Ngày 29-04-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
06:48 29/04/2019
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh

2. Không chứng minh đầy đủ, thì không thể luận đoán hoặc hoài nghi hành vi xấu của người khác. (Thánh Alfonsus Maria de Liguori)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

---------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
06:52 29/04/2019
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện

101. CHẠY SÁU CHÂN

Có một sai dịch đi bộ rất nhanh, thượng cấp có công văn khẩn cấp sợ anh ta đi chậm mà hỏng việc, bèn cấp phát cho anh ta một con ngựa.

Sai dịch cấp tốc lên đường với con ngựa.

Có người hỏi anh ta:

- “Đây là công việc khẩn cấp, tại sao anh không cưỡi ngựa ?”

Trả lời:

- “Chạy sáu chân không nhanh hơn bốn chân hay sao !?”

(Quảng Tiếu phủ)

Suy tư 101:

Chạy sáu chân chưa chắc nhanh bằng chạy bốn chân.

Con ngựa chạy nhanh mà con người thì chạy chậm, lấy cái chậm điều khiển cái nhanh thì chắc chắn là chạy chậm...

Tong cuộc sống có cái nên nhanh và cái nên châm.

Cái nên nhanh của người Ki-tô hữu là bênh vực anh em chị em, là mau mắn phục vụ, là mau lẹ hòa giải...

Cái nên nhanh của các tu sĩ nam nữ là nhanh cứu giúp mọi người, là nhanh nhẹn phục vụ tha nhân...

Cái nên nhanh của các cha sở là: khi nghe tin giáo dân hấp hối thì nhanh đến ban các bì tích cho họ, nhanh khi có giáo dân muốn xưng tội, nhanh khi có bệnh nhân hay người già lão muốn rước Mình Thánh Chúa, những cái nhanh này sẽ làm cho họ đạo của các ngài mau phát triễn và tinh thần của giáo dân lên cao.

Cái nên chậm của tất cả mọi Ki-tô hữu là chậm phê bình anh chị em, chậm nóng giận, chậm la mắng, chậm phát cáu...

Cái nên nhanh mà làm chậm thì sẽ chậm, cái nên chậm mà làm nhanhlà hư hoại và bất cập, cho nên người Ki-tô hữu khi đã thấu đạt tình Chúa tình người rồi, thì sẽ luôn cầu nguyện xin Chúa soi sáng trước khi làm việc để khỏi phải hối hận vì cái nhanh và cái chậm của mình...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

----------------

Http://www.vietcatholicnews.net

Https://www.facebook.com/jmtaiby

Http://nhantai.info
 
Suy Niệm Lễ Thánh Giuse Thợ
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
17:13 29/04/2019
Thiên Chúa đặt con người làm chủ

Ga 20, 19-31

Hôm nay mùng 01 tháng 5, ngày Quốc Tế Lao Động, ngày lễ thánh Giuse lao động là cơ hội giúp chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa của lao động theo quan điểm kitô giáo.

Thiên Chúa đặt con người làm chủ

Sau khi đã tạo dựng vạn vật muôn loài, Thiên Chúa phán : « Chúng ta hãy dựng nên con người theo hình ảnh giống như Ta, để chúng làm chủ cá biển, chim trời, dã thú khắp mặt đất » (St 1, 26). Thế là « Thiên Chúa lấy bù đất nắn thành con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở thành một vật sống . Thiên Chúa lập một vường tại Eđen về phía đông và đặt vào đó con người mà Ngài đã dựng nên » (St 2, 7-8). Việc con người được dựng nên từ bùn đất cho thấy tính chất yếu hèn, mỏng dòn của thân phận. Nhưng Thiên Chúa lại tạo nên con người và ban cho con người hình ảnh của Người, cho con người được chia sẻ sự sống của Người, phú ban cho con người sự sống siêu nhiên và nhiều đặc ân như trí khôn minh mẫn, ý chí hướng thiện, không phải đau khổ và không phải chết và nhất là đặt con người làm chủ công trình Chúa sáng tạo, làm chủ chính mình trong ơn sủng mà Thiên Chúa đã ban cho.

Con người phạm tội

Hình ảnh địa đàng, nơi con người là chủ, sống, cày cấy và canh giữ đất đai (x. St 2,4-15), cho thấy con người nguyên thủy sống trong mối hiệp thông thân tình với Thiên Chúa, hài hòa với chính mình, với nhau và với cả vạn vật chung quanh. Trong tình trạng hạnh phúc và công chính nguyên thủy đó, con người làm chủ chính mình, không phải đau khổ và chết chóc, lao động không là gánh nặng nhưng là sự cộng tác của con người với Thiên Chúa, nhằm kiện toàn chính bản thân và cả công trình tạo dựng của Thiên Chúa.

Tuy nhiên, hạnh phúc ấy đã bị mất đi khi con người sa ngã. Adam và Eva đã đánh mất quyền làm chủ khi phạm tội, lao động đã trở nên cực nhọc vất vả lao công.

Trở nên thân nô lệ

Đỉnh cao của giáo huấn Thánh Kinh về lao động là truyền phải nghỉ ngơi ngày Chúa Nhật, để con người không trở thành nô lệ cho lao động. Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì con người càng khai thác triệt để lao động. Một ngày người ta cố làm việc nhiều ca, làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm luôn Chúa Nhật và ngày lễ. Người ta thấy vui khi được tăng ca để kiếm thêm tiền. Và nại vào công việc, họ không có thì giờ để quan tâm, thăm viếng nhau, không có thì giờ cho việc cầu nguyện hay kinh,lễ. Phải chăng trong trường hợp này, con người đã “nô lệ tự nguyện” cho lao động và biến lao động thành “ngẫu tượng”?

Thiên Chúa không muốn con người sống kiếp nô lệ. Nên khi tạo dựng, Thiên Chúa đặt vào mọi sự vào tay con người, cùng với lời chúc phúc: hãy làm chủ mọi loài (St 1, 28).

Ngày nay người chỉ huy không phải là con người mà lại là tiền bạc. Đồng tiền ra lệnh. Nhưng Thiên Chúa Cha chúng ta đã không giao nhiệm vụ « chăm sóc trái đất » cho đồng tiền mà là cho chúng ta: cho người nam cũng như người nữ. Đây là trách nhiệm của chúng ta. Thế mà người ta lại hy sinh cho các thần tượng của lợi nhuận và tiêu thụ.

Khiến tiền bạc lên ngôi ông chủ, con người làm việc hết lòng hết sức để mong chiếm hữu được thật nhiều tiền của vật chất. Danh vọng lên ngôi ông chủ, sai khiến con người tìm đủ mọi cách để đánh bóng mình trước mắt mọi người. Tình dục và những khoái lạc xác thịt cũng có lúc lên ngôi, chúng trói buộc con người trong cái vòng vây xiết chặt. Ông chủ của ta còn có thể xuất hiện dưới nhiều dáng dấp khác nhau: một chiếc điện thoại cao cấp, một chiếc xe hợp thời, một ngôi nhà tiện nghi… Giữa cuộc sống hiện đại, những ông chủ ấy đi vào cuộc đời ta, chiếm hữu tâm trí ta, thu hút toàn bộ năng lực của ta, dần dần biến thành mục đích sống duy nhất của đời ta. Ngạn ngữ có câu : tiền bạc là một đầy tớ tốt, nhưng là một ông chủ hà khắc.. Cái nguy hiểm không hẳn nằm ở tiền bạc, nhưng nằm con tim mỏng manh mà tham lam của con người. Một khi tiền bạc và những của cải vật chất lên ngôi, rất dễ làm con người hoán đổi vị trí và tôn tiền bạc lên làm ông chủ của mình. Hãy nhớ rằng, ngay từ thủa ban đầu của tạo dựng : « Thiên Chúa đã đặt con người làm chủ »

Con Thiên Chúa làm người

Để phục hồi phẩm giá ấy, Đức Giêsu đã sinh ra trong một gia đình lao động, Người đã từng lao động ở xưởng mộc Nagiaret với bàn tay của mình: người ta gọi Đức Giêsu là bác phó mộc và là nông dân. Người đã nâng lao động chân tay lên khỏi tình trạng thấp hèn. Chắc chắn Người đã trồng những cây ôlui, cây nho, đã chăn chiên. Người biết giá trị của lao động để kiếm cơm ăn áo mặc. Biết đồng tiền là cần thiết và dĩ nhiên bàn tay Người đã tiếp nhận những đồng tiền người ta trả về những đồ vật Người làm.

Giêsu đã mặc cho lao động một ý nghĩa cứu độ. 30 năm lao động, Người chẳng những đã thánh hoá công việc, nhưng còn biến nó thành một phương tiện cứu độ khi liên kết nó với tất cả công trình cứu độ của Người. Nếu Đấng Sáng Tạo đã không chê bai lao động, Đức Giêsu cũng không bao giờ loại trừ lao động ra khỏi cuộc sống, hay hờn giỗi việc làm, thì không có người nào trên thế giới lại phải lấy đó làm cực nhọc, xấu hổ.

Câu Thiên Chúa phán với Ađam: “Ngươi phải đổ mồ hôi trán mới có ăn” (St 3, 19) cho rằng lao động đã bị ảnh hưởng sâu xa bởi tội. Đối tượng Thiên Chúa chúc dữ không phải là lao động. Quyền bính vẫn còn tồn tại, nhưng mặt đất, vì bị chúc dữ, đã trở nên đối kháng chống lại con người sau khi phạm tội.

Như thế, lao động là một phần trong tình trạng nguyên thủy của con người và đã có trước khi con người phạm tội. Nên lao động không phải là hình phạt hay một lời chúc dữ. Lao động chỉ trở thành vất vả và cực nhọc khi con người (Adam và Eva) phá vỡ mối quan hệ tin tưởng và hòa thuận với Thiên Chúa.

Phải khẳng định với nhau rằng : Lao động có một vị trí danh dự, vì đó là nguồn đem lại sự phú túc, là công cụ hữu hiệu để chống lại sự nghèo đói, góp phần phát triển cá nhân, gia đình cũng như xã hội. Chính Chúa Giêsu và Thánh Gia là những mẫu gương lao động không biết mệt mỏi trong công cuộc cứu độ nhân loại. Tất cả những thành tựu mà nhân loại đạt được trên thế giới ngày hôm nay chính là thành quả của lao động.

Mừng lễ Thánh Giuse Thợ hôm nay, xin Ngài cầu thay nguyện giúp để mọi người biết ý thức về sứ mạng cao cả mà Thiên Chúa đã trao ban la làm chủ, để chúng mến yêu lao động, cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa. Chúng ta không làm việc một mình, nhưng có Chúa cùng hoạt động. Lao động là cần thiết, nhưng chính Thiên Chúa mới là nguồn gốc của sự sống và là mục tiêu cuối cùng của con người. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Yêu mến Chúa
Lm. Jos Nguyễn Hữu An
18:27 29/04/2019
Chúa Nhật 3 PHỤC SINH C

Chúa Phục Sinh hiện ra với Maria Mađalêna và nhắn gởi là sẽ gặp các môn đệ ở Galilê (Mt 28,10). Trong khi chờ đợi, họ trở về với nghề xưa, trở về Biển Hồ quen thuộc đầy ắp kỷ niệm tình thầy trò.

Phêrô kêu gọi anh em đi đánh cá. Tối hôm ấy, họ thức trắng đêm mà vẫn trắng tay, chẳng được con cá nào. Họ sửa soạn giũ lưới đi nghỉ, Chúa hiện đến trên bờ. Trời vừa tảng sáng để có thể nhận biết người và thuyền. Nhưng họ vẫn không nhận ra Chúa Giêsu đứng đó, cũng giống như trường hợp của Maria Mađalêna bên ngôi mộ (Ga 20,14), cũng như hai môn đệ Emmau (Lc 14,13).

Từ xa xa, Chúa Giêsu gọi các môn đệ một cách thân mật: “Các chú có gì ăn không?”. Một câu hỏi đối với dân miền biển nên phải hiểu là: đánh cá có được gì không? Các môn đệ trả lời một tiếng vắn vỏi: “Thưa không” xem ra mệt mỏi chán chường. Chúa bảo: Hãy thả lưới bên hữu thuyền. Họ vâng lời và họ kéo được quá nhiều cá hơn sức họ mong tưởng. Thấy thế hẳn các môn đệ nhớ lại phép lạ ngày nào bên bờ biển hồ Galilê, Chúa cũng bảo Phêrô ra khơi và họ đã bắt cá nhiều đến nỗi phải nhờ thuyền bạn bè chở giúp (Lc 5,1-11).

Gioan là người đầu tiên nhận ra Thầy: “Chúa đó”. Lúc ấy Phêrô cho thuyền vào bờ. Chúa bảo đem đến ít cá để nướng ăn điểm tâm. Cho đến lúc này các môn đệ mới nhận ra là Chúa và không ai dám hỏi gì nữa, không còn ai hồ nghi gì nữa. Sau bữa ăn thân mật ấy, Chúa tâm sự riêng với Phêrô. Ngài hỏi Phêrô ba lần: Con có yêu mến Thầy không? Trước khi đặt Phêrô làm đầu Hội Thánh, Chúa muốn ông phải yêu mến Ngài một cách quảng đại hơn những người khác. Phêrô đã bày tỏ tình yêu của mình một cách đơn sơ và chân thành: Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy. Chúa Giêsu đã ân thưởng lòng yêu mến ấy bằng cách trao ban cho Phêrô sứ mạng : Hãy chăn dắt đoàn chiên của Thầy.

Ba lần được hỏi và thưa về tình yêu của Phêrô đối với Thầy cũng là ba lần Phêrô được giao phó việc chăm sóc đoàn chiên. Đó là vai trò mục tử của Phêrô. Bằng tất cả trải nghiệm về đức ái mục tử theo gương Mục Tử Tối Cao, Phêrô đã dạy cho các mục tử trong Giáo hội tinh thần:"Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèm, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tụy. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên. Như thế khi Vị Mục Tử Tối Cao xuất hiện, anh em sẽ được lãnh triều thiên vinh hiển không bao giờ hư nát" (1Pr 5,2-4). Phêrô trở thành một người lãnh đạo tốt. Người lãnh đạo tốt là người biết tự cảnh giác về sự yếu đuối của mình. Kinh nghiệm sa ngã đã giúp Phêrô thoát khỏi tính tự phụ và tin tưởng mù quáng vào khả năng của mình, đồng thời giúp ông thông cảm với yếu đuối của người khác. Như thế Phêrô còn học biết một sự thật tuyệt vời về Chúa Giêsu. Ông học được rằng, mặc dù ông đã chối Ngài nhưng Ngài vẫn yêu thương ông. Chính tình thương của Chúa đã mang ông trở về cuộc sống. Cái cảm nghiệm được yêu thương trong chính sự yếu đuối và tội lỗi của mình đúng là một cảm nghiệm sửng sốt. Được yêu trong cái tốt của mình là chuyện bình thường. Được yêu ngay trong cái xấu của mình, đó mới là sửng sốt. Chính đó là ân sủng.

Đức Cố Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận suy niệm bài tin mừng hôm nay và nhắn gởi các mục tử như sau: Chúa Giêsu hỏi ba lần : “Con có yêu mến Thầy không ?”, đáp lại ba lần “Có” cũng là để bù lại ba lần chối Thầy. Trước thái độ ba lần từ chối của Phêrô, Chúa không đòi hỏi Phêrô ba lần xin lỗi hay để trừng phạt, song ba lần Chúa muốn được nghe Phêrô nói : “Con yêu mến Thầy”. Như trước đây với Madalena, lần này là Phêrô và sau này là mỗi người chúng ta, Chúa Giêsu muốn nói : “Con yêu nhiều thì sẽ được tha thứ nhiều và ngược lại, con được tha thứ nhiều vậy con hãy yêu nhiều”. Tiếng gọi lãnh đạo của Chúa là tiếng tình yêu, Chúa Giêsu cũng không hỏi Phêrô, con đã có chìa khóa lãnh đạo cao cấp chưa ? Hay có bằng cấp gì ? Tốt nghiệp đại học nào chưa ? Song như có lần Chúa Giêsu nói : “Ai yêu mến Ta thì hãy giữ lề luật của Ta” thì bây giờ Ngài nói : “Con yêu mến Thầy thì hãy chăm sóc chiên con của Thầy”. Chúa Giêsu quan niệm về lãnh đạo là yêu thương, là phục vụ, rửa chân cho những người mình lãnh đạo, Chúa Giêsu không quan niệm nền tảng và phương pháp lãnh đạo là thao tác thôi. Đối với những người lãnh đạo không phải là thao tác bắt người ta làm theo ý mình, song bằng tình yêu giúp nhau thực hiện ý Chúa. Như trong trường hợp của Phêrô, tình thương của Chúa đối với Phêrô và của Phêrô đối với Chúa, tình thương ấy xóa bỏ hận thù, xóa bỏ lỗi lầm xưa và đưa người yêú kém kia trở lại sống trong tình yêu của Chúa. “Anh em yêu mến Thầy thì hãy chăm sóc chiên của Thầy”. Lời mời gọi ấy nhằm vào hàng giáo sĩ. Dĩ nhiên, sau cùng là lời mời gọi đối với mỗi người tín hữu, ai cũng có trách nhiệm liên đới đối với vận mệnh phần rỗi của mỗi anh em mình, về phận sự chăn dắt, nuôi nấng và đưa anh em về đoàn chiên và gìn giữ họ an toàn trong Đức tin. Hãy vì yêu mến Chúa mà làm phận sự chăn dắt và yêu người, tức là làm việc Tông đồ truyền bá Tin mừng và làm cho anh em mình nhận biết và phụng thờ Thiên Chúa (dmhcg.org).

Nhìn lại cuộc đời của Thánh Phêrô, chúng ta thấy một điều rất rõ là trong trái tim vị Tông đồ, lúc nào cũng yêu Chúa. Ngay cả khi Chúa bảo Phêrô là Satan thì Phêrô cũng không giận Chúa. Chỉ vì sự sợ hãi yếu đuối mà chối Thầy, chứ trong tâm hồn lúc nào Phêrô cũng yêu mến Chúa. Không phải Phêrô yếu đuối vấp ngã mà Chúa bỏ rơi, chính tình yêu chân thành trong tâm hồn Phêrô mà Chúa đã yêu thương chọn làm Tảng Đá.

Chúa Giêsu hỏi Phêrô đến ba lần có yêu mến Ngài không. Phêrô cảm thấy nhói đau vì câu hỏi đụng đến vết thương chưa lành của ba lần chối Chúa. Sự cắn rứt dày vò vì lầm lỗi của mình có thể làm người ta trở nên cứng lòng và chai lỳ trong tội lỗi. Tuy nhiên, Phêrô đã trả lời; và ba lần trả lời là cả ba lần Phêrô đối lại việc mình đã chối Thầy trước đây bằng tâm tình thống hối và bằng việc khẳng định tình yêu không thay đổi dành cho Thầy Giêsu.Việc chăm sóc đàn chiên yêu dấu mà Ngài đã đổ máu ra để cứu chuộc, Chúa chỉ giao cho người nào dám khẳng định tình yêu của mình dành cho Đức Kitô đến độ say mê như thế mà thôi.

Chúng ta tự hỏi: Tại sao Chúa Giêsu không trao Giáo hội cho một người trí thức thông thái, có tài lãnh đạo, có uy tín, mà Chúa lại trao Giáo hội cho Phêrô, một Tông đồ nhiều khuyết điểm, bị la mắng nhiều hơn khen ngợi? Chắc chắn nơi Phêrô có một lòng mến Chúa thiết tha. Sau ba lần hỏi: Con có yêu mến Thầy không? Và sau ba lần Phêrô xác định tình yêu ấy, Chúa Giêsu trao Giáo Hội cho Ngài. Ngài vâng lời Chúa về Giêrusalem, bài giảng đầu tiên hùng hồn mang về cho Chúa 3.000 người xin rửa tội. Kể từ đó, Ngài đi vào cánh đồng truyền giáo bao la, là thành đô Roma. Đối diện với gian nguy bắt bớ tù đày, Thánh Nhân đã can trường làm chứng cho Đức Giêsu Phục sinh. Ngài đã lấy máu đào tử đạo minh chứng cho lòng yêu mến Thầy. Ngài đã viết nên trang sử vàng, hào hùng, vẻ vang cho Giáo Hội sơ khai.

Thánh Phêrô đã sửa chữa lỗi chối Chúa bằng cách tuyên xưng tình yêu, và rồi sẽ hiến mình vì đàn chiên được giao phó. Lòng khiêm nhường, lòng mến Chúa của Thánh Phêrô, kinh nghiệm về ơn tha thứ của Chúa, tất cả đều dẫn đưa Thánh Nhân đến với tình yêu của Chúa. Nhờ tình yêu Chúa dẫn lối mà Ngài đã đi bất cứ nơi nào Chúa muốn, cho dẫu nơi đó là ngục tù, là cái chết, bởi lẽ vì tình yêu của Chúa lớn hơn tất cả.

Khi Thánh Phêrô yêu mến và gắn kết đời mình với Chúa, ông có thể vượt thắng mọi yếu đuối và làm điều Chúa muốn.Chúng ta đừng thất vọng vì lỗi lầm đã phạm. Hãy can đảm tuyên xưng tình yêu đối với Chúa và hoàn thành tốt sứ mạng được giao phó là đem Tin Mừng Tình Yêu đến trong môi trường mình đang sống và làm việc. Lòng mến Chúa sẽ mở cửa cho chúng ta đi vào Nước Trời. Chúa không đòi hỏi nơi mỗi người sự khôn ngoan, tài năng. Chúa chỉ cần lòng mến “con có yêu mến Thầy hơn những người này không?”. Khi yêu mến Chúa, chúng ta sẽ làm mọi sự đẹp lòng Chúa. Lòng mến là thước đo cho mọi giá trị đạo đời.




 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nghĩa cử cao đẹp của Đức Thánh Cha Phanxicô đang được nồng nhiệt ca ngợi trên thế giới
Đặng Tự Do
19:28 29/04/2019


Một nghĩa cử cao đẹp của Đức Thánh Cha Phanxicô đang được nồng nhiệt ca ngợi trên các phương tiện truyền thông thế giới.

Như chúng tôi đã đưa tin, hôm 16 tháng 11 năm ngoái, nhóm Legatus gồm khoảng 5,000 doanh nhân người Mỹ đã hủy bỏ số tiền đóng góp hàng năm cho Tòa Thánh của nhóm này là khoảng $820,000.

Trong bối cảnh nhiều tổ chức doanh nghiệp tại Hoa Kỳ hủy bỏ những khoản đóng góp rất lớn cho ngân sách Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô, do xúc động trước tình cảnh những người di cư đang phải lang thang tại biên giới Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ, đã quyết định trích ra 500,000 Mỹ Kim để giúp đỡ họ trong hoàn cảnh ngân sách eo hẹp của Tòa Thánh. Nghĩa cử cao đẹp của ngài đã khiến nhiều người xúc động.

Trong những tháng gần đây, hàng ngàn người di cư đã đến Mễ Tây Cơ. Họ đã phải đi hơn 4,000 km bằng cách cuốc bộ hay bằng phương tiện vận chuyển thô sơ từ Honduras, El Salvador và Guatemala. Những người đàn ông và các phụ nữ, phần lớn mang theo những đứa con nhỏ, muốn thoát khỏi tình cảnh nghèo đói, bạo lực, và hy vọng có được một một tương lai tươi sáng hơn ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, biên giới Hoa Kỳ đang đóng chặt lại trước mặt họ.

Năm 2018, sáu đoàn lữ hành di cư đã tiến vào Mễ Tây Cơ, với tổng số hơn 75,000 người; và những người khác vẫn đang tiếp tục đổ vào quốc gia này. Tất cả những người này bị mắc kẹt, không thể vào Hoa Kỳ, không có nhà cửa hoặc sinh kế. Giáo Hội Công Giáo đã chăm sóc cho hàng ngàn người trong các khách sạn, hay trong các trường học và các cơ sở khác của các giáo phận hoặc của các dòng tu, cung cấp các nhu yếu phẩm cơ bản, từ nhà ở đến quần áo, và thực phẩm.

Các phương tiện truyền thông đưa tin về tình trạng nhân đạo khẩn cấp này đã giảm dần và do đó, viện trợ cho người di cư của các chính phủ và các cá nhân cũng giảm theo.

Trong bối cảnh này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyên góp 500,000 Mỹ kim để hỗ trợ cho người di cư ở Mễ Tây Cơ. Số tiền này sẽ được phân phối trong số 27 dự án ở 16 giáo phận và các dòng tu Mễ Tây Cơ đang yêu cầu Tòa Thánh giúp đỡ để có thể tiếp tục cung cấp nhà ở, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cơ bản cho các anh chị em này.

Trong số các dự án này, 13 dự án đã được phê duyệt cho các giáo phận Cuautitlán, Nogales (2), Mazatlán, Querétaro, San Andrés Tuxtla, Nuevo Laredo (2) và Tijuana; cũng như đối với những dòng truyền giáo thánh Carôlô-Scalabrini, dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria và các nữ tu Thánh Giuse. 14 dự án khác đang được đánh giá. Việc sử dụng tài nguyên phải tuân theo các quy định minh bạch, kế toán đầy đủ.

Nhờ những dự án này, và nhờ vào lòng bác ái và tình liên đới Kitô giáo, các Giám mục Mễ Tây Cơ hy vọng có thể tiếp tục giúp đỡ các anh chị em di cư của chúng ta.


Source:Peter's Pence
 
Tài liệu mới của Tòa Thánh lên án “nền toàn trị mềm” của các xã hội dân chủ
Vũ Văn An
20:08 29/04/2019


Theo tin AsiaNews, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế của Tòa Thánh vừa công bố một tài liệu làm nổi bật việc vi phạm tự do tôn giáo ngay tại các quốc gia tự cho mình là tự do dân chủ vì việc họ chủ trương một điều gọi là “trung lập ý thức hệ” hướng đến “một nền toàn trị mềm” (a soft totalitarianism).

Thường thường, vi phạm tự do tôn giáo chỉ bạo lực nhằm diệt trừ đức tin của người khác, nhất là bạo lực giết người từng gây ra cho các Kitô hữu, người Do Thái Giáo và Hồi Giáo gần đây.

Thế nhưng ngày nay còn có 1 hình thức tử đạo mới dành cho các Kitô hữu từng được Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Pietro Parolin, nhấn mạnh. Đó là hình thức vi phạm tự do tôn giáo tại các quốc gia vẫn tự hào coi mình là tự do dân chủ.

Đó là kết luận của một tài liệu mới được Ủy Ban Thần Học Quốc Tế soạn thảo, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chấp thuận, và được công bố ngày 26 tháng Tư vừa qua, tựa là “Tự Do Tôn Giáo Vì Thiện Ích Mọi Người” (mới có ấn bản tiếng Ý).

Thực thế, Ủy ban tuyên bố rằng trong bối cảnh văn hóa xã hội của nhiều thập niên gần đây, nhà nước dân chủ đang tiến tới một "nền toàn trị mềm", một nền toàn trị - nhân danh điều gọi là "tính trung lập ý thức hệ" – có khuynh hướng nhằm loại bỏ "mọi biện minh đạo đức và mọi cảm hứng tôn giáo”, do đó, ủng hộ “một ý thức hệ trung lập mà trong thực tế, nhằm áp đặt việc loại bỏ các phát biểu tôn giáo khỏi lãnh vực công cộng”. Và điều này "làm chúng đặc biệt dễ bị tổn thương trước sự truyền bá chủ nghĩa hư vô đạo đức trong lãnh vực công cộng".

Chúng ta đang phải đối diện với "việc thế tục mô phỏng quan niệm thần quyền của tôn giáo, một thứ quyền quyết định tính chính thống và tính lạc giáo về tự do nhân danh một tầm nhìn cứu chuộc-chính trị của xã hội lý tưởng: tiên thiên (a priori) quyết định căn tính hoàn toàn duy lý, hoàn toàn dân sự, hoàn toàn nhân bản của nó. Ở đây, tính tuyệt đối và tính tương đối của nền luân lý tự do này mâu thuẫn với những hiệu quả của việc loại trừ không tự do trong phạm vi công cộng, bên trong điều gọi là tính trung lập tự do của nhà nước ".

Nhưng "một nền văn hóa dân sự, tức nền văn hóa tự xác định lấy chủ nghĩa nhân bản của riêng mình qua việc loại bỏ thành tố tôn giáo khỏi con người, sẽ buộc phải loại bỏ những phần quyết định trong lịch sử của chính nó: kiến thức của nó, truyền thống của nó, sự gắn bó xã hội của nó. Hậu quả sẽ là việc loại bỏ những phần chủ yếu hơn của nhân tính và quyền công dân mà nhờ đó, xã hội đã được hình thành".
"Phản ứng đối với sự yếu kém về mặt duy nhân bản sẽ dọn đường cho một chủ nghĩa cuồng tín vô thần hoặc thậm chí thần quyền tuyệt vọng mà nhiều người vẫn coi là chính đáng (đặc biệt là những người trẻ tuổi). Sự lôi cuốn không thể nào hiểu được do các hình thức bạo lực và toàn trị của ý thức hệ chính trị hay đấu tranh tôn giáo, tạo ra, mà người ta vốn gán cho sự phán xét của lý trí và lịch sử, phải khiến chúng ta đặt câu hỏi một cách mới và phân tích sâu xa hơn".

Tài liệu nhắc lại rằng ngay tuyên bố Dignitatis humanae (Nhân phẩm) của Công Đồng cũng đã nói rằng theo Kitô giáo "chúng ta không được ép buộc mình vào tôn giáo, bởi vì sự ép buộc này không xứng đáng với bản chất con người do Thiên Chúa tạo dựng". "Thiên Chúa kêu gọi mọi người đến với Người, nhưng không ép buộc bất cứ ai. Do đó, quyền tự do này trở thành một quyền căn bản mà con người có thể đòi hỏi một cách ý thức và có trách nhiệm đối với Nhà nước". Do đó, lời quả quyết của Đức Gioan Phaolô II rằng tự do tôn giáo là nền tảng của mọi quyền tự do khác, là một đòi hỏi bất khả nhượng của phẩm giá mọi người và tạo thành "sự bảo đảm mọi quyền tự do vốn bảo đảm lợi ích chung của mọi người và mọi dân tộc".

Tuy nhiên, ngày nay, trong sự phổ biến các quyền chủ quan của nhà nước dân chủ hiện thời, tự do tôn giáo mất đi vị trí quyền căn bản của mình và bị giảm xuống thành một quyền chủ quan như những quyền khác. Hơn nữa, "điều tự cho là tính trung lập ý thức hệ của nhà nước tự do, một ý thức hệ loại trừ có chọn lọc quyền tự do được làm chứng một cách minh bạch của cộng đồng tôn giáo nơi công cộng, đã mở ra một khoảng cách cho tính siêu việt giả tạo của một ý thức hệ quyền lực đen tối. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cảnh cáo chúng ta chống lại việc đánh giá thấp sự thờ ơ tôn giáo này: "Khi, nhân danh một ý thức hệ, chúng ta muốn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi xã hội, kết cục chúng ta sẽ tôn thờ các ngẫu thần, và chẳng bao lâu con người sẽ đánh mất chính mình, phẩm giá của họ sẽ bị chà đạp, các quyền của họ sẽ bị vi phạm".
 
Đáng sợ: Trùm khủng bố IS Al-Baghdadi vẫn còn sống, mối lo của Giáo Hội Sri Lanka
Kim Thúy
23:13 29/04/2019
Bọn khủng bố IS vừa tung ra một video cho thấy Abu Bakr Al-Baghdadi vẫn còn sống và kêu gọi tấn công các tín hữu Kitô tại Sri Lanka và trên thế giới.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Một đoạn video dài 18 phút vừa được tung lên Internet vào ngày thứ Hai 29 tháng Tư bởi cơ quan tuyên truyền Al-Furqan của quân khủng bố Hồi Giáo IS. Video này cho thấy một người đàn ông với bộ râu rất rậm, mặc áo choàng đen với áo vest màu be. Bộ dạng của y có lẽ là tên trùm khủng bố Abu Bakr Al-Baghdadi.

Nhóm SITE Intelligence, một công ty Mỹ chuyên theo dõi các hoạt động trực tuyến của các tổ chức thánh chiến Hồi Giáo, cho biết người đàn ông trong video cũng thảo luận về vụ đánh bom ngày lễ Phục sinh ở Sri Lanka khiến hơn 250 người thiệt mạng mà bọn khủng bố IS đã nhận trách nhiệm.

Hắn ta ngồi xếp chân chữ ngũ trên sàn với một khẩu súng đặt bên cạnh và nói chuyện với ba người đàn ông ngồi đối diện với khuôn mặt bị che kín và mờ đi.

Không rõ khi nào và nơi nào video này đã được quay. Người đàn ông nói chậm và đôi khi dừng lại trong video.

Nếu được xác nhận, đây sẽ là lần xuất hiện qua video đầu tiên kể từ khi al-Baghdadi đưa ra một bài giảng tại nhà thờ Hồi giáo al-Nuri ở thành phố Mosul của Iraq vào năm 2014.

Hắn ta nói không quá 40 giây và dường như bị hạn chế trong các động tác. Hắn nói “Đúng là trận chiến của đạo Hồi và người Hồi Giáo chống lại thập tự giá và người dân của nó là một trận chiến dài. Trận chiến Baghuz đã kết thúc. Nhưng nó đã cho thấy sự man rợ, tàn bạo và ý định xấu xa của các Kitô hữu đối với cộng đồng Hồi giáo.”

Trong video, al-Baghdadi cũng nhắc đến al-Australi - tức là một chiến binh thánh chiến người Úc Đại Lợi mà hắn ta cho là đã có rất nhiều những đóng góp cho bọn khủng bố Hồi Giáo IS.

Trong khi đó tại Sri Lanka, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith, Tổng Giám Mục thủ đô Colombo, cùng với các nhà lãnh đạo các tôn giáo bạn, đã chủ sự một buổi cầu nguyện để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ đánh bom vào hôm Chúa Nhật Phục sinh. Buổi lễ đã được diễn ra tại Lake House, là trụ sở một nhà xuất bản báo chí nhà nước, dưới sự canh phòng cẩn mật của cảnh sát và quân đội.

Các cơ quan an ninh Sri Lanka đã cảnh báo về một cuộc tấn công khủng bố vào hôm Chúa Nhật 28 hay ngày thứ Hai 29 tháng Tư, và nói rõ rằng các kẻ tấn công có thể đi trên các chiếc xe tải và mặc quân phục quân đội Sri Lanka. Tuy nhiên, quốc gia này đã được bình an.

Trước các tin tức tình báo bi quan, hôm thứ Hai Sri Lanka đã ra lệnh cấm phụ nữ không được đeo khăn che mặt. Lệnh cấm được đưa ra bởi Tổng thống Maithripala Sirisena trong khuôn khổ của tình trạng khẩn cấp.

Các quan chức cho biết động thái này sẽ giúp các lực lượng an ninh trong quá trình nhận dạng khi quốc gia này tiếp tục lùng bắt những kẻ phải chịu trách nhiệm cho vụ nổ ngày Chúa Nhật Phục sinh nhắm vào các nhà thờ và khách sạn.
Source:ABC News

Quý vị và anh chị em có thể đăng lại các bản tin của VietCatholic trên Web site của mình. Chúng tôi hoan nghênh điều đó và xin đa tạ. Tuy nhiên, ngoại trừ các giáo phận, các dòng tu, và các cơ quan trong Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo, quý vị và anh chị em không được dùng các bản tin để làm thành videos riêng của mình.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót 2019 tại Giáo xứ St. Margaret Mary Brunswick.
Cộng Đoàn St Margaret Mary Brunswick
01:07 29/04/2019
Đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót 2019 tại Giáo xứ St. Margaret Mary Brunswick.
Video và Hình ảnh ( Khắc Thái)

 
Thánh lễ đồng tế đại trào bế mạc Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót tại Trung Tâm Thánh Vinh Sơn Liêm, Melbourne
Trần Văn Minh
01:53 29/04/2019
Melbourne, sau ba ngày 25, 26, 27/4/19, với nhiều sinh hoạt như: nghe giảng, chầu lần chuỗi Lòng Chúa Thương Xót, Chầu Thánh Thể, Thánh lễ đồng tế, và sinh hoạt cho giới trẻ, với sự tham dự của rất rất đông giáo dân trong các cộng đoàn, thuộc Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Melbourne về tham dự. Thánh lễ đồng tế đại trào bế mạc đại lễ Lòng Chúa Thương Xót đã được cử hành rất trọng thể vào lúc 6 giờ chiều Chúa Nhật 28/4/2019. Tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm.

Xem hình

Thánh lễ đồng tế do Đức Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo phận Sài Gòn chủ tế, cùng với Cha Trần Ngọc Tân quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm và 12 cha Việt Nam từ các cộng đoàn trong và ngoài Tổng Giáo phận Melbourne đồng tế.

Liên Ca đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm phụ trách phần thánh ca phụng vụ thật xuất sắc giúp cho đại lễ thêm sốt sắng và long trọng hơn, và cũng phải nói đến phần âm thanh do gia đình Bằng Uyên rất chuyên nghiệp, cũng giúp cho buổi lễ thật tốt lành, tất cả đều nhờ vào Lòng Chúa Thương Xót (LCTX).

Trước thánh lễ bế mạc, có nhiều sinh hoạt từ lúc 1 giờ 30 trưa, với 30 phút do anh Đỗ Quang Vĩnh trong ban LCTX với những lời chào và giao lưu nhau qua những bài hát, qua phần đệm đàn Guitar của anh Định và các ca sỹ Thu Dương, Thoa Dương và con, giúp cho các giờ Chầu LCTX linh động và sốt mến hơn.

Đúng 2 giờ là phần giảng thuyết của Đức Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn cho chủ đề về Lòng Thương Xót Chúa ấp ủ mọi gia đình. Đức Cha cũng được nghe nhiều ý kiến và đã giải đáp rõ về giáo lý Công Giáo, đức tin về nhiều vấn đề có liên quan tới gia đình, những vấn nạn mà nhiều gia đình đã gặp trong cuộc sống hôn nhân, gia đình. Trong đó có nhiều ân sủng qua bàn tay ấp ủ của Lòng Chúa Thương Xót.

Sau phần giảng thuyết, Cộng đồng dân Chúa sốt sắng lần chuỗi kinh Lòng Chúa Thương Xót trước Thánh Thể Chúa. Và lúc này, giáo dân từ các vùng đến mỗi lúc một đông hơn, trong nhà thờ và cả phía cuối không chỗ nào có ghế trống, kể cả bên phía dưới hội trường, mọi người sốt sắng hiệp thông qua màn hình nối từ nhà nguyện xuống.

Lúc này, ban tổ chức lo rất nhiều chuyện, chuẩn bị lễ đài, kiệu, hoa, cờ, lo phần bánh trái, xôi, chè cho bữa giải lao và nhất là ban ẩm thực còn phải lo bữa tiệc sau lễ cho hằng ngàn người về dự đại lễ. Ai có việc nấy, nhất là quý anh trong ban trật tự từ Cộng đoàn Thánh Tôma Thiện, vùng Keysborough cách TT Vinh Sơn Liêm chừng 50 km, đã có mặt từ rất sớm để giúp ban tổ chức giữ gìn trật tự và giúp cho những người từ xa đến có chỗ đậu xe. Một số các cộng đoàn xa đã về bằng những chiếc xe Bus lớn để tiện đi và về mà không phải lo chỗ đậu xe.

Sau phần chầu LCTX, một bài chia sẻ của Linh mục quản nhiệm Trần Ngọc Tân, mọi người được báo có ít phút giải lao để chuẩn bị cuộc rước kiệu tượng Lòng Chúa Thương Xót. Trời lúc này rất đẹp, không nắng, không gió trong một buổi chiều Thu Melbourne với khí hậu thất thường kể cũng đã là một phép lạ, vì buổi sáng đã lất phất những cơn mưa. Trước khuôn viên rộng lớn, các ghế ngồi đã được kê đều khắp, phía trên cao trước lễ đài, một tấm bạt lớn hai mầu trắng đỏ như mầu cờ Thánh Tâm Chúa đã được kéo lên như mái nhà che nắng. Chung quanh phía sát tường nhà thờ những chiếc lều được dựng lên để đề phòng những cơn mưa “lạc.” Sự chuẩn bị rất chu đáo của Cha quản nhiệm và ban tổ chức, ông Nguyễn Đình Trị chịu trách nhiệm tổ chức cứ chạy như con thoi để giải quyết mọi vấn đề từ lớn đến nhỏ.

Cuộc kiêu bắt đầu khi Đức Cha đọc lời nguyện, cuộc rước do Linh mục Trần Ngọc Tân quản nhiệm cộng đoàn chủ sự, quý cha và đức cha đi sau kiệu. Một đoàn rước rất dài bao gồm Thánh Giá nến cao, cờ các cộng đoàn, các đoàn thể, Liên Huynh Đoàn Đa Minh Victoria, Hội Legio Comitium Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Victoria, Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân TGP Melbourne, Hội Bác Ái Cha Trương Bửu Diệp TGP Melbourne, Hội Mân Côi, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, Ngành Nữ Tông Đồ LMTT, Ban Cổ Động Lòng Chúa Thương Xót vv. Và rất đông giáo dân trong cộng đồng cùng dự cuộc rước kiệu.

Đoàn kiệu rất dài, đi một vòng của Debney Park rất lớn, dài đến nỗi không thể lấy hết đoàn rước vào trong ống kính máy chụp. Hệ thống âm thanh phục vụ cho đoàn rước do quý anh Chương, anh Thân và một số em phụ trách để chuyển các loa lưu động theo đoàn rước. Ban kinh nguyện của đoàn rước có quý ông Tình, cô Anh Đào, Cô Hà Đặng đọc lời nguyện sau mỗi chục kinh, và hướng dẫn đoàn rước hướng về kiệu để cùng cha chủ tế xông hương.

Đoàn kiệu về lại trung tâm sau một giờ rước tượng Chúa và đọc kinh LCTX với những lời nguyện thật sốt sắng. Sau đó, kiệu Chúa được an vị bên phía trái của lễ đài. Chủ tế xông hương và quý cha vào trong phòng thay lễ phục để chuẩn bị dâng lễ, lễ đồng tế do Đức Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn chủ tế.

Sau lời cầu nguyện cuối lễ, Ông Vũ Đình Cư đại diện cho ban tổ chức đã lên cám ơn Đức Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Sài Gòn, mặc dù rất bận rộn với công việc mục vụ, địa lý xa xôi, đã vì tình thương mến mà đến với Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm nói riêng và Cộng đồng Công Giáo Tổng Giáo Phận Melbourne nói chung để giảng thuyết và dâng lễ kính LCTX. Linh mục Vũ Hải Đăng đến từ Hoa Kỳ, cũng không quản ngại đường xá xa xôi, đã đến giúp cho đại lễ thêm phần vui tươi cho giới trẻ biết tín thác vào Chúa, Chúa của Lòng Thương xót. Quý Cha, quý thầy, quý soeur đã đến cùng cộng đoàn mừng kính lễ.

Và đặc biệt là Cha Quản Nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm, đã hết lòng giúp đỡ mọi việc, lớn nhỏ cho ban tổ chức. Quý ban mục vụ cộng đồng đã đến với cộng đoàn. Ban mục vụ cộng đoàn, các hội đoàn đoàn thể, và các anh chị em phục vụ trong nhiều ngày qua. Liên Ca đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm. Quý ân nhân, qúy ban trật tự của Cộng đoàn Thánh Tôma Thiện đã đến hổ trợ cho việc gìn giữ trật tự. Và ông cũng không quên cám ơn đến tất cả mọi người hiện diện đã đến với cộng đoàn trong tình yêu thương, hợp nhất của Lòng Thương Xót vv. Ông cũng chân tình mọi người cùng ở lại dự bữa tiệc mừng cùng cộng đoàn.

Tiếp theo, Ông Trần Ngọc Cẩn, Chủ tịch ban mục vụ Cộng đồng Công Giáo Việt Nam cũng lên cám ơn Đức Cha Luy, quý cha, quý tu sỹ nam nữ, quý hội đón đoàn thể và ông cũng đặc biệt cám ơn Cha Quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm Trần Ngọc Tân và ban tổ chức đã luôn quảng đại đứng ra tổ chức ngày lễ Kính LCTX trong hơn 10 năm qua.

Nhân dịp này, Đức Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn cũng cám ơn cha quản nhiệm và mọi giáo dân xa quê đã mời Ngài đến để mừng lễ kính LCTX. Ngài nói, đây là lần đầu tiên Ngài đến Úc, cũng là lần đầu tiên Ngài đến Melbourne và Ngài rất hạnh phúc được cùng cộng đoàn mừng kính Đại lễ LCTX. Trong năm Gia Đình, Ngài nhắc nhở mọi gia đình nên giữ được sự nồng ấm hai cái bàn, đó là bàn ăn, sao cho mọi người luôn quy tụ bên nhau trong các bữa cơm gia đình nồng ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Cái bàn thứ hai Ngài muốn nói đến là cái bàn thờ, cũng giữ sao cho các buổi đọc kinh gia đình luôn thường xuyên.

Kết thúc đại lễ, một bữa tiệc với nhiều món ăn đã được mọi người hưởng ứng chân tình. Đây là dịp cho mọi người quen từ lâu không gặp có dịp gặp lại nhau. Một niềm khích lệ rất lớn của ban tổ chức vì đây cũng là dịp cộng đoàn được vinh dự đón tiếp các cộng đoàn bạn đến với cộng đoàn trong ngày lễ lớn, rất lớn trong năm mà Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm đã vinh dự được đứng ra tổ chức. Đó là lễ kính Lòng Chúa Thương Xót.
 
Giáo xứ Tân Việt Đại Lễ Lòng Thương Xót Chúa
Vinh sơn Trần văn Đẩu
09:13 29/04/2019
“ Hãy đến đây. Ta hãy đến đây kính Lòng Thương Xót Chúa. Vì tình Chúa yêu thương không bến bờ cho ai biết kính thờ, biết trông chờ, muôn hồng ân … “ lời bài ca nhập lễ trên đây của ca đoàn LTX Chúa đã hướng cộng đoàn sốt sáng hiệp dâng Thánh lễ trọng thể kính Lòng Thương Xót Chúa diễn ra lúc 15g Chúa Nhật 28/4/2019. Thánh lễ do Cha chánh xứ Đa minh Vũ ngọc Thủ chủ tế cùng với sự hiện diện của đông đảo cộng đoàn dân Chúa.

Trước đó khởi đi từ ngày thứ sáu tuần thánh, Cộng đoàn LTX của giáo xứ đã tổ chức tuần cửu nhật thật sốt sáng nhầm giúp mọi người chuẩn bị tâm hồn mừng ngày đại lễ. Để rồi hơm nay như lời hướng ý đầu lễ, toàn thể cộng đoàn hân hoan bước vào buổi họp mừng quanh bàn tiệc thánh chiều nay “ như một ân huệ và cũng nên như một dấu chỉ của Đức tin “. Với tâm tình đó cộng đoàn cùng hướng về tiền sảnh thánh đường đón cha chủ tế tiến lên cung thánh bắt đầu thánh lễ.

Xem Hình

Chia sẻ Tin mừng cha chủ tế nói: Sứ điệp Lòng thương xót Chúa được chính Chúa Giê su khi hiện ra với Thánh nữ Faustina tỏ hiện. Để rồi Đức Thánh Cha Gioan Phao lo II chọn ngày Chúa Nhật II phục sinh làm Chúa Nhật kính Lòng thương xót Chúa. Từ đó đến nay, phong trào LTX Chúa được phổ biến khắp nơi, cứ 3 giờ chiều, giờ Chúa mặc khải cho Thánh nữ, chúng ta hãy siêng năng cầu nguyện để kín múc ân sủng từ LTX Chúa.

Trong bài Tin mừng hôm nay, chúng ta thấy khi hiện ra với các môn đệ, mọi người đều sợ hãi, Chúa đến chúc bình an cho mọi người rồi cho các ông xem tay và cạnh sườn người. Đến đây thì ông Toma đã tin. Ông Tô ma là hình ảnh của chính chúng ta ngày nay, có những lúc chúng ta kém tin vào Chúa vào những dấu lạ Chúa đã làm và đang thực hiện trong đời sống thường ngày.

Nói xong đoạn Người thổi hơi vào các ông, Chúa đã thổi hơi, mang đến cho chúng ta cuộc sống mới, cuộc sống mặc lấy Đức Ki Tô Phục sinh, cuộc sống với niềm tin mãnh liệt vào tình thương và lòng thương xót vô bờ bến của Người.

Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và dâng của lễ.

Cuối Thánh lễ, cha chủ tế ban phép lành trọng thể cho cộng đoàn.

Chắc hẳn mọi người đều cảm thấy bình an và hân hoan trong Chúa. Vì đó là điều Chúa hứa ban cho những ai luôn tín thác vài Ngài.

Vinh sơn Trần văn Đẩu
 
Đại Hội Lòng Chúa Thương Xót 2019 tại giáo xứ CTTĐVN Seattle.
Nguyễn An Quý
17:06 29/04/2019
Tukwila. Đại Hội Lòng Chúa Thương Xót năm 2019 được diễn ra tại giáo xứ CTTĐVN vào 2 ngày 27 và 28 tháng 4 năm 2019. Trời Seattle khá đẹp khi bước vào những ngày của xuân tươi đẹp nơi xứ cao nguyên tình xanh với ánh nắng dịu dàng lại là ngày Khai Mạc Đại Hội Lòng Chúa Thương Xót với chủ đề: "Mở cửa Trái Tim: Đồng Hành với các Gia Đình Trẻ ".Điểm qua vài nét về 2 ngày Đại Hội

Xem Hình

Thứ Bảy ngày 27 tháng 4 năm 2019. Đại Hội được long trọng khai mạc lúc 9 giờ sáng với thánh lễ tạ ơn do linh mục đoàn đồng tế gồm cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế Thánh Lễ cùng đồng tế có 2 cha phụ tá Nguyễn Sơn Miên và Trần Hữu Lân cùng với cha Nguyễn Công Đức, cha Nguyễn Văn Khải phụ trách thuyết giảng trong 2 ngày Đại Hội và thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ. Dù là lúc mới sáng sớm nhưng giáo dân đến tham dự lễ khai mạc cũng khá đông đảo.

Đúng 9 giờ, ba hồi chiêng trống ngân vang, tiếng chiêng trống vừa dứt, ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn cùng với quý linh mục cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của Ca Đoàn. Mở đầu thánh lễ cha chủ tế ngỏ lơì chào mừng cộng đoàn hiện diện và giới thiệu quý cha dâng lễ khai mạc Đại Hội với Cộng Đoàn dân Chúa, ngài nói: dâng thánh lễ khai mạc hôm nay có cha Đức, cha Miên, cha Lân, thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu, cha Nguyễn Văn Khải Dòng Chúa Cứu Thế đến với giáo xứ trong phần thuyết giảng các đề tài của chủ đề: Mở Cửa Trái Tim: Đồng Hành với các Gia Đình Trẻ, xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau trong Lòng Chúa Thương Xót.(tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu)

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa của ngày thứ bảy trong tuần Bát Nhật Phục Sinh. Tin Mừng hôm nay Thánh Marcô giới thiệu câu chuyện Chúa Giêsu sống lại và hiện ra: "Khi Chúa Giêsu sống lại, sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, thì trước hết Người hiện ra với Maria Mađalêna, kẻ đã được Chúa đuổi bảy quỷ. Bà đi báo tin cho những kẻ đã từng ở với Người và nay đang buồn thảm khóc lóc. Họ nghe bà nói Chúa sống lại và bà đã thấy Người, nhưng họ không tin. Sau đó, Chúa lại hiện ra dưới hình thức khác với hai môn đệ đang trên đường về miền quê. Hai ông trở về báo tin cho anh em, nhưng họ cũng không tin các ông ấy. Sau hết, Chúa hiện ra với mười một tông đồ lúc đang ngồi ăn. Chúa khiển trách các ông đã cứng lòng, vì các ông không tin những kẻ đã thấy Người sống lại. Rồi Người phán: "Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho muôn loài".

Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải phụ trách giảng lễ. Bài chia sẻ ngài nhấn mạnh việc tin Chúa sống lại không phải chuyện dễ, ngay cả các môn đệ theo Chúa bao nhiêu năm đã được nghe Chúa nói về việc Chúa sống lại từ cỏi chết, đã chứng kiến biết bao phép lạ Chúa làm, các môn đệ đã biết quyền năng của Chúa, nhưng các môn đệ vẫn không tin khi nghe bà Maria Mađalêna kể lại bà đã thấy Chúa. Đó các bác thấy việc tin Chúa sống lại không phải là chuyện dễ phải không? ngay cả các tông đồ cũng khó tin...." Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Thnáh Thể.

Trước khi kết thúc thánh lễ, cha chánh xứ một lần nữa cám ơn quý cha, quý cộng đoàn dân Chúa hiện diện và ngài ân cần giới thiệu cha giảng phòng một cách trân trọng, ngài nói: sau thánh lễ chúng ta có 10 phút nghỉ ngơi một chút và sau đó mời vào nghe những đề tài rất hữu ích và cách trình bày hấp dẫn của cha Khải, xin cho một tràng pháo tay để hoan hô ngài đến đem Lòng Chúa Thương Xót đến với giáo xứ chúng ta(tiếng vỗ tay vang dội cả nhà thờ)

Đúng 10 giờ 30, cha Phêrô Nguyễn Văn Khải bắt đầu thuyết giảng đề tài đầu tiên của chủ đề: Nhận diện một số khó khăn và thử thách trong đơì sống vợ chồng và đề tài thứ hai: Bí quyết xây dựng hạnh phúc gia đình. Số giáo dân hiện diện lúc này đông hơn trong giờ thánh lễ vừa qua.

Qua lối trình bày giản dị đúng với thực tế của đời sống vợ chồng với cách diễn đạt khá vui nên đã tạo được bầu khí sống động, ngài nhấn mạnh trong đời sống vợ chồng khi gặp những khó khăn thì chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo và bí quyết xây dựng hạnh phúc gia đình là sự hiệp nhất với nhau giữa vợ chồng với quyết tâm: đôi ta lên thác xuống ghềnh, em ra đứng mũi cho anh chịu sào. Buổi thuyết giảng tạm ngưng lúc 12 giờ 30 để ăn trưa. Trong thời gian nghỉ trưa, nhiều giáo dân đã hôn kính xương thánh Faustina và tham dự chương trình thánh ca cho đến 2 giờ.

Đúng 2 giờ cha Nguyễn Văn Khải trở lại phần thuyết giảng với đề tài thứ ba: "Những khó khăn thử thách của thời nay trong việc sinh sản và giáo dục con cái". Hơn một tiếng đồng hồ với lối trình bày sống động đã gây nhiều trận cười thoải mái vào tạo được bầu khí sinh động trong chương trình tĩnh tâm đã thu hút và lôi cuốn đông đảo giáo dân tham dự. Trong nhà thờ các ghế ngồi đều đầy kín. Kết thúc bài thuyết giảng, ngài kết luận: "con nhỏ nổi lo nhỏ, con lớn nổi lo lớn", tuy nhiên đừng sợ sinh con, hãy nương tựa vào lòng Chúa Thương Xót thì mọi việc đều tốt đẹp và có được đời sống hạnh phúc trong tình yêu gia đình, phần thuyết giảng đề tài ba kết thúc 3 giờ 15. Từ ba giờ đến 5 giờ là những giây phút đầy sốt sắng qua các phần đi đàng Thánh Giá và chầu Thánh Thể rất trọng thể.

Thánh lễ chiều thứ bảy được cử hành lúc 5 giờ 30 theo phụng vụ của ngày Chúa Nhật do cha Nguyễn Văn Khải chủ tế. Hơn một ngàn giáo dân hiện diện trong thánh lễ tạ ơn mừng Chúa Nhật II Phục Sinh, Chúa Nhật kính lòng Chúa thương xót.

Đúng 5 giờ, ba hồi chiêng trống ngân vang tạo thêm phần trang trọng cho Thánh Lễ. Tiếng chiêng trống vừa dứt, ca đoàn hát bài ca nhập lễ và nghi đoàn cùng với cha chủ tế cung nghinh thánh giá tiến lên bàn thánh.

Mở đầu thánh lễ cha chủ tế chào mừng cộng đoàn dân Chúa hiện diện với lời chúc: xin Lòng Chúa Thương Xót đến với từng người và toàn thể cộng đoàn dân Chúa.

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo Chúa Nhật II Phục Sinh. Tin mừng hôm nay Thánh Gioan giới thiệu câu chuyện Chúa Giêsu hiện ra với các Tông Đồ: Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con". Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại"...

Qua phần chia sẻ của cha Nguyễn Văn Khải trong bài giảng lễ đã tạo nên một bầu khí vui tươi đầy sống động dù giáo dân đã trải qua một ngày dài tham dự tĩnh tâm. Trong bài giảng, ngài nhấn mạnh về câu chuyện ông Toma không tin khi nghe các Tông đồ kể lại việc Chúa hiện ra với các tông đồ, rối ngài nói: đấy các bác thấy không: việc tin Chúa sống lại đâu phải dễ.

Thánh lễ kết thúc lúc 7 giờ. Sau thánh lễ là phần chia sẻ của tiến sĩ Trần Mỹ Duyệt trong đế tài: Tha thứ: Chìa khoá mở cửa hạnh phúc với sự tham dự khá đông đảo của những gia đình trẻ. Đặc biệt có buổi cầu nguyện của giới trẻ khá sốt sắng và kết thúc chương trình của ngày thứ bảy lúc 9 giờ.

Chúa Nhật ngày 28 tháng 4 năm 2019. Cha Nguyễn Văn Khải trở lại buổi thuyết giảng vào lúc 9 giờ sáng với đề tài: "Bí quyết dạy con nên người". Mở đầu phần thuyết giảng, cha Khải chào mừng giáo dân với lời khá dí dỏm: chào cả nhà, sáng Chúa Nhật bây giờ còn quá sớm nhưng nhìn trong nhà thờ đã đầy kín các hàng ghế và thấy ai cũng tươi tĩnh cả trông khí thế quá nhỉ, vâng qua một ngày dài hôm qua mọi người đã đón nhận Lòng Chúa thương xót nên nay thật sự tươi tĩnh cả phải không các bác (tiếng cười với tràng pháo tay của giáo dân vang dội cả nhà thờ tạo nên bầu khí sống động). Hôm nay cháu trình bày đề tài cuối của chủ đề và tổng hợp lại những điểm quan trọng của chủ đề. Ngài nhấn mạnh làm sao dạy con cái và tạo được cho con cái có nếp sống: càng thêm tuổi lại càng khôn ngoan, khôn ngoan trước mặt người thế và khôn ngoan trước nhan Chúa Trời", Đến 10 giờ ngài kết thúc buổi thuyềt giảng với tràng pháo tay của giáo dân hoan hô ngài.

Từ 10 giờ 15 là giờ chầu Thánh Thể thật sốt sắng cho đến 11 giờ 45 là giờ nghỉ và ăn trưa.

Đúng 12 giờ 30 cuộc rước kiệu trọng thể bắt đầu. Đông đảo giáo dân trong và ngoài giáo xứ gần 2 ngàn năm trăm người đã tham dự cuộc rước kiệu Kính Lòng Chúa Thương Xót. Trong đoàn kiệu có sự tham dự của những Cộng Đoàn Địa Phương như Cộng Đoàn La vang Bellingham, Cộng Đoàn Trinh Vương Everett, Cộng Đoàn Phêrô SouthWest, Cộng Đoàn Thánh Tâm Auburn, Cộng Đoàn Thánh Giuse Tacoma, Cộng Đoàn Thánh Martin Olympia, Cộng Đoàn Thánh Giacôbê Vancouver và nhiều giáo dân đến Oregon, từ Vancouver Canada cùng nhiều nơi khác. Đoàn kiệu khá dài di chuyển chung quanh nhà thờ hơn nửa tiếng đồng hồ. Đoàn kiệu trở về nhà thờ và sau đó là phần diễn nguyện. Trong 2 ngày Đại Hội năm nay đặc biệt có sự tham dự của Đoàn Hướng Việt đã trình bày những khúc nhạc mang tính dân tộc đã tạo thêm phần sốt sắng cho các chương trình phụng vụ thánh và phần thánh ca. Buổi diễn nguyện với những hoạt cảnh về gia đình thật ý nghiã đã mang lại nhiều suy nghĩ cho những cặp vợ chồng trẻ trong đời sống hôn nhân.

Thánh lễ kết thúc Đại Hội đuợc cử hành trọng thể do cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế, cùng đồng tế có cha Nguyễn Văn Khải Dòng Chúa Cứu Thế, cha Nguyễn Sơn Miên, cha Trần Hữu Lân và cha Quế cùng thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ.

Đúng 2 giờ 20, ba hồi chiêng trống ngân vang, tiếng chiêng trống vừa dứt, ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn cùng với đoàn đồng tế cung Thánh Giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của ca đoàn.

Mở đầu thánh lễ, cha chủ tế ngỏ lời chào mừng đến quý cha, các Cộng Đoàn Địa Phương, đoàn Sắc Tộc, các tu sĩ nam nữ, quý quan khách và toàn thể giáo dân trong và ngoài giáo xứ kể các tiều bang khác đến như Orgon, Canada và nhiều nơi khác, xin cho một tràng pháo tay để cùng chao đón nhau.( tiếng vỗ tay khá dài)

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ của Chúa Nhật II Phục Sinh tin mừng theo thánh Gioan.

Cha Nguyễn Văn Khải phụ trách giảng lễ. Bài chia sẻ của ngài đã tạo nên những trận cười thoải mái với lối trình bày rất sinh động. Ngài nhấn mạnh đến việc ông Toma khi về họp mặt với các tông đồ, các tông đồ kể lại Chúa đã hiện ra với các tông đồ thì ông Toma không tin, nhưng tám ngày sau Chúa hiện ra có ông Toma và Chúa nhìn thẳng vàoToma: hảy xỏ tay vào cạnh sườn Thầy đây, Toma tin ngay và nói: lạy Chúa là Thiên Chúa của con, ngài nhấn mạnh nhờ Tôma mà chúng ta cũng được hưởng nhờ: phúc cho những ai không thấy mà tin.

Trước khi kết thúc thánh lễ, cha chánh xứ một lần nữa trịnh trọng cám ơn từng thành phần một đã đóng góp công sức cho việc tổ chức đại hội được tốt đẹp và cám ơn quý cha, đặc biệt cha Nguyễn Văn Khải đã giúp giảng phòng và Tiến sĩ Trần Mỹ Duyệt đã giúp giới trẻ trong hai ngày đại hội, cám ơn quý tu sĩ và tòan thể cộng đòan dân Chúa từ nhiều nơi đến, cám ơn các Cộng Đoàn bạn, xin cám ơn tất cả. Thánh lễ được kết thúc với phép lành Ơn Toàn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trao ban cho cộng đoàn dân Chúa tham dự 2 ngày Đại Hội. Tất cả quýlinh mục dâng Thánh lễ đã cùng với cha chủ tế ban phép lành cho cộng đoàn dân Chúa hiện diện. Thánh lễ kết thúc lúc 4 giờ, mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn và hẹn gạp lại kỳ đại hội năm 2020.

Nguyễn An Quý
 
Thông Báo
Bản quyền các bản tin của VietCatholic
VietCatholic Network
17:51 29/04/2019
VietCatholic xin lưu ý về vấn đề bản quyền các bản tin như sau:

Quý vị và anh chị em có thể đăng lại các bản tin của VietCatholic trên Web site của mình. Chúng tôi hoan nghênh điều đó và xin đa tạ.

Tuy nhiên, vì chúng tôi dùng các bản tin để làm thành các videos cho các chương trình videos của mình, nên ngoại trừ các giáo phận, các dòng tu, và các cơ quan trong Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo, quý vị và anh chị em không được dùng các bản tin để làm thành videos riêng của mình.


Xin chân thành cám ơn.

VietCatholic Network
 
Tin Đáng Chú Ý
Việt Nam thông tin về vụ hơn 300 xác thai nhi ở nhà máy rác
VOA
09:36 29/04/2019
Khu vực được cho là nơi chôn xác thai nhi ở nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau.
UBND thành phố Cà Mau hôm 29/4 cho biết tổ công tác đã phát hiện 9 hũ sành sau 2 ngày kiểm tra tại hiện trường nhà máy xử lý rác thải và sẽ giám định mẫu vật bên trong hũ để có hướng xử lý thích hợp, theo tường thuật của truyền thông trong nước.

Trước đó, công ty TNHH Xây dựng-Thương mại-Du lịch Công Lý, chủ đầu tư Nhà máy Xử lý Rác thải TP Cà Mau đã gửi văn bản đến UBND tỉnh xin hỗ trợ trong việc xử lý tình trạng xác thai nhi đi theo rác thải vào nhà máy.

Báo Người Lao Động dẫn thông tin từ văn bản trên cho biết kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2012 đến nay, nhà máy đã phát hiện hơn 300 xác thai nhi, phần lớn là trong rác thải từ bệnh viện.

Vào năm 2013, công ty Công Lý đã gửi tờ trình cho UBND thành phố Cà Mau thông báo về tình trạng này và nhận được được chỉ đạo phải tiến hành hỏa thiêu. Tuy nhiên, do không có kinh phí nên công ty đã mua quách và tự chôn cất các thai nhi trong khuôn viên nhà máy.

Theo lời những công nhân đã phát hiện và chôn cất thai nhi ở nhà máy, xác thai nhi được phát hiện thường ở trong tình trạng không nguyên vẹn vì đã đi qua các máy nghiền xé bao rác trước đó, báo CAND tường thuật.

Đến nay, nhà máy xử lý rác đã không thể tiếp tục thực hiện chôn cất được nữa vì quỹ đất đã đầy. Vì vậy, công ty Công Lý đã gửi văn bản “cầu cứu” lên UBND tỉnh Cà Mau, xin xem xép cấp thêm 5 ha đất và hỗ trợ kinh phí để chôn cất thai nhi.

Thông tin cho báo chí vào ngày 29/4, Chủ tịch UBND TP Cà Mau, ông Phan Hoàng Vũ, cho biết sau khi khi giám định, nếu thật sự mẫu vật trong các hũ sành là thai nhi thì sẽ mở rộng tìm kiếm và có biện pháp di dời, xử lý thích hợp.

Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ nạo phá thai, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới.

Trong số khoảng 300.000 ca nạo phá thai được công bố chính thức, có đến 80% tỷ lệ phá thai trên 12 tuần tuổi. Đáng chú ý là có đến 60-70% các ca nạo phá thai là sinh viên, học sinh ở độ tuổi 15- 19 tuổi, 20-30% là phụ nữ chưa kết hôn.
 
VietCatholic TV
Hiện tượng lửa thánh lạ lùng tại Mộ Chúa ở Giêrusalem ngày 27/04/2019
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:08 29/04/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây