Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 27/04: Lời Chúa và Thánh Thể là quà tặng nhưng không? – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, C.P
Giáo Hội Năm Châu
03:36 26/04/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng rằng: “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy; và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi. Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha. Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:32 26/04/2023
47. Cầu xin Đức Mẹ Ma-ri-a để chúng ta tìm được ân sủng và không hoài nghi về lòng nhân từ của Thiên Chúa, mà là vì chúng ta cảm nhận được mình là loài hèn mọn, nên mới phó thác mình cho Đức Mẹ Ma-ri-a, để nhờ địa vị cao quý của Mẹ mà bù đắp những hèn mọn của chúng ta.
(Thánh Anselm of Canterbury)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:34 26/04/2023
34. CHIM BỒ CÂU
Bạch Lỗi và Thạch Vân là hàng xóm với nhau, họ đều là những thanh niên sống lạc quan và hoạt bát. Cả hai người đều thích nuôi chim, Bạch Lỗi nuôi rất nhiều chim vừa đẹp vừa quý, nhưng Thạch Vân thì chỉ nuôi hai ba con chim sẻ bình thường.
Một hôm, một cặp bồ câu của Bạch Lỗi bay vào trong nhà nuôi chim của Thạch Vân, lại còn làm tổ ở nơi ấy. Thạch Vân trong lòng nghĩ:
- “Nếu chúng nó thuộc về ta thật, thì không biết mình vui biết mấy nhỉ. Nhìn thân của nó nhỏ nhắn trắng như tuyết, cái đầu tròn tròn và cái đuôi nhọn điểm chút màu đen rất là dễ thương. Trong tất cả các con chim của Bạch Lỗi, thì chúng nó là một cặp đẹp nhất. Mình phải giữ chúng nó lại không để cho ai biết. Nhưng, tôi không thể làm như thế, đó là không thành thật, mình nên đem chúng nó trả lại cho Bạch Lỗi.”
Thế là, anh ta đóng cửa chuồng chim lại, đem hai con chim ấy qua nhà Bạch Lỗi, Bạch Lỗi đang buồn vì hai con chim mình thích nhất bị mất, đột nhiên nhìn chúng nó trở về nên nhảy nhót vui mừng. Để báo đáp Thạch Vân, anh ta quyết định âm thầm lấy hai trứng mà đôi chim đó vừa mới đẻ đi qua bỏ vào chuồng chim của Thạch Vân.
Trứng trong chuồng chim của Thạch Vân nở ra chim non, Thạch Vân rất vui khi lông cánh của nó mọc đầy đủ. Sao mà chúng nó lại đẹp giống như cặp chim đó vậy? Nó lập tức chạy qua nhà của Bạch Lỗi nó cho bạn nghe chuyện kỳ diệu này.
Lúc này Bạch Lỗi mới cười và nói, lúc ấy vì để cám ơn sự thành thực của Thạch Vân mà đem trứng qua đổi đó.
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 34:
Chúng ta nên thành thực, không nhật định phải giàu có.
Thành thực là một đức tính quý báu của con người, thành thực đem lại sự giàu có cho tâm hồn, như: hạnh phúc, vui vẻ và bình an.
Người thành thực là người có lương tâm ngay thẳng, luôn nghĩ đến điều tốt người khác trước tiên.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Bạch Lỗi và Thạch Vân là hàng xóm với nhau, họ đều là những thanh niên sống lạc quan và hoạt bát. Cả hai người đều thích nuôi chim, Bạch Lỗi nuôi rất nhiều chim vừa đẹp vừa quý, nhưng Thạch Vân thì chỉ nuôi hai ba con chim sẻ bình thường.
Một hôm, một cặp bồ câu của Bạch Lỗi bay vào trong nhà nuôi chim của Thạch Vân, lại còn làm tổ ở nơi ấy. Thạch Vân trong lòng nghĩ:
- “Nếu chúng nó thuộc về ta thật, thì không biết mình vui biết mấy nhỉ. Nhìn thân của nó nhỏ nhắn trắng như tuyết, cái đầu tròn tròn và cái đuôi nhọn điểm chút màu đen rất là dễ thương. Trong tất cả các con chim của Bạch Lỗi, thì chúng nó là một cặp đẹp nhất. Mình phải giữ chúng nó lại không để cho ai biết. Nhưng, tôi không thể làm như thế, đó là không thành thật, mình nên đem chúng nó trả lại cho Bạch Lỗi.”
Thế là, anh ta đóng cửa chuồng chim lại, đem hai con chim ấy qua nhà Bạch Lỗi, Bạch Lỗi đang buồn vì hai con chim mình thích nhất bị mất, đột nhiên nhìn chúng nó trở về nên nhảy nhót vui mừng. Để báo đáp Thạch Vân, anh ta quyết định âm thầm lấy hai trứng mà đôi chim đó vừa mới đẻ đi qua bỏ vào chuồng chim của Thạch Vân.
Trứng trong chuồng chim của Thạch Vân nở ra chim non, Thạch Vân rất vui khi lông cánh của nó mọc đầy đủ. Sao mà chúng nó lại đẹp giống như cặp chim đó vậy? Nó lập tức chạy qua nhà của Bạch Lỗi nó cho bạn nghe chuyện kỳ diệu này.
Lúc này Bạch Lỗi mới cười và nói, lúc ấy vì để cám ơn sự thành thực của Thạch Vân mà đem trứng qua đổi đó.
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 34:
Chúng ta nên thành thực, không nhật định phải giàu có.
Thành thực là một đức tính quý báu của con người, thành thực đem lại sự giàu có cho tâm hồn, như: hạnh phúc, vui vẻ và bình an.
Người thành thực là người có lương tâm ngay thẳng, luôn nghĩ đến điều tốt người khác trước tiên.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Để nên Mục Tử Nhân Lành noi gương Đức Giêsu
Lm. Đan Vinh
13:50 26/04/2023
CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH A
Cv 2,14a.36-41; 1 Pr 2,20b-25; Ga 10,1-10
ĐỂ NÊN MỤC TỬ NHÂN LÀNH NOI GƯƠNG ĐỨC GIÊ-SU
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG : Ga 10,1-10
(1) “Thật, tôi bảo thật các ông : Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp. (2) Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử. (3) Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh, anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra. (4) Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh. (5) Chúng sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ. (6) Đức Giê-su kể cho họ nghe dụ ngôn đó. Nhưng họ không hiểu những điều Người nói với họ. (7) Vậy, Đức Giê-su lại nói : “Thật, tôi bảo thật các ông : Tôi là cửa cho chiên ra vào. (8) Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp, nhưng chiên đã không nghe họ. (9) Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ. (10) Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.
2. Ý CHÍNH :
Bài Tin Mừng hôm nay giới thiệu Đức Giê-su vừa là mục tử vừa là cửa chuồng chiên:
- LÀ MỤC TỬ THẬT SỰ CỦA DÂN ÍT-RA-EN : Vì Người đi qua cửa chính mà vào chuồng chiên và được người giữ cửa là Gio-an Tẩy Giả giới thiệu. Do đó, Người được đàn chiên là dân chúng nghe theo. Còn các đầu mục Do thái chỉ là người lạ, nên chiên chạy trốn và không đi theo họ.
- LÀ CỬA CHO CHIÊN RA VÀO : Các luật sĩ và Biệt phát không tin Đức Giê-su và không được Thiên Chúa ủy nhiệm coi sóc đàn chiên. Họ leo rào mà vào chuồng nên chỉ là hạng trộm cướp. Kẻ trộm đến chỉ để giết hại và phá huỷ đàn chiên. Còn Đức Giê-su đến để đem lại cho chiên sự an toàn, tự do, lương thực và sự sống dồi dào.
3. CHÚ THÍCH :
- C 1-3 : + Ràn chiên : hay chuồng chiên, là hình ảnh quen thuộc của dân Do thái vốn là một dân du mục. Ở đây ràn chiên là hình ảnh ám chỉ Giáo hội là Nước Trời hay Nước Thiên Chúa. + Cửa vào : Mỗi chuồng chiên chỉ có một cửa chính để chiên ra vào. Ai muốn được công nhận là mục tử đích thực của Chúa phải qua cửa chính là Đức Giê-su mà vào Hội Thánh. Họ phải được Người tuyển chọn và trao sứ mệnh chăn chiên. Còn kẻ trèo qua lối khác mà vào, như các kinh sư hay Pha-ri-sêu, thì chỉ là mục tử giả hiệu hay hạng trộm cướp. + Người giữ cửa mở cho anh ta vào : Đức Giê-su chính là Mục tử đích thực, vì Người đã được người giữ cửa là Gio-an Tẩy Giả làm chứng là “Đấng được Thiên Chúa tuyển chọn” (Ga 1,31-34). + Và chiên nghe tiếng của anh : Đàn chiên chỉ nhận biết và nghe theo một chủ chăn duy nhất, như các Tông đồ đã nghe lời và đi theo một mình Đức Giê-su (x. Ga 1,35-51). + Anh gọi tên từng con rồi dẫn chúng ra : Trong ràn có nhiều đàn chiên. Ban chiều, mỗi mục tử sẽ đưa đàn chiên vào ràn, rồi đến sáng sẽ lại đến dẫn đàn chiên ấy ra khỏi chuồng để dẫn đến đồng cỏ cho chúng ăn cỏ uống nước. Đây là kiểu nói cường điệu. Thực ra các mục tử chỉ đặt tên và gọi tên một con chiên đầu đàn thôi và các con khác sẽ theo sau con chiên đầu đàn này ra ngoài. Ở đây Đức Giê-su nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm của Người là vị Mục tử tốt lành, khác với các Pha-ri-sêu và kinh sư là những kẻ chăn thuê vô trách nhiệm.
- C 4-6 : + Anh ta đi trước và chiên đi theo sau : Câu này nhắc đến sứ mệnh Mục tử của Đức Giê-su : Khi đã kéo Môn đệ ra khỏi thế gian (x. Ga 15,19). Người đi tiên phong dẫn họ tới đồng cỏ non là Hội Thánh. Chiên sẽ nhận biết tiếng nói và chỉ đi theo Mục tử Giê-su, vì Người luôn nói Lời của Thiên Chúa cho họ (x. Ga 14,10). + Chúng sẽ không theo người lạ,.. : Người lạ là những kẻ không do Thiên Chúa sai đến, nhưng đã leo rào mà vào. Người lạ ám chỉ các đầu mục dân Do thái đương thời. Vì họ không phải là mục tử đích thực, nên chiên đã không đi theo họ mà trái lại chúng còn lẩn trốn họ nữa.
- C 7-8 : + Tôi là cửa cho chiên ra vào : Vì thính giả không hiểu ý nghĩa dụ ngôn, nên Đức Giê-su phải giải thích rõ ràng : Người chính là cửa chuồng chiên tức là cửa ngõ để vào Nước Trời, mà ai muốn vào Nước Trời ấy đều phải tin Người. + Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp, nhưng chiên đã không nghe họ : Mọi kẻ đến trước ở đây không nhằm chỉ các ngôn sứ Cựu Ước, mà chỉ nhắm tới những kẻ không được Thiên Chúa sai như các pha-ri-sêu và kinh sư Do thái (x. Mt 23,1-8). Họ bị Đức Giê-su quở trách là bọn đạo đức giả, cản đường người khác gia nhập Nước Trời, có lòng tham lam, ăn ở bất công, dẫn dường đui mù và đã từng giết hại nhiều vị ngôn sứ chân chính (x. Mt 23,13-32).
- C 9-10 : + Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu : Đức Giê-su là con đường người ta phải đi ngang qua để được vào Nước Trời. Tương tự như câu : “Thầy là đường…Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). + Người ấy sẽ ra vào : Ra vào nghĩa là được tự do đi lại. + Gặp được đồng cỏ : Trong Đức Giê-su, các tín hữu sẽ được cứu khỏi làm nô lệ cho tội lỗi và ma quỷ. Họ sẽ được hưởng tự do đích thực (x. Ga 8,31-36). Nhờ Đức Giê-su, họ sẽ tìm được của nuôi thân là Nước hằng sống và Bánh trường sinh (x. Ga 4,14; 6,35). + Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy : Kẻ trộm ám chỉ các đầu mục Do thái, vì không được Thiên Chúa sai đến, nhưng họ đã leo rào mà vào chuồng chiên. Họ chỉ đi tìm lợi ích cho bản thân hơn là lợi ích của đàn chiên (x. Mt 23,4-7). + Tôi đến cho chiên được sống và sống dồi dào : Nhờ có lương thực là Lời Chúa và Thánh Thể, mà đức tin của các tín hữu sẽ trở nên vững mạnh và có được sự sống đời đời.
4. CÂU HỎI :
1) Ràn chiên nghĩa là gì và là hình ảnh ám chỉ điều gì? Cửa vào ám chỉ ai?
2) Đức Giê-su là Mục Tử thực sự của đoàn chiên vì đã được Gio-an Tẩy Giả là người giữ cửa làm chứng như thế nào?
3) Đàn chiên chỉ nhận biết tiếng nói và đi theo ai? Phải chăng mọi con chiên đều được đặt tên và mỗi buổi sáng người mục tử phải gọi tên từng con chiên để dẫn chúng ra khỏi chuồng?
4) Ý nghĩa của câu : anh ta đi trước và chiên đi theo sau… là gì?
5) Tại sao đàn chiên không nghe theo người lạ? Người lạ nói đây ám chỉ những ai?
6) Những kẻ đến trước được liệt vào hạng trộm cướp nói đây ám chỉ ai? Tại sao?
7) Đức Giê-su tự nhận mình là cửa chuồng chiên mà ai muốn vào chuồng chiên phải đi qua, giống như nơi khác Người đã tự ví mình là gì? 8) Kẻ trộm đầu mục Do thái khác với vị Mục Tử tốt lành là Đức Giê-su thế nào?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LÒI CHÚA : “Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ” (Ga 10,9)
2. CÂU CHUYỆN :
1) ĐỨC GIO-AN PHAO-LÔ II – HÌNH ẢNH MỤC TỬ NHÂN LÀNH :
Ngày 27/04/2014, Đức Thánh Cha Gio-anPhaolô II đã được Giáo hội tôn phong lên bậc hiển thánh. Người là một người môn đệ đã hoạ lại rõ nét hình ảnh mục tử của Thầy Chí Thánh Giê-su. Một vị mục tử luôn làm việc : Cho dù tuổi đã cao lại thêm nhiều bệnh tật, thế mà ngài vẫn luôn hiện diện bên đàn chiên, vẫn lên tiếng gọi đàn chiên, vẫn là chỗ dựa vững chắc và an toàn cho đàn chiên. Đến nỗi khi ngài qua đời, Đức Tổng Giám Mục Lê-ô-nar-do San-dri, thứ trưởng Ngoại giao của Toà Thánh đã nói với toàn thế giới rằng : “Hôm nay, chúng tôi trở thành những đứa con mồ côi”.
Tại sao người ta lại tỏ lòng thương tiếc một cụ già như thế? Có phải người ta ngưỡng mộ Ngài vì ngài nhiều tiền, nhiều quyền thế không? Thưa không phải thế. Người ta thương tiếc ngài như một mục tử đã sống hết mình vì đàn chiên. Một mục tử canh giữ hoà bình không chỉ cho đàn chiên mà cho hàng tỉ người trên khắp hành tinh này. Người mục tử với 26 năm chăn dắt đàn chiên của Chúa đã không ngừng bảo vệ quyền sống của con người, nhất là của các thai nhi. Người mục tử đã không ngừng đi đến tận cùng thế giới để gieo rắc an bình, công bình, tha thứ và yêu thương. Người mục tử đã đi đến cùng đường để quy tụ đàn chiên, để tìm kiếm các con chiên lạc đưa về một mối và cuối đời, trong những tiếng nấc hoà trộn với hơi thở bị ngắt quãng, ngài đã nói với đàn chiên đang canh thức cầu nguyện cho ngài trong giờ lâm chung rằng : “Ta đã đi tìm kiếm các con. Và bây giờ các con đã đến với Ta. Ta xin cám ơn các con”.
2) TINH THẦN MỤC TỬ CỦA MỘT BÀ MẸ :
Trong cuốn tự thuật, DIM-MY CÁC-NÂY (Jimmy Cagney) một nam diễn viên nổi tiếng ở HÔ-LI-GÚT (Hollywood) đã thuật lại câu chuyện cảm động về bà mẹ của ông. Câu chuyện xảy ra vào thời thơ ấu của Các-nây khi mẹ ông nằm thoi thóp chờ chết. Chung quanh giường có bốn anh em trai và một cô em gái út duy nhất. Vì bị tai biến mạch máu não, nên bà mẹ của Các-nây không thể nói thành tiếng. Sau khi bà cố lần lượt hôn năm đứa con, bà liền giơ cánh tay phải còn cử động được lên. Dim-my kể lại những gì đã xảy ra như sau : “Mẹ tôi dùng ngón tay phải chỉ vào anh con trai trưởng rồi lại chỉ vào ngón tay trỏ của bàn tay trái bị tê liệt của bà, rồi bà lần lượt chỉ vào từng người trong mấy anh em chúng tôi, mỗi người được tượng trưng bằng một trong bốn ngón tay trái. Riêng ngón cái thì bà chỉ vào đứa em gái út Din-ni (Jeannie) mới ba tuổi. Bà cầm ngón cái ấy để vào giữa lòng bàn tay và ép bốn ngón tay kia lên ngón cái ấy. Cuối cùng bà dùng bàn tay phải vỗ nhẹ lên nắm đấm của bàn tay trái”. Dim-my nhận xét rằng cử chỉ của mẹ ông lúc đó thật tuyệt vời. Năm anh em hiện diện đều hiểu được ý nghĩa mà bà muốn diễn tả : Bốn anh em trai phải thay bà để che chở và giúp đỡ cho cô em gái út bé nhỏ sau khi bà qua đời. Đó là một cử chỉ đầy ý nghĩa mà không lời nói nào có thể diễn tả hay hơn được. Cử chỉ ấy của bà đã để lại ấn tượng mạnh mẽ không bao giờ phai mờ trong tâm khảm của anh em chúng tôi, khiến chúng tôi luôn giữ lời trăn trối của bà”.
3) ĐỨC TÍNH HY SINH CỦA MỤC TỬ : CÂU CHUYỆN « ANH PHẢI SỐNG »
Có hai vợ chồng trẻ làm nghề đốn củi vào mùa nước lũ. Chiều tối, khi trở về họ đặt củi trên chiếc thuyền lan mong manh, nhỏ bé để xuôi theo dòng nước quay về nhà. Thình lình một dòng lũ từ những sườn núi ồ ạt tuôn xuống dòng sông, tạo thành một dòng xoáy mỗi lúc một mạnh khiến chiếc thuyền lan nhỏ bé của họ bị bể vỡ tan tành. Người chồng cố níu kéo vợ khỏi bị nước lũ cuốn trôi. Nhưng dòng nước xoáy mỗi phút giây qua đi lại trở nên mạnh mẽ hơn. Sức lực của anh chồng xem ra mỗi lúc đuối dần khi phải một mình bơi sải vừa để thoát thân lại vừa phải cứu vợ. Người vợ thấy sức chịu đựng của chồng đã sắp cạn kiệt, nên đã buông tay ra để mặc cho dòng nước lũ cuốn đi. Chị chỉ kịp gào thét trong cơn mưa giông và nước lũ : "Anh phải sống để nuôi dạy đàn con anh nhé !".
4) MỤC TỬ CÓ SỨC MẠNH BIẾN ĐỔI SỐ PHẬN ĐỜI NGƯỜI:
Dương Ân Điển là đứa bé bị bỏ rơi, người ta nhặt được nó ở một quầy bán thịt, trong cái chợ nghèo vùng núi miền Nam, đảo Đài Loan. Câu chuyện thương tâm này xảy ra năm 1974, ấy là lúc vừa lọt lòng, em đã không có hai cánh tay, chân phải thẳng đơ không thể co duỗi.
Thế mà 25 năm sau, đứa bé tàn tật bất hạnh ấy đã trở thành nhà danh họa tài ba, chuyên vẽ tranh bằng chân và miệng. Cô đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm ở Mỹ và Nhật, và là thành viên của Hiệp Hội quốc tế những người vẽ tranh bằng chân và miệng.
Cuộc đời cô thay đổi nhanh chóng như thế, thành công rực rỡ như thế, cũng là nhờ mục sư Dương Húc và vợ ông là Lâm Phương Anh nhận nuôi. Đặc biệt là ông Tưởng Kinh Quốc đã cho cô đi giải phẫu chỉnh hình cột sống, nắn chân phải, sửa đường làm cầu cho cô dễ dàng đi tới trường. Ông đã nói với cô : “Cháu không có tay, nhưng còn chân, và có thể làm được rất nhiều việc”. Chính tình thương, sự chăm sóc, và lời động viên của ông Tưởng Kinh Quốc đã thay đổi số phận của một con người.
“Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi” (Ga 10, 27). Thiên Chúa là chủ chiên nhân lành, Người yêu thương mỗi người chúng ta bằng một tình yêu cá biệt, cho dù chúng ta có què quặt đui mù, có xấu xa đốn mạt đến đâu, mỗi người chúng ta đều có chỗ đứng độc nhất vô nhị trong tình yêu bao bọc của Chúa; mỗi người chúng ta đều có vị trí đặc biệt trong trái tim yêu thương của Người. Tấm lòng quảng đại yêu thương của ông Tưởng Kinh Quốc dành cho cô bé tàn tật Dương Ân Điển chỉ là hình bóng tình yêu thương vô bờ của Thiên Chúa đối với chúng ta, những con chiên của Người.
5) ĐỨC GIÊ-SU LÀ CỬA BẢO VỆ ĐÀN CHIÊN:
George Smith kể lại một loại chuồng chiên khi đi du lịch ở Đông phương : Bấy giờ ông cùng đi với một người chăn chiên. Thấy một chiếc chuồng ông liền hỏi người chăn chiên:
- Đó có phải là chuồng chiên không?
Người ấy đáp :
- Dạ, phải.
Rồi George nói :
- Tôi thấy chỉ có một lối đi vào.
Giơ tay chỉ khoảng trống ở hàng rào, người ấy đáp :
- Vâng, ở đàng kia là cái cửa.
Ông George rất ngạc nhiên bảo :
- Nhưng ở đó đâu có cửa?
Người chăn chiên đáp :
- Dạ, tôi là cửa.
George chợt nhớ câu truyện trong Tin Mừng Gio-an nên tiếp tục hỏi người chăn chiên :
- Anh muốn nói gì khi bảo chính anh là cái cửa?
Người chăn chiên giải thích :
- Chiên vào chuồng xong, tôi đến nằm ngay ngưỡng cửa, và sẽ không có con chiên nào có thể đi ra hoặc con chó sói nào có thể đi vào chuồng nếu không nhảy qua người tôi.
3. SUY NIỆM:
Chúa nhật IV Phục Sinh được gọi là Chúa nhật lễ Chúa Chiên lành. Tin Mừng Gio-an đề cập đến hình ảnh quen thuộc của vùng Trung Đông: các mục tử, cửa chuồng chiên:
1) TÔI LÀ MỤC TỬ NHÂN LÀNH (Ga 10,7) :
- Mục tử là người vào chuồng chiên ngang qua cửa chính, chứ không lén lút leo rào mà vào chuồng (x. Ga 10,1-2). Người giữ cửa quen biết mục tử nên sẵn sàng mở cửa, và chiên cũng quen biết mục tử quen với giọng nói của anh, nên dễ dàng phân biệt anh với người lạ hay kẻ trộm (x. Ga 10,3-5). Mục tử nhân lành yêu thương chiên, biết tên và âu yếm gọi từng con chiên trong đoàn ra ngoài. Mục tử sẽ đi trước dẫn đường, các con chiên sẽ yên tâm theo sau, vì chúng biết đang đi theo ai và người chủ chiên sẽ dẫn chúng đi đâu. Hầu như có một sự hiểu biết cảm thông và gần gũi giữa đoàn chiên và người mục tử.
- Trong lịch sử dân Ít-ra-en, các vua chúa và đại tư tế được gọi là mục tử. Danh hiệu Mục Tử Nhân Lành thường được dành riêng để gọi Đức Chúa. Qua trung gian ông Mô-sê, Đức Chúa đã dẫn đưa con dân Ít-ra-en vượt qua Biển Đỏ, qua sa mạc 40 năm để về miền Đất Hứa dành cho tổ phụ Áp-ra-ham và con cháu đến muôn đời. Đức Chúa như người mục tử đã gắn liền số phận với đàn chiên là dân Ít-ra-en. Hình ảnh mục tử đó chỉ được rõ nét nơi Đức Giê-su trong thời Tân Ước sau này. Hôm nay, Đức Giê-su tuyên bố Người là Mục Tử nhân lành. Khác với các đầu mục Do thái là bọn người chăn thuê. Chúng chỉ biết lợi dụng đàn chiên để tìm tư lợi, Mục Tử nhân lành Giê-su yêu thương đàn chiên, hiểu biết từng con, luôn phục vụ đàn chiên và sẵn sàng thí mạng sống bảo vệ đàn chiên khỏi bị sói dữ cắn xé. Đáp lại, con chiên cần nghe tiếng chủ chiên, yêu mến và vâng lời chủ chiên. Đức Giê-su tóm lại sứ mệnh mục tử của Người như sau: “Kẻ trộm đến chỉ để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần Tôi, Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).
2) TÔI LÀ CỨA CHUỒNG CHIÊN (Ga 10,9) :
Sau khi đã tự mô tả là một người mục tử nhân lành, Đức Giê-su lại nhận mình là cửa chuồng chiên. Hôm nay Đức Giê-su tuyên bố : « Tôi là cửa cho chiên ra vào… Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ » (Ga 10,7.9). Đức Giê-su chính là mục tử chăn dắt đoàn chiên là các tín hữu. Khác với kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy, Đức Giê-su đến để cho chiên được sống, và sống dồi dào (x. Ga 10,10).
- Cửa chuồng chiên là lối cho chiên ra vào chuồng để được bảo vệ an toàn và được sống dồi dào. Chỉ người nào đi qua Cửa chuồng chiên Giê-su tức là Hội Thánh thì người ấy mới là mục tử thực sự của Thiên Chúa và mới được hưởng ơn cứu độ của Ngài ban cho (x. Ga 10,9). Thánh Gio-an Kim Khẩu nói : “Khi Đức Giê-su đưa chúng ta đến với Chúa Cha, Người nhận mình là Cửa. Khi Người săn sóc dưỡng nuôi ta, Người nhận mình là Mục Tử”. Cửa Giê-su cũng giúp phân biệt mục tử giả và thật : Mục tử giả sẽ không dám đi ngang qua Cửa Giê-su để vào chuồng chiên. Chớ gì Hội Thánh có nhiều mục tử thực sự của Chúa Giê-su, có tình yêu thương thể hiện qua lối sống gần gũi « có mùi chiên », biết tên từng con chiên và mang lại cho chiên của ăn thiêng liêng là Lời Chúa và Thánh Thể đem lại sự sống dồi dào.
3) NGUYÊN NHÂN THIẾU ƠN THIÊN TRIỆU TRONG CÁC NƯỚC TÂN TIẾN?
a) Hiện nay nhiều nơi trên thế giới nhất là tại các nước Âu Mỹ, đang thiếu trầm trọng ơn gọi linh mục tu sĩ. Nhiều nhà thờ không có linh mục nên phải đóng cửa hoặc bán đi để trả nợ. Cũng có nhiều dòng tu bị giải thể vì không còn lớp tu sĩ trẻ kế thừa.
b) Hiện tượng thiếu ơn gọi linh mục tu sĩ thường do mấy nguyên nhân như sau :
- Một là vì các đôi vợ chồng trẻ do thói ích kỷ nên không muốn sinh nhiều con, để dành tiền bạc và thời gian phục vụ cho các nhu cầu riêng của mình.
- Hai là các người trẻ hôm nay luôn chịu ảnh hưởng của lối sống thực dụng và hưởng thụ : chỉ biết tìm thỏa mãn các đam mê nhục dục thấp hèn, các nhu cầu ích kỷ bản thân… và mất đi cảm thức đức tin.
- Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất có lẽ là do người lớn đã không nhiệt tâm cổ võ cho ơn thiên triệu và không quảng đại hiến dâng con mình cho Chúa và Hội Thánh.
- Mỗi Giáo xứ phải trở thành vườn ươm trồng ơn thiên triệu : Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II trong sứ điệp về ơn gọi năm 1996 đã nhắc đến việc cần phải làm là tạo một môi trường thuận lợi cho hạt giống ơn gọi dễ phát triển là các giáo xứ. Ngài nói như sau : “Phải làm sao để mỗi giáo xứ trở thành một cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa, cộng đoàn cầu nguyện, hăng say làm việc tông đồ và luôn quan tâm phục vụ những người nghèo khổ. Giới trẻ hôm nay vẫn không thiếu những tâm hồn quảng đại, không thiếu những người trẻ muốn sống cuộc đời lý tưởng và có ý nghĩa. Họ cần được Hội Thánh hướng dẫn để gặp được Đức Giê-su, để nghe lời Người và theo làm môn đệ của Người, sẵn sàng chia sẻ sứ mệnh cứu độ của Người. Giới trẻ hôm nay cũng cần được nghe những tiếng kêu than của bao người đói khát chân lý hay đang cần được công lý bảo vệ. Hội Thánh phải giúp giới trẻ cảm nhận được bổn phận lớn lao là xây dựng thế giới này trở thành một ngôi nhà của tình thương và hạnh phúc. Giới trẻ cũng cần có những người thầy, người bạn dám sống niềm tin giữa muôn trở lực khó khăn, và luôn đứng vững trước sức mạnh của các cám dỗ muốn thỏa mãn các đam mê bất chính”.
4) LÀM GÌ ĐỂ GIÚP HỘI THÁNH THÊM NHIỀU LINH MỤC TU SĨ?
a) Hỗ trợ của các bậc cha mẹ trong gia đình: Hiện nay sở dĩ thiếu ơn gọi một phần cũng là do lỗi của chúng ta chưa thiết tha cầu xin Thiên Chúa sai thêm thợ gặt đến, chưa quyết tâm trở thành chứng nhân của Chúa, chưa quảng đại dâng con và khuyến khích chúng quảng đại phục vụ Chúa và Hội Thánh trong bậc tu trì.
b) Vai trò của gương sáng : Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô đã nói về các mục tử trong Hội Thánh như sau : “Giám Mục không phải là Giám Mục cho bản thân ngài, mà là cho dân. Cũng vậy, Linh Mục không phải là Linh Mục cho bản thân ngài, mà là cho dân : để phục vụ, nuôi dưỡng, chăm sóc dân là đoàn chiên của ngài…” Đức Giáo Hoàng đòi hỏi linh mục như sau : “Tôi yêu cầu anh em hãy là những mục tử mang nặng mùi con chiên của mình.” Hiện nay trong giáo xứ của chúng ta, vẫn còn nhiều người chưa biết Chúa, hoặc đã biết Chúa nhưng chối bỏ đức tin, cố tình loại Chúa ra khỏi cuộc đời mình… Các cha xứ phải đi tìm kiếm họ để an ủi, chữa lành và giúp họ trở về với Chúa.
c) Gây ý thức về tầm quan trọng và nhiệm vụ ươm trồng ơn thiên triệu : Mỗi người chúng ta cần cầu nguyện cho mình sống đúng vai trò là linh mục, là quý chức giúp việc, là chồng vợ, cha mẹ và con cái trong gia đình.
d) Quảng đại đóng góp tinh thần vật chất cho chủng viện : Các gia đình, hội đoàn, giáo xứ… hãy quảng đại để tích cực cộng tác với Hội Thánh ươm trồng ơn thiên triệu và có thêm nhiều linh mục tu sĩ hiến thân chăm sóc đàn chiên và loan báo Tin Mừng cho an hem lương dân chưa nhận biết Chúa, vì « lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt ».
4. THẢO LUẬN :
Theo bạn mục tử tốt như lòng Chúa mong ước hôm nay cần có những phẩm chất nào trong các phẩm chất sau đây : khôn ngoan, đạo đức, có bằng cấp cao, thông thạo ngoại ngữ, đàn hay hát giỏi, giảng hấp dẫn, nhiệt tình tông đồ, sống đơn giản, dấn thân hy sinh, chu toàn bổn phận, thái độ khiêm tốn, hiền hòa, vui vẻ, tiết độ, trung thực, vị tha, đúng đắn trong giao tiếp, quan tâm đến giới trẻ, có lòng thương xót? Tại sao?
5. NGUYỆN CẦU :
LẠY CHÚA GIÊ-SU.
Xin ban cho chúng con những linh mục biết quảng đại, hy sinh trong đời phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân. Xin ban cho chúng con những linh mục có trái tim biết yêu thương bằng tình yêu của Chúa, một trái tim mở rộng để sẵn sàng đón nhận hết mọi người, nhất là những người đau khổ và bị bỏ rơi. Xin ban cho chúng con những linh mục có đức tin vững mạnh, luôn sống kết hiệp mật thiết với Chúa, để giúp chúng con gặp được chính Chúa. Xin ban cho chúng con những linh mục biết chăm chỉ rao giảng Lời Chúa, có sức làm nóng lên đức tin yếu kém và làm bùng cháy ngọn lửa yêu thương trong lòng chúng con, giúp chúng con thêm đức tin để nhìn thấy Chúa trong mọi người. Cuối cùng xin Chúa ban cho chúng con những linh mục là những vị chủ chăn tốt lành noi gương Chúa xưa, đến để cho chiên “được sống và sống dồi dào”.
Được lôi kéo
Lm. Minh Anh
15:37 26/04/2023
ĐƯỢC LÔI KÉO
“Chẳng ai đến được với Tôi, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai Tôi không lôi kéo người ấy!”.
Một nhà chiêm niệm nói, “Lo lắng là lãng phí thời gian hôm nay, xáo trộn các cơ hội của ngày mai với những rắc rối của ngày hôm qua! Đang khi điều đáng lo nhất, là lúc bạn nghĩ, bạn đang ở một mình! Bạn quên Thiên Chúa, Đấng trợ giúp bạn. Bạn luôn ‘được lôi kéo’ về phía Ngài!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Bạn luôn ‘được lôi kéo’ về phía Ngài!”. Đó là nguyên tắc thiêng liêng tuyệt vời mà Tin Mừng hôm nay tiết lộ cho bạn và tôi. Chúa Giêsu nói rất rõ, “Chẳng ai đến được với Tôi, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai Tôi không lôi kéo người ấy!”.
Khi nói, “Chẳng ai đến được với Tôi”, Chúa Giêsu muốn nói, việc đến với Ngài trong đức tin, lớn lên trong đức tin là điều không ai có thể làm một mình! Thiên Chúa luôn đi bước trước; Ngài khơi lên cơn khát tâm linh trong mỗi trái tim. Phần chúng ta, là đáp lại. Tất nhiên, không phải cách thụ động, chờ Chúa ra tay! Ngài không ngừng vươn tới, không ngừng nói và không ngừng cuốn hút chúng ta; nhưng về phía mình, chúng ta cần lắng nghe! Vì thế, biết mình ‘được lôi kéo’, bạn và tôi chỉ cần hoà mình vào lời ‘tán tỉnh’ nhẹ nhàng của Ngài và tiếng thầm thì của Thánh Thần; và điều này thường xảy ra dưới hình thức ân sủng, vốn tinh tế, thúc giục, gọi mời.
Trong một thế giới bận rộn vốn rất giỏi trong việc khiến chúng ta “lãng phí thời gian hôm nay, xáo trộn các cơ hội của ngày mai với những rắc rối của ngày hôm qua”, bạn và tôi phân tâm! Tiếng thì thầm của Chúa Cha lại hoàn toàn khác. Chúng chỉ được lắng nghe qua im ắng nội tâm, dẫu không cần ai đó phải ở trong một tu viện. Chỉ cần trung thành cầu nguyện và hình thành thói quen hướng về Chúa mọi lúc, người ấy sẽ cảm nhận mình ‘được lôi kéo’. Và điều đó sẽ đạt được khi mỗi người biết làm đi làm lại thói quen tốt lành này!
Câu chuyện của bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay là một ví dụ. Ngồi trên xe, viên thái giám đọc sách Isaia. Thần Khí nói với Philipphê, “Tiến lên, theo kịp xe kia!”. Những gì xảy ra sau đó quả là việc của Thánh Thần. Philipphê giảng giải, nói về Chúa Giêsu cho ông; sau cùng, là phép rửa. Rõ ràng, vị quan này ‘được lôi kéo’ bởi Thánh Thần qua vị tông đồ. Thật thú vị, bản thân Philipphê cũng ‘được lôi kéo’; ông tiếp tục hành trình, lòng hỷ hoan; mọi thành ông đi qua được rao giảng Tin Mừng. Thánh Vịnh đáp ca diễn tả, “Toàn trái đất, hãy tung hô mừng Chúa!”.
Anh Chị em,
“Chẳng ai đến được với Tôi, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai Tôi, không lôi kéo người ấy”. Chúa Cha luôn lôi kéo chúng ta về phía Ngài qua Chúa Giêsu; nhưng tiếng nói của vật chất, dễ dãi bao giờ cũng hấp dẫn hơn tiếng nói của Ngài; tiếng của thần dữ bao giờ cũng dễ nghe hơn tiếng của thần lành. Vì thế, Thiên Chúa phải đi bước trước, Ngài không ngừng vươn tới, không ngừng nói, không ngừng lôi kéo chúng ta. Vấn đề là liệu chúng ta có lắng đọng đủ để lắng nghe và hoà mình trong lời ‘tán tỉnh’ của Ngài không; lời ‘tán tỉnh’ này có khi êm ái, nhưng lắm lúc nổ ran như sấm rền. Chớ gì chúng ta đủ bình tâm trước mọi biến cố, mọi vấn đề; luôn ý thức, “tôi không ở một mình”, hầu có thể cảm nghiệm sự chèo kéo của Ngài. Hãy tin tôi, nếu không cảm nhận ‘được lôi kéo’ bởi Chúa Cha, bạn sẽ dễ dàng buông mình cho vô vàn chèo kéo thế tục!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, hãy lôi con về phía Ngài mỗi ngày, hầu con đủ sức kéo người khác về phía Chúa! Và mỗi chúng con sẽ cảm nhận ‘được bay bổng’, ‘được lôi kéo’ bởi ân sủng từ trên!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Bảo vệ và nuôi dưỡng đàn chiên
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
22:46 26/04/2023
Xưa kia, tại Do-thái, để canh giữ đàn chiên ban đêm, người chăn chọn một bãi đất trống ngoài đồng rồi rào giậu chung quanh, chỉ chừa một lối hẹp cho chiên ra vào mà không có cửa. Ban đêm, sau khi đã lùa chiên vào ràn, người chăn nằm ngay lối ra vào chật hẹp đó thay cho cánh cửa. Thế là chiên bên trong không thể ra ngoài được vì đã có người chặn lối, kẻ trộm bên ngoài cũng không vào trong ràn bắt chiên được vì người chăn đã chắn lối đi. Như thế, người chăn trở thành một “cánh cửa sống” bảo vệ cho đoàn chiên được an toàn.
Qua Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su tự ví mình như “cánh cửa chuồng chiên”, bảo vệ chiên được an toàn, không bị trộm cướp và ác thú giết hại.
Cửa đóng lại để bảo vệ chở che
Chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại lại có nhiều cạm bẫy của ác thần, nhiều nọc độc của văn hoá sự chết, nhiều cám dỗ tệ hại lôi kéo nhân loại vào vòng sa đoạ như trong thế kỷ hôm nay.
Vô vàn sách báo xấu xa, phim ảnh đồi trụy, tư tưởng độc hại, lối sống thác loạn… được quảng bá khắp nơi trên thế giới, được tung lên mạng lưới điện toán toàn cầu làm sai lệch méo mó lương tâm con người, khiến người ta xem tội ác là chuyện bình thường, giải quyết tranh chấp bằng bạo lực là chính đáng, xem hôn nhân đồng tính là lẽ tự nhiên, huỷ hoại đời sống chung thuỷ của vợ chồng là chuyện nhỏ…
Trước những nguy cơ khủng khiếp như thế đang đe doạ nhân loại trên khắp thế giới, chỉ có một lá chắn vững chắc, một cánh cửa an toàn, một thành trì kiên vững là Chúa Giê-su. Giáo huấn của Ngài là tấm cửa che chắn chúng ta được an toàn, không kẻ thù nào xâm hại được, nếu chúng ta biết đón nhận và lắng nghe.
Cửa mở ra để dẫn đưa vào đồng cỏ thiêng liêng
Không chỉ đóng lại để bảo vệ chở che, “Cửa Giê-su” còn mở ra để khai lối cho nhân loại tiến vào đồng cỏ thiêng liêng như lời Ngài nói: “Tôi là Cửa. Ai qua tôi… thì sẽ gặp đồng cỏ… Phần tôi, tôi đến để cho chiên tôi được sống và sống dồi dào (Gioan 10, 9-10).
Các vị đại thánh nổi bật như Phan-xi-cô Át-xi-di, Phan-xi-cô Xa-vi-ê, Tê-rê-xa Hài đồng Giê-su… của những thế kỷ trước hay mẹ thánh Tê-rê-xa Calcutta thời nay và rất nhiều vị thánh cao cả khác trong dòng lịch sử Hội thánh, nhờ được nuôi ăn trong cánh đồng cỏ thiêng liêng nầy nên đã trở thành những người có phẩm chất cao đẹp, thành gương sáng cho đời và là những ngôi sao sáng ngời trong Hội thánh.
Nhân loại hôm nay như đàn chiên đói khát, đói khát lương thực tinh thần cách khẩn thiết, nhưng tiếc thay, còn lắm người chưa chấp nhận bước qua “Khung Cửa Giê-su” để được dẫn vào đồng cỏ thiêng liêng, bồi bổ cho đời sống tâm linh của mình.
Lạy Chúa Giê-su,
Chúa là Cửa đóng lại che chắn để chúng con được bảo vệ khỏi sự xâm nhập và tàn phá của ác thần;
Chúa là Cửa mở ra đồng cỏ xanh để chúng con được nuôi dưỡng sung mãn với vô vàn ân phúc của Chúa.
Xin cho nhân loại hôm nay biết tin nhận Chúa là Đấng bảo vệ che chở và dưỡng nuôi họ, nhờ đó mọi người được vui hưởng hồng phúc và hoan lạc muôn đời. Amen.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hơn 100.000 người tham gia cuộc diễn hành phò sự sống, phò gia đình ở Peru
Đặng Tự Do
05:55 26/04/2023
Theo các nhà tổ chức sự kiện, hơn 100.000 người đã tham gia Cuộc diễn hành vì Cuộc sống và Gia đình vào ngày 15 tháng 4. Sự kiện này được tổ chức bởi Trung tâm Điều phối Khu vực vì Sự sống, gọi tắt là CORVIDA, tại thành phố Arequipa, Peru.
“Vì điều quý giá nhất mà chúng ta có: cuộc sống và gia đình; chúng ta cống hiến hết mình!” là chủ đề của phiên bản mới này của cuộc diễn hành đã được tổ chức từ năm 2006 vào ngày gần nhất với Ngày của Hài nhi chưa sinh, mà ở Peru được cử hành vào ngày 25 tháng 3, lễ Truyền tin.
Guadalupe Valdez, chủ tịch của CORVIDA, nhấn mạnh trong một tuyên bố rằng cuộc diễn hành “không chống lại bất kỳ ai” mà là “một lễ kỷ niệm nhằm khẳng định, thúc đẩy và bảo vệ giá trị của mỗi người và cuộc sống của mỗi con người.”
Bà lưu ý: “Những cuộc khủng hoảng mà chúng ta đã trải qua trong những năm gần đây đã cho chúng ta thấy rằng thể chế mà chúng ta tìm thấy sự hỗ trợ lớn nhất trong những lúc khó khăn chính là gia đình.
Phát biểu trước hàng ngàn người tham gia, tổng giám mục của Arequipa, Đức Cha Javier Del Río Alba, cho biết: “Thật vui khi gặp lại các gia đình, thanh niên, người lớn, trẻ em, các bà mẹ trong các nhóm này đã tham gia cuộc diễn hành nói lời đồng ý với cuộc sống ở Arequipa thân yêu của chúng ta, sau hai năm không thể trực tiếp làm điều đó như thế này “.
Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh: “Thật đáng khích lệ khi thấy hàng ngàn hàng ngàn người ăn mừng món quà sự sống và gia đình”.
Cuộc diễn hành diễn ra từ 3:30 chiều đến khoảng 7:30 tối và những người tham gia bao gồm các hiệp hội dân sự, văn hóa và nghệ thuật; cơ sở giáo dục và hội thảo; phòng khám sức khỏe, hội thợ thủ công và các công ty tư nhân; và các tổ chức làm việc cho trẻ em, phụ nữ và gia đình.
Khi cuộc diễn hành kết thúc, một số đội do ban tổ chức ủy quyền phụ trách dọn dẹp đường phố.
CORVIDA bao gồm Hiệp hội Cuộc sống và Gia đình, Bác sĩ vì Cuộc sống, Đạo đức và Luật pháp, Phụ nữ ủng hộ và Nhân quyền, Dự án Hy vọng, Cuộc sống trẻ, Truyền thông và Đối thoại, nền tảng công dân Let's Save Them Both và các nhóm khác.
Source:Catholic News Agency
Tòa Thánh và Italia gặp gỡ song phương nhân Năm Thánh 2025<
Đặng Tự Do
05:56 26/04/2023
Cuộc gặp gỡ giữa các phái đoàn do Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin và Thủ tướng Ý Giorgia Meloni dẫn đầu đã nhấn mạnh sự cần thiết của các cuộc thảo luận trong tương lai về tiến độ của công việc, nhằm thúc đẩy sự chào đón thích hợp cho những người đến Rôma dự Năm Thánh.
Trước Năm Thánh sắp tới, mà Giáo hội hoàn vũ sẽ cử hành vào năm 2025, một cuộc gặp song phương đã được tổ chức vào chiều thứ Tư giữa Nhà nước Ý và Tòa thánh.
“Trong cuộc gặp kéo dài khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ, các bên đã bày tỏ lòng biết ơn đối với sự hợp tác giữa Ý và Tòa thánh và mong đợi một sự kiện có thể đóng góp về mặt tinh thần và văn hóa cho thành phố Rôma và đất nước ý,” Văn phòng Báo chí Tòa thánh cho biết trong một thông cáo báo chí. “Khi kết thúc cuộc họp, các tham dự viên đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có thêm những khoảnh khắc trao đổi để theo dõi tiến độ của công việc, nhằm thúc đẩy sự chào đón thích hợp cho những người hành hương và tín hữu sẽ đến thành phố vào dịp Năm Thánh.”
Phái đoàn Ý do Thủ tướng Giorgia Meloni dẫn đầu, bao gồm Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế, Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính, Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Du lịch, Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Dân sự và Chính sách Biển, Chủ tịch Vùng Lazio, Thị trưởng Rôma và Ủy viên Đặc biệt của Chính phủ phụ trách Năm Thánh. Họ được tháp tùng bởi Đại sứ Ý tại Tòa thánh.
Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin dẫn đầu phái đoàn đại diện cho Tòa Thánh. Hiện diện còn có Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Tổng trưởng Thánh Bộ Truyền giáo, cùng với Thứ trưởng Thánh Bộ; Phụ Tá Quốc vụ khanh; Bộ trưởng Quan hệ với các Quốc gia và Tổ chức Quốc tế; Ủy viên Hội đồng về các vấn đề chung, cùng với Phó Tổng thư ký của Thủ hiến Thành quốc Vatican; Giám đốc Cơ sở hạ tầng và Dịch vụ; và Phó Giám đốc Sở An ninh và Bảo vệ Dân sự.
Source:Vatican News
Tiến sĩ George Weigel: 60 Năm Sau Thông Điệp Hòa Bình Tại Thế - Pacem In Terris
Đặng Tự Do
05:57 26/04/2023
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “PACEM IN TERRIS AFTER 60 YEARS”, nghĩa là “Thông Điệp Hòa Bình Tại Thế 60 năm sau”
Vào ngày 11 tháng 4 năm 1963, Đức Gioan XXIII đã ban hành thông điệp Pacem in Terris hay Hòa Bình Tại Thế, một lời kêu gọi mạnh mẽ cho một thế giới không có nạn nhân cũng như không có đao phủ, điều này đã củng cố danh tiếng của vị giáo hoàng này là “vị Giáo Hoàng Gioan nhân từ”. Khi thế giới đang mấp mé bên bờ vực chiến tranh hạt nhân trong cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba tháng 10 năm 1962, lời kêu gọi “Hòa Bình Tại Thế” của Đức Giáo Hoàng đã được đón nhận nồng nhiệt ở khắp mọi nơi, kể cả Liên Xô - mặc dù quan điểm ở một số thành phần ở ngay Vatican lại cho rằng những người chủ của Điện Cẩm Linh đã coi nội dung của thông điệp này là một điều khá ngây thơ.
Vậy thì Pacem in Terris đã dạy điều gì? Và phân tích của nó về các vấn đề thế giới trông như thế nào, sáu thập kỷ sau?
Đức Gioan XXIII đã dạy rằng thế giới đã bước vào một thời điểm lịch sử mới, được đặc trưng bởi niềm tin phổ biến rằng “tất cả mọi người đều bình đẳng vì phẩm giá tự nhiên của họ.” Niềm tin đó ngụ ý rằng nguyên tắc học thuyết xã hội Công Giáo cổ điển về thiện ích chung có chiều kích toàn cầu chứ không chỉ quốc gia - điều này có nghĩa là “Hòa Bình Tại Thế” phải được theo đuổi thông qua việc thiết lập một “cơ quan công quyền trên toàn thế giới”. Cơ quan có thẩm quyền toàn cầu đó phải coi việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền – mà Đức Giáo Hoàng Gioan đã định nghĩa một cách rộng rãi – là mục tiêu cơ bản của nó.
Đối với các quốc gia cộng sản, họ cũng phải được bao bọc trong cộng đồng chính trị toàn cầu, vì các phong trào cộng sản, bất kể “những lời dạy triết học sai lầm” của họ, có thể vẫn “chứa đựng những yếu tố tích cực và đáng được tán thành”. Cuối cùng, Pacem in Terris đã dạy rằng cuộc chạy đua vũ trang là một cái bẫy và một ảo tưởng; giải trừ quân bị phổ quát là một mệnh lệnh đạo đức được yêu cầu bởi lý trí đúng đắn, vì “trong thời đại như của chúng ta, một thời đại tự hào về năng lượng nguyên tử của mình, thật trái với lý trí khi cho rằng chiến tranh hiện nay là một cách thích hợp để khôi phục các quyền đã bị vi phạm.”
Đối với tất cả những điều đó, tầm nhìn vĩ đại của Đức Gioan XXIII đã truyền cảm hứng cho niềm hy vọng rằng thế giới có thể tìm ra con đường thoát khỏi thế bế tắc của lưỡi dao Chiến tranh Lạnh, điểm thiếu sót trong thông điệp mà các nhà phê bình thân thiện đã chỉ ra sau khi thông điệp được ban hành - đó là sự thiếu chú ý đến thực tế của quyền lực trong nền chính trị thế giới, sự hiểu sai về mối liên hệ nội tại giữa các ý tưởng của chủ nghĩa Mác và chính trị toàn trị, sự thờ ơ đối với những tác động lâu dài của tội tổ tông trong lĩnh vực chính trị—khi nhìn lại sáu mươi năm, thực sự là những thiếu sót.
Chiến tranh Lạnh kết thúc, không phải vì “lòng tin” (một chủ đề quan trọng khác trong thông điệp) đã được thiết lập giữa các nền dân chủ không hoàn hảo và các chế độ chuyên chế đa nguyên; nó đã kết thúc nhờ điều mà William Inboden (trong The Peacemaker: Ronald Reagan, The Cold War, and the World on the Brink) mô tả là chiến lược “thương lượng đầu hàng” do Hoa Kỳ nghĩ ra và được các đồng minh phương Tây ủng hộ. Và trong khi một cuộc chạy đua vũ trang, vào những năm 1980, đã làm gia tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân ở một số thời điểm, nó cũng phá vỡ khả năng và ý chí của Liên Xô trong việc tiếp tục chạy đua.
Đối với đề xuất của thông điệp về việc phát triển một “cơ quan công quyền toàn cầu” có khả năng giải quyết các vấn đề quan trọng toàn cầu, sự bất lực và tham nhũng mà Liên Hiệp Quốc đã thể hiện kể từ khi Pacem in Terris được ban hành, nhất là trong việc bảo vệ các quyền cơ bản của con người, đã đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về cả tính khả thi, thậm chí là mong muốn, của bất kỳ tổ chức nào như vậy.
Sự nhấn mạnh đáng hoan nghênh của Đức Gioan XXIII về nhân quyền như một vấn đề quan trọng trong đời sống công cộng quốc tế đã được chứng thực bằng cuộc cách mạng lương tâm—cuộc cách mạng nhân quyền—mà người kế vị thứ ba của ngài, Đức Gioan Phaolô II, đã châm ngòi ở Đông Trung Âu vào năm 1979: một cuộc cách mạng đóng vai trò then chốt trong sự sụp đổ bất bạo động của chủ nghĩa cộng sản Âu Châu. Nhưng cả Giáo hội lẫn chính trị thế giới đều không được phục vụ tốt bởi xu hướng trong Pacem in Terris coi hầu như mọi mong muốn về chính trị, xã hội và kinh tế đều là “nhân quyền”: một xu hướng sau đó đã trở thành một cám dỗ không thể cưỡng lại đối với Tòa thánh khi đề cập đến chính trị thế giới.
Trong bài bình luận về thông điệp này, nhà thần học vĩ đại của Dòng Tên John Courtney Murray lập luận rằng quan niệm của Đức Gioan XXIII về cộng đồng chính trị lý tưởng—điều mà Murray mô tả là “người tự do dưới một chính phủ hạn chế”—được rút ra từ Thánh Thomas Aquinas. Tuy nhiên, nếu Pacem in Terris lấy một phần cảm hứng từ vị Tiến sĩ Hội Thánh, thì ở đâu trong thông điệp người ta tìm thấy tiếng vang của Augustinô, một bậc thầy vĩ đại khác của lý thuyết chính trị Công Giáo cổ điển? Một số người hỏi liệu Đức Giáo Hoàng có nhận thức đầy đủ về sự bành trướng trong sự điên rồ chính trị của con người, và sự nguy hiểm của chế độ chuyên chế gắn liền với những tầm nhìn không tưởng về sự hoàn hảo của con người, như Thánh Augustinô đã chắc chắn không?
Một tầm nhìn đầy cảm hứng và cao cả, đi kèm với một phân tích không đầy đủ về những trở ngại đối với việc hiện thực hóa tầm nhìn đó: có lẽ là một đánh giá hợp lý về Pacem in Terris nhân dịp kỷ niệm 60 năm công bố.
Source:First Things
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Niềm đam mê truyền giáo: chứng tá của đời sống đơn tu
Vu Van An
06:07 26/04/2023
Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô, thứ Tư, ngày 26 tháng 4 năm 2023, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý nói về niềm đam mê rao giảng Tin mừng của ngài, nhấn mạnh tới chứng tá của đời sống đơn tu. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Pháp do Tòa Thánh công bố:
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em buổi sáng!
Chúng ta tiếp tục các bài giáo lý về các chứng nhân của lòng nhiệt thành tông đồ. Chúng ta bắt đầu với Thánh Phaolô và lần vừa rồi chúng ta xem xét các vị tử đạo, những người loan báo Chúa Giêsu bằng chính cuộc sống của họ, thậm chí hiến mạng sống của họ cho Người và cho Tin Mừng. Nhưng còn có một chứng từ vĩ đại khác xuyên suốt lịch sử đức tin: đó là chứng từ của các nữ đan sĩ và nam đan sĩ, của các anh chị em từ bỏ chính mình, từ bỏ thế gian để noi gương Chúa Giêsu trên con đường khó nghèo, khiết tịnh, vâng lời và chuyển cầu cho mọi người. Cuộc sống của họ tự nói lên tất cả, nhưng chúng ta có thể tự hỏi làm thế nào những người sống trong các đan viện có thể đóng góp vào việc loan báo Tin Mừng? Há họ chẳng sẽ làm tốt hơn khi dồn năng lực của mình vào việc phục vụ việc truyền giáo hay sao? Bằng cách rời khỏi đan viện và rao giảng Tin Mừng bên ngoài đan viện? Trên thực tế, các nam đan sĩ là trái tim đang đập của lời loan báo: lời cầu nguyện của họ là dưỡng khí cho tất cả các chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô, lời cầu nguyện của họ là sức mạnh vô hình nâng đỡ việc truyền giáo. Không phải ngẫu nhiên mà bổn mạng của các xứ truyền giáo là một nữ đan sĩ, Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Hãy cùng nghe bà khám phá ơn gọi của mình như thế nào, bà đã viết như sau: “Tôi hiểu rằng Giáo hội có một trái tim, một trái tim bừng cháy tình yêu. Tôi hiểu rằng chỉ có tình yêu mới thúc đẩy các phần tử của Giáo hội hành động và nếu tình yêu này bị dập tắt, các tông đồ sẽ không còn loan báo Tin Mừng, các vị tử đạo sẽ không còn đổ máu. Tôi hiểu và biết rằng tình yêu bao trùm trong nó mọi ơn gọi [...]. Rồi, với niềm hân hoan vô bờ bến và tâm hồn ngây ngất, tôi kêu lên: Lạy Chúa Giêsu, tình yêu của con, cuối cùng con đã tìm được ơn gọi của mình. Ơn gọi của con là tình yêu. […] Giữa lòng Giáo hội, mẹ con, con sẽ là tình yêu" (Bản thảo tự thuật "B", ngày 8 tháng 9 năm 1896). Những người chiêm niệm, các nam đan sĩ, các nữ đan sĩ: những người cầu nguyện, làm việc, cầu nguyện trong yên lặng cho toàn thể Giáo hội, và đó là tình yêu: đó là tình yêu tự phát biểu trong cầu nguyện cho Giáo hội, bằng cách làm việc cho Giáo hội, trong các đan viện.
Tình yêu dành cho tất cả mọi người này làm sống động đời sống của các đan sĩ và tự diễn dịch thành lời cầu bầu của họ. Về phương diện này, tôi muốn kể cho anh chị em một gương mẫu là Thánh Grêgôriô thành Naréc, Tiến Sĩ Hội Thánh. Ngài là một đan sĩ người Ácmênia, sống vào khoảng năm 1000, và là người đã để lại cho chúng ta một cuốn sách cầu nguyện trong đó phát biểu đức tin của dân tộc Ácmênia, những người đầu tiên đón nhận Kitô giáo, một dân tộc, trong khi trung thành với thập giá Chúa Kitô, đã phải chịu đau khổ rất nhiều trong suốt lịch sử. Và Thánh Grêgôriô đã dành gần như cả cuộc đời của mình trong đan viện Naréc. Chính tại đó, ngài đã học cách nhìn vào sâu thẳm tâm hồn con người và bằng cách kết hợp thi ca và cầu nguyện với nhau, ngài đã đánh dấu đỉnh cao của văn học và tâm linh của Ácmênia. Điều nổi bật nhất về ngài là tính liên đới phổ quát mà ngài là người giải thích. Và giữa các đan sĩ có một tình liên đới phổ quát: mọi thứ xảy ra trên thế giới đều tìm thấy một vị trí trong trái tim của họ và họ cầu nguyện. Trái tim của các đan sĩ nam nữ là một trái tim thu nhận, giống như một chiếc ăngten, những gì đang xảy ra trên thế giới và cầu nguyện và can thiệp cho nó. Nhờ đó họ sống kết hiệp với Chúa và với mọi người. Và Thánh Grêgôriô thành Naréc viết: “Tôi đã tự nguyện gánh lấy mọi lỗi lầm, từ lỗi lầm của người cha đầu tiên cho đến lỗi lầm của những hậu duệ cuối cùng của ngài”. (Sách Ai Ca, 72). Và giống như Chúa Giêsu đã làm, các đan sĩ đón nhận những vấn đề của thế giới, những khó khăn, bệnh tật, rất nhiều thứ, và cầu nguyện cho người khác. Và họ là những nhà truyền giảng Tin Mừng vĩ đại. Làm thế nào có việc các đan viện sống khép kín mà lại truyền giáo? Bởi vì qua lời nói, gương sáng, lời chuyển cầu và công việc hàng ngày, các các nam đan sĩ là nhịp cầu chuyển cầu cho mọi người và cho tội lỗi. Họ cũng khóc hết nước mắt, họ khóc cho tội lỗi của chính họ - tất cả chúng ta đều là người có tội - và họ cũng khóc cho tội lỗi của thế giới, và họ cầu nguyện và chuyển cầu bằng đôi tay và trái tim của họ hướng về thiên đàng. Chúng ta hãy nghĩ một chút về “kho dự trữ” này - nếu tôi có thể nói như vậy - mà chúng ta vốn có trong Giáo hội: họ là sức mạnh thực sự, sức mạnh thực sự làm cho dân Chúa tiến lên, và đó là nguồn gốc của thói quen nói mà người ta - dân Chúa - có khi gặp một người thánh hiến: “Xin cầu cho tôi, xin cầu cho tôi”, vì anh chị em biết có lời cầu nguyện cầu bầu. Điều tốt lành cho chúng ta là đến thăm một đan viện - nếu có thể -, bởi vì người ta cầu nguyện và làm việc ở đó. Mỗi người đều có quy tắc riêng của mình, nhưng đôi tay luôn bận rộn ở đó: bận rộn với công việc, bận rộn với việc cầu nguyện. Xin Chúa ban cho chúng con những đan viện mới, xin Chúa ban cho chúng con các nam đan sĩ và các nữ đan sĩ biết thăng tiến Giáo hội nhờ sự can thiệp của họ. Xin cảm ơn anh chị em.
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp thủ tướng Ukraine vào ngày thứ Năm
Đặng Tự Do
17:01 26/04/2023
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp thủ tướng Ukraine, Denys Shmyhal, tại Vatican vào sáng thứ Năm. Hai vị gặp nhau lần cuối tại Vatican vào tháng 3 năm 2021 trong bối cảnh đụng độ giữa Ukraine và Nga ở vùng Donbas. Shmyhal là thủ tướng Ukraine kể từ tháng 3 năm 2020.
Theo lịch trình của Đức Thánh Cha ngày 27 tháng 4, ngài đã tiếp thủ tướng vào lúc 9 giờ sáng
Đức Phanxicô đã thẳng thắn ủng hộ Ukraine kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào quốc gia này vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Ngài thường nói về những người Ukraine “tử vì đạo” và cầu xin hòa bình giữa hai quốc gia. Vào tháng 3 năm 2022, ngài đã thánh hiến Ukraine và Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ.
Đức Giáo Hoàng cũng bị chỉ trích vào đầu năm ngoái vì đã không trực tiếp chỉ đích danh Tổng thống Nga Vladimir Putin là kẻ xâm lược trong cuộc chiến.
Vào tháng 10 năm 2022, ngài trực tiếp kêu gọi Tổng thống Nga ngừng bắn ngay lập tức, cầu xin ông ta chấm dứt “vòng xoáy bạo lực và chết chóc” ở Ukraine.
Lời kêu gọi đánh dấu một sự phá vỡ thói quen chỉ trình bày các suy tư liên quan đến bài Tin Mừng trong ngày của Đức Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng ngài chọn dành toàn bộ suy nghĩ của mình cho Ukraine vì diễn biến của cuộc chiến “đã trở nên quá nghiêm trọng, tàn khốc và đe dọa đến mức gây ra mối lo ngại lớn”.
Đức Thánh Cha cũng cho thấy ngài sẵn sàng giúp đàm phán hòa bình giữa hai nước.
Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có nhiều cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiyy.
Source:Catholic News Agency
Năm linh mục Pháp tử đạo trong cuộc nổi dậy chống Công giáo năm 1871 được phong chân phước ở Paris
Đặng Tự Do
17:02 26/04/2023
Năm linh mục người Pháp bị hành quyết bởi một nhóm nổi loạn có khuynh hướng bài giáo sĩ ở Paris năm 1871 đã được phong chân phước như những vị tử đạo vào Thứ Bảy, ngày 22 tháng Tư, trong một Thánh lễ với các biện pháp phòng ngừa an ninh tăng cường trước tình hình bất ổn chính trị gần đây.
“Là những mục tử được khơi dậy bởi lòng nhiệt thành tông đồ, các linh mục đã hiệp nhất trong việc làm chứng cho đức tin cho đến mức tử đạo, mà các ngài đã phải chịu đựng ở Paris vào năm 1871 trong thời kỳ được gọi là ‘Công xã’ Paris,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói một ngày sau lễ phong chân phước trong Thánh lễ Chúa Nhật, ngày 23 tháng 4 - sau buổi đọc Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật của ngài. “Một tràng pháo tay cho các Tân Chân Phước!”
Năm linh mục được phong chân phước hôm thứ Bảy là các vị tử đạo, được Vatican công nhận là chết vì “thù ghét đức tin của mình,” là Cha Henri Planchat của Dòng Thánh Vincent de Paul và bốn linh mục thuộc Dòng Thánh Tâm của Chúa Giêsu và Mẹ Maria: là các Cha Ladislas Radigue, Cha Polycarpe Tuffier, Cha Marcellin Rouchouze, và Cha Frézal Tardieu.
Các linh mục đã bị xử bắn vào ngày 26 tháng 5 năm 1871, trong vụ thảm sát trên phố Haxo diễn ra vào cuối hai tháng cầm quyền của Công xã Paris, là phong trào cách mạng và chống Công giáo đã kiểm soát Paris từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 28 tháng 5 năm 1871. Cuộc nổi dậy bị quân đội Pháp đánh bại trong “Tuần lễ đẫm máu” khiến khoảng 20.000 người bị giết.
Đức Hồng Y Marcello Semeraro, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh, đã chủ sự Thánh lễ phong chân phước tại Nhà thờ Saint-Sulpice ở Paris với Đức Tổng Giám mục Laurent Ulrich của Paris và khoảng 2.500 người tham dự.
Sau thất bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ, Đế chế thứ hai của Napoléon Đệ Tam sụp đổ. Đệ tam Cộng hòa Pháp được thành lập để cai trị đất nước. Một cuộc đàm phán hòa bình với người Phổ, cho phép họ chiếm thành phố Paris, đã gây ra một cuộc nổi dậy của cánh tả được gọi là Công xã Paris. Trong thời gian trị vì ngắn ngủi của những người nổi dậy, quyền lực và tài nguyên của Giáo Hội Công giáo đã bị tước đoạt, và một chính phủ thế tục khắc nghiệt đã được áp đặt lên người dân địa phương.
Công xã Paris đã tiến hành các cải cách xã hội chủ nghĩa như tuần làm việc 10 giờ nhưng cũng đóng cửa các nhà thờ và trường học Công giáo, tịch thu tiền và tài sản của Giáo hội, đồng thời bắt giữ hàng trăm linh mục, tu sĩ và nữ tu sau khi cáo buộc Giáo hội đồng lõa với chế độ quân chủ. Hệ thống trường học của Pháp cũng bị thế tục hóa bởi chính phủ chống giáo quyền nghiêm ngặt.
Mọi người bị bắt vì bị cho là đồng lõa với chế độ quân chủ với tư cách là “con tin của người dân Paris” và bị đe dọa hành quyết nếu bất kỳ người ủng hộ nào của họ bị hành quyết. Theo sắc lệnh, ba tù nhân sẽ bị xử tử ngẫu nhiên cho mỗi một người ủng hộ họ bị xử tử: “Bất kỳ vụ hành quyết nào đối với một tù nhân chiến tranh hoặc một người ủng hộ chính quyền bình dân của Công xã Paris sẽ được thực hiện ngay sau đó, gấp ba lần số lượng con tin bị bắt giữ... và họ sẽ được bốc thăm chỉ định.”
Khi quân Pháp chiếm được đất và Công xã Paris gần như bị đánh bại, chính phủ theo chủ nghĩa nổi dậy đã thực hiện hơn 100 vụ hành quyết. Nhiều người trong số những người thiệt mạng là thành viên của hàng giáo sĩ, bao gồm cả Tổng giám mục Paris Georges Darboy.
Năm linh mục được phong chân phước hôm thứ Bảy đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố là tử đạo vào tháng 11 năm ngoái:
Cha Henri Planchat
Cha Henri Planchat sinh năm 1823 và qua đời năm 1871 lớn lên trong một gia đình Kitô giáo sùng đạo ở vùng Loire của Pháp và được truyền cảm hứng từ khi còn trẻ để phục vụ người nghèo. Ngài vào chủng viện Thánh Xuân Bích ở Paris và được thụ phong linh mục năm 1850. Ngài có biệt danh là “thợ săn linh hồn” và “tông đồ của vùng ngoại ô” vì công việc của ngài với người nghèo và những nỗ lực của ngài để bảo đảm mọi người được lãnh nhận các bí tích. Theo Dòng Thánh Vincent de Paul, ngài phục vụ vùng ngoại ô Grenelle và Vaugirard, nơi ngài tìm cách truyền bá Tin Mừng cho những người thuộc tầng lớp lao động, một số người trong số họ có thái độ thù địch với Giáo hội. Mặc dù được nuôi dạy trong gia đình giàu có, nhưng ngài đã dành phần lớn cuộc đời mình cho người nghèo.
Cha Ladislas Radigue
Cha Ladislas Radigue sinh năm 1823 và qua đời năm 1871, lớn lên ở Normandy và theo đuổi ơn gọi làm linh mục tại Học viện Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Trong 20 năm, ngài huấn luyện các tập sinh và được bầu làm bề trên nhà mẹ của Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, nơi ngài và các linh mục đồng tế bị bắt vào ngày 12 tháng 4 năm 1871.
Cha Polycarpe Tuffier
Cha Polycarpe Tuffier sinh năm 1807 và qua đời năm 1871 được gửi đến các cha Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu khi còn nhỏ và tuyên khấn năm 16 tuổi. Cha trở thành kiểm sát viên của giáo đoàn, dạy triết học, và sau đó làm việc tại một số trường đại học ở Bỉ với tư cách là một tu sĩ trước khi thụ phong linh mục và làm tổng thư ký của hội dòng.
Cha Frézal Tardieu
Cha Frézal Tardieu sinh năm 1814 và qua đời năm 1871. Ngài sinh tại Lozère, miền nam nước Pháp, đã khấn dòng năm 1839. Khi còn là giám đốc tập viện Vaugirard, cha được gửi đến Louvain ở Bỉ trước khi trở thành tổng cố vấn của hội dòng. Ngài được nhớ đến vì lòng trắc ẩn và sự khiêm tốn của mình. Ngài nổi tiếng với câu nói “Nói chuyện với Chúa thì tốt hơn là nói về Chúa”.
Cha Marcellan Rouchouze
Cha Marcellan Rouchouze sinh năm 1810 và qua đời năm 1871. Ngài sinh ra ở vùng Loire nước Pháp, là con cả trong một gia đình có ba người con, tất cả đều trở thành tu sĩ của Dòng Thánh Tâm. Ngài tuyên khấn năm 1837 nhưng mãi đến năm 42 tuổi mới trở thành linh mục sau khi gặp Thánh Gioan Vianney, người đã nói với ngài: “Con ơi, con phải là linh mục! Chúa tốt lành có những kế hoạch tuyệt vời dành cho con.”
Đức Hồng Y Semeraro đã nói trong bài giảng của mình trong Thánh lễ phong chân phước rằng những vị này “đã bị tàn sát bởi sự điên cuồng bạo lực của những người cách mạng.”
Đức Hồng Y nói thêm rằng sự kiện này cũng là “một lời cảnh báo cho ngày hôm nay.” Ngài nói rằng mặc dù điều tốt “có vẻ như bị đánh bại bởi sự lạm dụng và xảo quyệt, nhưng trên thực tế, nó vẫn tiếp tục hoạt động trong im lặng và thận trọng, mang lại kết quả lâu dài.”
Đức Hồng Y Semeraro nói: “Đó là sự đổi mới xã hội Kitô giáo, được thiết lập trên sự biến đổi của lương tâm, trên sự hình thành đạo đức và trên lời cầu nguyện.
Buổi lễ diễn ra trong bối cảnh an ninh được đề phòng để bảo đảm an toàn cho những người tham dự vì bạo lực bùng phát khi người Công giáo cố gắng tôn vinh các vị tử đạo gần hai năm trước đó. Khi những người Công giáo tổ chức một cuộc rước ở Paris vào ngày 29 tháng 5 năm 2021, để tôn vinh các nạn nhân nhân dịp kỷ niệm 150 năm vụ thảm sát, anh chị em Công Giáo Paris đã vấp phải phản ứng dữ dội từ những người biểu tình phản đối. Khoảng 50 người cuối cùng đã chặn đoàn diễn hành tiến về phía trước và buộc những người tổ chức phải chạy vào một nhà thờ để trú ẩn.
Source:Catholic News Agency
Giáo dân, kể cả phụ nữ, sẽ bỏ phiếu với tư cách thành viên đầy đủ trong Thượng Hội đồng sắp tới
Vu Van An
18:12 26/04/2023
Theo Elise Ann Allen của tạp chí CruxNow, lần đầu tiên, giáo dân, bao gồm cả phụ nữ, sẽ phục vụ với tư cách thành viên đầy đủ của Thượng Hội đồng Giám mục với quyền bỏ phiếu, Vatican thông báo hôm thứ Tư, như một phần của một loạt thay đổi lớn hơn đối với các quy tắc quản trị việc tham gia những hội nghị thượng đỉnh do Đức Giáo Hoàng triệu tập này.
Phát biểu với các nhà báo hôm thứ Tư trong một cuộc họp báo về những thay đổi, Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich của Luxembourg và là Tổng Tường trình viên của Thượng Hội đồng Giám mục đang diễn ra của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho biết quyết định này “không phải là một cuộc cách mạng” nhưng tạo nên “một sự thay đổi quan trọng”.
Theo các quy tắc trước đây, một thượng hội đồng được định nghĩa trong giáo luật là một tập họp các thành viên, trong đó “phần lớn là các giám mục” được bầu bởi hội đồng giám mục quốc gia của họ. Các thành viên khác, thường là giám mục hoặc nam tu sĩ, được bổ nhiệm bởi Đức Giáo Hoàng hoặc do các dòng tu của họ đề cử.
Tư cách thành viên của các thượng hội đồng trước đây cũng bao gồm các viên chức trong văn phòng của Thượng hội đồng Giám mục ở Rôma và những người đứng đầu các cơ quan của Vatican, những người ít nhất có cấp bậc tổng giám mục, cũng như 10 giáo sĩ thuộc các Viện Đời sống Thánh hiến, những người được bầu bởi các cộng đồng tương ứng của họ.
Ngoài ra, theo truyền thống, một số thính giả được chọn cũng được mời tham dự các cuộc họp thượng hội đồng, nghĩa là họ có thể lắng nghe và tham gia vào các cuộc thảo luận nhóm, nhưng không thể bỏ phiếu cho tài liệu cuối cùng.
Mặc dù phụ nữ có truyền thống tham gia vào các thượng hội đồng với tư cách quan sát viên, cố vấn, thính giả và chuyên gia, nhưng không ai từng là thành viên đầy đủ có quyền bỏ phiếu cho tài liệu cuối cùng của thượng hội đồng, tài liệu này thường được dùng làm cơ sở cho một tông huấn của Đức Giáo Hoàng về chủ đề của thượng hội đồng được công bố vài tháng sau đó.
Trong khi phần lớn các quy tắc vẫn giữ nguyên, Thượng Hội đồng Giám mục đã công bố hôm thứ Tư rằng họ đã sửa đổi các quy tắc, trong đó có việc bỏ qua tư cách thành viên của 10 giáo sĩ do cộng đồng của họ bổ nhiệm.
Một tuyên bố từ Thượng Hội đồng Giám mục cho biết các giáo sĩ này hiện đã được thay thế “bởi năm nữ tu và năm nam tu sĩ” thuộc các Viện Đời sống Thánh hiến khác nhau, những người được chọn tham dự với tư cách thành viên, tất cả đều “có quyền bỏ phiếu”.
Các quy tắc mới cũng loại bỏ các thính giả của thượng hội đồng và cho phép bổ nhiệm thêm 70 thành viên không phải giám mục bất kể địa vị giáo sĩ, nghĩa là họ có thể là linh mục, nam nữ tu sĩ, phó tế, nam nữ giáo dân.
70 thành viên này sẽ được Đức Giáo Hoàng chọn từ danh sách 140 tên được đưa ra bởi bảy cuộc họp quốc tế của các Hội đồng Giám mục và Hội đồng Thượng phụ của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương. Khoảng 20 trong số 70 người này được dành cho các thành viên của các Giáo Hội Công Giáo theo nghi lễ phương đông.
Các tiêu chuẩn mới yêu cầu một nửa trong số 70 người này là phụ nữ và họ cũng bao gồm cả những người trẻ tuổi. Với tư cách là thành viên chính thức, 70 người này cũng sẽ có quyền bỏ phiếu.
Một tuyên bố từ Thượng Hội đồng Giám mục cho biết, “Khi lựa chọn họ, không chỉ tính đến văn hóa tổng quát và sự thận trọng của họ, mà còn về kiến thức của họ, cả lý thuyết lẫn thực tiễn, cũng như sự tham gia của họ trong các khả năng khác nhau trong diễn trình thượng hội đồng”.
Ngoài 70 người này, các đại biểu do Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm giờ đây không còn giới hạn ở các giám mục, và cũng có thể bao gồm giáo dân, linh mục hoặc phó tế.
Sửa đổi thứ ba đối với các quy tắc nói rằng các thành viên thượng hội đồng đại diện cho các cơ quan của Vatican giờ đây sẽ được bổ nhiệm bởi Đức Giáo Hoàng, thay vì chỉ giới hạn ở những người giữ chức danh tổng giám mục.
Với các quy tắc mới, giờ đây sẽ có ít nhất 40 phụ nữ tham gia với tư cách thành viên bỏ phiếu tích cực trong các cuộc họp thượng hội đồng, cộng với bất cứ người nào khác mà Đức Giáo Hoàng chọn để bổ nhiệm.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phê chuẩn các quy tắc mới vào ngày 17 tháng Tư.
Theo Đức Hồng Y Hollerich, phần lớn các thành viên, thường là hơn 200 người, vẫn sẽ là giám mục, với khoảng 20-25% thành viên không phải là giám mục.
Trong nhiều năm, quyền bầu cử của phụ nữ trong các cuộc họp thượng hội đồng đã trở thành vấn đề gây tranh cãi đối với những người Công Giáo mong muốn phụ nữ được tham gia nhiều hơn vào các vai trò ra quyết định có ý nghĩa trong Giáo Hội.
Áp lực ban quyền bầu cử cho phụ nữ trong các thượng hội đồng đã gia tăng trong những năm gần đây, bao gồm cả trong hội trường thượng hội đồng, với những người chỉ trích phàn nàn rằng trong các cuộc họp thượng hội đồng trước đây, các ngoại lệ đối với các quy tắc đã được thực hiện cho phép các Bề trên Tổng quyền nam tu sĩ không thụ phong và các linh mục không phải giám mục có quyền bỏ phiếu, nhưng không làm như vậy cho các đối tác nữ của họ.
Trước Thượng Hội đồng Giám mục đặc biệt năm 2019 về Amazon, một nhóm hoạt động của phụ nữ Công Giáo tiến bộ, Voices of Faith [Các Tiếng nói Đức tin], đã tổ chức một cuộc họp báo với sự tham dự của một nhóm nữ tu Thụy Sĩ kêu gọi phụ nữ được ban quyền bỏ phiếu trong Thượng hội đồng.
Vào năm 2018, Hội nghị Phong chức Phụ nữ đã tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài Vatican khẳng định rằng phụ nữ phải được ban quyền bầu cử và đưa ra một bản kiến nghị thu hút gần 10,000 chữ ký chỉ trong hai tuần.
Chỉ ba năm sau, Đức Giáo Hoàng Phanxicô báo hiệu rằng tiến bộ trên mặt trận này đang được thực hiện khi ngài bổ nhiệm Nữ tu người Pháp Nathalie Becquart làm phó tổng thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục, một chức vụ, theo truyền thống, đi kèm với quyền biểu quyết trong các cuộc họp thượng hội đồng.
Các viên chức Vatican trong quá khứ đã bảo vệ các quy tắc chỉ dành cho giám mục để bỏ phiếu với lý do rằng các cuộc họp là hội đồng của “các giám mục”, và do đó, việc các giám mục là người bỏ phiếu là điều hợp lý.
Việc bổ nhiệm Becquart khiến bà trở thành người phụ nữ đầu tiên có quyền bỏ phiếu trong các cuộc họp thượng hội đồng. Đối với thượng hội đồng sắp tới vào tháng 10, giờ đây bà sẽ được tham gia cùng với một loạt phụ nữ bỏ phiếu khác.
Trong một cuộc họp báo vào tuần trước về việc kết thúc giai đoạn lục địa của Thượng Hội đồng Giám mục về Tính đồng nghị, Becquart cho biết danh sách đầy đủ các thành viên và những người tham gia Thượng Hội đồng sẽ được công bố vào tháng 5, cùng với tài liệu chuẩn bị, được gọi là tài liệu làm việc, instrumentum laboris, cho phiên họp Thượng Hội đồng tháng 10.
Được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chính thức khai mạc vào tháng 10 năm 2021, Thượng hội đồng về tính đồng nghị có tên chính thức là “Vì một Giáo hội đồng nghị: Hiệp thông, Tham gia, Sứ mệnh,” và là một diễn trình gồm nhiều giai đoạn sẽ đạt đến cực điểm trong hai cuộc họp tại Rôma vào tháng 10 năm nay và tháng 10 năm 2024.
Cuộc họp mặt tại Rôma năm nay sẽ kéo dài từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10, và sẽ đánh dấu lần đầu tiên phụ nữ và giáo dân nói chung có quyền bầu cử.
Trong tuyên bố của mình, Thượng Hội đồng Giám mục cho biết quyết định của Đức Giáo Hoàng mở rộng thành viên để bao gồm nhiều linh mục cũng như phó tế và giáo dân “củng cố tính vững chắc của toàn bộ diễn trình”.
“Do đó, điều đáng ghi nhớ là sự hiện diện của những người không phải là giám mục, chứ không phải chỉ là đại diện,” tuyên bố cho biết như thế, đồng thời nhấn mạnh rằng vì các thành viên không phải là giám mục được bổ nhiệm bởi Đức Giáo Hoàng hoặc các cơ quan khác “qua đó tính hợp đoàn giám mục được thể hiện,” nên bản chất giám mục của các cuộc họp thượng hội đồng “không bị ảnh hưởng, nhưng đúng hơn là được xác nhận”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đêm thánh ca tán tụng Thiên Chúa và Mẹ Maria tại TGP Sàigon ngày 24/4/2023
TGP Sàigon
09:33 26/04/2023
Văn Hóa
Chúa, Cơm Hằng Sống - Gioan 6:35
Nguyễn Trung Tây
15:38 26/04/2023
□ Nguyễn Trung Tây
Chúa, Cơm Hằng Sống - Gioan 6:35
Người Việt Nam có một câu chuyện cổ tích về hạt gạo. Vào những ngày đầu tiên của nhân loại, người ta không phải làm lụng vất vả. Ngày ngày họ chỉ rong chơi, hát quan họ, hội hè, chờ đợi hạt gạo được Ông Trời ban tặng. Khi trời hừng sáng, những hạt gạo ngọc ngà bắt đầu buông mình rời bỏ trời cao. Từng hạt gạo tự động lăn vào cửa ngõ của từng gia đình. Sau cùng hạt gạo dừng lại ngay cửa nhà. Hạt gạo, tặng phẩm từ trời cao, được ban phát đồng đều cho mọi người. Ông Trời trong văn hóa Việt Nam không thiên vị ai, già, trẻ, lớn, bé, mọi người đều nhận được hạt gạo đủ dùng trong một ngày. Điều kiện duy nhất Ông Trời đòi hỏi là vào mỗi sáng sớm, người ta phải quét dọn nhà cửa, từ trong ra ngoài, từ đầu cửa cho tới cuối sân, mọi nơi phải sạch sẽ, không bụi bậm, không rác rưởi để đón nhận hạt gạo từ trời cao.
Trong một thôn xóm nhỏ, có cặp vợ chồng son. Người vợ ngoan hiền xinh đẹp nhưng lại lãng trí, dặn trước quên sau. Một hôm người chồng bận công chuyện phải đi xa. Trước khi rời nhà, anh ta căn dặn người vợ phải quét dọn nhà cửa sạch sẽ để đón tiếp hạt gạo ngọc ngà. Sau khi người chồng ra đi, người vợ bắt đầu nhóm bếp chuẩn bị bữa cơm trưa. Quay ra quay vô trong căn nhà bếp chật hẹp một hồi, người đàn bà quên mất lời dặn dò. Bất chợt nhớ lại lời căn dặn của người chồng, người vợ vội vàng quơ lấy cây chổi bắt đầu quét sân. Ngay khi đó, hạt gạo ngọc trời ban tặng bắt đầu lăn vào cửa ngõ. Khi nhận ra căn nhà mình đang tiến vào còn ngập tràn rác rưởi, hạt gạo bất ngờ thay đổi hướng đi. Thay vì lăn vào nhà, hạt gạo chầm chậm lăn ra khỏi cửa ngõ. Thấy vậy, người đàn bà vội vàng cuống quít lấy cây chổi chặn lại hạt gạo. Nhưng đã quá trễ! Hạt gạo nhấc mình bay bổng lên cao, dần dần biến mất vào bầu trời xanh.
Và bắt đầu từ đó, Ông Trời không gửi gạo ngọc xuống trần thế nữa. Bởi thế, con người phải làm lụng vất vả, ngày ngày cong lưng cày bừa trên cánh đồng lúa cho từng hạt gạo trắng tinh thơm nồng.
Đây cũng chỉ là chuyện cổ tích. Nhưng câu chuyện đã minh họa và nói lên được tầm quan trọng của hạt gạo trong đời sống của người Việt Nam, đó là, gạo là lương thực chính của người Việt Nam.
I. Người Việt Nam và Gạo
Vào năm 1945 ruộng lúa miền Bắc được lệnh phá bỏ. Thay thế vào đó, người ta trồng đay theo lệnh của phát xít Nhật. Khi những nhánh lúa non đang vươn mình lên bầu trời, người ta được lệnh nhổ tận gốc những cây mạ xanh. Không có những nhánh mạ xanh non, không có những cây lúa xanh tươi. Không có những cây lúa ngậm sữa trổ đòng đòng, người Việt Nam không có gạo. Năm 1945 mùa gặt không về trên nhiều thôn làng miền Bắc. Mùa gặt không tới, gạo không về nhà! Và người ta bắt đầu chết đói! Bao nhiêu người ngã rạp xuống bờ cỏ gốc cây trên những con đường dẫn về thủ đô Hà Nội. Bao nhiêu người chết! Bao nhiêu xác người đen đủi, gầy gò nằm chết la liệt. Người ta chết dễ hơn là đi ngủ! Người ta chết dễ dàng như con sâu cái kiến. Người ta chết dễ như chưa bao giờ có dịp được chết! Người ta tranh nhau chết, chết đói!
II. Người Do Thái và Manna, Bánh Mì
A. Manna
Không giống như người Việt Nam, người Do Thái ăn bánh mì. Bánh mì là lương thực chính được dùng trong những bữa ăn hằng ngày. Trên con đường tiến về Đất Hứa, theo như Sách Xuất Hành 16:4-36, trong sa mạc dân Do Thái không trồng được lúa mì. Không có lúa mì đồng nghĩa với không có bánh mì. Không có bánh mì, người Do Thái sẽ chết đói. Bởi thế ngày ngày Giavê Thiên Chúa đã khiến manna từ trời cao rơi xuống. Tương tự như câu chuyện thần thoại của người Việt Nam, vào mỗi sáng sớm dân chúng bước ra khỏi lều, và họ thấy trên mặt đất những hạt trắng tinh, mùi thơm thanh khiết. Họ hỏi nhau, “Cái chi vậy?”, trong tiếng Cổ Do Thái, manna có nghĩa là “Cái chi vậy?”. Ông Môisen đã dạy dân chúng tha hồ thu nhặt những hạt manna về nhà làm bánh mì. Muốn nhặt bao nhiêu thì nhặt. Đừng lo cho ngày mai bởi ngày mai sẽ tới với những hạt ngọc manna từ trời cao tiếp tục rơi xuống. Những hạt ngọc manna đã liên tục từ trời cao rơi xuống cho dân chúng bốn mươi năm lang thang trong sa mạc. Nếu không có những trận mưa trời manna rơi xuống vào mỗi sáng sớm, những người Do Thái đã biến mất trên bản đồ của thế giới. Có mưa trời manna, có tất cả. Không có mưa trời manna, người Do Thái đã chết, chết chắc!
B. Bánh Mì
Theo thánh sử Gioan 6:1-15, khi thấy đám đông dân chúng đi theo Ngài trong hoang địa mệt và đói lả, Đức Giêsu nói với ông Philip,
— Làm sao chúng ta có thể kiếm được thức ăn cho từng này người?
Ông Anrê trả lời,
— Ở đây có một cậu bé với năm ổ bánh mì và hai con cá…
Đức Giêsu quyết định can thiệp. Từ năm ổ bánh mì và hai con cá, bánh mì và cá bỗng dưng ngập tràn đất khô của hoang địa. Người ta ăn no nê bánh mì. Người ta ngập tràn với cá. Bánh mì và cá xuất hiện khắp nơi. Khắp nơi là bánh mì. Mọi nơi là cá. Vây bọc chung quanh đám đông 5000 người không còn là đói khát nữa, mà là những ổ bánh mì thơm nồng và những con cá thơm tho.
III. Chúa, Manna, Bánh Mì, và Gạo
Bởi có Chúa, người Do Thái có manna, có bánh mì. Và người ta sống hân hoan, sống vui, và sống khỏe. Từ manna, một dân tộc mới phát sinh, dân tộc Do Thái. Bất hạnh thay, người Việt Nam không được may mắn như vậy. Vào năm 1945, mùa gặt Ất Dậu không tới! Mùa gặt không tới, mùi cơm thơm nồng vào những buổi chiều đã không ghé ngang ân cần hỏi thăm từng căn nhà. “Nhà hết gạo rồi!”, câu nói này tiếp tục vang lên trên từng cửa miệng. Và thế là người Việt Nam chết đói. Hai triệu người Việt Nam đã bỏ mạng năm Ất Dậu 1945, bởi người ta không có gạo, không có cơm.
IV. Chúa, Cơm Hằng Sống
Đức Giêsu phán,
— Ta là bánh hằng sống từ trời ban xuống/οὗτός ἐστιν ὁ ἄρτος ὁ ἐξ οὐρανοῦ καταβάς. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời/ὁ τρώγων τοῦτον τὸν ἄρτον ζήσει εἰς τὸν αἰῶνα (John 6:58).
Bánh đây là bánh chi? Bánh bông lang? Bánh đa? Bánh cuốn? Bánh chưng? Trong tiếng cổ Hy Lạp, bánh hay ἄρτος, ártọs, có nghĩa là một ổ bánh mì. Như vậy, bánh ở đây không phải là bánh bông lang, hay tất cả những loại bánh gì khác, mà chính là bánh mì. Nếu vậy, Đức Giêsu đã nói, “Ta là bánh mì hằng sống”. Bởi Đức Giêsu là người Do Thái, một dân tộc lấy bánh mì làm lương thực chính cho những bữa ăn, cho nên Ngài nói, “Ta là bánh mì hằng sống”.
Trong văn hóa Việt Nam, câu nói này phải được hiểu trong một khía cạnh khác. Người Việt Nam thông thường chỉ ăn bánh mì vào buổi sáng. Sáng sớm người ta mua một ổ bánh mì kẹp chả hoặc kẹp thịt xá-xíu, kèm thêm mấy miếng dưa leo, một chút nước tương, vài cọng ớt. Người Việt Nam không ăn bánh mì trong bữa ăn trưa và tối, nhưng người ta ăn cơm. Không ăn bánh mì, không ăn sáng, không ai chết. Nhưng nếu bỏ ăn cơm trưa, bỏ luôn bữa cơm tối trong một khoảng thời gian, người Việt Nam sẽ chết, chết chắc! Bởi vậy, trong văn hóa Việt Nam, câu nói “Ta là bánh hằng sống từ trời ban xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời” không nói lên được trọn vẹn ý nghĩa của Đức Giêsu. Trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, câu tuyên ngôn bánh mì của Ngài phải được hiểu là,
— Ta là cơm hằng sống từ trời ban xuống. Ai ăn cơm này sẽ sống đời đời!
Qua câu nói được lồng trong nền văn hóa của gạo trắng cơm thơm, người Việt Nam sẽ hiểu toàn vẹn điều Đức Giêsu muốn nói.
V. Mẹ Maria, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và Evà
Maria, người thiếu nữ của thành phố Nazareth, qua câu nói, “Này tôi là tôi tớ Chúa. Tôi xin vâng như lời sứ thần truyền” đã chấp nhận ăn bánh mì từ trời ban xuống, mặc dù người con gái biết rất là khó ăn loại bánh mì này. Sau câu nói “Xin Vâng”, cuộc đời của người cô thiếu nữ dần dần ngập tràn với những bị hiểu lầm và mất mát. Nhưng đúng như lời Đức Giêsu đã phán, bởi Maria đã chấp nhận ăn bánh mì hằng sống, Đức Mẹ đã không chết nữa. Mẹ được đưa lên trời cả hồn cả xác. Đức Mẹ đã được tôn kính với danh hiệu “Nữ Vương Thiên Đàng” và “Mẹ Thiên Chúa”.
Các thánh Tử Đạo Việt Nam đã chấp nhận Đức Kitô là cơm hằng sống từ trời ban xuống. Các ngài đã ăn cơm hằng sống, và các ngài không chết nữa. Các ngài sống đời đời trong lòng Giáo Hội hoàn cầu và Giáo Hội Mẹ Việt Nam.
Còn chúng ta thì sao? Mỗi khi đến nhà thờ, chúng ta nhận lãnh Cơm từ trời ban xuống qua hình ảnh tấm bánh mà chúng ta tin rằng đó chính là thân xác của Chúa Giêsu Kitô. Ngày xưa người đàn bà lãng trí quên quét dọn nhà cửa, Ông Trời nổi giận, và gạo trời thôi không lăn vào nhà nữa. Ngày hôm nay chúng ta đến nhà thờ nhận lãnh Cơm từ trời ban xuống, mặc dù chúng ta không xứng đáng lãnh nhận Cơm Trời. Ngày hôm nay Cơm Trời vẫn được ban tặng cho chúng ta để chúng ta được sống đời đời, mặc dù căn nhà tâm hồn của chúng ta luôn luôn ngập tràn rác rưởi. Ông Trời trong văn hóa Việt Nam nổi giận, nhưng Chúa Kitô Thánh Thể thì khác. Ngài luôn luôn là từ bi, đại lượng, khoan dung, và nhân hậu.
Evà đã chọn lựa ăn lương thực từ cây Biết Lành Biết Dữ, một loại bắp, một loại bo bo không bao giờ được tiêu hóa trong dạ dày của con người. Bởi thế, Evà và con cái của cô ta đều chết. Mẹ Maria đã chọn lựa ăn bánh mì. Thánh Dũng Lạc, thánh Đê, thánh Thiện và các thánh Việt Nam đã ăn cơm hằng sống. Mẹ và các vị thánh Việt Nam không bao giờ chết nữa. Còn chúng ta, giữa Cơm Trời và cơm không phải từ trời ban xuống, chúng ta sẽ chọn cơm nào?
□ https://www.youtube.com/watch?v=T_jgmPRN6Vw
Chúa, Cơm Hằng Sống - Gioan 6:35
Người Việt Nam có một câu chuyện cổ tích về hạt gạo. Vào những ngày đầu tiên của nhân loại, người ta không phải làm lụng vất vả. Ngày ngày họ chỉ rong chơi, hát quan họ, hội hè, chờ đợi hạt gạo được Ông Trời ban tặng. Khi trời hừng sáng, những hạt gạo ngọc ngà bắt đầu buông mình rời bỏ trời cao. Từng hạt gạo tự động lăn vào cửa ngõ của từng gia đình. Sau cùng hạt gạo dừng lại ngay cửa nhà. Hạt gạo, tặng phẩm từ trời cao, được ban phát đồng đều cho mọi người. Ông Trời trong văn hóa Việt Nam không thiên vị ai, già, trẻ, lớn, bé, mọi người đều nhận được hạt gạo đủ dùng trong một ngày. Điều kiện duy nhất Ông Trời đòi hỏi là vào mỗi sáng sớm, người ta phải quét dọn nhà cửa, từ trong ra ngoài, từ đầu cửa cho tới cuối sân, mọi nơi phải sạch sẽ, không bụi bậm, không rác rưởi để đón nhận hạt gạo từ trời cao.
Trong một thôn xóm nhỏ, có cặp vợ chồng son. Người vợ ngoan hiền xinh đẹp nhưng lại lãng trí, dặn trước quên sau. Một hôm người chồng bận công chuyện phải đi xa. Trước khi rời nhà, anh ta căn dặn người vợ phải quét dọn nhà cửa sạch sẽ để đón tiếp hạt gạo ngọc ngà. Sau khi người chồng ra đi, người vợ bắt đầu nhóm bếp chuẩn bị bữa cơm trưa. Quay ra quay vô trong căn nhà bếp chật hẹp một hồi, người đàn bà quên mất lời dặn dò. Bất chợt nhớ lại lời căn dặn của người chồng, người vợ vội vàng quơ lấy cây chổi bắt đầu quét sân. Ngay khi đó, hạt gạo ngọc trời ban tặng bắt đầu lăn vào cửa ngõ. Khi nhận ra căn nhà mình đang tiến vào còn ngập tràn rác rưởi, hạt gạo bất ngờ thay đổi hướng đi. Thay vì lăn vào nhà, hạt gạo chầm chậm lăn ra khỏi cửa ngõ. Thấy vậy, người đàn bà vội vàng cuống quít lấy cây chổi chặn lại hạt gạo. Nhưng đã quá trễ! Hạt gạo nhấc mình bay bổng lên cao, dần dần biến mất vào bầu trời xanh.
Và bắt đầu từ đó, Ông Trời không gửi gạo ngọc xuống trần thế nữa. Bởi thế, con người phải làm lụng vất vả, ngày ngày cong lưng cày bừa trên cánh đồng lúa cho từng hạt gạo trắng tinh thơm nồng.
Đây cũng chỉ là chuyện cổ tích. Nhưng câu chuyện đã minh họa và nói lên được tầm quan trọng của hạt gạo trong đời sống của người Việt Nam, đó là, gạo là lương thực chính của người Việt Nam.
I. Người Việt Nam và Gạo
Vào năm 1945 ruộng lúa miền Bắc được lệnh phá bỏ. Thay thế vào đó, người ta trồng đay theo lệnh của phát xít Nhật. Khi những nhánh lúa non đang vươn mình lên bầu trời, người ta được lệnh nhổ tận gốc những cây mạ xanh. Không có những nhánh mạ xanh non, không có những cây lúa xanh tươi. Không có những cây lúa ngậm sữa trổ đòng đòng, người Việt Nam không có gạo. Năm 1945 mùa gặt không về trên nhiều thôn làng miền Bắc. Mùa gặt không tới, gạo không về nhà! Và người ta bắt đầu chết đói! Bao nhiêu người ngã rạp xuống bờ cỏ gốc cây trên những con đường dẫn về thủ đô Hà Nội. Bao nhiêu người chết! Bao nhiêu xác người đen đủi, gầy gò nằm chết la liệt. Người ta chết dễ hơn là đi ngủ! Người ta chết dễ dàng như con sâu cái kiến. Người ta chết dễ như chưa bao giờ có dịp được chết! Người ta tranh nhau chết, chết đói!
II. Người Do Thái và Manna, Bánh Mì
A. Manna
Không giống như người Việt Nam, người Do Thái ăn bánh mì. Bánh mì là lương thực chính được dùng trong những bữa ăn hằng ngày. Trên con đường tiến về Đất Hứa, theo như Sách Xuất Hành 16:4-36, trong sa mạc dân Do Thái không trồng được lúa mì. Không có lúa mì đồng nghĩa với không có bánh mì. Không có bánh mì, người Do Thái sẽ chết đói. Bởi thế ngày ngày Giavê Thiên Chúa đã khiến manna từ trời cao rơi xuống. Tương tự như câu chuyện thần thoại của người Việt Nam, vào mỗi sáng sớm dân chúng bước ra khỏi lều, và họ thấy trên mặt đất những hạt trắng tinh, mùi thơm thanh khiết. Họ hỏi nhau, “Cái chi vậy?”, trong tiếng Cổ Do Thái, manna có nghĩa là “Cái chi vậy?”. Ông Môisen đã dạy dân chúng tha hồ thu nhặt những hạt manna về nhà làm bánh mì. Muốn nhặt bao nhiêu thì nhặt. Đừng lo cho ngày mai bởi ngày mai sẽ tới với những hạt ngọc manna từ trời cao tiếp tục rơi xuống. Những hạt ngọc manna đã liên tục từ trời cao rơi xuống cho dân chúng bốn mươi năm lang thang trong sa mạc. Nếu không có những trận mưa trời manna rơi xuống vào mỗi sáng sớm, những người Do Thái đã biến mất trên bản đồ của thế giới. Có mưa trời manna, có tất cả. Không có mưa trời manna, người Do Thái đã chết, chết chắc!
B. Bánh Mì
Theo thánh sử Gioan 6:1-15, khi thấy đám đông dân chúng đi theo Ngài trong hoang địa mệt và đói lả, Đức Giêsu nói với ông Philip,
— Làm sao chúng ta có thể kiếm được thức ăn cho từng này người?
Ông Anrê trả lời,
— Ở đây có một cậu bé với năm ổ bánh mì và hai con cá…
Đức Giêsu quyết định can thiệp. Từ năm ổ bánh mì và hai con cá, bánh mì và cá bỗng dưng ngập tràn đất khô của hoang địa. Người ta ăn no nê bánh mì. Người ta ngập tràn với cá. Bánh mì và cá xuất hiện khắp nơi. Khắp nơi là bánh mì. Mọi nơi là cá. Vây bọc chung quanh đám đông 5000 người không còn là đói khát nữa, mà là những ổ bánh mì thơm nồng và những con cá thơm tho.
III. Chúa, Manna, Bánh Mì, và Gạo
Bởi có Chúa, người Do Thái có manna, có bánh mì. Và người ta sống hân hoan, sống vui, và sống khỏe. Từ manna, một dân tộc mới phát sinh, dân tộc Do Thái. Bất hạnh thay, người Việt Nam không được may mắn như vậy. Vào năm 1945, mùa gặt Ất Dậu không tới! Mùa gặt không tới, mùi cơm thơm nồng vào những buổi chiều đã không ghé ngang ân cần hỏi thăm từng căn nhà. “Nhà hết gạo rồi!”, câu nói này tiếp tục vang lên trên từng cửa miệng. Và thế là người Việt Nam chết đói. Hai triệu người Việt Nam đã bỏ mạng năm Ất Dậu 1945, bởi người ta không có gạo, không có cơm.
IV. Chúa, Cơm Hằng Sống
Đức Giêsu phán,
— Ta là bánh hằng sống từ trời ban xuống/οὗτός ἐστιν ὁ ἄρτος ὁ ἐξ οὐρανοῦ καταβάς. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời/ὁ τρώγων τοῦτον τὸν ἄρτον ζήσει εἰς τὸν αἰῶνα (John 6:58).
Bánh đây là bánh chi? Bánh bông lang? Bánh đa? Bánh cuốn? Bánh chưng? Trong tiếng cổ Hy Lạp, bánh hay ἄρτος, ártọs, có nghĩa là một ổ bánh mì. Như vậy, bánh ở đây không phải là bánh bông lang, hay tất cả những loại bánh gì khác, mà chính là bánh mì. Nếu vậy, Đức Giêsu đã nói, “Ta là bánh mì hằng sống”. Bởi Đức Giêsu là người Do Thái, một dân tộc lấy bánh mì làm lương thực chính cho những bữa ăn, cho nên Ngài nói, “Ta là bánh mì hằng sống”.
Trong văn hóa Việt Nam, câu nói này phải được hiểu trong một khía cạnh khác. Người Việt Nam thông thường chỉ ăn bánh mì vào buổi sáng. Sáng sớm người ta mua một ổ bánh mì kẹp chả hoặc kẹp thịt xá-xíu, kèm thêm mấy miếng dưa leo, một chút nước tương, vài cọng ớt. Người Việt Nam không ăn bánh mì trong bữa ăn trưa và tối, nhưng người ta ăn cơm. Không ăn bánh mì, không ăn sáng, không ai chết. Nhưng nếu bỏ ăn cơm trưa, bỏ luôn bữa cơm tối trong một khoảng thời gian, người Việt Nam sẽ chết, chết chắc! Bởi vậy, trong văn hóa Việt Nam, câu nói “Ta là bánh hằng sống từ trời ban xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời” không nói lên được trọn vẹn ý nghĩa của Đức Giêsu. Trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, câu tuyên ngôn bánh mì của Ngài phải được hiểu là,
— Ta là cơm hằng sống từ trời ban xuống. Ai ăn cơm này sẽ sống đời đời!
Qua câu nói được lồng trong nền văn hóa của gạo trắng cơm thơm, người Việt Nam sẽ hiểu toàn vẹn điều Đức Giêsu muốn nói.
V. Mẹ Maria, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và Evà
Maria, người thiếu nữ của thành phố Nazareth, qua câu nói, “Này tôi là tôi tớ Chúa. Tôi xin vâng như lời sứ thần truyền” đã chấp nhận ăn bánh mì từ trời ban xuống, mặc dù người con gái biết rất là khó ăn loại bánh mì này. Sau câu nói “Xin Vâng”, cuộc đời của người cô thiếu nữ dần dần ngập tràn với những bị hiểu lầm và mất mát. Nhưng đúng như lời Đức Giêsu đã phán, bởi Maria đã chấp nhận ăn bánh mì hằng sống, Đức Mẹ đã không chết nữa. Mẹ được đưa lên trời cả hồn cả xác. Đức Mẹ đã được tôn kính với danh hiệu “Nữ Vương Thiên Đàng” và “Mẹ Thiên Chúa”.
Các thánh Tử Đạo Việt Nam đã chấp nhận Đức Kitô là cơm hằng sống từ trời ban xuống. Các ngài đã ăn cơm hằng sống, và các ngài không chết nữa. Các ngài sống đời đời trong lòng Giáo Hội hoàn cầu và Giáo Hội Mẹ Việt Nam.
Còn chúng ta thì sao? Mỗi khi đến nhà thờ, chúng ta nhận lãnh Cơm từ trời ban xuống qua hình ảnh tấm bánh mà chúng ta tin rằng đó chính là thân xác của Chúa Giêsu Kitô. Ngày xưa người đàn bà lãng trí quên quét dọn nhà cửa, Ông Trời nổi giận, và gạo trời thôi không lăn vào nhà nữa. Ngày hôm nay chúng ta đến nhà thờ nhận lãnh Cơm từ trời ban xuống, mặc dù chúng ta không xứng đáng lãnh nhận Cơm Trời. Ngày hôm nay Cơm Trời vẫn được ban tặng cho chúng ta để chúng ta được sống đời đời, mặc dù căn nhà tâm hồn của chúng ta luôn luôn ngập tràn rác rưởi. Ông Trời trong văn hóa Việt Nam nổi giận, nhưng Chúa Kitô Thánh Thể thì khác. Ngài luôn luôn là từ bi, đại lượng, khoan dung, và nhân hậu.
Evà đã chọn lựa ăn lương thực từ cây Biết Lành Biết Dữ, một loại bắp, một loại bo bo không bao giờ được tiêu hóa trong dạ dày của con người. Bởi thế, Evà và con cái của cô ta đều chết. Mẹ Maria đã chọn lựa ăn bánh mì. Thánh Dũng Lạc, thánh Đê, thánh Thiện và các thánh Việt Nam đã ăn cơm hằng sống. Mẹ và các vị thánh Việt Nam không bao giờ chết nữa. Còn chúng ta, giữa Cơm Trời và cơm không phải từ trời ban xuống, chúng ta sẽ chọn cơm nào?
□ https://www.youtube.com/watch?v=T_jgmPRN6Vw
VietCatholic TV
Lật đổ Putin? Hai phó chủ tịch Quốc Hội Nga đột tử cùng ngày. Ukraine xác nhận tấn công Sevastopol
VietCatholic Media
03:39 26/04/2023
1. Kyiv thừa nhận đã tiến hành cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Sevastopol
Kyiv đứng sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái ở vịnh Sevastopol, giới chức Ukraine xác nhận.
Tuy nhiên, các quan chức bác bỏ tuyên bố của Nga rằng cuộc tấn công đã gây nguy hiểm cho hoạt động của hành lang ngũ cốc.
Andriy Yusov, phát ngôn viên quốc phòng Ukraine, nói với đài truyền hình nhà nước Suspilne: “Các sự kiện gần đây ở Crimea chỉ liên quan đến các cơ sở quân sự và không hề liên quan đến thỏa thuận ngũ cốc, quy định các cảng và cảng dân sự của Ukraine”.
“Ukraine tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế, bao gồm thực hiện tất cả các nghĩa vụ liên quan đến hành lang ngũ cốc,” Yusov nói thêm.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết tình hình liên quan đến thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải đã đi vào bế tắc, đồng thời cho biết thêm rằng vẫn còn những trở ngại ngăn chặn xuất khẩu của Nga. Ông Lavrov đưa ra bình luận của mình trong một cuộc họp báo tại Liên Hiệp Quốc.
Thỏa thuận đã được gia hạn vào tháng trước trong 60 ngày, nhưng Nga đã phát đi tín hiệu rằng họ có thể không đồng ý gia hạn thêm trừ khi phương Tây loại bỏ những trở ngại đối với việc xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga.
2. Quan chức được Nga hậu thuẫn cho biết Ukraine đã bắn 6 HIMARS vào thị trấn chiến lược phía nam
Theo một quan chức cấp cao do Nga bổ nhiệm tại khu vực Zaporizhzhia bị xâm lược, tổng cộng có 6 quả rocket do Hệ thống hỏa tiễn cơ động cao Ukraine bắn vào thị trấn Tokmak ở phía nam Ukraine.
Vladimir Rogov, một thành viên của chính quyền quân sự-dân sự, nói rằng 4 trong số các hỏa tiễn đã bị lực lượng phòng không Nga bắn hạ và 2 quả đã hạ cánh ở phía bắc thành phố.
“Theo báo cáo sơ bộ, một thường dân đã thiệt mạng và bốn người khác bị thương ở các mức độ nghiêm trọng khác nhau,” ông nói.
Tại sao thị trấn lại quan trọng? Thưa, Tokmak, cách Melitopol khoảng 70 km về phía đông bắc, đã trở thành trung tâm của các lực lượng Nga ở Zaporizhzhia. Đó là nơi dự kiến sẽ có một cuộc phản công từ Ukraine - do vị trí chiến lược của nó nằm giữa Crimea, lãnh thổ do Nga xâm lược ở miền đông Ukraine và lục địa Nga.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết tuần trước rằng một cuộc phản công sẽ không được công bố.
Ở những nơi khác trong khu vực, Nga cũng đang cố gắng tấn công những gì mà họ cho là mục tiêu của Ukraine. Thị trấn Orikhiv, cách Zaporizhzhia khoảng 40 dặm về phía đông nam, đã chứng kiến các cuộc oanh tạc lặp đi lặp lại nhằm vào bất cứ thứ gì có thể giống một trung tâm quân sự: trường thể thao, nhà kho nông trại và các tòa nhà trống.
3. Nga đang di tản khẩn cấp các tay sai khỏi thị trấn ở vùng Zaporizhzhia
Các quan chức Ukraine đang báo cáo rằng các biện pháp di tản đang được thực hiện tại một số thị trấn do Nga kiểm soát ở các khu vực Zaporizhzhia bị xâm lược.
Yevhen Yevtushenko, người đứng đầu chính quyền quân sự quận Nikopol do Ukraine kiểm soát, cho biết theo các cư dân ở phía đối diện của sông Dnipro - do Nga nắm giữ - xe buýt di tản đã bắt đầu đến.
Anh cho biết một gia đình trẻ đã cố gắng ghi danh di tản khỏi khu định cư Kamianka-Dniprovska, “nhưng chính quyền đã từ chối.”
Ông tuyên bố: “Cho đến nay, chỉ những cộng tác viên hàng đầu mới được di tản, trong khi những người còn lại đang chờ Lực lượng vũ trang Ukraine đến”.
Trong một video người ta có thể nghe thấy một số người muốn di tản vì sợ phải chết giữa hai lằn đạn. Tuy nhiên, một đại diện của cái gọi là chính quyền dân sự-quân sự do Nga dựng lên nói:
“Thật không may, chỗ ngồi cho những chiếc xe buýt này đã được đặt trước theo quyết định của chính quyền. Không có chỗ tại thời điểm này.”
Thị trấn này nằm gần nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Yevtushenko nói: “Mọi người sợ rằng trước khi rời đi, người Nga sẽ bắn phá gây ra thương vong hàng loạt để đổ lỗi cho Ukraine về mọi thứ.”
Các quan chức Ukraine tuần trước cho biết chính quyền do Nga hậu thuẫn ở Enerhodar gần đó đang lên kế hoạch sắp xếp di tản khỏi thị trấn vào đầu tháng Năm.
Tiếp tục có những suy đoán rằng phần này của Zaporizhzhia có thể là mục tiêu của một cuộc phản công của Ukraine trong những tuần tới.
4. Hàng chục sĩ quan cảnh sát Mạc Tư Khoa bị bắt giữ. Hai phó chủ tịch Hạ Viện Nga được tìm thấy đã qua đời trong cùng một ngày
Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass đưa tin rằng trong vài tuần qua, Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, và Tổng cục An ninh của Bộ Nội vụ, gọi tắt là MVD, đã tiến hành kiểm tra hàng loạt tại Ban Nội chính Quận trung tâm Mạc Tư Khoa và một số cơ quan khác, đặc biệt là Văn phòng cảnh sát quận Mạc Tư Khoa. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, cho biết những điều này xảy ra sau khi có các cáo buộc của FSB về “sự rò rỉ dữ liệu từ lực lượng an ninh Nga cho các công dân Ukraine”.
Tass trích dẫn các cơ quan thực thi pháp luật nói rằng các cuộc kiểm tra đang được tiến hành tại Ban Giám đốc Nội vụ của Nga ở Quận Trung tâm, cũng như tại các phòng ban khu vực của các cơ quan nội vụ. Một số sĩ quan cảnh sát Nga đã bị giam giữ. Cơ quan truyền thông tiếng Nga Meduza có trụ sở ở Latvia cho rằng họ bị bắt giữ vì dính líu trong mưu toan đảo chính Putin.
Trong bối cảnh đó, tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Two Russian Officials Found Dead on Same Day”, nghĩa là “Hai quan chức Nga được tìm thấy đã qua đời trong cùng một ngày.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Hai phó chủ tịch Duma Quốc gia Nga của đảng Nước Nga Thống nhất đang cầm quyền được thông báo đã qua đời hôm Chúa Nhật.
Cái chết của Nikolay Bortsov, 77 tuổi, người từng là phó Duma Quốc gia từ năm 2003 đến khi qua đời, được thông báo bởi Igor Artamanov, thống đốc vùng Lipetsk. Ông qua đời tại nhà riêng ở Lebedyan.
Cùng ngày, Phó Duma Quốc gia Dzshaharbek Uzdenov qua đời ở tuổi 57. Vladimir Vasilyev, chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất, cho biết Uzdenov qua đời sau một “căn bệnh nghiêm trọng và kéo dài”.
Một số người Nga nổi tiếng đã thiệt mạng trong những trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc bất thường kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Không có nguyên nhân nào được đưa ra cho cái chết của Bortsov. Ông trước đó đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt từ Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine của Putin.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.
Bortsov là một trong những nhân viên chính phủ giàu có nhất của Nga, với tài sản ròng ước tính trị giá 550 triệu USD, theo hãng tin độc lập Meduza có trụ sở tại Latvia. Ông được Forbes đưa vào năm 2021 trong bảng xếp hạng 100 công nhân liên bang giàu nhất đất nước.
Ông bị kết án vắng mặt ở Ukraine 15 năm tù vào ngày 21 tháng 3 cùng với 19 thành viên khác của Duma Quốc gia Nga vì đã bỏ phiếu công nhận chính quyền do Nga cài đặt ở vùng Donbas phía đông Ukraine. Người đứng đầu Ủy ban Điều tra Nga Alexander Bastrykin gọi phán quyết này là bất hợp pháp.
Uzdenov, 57 tuổi, là thành viên của Ủy ban Hạ viện Nga về Sinh thái, Tài nguyên và Bảo vệ Môi trường.
“Một ngày khó khăn. Cái chết đã cướp đi một đồng chí khác trong hàng ngũ của chúng ta. Jasharbek Borisovich Uzdenov, phó Duma Quốc gia, cựu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Sinh thái của Cộng hòa Karachay-Cherkess đã qua đời sau một trận ốm nặng và kéo dài,” Vasilyev nói.
Vasilyev gửi lời chia buồn tới người thân và bạn bè của Uzdenov.
“Nhạy cảm, chu đáo, ý chí mạnh mẽ, luôn sẵn sàng giúp đỡ - đây là cách chúng ta sẽ nhớ đến Jasharbek Borisovich. Anh ấy đã chiến đấu trong một thời gian dài, nhưng thật không may, căn bệnh này trở nên mạnh mẽ hơn. Chúng ta sẽ nhớ anh ấy rất nhiều”, ông ta nói.
Uzdenov được bầu vào Duma Quốc gia vào ngày 19 tháng 9 năm 2021. Ông chịu lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và New Zealand sau khi chiến tranh bắt đầu.
Ít nhất 20 người Nga đã chết trong những hoàn cảnh bí ẩn kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào tháng 2 năm ngoái, bao gồm Ravil Maganov, chủ tịch của Lukoil, Yuri Voronov, người sáng lập kiêm tổng giám đốc công ty vận tải và hậu cần Astra-Shipping, Vladislav Avayev, một cựu quan chức Điện Cẩm Linh. và phó chủ tịch của Gazprombank, và Thiếu tướng Vladimir Makarov, một sĩ quan giám sát cuộc đàn áp của Điện Cẩm Linh đối với những người biểu tình phản chiến.
5. Đã đến lúc liên minh Nato “ngừng bào chữa” và chấp nhận Ukraine là thành viên
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết đã đến lúc liên minh NATO “ngừng bào chữa” và chấp nhận Ukraine là thành viên vì quốc gia này đã thể hiện sự sẵn sàng và có nhiều điều để cống hiến.
Nói với tờ Foreign Affairs, Kuleba cho biết ý chí chính trị của liên minh “rất thiếu” trong vấn đề kết nạp Ukraine.
Ông nói: “Khi tôi nói những điều này, còi báo động không kích đang vang lên ở Kyiv, và Nga đang ở giữa cuộc tấn công kéo dài hàng tháng vào thành phố Bakhmut. Mạc Tư Khoa cũng chuẩn bị đẩy lùi hàng loạt đòn phản công của Ukraine. Vì vậy, tôi có một câu trả lời đơn giản cho bất kỳ ai lập luận rằng việc kết nạp Ukraine vào NATO sẽ khiêu khích Nga: bạn có nghiêm túc không?”
6. Thụy Điển trục xuất 5 nhà ngoại giao Nga
Hôm thứ Ba, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Tobias Billstrom nói với đài truyền hình công cộng SVT rằng: “Thụy Điển đã gọi đại sứ Nga và thông báo với ông ta rằng năm người làm việc tại đại sứ quán đã bị yêu cầu rời khỏi đất nước do các hoạt động không phù hợp với công ước Vienna về quan hệ ngoại giao.”
Thụy Điển đã trục xuất ba nhà ngoại giao Nga vào tháng 4 năm ngoái sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược Ukraine.
7. Một tòa án ở Nga đã kết án một cựu sĩ quan cảnh sát
Một tòa án ở Nga đã kết án một cựu sĩ quan cảnh sát về tội lan truyền công khai thông tin sai lệch về quân đội nước này sau khi ông chỉ trích cuộc chiến ở Ukraine với bạn bè qua điện thoại.
AP đưa tin rằng viên cựu sĩ quan cảnh sát, Semiel Vedel, đã bị kết án 7 năm tù hôm thứ Hai theo một đạo luật mà Điện Cẩm Linh đã thông qua vài ngày sau khi đưa quân vào Ukraine và đã tích cực sử dụng để bóp nghẹt những người bất đồng chính kiến.
Ngoài án tù, anh ta còn bị cấm làm việc trong cơ quan thực thi pháp luật trong 4 năm sau khi được thả.
Các nhà chức trách cáo buộc Vedel lan truyền thông tin về các hành động quân sự của Nga ở Ukraine sai lệch so với tuyên bố chính thức của Bộ Quốc phòng.
Trong 3 cuộc nói chuyện qua điện thoại với bạn bè vào năm ngoái, Vedel gọi Nga là “đất nước sát nhân”, và sử dụng câu “Vinh quang cho Ukraine” như một lời chào và tuyên bố rằng Nga đang chịu “tổn thất to lớn” ở Ukraine, theo công tố viên vụ án.
Các quan chức coi các cuộc trò chuyện là công khai vì điện thoại của Vedel đã bị nghe lén và một điều tra viên đã nghe được các cuộc gọi. Lập luận đó, mà luật sư của Vedel bác bỏ là vô lý, trước đây không được sử dụng trong các trường hợp liên quan đến cáo buộc truyền bá thông tin sai lệch.
Vedel, người sinh ra ở Ukraine, cho biết anh ta chỉ chia sẻ thông tin mà anh ta có được từ những người bạn ở sở cảnh sát Kyiv mà anh ta tin tưởng.
8. Bảy chiến tuyến của Nga và cuộc phản công của Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “How Russia's Seven Front Lines Shape Up for Ukraine's Counteroffensive”, nghĩa là “Bảy chiến tuyến của Nga xác đinh cách thức của cuộc phản công của Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, Nga đang hoạt động dọc theo 7 trục có thể xác định cách thức Ukraine sẽ thực hiện cuộc phản công dự kiến.
Với sự suy đoán ngày càng tăng về động thái tiếp theo của lực lượng Kyiv sau khi họ đã vượt sông Dnipro, nhóm chuyên gia cố vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ đã vạch ra cách thức quân đội Nga tham gia vào năm chiến dịch tấn công.
Các hoạt động này diễn ra ở Lupyansk, Luhansk, Bakhmut, Thành phố Avdiivka-Donetsk và phía tây Donetsk/đông Zaporizhia. Các hoạt động phòng thủ của Nga đang diễn ra ở trục phía tây các khu vực Zaporizhia và Kherson, ISW cho biết hôm Chúa Nhật.
Tại Kupyansk, Nga đã tung ra các phần của Quân khu phía Tây, gọi tắt là WMD, thực hiện các hoạt động tấn công hạn chế trong phần đầu năm 2023, mặc dù họ đã “không đạt được thành tựu đáng kể về mặt hoạt động”.
ISW nói thêm rằng Sư đoàn súng trường cơ giới số 2 của WMD có thể đã được triển khai về phía biên giới tỉnh Kharkiv-Luhansk.
Một mặt trận khác chạy dọc theo tuyến Svatove và Kreminna. Ở đó, Nga đã đưa các bộ phận của hai quân khu—WMD và Quân khu trung tâm—cũng như hai sư đoàn Dù vào một cuộc tấn công không thành công ở Luhansk đã lên đến đỉnh điểm và chỉ đạt được một số lợi ích chiến thuật cục bộ.
Mặt trận thứ ba do ISW vạch ra là ở Bakhmut, thị trấn Donetsk tranh giành ác liệt trong nhiều tháng. ISW nói rằng các nguồn lực mà Mạc Tư Khoa đã tung ra cho thị trấn này cho thấy họ muốn chiếm được nó trước khi bắt đầu cuộc phản công của Ukraine.
Chiến tuyến thứ tư của Nga, theo mô tả của ISW, là trục Thành phố Avdiivka-Donetsk, nơi Mạc Tư Khoa triển khai các đơn vị từ Hạm đội Phương Bắc, Quân khu phía Nam, gọi tắt là SMD và một phần của Cộng hòa Nhân dân Donetsk.
Tuy nhiên, Nga đã “không đạt được tiến bộ đáng kể nào về mặt hoạt động trên trục này vào năm 2023 ngoài những tiến bộ chiến thuật nhỏ xung quanh Avdiivka và trong Marinka”
Trong khi đó, ở trục phía nam Donetsk và đông Zaporizhia, các thành phần của Quân khu phía Đông ở phía tây Donetsk Oblast gần Vuhledar “đã liên tục chịu tổn thất sau nhiều lần thất bại trong nỗ lực chiếm Vuhledar”.
Liên quan đến các hoạt động phòng thủ của Nga, Mạc Tư Khoa đã đưa các thành phần SMD và đơn vị đặc biệt đến trục Zaporizhia phía tây của mình. Nhóm chuyên gia tư vấn cho biết, các nhóm này có thể “ít kiệt sức và xuống cấp hơn so với các lực lượng ở nơi khác trên mặt trận” do tính chất chủ yếu của các hoạt động là phòng thủ. Các nhóm của Nga ở Kherson cũng có khả năng là “những nhóm vô tổ chức và thiếu người điều khiển nhất trong toàn bộ chiến trường”.
Kể từ khi Nga rút quân khỏi thành phố Kherson vào năm ngoái, khu vực này của mặt trận “hầu như là tĩnh lặng”, trong khi tinh thần, huấn luyện kém và kỷ luật là những vấn đề, “đặc biệt là khi các thành phần thông thường thiện chiến hơn đang tham gia ở nơi khác.”
Các báo cáo xuất hiện vào cuối tuần qua rằng quân đội Ukraine đã đổ bộ lên bờ phía đông của sông Dnipro trong bối cảnh suy đoán về một cuộc tấn công của Ukraine có thể nhằm đẩy lùi quân Nga ở phía nam từ dòng sông này tới tận Crimea đã bị Nga sáp nhập.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để bình luận.
9. Làm thế nào Ukraine có thể chiếm lại Crimea, theo cựu tướng Mỹ Ben Hodges
Tướng Ben Hodges - cựu chỉ huy quân đội Mỹ ở Âu Châu - tin rằng cuộc tổng phản công của Ukraine sẽ theo đuổi các tham vọng lớn hơn nhiều so với chiến thắng trong trận chiến ở Bakhmut. Ông nói với The Sun Online: “Cho dù Ukraine có thể giết mọi binh sĩ Nga trong vòng 200 dặm xung quanh Bakhmut thì điều đó cũng sẽ không thay đổi tình hình chiến lược”.
“Chìa khóa là giành được Crimea - đó sẽ là địa hình quyết định. Một khi Crimea được giải phóng, tất cả sẽ kết thúc, nó sẽ thay đổi mọi thứ.
“Ukraine biết rằng sẽ không bao giờ an toàn nếu không lấy lại Crimea”.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “How Ukraine Can Retake Crimea, Per Ex-U.S. General Ben Hodges”, nghĩa là “Làm thế nào Ukraine có thể chiếm lại Crimea, theo cựu tướng Mỹ Ben Hodges.”
“Cuộc xâm lược này bắt đầu với Crimea, nó sẽ kết thúc với Crimea,” Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên bố vào năm 2022 khi thảo luận về sự phản kháng đang diễn ra của đất nước ông trước cuộc chiến tranh xâm lược mới nhất của Nga.
Giành lại bán đảo—do các lực lượng của Mạc Tư Khoa xâm lược với sự hỗ trợ của các cộng tác viên địa phương từ năm 2014—có lẽ là mục tiêu chiến tranh đầy tham vọng nhất của Kyiv. Nhô ra Hắc Hải và giáp một bên Biển Azov, Crimea là một phần quan trọng trong bài toán chiến lược khu vực và là chìa khóa trong việc bảo vệ các tuyến vận tải thương mại quan yếu của nó.
Nhưng Ukraine sẽ phải chiến đấu hết mình để giành được giải thưởng như vậy. Các lực lượng Nga được cho là đang chuẩn bị bán đảo và các hướng tiếp cận từ miền nam Ukraine trước một cuộc phản công. Những thách thức địa lý độc đáo của Crimea gây ra nhiều mối nguy hiểm cho những kẻ tấn công, và tầm quan trọng chính trị của nó đối với Tổng thống Vladimir Putin có nghĩa là quân đội Nga ở đó—và những người dân địa phương có cảm tình với Nga—có thể được kỳ vọng sẽ triển khai một cuộc phòng thủ kiên quyết.
Trong một cuộc phỏng vấn với Newsweek, Trung tướng đã nghỉ hưu Ben Hodges - người trước đây từng là tướng chỉ huy của Quân đội Hoa Kỳ ở Âu Châu - đã đưa ra ba giai đoạn mà quân đội Kyiv có thể chiếm được Crimea, bắt đầu bằng cuộc phản công mùa xuân được chờ đợi từ lâu của Ukraine.
Tướng Hodges giải thích rằng: “Có nhiều cách mà người Ukraine đang nghĩ về điều này. “Rõ ràng là họ biết địa lý, họ biết lịch sử, thời tiết, họ biết người Nga có gì ở đó. Tôi cho rằng họ có thông tin tình báo gần như hoàn hảo về những gì đang xảy ra bên trong Crimea. Và tôi chắc chắn hy vọng rằng chúng ta đang giúp đỡ—Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.”
Một giải thưởng có giá trị
Ukraine đã bị tàn phá bởi 14 tháng chiến tranh. Nền kinh tế của đất nước bị thu hẹp chỉ còn một phần ba vào năm ngoái và cuộc xâm lược của Nga đã ăn mòn lực lượng lao động trong khi bóp nghẹt các mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp và công nghiệp quan trọng bằng đường biển vốn có truyền thống là trung tâm cho sự thịnh vượng của Ukraine.
Tướng Hodges cho biết Kyiv sẽ không thể bảo đảm an ninh cho hoạt động vận chuyển thương mại ở Hắc Hải trừ khi giải phóng được bán đảo này.
Ông nói: “Nếu người Nga tiếp tục kiểm soát Crimea, vì họ đánh bại được người Ukraine hoặc vì một số giải pháp hòa bình, thì Ukraine sẽ không bao giờ có thể xây dựng lại nền kinh tế của mình vì Crimea chặn đường ra vào Biển Azov.
Tướng Hodges cho biết, ngay cả các cảng lớn Odesa và Mykolaiv - cả hai đều nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Ukraine - vẫn sẽ bị quân Nga ở Crimea đe dọa.
“Bạn có thể lùi lại và không tập trung vào Crimea, nhưng hãy nhìn vào Hắc Hải, rõ ràng là Nga có thể chặn, bất cứ khi nào họ muốn, các tàu ra vào bất kỳ loại cảng nào của Ukraine. “
“Đó là một phần quan trọng của điều này, không chỉ bởi vì chúng ta nghĩ đến kinh tế của Ukraine mà còn nghĩ đến kinh tế của Liên minh Âu Châu và toàn Âu Châu,” Tướng Hodges nói. “Nếu Ukraine không thể xây dựng lại nền kinh tế của mình, thì bạn sẽ có hàng triệu người tị nạn Ukraine vẫn đang ở trên khắp Âu Châu… Đây là một vấn đề thực sự đối với toàn Âu Châu nếu Ukraine không thể xây dựng lại nền kinh tế của mình.”
Vì vậy, Tướng Hodges nói Crimea do Nga nắm giữ là “con dao găm chĩa vào bụng Ukraine.”
Kyiv có thể làm gì để cải thiện mối đe dọa của Nga từ Crimea?
“Đầu tiên bạn cô lập bán đảo,” Hodges nói. “Khi bạn nhìn vào bản đồ, nó bắt đầu trông ngày càng giống một cái bẫy, hoặc có thể là ngõ cụt đối với người Nga. Và bạn có thể cô lập nó bằng cách cắt cây cầu đất đầu tiên.”
Cây cầu trên bộ - chạy từ biên giới tây nam Nga ở phía tây Rostov-on-Don, qua Donetsk, Mariupol, Berdyansk, Melitopol bị xâm lược và tới sông Dnipro - là thành tựu lớn nhất của Mạc Tư Khoa sau hơn một năm chiến tranh.
Hành lang này cho phép Nga cung cấp tốt hơn cho Bán đảo Crimea, nơi cho đến tháng 2 năm 2022 phụ thuộc vào Cầu Eo biển Kerch được tăng cường bởi các tuyến vận chuyển hỏa xa.
Quân Ukraine tấn công về phía nam từ Zaporizhzhia và phía đông từ Kherson sẽ gây nguy hiểm cho hành lang quan trọng này.
“Tôi không biết điều này, nhưng tôi nghĩ đó là một trong những mục tiêu chính của cuộc tấn công sắp tới của Ukraine,” Hodges nói. “Phá vỡ cây cầu trên đất liền đó, và khi bạn đã hoàn thành việc đó thì giai đoạn hai bắt đầu.”
Giai đoạn thứ hai là bắn phá
Nếu các lực lượng Ukraine có thể tiếp cận ngưỡng cửa của Crimea, phần lớn các mục tiêu cơ sở hạ tầng và quân sự nhạy cảm nhất của bán đảo sẽ nằm trong tầm ngắm.
Quân đội Ukraine đã tỏ ra thành thạo trong việc sử dụng các loại vũ khí tầm xa của phương Tây—cũng như công nghệ bản địa—để tấn công vào các sở chỉ huy, nơi tập trung quân và các trung tâm tiếp tế của Nga. Crimea có nhiều mục tiêu, bao gồm căn cứ hải quân Sevastopol và căn cứ không quân Saky, cả hai đều đã bị tấn công.
Tướng Hodges nói về giai đoạn thứ hai của cuộc tấn công: “Bạn bắt đầu tấn công các mục tiêu để khiến bán đảo trở nên không thể ở nổi đối với các lực lượng Nga. Bạn tấn công Sevastopol và Hạm đội Hắc Hải bắt buộc phải rời đi, họ không thể ngồi đó trong khi vũ khí chính xác trút xuống tàu, hoặc các cơ sở bến cảng, nhiên liệu, đạn dược, v.v. Căn cứ không quân ở Saky cũng vậy.”
Tướng Christopher Cavoli—chỉ huy hiện tại của các lực lượng Hoa Kỳ tại Âu Châu—đã nói rằng “độ chính xác có thể đánh bại hàng loạt” nếu có đủ thời gian.
Tướng Hodges cho biết đường lối này có thể phù hợp ở Crimea, nơi Mạc Tư Khoa đã triển khai lực lượng đáng kể do lo ngại các hoạt động của Ukraine.
Ông nói: “Với một đội quân phụ thuộc vào lực lượng bộ binh đông đảo, nó phải có sở chỉ huy và pháo binh. Và như vậy, với độ chính xác, bạn bắt đầu đánh sập sở chỉ huy, bạn bắt đầu đánh sập kho đạn dược và bạn đánh sập các trung tâm vận tải.”
“Tôi nghĩ đó là giai đoạn hai, theo đuổi những loại mục tiêu đó để khiến Nga không thể ở lại và chiến đấu hiệu quả ở Crimea.”
Tướng Hodges nói thêm vũ khí của phương Tây có thể mang lại cho Ukraine lợi thế cần thiết để làm điều này. Kyiv đã có các Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao do Mỹ sản xuất được trang bị các loại đạn của Hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt có hướng dẫn, có tầm bắn 56 dặm hay 90km. Nhưng bất chấp các yêu cầu lặp đi lặp lại từ Ukraine, Washington đã từ chối cung cấp các loại đạn HIMARS tầm xa nhất; đó là hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội MGM-140 có tầm bắn 190 dặm hay 305km vì e ngại quân Ukraine sẽ tấn công sâu vào bên trong lãnh thổ Nga.
“Ví dụ, nếu người Ukraine có ATACMS, thì Hạm đội Hắc Hải đã phải rời Sevastopol từ lâu rồi, vì người Ukraine đã tấn công nơi đó rồi,” Hodges nói. “Điều tương tự với căn cứ không quân của họ ở Saky và một số mục tiêu khác.”
Hodges cho biết ATACMS, máy bay không người lái Grey Eagle và các hệ thống tầm xa khác “sẽ tạo ra sự khác biệt lớn”.
Ông nói thêm: “Tôi nghĩ điều này bắt nguồn từ việc chính quyền, các chính phủ Đức, Anh và Pháp đã không hoàn toàn cam kết giúp Ukraine giành chiến thắng. Họ lo ngại, tôi nghĩ một cách không cần thiết, rằng bằng cách nào đó điều này có thể dẫn đến leo thang hạt nhân. Hoặc cũng có thể dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Nga và người Trung Quốc không muốn điều đó. Hoặc có thể người Âu Châu không. Nhưng điểm mấu chốt là, họ không sẵn sàng nói rằng chúng ta muốn Ukraine giành chiến thắng.”
Giải phóng
Chiến đấu ở bán đảo—ở những nơi đầm lầy và những nơi khác có núi non—sẽ rất khó khăn. Quân đội Ukraine cũng sẽ phải đối mặt với hàng trăm nghìn cư dân gốc Nga, hoặc ít nhất là những người chưa bỏ trốn.
Năm 2014, dân số gốc Ukraine ở Crimea ít hơn so với người Nga nếu so sánh với phần còn lại của đất nước, bằng chứng là kết quả bầu cử và trưng cầu dân ý. Khi quân đội Nga chiếm giữ bán đảo, hàng nghìn binh sĩ và quan chức Ukraine được cho là đã đào tẩu.
Với gần một thập kỷ hội nhập với Nga và những nhồi nhét ý thức hệ không ngừng, quân đội Ukraine đang tiến lên có thể phải đối phó với những người dân địa phương thù địch.
“Bạn phải vào đó dọn sạch và chiếm giữ nó,” Hodges nói. “Làm thế nào điều đó xảy ra, tôi vẫn chưa chắc chắn chính xác. Đó sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, đó là điều chắc chắn. Nhưng tôi nghĩ người Ukraine sẽ suy nghĩ về cách họ làm điều đó.”
Kyiv sẽ phải đưa ra quyết định về việc phải làm gì với Cầu Eo biển Kerch, vốn là mục tiêu tấn công của người Ukraine vào năm ngoái.
“Họ sẽ không đánh sập cây cầu đó ngay tức khắc. Tôi nghĩ họ sẽ để yên để mọi người có thể rời đi, vì vậy họ thực sự cần có một cây cầu để ra khỏi đó nếu họ thấy những gì đang xảy ra và họ không muốn tiếp tục nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine.”
“Tôi nghĩ rằng đến một lúc nào đó người Ukraine sẽ phá hủy nó, nhưng tôi nghĩ trong thời gian tới, họ có thể sẽ giữ nó, trừ khi người Nga tập trung sử dụng cây cầu này sau khi cây cầu trên bộ đã bị cắt. Nếu Nga đổ nhiều khả năng hơn nữa qua Cầu Kerch, thì người Ukraine có thể quyết định phải phá hủy nó.”
Tướng Hodges gợi ý rằng việc mất Crimea có thể đẩy nhanh sự kết thúc của cuộc chiến rộng lớn hơn, vốn đã hoành hành ở các cường độ khác nhau trong hơn chín năm qua.
Ông nói: “Tôi nghĩ rằng một khi Crimea đã được giải phóng, Điện Cẩm Linh sẽ bớt nhiệt tình hơn rất nhiều trong việc bám víu vào những khu vực bị tàn phá thực sự nghèo nàn này ở miền đông Ukraine. Điều thực sự quan trọng đối với họ về Donbas là có cây cầu trên đất liền tới Crimea.”
“Tôi không nghĩ rằng họ thực sự quan tâm nhiều đến những ngôi làng nhỏ ở Donetsk và Luhansk, mặc dù họ đã mất hàng ngàn binh sĩ ở đó.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.
Tiến sĩ George Weigel: 60 Năm Sau Thông Điệp Hòa Bình Tại Thế. Chuẩn bị Năm Thánh tại Rôma
VietCatholic Media
05:32 26/04/2023
1. Hơn 100.000 người tham gia cuộc diễn hành phò sự sống, phò gia đình ở Peru
Theo các nhà tổ chức sự kiện, hơn 100.000 người đã tham gia Cuộc diễn hành vì Cuộc sống và Gia đình vào ngày 15 tháng 4. Sự kiện này được tổ chức bởi Trung tâm Điều phối Khu vực vì Sự sống, gọi tắt là CORVIDA, tại thành phố Arequipa, Peru.
“Vì điều quý giá nhất mà chúng ta có: cuộc sống và gia đình; chúng ta cống hiến hết mình!” là chủ đề của phiên bản mới này của cuộc diễn hành đã được tổ chức từ năm 2006 vào ngày gần nhất với Ngày của Hài nhi chưa sinh, mà ở Peru được cử hành vào ngày 25 tháng 3, lễ Truyền tin.
Guadalupe Valdez, chủ tịch của CORVIDA, nhấn mạnh trong một tuyên bố rằng cuộc diễn hành “không chống lại bất kỳ ai” mà là “một lễ kỷ niệm nhằm khẳng định, thúc đẩy và bảo vệ giá trị của mỗi người và cuộc sống của mỗi con người.”
Bà lưu ý: “Những cuộc khủng hoảng mà chúng ta đã trải qua trong những năm gần đây đã cho chúng ta thấy rằng thể chế mà chúng ta tìm thấy sự hỗ trợ lớn nhất trong những lúc khó khăn chính là gia đình.
Phát biểu trước hàng ngàn người tham gia, tổng giám mục của Arequipa, Đức Cha Javier Del Río Alba, cho biết: “Thật vui khi gặp lại các gia đình, thanh niên, người lớn, trẻ em, các bà mẹ trong các nhóm này đã tham gia cuộc diễn hành nói lời đồng ý với cuộc sống ở Arequipa thân yêu của chúng ta, sau hai năm không thể trực tiếp làm điều đó như thế này “.
Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh: “Thật đáng khích lệ khi thấy hàng ngàn hàng ngàn người ăn mừng món quà sự sống và gia đình”.
Cuộc diễn hành diễn ra từ 3:30 chiều đến khoảng 7:30 tối và những người tham gia bao gồm các hiệp hội dân sự, văn hóa và nghệ thuật; cơ sở giáo dục và hội thảo; phòng khám sức khỏe, hội thợ thủ công và các công ty tư nhân; và các tổ chức làm việc cho trẻ em, phụ nữ và gia đình.
Khi cuộc diễn hành kết thúc, một số đội do ban tổ chức ủy quyền phụ trách dọn dẹp đường phố.
CORVIDA bao gồm Hiệp hội Cuộc sống và Gia đình, Bác sĩ vì Cuộc sống, Đạo đức và Luật pháp, Phụ nữ ủng hộ và Nhân quyền, Dự án Hy vọng, Cuộc sống trẻ, Truyền thông và Đối thoại, nền tảng công dân Let's Save Them Both và các nhóm khác.
Source:Catholic News Agency
2. Tòa Thánh và Italia gặp gỡ song phương nhân Năm Thánh 2025
Cuộc gặp gỡ giữa các phái đoàn do Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin và Thủ tướng Ý Giorgia Meloni dẫn đầu đã nhấn mạnh sự cần thiết của các cuộc thảo luận trong tương lai về tiến độ của công việc, nhằm thúc đẩy sự chào đón thích hợp cho những người đến Rôma dự Năm Thánh.
Trước Năm Thánh sắp tới, mà Giáo hội hoàn vũ sẽ cử hành vào năm 2025, một cuộc gặp song phương đã được tổ chức vào chiều thứ Tư giữa Nhà nước Ý và Tòa thánh.
“Trong cuộc gặp kéo dài khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ, các bên đã bày tỏ lòng biết ơn đối với sự hợp tác giữa Ý và Tòa thánh và mong đợi một sự kiện có thể đóng góp về mặt tinh thần và văn hóa cho thành phố Rôma và đất nước ý,” Văn phòng Báo chí Tòa thánh cho biết trong một thông cáo báo chí. “Khi kết thúc cuộc họp, các tham dự viên đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có thêm những khoảnh khắc trao đổi để theo dõi tiến độ của công việc, nhằm thúc đẩy sự chào đón thích hợp cho những người hành hương và tín hữu sẽ đến thành phố vào dịp Năm Thánh.”
Phái đoàn Ý do Thủ tướng Giorgia Meloni dẫn đầu, bao gồm Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế, Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính, Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Du lịch, Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Dân sự và Chính sách Biển, Chủ tịch Vùng Lazio, Thị trưởng Rôma và Ủy viên Đặc biệt của Chính phủ phụ trách Năm Thánh. Họ được tháp tùng bởi Đại sứ Ý tại Tòa thánh.
Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin dẫn đầu phái đoàn đại diện cho Tòa Thánh. Hiện diện còn có Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Tổng trưởng Thánh Bộ Truyền giáo, cùng với Thứ trưởng Thánh Bộ; Phụ Tá Quốc vụ khanh; Bộ trưởng Quan hệ với các Quốc gia và Tổ chức Quốc tế; Ủy viên Hội đồng về các vấn đề chung, cùng với Phó Tổng thư ký của Thủ hiến Thành quốc Vatican; Giám đốc Cơ sở hạ tầng và Dịch vụ; và Phó Giám đốc Sở An ninh và Bảo vệ Dân sự.
Source:Vatican News
3. Tiến sĩ George Weigel: 60 Năm Sau Thông Điệp Hòa Bình Tại Thế - Pacem In Terris
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “PACEM IN TERRIS AFTER 60 YEARS”, nghĩa là “Thông Điệp Hòa Bình Tại Thế 60 năm sau”
Vào ngày 11 tháng 4 năm 1963, Đức Gioan XXIII đã ban hành thông điệp Pacem in Terris hay Hòa Bình Tại Thế, một lời kêu gọi mạnh mẽ cho một thế giới không có nạn nhân cũng như không có đao phủ, điều này đã củng cố danh tiếng của vị giáo hoàng này là “vị Giáo Hoàng Gioan nhân từ”. Khi thế giới đang mấp mé bên bờ vực chiến tranh hạt nhân trong cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba tháng 10 năm 1962, lời kêu gọi “Hòa Bình Tại Thế” của Đức Giáo Hoàng đã được đón nhận nồng nhiệt ở khắp mọi nơi, kể cả Liên Xô - mặc dù quan điểm ở một số thành phần ở ngay Vatican lại cho rằng những người chủ của Điện Cẩm Linh đã coi nội dung của thông điệp này là một điều khá ngây thơ.
Vậy thì Pacem in Terris đã dạy điều gì? Và phân tích của nó về các vấn đề thế giới trông như thế nào, sáu thập kỷ sau?
Đức Gioan XXIII đã dạy rằng thế giới đã bước vào một thời điểm lịch sử mới, được đặc trưng bởi niềm tin phổ biến rằng “tất cả mọi người đều bình đẳng vì phẩm giá tự nhiên của họ.” Niềm tin đó ngụ ý rằng nguyên tắc học thuyết xã hội Công Giáo cổ điển về thiện ích chung có chiều kích toàn cầu chứ không chỉ quốc gia - điều này có nghĩa là “Hòa Bình Tại Thế” phải được theo đuổi thông qua việc thiết lập một “cơ quan công quyền trên toàn thế giới”. Cơ quan có thẩm quyền toàn cầu đó phải coi việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền – mà Đức Giáo Hoàng Gioan đã định nghĩa một cách rộng rãi – là mục tiêu cơ bản của nó.
Đối với các quốc gia cộng sản, họ cũng phải được bao bọc trong cộng đồng chính trị toàn cầu, vì các phong trào cộng sản, bất kể “những lời dạy triết học sai lầm” của họ, có thể vẫn “chứa đựng những yếu tố tích cực và đáng được tán thành”. Cuối cùng, Pacem in Terris đã dạy rằng cuộc chạy đua vũ trang là một cái bẫy và một ảo tưởng; giải trừ quân bị phổ quát là một mệnh lệnh đạo đức được yêu cầu bởi lý trí đúng đắn, vì “trong thời đại như của chúng ta, một thời đại tự hào về năng lượng nguyên tử của mình, thật trái với lý trí khi cho rằng chiến tranh hiện nay là một cách thích hợp để khôi phục các quyền đã bị vi phạm.”
Đối với tất cả những điều đó, tầm nhìn vĩ đại của Đức Gioan XXIII đã truyền cảm hứng cho niềm hy vọng rằng thế giới có thể tìm ra con đường thoát khỏi thế bế tắc của lưỡi dao Chiến tranh Lạnh, điểm thiếu sót trong thông điệp mà các nhà phê bình thân thiện đã chỉ ra sau khi thông điệp được ban hành - đó là sự thiếu chú ý đến thực tế của quyền lực trong nền chính trị thế giới, sự hiểu sai về mối liên hệ nội tại giữa các ý tưởng của chủ nghĩa Mác và chính trị toàn trị, sự thờ ơ đối với những tác động lâu dài của tội tổ tông trong lĩnh vực chính trị—khi nhìn lại sáu mươi năm, thực sự là những thiếu sót.
Chiến tranh Lạnh kết thúc, không phải vì “lòng tin” (một chủ đề quan trọng khác trong thông điệp) đã được thiết lập giữa các nền dân chủ không hoàn hảo và các chế độ chuyên chế đa nguyên; nó đã kết thúc nhờ điều mà William Inboden (trong The Peacemaker: Ronald Reagan, The Cold War, and the World on the Brink) mô tả là chiến lược “thương lượng đầu hàng” do Hoa Kỳ nghĩ ra và được các đồng minh phương Tây ủng hộ. Và trong khi một cuộc chạy đua vũ trang, vào những năm 1980, đã làm gia tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân ở một số thời điểm, nó cũng phá vỡ khả năng và ý chí của Liên Xô trong việc tiếp tục chạy đua.
Đối với đề xuất của thông điệp về việc phát triển một “cơ quan công quyền toàn cầu” có khả năng giải quyết các vấn đề quan trọng toàn cầu, sự bất lực và tham nhũng mà Liên Hiệp Quốc đã thể hiện kể từ khi Pacem in Terris được ban hành, nhất là trong việc bảo vệ các quyền cơ bản của con người, đã đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về cả tính khả thi, thậm chí là mong muốn, của bất kỳ tổ chức nào như vậy.
Sự nhấn mạnh đáng hoan nghênh của Đức Gioan XXIII về nhân quyền như một vấn đề quan trọng trong đời sống công cộng quốc tế đã được chứng thực bằng cuộc cách mạng lương tâm—cuộc cách mạng nhân quyền—mà người kế vị thứ ba của ngài, Đức Gioan Phaolô II, đã châm ngòi ở Đông Trung Âu vào năm 1979: một cuộc cách mạng đóng vai trò then chốt trong sự sụp đổ bất bạo động của chủ nghĩa cộng sản Âu Châu. Nhưng cả Giáo hội lẫn chính trị thế giới đều không được phục vụ tốt bởi xu hướng trong Pacem in Terris coi hầu như mọi mong muốn về chính trị, xã hội và kinh tế đều là “nhân quyền”: một xu hướng sau đó đã trở thành một cám dỗ không thể cưỡng lại đối với Tòa thánh khi đề cập đến chính trị thế giới.
Trong bài bình luận về thông điệp này, nhà thần học vĩ đại của Dòng Tên John Courtney Murray lập luận rằng quan niệm của Đức Gioan XXIII về cộng đồng chính trị lý tưởng—điều mà Murray mô tả là “người tự do dưới một chính phủ hạn chế”—được rút ra từ Thánh Thomas Aquinas. Tuy nhiên, nếu Pacem in Terris lấy một phần cảm hứng từ vị Tiến sĩ Hội Thánh, thì ở đâu trong thông điệp người ta tìm thấy tiếng vang của Augustinô, một bậc thầy vĩ đại khác của lý thuyết chính trị Công Giáo cổ điển? Một số người hỏi liệu Đức Giáo Hoàng có nhận thức đầy đủ về sự bành trướng trong sự điên rồ chính trị của con người, và sự nguy hiểm của chế độ chuyên chế gắn liền với những tầm nhìn không tưởng về sự hoàn hảo của con người, như Thánh Augustinô đã chắc chắn không?
Một tầm nhìn đầy cảm hứng và cao cả, đi kèm với một phân tích không đầy đủ về những trở ngại đối với việc hiện thực hóa tầm nhìn đó: có lẽ là một đánh giá hợp lý về Pacem in Terris nhân dịp kỷ niệm 60 năm công bố.
Source:First Things
Liều: 3 máy bay Nga tắt tín hiệu, lao vào Baltic. Vụ nổ bí ẩn ở Crimea. Ukraine đánh tan radar Nga
VietCatholic Media
16:15 26/04/2023
1. Đức cho biết 3 máy bay quân sự Nga bị chặn trong không phận quốc tế
Ba máy bay quân sự của Nga đang bay mà không có tín hiệu thu phát sóng đã bị chặn trong không phận quốc tế trên Biển Baltic, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết như trên.
Hai máy bay chiến đấu Sukhoi Su-27 và một máy bay Ilyushin Il-20 đã được xác định bởi các lực lượng không quân của Đức và Anh, đồng thời bổ sung một số hình ảnh của các máy bay đang bay lên Twitter.
Đáp lại diễn biến này, Tổng thống Ukraine, Volodymr Zelenskiy, trong tuyên bố mới nhất đã nói rằng “không ai có thể cảm thấy an toàn” trừ khi Nga bị đánh bại và kêu gọi kết thúc chiến tranh bằng một “Nuremberg mới”.
“Mỗi biểu hiện khủng bố của Nga, mỗi ngày xâm lược là một lập luận bổ sung rằng tất cả những điều này phải kết thúc tại Tòa án – ở một Nuremberg mới chống lại chủ nghĩa phát xít, chống lại những kẻ hủy hoại cuộc sống và con người, những kẻ sử dụng hỏa tiễn chống lại bảo tàng viện và bom dẫn đường chống lại nhà thờ. Nga phải thua. Thế giới không thể có bất kỳ mục tiêu nào khác”, Zelenskiy viết.
2. Quân đội Ukraine cho biết Nga đang tập trung lực lượng tấn công Bakhmut
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Tư 26 tháng Tư, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết quân đội Ukraine cho biết Mạc Tư Khoa đang tập trung lực lượng vào cuộc tấn công ở thành phố Bakhmut phía đông bị tàn phá - và do đó giảm, thậm chí ngưng hẳn, các hoạt động tấn công ở một số khu vực khác.
Cô cho biết tình hình ở Bakhmut “thay đổi hàng giờ và có một cuộc chiến tranh giành giật các vị trí đang diễn ra.”
“Đối phương đang tập trung toàn bộ lực lượng vào Bakhmut, và trên thực tế không tiến hành các hoạt động chiến đấu mạnh mẽ như vậy ở bất kỳ nơi nào khác.”
Tại Bakhmut trong 24 giờ qua, quân Nga “đã tấn công các vị trí của chúng ta 23 lần, bắn 280 lần bằng nhiều loại pháo và thực hiện 4 cuộc không kích. Đã có 85 vụ tấn công và 20 vụ đọ súng chỉ riêng ở khu vực Bakhmut.”
Thứ trưởng Hanna Maliar lưu ý rằng các chiến binh Wagner đã không còn thực hiện các nhiệm vụ độc lập ở Bakhmut.
“Các đơn vị dù của quân đội xâm lược và lực lượng đặc biệt đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Do đó, chúng ta nhận thấy tổn thất của đối phương là rất đáng kể”
Các Lữ Đoàn pháo binh Ukraine liên tục tham gia bảo vệ các tuyến đường tiếp tế vào Bakhmut, trong khi các kỹ sư đang làm tất cả những gì có thể “để bảo đảm rằng có một số tuyến đường liên lạc.”
Các cơ quan truyền thông Nga tuyên bố rằng quân Ukraine đang tiếp tục rút lui khỏi các khu vực của Bakhmut và đã phá hủy tháp liên lạc ở phía tây của Bakhmut. Thứ trưởng Hanna Maliar đã bác bỏ điều này.
Phát ngôn nhân Bộ Tư Lệnh Phía Nam Nataliya Humenyuk cho biết lệnh cấm thông tin vẫn được áp dụng đối với cuộc phản công ở phía Nam. Tuy nhiên, về đại thể quân Nga liên tục rút lui và trong nhiều trường hợp bị lún trong các vùng sình lầy ở miền Nam Ukraine và làm mồi cho pháo binh và không quân. Trong 24 giờ qua, Lực lượng Không quân của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã tiến hành sáu cuộc tấn công vào các khu vực tập trung binh sĩ và thiết bị quân sự của quân xâm lược và một hệ thống phòng không. Ngoài ra, hai máy bay không người lái trinh sát của đối phương – Zala và Orlan- 10 – bị bắn hạ. Trong khi đó pháo binh đã mở 25 cuộc tấn công vào các đoàn xe di tản của quân Nga.
Trong 24 giờ qua, 640 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 4 xe tăng, 11 xe thiết giáp, 14 hệ thống pháo, một hệ thống phòng không, và 8 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 26 Tháng Tư, 188.410 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Ngoài ra, quân đội Ukraine đã phá hủy 3.692 xe tăng Nga, 7.162 xe thiết giáp, 2.877 hệ thống pháo, 539 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 292 hệ thống phòng không, 308 máy bay, 294 máy bay trực thăng, 2.440 máy bay không người lái tác chiến-chiến thuật, 911 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 5.792 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 352 đơn vị thiết bị đặc biệt.
3. Vụ nổ bí ẩn ở Crimea khi Nga chuẩn bị cho cuộc tấn công của Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Mysterious Crimea Explosion as Russia Prepares for Ukraine Assault”, nghĩa là “Vụ nổ bí ẩn ở Crimea khi Nga chuẩn bị cho cuộc tấn công của Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Truyền thông địa phương đưa tin một cư dân Crimea đã thiệt mạng trong một vụ nổ bí ẩn ở phía đông nam bán đảo Hắc Hải.
Baza, một kênh Telegram của Nga thường xuyên đăng thông tin về các vấn đề an ninh trong nước, hôm thứ Hai đã đưa tin rằng một cư dân 45 tuổi ở thành phố Alushta của bán đảo Crimea đã bị thiệt mạng sau khi bị một thiết bị quân sự nổ tung gần bờ biển.
Khi Nga chuẩn bị cho một cuộc phản công được dự đoán trước của Ukraine, các lực lượng của họ đã củng cố bán đảo Hắc Hải bị Tổng thống Vladimir Putin sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014. Các bãi biển ở Crimea được cho là đã đóng cửa đối với những người bơi lội khi lực lượng Nga đào hào và chuẩn bị các vị trí phòng thủ mới ở đó. khu vực. Cũng đã có báo cáo rằng người Nga đang chôn mìn khắp bán đảo.
Cư dân của Alushta nghe thấy một vụ nổ vào tối ngày 23 tháng 4. Các nhà điều tra đến hiện trường đã tìm thấy thi thể của người đàn ông 45 tuổi cách biển khoảng 15 mét.
Baza đưa tin: “Nguyên nhân cái chết là do một thiết bị nổ không xác định phát nổ.”
Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti hôm thứ Hai đưa tin rằng một cư dân đã bị “nổ tung bởi đạn dược” giữa các thành phố Alushta và Sudak và anh ta đã chết. Cơ quan truyền thông này trích dẫn các dịch vụ khẩn cấp nói rằng loại đạn này có khả năng được sản xuất từ Thế chiến II.
Nhà chức trách Nga hiện chưa đưa ra bình luận nào về vụ việc. Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.
Mức độ đe dọa khủng bố màu vàng đã được áp dụng ở các vùng của Crimea kể từ ngày 11 tháng 4 năm 2022, vài tuần sau khi cuộc xâm lược toàn diện của Putin vào Ukraine bắt đầu. Các lực lượng Nga đã củng cố khu vực trong bối cảnh lo ngại về một bước tiến của Ukraine. Các báo cáo về các vụ nổ trên bán đảo đang trở nên thường xuyên hơn.
Vào đầu giờ thứ Hai, Crimea rung chuyển bởi những vụ nổ. Thống đốc Sevastopol do Mạc Tư Khoa hậu thuẫn, Mikhail Razvozhayev, cho biết trên kênh Telegram của mình rằng hạm đội Hắc Hải của Nga đã đẩy lùi một cuộc tấn công của hai máy bay không người lái hay hai thuyền không người lái trên biển.
Khi Nga chuẩn bị cho một cuộc tấn công có thể xảy ra của Ukraine, căng thẳng dường như đang gia tăng ở bán đảo bị sáp nhập, với việc tìm kiếm những kẻ phá hoại có thể được tăng cường, theo Trung tâm Kháng chiến Quốc gia Ukraine.
Trung tâm cho biết việc kiểm tra tại chỗ ngẫu nhiên đang trở nên thường xuyên hơn trên đường phố Crimea.
“Tại bán đảo Crimea tạm thời bị xâm lược, đối phương tiếp tục tăng cường các biện pháp để xác định các thành viên của lực lượng kháng chiến Ukraine. Đặc biệt, các căn hộ trên bán đảo thuộc về những người mà họ nghi ngờ 'không trung thành' đã bị lục soát. Các cuộc tìm kiếm cũng đã được thực hiện mà không có sự hiện diện của chủ sở hữu.”
Trong khi đó, các cuộc diễn hành quân sự truyền thống dự kiến diễn ra vào ngày 9 tháng 5 để đánh dấu Ngày Chiến thắng - lễ kỷ niệm hàng năm của Nga về việc đánh bại Đức Quốc xã trong Thế chiến II - đã bị hủy bỏ ở Crimea trong bối cảnh lo ngại về an ninh.
4. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã cho biết về tình hình tại thành phố Bakhmut giữa các tin đồn thổi không đúng sự thật của người Nga.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Cận chiến dữ dội vẫn tiếp tục diễn ra ở các quận phía tây của thị trấn đang tranh chấp Bakhmut thuộc tỉnh Donetsk.
Một diễn biến quan trọng trong tuần qua là giao tranh ở ngoại ô thị trấn, đặc biệt là gần làng Khromove, khi Ukraine tìm cách duy trì quyền kiểm soát tuyến đường tiếp tế 0506 của mình.
Các lựa chọn tiếp tế khác của Ukraine vào Bakhmut có thể phức tạp do điều kiện lầy lội trên các con đường không trải nhựa.
Với việc thị trấn hiện đã bị tấn công trong hơn 11 tháng, hệ thống phòng thủ Bakhmut của Ukraine hiện đã được tích hợp như một phần của khu vực phòng thủ sâu hơn nhiều, bao gồm thị trấn Chasiv Yar ở phía tây.
5. Bộ Ngoại giao Nga trục xuất một nhà ngoại giao Moldova
Bộ Ngoại giao Nga đang trục xuất một nhà ngoại giao Moldova trong một hành động mà họ coi là sự trả đũa cho việc trục xuất một nhà ngoại giao Nga ở Moldova vào tuần trước.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova cho biết đại sứ Moldova tại Mạc Tư Khoa đã được triệu tập để thông báo về việc trục xuất, cũng như để phản đối điều mà bộ này gọi là “các bước đi không thân thiện đối với Nga” và “các tuyên bố chống Nga thường xuyên” từ Chisinau.
Bộ trưởng Ngoại giao Moldova, Nicu Popescu, gọi động thái này là “thù địch” và cho biết đây là giai đoạn mới nhất trong nhiều thập kỷ nỗ lực của Nga nhằm kìm hãm sự phát triển của Moldova như một quốc gia độc lập.
Tuần trước, Moldova cho biết họ đang trục xuất một nhà ngoại giao Nga, sau những căng thẳng của ông này đối với lực lượng biên phòng Moldova, khi họ từ chối không cho nhập cảnh một chính trị gia Nga trong khu vực tại sân bay Chisinau. Cảnh sát Moldova cho biết thống đốc Tatarstan, Rustam Minnikhanov, muốn đến thăm Moldova để tăng cường hỗ trợ cho một ứng cử viên thân Nga trong cuộc bầu cử khu vực. Khi bị lính biên phòng từ chối không cho nhập cảnh, Minnikhanov đã gọi cho sứ quán Nga và nhân viên sứ quán sắp bị trục xuất đã thốt ra những lời đe dọa lực lượng biên phòng Moldova.
Moldova, quốc gia nộp đơn xin gia nhập Liên minh Âu Châu vào năm ngoái cùng với nước láng giềng Ukraine, đã nhiều lần cáo buộc Nga cố gắng gây bất ổn cho đất nước, điều mà Mạc Tư Khoa phủ nhận.
6. Điện Cẩm Linh đã bác bỏ những cáo buộc cho rằng Putin đi thăm Kherson là Putin giả
Điện Cẩm Linh đã bác bỏ những gì họ nói là dối trá rằng Tổng thống Vladimir Putin đã sử dụng người đóng thế cho nhà lãnh đạo 70 tuổi và rằng ông đã dành phần lớn thời gian để trú ẩn trong một boong-ke phòng thủ hạt nhân.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, đã liệt kê những gì ông nói là bịa đặt về Nga trong một bài phát biểu đề cập đến lịch sử đất nước kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, nguyên nhân của cuộc chiến Ukraine và sự phản bội bị cáo buộc của xã hội phương Tây.
Phát biểu tại một hội nghị ở Mạc Tư Khoa, Peskov cho biết:
Bạn có thể đã nghe nói rằng tổng thống có rất nhiều thế thân làm việc thay ông ấy khi ông ấy ngồi trong boong-ke… Lại một lời nói dối nữa… Bạn hãy tự mình nhìn xem tổng thống của chúng ta là người như thế nào: ông ấy luôn luôn, và bây giờ, cực kỳ năng động – những người làm việc bên cạnh tổng thống khó có thể theo kịp ông.
Ông nói thêm:
Năng lượng của anh ấy chỉ có thể bị ghen tị. Sức khỏe của anh ấy có thể là ước nguyện của nhiều người. Tất nhiên, tổng thống không ngồi trong bất kỳ boong-ke nào. Đây cũng là một lời nói dối.
Điện Cẩm Linh đã nhiều lần bác bỏ suy đoán rằng Putin, nhà lãnh đạo tối cao của Nga kể từ năm 1999, bị ốm nặng.
Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Mạc Tư Khoa vào tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Putin rằng ông tin rằng cử tri sẽ ủng hộ nhà lãnh đạo Nga một lần nữa trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào năm 2024. Putin vẫn chưa cho biết liệu ông có tìm kiếm một nhiệm kỳ khác hay không.
Tuyên bố của Dmitry Peskov dường như là để đáp lại một cáo buộc của Igor Girkin, một cựu chỉ huy của Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, cho rằng chuyến thăm Kherson vừa được Điện Cẩm Linh loan báo một cách bất ngờ vào tuần trước là do một thế thân của Putin thực hiện.
7. Ủy ban Âu Châu gửi thêm 1,65 tỷ đô la tài trợ cho Ukraine
Chủ tịch Ursula von der Leyen cho biết Ủy ban Âu Châu đang cung cấp thêm 1,5 tỷ euro, tức là 1,65 tỷ USD, tài trợ cho Ukraine.
“Hôm nay, chúng ta sẽ cung cấp thêm 1,5 tỷ euro cho Ukraine theo gói hỗ trợ tài chính vĩ mô hàng năm của chúng ta,” cô cho biết như trên.
“Chúng ta sẽ tiếp tục giúp Ukraine chống lại sự xâm lược của Nga, duy trì hoạt động của các cơ quan và cơ sở hạ tầng, đồng thời tiến hành các cải cách quan trọng,”
Chiến tranh Nga-Ukraine đánh dấu lần đầu tiên Liên minh Âu Châu cung cấp vũ khí sát thương cho một nước thứ ba, nhấn mạnh mức độ đe dọa mà họ tin rằng Mạc Tư Khoa gây ra cho an ninh của mình. Những người ủng hộ quan trọng khác của Ukraine là Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.
Đầu tháng 2, khối thông báo sẽ bơm thêm 545 triệu euro hay 575 triệu USD, vào quỹ hỗ trợ quân sự trị giá 3,6 tỷ euro hay 3,8 tỷ USD, cho Ukraine.
Các biện pháp hỗ trợ quân sự do Liên Hiệp Âu Châu thực hiện có giá trị khoảng 13 tỷ euro, trong đó 4,6 tỷ euro đã được huy động theo Cơ sở Hòa bình Âu Châu.
8. Tình hình ở Kupyansk sau cuộc tấn công vào bảo tàng viện
Oleh Synyehubov, thống đốc Kharkiv, đã xuất hiện trên truyền hình ở Ukraine và đưa ra một bản cập nhật qua Telegram về tình hình ở Kupyansk sau cuộc tấn công vào bảo tàng vào đầu ngày hôm nay.
Ông nói: “Các hoạt động cấp cứu đang diễn ra tại địa điểm xảy ra vụ tấn công bằng hỏa tiễn ở trung tâm Kupyansk. Đáng tiếc, người phụ nữ nằm dưới đống đổ nát đã tử vong. Lực lượng cấp cứu vừa đưa được thi thể của cô ấy lên từ đống đở nát. Theo thông tin của chúng tôi, một phụ nữ nữa có thể vẫn đang nằm dưới đống đổ nát. Các dịch vụ đặc biệt đang làm mọi thứ có thể để tìm thấy cô ấy.”
“Không có cơ sở quân sự nào gần tòa nhà bảo tàng viện bị trúng hỏa tiễn S-300 của đối phương. Đối phương đang cố tình đánh vào cơ sở hạ tầng dân sự và khủng bố dân thường.”
“Công việc xác định những cộng tác viên đang diễn ra trong khu vực. Hiện tại, các văn phòng công tố quản lý hơn 1.000 trường hợp như vậy. Một số người trong số họ đã bị đưa ra tòa. Bất cứ ai bị kết tội cộng tác với đối phương sẽ nhận một hình phạt thích đáng.”
Nga đã nhiều lần phủ nhận việc tấn công vào dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự ở Ukraine. Kể từ tháng 2 năm 2022, Liên Hiệp Quốc ghi nhận 6.596 dân thường thiệt mạng và 11.684 người bị thương trên lãnh thổ do chính phủ Ukraine kiểm soát.
9. Máy bay không người lái phá hủy hệ thống giám sát của Nga tại nhà máy thủy điện Kakhovka
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 26 tháng Tư, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các đơn vị của Lữ Đoàn 59 Cơ Giới đã phá hủy một tổ hợp giám sát của Nga ở bờ đông sông Dnipro ở Kherson bằng máy bay không người lái.
“Một trong những đơn vị của Lữ Đoàn đã phá hủy một một tổ hợp giám sát của Nga được bố trí tại nhà máy thủy điện Kakhovka ở khoảng cách hơn 6 km so với vị trí của đơn vị này.”
Một đoạn video cho thấy một người điều khiển máy bay không người lái đang xem video giám sát, được cho là từ một máy bay không người lái khác. Khói bốc lên từ tầng trên của một tòa nhà tại nhà máy điện.
Video này cũng cho thấy về tình trạng đường xá, các phương tiện Nga đang tháo chạy trước cuộc phản công của Ukraine đang phải vật lộn để giành lấy lực kéo trong biển bùn.
Thứ trưởng Hanna Maliar nhận xét rằng “Như các bạn thấy, điều kiện thời tiết chưa cho phép thiết bị và quân đội hoạt động hết công suất. Do đó, sẽ có một cuộc tổng phản công, nhưng cần có thời gian và điều kiện. Xin kiên nhẫn.”
10. Zelenskiy cho biết hơn 60 địa điểm văn hóa Ukraine đã bị người Nga phá hủy
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói rằng “hơn 60 bảo tàng viện và phòng trưng bày ở các vùng khác nhau của đất nước chúng ta cũng đã bị quân xâm lược phá hủy hoặc làm hư hại” kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu.
Ông cho biết hai phụ nữ đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của Nga bằng hỏa tiễn S-300 vào bảo tàng viện Kupyansk ở vùng Kharkiv. Thị trấn này cách tiền tuyến khoảng 10 km.
Ông cũng nói rằng một nhà thờ đã bị phá hủy bởi một cuộc tấn công của Nga ở khu vực phía nam Kherson. Ông nói: “Nhà thờ này trở thành một trong hàng trăm nhà thờ và nhà cầu nguyện bị phá hủy bởi các cuộc không kích của Nga.
Trong bài phát biểu gởi quốc dân đồng bào tối thứ Ba 25 Tháng Tư, tổng thống Zelenskiy cũng cáo buộc rằng các lực lượng Nga đã đột nhập vào nhà của một nhà hoạt động người Tatar, Abduresheet Dzhepparov, ở Crimea. “Ông ấy là một trong những đại diện của phong trào quốc gia Crimean Tatar, một nhà hoạt động nhân quyền, một công dân Ukraine. Không biết bây giờ anh ấy đang ở đâu, chuyện gì đang xảy ra với anh ấy”.
11. Nga cho biết họ có thể đình chỉ lệnh cấm triển khai hỏa tiễn hạt nhân tầm trung và tầm ngắn
Ông Vladimir Ermakov, người đứng đầu bộ phận không phổ biến vũ khí hạt nhân của Bộ Ngoại giao Nga, cho biết Nga có thể chấm dứt lệnh cấm triển khai hỏa tiễn tầm trung và tầm ngắn trên mặt đất.
Ermakov cho rằng Nga sẽ chỉ tiếp tục tuân thủ lệnh cấm của mình tùy thuộc vào phạm vi triển khai hỏa tiễn của Mỹ, đặc điểm và khả năng vươn tới khu vực Á Châu-Thái Bình Dương của các hỏa tiễn của Hoa Kỳ.
“Đặc biệt, việc Nga có sẵn sàng tiếp tục tuân thủ lệnh cấm đơn phương triển khai hỏa tiễn tầm trung và tầm ngắn trên mặt đất ở một số khu vực nhất định về cơ bản sẽ phụ thuộc vào các thông số cụ thể về tầm bắn của hỏa tiễn Mỹ,” Ermakov nói.
“Nhưng ngay cả bây giờ chúng ta có thể tự tin nói rằng các chương trình quân sự gây bất ổn của Hoa Kỳ và các đồng minh đang khiến lệnh cấm của chúng ta ngày càng trở nên mong manh hơn, cả ở khu vực Á Châu-Thái Bình Dương và Âu Châu”.
Một số thông tin cơ bản: Hoa Kỳ đã rút lui khỏi hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung với Nga vào năm 2019.
Thỏa thuận, được ký kết vào năm 1987 bởi Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và Tổng Bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev, đã hạn chế cả hai quốc gia triển khai cả hỏa tiễn đạn đạo trên đất liền “tầm ngắn” và “tầm trung”, hỏa tiễn hành trình và bệ phóng hỏa tiễn có thể được sử dụng để mang theo tải trọng hạt nhân hoặc thông thường.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Mark Esper cho biết việc Hoa Kỳ rút lui khỏi hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung với Nga vào năm 2019 là “kết quả trực tiếp của việc Nga liên tục vi phạm hiệp ước trong nhiều năm và qua nhiều chính quyền tổng thống”.
Do quyết định của Hoa Kỳ, Nga cũng tuyên bố rút khỏi hiệp định.
Nhưng Nga tuyên bố sẽ tiếp tục lệnh cấm triển khai các vũ khí như vậy. Vào thời điểm đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết:
“Chúng ta đã mời Mỹ và các nước NATO khác đánh giá khả năng tuyên bố lệnh cấm triển khai các thiết bị tầm trung và tầm ngắn tương tự như chúng ta đã có, lệnh cấm tương tự mà Vladimir Putin đã tuyên bố, nói rằng Nga sẽ kiềm chế triển khai các hệ thống này khi chúng ta có được chúng trừ khi thiết bị của Mỹ được triển khai ở một số khu vực nhất định.”
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg bác bỏ lời đề nghị tạm hoãn của Nga là “không đáng tin cậy” vì ông cho biết Nga đã triển khai các hỏa tiễn như vậy trong nhiều năm.
Vào tháng 2 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông đang đình chỉ sự tham gia của đất nước mình vào hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân START mới. Hiệp ước đó đặt ra giới hạn về số lượng vũ khí hạt nhân tầm liên lục địa được triển khai mà cả Mỹ và Nga có thể sở hữu.
12. Quốc hội Lithuania hôm thứ Ba đã bỏ phiếu ủng hộ việc cho phép lực lượng biên phòng buộc người di cư quay trở lại
Quốc hội Lithuania hôm thứ Ba đã bỏ phiếu ủng hộ việc cho phép lực lượng biên phòng buộc những người di cư vào nước này bất hợp pháp phải quay trở lại.
Lithuania giáp với các quốc gia Liên Hiệp Âu Châu như Latvia và Ba Lan, cũng như Belarus và vùng đất Kaliningrad của Nga.
Vào năm 2021, Latvia đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và Lithuania bắt đầu lên kế hoạch xây dựng hàng rào dây thép gai để ngăn chặn số lượng kỷ lục người di cư vượt biên giới của họ từ Belarus, trong bối cảnh Minsk tuyên bố đang sử dụng những người đến làm đòn bẩy đối với các quốc gia Liên Hiệp Âu Châu để đảo ngược các lệnh trừng phạt.
Các nhà chức trách ở hai quốc gia Baltic và Ba Lan đã cáo buộc nhà lãnh đạo Belarus, Alexander Lukashenko, dàn dựng các cuộc vượt biên dưới hình thức “chiến tranh hỗn hợp”.
13. Tranh cãi gay gắt nổ ra tại Liên Hiệp Quốc
Tranh cãi gay gắt đã nổ ra tại Liên Hiệp Quốc khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tận dụng thời gian Nga làm chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để triệu tập một cuộc họp nhằm biện minh cho cuộc xâm lược Ukraine.
Đại sứ Hoa Kỳ Linda Thomas-Greenfield gọi Nga là “người triệu tập đạo đức giả” của cuộc họp nhằm biện minh cho cuộc chiến “bất hợp pháp, vô cớ và không cần thiết” ở Ukraine “đánh vào trọng tâm của hiến chương Liên Hiệp Quốc và tất cả những giá trị mà chúng ta yêu quý.”
Đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc, Barbara Woodward, cho biết các nước đã nhìn thấy “ý tưởng về chủ nghĩa đa phương của Nga có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới” – đó là việc chà đạp hiến chương Liên Hiệp Quốc và một cuộc chiến đã mang lại những đau khổ không thể tưởng tượng được cho Ukraine và cũng là “một thảm họa không nhỏ đối với Nga”.
Liên minh Âu Châu gồm 27 thành viên gọi nỗ lực của Nga nhằm thể hiện mình là người bảo vệ hiến chương Liên Hiệp Quốc và chủ nghĩa đa phương là “khôi hài”, đồng thời cho rằng Nga “khinh thường” không chỉ hiến chương Liên Hiệp Quốc mà cả các nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc yêu cầu Nga rút quân.
Nhưng Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov, đã bảo vệ cái mà Mạc Tư Khoa gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” của họ, nhắc lại cáo buộc rằng Ukraine đang thúc đẩy “các hoạt động của Đức Quốc xã” và cấm ngôn ngữ và văn hóa Nga, và NATO đang có kế hoạch mở rộng sang Ukraine.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng “không phải tất cả là về Ukraine” mà là điều mà ông gọi là kế hoạch của phương Tây nhằm tận dụng chính phủ Ukraine với hy vọng làm suy yếu nước Nga.”
Ông Lavrov nói: “Chúng ta không thể xem xét vấn đề Ukraine một cách tách biệt khỏi bối cảnh địa chính trị. “Đó là về việc các mối quan hệ quốc tế sẽ tiếp tục được định hình như thế nào thông qua việc thiết lập một sự đồng thuận lành mạnh trên cơ sở cân bằng lợi ích, hoặc thông qua sự tiến bộ mạnh mẽ và không ổn định của quyền bá chủ của Washington.”
Tại cuộc họp, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và đại sứ các nước Mỹ, Anh, Pháp và các đồng minh đều chỉ ra nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc yêu cầu tất cả các nước ủng hộ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của mỗi quốc gia – là điều mà Nga đã vi phạm khi xâm lược Ukraine và sáp nhập bất hợp pháp một số khu vực.
Đại diện thường trực của Liên Hiệp Quốc và đại sứ của Trung Quốc tại cơ quan này là Trương Quân (Zhang Jun, 张军) đã từ chối lên án Nga xâm lược Ukraine.
Ông ta phát biểu một cách mơ hồ trước hội đồng rằng: “Thế giới đang đứng trước ngã ba đường lịch sử. Nhân loại đang đối mặt với những thách thức toàn cầu chưa từng có. Các hành vi bá quyền và bắt nạt đang gây ra tác hại to lớn cho thế giới. Chính trị đang tạo ra sự chia rẽ và đối đầu lớn. Việc duy trì hiến chương Liên Hiệp Quốc đã trở nên cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết.” Có thể hiểu là ông ta chỉ trích Nga, nhưng cũng có thể hiểu ông ta đang chỉ trích Hoa Kỳ.
14. Người đứng đầu Liên Hiệp Quốc nhận định rằng nguy cơ xung đột giữa các cường quốc ở 'mức cao lịch sử'
Người đứng đầu Liên Hiệp Quốc và đại diện từ các nước phương Tây đã tranh cãi gay gắt với nhà ngoại giao hàng đầu của Nga khi ông chủ trì cuộc họp của Liên Hiệp Quốc hôm thứ Hai, cáo buộc Mạc Tư Khoa vi phạm hiến chương Liên Hiệp Quốc khi tấn công Ukraine và xâm lược một phần lãnh thổ của nước này.
Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov, đã phản ứng bằng cách bảo vệ hành động quân sự của đất nước mình và cáo buộc Hoa Kỳ và các đồng minh cắt xén chính sách ngoại giao toàn cầu, là nền tảng của Liên Hiệp Quốc, được thành lập để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Lavrov lặp lại một luận điệu thường xuyên của Nga cho rằng cuộc chiến ở Ukraine là một cuộc chiến ủy nhiệm nhằm chống lại Nga. Tuy nhiên, ông ta không trả lời được chất vấn của Đại sứ Hoa Kỳ Linda Thomas-Greenfield, là người khẳng định rằng cuộc chiến sẽ chấm dứt ngay ngày hôm nay, ngay bây giờ, nếu Nga ngưng bắn và rút quân khỏi Ukraine.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đã gọi sự hợp tác giữa 193 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc là “trái tim đang đập” và “tầm nhìn định hướng” của tổ chức, đồng thời ông cảnh báo hội đồng bảo an rằng sự hợp tác toàn cầu đang ở mức căng thẳng lớn nhất kể từ khi thành lập Liên Hiệp Quốc vào năm 1945 trên đống tro tàn của chiến tranh thế giới thứ hai.
Ông nói, căng thẳng giữa các cường quốc đang ở “mức cao lịch sử” và nguy cơ xung đột “do bất cẩn hoặc tính toán sai lầm”, đồng thời chỉ ra trước hết và quan trọng nhất là cuộc chiến ở Ukraine.
Tin Vui: 5 vị Tử Đạo trong vụ Công Xã Paris được tuyên Chân Phước. Các vị thánh vĩ đại của Hungary
VietCatholic Media
16:58 26/04/2023
1. Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp thủ tướng Ukraine vào ngày thứ Năm
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp thủ tướng Ukraine, Denys Shmyhal, tại Vatican vào sáng thứ Năm. Hai vị gặp nhau lần cuối tại Vatican vào tháng 3 năm 2021 trong bối cảnh đụng độ giữa Ukraine và Nga ở vùng Donbas. Shmyhal là thủ tướng Ukraine kể từ tháng 3 năm 2020.
Theo lịch trình của Đức Thánh Cha ngày 27 tháng 4, ngài đã tiếp thủ tướng vào lúc 9 giờ sáng
Đức Phanxicô đã thẳng thắn ủng hộ Ukraine kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào quốc gia này vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Ngài thường nói về những người Ukraine “tử vì đạo” và cầu xin hòa bình giữa hai quốc gia. Vào tháng 3 năm 2022, ngài đã thánh hiến Ukraine và Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ.
Đức Giáo Hoàng cũng bị chỉ trích vào đầu năm ngoái vì đã không trực tiếp chỉ đích danh Tổng thống Nga Vladimir Putin là kẻ xâm lược trong cuộc chiến.
Vào tháng 10 năm 2022, ngài trực tiếp kêu gọi Tổng thống Nga ngừng bắn ngay lập tức, cầu xin ông ta chấm dứt “vòng xoáy bạo lực và chết chóc” ở Ukraine.
Lời kêu gọi đánh dấu một sự phá vỡ thói quen chỉ trình bày các suy tư liên quan đến bài Tin Mừng trong ngày của Đức Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng ngài chọn dành toàn bộ suy nghĩ của mình cho Ukraine vì diễn biến của cuộc chiến “đã trở nên quá nghiêm trọng, tàn khốc và đe dọa đến mức gây ra mối lo ngại lớn”.
Đức Thánh Cha cũng cho thấy ngài sẵn sàng giúp đàm phán hòa bình giữa hai nước.
Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có nhiều cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiyy.
Source:Catholic News Agency
2. Năm linh mục Pháp tử đạo trong cuộc nổi dậy chống Công Giáo năm 1871 được phong chân phước ở Paris
Năm linh mục người Pháp bị hành quyết bởi một nhóm nổi loạn có khuynh hướng bài giáo sĩ ở Paris năm 1871 đã được phong chân phước như những vị tử đạo vào Thứ Bảy, ngày 22 tháng Tư, trong một Thánh lễ với các biện pháp phòng ngừa an ninh tăng cường trước tình hình bất ổn chính trị gần đây.
“Là những mục tử được khơi dậy bởi lòng nhiệt thành tông đồ, các linh mục đã hiệp nhất trong việc làm chứng cho đức tin cho đến mức tử đạo, mà các ngài đã phải chịu đựng ở Paris vào năm 1871 trong thời kỳ được gọi là ‘Công xã’ Paris,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói một ngày sau lễ phong chân phước trong Thánh lễ Chúa Nhật, ngày 23 tháng 4 - sau buổi đọc Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật của ngài. “Một tràng pháo tay cho các Tân Chân Phước!”
Năm linh mục được phong chân phước hôm thứ Bảy là các vị tử đạo, được Vatican công nhận là chết vì “thù ghét đức tin của mình,” là Cha Henri Planchat của Dòng Thánh Vincent de Paul và bốn linh mục thuộc Dòng Thánh Tâm của Chúa Giêsu và Mẹ Maria: là các Cha Ladislas Radigue, Cha Polycarpe Tuffier, Cha Marcellin Rouchouze, và Cha Frézal Tardieu.
Các linh mục đã bị xử bắn vào ngày 26 tháng 5 năm 1871, trong vụ thảm sát trên phố Haxo diễn ra vào cuối hai tháng cầm quyền của Công xã Paris, là phong trào cách mạng và chống Công Giáo đã kiểm soát Paris từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 28 tháng 5 năm 1871. Cuộc nổi dậy bị quân đội Pháp đánh bại trong “Tuần lễ đẫm máu” khiến khoảng 20.000 người bị giết.
Đức Hồng Y Marcello Semeraro, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh, đã chủ sự Thánh lễ phong chân phước tại Nhà thờ Saint-Sulpice ở Paris với Đức Tổng Giám Mục Laurent Ulrich của Paris và khoảng 2.500 người tham dự.
Sau thất bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ, Đế chế thứ hai của Napoléon Đệ Tam sụp đổ. Đệ tam Cộng hòa Pháp được thành lập để cai trị đất nước. Một cuộc đàm phán hòa bình với người Phổ, cho phép họ chiếm thành phố Paris, đã gây ra một cuộc nổi dậy của cánh tả được gọi là Công xã Paris. Trong thời gian trị vì ngắn ngủi của những người nổi dậy, quyền lực và tài nguyên của Giáo Hội Công Giáo đã bị tước đoạt, và một chính phủ thế tục khắc nghiệt đã được áp đặt lên người dân địa phương.
Công xã Paris đã tiến hành các cải cách xã hội chủ nghĩa như tuần làm việc 10 giờ nhưng cũng đóng cửa các nhà thờ và trường học Công Giáo, tịch thu tiền và tài sản của Giáo hội, đồng thời bắt giữ hàng trăm linh mục, tu sĩ và nữ tu sau khi cáo buộc Giáo hội đồng lõa với chế độ quân chủ. Hệ thống trường học của Pháp cũng bị thế tục hóa bởi chính phủ chống giáo quyền nghiêm ngặt.
Mọi người bị bắt vì bị cho là đồng lõa với chế độ quân chủ với tư cách là “con tin của người dân Paris” và bị đe dọa hành quyết nếu bất kỳ người ủng hộ nào của họ bị hành quyết. Theo sắc lệnh, ba tù nhân sẽ bị xử tử ngẫu nhiên cho mỗi một người ủng hộ họ bị xử tử: “Bất kỳ vụ hành quyết nào đối với một tù nhân chiến tranh hoặc một người ủng hộ chính quyền bình dân của Công xã Paris sẽ được thực hiện ngay sau đó, gấp ba lần số lượng con tin bị bắt giữ... và họ sẽ được bốc thăm chỉ định.”
Khi quân Pháp chiếm được đất và Công xã Paris gần như bị đánh bại, chính phủ theo chủ nghĩa nổi dậy đã thực hiện hơn 100 vụ hành quyết. Nhiều người trong số những người thiệt mạng là thành viên của hàng giáo sĩ, bao gồm cả Tổng giám mục Paris Georges Darboy.
Năm linh mục được phong chân phước hôm thứ Bảy đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố là tử đạo vào tháng 11 năm ngoái:
Cha Henri Planchat
Cha Henri Planchat sinh năm 1823 và qua đời năm 1871 lớn lên trong một gia đình Kitô giáo sùng đạo ở vùng Loire của Pháp và được truyền cảm hứng từ khi còn trẻ để phục vụ người nghèo. Ngài vào chủng viện Thánh Xuân Bích ở Paris và được thụ phong linh mục năm 1850. Ngài có biệt danh là “thợ săn linh hồn” và “tông đồ của vùng ngoại ô” vì công việc của ngài với người nghèo và những nỗ lực của ngài để bảo đảm mọi người được lãnh nhận các bí tích. Theo Dòng Thánh Vincent de Paul, ngài phục vụ vùng ngoại ô Grenelle và Vaugirard, nơi ngài tìm cách truyền bá Tin Mừng cho những người thuộc tầng lớp lao động, một số người trong số họ có thái độ thù địch với Giáo hội. Mặc dù được nuôi dạy trong gia đình giàu có, nhưng ngài đã dành phần lớn cuộc đời mình cho người nghèo.
Cha Ladislas Radigue
Cha Ladislas Radigue sinh năm 1823 và qua đời năm 1871, lớn lên ở Normandy và theo đuổi ơn gọi làm linh mục tại Học viện Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Trong 20 năm, ngài huấn luyện các tập sinh và được bầu làm bề trên nhà mẹ của Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, nơi ngài và các linh mục đồng tế bị bắt vào ngày 12 tháng 4 năm 1871.
Cha Polycarpe Tuffier
Cha Polycarpe Tuffier sinh năm 1807 và qua đời năm 1871 được gửi đến các cha Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu khi còn nhỏ và tuyên khấn năm 16 tuổi. Cha trở thành kiểm sát viên của giáo đoàn, dạy triết học, và sau đó làm việc tại một số trường đại học ở Bỉ với tư cách là một tu sĩ trước khi thụ phong linh mục và làm tổng thư ký của hội dòng.
Cha Frézal Tardieu
Cha Frézal Tardieu sinh năm 1814 và qua đời năm 1871. Ngài sinh tại Lozère, miền nam nước Pháp, đã khấn dòng năm 1839. Khi còn là giám đốc tập viện Vaugirard, cha được gửi đến Louvain ở Bỉ trước khi trở thành tổng cố vấn của hội dòng. Ngài được nhớ đến vì lòng trắc ẩn và sự khiêm tốn của mình. Ngài nổi tiếng với câu nói “Nói chuyện với Chúa thì tốt hơn là nói về Chúa”.
Cha Marcellan Rouchouze
Cha Marcellan Rouchouze sinh năm 1810 và qua đời năm 1871. Ngài sinh ra ở vùng Loire nước Pháp, là con cả trong một gia đình có ba người con, tất cả đều trở thành tu sĩ của Dòng Thánh Tâm. Ngài tuyên khấn năm 1837 nhưng mãi đến năm 42 tuổi mới trở thành linh mục sau khi gặp Thánh Gioan Vianney, người đã nói với ngài: “Con ơi, con phải là linh mục! Chúa tốt lành có những kế hoạch tuyệt vời dành cho con.”
Đức Hồng Y Semeraro đã nói trong bài giảng của mình trong Thánh lễ phong chân phước rằng những vị này “đã bị tàn sát bởi sự điên cuồng bạo lực của những người cách mạng.”
Đức Hồng Y nói thêm rằng sự kiện này cũng là “một lời cảnh báo cho ngày hôm nay.” Ngài nói rằng mặc dù điều tốt “có vẻ như bị đánh bại bởi sự lạm dụng và xảo quyệt, nhưng trên thực tế, nó vẫn tiếp tục hoạt động trong im lặng và thận trọng, mang lại kết quả lâu dài.”
Đức Hồng Y Semeraro nói: “Đó là sự đổi mới xã hội Kitô giáo, được thiết lập trên sự biến đổi của lương tâm, trên sự hình thành đạo đức và trên lời cầu nguyện.
Buổi lễ diễn ra trong bối cảnh an ninh được đề phòng để bảo đảm an toàn cho những người tham dự vì bạo lực bùng phát khi người Công Giáo cố gắng tôn vinh các vị tử đạo gần hai năm trước đó. Khi những người Công Giáo tổ chức một cuộc rước ở Paris vào ngày 29 tháng 5 năm 2021, để tôn vinh các nạn nhân nhân dịp kỷ niệm 150 năm vụ thảm sát, anh chị em Công Giáo Paris đã vấp phải phản ứng dữ dội từ những người biểu tình phản đối. Khoảng 50 người cuối cùng đã chặn đoàn diễn hành tiến về phía trước và buộc những người tổ chức phải chạy vào một nhà thờ để trú ẩn.
Source:Catholic News Agency
3. Các vị thánh vĩ đại đã xây dựng Hung Gia Lợi
Từ ngày 28 đến 30 tháng 4, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện chuyến tông du đến Hung Gia Lợi. Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, có bài viết nhan đề “The great saints who built Hungary : Meet a ‘holy dynasty’ of martyrs, kings, princesses, and bishops -- Hungary's great national saints,” nghĩa là “Các vị thánh vĩ đại đã xây dựng Hung Gia Lợi: Gặp gỡ một ‘vương triều thánh thiện’ gồm các vị tử đạo, các vị vua, các công chúa và giám mục -- những vị thánh quốc gia vĩ đại của Hung Gia Lợi.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ phần thứ nhất nói về các vị thánh vĩ đại đã xây dựng gia sản tinh thần của Hung Gia Lợi, hay còn gọi là Hungary, qua phần trình bày của Túy Vân.
Trước hết, Túy Vân xin giới thiệu Thánh Quirinô thành Sescia qua đời năm 309 là vị tử đạo đầu tiên của Hung Gia Lợi.
Sinh ra ở Sabaria –ngày nay gọi là Szombathely – vào đầu thế kỷ thứ 4, Quirinus là một Kitô hữu tử vì đạo, người đã từ chối từ bỏ đức tin của mình trong cuộc đàn áp của Đại Đế Điôclêtiô vào năm 309. Bị tra tấn bởi thống đốc Pannonia, lúc bấy giờ Hung Gia Lợi chỉ là một tỉnh của Đế chế Rôma và được gọi là Pannonia, anh ta bị ném xuống sông Sibaris với một cối xay trói vào chân. Thi thể của anh đã được các Kitô hữu địa phương vớt lên và bảo quản. Các thánh tích của anh sau đó đã được chuyển đến Rôma để bảo vệ vị tử đảo khỏi bị phá hoại trong các cuộc xâm lược lớn. Ngày nay hài cốt của ngài được an nghỉ tại Vương cung thánh đường Thánh Sêbastianô trên đường Via Appia.
Vị thứ hai là Thánh Martin Thành Tours
Xuất thân từ Sabaria ở Pannonia, lúc bấy giờ Hung Gia Lợi chỉ là một tỉnh của Đế chế Rôma và được gọi là Pannonia, vào đầu thế kỷ thứ 4, là con trai của một quan tòa quân sự của Đế chế Rôma, anh đã trở thành lính viễn chinh và được đưa đến Gaul. Bị cuốn hút vào Kitô giáo mặc dù được nuôi dưỡng theo ngoại giáo, Martin đã trải qua một cuộc cải đạo thần bí nổi tiếng vào một ngày nọ trên đường đi. Tình cờ gặp một người đàn ông nghèo, anh ta quyết định cắt đôi chiếc áo choàng lính viễn chinh của mình để chia sẻ với người đàn ông đáng thưo8ng. Sau đó, Chúa Kitô hiện ra với anh mặc một phần chiếc áo choàng mà anh đã tặng. Đột nhiên được cải đạo, anh tiếp tục chiến đấu trong quân đội trong hai năm, sau đó được rửa tội và bắt đầu sống cuộc đời của một ẩn sĩ. Nổi tiếng vì sự thánh thiện trong suốt cuộc đời của mình, ngài được bầu làm giám mục Tours vào năm 371. Là một nhà truyền giáo vĩ đại, ngài được tôn kính ở Pháp, nhưng cũng ở quê hương của ngài, đặc biệt là ở nơi sinh của ngài, Szombathely.