Ngày 22-04-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sẵn sàng sống niềm tin của mình
Lm Jude Siciliano OP
18:25 22/04/2013
CHÚA NHẬT PHỤC SINH - C-
CVTĐ 10: 34a, 37-43; Tvinh 118; Côlôssê 3: 1-4; Gioan 20: 1-9

SẴN SÀNG SỐNG NIỀM TIN CỦA MÌNH

Bắt đầu với những bối rối, thắc mắc chẳng hạn như: “đều gì sẻ xảy ra nếu..”, hay sự phấn chấn: “điều đó có thật không?” “Đáng tin không,” “Chưa bao giờ nghe một sự việc như thế,” “Có thể chứ,” “Thật quá tốt nếu điều đó là sự thật,” “Có người nói,” “Chính tôi tận mắt thấy Người!” “Hãy sờ vào đây,” “Tôi tin,” “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của tôi!” Thế quý vị đã nghe bao giờ những câu trả lời nào khác về sự Phục sinh chưa?

Chưa từng có ai nói rằng tin vào sự phục sinh là điều dễ dàng. Trước đây, chưa ai nói thế, bây giờ cũng vậy. Có những câu chuyện nói về ngôi mộ trống và những câu chuyện khác thì nói về việc hiện ra của Đức Kitô. Thậm chí trong những câu chuyện này mặc dù về tổng thể giống nhau nhưng lại khác nhau về các chi tiết. Tại sao Giáo hội sơ khai không thanh minh cho rõ ràng những câu chuyện này? Sao không sắp xếp những chi tiết cho trùng khớp với nhau? Và sau hết, chúng ta cần ủng hộ niềm tin này tựa như chúng ta tìm cách thuyết phục người khác rằng Chúa Kitô đang sống. Điều này thực sự giúp ích nhiều để làm cho các câu chuyện rõ ràng hơn ngõ hầu củng cố cho hoàn cảnh của chúng ta bây giờ. Ngoài ra, bài Tin mừng hôm nay là bài bất thường dành cho Chúa nhật Phục Sinh khi nhà thờ chật cứng người, với cả những người hiếm khi tham dự thánh lễ, những gương mặt quen thuộc, hoặc những người mà chúng ta có thể nhận ra đã từng cùng xếp hàng tính tiền trong siêu thị nhưng chưa bao giờ gặp thấy ngồi trong nhà thờ.

Sao chúng ta không kiếm những bài đọc nói về ánh sáng, với nhiều hình ảnh hơn hoặc có những thiên thần thổi kèn để đọc vào Chúa Nhật Phục Sinh? Thay vào đó, những gì mà hôm nay chúng ta có là tin buồn của bà Maria báo cho các môn đệ rằng, xác của Chúa Giêsu đã bị đánh cắp, ông Phêrô cùng một “môn đệ khác” chạy bộ đến nơi ngôi mộ trống. Cụm từ “người môn đệ kia” đến sau ông Phêrô, “thấy và tin.” Tất cả dữ kiện đó nói lên điều gì? Đó chính là ngày Chúa Nhật Phục Sinh và thậm chí chúng ta cũng chẳng có trình thuật nào về việc hiện ra! Phàn nàn thế là đủ – hãy nhìn xem những gì chúng ta đã có.

Chắc rằng nhiều người ở đây được lớn lên trong những gia đình lao động vất vả. Chúng ta sớm biết được những việc cần phải làm, những gì cần phải sửa khi nó bị hỏng, biết hoàn thành những gì mà chúng ta đã khởi sự. Chúng ta có thể tỏ ra tự hào với những công việc mà mình đã làm được trong quãng đời của mình. Nhưng chúng ta lại không khoe khoang về những điều chưa thực hiện được như: sự thất vọng hay những bề bộn mà chúng ta đã gây ra trong các mối quan hệ; những dự án đã khởi sự, nhưng không bao giờ hoàn thành và những thăng trầm trong niềm tin của mình.

Hôm nay, chúng ta cần dừng lại đôi chút. Thay vì xắn tay áo lên để giải quyết phần kết cục của trình thuật hôm nay còn lỏng lẻo, thì chúng ta cứ để nó như thế. Đừng lo lắng gì, chúng ta không nên thụ động; song cũng đừng dập tắt khả năng suy tư của mình. Nhưng hãy cố gắng, ít nhất là hôm nay, để cho mầu nhiệm Phục Sinh đi vào cuộc đời ta. Đơn giản là đón nhận và để cho nỗi hoang mang và sức mạnh của ngày hôm nay hoạt động trong chúng ta. Sau hết, thậm chí với tất cả sự nghi ngờ, thì trọng tâm của điều này là, chúng ta vẫn là những tín hữu. Chúng ta thưa lời “Amen” [xác tín] trong kinh Tin Kính của các Tông Đồ có đoạn nói rằng: “Ngày thứ ba Người sống lại từ trong kẻ chết.” Ngày hôm nay, dù có là những người thành đạt đi chăng nữa thì cta cũng không thể tạo ra một câu xác tín nào khác tinh tế hoặc hợp lý hơn thế. Hãy để cho ngày lễ hôm nay hoạt động và định hình rõ trong ta.

Chúng ta đón mừng Chúa Kitô phục sinh bằng cách khép lại cánh cửa của quá khứ, khép lại những gì là thương tích, đổ vỡ và bất toàn. Hãy để cho Chúa Kitô Phục Sinh thực hiện những gì mà ta làm chưa tốt. Chúng ta mở cửa đón Chúa Kitô để Người tạo nên một mái ấm trong những nơi chốn và những ký ức khơi nên sự đau khổ, xấu hổ và tuyệt vọng. Hôm nay, hãy để cho ngày lễ này trở thành phương dược chữa trị, khôi phục và hồi sinh sự sống trong chúng ta.

Liệu chúng ta có nói rằng lý do mà ta có câu chuyện “ngôi mộ trống” hôm nay là để nhắc nhở rằng Chúa Kitô không có trong mồ, và khép lại câu chuyện lịch sử cách đây 20 thế kỷ hay không? Chúa Kitô đang sống trong mỗi người. Ngôi mộ không thể nắm giữ Người, và chúng ta cũng thế. Hãy trải thảm chào mừng, mở cánh cửa ra, để đón một đời sống mới. Bây giờ chúng ta bắt đầu lại tất cả. Hãy quên quá khứ đi; nó đã qua rồi và và đã được thứ tha. Nay chúng ta là những môn đệ của Chúa Kitô thì hãy bỏ lại tất cả để đi theo ánh sáng và chia sẻ Tin mừng, “Chúa Kitô đã sống lại, Chúa Kitô đã sống lại thật rồi!”

Bà Maria Mađalêna ra đi với ngôi mộ khép kín cửa. Bà vẫn bị khóa chặt với ký ức còn rất mới về cái chết của Chúa Kitô. Bà đến để làm điều cần làm: khóc than và dành chút thời gian ở bên người mà bà yêu mến, giờ đang nằm bất động trong mộ phần. Chúng ta cũng đến nhà thờ với cùng một cách thức; bị khóa chặt với quá khứ “nếu mà” hay “giá như.” Chúng ta muốn tìm đến ân sủng, xóa sạch tất cả và tiếp tục sống cuộc đời của mình. Chúng ta có thể vất bỏ những dụng cụ vệ sinh lau chùi, xô chậu và găng tay. Giờ đây, ta biết rằng mình chỉ có thể tự làm cho mọi sự mới mẻ và đẹp đẽ hơn một chút, nhưng không thể tạo ra được một đời sống mới nơi thân xác đã chết đi. Hãy để cho ngày lễ này tẩy rửa chúng ta. Hãy bỏ đi những nghi ngờ, lo lắng, thắc mắc, và cố gắng hết mình để loại trừ bao trăn trở trong lòng. Chúng ta mở rộng đôi tai để lắng nghe Tin mừng mà thánh Phaolô đã công bố trong thư gởi tín hữu Côlôsê: “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô.” Nơi đây, Đức Kitô phục sinh đang ở giữa chúng ta: nơi cộng đoàn hội họp nhau nhân danh Người; trong Lời được công bố và trong bánh và rượu mà chúng ta cùng chia sẻ.
Nếu đã hiện diện trong suốt Tuần Thánh đầu tiên, chúng ta hẳn đã cố gắng để “sửa đổi cho đúng.” Những người ngày ấy và chúng ta bây giờ cũng không thể làm điều gì khác. Những hoang mang, loa lắng và rúng động từ các môn đệ cũng đã tràn vào tất cả mọi người chúng ta. Các môn đệ và chúng ta đã nhận ra điều đó, mặc dù những sự việc đó không diễn ra như cách chúng ta mong đợi, nhưng sau cùng Thiên Chúa đã chiến thắng và làm cho Đức Giêsu trỗi dậy từ cõi chết. Ngôi mộ giờ đây trống rỗng, vì Người đã sống lại, sống ở giữa chúng ta và cho chúng ta đời sống mới. Chúng ta có thể hành động cách khác, nhưng Thiên Chúa lại có những kế hoạch khác. Nào hãy ca tụng Chúa.

Trong bài Tin mừng hôm nay, bà Maria Mađalêna đã bắt đầu hành động. Bà chạy đến ông Simon Phêrô và đến với người môn đệ được Đức Giêsu thương mến để thuật lại việc xác của Chúa Giêsu bị đánh cắp. Bà ra khỏi khung cảnh kế tiếp vì thế chúng ta có thể tập trung vào ông Phêrô và người môn đệ kia. Nhưng sau đó, bà Maria quay trở lại cùng với Đức Kitô phục sinh, Người mà bà gặp trong khu vườn gần ngôi mộ. “Người môn đệ khác” đã thấy gì và liệu ông có tin khi nhìn vào ngôi mộ trống hay không? Khác với Phêrô, người đã chối Đức Giêsu, người môn đệ này ở lại với Người: trong bữa Tiệc Ly ông lại tựa đầu vào ngực Đức Giêsu; ông ở lại với Đức Giêsu trong khi Người hấp hối trên thập giá và ông là người mà Đức Giêsu tin tưởng trao phó mẹ của Người cho để chăm sóc.

Người môn đệ được Đức Giêsu yêu mến không cần nhiều bằng chứng để tin: chỉ cần thấy khăn liệm được cuốn lại và chiếc khăn phủ trên đầu Đức Giêsu. Ông sẽ làm gì với niềm tin này? Lúc này, Chúa Giêsu chưa hiện ra với bà Maria Mađalêna và các môn đệ khác. Họ chưa gặp Đức Kitô phục sinh; Người cũng chưa thổi Thần Khí trên họ và chưa sai họ đi làm chứng.
“Chứng nhân” là một lối diễn tả trọng yếu trong Tân Ước. Trong bài đọc một, ông Phêrô, nói thay cho những người tin, tuyên bố rằng: “Chúng tôi là những chứng nhân về tất cả những gì mà Người đã thực hiện…” Đó là mối tương quan của chúng ta hiện nay với Chúa Kitô phục sinh– trở thành chứng nhân. Kinh thánh cho biết về thế hệ những chứng nhân đầu tiên của sự phục sinh. Bây giờ đến lượt chúng ta. Khi chúng ta được rửa tội thì cha mẹ và người đỡ đầu được hướng dẫn để làm chứng cho niềm tin Kitô giáo mà họ đã tin, vì thế chúng ta cũng sẽ tin như vậy.
Bây giờ chúng ta là những chứng nhân cho Chúa Kitô bằng lời nói và gương lành. Chứng nhân của một tín hữu trong những hoàn cảnh như phiên tòa, sự cám dỗ và phục vụ yêu thương có thể là một lời giảng hùng hồn với người khác rằng Chúa Kitô không còn trong ngôi mộ nữa – đó chỉ là ngôi mộ trống. Người đang sống và đang ban Thần Khí giữa chúng ta.

Thời Giáo hội sơ khai, từ “chứng nhân” cùng nghĩa với “làm chứng” [tử đạo]. Việc làm chứng công khai về Chúa Kitô cũng có nghĩa là sẵn sàng chịu đau khổ cho niềm tin của mình. Từ thời đầu cho tới ngày nay, các chứng nhân đầy tính thuyết phục cho thấy rằng, con người không chỉ tuyên xưng niềm tin của mình vào Chúa Kitô phục sinh bằng lời nói, mà còn sẵn sàng sống niềm tin của mình nữa – thậm chí chết vì niềm tin. Chúng ta tin rằng chết không phải là dấu chấm hết, và sự chết cũng chẳng có quyền gì trên chúng ta, bởi vì Chúa Kitô đã được sống lại trong sự sống mới, và chúng ta được hiệp nhất với Người.

Chuyển ngữ: Anh Em HV. Đaminh Gò Vấp


EASTER SUNDAY – C
Acts 10: 34a, 37-43; Psalm 118; Colossians 3: 1-4; John 20: 1-9

Now it begins: confusion, questions, "What-ifs," excitement, "Could it be true?" "It’s all make-believe," "Never heard of such a thing," "Maybe," "Too good to be true," "She said/he said," "I saw him with my own eyes!" "Touch here," "I believe," "My Lord and my God!"----- What other responses to the Resurrection have you heard?
No one ever said believing in the resurrection was going to be easy. It wasn’t then; it isn’t now. There are some stories about the empty tomb and others about the risen Christ’s appearances. Even these stories, though similar, differ in some details. Why didn’t the early church clean up their stories? Get them to correspond? After all, we need support as we try to convince others Christ is alive. It would have helped to have neater stories to back up our case. Plus, today’s gospel is an unusual one for Easter Sunday when the church is packed with a blend of occasional worshipers, the familiar faces, and others we might recognize from the supermarket line – but never see in our pews.
Couldn’t we have a reading on Easter Sunday with a little more spectacle, bright lights, angels blasting away at trumpets and trombones? Instead, what we have today is Mary’s bad news to the disciples that Jesus’ body had been stolen and Peter and "the other disciple’s" foot race and arrival at the empty tomb. The "other" goes in after Peter, "saw and believed." What’s that all about? It’s Easter Sunday and we don’t even have an appearance story! Enough complaining – let’s see what we do have.
I bet most of us grew up in hard-working families. We learned early about getting things done, fixing what’s broken, finishing what we started. We over achievers can point with pride to the work we have done in the course of our lifetimes. But we are not so boastful about what hasn’t worked out: our disappointment in the messes we have made in some relationships; projects we started, but never finished and the on-again, off-again practice of our faith.
We achiever types need to take a break today. Instead of rolling up our sleeves to tackle the loose ends of the narrative of this day we could just let it happen. Not to worry, we are not going to go into a passive state; nor will we turn off our hyper-functioning brains. But we could try, at least for today, letting the mystery of Easter roll over us. Just take it in and let the awe and power of this day do its work in us. After all, even with all our doubts, at the heart of it, we are believers. We have said our "Amens" to the line in the Apostle’s Creed that says, "On the third day he rose again from the dead." Today we achievers can’t make things neat and logical. We let the celebration do its work in us and define us.
We welcome the living Christ through the closed doors of our past; what has been hurt, broken and incomplete. We let Easter’s risen Christ do for us what we haven’t done well. We open the doors and bid Christ make a home in the places and memories that stir up pain, shame and brokenness. Today we let this feast do its healing, restoring and resurrecting life in us.
Can we say that the reason we have an "empty tomb" story today is to remind us that Christ isn’t in the tomb, locked up in history 20 centuries ago? He lives in each of us. The tomb couldn’t hold him back, nor should we. Put out the welcome mat, unlock the door, usher new life in. Now we can start all over. Now we can bury the past; it’s over, it’s forgiven. Now we disciples leave all that behind so that we can travel light and share the good news, "Christ is risen, Christ is risen indeed!"
Mary Magdalene goes with closed doors to the tomb. She is locked in by the still-fresh memory of Christ’s death. She comes to do what had to be done; mourn and spend some time with the one she loved, now lifeless in the tomb. We come to worship in a similar way; locked up with past "what if’s" and "if only’s." We want to work our way to grace, clean it all up and get on with our lives. Well we can put away the wash buckets, sponges and rubber gloves. We know by now that on our own we might be able to freshen things up a bit, but not create new life where there has been death.
We let the feast wash over us. We let go of our doubts, worries, questions and, as best we can, our anxieties. Instead, we open our ears to take in the good news that Colossians proclaims, "You were raised with Christ." That risen Christ is here among us: in the assembly gathered in his name; in the Word proclaimed and in the bread and wine we share.
Had we over achievers been there during the first Holy Week we would have been working hard to "make things turn out right." But they didn’t and we wouldn’t have been able to do anything about it. Chaos reigned and the movers and shakers among the disciples fled with everyone else. They and we find out that, though things didn’t work out the way we might have wanted, God is victorious after all and has raised Jesus from the dead. Now the tomb is empty, because he is alive, in our midst and we have new life. We might have done it differently; but God had other plans. Praise the Lord!
In today’s gospel Mary Magdalene begins the action. She runs to Simon and the beloved disciple to report Jesus’ missing body. She is out of the next scene so we can focus on Peter and the other disciple. After that Mary will again be the focus, along with the risen Christ, whom she meets in the garden near the tomb. What did the "other disciple" see and believe when he peered into the empty tomb? Unlike Peter, who denied Jesus, this disciple stayed with him: at the Last Supper he lay his head against Jesus’ breast; stayed with Jesus while he was dying and was the one Jesus entrusted the care of his mother.
The beloved disciple didn’t need much evidence to prompt him to faith: the rolled up cloths and the cloth that covered Christ’s head. While he believed, what was he to do with this faith? At this point Jesus had not yet appeared to Mary Magdalene and the other disciples. They hadn’t yet met the risen Christ; nor had he breathed the Spirit upon them and sent them out to witness.
"Witness" – it’s a key expression in the New Testament. In our first reading Peter, speaking for the believers, announces that now, "we are the witnesses of all he did.…" That is our relationship now to the risen Christ – to be witnesses. Scriptures tell us about the first generation of witnesses to the resurrection. Now it’s our turn. When we were baptized our parents and godparents were instructed to witness to the Christian faith they believe so that we too would come to believe.
Now by our words and example we are the witnesses to Christ. The witness of a believer in situations of trial, temptation and loving service can be a powerful proclamation to others that Christ is no longer in the tomb – it is empty. He is living and breathing his Spirit among us.
In the early church the word "witness" was the same as "martyr." To give public witness to Christ also means to be willing to suffer for our faith. From the earliest times to this day, compelling witnesses have shown that people not only profess their faith in the risen Christ in words, but are also prepared to live their faith – even die for it. We believe that death does not have the last word, or power over us, because Christ has been raised to new life and we are united with him.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:03 22/04/2013
NGƯỜI THÔNG MINH
N2T

Một thương gia rất giàu có, tuổi đã lớn và muốn nghỉ hưu, bèn kêu ba đứa con trai đến trước mặt mình và nói:
- “Bố sẽ không đem sự nghiệp của ba chia cho các con, nhưng bố sẽ đem nó giao cho đứa nào trong các con thông minh nhất. Các con mỗi đứa cầm hai mươi đồng đi mua thứ gì đó, có thể bỏ đầy trong kho tàng lớn của chúng ta, thì đứa đó thắng.”
Ba đứa con ra đi.
Đứa con trai lớn đi mua một cây cổ thụ rất lớn, chặt nó và đem bỏ vào trong nhà kho, nhưng chỉ có thể bỏ một nửa nhà kho mà thôi.
Đứa con trai thứ hai mua rất nhiều rơm rạ, chất gần đầy nhà kho.
Đứa con trai út đi đến cửa hàng tạp hóa mua một cây đèn cầy chỉ có hai mươi xu. Tối hôm đó, anh ta mời bố mình và hai anh đến nhà kho, sau đó cắm cây đèn cầy giữa nhà, đốt đèn cầy lên, vài phút sau, anh ta nói với bố:
- “Bố ạ, bố có thể nhìn thấy từng góc xó của nhà kho, có chỗ nào mà ánh sáng không chiếu tới chứ ?”
Ông bố nhìn chung quanh, nói: “Con thắng rồi.”

Suy tư:
Mỗi một người Ki-tô hữu là một quyển sách Thánh Kinh sống động chép lại hình ảnh của Thiên Chúa, mỗi một người Ki-tô hữu là một cây nến cháy sáng chiếu tỏa tinh thần Phúc Âm cho mọi người.
Sự khôn ngoan của thế gian thì chỉ biết bảo vệ mình và luôn vì mình mà làm việc, nhưng sự khôn ngoan của Thiên Chúa thì luôn biết tìm kiếm lợi ích của tha nhân trước, như cây đèn cầy bị hao mòn khi được thắp sáng để chiếu sáng cho mọi người.
Cái gì làm cho người Ki-tô hữu trở nên ánh sáng, đó chính là đức tin, và đức tin sẽ tàn lụi dần nếu chúng ta không kiện toàn nó bằng Lời Chúa, cuối cùng đức tin cũng sẽ chết nếu chúng ta không bồi dưỡng nó bằng Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su.
Đức Chúa Giê-su nói với nhửng người Do Thái: “Tôi là ánh sáng thế gian.
Ai theo tôi sẽ không đi trong bóng tối,
nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống.”
Chúng ta –người Ki-tô hữu- cũng sẽ là ánh sáng cho thế gian, nếu chúng ta được ánh sáng của Đức Chúa Giê-su chiếu soi trong tâm hồn và trong cuộc sống đời thường của mình.
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:06 22/04/2013
N2T

40. Nếu phân ra của anh của tôi, thì đó là nguồn gốc của sự chia rẻ, không phân bên này bên kia thì mới có thể luôn hòa thuận, luôn bình an.

(Thánh John Chrysostom)
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Không có chỗ cho "những người làm thương mại tôn giáo”
Bùi Hữu Thư
13:21 22/04/2013
Thánh Lễ tại nhà nguyện Thánh Mác-Ta 22/4/2013

2013-04-22 Vatican Radio

Phúc Âm về người chủ chiên nhân lành trong đó Chúa Giêsu mô tả mình là “cửa chuồng chiên” là đề tài bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô buổi sáng thứ hai. Thánh Lễ được cử hành tại nhà nguyện Thánh Mác-Ta với sự tham dự của nhân viên và phóng viên của Văn Phòng Truyền Thông và Trung Tâm Phát Thanh Vatican.

Trong Phúc Âm ngày thứ hai, Chúa Giêsu nói với các môn đệ là ai không đi vào chuồng chiên qua cửa, thì không phải là người chăn chiên, nhưng là một tên trộm. Tóm lại, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, đây là một người muốn tìm tư lợi, và chỉ muốn leo thang danh vọng trong xã hội. Cửa độc nhất để vào Vương Quốc của Thiên Chúa, để vào Giáo Hội là chính Chúa Giêsu.

Ngài nói: "Trong các cộng đồng Kitô giáo, cũng có những người chỉ muốn leo thang danh vọng trong xã hội. Họ là những người lo tìm tư lợi… và vô tình hay hữu ý giả đò như họ bước vào cửa, nhưng lại là những tên trộm cắp. Tại sao? Tại sao lại muốn cướp lấy vinh quang của Chúa Giêsu? Họ muốn chiếm lấy vinh quang cho chính mình, và đây là điều Chúa Giêsu nói với người Pharisêu: Các ông chỉ tìm kiếm sự tôn vinh lẫn cho nhau…! Đây không phải là một hình thức ‘thương mại’ trong tôn giáo sao? Tôi tặng cho anh vinh quang và anh ban lại cho tôi vinh quang. Nhưng những người này không đi qua cái cửa chân chính. Cửa chân chính là Chúa Giêsu, và những ai không đi qua cửa này là sai lầm. Làm sao tôi biết được rằng Chúa Giêsu là cửa thật? Chỉ cần đọc Tám Mối Phúc Thật và làm theo những gì Tám Mối Phúc Thật chỉ dậy. Hãy khiêm nhường, nghèo nàn, hiền hậu, công chính…".

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp, ghi nhận là Chúa Giêsu không chỉ là cái cửa, Người còn là con đường, là lối đi phải theo trên hành trình của chúng ta. Ngài nói: có nhiều lối đi chúng ta có thể bước theo, một số có thể lợi ích hơn những lối khác để tiến lên, nhưng lại “sai lầm, không chân chính, và giả tạo. Lối đi duy nhất là Chúa Giêsu.”

"Một số các bạn có thể nói: ‘Cha ơi, ngài là một người cực đoan!” Không phải, nói cách giản dị thì đây là điều Chúa Giêsu nói: ‘Ta là cửa chuồng’, ‘Ta là con đường’. Người ban cho chúng ta sự sống. Rất giản dị. Đây là một cái cửa tuyệt đẹp, một cái cửa của tình yêu, đây là một cái cửa không lừa dối, không giả tạo, và luôn luôn nói sự thật, với sự hiền hậu và yêu thương. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn cái gốc của tội tổ tông nằm bên trong chúng ta. Chúng ta vẫn muốn có chìa khóa để giải thích mọi sự, chìa khóa và quyền lực để tìm được con đường của mình, bất kể là con đường gì, và muốn tìm cái cửa của riêng mình, bất kể đó là cái cửa gì.”

Đức Thánh Cha nói: "Đôi khi chúng ta bị cám dỗ để trở nên người chủ của chính mình và không chịu làm những đứa trẻ hèn mọn và những đầy tớ của Chúa Kitô ":

"Và đây là cám dỗ để tìm những cánh cửa hay những cửa sổ để vào Vương Quốc của Thiên Chúa. Chúng ta chỉ có thể bước vào cái cửa có tên Giêsu. Chúng ta chỉ có thể bước qua cửa đó để tới được một lối đi có tên Giêsu và mang đến một sự sống có tên là Giêsu. Tất cả những ai làm một cái gì khác – Chúa Giêsu nói – khi họ muốn bước qua cửa sổ đều là ‘những tên trộm cắp’. Chúa Kitô rất giản dị. Lời Người không phức tạp”.

Đức Thánh Cha kết luận bằng việc mời tất cả những ai hiện diện hãy cầu xin cho có “ân sủng để luôn luôn gõ vào cánh cửa đó”:

"Đôi khi cửa này đóng kín: chúng ta buồn rầu, chúng ta tuyệt vọng, chúng ta gặp khó khăn khi gõ cửa, khi gõ cửa này. Xin đừng đi tìm cửa khác có vẻ dễ dàng hơn, thoải mái hơn, và sẵn có hơn. Luôn luôn chỉ có một cửa: Đó là Giêsu. Giêsu không bao giờ làm cho chúng ta thất vọng, Giêsu không bao giờ lừa dối ta. Giêsu không phải là một trộm cắp. Người hy sinh mạng sống vì ta: mỗi người trong chúng ta đều phải nói thế này: ‘Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã hy sinh mạng sống cho con, xin hãy mở cửa để cho con được bước vào.’”
 
Top Stories
Pope: No room for ‘climbers' or ‘commercial religion' in Kingdom of God
Vatican Radio
13:24 22/04/2013
The Gospel of the Good Shepherd in which Jesus describes Himself as "the gate for the sheep" was the focus of Pope Francis’ homily Monday morning. The Mass took place in the chapel of the Casa Santa Marta with staff and journalists from the Vatican Press Office and Vatican Radio transmission center in Santa Maria di Galeria.

In Monday’s Gospel, Jesus tells his disciples that whoever does not enter the sheepfold through the gate, is not a shepherd, but a thief and a robber. In short, said Pope Francis, someone who seeks to profit for themselves, who only wants to climb the social ladder. The only gate to the Kingdom of God, to the Church - the Pope said - is Jesus Himself:

"These social climbers exist even in the Christian communities, no? those people who are looking for their own... and consciously or unconsciously pretend to enter but are thieves and robbers. Why? Why steal the glory from Jesus? They want glory for themselves and this is what [Jesus] said to the Pharisees: You seek for each other's approval...'. That’s something of a ‘commercial’ religion, don’t you think? I give glory to you and you give glory to me. But these people did not enter through the true gate. The [true] gate is Jesus and those who do not enter by this gate are mistaken. How do I know that Jesus is the true gate? How do I know that this gate is Jesus’s gate? It’s enough to take the Beatitudes and do what the Beatitudes say. Be humble, poor, gentle, just ... ".

Pope Francis continued, noting that Jesus is not only the gate, he is also the way, the path to follow on our journey. He said there are many paths that we can follow, some perhaps more advantageous than others in getting ahead, but they are “misleading, they are not real: they are false. The only path is Jesus ":

"Some of you may say: 'Father, you're a fundamentalist!'. No, simply put, this is what Jesus said : 'I am the gate', 'I am the path’ [He] gives life to us. Simple. It is a beautiful gate, a gate of love, it is a gate that does not deceive, it is not false. It always tells the truth. But with tenderness and love. However, we still have […] the source of original sin within us, is not it so? We still desire to possess the key to interpreting everything, the key and the power to find our own path, whatever it is, to find our own gate, whatever it is. "

"Sometimes - the Pope said - we are tempted to be too much our own bosses and not humble children and servants of the Lord":

"And this is the temptation to look for other gates or other windows to enter the Kingdom of God. We can only enter by the gate whose name is Jesus. We can only enter by that gate which leads to a path and that path is called Jesus and brings to a life whose name is Jesus. All those who do something else - says the Lord – who try to enter through the window, are 'thieves and robbers'. He is simple, the Lord. His words are not complex: He is simple”.

The Pope concluded by inviting all those present to ask for "the grace to always knock on that gate":

"Sometimes it's closed: we are sad, we feel desolation, we have problems with knocking, with knocking at that gate. Do not go looking for other gates that seem easier, more comfortable, more at hand. Always the same one: Jesus. Jesus never disappoints, Jesus does not deceive, Jesus is not a thief, not a robber. He gave his life for me: each of us must say this: 'And you who gave your life for me, please, open, that I may enter.' "
 
Message to Eucharistic Congress of Costa Rica
VIS
13:25 22/04/2013
Vatican City, 22 April 2013 (VIS) – Cardinal Tarcisio Bertone, S.D.B., secretary of State, sent a short message on behalf of the Holy Father to the organizers and participants in the National Eucharistic Congress that is being held in Costa Rica with the theme of “Eucharist: Bread of Life for Our People”.

The Pope invites all to “intensify their prayer lives, making the Eucharist the true centre of Christian communities, where praise and thanksgiving are the impetus to a renewed commitment to evangelization and ecclesial communion. May the Blessed Sacrament at the altar give all the Baptised plentiful spiritual energy to build a world that is ever more just and harmonious, according to the message of our Lord Jesus Christ.”

With these regards,” the text concludes, “the Supreme Pontiff entrusts to the loving protection of Our Lady of the Angels, the pastors and faithful who have made the pilgrimage to the House of the Father in Costa Rica. As a sign of abundant heavenly gifts, he affectionately imparts to them the besought Apostolic Blessing.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tin Giáo Hội Việt Nam 14 - 21/4/2013
VietCatholic Network
05:32 22/04/2013
 
Rao giàng tin Mừng cho đồng bào ở vùng Krông Nô
Trương Trí
10:11 22/04/2013
Hành trình đến Krông Nô:

Từ Thành phố Huế, chúng tôi mất hơn một ngày đêm để vượt qua trên 1 ngàn cây số để đến tỉnh Đắc Nông, một tỉnh mới được tách ra từ tỉnh Đắc Lắc. Ở đây, chúng tôi gặp Hiệp sĩ Đại Thánh giá Gioan Baotixita Lê Đức Thịnh cũng từ Sài Gòn ra. Sáng hôm sau, xuất phát từ thị xã Gia Nghĩa, theo tỉnh lộ để vào thăm các Giáo Họ và Giáo điểm thuộc Giáo xứ Quảng Đà, hạt Quảng Đức, Giáo phận Ban Mê Thuột.

Xem hình ảnh

Nói thì nghe có vẻ dễ dàng, nhưng có đi mới cảm nhận hết những nỗi gian truân để đến được vùng đất xa xôi, nơi sinh sống của 27 sắc tộc anh em gồm: M’Nông, Tày, Dao, Nùng, Ê Đê .v.v… Cũng có những Giáo điểm là người Kinh hầu hết từ các tỉnh phía Bắc di dân vào lập nghiệp, thuộc các Giáo phận Hà Nội, Hưng Hóa, Hải phòng, Bắc Ninh, Lạng Sơn .v.v…

Giáo điểm đầu tiên chúng tôi đến thăm là Giáo họ Quảng Phú, cách thị xã Gia Nghĩa chừng 70km đường rừng và đồi núi. Nơi đây có một số người Kinh đi Kinh tế mới, suốt mấy chục năm không thấy bóng dáng Linh mục và Nhà thờ. Đường sá nơi này trước đây chủ yếu là đường rừng, muốn đến được Nhà thờ phải cả hàng trăm cây số đi bộ, đời sống hết sức khó khăn. Sau khi tỉnh Đắc Nông được thành lập, đường sá được mở, giao thương có phần đở hơn, nhưng vẫn còn là những con đường đất đỏ, “nắng bụi mưa lầy”.

Ánh sáng Tin mừng đến với đồng bào Kinh Thượng:

Đến Quảng Phú, gặp Cha Antôn Nguyễn Phi Hùng, một Linh mục trẻ và năng động, quản xứ Giáo xứ Quảng Đà, kiêm luôn 12 giáo họ và giáo điểm trải rộng trên địa bàn 12 xã thuộc huyện Krông Nô tỉnh Đắc Nông, và 2 xã thuộc huyện Lắc tỉnh Đắc Lắc. Tuy là một giáo họ, nhưng Quảng Phú có số lượng giáo dân đông nhất của Giáo xứ Quảng Đà. Với trên 1 ngàn giáo dân gồm người Kinh và các sắc tộc. Theo Cha Antôn Nguyễn Phi Hùng cho biết, khi Ngài tìm đến đây, bà con rất vui mừng và hy vọng từ nay sẽ không còn vắng bóng linh mục, sẽ được thấy ánh sáng Tin Mừng của Chúa. Thật vậy, chỉ trong vòng 4 năm (từ năm 2009 đến nay), số lượng tân tòng rất đông. Hàng năm, Ngài rửa tội cho gần 300 người, đặc biệt năm 2012 Ngài đã rửa tội cho 365 người, bình quân mỗi ngày có 1 người theo Đạo. Ngoài ra, Ngài cũng còn phải làm phép hôn phối và rửa tội cho cả gia đình, vì từ lâu họ không có điều kiện để đến Nhà thờ, có những gia đình gồm hơn 30 người cùng lúc được rửa tội và làm phép hôn phối. Có những thanh niên người dân tộc nhiệt tình xin học giáo lý và theo Đạo, dù cha mẹ không theo.

Từ khi có Cha Antôn Nguyễn Phi Hùng tìm đến đây, thấy được những khó khăn của mọi người, nhất là về nước sinh hoạt, đây là một vùng đất nhiễm chì rất nặng nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cũng như sức khỏe của bà con. Ngài tìm mọi cách để xin sự giúp đỡ của các ân nhân, giúp những giếng nước sạch, ngoài ra Ngài còn tổ chức những buổi khám bệnh và phát thuốc cho bà con.

Hiện nay, mọi sinh hoạt của Giáo họ Quảng Phú tạm thời được tổ chức tại nhà của một giáo dân, trong lúc chờ đợi để xây dựng Nhà thờ.

Rời Quảng Phú, chúng tôi đến thăm Giáo điểm thuộc địa bàn Buôn K’Tắh, xã Nâm N’Đir, đây là một Giáo điểm hoàn toàn người dân tộc với 280 người thuộc 72 hộ gia đình Công giáo tân tòng. Giao thông đi lại rất khó khăn, bà con rất đỗi vui mừng khi nghe Cha Hùng đến và giới thiệu sự hiện diện của Hiệp sĩ Đại Thánh giá Gioan Baotixita Lê Đức Thịnh, một người được nhận tước phẩm cao quý nhất của Đức Thánh Cha. Được chứng kiến ngôi Nhà nguyện cũng như những ngôi nhà ở của bà con dân tộc, Hiệp sĩ Đại Thánh giá và mọi người đều xúc động trước những khó khăn cùng cực của bà con. Ngài Hiệp sĩ nói: “Tôi rất vui mừng được hiện diện nơi đây, giữa buôn làng này để mang tình yêu thương của Chúa đến cho buôn làng xa xôi nhất. Điều mong muốn duy nhất là cầu chúc mọi người yêu thương nhau như Chúa Giêsu yêu thương chúng ta, và cũng như Cha Antôn quản xứ yêu thương mọi người”.

Nhìn những cử chỉ quý trọng và trìu mến của bà con dành cho Cha đặc trách mới thấy hết được tình yêu thương của Ngài đối với họ.

Đến thăm Giáo họ Thánh Giuse, một Giáo họ gồm những người di dân từ các tỉnh phía Bắc và người dân tộc tại địa phương. Dù là một địa bàn vùng núi non hiểm trở, nhưng bà con vẫn rất quý trọng sự hiện diện của Cha đặc trách và Hiệp sĩ Đại Thánh giá. Được bà con dân tộc yêu thương biểu diễn những điệu múa và những điệu cồng chiêng chào mừng.

Đi qua những con đường đồi dốc quanh co, gập ghềnh đất đá, chúng tôi đến thăm các Giáo họ Nâm Nang, Giáo họ Truyền tin, giáo họ Vô Nhiễm và một số số Giáo điểm.

Về đến Giáo xứ Quảng Đà lúc 5 giờ chiều để tham dự Thánh lễ Chúa Chiên lành.

Đem tình yêu thương của Đức Kitô đến với mọi người:

Tham dự Thánh lễ Chúa Chiên lành do Cha Quản xứ Antôn Nguyễn Phi Hùng chủ tế. Ngài là một mục tử có hăng hái truyền giảng Tin mừng của Chúa. Suốt một ngày giong ruổi, chúng tôi cũng chỉ đi được 8 Giáo họ và Giáo điểm, trong khi Ngài phụ trách 12 Giáo họ và Giáo điểm thuộc Giáo xứ Quảng Đà này. Để đi đến được tất cả các Giáo họ phải vượt qua gần 150 km đường đồi dốc bụi mù và đá sỏi, có những nơi với độ dốc đến 45độ.

Có thể nhận thấy không có một Giáo xứ nào có địa bàn rộng như Giáo xứ Quảng Đà, trải rộng trên địa bàn 14 xã, giao thông đi lại trên núi đồi. Ngoài công việc mục vụ, Ngài còn nung nấu những dự án như nước sạch sinh hoạt cho bà con, khám chữa bệnh và phát thuốc.v.v… Nhưng điều trăn trở nhất là việc xin đất và xây dựng Nhà thờ Nhà nguyện cho các Giáo họ và Giáo điểm.

Hôm nay, ông Gioan Baotixita Lê Đức Thịnh hứa sẽ quyết tâm trao đổi với lãnh đạo chính quyền để các Giáo họ và Giáo điểm được cấp đất. Đồng thời Hiệp sĩ cũng sẽ cố gắng hết sức mình để giúp cho bà con một phần để có thể xây được các ngôi Nhà thờ, Nhà nguyện dù không to lớn đồ sộ nhưng phải khang trang để làm nơi thờ phượng Chúa. Giúp cho bà con khỏi phải đi lại xa xôi.
 
Hàng nghàn bạn trẻ tham dự ngày cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu
Đức Nguyễn
10:18 22/04/2013
BẮC NINH - Sáng Chúa Nhật Chúa Chiên Lành (21/04/2013), không gian tại giáo họ Hòa An trở nên rộn ràng, hân hoan khi có tới hàng nghàn bạn trẻ từ trong và ngoài giáo phận về dự Ngày Lễ Cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu. Với chủ đề: “Vâng Lời Thầy, con xin thả lưới” (Lc 5,5),các Dòng Tu, Tu Hội… đã giới thiệu về linh đạo cũng như điều kiện ra nhập để các bạn trẻ hiểu và lựa chọn cho mình con đường đi.

Xem hình ảnh

Sau giờ tập trung khai mạc ngắn gọn sôi động, các bạn trẻ đã được chia thành ? tổ nhỏ để cùng nhau chia sẻ và cầu nguyện theo vị trí mà ban tổ chức đã sắp xếp. Nội dung của buổi chia sẻ dựa vào đoạn Tin Mừng mà Thánh sử Luca ghi chép sự kiện Chúa Giêsu mời gọi các môn đồ ra khơi thả lưới.

Xoay quanh đoạn Tin Mừng với trọng tâm tập trung vào câu chủ đề “Vâng Lời Thầy, con xin thả lưới”, các tham dự viên đã chia sẻ những tâm tư suy nghĩ về Ơn Gọi của mình. Nhờ sự dẫn dắt của quý Cha, quý Sơ, quý Chú, những suy tư hồn nhiên, những trăn trở trong quá trình lựa trọn từ trong sâu thẳm các bạn trẻ được sẻ chia cùng mọi người. Những nỗi lòng giấu kín bấy lâu nay gặp cơ hội tỏ bày giống như hạt giống cất giữ trong bồ nay được đem ra ươm mầm và gieo trồng.

Kết thúc buổi chia sẻ, các nhóm đã tập hợp lại những tâm tư, suy nghĩ của tất thảy mọi người để dâng lên Chúa và lắng nghe các Dòng Nữ Đa Minh, Tu Hội Hiệp Nhất, Dòng Phao Lô, Dòng Don Bosco, Dòng Đồng Công giới thiệu về Ơn Gọi của mình… Bữa cơm trưa thân mật do ban hậu cần giáo họ Hòa An chuẩn bị giúp các bạn có những giây phút chung chia niềm vui và ý thức cao hơn về đời sống cộng đoàn.

Đầu buổi chiều, cơn mưa nhẹ làm cho thời tiết đầu hè dịu mát hơn. Các bạn trẻ sốt sáng cầu nguyện trong giờ Chầu Thánh Thể. Ngay sau giờ Chầu Thánh Thể, Dòng Mến Thánh Giá và Nhà Ứng Sinh Thánh Phêrô tiếp tục quảng bá về Ơn Gọi của mình. Đặc biệt, năm nay còn có sự hiện diện của Phong trào Focolare – một Phong trào sống Ơn gọi Giáo dân nhưng được quy tụ nhau thành cộng đoàn hiệp nhất nhằm tôn vinh Thiên Chúa.

Các Dòng tu, Tu hội và nhà Ứng sinh với linh đạo riêng của mình đã khéo léo lồng ghép vào các câu chuyện rất thực cũng như đảy lên cao trào trong các tiết mục múa hấp dẫn. Qua đó, Ơn gọi đã được trình bày một cách dễ hiểu giúp giới trẻ dễ tiếp cận và nhận biết ơn gọi của mình.

Một phần quan trọng trong ngày Lễ Chúa Chiên Lành mà các bạn trẻ mong chờ đó là phần giao lưu chia sẻ với Đức Cha và đại diện các cộng đoàn Ơn Gọi. Mở đầu buổi gặp gỡ, Đức Cha giáo phận đã chia sẻ và trả lời câu hỏi mà các bạn trẻ đã gửi cho Ngài. Những câu chuyện mà Đức Cha kể ra chính là những câu trả lời chuẩn xác và sống động nhất cho những câu hỏi rất thiết thực trên con đường định hướng Ơn Gọi.

Cùng với Đức Cha, Quý Cha, Quý Sơ đại diện cho Ban Ơn gọi, Các Dòng Tu, Tu Hội và đại diện Phong trào Focolare đã trả lời những câu hỏi đơn sơ, chân thật nhưng cũng chứa đựng đầy những băn khoăn mà các bẹn trẻ đặt ra. Các câu trả lời đồng thời cũng là lời giới thiệu sâu hơn về giá trị của mỗi một đời sống Ơn gọi Linh mục, tu sĩ hay giáo dân.

Vào lúc 15h30 chiều cùng ngày, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt đã chủ sự Thánh Lễ cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu. Cùng đồng tế với Đức Cha còn có đông đảo quý Cha trong giáo phận.

Ngỏ lời với các bạn trẻ đang có ước muốn dấn thân vào đời sống Thánh hiến, Đức Cha giáo phận đã giải thích về hình ảnh Chúa Giêsu thời Do Thái xưa kia. Chúa Giêsu vừa là chủ chăn chăm sóc đoàn chiên vừa là chiên con làm của Lễ đền tội cho Thiên hạ. Đức Cha cũng xúc động khi nhìn thấy những hoạt động trong Ngày Lễ cầu nguyện đặc biệt.

Đức Cha Cosma cũng chia sẻ thêm về gương sáng của Thánh Phanxico Xavie và Thánh Inhaxio – những đấng sáng lập Dòng Tên cũng là Dòng mà Đức Cha chọn sống đời thánh hiến. Đồng thời vị chủ chăn giáo phận cũng kể những câu chuyện liên quan đến Đức Tân Giáo hoàng Phanxico - một người sống giản dị, suốt đời vì người nghèo và đặc biệt là Ngài luôn sống theo gương Chúa Giêsu…

Tuy là một giáo họ nhỏ nằm ở một vùng hẻo lành với điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn, nhưng giáo họ Hòa An đã nỗ lực hết mình để tổ chức Ngày Lễ Cầu Nguyện cho Ơn Thiên Triệu. Để tổ chức thành công Ngày Lễ lớn cấp giáo phận, Cha sở và bà con giáo dân Hòa An đã phải chuẩn bị cách đây gần một tháng. Các ban đã được thiết lập nhằm để phục vụ cho Ngày đại Lễ được trọn vẹn.

Cũng phải nói thêm, năm nay với chủ đề “Vâng Lời Thầy, con xin thả lưới”, các Dòng tu, Hội và nhà ứng sinh đã có nhiều phương thức quảng bá Ơn gọi của mình hết sức phong phú. Các phần giới thiệu không hề đơn điệu mà được lồng ghép vào các tiểu phẩm hay các tiết mục múa năng động, sáng tạo giúp các các bạn trẻ có thể tìm thấy điểm gặp gỡ của mình với Linh đạo của mỗi đời sống Ơn gọi.

Hy vọng qua ngày Đại Lễ này, sẽ có nhiều bạn trẻ dám dấn thân trong đời sống thánh hiến cũng như đời sống độc thân cộng đoàn, nhất là sẽ giúp cho những ai đang đứng ở ngã ba đường có quyết định rõ ràng. Chắc hẳn, trong tương lai không xa giáo phận Bắc Ninh trong tương lai không xa giáo phận Bắc Ninh sẽ có thêm nhiều “ngư dân” sẵn sàng đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu, “Vâng Lời Thầy, con xin thả lưới” (Lc 5,5).
 
Hình ảnh GX ĐMHCG Chạy Vì đạo năm thứ 2
Trần Mạnh Trác & Phạm Thái Hùng
16:58 22/04/2013
Thử hỏi những quí vị đã từng ở trong quân ngũ, chúng ta phải làm gì để sống đạo cho sốt sắng nào?

Câu trả lời cuả phần đông là ...'Chạy cho lẹ', theo đúng truyền thống cuả những người từng đứng sau nhà thờ và đợi cho cha chủ tế xướng lên câu"anh chị em ra về bình an" thì dzọt ngay lập tức.

Cha Phó cuả Gx ĐMHCG ỏ Garland Texas hình như cũng hiểu rõ tâm trạng đó, ngài đã từng làm "lính thiết giáp Mẽo" tới 3 năm lận, cho nên ngài chủ trương muốn sống đạo cho tốt thì "phải chạy", càng nhiều càng tốt, càng nhanh càng hay.

Nhưng chạy đây là chạy cho sức khoẻ, theo đúng phương châm "một tinh thần tráng kiện trong một thân thể cường tráng". Ngài lập hội chạy mỗi ngày 5 miles (8 km), và hằng năm tổ chức một ngày gọi là "Chạy Vì đạo".

Không phải ai cũng 'chạy vì đạo' được đâu. Cũng cùng một lẽ không phải ai muốn tử vì đạo là sẽ được. Muốn chạy phải đóng tiền, tối thiểu 25 đô, hơn nữa càng tốt. Tiền thu được sẽ góp chung với số tiền đang quyên góp để làm việc từ thiện ở VN vào tháng 6 này.

Năm nay vào ngày 20 tháng 4, đưới một bầu trời xanh trong cuả muà Xuân có gió mát, trong một công viên rộng rãi gần giáo xứ, bà con giáo xứ ĐMHCG trên dưới 300 người, từ em bé dưới 7 tuổi cho đến các cụ trên 77 tuổi, từ cha xứ oai phong cho đến các em ấu nhi ngây thơ hiền lành, đã tham gia một cuộc 'chạy vì đạo' năm thứ 2.

Lời vắn tình dài, xin quí độc giả thưởng lãm những hình ảnh thân thương dưới ông kính của anh phó nhòm Phạm Thái Hùng sau đây:

Xem hình ảnh
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thư gủi bạn: Chúng ta là Tự Do.
Bảo Giang
10:21 22/04/2013
Bạn thân mến,

Trước tiên tôi xin trân trọng và ngưỡng mộ tấm lòng quả cảm của bạn vì quê hương trong tiếng nói: “Chúng Ta là Tự Do”. Tôi trân trọng vì đây chính là tiếng nói vượt thời gian và không gian mà tiền nhân ta đã vì “ Chúng Ta là Tự Do” mà gìn giữ mảnh giang sơn này và truyền lại cho cháu con hôm nay. Và ngưỡng mộ vì tiếng nói này, hôm nay lại truyền đi, như một di ngôn, vĩnh viễn còn tồn tại với dân tộc và đất nuớc Việt Nam mai sau!

Thật vậy, trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử, nhờ tiếng nói Chúng ta là Tự Do mà đất nước này vẫn là phần riêng của dòng Lạc Việt, để từ đó nòi giống tồn sinh và mãi mãi đi lên bằng đôi chân thẳng của chính mình. Nó hoàn toàn khác với những hình ảnh mất dấu của nhiều bộ lạc, bộ tộc. Thậm chí, những quốc gia ở phương bắc, phương nam đã hòan toàn bị Hán hóa mất tên như Hàn, Triệu, Vệ, Quắc, Ngụy, Tề, Sở, Ngô..... Như thế, dù biển cạn, non mòn, tiếng nói còn thì giang sơn gấm vóc Việt Nam vẫn mãi mãi thuộc về chúng ta và hậu duệ nhân bản của Việt Nam. Nghĩa là, phần di sản Việt Nam sẽ vĩnh viễn Độc Lập, không bao giờ là phiên thuộc cho một thế lực bành trướng nào, và càng không bao giờ chịu khuất phục, lệ thuộc vào một thể chế chính trị với chủ truơng làm nô lệ, phiên thuộc cho ngoại bang. Chúng ta là Tự Do, chúng ta chỉ lệ thuộc vào quyền sống và quyền làm người Việt Nam.

Vì Chúng Ta là Tự Do, nên tất cả những thế lực chủ trương một cuộc bạo hành và áp đặt trên dân nước ta một thứ hình thái, từ cư xử đến luật lệ như là thành phần của nô lệ đều bị phá vỡ và bị tiêu diệt.

Vì Chúng Ta là Tự Do. Tự Do trong quyền sống và quyền làm người của con người tiến bộ và có văn hóa, nên dầu có cuộc ngoại xâm từ ngàn năm trước, nó cũng không thể đồng hóa và triệt tiêu được sức sống riêng biệt, tự cường của Việt Nam. Qua cuộc thách đố ấy, tiền nhân ta đã đứng vững, lẽ nào một tổ chức chính trị bạo quyền ăn phải bả của bành trướng Hán, Mông xưa kia như đảng CS, lại có thể khống chế toàn dân ta vào trong cái rọ nô lệ của chúng hay sao? Không, không bao giờ những kẻ bán nước cầu vinh ở trên đất nước này có cơ hội tồn tại để thoả mãn cho cái cuồng vọng phản bội dân tộc ta như thế. Trái lại, lịch sử đã chứng minh. Lúc chúng tự mãn về thành quả bán dân hại nước và ngồi trên vinh hoa ấy chính là lúc chúng bị triệt hạ. Đảng CSVN cũng không có ngoại lệ.

Chúng ta là Tự Do! Tôi ngưỡng mộ bạn đã hiên ngang trên đường để nói lên ý chí của toàn dân! Chúng ta là Tự Do! Tôi ngưỡng mộ bạn, những tiếng nói và những bước chân, tuy còn rụt rè nhỏ bé hôm nay, nhưng đã là sự khởi đầu cho những bước chân vững mạnh và trưởng thành của đất nước, của dân tộc mai sau. Giống như con n chim non bên bờ tổ. Khoảng trời bao la vô tận không là nỗi sợ hãi, nhưng từng nhịp vổ trên đôi cánh, nó tập chuyền, tập bay. Cả bầu trời đã như là của riêng! Tuy thế, tôi không đưa bạn lên tầng mây, nhưng xin được chia xẻ với bạn đôi dòng tâm tình trong những bước đi đầu tiên này.

Như bạn biết đấy trong bài “ Chuyện đi tìm Tự Do”, tôi viết trên khung báo này vào ngày 12-8-2012, tôi đã viết thế này ( trích lại) Người Việt Nam dưới chế độ cộng sản, xem ra còn bị đối xử tàn tệ hơn con sáo trong lồng ấy nhiều. Tự Do, dĩ nhiên là không có. Ngay đến tiếng nói truyền thống của minh cũng không được nói. Nghĩa là, họ phải gỉa mù, gỉa câm. gỉa điếc để không thấy, không nghe, không nói bất cứ những gì thuộc vè dân tộc mình. Nhưng phải biết học nói tiếng “lạ”, tiếng gian dối, tiếng phản giống nòi để sống. Trái lại, đã bị lôi ra cắt cánh, bẻ mỏ, bị hành hạ không thương tiếc....”

Sau phần này, tôi đề nghị với bạn một ý kiến nhỏ là tự đi tìm “Tự Do nhỏ” trong lúc đi tìm nguồn Tự Do Lớn, cho mình bằng cách:

“ Ở gần nhà bạn có cái công viên nào không? Ở phường, xã, quân huyện, tỉnh lỵ nào mà chả có công viên công cộng phải không? Nếu có, bạn hãy ra đó, mang theo cho bạn một cái điện thoại cầm tay, hay cái Mp3, trong đó có một bản nhạc mà bạn yêu mến nhất. Thì dụ như: “Dậy mà Đi”, Hội nghị Diên Hồng, Việt Nam quê hương ngạo nghễ.... Nếu được, bạn rủ thêm vài ngưòi bạn thân nữa. Ra đó, cùng nhìn trời nhìn đât. Hít thở lấy không khí trong lành, rồi nắm lấy tay nhau, mở bản nhạc lên mà nghe. Nghe vài ba lần bạn sẽ thấy lòng bạn gần kề với quê hương. Như thế là bạn thở hơi, tâm sự với quê hương và với tình ngưòi rồi đấy”.

Khi ấy tôi cũng không quên nhắn bạn là:

“Bạn nhớ đấy, chủ đích của mình chỉ ra bờ hồ, đến công viên, sân nhà thờ, tìm hơi thở trong lành để thư dãn, tìm không khí tự do, nên phải tránh những lối sinh hoạt ồn ào. Dĩ nhiên là mình sẽ đón bạn mới, nhưng đường đi rất dài, không thể gây ra phiền phức cho mình và cho người khác bằng cách tập hợp lớn. Mỗi nhóm lý tưởng là có từ 5- 7 người, nhiều hơn thì nên tách ra, thêm nhóm, kết thêm bạn mới, sinh hoạt ôn hòa. Bởi lẽ, nhóm lớn thì phiền toái và dễ bị bể. Ấy là chưa kể đến việc bò vàng chúi mũi vào phá đám. Chúc bạn vui và tìm thêm bằng hữu trong mục đi tìm hơi thở Tự Do trong tình tự của quê hương nhá.”

Hôm nay, bạn vượt xa ý nghĩ xem ra thiển cận của tôi. Bạn đi Dã Thảo ( hội thảo ngoài trời), đi với một chủ đế lớn vì đất nước. Đọc đoạn văn, tôi mừng, mừng đến rơi nưóc mắt. Tôi cầu chúc bạn có được một ngày vui, đầy ý nghĩa bên người thân, bên bạn bè. Tuy nhiên, với một chút kinh nghiệm của người nằm trong hàm của con cá mập, hơn là sợ cái răng bén nhọn của nó, tôi có một câu chuyện muốn nói là:

Bạn biết rất rõ, cái lưới trong tay người ngư phủ ra khơi, khởi đầu chỉ được đan bằng một mắt lưới nhỏ. Rồi từ đó, nhiều mắt lưới kết lại thành một tấm lưới chắc bền để ngư phủ mạnh dạn ra khơi. Ra khơi để thách đố với biển cả, với kình ngư để đem về cho họ cuộc sống đáng sống.

Cũng thế, công viên qúa lớn, ngày hội qúa đông, chúng ta không thể nào không nghĩ đến việc tạo ra cuộc gặp gỡ bằng phương thức mắt lưới. Mắt lưới, thuộc về cái lưới nhưng vẫn là một mắt lưới riêng biệt. Nghĩa là, chúng ta vẫn có ngày Dã Thảo, vẫn đến công viên, vẫn có câu chuyện để nói, để vui cười. Nhưng thay vì tập hợp hàng trăm người tại một chỗ, tôi đề nghị nên giăng ra làm nhiều mắt lười. Mỗi mắt lưới chỉ cần 5 đến 7 người là vui rồi. Việc tạo ra mắt lưói, tôi cho là an toàn và đạt hiệu quả lâu dài, lại rất dễ huy động, gần gũi. Bởi lẽ, các mắt lưới, tuy nhỏ, nhưng không phải là lẽ loi. Trái lại, tất cả đều thuộc về cái lưới trải rộng ra khắp cả công viên, khắp cả hang cùng, ngõ hẻm thành phố, nông thôn. Hơn thế, trên khắp cả nước. Đó chính là cái nghĩa của cái lưới trong tay ngưòi ngư phủ đi chinh phục biển cả . Rồi với từng nhóm nhỏ, không cần phải có thời hạn nào quy định, cuối tuần nào chúng ta cũng có thể gặp gỡ nhau được. Nó trở thành những nhóm bạn hữu bên nhau. Rất dễ đan kết với nhau thành một tấm lưới rộng lớn. Lời tôi viết có thể vụng dại lắm, xin bạn chớ cười chê nhá.

Chúc bạn có được một ngày vui ngoài trời với bạn bè và người thân.

Cầu chúc cho hoa Tự Do nở tràn ra khắp non sông Việt. Để nhà Việt Nam mãi là mái ấm Độc Lập của dân Việt. Ở đó, người dân sẽ cùng nhau xây dựng và chung hưởng sự Tự Do, Công Lý, Dân Chủ, Nhân Quyền trong cuộc sống Thái Bình, Ấm No, Hạnh Phúc và Thịnh Vượng.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Con Cò Nâu
Richard Drysdale
21:22 22/04/2013
CON CÒ NÂU
Ảnh của Richard Drysdale
Lẻo khẻo lèo khèo lội ruộng sâu
Chân khua mỏ táp thấy gì đâu
Nước trong mò mẫm thân gầy rạc
Đồng trắng lêu đêu đất sạch làu.
(Trích thơ của Nguyễn Đạo Trường)