Ngày 25-04-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sinh nhiều hoa trái
Lm.Giuse Nguyễn Hữu An
05:33 25/04/2018
Chúa Nhật 5 Phục Sinh B

Phúc âm Chúa Nhật tuần trước, Chúa Giêsu dùng hình ảnh con chiên và người chăn chiên để nói về mối liên hệ giữa Thiên Chúa và loài người. Mục tử chăm sóc đoàn chiên.

Phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu dùng hình ảnh cây nho và cành nho để nói đến sự thông hiệp giữa loài người với Thiên Chúa. Cành nho phải gắn vào thân nho để sống và sinh hoa trái.

Ý nghĩa của lối so sánh là kết hợp và sinh trái. Càng kết hợp chặt chẽ càng sinh nhiều hoa trái. Chúa dạy chúng ta điều kiện căn bản là kết hợp với Chúa mới đem lại hoa quả thiêng liêng cho chính mình và cho người khác.

Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái”(Ga 14,5). Có tới 9 lần cụm tụ “ở lại trong” được lặp lại trong đoạn Tin mừng này. Mỗi người phải “ở lại trong” Thầy, bởi vì: “Không có Thầy, các con không thể làm được gì”(Ga 14,5).

Nếu được ở trong Chúa Giêsu, được kết hợp với Ngài thì chúng ta sẽ đón nhận sức sống của Ngài. Chúa Giêsu ở trong Thiên Chúa nên khi kết hợp với Ngài, chúng ta cũng được kết hợp với Thiên Chúa và kín múc sự sống của Chúa Ba Ngôi.

Cành nho gắn với thân nho và liên kết với những cành khác. Cành nho nào không tiếp nhận nhựa sống sẽ cằn cỗi, khô héo. Nhựa sống trong thân cây lưu chuyển cho mọi cành để cùng nhau sinh nhiều hoa trái. Chúng ta cần cộng tác với nhau, cần nâng đỡ nhau, cần kết hợp với nhau trên con đường nên thánh.

Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống. Tách lìa Người, chúng ta không thể sống, càng không thể phát triển được. Thiên Chúa là dòng sông ân sủng. Khi kết hiệp với Người, ân sủng tuôn đổ vào linh hồn, làm cho chúng ta được sống và sống sung mãn. Ân sủng thấm nhập nội tâm, uốn nắn tình cảm, củng cố ý chí, sinh ra những hoa trái thiêng liêng trong tư tưởng, lời nói, việc làm. Nhờ kết hiệp mật thiết với Chúa, chúng ta được sống sự sống của Người, nói lời nói của Người, hành động theo gương của Người, phán đoán theo chuẩn mực của Người, nhìn con người và sự việc bằng cặp mắt của Người, yêu thương bằng trái tim của Người. Khi sự kết hiệp đã đến mức hoàn hảo, chính Người hành động qua ta và vì thế, những hoa trái sẽ vô cùng phong phú.

Bài đọc một kể chuyện thánh Phaolô trở lại trên đường Đamat. Từ con người phản nghịch trở thành con người của ơn thánh. Từ con người ghét đạo trở thành con người nhiệt thành rao giảng Tin Mừng. Phaolô đã đúc kết mối liên kết cuộc đời mình với Chúa Kitô trong một câu bất hủ: "Tôi sống, nhưng không phải tôi, mà là chính Đức Kitô sống trong tôi" (Gal 3, 20).

“Đức Kitô sống trong tôi” nên tôi mới sinh hoa trái yêu thương như lời Thánh Gioan trong bài đọc hai : “Ai tuân giữ giới răn của Thiên Chúa thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong kẻ ấy. Và giới răn của Thiên Chúa là tin vào Danh Đức Giêsu Kitô, Con của Ngài, và yêu thương nhau như Ngài đã truyền dạy”. Thánh Gioan còn căn dặn: “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương thật sự bằng việc làm”.

“Sinh hoa trái” là yêu thương một cách hữu hiệu, bằng việc làm có sức biến đổi môi trường chung quanh, đem niềm vui và hạnh phúc cho người khác.

Lúc ban đầu, khi các môn đệ mới theo Chúa, Thánh Gioan viết: “Các môn đệ đã đến xem chỗ Ngài ở và lưu lại với Ngài” (Ga 1,39). Sau những năm sống với Chúa, Thánh Gioan đổi cách dùng ngôn ngữ: “Các con hãy ở lại trong Thầy cũng như Thầy ở trong các con” (Ga 15, 17). Ở với là ở bên cạnh. Ở trong là trọn vẹn thuộc về người ấy. Khi Phêrô ở với Chúa là ở bên cạnh thôi nên vẫn còn hai bước chân khác nhau, hai ý nghĩ không chung đường và Phêrô đã có những bước chân sai đi lạc lối. Còn ở trong là nên một trong nhau. Chính nhờ ở trong Chúa mà Phêrô đã trở nên con người mới, hoàn toàn thuộc về Chúa.

“Ở lại trong” và “gắn liền với” Chúa là điều kiện cần thiết để “sinh nhiều hoa trái”. Chúa Giêsu đã sống chân lý đó trong sự kết hiệp mật thiết với Chúa Cha, và Ngài đã cầu nguyện cho chúng ta được nên một với Ngài trong sự sống đó (Ga 17,21-22).Chúng ta kết hợp với Chúa qua đời sống cầu nguyện, Thánh lễ và các Bí tích. Chúng ta còn kết hợp với Chúa qua việc biểu lộ lòng trung tín như lời Thánh Phêrô: "Bỏ Thầy chúng con biết theo ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời" (Ga 6,68).

“Gắn liền với” hay “ở lại trong” Chúa Giêsu, chúng ta sẽ nhận được sức sống, sức mạnh của Ngài. Nhờ vậy, mỗi người sẽ có một cuộc đời tươi đẹp, ý nghĩa, chẳng những đầy nội lực, an vui, hạnh phúc mà còn là nguồn sức mạnh, nguồn an vui hạnh phúc cho người khác nữa. Mối liên kết này làm cho chúng ta có cùng bản tính với Chúa Giêsu, được nên một với Ngài: một sự sống, một tình yêu, một tinh thần, một ý chí và hành động. Từ đó, trở nên chi thể trong nhiệm thể Chúa Kitô, chúng ta là óc để suy tư, là mắt để nhìn thực tại trần thế, là tai để nghe tiếng rên rỉ đòi hỏi, là vai để vánh vác, là tay để cứu vớt, là chân để đi đến với người khổ đau, là quả tim để khắc khoải yêu thương, và là miệng để nói những lời bác ái ủi an (ĐHV 341).

Dụ ngôn “cây nho” là bài diễn từ về cuộc sống siêu nhiên. “Hãy ở lại trong Thầy và hãy sinh nhiều hoa trái”. Ở lại trong Chúa là có một đời sống gắn bó mật thiết với Chúa: sạch tội trọng, cầu nguyện liên lỷ, cậy dựa và tin tưởng vào Chúa trong mọi sự. Trổ sinh những hoa trái nhân đức là các việc lành, điều này đẹp lòng Chúa và làm cho Thiên Chúa được tôn vinh. Lời Chúa mời gọi chúng ta hãy luôn gắn bó mật thiết với Chúa. Nhờ ân sủng của Chúa, đời sống chúng ta sẽ trổ sinh nhiều hoa trái tốt lành. Hoa trái chính là yêu thương, chia sẻ, cảm thông, tấm lòng rộng mở, biết quan tâm đến người khác. Sống được như vậy, chúng ta mới xứng đáng là môn đệ của Đấng Phục Sinh, đồng thời cũng làm cho Chúa Cha ngày càng được vinh hiển, như lời dạy của Chúa Giêsu: “Đây là điều làm cho Cha Thầy được vinh hiển là các con sinh nhiều trái, và như thế, các con trở nên môn đệ của Thầy”.

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con toả lan hương thơm của Chúa nơi con sống.
Xin đong đầy lòng con, với thần khí và sức sống của Chúa.
Xin hãy thâm nhập bản thân con và gìn giữ con, để đời con phát toả sức sống của chính Chúa.
Xin ánh sáng Chúa dọi sáng qua con và ở lại nơi con, để mọi tâm hồn con tiếp xúc sẽ nhận ra Chúa đang hiện diện nơi con.
Xin cho mọi người không thấy con, nhưng thấy Chúa nơi con.
Xin ở lại trong con, để con dọi sáng với ánh sáng của Chúa và mọi người được soi dọi bằng ánh sáng của con.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa là nguồn mọi ánh sáng. Chẳng một tia sáng nhỏ bé nào là của riêng con. Xin Chúa soi dọi mọi người qua con.
Xin đặt lên môi miệng con lời ngợi ca sốt sắng nhất là dọi sáng những người quanh con.
Con mong rao giảng Chúa bằng hành động hơn bằng lời nói, bằng mẫu gương hành động của con và ánh sáng hữu hình của tình thương phát xuất từ Chúa thấm nhập vào lòng con. Amen. (Đức Hồng Y Newman).

 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:03 25/04/2018
65. SƯ TỬ LÔNG VÀNG
Quan viên chủ khảo trong ban giám khảo đưa ra một đề thi gọi là “Kim mao tắc tự chi tâm hi”﹝今茅塞子之心矣 ). (1)
Có một tên sai dịch đi qua trường thi, có người hỏi:
- “Hôm nay đề thi là gì ?”
Tên sai dịch trả lời:
- “Tôi cũng không biết, chỉ nghe các tú tài ai cũng đọc là “sư tử lông vàng﹝金毛獅子﹞.”
(Chuyện tiếu thời thượng)

Suy tư 65:
Có một đề thi chung cho tất cả mọi người ở trần gian, đề thi này không liên quan đến việc làm quan làm tướng trong triều đình, cũng không liên quan đến danh giá và sự nghiệp cho cuộc sống vật chất ở đời này, nhưng nó có liên quan đến đời sống vĩnh cửu mai sau của con người, đề thi đó như sau: “Người ta sống ở đời này để làm gì ?”
Có người giải thích đề thi này như sau: cuộc sống là cuộc sống, không có đầu và không có đuôi, không có Chúa và cũng không có thần thánh tiên phật, con người làm chủ vũ trụ và chết là hết...
Có người theo chủ nghĩa duy vật thì giải thích đề thi theo thuyết vật chất: sống ở đời là hưởng thụ là ăn chơi cho thoả thích, là danh vọng và địa vị...
Có người giải thích như sau: tâm linh là cái cao quý, vật chất là cái hèn mạt, phải tránh tất cả mọi của cái vật chất, phải hãm mình phạt xác để đạt được thần thánh...
Cách giải đề thi của những người trên thì đúng cho cá nhân của họ, tức là họ muốn như thế nào thì cũng chẳng sao cả, có điều họ phải trả giá cho cuộc sống của họ...
Nhưng cách giải đề thi “người ta sống ở đời này để làm gì ?” của người Ki-tô hữu thì rất là tuyệt vời, mà sách giáo lý Công Giáo đã dạy chúng ta: “Người ta sống ở đời này để nhận biết Thiên Chúa là Cha của tất cả mọi loài, và mọi người là anh em chị em với nhau. Và cùng nhau xây dựng một thế giới như ý Chúa muốn” .
Đề thi này đã được Giáo Hội Công Giáo giải thích cách rõ ràng, việc còn lại là chúng ta làm sao để sống và thực hành cho phù hợp với câu giải đáp này !!!
Câu giải đề thi này sẽ làm cho chúng ta được sống đời đời mai sau với Thiên Chúa, và ngay giây phút hiện tại nó cũng làm cho chúng ta được bình an tâm hồn, vì tất cả chúng ta là anh em chị em với nhau, con một Cha trên trời.

(1) 今茅塞子đọc là jin mão sai zư, Hán Việt là “kim mao tắc tự”; 金毛獅子cũng đọc là jin mão sư zừ, nghĩa là “sư tử lông vàng”, hai câu trên phát âm hơi giống nhau…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:05 25/04/2018

14. Con người ta bình thường đều có những tật xấu, nếu không muốn sửa đổi thì không cảm thấy tật xấu ấy ghê gớm, giống như con chim ở trong lồng, nếu không muốn bay ra thì cũng không cảm thấy cái lồng nhỏ hẹp.

(Thánh John Climacus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH Phanxicô kêu gọi cầu nguyện cho cuộc họp thượng đỉnh liên Triều Tiên.
Giuse Thẩm Nguyễn
10:13 25/04/2018
(Vatican News) Trong buổi Tiếp Kiến Chung hàng tuần hôm nay,Thứ Tư ngày 25 tháng Tư năm 2018, ĐGH đã nhắc nhở các khách hành hương tập trung tại Công Trường Thánh Phê-rô hãy cầu nguyện cho cuộc họp thượng đỉnh liên Triều Tiên. Được biết Tổng Thống Nam Triều Tiên Moon Jae-in và lãnh tụ Bắc Triều Tiên Jong Un sẽ gặp nhạu tại làng biên giới Bàn Môn Điếm vào thứ Sáu ngày 27 tháng Tư sắp tới.

Cơ hội thuận lợi để đối thoại và hòa bình.

ĐGH Phanxicô gọi hội nghị thượng đỉnh là “một cơ hội thuận lợi để bắt đầu một cuộc đối thoại minh bạch,” dẫn đến hòa giải và thống nhất, “để bảo đảm hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và trên toàn Thế Giới.”

Cha bảo đảm là cha cầu nguyện cho các con.

Hướng về nhân dân Triều Tiên “những người đang khao khát hòa bình", ĐGH nói rằng ngài hứa "cầu nguyện và hiệp cùng với toàn thể Giáo Hội cầu nguyện cho họ.”

Trở thành “nghệ nhân” của hòa bình.

ĐGH cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị hãy có can đảm hy vọng, làm cho mình trở thành “những nghệ nhân” của hòa bình. Ngài cũng khuyến khích họ tiếp tục tin tưởng tiến bước trên con đường đã bắt đầu “vì ích lợi chung cho mọi người.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
ĐGH bổ nhiệm Linh mục Giuse Nguyễn Đức Cường làm Giám mục Thanh Hóa
Lm Trần Công Nghị
09:14 25/04/2018
VATICAN - Sáng hôm nay ngày 25/4/2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Linh mục Giuse Nguyễn Đức Cường, năm nay 65 tuổi làm Giám mục chính tòa giáo phận Thanh Hóa. Tân giám mục vừa được tuyển chọn thuộc Đà Lạt, là Quản hạt Madagui, đồng thời cũng là Phó giám đốc Phó Giám đốc Đại chủng viện Minh Hòa Đà Lạt.

Tân giám mục Giuse Nguyễn Đức Cường, sinh ngày 14 tháng 10 năm 1953 tại Quảng Trường, Giáo phận Thanh Hóa. Ngài được huấn luyện tại Tiểu Chủng viện Simon Hòa của Ðà Lạt, tiếp đến được đào tạo tại Đại Chủng viện Ðà Lạt. Sau đó, ngài tiếp tục học tại Giáo hoàng Học viện Piô X ở Ðà Lạt. Cuối cùng, ngài đã hoàn tất chương trình học làm linh mục tại Chủng viện Thánh Giuse ở Sài Gòn. Ngài đã được chịu chức linh mục ngày 27 tháng 6 năm 1992 cho giáo phận Đà Lạt.

ĐÀ LẠT - Vào chiều thứ Tư 25.4.2018 (giờ địa phương Đà Lạt), tại nhà thờ giáo xứ Bảo Lộc, trước thánh lễ mừng Chúa Chiên Lành, cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục giáo phận Đà Lạt, đã loan báo tin vui cùng cộng đoàn dân Chúa về tin Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm linh mục Giuse Nguyễn Đức Cường làm Giám mục Chánh tòa giáo phận Thanh Hóa.

Nhân dịp này, đại diện linh mục đoàn giáo phận đã chúc mừng Đức tân Giám mục. Đức tân Giám mục, 65 tuổi, đã ngỏ lời xin cộng đoàn thêm lời cầu nguyện cho ngài trong trách nhiệm mới.

Tiểu sử Đức Tân giám mục Giuse Nguyễn Đức Cường:
Sinh ngày 14 tháng 10 năm 1953 tại xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, là người con thứ hai trong một gia đình 10 anh chị em, 5 gái, 5 trai.
1964 – 1972: Học tại Tiểu chủng viện Thánh Simon Hoà Đà Lạt.
1972 – 1975: Học tại Đại chủng viện Thánh Philiphê Minh Đà Lạt và Đại học Công Giáo Đà Lạt.
1975 – 1986: Thực tập mục vụ tại giáo xứ Thánh Tâm, Bảo Lộc.
1986 – 1992: Học tại Đại chủng viện Thánh Giuse, Sài Gòn.
27/6/1992: Được Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình truyền chức linh mục tại Đại chủng viện Thánh Giuse, Sài Gòn.
1992 – 2001: Phó xứ Tân Thanh, giáo hạt Bảo Lộc, giáo phận Đà Lạt.
2001 – 2005: Phó xứ Tân Bùi, giáo hạt Bảo Lộc, giáo phận Đà Lạt.
2005 – 2014: Quản xứ Tân Bùi, giáo hạt Bảo Lộc, giáo phận Đà Lạt.
2014 – 2017: Quản xứ Madaguôi kiêm Quản Hạt giáo hạt Madaguôi, giáo phận Đà Lạt.
2002 – 2017: Trưởng Ban Giáo lý Đức tin giáo phận Đà Lạt.
2005 – 2017: Phó Trưởng Ban Giáo lý Giáo tỉnh Sài Gòn.
Từ 2009: Thành viên Uỷ ban Giáo lý Đức tin thuộc HĐGMVN
2014 – 2017: Trưởng Ban Giáo lý Giáo tỉnh Sài Gòn; Phó Ban Giáo lý toàn quốc.

2010 – 2017:
Thẩm phán Toà án Hôn phối giáo phận Đà Lạt
Thành viên Hội đồng Linh mục (từ 2010)
Thành viên Ban Tư vấn giáo phận Đà Lạt (từ 2014)
2012 – 2013: Tu nghiệp tại Học viện Mục vụ Đông Á Manila, Philippines
2017: Phó Giám đốc Chủng viện Minh Hoà, giáo phận Đà Lạt
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một Số Lời Cầu Nguyện Trong Thánh Kinh, Kinh Sám Hối Của Đavít, Chú Giải Của Thánh Tôma Tiến Sĩ: Niềm Hy Vọng
Vũ Văn An
05:41 25/04/2018
Xin dùng cành hương thảo rẩy nước trên con. Trên đây, Thánh Vịnh Gia tưởng nhớ ơn phúc tuyệt vời của Thiên Chúa đối với ông liên quan tới ơn nói tiên tri, nhờ thế ông tiến tới chỗ hy vọng; tuy nhiên, ở đây, ông cho thấy điều ông hy vọng có được từ Thiên Chúa. Và ở đây, có hai điều: thứ nhất, ông hy vọng các sự dữ được lấy đi, các sự dữ ông phải gánh chịu vì tội lỗi; thứ hai, ông hy vọng được lấy lại những điều tốt lành ông đã đánh mất, khi ông thưa, xin cho con được nghe.

Vì cần biết rằng con người, vì tội lỗi, thứ nhất phải gánh chịu sư ô uế. Giêrêmia 1: “Ngươi nhơ nhuốc trong tội lỗi của ngươi”. Thứ hai, họ phải gánh chịu sự thất sủng. Do đó, Sách Ai Ca 4: “Mặt mũi chúng trở thành đen hơn than”. Và ông hy vọng rằng cả hai điều này được lấy đi khỏi ông: tức sự ô uế và thất sủng thiêng liêng.

Sự ô uế phát sinh từ điều này dục vọng con người vốn gắn liền với những điều tạm bợ, những điều nó trở nên tương tự: do đó, nếu nó được trộn với những điều xấu xa hơn, như vàng với chì, nó sẽ trở nên xấu xa hơn. Hôsê 9: “Chúng trở nên kinh tởm như những thần chúng yêu thích”.

Nhưng thất sủng phát sinh từ điều này: nó gắn liền với những sự thế gian mà vì chúng ánh sáng lý trí bị lu mờ, vì bị so sánh như thú dữ. Thánh Vịnh 48: và con người khi được vênh vang thì không hiểu biết; họ bị so sánh với những con thú vô tâm, và trở nên giống như chúng.

Và do đó, linh hồn trở nên đen đủi hay tối tăm: và do đó, như ông nói trước nhất: Xin dùng cành hương thảo rẩy nước trên con: trong đó, ông nhắc đến nghi thức trong Cựu Ước. Dân Số 19 nói rằng vào ngày thứ ba, người ô uế sẽ được rẩy nước thanh tẩy, rồi ngày thứ bẩy, họ sẽ được rửa bằng nước và áo quần họ cũng được giặt sạch; nước này được rẩy từ cây hương thảo.

Và do đó, ông nói: Xin dùng cành hương thảo rẩy nước trên con. Và nước này được làm từ tro của bò tơ khỏe mạnh, vốn là hình ảnh của Chúa Kitô. Bởi đó, qua việc rẩy nước này, ông muốn biểu tượng việc rẩy bằng máu Chúa Kitô. Thư Phêrô 1 nói: “Được rẩy bằng máu Chúa Kitô”. Thư Do Thái 12: 23-24 “anh em đã tới núi Xi-on” Và ở dưới một chút: “được máu của Người rảy xuống, máu đó kêu thấu trời còn mạnh thế hơn cả máu A-ben”.

Việc này được thực hiện bằng cành hương thảo. Hương thảo là loại cây bám vào mặt đất và chữa chứng sưng tấy, như đã giải thích trong Bảng Liệt Kê Các Chữ Khó: và nó tương ứng với một đức tin đầy lòng khiêm nhường: vì qua đức tin, sự hiểu biết tùy thuộc vào Thiên Chúa. Thư II Côrintô chương 10 câu 5: “bắt mọi tư tưởng phải đầu hàng để đi tới chỗ vâng phục Đức Kitô”.

Nó cũng bắt nguồn từ đá, nghĩa là, từ Chúa Kitô. Mátthêu 16: “Trên tảng đá này, Ta sẽ xây Giáo Hội Ta”. Tảng đá này chính là Chúa Kitô; Thư 2 Côrintô, chương 10: “Nó cũng xua đuổi tính kiêu căng của tinh thần con người, là thứ hiện có nơi những người không vâng nghe đức tin vào Chúa Kitô”. Thư Timôtê 1 chương 6: “nếu ai đó dạy khác đi, chứ không tuân theo lời lẽ đúng đắn của Chúa Giêsu Kitô... thì họ không thuộc về Người” (Thư Rôma 8). Bởi thế, ông nói: Lạy Chúa, con có lòng cậy vững vàng Chúa sẽ rẩy con bằng nước thanh tẩy. Êdêkien 36: “Ta sẽ đổ trên các ngươi làn nước trong sạch, và các ngươi sẽ được tẩy sạch khỏi mọi vết nhơ của các ngươi”.

Xin rửa con. Vì sau đức tin, phép rửa là điều cần thiết. Dacaria 13: "Sẽ có giếng nước không hạn chế cho nhà Giacóp để rửa sạch kẻ tội lỗi, và phụ nữ có kinh”. Isaia 1: “Hãy tắm rửa, nên sạch sẽ”. Hiệu quả của việc tắm rửa này “Con sẽ trắng hơn tuyết”; vì sự đen đúa đã được lấy đi và nhờ việc này linh hồn con sẽ trắng hơn tuyết. Isaia 1: “nếu tội lỗi ngươi đỏ tươi, chúng sẽ được tẩy trắng như tuyết”.

Nhưng ông nói, hơn tuyết, vì sự sáng láng của một linh hồn đã trở nên thánh thiện thì vượt xa mọi vẻ đẹp thể xác, như đã hiển nhiên ở Mátthêu 17, lúc Hiển Dung của Chúa Kitô, “quần áo Người trở nên trắng như tuyết”. Mọi người công chính đều trắng như y phục Chúa Kitô. Isaia 49: “các ngươi sẽ được mặc những thứ này như một đồ trang sức”. Và qua điều này, ông muốn nói đến việc trắng như y phục Chúa Kitô nhờ phép rửa. Trong thư Galát 3, Thánh Tông Đồ viết “những ai chịu phép rửa, đều mặc lấy Chúa Kitô”.

Được nghe. Ở đây, ông trình bầy việc ông hy vọng ra sao về việc tìm lại được những điều tốt lành đã mất: tức các ơn nói tiên tri và niềm vui lương tâm. Ơn nói tiên tri được ví như ơn nghe, vì tiên tri không thấy yếu tính của Thiên Chúa, để ông có thể thấy trong đó các điều được mạc khải; nhưng một số dấu chỉ của sự thật mặc khải được tỏ lộ trong linh hồn vị tiên tri; và các dấu chỉ này có được là nhờ cách nói v.v...Sách Các Vua 1 chương 3: “Lạy Chúa, xin Chúa hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe”. Isaia 21: “Điều tôi nghe được từ Chúa các đạo binh, Thiên Chúa của Israel, tôi đã công bố cho anh em”. Việc nghe này đã bị gián đoạn khi ông phạm tội, nên ông hy vọng sẽ tìm lại được nó, do đó, ông thưa: Xin cho con được nghe tiếng reo mừng hoan hỉ.

Hoặc, xin cho con được nghe, nhờ đó, con nghe Nathan nói rằng tội con đã được cất đi, nhờ thế lòng con hình thành niềm vui.

Còn về nỗi vui lương tâm, thì cần biết rằng niềm vui thiêng liêng có 3 cấp. Cấp thứ nhất được biểu lộ trong việc hài lòng xúc cảm; cấp thứ hai trong việc nở lòng (dilatione cordis); cấp thứ ba trong việc tiến bộ những sự việc bên ngoài.

Sự hài lòng được niềm vui xác định, khi ông nói: Xin cho con được nghe tiếng reo mừng hoan hỉ; tức là từ việc con được nghe điều Chúa nói, hay Nathan nói. Thư Philíphê 4: “Luôn luôn hân hoan trong Chúa; một lần nữa, tôi nói hãy hân hoan”. Chắc chắn, khi xúc cảm đã toải mái trong điều được yêu thích thì linh hồn ông như được mở rộng ra để thấy được sự mở rộng; và việc này xuất hiện trong các sự vật có thể cảm giác được. Thư Côrintô 2 chương 6: “Tâm Hồn chúng ta được mở rộng”.

Nên ông nói reo mừng hoan hỉ, mà ở đây mang nghĩa mở lớn, như thể về bề ngang. Nhưng khi vượt quá điều này thì niềm vui tràn đầy cả thân thể ta. Sách Châm Ngôn 17: “tâm trí hân hoan làm tuổi già nở rộ; tinh thần sầu khổ làm khô héo xương cốt”.

Và bởi thế, trong viễn kiến vinh quang chốn quê cha sau phục sinh, nhờ niềm hân hoan tâm trí, thân xác cũng được vinh hiển. Isaia 66: “Các ngươi sẽ thấy và lòng các ngươi sẽ hân hoan, và xương cốt các ngươi sẽ nở rộ như thảo dược”. Và do đó, chính ông nói rằng Để xương cốt bị nghiền nát được nhẩy múa tưng bừng; và điều này cho vinh quang ở đời này.

Vì bởi sự buồn sầu thống hối, lòng con người bị nghiền nát; nên khi con người hân hoan, thì đây là dấu chỉ xương cốt đang buồn sầu và đau đớn được dự phần niềm vui. Sách Châm Ngôn 12: “Nỗi buồn phiền trong lòng sẽ khiến họ xuống thấp”. Isaia 58: “Người sẽ đổ đầy linh hồn ngươi sự sáng láng, và giải thoát xương cốt ngươi”.

Hoặc, xương cốt nhẩy múa tưng bừng, nghĩa là sức lực thiêng liêng được gia tăng theo niềm hân hoan thiêng liêng, và vì, nhờ niềm hân hoan này, người công chính trở nên mạnh mẽ.

Xin ngoảnh mặt. Ở đây, ông xin tìm lại được sự trong trắng vô tội: và bởi vì ông thấy trong ông có cả sự dữ của tội lỗi lẫn sự tốt của ơn thánh, nên trước nhất ông xin cho sự dữ, tức tội lỗi, được lấy đi; thứ đến, ông xin cho hiệu quả của tội lỗi được lấy đi, Lạy Thiên Chúa, xin tạo trong con một trái tim trong sạch. Vì tội lỗi đã không được lấy đi cách như thể không hề có tội, nhưng như thể tội đã phạm không bị tính để trừng phạt, như Thánh Vịnh 31 từng viết Phúc cho ai Chúa không tính tội. Và ông nói giống như một quan án trừng phạt: trước nhất ông tính số lượng tội rồi sau đó mới lượng định hình phạt; và do đó, ông xin Người đừng nhìn đến tội ông mà nên quên nó đi; và bởi thế, ông nói xin ngoảnh mặt, đừng nhìn tội lỗi con.

Thứ đến, ông xin cho hình phạt không được thi hành, do đó, ông thưa: Và tẩy sạch mọi tội lỗi con; như thể ông muốn nói: Con biết con đã làm sự dữ trước nhan Chúa; và bởi thế, con xin Chúa ngoảnh mặt, đừng nhìn tội lỗi con, nghĩa là Chúa đừng nhìn tội lỗi con để trừng phạt. Êdêkien 18: “Ta sẽ không nhớ mọi tội lỗi của nó”.

Chính để con khỏi đáng bị hình phạt đọa đầy; nhưng con xin Chúa tẩy sạch nó, vì dù Chúa không thay đổi chính sách, nhưng Chúa có thể thay đổi án phạt: một trái tim trong sạch.

Trên đây, Thánh Vịnh xin cho tội lỗi được lấy đi; tuy nhiên, ở đây, nó xin cho hiệu quả của tội được lấy đi, và hiệu quả này có hai; tức là sự ô uế linh hồn và hỗn loạn trong xúc cảm. Hiệu quả thứ nhất xẩy ra khi con người dính bén với sự vật trần gian: do đó, ông xin cho được sự sạch sẽ tâm hồn. Mátthêu 5 “phúc thay người trong sạch trong tâm hồn vì họ sẽ được thấy Thiên Chúa”.

Và bởi thế, ông thưa: Lạy Chúa, xin tạo trong con một trái tim trong sạch và một tinh thần chính trực. Sự trong sạch trong tâm hồn này chỉ có Thiên Chúa một lập lại được. Gióp 14: “Ai có thể làm cho kẻ vốn được tượng thai bằng thứ giống ô uế ra trong sạch? Há không là Chúa, vì chỉ mình Người mới là đó sao?” nghĩa là trong sạch đơn thuần.

Và ông thưa, Xin tạo. Một điều gì đó được tạo dựng theo hữu thể bản nhiên khi nó được đem vào hữu thể từ hư vô. Sách Sáng Thế 1: “Từ khởi thủy, Thiên Chúa đã tạo nên trời và đất”.

Tương tự như thế, việc đem vào hữu thể ơn thánh. Thư 1 Côrintô 13: “Dù tôi có ơn nói tiên tri và thông biết mọi mầu nhiệm... tôi vẫn là số không” trong hữu thể ơn thánh. Nhưng khi Thiên Chúa hành động bằng hoạt động ơn thánh nơi người có ơn thánh, người ta nói Người tán dương người này; nhưng khi Người biến một người tội lỗi thành người công chính, người ta nói rất đúng là Người tạo dựng. Êphêsô 2: “Vì chúng ta là tuyệt phẩm tay Người, được tạo dựng trong Chúa Giêsu Kitô như những tuyệt phẩm”. Thư Giacôbê 2: “Để anh chị em trở thành một khởi thủy nào đó của tạo vật Thiên Chúa” nghĩa là tạo vật thiêng liêng.

Điều thứ hai từ tội lỗi phát sinh ra là sự hỗn loạn trong tâm trí; nó xẩy ra qua việc quay mặt khỏi cùng đích đích đáng của nó. Do đó, qua việc quay mặt hướng về một sự thiện dễ thay đổi nào đó, tinh thần trở nên dơ dáy thế nào, thì qua việc, quay mặt khỏi cùng đích nó cũng trở nên hỗn loạn như vậy; và sự chính trực mà nhờ đó con người được điều hướng về Chúa đối nghịch với loại hỗn loạn này. Diễm Ca 1: “Những người chính trục yêu mến chàng”. Và do đó, ông thưa: Đổi mới trong lòng con một tinh thần chính trực; nghĩa là xin ban lại cho con vì con đã đánh mất nó qua tội lỗi. Êphêsô 4: “Hãy được đổi mới trong tinh thần tâm trí ngươi”. Và đổi mới không phải ở bên ngoài mà ở trong lòng con tức là, để không những môi miệng con được chính trực khi nói năng, mà trái tim cũng chính trực khi nhận thức.

Kỷ sau: Phục Hồi Ơn Thánh
 
Chuyện lạ các thánh: Đánh cướp cả bố cuả mình.
Trần Mạnh Trác
18:54 25/04/2018
Những vị thánh đã từng làm cướp thì không thiếu, nhưng cướp cả bố mình thì chỉ có ông thánh Phêrô Armengol là duy nhất, mà ông bố lại là một tay kiếm sĩ có hạng, vậy thì cuộc đo gươm giữa bố và con phải là một pha ‘action’ trên màn ảnh hào hứng lắm?

Tuy Holliwood chưa có làm phim về ông thánh này, nhưng một hội sinh viên Công Giáo Mỹ, hội TFP Student Action (Tradition, Family, Property), đã vinh danh ông vào đầu năm 2015 (số ngày 07-1-2015), coi ông là một mẫu gương cho những người trẻ ngày hôm nay.

Một người sinh ra cánh đây 700 năm mà vẫn có sự hấp dẫn lớn cho một thế hệ thanh niên hiện đại thì chắc phải có một cái gì lôi cuốn lắm? Đó là “sự xác tín” cuả ông, theo lời mô tả cuả hội sinh viên Công Giáo FTP.

Chúng tôi xin phỏng dịch bài cuả hội TFP Student Action, để cống hiến quí độc giả một chút hương vị ‘men say’ cuả tuổi trẻ hôm nay. Cách kể chuyện cuả họ tuy không có ‘giá trị lịch sử’ cho lắm, nhưng hy vọng sẽ không nhàm chán, như sau:



Thánh Phêrô Armengol: Người hùng đầy xác tín.

Phêrô Armengol sinh ra năm 1238 tại làng Guardia dels Prats, một ngôi làng nhỏ thuộc Tổng giáo phận Tarragon, Tây Ban Nha. Ông thuộc giòng giõi cuả Hầu Tước Rocafort, hậu duệ của Công Tước Urgel, trực hệ cuả những vị vương từng cai trị Barcelona và cuả những vị vua cuả xứ Aragon và Castile.

Mặc dù được cha mẹ chăm sóc và giậy dỗ cách tuyệt vời, Phêrô đã đắm mình trong một cuộc sống phóng đãng, truỵ lạc, và thất thường. "Abyssus abyssum invocat" (Kià vực thẳm kêu gào vực thẳm, Tv 42). Cứ như thế Phêrô gia nhập một băng đảng tội phạm, rồi bị ruồng bắt, ông trốn lên núi theo cướp. Chỉ ít lâu sau, tay cướp còn trẻ Armengol trở thành tên đầu xỏ của đảng cướp đó.

Xấu hổ vì hành vi của con trai mình, ông bố là Arnold Armengol de Moncada bỏ xứ đi đầu quân tại vương quốc Valencia, là một xứ mới được vua Jaime chiếm lại từ người hồi giáo Moors. Lúc đó nhà vua muốn thực hiện một chuyến công du đi qua Montpellier để hội đàm với vua Pháp về những vấn đề liên hệ giữa hai nước. Ông bố là Arnold nhận phận sự dẫn đoàn tuỳ tùng đi trước để dọn đường, mục tiêu là xua đuổi những bọn giết người cướp cuả lẻ tẻ trong dãy núi Pyrenees.

Tới phần nguy hiểm nhất của đoạn đường, đoàn tùy tùng cuả nhà quí tộc Tây Ban Nha cao quý, Arnold , bỗng thấy mình bị quân cướp buả vây tứ bề. Ông đã không nao núng xua quân tiến lên, đánh giết được khá nhiều và bắt được một mớ khác. Muốn tận diệt đám cướp này, ông tiếp tục vung kiếm thúc ngựa tiến lên trước, hô hào quân lính phải rượt theo để bắt cho kỳ được tên đầu đảng. Và thế là, nhà quí tộc Arnold là người đầu tiên đụng kiếm với tên tướng cưóp. Nhưng đột nhiên, một sự đau buồn đã đổ xuống cho cả hai đấu sĩ, nhà quí tộc và tên tướng cướp, khi họ nhận diện ra nhau. Tắm trong nước mắt, tên cướp Phêrô đã xụp xuống dưới chân người cha, giao thanh kiếm của mình, và với nó, một trái tim hối cải.

Hối cải

Xấu hổ đầy tràn, người thanh niên đã lánh mình vào một tu viện Mercedarian ở Barcelona. Với một quyết tâm sửa chữa lỗi lầm, chàng trai đó đã xin đi tu dòng Mercedarian (Thương Xót), là dòng do thánh Phêrô Nolasco thành lập để mua chuộc những người Công Giáo bị người hồi giáo bắt làm nô lệ. Vì sự quyết tâm, Phêrô đã được chấp nhận bởi chính Chân Phước gốc Pháp William de Bas, là người kế nghiệp vị sáng lập dòng.

Những đam mê không trật tự cuả thời trẻ nay bây giờ đã được chinh phục qua đời sống tu trì. Phêrô thực hành cách tu thân một cách quyết liệt, bằng việc đền tội, hành xác và liên tục cầu nguyện, cho nên ngay cả trước khi kết thúc những ngày tu tập, Phêrô đã có thể chuyển những đam mê cuả mình vào sự điều khiển cuả Ý Chí và Lẽ Phải.

Sau tám năm tu, ông được giao nhiệm vụ quan trọng là giao dịch trực tiếp để chuộc tù nhân bằng tiền. Ông thực hiện những giao dịch với người Saracens vẫn còn chiếm giữ một số tỉnh của Tây Ban Nha. Tuy nhiên, mong muốn lớn nhất của ông là được đi châu Phi để làm con tin đổi mạng cho các Kitô hữu.

Trên một chuyến đi Phi châu với một thầy tu khác là William Florentino, Phêrô Armengol đã đến Bugia và chuộc được 119 tù nhân. Tuy nhiên, trước khi ra về, ông nghe thấy có một nhà tù đang còn giam giữ 18 đứa bé, và vì chúng sợ hãi trước các cực hình cuả hồi giáo, đang có nguy cơ sẽ chối bỏ đạo Chuá. Armengol đã vui vẻ lấy thân mình làm con tin cho những đứa bé này, với một hứa hẹn là sẽ đổi lấy một khoản tiền lớn. Tuy nhiên, nếu khoản tiền không được thanh toán trong một thời gian nhất định, thì ông sẽ phải chịu những hình phạt khắc nghiệt. Sự quan phòng cuả Chuá đã muốn rằng vị thánh cuả chúng ta sẽ trở nên nhân chứng của sự Tín Thác đặc biệt vào sự cầu bầu cuả Đức Trinh Nữ, là người Mẹ mà vị thánh đã tôn kính một cách sâu xa.

Ngọn lửa Tín Thác

Trong khi bị giữ lại, thầy Armengol vẫn thực hiện được nhiều điều kỳ diệu giữa dân ngoại, là chuyển đổi nhiều người qua lời thuyết giảng. Nhưng khi thời gian quy định cho việc gửi tiền đã qua, thì đám dân ngoại đã ném thầy vào tù và bỏ đói ông, nhưng Thiên Chúa chúng ta, qua các thiên thần, đã nuôi sống ông một cách diệu kỳ.

Hành hạ vị thánh chán chê rồi, đám người Moors âm mưu tìm cớ để giết ông đi. Họ buộc tội ông phạm tội báng bổ Mohammed và là một điệp viên do các vua Kitô giáo, do đó một thẩm phán Saracen đã lên án Phêrô phải chết treo.

Khi tất cả hầu như khôn còn hy vọng, thầy Armengol đã cầu nguyện với Đức Mẹ và dâng mình cho Mẹ.

Bản án bất công được thi hành và cái xác của Phêrô bị bỏ mặc, vẫn để treo ở trên giàn ngoài đồng. Đám người Moors có ý để cho muông thú tiêu thụ cái xác ấy đi. Sáu ngày sau, thầy William mang tiền chuộc đến. Khi biết những gì đã xảy ra, thầy William đã cùng với một số tù nhân được thả đi tới pháp trường với một nỗi buồn khôn tả. Nhưng khi đến nơi, ông nhận thấy cơ thể cuả người chết không phát mùi , mà lại thơm tho. Trưóc sự ngạc nhiên của họ, thầy Armengol vẫn nói được, ông cho họ hay Đức Mẹ đã cứu ông. Kinh ngạc bởi một phép lạ kỳ diệu, một số dân ngoại đã chuyển đổi theo đạo.

Cuộc trò chuyện với Nữ Vương Thiên Thần

Lời đồn về phép lạ nhiệm màu làm cho cả thành Barcelona nôn nóng chờ đợi sự trở về cuả vị “liệt sĩ bất bại của Chúa Giêsu Kitô”. Họ cung nghinh ngài với một niềm vui lớn, hộ tống ngài từ cổng thành cho đến tu viện, ca tụng Chúa vì các tuyệt tác của Người. Các tu sĩ muốn nghe từ chính miệng Phêrô về những gì đã xảy ra, nhưng dù họ có năn nỉ đến đâu, thầy Phêrô cũng không nói. Cuối cùng, bề trên phải ra lệnh cho thầy phải nói tất cả. Vâng lời, vị thánh đã nói: "Đức Trinh Nữ Maria, mẹ Thiên Chúa và là mẹ của riêng mỗi chúng ta, đã xin Người Con chí thánh cuả Mẹ cứu lấy cuộc sống của tôi; Sau khi nhận được ơn này, vị Nữ Vương đã dùng hai bàn tay thánh thiện cuả Người mà nâng tôi lên, vì vậy mà sức nặng của cơ thể cuả tôi không đè xuống sợi dây thừng."

Từ đó và cho đến khi chết , thầy Armengol có một cái tật là cổ bị vẹo qua một bên và có một vết nhạt ở trên cổ, là dấu hiệu của những gì đã diễn ra. Thày nghỉ hưu ở tu viện Our Lady de Los Prados, và đã dành những ngày còn lại để trò chuyện một cách thân mật với Đức Nữ Vương Các thánh Thiên Thần, là người mà thày yêu mến với tất cả lòng hiếu thảo.

Nhắc lại sự kỳ diệu của việc treo cổ, Thầy thường nói với các tu sĩ trong dòng điều này : "Tin tôi đi, các anh em thân mến của tôi, tôi chưa bao giờ cảm thấy mình sống thật hạnh phúc cho bằng những ngày ít ỏi khi bị treo cổ, mà đáng lẽ để mà phải chết."

Ngài phó dâng linh hồn cho Thiên Chúa ngày 27 tháng 4 năm 1304. Thiên Chúa chúng ta đã chứng minh và tôn vinh người đầy tớ bằng bảy phép lạ, là chữa lành cho 3 người đàn ông và 4 phụ nữ, ngay trước khi ngài qua đời. Ngày 28 tháng 3, 1686 Đức Giáo Hoàng Innôcentê XI đã chuẩn y các tục lệ tôn kính, và trong thế kỷ 18, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XIV ghi tên thánh Phêrô Armengol vào sổ các thánh Tử Đạo.

Ngôi mộ cuả vị thánh

Hôm nay thánh tích cuả thánh Armengol vẫn được lưu giữ ở Guardia dels Prats, ngôi làng nhỏ với nhiều nét Trung cổ: đường hẹp quanh co, đá sỏi; cung điện cũ ; và một nhà thờ kiến trúc kiểu La Mã quyến rũ.

Cơ thể của thánh Phêrô Armengol không bị hư rữa cho đến năm 1936. Trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, những người Cộng sản đã xâm chiếm và cướp phá ngôi nhà thờ, họ mang cơ thể của thánh Armengol ra quảng trường công cộng và đốt cháy đi. Một số trẻ em đã thu thập những gì còn sót lại giữa đống tro tàn và cất giữ ở nhà. Sau đó, khi những người cộng sản bị đánh bại, những di tích quý báu đã được đưa trở lại nhà thờ, và lưu giữ trong một cái quách đặt dứới bàn thờ chính – Ngày nay, vị thánh hầu như bị lãng quên vì những người Công Giáo đã trở thành "tiến bộ"- Nhưng cái quách đó, trong im lặng, vẫn là lời khai hùng hồn của sự thánh thiêng của Giáo Hội Công Giáo và cuả nền văn minh Thiên Chúa giáo

Trong thời đại khủng hoảng sâu sắc về đạo đức cuả chúng ta , chúng ta hãy cầu nguyện cùng thánh Armengol cầu bầu cho chúng ta ở trước toà Thiên Chúa, nhờ vào công nghiệp Tin Cậy và Sự Tín Thác anh dũng cuả ngài vào sự che chở mạnh mẽ của Đức Mẹ.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hãy Đến Với Ta
Mỹ Lê
08:38 25/04/2018
HÃY ĐẾN VỚI TA
Ảnh của Mỹ Lê
(Hình chụp tại Đan viện Châu Sơn Sacramento)

Hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng,
Hãy đến với Ta, thì sẽ được nghỉ ngơi..
(Mt 11:28)

“Come to me,
all you who are weary and burdened,
and I will give you rest.
(Mt 11:28)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội Và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 26/4/2018: ĐTC bổ nhiệm Tân Giám mục Giuse Nguyễn Đức Cường, Giám mục Chính Tòa Giáo phận Thanh Hóa.
VietCatholic Network
18:17 25/04/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- ĐTC bổ nhiệm LM Giuse Nguyễn Đức Cường làm Giám mục Chánh tòa Giáo phận Thanh Hóa.

2- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 25 tháng Tư.

3- Mừng Lễ Thánh George, Bổn Mạng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

4- Ba nữ giáo dân được bổ nhiệm làm tham vấn cho Bộ Giáo Lý Đức Tin.

5- Uỷ ban Giáo hoàng bảo vệ trẻ em vị thành niên kết thúc phiên họp khoáng đại.

6- Cộng Hòa Tiệp Khắc long trọng đón tiếp di hài vị Hồng Y đã từng chiến đấu với chủ nghĩa cộng sản.

7- Đức Giáo Hoàng Phanxicô ca ngợi Đức Cha Tonino Bello là một 'vị tiên tri cho thời đại của chúng ta'.

8- Chính phủ Ai Cập cho phép hợp thức hóa 166 nhà thờ và các tài sản của Giáo hội.

9- Họp mặt các xướng ngôn viên và cộng tác viên VietCatholic tại Melbourne, Úc Châu.

10- Giới thiệu Thánh Ca: Tình Ngài

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 26/04/2018: Một phó tế Việt Nam được chính ĐTC truyền chức linh mục
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:30 25/04/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha truyền chức linh mục cho một phó tế người Việt Nam

Sáng Chúa Nhật 22 tháng 4, Chúa Nhật Chúa Chiên Lành và cũng là Ngày Giáo Hội cầu nguyện cho ơn gọi linh mục tu sĩ, Đức Thánh Cha đã truyền chức Linh Mục cho 16 Phó tế. Trong số 16 tiến chức có Thầy Phaolô Đỗ Văn Tân thuộc đại chủng viện Redemptoris Mater.

Cùng đồng tế Thánh Lễ với Đức Thánh Cha có 9 Hồng Y và hơn 200 Linh Mục, trong đó có hàng chục Linh Mục Việt Nam, với sự tham dự của khoảng 8.000 tín hữu trong đó có các anh chị em Liên Tu Sĩ Việt Nam tại Roma.

Giảng trong Thánh Lễ Đức Thánh Cha đã nêu bật sự kiện Chúa Giêsu Kitô là Thượng Tế duy nhất của Tân Ước, nhưng trong Ngài toàn dân Chúa được tham dự vào chức Linh Mục ấy, và các Linh Mục là những người được Chúa Giêsu đặc biệt lựa chọn để tiếp tục sứ mệnh của Ngài là Thầy, Linh Mục và Mục Tử, để xây dựng Thân Mình Chúa Kitô là Giáo Hội, Dân Thiên Chúa và Đền thờ của Chúa Thánh Thần.

Sau bài giảng của Đức Thánh Cha là nghi thức truyền chức Linh Mục. Sau đó các Tân Linh Mục đã đứng chung quanh bàn thờ đồng tế Thánh Lễ với Đức Thánh Cha.

2. Đức Thánh Cha gởi thông điệp video cho giới trẻ Cuba

Trong thông điệp video cho giới trẻ Cuba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ người trẻ tại quốc gia này có can đảm và làm việc cùng nhau để xây dựng Giáo hội Cuba.

Hôm thứ Bẩy, 21 tháng Tư, Tòa Thánh đã công bố một thông điệp video của Đức Thánh Cha gởi cho giới trẻ Cuba.

Mở đầu thông điệp, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ những người trẻ Cuba đừng sợ lắng nghe lời Chúa. Ngài khuyến khích họ “yêu mến Chúa Giêsu” và hoạt động cho sự thăng tiến của Giáo Hội Công Giáo ở Cuba. Ngài nói lời mời gọi của Chúa tự tỏ lộ với chúng ta trong các tình huống hàng ngày. Đáp lại tiếng Chúa gọi, chúng ta “hãy rộng lượng và mở lòng mình ra cho Chúa!”.

Ngày giới trẻ thế giới là cơ hội

Liên hệ đến Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sắp diễn ra, Đức Thánh Cha đã đề cập đến Ngày Giới trẻ Thế giới tại Panama và Đại Hội Giới Trẻ cấp quốc gia của Cuba sắp diễn ra tại Santiago vào tháng 11 năm 2018. Đó là những cơ hội để “tiếp tục xây dựng Giáo hội Cuba hôm nay và ngày mai.”

Ngài khích lệ họ: “Hãy biết rằng các bạn không đơn độc, và chúng ta xây dựng từ cộng đồng cụ thể mà chúng ta thuộc về.”

Bàn về tầm quan trọng của cộng đồng Giáo hội địa phương, Đức Thánh Cha nói chính là trong môi trường đó “chúng ta dấn thân cho cuộc sống và thực hiện ơn gọi của mình.”

Những người yêu nước

Đức Thánh Cha kêu gọi giới trẻ Cuba hãy là “những người yêu nước” và yêu mến Chúa Giêsu. “Tôi mời gọi các bạn luôn luôn tiến về phía trước. Nhìn thẳng. Yêu mến quốc gia xứ sở của mình và yêu mến Chúa Giêsu”

Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô khích lệ những người trẻ Cuba hãy có can đảm tìm đến và bắt chước Đức Trinh Nữ Maria.

Ngài kết luận thông điệp với lời cầu nguyện sau:

“Cầu xin Đức Mẹ gìn giữ các bạn”.

3. Đức Giáo Hoàng Phanxicô ca ngợi Đức Cha Tonino Bello là một 'vị tiên tri cho thời đại của chúng ta'

Hôm thứ Sáu 20 tháng Tư, nhân dịp kỷ niệm 25 năm Đức Cha Tonino Bello qua đời, Đức Thánh Cha đã về tận ngôi làng Alessano nơi vị Giám Mục chào đời và sau đó đến thăm giáo phận Molfetta nơi ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục.

Đức Thánh Cha đã rời Vatican lúc 7 giờ sáng để đến phi trường Ciampino ở Roma đáp máy bay đến căn cứ không quân Galatia thuộc tỉnh Lecce, cách Rôma 520 cây số về hướng đông nam và từ đây Đức Thánh Cha đáp trực thăng đến làng Alessano, cầu nguyện trước mộ phần của vị Giám Mục, trước khi có cuộc gặp gỡ với 20 ngàn tín hữu tại quảng trường trước nghĩa trang.

Tại quảng trường này Đức Thánh Cha đã được các tín hữu trong làng Alessano và vùng lân cận chào đón với bài hát “Oh, Tự do”, một sáng tác của Đức Cố Giám Mục rất được người dân yêu thích.

Nói với đông đảo dân chúng tụ tập tại quảng trường, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng Đức Cha Bello đã bắt chước Chúa Giêsu khi gần gũi với người nghèo đến mức “từ bỏ chính mình”.

Đức Thánh Cha đã đề cao Đức Cha Bello như một người “dị ứng trước danh vọng và chức tước”. Ngài cũng là người chuyên chăm củng cố hòa bình, một nền hòa bình “được xây dựng bắt đầu từ gia đình, trên đường phố, nơi mọi người làm việc”, và được củng cố trong việc bảo vệ phẩm giá của công nhân chứ không phải chỉ tập trung bảo vệ lợi nhuận.

Alessano, gần gót chân của Ý, là nơi sinh của Đức Giám Mục Bello. Ngài sinh ngày 18 tháng Ba năm 1935, được thụ phong linh mục ngày 8 tháng 12 năm 1957, và được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 bổ nhiệm làm Giám Mục giáo phận Molfetta vào ngày 10 tháng 8 năm 1982. Giáo phận Molfetta hiện có 132 ngàn tín hữu Công Giáo.

Đức Cha Bello nổi tiếng sống thanh bần và từ bỏ, gần gũi và quan tâm săn sóc người nghèo. Ngài từng làm chủ tịch Phong trào Pax Christi, Hòa bình của Chúa Kitô, phân bộ Italia trong thời gian từ năm 1985 đến khi qua đời vào ngày 20 tháng Tư năm 1993 vì ung thư bao tử, thọ 58 tuổi.

Đức Cha Bello là hình ảnh tiêu biểu của một vị chủ chăn vẫn thường được Đức Thánh Cha Phanxicô cổ vũ: Một chủ chăn của một “Giáo Hội đi ra ngoài”, quan tâm giúp đỡ đặc biệt người nghèo.

Lần cuối cùng ngài xuất hiện trước công chúng là vào Lễ Truyền Dầu hôm 8 tháng Tư, 1993. Ngài phải ngồi xe lăn trong thánh lễ này và kiệt sức sau đó. 12 ngày sau, ngài qua đời.

Án tuyên phong chân phước cho ngài đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 cho phép bắt đầu vào ngày 27 tháng 11 năm 2007. Một sắc lệnh của Bộ Tuyên Thánh được đưa ra sau đó công nhận Đức Giám Mục Bello với tước hiệu Tôi tớ Chúa.

Ngày 18 tháng Ba, 2015 dòng Capuchin miền Giovinazzo đã khánh thành một nhà nguyện để tôn kính ngài trước sự hiện diện của người em ngài là Marcello Bello.

4. Đức Thánh Cha kêu gọi các Kitô hữu trở thành ‘những bưu tá mang đến niềm hy vọng’

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Giã từ làng Alessano, Đức Thánh Cha đã dùng trực thăng để đến thăm thành phố Molfetta ở miền Nam nước Ý nhân kỷ niệm 25 năm Đức Giám Mục Tonino Bello, nguyên Giám Mục của giáo phận này qua đời. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã mô tả Đức Giám Mục Bello như là một chứng nhân đích thực của Chúa Giêsu, là Đấng đã đến trong thế gian mang theo Tin Mừng của hy vọng và lòng thương xót cho ‘những lều tạm khốn khổ, đau đớn và cô đơn’ nhất.

Đức Thánh Cha đã kêu gọi các Kitô hữu hãy trở thành những “bưu tá mang hy vọng”; và “những chứng nhân đích thực của Chúa Giêsu” trong thế giới hôm nay.

Trong bài giảng Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đã khích lệ mọi người khi rời bàn Tiệc Thánh sau Phụng Vụ Thánh Thể, hãy tích cực mang sứ điệp hòa bình và lòng thương xót của Chúa đến trong thế giới hôm nay. Đức Thánh Cha đã đến thăm thành phố Molfetta, ở miền nam nước Ý để vinh danh Đức Cha Tonino Bello, người đã nổi danh là một “mục tử của lòng thương xót” và là Giám Mục của những người bé mọn.

Ngỏ lời với đoàn người đông đảo đến tham dự Thánh Lễ tại khu vực cảng của thành phố duyên hải này, Đức Thánh Cha đã đưa ra những lời bình luận về các bài đọc trong ngày trong đó tập trung vào hai yếu tố trung tâm của đời sống Kitô: là Bánh Hằng Sống và Lời Chúa.

Khi chỉ ra rằng bánh là lương thực cần thiết cho đời sống và Chúa Giêsu trong Phúc Âm đã trao ban chính mình cho chúng ta để nên Bánh Cho Đời. Đức Thánh Cha nói rằng Phụng Vụ Thánh Thể không chỉ là môt nghi lễ đẹp, nhưng còn là sự hiệp thông tình yêu qua đó Thiên Chúa mời gọi mỗi Kitô hữu khi đã được nuôi dưỡng bằng Mình Máu Chúa thì cũng phải biết trao ban chính mình cho tha nhân.

Đức Thánh Cha nói: “Như Đức Cha Tonino Bello đã từng nhắc nhở, các công việc bác ái thôi thì chưa đủ đâu, nếu thiếu tình yêu là căn cội hình thành nên các công việc bác ái ấy, nếu thiếu vắng điểm khởi đầu là Bí Tích Thánh Thể thì mọi dấn thân mục vụ chỉ là một trò loanh quanh không có mục đích mà thôi.”

Đức Thánh Cha nhận xét rằng sống cho người khác phải là “dấu ấn” của Kitô hữu. Vì thế, “chúng ta có thể treo một biển báo bên ngoài mỗi nhà thờ rằng: ‘Sau Thánh Lễ sẽ không còn ai sống cho riêng mình nữa, nhưng là cho tha nhân.”

Đức Cha Tonino đã sống như thế giữa đoàn chiên. Ngài là một Giám Mục-Tôi Tớ, một Mục tử trước Nhà Tạm “học cách để trở thành của ăn cho dân mình”

“Ngài đã mơ ước về một Giáo Hội đói khát Chúa Giêsu và quyết liệt chống lại những sự thế gian, một Giáo Hội nhìn thấy Chúa Giêsu trong những lều tạm của bất hạnh, đau đớn và cô đơn”.

Khi nhắc lại rằng “Phụng Vụ Thánh Thể không chấp nhận tình trạng ngồi yên bất động”, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu tự hỏi mình xem họ “thích được phục vụ tại bàn tiệc của Chúa, hay đứng lên và phục vụ giống như Chúa? Họ có trao lại cho đời những gì họ đã nhận được trong Thánh Lễ không?”

“Và trong tư cách là Giáo Hội chúng ta có thể tự hỏi mình: Sau bao nhiêu lần Rước lễ, chúng ta đã trở thành một dân tộc hiệp thông chưa?

Bánh cho đời cũng là Bánh cho hòa bình như Đức Cha Tonino đã chủ trương, hòa bình đến với tình huynh đệ, khi “cùng ăn với những người khác”, bởi vì xung khắc và chiến tranh bắt nguồn từ việc người ta không biết đến nhau.

“Chúng ta, những người cùng chia sẻ Bánh hiệp nhất và hòa bình này, được mời gọi để yêu thương từng khuôn mặt, lau từng giọt nước mắt, và trở thành những người kiến tạo hòa bình trong mọi nơi và mọi lúc”

Trở về với chủ đề “Lời Chúa”, Đức Thánh Cha nói rằng chẳng ơn ích gì nếu chỉ “bàn tán xuông về Lời Chúa Giêsu” mà thôi.

Lời của Chúa Giêsu, theo Đức Thánh Cha, “phải đi vào đời, chứ không chỉ ngồi xuống bàn cãi về những gì được và những gì không được làm.”

Đức Thánh Cha nói rằng Đức Cha Tonino đã thúc giục đoàn chiên của ngài biến lời nói thành hành động, an ủi và giúp đỡ những ai không có can đảm để thay đổi.

Suy tư trên bài đọc Thứ Nhất trong đó Chúa Phục Sinh phán cùng ông Saolô và mời gọi ông liều mình vì Ngài: “Đứng lên, đi vào thành và người ta sẽ nói cho ngươi biết ngươi phải làm gì”, Đức Thánh Cha nói điều trước tiên cần phải tránh là thái độ “không dám đứng dậy”, để chiều theo cuộc đời, để mình bị nỗi sợ tóm lấy. Đức Cha Tonino thường nói “Đứng dậy” bởi vì ta phải đứng thẳng trước mặt Đấng Phục Sinh: “Ta phải đứng và hướng nhìn lên bởi vì người tông đồ của Chúa không thể chỉ hài lòng trong cuộc sống với những thỏa mãn vụn vặt.”

Thiên Chúa mời gọi chúng ta tiến về phía trước và có can đảm để rời khỏi những vùng tiện nghi thoải mái và chấp nhận những rủi ro.

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Đời người Kitô hữu phải dành cho Chúa và tha nhân.”

Như Đức Cha Tonino thường nói “Trong bất kỳ mọi hoàn cảnh nào gặp phải trong đời, chúng ta luôn được kêu gọi là người mang trong ta niềm hy vọng Phục Sinh, được kêu gọi là những người tôi tớ, chứ không phải những chủ nhân ông của thế giới.”

Đẹp thay những “bưu tá mang hy vọng, những người phân phát đơn sơ và vui vẻ lời tung hô alleluia của Lễ Phục Sinh.”

Cuối cùng Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hiện diện hãy khiêm nhường, bởi vì sự khiêm nhường không có nghĩa là ngại ngùng hay thoái thác, nhưng là ngoan ngoãn với Thiên Chúa và từ bỏ chính mình. Một khi chúng ta lột bỏ được thái độ hung hăng, và tự hào thì Lời Chúa sẽ giải phóng chúng ta, cho chúng ta tiến về phía trước. “khiêm nhường và can đảm phải đi đôi với nhau”, nó không làm cho chúng ta thành nhân vật chính hay nhà vô địch vì những năng khiếu của mình, nhưng là những nhân chứng đích thực của Chúa Giêsu trong thế giới.

5. Ukraine tìm cách tách Chính Thống Giáo khỏi qũy đạo của Mạc Tư Khoa

Giáo hội Chính thống Ukraine có thể trở nên độc lập hoàn toàn với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa theo các điều khoản của một sáng kiến do tổng thống đề nghị và đã được Quốc Hội phê duyệt hôm thứ Năm 19 tháng Tư. Đây là một động thái mà Tổng thống Petro Poroshenko nói sẽ khiến Nga khó khăn hơn trong việc can thiệp vào các vấn đề của người Ukraine.

Các nhà lãnh đạo thân phương Tây của Ukraine đã từng bước tìm cách di chuyển nước cộng hòa Xô Viết cũ này ra khỏi quỹ đạo của Nga, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình năm 2014 và xúi dục một cuộc nổi loạn ở miền đông Ukraine.

Tại Ukraine hiện nay có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.

Kiev coi nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa là một công cụ để điện Kremlin tác động lên nội tình của Ukraine. Cho đến nay, nhóm này là nhóm Chính Thống Giáo duy nhất tại Ukraine được thế giới Chính Thống Giáo nhìn nhận.

Tuần trước, tại Istanbul, tổng thống Poroshenko đã gặp Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, lãnh đạo tinh thần của các Kitô hữu Chính thống toàn thế giới, để tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc nhìn nhận tính cách hợp pháp của Chính Thống Giáo Ukraine.

Ông Poroshenko đã so sánh việc có một Giáo Hội tự trị với nguyện vọng của Kiev được gia nhập Liên minh châu Âu và NATO, “bởi vì điện Kremlin coi Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga là một trong những công cụ quan trọng ảnh hưởng đến Ukraine.”

Tổng thống Poroshenko nói ông có sự hỗ trợ của Đức Thượng Phụ Đại Kết cho một Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraine độc lập nhưng không tiết lộ thêm các chi tiết của cuộc họp giữa hai vị. Một phát ngôn viên tại văn phòng của Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô cũng từ chối đưa ra các lời bình luận.

6. Một linh mục Mễ Tây Cơ bị giết chỉ vài phút trước khi cử hành thánh lễ

Chỉ vài phút trước khi cử hành thánh lễ lúc 6 giờ 30 phút chiều thứ Tư 18 tháng Tư. Cha Rubén Alcántara Díaz, 50 tuổi, đã bị sát hại khi ngài đi vào nhà thờ Nuestra Señora del Carmen, ở quận Cuautitlán Izcalli, một vùng ngoại ô ở phía Bắc thủ đô Mexico City.

Một vài phút sau, các nhân viên cảnh sát thành phố và tiểu bang đến hiện trường và phong tỏa khu vực, nằm giữa hai con đường Miraluna và Miramar trong khu phố Cumbria.

Theo những nhân chứng có mặt tại chỗ, cha Alcántara đã đến nhà thờ và đang trò chuyện với hai giáo dân trước khi cử hành thánh lễ. Bất ngờ ngài bị hai tên tội phạm tấn công bằng dao. Chúng đâm ngài nhiều nhát dẫn đến cái chết.

Trung tâm Đa Phương Tiện Công Giáo Mễ Tây Cơ, gọi tắt là CCM, một tổ chức được dành riêng để tố cáo các vụ giết hại các linh mục và các hành vi bạo lực chống lại hàng giáo sĩ xảy ra không ngừng ở Mễ Tây Cơ, than thở rằng trong nhiệm kỳ sáu năm của Tổng thống Enrique Peña Nieto, tới nay đã có 22 linh mục bị giết hại. Đây là linh mục thứ ba bị giết trong vòng 4 tháng đầu năm 2018.

CCM viết trên các mạng xã hội của mình: “Với nỗi buồn sâu thẳm, chúng tôi báo cáo việc giết hại cha Rubén Alcántara Díaz, là phó xứ của giáo xứ Izcalli. Thật không may với cái chết này của Cha Alcántara, đến nay đã có đến 22 linh mục bị giết trong nhiệm kỳ của chính quyền hiện nay”.

Theo CMM, không có lời giải thích hữu lý tức khắc nào cho vụ giết người này. Những kẻ giết người đã nhanh chóng chạy trốn khỏi hiện trường.

CMM than thở rằng Mễ Tây Cơ là nơi nguy hiểm nhất cho hàng giáo sĩ.

Ngày 5 tháng Hai vừa qua, tại bang Guerrero, cha Germaín Muñiz García, 39 tuổi, linh mục chính xứ Mártir de Cuilapan, bị bắn chết cùng với cha Iván Añorve Jaimes, 37 tuổi, thuộc giáo phận Acapulco.

Năm 2017, bốn linh mục đã bị giết là cha Felipe Altamirano Carrillo, cha Joaquín Hernández, cha Luis López Villa, và cha José Miguel Machorro. Cha Machorro bị tấn công tấn công dã man bằng dao, ngay sau khi cử hành Thánh Lễ tại nhà thờ chính tòa Mexico City. Ngài được đưa vào bệnh viện, sau một thời gian điều trị được cho về nhà nhưng sau đó đã chết vì các biến chứng do vết thương quá nặng gây ra.

7. Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales âu lo trước sự hung hăng của ý thức hệ giới tính

Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales đã nói rằng các ngài “rất quan ngại” trước làn sóng cuả một ý thức hệ hô hào chuyển đổi giới tính theo ý muốn.

Trong một tuyên bố được công bố sau hội nghị toàn thể bốn ngày ở Leeds, Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales cho biết: “Ý tưởng theo đó cá nhân được tự do định đoạt giới tính của bản thân đang thống trị dư luận về giới tính. Tuy nhiên bản năng con người của chúng ta không phải như thế.”

Tuyên bố đã trích dẫn Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài cảnh báo chống lại “ý thức hệ giới tính” trong Tông huấn Amoris Laetitia. Đức Thánh Cha viết rằng ý thức hệ giới tính “phủ nhận sự khác biệt và quan hệ hỗ tương trong tự nhiên giữa hai phái nam nữ và khơi mào một xã hội không có sự phân biệt nam nữ, do đó phá hủy cơ sở nhân học của gia đình”.

Các Giám Mục nói: “Chúng tôi rất quan ngại rằng ý thức hệ giới tính đang tạo ra sự nhầm lẫn. Khi tiếp tục suy tư về những vấn đề này, chúng tôi hy vọng nơi việc đánh giá cao tầm quan trọng cơ bản của sự khác biệt giới tính trong văn hóa của chúng ta; và sự tháp tùng với những ai đang trải nghiệm xung đột giữa bản thân và bản sắc do Chúa ban cho. Tất cả chúng ta đều có nhiệm vụ bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất.”

Các Giám Mục cũng cho biết Giáo Hội Công Giáo “chào đón tất cả mọi người” và các ngài cam kết chăm sóc cho những người không chấp nhận giới tính sinh học của họ.

“Thông qua lắng nghe họ, chúng tôi tìm hiểu kinh nghiệm của họ một cách sâu sắc hơn và muốn tháp tùng họ với lòng từ bi, đồng thời nhấn mạnh rằng họ được Thiên Chúa yêu thương và được đánh giá cao trong phẩm giá Thiên Chúa được Chúa ban cho họ”.

8. Tổng thống Phi Luật Tân Duterte nói đích thân ông ta lệnh bắt nữ tu Patricia Fox

Tổng thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte, nói rằng ông đích thân ra lệnh bắt giam một nữ tu Công Giáo Úc, và cảnh cáo rằng bất cứ người nước ngoài dám phê bình chính phủ ông đều bị trục xuất.

Nữ tu Patricia Fox, 71 tuổi, cư trú lâu năm ở Phi Luật Tân, đã bị cơ quan di trú bắt giữ hôm thứ Hai 16 tháng Tư và bị cáo buộc tham gia các hoạt động chính trị. Sơ Fox đã được thả tự do vào ngày hôm sau.

Duterte nói trong một bài phát biểu với các quân nhân hôm thứ Tư. “Không phải quân đội bắt giữ bà sơ này. Đó là theo lệnh của tôi. Tôi đã ra lệnh điều tra bà ta ... vì các hành vi sai trái.”

Tòa án hình sự quốc tế, gọi tắt là ICC, đã khởi động một cuộc điều tra sơ bộ về các vi phạm nhân quyền của tổng thống Duterte trong cuộc chiến chống ma túy đã dẫn đến cái chết bí ẩn của ít nhất là 7,000 người. Human Rights Watch cho biết:

“Kể từ khi nhậm chức vào ngày 30 tháng 6 năm 2016, Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte đã tiến hành ‘cuộc chiến chống ma túy’ dẫn đến cái chết của hơn 7,000 người buôn bán ma túy và người sử dụng ma túy tính đến tháng Giêng năm 2017. Chính phủ thừa nhận gần một nửa số vụ giết người phi pháp này là do cảnh sát Quốc gia Phi Luật Tân gây ra và số lại còn lại là do ‘những tay súng không rõ danh tính’. Trong khi đó, các cuộc điều tra do các phương tiện truyền thông và các nhóm nhân quyền thực hiện đều cho thấy chính cảnh sát hoặc các nhân viên làm việc cho cảnh sát trong các “đội tử thần” đã gây ra các vụ giết người phi pháp này.”

Phản ứng lại các cáo buộc của ICC, Duterte đe doạ bắt giữ công tố viên trưởng của ICC nếu cô này dám đến Phi Luật Tân để mở cuộc điều tra.

Sơ Fox, một nhà truyền giáo thuộc dòng Nữ tử Sion, đã tham gia một phái đoàn tìm hiểu thực trạng vi phạm nhân quyền ở miền nam Phi Luật Tân.

Trong một cuộc phỏng vấn với mạng lưới ABS-CBN của Manila sau khi được thả ra, sơ Fox nhấn mạnh rằng: “Tôi không tham gia chính trị đảng phái.”

Trước đó, hôm Chúa Nhật, Duterte đã ra lệnh trục xuất một người Ý, là ông Giacomo Filibeck, phó tổng thư ký của Đảng Xã hội Xã hội Châu Âu, người trước đó đã lên án “những vụ giết người phi pháp” trong cuộc chiến chống ma túy của Duterte.

9. Ái Nhĩ Lan có thể trở thành quốc gia phá thai cực đoan nhất trên thế giới

Các nhà hoạt động phò sinh đã đưa ra một chiến dịch kêu gọi các cử tri của quốc gia này bỏ phiếu chống trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới. Đây là cuộc trưng cầu dân ý nhằm xóa bỏ Tu Chính Án thứ tám trong Hiến pháp Ái Nhĩ Lan. Tu Chính Án này nhằm mang lại sự bảo vệ pháp lý cho những thai nhi một cách bình đẳng với “với việc bảo vệ mạng sống của người mẹ.”

Caroline Simons của nhóm Love Both khi phát động chiến dịch này tại Dublin hôm 18 tháng 4, đã cảnh báo rằng nếu Hiến pháp Ái Nhĩ Lan bị sửa đổi, “Ái Nhĩ Lan sẽ chuyển từ một quốc gia bảo vệ thai nhi sang một trong những chế độ phá thai cực đoan nhất trên thế giới”.

Bộ trưởng Y tế Simon Harris, một người phò phá thai, nói rằng một khi Tu Chính Án thứ tám được bãi bỏ, ông sẽ đề xuất một luật mới cho phép phá thai tự do đến 12 tuần tuổi thai. Thêm vào đó, đề nghị của ông sẽ cho phép phá thai bất cứ lúc nào trong suốt thai kỳ nếu có nguy cơ đối với tính mạng hoặc sức khỏe của người mẹ hoặc nếu thai nhi được chẩn đoán mắc những bệnh nan y hay dị tật.

Caroline Simons nói với Catholic News Service rằng đề xuất của chính phủ “cũng cho phép phá thai ngay cả khi có những lo ngại mơ hồ và không xác định được về sức khoẻ. Tùy thuộc vào tính khả thi của phẫu thuật, việc phá thai được cho phép thậm chí ngay trước khi sinh, nếu đứa bé có dị tật và cả trong các hoàn cảnh khác.”

“Các cử tri ủng hộ phá thai cần phải cảnh giác trước những lời hứa chỉ áp dụng trong cái gọi là những hoàn cảnh hạn chế và những gì họ sẽ thấy được trong thực tế là hai điều hoàn toàn khác nhau,” Simons nói. “Một cuộc bỏ phiếu để bãi bỏ Tu Chính Án thứ tám về thực chất một cuộc bỏ phiếu cho phá thai tự do.”

Khoảng 3.2 triệu công dân Ái Nhĩ Lan và công dân Anh sống tại Ái Nhĩ Lan có quyền bỏ phiếu vào ngày 25 tháng 5.

10. Cộng sản Trung Quốc gia tăng bách hại tại Hà Nam

Sau khi ngăn chặn trẻ em không được đến nhà thờ và chiếm đoạt các nhà trẻ do các Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành điều hành, cộng sản Trung Quốc đang tăng cường nhiều biện pháp bách hại khác tại 7 giáo phận trong số 10 giáo phận ở tỉnh Hà Nam, miền trung của Trung Quốc. Nhiều nhà thờ bị phá hủy và hàng trăm cuốn Kinh Thánh và sách thánh khác bị tịch thu.

UcaNews cho biết một nhà thờ Công Giáo và một nhà xứ của các linh mục đã bị phá hủy tại làng Hutuo của thị trấn Xicun thuộc thành phố Gongyi của Giáo phận Lạc Dương vào ngày 17 tháng 4. Các linh mục coi sóc nhà thờ này đã bị đuổi đi.

Làng Hutuo là quê hương của cố giám mục “thầm lặng” Li Hongye. Ngài được Vatican bổ nhiệm nhưng không được Hiệp hội Yêu nước Công Giáo Trung Quốc công nhận. Đức Cha Phêrô Li Hongye của giáo phận Lạc Dương đã qua đời vì bị một cơn đau tim trong khi ngài đang chủ tế Thánh Lễ Vọng Phục Sinh vào hôm Thứ Bảy Tuần Thánh, 23 Tháng Tư 2011. Bia mộ của ngài đã nhiều lần bị phá hủy. Lần đầu tiên vào năm 2011, chỉ 10 ngày sau khi ngài được chôn cất và lần cuối cùng là hôm thứ Ba 17 tháng 4 vừa qua.

Hai linh mục thầm lặng khác cũng thuộc giáo phận Lạc Dương cũng bị đuổi ra khỏi nhà xứ của các ngài vào ngày 1 tháng Tư. Đồ đạc của các ngài cùng với tài sản nhà thờ bị tịch thu.

Một giáo dân nói với UcaNews: “Tôi cũng nghe nói rằng các nhà chức trách trao giải thưởng cho những ai báo cáo khi thấy hai linh mục quay trở lại để ban các bí tích hoặc để cử hành Thánh lễ”

11. Ấn Độ ngày càng khét tiếng với nạn dịch hãm hiếp phụ nữ

Các linh mục, nữ tu, các đoàn thể Công Giáo, và cư dân trong các tổng giáo phận Goa và Bombay đã tham gia cùng hàng ngàn người trong cuộc diễu hành dưới ánh nến ở Ấn Độ để biểu lộ tình đoàn kết với các nạn nhân, kêu đòi công lý cho họ và bày tỏ sự phẫn nộ về nạn dịch hãm hiếp phụ nữ trong xã hội Ấn Độ.

Các cuộc biểu tình đã bùng lên trong hai tuần qua sau khi giới truyền thông tường thuật về hàng loạt các vụ hãm hiếp và giết người dã man.

Một cô bé Hồi giáo 8 tuổi sống tại Kathua trong bang Jammu đã bị bắt cóc, bị nhốt trong một ngôi đền hoang vắng và nhiều lần bị cưỡng hiếp trước khi những người đàn ông Hindu giết cô bằng cách dùng đá đập vào đầu cô.

Trong một trường hợp gây kinh hoàng khác, người cha của một nạn nhân bị hãm hiếp đã bị đánh chết trong khi bị cảnh sát giam giữ ở bang Uttar Pradesh. Cô gái nạn nhân mới 18 tuổi đã toan tính tự thiêu tại dinh của tỉnh trưởng Yogi Adityanath vào ngày 8 tháng Tư.

Cô gái thuộc giai cấp cùng đinh này đã bị một thành viên Quốc Hội của đảng cầm quyền hãm hiếp nhưng cảnh sát đã không hành động để trừng phạt thủ phạm. Vào ngày 5 tháng 4, cảnh sát bắt cha cô và bốn ngày sau, ông qua đời tại một bệnh viện chính phủ.

Một nữ tu dòng Bênêđíctô, tham dự cuộc biểu tình tại thành phố Bhopal, nói với ucanews:

“Chúng tôi hiện đang sống trong một hoàn cảnh khốn khổ. Một số nhà lãnh đạo Ấn Độ công khai nói đây là một đất nước Hindu và những người khác không có chỗ ở đây. Điều đó khơi mào cho các cuộc tấn công vào những nhóm thiểu số. Cảnh sát và chính quyền đã trở thành những khán giả câm lặng. Nhãn tiền là một đại diện dân cử được bầu tại Uttar Pradesh bị cáo buộc hiếp dâm nhưng không ai có hành động nào đối với ông ta cả.”

Báo cáo của Bộ Nội Vụ liên bang Ấn Độ đã ghi nhận 38,947 trường hợp hãm hiếp trong năm 2016 và khoảng 8,000 nạn nhân là trẻ em dưới 12 tuổi. Thậm chí có tới 520 nạn nhân là trẻ em dưới 6 tuổi”

Các nhà lãnh đạo Kitô giáo cũng phàn nàn rằng các cuộc tấn công chống Kitô Giáo ngày càng gia tăng. Trong năm 2017, đã có 736 cuộc tấn công chống lại các Kitô hữu, so với 348 trong năm 2016.

12. Sinh viên Công Giáo Pakistan biểu tình tưởng niệm một sinh viên bị đánh chết vì bị vu cáo phỉ báng

Một cuộc diễn hành hòa bình đã được tổ chức tại thành phố Lahore của Pakistan để tưởng niệm một sinh viên bị giết sau khi bị vu cáo về tội phỉ báng.

Cuộc diễu hành và một hoạt cảnh diễn lại vụ án đã được thực hiện để tưởng nhớ Mashal Khan, một sinh viên báo chí tại Đại học Abdul Wali Khan ở thành phố Mardan.

Khan, 23 tuổi, bị lột trần, đánh đập và cuối cùng bị bắn chết bởi một đám đông chủ yếu là các sinh viên vào ngày 13 tháng 4 năm 2017, sau khi anh bị vu cáo đã đăng những nội dung báng bổ trên Internet.

Vào ngày kỷ niệm đầu tiên cái chết của Khan, nhóm diễn viên Azad Fankaar đã tái dựng lại các sự kiện dẫn đến vụ giết người của các sinh viên.

Các diễn viên đã biểu diễn trước đám đông hơn 300 người trước câu lạc bộ báo chí Lahore.

Một tòa án Pakistan đã kết án tử hình tên sinh viên đã bắn chết Khan và năm sinh viên khác bị tù chung thân vì vụ giết người này. Tuy nhiên, các bị cáo vẫn tiếp tục kháng cáo và cuối cùng có thể sẽ chẳng có tênn nào bị trừng phạt.

Peter Jacob, Giám đốc Trung tâm Công lý Xã hội của Công Giáo Pakistan, cho biết cộng đồng Công Giáo đã bách hại trong nhiều năm qua vì luật báng bổ.

“Cả các công tố viên lẫn chính phủ đều không chú ý đến việc trừng phạt những kẻ giết Mashal. Người thanh niên vô tội này là một ví dụ rõ ràng về sự ngược đãi. Họ đã thất bại trong việc bảo vệ người vô tội khỏi luật báng bổ”, ông nói.

Báo cáo trên các phương tiện truyền thông cho thấy nỗi sợ hãi bạo lực vẫn chiếm ưu thế trong làng quê của Khan, nơi ba cảnh sát viên vẫn đang phải bảo vệ ngôi mộ của anh 24 giờ một ngày để tránh bị người ta quật mồ.

13. Cộng đoàn Công Giáo thương tiếc một người mẹ chết trong tai nạn máy bay Southwest

Người Công Giáo đã tỏ lòng thương tiếc Jennifer Riordan, người đã chết hôm 17 tháng 4 khi động cơ máy bay phát nổ trên không trung.

Bà Jennifer Riordan, 43 tuổi, là giáo dân của giáo xứ Công Giáo Truyền Tin cho Đức Mẹ tại Albuquerque, và là mẹ của hai đứa trẻ đang học tại trường tiểu học của giáo xứ.

Đức Tổng Giám Mục John Wester của tổng giáo phận Santa Fe nói: “Trái tim của chúng ta hướng đến gia đình của Jennifer Riordan, người đã mất mạng trong ngày hôm qua, trong tai nạn máy bay thảm khốc.” Đức Tổng Giám Mục cũng nói rằng ngài sẽ cầu nguyện cho linh hồn người quá cố và ơn chữa lành cho những người thân yêu.”

Khi tin tức về bi kịch này lan truyền, hiệu phó tại trường Truyền tin nơi hai đứa con Riordan đang học, đã gửi email đến các bậc phụ huynh xác nhận cái chết của Riordan và nói thêm: “Tại thời điểm này, gia đình cần tất cả những lời cầu nguyện của chúng ta.”

Nhà trường đã đăng một tuyên bố trên trang Facebook của mình cho biết họ đau đớn “vì mất đi một thành viên không thể thiếu trong cộng đồng trường học của chúng tôi”, và lưu ý rằng Riordan thường tình nguyện đến trường và là một thành viên trong hội đồng tư vấn.

“Người ta có thể nhìn thấy cô ấy trong khuôn viên trường hầu như mỗi ngày hỗ trợ những hoạt động của nhà trường”

Trong số nhiều dấn thân cho thiện ích chung của Riordan, cần phải ghi nhận cô đã tham gia vào ban giám đốc The Catholic Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận của tổng giáo phận Santa Fe để tài trợ cho các giáo xứ, các trường học và các tổ chức Công Giáo có nhu cầu.

Riordan đã trở về sau một chuyến công tác ở New York khi máy bay của hãng Southwest Airlines bị buộc phải hạ cánh khẩn cấp tại Philadelphia. Mảnh vỡ của động cơ bị nổ phá vỡ cửa sổ bên cạnh cô. Một phát ngôn viên của Sở Y tế Philadelphia cho biết Riordan được tuyên bố đã chết tại một bệnh viện do những chấn thương trên đầu, và cổ.