Thánh Phêrô, sau khi ban phép Thêm Sức cho 44 người trẻ từ khắp nơi trên thế giới, trước sự chứng kiến của gần 100 ngàn khách hành hương.

6. Tổ chức từ thiện Tây Ban Nha Manos Unidas phát động chiến dịch đoàn kết các mạng xã hội

"Nếu bạn muốn chia sẻ một hình ảnh về thực phẩm của bạn, hãy chia sẻ thực sự". Đó là phương châm của chiến dịch trực tuyến mới ra mắt của tổ chức từ thiện Tây Ban Nha Manos Unidas, nghĩa là “Kết nối bàn tay”.

Chiến dịch này dựa trên một xu hướng đang thịnh hành trong giới trẻ là gửi hình ảnh các món ăn của họ lên các mạng xã hội. Manos Unidas và cơ quan quan hệ công chúng DDB đã hình thành từ khóa FoodShareFilter để đánh dấu những hình ảnh chia sẻ trên mạng lưới Instagram. Từ khóa này được thiết kế để vận động một chiến dịch giúp đỡ những người nghèo.

Những ai muốn tải xuống những hình ảnh có đánh dấu FoodShareFilter được yêu cầu đóng góp 0.89 Euro. Tất cả số tiền này thu được sẽ giúp các dự án phát triển của Manos Unidas nhằm giúp đỡ hơn 870 triệu người trên khắp thế giới đang bị đói mỗi ngày

7. Nơi Khoa học gặp gỡ Tôn Giáo. Nhà thiên văn Vatican nói về điểm gặp gỡ này

Cuộc tranh luận giữa tôn giáo và khoa học thường đưa ra lập luận có tính đối kháng triệt để rằng một khi bạn đồng ý với điều này, bạn phải chống lại điều kia. Nhà thiên văn Guy Consolmagno của Vatican nói rằng mối quan hệ này giống như một sự cạnh tranh anh em thì đúng hơn.

Nhà thiên văn Guy Consolmagno nói:

"Cả hai chúng tôi đều nhắm đến cùng những mục tiêu, với nhiều công cụ như nhau, và chúng tôi có nhiều điều để học hỏi lẫn nhau".

Trong nhiều năm, Consolmagno đã nghe mọi tranh luận về khoa học và tôn giáo. Nhà thiên văn Consolmagno là một nhà khoa học lẫy lừng với các bằng thạc sĩ và tiến sĩ từ Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Harvard. Hơn thế nữa, nhà thiên văn Consolmagno cũng là một linh mục dòng Tên, sống ở Castel Gandolfo, nơi Vatican có một đài thiên văn. Cha nói rằng mặc dù hầu hết các nhà khoa học không thực sự nói về tôn giáo, nhưng tôn giáo luôn ở đó, đàng sau tâm trí của họ.

Cha Guy Consolmagno nói thêm:

"Một trong các điều kỳ lạ là khi tôi đã trở thành một linh mục dòng Tên, tất cả bạn bè khoa học của tôi đến gặp tôi, và bắt đầu nói với tôi về việc họ đi nhà thờ. Tôi nói: ‘Tôi chưa hề biết các bạn đi nhà thờ’ và họ cũng bày tỏ kinh ngạc khi được biết tôi là một linh mục. Đơn giản bởi vì chúng tôi không hề đề cập đến việc ấy trong các cuộc tranh luận khoa học.”

Văn phòng của cha được bao quanh bởi các kính thiên văn và các mảnh thiên thạch. Cha thừa nhận các nhà khoa học đôi khi có chút do dự khi nói về niềm tin tôn giáo của họ. Tuy nhiên, cha cho biết theo dòng thời gian, các nghiên cứu sẽ giúp họ nhận ra những điều còn lớn hơn chính bản thân đối tượng của các nghiên cứu này”.

Cha nói: "Từ đức tin chúng ta thấy rằng vũ trụ này thực sự tuân theo các quy tắc. Các quy tắc này nói cho chúng ta biết rằng vũ trụ này đến từ đâu, và các giả định của chúng ta về vũ trụ xuất phát từ đâu".

Các nghiên cứu mới nhất về hạt Higgs, mà nhiều người thường gọi là "hạt của Chúa", là một điều cha cho là rất "thú vị".

Guy Consolmagno nói tiếp:

"Đôi khi những câu trả lời mà bạn nhận được gây sửng sốt cho bạn, đó là những gì đã xảy ra với hạt Higgs. Nó không có năng lượng được người ta giả định. Thật là thú vị! Điều này có nghĩa là chúng ta đã học được một cái gì đó rất mới".

Cha đã tạt qua hội nghị TEDx về tự do tôn giáo đang diễn ra tại Rôma. Khi nói đến tôn giáo và khoa học, cha nói, cách tốt nhất để mô tả cả hai là cụm từ: Hãy chuẩn bị để có sự ngạc nhiên!

8. Rôma mang nghệ thuật Cinquecento ở thế kỷ 16 đến với cuộc triển lãm tranh Titian

Những màu sắc huy hoàng, việc sử dụng phối cảnh, và những cảnh quan giống như Venice hay cả các ấn tượng mạnh mẽ trong tranh của họa sĩ Titian đã tô điểm cho các bức tường của Quirinal Stables, tức là chuồng ngựa Quirinal, tại Rôma.

Triển lãm tập hợp 39 bức tranh nổi tiếng của nhà họa sĩ thành Venice này về các đề tài tôn giáo và dân sự của ông. Ông vẽ các trình thuật trong Kinh Thánh, cũng như chân dung của một số nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 16. Các chuyên gia coi ông là nghệ sĩ quan trọng nhất của thời hậu Phục Hưng.

Ông Matteo Lafranconi, giám đốc Quirinal Stables, nói:

"Họa sĩ Titian là nhân vật điển hình đã nối kết thời Phục hưng Ý từ thế kỷ 15 với thời kỳ đầu của nghệ thuật toàn châu Âu, vượt ra biên giới của nước Ý, vào cuối thế kỷ 17. Ông là một họa sĩ vô cùng tài năng với khoảng 400 tác phẩm nghệ thuật".

Phòng triển lãm được chiếu sáng lờ mờ, để tối đa hóa độ tương phản từ các màu sắc sống động trong các bức tranh. Gần cuối là một bức chân dung của tác giả trong tuổi già, đứng trước một trong các tác phẩm cảm động nhất của ông "Sự tử đạo của thánh Lôrensô". Bức tranh này cho thấy tài năng của họa sĩ trong việc sử dụng ánh sáng để tạo hiệu ứng mạnh.

Ông nói thêm:

"Màu sắc và sơn vẽ là tự nhiên hơn, gợi cảm hơn, cụ thể hơn, với sự thắng thế của bảng màu Venetian. Trong những năm trai trẻ Titian dùng gam màu sắc Venetian, và sau đó hấp thụ, như một miếng bọt biển, các hình thái nghệ thuật đến từ các trường phái khác nhau ở Rôma và Florence, cũng như mỹ thuật châu Âu và Flemish."

Một trong những tác phẩm nổi bật trong cuộc triển lãm này là "Allegory of Prudence" hoàn thành năm 1565, và thể hiện tài năng của ông trên kỹ thuật nét vẽ buông lỏng.

Ông phát biểu:

"Họa sĩ Titian là một nhà thám hiểm phi thường của các khả năng trong phong cách tuyệt đẹp. Mỗi lần ông tự tin vào chính mình, ông để lại đàng sau các công cụ theo ý của mình, ông giảm bảng màu, vật liệu trên vải. Và chúng ta thấy vào cuối cuộc đời ông, bảng màu sắc của ông có rất ít màu sắc, chủ yếu màu tối".

Cuộc triển lãm đã được thực hiện nhờ sự hợp tác từ các bảo tàng trên khắp châu Âu, như Bảo tàng del Prado ở Madrid, Thư viện Quốc gia ở London, hoặc bảo tàng Louvre ở Paris. Triển lãm kéo dài đến ngày 16 tháng 6.

9. Đức Thánh Cha kêu gọi các Giám Mục châu Mỹ La tinh duy trì sống động tinh thần truyền giáo

Các Giám Mục trong Liên Hội Đồng Giám Mục châu Mỹ Latinh đã có một cuộc gặp gỡ ngắn với Đức Thánh Cha Phanxicô. Trước khi được bầu làm Giáo Hoàng, ngài đã là một thành viên của Hội Đồng bao gồm các Giám Mục của châu Mỹ Latinh với hơn một nửa tổng số người Công Giáo trên thế giới.

Sự phối hợp giữa nhiều quốc gia và nhiều Hội Đồng Giám Mục trong khu vực này là cần thiết. Đức Hồng Y Ruben Salazar, Tổng Giám Mục Tổng giáo phận Bogotá, hiểu rõ điều này và ngài nói chính xác mục tiêu này với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Đức Hồng y Ruben SALAZAR nói:

"Thật là vui cho tôi khi có thể nói về châu Mỹ Latinh. Trong trái tim của chúng ta, điều trọng đại nhất là việc thực hiện tinh thần mới của Phúc Âm hóa Aparecida. Tài liệu này giúp các Giáo Hội tại Mỹ Châu La Tinh có một tinh thần truyền giáo mới. Đó là một thái độ mang Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta đến với người khác bằng tình yêu và chứng tá. Đó cũng là một thái độ hân hoan khi nhận được hướng dẫn và thánh ý của Chúa. Chúa ban cho chúng ta các chỉ dẫn chính xác về rất nhiều điều".

Liên Hội Đồng Giám Mục châu Mỹ Latinh (CELAM) bắt đầu tại Rio de Janeiro vào năm 1955. Kể từ đó, các Giám Mục thường xuyên gặp gỡ nhau, để đánh giá cách thức thực hiện công việc mục vụ của họ. Tổng Giám Mục Carlos Aguiar Retes, Tổng Giáo phận Tlalnepantla, Mexico, là chủ tịch hiện nay của Liên Hội Đồng.

10. Đức Thánh Cha tiếp đại giáo trưởng cộng đoàn Do Thái Sephardi của Buenos Aires

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp một trong các người bạn lâu đời nhất của ngài đến từ Buenos Aires là Đại Giáo trưởng Isaac Sacca, thủ lĩnh của cộng đoàn Do Thái giáo Sephardi ở Buenos Aires, và là chủ tịch của Menora, một hội thanh niên Do Thái. Đại giáo trưởng xin Đức Thánh Cha tiếp tục cầu nguyện cho quê hương của họ.

-Xin ngài tiếp tục cầu nguyện cho Á Căn Đình.

-Chắc chắn rồi.

-Bây giờ, hiện nay đất nước ta ở gần Thiên Chúa hơn.

Mặc dù còn trẻ tuổi, Đại Giáo trưởng Isaac Sacca đã tích cực tham gia và thậm chí đã nhận được giải thưởng từ tập thể Yahad-In Unum trong năm 2010. Tập thể này được thành lập bởi một linh mục Công giáo Pháp, nhằm điều tra “cuộc thảm sát người Do Thái bằng súng đạn".

Cuộc diệt chủng ở Đông Âu dưới thời Quốc Xã đã giết chết khoảng hai triệu người đa số là người Do Thái và người du mục.

Đại giáo trưởng của Do Thái Sephardi ở Buenos Aires đã dâng tặng Đức Thánh Cha một quả bầu bằng bạc được thiết kế thẩm mỹ, và một bức ảnh của chuyến thăm cuối cùng của Đức Thánh Cha đến hội đường Do Thái ở Buenos Aires.

11. Đức Thánh Cha tiếp tổng thống lâm thời của Madagascar

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp người đứng đầu chính phủ Lâm Thời của Madagascar, là ngài Andry Rajoelina Nirina, vào sáng thứ Sáu tại Dinh Tông Tòa.

Trong cuộc tiếp kiến, nhà lãnh đạo quốc gia châu Phi và Đức Thánh Cha thảo luận về cách thức cải thiện tình hình chính trị và kinh tế tại đảo quốc, nằm ở ngoài khơi bờ biển Ấn Độ Dương của châu Phi.

Các vị cũng nói về vai trò của Giáo Hội Công Giáo trong đảo quốc bị chia rẽ trầm trọng về mặt chính trị. Sau khi gặp Đức Thánh Cha, ngài Rajoelina đã gặp Đức Hồng Y Tarcisio Bertone là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.

Hiến pháp được thông qua vào năm 2010 đã cử ra một chính phủ Lâm Thời để tổ chức cuộc bầu cử tự do để lãnh đạo đất nước.

12. Vatican cho biết ngoài Ba Tây, Đức Thánh Cha có lẽ sẽ không đi thăm các quốc gia khác trong năm 2013

Phát ngôn viên của Tòa thánh Vatican, linh mục Federico Lombardi, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ lên kế hoạch chuyến tông du duy nhất bên ngoài nước Ý trong năm nay là đến Brazil tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới, và nói thêm rằng việc ghé các nước khác vào dịp này chắc là không xảy ra.

Tuyên bố trên được đưa ra cùng ngày với việc Đức Thánh Cha tiếp các Giám Mục châu Mỹ Latinh. Nhiều vị lãnh đạo khu vực đã tham dự Thánh lễ khởi đầu sứ vụ của Ngài đã hy vọng, và đã mời Ngài đến thăm đất nước của các vị. Nhưng thông báo của Vatican đã nói rõ ràng rằng chuyến thăm sẽ không diễn ra, ít là trong năm nay.

Trong Thánh Lễ Chúa Nhật Lễ Lá, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định Ngài sẽ đến Rio de Janeiro để tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới, diễn ra từ 23 đến 28 tháng 7. Cho đến nay, chi tiết về chuyến đi của Ngài vẫn chưa được phổ biến, mặc dù Tòa Thánh đã xác nhận Ngài sẽ tham gia vào tất cả các sự kiện lớn, bao gồm cả lễ nghênh đón, việc đi đàng Thánh giá, và chủ sự Thánh Lễ bế mạc.

13. Tòa án Israel duy trì việc chiếm đất tu viện để xây bức tường an ninh

Một tòa án Israel đã khẳng định quyết tâm của chính phủ Do Thái tịch thu phần lớn đất đai thuộc sở hữu của một tu viện dòng Don Bosco, khi ranh giới Bờ Tây của Israel qua thung lũng Cremisan, nằm gần Bethlehem, được định tuyến lại.

Tuy nhiên, tòa án đã phán quyết rằng con đường đi đến trường tiểu học Don Bosco có thể vẫn sẽ được mở. Theo kế hoạch ban đầu của chính phủ, con đường này sẽ bị đóng lại.

14. Gia tăng các lời kêu gọi cho việc Hồi giáo hóa Bangladesh, kể cả cả án tử hình cho tội phạm thượng

Một nhóm Hồi giáo Bangladesh đang đe dọa thực hiện một cuộc tuần hành lớn vào ngày 5 tháng 5 tại Dhaka, thủ đô của quốc gia Bangladesh, trừ phi chính phủ đồng ý với 13 yêu cầu của họ, trong đó có án tử hình cho tội phạm thượng, và cấm phụ nữ làm việc chung với đàn ông.

Thủ tướng Sheikh Hasina nói rằng bà sẽ không nhượng bộ cho các đòi hỏi trên vì Bangladesh đang theo đuổi một nền dân chủ thế tục.

Đức Giám Mục Moses Costa của giáo phận Chittagong, thành phố lớn thứ hai của quốc gia, cho biết: "Nói chung, người dân có một tinh thần hòa hợp và hòa bình trong xã hội. Trong thời gian này, vấn đề luật Sharia đã thu hút được sự chú ý rộng rãi của công chúng, nhưng nhiều người Hồi giáo vẫn mong muốn có một nhà nước thế tục. Chỉ có một vài nhóm thúc đẩy việc Hồi giáo hóa cách mạnh mẽ mà thôi".

Ngài nói thêm: "Chúng tôi, người Công giáo, là một nhóm thiểu số nhỏ đang bị cáo buộc truyền bá đạo và rửa tội cho nhiều người. Nhưng chúng tôi vẫn rất ít, chưa tới 1% dân số của quốc gia, thật là khó khăn để chống lại các cáo buộc như vậy. Tuy nhiên bất chấp tất cả, chúng tôi sống đức tin với niềm vui. Giáo Hội được đánh giá cao bởi chính phủ và bởi nhân dân, vì các công việc và uy tín của chúng tôi. Nhiều người tin chúng tôi và cảm ơn chúng tôi về các công tác xã hội và giáo dục ".

15. Bộ phim về Đức Thánh Cha Phanxicô được hỗ trợ 25 triệu USD

Christian Peschken, một người trở lại Công giáo, từng là Chủ tịch Ủy ban nâng cao nhận thức xã hội của Hội các nhà sản xuất điện ảnh Mỹ, đã bảo đảm 25 triệu USD hỗ trợ tài chính cho một bộ phim dự kiến mang tên “Người bạn của người nghèo: cuộc đời Đức Thánh Cha Phanxicô”.

Christian Peschken, người sau khi trở lại đạo đã làm việc cho EWTN, nói: "Chúng tôi muốn có một bộ phim trung thực về cuộc đời của Đức Hồng Y Jorge Bergoglio bây giờ là Đức Thánh Cha Phanxicô". Chúng tôi miêu tả chính xác về ngài như “Một con người liên tục quy về Chúa Giêsu và sứ điệp của Chúa Giêsu – yêu thương, trách nhiệm với người lân cận - một con người đặt Chúa Giêsu lên trên hết và mọi thứ khác xuống hàng thứ hai".

Nhà báo Andrea Tornelli và nhà quay phim Vittorio Storaro, người đã giành ba giải Oscar, đã đồng ý tham gia vào việc sản xuất bộ phim này

16. Các Giám Mục Hàn Quốc đề nghị phong chân phước cho vị Giám Mục bị bỏ tù bởi chế độ Bắc Triều Tiên

Các Giám Mục Công giáo Hàn Quốc đã xin Tòa Thánh Vatican mở án phong chân phước cho Đức Giám Mục Phanxicô Hong Yong-ho, giáo phận Bình Nhưỡng. Nhưng đề nghị này gặp nhiều sự phức tạp ngay lập tức, vì Tòa Thánh Vatican vẫn chưa nhìn nhận rằng vị giám mục Triều Tiên đã qua đời.

Đức Giám Mục Hong đã được bổ nhiệm làm Giám Mục Bình Nhưỡng vào năm 1962, ở tuổi 55. Nếu ngài còn sống đến hôm nay, ngài đã 106 tuổi. Trong thực tế Đức Giám Mục Hong mất tích vào năm 1962, - cùng năm ngài được bổ nhiệm làm người đứng đầu giáo phận Bình Nhưỡng mới thành lập - khi chế độ tàn bạo Bắc Triều Tiên tăng cường việc đàn áp Giáo Hội.

Hồ sơ chính thức của Vatican vẫn còn liệt kê Giám Mục Hong là người đứng đầu của giáo phận duy nhất ở Bắc Triều Tiên, bởi vì "không thể loại trừ rằng ngài vẫn còn bị giam tù” trong một trại tập trung nào đó. Các Giám Mục Hàn Quốc, lập luận rằng Giám Mục Hong chắc chắn đã chết từ lâu, nên đề nghị Thánh Bộ phong thánh hãy xem ngài, cùng với các người Công giáo khác đã chết trong cuộc bách hại ở Bắc Triều Tiên, như một vị tử đạo vì đức tin.

17. 4 người bị đâm trong Thánh lễ tại một giáo xứ New Mexico, Mỹ

Một người đàn ông lao vào ca đoàn nhà thờ khi cộng đoàn đang hát bài thánh ca kết lễ tại một giáo xứ lớn ở Albuquerque, New Mexico, Hoa Kỳ. Sau khi đâm bốn người, trong đó có ca trưởng và nhạc công thổi sáo, người đàn ông đã bị giáo dân giữ lại cho đến khi ông bị chính quyền bắt giữ.

Hung thủ là Lawrence Capener, một giáo dân 24 tuổi, sẽ phải đối diện với nhiều tội danh.

Đức Tổng Giám Mục Michael Sheehan, tổng giáo phận Santa Fe, nói: “Đây là lần đầu tiên trong 30 năm tôi phục vụ như là Đức Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận Santa Fe, và Giám Mục giáo phận Lubbock, một điều như thế xảy ra. Tôi cầu nguyện cho tất cả những người bị thương, gia đình họ, giáo dân và rằng sẽ không có gì như thế này sẽ xảy ra nữa".