Ngày 28-04-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:59 28/04/2012
ĐỔ KHANG PHU NHÂN
N2T

Các tửu khách thương nghị với nhau làm một cái miếu Đỗ Khang, để kỷ niệm ông tổ làm rượu là Đỗ Khang.
Khi khai công phá đất thì đột nhiên đào dưới hầm được một tấm bảng bằng đá, khi ấy mọi người đều đã ăn no say, thì hoảng hốt khi thấy trên bảng đá có khắc chữ “chị cả Đồng”, thì kiến nghị làm thêm một gian nhà phía sau để “Đổ phu nhân” an nghỉ.
Sau khi khánh thành cái miếu, mời quan huyện dâng hương niệm bái, quan huyện lui gian nhà phía sau thì thấy tấm bảng đá thì rất kinh ngạc nói: “Đây là bảng đá của Châu thái tổ”, bèn vội vàng kêu người khiêng nó ra ngoài miếu.
Ban đêm quan huyện nằm mộng thấy một người đầu đội mão lớn đến cám ơn, nói:
-“Ta là Châu thái tổ triều đại trước, bị gả lầm cho Đỗ Khang làm vợ chồng, nếu không có quan huyện đích thân đến, thì tôi đã bị gả cho tên quỷ nát rượu ấy và khổ cả đời rồi còn gì!”

Suy tư:
Ông tổ làm ra rượu là Đỗ Khang chắc chắn không ngờ là hôm nay có nhiều người mắc bệnh vì rượu, chết vì rượu, tan nát gia đình vì rượu, thân tàn mà dại cũng vì rượu, và ngay cả người đã chết cả mấy chục đời rồi mà vẫn còn sợ người uống rượu, không muốn đặt bài vị mình ở trong miếu của người chế ra rượu, huống gì là những người còn đang sống, nhất là vợ con của người nát rượu, lại càng sợ người uống rượu hơn...
Có nhiều người Ki tô hữu nói rằng Đức Chúa Giê-su cũng uống rựơu như mọi người –dù là nói giỡn- nên họ càng uống mạnh bạo hơn đến say xỉn không biết trời đất gì cả, họ quên mất Đức Chúa Giê-su không uống rượu đến say xỉn, Ngài cũng không chén anh chén chú, chén tạc chén thù, nhưng Ngài uống để chia vui với niềm vui của cô dâu chú rể tại tiệc cưới Ca na mà thôi.
Ai cũng sợ người uống rượu, và người say rượu thì càng làm cho người khác sợ hơn, vì họ như người mất trí...
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 4 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:00 28/04/2012
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH
(Ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu)

Tin Mừng : Ga 10, 11-18
“Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên”.


Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúa nhật thứ tư Phục Sinh, là ngày mà Giáo Hội mời gọi chúng ta cầu nguyện cách chung cho hàng giáo phẩm của Giáo Hội, và cách riêng cho ơn thiên triệu, tức là cầu nguyện cho có nhiều tâm hồn nhiệt thành đáp lại lời mời gọi của Chúa làm linh mục và tu sĩ, để rao giảng Tin Mừng Nước Trời cho mọi người.

1. Ơn thiên triệu là hạt giống của Nước Trời.
Hạt giống siêu nhiên chính là Lời Chúa gieo vào tâm hồn của chúng ta, tâm hồn chính là mảnh đất, nhưng tốt xấu là tuỳ mỗi người, và Lời Chúa được tiêu hoá biến đổi tâm hồn người đón nhận nó: có người thì trở nên thánh tử đạo, có người trở nên vị ẩn tu, có người trở nên người cha người mẹ gương mẫu đạo đức trong gia đình; lại có người được Lời Chúa biến đổi để trở nên những thợ gặt truyền giáo của Ngài trong ơn gọi làm linh mục và tu sĩ.

Ơn gọi làm linh mục cũng như ơn gọi làm tu sĩ là một sự tuyển chọn độc quyền mà Thiên Chúa chỉ dành cho mình, Ngài không đem quyền này ban lại cho ai, nhưng Ngài sẽ trao ban cho các mục tử của Giáo Hội Công Giáo, để Giáo Hội tuyển chọn những ai thành tâm tự nguyện đáp lại lời gọi của Thiên Chúa hiến dâng cuộc sống của mình để rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và ban ơn để họ chu toàn trách nhiệm và bổn phận của mình.

Trong thực tế, chúng ta thấy có rất nhiều người vào chủng viện, vào dòng tu, nhưng rất ít người bền đổ đến cùng, và rồi có một số linh mục tu sĩ lại “đứt gánh nửa đường” cởi áo dòng tu trở về với cuộc sống đời thường của một giáo dân, phải chăng Thiên Chúa đã lầm khi chọn họ ? Phải chăng Thiên Chúa đã làm một công việc rất là “mất uy tín” cho mình khi có nhiều người được chọn đã bỏ ra đi ?

Thiên Chúa không sai lầm khi chọn các linh mục và tu sĩ, nhưng chính những người được chọn đã sai lầm trong khi đáp trả lại tình yêu thương của Thiên Chúa đối với họ, những người này Thiên Chúa không bắt cóc bỏ dĩa, có nghĩa là Ngài không đột xuất ép buộc họ lập tức trở thành linh mục hay trở thành một tu sĩ ngay, nhưng qua một thời gian dài đăng đẳng, Ngài để họ sống trong một môi trường thuận lợi để được huấn luyện trở thành những thợ gặt nhiệt thành, với nhiều thử thách, với nhiều hồng ân để họ nhận ra rằng chính mình được Thiên Chúa tuyển chọn, và chính họ, tự thâm tâm đều biết rằng: Thiên Chúa quá yêu thương họ hơn bất cứ người nào. Nhưng vì thế gian, vì cám dỗ, vì không đề cao cảnh giác trước cám dỗ, và nhất là vì không cầu nguyện, nên họ đã –có thể nói- coi thường tình thương của Chúa đối với họ, và khi họ đã hoàn tục trở nên cuộc sống khác, thì tự lương tâm họ vẫn thấy hối hận và day dứt... Chúng ta cầu nguyện cho họ được bằng an.

2. Đức Chúa Giê-su, mục tử của các mục tử.
Trước hết Ngài là một vị mục tử nhân lành, cái nhân lành vĩ đại nhất mà chúng ta thấy được nơi Ngài, đó là sự chọn lựa các mục tử –các linh mục- những người bất toàn, tội lỗi để nối tiếp công việc chăm nom đoàn chiên của Ngài, Ngài nhân lành đến độ có những mục tử đã làm “mất uy tín” của Ngài, nhưng Ngài vẫn yêu thương và nói được là vâng lời họ, khi họ cử hành thánh lễ và các bí tích vì ích lợi của đàn chiên.

Đây là một mẫu gương về sự nhân lành của một mục tử là yêu thương và chăm sóc, chữa lành và tha thứ, để trong khi thi hành sứ mệnh của một mục tử, các linh mục của Chúa cũng biết trãi rộng tâm hồn của mình trên đàn chiên của các ngài.

Đức Chúa Giê-su là một mục tử rất tận tuỵ vì đàn chiên, Ngài đã bôn ba khắp miền Ga-li-lê và vùng lân cận để rao giảng Tin Mừng, để chữa lành, để an ủi để tìm kiếm những người tội lỗi, Ngài muốn mỗi mục tử của Ngài là các linh mục cũng biết tận tụy, hi sinh vì đàn chiên của mình...

Anh chị em thân mến,
Có rất nhiều vị mục tử của chúng ta đã hết lòng vì đàn chiên, các ngài không quản ngại mưa gió đêm hôm để đi đến với giáo dân và ban các bí tích sau cùng cho họ; các ngài không ngại hi sinh, có khi bị nhục nhã, bị vu khống, bị bắt bớ, để đi đến với giáo dân đã rời khỏi đàn chiên, do đó mà các ngài rất cần đến lời cầu nguyện và hi sinh của chúng ta.

Trong thánh lễ này, chúng ta đặc biệt cầu cho các cha sở là những vị mục tử đã sống chết vì đàn chiên vì Giáo Hội, chúng ta cũng cầu nguyện cho các tu sĩ nam nữ, họ cũng chính là những môn đệ của Chúa, là những cánh tay đắc lực giúp đỡ Giáo Hội và các linh mục trong ơn gọi của họ. Chúng ta cũng cầu nguyện cho các thanh niên nam nữ biết hăng hái, mau mắn đáp trả lại lời mời gọi của Thiên Chúa, để họ cũng trở nên những tông đồ nhiệt thành phục vụ Chúa trong xã hội hôm nay trong ơn gọi tu trì của mình.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:03 28/04/2012
N2T

10. Đắc tội với Đức Chúa Giê-su nhất, làm thương tổn thánh tâm Ngài nhất, chính là khi con người ta không nương cậy vào Ngài.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)
 
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:34 28/04/2012
NGUYÊN TẮC
Có tiếng gõ cửa, cha sở mở cửa và có tiếng nói của một thanh niên:
- “Thưa cha cho con xưng tội, vì con làm việc xa thành phố, lại không có dịp đến nhà thờ…”
- “Anh không thấy “giờ xưng tội” dán trước cửa nhà thờ sao ?”
- “Dạ, con có thấy, nhưng con…”
- “Về đi, tôi đang nghỉ trưa, chiều trước lễ đến xưng tội…”

Và ngài đóng cửa, anh thanh niên buồn bả rời khỏi nhà thờ và đi xe ôm ra bến xe để kịp giờ làm việc…
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Chúa Giê-su nhận nơi chúng ta trách nhiệm hiến tế và hy sinh
Jos. Tú Nạc, NMS
08:07 28/04/2012
Chúa Nhật IV Phục Sinh – Năm B (Acts 4: 7-12; Psalm 118; 1 John 3: 1-2; John 10: 11-18)

Ngoài bằng chứng công bố về sự Phục Sinh dường như không có gì hơn một câu chuyện thần tiên hoang đường hoặc những gì mà chúng ta gọi là truyện thần thoại. Các tong đồ đã nhanh chóng đưa ra bằng chứng này – một người bị tê liệt đã được phục hồi sức khỏe ngay tức thì trước những con mắt của đám đông đầy “kinh ngạc”. Những người cai quản đền thờ đã không phủ nhận điều kỳ diệu đó đã diễn ra. Khi có nhiều thần linh và uy quyền trên trần thế, họ yêu cầu được biết uy quyền và danh tánh bởi những việc mà các tong đồ đã thực hiện chữa lành.

Đây là cơ hội mà các tông đồ đang chờ đợi: Chúa Giê-su Ki-tô Nazareth là câu trả lời đã vang lên. Người mà duy nhật bị đám đông đóng đinh trên thập giá đã sống lại từ cõi chết bởi Thiên Chúa va được đưa về trời. Đây là lý do tại sao mà Thánh Phê-rô có thể công bố rằng danh tánh và uy quyền của Chúa Giê-su đã trợ giúp nhiều đến tất cả những người cầm quyền và tên tuổi khác đang tranh giành quyền thống trị.. Duy nhất danh tánh và quyền lực của Chúa Giê-su được yêu cầu trợ giúp cho sự giải thoát. Chúa Giê-su đã trả món nợ ấy và Người đã lãnh nhận quyền cai trị từ Thiên Chúa – sự việc đã khép lại.

Lời tường thuật nay tạo khả năng cảm nhận trong bối cảnh lịch sử của nó nhưng cần được dùng với sắc thái và sự thận trọng trong những bối cảnh khác, nhất là của chính chúng ta. Chúng ta đang sống trong một thời đại vô cùng khó khăn và chúng ta có 2,000 năm kinh nghiệm những điều mà chúng ta cần suy ngẫm. Sự đề cao danh tánh và uy quyền của Chúa Gie-su không cần phải là phỉ báng, gièm pha những tôn giáo khác trên thế giới cũng không phải là loại trừ và lên án những người không phải là ki-tô hữu. Chúa Giê-su – Đức Ki-tô (không phải Ki-tô giáo) đứng ở đầu và cuối của lịch sử nhưng mọi điều đều ở giữa, đều có mục đích va vị trí của nó trong kế hoạch cứu độ cảm thương của Thiên Chúa. Lời Chúa đã nói lên bằng những cách khác nhau trong mọi nơi và mọi lúc.

Trở lại với bằng chứng Phục Sinh: chứng cứ mà chúng ta có thể đưa ra ngày nay là gì? Diễn tả bằng lời của Thánh Phan-xi-cô, bất cứ ở đâu có hy vọng, đức tin, đức ái, ánh sáng, miễn thứ, công lý, hàn gắn, sự sống mới và lòng trắc ẩn, sau đó và ở đó Đức Ki-tô sống lại. Chúng ta được mời gọi để công bố Phục Sinh bằng những cách mà tạo ra một sự khác nhau.

Tác giả Tin Mừng của Thánh Gio-an và những lá thư khẳng định rằng chúng ta không được sinh ra là con cái Chúa nhưng được trở nên như vậy là bởi được tái sinh (từ trên trời) trong Thánh Thần. Người phủ nhận rằng: nếu chúng ta không nhận biết Thiên Chúa, chúng ta không thể tuyên xưng là con cái của Chúa – và điều đó có nghĩa là một mối quan hệ cá nhân. Thiên Chúa không phải là một ý niệm trong khả năng lý luận mà là một thực thể hằng sống rằng chúng ta cần phải trải nghiệm. Khi một người nao đó được tái sinh làm con cái Chúa họ trở nên một loại người hoàn toàn khác – người ma biểu lo65long2 trắc ẩn, nhân từ và Đấng Duy Nhất của Thiên Chúa trong mọi khía cạnh của cuộc sống.Thánh Thần lôi kéo chúng ta vào nét tương đồng với Chúa Giê-su người mà mang hình ảnh không thấy được của Thiên Chúa. Sự sống được cứu vớt không phải là tách rời khỏi sự sống được chuyển đổi.

Một mục tử tồi là gì? Giải thích rất đơn giản, đó là người không chăm sóc cho đàn chiên được sung mãn – họ chỉ lo cho chính họ. Mối nguy hiểm đầu tiên tự nó đặt ra họ biến mất và bỏ lại đàn chiên mặc cho số phận. Trong Cựu Ước (Ezek. 34 và Zech 11) người mục tử xác định vai trò của những người lãnh đạo tôn giáo và vương quyền. Vô phúc thay, sự sống con người không phải là trách nhiệm – tội lỗi và ích kỷ thường giành được tay trên. Quyền lực là một dược tố cực mạnh và có khuynh hướng tham những, độc tài, chuyên chế, như họ nói, chuyên quyền đi đôi với tham nhũng. Sự hoang tàn, đổ nát của Israel do hậu quả khi bất công và dị biệt của những mục tử thắng thế. Thiên Chúa cương quyết đích thân chiếm lĩnh vai trò mục tử con người. Chúa Giê-su tự đặt mình vào vai trò là người không thể mua chuộc bằng hối lộ và là người sẵn sàng hạ đời mình vì đàn chiên. Người không từ nan mà sẵn sàng chịu nhục hình và tử nạn.

Suốt quá trình lịch sử và trong thời đại của chính chúng ta những tác hại khôn lường đã gây đến cho Giáo Hội bất cứ lúc nào, những tổ chức xã hội cùng với những đặc quyền đặc lợi của nó và những hình ảnh vẽ vời được đặt lên trên phúc lợi của dân Chúa. Sự lãnh đạo bất kỳ loại nào đi chăng nữa không bao giờ là một quyền lợi hay thậm chí danh dự, mà nó là một trách nhiệm bất khả xâm và là một sự hy sinh.

Sự quan tâm của Chúa Giê-su không phải là kim ngân, quyền bính, danh dự hoặc uy tín thanh danh mà là tình yêu. Nên điều đó sẽ ở cùng với những ai bước trên con đường của Thiên Chúa bất chấp mình mang danh hiệu gì.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
 
Mục tử nhân lành
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
08:09 28/04/2012
Chúa Nhật IV Phục Sinh

Mục tử nhân lành là một hình ảnh rất đẹp ở xứ Palestin. Danh xưng mục tử nhân lành không phải là tôn danh người ta gán cho Chúa Giêsu để ca tụng Ngài, nhưng đây chính là mạc khải của Chúa Giêsu cho biết Ngài là ai. Ngài là mục tử nhân lành đúng nghĩa, mục tử chính danh, mục tử thứ thiệt.

- Mục tử nhân lành là mục tử biết rõ đàn chiên

Ngài biết rõ từng con chiên. Biết theo nghĩa Thánh kinh, tức là không phải chỉ biết trên lý thuyết, biết theo con số, nhưng là biết tường tận từng đặc điểm, từng tính cách của mỗi con chiên và Ngài có thể gọi tên từng con một, dẫu đàn chiên của Ngài là vô cùng đông đảo. Tương quan giữa Ngài và đàn chiên là rất gần gũi và mật thiết. Đàn chiên trở nên lẽ sống của Ngài.

Ngài gọi tên rồi đi trước dẫn đường cho đàn chiên theo sau. Ngài đi trước chứ không phải đi sau để “lùa”. Chiên đi sau cũng có nghĩa là chúng được Ngài cho tự do để có thể theo hoặc không theo Ngài. Ngài đi trước bằng lời nói, bằng việc làm. Ngài đi trước bằng gương sáng phục vụ cách tận tuỵ.

- Mục tử nhân lành là mục tử yêu thương đàn chiên

Ngài không chăn dắt bằng quyền uy và bạo lực như những mục tử trong Cựu Ước. Ngài cũng không chăn dắt kiểu tắc trách, gặp chăng hay chớ như những kẻ chăn thuê. Ngài chăn dắt hoàn toàn bằng tình yêu và trách nhiệm. Tình yêu được thể hiện đặc biệt ở chổ : đối với những con chiên đau yếu, Ngài tận tuỵ chạy chữa; những con chiên thương tích, Ngài tận tình băng bó; những con chiên lạc đàn, Ngài tận lực kiếm tìm; những con chiên có nguy cơ làm mồi cho sói hùm, Ngài tận trung canh giữ... Ngài chưa thể an giấc, bao lâu còn những con chiên bị yếu đau, thương tích. Ngài chưa thể an phận, bao lâu còn những con chiên ngơ ngác lạc đàn. Ngài chưa thể an tâm, bao lâu còn những con chiên hoang đàng đùa giỡn trước nanh vuốt của ác thú. Mục tử nhân lành là thế, và nhất là Ngài còn sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên.

- Mục tử nhân lành là mục tử hiến mạng vì đàn chiên

Thường tình thì chủ chiên bắt các con chiên hiến lông, hiến thịt, hiến sữa và cả hiến mạng cho mình. Hiếm có trường hợp ngược lại. Đây là điểm khác biệt rõ nét giữa mục tử nhân lành và người chăn thuê. Chỉ có mục tử chính hiệu Giêsu nhân lành mới sẵn sàng tự nguyện hiến mạng cho đàn chiên. Ngài hiến mạng để bảo vệ sự hiệp nhất cho đàn chiên. Ngài hiến mạng để cho đàn chiên được sống và sống dồi dào. Nói cách khác để đàn chiên có được sự hệp nhất và sự sống sung mãn, Chúa Giêsu đã phải trả bằng chính giá máu của mình. Đây là đỉnh cao của tình yêu mà Ngài dâng hiến cho đàn chiên.

Là những Kitô hữu, chúng ta được mời gọi trở nên những con chiên tốt lành của Chúa Kitô, Vị Mục Tử Nhân Lành, mục tử chính danh. Trở nên tốt lành qua hai tương quan tình yêu :

+ Tương quan với người mục tử : biết – nghe – đi theo. Biết mục tử của mình là Đấng đã yêu thương và hiến mạng sống vì mình. Biết qua Lời của Chúa, qua Phụng vụ các Bí tích, qua cầu nguyện…. Nghe theo tiếng người mục tử, tiếng mang lại hạnh phúc đời đời, chứ không nghe tiếng người lạ. Đi theo mục tử của mình, chứ không đi theo người lạ, kẻ trộm hay sói dữ. Nếu chiên mà nghe và đi theo người lạ thì sẽ bị lạc; nghe và đi theo kẻ trộm sẽ bị bắt; nghe và đi theo sói dữ sẽ bị ăn thịt. Chỉ khi biết nghe và đi theo chủ mình thì mới có sự sống đích thực. Vì chỉ có chủ chiên mới đưa đàn chiên tới những nơi có đồng cỏ xanh tươi, có suối nước mát lành.

+ Tương quan với các con chiên khác : hiệp nhất trong yêu thương, phục vụ trong quên mình. Biết, nghe và đi theo chủ chiên, con chiên cũng phải biết yêu thương hiệp nhất trong đàn chiên nữa. Chiên không thể cấu xé nhau, hay mạnh con nào con đó sống. Trái lại các con chiên khoẻ mạnh phải biết phục vụ nâng đỡ các con chiên ốm yếu theo gương của chủ mình. Sẽ không thể nào có một đàn chiên duy nhất, nếu các con chiên không hoà hợp với nhau, không yêu thương nâng đỡ nhau. Sẽ không thể nào trở nên gương sáng cho các con chiên khác không thuộc về đàn noi theo, nếu đàn chiên không biết hy sinh phục vụ lẫn nhau theo tinh thần của người mục tử nhân lành.

Hãy tạ ơn Chúa vì hồng ân được thuộc về đàn chiên của Chúa. Và hãy xin Người giúp chúng ta luôn biết trung thành nghe và đi theo vị mục tử tuyệt hảo là chính Chúa, qua các các vị chủ chăn đại diện cho Chúa ở trần gian. Xin Chúa cũng gởi thêm cho chúng ta nhiều mục tử nhân hậu biết noi gương Chúa hết lòng yêu thương và sẵn lòng hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên được Chúa trao phó. Amen.
 
Hình ảnh Chúa Giêsu, người chăn chiên
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
18:46 28/04/2012
Hình ảnh Chúa Giêsu, người chăn chiên

Hình ảnh người chăn dẫn đàn xúc vật chiên cừu, bò…trên cánh đồng cỏ, nơi sườn đồi núi, là hình ảnh đẹp gợi nhắc đến mối tương quan ẩn chứa tình yêu thương lo lắng, và cả niềm vui của người chăn nuôi đàn xúc vật với chúng. Hình ảnh này xưa nay là đề tài trong văn chương thi ca dân gian bình dân cũng như tôn giáo.

Phúc âm Thánh Gioan diễn tả Chúa Giêsu là người chăn chiên nhân lành (Ga 10,11). Dùng hình ảnh người chăn chiên nhân lành nói về Chúa Giêsu phù hợp với ước vọng sâu thẳm của con người thời xa xưa.

Người Do Thái ngắm nhìn Thiên Chúa là một người chăn chiên đích thật chăn dắt dân của Người. Sứ mệnh này thể hiện nơí Thánh Tiên Tri Maisen, Ông là vị mục từ và là người lãnh đạo dân của Thiên Chúa.

Người Hy Lạp nhận biết người chăn chiên đứng ở trong một khu vườn rộng lớn và đang ôm vác trên đôi vai một con chiên. Hình ảnh khu vườn gợi nhớ đến khu vườn địa đàng ngày xưa. Với hình ảnh người chăn chiên trong khu vườn, người Hy Lạp liên kết ước vọng của họ tới một thế giới lành thánh hạnh phúc.

Người chăn chiên trong nhiều nền văn hóa là hình ảnh một người cha có tầm nhìn bao quát cùng để tâm săn sóc lo lắng cho gia đình con cháu. Đó cũng là hình ảnh luôn để tâm săn sóc của Thiên Chúa cho con người.

Những tín hữu Chúa Kitô thuở ban đầu đã lấy nhận ước vọng sâu thẳm này của dân Do Thái và người Hy Lạp bao phủ lên Chúa Giêsu. Họ tin nhận Chúa Giêsu Kitô là người chăn chiên, như Thiên Chúa dẫn dân của Người tới bến bờ sự sống.

Người Hy Lạp còn liên kết hình ảnh của người chăn chiên nhân lành với Thần Opheus, một vị thần hát nổi tiếng rất hay. Tiếng hát của vị thần Opheus thuần thục hóa những con vật hoang dã và gọi sống lại người đã chết. Hình ảnh vị thần Opheus rất thông thường được vẽ trình bày trên một cánh đồng thơ mộng chung quanh có những con cừu chiên và sư tử.

Người tín hữu Chúa Kitô thuở ban đầu cũng nhìn vị thần Opheus hiện thân nơi Chúa Giêsu Kitô. Với họ Chúa Giêsu Kitô là một người có tiếng giọng hát thần thánh. Lời hát của Chúa Giêsu Kitô có sức cảm hóa thuần thục những gì mang tính hoang dã nơi con người chúng ta, và gọi đánh thức cho sống lại kẻ đã chết.

Những hình ảnh về người chăn chiên theo ý nghĩa người chăn dắt tâm hồn con người, mang đến ơn đức chữa lành, đều nói về Chúa Giêsu, như trong Phúc âm Thánh Gioan Chúa Giêsu đã tự ví mình là người chăn chiên nhân lành.

Chúa Giêsu nói : Ta là người chăn chiên nhân lành. Người chăn chiên nhân lành hiến mạng sống cho đàn chiên. (Ga 10,11).

Hình ảnh này nói lên người chăn chiên nhân lành sẵn sàng vì đàn chiên làm tất cả kể cả mạng sống cho đàn chiên của mình.

Chúa Giêsu là thầy, là cha luôn đứng trước che chở các Tông đồ môn đệ của Người. Người làm tất cả những có thể cho họ. Ngài be bờ chặn lối để chó sói hay kẻ cướp không len lỏi xông đến phá hoại họ. Ngài hy sinh mạng sống mình cho họ. Ngài che chở bảo vệ họ cho đến bằng lòng chịu chết trên thập gía.

Chúa Giêsu còn nói: Ta là người chăn chiên nhân lành. Ta biết chiên của ta, và chiên của Ta biết Ta, như Cha ta biết ta, và Ta biết cha ta. ( Ga 10,14).

Chúa Giêsu biết cá nhân từng môn đệ theo Chúa. Mỗi người với Ngài rất quan trọng. Người thuộc gọi tên mỗi người. Mối liên hệ giữa người chăn chiên và con chiên rất tình nghĩa sâu thẳm. Chúa Giêsu yêu mến đàn chiên của Người.

Lời ca tiếng hát của Vị thần (Hylạp) Opheus làm say mê lòng người, khi họ nghe vị thần này cất tiếng hát. Có lẽ vì đó, những người chăn chiên được kể là những người ca hát về tình yêu. Và có lẽ cũng vì thế, những bài hát ngày lễ mừng Chúa giáng sinh thường mang cung điệu những khúc hát của người chăn chiên cừu.

Qua những khúc hát mang mầu sắc giọng điệu của người chăn chiên vang dội gợi đến tình yêu, mà Chúa Giêsu mang đến cho đoàn chiên của Người.

Qua những khúc hát chan chứa tình yêu thương này Chúa Giêsu đã gây cảm động trong trái tim tâm hồn những người tin theo Ngài.

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vài con số thống kê về tình hình ơn gọi tại Âu Mỹ
Lm Trần Đức Anh OP
08:05 28/04/2012
VATICAN - Chúa nhật thứ tư Phục Sinh, 29-4-2012, là Ngày Thế giới cầu cho Ơn Gọi lần thứ 49, với chủ đề ”Ơn gọi, hồng ân tình thương của Thiên Chúa”.

Tình hình ơn gọi trong Giáo Hội vừa mừng vừa lo: mừng vì sự gia tăng tại các Giáo Hội trẻ, nhưng tại các Giáo hội Kitô kỳ cựu, ơn gọi tiếp tục giảm sút, nhất là nơi các dòng tu. Tuy nhiên, cũng có một tin đặc biệt vui mừng đó là, tại Mỹ, sau 10 năm bão tố từ 2001 đến 2011, do những vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên gây ra, làm cho Giáo Hội này bị thiệt hại tài chánh hàng tỷ mỹ kim, nhưng nay về phương diện ơn gọi, Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ đang phục hồi đáng kể.

Phục hồi ơn gọi linh mục tại Mỹ

Thực vậy, trong năm 2011 có 467 tân linh mục tại Mỹ, và điều đáng nói là chủng viện tại Tổng giáo phận Boston trở thành biểu tượng của sự phục hồi. Boston vốn bị coi là trung tâm ”địa chấn” của những vụ tố giác lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, từ đó lan sang nhiều giáo phận khác tại Mỹ. ĐHY Bernard Law, TGM giáo phận này, đã phải từ chức vì bị cáo là đã thuyên chuyển một số LM lạm dụng, từ giáo xứ này sang giáo xứ khác thay vị loại họ khỏi hàng giáo sĩ. Nhưng năm nay, ĐHY Sean Patrick O'Malley, dòng Capuchino, TGM giáo phận Boston, đã phải từ chối nhiều đơn xin gia nhập chủng viện giáo phận, vì không đủ chỗ.

Cả nhật báo tài chánh Wall Street Journal ở New York cũng nói đến sự gia tăng bất ngờ về ơn gọi linh mục ở Mỹ, với một cuộc điều tra về điều mà họ gọi là ”Công Giáo chiến thắng”. Báo này cho rằng sự phục hồi như vậy là do hàng ngũ GM mới tại nước này có khuynh hướng bảo thủ, nhưng có óc sáng tạo, theo chiều hướng của ĐGH Biển Đức 16 hiện nay.

Sự kiện tích cực trên đây tại Hoa Kỳ là điều trái ngược với tình trạng chung tại các nước tây phương khác. Năm ngoái, hơn một nửa các tân LM tại Hoa Kỳ ở lứa tuổi từ 25 đến 34. Và liên tiếp trong 5 năm trời, con số các cuộc truyền chức LM tại đây gia tăng. Trong số các tân linh mục tại nước này có cả những người tị nạn đến từ các nước bị bách hại, các cựu chiến binh, các cựu mục sư Tin Lành và Anh giáo, hoặc giáo sĩ từ các tôn giáo khác trở lại. Số ơn gọi LM gốc Việt Nam tại Mỹ vào khoẳng 5% tổng số ơn gọi toàn quốc.

Các con số trích từ Niên giám thống kê của Giáo Hội Công Giáo hoàn vụ cho thấy rõ trên toàn Giáo Hội, ơn gọi gia tăng nhờ các nước thuộc thế giới thứ ba. Con số các chủng sinh và tu sinh ban triết học và thần học tại các chủng viện giáo phận hoặc trong các học viện của các dòng tu, tính chung trong toàn Giáo Hội, liên tục gia tăng trong 5 năm gần đây nhờ sự tăng trưởng tại các nước Á Phi. Nói chung, từ năm 2005 đến 2010, con số này tăng thêm 4%, tức là từ 112.439 lên 118.990.

Trong cùng thời gian đó, số chủng sinh tu sinh tại Âu Châu giảm 10,4%. Số đại chủng sinh tại Phi châu tăng 14,2% trong khi tại Á châu tăng 13% và tại Úc châu tăng 12,3%.

Trung tâm nghiên cứu ứng dụng tông đồ, gọi tắt là CARA, thuộc đại học Công Giáo Georgetown ở thủ đô Washington đã thực hiện một cuộc nghiên cứu, và qua đó người ta thấy trong số chủng sinh tu sinh tại Mỹ có 69% là người da trắng, 15% là người Hispanic hoặc la tinh, và 10% đến từ Á châu Thái Bình Dương. Khoảng 1 phần 3 những người chịu chức LM có một thân nhân là LM hoặc tu sĩ. Hơn một nữa có 2 anh em, một phần tư có 4 hoặc 5 anh em.

Phúc trình của tổ chức CARA cũng nhấn mạnh tới sự kiện trong số các tân LM được thụ phong, có 21% đã từng tham dự Ngày Quốc Tế giới trẻ trước khi vào chủng viện. 70% đã siêng năng đọc kinh Mân Côi, 65% tham dự các buổi Chầu Mình Thánh Chúa trước khi đi tu. Thường thường các tân chủng sinh bắt đầu cảm thấy tiếng Chúa gọi vào khoảng 16 tuổi. 66% các chủng sinh cho biết đã được một linh mục khuyến khích nghĩ đến việc trở thành linh mục. 71% được một người bạn, một linh mục, ông, một người họ hàng, cha mẹ hoặc tín hữu trong giáo xứ khích lệ phân định ơn gọi linh mục, trong khi 50% cho biết bị khuyên đừng nghĩ đến việc làm linh mục.

Các chủng sinh cũng cho biết trong thời gian tiêu khiển, ngoài giờ học hành, 73% nghe nhạc, 67% đọc sách, 62% xem phim, 41% chơi bóng đá, 33% đi dạo, 33% làm bếp, và cũng một tỷ số tương tự chơi một nhạc khí.

Tình trạng suy giảm ơn gọi tại Âu Châu

Diễn tiến gia tăng ơn gọi tại Hoa Kỳ là điều trái ngược với xu hướng xảy ra tại Ailen, trước kia là một nước Công Giáo sùng đạo nhưng nay trở thành một nước tây phương bị tục hóa nặng nề và bị bão tố lạm dụng tính dục làm rung chuyển. Thực vậy, số ơn gọi LM tại đây tiếp tục giảm sút trầm trọng, như phúc trình thường niên mới nhất của Ủy ban nghiên cứu và phát triển thuộc HĐGM AiLen cho thấy. Theo đó số LM tại đảo này lại giảm thêm 2%. Tỷ lệ số LM trên 80 tuổi ngày càng tăng so với các LM dưới 30 tuổi.

Ông Eoin O'Mahony, tác giả của phúc trình nghiên cứu nói rằng: ”Sự suy giảm ơn gọi LM tại AiLen không phải là điều đáng ngạc nhiên. Từ nhiều năm nay chúng tôi biết rằng con số các tân linh mục không đủ để bù đắp số LM cao niên không còn hoạt động nữa hoặc số LM qua đời”.

Sự suy giảm ơn gọi tại Ailen thực ra đã bắt đầu từ 4 thập niên qua. Nguyên do chủ yếu là trào lưu tục hóa, và trào lưu này càng được sự bành trướng kinh tế trong những năm gần đây đẩy mạnh. Những vụ lạm dụng tính dục liên hệ tới hàng giáo sĩ Ai Len từ thập niên 1990 càng không giúp lật ngược xu hướng giảm sút ơn gọi. Sự giảm sút lên tới mức tột độ trong thập niên 1990 ấy. Từ năm 2000 đến nay, con số LM tại Ailen giảm 10%.

Sang đến nước Pháp, tình hình ơn gọi cũng không khả quan hơn, tại đây cuộc khủng hoảng ơn gọi ngày càng sâu đậm: cách đây 45 năm, tức là vào năm 1966, tại Pháp có 566 tân LM mỗi năm, nhưng nay chỉ còn 90 tân LM, một con số cho thấy trong tương lai gần đây có bao nhiêu cộng đoàn không có LM và cũng không có các bí tích. Sự sa sút trầm trọng như vậy khiến cho nhiều người công khai nêu vấn đề có nên truyền chức LM cho những người có gia đình hay không.

Tại Italia, trong thập niên gần đây, số chủng sinh và tu sinh giảm 10,6%, tức là từ 6.315 thầy xuống còn 5.646, và số chủng sinh từ nước ngoài ngày càng gia tăng.

Tóm lại, ngoại trừ Hoa Kỳ, nơi có ảnh hưởng tích cực do số người từ Mỹ châu la tinh đa số Công Giáo nhập cư gia tăng, cuộc khủng hoảng ơn gọi là hiện tượng chung ở Tây phương. Người ta ghi nhận tại Á châu có thêm gần 1.700 LM, Phi châu thêm 760 vị, Đại dương châu thêm 52 và Mỹ châu tăng thêm 40 vị so với năm trước đó, còn Âu Châu giảm mất 905 linh mục.

Những con số thống kê gần đây của Tòa Thánh cung cấp một phân tích tộng hợp về những năng động chính liên hệ tới Giáo Hội GG tại 2.966 giáo phận trên trái đất.

Cả con số các nữ tu khấn dòng cũng qua tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Giáo Hội giảm mất gần 8 ngàn nữ tu trong một năm, từ 2009 đến 2010, tức là từ 729 ngàn chị xuống còn 721 ngàn. Sự giảm sút diễn ra tại 3 đại lục Âu, Mỹ và Úc châu, trong đó Âu Châu giảm 2,9% nữ tu, Úc châu giảm 2,6% và Mỹ châu giám 1,6%. Trái lại, tại Á Phi, số nữ tu gia tăng đáng kể, mỗi đại lục tăng 2%.

Những con số trên đây cũng là một lời mời gọi các tín hữu, mỗi người trong vị thế của mình, tích cực góp phần vào việc cầu nguyện và mục vụ ơn gọi. Về điểm này, trong Sứ điệp nhân ngày cầu cho ơn gọi vào chúa nhật tới đây, ĐTC cũng nhắn nhủ rằng:

”Anh chị em thân mến trong hàng giám mục, linh mục, phó tế, những người nam nữ thánh hiến, các giáo lý viên và nhân viên mục vụ, và tất cả anh chị em là những người dấn thân trong lãnh vực giáo dục các thế hệ trẻ, tôi tha thiết nhắn nhủ anh chị em hãy chăm chú lắng nghe những người ở trong cộng đoàn giáo xứ, các hội đoàn và phong trào khi họ nhận thấy có những dấu hiệu về ơn gọi linh mục hoặc đời sống thánh hiến đặc biệt. Điều quan trọng là tạo nên trong Giáo Hội những điều kiện thuận lợi để họ có thể đi tới chỗ thưa ”xin vâng” quảng đại đáp lại tiếng gọi yêu thương của Thiên Chúa.

”Một nghĩa vụ trong việc mục vụ ơn gọi là cống hiến những điểm định hướng để hành trình được kết quả. Yếu tố chủ yếu là yêu mến Lời Chúa, vun trồng một sự quen thuộc ngày càng gia tăng với Kinh Thánh và chăm chú và kiên trì cầu nguyện riêng và chung, để có thể nghe thấy tiếng Chúa gọi giữa bao nhiêu tiếng nói làm đầy đời sống thường nhật. Nhưng nhất là Thánh Thể là ”trung tâm sinh tử” của mỗi hành trình ơn gọi: chính trong Thánh Thể mà tình yêu Thiên Chúa đánh động chúng ta trong hy tế của Chúa Kitô, biểu lộ hoàn hảo tình yêu và chính trong Thánh Thể chúng ta luôn luôn tái học hỏi cách sống tình yêu Chúa ”ở mức độ cao”. Lời Chúa, kinh nguyện và Thánh Thể là kho tàng quí giá để hiểu vẻ đẹp của một cuộc sống hoàn toàn tận hiến vì Nước Trời.

Tôi cầu mong rằng các Giáo Hội địa phương, qua các thành phần khác nhau, trở thành ”nơi” chăm chú phân định và kiểm chứng sâu xa về ơn gọi, mang lại cho người trẻ nam nữ một sự đồng hành khôn ngoan và vững chắc về tinh thần. Qua cách thức ấy, cộng đồng Kitô trở thành một sự biểu lộ Tình Yêu của Thiên Chúa Đấng giữ gìn nơi mình mọi ơn gọi. Năng động ấy đáp ứng những đòi hỏi của giới răn mới của Chúa Giêsu. Nó có thể diễn ra một cách hùng hồn và đặc biệt trong các gia đình gia đình Kitô, tình yêu gia đình vốn là sự diễn tả tình yêu của Chúa Kitô, Đấng đã hiến mình vì Giáo Hội (Xc Ep 5,32). Trong các gia đình, ”là những cộng đoàn sống động và yêu thương” (GS 48), người trẻ có thể cảm nghiệm tuyệt vời về tình yêu dâng hiến ấy. Thực vậy các gia đình không những là nơi ưu tiên để huấn luyện về nhân bản và Kitô, nhưng có thể là ”chủng viện đầu tiên và tốt đẹp về ơn gọi sống đời thánh hiến cho Nước Chúa” (Gioan Phaolô 2, Tông Huấn Familiaris consortio, 53), giúp tái khám phá trong gia đình vẻ đẹp và tầm quan trọng của chức linh mnục và đời sống thánh hiến. Các vị Mục Tử và tất cả các tín hữu giáo dân hãy luôn biết cộng tác để trong Giáo Hội có thêm nhiều ”nhà và trường hiệp thông” theo kiểu mẫu Thánh Gia thất Nazareth, phản ánh một cách hài hòa trên trái đất cuộc sống của Ba Ngôi Thiên Chúa.”
 
Hành hương: Tunica- Tấm áo thánh Chúa thành Trier
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
08:06 28/04/2012
Tunica- Tấm áo thánh Chúa thành Trier

Các tín hữu Chúa Kitô từ khắp các nơi về hành hương kính viếng áo Thánh Chúa Giêsu, mà Ngài đã mặc sinh sống trên trần gian ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm, hiện còn lưu giữ ở nhà thờ chính tòa giáo phận Trier, Đức quốc, từ ngày 15. tháng Tư đến ngày 13. tháng Năm 2012

Di tích tấm áo Thánh Chúa là một kỷ niệm qúy gía, thánh đức cao trọng cho người tín hữu Chúa Kitô, mà (người Kitô hữu) ai cũng muốn đến chiêm ngắm tận mắt nhìn xem. Nhưng cùng với dòng người đến kính viếng áo thánh Chúa, một kỷ vật thánh đức, chúng ta còn muốn nhiều hơn nữa.

1. Những điểm không dừng lại

Đến viếng tấm áo thánh Chúa Giêsu ở Trier chúng ta không dừng lại ở điểm tìm hiểu lịch sử tấm áo đã có từ hơn hai ngàn năm.

Chúng ta cũng không dừng lại ở những khảo nghiệm khoa học xem chất liệu vải làm nên tấm áo này tốt, bền đẹp như thế nào, cách may cắt như thế nào, có từ thời nào.

Chúng ta cũng không dừng lại ở thắc mắc đi tìm hiểu xem tấm áo này có thật là tấm áo ngày xưa Chúa Giêsu đã mặc hay không.

Chúng ta cũng không dừng lại ở chỗ, khi đi kính viếng tấm áo thánh này, đã có bao nhiêu trường hợp, bao nhiêu người được ơn như thế nào. Lễ dĩ nhiên, cầu khấn xin ơn phúc đức là điều tốt lành thánh thiện cùng cần thiết.

Chúng ta cũng không đứng lại ở chỗ nhìn xem rồi trầm trồ ca ngợi tấm áo như một kỷ vật đã được cất giữ bảo quản cẩn thận với kỹ thuật khoa học đặc biệt, như một cổ vật qúi gía còn giữ được chất liệu và hình thể nguyên vẹn có một không hai này.

Không. Ở những điểm nổi bề ngoài này, chúng ta đã nghe nói, hay đã đọc những thông tin nhiều về lai lịch tấm áo này rồi trên các phương tiện truyền thông.

Nhưng chúng ta còn muốn đi vào sâu hơn nữa để tìm biết về ý nghĩa thần học đạo đức ẩn dấu qua tấm áo thánh của Chúa Giêsu có căn bản nguồn gốc trong Kinh Thánh.

Xem hình hành hương

3. Sứ điệp đạo đức thần học của tấm áo Chúa Giêsu

Phúc âm Thánh Gioan thuật lại về tấm áo sau cùng của Chúa Giêsu:“Ðóng đinh Ðức Giêsu vào thập giá xong, lính tráng lấy áo xống của Người chia làm bốn phần; họ lấy cả chiếc áo dài nữa. Nhưng chiếc áo dài này không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới. (24) Vậy họ nói với nhau: "Ðừng xé áo ra, cứ bắt thăm xem ai được". Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Áo xống tôi, chúng đem chia chác, còn áo dài, cũng bắt thăm luôn.“( Ga 19,23-24).

Đức giáo hoàng Benedictô 15. của chúng ta đã có suy tư về sứ điệp của tấm áo choàng Chúa Giêsu:

„ Các Giáo phụ của Giáo Hội đã thấy nơi đoạn văn này sự hiệp nhất của Giáo Hội, được thành lập bởi tình yêu Chúa Kitô như một cộng đồng duy nhất và không chia rẽ. Áo Thánh có mục đích làm cho sự hiệp nhất này thể hiện. Tình yêu Đấng Cứu Chuộc gom giữ được những gì đã bị phân ly. Giáo Hội là sự hiệp nhất của muôn người. Chúa Kitô không hủy bỏ sự đa dạng của con người, nhưng đã nối kết họ với nhau vì họ đều là Kitô hữu, mỗi người vì người khác và cùng với người khác, để cho họ có thể trở nên một, trong sự đa dạng này là những người trung gian hòa giải với Thiên Chúa. …Đây cũng là một hình ảnh của Giáo Hội không sống nhờ sức mạnh của mình, nhưng qua sự tác động của Thiên Chúa. Như một cộng đồng duy nhất và không chia rẽ, đó là công trình của Thiên Chúa, không phải là kết quả của con người và khả năng của họ.

Áo Thánh đồng thời, cũng là một sự lưu ý cho Giáo Hội là phải trung thành với nguồn gốc, và phải ý thức là sự hiệp nhất, đồng lòng, có hiệu quả, và nhân chứng - tối hậu là một công trình từ Thiên Chúa - chỉ có thể là một quà tặng của Thiên Chúa....

Cuối cùng, Áo Thánh không phải là một áo choàng lịch sự biểu tượng cho một vai vế trong xã hội. Đây là một tấm áo tầm thường, chỉ dùng để che thân cho khỏi bị thời tiết tác dụng. Tấm áo này là quà tặng không phân rẽ của Đấng bị đóng đánh cho Giáo Hội, mà Người đã thánh hiến bằng máu của Mình. Vì lý do này, Áo Thánh nhắc nhở Giáo Hội về phẩm giá của mình.„

(Đức giáo hoàng Benedictô 16., Thư gửi đức giám mục giáo phận Trier nhân năm hành hương Áo Thánh Chúa Giêsu, ngày 06.04.2012).

Vâng, sứ điệp của tấm áo Chúa Giêsu luôn được Giáo Hội nhắc nhớ đến như hướng đi cho đời sống đức tin của người tín hữu.

4. „ Und führe zusammen, was getrennt ist – Và dẫn về chung hợp những chia tách phân ly“

Đây là chủ đề hành hương kính viếng áo thánh Chúa Giêsu năm nay, nhân kỷ niệm 500 năm ( 1512) lần đầu tiên Áo Thánh Chúa Giêsu thành Trier được đưa ra cho dân chúng đến hành hương kính viếng.

Tấm áo không là điểm trung tâm chính của hành hương. Nhưng chính Chúa Giêsu Kitô, Đấng là ánh sáng trần gian, là Đấng cứu chuộc con người. Hành hương kính viếng áo Chúa là hành hương đến với Chúa Giêsu Kitô. Từ mọi ngả phân ly chia tách cùng tụ tập về bên tấm áo hợp nhất của Chúa Giêsu, một kho tàng nguồn ơn tình yêu cùng sự chữa lành ban ơn bình an cho mọi con người.

Sự chia tách phân ly càng ngày ta càng thấy trong lịch sử Giáo Hội Chúa Giêsu, cũng như trong đời sống xã hội luôn càng rõ nét ăn rễ sâu vào tận nếp sống đạo đời.

Ngày 13.04.2012 vừa qua ở nhà thờ chính tòa Giáo Phận Trier đại lễ khai mạc tháng hành hương áo Thánh Chúa Giêsu được long trọng khai mạc. Trong buổi lễ khai mạc có sự tham dự của Đức Hồng Y, đặc sứ của Đức Giáo Hoàng, đông đủ đại diện các vị Hồng Y, Giám mục các Giáo phận Công giáo nước Đức, Giáo phận các nước láng giềng, Đại diện Tin Lành, các vị quan chức chính quyền. Nhưng lại không có sự tham dự của các Vị Giám mục, Linh mục Chính Thống giáo. Lý do là vì hôm đó là thứ sáu Tuần Thánh của Chính Thống giáo mừng lễ Vượt qua, rồi lễ Chúa sống lại.

Chính vì thế nguyên về điểm này thôi, sự kêu mời làm sao đi đến sự thống nhất ngày mừng lễ Chúa phục sinh chung cho cả thế giới, vừa cho đạo Công giáo Roma, vừa cho cả Chính Thống giáo và cho cả Tin Lành, càng trờ nên thời sự cần thiết. Vì đó cũng là nhu cầu sự hợp nhất theo ý Chúa Giêsu muốn giữa những nhánh dòng đạo Chúa Kitô trên trần gian.

Phải chăng đây là dịp cơ hội tốt để các vị lãnh đạo Tôn giáo Chúa Kitô cùng suy nghĩ tìm ra con đường hợp nhất dưới tấm áo Chúa Giêsu thẳng liền không đường khâu may?

Rồi trong đời sống xã hội hoàn cầu vấn đề giầu nghèo và đói khát lương thực, thiếu tình yêu mến cùng thiếu tình liên đới và chiến tranh, càng ngày càng khốc liệt, tựa như hai mảnh lưỡi của cây kéo cắt càng mở rộng xa nhau, đưa đến sự chia ly phân cách con người với nhau, con người phải chia lìa rời bỏ quê hương xứ sở của mình.

Nhìn vào trong thiên nhiên, ta thấy sự tương quan giữa con người và công trình sáng tạo thiên nhiên càng ngày càng mất quân bình, không còn hài hòa cân bằng. Vấn đề sử dụng theo ý muốn riêng tư phá hoại môi trường sinh sống, sông núi, rừng rú, phá vỡ làm thủng tầng khí quyển… Đã góp phần gây ra cho khí trời càng ngày càng nóng thêm lên, gây ra lụt lội, làm đảo lộn thời tiết, cùng sinh ra những chứng bệnh mới lạ nguy hại cho sức khoẻ con người cùng thú vật, và cây cỏ trong thiên nhiên.

Điều đó đòi buộc phải tìm ra con đưòng cứu nguy sự phân ly chia cách này. Cũng đã có nhiều suy nghĩ cùng chương trình biện pháp đề ra cứu nguy tình trạng này rồi. Nhưng vấn đề chia tách phân ly mất quân bình, mất cân bằng vẫn còn đó chưa giảm thiểu bao nhiêu.

Nhìn vào đời sống tinh thần, tình trạng phân ly chia rẽ, nhất là thiếu hay mất đức công bình bác ái lan ra sâu rộng. Do đó, làm cho đời sống bị chao đảo thiếu mất quân bình, thiếu lễ giáo tình người.

Chúa Giêsu làm Đấng cứu độ trần gian. Ngài là giải đáp cho những vấn đề chia rẽ phân ly. Ngài đến trần gian chữa lành vết thương chia rẽ ích kỷ hận thù nơi con người. Ngài là người bắc nối nhịp cầu vĩ đại nối liền giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa với con người, và giữa con người lại với nhau. Sứ điệp giáo lý của Người đưa đến sự hợp nhất là tình yêu. Ngài kêu mời cùng tham dự vào sứ điệp „ Und führe zusammen, was getrennt ist – Và dẫn về chung hợp những chia tách phân ly“, như tấm áo liền thẳng không đường may cắt của Ngài đã mặc còn để lại.

Madeleine Delbrel (1904-1964), vị nữ tu Công giáo người Pháp, cũng là một nữ văn sĩ, và là người có đời sống chiêm niệm thâm sâu , đã có suy tư về tấm áo mặc và đức tin: „ Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa và mỗi thời đại đều mặc cho niềm tin của mình một tấm áo mới. Khi thời gian thay đổi, vẻ hình dáng bên ngoài của tấm áo niềm tin của thay đổi. Dẫu vậy, tấm áo là tấm áo, và không là niềm tin. Khi tấm áo thay đổi, niềm tin vẫn giữ nguyên không thay đổi.“.

Đức tin vào Chúa Giêsu, Đấng là Con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người mang ơn phúc cứu chữa, ơn bình an cho con người và Ngài là con đường sự hợp nhất. Điều này biểu hiện qua tấm áo choàng thẳng liền không đường may khâu của Người.

Như tấm áo thẳng liền của Chúa, đức tin vào Ngài hôm qua, hôm nay và ngày mai vẫn là một không thay đổi, cho dù cách thức cung cách tấm áo bên ngoài ở nếp sống đức tin có biến chuyển thay đổi.

Kỷ niệm ngày hành hương kính viếng Áo Thánh Chúa Giêsu thành Trier, 22.04.2012

Nhóm xe buýt hành hương đến từ Stuttgart

Nhóm xe buýt hành hương đến từ München

Nhựng nhóm người hành hương đến từ Regensburg, Saarland, Troer…

Đoàn hành hương 300 người của Giáo đoàn liên Giáo phận Köln-Aachen.

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long

 
Nhân vật bất đồng Cuba: không bất kính ám chỉ Giáo Hội
Jos. Tú Nạc, NMS
08:12 28/04/2012
Santiago de Cuba (CAN) – Nhân vật bất đồng chính kiến Cuba đã cho biết ông không có ý định phạm lỗi với Giáo Hội Công Giáo khi ông hô to “tự do” trong lúc Đức Thánh Cha đang cử hành Thánh Lễ tại đất nước này vào 26 tháng Ba.

“Đó không phải là ý dịnh của tôi để bôi lọ Thánh Lễ, và tôi cũng nói với một số linh mục khác như vậy. Tôi đã nói với các ngài và các ngài đã hiểu tôi,” ông nói. “Tôi là người Công Giáo và tôi không có bất kỳ một ý định nào để tác hại đến Giáo Hội hay hình ảnh của Đức Thánh Cha.”

Vài phút trước khi ĐTC Benedict tại Quảng trường Cách mạng Antonio Maceo tại Santiago trong chuyến viếng thăm của Ngài mời đây, Carrion đã hô to, “Đả đảo Chủ nghĩa Cộng sản! Đả đảo Chủ nghĩa Độc tài! Tự do cho người dân Cuba!”

Ông đã nhanh chóng bị áp giải bởi cơ quan an ninh nhà nước và bị đánh đập bởi ông là thành viên của Hội Hồng Thập Tự.

Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 24 tháng Tư được xuất bản bởi nhật báo El Pais, Carrion cho biết ông đã gửi một lá thư đến Tổng Giám mục Santiago giải thích lý do về việc phản đối của mình “và tạ lội với Đức Thánh Cha cùng với nội bộ cộng đồng Công Giáo.”

“Nhưng họ và mọi người khác nên hiểu rằng chúng tôi những người Cuba không có tự do diễn đạt,” ông nói. “Vì điều này, chúng ta hãy tìm một cơ hội để được nghe, và tôi thiết nghĩ đó là cơ hội mà không được bỏ qua.”

Carrion nói ông không thuộc một đảng phái chính trị nào và rằng ông duy nhất ông được thúc đẩy bởi một cảm nhận của bổn phận công dân và nguyên tắc.

“Người Cuba chúng tôi cần làm một điều gì đó để thế giới có thể biết về những bạo lực và những vấn đề khủng khiếp mà ở đây chúng tôi phải đương đầu với tự do diễn đạt và nhân quyền,” ông giải thích. “Tôi mang tất cả những điều đó trong tôi từ lâu và đây chính là lúc phải nói lên điều đó.”

Carrion nói ông mất 20 ngày trong tù sau biến cố này, và mặc dù ông không bị hành hạ thể xác trong lúc cầm tù, ông bị giam trong một xà lim tối tăm và chỉ được phép thấy ánh sáng mười phút vào buổi sáng và mười phút vào ban tối

Thậm chí ông đã được phóng thích và bị áp lực ký đồng ý quản chế.

“Mỗi tuần tôi phải đến đồn cảnh sát để kiểm tra, tôi không thể ra khỏi thị trấn của tôi nếu không được phép, tôi không thể gặp gỡ những thành viên đối lập hoặc những cuộc phỏng vấn, tôi không được tham gia vào những cuộc tranh đấu.”

Nhưng “hầu như tôi không theo bất cứ điều nào trong đó,” ông cho biết thêm. “Họ không thể bịt miệng tôi bằng cách ấy được.”

Carrion nói rằng trước khi tiến về Công trường Antonio Maceo vào ngày 26 tháng Ba, ông đã chào tạm biệt “với mẹ tôi, chị tôi và vợ tôi … tôi nói với nàng vào buổi sáng hôm đó trước khi đi dự Thánh Lễ, ‘Anh yêu em nhiều lắm.’”

“Tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ trở về, tôi nghỉ đó là ngày cuối cùng của đời tôi.”
 
Các Giám Mục Công Giáo tiếp tục thách đố TT Obama
Nguyễn viết Tấn
08:17 28/04/2012
Lời người dịch: xin giới thiệu nhận định về phản ứng của các Giám Mục theo khía cạnh chính trị và luật ph áp của Vincent Phillip Muñoz, giáo sư chính trị và luật tại đại học Notre Dame.

Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa ra một lập trường can đảm để bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Trong tuyên bố gần đây, mang tựa đề “Quyền Tự Do Hàng Đầu, Cao Qúy Của Chúng Ta,” các giám mục đã kêu gọi hủy bỏ việc bắt buộc cung cấp bảo hiểm ngừa thai bởi Bộ Sức Khỏe và Dịch Vụ Dân Sinh (Bộ Y Tế). Quan điểm rõ rang ấy tạo nên một cuộc đối đầu mạnh mẽ với chính quyền Obama – và nếu các giám mục thắng cuộc, sẽ giúp bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho tất cả mọi người Hoa Kỳ.

Sắc lệnh của Bộ Y Tế đòi hỏi các chủ nhân cung cấp bảo hiểm trang trải cho các biện pháp ngừa thai và triệt sản. Theo các giám mục, nó là một luật “bất chính.” Các ngài viết: “Không thể nào tuân thủ nó, và do đó người ta không thể tìm kiếm sự nhân nhượng, nhưng đòi hỏi hủy bỏ nó.”

Tuyên bố dó là sự phản kháng tổng thống Obama và điều gọi là “thương lượng” mà chính quyền đưa ra vào tháng Hai. Nó cũng tạo nên sự đấu tranh giữa tổng thống và các nhà lãnh đạo Công Giáo Hoa Kỳ.

Các giám mục kêu gọi các tín hữu Công Giáo tại Hoa Kỳ, “liên kết với những người công dân khác,” không tuân phục luật đó. Các vị ấy mặc nhiên so sánh quy định của Bộ Y Tế với tình trạng trong thời kỳ phân biệt, và viện dẫn ngay cả ”Lá Thư từ nhà tù Birmingham” của Martin Luther King, Jr. Trong một thái độ rõ ràng, các giám mục cho chính quyền Obama hay rằng các ngài sẵn lòng vào tù còn hơn là tuân phục những điều khoản của sắc lệnh.

Làm như thế, các giám mục loại trừ khả năng có một sự thỏa hiệp qua đó có thể duy trì sắc lệnh bằng cách mở rộng những điều khoản miễn trừ vì lý do lương tâm. Hầu hết sự tranh luận từ trước tới nay là sự miễn trừ có thể nới rộng đến đâu – nhưng với việc các giám mục kêu gọi hủy bỏ nó, mọi điều có thể thay đổi.

Chính quyền Obama không chống lại chính việc bãi miễn, họ muốn giới hạn ngặt nghèo nhằm chỉ bảo vệ các nhân viên giáo hội phục vụ cho chính tôn giáo họ với những công việc thuần túy liên quan đến tín ngưỡng. Xem ra các giám mục muốn một sự miễn trừ rộng rãi hơn có thể bảo vệ được các cơ sở tôn giáo, bao gồm bệnh viện, đại học, và những cơ quan cung cấp các dịch vụ xã hội.

Bây giờ các giám mục đã làm sáng tỏ rằng sắc lệnh ngừa thai phải bị hủy bỏ, vì theo quan điểm của các vị ấy, ngay cả một miễn trừ quy mô hơn cũng không bảo vệ quyền tự do tôn giáo một cách đầy đủ được.

Các giám mục không phải chọn con đường này, nhưng tất cả những ai trân qúy quyền tự do tôn giáo cần phải vui mừng khi các ngài hành động như thế. Nếu các giám mục chấp nhận một thỏa hiệp có tính cách rộng lớn hơn, các ngài có thể nhận được sự miễn trừ cho các bệnh viện và đại học (bao gồm cả trường của tôi, Đại Học Notre Dame). Điều đó có thể là phương cách dễ dàng để “gìn giữ” đưọc quyền tự do tôn giáo trong lúc cũng duy trì sắc lệnh.

Nhưng mà, lúc ấy, các giám mục sẽ ăn nói làm sao với những chủ nhân các cơ sở thương mại mà gần như họ không được bảo vệ bởi sư miễn trừ rộng rãi hơn? Làm sao các vị lãnh đạo giáo hội có thể nói rằng thật sai trái khi các cơ sở giáo hội phải chi trả cho các thuốc ngừa thai và gây phá thai, nhưng các chủ nhân Công Giáo lại phải trang trải cho những chi phí này?

Đường lối tìm sự miễn trừ có thể cho phép các giám mục bảo đảm quyền tự do tôn giáo dành cho các cơ sở của các ngài, nhưng lại không bảo vệ tất cả các giáo dân của ngài được. Điều đó chắc chắn là một sự thất bại về thẩm quyền luân lý và sức mạnh chính trị để bảo vệ lợi ích chung.

Ghi nhận công trạng của các ngài, vì các giám mục xem ra hiểu được điều này và bây giờ sẵn sàng lãnh đạo cuộc chiến bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho tất cả, những người Công Giáo và không-Công Giáo, các cơ sở giáo hội cũng như những cơ sở tư nhân.

Nhưng chắc chắn là có sự đối đầu. Tuyên bố của các giám mục tạo nên một cuộc xung đột đầy ấn tượng giữa các vị lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo và chính phủ Obama, một cuộc đối đầu có lẽ không mang lại sự tốt đẹp cho bất cứ bên nào. Khó có thể thấy được đỉểm chung nào.

Hiến pháp được trù tính để ngăn ngừa sự xung đột như thế giữa tôn giáo và chính quyền. Có lẽ phương thức tốt đẹp nhất để thoát khỏi sự chạm trán này là Tối Cao Pháp Viện vào cuộc và ngăn chặn nó khỏi xảy ra. Hủy bỏ sắc lệnh ngừa thai chắc hẳn tránh được tình trạng nguy hiểm là tổng thống bắt giam các giám mục chỉ vì là những nhân chứng trung thành với niềm xác tín tôn giáo của các ngài.

(Ông Vincent Phillip Muñoz, giáo sư chính trị và luật tại đại học Notre Dame, là tác giả của God and the Founders: Madison, Washington, and Jefferson. )
 
Cuba dưới mắt một vị giám mục Hoa Kỳ
Vũ Văn An
18:53 28/04/2012
Các nhà tâm lý và khoa học xã hội cho rằng những ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng rất quan trọng và những ấn tượng ấy được ta tạo ra rất nhanh, có thể chỉ trong vòng năm giây sau khi ta gặp một ai đó. Tháng Ba vừa qua, tôi đã gặp Cuba. Ba ngày tại đảo quốc này, phần để chứng kiến cuộc tông du của Đức GH Bênêđíctô XVI, phần để quan sát việc làm của Caritas Cubana vốn được Cơ Quan Viện Trợ Công Giáo (CRS) hỗ trợ, đã để lại trong tôi những ấn tượng đầu tiên hết sức mạnh mẽ.

Dĩ nhiên, tôi hiểu rõ: một chuyến thăm chỉ có ba ngày thì không thể biến người ta thành chuyên viên hay khó có thể đưa ra một hình ảnh đầy đủ, nhất là khi đề cập tới một điều tế nhị và phức tạp. Tuy nhiên, ba ngày cũng có thể đem lại cho ta khá nhiều ấn tượng đầu tiên, và chắc chắn đó là cảm nghiệm của tôi tại Cuba.

Khó có khung cảnh nào đẹp hơn khi được thấy làn nước biển xanh biếc của Cảng Havana phản ảnh chân trời thành phố. Và quả không có gì mát mẻ cho bằng làn gío thoảng thổi từ biển Carribean vào làm dịu lại cái nóng ban ngày.

Những công trình tu bổ và tái thiết thành cổ Havana, chủ yếu do Unesco tài trợ, tương phản hẳn với những cấu trúc cũ kỹ, xuống cấp kế cận. Những toà kiến trúc tuyệt diệu, không được tu bổ chăm sóc, đã đổ sập như những lâu đài bằng cát bị sóng biển quét đi.

Việc sụp đổ của Liên Bang Xô Viết đầu thập niên 1990 đã gây ra nhiều thiệt hại liên hệ rất lớn lao cho Cuba. Tài trợ của Xô Viết không còn, nên nhiều công trình bị hư nát, nhiều người trở thành tuyệt vọng.

Các bảng quảng cáo dựng ở khắp nơi nhắc nhở người ta rằng xã hội cần đến xã hội chủ nghĩa, rằng xã hội chủ nghĩa đáp ứng mọi hy vọng và lắng lo ¡Mas Socialismo! ¡Socialismo hoy, mañana, y siempre!

Ấy thế nhưng xã hội chủ nghĩa đã đẩy không biết bao nhiêu người ra bên lề xã hội Cuba. Chủ nghĩa này đã dẫn đến việc kiểm soát đời sống người dân, hạn chế các tự do của họ và khiến người dân phải đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn ở nơi khác.

POCO A POCO

Tôi từng hy vọng nghe được sự bất mãn của người dân, nghe họ nổi giận và hận thù, nhưng tôi ít thấy những điều đó. Như thể người ta không thích nói đến những bất ổn đang xẩy ra. Chỉ biết chờ, hy vọng mọi sự sẽ tự chúng trở nên tốt. Dù sao, những người cầm quyền cũng đã già nua và thời gian sẽ loại bỏ họ. Poco a poco (từ từ) rồi sự việc sẽ thay đổi.

Người dân Cuba rất cần cù, tự hào và sẵn sàng thay đổi. Họ đã sống nhiều thời gian khó khăn, nhưng vẫn luôn hy vọng, sôi nổi.

Cuốc bộ trên các đường phố Santiago và Havana, tôi gặp được nhiều người tuyệt vời đang chạy ngược chạy xuôi kiếm sống, một cuộc sống khó khăn với thật ít cơ hội làm việc và càng ít cơ hội để tiến thân hơn. Tôi đã thấy trẻ em đạp những chiếc xe đạp han rỉ. Phần lớn xe hơi thuộc thập niên 1950. Chủ nhân của chúng vẫn tìm cách cho chúng chạy được. Tôi đã cuốc bộ dọc theo các cửa tiệm ngoại ô nơi có thật ít đồ bày bán. Các chạn bếp đều trống rỗng. Với những người dân Cuba bình thường, cuộc sống quả là chật vật, nhất là với những người cao niên và rất trẻ.

Tôi rất có ấn tượng trước việc Caritas Cubana đang cố gắng đáp ứng các nhu cầu rộng lớn khắp Cuba, với sự hợp tác của Cơ Quan Viện Trợ Công Giáo. Tôi đã gặp Maritza Sanchez, giám đốc Caritas Cubana, một phụ nữ duyên dáng, đầy nghị lực, hết sức dấn thân, đã cố gắng rất nhiều để thu phục lòng tín nhiệm của chính phủ, ngõ hầu Caritas có thể tiếp tục trợ giúp người túng thiếu. Nhân viên của bà trợ giúp người cao niên, các gia đình khốn khó, các cha mẹ phải chăm sóc những đứa con mắc hội chứng Down hoặc những người mang HIV-AIDS.

Chúng tôi đã tới một trong những khu vực nghèo nhất Cuba để thăm một trung tâm chăm sóc người cao niên là những người thường bị gạt ra ngoài mạng lưới an toàn của hệ thống an sinh xã hội vốn tả tơi của quốc gia. Tại trung tâm này, các cụ có được những bữa ăn bổ dưỡng và thực phẩm cho tinh thần: được chú ý, được nhìn nhận và được cho hay là quan trọng, là đáng quan tâm. Một ông cụ, đầu đội chiếc mũ Havana kiểu tươi trẻ, cho hay tại trung tâm cụ đã làm quen với nhiều người và vui đùa ra sao với họ.

Maritza cũng cho tôi hay nhiều gia đình phải chật vật ra sao trong việc chăm sóc con cái của họ, nhất là những em có nhu cầu đặc biệt. Caritas Cubana cung cấp nơi trú ngụ cho nhiều trẻ em nghèo, nơi đây, các em được ăn uống, được an toàn nghỉ ngơi và yêu thương chăm sóc. Cơ quan này cũng hợp tác với các cha mẹ trong việc giáo dục để họ biết cách xử lý với các nhu cầu đặc biệt của trẻ em mang hội chứng Down.

Giáo Hội Cuba sẵn sàng làm hơn nữa để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của rất nhiều người. Cuba chính thức vô thần từ 1962 tới 1992. Trong thời gian này, thực hành tôn giáo bị hạn chế rất nhiều, người có tín ngưỡng thường bị khích bác chỉ trích. Tuy thế, trong mấy ngày Đức GH thăm viếng, hàng trăm nghìn người đã cuốc bộ, có khi hàng dặm, để tới quảng trường Antonio Maceo gần Đền Thờ De La Caridad de Combre ở Santiago de Cuba, và tụ họp tại Quảng Trường Cách Mạng Plaza Jose Marti ở Havana để tham dự các cử hành Thánh Thể với Đức Thánh Cha. Cả một dòng sông người chẩy theo những đường phố cấm xe dẫn tới các địa điểm cử hành. Một số tới bằng xe lăn tay, một số chống gậy mà đến. Các thiếu niên, đầu đội nón giấy mầu vàng, mầu của Đức Giáo Hoàng, tung tăng chạy tìm chỗ tốt nhất để theo dõi biến cố. Các biểu ngữ chăng dọc theo các đường phố cố tình cho Đức Giáo Hoàng thấy ngài được hoan nghinh.

Tại nơi cử hành, mọi người rầm rộ hoan hô khi chiếc xe chở hình Đức Mẹ De la Caridad de Combre trên mui xuất hiện ở cổng. Lòng sùng kính của giáo dân đối với Đức Mẹ quả là hiển nhiên, Ngài là quan thầy của Cuba. Đức tin vẫn được duy trì sâu sắc trong tâm hồn người dân nước này.

Người ta ước lượng: chừng 60 phần trăm người Cuba theo Công Giáo, nhưng chỉ có chừng 6 phần trăm người Công Giáo Cuba thường xuyên tham dự thánh lễ. Tuy nhiên, rõ ràng là người dân biết cầu nguyện và cảm thấy gần gũi với Thánh Nữ Trinh Maria, Đấng tiếp tục đưa người ta tới cùng Chúa Giêsu.

Sứ mệnh của Đức Bênêđíctô

Đức GH Bênêđíctô, trong tư cách người hành hương bác ái, với cử chỉ trầm tĩnh, lịch lãm, đầy suy tư, đã lôi cuốn sự chú ý của cả thế giới hướng về Cuba và nhận được sự ưu ái của nhân dân Cuba. Khi đặt chân xuống đất nước này, ngài được Chủ Tịch Raul Castro chào mừng. Đức Giáo Hoàng lôi cuốn được vị lãnh tụ này, người bị nhiều người sợ sệt, nhiều người khác khinh ghét, nhưng cũng không thiếu người hết lòng trung thành. Lời lẽ của Đức Bênêđíctô trong suốt cuộc viếng thăm này có tính chừng mực, một thứ “búa bằng nhung”, dịu dàng đấy nhưng rõ ràng là có tính thúc đẩy phải thay đổi, phải cởi mở. Ngài kêu gọi phải có một Cuba cho mọi người dân Cuba.

Đức Bênêđíctô cũng đề cập tới cộng đồng quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ, khi kêu gọi bớt cô lập đi và tăng thêm gắn bó nhiều hơn. Có lúc, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt cuộc cấm vận đã kéo dài hơn 50 năm qua do Tổng Thống John F. Kennedy áp đặt. Cuộc cấm vận này chưa đạt được mục tiêu thúc đẩy Cuba tiến tới dân chủ nhiều hơn. Đức Giáo Hoàng đề ra một phương án khác.

Chủ Tịch Castro và các thành viên khác của chính phủ đứng bên cạnh Đức Giáo Hoàng ở các nơi công cộng. Họ ngồi ở hàng đầu trong các Thánh Lễ của Đức Giáo Hoàng. Sau cuộc tông du này, Chủ Tịch Castro đã quyết định cho dân Cuba được hưởng một ngày nghỉ vào Thứ Sáu Tuần Thánh, một nhượng bộ nhỏ, nhưng cũng là một tia sáng hy vọng khiến sự việc thay đổi, hay ra khác. Chỉ thời gian mới nói được.

Đức Thánh Cha có hội kiến riêng với Fidel Castro. Tôi có chụp hình cuộc thảo luận giữa hai nhân vật già nua, mảnh khảnh này. Tuy cả hai vị đều yếu ớt hơn trước, ít nhanh nhẹn hơn, nhưng vẫn còn mạnh mẽ trong các xác tín của mình. Dù cuộc đời hai vị đã đi theo hai hướng khác nhau, nhưng hy vọng cuộc gặp gỡ này sẽ khiến tâm tư Castro nêu ra nhiều câu hỏi cho tương lai trước mặt, cho ông ta thấy điều gì đang chờ đợi ông, điều gì khiến cuộc đời ông đáng sống.

Sau ba ngày với thật nhiều ấn tượng ban đầu, nhưng ấn tượng mạnh mẽ nhất theo tôi về tận quê hương là ấn tượng này: Đức tin vẫn tồn tại sâu sắc trong tâm hồn người dân Cuba. Đức tin đang dấy lên niềm hy vọng rằng đời sống sẽ ra khác với nhiều cơ hội hơn và cuộc sống sẽ thoải mái hơn. Nhân dân Cuba được ban tặng nhiều thiên phú, nhiều tài năng và nhiều tài nguyên. Họ sẵn sàng triển nở rực rỡ như cây hoa giấy nở rộ khiến bạn phải chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó.

Như Đức Bênêđíctô tuyên bố lúc tạm biệt xứ sở đầy hứa hạn này, “Thất vọng không mang lại hy vọng, lòng tốt sẽ đánh tan mọi bất trắc và là sức mạnh lớn lao mở ra cả một chân trời phúc lợi đầy bổ ích và bất ngờ”. Tôi kết thúc chuyến viếng thăm này với một xác tín diễm phúc rằng với thời gian mọi việc sẽ êm xuôi. Trong khi chờ đợi, mọi cố gắng cần được tiếp tục giúp cho Cuba nhập cuộc, như Đức GH đã làm với cuộc viếng thăm của ngài, bằng cách hòa mình với dân, lắng nghe các hy vọng và ước mơ của họ, kêu gọi họ canh tân đức tin. Ngài yêu cầu ta “bác bỏ các chủ trương bất di bất dịch và các quan điểm một chiều” để nhắm tới một hợp tác quốc tế lớn lao hơn, một hợp tác sẽ đem lại thay đổi.

Gerald F. Kicanas, Giám Mục Tucson, Ariz, Three Days in Cuba, America, May 2012
 
Top Stories
Bishop of Rome to Ordain 8 for Diocese
Zenit
08:34 28/04/2012
Ordinations Mark World Day of Prayer for Vocations

VATICAN CITY, APRIL 27, 2012 (Zenit.org).- At 9 am on Sunday, which is the World Day of Prayer for Vocations, the Holy Father will preside over a Mass in the Vatican Basilica during which he will confer priestly ordination on nine deacons from diocesan seminaries. Eight will become priests for the Diocese of Rome. Ordained together with them for the Diocese of Bui Chu in Vietnam will be Joseph Vu Van Hieu, also formed in the capital, at the Almo Collegio Capranica.

Also coming from the Capranica is Piero Gallo, 42, who has behind him a career as a magistrate and for eight years was an attorney of the state.

Three of the new presbyters from the Major Pontifical Roman Seminary are Giuseppe Cippitelli, Claudio Fabbri and Alfredo Tedesco. The latter was formed in Catholic Action in the parish of Santa Maria della Mercede, engaged, with a degree in chemistry, he said that he soon realized that “the reality I was living was too narrow.” At 22, he entered the Major Seminary for the propaedeutic year. Also attending his ordination on Sunday at St. Peter’s will be his former fiancée with her future husband.

Finally, the last four ordinands were formed at the diocesan Redemptoris Mater College: the 30-year-old Ivorian Jean Florent Agbo; Colombian Jorge Alexander Suarez Barbaran, 32; Daniele Natalizi, 27 a native of Vicenza, and Roman Marco Santarelli, who will be 30 in November. A private airplane pilot with the dream of flying a Boeing 747 one day, Santarelli talked about the World Youth Day of Toronto in 2002 as the occasion when the Lord’s call reached him in a significant way “through the words of John Paul II who invited young people to follow Jesus Christ without fear.” Two years later, he entered the Seminary, accompanied by his Neo-Catechumenal Way community.
 
From Olympic speed skater to religious sister
Vatican Radio
18:01 28/04/2012
From Olympic speed skater to religious sister. That is the unusual career path of one American Franciscan sister who shared with us her story of how she came to discern her own religious vocation. It's an inspirational story that comes as the Church celebrates this weekend the World Day of Prayer for Religious Vocations. Susy Hodges spoke to Sister Catherine Holum to find out how and why she decided to ditch her glittering career as a world class speed skating champion and embraced a religious vocation instead.

Sister Catherine says her first inkling of discerning her religious vocation came during a pilgrimage at the age of 16 to the Fatima Shrine in Portugal: "I had a very powerful experience of hearing the Lord speak to me in prayer, calling me to be a sister." But as it happens Sister Catherine did not immediately take up that call and continued with her career as a skater which she says "really took off" after she had prayed to Our Lady on that occasion. "I felt it was God's grace that helped me to excel at that time."

She went on to explain how "the real turning point for her"came after she had graduated from college and met a group of pro-life young people doing a pilgrimage across America that ended with them attending the World Youth Day gathering in Toronto.

Asked about what she felt were the greatest sacrifices of being a religious sister, Sister Catherine said "the hardest part for me was leaving my family and my friends" but added that the rewards were many: "My heart is fulfilled completely in this vocation" and.... "nothing is wasted from our past life."

As a former athlete, she believes that "sports have so much to teach us about the faith and I've learnt some great life lessons: discipline, hard work, sacrifice, setting goals for yourself, working as a team. All these things, she says, "are important in our faith."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đào tạo Ban Hành Giáo giáo hạt Lào Cai - Lai Châu - Điện Biên
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
10:19 28/04/2012
Hưng Hóa -: Từ ngày 23-27/04/2012, tại giáo xứ Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Ban Mục Vụ Giáo Dân Giáo phận Hưng Hóa mở lớp đào tạo Ban hành giáo cho Giáo hạt Lào Cai – Lai Châu - Điện Biên. Tham dự khóa đào tạo dịp này có hơn 70 thành viên Ban hành giáo đến từ các giáo xứ trong giáo hạt.

Giáo hạt Lào Cai – Lai Châu - Điện Biên gồm các giáo xứ: Lào Cai, Phố Lu, Bảo Yên, Sapa, Lai Châu và Điện Biên năm trong 3 tỉnh Tây Bắc – Việt Nam; đó là tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. Diện tích của 3 tỉnh này khoảng 25.000.000 km2 ; Dân số khoảng 1.500.000.000 người. Vậy mà chỉ có khoảng 15 ngàn người theo Công Giáo. Một con số quá khiêm tốn.

Ban giảng huấn gồm có:

1. Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành, quản xứ Lào Cai
2. Lm. Giuse Nguyễn Văn Cường, phó xứ Lào Cai
3. Thầy phó tế Giuse Đỗ Tiến Quyền
4. Thầy Phêrô Nguyễn Anh Dũng
5. Thầy Phaolô Lê Phú Quốc.

Tài liệu học hỏi gồm:

1. Qui chế Hội đồng giáo xứ, Giáo phận Hưng Hóa
2. Thư chung hậu Đại hội Dân Chúa năm 2010
3. Lịch sử Giáo phận Hưng Hóa và sơ lược lịch sử Giáo Hội Việt Nam
4. Giáo dân tham gia vào việc xây dựng Giáo hội, giáo xứ, giáo họ trưởng thành.

Được biết, Giáo phận Hưng Hóa rất quan tâm đến vấn đề đào tạo nhân sự mà đào tạo tông đồ giáo dân là mũi nhọn. Trong số đó, phải kể đến việc đào tạo giáo lí viên, thừa tác viên và Ban hành giáo. Riêng đối với Ban hành giáo, từ đầu năm 2012, Ban Mục vụ Giáo dân đã đào tạo được 16 khóa. Hiện nay, số thành viên Ban hành giáo trong giáo phận là hơn 1.739 người. Số giáo xứ là 92 được chia ra làm 7 giáo hạt.

Mỗi ngày một người dạy và học được hưởng tiền ăn 25.000 đồng. Tiền đi lại thì chỉ có giảng viên được hưởng tùy theo đoạn đường dài hay ngắn; còn các thành viên Ban hành giáo thì tùy thuộc vào cha xứ và giáo xứ. Như vậy, khoản chi để đào tạo Ban hành giáo mỗi năm quả là một con số quá lớn.

Nếu tính từ Điện Biên đến Lào Cai để thường huấn họ phải đi một quãng đường dài hơn 300 km, tương đương với 12 tiếng xe ca (đường rừng). Một sự nỗ lực đáng nể.

Nhưng có lẽ trong những khó khăn về mặt kinh tế và địa lý, Chúa lại ban cho họ những ơn khác như ơn đức tin và lòng nhiệt thành. Để có được 5 ngày học, họ phải mất một tuần xa nhà và tiêu tốn cả triệu bạc vì mọi thứ đều tăng giá. Hơn nữa, khi ngồi trong lớp học, họ rất chăm chú lắng nghe lời của các giảng viên cho dù thời tiết mùa này ở đất Lào Cai là rất nóng nực. Ngoài trời nóng từ 38-40 C0. Nhìn họ học tập say mê và cầu nguyện sốt sáng như vậy, chắc Chúa cũng vui.

Mỗi môn học đối với họ như là một khám phá mới bởi vì hầu hết họ lên vùng Tây Bắc làm ăn nhưng đã là thế hệ thứ hai nên không quen với cách sống đạo nề nếp vùng xuôi.

Đối với các giảng viên, khi nhận thấy tình hình đặc trưng như vậy nên quí cha, quí thầy cũng say sưa làm việc, không chỉ để truyền đạt kiến thức chuyên môn mà còn tạo cho họ một nếp sống đạo nữa. Quả thật sau 5 ngày học tập, các thành viên tham dự nhận thức khác hẳn về vai trò của mình trong giáo xứ, giáo họ.

Một ví dụ minh chứng, lúc chưa tham dự khóa đạo tạo này thì cách thức phục vụ của họ chỉ là cha xứ bảo gì thì làm vậy, hay Ban hành giáo khóa trước làm gì thì họ làm như vậy. Nhưng sau khi được đào tạo, họ chủ động trong lối suy nghĩ, chủ động hơn trong công việc chung. Đặc biệt, họ ý thức hơn về sứ mệnh truyền giáo qua đời sống hàng ngày.

Lớp đào tạo Ban hành giáo của giáo hạt Lào Cai – Lai Châu – Điện Biên được kết thúc bằng Thánh lễ đồng tế. Mỗi người đều có những tấm hình lưu niệm thật ý nghĩa và một bữa cơm thân mật tại nhà xứ Lào Cai. Một bầu khí tuyệt vời. Một gia đình giáo xứ, giáo hạt hiệp nhất yêu thương.

Giáo hạt Lào Cai – Lai Châu – Điện Biên hi vọng vào đội ngũ Ban hành giáo được đào tạo tương đối qui mô và bài bản này. Giáo phận Hưng Hóa tin tưởng vào quyền năng của Chúa Kitô Phục Sinh.
 
Mục Vụ Trưởng Thành CGVN tại Pháp: Ngày gặp gỡ và khai mạc
Trần Văn Cảnh
19:05 28/04/2012
Mục Vụ Trưởng Thành CGVN tại Pháp khóa XV, Bài 2

« Tân Phúc Âm hóa theo tinh thần Các Thánh Tử Đạo Việt Nam »


Ngày gặp gỡ và khai mạc -27- 04-2012

Saint-Prix, Ngoại ô Bắc Paris, ngày 27.04.2012, Đúng như đã hẹn, 17 Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp đã kéo nhau về dự Khoá Gặp Gỡ Giới Trưởng Thành thứ 15 tại trung tâm Massabielle. 75 mái đầu, bạc có, xanh có, già có, trẻ có ; giáo sĩ có, tu sĩ có, giáo dân có, đã rủ nhau về dự khóa gặp gỡ. 12 giáo sĩ và tu sĩ ; 63 giáo dân.

« Gặp Gỡ ». Đó là mục tiêu thứ nhất của Khóa Gặp Gỡ. Một năm đi thật nhanh, mới ngày nào đây, họ đã gặp nhau ở Orsay, mà nay đã một năm, họ lại được dịp gặp nhau. Tay bắt, mặt mừng, hỏi chuyện sức khoẻ, chuyên gia đình, chuyện con cái, chuyện làm ăn,…

« Hội học ». Đó là mục tiêu thứ hai. « Tân Phúc Âm Hóa theo tinh thần các Thánh Tử Đạo Việt Nam » là đề tài đã được cha Tổng Tuyên Úy, cha Trưởng Ban Giới Trưởng Thành và các anh em làm việc trong Ban chọn. Đề tài rất thuận lợi, vì từ hơn một năm nay, Giáo Hội thế giới và Giáo hội Việt Nam đang nói đến nhiều. Ngày 02.02.2011, Thượng Hội Dồng Giám Mục đã phát hành « Đề Cương về Loan báo Tin Mừng cách mới mẻ ». Ngày 22.04.2012 vừa rồi, Ủy Ban Giáo lý Đức Tin HĐGMVN đã tổ chức hội thảo thần học về đề tàỉ « Giáo Hội tại Việt Nam nỗ lực loan báo tin mừng cách mới mẽ ». Trong năm 2012 này, Giáo Hội đang lập hồ sơ phong thánh cho ĐHY Nguyễn Văn Thuận. Và không bao lâu nữa, vào năm 2013, chúng ta sẽ mừng 25 năm Giáo Hội phong thánh cho 117 Thánh Tử ĐẠo Việt Nam, ngày 19.06.1988.

Trong tinh thần Tân Phúc Âm Hóa, đúng 20g 30, để khai khóa, thầy Trần Công Lao đã đề nghị hát bài « Con có một tổ quốc » ; lấy theo ý của ĐHY Nguyễn văn Thuận.

Tiếng chuông ngân trầm, Việt Nam nguyện cầu

Tiếng chuông não nùng, Việt nam buồn thảm

Tiếng chuông vang lừng, Việt nam khải hoàn,

Tiếng chuông thanh thoát, Việt nam hy vọng !

Con có một Tổ Quốc, Nước Việt Nam

Quê hương yêu quí ngàn đời, con hãnh diện, con vui sướng

Con yêu non sơn gấm vóc, con yêu lĩch sử vẻ vang,

Con yêu đồng bào cần mẫn, con yêu chiến sĩ hào hùng.

Con có một tổ quốc, Nước Việt Nam


Sau bài hát khai khóa, Cha Trưởng Ban Giới Trưởng Thành và cha Tổng Đại Diện Nguyễn Văn Sang đã ngỏ lời chào mừng tất cả 75 ông bà anh chị em đã trở về tham dự Khóa Gặp Gỡ thứ XV này. Các Ngài vui mừng vì thấy các tham dự viên đông đảo và biểu lộ rõ ràng tình huynh đệ. Các Ngài cám ơn Ban Mục Vụ giới trưởng thành, gồm 10 vị, đến từ khắp các cộng đoàn trên toàn nước Pháp. Nhờ sự làm việc nhiệt tình của họ, mọi việc đã được chuẩn bị chu đáo, từ đề tài, ghi danh, ẩm thực, tài chánh, kinh tế, phụng vụ, âm thanh,…phân công, liên lạc, mà hôm nay Khóa Gặp Gỡ XV đã được khai mạc.

Là Kytô hữu, sứ mệnh chính của chúng ta là rao giang Tin Mừng ? Nhưng rao giảng tin mừng thế nào ? Ta phải làm gì ? Để trả lời câu hỏi này, Hai thuyết trình viên sẽ giúp chúng ta tìm ra trả lời, để loan báo Tin Mừng cách mới mẻ. Ngài chúc mọi người một khóa gặp gỡ vui vẻ và kết quả trong việc học hỏi, để đi về chia sẻ cho cộng đoàn địa phương.

Ta phải làm gì ? Thầy Trần Công Lao đề nghị các hội thảo viên trả lời ngay cho cha Tổng Đại Diện và cha Trưởng Ban qua bài hát « Làm cách mạng » :

Tôi đi làm cách mạng với Đức Kitô

Đem tin mừng cho đám dân nghèo khó.

Mang niềm tin đến chốn ngục tù.

Mang tình thương đến chốn hận thù.

Vùng đứng lên, làm cách mạng với Đức Kitô.

Tôi đi làm cách mạng với Đức Kitô

Đi xoa dịu bao vết thương trần thế

Mang niềm tin xoá thất vọng này.

Gieo tình yêu xóa tan lạnh lùng.

Và hét lên, làm cách mạng với Đức Kitô.

Tôi đi làm cách mạng với Đức Kitô

Đem Tin Mừng cho khắp nơi trần thế.

Nơi miền quê khắp chốn thị thành.

Trong rừng sâu hay chốn ruộng đồng.

Vùng đứng lên, làm cách mạng với Đức Kitô.


Sau lời chào mừng của hai cha Tổng Đại Diện và cha Trưởng Ban Giới Trưởng Thành, một số vấn đề sinh hoạt cụ thể đã được tổ chức :

Trách nhiệm Tổng quát Khóa Gặp Gỡ : Lm Nguyễn Văn Sang và Linh Mục Lâm Thái Sơn

Điều hành tổng quát : Sư Huynh Trần Công Lao

Thuyết trình viên : Lm Nguyễn Đình Thắng và Gs Lê Đình Thông

Chủ tọa và điều hành các buổi thuyết trình và hội thảo : Gs Trần Văn Cảnh

Thư ký : Hai chị Kim Chi, Xuân Mai và ba anh : Xuân Anh, Ngọc Long và Mai Văn Tánh.

Các hội thảo viên được chia làm 6 nhóm, mỗi nhóm trung bình gồm 12 hay 13 người.

Mọi việc chuẩn bị đã hoàn tất, các hội thảo viên quân quần bên 12 giáo sĩ và tu sĩ, để đọc kinh tối và lãnh phép lành của 5 vị giáo sĩ.



Saint-Prix, ngày 28 tháng 04 năm 2012

Trần Văn Cảnh
 
Văn Hóa
Lá thư Canada: Vé Vào Thiên Đàng
Trà Lũ
07:43 28/04/2012
Lá Thư Canada: VÉ VÀO THIÊN ĐÀNG

Canada đã vào xuân, một mùa xuân đến sớm. Dân chúng biết trước việc này, không phải do Nha Khí Tượng nhưng do Chú Wiarton Willie báo tin. Các cụ còn nhớ Willie không? Thưa đó là chú chuột đất groundhog. Chú chuột này nổi tiếng về thiên văn. Hằng năm, cứ ngày mồng 2 tháng Hai người ta đem chú ra ngoài nắng. Nếu chú thấy bóng của chú trên mặt đất thì đó là dấu chỉ mùa đông còn dài, nhưng nếu chú không thấy bóng của mình soi trên đất thì có nghĩa là mùa xuân đang tới trong khoảng 5 tuần lễ nữa. Năm nay chú không thấy bóng của chú, thiên hạ vỗ tay quá xá. Và quả đúng như vậy, ngay cuối tháng Hai trời bắt đầu tan hết tuyết, và ngay đầu tháng Ba trời bắt đầu nắng ấm. Cụm hoa lưu niên lilly sau nhà tôi đã chui khỏi mặt đất, đã trổ lá xanh và đã nở hoa. Bụi hoa tulip trồng trước nhà cũng đã chồi lên và cũng đã trổ bông. Ôi những búp hoa tulip mới nõn nà và dễ thương làm sao! Nằng vàng đã chan hòa khắp nơi. Không biết có phải tôi gìà và mắt già mà tôi thấy nắng buổi mai ở Canada mầu vàng rực rỡ, đẹp hết sức vậy đó..

Cứ mỗi lần nhìn thấy hoa tulip là tôi nghĩ tới nước Hòa Lan. Các cụ còn nhớ chuyện công chúa Julia của Hòa Lan sinh tại Canada năm 1945 chứ. Tôi yêu câu chuyện này qúa và yêu cái tâm của nước Canada này qúa. Hồi đó cả triều đình Hòa Lan chạy sang Canada lánh nạn Đức Quốc Xã. Hoàng hậu Hòa Lan sinh công chúa Julia ở bệnh viện thủ đô Ottawa. Theo luật quốc tế thì ai sinh ở đâu thì mang quốc tịch nơi đó. Chính quyền Canada biết cái bối rối này của Hòa Lan nên Canada đã tuyên bố bệnh viện Ottawa ở trên đất quốc tế, cho nên công chúa Julia vẫn được mang quốc tịch Hòa Lan. Sau 1945 khi hết chiến tranh, triều đình Hòa Lan hồi hương. Để tỏ lòng biết ơn Canada, từ 1946 đến nay, mổi năm Hoà Lan đều gủi hàng tấn củ tulip sang biếu Canada. Canada đã nhận và trồng thành những công viên tulip muôn mầu. Cứ đến tháng Tư thì thủ đô Ottawa biến thành một rừng hoa tulip. Các cụ ở xa, sau khi ngắm hoa anh đào ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, xin mời sang hội hoa tulip ở Canada nha. Đẹp dễ sợ luôn.

Nhân nói tới thông lệ đẻ đâu mang quốc tịch đó, Canada đang soạn thảo luật ngăn các bà ngoại quốc có bầu từ 7 tháng trở lên không được vào Canada dù có đủ giấy tờ hợp pháp. Lý do là để tránh việc các bà bầu này đẻ con ở Canada, rồi vì cớ con đẻ ở Canada mang quốc tịch Canada, các bà mẹ sẽ lấy cớ này xin ở lại Canada để nuôi con. Theo tài liệu của sở di trú Canada thì phụ nữ Tàu thích đến đẻ con ở Canada lắm. Nghe nói hiện nay ở Tàu đang có một phong trào dụ các bà Tàu sang đẻ con ở Canada, vì đây là đất thiên thai, đất thiên đàng.

Mà có lẽ đúng vậy, ai đến sinh sống ở Canada thì đều thành công hết, có khi thành công tột đỉnh. Chả cần phải tìm chứng cớ đâu xa, ngay trong tháng Ba vừa qua, báo chí Canada đã làm rầm lên hai tin rất tốt đẹp về người dân gốc Việt Nam.

Người thứ nhất là Giáo Sư Bùi Tiến Rũng. Ông Rũng du học ở Pháp và năm 1953 ông đậu bằng kỹ sư về cơ khí. Đậu xong ông về nước phục vụ. Rồi ông được chính phủ Ngô Đình Diệm cấp học bổng du học Hoa Kỳ, năm 1964 ông đậu bằng Tiến Sĩ chuyên về sản xuất kim loại. Về nước, ông làm giám đốc Trường Kỹ sư Công Nghệ và Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật kiêm đại diện VN tại Viễn Á Kinh Uỷ Hội ECAFE. Sau năm 1975, ông tới Canada. Trong 3 thập niên qua ông là giáo sư ưu hạng về ngành khoa học ứng dụng tại trường Đại Học Québec, UQUAC. Ông đã hợp tác với 28 chương trình kỹ nghệ lớn của nhiều nước như Anh, Pháp, Mỹ và Đông Âu. Cuối tháng Hai vừa qua, Tiến sĩ Rũng đã được Toàn Quyền Canada trao bằng khen danh dự về các công trình nghiên cứu xuất sắc và một giải thưởng hiện kim 200.000 đôla.

Báo chí Canada đã đăng những trang lớn tuyên dương sự thông thái ưu việt của một người tỵ nạn VN. Vui chưa và mừng chưa, bà con.

Đó là ngôi sao thứ nhất.

Ngôi sao VN thứ hai cũng vừa xuất hiện và được báo chí Canada dành những trang lớn ca ngợi. Đó là Nhà Văn Kim Thúy với tác phẩm RU. Tiêu đề là RU, Ru là tiếng Việt, ru la hát ru, lullaby. Tác phẩm viết bằng tiếng Pháp. Nhà văn Kim Thuý năm nay mới 43 tuổi. Bà theo cha mẹ chạy trốn VC năm 1979, bà là thuyền nhân VN được Canada nhận vào cõi thiên thai này. Bà đi học và đậu luật sư. Trong lúc nhàn rỗi bà đã viết một tập hồi ký nói về cuộc đời thời tuổi thơ, từ những ngày sống ở miền Nam, đến những ngày vượt biên sống ở trại tỵ nạn, đến ngày được vào Canada, được Canada cho ăn học nên người. Bà bảo bà không phải là nhà văn. Bà viết cuốn hồi ký này rất tình cờ. Không ngờ cuốn này lọt vào mắt xanh một nhà biên tập lớn và có tài. Ông đã giúp bà sắp xếp lại các chương mục, rồi ông giúp in thành sách và phát hành. Không ngờ sách đã thành công vĩ đại. RU đã thành một hiện tượng văn học ở thế giới nói tiếng Pháp, hiện nay RU đã được dịch sang tiếng Anh tiếng Ý và nhiều thứ tiếng khác ở 20 quốc gia, Bà Kim Thuý viết sách bằng tiếng Pháp và sinh sống ở Montréal miền nói tiếng Pháp, thế mà ngày 11 tháng Ba vừa qua, nhật báo Toronto Star, một tờ báo uy tín ở Toronto miền nói tiếng Anh đã dành hẳn một trang lớn viết về bà, in hình bà. Kim Thuý với tác phẩm RU cũng đã được giải thưởng văn chương của Toàn Quyền Canada và nhiều giải văn học của nhiều nước khác. Viết văn tình cờ và thành công bất ngờ, mà thành công lớn mới hay chứ.

Các cụ phương xa đã thấy Canada là đất vàng chưa? Canada đã biến ngòi bút Kim Thuý thành ngòi bút vàng, Canada đã biến tâm trí của Tiến Sĩ Bùi Tiến Rũng thành những kho vàng.

Tôi xin nói thêm chút nữa về nhà văn Kim Thuý. Bà này đúng là thiên tài. Bà viết cuốn RU là viết tài tử. Bà vẫn cho mình không phải là nhà văn. Bà không hành nghề viết văn. Bà là luật sư nhưng cũng không hành nghề luật sư. Các cụ có đoán hiện nay bà Kim Thuý ở đất Canada đang làm nghề gì không cơ. Thưa lạ và buồn cười lắm. Bà đang làm nghề dạy nấu ăn trên đài truyền hình. Bà dạy nấu các món VN. Và chương trình này rất nổi tiếng. Làng An Lạc của chúng tôi đang định ghi danh theo học để cải tiến cái bếp. Từ một em bé nhà nghèo thuyền nhân tỵ nạn biến thành một luật sư, một nhà văn và nay đang trở thành giáo sư dạy nấu ăn. Cái đất Canada này qủa là đất có thần, phải không các cụ.

Trên đây là chuyện thời sự văn học, bây giờ tôi xin trình các cụ chuyện thời sự xã hội. Chuyện đầu tiên là từ đầu tháng Ba, Liên Hội Người Việt Canada theo gương nhạc sĩ Trúc Hồ và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng bên Hoa Kỳ, đã phát động phong trào ký thỉnh nguyện thư gủi quốc hội để yêu cầu quốc hội Canada cảnh cáo CSVN về những vi phạm nhân quyền đang diễn ra tại VN. Cảnh cáo bằng cách xét lại việc viện trợ kinh tế cho VC. Đồng bào VN ở đây cũng đang hồ hợi ký tên. Hôm qua tôi nhận được một bài báo từ máy điện toán bàn về việc này. Tôi quên mất tên tác giả. Xin thành thực nhận lỗi, xin lỗi và xám hối. Đại ý tác giả nói rằng cộng đồng VN chúng ta đang làm một việc buồn cười : Một mặt yêu cầu chính quyền Canada cũng như Hoa Kỳ xét lại việc hỗ trợ về kinh tế cho VC, nóí dễ hiểu là trừng phạt VN, nhưng mặt khác thì chính chúng ta đang làm cái việc hỗ trợ kinh tế ấy cho VC. Theo thống kê thì hàng năm hơn hai triệu người Việt hải ngoại đã gửi về nước bao nhiêu tỷ đô la. Những tỷ này đã chạy vào túi bọn chóp bu VC. Chúng nhận đô la thứ thiệt nhưng in ra và phát ra tiền Hồ, tiền lèo. Bài báo kết luận là chúng ta nên xét lại việc này. Miệng ta thì bảo Hoa Kỳ và Canada hãy phạt VC còn tay ta thì cứ dúi đô la vào túi chúng nó. Ai đúng ai sai đây? Các cụ nghĩ sao cơ ?

Xin tạm ngưng chuyện nhức đầu này để bàn sang những chuyện vui. Anh John được Cụ B.95 chiếu tướng ngay. Bà cụ bảo lần họp tháng trước làng đang bàn dở chuyện tình yêu qua ngôn ngữ 3 miền. Cụ xin anh hãy nói một câu theo giọng cả 3 miền coi.

Hình như anh John đã có sẵn câu trả lời thì phải. Đươc cụ hỏi thì anh nói ngay :

- Cháu lấy vợ người Nam, nên ngôn ngữ của cháu là ngôn ngữ Nam Kỳ rặt, giọng Biên Hòa rặt, nhưng từ ngày vào làng, cháu học được tiếng Bắc, và gần đây học được tiếng Huế.

Chẳng hạn câu này là tiếng Bắc Kỳ : Đi đâu mà nhanh thế?

Đây là tiếng Huế : Đi mô mà mau rứa?

Và đây là tiếng Nam Kỳ : Đi đâu mà lẹ dzậy?

Còn đây là tiếng Việt Cộng : Đi đâu mà khẩn trương thế ?

Các cụ đã thấy cái anh John này giỏi chưa! Đáng phục quá chứ.

Cụ B.85 thì cười ngất, miệng lớn tiếng : Phục anh quá!

Rồi ông ODP xin góp ý :

Hai tiếng Việt Cộng anh John vừa nói tới làm tôi nhớ ngay tới mối giận đằng đằng đang đè nặng trong tim. Xin cho tôi chia sẻ với các bạn. Xin tạm ngưng các câu chuyện vui để tôi được nói về cái họa mất nước đang diển ra. Báo chí lâu nay nói tới việc Tàu với VN tranh chấp Biển Đông, lấn biển lấn rừng lấn biên giới. Tất cả chúng nó đều đang đóng kịch. Mọi việc đã xong hết rồi. Theo như tài liệu mà Wikileaks vừa tiết lộ thì triều đình Hà Nội đã dâng nước VN cho Tàu lâu rồi, vấn đề còn lại chỉ là vấn đề thời gian mà thôi, và một chút xiú cần bàn nữa thôi là VN sẽ ở dưới hình thức nào, một tỉnh hay một khu tự trị. Xưa nay các tài liệu của Wikileaks đều đúng. Tôi vừa được một người bạn thân gủi cho mấy trang dịch những lời phát biểu của Giang Trạch Dân tổng bí thư đảng CS Tàu và Lý Bằng thủ tướng Tàu Cộng nói trong một phiên họp tối mật với Nguyễn Văn Linh tổng bí thư đảng CS VN và Đỗ Mười thủ tướng Việt Cộng. Nghe mà sợ hãi hết sức. Vua Tàu nói thế này với bày tôi VC :

… Việc VN trở về với tổ quốc Trung Hoa vĩ đại là việc trước sau sẽ phải đến. Trong lịch sử, VN từng là quận huyện của Trung Quốc, là một nhánh của cây đại thụ Trung Hoa. Trung Quốc và VN là một. Đó là chân lý đời đời. Các đồng chí VN tỏ ra đã có sự lựa chọn đúng. Ngày nay Trung Quốc vĩ đại phải dành lại vị trí đã có của mình. Có VN nhập vào, Trung Quốc đã vĩ đại lại càng vĩ đại thêm. Thế giới hôm nay chỉ còn hai siêu cường, đó là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Thưa các đồng chí, chỉ còn lại việc cuối cùng là chọn mô hình quản trị, tỉnh hay khu tự trị. Chỉ xin đừng bàn tới việc lập liên bang vì nếu lập liên bang thì thống nhất thế nào được với bọn Tây tạng, Nội Mông, Mãn Châu, Hồi Bột…

Không biết nhà văn Dương Thu Hương ở Paris đã nghe được cuộn băng này chưa mà thấy bà lo sợ y như tôi khi bà trả lời cuộc phỏng vấn của nhà báo Đinh Quang Anh Thái ở Cali hồi tháng Tám năm 2010. Bà nói thế này :

…Sự kiện thì nhiếu lắm, ai theo dõi tình hình VN cũng có thể biết. Về mặt đại cuộc, tôi thấy trong toàn thể lịch sử nước Việt, có lẽ cái triều đình cộng sản hiện nay là cái triều đình hèn hạ và khốn nạn hơn tất cả những triều đình bán nước trước kia mà tiêu biểu là Lê Chiêu Thống. Lê Chiêu Thống có cầu cứu Tàu nhưng chưa bán một mảnh đất, chưa ký một hợp đồng chui, không hèn đến múc độ dám phạm luật của tổ tiên là nhượng đất cho giặc…

Chưa bao giờ làng tôi im lặng và chú tâm nghe ông ODP nói như bữa nay. Qủa là son hà nguy biến. Việc dâng đất đã xong từ lâu, nay VC đang thi hành từng bước. Việc lá cờ 6 sao mới xuất hiện gần đây là việc có thật và cố ý chứ không phải vô tình do sơ sót. Ông ODP còn nói thêm chi tiết : VC đã công khai trương cờ 6 sao không phải một lần mà đã 3 lần. Lần đầu xuất hiện là ngày Đại Hội Ẩm Thực ở Vũng Tàu năm 2010, lần thứ hai là dịp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc dịp tháng 10 năm qua, và lần thứ ba là dịp tiếp đón Phó chủ tịch Tập Cận Bình ở Hà Nội ngày 21.12 2011 vừa xong. Rõ ràng VN công khai xưng mình là một ngôi sao nhỏ trên lá cờ Đại Hán xưa nay vốn chỉ có 5 sao.

Đây là những bước thăm dò của CSVN. Cờ 6 sao xuất hiện đã 3 lần mà phản ứng của đồng bào cả trong nước cả ngoài nước không mạnh bao nhiêu nên CSVN đang định làm tới. Đó là việc CSVN đang cho viết lại sách giáo khoa về Sử Việt. Bao nhiêu đoạn xưa nay có viết rõ ràng trong sách để dạy học sinh về việc quân ta đánh đuổi giặc Tàu xâm lăng, như Hội Nghị Diên Hồng, Lam Sơn Khởi Nghĩa, Vua Quang Trung chuẩn bị đánh Tàu để đòi lại Quảng Đông Quảng Tây… tất cả những đoạn này sẽ bị cắt bỏ hết. Việc tiếp theo, đó là việc bắt các học sinh phải học tiếng Tàu từ cấp tiểu học trở lên… May thay, việc bắt học tiếng Tàu này đã gặp phản ứng dữ dội từ quần chúng nên CSVN phải lên tiếng cải chính, họ nói rằng việc dạy tiếng Tàu này là dành cho các học sinh Việt gốc Hoa mà thôi.

Ở trong nước đã nổi lên bao nhiêu sự phản đối nhưng CSVN đã ra tay đàn áp. Trong cuốn băng Wikileaks mà tôi trích dẫn trên đây có lời vua Tàu dạy lãnh tụ CSVN bài học Thiên An Môn. Theo Tầu Cộng thì việc tàn sát dân Tàu ở Thiên An Môn là việc chính đáng để bảo vệ chế độ. Các bạn VN hãy làm y như vậy. Bọn nào nghi ngoe là phải giết ngay. CSVN đang làm như thế với chính đồng bào mình. Những vu Thái Hà, Đoàn Văn Vươn, Bùi Minh Hằng, Cù Huy Hà Vũ là những vụ bọn họ đàn áp không nổi nên mới lọt tin ra ngoài. Hai bài hát của Việt Khang là hai ngọn lửa nhỏ mong rằng sẽ làm cháy lên những bó đuốc lớn:

… Giờ đây Việt nam còn hay mất mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta? Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu. Việt Nam tôi đâu?

… Xin hỏi anh là ai, sao bắt tôi, tôi làm điều gì sai? Sao đánh tôi chẳng một chút nương tay. Dân tộc anh ở đâu, sao đang tâm làm tay sai cho Tàu. Tôi không thể ngồi yên khi thế giới này không còn Việt nam. Anh là ai?

Nói đến đây xong thì ông ODP mở máy cho chúng tôi nghe toàn bài hai bản nhạc này. Ôi những ca sĩ hát lời Việt Khang, ôi những bài lời hát bằng Pháp văn bằng Anh Văn nghe động lòng làm sao.

Thấy dân làng đã nghe những chuyện nhức đầu trên đây đủ rồi, ông ODP liền xin chấm dứt. Ông xin cả làng tạm quên chuyện Tầu Cộng và Việt Cộng. để vào bàn ăn cơm tối. Bữa nay làng tôi ăn toàn món nhà quê rất đỗi Bắc Kỳ : Cơm gạo mới Nàng Hương ăn với tôm kho, cá kho, dưa chua, cà ghém chấm mắm tôm, và canh rau đay nấu cua. Ôi ngon làm sao!

Ngay lúc đầu họp làng có người đã đề nghị bữa nay làng nên đi ăn tiệm, nhưng ý này đã bị đa số dân làng bác bỏ ngay. Người lắc đầu mạnh mẽ nhất là anh H.O. Anh bảo:

- Lần trước tôi theo làng đi ăn buffet, cái lối ‘phủ phê’ ấy mà, bữa đó tôi trông thấy mấy cảnh chướng mắt qúa, trong lòng khó chịu vô cùng mà chẳng biết làm sao. Tôi đã nén nó trong lòng, hôm nay xin được đem ra giãi bày với làng. Này nha, ăn ở nhà hàng buffet thì bạn muốn ăn gì cứ việc lấy. bạn muốn ăn bao nhiêu cứ việc gắp . Tôi thấy mấy gia đình VN dắt con nít theo. Cả cha cả mẹ cả con nít ai cũng lấy những đĩa thức ăn đầy ú. Tôi theo dõi quan sát thì mấy người này về bàn ngồi ăn mà đâu có ăn hết. Họ chỉ ăn độ một phần rồi bỏ, đứng lên đi lấy đĩa khác. Con nít cũng vậy. Trông thấy họ đổ đĩa ăn còn đầy mà lòng buồn man mác. Thật là phí phạm của trời. Tại sao họ không lấy thử vài miếng ăn trước, nếu thích thì mới lấy nhiều lần sau. Bữa đó tôi thấy mấy gia đình VN đều vậy. Rôi khi món tôm hùm và món cua mang ra, họ bảo nhau nối đuôi lấy thật nhiều, không còn muốn để phần cho người đứng sau.Tôi mắc cỡ hết sức.

Tôi thấy lời ông H.O. đúng qúa, phải không các cụ. Chắc chúng ta phải bảo nhau cải thiện việc này.

Ông bồ chữ ODP thấy dân làng nghe chuyện ông kể về việc VC dâng nước VN cho Tầu, ai cũng buồn, nét mặt ai cũng đăm chiêu. Ông thấy có bổn phận phải làm cho bữa ăn có không khí vui. Ông lôi anh John vào cuộc. Ông hỏi anh loại thơ VN nào làm cho anh cười nhiều. Anh John đáp ngay : Tôi thích nhất cái kiểu thơ mới xuất hiện gần đây, hình như kiểu Bút Tre, là vui nhất vì nó tinh quái nhất. Nó vui là vì nó gây sự bất ngờ trong việc ngắt chữ. Đáng lẽ lời thơ phải đi liền nhau thì ông Bút Tre cắt nó ra, cắt một cách tầm bậy, như :

Anh đi công tác Ban Mê,

Thuột xong một cái là về với em

Gần đây tôi thấy có mấy câu loại này, xin trình làng :

- Đây là lời cô gái khen anh bạn trai gửi điện thư email cho cô mà lời thư hay quá :

Điện thư anh viết thật bay

bướm em mong đợi từng ngày từng đêm!

- Còn đây là chuyện nói về anh Nguyễn Trùng Dương là vô địch về môn đô vật ở tỉnh Bắc Ninh :

Bắc Ninh có cậu Nguyễn Trùng

Dương vật rất khoẻ cả vùng thất kinh!

Dân làng nghe xong thì ai cũng cười như nắc nẻ.

Anh John chưa chịu hết chuyện. Cái anh John này cũng đáo để lắm, Mọi khi thì Cụ B.95 ưa bắt anh kể chuyện vui, và chỉ có cụ mới bắt được anh làm chuyện này. Hôm nay anh John đổi chiến lược. Anh quay vào nói với cụ B.95 :

- Xưa nay cụ toàn bắt cháu kể chuyện Canada, cháu bao giờ cũng phãi nghĩ sẵn trong đầu để khi cụ hỏi là cháu kể liền. Hôm nay cháu đã làm xong bổn phận. Bây giờ đến lượt cháu, cháu xin Cụ kể cho cháu và cả làng nghe chuyện của cụ, chuyện ở Hà Nội ngày xưa, chuyện trước khi cụ bỏ Hà Nội để sang Canada này đoàn tụ.

Việc này quả là bất ngờ cho cụ B.95. Cụ bèn cười rồi nói :

- Chuyện ngoài Bắc của tôi thì toàn những chuyện buồn, chả có chuyện nào làm cho các bác cười được. Như khi vừa sang Canada năm 1995 tôi được ăn cơm gạo trắng, cơm không độn bo bo, cơm thổi bằng gạo mới chứ không phải gạo mốc, đó là nỗi sung sướng vô cùng của tôi. Đi chợ không phải mang sổ gạo, không phải xếp hàng rồng rắn mà chờ. Ở đây lại được tắm bằng xà bông thơm. Đó là những nỗi vui to lớn của tôi. À, để tôi kể thêm chuyện này : Nhân nhắc tới việc đi chợ ở Hà Nội thời tem phiếu, tôi sợ nhất là cô bán hàng. Người ta gọi cô là ‘ mậu dịch viên’. Cái cô này đúng là vua. Cô ghét ai thì khi đến lượt bán thì cô trả lới tỉnh bơ ‘ hết hàng’. Thế là rồi đời. Cái cô này chỉ nể có ông thợ điện. Ông thợ điện đi chợ thì mua cái gì cũng có. Ai cũng phải chiều ông. Lý do là ở Hà Nội, dây điện chằng chịt, mình đang thồi cơm, nấu bếp, nghe radio, vặn quạt mà mất điện thì coi như cả nhà xuống hỏa ngục. Chỉ có ông thợ điện là có phép thần, ông mới biết cách chữa… Đó ngày xưa ở Hà Nội của tôi khổ thế đó cho nên tôi vẫn bảo với con cháu rẳng tôi được sống ở Canad hạnh phúc như thế này là đang được ở trên thiên đàng. Bà cụ định thôi kể nhưng rồi mắt cụ sáng lên. À, cụ chợt nhớ ra chuyện ông giáo sư nuôi lợn. Hồi cả nước bị cấm vận, ai trong chúng cư cũng nuôi thêm gia súc để thêm miếng ăn. Nói là chúng cư chứ nó có rộng như chúng cư Canada đâu. Một căn đã nhỏ lại chia ra làm mấy hộ. Có ông giáo sư kia kê cao cái giường lên rồi ở dưới nuôi con lợn. Gặp tôi hỏi thăm thì ông ta miệng cười như méo : Không phải tôi nuôi lợn mà con lợn nó nuôi tôi. Đó, các ông các bà nghe có thảm không! Công ơn của Bác với Đảng đấy!

Nghe chuyện mà xót xa qúa, phải không các cụ?

Anh H.O. cũng xin góp vui bằng một bài thơ tả cảnh nghèo ở VN năm xưa. Bài thơ nói về cái cảnh luẩn quẩn vì nghèo :

Nghèo thì phải ăn khoai
Ăn khoai thì mất ngủ
Mất ngủ thì đông con
Đông con nên lại nghèo
Nghèo thì lại ăn khoai…


Chị Ba Biên Hòa lúc này mới góp chuyện : Sao tôi thấy chuyện gì dính tới VN cũng đều buồn hết. Tuần vừa qua tôi được bà bạn kể cho nghe một chuyện đứt ruột. Bà bạn bảo tháng trước có một bà sơ ở Đồng Hới tỉnh Quảng Bình sang Canada xin giúp đỡ cho viện mồ côi và trẻ khuyết tật. Bà bạn nghe thấy bà sơ nói thảm qúa bèn mủi lòng giúp đỡ và đã ghi địa chỉ. Nhân chuyền về VN thì bà bạn đã ra Quảng Bình thăm bà sơ và tiện thể xem viện mồ côi khuyết tật có đúng như lời bà sơ kể không. Bà bạn đã đến đúng nơi và gặp đúng người. Bà bạn bảo lời bà sơ tả chỉ mới đúng 50%. Thực trạng trông thảm thiết hơn nhiều. Có nhiều em bé thiếu chân thiếu tay. Có em bé méo mồm méo mắt. Đa số các em bé đều do cha mẹ vất vào thùng rác rồi các sơ nhặt về nuôi. Các em thèm khát tình thương tình yêu vô cùng. Em bé nào mà được tôi bồng lên ẵm vào ngực thì mặt mũi nó sáng lên, nó tỏ ra hạnh phúc vô cùng. Các sơ là những người tắm rửa thay quần áo và cho chúng ăn, chúng mặc. Đặc biệt trong góc nhà bà thấy một cô bé gầy còm nằm dưới đất. Bà sơ kể : Đây là một chuyện thương tâm hết sức mà chúng tôi không biết làm gì hơn. Cô này trông nhỏ con như vậy nhưng đã hơn 30 tuổi. Năm xưa mấy người vào rừng kiếm củi thấy một cái cũi sắt có con bé nằm trong. Nó trần như nhộng. Nó tru lên như con vật. Thì ra có bọn bất lương làm cái cũi sắt nhốt con bé này vào trong để làm mồi bắt cọp. Chắc việc nằm trong bẫy sắt này đã xảy ra lâu vì con bé không biết nói, không biết mặc quần áo, nó rống lên như con heo. Mấy người kiếm củi đã đến phá cũi và đem nó về chợ. Họ đặt con bé ở chợ 3 ngày để cầu may hy vọng tìm được bố mẹ hay tung tích của nó. Sau ba ngày, không ai nhận, mấy bà sơ động lòng thương đã đem nó về nuôi. Con bé được mấy sơ chăm sóc nhưng nó quen sống như con vật. Không biết mặc quần áo, không biết cầm đũa bát. Thức ăn phải đổ xuống đất rồi nó bốc tay ăn. Nó không chịu nằm giường, bao nhiêu giường chiếu nó đều đập phá hết. Nó không biết nói. Ban đêm nó tru lên từng cơn. Các sơ đặt tên cho cô bé là Kim Chi.

Cụ nào có về VN, muốn chứng kiến tận mắt và muốn giúp đỡ con người hóa con vật này, xin đến gặp Sơ Trần Thị Lan, Nhà Dòng Mến Thánh Giá Hướng Phương, xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, điên thoại : 84-523-512-074.

Các cụ ạ, tôi tin rằng tiền giúp người nghèo khổ sẽ mua được vé vào thiên đàng và Niết bàn. Các cụ có tin như tôi không ?

Toronto đầu mùa xuân 2012

TRÀ LŨ
 
Mục tử chí nhân
Jos. Tú Nạc, NMS
08:11 28/04/2012
Mục Tử chí nhân luôn đi trước
Lối đi nhẹ bước dẫn đàn chiên,
Chẳng đi sau đuổi xua, lèo lái,
Mà yêu thương dẫn dắt triền miên.

Có chú chiên lang thang lạc lối
Xa đàn chiên khỏi chốn an toàn
Mục Tử sửa đường, đổi lối quanh
Bằng yêu thương, nhân từ, ân sủng.

Người bảo vệ tránh điều dọa nạt
Tất cả theo dẫn dắt của Người,
Quyền trượng Người, an ủi của Người
Bàn tay ấy đỡ nâng cần thiết.

Người chu cấp đồng xanh tươi mát –
Nghỉ ngơi khi thân xác rã rời,
Lấy lại sức, nhiệt thành, hăng hái …
An bình và thu hoạch nơi nơi.

Người đặt chiếc bàn nơi thênh thang
Với manna từ trời cao gửi lại,
Và dẫn đường bên suối vĩnh hằng
Để thanh tẩy thỏa lòng mong đợi.

Ôi, yêu thương, chăm sóc nhường bao!
Muôn ơn phúc Chúa Trời đổ xuống
Trên đàn chiên gần gũi theo sau
Lối Mục Tử Chí Nhân, Chí Ái.
 
Bơ vơ
Trầm Thiên Thu
08:13 28/04/2012
Bơ vơ như những câu thơ
Thẫn thờ như những bước đi nặng sầu
Bơ vơ như những buổi chiều
Chia tay mưa nắng, gieo neo đất trời
Bơ vơ như tiếng thở dài
Chợt quên, chợt nhớ tháng ngày xa xưa
Bơ vơ như nỗi tương tư
Lòng cay đắng dẫu mắt khô như thường
Bơ vơ như những đêm trường
Nằm nghe trăn trở vô thường gấc khuya.
 
Mừng tân Linh Mục
Linh mục: Phêrô Hồng Phúc
18:42 28/04/2012
LTS: Ngày 24/04/2012, tại Nhà thờ Chính toà Phát Diệm, Đức cha Giuse Nguyễn Năng đã phong chức Linh mục cho sáu tân chức:

Giuse Phạm Văn Công, Gioan B. Lê Văn Hào, Giuse Nguyễn Văn Lượng, Phêrô Trần Văn Phàn, Giuse Phan Văn Toàn và Antôn Nguyễn Văn Vinh

Nhân dịp này, chúng tôi xin chúc mừng các tân Linh mục bài thơ


MỪNG TÂN LINH MỤC

Linh Mục Nước trời gieo phúc thật
Tôi trung Giáo Hội gặt ơn thiêng.
Đẹp thay Mục tử nhân hiền.
Đẹp thay dáng vị chủ chiên tốt lành.

* * *

Ngài hoạt động nhân danh Thiên Chúa
Lời của Ngài, lời của yêu thương.
Bước theo sự thật là Đường,
Hiến mình như Chúa nên gương thực hành.
Trái tim Ngài chỉ dành mình Chúa.
Nhưng tận tâm như của mọi người.
Lời Kinh toả ngát trên môi
Trải dài năm tháng dưới trời hồng ân.
Gọi là Cha, giáo dân tôn kính.
Cuộc đời Ngài không dính bụi trần,
Tiếng Ngài vượt tiếng Thiên Thần,
Truyền Mình Máu Chúa muôn dân kính thờ.
Ngài dạy dỗ con thơ, trẻ nhỏ,
Ngài xức dầu nâng đỡ bệnh nhân.
Những ai thống hối ân cần,
Được ơn hoà giải, thông phần tự do.
Là hy vọng, dành cho giới trẻ,
Ngài dẫn đường, chia sẻ tương lai,
Dựng xây Giáo Hội ngày mai,
Chính bằng giới trẻ ngay ngày hôm nay.
Ngài quảng đại giơ tay chúc phúc,
Ơn bình an đúng lúc, đúng nơi
Những ai sầu khổ cuộc đời,
Về đây nương bóng bầu trời hồng ân.
Ngài xúc động những lần đưa tiễn
Lời của Ngài đem đến ủi an,
Triều thiên thay thế khăn tang
Thiên đàng thay thế trần gian khổ sầu.
Ngài diễn tả nhiệm mầu Nước Chúa,
Nước tình yêu đến giữa trần gian
Yêu là trao hiến hoàn toàn
Yêu là nhịp sống đo bằng nhịp tim.
Tân Linh Mục trước đời sống mới
Mới con người cùng với tâm linh,
Nghe chăng tiếng gọi thiết tình
Lúa nhiều, thợ ít, hy sinh cứu đời.
Mừng Linh mục bằng lời chưa đủ,
“Ai mến Ta thì giữ lời Ta” (Ga. 14, 23)
Lời Ngài ước muốn sẽ là
Lời ban sức sống cho ta phúc trời.

Chúc Cha mới cuộc đời thánh thiện
Mãi sáng ngời mầu nhiệm Nước trời:
Chúa đang ngự giữa loài người
Qua đời Linh Mục - Chúa Trời hiện thân !

Kỷ niệm 24/ 04 / 2012

Linh mục: Phêrô Hồng Phúc