Ngày 22-04-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Được lôi kéo và được thổi đi
Lm. Minh Anh
00:06 22/04/2021
ĐƯỢC LÔI KÉO VÀ ĐƯỢC THỔI ĐI
“Không ai đến được với Tôi, nếu Cha, là Đấng sai Tôi, không lôi kéo kẻ ấy”.

Kính thưa Anh Chị em,

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay tiết lộ một nguyên tắc thiêng liêng tuyệt vời cho những ai muốn đến với Chúa Giêsu và nên giống Ngài, một nguyên tắc chúng ta cần hiểu và sống mỗi ngày; đó là ‘được lôi kéo và được thổi đi’; ‘lôi kéo’ bởi Chúa Cha, và ‘thổi đi’ bởi Thánh Thần.

“Không ai đến được với Tôi, nếu Cha, là Đấng sai Tôi, không lôi kéo kẻ ấy”. “Lôi” và “kéo” thể hiện một điều gì đó vốn cần đến sức mạnh hoặc một lực đẩy từ bên ngoài. Điều này cho biết, đến với Chúa Giêsu trong đức tin, lớn lên trong Ngài, và nhất là, lớn lên trong tình yêu đối với Thiên Chúa qua Ngài, không phải là một điều gì đó tự sức con người; như lực hút trái đất, tâm hồn con người, trái tim con người và ý tưởng của nó bao lâu còn thuộc về đất thì bấy lâu còn bị dính chặt vào những gì thuộc thế giới vật chất của đất. Vì thế, chúng ta cần ‘được lôi kéo và được thổi đi’ bởi chính Chúa Cha và Thánh Thần của Ngài. Để có thể tin vào Chúa Giêsu, trước hết, chúng ta phải đáp trả ‘sức lôi và lực kéo’ của Thiên Chúa trong cuộc đời mình. Chính Chúa Cha là người đi bước trước với thiên hình vạn trạng cách thức kéo lôi đầy sáng tạo của Ngài: một biến cố, một con người, một trang Thánh Kinh... Và trách nhiệm của mỗi người là ‘làm theo’, nghĩa là chúng ta không thể chỉ ngồi thụ động để chờ Thiên Chúa ra tay; nhưng ngoan nguỳ, đứng dậy và lên đường. Thiên Chúa không ngừng ra tay, không ngừng vươn tới, không ngừng nói và không ngừng lôi kéo chúng ta đến với Ngài và Giêsu, Con của Ngài; thế nhưng, trách nhiệm đầu tiên của chúng ta là phải hoà mình vào lời ‘tán tỉnh’ nhẹ nhàng của Ngài và nhạy bén với tiếng thì thầm bên trong của Thánh Thần. Điều này xảy ra dưới hình thức của ân sủng vốn thúc giục nhẹ nhàng từ Chúa Thánh Linh vốn luôn mời gọi chúng ta mỗi ngày hoàn toàn hướng về Thiên Chúa hơn và phó thân trọn vẹn cho Ngài hơn.

Thật tuyệt vời! Đó cũng là những trải nghiệm của Philipphê và quan thái giám của nữ hoàng Êtiopia trong bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay. Với Philipphê, Thiên Chúa đi bước trước để đến với ông qua tiếng nói của sứ thần, “Hãy chỗi dậy, đi về mạn nam!”; và sau đó, tiếng nói của Thánh Thần, “Hãy tiến lên, theo cho kịp xe kia!”. Philipphê đã ‘làm theo’ mọi sự, ông quảng đại đáp trả khi để mình ‘được lôi kéo và được thổi đi’. Điều tương tự cũng đã xảy ra với quan thái giám. Đoạn Thánh Kinh về người tôi tớ đau khổ của Thiên Chúa ông đang đọc mà không hiểu, chính là sáng kiến độc đáo của Thiên Chúa khi giành cho ông một sự ‘tò mò thánh’. Thú vị thay! Quan đã ‘làm theo’, tức là đáp lại một cách mềm mỏng khi ngỏ lời mời Philipphê lên xe cắt nghĩa cho mình. Và điều kỳ diệu đã xảy ra! “Này nước đây, có gì ngăn trở tôi chịu phép rửa không?”, Philipphê nói, “Nếu ông tin hết lòng thì được”. Để rồi, trình thuật Công Vụ Tông Đồ tiếp tục cho chúng ta cảm nhận một cái gì đó bay bổng; một cái gì đó đang ‘được lôi kéo và được thổi đi’, lôi từ Giêrusalem xuống Gaza; thổi thốc lên Azotus; bay ngược lên tận Caesarea. Ồ! Không phải một cái gì bay bay nhưng chính là tông đồ Philipphê bay bay và ngọn gió Thánh Thần đã tiếp tục đùn thổi ông lên đường loan báo Tin Mừng.

Anh Chị em,

Trong thế giới bận rộn hôm nay, thật dễ dàng khi chúng ta để mình bị chèo kéo, phân tâm bởi bao tiếng nói đang giành giật sự chú ý của mỗi người; chúng ta dễ dàng thích thú với bao lôi kéo quyến rũ, bao thôi thúc hấp dẫn của thế giới và tất cả mời chào khôn khéo của nó. Thế giới đã trở nên thành thục trong việc thâm nhập vào những khoảnh khắc chú ý ngắn ngủi của chúng ta, nó tài tình đưa ra những thoả mãn tức thời… nhưng cuối cùng, chỉ để lại trong chúng ta những trống vắng vô bờ. Tiếng nói của Thiên Chúa và lời mời của Thánh Thần Ngài lại hoàn toàn khác; chúng chỉ được tìm thấy trong sự yên ắng của nội tâm. Dẫu thế, không cần phải ở lại trong một tu viện để có được sự tĩnh lặng này; thay vào đó, chúng ta có thể nghe được tiếng nói của Ngài nhờ việc trung thành cầu nguyện mỗi ngày và hình thành thói quen hướng về Chúa trong mọi sự bằng những lời nguyện tắt, chẳng hạn, “Lạy Chúa Giêsu, con yêu mến Chúa!”, “Lạy Chúa, xin lôi kéo con!”... Điều này sẽ đạt được khi chúng ta ‘làm theo’ lời mời của Chúa lần này, lần khác và hàng trăm lần khác được lặp đi lặp lại suốt ngày. Chính điều ấy sẽ hình thành nơi chúng ta một thói quen được thu hút, lắng nghe, phản hồi và thu hút mãi để phản hồi mãi… và như thế ‘được lôi kéo và được thổi đi’ mãi.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin giúp con nhận ra tiếng Chúa và sẵn sàng ‘làm theo’ với lòng quảng đại; cho con biết ngoan nguỳ với Thánh Thần để buông mình cho Thiên Chúa, phó toàn thân cho chương trình và kế hoạch của Ngài. Xin hút con lại gần Chúa để con ‘được lôi kéo và được thổi đi’ mỗi ngày”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Chúa Nhật IV Phục Sinh B
Lm. Jude Siciliano, OP
01:19 22/04/2021
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH B
Cv 4: 8-12; Tvịnh 117; 1 Gioan 3: 1-2;Gioan 10:11-18

Vừa rồi có gia tăng đột biến về số ca nhập viện và tử vong do vi rút Corona ở các bang trên khắp đất nước, nên chúng ta thêm một lần nữa được nhắc nhở về lòng dũng cảm anh hùng của các nhân viên y tế phòng cấp cứu. Chúng ta có quan tâm dến họ chưa? Chúng ta đã quên sự cống hiến của họ từ chính bản thân và gia đình họ hy sinh nhiều như thế nào vì họ lựa chọn để đáp ứng nhu cầu tuyệt vọng của các thành viên trong cộng đồng? Với sự gia tăng mới nhất của các trường hợp nguy kịch, chúng ta được nhắc nhở về những gì chúng ta nợ họ. Một lần nữa với nhiều người lân cận biết ơn đang đứng chờ bên ngoài phòng cấp cứu của bệnh viện để hoan hô các nhân viên y tế kiệt sức vừa ra về và các nhân viên khác đến thay ca để tiếp tục công việc. Chắc chắn họ là những anh hùng thời nay, họ đã chọn liều mình để giúp những người khác. Những hy sinh của họ đã mang lại được biết bao lợi ích cho mọi người. Khi chúng ta xem hay nghe các câu chuyện hy sinh của họ, chúng ta có tự hỏi, nếu chúng ta ở trong các hoàn cảnh như thế, chúng ta có nhiệt tình giúp đở như vậy hay không? Chúng ta có chấp nhận những rủi ro hằng ngày như họ hay không?

Tôi tự hỏi lúc tôi đang còn ở tuổi thanh niên, khi tôi đứng trên bãi biền nhiều gió lớn, khi nhìn thấy một người cứu hộ ở tuổi tôi, lao vào vùng nước đầy sóng to gió lớn để cứu một thanh niên đang cố gắng bơi vào bờ. Nếu không có người cứu hộ sẵn sàng liều mình bất kể nguy hiểm đến mạng sống của mình để cứu người sắp chết đuối đưa được họ vào bờ. Ký ức về những người cứu hộ đó là những hình ảnh của chủ nghĩa anh hùng hằng ngày của những người chấp nhận rủi ro để cứu những người bệnh trong cơn dịch được soi chiếu trong bài Phúc âm hôm nay.

Năm lần trong bài Phúc âm ngắn gọn hôm nay, Chúa Giêsu nói Ngài đã “hy sinh mạng sống của Ngài" cho chúng ta. Ngài sẵn sàng hy sinh mạng sống của Ngài cho các con chiên của Ngài. Những con chiên của Ngài đang bị đe dọa, và Ngài đã chọn không đứng ngoài cuộc, nhưng đối đầu với cái chết để cứu đàn chiên.

Nếu chúng ta là môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta không thể là những người đứng ngoài cuộc khi người khác gặp khó khăn cần được giúp đở. Sự cứu rỗi không chỉ dành riêng cho tôi và cho đời sống cầu nguyện của tôi. Chúng ta là một cộng đoàn hổ trợ chăm sóc cho nhau, không chỉ là công việc cho những người cần được giúp đở, không phải là việc của một số ít chuyên viên có tay nghề mà thôi. Và cũng không phải chỉ là sự chăm sóc cho những sự việc "tốt đáng làm"- đáng được khen ngợi. Theo gương Chúa Giêsu và với ân ban do Thần Khí của Ngài, chúng ta phải sẵn sàng hy sinh mạng sống chúng ta để phục vụ người khác. Như Chúa Giêsu đã dạy, chúng ta không giống như “người làm thuê” chạy trốn khi có nguy hiểm, hay khi có nhu cầu răn đe người khác.

Nếu chúng ta có thể gọi điều như thế là ''quà tặng" trong mùa đại dịch này đó chính là những hy sinh cao cả và các cử chỉ hiếu khách được thực hiện cho những người đang gặp khó khăn ở gần họ. Những người xa lạ đã trở thành bạn bè vì họ đã vươn tay ra khỏi những giới hạn thông thường của đời sống thường ngày của họ. Đó chẳng phải chăng là điều mà Chúa Giêsu luôn khuyến khich chúng ta phải làm như Ngài đã làm – Đó là hy sinh mạng sống của mình cho người khác sao? Sau cùng Ngài đã không chỉ hiến dâng mạng sống của mình để làm gương cho chúng ta. Cái chết do chính Ngài tự chọn đã giải cứu chúng ta khỏi sự ích kỷ và riêng lẻ của chúng ta. Nói một cách khác, đây là điều Ngài làm cho kẻ khác, phải không?

Chúa Giêsu không chỉ là nạn nhân của các thể chế chính trị và tôn giáo rất khắc nghiệt, hay những hoàn cảnh ngoài tầm kiểm soát của Ngài. Mặc dù Ngài luôn sẵn sàng vâng theo thánh ý Thiên Chúa, Nhưng Ngài vẫn được tự do hy sinh mạng sống của Ngài hay không. Nhờ Chúa Giêsu, chúng ta cũng sống trong sự sẵn sàng vâng theo thánh ý Thiên Chúa. Nơi Chúa Giêsu, chúng ta có một mục tử biết tên từng người trong chúng ta, và yêu thương chúng ta ngay từ bây giờ, bất chấp sự ương ngạnh của chúng ta khiến đi sai lạc. Ngài sẵn lòng ôm lấy mỗi người chúng ta bằng cách coi thường mạng sống của mình, rồi lấy lại chính nó, để chia sẻ sự phục sinh của Ngài cho chúng ta qua Thần Khí của Ngài.

Nội dung trong bài đọc thứ nhất, thánh Phêrô và thánh Gioan, đang bảo vệ đức tin của họ vào Chúa Kitô phục sinh trước các lãnh tụ tôn giáo. Họ đã chữa lành một người ăn xin ngồi nơi cổng vào Đền Thờ (Cv 3: 1-10). Thánh Phêrô tuyên bố rằng sự chữa lành có được là bởi Thiên Chúa mà dân chúng đang tôn thờ trong Đền Thờ trước mặt họ. Thiên Chúa của họ đã cho Chúa Giêsu sống lại từ kẻ chết và nhân danh Chúa Giêsu người ăn xin đã dược đứng dậy.

Bây giờ hai môn đệ đứng trước hội đồng quản trị tôn giáo của toà công luận và thánh Phêrô và Gioan đang tự bàu chữa những gì do ông đã làm và ông làm điều đó bằng cách nhân danh ai. Các lãnh đạo không thể chối bỏ những phép lạ đó. Có những nhân chứng và chính họ đã trông thấy điều đó. Nhưng, họ muốn biết "Với quyền lực nào và nhân danh ai để các ông thực hiện được phép lạ đó? (4:7) Khi thánh Phêrô và Gioan đứng trước hội đồng lãnh đạo tôn giáo, các ông đã nhớ là Chúa Giêsu đã từng nói với họ rằng họ sẽ gặp phải sự chống đối, nhưng Chúa Thánh Thần sẽ luôn ở với các ông và sẽ bảo các ông nói gì? (Lc 12: 11-12). Chúa Giêsu đã thực hiện lời hứa của Ngài, và thánh Luca tường thuật trong sách Công vụ tông đồ bắt đầu: "Phêrô với đầy ơn Chúa Thánh Thần nói..."

Sách đó được gọi là "Công vụ Tông đồ", nhưng, khi chúng ta đọc được những "Hành vi" của các Tông đồ, chúng ta có nhận thấy rằng thật sự chúng ta đang được mời gọi làm nhân chứng cho "Công vụ của Chúa Thánh Thần". Như chúng ta đã biết trước đó trong 4 phúc âm đã nói về thành tích tồi tệ của các Tông đồ. Nhưng, tất cả đã thay đổi. Họ đã thay đổi - vì trong mỗi lời rao giảng và chữa lành, ngay cả trước các người chống đối, hình tác của Chúa Thánh Thần như đã hứa sẽ thực hiện qua họ. Vì thế, nên gọi là "Công vụ Chúa Thánh Thần ".

Chúng ta không phải là người đọc sách thoáng qua về các mẫu chuyện này phải không? Không, chúng ta là những người có đức tin được nhắc nhở rằng chúng ta cũng là những người ăn xin, không tự chữa lành và tự cứu mình được. Nhưng, bởi phép Rửa tội, một đời sống mới bắt đầu trong chúng ta là những người ăn xin được chữa lành. Chúng ta có thể đứng dậy và bước đi. Giống như thánh Phêrô, người đã từng nhân danh Chúa Giêsu chữa lành, và chúng ta có thể "nâng dậy" những người bị áp bức.

Họ là ai, những người cần nhận được lời khai phán và việc chữa lành? Chúng ta hãy phá bỏ sự thinh lặng và nói lời thương yêu và tha thứ cho những người gần nhất trong gia đình chúng ta. Chúng ta đã bị nhốt trong phòng lâu rồi, và trong lúc chán nản, chúng ta đã nói những lời xúc phạm đến những người thân thiết nhất của chúng ta. Hãy phá bỏ sự thinh lặng. Những người xung quanh chúng ta vẫn còn bị cô đơn trong gia đình vì tuổi cao, do nghèo khó hay vì bệnh tật. Chúng ta, những người đi ngang qua khỏi họ, như Phêrô và Gioan có thể làm điều gì cho họ trên đường đi vào Đền Thờ cầu nguyện. Thay vào đó, chúng ta hãy tiếp cận họ và phá bỏ sự thinh lặng.

Có nhiều câu chuyện mạnh mẽ và đơn giản về những người lớn và các trẻ em gởi những thông điệp yêu thương cho các nhân viên y tế đang kiệt sức trong các bệnh viện. Chúng ta hãy bỏ sự thinh lặng. Chúng ta không cần phải tìm kiếm xa để gặp người ăn xin. Giống như Phêrô và Gioan đã thấy, hoặc chúng ta đã đi qua họ hằng ngày. Họ ngồi nơi cửa các siêu thị, quán ăn, các ngã tư đường và sống dưới các cầu vượt đường cao tốc. Chúng ta có thể chia thức ăn với họ, nở nụ cười và nói lời yêu thương với họ chứ? Hãy phá bỏ sự thinh lặng. Có những người ở trong tù phòng tử hình, nhà cách ly phòng tránh dịch bệnh, không được phép thăm viếng. Có người ngồi trong tù quá lâu, họ đã không nhận được thơ từ gia đình họ. Hãy thử tìm xem tên những người tù, gởi cho họ một lời kinh nguyện nhân danh Chúa Giêsu và phá bỏ sự thinh lặng.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


4th SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 4: 8-12; Psalm 118;1 John 3: 1-2; John 10: 11-18

With the recent spike in hospitalizations and deaths from the Corona virus in states across the country we are once again reminded of the heroic valor of emergency room medical staffs. Were we taking them for granted? Have we forgotten how much they have been giving of themselves and the sacrifices their families have made because they choose to respond to the desperate needs of members of the community? With the latest surge of critical cases we are reminded of what we owe them. Once again grateful neighbors are standing outside hospital emergency rooms cheering exhausted staff coming off duty and those entering for the next grueling shift. Modern day heroes for sure, who choose to risk their own health to save others. Their sacrifice benefits so many. As we watch, or read their stories of heroism do we wonder if we, in a similar situation, would respond so generously? Would we take the risks they take daily?

I wondered that once as a teenager as I stood on a stormy ocean beach watching a lifeguard my age rush into the turbulent waters to rescue a floundering man. If it weren’t for that lifeguard, willing to risk his own life, the man would have drowned. The memory of that lifeguard and current images of daily heroism by risk takers during the pandemic illuminate today’s gospel for me.

Five times in today’s brief passage Jesus says he "lays down his life" for us. He is ready and willing to give his life for his sheep. His sheep are threatened and he chooses not to be a bystander, but to confront death and save them.

If we are to be Jesus’ followers then we can not be bystanders when others are in need. Salvation is not just about me and my prayer life. We are a community and care of those in need is not just a job of a few professionals. Nor is the care of others just a matter of contributing to a "worthy cause" – as good and noble as that is. Following Jesus’ example and gifted by his Spirit, we are to be willing to give of our lives to serve others. We are not, as Jesus instructs, to be like the "hired hand" who flees when danger, or need threatens others.

If we can call it so, one of the "gifts" of this pandemic is the extraordinary sacrifices and gestures of hospitality shown to those in need by their neighbors. Strangers have become friends because they have reached out beyond the usual confines of their private lives. Isn’t that what Jesus encourages us to do – as he did – lay down our lives for others? After all, Jesus did not just offer his life as an example for us. His freely-chosen death also released us from our selfishness and privacy to do, in some way, what he did for others?

Jesus was not just a victim of harsh political and religious institutions, or circumstances beyond his control. While willing to give obedience to God’s will, still he was free to lay down his life – or not. Because of Jesus we also live in willing obedience to God’s will. In him we have a shepherd who knows each of us by name and loves us now, despite our wayward ways. He has willingly embraced each of us by laying down his life, taking it up again and sharing his risen life with us through his Spirit.

In our first reading Peter and John are defending their faith in the resurrected Christ before the religious authorities. They had healed a beggar at the gate of the Temple (Acts 3:1-10). Peter proclaimed that the healing came through the very God the people worshiped in the Temple before them. Their God had raised Jesus from the dead and in Jesus’ name the beggar was raised.

Now the two disciples are before the Sanhedrin’s religious authorities and Peter is defending what he did and in whose name he did it. The authorities can’t deny the miracle, there were witnesses to the event. But they want to know, "By what power, or in whose name have men of your stripe done this?"(4:7) When Peter and John stood before the religious authorities did they remember that Jesus had told them they would encounter opposition, but also that the Holy Spirit would be with them and tell them what to say? (Luke 12: 11-12) Jesus fulfilled his promise because Luke’s account in Acts begins: "Peter filled with the Holy Spirit said...."

It is called the "Acts of the Apostles," but as we read about the "acts" of the apostles, we realize we are really being invited to witness the "Acts of the Holy Spirit." We know of the previous dismal performance of the apostles from the four Gospels. But all has changed – they had changed – because in each of their wonderful preachings and healings, even before opponents, the promised Spirit was acting through them. Thus, the "Acts of the Holy Spirit."

We are not just casual readers of this account are we? No, we are people of faith being reminded that we too were beggars unable to heal and save ourselves. Then, through our baptism, new life was given us, healed beggars. We could stand up and move. Like Peter, who once healed in the name of Jesus, we too can "raise up" the downtrodden.

Who are they who need healing words and actions? Let us break the silence and speak loving and forgiving words to those nearest us in our own families. We have been locked up too long and in our frustration have said and done hurtful things to those closest to us. Break the silence. People around us are still isolated in their homes due to age, poverty, or illness. Let’s not pass them by, as Peter and John could have done on their way to pray. Instead reach out to them and break the silence.

There have been powerful, yet simple stories, about adults and children sending loving messages to a exhausted hospital staff. Let’s break the silence. We don’t have to look far these days for beggars. Like Peter and John we see, or pass them daily. They are near supermarkets, at food pantries, road crossings and living under highway overpasses. Can we share food with them, a smile and a kind word? Let’s break the silence. There are people in prisons and on death row, isolated by the virus and not allowed visitors. Some have been in prison so long they don’t even receive mail from their own families. Check the prisoners’ names below, send them a prayer message in Jesus’ name and break the silence.
 
Trở Nên Mục Tử, Lời Mời Gọi Tất Cả Mọi Người
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
08:47 22/04/2021
Trở Nên Mục Tử, Lời Mời Gọi Tất Cả Mọi Người

(Chúa Nhật IV Phục Sinh – Lễ Chúa Chiên Lành)

Hồi ấy, vua Đường Thái Tông, là hoàng đế đang thống lĩnh một vương quốc cường thịnh với nhiều nước chư hầu. Ông có một công chúa tài sắc vẹn toàn, đang đến tuổi cập kê. Do đó, nhiều vua chư hầu cứ ngấp nghé, muốn đến cầu hôn. Hoàng đế không biết chọn ai, mới nghĩ ra một cuộc thi tài. Trong cuộc thi này, hoàng đế đặt ra nhiều thách đố.

Một trong những thách đố đó là hoàng đế đem nhốt chung cùng một chuồng 100 con chiên mẹ và 100 con chiên con. Các người dự thi làm cách nào mau chóng phân biệt được chiên con nào thuộc về mẹ nào. Có một vị vua thông minh đã nghĩ ra một cách thật đơn giản ông bắt từng con chiên con ra giữa sân khi nó kêu, mẹ nó nghe tiếng sẽ tìm cách thoát ra đến với con, mẹ con gặp nhau vui sướng. Vị vua này đã thắng cuộc.

Chúng ta chắc chắn đã biết rõ tại sao chiên con lại tìm được chiên mẹ. Chiên mẹ biết tiếng của chiên con, chiên con biết hơi chiên mẹ, sữa chiên mẹ khiến chiên con nhận ra mẹ của mình. Trong ngày Chúa nhật IV Phục Sinh, Giáo hội mừng lễ Chúa Chiên Lành nhằm giới thiệu về Mục Tử Giê-su nhân lành như muốn mời gọi chúng ta noi gương bắt chước hình ảnh người Mục tử Giê-su cũng như cầu nguyện để có thêm nhiều mục tử nhân lành cho một thế giới đây đó đang tồn tại văn hoá sự chết và lối sống gian ác.

1/ Đức Giê-su, Mục tử nhân lành mẫu gương cho chúng ta.

Đọc Tin mừng Chúa nhật IV Phục Sinh hôm nay, chúng ta được Đức Giê-su tự giới thiệu: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.” (Ga 10,11). Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời Nhập Thể đã nhận mình là người Mục tử đến để cho chiên được sống và sống dồi dào. Trước khi trở thành Mục tử để chăm sóc đoàn chiên, là các ki-tô hữu, Đức Giê-su phải hiện diện với đoàn chiên qua việc nhập thể và nhập thế. Sự hiện diện như là cách thức đầu tiên để tiếp cận và gặp gỡ đoàn chiên. Người mục tử sẽ khó lòng để chăm sóc và dẫn dắt đoàn chiên nếu thiếu đi sự hiện diện bằng thể lý. Vì có hiện diện, có gặp gỡ mới dễ nhận biết nhau và nghe được tiếng của nhau. Chính vì thế, Chúa Giê-su mới nói: “Tôi chính là Mục tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi”. (c.14). Làm sao biết được chiên nếu không hiện diện và gặp gỡ chiên một cách trực tiếp. Khi biết chiên và chiên biết mình, người mục tử dễ dàng dẫn dắt và chăm sóc. Khi mục tử và chiên thuộc về nhau thì dễ dàng nhận ra nhau và sống chết cho nhau chứ không như người làm thuê. Không biết chiên và chiên không biết mình thì chỉ là kẻ trộm hoặc là kẻ chăn thuê: “Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết gì đến chiên.” (c.12-13). Quả thật, hiểu biết nhau là cách thức cần thiết trong tương quan giữa người với người. Hiểu biết nhau là sẵn sàng cộng tác với nhau. Hiểu biết nhau là sẵn sàng trao ban cho nhau. Hiểu biết nhau là chấp nhận hy sinh cho nhau. Mục tử hiểu biết chiên của mình dễ dàng chăm sóc từng con một là vậy.

Mục tử Giê-su nhân lành không dừng lại ở việc hiện diện và hiểu biết đoàn chiên, Ngài còn để lại mẫu gương về đời sống quan tâm, chăm sóc và gần gũi với đoàn chiên. Giê-su luôn chủ động đi bước trước để đến với các con chiên tội lỗi và thu thuế. Nơi hình ảnh Gia-kêu, một người thu thuế và bị xem là kẻ tội lỗi, chính Mục tử Giê-su đã đích thân ngỏ lời trước để vào nhà Gia-kêu. “Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông” (Lc 19, 5). Một cử chỉ hết sức gần gũi và đầy lòng nhân ái của người Mục Tử Giê-su. Nhẹ nhàng và thân thiện là nét cần thiết cho người mục tử đối với những người tội lỗi. Bên cạnh đó, Mục tử Giê-su luôn luôn chạnh lòng thương đối với dân chúng. “…Đức Chúa Giêsu đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền. Đức Chúa Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt. Bấy giờ Người nói với các môn đệ rằng: ”Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy các con hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Mt 9,35-38). Hình ảnh Giê-su, Người Mục Tử nhân lành đã thể hiện rất rõ nơi lời giảng dạy và cung cách sống của Ngài.

Hơn nữa, Giê-su Ki-tô còn là Mục tử nhân lành dám hy sinh mạng sống của mình cho đoàn chiên. Điều này chính Ngài đã khẳng định: “Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên…Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.”(c.11.14-15). Không chỉ hiện diện, hiểu biết chiên của mình, người Mục Tử Giê-su đã chấp nhận hy sinh mạng sống qua cái chết đau đớn trên Thánh Giá vì yêu thương nhân loại. Quả thật, yêu ai không chỉ hiện diện, hiểu biết, gặp gỡ nhưng chúng ta phải trao ban, ngay cả mạng sống mình cho người mình yêu.

Ngoài ra, Giê-su Mục tử nhân lành không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc đoàn chiên của mình, nhưng Ngài còn hướng đến những con chiên lạc, những con chiên ngoài chuồng, tức là những người ngoại. “Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử.”(c.16). Đức Giê-su đến trần gian không chỉ dành riêng cho dân riêng, cho những ai đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội nhưng Ngài đến để cứu độ toàn thể nhân loại. Ơn cứu độ của Chúa là ơn cứu độ phổ quát là vậy. Mọi người có thể được đón nhận ơn cứu độ nếu tin vào Đức Giê-su Ki-tô, Đấng cứu độ duy nhất.

2/ Trở nên mục tử, lời mời gọi tất cả mọi người

Là những người đã được đón nhận Bí tích Rửa tội, chúng ta được mời gọi trở nên những ‘mục tử’ truyền giáo nơi môi trường sống hằng ngày. Như Mục Tử Giê-su nhân lành, chúng ta được mời gọi bước vào cuộc sống với biết bao nhiêu cuộc gặp gỡ và đối thoại với đủ hạng người ở khắp mọi nơi. Để cuộc gặp gỡ và đối thoại trở nên hiệu quả và sinh ích, mỗi chúng ta đòi buộc gắn chặt với Giê-su hằng ngày trong từng giây phút để kín múc được sức mạnh và nguồn sống từ Ngài. Bài đọc I đã minh định rằng ơn cứu độ chỉ đến và xuất phát từ Đức Giê-su nhân lành:“…Đấng ấy là tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, chính tảng đá ấy lại trở nên đá tảng góc tường. Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ.” (Cv 4,11-12). Nơi bài đọc II, Thánh Gioan Tông Đồ cũng nhắc nhở chúng ta như sau: “Anh em thân mến, anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa - mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa.” (1 Ga 3,1). Thật vậy, khi lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy, chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa và trở thành thụ tạo mới. Chúng ta được lãnh nhận 3 sứ vụ phổ quát là ngôn sứ, tư tế và vương đế, nên chúng ta có trách nhiệm trở nên ‘mục tử’ phổ quát cho anh chị em chung quanh. Như Mục tử Giê-su, chúng ta hãy ý thức sự hiện diện đầy yêu thương và dễ mến trong môi trường sống của chúng ta. Mục tử là người hiện diện với tha nhân. Hiện diện để trao ban. Hiện diện để đối thoại và gặp gỡ. Hiện diện để chúc bình an và niềm vui. Hiện diện để chữa lành và trấn an. Như thế, nơi linh mục, mục tử hiện diện đối với đoàn chiên nơi các cộng đoàn giáo xứ, giáo họ; nơi Bố mẹ, là mục tử hiện diện với con cái trong gia đình; nơi thầy cô giáo là mục tử hiện diện với học sinh nơi trường lớp; nơi giám đốc hay quản lý là mục tử hiện diện với nhân viên nơi công xướng; nơi Giám mục, mục tử hiện diện với giáo phận; nơi Giáo hoàng, mục tử hiện diện với Giáo hội,…

Mặt khác, giữa môi trường đầy dẫy những sự vô cảm, vô tâm, ki-tô hữu được mời gọi hãy trở nên những mục tử hiểu biết, gần gũi, quan tâm và chăm sóc ‘chiên’, là tha nhân. Nhờ đó, những ‘con chiên’, nhất là chiên lạc, chiên đau khổ, chiên bệnh tật, chiên tội lỗi, chiên khô khan, được đón nhận, gặp gỡ và ủi an. Như Mục Tử Giê-su nhân lành, vì yêu thương, chúng ta, những mục tử cũng chấp nhận hy sinh bản thân mình để phục vụ và trao ban cho ‘chiên’ trong gia đình, nơi trường học, nơi chợ búa, nơi bệnh viện, nơi đồng áng, nơi công ty,…Đặc biệt, như Đức Giê-su, Mục tử nhân lành đã đi tìm những con chiên chưa thuộc đàn, thì chúng ta, những mục tử của Ngài, cũng cố gắng ra đi dấn thân đến với những anh chị em chưa nhận biết Chúa để gặp gỡ, tiếp cận và loan báo Tin mừng.

Tóm lại, trong ngày lễ Chúa Chiên Lành, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc cầu nguyện cho ơn gọi thiên triệu, ơn gọi linh mục trên toàn thế giới, mà còn được mời gọi học nơi gương bắt chước Giê-su, Mục Tử nhân lành để trở nên những ‘mục tử’ truyền giáo trong bổn phận mọi nơi mọi lúc cho mọi người. Xin Chúa Phục Sinh đồng hành và ban ơn bình an để mỗi chúng ta sống xứng đáng là con cái của Chúa hầu trở nên những chứng tá Tin mừng cho mọi anh chị em chung quanh. Amen.

Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
 
Ước Mơ, Phục Vụ và Trung Thành
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
08:49 22/04/2021
Ước Mơ, Phục Vụ và Trung Thành

Chúa Nhật Chúa Chiên Lành

( Ga 10, 11 – 18 )

Hàng năm vào Chúa Nhật Thứ Tư Phục Sinh, còn được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, chúng ta cử hành Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu.

Trong Sứ điệp nhân ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu năm nay 2021 với chủ đề : “Thánh Giuse, Ước mơ của Ơn gọi” Đức Thánh Cha Phanxicô đã diễn giải 3 đặc tính của ơn gọi nơi mỗi cá nhân là ước mơ, phục vụ và lòng trung thành.

Ước mơ là dấu chỉ của ơn gọi. Ai muốn tận hiến cho Chúa, người ấy trước tiên phải ước ao, phải muốn đi Tu đã. Không phải chỉ là một ước muốn mơ hồ, mà là một ý muốn cương quyết mạnh mẽ và lâu bền đầy ý thức ngay lành. Ðành rằng có thể có những hối tiếc, những cám dỗ, nhưng đương sự vẫn cố gắng và cương quyết vượt qua. Ði theo Chúa không phải vì vụ lợi, danh vọng mà vì muốn nên trọn lành. Chúa phán cùng người thanh niên : “ Nếu con muốn nên trọn lành hãy về bán hết tài sản... rồi đến theo Ta”. Ðó là dấu căn bản thứ nhất. Đức Thánh Cha đề cập đến đặc tính thứ hai là phục vụ.

Phục vụ

Co bao giờ ta tự đặt câu hỏi: Chúa sinh tôi ra trên trần thế này, để cho tôi lưu lạc nhiều năm tháng, cứu tôi, biến tôi thành con dân Ngài, để hưởng sự sống đời đời nơi Thiên đàng. Như thế khi chưa về nước Chúa, Chúa muốn ta làm gì không?

Hiển nhiên, Chúa muốn chúng ta thành con người phục vụ trong thành công và đắc thắng cho Ngài.

Mỗi tín hữu là một người phục vụ. Chúng ta được tạo dựng để phục vụ (x. Eph 2,10). Ađam và Eva được Thiên Chúa tạo dựng để phục vụ Chúa, quản trị muôn loài. Phải khẳng định rằng, chúng ta được cứu để phục vụ (x. 2 Tim 1,9), được kêu gọi để phục vụ và đụợc ban ơn để phục vụ, như Phêrô mô tả : "Moi người trong anh em hãy lấy ơn mình đã được mà giúp lẫn nhau, khác nào người quản lý trung tín giữ các thứ ơn của Thiên Chúa" (1 Pr 4, 10).

Người được ban cho quyền hành cũng là để phục vụ : “Anh em hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ, nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28, 18-20).

Tóm lại, Thiên Chúa không tình cờ tạo ra chúng ta, Ngài cũng không rủi may cứu chúng ta, càng không tùy hứng kêu gọi và ban ơn cho chúng ta. Chúa có chương trình, kế hoạch, mục đích tạo dựng, cứu rỗi, kêu gọi, ban ơn để chúng ta phục vụ Chúa và nhận phần thưởng quí báu đời đời của Ngài. Hay cảm tạ Chúa. Hãy nói với Chúa: Chúa ơi, xin dùng con phục vụ Ngài.

Chúa Giêsu đã phán: “Thầy ở giữa các con như một người hầu hạ” (Lc 22,27). Là Kitô hữu, chúng ta được mời gọi phục vụ lẫn nhau. Người sống đời tu trì thì càng phải phục vụ. Phục vụ là giúp đỡ những người khác cần sự trợ giúp. Sự phục vụ giống như Chúa Giêsu phát sinh từ tình yêu mến chân thật đối với Đấng Cứu Thế và lòng yêu thương cũng như mối quan tâm đối với những người mà Chúa ban cho chúng ta các cơ hội để phục vụ. Tình yêu thương không phải chỉ là một cảm giác suông; nhưng là yêu và muốn giúp đỡ họ.

Là Kitô hữu, chúng ta phải sẵn lòng phục vụ, bất luận mức thu nhập, tuổi tác, hay địa vị xã hội của chúng ta ra sao. Một số người tin rằng chỉ những người nghèo khó và thấp hèn mới phải phục vụ. Một số người khác lại nghĩ rằng chỉ những người giàu có mới phải phục vụ. Nhưng Chúa Giêsu đã dạy ngược lại : “Trong các ngươi, kẻ nào muốn làm lớn, thì sẽ làm đầy tớ các ngươi; còn kẻ nào muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi các ngươi” (Mt 20, 26–27). Vì thế, người sống đời tu trì được gọi riêng để phục vụ tha nhân.

Có nhiều cách để phục vụ. Chúng ta có thể giúp những người khác về phương diện kinh tế, xã hội, vật chất và tinh thần. Cho người đói ăn, giúp người ốm yếu, ai ủi kẻ sầu muộn, cô đơn… Hãy nghĩ đến những người đang lâm cảnh khốn khổ về phương diện kinh tế, xã hội, vật chất cũng như tinh thần. Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập đến đặc tính thứ ba là trung thành.

Trung thành

Trung thành trong ơn gọi không chỉ đơn giản là ơn gọi trong đời sống tu trì hay gia đình, nhưng là tất cả mọi hoạt động và ý định của Thiên Chúa muốn con người cộng tác vào.

Thiên Chúa luôn là Đấng chủ động mời gọi con người đến để hiệp thông, cộng tác với Ngài, nhờ đó con người được lớn lên trong tình yêu thương chăm sóc và bảo vệ, cũng như được thừa hưởng phúc lộc sẽ ban cho khi luôn gắn bó, trung thành với Ngài. Vì thế, cách khôn ngoan của con người là mau mắn đáp lại tiếng Chúa và trung thành với phận vụ cao quý mà Thiên Chúa đang giao phó nơi mỗi người, trong từng việc, từng hoàn cảnh và thời gian khác nhau.

Trung thành trong ơn gọi tận hiến không đơn giản chỉ là có tên, có mặt trong nhà dòng, qua những lần khấn hứa để trở thành tu sĩ, hay thành linh mục đoàn Giáo phận mà thôi. Mà phải làm cho ơn gọi dâng hiến trở nên sống động, là biểu tượng của hạnh phúc thật, là nguồn sức sống sung mãn cho con người và thành niềm say mê cho ai khát khao và kiếm tìm.

Chính nhờ trung thành gắn bó với ơn gọi, mà con người được Thiên Chúa chúc phúc. Đời họ trở nên dấu chỉ của tình thương và an bình.

Vì thế, người tu trì phải làm cho đời mình trở nên hạnh phúc thực sự, thành dấu chỉ của niềm vui giữa thế gian, nhờ đó mà người đời nhận biết sự tốt lành và cao cả của Thiên Chúa ban cho con người, qua ơn gọi dâng hiến.

Nhân Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu chúc như sau : “Tôi cầu chúc cho các bạn, những người đã quảng đại biến Thiên Chúa thành ước mơ của cuộc đời các bạn, phục vụ Người trong những người anh chị em của các bạn qua lòng trung thành…” (x. Sứ điệp Ơn gọi 2021).

Đức Phanxicô đã từng nhắc nhở : “Vào ngày được dành riêng để cầu nguyện cho ơn gọi này, tôi kêu gọi tất cả anh chị em Kitô Hữu hãy ý thức trách nhiệm của mình đối với việc chăm sóc và biện phân các ơn gọi”. Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các bạn trẻ ở khắp Châu Á ngày càng chú tâm lắng nghe lời Chúa kêu gọi và đáp lại ơn gọi của mình với đức tin và lòng dũng cảm.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ IV Mùa Phục Sinh Năm B. 25.4.2021
Lm Francis Lý văn Ca
14:15 22/04/2021
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,

Theo truyền thống của Giáo Hội, Chủ Nhật hôm nay được gọi là Chủ Nhật Chúa Chiên Lành. Ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Với đôi phút dọn lòng để bước vào thánh lễ, chúng ta suy nghĩ về ơn gọi sống đời hiến dâng. Đồng thời, mỗi người được mời gọi cầu nguyện và nâng đỡ những ai đáp lại tiếng gọi của Trời Cao.

Chúng ta hãy tiếp tay với Giáo Hội trong việc cổ võ và khuyến khích con em tìm hiểu và theo đuổi ơn thiên triệu. Chúng ta phải rộng tay đóng góp vào việc huấn luyện các chủng sinh, tu sĩ dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng ta cầu xin Chúa là Chủ Ruộng sai nhiều thợ gặt vào cánh đồng của Ngài. Với những tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:

Hai tông đồ Phêrô và Gioan bị bắt sau khi Phêrô chữa lành người què. Nhờ dịp nầy, Phêrô đã công khai xác định về việc chữa người tàn tật đó là do ơn Chúa Kitô Phục Sinh mà người Dothái đã đóng đinh.

TRƯỚC BÀI II:

Thánh Gioan trình bày ơn cứu rỗi bắt nguồn từ sự chết và phục sinh của Đức Kitô. Cuộc sống chúng ta ngày mai sẽ ra sao thì không nằm trong sự hiểu biết của con người, nhưng do Chúa quan phòng.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:

Người chăn chiên nhân hậu phó mình vì đàn chiên mà Tin Mừng hôm nay thuật lại là hình ảnh trung thực của Đức Kitô. Hình ảnh đó ngày nay ám chỉ các Đức Giáo Hoàng, Giám mục, Linh mục trong sứ vụ chăn dắt, giảng dạy và ban phát những mầu nhiệm thánh.

Lời Nguyện Giáo Dân.

Linh mục: Anh Chị Em thân mến, Chúa Kitô đã sống lại thật, đó là niềm vui và niềm hy vọng thân xác của chúng ta sẽ sống lại trong ngày sau hết. Với sự tin tưởng nầy chúng ta dâng lên Thiên Chúa những lời cầu xin hôm nay:

1. Xin cho Đức Thánh Cha Phanxicô là Đấng Chăn Chiên Tối Cao của Giáo Hội Hoàn Vũ, luôn được khôn ngoan và minh mẫn, để tiếp tục sứ vụ Đấng Chăn Chiên Giáo Hội trần thế. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho những thanh thiếu niên đang tìm hiểu hay đang bước theo tiếng gọi của Chúa sống đời hiến dâng, luôn đủ nghị lực để trung thành trong ơn gọi. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin Chúa cho những anh chị em đang tu học trong các dòng tu nam nữ. được trở thành những người thợ nhiệt thành phục vụ vườn nho của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta cùng hiệp thông với Giới Truyền Thông Công Giáo Việt Nam trên khắp Hoàn Vũ và Giáo Hội Việt Nam ở quê nhà trong các thánh lễ để cầu nguyện cho người chiến sĩ kiên cường 'Rao Giảng Tin Mừng Trên Mái Nhà' trong nhiều thập niên là Cha John Trần Công Nghị đã hoàn tất cuộc đời dương thế ngày 22.4.2021 vừa qua.... được hưởng niềm vui bất diệt cùng Đấng Chăn Chiên Nhân Lành. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các tôi tớ nam nữ của Chúa đã qua đời, đăc biệt những linh hồn vì lòng hiếu thảo, những nạn nhân của Covid-19… chúng ta nhớ đến trong những thánh lễ tuần nầy được nghỉ yên muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:

Lạy Chúa, chúng con là những con chiên trong đàn chiên của Chúa, Chúa đã dưỡng nuôi chúng con trên đồng cỏ xanh tươi, qua các phép bí tích. Xin cho chúng con biết nghe tiếng Chủ Chăn, qua sự hướng dẫn của Giáo Hội. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.

Amen
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:23 22/04/2021

8. Tôi muốn lên thiên đàng, hoàn toàn không vì mong hưởng phúc lạc và an nghỉ, mà là hy vọng thiết tha yêu mến Thiên Chúa, để có thể dẫn dắt vô số linh hồn mãi mãi yêu mến Thiên Chúa, ca ngợi Thiên Chúa.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:26 22/04/2021
22. BỒN TẮM QUÁ LỚN

Có hai người ngoài tỉnh gặp nhau, cùng nhau kể những chuyện lạ của địa phương mình.

Người thứ nhât nói:

- “Ở quê tôi có một cái bồn tắm lớn cực kỳ, có thể chứa được một ngàn người tắm ở trong nó.”

Người thứ hai nói:

- “Như thế có gì là lạ, quê tôi có một cây tre dài, trên thì chọc thủng trời xanh, dưới thì chống đỡ đất. Trên không vì không mọc dài được nữa cho chỉ có cách là mọc đâm vào trong đất mà thôi.”

Hỏi:

- “Xì, trên đời này làm gì có cây tre dài như thế hở?”

Đáp:

- “Nếu không có cây tre dài ấy của tôi, thì làm sao có thể đan được cái bồn tắm to lớn ấy của anh chứ?”

(Tiếu Đắc Hảo)

Suy tư 22:

Phải có cây tre cao tới trời thì mới có thể đan được cái bồn tắm rất lớn chứa được một ngàn người tắm trong nó, đúng là chuyện tiếu lâm…hợp tình mà không hại ai cả.

Phải có đức tin mạnh mẻ mới có thể vui vẻ đón nhận tất cả những thử thách xảy đến trong cuộc sống của người Ki-tô hữu.

Phải có sự cầu nguyện kiên trì mới có thể đón nhận những ân huệ lớn lao của Thiên Chúa ban cho, bởi vì ân huệ của Thiên Chúa không phải là những đồ dùng giá mười đồng bạc.

Phải có một tâm hồn thật quảng đại mới có thể tha thứ cho những người vì ghen ghét mà tìm cách hại mình cách này hay cách khác.

Phải có một quả tim yêu thương của Thiên Chúa mới có thể yêu thương người khác như chính mình, nhất là những người luôn chống đối chúng ta…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Nên Mục Tử nhân lành noi gương Đức Giêsu
Lm. Đan Vinh
22:49 22/04/2021
CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH B
Cv 4,8-12; 1 Ga 3,1-2; Ga 10,11-18
NÊN MỤC TỬ NHÂN LÀNH NOI GƯƠNG ĐỨC GIÊ-SU

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Ga 10,11-18

(11) Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. (12) Người làm thuê vì không phải là Mục Tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn. (13) Vì anh ta là kẻ làm thuê và không thiết gì đến chiên. (14) Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi. (15) Như Chúa Cha biết tôi và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. (16) Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử. (17) Sỡ dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. (18) Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh chính mình. Tôi có quyền hy sinh và lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh Cha tôi mà tôi đã nhận được.

2. Ý CHÍNH:

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su đã tự ví mình như vị Mục Tử nhân lành. Sự nhân lành của người Mục Tử được biểu lộ qua 3 hành động sau: Một là biết rõ từng con chiên và cũng được chiên nhận biết và đi theo. Hai là quan tâm đến cả đoàn chiên, nhất là những con chiên bị đau ốm, thương tích hay đi lạc đàn. Ba là sẵn sàng thí mạng mình đương đầu với sói rừng để bảo vệ đoàn chiên.

3. CHÚ THÍCH:

- C 11-13: + Tôi chính là: Đây là kiểu nói của Thiên Chúa khi mặc khải danh xưng: “Ta là Đấng Hiện Hữu” (Xh 3,14). Đức Giê-su cũng nhiều lần dùng kiểu nói này: “Tôi Hằng Hữu”(Ga 8,24.28); “Chính tôi là Bánh trường sinh” (Ga 6,35), “Tôi là Bánh từ trời xuống” (Ga 6,41); “Tôi là ánh sáng thế gian” (Ga 8,12; 9,5); “Tôi là cửa cho chiên ra vào” (Ga 10,7.9); “Tôi chính là Mục tử nhân lành” (Ga 10,11.14); “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25); “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6); “Thầy là cây nho thật... Thầy là cây nho, anh em là cành” (Ga 15,1.5). + Mục Tử nhân lành: Mục Tử là người chăn chiên. Mục tử là hình ảnh diễn tả tình thương bao la của Thiên Chúa đối với dân Ít-ra-en như lời tuyên sấm của ngôn sứ Ê-dê-ki-en: “Chính Ta sẽ chăn dắt chiên của Ta, chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ. Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm. Con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về. Con nào bị thương, Ta sẽ băng bó;.Con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh. Con nào béo mập, con nào khỏe mạnh, Ta sẽ canh chừng. Ta sẽ theo lẽ chính trực mà chăn dắt chúng” (Ed 34,15-16). Thiên Chúa cũng dùng một số mục tử để chăn dắt dân Ít-ra-en như Mô-sê (x. Is 63,11), Đa-vít (x. Tv 78,70-71). Có hai loại mục tử là mục tử tốt và mục tử xấu (x. Gr 10,21). Thiên Chúa hứa ban một mục tử dòng dõi Đa-vít, luôn làm đẹp lòng Người sẽ đến (x. Gr 23,4-6) là Đức Giê-su (x Ga 10,11). + Hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên: Đây là khác biệt quan trọng giữa mục tử chân chính với kẻ chăn thuê. Hy sinh mạng sống cho người mình yêu là dấu hiệu của một tình yêu tột đỉnh (x. Ga 15,13). + Người làm thuê không phải là mục tử: Người chăn thuê ám chỉ các đầu mục Do thái như các kinh sư, Pha-ri-sêu giả hình (x. Mt 23,2), các ngôn sứ giả (x. Mt 24,11). Họ thường có thái độ hèn nhát và vô trách nhiệm (x. Ga,12-13), chỉ lo tìm tư lợi, dẫn đường sai lạc, nói mà không làm và đạo đức giả (x. Mt 23,14.16.25.28).

- C 14-16: + Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi: Từ ngữ “biết” trong Kinh Thánh không những là sự hiểu biết về mặt kiến thức, mà còn nói lên mối quan hệ mật thiết: Biết điều gì nghĩa là có kinh nghiệm cụ thể về điều đó. Biết người nào là có quan hệ mật thiết với người đó (x. Lc 1,34). Đức Giê-su biết các tín hữu là chiên của Người, và họ cũng biết Người là Mục Tử của họ và họ luôn vâng nghe lời Người. + Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này: Sự quan tâm của Mục Tử nhân lành còn phổ biến đến hết mọi dân tộc qua các môn đệ của Người. Sứ mạng loan Tin Mừng và làm chứng cho Người được trao cho các môn đệ là đại diện của Giáo Hội và cũng là sứ mạng của mỗi tín hữu (x. Mt 28,19; Cv 1,8). + Sẽ chỉ có một đoàn chiên và một Mục Tử: Nhờ sự chết của Đức Giê-su trên cây thập giá, biên giới ngăn cách giữa Do Thái và dân ngoại đã bị phá hủy (x. Gl 3,28). Từ nay mọi người thuộc mọi dân tộc đều có thể gia nhập vào đoàn chiên của Chúa Giê-su, vì Người đã đổ máu ra để cứu chuộc toàn thể nhân loại (x. 1 Tm 2,4).

- C 17-18: + Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi: Khi hiển dung trên quả núi cao, Đức Giê-su đã được Chúa Cha công nhận: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17;17,5).. + Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình: Việc Đức Giê-su chịu chết không phải do ý muốn của các đầu mục Do Thái, do ý của tổng trấn Phi-la-tô, Giu-đa, quân lính và dân chúng... Nhưng là do Người tự ý chấp nhận vâng phục thánh ý Chúa Cha (x. Mt 26,39) vào “GIỜ” Con Người được tôn vinh (x. Ga 12,23). + Để rồi lấy lại: Đức Giê-su đã báo cho các môn đệ biết trước: Người sẽ đi lên Giê-ru-sa-lem, chịu đau khổ, sẽ bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại (x. Mt 16,21), nhờ quyền năng của Thiên Chúa (x. Cv 2,32-33).

4. CÂU HỎI:

1) Mục tử là gì?
2) Ba đặc điểm của người mục tử tốt lành là gì?
3) Đức Giê-su nhiều lần tự khẳng định về mình qua những câu nào trong Tin Mừng?
4) Ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã tuyên sấm Thiên Chúa chính là Mục Tử nhân lành của dân Ít-ra-en trong câu nào?
5) Trong lịch sử cứu độ, Thiên Chúa đã đặt những vị nào làm mục tử để thay Ngài chăn dắt dân Ít-ra-en?
6) Khác biệt quan trọng nhất giữa mục tử tốt với kẻ chăn thuê là gì?
7) Đức Giê-su quở trách các đầu mục dân Do thái vốn là những kẻ chăn thuê vì những tội nào?
8) Ý nghĩa sâu xa của từ “biết” trong Thánh Kinh là gì?
9) Tin mừng ghi lại hai lần Đức Giê-su được Chúa Cha xác nhận là Con yêu dấu như thế nào?
10) Đức Giê-su đã tình nguyện chọn thi hành sứ mệnh cứu thế bằng con đường chịu khổ nạn theo thánh ý Chúa Cha trong câu nói nào?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,11).

2. CÂU CHUYỆN:

1) QUO VADIS? - THẦY ĐI ĐÂU?

Thời hoàng đế NÊ-RÔNG ra tay bách hại đạo Công Giáo. Thủ đô Rô-ma ngập tràn máu lửa: biết bao tín hữu đã bị giết chết dưới bàn tay của bạo chúa tàn bạo điên loạn.
Giáo hội non trẻ do Đức Giê-su thiết lập như sắp bị tan tác tiêu diệt. Phê-rô là trụ cột của Giáo hội. Các tín hữu đã tha thiết xin ông trốn khỏi Rô-ma, để có thể tiếp tục lãnh đạo đoàn chiên. Đề nghị này khiến tông đồ Phê-rô phân vân vì đoàn chiên chắc sẽ bị nao núng nếu mất đi chủ chiên? Thầy Giê-su đã chẳng khuyên các môn đệ: khi người ta bắt chúng con ở thành này, thì hãy trốn sang thành khác đó sao? Thế là Phê-rô đã mang theo bị gậy và hóa trang để trốn ra khỏi thành. Nhưng rồi ông lại gặp Chúa Giê-su Phục Sinh đang đi vào thành nên ông hỏi:
- Quo vadis, Domine? Lạy Chúa, Chúa đi đâu vậy?
Chúa Giê-su Phục Sinh trả lời :
- Ta đi vào trong thành để chịu đóng đinh thêm một lần nữa. Nói xong Chúa biến mất.
Hiểu ý Thầy, nên Phê-rô đã quay trở vào thành Rô-ma để động viên an ủi đoàn chiên đang bị bách hại. Sau cùng ông đã bị bắt và bị đóng đanh ngược đầu để nêu gương chết vì lòng mến Chúa cho đoàn chiên.

2) MẸ TÌNH NGUYỆN CHẾT THAY CHO CON

Trên một tạp chí y học ở Ac-hen-ti-na, bác sĩ GIĂNG COÓC-TÊ (Jean Cortez) đã kể lại một trường hợp đặc biệt mà chính ông chứng kiến. Ông đang điều trị cho một bé gái tên là Ăng-gien (Angel). Em bị ung thư bao tử, một bệnh rất hiếm gặp nơi trẻ em. Sau khi giải phẫu và điều trị đủ cách, ông đành phải báo tin buồn cho bà mẹ của bé về sự bất lực của mình trước căn bệnh hiểm nghèo này, và tuyên bố bé Ăng-gien đã chết! Bà Ma-ri-a mẹ em bé gần như hóa điên khi nghe tin dữ ấy. Bà nhất quyết không cho ai đụng vào thi thể của con, và bà quỳ cầu nguyện nhiều giờ bên giường của con. Bác sĩ Coóc-tê rất xúc động khi nghe bà cầu xin được chết thay cho con. Ông cùng mọi người im lặng ra ngoài để bà một mình với đứa con đã chết.
Nửa tiếng đồng hồ sau, mọi người lại vào phòng và rất ngạc nhiên khi thấy bé Ăng-gien bây giờ đã khỏe lại. Gương mặt em rạng rỡ vui vẻ như không bị bệnh tật gì. Em đang ngồi trên giường, còn mẹ em thì nằm gục bên cạnh giường và sắp chết. Bà thều thào nói với bác sĩ rằng: “Thưa bác sĩ, tôi rất mừng được Chúa thương nhậm lời cầu của tôi là cho tôi được chịu bệnh thay cho con tôi!”. Bấy giờ bác sĩ Coóc-tê lập tức cho tái xét nghiệm và kết quả là bé Ăng-gien đã hoàn toàn bình phục, còn bà Ma-ri-a thì lại bị mắc chứng bệnh bao tử của em mà trước đó bà chưa hề mắc phải. Thân nhân xúm lại xung quanh bà Ma-ri-a để động viên an ủi bà và hứa sẽ nhận bé Ăng-gien làm con và sẽ chăm sóc nuôi dạy bé nên người tốt sau này. Vài giờ sau bà Ma-ri-a đã ra đi trong bình an. Bà được mọi người kính phục vì tình mẫu tử cao quý bà dành cho con.
Bác sĩ Coóc-tê kết luận: “Tôi không thể giải thích tại sao lại có thể xảy ra như thế được! Vì rõ ràng trước đó cô bé Ăng-gien đã chết. Có thể có một thần lực siêu phàm nào đó đã tác động và hoán chuyển căn bệnh quái ác từ đứa con sang bà mẹ!”.

3) MUC TỬ NHÂN LÀNH HY SINH CHỊU CHẾT VÌ ĐOÀN CHIÊN

Đức cha RÔ-MÊ-RÔ, Tổng Giám Mục San Salvador ở Trung Mỹ đã cương quyết phản đối chính phủ đã vi phạm nhân quyền, khi ủng hộ giới địa chủ và đại tư sản để áp bức bóc lột nông dân, mà tuyệt đại đa số là người Công Giáo (98%). Đức cha đã can đảm đứng về phía nông dân để bênh vực quyền lợi cho họ, dù biết rằng hành động như thế có thể đưa ngài đến chỗ bị cầm tù và bị giết chết nữa. Nhưng, giống như Chúa Giê-su, vị Mục Tử nhân lành, Đức cha Rô-mê-rô đã sẵn sàng chịu chết, hiến mạng sống mình để “đoàn chiên được sống và sống dồi dào”.
Ngày 24/3/1980, một tay súng chuyên bắn thuê đã hạ sát Đức cha Rô-mê-rô trong lúc ngài đang cử hành thánh lễ trong nhà thờ với đoàn chiên, khiến ngài đã tắt thở ngay tại chỗ. Chỉ trước đó vài phút, ngài đã giảng một bài thật hùng hồn về niềm hy vọng tràn đầy vào hạnh phúc vĩnh cửu của con cái Chúa; trong đó, ngài tha thiết khuyên giáo dân hãy hy sinh phục vụ tha nhân theo mẫu gương hy sinh của Chúa Ki-tô.
Từ ngày Đức Tổng Giám Mục Ro-me-no tranh đấu đòi nhân quyền cho giáo dân bị áp bức, ngài đã ý thức rằng tính mạng của ngài đang bị đe dọa. Một lần kia ngài đã quả quyết với các phóng viên rằng: "Mặc dầu kẻ thù có giết chết tôi, tôi cũng sẽ "trỗi dậy" giữa dân của tôi". Bởi vì Đức Tổng Giám Mục rất thương mến giáo dân của Ngài tại San Salvador, và chính vì thế, ngài đã sẵn sàng chịu chết để bênh vực quyền lợi cho họ. Ngài đã sống lời Chúa phán trong Tin Mừng hôm nay: "Ta là Mục Tử nhân lành, Mục Tử nhân lành đã hiến mạng sống mình vì đoàn chiên... Ta biết chiên của Ta và Ta hiến mạng sống vì chiên của Ta".

4) MỤC TỬ NHÂN LÀNH HY SINH PHỤC VỤ ĐOÀN CHIÊN:

Vào năm 1870 theo lệnh của chính quyền Ha-wai, những người mắc bệnh phong cùi phải cách ly với mọi người để đến sống trên cù lao Mo-lo-kai. Tàu của nhà nước mỗi tuần chỉ tiếp tế cho những người ở đây một lần. Những người phong hủi sống ở đó thiếu thuốc thang, thiếu sự chăm sóc, nhất là thiếu an ủi và nâng đỡ đặc biệt là về phương diện tôn giáo. Khi vừa nghe thấy tin này, được lòng mến Chúa thúc đẩy, cha Damien dòng Thánh Tâm người nước Bỉ, đã tình nguyện xin Đức Giám Mục Giáo phận cho phép ngài được ra sống chung với những người xấu số đó. Thấy Đức Giám Mục có vẻ lưỡng lự, cha Damien đã quỳ xuống đất thưa rằng:
- Thưa Đức cha, mặc dầu con còn trẻ, nhưng khi khoác lên mình chiếc áo dòng đen nhà tu, con đã trở nên những người của Chúa, con đã sẵn sàng chết cho các linh hồn theo gương Chúa Giêsu.
Sau khi được phép Đức Giám Mục Giáo phận, cha Damien lên đường ra đi, đến cù lao Molokai để sống chung với anh em phong hủi. Cha đã sống với họ 16 năm: ra vào thăm nom, tập cho họ nghề nghiệp, dạy họ đọc và chữ viết, rửa tội, giải tội, xức dầu thánh. Sau một thời gian vì quá gần gũi với những người cùi, cha đã lây bệnh. Bác sĩ Woons viết rằng: cha Damien đã khác hẳn mười năm trước đây. Mặt mũi giờ đây bị rộp và sưng lên. Hai tai dày cộm và xệ xuống, các ngón tay đang lần lượt co quắp lại… cha đã trở nên giống các con chiên của cha: da trán sưng lên; hai tai phồng ra to; mũi, má, cổ tay đều bị hủi ăn.
Sau 16 năm sống trong hy sinh và bệnh nạn, cha Damien bị những vi trùng cùi đêm ngày tấn công, và sau hết phải ngã gục và chết giữa con chiên.
Chúa Giêsu đã từ trời xuống thế để ở với loài người. Chúa còn chết cho loài người.
Cha Damien đã chết giữa những con chiên mắc bệnh phong hủi của cha, để một phần nào nói lên được điều Chúa đã nói trong bài Tin Mừng hôm nay: “Mục tử tốt lành liều mạng sống vì con chiên”.

NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA CÁC MỤC TỬ THỜI ĐẠI MỚI:

Linh mục là người mục tử được Chúa trao sứ vụ chăn dắt đoàn chiên về phần linh hồn.
- “LINH MỤC, NGƯỜI LÀ AI?”: Văn hào Giu-ăng A-ri-a (Juan Arias) viết: “Lạy Chúa, Linh mục là ai? Đối với nhiều người: Ông ta là một người cô độc ích kỷ. Đối với nhiều người khác: Ông ta là thứ trai già vô tích sự, một nhân viên bàn giấy của tôn giáo”. Người nghèo tỏ vẻ bực bội khi thấy Linh mục hay tiếp xúc với người giàu có và rủa Linh mục là “đồ tư bản chết tiệt!”. Nếu linh mục hiến thân chuyên lo phục vụ người nghèo ít học, người bệnh tật, cô đơn... thì người ta lại ganh ghét và gọi Linh mục là “Đồ tả khuynh bần tiện!”.
Làm Linh mục thời đại ngày nay thật không đơn giản chút nào!
- “MỘT NGƯỜI LUÔN LUÔN SAI LẦM” (He is always wrong): Đây là tựa đề của một bài báo nhỏ nói lên sự cảm thông đối với các Linh mục là chủ chăn thời nay như sau:
* Giảng ngắn dưới 10 phút: “Ông Linh mục này lười không chịu dọn kỹ bài giảng!”.
* Giảng quá 20 phút: “Ông ta là ưa nói dai và nói dài!”
* Nếu giảng với giọng bình thường: “Ông ta có biệt tài dỗ ngủ cho người bị khó ngủ!”
* Nếu giảng hùng hồn: “Ông ta la lối om sòm thật bất kính với Chúa đang ngự trong nhà chầu!”
* Nếu năng đến thăm các gia đình trong giáo xứ: “Ông ta chẳng có việc gì để làm, suốt ngày la cà hết nhà này sang nhà nọ để kiếm chác! chẳng mấy khi thấy ông ta có mặt ở nhà để tiếp xúc với các người cần gặp hay để đi thăm kẻ liệt!”.
* Nếu ít đi thăm: “Ông ta chẳng quan tâm để biết con chiên của mình sống chết ra sao!”.
* Nếu linh mục còn trẻ: “Ông ta mới ra trường nên tay nghề còn non và chưa có kinh nghiệm mục vụ!”.
* Nếu đã cao niên: “Một lão già lẩm cẩm hủ lậu! Ông ta nên sớm về hưu đi là vừa!”
Thật đúng như người đời thường nói: “Ở sao cho vừa lòng người: Ở rộng người cười ở hẹp người chê”. Làm Linh mục thật không dễ chút nào phải không các bạn?”.

3. THẢO LUẬN:

Bạn sẽ làm gì để trở nên chiên ngoan trong đoàn chiên do các mục tử được Chúa sai đến chăm sóc?

4. SUY NIỆM:

1) VỀ hai loại mục tử trong Hội Thánh:

Mục tử là người lãnh đạo và chăn dắt đoàn chiên. Trong Tin mừng hôm nay Đức Giê-su đã phân biệt hai loại mục tử là: mục tử chân chính và mục tử giả hiệu như sau:

- Mục tử chân chính là chủ chiên thực sự của đoàn chiên noi gương Đức Giê-su như Người khẳng định: "Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi" (10,14). Đức Giê-su đã hy sinh quên mình cho đoàn chiên: Người đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng Nước Trời (x Mt 13,1-9), làm nhiều phép lạ cứu nhân độ thế, sẵn sàng chịu chết trên cây thập tự để đền tội thay cho đoàn chiên như Người đã nói: «Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên» (Ga 10,11). Điều Đức Giê-su luôn quan tâm là lo cho «chiên được sống và sống dồi dào» (Ga 10,10). Sống dồi dào về thể xác bằng cách chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền cho dân (x. Mt 8,16-17), xua trừ ma quỷ (x. Mt 9,32-34), nhân bánh ra nhiều để nuôi đám đông đang đói (x. Mt 14,15-21). Dồi dào về tinh thần như nhiệt thành trong sứ vụ rao giảng Tin mừng Nước Trời, thiết lập bảy phép bí tích, bao dung tha thứ tội lỗi, rửa chân phục vụ môn đệ, đổ Thần Khí trên các tông đồ… noi gương Mục Tử nhân lành Giê-su.

- Mục tử chăn thuê, ám chỉ các đầu mục dân Do Thái đương thời gồm các kinh sư, người Pha-ri-sêu và các tư tế phục vụ Đền thờ. Những người này không phải là chủ chiên thực sự nên «không thiết gì đến chiên» (10,13). Họ tỏ thái độ vô trách nhiệm trước sự an nguy của đoàn chiên: «Khi thấy sói đến, họ bỏ chiên mà chạy», để «sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn» (10,12). Đối với hạng mục tử này, đoàn chiên chỉ có giá trị lợi dụng để phục vụ cho họ, như ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã tuyên sấm lời Đức Chúa cáo trách các mục tử chăn thuê của Ít-ra-en như sau: «Khốn cho các mục tử Ít-ra-en, những kẻ chỉ biết lo cho mình! Sữa chiên thì các ngươi uống, len thì các ngươi mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, nhưng đoàn chiên thì lại không lo chăn dắt. Chiên đau yếu, các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệnh tật, các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương, các ngươi không băng bó; chiên đi lạc, các ngươi không đưa về; chiên bị mất, các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc» (Ed 34,2-4).

2) Mục tử lý tưởng cho Hội Thánh hôm nay:

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô quan niệm mục tử lý tưởng cho Hội Thánh hôm nay phải là người có “mùi chiên”, gần gũi với con chiên; Là người cha, người anh em với sự hiền dịu, kiên nhẫn và đầy lòng thương xót; Là người có lối sống khó nghèo, sự khó nghèo nội tâm cũng như khó nghèo bề ngoài như sống đơn giản khắc khổ trong cuộc sống; Là những người không có "tâm lý của các ông hoàng"; Là những người không có tham vọng làm phu quân của Giáo Hội; Là những người có khả năng thức tỉnh đoàn chiên được giao phó, và quan tâm duy trì sự hiệp nhất, canh giữ đoàn chiên, chú ý tới các hiểm nguy có thể đe dọa đoàn chiên, làm cho niềm hy vọng được lớn lên.
Ước gì các Mục Tử luôn có mặt trời và ánh sáng trong trái tim mình. Là những người có khả năng hỗ trợ Thiên Chúa nơi dân Người, với tình yêu thương và lòng kiên nhẫn.
Cuối cùng để chu toàn sứ vụ chăn dắt, vị mục tử có ba vị trí trong đoàn chiên như sau: Một là đi phía trước để dẫn đường; Hai là đi giữa để duy trì sự hiệp nhất và giữ vững tinh thần của đoàn chiên; Ba là đi phía sau để tránh cho chiên khỏi bị tụt hậu, và tạo điều kiện cho chiên đánh hơi hầu tìm ra hướng đi mới cho đoàn.

3) Ngày Thế giới Cầu Nguyện Cho Ơn Thiên Triệu:

Hiện nay trên thế giới nhất là tại các nước Âu Mỹ đang thiếu ơn gọi linh mục và tu sĩ cách trầm trọng. Nhiều nhà thờ không có linh mục coi sóc, nhiều tu viện to lớn bị bỏ hoang vì không còn tu sĩ trẻ tiếp nối, nên Giáo Hội đã chọn ngày Chúa Nhật 4 Phục Sinh làm ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Thiên Triệu.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu ơn gọi này như sau:
- Một là vì những gương mù gương xấu từ hàng giáo sĩ và tu sĩ: thái độ sống thiếu khiêm tốn, thiếu đạo đức, thiếu khôn ngoan, thiếu lịch sự, thiếu nhân bản và thiếu cả bác ái của một số linh mục và tu sĩ, nên ít được mến phục và đi theo con đường này.
- Hai là thiếu sự cảm thông và cộng tác với các vị chủ chăn nơi các tín hữu.
- Ba là thiếu cầu nguyện cho ơn thiên triệu như lời Chúa Giê-su: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy anh em hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người” (Lc 10:2).

4) Cụ thể chúng ta nên làm gì?

a) Đối với các linh mục tu sĩ:
- Hãy luôn khiêm tốn yêu thương thể hiện qua thái độ lịch sự, vui vẻ và luôn mỉm cười mỗi khi có dịp tiếp xúc với tha nhân.
- Tránh than vãn về các nỗi khổ gặp phải trong đời tu khi nói chuyện với các bạn trẻ.
- Nhắc nhở cộng đoàn năng cầu nguyện cho ơn thiên triệu.
- Nếu biết bạn trẻ nào có ý muốn dâng mình cho Chúa, hãy đến thăm, trò chuyện và giải thích cho họ hiểu biết thêm về ý nghĩa và giá trị của đời tu…

b) Đối với những người đang sống đời hôn nhân gia đình:
- Hãy năng cầu xin Chúa giúp con cháu mình nhận ra ơn Chúa kêu gọi và mau mắn đáp lại.
- Tránh phê bình, chỉ trích, nói hành nói xấu các chủ chăn như Giám Mục, linh mục, và tu sĩ.
- Tham gia vào hội Bảo Trợ ơn gọi linh mục tu sĩ bằng lời cầu nguyện và quảng đại đóng góp tài chánh hằng năm để ủng hộ cho ơn thiên triệu.

5.CẦU NGUYỆN:

LẠY CHÚA GIÊ-SU.
Xin ban cho chúng con những linh mục quảng đại, hy sinh phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân.
Xin ban cho chúng con những linh mục có trái tim biết yêu thương bằng tình yêu của Chúa, một trái tim mở rộng đón nhận mọi người, nhất là những người đau khổ bất hạnh.
Xin ban cho chúng con những linh mục có đức tin vững mạnh, luôn sống kết hiệp mật thiết với Chúa, để giúp chúng con gặp được Chúa.
Xin ban cho chúng con những linh mục biết nhiệt tình rao giảng Lời Chúa, có sức làm bùng cháy ngọn lửa yêu thương trong lòng chúng con, giúp chúng con thêm đức tin để nhìn thấy Chúa hiện thân trong mọi người nhất là những người nghèo khổ và sẵn sàng phục vụ họ.
Cuối cùng xin Chúa ban cho chúng con những linh mục là những chủ chăn tốt lành luôn biết noi gương Chúa: “Đến để cho chiên được sống và sống dồi dào".- AMEN.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chủ tịch Giám mục Hoa Kỳ kêu gọi phản ứng theo tinh thần lễ Phục sinh đối với vụ xả súng hàng loạt ở Indianapolis
Đặng Tự Do
16:16 22/04/2021


Sau vụ xả súng hàng loạt tại một cơ sở chuyển thư FedEx ở Indianapolis, Đức Tổng Giám Mục Paul S. Coakley của Thành phố Oklahoma, Chủ tịch Ủy ban Công lý quốc nội và Phát triển Nhân văn của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã đưa ra tuyên bố sau:

“Thật bi thảm, chúng ta thức dậy khi biết một vụ xả súng hàng loạt khác vào ngày hôm nay, lần này là ở Indianapolis, được cho là khiến 8 người chết và một số người bị thương. Như chúng ta đã nghe trong Thánh lễ ngày hôm qua, 'Chúa gần gũi với những người có tâm hồn ta nát' (Tv 34:19). Một lần nữa chúng ta cần lời cầu nguyện và những hành động bác ái cụ thể cho các gia đình, và cho tất cả các nạn nhân của tội phạm bạo lực”.

“Hết lần này đến lần khác, chúng ta phản ứng kinh hoàng trước những hành vi bạo lực này, nhưng nhiều người không thể đồng ý về cách ngăn chặn chúng. Các giám mục tiếp tục ủng hộ một số biện pháp chính sách nhằm cố gắng giảm thiểu các vụ giết người và tự sát. Trong mùa Phục sinh này, khi chúng ta được nhắc nhở rằng luôn có hy vọng, ngay cả khi chúng ta dường như đi vào ngõ cụt, tôi muốn yêu cầu các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta, và tất cả những người thiện chí, một lần nữa xem xét vấn đề này và đề xuất các giải pháp thận trọng. Thật tốt là Tổng thống Biden và một số nhà lãnh đạo trong Quốc hội đang thu hút sự chú ý mới về điều này. Đối với một con đường toàn diện và lâu dài dẫn tới hòa bình, cần có sự hợp tác của lưỡng đảng. Theo tinh thần của Lễ Phục Sinh, chúng ta hãy cầu nguyện để có được lòng tôn kính mới đối với món quà sự sống, và tin rằng nhờ ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta luôn có thể bắt đầu lại và làm việc hướng tới hòa bình”.
Source:USCCB
 
Tay súng giết 8 công nhân tại FedEx ở Indianapolis đã từng bị tạm giam vì bệnh tâm thần
Đặng Tự Do
16:17 22/04/2021


Tay súng 19 tuổi đã giết chết 8 công nhân và chính anh ta tại một trung tâm FedEx ở Indianapolis là một cựu nhân viên đã bị quản thúc tâm thần vào năm ngoái sau khi mẹ anh ta báo cáo lo ngại anh ta có thể tự sát “bởi cảnh sát”, cảnh sát và FBI cho biết.

Bốn thành viên của cộng đồng đạo Sikh - ba phụ nữ và một nam giới - nằm trong số những người thiệt mạng trong vụ xả súng đêm thứ Năm. Một nhà lãnh đạo Sikh địa phương cho biết như trên sau khi ông được gia đình các nạn nhân thông báo tóm tắt.

Các quan chức thực thi pháp luật cho biết họ chưa xác định ngay được liệu hận thù chủng tộc hay sắc tộc có đằng sau các vụ giết người hay không. Nhưng một nhóm ủng hộ quyền công dân của người Sikh đã kêu gọi một cuộc điều tra về bất kỳ thành kiến thù địch nào có thể có liên quan đến tội ác này.

Vụ việc này là vụ mới nhất trong số ít nhất bảy vụ xả súng hàng loạt chết người ở Hoa Kỳ trong tháng qua - xảy ra tại một trung tâm phân loại thư tín và hàng hóa của FedEx gần Sân bay Quốc tế Indianapolis sau 11 giờ đêm, theo giờ địa phương.

Craig McCartt, phó giám đốc sở cảnh sát Indianapolis, cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu, sự việc chỉ kéo dài vài phút và đã kết thúc vào thời điểm lực lượng cảnh sát phản ứng nhanh đến được hiện trường.

Các nhân chứng mô tả một cuộc tấn công là rất hỗn loạn, khi tay súng nổ súng bằng súng trường trong bãi đậu xe trước khi bước vào cơ sở và tiếp tục bắn, khiến các nạn nhân gục ngã cả ở cả bên trong và bên ngoài tòa nhà. Các cảnh sát phát hiện nghi phạm đã chết vì vết thương do súng gây ra.

Người phát ngôn của FedEx và cảnh sát xác định kẻ xả súng là Brandon Hole, một cựu nhân viên tại cơ sở này. McCartt nói với các phóng viên rằng nghi phạm được cho là đã làm việc lần cuối tại nhà máy vào mùa thu năm 2020.

Đã có 147 vụ xả súng hàng loạt từ đầu năm 2021 cho đến nay.

Thứ Sáu tuần qua cũng đánh dấu kỷ niệm 14 năm vụ xả súng trường học đẫm máu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ tại Virginia Tech, khiến 32 người thiệt mạng.
Source:Reuters
 
Đức Tổng Giám Mục Shevchuk: Người Ukraine đang phải sống trong một cuộc ‘khủng bố về tâm lý’ khi quân đội Nga tập trung ở biên giới
Đặng Tự Do
16:19 22/04/2021


Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine cho biết đồng bào của ngài đang sống trong nỗi kinh hoàng liên tục trước một cuộc tấn công khi quân đội Nga tập trung tại biên giới.

Trong một cuộc phỏng vấn với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk nói: “Chúng tôi đang sống trong nỗi kinh hoàng tâm lý thường xuyên và, theo các cuộc thăm dò mới nhất, 60% dân số Ukraine sống trong nỗi sợ hãi về một cuộc tấn công quân sự từ phía người Nga”.

“Thay mặt cho người dân Ukraine, tôi yêu cầu các bạn cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine, và sự tham gia của cộng đồng quốc tế để giải quyết xung đột và ngăn chặn ngọn lửa trên toàn thế giới bùng nổ từ ngòi nổ này”, vị tổng giám mục 50 tuổi nói.

Ukraine là một quốc gia có dân số 44 triệu người, giáp với Moldova, Romania, Hungary, Slovakia, Ba Lan, Belarus và Nga.

Chiến tranh Nga-Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2014, tập trung vào phía đông của đất nước. Các bên tham chiến đồng ý ngừng bắn vào tháng 7 năm 2020.

Nhưng trong những tháng gần đây, các vụ vi phạm thỏa thuận ngừng bắn ngày càng gia tăng khi Nga tăng cường quân đội ở biên giới với Ukraine.

“Chúng tôi đang rất bối rối và lo lắng về sự gia tăng sự hiện diện quân sự của Nga ở ngưỡng cửa của nước chúng tôi”, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nói. “Có vẻ như đây là áp lực quân sự mạnh mẽ nhất từng xảy ra kể từ đầu cuộc chiến. Thực tế này không thể không được cộng đồng quốc tế chú ý”.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài đang theo dõi sát sao tình hình ở miền đông Ukraine Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng vào ngày 18 tháng Tư.

Đức Thánh Cha đã yêu cầu những người hiện diện đọc một “Kinh Kính Mừng” cho đất nước và người dân Ukraine, Đức Phanxicô kêu gọi giảm bớt căng thẳng và tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, hòa giải và hòa bình.

“Mong rằng chúng ta cũng lưu tâm đến tình trạng nhân đạo nghiêm trọng mà dân số ở đó đang trải qua, những người mà tôi bày tỏ sự gần gũi của mình và những người mà tôi mời các bạn cầu nguyện”, Đức Giáo Hoàng nói.

Hôm thứ Hai, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cảm ơn những lời của Đức Giáo Hoàng.
Source:Catholic News Agency
 
Chúng tôi đã bỏ rơi anh chị em: Linh mục Arizona cầu xin sự tha thứ vì đã khước từ bí tích Thánh Thể trong đại dịch
Đặng Tự Do
16:20 22/04/2021


Một linh mục Công Giáo ở Gilbert, Arizona đã xin lỗi giáo xứ của mình trong bài giảng Thứ Năm Tuần Thánh của mình vì đã không ban các bí tích của các tín hữu trong các vụ đóng cửa đại dịch năm ngoái.

Cha Sergio Muñoz Fita, cha sở giáo xứ Công Giáo Thánh Anne đã “cầu xin sự tha thứ vì đã để “giáo dân của mình” không có Bí tích Thánh Thể trong nhiều tuần vào năm ngoái”.

Cha Fita nói: “Tôi thấy cần phải công khai xin lỗi vì những sự kiện trong năm qua. Tôi là một linh mục, và do đó, theo một cách nào đó, tôi đại diện cho Giáo hội”.

“Khi anh chị em đến với tôi để xin lời khuyên, anh chị em không tìm kiếm ý kiến của tôi, vì ý kiến của tôi cũng dễ sai lầm và mong manh như ý kiến của chính anh chị em. Thật ra, anh chị em muốn tìm sự hướng dẫn và lẽ thật mà Thiên Chúa đã ban cho Hội Thánh”.

“Đó là lý do tại sao, nhận thức được thực tế này, tôi muốn cầu xin sự tha thứ của anh chị em tối nay. Nhân danh Giáo hội, tôi cầu xin sự tha thứ của Chúa, vì tội lỗi của tôi và của Giáo Hội. Tôi cầu xin sự tha thứ vì đã bỏ rơi anh chị em mà không có Bí tích Thánh Thể trong nhiều tuần vào năm ngoái”.

“Nhiều người trong anh chị em, trong những thời khắc khó khăn nhất của đại dịch, đã hướng về cha mình để xin bánh, và chúng tôi đã cho anh chị em một viên đá. Chúng tôi đã làm anh chị em thất vọng khi từ chối không cho anh chị em đón nhận thức ăn duy nhất có thể duy trì hy vọng của anh chị em”.

“Chúng tôi đã bỏ rơi anh chị em khi lẽ ra chúng tôi phải ở gần anh chị em trong thời khắc đen tối. Vì điều này, trong thánh lễ này, tôi cầu xin sự tha thứ của anh chị em”.

“Điều tồi tệ nhất là tôi không thể bảo đảm với anh chị em rằng điều như vậy sẽ không xảy ra nữa. Vì theo tôi biết, tôi chưa nghe ai bày tỏ sự hối hận vì những gì đã xảy ra.”

“Điều tôi có thể hứa với anh chị em là tôi sẽ không bao giờ tham gia vào một thứ gì đó tương tự nữa. Và rằng nếu sự vâng lời lại đặt tôi vào hoàn cảnh như vậy, tôi sẽ phản kháng để không phải là một bên có trách nhiệm và tội lỗi đối với một việc mà ngày nay, thậm chí còn đè nặng lên lương tâm của tôi như là hành động mà tôi xấu hổ nhất trong suốt cuộc đời mình”.
Source:Church Pop
 
Top Stories
Death Announcement of Father John Tran Cong Nghi, Director of Vietcatholic
VietCatholic
17:49 22/04/2021
It is with great sadness and heavy hearts that we announce the passing of our beloved director and colleague, the Reverend Father John Tran Cong Nghi who has battled with a heart condition and complications from a car accident since late February.

He has gone home to the Lord today, April 22 at 11:30 am Central Pacific Time, California, USA.

Fr. John Nghi was born March 13, 1945 in Phat Diem diocese, Ninh Binh Province, Vietnam. He attended Phat Diem Minor Seminary in Saigon and went on to Saigon Major Seminary before going to Rome for his study at Pontifical Urban University, where he was ordained a priest on Mar. 27, 1971.

Fr. John Nghi also studied Social Science at Fordham University in New York and earned his Ph.D. degree in Theology from Pontifical Urban and Gregory Universities in 1978.

In his pastoral ministry, he had served as Chaplain for Fort Chaffee refugee camp when the first waves of Vietnamese refugees arrived in the US after the fall of South Vietnam to communism. He also served as director of the Vietnamese Pastoral Center, New Orlean Archdiocese, Louisiana; Executive Director of Indochinese Center, Washington D.C.; Director of Southeast Asian Pastoral Center, Archdiocese of Portland, Oregon; Vice President of the Federation of Vietnamese Catholic in the US; Director of Research on Vietnamese Pastoral Needs in the United States Project in Orange County, Southern California.

He had also been assigned associated pastor of parishes such as St Paul of the Cross, La Mirada, St Finbar, Burbank, St John Fisher, Rancho Palos Verdes, Our Lady of the Assumption, Clairemont, and pastor of St Catherine of Alexandria, Avalone, Catalina. All are from the Archdiocese of Los Angeles, California.

The busy schedule of pastoral ministry in could not deter Fr. John Nghi from what was to be the uncharted territory of information technology in the late 1980's and early 1990's. He became an enthusiastic learner of IT despite his advanced age, tirelessly pursuing the goal of devoting all his spare time and energy to the love of his life: evangelization on the internet. By the grace of God, in the mid-1990's he met and teamed up with JB An Dang, an analyst programmer in the Computer Science field to found VietCatholic News (VCN) network, serving not only millions of Vietnamese Catholics in the diaspora but also those in Vietnam who can penetrate the communist firewall to fulfill their needs for news on current events, commentaries, and spiritual reflection in the direction of our Catholic traditions and values.

To the end of his life, he continued to be the driving force behind the growth and well-being of his spiritual child: VietCatholic News Network. According to “Feedspot”, as of today, VCN ranks 11th among top 100 Catholic Youtube Channels on Church, Bible, Pope, Christ and Gospel News Videos, in both Vietnamese and English.

Today Fr. John Tran Cong Nghi is no longer with us, but his legacy will live on and he will be forever in our hearts and minds for he who lived much of his life in the ministry of serving the people of God, those who thirst for knowledge and information that lead them closer to God will be benefitted from what he started.

May God wipe the tears and hold those who are mourning his death close at this difficult time. Please join with us in praying for his soul to be where he ultimately wanted to be, that is by the side of God.

Thank you,

VietCatholic Network
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại tang của VietCatholic: Cha Giám đốc Gioan Trần Công Nghị đã hoàn tất cuộc lữ hành trần thế
VietCatholic
15:34 22/04/2021


Trong niềm tin vào lòng thương xót của Chúa Kitô Phục sinh, VietCatholic xin kính báo với quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và anh chị em khán thính giả xa gần của VietCatholic,

Cha Gioan Trần Công Nghị, bút hiệu là Đồng Nhân, và Thiên Ân, sinh ngày 13 tháng 3 năm 1945 tại Đồng Nhân, Ninh Bình, Phát Diệm, Việt Nam, đã được Chúa gọi về tại tư gia ở Garden Grove, Orange County, Hoa Kỳ, sau cuộc hành trình dương thế dài 76 năm, trong đó 50 năm là linh mục của Chúa.

Từ 1957, Thầy Trần Công Nghị đã từng theo học tại Tiểu Chủng Viện Phát Diệm, Phú Nhuận, và Đại Chủng Viện Saigòn, trước khi sang Rôma theo học tại Đại Học Giáo Hoàng Urbanô trong 4 năm từ 1967 đến 1971.

Ngài được thụ phong Linh mục tại Rôma ngày 27.3.1971.

Ngài cũng đã theo học môn khoa học xã hội tại Đại Học Fordham, New York, trong 4 năm từ 1971 đến 1975.

Năm 1977, ngài trở sang Rôma theo học trong hai năm 1977 và 1978 tại các Đại Học Giáo Hoàng Urbanô và Grêgôriô để lấy bằng Tiến Sĩ Thần Học.

Ngài từng là Giáo Sư tại Đại Chủng Viện New Orleans từ 1983 đến 1984, và Giáo sư Chủng Viện Đức Mẹ Nữ Vương Các Thiên Thần của Tổng Giáo Phận Los Angeles, từ 1987 đến 1993.

Khi làn sóng người Việt Nam sang định cư tại Hoa Kỳ, ngài lần lượt đảm trách các chức vụ Tuyên úy trưởng trại Tị nạn Fort Chaffee, Giám đốc Trung tâm Mục Vụ Việt Nam, tổng giáo phận New Orleans, Lousianna, Giám đốc Điều Hành Indochinese Center, Washington DC, Giám đốc Điều Hành Trung Tâm Mục Vụ Đông Nam Á, tổng giáo phận Portland, Oregon.

Ngài cũng đã từng đảm trách các chức vụ Phó Chủ tịch Liên đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa Kỳ, Chủ tịch miền Washington DC, Chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa kỳ Miền Tây Bắc, Giám đốc Dự Án nghiên cứu Nhu cầu Mục Vụ VN tại Hoa Kỳ, do Văn phòng Mục vụ thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tài trợ, văn phòng tại Orange County, Nam California.

Trong các hoạt động mục vụ, Cha Gioan Trần Công Nghị đã từng phục vụ tại tổng giáo phận Los Angeles trong các giáo xứ St. Paul of the Cross, La Mirada, St. Finbar, Burbank, St. John Fisher, Rancho Palos Verdes, Our Lady of the Assumption, Claremont, và St. Catherine of Alexandria, Avalon, Catalina.

Xin quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và anh chị em cầu nguyện thêm cho linh hồn Thầy Cả Gioan sớm được hưởng nhan thánh Chúa.

Thay mặt cho các xướng ngôn viên, nghệ sĩ, và các chuyên viên, cộng đoàn truyền thông VietCatholic xin chân thành chia sẽ nỗi buồn ly biệt cùng tang quyến, và thân bằng quyến thuộc.

Trong tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria và thánh cả Giuse, xin cho Cha Gioan Trần Công Nghị sớm hưởng hạnh phúc cùng các Thánh trên Nước Trời, cùng xin ơn an ủi và nâng đỡ cho tang quyến và những người đang than khóc Cha Gioan.

Ban Giám đốc xin thành kính phân ưu cùng tang quyến
 
Tình cảm quý mến của các Đức Giám Mục Việt Nam với Cha Gioan Trần Công Nghị
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
22:54 22/04/2021


Kính thưa quý vị khán thính giả VietCatholic, trong một tháng vừa qua người Việt khắp năm châu chúng ta cầu nguyện đắc lực cho cha Gioan Trần Công Nghị, Giám đốc VietCatholic khi hay tin ngài bị bệnh. Và hôm nay 11g.30 sáng ngày 23/4/2021 giờ California, Cha Nghị đã an nghỉ trong tình thương của Chúa.

Ngài đã tận hiến 30 năm cuối đời, bên cạnh những mục vụ để truyền giáo qua phương tiện truyền thông. Cha Gioan đã đi những bước đầu khó khăn và đầy kiên nhẫn trong hành trình truyền giáo này.

Cuộc đời của cha Gioan chắc chắn gặp gỡ rất nhiều người trong khi làm việc. VietCatholic chúng tôi xin gửi đến tâm tình của ba Đức cha khi nhắc đến những kỷ niệm mà quý Đức cha có với cha Gám đốc VietCatholic.

Nguyên Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt chia sẻ với VietCatholic:

Tôi đã gặp cha Gioan Trần Công Nghị nhiều lần khi đi Ad Limina hoặc khi viếng thăm Hoa Kỳ. Tôi có ấn tượng rất tốt đẹp về ngài. Cha Gioan Trần Công Nghị có thao thức phục vụ Giáo hội Việt Nam qua phương tiện truyền thông, đặc biệt trong thời kỳ khó khăn, Việt Nam thiếu thốn thông tin. Ngài mong ước đem thông Ngài rất nhạy bén về kỹ thuật mới, bằng chứng ngài đã lập ra VietCatholic và trang này mau chóng trở thành kênh thông tin quan trọng. Tuy trang này không chính thống thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam lập ra và nó có ảnh hưởng sâu rộng. Ngài tỏ ra là một con người có năng lực, có sáng kiến nên vừa lập ra vừa nâng cấp từ những tin tức cập nhật và cả phương tiện như lập ra cả truyền hình, thiết lập được một đội ngũ cộng tác viên khá đầy đủ và rộng lớn nên tin tức của VietCatholic rất phong phú. Đó là một vài ấn tượng tôi có về ngài. Và phải nói rằng ngài là người có công rất lớn với Giáo hội Việt Nam qua việc phục vụ giáo hội bằng thông nghệ thông tin, bằng năng lực và những sáng kiến của Ngài.

Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri đang đi mục vụ ở Cao Bằng, đức cha chia sẻ với VietCatholic: Tôi rất là bất ngờ khi nghe tin Cha Gioan Trần Công Nghị qua đời. Tôi xin được gửi lời chia buồn với tất cả gia đình, bạn bè và thân hữu của cha. Với cha Trần Công Nghị thì ai ai người Công Giáo Việt Nam cũng biết tên của ngài qua những chương trình phát sóngcủa VietCatholic, đã chuyển tải những thông tin, suy niệm về đời sống tôn giáo khắp nơi của Tòa thánh và nhất là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Việc ngài ra đi về với Chúa là một thiệt thòi mất mát của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam khắp nơi, nhưng đó là ý Chúa muốn. Tôi xin được chia sẻ sự mất mát này với những người thân quen. Tôi cầu mong những anh chị em đang làm việc với VietCatholic tiếp tục cộng tác để đem thông tin Giáo hội, tin mừng cho mọi người khắp nơi để tạo sự hiệp thông kết nối và cùng giúp nhau trên hành trình trần gian này về với Chúa. Và tôi hứa sẽ cầu nguyện cho cha Gioan Trần Công Nghị. Riêng cá ân tôi đã đôi lần gặp gỡ ngài và trong tình thân quen và những câu chuyện những trao đổi tôi có được những dấu ấn vì sự năng động trong công việc truyền thông. những đóng góp của ngài cho Giáo hội sẽ trở thành nền tảng và sự bắt đầu tốt đẹp cho tương lai chúng ta những người đi sau ngài.

Còn Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh cũng cho biết mình đã được tin cha Gioan Trần Công Nghị. Tôi cầu nguyện cho cha Nghị và mong anh chị em cộng tác viên VietCatholic nối tiếp cha.
 
Dòng Mân Côi Bùi Chu đem Tin Mừng Phục Sinh tới Điện Biên
Nt: M. Ripsimina Bùi Thị Liễu, FMSR
11:11 22/04/2021
Dòng Mân Côi Bùi Chu đem Tin Mừng Phục Sinh tới Điện Biên

Từ ngày 19.04. 2021 – 21.04.2021, Soeur Phó Tổng Phụ Trách M. Gioan Bosco Đặng Thị Kim Dung cùng 07 nữ tu Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu và 10 tình nguyện viên thuộc Giáo Hạt Quần Phương, Giáo Phận Bùi Chu đã thực hiện cuộc hành trình ra đi, đem niềm vui Phục Sinh đến vùng ngoại biên.

Trải qua quãng đường dài gần 650 km với 14 giờ ngồi trên xe, đoàn đã tới được điểm hẹn là Trường Mầm Non 1 Sá Tổng, thuộc xã Sá Tổng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Nơi đây, từng người trong đoàn có cơ hội được tận mắt chứng kiến khung cảnh sống, cùng tiếp xúc, gặp gỡ, chia sẻ, trao ban, lãnh nhận, lắng nghe, đồng cảm… với những anh chị em dân tộc H’mông.

Xem Hình

“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16, 15) là lệnh truyền và cũng là sứ mạng mà Chúa Giêsu Kitô phục sinh trao ban cho các môn đệ của Ngài ở mọi thời đại. Cốt lõi của Tin Mừng là loan báo về một Đức Giêsu đã chết và sống lại. Chính Đức Giêsu, sau khi phục sinh đã nhiều lần hiện ra và dùng nhiều cách thế khác nhau để giúp các môn đệ của Ngài nhận ra sự thật và xác tín: “Ngài đã chết và sống lại”. Đức Giêsu hiểu rằng, một khi các ông tin Thầy Giêsu đã sống lại, họ mới đủ sức để nói cho nhiều người về biến cố lạ lùng này.

Bản tính của đức tin, của Tin Mừng là chia sẻ, là thực hiện lệnh truyền của Đức Giêsu: Anh em hãy làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy. Sống trong khung cảnh Mùa Phục Sinh, mỗi Kitô hữu được thôi thúc và mời gọi cách khẩn thiết hơn về sứ mạng sống và loan báo cho người khác biết về một Thiên Chúa – Đấng mà mình đang hết lòng tin kính, yêu mến và phụng thờ.

Xã Sá Tổng là 1 trong 3 xã khó khăn nhất thuộc huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, xã có 10 bản với 813 hộ, 99,8% là dân tộc H’mông. Họ không phải là những người Công Giáo và họ cũng chưa được nghe biết về Chúa. Sá Tổng nằm trên đỉnh Calavo, ngược đường 6. Những ngôi nhà người H’mông, lúp xúp, lưa thưa bao quanh núi dựng. Người dân Sá Tổng nghèo đói, nhưng gạo và lương thực không phải là thứ mà họ khao khát và cảm thấy cần thiết nhất. Bao đời nay, người H’mông ở Sá Tổng vẫn trông chờ dòng nước chảy từ trời để gieo cấy, họ vật lộn với cái nghèo và chưa khi nào hết khát. Thiếu nước sinh hoạt và sản xuất trong nông nghiệp là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo xã Sá Tổng làm vài năm trở lại đây có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, thiếu nước ăn uống và sinh hoạt cũng như nguồn nước không đảm bảo vệ sinh đã làm cho khoảng gần 90% số học sinh nội trú cấp 2 của Trường Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Trung Học Cơ Sở Sá Tổng mắc bệnh mụn nước chân tay. Nơi sinh hoạt của các em học sinh nội trú những năm gần đây là một nơi chưa từng đủ nước - luôn trong tình trạng thiếu nước ăn uống cũng như sinh hoạt. Nguồn điện cũng chưa đến được một số bản trong xã này.

Lời mời gọi của Đức Giêsu nơi vùng núi cao xa xôi đã vang vọng tới các nữ tu Mân Côi Bùi Chu cùng các cộng sự viên. Lòng bác ái của người người Kitô hữu được mời gọi hành động cụ thể và thật sự phát xuất từ tình yêu dành cho Thiên Chúa và tha nhân. Thật vậy, lòng bác ái cần được cụ thể hóa bằng hành động như thánh Giacôbê tông đồ diễn tả bằng một mệnh lệnh mà không một người Kitô hữu nào có thể tránh né “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng hãy yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” (1Ga 3,18). Người môn đệ chân chính theo tinh thần Tin Mừng được kiểm chứng qua việc thực thi đức bác ái.

Chương trình chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà cá nhân cho các học sinh từ Mầm Non đến cấp 2 và bà con người dân tộc H’mông Sá Tổng tại trường Mầm Non 1 Sá Tổng kéo dài tới 22g00’ cùng hành trình vượt qua những con đường đèo dốc dựng đứng, trơn trượt để vào bản thăm các gia đình cùng trao tặng họ những phần quà là những lời đáp trả mãnh liệt của những môn đệ thân tín của Chúa. Những người người dân tộc H’mông nghèo khó chính là hiện thân của Chúa Kitô bằng xương bằng thịt ở trước mắt mỗi người chúng ta. Thiên Chúa hay người dân tộc H’mông còn gọi là Ông Trời vẫn sống cùng và sống với mỗi chúng ta nơi những người thân cận, nhất là những người nghèo khổ, thiếu thốn.

Hành trình thăm viếng, gặp gỡ, trao ban niềm vui giữa đoàn quý Soeur Mân Côi cùng các cộng tác viên đến từ Bùi Chu và người dân tộc H’mông Sá Tổng đã khép lại nhưng những tiếng nói, nụ cười và cả niềm tin yêu, hy vọng sẽ còn đọng lại mãi nơi mỗi người. Những nụ cười rạng rỡ, những ánh nhìn đầy cảm phục xen lẫn những giọt lệ lăn dài nơi khóe mắt thay cho vô vàn điều muốn nói của những người H’mông lớn tuổi không hiểu, không nói được tiếng Việt phổ thông.

Ước mong vùng biên cương Sá Tổng cùng những vùng xa xôi, hẻo lánh khác luôn là điểm hẹn Galile mà Chúa Phục Sinh đang hẹn gặp mỗi Kitô hữu, hầu Tin Mừng Phục Sinh – Alleluia được loan truyền đến với muôn dân nước.

Nt: M. Ripsimina Bùi Thị Liễu, FMSR
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đẹp thay cái thưở ban đầu
LM. Giuse Trương Đình Hiền
19:35 22/04/2021
Đẹp Thay “Cái Thuở Ban Đầu”

(Một thoáng “Linh Đạo” theo sách Công Vụ Tông Đồ)

DẪN NHẬP

Một cách khái quát, chúng ta đã có dịp “tham quan” những con đường dẫn dắt nhịp sống tâm linh cho dân Chúa qua các sách Tin Mừng và các tín thư Phaolô; và chúng ta cũng biết rằng, những “tư liệu mạc khải của Tân ước đó” cũng là những tích cóp, những nội dung cốt lõi của kho tàng “Keryma” mà Hội Thánh thuở ban sơ và cho đến mãi hôm nay luôn đào sâu, quy chiếu và chọn làm kim chỉ nam cho cuộc “lữ hành tâm linh” và loan báo Tin Mừng muôn nơi muôn thuở.

Bên cạnh hai “kho tàng đồ sộ” của Tân Ước đó, Hội Thánh, ngay từ thuở thiết dựng những viên đá móng ban đầu, còn được “gia cố” và làm cho phong phú nhờ những “kinh nghiệm sống động dưới sức tác động của Chúa Thánh Thần” để triển khai, làm chứng, áp dụng và thực hành Tin Mừng Cứu độ và Giáo lý đức tin mà chứng từ sống động được thể hiện nơi một số thư mục Tân Ước khác đó là sách CÔNG VỤ TÔNG ĐỒ, THƯ DO THÁI, CÁC THƯ CHUNG VÀ SÁCH KHẢI HUYỀN.

Trong phần “khảo luận đầu tiên” nầy, chúng ta sẽ tìm hiểu cách khái quát sách “Công Vụ Tông Đồ”; và qua đó, chắc lọc những “giá trị linh đạo” mà Hội Thánh sơ khai đã vận dụng thực hành như “mô hình mẫu để xây dựng cộng đoàn Giáo Hội” và như “kim chỉ nam” để thực hành đức tin Kitô giáo.

I. TỔNG QUAN VỀ SÁCH CÔNG VỤ TÔNG ĐỒ

1. Tầm quan trọng:

1.1: Sách Công vụ Tông đồ: “Tin Mừng của Chúa Thánh Thần”: “Một nhà chú giải Thánh Kinh đã gợi hứng đổi Công Vụ Tông Đồ thành Công Vụ của Chúa Thánh Thần. Bốn sách Tin Mừng là Phúc Âm của Chúa Giê-su, còn Công Vụ Tông Đồ chính là Phúc Âm của Chúa Thánh Thần. Sách Công Vụ Tông Đồ là một trong những tài liệu lịch sử quý giá nhất của Thánh Kinh. Đó là lịch sử hiện hữu duy nhất của Ki-tô giáo được viết ra trước thế kỷ thứ III. Nhờ đó chúng ta biết rõ sự lớn dậy của Ki-tô giáo ở Palestina hay về công cuộc Truyền Giáo tại Syria, Tiểu Á, Hy-lạp và Rô-ma. Bình minh của một kỷ nguyên mới bắt đầu ló dạng. Giáo Hội đã sống tuổi thanh xuân của mình giữa lòng Đế quốc Rô-ma, phải đối diện với ba thách đố lớn là Do-thái giáo, chính trị Rô-ma và triết học Hy-lạp. Giáo Hội phải bung ra khỏi Do-thái giáo, hội nhập vào triết học Hy-lạp để lan rộng trên toàn đế quốc Rô-ma. Chỉ với những người dân chài Ga-li-lê ít học, chỉ với một Phao-lô nhiệt thành, thế mà Giáo Hội lớn mạnh không ngừng trước bao thử thách thời đại. Chính Chúa Thánh Thần đã không ngừng dẫn dắt Giáo Hội. Đúng như lời Thánh I-rê-nê đã nói: “Ở đâu có Thánh Linh của Đức Ki-tô ở đó có Hội Thánh. Ở đâu có Hội Thánh ở đó có Thánh linh và ân sủng”[1].

1.2: Sách Công vụ Tông đồ: câu chuyện nối kết giữa Chúa Giêsu và Giáo Hội sơ khai: “Sách Công Vụ là cuốn sách duy nhất trong bộ Tân Ước đã nối kết câu truyện về Chúa Giêsu với câu truyện về Giáo Hội sơ khai. Nhờ đó không những chúng ta có thêm thông tin về Giáo Hội sơ khai mà còn hiểu thêm về những sách khác trong Tân Ước.”[2].

Lu-ca đã viết sách Công Vụ Tông Đồ như những tiếp diễn của sách Tin Mừng (Lc 1,1; Cv 1,1). Ý định của ngài là kể lại câu truyện những gì đã xảy ra trong vòng ba mươi năm sau khi Đức Giê-su lên trời. Ngài muốn sách này là câu truyện về Giáo Hội sơ khai. Trước khi về cùng Chúa Cha, Đức Giê-su đã nói với các môn đệ: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1:8)[3].

(Xem thêm về mối tương quan nầy nơi tài liệu đăng trên trang vietcatholicperth.org)[4].

1.3: Sách Công vụ Tông đồ: Câu chuyện mẫu mực cho đời sống Kitô hữu: “Tuy nhiên, tầm quan trọng của sách Công Vụ không chỉ ngừng lại ở đây. Chúng ta tin rằng những gì được ghi lại trong Sách Thánh không chỉ là những lời liên quan đến quá khứ nhưng còn là lời Chúa nói với ta ngày nay. Vì thế những câu truyện trong sách Công Vụ là những mẫu điển hình, qua đó ta hiểu được cách thế Thiên Chúa hướng dẫn Dân Ngài, ngày xưa cũng như ngày nay. Dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần, thánh Luca đã viết sách Công Vụ trong ý hướng này. Trong số rất nhiều câu truyện, ngài đã chắt lọc những gì quan trọng nhất để làm mẫu mực cho đời sống Kitô hữu. Ngài tập trung vào một số câu truyện và mô tả thật sâu. Ngài nối kết truyện kể với các diễn từ, nhờ đó làm nên tổng thể cho những vấn đề được trình bày. Khi viết như thế, thánh Luca không chỉ đóng vai một sử gia thuần tuý nhưng còn như một mục tử cung cấp mẫu sống đức tin cho cộng đoàn tín hữu. Vì thế sách Công Vụ không chỉ đơn thuần là một tư liệu lịch sử nhưng trước hết và trên hết, là bài tường thuật đức tin. Thật vậy, ta có thể coi sách Công Vụ là bản trình bày lối sống Kitô hữu bước theo Chúa Giêsu, được thể hiện cách sinh động nơi các Kitô hữu thuở ban đầu.”[5].

2. Tác giả và hoàn cảnh biên soạn:

2.1: Luca: đồng tác giả của hai tác phẩm “Tin Mừng thứ ba” và “Công vụ Tông đồ” với các lý chứng sau:

- Xác nhận của “Thánh Truyền”: “Truyền thống Hội Thánh đồng ý nhận tác giả Sách Tin Mừng thứ ba cũng là tác giả sách Công Vụ Tông Ðồ. Chưa có ai đề xuất một tên tác giả khác. Thánh Irênê, thư quy Muratori, lời tựa chống Mácxiô đều công nhận sách Công Vụ Tông Ðồ là của thánh Luca.”[6].

- Xác nhận qua “Lời Tựa” và văn phong của hai tác phẩm: Lc 1,1-3 và Cv 1,1: “Ðối chiếu với sách Tin Mừng thứ ba: cả hai lời tựa Lc 1,1-3 và Cv 1,1 đều đề tặng ông Thêôphilô. Từ vựng, bút pháp, văn thể của hai sách giống nhau. Sách Công vụ Tông Ðồ tóm tắt hoặc nhắc lại "những việc Ðức Giêsu làm và những điều Người dạy" (Cv 1,1) đã được sách Tin Mừng Luca viết.” (Lc 1,3)[7].

Bản văn Lc 1,1-3: “Thưa ngài Thê-ô-phi-lô đáng kính, có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta. Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta. Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài”.

Bản văn Cv 1,1: “Thưa ngài Thê-ô-phi-lô, trong quyển thứ nhất, tôi đã tường thuật tất cả những việc Đức Giê-su làm và những điều Người dạy, kể từ đầu.”.

- Xác nhận qua chính những “dấu chỉ” từ sách Công vụ Tông đồ: “Chính sách Công Vụ Tông Ðồ cũng cho ta những dấu hiệu để kết luận rằng tác giả là một bạn đồng hành của thánh Phaolô. Ðó là những đoạn tác giả kể trực tiếp ở ngôi thứ nhất số nhiều, người ta gọi là những đoạn "chúng tôi": 16,10-17; 20,5-15; 21,1-18; 27,1-28,6.”[8].

- Xác nhận qua các đối chiếu với các Thư Phaolô: “Quả vậy, đối chiếu sách Công Vụ với các thư thánh Phaolô, chúng ta biết được: thánh Luca là người Xyria xứ Antiôkhia, làm nghề thầy thuốc, gốc dân ngoại Cl 4,10-14. Thánh Phaolô rất hài lòng, vì thánh Luca ở bên cạnh trong hai lần bị cầm tù ở Rôma Cl 4,14; Plm 24,2; 2Tm 4,11. Hơn nữa, thánh Luca còn là bạn đồng hành với thánh Phaolô trong các chuyến đi truyền giáo Cv 16,10; 20,6; x. 2Cr 8,18.”[9]

(Xem thêm nhận định tóm tắt về tác giả sách Công vụ Tông đồ của tài liệu từ vietcatholicperth.org)[10].

2.2: Hoàn cảnh biên soạn Công vụ Tông đồ (Thời gian và không gian): Mặc dù không có những chỉ dẫn chính xác về thời điểm và nơi chốn soạn tác, hầu hết đều thiên về khoảng thời gian từ sau năm 70 (70-80); và có lẽ địa chỉ Rôma là hợp lý nếu căn cứ vào Thư Côlôsê 4,14, khi Phaolô bị tù tại Rôma: “Anh Luca, thầy thuốc yêu quý, và anh Đêma gửi lời chào anh em”.

“Không có truyền thống ban đầu rõ ràng về thời gian và nơi chốn của cuốn sách khi được viết ra, do đó chúng ta phải dựa vào chính chứng cớ nội tại của cuốn sách. Công Vụ kết thúc với việc Phaolô bị giam giữ tại Rôma vào năm 61-63, và như thế sách phải được viết sau thời gian đó, và cũng phải được viết ra sau Phúc Âm Máccô. Nhiều nhà phê bình kinh thánh cho rằng sách được viết vào khoảng từ năm 80 đến năm 100 sau C.N, có thể là như vậy, nhưng trong sách Công Vụ và trong Phúc Âm Luca không có một biến cố nào được ghi nhận sau năm 70 sau C.N.”[11].

3. Chủ đích và giá trị:

3.1: Chủ đích: Công cuộc loan báo Tin Mừng và xây dựng nền tảng Hội Thánh:

Sách Công Vụ đã trình bày chủ đích trên qua các “điểm nhấn” sau:

- Sứ vụ của các Tông Đồ, đặc biệt hai Thánh Phêrô và Phaolô: “Tác giả dường như nhắm chủ đích viết tiểu sử của thánh Phêrô và thánh Phaolô. Thánh Phêrô khởi đầu hoạt động tập trung ở Giêrusalem, theo đúng lệnh truyền của Ðức Giêsu Lc 24,47[12]. Còn thánh Phaolô vượt ra khỏi giới hạn địa lý và đến tận Rôma, tức là tận cùng thế giới, cũng đúng lệnh truyền của Ðức Giêsu. Qua hai vị Tông Ðồ, tác giả cho thấy: Tin Mừng lan tràn khắp thế giới. Các Tông Ðồ tiếp tục sứ mệnh của Ðức Kitô, đã đi loan báo Tin Mừng trước hết cho người Do thái, rồi mới đến các dân ngoại. Các Tông Ðồ không phải chỉ gồm Nhóm Mười Hai, nhưng còn gồm những người khác nữa, như ông Banaba, ông Têphanô, ông Philípphê, hoặc ông Apôlô. Chính thánh Phaolô cũng chẳng thuộc Nhóm Mười Hai.”[13].

- Lịch sử cứu rỗi trong giai đoạn Hội Thánh và công cuộc của Chúa Thánh Thần: “Sách Công Vụ là sách lịch sử về Hội Thánh thời sơ khai. Từ ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần luôn hướng dẫn, tác động các Tông Ðồ loan báo Tin Mừng. Mỗi biến cố làm cho Hội Thánh được lớn lên. Càng gặp khó khăn, thử thách, Hội Thánh càng có sức phát triển. Hội Thánh có một sức sống mãnh liệt nhờ Chúa Thánh Thần. Công Vụ đã ghi lại tất cả sinh hoạt của anh em tín hữu ở Giêrusalem, ở Antiôkhia, ở Tiểu Á, ở Hy lạp. Cuối cùng, Tin Mừng lan đến Rôma, trung tâm văn minh thời ấy. Hội Thánh bén rễ sâu vào dân ngoại.”[14] (Xem thêm: GS. ĐAMINH PHẠM XUÂN UYỂN, SDB. Công Vụ, Các Thư Do Thái & Công Giáo, Khải Huyền)[15].

- Tính “chính danh” của Tin Mừng (Chiều kích “Hộ Giáo”): “Ngoài ra, tác giả sách Công Vụ nhắm đến hộ giáo. Người cho thấy Kitô giáo không gây nguy hại cho đế quốc như người ta tuyên truyền. Chính các viên chức Rôma như Xécgiô Phaolô, Galion, Phêlích, Phéttô, Ácríppa II xác nhận rằng không thấy các hoạt động của thánh Phaolô có lý do để kết án. Tác giả muốn Rôma nhìn nhận Kitô giáo được tự do loan báo và bình đẳng với các tôn giáo khác trong đế quốc.”[16].

3.2: Giá trị:

Ngoài giá trị cốt yếu của một “bản văn Kinh Thánh” (giá trị Linh hứng), sách Công Vụ mang giá trị độc đáo riêng đó là:

- Giá trị lịch sử nhưng là “Lịch sử cứu độ”: “Công Vụ không phải là lịch sử Hội Thánh, mà là lịch sử ơn cứu độ. Qua các diễn từ của thánh Phêrô, thánh Têphanô và thánh Phaolô, sách Công Vụ tường thuật lại một phần lịch sử ơn cứu độ, vào giai đoạn cuối cùng: thời đại của Chúa Thánh Thần.”[17].

- Khoa học và trung thực: “Với tư cách là sử gia, thánh Luca đã viết Công Vụ một cách khá khoa học. Những hoạt động truyền giáo người tham gia hay biến cố nào người chứng kiến tận mắt, người mô tả mạch lạc và sử dụng "chủ từ" ở ngôi thứ nhất số nhiều "chúng tôi": 16,10-17; 20,5-15; 21,1-18; 27,1-28,6. (…). Ðọc Công Vụ, người ta cũng có thể biết được lịch sử xã hội thời ấy. Hơn nữa, tác giả giúp độc giả xác định được địa lý, vị trí của biến cố xảy ra: 1,12; 13,13; 14,6; 27,5; 27,8; hoặc người giải thích các địa chỉ: 9,11; 10,6; 16,14-15; 17,5-7; 18,3.7; 21,8.16. (…). Ngoài ra, nhờ kinh nghiệm sống với thánh Phaolô, hoặc với các ông Xila, Timôthê, thánh Luca cũng có thể viết trung thực các bài giảng của các Tông Ðồ.”[18].

4. Bố cục và nội dung:

4.1: Bố cục: Có thể “phân tích bố cục” sách Công Vụ theo hai hướng:

- Hướng 1: Bố cục sách Công Vụ theo cách “phân tích truyền thống”: phân tích “tiến trình sự kiện” được mô tả, trình thuật qua các chương đoạn tiếp nhau. (x. Phần Dẫn Nhập sách Công Vụ Tông đồ trong Kinh Thánh Tân ước)[19].

- Hướng 2: Bố cục sách Công Vụ tập trung vào “hai nội dung trọng tâm” và “sáu điểm nhấn sự kiện” theo lược đồ sau (Lm. Thêôphilô Ngô Hoàn Cầu SVD)[20].

(I). Ba điều Đức Giêsu căn dặn: (Cv 1-2)

(1) Nán lại Giêrusalem (1,12-26): Các Tông Đồ họp nhau cầu nguyện, chuẩn bị đón nhận ơn Chúa Thánh Thần, chọn người làm chứng cho Đức Giêsu-Kitô

(2) Đón nhận ơn sức mạnh Chúa Thánh Thần (2,1-12): Chúa Thánh Thần “Hiện Xuống” dịp lễ Ngũ Tuần.

(3) Làm chứng cho Đức Giêsu Kitô (2,36-47): Lời chứng của Phêrô (2,36-41) và lời chứng của cộng đoàn Giáo Hội sơ khai (2,42-47).

(II). Ba đợt làm chứng cho Đức Giêsu Kitô (Cv 3-28)

(4) Đợt I: Làm chứng cho Đức Giêsu tại Giêrusalem (3-7): Lời chứng của các Tông Đồ (4,1-22) và Lời chứng bằng mạng sống của ông Têphanô (7,55-60).

(5) Đợt II: Làm chứng cho Đức Giêsu trên đất nước Do Thái (Cv 8-12): Saolô và lời chứng của “kẻ bách hại” (9,1-30); lời chứng của Phêrô ở Xêdarê, Samari (10,1-48); lời chứng vươn xa khỏi biên giới Do Thái và tập trung tại Antiokia (11,19-26). Phêrô đóng vai trò chính.

(6) Đợt III: Làm chứng cho đến tận cùng trái đất (Cv 13-28): Với các biến cố chính: 3 cuộc truyền giáo của Thánh Phaolô (Lần 1: Cv 13-14; Lần 2: 15,36-18,22; Lần 3: 18,23-21,19); Công nghị Giêrusalem (15,1-35); chuyến đi không hẹn ngày về (27-28). Phaolô đóng vài trò chính[21].

4.2: Nội dung (Đạo lý): tập chú vào 4 nội dung cơ bản sau:

4.2.1 Chúa Thánh Thần:

- Chúa Thánh Thần trong biến cố “Ngũ Tuần”: hiện thực hoá lời hứa của Đức Kitô[22].

- Dấu chỉ sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần[23].

- “Ngôi vị Thánh Thần” được vén mở[24].

4.2.2. Ðức Kitô:

- Tái xác nhận “Ngôi vị Kitô”, Ngôi Lời nhập thể mà Tin Mừng đã loan báo[25].

- Tái tuyên xưng và làm chứng Đức Kitô phục sinh[26].

- Mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô trong “nhiệm cục cứu độ”[27].

4.2.3. Các Tông Ðồ:

- “Căn cước Tông đồ”: theo, được chọn và làm chứng cho cuộc đời và sự Phục Sinh của Đức Kitô”[28].

- Lời chứng của các Tông đồ qua các Bài Giảng và “Keryma”[29].

- Các Tông đồ rao giảng qua các đặc sủng và gương tử đạo[30].

- Các Tông đồ rao giảng và chăm sóc cộng đoàn[31].

4.2.4. Hội Thánh:

- Căn tính Hội Thánh (Xác định chính Danh): “Từ "Hội Thánh" xuất hiện lần đầu tiên trong Cv 5,11[32]. (x. Sách Công vụ Tông đồ. Phần Dẫn Nhập)[33].

- Hội Thánh hình thành và phát triển[34].

- Hội Thánh và danh xưng của tín hữu[35].

- Nhịp sống của Hội Thánh: Cộng đoàn của “Lời” – Nghe giảng dạy[36].

- Nhịp sống của Hội Thánh: Cộng đoàn hiệp thông huynh đệ[37].

- Hội Thánh: cộng đoàn Phụng vụ[38].

- Hội Thánh: cộng đoàn cầu nguyện[39].

Ngoài cách “sắp đặt nội dung” trên, cũng có tác giả, (như GS Đaminh Phạm Xuân Uyển, SDB) lại “gom” nội dung sách Công Vụ thành 7 chủ đề:

- Việc hoàn thành chương rình cứu độ của Thiên Chúa.

- Đức Giêsu phục sinh hoạt động qua các môn đệ được đầy tràn Thánh Thần.

- Sự tiếp nối giữa đổi thay: Thiên Chúa giữa các lời hứa của Ngài cho dân Ngài.

- Việc chữa lành và hồi phục của dân Thiên Chúa.

- Chiến thắng của Kitô giáo bất chấp những trở ngại.

- Thiên Chúa hướng dẫn con đường của các Kitô hữu.

- Biện hộ cho Kitô giáo, cách iêng cho Phaolô.[40]

Dựa vào những điểm cốt yếu mang giá trị đạo lý thần học trên, chúng ta có thể rút ra từ đó những điểm nhấn mang chiều kích linh đạo của sách Công vụ Tông đồ như sau:

II. CHIỀU KÍCH LINH ĐẠO TRONG CÔNG VỤ TÔNG ĐỒ

1. Trong sức mạnh và quyền lực của Chúa Thánh Thần: “anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất.” (Cv 1,8)

Không phải chỉ trong “Mùa Phục Sinh” chúng ta mới nhận ra vai trò quan trọng đặc biệt của Chúa Thánh Thần trong đời sống Hội Thánh như những chỉ dẫn của sách Công vụ Tông Đồ, mà suốt chiều dài của nhịp sống đức tin, mọi nơi và mọi lúc, Chúa Thánh Thần luôn nắm giữ vai trò cốt yếu trong nhịp sống đức tin của dân Chúa, đặc biệt, trong nhịp sống tâm linh hay con đường thực thi linh đạo Kitô giáo.

Và sau đây là những dấu chỉ của “sức mạnh và sự tác động của Chúa Thánh Thần”:

Sách Công Vụ tông đồ tường thuật, chính ngày Lễ Ngũ Tuần, giống như cuộc “Thần hiển uy hùng với “khói bùng lửa dậy” của Gia-vê trên núi Si-Nai”, nơi căn nhà Tiệc ly, Chúa Thánh Thần đã xuất hiện bằng những “ngọn lưởi lửa tình yêu và ân sủng tuôn đổ dạt dào trên nhóm mười hai”, để từ đó một “Dân tộc mới”, một “Vương Quốc mới” chính thức được khai sinh, “Vương quốc đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đầy tràn tình thương, công lý và bình an”[41].

Tất cả đó chính là công trình của Ngôi Ba Thiên Chúa, Vị Thiên Chúa, mà qua cách gọi của chính Chúa Giêsu và được “Hiền Thê” của Ngài hiểu và quảng diễn, mang nhiều tên gọi gần gũi với cuộc sống đời thường: Đấng Bảo Trợ, Thần Khí sự thật, Chim Câu dịu hiền, Dòng sông dạt dào sức sống, Hơi thở tác sinh, Ngọn lửa nồng nàn thanh tẩy và sưởi ấm, Cha kẻ cơ bần, Đấng ban ân huệ, Đấng soi sáng tâm hồn, Đấng an ủi tuyệt vời, Khách trọ hiền lương, Đấng uỷ lạo dịu dàng…(Ca Tiếp Liên Lễ Chúa Thánh Thần).

Và cũng từ những tên gọi đó, chúng ta có thể dừng lại để chiêm ngưỡng dung mạo và sự hoạt động của Chúa Thánh Thần qua 3 chiều kích sau:

1.1. Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống: “Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho” (Cv 2,4).

Trong Kinh Tin Kính, Hội Thánh không ngừng tuyên xưng: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống”. Sự sống đó là kỳ công của chương trình Sáng Tạo và cũng là cùng đích của chương trình cứu độ. Thánh Kinh thường dùng 2 thực tại “khí” và “nước” để chỉ sự sống.

1.1.1. “HƠI THỞ SỰ SỐNG”: “Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp” (Cv 2,1-2).

Ngay từ thở ban sơ khi mọi sự còn trong cảnh hổn mang, thì “Thần Khí Chúa đã bay là là trên mặt nước” và sự sống đã phát sinh từ độ ấy. Và còn hơn thế nữa, sự hiện hữu của con người đã khởi sự với bùn đất tầm thường, nhưng một khi nhận “Hơi thở thần linh” của Thiên Chúa đã trở nên “con người mang ảnh hình Thiên Chúa”, một Ađam bằng xương bằng thịt tuyệt vời (St 2,7). Sự tác động của Thần Khí để đem lại sự sống còn được ngôn sứ Ê-dê-ki-en mô tả cách sống động qua thị kiến “những bộ xương khô nhờ sức tác động của Thần Khí đã trở nên một đạo binh người sống đông đảo” (Ed 37,1-14).

Nhưng có lẽ cụ thể nhất chính là việc Đức Kitô Phục sinh trao ban Chúa Thánh Thần cho các Tông đồ vào Ngày Thứ Nhất trong tuần tại nhà tiệc ly qua hành vi thổi hơi: Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.” (Ga 20,22).

Vâng, bắt đầu từ phút giây nhận lãnh “Ngọn Gió Thánh Thần”, “hơi thở của sức sống phục sinh” đó, các cánh cửa của căn nhà tiệc ly “đóng im ỉm vì sợ người Do Thái” đã bắt đầu mở toang, và những “anh tông đồ” hoang mang sợ sệt trốn chui trốn nhủi hoặc tìm về chốn cũ nghề xưa, đã lấy lại niềm tin và sức sống để mạnh mẽ lên đường, “đưa thuyền ra chỗ nước sâu”, bất kể thương đau và hy sinh mạng sống…!

1.1.2. “DÒNG NƯỚC TÁI SINH”: "Anh em hãy sám hối, và mỗi người hãy chịu phép rửa nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, để được ơn tha tội; và anh em sẽ nhận được ân huệ là Thánh Thần” (Cv 2,38).

Nếu Chúa Thánh Thần được gọi là “Hơi thở sự sống”, thì Ngài cũng được mệnh danh là “Dòng nước tái sinh”.

Chúng ta đừng quên: sự sống tốt lành thánh thiện trong công trình sáng tạo đầu tiên của Thiên Chúa tưởng đâu đã tiêu tan đi với cơn Đại Hồng Thủy - thanh tẩy địa cầu vì tội lỗi ngập tràn thế gian; thế nhưng “dòng sông ân sủng lại tuôn tràn” khi Nước sông Giođan đã dội lên Vị Cứu Thế từ trời cao nhập thể (Mc 1,9-11). Vâng, kể từ phép rửa khai mạc sứ vụ cứu thế nơi dòng sông Giođan ấy, kẻ nào “đến với Ngài và tin vào Ngài thì từ nơi họ sẽ tuôn chảy một nguồn nước sống” (Ga 7,37-38). Nào chẳng phải “nguồn nước sống” đó chính là:

- Tiệc cưới Cana hôm nào suýt nữa bẽ mặt vì thiếu rượu, đã nhận được một lúc hàng ngàn lít “nước đã biến thành rượu ngon” để “nhân loại hôm ấy” ngập tràn hân hoan và hạnh phúc.

- Người phụ nữ Samaria đã nhận được “dòng nước hằng sống” bên bờ giếng Giacóp khi đối thoại chân tình với Đấng có thể ban dòng nước ấy để từ hôm ấy một cuộc đời mới, một con đường mới đã mở ra.

- Những con người như Giakê, Lêvi, Maria Mađalêna, Nicôđêmô, Người phụ nữ ngoại tình, người trộm bị đóng đinh… một khi đến và tin vào Đấng là “Đường, Sự Thật, Sự Sống” lập tức một nguồn nước sống đã tuôn chảy dạt dào nơi trái tim họ, nơi cuộc sống họ, để từ đó, quả thật như sứ ngôn Êgiêkien: họ đã được tái tạo để có “một trái tim mới một tâm hồn mới”.

Thế nhưng, tất cả đó cũng mới chỉ là “dấu chỉ”. Nguồn sống đích thực chỉ được chính thức trao ban cho nhân loại kể từ khi có những dòng “máu và nước tuôn ra từ trái tim của Đấng Bị Đóng Đinh” (Ga 19,34). Nhờ dòng nước vượt qua nầy mà một dòng tộc mới, một dân mới được khai sinh cùng với dòng nước tái sinh của nhiệm tích thánh tẩy.

Biến cố Chúa Thánh Thần Hiện xuống trong ngày lễ Ngũ Tuần năm xưa (và đang hiện thực qua Phụng Vụ của Hội Thánh) trình bày cho chúng ta gương mặt của một Giáo Hội sống động vẹn toàn, trong đó Chúa Thánh Thần - Thần Khí của Thiên Chúa là nguồn mạch trao ban sự sống, trao ban tự do vui tươi, phẩm giá, thăng tiến và hy vọng. Thảo nào, Chúa Thánh Thần đã chọn chính dịp lễ Ngũ Tuần để ngự xuống trên Hội Thánh buổi ban đầu, dịp lễ của Mùa gặt mới, dịp lễ của tạ ơn vì những hoa trái đầu mùa hái về để dâng tặng Thượng Đế.

Trong một thế giới, một xã hội mà “sự chết” đang hoành hành, hiện diện qua nhiều cách thế: tàn ác, vô cảm, hận thù, tham lam, mê tín, dục lạc…, sống huyền nhiệm Chúa Thánh Thần là tiếp tục sinh những hoa quả phúc đức của bác ái đối với anh chị em xung quanh, hoa quả của cuộc sống công bình chính trực, của lương tâm ngay thẳng thật thà, của trái tim từ bi nhân hậu, của cõi lòng vị tha, quảng đại và hiệp nhất…

Và như thế, tuyên xưng “Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống” cũng có nghĩa là cuộc sống phải không ngừng chết đi cho tội lỗi để tái sinh một đời sống mới trong ân nghĩa Chúa, là không ngừng vươn lên bức phá khỏi cái tôi tầm thường nô lệ để “hướng theo Thánh Thần để tiến bước”, để kết trái đơm hoa công chính thánh thiện…, để trở thành những con người mới của một Đoàn Dân mới, như thuở khai sinh Giáo Hội: Nghe thế, họ đau đớn trong lòng, và hỏi ông Phê-rô cùng các Tông Đồ khác: “Thưa các anh, vậy chúng tôi phải làm gì?”. Ông Phê-rô đáp: “Anh em hãy sám hối, và mỗi người hãy chịu phép rửa nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, để được ơn tha tội; và anh em sẽ nhận được ân huệ là Thánh Thần. Thật vậy, đó là điều Thiên Chúa đã hứa cho anh em, cũng như cho con cháu anh em và tất cả những người ở xa, tất cả những người mà Chúa là Thiên Chúa chúng ta sẽ kêu gọi.”. Ông Phê-rô còn dùng nhiều lời khác để long trọng làm chứng và khuyên nhủ họ. Ông nói: “Anh em hãy tránh xa thế hệ gian tà này để được cứu độ”. Vậy những ai đã đón nhận lời ông, đều chịu phép rửa. Và hôm ấy đã có thêm khoảng ba ngàn người theo đạo” (Cv 2,37-41).

1.2. Chúa Thánh Thần Đấng thanh tẩy và đổi mới (Lửa): Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một.4 Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần…” (Cv 2,3-4).

Đức Kitô đã từng tuyên bố rằng: “Thầy mang lửa xuống trần gian và thầy muốn lửa ấy cháy lên…”. Điều ấy phải chăng đã ứng nghiệm vào dịp lễ Ngũ Tuần cách đây 2000 năm. Thật vậy, sau khi ngọn lửa Thánh Thần được ban xuống trên các Thánh Tông Đồ, thì tiếp đó mấy ngàn người hành hương bất ngờ được lãnh nhận Phép Rửa sau khi đón nghe bài tuyên chứng của Tông Đồ Phêrô. Một cuộc “đại Thanh Tẩy” nhiệm mầu khơi mào cho bao nhiêu cuộc thanh tẩy khác muôn nơi muôn thuở trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại cho đến ngày tận thế.

Cần thiết biết bao sự thanh tẩy của “lửa Thánh Thần” cho môi trường sống của xã hội hôm nay, môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề vì bao nhiêu thói hư tật xấu của con người: Môi trường thiên nhiên bị huỷ hoại, ô nhiễm; môi trường xã hội đủ loại bị băng hoại, biến chất, ngập tràn đồi truỵ (y tế, giáo dục, chính trị, kinh doanh, thực phẩm…)

Vì mang sứ mệnh là chứng nhân và tác nhân cho sự thanh tẩy nhiệm mầu trên toàn nhân loại, nên chính bản thân Giáo Hội cần phải được Ngọn Lửa Thánh Thần thiêu rụi mọi bất hòa chia rẽ, mọi tiêu cực biếng lười, mọi giả hình thối nát.

Chúng ta đừng quên lời cảnh báo của chính Chúa Giêsu: “Chính anh em là muối cho đời. Nhưng nếu muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi” (Mt 5,13).

1.3. Chúa Thánh Thần Đấng qui tụ, hiệp nhất: “Lúc đó, tại Giê-ru-sa-lem, có những người Do-thái sùng đạo, từ các dân thiên hạ trở về. Nghe tiếng ấy, có nhiều người kéo đến. Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình. Họ sửng sốt, thán phục và nói: "Những người đang nói đó không phải là người Ga-li-lê cả ư? Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta? Chúng ta đây, có người là dân Pác-thi-a, Mê-đi, Ê-lam, Mê-xô-pô-ta-mi-a, Giu-đê, Cáp-pa-đô-ki-a, Pon-tô, và A-xi-a, có người là dân Phy-ghi-a, Pam-phy-li-a, Ai-cập, và những vùng Li-by-a giáp giới Ky-rê-nê; nào là những người từ Rô-ma đến đây; nào là người Do-thái cũng như người đạo theo; nào là người đảo Cơ-rê-ta hay người Ả-rập, vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa!” (Cv 2,5-11).

Thảm cảnh của một nhân loại bị phân tách và chia rẽ của tháp Babel ngày xưa giờ đây được Chúa Thánh Thần qui tụ về một mối; nói và hiểu cùng một thứ ngôn ngữ, ngôn ngữ tình yêu của con cái Thiên Chúa, ngôn ngữ Tin Mừng của Đức Kitô phục sinh.

Nói cách khác, Chúa Thánh Thần là nguyên lý sự hợp nhất trong Giáo Hội, bởi vì mọi đặc sủng và ơn thánh đều bắt đầu từ một Thần Khí, một Chúa là Thiên Chúa duy nhất như lời khẳng định của Thánh Phaolô trong thư Cô-rin-tô: “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Thiên Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người...Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do thái hay Hy lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất” (1Cr 12,4-13).

Giáo lý của thánh Phaolô về sự tác động của Chúa Thánh Thần đặc biệt dành cho cộng đoàn Kitô hữu Côrintô ngày xưa đang gặp sự chia rẽ, bất hoà; và cũng rất thời sự đối với mọi cộng đoàn tín hữu chúng ta hôm nay. Có thể nói được, dấu chỉ rõ nét nhất của một cộng đoàn, một Giáo Hội đang có Chúa Thánh Thần, đó chính là sự hiệp nhất, yêu thương. Trái lại, là biểu hiện của “xác thịt, của ma quỷ, của sự vắng bóng Thần Khí” ! (Gl 5,16-24). Chắc chắn, khi tha thiết cầu nguyện cho “chúng được nên một” (Ga 17), Đức Kitô đã thấy trước một thách đố lớn lao cho Giáo Hội của Ngài đó chính là “sự hiệp nhất”; và Ngài cũng thấy rõ, chỉ khi nào Hội Thánh” đó ngoan nguỳ để Chúa Thánh Thần hướng dẫn, tác động mới tồn tại và phát triển.

Như vậy, con đường linh đạo mang chiều kích Chúa Thánh Thần đó chính là không ngừng khiêm nhu đặt cuộc sống dưới sự tác động của Đấng Ban Sự sống; là không ngừng để Ngài “lại xuống” trên thân phận con người lầm than đang cần “chỗ nghỉ ngơi”, thân phận đầy nước mắt đang cần niềm an ủi, thân phận lạnh lùng cần sưởi nóng và thân phận tăm tối cần “sự sáng chứa chan hồng phúc” [42].

Một điều chắc chắn đó là: không ai có khả năng rao giảng và làm chứng nếu không được “Thần Khí Chúa ngự xuống”. Nói cách khác, Tin Mừng chỉ được vang xa khi Hội Thánh và mỗi người xác tín và cảm nhận được rằng: “Thần Khí Chúa đang ngự trên tôi” (Lc 4,18-19). Chính vì thế, lời cầu xin hằng ngày của Hội Thánh, của mỗi người, đó chính là: “Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến !”.

1.4. Những chỉ dẫn của sách Công Vụ Tông Đồ về hoạt động của Chúa Thánh Thần[43]:

- Đức Giêsu chọn các Tông Đồ theo tác động của Chúa Thánh Thần: “Thưa ngài Thê-ô-phi-lô, trong quyển thứ nhất, tôi đã tường thuật tất cả những việc Đức Giê-su làm và những điều Người dạy, kể từ đầu cho tới ngày Người được rước lên trời. Trước ngày ấy, Người đã dạy bảo các Tông Đồ mà Người đã tuyển chọn nhờ Thánh Thần” (Cv 1,1-2).

- Các Tông Đồ làm chứng cho Đức Kitô nhờ Thánh Thần: “nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất.” (Cv 1,8).

- Các Tông Đồ là những kẻ “đầy ơn Thánh Thần”: “Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho.” (Cv 2,4); Bấy giờ, ông Phê-rô được đầy Thánh Thần, liền nói với họ: “Thưa quý vị thủ lãnh trong dân và quý vị kỳ mục, hôm nay chúng tôi bị thẩm vấn về việc lành chúng tôi đã làm cho một người tàn tật, về cách thức người ấy đã được cứu chữa. Vậy xin tất cả quý vị và toàn dân Ít-ra-en biết cho rằng: nhân danh chính Đức Giê-su Ki-tô, người Na-da-rét, Đấng mà quý vị đã đóng đinh vào thập giá, và Thiên Chúa đã làm cho trỗi dậy từ cõi chết, chính nhờ Đấng ấy mà người này được lành mạnh ra đứng trước mặt quý vị. Đấng ấy là tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, chính tảng đá ấy lại trở nên đá tảng góc tường. Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ.” (4,8-12).

- Trở nên mạnh mẽ nhờ Thánh Thần: “Họ cầu nguyện xong, thì nơi họ họp nhau rung chuyển; ai nấy đều được tràn đầy Thánh Thần và bắt đầu mạnh dạn nói lời Thiên Chúa.” (Cv 4,31).

- Làm chứng cùng với Thánh Thần: “Về những sự kiện đó, chúng tôi xin làm chứng, cùng với Thánh Thần, Đấng mà Thiên Chúa đã ban cho những ai vâng lời Người.” (Cv 5,32).

- Khôn ngoan vô địch nhờ Chúa Thánh Thần: “Ông Tê-pha-nô được đầy ân sủng và quyền năng, đã làm những điềm thiêng dấu lạ lớn lao trong dân. Có những người thuộc hội đường gọi là hội đường của nhóm nô lệ được giải phóng, gốc Ky-rê-nê và A-lê-xan-ri-a, cùng với một số người gốc Ki-li-ki-a và A-xi-a, đứng lên tranh luận với ông Tê-pha-nô. Nhưng họ không địch nổi lời lẽ khôn ngoan mà Thần Khí đã ban cho ông” (Cv 6,8-10).

- Đầy ơn Thánh Thần, con người đổi mới: “Ông Kha-na-ni-a liền đi; ông vào nhà, đặt tay trên ông Sao-lô và nói: “Anh Sa-un, Chúa đã sai tôi đến đây, Người là Đức Giê-su, Đấng đã hiện ra với anh trên đường anh tới đây. Người sai tôi đến để anh lại thấy được và để anh được đầy Thánh Thần.” (Cv 9,17).

- Thánh Thần hướng dẫn đi loan báo Lời Chúa: “Một hôm, đang khi họ làm việc thờ phượng Chúa và ăn chay, thì Thánh Thần phán bảo: “Hãy dành riêng Ba-na-ba và Sao-lô cho Ta, để lo công việc Ta đã kêu gọi hai người ấy làm.” Bấy giờ họ ăn chay cầu nguyện, rồi đặt tay trên hai ông và tiễn đi. Vậy, được Thánh Thần sai đi, hai ông xuống Xê-lêu-ki-a, rồi từ đó đáp tàu đi đảo Sýp” (Cv 13,2-4).

- Quyết định cùng với Thánh Thần: “Vậy chúng tôi cử ông Giu-đa và ông Xi-la đến trình bày trực tiếp những điều viết sau đây: Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này: là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm. Anh em cẩn thận tránh những điều đó là tốt rồi. Chúc anh em an mạnh.” (Cv 15,27-29).

- Thánh Thần thúc đẩy bước chân truyền giáo: “Sau khi những việc ấy xảy ra, ông Phao-lô được Thánh Thần thúc đẩy, quyết định đi ngang qua miền Ma-kê-đô-ni-a và miền A-khai-a mà về Giê-ru-sa-lem; ông nói: “Về đó rồi, tôi còn phải đi thăm Rô-ma nữa” (Cv 19,21).

2. Trong một “Giáo Hội là thế đó”: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2,42).

Trong “viễn tượng linh đạo”, ngoài điểm nhấn quan trọng “CHÚA THÁNH THẦN” như vừa trình bày, sách Công Vụ Tông Đồ còn cho thấy một “dung mạo Giáo Hội” như là “mô hình mẫu” cho mọi cộng đoàn Hội Thánh từ thuở khai sinh cho tới thời viên mãn.

Chúng ta cùng dừng lại để đào sâu ý nghĩa nầy qua hai nội dung:

- “Mô hình tiên khởi” để làm điểm quy chiếu.

- Những điểm then chốt làm nên sức sống của “mô hình tiên khởi” nầy.

2.1: Chân dung đích thực của Hội Thánh theo “mô hình tiên khởi”:

Chúng ta đã học, đã biết, đã nghe nói rất nhiều về “mô hình Giáo Hội”; nhưng để cảm nhận được rõ ràng như “rờ đụng” cái “thực tại huyền nhiệm cao cả” và cũng là một trong những tín điều nền tảng của đức tin Công Giáo thì phải trở lại với trang tường thuật và mô tả của sách Công Vụ Tông Đồ mà trích đoạn sau đây là dẫn chứng cụ thể nhất: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng. Mọi người đều kinh sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ.” ( Cv 2,42-47).

Vâng, Giáo Hội là thế đó ! Là cộng đoàn quy tụ chung quanh các đồ đệ của Chúa Giêsu để lắng nghe những lời chứng và giáo huấn về Ngài; là cuộc gặp gỡ của niềm vui và hiệp thông, là chung chia Tấm bánh của bàn Tiệc Thánh Thể, là trao đổi và sẻ chia những tâm tình, trăn trở và kinh nghiệm tông đồ; là cầu nguyện thiết tha và không ngừng trước những lắng lo, ước nguyện, trước bao nhiêu gánh nặng, hiểm nguy… với tất cả cõi lòng chân chất và đức tin chân thành.

Phải chăng Giáo Hội muôn nơi, muôn thuở đều phải “quy chiếu” về với “mô hình Giáo Hội tiên khởi đó”. Không thể là Giáo Hội nếu là cuộc tập họp để “bàn chuyện con người” chứ không phải để lắng nghe Lời Chúa. Không thể là Giáo Hội nếu tập họp lại như là một “tổ hợp trần tục”, không liên hệ gì tới “Truyền Thống của Hội Thánh” được kết nối liền lạc bằng sợi chỉ đỏ là các Tông Đồ. Cũng không là Giáo Hội khi quy tụ lại trong hận thù, ghen ghét, bạo lực, bất nhân và hoàn toàn vắng bóng yêu thương, chia sẻ, phục vụ; và dĩ nhiên, càng là Giáo Hội khi mỗi một cuộc tập họp của người Kitô hữu đều có sự hiện diện đầy ắp của Đức Kitô Tử nạn-Phục Sinh, một sự “thực diện” của Ngài qua bánh Thánh Thể…

2.2. Những điểm then chốt làm nên sức sống của “mô hình tiên khởi” nầy:

Thử dừng lại nơi một số phân tích để xác định đâu là những điểm then chốt làm nên sức sống của Giáo Hội thuở ban đầu, cũng là những tiêu chí mang tính “linh đạo” cho các Kitô hữu và các cộng đoàn Giáo Hội ngày hôm nay.

Chỉ trong một đoạn ngắn ngủi, sách Công Vụ đã tóm tắt một “nội hàm phong phú diễn tả mầu nhiệm Giáo Hội”; đây cũng có thể nói được là “mật khẩu” để hiểu căn tính của Giáo Hội:“Trong cộng đoàn tiên khởi tại Giêrusalem, các tín hữu “chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2,42).

Khi chú giải đoạn văn trên của Luca, tác giả Servais TH. Pinckaers trong “Cầu nguyện Kitô giáo” đã nhận định như sau: “Ta hãy ghi nhận điều nầy: bốn yếu tố mà Thánh Luca trình bày thì không tách rời nhau, nhưng nối kết chặt chẽ với nhau.

- Cầu nguyện nhận được nội dung từ giáo huấn của các Tông Đồ, tập trung vào Đức Giêsu, Người trở thành nhân vật cầu nguyện chính bên Chúa Cha.

- Sự hiệp thông hình thành như một cộng đoàn cầu nguyện, ở tầm mức các tâm hồn, trước khi là một cộng đoàn chia sẻ trong lãnh vực của cải.

- Việc bẻ bánh là một cầu nguyện tạ ơn, một “tạ ơn” của Đức Kitô vốn trở nên trung tâm của việc cầu nguyện Kitô giáo.

- Như vậy Cộng đoàn tiên khởi là một cộng đoàn cầu nguyện, nhưng là cầu nguyện tích cực, suy phục hoạt động cứu độ của Đức Kitô và được định hình bởi hoạt động đó, hướng về các công trình của đời sống huynh đệ.”[44].

Chúng ta có thể dừng lại để đào sâu thêm “4 yếu tố” quan trọng nầy trong đời sống cầu nguyện của thời Hội Thánh:

2.2.1. Yếu tố “Tông Đồ”: “Trong cộng đoàn tiên khởi tại Giêrusalem, các tín hữu “chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy”: “Việc cầu nguyện được đặt trên nên tảng đức tin tông truyền”.

Đời sống cầu nguyện của Hội Thánh và trong Hội Thánh được khởi sự từ cộng đoàn Tông Đồ và quy chiếu về đó; bởi vì, chỉ khi “ngang qua nền tảng Tông Đồ” Hội Thánh mới gặp được Đức Kitô, Đấng đã chọn các ngài như những hòn đá tảng để xây nên tòa nhà Giáo Hội. Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã trình bày nội dung nầy như sau: (Xin trích):

“Giáo Hội được xây dựng trên nền tảng các tông đồ như là một cộng đoàn đức tin, đức cậy và đức mến. Qua các Tông Đồ, chúng ta đến được với chính Đức Giêsu. Giáo Hội bắt đầu được thiết lập khi một số ngư phủ miền Galilê gặp Đức Giêsu, bị khoé nhìn, giọng nói, và lời mời gọi thân tình của ngài chinh phục: “Hãy theo tôi, và tôi sẽ làm cho anh em thành kẻ đánh lưới người.” (Mk 1 :17; Mt 4 :19.)

Sau Đức Maria là phản ánh tinh tuyền của ánh sáng Đức Kitô, thì chính từ các Tông đồ, qua lời dậy và chứng tá của các ngài mà chúng ta nhận được chân lý về Đức Kitô. Tuy nhiên, sứ mệnh của các ngài không tách rời mà là được đặt trong một mầu nhiệm hiệp thông bao gồm toàn bộ Dân Thiên Chúa và được thực hiện qua từng giai đoạn từ trong Giao Ước cũ sang Giao Ước mới….

Khi tuyển chọn Nhóm Mười Hai, đưa họ vào thông hiệp với đời sống của chính ngài và cho họ tham dự vào sứ mệnh loan báo Vương Quốc qua lời và hành động, (x. Mc 6 :7-13; Mt 10 :5-8; Lc 9 :1-6; 6 :13.) Đức Giêsu muốn nói rằng thời đại chung cuộc đã tới, trong đó Dân mới của Thiên Chúa sẽ được thành lập, dân của mười hai chi tộc giờ đây trở thành dân phổ quát, tức Giáo Hội của ngài….

Hành trình của các Tông Đồ đã được khởi sự như thế. Đó là một cuộc tiếp xúc giữa những con người mở lòng cho người khác. Đối với các môn đệ, đó là khởi đầu của một sự tiếp xúc trực tiếp với vị Tôn Sư, xem nơi ngài ở và bắt đầu học biết ngài. Quả vậy, họ sẽ không rao giảng một ý tưởng, nhưng là làm chứng cho một nhân vật.

Trước khi được sai đi rao giảng, họ phải “ở” với Đức Giêsu đã, (Mc 3 :14) bằng cách thiết lập một tương quan bản vị với ngài. Trên cơ sở này, việc rao giảng Tin mừng không gì khác hơn là việc công bố những gì họ cảm nhận và là một lời mời gọi đi vào mầu nhiệm hiệp thông với Đức Kitô.” (x. 1 Ga 1 :1-3)”[45].

2.2.2. Yếu tố “Hiệp thông”: “luôn luôn hiệp thông với nhau”: Việc cầu nguyện “được chứng thực bằng tình bác ái” :

Từ “yếu tố Tông Đồ” đó, Đức Thánh Cha Bênêđictô lại dẫn chúng ta qua “yếu tố hiệp thông”, cũng là một nền tảng mà trên đó Hội Thánh thiết dựng đời sống cầu nguyện. Bởi chưng, cầu nguyện trong Kitô giáo luôn mang chiều kích cứu độ, mà Thiên Chúa lại không muốn cứu độ con người từng người riêng rẻ, nhưng là một đoàn dân hiệp nhất.[46]: “Qua sứ vụ tông đồ, Giáo Hội, một cộng đoàn được Con Thiên Chúa làm người quy tụ lại, sẽ tiếp diễn qua dòng thời gian, xây dựng và nuôi dưỡng sự hiệp thông trong Đức Kitô và trong Thánh Thần mà mọi người được kêu gọi vào, và trong đó họ có thể nghiệm thấy ơn cứu độ được Chúa Cha ban cho…

Được tổ chức chặt chẽ dưới sự hướng dẫn của các vị Mục Tử hợp pháp, Giáo Hội như thế tiếp tục qua các thời đại, sống trong thế giới như là một mầu nhiệm hiệp thông, trong đó, Sự Hiệp Thông của Ba Ngôi Thiên Chúa được phản ánh theo một mức độ nào đó…

Thánh Tông Đồ Phaolô đã quy chiếu đến cội nguồn Ba Ngôi tối thượng này khi ngài chúc cho các Kitô hữu của ngài: “Nguyện xin ân sủng của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh em.” (2 Cr 13 :14)…

Có lẽ vọng lại lời nguyện thờ phượng của Giáo Hội mới được khai sinh, những lời này nhấn mạnh rằng hồng ân nhưng không của Chúa Cha trong Đức Giêsu Kitô đã được thực hiện và được diễn tả thành sự thông hiệp Chúa Thánh Thần đem đến….

Ta có thể nói được rằng ân sủng, tình yêu và sự thông hiệp lần lượt quy chiếu về Đức Kitô, Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, là những khía cạnh khác biệt trong cùng một hành động Thiên Chúa cứu độ chúng ta. Hành động này tạo nên Giáo Hội và làm nên Giáo Hội -như thánh Cypiranô thế kỷ thứ ba quả quyết - “một dân tộc được làm cho hiệp nhất từ sự hiệp nhất của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.”…

Sự sống hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau là mục tiêu đích thực của việc loan báo Tin mừng, là mục tiêu của việc hoán cải trở thành Kitô hữu : “Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi cũng loan báo cho anh em, ngõ hầu anh em được hiệp thông với chúng tôi.” (1 Ga 1 :3)…

Như thế, sự hiệp thông kép với Thiên Chúa và với nhau không thể tách rời nhau. Ở đâu mà sự hiệp thông với Thiên Chúa, tức hiệp thông với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, bị phá huỷ, thì cội rễ và nguồn mạch sự hiệp thông giữa chúng ta với nhau cũng bị phá huỷ. Và ở đâu chúng ta không sống hiệp thông giữa chúng ta với nhau, sự hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi sẽ không phải là sống thực, như chúng ta đã nghe dạy.”[47].

2.2.3. Yếu tố “Thánh Thể”: “siêng năng tham dự lễ bẻ bánh”: Việc cầu nguyện “được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể”:

Yếu tố “Hiệp Thông” không thể tách lìa khỏi “Thánh Thể”; bởi vì “Thánh Thể”, việc “họp nhau bẻ bánh” chính là nhịp sống cầu nguyện cơ bản, cụ thể và sống động nhất của cộng đoàn Giáo Hội sơ khai và cũng là “lời cầu nguyện quan trọng nhất, cao cả nhất’ của Hội Thánh muôn nơi muôn thuở[48]. Đức Thánh Cha Bênêđictô tiếp tục trình bày cho chúng ta nội dung nầy: “Chúng ta hãy đi thêm một bước nữa. Là hoa trái của Chúa Thánh Thần, sự Hiệp Thông được nuôi dưỡng bằng Bánh Thánh Thể (x. 1 Cr 1,16-17) và được diễn tả thành mối tương giao huynh đệ như là một sự thông dự trước vào thế giới tương lai. Trong Thánh Thể, Đức Giêsu nuôi dưỡng chúng ta; ngài hiệp nhất chúng ta với ngài, với Cha ngài, với Chúa Thánh Thần và chúng ta với nhau. Mạng lưới hiệp nhất bao trùm thế giới đây là sự thông dự trước thế giới tương lai trong thời gian của chúng ta.”[49].

2.2.4. Yếu tố “Trung Thành”: “cầu nguyện không ngừng” (Xem thêm: Sách GLHTCG số 2625):

- Hội Thánh thực thi mệnh lệnh của chính Chúa Giêsu: “Phải cầu nguyện luôn, không được nản chí” ( Lc 18,1 ). (Xem thêm bài viết của tác giả Huệ Minh: Tích chuyện ông Mô-sê cầu nguyện trong cuộc chiến với dân A-ma-lếch Xh 17,8-12; dụ ngôn “quan tòa và bà góa: Lc 18,1-8)[50].

- Hội Thánh cầu nguyện “không ngừng” qua Lời Chúa được nghe, được đọc thường xuyên với “Kinh Nhật Tụng”: “Những lời cầu nguyện này trước hết là những lời các tín hữu nghe và đọc trong Sách Thánh, nhưng họ làm cho những lời ấy trở thành hiện tại, đặc biệt là những lời Thánh Vịnh, do chúng được nên trọn trong Đức Kitô” (Lc 24,27.44). (Xem thêm Hiến Chế Phụng vụ)[51].

3. Mấy con số 3 dễ nhớ trong sách Công Vụ:[52].

3.1. Ba điều Đức Giêsu căn dặn các Tông Đồ: Một hôm, đang khi dùng bữa với các Tông Đồ, Đức Giê-su truyền cho các ông không được rời khỏi Giê-ru-sa-lem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa, "điều mà anh em đã nghe Thầy nói tới (…), nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất." (Cv 1,4.8).

3.2. Ba đợt làm chứng cho Đức Kitô phục sinh: “Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem (1), trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri (2) và cho đến tận cùng trái đất (3)." (1,8)

3.3. Ba nét sơ lược về cộng đoàn Kitô hữu sơ thuở đầu:

- Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng. Mọi người đều kinh sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ. (Cv 2,42-47).

- Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung. Nhờ quyền năng mạnh mẽ Thiên Chúa ban, các Tông Đồ làm chứng Chúa Giê-su đã sống lại. Và Thiên Chúa ban cho tất cả các ông dồi dào ân sủng. Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, vì tất cả những người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền, đem đặt dưới chân các Tông Đồ. Tiền ấy được phân phát cho mỗi người, tuỳ theo nhu cầu. Ông Giô-xếp, người được các Tông Đồ đặt tên là Ba-na-ba, nghĩa là người có tài yên ủi, có một thửa đất. Ông là một thầy Lê-vi quê quán ở đảo Sýp. Ông bán đất đi, lấy tiền đem đặt dưới chân các Tông Đồ. (Cv 4,32-37).

- Nhiều dấu lạ điềm thiêng được thực hiện trong dân, nhờ bàn tay các Tông Đồ. Không một ai khác dám nhập đoàn với họ. Nhưng dân thì lại ca tụng họ. Càng ngày càng có thêm nhiều người tin theo Chúa: cả đàn ông đàn bà rất đông. Người ta còn khiêng cả những kẻ đau ốm ra tận đường phố đặt trên giường trên chõng, để khi ông Phê-rô đi qua, ít ra cái bóng của ông cũng phủ lên được một bệnh nhân nào đó. Nhiều người từ các thành chung quanh Giê-ru-sa-lem cũng lũ lượt kéo đến, đem theo những kẻ ốm đau cùng những người bị thần ô uế ám, và tất cả đều được chữa lành. (Cv 5,12-16).

3.4. Ba lần tường thuật về ơn gọi của Thánh Phaolô:

- Ông Sao-lô vẫn còn hằm hằm đe doạ giết các môn đệ Chúa, nên đã tới gặp thượng tế xin thư giới thiệu đến các hội đường ở Đa-mát, để nếu thấy những người theo Đạo, bất luận đàn ông hay đàn bà, thì bắt trói giải về Giê-ru-sa-lem. Vậy đang khi ông đi đường và đến gần Đa-mát, thì bỗng nhiên có một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông. Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với ông: "Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta?". Ông nói: "Thưa Ngài, Ngài là ai? ". Người đáp: "Ta là Giê-su mà ngươi đang bắt bớ. Nhưng ngươi hãy đứng dậy, vào thành, và người ta sẽ nói cho ngươi biết ngươi phải làm gì.". Những người cùng đi với ông dừng lại, sững sờ: họ nghe có tiếng nói, nhưng không trông thấy ai. Ông Sao-lô từ dưới đất đứng dậy, mắt thì mở nhưng không thấy gì. Người ta phải cầm tay dắt ông vào Đa-mát. Suốt ba ngày, ông không nhìn thấy, cũng chẳng ăn, chẳng uống… (Cv 9,1-8…).

- “như cả vị thượng tế lẫn toàn thể hội đồng kỳ mục có thể làm chứng cho tôi. Tôi còn được các vị ấy cho thư giới thiệu với anh em ở Đa-mát, và tôi đi để bắt trói những người ở đó, giải về Giê-ru-sa-lem trừng trị. Đang khi tôi đi đường và đến gần Đa-mát, thì vào khoảng trưa, bỗng nhiên có một luồng ánh sáng chói lọi từ trời chiếu xuống bao phủ lấy tôi. Tôi ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với tôi: "Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta? Tôi đáp: "Thưa Ngài, Ngài là ai? Người nói với tôi: "Ta là Giê-su Na-da-rét mà ngươi đang bắt bớ. Những người cùng đi với tôi trông thấy có ánh sáng, nhưng không nghe thấy tiếng Đấng đang nói với tôi. Tôi nói: "Lạy Chúa, con phải làm gì? Chúa bảo tôi: "Hãy đứng dậy, đi vào Đa-mát, ở đó người ta sẽ nói cho anh biết tất cả những gì Thiên Chúa đã chỉ định cho anh phải làm. Vì ánh sáng chói loà kia làm cho tôi không còn trông thấy nữa, nên tôi đã được các bạn đồng hành cầm tay dắt vào Đa-mát… (Cv 22,5-11…).



- "Thế là sau khi được các thượng tế trao quyền và uỷ nhiệm, tôi lên đường đi Đa-mát. Kính thưa đức vua, đang khi đi đường, vào lúc trưa, tôi đã thấy một luồng ánh sáng chói lọi hơn mặt trời, từ trời chiếu toả xuống chung quanh tôi và các bạn đồng hành. Tất cả chúng tôi đều ngã nhào xuống đất, và tôi nghe có tiếng nói với tôi bằng tiếng Híp-ri: "Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta? Đá lại mũi nhọn thì khốn cho ngươi! Tôi hỏi: "Thưa Ngài, Ngài là ai? Chúa đáp: "Ta là Giê-su mà ngươi đang bắt bớ. Nhưng ngươi hãy chỗi dậy, đứng thẳng lên. Ta hiện ra với ngươi là để chọn ngươi làm đầy tớ và làm chứng nhân về những điều ngươi đã thấy, cũng như những điều Ta sẽ hiện ra mà tỏ cho ngươi biết. Ta sẽ cứu ngươi thoát khỏi tay dân Do-thái và các dân ngoại: Ta sai ngươi đến với chúng để mở mắt cho chúng, khiến chúng rời bóng tối mà trở về cùng ánh sáng, thoát khỏi quyền lực Xa-tan mà trở về cùng Thiên Chúa. Như vậy, nhờ tin vào Ta, chúng sẽ được ơn tha tội và được hưởng phần gia tài cùng với các người đã được thánh hiến…." (Cv 26,12-18….)

3.5. Ba chuyến truyền giáo của thánh Phaolô: (x. Cv 13-14; Cv 15-18; Cv 18-21).

KẾT

Đã có không ít những lập luận (thường là các nhà cải cách Tin Lành) cho rằng sách Công Vụ là “chủ thuyết bị biến chất nền Công Giáo xưa”, trong đó ông Phaolô nguyên tuyền đã “bị làm cho trở nên loãng đi” hầu có thể được trở thành dễ chấp nhận hơn cho một Hội Thánh Công Giáo thời xa xưa[53]. Tuy nhiên, đối với chúng ta, những người Kitô hữu kế thừa chính cộng đoàn Kitô hữu ban đầu được sách Công Vụ trình bày, vẫn xác tín rằng: nhờ có sách Công Vụ Tông Đồ mà chúng ta hiểu biết nhiều hơn, rõ hơn về “câu chuyện Giêsu” của các Tin Mừng và những bài giáo lý của các thư mục Tân ước khác[54]. Nhưng trên hết, sách Công Vụ cho chúng ta cảm nhận được chương trình của Thiên Chúa đang được thể hiện trên chính cuộc đời mình, thời đại mình, Giáo Hội mình qua những gì Ngài đã thể hiện với Giáo Hội thuở ban đầu.

Nếu Kitô giáo phát sinh từ biến cố Đức Kitô Phục Sinh và Tin Mừng Phục Sinh bắt đầu được loan truyền từ ngày lễ Ngũ Tuần như sách Công Vụ tường thuật, thì quả thật, cho đến mãi ngàn sau, khi nào Hội Thánh Chúa Kitô còn trên mặt đất, thì sách Công Vụ Tông Đồ vẫn còn được đọc, được công bố, nhất là được công bố trong những ngày sau Đại lễ Phục Sinh.

Bởi vì, nhờ sách Công Vụ Tông Đồ mà chúng ta mới cảm nhận được rằng “Hội Thánh Ban đầu là thế đó”. Vâng, “đẹp thay cái thuở ban đầu” !

Trương Đình Hiền (Mùa Phục Sinh 2021)

--------------------------------------------------------------------------------

[1] LM. GIUSE NGUYỄN HỮU AN. Bài viết “Dưới tác động của Chúa Thánh Thần”. Nguồn:

http://www.giaoly.org/vn/duoi-tac-dong-cua-chua-thanh-than/

[2] ĐGM PHÊRÔ NGUYỄN VĂN KHẢM. Bài: Sách Công vụ Tông đồ. Nguồn: trang mạng Giáo phận Bà Rịa:

https://www.giaophanbaria.org/thanh-kinh-giao-ly/hoc-hoi-thanh-kinh/2016/02/22/tuan-101-sach-cong-vu-tong-do-chuong-1-8.html

[3] MARK LINK S.J. TÌM HIỂU ĐỨC TIN Công Giáo. Chương XVIII, Bài 16: Công vụ Tông Đồ. Nguồn:

http://dev.kilopad.com/Ton-giao-Tu-tuong-c40/doc-sach-truc-tuyen-tim-hieu-duc-tin-cong-giao-b3164/chuong-18-bai-16-cong-vu-tong-do-ti18

[4] Tư liệu nguồn đã dẫn (vietcatholicperth.org):

- Các Phúc âm trình bày Con Người đến để chết cho tội lỗi chúng ta. Công Vụ trình bày sự xuất hiện của Con Thiên Chúa trong quyền năng của Thánh Thần.

- Các Phúc âm trình bày những gì Đức Kitô bắt đầu thực hiện. Công Vụ trình bày những gì Ngài tiếp tục thực hiện bởi Chúa Thánh Thần, qua các môn đệ của Ngài.

- Các Phúc âm kể về Đấng Cứu Thế bị đóng đinh và sống lại. Công Vụ miêu tả Ngài như là Chúa và Lãnh tụ được nâng lên và tôn vinh.

- Trong các Phúc âm chúng ta nghe lời giảng dạy của Đức Kitô. Trong Công Vụ chúng ta nhìn thấy hiệu qủa của những lời giảng dạy của Ngài trên công vụ của các tông đồ.

[5] ĐGM PHÊRÔ NGUYỄN VĂN KHẢM. Bài: Sách Công vụ Tông đồ. Nguồn: trang mạng Giáo phận Bà Rịa:

https://www.giaophanbaria.org/thanh-kinh-giao-ly/hoc-hoi-thanh-kinh/2016/02/22/tuan-101-sach-cong-vu-tong-do-chuong-1-8.html

[6] TOÀ TỔNG GIÁM MỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, BẢN DỊCH: NHÓM GKPV. KINH THÁNH TÂN ƯỚC. nxb. Tp. HCM 1993. Sách Công vụ Tông đồ. Phần Dẫn Nhập. Tr. 487.

[7] Ibid.

[8] Ibid.

[9] Ibid.

[10] SĐD: “Căn cước duy nhất của tác giả cuốn sách này là Luca và nó được xác nhận bởi các cây viết về Giáo hội, vì không một nhà bình luận thời xưa hay ngày nay nêu tên một tác giả nào khác. Căn cước này đã được biết đến ở các Giáo hội khoảng năm 175 sau C.N, qua các Giáo phụ thời Giáo hội sơ khai. Đặc biệt cách dùng nhân xưng đại danh từ chúng tôi ở phần sau cuốn sách chứng minh rằng tác giả là bạn đồng hành của thánh Phaolô. Giữa các bạn đồng hành của Phaolô truyền thống luôn xác định là Luca, người Syria miền Antioch và là một y sĩ có nguồn gốc ngoài Dothái (Col 4,10-14); Phaolô diễn tả ông như là một người bạn thân gắn bó với mình trong thời gian ông bị giam giữ ở Roma.”

[11] Ibid.

[12] Lc 24,47: “phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội.”

[13] TOÀ TỔNG GIÁM MỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, BẢN DỊCH: NHÓM GKPV. KINH THÁNH TÂN ƯỚC. nxb. Tp. HCM 1993. Sách Công vụ Tông đồ. Phần Dẫn Nhập. Tr. 488.

[14] Ibid. Tr. 488.

[15] SĐD (GS. ĐAMINH PHẠM XUÂN UYỂN, SDB. Công Vụ, Các Thứ Do Thái & Công Giáo, Khải Huyền. NXB. Đồng Nai 2015. DẪN NHẬP SÁCH CÔNG VỤ TÔNG ĐỒ. Tr. 18-20.

[16] Ibid. Tr. 489.

[17] Ibid. Tr. 490.

[18] Ibid. Tr. 490.

[19] Ibid. Tr. 489-490: Sách Công Vụ Tông Ðồ gồm 28 chương, được chia như sau:

Nhập đề (Chương 1,1-11)

I. Hội Thánh tại Giêrusalem (Chương 1,12-5,42)

1. Hoạt động của các Tông Ðồ (Chương 1,12-2,42)

2. Sinh hoạt của Hội Thánh sơ khai (Chương 2,42-5,42)

II. Những bước đầu của công cuộc truyền giáo (Chương 06-12)

1. Hội Thánh lớn mạnh; các phó tế; ông Têphanô tử đạo tiên khởi (Chương 6,1-8,3)

2. Ông Philipphê ở Samari; viên thái giám xứ Êthiốp (Chương 8,4-40)

3. Ông Saolô trở lại (Chương 9,1-30)

4. Hoạt động mục vụ của ông Phêrô (Chương 9,31-11,18)

5. Hội Thánh tại Antiôkhia (Chương 11, 19-30)

6. Hội Thánh Giêrusalem bị bách hại; thánh Giacôbê tông đồ tử đạo (Chương 12)

III. Hành trình truyền giáo của ông Banaba và ông Saolô. Công đồng Giêrusalem (Chương 13,1-15,35)

1. Hành trình truyền giáo lần thứ nhất của ông Banaba và ông Saolô (Chương 13-14)

2. Công đồng Giêrusalem (Chương 15,1-35)

IV. Những cuộc hành trình truyên giáo của ông Phaolô (Chương 15,36-19,20)

1. Ông Phaolô cùng với ông Xila, ông Timôthê hoạt động truyền giáo ở Tiểu Á, Hy Lạp (Chương 15,36-18,22)
2. Ông Phaolô ở Êphêxô: (Chương 18,23-19,20)

V. Kết thúc những cuộc hành trình truyền giáo. Ông Phaolô, người tù của Ðức Kitô (Chương 19,21-28,31)

1. Ông Phaolô thăm viếng các Hội Thánh ở Hy lạp; về Giêrusalem mang theo tiền lạc quyên (Chương 19,21-21,26)

2. Ông Phaolô bị bắt ở Giêrusalem, bị cầm tù 2 năm ở Xadarê, giải đi Rôma (Chương 21,27-28,29)
3. Kết: Ông Phaolô bị tù ở Rôma, nhưng vẫn làm chứng cho Ðức Kitô (Chương 28,30-31)

[20] LM. THÊÔPHILÔ NGÔ HOÀN CẦU, SVD. Tìm hiểu các sách Tin Mừng và Công Vụ Tông Đồ, nxb. Đồng Nai 2019, tr. 102-114.

[21] LM. THÊÔPHILÔ NGÔ HOÀN CẦU, SVD. Tìm hiểu các sách Tin Mừng và Công Vụ Tông Đồ, nxb. Đồng Nai 2019, tr. 102-114.

[22] TOÀ TỔNG GIÁM MỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, BẢN DỊCH: NHÓM GKPV. KINH THÁNH TÂN ƯỚC. nxb. Tp. HCM 1993. Sách Công vụ Tông đồ. Phần Dẫn Nhập. Tr. 491: “Người ta nói sách Công vụ Tông Ðồ là Tin Mừng của Chúa Thánh Thần. Trước khi lên trời, Ðức Kitô đã bảo đảm với các môn đệ là Người sẽ tuôn đổ trên các ông đặc sủng thời thiên sai, đó là Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần mặc cho các ông sức mạnh từ trời và dẫn đưa các ông hoàn thành nhiệm vụ làm chứng nhân Lc 24,47-49; Cv 1,5.8. Chính trong ngày lễ Ngũ Tuần, các Tông Ðồ đã được rửa bằng Thánh Thần (1,5). Chúa Thánh Thần đánh dấu khởi đầu thời đại của Hội Thánh như phép rửa ở sông Giođan khai mạc sứ vụ công khai của Ðức Giêsu.”

[23] Ibid.: “Hoạt động của Chúa Thánh Thần thể hiện qua sức mạnh phi thường của việc loan báo Tin Mừng của các Tông Ðồ (2,5-6; 5,32; 6,10), qua nếp sống bác ái huynh đệ của anh em tín hữu thời Hội Thánh sơ khai (2,44-45; 4,32-36); qua việc truyền giáo. Chính Chúa Thánh Thần đã thúc đẩy các Tông Ðồ phải rời bỏ lãnh địa Do thái giáo để đến với các anh em dân ngoại, đòi hỏi họ tin vào Ðức Giêsu là Ðấng Kitô và là Ðức Chúa. Các chương 10-11 là trọng tâm của sách Công Vụ Tông Ðồ. Trong mọi trường hợp, giây phút quyết định là Chúa Thánh Thần thúc bách các Tông Ðồ đi truyền giáo (13,2-4; 16,6-7). Chúa Thánh Thần hoạt động mỗi ngày một nhiều hơn, như ơn nói tiếng lạ (10,46); ơn làm ngôn sứ (11,8; 21,11-12; 13,1; 15,32; 21,9)”.

[24] Ibid.: “Nhờ những hoạt động của Chúa Thánh Thần, ta có thể nói về ngôi vị của Người, vì Người luôn tỏ ra là quyền năng của Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần được gọi là Thần Khí của Chúa (5,9), vì chính Ðức Giêsu đã cử Người đến, khi nhận từ nơi Thiên Chúa Cha (2,33). Thực ra, chính Thiên Chúa Cha đã hứa ban Thánh Thần (1,4; 2,33). Do đó, Thánh Thần của Chúa Cha, như Ðức Giêsu đã giới thiệu (Mc 13,2; Lc 21,15; Ga 14,15-17; 15,26-27; 16,7.11). Thánh Phêrô đồng hóa Thánh Thần với Thiên Chúa (5,3). Những hoạt động của Thánh Thần chứng tỏ Người là một ngôi vị biệt lập (8,26.29; 10,3.19; 19,21)”.

[25] Ibid. Tr. 491-492: “Sách Công Vụ Tông Ðồ không nói nhiều về đời sống trần gian của Ðức Giêsu. Qua các bài giảng của các Tông Ðồ, người ta biết được đôi nét căn bản quan trọng cuộc đời của Ðức Giêsu. Người là con cháu vua Ðavít (2,30; 13,23); sinh sống ở Nadarét (2,22; 3,6; 4,10; 6,14; 10,37; 22,8; 26,9). Mẹ Người là bà Maria và anh em Người ai cũng biết (1,14). Những việc Người làm, những lời Người dạy (1,22; 10,37-38; 13,34). Cuộc Thương Khó, chết và sống lại của Người chiếm một chỗ quan trọng trong các bài giảng (2,23; 3,15; 4,28; 5,30; 7,52; 13,27.29). Các Tông Ðồ là những chứng nhân đặc biệt của Người, vì các Tông Ðồ chia sẻ cuộc đời trần thế của Người, đã đi theo Người từ Galilê đến Giêrusalem (13,31), đã thấy Người sau khi Người Phục Sinh”.

[26] Ibid. Tr. 492: “Các Tông Ðồ xác tín rằng Ðức Giêsu phục sinh ngự bên hữu Chúa Cha. Người có mọi quyền năng như Chúa Cha và cử Thánh Thần ngự xuống trên nhân loại, như thánh Phêrô đã khẳng định trong ngày lễ Ngũ Tuần (2,33). Ông Têphanô chiêm ngắm Người đang ngự bên hữu Chúa Cha (7,55-56). Hội Thánh sơ khai đồng tâm nhất trí tuyên xưng rằng Thiên Chúa đã phục sinh Con của Người (2,24.32; 3,26; 13,34; 17,31; 3,15; 4,10; 5,30; 10,40) và đã siêu tôn Người (2,33-34; 3,13; 5,31). Chính Kinh Thánh đã minh chứng điều ấy (Tv 19,6; 116,3). Vua Ðavít đã tuyên sấm về Ðấng Kitô (Tv 132,11; 89,4-5)”.

[27] Ibid: “Ðức Giêsu thực hiện kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa đúng như lời các ngôn sứ đã loan báo (3,18.24; 10,43; 13,27)… Trách nhiệm của người Do thái trong vụ án Ðức Giêsu không thể nào bỏ qua, vì họ đã không nghe tổng trấn Philatô (3,13-15). Họ đã buộc Người phải chết và đóng đinh Người (2,23; 3,13-15; 4,10; 10,40). Thực ra, họ hành động mù quáng và thực hiện các sấm ngôn (3,17-18; 13,27-29)... Thiên Chúa đã đặt Người làm Ðức Chúa và làm Ðấng Kitô" 2,36. Danh xưng này hàm chứa đức tin sâu xa của anh em tín hữu thời sơ khai, đồng thời diễn tả niềm tin của người tín hữu: xưa kia dân Dothái tôn thờ Thiên Chúa là Ðức Chúa, nay người tín hữu cũng tôn thờ Ðức Giêsu là Ðức Chúa. Người tín hữu kêu cầu danh Ðức Giêsu (2,21; 9,14.21; 22,16). Như vậy, Ðức Giêsu là Thiên Chúa. Tin vào Danh Ðức Giêsu, sẽ được cứu độ (4,12). Các Tông Ðồ rao giảng, hoạt động hay chịu đau khổ đều vì Thánh Danh (3,6.16; 4,10.17-18; 5,28.40-41; 8,12.16; 9,15-16; 27,28)”.

[28] Ibid. Tr. 492-493: “Chúng tôi theo Chúa Giêsu trong suốt thời gian Người sống giữa chúng ta, kể từ khi Người được ông Gioan làm phép rửa cho đến ngày Người lìa bỏ chúng ta và được rước lên trời... chứng nhân về cuộc Phục Sinh của Người" (1,21-22)… Sau lễ Ngũ Tuần, các ông theo lệnh truyền của Ðức Giêsu (1,8) đã khởi sự làm chứng cho Người từ Giêrusalem (2,14-36), cho đến tận cùng trái đất (28,31…”.

[29] Ibid. Tr. 493: “Qua những bài giảng của thánh Phêrô (2,14-36.38-39; 3,12-26; 4,8-12; 5,17-40); hay của thánh Phaolô (13,16-41; 26,22-23); chúng ta có thể rút được một ít điểm giáo lý các Tông Ðồ:

- Thời kỳ hoàn thành đã đến. "Ngày của Ðức Giêsu" bắt đầu từ Ðức Giêsu (2,16; 3,18.24).

- Các sấm ngôn được thực hiện, đúng theo kế hoạch Thiên Chúa, xuyên qua sứ vụ, cái chết và sống lại của Ðức Giêsu (2,30-31; 3,22; 4,10).

- Sau khi sống lại, Ðức Giêsu được tôn vinh ngự bên hữu Chúa Cha, trở thành thủ lãnh của dân Ítraen mới (2,23-36; 3,13; 5,31).

- Chúa Thánh Thần hoạt động trong Hội Thánh là dấu chỉ về quyền năng và vinh quang của Ðức Kitô 2,33; 5,32.

- Thời cứu độ sẽ hoàn tất khi Ðức Kitô giáng lâm (3,20.21; 10,42).

Còn khi rao giảng cho người ngoài Do thái giáo, các Tông Ðồ nhấn mạnh đến con người lịch sử của Ðức Giêsu (10,34-43), hoặc trình bày Thiên Chúa là Ðấng sáng tạo và làm chủ lịch sử như bài giảng của thánh Phaolô tại Lýtra (14,15-17) hay ở Athen (17,22-31)”.

[30] Ibid: “Trong khi giảng dạy, các Tông Ðồ được các đặc sủng, như đặc sủng "ngôn ngữ": trường hợp của thánh Phêrô ở Giêrusalem (2,4-13); đặc sủng "làm phép lạ": thánh Phêrô chữa một người què (3,1-10); chuyện Khanania và Xaphira chết (5,1-12); người tê bại ở Lốt (9,32-35); bà Tabitha được sống lại (9,36-43); người bại chân ở Lýtra (14,8-18); người chết sống lại ở Tơroa (20,7-12). Các Tông Ðồ làm nhiều dấu lạ điềm thiêng (5,12; 19,11), đến nỗi bóng của thánh Phêrô che phủ (5,15-16), hay áo của người ta chạm đến da thánh Phaolô cũng đủ sức mạnh chữa lành nhiều người bệnh (19,12). Các Tông Ðồ làm chứng đến mức độ hy sinh mạng sống; trường hợp của phó tế Têphanô (7,59-60); tông đồ Giacôbê (12,2)”.

[31] Ibid. Tr. 493-494: “Hội Thánh không phải là một đám đông ô hợp, nhưng là một cộng đoàn. Do đó cần phải có tổ chức để việc phục vụ anh em tín hữu đạt hiệu quả hơn. Các Tông Ðồ chuyên lo giảng dạy Lời Thiên Chúa (6,14), rao giảng Ðức Giêsu (2,22), nên không thể nào quan tâm đúng mức đến những anh em nghèo, các bà góa... vì vậy các Tông Ðồ đặt các phó tế 6,1 trông coi việc ăn uống của cộng đoàn cũng như tài sản chung.

Ngoài ra, sách Công Vụ còn nói đến các kỳ mục (11,30). Hai thánh Phaolô và Banaba "chỉ định cho mỗi Hội Thánh những kỳ mục" (14,23). Hẳn nhiên, các kỳ mục này rất khác với các kỳ mục Do thái giáo. Ðọc ch.15 và 16, ta thấy các kỳ được nói ngay sau các Tông Ðồ: 15,2.4.6.22.23; 16,4. Như vậy các kỳ mục là cộng sự viên quan trọng bên cạnh các Tông Ðồ và sẽ thay thế các Tông Ðồ, khi các ông vắng mặt (20,17) hoặc chết…”.

[32] Cv 5,11: Toàn thể Hội Thánh và tất cả những ai nghe kể chuyện này đều rất sợ hãi.

[33] TOÀ TỔNG GIÁM MỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, BẢN DỊCH: NHÓM GKPV. KINH THÁNH TÂN ƯỚC. nxb. Tp. HCM 1993. Sách Công vụ Tông đồ. Phần Dẫn Nhập.. Tr. 494: Sách Công Vụ gọi đoàn thể những người đi theo Ðức Kitô là Hội Thánh, vì các tín hữu đã nhận "phép rửa bằng Thánh Thần" (1,5) "nhân danh Ðức Giêsu Kitô" (2,38). Họ được Thiên Chúa kêu gọi (2,39). Ðoàn thể ấy trước ngày lễ Ngũ Tuần chỉ có một trăm hai mươi (1,15), sau lễ Ngũ Tuần số tín hữu càng ngày càng gia tăng (2,41.47; 4,4; 5,14; 6,17; 9,31; 11,24; 14,1; 16,5)”.

[34] Ibid: “Hội Thánh khai sinh từ môi trường Dothái giáo với những truyền thống nghi thức khắt khe. Nhưng dần dần Hội Thánh được Chúa Thánh Thần tác động, hướng dẫn đi tới dân ngoại. Hội Thánh quy tụ các dân tộc thuộc mọi nền văn hóa khác nhau, như người Samari (8,4-25); quan thái giám người Êthiốp (8,26-40); ông Conêliô đại đội trưởng Rôma (10,1-48); những người gốc Sýp, Kyrênê, Antiôkhia (11,20). Những chuyến truyền giáo của thánh Phaolô cho dân ngoại miền Tiểu Á và Hylạp (13,2 - 21,30) ở Rôma (28,17-31)”.

[35] Ibid. Tr. 494-495: “Trong chính môi trường ngoại giáo, những người tin theo Ðức Kitô được gọi là Kitô hữu (11,26). Gọi thế để phân biệt người không theo Ðức Kitô với môn đệ Ðức Kitô, hoặc phân biệt nhóm người theo tôn giáo mới với Do thái giáo. Các Kitô hữu xưng tụng Ðức Giêsu là Chúa và kêu cầu danh Người. Về danh xưng các tín hữu, cũng có nhiều tên gọi. Các tín hữu ở Giêrusalem gọi là "anh em" (1,15; 11,1; 12,17; 14,2; 21,17-18), "tín hữu" vì tin vào Ðức Giêsu (2,44; 4,32; 18,27; 19,18; 21,20). Nếu tín hữu ở ngoài Paléttin, thì họ được gọi là "môn đệ" (9,1-26; 16,1; 18,23); hoặc theo "đạo" (9,2; 19,9.23; 22,4; 24,14.22) hoặc "theo đường của Chúa, của Thiên Chúa" (18,25-26), "con đường cứu độ" (16,17). Còn những người tố cáo các Tông Ðồ và tín hữu, thì gọi các ngài là "phái Nadarét" (24,5)”.

[36] Ibid. Tr. 495: “Hội Thánh là cộng đoàn các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Ðồ giảng dạy (2,42). Ðức tin có là nhờ người giảng dạy. Thật vậy, các Tông Ðồ là những chứng nhân của Ðức Kitô, nên các ông loan báo các việc Người làm, các điều Người dạy (x. 1,1), đồng thời cũng chứng minh Người hoàn tất lịch sử cứu độ, khi Người chấp nhận chết trên thập giá và Thiên Chúa cho Người chỗi dậy từ cõi chết (3,15) và đặt Người làm Ðức Chúa và làm Ðấng Kitô (2,36). Ai tin vào danh Người, thì được ơn tha thứ tội lỗi (10,43). Không phải chỉ có Nhóm Mười Hai, mà còn có nhóm bảy phó tế, thánh Phaolô và các bạn đồng hành giảng dạy cho tín hữu. Trung thành với giáo huấn các Tông Ðồ, anh em tín hữu tránh được những dèm pha, đe dọa từ phía anh em Do thái giáo, giữ vững đức tin, đi theo đúng đường của Ðức Kitô.”

[37] Ibid: “Hội Thánh là một cộng đoàn hiệp thông (2,42); bác ái huynh đệ (20,35). Anh em tín hữu sống một lòng một ý với nhau (4,32; 2,44; 6,1; 2,46; 5,12; 15,25). Hơn nữa họ còn để chung của cải (2,44; 4,32), chia sẻ giữa anh em với nhau (9,36; 20,34), trợ giúp giữa các cộng đoàn (11,29), thông cảm giữa tín hữu cắt bì và không cắt bì (15,1-25)”.

[38] Ibid: “Hội Thánh là một cộng đoàn phụng vụ. các tín hữu "siêng năng tham dự lễ bẻ bánh" (2,42). "Bẻ bánh" là một cử chỉ thân quen của Ðức Giêsu. Trong bữa Tiệc Ly, Người đã làm như thế khi Người thiết lập bí tích Thánh Thể. Các tín hữu tham dự lễ bẻ bánh là dự buổi tạ ơn, cử hành bí tích Thánh thể. Cv 20,7-12 tường thuật "ngày thứ nhất" trở nên quan trọng, vì là ngày kỷ niệm Chúa Kitô phục sinh. Hội Thánh dành ngày thứ nhất trong tuần để cử hành nghi thức phụng vụ”.

[39] Ibid: “Hội Thánh là một cộng đoàn cầu nguyện. Các tín hữu thời Hội Thánh sơ khai cầu nguyện trong mọi hoàn cảnh (1,14): sau khi Chúa lên trời; (1,24): chọn ông Mátthia; (4,24-30): cầu cho các Tông Ðồ phải ra trước Thượng Hội Ðồng; (6,6): đặt tay chọn bảy phó tế; (7,59): ông Têphanô cầu nguyện trước khi bị ném đá; (9,40): trước khi các Tông Ðồ đi truyền giáo; (8,15.17): khi đặt tay trên các Tông Ðồ đi truyền giáo; (12,12): cầu cho các Tông Ðồ. ta có thể kể thêm trong (13,3; 14,23; 16,25; 22,17; 28,1). Các tín hữu vừa kêu cầu Thiên Chúa, vừa kêu cầu danh Ðức Giêsu (4,12); cầu nguyện mang tính cộng đoàn (4,42). Các tín hữu chuyên cần cầu nguyện để tạ ơn Chúa vì đã được ơn cứu độ và để tuân phục kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa”.

[40] SĐD (GS. ĐAMINH PHẠM XUÂN UYỂN, SDB. Công Vụ, Các Thứ Do Thái & Công Giáo, Khải Huyền. NXB. Đồng Nai 2015. DẪN NHẬP SÁCH CÔNG VỤ TÔNG ĐỒ. Tr. 25-28.

[41] Kinh Tiền Tụng lễ Chúa Giêsu Kitô Vua vũ trụ.

[42] Theo ý Ca Tiếp Liên lễ Chúa Thánh Thần.

[43] LM. THÊÔPHILÔ NGÔ HOÀN CẦU, SVD. Tìm hiểu các sách Tin Mừng và Công Vụ Tông Đồ, nxb. Đồng Nai 2019, Chúa Thánh Thần trong lòng Hội Thánh, tr. 116.

[44] SERVAIS TH. PINCKAERS, La prière Chrétienne (Cầu nguyện Kitô giáo), Chuyển ngữ: Giuse Đỗ Ngọc Bảo O.P. Tr. 61-62

[45] ĐGH BÊNÊĐICTÔ XVI, (POPE BENEDICT XVI), The Origins of the Church, (Our Sunday Visitor, Inc, USA, 2007). Sách gồm hai phần: Phần I nói tổng quát về Giáo Hội của các Tông Đồ. Phần II nói về từng vị Tông Đồ. Bài sau đây dịch từ phần I. Lm. Giuse Nguyễn Thịnh Phước SDB chuyển dịch. Nguồn:

http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThuongHuan/ThuongHuan2009/08GiaoHoiCuaCacTongDo.htm

[46] CĐ Vatican II, HĐGMVN, Ủy Ban Giáo lý đức tin, nxb Tôn Giáo 2012, Hiến Chế Giáo Hội: “Tuy nhiên, Thiên Chúa muốn thánh hóa và cứu độ con người không như những cá nhân riêng rẽ không chút liên đới với nhau, nhưng Ngài muốn làm cho họ thành một dân tộc để họ nhận biết Ngài trong chân lý và phụng sự Ngài trong thánh thiện”. Số 9.

[47] ĐGH BÊNÊĐICTÔ XVI, (POPE BENEDICT XVI), The Origins of the Church, (Our Sunday Visitor, Inc, USA, 2007). Lm. Giuse Nguyễn Thịnh Phước SDB chuyển dịch. Nguồn:

http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThuongHuan/ThuongHuan2009/08GiaoHoiCuaCacTongDo.htm

[48] GLHTCG, số 1325: “Việc hiệp thông vào sự sống của Thiên Chúa và sự hợp nhất của dân Thiên Chúa, nhờ hai điều đó mà Hội Thánh tồn tại, được diễn tả cách xác đáng và thực hiện cách kỳ diệu nhờ bí tích Thánh Thể. Trong bí tích nầy, hành động Thiên Chúa thánh hóa trần gian trong Đức Kitô và việc phụng tự mà con người dâng lên Đức Kitô và nhờ Người mà dâng lên Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần, cả hai đều đạt tới tột đỉnh”. (Xem thêm: CĐ Vatican II, HĐGMVN, Ủy Ban Giáo lý đức tin, nxb Tôn Giáo 2012, Hiến Chế Phụng vụ số 47.

[49] ĐGH BÊNÊĐICTÔ XVI, (POPE BENEDICT XVI), The Origins of the Church, (Our Sunday Visitor, Inc, USA, 2007). Lm. Giuse Nguyễn Thịnh Phước SDB chuyển dịch. Nguồn:

http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThuongHuan/ThuongHuan2009/08GiaoHoiCuaCacTongDo.htm

[50] Huệ Minh: Bài viết “Kiên trì cầu nguyện”: Ta phấn khởi và nhận ra giá trị của lời cầu nguyện. Và thường khi nhớ đến câu chuyện Môsê cầu nguyện trên núi trong khi Giôsua đánh giặc, người ta vẫn để ý khía cạnh hiệu năng lạ lùng của việc cầu nguyện. Không có Môsê cầu nguyện, con cái Israel đã không chiến thắng…. Chúa Giêsu đưa ra hai tình ảnh trái ngược. Một bên là bà goá nghèo khổ, bé nhỏ, không có tiếng nói trong xã hội. Một bên là ông quan toà bất nhân, chẳng sợ trời mà cũng chẳng nể người. Thật là một hoàn cảnh tuyệt vọng cho người phụ nữ không có tiếng nói. Nhưng nhờ kiên trì, bà đã đạt được ý nguyện. Chúa kể dụ ngôn này với mục đích: dạy các môn đệ hãy noi gương bà goá, cầu nguyện luôn không được nản chí. Nguồn: http://conggiao.info/hay-kien-tri-cau-nguyen-d-38315

[51] CĐ Vatican II, HĐGMVN, Ủy Ban Giáo lý đức tin, nxb Tôn Giáo 2012, Hiến Chế Phụng vụ, số 83: “Thật vậy, Chúa Kitô tiếp tục thực thi phận vụ tư tế qua chính Giáo Hội của Người, một cộng đoàn không ngừng ca tụng Thiên Chúa và chuyển cầu cho phần rỗi của cả thế giới, không chỉ bằng việc của hành Lễ Tạ Ơn,mà còn bằng nhiều cách khác, nhất là việc chu toàn Kinh Nhật Tụng”.

[52] LM. THÊÔPHILÔ NGÔ HOÀN CẦU, SVD. Tìm hiểu các sách Tin Mừng và Công Vụ Tông Đồ, nxb. Đồng Nai 2019, Chúa Thánh Thần trong lòng Hội Thánh, tr. 116.

[53] SĐD (GS. ĐAMINH PHẠM XUÂN UYỂN, SDB. Công Vụ, Các Thứ Do Thái & Công Giáo, Khải Huyền. NXB. Đồng Nai 2015. DẪN NHẬP SÁCH CÔNG VỤ TÔNG ĐỒ. Tr. 16.

[54] Ibid. Tr. 13.
 
Thông Báo
Cáo phó: Cha Gioan Trần Công Nghị đã hoàn tất cuộc lữ hành trần thế
VietCatholic
16:38 22/04/2021
CÁO PHÓ

Trong niềm tin vào lòng thương xót của Chúa Kitô Phục sinh,

đại gia đình chúng tôi và Ban Giám Đốc Vietcatholic

xin kính báo với quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và anh chị em khán thính giả xa gần của VietCatholic,



Cha Gioan Trần Công Nghị, bút hiệu là Đồng Nhân, và Thiên Ân,

sinh ngày 13 tháng 3 năm 1945 tại Đồng Nhân, Ninh Bình, Phát Diệm, Việt Nam,

đã được Chúa gọi về tại tư gia ở Garden Grove, Orange County, Hoa Kỳ,

lúc 11g30 ngày 22 tháng Tư, 2021

sau cuộc hành trình dương thế dài 76 năm, trong đó 50 năm là linh mục của Chúa..

Từ 1957, Thầy Trần Công Nghị đã từng theo học tại Tiểu Chủng Viện Phát Diệm, Phú Nhuận, và Đại Chủng Viện Saigòn,

trước khi sang Rôma theo học tại Đại Học Giáo Hoàng Urbanô trong 4 năm từ 1967 đến 1971.

Ngài được thụ phong Linh mục tại Rôma ngày 27.3.1971.

Ngài cũng đã theo học môn khoa học xã hội tại Đại Học Fordham, New York, trong 4 năm từ 1971 đến 1975.

Năm 1977, ngài trở sang Rôma theo học trong hai năm 1977 và 1978

tại các Đại Học Giáo Hoàng Urbanô và Grêgôriô để lấy bằng Tiến Sĩ Thần Học.

Ngài từng là Giáo Sư tại Đại Chủng Viện New Orleans từ 1983 đến 1984,

và Giáo sư Chủng Viện Đức Mẹ Nữ Vương Các Thiên Thần

của Tổng Giáo Phận Los Angeles, từ 1987 đến 1993.

Khi làn sóng người Việt Nam sang định cư tại Hoa Kỳ,

ngài lần lượt đảm trách các chức vụ

Tuyên úy trưởng trại Tị nạn Fort Chaffee,

Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ Việt Nam, Tổng Giáo Phận New Orleans, Lousianna,

Giám Đốc Điều Hành Indochinese Center, Washington DC,

Giám Đốc Điều Hành Trung Tâm Mục Vụ Đông Nam Á, Tổng Giáo Phận Portland, Oregon.

Ngài cũng đã từng đảm trách các chức vụ Phó Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa Kỳ,

Chủ Tịch miền Washington DC,

Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa Kỳ Miền Tây Bắc,

Giám Đốc Dự Án nghiên cứu Nhu cầu Mục Vụ VN tại Hoa Kỳ,

do Văn phòng Mục Vụ thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tài trợ,

văn phòng tại Orange County, Nam California.

Trong các hoạt động mục vụ, Cha Gioan Trần Công Nghị đã từng phục vụ

tại Tổng Giáo Phận Los Angeles trong các Giáo Xứ

St. Paul of the Cross,

La Mirada, CĐ Mission San Gabriel

St. Finbar, Burbank,

St. John Fisher, Rancho Palos Verdes,

Our Lady of the Assumption, Claremont,

và St. Catherine of Alexandria, Avalon, Catalina.

Xin quý Đức Cha, quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ và anh chị em cầu nguyện thêm cho

linh hồn Thầy Cả Gioan sớm được hưởng nhan thánh Chúa.

Trong tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse,

xin cho Cha Gioan Trần Công Nghị sớm hưởng hạnh phúc cùng các Thánh trên Nước Trời,

cùng xin ơn an ủi và nâng đỡ cho tang quyến và những người đang than khóc Cha Gioan.

Gia đình:

1. Em - Trần Thị Mừng (Qua đời)

2. Em - Trần Công Chức (Qua đời)

3. Em - Trần Thị Sen, chồng Đinh Văn Ân và các con cháu

4. Em - Trần Thị Kim Liễu (qua đời) chồng và các con

5. Em - Trần Thị Kim Cúc (qua đời) chồng và các con cháu

6. Em - Trần Thị Tuyết Mai (qua đời) chồng và các con

7. Em - Trần Thị Phương Hoa chồng và các con

8. Em - Trần Thị Hồng Điệp chồng và các con

9. Em - Trần Thuý Hằng chồng Đinh Xuân Lục và các con

Cha cậu Trần Bình Trọng USA.

Cha em Trần Xuân Lãm Canada.

Cha em Paul Văn Chi Úc Châu.

Con Thiêng liêng,

1. Cha Giuse Nguyễn Khắc Hiếu Canada.

2. Tuyết Mai, chồng và các con USA.

3. Bác Sĩ Trần Khắc Quyên Anh, chồng và các con USA.

4. Dược Sĩ Nguyễn Thanh Hà Vy, chồng và các con USA.

5. Nguyễn Thanh Hà Uyên chồng và các con USA.

Quý Cha, Quý Nam Nữ Tu sĩ trong dòng họ nội & ngoại:

1. Lm Phạm Hữu Thiết, VN

2. Lm Lưu Ðình Vinh, Hoa Kì

3. Lm Nguyễn Văn Mạnh, VN

4. Lm Trần Thanh Xuân, VN

5. Nữ Tu Phạm Thị Tám, VN

6. Nữ Tu Phạm Thị Dự, VN

7. Nữ Tu Phạm Thị Thục, Pháp quốc

8. Nữ Tu Trần Thị Thiên Hương, VN

9. Nữ Tu Nguyễn Thị Huê, VN

10. Nữ Tu Hoàng Thị Lan, VN

11. Nữ Tu Trần Thu Hà, Hoa Kì

12. Nữ Tu Vũ Thị Bích Thảo, VN

13. Nữ Tu Trần Thuỳ Trang, VN

CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ:

1. Thánh Lễ Đưa Chân Cha Gioan Trần Công Nghị

vào lúc 5.30pm Thứ 6 ngày 23.4.2021 tại Nhà Thờ St Columban

10801 Stanford Ave, Garden Grove, CA 92840. USA.

Chủ Tế: Đức Ông Giuse Phạm Quốc Tuấn.

2. Thánh Lễ Phát Tang và Cầu Nguyện cho Cha Gioan Trần Công Nghị.

vào lúc 12.00 trưa Thứ 5 ngày 29.4.2021

tại Nhà Thờ St Columban, 10801 Stanford Ave, Garden Grove, CA 92840. USA.

Chủ Tế: Cha Cậu Gioan Trần Bình Trọng và Giảng Thuyết.

3. Thánh Lễ Tưởng Nhớ và Cầu Nguyện cho Cha Gioan Trần Công Nghị

vào lúc 5.30 chiều Thứ 5 ngày 29.4.2021

tại Nhà Thờ St Columban, 10801 Stanford Ave, Garden Grove, CA 92840. USA.

Chủ Tế: Đức Cha Toma Nguyễn Thái Thành, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange USA.

Giảng Thuyết: Cha Michael Mai Khải Hoàn

4. Thánh Lễ An Táng Cha Gioan Trần Công Nghị

vào lúc 10am Thứ 6 ngày 30.4.2021

tại Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Kitô Giáo Phận Orange USA.

Chapman Ave, Garden Grove, CA 92840 USA.

Chủ Tế: Đức Tổng Giám Mục Jose H. Gomez, DD.

Tổng Giám Mục TGP Los Angeles, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

Giảng Thuyết: Cha Giuse Nguyễn Thanh Châu, Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ.

5. Nghi Thức Hạ Huyệt Cha Gioan Trần Công Nghị

sẽ cử hành tại Nghĩa Trang Giáo Xứ Chính Tòa Chúa Kitô Giáo Phận Orange.

13280 Chapman Ave. Garden Grove CA 92840 USA.

Cha Cậu Gioan Trần Bình Trọng Chủ Sự.

REQUIESCANT IN PACE - REST IN PEACE.

Ban Giám Đốc Vietcatholic:

Cha Paul Văn Chi Australia, Phó Giám Đốc Vietcatholic.

Cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng Australia, Phó Giám Đốc Vietcatholic.

Kỹ sư JB Đặng Minh An Australia, Phó Giám Đốc Vietcatholic.

Cha Stephano Bùi thượng Lưu, Phó Giám Đốc Vietcatholic, Âu Châu.

Giáo Sư Nguyễn Long Thao, Phó Giám Đốc Vietcatholic, Hoa Kỳ.
 
Thánh Lễ Cầu Nguyện cho Cha John Trần Công Nghị vì Hard Lockout tại Perth Phải Đình Chỉ
Lm Francis Lý văn Ca
21:52 22/04/2021
Thông Báo

Sau khi đã hội ý với Kỹ Sư Đặng Minh An, Phó Giám Đốc của Vietcatholic chúng tôi đã thông báo cùng Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ và Giáo Dân tại Perth… vào tối Thứ Bảy 24.4.2021 lúc 8:30 pm tại Giáo Xứ Holy Trinity, Embleton, sẽ có một thánh lễ đặc biệt cầu nguyện cho Cha John Trần Công Nghị,

Nhưng vì đại dich Covid-19 Thủ Hiến Tây Úc đã ra lệnh 'Hard Lockout' trong toàn Tiểu Bang từ 0 giờ tối thứ Bày 24.4 cho đến 0 giờ tối thứ Ba 27.4.

Ngoài ra, Đức TGM Timothy Costelloe. SDB DD, Archbishop of Perth cũng ra lệnh đình chỉ các thánh lễ vào cuối tuần trong toàn TGP Perth, trừ đám tang và đám cưới với số người tham dự có hạn định.

Cho nên việc dâng thánh lễ cầu nguyện cho Cha John Nghị của Nhóm Xướng Ngôn của Vietcatholic tại Perth cũng phải tạm ngưng theo quy định của Thủ Hiến Tiểu Bang Tây Úc và của TGM Timothy Costelloe SDB DD, Archbishop of Perth.

Chúng tôi sẽ thông báo sau về ngày giờ sẽ cử hành thánh lễ cầu nguyện cho Cha John Nghị, trong lúc này chúng ta cùng hiệp ý cầu nguyện cho Ngài cũng như những thánh lễ 'Trực Tuyến' ở khắp nơi đã và đang dâng để cầu nguyện cho Ngài như một cách thức 'Hội Thánh Thông Công' vậy....

Cha John Trần Công Nghị sinh ngày 13 tháng 3 năm 1945 tại Đồng Nhân, Ninh Bình, Phát Diệm, Việt Nam, đã được Chúa gọi về tại tư gia ở Garden Grove, Orange County, Hoa Kỳ, lúc 11g30 ngày 22 tháng Tư, 2021 sau cuộc hành trình dương thế dài 76 năm, trong đó 50 năm là linh mục của Chúa… và gần 25 năm phục vụ ngành truyền thông Vietcatholic.net.

Xin kính mời Quý Vị tiếp tục cầu nguyện cho linh hồn linh mục John Trần Công Nghị mau được về hưởng kiến nhan thánh Chúa.

Linh mục Francis Lý văn Ca

Kỹ Sư Đặng Minh An. Phó Giám Đốc của Vietcatholic.net.

Nhóm Xướng Ngôn Viên của Vietcatholic, Perth, West Australia.

Xướng Ngôn Viên của Vietcatholic tại Perth, Úc Châu
 
Văn Hóa
Nhớ ơn Lm Gioan Trần Công Nghị -Thành lập & Giám đốc Vietcatholic
Đình Quân
16:05 22/04/2021
Nhớ ơn Lm Gioan Trần Công Nghị -Thành lập & Giám đốc Vietcatholic

Bao năm vun đắp mạng Truyền Thông
Chiếu sáng Tin Mừng đến muôn lòng
Hạt giống Đức Tin đang gieo xuống
Cây ươm Hồng Phúc đợi trổ bông
Nhất quyết bền lòng không quản ngại
Đồng lòng hiệp nhất thỏa cầu mong
Tâm thành tín thác dâng cho Chúa
Cùng chung khấn nguyện đã thành công

Đinh Quân- CTV
 
Thương Tiếc Cha Gioan Trần Công Nghị -Giám Đốc VietCatholic
Lê Đình Thông
16:08 22/04/2021
Thương Tiếc Cha Gioan Trần Công Nghị -Giám Đốc VietCatholic


Nửa thế kỷ chuyên cần học hỏi
Trang Web làm sớm tối chăm lo
Gắng công ra sức ăn lần mò
Thập phương đi lại chuyến đò sang sông.

Nhờ cha Nghị khai đường mở lối
Hội thánh ta mới có trang nhà
‘‘VietCatholic’’ gần xa
Tin từ trong nước lan ra khắp miền.

Từ Roma tinh tuyền bát tú
Tin khắp nơi Hoàn Vũ ngập tràn
Rồi tin Giáo Hội nước Nam
Bênh vực Công lý thâm trầm soi chung

Bài ca Thánh, đàn cung giọng hát
Theo Phúc âm tươi mát rao truyền
Rồi là Văn Hóa tơ duyên
Sau cùng Thông Báo tinh tuyền trao duyên.

Ngoài bài viết thêm nhiều trang Web
Tin gần xa liên tiếp loan truyền
VietCatholic uyên nguyên
Trang nhà vừa mở xem nhiều tin xa.

Có trang Web là nhờ cha Nghị
Cuộc đời ngài ý chí sắt son
Cha đi để lại Trang Nhà
Xin Cha nghỉ chốn Thiên đàng an vui.

Lê Đình Thông
 
Linh Mục Truyền Giáo Trang Mạng Gioan Trần Công Nghị
Lm Nguyễn Trung Tây
19:32 22/04/2021
Lm Nguyễn Trung Tây

Linh Mục Truyền Giáo Trang Mạng Gioan Trần Công Nghị


Từ khi cuộc cách mạng truyền thông trang mạng bùng phát, thế giới hoàn toàn đổi thay. Địa cầu của năm châu bốn biển rộng lớn bỗng nhiên trở thành ngôi làng nhỏ bé nhưng vẫn mang nét toàn cầu. Bởi phương thức truyền thông thay đổi, phương cách rao giảng Tin Mừng cũng đổi thay theo. Bởi thế, các vị lãnh đạo Công Giáo, đặc biệt Pope John Paul II, Pope Benedict XVI, Pope Francis nhiều lần kêu gọi người tín hữu của ngày hôm nay đi ra nương đồng reo hạt LỜI trên trang mạng xã hội. Linh mục (Lm) Trần Công Nghị là một trong những người đi tiên phong trên lãnh vực truyền thông rao giảng Đức Giêsu và Phúc Âm trên một trang mạng, mang tên “VietCatholic News: Tin Tức Công Giáo Hoàn Vũ và Việt Nam,” gọi tắt Việt-Catholic.

Từ những ngày đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Lm Trần Công Nghị và với sự cộng tác của nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân, trang mạng VietCatholic từ một trang mạng đơn sơ giờ này phát triển thành một trang mang lớn. Điểm đặc biệt nhất, VietCatholic phát tin nhanh chóng và chính xác. Thí dụ, chuyến tông du của Pope Francis vừa qua tại Iraq. VietCatholic còn có khả năng đưa những bản tin trong nhiều lãnh vực về Giáo hội Việt Nam tại quốc nội và hải ngoại. VietCatholic không chỉ bao gồm tin tức, nhưng còn mở rộng tới những phần chuyên môn, thí dụ: Phụng Vụ – Mục Vụ, Tài Liệu – Sưu Khảo, Văn Hóa, Ảnh Nghệ Thuật, Thánh Ca. Những tông huấn, lời dạy, và bản tin của Giáo Hội, VietCatholic đều có trích nguồn cẩn thận. Trên tất cả VietCatholic trung thành với những tín lý của Giáo Hội Công Giáo. Trong một thế giới của thế hệ “pictorial age,” chỉ nhìn và nghe, VietCatholic khá thành công trong công tác loan truyền Tin Mừng không chỉ tới người Kitô giáo, nhưng thật sự ra là tới mọi người. Người Việt Nam không phân biệt tôn giáo đều có thể hoặc “bị” quyến rũ ghé vào VietCatholic để tìm kiếm Phúc Âm, bài giảng, và những tài liệu khác. Những khởi đầu nhỏ bé của Lm Trần Công Nghị giờ này đã trở thành một trang mạng mang nét toàn cầu.

Có một lần tôi gặp ngài, tôi nói một lời nói cám ơn Lm Trần Công Nghị đã xây dựng một trang mạng Công Giáo thành công. Ngài khi đó thân mật nói với tôi, “Tớ chỉ là một người đào ao, còn cá trong ao là do các cộng sự viên khác thả vào.” Ao cá và những chú cá là một hình ảnh ấn tượng với tôi. Ao cá do chính Lm Trần Công Nghị siêng năng và cần mẫn học hỏi phương cách đào sâu! Cá trong ao là do bao nhiêu cộng sự viên từ khắp nơi trên toàn thế giới thả vào. Để rồi, giờ này trang mạng VietCatholic trở thành một nơi Lời Chúa được reo hằng ngày và có thể nói là hằng giờ. VietCatholic tựa như mảnh đất tốt. Nơi đó, hạt giống Lời Chúa tiếp tục nẩy sinh, vươn cao, đậu được nhiều hạt lúa vàng ươm và thơm ngát.

Giờ này Lm Trần Công Nghị đã nghỉ yên trong Thiên Chúa. Ngài đã hoàn thành một cuộc lữ hành trên dương thế 76 năm. Nguyện cầu linh hồn của một linh mục nhiệt thành trên những cánh đồng lúa sớm hưởng nhan thánh Chúa. Nguyện cầu linh hồn Linh Mục Truyền Giáo Trang Mạng-Gioan Trần Công Nghị nghỉ yên trong Đức Kitô Phục Sinh.

Lm Nguyễn Trung Tây
 
*Tiếc Thương Lm Gioan Trần Công Nghị-
Đình Quận
19:46 22/04/2021
+ Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, Hồn con mới được nghỉ ngơi yên hàn. ( Thánh Vịnh.6 : 2 )

Vào nơi theo tiếng gọi mời,
In dấu từ biệt cuộc đời phiêu du,
Em nghe giọng hát mẹ ru,
Thành tâm chọn sống chân tu giúp người,
Con xin dâng hiến cuộc đời,
An tâm bền vững dù thời khó khăn,
Thay vì ẩn dật âm thầm,
Hãy nâng đời sống góp phần đẹp tươi,
Ong còn nhả mật cho người,
Liệu sao ta kém một loài phù du?
Im nghe trong áng mây mù,
Con vâng theo Chúa thiên thu bên Ngài.

ĐINH QUÂN - CTV
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tiếc Thương Bố Nghị
Nguyễn Đức Cung
21:47 22/04/2021
TIẾC THƯƠNG BỐ NGHỊ
Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Vô cùng thương tiếc Bố Nghị
đã sớm ly trần trở về nhà Cha
trên Trời.
Gia đình Trang ảnh Nghệ Thuật
Chiêm /Niệm/Thiền:
Xin nghiêng mình chào vĩnh biệt Bố Nghị
Cầu xin Chúa và Mẹ Maria phù hộ Bố Nghị
sớm hưởng Nhan Thánh Chúa nơi hằng sống.
Vĩnh biệt Bố.!!!
 
VietCatholic TV
Đau buồn của một TGM giữa trò khủng bố tâm lý của người Nga. Lời cầu xin tha thứ của một linh mục.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:15 22/04/2021


1. Chủ tịch Giám mục Hoa Kỳ kêu gọi phản ứng theo tinh thần lễ Phục sinh đối với vụ xả súng hàng loạt ở Indianapolis

Sau vụ xả súng hàng loạt tại một cơ sở chuyển thư FedEx ở Indianapolis, Đức Tổng Giám Mục Paul S. Coakley của Thành phố Oklahoma, Chủ tịch Ủy ban Công lý quốc nội và Phát triển Nhân văn của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã đưa ra tuyên bố sau:

“Thật bi thảm, chúng ta thức dậy khi biết một vụ xả súng hàng loạt khác vào ngày hôm nay, lần này là ở Indianapolis, được cho là khiến 8 người chết và một số người bị thương. Như chúng ta đã nghe trong Thánh lễ ngày hôm qua, 'Chúa gần gũi với những người có tâm hồn ta nát' (Tv 34:19). Một lần nữa chúng ta cần lời cầu nguyện và những hành động bác ái cụ thể cho các gia đình, và cho tất cả các nạn nhân của tội phạm bạo lực”.

“Hết lần này đến lần khác, chúng ta phản ứng kinh hoàng trước những hành vi bạo lực này, nhưng nhiều người không thể đồng ý về cách ngăn chặn chúng. Các giám mục tiếp tục ủng hộ một số biện pháp chính sách nhằm cố gắng giảm thiểu các vụ giết người và tự sát. Trong mùa Phục sinh này, khi chúng ta được nhắc nhở rằng luôn có hy vọng, ngay cả khi chúng ta dường như đi vào ngõ cụt, tôi muốn yêu cầu các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta, và tất cả những người thiện chí, một lần nữa xem xét vấn đề này và đề xuất các giải pháp thận trọng. Thật tốt là Tổng thống Biden và một số nhà lãnh đạo trong Quốc hội đang thu hút sự chú ý mới về điều này. Đối với một con đường toàn diện và lâu dài dẫn tới hòa bình, cần có sự hợp tác của lưỡng đảng. Theo tinh thần của Lễ Phục Sinh, chúng ta hãy cầu nguyện để có được lòng tôn kính mới đối với món quà sự sống, và tin rằng nhờ ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta luôn có thể bắt đầu lại và làm việc hướng tới hòa bình”.
Source:USCCB

2. Tay súng giết 8 công nhân tại FedEx ở Indianapolis đã từng bị tạm giam vì bệnh tâm thần

Tay súng 19 tuổi đã giết chết 8 công nhân và chính anh ta tại một trung tâm FedEx ở Indianapolis là một cựu nhân viên đã bị quản thúc tâm thần vào năm ngoái sau khi mẹ anh ta báo cáo lo ngại anh ta có thể tự sát “bởi cảnh sát”, cảnh sát và FBI cho biết.

Bốn thành viên của cộng đồng đạo Sikh - ba phụ nữ và một nam giới - nằm trong số những người thiệt mạng trong vụ xả súng đêm thứ Năm. Một nhà lãnh đạo Sikh địa phương cho biết như trên sau khi ông được gia đình các nạn nhân thông báo tóm tắt.

Các quan chức thực thi pháp luật cho biết họ chưa xác định ngay được liệu hận thù chủng tộc hay sắc tộc có đằng sau các vụ giết người hay không. Nhưng một nhóm ủng hộ quyền công dân của người Sikh đã kêu gọi một cuộc điều tra về bất kỳ thành kiến thù địch nào có thể có liên quan đến tội ác này.

Vụ việc này là vụ mới nhất trong số ít nhất bảy vụ xả súng hàng loạt chết người ở Hoa Kỳ trong tháng qua - xảy ra tại một trung tâm phân loại thư tín và hàng hóa của FedEx gần Sân bay Quốc tế Indianapolis sau 11 giờ đêm, theo giờ địa phương.

Craig McCartt, phó giám đốc sở cảnh sát Indianapolis, cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu, sự việc chỉ kéo dài vài phút và đã kết thúc vào thời điểm lực lượng cảnh sát phản ứng nhanh đến được hiện trường.

Các nhân chứng mô tả một cuộc tấn công là rất hỗn loạn, khi tay súng nổ súng bằng súng trường trong bãi đậu xe trước khi bước vào cơ sở và tiếp tục bắn, khiến các nạn nhân gục ngã cả ở cả bên trong và bên ngoài tòa nhà. Các cảnh sát phát hiện nghi phạm đã chết vì vết thương do súng gây ra.

Người phát ngôn của FedEx và cảnh sát xác định kẻ xả súng là Brandon Hole, một cựu nhân viên tại cơ sở này. McCartt nói với các phóng viên rằng nghi phạm được cho là đã làm việc lần cuối tại nhà máy vào mùa thu năm 2020.

Đã có 147 vụ xả súng hàng loạt từ đầu năm 2021 cho đến nay.

Thứ Sáu tuần qua cũng đánh dấu kỷ niệm 14 năm vụ xả súng trường học đẫm máu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ tại Virginia Tech, khiến 32 người thiệt mạng.
Source:Reuters

3. Đức Tổng Giám Mục Shevchuk: Người Ukraine đang phải sống trong một cuộc ‘khủng bố về tâm lý’ khi quân đội Nga tập trung ở biên giới

Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine cho biết đồng bào của ngài đang sống trong nỗi kinh hoàng liên tục trước một cuộc tấn công khi quân đội Nga tập trung tại biên giới.

Trong một cuộc phỏng vấn với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk nói: “Chúng tôi đang sống trong nỗi kinh hoàng tâm lý thường xuyên và, theo các cuộc thăm dò mới nhất, 60% dân số Ukraine sống trong nỗi sợ hãi về một cuộc tấn công quân sự từ phía người Nga”.

“Thay mặt cho người dân Ukraine, tôi yêu cầu các bạn cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine, và sự tham gia của cộng đồng quốc tế để giải quyết xung đột và ngăn chặn ngọn lửa trên toàn thế giới bùng nổ từ ngòi nổ này”, vị tổng giám mục 50 tuổi nói.

Ukraine là một quốc gia có dân số 44 triệu người, giáp với Moldova, Romania, Hungary, Slovakia, Ba Lan, Belarus và Nga.

Chiến tranh Nga-Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2014, tập trung vào phía đông của đất nước. Các bên tham chiến đồng ý ngừng bắn vào tháng 7 năm 2020.

Nhưng trong những tháng gần đây, các vụ vi phạm thỏa thuận ngừng bắn ngày càng gia tăng khi Nga tăng cường quân đội ở biên giới với Ukraine.

“Chúng tôi đang rất bối rối và lo lắng về sự gia tăng sự hiện diện quân sự của Nga ở ngưỡng cửa của nước chúng tôi”, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nói. “Có vẻ như đây là áp lực quân sự mạnh mẽ nhất từng xảy ra kể từ đầu cuộc chiến. Thực tế này không thể không được cộng đồng quốc tế chú ý”.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài đang theo dõi sát sao tình hình ở miền đông Ukraine Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng vào ngày 18 tháng Tư.

Đức Thánh Cha đã yêu cầu những người hiện diện đọc một “Kinh Kính Mừng” cho đất nước và người dân Ukraine, Đức Phanxicô kêu gọi giảm bớt căng thẳng và tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, hòa giải và hòa bình.

“Mong rằng chúng ta cũng lưu tâm đến tình trạng nhân đạo nghiêm trọng mà dân số ở đó đang trải qua, những người mà tôi bày tỏ sự gần gũi của mình và những người mà tôi mời các bạn cầu nguyện”, Đức Giáo Hoàng nói.

Hôm thứ Hai, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cảm ơn những lời của Đức Giáo Hoàng.
Source:Catholic News Agency

4. “Chúng tôi đã bỏ rơi anh chị em”: Linh mục Arizona cầu xin sự tha thứ vì đã khước từ bí tích Thánh Thể trong đại dịch

Một linh mục Công Giáo ở Gilbert, Arizona đã xin lỗi giáo xứ của mình trong bài giảng Thứ Năm Tuần Thánh của mình vì đã không ban các bí tích của các tín hữu trong các vụ đóng cửa đại dịch năm ngoái.

Cha Sergio Muñoz Fita, cha sở giáo xứ Công Giáo Thánh Anne đã “cầu xin sự tha thứ vì đã để “giáo dân của mình” không có Bí tích Thánh Thể trong nhiều tuần vào năm ngoái”.

Cha Fita nói: “Tôi thấy cần phải công khai xin lỗi vì những sự kiện trong năm qua. Tôi là một linh mục, và do đó, theo một cách nào đó, tôi đại diện cho Giáo hội”.

“Khi anh chị em đến với tôi để xin lời khuyên, anh chị em không tìm kiếm ý kiến của tôi, vì ý kiến của tôi cũng dễ sai lầm và mong manh như ý kiến của chính anh chị em. Thật ra, anh chị em muốn tìm sự hướng dẫn và lẽ thật mà Thiên Chúa đã ban cho Hội Thánh”.

“Đó là lý do tại sao, nhận thức được thực tế này, tôi muốn cầu xin sự tha thứ của anh chị em tối nay. Nhân danh Giáo hội, tôi cầu xin sự tha thứ của Chúa, vì tội lỗi của tôi và của Giáo Hội. Tôi cầu xin sự tha thứ vì đã bỏ rơi anh chị em mà không có Bí tích Thánh Thể trong nhiều tuần vào năm ngoái”.

“Nhiều người trong anh chị em, trong những thời khắc khó khăn nhất của đại dịch, đã hướng về cha mình để xin bánh, và chúng tôi đã cho anh chị em một viên đá. Chúng tôi đã làm anh chị em thất vọng khi từ chối không cho anh chị em đón nhận thức ăn duy nhất có thể duy trì hy vọng của anh chị em”.

“Chúng tôi đã bỏ rơi anh chị em khi lẽ ra chúng tôi phải ở gần anh chị em trong thời khắc đen tối. Vì điều này, trong thánh lễ này, tôi cầu xin sự tha thứ của anh chị em”.

“Điều tồi tệ nhất là tôi không thể bảo đảm với anh chị em rằng điều như vậy sẽ không xảy ra nữa. Vì theo tôi biết, tôi chưa nghe ai bày tỏ sự hối hận vì những gì đã xảy ra.”

“Điều tôi có thể hứa với anh chị em là tôi sẽ không bao giờ tham gia vào một thứ gì đó tương tự nữa. Và rằng nếu sự vâng lời lại đặt tôi vào hoàn cảnh như vậy, tôi sẽ phản kháng để không phải là một bên có trách nhiệm và tội lỗi đối với một việc mà ngày nay, thậm chí còn đè nặng lên lương tâm của tôi như là hành động mà tôi xấu hổ nhất trong suốt cuộc đời mình”.
Source:Church Pop
 
Cha Giám đốc Gioan Trần Công Nghị đã hoàn tất cuộc lữ hành trần thế
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:24 22/04/2021


Trong niềm tin vào lòng thương xót của Chúa Kitô Phục sinh, VietCatholic xin kính báo với quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và anh chị em khán thính giả xa gần của VietCatholic,

Cha Gioan Trần Công Nghị, bút hiệu là Đồng Nhân, và Thiên Ân, sinh ngày 13 tháng 3 năm 1945 tại Đồng Nhân, Ninh Bình, Phát Diệm, Việt Nam, đã được Chúa gọi về tại tư gia ở Garden Grove, Orange County, Hoa Kỳ, sau cuộc hành trình dương thế dài 76 năm, trong đó 50 năm là linh mục của Chúa.


Từ 1957, Thầy Trần Công Nghị đã từng theo học tại Tiểu Chủng Viện Phát Diệm, Phú Nhuận, và Đại Chủng Viện Saigòn, trước khi sang Rôma theo học tại Đại Học Giáo Hoàng Urbanô trong 4 năm từ 1967 đến 1971.

Ngài được thụ phong Linh mục tại Rôma ngày 27.3.1971.

Ngài cũng đã theo học môn khoa học xã hội tại Đại Học Fordham, New York, trong 4 năm từ 1971 đến 1975.

Năm 1977, ngài trở sang Rôma theo học trong hai năm 1977 và 1978 tại các Đại Học Giáo Hoàng Urbanô và Grêgôriô để lấy bằng Tiến Sĩ Thần Học.

Ngài từng là Giáo Sư tại Đại Chủng Viện New Orleans từ 1983 đến 1984, và Giáo sư Chủng Viện Đức Mẹ Nữ Vương Các Thiên Thần của Tổng Giáo Phận Los Angeles, từ 1987 đến 1993.

Khi làn sóng người Việt Nam sang định cư tại Hoa Kỳ, ngài lần lượt đảm trách các chức vụ Tuyên úy trưởng trại Tị nạn Fort Chaffee, Giám đốc Trung tâm Mục Vụ Việt Nam, tổng giáo phận New Orleans, Lousianna, Giám đốc Điều Hành Indochinese Center, Washington DC, Giám đốc Điều Hành Trung Tâm Mục Vụ Đông Nam Á, tổng giáo phận Portland, Oregon.

Ngài cũng đã từng đảm trách các chức vụ Phó Chủ tịch Liên đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa Kỳ, Chủ tịch miền Washington DC, Chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa kỳ Miền Tây Bắc, Giám đốc Dự Án nghiên cứu Nhu cầu Mục Vụ VN tại Hoa Kỳ, do Văn phòng Mục vụ thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tài trợ, văn phòng tại Orange County, Nam California.

Trong các hoạt động mục vụ, Cha Gioan Trần Công Nghị đã từng phục vụ tại tổng giáo phận Los Angeles trong các giáo xứ St. Paul of the Cross, La Mirada, St. Finbar, Burbank, St. John Fisher, Rancho Palos Verdes, Our Lady of the Assumption, Claremont, và St. Catherine of Alexandria, Avalon, Catalina.

Xin quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và anh chị em cầu nguyện thêm cho linh hồn Thầy Cả Gioan sớm được hưởng nhan thánh Chúa.

Thay mặt cho các xướng ngôn viên, nghệ sĩ, và các chuyên viên, cộng đoàn truyền thông VietCatholic xin chân thành chia sẽ nỗi buồn ly biệt cùng tang quyến, và thân bằng quyến thuộc.

Trong tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria và thánh cả Giuse, xin cho Cha Gioan Trần Công Nghị sớm hưởng hạnh phúc cùng các Thánh trên Nước Trời, cùng xin ơn an ủi và nâng đỡ cho tang quyến và những người đang than khóc Cha Gioan.

Ban Giám đốc thành kính phân ưu cùng tang quyến
 
Lời phân ưu của các nghệ sĩ Công Giáo cùng thân quyến Cha Gioan Trần Công Nghị
Kim Thúy
22:30 22/04/2021
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News