Ngày 01-04-2018
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông điệp Phục Sinh Urbi et Orbi 2018 của Đức Thánh Cha Phanxicô
J.B. Đặng Minh An dịch
06:50 01/04/2018


Lúc 10h15 sáng Chúa Nhật 1 tháng Tư, trước hàng trăm ngàn tín hữu đứng chật quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ Phục sinh. Tiếp theo đó là thông điệp Phục sinh Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và toàn thế giới cùng nghi thức ban phép lành kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu miễn là họ tuân giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.

Trong Thông điệp Phục sinh Đức Thánh Cha nói:


Anh chị em thân mến, Chúc mừng Phục sinh!

Chúa Giêsu đã sống lại từ trong kẻ chết!

Thông điệp này vang dội trong Giáo hội trên toàn thế giới, cùng với tiếng hát Alleluia: Chúa Giêsu là Chúa; Chúa Cha đã cho Người trỗi dậy và Người sống mãi giữa chúng ta.

Chúa Giêsu đã báo trước sự chết và sự sống lại của Người bằng hình ảnh hạt lúa mì. Người nói: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12:24). Và đây chính là điều đã xảy ra: Chúa Giêsu, hạt lúa mì được Thiên Chúa gieo vào những luống đất thế gian, đã chết, đã bị giết bởi tội lỗi của thế gian. Người nằm trong mộ hai ngày; nhưng cái chết của Người chứa đựng tột đỉnh tình yêu của Thiên Chúa, được bộc lộ vào ngày thứ ba, ngày chúng ta cử hành hôm nay: đó là Lễ Phục Sinh của Chúa Kitô.

Các Kitô hữu chúng ta tin tưởng và biết rằng sự sống lại của Đức Kitô là niềm hy vọng đích thực của thế giới, đó là hy vọng không làm ta thất vọng. Đó là sức mạnh của hạt lúa mì, sức mạnh của tình yêu tự hạ mình xuống và trao ban đến cùng, và do đó canh tân cách thực sự thế giới. Sức mạnh này vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở trong các luống đất lịch sử của chúng ta, một lịch sử được đánh dấu bởi quá nhiều những hành vi bất công và bạo lực. Nó đâm hoa kết trái hy vọng và phẩm giá nơi có sự tước đoạt và loại trừ, nơi có nghèo đói và mất công ăn việc làm, nơi có những người di cư và những người tị nạn (quá thường khi bị lãng quên bởi nền văn hoá lãng phí ngày nay), nơi có những nạn nhân của nạn buôn bán ma túy, buôn người và các hình thức nô lệ hiện đại.

Hôm nay chúng ta kêu cầu hoa trái hòa bình trên toàn thế giới, bắt đầu với đất nước Syria yêu dấu đã chịu đau khổ quá lâu, nơi người dân bị tàn phá bởi một cuộc chiến tranh dường như bất tận. Trong ngày lễ Chúa Sống Lại này, cầu xin ánh sáng của Chúa Kitô Phục Sinh soi sáng lương tâm của tất cả các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự, để có thể kết thúc nhanh chóng cuộc tàn sát đang diễn ra, để luật nhân đạo có thể được tôn trọng; và các thỏa thuận có thể được đưa ra ngõ hầu viện trợ mà anh chị em của chúng ta đang rất cần có thể đến được với họ, đồng thời cũng bảo đảm các điều kiện phù hợp cho sự trở về cố hương của những người di tản.

Chúng ta cũng cầu xin hoa trái hòa giải cho Thánh Địa, nơi trong những ngày này cũng trải qua những vết thương do một cuộc xung đột không tha cho cả những người vô phương thế tự vệ vẫn đang tiếp diễn, cầu cho Yemen và cho toàn bộ vùng Trung Đông, để tinh thần đối thoại và sự tôn trọng lẫn nhau có thể chiếm ưu thế trên sự chia rẽ và bạo lực. Xin cho anh chị em của chúng ta trong Chúa Kitô, những người phải thường xuyên chịu đựng những bất công và bách hại, có thể là những chứng nhân rạng ngời cho Chúa Phục Sinh và cho chiến thắng của điều thiện trên sự ác.

Chúng ta cũng khẩn cầu hoa trái hy vọng cho những ai khao khát một cuộc sống xứng với phẩm giá hơn, nhất là ở những khu vực của lục địa châu Phi nơi đang bị ảnh hưởng sâu sắc bởi nạn đói, và các cuộc xung đột cũng như nạn khủng bố đang lan tràn như một thứ dịch bệnh. Nguyện xin bình an của Chúa Phục Sinh chữa lành các vết thương ở Nam Sudan và mở rộng những con tim cho đối thoại và hiểu biết lẫn nhau. Chúng ta đừng quên những nạn nhân của cuộc xung đột này, đặc biệt là các trẻ em! Cầu xin cho đừng thiếu vắng tình đoàn kết với tất cả những ai buộc phải rời bỏ quê hương và thiếu những điều cần thiết cho cuộc sống.

Chúng ta cầu khẩn những hoa trái đối thoại cho bán đảo Triều Tiên, xin cho các cuộc thảo luận đang tiến hành có thể thăng tiến hòa hợp và hòa bình trong khu vực. Cầu xin cho những người có trách nhiệm trực tiếp biết hành động với sự khôn ngoan và biết phân định để mang lại thiện ích cho người Hàn Quốc và xây dựng những mối quan hệ tin tưởng trong cộng đồng quốc tế.

Chúng ta khẩn cầu những hoa trái hòa bình cho Ukraine, xin cho các bước được chọn, nhằm tăng cường sự hòa hợp, có thể được củng cố, và được tạo điều kiện bởi các sáng kiến nhân đạo mà người dân của quốc gia này đang rất cần.

Chúng ta cũng cầu xin hoa trái của sự ủi an đối với người dân Venezuela, là những người mà như các giám mục của họ đã viết, đang sống trong một “vùng đất xa lạ” ngay trong đất nước của chính mình. Cầu xin cho quốc gia này, nhờ quyền năng phục sinh của Chúa Giêsu, tìm ra được một phương cách bình an, hoà bình và nhân bản để nhanh chóng vượt qua được những cuộc khủng hoảng chính trị và nhân đạo. Cầu xin cho con dân của đất nước này, những người đang bị buộc phải rời bỏ đất nước mình được chào đón và hỗ trợ.

Nguyện xin Đức Kitô Phục Sinh mang lại hoa trái cuộc sống mới cho những trẻ em, là những đứa bé do hậu quả cuả chiến tranh và nghèo đói, đang lớn lên mà chẳng có chút hy vọng nào, thiếu giáo dục và những chăm sóc sức khoẻ; và cho những người cao niên đang bị bỏ rơi bởi một nền văn hóa ích kỷ loại trừ những ai không “có năng suất”.

Chúng ta cũng cầu khẩn hoa trái khôn ngoan cho những người có trách nhiệm chính trị trong thế giới của chúng ta, cầu xin cho họ luôn biết tôn trọng phẩm giá con người, cống hiến hết mình cho việc theo đuổi công ích và bảo đảm sự phát triển và an ninh cho công dân của mình.

Anh chị em thân mến,

Những lời được nghe bởi các phụ nữ ở ngôi mộ cũng được gửi đến chúng ta: “Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? Người không còn đây nữa, nhưng đã sống lại rồi.” (Lc 24: 5-6). Cái chết, cô đơn và sợ hãi không phải là những từ ngữ cuối cùng. Có một từ còn vượt lên trên những từ ấy, một từ mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể nói: đó là từ phục sinh (xem Gioan Phaolô II, Kết thúc Đàng Thánh giá tại Côlôsêô, ngày 18 tháng 4 năm 2003). Bởi vì quyền năng của tình yêu Thiên Chúa “xua đuổi hết tội khiên, tẩy sạch vết nhơ, người có tội được sạch trong, kẻ ưu phiền được sướng vui hân hoan; phá tan hận thù oán ghét, mang lại hòa thuận, yêu thương khuất phục mọi quyền bính thế gian” (Bài Vinh Tụng Ca công bố Tin Mừng Phục sinh).

Chúc mừng Phục sinh cho tất cả anh chị em!
Source: Libreria Editrice Vaticana - URBI ET ORBI MESSAGE OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS EASTER 2018 Central loggia of the Vatican Basilica Easter, 1 April 2018
 
Phép lành Toàn Xá của Đức Thánh Cha và Thông điệp Phục Sinh Urbi et Orbi 2018
VietCatholic Network
10:11 01/04/2018
Lúc 10h15 sáng Chúa Nhật 1 tháng Tư, trước hàng trăm ngàn tín hữu đứng chật quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ Phục sinh. Tiếp theo đó là thông điệp Phục sinh Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và toàn thế giới cùng nghi thức ban phép lành kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu miễn là họ tuân giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.

Lúc 12h Đức Thánh Cha đã có mặt tại bao lơn chính của Đền Thờ Thánh Phêrô.

Ban nhạc của đội Hiến Binh Vatican và ban quân nhạc các quân binh chủng của Italia đang trình tấu quốc thiều.

Trong thông điệp Phục Sinh Urbi et Orbi gởi đến dân thành Rôma và toàn thế giới, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, Chúc mừng Phục sinh!

Chúa Giêsu đã sống lại từ trong kẻ chết!

Thông điệp này vang dội trong Giáo hội trên toàn thế giới, cùng với tiếng hát Alleluia: Chúa Giêsu là Chúa; Chúa Cha đã cho Người trỗi dậy và Người sống mãi giữa chúng ta.

Chúa Giêsu đã báo trước sự chết và sự sống lại của Người bằng hình ảnh hạt lúa mì. Người nói: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12:24). Và đây chính là điều đã xảy ra: Chúa Giêsu, hạt lúa mì được Thiên Chúa gieo vào những luống đất thế gian, đã chết, đã bị giết bởi tội lỗi của thế gian. Người nằm trong mộ hai ngày; nhưng cái chết của Người chứa đựng tột đỉnh tình yêu của Thiên Chúa, được bộc lộ vào ngày thứ ba, ngày chúng ta cử hành hôm nay: đó là Lễ Phục Sinh của Chúa Kitô.

Các Kitô hữu chúng ta tin tưởng và biết rằng sự sống lại của Đức Kitô là niềm hy vọng đích thực của thế giới, đó là hy vọng không làm ta thất vọng. Đó là sức mạnh của hạt lúa mì, sức mạnh của tình yêu tự hạ mình xuống và trao ban đến cùng, và do đó canh tân cách thực sự thế giới. Sức mạnh này vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở trong các luống đất lịch sử của chúng ta, một lịch sử được đánh dấu bởi quá nhiều những hành vi bất công và bạo lực. Nó đâm hoa kết trái hy vọng và phẩm giá nơi có sự tước đoạt và loại trừ, nơi có nghèo đói và mất công ăn việc làm, nơi có những người di cư và những người tị nạn (quá thường khi bị lãng quên bởi nền văn hoá lãng phí ngày nay), nơi có những nạn nhân của nạn buôn bán ma túy, buôn người và các hình thức nô lệ hiện đại.

Hôm nay chúng ta kêu cầu hoa trái hòa bình trên toàn thế giới, bắt đầu với đất nước Syria yêu dấu đã chịu đau khổ quá lâu, nơi người dân bị tàn phá bởi một cuộc chiến tranh dường như bất tận. Trong ngày lễ Chúa Sống Lại này, cầu xin ánh sáng của Chúa Kitô Phục Sinh soi sáng lương tâm của tất cả các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự, để có thể kết thúc nhanh chóng cuộc tàn sát đang diễn ra, để luật nhân đạo có thể được tôn trọng; và các thỏa thuận có thể được đưa ra ngõ hầu viện trợ mà anh chị em của chúng ta đang rất cần có thể đến được với họ, đồng thời cũng bảo đảm các điều kiện phù hợp cho sự trở về cố hương của những người di tản.

Chúng ta cũng cầu xin hoa trái hòa giải cho Thánh Địa, nơi trong những ngày này cũng trải qua những vết thương do một cuộc xung đột không tha cho cả những người vô phương thế tự vệ vẫn đang tiếp diễn, cầu cho Yemen và cho toàn bộ vùng Trung Đông, để tinh thần đối thoại và sự tôn trọng lẫn nhau có thể chiếm ưu thế trên sự chia rẽ và bạo lực. Xin cho anh chị em của chúng ta trong Chúa Kitô, những người phải thường xuyên chịu đựng những bất công và bách hại, có thể là những chứng nhân rạng ngời cho Chúa Phục Sinh và cho chiến thắng của điều thiện trên sự ác.

Chúng ta cũng khẩn cầu hoa trái hy vọng cho những ai khao khát một cuộc sống xứng với phẩm giá hơn, nhất là ở những khu vực của lục địa châu Phi nơi đang bị ảnh hưởng sâu sắc bởi nạn đói, và các cuộc xung đột cũng như nạn khủng bố đang lan tràn như một thứ dịch bệnh. Nguyện xin bình an của Chúa Phục Sinh chữa lành các vết thương ở Nam Sudan và mở rộng những con tim cho đối thoại và hiểu biết lẫn nhau. Chúng ta đừng quên những nạn nhân của cuộc xung đột này, đặc biệt là các trẻ em! Cầu xin cho đừng thiếu vắng tình đoàn kết với tất cả những ai buộc phải rời bỏ quê hương và thiếu những điều cần thiết cho cuộc sống.

Chúng ta cầu khẩn những hoa trái đối thoại cho bán đảo Triều Tiên, xin cho các cuộc thảo luận đang tiến hành có thể thăng tiến hòa hợp và hòa bình trong khu vực. Cầu xin cho những người có trách nhiệm trực tiếp biết hành động với sự khôn ngoan và biết phân định để mang lại thiện ích cho người Hàn Quốc và xây dựng những mối quan hệ tin tưởng trong cộng đồng quốc tế.

Chúng ta khẩn cầu những hoa trái hòa bình cho Ukraine, xin cho các bước được chọn, nhằm tăng cường sự hòa hợp, có thể được củng cố, và được tạo điều kiện bởi các sáng kiến nhân đạo mà người dân của quốc gia này đang rất cần.

Chúng ta cũng cầu xin hoa trái của sự ủi an đối với người dân Venezuela, là những người mà như các giám mục của họ đã viết, đang sống trong một “vùng đất xa lạ” ngay trong đất nước của chính mình. Cầu xin cho quốc gia này, nhờ quyền năng phục sinh của Chúa Giêsu, tìm ra được một phương cách bình an, hoà bình và nhân bản để nhanh chóng vượt qua được những cuộc khủng hoảng chính trị và nhân đạo. Cầu xin cho con dân của đất nước này, những người đang bị buộc phải rời bỏ đất nước mình được chào đón và hỗ trợ.

Nguyện xin Đức Kitô Phục Sinh mang lại hoa trái cuộc sống mới cho những trẻ em, là những đứa bé do hậu quả cuả chiến tranh và nghèo đói, đang lớn lên mà chẳng có chút hy vọng nào, thiếu giáo dục và những chăm sóc sức khoẻ; và cho những người cao niên đang bị bỏ rơi bởi một nền văn hóa ích kỷ loại trừ những ai không “có năng suất”.

Chúng ta cũng cầu khẩn hoa trái khôn ngoan cho những người có trách nhiệm chính trị trong thế giới của chúng ta, cầu xin cho họ luôn biết tôn trọng phẩm giá con người, cống hiến hết mình cho việc theo đuổi công ích và bảo đảm sự phát triển và an ninh cho công dân của mình.

Anh chị em thân mến,

Những lời được nghe bởi các phụ nữ ở ngôi mộ cũng được gửi đến chúng ta: “Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? Người không còn đây nữa, nhưng đã sống lại rồi.” (Lc 24: 5-6). Cái chết, cô đơn và sợ hãi không phải là những từ ngữ cuối cùng. Có một từ còn vượt lên trên những từ ấy, một từ mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể nói: đó là từ phục sinh (xem Gioan Phaolô II, Kết thúc Đàng Thánh giá tại Côlôsêô, ngày 18 tháng 4 năm 2003). Bởi vì quyền năng của tình yêu Thiên Chúa “xua đuổi hết tội khiên, tẩy sạch vết nhơ, người có tội được sạch trong, kẻ ưu phiền được sướng vui hân hoan; phá tan hận thù oán ghét, mang lại hòa thuận, yêu thương khuất phục mọi quyền bính thế gian” (Bài Vinh Tụng Ca công bố Tin Mừng Phục sinh)

Chúc mừng Phục sinh cho tất cả anh chị em!

Tiếp theo đó là nghi thức ban phép lành URBI ET ORBI cho Roma và toàn thế giới, kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới.

Mở đầu nghi thức, Đức Hồng Y trưởng đẳng phó tế, tuyên bố chủ ý của Đức Thánh Cha ban ơn toàn xá cho những người nói trên, miễn là họ giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.

Xin quý vị và anh chị em hiệp ý để đón nhận ơn Toàn Xá.

Đức Thánh Cha long trọng đọc lời nguyện xin Thiên Chúa nhân lành, vì lời cầu bầu của Mẹ Maria, của các thánh tông đồ Phêrô, Phaolô và toàn thể các thánh, mà xá giải mọi tội lỗi và hình phạt bởi tội lỗi cho các tín hữu.

Ngài đọc như sau:

Xin các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô là những vị mà chúng tôi dựa vào quyền bính và uy thế, cầu khẩn cho chúng ta trước Thiên Chúa. Amen.

Nhờ lời cầu bầu và công nghiệp của Đức Trinh nữ Maria, của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, của thánh Gioan Baotixita, của các thánh Tông Đồ Phêrô, Phaolô cùng toàn thể các thánh, xin Thiên Chúa toàn năng thương xót anh chị em và xin Chúa Kitô tha tội cho anh chị em cùng dẫn đưa anh chị em về cõi trường sinh. Amen.

Xin Thiên Chúa toàn năng lân tuất ban ân xá, tha thứ tất cả tội lỗi của anh chị em, cho anh chị em được hưởng thời gian để làm việc đền tội thành tâm và có công hiệu, một tấm lòng thống hối và hoán cải đời sống, được ơn thánh và sự an ủi của Chúa Thánh Thần, cùng được sự kiên trì làm việc thiện cho đến cùng. Amen.

Sau khi ban phép lành toàn xá cho các tín hữu, Đức Thánh Cha một lần nữa chúc mừng Phục sinh các tín hữu đến từ các nơi trên nước Ý và từ các quốc gia khác, cũng như những người đang theo dõi diễn biến này qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông khác.

Đức Thánh Cha cầu xin niềm vui và hy vọng của Chúa Giêsu Kitô phục sinh mang lại sức mạnh cho những người cao niên là ký ức quý giá của xã hội, và cho các bạn trẻ là tương lai của Giáo hội và nhân loại.

Đức Thánh Cha cũng cám ơn các tín hữu đã hiện diện trong ngày lễ Phục sinh – ngày lễ quan trọng nhất trong Phụng Vụ Kitô giáo, bởi vì đây là ngày cử mừng ơn cứu độ của chúng ta, ngày lễ của tình yêu Chúa dành cho chúng ta.

Đức Thánh Cha cám ơn về món quà là các bông hoa được mang đến từ Hòa lan để trang trí cho quảng trường thánh Phêrô. Và cuối cùng, Đức Thánh Cha nhắc nhở các tín hữu hãy loan báo, bằng lời nói và đời sống của mình tin vui “Chúa Giêsu Phục sinh”
 
ĐGH Phanxicô: Hãy phá tan sự im lặng, hãy vượt qua nổi sợ hãi.
Giuse Thẩm Nguyễn
10:38 01/04/2018
(Vatican News) Trong Thánh Lễ Đêm Vọng Phục Sinh, ĐGH mời gọi chúng ta đừng đứng im lặng trước những biến cố của Tuần Thánh, nhưng hãy vượt qua nỗi sợ hãi và chia sẻ sứ vụ và sứ điệp của Chúa Giê-su. Chúng ta biết rằng “đêm của những đêm”, Đêm Vọng Phục Sinh thực sự là cao điểm của Tam Nhật Thánh. Chính vào đêm nay mà chúng ta tưởng niệm, qua những lời cảm động đau thương và những biểu tượng quyền lực, sự chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su. Đúng như biểu tượng đó, nghi lễ bắt đầu bên ngoài nhà thờ khi đêm đã xuống và không gian yên lặng.

Im lặng trước Thánh Giá.

Tất cả chúng ta đều có thể nhận diện ra sự im lặng này. Cũng trong cách ấy, các môn đệ của Chúa Giê-su đã đứng im lặng trước Thánh Giá, không có khả năng để nói lên lời bênh vực cho Thày của mình. Chúng ta cũng đã từng giữ thái độ im lặng trước những tình huống mà mình không thể kiểm soát nổi- với một não trạng là “chẳng có thể làm gì để đảo ngược tình cảnh bất công mà anh chị em mình đang phải chịu đựng về thể xác.”

Sự áp đảo im lặng.

Bóng tối và sự im lặng vô cảm làm tê liệt chúng ta. Nó ném chúng ta vào thói quen mặc kệ, dập tắt ký ức và cho chúng ta ý nghĩ rằng “đây là cách mọi thứ vẫn xảy ra như thế.” Giữa khi có sự “áp đảo im lặng” thì kìa những hòn sỏi “kêu lên” và tuyên xưng “ một cách thức mới cho tất cả.” Dưới ánh sáng chan hòa tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô, trong bài giảng của mình, ĐGH đã khẳng định rằng “Sự sáng tạo, tự nó đã là tiếng đầu tiên vang vọng chiến thắng của cuộc sống vượt trên tất cả những nỗ lực nhằm làm im lăng và kiềm chế niềm vui hân hoan của Tin Mừng.

Vượt trên sự sợ hãi

ĐGH nói rằng “Đừng sợ vì Người đã sống lại” là những lời khích lệ cho sự tin tưởng sâu xa nhất và sự xác tín của chúng ta. Những lời này vừa thách đố chúng ta, đồng thời cũng nâng đỡ chúng ta “để phó thác và tin tưởng rằng Thiên Chúa có mặt trong mỗi hoàn cảnh và trong mỗi người. “ Ngài đã sống lại từ cõi chết… và bây giờ Ngài chờ đợi chúng ta để chúng ta có thể “chia sẻ công trình cứu độ của Ngài. Đức Kitô đã sống lại: Đây là sứ điệp nuôi dưỡng hy vọng của chúng ta và biến nó thành hành đông bác ái cụ thể.

Thách đố thói quen của chúng ta.

ĐGH nói rằng chìa khóa để cử hành Lễ Phục Sinh là nhận ra Thiên Chúa thường xuyên can thiệp vào cuộc sống của chúng ta như thế nào, “ thách đố thói quen của chúng ta, những lối suy nghi cố định và những hành động mà cuối cùng nó làm tê liệt chúng ta. Thiên Chúa mời gọi mọi người “phá gỡ thói quen hằng ngày của chúng ta để canh tân cuộc sống. Lời mời gọi này mang tính cá nhân và mạnh mẽ: “Con có muốn chia sẻ sứ điệp sự sống này không, hay con thích tiếp tục im lặng đứng nhìn trước những biến cố xảy ra?

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Cập nhật tin tức về vụ tố cáo Đức Hồng Y Pell
Vũ Văn An
19:51 01/04/2018
Các phiên tòa nhằm để lấy các lời khai nói là của các nạn nhân bị Đức Hồng Y Pell, lúc còn là một linh mục trẻ cách nay hơn 40 năm, có các hành vi không thích đáng xâm phạm, đã kết thúc như dự trù vào cuối tháng Ba vừa qua.

Và dù nội dung các lời tố cáo cũng như tên tuổi các nạn nhân chưa được thông báo, và đây mới chỉ là phiên tòa để “nghe” xem các lời tố cáo có đủ giá trị để tiến hành phiên xử đúng nghĩa, có nghĩa là để kết án, hay không, nhưng không thiếu những tờ báo đã như muốn kết án Đức Hồng Y rồi. Tờ Vatican Insider, một tờ báo vốn tự hào là người trong cuộc của Tòa Thánh, chẳng hạn, chạy một hàng tít lớn đầu tháng Ba rằng “Pedophilia, Pell’s preliminary hearing begins” (Tội Ấu Dâm, Phiên Tòa Sơ Khởi (Xử) Pell Bắt Đầu”.

Đồng thời, một số chi tiết liên quan tới các lời khai này cũng đã được báo chí công khai nói tới. ABC News chẳng hạn, cho hay: cha của một người được coi là nạn nhân, vì nạn nhân này đã qua đời năm 2014 vì ma túy, nên đã thay con, “tố cáo” Đức Hồng Y Pell lạm dụng tình dục con mình, dù chỉ biết chuyện lạm dụng này khi cảnh sát tới lấy lời khai sau khi con ông qua đời! ABC News chạy hàng tít lớn: “One of Cardinal George Pell's alleged victims died of a heroin overdose and his father never suspected he had been sexually offended against, a Melbourne court has been told” (một trong các người được coi là nạn nhân của Đức Hồng Y George Pell chết vì dùng ma túy quá liều lượng và người cha anh ta không bao giờ hoài nghi anh ta đã bị lạm dụng tình dục, Tòa Án Melbourne đã được thuật như
thế).

Trong khi ấy, một chi tiết lý thú cho thấy “bản chất” thực sự của các lời tố cáo chống Đức Hồng Y Pell: Bernard Barrett, thuộc nhóm ủng hộ nạn nhân có tên là Broken Rites bị đối chất trước Tòa về các cuộc thảo luận của ông ta với một trong những người tự nhận là nạn nhân trước khi nạn nhân này liên lạc với Toán Đặc Nhiệm Sano của Cảnh Sát Victoria để tố cáo Đức Hồng Y. Bác Sĩ Barrett nói với Tòa rằng mẹ nạn nhân liên lạc với ông để tường trình rằng con trai bà là nạn nhân của một vụ lạm dụng tình dục khác, nhưng 6 tháng sau, lại cho rằng mình cũng bị Đức Hồng Y Pell lạm dụng.

CNA/EWTN News trung thực hơn khi tường thuật rằng Luật Sư Robert Richter của Đức Hồng Y hỏi người cha phát biểu về người con lý do tại sao ông không nhắc đến đích danh Đức Hồng Y trong các tường trình khởi đầu cho cảnh sát về biến cố này và tố cáo ông này tạo hoẹt ra lời tố cáo. Quả tình, trong các tường trình sơ khởi, ông chỉ nói tới việc con trai ông bị “nhiều linh mục” lạm dụng.



Trong khi ấy, Linh Mục Charles Portelli, làm chứng trước Tòa, thì quả quyết rằng: bất cứ lời tố cáo hành vi bất chính nào chống lại Đức Hồng Y trong khi ngài đang ở phòng áo của nhà thờ chính tòa đều không thể nào xẩy ra được, bởi vì ngài không bao giờ ở một mình trước khi, sau khi và trong khi cử hành Thánh Lễ. Chính cha đã giúp Đức Hồng Y lúc đó mặc và cởi áo lễ trong các thánh lễ ở đó.

Tường trình vào tuần thứ ba, Reuters thuật lại rằng công tố viên Mark Gibson cho Tòa hay một người tố cáo “không khỏe về phương diện y khoa nên không thể ra làm chứng”, do đó, các lời tố cáo của người này bị rút lại. Trước đây, trước khi phiên tòa này khởi đầu, một lời tố cáo khác cũng đã bị rút lại khi người tố cáo qua đời vì bệnh bạch cầu.

Theo Reuters, gia đình của hai người tố cáo nói với Tòa rằng họ chỉ nghe các lời tố cáo sau khi sự việc xẩy ra đã lâu, một vụ xẩy ra tại một hồ tắm và một xẩy ra tại một nhà thờ. Các gia đình này, trước đây, chưa bao giờ thấy hoặc nghe bất cứ hành vi không chính đáng nào liên quan tới các linh mục.

Associated Press, khi tường thuật buổi cuối cùng của loạt ngồi xử lần này, cho hay: Luật Sư Robert Richter nói rằng Đức Hồng Y Pell bị các người điều tra của Toán Đặc Nhiệm Sano nhắm “để đối xử đặc biệt”. Ông hỏi Điều Tra Viên Christopher Reed: “Có phải ông nói rằng lời tố cáo chống lại Đức Hồng Y Pell được đối xử như bất cứ lời tố cáo nào khác không? Hay là có một sự nhắm vào ngài đến độ dù là có những lời tố cáo nặng nề hơn chống lại một nữ tu cũng sẽ không được Toán Đặc Nhiệm Sano theo đuổi?”.

Reed trả lời: “Tôi bất đồng với lời phát biểu này hoàn toàn”. Reed là một trong ba điều tra viên đã tới Rôma hồi tháng Mười năm 2016 để phỏng vấn Đức Hồng Y Pell, người, theo luật sư của ngài, đã hoàn toàn hợp tác với họ và trả lời mọi câu hỏi của họ. Reed đồng ý điểm đó, cho hay: “ngài tự ý lên tiếng”.

Cuộc điều tra của cảnh sát bắt đầu từ năm 2013 trước khi có bất cứ người tố cáo nào đến gặp cảnh sát. Theo luật sư Richter, cảnh sát đã tiến hành “một cuộc hành quân lùng bắt Pell”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Vọng Phục Sinh tại Sydney
Diệp Hải Dung
07:44 01/04/2018
Tối thứ Bảy 31/03/2018 khoảng 6000 người, kể cả những người không Công Giáo đã đến công viên Paul Keating Park Bankstown, Sydney tham dự Lễ Vọng Phục Sinh. Giờ khai mạc đoàn Phụng Vụ và quý Cha xuống cuối công viên với nghi thức trang trọng làm phép Lửa và nến Phục Sinh. Tất cả mọi người đều hướng về cuối công viên thinh lặng cầu nguyện và đón mừng Ánh Sáng Phục Sinh của Chúa KiTô.

Xem Hình

Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết làm phép Lửa Mới và Nến Phục Sinh, Cha Phêrô Trần Văn Trợ cung nghinh nến Phục Sinh được rước lên lễ Đài và thắp sáng cho tất cả mọi nguời, tiếp theo là Phụng Vụ Lời Chúa do Cha Paul Văn Chi Chủ Tế và điều hợp cùng mọi người đều sốt sắng hướng lên Lễ đài và giơ cao ngọn Nến hân hoan mừng Chúa Sống Lại. Hàng ngàn ánh nến và các đèn trên Lễ đài và công viên Paul Keating đều bật sáng lên, tạo bầu khí rực rỡ trong ánh sánh vinh quang của Chúa Kitô Phục Sinh, cùng với Bài Alleluia uy nghiêm huy hoàng trong đêm Vọng Phục Sinh do Ca đoàn KiTô Vua Lakemba cùng hợp xướng.

Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm nói về sự Phục Sinh của Chúa Giêsu KiTô..Ngài mời gọi, hôm nay chúng ta hân hoan đón mừng nhau, cùng với toàn thể Giáo Hội 5 Châu, ghi vào đêm nay, đêm rất Thánh, đêm đem lại cho mọi người niềm hy vọng, đêm tỏa sáng hơn ban ngày, vì tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa lan tỏa giữa trần gian…..và hãy bắt đầu sống, sống trong vòng tay của Thiên Chúa, Đấng có thể làm cho chúng ta chỗi dậy như Người đã làm cho Đức Kitô Phục Sinh….

Sau bài giảng nghi thức làm phép nước Thánh mới và rảy trên Cộng Đoàn tham dự sau đó quý Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Trần Văn Trợ và Cha Lê Hồng Mạnh cùng hiệp dâng Thánh lễ.

Truớc khi kết thúc Thánh lễ, anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney ngỏ lời chúc mừng Phục Sinh, Happy Easter, đến quý Cha, quý Sơ, và tất cả mọi người trong Cộng Đồng, đặc biệt cám ơn Ca đoàn Kitô Vua Giáo đoàn Lakemba đã phụng vụ phần Thánh nhạc rất hay, tạo cho mọi người sốt sắng trong buổi Lễ, anh cũng cám ơn Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và Liên đoàn Thanh Niên Công Giáo TGP Sydney và anh cũng thông báo ngày mai Chúa Nhật Phục Sinh các anh chị em Tân Tòng được Rửa Tội tại Giáo Đoàn Thánh Tử Đạo Anrê Phú Yên Reveby. Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm thay mặt Ban Tuyên Úy cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha và chúc mừng Phục Sinh đến quý Sơ và tất cả mọi người.

Thánh lễ kết thúc, Cha Chủ Tế cám ơn mọi người... Cộng Đồng dân Chúa cùng ra về trong niềm tin yêu của Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh, với lời tung hô vang vọng: Tạ Ơn Chúa Alleluia, Alleluia...

Diệp Hải Dung.
 
Giáo xứ Vĩnh Hòa Sàigòn: Đêm canh thức Phục Sinh 2018
Văn Minh
07:50 01/04/2018
“Thiên Chúa tạo nên muôn loài vạn vật, và tạo dựng con người lên giống hình ảnh của Ngài”.

Trên đây là lời mở đầu cho bài giảng của cha Gioakim Lê Hậu Hán trong Thánh lễ đêm canh thức mừng Chúa Phục sinh, diễn ra lúc 18g00 thứ Bảy ngày 31.03.2018, tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt phú Thọ.

Xem Hình

Thánh lễ trọng thể do cha Gioakim Lê Hậu Hán – chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa – chủ tế. Đồng tế với ngài có cha Vinh Sơn Trương Đức Vinh, phó xứ Chợ Đũi, cùng đông đảo các em thiếu nhi trong các lớp giáo lý và bà con giáo dân trong và ngoài giáo xứ ngồi kín trong và ngoài nhà thờ cùng hiệp dâng Thánh lễ.

Trước Thánh lễ, cha Gioakim cùng cộng đoàn cử hành nghi thức làm phép lửa trước sân nhà thờ. Sau đó, cộng đoàn lấy lửa từ cây nến Phục sinh thắp sáng cầm trên tay cùng quý cha tiến vào ngôi thánh đường trong niềm hân hoan chào đón của các em thiếu nhi và cộng đoàn dân Chúa.

Theo lịch phụng vụ trong đêm canh thức gồm có bốn phần chính:

- Phụng vụ Ánh sáng

- Phụng vụ Lời Chúa

- Phụng vụ Phép Rửa

- Phụng vụ Thánh Thể

Cả bốn phần trên đều nhấn mạnh đến sự sống – sự chết, ánh sáng, tối tăm, sự thánh thiện và tội lỗi của con người. Trong đêm canh thức này, Giáo hội đã diễn tả cuộc đời của Đức Kitô sống giữa nơi trần gian, chia sẻ kiếp phàm nhân cùng nhân loại chúng ta.

Chia sẻ trong Thánh lễ, cha Gioakim đã gợi lên nét cao đẹp của Thiên Chúa nơi con người: Thiên Chúa tạo nên muôn loài vạn vật, và tạo dựng con người lên giống hình ảnh của Ngài.

Cha Gioakim nhấn mạnh đến bốn ý sau:

- Linh hồn bất tử

- Có trí khôn minh mẫn

- Có sự tự do, biết lựa chọn tốt và sấu

- Có một trái tim biết yêu thương

Thật vậy, Đức Kitô đến để mang ánh sáng xuống thế gian, và xua tan đi bóng đêm đen, xóa tan mọi hận thù, xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta, hãy chiêm ngắm và mang lấy ánh sáng Phục sinh của Ngài, ánh sáng của chân lý, ánh sáng của tình thương. Ước mong mỗi người Kitô hữu chúng ta hãy đưa ánh sáng đến những nơi tối tăm trong bóng đêm, đến cho những ai còn đang chìm ngập trong say mê cờ bạc, rượu chè, đưa họ đến với ánh sáng của Tin Mừng, của tình thương và cùng nhau bước theo chân lý của Ngài.

Sau bài giảng, cộng đoàn thắp sáng cây nến cầm trên tay và cùng nhau lặp lại lời tuyên xưng đức tin khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Đồng thời, cha chủ tế rảy nước thánh trên cộng đoàn.

Thánh lễ được nối tiếp với phần phụng vụ Thánh Thể và kết thúc lúc 19g45.

Trước khi ban phép lành, cha xứ Gioakim thay mặt giáo xứ cảm ơn cha Vinh Sơn, quý chức trong HĐMV, đại diện các đoàn thể cùng mọi thành phần dân Chúa trong những ngày qua đã cùng nhau tổ chức các nghi thức và hiệp dâng Thánh lễ được diễn ra trang nghiêm và tốt đẹp bằng một tràng pháo tay của cộng đoàn.

Trước khi ra về, quý cha trao cho mỗi em thiếu nhi đi tham dự Thánh lễ một quả trứng mừng Chúa Phục sinh.

Được biết vào lúc 20g00, cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán chủ sự dâng Thánh lễ Vọng Phục sinh dành cho người lớn.

 
Gx. Vĩnh hòa - Diễn nguyện cuộc thương khó Chúa Giêsu
Văn Minh
07:57 01/04/2018
Vào lúc 21g30 ngày 30/3/2018 (thứ Sáu Tuần Thánh), cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa đã tham dự cuộc Diễn nguyện cuộc thương khó của Đức Giêsu. Qua cuộc diễn nguyện này, giúp cộng đoàn cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu vô đối của Thiên Chúa trước những tội lỗi của loài người. Để mỗi người biết chạy đến phó thác nơi Lòng Thương Xót của Chúa.

Xem Hình

 
Thánh Lễ Đại Triều Mừng Chúa Phục Sinh Tại Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam
Trương Trí
10:21 01/04/2018
Chúa đã sống lại! Alleluia!

Trong niềm tin vào sự sống lại vinh quang của Đức Kitô, sáng Chúa Nhật Phục sinh, đông đảo mọi thành phần dân Chúa từ khắp nơi về Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam tham dự Thánh lễ Đại triều mừng Chúa Phục sinh do Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế chủ tế.

Xem Hình

Trước khi vào Thánh lễ, ông Phê rô Đặng Văn Hoàng, Chủ tịch HĐGX Phủ Cam, thay mặt toàn thể cộng đoàn ngõ lời tri ân Đức Tổng và quý Cha đồng tế đã về đây dâng Thánh lễ mừng Chúa Phục sinh long trọng hôm nay. Đồng thời cũng chúc Đức Tổng và quý Cha cùng toàn thể cộng đoàn một mùa Phục sinh an lành-thánh thiện và tràn đầy hồng ân.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục chia sẻ: Đêm hôm qua, chúng ta được nghe loan báo một tin vui nhất của đức tin Công Giáo, đó là Đức Giêsu Kitô cứu thế đã sống lại. Đó là niềm vui chung chứ không phải niềm vui của ngày đại lễ mà thôi, mà là niềm vui cho cả một con đường trước mặt. Sáng hôm nay Giáo hội mời goi hãy đi vào con đường nội tâm của chúng ta mà những chứng nhân đầu tiên đã đi. Như Gioan đã thấy và đã tin, còn chúng ta? Chúng ta đã thấy nhưng đã tin chưa thì chúng ta hãy tự vấn lương tâm mình. Đó chính là điều mà Chúa mong đợi ở chúng ta. Qua thánh lễ này, Đức Tổng Giuse mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho Tổng Giáo phận Huế luôn được bình an, cầu nguyện cách đặc biệt cho sự bình an của Giáo xứ Chính tòa, cho từng người, từng nhà con cái của Giáo xứ Chính tòa. Xin Chúa cho niềm vui phục sinh trở thành sứ mệnh của chúng ta. Chúng ta được trao phó sứ mệnh đem niềm vui phục sinh cho mọi người bằng lối sống của chúng ta.

Trong bài giảng lễ, Đức Tổng cũng đặc biệt chia sẻ: Hiện tượng tục hóa đang làm suy giảm đức Tin của giới trẻ, và cả mỗi người chúng ta nữa. Tục hóa có nghĩa là “những sự dưới đất mà xem thường những sự trên trời” mà Thánh Phaolo đã nói đến trong bài đọc hôm nay. Và thánh Phaolo cũng đã nói: “Nếu Đức Kitô không sống lại thì lời rao giảng của tôi trở thành vô ích”. Mỗi người chúng ta ai cũng có niềm tin vào sự phục sinhc ủa Chúa Giêsu, nhưng chúng ta tin thì chưa đủ mà phải làm thay đổi được đời sống của chúng ta. Có rất nhiều vị chính khách đến với đất nước Việt Nam, nhưng chúng ta không quan tâm vì chẳng ảnh hưởng gì đến đời sống của chúng ta. Nhưng có những vị chính khách khi đến Việt Nam đã làm lay động lòng người Việt Nam, điển hình là năm 2001, Tổng thống Bill Clinton của Mỹ đã đến Việt Nam và đã đọc một bài diễn văn tại Đại học Bách khoa Hà Nội, sau bài diễn văn đó, nước Mỹ và Việt Nam đã khép lại quá khứ chiến tranh và hận thù, đồng thời mở ra một tương lai sang lạn. Đó là điều mà người Việt Nam đã chờ đợi lâu lắm, chính vì vậy, khi tổng thống Bill Clinton đến Hà Nội đã có chừng 1,5 triệu người đổ ra đường để chào đón. Không phải đón bản thân Bill Clinton, mà là đón tin vui của Việt Nam và Mỹ đã sang trang.

Vào Sài Gòn, ông đã đến ăn phở ở một tiệm ăn thì cuộc sống sau đó của tiệm phở đã thay đổi hoàn toàn, niềm vui của ông bà chủ tiệm là không thể diễn tả được, từ đó bao nhiêu người đã đến ăn phở.

Năm 2016, Tổng thống Obama cũng đã đến Việt Nam, ông cũng đã đến ăn bún chả ở Hà Nội. Thái độ vui vẻ và thân thiện của ông đã làm cho chủ tiệm hết sức bất ngờ, từ đó quán bún đã hoàn toàn thay đổi, rất nhiều người đến đó để thưởng thức bún chả. Trân trọng giá trị đó đến nổi ông chủ quán đã mang chiếc ghế mà Obama đã ngồi đặt vào trong lồng kín để kỷ niệm như một báu vật.

Một người cho dù là lãnh tụ của một đất nước hung mạnh nhất thế giới cũng chỉ là một con người mà thôi, thế mà đã làm thay đổi vận mệnh của những con người có quan hệ đến.

Riêng chúng ta, Chúa Giê su xuống thế làm người, đã chịu chết và sống lại, chúng ta tin vào sự sống lại của Chúa, nhưng sự sống lại đó đã làm thay đổi con người của chúng ta hay chưa? Nếu như chúng ta chịu thay đổi như những người đã được ông Bill Clinton và Obama ghé đến thì đã khá lắm rồi. Mầu nhiệm Chúa sống lại là một sự kiện mà chúng ta ai cũng không thể nào tưởng tượng được, nhưng của chúng ta đã cho chúng ta niềm tin, Bí tích Rửa tội đã dẫn đưa chúng ta vào niềm tin đó, nhưng chúng ta đã thay đổi được gì.

Kết thúc Thánh lễ, trước khi ban Phép lành, Đức Tổng đã ngõ lời cảm ơn cộng đoàn tham dự Thánh lễ mừng Chúa phục sinh một cách sốt sắng. Đầu lễ, ông Chủ tịch HĐGX chính tòa Phủ Cam đã cảm ơn Ngài và các cha đồng tê, nhưng thực ra Ngài và các cha phải cảm ơn cộng đoàn mới đúng. Vì dù là lễ Đại triều, nhưng nếu không có côngj đoàn tham dự mà chỉ làm lễ một mình thì đâu còn long trọng nữa. Ngài mời gọi cộng đoàn hãy chúc mừng nhau nhân ngày lễ phục sinh một tràng pháo tay.

Trương Trí
 
Khám Bệnh, Phát Qùa Tại Giáo Xứ Bình Khánh, GP Xuân Lộc
Giuse Khổng Hữu Nguồn
10:26 01/04/2018
Sáng thứ Bảy Tuần Thánh ngày 31/3/2018 tại giáo xứ Bình Khánh, giáo phận Xuân Lộc đã tổ chức khám bệnh và phát quà cho những người đau yếu, không phân biệt lương giáo tại xã Bình Lộc, Long Khánh.

Từ sáng sớm có rất nhiều bà con đã có mặt tại giáo xứ để chờ được tư vấn chăm sóc sức khỏe và khám bệnh. Được biết, đoàn Bác sĩ về giúp bà con lần này là các Bác sĩ hiện đang công tác tại phòng khám Đa khoa Quốc Tế Long Bình – Trảng Bom . Các Bác sĩ rất nhiệt tình và tích cực trong việc khám tổng quát, siêu âm, xét nghiệm máu nhằm phát hiện tiểu đường, … và phát thuốc miễn phí cho gần 100 lượt bệnh nhân.

Xem Hình

Trong lúc chờ tới lượt khám của mình, bác Nguyễn Thị Kim nhà ở xã Bình Lộc tâm sự: “Bác được khám bệnh đây là lần thứ hai, lần trước uống thuốc có kết quả, tốt lắm!”.

Chị Duy Ngân ở Bầu Cối nghe lời giới thiệu của chị em trong giáo xứ đã chờ được khám từ rất sớm. Chị cảm động khi được nhận thuốc và nói: “Bác sĩ nhiệt tình và vui vẻ. Họ luôn lắng nghe và tư vấn nhiệt tình cho bệnh nhân nên tôi thấy yên tâm về bệnh của mình, tôi xin biết ơn các bác sĩ !”.

Anh Nguyễn Văn Đoàn ở Thành Phố Biên Hòa cùng đi theo đoàn từ thiện, cảm thấy phấn khởi và hài lòng với các khâu tổ chức khám bệnh cũng như công việc phát quà, và anh nói: “một điều bất ngờ đối với anh, một Giáo xứ nhỏ bé mà làm việc có tổ chức qui mô như thế, thật là ngưỡng mộ”.

Thật khó có thể mô tả hết cảm giác xúc động, an tâm, … của những bệnh nhân nơi đây, sau buổi được khám bệnh và nhận thuốc, tôi tin rằng, nơi họ có một niềm biết ơn dành cho các Bác sĩ, các mạnh thường quân và cho cả giáo xứ nữa.

Qua đây, một lần nữa xin thay lời cho tất cả quý bà con cô bác nơi đây nói lời cảm ơn chân thành đến:
- Qúy Bác sĩ của phòng khám đa khoa Quốc tế Long Bình, Trảng Bom.
- Qúy ân nhân đã tài trợ 100 phần quà cho người nghèo trong xã.
- Nhóm Giêsu love ở Hố Nai đã hỗ trợ trong việc lấy số khám bệnh và hướng dẫn bệnh nhân.

Mùa Chay không chỉ là mùa để chúng ta có dịp nhìn lại chính bản thân mình để sửa đổi, và còn là mùa của sự bác ái yêu thương.

Được biết, song song với khám bệnh, tại Giáo xứ cũng mở rộng cửa để bà con giáo dân vào viếng Chúa và hôn chân Chúa, được chia theo giờ và có người phụ trách giúp cho việc đạo đức được nghiêm trang sốt mến.

Ngày xưa chỉ vì yêu mà Chúa dám dấn thân để chết cho nhân loại trên Thập giá, thì hôm nay chính Chúa đem cho chúng con những con người với đầy sự nhiệt thành và lòng yêu thương để giúp chúng con nhận ra Chúa ở khắp nơi, qua những những nghĩa cử phục vụ quên mình, chúng con xin tạ ơn Chúa, xin tri ân tình người.

Giuse Khổng Hữu Nguồn
 
Thánh lễ vọng Phục Sinh tại Nhà thờ Chính tòa Banmêthuột
Vũ Đình Bình
10:32 01/04/2018
Đêm nay Giáo hội cử hành đêm Canh Thức Vượt Qua để kính nhớ Đêm Thánh Chúa sống lại, kết thúc 40 ngày chay tịnh. Đây là đêm mà Đức Giêsu Kitô đã phá xiềng xích tội lỗi, chiến thắng sự chết, đem lại sự sống đích thực, và quyền làm con Thiên Chúa cho nhân loại.

Vào lúc 21g30 tối 31.3.2018, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận, chủ sự Thánh lễ Vọng Phục Sinh tại nhà thờ Chính tòa Banmêthuột.

Xem Hình

Đêm Canh thức bắt đầu bằng Nghi thức thắp nến Phục Sinh. Tất cả đèn điện đều phụt tắt, toàn bộ khuôn viên nhà thờ Chính Tòa ngập chìm trong bóng đêm u tịch, chỉ còn lại đốm lửa nhỏ nơi tiền sảnh Hội trường. Tại đây, Đức Cha Vinh Sơn làm phép lửa, rồi dùng mũi nhọn vẽ hình thánh giá, viết chữ Anpha ở phía trên, chữ Ômêga bên dưới, viết số 2018 ở bốn đầu Thánh Giá, cắm năm hạt hương vào hình Thánh Giá trên nến phục sinh, lấy lửa mới làm phép thắp sáng ngọn nến phục sinh và xướng lên: “Ánh sáng Chúa Kitô”.

Đoàn rước nến phục sinh cùng Đức Cha chủ tế tiến về phía lễ đài. Lửa từ nến phục sinh được truyền sang thắp sáng tất cả những ngọn nến của các tín hữu. Đèn điện trong khu vực bừng sáng, rực rỡ. Cha phó Vinh Sơn Phạm Hữu Mạnh cất cao bài ca Exsultet: Mừng vui lên, hỡi chư thần chư thánh.

Phần Phụng vụ lời Chúa, gồm 3 bài Cựu ước, bài Thánh thư và bài Phúc Âm:

- Trích sách Sáng Thế. (St 1, 1 - 2, 2) “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm thật là tốt đẹp”. Từ nguyên thuỷ Thiên Chúa đã tạo thành trời đất.

- Trích sách Sáng Thế. (St 22, 1-18) “Của lễ hiến tế của Abraham, Tổ phụ chúng ta”. Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc nơi miêu duệ ngươi, vì ngươi đã vâng lời Ta.

- Trích sách Xuất Hành. (Xh 14, 15 - 15, 1) “Con cái Israel đi vào giữa lòng biển khô cạn”. Ngày đó Chúa cứu Israel khỏi tay Ai-cập.

- Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma. (Rm 6, 3-11) “Chúa Kitô, một khi tự trong cõi chết sống lại, Người không chết nữa”. Tất cả chúng ta đã chịu phép rửa trong Ðức Giêsu Kitô, tức là đã chịu phép rửa trong sự chết của Người.

- Và bài Phúc âm: (Mc 16, 1-8) “Giêsu Nazarét chịu đóng đinh, đã sống lại”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô. Hết ngày Sabbat, bà Maria Mađalêna, bà Maria, mẹ ông Giacôbê và bà Salômê mua thuốc thơm để đi xức xác Chúa Giêsu.

Đức Cha Vinh Sơn chia sẻ về thái độ của những người phụ nữ đạo đức khi đến thăm mộ Chúa Giêsu để xức thêm dầu thơm trên thân xác của Ngài. Các bà hết sức ngạc nhiên và sợ hãi khi chứng kiến ngôi mộ trống; Tảng đá đã được lăn qua một bên, 1 thanh niên áo trắng báo tin Chúa đã sống lại…

Phân tích thái độ đó, Đức Cha nhắn nhủ: chúng ta đã được chịu phép rửa trong sự chết của Đức Kitô, chúng ta sẽ được sống lại với Ngài. Chúng ta cố gắng sống niềm tin của mình cách mạnh mẽ, xin Chúa Kitô phục sinh ban thêm cho chúng ta niềm tin và sự can đảm để chúng ta yêu mến và làm chứng cho Chúa. (Mời nghe BÀI GIẢNG)

Sau Bài giảng là phần phụng vụ Phép Rửa. Đức Cha Vinh Sơn làm phép nước. Cộng đoàn thắp sáng ngọn nến của mình từ nến Phục Sinh và lặp lại lời tuyên hứa khi chịu phép Rửa, khẳng định lại lời cam kết này và cố gắng mỗi ngày chết cho tội lỗi nhiều hơn để được sống lại với Chúa trọn vẹn hơn.

Đức Cha chủ tế rẩy nước thánh trên cộng đoàn. Xin Chúa cho mọi người được niềm vui phục sinh, được thấm nhuần ơn cứu chuộc của Đức Kitô phục sinh, cho đức tin được củng cố và tăng trưởng mỗi ngày một hơn. Xin ban Thánh Thần làm cho chúng con nên người mới, để cuộc sống chúng con tràn đầy ánh sáng của Chúa.

Thánh lễ tiếp nối qua phần Phụng vụ Thánh Thể trong niềm hân hoan mừng Đức Kitô sống lại vinh hiển.

Trước khi kết lễ, Ông chủ tịch HĐGX thay mặt cộng đoàn có đôi lời tri ân và dâng lên Đức Cha Vinh Sơn, Cha sở bó hoa tươi tỏ lòng con thảo. Ông cầu chúc cộng đoàn Mùa Phục Sinh tràn đầy ân sủng, thánh đức.

Đức Cha Vinh Sơn ban phép lành trọng thể, kết thúc Thánh lễ. Mọi người hân hoan ra về trong niềm vui Phục Sinh.

Vũ Đình Bình
 
Đại lễ Phục Sinh và mừng Sinh nhật 80 tuổi ĐHY Phêrô Nguyễn văn Nhơn tại Hà Nội
Lm Trần Minh Tiến
19:06 01/04/2018
HÀ NỘI - Chúa Nhật đại lễ Phục Sinh, 01/4/2018 tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội, Đức Hồng Y Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn đã chủ tế Thánh Lễ đại triều mừng Chúa Phục Sinh. Đức cha Phụ tá Lô-ren-xô, các linh mục, nam nữ tu sỹ, cùng anh chị em giáo hữu đại diện từ khắp các giáo xứ trong Tổng Giáo phận đã quy tụ xung quanh bàn tiệc Thánh Thể trọng đại này cùng Đấng chủ chăn tròn 80 tuổi dâng lên Thiên Chúa lời tri ân hồng phúc cứu độ.

Đêm canh thức Vượt Qua tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội năm 2018

Lời Đức Hồng Y chào cộng đoàn mở đầu Thánh lễ đã vang lên chính Lời của Chúa Phục sinh khi hiện ra với các Tông đồ: Bình an của Chúa ở cùng anh chị em! Đức Hồng Y đã tái khẳng định với cộng đoàn về sự bình an của Chúa Ki-tô Phục sinh được trao ban đến mỗi người. Khi sự bình an ấy được trao ban thì nó càng lớn lên trong tâm hồn con người, trong gia đình, trong giáo xứ, trong giáo phận.

Nhân chứng về Chúa Ki-tô Phục Sinh mà Đức Hồng Y lựa chọn để chia sẻ với cộng đoàn là ông thánh Phê-rô. Một con người đi từ sự nhát đảm, sợ hãi cả em bé gái, nhưng bỗng nhiên trở thành một người hăng say, can đảm, khôn ngoan, vượt mọi khó khăn để nói về Chúa Ki-tô đã chết và đã sống lại. Từ nhân chứng ấy, Đức Hồng Y gợi đến đoàn đoàn lớp lớp các chứng nhân trải dài suốt 2 nghìn năm qua.

Trong số những người đại diện cộng đoàn dâng lễ vật hôm nay, có sự hiện diện của các Tân Tòng. Đây là những người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội vào Đêm vọng Phục Sinh hôm qua. 13 anh chị em Tân Tòng là những bông hoa của mùa xuân cứu độ tại giáo xứ Chính Tòa Hà Nội trong mùa Phục Sinh năm 2018 này.

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Đức cha phụ tá Lô-ren-xô, Tổng Đại diện đã đại diện cho toàn thể dân Chúa trong Tổng Giáo phận Hà Nội dâng lên Đức Hồng Y Phê-rô lời mừng chúc thượng thọ 80 tuổi của ngài, 01/4/1938 - 01/4/2018. Đức cha Phụ tá đã lược qua những dấu mốc kỳ vĩ: 50 năm linh mục, 25 năm giám mục, và 3 năm Hồng Y của Vị Chủ chăn để nói lên phẩm chất của một “người quản lý trung tín” nơi Đức Hồng Y.

Đáp lại lời chúc mừng tốt đẹp, Đức Hồng Y đã chia sẻ: “Đây là một diễm phúc quá lớn đối với tôi, được kỷ niệm 80 năm cuộc đời đúng vào dịp lễ Chúa Giê-su Phục Sinh. Tôi càng có thêm lý do để tạ ơn Chúa, và có thêm lý do xin Đức cha và tất cả anh chị em cầu nguyện cho tôi. Để nhờ hồng ân Chúa Phục sinh, nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần tiếp tục hỗ trợ phần còn lại của cuộc đời tôi có thể phục vụ Chúa và Hội Thánh.

Được sống tới tuổi này, với bao nhiêu công việc đã qua đó là hồng ân của Chúa. Nhưng tôi không bao giờ quên được sự giúp đỡ, cộng tác của biết bao nhiêu người. Cách riêng trong 8 năm qua là sự giúp đỡ của Đức cha phụ tá, của linh mục đoàn, của tất cả anh chị em tu sỹ nam nữ chủng sinh và anh chị em giáo dân. Chính nhờ sự cộng tác đó, nhờ lời cầu nguyện đó, và cũng kèm theo nhiều hy sinh, tôi mới có được ngày hôm nay. Xin cám ơn Đức Cha, quý cha, và toàn thể anh chị em. Xin tiếp tục cầu nguyện cho tôi.

Tôi có 3 ý nguyện từ lâu: Ý thứ nhất là luôn luôn tạ ơn Chúa về cuộc đời của mình, dù là có thêm một giây một phút thì cũng phải tạ ơn Chúa; ý thứ hai là luôn luôn biết gìn giữ ơn Chúa, biết phát triển ơn Chúa; và thứ ba là dùng ơn Chúa đã ban để phục vụ Hội thánh và phục vụ mọi người”.


Trước khi kết thúc tâm tình, Đức Hồng Y cũng đã ngỏ lời cảm ơn mọi thành phần trong ban tổ chức đã nỗ lực giúp cho Tuần Thánh, đặc biệt là Tam nhật Vượt Qua được diễn ra sốt sắng với nhiều ơn Chúa. Ngài cũng ngỏ lời cảm ơn ca đoàn tổng hợp đến từ Thụy Sỹ đã phục vụ trong Thánh lễ.

Âm vang lời ca tiếng hát trong Thánh lễ hôm nay rộn ràng điệp khúc Halleluia. Bộ lễ tiếng Latinh được đảm nhiệm bởi ca đoàn tổng hợp các thiện nguyện viên trong vùng Genève của Thụy Sỹ. 60 ca viên và 12 nhạc công, cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, đã quy tụ lại với nhau trong tinh thần phục vụ để mang nghệ thuật và tâm hồn được gửi gắm trong các tác phẩm âm nhạc đến bất cứ nơi nào trên thế giới.

Nếu dàn nhạc tổng hợp từ Thụy Sỹ mang lại âm hưởng nhạc thính phòng cổ điển Tây Phương, thì ca đoàn Gloria đã vang lên những tác phẩm có sự đan xen hòa quyện giữa nhạc cổ truyền dân tộc Việt và nhạc Tây Phương. Ca đoàn Gloria là nơi quy tụ các anh chị em chuyên và không chuyên về âm nhạc nhưng có lòng yêu mến nhạc thánh ca, đang sống và làm việc tại Hà Nội.

Thánh lễ kết thúc trong không khí ngập tràn niềm vui của Chúa Phục Sinh cùng với phần đối đáp Halleluia trong trường ca Messiah của Handel.

 
Văn Hóa
Chúa Phục Sinh Vinh Hiển
Đinh Văn Tiến Hùng
12:14 01/04/2018
Trình thuật theo Tin Mừng

*Ta là Sự Sống Lại và là Sự Sống, kẻ nào tin Ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết. ( Gioan. 11: 25 )

-‘Vang khúc khải hoàn ca mừng chiến thắng,

Con Chúa Trời đã hiển hách thành công,

Vị Cứu Tinh bằng chiến thắng oai hùng,

Cây thập tự nơi chính Ngài tự hiến.’- (Thánh Thi)

Thánh Phao-lô đã xác quyết rằng :

“Nếu Chúa Giê-su đã chẳng sống lại, thì sự giảng dạy của chúng tôi ra uổng công và đức tin anh em cũng ra vô ích”

Lễ Phục Sinh là một trong những lễ hội quan trọng của Tín đồ Ki-tô-giáo, được tổ chức hằng năm mừng việc Chúa Giêsu chịu chết và sau 3 ngày Người Sống Lại, bắt đầu từ thứ tư Lễ Tro đến thứ bảy Tuần Thánh (Lễ chuyển dịch từ 22/3 đến 25/4 mỗi năm).

Lễ Phục Sinh mang ý nghĩa Mùa Xuân tái sinh, cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa Xuân của niềm tin, hy vọng và ân sủng. Mọi người mừng lễ với những bữa tiệc thịnh soạn dưới ánh đèn nến ấm cúng lung linh muôn màu, với thịt dăm-bông, bánh, trái cây,cùng trang hoàng những trái trứng đủ màu, những chú thỏ xinh đẹp dễ thương theo truyền thống, biểu tượng sức sống dồi dào sung mãn.

Nhưng Lễ Phục Sinh mang ý nghĩa tinh thần quan trọng hơn. Đó là sự phục hồi danh dự và uy quyền của Chúa Giêsu đối với Sự chết và Sự sống trước mặt thế gian, đồng thời phục hồi niềm tin đã mất của các môn đồ sau khi Chúa chết, để từ đó các ngài đã mạnh dạn trên đường rao truyền Tin Mừng và xây dựng Giáo Hội.

Phục sinh của Chúa chuyển hóa tâm hồn chúng ta từ tối tăm sự chết sang ánh sáng Phục Sinh vinh hiển. Ban cho chúng ta niềm tin vững mạnh, ký thác vào lòng từ bi của Chúa và tràn đầy hy vọng sẽ được phục sinh cùng với Chúa như Người đã hứa.

‘ Chúa sống ba mươi ba năm trần thế,

Ba mươi năm đời nghèo khó âm thầm,

Ba năm truyền yêu thương cho nhân thế,

Chết khổ nhục để Phục sinh vinh hiển.’

Sau khi Sống Lại, Chúa còn lưu lại trần thế 40 ngày để an ủi, nâng đỡ, giáo huấn các tông đồ, môn đệ lần cuối cùng trước khi về trời. Bốn Thánh Sử đã ghi lại những lần Chúa hiện ra :

-“Vãn ngày Hưu lễ, rạng ngày thứ nhất trong tuần, Maria người Magdala và một Maria khác đến xem mồ. Và này xảy ra có động đất lớn: vì Thiên Thần Chúa từ trời ngự xuống, tiến đến lăn viên đá đi, rồi ngồi trên đó, dáng như chớp và áo trắng như tuyết, vì khiếp sợ quân canh run rảy, ra như chết.

Nhưng Thiên Thần lên tiếng bảo các phụ nữ : Các ngươi đừng sợ! Vì ta biết các ngươi tìm Giêsu

đã bị đóng đinh thập giá. Ngài không còn ở đây, vì Ngài đã Sống lại như Ngài đã nói. Hãy đến mà xem chỗ đã đặt Ngài và hãy mau mau đi nói với các môn đồ của Ngài rằng : Ngài đã Sống lại từ cõi chết và Ngài đã đi trước các người tới Galilêa. Ở đó các ngươi sẽ thấy Ngài- Đó ta đã nói cho các ngươi.

‘ Hỡi các ngươi đừng sững sờ khiếp sợ.

Hãy vui lên Ngài đã Phục sinh rồi,

Báo tin mừng cho nhân thế khắp nơi,

Chúa Sống Lại vinh quang từ cõi chết.’

Vội vàng bước ra khỏi mồ, vừa sợ vừa rất đỗi vui mừng, họ chạy đi báo tin cho các môn đồ của Ngài.

Và này Chúa Giêsu đón gặp họ và nói: Chào các con! Họ tiến lại ôm chân Ngài và phục lạy Ngài. Bấy giờ Đức Giêsu nói với họ: Đừng sợ! Hãy đi báo tin cho anh em! Ta phải đi Galilêa và họ sẽ được thấy Ta ở đó.” ( Mt.28 : 1- 10 )

-“Và này, cũng ngày hôm ấy có hai người trong nhóm họ đang đi tới một làng kia, cách Giêrusalem sáu mươi dặm, tên là Emau và họ chuyện vãn với nhau những điều mới xảy ra đó. Xảy ra là lúc họ đang chuyện vãn, bàn tính với nhau, thì Đức Giêsu tiến lại gần bên và đi với họ,

nhưng mắt họ bị ngăn che không nhận ra được Ngài. Ngài nói cùng họ: Các ông đi đàng trao đổi cùng nhau những chuyện gì vậy? Họ dừng lại, bộ mặt ảo não. Một người tên là Kêôpha đáp

thưa Ngài : Ông quả là người duy nhất tại Giêrusalem mà lại đã không hay biết các việc xảy ra ở đó mấy ngày nay. Ngài hỏi: Việc gì vậy? Họ đáp: Việc Ông Giêsu Nazarét, Người đã xuất hiện như một vị tiên tri quyền năng trong việc làm và lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Nhưng các thượng tế và hàng đầu mục của chúng tôi đã nộp Ngài và cho án tử hình, bị đóng đinh trên thập giá. Phần chúng tôi, chúng tôi hy vọng chính Ngài là Đấng sẽ giải thoát Israel.

Nhưng với ngần ấy cơ sự, nay đã là ngày thứ ba rồi, kể từ khi các việc ấy diễn ra. Đã hẳn có vài phụ nữ trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi hoảng hồn. Tảng sáng họ đến mồ và không gặp thấy xác Ngài, họ về phân phô là họ đã thấy Thiên Thần hiện ra nói rằng Ngài đã Sống Lại. Có vài người trong chúng tôi đã đi tới mồ và đã gặp Thày y như các phụ nữ đã nói, còn Ngài thì họ không được thấy.

Bấy giờ Ngài mới nói cùng họ: Hỡi những kẻ ngu muội và trí lòng chậm tin vào mọi điều các tiên tri đã nói. Thế thì Đức Kitô không phải chịu khổ nạn như thế đã, rồi mới vào vinh quang của Ngài sao? Khởi từ Môsê và lướt qua hết thảy các tiến tri, Ngài dẫn giải cho họ những điều đã viết về Ngài trong toàn bộ Kinh thánh.

Họ đã tới gần làng họ phải đến, nhưng Ngài làm như thể còn phải đi xa, họ cố nài ép Ngài rằng: Hãy lưu lại với chúng tôi vì trời đã về chiều và ngày đã xế. Nên Ngài vào nhà lưu lại với họ. Ngài cầm lấy bánh, chúc tụng, đoạn bẻ ra và trao cho họ và mắt họ mở ra nhận biết Ngài…nhưng Ngài bỏ họ mà biến rồi. Họ nói với nhau: Lòng chúng ta lại đã không cháy bừng bừng, lúc dọc đàng Ngài ngỏ lời với chúng ta và giải nghĩa Kinh thánh đó sao? ( Lc.24 : 13-32 )

‘Hai môn đệ chưa nguôi sầu ly biệt,

Trên đường về chiều xuống làng E-mau.

Cùng khách lạ đang chia sẻ mối sầu,

Khi chia bánh nhân ra Thày yêu dầu.’

-“Vào lúc xế chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi ở của các môn đồ các cửa đều đóng kín, vì sợ người Do Thái. Đức Giêsu đã đến đứng giữa họ và Ngài nói : Bình an cho các con!

Nói thế, rồi Ngài cho họ thấy tay và cạnh sườn Ngài. Các môn đồ mừng rỡ vì được thấy Chúa.

Một lần nữa Ngài nói với họ: Bình an cho các con! Cũng như Cha đã sai Ta, Ta cũng sai các con.

Nói thế rồi, Ngài thổi hơi trên họ và nói với họ:Hãy chịu lấy Thánh Thần! Các ngươi tha tôi cho ai thì tội họ sẽ được tha; các ngươi cầm giữ tội ai thì tội họ bị cầm giữ.

Tôma nghĩa là ‘sinh đôi’ là một người trong nhóm 12, không ở với họ khi Đức Giêsu đến. Các môn đồ khác nói với ông: Chúng tôi đã thấy Chúa! Ông nói với họ: Nếu tôi không thấy các dấu đinh tay Ngài và tra tay tôi vào lỗ đinh, cùng tra bàn tay tôi vào cạnh sườn Ngài, tôi sẽ không tin.

Tám ngày sau các môn đồ lại ở trong nhà, có Tôma ở với họ. Chúa Giêsu đến đang lúc các cửa đều đóng kín, Ngài đứng giữa họ và nói: Bình an cho các con! Đoạn Ngài nói với Tôma: Hãy đem ngón tay ngươi đặt đây, này tay Ta, hãy đem tay ngươi tra vào cạnh sườn Ta và đừng ở như người cứng tin, mà là như người thành tín. Tôma đáp lại và nói với Ngài: Lạy Chúa tôi và là Thiên Chúa của tôi! Đức Giêsu nói với ông: Bởi thấy Ta ngươi đã tin, phúc cho những ai không thấy mà tin!

‘Hỡi Tô-ma sao con cứng lòng thế ?

Hãy lại đây mà xỏ vào cạnh sườn Thày,

Con đã thấy rồi mới tỏ lòng tin,

Không thấy vẫn tin mới là diễm phúc.’

Đức Giêsu đã làm trước mặt các môn đồ Ngài nhiều dấu lạ khác nữa, không viết lại trong sách này. Các điều đã viết đây để anh em tin rằng: Đức Giêsu chính là Đức Kitô Con Thiên Chúa và bởi tin anh em có sự sống nhờ Danh Ngài” ( Yn.20 : 19- 30 )

-“Sau đó, Đức Giêsu lại tỏ ra lần nữa cho các môn đồ ở ven biển Tibêria, Ngài đã tỏ mình ra như thế này: Tề tựu với nhau có Simôn Phêrô và Tôma, Nathanael người Cana xứ Galilêa, các con ông Zêbêđê và hai môn đệ khác nữa. Simôn Phêrô nói với họ: Tôi đi đánh cá đây! Họ nói với ông: Chúng tôi cùng đi với ông! Họ ra đi và lên một chiếc thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả. Sáng đến, Đức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng môn đồ không biết là chính Đức Giêsu. Ngài nói với họ: Này các con! Có đồ ăn không? Họ đáp lại Ngài: Không! Ngài mới bảo họ:Hãy thả lưới mạn hữu thuyền, các ngươi sẽ gặp! Họ đã thả lưới và không còn sức kéo lên nữa, vì cá nhiều quá. Người môn đệ Đức Giêsu yêu mến, nói với Phêrô: Chúa đó! Phêrô vừa nghe tiếng Chúa đó, liền quấn lấy áo ngoài vì ông ở trần, gieo mình xuống biển. Còn các môn đồ khác chèo thuyền vào, vì họ cũng không xa đất bao nhiêu, chỉ độ hai trăm xích thôi và kéo theo lưới đầy cá.

Khi lên đất, họ đã thấy có than đỏ, bánh và cá ở trên. Đức Giêsu nói với họ: Đem lại đây ít cá các ngươi đã bắt hồi nãy. Phêrô lên thuyền và kéo lưới vào đất, đầy những cá lớn, một trăm năm mươi ba con và tuy nhiều ngần ấy cá, lưới cũng không bị rách. Đức Giêsu bảo họ: Lại đây mà lót lòng đi! Trong các môn đệ không ai còn dám hỏi Ngài: Ông là ai, bởi họ đã biết là chính Chúa. Đức Giêsu đến cầm lấy bánh mà ban cho họ và cá cũng thế. Đó là lần thứ ba, Đức Giêsu

hiện ra với các môn đệ sau khi Sống lại từ cõi chết” ( Yn.21 : 1- 14 )

‘Thả lưới suốt đêm thuyền vừa cập bến,

Tâm trí u sầu lòng dạ nôn nao,

Phía chân trời lấp lánh muôn vì sao,

Ngài tiến đến lướt mình trên sóng nước.’

-“…Sau cùng Ngài tỏ mình ra cho chính nhóm Mười Một đang khi họ dùng bữa, và Ngài quở trách sự cứng tin, lòng chai đá của họ, bởi họ không tin những kẻ được thấy Ngài đã Sống Lại.

Ngài nói với họ: Hãy đi khắp cả thiên hạ rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin cùng chịu thánh tẩy thì sẽ được cứu, còn ai không tin thì sẽ bị luận tội. Những dấu lạ này sẽ tháp tùng kẻ tin: nhân danh Ta chúng sẽ trừ quỉ, nói các thứ tiếng, chúng sẽ cầm rắn trong tay và dẫu có uống nhầm thuốc độc, cũng chẳng hại được chúng, chúng sẽ đặt tay cho kể liệt lào và họ sẽ được an lành mạnh khỏe.

Vậy sau khi đã nói với họ rồi, Chúa Giêsu được nhắc về trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn họ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng họ hoạt động và bảo đảm Lời bằng những phép lạ kèm theo.” ( Mc.16 : 14- 20 )

‘Quây quần đây dâng ngập tràn vui sướng,

Gặp lại Thày bừng sức mạnh trong lòng,

Chúa truyền dạy đi rao giảng Tin Mừng,

Cho nhân loại được hồng ân cứu chuộc.’

Ngoài 4 Thánh Sử đã ghi chép việc Chúa Sống Lại, ta còn thấy trong Công Vụ Tông Đồ và các thư của thánh Phêrô, Phaolô và Gioan gửi các Giáo đoàn cũng nhắc đến sự kiện Chúa Phục Sinh từ cõi chết. Trong lời minh chứng hùng hồn trước Công nghị, thánh Phêrô xác quyết :

“…Xin chư vị hết thảy cùng toàn dân Israel biết rằng: chính là nhân danh Giêsu Đức Kitô người

Nazarét, Người các ông đã cho đóng đinh thập giá, nhưng Thiên Chúa đã cho Sống Lại từ cõi chết, chính nhân ấy mà người này được đứng trước mặt các ông an lành mạnh khỏe..”( Cv.4:10)

Trong thư thứ nhất Thánh Phaolô đã viết cho tín hữu Côrintô :

-“…Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta theo Kinh Thánh, là Ngài đã bị chôn cất, là Ngài đã Sống Lại ngày thứ ba và Ngài đã hiện ra với Kêpha, đoạn cho nhóm 12 Tông đồ. Rồi Ngài hiện ra cho hơn 500 anh em một lần, trong số đó phần đông đến nay vẫn còn sống, nhưng cũng có người đã an nghỉ…” ( 1Cr.15 : 3-6 )

Và thư cho Giáo đoàn Roma :

-“…Nếu Thần Khí của Đấng đã cho Đức Giêsu Sống Lại từ cõi chết cư ngụ trong anh em, thì Đấng đã cho Đức Giêsu Sống Lại từ cõi chết, cũng sẽ tác sinh thân xác chết dở của anh em, nhờ

bởi Thần Khí của Người cư ngụ trong anh em.” ( Roma.8 : 11 )

-“…Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa và bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người Sống Lại từ cõi chết, thi bạn sẽ được cứu độ…” ( Roma.10 : 9 & 10 )

Trong Tin Mừng đã nhiều lần chính Chúa Giêsu đã tiên báo việc Ngài sẽ Sống Lại từ cõi chết:

-“…Vậy người Do-thái lên tiếng nói với Ngài: Ông tỏ ra được dấu nào cho chúng tôi thấy là Ông có quyền như thế? Đức Giêsu đáp lại và bảo: Phá đền thờ này đi! Và trong ba ngày Ta sẽ dựng lại. Người Do-thái nói: Phải mất bốn mươi sáu năm, đền thờ này mới được dựng nên, thế mà trong ba ngày Ông sẽ dựng lại được ư?

Còn Ngài, Ngài đã nói về Đền thờ Thân Mình Ngài. Vậy khi Ngài Sống Lại từ cõi chết, môn đệ Ngài đã nhớ lại là Ngài đã nói thế, và họ đã tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giêsu đã nói…”

( Yn.2 : 18- 22 )

-“ Một ít nữa các ngươi sẽ không còn trông thấy Ta, và lại môt ít nữa các ngươi sẽ xem thấy Ta…Ta đã xuất tự Cha và đã đến trong thế gian, bây giờ Ta lại bỏ thế gian mà trở về cùng Cha.” ( Yn.16 : 16 & 28 ) -“Như xưa Giona ở trong bụng cá lớn 3 ngày 3 đêm thế nào, Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất 3 ngày 3 đêm như vậy.” ( Mt.12 : 38- 41 )

-“ Sau khi biến hình Chúa Giêsu dặn các môn đệ đừng nói cho ai sự lạ họ vừa thấy, cho đến khi con Người từ kẻ chết Sống Lại. “ ( Mc.9 : 9- 10 )

-“Này chúng ta lên Giêrusalem và tất cả các tiên tri nói về Con Người sẽ được toàn vẹn, Ngài sẽ bị nộp cho lương dân, họ sẽ nhục mà Người, nhưng ngày thứ ba Người sẽ Sống Lại.” ( Lc.18: 31- 34 )

-Tại Tiệc ly Chúa phán cùng các Tông Đồ : “ Tất cả các con sẽ vấp ngã vì Thày đêm nay, nhưng sau khi Thày Sống Lại, Thày sẽ tới Galilêa trước các con.” ( Mt.26 : 31 )

Câu truyện Chúa cho Lazarô từ kẻ chết sống lại cũng tiên báo sự Phục Sinh của Chúa :

-“…Vậy Martha vừa nghe biết Đức Giêsu đến, thì bà ra đón Ngài, còn Maria ngồi lại nhà.

Martha nói với Đức Giêsu: Thưa Ngài, nếu Ngài có ở đây em con đã không chết. Nhưng ngay lúc này, con vẫn biết là bất cứ điều gì Ngài xin với Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài. Đức Giêsu bảo bà ấy: Em ngươi sẽ sống lại! Martha đáp: Con biết nó sẽ sống lại, thời sống lại ngày sau hết. Đức Giêsu nói với Martha : Phục sinh và sự sống chính là Ta! Ai tin vào Ta thì dẫu chết cũng sẽ sống, và mọi kẻ sống cũng tin vào Ta sẽ không phải chết bao giờ… ( Yn.11 : 20- 23 )

‘Thần khí dâng tràn xua tan ảm đạm,

Chúa giơ tay chúc phúc các môn đồ,

Lời thân thiết vang vọng mãi đến giờ,

Đem Bình An Tin Yêu từ ngày ấy.’

Sau cùng, chúng ta hiểu thế nào về câu trong Kinh Cầu Chịu Nạn :

‘ Chúa Giêsu Sống Lại Trước Hết Đi Viếng Đức Mẹ ‘ ?

Trong Tin Mừng: Bốn Thánh Sử, Công Vụ Tông Đồ và thư các Tông Đồ gửi cho Giáo đoàn đều ghi nhận việc Maria Madalena là người đầu tiên được thấy Chúa sau khi Ngài Sống Lại…

Nhưng theo Linh mục Cornelius a Lapide nhà chú giải Thánh Kinh nổi danh thuộc Dòng Tên biện luận rằng ‘Trước tiên’ không có nghĩa thời gian tuyệt đối, mà chỉ có tính tương quan tương đối- nên có thể hiểu là việc ‘Trước tiên’- chỉ là thời gian giới hạn từ lúc Chúa hiện ra với Bà Maria trước khi gặp các Môn Đệ.

Nhưng trong Tin Mừng không nói đến việc Chúa Giêsu gặp lại Đức Mẹ sau khi Chúa Sống Lại. Mẹ Maria là Mẹ Chúa Giêsu, Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, đã chia sẻ vui buồn với Chúa suốt 30 năm ẩn dật và theo sát Chúa 3 năm trên đường Ngài rao giảng Tin Mừng. Tình Mẫu Tử giữa người con với mẹ, cả tự nhiên lẫn ân thánh, đòi Chúa sau khi Sống Lại Trước Hết phải đi thăm viếng Đức Mẹ.

Mẹ không đi theo các phụ nữ và khi được các bà báo tin Mẹ không đến thăm mộ Chúa vì chắc

hẳn Mẹ đã gặp Chúa rồi.

Sự kiện Đức Maria được gặp Chúa trước hết đã được nhiều Vị Thánh xác quyết như Thánh Agnatius, Albert Cả, Teresa Avila, Ambrose, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II …

Trong tác phẩm ‘The Mystical City of God’ được Đức Mẹ mặc khải cho Sơ Mary of Jesus of Agreda- tác phẩm được nhiều Vị thẩm quyền Giáo Hội đánh giá là chân thực- đã xác định Chúa Giêsu sau khi Sống Lại ‘trước hết’ đến thăm viếng Đức Mẹ như sau :

“…Đang lúc Mẹ Maria sửa soạn kinh nguyện và ca khúc mừng Con Thánh của Mẹ sắp xuất

hiện, bỗng nhiên Mẹ cảm thấy một cảm giác rất lạ, tương ứng với độ đau khổ lớn lao Mẹ đã chịu

Sau những chuẩn bị ấy, Chúa Giêsu vào phòng Mẹ với cả đoàn tùy tùng vinh hiển. Mẹ sấp mình xuống thờ lạy rất thâm sâu, Chúa nâng Mẹ dậy và ban tặng Mẹ một ơn có thể Mẹ không sao tiếp nhận mà không chết ngất, nếu các Thiên Thần và chính Chúa Giêsu không tăng sức cho Mẹ. Ơn sức mạnh ấy,là Thân Xác vinh hiển của Chúa Giêsu, thấm nhập vào thân xác rất trinh trong của Mẹ như một trái cầu pha-lê chứa đựng toàn thể mặt trời.

Trong suốt nhiều giờ, Mẹ được hoan hỉ Thiên Chúa với Con Người, thông phần vào vinh quang của Chúa cũng như từ trước đã thông phần vào đau khổ Người chịu.

Sau khi Chúa Giêsu đã thăm viếng Mẹ chí thánh Người ‘trước hết’, Người lại lo đến các con chiên mà cuộc tử nạn kinh hoàng của Người mới làm xao động. Người hiện ra với Maria Madalena, sau đó với các bạn hữu bà, vì tình yêu nồng nàn của họ đáng được ơn ấy…”

Và sau cái chết của Chúa Giêsu, Mẹ là Người duy nhất để duy trì ngọn lửa đức tin cho các Môn đệ, nên hai lần Chúa hiện ra với các ông trong nguyện đường và hơn 500 anh em, chắc chắn có sự hiện diện của Đức Mẹ và điều này lại càng chứng minh rõ rệt sự đồng hành mật thiết giữa Chúa và Mẹ khi Chúa còn sống cũng như sau khi Chúa chết.

Lạy Chúa Cha ! Chúng con tạ ơn Cha ! Vì công trình cứu chuộc do tình yêu vô cùng, mà Cha đã không tiếc Con Một của Cha là Chúa Giê-su mà ban Người cho chúng con.

Lạy Chúa Giêsu ! Chúng con sấp mình thờ lạy tình yêu cao cả của Chúa. Vì hạnh phúc chúng con Chúa đã chấp nhận mọi khổ đau nhục nhã và trên thập giá.

Lạy Chúa Thánh Thần ! Sau công trình của Chúa Giêsu hoàn tất, Chúa đã thánh hóa chúng con đem chúng con vào đời sống hồng ân của Thiên Chúa để xứng đáng lãnh nhận gia nghiệp Nước Trời.

Lạy Chúa Ki-tô Đấng Cứu Chuộc nhân loại ! Ngài đã trao vinh quang của Ngài cách trọn vẹn cho Thiên Chúa qua Mầu Nhiệm Vượt Qua Sự Chết. Ngài tiêu hủy sự chết của chúng con qua Phục Sinh để hoàn lại sự sống cho chúng con. Nến Phục Sinh đã đốt lên dẫn chúng con ra khỏi bóng tối sự chết để bước vào niềm vui Ánh Sáng Phục Sinh và cũng chính là Ngọn Lửa cần cho chúng con sống những ngày kế tiếp bằng Lời Cầu Nguyện.

Để kết thúc bài viết, xin mượn lời ‘Thánh Thi Exsultet Công Bố Tin Mừng Phục Sinh ‘ :

“Mừng vui lên, hỡi muôn lớp Thiên Thần trên trời !

Mừng vui lên, hỡi những nhiệm mầu Thánh này !

Tiếng loa cứu độ hãy vang rền không gian,

Mừng reo lên, chiến công khải hoàn Vua nhân trần !

Và vui lên, hỡi trời đất vui lên ! Rực rỡ trong ánh huy hoàng chiếu soi

Và vinh quang Vua muôn đời chói ngời.

Tất cả hoàn vũ hãy vui mừng hân hoan, Được ơn thoát lụy xa miền tối u sầu.

Này vui lên, ôi Mẹ Hội Thánh ! Uy nghiêm trong muôn vàn ánh quang.

Khắp nơi trong cung điện này, Hòa vang lên muôn ngàn tiếng ca Vua nhân trần…”

Alleluia ! Alleluia !

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

*Ghi chú : Bài viết mục đích trưng dẫn tài liệu trong Tin Mừng để xác tín việc Chúa Phục Sinh, không phải bài khảo luận về tín lý và thần học. Kính mong thông cảm.

 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội Và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 2/4/2018
VietCatholic Network
18:08 01/04/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Sứ điệp Phục Sinh 2018 và Phép Lành của Đức Thánh Cha Phanxicô.

2- Thánh lễ Phục Sinh tại quảng trường thánh Phêrô, Chúa Nhật ngày 1 tháng 4.

3- Thứ Sáu Tuần Thánh: Đức Giáo Hoàng Phanxicô xin lỗi cho những ai tìm kiếm: quyền lực, tiền bạc, tham vọng và sự hão huyền.

4- Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ Tiệc Ly tại nhà tù Regina Coeli, (Nữ Vương Thiên Đàng), Roma.

5- Có phải Đức Thánh Cha Phanxicô chối bỏ sự thật về Hỏa Ngục?

6- Tòa Thánh bác bỏ tin đồn sắp ký thỏa thuận với Bắc Kinh.

7- Thánh lễ đầu tiên được cử hành tại Quốc hội Scotland.

8- Không chịu từ bỏ đức tin Kitô giáo, một nữ sinh Nigeria bị nhóm Boko Haram bắt giữ lại.

9- Ông Trần Thiện Khiêm, Cựu Đại Tướng và nguyên Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa xin theo đạo Công Giáo.

10- Giới thiệu Thánh Ca: Chúa Sống Lại Rồi.

Xin mời qúi vị theo dõi phần tin chi tiết