Ngày 25-04-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bên Bờ Biển Hồ
Nguyễn Trung Tây, SVD
00:28 25/04/2014
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Bên Bờ Biển Hồ




Vào một buổi tối bên bờ biển Tiberias của Biển Hồ Galilê, theo như Gioan 21:1-14, bảy người môn đệ của Đức Giêsu sau ba năm bỏ nghề, lại quyết định chèo thuyền ra khơi thả lưới. Nhưng tiếc thay thêm một lần nữa, sau một đêm vất vả, các ông không bắt được một chú cá nào. Trong khi các người ngư phủ đang thất vọng với khoang thuyền trống vắng, Đức Kitô Phục Sinh hiện ra. Ngài đứng bên bờ hỏi chuyện những người ngư phủ không có tay sát cá,

— Này các chú, không có chi ăn sao?

Những người môn đệ buồn phiền trả lời người khách lạ,

— Không! Không có chi hết!

Đức Kitô Phục Sinh cười. Ngài nói,

— Hãy thả lưới bên phải mạn thuyền, thì sẽ bắt được cá.

Nghe theo lời người đàn ông lạ mặt, những người ngư phủ lại buông lưới.

Và bỗng dưng, lưới nhẹ tênh thôi không còn nhẹ tênh, nhưng trở nên căng phồng với cá của Biển Hồ.



Suy Niệm

Vào một buổi sáng tranh tối tranh sáng của tuần Phục Sinh, tất cả bảy người môn đệ đều không nhận ra bóng dáng của Đức Giêsu đang đứng ngay bên bờ Biển Hồ.

Một cách tương tự, con đường lữ thứ dẫn về quê trời không phải là một siêu xa lộ lúc nào cũng thẳng tắp và trơn láng. Đã có nhiều lúc đường trần lên thác xuống ghềnh hoặc rớt xuống vực sâu khiến bạn và tôi kinh hoàng hét to, giật mình hốt hoảng không còn nhận ra đâu là bến là bờ, đâu là hình dạng của Thiên Chúa.

Vào những lúc bơ vơ lạc loài bởi những khúc mắc và bóng tối của trần gian, ai trong chúng ta còn có khả năng để mà nhận ra bàn tay quan phòng của một Thiên Chúa tình thương qua những biến cố trong cuộc sống.

Sẽ có những lúc đau khổ và thánh giá đời đè nặng trên đôi vai khiến những hạt nước mắt long lanh khóe mắt, loang lổ buông rơi đất đen. Bởi những hạt nước mắt che mờ phủ kín, bạn và tôi sẽ không nhận ra Thiên Chúa vẫn đang đứng bên bờ biển đợi chờ.

Bởi những sợ hãi, bởi những nghi ngờ do trần gian mang lại giăng mắc đan che kín, thông thường chúng ta không còn khả năng nhận ra bóng dáng của Ngài đang ân cần gợi chuyện hỏi thăm chúng ta qua đôi môi của người vợ, người chồng, người con trong gia đình, hoặc bạn bè thân bằng quyến thuộc.

Qua hình dạng và qua giọng nói quen thuộc của những đồng nghiệp, nhân công, trong công xưởng, Thiên Chúa Phục Sinh vẫn đang thắc mắc tìm hiểu hỏi thăm xem coi nếu lưới cá đức tin của bạn và tôi nhẹ tênh hay đang căng phồng?

Nếu lưới căng phồng, Ngài sẽ chọn ra những chú cá tươi nướng cá chiên ròn cho chúng ta ngồi ăn với Ngài ngay bên bờ biển.

Nếu lưới rỗng tênh, Ngài sẽ hướng dẫn chỉ cách làm cho lưới cá chuyển động ngập ánh vảy bạc.

Vào những lúc thất vọng, chao đảo, và muốn khóc với hai bàn tay trắng với lưới cá trống vắng của đời sống trần gian và đời sống đức tin; vào những lúc muốn bỏ cuộc buông rơi tới đâu thì tới, hay vào những giây phút giận hờn nghi ngờ, khoan! đừng bỏ cuộc, nhưng hãy ngước nhìn lên bờ Biển Hồ, và nói với Chúa,



Lời Nguyện

Lạy Chúa, trong Mùa Phục Sinh, xin dạy con biết nhận diện ra hình bóng của Thiên Chúa qua những giây phút con thất vọng với chính con. Lạy Chúa, xin thương hãy làm phép lạ để lưới cá của con ngập tràn hạnh phúc, bình an, để con thôi không còn bơ vơ và muộn phiền với lưới cá trần gian và lưới cá đức tin của riêng mình.

□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
 
Suy tư Tin Mừng Chúa nhật thứ Ba năm A 04-5-2014
Mai Tá
01:42 25/04/2014
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ Ba năm A 04-5-2014

“Nắng sao như nắng đời xưa ấy”,
Nắng vàng con mắt thấy duyên đâu.”
(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Lc 24: 13-35

Nhà thơ vẫn thấy nắng đời xưa ấy cứ như nắng vàng con mắt chẳng thấy duyên. Nhà Đạo có theo chân đồ-đệ Chúa trên đường Emmaus, cũng chẳng thấy được nắng “thủy tinh” vàng rực cả tâm hồn, mà không biết
Truyện kể hôm nay về đồ-đệ rong ruổi “trên đường Em-maus” đã thành văn bản song hành so với bản văn Tân Ước chứa đựng nội dung ta cử hành Tiệc Thánh Thể mỗi tuần. Điều này có lẽ sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên, khi nghĩ: Tiệc Tạ Từ của Chúa đâu giống thế. Nhưng ở trình thuật hôm nay, thánh Luca nhắc nhở cộng đoàn lúc ấy cũng như bây giờ, rằng: họ cũng bị cản ngăn không gặp được Chúa, nhưng mọi người vẫn có kinh nghiệm sống đích thực là Ngài đang hiện diện quanh ta và với ta.
Trong hành trình tin-yêu, môn đệ đã gặp gỡ Chúa như họ từng có kinh nghiệm. Đây là chi tiết sống động trong trình thuật hôm nay. Quả vậy, nơi trình thuật, Đức Giê-su đã lắng nghe những gì họ mong mỏi, hy vọng và cả những chán chường tuyệt vọng cho đến khi họ bộc lộ thực trạng, Đức Kitô mới tỏ lộ Kinh thánh, để họ nhớ. Làm thế, Ngài lấy đi các huyễn hoặc và giúp họ thấy được mối nối kết dẫn đưa vào trình thuật cứu độ. Và, điều này dẫn họ vào hy vọng. Cả vào lúc đó, họ mới nhận ra Ngài. Nhận ra được Ngài, vào lúc Ngài bẻ bánh. Và bằng vào bẻ bánh, Ngài tỏ cho họ biết Ngài là Đấng, họ ngóng trông. Và, kinh nghiệm ấy đã dẫn họ về lại Giê-ru-sa-lem, làm chứng cho việc Ngài thật sự đã Phục Sinh.
Mỗi Chúa Nhật, thành phần của hành trình tin-yêu ta dấn bước trên đường đến Em-mau, có Chúa. Có chi tiết nào đưa ta đến đây, để tự hào mà nói: ta khác nhiều với những gì mình thực sự cảm nghiệm. Khác nhiều với những gì mình thực sự đang sống niềm tin ấy. Đức Chúa thấy được tâm can và tâm trí của mỗi người. Ngài gặp gỡ mỗi người chúng ta qua lớp bụi lẩn vẩn của cuộc sống, dù những thứ ấy có mang mặc hình hài khác lạ. Truyện kể về “Con đường Em-mau” dạy cho ta biết Đức Giê-su, trước nhất, muốn lắng nghe ý lòng chúng ta trước khi Ngài muốn ta lắng nghe Lời Ngài.
Tuy vậy, truyện “Con đường Em-mau” không chỉ nói về đồ đệ Chúa và cuộc sống của các thánh, thôi. Hệt một kiểu như thế, Tiệc Thánh Thể cũng không chỉ diễn tả cuộc sống của ta một cách đơn thuần mà Đức Kitô đã mở Kinh thánh cho ta thấy mỗi tuần, để ta có thể tạo cho kinh nghiệm sống của ta có được ý nghĩa. Để ta thấy được con đường Chúa hiện diện, cũng như vắng mặt. Và như thế, mới thấy được sự khùng điên của mỗi người, trong ta. Cũng giống môn đệ trên đường Em-mau, ta được chào đón. Được ngồi vào cùng bàn tiệc của Đức Chúa. Ở bàn tiệc ấy, ta nhận ra Ngài qua việc bẻ bánh. Và nhận ra chén cứu chuộc. Tiệc Thánh Thể, vẫn giúp ta sau khi rời khỏi nơi đây vào cuối bữa, để ra đi rao báo cho mọi người biết rằng ta đã gặp Đức Kitô. Ngài đã thực sự sống lại và Ngài sống lại rồi.
Một trong những điều mà Hội thánh ngày nay rất trân trọng, là: việc nối kết với các kinh nghiệm sống của Hội thánh thời ban sơ. Đích thực là như thế và thật là vinh dự. Vinh dự, nhắc nhớ những gì ta thường làm ở đây, mỗi Chúa Nhật. Nhắc để ta nhớ những gì có khả năng vun đắp niềm tin yêu nơi ta. Những gì ta đang cử hành và tiếp tục làm thế, qua nhiều thế hệ, là điều hệ trọng. Giống “Em-mau.
Cho dù, nhiều điều diễn ra, có thể rất khác. Khác vì văn hoá sắc tộc mỗi người khác nhau. Nhưng, khi thực hiện Tiệc Lòng Mến ở khắp nơi, vẫn có những điều giống hệt nhau. Những điều vẫn được lưu giữ, ở lại. Chính Đức Kitô Phục Sinh, Đấng vẫn tháp tùng cùng đi với ta đi bên ta, trong hành trình của cuộc sống. Ngài vẫn lắng nghe mỗi người. Ngài vẫn mở rộng lòng trí của mỗi người, để nhớ lại những điều nói trong Kinh thánh. Ngài vẫn mời ta ngồi vào bàn tiệc của Ngài. Vẫn gửi ta ra đi về với thế giới nhân trần, cho họ biết: Ngài đích thực đã sống lại từ cõi chết.
Đây là cách hay nhất để ta hiểu được chính mình theo “truyền thống của người Công Giáo” ở khắp nơi. Như thế, ta sẽ chia sẻ với các thế hệ ngàn năm trước/sau, cũng một lửa ngọn của tình yêu của Đức Chúa đang bừng bừng, làm cháy nóng tâm can ta, khi ta được chào đón mỗi tuần ở đây nơi Tiệc Lòng Mến mỗi tuần. Nơi, ta được lắng nghe, được giáo huấn, nuôi dưỡng và gửi đi để làm một chút gì rút từ chính con người mình hầu biến Vương Quốc Nước Trời của Đức Chúa thành hiện thực.
Đó chính là ý nghĩa của trình thuật “Trên đường Em-mau”. Của Tiệc Thánh Thể, rất hôm nay.

“Nắng sao như nắng đời xưa ấy,
Nắng vàng con mắt thấy duyên đâu
Muốn gửi thương về người cổ độ,
Mà sao tình chẳng nói cho đau.”
(Hàn Mặc Tử - Buồn ở đây)

Nhà thơ “buồn ở đây” vì “tình chẳng nói cho đau”. Con dân nhà Đạo cũng chẳng cần nói đến Tình bởi có nói vẫn cứ đau, vì người người đã có tình. Tình yêu-thương, giùm giúp chí ít là người trong Đạo, vẫn giữ đạo suốt đời mình.

Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch
 
Hân hoan đón nhận ơn Thánh linh và ơn hoà giải trong Chúa Phục Sinh
Lm Jude Siciliano OP
15:16 25/04/2014
Chúa Nhật II PHỤC SINH A
(Chúa Nhật VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA)
Cv 2: 42-47; Tv 117; 1 Phêrô 1: 3-9; Gioan 20: 19-31


HÂN HOAN ĐÓN NHẬN ƠN THÁNH LINH VÀ ƠN HOÀ GIẢI TRONG CHÚA PHỤC SINH

Trong một lớp triết lý ở đại học, tựa đề thảo luận hôm đó là: "Con người khác con vật như thế nào?" Sinh viên trong lớp trả lời là con người biết làm các dung cụ. Thế mà trước đây Jane Wood và các nhà khảo cứu tìm hiểu hành động của loài vật đã tìm ra là các loài vật cũng biết làm dụng cụ. Vừa rồi tôi có xem một phim tài liệu về một con khỉ vót một cành để làm dụng cụ. Con khỉ dùng dụng cụ đó để chọt vào ổ kiến, rồi đem cành vót ra dính đầy kiến. ăn kiến xong con khỉ lại thọt vào ổ kiến vài lần nữa để ăn thỏa thê. Con khỉ đó cũng làm dụng cụ đấy chứ.

Có sinh viên trong lớp nói con người biết cười khác với loài vật. Cách đây it lâu có một báo ở Nữu ước trình bày ở trang bìa hình các hành khách nhét hành lý trên khoang phía trên chỗ các hành khách ngồi. Một hành khách cố nhét vào khoang một cái xe. Việc đấy làm chúng ta mĩm cười.

Để chuyện này cho các triết gia tìm kết quả về việc gì làm con người khác loài vật. Nhưng, ngoài việc con người có thể cười, tôi có thể thêm vào đó là con người có thể bị xúc phạm, và có thể xúc phạm đến người khác. Loài vật có thể gây vết thương cho nhau. Nhưng loài người chúng ta gây vết thương, và đôi khi chịu đựng vết thương suốt đời. Chúng ta có trí nhớ những lúc hạnh phúc, và vui tươi, nhưng chúng ta cũng có thể nhớ những xúc phạm đến chúng ta và những xúc phạm chúng ta làm cho người khác.

Tàn bạo đã xãy đến cho chúng ta, và lời nói đã xúc phạm chúng ta như một lưỡi dao sắc bén bằng đá. Thường khi lời nói xúc phạm làm chúng ta đau đớn hơn vết thương về thể chất. Có lần hai người nói với nhau "tôi yêu bạn". Một luật sư về ly dị đã nói với tôi là bà ta cũng đã nghe những lời nói sắc bén và hung dữ mỗi khi hai người yêu nhau rồi xúc phạm nhau.

Hãy đếm các vết thương từ nhiều nguồn đến. Thí dụ như: Thế giới đã dạy chúng ta cạnh tranh nhau, luôn cố gắng thắng cuộc trong khi bàn cãi, trong thể thao, và nơi sở làm. Vince Lombardi tóm tắt điều một số chúng ta đã học là: "thắng cuộc không phải là tất cả mọi sự - nhưng chỉ là một sự việc thôi". Chúng ta đã được dạy bảo là vẽ đẹp tuyệt vời có thể ảnh hưởng trí óc chúng ta. Bao nhiêu bạn học cùng trường, hay các bạn lúc còn trẻ mắt phải bệnh nhịn ăn để thân hình giống như các người mẫu họ thấy trên báo chí hay trên truyền hình?

Chúng ta là con người nên chúng ta có thể cười về những chuyện khôi hài hay. Những lúc chúng ta cùng nhau ăn uống, chúng ta thường cười đùa với nhau. Nhưng lúc đó các vết thương xúc phạm được giữ kín trong lòng không để người nào biết đến, và ngay cả chúng ta cũng không muốn nghĩ đến. Dù vậy chúng ta cũng liên kết các xúc phạm với nhau, để cùng chia sẽ qua giọt nước mắt.

Cộng đoàn trong phúc âm đã gặp xúc phạm. Trong một thời gian họ được bay lên chín tầng mây cao. Họ đã được sống gần một thầy giảng tuyệt vời, và một người chữa bệnh và dạy dỗ giỏi. Có thể người đó là Vua dân Israel! Hay hơn nữa là Đấng Mêsia. Nhưng khi họ trông thấy sự dữ đánh bại người đó, hy vọng họ tan rã, mơ ước họ bị phá hũy, và họ bị xúc phạm. Và còn những vết thương khác nữa: họ nhớ đến việc họ đã phản bội người mà họ đã tuyên xưng là họ sẽ theo cho đến chết. Bao nhiêu lời hứa không giữ được.

Có một điều mà họ nhớ là: việc Chúa Giêsu đã dạy họ làm. Chúa Giêsu đã lập một cộng đoàn chung quanh Ngài và theo ý Ngài. Bởi thế, các người bị xúc phạm họp lại với nhau đủ để trở lại một cộng đoàn, một cộng đoàn sợ hãi, nhưng là một cộng đoàn, trong phòng đóng cửa kín. Trong cộng đoàn bị xúc phạm, bị thất bại, với bao ước muốn bị phá tan đó, Chúa Giêsu đã đến với lời nói tha thứ và chữa lành: "chào anh em. Bình an cho anh em".

Trong Kinh Thánh khi nào Chúa Giêsu chúc bình an, lúc đó không phải là sự thường, không phải là lời chúc của "người chia bình an" trong những thập niên 60. Khi Chúa Giêsu chúc bình an, lời nói của Ngài đem bình an thật sự đến, đem sự tha thứ, chữa lành, và sự đổi mới. Lời nói của Chúa Giêsu làm ra việc Ngài nói. Điểm chính cho các môn đệ là khi Chúa Giêsu tỏ các vết thương trên thân hình Ngài. Câu chuyện này không nói đến việc Ngài hỏi bánh và cá. Chúa Giêsu làm cho các môn đệ tin là Ngài đã sống lại và ăn. Chính các vết thương trên thân hình Chúa Giêsu làm cho họ tin đó là Ngài.

Thiên Chúa ở với chúng ta mãi mãi, không phải chỉ để dùng bữa ăn, và trò chuyện vài câu. Thiên Chúa cũng như chúng ta biết nỗi khổ khi có người thân thương qua đời. Ngài biết nỗi khổ khi lời hứa không giữ, và khi chương trình bị thất bại. Chúa Giêsu đã chịu vết thương mà mọi người nghĩ là đã kết thúc đời Ngài, vết thương của sự thất bại. Nhưng Chúa Giêsu đã thắng tất cả. Nhưng, trong câu chuyện hôm nay chúng ta được nhắc nhở là Chúa Giêsu không bao giờ quên các vết thương của Ngài, và Ngài cũng không quên các vết thương của chúng ta.

Cũng như các môn đệ, hôm nay chúng ta cùng nhau họp lại cộng đoàn. Chúng ta đem các xúc phạm trong đời sống chúng ta, các thất bại trong đời sống làm môn đệ mà Chúa Giêsu đã kêu gọi chúng ta. Nhưng, không những chúng ta đem các vết thương cùng các phần tử thương yêu đã bị xúc phạm, những người đau đớn và những người chiến đấu. Chúng ta cũng họp cùng với các người trên thế giới bị đau khổ như ở Syria, ở Ukraine, ở Trung Đông, những người bị hàng giáo sĩ xúc phạm, những người Do thái bị bắn ở Kansas, những người bi nạn vì trận bom nổ ở Boston năm vừa qua v.v.

Thật là niềm an ủi cho chúng ta vì chúng ta biết Chúa Giêsu cùng chia sẽ thân phận với chúng ta. Nhưng, còn hơn thế nữa, Chúa Giêsu đã thổi hơi Thần Khí Ngài cho chúng ta. Hôm nay chúng ta cùng nhau cầu nguyện như một cộng đoàn. Chúng ta sẽ đặt của lễ trên bàn thờ. Của lễ thay mặt cho chúng ta. Bây giờ chúng ta cùng nhau cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống trên lễ vật chúng ta dâng và thánh hóa lễ vật đó. Nhưng, chúng ta cũng xin Chúa Thánh Thần thổi hơi chữa lành và tha thứ cho chúng ta và cho toàn thế giới. Chúng ta xin ơn tha thứ cho các vêt thương mà chúng ta đã bị xúc phạm và chúng xin được ơn từ từ quên và tha thứ cho kẻ khác.

Các bài đọc trong mùa Phục Sinh bắt đầu giống nhau "ngày thứ nhất trong tuần”. Thí dụ như trong tuần tới sẽ nói về các môn đệ lên đường đi Emmaus vào "ngày thứ nhất trong tuần", Thường thì các phúc âm không đá động đến ngày giờ. Các câu chuyện bắt đầu "sau khi Chúa Giêsu đi". "Sáng sớm Chúa Giêsu vào Đền Thờ" v. v. Chúng ta, người thời nay thích hỏi: "Ngày nào trong tuần?", "Năm nào?","Giờ nào?". Nếu chúng ta muốn biết các chi tiết như thế trong các câu chuyện, chúng ta sẽ bất mãn. Và hình như các tác giả phúc âm nói "đó không phải là điểm chính".

Mặc dù chi tiết trong các bài sách trong mùa Phục Sinh có vẽ lộn xộn (Có hai hay một thiên thần ngồi nơi mồ? Bà Maria Magđala đi một mình hay đi với các phụ nữ khác?) Chúng ta được biết là "ngày thứ nhất trong tuần". Không phải là ngày sau ngày Sabat, không phải là ngày Chúa Nhật, nhưng là "ngày thứ nhất trong tuần". Các tác giả Kinh Thánh không viết những ngày lộn xộn, nhưng họ quyết định viết đúng ngày. Họ muốn nói đến ngày thứ nhất Thiên Chúa tạo dựng ánh sáng. Bởi thế khi thánh Gioan nói ngày Chúa Giêsu hiện ra "vào chiều ngày thứ nhất trong tuần". Bây giờ ánh sáng Thiên Chúa đã chiếu tỏa vào bóng tối của ngôi mồ, chúng ta không còn phải sợ hãi sự chết nữa.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



2nd SUNDAY OF EASTER (A) - (OR SUNDAY OF DIVINE MERCY)
Acts 2: 42-47; Psalm 118; 1 Peter 1: 3-9; John 20: 19-31


In a college philosophy course the topic of the day was, "What distinguishes humans from animals?" The answer the class came up with was that humans are tool makers. Well that was before Jane Good all and subsequent researchers in animal behavior noted that animals are toolmakers too. I saw a documentary recently about a chimp trimming and then using a thin twig as a tool. He poked it down an anthill and withdrew it covered with ants, which he ate, then he repeated working with the twig for more – delicious – well at least for a chimp. That chimp certainly looked like a toolmaker to me.

Someone in the class said that the ability to laugh distinguished us from animals because we can see contrasts. There was a "New Yorker" magazine cover a while back that showed passengers on an airplane stuffing luggage into the overhead compartments. One passenger was stuffing a car into the compartment! See, we chuckle and a chimp just continues eating ants off its twig.

I’ll leave it to the philosophers to draw their conclusions about what distinguishes us humans. But, besides the ability to laugh at humor, I would add what marks us as humans is the vulnerability to be wounded and the ability to inflict wounds. Animals can hurt and scar one another, but we humans inflict and bear wounds — sometimes through our whole lives. We have a memory of happiness and joyful moments; but we can also trace through our memories the hurts inflicted on us and the ones we have put on others.

Physical violence has been done against us and words have been hurled at us like sharp edged stones. Often the hurtful words have been more painful and lasting than the physical hurts. At one time two people said, "I love you" to one another. A divorce lawyer told me about the intense and cruel words she heard the same two, once-loving people, hurl at each other in court.

Count the wounds and their various sources. For example, the world has taught us to compete against others – always striving to win in arguments, sports and at work. Vince Lombardi summed up, what some of us have learned, "Winning isn’t everything – it’s the only thing." We have also been taught standards of beauty which influence impressionable minds. How many school mates or young friends have eating disorders in a frantic attempt to match the models they see in magazines and on television?

As humans we have in common the ability to laugh at a good joke. Laughter draws us together over pizza and beer. But our wounds can leave us hiding behind locked doors, afraid to let anyone into those painful places we don’t want others to see, or even look at ourselves. Yet, we can be united by our wounds, for we share the same tears.

The community in the gospel had its wounds. For a while they were on cloud nine, riding high. They were the people closest to an exciting preacher, healer and reformer. Maybe he was even the king of Israel! Finally, the Messiah! But then they saw the evil that defeated him, crushed their hopes, destroyed their dreams and left them wounded. There were other wounds as well: the memory of their betrayal of the one they said they would follow to their death. Promises made and broken.

There was one thing they remembered; something Jesus did and taught them to do. He formed a community around him and his vision. So, the wounded, hurting individuals pulled themselves together enough to come back into the community – a fearful locked-up community, but a community nevertheless. It was into this hurting, defeated and disillusioned community that Jesus came with his words of forgiveness and healing: "Shalom," "Peace be with you."

In the scriptures, when Jesus offers peace, it is not a casual greeting, not the common "Peace man," of the 60's. When Jesus bids peace, his word brings the reality it announces – forgiveness, healing, and restoration. His word does what it says. The key for the disciples was when he showed them his wounds. This story doesn’t have him asking for bread or fish. He is not convincing them he is alive by eating. His wounds convince them who he is.

God is with us all the way; not just to share a meal and have a friendly chat. God, like us, knows the death of loved ones, broken promises and failed projects. Jesus suffered wounds that everyone said had finished him off; wounds that were defeating – yet he triumphed over them. But from today’s narrative we are reminded that Jesus never forgot his wounds – nor does he forget ours.

Like the disciples we gather back in community today. We bring the hurting parts of our lives and our failures to live as the disciples Jesus has called us to be. But not only our wounds, we bring the hurting parts of those we love, our sick and struggling ones. We also gather conscious of the world’s suffering – think Syria, Ukraine, the Middle East, our poor, those violated by clergy, the victims of the anti-Jewish shootings in Kansas, the wounded who just gathered to commemerate last year’s Boston Marathon attack, etc.

It is comforting to know that Jesus shares our lot. But more than that, he breathes his Spirit into us. We pray together as his community today. We will place the gifts on the altar. They represent us, as we are now. We will invoke the Holy Spirit to come upon them, to transform them. But also we ask the Spirit to breathe healing and forgiveness in us and our wounded world. We ask forgiveness for all the wounds we have inflicted and ask for the ability, little by little, to let go and forgive others.

The Easter readings have similar beginnings, "on the first day of the week." For example, next week Luke will tell us about the Emmaus disciples who were traveling on "the first day of the week." The gospels usually aren’t that fussy about days and hours of the day. Stories frequently begin, "After that Jesus went to...." "Early in the morning Jesus entered the Temple." Etc. We moderns want to ask, "What day of the week?" "What year? "At what hour?" If we are looking for that kind of precision in the stories we are almost always frustrated. It’s as if the gospel writer is saying, "That’s not the point."

But these Easter readings, despite the fact that the details get confusing (Were there two angels or one at the tomb? Did Mary Magdalene go alone, or with two other women?) we are told, it was "the first day of the week." Not just the day after the Sabbath, not just Sunday. But, it’s the "first day of the week." The biblical writers haven’t just become less ambiguous about dates and decided to be more precise. They are alluding to the first day of creation when God created light. So, John tells us today that Jesus appeared, "On the evening of that first day of the week." Now God’s light has pierced the darkness of the tomb, we need fear death’s finality no longer.
 
Những sứ giả của Lòng Thương Xót Chúa
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
21:25 25/04/2014
Những sứ giả của Lòng Thương Xót Chúa

Chúa Nhật II Phục Sinh Năm A

Sẽ không trở lại

Ngày 16/4 vừa qua, tại Hàn Quốc, xảy ra vụ đắm phà thảm khốc và kinh hoàng nhất lịch sử của họ. Chuyến phà Sewol định mệnh chở 476 người bao gồm các học sinh cấp III, thầy cô giáo, phụ huynh và hành khách đi từ Incheon tới đảo Jeju bất ngờ bị chìm giữa biển cả.

Cho đến nay thông tin xác nhận có 121 người thiệt mạng, hơn 181 người còn mất tích, chỉ trên 100 người được cứu thoát, trong số đó có 1 em bé 5 tuổi gốc Việt Nam sống sót. Các thợ lặn và đội cứu hộ hiện đang phải làm việc vất vả để tìm kiếm các thi thể nạn nhân đang chìm dưới lòng biển.

Tại trường trung học Dansan, học sinh viết rất nhiều thông điệp để tưởng niệm và cầu nguyện xin một phép lạ xảy ra rằng bạn bè của mình sẽ trở về bình an vô sự. Một dòng chữ được viết trên cửa sổ rất cảm động: “Nếu gặp lại bạn, mình sẽ nói với bạn rằng mình yêu quý bạn, bởi vì mình vẫn chưa nói đủ điều đó với bạn.”

Đây chỉ là một ước mơ, là sự nối tiếc trước định mệnh nghiệt ngã, trước sự ra đi vĩnh viễn của bạn mình. Làm sao phép lạ đó xảy ra khi thần chết đã cướp mất sự sống của họ. Cũng như số phận của 239 người trong chuyến máy bay MH 370 hãng hàng không Malaisia mất tích gần 2 tháng nay mà không thể tìm được một dấu vết. Ai có thể làm cho họ sống lại và trở về? Không ai trong chúng ta chứng kiến một người nào đó đã chết nay sống lại. Chúng ta chỉ biết cầu nguyện cho các nạn nhân này.

Chuyện rất khác

Câu chuyện trên rất khác với câu chuyện đã xảy ra cách đây hơn 2000 năm mà chúng ta đang tưởng nhớ và cử hành. Đó là chuyện Đức Giêsu thành Nazareth chết sống lại, chuyện thật như bịa, chuyện có một không hai trong lịch sử nhân loại, chuyện quá mới mẽ gây ngạc nhiên đến mức không thể tưởng tượng, không thể tin nỗi!

Quả thế, sau khi thấy thầy Giêsu bị treo trên cây thập giá và chết một cách nhục nhã đau đớn, các Tông Đồ trong đó có Tôma thất vọng và bỏ cuộc. Niềm tin của họ bị khủng hoảng. Chỉ có con đường duy nhất là “về vườn” để kiếm sống. Việc Chúa sống lại là chuyện “động trời”, không ai dám nghĩ tới.

Tuy nhiên, chính Chúa Phục Sinh đã hiện ra với các phụ nữ, với hai môn đệ trên đường Emmaus, và với nhiều Tông Đồ khác khi họ gặp nhau. Trong những lần đó, Tôma (biệt danh là Điđimô) không có mặt. Họ kể lại: “Chúng tôi đã được thấy Chúa” (Ga 20,22). Nhưng Tôma vẫn không tin nếu không trực tiếp nhìn thấy các dấu đinh của Người” (x. Ga 20,24). Tám ngày sau, họ lại họp nhau và có Tôma ở đó. Chúa hiện ra và tỏ cho ông thấy các dấu đinh. Tôma mới tin và tuyên xưng: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” (20,29).

Qua biến cố Phục Sinh, chúng ta rút ra những ý nghĩa sau đây:

1. Việc Chúa Giêsu chết bày tỏ tình thương vô bờ bến của Thiên Chúa. Còn việc Chúa sống lại minh chứng quyền năng cứu độ của Người. Thiên Chúa chiến thắng sự dữ và thần chết. Nhờ sự vâng phục, Đức Kitô được Thiên Chúa Cha siêu thăng, tặng ban danh hiệu là “Đức Chúa và là Đấng cứu độ duy nhất và phổ quát” của nhân loại. Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ cho chúng ta (x. Cv 4,12).

Vì thế, trong Thông Điệp Dives in Misericordia, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: “Chúa Giêsu Kitô bị hành hạ và chịu đau khổ vì xót thương chúng ta, thật quá mọi mức độ có thể tưởng nghĩ được. Cả sau biến cố Phục Sinh của Con Thiên Chúa, Thập Giá nói lên và không ngừng nói về Thiên Chúa là Cha, Ðấng tuyệt đối trung thành với tình thương muôn đời của Người đối với con nguời. Tin vào tình thương này có nghĩa là tin vào lòng nhân từ của Thiên Chúa” (số 7).

2. Đức Kitô sống lại cũng cố niềm tin cho các môn đệ và cho chúng ta. Như thánh Phaolô quả quyết: “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng” (1Cr 15,14). Nếu Chúa không sống lại, sẽ không có Giáo Hội và không có cộng đoàn chúng ta như hôm nay.

3. Đức Kitô Phục Sinh là sứ giả của Lòng Thương Xót Chúa, Người mang đến cho các môn đệ và cho chúng ta những ân huệ mới: Đó là sự bình an, Chúa Thánh Thần và ơn tha thứ.

Vì thế, mỗi lần Chúa hiện ra đều nói: “Bình an cho anh em” (Ga 20,21). Có Chúa Phục Sinh là có sự bình an. Có bình an là có tất cả. Sự bình an này rất quý giá giúp ta được vững vàng trước mọi gian nan thử thách.

Đức Giêsu thổi hơi và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20,22). Chúng ta nhớ lại, khi sáng tạo nên con người, Thiên Chúa thổi hơi vào Adam, nhờ đó ông có sự sống. Đấng Phục Sinh thổi hơi và ban Thánh Thần cho Giáo Hội. Đây là cuộc tạo dựng mới. Chúa Thánh Thần là quà tặng của Đấng Phục Sinh. “Thổi hơi và ban Thánh Thần” là ban cho Giáo Hội sự sống mới, sức mạnh mới.

Đấng Phục Sinh còn sai Giáo Hội đi và ban cho quyền tha tội: “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha” (Ga 20,23). Tha thứ là dấu chỉ của Lòng Thương Xót vô bờ bến của Chúa, được thể hiện qua bí tích Hòa Giải.

Những sứ giả lòng Thương Xót Chúa

Một ngày nọ, Chúa Giêsu đã nói với nữ tu Faustina Kowalska, sứ giả của lòng thương xót, rằng: “Nhân loại sẽ không có hòa bình cho đến khi biết tin vào Lòng Thương Xót của Chúa” (Nhật Ký, 300). Ôi Lòng Thương Xót của Chúa! Đây là tặng phẩm Phục Sinh mà Giáo Hội nhận từ Đức Kitô Phục Sinh và trao ban cho nhân loại ngay khi khởi đầu thiên niên kỷ thứ ba. Mầu nhiệm của Lòng Thương Xót đã thay đổi tận gốc số phận của nhân loại.

Nơi thập giá, Trái Tim của Chúa Kitô đã trao ban tất cả cho con người: ơn cứu độ, sự thánh hóa, ơn tha thứ. Từ Trái Tim Chúa tuôn tràn sự dịu dàng, mà thánh nữ Faustina thấy phát ra hai tia sáng chiếu tỏa thế gian. Theo lời Chúa giải thích cho thánh nữ: “Hai tia sáng nầy tượng trưng cho máu và nước”. Máu nhắc lại hy tế trên đồi Golgotha và mầu nhiệm Thánh Thể; còn nước, theo hình ảnh phong phú của thánh sử Gioan, là bí tích Rửa Tội và hồng ân Chúa Thánh Thần (x. Ga 3,5; 4,14). Những tia sáng từ lòng nhân từ Chúa ban là niềm hy vọng đặc biệt cho những ai cảm thấy mình bị đè bẹp dưới gánh nặng của tội lỗi.

Mỗi Chúa Nhật đều là Chúa Nhật của Lòng Thương Xót Chúa. Mỗi bí tích là bí tích của Lòng Thương Xót Chúa. Mỗi thánh lễ là thánh lễ của Lòng Thương Xót Chúa. Bởi vì, nơi đó tại hiện cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô để đền bù tội lỗi của chúng ta và toàn thế giới. Anh chị em được mời gọi hãy chạy đến với Chúa Giêsu Thánh Thể để tận hưởng lòng thương xót Chúa. Anh chị em hãy đến với bí tích Hòa Giải để lãnh nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa. Nếu có ai cảm thấy mình quá yếu đuối và đầy tội lỗi, hãy nhớ đến Lòng Thương Xót Chúa bao giờ cũng lớn lao hơn tội lỗi chúng ta. Chỉ có Lòng Thương Xót Chúa cho ta hy vọng chỗi dậy và tiến bước. Anh chị em hãy tín thác vào Chúa, đừng bao giờ sợ hãi, đừng bao giờ thất vọng!

Hôm nay, tại Rôma, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ tuyên phong hiển thánh cho hai vị Giáo Hoàng nổi tiếng là Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II. Các ngài quả là những vị thánh Giáo Hoàng của Lòng Thương Xót Chúa đối với thế giới và đối với Việt Nam. Noi gương các ngài, tất cả chúng ta được mời gọi trở thành những sứ giả của Lòng Thương Xót Chúa cho những người xung quanh.

Lạy Chúa, nhờ sự chết và sự sống lại của Chúa, Chúa đã mạc khải tình yêu của Thiên Chúa Cha cho chúng con, chúng con tín thác vào Chúa, chúng con lặp lại ngày lúc này với xác tín rằng: Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa, xin thương xót chúng con và thế giới. Amen!

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:32 25/04/2014
CÁI ĐUÔI THẮT GÚT CỦA CON CHUỘT
N2T

Tiểu Lực và Tiểu Đông là hai con chuột hay quên ở trong đất nước chuột, là một đôi bạn thân không hề lìa nhau.
Tối nọ, Tiểu Lực gọi điện thoại cho Tiểu Đông:
- “A lô, có phải Tiểu Đông không, tớ nói cho cậu một chuyện rất quan trọng, đó là, đó là....chuyện gì nhỉ, tớ đột nhiên quên mất tiêu nghĩ không ra...”
Té ra, hay quên là chuyện thường ngày của chúng nó, chẳng hạn như: một hôm sau khi tan học, Tiểu Đông phấn chấn chạy đến tìm Tiểu Lực: “Tiểu Lực, tớ nghĩ...tớ nghĩ..., ái dà sao lại không nhớ gì cả nhỉ ?”
Đôi bạn thân này đều như thế, vẫn là đột nhiên quên mất những gì mình đang chuẩn bị làm.
Hôm nay được nghỉ học, bầu trời rất quang đãng, Tiểu Lực thay áo sạch sẽ: ”À, mau mau viết xuống kẻo chút nữa quên mất, hôm nay mình và Tiểu Đông đi chơi điện tử, ăn kem năm màu.”
Lúc ấy nó nhìn thấy cái đuôi của mình: “Đúng rồi, mình có thể thắt gút cái đuôi lại thành một ký hiệu, chơi điện tử xong thì thắt một gút, ăn kem xong lại thắt thêm một gút nữa, mình chỉ cần nhìn thấy hai cái gút này thì nhất định nhớ được.”
Tiểu Lực rất hài lòng bèn đi ra khỏi nhà, đến ngõ hẽm thì Tiểu Đông cũng vừa đến, trên đuôi của nó cũng thắt hai gút, Tiểu Lực vội vàng nói:
- “Tiểu Đông, tớ muốn tìm cậu cùng đi...đi...sao lại quên rồi nhỉ ?”
- “Tớ cũng muốn tìm cậu cùng đi...nhưng đi đâu nhỉ ?” Tiểu Đông cũng khẩn trương nói như thế.
- “Thôi thì đi đâu cũng được mà.”
Thế là hai con chuột cùng nhau đi chơi điện tử, ăn kem, mua truyện cổ tích và thuê xe đạp chạy vòng vòng, một ngày của chúng nó rất vui vẻ.
Trời sắp tối, Tiểu Lực nhìn thấy hai cái gút trên đuôi của mình thì nói: “Tớ nhớ ra rồi, đó là tớ muốn đi tìm cậu để đi chơi điện tử, ăn kem năm màu.”
Tiểu Đông cũng nhớ lại bèn nói:
- “Nơi đuôi của tớ cũng có hai gút là để nhắc nhở tớ đi tìm cậu cùng đi mua truyện cổ tích, đi đạp xe đạp.”
- “Ha ha, chúng ta thật là hay quên.”

Mặc dù chúng nó hay quên những việc phải làm nhưng rất phấn chấn vui vẻ, bởi vì những việc mà chúng nó chuẩn bị làm thì đều đã làm xong.

Suy tư:
Trẻ con thì rất hay quên, hôm nay nhắc nhở đến trường nhớ ngoan chăm, nhưng khi đến trường thì quên tất cả những lời dặn dò của cha mẹ.
Hay quên không phải là một bệnh lý của trẻ em, nhưng là vì ham chơi ham vui mà quên tất cả những lời dạy dỗ của cha mẹ, thầy cô, và có khi quên mất lời dạy của cha sở.
Chúng ta là những người lớn nhưng rất nhiều lần trong cuộc sống chúng ta quên mất Lời Chúa dạy: hôm nay xưng tội, ngày mai phạm tội; hôm nay đọc Lời Chúa, ngày mai quên mất tiêu; hôm nay dốc lòng không chửi rủa con cái, ngày mai chửi bạo hơn. Nhưng Thiên Chúa vẫn cứ yêu thương và chờ đợi chúng ta hối cải và nói lời xin lỗi.
Trẻ em rất hay quên, đó không phải là tật xấu, nhưng là vì chúng nó ham chơi hơn ham học, cho nên chúng ta- các phụ huynh- cần phải quan tâm hơn nữa, yêu thương hơn nữa và chấp nhận cái hay quên của trẻ em để dạy dỗ chúng nó, và nhất là để chúng nó có cuộc sống vui vẻ của tuôi thơ, như Thiên Chúa vẫn yêu thương và chấp nhận những yếu đuối của chúng ta vậy.

Lời cho phụ huynh:
Trẻ con có khí chất đơn sơ và chân thật, hiểu được sự yêu thương quan tâm và chấp nhận chúng nó, thì chúng nó vẫn có thể có cuộc sống vui vẻ.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 2 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:35 25/04/2014
Chúa Nhật 2 PHỤC SINH

Tin mừng : Ga 20, 19-31.
“Tám ngày sau, Đức Giê-su đến”.


Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã sống lại, đó là một tin vui cho mọi người, nhưng niềm vui sẽ được nhân lên nhiều nếu chúng ta đón nhận niềm vui ấy với tất cả sự bình an trong tâm hồn.

Một hôm chuột túi hỏi Đấng tạo dựng:
- “Xét cho cùng thì thiên đàng ở đâu?”
- “Ở đây”.
- “Ở đâu?”- Chuột túi nhìn chung quanh bốn phía, không hiểu hỏi: “Sao con không thấy?”
Đấng tạo dựng dịu dàng trả lời:
- “Bé con, nếu như trong lòng con có thiên đàng, thì không có chỗ nào là không phải thiên đàng. Nếu như trong lòng con không có thiên đàng, thì dù cho con có ở trong thiên đàng thật, thì con nhìn cũng không thấy thiên đàng !” (1)


Thiên đàng chính là sự bình an thật, ở trong thiên đàng nhưng nhìn không thấy thiên đàng vì không có sự bình an thật trong tâm hồn, những người này họ có đầy đủ mọi thứ như tiền, danh vọng, chức vụ, nhưng tâm hồn lúc nào cũng thấp thỏm lo âu vì không có bình an trong tâm hồn, ở đâu có bình an thật thì ở đó chính là thiên đàng.

Có những người đón nhận niềm vui trong lo âu, đó là những cha mẹ nghèo lo âu khi nghe tin con mình thi đỗ đại học; có những người đón nhận niềm vui trong u sầu, đó là những người di dân đang ở thành phố vui mừng khi nghe chính sách nhập cư, nhưng u sầu vì điều kiện xem ra khó hơn trước; có những người đón nhận niềm vui trong sợ hãi, đó là những người được đề bạt lên chức vụ cao hơn vượt quá khả năng của mình; có những người đón nhận niềm vui trong thù hận, đó là những người khi nghe tin ông tham nhũng này bị hầu tòa, ông “trời con” kia bị ngồi tù vì hà hiếp dân lành.

Niềm vui và bình an của thế gian thì không trọn vẹn, niềm vui và bình an của người đời ban cho chỉ là tạm bợ theo cái vui cái thích của cơ chế ban cho, cũng như theo cái tính khí thất thường của con người, cho nên không một ai có được niềm vui và bình an lâu dài của người đời ban tặng.

Đức Chúa Giê-su đã sống lại, và việc đầu tiên Ngài ban cho các môn đệ chính là sự bình an -bình an của Nước Trời- sự bình an này như phương thuốc đắng (khổ nạn) khi uống, nhưng sẽ ngọt ngào sau khi uống xong (phục sinh) và sẽ được sự sống đời đời trong Nước Chúa.

Khi chúng ta đón mừng Tin Vui Phục Sinh của Đức Chúa Giê-su là lúc chúng ta đón nhận bình an thật của Ngài, bởi vì không ai tìm sự bình an trong sự lừa đảo dối gian, nhưng trong sự thật; không ai tìm sự bình an trong cái hư mất, nhưng trong cái vĩnh hằng; cũng không ai tìm sự bình an trong hỗn loạn, nhưng trong sự an bài theo thánh ý của Thiên Chúa, mà bình an của Thiên Chúa chính là phó thác mọi sự trong tay Ngài...

Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã đem bình an của Ngài trao ban cho các môn đệ, để các ngài cũng đem bình an ấy trao lại cho những người nghe lời các ngài rao giảng và tin vào Đấng Phục Sinh. Chúng ta cũng sẽ đem bình an của Đức Chúa Giê-su Phục Sinh trao cho những người chung quanh bằng thái độ khiêm tốn, lời nói hòa nhã và cuộc sống vui tươi.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

(1) Trích trong “Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:37 25/04/2014
N2T

19. Trẻ con thì chỉ cần chiếc thuyền nhỏ của nó chạy thuận lợi là được rồi. Chỉ cần hoàn toàn trông cậy vào Thiên Chúa, để thuyền thuận buồm xuôi gió là thành công rồi vậy.

(Thánh Teresa of Lisieux)
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:44 25/04/2014
HIỀN TỪ và VUI VẺ

Cha sở vào nhà thờ chuẩn bị dâng lễ, nhìn thấy một đám thiếu nhi và người lớn đang đứng chơi giỡn đấu láo ngoài nhà thờ, ngài đi tới cười vui lớn tiếng hỏi các em:

- “Các con nói chuyện gì mà vui quá vậy ?”

Bọn trẻ thấy cha sở hỏi thì lấm lét không dám trả lời, ngài vui vẻ hỏi tiếp:

- “Hôm nay các con đi học vui không, có ai bị thầy cô phạt không ?”

Bọn trẻ bắt đầu cười nói: “Thưa cha không có ạ !”

Cha sở cười nói: “Ồ, các con giỏi quá, các con ăn cơm tối chưa ?”

Bọn trẻ đứa nói ăn rồi đứa nói chưa. Cha sở vui vẻ nói:

- “Bây giờ cha sắp làm lễ rồi, các con vào đọc kinh và cũng dự lễ với cha nhé, không phải các con đi dự lễ sao ?”

Bọn trẻ vui vẻ nói: “Vâng ạ.” và cùng cha sở đi vào nhà thờ.

Những người lớn đứng đó đều thấy đều nghe tất cả, và cũng vào nhà thờ dự lễ luôn...

Cha sở thầm cám ơn Chúa đã ban cho ngài sự bình tĩnh không nóng giận và vui vẻ.

------------

http://nhantai.info

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com

http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
VietCatholic Network
03:23 25/04/2014
Linh đạo của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II hay Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, tên khai sinh của Ngài là Karol Józef Wojtyła. Ngài sinh ngày 18 tháng 5 năm 1920 tại Wadowice, miền nam Ba Lan, cách Kraków 50 cây số. Ngài là vị Giáo Hoàng thứ 264 của Giáo Hội Công Giáo Rôma và là người lãnh đạo tối cao của Vatican kể từ ngày 16 tháng 10 năm 1978. Cho đến khi qua đời, triều đại của Ngài đã kéo dài hơn 26 năm và trở thành triều đại Giáo Hoàng dài thứ ba trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, sau triều đại Giáo Hoàng của Thánh Phêrô trải dài 34 năm và triều đại Đức Giáo Hoàng Piô IX trải dài 32 năm. Cho đến hiện tại, Ngài là vị Giáo Hoàng duy nhất người Ba Lan và là Giáo Hoàng đầu tiên không phải người Ý trong gần 500 năm, kể từ Đức Giáo Hoàng Ađrianô VI vào năm 1520. Ngài được tạp chí TIME bình chọn là một trong bốn người có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20. và cả những năm đầu thế kỷ 21.

Trong triều đại của mình, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II không ngừng mở rộng ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo trong Thế giới thứ ba. Ngài đã thực hiện rất nhiều chuyến tông du hơn 129 quốc gia, Ngài có thể nói được hơn 10 ngôn ngữ, ngoài tiếng Ba Lan còn có tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga và một chút tiếng Việt.

Trong suốt triều đại của mình, Ngài đã lên tiếng phản đối chiến tranh và kêu gọi hòa bình, phản đối chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản, chế độ độc tài, chủ nghĩa duy vật, các phương pháp phá thai, thuyết tương đối, chủ nghĩa tư bản và cách thức chết êm dịu. Đức Giáo Hoàng cũng được coi là một trong những nguồn lực dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Ba Lan và Đông Âu.

Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên công khai xin lỗi về những lỗi lầm của Giáo Hội trong quá khứ. Ngài cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên đứng ra hòa giải với Chính Thống Giáo Đông Phương, Do Thái Giáo và Anh giáo. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên đứng ra tổ chức cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo của các tôn giáo khác như Phật Giáo, Khổng Giáo, Chính Thống Giáo Đông Phương, Do Thái Giáo, Cao Đài và Hồi Giáo. Ngài còn là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến thăm một ngôi đền Hồi Giáo ở Syria, và là vị Giáo Hoàng đầu tiên tổ chức ra Ngày Giới Trẻ Thế Giới hằng năm, và cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến thăm vùng Thánh Địa Jerusalem.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã được Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI phong là Đấng Đáng Kính vào ngày 19 tháng 12 năm 2009 và phong Chân Phước vào ngày 1 tháng 5 năm 2011. Mặc dù chưa chính thức được phong thánh nhưng vì Ngài là người sáng lập ra Đại hội Giới Trẻ Thế Giới nên Ngài được chọn là một trong những vị Thánh Quan Thầy bảo trợ cho ba kỳ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới liên tiếp tại Sydney năm 2008, Madrid năm 2011, và tại Rio de Janeiro năm 2013. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ được phong thánh vào ngày 27.4.2014 tại Roma.

ĐỜI TU SĨ.

Năm 1941, sau khi người cha qua đời, chàng thanh Karol Józef Wojtyła Karol đã dấn thân sâu hơn trong việc học triết học. Tại nhà Kydrynskis-một người bạn, nơi Karol Józef Wojtyła đã dọn đến và ở trong sáu tháng, iê n ta thường thấy Karol Józef Wojtyła nằm xoài ra sàn nhà cầu nguyện, tay dang ngang như hình Thánh Giá.

Vào mùa thu năm 1942, sau một cuộc thảo luận dài với cha giải tội Figlewicz, Wojtyla đến nhà riêng tổng Giám mục Sapieha và trình bày ước nguyện trở thành tu sĩ với vị Giám mục. Trước đó, Karol đã tới tu viện khổ hạnh dòng Carmelite ở Czerna với hy vọng được vào đây nhưng tu viện này đã bị Đức Quốc Xã đóng cửa. Mặc dù những người bạn đã cố gắng thuyết phục Karol Józef Wojtyła đừng rời bỏ sự nghiệp sân khấu, nhưng Karol vẫn quyết định theo con đường mình đã chọn.

Karol Józef Wojtyła bắt đầu lén lút học những môn của Chủng Viện Kraków, do Đức Hồng Y Adam Stefan Sapieha, lúc đó là Tổng Giám Mục Kraków, điều hành. Mỗi người được trao cho một vị giáo sư. Các lớp học được tổ chức ở nhà tu, nhà thờ và ở nhà riêng. Những chủng sinh này được yêu cầu không để những người quen biết về việc học tập của họ và bản thân những người này vẫn duy trì một nếp sống bên ngoài như bình thường. Trong thời gian này, Karol Józef Wojtyła đã đọc cuốn “Luận về sự hiến dâng hoàn toàn cho Đức Mẹ Đồng Trinh” của Thánh Louis Grignion de Montfort, và cuốn “Lý Thuyết Tự Nhiên” của Kazimierz Wars. Ngày 6 tháng 8 năm 1944, "Ngày Chúa Nhật Đen" khi hơn 8000 người đàn ông và các cậu bé đã bị quân đội Phát Xít bắt giam, rất may mắn Karol Józef Wojtyła đã không nằm trong số đó. Sau sự kiện này, Karol Józef Wojtyła vào ẩn trú trong dinh tổng Giám mục và không tiếp tục làm việc tại Solvay nữa. Ngày 13 tháng 11, Karol Józef Wojtyła chịu chức Cắt Tóc, một nghi lễ từ thời trung cổ, là biểu tượng của đời tận hiến cho Thiên Chúa.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Karol Józef Wojtyła trở về phân khoa Thần Học của Ðại Học Jagiellonia vừa được mở cửa lại. Tại đây, Karol Józef Wojtyła đã được bầu làm phó chủ tịch hội sinh viên. Trong thời gian này, Karol đã tập trung vào việc hoàn tất các chương trình nghiên cứu của năm 3 và năm 4. Từ tháng 4 năm 1945 cho tới tháng 8 năm 1946, Karol cũng làm việc ở cương vị phụ giáo.

Karol Józef Wojtyła cũng đệ đơn xin gia nhập tu viện Czera của dòng Carmelite đã được mở cửa trở lại. Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Sapieha đã kiên quyết từ chối việc cho phép Wojtyla gia nhập dòng tu.

ĐỜI LINH MỤC.

Thầy Karol Józef Wojtyła được thụ phong Linh Mục vào dịp Lễ Các Thánh ngày 1 tháng 11 năm 1946 sớm hơn sáu tháng so với các chủng sinh đồng khóa. Ngày hôm sau, tại Nhà Thờ lớn Wawel, Cha Karol đã cử hành Thánh Lễ đầu tiên. Sau đó không lâu, Đức Hồng Y Sapieha gửi Linh Mục Karol Wojtyla đi du học Roma, tại Ðại học của các Linh Mục Dòng Ða Minh Angelicum. Dưới sự hướng dẫn của Quý Linh Mục Dòng Ða Minh nổi tiếng là Garrigou Lagrange, Cha Karol Józef Wojtyła hoàn thành luận án tiến sĩ thần học về đề tài Ðức Tin trong các tác phẩm của Thánh Gioan Thánh Giá vào năm 1948. Trong các kỳ nghỉ hè trong thời gian du học tại Roma, Cha Karol Józef Wojtyła thi hành mục vụ nơi các người Ba Lan di dân sống bên Pháp, Hoà Lan và Bỉ.

Sau khi hoàn tất học trình tiến sĩ trong thời gian du học ở Roma, tháng 7 năm 1948, Cha Karol Wojtyla được Đức Hồng Y Sapieha bổ nhiệm làm Linh Mục phụ tá Niegowic, một giáo xứ hẻo lánh thuộc vùng quê Galicia, cách Kraków 30 dặm.Mỗi buổi sáng, Cha Karol Wojtyla thức giấc lúc 5 giờ, dâng Thánh Lễ, điểm tâm rồi dùng xe ngựa di chuyển một vòng qua các khu trong giáo xứ, hướng dẫn giáo lý cho thiếu nhi và cử hành Thánh Lễ tại một khu xóm. Sau đó, Cha trở về nhà xứ ăn trưa, tiếp khách hoặc đi thăm viếng giáo dân. Những buổi chiều hoặc những cuối tuần rảnh rỗi Cha còn tự mình phụ giúp giáo dân địa phương những công việc lao động trong nhà.

Cũng trong thời gian làm phó xứ Niegowic, Cha Karol Józef Wojtyła đã cống hiến nhiều thì giờ cho giới trẻ tại đây. Ngài hướng dẫn họ trình diễn trên sân khấu, giúp họ học thêm để bồi bổ kiến thức, tổ chức những buổi cắm trại trong rừng hoặc những chuyến du ngoạn trong các khu lân cận thuộc giáo phận Krakow, thành lập các đội bóng chuyền và túc cầu cho thanh thiếu niên trong vùng.

Tháng 3 năm 1949, Đức Hồng Y Sapieha thuyên chuyển Cha về làm việc tại một trường của Ðại Học Kraków thuộc giáo xứ Saint Florian. Cha tiếp tục trau dồi triết và thần học tại Ðại Học Công Giáo Lublin. Tại đây, Cha có cơ hội tìm hiểu thêm về giới trẻ, đồng thời khai triển những phương pháp mục vụ trong khi tiếp xúc với đời sống văn hóa cùng các thức giả tại tổng giáo phận Kraków. Cũng tại nơi đây, Cha Karol Józef Wojtyła còn có dịp tiếp tục triển khai những kiến thức về văn chương và triết học của mình.

Cha thường đưa những sinh viên đi cắm trại và du ngoại ngoài trời để hòa mình vào thiên nhiên. Chính nhờ những sinh hoạt với giới sinh viên trong thời gian ở giáo xứ Saint Florian, mà sau này khi được cử làm Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Krakow, Cha Karol Józef Wojtyła đã hoàn tất những tác phẩm nói lên mối liên hệ phái tính theo tinh thần Kitô giáo mà tiêu biểu là: The Jeweler’s Shop-Tiệm Nữ Trang, Love And Responsibility-Tình Yêu Và Trách Nhiệm.

Năm 1953, Cha Karol Józef Wojtyła trình bày một luận án với đề tài "Thẩm định khả thể xây dựng nền luân lý Công Giáo trên hệ thống luân lý của Max Scheler" tại Ðại Học Lublin. Sau đó, Cha trở thành giáo sư thần học luân lý và luân lý xã hội tại Ðại Chủng Viện Kraków và tại phân khoa thần học của Ðại Học Công Giáo Lublin.

Tháng 10 năm 1954, phân khoa Thần học tại Đại học Jagiellonian, nơi Cha đang giảng dạy môn luân lý Kitô Giáo, bị đóng cửa. Lúc ấy Cha Karol Józef Wojtyła thường cùng một nhóm giáo sư bí mật gặp gỡ để trao đổi quan điểm về mối liên hệ giữa nhà nước và Giáo Hội.

ĐỜI GIÁM MỤC THA THIẾT VỚI CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICAN II.

Vào ngày 4 tháng 7 năm 1958, Cha Karol Józef Wojtyła được Đức Giáo Hoàng Piô XII bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Kraków. Nửa giờ sau cuộc gặp với Đức Hồng Y Wyszynski và nhận sự đề cử làm Giám Mục Phụ Tá, vị Linh Mục trẻ Karol Józef Wojtyła tìm tới tu viện của các nữ tu áo xám Ursuline bên bờ sông Vistula. Ngài đã cầu nguyện liên tục suốt trong 8 tiếng đồng hồ liên tiếp trước khi rời tu viện Ursuline.

Ngày 28 tháng 9 năm 1958, Ngài được tấn phong Giám Mục tại Nhà Thờ lớn Wawel ở Kraków, 11 ngày trước khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời. Một tháng sau, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII lên kế vị, mở ra một kỷ nguyên mới cho Giáo Hội Công Giáo qua quyết định triệu tập Công Đồng Vatican II. Vị tân Giám Mục 38 tuổi nhận được giấy mời tham dự Công Đồng.

Tại đây, Ngài đã có sự đóng góp tích cực và hữu hiệu vào chương trình của Công Đồng với bảy diễn từ đọc trước các Nghị Phụ tham dự Công Đồng và với 13 tuyên ngôn, Đức Giám Mục Karol Józef Wojtyła đã gây được một ấn tượng sâu sắc đối với hầu hết các thành phần tham dự Công Đồng. Đặc biệt là Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, và nhất là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI sau đó.

Vào ngày 30 tháng 12 năm 1963, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đề bạt Ngài làm Tổng Giám Mục Kraków. Trong cương vị Tổng Giám Mục, Ngài tham dự Công Đồng Vatican II, góp công soạn thảo các tài liệu Tuyên Ngôn Về Tự Do Tôn Giáo, Dignitatis Humanae, và Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium et Spes-Vui mừng và Hy vọng. Đây là hai văn bản có tính cách lịch sử và quan trọng nhất của Công Đồng này.

Tháng 5 năm 1964, Đức Giám Mục Karol Józef Wojtyła đã đệ trình đoàn chủ tịch Công Đồng 1 văn bản được soạn thảo nhân danh các Giám Mục Ba Lan tuyên bố nói lên mối quan hệ của Giáo Hội với thế giới hiện đại phải được dựa trên khái niệm xác nhận Giáo Hội là một xã hội hoàn thiện do Thiên Chúa sáng lập và ở bên trên lịch sử. Ngày 30 tháng 11 năm 1964, Ngài đã có cuộc nói chuyện riêng đầu tiên với Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, người đã theo dõi chặt chẽ các phát biểu của vị Giám Mục mới này.

ĐỜI Hồng Y CỦA NGÀI TẠI GIÁO TRIỀU ROMA.

Trong năm 1967, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI phong Ngài làm Hồng Y. Ngài cũng đồng thời được bổ nhiệm vào bốn Thánh Bộ của Vatican: Thánh Bộ Giáo Sĩ, Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo, Thánh Bộ Nghi Lễ, Thánh Bộ Các Giáo Hội Đông Phương và làm cố vấn cho Hội Đồng về thế tục.

Vào mùa Giáng Sinh năm 1970, khi tình hình Ba Lan căng thẳng, giá thực phẩm leo thang, trong bài thuyết giảng nhân lễ Giáng Sinh tại Kraków năm ấy, Ngài nói: "Khi người dân bị thương tích và khổ đau, Giáo Hội phải lên tiếng bênh đỡ không vì bất cứ khuynh hướng chính trị nào mà chỉ vì tình yêu và tình liên đới của những người con Thiên Chúa."

Thời gian này Ngài cũng làm việc với nhóm tín hữu trí thức dấn thân có tên là Odrodzenie-Tái Sinh, tổ chức Công Giáo đấu tranh duy nhất đặt dưới sự bảo trợ của Đức Hồng Y Wyszynski. Ngài cũng có những cuộc gặp gỡ giới trí thức để cùng nhau trao đổi quan điểm. Tại tư dinh, Ngài không chỉ gặp gỡ các chủ biên của tờ Tygodnik Powszechny mà còn tiếp xúc với các sử gia, các nhà toán học, các khoa học gia, triết gia, các văn gia, nhạc sĩ, kể cả các nghệ sĩ trình diễn. Ngài bàn hỏi họ về những vấn đề của Ba Lan, của nhân loại và cả những vấn đề thuộc thế giới bên kia, thế giới siêu hình."

Vào năm 1972, Đức Hồng Y Karol Józef Wojtyła cũng bắt đầu một mối quan hệ với Anna Teresa Tymieniecka, một phụ nữ Ba Lan đang làm việc tại Đại Học Havard. Bà đã giúp Ngài trở nên nổi bật, giới thiệu Ngài với cộng đồng triết học Châu Âu, với các học giả Mỹ. Bà đã giúp vạch kế hoạch cho chuyến thăm kéo dài đầu tiên của Ngài tới Mỹ, và thu xếp để Ngài có bài giảng đầu tiên tại Đại Học Harvard.

Trong khoảng thời gian từ 1973 đến 1975, Đức Hồng Y Karol Józef Wojtyła đã vào phòng đặc biệt của Giáo Hoàng để nói chuyện riêng 11 lần. Vào năm 1976, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã mời Ngài cử hành Thánh Lễ Mùa Chay tại Vatican cho các thành viên của Tòa Thánh. Cũng trong năm này, tờ "Thời Báo New York" đã đặt Ngài vào danh sách 10 người được nhắc tới nhiều nhất như là các ứng cử viên để kế vị Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.

Vào tháng 8 năm 1978, sau khi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI qua đời, Ngài đã tham gia Hồng Y Đoàn chọn Đức Hồng Y Albino Luciani, Hồng Y Tổng Giám Mục của Venezia lên ngôi Giáo Hoàng với danh xưng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I. Khi được chọn làm Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Albino Luciani với số tuổi 65 tuổi, trẻ hơn so với nhiều vị Giáo Hoàng khác. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1978, chỉ 33 ngày sau khi nhậm chức, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I qua đời. Vào tháng 10 năm 1978, Đức Hồng Y Karol Józef Wojtyła trở về lại Tòa Thánh để bầu Giáo Hoàng mới.

Đời Giáo Hoàng của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II.

Lúc 16:30 ngày thứ bảy 14 tháng 10 năm 1978, sau khi cử hành Thánh Lễ kính Chúa Thánh Thần tại Ðền Thờ Thánh Phêrô vào ban sáng, 111 Đức Hồng Y từ khắp thế giới bước vào Cơ Mật Viện, để bầu Giáo Hoàng mới. Hôm sau các Đức Hồng Y bắt đầu bỏ phiếu: ban sáng hai lần, ban chiều hai lần. Bốn lần bỏ phiếu ngày 15 tháng 10/1978, không có kết quả nào cụ thể.

Sáng thứ hai 16 tháng 10 năm 1978, với hai lần bỏ phiếu, các Đức Hồng Y vẫn chưa chọn được Vị Giáo Hoàng mới. Tên của Đức Hồng Y Karol Józef Wojtyła đã nhận được nhiều phiếu hơn cả vào lúc 17:30 tối, trong cuộc bỏ phiếu lần thứ sáu, vào chiều ngày 16 tháng 10 năm 1978. Sau khi kiểm xong các lá phiếu, Vị Hồng Y nhiếp chính lại gần Đức Hồng Y Karol Józef Wojtyła được chọn, chào kính, đặt câu hỏi theo lễ nghi: "Ngài có chấp nhận việc lựa chọn Ngài hay không?" Trong cầu nguyện và yên lặng suy tư, Đức Hồng Y Karol Józef Wojtyła chưa trả lời ngay. Mọi người chờ đợi và thấy Ngài cảm động, nước mắt chảy trên gò má. Sau cùng, với giọng rõ ràng và nghiêm nghị, Đức Hồng Y Karol Józef Wojtyła trả lời: "Vì Chúa Kitô của tôi, vì Ðức Trinh Nữ, Mẹ của tôi, vì tôn trọng Tông Hiến của Ðức Phaolô VI mời gọi, tôi xin chấp nhận."

6 giờ 18 phút, Đức Hồng Y Phó Tế Tisserant tuyên bố: "Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Hồng Y Đoàn đã tín nhiệm Đức Hồng Y Karol Józef Wojtyła, Tổng Giám Mục Kraków, Ba Lan, vào ngôi vị Giáo Hoàng của thế giới Công Giáo". Ngài đã được bầu để kế vị Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I, trở thành vị Giáo Hoàng từ ngoài nước Ý đầu tiên trong gần 500 năm và là vị Giáo Hoàng gốc người Slav đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo.

Đức Tân Giáo Hoàng giơ tay chào dân chúng. Trước khi ban phép lành Urbi et Orbi, Ngài mở đầu: "Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô”, lời chào người dân Công Giáo Ý rất ưa chuộng. Ngài nói tiếp:

“Chúng ta còn đang đau buồn về cái chết của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhất. Và lúc này đây các Vị Hồng Y đáng kính đã chọn một Vị Giám Mục mới của Roma. Các ngài đã chọn một vị đến từ một xứ sở xa xôi, xa xôi, nhưng luôn luôn gần gũi bởi sự hiệp thông đức tin và trong truyền thống Kitô. Tôi run sợ trong khi lãnh nhận việc lựa chọn này, nhưng tôi đã chấp nhận trong tinh thần phục tùng Chúa chúng ta Ðức Giêsu Kitô và trong tinh thần phó thác hoàn toàn cho Mẹ Người, Ðức Trinh Nữ Maria.

Tôi không biết tôi có thể biểu lộ rõ ràng bằng tiếng nói của anh chị em không... bằng tiếng Ý của chúng ta không", lại một tràng pháo tay dài nữa của dân chúng. Mối thiện cảm giữa Đức Giáo Hoàng mới và dân chúng gia tăng thêm mãi. "Nếu tôi nói sai, anh chị em sửa lại cho tôi. Và giờ đây hiện diện trước mọi người để tuyên xưng đức tin chung của chúng ta, đức cậy và lòng tín nhiệm của chúng ta nơi Mẹ Chúa Kitô và Mẹ Giáo Hội và cũng để bắt đầu lại trên con đường của lịch sử và của Giáo Hội với sự giúp đỡ của Thiên Chúa và của toàn thể Giáo Hội.”

Như vị Giáo hoàng tiền nhiệm, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đơn giản hóa chức vụ này và làm giảm bớt tính huy hoàng quyền thế. Ngài không tự xưng là "chúng tôi" như các Vị Giáo Hoàng trước; thay vào đó Ngài dùng từ ngữ "tôi". Ngài chọn làm một lễ tấn phong đơn giản chứ không rườm rà, và Ngài chưa đội mũ Giáo Hoàng trước khi lễ tấn phong. Ngài làm thế để nhấn mạnh đến chức vụ hầu hạ của mình là tôi tớ của những người tôi tớ của Chúa-Servus Servorum Dei.

Sáng ngày 17 tháng 10, Ngài đã trình bày con đường của Ngài: trung thành với Công Đồng và các hội đoàn. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã kiên quyết khẳng định việc phải tuân thủ lời răn dạy của Giáo Hoàng, tôn trọng các luật lệ về nghi lễ cũng như về kỷ luật. Sau cùng, Ngài nhấn mạnh đến nhu cầu tiến hành cuộc đối thoại trên phạm vi toàn thế giời và cam kết của Giáo Hội với hòa bình và công lý trên thế giới.
 
Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II: Hai vị thánh đầy cá tính và hài hước
Vũ Văn An
04:35 25/04/2014
Người ta đang đếm ngược tới giờ phút mong đợi nhất trong lịch sử hiện đại của Giáo Hội: việc phong thánh cho hai vị giáo hoàng Gioan Phaolô II và Gioan XXIII.

Trong suốt tuần lễ này, Tòa Thánh đã tổ chức nhiều buổi nói chuyện đặc biệt với các diễn giả từng quen biết hai vị thánh tương lai này. Để giúp truyền đạt các chi tiết về cuộc đời hai vị, Tòa Thánh còn vận dụng cả một nhóm mới, trong đó có linh mục Mỹ gốc Mễ Tây Cơ là Manuel Dorantes, để thông dịch cho các nhà báo Anh và Tây Ban Nha nữa.

Vào hôm thứ Ba, các vị thỉnh nguyện viên án phong thánh cho hai Đức Giáo Hoàng lên tiếng trình bày lý do tại sao hai nhân vật này đã là mô thức cho mọi Kitô hữu. Hai vị cũng cho ta nhiều cái nhìn thông sáng về cá tính của các ngài.

Cha Giovangiuseppe Califano, thỉnh nguyện viên án phong thánh cho Đức Gioan XXIII, cho hay: “Có câu truyện truyền tụng về một vị giám mục kia đến tâm sự với Đức Gioan XXIII rằng: ‘từ khi được chọn làm giám mục tới nay, con ngủ không được. Con có nhiều suy nghĩ quá’. Đức Gioan XXIII trả lời: ‘Cha cũng cảm nhận như con: khi được bầu làm giáo hoàng, cha cũng suy nghĩ liên miên. Một đêm kia, cha gặp Thiên Thần bản mệnh trong một giấc mơ; thiên thần bảo cha: này Angelo, đừng quá quan trọng hóa con. Từ đó, cha ngủ rất ngon’”.

Còn Cha Slawomir Oder, thỉnh nguyện viên án phong thánh cho Đức Gioan Phaolô II, thì kể lại “một lần kia, khi Đức Gioan Phaolô II mệt mỏi, một trong các nữ tu có nhiệm vụ săn sóc ngài thưa: ‘thưa Đức Thánh Cha, con lo lắng cho Đức Thánh Cha (your holiness)’. Ngài bèn đáp lại: ‘Cha cũng lo lắng cho sự thánh thiện của cha (my holiness)’”.

Hai vị thỉnh nguyện viên cũng đề cập tới cả các khuyết điểm lẫn nhân đức của các ngài để chứng tỏ rằng đạt tới sự thánh thiện không hề là chuyện ảo tưởng. Cả hai vị giáo hoàng đều sẽ được phong hiển thánh vào Chúa Nhật kính lòng Chúa thương xót, một ngày lễ do Đức Gioan Phaolô II thiết lập. Nhưng cuộc đời của cả hai ngài đều cho thấy lòng Chúa thương xót hết sức quan trọng đối với mình.

Cha Giovangiuseppe Califano cho hay: “Mọi sự sẽ xẩy ra trong Chúa Nhật kính Lòng Chúa Thương Xót. Tôi nghĩ rằng gốc rễ nền linh đạo của cả hai vị giáo hoàng chính là ý muốn đề cao lòng nhân từ hay thương xót của Thiên Chúa”.

Hai chiếc chắn sách

George Weigel, người viết tiểu sử nổi tiếng của Đức Gioan Phaolô II, cho rằng quyết định táo bạo của Đức Phanxicô phong thánh cho chân phúc Gioan XXIII mà không cần một phép lạ thứ hai như thông lệ, và liên kết nghi lễ phong thánh cho vị Giáo Hoàng Tốt Lành này với nghi lễ phong thánh cho chân phúc Gioan Phaolô II chắc chắn sẽ giúp tái định hướng việc suy tư của Công Giáo về lịch sử hiện đại của Giáo Hội.

Weigel nghĩ rằng điều Đức Phanxicô muốn gợi ý là: Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II là hai chiếc chắn sách song sinh (twin bookends) của Công Đồng Vatican II, và do đó, cần được phong thánh cùng một lúc.

Ngày 25 tháng 1 năm 1959, chỉ sau khi được bầu chưa đầy 3 tháng, Đức Gioan XXIII đã làm thế giới Công Giáo ngạc nhiên khi loan báo rằng ngài sẽ triệu tập công đồng chung lần thứ 21 của lịch sử. Theo một số tư tưởng gia Công Giáo, giáo huấn của Công Đồng Vatican I, tức giáo huấn dạy rằng Giám Mục Rôma được hưởng đặc sủng vô ngộ trong các hoàn cảnh được xác định cẩn thận, đã khiến cho các công đồng chung trong tương lai không còn cần thiết nữa. Các công đồng chung hay công đồng đại kết trước đây được triệu tập để giải quyết các vấn đề tranh cãi về tín lý; Đức Giáo Hoàng hiện nay có thể tự mình giải quyết các tranh cãi này, nên không cần tới các công đồng nữa.

Đức Giaon XXIII không đồng ý như thế. Công đồng của ngài, trong khi vẫn cử hành và tái xác quyết kho tàng đức tin, đã thăm dò nhiều phương cách để các chân lý trường cửu mà Giáo Hội luôn chuyển tải trong lịch sử được trình bày với thế giới một cách nhiều hiệu năng hơn. Người ta vốn cho rằng Đức Gioan XXIII muốn Vatican II là một công đồng “mục vụ”, và điều này quả đúng. Nhưng là một sử gia chuyên nghiệp, Đức Gioan XXIII có một tầm nhìn rộng lớn về điều “mục vụ” có nghĩa gì.

Ngài biết rõ: vị giáo hoàng của thời trai trẻ của ngài là Đức Lêô XIII đã giải phóng nhiều năng lực cải cách trong Giáo Hội, những năng lực từng tạo nên nhiều sóng gío đáng kể trong nửa đầu thế kỷ 20. Ngài muốn tập chú các năng lực cải cách này qua cảm nghiệm rực rỡ của một Lễ Hiện Xuống mới, để Giáo Hội trở thành một chứng nhân có sức thuyết phục hơn theo nghĩa phúc âm đối với Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người. Tháo gỡ đạo Công Giáo là điều sau cùng trong tâm trí Đức Gioan XXIII. Mục tiêu chiến lược vĩ đại của ngài là một Giáo Hội có thể mang tới cho thế giới “liều thuốc xót thương” (như chính ngài đã nói trong diễn văn khai mạc Công Đồng) dưới hình thức các sự thật đem lại sự sống.

Như mọi người từng sống qua thời kỳ sau Vatican II đều rõ, Công Đồng của Đức Gioan XXIII đã tạo nên nhiều sóng gió của riêng nó. Weigel tin chắc rằng một lý do là: không như các công đồng trước, Vatican II không cung cấp các chìa khóa có thế giá cho việc giải thích về chính nó. Nó không xác định bất cứ tín lý nào. Nó không kết án bất cứ lạc giáo hay người lạc giáo nào. Nó không ấn định bất cứ điều khoản mới nào cho bộ giáo luật, nó không viết ra kinh tin kính nào, nó không ủy nhiệm bất cứ sách giáo lý nào. Đó là những cách các công đồng trước nói với Giáo Hội, “đây là điều chúng tôi muốn nói”. Vatican II không làm bất cứ điều gì trong số đó cả.

Và tất cả chúng ta đều biết chuyện gì đã xẩy ra sau đó. Mặc ai muốn nói sao thì nói về Điều Vatican II Muốn Nói. Và giữa những tự do ấy, mục tiêu chiến lược của Đức Gioan XXIII, một Giáo Hội được lên sinh lực trở lại về tinh thần phúc âm để công bố trọn vẹn bản hòa tấu chân lý Công Giáo một cách mà thời hiện đại có thể nghe được, đã mất hút.

Nhưng rồi Thiên Chúa đã cho trỗi dậy một con người thánh thiện, một thiên tài, và một cảm nghiệm mục vụ sâu sắc, một con người của Công Đồng từng hướng dẫn một cuộc thực thi sâu rộng Vatican II tại chính giáo phận của mình trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, để đóng vai người kế nhiệm thứ ba của Đức Gioan XXIII: Karol Wojtyla thành Cracow, lấy danh hiệu Gioan Phaolô II để tôn kính hai người kế nhiệm đầu tiên của ngài. Suốt thời gian 26 năm rưỡi và với sự trợ lực của Đức HY Joseph Ratzinger (một bậc cựu trào nữa của Vatican II, sau trở thành người kế vị thứ tư của Đức Gioan XXIII), Đức Gioan Phaolô II đã đem lại cho Giáo Hội những chìa khóa chủ yếu để giải thích Vatican II một cách có thế giá.

Ngài làm thế bằng chính huấn quyền của ngài, qua Thượng Hội Đồng các giám mục thế giới, và qua Đại Năm Thánh 2000. Và khi ngài được gọi về Nhà Cha, ngài đã hướng Giáo Hội về mục tiêu chiến lược mà Đức Gioan XXIII đã xác định ngày 11 tháng 10 năm 1962: cải cách Đạo Công Giáo cho một đệ tam thiên niên kỷ của hành động phúc âm và tông truyền, cho việc hàn gắn thế giới.

Hai môn đệ triệt để hồi hướng của Chúa Kitô, một Công Đồng, hai chiếc chắn sách: đó là điều Đạo Công Giáo cử hành trong lễ phong thánh cho Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
 
Phương tiện truyền thông hiện đại của Vatican trong sự kiện Phong Thánh ngày 27.4.2014
Lm. Phạm Văn Tuấn
13:07 25/04/2014
Phương tiện truyền thông hiện đại của Vatican trong sự kiện Phong Thánh ngày 27.4.2014

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ tuyên phong hai vị tiền nhiệm là Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và ĐGH Gioan Phaolô II lên bậc Hiển Thánh vào Chúa Nhật 27.4.2014 tại quảng trường Thánh Phêrô. Năm triệu khách hành hương đang được thành phố Rôma chào đón. Tòa Thánh Vatican đang ráo riết chuẩn bị cho một hoạt động liên hệ công chúng năng động nhất từ nhiều năm nay qua các phương tiện truyền thông hiện đại.

Báo chí nhắc lại cuộc Phong Thánh cho Đức Giáo Hoàng Piô X vào tháng 5 năm 1954 qua truyền hình trực tiếp thuở bấy giờ thì thấy những hình ảnh của buổi lễ không rõ lắm, có lúc nhạt nhòa và chỉ là màu đen và trắng. Âm thanh của người dẫn chương trình khó nghe bởi các tiếng động bên ngoài như dàn nhạc, ca đoàn…

Tuy nhiên cách đây đúng 60 năm, Giáo Hội Công Giáo đã dùng công nghệ mới nhất thời đó để đưa các hình ảnh sống động đến giáo dân hoàn cầu - chỉ sau bốn tháng đài truyền hình ở Ý phát sóng chương trình đầu tiên. Lúc ấy cả nước Ý chỉ có đúng 80.000 tivi. Ngày Phong Thánh cho Đức Piô X đã được phát sóng trực tiếp bởi đài RAI thì đó là một sự kiện đáng ghi nhớ về kỹ thuật truyền thông của Giáo Hội.

Nhìn đến ngày quan trọng 27.4.2014, đúng gần 60 năm sau, phương tiện truyền thông và các công nghệ đã thay đổi nhanh chóng về hình ảnh, màu sắc cũng như chất lượng. Tòa Thánh Vatican cũng tiếp tục sử dụng các phương tiện hiện đại này như trước đây cho việc phong thánh ĐGH Gioan XXIII và ĐGH Gioan Phaolô II: Tổng cộng có 34 máy quay truyền hình được đặt tại mọi góc độ quan trọng trong quảng trường Thánh Phêrô, trong đó 15 máy hiện đại ghi hình HD, 13 máy ghi hình nổi 3D, 6 máy còn lại ghi hình theo dạng 4K Ultra HD. Ngoài ra có 9 vệ tinh sẽ truyền đi hình ảnh trực tiếp trên toàn thế giới. Một "sự kiện lịch sử" hiếm có sắp xảy ra tại Giáo Đô Rôma về kỹ thuật ghi hình cũng như về thần học.

Một nhiệm vụ quan trọng khác của Trung Tâm Truyền Hình Vatican là nối kết được với các chuyên gia của của nhà cung cấp truyền hình theo loại trả tiền Sky vào sự kiện Phong Thánh, cả tập đoàn truyền thông Sky của Đức cũng đến phục vụ. Chương trình có một không hai này cho ngày Phong Thánh là trong 500 rạp chiếu phim tại 20 quốc gia trên thế giới sẽ được truyền hình trực tiếp miễn phí cho cả nhà đầu tư của các rạp chiếu phim cũng như cho khán giả.

"Chúng tôi phải làm tất cả để cho mọi người truy cập được những lời nói của Giáo Hội", phát ngôn viên Tòa Thánh, cha Federico Lombardi cho biết nhân dịp trình bày của dự án này ở Rôma. "Chúng tôi mong muốn những người nghèo nhất có cơ hội tham dự vào sự kiện này, khi mà truyền thông có thể mang đến cho họ", cha Lombardi nhấn mạnh thêm.

Những gì đang được công bố từ Tòa Thánh Vatican, như vang lên một âm thanh kỳ lạ lỗi thời trong một thế giới choáng ngộp về phương tiện truyền thông điện tử. Tuy nhiên từ đây vẫn có những kỷ lục vượt bực xảy ra như ĐGH Phanxicô vừa được tạp chí Kinh Tế Fortune nổi tiếng của CNN-Money vào ngày 20.3.2014 đã bầu chọn Ngài là nhân vật đứng đầu trong danh sách 50 nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của thế giới năm 2014 (Pope Named World's Greatest Leader" by Fortune Magazine). Chúng ta được nhắc thêm vào tháng 12.2013 ĐGH Phanxicô cũng đã được tạp chí TIME của Mỹ bình chọn làm "Nhân Vật của Năm - Person of the Year". Gần đây ĐGH Phanxicô luôn luôn tìm thấy người hâm mộ mới trên Twitter. Dịch vụ tin nhắn này của Ngài vượt quá mốc 13 triệu người Follower chỉ trong vòng một năm, số người hâm mộ vẫn tiếp tục gia tăng.

Nhưng ơn phước lành của công nghệ truyền thông hiện đại đang được Giáo Hội khám phá và sử dụng cho dù theo nhãn quang của báo chí là chậm trễ. "Các phương tiện truyền thông hiện đại là một thách thức nhưng cũng là một cơ hội để làm nên lịch sử", Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông, Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli phát biểu, theo báo Stampa đưa tin. Giáo Hội gìn giữ mối quan hệ với thế giới để vượt qua mọi ngăn cách để "ánh sáng của Tin Mừng đến khắp mọi nơi."

Nhiều tiền sẽ được chi tiêu và thu được trong sự kiện lớn Phong Thánh, Thị trưởng Rôma, ông Ignazio Marino tính ra chi phí khoảng 5 triệu Euro. Giáo phận Rôma tránh những chi phí tốn kém và chỉ muốn "tập trung vào các khía cạnh tâm linh của sự kiện này", Đức Hồng Y Agostino Vallini cho biết. Đêm thứ bẩy, 26.4.2014 nhiều nhà thờ ở Rôma sẽ mở cửa suốt đêm cho khách hành hương đến cầu nguyện, như tại:



Tiếp theo, một Thánh Lễ Tạ Ơn cho ngày Phong Thánh sẽ được ĐHY Angelo Comastri chủ tế cùng với các Hồng Y, Giám Mục vào sáng Thứ Hai, 28.4.2014, lúc 10g tại quảng trường Thánh Phêrô. Các linh mục muốn đồng tế xin mang theo theo Alba và giây Stola, ghế ngồi được dành riêng cho linh mục đồng tế. Giáo dân tham dự không cần vé vào cửa.

Ngoài ra còn có những hy sinh cụ thể đang được thực hiện. Theo lời mời gọi của Đức Cha Francesco Beschi, Giáo phận Bergamo (Bắc Ý) vào dịp lễ Phong Thánh, các linh mục thuộc giáo phận nhà Bergamo của ĐGH Gioan XXIII sẽ đóng góp một tháng lương nhằm giúp đỡ cho các gia đình nghèo.

5 triệu khách hành hương sẽ đến tham dự buổi lễ tại Rôma. Để mọi người di chuyển dễ dàng các tàu điện ngầm hoạt động không ngừng nghỉ và các phương tiện công cộng khác được bổ xung thêm. Các đường phố ở trung tâm sẽ trở thành tất cả "phố đi bộ" và hơn 2.500 thiện nguyện viên giúp hướng dẫn khách đến Rôma cũng như cung cấp nước uống miễn phí với số lượng đến 4 triệu chai nước. Hơn 10 ngàn cảnh sát gìn giữ trật tự và giao thông. Về y tế có một bệnh xá tạm thời gần Đền Thánh Phêrô với 13 trạm cứu cấp bao gồm 106 xe cứu thương túc trực.

Đặc biệt, mọi người có thể theo dõi tin tức qua tiếng Ý, Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Ba Lan về ngày Phong Thánh theo Website của GP Rôma: www.2papisanti.org

Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
 
Đức Thánh Cha khích lệ các Giám Mục Nam Phi đương đầu với các thách đố gia đình
LM. Trần Đức Anh OP
10:06 25/04/2014
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng 25-4-2014, dành cho 28 GM thuộc 3 nước miền nam Phi châu, ĐTC Phanxicô nhiệt liệt khích lệ các vị đương đầu với các thách đố về gia đình, sự giảm sút con số Linh Mục, và tình trạng luân lý sa sút.

Các GM thuộc 3 nước Nam Phi, Botswana và Zwaziland, họp thành một HĐGM miền nam Phi châu và các vị về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.

Trong bài huấn dụ bằng tiếng Anh trao cho các GM, ĐTC nhắc đến một số thách đố mục vụ nghiêm trọng mà các GM miền nam Phi châu đã trình bày cho ngài, ví dụ: các gia đình Công Giáo có ít con cái hơn, và điều này cũng ảnh hưởng trên con số ơn gọi LM và tu trì. Một số tín hữu Công Giáo chạy theo các nhóm giáo phái khác; các phụ nữ phá thai chịu nhiều âm hưởng và chấn thương do hành động này, tỷ lệ ly dị cao, kể cả nơi các gia đình Kitô, và các trẻ em thường lớn lên trong môi trường gia đình thiếu ổn định; ngoài ra còn có nạn bạo hành gia tăng chống phụ nữ và trẻ em.

ĐTC tái khẳng định tính chất thánh thiêng và bất khả phân ly của hôn nhân Kitô, hôn nhân này thường bị tan vỡ do sức ép kinh khủng đến từ thế giới trần tục, vì thế phải đào sâu đạo lý rõ ràng và nâng đỡ chứng tá của các cặp vợ chồng dấn thân. ĐTC viết: ”Hôn nhân Kitô là một giao ước yêu thương trọn đời giữa một người nam và một người nữ; hôn nhân này đòi những hy sinh đích thực để tránh những ý niệm ảo tưởng về tự do tính dục và thăng tiến sự chung thủy trong hôn nhân”.

ĐTC cũng đề cập đến mối quan tâm của các GM miền Nam Phi Châu trước sự sa sút của luân lý Công Giáo nơi tín hữu, trong đó có cả cám dỗ ngày càng mạnh chiều theo sự bất lương. Ngài viết: ”Đây là một vấn đề mà anh em đã nói đến trong tinh thần ngôn sứ qua tuyên ngôn mục vụ về nạn tham ô hối lộ. Như anh em đã nêu rõ: ”Tham ô là ăn cắp của người nghèo, làm thương tổn những người dễ bị tổn thương nhất, gây hại cho toàn thể cộng đoàn.. phá hủy sự lòng tín nhiệm của chúng ta”.

Trước tình trạng đó, Cộng đoàn Kitô được kêu gọi sống phù hợp với niềm tin, làm chứng về các nhân đức lương thiện và thanh liêm, để chúng ta có thể đứng trước mặt Chúa và những người láng giềng của chúng ta với đôi tay và tâm hồn thanh sạch (Cư. Tv 24,4), như men Tin Mừng trong đời sống xã hội.

Cộng hòa Nam Phi rộng gần 4 lần Việt Nam với hơn 1 triệu 220 ngàn cây số vuông và trong số hơn 51 triệu dân có 8% là tín hữu Công Giáo. Cộng hòa Botswana rộng gần 600 ngàn cây số vuông, nhưng dân số chỉ có hơn 2 triệu người, trong đó 5% là tín hữu Công Giáo. Sau cùng nước Swaziland chỉ có 1 triệu 400 ngàn dân cư trên một lãnh thổ rộng hơn 17 ngàn cây số vuông nằm gọn trong lãnh thổ của Nam Phi. Tại nước này cũng có 5% dân số là tín hữu Công Giáo (SD 25-4-2014)
 
Đức Thánh Cha mời gọi làm chứng về niềm vui phục sinh
LM. Trần Đức Anh OP
10:07 25/04/2014
ROMA. ĐTC Phanxicô kêu gọi các tín hữu làm chứng về niềm vui được gặp gỡ Chúa Kitô Phục Sinh.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong bài giảng chiều ngày 24-4-2014 tại Nhà thờ thánh Ignatio Loyola của dòng Tên ở Roma, nhân lễ tạ ơn phong thánh San José de Anchieta, vị tông đồ của Brazil.

Hiện diện trong thánh lễ có 9 Hồng Y, 30 GM, đông đảo các tu sĩ dòng Tên, và các tín hữu, đặc biệt là người Brazil.

Thánh Anchieta thuộc dòng Tên, từ Tây Ban Nha, đến truyền giáo tại Brazil từ năm 19 tuổi đến khi qua đời năm 1586 lúc mới 52 tuổi đời.

Trong bài giảng, ĐTC nhắc đến sự tích người bất toại ngồi ăn xin ở cửa đền thờ, nhưng khi được chữa lành, ông ta đã chúc tụng Thiên Chúa và niềm vui của ông lây sang người khác. Đứng trước biến cố đó, dân chúng kinh ngạc chạy đến, và khi ấy thánh Phêrô đã loan báo sứ điệp cứu độ cho họ. ĐTC nói: ”Niềm vui vì được gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô, niềm vui làm chúng ta sợ không dám đón nhận, niềm vui ấy hay lây sang người khác, và chính niềm vui ấy làm cho Giáo Hội tăng trưởng. Giáo Hội lớn mạnh không phải bằng những hoạt động chiêu dụ tín đồ, nhưng bằng sự thu hút. Chứng tá này của Giáo Hội nảy sinh từ niềm vui được đón nhận và rồi được biến thành lời loan báo. Không có niềm vui ấy, thì ta không thể thành lập một Giáo Hội, một cộng đoàn. Đó là một niềm vui tông đồ, lan tỏa”.

ĐTC cũng nhắc đến tấm gương của thánh San José de Anchieta, người đã hiến thân loan báo Tin Mừng nơi các thổ dân Brazil. Thánh nhân biết thông truyền điều mà Người đã cảm nghiệm về Chúa, điều mà Chúa đã thông ban cho thánh nhân trong những lần linh thao.. Thánh nhân đã có niềm vui lớn lao dường nào..”

ĐTC cũng nói rằng thánh de Anchieta đã sáng tác một bài ca rất hai dâng kính Đức Mẹ, gợi hứng từ thánh ca của Isaia đoạn 52, sánh ví người loan báo Tin Mừng như sứ giả loan báo hòa bình. ĐTC cầu xin Mẹ Maria, Ngừơi đã không sợ niềm vui, tháp tùng tất cả các tín hữu trong cuộc lữ hành, mời gọi mọi người hãy đứng dậy, từ bỏ sự bất toại của mình, để cùng nhau bước vào an bình và niềm vui mà Chúa Phục Sinh hứa cho chúng ta” (RG 24-4-2014)
 
Tiến sĩ Joaquín Navarro - Valls: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không bao che cho Marcial Maciel
Đặng Tự Do
18:47 25/04/2014
Tiến sĩ Joaquín Navarro – Valls, người đã từng là phát ngôn viên Tòa Thánh trong 22 năm từ năm 1984 đến giữa năm 2006. Trong cương vị này, ông là người đầu tiên phải đối phó với những tấn công của giới truyền thông chung quanh những tai tiếng lạm dụng tính dục mà Giáo Hội phải đối mặt Giáo Hội.

Trong buổi họp báo diễn ra tại phòng Báo Chí Tòa Thánh hôm thứ Sáu 25 tháng Tư, tiến sĩ Joaquín Navarro – Valls khi vấn đề này nổ ra Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã già và yếu do bệnh tật. Mặc dù thế, Đức Gioan Phaolô II đã kiểm soát tình hình và đẩy mạnh việc giải quyết các vấn đề.

Tiến sĩ Joaquín Navarro – Valls nói:

"Đức Giáo Hoàng đã rất quan tâm. Ta cần phải hiểu được độ tinh khiết trong suy nghĩ của ngài, có thể nói như thế. Để chấp nhận tình hình này rõ ràng là rất khó khăn, nhưng ngài đã chấp nhận nó. Đương nhiên là ngài bắt đầu đưa ra những quyết định. Ngài triệu tập tất cả Hồng Y người Mỹ đến Rôma. Ngài không thể triệu tập tất cả các giám mục Hoa Kỳ bởi vì đông quá, nhưng tất cả các Hồng Y đã đến. Tôi có mặt tại cuộc họp đó. Ngài đã nói rõ các trường hợp lạm dụng và bắt đầu hiểu và đưa ra quyết định, những quyết định có tính chất pháp lý".

Một thời gian sau đó, cuộc sống hai mặt của cha Marcial Maciel người sáng lập Dòng Đạo Binh Chúa Kitô bị đưa ra ánh sáng. Tiến sĩ Joaquín Navarro – Valls giải thích rằng cuộc điều tra về các hành động của Maciel đã bắt đầu trong những năm cuối cùng triều đại giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, và Đức Giáo Hoàng biết rõ cuộc điều tra này. Ông tuyên bố rằng Đức Gioan Phaolô II không bao giờ che đậy hoặc bỏ qua các hành động của Maciel.

Tiến sĩ Joaquín Navarro – Valls nói rằng những ai cho rằng Đức Giáo Hoàng bao che cho cha Marcial Maciel "đơn giản là thiếu những thông tin khách quan. Tôi là người trong cuộc và có thể phủ nhận những cáo buộc như thế" .

Cuộc điều tra kết thúc trong năm đầu tiên của triều đại giáo hoàng của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.

Tiến sĩ Joaquín Navarro - Valls giải thích rằng từ những khoảnh khắc đầu tiên cả hai vị Giáo Hoàng đã yêu cầu được biết toàn bộ câu chuyện , mà không có bất kỳ ý định che dấu sự thật.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ trích việc sa thải nhân viên do khủng hoảng kinh tế
Đặng Tự Do
19:06 25/04/2014
Hôm thứ Tư 23 tháng Tư, hàng ngàn khách hành hương đã đứng đầy quảng trường Thánh Phêrô mặc dù bầu trời nhiều mây, và có thể có mưa. Đức Thánh Cha Phanxicô đã gây ngạc nhiên cho một nhóm người Ý và Á Căn Đình, khi ngài dừng chiếc xe popemobile của mình lại để chào đón họ .

Nhưng một bất ngờ lớn hơn đã xảy ra khi ngài tố cáo tình trạng một số công nhân Ý đang phải trải qua.

Đức Thánh Cha nói:

"Hôm qua, tôi nhận được một tin nhắn video từ những người lao động tại Lucchini de Piombino. Họ gửi cho tôi ngay trước lò luyện thép của họ vừa bị đóng cửa. Nó thực sự làm tôi cảm động, và đau buồn. "

Đức Thánh Cha xin các công nhân đừng mất hy vọng, và nói ngài ở bên cạnh họ, cầu nguyện cho họ. Tuy nhiên, ngài cũng gởi một thông điệp tới những người có quyền đã đưa ra những quyết định này.

Đức Thánh Cha nói

"Với những ai có trách nhiệm, tôi xin các vị dành tất cả những nỗ lực với óc sáng tạo và lòng quảng đại để khơi lại hy vọng trong con tim của anh em chúng tôi, con tim của tất cả mọi người bị sa thải vì cuộc khủng hoảng kinh tế. Xin làm ơn! Mở to mắt ra và đừng khoanh tay lại! "
 
Top Stories
Canonization: Vatican releases its official apps dedicated to Popes John Paul II and John XXIII
ViS
14:19 25/04/2014
2014-04-25 Vatican - The Vatican has released details of two free apps on the figures of Blessed John Paul II and Blessed John XXIII ahead of Sunday’s canonization ceremony for the two Popes.

The apps can be accessed, free of charge, by copying and pasting onto their browser the following link:

http://vaticanapp.iquii.com/

This will take you to a page entitled “Canonization John Paul II John XXIII” where people can download the two apps onto their smartphones, one focusing on John Paul II and the other focusing on John XXIII. The apps are available in both the Android and IOS operating systems. The apps are dedicated to two of the most important and most beloved popes in the history of the Church, Karol Josef Wojtyla (John Paul II) and Angelo Giuseppe Roncalli (John XXIII).
 
It is only possible to understand him by going back to his diaries-Who was John XXIII?
L’Osservatore Romano
14:22 25/04/2014
2014-04-25 L’Osservatore Romano - John XXIII is often called, in an endearing yet somewhat simplistic manner, “the Good Pope”. The title suggests a certain naive and lighthearted goodness. His diaries, on the other hand, make an important contribution to revealing to history a more complete and integral vision of the spiritual figure of Pope John: a man of simple, authentic roots, a passionate scholar and refined writer a skilled and sensitive diplomat, a dedicated and balanced pastor, a free and obedient priest, a man of the Church and of the world, a humble and devout Christian, a far-sighted and courageous Pope.

In a famous lecture delivered in 1965, Cardinal Lercaro stated that in order to understand the mystery of John XXIII, that is, his programme for “updating” the Church, one needs to explore his early life in depth, from his solid cultural training to his wide spectrum of pastoral experiences lived out in contexts at times peripheral yet also extremely stimulating and meaningful. Seen in this light, his writings trace out for us the main features of the spiritual approach that Roncalli developed from the time of his youth to the years of his pontificate. Here are a few examples.

The experience of the war deeply marked Roncalli’s spirit and his pastoral approach to souls. Many traces of this have been left in his diaries. He recounts touching stories about the death bed of “dear young soldiers”. He would often find himself kneeling all alone in his room, crying like a baby, no longer able to contain his emotion before the sight of the simple and holy death of so many young men. War is a hard school of realism. One who does not experience it himself is likely to judge abstractly, like those fellow priests who stayed in their comfortable studies. Roncalli expressed severe judgement in their regard: “These excellent and good priests live their professorship amid books, they see the war from afar; yet I am involved, and I believe it is a blessing for me to live in close contact with souls, in a daily experience of life which is certainly broader and intense than theirs” (16 May 1918).

The war brought him into contact with people of various backgrounds, cultures and religions: Protestants, atheists, Masons, Muslims. Roncalli is concerned to present himself to everyone not “with scourge in hand” (31 March 1918), but with great gentleness and forbearance, and respect for freedom, inspired by Jesus’ example.

In those same years, discussing the value of tolerance with a lady who called him to her bedside and claimed to be a “nonbeliever and a masson”, Roncalli reaffirmed his commitment not to “violate her freedom of conscience or anyone else’s” and gave this explanation: “As regards tolerance, what do you expect? How much tolerance do you want? I feel that I am a minister of a crucified God, who from his altar of pain opened his arms in order to invite and to welcome all in the tenderness of his mercy.... This is my tolerance” (1 May 1918).

There is also a splendidly rich moment in Roncalli’s life and well-documented episode in these volumes concerning his friendships. His friendship remained true for decades, nourished by a vivid memory that held faces and places dear over time. He often visited his friends, he talked amiably and dined gladly with them, asking about their health and their problems, he generously welcomed them to his home. Among the many stories of beautiful friendship with his fellow students, we mention that with Don Angelo Pedrinelli who was only a few months younger than he was, a man of great intelligence who was a student at the Bergamo and Rome seminaries, too. Following their priestly ordination, both taught at the seminary in Bergamo until 1911 when Don Pedrinelli, who was suspected of subscribing to modernism, was appointed parish priest of Carvico, a town bordering Sotto il Monte: where he remained until his death. Every year, when he returned home for the holidays, Roncalli would visit his friend and pass unforgettable moments in his company.

There are many notes relating to this, such as the following which refers to an address delivered on the occasion of the 40th anniversary of Don Pedrinelli’s arrival in Carvico: “At the Gospel at the Mass sung by the parish priest Pedrinelli, I spoke about three things (...). They were moving and touching words in honour of my beloved friend (9 September 1951). As Pope, when he learned the distressing news of the death of his friend, he wept and wrote: “Today we heard in the news that Don Pedrinelli died last evening (...). My beloved Don Angelo: you see my tears and the sincerity of my mourning and of my priestly love” (8 June 1960).

From his youth, Roncalli vowed to imitate the poverty of Jesus, “who had come especially to evangelize the poor” and to offer his own contribution so that the Church might show “preference to the dispossessed, the weak, and the oppressed” by “refusing to espouse the cause of those who oppress because they are rich and powerful” (cf. La Vita diocesana 1, 1909, 369). Even during his years in the diplomatic service, when he travelled the length and breadth of Europe, from Turkey to Portugal, from Poland to Algeria, on foot, on horseback, by car, train, ship and plane, Roncalli experienced grave problems firsthand: poverty, misery, war, hunger. Concrete and generous love for the poor was not reserved only for extraordinary circumstances but was a constant factor throughout his life. There are countless testimonies in this regard. For example, he noted in his diary: “fifth anniversary of the death of my beloved mother. Sweet and intimate recollection in prayer for the repose of her soul. In her memory I wrote to Msgr Gustavo Testa who wanted to send some of my money to Bergamo for charity. To the poor of Città Alta lire 1000; to the poor of Sotto il Monte lire 1000; to the parish priest Don Pedrinelli for the poor of Carvico lire 1000” (20 February 1944).

His diaries reveal that, in Istanbul, Roncalli felt the urgency of “letting the Turks enter the plan of salvation”. He began to study their language and introduced it into several parts of the liturgy. His affection for the Turkish people revealed a spiritual fatherhood that excluded no one: “I love them in Jesus Crucified, and I cannot bear it when Christians speak so badly of them, giving clear proof that the Gospel has penetrated so little into their souls. I love them because it is part of my ministry as a father, as a pastor and as an Apostolic Delegate: I love them because I believe that they too are called to redemption. I know that the attitude of many among my Eastern Catholic children is against me. But this neither disturbs nor discourages me” (27 July 1936). In October 1938, when Ataturk — the leader who had always given Christians a hard time — died, Roncalli went to visit the body and to say a prayer. In the same days, the Greek Patriarch Chrisostomos — who was behind legislative projects adverse to Catholics — died. Roncalli wrote in his diary: “I do not share the cold sentiments entertained by these two lives which have now passed away. I pray to the Lord for the one and for the other. It is for the Lord to judge them. I think that his judgement must be meeker and kindlier than our own. Who probes the depths of the human heart? The leader of the Turks, secular reformer of that people, and the religious leader of the Greek Orthodox may well offer to the Supreme Judge enough spiritual twists to enable the wave of saving grace penetrate them” (19 October 1938). The image is truly beautiful: even a Turkish layman and a stubborn Orthodox might have an opening in their souls through which the beneficent action of the Holy Spirit may enter. There is something good in every man, even in the one who seems worst.

The diaries also give extremely valuable indications on the delicate issue of the “worker priests” that Roncalli encountered as he was beginning his diplomatic service in France. That experience originated in the generous desire of several priests and bishops, including the Archbishop of Paris, Cardinal Emanuel Suhard, to address in a new way the evangelization of the working class world, which had steadily distanced itself from the Church. As soon as he arrived in Paris — although, due to his education and sensitivity, he felt these new forms of ministry somewhat foreign to him — Roncalli spoke of his admiration for this experience: “There are 12 priests who have become genuine workers in order to draw near to the working-class environment; I admire, encourage and bless them” (11 April 1946). Soon, however, several priests became involved in industrial disputes, strikes and demonstrations that had strong ideological undertones. As they had to be at the factory at dawn, they could not always celebrate Mass, respect the Eucharistic fast or pray the Breviary. Often they adapted their behaviour, dress and language, to models far removed from traditional priests. Several lived alone in small apartments and were not faithful to their vow of celibacy.

As a Nuncio, Roncalli increasingly shared the perplexities and criticism coming from Rome: “More than ever, the ‘worker priests’ seem to contradict the priestly spirit. Now the Holy See shall provide proper norms” (28 June 1951).
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ chính tòa giáo phận Phú Cường
Tôma Đỗ Lộc Sơn
19:12 25/04/2014
Lễ Khánh Thành và Cung Hiến Nhà Thờ Chánh Tòa Giáo Phận Phú Cường

Theo chương trình, 9 giờ sáng ngày 25/4/2014 lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ chánh tòa giáo phận bắt đầu. Nhưng mới 7 giờ 30 chúng tôi đã thấy đông đảo bà con giáo dân từ các nơi, đi theo từng nhóm hội đoàn hoặc giáo xứ, tiến vào cổng chính để rồi bước thêm khoảng 50 bậc thang nữa để đến sảnh rộng cuối nhà thờ. Hai đường vòng cung hai bên có độ dốc vừa, để xe 2 bánh có thể chạy lên được. Các em thiếu nhi đả giăng hoa, kết bóng, làm tăng thêm vẻ đẹp cùng sự trân trọng đón chào.

Xem Hình

Nhà thờ được xây dựng trên một đồi đất cao hơn mặt đường 4- 5 mét, chiều cao của 2 tháp chuông cùng với cảnh quan và vị trí trung tâm thành phố Thủ Dầu Một, đã làm cho ngôi nhà thờ thành nơi tôn nghiêm cao trọng nhất.

Đúng giờ, (Hàng ngàn người đã ổn định chỗ ngồi) Rước đoàn đồng tế từ nhà mục vụ ra sảnh cuối nhà thờ để làm phép nhà thờ, hai thánh tượng Phêrô và Phaolô cùng cắt băng và trao chìa khóa cho cha xứ là cha Giuse Cao Đình Phương và cha Giuse đã mở cửa nhà thờ.

Thánh lễ hôm nay có sự hiện diện của: Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước giám mục giáo phận Phú Cường. Đức tổng giám mục phó giáo phận Saigon. Đức Giám Mục Leopoldo Girelli đại diện Tòa Thánh, cùng các giám mục của các giáo phận gồm 26 vị. Khoảng 200 linh mục triều và dòng, nhiều quý tu sĩ nam nữ và độ 3000 giáo dân dự lễ.

Bài giảng của Đức Cha Phêrô Nguyễn văn Khảm: Chúa Giêsu KiTô rất gần gũi, rất thân thương với các môn đệ: Người chỉ cho các ông kéo lưới, cùng dùng bữa với các ông; hiện ra với các ông lần thứ 3, sau khi Người từ cõi chết sống lại. Niềm vui của buổi lễ Khánh Thành và Cung hiến nhà thờ Chánh Tòa Gíao phận Phú Cường,có sự hiện diện của Đức TGM LeoPoldo, quý ĐGM của 26 giáo phận là niềm vui chung lớn lao cho Phú Cường(nói riêng), cho GHVN, Gíao hội Toàn cầu (nói chung). Nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường nằm giữa trung tâm Thành Phố Thủ Dầu Một Bình Dương uy nghi, lộng lẫy là niềm hãnh diện cho bà con Gíao dân Gíao phận Phú Cường. Sự liên kềt thân thương của Đức Gíam Mục Phêrô Trần Đình Tứ và ĐGM Giuse Nguyễn Tấn Tước, cùng sự đóng góp của nhiều thành phần dân Chúa- qua 5 năm xây dựng- và giờ đây công trình đã hoàn thành. Xin chúc mừng Gíao Phận Phú Cường.

Tiếp theo là nghi thức Cung hiến nhà thờ mới cho Thiên Chúa. Để được Thiên Chúa nhậm lời, cộng đoàn cầu xin các thánh thương phù giúp bằng việc đọc kinh cầu các thánh.

Tôn kính di tích thánh: Sau khi đọc tiểu sử Thánh Phêrô Đoàn Công Quý người con của giáo phận. Đức Giám Mục Giuse đã đặt di tích (Xương thánh) vào sau bàn thờ.

Nhi thức cung hiến kết thúc sau việc xức dầu bàn thờ, chải khăn cùng hoa nến được thắp sáng.

Sau lời nguyện hiệp lễ, Đức Cha Giuse có đôi lời cảm tưởng về ngôi nhà thờ mới. Ngôi nhà thờ mối này được xây dựng trên tinh thần hiệp thông, là sự hy sinh đóng góp của mọi thành phần dân Chúa. Giờ đây ngôi nhà thờ dược hoàn thành, được sự hiện diện của quý Đức Cha, quý cha cùng tất cả anh chị em. Điều này nói lên chúng ta đã được Thiên Chúa chúc phúc, nguyện cho lời chúc phúc này ở mãi bên mỗi người chúng ta.

Đức Giám Mục Leopoldo cũng có đôi lời với cộng đoàn: Chúng ta hãy để ngôi nhà thờ mới vào trong tâm hồn mới, có như thế ngôi nhà thờ này mới thực sự vững chắc. Xin Mẹ La vang cùng các thánh tử đạo nguyện giúp cho chúng ta.

Thánh lễ kết thúc sau phép lành, mọi người xuống nhà sinh hoạt dùng cơm trưa thân mật.

Được biết: Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ là ngày 13/6/2009.

Tôma Đỗ Lộc Sơn
 
Hàng nghìn di dân Công giáo Việt Nam tại Thái Lan mừng lễ Phục Sinh .
Một Di Dân
21:21 25/04/2014
Bangkok, Thái Lan, 23.4.2014 (CNA) – Hàng nghìn di dân Công Giáo Việt Nam tại Thái Lan đã tụ họp vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh để mừng lễ theo truyền thống quê hương của mình.

Tại Bangkok, hơn 1,500 bạn trẻ Việt Nam đã tham dự Thánh lễ tiếng Việt ngày 20 tháng 4 tại nhà thờ Ngai Tòa Thánh Phêrô được chủ tế bởi cha Giacôbê Vũ Hanh, linh mục thuộc dòng Đaminh.

“Đây là một dịp lễ lớn và có thể nói đây là dịp lễ mà có nhiều các bạn trẻ Công Giáo Việt Nam đang sinh sống tại Bangkok và các vùng lân cận đến tham dự nhất từ trước đến nay,” Cha Anthony Lê Đức, SVD, một linh mục tuyên úy trong mục vụ di dân Việt Nam, đã chia sẻ với CNA ngày 22 tháng 4.

“Hiện nay, chúng tôi đã quy tụ được cả thảy 11 nhóm trong Tổng Giáo Phận Bangkok và các vùng lân cận,” ngài giải thích. Mỗi nhóm có thành viên từ 60 đến 300 người.

Nói về việc gia tăng các nhóm, cha Lê Đức cho hay việc truyền bá thông tin qua phương tiện mạng xã hội “là yếu tố quan trọng trong việc tổ chức các sinh hoạt…và đã dẫn đến việc gia tăng các nhóm một cách đáng kể.”

Hiệp Hội Công Giáo Việt Nam tại Thái Lan đã tổ chức 13 chương trình tĩnh tâm Mùa Chay để giúp các bạn trẻ Việt Nam đón mừng lễ Đức Kitô Phục Sinh. Các linh mục và tu sĩ Việt Nam đến từ các hội dòng đã giảng tĩnh tâm trong các chương trình này, và ngày Lễ Chúa Nhật Phục Sinh chính là điểm cao của tất cả những sự chuẩn bị trong suốt Mùa Chay Thánh.

Nói về tầm quan trọng của việc xưng tội đối với các bạn trẻ, cha Lê Đức nói rằng, “Mặc dầu theo chương trình thì Thánh lễ bắt đầu lúc 13h00, nhưng một số lượng lớn các bạn trẻ đã bắt đầu có mặt ở nhà thờ từ lúc 10h00 để có cơ hội tham dự bí tích hòa giải.”

Trong bài giảng Thánh Lễ, cha Lê Đức đã nhắc nhở các bạn trẻ Việt Nam đang sinh sống và học tập tại Thái Lan rằng tinh thần Phục Sinh kêu gọi họ phải hăng say hơn trong đời sống cầu nguyện và việc tham dự Thánh Lễ. “Chúng ta không thể đưa ra lý do vì làm việc hoặc học hành quá mệt mà không có giờ để cầu nguyện. Hoặc đưa ra lý do vì không hiểu tiếng Thái để tự cho phép mình bỏ lễ ngày Chúa Nhật.”

Cha Lê Đức nhấn mạnh rằng những khó khắn, thách đố và đau khổ trong cuộc sống là để cho chúng ta đón nhận trong tin yêu và hy vọng vào Đức Kitô Phục Sinh. “Con đường thập giá là con đường để đi qua, chứ không phải là một điểm cho chúng ta dừng chân, cắm lều trú ẩn,” ngài nói.

Seour Jacinta Nguyễn Thi Minh Tuyết, thuộc dòng Mân Côi – một hội dòng được thành lập tại miền bắc Việt Nam vào năm 1946, nói với CNA rằng giới trẻ “rất tích cực trong việc tham dự lễ vì các bạn được nuôi nấng để trở nên những người Công Giáo tốt tại quê nhà…Vì thế khi đến Thái Lan các bạn mang đức tin của mình sang đây và cũng trở nên những tấm gương tốt cho người Công Giáo tại đất nước Thái.”

Phêrô Đỗ Văn Hùng, một chủng sinh trong Dòng Thánh Tâm Betharam, nói với CNA rằng, “Rất vui khi có dịp đến tham dự lễ Phục Sinh của người Việt tại Thái Lan. Đây là cơ hội để gặp gỡ các linh mục, tu sĩ, và các bạn trẻ Việt Nam.” Thầy cũng nói rằng những lời chia sẻ của các cha đã “giúp cho mọi người cảm nhận được tinh thần Phục Sinh sâu sắc hơn và có thể sống tinh thần Phục Sinh trong đời sống hằng ngày.”

“Tôi rất vui vì các cha các seour đã tổ chức Thánh lễ Phục Sinh hôm nay,” bạn Anna Nguyễn Thị Huệ chia sẻ với CNA. “Một điều đặc biệt là năm này đa số các bạn đã được rước Mình Thánh Chúa vì chúng tôi đã có cơ hội tham dự các chương trình tĩnh tâm Mùa Chay để chuẩn bị cho Lễ Phục Sinh.” Cô Nguyễn nói thêm rằng, “bầu khí hôm nay quả thật vui nhộn. Mọi người đang thật sự thể hiện tinh thần của ngày lễ trên khuôn mặt của mình.”
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
30 tháng 4 : Vang vang lời thề sông núi
Đinh Văn Tiến Hùng
08:08 25/04/2014
VANG VANG LỜI THỀ SÔNG NÚI

Kỷ niệm ngày Quốc Hận 30/4/75

Nguyện cầu cho Quê Hương Việt Nam.


Ngày Quốc Hận vẫn dày vò thân xác, Lời Núi Sông còn vang vọng tâm hồn.

Tổ Tiên xưa, quyết chống Tàu giữ Nước,

Con Cháu nay, phải dẹp Cộng dựng Nhà.

Lênh đênh ba phần tư cuộc đời trong kiếp sống bon chen danh lợi phù vân,

vẫn chưa trả xong món nợ thê nhi cơm áo, khi bừng tỉnh còn trắng đôi tay. Quá nửa đời người bèo dạt mây trôi, lang thang đất khách quê người nếm bao mùi tân khổ, thân chưa thoả mộng sông hồ, chí chưa vẹn tròn sông núi.

Chợt nhớ câu Cổ nhân bỉnh chúc, dưới ánh đèn mờ lần dở trang sử xưa Nước Việt, mong tìm lại gương xưa tích cũ của bao Vị Anh hùng Nữ kiệt nêu gương hậu thế mà soi rọi bản thân.

Hãy xem kìa Hai Bà Trưng phận gái má đào với lời thề trả nợ Nước thù nhà: “Một xin rửa sạch thù nhà Hai xin dựng lại nghiệp xưa vua Hùng,

Ba kẻo oan ức lòng chồng,

Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này “

Bà Triệu nêu cao ngọn cờ chính nghĩa, hiên ngang lời thề trước đầu voi ra trận:

“ Tôi muốn cỡi cơn gíó mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, quét sạch cõi bờ, để cứu Dân tộc ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu khom lưng để làm tì thiếp người ta “

Trẻ không được họp bàn quốc sự, bực tức tay bóp nát trái cam như Trần Quốc Toản cũng hiếm lắm thay, nhưng vẫn hiên ngang dương cao cờ dẹp giặc “Phá cương địch, báo Hoàng ân “ .

Già mà còn dẻo dai đầy đảm lực can trường như lão tướng Lý thường Kiệt

cũng không thấy nhiều.Trước ba quân thế giặc dữ dằn, bản Tuyên ngôn Độc lập khai pháo còn vang vọng trên dòng Như Nguyệt khẳng định Sông Núi bất khả phân:

“ Nam quốc Sơn hà Nam Đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư “

( Đất Nước Nam là của Vua Nam, Sách trời đã phân định rõ ràng

Cớ sao bọn giặc lại xâm lấn,

Các ngươi sẽ bị phá tan tành. )

Đảm lược đầy hào khí, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, không hề lay chuyển trước bả lợi danh, mãnh tướng Trần bình Trọng khi bị Thoát Hoan bắt, thấy người tài giỏi muốn chiêu dụ hàng để cho làm Vương đất Bắc, Ông trợn mắt lớn tiếng quát:

” Ta thà làm quỉ Nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc !”

Rồi thượng tướng Trần quang Khải sau khi phá tan giặc, trước khí thế tướng

sĩ dâng cao, mở tiệc khao quân tại Thăng Long thành, hứng khởi ngâm bải thơ đầy hào khí:

“ Đoạt sáo Chương Dương độ,

Cầm hồ Hàm Tử quan,

Thái bình nghi nỗ lực,

Vạn cổ thử giang san.”

( Chương Dưong cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù,

Thái bình nên gắng sức,

Non Nước ấy nghìn thu . )

Vâng Non Nước này đã trải nghìn thu mà vẫn vững như bàn thạch dù trải

qua bao nhiêu lần giặc ngoại xâm quấy phá, chính Thánh Tông Thượng Hoàng sau khi đại phá quân Nguyên đã hạ bút quyết tâm với hai câu thơ

bất hủ:

“ Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,

Sơn hà thiên cồ điện kim âu!

( Xã tắc đôi phen chồn ngựa đá,

Non Sông nghìn thuở vững âu vàng! )

Này đây đại tướng Phạm ngũ Lão văn hay võ giỏi, điều quân có kỷ cương, đãi tướng như người nhà, xử với quân sĩ tình phụ tử chi binh, nên đánh đâu thắng đó, thường ngâm thơ cảm khái tỏ bày chí lớn:

“ Hoành sáo Giang Sơn cáp kỷ thu,

Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu,

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu. “

( Vung gươm Sông Núi đã bấy lâu,

Ba quân như hổ nuốt trôi trâu,

Công danh trai tráng còn mang nợ,

Những thẹn tai nghe truyện Vũ Hầu. )

Đặng Dung một dõng tướng nhà Trần, cùng con hết lòng giúp Nước, sự nghiệp chưa thành, bị bắt vào tay giặc tuẫn tiết để giũ trọn khí phách, ông

lưu lại bài thơ thuật hoài ghi nỗi lòng mình cùng Non Nước:

“ Thế sự du du nại lão hà

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca,

Thời lai đồ điếu thành công dị,

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa,

Tri chủ hữu hoài phù địa trục,

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà,

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch

Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.”

( Việc đời bối rối tuổi già vay,

Trời đất vô cùng một cuộc say,

Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,

Anh hùng lỡ bước gẫm càng cay,

Vai khiêng trái đất mong phò chúa,

Giáp gột sông trời khó vạch mây,

Thù trả chưa xong đầu đã bạc,

Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày. )

Nhưng nổi bật nhất là danh tướng văn võ song toàn hai lần đại phá quân Nguyên, làm rạng ngới trang sử Việt, vang danh đông tây kim cổ: Hưng Đạo Vương Trần quốc Tuấn. Trước thế giặc mạnh vua Trần nhân Tông ngỏ ý muốn cầu hoà để cứu muôn dân, Hưng Đạo Vưong can đảm tâu rằng :

“ Bệ hạ nói câu ấy thì thiệt nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã tắc thế nào?

Nếu bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu tôi trước rồi hãy hàng sau. “

Vua quan nghe lời khí tiết vững lòng tin tưởng, tướng sĩ hăng say, Đạo Vương liền truyền hịch khích lệ ba quân:

“…Nay các ngươi thấy chủ nhục mà không biết hổ, trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc mà không biết tức, tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ mà không biết căm, hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, vui thú về vườn ruộng, quyến luyến về vợ con, nghĩ lợi riêng mà quên việc Nước, hoặc mê săn bắn mà quên việc binh, thích rượu ngon hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc đến thi cựa gà trống sao cho đâm thủng áo giáp, mẹo cờ bạc sao cho dụng nổi quân mưu, dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều thân ấy nghìn vàng khôn chuộc. Vả lại vợ bìu con díu, ước mong trăm sự nghĩ sao, tiền của đâu mà chuộc được đầu giặc, chó săn ấy mà sao địch nổi quân thù, chén rượu ngon không làm cho địch say chết, tiếng hát hay không làm cho địch điếc tai…

Bởi cớ sao? Bởi giặc Nguyên cũng là kẻ thù không đội trời chung, thế mà các ngươi cứ điềm nhiên không nghĩ đến việc báo thù, lại không biết dạy quân sĩ, khác nào như quay ngọn giáo mà đi theo kẻ thù, giơ tay không mà chịu thua quân giặc, khiến cho sau trận Bình Lỗ ta phải tiếng xấu muôn đời, thì còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? … ”

Hịch vừa truyền xong,Vương kéo đại quân ào ào tiến công ngăn giặc, băng qua dòng sông Hoá chỉ xuống mà thề:

“ Trận này không phá xong giặc Nguyên, thì không trở về dòng sông này nữa! “

Nghe lời thề trung liệt, tướng sĩ nức lòng xông lên như vũ bão, nên sau hai trận đại chiến 70 vạn quân Nguyên bị phá tan tành không còn manh giáp –

để mãi ngàn sau còn lưu lại những chiến công hiển hách: Vân đồn, Bạch đằng, Chương dương, Hàm tử, Tây kết, Vạn kiếp…cùng các danh tướng Phạm ngũ Lão, Trần quang Khải, Trần khánh Dư, Trần bình Trọng, Trần nhật Duật, Trần quốc Toản, Nguyễn Khoái….

Nối tiếp từ đất Lam Sơn, người anh hùng áo vải Lê Lợi, tính tình cương trực, hay giúp người nghèo, luôn nuôi chí lớn, nên phất cờ khởi nghĩa đã thu phục được lòng dân, văn tài nghĩa sĩ theo phò rất đông. Quân Minh sợ trước uy thế mỗi ngày lớn mạnh của Lê Lợi, muốn chiêu dụ qui hàng hứa cho làm quan lớn cùng nhiều bổng lộc, nhưng Ông không chịu khuất phục thẳng thấn

cự tuyệt:

“ Làm trai sinh ra ở trên đời nên gíup nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chứ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người! ”

Ông được tướng sĩ mến phục, nhiều nhân tài xả thân trợ giúp như Lê Lai đã mặc long bào liều mình xông ra tiền quân để chết thay.

Như Nguyễn Trãi theo chân cha là Nguyễn phi Khanh bị giặc Minh bắt giải về Kim lăng, đến ải Nam quan ông quay về khi nghe lời cha trối dạy :

“ Con phải quay về mà trả thù cho cha, rửa nhục cho Nước, chứ đi theo khóc lóc mà làm gì? ”.

Trở về Nguyễn Trãi tìm đến gíúp Lê Lợi, thành quân sư nổi tiếng suốt 10 năm bày mưu kế cho Bình Định Vương dẹp tan giặc Minh, xây dựng một Giang sơn hùng mạnh.Ông lưu lại một áng văn kiệt tác Bình Ngô Đại Cáo,

phản ảnh hoài bão của một Vị Minh quân, cùng khí tiết một dũng tướng mưu lược và trở thành kim chỉ nam cho chiến lược thu phục nhân tâm. Ngày nay mỗi lần đọc lại Bình Ngô Đại Cáo, ta vẫn còn thấy hào khí của tiền nhân bừng bừng nổi dậy qua hai câu đầy nghĩa khí và nhân đạo:

“ Đem Đại nghĩa để thắng hung tàn,

Lấy Trí nhân mà thay cường bạo. “

Hãy trích một đoạn để cùng nhau Luận cổ suy kim :

“…Từng nghe,

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo.

Như Nước Việt ta từ trước,

Vốn xưng văn hiến đã lâu,

Sơn Hà cương vực đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác,

Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương.

Dẫu cường nhược có lúc khác nhau,

Song hào kiệt thời nào cũng có.

……………..

Ta đây,

Núi Lam Sơn dấy nghĩa,

Chốn hoang dã nương mình,

Gẫm Non Sông căm mối thế thù,

Đau lòng nhức óc, chốc là mười mấy nắng mưa,

Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.

Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,

Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phấn đắn đo cũng kỹ,

Những trằn trọc trong cơn mộng mị,

Chí băn khoăn một nỗi đổ hồi,

Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,

Chính lúc quân thù đang mạnh.

……………..

Than ôi !

Vùng vẫy một mảnh nhung y nên công đại định,

Phẳng lặng bốn bể thái vũ mở hội vinh thanh,

Bá cáo xa gần,

Ngỏ cùng nghe biết ………

Và chính Vị anh hùng áo vải Lam Sơn, sau khi dẹp tan ngoại xâm an bang Đất Nước, lên ngôi Hoàng Đế đã khẳng định chiến lược bảo vệ Tổ Quốc với quyết tâm không hề lay chuyển :

Biên phòng hảo vị trù phương lược,

Xã tắc ưng tu kế cửu an,

( Phòng thủ biên cương là hệ trọng,

Sơn hà trù liệu kế an bang )

Mùa Xuân Kỷ Sửu 1789 – Mùa Xuân Chiến Thắng oanh liệt của Đại Đế Quang Trung dẹp tan 50 vạn quân Thanh cũng là Mùa Xuân Chiến Thắng của Toàn Dân Việt – chấm dứt một ngàn năm lệ thuộc Tàu với Lời thề răn đe giặc xâm lăng vẫn vang vang Sông Núi:

“ Đánh cho để dài tóc,

Đánh cho để đen răng,

Đánh cho nó chích luân bất phản,

Đánh cho nó phiến giáp bất toàn,

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ “

Nhưng tiếc thay anh hùng Nguyễn Huệ mất sớm, nếu không một trang sử mới đầy hy vọng sẽ mở ra cho Dân tộc Việt Nam – và bờ cõi Nước Ta đâu phải cắt đất nhường biển như bọn cầm quyền hèn hạ Cộng sản Bắc Việt đang làm – mà đã mở rộng sang tận Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây gấp ba, bốn lần như hiện nay…

Dù một ngàn năm xâm lược Tàu đô hộ, sử Việt vẫn ghi lại bao trang sử hào hùng với Lời thề quyết bảo vệ Non Sông !

Dù một trăm năm thực dân Pháp cai trị, dân

Việt đã vùng lên với Lời thề sẵn sàng hy sinh cho Tổ Quốc.!

Đúng thế, lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn thái Học, không thành công trong sự nghiệp lật đổ thực dân Pháp, nhưng hào khí anh hùng đã hun đúc biết bao anh thư hào kiệt bước theo tiếng gọi tâm huyết :”Không thành công thì thành nhân”. Nên khi bước lên đoạn đàu đài cùng 13 liệt sĩ, vẫn coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, ngâm lời thơ đầy khí phách:

“ Chết vì Tổ Quốc- Cái chết vinh quang- Lòng ta sung sướng – Trí ta nhẹ nhàng! ”

Phạm Hồng Thái ôm bom ám sát tên Toàn quyền Berlin không thành, gieo mình xuống dòng Châu Giang để khỏi rơi vào tay giặc, hô vang lời chào từ biệt Tổ Quốc : “ Việt Nam Muôn Năm! “

Gương chí sĩ Phan bội Châu với cả một đời bôn ba tìm đường cứu nước, tỏ bày tinh thần ái quốc qua hai bài thơ ‘Sống – Chết ‘ hào hùng khí tiết :

Sống tủi làm chi đứng chật trời

Sống nhìn thế giới hổ chăng ngươi,

Sống làm nô lệ cho người khiến,

Sống chịu ngu si để chúng cười

Sống tưởng công danh, không tưởng Nước,

Sống lo phú qúi, chẳng lo đời,

Sống mà như thế đừng nên sống,

Sống tủi làm chi đứng chật trời !

Chết mà vì Nước, chết vì Dân,

Chết đấng nam nhi trả nợ trần,

Chết buổi Đông Chu hồn Thất quốc,

Chết như Tây Hán lúc tam phân,

Chết như Hưng Đạo hồn thành thánh,

Chết tựa Trưng Vương phách hoá thần,

Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,

Chết mà vì Nước, chết vì Dân !

Như Ngoại Hầu Cường Để, dù bôn ba nơi xứ người vẫn khắc khoải vọng về Cố Hương mà nhắc nhở con dân:

“Bảo nhau phải hết một lòng,

Phen này ta quyết chẳng dong quân thù,

Ông cha trước bình Ngô sát Thát,

Nòi giống mình hèn nhát chi đâu,

Sao ta lại chịu cúi đầu,

Làm tôi tớ Pháp như trâu như bò!

…………………………………….

Suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta đã phải gánh chịu biết bao nhiêu thảm họa:

hết giặc ngoại xâm lăng cai trị, lại đến nội thù huynh đệ tương tàn. Nhưng dù 1000 năm giặc Tàu đô hộ, 100 năm thực dân Pháp cai trị vẫn không di họa tàn khốc cho Đất Nước bằng hơn nửa thế kỷ bọn Cộng sản VN cầm

quyền.- Nhìn vào Tổ Quốc hiện nay đang bị bọn cầm quyền Bắc bộ phủ tàn phá về mọi mặt thật xót xa tủi hổ từ: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục…

Sau 30 năm cai trị Miền Bắc, chúng đã dùng mọi thủ đoạn bóc lột, tàn sát..

người dân qua những cuộc Cải cách ruộng đất, đấu tố, đuổi dân lên miền rừng núi hoang vu chướng khí, xua bao lớp thanh thiếu niên vào chết oan ức tại Miền Nam qua lời phỉnh gạt’Xẻ dọc Trường sơn đi cứu Nước.’

Sau gần 40 năm cưỡng chiếm Miền Nam, chúng ‘ vào, vơ, vét, về ’như một loài cường khấu, biến người dân thành’ chuyên chính vô sản’ cùng thủ đoạn tinh ma thâm độc hơn trước: ép buộc dân lên vùng Kinh tế mới, tập trung cải tạo, chiếm nhà đất, tài sản, đổi tiền, quốc hữu hoá các cơ sở tư nhân và tôn giáo : xí nghiệp, trường học, bệnh viện, cô nhi viện, nhà dưỡng lão và cả chùa chiền, thánh thất, giáo đường…điển hình qua các vụ Thái hà, Tam toà, Bát nhã, Loan lý, Đồng chiêm, Cồn dầu, Mỹ yên….Gần đây nhất, biết bao người trẻ can đảm bênh vực công lý và quyền lợi của người dân, đã chịu một bản án bất công theo luật rừng của Nhà nước CSVN.

Cướp hết tài sản của dân, chưa thoả mãn lòng tham vô đáy, chúng quay sang bán cả Dân cả Nước. Cho nhân công đi lao động nước ngoài với tiền thế chân cắt cổ và bị các công ty nước ngoài bóc lột, ức hiếp cũng ngoảnh mặt làm ngơ. Móc nối những đường giây bịp bợm xuất khẩu thanh nữ ra làm dâu xứ người nhưng thực chất để làm con sen hay nô lệ tình dục. Đem những trẻ em ngây thơ trong trắng bán cho các ổ mãi dâm Cam-bốt,Thái-lan, Đài loan….

Bán đất ải Nam quan, Chi lăng, biển đảo Hoàng sa,Trường sa cho Tàu.

Cho công ty Trung quốc khai thác Bau-xít vùng Tây nguyên.

Cho thuê rừng suốt 10 tỉnh chiến lược địa đầu giới tuyến giữa Việt nam và Trung quốc.

Cho con cháu sang du học tại các nước chỉ để ăn chơi phè phỡn, chuyển tiền ra ngoài hợp pháp hay tìm cách mua chuộc bằng cấp để về nước chiếm được chỗ tốt hòng tiếp tục đè đầu cỡi cổ dân đen mặc sức tham nhũng.

Cho con cháu vào làm những cơ quan béo bở, để bày mưu tính kế kiếm tiền qua những hành vi bỉ ổi như mắc ngoặc, lường gạt, trộm cắp…như mới đây 1 số phi công và tiếp viên Hàng Không Việt Nam VN làm nhục quốc thể, bị truy tố tại Nhật về tội ăn cắp….

Chúng làm ngơ trước những hiểm họa xâm thực, đồng hoá của Trung quốc.

Chúng không thấy sao khi lính Trung cộng trà trộn vào đám nhân công, đem cả gia đình sang lập thành làng theo phong tục Tàu, những phố lồng đèn, bảng hiệu chữ Tàu nhan nhản khắp nơi?…

Việc làm của những tên đầu xỏ Cộng sản VN bị dân chúng phản đối và những nhà tranh đấu cảnh báo lại bị chúng đàn áp bắt giam ghép tội chống phá an ninh Đất Nước, tiếp tay nước ngoài lật đổ chính quyền!…

Phải chăng bọn CSVN đã không từ bỏ bất cứ thủ đoạn gian ác nào khi đưa

‘tham nhũng lên hàng quốc sách’ để chóng trở thành những tên ‘Tỷ phú đỏ’?

( nhưng không được liệt kê trong danh sách những tỉ phú trên thế giới, vì đồng tiền không do tài sức của chúng tạo ra mà chỉ là tiền ăn cướp của Dân Nước )

Phải chăng bọn đầu xỏ Bắc bộ phủ một lần nữa lại muốn ‘rước voi về dày mồ’ như Lê chiêu Thống,Trần ích Tắc đã làm khi xưa?

Phải chăng chúng muốn Nước ta trở lại thời kỳ Bắc thuộc để chúng thành những tên Thái Thú của chế độ hà khắc Tàu Cộng?

Than ôi! Chúng đã cố tình quên lời dạy tâm huyết của Vua Lê Thánh Tôn :

“ Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để cho ai lấy mất một phân núi, một tấc sông của Vua Thái Tổ để lại. “

Cùng di chúc muôn đời vua Trần nhân Tông lưu cho con cháu Lạc Hồng :

“ Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không thể lọt vào tay kẻ khác”

Với hàng trăm ngàn chiến sĩ QLVNCH anh dũng hy sinh cùng hàng triệu người dân vô tội chết oan nghiệt dưới bàn tay sắt máu của bọn Cộng sản,

chính là những Lới Thề son sắt quyết tâm bảo vệ Non Sông!

Với hàng triệu người bỏ Nước ra đi là những Lời Thề khẳng định dứt khoát

không thể sống chúng với Cộng Sản !

Với những cuộc biểu tình rầm rộ của đồng bào trong Nước về việc cắt đất nhượng biển cho Trung quốc, đòi lại nhà cửa ruộng đất, cơ sở tôn giáo bị chiếm đoạt, phản đối chính quyền tiếp tay công ty nước ngoài bóc lột đàn áp công nhân, cho ngoại quốc khai thác bau-xít hay thuê rừng biên giới…đã phản ảnh rõ ràng Lời Thề của hơn 90 triệu người dân VN không thể sống chung cùng Cộng sản.

Giờ đây, Thế giới đã lật qua một trang sử mới. Cuộc Cách Mạng Dân Chủ đang là một cơn bão lốc cuốn hút hàng trăm triệu con tim sôi sục hận thù nổi dậy từ nhiều quốc gia trên thế giới, nhất quyết lật đổ những chế độ độc tài tàn ác, tham nhũng đã đè đầu bóc lột người dân qua nhiều thập kỷ .Đồng thời ngọn sóng Cách Mạng cũng dâng cao niềm tin yêu phấn khởi cho hàng tỉ người trên khắp hoàn cầu.

Hỡi bọn Cộng Sản Việt Nam! Hãy sớm thức tỉnh! Lắng nghe tiếng gọi Núi Sông! Tiếng thét gào Dân Tộc! Ngọn lửa Cách Mạng sắp bùng cháy tại VN,

sẽ tiêu hủy các ngươi thành tro bụi…..

Người xưa nói rằng ;” Một ngày không đọc được một trang sử, soi gương thấy thẹn. Ngày Quốc Hận, càng đọc xuyên suốt qua dòng lịch sử tổ tiên càng thấy lòng mình hổ thẹn. Biết bao câu nói lời thề tràn đầy hào khí còn ghi lại qua những áng thơ văn – mà mỗi lần đọc chúng ta thấy tình tự Quê hương bừng bừng trổi dậy, tràn qua buồng ngực con tim, len đầy mạch máu của mỗi Con Dân Nuớc Việt :

“ Còn trời, còn Nước, còn Non,

Còn trăng Nước Việt, ta còn đứng đây,

Năm năm, tháng tháng, ngày ngày,

Dẫu xa Tổ Quốc lòng này sắt son,

Dù cho Sông cạn Núi mòn,

Lời Thề Sông Núi vẫn còn vang vang.

Đinh văn Tiến Hùng
 
30-4. Ta ngồi chờ hay đứng dậy?
Bảo Giang
08:30 25/04/2014
30-4. Ta ngồi chờ hay đứng dậy?

Tôi đã không định viết bất cứ một bài viết nào nhân ngày 30-4 năm nay. Bởi lẽ, nhắc về một mốc điểm của một thời gian như ngày 30-4, nó chỉ làm cho lòng người thêm sầu héo, đớn đau, hơn là đem đến cho người quanh mình một niềm vui, dù là rất nhỏ bé. Bỡi lẽ, nhìn quanh đây. Ngưòi miệt mài với tranh đấu thì cứ trần lưng ra trong cô đơn. Kẻ chạy cờ, cúi đầu, cầu ơn mưa móc của Việt cộng, xem ra càng lúc càng đông, lại thêm có tài qùy lâu hơn. Bên cạnh đó là đoàn ngũ gọi là về “ du lịch, thăm quê” càng lúc càng nhiều. Sân bay lúc bỏ chạy chẳng mấy người ra vào được. Lúc này là tấp nập xuốt ngày đêm. Phần vì người về, phần vì rao hàng dẫn mối. Chẳng mấy ai nhớ đến lúc đi thì trốn chui trốn nhủi, bị phường khóm tố cha, tố mẹ, bêu riếu. Bị bọn bất lương láo lếu gọi là ma cô đĩ điếm. Lúc về thì trát phấn, bôi son ra dáng “ khúc ruột ngàn dặm” nên cũng chẳng ngượng ngùng! Toàn cảnh ấy tạo thành một bức tranh màu nước đục. Vui gì mà viết?

Đã thế, lúc gần đây lại thấy nhiều người “đẻ“ ra loại ý kiến “đỉnh cao” là: Có tranh đấu cũng chả di đến đâu, hễ bọn Trung cộng đổ thì Việt Cộng cũng chết theo! Hoặc gỉa, mình không gởi tiền về thì tiền của chúng cũng đã xếp cao như núi! Nó cần gì đến tiền của người ở hải ngoại! Nghe mà thấm nỗi đau! Ấy là chưa kể đến nỗi đau của người dân Crimea vừa bị xát nhập vào Liên Bang Nga. Nó là một bài học, một bước tập thực tế trước mắt cho một chương trình xin tự trị xàt nhập vào Trung quốc mà Việt cộng đã đi vào những giai đoạn sửa soạn cuối cùng? Mấy ai hay?

Trước viễn ảnh đau thương, mất nước vào tay Trung cộng, dĩ nhiên, tôi không phản bác một ai, cũng chẳng phản bác một lý lẽ nào của “người mỉnh”. Chỉ xin đưa ra vài con số, vài câu chuyện có liên hệ đến câu chyện này mà thôi. Trước hết,

I. Ngồi chờ... Trung cộng chết, ta sẽ ra sao?

Trước hết, vì không biết đến bao giờ nó mới chết, nên ta sẽ có dịp mỗi năm một lần, ngồi đếm ngày 30-4. Đếm để nghe “người ta” bàn luận. Hết bàn khôn đến bàn dại. Hết quốc hận thành hoà giải…. theo Việt cộng! Nhưng có một điều mà người ta không thèm để ý đến trong những lúc ngồi đếm và bàn luận là: Trước khi Trung cộng chết thì Việt Nam ta cũng đã tan bay bay xác pháo rồi: Nó bị tan bay xác pháo vì Việt cộng, bị tan biến vào chính vòng tay của Trung cộng. Bạn không tin ư?

1. Phần tài nguyên: Đất rừng, đất biển của Việt Nam ta bây giờ có bao nhiêu phần trăm nằm trong tay Tàu, ngoại quốc? Bao nhiêu phần trăm nằm trong tay của đồng bào? Bao nhiêu phần trăm nằm trong tay của đảng cộng sản với đặc quyền sử dụng, đặc quyền cho đi, dâng hiến hay ký những giao kèo cho thuê dài hạn để chia nhau tiên túi? Hỏi xem, Hoàng Sa, Trường Sa, Cao nguyên, Bình Dương, Vũng Áng, Cửa Việt…. toàn là những trọng địa, nay dưới quyền của ai?

2, Về nhân sự: Ngày nay trên đất nước Việt Nam, có ai kiểm chứng được là có bao nhiêu thành viên, cấp uỷ của cộng sản từ trung ương cho đến địa phương người Việt nhưng làm việc theo lệnh Tàu để được hưởng quy chế cha truyền con nối? Rồi có bao nhiêu làng toàn người Tàu mới đến định cư theo quy chế riêng của Tàu hay không? Có ai vào được những khu định cư của các chuyên viên thợ thuyền của Tàu theo sang để làm công nhân chính thức hay nhập lậu, trong các dự án trúng thầu hay không? Có ai có trong tay những con số là hiện có bao nhiêu ngưòi Tàu vào Việt Nam du lịch và trốn ở lại trong những khu riêng của họ hay không? Kế đến, với hoàn cảnh ngày thêm bi đát của lao động Việt Nam, đặc biệt là của phụ nữ, khi thấy những người Tàu ở Việt Nam, trước mắt có công ăn việc làm, ra đường được nhà nước Việt cộng ưu đãi, có bao nhiêu người đã chấp nhận lấy chồng Tàu thuộc diện di dân bất hợp pháp này? Trong năm, mười năm sau nữa họ là Tàu hay là Ta? Ấy là chưa nói đến những kế hoạch lớn từ trung ương do nhà nước Việc cộng chủ trương và Phạm vũ Luận theo đó đã đề ra chương trình “giúp” trẻ em Việt Nam học tiếng Tàu ngay từ bậc tiểu học, để mai kia đi xin việc trên đất nước mình cho dễ? Hỏi xem, nước chưa bị đồng hóa, Việt cộng đã có chủ trường đón thời như thế. Tương lai Việt ra sao?

3. Rồi ở một chiều khác. Lực lượng đấu tranh ở hải ngoại gìa yếu và chết dần mòn, những cầu nối đã ở vào cái khoảng 50- và 60 lại đang tàn lụi dần. Bị tàn lụi vì thui chột, vì bỏ cuộc và vì “áo gấm về làng”, vì miếng lợi danh? Hỏi xem, nếu lớp cầu nổi này không còn, các điểm tựa cho cuộc tranh đấu tại quê nhà gặp bất lợi. Việt Nam về đâu? Với hai nguồn tài nguyên và nhân sự như thế, xem ra kế ngồi chờ là hoàn toàn thất bại.

II. Trường hợp đứng dậy thì sao?

Chúng ta có những lợi thế sau:

1. Chúng ta có một khối chuyên viên hùng hậu trên thế giới,

2. Hoa-Kỳ hiện diện trong vùng Đông Nam Á. Đây là một điểm rất thuận lợi… sự hiện diện của HK khiến có sự ổn định. Sự ổn định giúp ta dễ dàng bảo vệ chủ quyền và phát triển quốc gia…

3. Người dân từ Bắc xuống Nam bất mãn, đói khổ lầm than. Lại đứng trước thảm cảnh bị giao vào tay Tàu lấn áp. Họ đang mơ ước một sự thay đổi cho VN.

4. Hệ thống tài chánh của Việt cộng đang gặp trở ngại một cách trầm trọng. Chúng cố gắng trả tiền lời cao để chiêu dụ người ký thác, nhưng khó rút tiền ra khi cần đến .

5. Việt Nam có được một khối lượng lớn và vững chắc. Đó là Cộng Đồng Việt-Nam Hải Ngoại.

6. Hiện nay, Việt cộng đang sống tựa vào đồng tiền do thân nhân gủi về VN. Chúng hoàn toàn bất lực và bị khủng hoảng nghiêm trọng trong lãnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Tội ác, và bất ổn xã hội mỗi lúc một thêm nghiêm trọng.

III. Có những lợi thế, nhưng làm sao đứng dậy đây?

Vào khoảng thời gian này năm trước, đặc biệt trong bài “ Xiết chặt kinh tế và giờ chết của Việt cộng”, tôi đã đưa ra một số đề nghị. Nay nhân ngày đau thương của đất nước, Tôi xin được viết lại một lần nữa những lời đề nghị đó. Những đề nghị mà bản thân tôi phải gạt nước mắt, phải cắt ruột mà viết. Chỉ hy vọng mọi người, hãy thấy cái khổ lớn của dân tộc mà hy sinh đi một phần nào cái “nỗi khổ” của gia đình, hay hy sinh một phần “ tự sướng” cho bản thân trong những cuộc du lịch Việt Nam. Dĩ nhiên, sự hy sinh này tuy khó, nhưng không phải là bất khả thi. Hơn thế, nó lại được đánh giá là những đóng góp cực lớn cho cuộc thay đổi của vận mệnh đất nước mai sau. Theo đó, Ta nên tự buộc ta thi hành, hơn là, Ta cứ về nuôi chúng rồi chửi chúng thì có ích gì?

Cách đây hơn hai năm, cộng sản Việt Nam đã công khai ý định chiếm đoạt tài sản là ngoại hối và vàng của người dân còn cất giữ, mua bán, hay đã gởi vào ngân hàng bằng nghị quyết 11/NQ-CP. “tiết 1, 2(c) tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức cá nhân… bán ngoại tệ cho ngân hàng. (d), xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do…”. Qua nghị quyết này, cộng sản đã quyết liệt đánh vào các doanh nghiệp tư nhân, qua việc cấm họ sử dụng vàng, đô la, hạn chế nhập khẩu hàng hóa, hầu thu tóm toàn bộ tài sản là ngoại hối và vàng vào tay “nhà nước”. Nghĩa là, chúng đã sẵn sàng in tiền giấy lộn hình Hồ với mệnh giá cao để cân bằng trị giá với ngoại hối và vàng một khi người gởi tiền vào ngân hàng muốn rút tiền ra. Theo kế hoạch này, không một người nào có thể rút ngoại hối hay vàng do chính mình đã gởi vào ngân hàng trước đó. Tệ hơn thế, hàng tỷ tỷ ngoại hối, và quý kim đó cũng không còn nằm dự trữ trong ngân hàng nhà nước, nhưng là trong các tài khoản của các cá nhân ở ngoại quốc! Theo đó, việc đổi tiền vói mệnh gía một ăn 500, thậm chí là 1 ăn 1000, có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào.

Chuyện là thế, có lẽ nào chúng ta tiếp tục gởi tiền về để cho chúng làm băng hoại nền đạo lý, văn hóa của dân tộc và đưa đất nước vào vòng nô lệ cho phương bắc? Không, tôi không cho đây là điều chúng ta muốn, nhưng thực tế, chính chúng ta đang nuôi nó để cho nó làm như thế. Nghĩa là, ở một phương diện nào đó, thay vì trừ bạo, chính chúng ta lại là những người đồng loã, thôi thúc, giúp chúng thêm phương tiện để gây ra thêm tội ác với đồng bào của mình. Nhưng làm sao để chúng ta có thể giải tỏa được nghịch lý đầy oan nghiệt này? Có rất nhiều người đã nghĩ đến một phương án nhẹ nhàng, nhưng đầy hiệu quả là: Đề nghị tất cả mọi người hãy vì tương lai của dân tộc mà tham gia tích cực vào chương trình cứu nguy đất nước bằng cách:

a. Kế hoạch tự tiết chế.

- Không gởi tiền, hàng, quà, về cho thân nhân trong vòng vài năm để tiêu dùng, buôn bán, xây dựng cơ sở. Ngoài trừ những trường hợp rất cần thiết và khẩn cấp như cứu tử. ( Mỗi tháng không qúa $50 như người Cuba thường áp dụng trong cuộc đáu tranh của họ). Nếu cần, lên kiến nghị yêu cầu chính quyền các nước liên hệ ra điều khoản về tài chánh và đề nghị chính phủ thanh lý các tổ chức tư nhân trá hình gời tiền về Viêt Nam?

- Không về du lịch tại VN trừ trường hợp tang chế của cha mẹ, anh em ruột thịt mà thôi. Và thời gian ở lại không nên kéo dài.

- Tạm thời không bảo lãnh cho thân nhân đi du lịch hay đi du học ở hải ngoại.

- Không gởi tiền vào các ngân hàng của cộng sản Việt Nam. Tất cả những ai đã gởi tiền vào ngân hàng, giúp vốn cho nhà nước cộng sản Việt Nam thành những tên trộm cướp hợp pháp, hãy rút tất cả tài khoản đáo hạn ra khỏi các ngân hàng nhà nước (gởi vàng thì đòi vàng, gởi tiền ngoại thì đòi lại tiền ngoại).

- Không gởi về dù chỉ là một đồng để đầu tư vào các dịch vụ nhà đất, khách sạn, nhà nghỉ hay phát triển kinh doanh tại Việt Nam. Dù có một vốn, một trăm lời cũng không gởi. Nên nhớ, khi chúng ta gởi tiền về đầu tư vào các dịch vụ nhà đất là chính chúng ta giết dân ta. Lý do, Cộng sản sẽ tiếp tục mở quy hoạch giải phóng mặt bằng để …. bán lại cho những người đầu tư từ hải ngoại. Thế là ta giúp chúng giết dân ta.

- Không mua bán lương thực, thực phẩm, đồ gia dụng nhập cảng từ Việt Nam hay Trung cộng vào đất nước, nơi chúng ta đang sinh sống.

- Không hỗ trợ bất cứ một chương trình nào ngoài chương trình nhân đạo khẩn cấp như thiên tai, động đất, bão lụt tại Việt Nam. Kể cả những việc ủng hộ cho tôn giáo để xây chùa, xây nhà thờ hay các cơ sở của tôn giáo cũng không có ngoại lệ.

- Tuyệt đối không ủng hộ, không mua vé tham dự bất cứ chương trình văn nghệ hát hò nào của các ca sĩ đến từ Việt Nam. Họ có thể không phải là những văn công cộng sản Việt Nam đi tuyên truyền, nhưng không ủng hộ vì chương trình của chúng ta.

- Đặc biệt, hãy tích cực vận động các chính phủ nơi mình sinh sống không viện trợ kinh tế cho cộng sản Việt Nam. Hơn thế, ủng hộ mạnh mẽ các phong trào tranh đấu cho nhân quyền ở trong nước.

b. Cắt nguồn vốn từ đồng bào ở trong nước:

- Kêu gọi đồng bào, thân nhân không gởi tiền vào các ngân hàng của nhà nước cộng sản Việt Nam.

- Kêu gọi đồng bào hãy lần lượt rút hết vốn của mình ra khỏi các ngân hàng. Vì có gởi vào khi chúng đổi tiền thì cũng trắng tay.

- Tự tích trữ vàng bạc và quý kim (nếu có thể) thay vì tung vào các ngân hàng.

- Chiết giảm chi tiêu, mua bán trong từng ngày.

- Không mua hàng hóa có nhãn hiệu từ Trung cộng.

Đây là kế hoạch thắt lưng buộc bụng. Không, phải gọi là “cắt ruột đứt lòng” mới đúng. Bởi vì nó làm cho con tim của chúng ta rướm máu vì nỗi khổ tạm thời của người thân. Nhưng hãy vì 90 triệu đồng bào, hơn thế, vì tương lai của dân tộc Việt Nam, chúng ta không thể không cùng nhau thực hiện.

IV. Hệ quả.

Về hệ quả, có nhiều người từng đi về Việt Nam, họ đã quan sát kỹ lưỡng và quả quyết với tôi rằng. Nếu mình không gởi tiền về, không đi du lịch và vận động những người ngoại quốc không du lịch Việt Nam, chúng nó sẽ chết ngay. Chết không kịp trăn trối, vì thiếu 10 tỷ đôla tương đương 200 ngàn tỷ đồng để chi dụng trao đổi hàng năm, chúng không thể sống. Tôi cho ý tưởng ấy là quá mạnh mẽ. Tuy nhiên, người ta có thể nhìn thấy trước những hệ quả dây chuyền sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên nền kinh tế và đời sống của người dân cũng như chế độ một khi việc phong toả kinh tế được thực hiện nghiêm túc.

- Đời sống của nhân dân, trong đó có cả thân nhân của những người ở hải ngoại sẽ gặp khó khăn hơn và giá sinh hoạt sẽ tăng cao hơn. Nhưng không thể trở lại cái thời 1977 – 1978. Nhiều mặt hàng sẽ trở nên ế ẩm vì không có người tiêu thụ. Và nhiều mặt hàng cần như điện, điện thoại, xăng dầu… có khi cũng trở thành xa xỉ phẩm.

- Nạn trộm cắp của công và tội phạm sẽ tăng nhảy vọt.

- Nhiều ngân hàng sẽ bị khánh kiệt, phá sản.

- Nhiều khu vực kinh tế tập đoàn sẽ vỡ nợ.

- Ngành địa ốc, khách sạn sẽ hoàn toàn suy thoái.

- Ngành hàng không sẽ khốn đốn.

- Nhiều khu vực sản xuất, tư doanh sẽ đóng cửa, nạn thất nghiệp sẽ tăng cao.

- Nền kinh tế què quặt này sẽ giảm sự thu hút đầu tư vốn từ ngoại quốc.

- Nông nghiệp cũng bị hạn chế.

- Trung cộng và các nhà đầu tư của họ sẽ xâm nhập vào nhiều cơ sở hạ tầng. Nhiều loại giấy tờ, kể cả việc “phát” giấy quốc tịch VN (dĩ nhiên là bán lấy tiền) cho người Tàu xâm nhập cư vào Việt Nam theo chủ trương của Trung cộng sẽ diễn ra như đi chợ.

- Các kế hoạch đầu tư do nhà thầu Trung cộng đấu thầu sẽ tự trì trệ.

- Các cơ sở kinh tài cho nhà nước hay cho các cá nhân đương quyền nắm giữ tại hải ngoại sẽ lụn bại…

Hẳn nhiên không phải chỉ có bấy nhiêu. Đây chỉ là vài nét vẽ điển hình. Thực tế nó còn ảnh hưởng nặng nề trên nhiều phương diện khác nữa. Và ảnh hưởng của mỗi năm một thêm trầm trọng hơn. Bởi lẽ, ngay năm đầu, nếu cộng sản Việt Nam không nhận được 10 tỷ đôla do người Việt gởi về, không có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam chỉ bị thiệt hại có 10 tỷ đôla mà thôi. Trái lại con số bị thiệt hại có thể nhân lên gấp hai hay ba lần con số 10 tỷ đôla ấy. Lý do:

- Vì không nhận được tiền, người ta phải tiêu vào nguồn vốn của mình đã có.

- Không có nguồn vốn để tạo ra lợi nhuận, sản phẩm.

- Không có nguồn vốn để trao đổi mua bán với ngoại quốc.

- Không có nguồn vốn để cho các ngân hàng nhà nước tung tiền ra đầu tư vào các dịch vụ “quy hoạch”, tạo thêm dân oan. Nạn ăn cắp của công và tham nhũng sẽ tăng nhảy vọt. Làm thâm thủng thêm ngân sách.

- Không có tiền để thuê đầu gấu, xã hội đen đàn áp đồng bào và làm lũng đoạn, rối loạn đời sống của người Việt tại hải ngoại.

- Các nhà đầu tư ngoại quốc không nhìn thấy mối lợi khi tham gia đầu tư vì hàng không có người mua. Và đặc biệt là bị những người Việt tại hải ngoại tẩy chay.

Sang năm thứ hai, con số thiệt hại không phải là gầp hai ba lần, nhưng sẽ là lũy tiến, hai ba lần con số hai, ba của năm trước. Như thế, với kế hoạch “cắt ruột đứt lòng này”, đồng bào Việt Nam của chúng ta ở quê nhà sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong một thời gian. Khó khăn hơn thôi, nhưng nạn đói sẽ không xảy ra và có thể cũng không bi đát cơ hàn bằng những năm 1977 – 1978. Tuy thế nó sẽ không kéo dài. Đổi lại, cuộc khủng hoảng kinh tế bó buộc phải xảy ra và cộng sản sẽ không có khả năng giải quyết hỗn loạn. Chúng sẽ bi sụp đổ, bị loại trừ ra khỏi xã hội. Sau đó, chúng ta dùng số tiền “viện trợ” này một cách hợp lý thì thừa sức xây dựng lại một quê hương tươi đẹp sau một thời gian ngắn.

Chúng ta, những người Việt tại hải ngoại, cũng như những người có nguồn vốn ở Việt Nam có đủ can đảm để làm cuộc bao vây kinh tế để nhận chìm chế độ cộng sản, để đưa đất nước vào cuộc đổi thay trong Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền hay không? Quyết định thành bại là do chính chúng ta. Xin nhớ, Cộng sản không phải là một con siêu mãnh hổ luôn luôn mạnh mẽ, đủ sức cắn xé đồng bào mình, nếu như chúng không có gì để ăn!

Tóm lại, người Việt đang đứng trước một cơ hội thuận tiện để cứu nước.

- Trước hết, tạo ra những khó hhăn và rối loạn về kinh tế để diệt trừ cộng sản và giải phóng dân ta ra khỏi chế độ bạo tàn cộng sản do Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản khống chế dân ta từ hơn 70 năm qua. ( xin nhớ, chính tập đoàn cộng sản Liên Sô cũng bị sụp đổ vì khủng hoảng kinh tê bản thân).

- Thứ hai, xây dựng đất nước trong ổn định. Mở ra một quy chế ngoại kiều đứng đắn. Chúng ta sẽ hoàn toàn làm chủ tình thế, Trung cộng không có một chút cơ hội nào mở mang bờ cõi xuống phía nam của Nam Quan, Bản Giốc, và tuyệt đối không thể lấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Sự viêc rõ ràng như thế. Câu chuyện Việt Nam hôm nay chỉ có hai phương cách để chọn lựa và giải quyết. Một là ngồi chờ để được vào vòng nô lệ. Hai là cùng nhau đứng dậy cứu non sông thoát cuộc nô lệ. Bởi vì, không ai có thể giải phóng chúng ta, ngoại trừ chính chúng ta.

Bảo Giang

25-4-2014.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ơn cứu-chuộc nơi Ngài chan chứa!
Mai Tá
01:41 25/04/2014
Ơn cứu-chuộc nơi Ngài chan chứa!
_____________________________________________________________________________________________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR

Chương Hai
Ơn Cứu-chuộc, và thần-học lịch-sử rút từ Thánh Kinh
(bài 12)


Phần 5:
Ơn Cứu-chuộc, và lập-trường của thánh Luca và thánh Gioan:


Thánh Luca:

Thánh Luca có cùng quan-điểm với thánh Mác-cô và còn tiến xa hơn thế nữa. Ở đây, tôi dựa vào bài viết của tác-giả Brian Capper, Reciprocity and the Ethics of Acts, Grand Rapids, Michigan, Eerdmans, 1998.

Với thế-giới La-Hy thời cổ đại, thì: mỗi khi có vị chủ-quản nào ở cấp cao ban-bố thứ gì đó cho người ở dưới tức: những người không có khả-năng trang-trả tiền bạc, thì cấp trên sẽ được coi là “ân-nhân” của người ấy. Và từ đó, giữ mãi danh-xưng và tước-hiệu này cho các việc khác mang cùng một cung-cách giống như thế. Vì thế nên, với thế giới cổ-đại, thật ra không có tình bạn mật-thiết trên/dưới, mà chỉ có tương-quan được thiết-lập giữa ân-nhân (tức người chủ) và người nợ ơn, thôi. Tin Mừng thánh Mác-cô đoạn 10 câu 42, tác-giả lại cũng nói về việc Đức Giêsu ngăn cấm môn-đồ Ngài mơ tưởng chức-tước thủ-lĩnh, tức không được làm “chúa tể” của ai hết. Và, cũng không được phép đảm-nhiệm vai-trò của bậc trên, tức: chỉ muốn ra lệnh cho mọi người ở mọi nơi, như bậc chủ. Đại để câu trên có ý nói: nơi anh em, không ai được phép đối xử theo kiểu cấp trên/thuộc hạ ở dưới hoặc như cung-cách chủ/nô, hoặc thày/tớ. Thánh Luca còn tiến xa hơn thế nữa, như có ghi ở chương đoạn 22 và 24, thánh-nhân lại vẫn khuyên đồ-đệ Chúa đừng bao giờ dung danh-nghĩa ân-nhân/kẻ cả với ai hết, để ban phát ân-huệ từ trên cho kẻ dưới. Sách Công-vụ, thánh Luca lại cũng nhấn mạnh đến việc sẻ-san của ăn/thức uống cho mọi người mà không trông đợi họ trả ơn, mời lại mình. Nói như thế có nghĩa, là: đồ đệ Chúa phải ra khỏi hệ-thống kiếm-tìm lợi-lộc cho riêng mình. Bởi, có ra khỏi hệ-thống trên/dưới cũng như chủ/nô hoặc thày/tớ, thì cộng-đoàn mình mới đích-thực là cộng-đoàn của Chúa và mới đúng là có Ơn cứu-chuộc, hoặc cứu-rỗi.


Thánh Gioan

Với tác giả Tin Mừng thứ tư, ta thấy thánh-nhân cũng sử-dụng cùng một ngôn-ngữ tựa như thế. Ở đây tôi dựa vào bài tường-trình từ Colloquium Biblicum Lovaniense LIV (2005), đặc-biệt là bài đóng góp của Jorg Frey có tựa đề là: Ephemerides Theologicae Lovanienses 2005, 567-614.

Nhiều văn-bản rút từ Tin-Mừng thánh Gioan trong đó nói Đức Giêsu chết, là Ngài chết cho bạn bè Ngài, cho đàn chiên theo tư-cách Chúa Chiên Lành.

Thành-ngữ “chết cho” bên tiếng Hy-Lạp thật rất hay. Người Hy-Lạp sử-dụng cụm-từ “apothnesko”, nếu dịch từng chữ theo thứ-tự như sắp chữ, thì phải dịch là “cho đi để chết”. Thánh Gioan ưa sử-dụng cụm-từ nào khác thay vào đó, tương-đương với tiếng Hy-Lạp mang ý-nghĩa như “paradidomai”, tức: “trao tận tay”. Thánh-nhân thừa-hưởng những điều này từ truyền-thống Nhất-lãm. Truyền-thống này, với từ-vựng “paradidomai” vừa có nghĩa một hành động mang tính “bội-phản”, lại vừa là động-thái của Thiên-Chúa cốt cho thấy Đức Giêsu đã để phàm-nhân lấy đi chính Sự Sống của Ngài.

Và, thánh Gioan chọn ý-nghĩa thánh-thiêng khi nói đến động-thái rất đặc-trưng của Chúa. Thánh-nhân tái định-nghĩa từ-vựng này bằng từ-vựng “didomai” tức bỏ đi tiếp-đầu-ngữ “para” ở đằng trước và biến nó thành từ-vựng mang ý-nghĩa động-tác cứu-rỗi của Thiên-Chúa ở trong và ngang qua Đức Giêsu. “Didomai”, dịch sát chữ, là “ban phát quà tặng”. Xem như thế, ta không thể ban phát thứ quà gì khác, trừ phi ta sống “cho” người khác, “vì” người khác, thôi. Thiên-Chúa sống “vì” ta và “cho” ta, Ngài tặng cho ta cả Thân mình Ngài, nên ta là kẻ được ban-phát, tức được “tha/ban”. Thánh Gioan triển-khai ý-nghĩa xa hơn thế, bằng vào từ-ngữ và với chữ-nghĩa. Thánh-nhân vẫn cứ suy rằng: việc Đức Giêsu tặng ban chính Thân mình Ngài có nghĩa là: Ngài “hy sinh” sự sống của Ngài, tiếng Hy-Lạp diễn-tả việc này bằng từ-vựng “tithemi”.

Tin Mừng thánh Gioan cũng đề-cập đến việc Chúa hy-sinh, là: Ngài hy-sinh “tâm thân” của Ngài, hy-sinh cuộc sống phàm trần của Ngài, nhưng sự sống ấy tràn đầy Sức Sống vốn có nơi Sự sống của Thiên-Chúa. Việc hy-sinh/hạ mình này, đã ảnh-huởng và gợi lên việc Chúa tặng quà ngang qua động-thái “hy sinh/hạ mình” của Ngài. Việc ban tặng như thế tạo nghĩa cho việc Chúa yêu-thương con người theo cung-cách cũng giống thế. Có thể nói: theo tính-cách rất đúng-đắn của ngôn-ngữ ta thường sử-dụng, thì: Đức Giêsu đích-thực “vâng phục” Tình Thương-Yêu của Thiên-Chúa. Ngài lắng nghe và trao ban toàn tâm Ngài cho Tình Thương-Yêu một cách trọn vẹn. Và như thế, Ngài cũng diễn-đạt cách trọn-vẹn nhất ý-nghĩa của Tình Thương-Yêu đích-thực của Thiên-Chúa. Thánh Gioan đôi lúc cũng chơi chữ qua cụm-từ như thế. Sau khi Đức Giêsu chết đi, thánh Gioan còn nói các thánh tin-tưởng vào Đấng mà các ngài từng “nâng-nhấc”. Và, thánh-nhân xem ra đã hiểu điều đó qua tiếng Do-thái. “Tin tưởng” đây, tức tựa-nuơng vào thứ gì đó, tuỳ-thuộc vào ai đây. Thành thử, có người thường vấn-nạn hỏi rằng: ta có tin-tưởng vào người mà mình “nâng-nhấc” không?

Nhiều nhà chú-giải còn đề-nghị: ngôn-từ thánh Gioan viết ở chương 6 trong Tin Mừng thứ tư, có nghĩa: thịt Ta là Sự Sống cho thế-gian, vốn được dùng làm lời nguyện Thánh-Thể ở phụng-vụ. Riêng tôi không nghĩ rằng đề-xuất này diễn rộng cả ở Tin Mừng thánh Máccô viết ở đoạn 10 câu 42. Có lẽ, nội-dung ý-nghĩa của lời nguyện-cầu ta thường đọc ở câu “Tâm thần của Ta là để đoan-chắc lời bảo đảm từng hứa cho những kẻ nghèo hèn vô danh tiểu tốt”, tưởng cũng nên dùng câu đó theo nghĩa nào tương-xứng với nội-dung của lời cầu ở Tiệc Thánh-Thể thay cho câu vẫn thường nghe, là: “Thịt Ta ban cho các con, máu Ta đổ ra cho các con...”


----------
(còn tiếp)

____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
 
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: Thần học thân xác và linh đạo hôn phối
Lm. Mai Đức Vinh
11:10 25/04/2014
LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ

LTS- « LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II » là tác phẩm thứ 32 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris vừa soạn để « Kỷ niệm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tuyên phong Hiển Thánh, 27.04.2014 » và để « Kỷ niệm 20 năm sinh hoạt của Ban Mục Vụ Gia Đình, 1995-2015 ». Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu tác phẩm này với quí độc giả.

Xin Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban phúc lành cho những người góp phần thực hiện tác phẩm này, cũng như cho quí độc giả thân thương. Tất cả để vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa các gia đình.

Bài đã được phổ biến :

« LỜI MỞ » ngày 17.04.2014

Hôm nay xin giới thiệu bài “Thần học Thân xác và Linh đạo Hôn phối » của Lm Mai Đức Vinh


THẦN HỌC THÂN XÁC VÀ LINH ĐẠO HÔN PHỐI

Trong buổi triều yết ngày 02.04.1980, Đức Gioan Phaolô II đã yuyên bố: "Những ai đang tìm trong hôn nhân sự toàn mãn về ơn gọi nhân bản và kitô của họ, đều được mời gọi đi từ thần học thân xác mà nguồn gốc nằm trong sách Sáng Thế, đến việc kiến tạo chính thể chất đời sống và phong cách của họ".

1. Linh đạo hôn phối chưa được nhìn nhận.

Công đồng Vatican II có lý khi nhấn mạnh rằng: Giáo Hội không chỉ là Giáo Hội của giáo sĩ, linh mục và giám mục, nhưng là của toàn thể những người đã chịu phép rửa tội. Chân lý này đã được khẳng định một cách long trọng và quảng diễn bởi đức Gioan-Phaolô II trong tông huấn ‘Người tín hữu giáo dân’ (Christi fideles laici). Vậy giữa những người đã chịu phép rửa tội, giáo dân là thành phần rất đông đảo và đa số họ là những người lập gia đình, là đa số vững chắc của dân Thiên Chúa. Tuy nhiên, nếu linh đạo của linh mục và tu sĩ thường được trình bày một cách dồi dào và phong phú, thì cho đến nay, linh đạo của khối đa số này còn quá nghèo nàn và nông cạn. Vì thế, một cách chung, chính phần dân Kitô hữu đông nhất, tự thấy mình thiếu một linh đạo thích ứng chuyên biệt cho bậc sống và ơn gọi của họ. Phải chăng đó là một mâu thuẫn lớn lao, hầu như một gương xấu? Phải chăng vì thế, những người sống gia đình, mỗi khi họ tìm kiếm một linh đạo, họ bị ép buộc nuôi mình bằng linh đạo của những người độc thân?

Ngay trước khi khai mạc công đồng Vatican II, năm 1962, cha Caffarel muốn sáng lập một linh đạo hôn phối cho các nhóm Notre-Dame. Trong số báo ‘Nhẫn Vàng’ (Anneau d’Or) năm 1962, khi viết về đề tài ‘Hôn nhân và Công Đồng’, cha đã không ngần ngại hạ bút: ‘Làm sao Giáo Hội không thể nghĩ đến các giáo dân đang sống bậc gia đình, làm sao Giáo Hội lại nỡ lòng coi họ như những người độc thân, sống cô đơn lẻ bóng? Rồi, chính cha tự vấn về các gia đình Kitô hữu theo cách thế mà hôn nhân Kitô giáo đang được hiểu và sống trong Giáo Hội Công Giáo ngày nay’ (1). Từ đó cho tới nay là nửa thế kỷ, vấn đề ‘linh đạo hôn phối’ đã được quan tâm và thăng tiến đến đâu? Người ta đã biết đi về nguồn để khai mở một linh đạo hôn phối đặc thù chưa?

Xem ra Giáo Hội đã cực nhọc trong nhiều thế kỷ để nhìn nhận trong hôn nhân có một ơn gọi chính thực Kitô giáo với ý nghĩa tròn đầy, khả dĩ hướng dẫn những người muốn nên thánh trong bậc giáo dân. Có lẽ đó là sự khó khăn mà Giáo Hội đã gặp phải khi ngại ngùng chấp nhận ý nghĩa đích thực về dục tính nhân bản. Người ta cũng phải nhìn nhận với Xavier Lacroix rằng: Kitô giáo là tôn giáo của thân xác, vì được xây trên sự nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa – thì không thể coi khinh chê thân xác. Coi khinh thân xác là từ chối chính mình, ‘Tất cả đã xẩy ra dường như Kitô giáo đã thích ứng với thân xác đau khổ, thân xác lao động, thân xác hiến tế cách thoải mái hơn thân xác thụ hưởng khoái lạc’ (2). Về điểm này, đức Gioan-Phaolô II, khi nói về thần học thân xác, không ngần ngại tuyên bố rõ ràng: "Đối với Kitô giáo, thân xác và dục tính vẫn còn mang những giá trị thường rất ít được coi trọng" (3).

2. Linh đạo hôn phối có điểm tựa: thần học thân xác theo Đức Gioan Phaolô II

Người ta đã phải đối xử công bằng với cha Caffarel và các Nhóm Notre-Dame, vì đã can đảm và cả gan mở ra những con đường hoành tráng và tràn đầy hy vọng. Tuy nhiên cho đến nay, người ta vẫn chưa đưa ra cho linh đạo hôn phối, cái nền tảng thần học có khả năng quảng diễn linh đạo ấy, mà còn để nó nằm yên trong phạm vi trực giác thôi. Thần học thân xác của đức Gioan-Phaolô II bù đắp lại sự thiếu sót to lớn đó. Từ nay, linh đạo hôn phối có điểm tựa thần học vững chắc, nhờ đó, có thể được kiến tạo và phát triển. Chính đây là một biến cố thật đáng kể. Nhưng không phải tất cả những người có trách nhiệm trong Giáo Hội đã biết quan tâm đến mọi tầm mức của nó. Sự lên ngôi của thần học thân xác này tạo nên một nền tảng thần học đáng kể: Đó là một giáo huấn lớn lao nhất mà trong lịch sử Giáo Hội chưa có một vị giáo hoàng nào đề cập tới cùng một chủ đề, với trên một trăm trang. Tuy nhiên đã 25 năm sau khi đức Gioan Phaolô II hoàn thành giáo huấn qua những buổi triều yết chung ngày thứ tư, đa số các mục tử trong Giáo Hội và phần lớn giáo dân có đôi bạn vẫn còn coi nhẹ linh đạo hôn phối. Điều đó đáng suy nghĩ.

Với thần học thân xác của đức Gioan Phaolô II, hôn phối từ nay được thiết lập và nhìn nhận, không như một ơn gọi bậc nhì, nhưng như một trong hai con đường khả dĩ giúp đôi bạn nên trọn lành bằng chính sự hiến thân. Hiến chế mục vụ ‘Niềm vui và Hy vọng’ (Gaudium et Spes) của công đồng Vatican II về Giáo Hội trong thế giới hôm nay, khẳng định mạnh mẽ trong một định thức mà sau này đức Gioan-Phaolô II đã xử dụng rất nhiều, rằng: "Con người là thụ tạo duy nhất trên mặt đất mà Thiên Chúa đã muốn dựng nên vì chính họ, chỉ có thể gặp lại chính bản thân nhờ thành thật hiến thân" (4). Việc hoàn tất của công trình hiến thân này mà trong đó con người được mời gọi gặp lại chính mình, có thể thực hiện được nhờ việc thánh hiến trong đời sống ‘độc thân vì nước trời’ hay nhờ ‘việc tận hiến trong hôn nhân’. Đức Gioan Phaolô II nói: "Chắc chắn, bản tính của tình yêu trong đời sống vợ chồng hay trong đời sống độc thân tận hiến mang đặc tính hôn ước, nghĩa là nó thể hiện nhờ hồng ân tận hiến hoàn toàn. Tình yêu này hay tình yêu khác đều có mục đích diễn tả ý nghĩa hôn ước của thân xác đã được ghi ấn ngay từ đầu trong cơ cấu riêng của chính người đàn ông và người đàn bà" (5).

3. Mục đích của bài viết.

Hai con đường hôn phối và trinh khiết, đều có thể dẫn đến sự thánh thiện, cho dầu hai con đường đó không hoàn toàn nhất trí trong việc trả lời cho một tiếng gọi âm vang tự đáy lòng của con người. Nếu Giáo Hội đã vinh danh trong nhiều thế kỷ, là điều phải lẽ, con đường hiến thân trong đời sống tu sĩ, thì có lẽ bây giờ đã đến lúc Giáo Hội phát hiện những công phúc và những giá trị to lớn của con đường khác, con đường hiến thân trong đời sống hôn nhân. Ngay từ năm 1931, trong thông điệp ‘Hôn nhân khiết tịnh’ (Casti connubì), đức Piô XI đã nói rằng: ‘Các đôi bạn ‘là như đã được thánh hiến bởi một bí tích thật cao cả’ (6). Như vậy, Đức Giáo Hoàng gián tiếp nhìn nhận: ‘những người sống đôi bạn có thể tựa trên một linh đạo tương ứng với ơn gọi đặc thù của họ’. Như một lời ngôn sứ, cha Caffarel đã phát biểu trong các buổi hội chuẩn bị công đồng, rằng: "Không thể coi là đủ việc nhắc lại cho những Kitô hữu sống đôi bạn rằng: ‘Hôn phối không phải là một bậc sống bất toàn hảo’, nhưng còn phải trình bày cho họ một giáo thuyết khổ hạnh và huyền nhiệm, một ‘tu đức’ được soạn thảo không phải từ kinh nghiệm đời sống đan tu, nhưng từ kinh nghiệm của bậc sống đôi bạn, từ những đòi hỏi, những khó khăn, những ân sủng của bậc sống vợ chồng… Dĩ nhiên tu đức ấy cần có sự tham gia ý kiến của những người sống gia đình" (7). Cũng cần nói lên rằng: các đôi bạn Kitô hữu nêu bật nhiều hình ảnh gương mẫu của các thánh, và cụ thể là các ngài đã nên thánh bằng đức trọn lành của đời sống hôn nhân. Cũng chính đức Gioan-Phaolô II đã kiến tạo một công trình đổi mới khi ký sắc lệnh, năm 2001, phong chân phước cho ông Luigi và bà Maria Beltrame-Quattrocchi, là đôi vợ chồng Kitô hữu được tuyên phong chân phước đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, nhân danh sự thánh thiện của đời sống vợ chồng, và cho mừng lễ vào đúng ngày kỷ niệm hôn phối của các ngài. Điều rõ ràng là từ nay người ta có thể nên thánh ngay trong đời sống hôn nhân. Điều mà xưa nay ít ai nghĩ tới.

Cũng như những bài viết khác trong tập sách và như chúng tôi trình bày ở trên, mục đích của bài viết này là nêu bật một số khía cạnh của linh đạo hôn nhân, dựa theo thần học thân xác mà đức Gioan Phaolô II đã mở ra trong Giáo Hội của thế kỷ XXI chứ không phải cho thế kỷ XX. Rồi trong suốt thời gian cai quản Giáo Hội, đặc biệt trong các buổi triều yết chung ngày thứ tư mỗi tuần, Đức Giáo Hoàng đã nhắc đến những yếu tố giáo lý cơ bản của thần học thân xác. Dĩ nhiên không dễ dàng công thức hóa những khái niệm chắc chắn về thần học thân xác. Có lẽ vì lý do đó, đức Gioan Phaolô II đã không công bố một lúc ý hướng của ngài khi ngài khởi sự phổ biến giáo huấn này kể từ tháng 9.1979.

Dầu vậy, người ta có thể nhất trí với sự suy nghĩ của ông George Weigel là người đã đánh giá thần học thân xác của đức Gioan-Phaolô II như ‘một quả bom thần học nổ chậm, và nó có thể nổ với nhiều tiếng vang ngoạn mục trong lịch sử tam thiên niên của Giáo Hội’ (8). Có lẽ sự suy đoán của ông George Weigel hàm súc một khía cạnh tiên tri nào đó, khi ông viết những dòng này vào năm 1999, gần 5 năm trước ngày đức Gioan Phaolô II tạ thế. Lúc đó ông còn viết: "Có thể xẩy ra là thần học thân xác của đức Gioan Phaolô II, nguồn phát sinh những tranh luận, chỉ được quan tâm đến khi nào chính ngài đi ra khỏi kịch trường… Khi điều đó xẩy ra, có lẽ trong thế kỷ XXI, thần học thân xác có thể được nhìn nhận như một khúc quặt, không nguyện trong thần học Công Giáo, nhưng cả trong lịch sử của tư tưởng tân thời" (9). Năm 2009, tức 20 năm sinh nhật ‘việc thành hình và phổ biến giáo huấn này của đức Gioan Phaolô II, thì phải chăng đó chính là công trình khai mở một linh đạo hôn phối được xây trên nền tảng ‘ơn cứu độ thân xác và đặc tính bí tích của hôn nhân’. Dưới tiêu đề này, chính đức Gioan Phaolô II đã đề nghị hệ thống hóa lại những giáo huấn của ngài về thần học thân xác? (10).

Phần chúng tôi, chúng tôi chỉ dám bày tỏ vắn gọn món quà mà đức Gioan Phaolô II đã tặng cho Giáo Hội thế kỷ XXI qua việc vinh danh ‘Ơn gọi của thân xác con người’. Ngài nói: "Thân xác và chỉ mình nó có khả năng làm cho chúng ta nom thấy cái mà xưa nay chúng ta không nom thấy: thiêng liêng và thần linh. Thân xác đã được dựng nên để thuyên chuyển vào thực tại hữu hình của thế giới, mầu nhiệm dấu ẩn trong Thiên Chúa tự đời đời và trở nên dấu hữu hình của mầu nhiệm ấy" (11). Ơn gọi của thân xác, các đôi vợ chồng Kitô hữu, hơn các phần tử khác trong Giáo Hội, có sứ mệnh làm những người mạc khải và tiên tri về ơn gọi của thân xác. Đó là sứ mệnh thật cao đẹp và thật khẩn trương trong thế giới không hiểu đủ thân xác con người và thường lại nhận định nó như là vật liệu đơn giản có thể xử dụng được. Thế thôi (12).

4. Trong văn hóa Việt Nam.

Trong cuốn ‘Văn Hóa Gia Đình’ do Giáo Xứ Việt Nam-Paris xuất bản, chúng tôi đã mạo muội trình bày về ‘Linh Đạo Gia Đình’ (13) với ‘hàm ý chứng minh rằng Đức tin Công Giáo đã hội nhập và thăng tiến đặc biệt Văn Hóa Gia Đình Việt Nam’, thì hôm nay ở đây chúng tôi cũng có thể nói lên rằng:

• Khi tôn trọng đức chung thuỷ vợ chồng, người Việt Nam đã hàm ý đề cao giá trị của thân xác trong việc chăn gối, coi việc vợ chồng ăn ở với nhau như một hồng ân Trời ban, để vợ chồng gây hạnh phúc cho nhau, và cha mẹ xây dựng gia đình yêu thương giữa con cái, cháu chắt, đến ‘tứ đại đồng đường’… Đây chúng ta hãy nghe những lời ca dao tục ngữ diễn tả những ý tưởng cao đẹp đó.

• Nhờ Đức Tin vào Thiên Chúa Sáng Tạo, đôi vợ chồng Công Giáo Việt Nam còn đi xa hơn với mục đích ẩn tàng là thăng hoa và Tin Mừng Hóa văn hóa và luân lý gia đình Việt Nam. Tỷ như mấy lời mở đầu tập ‘Hiếu Tự Ca’:

Mấy lời hiếu tự nói qua,

Để cho ai nấy trẻ già nhớ ơn.

Làm người sống ở thế gian,

Ai không đội đức cao sang nặng dày;

Nói sao cho hết cho rồi,

Biết bao khí huyết tài bồi cho ta.

Phần hồn thì Chúa sinh ra,

Xác này Chúa phó mẹ cha sinh thành.

Phụ tinh mẫu huyết đúc hình,

Cho ta toàn vẹn sinh ra làm người…

Thể hình ngày tháng nhẩn nha,

Đúc dần từng tí cho ta thân này… (14)

-------------

(1) L’Anneau d’Or s.105-106, nxb Feu Nouveau, 1962, tr.179-180.

(2) Xavier Lacroix, ‘L’Avenir c’est L’autre, nxb Cerf, 2000, tr.145

(3) Cathéchèse du 22.10.1980, s.3

(4) Vatican II, Constiturion Gaudium et Spes, s. 24,52.

(5) (Cathéchèse du 14.4.1982, s.4.

(6) Piô XI, tđ ‘Casti connubì’, 1,3

(7) L’Anneau d’Or, s.105-106 sđc, tr. 186

(8) George Weigel, ‘Jean Paul II, Témoin de l’espérance, JC Lattes, 1999, p. 427

(9) Nt.

(10) Catéchèse du 28.11.1984, s.1. - Có thể đọc các bản văn chính thức của những cuộc triều yết của đức Gioan Phaolô II nói về ‘thần học thân xác’ (la théologie du corps) trong bộ ‘Homme et Femme, il les créa, Une spiritualité du corps’, nxb Cerf, Paris, 2004.

(11) La Catéchèse du 20. 02. 1980, s.4.

(12) Bài viết này, chúng tôi dựa theo bài ‘Pour une spiritualité propre aux personnes mariées’ của Yves Semen, trong cuốn La Spiritualité Conjugale selon Jean-Paul II, éd. Presses de la Renaissance, Paris 2010, p. 15-24.

(13) Mai Đức Vinh, ‘Linh đạo gia đình’ trong ‘Văn Hóa Gia Đình’ 2006, tr.511-550.

(14) Lm Trần Lục, ‘Hiếu Tự Ca’, Giáo Xứ VN/P in lại, 1986.

Khóa Chuẩn Bị Hôn Phối đầu tiên (1995)

Khóa Chuẩn Bị Hôn Phối thứ 39 (2014)
 
Văn Hóa
Trường Phái Nghi Ngờ
Nguyễn Trung Tây, SVD
03:33 25/04/2014
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Trường Phái Nghi Ngờ



Hồi còn nhỏ học lớp Giáo Lý Thêm Sức trong giáo xứ, tôi không có thiện cảm với thánh Tôma Tông đồ, bởi ý nghĩ tại sao trên đời lại có những người cứng lòng tin đến như thế. Chúa đã phục sinh ba năm rõ mười như thế kia, người người khắp cùng thiên hạ đều xôn xao bàn tán về bản tin Phục Sinh, thế mà thánh Tôma lại bướng bỉnh khăng khăng không chịu tin vào chứng từ của Phêrô, của Maria Mađalêna, của hai môn đệ trên đường Emmau, và bao nhiêu người khác. Trong giờ Giáo Lý Thêm Sức của ngày hôm đó, chán nản với ông Tôma cứng lòng đá sỏi, tôi mơ màng gật gù ngủ quên mơ tưởng tới hình bóng của Đức Giêsu Phục Sinh. Giá mà Đức Giêsu hiện ra với tôi bây giờ. Chắc chắn tôi sẽ tin liền, và tôi sẽ vòng tay cung kính xin Chúa cho con bánh sô-cô-la, kẹo dừa, kem chuối ướp lạnh. Tôi cũng sẽ xin Chúa làm phép lạ để tôi khỏi phải đi học nữa, nhưng sẽ ở nhà để đá dế, thả diều, tạt loong... Đức Giêsu Phục Sinh chưa kịp hiện ra thì ông Quản bất ngờ xuất hiện ngay trước mặt. Giơ cao tay, ông Quản yêu quý của giáo xứ không đánh khẽ, mà thật thà quật tôi mấy cái roi mây thật mạnh về tội ngủ gật trong giờ Giáo Lý! Giời ạ! Tôi tỉnh giấc mơ!

Lớn lên một chút xíu, vào mỗi mùa Phục Sinh, lắng nghe bài Phúc Âm nói về niềm tin cứng cỏi của Tôma, tôi lại càng cảm thấy thương hại cho thánh Tôma tông đồ nhiều hơn. Tôi chép miệng tiếc cho Tôma, bởi vào những giây phút hệ trọng cần phải có mặt trong cả một cuộc đời ba năm bỏ hết tất cả để đi theo Chúa thì thánh Tôma lại vắng mặt! Từ thương hại, tôi lại chuyển đổi sang thương cảm, bởi ý nghĩ tại sao trên đời này lại có những người chậm lụt đến như thế. Trong khi thiên hạ bao nhiêu người đã có cơ hội chiêm ngắm, tâm sự, và chuyện trò với Đức Giêsu Phục Sinh, trong khi tin mừng Phục Sinh tưng bừng nổ tung chiếu sáng trên vòm trời đêm đen nhân loại còn hơn cả pháo bông cháy rực rỡ trên cầu Harbor của phố cảng Sydney vào phút Giao Thừa, thế mà ngài tông đồ yêu quý lại cứ ngây nga ngây ngô như người ngủ trưa mới thức dậy. Lại một lần nữa tôi chép miệng,

— Đến là chán!

Không cần phải đoán già đoán non, tôi tin rằng nếu thánh Tôma mà sống bên Úc, chắc chắn không sớm thì muộn ngài cũng sẽ mất việc, bởi thánh tông đồ có vẻ hơi chậm lụt. Mà những người rùa bò, vô trễ về sớm thì thường được anh cai xếp, bà chủ hãng nhìn ngó với ánh mắt thiếu thiện cảm. Trong hãng, có chuyện chi xảy ra, cần phải giảm bớt con số nhân công, thánh Tôma của thiên niên kỷ 2000 sẽ cầm đơn gõ cửa văn phòng chính quyền liên bang xin tiền trợ cấp thất nghiệp là cái chắc.

Tôi biết lịch sử nhân loại cũng có nhiều nhân vật kỳ tài xuất thân từ trường phái nghi ngờ như thánh Tôma. Thời trước Công Nguyên, thiên hạ có Trang Tử, nằm ngủ mơ thấy mình hóa bướm. Khi thức dậy, Trang Tử thắc mắc đi ra đi vô gãi đầu gãi tai nghi ngờ không biết là Trang Tử đã ngủ mơ, hóa ra bướm, hay là bướm ngủ mơ, hóa ra Trang Tử.

Tới thời của Đức Giêsu, xuất hiện thánh Tôma.

Tới thời Trung Cổ, trường phái nghi ngờ xuất hiện thêm một nhân vật nữa làm nổi danh rạng rỡ gia tông, đó là, René Descartes. Cũng tương tự như Trang Tử, như thánh Tôma, Descartes cũng ưa nghi ngờ, hay đặt vấn đề. Có một lần, Descartes nằm ngủ mơ thấy mình đang ngồi trước lò sưởi bập bùng vào một đêm giá lạnh. Khi thức dậy, Descartes nghi ngờ không biết là Descartes đang ngồi trước lò sưởi rồi ngủ mơ là mình đang ngồi trước lò sưởi, hay là thực sự ra là Descartes đang ngủ và nằm mơ là mình đang ngồi trước lò sưởi.

Trong thiên hạ, nghi ngờ cỡ như Trang Tử và Descartes là một trong những cái nhất của đệ nhất thiên hạ nghi ngờ. Trong niềm tin, nghi ngờ cỡ như Tôma là một trong những cái nhất của đệ nhất niềm tin nghi ngờ.

Tôi tưởng là trường phái nghi ngờ đã tuyệt tích giang hồ, trưởng môn nhân Trang Tử, Tôma, và rồi Descartes đã viên tịch, cửa môn đã rêu xanh u tịch sau khi Descarte nằm xuống, nhưng không ngờ có một ngày tôi nhận ra mình đang đứng ngay trên sân gạch của môn phái nghi ngờ. Quay sang nhìn chung quanh, tôi giật mình nhận ra thiên hạ cũng vẫn còn nhiều kẻ nghi ngờ y như mình.

Nghi ngờ xuất hiện khi tôi nghi ngờ, không tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa, đặc biệt nơi tha nhân. Trong trường hợp này, tôi đích thực là đệ tử chân truyền của thánh Tôma tông đồ thủa xưa.

Cho nên mới có chuyện kể rằng trong một giáo xứ, nhận ra giáo dân ngày càng gặp nhiều khó khăn với đời sống chứng nhân Kitô, cha xứ lên tòa giảng ngày Chúa Nhật Phục Sinh, ngài nói,

— Tối qua, trong giấc mơ, Chúa hiện ra, báo cho tôi biết, Đức Giêsu Phục Sinh đang hiện diện ở ngay giữa chúng ta. Tôi năn nỉ nói với Chúa xin cho con biết ai trong số những người giáo dân trong giáo xứ mà Chúa trao cho con săn sóc chính là Đức Giêsu Phục Sinh, để con nghênh tiếp và chào đón Người. Nhưng rất tiếc, mặc cho tôi năn nỉ, Chúa tiếp tục lắc đầu từ chối không nói cho tôi biết ai trong số các ông bà, anh chị em trong giáo xứ của chúng ta chính là Đức Kitô Phục Sinh.

Ngay sau thánh lễ của ngày hôm đó, không ai còn nhận ra hình dạng giáo xứ của một thời khó khăn chật vật với đời sống niềm tin, bởi vì người người trong giáo xứ hoàn toàn thay đổi cung cách đối xử với nhau. Ai ai cũng nhẹ nhàng lời ăn tiếng nói với người đối diện, bởi họ nghĩ biết đâu nhân vật mà mình đang đối diện chuyện trò chính là Đức Kitô Phục Sinh. Bắt đầu từ đó giáo xứ trên trần gian của ông cha xứ hiện thành một thiên đàng dưới thế. Ngay khi vừa mới bước chân vào cổng làng, du khách có thể ngửi thấy hương thơm thiên đàng bốc cao ngào ngạt trong bầu không gian.

Thời gian trôi qua, người người trong giáo xứ vẫn thất bại, chưa kiếm ra được ai chính là Đức Kitô Phục Sinh đang hiện diện giữa họ. Nhưng thật là lạ kỳ, sau bài giảng của ngày Chúa Nhật Phục Sinh hôm đó, giáo dân trong xứ tự dưng khỏe mạnh, thôi đau ốm, có những người xấp xỉ sáu chục mà nhìn như bốn mươi. Tin đồn về giáo xứ lạ kỳ với nhiều người khỏe mạnh, ít bệnh tật, nhìn trẻ hơn tuổi thật rất nhiều cuối cùng cũng lan rộng khắp vùng. Phóng viên truyền hình ồn ào kéo tới phỏng vấn ông cha xứ. Trước một dàn phóng viên với ống kính chĩa về mình, cha xứ cười, và ông nói,

— Một trong những bí quyết khiến cho chúng tôi ít khi đau ốm bệnh tật, nhìn trẻ hơn tuổi thật là bởi vì mỗi khi bắt đầu chớm nổi cơn giận với ai, chúng tôi thường thường cầu nguyện bằng một lời kinh rất ngắn:

“Lạy Chúa, xin cho con không nghi ngờ nhưng nhận ra đây chính là Đức Kitô Phục Sinh mà con đang kiếm tìm”.

□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
 
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong trái tim tôi
Joseph Nguyễn Văn Thống
08:27 25/04/2014
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong trái tim tôi

Đức Gioan Phaolô II là một Giáo Hoàng vĩ đại được cả thế giới kính trọng và mến yêu. Đã có rất nhiều người viết về ngài và trong số các tác giả người Việt, nhà văn Trần Phong Vũ, với tác phẩm “Giáo Hoàng Gioan Phaolô II- Vĩ Nhân Thời Đại”, đã đề cập rất tỉ mỉ đến sự ưu ái của ngài dành cho Giáo Hội Việt Nam qua các sự kiện như: phong thánh tử đạo Việt Nam, gửi thông điệp cho các giám mục Việt Nam, gặp gỡ Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại. v.v. Là một người trẻ lớn lên trong triều đại của ngài, như một cử chỉ tri ân, tôi ước ao chia sẻ một ít cảm nghiệm cá nhân về ảnh hưởng của ngài đối với người trẻ nói chung và bản thân mình nói riêng.

Bảo vệ sự sống

Trong thông điệp về sự sống con người cũng như qua nhiều bài giáo huấn, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mạnh mẽ lên án hành vi phá thai và phá hủy mầm sống con người. Việt Nam, dưới chế độ cộng sản vô thần, phá thai trở thành một đại nạn. Theo thông kê đầu năm 2014 của Sở Y tế Sài Gòn, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới và đứng đầu Đông Nam Á về phá thai. Đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha, nhiều cá nhân và tổ chức trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã can đảm dấn thân bảo vệ sự sống, cụ thể có nhiều người, nhiều nơi đón nhận và an táng các thai nhi, đồng thời tìm cách phổ biến cho mọi người biết về giá trị sự sống con người.

Bản thân tôi đã gặp những tấm gương rất đáng phục, tham gia phục vụ trong các nhóm bảo vệ sự sống tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và “Nhóm Bảo Vệ Sự Sống Gioan Phaolô II” tại thành phố Vinh. Tiếp xúc với những người này, tôi nhận biết họ đã bắt đầu ơn gọi của mình khi nghe lời kêu gọi xây dựng nền văn minh sự sống của Đức Thánh Cha. Cha Fx Nguyễn Kim Phùng, đặc trách mục vụ bảo vệ sự sống thuộc DCCT Hà Nội chia sẻ cho tôi:“Phong trào bảo vệ sự sống tiến triển tốt đẹp, nhiều bạn trẻ vẫn nhiệt huyết dấn thân. Đặc biệt hầu hết các giáo phận ở Miền Bắc đã vào cuộc. Ý Chúa muốn chúng ta dấn thân theo tấm gương của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, người đã tiên phong trong vấn đề bảo vệ sự sống.”

Mưu tìm tự do tôn giáo và nhân quyền

Trong suốt hơn 26 năm trên ngôi Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã rất quan tâm đến quyền con người. Chỉ 6 tháng sau khi đắc cử chức vụ Giáo Hoàng vào năm 1979, ngài đã công bố: “ Thông Điệp Đấng Cứu Chuộc", trong đó có phần ngài kêu gọi mọi người phải xét lại bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền quốc tế, đặc biệt tôn trọng quyền tự do tôn giáo.

Về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, chắc hẳn Đức Giáo Hoàng biết rõ sự bức bách đàn áp như ngài đã từng cảm nhận khi trưởng thành và phục vụ Giáo Hội dưới chế độ cộng sản ở Ba Lan. Sự dấn thân quyết liệt cho nhân quyền của Đức Giáo Hoàng đã có những tác động tích cực tới các hoạt động nhân quyền tại Việt Nam. Nhiều Giám mục, linh mục, giáo dân nhiệt thành trong phong trào đòi tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam đã đón nhận tinh thần và Giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II một cách hăng hái. Cha Phan Văn Lợi, một người tranh đấu cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam trong mấy chục năm qua chia sẻ rằng:“ Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II quả là một tác nhân quan trọng trong phong trào đòi tự do tôn giáo tại Ba Lan, Đông Âu, trên toàn thế giới và chính tại Việt Nam.”

Đối với tôi, con người của ngài cùng với lời mời gọi “đừng sợ” có một chỗ đứng đặc biệt trong trái tim tôi. Tôi nhớ khoảng 10 năm trước, khi xem một đĩa CD có tựa đề: “Đừng sợ gì- Cuộc đời và Giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II”, tôi rất xúc động. Những hình ảnh về con người và lời nói của ngài cuốn hút tôi một cách lạ kỳ và thiêu đốt trái tim học trò của tôi, làm nảy sinh một thái độ dấn thân và từ đấy tôi bắt đầu tham gia các việc tông đồ trong xứ đạo và trong các phong trào sinh viên Công Giáo tại Vinh.

Năm 2007 khi ra Hà Nội học tập, tôi chứng kiến tận mắt Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tại Miền Bắc bị nhà cầm quyền cộng sản tấn công, đàn áp. Tôi suy nghĩ đây là lúc người trẻ cần bày tỏ lòng yêu mến đối với Giáo Hội, nên chúng tôi bảo nhau dấn thân. Chúng tôi đã có mặt ngày đêm tại giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ để hiệp thông, chia sẻ thân phận những con người bị bách hại. Chúng tôi cực lực phản đối bạo quyền cộng sản dùng bạo lực đàn áp và cướp phá tài sản của Giáo Hội. Khi nhà cầm quyền Hà Nội đưa 8 giáo dân Thái Hà ra xét xứ cách bất công, chúng tôi đã đồng hành với các linh mục và giáo dân Giáo xứ Thái Hà xuống đường đòi công lý.

Con người Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và lời mời gọi của ngài “ đừng sợ” thấm nhuần trong tôi, mang lại cho tôi sức mạnh dấn thân. Lòng mến yêu Giáo Hội nồng nàn của ngài, thái độ kiên quyết, không nhượng bộ trước sự dữ của ngài là gương mẫu cho tôi dấn thân giữa những khó khăn, thử thách, vì Quê Hương và Giáo Hội, vì những con người khốn khổ đang là nạn nhân của chế độ cộng sản bất nhân.

Tim Drake, trong cuốn sách “ Tuổi Trẻ và Công Giáo: Diện mạo của Giáo Hội Ngày Nay” viết rằng, “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một nguồn cảm hứng cho một thế hệ trẻ cam kết sống chết với niềm tin Công Giáo”, thấy đúng như vậy với tôi và bạn hữu của tôi.

Cảm nghiệm đức tin với Đức Gioan Phaolô II

Trong dịp làm giấy tờ nhập cảnh Hoa Kỳ từ Thái Lan cuối năm 2012, tôi cảm nhận được sự cầu bầu của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II một cách đặc biệt.

Trong tư cách là một tín hữu, một sinh viên và là Trưởng của Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội, tôi cùng bạn bè tham gia giúp đỡ các nạn nhân bị đàn áp vì lý do tôn giáo ở Miền Bắc và Miền Trung, dấn thân phục vụ Giáo Hội trong các công việc văn hóa giáo dục và phụng tự. Chúng tôi có mặt ngày đêm ở từng điểm nóng để làm sao có thể chia sẻ và đồng hành một cách trực tiếp nhất. Vì vậy, chúng tôi thường xuyên bị công an cộng sản theo dõi, sách nhiễu, đánh đập, cướp phá đồ đoàn và ngay cả bị bắt giam. Một đòn bẩn thỉu của công an là áp lực trên Trường Đại học nơi tôi theo học, cấm họ cấp bằng tốt nghiệp cho tôi. Tuy nhiên, bất chấp những hành vi khủng bố và những thiệt thòi cá nhân, tôi cũng như các bạn bè sống bình an và kiên trì con đường dấn thân, phục vụ theo gương Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Năm 2011 trong hoàn cảnh phong trào đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền bị khủng bố, nhiều bạn tôi đã bị công an bắt giam. Bản thân tôi bị công an cô lập phải lánh về quê ở yên, nhưng cũng không được yên trước sự nhòm ngó của công an. Tôi cầu nguyện với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II để ngài giúp tôi tìm ra ý Chúa. Sau đấy, nhờ lời tư vấn của một số cha và bạn bè có kinh nghiệm, tôi quyết định qua Thái Lan, theo học trong một Viện Nghiên Cứu tại Bangkok. Một thời gian sau, tôi thấy Thái Lan không phải là nơi thích hợp để tiếp tục ở lại học, tôi nảy sinh ý định tìm đường rời Thái Lan.

Trước nhà thờ chính tòa Bangkok có một bức tượng kính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, được xây dựng để ghi nhớ sự kiện ngài thăm Thái Lan vào năm 1984. Nhiều người nói rằng ngài cũng rất muốn đến thăm Việt Nam, nhưng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam từ chối vì sợ cuộc viếng thăm của ngài có thể tác động xấu đến sự tồn tại của chế độ, như đã làm sụp đổ các chế độ cộng sản ở các nước Đông Âu. Dịp thăm Thái Lan, ngài đã hướng về Việt Nam và chúc lành cho quê hương Việt Nam. Trong thời gian ở Bangkok nhiều lần tôi đã đến nhà thờ chính tòa Bangkok, dừng lại trước bức tượng để tâm sự với ngài và xin ngài chúc lành cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam cũng như cho bản thân tôi.

Lời cầu của tôi đến ngài đã có hiệu quả. Tôi được một tổ chức Công Giáo ở Hoa Kỳ bảo trợ qua Hoa Kỳ. Nhiều người nói với tôi rằng người Việt ở Bangkok rất khó xin visa nhập cảnh Hoa Kỳ và thường thì phải về lại Việt Nam mới có thể xin được. Nhưng tôi tin rằng “ đối với Chúa thì không có gì là không thể được” (Lc 1, 37). Tôi nộp hồ sơ vào Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Bangkok và xin lịch đi phỏng vấn vào ngày 22.10.2012, ngày lễ kính Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Tôi phó thác hoàn toàn việc xin nhập cảnh Hoa Kỳ cho sự cầu bầu của ngài.

Ngày đi phỏng vấn, tôi nhớ “ Đức Gioan Phaolô II lòng luôn ưu tư, nhưng miệng luôn tươi cười” nên tôi cũng cần phải có phong thái như vậy. Tôi đã luôn tươi tỉnh và bình tâm trước các câu hỏi của nhân viên Tòa Đại sứ. Cuối cùng họ đã chấp nhận cấp visa cho tôi. Ngày 31 tháng 10 năm 2012, tôi tới Hoa Kỳ, từ Bangkok. Tạ ơn Chúa và cám ơn Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Khi con cái Việt Nam cần, ngài đã ra tay phù trợ.

Ngày 27 tháng 4 năm 2014 tới đây Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tuyên phong hiển thánh, tôi tin như lời cha Trần Xuân Tâm đã chia sẻ với tôi vào ngày lễ kính ngài năm ngoái từ Maryland rằng:“Với việc Giáo Hội tôn phong ngài lên bậc hiển thánh vào năm tới, Đức Gioan Phaolô II thật xứng đáng là quan thầy bầu cử cho tất cả những ai dấn thân đấu tranh cho tự do và nhân quyền ở các nước cộng sản bằng đường lối ôn hòa bất bạo động”.

Noi gương tình yêu của Đức Gioan Phaolô II đối với Giáo Hội và dân tộc Ba Lan, tôi nghĩ rằng, dù làm gì và ở đâu, chúng tôi cũng cần phải một lòng một chí cùng nhau dấn thân cho Giáo Hội được tăng trưởng và một Việt Nam sớm được tự do, dân chủ. Điều đó cũng để đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong “ Tông Huấn Kitô Hữu Giáo Dân” đã kêu gọi mọi tín hữu phải có trách nhiệm và tham gia vào về các vấn đề chính trị và xã hội: “Các tín hữu không thể khoanh tay ngồi nhìn như kẻ bàng quan lười biếng trước những gì đang phá hoại hay làm tổn thương đến hòa bình: như chiến tranh, tra tấn, khủng bố, trại tập trung, thi đua vũ trang, đe dọa nguyên tử …”

Ai cũng biết người dân Việt Nam đang lâm cảnh lầm than và khắp đất nước bất công lan tràn, nhân quyền bị chà đạp bởi bạo quyền cộng sản. Chúng ta cùng khấn xin ngài phù trợ cho Giáo Hội và quê hương Việt Nam. Tôi nhớ lời cha Nguyễn Văn Khải, DCCT, chia sẻ với tôi từ Roma rằng: “Chúng ta hãy cầu nguyện với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vì ngài từng sống trong chế độ cộng sản, ngài hiểu hoàn cảnh của chúng ta hơn ai hết.”

Khi học tập ở Hoa Kỳ, tôi được nghe lời hát về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “Cha hiền Việt Nam luôn luôn kính yêu. Cha hiền Việt Nam mang ơn rất nhiều. Cha hiền Việt Nam luôn luôn khẩn cầu…”. Vâng, xin Đức Gioan Phaolô II bầu cử và giúp chúng con theo gương ngài để dấn thân phục vụ Quê Hương và Giáo Hội với một tình yêu không thể tách rời như ngài đã thể hiện đối với Quê Hương và Giáo Hội Ba Lan của ngài.

California, dịp lễ Phong Thánh Đức Gioan Phaolô II.

Joseph Nguyễn Văn Thống.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thăng Hoa
Tấn Đạt
21:29 25/04/2014
THĂNG HOA
Ảnh của Tấn Đạt
Người đã phục sinh,
Thánh giá nở hoa
trên cành nhân thế…
(bt)