Ngày 06-04-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:19 06/04/2013
VẤN ĐỀ CỦA RAU CHÂN VỊT
N2T

Một bác sĩ gia đình kể câu chuyện:
Có một cặp vợ chồng đi tìm bà vì hai mươi năm hôn nhân của họ có vấn đề, nên cần đến chuyên gia giúp đỡ.
Sau khi nói một vài lời thì bà ta yêu cầu hai vợ chồng thành thật công khai nói ra chuyện đáng ghét của đối phương là gì. Người chồng có chút kích động nói:
- “Tôi hy vọng bà đừng cứ cho tôi ăn một loại rau chân vịt chết tiệt ấy.”
Bà vợ rất là kinh ngạc, lấy lại bình tĩnh nói:
- “Tôi cũng rất ghét ăn rau chân vịt, nhưng lâu nay tôi vẫn cứ tưởng là ông thích ăn nó chứ.”
(Quote)

Suy tư:
Đôi lúc chỉ một chuyện không đâu vào đâu cả mà làm cho gia đình trục trặc hạnh phúc, do đó mà đời sống vợ chồng trong gia đình cần phải cởi mở với nhau, thường xuyên để ý đến thái độ của đối tượng (vợ, chồng) để hiểu rõ hơn về họ.
Có những lúc vì chồng thấy vợ mệt nhọc chăm nom nhà cửa nấu ăn mà không nói ra những món mình ăn hoài quá ngán, hoặc đừng thấy chồng ăn mãi một món ăn mà không nói gì thì đừng nói là chồng thích ăn nó, dù thích mấy chăng nữa mà ăn hoài một món đó thì cũng sẻ ngán...
Cởi mở tâm tình với nhau, để ý đến những biến chuyển trong thái độ lời nói của nhau để điều chỉnh là điều cần thiết cho cuộc sống hạnh phúc gia đình, bởi vì mỗi một con người là một tiểu vũ trụ không giống nhau, nhưng vì tình yêu mà trở nên giống nhau trong mối tương quan vợ chồng, do đó mà mỗi người (vợ, chồng) phải thủ thỉ nói cho nhau điều làm cho mình vui và không vui...
Tình yêu có sức mạnh vạn năng, nói ra những khuyết điểm ưu điểm của nhau với tất cả yêu thương, thì gia đình sẽ hạnh phúc và đầy tiếng cười hơn.
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:21 06/04/2013
CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH

Tin mừng: Ga 20, 19-31
“Tám ngày sau, Đức Giê-su đến”.


Bạn thân mến,
Hôm nay chúa nhật tuần thứ hai sau phục sinh và cũng là chúa nhật của Lòng Thương Xót Chúa, trong niềm vui và với lòng tin tưởng sâu xa về tình yêu của Chúa, tôi xin chia sẻ với anh chi em hai điểm sau đây :

1. Lòng Thương Xót của Chúa ở khắp nơi.
Hôm qua có một thành viên Legio Mariae đã nói với tôi là họ đã khuyên bảo được một “con chiên lạc” trở về đi dự lễ Phục Sinh với chúng ta, tôi liền cảm tạ ơn Chúa vì lòng thương xót và tình yêu vô biên của Ngài đối với người giáo dân trở về với giáo xứ này, bởi vì thương xót và ân sủng vô biên của Thiên Chúa luôn tuôn đỗ trên chúng ta, chỉ cần chúng ta khiêm tốn đón nhận với tất cả lòng tri ân.

Mấy ngày trước lễ Phục Sinh có một vài anh chị em đã khóc khi xưng tội, vì có người hai mươi năm, có người ba mươi năm và có người hơn bốn mươi năm không đi xưng tội, không rước lễ, không đến nhà thờ, nay đã khóc vì vui mừng được nhận ra Lòng Thương Xót của Chúa đối với họ trong ngày đại lễ Phục Sinh này, và có rất nhiều người chung quanh chúng ta đã chia sẻ những cảm nghiệm mà Chúa đã tỏ lòng thương xót họ qua cuộc sống có nhiều khổ đau hơn là sung sướng, nhiều lo âu hơn là hạnh phúc, thế nhưng họ đã được lòng thương xót của Đức Chúa Ki-tô Phục Sinh đánh động, thôi thúc, làm cho tâm hồn của họ dấy lên sự hối hận và ăn năn, rồi trở về trong tình yêu thương của Thiên Chúa.

Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, qua sự khổ nạn và phục sinh của Đức Chúa Ki-tô đã trở nên rõ ràng hơn và ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta: một tai nạn, một sự gặp gỡ đầy thân ái với bạn bè, một lời nói vô tình của người thân, một hoàn cảnh rất thuận lợi, đã khiến chúng ta hồi tâm suy nghĩ đến Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và nhân loại đến chừng nào...

2. Lòng Thương Xót của Chúa nơi các Bí Tích.
Đức Chúa Giê-su đã sống lại, sự sống lại này đã làm cho các bí tích tuôn đổ ơn thánh của Ngài trên trần gian, có hiệu lực và một bảo chứng vĩnh viễn cho Giáo Hội và cho tất cả những người tin vào Ngài.

Nơi các bí tích lòng thương xót của Thiên Chúa được thố lộ rất rõ ràng, đặc biệt là bí tích Giao Hòa và bí tích Thánh Thể:

Nơi bí tích Hoà Giải chúng ta được thấy rõ ràng lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa đối với chúng ta, bởi vì chúng ta đã chết, nay trong bí tích Hoà Giải này chúng ta đã được sống lại. Không một người nào và quyền năng nào ở trần gian làm được điều ấy, chỉ có Thiến Chúa là Đấng hay thương xót mới làm như vậy để không một con chiên nào được trao phó cho Đức Chúa Ki-tô phải mất đi , đón nhận bí tích Hoà Giải cách chân thành là đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa trên chúng ta.

Nơi bí tích Thánh Thể lòng thương yêu vô bờ bến của Thiên Chúa càng nổi bật hơn, bởi vì không những làm cho tội nhân được sống lại mà thôi, nhưng Thiên Chúa cũng đã nuôi dưỡng họ được sống đời đời bởi Máu Thịt của Con Một Ngài là Đức Chúa Giê-su Ki-tô. Đón nhận Thánh Thể mỗi ngày là đón nhận cách công khai tình yêu của Thiên Chúa, đón nhận Thánh Thể mỗi ngày là trang bị cho mình một vũ khí siêu hạng để chống trả với những cơn cám dỗ trong cuộc sống hàng ngày.

Bạn thân mến,
Nhận ra được lòng thương xót của Chúa là đón nhận sự bình an mà Ngài đã ban cho chúng ta sau khi Ngài từ cõi chết sống lại, sự bình an này ở nơi bí tích Hoà Giải và bí tích Thánh Thể.

Thật vậy, không một người Ki-tô hữu nào cảm thấy mình thất vọng lo âu sau khi hoà giải với Thiên Chúa và tha nhân trong toà cáo giải, cũng không một người Ki-tô hữu nào cô đơn chán chường sau khi đón nhận Mình và máu Thánh Đức Chúa Giê-su, nhưng họ sẽ trở nên người mới trong cuộc sống hôm nay, họ sẽ mạnh dạn hơn và vui sống hơn, vì họ đã nhận ra lòng thương xót vô biên mà Thiên Chúa đã dành cho họ.

Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:33 06/04/2013
N2T


32.Dừng lại những ham muốn cá nhân của con thì sẽ không có địa ngục.

(Thánh Bernad)

---------------

http://nhantai.info

http://www.vietcatholic.net/nhantai

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:25 06/04/2013
GIA TRƯỞNG
Tuần thánh, có nhiều giáo dân đến phục vụ nhà thờ, cha sở nhờ người nấu những nồi cháo gà ngon và bổ để cho những người phục vụ ăn. Giáo dân cảm động nói:
- “Cha sở đúng là gia trưởng của đại gia đình giáo xứ, biết quan tâm đến mọi người...”
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một khuôn mặt truyền giáo
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:26 06/04/2013
VẼ VANG GIÁO HỘI VIỆT NAM

31. Linh mục Tô ma BÙI SỸ TUẤN, CSJB.
- Hạt trưởng hạt số 5 (đảo Bành Hồ, Taiwan), giáo phận Đài Nam (Tainan), Đài Loan.
- Cha sở giáo xứ Đức Mẹ Giúp Đỡ Bệnh Nhân, đảo Bành Hồ (Penghu), gp. Đài Nam.
- Kiêm cha sở giáo xứ Thánh Mẫu Đức Mẹ, đảo Bành Hồ, gp. Đài Nam.


Linh mục Tô ma Bùi Sỹ Tuấn là linh mục của hội dòng Tiểu Đệ thánh Gioan Tẩy Giả (Congregation of Saint John Baptist, viết tắt là CSJB), thuộc tỉnh dòng Đức Tin (Việt Nam), đi truyền giáo tại Đài Loan, ở nhà dòng mẹ tại Taichung một năm học tiếng Hoa. Ngày 27/12/2003 ngài cùng với 17 anh em tu sĩ của hội dòng được đức giám mục Vương Dũ Vinh nguyên giám mục giáo phận Đài Trung phong chức linh mục.
Năm 2005, sau khi chịu chức linh mục cha Sỹ Tuấn được bài sai làm phụ tá và sau đó làm cha phó giáo xứ Mucha, Đài Bắc. Năm 2009 làm cha sở giáo xứ Chúa Thánh Thần thuộc giáo phận Đài Bắc, năm 2010 được bài sai làm cha sở giáo xứ Đức Mẹ Giúp Đỡ Bệnh Nhân tại đảo Bành Hồ, giáo phận Đài Nam, Đài Loan, kiêm luôn giáo xứ Thánh Mẫu Đức Mẹ tại đảo Bành Hồ. Ngài cũng là hạt trưởng hạt Bành Hồ.
Đây là sự vẽ vang cho Giáo Hội Việt Nam cách chung và cách riêng cho các linh mục tu sĩ nam nữ đang truyền giáo tại đảo quốc Đài Loan.
Xin mọi người cầu nguyện cho các nhà truyền giáo Việt Nam trên khắp thế giới.
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định lập trường mạnh mẽ chống lại giáo sĩ lạm dụng tính dục
Lã Thụ Nhân
06:55 06/04/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định lập trường mạnh mẽ chống lại giáo sĩ lạm dụng tính dục

Vatican City (CNA/EWTN News) - Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái khẳng định tiến trình xử lý của Tòa Thánh Vatican do Đức Thánh Cha Bênêđictô thiết lập XVI đối với các trường hợp linh mục lạm dụng tính dục.

Theo một tuyên bố hôm 05 tháng Tư của Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Thánh Cha đã nói với Đức Tổng Giám Mục Gerhard L. Müller, người đứng đầu Thánh Bộ này và chịu trách nhiệm về các vụ lạm dụng tính dục, hãy "tiếp tục đường hướng của Đức Bênêđictô XVI đã vạch ra để hành động kiên quyết liên quan đến các trường hợp lạm dụng tính dục”.

Ngài cũng nhấn mạnh rằng "các nạn nhân của lạm dụng tính dục và sự đau đớn của họ luôn hiện diện trong tâm trí và lời cầu nguyện của ngài." Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra bình luận của ngài trong suốt buổi tiếp kiến Đức Tổng Giám mục vào buổi sáng.

Các biện pháp chính mà Thánh Bộ Giáo lý Đức tin chịu trách nhiệm là "bảo vệ trẻ em, giúp cho nhiều người trong quá khứ đã phải chịu đau đớn vì lạm dụng tính dục; xử lý thích đáng đối với những người phạm tội, (và) cam kết để giúp các Hội đồng Giám mục xây dựng và thực hiện các chỉ thị cần thiết về vấn đề này. "

Thông cáo ngày 05 tháng Tư cho hay thêm phản ứng của Giáo Hội đối với các trường hợp lạm dụng tính dục "là rất quan trọng cho chứng tá của Giáo Hội và uy tín của mình."

Đức Hồng Y Ratzinger đã thiết lập một phản ứng mạnh mẽ đối với những cáo buộc về lạm dụng tính dục trong thời gian ngài đứng đầu Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, và sau này ngài vẫn tiếp nối khi là Giáo hoàng.

Những nỗ lực của ngài bắt đầu với một bức thư vào năm 1988, trong đó ngài làm sáng tỏ các thủ tục được đặt ra trong Giáo Luật đã gây khó khăn cho các giám mục nhằm hồi tục các linh mục lạm dụng tính dục.

Vào năm 2001, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã giao thẩm quyền điều tra các vụ lạm dụng tính dục từ Thánh Bộ Giáo sĩ sang Thánh Bộ Giáo lý Đức tin của Đức Hồng y Ratzinger để chúng có thể được giải quyết nhanh chóng hơn.

Cuối cùng, vào tháng Bảy năm 2010, Thánh Bộ Giáo lý Đức tin đã trình những sửa đổi Giáo luật nhằm chi tiết hóa làm thế nào để kiểm tra và xử phạt các trường hợp giáo sĩ lạm dụng tính dục.
 
Thánh Toma và vết thương lòng thương xót Chúa
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
06:59 06/04/2013
Thánh Toma và vết thương lòng thương xót Chúa

Nói đến vết thương, ai cũng rùng mình không muốn nhìn, chứ chưa nói tới đụng chạm vào. Vì sợ máu chảy cùng gây ra đau đớn. Nhưng Thánh Tông đồ Toma lại nằng nặc đòi cho bằng được đụng chạm xỏ ngón tay vào vết thương của Thầy mình.

Một đòi hỏi táo bạo phiêu lưu mạo hiểm!

Thông thưòng thân xác hình hài diện mạo, tiếng nói, mầu da tóc cùng cá tính của một người là những đặc điểm giúp dễ nhận ra người đó hơn cả. Nhưng với Thánh Toma lại khác. Theo Ông những vết thương nơi thân xác Thầy Giêsu mới là đặc điểm giúp Ông nhận ra Thầy mình.

Vì thế Ông qủa quyết với các Bạn Tông đồ:“ Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không cỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.“ ( Ga 20, 25.)

Một người có tầm nhìn suy nghĩ khác lạ không giống ai. Nhưng lại ẩn chứa một sự gì sâu xa bí nhiệm.

Vậy Ông Thánh Toma là ai, và đòi hỏi cùng suy nghĩ khác lạ của Ông mang ẩn chứa sứ điệp đức tin gì?

1. Thánh Toma Điđymô

Trong Hội Thánh Công giáo có nhiều Thánh cùng tên Toma, như Thánh Toma Aquino, Toma Morus... Nhưng vị Thánh Toma và vết thương Thầy Giêsu là một trong 12 Thánh Tông đồ được Chúa Giêsu tuyển chọn kêu gọi ngay từ lúc đầu Ngài ra đi giảng đạo.

Thánh Tông đồ Toma đã được học nghe Chúa giảng dậy, cùng chứng kiến những phép lạ Chúa làm, cùng sống trải qua cuộc đau thương khổ nạn của Chúa, được nhìn thấy Chúa Giêsu đã sống lại, Chúa trở về trời và được tiếp nhận trực tiếp Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống ngày lễ Ngũ tuần.

Sau đó Thánh Tông đồ Toma đã vâng mệnh Chúa Giêsu, sau khi Ngài trở về trời, ra đi rao giảng nước Thiên Chúa, thành lập Hội Thánh ở chân trời vùng Á Châu bên nước Ấn Độ.

Không có sử sách nào ghi chép về nơi chốn cùng ngày tháng sinh ra của Thánh Toma. Chúa Giêsu kêu gọi Toma làm Tông đồ ở Galilea nước Do Thái, khi đó Ông đang là một bác thuyền chài đánh cá ở sông hồ. Tên Toma trong danh sách 12 Tông đồ Chúa Giêsu nơi ba Thánh sử Phúc âm Matheo (10,3), Maco ( 3,18) và Luca (6,15) được nói đến bên cạnh Thánh Tông đồ Matheo, còn trong sách Công vụ Tông đồ ở bên cạnh Thánh Philippus ( Cv 1,13).

Tên Toma có nguồn gốc từ tiếng Do Thái mang ý nghĩa là sinh đôi. Trong phúc âm theo Thánh Gioan Ông được gọi là Toma Điđymô, theo tiếng Hylạp cũng có nghĩa là sinh đôi (Ga 11,16; 20,24)

Hội Thánh Công gíao Roma mừng lễ kính Thánh Toma Tông đồ vào ngày 03.Tháng Bảy hằng năm. Giáo Hội Chính Thống mừng lễ Thánh Toma vào Chúa nhật thứ hai sau lễ Chúa phục sinh.

Con đường theo làm môn đệ Chúa Giêsu của Toma cũng đã trải qua giai đoạn phải quyết tâm chọn lựa cùng chia sẻ với Thầy mình, và đòi Thầy mình mạc khải cho biết Thầy mình là ai.

2. Con đường theo chân Chúa

Không biết khi Chúa Giêsu kêu gọi Toma, và những vị khác làm thành nhóm 12 Môn đệ đầu tiên của Ngài, họ đã có ý nghĩ về con đường đời sống, cùng công danh sự nghiệp trong nước Thiên Chúa như thế nào?

Thánh Toma khi nghe Chúa Giêsu nói đến nỗi đau khổ cùng nguy hiểm, Ngài sẽ phải gánh chịu trong đời sống khi lên Giêrusalem, Ông đã mạnh dạn nói cùng các anh em Tông đồ: „Cả chúng ta nữa, chúng ta cùng đi để chịu chết với Thầy „ ( Ga 11, 16.)

Đức nguyên Thánh Cha Benedicto XVI. đã có suy tư về cung cách này của Thánh Toma „ Đó là một qủa quyết của lòng trung thành một mực theo chân Chúa cho dù phải đi tới đâu. Đây là mộ ví dụ điển hình trong mối tương quan theo chân Chúa: cùng sống, cùng chết, cùng cư ngụ ở trong trái tim người như Người ở trong trái tim ta.“

Thánh Toma khi nghe Chúa Giêsu thầy mình nói đến sự thương khó cái chết gần kề của Ngài, Ông một mặt nói ngay lời tuyên xưng lòng trung thành của mình. Thầy đi đâu, con theo tới đó (Ga 14,4.) Và Ông cũng thắc mắc hỏi Thầy mình ngay, nhưng chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con có thể biết con đường đó?

Câu hỏi của Toma, cũng theo Đức nguyên Thánh Cha Benedicto XVI. „tương đối ở bình diện hiểu biết thấp. Nhưng lại là dịp lúc Chúa Giêsu nói lên những lời mạc khải về chính Ngài, và những lời đó trở nên thời danh cho mọi thế hệ :“ Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống“ ( Ga 14,6).

Rồi mỗi khi chúng ta nghe hay đọc những lời này, chúng ta có thể nghĩ rằng như đang đứng bên Thánh Toma nghe Chúa Giêsu nói với mình như Ngài đã nói với Thánh Toma khi xưa. Và chúng ta cũng được đặt ra câu thắc mắc của mình xin Chúa Giêsu cắt nghĩa cho hiểu, điều mình chưa hiểu. Đây là cung cách cầu nguyện với Chúa Giêsu trong sự tin tưởng cùng với sự giới hạn hiểu biết của mình.“

Xưa nay trong đời sống đạo Công giáo, khi nói đến Thánh Toma Tông đồ không ai có thể quên bỏ qua mà không nghĩ tới, như tường thuật trong Phúc âm Thánh Gioan, về sự hoài nghi của Thánh Toma - trong dân gian vẫn quen gọi là Toma yếu kém lòng tin - , và từ sự hoài nghi đó dẫn đưa Ông tới đức tin vào Chúa Giêsu phục sinh.

3. Vết thương lòng thương xót Chúa Giêsu

Anh em Tông đồ kể thuật lại cho Ông nghe về việc Chúa Giêsu sống lại hiện ra với họ. Nhưng Ông không tin vào những lời kể đó. Ông muốn chính mình phải được nhận ra Chúa Giêsu theo cung cách của Ông: Đụng chạm vào vết thương lòng thương xót của Thầy Giêsu.

Ông muốn được đụng chạm vào những vết thương của Thầy Giêsu.Vì với Ông đó là dấu ấn đặc điểm của Chúa Giêsu đã hy sinh chịu chết trên thập gía.

Ông không muốn đức tin vào Chúa Giêsu phục sinh chỉ ở tầng bên trên. Nhưng cần phải đi sâu vào tận vết thương tình yêu của Chúa.

Với Ông, những vết thương đóng đinh nơi Chúa Giêsu là hình ảnh lòng thương xót của Ngài đối với con người, cùng quan trọng cho đức tin vào Chúa Giêsu.

Chúa Giesu hiện ra cho Ông được nhìn thấy những vết thương nơi thân thể Ngài, sự hoài nghi nơi Ông liền biến ngay. Và từ đó đã dẫn đưa Ông tới đức tin vào Chúa Giêsu phục sinh qua lời tuyên tín và cũng là lời cầu nguyện thâm sâu: Lạy Chúa, lạy Chúa của con. ( Ga 20,28.)

Đức nguyên Thánh Cha Benedicto XVI. trong bài giáo lý về Thánh Toma Tông đồ đã có suy tư: „ Trường hợp của Thánh Tông đồ Toma với chúng ta có ít nhất ba điều quan trọng: Thánh Toma mang lại niềm an ủi cho chúng ta trong những khi chúng ta gặp hoài nghi; Thánh Toma chỉ cho chúng ta, hoài nghi có thể dẫn đưa tìm đến ánh sáng giúp vượt qua sự bấp bênh mù mịt, và như Thánh Toma, những lời của Chúa Giêsu nhắc nhớ chúng ta đến ý nhĩa chính thật của đức tin . Đồng thời cũng giúp chúng ta can đảm, cho dù có những khó khăn hoài nghi, tiếp tục trung thành theo Chúa.“

******************

Sách giáo huấn các Thánh tông đồ Didache viết vào thế kỷ thứ nhất sau Chúa giáng sinh, cũng đề cập đến Thánh Tomas tông đồ đi truyền gíao ở bên Ấn độ và thành lập Giáo Hội ở đó.

Gíao phụ Origines viết tường thuật, Thánh tông đồ Toma trước hết đi rao giảng Phúc âm ở Irak. Sau đó bước chân truyền giáo của Thánh nhân đi sang tới miền Nam Ấn Độ. Và vào khoảng những năm 70. của thế kỷ I. sau Chúa Giáng sinh ngài bị chết vì đức tin ở Mailapur.

Hội Thánh Công giáo bên Ấn Độ, hoa trái kết qủa việc truyền giáo của Thánh tông đồ Toma, ngày nay là một trong những Hội Thánh phát triển về nếp sống lòng đạo đức sầm uất, phát triển lớn mạnh cả về phương diện số giáo dân giữa lòng đất nước quê hương của Phật giáo và Ấn Độ giáo.

Hội Thánh Công gíao bên Ấn Độ, hoa trái kết qủa truyền giáo xây dựng đức tin của Thánh tông đồ Toma đang có nhiều ơn kêu gọi tu trì.

Và Hội Thánh Công gíao ở đây góp phần đáng kể vào việc giáo dục, bác ái xã hội cho đời sống cho con người.

Chúa nhật lễ Lòng thương xót Chúa 2013

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Ở Vatican chủ nhà vẫn là khách trọ
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
09:21 06/04/2013
Sau khi tham dự thánh lễ khai mạc sứ vụ thánh Phêrô của Đức Giáo Hoàng Phanxicô hôm 19.03.2013 vừa qua, nhằm ngày lễ trọng kính Thánh Cả Giuse, bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria, Quan Thầy Giáo Hội, các hồng y lần lượt rời nhà khách Thánh Martha ở Vatican để ai về nhà nấy và trở lại với công việc quen thuộc của mình, vì các ngài đã làm xong nhiệm vụ mà Giáo Hội trao phó trong việc bầu ra vị mục tử hoàn vũ. Một triều đại giáo hoàng mới đã chính thức được khai mở.

Như thời làm hồng y ở Buenos Aires

Riêng với Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài vẫn còn lưu luyến với nhà khách thánh Martha, ngay cả khi phòng ốc trong Vatican đã chuẩn bị xong tươm tất dành cho ngài. Trong buổi họp báo hôm Thứ Ba Tuần Thánh, Cha Frederico Lombardi, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh xác nhận rằng đến nay Đức Thánh Cha vẫn cảm thấy dễ chịu khi ở lại đây. Vị tu sĩ Dòng Tên cũng cho biết thêm trước mắt Đức Thánh Cha vẫn quyết định tiếp tục ở lại phòng 201 của nhà khách.

Đức Thánh Cha đã thích nghi với môi trường mới này. Ngài sử dụng các phòng tại lầu hai trong dinh tông tòa như sảnh đường Clementia, thư viện và các phòng khác liên quan đến công việc chính thức của mình. Sau một ngày làm việc, ngài quay trở về với các sinh hoạt ăn uống, cầu nguyện và ngủ nghỉ tại nhà khách thánh Martha.

Cách sống mới tại Vatican không có gì thay đổi như khi ngài còn đang làm hồng y tại giáo phận Buenos Aires, Argentina của mình. Rất nhiều người sau này mới được biết rằng trong thời gian ấy ngài ở tại một căn hộ bình thường và tự tay nấu ăn và hàng ngày dùng phương tiện công cộng để đến nơi làm việc hay đi thăm mục vụ…

Sẽ còn như thời làm hồng y ở Buenos Aires

Tuy cha Lombardi chỉ nói là trước mắt Đức Thánh Cha vẫn quyết định tiếp tục ở lại nhà khách, nhưng có thể dự đoán là ngài sẽ còn ở lại đây trong tương lai. Ngài sẽ làm cho mọi người thấy đây là một quyết định hoàn toàn bình thường và bình thường đến nỗi không còn một ai phải đặt lại vấn đề này một lần nào nữa.

Với những gì ngài đã sống khi còn ở tại nước mình thì cách khẳng định trên đây hoàn toàn có cơ sở. Vả lại, phong cách đơn giản, nghèo khó, gần gũi mà ngài đã thể hiện ngay từ lúc ra mắt cho đến nay vẫn cho phép câu kết luận trên đây là có lý.

Làm sao kể hết những đức tính giản dị đó của ngài, nào là tự tay xách hành lý, sử dụng xe chung với hồng y đoàn, chỉ giới thiệu mình là giám mục Rôma, không choàng lên vai viền đỏ giáo hoàng, không đi giầy đỏ, vẫn giữ lại thánh giá hồng y, không dùng xe có kính chắn đạn, đứng lên khi nhận lời hứa tuân phục của hồng y đoàn, không ngự trên ngai khi tiếp các vị đại diện Giáo Hội Kitô anh em…Nhắc lại ở đây cũng bằng thừa, vì các hãng truyền thông đạo cũng như đời đã không ngớt lời ca tụng về ngài.

Hơn nữa, khi chọn ở lại nhà khách, Đức Thánh Cha Phanxicô có điều kiện tiếp xúc với mọi người trong bầu khí thân thiện và sự gần gũi đáng quý nơi ngài. Cũng tại đây, ngài sẽ hiểu biết được tình hình Giáo Hội hoàn vũ cách cụ thể hơn qua các vị giám chức, linh mục, tu sĩ, giáo dân tại các Giáo Hội địa phương khi có dịp ghé Vatican. Cũng tại đây, qua các sinh hoạt, kinh lễ và ăn uống, ngài tạo được bầu khí thân thương hơn với hàng giáo sĩ đang làm việc tại giáo triều. Cũng tại đây, ngài có dịp tiếp xúc và dâng thánh lễ đối với những người lao động chân tay bình thường tại Vatican.

Một điều hết sức ngạc nhiên lại trở nên hết sức hiển nhiên, đó là hiện nay, ở Vatican chủ nhà vẫn là khách trọ. Gương nhân đức và khiêm nhường của Đức Thánh Cha Phanxicô đã đánh động hết mọi thành phần Dân Chúa và cả thế giới. Hơn hết, ngài có trong mình tâm hồn mục tử như người Thầy Chí Thánh, Người đã đến để phục vụ và gần gũi với kẻ tội lỗi, thu thuế, gái điếm, và đặc biệt là những người yếu đau bệnh tật, nghèo khó, hay những kẻ thấp mũi bé họng, và cả những ai bị gạt ra ngoài lề xã hội.

Ngày 06.04.2013
 
ĐTC Phanxicô bổ nhiệm chức vụ Giáo triều Roma
Trầm Thiên Thu
19:36 06/04/2013
VATICAN CITY, 6-4-2013 (CNA/EWTN News) – Ngày 6-4-2013, Tòa Thánh thông báo rằng ĐGH Phanxicô đã bổ nhiệm chức vụ trong Giáo triều Roma, ngài chọn Lm José Rodríguez Carballo, Dòng Phanxicô (OFM), làm thư ký Thánh bộ Đời sống Thánh hiến, đồng thời nâng ngài lên Tổng giám mục, hiệu tòa Belcastro.

Cho tới nay, Lm Carballo là Bề trên tổng quyền Dòng Phanxicô, người thứ 119 kế vị Thánh Phanxicô Assisi. Ngài được tín nhiệm vào chức vụ này từ ngày 5-6-2003 và tái đắc cử ngày 4-6-2009 cho nhiệm kỳ 6 năm. Ngài cũng là bạn thân với ĐGH Phanxicô.

Ngày 14-3-2013, trong đoạn video ngài chào mừng Tân GH Phanxicô, Lm Carballo giải thích: “Tôi vui nhận sự bổ nhiệm này vì tôi biết rõ Đức giáo hoàng và vì tông hiệu mà ngài đã chọn”. Năm 2004, ngài tới thăm tôi tại Tổng hội dòng ở Roma. Ngài muốn hỏi về một số điều liên quan Giáo Hội Argentina và Dòng Phanxicô”.

Cuộc gặp gỡ kéo dài 1 giờ, lúc đó Lm Carballo cho biết: “Tôi cảm thấy người đứng trước mặt tôi là một tu sĩ Dòng Phanxicô, một người bạn, một người đồng hành, và như thể chúng tôi đã biết rõ về nhau vậy. Chúng tôi gặp nhau vào những dịp khác nữa, nhất là tại các công nghị, Tôi luôn ấn tượng vì ngài giản dị, khắc khổ, thân thiện và lắng nghe”.

Lm Carballo kế vị Đức TGM Joseph Tobin, người Mỹ, được bổ nhiệm coi sóc TGP Indianapolis hồi tháng 10-2012. Thánh bộ này liên quan chuyến viếng thăm của các nữ tu Hoa Kỳ đã không được tiếp đón nồng hậu bởi các dòng có liên quan.

ĐHY Franc Rodé, cựu Bộ trưởng của Thánh bộ này, có chuyến viếng thăm hồi tháng 12-2008, để “xem xét chất lượng đời sống” của các dòng tu toàn thế giới. Tháng 1-2011, ĐHY Joao Braz de Aviz thay thế ĐHY Rodé làm Bộ trưởng Thánh bộ về Đời sống Thánh hiến.

Lm Carballo sinh năm 1953 tại Lodoselo, Tây Ban Nha. Ngài nói được tiếng Tây Ban Nha, Galicia, Ý, Pháp, Anh và Bồ Đào Nha, ngài cũng biết tiếng Latin, Hy Lạp và Do Thái.

Ngài đã viết nhiều bài trên báo “Journals on Consecrated and Religious Life” (báo về đời sống thánh hiến), báo “Pastoral Theology” (Thần học Mục vụ), “Sacred Scripture” (Kinh Thánh), “Biblical Theology” (Thần học Kinh thánh), và “Franciscan Spirituality” (Tinh thần Phanxicô).
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Legio hạt Quảng Trị mừng lễ Acies tại La Vang
Trương Trí
09:09 06/04/2013
Ngày thứ Bảy đầu tháng, 6. 4. 2013, Legio thuộc hạt Quảng Trị đã tổ chức mừng lễ Acies tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La vang. Thành phần tham dự gồm quý Cha Hạt trưởng hạt Quảng Trị, Linh giám Regina Huế thuộc Legio Việt Nam J.B. Lê Quang Quý; Cha Quản nhiệm Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang Giacôbê Lê Sĩ Hiền; Cha Linh giám Curia Quảng Trị Giuse Trần Đức Diễn, Quản xứ Bố Liêu; Quý Cha Linh giám các Praesidia, Quý Chị và quý thầy Phụ tá Linh giám cùng với 350 hội viên Hội Lêgio hạt Quảng Trị thuộc Curia Quảng Trị.

Xem hình ảnh

Mặc dù thời tiết nắng gay gắt và gió Lào đầu Hạ, nhưng hầu như mọi người đều quên đi nóng bức để cùng nhau hòa vào bầu khí vui mừng và hân hoan gặp mặt hằng năm dịp lễ Acies.

Đúng 8 giờ sáng, chương trình mừng lễ Acies được bắt đầu với lời kinh khai mạc. Tiếp đó, Cha Linh giám Curia Quảng Trị Giuse Trần Đức Diễn phát biểu chào mừng quý Cha và toàn thể hội viên tham dự và khai mạc buổi lễ: Theo truyền thống thì ngày lễ Acies được tổ chức vào ngày lễ Truyền tin, nhưng hôm nay Curia Quảng Trị chọn ngày thứ Bảy đầu tháng là ngày kính Đức Mẹ để mừng lễ tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La vang này. Lễ Truyền tin, đánh dấu ngày Đức Mẹ được Thiên Chúa mời gọi cộng tác vào công trình cứu chuộc của Đức Kitô. Mỗi một hội viên Legio cũng được mời gọi để thông phần trong việc rao giảng Tin mừng cứu độ của Thiên Chúa.

Trong ngày lễ Acies, mỗi một hội viên sẽ lặp lại lời hứa của mình khi trở thành hội viên Legio. Lễ Acies, mỗi một người đặt tay lên Hiệu Kỳ của Legio để minh chứng cho lòng trung thành, “Lạy Mẹ Maria, mọi sự của con đều là của Mẹ”.

Legio Quảng Trị được tái lập từ năm 1999, chỉ sau 14 năm sinh hoạt, hiện nay đơn vị của Legio Quảng Trị là Curia, gồm có 19 đơn vị Praesidia thuộc 14 Giáo xứ trong tổng số 18 Giáo xứ của hạt Quảng Trị, với số hội viên lên đến trên 400 người. Mỗi Praesidia đều có Cha Linh giám phụ trách.

Trong dịp mừng lễ Acies này, từng Praesidium lên báo cáo tình hình hoạt động của Praesidum trong năm qua, đồng thời giúp vui những tiết mục vui nhộn nhân ngày gặp mặt toàn Curia. Qua đó, các hội viên dù có những người già yếu, hầu hết là người nông thôn, quanh năm bận rộn với cuộc sống nhưng rất nhiệt tình với công tác của mình. Có những Praesidium thuộc các giáo xứ vùng sâu vùng núi, như Giáo xứ Khe Sanh thuộc địa bàn hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông, dù đông giáo dân một nửa trong số đó là người dân tộc Vân Kiều, gặp nhiều khó khăn vì phải lội bộ trên đường đồi núi mỗi lần đến thăm các hộ người dân tộc.

Với số lượng hội viên khá đông, Legio Quảng Trị đang dự kiến sẽ tách thành hai Curia và hạt Quảng Trị sẽ nâng lên thành Comisium Quảng Trị.

Cha J.B. Lê Quang Quý, hạt trưởng hạt Quảng Trị, cũng là Linh giám Regina Huế đánh giá cao sự phát triển của mạnh mẽ của Curia Quảng Trị, nhờ vào những nỗ lực của anh chị em hội viên và của các Praesidia, nhất là của các Cha Linh giám Praesidium. Mong rằng tất cả các Giáo xứ còn lại sẽ nhanh chóng được thành lập các Praesidium để hạt Quảng Trị là hạt có 100% giáo xứ có hội Legio hoạt động, là cánh tay nối dài giúp các Cha Quản xứ trong việc loan báo Tin mừng. Dó là tinh thần làm sáng danh Chúa dưới lá cờ của Mẹ Maria. Trong ngày Truyền Tin, Đức Mẹ xin vâng trọn Thánh ý của Thiên Chúa để thông phần cứu chuộc của Đức Kitô con Mẹ. Mỗi một hội viên Legio cũng phải đem niềm vui Ơn Cứu độ đó đến cho mọi người, niềm vui đó phải chia sẽ cho mọi người chứ không của riêng ai. Chúc mọi người hăng say hơn nữa trong công tác của mình để xứng đáng đứng dưới lá cờ của Mẹ.

Cha Phêrô Nguyễn Văn Phước thay mặt quý Cha Linh giám chia sẽ: Đã là hội viên Legio, nghĩa là “Đạo binh Đức Mẹ” thì phải chiến đấu, mà chiến đấu thì phải có vũ khí, mà vũ khí của hội viên Legio chính là Tràng chuổi Mân Côi. Tràng chuổi Mân Côi dẫn đưa mỗi một người chúng ta đến Thiên đàng, vì “Đức Mẹ là cửa Thiên đàng”. Tràng chuổi Mân côi là nguồn ơn cứu rỗi các linh hồn.

Buổi sinh hoạt gặp mặt kết thúc lúc 11giờ30, mọi người nghĩ ngơi và dùng cơm trưa thân mật, những hộp cơm đạm bạc nhưng từ cha đến con đều cảm nhận được sự sẽ chia và gắn kết trong việc loan báo Tin mừng.

Buổi chiều, mọi người tham dự Thánh lễ đồng tế tạ ơn nhân dịp Lễ Acies, do Cha Linh giám Regina J.B. Lê Quang Quý chủ tế, cùng đồng tế có 12 Cha Linh giám các Praesidia. Trong bài giảng lễ, cha chủ tế chia sẽ: Legio chon ngày lễ Truyền tin làm ngày bổn mạng của mình, nhằm nhấn mạnh việc Đức Mẹ Maria với hai tiếng “xin vâng” đã làm trọn Thánh ý của Thiên Chúa, mẹ luôn đồng hành và góp phần rất lớn trong công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu con Mẹ. Cha chủ tế mời gọi tất cả mọi hội viên Legio hãy noi gương Mẹ, thông phần với Mẹ trong việc loan báo Tin mừng cứu độ cho mọi người. Sau Thánh lễ, cộng đoàn hân hoan đón nhận Phép lành Tòa Thánh, mọi người chia tay trong niềm tin yêu và hy vọng.
 
Hội đồng Senatus Việt Nam: Phiên họp thường kỳ đầu tháng
An Duy
13:09 06/04/2013
SAIGÒN 06.04.2013 - Với tâm tình trên, HĐ/Senatus Việt Nam đã tổ chức phiên họp thường kỳ lần thứ 265 nhằm vào sáng ngày thứ Bẩy đầu tháng ngày 06 tháng 04 năm 2013, trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh mừng Chúa sống lại, và dịp mừng Kim Khánh Linh Mục của Cha Phê-rô Nguyễn Công Danh Linh Giám HĐ/Senatus.

Phiên họp thường kỳ được tổ chức tại Văn phòng của Legio Mariæ Việt Nam tọa lạc tại nhà thờ giáo xứ Thị Nghè, số 22B XVNT P.19, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. Hiện diện trong phiên họp có Cha Linh Giám HĐ/Senatus, Ban Quản Trị HĐ/Senatus và gần 100 anh chị Legio là ủy viên của các cấp Hội đồng trong hệ thống Legio Mariæ Việt Nam.

Lúc 8g00’ sáng, Cha Phê-rô Linh Giám cùng với quý anh chị Legio đã tham dự Giờ Chầu Thánh Thể với tâm tình rất sốt sắng tại Thánh đường giáo xứ Thị Nghè.

8g30’ phiên họp bắt đầu khai mạc, sau bản kinh Mân Côi ngắm Năm Sự Sáng, Cha Linh Giám tuyên đọc và chia sẻ về Thủ Bản chương 40 mục 6 số lề 558 - 559: “Legio có nghĩa là Đức Ma-ri-a đang hoạt động”. Ngài nói: “… Chúng ta đã và đang ở trong hàng ngũ Legio nhiều năm, hoạt động của Legio chính là hội viên đem Chúa Giê-su và Mẹ Ma-ri-a đến cho người khác, nghĩa là Đức Ma-ri-a đang hoạt động.. Chúng ta là những giáo dân yêu mến Đức Mẹ và hoạt động tông đồ rất nhiệt tình theo bước chân ngài Phan Đức, vị sáng lập Legio là gương sáng điển hình. Như chúng ta đã biết, phần lớn các văn kiện của Giáo hội qua Thánh Công đồng Vatican II về sắc lệnh tông đồ giáo dân đều được chọn từ những hoạt động của Legio. Thế nên, chúng ta cầu nguyện thật nhiều cho Giáo hội qua sự chăm sóc của Vị Đại diện Người ở trần gian này là ĐTC. Phan-xi-cô để ngài dẫn dắt Giáo hội về bến bình an giữa thế giới nhiều biến động..

Chúng ta phải liên kết với Mẹ Ma-ri-a để lan tỏa ánh sáng đức Tin. Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê, vị quan thầy số một của các xứ truyền giáo từng cho biết kinh nghiệm cá nhân của ngài: ‘Nơi nào người quên đặt ảnh tượng Đức Mẹ dưới chân thánh giá, dân chúng nơi đó đứng lên chống đối Phúc âm người truyền giảng.’ Chúng ta tạ ơn Chúa và Mẹ đã đồng hành cùng chúng ta, hãy bắt chước thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê luôn luôn nhớ đến Đức Mẹ và quả thật Đức Mẹ là Nữ tướng của Legio, nếu có Mẹ kề bên chắc chắn chúng sẽ có kết quả mỹ mãn..”

Phần phúc trình công tác tông đồ trong phiên họp gồm có bốn đơn vị phúc trình: gồm ba HĐ/Curiæ Gia Định, Bình Thạnh, Bình An và Præsidium Nữ Vương các Chứng Nhân Tin Mừng. Được biết, HĐ/Curiæ Gia Định được xem là đơn vị hoạt động tông đồ kiểu mẫu với 44 loại hình hoạt động rất đa dạng và phong phú điển hình là thăm viếng, đọc kinh đám tang gia đình tôn giáo bạn; Thường trực chăm sóc các bệnh nhân tại Trung Tâm Ung Bứu Sài Gòn vượt giờ quy định.., hàng năm đều giúp cho HĐ/Senatus Việt Nam và HĐ/Comitium Bùi Chu với ngân khoản khá lớn.

Cuối cùng, sau bản kinh Catena, anh Dom. M Đỗ Ngọc Phác, nguyên Trưởng HĐ/Senatus Việt Nam đã thay mặt các ủy viên trong phiên họp dâng lời tạ ơn Chúa và bày tỏ lòng biết ơn Cha Phê-rô Linh Giám khi tuyên đọc bài chúc mừng Kim Khánh Linh Mục - 50 năm Hồng ân sứ vụ mục tử vào ngày 23/04/2013 sắp tới: “..Chúng con xin cảm tạ và ngợi khen Chúa đã gìn giữ cha gần 80 năm qua làm người và tròn 50 năm tận hiến cho Chúa mà có đến 25 năm gắn bó với Legio Mariæ. Vì vậy mà trong 25 năm làm Linh giám cho HĐ/Senatus Việt Nam, cha đã đem lại cho Legio, cho mỗi người nhiều niềm vui và nguồn sống đức tin theo Chúa Ki-tô..”

Click nghe audio Bài chúc mừng Kim Khánh Linh Mục Cha Linh Giám Phê-rô Nguyễn Công Danh

Đáp lời, ngài chân thành cảm ơn tất cả các ủy viên và hội viên các cấp Hội đồng trong Hệ thống Legio Mariæ đã luôn cầu nguyện và cộng tác đắc lực với ngài trong suốt ¼ thế kỷ qua.., và ngài ước mong mọi thành viên trong Hệ thống Legio Mariæ luôn luôn nỗ lực hơn nữa xây dựng tình đoàn kết và gắn bó bền chặt với nhau nhằm bồi đắp Hệ thống Legio Mariæ ngày càng thêm vững mạnh hầu mở rộng Nước Chúa và cứu rỗi thật nhiều linh hồn..

Sau đó, ngài chúc phúc lành và chụp hình lưu niệm với toàn thể Hội đồng. Phiên họp đầu tháng khép lại, toàn thể Hội đồng quy tụ trong bữa ăn thân tình đượm chất "hương Sài Thành" vang tiếng cười rộn niềm vui. Mọi người ra về trong hoan lạc của mùa Phục Sinh với quyết tâm cao cho một hành trình loan báo Ơn Phục Sinh của Đức Ki-tô trong Năm Đức Tin.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Công Lý là gì? Câu chuyện của hai vụ án
Bảo Giang
09:20 06/04/2013
Vào khoảng tháng 3-2012, tại miền tây nam Sydney, Úc Châu có một vụ án như sau”. Ông Spring một cư dân của thành phố đang lúi húi với một số công việc vụn vặt ở trong garage ( nhà để xe và chứa những vật dụng làm vườn, vật dụng ít dùng tới) nghe thấy có những tiếng động khác lạ ở khu nhà trên. Ông dừng tay, cầm theo một con dao làm vườn khi trở lại nhà trên. Cửa mở, ông bước vào phòng khách. Cả hai, chủ và tên trộm, đều hoảng hốt khi giáp mặt nhau ở một vị trí gần như đụng vào nhau. Tên trộm, theo bản lãnh nghề nghiệp, rút cây súng ra ra uy hiếp chủ nhân, đòi tiền. Ông Spring, người được mô tả là có tướng đi chậm chạp, cũng nhanh nhẹn không kém. Khi súng chưa kịp nổ ông đã tiến thêm một bước và cho tên ăn trộm một con dao vào bụng. Hoảng thần hồn, tên trộm vất bỏ cả súng...giả, (cây súng thật nhưng đã rỉ xét, hoàn toàn bất khiển dụng) phóng ra khỏi nhà. Cùng lúc ấy, đồng chí của y đợi ở ngoài, mở máy xe. Chờ cho người đồng chí của mình lao vào xe là chạy bay biến đi trước lời réo gọi của chủ nhân ” đứng chạy nữa, mày đã bị thương nặng rồi”! Bản tin lúc 6 giờ chiều đánh đi như thế, kèm thêm hình ảnh cảnh sát đến tận nơi để tìm hiểu thêm sự việc. Hình ảnh của ông Spring không được đưa lên màn ảnh.

10 giớ sáng hôm sau, một bản tin từ bệnh viện cách nơi xảy ra vụ trộm chiều hôm trước khoảng 30km cho biết. Họ nhận một bệnh nhân lúc 8 giờ tối với vết thương rất nặng ở vùng bụng do người đi đuờng bắt gặp y nằm ở công viên, nên gọi xe cứu thương chở Y vào bệnh viện cứu cấp. Nạn nhân đã chết tại bệnh viện vì nhập viện trễ. Tin tức sau đó xác nhận, y chính là tên trộm đã nhận một con dao lút cán của ông Spring! Và đồng chí lái xe cũng bị bắt sau đó hai ngày.

Trở lại nhà ông Spring. Sáng hôm sau dày đặc lớp phóng viên và cảnh sát chìm nổi hiện diện. Nhưng không một phóng viên nào được phép vào nhà, chụp hình và gặp ông ngoại trừ những viên chức có thẩm quyền. Khu đất và căn nhà ông ở bỗng nhiên rất lạnh. Lạnh thêm vì một tấm hình chụp một nửa người ông với cái mũ chụp xuống mặt, đứng sau cánh cửa, được đưa lên báo vào ngày hôm sau. Những người hàng xóm của Spring nhìn nhau ngơ ngác. Họ không thể tin rằng, ông gìa ngoài 50 ấy bỗng trở thành một kẻ “ giết ngưòi”. Nhìn chung, mọi người đều đồng ý về nhát dao của ông Sring, đã khai trừ ra khỏi xã hội một tên tội phạm ( dù chưa ai phán quyết là nặng hay nhẹ)! Tuy nhiên, nhiều người lo rằng ông ta sẽ mắc vào vòng lao lý. Họ bàn ra tán vào dù chẳng ai hỏi ý kiến. Họ đều cho hành động tự vệ để bảo vệ quyền sống và an ninh trong nơi mình cư ngụ của ông là chính đáng. Bàn về tên trộm, có người cho rằng, khi đi ăn trộm giữa ban ngày, hắn... quên không mang theo thẻ đảng do Việt cộng cấp phát, lại cũng không được bí thư tỉnh ủy Hải Phòng điều đi, nên mất mạng. Y phải về với “bác” Hồ. Y chả nên trách con dao của ông Spring qúa bén!

Trước khoảng thời gian đó vài tháng, Tiên Lãng, Hải Phòng cũng xảy ra một vụ việc tự vệ tương tự. Ông Đoàn văn Vươn, và Đoàn văn Qúy biết rõ là khu đất nhà mình thuê mướn dài hạn đang bị các đoàn đảng viên lãnh đạo ở Tiên Lãng, Hải Phòng dòm ngó, tính toán, chơi trò “ cưỡng chế” để chia nhau mỗi quan vài ba hecta ao cá, đầm tôm mà hưởng lộc theo cái luật gọi là “quy hoạch”. Một loại luật duy nhất chỉ xuất hiện dưới trào cộng sản. Nó có khả năng biến ” chủ nhân” của đầm tôm sau gần hai mươi năm dầm mưa, dãi nắng, đổ mồ hôi nước mắt xuống vùng đất hoang. Từ việc cải tạo đất, trồng cây, đắp đê ngăn nước lấn ra biển, đến mượn vốn ngân hàng, khai ngòi, làm nhà, vượt đường, biến hoang vu thành một khu đầm nuôi thuỷ sản sinh lợi nhuận. Khả dĩ có thể nuôi sống tạo tương lai cho gia đình và trả nợ cho ngân hàng thành kẻ trắng tay và tự ôm lấy cái nợ cả đời không thể trả.

Theo đó, trong bước đường cùng để bảo toàn sinh mệnh cho mình và gia đình, Đoàn văn Vươn đã có những tính toán riêng. Không thể để cho bọn cướp tự tung tự tác với cái thẻ đảng viên, mang súng đạn vào cướp toàn bộ tài sản và ngưồn sống của gia đình anh. Và nếu phải đánh đổi, Vươn sẵn sàng chấp nhận cái mất, cái thiệt thòi cho gia đình mình, nhưng xã hội sẽ thoát khỏi nạn cưóp giữa ban ngày. Tiếng nổ nếu có, nó sẽ có khả năng thay đổi bộ mặt của xã hội trong tương lai. Đó là ý chí của Vươn và Qúy, biến thành hành động trong việc sửa soạn cho bình gas và dăm ba cây súng hàng chợ, được cài đặt trong khu đất vẫn còn thuộc quyền sở hữu của mình. Vũ khí này bình thường không thể gây xát thương, nhưng nó sẽ gây ra tiếng nổ lớn, nhằm cảnh tỉnh người xâm phạm bất hợp pháp hơn là chủ trương lấy mạng của khách qua đường. Nhìn chung, chuyện rào dậu ấy không khó hiểu và có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, sự việc đã diễn biến ra ngoài tính toán của Đoàn văn Vươn. Những tên ác ôn côn đồ giả danh nhà nước chỉ sợ Tàu cộng, không sợ dân. Nên đã đưa bầy đoàn đến thực hiện cuộc ăn cưóp giữa ban ngày. Súng đạn từ ngoài nổ như đánh trận, cộng tiến công như vũ bão vào đầm tôm, chỉ thiều xe tăng, tàu bay bọc hậu....Trong khi đó, bình Gas tự chế không nổ, chỉ có vài viên đạn súng hàng chợ ( hoa Cải) đì đẹt. Sau giờ giao tranh, kết qủa được ghi nhận trên báo chí như sau: 4 bộ đội cộng sản bị thương, 2 tên côn đồ dưới dạng công an, trong đó có viên trưởng đồn cấp huyện bị thương được đồng bọn mang vào nhà thương cứu cấp. Phía tự vệ, Đoàn văn Vươn, Đoàn văn Qúy, Đoàn văn Sịnh, Đoàn văn Vệ bị bắt. Hai bà Nguyễn thị Thương, Phạm thị Báu, là vợ của Vươn và Qúy bị quản chế, toàn bộ nhà cửa của Vươn và Qúy, dù nằm ở ngoài khu bị cưỡng chết, đều bị nhà nước đánh sập. Việc cho xe ủi vào đánh sập các căn nhà này xảy ra đúng theo chủ trương của đảng là biểu dương sức mạnh của đảng. Kế đến là xóa bỏ tất cả các dấu vết đạn đã bắn vào khu nhà ở của Vươn và Qúy như lời trưởng công an Hải Phòng, người chỉ huy trận đánh đã mô tả là, “Trận đánh đẹp, hợp đồng tác chiến cao độ, các phương hướng tiếp cận chính xác, có thể ghi thành sách để cho các quân trường học tập”! Khiếp qúa!

A. Những điểm tương đồng của hai vụ việc:

1. Về Phía người vi phạm tài sản công dân.
- Cả hai đều có chủ trương đi lấy của người về làm của mình.
- Cả hai đều vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
- Cả hai đều có vũ trang khi đi chôm chỉa tài sản của người khác ( tỏ rõ ý định áp lực với đối phương, giết người nều cần)

2. Về phía những người tự vệ:
- Cả hai đều phải bảo vệ tính mạng, tài sản và sự an nguy của gia đình.
- Cả hai đều bị dồn vào bước đường cùng.
- Cả hai đều mạnh dạn trừ hại cho xã hội.
- Cả hai đều cô thân, đơn thế.

B. những điểm dị biệt của hai vụ việc:

1. Về phía những kẻ vi phạm pháp luật.

* Vụ ở Sydney, làm ăn cá thể, trong người không có thẻ đảng do Việt cộng cấp phát. Võ trang kém. Tài sản trong nhà chưa bị lấy đi. Phần công luận, tất cả báo chí đều lên án hành động xâm phạm gia cư bất hợp pháp và bảo vệ quyền an sinh của con ngưòi. Đặc biệt, ở đó Công Lý của xã hội được luật pháp bảo đảm.

* Vụ Tiên Lãng: Có hợp đồng tác chiến với tập thể mạnh. Võ trang đầy đủ súng đạn. Tất cả đều được đảng trực tiếp chỉ đạo, từ tham mưu đến hiện trường đều được phân công, trách nhiệm. Theo đó, toàn bộ tài sản như nhà cửa của phía nạn nhân đã bị san bằng lập tức. Phần tôm cá ở dưới đầm nước chưa thể vớt ngay được. Hôm sau, cán bộ điều động người thân đến vơ vét nhẵn. Về tuyên truyền, toàn bộ báo chí và đài phát thanh của nhà nước vào cuộc, hồ hởi ca tụng cuộc chiến chớp nhoáng, đem lại vinh quang, thắng lợi vượt mức cho đảng, và đồng loạt biến nạn nhân thành những kẻ giết người! Phần Công Lý, không có luật pháp bảo vệ cho Công Lý trong chế độ CS và ở đó, luật pháp cũng chả biết Công Lý là gi. Có chăng bạo tàn, gian dối thành Công Lý chăng?

C. Kết qủa:

1. Vụ Sydney. Vì làm ăn cá thể, kẻ xâm phạm gia cư bất hợp pháp đã bị gia chủ đâm tại chỗ và chết ở trong nhà thương. Gia đình của người chết phải trả tiền cho bệnh viện trong thời gian y được cứu cấp. Phần đồng chí lái xe cho y bị bắt và vào tù.

Nguòi dân vì bảo vệ an ninh và tài sản của mình, tự vệ chính đáng. Ông Spring không bị mời lên đồn công an một ngày nào. Trái lại, trong thời gian đầu, an ninh luôn có mặt tại khu vực để bảo đảm an toàn cho ông. Ông vẫn ở nhà với những sinh hoạt bình thường. Khi cần thêm chi tiết, cảnh sát đến gặp ông tại nhà và phải có hẹn trước. Sau ba tháng ông nhận được quyết dịnh của tòa án tại nhà. Tòa công bố, miễn truy tố dưới mọi hình thức. Mọi việc lại trở lại bình thường. Không một ai bàn tán gì nữa. Công Lý đã sáng tỏ, phần cá nhân, ông rất lấy làm tiếc vì nhát dao qúa mạnh trong lúc hoảng hốt!

2. Vụ Tiên Lãng: Do đảng lãnh đạo và thuộc tập đoàn tác chiến của nhà nước, nên, những kẻ xâm phạm gia cư bất hợp pháp do nhà nước chỉ đạo, đều lãnh công ban thưởng. Khi bị thương được đảng bao che, đưa vào nhà thương cứu chữa, tiền thuốc men, dưỡng bệnh, bệnh phí do dân trả.

Phần người dân tự đứng ra bảo về quyền lợi và sinh mệnh của bản thân và gia đình thì bị bắt, bị đưa ra tòa với một bản án phi nhân quyền được công bố vào ngày 4/4/2013

- Đoàn Văn Vươn: 5 năm tù giam về tội giết người
- Đoàn Văn Quý: 5 năm tù giam về tội giết người
- Đoàn Văn Sịnh: 3 năm 6 tháng tù về tội giết người
- Đoàn Văn Vệ: 2 năm tù về tội giết người
- Phạm Thị Báu (Vợ anh Quý):18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng về tội chống người thi hành công vụ
-Nguyễn thị Thương ( vợ Đoàn văn Vươn): 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng về tội chống người thi hành công vụ

Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây một điểm là. Đồng chí X, đang giữ chức thủ tướng Việt cộng cũng đã công khai xác nhận là: “Việc cưỡng chế ở Tiên Lãng là sai pháp luật”. Chẳng biết đồng chí X nói là sai pháp luật nào, ( chắc là luật ở bên tây) chỉ thấy Tòa án ở Hải Phòng đem vụ việc ra xử, nên người dân cũng chẳng biết họ xử theo pháp luật nào nốt?

Riêng phần tài sản thì chẳng có luật lệ nào nói đến nên, tòa án Hải Phòng chỉ biết kết án người theo lệnh đảng. Nên không nghe nhắc nhở gì về việc bồi thường thiệt hại về phần tài sản, công sức, cũng như nhà cửa vô tội của các gia đinh Đoàn văn Vươn, Đoàn văn Qúy đã bị đánh sập. Trường hợp nếu có bồi thường thì không biết đó là tiền đóng thuế của người dân, hay là tiền túi của những kẻ đi làm cưỡng chế đã sai pháp luật, còn ra lệnh phá hoại tài sản của người dân. Riêng việc điều người đưa thuyền đến quăng lưới, vơ vét tôm cá ở trong đầm vào những ngày hôm sau thì chắc là.... huề, vì chả tìm ra người đến quăng lưới và cũng chả biết là bắt được mấy con tôm, mấy con cá mà đền!

Để Kết: Công Lý là gì?

Tôi không dám có định nghĩa. Tuy nhiên, theo tôi, Công Lý là sự ngay thẳng, chân thật, phù hợp với những lý lẽ tự nhiên,( kể cả siêu nhiên) được giáo dục nghiêm minh, cặn kẽ, được phát triển rõ nét trong xã hội và luôn sống ở trong lòng người. Nhờ đó, tính công bằng xã hội được thể hiện, giúp cho con người và xã hội có được cuộc sống an toàn, thịnh đạt. Như thế, dù là ở Đông, hay ở Tây, đều có anh sáng của Công Lý soi dọi cho bước đi của con người. Tuy nhiên, sẽ không bao giờ Công Lý được thể hiện ở trong chế dộ cộng sản và Công Lý không bao giờ có ở trong lòng những người quen gian dối. Theo tinh thần này, nhiều người cho là: Nếu đi ăn cướp. đập phá tài sản của người dân mà được gọi là thi hành công vụ như trường hợp ở Tiên Lãng, Văn Giảng..., thì trong tương lai, ở Việt Nam sẽ còn xảy ra nhiều vụ “ thi hành công vụ” tàn bạo hơn thế nữa.

Theo đó, nếu như người dân Việt Nam muốn tránh tai họa ấy đến cho mình và cho con cháu mình thì chỉ có một con đường duy nhất để đi là . Tất cả chúng ta đừng đứng sau khung cửa nữa. Trái lại, hãy mạnh dạn bước ra khỏi nhà. Hơn thế, hãy bước ra đường, nắm lấy tay người hàng xóm. Hãy nắm lấy tay người đi trên đường . Nắm lấy tay anh công nhân, nắm lấy tay bác nông dân, nắm lấy tay em, tay chị, tay anh, tay người chiến binh Việt Nam, để truyền cho nhau sức sống. Sợ hãi sẽ lui đi. Nhịp chân bước vững vàng hơn. Rồi chúng ta cùng đi trong hiên nganhg, khí thế. Phản đối cảnh tàn bạo dã man mà nhà nước cộng sản đã và đang đối xử với đồng bào của chúng ta. Rồi cùng nhau chấm dứt những cảnh oan khiên ấy trên đất nước của chúng ta trong ôn hòa, trật tự. Có làm như thế, cuộc sống trong an cư lạc nghiệp mới đến. Trái lại sẽ chết lần mòn trong cô đơn tủi hờn theo lệ xin cho của kẻ độc tài toàn trị vì Công Lý không bao giờ có ở trong các chế độ gian dối và bạo tàn như cộng sản.

6-4-2013
 
Văn Hóa
Trường Phái Nghi Ngờ
Nguyễn Trung Tây, SVD
05:37 06/04/2013
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Trường Phái Nghi Ngờ



Hồi còn nhỏ học lớp Giáo Lý Thêm Sức trong giáo xứ, tôi không có thiện cảm với thánh Tôma Tông đồ, bởi ý nghĩ tại sao trên đời lại có những người cứng lòng tin đến như thế. Chúa đã phục sinh ba năm rõ mười như thế kia, người người khắp cùng thiên hạ đều xôn xao bàn tán về bản tin Phục Sinh, thế mà thánh Tôma lại bướng bỉnh khăng khăng không chịu tin vào chứng từ của Phêrô, của Maria Mađalêna, của hai môn đệ trên đường Emmau, và bao nhiêu người khác. Trong giờ Giáo Lý Thêm Sức của ngày hôm đó, chán nản với ông Tôma cứng lòng đá sỏi, tôi mơ màng gật gù ngủ quên mơ tưởng tới hình bóng của Đức Giêsu Phục Sinh. Giá mà Đức Giêsu hiện ra với tôi bây giờ. Chắc chắn tôi sẽ tin liền, và tôi sẽ vòng tay cung kính xin Chúa cho con bánh sô-cô-la, kẹo dừa, kem chuối ướp lạnh. Tôi cũng sẽ xin Chúa làm phép lạ để tôi khỏi phải đi học nữa, nhưng sẽ ở nhà để đá dế, thả diều, tạt loong... Đức Giêsu Phục Sinh chưa kịp hiện ra thì ông Quản bất ngờ xuất hiện ngay trước mặt. Giơ cao tay, ông Quản yêu quý của giáo xứ không đánh khẽ, mà thật thà quật tôi mấy cái roi mây thật mạnh về tội ngủ gật trong giờ Giáo Lý! Giời ạ! Tôi tỉnh giấc mơ!

Lớn lên một chút xíu, vào mỗi mùa Phục Sinh, lắng nghe bài Phúc Âm nói về niềm tin cứng cỏi của Tôma, tôi lại càng cảm thấy thương hại cho thánh Tôma tông đồ nhiều hơn. Tôi chép miệng tiếc cho Tôma, bởi vào những giây phút hệ trọng cần phải có mặt trong cả một cuộc đời ba năm bỏ hết tất cả để đi theo Chúa thì thánh Tôma lại vắng mặt! Từ thương hại, tôi lại chuyển đổi sang thương cảm, bởi ý nghĩ tại sao trên đời này lại có những người chậm lụt đến như thế. Trong khi thiên hạ bao nhiêu người đã có cơ hội chiêm ngắm, tâm sự, và chuyện trò với Đức Giêsu Phục Sinh, trong khi tin mừng Phục Sinh tưng bừng nổ tung chiếu sáng trên vòm trời đêm đen nhân loại còn hơn cả pháo bông cháy rực rỡ trên cầu Harbor của phố cảng Sydney vào phút Giao Thừa, thế mà ngài tông đồ yêu quý lại cứ ngây nga ngây ngô như người ngủ trưa mới thức dậy. Lại một lần nữa tôi chép miệng,

— Đến là chán!

Không cần phải đoán già đoán non, tôi tin rằng nếu thánh Tôma mà sống bên Úc, chắc chắn không sớm thì muộn ngài cũng sẽ mất việc, bởi thánh tông đồ có vẻ hơi chậm lụt. Mà những người rùa bò, vô trễ về sớm thì thường được anh cai xếp, bà chủ hãng nhìn ngó với ánh mắt thiếu thiện cảm. Trong hãng, có chuyện chi xảy ra, cần phải giảm bớt con số nhân công, thánh Tôma của thiên niên kỷ 2000 sẽ cầm đơn gõ cửa văn phòng chính quyền liên bang xin tiền trợ cấp thất nghiệp là cái chắc.

Tôi biết lịch sử nhân loại cũng có nhiều nhân vật kỳ tài xuất thân từ trường phái nghi ngờ như thánh Tôma. Thời trước Công Nguyên, thiên hạ có Trang Tử, nằm ngủ mơ thấy mình hóa bướm. Khi thức dậy, Trang Tử thắc mắc đi ra đi vô gãi đầu gãi tai nghi ngờ không biết là Trang Tử đã ngủ mơ, hóa ra bướm, hay là bướm ngủ mơ, hóa ra Trang Tử.

Tới thời của Đức Giêsu, xuất hiện thánh Tôma.

Tới thời Trung Cổ, trường phái nghi ngờ xuất hiện thêm một nhân vật nữa làm nổi danh rạng rỡ gia tông, đó là, René Descartes. Cũng tương tự như Trang Tử, như thánh Tôma, Descartes cũng ưa nghi ngờ, hay đặt vấn đề. Có một lần, Descartes nằm ngủ mơ thấy mình đang ngồi trước lò sưởi bập bùng vào một đêm giá lạnh. Khi thức dậy, Descartes nghi ngờ không biết là Descartes đang ngồi trước lò sưởi rồi ngủ mơ là mình đang ngồi trước lò sưởi, hay là thực sự ra là Descartes đang ngủ và nằm mơ là mình đang ngồi trước lò sưởi.

Trong thiên hạ, nghi ngờ cỡ như Trang Tử và Descartes là một trong những cái nhất của đệ nhất thiên hạ nghi ngờ. Trong niềm tin, nghi ngờ cỡ như Tôma là một trong những cái nhất của đệ nhất niềm tin nghi ngờ.

Tôi tưởng là trường phái nghi ngờ đã tuyệt tích giang hồ, trưởng môn nhân Trang Tử, Tôma, và rồi Descartes đã viên tịch, cửa môn đã rêu xanh u tịch sau khi Descarte nằm xuống, nhưng không ngờ có một ngày tôi nhận ra mình đang đứng ngay trên sân gạch của môn phái nghi ngờ. Quay sang nhìn chung quanh, tôi giật mình nhận ra thiên hạ cũng vẫn còn nhiều kẻ nghi ngờ y như mình.

Nghi ngờ xuất hiện khi tôi nghi ngờ, không tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa, đặc biệt nơi tha nhân. Trong trường hợp này, tôi đích thực là đệ tử chân truyền của thánh Tôma tông đồ thủa xưa.

Cho nên mới có chuyện kể rằng trong một giáo xứ, nhận ra giáo dân ngày càng gặp nhiều khó khăn với đời sống chứng nhân Kitô, cha xứ lên tòa giảng ngày Chúa Nhật Phục Sinh, ngài nói,

— Tối qua, trong giấc mơ, Chúa hiện ra, báo cho tôi biết, Đức Giêsu Phục Sinh đang hiện diện ở ngay giữa chúng ta. Tôi năn nỉ nói với Chúa xin cho con biết ai trong số những người giáo dân trong giáo xứ mà Chúa trao cho con săn sóc chính là Đức Giêsu Phục Sinh, để con nghênh tiếp và chào đón Người. Nhưng rất tiếc, mặc cho tôi năn nỉ, Chúa tiếp tục lắc đầu từ chối không nói cho tôi biết ai trong số các ông bà, anh chị em trong giáo xứ của chúng ta chính là Đức Kitô Phục Sinh.

Ngay sau thánh lễ của ngày hôm đó, không ai còn nhận ra hình dạng giáo xứ của một thời khó khăn chật vật với đời sống niềm tin, bởi vì người người trong giáo xứ hoàn toàn thay đổi cung cách đối xử với nhau. Ai ai cũng nhẹ nhàng lời ăn tiếng nói với người đối diện, bởi họ nghĩ biết đâu nhân vật mà mình đang đối diện chuyện trò chính là Đức Kitô Phục Sinh. Bắt đầu từ đó giáo xứ trên trần gian của ông cha xứ hiện thành một thiên đàng dưới thế. Ngay khi vừa mới bước chân vào cổng làng, du khách có thể ngửi thấy hương thơm thiên đàng bốc cao ngào ngạt trong bầu không gian.

Thời gian trôi qua, người người trong giáo xứ vẫn thất bại, chưa kiếm ra được ai chính là Đức Kitô Phục Sinh đang hiện diện giữa họ. Nhưng thật là lạ kỳ, sau bài giảng của ngày Chúa Nhật Phục Sinh hôm đó, giáo dân trong xứ tự dưng khỏe mạnh, thôi đau ốm, có những người xấp xỉ sáu chục mà nhìn như bốn mươi. Tin đồn về giáo xứ lạ kỳ với nhiều người khỏe mạnh, ít bệnh tật, nhìn trẻ hơn tuổi thật rất nhiều cuối cùng cũng lan rộng khắp vùng. Phóng viên truyền hình ồn ào kéo tới phỏng vấn ông cha xứ. Trước một dàn phóng viên với ống kính chĩa về mình, cha xứ cười, và ông nói,

— Một trong những bí quyết khiến cho chúng tôi ít khi đau ốm bệnh tật, nhìn trẻ hơn tuổi thật là bởi vì mỗi khi bắt đầu chớm nổi cơn giận với ai, chúng tôi thường thường cầu nguyện bằng một lời kinh rất ngắn:

“Lạy Chúa, xin cho con không nghi ngờ nhưng nhận ra đây chính là Đức Kitô Phục Sinh mà con đang kiếm tìm”.

□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
 
Hã hát mừng Phục Sinh Chúa chúng ta
Trầm Hương Thơ
09:17 06/04/2013
Trời buồn bã trong bóng tà sẫm tối
Hai người buồn trên lối trở về quê
Đường Emmaus lòng đau khổ não nề
Trong hiu quạnh lối về sao đắng đót

Thầy chết đi dâng sầu cao chót vót
Bởi còn gì đau xót hơn nữa đâu
Bao công lao kỳ vọng đã từ lâu
Gởi hết vào mong cầu tiến hơn lên

Theo Giêsu làm chỗ dựa vững bền
Để sau này, còn nên danh, nên phận
Có ngờ đâu giờ này chẳng yên thân
Thầy đã chết, lận đận cả đến mình

Đứt cung đàn, gẫy nhịp tiến quang vinh
Rút về quê, ẩn mình trong chua xót
Bỗng kề bên, có giọng nói thật ngọt
Có chuyện gì ủ dột thế hai anh?

Đang buồn chán trả lời thẳng cho nhanh
Chuyện như thế! sao đành lòng không biết
Ông Giêsu mấy ngày qua bị giết!
Một con Người minh triết chẳng tội khiên

Thầy Giêsu rất công chính nhân hiền
Thế mà họ ngang nhiên buộc tội chết
Một tiên tri quyền lực Nadarét
Trước muôn người đem giết và đóng đinh

Cả khắp cùng rung động chẳng lặng thinh
Chuyện như thế chỉ mình ông không biết
Người ôn tồn giải thích thật tha thiết
Từ Mô sê khúc chiết, các tiên tri

Trong kinh thánh rõ ràng đã khắc ghi
Kẻ khờ dại! thực thi nhưng chẳng thấy
Người giải thích cặn kẽ những điều ấy
Đến làng rồi người đấy muốn đi thêm

Hai môn đệ giữ lại ngụ qua đêm
Khi dùng bữa ngước lên Người cầu nguyện
Bẻ bánh ra tỉnh bừng cả câu chuyện
Hai ông liền nhận diện chính Giêsu

Tự trách mình đầu óc qúa âm u
Chính Thầy đó! ta mù nên chẳng thấy
Hai ông liền cùng nhau đứng bật dậy!
Trở vào thành tin cậy báo tin vui

Cho tất cả những kẻ đang ngậm ngùi
Chúa sống lại, thật rồi! như phán hứa
Hỡi anh em! hay vui mừng nhảy múa
Đức Kitô Con Chúa đã phục sinh

Ngài chiến thắng sự chết trong quang vinh
Tan bóng tối Bình Minh Ngài rực sáng
Là Ánh Sáng! chính ngài là "Ánh Sáng"
Đức Kitô Con Chúa đã Phục Sinh

HALLELUJA, HALLELUJA
HÃY HÁT VANG NHẠC KHÚC KHẢI HOÀN CA
HALLELUJA, HALLELUJA
HÃY HÁT MỪNG PHỤC SINH CHÚA CHÚNG TA.