Ngày 25-04-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:02 25/04/2013
ĐỨC CHÚA GIÊ-SU TRƯỚC CỬA
N2T

Nhà nghệ thuật Holman Hunt có vẽ một bức tranh Đức Chúa Giê-su đang đứng gõ cửa trước ngôi nhà gỗ, ông ta mời tất cả các họa sĩ tụ tập lại và giúp ông ta tìm coi trong bức tranh có gì khiếm khiếm khuyết không ?
Các họa sĩ vừa coi vừa tìm khuyết điểm, và chỉ thấy những lời khen ngợi mà thôi, không một ai tìm ra khuyết điểm gì.
Nhưng Holman Hunt không cảm thấy vui vẻ, yêu cầu các họa sĩ nhìn cho rõ ràng từng chi tiết một.
Cuối cùng, có một họa sĩ rất trẻ nói:
- “Thưa ngài Holman Hunt, tôi nhìn thấy trong bức tranh có một lỗi rất cơ bản là ngài vẽ cánh cửa mà không có cái tay nắm.”
Holman Hunt nói:
- “Anh bạn trẻ của tôi, bạn không biết khi Đức Chúa Giê-su gõ bất kỳ cánh của nào, thì chỉ có bên trong mở ra mà thôi sao.”

Suy tư:
Thời nay có những cánh cửa nhà không phải chỉ là một ổ khóa, mà hai ba ổ khóa, nào là khóa chìm khóa nổi và có khi dùng khóa số và khóa điện tử để khóa, bởi vì xã hội bất an và người ta không còn tin tưởng lẫn nhau.
Đức Chúa Giê-su đến gõ cửa tâm hồn bạn, nhưng nếu bạn không bằng lòng mở cửa thì Ngài cũng chỉ biết đứng bên ngoài cửa mà thôi, bởi vì Ngài rất tôn trọng sự tự do của bạn và của tôi.
Tâm hồn của con người cũng bị đóng kín bởi những ổ khóa tiền bạc, ổ khóa hưởng thụ, ổ khóa danh lợi.v.v... cho nên con người ta không nghe không thấy được tiếng gõ cửa của Đức Chúa Giê-su qua những người chung quanh mình: họ là người hành khất đang đứng trước cổng nhà thờ ngữa tay xin bạn bố thí; họ là những trẻ em đang thiếu tình thương và thiếu sự giáo dục vì gia đình quá nghèo; họ là những người bất hạnh đang bị xã hội bỏ rơi vì thấp cổ bé họng; họ là những người đang bị người khác lợi dụng để làm nô lệ cho đồng tiền và nô lệ cho tình dục...
Đức Chúa Giê-su qua họ đang gõ cửa tâm hồn của bạn đó, bạn biết không ?
-----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:06 25/04/2013
N2T

42. Tình cảm lệch lạc mềm mại như tơ lụa, nhưng đều có thể biến thành xiềng xích thép kéo con người ta xuống địa ngục.

(Thánh Francis of Assisi)
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Gặp gỡ
Lm Vũđình Tường
04:23 25/04/2013
Cuộc sống luôn có những gặp gỡ và chia tay. Trong ngày chúng ta gặp nhau, hàn huyên, tâm sự. Cuối ngày là chia tay, ra về, nhà ai ấy ở, đường ai ấy đi. Thực tế cuộc sống luôn xoay chuyền luẩn quẩn trong việc lập đi, lập lại cảnh hội ngộ, đoàn tụ, chia lìa. Chia tay vừa xong đã mong có ngày gặp lại. Thử hỏi có cuộc hội ngộ nào mà không chia lìa. Có cuộc chia li nào mà không mong có ngày hội ngộ. Bất hạnh thay cho người tin chết là hết. Niềm tin của họ bị cụt đường, chặn lối bởi nấm mộ sâu. Kitô hữu tin chết không phải là hết. Chết là cuộc hội ngộ lớn nhất trong đời. Không còn cuộc hội ngộ nào í nghĩa hơn, vui hơn cuộc hội ngộ vĩ đại đó vì trong ngày hội ngộ thân xác dưới mộ sâu nhưng tâm linh gặp lại bao người quen, người thương mến, người thân chưa từng gặp một lần. Có mâu thuẫn không khi nói gặp người thân mà chưa một lần gặp gỡ. Làm sao có thể thân khi chưa bao giờ gặp? Thưa tình yêu nối kết. Dù chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy, chưa bao giờ gặp gỡ nhưng lòng mến có trước khi gặp mặt. Người ta yêu mến giọng hát, cách diễn xuất, cách kể chuyện mà lòng yêu mong có ngày gặp. Tình yêu phát xuất do yêu mến qua nghe nói, kể về. Yêu mến nhân chứng mà tin điều nhân chứng thuật lại. Chuyện về người cha mẹ kể cho con nghe. Vì yêu mến mẹ mà con đem tâm tình yêu mến người cha qua đời trước khi con sinh ra.

Vì thế Đức Kitô nói: Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. Gn 14,23

Chia tay luôn có chút thương nhớ, ước mong. Đức Kitô hiểu rõ điều đó khi Ngài chia tay cùng các môn đệ. Để giảm bớt nhớ giảm thương Đức Kitô hứa với các môn đệ

Ít lâu nữa anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy Gn 16,16

Thực tế cho thấy chỉ vắng Thầy một thời gian ngắn cũng đủ cho các tông đồ thất đảm, kinh hồn. Kẻ chạy trốn, người thất vọng, buồn nản, muốn đầu hàng nghịch cảnh. Cuộc hội ngộ mang lại niềm vui ngoài sức tưởng. Hội ngộ phá tan ưu sầu, phiền muộn trong lòng. Gặp Đức Kitô các tông đồ mới hiểu chia tay đem lại bao điều mới lạ.

Các tông đồ gặp lại Thầy trong niềm vui mới. Vẫn là Thầy hôm qua nhưng thân thể Thầy biến đổi khác thường ngoài sức tưởng. Con người tâm linh nổi vượt đến nỗi các tông đồ dù không thấy Thầy kề bên nhưng lúc nào cũng cảm thấy Thầy đâu đó quanh đây.

Thầy mặc khải cho thấy Thầy là Đấng hằng sống, vĩnh cửu. Sự chết không còn ảnh hưởng đến Thầy nữa. Vinh quang Phục Sinh đánh tan bóng tối sự chết và vinh quang đó Thầy chia sẻ cho những ai tin vào Thầy cũng sẽ hưởng vinh quang sống lại của Thầy. Họ không còn phải chết nữa, dù thân xác có nằm xuống nhưng đó chỉ là cách biến đổi từ thân xác hư nát để nhận thân xác bất diệt. Gặp gỡ Đức Kitô biến đổi từ tâm hồn ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, đổi cuộc sống, đổi ơn gọi biến các ông thành môn đệ trung kiên, gai góc cuộc đời không làm sứt mẻ niềm tin, tra tấn, tù đầy biến niềm tin Thầy Phục Sinh trở nên kiên cường hơn.

Cuộc sống mới được Thánh Thần Chúa hướng dẫn từng bước để thực hiện những gì Thầy truyền dậy và để mỗi ngày trở nên giống Thầy hơn. Thầy ban cho điều răn mới là yêu thương không cần báo đáp để từ đó các tông đồ cho đi mà không cần nhận lại. Cuộc sống mới Đức Kitô nhân danh nhân loại giao hoà với Chúa Cha. Đó là niềm tin các tông đồ rao giảng và cũng là niềm tin của mỗi người trong chúng ta.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Yêu như Chúa yêu
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
09:33 25/04/2013
CHÚA NHẬT V PHỤC SINH

“Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13, 34).

Điều quang trọng nhất trong lệnh truyền của Chúa Giêsu không phải là “yêu thương nhau”. Tuy tình yêu đã là cần thiết, tình yêu thương nhau đã là điều không thể thiếu trong đời sống con người. Nhưng vượt lên trên tất cả mọi tình cảm, tình yêu mà con người phải có khi sống với nhau, trở thành điều quang trọng nhất, trở thành mệnh lệnh của trời cao trao cho người trần thế, trở thành giới răn quang trọng nhất của ơn cứu độ mà Chúa đòi hỏi, trở thành dấu chỉ giúp mọi người có thể nhận ra người môn đệ của Chúa Giêsu, đó là: “Hãy yêu như Thầy đã yêu”.

Bằng mệnh lệnh YÊU NHƯ THẦY, Chúa muốn chúng ta yêu nhau bằng chính tình yêu của Chúa. Điều này khó. Nó như một thách thức lớn cho sự phấn đấu của bản tính nhân loại. Nhưng khó không có nghĩa là không thể thực hiện. Nhiều anh chị em của chúng ta đã sống bằng chính tình yêu của Chúa cách hết sức anh dũng. Họ đã làm được. Chúng ta tin rằng, một khi thấm nhuần lời Chúa dạy, chúng ta cũng sẽ làm được, cũng sẽ anh dũng như họ. Câu chuyện về thánh Maximilien Kolbe mà nhiều người biết đến sẽ như một minh chứng cụ thể cho lối sống “yêu như Thầy” của mỗi người chúng ta.

Nhắc lại cái chết của linh mục Maximilien Kolbe, người Balan, được vị giáo hoàng đồng hương của Cha, Đức Gioan Phaolô II phong thánh năm 1982, là nhắc tới thời gian kinh hoàng nhất của lịch sử loài người. Đó chính là giai đoạn diễn ra chiến tranh thế giới lần thứ II, trong đó sự man rợ và diệt chủng của Đức quốc xã gây ra, muôn muôn đời thế giới khó có thể quên được.

Thánh Maximilien Kolbe thụ phong linh mục năm 1918. Cha đã hai lần bị Đức quốc xã bắt. Lần đầu bị bắt năm 1940, bị giam tại trại Oranienburg. Lần thứ hai Cha bị bắt ngày 17.2.1941 và bị giam tại trại tập trung Auschwitz. Đây là một nhà tù hãi hùng nhất bao gồm mọi hình phạt và kỷ luật sắt ghê gớm, độc ác dành cho các tù nhân. Mỗi tù nhân không còn được mang tên mình, thay vào đó là những con số. Cha Maximilien Kolbe mang số tù binh là 16.670. Tại nhà tù này, Đức quốc xã đưa ra một quy định hết sức oan nghiệt: Nếu có một tù nhân trốn trại, thì mười người khác phải chết thay. Rất nhiều tù nhân là nạn nhân của thứ luật lệ hãi hùng này. Cha Maximilien Kolbe cũng trở thành một trong những nạn nhân ấy.

Đó là một buổi chiều tháng 8.1941, một người tù đã vượt ngục thành công. Thế là mười người khác bị chỉ định chết thay cho anh. Trong số mười người này có anh lính Gajowniczek. Anh kêu khóc thảm thiết vì anh còn mẹ già, còn vợ, còn con thơ không ai nuôi dưỡng. Trước thảm cảnh đó, vì lòng yêu mến Chúa, yêu thương con người, Cha Maximilien Kolbe đứng ra xin được chết thế cho anh lính tội nghiệp kia. Được chấp nhận, Cha cùng đoàn tử tù bước vào phòng hơi ngạt số 14. Hôm sau, người ta mở cửa phòng để lôi xác ra ngoài, nhưng Cha Maximilien Kolbe còn thoi thóp, người ta chích cho Cha một mũi thuốc ân huệ. Cha tắt thở đúng vào chiều ngày áp lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời 14.8.1941.

Tấm gương chết thay cho người bạn vượt ngục của cha Maximilien Kolbe dạy ta can đảm sống điều răn mới của Chúa. Từ nay, người Kitô hữu có sống là sống cho Chúa, cho anh chị em của họ. Họ có chết cũng là chết cho Chúa và cho anh chị em.

Cách chung, trong đời sống hằng ngày, ta có thể thể hiện lối sống “yêu như Thầy” bằng tất cả những nghĩa cử yêu thương, đón nhận như: làm hòa với kẻ ghét mình; cầu nguyện cho những ai thù nghịch mình; luôn sống mối phúc thứ bảy là gây bầu khí hòa thuận chứ không xung khắc bất hòa; hay bằng những việc hy sinh, phục vụ nhằm xây dựng và kiến tạo đời sống…

Thế giới hôm nay như sa mạc thiếu vắng tình yêu. Nhận lãnh điều răn mới hãy “yêu như Thầy”, người Kitô hữu có nhiệm vụ mang tình yêu ra đi biến sa mạc thành đồng xanh màu mỡ.
 
Niềm hy vọng và sự an ùi nơi Thiên Chúa
Lm Jude Siciliano OP
23:19 25/04/2013
CHÚA NHẬT V PHỤC SINH - C
CVTĐ 14: 21-27; Tv. 145; Khải.huyền 21: 1-5; Gioan 13: 31-33, 34-35

NIỀM HY VỌNG VÀ SỰ AN ỦI NƠI THIÊN CHÚA

Trong các bài đọc Chúa nhật mùa Phục sinh này, sách Khải huyền xuất hiện 6 lần. Sau này sách Khải huyền sẽ không xuất hiện lại nữa trong hai năm cho đến khi quay lại chu kì năm C, vào năm 2016. Vì hiếm khi chúng ta có cơ hội nghe sách Khải huyền, nên tôi đã suy tư về các bài đọc này, ít là một phần trong những tuần qua.

Tôi thắc mắc không biết có bao nhiêu người trong chúng ta đọc sách Khải huyền để suy niệm riêng? Tôi thì hiếm khi. Nhưng tôi nhớ có vài người thường hay đọc. Họ là những bạn tù ở nhà giam San Quentin gần San Francisco. Tôi ngạc nhiên khi lần đầu tiên khám phá ra điều này. Nhưng nó củng cố cho lý do rằng họ tìm kiếm nguồn an ủi trong cuốn sách về các thị kiến bí ẩn này. Chúng ta có thể thấy ngôn ngữ toán học kỳ dị, khó hiểu và thậm chí còn kỳ quặc. Nhưng, những người bạn tù mà tôi biết ở East Block, nơi có sự bảo vệ chặt chẽ nhất, đã nhận ra rằng sách Khải huyền rất thích hợp với họ. Những hình ảnh chúng ta có thể thấy là kỳ cục, hay siêu phàm, cách nào đó lại nói về niềm hy vọng và sự nhẫn nại cho những con người đang bị giam trong bốn bức tường 23 giờ một ngày.

Thị kiến về thời cánh chung của sách Khải huyền đã giúp cho những tù nhân tập trung vào thời điểm tự do trong tương lai. Họ hy vọng sẽ xảy ra trong cuộc đời của họ, dù một số không có ngày ra, vì thế những thị kiến về “một trời mới và đất mới” như Gioan hứa với họ, mang đến cho họ niềm an ủi và hy vọng rằng sau cùng họ cũng được giải thoát cuộc đời lao lý.

Tôi không muốn quí vị ngạc nhiên với việc San Quentin có 5.000 đọc giả Kinh thánh. Trái lại, như tôi đã nói “một vài tù nhân” có sách Kinh thánh và tìm thấy nguồn an ủi nơi Lời Chúa, đặc biệt nơi sách Khải huyền. Đây cũng là trường hợp dành cho các tín hữu sơ khai khi lần đầu tiên nghe sách này. Họ là con số nhỏ trung thành với niềm tin của mình cũng như phấn đấu để cùng nhau sống cộng đoàn dù bị bao quanh bởi thế giới thù địch. Thậm chí, tác giả sách này cũng chịu áp bức, khi ông nói: “Tôi là Gioan, một người anh em của anh em, tôi cùng chia sẻ nỗi gian truân, cùng hưởng vương quốc và cùng kiên trì chịu đựng với anh em trong Đức Giêsu. Khi ấy tôi đang ở đảo gọi là Patsmo vì lời Thiên Chúa và lời chứng của Đức Giêsu” (1,9). Như vậy, tác giả đang sống trong lưu đày, chịu đau khổ trong tù, vì “làm chứng cho Đức Giêsu”.

Chúng ta không cần phải bị giam cầm hay lưu đày mới trở thành những độc giả của sách Khải huyền, để lắng nghe và được Lời Chúa thôi thúc – và để chịu thử thách sống đức tin cách kiên vững mà chúng ta tuyên xưng trong thánh đường mỗi Chúa nhật.

Nếu trước đây chúng ta đã không để ý, thì bài đọc hôm nay cho thấy rõ rằng sách Khải huyền nhằm an ủi những ai đang trải qua thử thách đức tin. Xuyên suốt sách Khải huyền là một bảo đảm rằng, dù cho những tội ác có vẻ rõ ràng chiến thắng trên thế giới, nhưng Thiên Chúa tối cao và công minh cuối cùng sẽ chiến thắng sự ác và ban tặng sự công chính cho những ai kiên tâm bền chí và sống đời tín thác. Sách Khải huyền nói với những ai đang nhìn lên Thiên Chúa để xin nguồn an ủi; hẳn sự an ủi chỉ có ở nơi Thiên Chúa. Cách nào đó, đây là sách mang tính ngôn sứ, thôi thúc chúng ta hãy lắng nghe Lời Chúa và sống kiên trung với giao ước mà Thiên Chúa đã ký kết với chúng ta trong Đức Kitô.

Chúng ta sẽ được nghe sách Khải huyền cho đến Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Bài đọc hôm nay nằm ở cuối sách, một trong những thị kiến thường được trích dẫn, khơi lên niềm hy vọng và sự mong chờ nơi những thính giả đầu tiên xưa kia – và chúng ta bây giờ. Thị kiến về thành Giêrusalem mới là thị kiến thứ bảy cũng là cuối trong loạt những thị kiến về những sự sau hết. Đoạn văn trước (20, 11-15) mô tả sự tận cùng của cuộc sáng tạo cũ: Thiên Chúa đang lại bắt đầu với “trời mới đất mới”. Chúng ta sẽ không nhìn vào không trung để tìm thế giới mới này, nhưng nó sẽ xuất hiện tại đây, ngay cạnh chúng ta.

Sứ điệp mà chúng ta nghe công bố là chiến thắng cuối cùng của Thiên Chúa nhân lành. Hãy tưởng tượng xem khi các tín hữu được nâng lên sau những đau khổ; được ủi an khi nghe biết rằng họ sẽ không bị bỏ rơi. Thiên Chúa luôn nhớ đến họ và ở với họ. Hơn thế nữa: Thiên Chúa luôn ở trong họ. Quyền lực nào có thể tách họ ra khỏi Thiên Chúa?

Vì sự bách hại của Domitian (81-96) những người Dothái và những tín hữu Dothái đang trốn chạy khỏi Châu Á. Họ sẽ bị phân tán, bị tấn công và hoảng sợ. Những Kitô hữu bày tỏ niềm tin vào Đức Giêsu là Đấng Mêsia, không còn được liên kết với các anh chị em Dothái ban đầu. Họ dần trở thành một cộng đoàn tín hữu tách biệt, nhỏ bé và dễ bị tổn thương. Các tông đồ đã chết và trong thế giới mới cùng với thực tế khắc nghiệt của cuộc sống hẳn các Kitô hữu này đã cảm thấy rất cô đơn.

Gioan cho họ biết rằng những gì mà họ có là một Giêrusalem mới. Thiên Chúa, Đấng Tạo hoá, bằng cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu, đã tái tạo lại chúng ta. Những điều cũ, đau khổ và tội lỗi không còn thống trị trên chúng ta nữa. Tại sao “biển không còn nữa”? Vì biển đại diện cho sự hỗn độn và nguồn tội lỗi mà con quái vật đi lên để đuổi bắt con người. Vì thế, tất cả những gì là tội ác và dìm con người xuống, nay sẽ không còn. Đối với một cộng đoàn hay cá nhân chịu đau khổ lâu dài, bài đọc hôm nay không chỉ là một bài thơ đáng yêu, nhưng còn khẳng định: cuối cùng Thiên Chúa sẽ chiến thắng sự dữ. Như Gioan viết: “Này đây Ta làm mới mọi sự”. Người sẽ thực thi lời hứa rằng nỗi đau sẽ chấm dứt, đau khổ sẽ không còn nữa và một thời mới sẽ bắt đầu. Sẽ không còn nước mắt, “không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ, vì những điều cũ đã qua đi”. Những gì đã bị tội lỗi cướp mất sẽ được Thiên Chúa cư ngụ giữa chúng ta làm mới lại.

Đền thờ ở Giêrusalem là trung tâm của việc phụng tự Dothái. Đền thờ nguy nga rộng lớn là biểu tượng của giao ước bền vững của Thiên Chúa với dân. Thánh điện bên trong, nơi cực thánh, là nơi vinh quang Thiên Chúa tỏ hiện trên mặt đất. Quí vị có thấy rằng Đền thờ, trung tâm của Giêrusalem cũ, không được đề cập ở Giêrusalem mới đang từ trời xuống phải không? Sau đó, Gioan nói: “Tôi không thấy có Đền thờ trong thành, vì Đức Chúa, Thiên Chúa toàn năng và Con chiên là Đền thờ của thành” (21,22). Thay cho nơi phụng tự cũ trong Đền thờ, Thiên Chúa sẽ ngự giữa chúng ta. Các ngôn sứ đã hứa điều này (Gr 31,33; Ed 37,27-28). Thiên Chúa sẽ chiến thắng sự ác và sẽ hiện diện vĩnh cửu mà không tội ác, khổ đau và quyền lực nào có thể lấy đi được.

Thánh Phaolô đã cho chúng ta biết Giêrusalem mới là Hội thánh (Gl 4,26). Thiên Chúa không là thứ quyền lực xa vời trên cao, nhưng Người ở với chúng ta luôn mãi. Chính sự hiện diện thâm sâu của Thiên Chúa với chúng ta lúc này an ủi và lau sạch những giọt nước mắt cô đơn hay cảm giác bị bỏ rơi. Sự chết không còn thống trị chúng ta vì Đức Kitô phục sinh đã tước khỏi nó quyền lực đe doạ chúng ta.

Chúng ta có thể tin vào điều Gioan nói vì tác giả không nói về bản thân mình, lời của ông mang uy quyền của Thiên Chúa để giúp họ đứng lên. Ông đã nhận lãnh sứ điệp này từ chính Đức Kitô (1,11) và nhờ vào tiếng nói phát ra từ trời (14,13). Ông khẳng định sứ điệp của mình là thật vì bắt nguồn từ chính Thiên Chúa.

Chuyển ngữ :Anh em HV Đaminh Vò Vấp


5th SUNDAY OF EASTER – C
Acts 14: 21-27; Psalm 145; Revelation 21: 1-5; John 13: 31-33, 34-35


In our current Easter seasons’ Sunday readings (Year C), the Book of Revelation appears six times. (It also appears at the Chrism Mass at the Cathedral on Holy Thursday.) Then Revelation will disappear for a couple of years till it comes around again in 2016. Since we seldom we get a chance to hear from Revelation, I have been reflecting, at least in part, on these readings for several weeks now.

I wonder how many of us pick up Revelation for private devotional reading? I rarely do. But I do remember a few men who read it regularly. They were inmates at San Quentin prison near San Francisco. I was surprised when I first discovered this. But it stands to reason that they would find comfort in this mysterious book of visions. We might find its hyperbolic language surreal, confusing and even outrageous. But those inmates I knew in East Block, maximum-security, found that Revelation suited them very well. Images we might describe as grotesque, or just plain weird, somehow spoke of hope and endurance to those men locked up in their cages 23 hours a day.

Revelation’ s vision of the end time helped the locked-down inmates focus on a future time of release. They hoped that would be in their own lifetime, but some weren’t getting out, so the visions of "a new heaven and a new earth" promised to them by John, brought them comfort and a hope of eventual release from their life of duress.
I don’t want to give you the impression that San Quentin was occupied by 5000 Bible readers. Far from it. As I said, "a few men" did have Bibles and found comfort in God’s Word, especially in Revelation. Which was also the case for the early Christians who first heard it. They were the few who clung to their faith as they struggled to hold together as a community surrounded by an often hostile world. Even the book’s author was under stress, as he says, "I, John, your brother, who share with you the distress, the kingdom and the endurance we have in Jesus, found myself on the island called Patmos because I proclaimed God’s word and gave testimony to Jesus"(1:9). So, the author is living in exile, suffering in a prison of sorts, because he "gave testimony to Jesus."

We don’t have to be locked up or in exile to be readers of the Book of Revelation, to hear and be inspired by God’s Word – and to be challenged to courageously live the faith we profess in church each Sunday.

If we hadn’t noticed it previously, today’s selection makes clear that Revelation is meant to console those experiencing persecution for their faith. Flowing through Revelation is the assurance that, despite the apparent victories of evil in our world, God is sovereign and just and will overcome evil in the end and reward the just who have persevered and lived faithful lives. Revelation speaks to those who look to God for comfort; perhaps a comfort that only God can give. In some ways it is a prophetic book urging us to hear the Word of God and stay faithful to the covenant God has made with us in Christ.

Until Pentecost we will be hearing from Revelation. Today’s passage is towards the end of the book, one of the often-quoted visions, stirring hope and expectation in those who first heard it – and now again for us. This vision of the new Jerusalem is the seventh and final in a series about the last things. The previous passage (20:11-15) describes the end of the old creation: God is starting afresh with "a new heaven and a new earth." We aren’t to look into outer space for this new world, it will happen here, close to us.

The message we hear proclaimed is the final triumph of God’s goodness. Imagine how the suffering Christians were buoyed up; comforted to hear that they would not be forgotten in their suffering. God had remembered them and was with them. Even more: God was dwelling within them. What power could ever separate them from God?

Because of the persecution of Domitian (81-96) Jews and Jewish Christians were fleeing from Asia. They would be scattered, vulnerable and confused. Christians, who expressed their faith in Jesus as Messiah, were no longer affiliated with their former Jewish brothers and sisters. They were becoming a separate community of believers – small and vulnerable. The apostles were dead and in the new world and harsh realities of their lives, Christians must have felt very much on their own.

What they did have, John was telling them, was a new Jerusalem. God our Creator, by the death and resurrection of Jesus, has recreated us. The old, tired and sinful has no more sway over us. Why was "the sea no more?" Because the sea represented chaos and the source of sin from which came the dragon to pursue humans. Thus, all that is evil and drags humans down, will be gone. For a long-suffering community, or an individual, today’s passage is not just lovely poetry, but speaks a conviction: God will ultimately triumph over evil. As John puts it, "Behold I make all things new." He holds out the promise that pain will end, persecution will be no more and a new age will begin. There will be no more tears, "no more death or mourning, wailing or pain, for the old order has passed away." What has been lost because of sin is made new by the God who dwells in our midst.

The Temple in Jerusalem was the center of Jewish worship. The massive and beautiful Temple was the symbol of God’s permanent covenant with the people. The inner sanctuary, the holy of holies, was where God’s glory was found on earth. But did you notice that the Temple, so central in the old Jerusalem, is not mentioned in the new Jerusalem coming down from heaven? Later, John will say, "I saw no temple in the city, for its Temple is the Lord God Almighty and the Lamb" (21:22). Instead of the old locus of worship in the Temple, God will dwell in our midst. The prophets had promised this (Jeremiah 31:33; Ezekiel 37:27-28). God would be victorious over evil and be an abiding presence which no sin, affliction or power can take away.

Paul has told us that the new Jerusalem is the church (Galatians 4:26). God is not some impersonal power from on high, but dwells with us eternally. It is God’s intimate presence with us now that comforts us and wipes away our tears of loneliness or feelings of abandonment. Death no longer has sway over our lives for the risen Christ has robbed it of its power to intimidate us.

We can have trust in what John says to us because he is not speaking on his own, his words have the authority of God to back them up. He tells us that he heard this message from Christ himself (1:11) and by a voice from heaven (14:13). He claims his message is true because it has God as its source.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khi linh mục đọc ''Anh chị em hãy cầu nguyện để hy lễ của tôi...'', thì cộng đoàn đứng phải không?
Nguyễn Trọng Đa
07:16 25/04/2013
Giải đáp phụng vụ: Khi linh mục đọc "Anh chị em hãy cầu nguyện để hy lễ của tôi...", thì cộng đoàn đứng phải không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Sau khi linh mục rửa tay sau phần dâng bánh rượu, ngài đứng hướng về cộng đoàn và đọc lời mời: "Anh chị em hãy cầu nguyện để hy lễ của tôi cũng là của anh chị em...". Tôi muốn hỏi rằng, tại thời điểm này của phụng vụ, cộng đoàn ở trong tư thế ngồi hay đứng? Trong nhiều cộng đoàn và quốc gia khác nhau, cộng đoàn giữ việc này trong nhiều tư thế khác nhau. Một số nơi đứng ngay ở lời mời "Anh chị em hãy cầu nguyện”, một số nơi đứng tại thời điểm lời nguyện trên lễ vật, và một số nơi đứng tại thời điểm kinh tiền tụng. Có một số nhầm lẫn vì hương không được sử dụng trong thánh lễ ngày thường. – G. S., Shkoder, Albania.


Đáp: Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma nói như sau trong số 43:

"43. Tín hữu đứng: từ đầu ca nhập lễ, hoặc khi vị tư tế tiến tới bàn thờ, cho đến hết lời nguyện nhập lễ; khi hát A-lê-lu-ia trước Tin Mừng; khi công bố Tin Mừng; khi đọc kinh Tin Kính và lời nguyện cho mọi người; từ lời mời Orate, fratres (Anh em hãy cầu nguyện) trước lời nguyện tiến lễ cho đến hết lễ, trừ những gì sẽ nói sau.

“Còn ngồi: khi đọc các bài đọc và thánh vịnh đáp ca trước Tin Mừng, khi nghe diễn giảng và khi sửa soạn lễ phẩm cho phần dâng lễ; và tùy nghi khi giữ thinh lặng thánh sau hiệp lễ.

“Sẽ quỳ, khi truyền phép Mình Thánh, Máu Thánh, trừ khi vì lý do sức khoẻ, vì nơi chật hẹp, hoặc vì quá đông người dự lễ, hay vì những lý do chính đáng khác, không thể quỳ được. Những người không quì khi truyền phép thì phải cúi mình sâu khi vị tư tế quì gối sau truyền phép.

“Tuy nhiên, Hội Ðồng Giám Mục được quyền thích nghi các cử chỉ và điệu bộ ghi trong phần Thường Lễ của Sách Lễ Rôma, sao cho phù hợp với cách cảm nghĩ của mỗi dân tộc. Nhưng cũng phải liệu sao cho phù hợp với ý nghĩa và tính chất của từng phần Thánh Lễ. Ở đâu giáo dân có thói quen quỳ suốt sau câu tung hô Thánh Thánh Thánh cho đến hết Kinh Nguyện Thánh Thể, thì đó là điều đáng khen nên duy trì.

“Ðể có sự đồng nhất về cử chỉ và điệu bộ trong cùng một cử hành, các tín hữu phải tuân theo lời hướng dẫn của phó tế hay thừa tác viên giáo dân, hay vị tư tế theo như các sách phụng vụ qui định” (Bản dịch tiếng Việt của linh mục P.X. Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang).

Tiêu chuẩn chung này được làm rõ thêm trong số 146:

"146. Trở lại giữa bàn thờ, vị tư tế đứng hướng về giáo dân, dang tay ra, rồi chắp lại, mời gọi họ cầu nguyện, mà rằng: "Anh chị em hãy cầu nguyện...". Giáo dân đứng lên và thưa "Xin Chúa nhận lễ vật...". Sau đó, vị tư tế dang tay đọc lời nguyện tiến lễ; cuối lời nguyện, giáo dân tung hô "A-men" (bản dịch của cha Cần).

Qui định này nói chưa rõ ràng hoàn toàn, là liệu giáo dân đứng lên ngay khi linh mục đọc “Anh chị em hãy cầu nguyện”, hay liệu giáo dân chờ cho đến khi linh mục đọc xong lời mời rồi giáo dân mới đứng lên và thưa lại “Xin Chúa nhận hi lễ bởi tay cha...”

Tuy nhiên, chữ đỏ của thánh lễ, khi đặt qui định rằng giáo dân đứng lên và thưa giữa "Anh chị em hãy cầu nguyện" và lời thưa của giáo dân, hàm ý rằng giáo dân nên đợi cho đến khi linh mục đọc xong thì mới đứng lên, hoặc thưa kinh trong khi đứng lên ngay khi linh mục đọc gần xong.

Phải nhìn nhận rằng điều này đòi hỏi một cộng đồng khá kỷ luật, để mọi người đứng lên đồng loạt với nhau khi linh mục kết thúc lời mời, và rằng các khoảnh khắc thinh lặng hoặc nhầm lẫn là không khó xảy ra.

Vì vậy, tôi không coi đây là một vấn đề đặc biệt, nếu ở một số nơi cộng đoàn đứng ngay lên khi linh mục đang đọc "Orate, fratres, Anh chị em hãy cầu nguyện". Bởi vì cả lời mời và lời thưa đều ngắn, chúng hầu như không gây bất kỳ khó khăn nào.

Người ta không tiên liệu rằng cộng đoàn đứng lên sau lời thưa, mặc dầu Hội đồng Giám mục hợp pháp có thể đề xuất để chọn sự thay đổi trên so với sách lễ Rôma.

Thật là không phù hợp với truyền thống phụng vụ khi cộng đoàn vẫn ngồi trong lời nguyện trên lễ vật. Cộng đoàn thường đứng, hoặc đôi khi quỳ gối, khi linh mục đọc bất kỳ lời nguyện chủ sự nào trong thánh lễ. (Zenit.org 23-4-2013)

Nguyễn Trọng Đa
 
Đức Thánh Cha kêu gọi chấm dứt bạo tàn tại Syria
Bùi Hữu Thư
07:00 25/04/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô


Vẫn không có tin tức về việc trả tự do cho hai Giám Mục Chính Thống bị bắt giữ

VATICAN, Ngày 24 tháng 4, 2013 (Zenit.org) – Vào cuối buổi triều kiến chung hàng tuần Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi chấm dứt đổ máu tại Syria.

Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha được thực hiện vào thời điểm khó khăn cho Giáo Hội tại Syria, trong khi vẫn không có tin tức về hai giám mục Chính Thống Giáo bị bắt cóc: đó là Giám Mục Chính Tòa Aleppo, Mar Gregorios Ibrahim thuộc Giáo Hội Chính Thống Syriac, và Paul Yazigi thuộc Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp Antioch.

Đức Thánh Cha nói: “Việc bắt cóc các Giám Mục Chính Tòa Chính Thống Hy lạp và Chính Thống Syriac ở Aleppo, đã có nhiều bản tin mâu thuẫn, là một dấu hiệu khác về tình hình bi thảm đang bao trùm trên quốc gia Syria thân yêu, nơi bạo hành và vũ khí vẫn tiếp tục gây ra nhiều vụ thiệt mạng và đau khổ.”

Ngày thứ ba, có nhiều nguồn tin, kể cả hãng Zenit, đã báo cáo là hai giám mục này đã được phóng thích, nhưng cho đến bây giờ báo cáo này đã được rút lại.

Hai Giám Mục Chính Tòa Ibrahim và Yazig bị bắt cóc ngày thứ hai tại một khu vực được coi là nguy hiểm nhất tại Syria, trong khi hai vi đang thi hành một sứ vụ nhân đạo. Người tài xế của hai vị đã bị giết chết trong vụ bắt cóc.

Đức Thánh Cha cầu nguyện cho hai giám mục mất tich được trở về bình an với các cộng đồng của họ. Ngài nói: “Tôi cầu xin Thiên Chúa soi sáng cho các trái tim và tôi lập lại lời kêu gọi khẩn cấp tôi đã làm vào ngày Lễ Phục Sinh là cần phải chấm dứt những vụ đổ máu, và những trợ giúp nhân đạo cần thiết có thể đến được với dân chúng, và có thể mau chóng tìm được một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng này.”
 
Giáo Hội là một câu chuyện tình
Bùi Hữu Thư
07:50 25/04/2013
Bài giảng ngày thứ tư

ROME, 24 tháng 4, 2013 (Le Monde vu de Rome)
Đức Thánh Cha Phanxicô
– Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích ngày 24 tháng 4, 2013, trong Thánh Lễ tại nhà nguyện Thánh Mác-Ta, ở Vatican: Giáo Hội không phải là một tổ chức phi chính phủ (Organization Non-Governmental: OMG), cũng không phải là một hệ thống quan liêu, Giáo Hội không tùy thuộc con số hay sức mạnh của con người, mà là một “câu chuyện tình” phát xuất từ trái tim Chúa Cha”.

Theo nhật báo L’Osservatore Romano, có Đức Cha Dominique Rey, Giám Mục Giáo Phận Fréjus-Toulon, đồng tế với Đức Thánh Cha. Một phái đoàn của Viện Công Trình Tôn Giáo (l'Institut pour les œuvres de religion: IOR) cũng hiện diện.

Một câu chuyện tình

Bình giải về sách Công Vụ Tông Đồ 12, 24-13, Đức Thánh Cha đã nhận xét là “con đường Chúa Giêsu muốn cho Giáo Hội phải đi là con đường khó khăn, con đường thập giá, con đường bị bách hại” thay vì con đường của “một kinh doanh của con người”, trong đó người ta “ký kết các thỏa hiệp để bành trướng.”

Đức Thánh Cha tiếp và nhắc đến Phúc Âm: Thực vậy, Giáo Hội là một “cái gì khác” với một kinh doanh: “Ai tinTa, thì không phải tin vào Ta mà tin vào Đấng đã sai Ta”. Ngài nhấn mạnh: Ngay chính Chúa Kitô cũng đã được “sai đi, được sai đi bởi một Người khác!” Và khi Chúa Kitô giảng dậy cho các môn đệ, Chúa đã không “dậy như chính mình” mà “làm theo Đấng đã sai Người đi.”

Đức Thánh Cha tiếp: Do đó, Giáo Hội “bắt đầu ở đó, trong trái tim Chúa Cha, và Người đã có ý định này. Tôi không biết là Chúa Cha đã có “một ý định” hay không: nhưng Chúa Cha đã có “tình yêu”. Và Người đã bắt đầu câu chuyện tình này, một câu chuyện tình thật dài… và vẫn chưa chấm dứt. Chúng ta, những người nam và nữ của Giáo Hội, chúng ta nằm ở ngay giữa câu chuyện tình này. Mỗi người trong chúng ta đều là một cái mắt của giây xích tình yêu này. Và nếu chúng ta không hiểu điều này, chúng ta không hiểu gì cả thế nào là Giáo Hội. Đó là một câu chuyện tình yêu.

Và khi các Kitô hữu “nhầm lẫn”, chọn những con đường xấu, đôi khi còn tạo ra những quân đội để chiến đấu trong những “trận chiến tôn giáo”, đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, “điều này thuộc về một câu chuyện khác, không phải là câu chuyện tình của [Giáo Hội].”

Sức mạnh của Giáo Hội

Ngài khẳng định: Theo bản chất, “Giáo Hội không tăng trưởng bằng sức mạnh của con người”. Như vậy thì Giáo Hội tăng trưởng cách nào? Chúa Giêsu đã nói: như một hạt cây, như men trong bột gạo, âm thầm và chậm chạp.”

Đức Thánh Cha nhận xét: vì thế, khi người ta chỉ lo đến “số lượng”, và trở nên một cơ cấu hơi quan liêu một chút, Giáo Hội mất đi bản thể cốt lõi và có nguy cơ biến thành một tổ chức phi chính phủ (OMG). Giáo Hội không phải là một OMG. Giáo Hội là một câu chuyện tình.”

Ngài tiếp: Dĩ nhiên “tất cả tổ chức đều cần thiết, các văn phòng cũng cần thiết”, nhưng “chỉ cần thiết đến một mức độ nào đó”, nghĩa là “chỉ là hỗ trợ cho câu chuyện tình này mà thôi.” Nếu “tổ chức là ưu tiên, thì tình yêu suy giảm và Giáo Hội trở nên nghèo nàn và trở thành một OMG. Và đây không phải là con đường của Giáo Hội.”

Làm sao để phát triển Giáo Hội? “Không bằng các quân lực, như một tổng thống đã hỏi Giáo Hoàng đang chỉ huy bao nhiêu sư đoàn”, Sức Mạnh của Giáo Hội là “Thánh Thần, là tình yêu. Chúa Cha sai Con Một đi và Chúa Con ban cho chúng ta sức mạnh của Thánh Thần để tăng trưởng, để tiến bước.”
 
Top Stories
Rio, Pope's only international trip for 2013
Vatican Radio
11:31 25/04/2013
Brazil will be the only international destination for Pope Francis in 2013. This was stated Wednesday afternoon by Father Federico Lombardi, director of the Vatican press office, in a meeting at the headquarters of the Foreign Press Association in Rome. "I invite you to not expect others to trips abroad this year," Father Lombardi said.

Pope Francis will travel to Rio de Janeiro for the 28th World Youth Day, to be held July 23 to 28, with the motto "Go and make disciples of all nations" (Mt 28, 19).

And the Director of the Holy See Press Office did not rule out the publication this year of the Pope’s first encyclical remembering that Benedict XVI had already prepared the material on the topic of faith.

Father Lombardi went on to say that the pope emeritus, who currently resides in Castel Gandolfo, is expected to move back to the Vatican, to the Monastery of Mater Ecclesiae, between late April and early May.

Pope Francis, however, will continue to reside in the Casa Santa Marta, where "he is very well settled”. Father Lombardi added: “At the moment, he does not seem to want to change his dwelling, even if a final decision has not been made."

In recent days, Dr. Alberto Gasbarri, who is in charge of all international papal journeys, traveled to Rio de Janeiro to finalize details of Pope Francis’ visit: "The program will follow the desires of the Pope," he said, recalling that the presence of the Holy Father is confirmed for the welcome ceremony, the Way of the Cross, the Vigil and closing Mass of World Youth Day, scheduled for Sunday, July 28 at the Campus Fidei, in Guaratiba.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Caritas Phan Thiết khánh thành 3 nhà máy nước uống tinh khiết phục vụ người nghèo
Hồng Hương
08:34 25/04/2013
Trong 3 ngày 10, 11 và 14//04/2013, Caritas Phan Thiết đã lần lượt khánh thành 3 nhà máy nước uống tinh khiết đặt tại nhà thờ Mẹ Thiên Chúa, nhà thờ Ba Bàu và nhà thờ Đảo Phú Quý. Với giá phục vụ rẻ chỉ 5.000đ/1 bình 20 lít nước, Caritas Phan Thiết hy vọng người dân nghèo tại địa phương có cơ hội được uống nước đã qua xử lý theo công nghệ lọc hiện đại để bảo vệ sức khỏe. Các dự án nước uống được xây dựng từ nguồn tài trợ của tổ chức Hamap với quan hệ đối tác của cơ quan nước uống Meuse Rhin (Pháp).

Xem hình ảnh

Qua khảo sát, Caritas Phan Thiết biết được nguồn nước giếng tại nhiều địa phương bị nhiễm phèn hoặc nhiễm vôi cao; Nguồn nước sông và suối thì nguy cơ ô nhiễm nặng do việc người dân lạm dụng các loại thuốc và phân bón hóa học cho cây trồng cao gây ra nhiều thứ bệnh cho người dân. Bên cạnh đó, nhiều nơi trong tỉnh Bình Thuận như hai xã Mỹ Thạnh và Hàm Cần (thuộc giáo xứ Ba Bàu, huyện Hàm thuận Nam) có đồng bào dân tộc chiếm tỉ lệ lớn cũng có nhu cầu uống nước sạch với giá rẻ. Từ những lý do này, Caritas quyết định xây dựng nhà máy nước uống tinh khiết để phục vụ cộng đồng. Đây mới chỉ là 3 trong 9 điểm lắp đặt máy nước uống của Caritas Phan Thiết đã được chính quyền tỉnh Bình Thuận chấp thuận. Dự án bắt đầu từ tháng 11/2011, chính thức đi vào hoạt động sau thời gian 1 năm xây dựng và hoạt động thử ngiệm.

Cùng với kinh phí hỗ trợ nhận được từ dự án, giáo dân trong xứ đã góp công góp của nhiều vào công trình chung này như xây hồ chứa nước, làm nhà xưởng, tích cực giới thiệu lợi ích nước uống tinh khiết cho người xung quanh .v.v. Song song việc xây dựng máy nước, Caritas Phan Thiết cũng tổ chức các buổi tuyên truyền cho người dân về nước sạch và bảo vệ nguồn nước, ý thức bảo vệ môi trường và ích lợi của uống nước tinh khiết. Bên cạnh với việc phục vụ thu phí nước, các nhà máy nước còn có chương trình phục vụ miễn phí và giảm giá ưu tiên cho các đối tượng đặc biệt với mong muốn tất cả mọi người đều được uống nước tinh khiết.

Ông Mai Xuân Huy, chủ tịch HĐMV Gx. Mẹ Thiên Chúa thuộc xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, Bình Thuận cho biết: “Máy nước tại nhà thờ chúng tôi, dù giá nước phục vụ rẻ hơn thị trường, nhưng chất lượng thì tuyệt đối tuân thủ theo quy định dự án, nước tinh khiết phục vụ người dân của nhà máy đã được kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn của viện Paster Thành phố Hồ Chí Minh”.

Thay mặt giáo xứ và người dân địa phương được thụ hưởng từ dự án nước sạch này, linh mục quản nhiệm giáo họ Đảo Phú Quý cám ơn Caritas Phan Thiết và hội Hamap đã thiết lập máy nước tinh khiết tại huyện đảo. Nhà máy đi vào hoạt động tốt với giá nước rẻ hơn thị trường mang lại niềm vui và lợi ích rõ rệt cho người dân nghèo ở hải đảo xa xôi cách Tp Phan Thiết 56 hải lý.

Linh mục Phêrô Nguyễn Đình Sáng, Giám đốc Caritas Phan Thiết cho biết, dự án mang tính cộng đồng mục đích nhằm bảo vệ sức khoẻ lâu dài cho người dân và mang lại những thay đổi cho họ về vật chất cũng như tinh thần. Về vật chất: họ có sức khỏe để lao động, làm kinh tế. Về tinh thần: họ nhận ra được sự quan tâm giúp đỡ, sẻ chia của những người hảo tâm, những nhà tài trợ, để đến lượt họ cũng sẵn sàng chia sẻ những gì mình có cho những người anh em cùng khổ.

Nhân dịp Lễ Khánh Thành, Giám đốc Caritas Phan Thiết gửi lời cảm ơn đến Hội Hamap, các Cơ quan tài trợ, lãnh đạo chính quyền tỉnh Bình Thuận và địa phương, và những ban ngành liên quan đã giúp đỡ và tạo điều kiện rất nhiều trong quá trình xây dựng nhà máy. Dự tính đợt 2, Caritas Phan Thiết sẽ xây dựng nhà máy tiếp theo là Sông Luỹ, Sông Phan và Vinh Hưng.
 
Thánh Lễ Phong Chức Linh Mục GP Phan Thiết 2013
Hồng Hương
08:38 25/04/2013
Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục GP Phan Thiết đã chủ tế Thánh lễ Thụ phong linh mục cho 5 thầy Phó tế tại Nhà thờ Chính Toà vào lúc 9 giờ sáng ngày 25.4.2013. Toàn thể Giáo phận Phan Thiết hiệp thông trong tâm tình Tạ ơn và cầu nguyện cho các Tân Linh Mục.

Hiện diện chung chia niềm vui và cầu nguyện cho 5 Tân Linh Mục, có Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan (Nguyên Giám mục GP Phan Thiết – Sáng lập Tu đoàn Bác Ái Xã Hội), Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo (Giám mục Phụ tá GP Xuân Lộc – Giám đốc ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc), Cha Tổng Đại diện, quý cha Giám đốc và quý cha giáo sư ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc, ĐCV Sao Biển Nha Trang, ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn, Chủng viện Thánh Nicôla Phan Thiết, Học viện Đa Minh (là những nơi các thầy đã được theo học và huấn luyện), cùng với 150 linh mục, đông đảo nam nữ tu sĩ, chủng sinh, ân - thân nhân – bạn hữu của các Tân chức, và bà con giáo dân.

Xem hình ảnh

Hoà với bài hát nhập lễ của ca đoàn chủng sinh Phan Thiết, cộng đoàn hân hoan đón đoàn đồng tế tiến vào Thánh đường. 5 thầy hôm nay được Phong chức Linh Mục gồm:

Phaolô Nguyễn Thái Hinh (Gx. Thọ Tràng)
Phêrô Lê Anh Tuấn (Gx. Hiệp An)
Giuse Đặng Văn Tiếp (Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội)
Phêrô trần Duy Khanh (Gx. Vinh Lưu)
FX. Trần Văn Phi (Gx. Vinh Lưu)

Sau khi thầy Phó tế công bố Tin Mừng, Đức Cha Giuse ban huấn từ cho cộng đoàn. Từ trang Tin Mừng của Thánh Macrcô 16, 15-20, Đức Cha giới thiệu với cộng đoàn hình ảnh thánh Marcô trong chính ngày lễ mừng kính Ngài hôm nay chính là mẫu gương cho đời sống và sứ vụ của linh mục, với những nét son: Khiêm tốn trong cách sống; Miệt mài trong phục vụ; và Trung thành với sứ vụ rao giảng Tin Mừng.

Với các Tiến chức, Đức Cha nói: “Bí tích Truyền Chức hôm nay anh em lãnh nhận là điểm đến của một quá trình theo đuổi ơn gọi, nhưng lại là khởi điểm của một đời sống mới. Theo gương thánh Marcô, anh em hãy khiêm tốn sống gắn bó mật thiết với Chúa Kitô”. Ngài nhấn mạnh: “Làm linh mục không phải để tiến thân mà để hiến thân, không phải để tiến chức mà để tiến đức, không nhằm vinh thân phì gia mà nhằm vinh danh Thiên Chúa và triển nở Giáo Hội. Trong việc mục vụ tương lai, anh em hãy cố gắng thể hiện tính cần cù, miệt mài phục vụ phần dân Chúa được trao phó cho mình, không vì danh vì lợi, mà chỉ vì “phần rỗi các linh hồn” vốn là ý nghĩa đời sống và cũng là đường nên thánh của anh em. Ngoài ra, trong tư cách là “người phân phát các mầu nhiệm thánh”, anh em hãy sốt sắng trong việc cử hành phụng vụ Lời Chúa cũng như Thánh Thể và trung thành với việc rao giảng Tin Mừng, vốn thuộc về bản chất của Giáo Hội và là sứ mạng hàng đầu của anh em tại mỗi cộng đoàn”. Sau bài huấn từ là nghi thức phong chức, gồm 3 phần: nghi thức mở đầu, nghi thức bí tích và nghi thức diễn nghĩa.

Nghi thức mở đầu là việc tuyển chọn các ứng viên lên chức linh mục. Qua đó, chúng ta thấy việc tiến lên chức thánh không chỉ do thiện ý của từng cá nhân, nhưng trước hết do Chúa kêu gọi qua việc tuyển chọn của Đức Giám Mục. Khi nghe xướng tên, quý thầy lần lượt tiến lên trước mặt Đức Giám Mục. Cha Giám đốc Chủng viện Thánh Nicôla giới thiệu các tiến chức xứng đáng được thụ phong Linh mục cho Đức Giám Mục. Toàn cộng đoàn vỡ oà niềm vui trong tiếng pháo tay sau lời Đức Cha Giuse ưng thuận: “Nhờ ơn Thiên Chúa, Chúa chúng ta, và nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc chúng ta, chúng tôi tuyển chọn các anh em chúng ta đây lên chức linh mục”.

Nghi thức phong chức. Từng thầy tiến đến quỳ trước mặt Đức Giám Mục, hai tay chắp lại đặt trong tay ngài để được thẩm vấn. Đức Cha thẩm vấn và nhận lời hứa tuân phục của các ứng viên. Tiếp sau Kinh Cầu Các Thánh, việc đặt tay và lời nguyện phong chức là nghi thức chính yếu của Bí tích Truyền Chức. Cử chỉ đặt tay của Đức Giám Mục nói lên việc thông ban Thánh Thần và lời thánh hiến làm cho người được tuyển chọn tham dự vào sứ mạng của Chúa Kitô. Cùng với Đức Giám Mục, hai Đức Cha và tất cả linh mục hiện diện cũng đặt tay trên các tiến chức như dấu hiệu tiếp nhận các ngài vào linh mục đoàn.

Nghi thức diễn nghĩa gồm mặc phẩm phục, xức dầu tay và trao bánh rượu. Đại diện phụ huynh của 5 Tân Chức dâng áo lễ cho Đức Cha Giuse, ngài trao cho từng Tân Linh Mục. Sau khi mặc phẩm phục mới, Đức Giám mục xức dầu lòng bàn tay từng Tân Chức biểu thị sự tham dự đặc biệt của linh mục vào chức tư tế của Đức Kitô.

Đức Giám Mục trao bánh rượu cho các tân chức, để biểu hiện nhiệm vụ chủ sự cử hành Thánh Thể và theo Đức Kitô qua việc phục vụ cộng đoàn dân Chúa. Tiếp đó, Đức Giám mục trao hôn bình an cho các tân chức, để ghi dấu việc nhận các cộng sự viên mới của mình vào thừa tác vụ của Giám Mục.

Nghi thức phong chức Linh mục kết thúc với việc các linh mục hiện diện cũng trao hôn bình an cho các tân chức, để bày tỏ sự hiệp thông huynh đệ trong cùng một thừa tác vụ linh mục.Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể. Trước khi kết thúc thánh lễ, Tân linh mục Phêrô Lê Anh Tuấn thay mặt các Tân Chức dâng lời tri ân.
 
Điểm cốt yếu để thích ứng: Tin và Yêu
Tạ Ân Phúc
11:13 25/04/2013
Điểm cốt yếu để thích ứng: Tin và Yêu

Con người có khả năng thích ứng. Nhưng làm thế nào để thích ứng có hiệu quả nhất trước những thay đổi của môi trường sống, trước những đổi thay của công việc là một thách đố cho mỗi người chúng ta.

Chiều thứ Bảy 14/04/2013, Chương trình Chuyên đề Giáo dục, thuộc Ban Mục vụ Gia Đình TGP Sài Gòn đã tổ chức buổi chuyên đề với đề tài: THÍCH ỨNG ĐỂ THAY ĐỔI do Ths. Trần Đình Dũng, Giám đốc Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Khuê Văn, trình bày.

Dẫn vào đề tài: Thích ứng để thay đổi

Mở đầu bài chia sẻ, Thạc sĩ Trần Đình Dũng cho hay buổi nói chuyện nhằm khơi gợi những điều mà mọi người đã biết trong cuộc sống, những điều chúng ta thường gặp hằng ngày trong công việc và học tập, trong đời sống gia đình và xã hội, để từ đó, nhận biết những tình huống xảy ra, và tìm hiểu xem phải làm gì trong tương lai.

Thích ứng không có nghĩa là chuyển hóa bản thân hoàn toàn để trở thành con người khác. Thích ứng chính là khả năng điều chỉnh, khả năng chịu đựng của mỗi người trước những thay đổi xung quanh. Chẳng hạn, với người Sài Gòn, ngày nào còn phải ra đường là còn phải thích ứng với vô vàn những tình huống bất ngờ có thể xảy ra khi tham gia giao thông: phóng nhanh, vượt ẩu, giành đường, vượt đèn đỏ, chạy xe trên vỉa hè... Điều này không dễ dàng gì thích ứng đối với những người ngoại tỉnh mới lên thành phố hay những người từ nước ngoài mới trở về Việt Nam. Với mật độ giao thông dày đặc, khi đi bộ băng qua đường cũng là điều khó khăn với họ.

Đối với đời sống xã hội, trước đây, lương công nhân chỉ 300.000 đồng là người ta có thể dành dụm để mua vàng. Còn ngày nay, lương công nhân 3 triệu đồng, không đủ tiền ăn, tiền ở, nhưng người ta vẫn có thể gói ghém để sống. Xăng từ 14.000 đồng, tăng dần lên đến 24.000 đồng như hôm nay, nhưng người ta vẫn phải thích ứng để có thể sử dụng xe máy làm phương tiện lưu thông. Thực tế cho thấy tiền điện, tiền nước, tiền xăng và vô vàn thứ khác lên giá, trong khi lương thì không tăng, nhưng người ta vẫn thích ứng với hoàn cảnh dù cuộc sống có chật vật. Chúng ta có khả năng thích ứng một cách tuyệt vời, và có lẽ Chúa cho mỗi người có khả năng điều chỉnh, khả năng chịu đựng vô giới hạn.

Tại sao chúng ta phải thay đổi?

“Thay đổi là điều duy nhất bất biến trên đời này” (Change is the only permanent thing in life, Tạp chí Harvard Business Review tháng 3/2003). Sự thay đổi là chuyện đương nhiên trong cuộc sống. Làm kinh doanh thì thay đổi giá, nhà cung cấp, phương thức thanh toán, phương thức giao nhận. Làm thầy giáo thì thay đổi học trò, thay đổi giáo trình, thay đổi phòng học. Buôn bán thì thay đổi khách hàng… Chúng ta đối diện với sự thay đổi hằng ngày, đôi khi chúng ta bị sự thay đổi kéo theo làm bản thân mình thay đổi theo quá nhanh, quá nhiều mà không hay biết.

Vấn đề đặt ra là có cần thích ứng với sự thay đổi không? Có người cho rằng: “Tôi là người có cá tính, tôi là người có bản lĩnh, tôi không thay đổi, bất cứ điều gì muốn thay đổi là phải thay đổi theo ý tôi”. Có thể có người nghĩ rằng đây là một quan niệm đúng và hay, nhưng điều đó chỉ đúng cách đây năm ba chục năm trước, quan niệm này khó có thể tồn tại trong cuộc sống hôm nay. Ngày nay, chúng ta có tràn ngập thông tin, tại Sài Gòn, chúng ta có 127 kênh TV, 69 kênh radio, tất cả những thông tin đó thay đổi theo đơn vị giây. Bên cạnh đó, internet là một khối thông tin khổng lồ, chúng ta có thể tiếp cận mọi lúc, mọi nơi. Với sự bùng nổ thông tin như thế, cuộc sống, con người, những quy định, những tương quan cũng thay đổi theo. Có ba loại thay đổi:

- Thay đổi thụ động: Khi không còn sự chọn lựa nào thì mới thay đổi. Đây là cách thức của những năm về trước, là cách thức của cha mẹ, anh chị chúng ta ngày xưa thường áp dụng.

- Thay đổi tích cực: Nhìn thấy cơ hội là biết nắm bắt, nhìn thấy rủi ro là tránh xa. Phần lớn chúng ta đang thay đổi theo cách này. Trước một sự kiện, cần xem xét thông tin bên ngoài xem chúng có lợi hay có hại, tốt hay xấu, được hay mất, cho hay nhận, luôn chia ra thành hai vế để chủ động tiến hay lùi. Chưa xét đến tốt hay xấu vì mỗi người sẽ có cách sống khác nhau. Tuy nhiên, khi sống với tâm thức này, sẽ có những lúc chúng ta gặp những sai lầm.

- Thay đổi năng động: Chủ động tạo ra sự thay đổi. Suy nghĩ này sẽ tạo ra sự đa dạng khi áp dụng trong công việc và trong đời sống. Chẳng hạn như khi đi ăn uống: chọn lựa ăn uống để tiếp khách, để ăn cho ngon, ăn cho vui, ăn cho khỏe… chúng ta có tất cả các thông tin để đưa ra quyết định. Cuộc sống thay đổi bởi mình thay đổi, đó là cách năng động thích ứng với cuộc đời.

Những sự thay đổi bên ngoài cuộc sống phải chăng là cơ hội cho mỗi người chúng ta? Khi chúng ta tự động thay đổi để thích ứng với môi trường, hoàn cảnh xung quanh mà không hề có chủ đích, đó là một bước biến chuyển từ thụ động sang chủ động. Nhưng khi chúng ta có chủ đích, cố tình thực hiện để có một năng lực đối diện với sự thay đổi, đó là lúc chúng ta đang năng động để thích ứng với cuộc sống. Tất cả sự thay đổi chẳng qua chỉ là thử thách để vượt qua. Trở lại với chuyện tham gia giao thông, với người chủ động khi gặp kẹt xe thì luồn lách lấn tuyến, lấn lên vỉa hè, thậm chí vượt đèn đỏ sao cho nhanh, lúc nào cũng phải canh công an để khỏi bị phạt. Thế nhưng, với người năng động thì hãy cứ bình tĩnh, chạy xe đúng luật, rồi cũng sẽ đến nơi mình cần đến.

Những bạn trẻ lên Sài Gòn học thích ứng với sự thay đổi của đất Sài Gòn rất nhanh, từ tiếng động cho đến con người, từ thức ăn cho đến giọng nói dù họ từ miền Bắc, miền Trung hay miền Nam. Họ thích ứng rất nhanh để tồn tại, nhưng cha mẹ ở quê thì không thích ứng kịp với những thay đổi của họ. Một ngày nào đó, khi họ có chồng, có vợ, có nhà riêng, cha mẹ dưới quê lên thăm lại không thích ứng được với đời sống thành thị, không ở nhà bê tông, không leo lầu, không tắm vòi sen, do cách sống khác nhau. Vô tình, sự lệch pha của 2 dòng thích ứng không cùng tần số, con cái làm cho cha mẹ buồn và bị tổn thương mà không biết. Đây là điều các bạn trẻ cần biết để năng động hơn trong cách ứng xử với gia đình mình.

Những người có con đi học nước ngoài thường nhớ con, chưa kịp thích ứng để đối diện với việc con đi xa, nỗi lo con cái phải đối diện với môi trường mới. Chỉ có người quá mạnh mẽ về mặt lý trí, về mặt tinh thần mới có thể thích ứng để triệt tiêu nỗi nhớ đó. Nhưng trong trường hợp này, hãy giữ lại một chút những gì không thích ứng để cho cuộc đời dễ thương, và để biết trân trọng cha mẹ mình, biết yêu thương con cái mình. Lúc nào cũng thích ứng nhanh quá sẽ tạo nên sự tàn nhẫn của cuộc đời.

Thích ứng là tích cực hay tiêu cực? Tùy vào kết quả của việc thích ứng sẽ nói lên giá trị là tích cực hay tiêu cực. Cần phải xác định rõ thích ứng cho ai, để làm gì, ta sẽ biết được là tích cực hay tiêu cực. Thích ứng cho người mình thương yêu, đôi lúc chấp nhận bản thân thiệt thòi một chút vẫn là tích cực; thích ứng với cái xấu thì trở thành tiêu cực. Thích ứng để người khác hạnh phúc, vui vẻ thì tích cực; thích ứng để hại người khác thì tiêu cực. Thích ứng là điều chúng ta thường thực hiện, phải thực hiện, luôn luôn thực hiện bởi vì môi trường xung quanh luôn thay đổi cho dù chúng ta có mong muốn hay không.

Sự thích nghi dù ở đâu, trong tình huống nào, nó vẫn luôn được đặt trên nền tảng tin yêu. Khi nào còn tin, còn yêu thì dù có thích nghi, có thay đổi, chuyển hóa, hay có tạo ra bất kỳ hình thái nào, nội dung nào thì giá trị cũng không thay đổi. Khi hết tin yêu thì tất cả những thích nghi, thay đổi, nếu có, đều là giả tạo để trục lợi.

Thích ứng để thay đổi là một đề tài tương đối rộng và chia thành nhiều mảng: gia đình, cha mẹ, con cái, doanh nghiệp… nó là một rừng những câu chuyện về sự thay đổi, về sự thích nghi. Tựu trung, nếu còn giá trị tin yêu thì còn tất cả.

- Thích ứng với sự thay đổi trong gia đình

Học thay đổi với cuộc đời là một hành trình thú vị. Tuy nhiên, học thay đổi với chính mình, với người thân trong gia đình là một thử thách.

“Con trai nhìn kết quả, con gái nhìn quá trình”. Con trai không cảm được về hạnh phúc nhưng cảm được rất nhiều về thành công. Con gái cảm được rất nhiều hạnh phúc nhưng ít cảm về thành công. Thành công là điểm đến, hạnh phúc là con đường. Con gái sống trên con đường nên “tung tăng hái hoa bắt bướm”, còn con trai thường nỗ lực để đạt được mục tiêu đã đề ra. Đó là tâm lý khác biệt nam nữ trong quá trình trưởng thành của người trẻ, chúng ta cần biết để thích ứng.

Trong bữa cơm gia đình của người Việt Nam, dù chúng ta ăn cơm nhiều hơn thức ăn, nhưng thức ăn phải ngon thì bữa cơm mới tạo được bầu khí đầm ấm, hạnh phúc. Thức ăn ngon là do có nhiều gia vị. Tương tự như vậy, trong đời sống vợ chồng, người vợ phải có nhiều loại gia vị để đổi món ăn, đổi khẩu vị, để giữ hạnh phúc gia đình. Các ông chồng thì thích tươi vui, trẻ trung, mới lạ… liệu người vợ có thể đáp ứng được không? Vấn đề ở chỗ vợ chồng có tin nhau và còn yêu nhau hay không, nếu còn thì có 1001 kiểu thích ứng với thay đổi. Những sự thích ứng về màu sắc, âm thanh đều là gia vị để làm cho gia đình hạnh phúc. Chẳng hạn, lâu lâu vợ chồng phải đi du lịch hay sắm đồ cho nhau để thay đổi gia vị cuộc sống. Người Việt Nam ít làm điều này sau khi cưới, trong khi lúc còn đang yêu thì nhớ ngày sinh, ngày kỷ niệm, lên kế hoạch ăn uống, đi chơi.

Thích ứng trong tình yêu: Khi yêu nhau, sự chăm sóc của người con trai không những chỉ dành cho bạn gái mà còn dành cho những người thân của bạn gái. Chính vì thế, các cô gái đang yêu thường yêu cách cư xử của người con trai dành cho người thân của mình. Quan trọng ở chỗ chữ tin yêu của người con trai có được lan tỏa ra cho người mình yêu thương và cả người mình không yêu thương hay không.

Khi đã lập gia đình, cần thích ứng trong cách nuôi dạy con cái. Đứa con đầu lòng dạy cho các cặp vợ chồng cách làm cha mẹ. Bởi lẽ, đôi vợ chồng trẻ có rất nhiều thứ vụng về vì chưa làm cha, làm mẹ bao giờ. Cho đến khi có đứa con thứ hai thì mới tìm được sự cân bằng để làm cha làm mẹ đúng cách. Bên cạnh đó, đôi lúc cha mẹ thương con nhưng không biết cách bày tỏ tình thương. Đứa đầu, dạy con bằng tình cảm, đứa thứ hai dạy bằng tình cảm và lý trí, vì thế con trẻ sẽ mang cảm giác bị thiên vị. Con trẻ sẽ không tin, không yêu, chúng sẽ thích ứng để thay đổi nhằm mục đích đối kháng với cha mẹ chứ không phải để làm bạn với cha mẹ. Các bậc cha mẹ cần nhận biết điều này để điều chỉnh hành vi trong quá trình nuôi dạy con cái nên người.

Với thời gian, người ta sẽ lớn lên và già đi, những người xung quanh mình cũng thế. Có bao giờ chúng ta thay đổi chính mình để sống với tuổi già và tuổi lớn của những người xung quanh. Những sự thích ứng để thay đổi là một nghệ thuật sống, bàng bạc trong từng bữa cơm, trong từng giấc ngủ, kể cả trong từng lời ru. Còn tin, còn yêu mọi cái đều có thể hóa giải trong cuộc sống.

Giao lưu và tạm kết

Sau phần trình bày của mình, Thạc sĩ Trần Đình Dũng đã dành thời gian để trả lời các câu hỏi của các tham dự viên. Với những ví dụ cụ thể, đời thường, thậm chí lấy dẫn chứng ngay cả cuộc đời mình, thầy đã giúp gỡ rối nhiều vấn đề cụ thể mà các tham dự viên đưa ra.

"Tôi cong nhưng không gãy", nhà thơ ngụ ngôn La Fontaine nổi tiếng của Pháp, khi nói về sự thích ứng của con người, đã nhận định như thế. Rõ ràng, thay đổi cách ứng xử cho phù hợp từng tình huống sẽ giúp tìm được sự đồng điệu, tìm được tiếng nói chung để giải quyết vấn đề, giúp người ta hòa nhập vào môi trường sống một cách nhanh chóng.

Tạ Ân Phúc
 
Thông Báo
Thiệp mời tham dự Thánh Lễ Cầu Nguyện Cho Tổ Quốc Việt Nam tại Melbourne nhân ngày Quốc Hận 30 tháng Tư
Linh mục Nguyễn Viết Huy SJ
02:04 25/04/2013
LỜI MỜI

Nhân dịp Quốc Hận 30 tháng Tư 2013, Linh mục Nguyễn Viết Huy, cựu Sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, cựu Linh mục Tuyên Uý Quân lực Hoàng Gia Úc châu, sẽ dâng Thánh Lễ Mi-sa để cầu nguyện cho tự do trên quê hương Việt Nam, đồng thời cũng cầu nguyện cho những chiến hữu và đồng bào đã hy sinh vì lý tưởng tự do. Thánh Lễ sẽ được cử hành vào lúc 7 giờ 30 tối Thứ Ba 30 tháng Tư, tại Nhà Thờ thánh Í-Nhã, số 326 Church Street Richmond Victoria 3121. Kính mời quý đồng hương sắp xếp thời giờ tham dự. Sau Thánh Lễ xin mời quý vị lưu lại tại hội trường xứ đạo để cùng hàn huyên.

Linh mục Nguyễn Viết Huy SJ
Fr Nguyễn Viết Huy SJ
Saint Ignatius's Church & Residence
326 Church Street
Richmond Vic 3121
Tel 03 8420 6789
Mob 0402 365 020
 
Văn Hóa
Đảng Gian Manh
Trầm Hương Thơ
06:50 25/04/2013
Đảng Gian Manh

ĐỪNG nghe thành tích khoe khoang
NÊN nhìn cho kỹ sẽ bàng hoàng ngay

NGHE loa ra rả hàng ngày
NHỮNG điều gian dối đặt bày lưu manh
GÌ mà cộng sản phát thanh
CỘNG gian manh đã rành rành từ lâu
SẢN nô cướp đất làm giầu
NÓI là quy hoạch bán thầu chia nhau

MÀ đầy một lũ theo tàu
HÃY nhìn chúng sắm nhà lầu xe hơi
NHÌN cho thật kỹ khắp nơi!
NHỮNG gì chúng cướp khơi khơi của người
GÌ đâu đảng cướp ăn chơi
CỘNG nô bán nước hại đời dân đen
NÔ tỳ xử sự cực hèn
LÀM tôi Tầu cộng mặt đen cúi đầu

THÌ giờ Dân Việt hô câu
SẼ cùng đứng dậy ngửng đầu cất cao
THẤY ngay sức mạnh đồng bào
ĐƯỢC rồi ta bước hô hào "Tự Do"
SỰ thật "Dân Chủ" hát to
THẬT thì chẳng sợ, gian lo tìm đường

CỦA mình giữ lấy "Quê Hương"
CHÚNG ta đuổi lũ ma vương chạy dài
GIAN tham bán biển cho ai
ÁC độc vơ vét tiền tài của dân
RA gì cái đảng ngu đần
SAO vàng cờ đỏ hại dân đủ rồi.

Trầm Hương Thơ 4/24/2013
 
Sống Luật Yêu Thương
Hai Tê Miệt Vườn
09:39 25/04/2013
Sống Luật Yêu Thương
“Còn Thầy, Thầy bảo anh em : hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện
cho những người ngược đái anh em” (Mt 5 , 44)


Yêu thương giới luật Chúa ban,
Cho người dương thế biết đàng sống yêu.
Bởi đây mới thật mục tiêu,
Mọi người quyết sống chẳng liều bỏ qua.
Điều này phù hợp ý Cha,
Người mong nhân thế tránh xa hận thù.
Con tim chất chứa nhân từ,
Yêu thương nhân thế chẳng trừ một ai.
Cùng nhau hướng đến tương lai,
Dựng xây xã hội ngày mai huy hoàng.
Chính nhờ luôn biết trao ban,
Bản thân cuộc sống cho ngàn thọ sinh.
Chẳng ai còn sống cho mình,
Nhưng cho kẻ khác bằng tình của Cha.
Mọi người vui sống trong nhà,
Hưởng bầu Thần Khí đậm đà mến thương.

Theo Kiểu Chúa Yêu
“ Không có tình thương nào cao cả hơn tình
thương của người đã hy sinh mạng sống vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13)


Yêu thương theo kiểu Chúa yêu,
Yêu cho đến chết một điều dễ chi.
Thế nhưng Ngài đã cho đi,
Bản thân cuộc sống chỉ vì thế nhân.
Suốt đời Ngài sống tín thành,
Miễn sao người thế canh tân cuộc đời.
Ngõ hầu trở lại làm người,
Đúng theo bản chất Chúa trời dựng nên.
Tình yêu nối kết gắn liền,
Mọi người nên một suốt trên thế trần.
Chính nhờ luôn biết thực hành,
Giới răn Đức ái chân thành sâu xa.
Chẳng ai còn bị quỷ ma,
Dẫn đường đưa lối đi xa đường lành.
Cuối đời tất cả chung phần,
Vinh quang vĩnh cửu trong thành thiên cung.

Chẳng Làm Hại Ai
“Đã yêu thương thì không làm hại đồng loại,
yêu thương là chu toàn lề luật vậy” (Rm 13, 10)


Đã yêu anh chẳng hại ai,
Nhưng luôn cất khỏi họa tai cho người.
Giúp cho họ hưởng cuộc đời,
An bình thiện hảo của thời Phục Sinh.
Đây là ân sủng Thánh linh,
Dạt dào đổ xuống trong tim mọi người.
Thế nhân vui sống cuộc đời,
Toàn chân thiện mỹ tuyệt vời thẳng ngay.
Vậy là xã hội từ nay,
Chẳng còn man trá đẹp hay mọi đàng.
Khiến cho khắp cõi trần hoàn,
Chứa chan chân lý, đầy tràn tình thương.
Cùng nhau đi đúng con đường,
Giê su Đức Chúa nêu gương cho đời.
Mọi người chắc chắn về trời,
Nghìn thu vui sống bên người Cha yêu.

Trối Lại Lời Này
“ Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau”
( Ga 15, 17)


Ra đi trối lại lời này,
Anh em hãy sống thật đầy chữ Thương.
Loại đi lòng dạ ghen tương,
Chẳng cho thù oán vấn vương trí lòng.
Nghĩa tình biển rộng mênh mông,
Thuyền đời lướt nhẹ ở trong an bình.
Nơi đây hai chữ : Đệ Huynh,
Như hoa tươi nở trong tình của Cha.
Vũ hoàn đầy ắp tiếng ca,
Cuộc đời người thế chan hòa thánh ân.
Cùng nhau tích cực góp phần,
Dựng xây trần thế ngàn lần đẹp hơn.
Mọi người gặp Đấng Chí Tôn,
Chính là Thiên Chúa cội nguồn tình yêu.
Loài người đạt được mục tiêu,
Xác hồn ai nấy phong nhiêu nghĩa tình.
 
Chúa Đã Sống Lại Rồi.
Giuse Thẩm Nguyễn
21:21 25/04/2013
Chúa Đã Sống Lại Rồi.

Đã bao năm rồi tôi đã chuẩn bị lễ Phục Sinh theo sự hướng dẫn của Giáo Hội như ăn chay kiêng thịt vào Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh, làm hòa với Chúa qua phép giải tội và tham dự Thánh Lễ đêm Phục sinh để mừng Chúa sống lại.

Nhưng sau lễ Phục Sinh tôi chẳng cảm thấy việc Chúa sống lại ăn nhập gì tới cuộc sống hiện tại của tôi, tôi vẫn là tôi không có một chút thay đổi gì. Mọi sinh hoạt và lối sống hình như đều vẫn như cũ và rồi tới năm sau, nếu Chúa cho tôi còn sống thì mọi việc sẽ được lập lại như đến hẹn lại lên vậy thôi.

Tôi đinh ninh rằng nếu tôi ý thức được việc Chúa đã chịu chết và đã sống lại thì cuộc sống của tôi phải hoàn toàn đổi khác mới phải. Khác ở chỗ mục đích cuộc sống của tôi không phải là đi tìm hạnh phúc đời này là những cái chóng qua như tiền tài, danh vọng, thoả mãn nhu cầu... mà là chuẩn bị cho cái chết trong ơn nghĩa với Chúa để cũng được sống lại vinh quang với Chúa Phục Sinh.

Chúa đã khẳng định trước mặt quan Tổng Trấn Philatô " Nước tôi không thuộc về thế gian này" (Ga 18, 36). Như thế, mục đích cuộc sống của tôi cũng không phải là thế gian này, nghĩa là tôi phải dành hết tâm hồn trí khôn, hết khả năng, hết thời giờ cho việc xây dựng Nước Trời mai sau.

Ngẫm lại suốt cả đời tôi, tôi đã dành tất cả thời gian cho những mục tiêu chóng qua này. Thật là dại dột quá sức ! Mỗi ngày 24 tiếng, tôi chỉ dành vài phút vào buổi tối để đọc kinh qua loa lấy lệ rồi lăn ra ngủ. Mở mắt ra là tôi đã vội vàng cho kịp tới sở làm với vô số công việc, chiều về lại bận bịu với con cái, truyền hình, máy tính, email...cho đến khi mắt cay xè không còn mở được nữa, tôi đành phải đi ngủ. Chúa nhật thì tôi vẫn tham dự Thánh Lễ theo luật buộc, nhưng xác ở nhà thờ mà hồn còn đang lang thang đâu đó với nhiều công việc khác. Ngày nghỉ thì lại có việc cho ngày nghỉ như họp mặt, tiệc tùng cho ngày nghỉ. Cứ thế thời gian mãi trôi ngày này qua ngày khác, tháng này rồi tới năm nọ. Tôi bị quay cuồng trong cơn lốc thời gian.Thời giờ lo cho nước thiên đàng đã không có trong thời gian biểu của tôi.

Mọi nỗ lực của tôi đều dành cho việc của đời này. Tôi đã chọn cái lợi chứ không chọn cái đúng. Tôi đã chọn cái dễ dàng, mì ăn liền chứ không chọn cái vĩnh cửu trường sinh. Tôi dành nhiều khả năng Chúa ban để phát triển về kiến thức, nâng cao khả năng tay nghề. Tôi tham dự nhiều buổi hội thảo kinh doanh ngắn ngày để làm sao điều hành công việc có hiệu quả, mang lại nhiều lợi tức... Nhờ sự lanh lẹ tháo vát, tôi đã kiếm được tiền tương đối dễ dàng. Nhưng tôi lại lười biếng và rất ít tham gia các khóa tĩnh tâm cuối tuần, các buổi học hỏi về Kinh Thánh, về Giáo Hội... Tôi đả chọn thế gian này bằng sự tự do chọn lựa mà Chúa đã ban cho tôi.

Tiền bạc tôi làm ra chủ yếu tiêu xài cho tôi và gia đình tôi mà thôi. Chia sẻ cho người nghèo ư? Tôi cũng đã từng nghĩ đến nhưng đợi khi nào tôi khá giả đã. Lúc này tôi vẫn còn thiếu nhiều thứ lắm, mà lòng tham của tôi lại chẳng bao giờ đầy. Đi lễ Chúa Nhật thì những chiếc giỏ xin tiền dễ làm tôi nổi quạu, làm tôi không cầm lòng cầm trí được, cho nên tôi thường lờ đi, với lại tôi thường không mang tiền mặt theo trong người mà nhà thờ thì đâu có nhận credit card, thành thử tôi đã bỏ lỡ cơ hội dâng cúng cho Chúa.

Nếu Chúa đã chịu chết vì tôi và sống lại khải hoàn mà tôi vẫn sống như thế thì việc Chúa sống lại có đem lại lợi ích gì cho tôi?

Nếu tôi không từ bỏ thế gian để cùng chết với Chúa thì làm sao tôi có thể được sống lại với Người?

Nếu Chúa gọi tôi về hôm nay nghĩa là tôi phải từ bỏ tất cả những gì tôi đang có thì tôi lấy gì để làm hành trang về nhà Chúa?

Nếu tôi muốn thay đổi cuộc sống thì liệu có quá muộn không và tôi phải bắt đầu từ đâu?

*******

Chiều nay, tôi bước vào nhà Tạm với sự rụt rè sợ hãi như đứa con hoang lạc lối quay về nhà. Không gian yên tĩnh của sự trống vắng làm cho lòng tôi chùng xuống. Tôi quỳ đây rất lâu với bao băn khoăn... tôi phải làm gì đây…cuốn phim cuộc đời quay lại trong tâm trí tôi với bao lỗi lầm...Nhưng rồi Chúa đã âu yếm ôm tôi trong vòng tay quyền năng của Ngài. Tôi cảm nhận được cái ấm áp của vòng tay yêu thương ấy. Sự trở về với Chúa của tôi hôm nay làm Chúa rất vui. Tôi đã được sống lại với Chúa ngay giây phút này. Đôi vai tôi rung lên cùng với những giọt lệ ăn năn hạnh phúc. Nhà Tạm bỗng dưng ấm cúng lạ thường. Một không gian lý tưởng cho tôi giãi bày tâm sự. Tôi miên man trong những suy tư về cuộc đời mình.

Chúa đã giang tay đón tôi và chỉ cho tôi lối bước của Ngài...Chẳng bao giờ là muộn màng vì thời gian là của Chúa. Dù hôm nay tôi không đến đây, không băn khoăn vể lối sống đạo của tôi, thì Chúa vẫn kiên nhẫn chờ đợi tôi vì Chúa Là Tình Yêu. Không có quá khứ, hiện tại hay tương lai đối với Chúa mà chỉ có tình yêu.Thời gian là vĩnh cửu cho người mến yêu. Mọi việc đã bắt đầu khi Chúa đến và chiếm ngự hồn tôi. Tôi nghe tiếng vọng của con tim mình:

"Thay đổi cuộc sống không có nghĩa là làm xáo trộn cuộc sống hiện tại, dành hết thì giờ để đi nhà thờ, tham gia tĩnh tâm hay cầu nguyện. Dù biết Chúa đã sống lại để ban cho con niềm hy vọng sống lại nhưng con vẫn cần nhà ở, cần ăn, cần ngủ để duy trì sự sống của con.Con không thuộc về thế gian, nhưng con cũng không thể từ bỏ thế gian này trong hành trình trở về nhà Cha. Con không thuộc về thế gian nhưng bao lâu còn sống con vẫn có bổn phận cùng mọi người xây dựng xã hội con đang sống một cách tốt đẹp hơn. Chúa đã nhắc con qua đoạn Kinh Thánh: " Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian" (Ga 17, 15-16). Cái thế gian Chúa nói ở đây là sự dữ, tội lỗi, văn hoá sự chết, hệ thống xã hội cổ vũ bạo lực, phá thai, đồng tính, ích kỷ, vô luân, vô thần. Việc chăm lo học hành, xây dựng tương lai để rồi có việc làm ổn định, có nhà cửa, xe cộ, có mái ấm gia đình là hạnh phúc tự nhiên mà con người tìm kiếm. Như mọi người con cũng hoà đồng trong việc trần thế này, nhưng cái khác của người tin vào Chúa Phục Sinh là ở chỗ mọi việc, mọi suy nghĩ, mọi việc làm của con đều hướng về Chúa. Con không có thì giờ đến nhà thờ mỗi ngày, nhưng Chúa luôn hiện diện với con trong mọi công việc, Chúa chia vui sẻ buồn với con trong từng khoảng khắc của cuộc sống. Khi có Chúa đồng hành, con sẽ đối xử tốt với tất cả mọi người không phân biệt dù họ là ai, những người trong sở làm, trong tiếp xúc công việc,trong cộng đoàn ... con biết thông cảm, khoan dung tha thứ, con biệt đánh giá cao và trân quý sự đóng góp của mọi người...Con sẽ không chỉ cầu nguyện khi đến nhà thờ hay trước khi đi ngủ mà con kết hợp với Chúa từng phút từng giây. Khi con làm việc, có Chúa cùng làm với con. Khi con ăn, Chúa cùng ăn với con, khi con ngủ Chúa cùng ngủ với con và như thế khi con gặp gian nan thử thách, con chẳng sợ gì vì Chúa đang ở bên con. Khi con lao đao té ngã con liền được Chúa nâng con đứng dậy...Con vững tin hơn khi Chúa an ủi " Thày ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế " ( Mt 28, 20).

Phục Sinh năm nay là cơ hội cho tôi làm lại đời mình, để Chúa ngự đến và thay đổi con người tôi theo Thánh Ý của Ngài. Lạy Chúa, có Chúa là tất cả cho con rồi, và con biết rằng mọi lo toan của con, những gì thuộc về con mà có Chúa ở bên thì đâu cũng sẽ vào đấy cả.

Chúa ơi, con vui mừng tuyên xưng “ Chúa đã sống lại rồi , Alleluia “

Lạy Chúa, con yêu mến Chúa.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tản Bộ Đầu Ngày
Tấn Đạt
21:18 25/04/2013
TẢN BỘ ĐẦU NGÀY
Ảnh của Tấn Đạt
Sáng nay trời đẹp hữu tình
Nắng vàng rực rỡ bừng xinh thế trần
Mênh mang giây phút hồng ân
Nhẹ nhàng rảo bước ra sân cuộc đời.
(Trích thơ của Trầm Hương Thơ)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 19/4-25/4 - Đức Thánh Cha mời gọi giới trẻ dâng hiến tài năng cho tha nhân và Giáo Hội
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
13:53 25/04/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Buổi đọc kinh Truyền Tin Thứ Tư 24 tháng Tư

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục thu hút một con số đông đảo đến bất ngờ các tín hữu và du khách hành hương trong buổi triều kiến chung hôm thứ Tư 24 tháng Tư tại Quảng trường Thánh Phêrô. Hơn 70,000 anh chị em đã tham dự buổi tiếp kiến chung.

Đức Giáo Hoàng đã dùng xe Jeep mui trần để chào thăm anh chị em tín hữu trong vòng 20 phút. Các tín hữu đã hò reo nhiệt liệt trong khi ngài hôn một số lượng lớn các trẻ sơ sinh và những người khuyết tật trên đường đi.

Bài giáo lý hôm nay là lần thứ hai trong vòng mấy ngày qua Đức Thánh Cha đã lên tiếng trực tiếp đối thoại với những người trẻ, khích lệ họ sử dụng cuộc sống và kỹ năng của mình để giúp đỡ tha nhân.

Ngài nói:

Anh chị em thân mến:

Tiếp tục bài giáo lý của chúng ta về Kinh Tin Kính, giờ đây chúng ta xem xét các bài viết liên hệ đến việc Chúa Kitô đến lần thứ hai: "Ngài sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết". Lịch sử nhân loại đã bắt đầu với việc tạo ra người nam và người nữ theo giống hình ảnh Thiên Chúa thế nào, thì nó sẽ kết thúc như vậy với sự trở lại của Chúa Kitô và với cuộc phán xét sau cùng. Các dụ ngôn của Chúa Giêsu giúp chúng ta hiểu được trách nhiệm của mình trước mặt Thiên Chúa và trách nhiệm với nhau trong đời này. Dụ ngôn của các trinh nữ khôn ngoan và dại dột nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta phải chuẩn bị tinh thần để gặp gỡ Chúa khi Ngài lại đến. Dụ ngôn về những nén bạc nhấn mạnh trách nhiệm của chúng ta phải biết sử dụng một cách khôn ngoan ân sủng của Thiên Chúa, làm cho chúng sinh hoa, kết trái dồi dào. Tôi đặc biệt yêu cầu các bạn trẻ hiện diện nơi đây hãy sử dụng hào phóng những tài năng Chúa ban để mang lại thiện ích cho những người khác, cho Giáo Hội và thế giới của chúng ta. Cuối cùng, dụ ngôn ngày phán xét sau cùng nhắc nhở chúng ta rằng, cuối cùng, chúng ta sẽ được đánh giá trên cơ sở là tình yêu của chúng ta dành cho tha nhân và đặc biệt là cho những người trong lúc quẫn bách. Thông qua các dụ ngôn, Chúa dạy chúng ta hãy chờ đợi ngày Chúa lại đến không phải với nỗi sợ hãi nhưng với sự tin tưởng cậy trông, luôn cảnh giác về những dấu chỉ sự hiện diện của Ngài và thành tâm liên lỉ trong lời cầu nguyện và các hoạt động bác ái, để khi Ngài đến, Ngài sẽ thấy nơi chúng ta những đầy tớ tốt lành và trung tín.

Đức Thánh Cha nói thêm:

Tôi rất vui mừng chào đón những người hành hương Việt Nam đến từ Tổng Giáo phận Sàigòn, do Đức Hồng Y Jean-Baptiste Phạm Minh Mẫn hướng dẫn. Tôi cũng chào đón nhóm các Thầy dòng Đức Bà đang tham gia vào một chương trình hiệp nhất tinh thần. Lời chào đón chân tình của tôi cũng được gởi tới các du khách đến từ trường Cao đẳng Hồi giáo Cambridge ở Anh. Với tất cả các du khách nói tiếng Anh hiện diện trong buổi triều yết hôm nay, bao gồm những người từ Anh, Ireland, Na Uy, Úc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ, tôi khẩn cầu Chúa ban cho anh chị niềm vui và bình an của Chúa Phục Sinh.

2. Đức Thánh Cha cử hành lễ mừng bổn mạng

Đức Thánh Cha đã mừng lễ bổn mạng tại nhà nguyện Thánh Phaolô trong dinh Tông Tòa với 45 vị Hồng Y thường trú tại Roma, và một số chức sắc thuộc Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh.

Đầu thánh lễ, Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng y đoàn, đã đại diện các Hồng Y chúc mừng lễ bổn mạng Đức Thánh Cha và nhắc lại vài nét nổi bật trong cuộc đời của thánh Giorgio: Người đã từ bỏ chức vụ sĩ quan cấp cao trong quân đội của hoàng đế Roma, để trở thành chiến binh của Chúa Kitô. Thánh nhân cởi bỏ binh giáp để mặc lấy áo giáp đức tin và đức ái. Đức Hồng Y Sodano cầu chúc Đức Thánh Cha được hồng ân sức mạnh Kitô mà Chúa Thánh Linh phú cho các vị tử đạo trong mọi thời đại. Chính hồng ân sức mạnh Thánh Linh đổ tràn tâm hồn viên sĩ quan trẻ Giorgio của quân đội Roma, đã giúp thánh nhân đương đầu với mọi khó khăn trong việc từ bỏ binh nghiệp để trở nên môn đệ Chúa Kitô, phân phát tài sản của mình cho người nghèo. Đức Hồng Y niên trưởng nói thêm rằng: ”Cùng với Đức Thánh Cha, chúng con cũng cầu xin ơn sức mạnh Kitô cho những người đang còn chịu đau khổ vì đức tin, như thời thánh Giorgio. Như cách đây mấy ngày, Đức Thánh Cha đã nhắc nhở chúng con rằng thời kỳ của các vị tử đạo vẫn chưa chấm dứt!”.

Đáp lại, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Tôi cũng cảm ơn tất cả các hiền huynh đã mong muốn hiện diện tại đây hôm nay: Cảm ơn các chư huynh đệ. Bởi vì tôi cảm thấy được chào đón. Cảm ơn các hiền huynh. Tôi cảm nhận được lòng ưu ái của các hiền huynh và cảm kích về điều đó."

Dựa vào bài Tin Mừng trong ngày lễ, Đức Thánh Cha đã nói về sự mở rộng của Giáo Hội, bắt đầu với cuộc bách hại đầu tiên mà các Kitô hữu tiên khởi phải gánh chịu.

Đức Thánh Cha ghi nhận là chính lúc Giáo Hội bị bách hại, thì cũng là lúc bùng lên công trình truyền giáo của Giáo Hội: các tín hữu Kitô bị bách hại như thế đã đi tới tận miền Fenicia, đảo Cipro, và Antiokia, để công bố Lời Chúa. Họ mang trong mình lòng nhiệt thành tông đồ và nhờ đó đức tin được phổ biến. Và khi đến Antiokia, các tín hữu ấy đã bắt đầu nói với cả những người Hy Lạp.

Đức Thánh Cha nói:

“Đó là cách Giáo Hội tiến lên. Ai đã có sáng kiến nói với cả những người Hy Lạp? Chính Thánh Linh đã giúp họ có sáng kiến nói với cả những người Hy Lạp, đã thúc đẩy họ đi xa hơn nữa! Tại Jerusalem bấy giờ, có những người nghe tin về điều ấy, thì cảm thấy căng thẳng, và họ đã gửi Barnaba đến ‘thanh tra tông tòa’; với một chút tinh thần khôi hài, chúng ta có thể nói cuộc thanh tra tông tòa của Barnaba ấy là khởi điểm thần học của Bộ giáo lý đức tin!”

Đức Thánh Cha cũng trích dẫn Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục hai lần khi giải thích rằng để tìm kiếm Chúa Giêsu, người ta phải là một phần của Giáo Hội.

Đức Thánh Cha nói:

"Căn tính Kitô giáo không phải một thẻ căn cước, nhưng là sự thuộc về Giáo Hội. Bởi vì không thể tìm thấy Chúa Giêsu bên ngoài Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục cho biết: ‘Muốn sống với Chúa Giêsu mà không có Giáo Hội, theo Chúa Giêsu bên ngoài của Giáo Hội, yêu mến Chúa Giêsu mà không có Giáo Hội là một sự phân đôi vô lý.’"

Đức Thánh Cha cảnh giác thái độ chiều theo hoặc thỏa hiệp với thế gian, tìm an ủi nơi trần thế mà không ý thức về những bách hại và khó khăn. Ngài nói: ”Nếu chúng ta muốn tiến bước một chút trên con đường trần thế, thương thảo với thế gian - như những người Macabêu xưa kia bị cám dỗ muốn thực hiện, thì chúng ta sẽ không bao giờ được sự an ủi của Chúa. Và nếu chúng ta chỉ tìm an ủi, thì đó chỉ là một sự an ủi hời hợt, chứ không phải là ơn an ủi của Chúa, chỉ là một sự an ủi của phàm nhân. Giáo Hội luôn tiến bước giữa Thập Giá và sự Phục Sinh, giữa bách hại và sự an ủi của Chúa. Đó chính là hành trình của Giáo Hội: ai tiến trên con đường này thì không sai lầm”.

Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta được lòng nhiệt thành tông đồ, thúc đẩy chúng ta tiến bước, như anh em với nhau! Hãy tiến bước, mang theo danh Chúa Giêsu giữa lòng Hội Thánh là Mẹ chúng ta, và như thánh Ignatio đã nói, Giáo Hội ‘có phẩm trật và Công Giáo’

Ngoài Đức Thánh Cha Francis, cũng có các vị khác tại Rôma kỷ niệm lễ bổn mạng Thánh George bao gồm: anh trai Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 là Đức Ông Georg Ratzinger, đang ở tại Castel Gandolfo, và Đức Tổng Giám Mục Georg Gaenswein. Ngài đã đồng tế thánh lễ với Đức Thánh Cha Phanxicô tại nhà nguyện Pauline.

3. Phiến quân Syria nhanh chóng đáp ứng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô

Hôm thứ Hai, phiến quân Syria đã chặn xe chở hai vị Tổng Giám Mục Chính Thống Giáo Hy Lạp và Syria trên đường từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ về Aleppo. Tài xế đã bị bắn chết. Đức Tổng Giám Mục Yuhanna Ibrahim là Tổng Giám Mục thành Aleppo của Chính Thống Giáo Syria, Đức Tổng Giám Mục Boulos Yazigi là Tổng Giám Mục thành Aleppo của Chính Thống Giáo Hy Lạp, và hai linh mục tháp tùng đã bị phiến quân bắt cóc.

Trong một bản tuyên bố đưa ra cùng ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho các vị giáo sĩ bị bắt cóc và kêu gọi hòa bình cho Syria.

Theo tổ chức cứu trợ Công giáo L'Oeuvre d'Orient, lúc 2 giờ chiều thứ Ba 23 tháng Tư, phiến quân đã trả tự do cho cả bốn vị.

4. Đức Thánh Cha kêu gọi hòa bình ở Venezuela và đối thoại "dựa trên sự thật”'

Trước tình trạng bất ổn chính trị ở Venezuela, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một lời kêu gọi đặc biệt vào trưa Chúa Nhật 21 tháng Tư, sau khi ngài đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng chung với các tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô. Đức Thánh Cha nói rằng Ngài lo lắng về tình trạng bất ổn, và kêu gọi các nhà lãnh đạo Venezuela hãy tìm kiếm một giải pháp hòa bình.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Tôi theo dõi chặt chẽ những gì đang xảy ra ở Venezuela. Tôi lo ngại sâu sắc, cầu nguyện liên lỉ và hy vọng rằng họ sẽ tìm ra phương cách đúng đắn và hòa bình, để vượt qua các khó khăn nghiêm trọng mà đất nước đang trải qua. Tôi mời gọi người dân thân yêu của Venezuela, và đặc biệt là các nhà hoạch định thể chế và chính khách hãy từ chối mạnh mẽ bất cứ hình thức bạo lực nào, và thiết lập một cuộc đối thoại dựa trên sự thật, sự công nhận lẫn nhau, lợi ích chung và tình yêu đất nước".

Ngay sau lời tuyên bố của Đức Thánh Cha, cả Tổng thống đắc cử Nicolas Maduro, và nhà lãnh đạo đối lập, Henrique Capriles, đã cám ơn Đức Thánh Cha.

Tổng thống tân cử Maduro gửi tin nhắn của mình trên Twitter:

@ NicolasMaduro

"Tôi đồng ý với Đức Thánh Cha Phanxicô. Tôi đang quan tâm về sự không khoan dung, hận thù và bạo lực vốn gây ra nhiều thương vọng. Cùng với Ngài, trọng kính Đức Thánh Cha, chúng ta cầu khẩn Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc và Thánh Phanxicô Assisi hãy bảo vệ người dân và ban hòa bình, cùng với lời chúc lành của Đức Thánh Cha. Xin cho đất nước sớm có hoà bình”.

Còn ông Henrique Capriles, nhà lãnh đạo phe đối lập, cho biết rằng ông chỉ công nhận cuộc bầu cử sau khi có cuộc kiểm phiếu lại. Ông cũng trả lời cho Đức Thánh Cha thông qua mạng xã hội.

@ Hcapriles

"Xin triệu lần cám ơn Đức Thánh Cha Phanxicô về việc Ngài lưu tâm đến Venezuela, và việc tìm kiếm các giải pháp dựa trên cơ sở sự thật".

Đức Hồng Y Jorge Urosa của Venezuela cảm ơn Đức Thánh Cha vì đã cầu nguyện cho Venezuela, và nói rằng "Hội đồng Giám mục Venezuela muốn đóng một vai trò trung gian hòa giải để thúc đẩy đối thoại".

Các Giám mục Venezuela kêu gọi mọi người bình tĩnh, sau khi Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia công bố một cuộc kiểm toán về cuộc bỏ phiếu bầu cử tổng thống mới đây.

Theo kết quả ban đầu, ông Nicolás Maduro, phó tổng thống của cố tổng thống Hugo Chávez đã đánh bại lãnh tụ đối lập Henrique Capriles Radonski với một tỉ lệ sít sao chỉ là 2%. Ông Maduro đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống.

Các Giám mục Venezuela nói trong một tuyên bố là kết quả bầu cử cho thấy "sự phân cực chính trị rất rõ ràng, ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Venezuela",

Các giám mục nói tiếp: "Nhân danh Chúa, chúng tôi khuyên các nhà lãnh đạo chính trị và xã hội hãy loại trừ sự công kích, nói xấu lẫn nhau, và những thứ ngôn ngữ kích động, nhằm tránh cuộc chiến đường phố, thường dẫn đến các hành vi bạo lực và đôi khi dẫn đến cái chết nữa, để lắng nghe Lời Chúa đang mời gọi đối thoại và hòa giải".

5. Đức Thánh Cha đối thoại với thanh niên và thúc giục họ theo đuổi các lý tưởng lớn hơn

Quảng trường Thánh Phêrô đã vang lên vô số câu trả lời của thanh thiếu niên đối với Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng. Một lần nữa, dòng khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô quá đông, nên dòng xe cộ đã phải ngưng bắt đầu từ Quảng trường Đức Thánh Cha Piô XII .

Trong khi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng, Đức Thánh Cha đã phá vỡ khoảng cách giữa Ngài và Quảng trường, và bắt đầu cuộc trò chuyện với giới trẻ hành hương.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Tôi muốn hỏi các bạn: có khi nào các bạn nghe tiếng Chúa mời gọi các bạn đi theo Ngài cách gần gũi hơn không, khi đang có một mong muốn, một bồn chồn nhất định nào đó? Các bạn đã vâng nghe lời Chúa không? Tôi không thể nghe các bạn ... Các bạn đang ở đây! Các bạn đã có mong muốn nào để làm tông đồ của Chúa Giêsu không? Giới trẻ phải có những ước muốn về các lý tưởng cao đẹp. Các bạn có nghĩ như vậy không? Các bạn đồng ý không? Hãy hỏi Chúa Giêsu những gì Ngài muốn nơi các bạn và hãy cản đảm lên! Hãy can đảm, hãy hỏi Chúa đi!"

Trước đó, vào buổi sáng, Đức Thánh Cha đã truyền chức linh mục cho 10 phó tế. Ngài nhắc lại rằng đằng sau mỗi ơn gọi, luôn luôn có một người, một người bà, một người cha, một người mẹ hay cả một cộng đoàn đang cầu cầu nguyện. Ngài nói thêm rằng ơn gọi được sinh ra trong lời cầu nguyện và qua cầu nguyện.

Các bạn trẻ đã nồng nhiệt reo hò hưởng ứng nhưng Đức Thánh Cha đề nghị các bạn trẻ hãy nồng nhiệt chào đón Chúa Giêsu.

Ngài nói:

"Cảm ơn các bạn rất nhiều vì các lời reo hò, nhưng các bạn cũng hãy chào đón Chúa Giêsu, hãy hô vang 'Chúa Giêsu' thật lớn tiếng".

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng xin mọi người cầu nguyện cho người dân Venezuela đang phải chứng kiến bạo lực gia tăng sau cuộc bầu cử với kết quả sát sao.

Ngoài ra, Đức Thánh Cha cũng nói về các nạn nhân của trận động đất mạnh ở Trung Quốc, làm 200 người thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Suy nghĩ của tôi cũng đang gần gũi với những người bị ảnh hưởng bởi trận động đất ở miền tây nam của Hoa Lục. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân và cho những người đang đau khổ vì trận động đất dữ dội".

Trong số các lời chào mừng, Đức Thánh Cha đã đặc biệt nhắc đến một nhóm thanh niên ở Venice. Ngài đã kết thúc cuộc gặp gỡ với khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô trong một lời chào rất đặc trưng của Ngài.

Ngài nói:

"Tôi chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tốt lành, và dùng một bữa ăn trưa ngon miệng!"

6. Ra mắt chương trình web để cải thiện thế giới trong 21 ngày

Thay đổi thế giới trong 21 ngày. Đó là thách thức mà một cơ quan quan hệ công chúng Mexico đưa ra trên mạng lưới điện toán toàn cầu. Chương trình này được gọi là "Nhân loại: 21 ngày của lòng tốt". Mặc dù bản thân ông Nico Nogues không là người Công giáo, ông cảm thấy lo âu rằng đã có rất nhiều các chương trình dành cho việc làm đẹp hoặc giảm cân, nhưng không có một chương trình nào để sống cho ra con người hơn.

"Xin chào, tên tôi là Nico Nogues, và tôi nghĩ rằng rằng ngày nay chúng ta lo lắng quá nhiều cho chính chúng ta".

Chương trình này là một kế hoạch hành động trong vòng 21 ngày với các đề nghị như hiến máu, hoặc chỉ đơn giản là nấu ăn cho người khác.

Tuy nhiên, Nico Nogues nói rằng hành vi nhân hậu đứng đầu danh sách và tốn thời gian nhất, nhưng cũng làm hài lòng nhất đó là tìm việc làm cho người khác trong vòng 21 ngày.

Nhờ các mạng xã hội, trong những ngày đầu tiên, 8.500 người đã tải chương trình về máy tính, và ba trường học đã khích lệ học sinh tham gia chương trình.

Các hành vi khác của lòng tốt bao gồm việc mua cho người nào đó một bó hoa, đồng ý với một ai đó, không ăn miếng trả miếng với họ, hoặc tặng một vật dụng mà bạn không dùng nữa cho người đang cần nó. Chính các hành động nhỏ này có thể làm cho thế giới trở nên một nơi tốt hơn.

7. Kỷ niệm tám năm ngày Đức Bênêđíctô XVI làm Giáo Hoàng

Ngày 19 tháng 4 năm 2005, lúc 16g50 khói trắng bốc ra khỏi ống khói phía trên nhà nguyện Sistine. Các Hồng Y đã chọn Đức Hồng Y Joseph Ratzinger làm Đức Tân Giáo Hoàng.

Khoảng một giờ sau, Ngài bước ra ban công nhìn ra quảng trường Thánh Phêrô. Thế giới đã diện kiến nhân vật kế nhiệm Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đó là Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.

Cuộc bầu cử đã qua đi được tám năm. Ngài đã chủ trì một triều đại giáo hoàng trí thức, đắm mình trong các viễn tượng thần học sâu sắc. Nhưng triều đại này đã kết thúc vào ngày 28 tháng 2, sau khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI từ chức vì lý do sức khoẻ.

8. Đức Thánh Cha nói với các giám mục Á Căn Đình: Một Giáo Hội mà không vượt ra ngoài chính mình, thì sớm muộn gì cũng sẽ đau yếu

Đức Thánh Cha Phanxicô viết một lá thư cho các Giám mục Á Căn Đình, cho thấy một lần nữa phong cách trực tiếp và cảm thức hài hước của Ngài. Trong tài liệu ngắn, viết bằng tiếng Tây Ban Nha, Ngài vạch ra phương pháp tiếp cận quản trị của Ngài. Ngài kêu gọi các Giám mục hãy chọn con đường mục vụ truyền giáo, để Giáo Hội không bị bệnh "do không khí tù túng của những căn phòng đóng kín".

Trong thư, Ngài cũng nói với các Giám mục là Ngài thích "ngàn lần một Giáo Hội có tai nạn hơn một Giáo Hội bị bệnh", khi qui chiếu đến các vấn đề mà sự mở rộng có thể gây ra, trái ngược với sự thụ động của Giáo Hội.

Đức Thánh Cha cũng nói đùa rằng ngài không còn có thể tham gia hội họp với các Giám mục Á Căn Đình nữa, do "các cam kết gần đây", ý nói về vai trò của mình như là Đức Thánh Cha.

Một gợi ý khác được đề cao trong lá thư, là lời mời gọi các Giám mục Á Căn Đình hãy sử dụng các tài liệu Aparecida như một hướng dẫn cho sứ vụ mục vụ của các ngài.

9. Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tân Đại sứ Bồ Đào Nha bên cạnh Tòa Thánh

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức xác nhận việc chính phủ Bồ Đào Nha bổ nhiệm tân đại sứ bên cạnh Tòa Thánh, trong cuộc tiếp kiến sáng thứ Năm 18 tháng 4 tại Dinh Tông Tòa.

Đại sứ Antonio Carlos Carvalho di Almeida Ribeiro đã trình quốc thư lên Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc tiếp kiến ngắn bằng tiếng Tây Ban Nha. Vị đại sứ Bồ Đào Nha, cũng giới thiệu gia đình của mình.

"Hân hạnh được gặp Ngài"

Hai con trai của đại sứ đem quà tặng Đức Thánh Cha Phanxicô, và con cả của đại sứ tự hào nói được tiếng "Porteño", tức là thổ ngữ Tây Ban Nha tại Buenos Aires.

"Đây là một người nói được tiếng Porteño"

"Cha có quà để tặng các con đây, hai tràng chuỗi"

"Cha sẽ chúc lành cho các con"

Chàng thanh niên cũng lãnh đạo một phong trào Công giáo ở đất nước mình, trong đó họ bảo trợ các đôi hôn nhân. Chàng thanh niên nói với Đức Thánh Cha.

"Cặp vợ chồng mà chúng con đang tài trợ bị ung thư tuyến tụy, vì thế từ Panama họ viết thư này xin Đức Thánh Cha cầu nguyện cho họ".

"Cha sẽ làm điều đó."

Một thành viên trong gia đình cũng dâng tặng Ngài một thánh giá, gợi ý cách vui vẻ rằng Đức Thánh Cha nên sử dụng thánh giá này trong Thánh Lễ hàng ngày của Ngài tại Nhà trọ thánh Marta. Chuyện này làm cho mọi người cười.

Sau khi giới thiệu gia đình của mình, đại sứ cũng giới thiệu một số Giám mục Bồ Đào Nha, và dâng tặng Đức Thánh Cha một món quà thú vị là một chai rượu vang với một ly và nút chai thủy tinh. Đức Thánh Cha tặng lại gia đình một huy chương Giáo hoàng.

Nhà ngoại giao Bồ Đào Nha được bổ nhiệm đầu năm nay, nhưng chưa được công nhận do Đức Thánh Cha Bênêđíctô từ chức và Tòa Thánh bận rộn cho cuộc bầu cử Tân Giáo Hoàng.

10. Quốc Vương Ả-rập Saudi gửi thư cho Đức Thánh Cha Phanxicô

Đại sứ Vương quốc Ả-rập Saudi tại Ý là ông Salh Mohammad Al Ghandi đã trao thông điệp của Quốc vương Abdullah bin Abdulaziz al Saud cho Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến thân mật diễn ra tại Đại Thính Đường Phaolô VI hôm thứ Tư 17 tháng Tư.

Ả Rập Saudi là một trong tám quốc gia không có quan hệ ngoại giao với Tòa thánh Vatican.

Mặc dù không có quan hệ ngoại giao chính thức, giữa hai nước đã có một loạt các cuộc họp bán chính thức. Các mối quan hệ giữa hai nước vẫn còn nhiều khó khăn vì Kitô hữu không có quyền tự do thờ phượng công khai trong Vương quốc này.

Việc đối thoại giữa hai nước được thúc đẩy sau một cuộc họp giữa Quốc vương Abdullah và Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI tại Vatican vào năm 2007. Cuộc hội kiến của hai vị là dấu hiệu tích cực nhất giữa các hai quốc gia trong các năm qua.

Trong khi đó, công chúa Hussa Al-Sabah, của nước Kuwait, đã tham dự buổi tiếp kiến chung hàng tuần của Đức Thánh Cha hôm 17 tháng Tư. Công chúa đã ngồi ở một trong các hàng đầu tại quảng trường Thánh Phêrô và đã có một cuộc nói chuyện ngắn ngủi với Đức Thánh Cha, qua một thông dịch viên.

11. Triều đại Giáo Hoàng sẽ được dâng hiến cho Đức Mẹ Fatima vào ngày 13 tháng 5

Chỉ vài giờ sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có một yêu cầu đặc biệt với Đức Hồng Y José Policarpo của Bồ Đào Nha. Đức Thánh Cha xin Đức Thượng phụ Lisbon hãy dâng hiến triều đại giáo hoàng của Ngài cho Đức Mẹ Fatima.

Trong tháng Tư, các Giám mục Bồ Đào Nha đã tổ chức hội nghị thường niên, và các ngài đã quyết định thực hiện buổi lễ dâng hiến này theo ý Đức Thánh Cha.

Buổi lễ sẽ được tổ chức vào ngày 13 tháng 5, và được Đức Hồng Y Policarpo, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha, chủ sự. Các Giám mục cũng đã mời khách hành hương tham dự nghi lễ này nhằm cầu nguyện cho công việc phục vụ mục vụ của Đức Thánh Cha.

12. Lễ phong thánh cho Đức Gioan Phaolô II có thể diễn ra trong năm nay

Andrea Tornielli của tờ La Stampa cho biết là một hội đồng Y Khoa đã xác nhận rằng không thể giải thích về mặt khoa học một trường hợp lành bệnh được cho là nhờ sự cầu bầu của Chân Phước Gioan Phaolô II. Giờ đây, nếu các nhà thần học và các vị Hồng Y công nhận sự chữa lành này như một phép lạ, nó sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cho việc phong thánh cho Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Theo ông Tornielli, hồ sơ y tế liên quan đến phép lạ đã được trình lên Tòa Thánh Vatican vào tháng Giêng. Các bác sĩ nghiên cứu trường hợp trên đã đồng ý rằng sự chữa lành là không thể giải thích. Trường hợp hiện nay sẽ được xem xét bởi một nhóm các nhà thần học do Thánh bộ Phong Thánh bổ nhiệm. Nếu phúc trình của các ngài cũng là thuận lợi, các vị Hồng Y trong Thánh bộ sẽ được yêu cầu xác nhận phép lạ, và sau đó, với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha, việc phong thánh cho Đức Gioan Phaolô II có thể được sắp xếp để tổ chức.

Ông Tornielli gợi ý là có thể Chân Phước Gioan Phaolô II sẽ được phong thánh vào cuối năm 2013.

13. Việc phong chân phước cho Đức Tổng Giám mục Romero sẽ được xúc tiến

Con đường dẫn tới việc phong chân phước cho Đức Tổng Giám mục Oscar Romero đã được khai thông. Cáo thỉnh viên của án phong chân phước cho Đức Tổng Giám Mục người El Salvador vừa cho biết như trên.

Đức Tổng Giám Mục Romero đã bị bắn chết trong khi đang cử hành Thánh Lễ tại San Salvador vào năm 1980. Lực lượng cánh hữu dưới quyền của Roberto D'Aubisson, một chính trị gia hàng đầu của El Salvador, bị nghi là đã giết hại ngài.

Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, cáo thỉnh viên của vụ án nói với tờ National Catholic Reporter rằng Tòa thánh Vatican đã nghiên cứu hồ sơ về Đức Tổng Giám mục Romero kể từ năm 1996. Cả Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đều nhiều lần nhắc đến Đức Tổng Giám Mục Romero như một vị tử đạo vì đức tin. Tuy nhiên, một số người hoài nghi đã đặt câu hỏi liệu vị giám chức El Salvador đã bị giết chết do thù hận vì đức tin, hay do các lý do chính trị.

Gần đây Đức Thánh Cha Phanxicô đã khai thông tiến trình này.

14. Chủ tịch Ủy ban Công Lý Quốc Nội và Phát Triển Nhân Văn của Hội Ðồng Giám Mục Mỹ bày tỏ "sự thất vọng sâu sắc" sau thất bại về luật kiểm soát súng

Đức Giám mục Stephen Blaire, giáo phận Stockton, Chủ tịch Ủy ban Domestic Justice and Human Development, tức là Công Lý Quốc Nội và Phát Triển Nhân Văn, của Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ, đã bày tỏ sự thất vọng sâu sắc sau thất bại của Thượng viện, nhằm giảm bớt tình trạng bạo lực do súng đạn gây ra tại Mỹ.

Thượng nghị sĩ Harry Reid, lãnh đạo đa số Thượng viện, đã thất bại trong việc thông qua luật kiểm soát súng, sau một cuộc bỏ phiếu với tỷ số 54-46 nhằm ủng hộ một dự luật theo đó cảnh sát sẽ kiểm tra lý lịch chặt chẽ những người dùng súng. Dự luật thất bại vì thiếu sáu phiếu cho đủ 60 phiếu cần thiết theo qui định của Thượng viện Mỹ.

Đức Giám mục Stephen Blaire nói trong một thư gửi cả các nhà lãnh đạo khối đa số Thượng viện Mỹ lẫn các nhà lãnh đạo khối thiểu số: "Trước hàng loạt các sự kiện bi thảm, chẳng hạn như vụ nổ súng tại Trường Tiểu Học Sandy Hook, sự thất bại trong việc hỗ trợ các quy định khiêm tốn về kiểm soát súng, là một thất bại về mặt đạo đức xã hội, và là một thất bại trong việc thúc đẩy các chính sách bảo vệ và bênh vực công ích. Chúng tôi kiên quyết thúc giục Quốc hội hành động và chúng tôi hỗ trợ pháp luật, nhằm thúc đẩy một nền văn hóa sự sống bằng cách giảm bớt bạo lực súng và cứu sống nhiều mạng người".

15. Đại Hội Giới Trẻ Thế giới: Vatican và Ý cho mượn các tác phẩm của Da Vinci và Caravaggio để triển lãm ở Brazil

Tháng Bảy tới, ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2013 sẽ biến Rio de Janeiro trở thành thủ đô cho thanh thiếu niên trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, thành phố này cũng sẽ là thủ đô nghệ thuật nữa. Đây là lần đầu tiên, hơn 100 tác phẩm ở Vatican và ở một số viện bảo tàng Ý sẽ được đưa đến Brazil.

Cuộc triển lãm mang tên "Theo bước chân Chúa", kéo dài từ ngày 11 tháng Sáu đến ngày 15 tháng Chín, sẽ trưng bày tại Bảo tàng quốc gia Mỹ thuật các tác phẩm của Leonardo da Vinci, Caravaggio, và thậm chí cả tác phẩm quan trọng của phòng thánh nhà nguyện Sistina, tượng Mandylion của Edessa, là tranh tượng thánh đầu tiên trong lịch sử Kitô giáo.
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News