Ngày 03-04-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:49 03/04/2011
NGỜ NGHỆCH
N2T

Một hôm, ông bố có việc phải đi xa, nói với con trai:
- “Nếu có người tìm bố thì con nói với họ là bố có việc phải đi xa, mời vào nhà ngồi, sau đó rót trà mời họ uống nhé”.
Ông bố sợ con trai quên, do đó đem câu này viết trên tờ giấy và đưa cho nó, rồi mới an tâm đi. Đứa con trai đem tờ giấy bỏ vào trong túi áo, thường lấy ra đọc, nhưng đã qua ba ngày rồi mà vẫn không có ai đến tìm ông bố của mình, cho nên đứa con trai mới cảm thấy không cần dùng đến tờ giấy nữa, bèn đốt đi.
Không ngờ qua ngày thứ tư, đột nhiên có một người khách đến, hỏi:
- “Bố có nhà không con ?”
Đứa con trai lật đật lục túi tìm tờ giấy, nhưng tìm không có, hoảng quá bèn nói: “Chết rồi”.
Người khách rất kinh ngạc hỏi:
- “Lúc nào ?”
Đứa con trai trả lời:
- “Bị con đốt hôm qua rồi !”

Suy tư:
Sách Châm Ngôn đã nói:
“Con khôn làm cha vui sướng,
con dại làm mẹ buồn phiền” (Cn 10, 1).

Trong nhà mà có đứa con ngờ nghệch thì chắc chắn là cha mẹ buồn lắm, bởi vì con cái là tình yêu giữa cha với mẹ, là niềm vui và là hạnh phúc của cha mẹ.
Chúng ta là con cái của Thiên Chúa, Ngài ban cho chúng ta quá nhiều ân sủng, mà ân sủng lớn nhất chính là được tái sinh làm con của Thiên Chúa, được thừa hưởng Nước Trời và linh hồn được nuôi dưỡng bằng chính Mình và Máu Thánh của Chúa Giê-su.
Thế nhưng trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường không nhớ đến lời của Chúa dạy, cho nên khi cơn cám dỗ đến,thì chúng ta thành những đứa con ngờ nghệch trở nên miếng mồi ngon của ma quỷ, và nguy hiểm hơn là chúng ta đã làm gương xấu cho người khác bắt chước.
Không ai hạnh phúc và vinh hạnh như người Ki-tô hữu, bởi vì họ được chính Chúa Thánh Thần dạy dỗ qua lời giáo huấn của Giáo Hội.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:03 03/04/2011
N2T

22. Con không nên kiểm soát công việc của Thiên Chúa, mà chỉ nên cẩn thận trong những sai sót của con coi con có phạm bao nhiêu tội ác, chậm trễ làm việc thiện bao nhiêu lần.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:32 03/04/2011
TRỐN NGƯỜI QUYỀN QUÝ
N2T

Giáp và Ất hai người cùng đồng hành.
Giáp nhìn thấy từ đằng xa đi tới một người quyền quý, chỉ cần nhìn thấy người ấy mặc áo gấm đẹp đẽ, cỡi con tuấn mã, hai bên phải trái người tùy tùng như rất đông, thế là Giáp nói với Ất:
- “Người ấy là bạn chỉ thiết của tôi, nếu như anh ta nhìn thấy tôi, thì nhất định sẽ xuống ngựa đến chào, nhưng tôi vẫn cứ tránh anh ta cái đã !”
Không ngờ anh ta trốn vào ngôi nhà của người ấy, người quyền quý ấy vừa mới bước vào cửa liền hét lớn:
- “Thằng ăn trộm nào dám to gan giữa ban ngày ban mặt mà vào trốn trong nhà ta, muốn ăn trộm đồ hả ?”
Bèn ra lệnh cho đầy tớ đem ông Giáp ra đánh cho một trận và đuổi cổ ra ngoài.
Sau khi ra khỏi cổng, Ất liền kéo Giáp lại hỏi:
- “Ông vừa nói người ấy là bạn chí thân của ông, tại sao lại bị ông ta đánh cho như thế này hử ?”
Giáp trả lời:
- “Bởi vì anh ta và tôi chơi với nhau rất thân tình, nên vẫn thường đùa giỡn với nhau như thế mà !”

Suy tư:
Việt Nam có câu ngạn ngữ: “thấy người sang bắt quàng làm họ”, tức là nhìn thấy người sang trọng, giàu có, thì bắt chuyện làm quen nói là có họ hàng xa với họ. Con người ta ai cũng muốn làm quen chơi thân với những người có chức quyền trong xã hội, mà rất ít người thích làm quen chơi thân với những người nghèo. Thói đời là như thế.
Có những người khi nói chuyện với bạn bè thì khoe mình quen với đấng này bậc nọ trong Giáo Hội; có người lại khoe mình có lần ngồi ăn chung với ông thủ tướng này bộ trưởng nọ; có người lại khoe khoang với bà con dòng họ là mình quen thân với vị giám mục này, với cha giám đốc kia, cần gì thì họ giới thiệu cho. Thói đời là như thế.
Ki-tô hữu là những người danh giá nhất, vinh hạnh nhất, vì họ không những quen biết với Đấng tạo dựng nên vũ trụ, mà còn gọi Ngài là Cha trên trời của mình; vì họ không những là môn đệ của Chúa Giê-su, mà còn là bạn hữu của Ngài; vì họ không những được Thiên Chúa hứa ban Nước Trời mai sau, mà còn được hưởng hạnh phúc ở đời này khi tham dự thánh lễ và rước Mình Máu Thánh của Chúa Giê-su, và còn rất nhiều điều vinh hạnh mà người Ki-tô hữu được tham dự bởi tình yêu của Thiên Chúa ban cho.
Dù cho quen biết các người quyền thế, nhưng những người quyền thế này không thể bảo đảm cuộc sống hạnh phúc đời đời cho mình. Chỉ có Thiên Chúa là Đấng mãi mãi trung thành với lời hứa của mình, là hứa ban hạnh phúc vĩnh hằng cho những ai quen biết, yêu mến và thực hành Lời của Ngài mà thôi.
Nhận mình quen biết Thiên Chúa thì không có gì là mắc cỡ cả, nhận mình là người Ki-tô hữu thì không có gì phải nhục cả, chỉ có những ai mượn danh Ki-tô hữu để làm điều bất chính thì mới mắc cỡ bị nhục mà thôi.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:53 03/04/2011
N2T


21. Những người đi vào chốn vĩnh hẳng mà mang theo tội trọng thì có đại họa vậy.

(Thánh Gioan Kim Khẩu)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Teilhard de Chardin, một ông thánh theo lối mới.
Vũ Văn An
04:52 03/04/2011
Đúng như đã nói với người em họ làm ngoại giao là Jean de Lagarde, Teilhard de Chardin qua đời vào buổi chiều Chúa Nhật Phục Sinh, ngày 10 tháng 4 năm 1955, tại New York, chấm dứt 73 năm trên cõi đời đầy sóng gió.

Sóng gió ấy bắt đầu từ năm 1925. Teilhard bị Cha Bề Trên Cả của Dòng Tên là Vladimir Ledochowski bắt phải từ bỏ chức giáo sư tại Pháp và ký một bản tuyên bố, rút lại các đề cương gây tranh cãi của mình liên quan tới tội nguyên tổ. Thay vì rời bỏ Dòng, ông đã ký bản tuyên bố, rồi lên đường qua Trung Hoa. Đó là hành động kết án đầu tiên trong một loạt kết án về sau của đại diện giáo quyền kéo dài tới tận sau ngày ông đã qua đời. Những kết án này đạt tới tột đỉnh với sắc lệnh năm 1962 của Văn Phòng Thánh (Bộ Giáo Lý Đức Tin ngày nay) ngăn cấm các đấng bản quyền, các bề trên Dòng, các giám đốc đại chủng viện, các viện trưởng đại học không được phổ biến các tác phẩm của Teilhard de Chardin, vì chúng chứa đựng quá nhiều điều hàm hồ và sai lầm nghiêm trọng.

Trên thực tế, các trước tác của ông vẫn tiếp tục được in ronéo và phổ biến hạn chế giữa các tu sĩ Dòng Tên, giữa các thần học gia và học giả để thảo luận, tranh luận và phê phán. Có lúc, hình như các công trình này được nhìn nhận nhiều hơn, thậm chí ngày 10 tháng 6 năm 1981, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là Đức Hồng Y Agostino Casaroli, viết một bài trên tờ L’Osservatore Romano nói về cuộc sống đầy gắn bó với Chúa Kitô của Teilhard: “Điều mà người đồng thời với chúng ta chắc chắn luôn ghi nhớ là ngoài các khó khăn về ý niệm và thiếu sót trong lối phát biểu trong cố gắng táo bạo nhằm đạt được một tổng hợp, là chứng tá một cuộc sống gắn bó của một con người luôn được Chúa Kitô chiếm hữu tận thẳm sâu linh hồn mình. Ngài quan tâm tới việc tôn trọng cả đức tin lẫn lý trí, và quả đã dự ứng trước một đáp ứng đối với lời kêu gọi của Đức Gioan Phaolô II: ‘Đừng sợ, hãy mở, hãy rộng mở cho Chúa Kitô những cánh cửa dẫn vào các lãnh vực mênh mông của văn hóa, của văn minh, và tiến bộ”.

Tuy nhiên, sau đó không lâu, Tòa Thánh minh xác rằng: không nên giải thích các tuyên bố gần đây của các chức sắc Giáo Hội, nhất là những tuyên bố nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Teilhard như thể là những duyệt lại các chủ trương trước đây của giáo quyền. Điều này có nghĩa: sắc lệnh năm 1962 đến nay vẫn còn hiệu lực.

Điều ấy vẫn không làm nhiều người tiếp tục coi Teilhard là một người thánh thiện. Giống Blaise Pascal, nhà khoa học và thần học Pháp của thế kỷ 17, dù bị coi là lạc giáo vì các khuynh hướng Jansenist, nhưng không ai chối cãi cuộc sống anh hùng, thánh thiện của ông, kể cả kẻ thù của ông là các linh mục Dòng Tên, những người bị ông công kích kịch liệt trong Những Bức Thư Gửi Người Ở Tỉnh. Một trong những người đó là linh mục Thomas M. King, Dòng Tên, giáo sư Đại Học Georgetown, Hoa Thịnh Đốn. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Teilhard qua đời, cha King viết một bài về Teilhard, tựa là “A Holy Man and Lover of the World” (Một Người Thánh Thiện Và Là Người Yêu Thế Gian). Quả là một tựa đề gây bỡ ngỡ, nhất là cho những người sống trước Công Đồng Vatican II, vì thánh thiện và yêu thế gian khó mà đi đôi với nhau. Nhưng tựa đề đó hết sức thích hợp với Teilhard de Chardin, người từng đề tặng cuốn “Lãnh Vực Thần Linh” (Le Milieu Divin) “cho những ai yêu mến thế gian”.

Theo Cha King, khi Teilhard qua đời năm 1955, tại New York, ông rất nổi tiếng trong giới khoa học Mỹ vì các công trình về địa chất học Á Châu và các nghiên cứu của ông về Người Bắc Kinh. Ngoài khía cạnh đó, ông tương đối không được ai biết tới. Ông từng viết rất nhiều về triết học và thần học, nhưng giáo quyền không cho công bố, dù được phổ biến rộng rãi dưới hình thức bản thảo. Sau khi ông qua đời, các bằng hữu mới thu thập và cho xuất bản 13 cuốn của ông về các vấn đề tôn giáo. Đến lúc có Công Đồng Vatican II, nhiều người bắt đầu coi ông như một vị thánh. Nhưng sự thánh thiện của ông khá lạ, vì nó chủ yếu cho thấy một lòng tận tụy đối với thế gian và các công trình thế tục.

Trong Thế Chiến I, Teilhard là người mang cáng trong Lục Quân Pháp và được đồng đội mến phục vì thái độ dửng dưng đối với nguy hiểm. Sau chiến tranh, ông trở lại Đại Học Paris để hoàn tất chương trình tiến sĩ về địa chất học. Ông tiếp cận khoa học bằng tâm tình của một người mộ đạo, nói tới “nhiệm vụ thánh thiêng trong nghiên cứu. Ta phải thử nghiệm mọi rào cản, tìm hiểu mọi ngả đường, dò tìm mọi vực sâu”. Với Teilhard, tìm tòi nghiên cứu là một hình thức của thờ lạy với khoa khổ hạnh riêng của nó. Công việc từng đưa ông qua những cơn nóng nung người hay cơn bão băng giá, bị đủ thứ rắn rết bọ cạp, thức ăn tồi và không có thức ăn, bất ổn lẫn đầy ải chính trị. Trong tất cả những biến cố ấy, lúc nào người ta cũng thấy ông là một khoa học gia tươi cười.

Teilhard cố gắng đạt tới sự thánh thiện bằng cách làm việc trong ngành khoa học, và cố gắng này đòi phải có một cái hiểu mới về thánh thiện. Cái hiểu truyền thống về thánh thiện vẫn coi công việc thế tục gây trở ngại thiêng liêng cho ta, và coi thế giới quanh ta là phù vân và tro bụi. Muốn đạt tới những sự việc thuộc về Chúa, người ta buộc phải khưóc từ các sự việc thuộc thế gian. Thư thứ nhất của Thánh Gioan từng dạy: “Đừng yêu thế gian hay các sự việc thuộc thế gian” (2:15). Thánh Gioan Thánh Gia cũng viết tương tự: “Phải hoàn toàn xa lánh, hoàn toàn dốc bỏ và hoàn toàn nghèo nàn đối với mọi sự thuộc về thế gian”. Kiến thức thế gian cũng như lo lắng về nó vốn bị coi là sẽ dẫn ta tới kiêu ngạo. Thomas à Kempis, tác giả Gương Phúc, viết rằng “Phải học hỏi để dứt bỏ tình yêu đối với sự vật hữu hình và biến nó thành tình yêu đối với sự vật vô hình”.

Đến gần cuối thế kỷ 20, các chủng viện vẫn còn khuyến khích các chủng sinh đọc các sách vở kiểu đó. Tuy nhiên, phần đông Kitô hữu không còn coi chúng như đem lại lý tưởng nhân bản cho họ nữa. Tuy nhiên, khi cuốn “Lãnh Vực Thần Linh” được xuất bản năm 1958, lời đề tặng “Cho những ai yêu mến thế gian” không khỏi làm nhiều người ngỡ ngàng.

Năm 1916, giữa những lúc thư thả ngoài mặt trận, Teilhard viết tiểu luận đầu tiên khiến ông nổi tiếng, đó là tiểu luận “Sự Sống Vũ Trụ”. Trong tiểu luận này, ông mô tả việc hiệp thông với trái đất như là cách vươn tới sự hiệp thông với Thiên Chúa. Nền thần học của ông xoay quanh ý niệm của Thánh Phaolô về “thân thể Chúa Kitô”. Thánh Phaolô kêu gọi Kitô hữu nhận ra mình không phải như các cá nhân riêng rẽ nhưng như một thân thể. Hơn nữa, các trước tác của Thánh Phaolô còn gợi cho Teilhard điều này nữa: “thân thể Chúa Kitô” bao gồm luôn thế giới vật chất, vì trong Chúa Kitô “muôn vật được tạo thành, trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình… tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng, nhờ Người và cho Người… tất cả đều tồn tại trong Người” (Cl 1:16-17). Sự hợp nhất muôn vật nơi Người này chỉ có thể thực hiện được bằng cách xây dựng một hạ tầng thế tục. Qua việc làm trong khoa học, kỹ thuật, quản trị, giáo dục và thống nhất các dân tộc, người Kitô hữu được mời gọi phát triển thế gian để nó trở nên thân thể xứng hợp cho Chúa Kitô, Đấng là linh hồn của nó. Biến hóa là một diễn trình xây dựng, và Kitô hữu nên dấn thân tiếp tục diễn trình này. Teilhard từng viết: “Hợp tác vào việc phát triển vũ trụ phải được coi là nghĩa vụ chủ yếu và hàng đầu trong các nhiệm vụ của Kitô hữu”. Teilhard đề nghị rằng cần phải có một cộng đồng tôn giáo trong đó, người ta thề hứa sẽ đẩy mạnh hơn nữa công trình của thế gian, một công trình đòi phải có khoa khổ hạnh riêng, buộc người ta phải khước từ chủ nghĩa cái tôi và từ bỏ hết mình (supreme renunciation).

Đây là lối suy nghĩ mới hẳn. Kitô hữu phải yêu mến thế gian, vì ta thấy Chúa Kitô ở đó. Đau khổ không còn là hình phạt của tội lỗi nữa, mà là cái giá mỗi người chúng ta phải trả để mang vũ trụ tới chỗ thành toàn của nó trong Chúa Kitô. Một vài tuần sau khi viết xong “Sự Sống Vũ Trụ”, Teilhard thêm lời bạt nhìn nhận là mình đã giới thiệu “một xu hướng hoàn toàn mới cho giáo huấn khổ hạnh của Kitô Giáo”. Pierre Leroy, người bạn Dòng Tên thân cận nhất của Teilhard trong những năm cuối đời, có kể lại một câu truyện cho thấy người giáo dân Công Giáo đã bị lôi cuốn bởi ngôn từ của Teilhard như thế nào. Đó là câu truyện một thương gia rất thành công yêu cầu được minh xác về vấn đề này, Teilhard đã trả lời như sau: “Vì mọi sự trong thế gian đều theo con đường thống nhất hóa, nên sự thành công tâm linh của vũ trụ được cột chặt vào việc vận hành chính xác của mọi vùng trong vũ trụ, nhất là vào việc mọi năng lượng có thể có được phóng ra trong vũ trụ. Vì việc thương trường của ông… đang diễn tiến tốt, nên một chút sức mạnh nữa đã được trải rộng ra khắp khối nhân loại, và nhờ thế, có thêm một chút tự do nữa để hành động, suy nghĩ và yêu thương”.

Vì Thế Chiến I kéo dài, Teilhard có ý định viết thêm nhiều tiểu luận khác. Nhưng khi ông gửi chúng cho các vị bề trên trong Dòng, các vị này tỏ ý hết sức bối rối. Các vị sợ rằng vì quá nhấn mạnh tới sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế gian, ông liều mình sa vào chủ nghĩa phiếm thần. Mà xem ra, ông có vẻ thích hạn từ này. Để bênh vực cho mình, Teilhard dựa vào Thánh Phaolô, người từng nói về Chúa Kitô như là đầu mọi sự và thân thể Người như “sự viên mãn làm mọi sự được viên mãn” (Eph 1:23).

Để củng cố “xu hướng mới” nói trên, Teilhard gửi các tiểu luận của mình cho Maurice Blondel, một triết gia và là một học giả Công Giáo nổi tiếng thời ấy. Trong một lá thư đính kèm, ông biện luận rằng một linh đạo từ bỏ không phải là điều đáng ước ao cho nhân loại nói chung. Phần lớn người ta phải làm việc lâu giờ trong thế giới thế tục và những thời khắc này không thể bị coi là xa lạ đối với việc hiệp thông với Chúa Kitô. Trong thư trả lời, Blondel tỏ ý quan ngại vì nhiều đoạn văn của Teilhard rất gần với chủ nghĩa phiếm thần. Nhưng đồng thời, ông cũng nhận ra một điều gì đó rất đúng trong sứ điệp của Teilhard. Chính Blondel cũng có cùng một cái hiểu tâm linh tương tự như thế, nhưng không dám nói ra công khai. Ông bị kìm hãm một thời kỳ lâu dài bởi các chứng tá và thẩm quyền chống lại cái hiểu ấy, vì đối với phần đông các học giả Công Giáo, các quan tâm về thế giới chỉ là “phù vân, làm tinh thần phiền lụy và làm trái tim sa đoạ. Đọc Teilhard, Blondel được khích lệ: “tư tưởng ấy đã đem lại cho tôi biết bao tin tưởng và vững tin!”.

Ngược lại, nhờ trao đổi với Blondel, Teilhard đã khai triển được giai đoạn thứ hai cho linh đạo của mình. Trước nhất, con người phải yêu thế gian. Rồi, khi thời gian tới, họ phải từ bỏ nó. Với một nền linh đạo tiến triển và tự phát triển, “người ta chỉ còn nửa đường dẫn tới Núi Hiển Dung”. Nhưng họ cũng cần một nền linh đạo nhỏ bé đi, từ bỏ và chết đi. Teilhard nói tới việc ta bị “ra không” (annihilation, một hạn từ ông mượn của Thánh Gioan Thánh Giá), tức thời gian trong mọi cuộc đời khi dòng biến cố đi ngược lại ta, và ta cảm thấy bị sức mạnh của thế gian đánh cho tơi bời. Ta đối diện với các giới hạn, các thất bại, các đau khổ và chính cái chết của mình. Đối với Teilhard, những điều đó cũng đem Thiên Chúa đến với ta, và đem ta tới Thiên Chúa. Ông viết: “Nếu ta tin, thì sức mạnh mà ta đang thống khổ chống lại sẽ hết còn là năng lực mù quáng hay sấu xa. Vật chất thù nghịch sẽ biến mất. Và thay vào đó, ta sẽ thấy Chúa Tể thần linh”.

Ấy thế nhưng, trước khi bị “ra không”, con người phải phát triển mình trước đã, và nhờ làm thế, họ phát triển thế gian. “Nỗ lực phổ quát của thế giới có thể được coi như việc chuẩn bị lễ hy sinh sẽ được dâng lên”. Giống việc leo một chiếc thang, thoạt đầu ta phải đứng vững ở một nấc thang và rồi phải từ bỏ nấc thang đó. Tình yêu con người chỉ là một dẫn khởi vào tình yêu, chuẩn bị trái tim cho tình yêu thần linh.

Bởi thế, Teilhard không bất đồng với nền linh đạo từ bỏ, chỉ cho rằng nó không phải là nơi đúng để bắt đầu. Thành công không phải là trọn câu truyện, và thất bại cũng thế. Nhưng ta chỉ thấy Chúa Giêsu trong đau đớn và mất mát sau khi đã cố gắng hết mình tìm kiếm Người trong việc làm tốt lành của Người.

Năm 1923, đang khi khai quật tại các thung lũng gần Vạn Lý Trường Thành bên Trung Hoa, Teilhard đã viết một trong các tiểu luận được nhiều người ưa thích hơn cả, đó là cuốn “Thánh Lễ Vũ Trụ”. Đứng trên mảnh đất vàng của Trung Hoa, ông nói tới việc biến toàn bộ trái đất thành bàn thờ của mình. Trong phần dâng lễ của Thánh Lễ này, ông dâng lên mọi lao công và đau đớn của thế gian. Bánh lễ bao gồm mọi sự đang bừng lên, đang lớn lên, đang đâm trồi nở hoa và kết trái; rượu lễ là mọi sự đang bị sói mòn, tàn tạ và bị đốn đi. Trong phần truyền phép, Chúa Kitô, qua linh mục, nói tới việc coi sự phát triển của thế gian là thân thể mình, còn những xao xuyến và chết chóc của nó là máu mình. Chúa Kitô ở khắp mọi nơi, và thế gian được truyền phép thành chính xác thịt Người.

Tiếp theo sự kỳ diệu của truyền phép, linh mục tiến qua phần Hiệp Lễ. Khi vươn tay cầm lấy “bánh rực lửa”, linh mục cam kết vượt quá con người mình, tự để mình bị lôi cuốn vào các lao công, các nguy hiểm và việc không ngừng canh tân các ý niệm. Qua tất cả những điều đó, ngài sẽ lớn lên và trong diễn trình lớn lên này, ngài tìm thấy Thiên Chúa: “Người được đầy tràn tình yêu tha thiết đối với Chúa Giêsu ẩn tàng trong các sức mạnh đang đem lại gia tăng cho trái đất, người ấy sẽ được trái đất nâng cao, như một bà mẹ… và sẽ giúp họ khả năng chiêm ngắm dung nhan Thiên Chúa”.

Nhưng xét cho cùng, nước Thiên Chúa không thuộc thế gian này. Thiên Chúa nội tại cũng là Thiên Chúa vô cùng siêu việt. Bởi thế, người ta không thể vào được Thiên Chúa chỉ bằng cách đơn giản làm việc vì chính nghĩa trần thế, bất kể lớn lao thế nào. Muốn được hợp nhất sau cùng, họ phải bước qua diễn trình thu nhỏ đầy thống khổ và cái chết, không hề có thứ bù trừ hữu hình nào được ban cho. “Chính vì thế, khi rót vào chén thánh Ta sự đắng đót của mọi xa cách, mọi giới hạn, mọi sa đoạ vô bổ, con đã đưa nó cho Ta mà nói: ‘Tất cả hãy uống chén này’”. Chúa Giêsu ẩn mình trong các sức mạnh này, và mọi người yêu mến Người nơi đó, cuối cùng, “sẽ tỉnh dậy trong lòng Thiên Chúa”. Teilhard trích dẫn một tu sĩ Dòng Tên vô danh thuộc thế kỷ 16: “Lạy Chúa, là Chúa Tể của con, hãy nhốt con vào thật sâu trong trái tim Chúa; và rồi giữ con ở đó, đốt con, thanh tẩy con, nổi con thành lửa, thăng hoa con, cho tới khi con hoàn toàn trở nên điều Chúa muốn con trở nên qua việc hóa ra không trọn vẹn của con”.

Trong nửa thế kỷ từ ngày Teilhard qua đời, Giáo Hội đã trải nghiệm nhiều thay đổi. Các thay đổi này phần lớn có liên quan tới Công Đồng Vatican II. Tại Công Đồng này, nhiều người thấy rõ ảnh hưởng của Teilhard. “Hiến Chế Mục Vụ Về Giáo Hội Trong Thế Giới Hiện Đại” (1963) đã vươn tay đụng tới thế giới thế tục bằng cách nhấn mạnh tới giá trị của nó và các kỳ diệu của kỹ thuật. Hiến Chế này thấy các nhà khoa học làm việc “với một tâm trí khiêm hạ và đứng đắn” được hướng dẫn bởi bàn tay Thiên Chúa và Chúa Kitô như điểm Omega, “mục tiêu của lịch sử nhân loại”. Các cá nhân và quốc gia được mời gọi nắm tay nhau để trở thành “những người thợ của một nhân loại mới”. Phát triển con người là trách nhiệm chung, một ý nghĩ được Teilhard viết ngay ở tiểu luận đầu tiên. Đức Cha Otto Spülbeck của giáo phận Meissen, Đức Quốc, thuật lại rằng tên của Teilhard được nhắc tới 4 lần khi các giám mục bàn thảo văn kiện này tại phòng họp toàn thể của Công Đồng.

Nhiều nhà thần học và tác giả linh đạo ngày nay cũng tự coi mình mắc nợ đối với Teilhard. Jon Sobrino, S.J., từng cho rằng Teilhard ảnh hưởng niều tới công trình thần học giải phóng của mình. Các Kitô hữu quan tâm tới môi trường cũng tìm thấy nhiều cảm hứng nơi Teilhard. Michael Comdessus, Giám đốc Qũy Tiền Tệ Quốc Tế trong 14 năm, cũng nói rằng: ông luôn luôn nghĩ tới Teilhard trong việc làm hằng ngày của ông. Ngay những nền linh đạo không ăn có gì với Kitô Giáo cũng lấy cảm hứng nơi Teilhard. Marilyn Ferguson, tác giả cuốn The Aquarian Conspiracy, có hỏi 185 nhà lãnh đạo phong trào New Age xem ai là người ảnh hưởng nhất đối với tư duy của họ, Teilhard được họ nhắc nhiều hơn moị người khác.

Tất cả những người đó đều thuộc “những ai yêu mến thế gian”. Teilhard hẳn cảm thấy ấm lòng. Ông cho hay, ông thường cầu “Thánh Lễ Vũ Trụ” nhiều lần. Nó nhắc ông nhớ rằng có hai hình thức hiệp thông: trong phát triển, ta hiệp thông với thân thể Chúa Kitô, còn trong thu nhỏ và chết chóc, ta hiệp thông với máu của Người. Dự ứng trước cái chết của mình, Teilhard ghi nhận rằng mọi tín hữu đều muốn rước lễ lúc lâm chung. Ông xin họ điều này nữa: “xin dạy tôi biết coi cái chết của mình như một hành vi hiệp thông”. Ngày 10 tháng 4 năm 1955, đúng Chúa Nhật Phục Sinh, Teilhard lên cơn nhồi máu cơ tim và qua đời, việc hiệp thông của ông đã hoàn tất.

Con người của khoa học và của niềm tin ấy từng được người ta gọi là nhà khoa học tươi cười. Binh sĩ Hồi Giáo người Algerie gọi ông là sidi (ngài, ông chúa) một từ ngữ tôn giáo chỉ sự kính trọng. Một đồng đội thuật lại: “những binh lính bắn sẻ Bắc Phi của trung đoàn ông nghĩ rằng ông được đấng thiêng liêng (baraka) của mình che chở. Vì những cơn mưa của súng máy cũng như hàng thảm của bom phi cơ hình như chẳng dám đụng tới ông… Có lần tôi hỏi: ‘Điều gì khiến ông giữ được bình thản trong trận đán này? Xem ra ông không thấy nguy hiểm và sợ sệt không đụng tới ông’. Ông trả lời một cách nghiêm trang nhưng với nụ cười thân hữu thường lệ khiến cho lời nói của ông lúc nào cũng ấm áp: ‘Nếu bị giết, tôi chỉ thay đổi hình thức sống, có thế thôi”.
 
Từ vực thẳm của sự dữ
Bùi Hữu Thư
07:02 03/04/2011
Rome (Zenit.org): Cuộc hành hương của Đức Thánh Cha Benedict XVI – như ngài đã chọn tên cho cuộc viếng thăm Fosse Ardeatine để tưởng nhớ các nạn nhân của cuộc thảm sát vẫn sống mãi không thể xóa mờ, trong bao nhiêu sự khủng khiếp của Thế Chiến Thứ Hai. Cuộc viếng thăm này không cho giới truyền thông theo dõi, có lẽ một phần vì có quá nhiều biến cố dồn dập liên tiếp trên thế giới. Tuy nhiên, cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Benedict XVI tới điạ điểm thiêng liêng Sacrarium này "nơi yêu quý của tất cả người dân Ý,” tiếp theo các cuộc thăm viếng trước đây của các Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Gioan Phaolô II, và ước muốn của ngài là cầu nguyện và “trau dồi lại ký ức” – có một ý nghĩa đáng kể và tiềm tàng lâu dài.

Đấng kế vị của hai giáo hoàng trước thực ra đã làm thêm một bước nữa trong việc tái thiết ký ức về cuộc chiến đã khiến cho thế kỷ 20 bị dìm xâu vào vực thẳm của sự dữ, như Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nói đúng một tháng sau khi ngài được bầu lên, và suy niệm về những lần có sự kế vị ngôi giáo hoàng.

Tân giáo hoàng nói: Bằng cách này, chúng ta cần xem xét “dưới ánh sáng của sự an bài của Thiên Chúa, làm sao chúng ta không thể thấy sự kiện là trên ghế của Thánh Phêrô, một giáo hoàng người Ba Lan được kế vị bởi một giáo hoàng người Đức, thuộc một quốc gia nơi chế độ phát xít đã dã man tàn sát và tấn công các quốc gia láng giềng trong đó có Ba Lan?

"Trong thời thơ ấu, cả hai vị giáo hoàng này – dù cho có ở hai bên chiến tuyến và hoàn cảnh khác nhau – cũng vẫn hiểu biết sự độc hại của Thế Chiến Thứ Hai và sự tàn bạo vô lý của người đánh nhau với người và dân một nước chiến đấu với dân nước khác".

Trước sự hiện diện của Thầy Thượng Thẩm Rabbi của cộng đồng cổ xưa nhất tại Tây Phương, đã bị tổn hại cách dã man vì những bách hại về chủng tộc. Ngoài ra tại Fosse Ardeatine, một "thị trấn được thánh hiến bởi máu của các vị tử đạo,” Đức giám mục thành Rôma muốn được viếng thăm lâu dài các thân bằng quyến thuộc của các nạn nhân – Công Giáo và Do Thái cùng với nhau – và tỏ lòng kính nhớ về thảm trạng của họ, tại điạ điểm gần các hang toại đạo, và từ nơi này, một lần nữa, các kinh nguyện và Thánh Vinh được hát lên. Các Thánh Vịnh mà qua bao nhiêu thế kỷ cả người Do Thái lẫn Kitô giáo đã từng cầu nguyện với cùng một Thiên Chúa.

Chính là Thiên Chúa trong giờ phút tối tăm nhất, hai trong những người bị thiệt mạng đã quay trở về để xác nhận đức tin vào “Thiên Chúa và nước Ý”, giống như những người khác cũng đã làm như vậy trong thời kỳ đó, và đã cầu xin sự bảo vệ người Do Thái khỏi “bị đàn áp dã man.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI dẫn chứng lời nói của họ, ngài nhắc đến dịp kỷ niệm 150 năm quốc gia Ý được hiệp nhất, và lập lại là trong Chúa Cha của tất cả mọi người, một tương lai khác hơn có thể xẩy ra: một tương lai không xúc phạm đến Thánh Danh Chúa và con người được dựng nên giống hình ảnh của Người.
 
Philippines: Một linh mục chạy và đi bộ “vì hòa bình và sự sống”
Nguyễn Trọng Đa
09:06 03/04/2011
Philippines: Một linh mục chạy và đi bộ “vì hòa bình và sự sống”

Manila, Philippines – Linh mục Amado Picardal, 56 tuổi, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, đi bộ và chạy từ ngày 1-4 theo chiều dài Philippines nhằm thúc đẩy hòa bình cho đất nước, đặc biệt là ở Mindanao.
Cha Amado Picardal dừng lại uống nước bên đường
Trước đây, Ngài đã đạp xe vòng quanh đất nước vì "hòa bình và sự sống", nhưng ngài cảm thấy điều này là chưa đủ để tạo ra cảm thông cho chính nghĩa của mình. Lần này ngài dự định sẽ có một "cuộc hành trình của một đời" bằng cách chạy và đi bộ dọc đất nước Philippines.

Ngài cho biết chuyến đi khởi hành từ thành phố Davao ở miền nam, đến Aparri ở Cagayan, mũi cực bắc của đất nước.

Nhà truyền giáo người Philippines nói ngài lạc quan về cuộc hành trình dài 2.000 km để thúc đẩy hòa bình và bảo vệ sự thánh thiêng của sự sống. Ngài hy vọng chuyến đi sẽ kéo dài 58 ngày và dự trù mỗi ngày đi bộ và chạy trung bình 42 km.

Ngài nói: “Điều này sẽ tượng trưng cho cuộc đời tôi như là một cuộc hành trình và hành hương liên lỉ cho sự sống và hòa bình. Tôi sẽ ăn chay và chỉ ăn vào ban đêm. Tôi rất nghiêm túc trong việc thực thi tuyên bố này”.

Ngài cho biết đây sẽ là “cuộc đi bộ hoặc chạy để cầu nguyện" cho sự thành công của tiến trình hòa bình giữa chính phủ và Mặt trận Dân chủ Quốc gia (NDF) và Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF). Ngài nói thêm: “Ngoài ra, các mối đe dọa đến sự sống vẫn còn đó, như khai thác mỏ và khai thác gỗ, các vụ giết người ngoài luật pháp, luật hạn chế sinh sản... Tôi muốn ngăn chặn các điều này".

Việc chạy khắp cả nước không phải là mới lạ ở Philippines. Linh mục Picardal sẽ đi theo bước chân của bốn người đã chạy trước đó: Cesar Guarin (1980), linh mục Robert Reyes (1996, 97 và 98), Jay Roxas và Mat Macabe (2005).

Nhưng điều làm cho linh mục Picardal độc đáo hơn là ngài lớn tuổi hơn và thực hiện chuyến đi một mình, không có người đồng hành, không có xe hoặc toán người hỗ trợ, và phải mang theo những gì ngài cần trong ba lô trên lưng.

Ngài nói: “Tôi cũng kết hợp chạy và đi bộ, mà tôi tin rằng sẽ được thư giãn nhiều hơn và bền bĩ sức lực cho tôi. Tôi sẽ đi theo một con đường khác với những người đi trước, đặc biệt là trong chặng cuối, tôi sẽ leo qua dãy núi Cordillera".

Ngài tin là sẽ vui hưởng kinh nghiệm này. Ngài nói: “Tôi quen vậy rồi. Đối với tôi đó là cuộc hành trình, và hy vọng nó sẽ truyền cảm hứng cho mọi người”. (UCA News 31-3-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
ĐHY Trần Nhật Quân nổi giận với cha Heyndrickx và chính sách “đối thoại bằng mọi giá” của Bộ Truyền Giáo
Đặng Tự Do
14:17 03/04/2011
Nguyên Bản Tiếng Anh: Card. Zen’s anger over Fr. Heyndrickx and Propaganda Fide’s "dialogue at all costs"
“Thảm trạng” của Giáo Hội tại Trung Hoa gây ra không chỉ bởi chính sách của Bắc Kinh, mà còn bởi đường lối của chính Vatican đã quá tương tự như chính sách thất bại Ostpolitik đã từng được ĐHY Casaroli chủ xướng. Thực hiện đối thoại, nhưng không được tháo khoán đức tin của chúng ta. Khả năng ly giáo quá cao của các giám mục “nhiệt tình” tuân phục chế độ. Một tinh thần sám hối và hoán cải cho tất cả.

ĐHY Trần Nhật Quân
AsiaNews – Giáo Hội tại Trung Hoa đang ở trong một “thảm trạng” không chỉ bởi sự hà khắc của chế độ, mà còn bởi vì “bộ ba” (Tổng trưởng Bộ Truyền giáo, một thuộc hạ của ngài, và cha Jeroom Heyndrickx là một nhà thừa sai Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm và cũng là một trong những cố vấn của Bộ) vẫn đang tiếp tục đẩy Vatican tới chỗ thỏa hiệp với chế độ Trung Hoa, theo đường lối Ostpolitik của ĐHY Casaroli. Chính thái độ này đã khiến rất nhiều giám mục của Giáo Hội chính thức dự phần vào việc tấn phong bất hợp pháp tại Thừa Đức ngày 20 tháng 11 năm 2010 và tham gia vào Đại Hội Công Giáo Toàn Quốc hôm 9 tháng 12 năm 2010, trong một thái độ bất tuân phục công khai đối với các hướng dẫn của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI. Theo vị giám mục hồi hưu của Hồng Kông, Tòa Thánh cần phải đưa ra hướng dẫn rõ ràng cho Giáo Hội tại Trung Hoa để tránh tình trạng ly giáo từ các giám mục chính thức đang “quá nhiệt tình tuân phục” chính quyền Trung Hoa chứ không phải là Đức Giáo Hoàng.

Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã trình bày lập luận của ngài trong một văn bản gửi cho chúng tôi phản hồi những suy tư của cha Jeroom Heyndrickx, đưa ra hôm 16 Tháng Ba 2011 trên nội san Ferdinand Verbiest. Trong bài viết của mình, cha Heyndrickx, vị linh mục người Bỉ, một chuyên gia về Giáo Hội tại Trung Hoa, viết rằng bất chấp “cái tát vào mặt” Đức Giáo Hoàng trong vụ tấn phong tại Thừa Đức và Đại Hội tại Bắc Kinh, việc đối thoại với Chính quyền Trung Hoa phải được tiếp tục và không nên đánh giá các giám mục hà khắc quá, cũng như không nên thối lui bởi những “hiểu lầm” về lòng trung thành của họ bất chấp “những vi phạm giáo luật.” (xem Verbiest Update số 16 – tháng 3 năm 2011).

Sau đây là nguyên văn những gì Đức Hồng Y Trần Nhật Quân thấy cần phải lên tiếng:

Đáp trả của Đức Hồng Y Trần Nhật Quân cho nội san Ferdinand Verbiest Update số 16

Như thường lệ, cha Jeroom Heyndrickx đã chọn giữa các Đức Giáo Hoàng, đặt vị này chống lại vị kia. Trong trường hợp cụ thể này, ông tán dương Đức Giáo Hoàng Phaolô VI như người cổ vũ cho việc đối thoại, và bài bác Đức Giáo Hoàng Piô XI, người thích đối đầu hơn.

Đối thoại

Tôi xin phép nhắc cha Heyndrickx rằng có những tình huống đối thoại khác nhau. Rất khác biệt khi một vị Giáo Hoàng tuyên bố những nguyên tắc tổng quát của tiến trình đối thoại với khi một vị Giáo Hoàng đối thoại cụ thể với những người thẳng tay giết con cái của mình một cách không thương tiếc.

Trong trường hợp cụ thể này của chúng ta, tôi tự hỏi: “Chúng ta có nên khăng khăng là phải tế nhị nhẹ nhàng trong lúc đối thoại không khi Đức Thánh Cha của chúng ta đã bị xúc phạm cách nghiêm trọng?” Nói cho cùng, các sự kiện vào cuối tháng Mười Một và đầu tháng Mười Hai năm ngoái mang cái ý nghĩa gì, nếu không phải là một cái tát thẳng vào mặt của Đức Giáo Hoàng?

Việc đối thoại chắc chắn là tối quan trọng. Nhưng trong trường hợp này của chúng ta, người ta đã đóng sầm cánh cửa lại thẳng ngay vào mặt của người đối thoại quá-đỗi-hiền-lành của họ.

Ostpolitik

Cha Heyndrickx đúng là một người hâm mộ nhiệt tình đối với chính sách Ostpolitik của Đức Hồng Y Casaroli trong cách ứng xử với các chế độ độc tài toàn trị ở Đông Âu mà ông cho rằng đã được sự ủng hộ mạnh mẽ của Đức Phaolô VI. Tôi không rõ sự ủng hộ mạnh mẽ đó mạnh tới cỡ nào. Nhưng tôi biết chắc chắn, từ một nguồn rất có thẩm quyền, là khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được bầu làm Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh, ngài nói: “Quá đủ rồi!” về cái chính sách Ostpolitik đó.

Đức Hồng Y Casaroli và những người theo ông nghĩ rằng họ đã làm được những phép lạ, bằng cách theo đuổi một chính sách thỏa hiệp với bất cứ giá nào. Nhưng, trong thực tế, họ đã làm hòa, đúng như thế, với các chính quyền độc tài toàn trị, nhưng với cái giá của một tình trạng suy yếu đau thương cho Giáo Hội của chúng ta. Bạn chỉ cần lắng nghe ý kiến của hàng giáo phẩm từ những quốc gia đó. Một trong các vị bản quyền nói với tôi rằng Đức Hồng Y Wyzinsky đã có một ngày đến Roma để nói với các giới chức trong Giáo triều Roma hãy thôi đi đừng nhúng tay vào công việc của Giáo Hội tại Ba Lan.

Cha Heyndrickx tin rằng Đức Gioan Phaolô II đứng về phía mình, một mẫu mực của sự ôn hòa. Ông rõ ràng đã quên rằng chính Đức Gioan Phaolô II đã cho phép mở án phong thánh cho các vị tử đạo Trung Hoa, dù ngài biết rất rõ điều này chắc chắn sẽ làm nhà cầm quyền Bắc Kinh nổi điên lên. Sau khi mọi việc xảy ra, không hề có chuyện ngài xin lỗi về việc phong thánh, như là cha Heyndrickx đã đưa ra.

Giờ đây, hãy nhìn đến Giáo Hội tại Trung Hoa ngày nay.

Giáo Hội tại Trung Hoa

Giáo Hội của chúng ta tại Trung Hoa nay đang ở trong tình trạng thảm hại, bởi vì trong những năm qua một số người đã mù quáng và ngoan cố đeo đuổi cùng một chính sách Ostpolitik, bỏ qua các hướng dẫn rõ ràng được đưa ra bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô trong Lá Thư Gửi Cho Giáo Hội Tại Trung Hoa năm 2007, và chống lại đa số ý kiến của Ủy ban mà Đức Giáo Hoàng đã thành lập để tư vấn cho Tòa Thánh trong các vấn đề của Giáo Hội tại Trung Hoa.

Đối thoại và thoả hiệp là cần thiết, nhưng phải có căn bản. Chúng ta không thể từ bỏ các nguyên tắc của đức tin chúng ta, và kỷ luật cơ bản của Giáo Hội chúng ta, hầu làm vui lòng nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô nghĩ rằng thời điểm phải làm sáng tỏ đã đến. Uỷ ban về Trung Hoa cũng đã có ý kiến là chúng ta đã đi đến tận cùng của nhượng bộ và không thể nhượng bộ thêm nữa. Thế nhưng, vị tổng trưởng của Bộ Truyền Giáo, một thư ký của bộ này, và cha Heyndrickx; bộ ba này, nghĩ là họ hiểu biết hơn.

Giáo Hội tại Ba Lan đã mạnh mẽ và can đảm. Không phải như Giáo Hội tại Trung Hoa. Các giám mục của chúng tôi cần được khích lệ để can đảm. Nhưng thay vào đó họ lại nhận được rất nhiều lòng thương cảm ấm ớ không đúng chỗ, chỉ đẩy họ xuống càng lúc càng sâu hơn vào vũng lầy của sự khuất phục nô lệ.

Có ai đó đã nói với các anh em của chúng tôi: “Chúng tôi thông cảm với các ngài”. Điều này minh nhiên nói lên rằng: “Đừng lo, chúng tôi sẽ thông cảm với các vị, ngay cả khi các vị, vì bị áp lực mà tuân theo lệnh của nhà cầm quyền.” Nhưng than ôi, trong trường hợp này, vâng lời nhà cầm quyền, có nghĩa là phản bội lại cách nghiêm trọng sự trung thành phải có với Đức Giáo Hoàng và sự hiệp thông với Giáo Hội Hoàn Vũ!

Sau vụ tấn phong tại Thừa Đức và sau Đại Hội lần thứ VIII, một số các giám mục dự phần vào những trò ấy đã xin lỗi các linh mục của họ. Một số khác đã khóc òa đẫm lệ ăn năn. Nhưng lại có những vị khác, như cha Heyndrickx xác nhận, đã rất hồ hởi phấn khởi trước hiện trạng của Giáo Hội. Tôi e rằng những người này không còn thuộc về Giáo Hội của chúng ta nữa. Do lòng nhân từ, Đức Giáo Hoàng đã không gọi thẳng những thành phần này của Giáo Hội là “ly giáo”, khi họ long trọng tuyên bố ý hướng có một Giáo Hội độc lập và tiến hành tấn phong giám mục mà không có phép của giáo hoàng.

Lần tìm thủ phạm

"Giáo Hoàng Đen" Lưu Bách Niên
Cha Heyndrickx nhìn thấy rất thuận tiện để trút trách nhiệm cho “các thành phần bảo thủ” mơ hồ của Đảng Cộng sản Trung Hoa. Đảng đó chắc chắn có trách nhiệm của nó. Nhưng tất cả cũng có thể nhìn thấy rõ ràng rằng chính Lưu Bách Niên là người dàn dựng tất cả mọi thứ đằng sau hậu trường, khi ông đã thành công trong việc đặt hai giám mục là hai con rối trung thành của mình vào vị trí lãnh đạo Hội Công Giáo Yêu Nước và Hội Đồng Giám Mục. Thậm chí, dù chỉ là chủ tịch danh dự, nhưng Lưu Bách Niên vẫn cần mẫn đi làm mỗi ngày.

Tôi thấy vô lý khi cha Hendrickx cứ đổ lỗi cho cộng đoàn hầm trú trong khi lẽ ra những người bị trách móc phải là những người trong cộng đoàn quốc doanh. Điều gì biện minh được cho việc đặt ngang hàng những anh em bị bách hại của chúng tôi với những người được tung hứng và tôn vinh bởi nhà cầm quyền?

Rõ ràng tôi thấy mình đang nằm trong số những người mà cha Heyndrickx quy cho là “những chính trị gia đang cố gắng để chia rẽ Giáo Hội” và là những kẻ “bên ngoài Trung Hoa đã nhanh nhẩu hơn Roma để lên án các giám mục Trung Hoa”, bởi vì tôi đã tổ chức một buổi cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa trong tinh thần sám hối và hoán cải. Ở đây tôi chỉ muốn nhắc cha Heyndricks là tôi muốn nói là tất cả mọi người, trong đó có tôi, là những người cần ăn năn và hoán cải.

Điều đáng buồn là, trong khi chúng ta đang thảo luận về những ai là thủ phạm, thì tất cả mọi thứ trong Giáo Hội tại Trung Hoa vẫn đang trong tình trạng chờ đợi. Các tín hữu tại Trung Hoa đang chờ đợi vô vọng được làm sáng tỏ rằng Giáo Hội tại Trung Hoa phải nên như thế nào. Với những anh em đang đau đớn của chúng tôi mỗi ngày đều như là bất tận. Khi nào tiếng kêu của họ mới thấu được Cao Xanh?

 
Top Stories
Unusually Wide Public Support for Cu Huy Ha Vu, Roman Catholics hold prayer vigils
The New York Times
06:54 03/04/2011
By SETH MYDANS

BANGKOK — A prominent Vietnamese legal scholar and human rights campaigner who has called for multiparty democracy was due in court on Monday in Hanoi, facing up to 12 years in prison in a case that has mobilized unusually broad public support.

The defendant, Cu Huy Ha Vu, 53, has been in prison since November, charged with antistate propaganda for posting critical articles on the Web and giving interviews “maligning party and state institutions and policies,” according to the government.

Mr. Vu, who holds a law degree from the Sorbonne in Paris, has impeccable revolutionary and cultural credentials. His father was a prominent poet who was a colleague of Ho Chi Minh. His mother was a personal nurse for Ho Chi Minh.

He runs a law firm in Hanoi with his wife, has spoken out on a variety of politically delicate issues and has filed lawsuits twice against the prime minister. In 2006 he nominated himself, unsuccessfully, to become the minister of culture, a post held by his father in the Communist Party’s first provisional government in the 1940s.

Mr. Vu is the latest of dozens of Vietnamese lawyers and activists arrested over the past five years for challenging the government. His case, along with the continued detention of many other dissidents, suggests that a crackdown many analysts had seen as a prelude to a Communist Party congress in January may not have eased.

Mr. Vu’s case “may well evolve into one of the most important cases involving a political dissident in the recent history of the Socialist Republic of Vietnam,” Human Rights Watch said in a report released on Saturday.

The case pits an unusually well-connected legal activist against highly placed political figures, and it touches on a variety of human rights issues including police misconduct, arbitrary detention, violations of privacy, land grabbing, neglect of due process and repression of freedom of expression, the report said.

The case has spread across the Internet, drawing support from political bloggers, academics, journalists, Communist Party members and the general public.

Roman Catholic churches have organized prayer vigils and have sent flowers to Mr. Vu’s wife in gratitude for the stands he has taken in defense of parishioners. Bloggers have urged the public to gather at the courthouse, even providing a map to the surrounding area.

“An unprecedented movement of popular support,” Human Rights Watch said, “has emerged and continues to grow on the Internet. Indeed, the case provides reasons for optimism within the typically bleak human rights environment of Vietnam.”

An irrepressible commentator and irritant to the government on social issues and questions of human rights, Mr. Vu joined a broad-based protest against a controversial Chinese-built bauxite mining project in the Central Highlands by suing Prime Minister Nguyen Tan Dung in 2009 on the grounds of environmental damage, national security and cultural heritage. The lawsuit was quickly dismissed in the courts.

Last year, he sued the prime minister again for signing a decree that prohibited class-action lawsuits. No official response to that lawsuit has been reported.

At the time of his arrest, officials said Mr. Vu had “produced documents that opposed the State of Vietnam, employed propagandistic rhetoric as a form of a psychological warfare, demanded the overthrow of the regime and the realization of pluralism and a multiparty system, opposed the interest of the nation, and called for foreign intervention.”

He was accused of “producing documents that spread false and fabricated information, distorted the leadership and management of the state; causing confusion for the people; and provoking, advocating for and exhorting against the state, and slandering and offending the honor of the leaders of the state,” the government said.

His arrest appeared to be part of a tightening of controls throughout 2010 on freedom of expression, including the harassment and arrest of writers, political activists, lawyers and bloggers. Dissident Web sites were disabled by digital attacks, and new regulations restricted the use of public Internet cafes. Public protests over evictions and the confiscation of church property were put down by force.

A number of analysts viewed the crackdown as part of a campaign to set limits on public debate before January’s Communist Party congress.

On a visit to Hanoi in October, Secretary of State Hillary Rodham Clinton said, “The United States remains concerned about the arrest and conviction of people for peaceful dissent, the tax on religious groups, the curbs on Internet freedom, including bloggers.”

Mr. Vu appeared to operate independently of political groups and organizations, but his connections with high-ranking public figures, including powerful members of the Communist Party, and his family’s strong revolutionary and cultural credentials gave him a high public profile.

His father, Cu Huy Can, was a government minister and a member of Vietnam’s first National Assembly in 1946 as well as a pioneer in the modern Vietnamese romantic poetry movement in the early 1940s. His mother, Ngo Thi Xuan Nhu, was the sister of Xuan Dieu, one of the country’s most famous poets.

Though he is not registered to practice law in Vietnam, the firm Mr. Vu runs with his wife has taken on controversial issues. A year ago, although he is not Catholic himself, he took a high-profile stand in defense of Roman Catholic parishioners who were arrested for taking part in a funeral at a cemetery located on land claimed by the government.

On Tuesday, his family published an open letter online urging people to attend his trial to “witness a man of fairness and integrity being tried.”
 
Vietnam Persecutes Christian Minority, Report Says
Seth Mydans
08:53 03/04/2011
BANGKOK — Vietnam has increased repression of indigenous minority Christians in the country’s Central Highlands, closing small informal churches, compelling public renunciations of faith and arresting worshipers, Human Rights Watch said in a report on Thursday.

The hill tribe minorities, known as Montagnards, are traditionally animist but have been converted to Christianity in large numbers over the past half-century. Culturally and ethnically distinct from the majority lowland Vietnamese, the believers worship clandestinely in informal settings known as house churches, which are illegal under Vietnamese law.

“Montagnards face harsh persecution in Vietnam, particularly those who worship in independent house churches, because the authorities don’t tolerate religious activity outside their sight or control,” said Phil Robertson, deputy Asia director of the human rights monitoring group, which is based in New York. “The Vietnamese government has been steadily tightening the screws on independent Montagnard religious groups, claiming they are using religion to incite unrest.”

The conflicts involve more than religion as Vietnam’s population and economy expand and lowland Vietnamese settlers encroach on the farmland of indigenous hill tribes, primarily with agricultural plantations.

There is a political aspect as well, involving government concerns over links with evangelical groups in the United States among some of the Montagnards. Many Montagnards fought alongside American and South Vietnamese troops during the Vietnam War, and some continued to resist after the Communist victory in 1975.

For the most part, Montagnard Christians today are nonpolitical, but the government is particularly concerned about a branch known as Dega Christianity, which is associated with a movement for land rights.

The United States designated Vietnam as a “country of particular concern” for religious freedom in 2004 but removed it from the list two years later, saying it was satisfied with the government’s moves to loosen restrictions.

Officially atheist, Communist Vietnam started allowing religious practice in the early 1990s. Mostly Buddhist by tradition, it also has a Roman Catholic population that is the largest in Southeast Asia outside the Philippines. Buddhist temples are packed during festivals, and churches sometimes overflow with worshipers on Sundays and at Easter and Christmas.

But under Vietnamese law, religious groups must register with the government and operate under approved guidelines. When the government gave official sanction to some evangelical Protestant churches a decade ago, almost none of the 400 churches in the Central Highlands were included.

Independent unregistered groups often come under harsh government pressure. They include unapproved or independent congregations of Mennonites, Cao Dai, Hoa Hao Buddhists, ethnic Khmer Theravada Buddhists and members of the Unified Buddhist Church of Vietnam, as well as the Montagnard Christians.

The police and local officials disperse their religious gatherings, confiscate religious literature and summon religious leaders to police stations for interrogation. In some instances, police officers destroy the churches of unauthorized groups and detain or imprison their members on charges of violating national security.

“The United States government should recognize this and should clearly designate Vietnam as a country of particular concern for violations of religious freedom,” Mr. Robertson said. “I think the facts demand it. The situation with the Montagnards is one of the most egregious violations of religious freedom in Vietnam.”

The Central Highlands are mostly off limits to journalists and independent rights groups. The report said much of its information came from the official news media as well as from asylum seekers who had fled through the mountains to neighboring Cambodia and from overseas Montagnard advocacy groups.

The Vietnamese news media are remarkably forthright about the pressure on the Montagnards, Mr. Robertson said.

The Human Rights Watch report quoted one Vietnamese press report, in Bao Gia Lai, a state newspaper in Gia Lai Province, as saying: “After attempting to organize violent protests at various locations in the highlands and facing continued failure, some helpless leaders fled into the forest. But the sacred wood and untamed water could not protect them.”

It quoted Voice of Vietnam radio as saying, “When a so-called religion becomes a tool in the hands of evil people, it should be considered evil and unlawful and should be eliminated.”

(Source: http://www.nytimes.com/2011/04/01/world/asia/01vietnam.html?_r=1&ref=sethmydans)
 
Vietnam's Christians Not Afraid of Persecution
Denise Lodde /CBN
08:55 03/04/2011
HANOI, Vietnam -- The doors of Hoa Lo prison in Hanoi, Vietnam, remain wide open today. American prisoners of war sarcastically dubbed the location the "Hanoi Hilton."

They were brutally tortured, interrogated and forced to make confessions. Yet this fact is left out of the videos and historical accounts in Vietnamese museums. Even with the country's long history of war and suffering, there is little to show for it on the surface.

The Vietnamese are under the firm grip of a one-party system that controls every area of their lives -- including faith.

Amid criticism, the Vietnamese government has made efforts to improve its reputation by allowing Christian churches to register. But when this happens, believers also forfeit control over worship times and even choosing church leaders.

As a result, many Christians are going underground, worshipping secretly in Vietnam's mountain region.

They are from various tribes -- some illiterate, some former addicts, some former witch doctors. But they all want to learn more about God.

What they also share is the experience of religious persecution. CBN News has hidden their identities for their protection.

One of the men named Kahn recalled how local policeman arrested him and then hung him by his thumbs.

"They took me to the station and they tortured me. They used something to tie my thumb and one of my toes and hung me on the wall for three hours," he said.

Until 15 years ago, Christianity was unheard among Kahn's tribe. Today, residents in the tribal areas make up Vietnam's fastest growing church.

Following Christ has meant much trouble for Minh. He practiced idol worship his whole life, but when he got sick he couldn't find relief.

"In March of last year, I was sick and I didn't have enough money to buy the sacrifice to the gods, so I asked one of the Christians to pray for me and God healed me," he explained. "Since that time, people hate me because I don't do the sacrifices anymore. I try to explain to them that God is a loving God and he wants to save us."

Minh destroyed his idols which angered many in his community. He was also brutally beaten by the police, but he's not fighting back. Instead, he's equipping himself to teach and preach the salvation and love he's found.

Vietnam's Christian know that being persecuted for following Jesus is nothing new. Peter has been arrested many times for going out to preach, but he doesn't stop.

"The government says there is freedom of religion, but actually there is a lot of persecution among Christians and other tribes," he said. "But I always have freedom, because it doesn't matter what they allow us or not. I will do what I am called to do."

CBN News asked Peter why they are so persecuted while other churches in the world are not.

"I think one of the reasons people not persecuted is because the church hasn't sent people out to evangelize. The reason we are persecuted is because we are active and are sending people out to evangelize," he replied.

Todd Nettleton says religious persecution is a common thread in the stories the Voice of the Martyrs documents.

"As we talk to them about persecution, they're almost surprised we are asking them because for them it's normal. It's what it means to follow Christ," he explained. "Several of them made the statement, 'Well, Christ suffered so if we follow him then we'll suffer too.'"

What will happen to the church of Vietnam is uncertain. As the government continues to face pressure from the outside, more freedoms may come.

But the Vietnamese aren't holding their breath. They are speaking up not only for their rights, but for the faith they hold -- and the God they love even if it costs them their lives.

(Source: http://www.cbn.com/cbnnews/world/2011/April/Vietnams-Christians-Not-Afraid-of-Persecution-/)
 
Exorcist boot camp: Church leaders call for more training against evil
Carol Glatz
09:02 03/04/2011
The Church has warned that "the internet has fueled a surge in Satanism that has led to a sharp rise in the demand for exorcists. 'The internet makes it much easier than in the past to find information about Satanism. In just a few minutes you can contact Satanist groups and research occultism,' says Carlo Climati, a member of the Regina Apostolorum Pontifical University in Rome who specializes in the dangers posed to young people by Satanism. Organizers of a six-day conference that has brought together more than 60 Catholic clergy as well as doctors, psychologists, psychiatrists, teachers and youth workers,co-sponsored by the Vatican Congregation for Divine Worship and the Sacraments and the Congregation for Clergy say the rise of Satanism has been dangerously underestimated in recent years."

VATICAN CITY (CNS) -- A call to arms -- to take up the weapons of the rosary and prayer -- rang out at a recent international conference on exorcism in Rome.

The church needs more training of both priests and laypeople in fighting the influence of the devil and bringing spiritual healing to those in need, attendees said.

"This is warfare. We've gotten way behind. We've lost the concept of spiritual warfare," said Msgr. Marvin Mottet, the official exorcist of the Diocese of Davenport, Iowa.

The 80-year-old retired priest said that about once a month he sees a serious case of possession and "tons" of cases of demonic influence in which people are being "bothered or attacked by evil spirits." Those kinds of cases, he said, are "a daily thing."

Msgr. Mottet was one of 60 people attending a course on exorcism and Satanism at the Legionaries of Christ's Regina Apostolorum University in Rome March 28-April 2. The annual event is co-sponsored by the Vatican Congregation for Divine Worship and the Sacraments and the Congregation for Clergy.

The course, which does not train people to become exorcists, attracted many people who were already familiar and experienced with exorcism; 10 were from the United States. The majority of participants were priests, but some were lay doctors, psychologists or parishioners active in prayer ministry.

The course looks at the theological and spiritual elements of exorcism as well as the psychological, sociological and criminal aspects of demonic cults, sects and Satanism.

During the breaks and question-and-answer periods, priests eagerly shared theories and "war stories" of strange or difficult cases of possession -- all of which could have made fine fodder for a Hollywood screenwriter's brainstorming session.

Msgr. Mottet and other exorcists said just as there are different levels of the devil's influence on a person, so there are different methods to counter it -- with exorcism being reserved to priests who have their bishop's permission and are certain the person is experiencing real demonic possession.

The more common problems of temptation and general demonic influence or activity, they said, can be resolved by receiving the sacraments, especially the sacrament of Reconciliation, or prayers for healing and deliverance, which trained lay Catholics can recite.

A parish priest should discern when a person needs medical, psychological or pastoral care and when a session of healing or deliverance prayers, rather than exorcism, is needed, they said.

"We shouldn't overwork the exorcists. The parish priest should be training laypeople to do deliverance," Msgr. Mottet said.

Father Gabriele Nanni, an exorcist for the Diocese of Teramo, Italy, and an expert on the history of the exorcism rite, was one of the speakers at the course.

He said fasting and reciting the prayers for the dead or invoking the Virgin Mary are extremely effective in freeing people from demonic influence.

But Father Nanni warned that priests and the faithful should never look at the prayers and rites of exorcism as being "a magic formula."

He said too much debate over which prayer or rite is better risks taking attention away from the fact that the real power at work in healing is the infinite mercy of God, not which kind of prayers are used to invoke that mercy.

People involved in healing have to really believe the incarnation, death and resurrection of Christ "broke ties of the devil's power" over mankind, he said.

Father Nanni and Msgr. Mottet said it's not the priest or the person praying that is doing the work of liberation, it is God, Mary, Jesus or the saint being invoked. "The power is in the name of Jesus, not your voice; you don't have to yell," said the monsignor.

Some participants and speakers said they're convinced demonic influence has increased drastically, in part because of the growth of "La Santa Muerta" in Mexico and other cults, voodoo, witchcraft and Satanic practices, as well as increasing secularism and lack of connection with God and the sacraments.

"The devil 'needs' us," Father Nanni said. The devil "is like a sophisticated car or tool without fuel, without energy, and through the sin of man" he gathers strength "and uses us like a battery to recharge," he said.

The devil has more power today precisely because there is more sin, he said.

But when there is more holiness, when people begin to forgive others, choose the good and be merciful, that's less strength for the devil and all of humanity benefits, Father Nanni said.

People think that if they remove God from their lives, they will be freer, said Conventional Franciscan Father John Farao, a prison chaplain in the Diocese of Monterrey, Calif.

"But there is no neutral space. There is light and there is dark. If you leave the light, you open the door to darkness," he said.

Father Farao said, "People are afraid to believe there is a devil who can seriously affect their lives." Even Catholics "want to see the kind, gentle shepherd and not look at the demons," he said.

"Few people want to face the fact that we're in a spiritual battle. People don't want conflict," he added.

Pope Benedict XVI has often spoken about the existence of the devil and, at the start of Lent, urged Christians to make a commitment to "take Jesus' side against sin" and "engage in spiritual battle against the spirit of evil."

Going to church regularly, taking part in the sacraments and having "a strong spiritual life is the greatest protection against Satan's interaction in our lives," said Father Farao.

(Source: http://www.catholicnews.com/data/stories/cns/1101298.htm)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trung Niên & Giới Trẻ giáo xứ Thanh Đứchàng hương Mùa Chay
Paul Maria
08:37 03/04/2011
ĐÀ NẴNG - Hằng năm, cứ vào Mùa Chay, Trung Niên & Giới Trẻ Giáo xứ Thanh Đức - Đà Nẵng, đều tổ chức hành hương. Năm nay, Chúa nhật IV Mùa Chay, Anh Chị Em chọn Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu để cùng về bên Mẹ.

Xem hình ảnh

Dẫn đầu Đoàn Hành hương chừng 400 người là Cha Phó Giuse Nguyễn Thiện Thuật. Lần về Trà Kiệu hôm nay, với Cha Phó Giuse, như là lần về " Quê " của mình. Vì từ Giáo xứ này, Cha đã được ĐGM cử về làm Phó Thanh Đức cách đây chưa lâu.

Với chủ đề: " Đường Thương Khó Chúa Giêsu ", mỗi người trong Đoàn ý thức rằng việc tưởng niệm và suy ngắm Cuộc Khổ Nạn của Chúa trong Đàng Thánh Giá này, chính là để mọi người thấm đậm bài học yêu thương của Chúa Giêsu, để từ đó thôi không dửng dưng, thôi không vô cảm, thôi không im lặng. .. trước nỗi đau của nhân loại, đặc biệt là với những Anh Chị Em nghèo khổ, đau yếu, bị bỏ rơi, thấp cổ bé miệng đang sống chung quanh mình.

Bởi thế, mở đầu Đàng Thánh Giá, Cha Chủ sự đã nói:

". .. Anh Chị Em thân mến,

Con đường thập giá Chúa bước đi cách đây hai ngàn năm và con đường chúng ta đi hôm nay cũng chỉ là một. Chúng ta phải ghi nhớ điều này: Cuộc đời của Đức Kitô chỉ đầy đủ ý nghĩa khi Người hiến dâng trọn vẹn mạng sống trên thập giá để làm giá chuộc muôn dân. Cũng thế, đời sống của người Kitô Hữu chỉ có ý nghĩa khi mọi khốn khó chúng ta và đồng loại đang gánh chịu được kết hợp với " Đường Thương Khó của Chúa Giêsu " mà thôi... Xin mỗi người hãy chọn cho mình một vị trí trong cuộc hành trình này, và " Đừng sợ ", hãy sẵn sàng bước theo Chúa chúng ta trong Đàng Thánh Giá này,"

Trời sáng nay nắng nhẹ và mây khá nhiều.

Đoàn người bước đi theo Thánh Giá Chúa suốt đoạn đường tròn bao quanh đồi Bữu Châu ngập đầy cây lá.

" Ôi bởi con mà Chúa mang thảm hình. Con đớn đau nhìn vũ trụ tự hối. Xin giúp con Đường Thiêng Liêng theo lối, quyết từ nay thờ Chúa hết tâm hồn... "

Cứ thế, từng chặng, từng chăng với tiếng hát câu kinh, Đoàn người sốt mến cùng Chúa đi hết " đoạn đường thương khó " của chính mình, của người thân và của anh em đồng bào.

Kết thúc phần Ngắm Đàng Thánh Giá, trước nhan Mẹ Sầu Bi, Cha Chủ sự tâm tình:

"... Lạy Chúa Giêsu, tội lỗi chúng con chính Chúa đã vác lấy và treo lên Thánh Giá. Nhờ Thánh Giá Chúa mà chúng con được tha thứ và được giải thoát khỏi bóng tối thế gian là sự chết. Xin giúp chúng con xác tín rằng Đường Thánh Giá là Đường Tình Yêu, là Đường Cứu Độ và chan hòa Ánh Sáng Phục Sinh Vinh hiển của Chúa. Xin thêm sức để chúng con cam đảm và nổ lực vác lấy thập tự đời mình với Mẹ và nhờ Mẹ... "

Gió trên đồi Bữu Châu thổi qua kẻ lá nghe xào xạc. Con đường làng dưới kia nối liền với Nhà thờ chính, nơi Mẹ đã hiện ra bênh vực con cái Mẹ trong cơn bách hại nguy biến năm xưa. Đoàn người bước đi " hành hương " về nơi đó, để lại được đắm mình trong Trái Tim Yêu Thương của Chúa Giêsu qua giờ chầu Thánh Thể.

Suy niệm đoạn Tin Mừng theo Thánh Matthêu ( 17, 1-9 ) trước Thánh Thể Chúa, cộng đoàn hôm nay nghe được lời chia sẻ khó quên:

". .. Hãy lắng nghe Lời Người ". Lời kêu gọi thúc bách này khích lệ chúng ta, làm cho hành trình Mùa Chay của chúng ta thêm sâu sắc. Đó cũng là lời mời gọi hãy để Ánh sáng Chúa Kitô soi sáng cuộc đời chúng ta và cho chúng ta sức mạnh để làm chứng và loan báo Tin Mừng của Chúa."

"... Trước vinh quang của Chúa, chúng ta hãy mở rộng lòng mình ra với mọi người, nhất là những ai đau khổ tinh thần thân xác cách này cách khác. Chúng ta hãy " trỗi dậy đi, đừng sợ " ( Mt 17,7 ) Và hãy để Chúa Thánh Thần biến đổi cái nhìn, cách nghĩ và hành động của chúng ta theo Thánh Ý Người. Hãy sống trọn vẹn tinh thần Mùa Chay:

- Chay những lời nói xúc phạm và truyền đạt những lời nói nhẹ nhàng.
- Chay những thái độ khó chịu và lấp đầy lòng những tâm tình biết ơn.
- Chay những hiềm khích và lấp đầy lòng những cho đi tha thứ.
- Chay những ích kỷ và lấp đầy lòng những thương cảm sẻ chia.
- Chay những sợ sệt và lấp đầy lòng những can đảm dấn thân.
- Chay những hận thù và lấp đầy lòng một tình yêu cao cả... "

Sau bài suy niệm, theo truyền thống tốt đẹp những năm qua, mọi người xếp thành hai hàng tiến lên trước Chúa Giêsu đang hiện diện trong Bí tích Thánh Thể, bỏ vào oi những đồng tiền mặt để gửi giúp một Giáo xứ nghèo vùng xa vùng sâu. Chúa Giêsu Thánh Thể sẽ rất vui lòng vì cử chỉ yêu thương này của đoàn con cái Người.

Kết thúc Chương trình là phút sống bên Mẹ Trà Kiệu trên đỉnh Bữu Châu: Tạ ơn, khấn hứa và chào Mẹ ra về trong lâng lâng niềm cảm mến tri ân.

" Đời tội lỗi con muốn vượt qua, xin giúp con.
Lúc ngặt nghèo và lúc ngã sa, xin giúp con.
Xin giúp con Tin Mến vững vàng, xin giúp con.
Lòng thôi luyến tiếc cảnh phù vân, xin giúp con... "
 
Giám mục Lạng Sơn thăm mục vụ giáo xứ Bó Tờ
Giuse Trần Ngọc Huấn
08:50 03/04/2011
LẠNG SƠN - Trong chương trình mục vụ tại các giáo xứ nhân dịp Mùa Chay năm 2011, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, đã đến thăm giáo xứ Bó Tờ thuộc giáo hạt Cao Bằng.
Xem hình ảnh
Giáo xứ Bó Tờ nằm giữa vùng đồi núi của huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng, cách Toà Giám mục giáo phận khoảng 170km. Theo thống kê đến hết tháng 12 năm 2010, giáo xứ Bó Tờ có khoảng 340 giáo dân, đại đa số là ngừơi dân tộc thiểu số (Tày, Nùng). Hiện nay, giáo xứ do linh mục Vincent Đào Văn Uyên làm chính xứ.

Đức cha Giuse đã dành phần lớn thời gian giáo xứ Bó Tờ để đến các gia đình, thăm hỏi, động viên và khích lệ từng ngừơi giáo dân, nhất là những anh chị em nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đang trong vụ thu hoạch mía, đời sống bà con ở đây hết sức vất vả và đầy khó khăn, nhiều con em lại sa vào các tệ nạn xã hội khiến đời sống càng thêm điêu đứng. Sự gặp gỡ làm nên mối dây liên kết thật đẹp giữa vị mục tử và đoàn chiên giáo phận.

Đức cha Giuse ân cần thăm hỏi, lắng nghe và chia sẻ suy tư cùng bà con giáo dân. Đời sống còn nghèo, hoàn cảnh sống nhiều khi thật bi đát, nhưng Đức cha Giuse mong mọi ngừơi hãy luôn vững Đức Tin, sống đạo nhiệt thành và giữ niềm tin tưởng, tín thác vào Thiên Chúa, để Ngừơi ban ơn và nâng đỡ trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời.

Thánh lễ được cử hành tại nhà thờ giáo xứ Bó Tờ do Đức cha Giuse chủ sự, cùng với Cha Tổng đại diện Giuse Trần Đức Hạnh, cha xứ Tà Lùng Gb.Nguyễn Quang Huy và cha xứ Bó Tờ. Trong ngôi nhà thờ mới mang đậm nét văn hoá truyền thống dân tộc, lời ca tiếng hát, hoà với lời kinh chứa đựng tâm tình tạ ơn và cầu nguyện của mọi thành phần Dân Chúa. Cha xứ Bó Tờ thay mặt cộng đoàn cảm ơn Đức cha Giuse đã đến thăm, động viên và nâng đỡ giáo xứ xa xôi này. Ngài chúc Đức cha luôn mạnh khoẻ, tràn đầy ân sủng Thiên Chúa để vững vàng hướng dẫn con thuyền của giáo phận.

Trong huấn dụ ngắn sau Thánh lễ, Đức cha Giuse bày tỏ niềm vui và những tâm tình của ngài khi đến thăm giáo xứ Bó Tờ. Đến thăm anh chị em giáo dân, ngài cảm thương trước những khó khăn, vất vả mà trong hoàn cảnh sống mỗi ngừơi đang trải nghiệm. Ước mong nơi giáo xứ này ơn Chúa luôn tràn đầy, niềm tín thác luôn vững vàng, để mọi ngừơi cùng nhau xây dựng sự hiệp thông, mối dây liên kết giữa mọi ngừơi trong giáo xứ và với mọi ngừơi xung quanh, để ánh sáng Tin Mừng Tình Yêu của Thiên Chúa luôn bừng sáng lên nơi miền biên giới cô quạnh này.

Kết thúc Thánh lễ chiều, Đức cha Giuse, quý Cha và cộng đoàn tiến ra sân trước nhà thờ để tham dự nghi thức làm phép các thánh tượng: Chúa Kitô Vua, Đức Maria và Thánh cả Giuse trong khuôn viên nhà thờ giáo xứ. Sau đó, mọi ngừơi cùng quy tụ bên vị mục tử của giáo phận để gặp gỡ, chia sẻ và trò chuyện. Đức cha Giuse và mọi ngừơi cùng sống trong bầu khí của tình nghĩa gia đình, sự gần gũi và mến yêu.

Chuyến thăm của Đức cha Giuse đến giáo xứ Bó Tờ tuy thời gian văn vỏi, nhưng đã để lại những dấu ấn thật đẹp, khích lệ mọi ngừơi trong đời sống thường nhật và niềm tin sống đạo, tăng cường mối dây liên kết, sự hiểu biết và yêu mến lẫn nhau giữa vị Giám mục giáo phận và giáo dân miền truyền giáo.
 
Giới trẻ Giáo Xứ Việt Nam Paris trình diễn và suy niệm Đường Thánh Giá
Trần Văn Cảnh
13:18 03/04/2011
Giới trẻ Giáo Xứ Việt Nam Paris trình diễn và suy niệm Đường Thánh Giá

Chủ nhật đầu tháng 03/04/2011, sau thánh lễ chúa nhật hàng tháng, các bạn trẻ đã cùng nhau trình diễn và suy niệm Đường Thánh Giá.

Tiếng nhạc nền Saxo “Lời Vọng Tình Yêu” từ từ vang lên như mội lời nguyện mở đầu.

Xem hình giới trẻ giáo xứ VN Paris trình diễn và suy niệm đường thánh giá

Rồi một lời mời và suy vọng lên : “Kính thưa cộng đoàn Dân Chúa, Các Bạn Trẻ thân mến, trong tâm tình sám hối của những ngày Chay Tịnh, giờ đây chúng ta cùng bước theo Chúa Kitô trên đường thập giá Ngài đã đi năm xưa, để thấu hiểu và cảm nghiệm tình thương vô tận mà Thiên Chúa đã dành cho chúng ta. Qua đó, chúng ta được mời vác thập giá mình để cảm thông chia sẻ với Chúa qua anh chị em chung quanh, những người vẫn đang chịu biết bao khổ đau trong cuộc sống, bởi cô đơn, thất vọng, vì bệnh tật, ngèo đói, thiên tai, chiến tranh và hận thù .

Tiếp theo là một lời niệm : « Lậy Chúa Giêsu, Xin Chúa giúp chúng con biết khám phá ra giá trị của thập giá và lời gọi mời của Chúa, để can đảm bước theo Ngài trong hành trình ơn gọi dấn thân và phục vụ.

Sau lời nguyện mở đầu, mười bốn chặng Đường Thánh Giá đã được tiếp tục theo cùng một hình thức. Khởi đầu với phần trình diễn, thực hiện theo thể kịch, nhưng thay đổi, khi thì hát, khi thì nói, khi lại im lặng. Sau đó, là phần Suy và Niệm. Phần Suy hay liên tưởng và so sánh những khung cảnh 14 chặng đường khổ nạn và tử hình của Chúa với những hoàn cảnh và cách sống của mỗi người chúng ta hôm nay. Rồi từ đó, phần Niệm thường thầm thì một lời nguyện cầu.

1. Xin Chúa giúp chúng con can đảm chấp nhận, tôn trọng và đứng về sự thật, dầu bị thua thiệt.
2. Xin Chúa giúp chúng con đừng bao giờ tạo gánh nặng cho những người sống chung quanh.
3. Xin cho chúng con vững lòng trông cậy khi gặp thử thách gian truân, biết trỗi dậy không ngừng, vì Ơn Chúa luôn có đủ cho mỗi người chúng con.
4. Xin cho chúng con luôn yêu mến Mẹ Maria, và xin Chúa giúp chúng con lánh xa tội lỗi, cải thiện đời sống, trở thành người như là « người môn đệ Chúa yêu ».
5. Xin cho chúng con biết sẵn sàng chia sẻ, đỡ nâng những người đau khổ, vì khi ấy Chúa đang cần chúng con, như xưa Chúa cần Simêon vác đỡ Thánh Giá cho Ngài.
6. Xin cho chúng con luôn nhớ lời Chúa dạy : « Khi các con làm cho một trong những kẻ bé mọn nhất của Ta điều gì, là các con đang làm cho chính Ta » , để không vô tình trước nỗi đau khổ của người khác, hầu thế gian được thấy Chúa nơi chính cuộc đời chúng con.
7. Xin cho chúng con biết khiêm nhường, nhất là biết thương và cầu nguyện cho những ai đang chán nản, thất vọng.
8. Xin cho chúng con được nhận ra những dấu chỉ trong cuộc sống, để biết thánh ý Chúa trên cuộc đời chúng con là gì, mà sám hối ăn năn và mau mắn thi hành.
9. Xin cho chúng con không ngã trong bất cứ tình trạng nào, dù thảm hại đến đâu và luôn luô, dâng lên Chúa lời cầu nguyện tha thiết tín nhiệm này : « Lậy Chúa, con tin Chúa yêu con ».
10. Xin cho chúng con biết tìm lợi ích cho linh hồn mình trước, vì như Chúa đã nhắc : « Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì nào ích gì » !
11. Xin Chúa giữ gìn hướng dẫn, vì đường đầy khổ nguy.
12. Lậy Chúa, xin thương xót chúng con.
13. Xin cho chúng con một long tin, thắng nỗi sợ hãi, để dám sống hy sinh, dấn thân phụng sự Chúa.
14. Xin cho chúng con đừng quá lo cho mình mà giành giật, bon chen, nên sa ngã phạm tội ; Nhung xin cho chúng con biết lo cho Giáo Hội để Chúa còn chỗ lo cho chúng con. Xin cho chúng con biết giúp đỡ người khác để Chúa còn giúp đỡ chúng con. Và xin cho chúng con dám chết cho tội lỗi để cùng được phục sinh với Ngài.

Trình diễn đơn sơ, nhưng thật sát với Phúc Âm, « Tuồng Thương Khó » của Giới Trẻ đã làm rất nhiều người cảm động, vì được sống thực hơn 14 chặng đường khổ hình và tử nạn của Chúa. Năm 2011 này, dường như nhiều giáo dân ở GXVN Paris sống Mùa Chay với nhiều cảm kích hơn.

Xin cám ơn Giới Trẻ !
Paris, ngày 03/04/2011

Trần Văn Cảnh
 
Giới trẻ Giáo Xứ Việt Nam Paris trình diễn và suy niệm Đường Thánh Giá
Trần Văn Cảnh
13:26 03/04/2011
Giới trẻ Giáo Xứ Việt Nam Paris trình diễn và suy niệm Đường Thánh Giá

Chủ nhật đầu tháng 03/04/2011, sau thánh lễ chúa nhật hàng tháng, các bạn trẻ đã cùng nhau trình diễn và suy niệm Đường Thánh Giá.

Tiếng nhạc nền Saxo “Lời Vọng Tình Yêu” từ từ vang lên như mội lời nguyện mở đầu.

Xem hình giới trẻ trình diễn và suy niệm Đường Thánh Giá

Rồi một lời mời và suy vọng lên : “Kính thưa cộng đoàn Dân Chúa, Các Bạn Trẻ thân mến, trong tâm tình sám hối của những ngày Chay Tịnh, giờ đây chúng ta cùng bước theo Chúa Kitô trên đường thập giá Ngài đã đi năm xưa, để thấu hiểu và cảm nghiệm tình thương vô tận mà Thiên Chúa đã dành cho chúng ta. Qua đó, chúng ta được mời vác thập giá mình để cảm thông chia sẻ với Chúa qua anh chị em chung quanh, những người vẫn đang chịu biết bao khổ đau trong cuộc sống, bởi cô đơn, thất vọng, vì bệnh tật, ngèo đói, thiên tai, chiến tranh và hận thù .
Tiếp theo là một lời niệm : « Lậy Chúa Giêsu, Xin Chúa giúp chúng con biết khám phá ra giá trị của thập giá và lời gọi mời của Chúa, để can đảm bước theo Ngài trong hành trình ơn gọi dấn thân và phục vụ.

Sau lời nguyện mở đầu, mười bốn chặng Đường Thánh Giá đã được tiếp tục theo cùng một hình thức. Khởi đầu với phần trình diễn, thực hiện theo thể kịch, nhưng thay đổi, khi thì hát, khi thì nói, khi lại im lặng. Sau đó, là phần Suy và Niệm. Phần Suy hay liên tưởng và so sánh những khung cảnh 14 chặng đường khổ nạn và tử hình của Chúa với những hoàn cảnh và cách sống của mỗi người chúng ta hôm nay. Rồi từ đó, phần Niệm thường thầm thì một lời nguyện cầu.
1. Xin Chúa giúp chúng con can đảm chấp nhận, tôn trọng và đứng về sự thật, dầu bị thua thiệt.
2. Xin Chúa giúp chúng con đừng bao giờ tạo gánh nặng cho những người sống chung quanh.
3. Xin cho chúng con vững lòng trông cậy khi gặp thử thách gian truân, biết trỗi dậy không ngừng, vì Ơn Chúa luôn có đủ cho mỗi người chúng con.
4. Xin cho chúng con luôn yêu mến Mẹ Maria, và xin Chúa giúp chúng con lánh xa tội lỗi, cải thiện đời sống, trở thành người như là « người môn đệ Chúa yêu ».
5. Xin cho chúng con biết sẵn sàng chia sẻ, đỡ nâng những người đau khổ, vì khi ấy Chúa đang cần chúng con, như xưa Chúa cần Simêon vác đỡ Thánh Giá cho Ngài.
6. Xin cho chúng con luôn nhớ lời Chúa dạy : « Khi các con làm cho một trong những kẻ bé mọn nhất của Ta điều gì, là các con đang làm cho chính Ta » , để không vô tình trước nỗi đau khổ của người khác, hầu thế gian được thấy Chúa nơi chính cuộc đời chúng con.
7. Xin cho chúng con biết khiêm nhường, nhất là biết thương và cầu nguyện cho những ai đang chán nản, thất vọng.
8. Xin cho chúng con được nhận ra những dấu chỉ trong cuộc sống, để biết thánh ý Chúa trên cuộc đời chúng con là gì, mà sám hối ăn năn và mau mắn thi hành.
9. Xin cho chúng con không ngã trong bất cứ tình trạng nào, dù thảm hại đến đâu và luôn luô, dâng lên Chúa lời cầu nguyện tha thiết tín nhiệm này : « Lậy Chúa, con tin Chúa yêu con ».
10. Xin cho chúng con biết tìm lợi ích cho linh hồn mình trước, vì như Chúa đã nhắc : « Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì nào ích gì » !
11. Xin Chúa giữ gìn hướng dẫn, vì đường đầy khổ nguy.
12. Lậy Chúa, xin thương xót chúng con.
13. Xin cho chúng con một long tin, thắng nỗi sợ hãi, để dám sống hy sinh, dấn thân phụng sự Chúa.
14. Xin cho chúng con đừng quá lo cho mình mà giành giật, bon chen, nên sa ngã phạm tội ; Nhung xin cho chúng con biết lo cho Giáo Hội để Chúa còn chỗ lo cho chúng con. Xin cho chúng con biết giúp đỡ người khác để Chúa còn giúp đỡ chúng con. Và xin cho chúng con dám chết cho tội lỗi để cùng được phục sinh với Ngài.

Trình diễn đơn sơ, nhưng thật sát với Phúc Âm, « Tuồng Thương Khó » của Giới Trẻ đã làm rất nhiều người cảm động, vì được sống thực hơn 14 chặng đường khổ hình và tử nạn của Chúa. Năm 2011 này, dường như nhiều giáo dân ở GXVN Paris sống Mùa Chay với nhiều cảm kích hơn.
Xin cám ơn Giới Trẻ !


Paris, ngày 03/04/2011
Trần Văn Cảnh
 
Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng chia sẻ sự mất mát với nhân dân Nhật Bản
Giuse Trần ngọc Huấn
18:32 03/04/2011
Những tuần vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, những tin tức về thảm hoạ thiên tai động đất và sóng thần tại đất nước Nhật Bản đã liên tục được đăng tải. Nhờ đó, mọi người trên khắp thế giới đã được chứng kiến những mất mát đau thương mà người dân trên đất nước “mặt trời mọc” đang phải nếm trải.

Lạng Sơn-Cao Bằng là một Giáo phận nằm ở vùng rừng núi biên giới phía Bắc, có số giáo dân khiêm tốn nhất so với 26 Giáo phận trên đất nước Việt Nam. Đời sống của đại đa số ngừơi dân nơi đây còn nhiều khó khăn, vất vả. Tuy nhiên, chứng kiến sự tổn thất lớn lao mà anh chị em tại Nhật Bản phải hứng chịu, lòng người vẫn không khỏi xót xa bùi ngùi.

Ngay khi được tin thiên tai tại Nhật Bản, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng, đã kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận hướng về đất nước và nhân dân Nhật Bản, để cảm thông và cầu nguyện cho họ. Trước những thảm hoạ to lớn, xin Thiên Chúa ban ơn nâng đỡ và ban thêm niềm tín thác cho anh chị em tại đất nước Nhật Bản, để họ vượt lên thử thách đau thương này mà vững tâm đứng lên xây dựng lại cuộc sống, chứng tỏ cho thế giới thấy nghị lực và tinh thần của đất nước mình, vốn đã được tôi luyện trong lịch sử của tự nhiên và xã hội.

Không chỉ hướng lòng về Nhật Bản bằng sự cảm thông và lời cầu nguyện, người giáo dân Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn-Cao Bằng còn tích cực tham gia đóng góp để cộng tác chia sẻ giúp đỡ anh chị em tại Nhật Bản. Vẫn biết đời sống còn quá nhiều khó khăn vất vả, nhưng mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận vẫn nhiệt thành để quảng đại chia sẻ, không phải lấy ra từ tài sản to lớn, nhưng là chắt chiu từ chính cuộc sống khó khăn vất vả của mình.

Một bà cụ ngậm ngùi cho biết tâm trạng của mình: “Chúng tôi chẳng phải khá giả gì đâu, nhưng chứng kiến thiệt hại mà động đất, sóng thần gây ra tại nước Nhật, lòng chúng tôi xót xa và cảm thấy hết sức thương tâm, nên chỉ muốn có cơ hội đóng góp một chút ít để cộng tác với mọi người chia sẻ cho ngừời Nhật, nhất là những giáo dân như chúng tôi ở trong vùng bị thảm hoạ”.

Tại Nhà thờ Chính Toà, cha xứ Giuse Nguyễn ngọc Thể đã kêu gọi mọi người hướng về Nhật Bản để cầu nguyện và quảng đại chia sẻ để nâng đỡ họ vượt lên thử thách. Trong các Thánh lễ Chúa Nhật IV Mùa Chay vừa qua, mọi thành phần Dân Chúa đã nhiệt tình hưởng ứng lời kêu gọi ấy, đóng góp chia sẻ với người Nhật.

Giá trị vật chất thu được có thể chưa phải là lớn, nhưng nói lên tâm tình đạo đức, lòng quảng đại sẻ chia, từ đó làm nên nét đẹp của tình người, thấm đượm tinh thần Đức Ái Kitô giáo./.

 
Thánh Lễ Thêm Sức nơi Bản Mường Nương
Tin Yêu
18:45 03/04/2011
HÒA BÌNH. Chiều ngày 01/04/2011, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Giáo phận Hà nội đã tới thăm và dâng thánh lễ ban bí tích thêm sức cho gần 400 các em và người lớn giáo miền Mường Riệc – Mường Đổn – Mường Cắt và Vụ Bản, giáo hạt Thanh Oai, Tổng giáo phận Hà nội.

Một ngày thật vui mừng, một ngày Đại Hồng Ân đối với Giáo miền Mường Riệc, được chào đón vị cha chung của Tổng giáo phận tới thăm và cử hành thánh lễ ban bí tích thêm sức cho giáo miền.

Đúng 15h00, đoàn xe của Đức Tổng Giám mục có mặt tại cổng nhà thờ Giáo xứ Mường Riệc trong tiếng vỗ tay, tiếng trống, tiếng cồng chiêng không ngớt, với những băng reo hoan hô Đức Cha, chúc mùng Đức Cha, với những tiếng hát đơn sơ chân thành của những giáo dân bản mường: Hân hoan đoàn con vui mừng đón Đức Cha, cảm tạ hồng ân của Chúa bao la, hôm nay đoàn con mừng ngày cha đã tới, đem sức sống mới cho đoàn chúng con.

15h30 Thánh lễ thêm sức được diễn ra trong sự trang nghiêm sốt sáng. Cùng đồng tế với Đức Tổng có Cha Quản hạt Thanh oai - Giuse Nguyễn Khắc Quế, Cha Quản hạt Nam Định - Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh, Cha Phó chánh văn phòng tòa giám mục – Giuse Vũ Quang Học, Cha Giám đốc trung tâm hành hương Sở kiện – Giuse Nguyễn Văn Tiến và ba cha miền Hòa Bình.

Trong bài giảng, Đức Tổng chia sẻ với cộng đoàn: tôi vui mừng vì thấy sự hiện diện đông đảo của anh chị em. Điều đó nói lên niềm tin và lòng đạo đức nơi anh chị em. Ngài nhắn nhủ mọi người hãy cảm tạ Chúa vì muôn ơn lành Chúa ban cho giáo xứ trong những năm tháng qua, hãy tiếp nối truyền thống cha ông mến Chúa và yêu người, xây dựng quê hương xứ họ. Ngài ngỏ lời riêng với những người chuẩn bị lãnh nhận bí tích thêm sức: “Bí tích Thêm sức ghi ấn tích thiêng liêng, và giúp các con thêm kiên cường, và cũng đòi buộc các con cách mãnh liệt hơn, các con phải trở nên nhân chứng của Đức Kitô, bênh vực và loan truyền Đức Tin bằng lời nói và việc làm. Từ nay từng giây, từng phút các con sống trong Chúa Thánh Thần; làm chứng cho Đức Tin, và loan truyền Chúa cho mọi người.

Nghi thức thêm sức cũng được diễn ra thật trang trọng, sốt sáng. Vì số lượng người thêm sức đông nên Đức Tổng mời gọi thêm năm cha trong đoàn đồng tế cùng ban Bí tích thêm sức với Ngài. Trong 387 người được đón nhận Bí tích thêm sức, có một nửa số người là người lớn, nhiều Bố(ông), nhiều Mệ(bà) đã cao tuổi. Người nhiều tuổi nhất là 74 tuổi.

Tưởng cũng nên biết là sau 50 năm, vào ngày 25 tháng 7 năm 2006 giáo miền Mường Riệc mới có dịp đón nhận Bí tich thêm sức do Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt. Và sau đó 5 năm, hôm nay giáo miền Mường Riệc lại được Đức Tổng Phê-rô về ban Bí tích thêm sức. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người lớn tuổi chưa được đón nhận Bí tích thêm sức vì ở trên các đồi rất xa nhà thờ, vì còn phải đi làm ăn nơi xa… Điều đặc biệt đáng chú ý là trong một gia đình có ba thế hệ cùng được đón nhận Bí tích thêm sức. Có gia đình cả bố, cả mẹ và các con, cả nhà ta được đón nhận Bí tích thêm sức. Thật vui mừng cho giáo miền Mường Riệc, một ngày Đại Hồng Ân.

Sau Thánh lễ, một em đại diện cho những người được đón nhận Bí tích thêm sức cám ơn Đức Tổng, Quý Cha và cộng đoàn bằng tiếng dân tộc, và một em khác dịch lại bằng tiếng kinh. Hôm nay cũng đúng là ngày sinh nhật của Đức Tổng, vì thế, sau bài cám ơn là những tiếng pháo tay, những bó hoa tươi thắm, những tiếng cồng chiêng và bài “Happy Birthday” được cất lên để chúc mừng ngày Sinh Nhật Đức Tổng.

Thánh lễ kết thúc đã để lại ấn tượng tốt đẹp khó phai nơi người dân Bản Mường. Hôm nay họ càng cảm nghiệm hơn tình Chúa dành cho họ, được thể hiện qua Giáo Hội, Qua vị Chủ Chăn của Tổng Giáo Phận, các linh mục, các thày các sơ và cộng đoàn giáo xứ.

Thánh lễ khép lại, nhưng đồng thời, cũng mở ra một phương hướng mới, niềm vui mới, cách sống đạo mới và Đức tin kiên cường mới. Đúng như bài hát của cộng đoàn: … hôm nay đoàn con mừng ngày Cha đã tới, đem sức sống mới cho đoàn chúng con.

 
Giáo phận Thanh Hóa tổ chức thi ngắm mùa chay 2011
Vân Sơn
22:12 03/04/2011
Giáo phận Thanh hóa tổ chức thi ngắm mùa chay 2011

Trong đời sống sinh hoạt tôn giáo của người Công Giáo có hai hình thái cũng là hai lãnh vực biểu lộ lòng tin vào Thiên Chúa: Cử hành Phụng Vụ Thánh và thực hành lòng đạo đức bình dân.

Nói về lòng đạo đức bình dân để phân biệt với Phụng Vụ Thánh bao gồm việc cử hành Bí Tích Thánh Thể, các Bí tích, các Á Bí tích và các cử hành khác của Giáo Hội như đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ...

Xem hình thi ngắm mùa chay tại Thanh Hóa

Lòng đạo đức bình dân là phương cách cầu nguyện nhằm “biểu lộ đức tin nhờ những yếu tố văn hóa của môi trường cụ thể, qua việc diễn tả và khơi gợi một cách mạnh mẽ và hữu hiệu tình cảm của những ai cùng sống trong môi trường đó”, bởi đó lòng đạo đức bình dân được diễn tả qua nhiều hình thức đa dạng và biến đổi hoặc nẩy sinh thêm tùy theo suy tư thần học hay hoàn cảnh chính trị, xã hội của từng thời đại nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống thiêng liêng của người tín hữu. Một số hình thức lòng đạo đức bình dân như kinh Mân Côi; sùng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su và Ảnh tượng hay Ảnh Làm Phép Lạ; ngắm đàng thánh giá, ngắm thương khó...(1)

Trong việc thực hành lòng đạo đức bình dân, thể loại ngắm, có lẽ là một hình thái đạo đức độc đáo nhất của giáo hội Việt Nam.

Trước Công Đồng Vatican II, thánh lễ được làm bằng tiếng La tinh, thì có Ngắm lễ. Nhưng từ khi Giáo Hội Việt Nam không cử hành Thánh lễ bằng tiếng La tinh nữa thì hình thức và nội dung Ngắm lễ cùng thất truyền và chỉ còn là hoại niệm về một nét đẹp truyền thống Công giáo Việt Nam trong tâm trí những người cao tuổi.

Ngày nay chỉ còn lại hình thức ngắm sự thương khó trong Mùa chay. Ngắm sự thương khó được chia ra thành nhiều thể loại khác nhau với cung giọng đặc trưng với mỗi thể loại: ngắm 15 sự thương khó, ngắm dấu đanh, ngắm nhân sao, ngắm nhân tài, ngắm rằng(2) (xem thêm bài viết trên trang dunglac.org của tác giả Nguyễn Long Thao: http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=6933)

Trước kia vào mùa ngắm (mùa chay), những người có vai vế trong xứ mới được vinh dự cử ngắm. Sau mỗi phiên ngắm có tục lệ bình phẩm, chấm điểm... để xem ai ngắm hay hơn...

Ngày nay ngắm vẫn là một trong những hình thái đạo đức bình dân được nhiều người yêu thích, nhất là tại các xứ đạo Miền Bắc, thường tổ chức ngắm luân phiên trong toàn giáo xứ. Nhưng hiện tại do đời sống kinh tế, nhiều bạn trẻ trong các xứ đạo tại Miền Bắc di cư vào Nam và lên các thành phố lớn tìm công ăn việc làm, nên trong các phiên ngắm chỉ còn lại người lớn và trẻ nhỏ…

Nhận thấy đây là một nét đẹp truyền thống trong việc thực hành lòng đạo đức bình dân và cần được nâng cấp giữ gìn cũng như tạo nên một sức hút đối với nhiều thành phần trong giáo hội, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục giáo phận Thanh hóa đã tổ chức thi ngắm trong toàn giáo phận.

Năm 2010, lần đầu tiên tổ chức, cuộc thi ngắm tại giáo phận Thanh hóa đã thu hút được nhiều người hưởng ứng, trong đó có cả các bà, các mẹ cùng tham gia, đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp.

Năm nay, giáo phận Thanh hóa lại tiếp tục tổ chức thi và mở rộng ra hơn đối với nhiều thành phần, và được tổ chức thi chấm điểm từ vòng loại để chọn ra những người xuất sắc nhất vào thi vòng chung kết.

Sáng ngày 01 tháng 04 vừa qua, tại nhà thờ Chính Tòa Thanh Hóa hội thi ngắm cấp giáo phận lần II đã được khai mạc. Đến dự có Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, quý cha, quý thầy, quý sơ và hơn 100 người là các thí sinh đến từ 51 giáo xứ trong giáo phận về dự thi.

Trong phần phát biểu, Đức cha Giuse nói lên ý nghĩa của những sinh hoạt đạo đức bình dân, trong đó có ngắm thương khó đã góp phần vào việc nuôi dưỡng lòng tin và giúp người tín hữu có cách biểu lộ đức tin vào Chúa cách bình dị nhưng vững chắc. Và điều này cũng nói lên tại sao trải qua nhiều gian nan thử thách trong quá khứ mà lòng đạo của người giáo dân vẫn không hề lay chuyển, vững tin vào Chúa ngày một mạnh hơn.

Sau nghi thức khai mạc, các thí sinh bước vào cuộc thi vòng loại để chọn ra 15 thí sinh xuất sắc nhất vào vòng chung kết sẽ được tổ chức tại giáo xứ Tam Tổng ngày 7 tháng 4 tới.

Vân Sơn
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam phải thả ngay lập tức tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.
Human Rights Watch
06:59 03/04/2011
(New York, ngày 2 tháng Tư năm 2011) - Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố Việt Nam cần thả ngay lập tức nhà bảo vệ nhân quyền và môi trường Cù Huy Hà Vũ. Tiến sĩ Vũ bị bắt ngày 5 tháng Mười một năm 2010, và bị khởi tố theo Điều 88 của bộ luật hình sự về tội "tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam." Phiên tòa xét xử ông được dự định sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng Tư năm 2011 tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội.

Trong năm năm vừa qua, Tiến sĩ Vũ đã trở thành một trong những nhà bảo vệ văn hóa, môi trường và nhân quyền nổi tiếng nhất ở Việt Nam.

"Cù Huy Hà Vũ bị xét xử vì đã thể hiện bản lĩnh chính trị qua hành động đương đầu một cách ôn hòa với tình trạng lạm quyền, bảo vệ nạn nhân bị tịch thu đất đai và bảo vệ môi trường," ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. "Chính quyền đã biến những nghĩa vụ quốc tế của chính mình về nhân quyền thành trò cười khi trả đũa các nhà hoạt động như Tiến sĩ Vũ, những người đang cố gắng sử dụng hệ thống pháp lý để yêu cầu quy xét trách nhiệm quan chức nhà nước và đòi hỏi một nền pháp trị."

Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an, và Trung tướng Hoàng Kông Tư, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II thuộc Bộ Công an, tuyên bố trong một cuộc họp báo ngày 6 tháng Mười Một năm 2010 rằng Tiến sĩ Vũ bị khởi tố về tội "làm ra nhiều tài liệu chống phá nhà nước Việt Nam..., tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, đòi lật đổ chế độ, thực hiện đa nguyên, đa đảng, đi ngược lại quyền lợi dân tộc, kêu gọi nước ngoài can thiệp."

Tiến sĩ Vũ cũng bị quy kết tội đã "làm ra các tài liệu, đưa thông tin thất thiệt, bịa đặt, xuyên tạc sự lãnh đạo và quản lý của Nhà nước, gây hoang mang trong nhân dân, kích động, cổ súy, hô hào chống Nhà nước; vu khống, xúc phạm danh dự các vị lãnh đạo Nhà nước." Trong các tài liệu Trung tướng Tư liệt kê có hai lá đơn Ts Vũ kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng Sáu năm 2009 và tháng Mười năm 2010.

Các luật sư bào chữa và gia đình của Tiến sĩ Vũ, trong đó có vợ ông, bà Nguyễn Thị Dương Hà, cũng là một luật sư, đã tiến hành một cuộc vận động mạnh mẽ và sáng tạo để biện hộ cho ông. Là một họa sĩ có bằng tiến sĩ luật của Đại học Sorbonne, Tiến sĩ Vũ xuất thân từ một gia đình cán bộ có địa vị, gồm các đảng viên cao cấp và lão thành cách mạng. Danh tiếng đó dường như đã giúp bảo vệ khiến ông chưa bị chính quyền xử lý vì các hoạt động của mình cho đến thời gian gần đây.

Tiến sĩ Vũ được toàn quốc biết đến khi ông nộp đơn kiện Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế vào tháng Năm năm 2005 vì đã cấp phép xây dựng một khu khách sạn nghỉ mát trên đồi Vọng Cảnh - một di tích văn hóa đã được xếp hạng, bảo vệ. Vụ kiện chính quyền cấp tỉnh của ông là sự kiện chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Mặc dù phía tòa án phớt lờ đơn kiện của ông, dự án khu nghỉ mát cuối cùng đã bị hủy bỏ.

Tiến sĩ Vũ được biết đến nhiều nhất qua hai vụ kiện thủ tướng, vụ thứ nhất kiện thủ tướng vì đã ký Quyết định 167 vào tháng Mười Một năm 2007, phê duyệt dự án khai thác bô-xít ở vùng Tây Nguyên vốn còn đang gây nhiều tranh cãi. Ts Vũ nộp đơn kiện tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội ngày 11 tháng Sáu năm 2009. Sau đó bốn ngày, tòa án này bác đơn kiện. Ông lại nộp đơn kiện lên Tòa án Nhân dân Tối cao vào ngày 3 tháng Bảy năm 2009, nhưng bị lờ đi. Ngày 21 tháng Mười năm 2010, Tiến sĩ Vũ nộp lá đơn thứ hai kiện thủ tướng vì đã ký Nghị định 136 năm 2006, có nội dung cấm khiếu kiện tập thể. Một lần nữa, đơn kiện của ông lại bị lờ đi. Hai tuần sau đó, Tiến sĩ Vũ bị bắt.

Ngoài ra, Tiến sĩ Vũ còn được biết đến vì đã công khai chỉ trích các quan chức cao cấp của chính quyền. Tháng Sáu năm 2010, ông lên án Trung tướng Vũ Hải Triều của Bộ Công an về hành vi được cho là đã phê duyệt các đợt tấn công vi tính nhằm vào các trang mạng nhạy cảm về chính trị và trái ý chính quyền Việt Nam, rồi đến tháng Tám năm 2010, ông tố cáo bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải vì bị cho là đã tịch thu đất đai của gia đình liệt sĩ.

Ngày 16 tháng Mười năm 2010, Văn phòng luật của Tiến sĩ Vũ nhận biện hộ cho những giáo dân từ giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng bị bắt vào tháng Năm 2010 sau khi công an dùng bạo lực giải tán một đám đưa tang ra nghĩa địa nằm trên khu đất tranh chấp. Tòa án Nhân dân huyện Cẩm Lệ từ chối cấp giấy phép biện hộ để văn phòng luật đại diện cho các gia đình đương sự.

"Cù Huy Hà Vũ đáng được ca ngợi vì đã dùng hệ thống tòa án tranh đấu cho quyền của người dân được có môi trường sống lành mạnh, quyền tự do ngôn luận và một hệ thống tư pháp công bằng," ông Robertson nói. "Hành động bắt giữ và xét xử Tiến sĩ Vũ phát đi một thông điệp rằng hệ thống tư pháp ở Việt Nam là để phục vụ cho lợi ích chính trị, và các luật sư cùng các nhà hoạt động muốn đi kiện hãy chuẩn bị tinh thần tự hứng lấy hậu quả."

Những tội danh mập mờ về an ninh quốc gia trong bộ luật hình sự Việt Nam và các quy định pháp luật khác thường được dùng để xử tù những người bất đồng chính kiến về chính trị và tôn giáo. Trong đó có thể kể tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" (điều 79 luật hình sự); "phá hoại chính sách đoàn kết" (điều 87); "tuyên truyền chống nhà nước" (điều 88); "phá rối an ninh" (điều 89); "trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân" (điều 91); "gây rối trật tự công cộng" (điều 245); và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ" về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội để "xâm phạm lợi ích nhà nước" (điều 258).

"Lẽ ra không nên bắt giữ Tiến sĩ Vũ vì những tội danh được định nghĩa mơ hồ như vậy, chưa nói đến việc đưa ông ra xét xử," ông Robertson nói. "Việt Nam cần sửa đổi hoặc hủy bỏ những điều luật chung chung về an ninh quốc gia, thay vì sử dụng những điều luật đó để bịt miệng những người phê phán chính phủ một cách ôn hòa. Làm sao mà Việt Nam có thể trở thành một quốc gia có nền pháp trị khi chính phủ tiếp tục trừng phạt các nhà vận động pháp luật?"
 
Bài bào chữa cho Ts Cù Huy Hà Vũ
Luật sư Lê Quốc Quân
19:57 03/04/2011
Ngày 4/4 tới sẽ diễn ra phiên xét xử tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ. Ông bị đem ra xét xử theo Điều 88 Bộ luật Hình sự. Điều luật này được ví như 2 chiếc còng số 8 thít chặt tay, đã đưa biết bao nhiêu người yêu nước thương nòi vào nhà giam.

Vào ngày đó, Viện kiểm sát, giữ quyền công tố tại tòa, lại tiếp tục đưa ra những luận điệu vi hiến để buộc tội tiến sỹ Vũ như đã từng làm với nhiều người trước đây.

Về hành vi pháp lý và các luận cứ bào chữa thì các luật gia đã bàn rất nhiều, thế nhưng tôi viết bài bào chữa này là để bày tỏ lòng kính trọng đối với anh, một con người mà tôi tin rằng trước đây, bây giờ và mãi sau này không thể được gọi là tội phạm. Tôi tin rằng những người như anh Vũ không thể bị xét xử theo hình luật.

Ngược lại Nhà nước cần phải cám ơn những thao thức của anh đối với quê hương, dân tộc. Lời cám ơn có thể trải dài từ vùng biển có Vinashin đầm đìa nợ nần lên đến Tây Nguyên nơi chực chờ thảm họa Boxit; từ Miền Bắc nơi có những mẹ già đang còng lưng trong giá rét đến Anh thương phế binh Miền Nam đang bị phân biệt đối xử và hận thù.

Tôi cho rằng việc bắt giữ anh Vũ là một hành vi phản động và thiếu tính chuyên nghiệp. Phản động vì nó chống lại xu hướng vận động tiến bộ chung của đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế và những nỗ lực đổi mới mà Việt Nam đã có được trong suốt 20 năm qua. Thiếu tính chuyên nghiệp là vì một lực lượng an ninh hùng hậu lại phải tìm một cái cớ là “hai bao cao su đã qua sử dụng” để đi bắt một người vốn đã bộc lộ rõ quan điểm về chính trị của mình. Đồng thời sự bắt giam làm cho nhiều người liên tưởng đến một sự trả thù cá nhân, vụn vặt, làm phương hại chính uy tín lãnh đạo cầm quyền.

Điều tôi cảm mến anh Vũ chính là cách suy nghĩ đơn giản, và mạch lạc, theo kiểu “tây học”. Sở học ra sao thì cố hiểu, nói và làm theo như vậy. Giống như Luật sư Phan Văn Trường ngày xưa vì yêu đất nước thì về Việt Nam, thấy chướng tai gai mắt thì nói, dù biết rằng nói sẽ đụng chạm và sẽ bị khó khăn. Đơn giản là vậy. Anh bức xúc trước nạn khai thác Bô Xít, không hài lòng với sự phân biệt đối xử của những “người anh em” bên kia chiến tuyến hoặc đau đáu trước tham nhũng mà lên tiếng. Sự lên tiếng của anh đẹp và hồn nhiên.

Một lời cho các thẩm phán rằng phiên tòa cụ Phan Bội Châu năm 1925, tức là cách đây gần 90 năm, dưới sự đô hộ của Chế độ thực dân Pháp, ông cũng bị truy tố vào tội giống như anh Vũ. Thế mà “Từ sáng sớm dân chúng lũ lượt kéo đến tòa án để theo dõi vụ xét xử công khai. Tòa án đầy người từ ngoài sân đến phòng xử” (“Vụ án Phan Bội Châu”, Bùi Đình, Nxb. Tiếng Việt, Hà Nội, 1950).

Không những thế mà trước và sau khi xét xử học sinh bãi khóa, tiểu thương bãi thị bày tỏ quan điểm ủng hộ Cụ Phan và chống lại bản án. Gần 90 năm trôi qua, chế độ được coi là “dân chủ gấp vạn lần tư bản” lại rất có thể “bịt miệng” người trong tòa và chặn chân sự di chuyển của quần chúng ngoài tòa.

Một lời cho những phóng viên đưa tin phiên tòa sắp mở là trong vụ án Phan Bội Châu, khi đó chưa hề có Đảng Cộng Sản, các tờ báo đã được rầm rộ đưa tin, cung cấp các góc nhìn khác nhau, tạo ra một cuộc tranh luận sôi nổi về chính trị, vừa mang tính học thuật vừa nồng nàn lòng yêu nước. Nếu như hôm nay chúng ta có tự do báo chí, chắc chắn sẽ có nhiều tranh luận, bút ký bài báo trực tiếp, huyên náo và đầy sáng tạo.

Xét về mặt học thuật thì thì anh Vũ không có những hành vi cụ thể nào có thể là tuyên truyền chống Nhà Nước. Anh chỉ phê phán Chính quyền, mà chính quyền thì như chiếc tã lót, cần phải thay thế thường xuyên.

Rõ ràng việc xét xử anh Vũ là vi hiến. Nó trắng trợn “ngoạm” vào điều 69 của Hiến pháp, đi ngược lại Điều 19 Tuyên Ngôn Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, theo đó quy định công dân có quyền bày tỏ quan điểm của mình một cách tự do. Cũng giống như anh, hàng loạt luật sư đã bị bắt giam vì các tội chính trị: Đó là Luật sư Đài, Luật sư Lê Thị công nhân, Luật sư Lê Công Định, Luật sư Nguyễn Bắc Truyển, Luật gia Phan Thanh Hải, Luật sư Lê Quốc Quân, Luật sư Trần Thị Thùy Trang….

Tại sao ư ?

Vì cũng như anh, chúng tôi đều tin rằng pháp luật được sinh ra để cho con người ta dựa vào đó mà hành xử. Nó là nền tảng, là đường kẻ, là rường cột và là sợi dây đòi buộc chúng ta tuân theo. Thế nhưng khi chúng ta chân thành “tin vào lời nó” mà không tỉnh táo để “nhìn việc nó làm” thì dễ mắc nạn. Là luật sư chúng ta tin rằng thủ tướng cũng là công dân như muôn vàn công dân khác và chúng ta có quyền kiện. Chúng ta tin rằng Nhà nước đang thực tâm muốn chống lại tham nhũng để rồi các luật sư lại mày mò đi tìm chứng cứ để khởi xướng những hoạt động vì những mục tiêu chung thì sẽ bị bắt.

Nhiều luật sư cũng giống như anh, vì lòng yêu nước và đam mê cống hiến cho sự nghiệp chung mà đã tự ứng cử, tự lăn xả vào cuộc đời, tự chuốc lấy bao nhiêu vất vả để thành tâm xây dựng quê hương. Nhưng kết cục thì bị “đớp”.

Một điều về luật học rất quan trọng là theo luật pháp Việt Nam thì thì Đặc điểm cấu trúc tội phạm ở Điều 88 cho thấy khách thể mà anh Vũ xâm hại là An ninh quốc gia. Bởi vậy không thể xét xử được nếu như không chứng minh là hành vi đó xâm hại đến an ninh quốc gia và được lượng hóa. Không thể có tội ăn cắp nếu như không có ai mất bất cứ thứ gì. Ngược lại, cần phải tiến hành điều tra khẩn cấp về việc bắt giữ anh Vũ có làm phương hại đến An ninh quốc gia hay không ?. Nếu có thì kẻ bắt anh mới là người có tội.

Cuối cùng thì rõ ràng bản án này không phải là bản án dành riêng cho Anh Vũ mà là bản án dành chung cho tất cả những người yêu nước, bản án cho toàn dân tộc Việt Nam. Sự phán quyết của Thẩm Phán ngày 4/4 sẽ đi vào lịch sử một cách vinh quang hay đầy sỉ nhục ở chỗ tuyên anh vô tội hay có tội.

Nhưng dù bản án như thế nào đi chăng nữa thì đối với lịch sử dân tộc Việt Nam mình, anh vẫn là Vũ, là V, là Việt Nam là Victory!
 
Văn Hóa
Vì tình yêu nhân thế
Jos. Tú Nạc, NMS
00:27 03/04/2011
(Thứ Bẩy Tuần Thánh)

Thiên Chúa gửi Con mình

Gọi tên là Giê-su,

Người đến với thương tình,

Thứ tha và hàn gắn,

Đã sống và đã chết

Để chuộc mọi lỗi lầm,

Một mộ phần bỏ trống

Là minh chứng hùng hồn

Đấng Cứu Độ phục sinh,

Bởi vì Người phục sinh,

Ta đối diện ngày mai,

Bởi vì Người phục sinh

Mọi sợ hãi xa bay;

Bởi vì ta thấu hiểu

Người nắm giữ tương lai,

Cuộc đời là vô giá

Người phục sinh vì ai!?
 
Lá Dừa mùa Chay
Nguyễn Trung Tây, SVD
19:11 03/04/2011
Lá Dừa mùa Chay
Mùa Chay, Ảnh NTT


□. ..Em đau, một mình em chịu. Em khóc, một mình em hay. Nếu em nhắm mắt lại chết đi, vẫn chỉ một mình mình đi. Sáng sáng em thấy cảnh đời vẫn nhộn nhịp tấp nập bên khung cửa. Mặt trời vẫn rộn ràng, chim vẫn hót líu lo, xe bus vẫn dừng lại ngay trước cửa trạm. Tự nhiên em thấy tiếc cho một quãng thời gian...


Mùa hè Úc Châu, xoài Darwin bán khắp nơi. Ăn xoài xong, tôi ơ hờ quẳng bỏ hột xoài. Bẵng đi một tháng, tôi nhìn thấy hột xoài vẫn nằm lẻ loi ngoài sân vườn. Nhìn hột xoài mốc meo, tôi không còn nhận ra hình dạng trái xoài Darwin to tròn thơm ngát ngày nào. Xót xa cho phận xoài, tôi cúi xuống đào lỗ làm đám tang chôn hột xoài. Rồi quên đi.

Thứ Ba trước ngày thứ Tư Lễ Tro, cha Giám Đốc chủng viện hỏi tôi còn giữ lại những lá dừa Lễ Lá năm ngoái hay không? Cha nhờ tôi đốt lá dừa lấy tro cho ngày Lễ Tro. Tôi đi vô phòng, cầm những lá dừa năm ngoái mang ra sân vườn. Nhìn những cánh lá khô quắt cong queo trên tay, tôi thấy lại lá dừa xanh năm ngoái. Hôm đó tôi mặc áo đỏ Lễ Lá vẩy nước phép lên những cành lá dừa xanh màu lá mạ. Màu xanh năm ngoái tươi vui giờ này đổi sang màu lá úa. Sợi lá dầy cứng năm xưa giờ này gầy ốm khẳng khiu. Nhìn đến là thương cho một kiếp thảo sinh. Tự nhiên tôi mơ ước nếu lá dừa đừng biến đổi màu sắc và hình thể. Tự dưng tôi thương tiếc cho đời lá ngắn ngủi. Bỗng nhiên tôi ngần ngại không muốn nổi lửa đốt lá dừa cháy ra tro.

Cách đây mấy tháng vào lúc nửa đêm bạn tôi gọi điện thoại báo tin thân phụ vừa qua đời. Bác trai tôi vẫn thường xuyên ghé vào thăm hỏi. Bác sinh ra tại phố Hàng Đào Hà Nội, di cư vào Ông Tạ Sài Gòn, sinh viên Sĩ Quan Đà Lạt, bay sang California tu nghiệp hai năm, tham dự hội chợ quốc tế Osaka tại Nhật rồi ở lại tu nghiệp thêm một năm, sau năm 75 quay lại về Bắc cải tạo Hoàng Liên Sơn mười năm, tái định cư tại Melbourne Úc Châu năm 90. Có lần tôi nói,

— Bác sinh ra bọc vải điều, lại có sao Thiên Mã. Cho nên bác đi từ Bắc vào Nam, bốn vùng chiến thuật dấu giầy ghi đậm. Mỹ bác cũng biết. Nhật bác cũng rành. Giờ lại đi Úc. Nhất bác.

— Ừ, bác thấy mình đi cũng nhiều thật. Mà lần nào cũng đi xa.

Nghĩ ngợi khoảng một giây, bác lại nói,

— Không biết lần này thì sao?

Tôi nhận ra ánh mắt bác đăm chiêu,

— Nghĩ đi nghĩ lại, thấy mình đúng là tro bụi…

Bác như đang nói với chính mình,

— Hành trình một đời người cũng đã xong. Hành lý cũng đã gọn gàng!

Tự nhiên bác buông lời gọn, âm tươi,

— Lần này thì lại đi…

...

Tháng trước tôi ghé vào bệnh viện thăm chồng cô em họ. Nhìn người nằm trên giường bệnh, tôi không nhận ra được khuôn mặt quen thuộc. Những sợi tóc đen dầy cứng giờ đã rụng hết, trơ lại bên trên vầng trán cao khoảng trống mênh mông. Màu da tuổi ba mươi giờ này không còn hồng hào nhưng bủng beo tai tái bởi căn bệnh hiểm nghèo. Dọc theo hai bên cánh tay bệnh nhân cắm sâu những ống chích, một bên dây máu đỏ và thuốc truyền vào, một bên dây nước biển. Tôi ngồi xuống bên giường bệnh muốn lắng nghe nhiều hơn. Nhưng bởi thuốc và bệnh, người bệnh cũng kiệt sức không nói nhiều. Tôi cầm quyển kinh, lúng túng chọn bài Phúc Âm. Cuối cùng, tôi chọn Tám Mối Phúc Thật,

— Phúc cho ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an (Matt 5:5).

...

Sáng Chúa Nhật thánh lễ xong, tôi mang Mình Thánh Chúa đến tư gia cho cụ. Đầu giường nơi cụ nằm có tấm hình cụ ông và cụ bà thời còn trẻ. Trong hình, cụ quấn khăn nhung đen, cần cổ cao thon tròn đều kiềng vàng, má lúm đồng tiền để lộ hàm răng trắng đều, đôi mắt mở lớn long lanh, nhìn đẹp quá. Thấy tôi chăm chú nhìn bức hình, cụ nói,

— Cái hình thời mới di cư vào Nam đấy mà. Khi đó tôi sinh được cháu đầu lòng mới non một tháng. Đấy, cái đứa bé đang ẵm trên tay là nó đấy.

Nói chuyện một hồi, tôi mới biết “cháu đầu lòng mới non một tháng” giờ cũng đã có cháu nội,

— Đây hình mấy đứa chắt nội… Thằng nào giờ cũng lớn tướng cả rồi.

Nhìn hình cụ ngày xưa, tôi không cầm được, bật miệng khen,

— Cụ đẹp quá…

Cụ cười móm mém hai hàm răng,

— Cha nói, thì cũng là một thời hoa khôi trong xóm giáo nhà ta. Nhưng thôi, cũng chỉ là thế gian…

Vâng, thôi, cũng chỉ là thế gian, phận người cũng như phận lá, nhân sinh cũng như thảo sinh, tất cả cũng chỉ là bụi tro rồi sẽ quay về bụi tro. Tôi thôi tiếc xót cho một đời lá dừa, nhưng quyết định nổi lửa đốt lá. Ngọn lửa bừng bừng đốt cháy đổi màu lá úa sang màu nâu, rồi là xám tro, rồi đen tuyền, màu của đất lành dưỡng nuôi.

Thân phụ bạn tôi nhắm mắt lại. Theo lời yêu cầu của người chết, bạn tôi thiêu xác thân phụ. Sau nghi thức làm phép linh cửu tại nghĩa trang, nhân viên nhà quàn chuyển áo quan xuống lò đốt. Tôi đứng cạnh bạn chứng kiến ngọn lửa lem lẻm đốt cháy linh cửu. Gỗ quan cháy để lộ ra xác người bên trong cong oằn dưới ngọn lửa tưởng như người chết sống dậy dãy dụa đớn đau. Bạn tôi không cầm được nước mắt, ngã gục vào vai tôi khóc nức nở. Chúng tôi quyết định bỏ về. Hôm sau quay lại chỉ để nhận được hũ tro.

Tôi hốt tro đen của lá dừa vô chén. Mang vô nhà nguyện, tôi đặt chén tro giữa cung thánh, chuẩn bị cho nghi thức Lễ Tro ngày mai. Nhìn tro lá dừa, tôi nghĩ tới hũ tro thân phụ người bạn và hũ tro tương lai thật gần của chồng cô em họ.

Ngày hôm qua, gia đình nước mắt ngắn dài bàn chuyện hậu sự cho người thân ba mươi tuổi. Mọi người quyết định hỏa táng xác người thân. Tôi ngồi bên giường bệnh, tiếp tục đọc Tám Mối Phúc Thật,

— Phúc cho ai hiền lành, vì họ sẽ được đất hứa làm gia nghiệp (Matt 5:4)…

Người bệnh hôm nay rất tỉnh,

— Xin cha cầu nguyện cho em…

Tôi lúng túng chọn lựa chữ nghĩa,

— Anh sẽ làm lễ… cầu bình an cho chú…

Tôi ngần ngại,

— Cho anh hỏi một câu có được không?

— Cha cứ hỏi…

— Anh cầu nguyện cho chú, nhưng chú có cầu nguyện cho mình hay không?

Người bệnh nói liền,

— Có chứ. Em cầu nguyện với Chúa nếu cho em làm lại, em sẽ sống khác…

— Khác như thế nào?

— Em sẽ thiết tha với cuộc sống nhiều hơn. Cha ơi, ba mươi năm trôi qua nhanh quá!

Ba mươi năm qua trôi nhanh thật. Tuổi ba mươi, có mấy người nghĩ hành trình trần thế sẽ chấm dứt, hành lý phải gọn gàng cho một chuyến đi xa.

Chiều ngày thứ Tư lễ Tro, tôi lại ghé vào nhà cụ, mang theo Mình Thánh Chúa để cụ rước lương thực thiêng liêng. Cụ nhìn tôi cười trơ hai lợi răng,

— Vất vả cha quá!

— Vậy là bác “nợ” cháu một lời kinh rồi nhé.

— Việc gì cứ phải một lời kinh. Tôi là tôi đọc cho cha ba tràng chuỗi mỗi ngày đấy.

— Cám ơn bác.

Tôi xức dấu thánh giá tro lên đầu cụ,

— Hãy nhớ mình là bụi tro…

Rồi tôi cho cụ rước lễ,

— Lạy Chúa, con không đáng Chúa ngự vào nhà con. Nhưng xin Chúa phán một lời thì linh hồn con sẽ lành mạnh.

— Amen.

— Mình Thánh Chúa Kitô,

— Amen.

Chuyện qua chuyện lại, cụ lật từng trang sách thời tây càn ngoài Bắc kể cho tôi nghe,

— Mỗi lần tây càn tổng bên cạnh, thầy u vội vàng đẩy tôi vào sâu trong hầm dưới sàn cung thánh nhà thờ họ giáo. Sống dưới chân Chúa có lần tới cả tuần lễ. Làm thân con gái thời loạn, thật khổ…

Tôi hỏi cụ,

— Tám mươi năm rồi, từ Bắc vô Nam, từ Nam qua Úc, bác có lời hay ý đẹp nào muốn truyền lại cho con cháu hay không?

Cụ mắng yêu tôi,

— Cha đến là khéo nói...

Nhìn thấy tôi ánh mắt thiết tha và thật thà, cụ chép miệng,

— Nhưng thôi, cha hỏi thì nói. Tám mươi năm rồi, tôi vẫn không có điều gì hối tiếc. Của thế gian thì thôi giả lại cho thế gian. Linh hồn của Chúa thì thôi giả lại cho Chúa. Cha thấy, mới tháng trước con cháu mừng sinh nhật linh đình lắm, hành trình tám mươi năm rồi, hành lý giờ đã gói ghém cẩn thận đâu ra đấy. Giá ngày mai Chúa có cất đi, tôi vẫn sẵn sàng. Còn cha, hành lý của cha đã bọc gói tới đâu rồi?

Tôi bước ra ngoài xe, tự hỏi nếu ngày hôm nay Chúa gọi tôi về, hành lý tu sĩ tôi đã sẵn sàng hay chưa?

Nhà dòng Ngôi Lời có phong tục xướng tên cha, hoặc thầy, hoặc nữ tu thuộc đại gia đình Ngôi Lời vào ngày lễ giỗ.

— Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho linh hồn Cha Kevin, Thầy Sáu John, Sơ Mary…

Có những người tôi biết mặt, biết rõ.

Cha Kevin lớn tuổi, tính tình vui vẻ, bao dung. Gặp ai cũng cười mở miệng hỏi thăm. Nói chuyện với cha Kevin thì cười không dứt, bởi ngài có biệt tài kể chuyện tiếu lâm. Thế đấy! Buổi chiều vẫn thấy cha ngồi ăn cơm tối. Buổi tối trôi qua. Sáng không thấy cha đi lễ. Gọi điện thoại ngài không trả lời, ngoài lời nhắn văng vẳng từ trong máy. Mở cửa bước vào phòng chỉ để thấy cha Kevin nhắm mắt ngủ yên trên giường, chấm dứt hành trình bẩy mươi hai năm. Một người yêu đời, yêu người, luôn luôn rộng rãi với nhân gian qua nụ cười ân sủng, tôi tin cha Kevin hành lý ngài đã sẵn sàng.

Thầy Sáu John trẻ măng, đụng xe, mang vào bệnh viện, hai tuần sau nhắm mắt từ trần. Từ khi đụng xe cho tới khi mất đi, thầy Sáu John không bao giờ tỉnh lại. Cái tang của thầy Sáu John là một cái sốc dữ dội cho mọi người. Mọi người tham dự tang lễ hoặc sụt sùi hoặc nức nở thương tiếc cho một đời tu sĩ quá ngắn. Chỉ còn mấy tháng nữa thôi, thầy Sáu sẽ bước lên cung thánh. Nhưng chỉ bởi lơ đãng, một mạng người bị bôi xóa để lại bao nhiêu thương tiếc cho người còn sống. Hành trình hai mươi tám năm của thầy Sáu chấm dứt khi xe lật tung, quay mấy vòng trước khi đâm đầu vào lề đường xa lộ. Tôi không biết hành lý thầy Sáu John đã sẵn sàng hay chưa. Nhưng lần ghé thăm thầy trong phòng Cấp Cứu, tôi không thấy trên khuôn mặt nét đau đớn. Thầy nằm đó trên giường bệnh, đôi mắt nhắm lại như người đang ngủ mơ, một giấc mơ về cõi trời nơi đó thầy Sáu với hành lý gọn gàng đang bước tới.

Sơ Mary của tuổi năm mươi thì đặc biệt hơn. Có lần sơ kể tôi nghe,

— Lần đó thật là vớ vẩn, chẳng đâu vào với đâu. Hôm đó thứ Tư ăn chay. Buổi tối, đang dậy Giáo lý Lớp Tân tòng, tự nhiên toát mồ hôi, người lạnh toát, lao đao xiêu vẹo trên đôi bàn chân. Nhìn xuống lớp học, miệng muốn kêu cứu nhưng thở không ra… Thế là ngã té bất tỉnh… Mở mắt ra, thấy mình nằm trong phòng Cấp Cứu. Tưởng bị tim? Hóa ra tại người thiếu nước...

Sơ nói nho nhỏ vào tai tôi,

— Cũng tại hôm đó thứ Tư ăn Chay, Sơ lại không ăn không uống chi nguyên cả ngày. Hèn chi quỵ ngã! Lúc đang nằm trên băng ca xe cấp cứu, Sơ lại lẩn thẩn nghĩ ngợi nếu còn được sống để trở về với cõi trần gian, mình sẽ sống khác, sống thiết tha với mọi người và với mình nhiều hơn…

Vẫn lại cụm từ sống thiết tha mà tôi đã nghe từ miệng chồng cô em…

Yêu người Phi Châu, Sơ Mary xin đổi sang Sudan làm việc với người thổ dân. Trong một lần mắc kẹt giữa hai lằn đạn. Sơ nằm xuống kết thúc hành trình năm mươi năm. Nhà dòng đốt xác Sơ ra tro rải từ trên núi xuống đồng bằng theo lời yêu cầu của người nữ tu Dòng Chúa Thánh Linh. Tôi nhớ hôm tiễn Sơ tại phi trường bay sang Sudan, tôi thấy Sơ chỉ xách theo một vali hành lý. Sơ Mary lúc nào cũng vậy, hành lý nữ tu gọn gàng và sẵn sàng. Nhớ tới Sơ Mary, tôi hay đọc câu kinh,

— Phúc cho ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương (Matt 5:7)

Có lần chị tôi gọi điện thoại tới. Bà ấy than thở đứa con gái hư hỏng mất nết! Tôi buột miệng hỏi,

— Nó hư làm sao?

— Chị bảo nó học bác sĩ, nó cãi lại mẹ bỏ đi học ngành khác. Mà tưởng học ngành chi béo bổ, hóa ra nó đâm đầu vào ngành báo chí. Mà cậu biết rồi, con bé học giỏi nhất trường, năm nào cũng mang về bằng khen hạng nhất toàn trường. Con với cái, rõ là khổ!

Tiền điện thoại viễn liên không rẻ, nhưng tôi cứ phải tiếp tục nghe điệp khúc “học bác sĩ”, “cãi lại mẹ”, “ học báo chí”, “ơi là khổ” hơn cả tiếng đồng hồ. Tự nhiên tôi cũng thấy thật tình là khổ cho bà chị và cho mình,

— Chị ơi, con chị nó có hành lý của riêng nó. Còn chị, chị đã chuẩn bị hành lý cho mình hay chưa?

— Hành lý? Cậu nói hành lý nào?

Như một phép lạ, người bệnh ba mươi tuổi hồi sinh. Sau một lần giải phẫu theo triết lý còn nước còn tát, cơn bệnh hiểm nghèo bị đẩy lui. Nhận được tin mừng, tôi ghé vào bệnh viện. Người vợ đứng ngay bên giường bệnh nghẹn ngào nói,

— Cô em ruột của anh ấy đang đi hành hương đất thánh. Ngày nào cũng gọi điện thoại về. Em nhờ cô ấy cầu nguyện cho. Cô ấy còn ghé vào cả chỗ Bức Tường Than Khóc nữa. Bệnh của nhà em chỉ có Chúa chữa. Thật đúng là phép lạ!

Tôi ngồi xuống bên cạnh giường người vừa nhận được phép lạ. Tôi lại giở cuốn kinh, đọc lại lời Tám Mối Phúc Thật,

— Phúc cho ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an (Matt 5:5).

Đọc kinh xong, thấy người hồi phục mắt nhắm lại như thiu thiu ngủ, tôi yên lặng đứng dậy, tính đi về. Nhưng người bệnh đã mở mắt ra, thần sắc rạng rỡ nhìn tôi nhoẻn miệng cười,

— Cám ơn cha đã cầu nguyện cho em…

— Cám ơn Chúa thì đúng nhất… Nhưng cũng đừng có quên, chính chú cũng đã cầu nguyện cho mình.

— Cha nói đúng, hồi xưa em mở miệng ra là nhờ vả người khác cầu nguyện. Riêng mình thì chẳng bao giờ chịu mở miệng cầu nguyện với Chúa.

— Anh nhớ có lần chú nói nếu Chúa cho cơ hội làm lại…

— Em nhớ chứ, em đã cầu nguyện với Chúa nếu cho con sống lại, con sẽ sống khác, sống thiết tha với đời và với mình hơn…

— Anh không hiểu sống thiết tha là sống như thế nào?

Người hồi phục nhìn lên trần nhà rồi nhìn qua khung cửa,

— Hồi trước em chỉ nghĩ tới tiền. Em muốn có thật nhiều tiền để vợ con hạnh phúc, thiên hạ phải nể phục, bởi em tin tưởng vào triết lý, “Miệng kẻ sang có gang có thép!”. Nhưng hai tháng vừa rồi nằm trên giường bệnh, ngày nào em cũng chỉ thấy bóng em một mình đổ dài trên vách tường. Em đau, một mình em chịu. Em khóc, một mình em hay. Nếu em nhắm mắt lại chết đi, vẫn chỉ một mình mình đi. Sáng sáng em thấy cảnh đời vẫn nhộn nhịp tấp nập bên khung cửa. Mặt trời vẫn rộn ràng, chim vẫn hót líu lo, xe bus vẫn dừng lại ngay trước cửa trạm. Tự nhiên em thấy tiếc cho một quãng thời gian ba mươi năm dài em sống không thiết tha với cuộc đời và với mình.

Người hồi phục kết luận,

— Giờ đã sống lại, em cũng sẽ làm lại hành lý cuộc đời.

Tôi nhận ra đôi mắt của người hồi phục long lanh nước mắt.

Trời mùa hè Úc Châu tiếp tục thiêu đốt cư dân tiểu bang Victoria. Chiều hôm nay, bầu khí oi nồng ẩm thấp gọi mời tôi rời bỏ văn phòng bước ra sân vườn. Nhìn xuống, tôi khám phá ra lần đốt lá dừa lấy tro, mình đã làm rớt một cành lá dừa xuống đất. 40 ngày mùa Chay vừa qua, lá dừa bị bỏ quên vẫn nằm im lìm trên sân vườn, vẫn khô quắn cong queo. Tôi cúi xuống nhặt lên cành lá. Thật bất ngờ, tôi nhìn thấy cây xoài xanh non bé tí ti nhú cao được hơn một gang tay. Gió hè oi nồng thổi nhẹ rung rinh ba chiếc lá non mà tưởng như cây xoài bé con đang giơ tay vẫy chào. Nhìn cây xoài bé tí, tôi không nhận ra hình dạng của hột xoài mốc đen ngày nào. Nhìn cây xoài xanh non, tôi nhận ra trái xoài ngày nào đã đi hết hành trình thảo mộc. Bây giờ cây xoài con mới mở ra ba cánh lá lại đang chập chững những bước đi mới cho một cuộc hành trình mới.

Tôi nhìn lá dừa còn sót lại. Lá dừa đã đi hết hành trình thảo mộc. Giờ này lá dừa cũng đã sẵn sàng hành lý để được hóa thân. Tôi lại nổi lửa đốt lá dừa ra bụi tro. Lần này tôi không mang tro vô nhà nguyện nữa, nhưng rắc chung quanh gốc cây xoài con làm chất màu nuôi dưỡng cây non… Tôi vô nhà nguyện. Quỳ dưới cung thánh, tôi ngẩng lên nhìn Chúa chết lặng lẽ trên cây thập giá. Qua mái vòm trên cung thánh, nắng hè hoàng hôn tiếp tục xiên xiên chiếu sáng một khoảng thân xác loang lổ máu đỏ của Chúa. Chúa trên cây thập giá đã đi hết hành trình ba mươi ba năm. Hành lý Ngài lúc nào mà chẳng gọn gàng, cho nên có tới ba lần Chúa đã tiên đoán trước về cuộc tử nạn của mình. Hôm nay thứ Sáu Tuần Thánh. Chiều nay xác Ngài được tháo xuống, chôn sâu trong mộ. Lung linh trong tia nắng chiều tàn của ngày tử nạn trên đồi Golgotha, tôi nhận ra hình ảnh Phục Sinh của ngôi mộ trống. Tôi lật Phúc Âm thánh sử Mátthêu, đọc tiếp,

Sau ngày Sabát, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng, bà Maria Mađalêna và một bà Maria khác, đi viếng mộ. Và kìa, đất rung chuyển dữ dội: thiên thần Chúa từ trời xuống, đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên; diện mạo người như ánh chớp, và y phục trắng như tuyết. Thấy người, lính canh khiếp sợ, run rẩy và hóa ra như chết. Thiên thần lên tiếng bảo các phụ nữ: “Phần các bà, các bà đừng sợ! Tôi biết các bà tìm Ðức Giêsu, Ðấng bị đóng đinh. Người không có ở đây, vì Người đã sống dậy như Người đã nói” (Matt 28:1-6).

Đến bây giờ tôi mới hiểu, bởi Đức Giêsu đã chết đi, chôn trong mộ, hạt giống đức tin mới bắt đầu nứt vỏ nẩy ra một mầm sống mới, mầm sống Giáo hội. Hai ngàn năm rồi mầm sống Giáo hội tiếp tục vươn cao hóa ra cây Giáo hội ngàn đời xanh tươi. Tự nhiên tôi lại nhớ tới trái xoài Darwin ngọt ngào, hột xoài mốc meo, và cây xoài xanh non ba lá trong sân vườn chủng viện. Ơn trời đổ xuống, tôi cảm nghiệm nhiều hơn về khái niệm và ý nghĩa của Mùa Chay và Mùa Phục Sinh.

www.nguyentrungtay.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đò Dọc Trên Sông
Nguyễn Ngọc Liên
21:27 03/04/2011
ĐÒ DỌC TRÊN SÔNG
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Quê hương tôi có sông trăng, sông lụa
Tự bao đời,sông vẫn đẹp nên thơ
Nhưng than ôi! Ngán ngẩm cảnh bây giờ
Dòng nước mát chẳng còn dòng nước mát….
(Trích thơ của Sông Đáy)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền