Ngày 26-04-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tình Yêu
Linh Mục Anphong Trần Đức Phương
08:20 26/04/2010
TÌNH YÊU

CHÚA NHẬT V MÙA PHỤC SINH, NĂM C

Chủ điểm Chúa Nhật hôm nay nói về Tình Yêu. Nói đến Tình yêu, chúng ta nhớ đến câu nói “Tình Yêu mạnh hơn sự chết” hay câu “Yêu Thương là giữ trọn lề luật”. Tình Yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa (1 Gioan 4: 7). Tình yêu chân thật chỉ có một, nhưng được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: Như tình yêu nam nữ đưa đến đời sống hôn phối để thành lập gia đình và sinh con cái; tình yêu cha mẹ để yêu thương, nuôi dưỡng và giáo dục con cái nên người; tình yêu gia đình giữa những người trong gia đình cùng yêu thương và chung tay xây dựng gia đình; tình yêu tổ quốc để xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước của mình; tình yêu nhân loại giữa mọi người không phân biệt màu da, chủng tộc, tiếng nói, tôn giáo … trong gia đình nhân loại.

Bài Đọc I (Công Vụ Tông Đồ 14: 21-27) ghi lại những công việc truyền giáo tốt đẹp Thánh Phaolô và Barnaba đã thực hiện được nhờ ơn Chúa: nhiều người vui mừng gia nhập Đạo Thánh Chúa, các ông thành lập các Giáo Đoàn, đặt các vị niên trưởng để coi sóc, rồi tiếp tục di chuyển đến các nơi khác để rao giảng.

Bài Đọc II (Khải Huyền 21: 1-5) diễn tả những biến đổi và phát triển của Hội Thánh Chúa sau những thử thách, bách hại: Thiên Chúa đổi mới mọi sự, lau khô các giọt nước mắt. Mọi sự việc cũ đã qua đi và Giáo Hội được hưởng một thời kỳ thịnh vượng, “Một Trời Mới Đất Mới” chuẩn bị cho cuộc đời sau.

Bài Phúc Âm (Gioan 13: 31-35) ghi lại những lời tâm tình Chúa Giêsu chia sẻ với các Tông Đồ, sau khi Giuđa đã ra đi khỏi phòng tiệc để tìm những người đi bắt Chúa Giêsu để nộp Chúa. Vào giờ phút thiêng liêng cuối cùng, Chúa Giêsu đã khuyên nhủ các Tông đồ là hãy thương yêu nhau: “Như Thày đã thương yêu anh em, anh em hãy thương yêu nhau!” Do sự đoàn kết thương yêu mà mọi người sẽ nhận ra các ông là môn đệ của Chúa.

Khi đọc Phúc Âm theo Thánh Gioan từ chương 13 đến chương 17, chúng ta thấy Thánh Gioan đã ghi lại những lời rất tâm tình Chúa Giêsu đã nói với các Tông Đồ trong “Bữa Ăn Cuối Cùng (Bữa Tiệc Ly) trước khi Chúa đi nộp mình chịu nạn chịu chết để chuộc tội nhân loại. Chúa Giêsu đã nhấn mạnh đến tình yêu thương giữa các Tông Đồ và Chúa Giêsu đã cầu nguyện với Đức Chúa Cha cho các Tông đồ luôn “Hiệp Nhất Nên Một”, căn dặn các ông yêu thương và phục vụ lẫn nhau, và yêu thương phục vụ mọi người, noi gương Chúa Giêsu. Chính Chúa Giêsu đã cúi xuống rửa chân cho các ông trước bữa ăn để làm gương thực hành: “Thày đã làm gương cho chúng con, để chúng con cũng làm như Thày đã làm cho chúng con” (Gioan 13: 15).

Thánh Gioan định nghĩa “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Gioan 4: 8).

Vì yêu thương, Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh Chúa, và dựng nên vũ trụ cùng ‘muôn loài, muôn vật’ để phục vụ con người. Tình yêu đã kết hiệp hai người Nam (Adong), Nữ (Evà) thưở ban đầu để chia sẻ đời sống với nhau, sinh con cái và phát triển thành gia đình (gia đình ruột thịt) và mở rộng thành gia đình nhân loại. Mọi người đều là con cái của Chúa là Cha, là Đấng đã dựng nên mọi người.

Chính vì tình yêu mà khi con người sa ngã phạm tội, “Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người và ở giữa chúng ta” (Gioan 1: 14) để rao giảng Phúc Âm tình thương, và chịu khổ nạn, chịu chết để đền tội nhân loại. Trong các bài giảng, Chúa Giêsu đã dùng các dụ ngôn để diễn tả cho chúng ta biết tình yêu Thiên Chúa đối với con người thật bao la, thật sâu xa như thế nào; và Chúa cũng kêu gọi chúng ta hãy thương yêu nhau và đem tình yêu của Chúa đến cho mọi người (Luca 6: 36-38), kể cả những người đã trót sa ngã phạm tội (Luca 5: 29-32), kể cả những người ‘thù ghét chúng ta’ (Luca 6: 27-35). Đó là một “Giới Răn Mới” như Chúa Giêsu nói trong bài Phúc Âm hôm nay (Gioan 13: 31-35). Chính tình yêu thương nhau biểu hiện được ai là môn đệ chân thật của Chúa: “Căn cứ vào điều này mà người ta nhận ra các con là môn đệ của Cha: đó là các con thương yêu nhau”.

Đọc sách Công Vụ Tông Đồ, chúng ta thấy các tín hữu đầu tiên đã thực sự sống trong cộng đồng tình thương, biết cùng nhau cầu nguyện, chia sẻ của cải, và đặc biệt nâng đỡ các “cô nhi qủa phụ”, các người nghèo khổ (Công Vụ Tông Đồ 2:42-47; 4:32-36).

Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta biết noi gương các Tín Hữu thuở ban đầu, luôn biết chấp nhận nhau, yêu thương tha thứ cho nhau, và đem tình yêu của Chúa đến cho mọi người, nhất là những người nghèo khổ, những ‘cô nhi quả phụ’ để chúng ta trở nên các môn đệ thực sự của Chúa.

“Đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời;

Đâu có lòng từ bi, ở đấy có ân sủng Người;

Đâu có tình Bác Ái, thì Chúa chúc lành không ngơi,

Đâu ý hợp tâm đầu, ở đấy chứa chan niềm vui!”

(Vinh Hạnh: Thánh ca “Đâu Có Tình Yêu Thương”)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:49 26/04/2010
PHÁO

N2T


Thời cổ, ở Sơn Trung có một loại quỷ quái gọi là Sơn Tao, ai nhìn thấy nó đều bị bệnh, nhưng Sơn Tao vẫn thích ăn cắp muối và lửa của con người chất thành đống để nướng cua và tôm ăn, đuổi thì đuổi nhưng nó không đi, khiến cho những người ở Sơn Trung nhức đầu vì nó.

Một hôm, mọi người vô ý lấy những cây trúc ném vào trong lửa, thì phát ra những tiếng nổ tách tách rất rõ ràng làm cho Sơn Tao sợ hãi, từ đó về sau người ta dùng cách này để đuổi quỷ quái, dần dần hình thành một loại phong tục, vả lại gặp ngày tết thì đều làm như thế để đuổi tà đuổi quỷ, bởi vì lấy trúc ném vào trong lửa nên phát ra tiếng nổ, cho nên người ta gọi đó là pháo trúc.

Người Tống tiến bộ hơn, họ dùng giấy quấn lại bỏ thuốc súng bên trong gọi là pháo, về sau còn có người đem pháo nối kết thành một chuổi gọi là phong pháo hoặc là pháo bánh.

(Chuyện ngày xưa, suy tư ngày nay)

Suy tư:

Người ta nói: bệnh quỷ thì có thuốc tiên.

Tiên thì giỏi hơn quỷ, vì tiên là chính nghĩa mà quỷ thì tà ma, tiên là sự thật mà quỷ là dối trá, tiên thì làm lành mà quỷ thì làm ác, tiên thì chữa lành mà quỷ thì ám hại.v.v...

Ma quỷ là có thật bởi vì Chúa Giê-su đã nói như thế, và trong các sách Phúc Âm đã tường thuật rõ ràng Chúa Giê-su đã đuổi quỷ, trừ quỷ rất nhiều lần để cứu giúp con người.

Ma quỷ thường hãm hại linh hồn con người ta, nó làm đủ mọi cách, tìm mọi phương thế để lôi kéo linh hồn con người ta về với nó mà xa lánh tình yêu của Thiên Chúa, nó hiện hình trong tiền bạc để làm cho tâm hồn con người thay trắng đổi đen, nó hiện hình trong sắc đẹp để làm cho con người sa đọa trầm luân trong xác thịt, nó hiện hình trong quyền uy danh vọng để làm cho con người điên đảo trong hận thù tranh chấp.

Vũ khí mà Chúa Giê-su dạy chúng ta dùng để chiến thắng ma quỷ không phải là các loại pháo nổ hay các loại súng hiện đại, mà là cầu nguyện và ăn chay, Ngài nói: “Giống quỷ này không chịu ra, nếu người ta không ăn chay cầu nguyện” (Mt 17, 21).

Càng cầu nguyện, cầu nguyện luôn, cầu nguyện liên lĩ, thì nhất định sẽ chiến thắng mọi chước cám dỗ của ma quỷ.

--------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:50 26/04/2010
N2T


38. Đức hạnh của một cá nhân càng cao, thì Thánh Giá của họ càng nặng thêm nhiều lần, bởi vì tâm tình yêu mến Thiên Chúa, làm cho họ càng khó chịu nhẫn nhục đau khổ phiêu bạt này của nhân thế.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:51 26/04/2010
N2T


429. Chúng ta càng không muốn đối diện với sự việc nào đó, thì trong tâm tư càng dừng lại nơi sự việc ấy.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Giám Mục Châu Âu đối thoại với Liên Minh Châu Âu
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
08:31 26/04/2010
Các Giám Mục Châu Âu đối thoại với Liên Minh Châu Âu

HĐGM Pháp, (cef.fr) - Đấu tranh chống lại nghèo đói, tôn trong tự do tôn giáo, giám sát Hiệp Ước không tăng cường hạt nhân là nội dung gồm những đề xuất thực tiễn của các ủy viên Ủy Ban liên hiệp Hội Đồng Giám Mục Cộng đồng Âu châu (được viết tắt là COMECE). Các ngài đã thảo luận trong phiên họp toàn thể tại Bruxelles từ ngày 14 đến ngày 16 tháng tư năm 2010.

2010 là « Năm Châu Âu đấu tranh chống lại nghèo đói và sự gạt bỏ ra bên lề xã hội » trong Khối Châu Âu. Đây là đề tài chính yếu của Giáo Hội được biểu lộ qua các hiệp hội tổ chức của mình tạo ra một trong những nhân tố trong việc chống lại đói nghèo tại Âu Châu. Các giám mục đề nghị giới hữu trách chính trị của Cộng Đồng Châu Âu mở rộng các công cụ hiện thời dùng đo lường sự nghèo đói sao cho không chỉ đơn thuần nhìn nhận những tiêu chí về vật chất, mà còn phải tính đến tất cả những mối liên hệ khác. Các ngài mong muốn gợi lên một suy tư về ngọn nguồn của khủng hoảng. Theo quan điểm của mình, các giám mục cho rằng đây là một cuộc khủng hoảng trên phương diện luân lý, nhất là mang đặc thù về sự rối loạn các thang giá trị. Chính vì thế, cần phải lấy lại thế quân bình giữa mối lợi cá nhân và lợi ích chung, cũng như sự dung hòa tối ưu giữa công bằng và công lý.

Các giám mục cũng đã đề cập đến sự vận dụng thực tiễn về đối thoại giữa Liên Minh Châu Âu và các Giáo Hội, có hiệu lực theo điều 17 của Hiệp Ước. Trong số những đề tài cứu xét, đề tài nổi bật là: tự do tôn giáo trên thế giới. Cám giám mục đã tìm hiểu bản báo cáo của ban bí thư Ủy Ban liên hiệp Hội Đồng Giám Mục Cộng đồng Âu châu (COMECE) có tựa đề: « Tự do tôn giáo, nền tảng chính trị về nhân quyền trong những mối quan hệ đối ngoại của Liên Minh Châu Âu ». Văn kiện này xác định những nền tảng về quyền tự do tôn giáo, chú ý đến những vi phạm trên thế giới, và đề xuất hàng loạt những góp ý gửi cho những người có thẩm quyền của Khối Châu Âu nhằm cỗ võ cho quyền căn bản này. Bản báo cáo sẽ được trao cho các thành viên Nghị Viện Châu Âu cũng như cho vị đại diện cấp cao về đối ngoại của Liên Minh Châu Âu, bà Ashton.

Mặt khác, các giám mục đã nghiên cứu bản báo cáo của nhóm chuyên gia trực thuộc Ủy Ban liên hiệp Hội Đồng Giám Mục Cộng đồng Âu châu để đóng góp cho Hội Nghị giám sát về Hiệp Định không tăng cường hạt nhân sẽ được diễn ra trong tháng năm 2010. Văn bản nêu ra một loạt những kiến nghị gửi cho các nhà thương thuyết của Liên Minh Châu Âu, nhất là việc giải trừ hạt nhân cần dựa trên những nguyên lý sao cho minh bạch, xác thực và nhất quán. Văn bản này đương nhiên đòi hỏi việc tham gia nhiều hơn nữa của xã hội dân sự trong tiến trình thảo luận nền tảng này vì tương lai của nhân loại. Bản báo cáo cũng được chuyển đến cho Thể Chế Châu Âu, đặc biệt là cho bà Ashton.
 
ĐGH: Hãy cho Internet một linh hồn
Phụng Nghi
17:23 26/04/2010
VATICAN CITY (Zenit.org).- Đức giáo hoàng Benedict XVI thúc giục người Công giáo nên trang bị cho mình đức tin cũng như kỹ thuật, hầu thêm linh hồn cho những thông tin và mạng lưới Internet.

Đó là nội dung lời phát biểu của Đức giáo hoàng hôm thứ Bẩy vừa qua tại Sảnh đường Phaolô VI trước các thính giả đã tham dự một hội nghị toàn quốc có chủ đề “Các Chứng nhân Kỹ thuật Số: Những khuôn mặt và những Ngôn ngữ trong Thời đại Truyền thông Giao lưu”, một sáng kiến được Hội đồng giám mục Ý đẩy mạnh.

Ngài nói: “Không chút sợ sệt, chúng ta muốn khởi hành ra đại dương kỹ thuật số, đi khắp bến bờ không giới hạn, với cùng niềm hăng say mà 2000 năm trước đã lèo lái con thuyền Giáo hội.”

“Không chỉ với những nguồn tài nguyên kỹ thuật, tuy là cần thiết, nhưng chúng ta còn muốn làm cho mình có khả năng cư ngụ trong vũ trụ này với một tấm lòng tin tưởng mà sẽ góp phần vào việc làm cho dòng chảy truyền thông không ngưng nghỉ của Internet có được một linh hồn.

“Đó là sứ vụ của chúng ta, sứ vụ của Giáo hội, một sứ vụ Giáo hội không thể chối từ.

“Thời đại chúng ta sống đây đang trải qua sự bành trướng vô cùng lớn lao các lãnh vực truyền thông, nhận thức được sự hội tụ chưa bao giờ được nói đến giữa các ngành truyền thông khác nhau, và làm cho hành động tương tác có thể thực hiện được.

“Do đó Internet biểu hiện một ơn gọi mở ngỏ, với khuynh hướng bình đẳng và đa nguyên.

“Đồng thời nó cũng đã đào ra một hố sâu về chính nó” và vì thế người ta thường nói đến “sự chia rẽ kỹ thuật số tạo ra.”

Những hiểm họa

Đức thánh cha giải thích: “Nó phân cách người nó bao gồm bên trong với những người nó loại bỏ ra bên ngoài, và tạo thêm ra cho những người khác những điều trái ngược làm phân cách các quốc gia với nhau, và chia rẽ ngay trong nội bộ những quốc gia này.

“Những mối hiểm họa của sự đồng nhất và kiểm soát, của chủ nghĩa tương đối về tri thức và luân lý, đã là bằng chứng rõ rệt trong cách bẻ cong tinh thần phê phán, trong sự thật bị giảm thiểu xuống thành trò chơi của dư luận, trong nhiều hình thức làm thoái hóa và hèn yếu nhân vị con người nơi chiều kích riêng tư của nó.”

Benedict XVI thúc giục các thính giả hãy thắng thế “những động lực tập thể này, chúng làm cho chúng ta mất đi ý thức về chiều sâu của con người và chỉ còn ở trên bề mặt”, coi con người như những “xác thân không có linh hồn, những vật thể để đổi trao và tiêu thụ.”

Trưng dẫn thông điệp "Caritas in Veritate", ngài khẳng định rằng “truyền thông có thể trở thành một yếu tố trong việc nhân tính hóa (humanization), không những chỉ khi nó gia tăng khả năng thông truyền tin tức, nhờ ở sự phát triển kỹ thuật, nhưng trên hết cả, khi nó hướng tới một viễn tượng về con người và ích lợi chung phản ảnh được những giá trị đích thực và phổ quát.”

Ngài nói: “Các bạn thân mến, các bạn được kêu gọi đóng vai trò những người làm sinh động cộng đồng trên Internet, quá chăm chú chuẩn bị những con đường dẫn tới Lời Chúa, và biểu hiện một cảm thức đặc biệt đối với những người đã mất nhuệ khí và những người có niềm ao ước sâu xa không nói thành lời, muốn có chân lý trường cửu và sự tuyệt đối.”

Đức thánh cha cổ vũ “tất cả những nhà truyền thông chuyên nghiệp đừng thôi quan tâm đến việc nuôi dưỡng trong tâm tưởng của họ niềm say mê đối với con người, muốn xích lại hơn các ngôn ngữ họ nói và khuôn mặt đích thực của họ.”

“Trong việc này, các bạn sẽ được trợ giúp nhờ một sự huấn luyện vững chắc về thần học, và trên hết cả, là một niềm say mê sâu xa và hoan hỷ đối với Thiên Chúa, được nuôi dưỡng bắng sự đối thoại liên lỉ với Người.”

ĐGH Benedict XVI cám ơn các người hoạt động trong giới truyền thông ”vì những công tác phục vụ các bạn làm cho Giáo hội, và do đó, cho chính nghĩa con người.”

“Tôi cổ vũ các bạn đi trên những con đường của đại lục kỹ thuật số, được khích lệ bằng ơn can đảm của Chúa Thánh Linh.”

“Niềm tin tưởng của chúng ta không đặt trên bất cứ một dụng cụ kỹ thuật nào.

“Sức mạnh của chúng ta nằm ở chỗ là một Giáo hội, một cộng đồng đức tin, có thể làm chứng nhân cho mọi điều mới mẻ hằng cửu của Đấng Phục Sinh, với một cuộc sống nở ra tràn đầy trong kích thước mở rộng, đi vào giao lưu, ban phát chính mình một cách vô vị lợi.”
 
Di hài thánh Gioan Maria Vianney đến Ai Len
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
17:31 26/04/2010
Di hài thánh Gioan Maria Vianney đến Ai Len

ROMA, (zenit.org) - Trong khuôn khổ Năm Linh Mục, hôm Chúa Nhật vừa qua, các giám mục Ai Len đã viếng di hài thánh của cha thánh Gioan Maria Vianney, được đưa đến đất nước này để tôn kính tại đây cho đến tận ngày 29 tháng Tư.

Trước khi di hài thánh đến đây, Đức Cha Philip Boyce, Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Sĩ trực thuộc HĐGM Ai Len đã gợi lại một thông cáo, trong đó Đức Thánh Cha mong ước rằng Năm Linh Mục « nâng đỡ lòng trung tín và sự thánh thiện cho các linh mục và củng cố sự dấn thân của các ngài qua việc canh tân tự tâm để làm chứng cách mãnh liệt và trung kiên cho Tin Mừng trong thế giới hôm nay ».

« Những đoạn chương hồi đầy tủi hổ xuất hiện gần đây gây ra những tai tiếng to lớn và đầy đau thương, Đức Cha Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Sĩ nhấn mạnh. Do đó, Năm Linh Mục này là dịp thuận tiện được ban tặng cho tín hữu và các tu sĩ khả năng trở nên một Dân Thiên Chúa đích thực ».

Di hài thánh Vianney được tôn kính tại bốn thành phố và ở lại mỗi nơi một ngày. Cứ mỗi một ngày lại có một chủ đề đã được triển khai: Chúa Nhật tại Cork « Ơn gọi linh mục »; thứ hai tại Dublin « Cánh cửa xã hội của Cha Sở giáo họ Ars »; thứ ba tại Knock « Bí Tích Giải Tội »; thứ tư tại Armagh « Thánh Thể và công việc mục vụ ».

Các đức giám mục Ai Len hy vọng rằng chuyến viếng thăm của di hài thánh của vị quan thầy các linh mục là « một thời cơ của ân sủng và phục hưng cho các tín hữu thôi thúc họ cầu nguyện trước di hài thánh trong các ngôi nhà thờ được ấn định trên địa bàn khắp bốn giáo tỉnh của Giáo Hội Ai Len.

Về phần mình, Đức Cha Boyce cho rằng sự kiện này là cơ hội « canh tân tác vụ linh mục trên toàn quốc ».
 
Đức Thánh Cha bổ nhiệm năm thành viên cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Trung Đông
Bùi Hữu Thư
19:40 26/04/2010
VATICAN, ngày 26 tháng 4, 2010 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI bổ nhiệm 6 thành viên cho Phiên Họp Đặc Biệt của Thượng Hội Đồng Giám Mục Trung Đông, sẽ được tổ chức từ ngày 10 đến 24 tháng 10 tại Vatican.

Chủ đề của Thượng Hội Đồng là “Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông: Hiệp Thông và Chứng Tá. ‘Bấy giờ các tín hữu đông đảo mà chỉ có một lòng một ý’ (CVTĐ 4:32).”

Việc bổ nhiệm được phổ biến ngày thứ bẩy như sau:

-- Hồng Y Nasrallah Sfeir, thượng phụ Maronite tại Antioch, Lebanon, chủ tịch đặc ủy “danh dự”
-- Hồng Y Emmanuel III Delly, thượng phụ Chaldean tại Babylon, Iraq, chủ tịch đặc ủy “danh dự”
-- Hồng Y Leonardo Sandri, bộ trưởng Thánh Bộ các Giáo Hội Đông Phương, chủ tịch đặc ủy
-- Thượng phụ Ignace Youssif III Younan, thượng phụ Antioch của người Syria, ở Lebanon, chủ tịch đặc ủy
-- Thượng phụ Antonios Naguib, thượng phụ Alexandria của người Copts, ở Ai Cập, là tổng phúc trình viên
-- Tổng Giám Mục Joseph Soueif, tổng Giám Mục Maronite tại Cyprus, là thư ký đặc biệt.

Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ sáu vị này trong cuộc viếng thăm đảo Cypre, được dự trù vào các ngày 4 đến 6 tháng Sáu.
Vào ngày cuối cùng của chuyến viếng thăm này, ngài sẽ trình bầy "instrumentum laboris" cho thượng hội đồng đặc biệt về Trung Đông.
 
Đức Thánh Cha Benedicto sẽ thiết lập Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc trách Tái Phúc Âm Hóa các dân tộc Âu và Mỹ Châu.
Dominic David Trần
23:02 26/04/2010
Đức Thánh Cha Benedicto sẽ thiết lập Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc trách Tái Phúc Âm Hóa các dân tộc Âu và Mỹ Châu.

ROME, nước Ý Đại Lợi-ngày 26 tháng Tư, năm 2010 / 10:31 AM -theo bản tin liên hợp của Thông Tấn Xã Công Giáo tòan cầu (CNA/EWTN News).- Đức Thánh Cha Benedict XVI sắp công bố một Tông Hiến loan báo việc thành lập một cơ quan mới trực thuộc Giáo Triều Rôma. Cơ quan này sẽ được gọi là Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Tái Phúc Âm Hoá. Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Tái Phúc Âm Hóa nhằm mục đích tái Phúc Âm Hóa hay là Tái Rao giảng Tin Mừng trở lại cho các xã hội Tây Phương đã đánh mất căn tính Thiên Chúa Giáo hay đang xa rời cội rễ KiTô hữu của họ (Pontifical Council for the New Evangelization).

Nhà báo Andrea Tornielli, phóng viên đặc trách về Tòa Thánh Vatican cho Nhật Báo Il Giornale của Ý, người được coi là rất thông thạo các tin tức về những bổ nhiệm ở Tòa Thánh Vatican đã tường trình rằng; " Đức Thánh Cha Benedicto XVI không ngừng gây ra những ngạc nhiên cho mọi người: trong tuần lễ sắp tới đây việc thành lập một Thánh Bộ mới của Giáo Triều Rôma sẽ được loan báo. Cơ quan mới này sẽ được gọi là Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc Trách về Tái Phúc Âm Hoá Các Dân Tộc Tây Phương và do Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella làm Chủ Tịch Hội Đồng."

Cơ quan mới này có mục đích là Rao giảng lại Tin Mừng cho " các quốc gia -nơi mà Phúc Âm đã được loan truyền hàng bao nhiêu thế kỷ trước đây-nhưng cũng tại những nơi này hình như sự hiện diện của Tin Mừng đã mất đi trong đời sống thường ngày của nhân dân các nước ấy." Nhật báo Il Giornale viết tiếp; " Châu Âu, Hợp Chủng Quốc Hoa-Kỳ và Châu Mỹ Latinh có lẽ là những khu vực nằm trong ảnh hưởng và thẩm quyền phục vụ của Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc Trách Tái Phúc Âm Hóa.

Cũng theo nhà báo Tornielli, "Hội Đồng này sẽ là sáng kiến mới và quan trọng nhất trong triều đại Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Benedicto XVI, là một vị Giáo Hoàng mà theo những kỳ vọng trước đây là ngài sẽ cải tổ nhân sự và thu nhỏ lại các cơ quan trực thuộc Giáo Triều Rôma."

Nhà báo Tornielli nói rằng ý tưởng thành lập một Hội Đồng có nhiệm vụ y như thế này-lần đầu tiên đã được Đức Ông Luigi Giussani đệ trình lên Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phao-Lồ đệ Nhị. Đức Ông Luigi Giussani, là cố sáng lập viên của Phong Trào Công Giáo Hiệp Thông-Khai Phóng nước Ý (Comunione e Liberazione). Nhưng ý tưởng này vào những năm tháng trước đây đã không được tiến xa lắm.

Để trả lời câu hỏi trong cách thế nào và vì sao ý tưởng của Cố Đức Ông Luigi Giussani lại tái xuất hiện và được đệ trình lên Đấng kế nhiệm Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phao-Lồ đệ Nhị- nhà báo Tornielli nói rằng; " căn cứ theo những nguồn tin có thẩm quyền," thì dự án thành lập Hội Đồng này được Đức Hồng Y Angelo Scola -hiện là Thượng Phụ Giáo Chủ Venice nước Ý đệ trình lên Giáo Triều.

Trong suốt nhiệm kỳ là Viện Trưởng Viện Đại Học Giáo Hoàng Latêranô, Đức Hồng Y Scola đã nêu bật những suy tư và cảm nghiệm về hiện tượng " Đánh mất Căn tính Thiên Chúa Giáo" đang tăng mạnh tại Châu Âu. Đức Hồng Y Scola, Thượng Phụ Giáo Chủ Venice của nước Ý hiện nay cũng còn là một thành viên của Phong Trào Công Giáo Hiệp Thông và Khai Phóng Nước Ý nói trên ( Comunione e Liberazione) và trong ngôi vị hiện nay ngài đang bày tỏ quan tâm đặc biệt đến hiện tượng Phi Thiên Chúa Giáo (de-Christinization)- (là sự phai nhạt bản tính KiTô Hữu và xa rời căn tính Thiên Chúa Giáo là gốc rễ của văn hóa và văn minh Âu Tây) tại Âu Châu và các nước trong thế giới Tây Phương.

Đức Tổng Giám Mục Fisichella là đương kim Chủ Tịch Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa Học Đời Sống, đã kế nhiệm Đức Hồng Y Angelo Scola trong vai trò Viện Trưởng Viện Đại Học Giáo Hoàng Latêranô, và bởi thế ngài đã chia xẻ những quan tâm đặc biệt với người tiền nhiệm.
 
Top Stories
Concern in some Catholic circles, over appointment of Hanoi coadjutor
Asia-News
06:23 26/04/2010
Despite repeated statements by Archbishop Kiet, the choice of Mgr. Van Nhon is seen as the result of an agreement between the government and the Vatican, aimed at replacing Mgr. Kiet in exchange for diplomatic relations and a visit by Pope

Hanoi (AsiaNews) – Concerns are being voiced by some Vietnamese Catholics over the appointment of Mgr. Peter Nguyen Van Nhon, chairman of the Conference of Bishops, to the post of coadjutor to Archbishop of Hanoi. This despite the fact that over the past 24 hours Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet and his office have released several statements about it. Archbishop Kiet has described the appointment of a coadjutor as "great news" and urged the faithful of Hanoi to "thank God and the Holy See for having sent him to serve the archdiocese and support my frail health." The archbishop also asked the priests to put the name of Mgr. Peter in the prayer for the local bishop offered in every church during mass.

The same Mgr. Kiet, in a recent interview said that because of his health, he had asked the Holy See to be allowed resign from his post. But neither the Holy See nor the bishops' conference agreed that he should withdraw. Archbishop Kiet insists that even in the most difficult moments of his relationship with the government, "the Holy See and the Episcopal Conference were always beside me when I was criticized."

Despite the statements of Mgr. Kiet, in some Catholic circles the appointment of an assistant seems difficult to digest. Some sites, led by Catholics, have been inundated with harsh comments against the Holy See and the Bishops' Conference. For them, the Holy See has succumbed to government pressure by agreeing to remove Archbishop Kiet - something long requested by the authorities - in exchange for the establishment of diplomats relations and a papal visit to Vietnam. Someone even went as far as to say that at such a high cost, neither the diplomatic relations nor a visit by the pope would be welcomed.

To support their case, those who does not believe the words of Mgr. Kiet emphasize the strangeness of the decision of the Holy See to appoint a coadjutor bishop who is older. They add that the archdiocese of Hanoi, with 335 thousand faithful, 143 parishes and 90 diocesan priests and religious, does not seem to have great need of three bishops (there is also an auxiliary).

The archbishop of Hanoi in these environments is depicted as a victim of an agreement between the Vatican and the Vietnamese regime intent to solve the question of Church property in its own way. The choice of the government to open up to the free market has indeed led to soaring land prices, making the properties owned by the various religious bodies particularly attractive. Using the principles according to which "all land belongs to the people and is managed by the State in the interests of the people" the rulers of a country that is officially combating, but not winning in the fight against corruption, force religious leaders to "donate" their land, which is more often than not transformed into luxury hotels, restaurants and nightclubs. And sometimes, to block possible legal actions by religious organisations, demolitions begin even before possible appeals.

The appointment of Mgr. Van Nhon, considered a "moderate" in this context, is seen as a sign of future negative consequences on the question of Church property.

And some, like Father Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM - the biblical scholar who led the group that translated the Liturgy of the hours and is dedicated to the translation of the Bible and the Roman Missal - speaks of the "solitude" of Mgr. Kiet even within the Episcopal Conference.

"The imminent replacement of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet - he says - is only a matter of time." He, says Father Tinh, has tendered his resignation for health reasons ", claiming to be suffering from a chronic insomnia that causes fatigue. "But where does the insomnia come from?".

The priest points out that September 20, 2008, when he met the People's Committee of Hanoi and uttered the famous phrase "freedom of religion is a right and not a concession," the archbishop appeared "young, vibrant and dynamic." This affirmation and his staunch defence of the land of the former apostolic delegation and the Thai Ha parish cost him a violent press campaign by state media and violence perpetrated by activists.

But, although the bishops' conference affirmed that "Archbishop Kiet has not done anything against the law of the Church," Mgr. Kiet was and is "alone".
 
Preoccupa, in alcuni ambienti cattolici, la nomina del coadiutore di Hanoi
Asia-News
06:24 26/04/2010
Malgrado le ripetute dichiarazioni dell’arcivescovo Kiet, la scelta di mons. Van Nhon è vista come il frutto di un accordo tra governo e Vaticano, mirato a sostituire mons. Kiet in cambio dell’istaurazione di rapporti diplomatici e di una visita del Papa.

Hanoi (AsiaNews) - Continua a sucitare preoccupazione, in alcuni ambienti cattolici vietnamiti, la nomina di mons. Peter Nguyen Van Nhon, presidente della Conferenza episcopale, ad arcivescovo coadiutore di Hanoi.

Ciò malgrado nelle ultime 24 ore l’arcivescovo Joseph Ngo Quang Kiet e il suo ufficio abbiano diffuso diverse dichiarazioni al riguardo. Mons. Kiet ha definito la nomina del coadiutore una “grande notizia” e ha invitato i fedeli di Hanoi a “ringraziare Dio e la Santa Sede per averlo mandato al servizio dell’arcidiocesi e per dare sostegno alla mia fragile salute”. L’arcivescovo ha anche chiesto ai sacerdoti di mettere il nome di mons. Peter nella preghiera per il vescovo locale che si dice in ogni messa.

Lo stesso mons. Kiet, in una recente intervista a ha affermato che, a causa del suo stato di salute, lui stesso ha domandato alla Santa Sede di essere rimosso dall’incarico. Ma né la Santa Sede, né la Conferenza episcopale hanno accettato che lui si ritiri. Mons. Kiet ribadisce più volte che anche nei momenti più difficili del suo rapporto col governo, “la Santa Sede e la Conferenza episcopale sono state sempre accanto a me, quando sono stato criticato”.

Malgrado le affermazioni di mons. Kiet, per alcuni ambienti cattolici la nomina del coadiutore sembra difficile da digerire. Alcuni siti, anche diretti da cattolici, sono stati sommersi da aspri commenti contro la Santa Sede e la Conferenza episcopale. Per costoro, la Santa Sede avrebbe ceduto alle pressioni del governo, accettando di rimuovere l’arcivescovo Kiet – cosa da tempo richiesta dalle autorità – in cambio della istaurazione di rapporti diplomatici e di una visita del Papa in Vietnam. Qualcuno è arrivato a dire che, a tale prezzo, i rapporti diplomatici e la visita del Papa non sarebbero accolti bene.

A sostegno delle proprie ipotesi, chi non crede alle parole di mons. Kiet sottolinea la stranezza della decisione della Santa Sede di nominare un coadiutore più anziano del vescovo. E aggiunge che l’arcidiocesi di Hanoi, con 335mila fedeli, 143 parrocchie e 90 sacerdoti diocesani e religiosi, non sembra avere grande necessità di tre vescovi (c’è anche un ausiliare).

L’arcivescovo di Hanoi viene dipinto in tali ambienti come una vittima di un accordo tra il Vaticano e un regime vietnamita intenzionato a risolvere a suo modo la questione delle proprietà della Chiesa. La scelta del governo di aprire al libero mercato ha infatti portato a una crescita vertigiosa del valore dei terreni, rendendo particolarmente appetibili quelli delle diverse realtà religiose. Utilizzando il principio comunista per il quale “tutta la terra appartiene al popolo ed è gestita dallo Stato nell’intersse del popolo” i governanti di un Paese che ufficialmente combatte, ma non batte la corruzione, hanno costretto i responsabili religiosi a “donare” i loro terreni, spesso trasformati in alberghi di lusso, ristoranti e night club. E talvolta, per bloccare possibili azioni dei religiosi, le demolizioni sono cominciate prima ancora di possibili ricorsi.

La nomina di mons. Van Nhon, considerato un “moderato”, in questo quadro, è vista come segno di future conseguenze negative sulla questione dei beni della Chiesa.

E c’è chi, come padre Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM - il biblista che ha guidato il gruppo che ha tradotto la Liturgia delle ore e che si dedica alla traduzione della Bibbia e del Messale romano – parla della “solitudine” di mons. Kiet anche all’interno della Conferenza episcopale.

“L’imminente sostituzione dell’arcivescovo Joseph Ngo Quang Kiet – afferma – è solo questione di tempo”. Egli, afferma padre Tinh, ha presentato le dimissioni “per motivi di salute”, dichiarando di essere colpito da una insonnia cronica che gli causa astenia. “Ma l’insonnia da dove viene?”.

Il religioso ricorda che il 20 settembre 2008, quando incontrò il Comitato del popolo di Hanoi e pronunciò la celebre frase “la libertà di religione è un diritto e non una concessione”, l’arcivescovo appariva “giovanile, pieno di vita e dinamico”. Laffermazione e la sua strenua difesa dei terreni della ex delegazione apostolica e della parrcchia di Thai Ha gli sono costati una violenta campagna di stampa da parte dei media statali e violenze di attivisti.

Ma, sebbene la Conferenza episcopale abbia affermato che “l’arcivescovo Kiet non ha fatto nulla contro la legge della Chiesa”, mons. Kiet era ed è “solo”.
 
Les responsables religieux, bouddhiste, musulman et catholique, ont demandé aux Thaïlandais de prier, chaque soir à 18h, quelques minutes pour la paix
Eglises d’Asie,
11:29 26/04/2010
THAILANDE: Les responsables religieux, bouddhiste, musulman et catholique, ont demandé aux Thaïlandais de prier, chaque soir à 18h, quelques minutes pour la paix

Eglises d’Asie, 26 avril 2010 – Dans le contexte de forte tension qui caractérise l’incertitude politique prévalant actuellement en Thaïlande, les Thaïlandais ont été appelés par leurs responsables religieux, bouddhiste, musulman et catholique, à prier chaque soir pour la paix.

L’initiative en revient à la Commission nationale pour les droits de l’homme, un organisme indépendant. Face à l’impasse dans laquelle semble se figer le face-à-face entre « les chemises rouges » et le gouvernement dirigé par le Premier ministre Abhisit, la Commission a réuni, le 15 avril dernier à Bangkok, sur une même estrade le vénérable Thammakosajarn, représentant du patriarche suprême du bouddhisme de Thaïlande, Imron Maluleen, vice-président du Comité islamique central de Thaïlande, et Mgr Francis Xavier Kriengsak Kovitvanit, archevêque catholique de Bangkok. Les trois responsables religieux ont appelé publiquement leurs fidèles à prier pour la paix durant quelques minutes, chaque soir, à 18h.

« Le fait de prier côte à côte exprime notre engagement en faveur d’une société pacifique. Nous ne voulons pas de violence dans notre pays », a déclaré l’archevêque de Bangkok. Il a ajouté que les morts du 10 avril lui causaient une profonde tristesse et que sa sympathie allait aux familles des victimes. Dans la nuit du 10 au 11 avril dernier, les heurts entre les forces de l’ordre et les manifestants qui occupent le centre de la capitale thaïlandaise depuis le 14 mars ont fait 25 morts et plusieurs centaines de blessés (1). « Nous appelons tous les membres de la société à agir ensemble pour mettre fin à la violence et nous demandons que ceux qui sont engagés dans le conflit politique actuel reviennent à la table des négociations et trouvent une solution qui bénéficie à tous », a précisé Mgr Kriengsak Kovitvanit.

Le vénérable Thammakosajarn a, pour sa part, demandé aux parties en présence de se retirer et de prendre en compte l’intérêt de la nation tout entière. Evoquant la nécessité du pardon, il a prié les Thaïlandais de faire preuve de patience et de respect pour la différence. Chacun doit être attentif à bien analyser les informations qu’il reçoit, a-t-il ajouté. Quant au leader musulman, il a insisté sur la nécessité pour les manifestants de respecter l’Etat de droit. La société thaïlandaise doit apprendre à bâtir une nouvelle culture politique, a-t-il expliqué, ajoutant que les parties en présence devaient analyser ce qu’elles ont fait jusqu’à présent et mettre l’intérêt national au centre de leurs préoccupations.

Dans l’immédiat, l’appel des leaders religieux n’a pas changé la donne dans les rues de Bangkok. Après les 25 morts du 10 avril, des grenades ont explosé dans et à proximité de la station de métro Sala Daeng, dans le quartier des affaires, tuant une personne et en blessant 75 autres. Les « chemises rouges », partisans de l’ex-Premier ministre Thaksin Shinawatra, renversé par un coup d’Etat en 2006 et vivant en exil, continuent d’exiger le départ immédiat du Premier ministre Abhisit et la dissolution du Parlement. Ils ont proposé de patienter trois mois pour la tenue du scrutin, mais le Premier ministre a rejeté l’offre. De son côté, le gouvernement doit contenir la pression des « chemises jaunes », qui menacent de se lancer à l’assaut des « rouges » si l’armée n’intervient pas. Le roi, hospitalisé depuis septembre 2009, demeure silencieux et l’armée se retrouve en position d’arbitre d’un conflit qu’elle ne veut ou ne peut pas arbitrer.

Réunis à Sam Phran le 22 avril, dans la banlieue de Bangkok, une centaine d’évêques, de prêtres, de religieuses et de responsables laïcs de l’Eglise catholique (0,5 % de la population du royaume) n’ont pas caché leur inquiétude quant à la tournure potentiellement meurtrière que pourraient prendre les événements. « Les Thaïlandais ne sont pas ennemis les uns les autres, même s’ils peuvent ne pas partager les mêmes idées politiques. Tous les Thaïlandais forment une seule et même famille. Nos vrais ennemis sont la haine et la colère », a déclaré Mgr Chamniern Santisukniran, archevêque de Tharae-Nongsaeng et président de la Conférence épiscopale.

Au Carmel de Bangkok, situé dans une ruelle éloignée d’un jet de pierre du site où cinq grenades ont explosé le 22 avril, la prieure, Sœur Teresita de l’Enfant-Jésus, explique qu’en temps normal, les gens qui viennent demander aux religieuses de prier présentent des intentions liées à la recherche d’un emploi, à la santé ou à la réussite aux examens scolaires. Depuis le début des manifestations, les gens viennent moins nombreux – l’accès au carmel étant devenu difficile –, mais les demandes de prière affluent par téléphone. « La plupart demandent de prier pour la paix dans le pays », témoigne Sœur Teresita. Certains demandent des prières pour les « chemises rouges », d’autres pour le gouvernement. « Mais nous ne pouvons pas prendre parti. Nous prions pour la paix et l’unité dans le pays. Notre mission consiste à prier pour le monde et ses besoins, tout particulièrement quand le chaos menace, comme c’est le cas actuellement en Thaïlande. Nous ne pouvons recourir à la violence les uns contre les autres. »

(1) Voir EDA 527
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ cầu cho ơn gọi tại giáo hạt Hà Nam, tổng giáo phận Hà Nội
Phạm Nam
08:48 26/04/2010
THÁNH LỄ CẦU CHO ƠN GỌI TẠI GIÁO HẠT HÀ NAM – TGP HÀ NỘI

Sở Kiện, Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, 25/4/2010

Trong không khí vui mừng của mùa Phục sinh. Sáng ngày 25-4-2010, Chúa nhật Chúa Chiên Lành, ngày thế giới cầu nguyện cho Ơn gọi Linh mục – Tu sĩ. Giáo hạt Hà Nam đã được sự đồng ý của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt và Ban Ơn gọi Tổng giáo phận cho phép tổ chức Chương trình giới thiệu Ơn gọi Linh mục – tu sĩ tại Trung tâm hành hương đền thánh Sở Kiện. Với sự hiện diện của Cha Phêrô Bùi Ngọc Tuấn quản hạt Hà Nam, Cha Phêrô Nguyễn Văn Nghị chính xứ Kẻ Non - Đặc trách Ơn gọi của giáo hạt, Cha An tôn Trần Quang Tiến, phó xứ Sở Kiện – Giám đốc Trung tâm Hành hương các Thánh tử đạo, Thày Phó tế vĩnh viễn Gioan Maria Têrêsa Vũ Thành An đến từ Hoa Kỳ, Quý Thày, Quý Sơ trong các Hội dòng trên địa bàn của giáo hạt cùng với khoảng 700 bạn trẻ nam – nữ, chủ yếu là học sinh - sinh viên thuộc 52 giáo xứ trong giáo hạt tham dự.

Xem hình thánh lễ cầu cho ơn gọi tại giáo hạt Hà Nam, TGP Hà Nội

Chương trình giới thiệu Ơn gọi được cha Quản hạt Hà Nam chính thức khai mạc lúc 8 giờ, trong phần khai mạc, Cha Phêrô nhấn mạnh tới bầu không khí vui mừng của Giáo hội Việt Nam, vì năm nay là Năm Thánh kép của Giáo hội: Năm Thánh Linh mục, kỉ niệm 150 ngày mất của Cha thánh Gioan Maria Viane - Cha sở Xứ Ars và mừng Đại Năm Thánh 2010 của Giáo hội Việt Nam. Với tinh thần đó, Bề trên Giáo phận cho phép giáo hạt tổ chức Thánh lễ cầu nguyện cho ơn thiên triệu để mời gọi mọi thành phần dân Chúa trong giáo hạt cầu nguyện cho ơn gọi được phát triển và sẵn sàng nghe tiếng Chúa mời gọi để dấn thân phụng sự Chúa và phục vụ Giáo hội.

Tiếp đến là phần giới thiệu Linh đạo của các dòng tu, giúp các bạn trẻ nhận thức và hiểu được về các quy chế riêng của từng Dòng để các em có sự lựa chọn phù hợp với ơn gọi của mình.

Đầu tiên là phần giới thiệu của Sơ Maria Nguyễn Bình Yên, đại diện Dòng Mến Thánh giá Hà Nội.

Dòng Mến Thánh giá Hà Nội được Đức cha Phêrô Maria Lambert de la Motte sáng lập ngày 19 tháng 02 năm 1670 và đây cũng là ngày Đức Cha nhận lời khấn của hai nữ tu đầu tiên ở Việt Nam là Anne bề trên của Tu viện Bái Vàng và Paula là bề trên của Tu viện Kiên Lao. Hiện nay, Dòng Mến Thánh giá Hà Nội có 27 cộng đoàn trong 5 tỉnh phía Bắc là Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định và Hòa Bình, với tổng số 273 người trong đó có 166 người đã khấn trọn, 73 người khấn tạm, và 34 người tập sinh. Các chị em nữ tu dòng Mến Thánh giá tham gia các công việc phục vụ các giáo xứ như: phụ trách nhà thờ, dạy giáo lý hôn nhân, tân tòng, thiếu nhi, các hội đoàn, ca đoàn, giúp người HIV, người ốm đau bệnh tật, các cụ già cô đơn không nơi nương tựa,… Linh đạo của Dòng đó là tinh thần khổ chế, hy sinh vì tình yêu; Yêu Đức Kitô chịu đóng đinh Đấng đã thí mạng vì tình yêu – Yêu thánh giá của Người và sẵn lòng đón nhận Thánh giá của bản thân.

Để được nhận vào dòng Mến Thánh giá Hà Nội thì ứng sinh phải có quyết tâm muốn vào Dòng và có ý ngay lành, có tư cách và tính tình thích hợp, có trí óc phán đoán đúng và học hết chương trình lớp 9, có tâm lý quân bình, khỏe mạnh đủ để làm việc (không nhận những trường hợp có bệnh nan y truyền nhiễm), gia đình đạo đức và được cha xứ hoặc người hữu trách giới thiệu.

Tiếp theo là phần giới thiệu của Tu Đoàn Truyền Tin do thày An tôn Trần Văn Tỏ trình bày. Tu Đoàn Truyền Tin là tiền thân của Tu Hội Nhà Chúa do Đức Hồng Y Phao lô Giuse Phạm Đình Tụng sáng lập năm 1996, và được Tòa Thánh chính thức nhận Hiến pháp và Nội quy của Tu Đoàn dưới sự hướng dẫn của Đức Tổng giám mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt. Tu Đoàn được thành lập kiên định theo khoản 586 Giáo luật, được đặt dưới quyền chăm sóc đặc biệt của Đức giám mục giáo phận theo những điều luật chung của giáo hội và luật riêng (x. GL 594). Với ba lời khấn là Khiết tịnh, Vâng phục, Khó nghèo, với ước nguyện theo gương Mẹ Maria trong việc tham dự vào công trình cứu độ của Chúa Giêsu bằng mọi khả năng khác nhau, ở nhiều môi trường khác nhau, anh em thực hiện công việc tông đồ của mình trong sự vâng phục Đức Giám mục giáo phận, trong đời sống hiệp thông và hợp tác sâu xa, trọn vẹn với cộng đoàn bằng đời sống hiến dâng, phục vụ, yêu thương, làm tông đồ phải được nuôi dưỡng bằng Thánh thể, kết hiệp mật thiết với Chúa bằng đời sống cầu nguyện. Đến nay Tu Đoàn Truyền tin có 21 thành viên, trong đó có 4 Linh mục, 11 thành viên đã khấn tạm, số còn lại đang theo học tại các Đại chủng viện, Học viện trong nước và nước ngoài.

Điều kiện để gia nhập Tu Đoàn là phải đủ 18 tuổi, có ý ngay lành muốn gia nhập vĩnh viễn trong Tu Đoàn và tận hiến cho Thiên Chúa bằng ba lời khấn để phục vụ hội thánh, có sức khỏe và tinh thần, thể lý tốt và thông thường phải tốt nghiệp trung học phổ thông.

Tiếp đến là phần giới thiệu của một sơ đại diện Hội Dòng Biển Đức. Hội Dòng Biển Đức được thành lập tại Việt Nam năm 1954 và hiện diện tại Sở Kiện được tròn 1 năm (2009). Linh đạo của Dòng là cầu nguyện và lao động theo gương Thánh Biển Đức. Hoạt động của Dòng là: May thêu áo lễ, tiếp đón khách tĩnh tâm: linh mục, nam nữ tu sĩ và các tôn giáo bạn, làm chuỗi hạt, nến,…. Hiện nay, số nữ tu tại Việt Nam: 32 người, khấn trọn 21, khấn tạm 11, tập sinh 11, thỉnh sinh 9, dự tu 9.

Phần giới thiệu của Dòng Nữ tử Bác ái giáo phận Vinh do Sơ tổng phụ trách Maria Phạm Thị Thơm. Hội Dòng được cha Giuse Nguyễn Đăng Điền thành lập năm 1980, đến nay Hội Dòng đang hiện diện phục vụ tại 8 giáo phận trong 3 miền Bắc – Trung – Nam, số lượng thành viên tới nay là 553, trong đó có 80 thành viên đã khấn trọn, 66 thành viên đang là tập sinh, hơn 300 thành viên đệ tử. Mục đích của Hội Dòng là phục vụ, bác ái theo tinh thần Tin Mừng như phục vụ tại các giáo xứ nằm địa bàn Hội Dòng hiện diện, nuôi dưỡng các trẻ em khuyết tật, mồ côi, người già neo đơn, v.v.. Điều kiện để được gia nhập Dòng là những ứng sinh có tấm lòng bác ái, yêu thương, hòa đồng với đời sống cộng đoàn,… Những ứng sinh muốn dâng mình cho Chúa và phục vụ cộng đoàn phải trải qua thời gian tìm hiểu Dòng là 6 tháng, và sau 2 năm nhà tập các ứng sinh được khấn lần đầu, tiếp đến có 5 năm học hỏi kinh nghiệm và trang bị đầy đủ kiến thức để chuẩn bị khấn trọn đời.

Phần giới thiệu sau cùng của Dòng Phaolô Thành Chartres. Dòng Phaolô Thành Chartres được thành lập năm 1696 tại Levesville-la- Chenard, một làng quê của nước Pháp. Năm 1708 Đức cha Paul Godet de Marais, Giám mục Giáo phận Chartrers đón nhận và đặt thánh Phaolo làm bổn mạng của Hội Dòng và nhận Đức trinh nữ Maria làm Đấng bảo trợ.

Đấng sáng lập Dòng là Cha Louis Chauvet, Các vị bề trên tiên khởi là Mẹ Marie Anne Tilly, Mẹ Marie Micheau. Trụ sở nhà Tổng Quản đặt tại Rôma năm 1962, hiện Hội dòng có 14 tỉnh dòng, 7 địa hạt và 3 miền. Theo thống kê từ năm 2008 thì Hội Dòng có 568 cộng đoàn trên 4000 nữ tu hiện diện trên 5 Châu lục, tại Việt Nam hiện nay có 4 tỉnh dòng là Hà Nội, Sài gòn, Đà nẵng, Mỹ tho.

Linh đạo của Hội Dòng là Tông đồ truyền giáo với sứ mạng Bác ái, sống tinh thần đơn sơ, khiêm tốn, dũng cảm và được nuôi dưỡng bằng Linh đạo “ quy Kitô ” và Mầu nhiệm vượt qua của Người. Tôn chỉ của Hội Dòng là sống mực thước, đơn sơ, lao động, trung thành với lề luật, sống đơn giản, sống khó nghèo và chăm chỉ làm việc.

Cuối phần giới thiệu Cha đặc trách Ơn gọi giáo hạt Hà Nam chia sẻ với các bạn trẻ về quy chế và điều kiện để được thi vào Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, mỗi ứng sinh có ước muốn dâng mình cho Chúa một cách thực sự phải hội tụ đủ các điều kiện như: phải tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng chuyên nghiệp đồng thời trong thời gian học tập các ứng sinh phải thường liên lạc với Cha xứ và sinh hoạt lớp ứng sinh trong 3 năm liên tiếp để học giáo lý, ơn gọi, nhân bản, …trong giáo hạt, giáo phận của mình. Sau đó, xét thấy ứng sinh đã đủ tư cách thì Cha xứ giới thiệu với Cha đặc trách ơn gọi của Tổng giáo phận gọi về học tập 1 năm về các môn thi vào Chủng viện như: Việt Văn, Ngoại ngữ, Giáo lý, Kinh thánh và Lịch sử cứu độ. Sau khi thi đạt điểm vào Chủng viện các ứng sinh phải trải qua 8 năm học tại Chủng viện thì mới hội tụ đủ kiến thức mới trở thành Linh mục để phụng vụ Chúa và phục vụ cộng đoàn.

Xen kẽ giữa các phần giới thiệu của các Dòng đang phục vụ tại giáo hạt là các tiết mục văn nghệ vui vẻ và đầy ý nghĩa.

Kết thúc phần giới thiệu Ơn gọi có phần giải đáp các câu hỏi của các bạn trẻ. Câu hỏi của các bạn trẻ đang băn khoăn về điều kiện để gia nhập Dòng cũng như thi vào Chủng viện như: làm thế nào để biết được mình có ơn gọi, trình độ văn hóa, yếu tố gia đình,…..

Cao điểm của ngày cầu nguyện cho Ơn gọi là Thánh lễ Cầu nguyện cho Ơn gọi do Quản hạt Hà Nam chủ tế, đồng tế với Ngài có Cha Đặc trách Ơn gọi giáo hạt Hà Nam, Cha Antôn Trần Quang Tiến phó xứ Sở Kiện, Cha Mattheu Vũ Khởi Phụng – Bề trên Dòng Chúa cứu thế Thái Hà, Cha Peter Meneely EV Tổng đại diện Giáo phận Brisbane, Cha Peter Barennely quản xứ Jubilee Parish, đến từ nước Úc, Thày phó tế Gioan Maria Têrêxa Vũ Thành An đến từ Hoa Kỳ. Mở đầu Thánh lễ Cha Quản hạt nhấn mạnh tới ngày Chúa nhật 4 Phục sinh, Chúa nhật Chúa chiên lành, và là ngày được giáo hội hoàn vũ chọn làm Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn Thiên triệu. Với tinh thần đó, Cha quản hạt kêu gọi các bạn trẻ hăng hái đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa là dấn thân phục vụ Chúa qua Ơn gọi Linh mục – Tu sĩ để theo gương vị mục tử Giêsu đấng chăn chiên tốt lành, hết lòng vì đoàn chiên đến nỗi Ngài đã thí mạng sống vì đoàn chiên. Phần chia sẻ Tin Mừng, Thày phó tế Gioan Maria Têrêxa Vũ Thành An đã giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về ơn gọi. Thiên Chúa luôn gọi chúng ta trở nên hoàn thiện và nên thánh như Cha chúng ta ở trên trời, theo gương thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu là con đường nên thánh ngắn nhất, cho nên mỗi người chúng ta phải lựa chọn Ơn gọi sao cho phù hợp với riêng mình. Thày phó tế cho rằng Ơn gọi Tu sĩ – Linh mục là ơn gọi bền vững, vì là Tu sĩ – Linh mục là phụng sự Chúa, phục vụ cộng đoàn một cách vô vị lợi không có thời gian kết thúc khi ta sống ở đời này.

Sau Thánh lễ các Cha đồng tế phát quà cho các em đại diện giáo xứ và cùng chung vui với bữa cơm thân mật tại khuôn viên Trung tâm hành hương đền thánh Sở Kiện.

Với bầu không khí vui mừng của buổi gặp gỡ này bạn Antôn Nguyễn Văn Thịnh thuộc xứ Đạo Truyền chia sẻ với chúng tôi rằng, sau khi được nghe các Thày, các Sơ giới thiệu về các Dòng sẽ giúp em và mọi người hiểu về các Dòng và hướng về cuộc sống tốt đẹp hơn xứng đáng với ơn Chúa ban, còn riêng bản thân em cũng mong muốn được dâng mình cho Chúa nhưng cũng phải trông chờ vào ơn Chúa ban cho em nữa.

Hy vọng qua buổi gặp gỡ đầy ý nghĩa của ngày hôm nay, các bạn trẻ sẽ tìm cho mình một hướng đi mới, một hướng đi nghe theo tiếng Chúa, sẵn sàng hiến dâng đời sống của mình để phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân theo gương thày Giêsu Chí thánh.

Ctv Giáo phận
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Xu hướng đối thoại và đối thoại với ba thù
Ls Lê Sáng
08:27 26/04/2010
XU HƯỚNG ĐỐI THOẠI VÀ ĐỐI THOẠI VỚI BA THÙ ?

Đối thoại là một xu hướng văn minh của nhân loại. Thời Nguyên Thủy, Nô Lệ, không có xu hướng này. Phải mãi đến thời Phong Kiến mới manh nha xu hướng này. Xã hội văn minh ngày nay đặc biệt coi trọng xu hướng đối thoại để giải quyết các khác biệt, các xung đột … Trải qua kinh nghiệm lịch sử, loài người nhận thấy đối thoại có thể tránh được chiến tranh, tránh được những xung đột quốc gia, dân tộc, tôn giáo có thể khiến hàng triệu nhân mạng vô tội phải chết uổng, đẩy lùi văn minh nhân loại hàng trăm năm …

Tuy nhiên đối thoại cũng có các nguyên tắc nhất định, chứ đối thoại không phải là hình thức trộn lẫn, pha loãng theo kiểu cơ lý học … Người ngay lành thiện chí thì dùng các nguyên tắc này để giữ mình, không để việc đối thoại làm biến mất cái hay cái tốt, cái nền tảng tồn tại của mình. Nhưng kẻ gian tà thì lại lợi dụng việc đối thoại, lạm dụng nguyên tắc đối thoại để dẫn dụ người khác theo ý mình, hay để ngụy biện cho những hành vi, ý đồ gian tà của mình.

Đối thoại đương nhiên phải đặt các bên ở vị thế ngang nhau để lắng nghe những ý kiến, những quan điểm khác biệt … Đối thoại không thể có nếu ngay từ đầu các bên đã đặt mình lên trên kẻ khác, trao đổi ý kiến kiểu xin - cho bất bình đẳng … Đối thoại cũng đòi hỏi trước đó các bên phải chấm dứt dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hay có những lời lẽ mạt sát nhau … Ví như Trung Cộng vừa đem tầu chiến chạy nghênh ngang, bắt giữ đánh đập ngư dân lân bang trên vùng biển quốc tế, hay trên lãnh hải của quốc gia khác … rồi ngọt nhạt rằng sẵn sàng đối thoại giải quyết tranh chấp biển đông … Thì chẳng ai dám đối thoại, vì rủi ro của cuộc đối thoại là 100% đổ vỡ …

Lịch sử cận đại ghi nhận những cuộc đối thoại đã đen lại hòa bình, đã kết thúc thế lực đen tối chuyên hiếp đáp giết chóc, mà không tốn một viên đạn, trong khi nếu giải quyết bằng chiến tranh, bằng súng đạn thì không biết tổn hại sẽ như thế nào … Một trong các cuộc đối thoại đó là đối thoại bàn tròn tại Ba Lan cuối thập niên 1980, đã dẫn tới việc một chế độ cộng sản khát máu tan rã nhanh đến mức tay chúng đã cầm súng chĩa vào đối phương mà không kịp bóp cò … Bản chất của cuộc đối thoại làm nên lịch sử này là chính nghĩa thuộc về người dân Ba Lan bao nhiêu năm bị áp bức … Chính quyền cộng sản Ba Lan là một tổ chức tội phạm cấp nhà nước, không có dù chỉ 1% công lý, sự thật … Thế nhưng những nhà nước cộng sản còn sót lại, những tên cộng sản trùm sò đương chức, đương quyền lại luôn tuyên truyền lừa bịp dư luận nhân dân trong nước, đổ lỗi cho những cuộc đối thoại này đã làm sụp đổ hệ thống cộng sản Âu Châu … Và bất cứ ai không nghe theo chúng, không giúp đỡ chúng đều bị gọi là “thế lực thù địch”, cần phải cảnh giác, cần phải ám sát ngay không cần phải xin lệnh nếu như thấy có dấu hiệu nguy hiển cho chế độ cộng sản …

Nhưng trong xu hướng thời đại, nếu không đối thoại mà cứ khăng khăng dậm dọa, phùng mang trợn mắt nói lấy được … Sẽ ngày càng bị cô lập và cái chết sẽ đến nhanh hơn … Cho nên lực lượng cộng sản còn sống sót không thể không đối thoại, dù chỉ là miễn cưỡng … Cộng sản cũng như cộng sản Việt Nam rất sợ đối thoại để nói chuyện đúng sai phải trái. Đối thoại với chúng chỉ đơn thuần là thương lượng chia chác, ban phát cái này cái kia cho đối tượng, đối phương để cho êm chuyện (Ví dụ như cộng sản Hà Nội tổ chức “đối thoại” với Đức TGM Ngô Quang Kiệt rồi đề xuất đền một khu đất khác thay cho việc trả lại Tòa Khâm …). Và các nội dung “đối thoại” phải giữ bí mật cho chúng … Nếu không đối thoại sẽ trở thành “sư nói sư phải - vãi nói vãi hay”. Gần đây nhất có cuộc “đối thoại” giữa nhà nước cộng sản Việt Nam với Phật Giáo Làng Mai dưới sức ép của Âu Châu để giải quyết vụ việc Bát Nhã … csvn mời “đối thoại” như là để dằn mặt Thiền Sư Nhất Hạnh tại sứ quán VN - Chẳng ai hiểu được nó tổ chức một cuộc “đối thoại” vô ích như thế để làm gì ???

Trong hệ thống giáo lý Công Giáo có khái niệm ba thù. Ba thù là ba kẻ thù mà người Công Giáo phải luôn cảnh giác, luôn chống lại kẻo mất đạo, mất ân nghĩa làm con Chúa, mất linh hồn đời đời kiếp kiếp. Ba thù nó là (1) thế gian, với biết bao nhiêu cạm bẫy, cám dỗ tinh vi mà khi nhận ra bộ mặt thật của nó thì đã muộn … Muộn đến mức con người không muốn rời bỏ nó nữa. (2) xác thịt là chính những thói hư tật xấu của mình, trong con người mình … mà xấu nhất là xu hướng chiều theo đòi hỏi bất tận về danh vọng, tiền bạc, quyền lực luôn đi ra tận từ trong tiềm thức của chính mình. (3) ma quỉ là thế lực phản lại Chúa, đương nhiên nó cũng phải tìm mọi cách hại chết con cái của Ngài.

Kinh Thánh Giáo Hội Công Giáo (Tân Ước & Cựu Ước) không thấy có đoạn nào nói đến việc con người phải đối thoại với ba thù. Tất cả đều là lời Chúa khuyến cáo: Hãy tránh xa nó. Chỉ cần tai để một lời của nó lọt vào, chỉ cần tay một lần làm việc cho nó cũng sẽ ẩn chứa hiểm họa khôn lường … Thế gian và xác thịt có lẽ ai cũng hiểu dù là người Công Giáo hay không … Nhưng còn ma quỉ thì thật khó đoán định, thật khó nhận điện, khó qui kết … Chính thế mà ngày nay ma quỉ hoành hoành, ma quỉ mang gương mặt thánh nhân, ma quỉ khoác áo chính khách, ma quỉ khoác áo thầy tu … Người cộng sản từng giết hàng trăm triệu dân lành vô tội tay không tấc sắt, mà đến nay nhiều kẻ đầu sỏ cộng sản đã thừa nhận. Hệ tư tưởng cộng sản chủ nghĩa công khai coi các tôn giáo là kẻ thù cần phải xóa bỏ … Nhưng cộng sản và cộng sản Việt Nam có phải là quỉ dữ không ??? Không người Công Giáo nào dám kết luận. Hay nói cho sát là không người Công Giáo nào dám dũng cảm lên tiếng ?

Tòa Thánh muốn đối thoại với các nhà nước cộng sản còn lại là một thực tế đã và đang diễn ra. Không ai kể cả người cộng sản dám công khai lên tiếng phủ nhận tính chất nhân văn nhân bản của ý muốn này. Nhưng trong con mắt những người cộng sản còn sót lại có vẻ như đây là một chiến thuật đã lỗi thời, vì họ chưa bao giờ nguôi đi lòng hận thù khi thành trì chủ nghĩa cộng sản đã bị sụp đổ tan tành không một tiếng súng … Họ đâu cần biết đúng sai, họ chỉ biết một hiện thực là sau các cuộc đối thoại với cộng sản được vận động bởi Giáo Hoàng, bởi Vatican, bởi Thiên Chúa Giáo bản quốc thì cái thành trì này sụp đổ. Cho nên việc đối thoại này sẽ đi tới đâu trong giai đoạn lịch sử hôm nay chỉ có người cộng sản và Chúa mới biết. Lạy Chúa ! Ngài là đấng mọi ý nghĩ của Ngài, Ngài đều có thể thực hiện xin hãy ra tay.
 
Đôi điều suy nghĩ về sự ra đi của đức TGM Ngô Quang Kiệt
Alf. Hoàng Gia Bảo
13:24 26/04/2010
Đôi điều suy nghĩ về sự ra đi của đức TGM Ngô Quang Kiệt

LTS: Bài viết dưới đây thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Việc tòa thánh Vatican bất ngờ công bố quyết định bổ nhiệm Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn từ Đà Lạt ra Hà Nội để chuẩn bị thay Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã làm nóng dư luận suốt tuần vừa qua, bởi trước đó chỉ vài ngày mọi người vẫn tin rằng đó chỉ là những lời ‘đồn thổi’ thiếu logic. Bởi việc này là do tòa thánh Vatican quyết định, nhưng trước nay chúng ta lại chưa hề biết đến trường hợp nào tòa thánh lại chịu ‘xuống nước’ trước những yêu sách ‘vô lối’ đòi thuyên chuyển một chức sắc cao cấp của giáo hội như Hà Nội muốn áp đặt lên Đ/c Kiệt. Chính vì thế rất nhiều người đã không khỏi ngỡ ngàng và thất vọng. Thậm chí đến cả Lm. Pascal Nguyễn Ngọc Tĩnh, một người rất am hiểu tình hình giáo hội cũng đã phải thốt lên, rằng đó là một “cảm giác thật khó tả”!

Sự thật phũ phàng!

Có thể nói suốt chiều dài lịch sử 350 năm tồn tại của giáo hội VN chưa bao giờ việc đi ở của một vị giám mục lại trở thành ‘nan đề’ và được dư luận quan tâm một cách đặc biệt như trường hợp của đức cha Kiệt. Không chỉ có các báo công giáo đưa tin - bình luận thôi, vụ việc cũng đã thu hút nhiều báo đài lớn như BBC, VOA, RFA, RFI v.v…

Trước một làn sóng quá nhiều người không đồng tình như vậy, cho dù ai có giải thích theo cách nào, kể cả việc nhân danh đức tin để giải thích rằng đây là do “thánh ý Chúa” đi chăng nữa, thì vẫn luôn còn đó một sự thật hết sức phũ phàng: đó là chức danh TGM Hà Nội của đ/c Kiệt đã bị ông Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đòi lấy đi trước cả khi tòa thánh Vatican ra quyết định mang nội dung như ông Thảo yêu cầu.

Tưởng cũng cần nhắc lại vào ngày 15/10/2008 UBND Tp.Hà Nội từng đứng ra tổ chức một ‘cuộc họp báo’ nhưng khách mời chủ yếu là các đại sứ quán để nghe ông chủ tịch Nguyễn Thế Thảo tuyên bố rằng TP.Hà Nội “sẽ đề nghị thuyên chuyển Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt ra khỏi Giáo phận Hà Nội”. Và nay thì điều này đã thành sự thật.

Như vậy, dù muốn hay không chúng ta vẫn phải tin rằng nguyên nhân cốt lõi khiến đ/c Kiệt phải ra đi chính là để thỏa mãn đòi hỏi của chính quyền Hà Nội. “Sức khỏe” chỉ là lý do ‘vay mượn’.

Điều đáng buồn cho giáo hội là ở chỗ này. Trong khi giáo dân chúng ta vẫn thường được dạy “Chúa là Đường và là Sự Thật… chỉ có sự thật mới là vĩnh cửu, là cứu cánh và là ơn cứu rỗi… chọn đi theo Chúa là phải chọn sự thật làm bạn đồng hành v.v…” nhưng nay khi đụng đến sự thật về tuyên bố của ông Nguyễn Thế Thảo mới thật là… hỡi ôi! chẳng thấy vị giám mục nào trong HĐGMVN dám đả động đến nó!?

Chỉ bấy nhiêu thôi thiết tưởng cũng đã quá đủ để mọi người chẳng phải nhọc công đi tìm “một nửa sự thật” nào khác, như một bài viết trên trang HĐGMVN từng đặt vấn đề với nuvuongcongly.net

Đ/c Kiệt ‘mất ngủ’ hay giáo hội đang lâm trọng bệnh?

Bất cứ ai quan tâm lo lắng đến vận mệnh giáo hội cũng có lý do chính đáng để ‘bất bình’ với quyết định của tòa thánh: Vì sao giáo hội lại có thể để cho thế quyền can dự quá sâu vào việc thay đổi thuyên chuyển nhân sự cấp cao như vậy? Và nhất là khi việc làm này lại được viện dẫn bằng lý do hết sức dối trá “nhằm thể theo tâm nguyện chung của người dân, giáo dân thủ đô” như ông chủ tịch TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đưa ra?

Ai theo dõi vụ Tòa Khâm Sứ hẳn đều biết chắc chắn không hề có loại nguyện vọng ‘bất nhân thất đức’ như vậy trong dân chúng đối với Đ/c Kiệt? (ngoại trừ hạng ‘giáo gian’ thì xin miễn bàn).

- Giả dối trắng trợn như thế, vậy mà ông Thảo vẫn chiến thắng khi sắp sửa gạt được Đ/c Kiệt ra khỏi cương vị TGM thủ đô, một vị trí mà thời gian qua Ngài đã tỏ ra có thừa khả năng chu toàn nó hơn bất kỳ ai khác?

- Tại sao giáo hội lại để cho một sự dối trá lại lên ngôi một cách dễ như vậy? Vì lợi ích lâu dài của cả giáo hội VN ư? Dựa vào đâu để khẳng định và lấy gì đảm bảo?

- Sự lên tiếng không đồng tình của nhiều người trên các trang mạng về việc đ/c Kiệt bị bứng ra khỏi Hà Nội một cách vô lý như vậy há chẳng phải là điều chính đáng sao, khi mà chỉ mới cuối năm vừa qua, nhân dịp khai mạc Năm thánh tại Sở Kiện giáo hội đã nói nhiều về “niềm tự hào về đức tin trung kiên của các bậc cha ông”. Vậy mà nay có người sống tinh thần đức tin kiên trung ấy thì lập tức bị lên án là chia rẽ giáo hội? Nếu giáo hội thật sự có đoàn kết tại sao Đ/c Kiệt lại bị lẻ loi bấy lâu như vậy?

Ai trong HĐGMVN có thể giải tỏa cho dư luận những câu hỏi trên để đàn chiên hàng ngày khỏi mất công leo trèo tường lửa để đi tìm ‘nửa sự thật’ không đáng tìm kia?

‘Biến cố’ Ngô Quang Kiệt?

Quyết định của tòa thánh bổ nhiệm đ/c Nhơn thay thế Đ/c Kiệt một ngày gần đây rõ ràng có điều gì đó rất thiếu thuyết phục đối với dư luận giáo hội.

Bởi khi nhìn lại những gì Đ/c Kiệt đã làm cho hai giáo phận Lạng Sơn và Hà Nội chục năm qua, có thể nói hiếm có vị giám mục nào có thể chu toàn cái mà nhà nước VN thường rêu rao là ‘tốt đời đẹp đạo’ theo đúng nghĩa của nó như Ngài, mà bằng chứng dễ thấy nhất là Đ/c Kiệt không chỉ được giáo dân khắp nơi mến mộ thôi, mà còn được rất nhiều người ngoài đạo cả trong lẫn ngoài nước kính trọng.

Một chủ chăn như thế vì sao lại phải từ bỏ cộng đoàn để ra đi?

Với tình thế giáo hội đang đầy rẫy những sự nghi kỵ, bị thù ghét bởi thế quyền như hiện nay, việc vùi dập một chủ chăn cương nghị, mẫu mực như Ngài có thể sẽ trở thành hiểm họa đối với giáo hội. Bởi không ai có thể đoán trước được tương lai giáo phận Hà Nội và cả giáo hội VN sẽ tốt hay sẽ xấu hơn hiện nay sau nước cờ ‘thí tốt’ này?

Tốt xấu ở đây tất nhiên không phải là chuyện đạo công giáo sẽ bị Csvn công khai đàn áp. Thời đại ngày nay không còn có chỗ cho những loại hành động ngu xuẩn ấy nữa, mà sẽ bằng những thủ đoạn tinh vi hơn nhiều núp sau hàng giáo phẩm.

Thật lòng mà nói, bản thân tôi cũng như rất nhiều giáo dân quen biết khác đều rất không đồng tình với Đ/c Nhơn về sự xuất hiện của Ngài trên các phương tiện truyền thông nhà nước cùng ông thủ tướng ở những thời điểm khá nhạy cảm. Như Ngài cùng một số vị giám mục khác từ Long Khánh lặn lội ra tận Hà Nội để ‘chào’ ông thủ tướng Dũng hồi năm 2008. Nếu HĐGMVN họp ở Hà Nội thôi thì ‘nhân tiện’ đã đành, đằng này…!? Phải chăng các vị đứng đầu giáo hội chúng ta có nhiệm vụ phải báo cáo chính phủ kết quả cuộc họp có “thành công tốt đẹp” hay không cho chính phủ nắm?

Gần đây hơn, trong khi một trong số những cơ sở quan trọng của giáo hội là Giáo Hoàng Học Viện chưa đòi lại được, thì Đ/c Nhơn lại đi nhận hơn chục hécta đất do thành phố Đà lạt ‘hào phóng’ cấp để xây dựng Trung tâm Mục vụ với lễ khánh thành rất ‘hoành tráng’ được báo đài trong nước đưa tin ‘rầm rộ’. Làm thế để làm gì để rồi phải ‘há miệng mắc quai’ với họ khi thấy Giáo Hoàng Học Viện bị họ đào bới liền ngay sau đó?

Lịch sử một khi qua đi nó sẽ ‘đóng khung’ vĩnh viễn, không cho phép bất kỳ ai thay đổi sửa chữa được điều gì sau đó. Chẳng còn bao nhiêu ngày nữa, đ/c Kiệt sẽ phải rời khỏi Hà Nội. Liệu giờ ‘G’ của ngày ‘D’ bàn giao ấy sẽ đi vào lịch sử giáo hội như một sự kiện đáng xấu hổ?

Có những biến cố mới xảy ra vài thập niên trước nhưng nay đã được nhiều người nhắc lại với bao nuối tiếc! Như hai anh em ông Diệm Nhu giá như sáng 03/11/1963 đừng gọi điện cho ‘Big Minh’ (tức tướng chủ mưu đảo chính Dương Văn Minh) thông báo nơi họ đang ở để sau đó phải chui vào lòng chiếc thiết vận xa 113 tối om làm mồi ngon cho lũ hèn hạ, mà họ cứ ‘ở lì’ trong nhà thờ Cha Tam. Biết đâu số phận của vài chục triệu dân chúng miền Nam có thể đã rẽ theo hướng khác tốt hơn nhiều so với hiện nay?

Không ít kinh nghiệm ‘đớn đau’ từ lịch sử chắc hẳn đang khiến không ít người cũng như tôi đang băn khoăn tự hỏi, không biết liệu lần “tuân theo Thánh ý Chúa” này của Đ/c Nguyễn Văn Nhơn có thật sự sáng suốt hay không để sau này không ai phải nói câu “giá như ngày ấy… “

Dư luận ‘nóng’ do đâu?

Vụ đ/c Kiệt bị trục xuất khỏi Hà Nội bỗng khiến tôi nhớ lại chuyện Đ/c FX.Nguyễn Văn Thuận cũng từng bị trục xuất khỏi giáo phận Sàigòn đúng 35 năm trước…

Cũng như bao vụ ‘lùm xùm’ khác xảy ra trong thời đại ngày nay đều có ‘công trạng’ rất lớn của mạng internet và những gì đang xảy ra với Đ/c Kiệt hiện nay cũng không thoát khỏi quĩ đạo truyền thông này.

Nếu xét về mức độ hành xử vô lối của nhà cầm quyền Csvn đối với hai vị chủ chăn này, rõ ràng vụ Đức cha FX.Nguyễn Văn Thuận nghiêm trọng hơn nhiều nhưng lại có rất ít người biết. Vì như chúng ta đều đã biết, sau khi cưỡng chiếm miền Nam chính quyền cách mạng khi ấy chẳng những đã không công nhận quyết định bổ nhiệm của tòa thánh (23/4/1975) đưa Đ/c Thuận về làm Phó GM Sàigòn, nhưng thay vì buộc Ngài trở về Phan Thiết, thì vào ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15/8/75) Ban Quân Quản Tp.Sàigòn đã bắt và giam Ngài luôn cho mãi đến ngày 23/11/1988, nghĩa là sau hơn 13 năm tù đày mới được trả tự do.

Nhưng giả dụ như thời Đ/c Thuận cũng có phương tiện internet đầy đủ như bây giờ, chắc chắn nó cũng không thu hút sự quan tâm của công luận như với trường hợp đ/c Kiệt khiến cả giáo hội phải nóng lên suốt tuần qua.

Nguyên nhân của sự khác biệt theo chúng tôi là ở chỗ, những gì xảy ra cho đ/c Thuận là do một mình Csvn ‘tự tung tự tác’ trong men say chiến thắng 30/4/1975, còn với Đ/c Kiệt chuyện đã khác hoàn toàn. Một mình Csvn không thể làm nổi nếu không được sự chấp thuận của tòa thánh Vatican cũng như sự ủng hộ của HĐGM-VN. Bởi nếu không, hẳn Đ/c Nhơn đã có thể từ chối.

Nhân đây người viết cũng xin nhắc lại một phát biểu có vẻ quá… vô tư thoải mái của Lm.Huỳnh Công Minh với đài BBC hôm 23/4 khi nói về việc Đ/c Nhơn không muốn nhận nhiệm sở mới, bởi vì "ngoài kia khó khăn lắm trong lúc đó trong này đã yên hàng"!!!

Chúng tôi không biết ý nguyện thật sự của Đ/c Nhơn ra sao nhưng những lời ‘tung hứng’ loại này trong cương vị một linh mục là rất đáng xấu hổ. Tuy nhiên nó cũng phản ánh tư duy… ‘tìm chỗ ẩn nấp’ hiện không phải là hiếm trong hàng giáo phẩm VN.

Trở lại với mục đích so sánh trên, là để chúng ta dễ nhận ra rằng, lý do quan tâm của mọi người về việc đ/c Kiệt “phải ra đi” (lời của BBC) chắc chắn không phải vì lời tuyên bố của ông Nguyễn Thế Thảo. Bởi xét cho cùng, sau vụ đòi lại Tòa Khâm Sứ của Đ/c Kiệt ‘bất thành’ và nhất là với lời tuyên bố “tự do tôn giáo không phải là ân huệ…” anh chống tôi không được thì anh ắt phải ra đi. Luật đời xưa nay nó vẫn luôn là vậy. Mà chính cách xử lý trường hợp Đ/c Kiệt của cả tòa thánh Vatican lẫn HĐGM-VN không được như nhiều người mong đợi, là thay vì giáo hội có cách nào đó bảo vệ Đ/c Kiệt khỏi sự đe dọa của cường quyền, thì đã nhanh chóng chấp nhận sự áp đặt của họ. Làm thế giáo dân không còn cách hiểu nào khác hơn là giáo hội đã bị lũng đoạn bởi cường quyền.

Chính cái nỗi lo này mới thật sự làm ‘náo loạn’ dư luận khiến giáo hội bị nóng lên suốt tuần qua chứ chẳng phải do ‘âm mưu’ nào hết.

“Mặc cả”

Trang nuvuongcongly.net khi nói về vụ thuyên chuyển Đ/c Kiệt đã dùng từ “mặc cả”, thoạt nghe có vẻ nặng nề. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng trong khi Vatican đối với Kitô hữu chúng ta là ‘Tòa Thánh’ thì với các thế lực trần gian đó lại là một vương quốc có quyền lực trên trường quốc tế.

Do vậy, trong quan hệ với VN tòa thánh không bao giờ chỉ biết chăm chăm đếm tới lui con số 6-7 triệu linh hồn tín hữu thôi. Mà một khi Vatican đã không thể nhập vai ‘Tòa Thánh’ để rao giảng với ‘con chiên’ Csvn được nữa, thì mọi sự “mặc cả” qua lại giữa đôi bên nếu có cũng là chuyện bình thường tất yếu thôi.

Bức thư khẩn từ Hồng y Quốc vụ Khanh Bertone (tương đương chức thủ tướng) gởi Đ/c Kiệt khi vụ TKS lên đến đỉnh điểm để giải quyết vụ việc “sao cho êm đẹp” cho chúng ta thấy khả năng thi hành những nhiệm vụ trần thế của các đấng bậc ở Vatican chẳng thua gì các chính trị gia tên tuổi thế giới là bao.

Lý giải sự việc của tòa thánh như vậy nghe có vẻ hơi trần trụi, nhưng nếu không, chúng ta sẽ chẳng còn cách nào khác để hiểu vì sao Tòa thánh Vatican dễ dàng chấp thuận yêu cầu của nhà nước VN muốn ‘bứng’ Đ/c Kiệt ra khỏi Hà Nội?

Một khi đã gọi là ‘mặc cả’ rồi thì ‘bánh ít ném đi’ chắc chắn sẽ có ‘bánh qui quẳng lại’, vậy sau vụ thuyên chuyển này nhà nước VN sẽ ‘ném’ cái gì lại cho giáo hội?

Gần đây chúng ta nghe nói nhiều về khả năng sẽ có một chuyến tông du đến VN của ĐGH Benedictô XVI vào năm sau 2011 nhân kết thúc Năm Thánh của giáo hội VN. Chưa biết khả năng này sẽ hiện thực được bao nhiêu phần trăm, nhưng để điều này được xảy đến, thì một trong những điều kiện gần như mang tính nguyên tắc ngoại giao phải được khai thông, đó là bang giao giữa Vatican và VN dù có thể sẽ chỉ là ở cấp độ thấp nhất.

Trước đây chúng ta cũng nghe nói Hà Nội sẽ không bao giờ dám qua mặt ‘đàn anh’ TQ trong quan hệ với Vatican, nhưng nay tình thế đã thay đổi hoàn toàn khác. Hơn bao giờ hết Hà Nội ráo riết vận động có thêm càng nhiều đồng minh càng tốt trước khi ‘lỡ’ nổ ra tranh chấp súng đạn với TQ nay mai.

Như vậy, khả năng thiết lập bang giao ở cấp cao nhất là trao đổi đại sứ đang được Hà Nội nhắm đến. Điều này xảy ra sẽ tạo cơ hội ‘danh chính ngôn thuận’ nhất cho Hà Nội giúp họ giải tỏa vết nhơ về vụ Tòa Khâm Sứ lỡ gây ra hai năm trước. Vì thử hỏi còn nơi nào thích hợp cho vị đại sứ tòa thánh hơn cái ‘vườn hoang’ số 42 Nhà Chung vốn là nơi ở của vị khâm sứ cuối cùng hơn nửa thế kỷ trước? Và như đã có lần chúng tôi nêu ra, khi trưng dụng làm vườn hoa, Hà Nội đã ra lệnh đập phá tất các công trình trong khuôn viên này nhưng họ lại không đụng gì đến tòa nhà chính cũ kỹ được xem là di sản của giáo hội, hẳn họ cũng có ý toan tính điều gì nên mới chừa lối thoát ‘cửa hậu’ như vậy?

Giải quyết vụ Tòa Khâm Sứ theo cách này, còn là bức thông điệp mà Hà Nội muốn gởi cho những vị chủ chăn nào muốn giống như Đ/c Kiệt: “xin thì cho nhưng đòi chẳng những dứt khoát không trả, mà còn liệu chừng cũng bước về vườn sớm giống như ông Ngô Quang Kiệt!”.

Phải chăng đây cũng vì tòa thánh muốn hướng đến cách giải quyết này đối với những tài sản của giáo hội đang bị chiếm dụng và được nhà nước VN xem là “đôi bên cùng có lợi”, vì thế mà Đ/c Kiệt đã “phải ra đi”!?

Sàigòn, 26/4/2010
 
Hành động xỉ nhục Nguyễn Tấn Dũng của cs Trung quốc?
Hà Long
17:35 26/04/2010
Hành động xỉ nhục Nguyễn Tấn Dũng của cs Trung quốc?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong vài ngày qua đã hưởng những giây phút thành công trên quê nhà của mình khi trực tiếp nhấn còi phát lệnh thông xe cầu Cần Thơ vào ngày 24/4/2010. Cầu Cần Thơ được phù họa theo danh gọi oai phong „cầu dây văng dài nhất Đông Nam Á“, nhưng cũng phải nhắc thêm chiếc cầu này đã gây ra nạn sập cầu thảm thương nhất ở Châu Á với 54 người chết và 80 người bị thương. Sau ngày khánh thành người dân Cần Thơ được xem thêm một lễ hội mới chưa bao giờ có trong lịch sử VN: Lễ hội dẹp phà Cần Thơ sau 92 năm hoạt động. Tựu trung đông người, thời tiết đẹp cộng với gió sông lồng lộng tươi mát tô điểm thêm những ngày hữu ích của ông Nguyễn Tấn Dũng, tạm gọi là tại sân nhà vì gần Cà Mau, Kiên Giang của ông.

Sáng thứ hai, 26/4/2010 trên mọi tờ báo lề phải những độc giả đọc tin hãnh diện cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên lộ trình đi đến Trung quốc. Tất cả đều lấy tin từ nguồn lề phải TTXVN với lời giới thiệu thật trang trọng nhất cho chuyến đi thăm viếng: Ngày 26-4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã đến thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), bắt đầu chuyến tham dự Triển lãm thế giới Thượng Hải 2010 (Expo Thượng Hải), thăm tỉnh Giang Tô, Chiết Giang và thành phố Thượng Hải từ ngày 26-4 đến 1-5… Theo chương trình, ngày 27-4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp lãnh đạo tỉnh Giang Tô và tham dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc tại tỉnh Giang Tô, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác giữa hai bên, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch…

Tiếp theo từ một tờ báo khác: „Theo Bộ Ngoại giao, chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh năm 2010 là “Năm Hữu nghị Việt - Trung” và hai nước đang kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao.

Chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường mạnh mẽ quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc cũng như quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và các địa phương của Trung Quốc.“

Cũng trong ngày, sau trưa lúc 14g54 người dân theo dõi trên mạng tin tức online của lề phải được biết với tin giật gân nhạy cảm: Trung Quốc bắt đầu tuần tra thường xuyên ở Trường Sa. Cục Quản lý Nghề cá Trung Quốc hôm qua (25/4) tuyên bố, họ đã bắt đầu tuần tra thường xuyên ở Biển Đông bằng việc điều động hai tàu thay thế hai tàu khác làm nhiệm vụ hộ tống các tàu đánh cá của Trung Quốc trong khu vực. "Tàu ngư chính 301 và 302 Trung Quốc sẽ thay thế tàu ngư chính 311 và 202, đảm nhận nhiệm vụ tuần tra khu vực biển quần đảo Trường Sa kể từ 1/4", Wu Zhuang, Giám đốc Cục Ngư nghiệp và quản lý cảng cá Biển Đông thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc nói.

Hai tàu ngư chính 301 và 302 đã rời Tam Á, thành phố biển của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc vào hôm qua.

Báo chí Việt Nam đã dịch tin tức nhạy cảm này từ thông tin của Tàu qua báo Thông Hoa Xã và, China Daily.

Chúng ta cũng nhớ lại các cuộc họp về Biển Đông vào ngày 16 và 17/4 vừa qua tại Hà Nội với nhóm công tác ASEAN - Trung Quốc. Tại đây „nhóm người lạ Phương Bắc“ khẳng định cam kết tôn trọng và thực hiện đầy đủ tuyên bố về cách ứng xử của các nước láng giềng ở Biển Đông.

Hôm nay Bộ Ngoại giao vẫn im hơi lặng tiếng, bà Nguyễn Phương Nga chưa biết trôi dạt ở phương nào. Bên Phương Bắc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có biết về tin nhạy cảm này không? hay là vẫn tay bắt mặt mừng với giặc xâm lăng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác giữa hai bên, cho dù nhà mình đang bị „người lạ“ lấn xâu vào chiểm biển đảo.

Một vị đại diện chính quyền VN với danh nghĩa thủ tướng đang thăm viếng nước bạn và cùng lúc họ ra lệnh lấn chiếm biển đảo của VN thì có phải là một xúc phạm ngoại giao trầm trọng và công khai xỉ nhục thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chăng?
 
Văn Hóa
Tan Biến
Lm Vũđình Tường
05:09 26/04/2010
Thế giới thiên nhiên có nhiều sự lạ. Thử xem làn gió thoảng qua. Làn gió thoảng qua rồi nhỏ dần, nhỏ dần, tan biến vào không khí. Ai có thể biết gió tan biến đi đâu. Biết là gió hoà vào khí. Phân tích khí không có gió. Điều này không phải không có gió. Thực thể của gió không thể chối cãi. Khi phân tích gió biến mất, hoà tan trong khí. Đành kết luận gió là do chuyển động của khí tạo thành.

Ánh nắng chói chang cũng thế, chiếu sâu xuống đáy hồ. Càng xuống sâu, ánh nắng càng nhạt. Không ai chấp nhận ánh nắng nhạt vì nó hoà tan trong nước. Ánh nắng chiếu đến một chiều sâu nào đó mất hút trong nước. Phân tích nước không thấy ánh nắng. Không bị nước hoà tan như đường, như muối, nhưng biến mất trong nước và cũng không biến hình. Câu trả lời dành cho khoa học gia.

Như giọt nước hoàn tan trong li nước. Giọt nước biến mất nhưng vẫn còn. Trong li ai cũng nhìn thấy nước nhưng không ai nhận ra giọt nước mới hoà tan. Không thể tách giọt nước đó ra khỏi li. Lấy giọt nước ra khỏi li dễ dàng. Lấy đúng giọt nước mới hoà tan vào thì không thể. Không biết giọt nước nằm ở đâu trong li. Nó trong li nước nhưng không nhận ra, không phân tích, tách riêng ra được. Có thể tách hết li nước ra thành nhiều giọt mà vẫn không tìm được giọt nước mới đổ vào.

Thế giới tâm linh

Lời kinh của ta cũng thế. Ta đọc kinh, dâng lời cầu lên Thiên Chúa. Lời kinh lên cao mãi, cao mãi cho đến khi tai không nghe được nữa, điều này không có nghĩa là lời kinh tan biến. Không, lời kinh vẫn bay bổng, vút lên cao, xa đến độ tai không nghe được. Lời kinh vẫn còn đó, vẫn bay.

Kẻ không tin cho rằng lời kinh hoà tan trong không khí. Thử không khí, không có lời kinh. Như tia sáng biến trong biển nước. Câu trả lời dành cho các khoa học gia. Lời kinh biến vào không trung, vũ trụ hay tầng khí quyển. Câu trả lời dành cho người có đức tin.

Tình yêu ta dành cho Chúa cũng thế. Một khi dâng lên Chúa tâm tình yêu thương. Tâm tình đó tồn tại muôn đời, qua muôn thế hệ. Hành động, cử chỉ bác ái ta dành cho người khác tồn tại suốt đời. Hành động đó sống mãi trong tim. Mổ xẻ con tim không thấy tình yêu, phân tích không được nhưng tình yêu vẫn có đó. Không ai chối cãi yêu là một cảm xúc, cử chỉ hay hành động đến rồi đi. Thành quả của yêu thương tồn tại muôn đời. Hành động bác ái, cử chỉ yêu thương sống mãi trong tim tha nhân.

Những ngày mới định cư trên đất Úc. Gia đình Văn A được một gia đình bảo trợ giúp đỡ. Cuối tuần họ thường chở đi đó đây. Nhờ thế Văn A tìm được an ủi nơi người bảo trợ. Văn A sống trong hy vọng, cố vươn lên.

Sau ngục tù khổ sai, vất vả, Văn A là người chán đời, thù đời. Toàn người xấu, kẻ lợi dụng, hám danh, ham quyền. Quan niệm trên gây đau khổ cho cả gia đình. Văn A khó khăn với chính mình và vợ con. Ông nhồi nhét vào đầu trẻ thơ tư tưởng hẹp hòi, nghi kị.

Nhờ gia đình bảo trợ làm việc thiện, thăm nom, giúp đỡ, sẵn sàng đáp lại yêu cầu của gia đình. Không hề đòi điều kiện. Vui với gia đình, sẵn sàng bỏ qua khác biệt văn hóa. Chính cử chỉ nhẹ nhàng, rất bình thường, thay đổi Văn A cách lạ thường. Văn A tìm lại lòng tin nơi người khác.

Văn A đã chết. Người bảo trợ đã chết. Hành động yêu thương kia, cử chỉ bác ái vẫn sống trong tâm hồn, con cháu Văn A. Trong lần đi chơi vui, nhìn cảnh cũ, nhớ người xưa. Nhắc lại hành động bác ái với lòng thương mến. Nơi đây năm đó có quán càrem. Ngoại lấy cây càrem màu vàng, má lấy cây màu đỏ. Đến khi tính tiền thấy mắc quá, hơi ngại. Hôm nay hai đứa lựa đúng loại càrem năm xưa ngoại và mẹ lấy. Hành động yêu thương sống trong tâm. Tuổi đời có hạn. Tuổi bác ái vô hạn. Tình yêu thọ hơn bác ái.

Tình Chúa yêu ta và tình ta đáp trả hoà lẫn, tan biến trong Chúa. Yêu Chúa tất cả tâm tình, an vui trong Chúa. Ta tan biến trong Chúa nhưng đồng thời ta vẫn là ta. Không ai tách ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa.

Với viễn vọng kính người ta có thể nhìn thấy các vì sao mà mắt thường không thể thấy. Với kính phóng đại người ta nhìn thấy vi khuẩn. Với con mắt đức tin người ta biết lời kinh không tan vào hư vô.

Khoa học gia giải thích vũ trụ bao la, càng ngày càng lan rộng. Ai chứng minh được điều đó. Không ai đến được chân trời vì chân trời vô hạn. Tình Chúa yêu ta bao la, bao trùm toàn thân đến độ đôi khi ta không nhận ra.

Ánh nắng, không khí và nước cần cho sự sống con người. Tình yêu, bác ái và lòng tin cần cho sự sống tâm linh. Không thể thiếu một trong bộ ba này.
 
Ngày chầu lượt: những ghi nhận
Trần Khánh Điệp
09:20 26/04/2010
Đã 11:30 h - Thế là 2 vợ chồng tôi lên xe đi về tòa giám mục BMT, tham dự giờ chầu Thánh Thể, từ 11:45 - 12:15 h là giờ dành cho Chủng Viện.

Dựng xe ở khuôn viên nhà thờ, thấy anh chị em đã đi sang phía bên kia, dành riêng cho gia đình LBT, còn ở bên này gần cửa chính, giáo dân tứ xứ đang quỳ chầu Thánh Thể khá đông.

Tòa GM có một nét độc đáo, là năm nào chầu lượt cũng vào mùa nắng nóng, nên giáo dân hầu như ai cũng khát nước, vì vậy nguồn nước chảy ra từ các bình nước sạch thật dồi dào-phong phú, đặc biệt nhất là có những thùng cà-rem miễn phí, hạ nhiệt cho các lữ khách. Vừa bước vội, tôi còn thầm nghĩ: " giá như hồi trước kia, khi Chủng Viện chầu lượt mà có cà-rem mút, nhai thoải mái, chắc các chú vui sướng lắm nhỉ...?

Trở lại bầu khí trầm lắng, trang nghiêm trước Thánh Thể, giờ chầu bắt đầu với bài hát: " Cầu xin Chúa Thánh Thần", mọi người quỳ bên nhau, chung lời cầu nguyện và lắng nghe những bài hướng dẫn, chia sẻ qua giọng đọc trầm ấm của Minh Thành, Kim và Tuấn. Trước hết là nói lên Ơn gọi Linh Mục, Tu Sĩ đặc biệt nơi giới trẻ( cũng là con em của chúng ta)- Xin Chúa ban nhiều Ân sủng để giới trẻ nhận biết và dấn thân vào con đường Tận Hiến, cộng với nỗ lực của chúng ta, " Ơn gọi Tận hiến " phải được nuôi dưỡng trong một môi trường gia đình tốt, có trách nhiệm. Tâm hồn mọi người cùng lắng đọng, hòa mình vào bài chia sẻ của Cha Francis Phương( Chủ nhật thứ 4 Phục Sinh C) về Ơn gọi, về các bậc Cha mẹ trong gia đình và về các vị Mục Tử. Tất cả đều cần đến Ơn Chúa, cần đến những lời cầu nguyện tha thiết cho nhau.

Giờ Chầu thật sốt sắng, dâng tràn nhiều tâm tình yêu mến- cảm tạ. Thật cảm động khi cùng nhau hát những bài quen thuộc, như:" Biết lấy gì cảm mến..." của Oanh Sông Lam, hoặc kết thúc giờ Chầu với:" Mẹ ơi, con yêu mẹ..." Tạ ơn Chúa và Mẹ đã giữ gìn đoàn con LBT qua bao thời gian, khi hạnh phúc hoặc có khi ngập tràn gian nan, thử thách.

Riêng bản thân tôi, giờ Chầu Thánh Thể còn tạo cho tôi rất nhiều cảm xúc, khi cách đây 30 - 40 năm, cũng chổ quỳ này- cũng ngôi nhà này, tôi đã cùng các Cha, anh em tham dự những Thánh Lễ, các giờ đạo đức, cùng nguyện ngắm, cùng thầm thì với Chúa về những ước vọng tươi đẹp tương lai, cho mình, cho anh em....

Sau giờ Chầu, mọi người trong gia đình cùng ngồi lại với nhau ở nhà hội, ăn nhẹ bữa trưa với bánh mì...Khác hẳn với không khí vui nhộn- đông đảo của ngày Giỗ Tổ vừa qua, hôm nay anh chị em lại có bầu khí tĩnh lặng hơn, thời gian nói chuyện với nhau nhiều hơn, nhìn thấy ai ai cũng vui vầy chuyện trò, không kể đến tuổi tác- không có sự khác nhau về lớp học. Tất cả hòa đồng, nói lên tình thần yêu thương đoàn kết, san sẻ của gia đình LBT ta.

Ra về, tôi còn ngoái lại nhà thờ tòa GM: cảnh cũ còn đây, nhưng người xưa đâu cả rồi..., mỗi người đi một ngã- sống một phương...Biết bao giờ ta có một ngày đoàn tụ không thiếu vắng một ai. Tự nhiên tôi cảm thấy chạnh lòng, ngậm ngùi, thương nhớ, luyến tiếc một cái gì đó....
 
Chuyện phiếm: Người Đẹp Susanna
Trà Lũ
17:07 26/04/2010
Chuyện phiếm: NGƯỜI ĐẸP SUSANNA

Canada đầu mùa xuân đẹp qúa. Trời trong sáng, nắng vàng rực, gió hây hây. Cụ Chánh tiên chỉ cầm lòng sung sướng không được bèn đánh trống họp làng. Dân làng hồ hởi tới ngay. Cụ chỉ vào vườn cỏ trước nhà rồi nói: Chúng ta vừa mừng Lễ Phục Sinh, lễ Chúa sống lại từ cõi chết. Ngài sống lại nên cỏ cây cũng được sống lại theo. Các bạn có nhìn thấy mấy khóm hoa Linh Lan - Lily of the valley kia không ? Đó là cái đồng hồ báo mùa xuân đúng ngày giờ nhất. Cứ tuyết tan là chúng đội đất chồi lên. Chỉ cần lất phất vài hạt mưa xuân là chúng trổ bông ngay. Ngày xưa ở tù VC, anh em giao lão việc nấu bếp, nên cứ thấy đám hoa Mười Giờ nở ra là lão biết đến giờ nhóm lửa. Nay hễ thấy bụi hoa trắng bé nhỏ này trổ bông là lão biết mùa xuân đã tới. Anh John thưa ngay: Xin bác khoan mừng mùa xuân vì ở đất này có câu: Bao giờ thời tiết tháng Ba hiền lành như con cừu thì thời tiết tháng Tư có thể sẽ là con sư tử. Cụ Chánh trả lời ngay: Chả sao, ta được ngày nào nắng ấm thì ta mừng ngày đó, con sư tử mà đến thì ta tính với nó sau.

Dân làng gặp nhau tay bắt mặt mừng, ríu rít như một bày chim. Phe các bà là vui vẻ và ồn ào nhất. Bữa nay làng tôi có một vị khách qúy đến ăn trưa. Các cụ đã đoán ra ai chưa ? Vẫn vị khách qúy hằng năm ấy mà. Đó là Cha Paolo, người đã bảo trợ cho gia đình cụ Chánh và chúng tôi từ trại tỵ nạn sang Canada cách đây 30 năm. Trách nhiệm bảo trợ vât chất chỉ có một năm, nhưng từ vật chất nó lan sang tinh thần. Từ người bảo trợ, ngài biến thành người bạn thân của gia đình, từ gia đình cụ Chánh biến thành người bạn cả làng. Ôi cái ông cha này dễ thương làm sao. Đã mấy chục năm,Tết Tây và lễ Tạ Ơn thì nhóm chúng tôi kéo đến nhà thờ của ngài, còn tết ta và các ngày lễ lớn của ta thì ngài đến với chúng tôi. Không bao giờ ngài đòi ăn cơm Tây mà luôn xin được ăn cơm VN. Bữa nay, làng tôi đãi ngài một món đặc biệt, rất Bắc Kỳ dân giả, bánh Cuốn Thanh Trì. Viêc tráng bánh cuốn do cụ B.95 chỉ huy. Món này ai cũng mê nên ai cũng muốn học cách làm. Phe các bà hăm hở vây quanh để được cụ sai khiến.

Các cụ biết bánh cuốn Tranh Trì chứ, cái thứ bánh cuốn mỏng tanh như tờ giấy, tráng bằng hơi nước. Tôi cũng chạy xuống bếp để học bài. Chả khó gì cả. Này nha, gạo Tám Thơm xay thật nhiễn, xay qua xay lại cho tới khi lọc ra được một mớ bột thật mịn, rồi pha vào một chút xíu bột năng, một chút xíu bột ngô, một chút xíu muối, rồi hoà ra nước.

Cái ngon của bánh cuốn Thanh Trì là độ thơm, giẻo và giai. Đây là một loại bánh chay không bao giờ có nhân thịt. Nồi nước sôi được bịt kín bằng một lớp vải mỏng. Cụ B.95 múc một muôi bột đổ lên lớp vải, rồi cụ dùng lưng cái muôi đó thoa cho lớp bột nước tỏa ra thật đều. Đậy vung lại nửa phút. Nồi bánh khói ngùn ngụt. Một chút xíu là chín. Rồi cụ dùng một chiếc đũa tre dài, vớt đồng bánh ra đĩa, và rắc một chút xíu hành phi. Cứ thế, lớp này tới lớp khác, bánh chồng lên nhau. Không bao giờ cuộn với nhân thịt nha. Mời các ngài xơi ngay cho nóng. Món này chấm nước mắm chanh ớt, thêm một giọt cà cuống, ăn với chả lụa, hoặc đậu phụ chiên, kèm thêm chút dưa leo, giá trụng, lá húng, lá ngò. Ngon chứ, phải không cơ.

Cha Paolo đến rất đúng giờ. Người Canada mà. Ngài mang làm quà cho cả làng hai chai rượu lễ. Ai cũng thích loại rượu này, vừa nhẹ vừa thơm. Đây là loại rượu không men, các linh mục dùng để dâng lễ ấy mà. Gắp một miếng bánh cuốn, dầm đẫm vào chén nước mắm thoang thoảng mùi chanh ớt cà cuống, cho vào miệng, rồi cắn thêm một miếng chả, một chút xíu dưa leo, một chút xíu giá trụng, ôi, cái tổng hợp này sao mà nó ngon thần kỳ làm vậy. Rồi thêm một tợp rượu lễ nữa chứ. Chúa ơi, quả là ngon qúa sức. Lần đầu tiên Cha Paolo ăn món này nên ngài tỏ ra thích vô cùng. Làm sao tôi biết ngài thích vô cùng ư? Dễ lắm, đừng bao giờ hỏi mà cứ xem cách ngài ăn là biết liền à. Thấy ai ăn như không kịp nhai, không có giờ nói chuyện, hết miếng này đến miếng khác, không ngừng nghỉ, ăn hồi lùng, thì ta biết món ăn đó chính là món ngon, tiếng Tàu gọi là ‘hẩu xực lớ’. Cha Paolo đã ăn như vậy hôm nay. Ngài thấy trên bàn vừa có chả lụa, vừa có đậu phụ chiên nên ban đầu ngài không hiểu ý. Cụ B.95 nói ngay: Nếu Cha kiêng thịt, muốn ăn chay thì mời Cha chỉ ăn với đậu phụ chiên mà thôi. Cha Paolo gât gù cám ơn lời chĩ dẫn, rồi vừa cười vừa hỏi: Ăn như bữa nay, cho dù chỉ ăn với đậu phụ thì vẫn chưa phải là chay, cụ ơi. Lý do ư? Thưa, vì bánh còn phải chấm với nước mắm. Nước mắm làm bằng cá mà. Lại thêm dầu con cà cuống nữa! Món này ngon một phần vì nước mắm. Muốn gọi là ăn chay thì phải chấm bánh với tương chứ. Các cụ đã nể cái miệng của ông cha này chưa? Mà bánh cuốn Thanh Trì chấm với tương thì không còn là bánh Thanh Trì nữa, phải không cơ? Ông Cha Paolo này rành ăn vậy đó.

Cụ B.95 liền thưa ngay: Xin bái phục sự thông thái của Cha. Các bà bạn Phật tử của tôi vẫn ăn bánh cuốn thanh trì trên chùa đó, cha ơi. Họ không chấm bánh với tương nhưng với nước mắm chay. Nước mắm này không làm bằng cá mà bằng nước dừa pha muối, rồi vắt chanh cho ớt. Cũng ngon lắm cha ạ. Nghe đến đây thì Cha Paolo tỏ ra ngạc nhiên vô cùng và khâm phục cái tài chế biến của người VN. Ngài bèn xin ăn bánh cuốn Thanh Trì chay vào dịp lễ Vu Lan. Cụ B.95 bèn chắp tay trả lời: Mô Phật.

Trong bữa ăn, ngoài chuyện mắm mặn mắm chay trên đây, chúng tôi còn nói nhiều chuyện lắm. Cha Paolo thì kể các chuyện nhà thờ, chuyện Giáo hội Roma sắp phong hiển thánh cho Thày André ở Montreal, chuyện một số nhà thờ thuộc giáo hội Tin Lành xin nhập vào giáo hội Công Giáo, chuyện một số tu sĩ bên Đức bị ra tòa về tội tình dục... Cụ Chánh nghe đến đây thì xin nói sang chuyện khác vì chuyện tình dục là chuyện rất người, đời nào và ở đâu cũng có.

Anh John bèn kể cho Cha Paolo nghe: Trong các buổi họp làng như thế này, dân làng ưa nói về đề tài đàn bà. Xin hỏi Cha là nói về đàn bà nhiều thì có tội không? Cha Paolo cười rất hồn nhiên, tiếng cười rất trong sáng chứ không vẩn đục như bọn tôi. Ngài bảo: Tội gì mà tội, tội nó ở trong cái đầu. Đầu mình có ý tà dâm lúc đó mới có tội. Trong sách cổ của người Hy La có lời khuyên đàn ông phải thương yêu đàn bà như thế này: Vì Thiên Chúa dựng nên người đàn bà từ chiếc xương sườn cụt của đàn ông, mà sương sườn ở lồng ngực chứ không phải ở dưới chân bởi vậy người đàn ông không được giày đạp đàn bà dưới chân. Chưa hết. xương sườn ở dưới trái tim bởi vậy đàn ông phải yêu thương đàn bà, đàn bà có gốc gần trái tim đàn ông nên đàn ông ưa nói về đàn bà là điều tự nhiên. Cũng chưa hết. Xương sườn ở dưới cánh tay bởi vậy đàn ông phải dùng cánh tay mình mà bao bọc che chở đàn bà. Nói tóm tại, vì đàn bà từ đàn ông mà ra nên người đàn ông phải coi người đàn bà là chi thể của mình. Có ai ghét chi thể của mình bao giờ đâu! Và xin trả lời câu hỏi của Anh John: Chúng ta ưa nói chuyện về đề tài đàn bà là điều rất dễ hiểu, rất hợp lẽ tự nhiên, miễn là giữ cái đầu của ta trong sạch là được. Phe các bà nghe đến đây thì ồ lên sung sướng. Chị Ba Biên Hòa cáo với Cha Paolo: Cha ơi, đầu các ông này không trong sạch đâu. Họ gớm lắm. mấy ông là vua tiếu lâm loại mặn đấy, kinh lắm. Họ bảo không mặn thì không ngon và không hay.

Ngài gật gù rồi cười ha ha. Cười xong ngài hỏi: Chắc nhiều bạn cũng đã đọc Kinh Thánh của Thiên Chúa Giáo chứ, trong đó có nhiều chuyện liên hệ tới đàn bà, có nhiều đàn bà đẹp nữa. Ai có thể kể cho tôi nghe vài chuyện được không?

Ông ODP bồ chữ bèn đáp ngay: Con xin tình nguyện kể vài chuyện mà con thích nhất trong sách Thánh về đề tài đàn bà.

Thứ nhất là chuyện người đẹp Susanna trong Cựu Ước, chương nói về Tiên tri Đa Niên. Rằng ở xứ Giu-Đa có ông Giô-Gia-Kim nhà giầu học giỏi và công chính. Ông có bà vợ là Susanna. Nàng đẹp nức tiếng và đạo đức cũng nức tiếng. Vì ông bà giàu có, nhà cao vườn rộng, lại có uy tín trong làng nên người trong làng hay lui tới nhà ông bà. Trong số khách năng lui tới này có 2 kỳ mục làm thẩm phán. Hai ông lớn này có máu dê, mê nàng Susanna như điếu đổ, và hằng ao ước được ngủ với nàng. Họ rắp tâm tìm cơ hội. Bữa đó nàng Susanna đang đi bách bộ trong vườn với hai nữ tỳ, vì trời nóng nên Susanna sai hai nữ tỳ lấy nước và hương liệu cho nàng tắm trong vườn, rồi bảo nữ tỳ đi ra và khép cửa lại. Hai ông già dê xồm vốn đứng nhòm trộm nàng từ trong nhà thấy vậy thì lòng tà nổi lên. Họ nghĩ đây là cơ hội ngàn vàng. Họ liền chạy ra chỗ nàng đang tắm rồi nói: Cửa vườn đã đóng kín, không ai biết cả, hai chúng tôi đã yêu chị từ lâu, vậy nào chị hãy cho chúng tôi yêu chị. Nếu chị cưỡng lại thì chúng tôi sẽ la lên rằng chính chúng tôi đã thấy chị làm tình với một thanh niên trong vườn sau khi đã cho hai tớ gái đi khỏi vườn. Chúng tôi là thẩm phán, ai cũng sẽ tin lời chúng tôi. Chị Susanna là người nhân đức thánh thiện nên đã từ chối ngay: Các ông đang dồn tôi vào thế không lối thoát. Đằng nào tôi cũng phải chết, hoặc chiều hay không chiều ý các ông. Nhưng tôi thà chết mà giữ được mình trong sạch đẹp lòng Thiên Chúa còn hơn sa vào tay các ông. Rồi nàng Susanna la lớn tiếng cầu cứu và hai ông già dịch cũng la lối lớn tiếng tố cáo bắt được kẻ phạm tội. Dân làng kéo đền đông nghẹt. Susanna nói không lại miệng hai thẩm phán gian tà. Và chiếu theo luật nước Giu Đa thì người phụ nữ bị bắt đang phạm tội ngoại tình sẽ bị tử hình. Nàng bị kết án, và người ta điệu nàng Susanna đi ném đá. Cả gia đình và thân nhân chị Susanna khóc lớn tiếng. Nàng Susanna vừa khóc vừa cầu cứu với Chúa. Chúa đã nghe lời. Ngay lúc đó tiên tri Đa Niên xuất hiện. Ông ngăn đám đông lại rồi nói: Sao dân làng hấp tấp đến thế. Các ngươi lên án mà không hề tra xét. Hãy quay trở lại, và hãy xét xử lại việc này. Dân chúng lại theo Đa Niên trở về. Tiên tri liền cho mời hai ông già dê ra tra vấn. Ông cho hai người cách ly và hỏi riêng từng người: Anh đã thấy nàng Susanna phạm tội ở chỗ nào? Ông thứ nhất bảo ở dưới gốc cây trắc. Ông thứ hai bảo dưới gốc cây dẻ. Thấy hai người bất nhất thì mọi người ồ lên vì rõ ràng đây là một vụ cáo gian. Susanna đã được giải oan, còn hai kẻ tà dâm cáo gian, chiếu theo luật MôSê, đã phải lãnh cái án mà họ có ý đổ cho nạn nhân.

Đa số dân làng lần đầu tiên nghe chuyện trong Kinh Thánh đều tỏ ra thích lắm, và muốn nghe nữa. Cha Paolo thì gật gù ca ngợi ông ODP đã kể rất đúng và hấp dẫn. Cụ B.95 vui vẻ nói ngay: Hóa ra cái tên Na có gốc từ trong sách Thánh mà tôi không biết. Hèn chi tôi thấy ai có cái tên Na này đều đẹp hết. Cái bà hàng xóm da trắng của tôi cũng đẹp ơi là đẹp, tên bà ta là Na. Cả cái con nhỏ bạn học với con Bẹt cháu tôi cũng đẹp ơi là đẹp, và cũng tên là Na. Cụ B.95 gốc nhà quê nên không nói được tiếng Anh, Susanna thì nói là Na, Elizabeth thì nói là Bét. Dân làng nghe Cụ B.95 nóí xong đều cười rũ ra.

Rồi Ông ODP xin kể chuyện thứ hai cũng liên hệ tới đàn bà. Chuyện chép trong Tân Ước, do Thánh Gioan Tông Đồ kể. Rằng bữa đó Chúa đang giảng dạy ở Đền Thờ, dân chúng vây kín chung quanh, thì mấy lãnh tụ trong đạo giải đến một phụ nữ, và họ thưa với Người rằng: Thưa Thày ngưòi đàn bà này bị bắt quả tang đang phạm tội ngoại tình. Theo luật MôSê dạy chúng tôi thì người phạm tội này phải bị ném đá cho chết. Phần Thày, thày tính sao? Mấy lãnh tụ này vốn ghét Chúa Giêsu nên đang tìm cớ để kết án Ngài. Nếu Chúa bảo nên tha cho người phạm tội thì hóa ra Chúa không giữ luật MôSê, mà nếu Chúa bảo phải ném đá cho chết thì hóa ra Chúa không có lòng từ bi thưong xót. Chúa biết gian ý của họ, Chúa không nói gì. Ngài đang ngồi nên ngài cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. Ngài viết hoài. Mấy kỳ mục nghĩ rằng Chúa đã sa vào bẫy của họ, Chúa nói ném đá hay tha bổng thì đều là lý do rất tốt để họ kết án Ngài. Thấy họ hỏi mãi nên Chúa trả lời: Ai trong các ông sạch tội thì hãy lấy đá ném chị này trước đi! Nói xong Chúa lại cúi xuống tiếp tục lấy ngón tay viết trên đất. Nghe vậy, kẻ trước người sau họ lần lượt lẩn đi hết. Cuối cùng chỉ còn lại Chúa Giêsu và người đàn bà phạm tội ngoại tình. Chúa hỏi chị ta: Họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao? Chị đáp: Thưa không một ai cả. Chúa liền bảo: Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị. Chị về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa. Ông ODP kết: Tôi thích nhất câu trả lời của Chúa, thật hay tuyệt vời. Mấy người có ý gài bẫy để bắt lỗi Chúa, chắc đã hí hửng mừng thầm là phen này thế nào Chúa cũng lọt lưới, thế mà tuyệt vời thay, ngài không lọt lưới mà mấy người giăng lưới thì bị bẽ mặt vô cùng, ai cũng rút lui êm ru.

Rồi ông ODP tuyên bố hết chuyện. Dân làng ồ lên ngạc nhiện vì câu chuyện đầy hấp dẫn nhưng ngắn qúa. Cụ B.95 thì hỏi ngay tên người đàn bà này có phải là Na không. Đúng là bà cụ mê cái tên người đẹp Susanna. Ông ODP phải giải thích thêm: Thưa tôi không biết vì trong sách thánh không nói rõ tên, nhưng vai chính trong chuyện này không phải là người đàn bà mà là Chúa. Chuyện có ý đề cao Chúa đầy lòng từ bi nhân ái cũng như tài trí tuyệt vời, thoát âm mưu thâm độc của kẻ thù cách dễ dàng.

Sở dĩ tôi thích chuyện này là vì nó có tình có lý và kết thúc đẹp qúa, và cũng vì nó có bóng dáng đàn bà. Đọc xong chuyện, tuy thấy hay, nhưng tôi tự nhiên thấy tức trong lòng. Theo luật xưa thì đàn bà phạm tội ngoại tình sẽ bị tử hình, còn anh đàn ông thì không bị gì cả! Sao bất công vậy? Cũng phạm tội ngoại tình mà người đàn ông thì được thơ thới hân hoan! Lạ ha.

Anh H.O. thì cười hê hê. Anh bảo: Chắc tôi sẽ xin theo ông MôSê và đạo Do Thái. Phe các ông thì cũng cười hề hề ra chiều khen cái ý ấy, còn phe các bà thì không cười gì cả mà tiếp tục nói về sự bất công đối với đàn bà. Cha Paolo cũng cười và nói rằng anh H.O. không cần phải theo đạo cũ của người Do Thái tức là đạo giữ luật của lãnh tụ Mô Sê, anh theo Hồi Giáo cũng được. Hiện nay những người cuồng tín Hồi giáo vẫn tiếp tục cổ võ việc trọng đàn ông và cho đàn ông lấy nhiều vợ. Đầu tháng Ba vừa qua cộng đồng Hồi Giáo bên Úc đã đòi việc này. Họ đem luật nhân quyền ra và lập luận rằng Úc là xứ đa văn hóa nên cần phải cho đa thê. Mạnh miệng nhất là ngài giáo sĩ Sheik Khalil ở Sydney. Ngài cho biết là nhiều giáo sĩ Hồi Giáo đã cừ hành làm lễ cưới vợ 2, vợ 3 cho tín đồ. Hồi Giáo cho phép đàn ông cưới 4 vợ cơ mà. Đó là Hồi Giáo. Còn một giáo phái nữa cũng cho lấy nhiều vợ. Đó là đạo Mormon do ông Joseph Smith sáng lập cách đây 200 năm. Giáo chủ Smith có những 76 vợ. Gần đây, giáo chủ Warren Steed Jeffs có 70 vợ. Ông Jeffs đã bị cảnh sát liên bang Mỹ FBI bắt ngày 30.8.2006 vì tội khủng bố và đàn áp tín đồ. Và nói gì đâu xa, ngay ở Canada này, khi đạo Mormon ở Salt Lake City bên Mỹ phân hóa, thì chi nhánh ở Canada có giáo chủ Winston Blakmore lãnh đạo. Ngài Blackmore hiện có 26 vợ và 80 người vừa con vừa cháu. Chỉ kẹt cho giáo phái Mormon là hiến pháp Canada, điều 293, cấm đa thê.

Câu chuyện sau bữa ăn của làng tôi đang đi vào gay cấn thì Cha Paolo cáo từ ra về. Thấy dân làng thích bàn về đề tài này, ngài hứa lần sau ngài sẽ kể nhiều chuyện vui hơn nữa. Bữa nay ngài không được chuẩn bị gì cả. Rồi Cha Paolo bắt tay từ già từng người. Một điều không những làm cha sửng sốt mà dân làng cũng ngạc nhiên nữa là khi Cha tới bắt tay chị Ba Biên Hòa thì chị dúi vào tay ngài một hộp giấy. Chị bảo đây là bữa ăn tối của Cha. Thấy ai cũng ngạc nhiên thì chị nói: Con thấy Cha ăn bánh cuốn ngon lành quá, chắc Cha còn thèm, nên con đã xin Cụ B.95 tráng thêm cho Cha một điã nữa, vừa bánh vừa chả vừa dưa leo vừa ngò vừa nước mắm. Dân làng của tôi qúy ông cha này như vậy đó, các cụ thấy chưa.

Cha ra về rồi nhưng dân làng vẫn ngồi nguyên tại chỗ, vừa uống trà vừa bàn tiếp chuyện đa thê theo Hồi Giáo. Anh John cười hà hà rồi nói: Lúc nãy Cha Paolo quên kể việc này, là theo thống kê mới nhất về việc đa thê ở các nước Hồi Giáo thì tuy luật cho phép lấy tới 4 vợ, nhưng chỉ có 2% đàn ông là kham nổi 4 bà mà thôi.

Chị Ba Biên Hòa góp ý: Từ các chuyên nãy giờ, từ Kinh Thánh tới luât Hồi giáo, tôi có thể rút ra ý kiến này là xã hội xưa nay vẫn khinh rẻ người phụ nữ. Người phụ nữ bao giờ cũng phải ở trong bóng tối hay ở chỗ thấp kém trong xã hội. Mà chẳng phải mình tôi nhận ra điều này, tôi thấy công luận cũng đã nhận thấy như tôi và đang lên tiếng.Tôi thấy báo chí khắp nơi đều đưa tin phụ nữ đang bảo nhau xuống đường đòi quyền bình đẳng.

Bồ chữ ODP lên tiếng ngay: Qúa khứ thì như vậy, đúng như Chị Ba nói, người ta đã coi thường phụ nữ, thế nhưng hiện nay, tình hình đã thay đổi hoàn toàn, báo Toronto Star ngày 8.3.2010 đã có một bài dài với đầy đủ dữ kiện và hình ảnh chứng minh là đàn bà đang cầm quyền: hiện nay trên thế giới sơ sơ đã có 16 vi nữ lưu làm lãnh tụ. Kìa bà Michelle Bachelet tổng thống nước Chile, bà Angela Merkel tổng thống nước Đức, bà Johanna Sigurdarstottir thủ tướng nước Iceland, bà Laura Chin Chilla, tổng thống nước Costa Rica, bà Hillary Clinton xém là tổng thống Hoa Kỳ, hiện đang làm bộ trưởng ngoại giao Mỹ quốc, và nói gì đâu xa, ngay nước Canada của chúng ta đây, vị toàn quyền thay mặt nữ hoàng là Bà Michaelle Jean. Bài báo của phóng viên Olivia Ward còn kể tới các nước như Ái Nhĩ lan, Phi Luật Tân, Phần Lan, Bosnia, Liberia, Argentina, Thuỵ Sĩ...đều có phái nữ cầm quyền.

Dân làng có vẻ còn đang kinh ngạc vì những dữ kiện nói có sách mách có chứng của bồ chữ ODP thì Cụ B.95 lên tiếng: Các bác ơi, tôi tráng bánh cuốn Thanh Trì đã mệt đứt hơi, nay lại nghe các chuyện chính chị chính em cao tận trên mây thì mệt muốn xỉu đây này, xin các bác nói chuyện gì vừa thấp vừa dễ cho tôi nghe với.

Anh John liền nháy anh H.O. Anh H.O. hiểu ý bèn thưa ngay: Cụ nói đúng, cháu đây mà nghe chuyện phe phụ nữ trên thế giới làm vua khắp nơi, cháu cũng thấy mệt muốn đứt hơi luôn. Thôi xin các quan bác dành những chuyện quan trọng này vào dịp khác. Hôm nay là ngày vui, ngày đầu mùa xuân, tôi xin kể một chuyện vui. Chuyện này nghe như tiếu lâm nhưng xét kỹ thì thấy nó hay thấm thía. Ngoài Bắc ai cũng biết chuyện này. Đó là chuyuện luât sư Nguyễn Mạnh Tường cãi trong một phiên tòa hồi Cải Cách Ruộng Đất thập niên 1950. Lúc đó mấy anh trong Đội Cải Cách là vua. Chúng muốn giết ai là giết, cứ buộc cho cái tội địa chủ là xong. Có một ông đại úy theo cách mạng đã 10 năm, ông nghe làng ông sắp có màn đấu tố địa chủ liền xin phép về thăm nhà. Ông về bất chợt, về tới nhà là nửa đêm. Tớí nhà ông thấy tên trùm cải cách đang hiếp mẹ ông trên giường, ngay trước bàn thờ bố ông. Cơn giận uất người đã làm ông lấy súng bắn chết tên trùm cán bộ ngay tại chỗ. Ông bị bắt đem ra tòa án nhân dân. Luât sư Nguyễn Mạnh Tường nhận bào chữa cho ông. Sau khi xem hồ sơ, LS Tường nói nhỏ vào tai ông mấy điều, dặn rằng cứ thế cứ thế mà làm. Phiên tòa đầy người. Đến lúc tuyên án, quan tòa dõng dạc phán: Tội của anh đáng lẽ phải tử hình nhưng tòa xét đến công kháng chiến 10 năm của anh, do đó Tờa tha chết nhưng phạt anh tù chung thân. Anh có muốn nói gì không ? Ông đại uý bèn đáp ngay: Thưa ông chánh án, trước khi vào tù, tôi xin một đặc ân là được hiếp mẹ ông một cái. Cả tòa án ồ lên kinh ngạc và sửng sốt. Quan chánh án giận sôi lên, đứng bật dậy, cầm ngay chiếc ghế đang ngồi liệng vào viên đại úy.

Lúc này Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường mới lên tiếng. Rằng ông chánh án mới nghe người ta xin hiếp mẹ ông mà ông đã giận ứa máu, đã không giữ được bình tĩnh, chiếc ghế là vật duy nhất mà ông có, ông đã xử dụng ngay để tấn công đối phương. Vây bị cáo đây, sau 10 năm gian khổ đánh giặc Pháp, nay về nhà thấy tận mắt một đội trưởng cải cách hiếp mẹ mình, hiếp thật sự. Ông chánh án, dù mới chỉ nghe xin hiếp mà đã không còn bình tĩnh, thì bị cáo đây, thấy mẹ mình bị cưỡng hiếp thật sự, trong người có súng, nên mới xảy ra việc đáng tiếc này. Đây là vụ ngộ sát chứ không phải cố ý. Tôi xin tòa hủy bản án.

Việc này nổ ra to. Vụ án được đem về Hà Nội xử lại, ông đại úy bị 5 năm tù giam. Sự thông minh và lanh trí của LS Tường quả thật đã cứu được một mạng người. Các cụ còn nhớ LS Nguyễn Mạnh Tường danh tiếng này chứ ? Ông đỗ hai bằng tiến sĩ Luật và Văn Khoa năm mới 23 tuổi, ở Pháp. Nghe lời đường mật của Hồ Chí Minh, ông đã về nước. Ban đầu ông làm luật sư ở khu ÌÌI. Ông vỡ mộng khi nhìn ra chân tướng của CS. Năm 1956, ông dã viết một bài chỉ trích và tố cáo Trung Cộng cũng như VC tàn ác và bất công trong chiến dịch cải cách ruộng đất. Bài này ông đã bí mật gửi ra được ngoại quốc và đăng trên báo Paris. Nó đã làm rung động lương tâm thế giới, Hà Nội giận vô cùng nhưng không dám xử ông vì ông qúa nỗi tiếng.VC đã để ông nghèo đói cho đến chết. Năm 1989, vì áp lực thế giới, ông được VC cho ông sang Pháp chữa bệnh. Tại Pháp ông cho xuất bản một cuốn sách gây sôi nổi trên văn đàn, cuốn ‘ Un Excommunié’ ( Một kẻ bị khai trừ ). Hết bệnh, ông không thèm xin tỵ nạn chính trị để ở lại Pháp. Thật phục ông qúa. Ông đã về nước, tiếp tục can trường sống nghèo khổ, và mất năm 1997 ở Hà Nội.

Không ngờ anh H.O. có kiến văn rộng lớn và hôm nay lại hùng biện như vậy. Anh chấm dứt phần diễn thuyết bằng câu này: Nhìn về miền Bắc trước 1975, tôi phục nhất hai vị trí thức nổi danh ngay từ bên Pháp là Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường ( 1909-1997) và Triết Gia Trần Đức Thảo (1917-1993). Hai ông đã bị CS lừa về nước, sau tỉnh ngộ thì mọi sự đã trễ. Hai ông đã sống một cuộc đời kẻ sĩ bất khuất, sống trong lòng CS mà không đầu hàng CS.

Nghe đến đây thì Chị Ba Biên Hòa lên tiếng: Quý ngài vẫn nói các chuyện trên mây và xa vời, chưa có ai trả lời câu Cụ B.95. hỏi lần trước là tại sao cái con ủn ỉn ngoài Bắc gọi con lợn mà trong Nam gọi con heo ? Các nhà thông thái ngữ học đâu hết rồi ? Bị nói khích, anh John chồng chị liền trả lời ngay: Sách vở ghi rằng thời xưa khi đoàn di dân từ miền Trung vào tới miền Nam, họ gặp ông quan lớn quận trưởng thì cúi chào, giọng trọ trẹ: Bẩm quan lợn. Ông quận thấy mình bị xúc phạm, mình là quan lớn mà cái thằng này dám gọi mình là con lợn liền phạt 10 hèo. Rồi từ đó ai nói quan lợn là bị 10 hèo ngay. Vì nói lợn mà bị ăn hèo nên tiếng lợn gắn liền với tiếng hèo. Con lợn thì gọi là con hèo. Con hèo lâu ngày trở thành con heo là thế.

Ông ODP nghe xong liền bảo: Hay, chuyện hay qúa. Xưa nay tôi chưa hề nghe gốc gác tiếng heo bao giờ. Nhân nghe chuyện quan lớn biến ra quan lợn, tôi chợt nhớ một chuyện cá nhân. Tôi xin kể ra đây rồi xin đố cả làng một câu, chuyện này để làng mua vui dịp đầu xuân, chứ không hề có ý ‘pha tiếng’ xúc phạm tới ngôn ngữ hay người địa phương nha. Hồi xưa tôi đóng quân ở Huế, tôi quen một cô Huế đẹp vô cùng. Tôi hay chở nàng đi chơi. Bữa đó nàng chỉ đường cho tôi đi ăn cơm âm phủ, một món ăn nổi tiếng ở đất thần kinh. Tới một ngã tư thì nàng nói ‘ Thặng’. Nghe ‘thặng’ một cái thì tôi đâm ra lạng quạng, lạc tay lái. Tôi không biết hành động ra sao. Vậy tôi xin đố cả làng tiếng ‘thặng’ này là nàng có ý bảo tôi thắng xe lại, hay bảo tôi đi thẳng?

Hỏi xong rồi Ông bảo lần sau ông sẽ kể tiếp.

Các cụ phương xa giúp tôi với. Thặng là thắng hay thẳng đây?
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Dầm Mưa
Lm. Tâm Duy
22:12 26/04/2010

DẦM MƯA



Ảnh của Lm. Tâm Duy.


Bất kỳ sớm tối chiều trưa

Mưa khắp Hà Nội mưa ra Hải Phòng

Hạt mưa vừa mát vừa trong

Mưa xuống sông Hồng, mưa khắp mọi nơi

Hạt mưa chính ở trên trời

Mưa xuống Hà Nội là nơi cõi trần...

(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền