Ngày 24-04-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy Niệm Chúa Nhật V Phục Sinh - B
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:39 24/04/2018
Cành tín hữu - Cây Giêsu

( Ga 15, 1 - 8 )

Chúa Nhật thứ IV vừa qua Chúa Giêsu đã dùng một hình ảnh cụ thể tuyệt đẹp và đầy cảm động để diễn tả tương quan rất dễ thương giữa Thiên Chúa với Dân Ngài là " Mục tử" và "đàn chiên". Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu dùng một bức họa phúc dụ về cây nho và nhành nho, tự ví von mình là cây nho thật, các môn đệ là nhành và Chúa Cha là người trồng nho. Chúa nói : "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho" (Ga 15,1). Các môn đệ là nhành để có nhiều hoa trái thì phải kết hợp với Chúa như cành với cây, như dây với đàn. Điều này không có gì lạ, vì trong Kinh Thánh, rất nhiều lần dân Itraen được sánh ví với vườn nho sai trái khi trung tín với Thiên Chúa; nhưng một khi họ xa Chúa, tức cành lìa khỏi cây, họ trở nên khô héo, không còn khả năng làm ra "loại rượu làm phấn khởi lòng người" nữa (x. 104,15).

Thuật ngữ "hoa trái" được lặp đi lặp lại cả thảy sáu lần trong đoạn Tin Mừng (Ga 15,1-8), cho thấy hoa trái là điều tối cần đối với cây. Người trồng nho nào khi cắm nho xuống đất lại chẳng hy vọng vào tương lai vườn nho sẽ cho nhiều hoa trái. Chúa Cha muốn chúng ta sinh nhiều hoa trái, đó là chuyện bình thường. Chúa Giêsu khẳng định: "Chính Ta đã chọn các ngươi, và đã đặt các ngươi ra, ngõ hầu các ngươi đi và sinh trái, và trái trăng của các ngươi còn mãi " (Ga 15,16).

Ngày chúng ta chịu phép Rửa tội, Giáo Hội đã tháp nhập chúng ta như những nhành cây nho vào Mầu nhiệm Phục sinh và Khổ Nạn của Chúa Giêsu là thân cây nho. Từ gốc nho này chúng ta lãnh nhận nhựa sống và sống sự sống của Chúa Giêsu, tự bản chất là sinh hoa kết quả khi kết hiệp với Chúa Giêsu, hầu được tham dự vào cuộc sống vĩnh hằng. Như các môn đệ, chúng ta cũng vậy, nhờ sự trợ giúp của các Mục tử trong Giáo hội, chúng ta lớn lên trong vườn nho của Chúa, được bao bọc trong tình yêu của Ngài. Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI viết :"Nếu hoa trái của chúng ta là tình yêu, thì điều tạo ra hoa trái này chính là việc "ở lại" cách thâm sâu và trung tín với Chúa" (Gesù di Nazaret, Milano 2007, 305). Ðiều quan trọng là luôn gắn kết với Chúa Giêsu, phụ thuộc vào Người bởi vì "nhành nho tự nó không thể sinh trái được, nếu không dính liền với cây nho" (Ga 15,4). Chúa Giêsu nói rõ ràng, "các con cũng vậy, nếu không ở trong Thầy" (Ga 15,5).

Chúng ta là kitô hữu, nghĩa là người có Đức Kitô, sinh nhiều hoa trái chứng tỏ chúng ta là môn đệ, là chi thể đích thực của Chúa Kitô. Chúa đã từng lên án những cây vả cằn cỗi chỉ có lá không có quả. Người kết án tên đầy tớ vô dụng đã mang bạc của chủ đi chôn. Người trách mắng những người Pharisêu không làm công việc của cha họ là Abraham (Ga 8, 39). Chúng ta đã được ghép vào thân cây mới, cây nho Giêsu. Chính nhựa Giêsu, và sự hiện diện của Chúa Giêsu khi chúng ta nhận lãnh trong Thánh Thể đổi mới chúng ta: " Nhành nào sinh trái thì Cha Thầy tỉa sạch để nó sai trái hơn'' (Ga 15, 2). Chúa Giêsu nói: "Thầy là cây nho thật" (Ga 15, 1).

Hoa quả mà Chúa Cha hy vọng nơi chúng ta, là những việc lành phúc đức, là những công việc tốt chúng ta làm. Mang lại hoa trái không có nghĩa là làm những điều phi thường, nhưng là những điều bình thường. Hoa quả ấy là những việc lành phúc đức, là những việc tốt chúng ta làm. Nhưng thử hỏi : kết hiệp với Đức Kitô như thế nào để giúp chúng ta sinh nhiều hoa trái ? Thưa, đức tin và đức ái, nghĩa là ở trong ân sủng của Thiên Chúa. Nếu chúng ta sống trong ân sủng, các hành vi đạo đức của chúng ta sẽ là hoa trái dễ chịu của Chúa Cha. Thật quí trọng biết bao khi luôn được sống trong ân sủng của Thiên Chúa! "Ai không ở trong Thầy, thì bị vứt ra ngoài như ngành nho, và sẽ khô héo, người ta sẽ thu lại, quăng vào lửa cho nó cháy đi" (Ga 15, 6).

Để là những cây sinh trái, chúng ta phải gắn bó với Chúa Kitô như nhành nho với cây nho, được Chúa Thánh Thần soi sáng, chúng ta mới có thể sinh nhiều hoa trái. Hoa trái ở đây theo thánh Phaolô là hoa trái của Thần Khí cụ thể như: "Bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ" (Gl 5,22-23)

Mang lại hoa trái là đưa ban tay ra giúp người ốm đau bệnh tật, thăm người già sống cảnh cô đơn, giúp đỡ những người khổ đau nghèo đói, an ủi và biết cách lắng nghe cũng như khuyến khích và tha thứ cho những người xúc phạm chúng ta, tích cực tham gia vào đời sống của giáo xứ, chia sẻ với mọi người.

Để có được nhiều hoa trái, chúng ta phải là những nhành cây duy trì mối quan hệ thường xuyên với Thầy Chí Thánh Giêsu là thân cây. Vì vườn nho thật của Thiên Chúa, có cây nho thật là Chúa Giêsu. Như Ðức Kitô ở lại trong tình yêu của Chúa Cha, các môn đệ cũng thế, những người được cắt tỉa nhờ Lời của Thầy mình. Nếu các môn đệ gắn kết với Thầy cách thâm sâu, họ trở thành những nhành nho sai trái, làm cho vụ mùa bội thu. Thánh Phanxicô de Sale viết: "Cành liên kết với thân và sinh trái không bởi tự chính nó nhưng là nhờ thây cây: hiện nay chúng ta được gắn kết trong tình mến với Đấng Cứu Thế như chi thể với đầu. Vì thế, những việc lành phúc đức hưởng nhờ từ Người đem lại cho chúng ta sự sống vĩnh cửu" (Trattato dell'amore di Dio, XI, 6, Roma 2011, 601).

Thiên Chúa cần chúng ta để tái tạo một thế giới tốt hơn, một thế giới của sự tôn trọng, huynh đệ và yêu thương. Thiên Chúa cần đến bàn tay, đôi chân và tấm lòng của chúng ta. Lời Chúa nhắc nhớ chúng ta rằng nếu kết hợp với Đức Kitô, như cành nho với cây nho, chúng ta sẽ nhận được sức mạnh và sức sống, chúng ta yêu mến nhau và chúng ta sinh nhiều hoa trái. "Ai ở lại trong Thầy kẻ ấy sẽ sinh nhiều hoa trái" (Ga 15, 5).

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết luôn gắn bó và kết hiệp với Chúa cho đến trọn đời ngõ hầu sinh được nhiều hoa thơm trái tốt như lòng Chúa mong ước. Amen.



Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Thi ca suy niệm Chúa nhật tuần 4 Phục Sinh
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
16:01 24/04/2018
Chúa Nhật 5 PHỤC SINH. B
(Ga 15, 1-8)
CÂY NHO THẬT.


Giống cây nho thật là Thầy,
Mùa màng sinh trái, trĩu cây nặng cành.
Cha Thầy trồng trọt gác canh,
Vun trồng tưới gội, tươi xanh cả vùng.
Thân cành lá ngọn hợp cùng,
Sinh hoa kết trái, hòa chung một dàn.
Cành nho kết hợp thành tàn,
Các con kết hợp, sẻ san cùng Thầy.
Hợp chung nhiệm thể dựng xây,
Là đầu tiên khởi, gốc cây sống đời.
Chúng con chi thể gọi mời,
Cùng nhau tháp nhập, Ngôi Lời Chúa con.
Một lòng trung tín sắt son,
Trổ sinh nhân đức, vuông tròn tin yêu.
Cha Thầy vinh hiển thiên triều,
Tuôn trào ân sủng, ban nhiều ân thiêng.

Thầy là cây nho, chúng con là cành. Cành nào kết hợp cùng cây sẽ sinh hoa trái. Mỗi người chúng ta khi được lãnh Bí Tích Rửa Tội, chúng ta được tháp nhập vào thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Chúa Giêsu là đầu nhiệm thể, còn chúng ta là chi thể. Chúa là thân cây, chúng ta là nhành. Chúng ta được liên kết với Chúa Kitô và với nhau qua nhựa sống đó chính là tình yêu và ân sủng sự sống của Chúa Kitô.

Hình ảnh cây nho rất cụ thể và dễ hiểu. Quan sát, chúng ta thấy cây có rễ, thân, lá và hoa quả. Các phần liên kết chặt chẽ với nhau. Rễ có nhiệm vụ tìm kiếm chất bổ dưỡng và chuyển các tinh chất qua lớp thân vỏ chung quanh để nuôi toàn thân. Các lá nhận ánh nắng mặt trời làm cho mầu cây xanh tươi. Lá có nhiệm vụ hút khí trời và thả khí độc để cây được sống dồi dào. Sự kết hợp và lưu chuyển tuần hoàn rất tốt đẹp.

Muốn có ân sủng thiêng liêng, chúng ta cần kết hợp với thân cây là Chúa Kitô. Các ân sủng và của dưỡng nuôi qua các Bí Tích mà Chúa đã trao ban cho Giáo Hội. Tách rời khỏi Giáo Hội là tách rời nhiệm thể Chúa Kitô. Truyện kể, một nhà truyền giáo đến Phi Châu, tại một làng nhỏ nhà quê, linh mục mang theo một chiếc máy phát điện để dùng cho nhà thờ và nhà xứ. Trong nhà xứ, cha treo một bóng điện trên trần nhà. Một hôm có vài người trong làng ghé thăm cha tại nhà xứ. Thấy có bóng đèn sáng, họ trố mắt ngạc nhiên. Và một người hỏi xin cha bóng điện. Ngài nghĩ là chắc họ muốn xin về để chơi thôi. Ngài đưa cho họ bóng đã bị cháy. Vào một ngày, ngài đi thăm gia đình, ghé vào nhà người đã xin bóng điện hôm trước. Ngài quá ngạc nhiên khi thấy bóng điện treo từ một sợi giây trên trần. Cha đã phải giải thích cho họ, phải có giây điện nối với máy phát điện, thì mới có ánh sáng.

Muốn có sự sáng của Chúa Kitô, chúng ta phải được liên kết với Ngài. Liên kết với Chúa qua Giáo Hội, qua lời Kinh Thánh, qua các Bí Tích và qua chính ơn sủng của Ngài. Xin cho mỗi người luôn giữ sự liên đới với nguồn ban sự sống. Chúa chính là nguồn ban sự sống và là sự sống lại.

THỨ HAI, TUẦN 5 PHỤC SINH
(Ga 14, 21-26).
YÊU MẾN


Chúa truyền môn đệ lời này,
Giới răn cao trọng, yêu Thầy mến Cha.
Cha Thầy yêu mến chúng ta,
Tỏ mình mạc khải, mưa sa đong đầy.
Ai mà tuân giữ lời Thầy,
Chúng Ta sẽ đến, vui vầy sống chung.
Tình Cha nhân ái bao dung,
Nguồn ban sự sống, muôn trùng ân thiên.
Trao ban ân sủng siêu nhiên,
Nghe lời Chúa dậy, dịu hiền mến thương.
Cha Ta là Đấng dẫn đường,
Thánh Thần Phù Trợ, tựa nương sống đời.
Ơn Cha cao cả tuyệt vời,
Danh Thầy sai đến, dậy khơi mọi điều.
Thần Linh nhắc nhở thêm nhiều,
Khai tâm mở trí, cao siêu nhiệm mầu.

THỨ BA, TUẦN 5 PHỤC SINH
(Ga 14, 27-31a).
BÌNH AN


Bình an tâm trí rạng ngời,
Tâm hồn thanh thản, sống đời an vui.
Đừng lo xao xuyến bùi ngùi,
Cũng đừng sợ hãi, tới lui muộn phiền.
Thầy đi dọn chỗ cao thiên,
Ngày sau trở lại, cõi tiên dẫn về.
Kiên tâm trung tín lời thề,
Vui mừng đón nhận, chẳng nề gian truân.
Lời Thầy loan báo tự nguồn,
Tới khi xảy đến, thì luôn tín thành.
Nhiều điều kín nhiệm tốt lành,
Thần Linh sẽ tỏ, nhân danh lời Thầy
Thế gian thủ lãnh sa lầy,
Không gây quyền lực, vì Thầy bên Cha.
Thầy luôn yêu mến Chúa Cha,
Thực hành thánh ý, ngợi ca danh Người.

THỨ TƯ, TUẦN 5 PHỤC SINH
(Ga 15, 1-8).
CÂY NHO


Cây nho sai trái trong vườn,
Xanh um cành lá, bên sườn đồi cao.
Trái thơm chín mọng ngọt ngào,
Chúa Cha trồng cấy, biết bao ân tình.
Chăm nom vun tưới trổ sinh,
Ra công nuôi dưỡng, tận tình lắng lo.
Đây Thầy ví tựa cây nho,
Nhành nào kết hợp, sẽ cho trái vàng.
Nhiệm mầu thân thể cao sang,
Mỗi người chi thể, dễ dàng kết giao.
Là đầu nhiệm thể trên cao,
Chúa ban đặc sủng, dồi dào thánh ân.
Cành nào lìa khỏi tấm thân,
Sẽ mau khô héo, trụi trần cháy tiêu.
Danh Thầy vinh hiển cao siêu,
Hồn ai liên kết, ban nhiều ân thiêng.

THỨ NĂM, TUẦN 5 PHỤC SINH
(Ga 15, 9-11).
TÌNH YÊU


Tình yêu Thiên Chúa cao vời,
Trao ban chia sẻ, cho người trần gian.
Cha yêu nhân loại vô vàn,
Sai Con yêu dấu, mưa tràn ân tuôn.
Chúa Cha yêu mến Thầy luôn,
Yêu thương ban phát, hằng muôn ơn lành.
Các con tuân giữ thực hành,
Điều Thầy truyền dạy, tín thành thực thi.
Tình thương chan chứa từ bi,
Niềm vui trọn vẹn, khắc ghi trong hồn.
Chính Thầy vâng giữ kính tôn,
Danh Cha vinh hiển, thiên môn rạng ngời.
Vì yêu dâng hiến tuyệt vời,
Hy sinh cứu độ, cho người thế gian.
Ước mong vui hưởng thánh nhan,
Bên Cha từ ái, chứa chan phúc lành.

THỨ SÁU, TUẦN 5 PHỤC SINH
(Ga 15, 12-17).
HOA TRÁI


Như Thầy yêu mến các con,
Yêu thương thí mạng, ân tròn nghĩa cao.
Lệnh truyền Thầy muốn gởi trao,
Mến yêu gắn bó, kết giao tình người.
Hiến thân vì bạn cao vời,
Tâm tình cao quí, trên đời hiếm thay.
Chúa thương chịu khổ đắng cay,
Thí mình cứu độ, trả vay nợ đời.
Con người tội lỗi ngập trời,
Thầy thương cất nhắc, phận người tự do.
Trở nên bạn hữu thầy trò,
Chia phần gia nghiệp, dự kho Nước Trời.
Chính Thầy đã chọn vào đời,
Trổ sinh hoa trái, rạng ngời phúc vinh.
Yêu thương giới luật vô hình,
Thực hành đức ái, chữ tình trước tiên.

THỨ BẢY, TUẦN 5 PHỤC SINH
(Ga 15, 18-21).
BÁCH HẠI


Thế gian thù ghét các con,
Vì danh Chúa Cả, héo hon buồn sầu.
Các con đã biết từ đầu,
Ghét Thầy trước hết, ngõ hầu tẩy chay.
Những người tín hữu hôm nay,
Vai mang thánh giá, mỗi ngày theo Ta.
Chính Thầy đã chọn chúng ta,
Trở thành môn đệ, đi ra rao truyền.
Tin Mừng cứu độ tinh tuyền,
Sống đời trung tín, dủ khuyên mọi người.
Hãy cùng tuân giữ lời mời,
Thực thi ý Chúa, vào đời chứng nhân.
Cho dù bắt bớ hại thân,
Niềm tin kiên vững, tinh thần lạc quan.
Nguồn ơn thánh đức trao ban,
Thầy luôn hiện diện, thiên nhan sáng ngời.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
 
Thi ca suy niệm Chúa nhật tuần 5 Phục Sinh
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
17:10 24/04/2018
Chúa Nhật 5 PHỤC SINH. B
(Ga 15, 1-8)
CÂY NHO THẬT.


Giống cây nho thật là Thầy,
Mùa màng sinh trái, trĩu cây nặng cành.
Cha Thầy trồng trọt gác canh,
Vun trồng tưới gội, tươi xanh cả vùng.
Thân cành lá ngọn hợp cùng,
Sinh hoa kết trái, hòa chung một dàn.
Cành nho kết hợp thành tàn,
Các con kết hợp, sẻ san cùng Thầy.
Hợp chung nhiệm thể dựng xây,
Là đầu tiên khởi, gốc cây sống đời.
Chúng con chi thể gọi mời,
Cùng nhau tháp nhập, Ngôi Lời Chúa con.
Một lòng trung tín sắt son,
Trổ sinh nhân đức, vuông tròn tin yêu.
Cha Thầy vinh hiển thiên triều,
Tuôn trào ân sủng, ban nhiều ân thiêng.

Thầy là cây nho, chúng con là cành. Cành nào kết hợp cùng cây sẽ sinh hoa trái. Mỗi người chúng ta khi được lãnh Bí Tích Rửa Tội, chúng ta được tháp nhập vào thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Chúa Giêsu là đầu nhiệm thể, còn chúng ta là chi thể. Chúa là thân cây, chúng ta là nhành. Chúng ta được liên kết với Chúa Kitô và với nhau qua nhựa sống đó chính là tình yêu và ân sủng sự sống của Chúa Kitô.

Hình ảnh cây nho rất cụ thể và dễ hiểu. Quan sát, chúng ta thấy cây có rễ, thân, lá và hoa quả. Các phần liên kết chặt chẽ với nhau. Rễ có nhiệm vụ tìm kiếm chất bổ dưỡng và chuyển các tinh chất qua lớp thân vỏ chung quanh để nuôi toàn thân. Các lá nhận ánh nắng mặt trời làm cho mầu cây xanh tươi. Lá có nhiệm vụ hút khí trời và thả khí độc để cây được sống dồi dào. Sự kết hợp và lưu chuyển tuần hoàn rất tốt đẹp.

Muốn có ân sủng thiêng liêng, chúng ta cần kết hợp với thân cây là Chúa Kitô. Các ân sủng và của dưỡng nuôi qua các Bí Tích mà Chúa đã trao ban cho Giáo Hội. Tách rời khỏi Giáo Hội là tách rời nhiệm thể Chúa Kitô. Truyện kể, một nhà truyền giáo đến Phi Châu, tại một làng nhỏ nhà quê, linh mục mang theo một chiếc máy phát điện để dùng cho nhà thờ và nhà xứ. Trong nhà xứ, cha treo một bóng điện trên trần nhà. Một hôm có vài người trong làng ghé thăm cha tại nhà xứ. Thấy có bóng đèn sáng, họ trố mắt ngạc nhiên. Và một người hỏi xin cha bóng điện. Ngài nghĩ là chắc họ muốn xin về để chơi thôi. Ngài đưa cho họ bóng đã bị cháy. Vào một ngày, ngài đi thăm gia đình, ghé vào nhà người đã xin bóng điện hôm trước. Ngài quá ngạc nhiên khi thấy bóng điện treo từ một sợi giây trên trần. Cha đã phải giải thích cho họ, phải có giây điện nối với máy phát điện, thì mới có ánh sáng.

Muốn có sự sáng của Chúa Kitô, chúng ta phải được liên kết với Ngài. Liên kết với Chúa qua Giáo Hội, qua lời Kinh Thánh, qua các Bí Tích và qua chính ơn sủng của Ngài. Xin cho mỗi người luôn giữ sự liên đới với nguồn ban sự sống. Chúa chính là nguồn ban sự sống và là sự sống lại.

THỨ HAI, TUẦN 5 PHỤC SINH
(Ga 14, 21-26).
YÊU MẾN


Chúa truyền môn đệ lời này,
Giới răn cao trọng, yêu Thầy mến Cha.
Cha Thầy yêu mến chúng ta,
Tỏ mình mạc khải, mưa sa đong đầy.
Ai mà tuân giữ lời Thầy,
Chúng Ta sẽ đến, vui vầy sống chung.
Tình Cha nhân ái bao dung,
Nguồn ban sự sống, muôn trùng ân thiên.
Trao ban ân sủng siêu nhiên,
Nghe lời Chúa dậy, dịu hiền mến thương.
Cha Ta là Đấng dẫn đường,
Thánh Thần Phù Trợ, tựa nương sống đời.
Ơn Cha cao cả tuyệt vời,
Danh Thầy sai đến, dậy khơi mọi điều.
Thần Linh nhắc nhở thêm nhiều,
Khai tâm mở trí, cao siêu nhiệm mầu.

THỨ BA, TUẦN 5 PHỤC SINH
(Ga 14, 27-31a).
BÌNH AN


Bình an tâm trí rạng ngời,
Tâm hồn thanh thản, sống đời an vui.
Đừng lo xao xuyến bùi ngùi,
Cũng đừng sợ hãi, tới lui muộn phiền.
Thầy đi dọn chỗ cao thiên,
Ngày sau trở lại, cõi tiên dẫn về.
Kiên tâm trung tín lời thề,
Vui mừng đón nhận, chẳng nề gian truân.
Lời Thầy loan báo tự nguồn,
Tới khi xảy đến, thì luôn tín thành.
Nhiều điều kín nhiệm tốt lành,
Thần Linh sẽ tỏ, nhân danh lời Thầy
Thế gian thủ lãnh sa lầy,
Không gây quyền lực, vì Thầy bên Cha.
Thầy luôn yêu mến Chúa Cha,
Thực hành thánh ý, ngợi ca danh Người.

THỨ TƯ, TUẦN 5 PHỤC SINH
(Ga 15, 1-8).
CÂY NHO


Cây nho sai trái trong vườn,
Xanh um cành lá, bên sườn đồi cao.
Trái thơm chín mọng ngọt ngào,
Chúa Cha trồng cấy, biết bao ân tình.
Chăm nom vun tưới trổ sinh,
Ra công nuôi dưỡng, tận tình lắng lo.
Đây Thầy ví tựa cây nho,
Nhành nào kết hợp, sẽ cho trái vàng.
Nhiệm mầu thân thể cao sang,
Mỗi người chi thể, dễ dàng kết giao.
Là đầu nhiệm thể trên cao,
Chúa ban đặc sủng, dồi dào thánh ân.
Cành nào lìa khỏi tấm thân,
Sẽ mau khô héo, trụi trần cháy tiêu.
Danh Thầy vinh hiển cao siêu,
Hồn ai liên kết, ban nhiều ân thiêng.

THỨ NĂM, TUẦN 5 PHỤC SINH
(Ga 15, 9-11).
TÌNH YÊU


Tình yêu Thiên Chúa cao vời,
Trao ban chia sẻ, cho người trần gian.
Cha yêu nhân loại vô vàn,
Sai Con yêu dấu, mưa tràn ân tuôn.
Chúa Cha yêu mến Thầy luôn,
Yêu thương ban phát, hằng muôn ơn lành.
Các con tuân giữ thực hành,
Điều Thầy truyền dạy, tín thành thực thi.
Tình thương chan chứa từ bi,
Niềm vui trọn vẹn, khắc ghi trong hồn.
Chính Thầy vâng giữ kính tôn,
Danh Cha vinh hiển, thiên môn rạng ngời.
Vì yêu dâng hiến tuyệt vời,
Hy sinh cứu độ, cho người thế gian.
Ước mong vui hưởng thánh nhan,
Bên Cha từ ái, chứa chan phúc lành.

THỨ SÁU, TUẦN 5 PHỤC SINH
(Ga 15, 12-17).
HOA TRÁI


Như Thầy yêu mến các con,
Yêu thương thí mạng, ân tròn nghĩa cao.
Lệnh truyền Thầy muốn gởi trao,
Mến yêu gắn bó, kết giao tình người.
Hiến thân vì bạn cao vời,
Tâm tình cao quí, trên đời hiếm thay.
Chúa thương chịu khổ đắng cay,
Thí mình cứu độ, trả vay nợ đời.
Con người tội lỗi ngập trời,
Thầy thương cất nhắc, phận người tự do.
Trở nên bạn hữu thầy trò,
Chia phần gia nghiệp, dự kho Nước Trời.
Chính Thầy đã chọn vào đời,
Trổ sinh hoa trái, rạng ngời phúc vinh.
Yêu thương giới luật vô hình,
Thực hành đức ái, chữ tình trước tiên.

THỨ BẢY, TUẦN 5 PHỤC SINH
(Ga 15, 18-21).
BÁCH HẠI


Thế gian thù ghét các con,
Vì danh Chúa Cả, héo hon buồn sầu.
Các con đã biết từ đầu,
Ghét Thầy trước hết, ngõ hầu tẩy chay.
Những người tín hữu hôm nay,
Vai mang thánh giá, mỗi ngày theo Ta.
Chính Thầy đã chọn chúng ta,
Trở thành môn đệ, đi ra rao truyền.
Tin Mừng cứu độ tinh tuyền,
Sống đời trung tín, dủ khuyên mọi người.
Hãy cùng tuân giữ lời mời,
Thực thi ý Chúa, vào đời chứng nhân.
Cho dù bắt bớ hại thân,
Niềm tin kiên vững, tinh thần lạc quan.
Nguồn ơn thánh đức trao ban,
Thầy luôn hiện diện, thiên nhan sáng ngời.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta: Như một chiếc xe đạp, Giáo Hội chỉ tìm được sự cân bằng khi chuyển động
Giuse Thẩm Nguyễn
11:26 24/04/2018
Trong Thánh Lễ sáng ngày 24 tháng Tư tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày các suy tư về các bài đọc trong ngày, và về vai trò trung tâm của Chúa Thánh Thần trong đời sống của các tông đồ.

Khi đề cập đến sự khép kín lòng trí của các Luật Sĩ trong đoạn Tin Mừng của Thánh Gioan (Ga 10:22-30), Đức Thánh Cha đã giải thích việc giữ luật của họ đã trở nên cứng nhắc như thế nào. Vì tự đặt mình ở vị trí trung tâm, họ đã trở nên chai lì trước các tác động của Chúa Thánh Thần. Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến việc họ đánh mất khả năng “để nhận ra những dấu chỉ thời đại” như một hình thức tù túng.

Ngài nói: “Họ đã nhận được một lề luật sống động, nhưng họ làm ‘tan loãng’ nó, và biến nó thành một ý thức hệ để rồi gò bó với nó và không thể đi xa hơn. Mọi điều mới lạ đối với họ đều là một mối đe dọa.”

Ngoan ngoãn với Chúa Thánh Thần

Đối với con cái Chúa, những người đặt Chúa Thánh Thần làm trung tâm cuộc sống của họ thì khác. Sách Tông Đồ Công Vụ (Cv 11:19-26) chỉ cho chúng ta thấy các môn đệ đầu tiên đã ngoan ngoãn trước những gì là mới lạ đối với họ. Thái độ này đã dẫn họ đến việc reo vãi lời Chúa bằng những phương cách ngoài dự định thông thường. Đức Thánh Cha nói rằng “Họ tiếp tục ngoan ngoãn với Chúa Thánh Thần và đã hoàn tất được nhiều điều lớn lao hơn cả một cuộc cách mạng. Họ đặt Giáo Hội trong tình trạng chuyển động chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng Giáo Hội chỉ có thể đạt được sự cân bằng giống như chiếc xe đạp – chỉ cân bằng khi nó chuyển động.

Phản ứng với Chúa Thánh Thần.

Đức Thánh Cha nói rằng có hai cách trái ngược nhau để mô tả cách phản ứng của một người đối với thần khí của Chúa Thánh Thần: Đóng kín hay mở ra. Các môn đệ và các tông đồ đã chọn cách mở ra.

Xin ban cho chúng con sức mạnh của Thần Khí

Trước một thực tế là sẽ luôn có một sự đề kháng chống lại Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội, Đức Thánh Cha kết thúc bài suy tư với lời nguyện sau:

Xin Chúa ban cho chúng con ân sủng để biết cách chống lại những gì chúng con phải chống lại, đó là những gì đến từ ma quỷ, những gì cướp mất sự tự do của chúng con. Xin ban cho chúng con biết mở lòng ra với những điều mới mẻ, nhưng chỉ với những điều mới mẻ đến từ Thiên Chúa mà thôi. Xin ban cho chúng con sức mạnh của Chúa Thánh Thần, ân sủng để nhận ra những dấu chỉ thời đại để có những quyết định cần thiết đúng lúc.
Source: Vatican News Pope at Mass: "The Church finds its balance when it is mobile"
 
Tu sĩ là: “những thành phần thiết yếu của Giáo Hội Công Giáo tại Amazon”
Thanh Quảng sdb
19:39 24/04/2018
Tu sĩ là: “những thành phần thiết yếu của Giáo Hội Công Giáo tại Amazon”
Theo thông tấn xã Fides từ Tabatinga cho hay: “Các dòng tu đang hoạt động tại Amazon là một yếu tố quan yếu cho đời sống tôn giáo ở vùng đất châu Mỹ La tinh truyền giáo này”. Hãng thông tấn xã Fides tường thuật những hoạt động của sơ Luz Valencia, một thành viên của Hội dòng nữ thánh Têrêsa Hài Dồng Giêsu và là thư ký điều hành Hội nghị các dòng tu nam nữ của vùng châu Mỹ Latinh và vùng Ca-ri-bê (CLAR) tại Tabatinga, một thị trấn nằm ở phía tây vùng Amazonas, ở Brazil. Đại hội năm ngày này do Tòa Thánh vatican triệu tập để bàn thảo về các chương trình cho Amazon vừa kết thúc vào ngày 24/4. Khoảng chín mươi tham dự viên, bao gồm nam cũng như nữ tu và đại diện các linh mục thuộc các giáo phận giáo phận và giáo dân làm việc truyền giáo trong vùng Amazon, đại hội xoay quanh đề tài "công việc truyền giáo Pan-Amazon trong viễn cảnh bảo tồn sinh thái toàn vùng".
Cuộc họp được tổ chức bởi CLAR và mạng lưới pan-Amazon Công Giáo (REPAM), được tổ chức tại thành phố Tabatinga nước Brazil, nơi tiếp giáp biên giới với Peru và Colombia
“Nhiều Giáo hội địa phương nhìn nhận tại Amazon có một thách đố đặc biệt như vị thư ký CLAR, Sr Luz Marina đã đề cập tới: Để cho sự hiện diện tại Amazon có ý nghĩa đáp ứng được sự tín nhiệm của nhiều Giáo hội khác nhau, "vì hầu hết các vị khai sáng của chúng tôi khi thành lập các cộng đoàn nơi đây với mục tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu khẩn thiết của Giáo hội địa phương, cho nên những lúc chúng tôi hiện diện tại Amazonia không chỉ là đáp ứng một thách đố của Giáo Hội Công Giáo mà còn những thách đố của xã hội, của toàn cầu vì nó đòi hỏi phải bảo tồn và phát triển các dân tộc bản địa nữa".
Tầm quan trọng của đời sống tôn giáo ở Amazon thật quan yếu vì như ông Mauricio López, Tổng thư ký của REPAM, nói với hãng Fides rằng: “không có sự hiện diện của các dòng tu thì ‘sự hiện diện của chương trình Liberator United cũng không thể có!’". Đối với ông López thì "nếu đời sống tôn giáo không hiện diện ở Amazonia, REPAM sẽ không tồn tại", thêm vào đó "chắc chắn trong khi người dân sinh sống ở đây nhờ những giúp đỡ của tổ chức Liberator United, một sự chăm sóc được cung cấp thông qua Giáo Hội Công Giáo ở đây và được thực hiện qua chính những sinh hoạt của Giáo hội". Theo những góc nhìn này, ông Lopez nhấn mạnh "sự sống còn của sự hiện diện pan-amazon là nhờ các cộng đoàn tu sĩ”.
Trong thực tế CLAR và REPAM "thành đạt được một sức mạnh tổng hợp” như thầy João Gutemberg, dòng Marist cho đại diện của tổ chức CLAR và REPAM hay: "CLAR và REPAM là hai tổ chức tương tự, cả hai làm việc cho các mối tương quan của đời sống tôn giáo trong Khu vực Pan-Amazon và công việc này cũng là những nhân chứng của cuộc sống ", do đó "các nhiệm vụ thể chế và cá nhân được kết nối liên quan tới các nhân viên đang cam kết tìm kiếm ra một con đường mới với nhiều khả năng hướng về những kỳ vọng tốt đẹp hơn." (LMM) (Agenzia Fides 24/04/2018)
 
Sau khi Alfie Evans tự hít thở được, lại bị quan tòa cấm chuyển tới Roma.
Giuse Thẩm Nguyễn
20:26 24/04/2018
(EWTN News/CNA) Em Alfie Evans sẽ không được phép bay tới Roma để tiếp tục chữa trị, một quan tòa đã ra án lệnh như thế vào hôm thứ Ba trong một cuộc điều trần khẩn cấp.

Cuộc điều trần này được mở ra chỉ sau một ngày khi y cụ trợ sống cho em được tháo gỡ và em đã tự hít thở được vài giờ trái với dự đoán của các bác sĩ. Sau đó em lại được cho hít thở với sự trợ giúp của khí oxygen và hơi nước.

Quan tòa Anthony Hayden của Tòa Tối Cao nói rằng đây sẽ là “ chương cuối cùng” trong vụ kiện của em bé nhỏ xíu đặc biệt này.

Cha mẹ của Evans là Kate và Tom Evans đã nhiều lần yêu cầu chuyển em tới Bệnh viện Nhi Đồng Bamnino Gesu của Tòa Thánh ở Roma để chuẩn đoán và điều trị thêm.

Đầu tuần trước, Bộ Trưởng Ngoai Giao Ý Angeleno Alfano và Bộ Trưởng Nội Vụ Ý Marco Minniti đã cấp quốc tịch cho Alfie với hy vọng là công dân Ý, sẽ thuyết phục quan tòa cho em được chuyển qua Roma để tiếp tục điều trị tại Bệnh Viện Nhi Đồng Bambino Gesu của Tòa Thánh. Tuy nhiên quan tòa nói rằng vì lợi ích tốt nhất cho em, tòa sẽ không cho phép chuyển em tới Roma hay Munich, hay bệnh viện nào khác. Một xe cứu thương đã sẵn sàng để chuyển Evans tới Ý nếu quan toàn cho phép. Hiện nay Evans sẽ phải tiếp tục ở bệnh viện nhi đồng Alder Hey hay có thể cuối cùng là cho phép em về ở với cha mẹ tại nhà.

Em Evans, 23 tháng tuổi, đã phải sống trong “tình trạng bán thực vật” vì chứng thần kinh suy thoái kỳ lạ mà các bác sĩ ở bệnh viện Alder Hey đã không thể định bệnh chính xác. Alfie đã nằm bệnh viện từ Tháng Mười Hai năm 2016.

Vào tháng Ba, Tòa Phúc Thẩm tại London đã giữ nguyên án lệnh của tòa dưới cho phép chấm dứt cung cấp cho Evans y cụ trợ sự sống. Thẩm phán Hayden của Tòa Tối Cao phán quyết rằng “tiếp tục cung cấp trợ giúp dưỡng khí cho Alfie sẽ không còn có lợi cho em nữa.”

Cha mẹ của em nói rằng mới đây em đã “khỏe và biết nhiều hơn” như là em có thể tự hít thở, duổi chân tay, nuốt và ngáp. Tuy nhiên bệnh viện Alder Hay vẫn tiếp tục từ chối cho em chuyển đi, coi nó là “vô ích”.

Cho tới hôm thứ Hai này, các bác sĩ vẫn không tin là em có thể tự hít thở được, nhưng họ ngạc nhiên khi thấy em sống sót qua đêm mà không cần trợ giúp của máy dưỡng khí. Cha của em Evans nói rằng hôm nay bác sĩ cho em thở với sự trợ giúp của hơi nước và khí oxy, nhưng gần cả ngày không cho em ăn uống gì.

Cha của em nói “Evans tiếp tục chiến đấu để tới giai đoạn 24 giờ mà không cần trợ giúp hít thở. Bây giờ cháu thập đẹp, làn môi hồng, khuôn mặt đẹp trai và nụ cười dễ thương.

Cha của Evans đã tới Roma để gặp ĐGH vào ngày 18 tháng Tư và xin tỵ nạn cho gia đình tại Ý để con của anh có thể được cho đi. ĐGH đã kêu gọi cầu nguyện cho Evans và gia đình đôi lần, gồm tại buổi Tiếp Kiến Chung và đưa lên mạng xã hội.

Những người ủng hộ Evans gồm nhiều Giám Mục, thành viên của Quốc Hội Anh và những nhân vật nổi tiếng khác đã tự gọi mình là “Đội quân Alfie” để phổ biến cho nhiều người biết về trường hợp của Aflie và nâng đỡ gia đình em.

Trong những ngày gần đây, hàng trăm người chống đối tràn ngập quanh bệnh viện Alder Hay, kêu gọi bệnh viện tôn trọng quyền của cha mẹ Evans và cho phép em chuyển đi.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Top Stories
Formazione sacerdotale, da mons. Chương un grazie a Santa Sede e Pom
AsiaNews
05:36 24/04/2018
Il presidente della Commissione episcopale per il Clero, la vita consacrata e le vocazioni ritiene che la qualità sia molto migliorata grazie al loro aiuto. Per decenni, il regime ha limitato in modo rigoroso il reclutamento di seminaristi. Sette sono i seminari maggiori in Vietnam: Hà Nội, Vinh, Huế, Nha Trang, Sàigòn, Xuân Lộc e Cần Thơ. La bassa natalità e l'aumento del secolarismo hanno causato una riduzione delle vocazioni.

Hanoi (AsiaNews) – Mons. Anthony Vũ Huy Chương, vescovo di Dalat e presidente della Commissione episcopale per il Clero, la vita consacrata e le vocazioni, plaude alla Santa Sede e alle Pontificie Opere Missionarie in tutto il mondo. Negli ultimi anni, esse hanno aiutato la Chiesa in Vietnam a migliorare di molto la qualità della formazione sacerdotale.

Grande gioia a tutta la comunità cattolica vietnamita, in patria e all’estero, ha recato due giorni fa l’ordinazione sacerdotale di un seminarista locale, Paul Đỗ Văn Tân. In occasione della 55ma Giornata mondiale di preghiera per le vocazioni, nella basilica di S. Pietro papa Francesco ha consacrato alla vita sacerdotale 16 giovani, tra cui lo studente del seminario Redemptoris Mater di Roma.

Mons. Chương presiede la Commissione episcopale per il Clero, la vita consacrata e le vocazioni dal 2004. Di recente, l’organo è stato rafforzato da un vicepresidente, il vescovo Joseph Đỗ Mạnh Hùng, amministratore apostolico di Saigon. All'interno dei vari contesti socioculturali del Vietnam, il comitato assiste i vescovi, in modo collegiale ed individuale, nel promuovere, sostenere ed istruire circa i bisogni pastorali della Chiesa e le preoccupazioni per il sacerdozio, il diaconato e la vita consacrata. Attraverso conferenze biennali, nel Paese la Commissione ha costituito una risorsa di grande valore per il sostegno alla rete dei seminari cattolici, preposti alla responsabilità della formazione dei sacerdoti.

Per decenni, il regime ha limitato in modo rigoroso il reclutamento di seminaristi; ogni anno, solo un determinato numero di studenti poteva essere iscritto ai seminari diocesani, mentre i candidati e persino le loro famiglie venivano sottoposti a scrutinio. Ciò ha portato ad una formazione sacerdotale clandestina ed ordinazioni “sotterranee”. Tuttavia, negli ultimi tempi la situazione è migliorata. “Oggi, le restrizioni sul reclutamento dei seminaristi sono finite, l'unica limitazione che incontriamo riguarda la capacità dei seminari maggiori”, afferma mons. Chương. “Al momento – prosegue il vescovo di Dalat – in Vietnam vi sono sette seminari maggiori (Hà Nội, Vinh, Huế, Nha Trang, Sàigòn, Xuân Lộc e Cần Thơ), che nell'anno accademico 2017-2018 hanno accolto 2650 seminaristi”. Riguardo alle vocazioni, il prelato osserva che “nel Paese, il calo del tasso di natalità e l'aumento del secolarismo hanno causato una riduzione delle chiamate”. “Ciò è visibile in modo evidente nelle parrocchie metropolitane, mentre in quelle delle aree remote le cose sembrano andare bene”, afferma il prelato.

Tuttavia, mons. Chương ritiene che in termini di qualità, vari aspetti della formazione sacerdotale siano migliorati in modo notevole grazie all'aiuto delle congregazioni vaticane e delle Pontificie Opere Missionarie di tutto il mondo, in particolare la Società per le missioni estere di Parigi (Mep). Infine, il vescovo Chương ha annunciato che, finanziata dalla Congregazione per l'Evangelizzazione dei popoli e con il sostegno dell'Università Cattolica di Parigi e del Mep, dal primo al 14 luglio 2018 la sua commissione organizzerà una conferenza per centinaia di docenti dei seminari.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Kiên Long; Giáo Hạt Tây Ninh: Ngày Hội “Chúa Chăn Chiên Lành”
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
08:49 24/04/2018
Trước đây, Giáo Hội gọi Lễ Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh là Lễ Đấng Chăn Chiên Lành vì bài Tin Mừng hôm nay đề cập đến Chúa Giêsu là Đấng chăn chiên lành. Nhưng gần đây, Giáo Hội gọi Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh là Chúa Nhật cầu cho Ơn Gọi Thiên Triệu. Cả hai ý đó đều liên quan với nhau vì cầu cho ơn thiên triệu nghĩa là cầu cho có nhiều mục tử tốt lành như Chúa Giêsu là Đấng Chăn Chiên Lành.

Đặc biệt đối với Giáo xứ Kiên Long; Giáo hạt Tây Ninh, với tư cách là Cha phụ trách “Ơn Gọi” của Giáo hạt, nên ngày lễ Chúa Chiên lành còn có một ý nghĩa trọng đại hơn nữa đối với anh chị em đang tham dự “Lớp tìm hiểu Ơn gọi” của Giáo hạt, cách riêng với những bạn trẻ có ý hướng dâng mình cho Chúa.

Xem Hình

Trước khi bắt đầu thánh lễ đặc biệt dành riêng chó các Bạn trẻ và các em thiếu vào lúc 07g30 ngày 22 tháng 4 năm 2018, Cha chánh xứ Kiên Long Raphael Nguyễn Bùi Ngọc Liêm đã nói lên ý nghĩa của thánh lễ ngày hôm nay, cũng qua đời mời gọi Các bạn trẻ lắng nghe được tiếng Chúa mời gọi để bước theo Chúa, cũng như để phục vụ mọi người như Thầy Giêsu.

Hiện nay, Giáo hội toàn cầu; cũng như Giáo hội địa phương đang thiếu hụt trầm trọng về ơn gọi trở thành Linh mục và Tu sĩ. Nhiều nơi đang rất cần sự hiện diện của Linh mục và Tu sĩ để rao giảng Lời Chúa và cử hành các Bí tích. Trong tâm tình đó, hôm nay Giáo xứ Kiên Long chúng con, tha thiết nài xin Chúa ban cho Giáo hội có thêm nhiều ơn gọi, giáo xứ có thêm nhiều bạn trẻ nghe được tiếng Chúa mời gọi.

Năm nay, Giáo xứ Kiên Long không dùng hình ảnh “quý Thầy, quý Sơ” được các em thiếu nhi thể hiện như mọi năm. Năm nay Cha xứ Raphael đã mời gọi các Dòng tu hiện đang phục vụ tại các cộng đoàn trong Giáo phận Phú Cường đến chia sẽ cũng như giới thiệu và giải đáp các thắc mắc của các Bạn trẻ. Điều này đã thu hút sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là giới trẻ và các em thiếu nhi. Điều đó thể hiện qua những câu hỏi của Các bạn trẻ trong buổi Sinh hoạt với chủ đề: “Đừng Sợ” sau thánh lễ nhì bặt đầu từ lúc 09g00 đến 11g00 tại Giáo xứ Kiên Long.

Trong buổi sinh hoạt, Mỗi Hội Dòng như: “Con Đức Mẹ Phú Cường”; “Đa minh Việt Nam”; “Đa Minh Đức Mẹ Mân Côi Phú Cường” và “Linh mục Dòng Triều” đều có đại diện lên để trình bày sơ lược về ơn gọi, linh đạo của Hội dòng mình, cùng điều kiện của việc gia nhập. Nhiều Hội dòng đã chuẩn bị rất chu đáo với những Sile trên nàm ảnh để qua đó cho các bạn trẻ thấy được rằng: “Đi tu vẫn được vui chơi” qua tiết mục văn nghệ, hát, ca vũ, múa... để minh hoạ cho sứ mạng và ơn gọi của Hội Dòng mình; cũng để trả lời cho câu hỏi của Bạn trẻ đặt ra đối với Dì Maria Michie Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (Dòng Con Đức Mẹ Phú Cường) “Đi tu có được vui chơi không?”. Và với cách nói chuyện dí dỏm của mình Cha Raphael; cũng như Thầy Đaminh Vũ Minh Tuấn và Quý Dì Maria Michie Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Dì Maria Isaie Lâm Nguyễn Hồng Ngân đã cho các em thấy được rằng: “Tại sao các Ngài lại đi tu?” và “Thầy Giêsu đã gọi các Ngài như thế nào?”, đó là: theo Cha Raphael, thì: “Do Cha từ nhỏ đã thích chơi Đá banh và thấy trong sân nhà dòng có sân đá banh nên Cha muốn đi tu để được vào nhà dòng đá banh” và Cha Raphael cũng cho biết rằng có thể Thầy Giêsu đã gọi Ngài qua sở thích của Ngài. Hoặc như Dì Maria Michie thì: “hồi nhỏ Dì rất thích Bơ - sửa, và thấy trong nhà dòng có rất nhiều Bơ - sửa nên đi Tu để vào nhà dòng được thưởng thức bơ-sửa”. Thật vậy, như Thầy Đaminh hay Dì Maria Isaie thì: “Thầy Giêsu không gọi chúng ta như xưa kia Thầy đã gọi Phêrô là: “Phê rô hãy theo Thầy”, mà ngày nay Thầy Giêsu gọi chúng ta rất nhiều cách khác nhau và lời mời gọi đó ẩn chứa trong tâm hồn của mỗi người chúng ta; đó là: qua các sở thích của chúng ta; qua lời của các Tu sĩ; của các Buổi học giáo lý và thậm chí qua các lời dạy bảo của Cha mẹ chúng ta…. Và để mỗi người chúng ta nhận ra được tiếng Chúa mời gọi thì chúng ta phải biết yêu mến Thầy Giêsu; phải biết trò chuyện với Thầy Giêsu qua các buổi cầu nguyện với Chúa.

Nếu một vườn hoa được khoe sắc và đa chủng loại do sự chăm lo vun trồng của chủ vườn, thì cũng thế với Vườn Hoa Ơn Gọi của Giáo Phận nói chung, của Giáo hạt Tây Ninh nói riêng. Hiện diện tại Giáo phận Phú Cường và Giáo hạt Tây Ninh qua sự phục vụ của các Cộng đoàn Dòng tu; cũng như các ứng sinh đã và đang tham dự tại các Tiểu chủng viện và đại chủng viện. Điều đó nói lên sự quan tâm săn sóc và vun trồng của Đức Cha Giuse Chủ Chăn. Và với sự quan tâm sâu sắc của vị Chủ Chăn chính là niềm khích lệ lớn lao đối với anh chị em trong gia đình Tu sĩ, cách riêng với những MẦM NON ƠN GỌI CỦA GIÁO PHẬN.

Trước khi kết thúc, “quý Thầy và Quý Sơ” hân hoan thể hiện niềm vui qua vũ khúc: “Bước Theo Thầy” như nói lên ước mơ trở thành những Linh mục và Tu sĩ như lòng Chúa mong ước và qua đó cũng nói lên niềm vui của mỗi tín hữu vì được ở trong đàn chiên của Thiên Chúa. Ngày hội được kết thúc trong buổi tiệc tự chọn trong khuôn viên Giáo xứ.

Giuse Nguyễn Hữu Lộc –Ban Truyền thông Giáo phận.
 
Hình ảnh Lễ Khấn Trọng cuả ba đan sĩ tại Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm, Kerrens, TX
Lê Phước
19:45 24/04/2018
LỄ KHẤN TRỌNG

Xem hình ảnh

Trong niềm cảm mến tri ân Thiên Chúa Toàn Năng, ngày 21 tháng Tư năm 2018, Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm tổ chức Thánh Lễ Khấn Trọng cho ba (3) đan sĩ: Cha Đỗ Anh Tuấn, Thày Nguyễn Xuân Thành, và Thày Nguyễn Trung Tá.

Chủ sự Thánh Lễ Khấn Trọng do Cha Viện Phụ Philip Lawrence, OSB, Viện Phụ Đan Viện Chúa Ki-tô nơi Hoang Địa (Christ in the Desert, Abiquiu, New Mexico), nguyên là Đan Viện Mẹ của Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm.

Mở đầu bài giảng, Cha Viện Phụ Philip nhắc đến ý nghĩa của ‘Alleluia’ trong mùa Phục Sinh. Chúa Ki-tô đã chết, nay đã phục sinh. Người đan sĩ khấn dòng cũng phải chết đi cho chính bản thân vì Chúa.

Dựa theo Bài Đọc I trong Thánh Lễ, Cha Viện Phụ nhắc đến sự khôn ngoan của con cái Thiên Chúa. Sự khôn ngoan này hệ tại ở sự hiểu biết Thiên Chúa. Mà sự hiểu biết Thiên Chúa dựa trên lối sống và thực thi thánh ý của Chúa trong đời sống ơn gọi của mình. Song song đó, người đan sĩ cũng phải biết từ bỏ chính bản thân mình cho Chúa, theo Bài Đọc Phúc Âm. Như xưa các tông đồ đã được Chúa mời gọi từ bỏ mọi sự theo Chúa, và để được lời gấp trăm. Các đan sĩ phải từ bỏ mọi sự thuộc về thế gian, đặc biệt phải từ bỏ chính mình, tức là ý riêng của mình để dâng trọn cuộc đời cho Chúa. Sống trong Đan Viện, các đan sĩ sống chung với nhau, thì mỗi người phải tự ý từ bỏ ý riêng, thì mới có thể vâng nghe Bề Trên và Nhà Dòng.

Cuối Thánh Lễ, trong phần cám ơn Cha Bề Trên Nguyễn Đức Hạnh, OSB, cũng bày tỏ lòng tri ân Thiên Chúa đã ban cho Đan Viện có thêm 3 đan sĩ khấn trọng. Đan Viện chân thành cảm ơn quí ân nhân, thân nhân, quí hội viên Hội Bảo Trợ Ơn Gọi “Gia Đình Thiên Tâm” và các thiện nguyện viên hằng đồng hành và giúp đỡ Đan Viện. Đan Viện cũng đặc biệt cám ơn gia đình các đan sĩ khấn trọng đã đến tham dự Thánh Lễ Khấn Trọng từ những nơi xa, gần. Sự hiện diện của gia đình nói lên tình liên đới giữa gia đình và Đan Viện cách thiêng liêng trong Chúa.

Tham dự thánh lễ có khoảng gần 300 người, và mọi người ở lại dự tiệc mừng chung vui với Đan Viện.

Fr. Dominic Nguyễn Đức Hạnh, OSB
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một số lời cầu nguyện trong Thánh Kinh: Lời Kinh Sám Hối Của Đavít: Chú Giải Của Thánh Tôma Tiến Sĩ: Thú Nhận Tội Lỗi
Vũ Văn An
05:49 24/04/2018
Kinh Sám Hối Của Đavít, Chú Giải Của Thánh Tôma Tiến Sĩ: Nhìn Nhận Tội Lỗi

. Ở đây, Vua Đavít thú nhận tội lệ của mình: và trước hết, ông thú nhận tội lỗi của ông, sau đó, ông cho thấy sự thú tội này đã được Thiên Chúa chấp nhận. Bởi thế, trước hết, ông thú nhận tội lỗi, thứ hai, ông bàn rộng cùng một tội này khi nói : Con đã phạm tội chống lại một mình Chúa; thứ ba, ông cho thấy nguồn gốc tội ấy, khi nói, Vì, này.

Bởi thế, ông nhìn nhận tội lỗi mình bằng cách thưa: Vì (con biết) tội lỗi (con). Có một số người không nhìn nhận tội lỗi mình vì ba lý do. Vì do tính trầm trọng của tội, lý do (tính tội) sẽ nặng hơn. Châm Ngôn 18 cho hay: “Khi vào sâu trong tội, kẻ dữ sợ xâu hổ”. Thánh Vịnh 39: Tội lỗi tôi choáng ngợp tôi, nên tôi không còn nhìn thấy.

Cũng vì họ không nhớ. Sách Giảng Viên 5: “nó đã quên mọi vui thú của nó”.

Cũng còn vì con người thích được tâng bốc. Thánh Vịnh 9: Kẻ tội lỗi được ca ngợi vì các dục vọng của linh hồn họ.

Và do đó, vì người khác ca ngợi các tội lỗi của họ, nên họ không nhìn nhận. Nhưng hạnh phúc cho ai nhớ đến tội lỗi mình như Đavít. Sách Châm Ngôn 14: “Trái tim nào biết sự đắng cay của linh hồn mình, người lạ sẽ không dính vào nỗi vui của họ”.

Về điều thứ hai, ông thưa: Và tội lỗi con luôn ám ảnh con. Có những người, dù nhìn nhận tội lỗi mình, nhưng lại không tởm gớm nó; nhưng tội lỗi ấy của họ luôn chống lại họ, như một điều thù nghịch, gây tổn thương và đáng ghét. Nên ông nói: luôn luôn. Có một số người tởm gớm tội lỗi của mình trong một thời gian. Thư Giacôbê 1: “Vì họ nhìn họ, rồi cứ đường họ mà đi, và hiện quên khuấy cung cách trước đây của họ”. Isaia 38 thì nói: “Con sẽ thuật lại cho Ngài mọi năm tháng trong nỗi cay đắng của linh hồn con”. Thánh Vịnh này thì viết: Con biết tội lỗi con.

Các chữ khác, ám ảnh con, câu này muốn mô tả ông nhìn nhận tội lệ của mình và liên tục suy nghĩ tới nó. Và điều này có được là nhờ tiên tri Nathan qua một ẩn dụ ví von.

Con đã phạm tội chống lại một mình Chúa. Trên đây, Thánh Vịnh Gia trình bầy việc nhìn nhận tội lệ của mình: tuy nhiên, ở đây, ông bàn rộng thêm về tội lệ này và khi làm thế, ông đã làm hai điều. Điều thứ nhất, ông bàn rộng về nó; điều thứ hai, ông trình bầy điều tiếp theo việc bàn rộng khi ông viết, để Chúa được biện minh. Ông bàn rộng về tội lệ mình bằng lòng tôn kính Thiên Chúa trong hai tư cách như đã nói trong Giêrêmia 29: “Ta sẽ là quan tòa và nhân chứng”. Tuy nhiên, hình như người nào không sợ phạm tội chỉ vì sự phán xét của Người sẽ không ưa Thiên Chúa như một quan tòa. Cũng thế, người này không ưa Thiên Chúa như một nhân chứng, là người cũng phạm tội dưới mắt họ; và, bởi thế, ông thưa: Con đã phạm tội chống lại một mình Chúa.

Nhưng há ông đã không phạm tội chống lại Urias, người mà ông đã sát hại, hay sao? Thế mà ông lại bảo: một mình Ngài, nghĩa là một mình Chúa mà thôi; không chống tôi tớ Người, mà chỉ chống phán xét của Người. Vì khi một chủ nhân phạm tội chống tôi tớ mình, ông không phạm tội chống lại người tôi tớ mà là chống lại Thiên Chúa. Sách Khôn Ngoan 6: “Quyền lực được ban cho ngươi bởi Chúa, và sức lực bởi Đấng Tối Cao, Đấng xem xét các việc làm của ngươi, và dò la suy nghĩ của ngươi”.

Hay, chống lại một mình Chúa, nghĩa là, con phạm tội chống lại một mình Chúa: và điều này có thể nói đến Thiên Chúa hay Chúa Kitô. Phạm tội chống lại Thiên Chúa có ý nói chống lại Đấng Công Chính; và như thế, con đã phạm tội chống lại một mình Chúa, qua việc khinh ghét phán xét của Ngài. Cũng vậy, con ghét Ngài như một nhân chứng, vì con đã làm điều dữ trước mặt Ngài: Con đã làm việc này để Chúa thấy và trước sự hiện diện của Ngài. Châm Ngôn 15 “Hoả ngục và hủy diệt ở trước mặt Chúa: huống chi lòng dạ con cái con người còn như thế xiết bao?”. Giảng Viên 23: “Đôi mắt Chúa sáng hơn mặt trời rất nhiều”.

Vì, rõ ràng Thiên Chúa trừng phạt ông vì tội lỗi của ông. Tuy nhiên, việc trừng phạt này hệ ở 2 điều. Thứ nhất, Người đe dọa; thứ hai, Người đặt để hình phạt; và Người công chính cả ở hai điều. Về điều thứ nhất, ông nói trong các lời Chúa phán xử, qua đó, Người đe dọa một hình phạt. Sách Châm Ngôn 8: “lời lẽ Ta công chính”. Còn về điều thứ hai, Ông nói Chúa thắng thế khi bị phán xử; nghĩa là khi Chúa bị so sánh với người khác lúc xét xử. Thiên Chúa thường muốn được xét xử với chúng ta để biểu lộ công lý của Người và công lý của chúng ta. Isaia 5: “Hãy xét xử giữa Ta và cây nho của Ta”. Và trong việc này, Chúa được thấy là công chính hơn. Gióp 9: “nếu họ muốn cạnh tranh với Chúa, họ không thể trả lời dù chỉ 1 phần ngàn”.

Và đó là ý định của Thánh Vịnh từng được Thánh Tông Đồ minh xác. Thư Rôma 3: “Thiên Chúa chân thật; còn mọi con người đều dối trá, như có lời chép”.

Nhưng trong Bảng Liệt Kê Các Chữ Khó (Glossa), người ta cho rằng không nên nối câu để Chúa được biện minh trong các lời Chúa phán xử Chúa thắng thế khi bị phán xử với câu Con đã làm điều dữ trước mặt Chúa; mà nên nối kết với câu chống lại một mình Chúa, nghĩa là khi so sánh với Chúa, Đấng duy nhất công chính, mọi lời Người phán đều công chính. Và bởi thế, chữ để ở đây có nghĩa nguyên nhân; như thể ông muốn nói: vì Chúa công chính, nên Chúa được biện minh

Hoặc nếu có ý nói về Chúa Kitô, thì chống lại một mình Chúa, có nghĩa là con đã phạm tội chống lại Chúa Kitô, vì Chúa công chính, và Chúa vượt trên mọi người khi Chúa bị phán xử, dù bị phán xử bởi Philatô.

Hoặc nói cách khác: để Chúa được biện minh trong việc này, con càng xin Chúa rửa sạch con, Chúa càng được biện minh trong việc đó, nghĩa là, cho các lời hứa với chúng con được trở nên chân thật hoàn toàn, tức lời hứa về việc Chúa Kitô sinh ra, Đấng đã được hứa ban. Thánh Vịnh 131 viết: “Ta sẽ đặt lên ngai ngươi chính hoa quả của lòng ngươi”. Để tội lỗi được tha thứ. Sách Các Vua II, chương 12: “Chúa đã cất đi tội lỗi ngươi”. Và Chúa thắng thế khi bị phán xử bởi con người, vì Chúa không bó buộc phải chu toàn những điều đã hứa và Chúa không bó buộc phải tẩy sạch tội lỗi con.

Vì này. Ở đây, ông nói rõ gốc rễ của tội lệ. Gốc rễ của mọi tội lỗi hiện nay là nguyên tội mắc phạm từ cha mẹ vốn bị nhơ nhuốc vì tội đó. Tội nhơ này vốn có từ chính cha của Đavít, và từ chính mẹ của ông. Về cha ông, ông nói: Con đã được tượng thai trong tội lỗi, không phải trong tội hiện nay, vì đâu phải do ngoại tình, nhưng do hôn nhân mà, vì ông sinh ra, hay nẩy ra, từ cội Jesse, như đã kể ở chương cuối cùng của Sách Rút; nhưng trong nguyên tội: vì chính trong tội này, mọi người đã được sinh ra. Thư Rôma 5: “Bởi một người mà tội lỗi đã bước vào trần gian”.

Nhưng chỉ có một nguyên tội mà tại sao ông lại nói: Con đã được tượng thai trong tội lỗi (số nhiều)?

Cần phải nói ngay rằng nguyên tội là một trong yếu tính, nhưng có thể nói nó nhiều trong năng lực: vì nó tạo dịp cho mọi tội khác. Thư Rôma 7: “tội trong xác thịt tôi có nhiều hiệu quả”. Và điều này làm giảm tội lệ, như thể ông muốn nói: không có chi phải ngạc nhiên nếu con phạm tội, vì con đã được tượng thai trong chúng.

Còn về mẹ ông, ông nói: và mẹ con mang thai con trong tội lỗi.

Nhưng há cha mẹ Đavít đã không được tẩy sạch nguyên tội nhờ phép cắt bì hay sao?

Cần phải nói rằng phép rửa và phép cắt bì tẩy sạch linh hồn khỏi nguyên tội, nhưng việc xúi giục phạm tội vẫn còn đó; và phép cắt bì được thực hiện trong thân xác, vì người nam sinh ra những đứa con xác thịt theo tính xác thịt; và do đó, đứa con trai sinh ra cần được cắt bì; cũng như nay, người ta sinh ra từ cha mẹ đã rửa tội được rửa tội vậy.

Có lời khác nói rằng: Mẹ tôi nâng đỡ tôi. Và điều này có ý nói đến tội lỗi hiện nay; vì, nơi con cái cũng thấy có những xáo trộn bất thường như Thánh Augustinô nói ở Tự Thú 6.

Có lời khác nữa cho hay: Mẹ tôi sinh ra tôi. Và dù có một số người được thánh hóa trong bụng mẹ; nhưng tất cả, trừ một mình Chúa Kitô, đều được tượng thai trong nguyên tội; cho nên, ông nói rằng ông không được thánh hóa trong bụng mẹ, mà là sinh ra trong nguyên tội.

Nhưng Chúa yêu thích sự thật. Ai muốn đền bù phải yêu mến những điều Thiên Chúa yêu mến; nhưng Thiên Chúa yêu mến chân lý đức tin. Gioan 18 “ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng tôi”. Cả công lý nữa. Thánh vịnh 88: “lòng thương xót và sự thật luôn hiện diện trước nhan Chúa”. Và điều này cần có nơi người ăn năn, khiến họ sẽ chuốc lấy hình phạt cho mình khi vi phạm.

Việc xưng thú cũng cần thiết khiến họ phải xưng thú các tội của họ.

Những điều không chắc chắn. Ở đây ông xin được đền bù hoàn toàn: và thứ nhất, ông tỏ lòng hy vọng của mình: thứ hai, ông đưa ra lời cầu xin. Và thứ nhất, ông nhắc đến ơn ích nhận được nhờ đó ông được vực dậy để hy vọng; thứ hai, ông trình bầy sự tín thác của ông khi ông xin: Xin rẩy nước trên con.

Ông nhớ đến ơn ích của quyền lực, khi ông thưa, những điều không chắc chắn và dấu kín : vì con, là Vua, nên chắc chắn có ơn ích nói tiên tri. Sách Các Vua II, chương 23: “thần trí Chúa đã nói cùng tôi, và lời Người ở môi miệng tôi”. Sau đó, ông trình bầy 3 điều: đó là, tư liệu nói tiên tri, phương pháp, và nguyên nhân. Ông cho thấy tư liệu nói tiên tri khi nói, những điều không chắc chắn và dấu kín, những điều chỉ nhờ có khôn ngoan của Chúa mới thấu hiểu được. Nơi chúng ta, một điều gì đó không được biết tới vì 2 cách, tuy nhiên Thiên Chúa biết rất rõ. Một điều gì đó không được chúng ta biết tới hoặc do thiếu sót, hoặc do quá đáng.

Do thiếu sót, một điều gì đó không được ta biết đến diễn ra trong tương lai: vì nó chưa có chân lý nhất định.

Do quá đáng là bản thể Thiên Chúa và bản thể này vượt quá khả năng của chúng ta. Tuy nhiên, cả hai việc đều đã được mạc khải cho Đavít qua thần trí tiên tri. Amốt 3: “Thiên Chúa là Đức Chúa không làm gì mà lại không mạc khải các bí nhiệm của Người cho các tôi tớ tiên tri của Người”.

Bởi thế, Chúa đã tỏ lộ cho con những điều không chắc chắn và dấu kín, nghĩa là, những điều mà do chính bản tính của chúng, chúng vốn đa dạng; và chúng đã được mạc khải cho Đavít, như đã thấy rõ trong Thánh Vịnh. Những điều dấu kính là những điều vượt quá con mắt trí khôn tự nhiên. Sách Gióp 28: “sự khôn ngoan được rút ra từ những điều dấu kín”. Sách Giảng Viên 24: “Ta ở những nơi cao nhất, và ngai Ta ở trong cột mây”.

Và những điều trên được dấu kín trong đức khôn ngoan của Thiên Chúa; như thể ông muốn nói: chúng được dấu kín khỏi chúng con, nhưng nhờ đức khôn ngoan của Chúa, chúng được thấu hiểu; và trong những điều dấu kín này, ông kể ra mầu nhiệm nhập thể, là mầu nhiệm, Chúa đã tỏ lộ cho con.

Lòng thương xót của Thiên Chúa cũng được kể ra trong số những điều này vì nó lấy đi tội lỗi. Nhưng tốt hơn khi để nó được lãnh nhận một cách phổ quát. Cung cách mặc khải được trình bầy khi ông thưa: Chúa đã tỏ lộ cho con.

Nói tiên tri có 3 cách. Một cách, trong đó, chân lý siêu nhiên và có thể hiểu được đã được mặc khải, dưới những sự vật tương tự và có thể tưởng tượng về thể xác, và điều này đã được nói tới trong Isaia 6: “Tôi thấy Chúa ngồi trên ngai tòa cao cả”. Cách thứ hai, trong đó, việc mặc khải chân lý siêu nhiên và có thể hiểu được được thực hiện mà không cần đám mây tưởng tượng vụ hình ảnh chưa được mặc khải, như cuộc mạc khải đã làm với Môsê trong Dân Số 12: “Ngươi thấy Đức Chúa một cách tỏ tường, chứ không qua những điều khó hiểu hay hình tượng”.

Và đó là loại mặc khải cho Đavít. Sách Các Vua II chương 23: “Thiên Chúa của Israel nói với tôi”. Và ở bên dưới: “Như ánh sáng ban mai khi mặt trời mọc chiếu sáng vào buổi sáng không hề có bóng mây”.

Kỳ sau: Niềm Hy Vọng
 
Giải đáp phụng vụ: Số lượng Nhà tạm trong giáo xứ.
Nguyễn Trọng Đa
08:51 24/04/2018
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Giáo xứ có được phép lưu giữ Mình Thánh ở nhiều nhà tạm trong cùng một địa điểm giáo xứ không? Sự hiểu biết cơ bản của con và việc con hiểu Bộ Giáo luật cho rằng là “được” (xem Điều 934 §1.2). Tuy nhiên, Điều 938 §1 nói rằng Thánh Thể thường “chỉ được lưu trữ trong một nhà tạm của nhà thờ hay nhà nguyện” [con nhấn mạnh]. Ngoài ra, nếu được phép có nhiều hơn một nhà tạm trong cùng một giáo xứ, liệu chỉ có linh mục hay thầy phó tế có thể chuyển Mình Thánh giữa hai nhà tạm khi hoàn cảnh yêu cầu không, hoặc liệu một thừa tác viên ngoại thường (hoặc một cá nhân khác được cha xứ chỉ định) làm việc ấy được không? - J. G., Chaska, Minnesota, Hoa Kỳ.


Đáp: Tôi nghĩ câu trả lời sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh.

Các điều luật được nhắc đến trên đây nói như sau:

“Ðiều 934 §1. Thánh Thể:

“1 / phải được lưu trữ trong nhà thờ chính tòa hoặc nhà thờ tương tự, trong nhà thờ giáo xứ, trong nhà thờ hay nhà nguyện của một tu viện hoặc của tu đoàn tông đồ;

“2 / có thể được lưu trữ trong phòng nguyện của Giám Mục, và nếu có phép của Bản Quyền sở tại, trong các nhà thờ, nhà nguyện và phòng nguyện khác.

“§2. Tại những nơi lưu trữ Thánh Thể, luôn luôn phải có người chăm nom và, trong mức độ có thể, một tư tế phải cử hành Thánh Lễ ít nhất mỗi tháng hai lần.

“Ðiều 936. Trong nhà của một Dòng Tu hay trong một nhà đạo đức nào khác, chỉ được lưu trữ Thánh Thể trong nhà thờ hay nhà nguyện chính gắn liền với nhà ấy; tuy nhiên, khi có lý do chính đáng, Bản Quyền có thể cho phép lưu trữ Thánh Thể cả ở trong nhà nguyện khác của cùng một nhà.

“Ðiều 938 §1. Thánh Thể thường chỉ được lưu trữ trong một nhà tạm của nhà thờ hay nhà nguyện.

“§2. Nhà tạm lưu trữ Thánh Thể được đặt vào một vị trí cao trọng và dễ nhìn thấy trong nhà thờ hay nhà nguyện; lại phải được trang hoàng đẹp đẽ và thuận tiện cho việc cầu nguyện.

“§3. Nhà tạm lưu trữ Thánh Thể thường xuyên phải bất di dịch, làm bằng chất liệu vững chắc, không nhìn qua được, và phải khóa cẩn thận để tránh tối đa nguy cơ xúc phạm.

"§4. Vì lý do quan trọng, được phép lưu trữ Thánh Thể, nhất là ban đêm, trong một nơi khác xứng đáng và an toàn hơn.

“§5. Người coi sóc nhà thờ hay nhà nguyện phải liệu giữ chìa khóa nhà tạm lưu trữ Thánh Thể thật chu đáo” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).

Và Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói:

“Chỗ lưu giữ Mình Thánh Chúa

“314. Tùy theo cấu trúc của thánh đường và thể theo các tục lệ chính đáng địa phương, Mình Thánh Chúa được lưu giữ trong nhà tạm, nơi phần trang trọng của thánh đường, có dấu nhận biết, có trang trí và thích hợp cho việc cầu nguyện. Theo thói quen, chỉ có một nhà tạm, không thể di chuyển, làm bằng vật liệu vững chắc, không trong suốt, và phải đóng kín để tránh tối đa mọi nguy cơ phạm thánh. Nên làm phép nhà tạm trước khi dùng trong phụng vụ, theo nghi thức mô tả trong Nghi thức Rôma.

“315. Vì lý do dấu chỉ, không nên đặt nhà tạm lưu giữ Mình Thánh Chúa trên bàn thờ nơi cử hành Thánh Lễ.

Do đó, tuỳ theo quyết định của Giám Mục giáo phận, nên đặt nhà tạm:

“a. Hoặc trong cung thánh, ngoài bàn thờ dâng lễ, miễn là tương hợp với hình dáng và nơi chốn, không loại trừ trên bàn thờ cũ không còn được dùng để cử hành.

”b. Hoặc trong một phòng thích hợp cho sự thờ phượng riêng và cầu nguyện của tín hữu, dính liền với nhà thờ và dễ thấy đối với giáo dân” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).

Hơn nữa, tài liệu "Built of Living Stones” (Dựng xây từ những viên đá sống động) của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ cũng cung cấp các chỉ dẫn hữu ích về Nhà tạm:

“Lưu giữ Mình Thánh

“70. Chúa Kitô hiện diện dưới hình Bánh Rượu là một kho báu, mà Giáo Hội đã trân quý và tôn kính qua nhiều thế kỷ. Việc lưu giữ Mình Thánh là nhằm ban đầu cho người bệnh rước lễ, cho những ai không tham dự lễ Chúa Nhật được rước lễ, và như là Của Ăn Đàng (Viaticum) cho người hấp hối. Khi việc yêu mến sự hiện diện của Chúa Kitô dưới hình Bánh Rượu trở nên phát triển hơn, các Kitô hữu mong muốn thông qua cầu nguyện để tỏ lòng tôn kính đối với sự hiện diện liên tục của Chúa Kitô ở giữa họ. Đối với người Công Giáo, sự tôn thờ Thánh Thể có 'một nền tảng vững chắc, đặc biệt bởi vì niềm tin trong sự hiện diện thực sự của Chúa, như hệ quả tự nhiên của nó, có sự diễn tả công khai và bề ngoài cho niềm tin đó'.

“71. Công đồng chung Vatican II đã dẫn Hội Thánh hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa sự hiện diện của Chúa trong việc cử hành Thánh lễ và trong Thánh Thể được lưu giữ, và trách nhiệm của các tín hữu là cho kẻ đói ăn và chăm sóc người nghèo khổ. Khi các người đã rửa tội lớn lên để hiểu sự tham gia tích cực của họ vào Thánh lễ, họ sẽ được lôi kéo để dành nhiều thời gian hơn cho cầu nguyện thinh lặng trước Thánh Thể được lưu giữ trong Nhà tạm, và được thôi thúc để sống mối quan hệ của họ trong lòng bác ái tích cực. Khi cầu nguyện tôn kính trước Thánh Thể, các tín hữu dâng lời chúc tụng ngợi khen Chúa Kitô vì hồng ân vô giá đã cứu chuộc họ, và vì lương thực thần linh gìn giữ họ trong cuộc sống hàng ngày. Ở đây họ học cách yêu mến quyền lợi và trách nhiệm của họ, để tham gia dâng hiến đời sống của mình vào sự hy sinh tuyệt vời của Chúa Kitô trong Thánh Lễ, và được dẫn dắt đến sự nhìn nhận Chúa Kitô lớn hơn trong họ và trong các người khác, đặc biệt là nơi người nghèo khổ và người túng thiếu. Việc dành một nơi thích hợp cho việc lưu Mình Thánh là sự xem xét nghiêm túc trong bất kỳ dự án nhà cửa hoặc ngôi nhà tân trang nào.

“72. Luật chung của Hội Thánh cung cấp các chuẩn mực liên quan đến Nhà tạm và nơi lưu giữ Mình Thánh, vốn thể hiện tầm quan trọng mà các Kitô hữu đặt ra cho sự hiện diện của Thánh Thể. Bộ Giáo Luật chỉ đạo rằng Thánh Thể được ‘đặt vào một vị trí cao trọng và dễ nhìn thấy trong nhà thờ hay nhà nguyện; lại phải được trang hoàng đẹp đẽ và thuận tiện cho việc cầu nguyện’. Bộ Giáo luật nói thường chỉ có ‘một nhà tạm’ trong nhà thờ. Nhà tạm này là phải xứng đáng với Thánh Thể - được thiết kế đẹp và hài hòa với lối trang trí tổng thể của phần còn lại của nhà thờ. Để tạo sự an toàn cho Thánh Thể, Nhà tạm cần phải là “bất di dịch”, “làm bằng chất liệu vững chắc”, “không nhìn qua được”, và “phải khóa cẩn thận”. Nhà tạm có thể nằm trên một cột hoặc bệ cố định, hoặc nó có thể được gắn vào hoặc dính chặt vào một bức tường. Một ngọn đèn dầu đặc biệt, hoặc một cây nến có sáp, được thắp sáng liên tục gần Nhà tạm, như là một dấu hiệu của sự hiện diện của Chúa Kitô.

“73. Nơi lưu giữ Mình Thánh phải là một không gian dành riêng cho Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể, và được thiết kế như thế nào để cho sự chú ý của người cầu nguyện được thu hút đến Nhà tạm, là nơi có sự hiện diện của Chúa. Biểu tượng có thể được chọn từ kho tàng phong phú của ý nghĩa biểu tượng, vốn được liên kết với Thánh Thể.

“Vị trí của Nhà tạm:

“74. Có thể một số không gian là phù hợp cho việc lưu giữ Mình Thánh. Quy chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM) nói rằng thật là thích hợp hơn khi “không nên đặt nhà tạm lưu giữ Mình Thánh Chúa trên bàn thờ nơi cử hành Thánh Lễ”. Giám mục phải xác định nơi đâu đặt Nhà tạm và đưa ra thêm các hướng dẫn. Giám mục có thể quyết định rằng Nhà tạm được đặt trong cung thánh, tách rời bàn thờ cử hành Thánh lễ, hoặc trong một nhà nguyện riêng thích hợp cho việc chầu Thánh Thể, và cho tín hữu cầu nguyện riêng. Khi quyết định, Giám mục cần xem xét tầm quan trọng khả năng của cộng đoàn về tập trung vào hành động thờ lạy Thánh Thể, lòng mộ đạo của tín hữu, và phong tục của địa phương. Vị trí cũng nên cho phép người ngồi xe lăn và người khuyết tật khác dễ dàng tiếp cận được nữa.

“75. Khi thực thi trách nhiệm của mình cho đời sống phụng vụ của giáo phận, Giám mục giáo phận có thể ban hành thêm các chỉ thị liên quan đến việc lưu giữ Mình Thánh. Trước khi các giáo xứ và các tư vấn phụng vụ của họ bắt đầu nội dung giáo dục và quá trình thảo luận, điều quan trọng là tất cả các người liên quan phải biết rõ các chỉ thị nào, hoặc hướng dẫn đặc biệt nào, mà Giám mục giáo phận đã công bố. Sự giao tiếp tốt ở giai đoạn đầu của quá trình sẽ giúp tránh nhầm lẫn hoặc xung đột giữa các kỳ vọng của giáo xứ, kinh nghiệm của nhà tư vấn và các chỉ thị giáo phận.

“76. Cha xứ, hội đồng mục vụ giáo xứ, và ủy ban xây dựng nên kiểm tra các nguyên tắc nằm dưới mỗi sự lựa chọn ấy, xem xét các lợi thế phụng vụ của từng khả năng, và phản ánh về tập tục và lòng đạo của giáo dân. Nhiều văn phòng phượng tự giáo phận hỗ trợ giáo xứ bằng cách tạo thuận lợi cho quá trình nghiên cứu và thảo luận với giáo xứ. Đây cũng là lĩnh vực mà các nhà tư vấn phụng vụ có thể giúp đỡ nhiều cho giáo xứ.

“Nhà nguyện lưu giữ Mình Thánh

“77. Giám mục giáo phận có thể chỉ đạo giáo xứ lưu giữ Mình Thánh trong một nhà nguyện tách biệt khỏi lòng nhà thờ và cung thánh, nhưng “dính liền với nhà thờ và dễ thấy đối với giáo dân”. Vị trí và thiết kế nhà nguyện này có thể củng cố sự tôn kính, cung cấp sự yên tĩnh và sự tập trung cần thiết cho cầu nguyện cá nhân, và nó cần có ghế quỳ và ghế ngồi cho người đến cầu nguyện.

“78. Một số giáo xứ đã khởi xướng việc chầu Thánh Thể liên tục. Nếu, vì một lý do tốt nào đó, sự đặt Mình Thánh cho việc chầu liên tục phải diễn ra trong một nhà thờ giáo xứ, Thánh Bộ Phượng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã chỉ đạo rằng việc này phải diễn ra trong một nhà nguyện riêng biệt, 'tách biệt khỏi nhà thờ, sao cho không can thiệp vào các hoạt động bình thường của giáo xứ, hoặc việc cử hành phụng vụ hàng ngày'.

“Nhà tạm trong Cung thánh

“79. Một khu vực đặc biệt có thể được thiết kế trong cung thánh. Cần lập kế hoạch cẩn thận, sao cho vị trí được chọn không thu hút sự chú ý của các tín hữu khi tham dự Thánh lễ, và không chú ý đến các thành phần của Nhà tạm ấy. Ngoài ra, vị trí phải cho phép người ta tập trung vào Nhà tạm cho các thời kỳ cầu nguyện thinh lặng, ngoài giờ tham dự Thánh lễ.

“80. Thông thường, thật là hữu ích khi có một khoảng cách giữa Nhà tạm và Bàn thờ. Khi một Nhà tạm nằm trực tiếp ngay sau bàn thờ, cần cân nhắc việc sử dụng khoảng cách, ánh sáng, hoặc một số thiết bị kiến trúc khác, nhằm tách biệt Nhà tạm và khu vực lưu giữ Mình Thánh, nhưng cho phép Nhà tạm được nhìn thấy rõ ràng bởi cộng đoàn thờ phượng, khi phụng vụ Thánh Thể không được cử hành”.

Vì vậy, rõ ràng là trong hầu hết các trường hợp, chỉ nên có một Nhà tạm trong cùng một nhà thờ.

Tuy nhiên, có thể có các trường hợp ngoại lệ hợp lý, đặc biệt là ở nơi đâu có việc chầu Thánh Thể liên tục, như được nêu trong Số 78 trên đây. Thí dụ, trong Vương Cung Thánh đường Thánh Phêrô ở Rôma, Mình Thánh được lưu cho sự tôn thờ công cộng ở hai địa điểm riêng biệt: Nhà nguyện Thánh Thể, ở đó có sự đặt Mình Thánh hàng ngày và dành riêng cho những ai muốn đến cầu nguyện, và khu vực xung quanh bàn thờ Thánh Giuse ở phía nam, trong khi mở cửa tự do, cũng được cách ly cho việc cầu nguyện, và nơi đó mỗi ngày có ba Thánh lễ được cử hành.

Ngoài trường hợp chầu Thánh Thể liên tục, các nguyên tắc đằng sau Điều 936 của Bộ Giáo luật, vốn đặc biệt nhắc đến các tu viện, cũng có thể dẫn một Giám mục cho phép các địa điểm phụ lưu giữ Mình Thánh, trong khuôn viên của giáo xứ, nếu có lý do chính đáng để biện minh cho việc sử dụng nó.

Thí dụ, nếu một nhà thờ lớn có một nhà nguyện bên cạnh với lối vào riêng từ bên ngoài, và nhà nguyện này là dễ dàng hơn cho việc sưởi ấm hoặc làm mát, cung cấp an ninh hơn và có sự thân tình hơn so với nhà thờ lớn, Giám mục có thể cho phép nó được sử dụng cho các ngày lễ trong tuần và các chuyến thăm, trong khi dành nhà thờ chính cho Thánh Lễ với cộng đoàn đông hơn. Trong trường hợp này, cần hiểu là chúng ta không nói đến nhà nguyện Thánh Thể, vốn phải được nhìn thấy và tiếp cận từ nhà thờ chính.

Ý tưởng tương tự cũng được duy trì cho một nhà thờ nhỏ hoặc nhà nguyện nhỏ trong khuôn viên giáo xứ, nhưng hoàn toàn tách rời khỏi tòa nhà chính.

Về những ai chuyển Mình Thánh từ Nhà tạm này sang Nhà tạm khác, tôi nghĩ rằng Điều 943 của Bộ Giáo luật về sự đặt Mình Thánh Chúa có thể được áp dụng mở rộng hơn.

“Ðiều 943. Thừa tác viên đặt Mình Thánh ra chầu và ban phép lành Thánh Thể là tư tế hay phó tế. Trong những hoàn cảnh riêng, người đã lãnh tác vụ giúp lễ, thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ hay một người nào khác được Bản Quyền chỉ định cũng được phép đặt và cất Mình Thánh, nhưng không được ban phép lành; song phải tuân giữ các chỉ thị của Giám Mục giáo phận” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).

Do đó, nếu có nhu cầu chuyển Mình Thánh từ Nhà tạm này sang Nhà tạm khác, thì việc này phải được thực hiện bởi một linh mục hoặc thầy phó tế. Chỉ khi một trong các thừa tác viên này không thể thực hiện được, thì cần có một người lãnh tác vụ giúp lễ hoặc một thừa tác viên ngoại thường thực hiện công việc.

Cũng nên nhớ lại rằng, trong Thánh lễ, nhiệm vụ chuyển Mình Thánh đến Nhà Tạm và rời Nhà tạm là luôn luôn được thực hiện bởi thầy phó tế hoặc linh mục, chứ không phải bởi một thừa tác viên ngoại thường. (Zenit.org 24-4-2018)

Nguyễn Trọng Đa
 
Bài Giáo Lý 2 của ĐTC Phanxicô về Bí Tich Rửa Tội: Bí Tích Rửa Tội: Dấu Chỉ của Đức Tin Kitô Giáo
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
08:54 24/04/2018
Bài Giáo Lý 2 của ĐTC Phanxicô về Bí Tich Rửa Tội:

Bí Tích Rửa Tội: Dấu Chỉ của Đức Tin Kitô Giáo

“Bí Tích Rửa Tội ‘Kitô hoá’, những ai đã lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội và được ‘Kitô hoá’ thì nên ‘giống Đức Kitô’, họ được biến đổi trong Đức Kitô và Bí Tích này làm cho họ thực sự thành một Kitô khác”.

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ nhất của ĐTC Phanxicô về Bí Tích Rửa Tội, được ban hành ngày 18 tháng 4, 2018 ở Quảng trường Thánh Phêrô. Từ bài giáo lý này, chúng tôi cũng cố gắng phiên dịch cả bài tóm tắt bằng Tiếng Anh được đọc trước bài nói chuyện của Đức Thánh Cha.

Anh chị em thân mến: Trong bài giáo lý tiếp tục của chúng ta về Bí Tích Rửa Tội, giờ đây chúng ta quay sang các lời nói và cử chỉ biểu lộ ý nghĩa của Bí Tích này như bắt đầu cuộc sống mới của chúng ta trong Đức Kitô. Thứ nhất, cha mẹ được hỏi là họ đặt tên gì cho đứa bé . Tên chúng ta nhận được khi Rửa Tội là một lời nhắc nhở liên tục rằng mỗi người chúng ta là một nhân vị độc đáo, được Thiên Chúa yêu thương và được mời gọi để đáp lại tình yêu ấy từng giây từng phút của cuộc đời mình. Được tái sinh bằng nước và Thánh Thần, chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa và bắt đầu một cuộc hành trình đức tin và lớn lên trong sự thánh thiện trong sự kết hơp với Chúa Giêsu, Con hằng hữu của Chúa Cha. Sau khi hứa sẽ nuôi dạy con mình trong đức tin của Hội Thánh, cha mẹ và người đỡ đầu sau đó làm dấu Thánh Giá trên trán đứa bé. Mầu nhiệm thập giá đồng hành với chúng ta trong mỗi giây phút của cuộc đời chúng ta, giờ đây chúng ta thuộc về Đức Kitô và thông phần vào việc Vượt Qua của Người từ cái chết sang sự sống. Mỗi ngày, khi chúng ta làm dấu Thánh Giá, chúng ta có thể vui mừng trong ân sủng của Phép Rửa của mình và tìm cách đi sâu hơn nữa vào mầu nhiệm cứu chuộc, tái sinh và sự sống đời đời được Đức Kitô Đấng Cứu Độ ban cho chúng ta.

Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180418_udienza-generale.html, ngày 18 tháng 4, 2018 (trước khi được thay thế bằng bản dịch tiếng Anh dài).

* * *

Anh chị em thân mến, Chào anh chị em!

Chúng ta hãy tiếp tục bài giáo lý về Bí Tích Rửa Tội trong mùa Phục Sinh này. Ý nghĩa của Bí Tích Rửa Tội được thấy rõ trong việc cử hành Bí Tích này, vì vậy chúng ta hãy chú ý đến việc cử hành này. Khi xem xét các cử chỉ và lời nói của phụng vụ, chúng ta có thể hiểu được ân sủng và sự cam kết của bí tích này, là điều luôn luôn được tái khám phá. Chúng ta nhớ đến bí tích này bằng việc rảy nước thánh là điều có thể được làm vào ngày Chúa Nhật khi bắt đầu Thánh Lễ, cũng như trong việc lập lại các lời hứa rửa tội trong Đêm Vọng Phục Sinh. Thật vậy, điều xảy ra trong cuộc cử hành Bí tích Rửa Tội làm dấy lên một động lực thiêng liêng là động lực chạy qua suốt cuộc đời của những người đã được Rửa Tội; nó là khởi đầu của một tiến trình cho phép một người sống kết hợp với Đức Kitô trong Hội Thánh. Vì thế, khi trở lại nguồn gốc của đời sống Kitô hữu dẫn chúng ta đến việc hiểu rõ hơn về hồng ân nhận được trong ngày rửa tội của mình và canh tân cam kết dấn thân của chúng ta để đáp lại hồng ân này trong tình trạng hiện tại của mình. Tái cam kết, hiểu rõ hơn về hồng ân này, là Bí Tích Rửa Tội, và nhớ ngày Rửa Tội của mính. Thứ tư tuần trước tôi đã yêu cầu anh chị em làm bài tập ở nhà, là mỗi người chúng ta nhớ ngày rửa tội của mình, tôi chịu phép Rửa Tội vào ngày nào. Tôi biết rằng một số người biết nó, còn những người khác thì không; những người không biết, hãy hỏi bà con, những người như cha mẹ đỡ đầu,... và hỏi: “ngày rửa tội của con là ngày nào?” Bởi vì Rửa Tội là tái sinh và cũng giống một sinh nhật thứ hai. Anh chị em đã hiểu chưa? Hãy làm bài tập ở nhà này, hỏi: “Ngày rửa tội của con là ngày nào?”

Trước hết, trong nghi thức tiếp đón, tên của ứng viên được hỏi, bởi vì tên biểu thị căn tính của một người. Khi chúng ta tự giới thiệu, chúng ta cho biết ngay tên mình: “Tôi là tên này tên kia”, để không còn là người ẩn danh, ẩn danh là người không có tên. Để không còn ẩn danh nữa thì chúng ta giới thiệu ngay tên mình. Không có tên thì chưa được ai biết, nên không có quyền lợi và nhiệm vụ. Thiên Chúa kêu gọi tên từng người, yêu thương từng người cách cá nhân, trong thực tại của lịch sử chúng ta. Bí tích Rửa Tội thắp lên ơn gọi cá nhân để sống như những Kitô hữu, là điều sẽ phát triển trong suốt cuộc đời. Và nó ngụ ý một đáp trả cá nhân chứ không vay mượn, “sao và dán”. Đời sống Kitô hữu là một cuộc sống được đan kết bằng một loạt các ơn gọi và đáp trả: Thiên Chúa tiếp tục gọi tên của chúng ta hết năm này qua năm khác, lời mời gọi trở nên giống Chúa Giêsu Con Ngài vang lên bằng hàng ngàn cách. Cho nên tên thật quan trọng! Nó rất quan trọng! Cha mẹ nghĩ ra tên cho con thậm chí trước khi sinh ra: điều này cũng là một phần của việc mong đợi một đứa con trai, tên riêng của nó, sẽ có căn tính ban đầu của nó, cho đời sống Kitô hữu liên hệ với Thiên Chúa cũng thế.

Dĩ nhiên, trở thành một Kitô hữu là một hồng ân từ trên (x. Gl 3:3-8). Đức tin không thể mua được, nhưng được cầu xin, phải, và nhận được như một món quà, phải. “Lạy Chúa, xin ban cho con ơn đức tin”, đó là một lời cầu nguyện đẹp! “Xin cho con đức tin”, đó là một lời cầu nguyện đẹp. Hãy cầu xin nó như một món quà, nhưng anh chị em không thể mua nó, anh chị em cầu xin. Thực ra, “Bí tích Rửa T+1ội là bí tích của đức tin mà nhờ đó con người, được ân sủng của Chúa Thánh Thần soi sáng, đáp lại Tin Mừng của Đức Kitô” (Nghi Thức Rửa Tội cho Trẻ Em, Giới thiệu, số 3). Việc đào luyện của các dự tòng và chuẩn bị của cha mẹ có chiều hướng gợi hứng và đánh thức một đức tin chân thành khi đáp lại Tin Mừng, chẳng hạn như lắng nghe Lời Chúa trong chính việc cử hành Bí tích Rửa Tội.

Nếu các dự tòng người lớn trực tiếp bày tỏ những gì họ muốn nhận như hồng ân từ Hội Thánh, thì các trẻ em sẽ được cha mẹ và cha mẹ đỡ đầu bày tỏ. Sự đối thoại với họ, cho phép họ diễn tả việc họ muốn cho con họ lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội và nói cho Hội Thánh ý định cử hành Bí Tích này. “Những mục đích này được diễn tả trong hành động khi cha mẹ và vị chủ tế làm dấu Thánh Giá trên trán của các trẻ em” (Nghi Thức Rửa Tội cho Trẻ Em, Giới thiệu, Số 16). “Dấu Thánh Giá diễn tả dấu ấn của Đức Kitô trên người sắp thuộc về Người và biểu thị ơn cứu chuộc mà Đức Kitô đã mang lại cho chúng ta qua Thánh Giá của Người” (GLHTCG, 1235). Trong buổi lễ, chúng ta làm dấu Thánh Giá trên trẻ em. Nhưng tôi muốn quay lại một chủ đề mà tôi đã nói với anh chị em. Con cái chúng ta có biết làm dấu Thánh Giá thế nào cho đúng không? Nhiều lần tôi đã thấy những đứa trẻ không biết làm dấu Thánh Giá. Và anh chị em, là cha, mẹ, ông bà, cha đỡ đầu, mẹ đỡ đầu, phải dạy chúng biết làm dấu Thánh Giá cho đúng, vì nó là lặp lại những gì đã được làm khi Rửa Tội. Anh chị em có hiểu rõ không? Hãy dạy trẻ em làm dấu hiệu Thánh Giá cho đúng. Nếu chúng khi còn nhỏ, chúng sẽ làm đúng sau này, khi lớn lên.

Thánh Giá là huy hiệu cho thấy chúng ta là ai: nói năng, suy nghĩ, tìm kiếm, làm việc dưới dấu Thánh Giá, đó là, dấu chỉ của tình yêu đến cùng của Chúa Giêsu. Các em được làm dấu trên trán. Các dự tòng người lớn cũng được làm dấu trên các giác quan, với những lời sau: “Hãy nhận dấu Thánh Giá trên tai của anh/chị/em để nghe tiếng Chúa”; “Trên mắt để nhìn thấy sự huy hoàng của dung nhan Thiên Chúa”; “Trên miệng, để đáp lại Lời Chúa”; “Trên ngực, bởi vì Đức Kitô ngự trong trái tim của anh/chị/em qua đức tin”; “Trên vai, để nâng đỡ cái ách nhẹ nhàng của Đức Kitô” (Nghi lễ Khai Tâm [Nhập Đạo] Kitô Giáo của Người Lớn, Số 85). Chúng ta trở thành Kitô hữu theo mức độ mà thánh giá được in trong chúng ta như là một dấu của “sự vượt Qua” (x. Kh 14:1; 22:4), làm cho cách người Kitô hữu đối diện với cuộc sống được nên hữu hình, kể cả bề ngoài. Làm dấu Thánh Giá khi chúng ta thức dậy, trước bữa ăn, trước một nguy hiểm, để bảo vệ chống lại sự dữ, ban đêm trước khi đi ngủ có nghĩa là nói với chính mình và những người khác rằng chúng ta thuộc về ai và chúng ta muốn là ai. Đó là lý do tại sao việc dạy con cái làm dấu Thánh Giá là điều rất quan trọng. Và, cũng như chúng ta làm dấu khi bước vào nhà thờ, chúng ta có thể làm dấu ở nhà, bằng cách giữ một ít nước thánh trong một cái bình nhỏ - một số gia đình làm như thế: vậy, mỗi lần chúng ta về nhà hay ra đi, qua việc làm dấu Thánh Giá bằng nước ấy, chúng ta nhớ rằng chúng ta đã chịu phép Rửa. Đừng quên, tôi lặp lại: dạy cho trẻ em làm dấu Thánh Giá.

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180418_udienza-generale.html