Ngày 21-04-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Năm 22/4: Ta là Bánh Từ Trời – Suy Niệm của linh mục Anthony Nguyễn Thế Nhân
Giáo Hội Năm Châu
04:51 21/04/2021

Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 21-April-2021 theo giờ Việt Nam


PHÚC ÂM: Ga 6, 44-51

“Ta là bánh từ trời xuống”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán với dân chúng rằng: “Không ai đến được với Ta, nếu Cha, là Đấng sai Ta, không lôi kéo kẻ ấy, và Ta, Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Trong sách các tiên tri có chép rằng: ‘Mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy bảo’. Ai nghe lời giáo hoá của Cha, thì đến với Ta. Không một ai đã xem thấy Cha, trừ Đấng bởi Thiên Chúa mà ra, Đấng ấy đã thấy Cha. Thật, Ta bảo thật các ngươi: Ai tin vào Ta thì có sự sống đời đời. Ta là bánh ban sự sống. Cha ông các ngươi đã ăn manna trong sa mạc và đã chết. Đây là bánh bởi trời xuống, để ai ăn bánh này thì khỏi chết. Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống”.

Đó là lời Chúa.
 
Không bao giờ rẫy bỏ
Lm. Minh Anh
05:39 21/04/2021
KHÔNG BAO GIỜ RẪY BỎ
“Ai đến với Tôi, Tôi sẽ không xua đuổi ra ngoài”.

Kính thưa Anh Chị em,

Thật xúc động với câu nói của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay, “Ai đến với Tôi, Tôi sẽ không xua đuổi ra ngoài”. Những lời vắn vỏi ấy nói với chúng ta thật nhiều về Lòng Thương Xót Chúa. Đó cũng là lời được lặp đi lặp lại thường xuyên trong nhật ký Lòng Thương Xót của chị Faustina, lời mà bất cứ ai trong chúng ta cũng rất cần nghe, rằng, Thiên Chúa ‘không bao giờ rẫy bỏ’ một ai.

Tại sao điều này lại quan trọng để nghe đến thế? Bởi lẽ, rất thường xuyên, chúng ta có thể mang gánh nặng bị rẫy bỏ; cả khi không nhận ra điều đó, rất nhiều người từng trải nghiệm bị rẫy bỏ trong cuộc đời và kết quả là họ sợ bị tổn thương trong một mối quan hệ vốn họ rất sợ đổ vỡ. Một khi đã bị tổn thương, ai cũng trở nên thận trọng. Tổn thương này có thể đến từ một thành viên trong gia đình, trong cộng đoàn; từ một người bạn hoặc bất cứ ai mà chúng ta đã cố gắng tiếp cận để yêu thương nhưng rồi, chỉ để nhận lại sự tổn thương và chối từ. Và điều đó thật đau đớn!

Những lời của Chúa Giêsu hôm nay đặc biệt ấn tượng vì nó trấn an chúng ta rằng, Ngài là người đáng tin cậy, ‘không bao giờ rẫy bỏ’ một ai. Chúng ta có thể đến với Ngài bất cứ khi nào, mở rộng lòng, tỏ bày tất cả những thương tổn của mình cho Ngài; và Ngài sẽ đối xử với chúng ta bằng sự dịu dàng, tôn trọng, nhân từ và hết mực chăm sóc. Chúa Giêsu sẽ đối xử với chúng ta bằng sự chăm bẵm hơn cả chúng ta chăm bẵm chính mình. Hãy lặp đi lặp lại lời này, “Ai đến với Tôi, Tôi sẽ không xua đuổi ra ngoài” và biết rằng, Ngài muốn chúng ta đến với Ngài, mở rộng hoàn toàn trái tim cho Ngài. Và như thế, cho phép Ngài bày tỏ tình yêu Ngài dành cho chúng ta và cho phép chính mình tin cậy Ngài ngoài những gì chúng ta từng tưởng tượng.

Nỗi tổn thương khi bị rẫy bỏ tạo nên một lỗ hổng trong tim mỗi người; kích thước của nó lớn ‘bằng kích thước của Chúa Kitô’, và không có gì có thể lấp đầy nó ngoại trừ Ngài. May thay, chính Ngài cũng không cho phép bất cứ một điều gì, bất cứ một ai lấp đầy lỗ hổng ấy, nơi thuộc về chỉ một mình Ngài, vì Ngài ‘không bao giờ rẫy bỏ’ một ai. ‘Một ai’ có nghĩa là bất cứ ai, tội lỗi đến đâu, bất xứng đến mấy, “Ai đến với Tôi, Tôi sẽ không xua đuổi ra ngoài”. Ai trong chúng ta cũng luôn tìm thấy ít nữa một lỗ hổng trong trái tim mình, dù nó nhỏ hay không quá nhỏ, lỗ hổng đó thuộc về Chúa Kitô. Vì thế, về phía chúng ta, để có thể đón Chúa Kitô trở lại trong tâm hồn, chúng ta phải tìm kiếm lòng thương xót và ân sủng thứ tha của Ngài, cách riêng trong Bí tích Giải tội.

Tuyệt vời thay, không chỉ những tổn thương bên trong, nhưng cả những tổn hại bên ngoài, Chúa Kitô vẫn ‘không bao giờ rẫy bỏ’ một ai. Bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay đã chứng tỏ điều đó. Thoạt đầu, các tín hữu Giêrusalem nghĩ rằng, Thiên Chúa bỏ rơi họ khi họ bị bách hại dữ tợn, phải phân tán đến vùng các dân ngoại Giuđê và Samaria; thế nhưng, không phải thế, Chúa Kitô Phục Sinh luôn ở với họ, để “Đến đâu họ cũng rao giảng Lời Thiên Chúa” và “Cả thành được vui mừng khôn tả”; Thánh Vịnh đáp ca hôm nay bày tỏ, “Toàn thể đất nước, hãy reo mừng Thiên Chúa”.

Như thế, điều chúng ta cần là Chúa Kitô, và điều thực sự đáng khao khát chính là Ngài, vậy thì còn gì có thể ngăn cản chúng ta đến với Ngài? Đôi khi đó là niềm kiêu hãnh, sự ươn lười, hoặc có thể là sự hời hợt. Nhưng đằng sau những lý do này còn có một nỗi sợ hãi khác, rằng, nếu chúng ta mở lòng đón nhận Chúa Kitô, cách nào đó, chúng ta sẽ thua cuộc… khi phải đầu hàng tình yêu Ngài.

Malcolm Muggeridge tâm sự, “Trái với những gì có thể mong đợi, tôi nhìn lại những trải nghiệm ở các thời điểm dường như đặc biệt đau đớn và hoang tàn với một niềm tạ ơn vô bờ. Thật vậy, tôi có thể nói một cách chân thành rằng, mọi điều tôi học được trong 75 năm trên trần gian, tất cả đã thực sự nâng cao và soi sáng kinh nghiệm của tôi, đều đến từ đau khổ chứ không phải hạnh phúc; và này, Chúa Kitô ‘không bao giờ rẫy bỏ’ tôi; và rốt cuộc, tôi chịu thua trước lòng thương xót của Ngài”.

Anh Chị em,

Đúng với tâm sự của Muggeridge, Chúa Giêsu đang nói với chúng ta, ‘Con sẽ không bao giờ lạc mất ở một nơi mà Tôi không thể tìm thấy!’. Thật rõ ràng, “Ý của Cha, Đấng đã sai Tôi, là hễ sự gì Ngài đã ban cho Tôi, Tôi chẳng để mất”. Đây là một bảo đảm cho chúng ta, Chúa sẽ ‘không bao giờ rẫy bỏ’ chúng ta; vì lẽ ân sủng của Ngài luôn được ban và như thế, sẽ không sức mạnh nào, trở ngại nào, cám dỗ nào là quá lớn vốn có thể cản lối chúng ta chạy đến với Ngài.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, Đấng ‘không bao giờ rẫy bỏ’ một ai, trong đó có con; xin cho con dù trong hoàn cảnh nào, cũng đừng bao giờ ‘rẫy bỏ’ Ngài và ‘ruồng rẫy’ anh chị em con”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Cánh Cửa
Lm Vũđình Tường
21:00 21/04/2021
Mấy tuần qua chúng ta nghe đến ba loại cửa. Tất cả các cửa này đều có điểm chung, đó là nói lên sự sống. Cánh cửa đầu tiên là cửa mộ, thứ đến là cửa cài then, nơi môn đệ Đức Kitô trốn, do sợ hãi, thứ ba là cửa chuồng chiên.

Đối với toàn thể nhân loại, cửa mộ là cửa tử bởi nơi đó cầm giữ, chôn cất thân xác người thân. Đối với Kitô hữu cửa mồ là biểu tượng của sự sống mới, sống trong Chúa. Đức Kitô Phục Sinh bước ra khỏi mộ để lại sau lưng ngôi mộ trống. Nơi Ngài nguồn sống mới phát sinh. Ngay tại cửa mộ Đức Kitô gặp các bạn phái nữ, Ngài nói với các bà đi báo tin cho các môn đệ là Ngài sẽ đi gặp họ. Đức Kitô hiện đến với họ, tất cả đều bàng hoàng, ngỡ ngàng. Gặp lại Đức Kitô Phục Sinh, sự sống bừng lên nơi các ông, bởi Đức Kitô ban cho các ông sự sống mới, kèm theo là sứ mạng rao giảng Tin Vui Phục Sinh. Những ai tin theo sẽ trở thành môn đệ Đức Kitô. Ai yêu mến và lắng nghe lời các môn đệ, Đức Kitô ban cho họ sự sống mới, sự sống trường sinh.

Trước cuộc tử nạn, Đức Kitô nói về cửa chuồng chiên. Cửa này không phải là vật dụng, gỗ, đá mà chính con người. Con người đó là Đức Kitô. Ngài tự ví mình như là cửa chuồng chiên, bởi tình yêu Ngài dành cho đàn chiên. Ngài là cửa, ngày và đêm Ngài bảo vệ chiên khỏi bị sói rừng sát hại, canh giữ không để cho trộm rình bắt. Chiên sẽ không bị kẻ cướp cướp đi.

Đức Kitô đưa ra hai hình ảnh, người chăn chiên nhân lành, và người chăn chiên thuê mướn. Chủ chiên nhân lành, ngày đêm, luôn chăm sóc, bảo vệ đàn chiên. Chủ dẫn chúng đến giòng nước trong lành, đồng cỏ tươi mát. Chủ sẵn sàng bảo vệ đàn chiên khỏi bị thú dữ sát hại. Chủ sẵn sàng hy sinh, dấn thân vào chốn nguy hiểm, mục đích bảo vệ đàn chiên. Chủ chiên lành biết rõ chiên của mình, chiên nghe, vâng lời tiếng chủ, và chủ biết từng con, nghe biết tiếng chúng. Những giá trị này Đức Kitô ngụ í nói về chính mình. Hai lần Ngài xác nhận 'Ta là chủ chiên lành' c.11,14. Qua cuộc tử nạn, thập giá và phục sinh của Đức Kitô. Nhân loại thấy rõ tâm tình yêu mến, Đức Kitô thí mạng sống mình vì đàn chiên. Đức Kitô thực hiện điều Ngài nói về chủ chiên lành bởi đó chính là í của Ngài và í này cũng trùng hợp, cũng là í của Chúa Cha.

Là cửa chuồng chiên, Đức Kitô để cho nhân loại quyền tự do lựa chọn. Những ai yêu mến, chọn tin theo Đức Kitô sẽ nhận được tình yêu thí mạng sống mình vì chiên. Những ai chọn theo í riêng, không theo Đức Kitô sẽ chẳng bao giờ nhận biết tình yêu hy sinh của Đức Kitô. Những ai chọn yêu mến và tin theo sẽ không mất gì, nhưng nhận được nhiều ơn Đức Kitô ban tặng. Cuộc sống họ trở nên phong phú, tinh thần thảnh thơi, tâm tư thoải mái, và suốt đời họ sống trong hy vọng, ngay cả khi gặp thử thách, gian nan, hy vọng vào Đức Kitô vẫn vươn cao. Khi mất đi họ sẽ để lại ngôi mộ trống như chính Đức Kitô đã bước ra khỏi mộ, để lại ngôi mộ trống.

Đức Kitô Phục Sinh ban cho nhân loại quyền tự do chọn lựa: tin theo Đức Kitô hoặc không tin. Chuồng chiên dành cho những kẻ yêu mến, tín trung. Vì lòng nhân lành, Đức Kitô sẵn sàng tha thứ, mở cửa chuồng chiên đón nhận bất cứ ai hồi tâm, thống hối quay trở về cùng đàn chiên. Đức Kitô không phải chỉ là người gác cửa mà chính Ngài còn đi tìm những chiên lạc, khi tìm được vác trên vai mang về (Dụ Ngôn Chiên Lạc Luca 15:5). Như thế chỉ có một chuồng chiên, nhưng trong chuồng chiên có nhiều đàn chiên. Đàn vào trước, đàn vào sau, chung chuồng, chung chủ.

Trộm cắp dùng nhiều hình thức phủ dụ để bắt chiên; trong khi sói dữ rình rập cắn xé chiên. Người chăn chiên mướn là người làm thuê, chủ chiên trả công. Nếu người đó không hoàn thành nhiệm vụ được trao phó; người đó hành động khác chi kẻ trộm hay sói rừng, trá hình, đội lốt, chăn chiên để cầu lợi, để ngầm cấu xé, cắn phá chiên.
Chúng ta dâng lời tạ ơn Đức Kitô, Đấng chăn chiên nhân lành.

TiengChuong.org

The Door

There are three doors. They are symbols of life: First, is the door of the empty tomb; second, the locked door of the room where Jesus' disciples were in hiding, and third, the door of the sheep pen.

Jesus walked out of the door of the tomb to make it empty. He met the women at the tomb. He told them, that He would like to see His disciples. Jesus appeared to His disciples in the room where the door was locked. He enlightened their lives, and gave them peace. He then commissioned them to go out, and make others His disciples. To those who love Jesus and listen to the voice of His disciples, Jesus gives everlasting life. Before His Passion, Jesus talked about the door of the sheep pen which was not an object, but Jesus actually personified the door as Himself. He is the door, day and night, He protects the sheep from harm, caused by wolves and thieves.

Jesus made a contrast between a good shepherd and a hired one, Jn 10,11-18. According to Jesus, a good shepherd pastures the sheep. He nightly stays at the door of their pen to allow the sheep in and out. A good shepherd makes real sacrifices for the sheep. A good shepherd makes a personal connection with the sheep. He knows his sheep, and they know him. The sheep listen to his voice and obey. These qualities of a good shepherd, Jesus implied, He would do for His sheep. There is no hidden meaning in this parable, but Jesus plainly told His disciples, the Good Shepherd is no one else but He Himself. Twice He said: 'I am the good shepherd'. vs. 11,14. Through Jesus' Passion and cross, He actually carried out His description about the fate of the Good Shepherd, step by step, with His own life. Jesus was true to His own words, and He was true to His Father's will.

Being the gate of the sheepfold, Jesus becomes the dividing lines for those who choose to love and obey Him. Those who refuse to love and obey Jesus will have no experience of being care for. Those who choose to love and obey Jesus will lose nothing in life, but receive life in abundance and eternal life. They receive Jesus' protection and love. They live in hope; hope in the Risen Lord, and hope of entering God's kingdom, the true and everlasting sheepfold. There are dividing lines between those who choose Jesus and those who do not choose Him. However, the door is not always shut tight; it is open to anyone who makes a change of heart to enter. The Good Shepherd is active in searching for the lost sheep. The parable of the lost sheep depicts that when the Good Shepherd found a lost sheep, he would joyfully carry it on his shoulders to bring home - Luke 15:5. There is one sheepfold, but there are different flocks: The early one and the later ones.

A thief steals sheep by deception and trickery, while wolves approach in violence to kill sheep. A hired shepherd is a legitimate shepherd, but if he doesn't care for the sheep as his job requires, he has a 'license' to steal, to be a thief or wolf in disguise, because he makes little sacrifice for the sheep.

We thank Jesus for being our Good Shepherd.
 
Thứ Sáu 23/4: Thánh Thể: Thức ăn mang lại sự sống muôn đời. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Dũng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
23:08 21/04/2021

Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 22-April-2021 theo giờ Việt Nam

PHÚC ÂM: Ga 6, 53-60 (Hl 52-59)

“Thịt Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, những người Do-thái tranh luận với nhau rằng: “Làm sao ông này có thể lấy thịt mình mà cho chúng ta ăn được?”

Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: “Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha là Đấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Đây là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời”. Người giảng dạy những điều này tại Hội đường Caphar-naum.

Đó là lời Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giám Mục Ấn Độ cho biết không còn chỗ trong nghĩa trang
Đặng Tự Do
05:40 21/04/2021


Đức Cha Athanasius Rathna Swamy, Giám mục giáo phận Ahmedabad thuộc bang Gujarat ở miền tây Ấn Độ, đã công bố thư mục vụ hôm 12/4 vừa qua, trong đó ngài báo động rằng nghĩa trang ở địa phương hầu như không còn chỗ vì lý do có quá nhiều người chết vì Covid-19 và được an táng theo thể thức thông thường. Vì thế, Đức Cha kêu gọi các tín hữu hãy hỏa táng thân nhân qua đời, tuy nhiên vẫn phải tôn trọng ý muốn của người quá cố, và phải cử hành lễ an táng một cách xứng đáng, kể cả trong thời kỳ đại dịch hiện nay.

Trong thư, Đức Cha Swamy cũng nhắc nhở rằng hỏa táng không phải là điều trái nghịch với giáo lý Công Giáo, và trong tình trạng đại dịch hiện nay, các tín hữu nên hỏa táng người quá cố, không những vì tình trạng thiếu chỗ trong nghĩa trang, nhưng còn vì những lý do vệ sinh.

Cha Jelastin, đặc trách các nghĩa trang ở vùng Sabarmati nói với hãng tin Ucan rằng dân chúng vẫn muốn an táng bình thường hơn là hỏa táng, vì họ đã quen với lối an táng này và cảm thấy nó thánh thiêng hơn.

Tại Ấn Độ, mặc dù có những tiến bộ lớn trong chiến dịch chích ngừa, nhưng số người bị lây nhiễm Coronavirus tiếp tục gia tăng. Trong khoảng thời gian từ ngày 1 đến 11/4 vừa qua, các ca nhiễm tăng từ 72,000 trong một ngày lên gần 170,000 trong một ngày. Vì thế, Ấn Độ cùng với Mỹ và Brazil là ba nước có tỷ lệ người lây nhiễm cao nhất thế giới. Vì các biện pháp hạn chế mới, nhiều công nhân di dân lại chạy về các thành phố lớn. Năm ngoái, vì đại dịch, với các biện pháp chống Covid-19, trong khoảng thời gian từ tháng Ba đến tháng Sáu, đã có ít nhất hai triệu rưỡi công nhân di dân bị mất công ăn việc làm. Do đó ít nhất một triệu người đã trở về làng quê của họ, nhiều khi đi bộ hoặc đi xe đạp, và hiện tượng này càng góp phần làm gia tăng số người bị lây nhiễm tại các nơi trong nước.

Theo Pew Research, năm ngoái có 75 triệu người Ấn Độ lâm vào tình trạng dưới mức nghèo đói vì Coronavirus, nghĩa là những người sống với hai Mỹ kim một ngày.
Source:UCANews
 
Đức Thánh Cha Phanxicô nhận định: Cuộc khủng hoảng Covid của Brazil đã không còn chừa một ai
Đặng Tự Do
05:41 21/04/2021


Đức Thánh Cha Phanxicô liên đới và gần gũi với các giám mục và toàn dân Brazil, đang chịu đau thương vì đại dịch và ngài mời gọi các giám mục tin tưởng, hy vọng và tăng cường tình đoàn kết để vượt thắng những thách đố hiện nay.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây, trong sứ điệp Video gửi các giám mục Brazil đang nhóm đại hội lần thứ 58, từ ngày 12 đến 16 tháng 4 năm 2021, giữa lúc đất nước Brazil đang phải đối phó với đại dịch Covid-19: cho đến nay đã có hơn 13 triệu rưỡi ca nhiễm và hơn 353,000 người chết.

Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha nhắc đến và bày tỏ sự gần gũi với hàng trăm ngàn gia đình Brazil bị mất người thân yêu, trẻ già, cha mẹ, các bác sĩ và những người thiện nguyện, các thừa tác viên thánh, người giàu người nghèo. Ðại dịch không loại trừ ai trong tình cảnh đau khổ này. Đức Thánh Cha cũng đặc biệt nghĩ đến các giám mục nạn nhân của Covid-19.

Trong bối cảnh trên đây, Đức Thánh Cha nhắc đến niềm tín thác nơi chiến thắng của Chúa Kitô Phục sinh trên sự chết và tội lỗi. Đức Thánh Cha nói: Niềm tin của chúng ta nơi Chúa Kitô Phục sinh chứng tỏ cho chúng ta rằng chúng ta có thể vượt thắng thời điểm đau thương này. Niềm hy vọng mang lại cho chúng ta sức mạnh để trỗi dậy. Ðức bác ái thúc đẩy chúng ta khóc với người khóc, và giúp đỡ đặc biệt những người túng thiếu nhất để họ vui cười trở lại.

Đức Thánh Cha không quên nhắc nhở các giám mục Brazil hãy đoàn kết và cổ võ sự đoàn kết trong dân. Giáo hội phải là một dụng cụ hòa giải và hiệp nhất. Ðó là sứ mạng của Giáo hội tại Brazil hơn bao giờ hết. Cần gạt qua một bên những chia rẽ và bất đồng. Trong Hội đồng Giám mục, sự hiệp nhất không có nghĩa là đồng nhất, nhưng là một sự hòa hợp, hiệp nhất, mà chỉ Chúa Thánh Linh mới có thể ban.

Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Anh em thân mến, thách đố thật lớn lao. Nhưng chúng ta biết rằng Chúa đồng hành với chúng ta, Chúa ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế” (xc Mt 28:20).
Source:Vatican News
 
Bọn khủng bố Hồi Giáo IS hành quyết một Kitô hữu Coptic ở Bắc Sinai vì anh ta đã tài trợ cho việc xây dựng một nhà thờ
Đặng Tự Do
16:04 21/04/2021


Bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã hành quyết một Kitô hữu Coptic Chính thống Ai Cập, giết anh ta bằng một viên đạn vào đầu trong một vụ hành quyết được quay và đăng trực tuyến hôm Chúa Nhật trên các kênh xã hội của nhóm thánh chiến này và được nhiều người dùng chia sẻ.

Nạn nhân, đã được Chính thống giáo Ai Cập coi là “vị thánh tử đạo mới”, là một trí thức và doanh nhân đáng kính: Nabil Habashi Khadim, 62 tuổi, người đã bị bắt cóc vào ngày 8 tháng 11 tại thành phố Bir Al-Abd, phía bắc Sinai. Trong video, người ta thấy anh ta bị bắn vào đầu bằng khẩu AK47 khi đang quỳ trên mặt đất.

Các nguồn tin địa phương cho biết người đàn ông này đã đóng góp vào việc xây dựng nơi thờ phượng Kitô Giáo duy nhất trong thành phố, nhà thờ Madonna dell'Anba Karras, nghĩa là nhà thờ Đức Mẹ thị trấn Anba Karras. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhóm biệt kích thánh chiến bắt cóc anh.

Trong video, một trong những đao phủ thuộc chi bộ IS địa phương cáo buộc rõ ràng người đàn ông này đã đóng góp về tài chính vào việc xây dựng nhà thờ ngay trước khi bóp cò và hành quyết anh ta. Nhóm thánh chiến cũng cáo buộc Giáo hội “hợp tác” với quân đội, cảnh sát và cơ quan mật vụ Ai Cập.

Người ta âu lo sẽ có các cuộc hành quyết khác vào ngày lễ Phục sinh sắp tới, là ngày 2 tháng 5.
Source:Asia News
 
Ai Cập: 3 tay súng liên quan đến vụ giết Kitô hữu bị bắt
Đặng Tự Do
16:05 21/04/2021


Bộ Nội vụ cho biết hôm thứ Hai, cảnh sát Ai Cập đã bắn chết 3 tay súng bị tình nghi có liên quan đến vụ giết hại anh Nabil Habashi Khadim bị bắt cóc tại một khu vực của Bán đảo Sinai.

Các lực lượng an ninh đã giao tranh với các tay súng của bọn khủng bố Hồi Giáo IS trong khi truy đuổi chúng ở khu vực Abtal, ở Bắc Sinai. Ba trong số các chiến binh đã bị giết và cảnh sát đang truy đuổi ba người khác. Tuyên bố không cho biết họ giao tranh diễn ra khi nào.

Bộ Nội vụ cho biết một đai chất nổ đã phát nổ trong vụ xả súng. Không có thương vong nào được báo cáo về phía các lực lượng an ninh.

Các chiến binh đã bắt cóc Habashi, chủ một cửa hàng bán đồ trang sức, vào tháng 11 từ Bir al-Abd, và yêu cầu khoản tiền chuộc là 2 triệu bảng Ai Cập, tức là 127,550 triệu USD.

Chi nhánh địa phương của IS ở bán đảo Sinai đã công bố đoạn video dài 13 phút cho thấy cảnh Habashi quỳ gối, với ba người đàn ông mặc đồ đen đứng phía sau. Một trong những người đàn ông xuất hiện để bắn Habashi vào sau đầu của anh ta. Không rõ Habashi bị giết khi nào.

Ai Cập đang chiến đấu với một cuộc nổi dậy do Nhà nước Hồi giáo lãnh đạo ở Bán đảo Sinai gia tăng sau khi quân đội lật đổ một tổng thống Hồi giáo, là ông Mohamed Morsi được bầu vào năm 2013. Quân đội đã can thiệp sau các cuộc biểu tình hàng loạt chống lại tổng thống này, sau một năm ông ta cầm quyền. Quân nổi dậy đã thực hiện nhiều cuộc tấn công, chủ yếu nhắm vào lực lượng an ninh và các tín hữu Kitô thiểu số.
Source:Crux
 
Giáo Hội Công Giáo Nga kỷ niệm 30 năm kể từ khi tái sinh
Đặng Tự Do
16:05 21/04/2021


Với thánh lễ nhận tòa của Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz tại Nhà thờ Thánh Louis của Pháp ở Mạc Tư Khoa ngày 13/4/1991, việc tái thiết lại Giáo Hội Công Giáo ở Nga chính thức được bắt đầu.

Vài tuần sau Đức Cha Joseph Werth ở Novosibirsk đã được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa miền Phủ Doãn Tông Tòa mới trong khu vực Á Châu của Nga. Trước thềm Năm Thánh 2000, hai giáo phận lớn đã được tách ra thành giáo phận Saratov trên sông Volga và Irkutsk trên Hồ Baikal, và cả bốn miền này đều được nâng lên hàng giáo phận vào năm 2002.

Đánh dấu ngày kỷ niệm, người Công Giáo tổ chức lễ tạ ơn long trọng ở tất cả các giáo xứ. Giáo Hội tại Nga hiện có hơn 300 giáo xứ trên khắp lãnh thổ, chưa kể nhiều nhà nguyện và “cứ điểm mục vụ”, là những nơi tập trung các nhóm nhỏ người Công Giáo rải rác khắp lãnh thổ Á-Âu của Liên bang Nga.

“Ba mươi năm hiệp thông và hiệp nhất - Đức Tổng Giám Mục Paolo Pezzi ở Mạc Tư Khoa nhấn mạnh - tin vào lời Chúa Giêsu Kitô, chúng ta bắt đầu thấy những điều mà những người không có đức tin không thấy... chúng ta thấy phép lạ của sự hiệp nhất giữa chúng ta, món quà quý giá mà chúng ta đã nhận cách đây 30 năm, tạ ơn Chúa vì hôm nay chúng ta có mặt tại đây trong cộng đoàn Hội Thánh”.

Trong dịp kỷ niệm ba mươi năm này, ủy ban công nhận các vị tử đạo Công Giáo Nga trong thế kỷ 20 đã được cải tổ, và giờ đây chính thức theo đuổi vụ án “tuyên phong chân phước hoặc tuyên bố tử đạo cho tôi tớ Chúa Antonij Maletskij, giám mục chính thức của Dionisiana, Giám Quản Tông Tòa của Leningrad và 9 bạn tử đạo, bị giết vì lòng căm thù của đức tin”. Cùng với Đức Cha Maletsky còn có một số linh mục, một nữ tu và một phụ nữ giáo dân.

Cùng với việc tưởng nhớ các vị tử đạo, người Công Giáo địa phương nhớ lại những khó khăn và biến cố trong 30 năm qua, trong đó cộng đồng dần dần thoát ra khỏi thực tế nửa kín đáo, nơi họ đã che giấu nguồn gốc Công Giáo của mình trong những năm Xô Viết.

Người Công Giáo ở Nga phần lớn là hậu duệ của tổ tiên người Ba Lan, Lithuania và Đức, những người thường Nga hóa tên và họ của mình để tránh bị chú ý. Họ được tham gia bởi các tín hữu từ Phi Châu hoặc Mỹ Châu Latinh, cũng như từ miền Caucasus và Á Châu, từ nhiều quốc gia có quan hệ đặc biệt với Liên Sô, nơi họ đến để làm việc hoặc học tập và cũng bị buộc phải gác lại các truyền thống tôn giáo của riêng họ và niềm tin.
Source:Asia News
 
Giám mục Ba Lan: Lễ kỷ niệm cuộc nổi dậy Warsaw là ‘lời kêu gọi yêu thương người lân cận’
Đặng Tự Do
16:06 21/04/2021


Một giám mục Công Giáo Ba Lan cho biết hôm thứ Hai rằng lễ kỷ niệm Cuộc nổi dậy ở khu ổ chuột Warsaw là một lời nhắc nhở về sự cần thiết phải yêu thương người lân cận.

Trong một thông điệp, Đức Cha Rafał Markowski đã bày tỏ lòng kính trọng tới khoảng 13,000 người Do Thái đã chết sau khi cuộc nổi dậy bắt đầu ở thủ đô Ba Lan vào ngày 19 tháng 4 năm 1943.

“Lễ kỷ niệm Cuộc nổi dậy ở khu ổ chuột Warsaw là một lời mời gọi yêu thương người lân cận, tôn trọng và công nhận phẩm giá của mỗi con người,” Đức Cha Markowski, Giám Mục Phụ Tá của Warsaw và Chủ tịch Ủy ban các giám mục Ba Lan đối thoại với Do Thái giáo nói.

“Cần phải nhắc lại một cách dứt khoát rằng, dưới ánh sáng của Phúc âm, bất kỳ biểu hiện nào của sự thù hận và gây hấn, kể cả chủ nghĩa bài Do Thái, đều là tội lỗi”.

Cuộc nổi dậy duy nhất và lớn nhất của người Do Thái trong Thế chiến thứ hai đã được phát động cách đây 78 năm khi Đức Quốc xã cố gắng vận chuyển dân cư của Khu Do Thái ở Warsaw đến các trại tử thần Majdanek và Treblinka.

Mặc dù bị tấn công ồ ạt và bị áp đảo về quân số, các du kích quân vẫn tiếp tục chiến đấu với Đức Quốc xã trong gần một tháng, cho đến ngày 16 tháng 5 năm 1943. Tướng Jürgen Stroop, người giám sát việc đàn áp cuộc nổi dậy, đã gửi một báo cáo chiến thắng cho thủ lĩnh SS Heinrich Himmler với tựa đề “Khu phố Do Thái của Warsaw không còn nữa!”

Vị giám mục 63 tuổi mô tả cuộc nổi dậy là một nỗ lực anh hùng để ngăn cản “kế hoạch tiêu diệt toàn bộ dân tộc Do Thái của ma quỷ”.

“Những kẻ chiếm đóng Đức đã bắt đầu sát hại cư dân của Khu Do Thái Warsaw hai ngày trước ngày lễ quan trọng nhất của người Do Thái, là Lễ Vượt Qua, và sự kết thúc của việc tiêu diệt người Do Thái ở thủ đô được tượng trưng bằng việc phá hủy Giáo đường Do Thái Lớn trên phố Tłomackie”, ngài lưu ý.

Trước khi phát xít Đức xâm lược Ba Lan năm 1939, Warsaw có cộng đồng Do Thái lớn nhất ở Âu Châu.

Khi chiếm được Warsaw, Đức Quốc Xã ra lệnh cho dân chúng Do Thái của thành phố di chuyển đến một vùng ổ chuột gọi là khu ổ chuột Warsaw.

Vào tháng 7 năm 1942, Đức Quốc xã phát động chiến dịch “Grossaktion Warschau”, trong đó hơn một phần tư triệu người Do Thái bị trục xuất khỏi khu ổ chuột và bị sát hại tại Treblinka.

Cuộc nổi dậy bắt đầu một năm sau đó khi những người dân còn lại từ chối đầu hàng Stroop, là người ra lệnh san bằng khu ổ chuột.

Nhiều người tham gia phong trào kháng chiến của người Do Thái còn trẻ. Mordechai Anielewicz, lãnh đạo của Tổ chức Chiến đấu Do Thái, tổ chức có công trong cuộc nổi dậy, mới 24 tuổi khi anh qua đời vào ngày 8 tháng 5 năm 1943.
Source:Catholic News Agency
 
Bài Giáo Lý Hàng Tuần của Đức Phanxicô: Cầu nguyện thành tiếng
Vũ Văn An
16:52 21/04/2021


Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung dưới hình thức ảo tại Thư Viện Tông điện, vào lúc 9 giờ 30 sáng ngày 21 tháng 4, 2021, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trình bầy bài giáo lý thứ 30 của ngài về cầu nguyện, tập chú vào lối cầu nguyện thành tiếng.

Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.





Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Cầu nguyện là đối thoại với Thiên Chúa; và mọi tạo vật, theo một nghĩa nào đó, đều “đối thoại” với Thiên Chúa. Trong hữu thể nhân bản, lời cầu nguyện trở thành lời nói, lời khẩn cầu, thánh ca, thi thơ… Lời thần linh trở thành xác thịt, và trong xác thịt của mỗi con người, lời trở về với Thiên Chúa trong cầu nguyện.

Chúng ta tạo ra các lời, nhưng các lời cũng là mẹ của chúng ta, và ở một phạm vi nào đó, chúng lên khuôn chúng ta. Các lời của cầu nguyện đưa chúng ta an toàn băng qua thung lũng tối tăm, hướng chúng ta đến những đồng cỏ xanh tươi đầy nước, và giúp chúng ta có thể ăn mừng trước mắt kẻ thù, như Thánh Vịnh đã dạy chúng ta (x. Tv 23). Các lời được phát sinh từ tâm tư tình cảm, nhưng cũng có con đường ngược lại, qua đó các lời lên khuôn tình cảm. Kinh thánh dạy con người biết chắc chắn rằng mọi sự đều bước vào ánh sáng nhờ lời nói, không có gì là nhân bản mà bị loại trừ, kiểm duyệt. Trên hết, nỗi đau rất nguy hiểm nếu nó cứ bị dấu kín, bị khép kín bên trong chúng ta... Nỗi đau khép kín bên trong chúng ta, không thể phát biểu hoặc thoát hơi, có thể đầu độc linh hồn. Nó gây tử vong.

Đó là lý do tại sao Sách Thánh dạy chúng ta cầu nguyện, đôi khi bằng những từ ngữ táo bạo. Các tác giả thánh không muốn lừa dối chúng ta về con người nhân bản: họ biết rằng trái tim chúng ta cũng chứa chấp những tình cảm không xây dựng, thậm chí ghét bỏ. Không ai trong chúng ta sinh ra đã thánh thiện, và khi các cảm xúc tiêu cực này đến gõ cửa trái tim chúng ta, chúng ta phải có khả năng làm dịu chúng bằng cầu nguyện và lời Chúa. Chúng ta cũng tìm thấy những phát biểu rất khắc nghiệt chống lại kẻ thù trong các thánh vịnh - những phát biểu mà các bậc thầy linh đạo dạy chúng ta phải hiểu là nhắm vào ma quỷ và tội lỗi của chúng ta - nhưng chúng cũng là những lời nói về thực tại con người và kết cục cũng xuôi vào dòng sông Sách Thánh. Chúng ở đó để làm chứng cho chúng ta rằng, đứng trước bạo lực, nếu không có từ ngữ nào làm cho cảm xúc tiêu cực trở nên vô hại, truyền tải chúng theo cách mà chúng không gây tai hại, thì thế giới sẽ bị áp đảo.

Lời cầu nguyện đầu tiên của con người luôn là lời tụng thành tiếng. Môi luôn chuyển động trước tiên. Mặc dù tất cả chúng ta đều ý thức rằng cầu nguyện không có nghĩa là lặp lại các lời nói, tuy nhiên, cầu nguyện thành tiếng vẫn là điều chắc chắn nhất và luôn có thể thực hành được. Mặt khác, tình cảm, dù cao thượng đến đâu, cũng không luôn chắc chắn: chúng đến rồi đi, chúng rời bỏ chúng ta rồi quay trở lại. Không những thế, các ơn thánh của cầu nguyện cũng không thể đoán trước được: có lúc được an ủi rất nhiều, nhưng vào những ngày đen tối nhất, chúng dường như biến mất hoàn toàn. Lời cầu nguyện của trái tim là điều mầu nhiệm, và vào một số thời điểm nào đó, nó như không có. Thay vào đó, lời cầu nguyện trên môi được đọc thì thầm hoặc đọc thuộc lòng luôn luôn có thể tiếp cận được, và cũng cần thiết như lao động chân tay. Sách Giáo lý dạy chúng ta về điều này, và quả quyết rằng: “cầu nguyện thành tiếng là một yếu tố thiết yếu của đời sống Kitô hữu. Với các môn đệ, được lời cầu nguyện thầm lặng của Thầy mình lôi cuốn, Chúa Giêsu dạy một kinh cầu thành tiếng, đó là Kinh Lạy Cha” (số 2701). “Hãy dạy chúng con cách cầu nguyện”, các môn đệ xin Chúa Giêsu, và Chúa Giêsu dạy họ một kinh cầu thành tiếng: Kinh Lạy Cha. Và mọi sự đều ở đó, trong kinh cầu đó…

Tất cả chúng ta nên có sự khiêm tốn của một số người cao niên, những vị, trong nhà thờ, có lẽ vì thính giác của họ không còn nhạy bén, nên đã đọc thầm những lời cầu nguyện mà họ đã học khi còn nhỏ, lấp đầy lòng nhà thờ bằng những lời thì thầm. Lời cầu nguyện đó không làm xáo trộn sự im lặng, nhưng làm chứng cho sự trung thành của họ đối với bổn phận cầu nguyện, được thực hành suốt đời các vị không hề sai chạy. Những người thực hành kiểu cầu nguyện khiêm nhường này thường là những người cầu bầu tuyệt vời trong các giáo xứ: họ là những cây sồi từ năm này qua năm khác vươn cành tỏa bóng mát cho số lượng người đông đảo nhất. Chỉ có Thiên Chúa mới biết khi nào và mức nào trái tim của họ đã được kết hợp với những lời cầu nguyện được họ đọc thành tiếng: chắc chắn các vị này cũng đã phải đối diện với những đêm đen và những khoảnh khắc trống rỗng. Nhưng các vị luôn có thể trung thành với lời cầu nguyện thành tiếng của mình. Nó giống như chiếc mỏ neo: người ta có thể giữ chặt sợi dây và mãi trung thành, bất chấp điều gì xảy ra.

Tất cả chúng ta đều có điều gì đó để học hỏi từ sự kiên trì của người hành hương Nga, được đề cập trong một tác phẩm nổi tiếng về linh đạo, người đã học được nghệ thuật cầu nguyện bằng cách lặp đi lặp lại cùng một lời khẩn cầu: “Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, xin thương xót chúng con, những kẻ tội lỗi!” (xem Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2616; 2667). Ông chỉ lặp lại điều này: “Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, xin thương xót chúng con, những kẻ tội lỗi!”. Nếu ơn thánh đến trong cuộc đời chúng ta, nếu một ngày nào đó lời cầu nguyện trở nên nồng nhiệt đến nỗi chúng ta tri nhận được sự hiện diện của Nước Trời ở đây giữa chúng ta, nếu tầm nhìn đó có thể được biến đổi cho đến khi nó trở thành giống như tầm nhìn của một đứa trẻ, thì đó là vì chúng ta đã kiên trì đọc thuộc lòng một câu cảm thán Kitô giáo đơn giản. Cuối cùng, nó trở thành một phần trong nhịp thở của chúng ta. Câu chuyện về người hành hương Nga thật đẹp: nó là một cuốn sách dễ đọc đối với mọi người. Tôi khuyên anh chị em nên đọc nó; nó sẽ giúp anh chị em hiểu thế nào là cầu nguyện thành tiếng.

Vì vậy, chúng ta không được coi thường việc cầu nguyện thành tiếng. Người ta dám nói rằng “À, kiểu này chỉ dành cho trẻ em, dành cho những người ngu dốt; Tôi tìm cách cầu nguyện trong tâm trí, suy niệm, khoảng trống bên trong để Thiên Chúa có thể đến với tôi… ” Xin làm ơn! Đừng sa vào thứ kiêu ngạo mà la rầy lối cầu nguyện thành tiếng. Đó là lời cầu nguyện của người đơn sơ, lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã dạy: Lạy Cha chúng con, là Đấng ngự trên trời… Các lời chúng ta đọc nắm lấy tay chúng ta; đôi khi chúng khôi phục được hương vị, chúng đánh thức ngay cả những trái tim mê ngủ nhất; chúng đánh thức dậy những tâm tình mà chúng ta đã lãng quên xưa nay. Và chúng cầm tay dẫn chúng ta hướng tới việc cảm nghiệm Thiên Chúa, những lời này… Và trên hết, chúng là những lời duy nhất, một cách chắc chắn, đạo đạt lên Thiên Chúa những câu hỏi mà Người muốn nghe. Chúa Giêsu đã không để chúng ta trong một màn sương mù. Người nói với chúng ta: "Hãy cầu nguyện như thế này". Và Người dạy Kinh Lạy Cha (x. Mt 6, 9).
 
Đức Thánh Cha đề cập tới cuộc khủng hoảng Covid trong thông điệp gửi cho Hội nghị thượng đỉnh Ibero-Mỹ
Thanh Quảng sdb
18:33 21/04/2021
Đức Thánh Cha đề cập tới cuộc khủng hoảng Covid trong thông điệp gửi cho Hội nghị thượng đỉnh Ibero-Mỹ

Trong thông điệp gửi tới những tham dự viên của Hội nghị thượng đỉnh Ibero-Mỹ lần thứ 27 diễn ra vào ngày 21/4/2021, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tới sự cần thiết của tình đoàn kết khi đối diện với những thách thức mà đại dịch Covid-19 đem lại.

(Tin Vatican - Benedict Mayaki, SJ)

Hôm thứ Tư 21/4/2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp tới Tổng thư ký Hội nghị Thượng đỉnh Ibero-Mỹ, bà Rebecca Grynspan Mayufis, và tới các Nguyên thủ quốc gia và Chính phủ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Ibero-Mỹ lần thứ 27.

Hội nghị thượng đỉnh, diễn ra vào thứ Tư 21/4/2021 tại Andorra, nơi các nhà lãnh đạo các nước châu Mỹ Latinh tụ họp để thảo luận về đề tài: “Đổi mới vì sự phát triển bền vững – tiến tới Mục tiêu năm 2030.”

Trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha lưu ý, cuộc họp rơi vào một thời điểm đặc biệt khó khăn của đại dịch Covid-19, vốn đòi hỏi sự hy sinh từ mọi quốc gia cùng dân chúng, và kêu gọi toàn thể cộng đồng quốc tế hãy cam kết với tinh thần trách nhiệm và tình huynh đệ, để đối diện với những thách thức hiện tại và những thách đố đang tới!

Tất cả đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch

Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý các tham dự viên về hàng triệu người đã chết vì đại dịch và những người bị bệnh, Ngài mời gọi các tham dự viên hãy lưu ý đến tình trạng khẩn cấp về sức khỏe không bị đối sử phân biệt, hay bị ảnh hưởng bởi văn hóa, tín ngưỡng và kinh tế xã hội.

“Tất cả chúng ta đều ý thức và cảm nghiệm nỗi mất mát một người thân, đã bị chết vì coronavirus, hoặc đã phải chịu hậu quả của sự lây lan,” Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến nỗi đau của những gia đình không được thăm viếng gần gũi những người thân để an ủi nâng đỡ lẫn nhau! và các tác động đại dịch đã gây ra cho trẻ em và giới trẻ...

Về vấn đề này, Đức Thánh Cha ca ngợi và ngững phục những dấn thân của các bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế, cũng như các cha tuyên úy và tình nguyện viên, những người không màng tới tính mạng, để chữa trị cho các bệnh nhân và an ủi “gia đình và bạn bè” của họ.

Được chính ngừa vắc xin một cách bình đẳng

Đức Thánh Cha Phanxicô ghi nhận những nỗ lực tìm kiếm một loại vắc-xin hiệu quả chống lại virus Covid-19 trong một thời gian ngắn! Đồng thời, ĐTC nhắc lại lời kêu gọi tiêm chủng được mở rộng vì “lợi ích chung toàn cầu” - một nhu cầu đòi hỏi những hành động, được truyền cảm từ việc nghiên cứu, sản xuất và phân phối vắc xin.

ĐTC cũng khuyến khích các sáng kiến tạo ra các hình thức đoàn kết mới ở cấp độ quốc tế, với các cơ chế đảm bảo phân phối vắc xin một cách công bằng, không dựa trên lợi ích kinh tế, mà dựa trên nhu cầu của đại chúng, nhất là những người dễ bị tổn thương và khó khăn.

Xét lại các món nợ quốc tế

Nhân cơ hội này, Đức Thánh Cha cũng nhắc lại sự cần thiết phải xét lại một cách cụ thể các món nợ quốc tế như một phần không thể thiếu trong những suy tư của chúng ta trước đại dịch đang diễn ra.

Về vấn đề này, ĐTC kêu gọi những cuộc đàm phán xem lại những gánh nặng, nợ nần của các nước nghèo để giúp họ phát triển và tiếp cận với vắc xin, y tế, giáo dục và công ăn việc làm.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng những nghĩa cử như vậy “phải đi kèm với việc thực hiện các chính sách kinh tế đúng đắn và quản trị tốt nơi những người nghèo khổ”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhấn mạnh tới tính cấp thiết của việc thực hiện các biện pháp cho phép tiếp cận nguồn tài chính bên ngoài thông qua các quyền rút vốn đặc biệt, kêu gọi sự đoàn kết hơn giữa các quốc gia, để các ngân quỹ này có thể được sử dụng nhằm phát triển kinh tế và đảm bảo cho “mọi người đều có thể vươn lên từ tình trạng hiện tại với các cơ hội hồi phục tốt nhất.”

Hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn sau cơn đại dịch

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh: “Trong một số trường hợp, tôi đã nhấn mạnh chúng ta phải vượt ra khỏi đại dịch này một cách 'tốt hơn', bởi vì cuộc khủng hoảng hiện nay là cơ hội để xem xét lại các mối quan hệ giữa con người và nền kinh tế để giúp khắc phục tình trạng chết đói ở mọi thời và mọi lúc.”

Để đạt được điều này, Đức Thánh Cha kêu gọi một mô hình phục hồi có khả năng tạo ra các giải pháp mới, bao trùm rộng lớn và bền vững hơn nhằm vào thiện ích toàn cầu, cũng như một chân trời mới, nơi mà sự sống con người là trọng tâm, được bảo đảm chứ không phải là lợi nhuận và kinh tế.

Đồng thời, ĐTC lưu ý rằng mọi chương trình được thực hiện phải có một “ý chí chính trị mạnh mẽ đủ can đảm để thay đổi mọi thứ, đặc biệt trong các lãnh vực ưu tiên” để đảm bảo rằng người nghèo không phải trả giá đắt đỏ cho những thách đố mà gia đình nhân loại phải đối mặt!

Kết thúc thông điệp của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mong muốn cho Hội nghị thượng đỉnh Ibero-Mỹ thành công và ĐTC khẩn cầu Thiên Chúa phù hộ và chúc lành cho mọi tham dự viên cũng như những người mà họ đại diện.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gia Đình Việtcatholic Sydney Cầu Nguyện Cho Cha Giám Đốc Gioan Trần Công Nghị.
Diêp Hải Dung
18:12 21/04/2021
Đêm Tâm Tình Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Cha Giám Đốc VietCatholic Gioan Trần Công Nghị.

Tối thứ Tư 21/04/2021 các anh chị em trong Gia Đình VietCatholic tại Sydney đã đến nhà nguyện Trung Tâm Mục Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phân Sydney Revesby tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho Cha Gioan Trần Công Nghị Giám Đốc VietCatolic Net hiện đang nằm điều trị trong bệnh viện ở Hoa Kỳ.

Xem Hình

Trước khi dâng Thánh lễ. Cha Paul Văn Chi và anh chị em thắp lên ngọn nến và cùng hiệp ý dâng lời cầu nguyện lên Chúa và Mẹ Maria ban cho Cha Nghị được bình an và hồi phục sức khỏe. Sau đó chị Đinh Nhung Phát Ngôn Viên của VietCatholic tại Sydney ngỏ lời mời Cha Paul Văn Chi, Bác Vũ Văn An, anh Nguyễn Văn Hóa và Diệp Hải Dung chia sẻ những tâm tình về Cha Trần Công Nghị và Cha Paul Văn Chi dâng Thánh lễ tạ ơn cầu nguyện cho Cha Nghị.

Diêp Hải Dung
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thương Người Việt Triền Miên Sự Kỳ Thị
Hà Minh Thảo
20:50 21/04/2021
Ngày 01.03.2021, VOA có đăng bài ‘Quan hệ cựu thù: Việt Nam vẫn ‘nghi ngờ’ Mỹ muốn chế độ độc Đảng chấm dứt bằng 'diễn biến hoà bình'. Trong đó, người viết đưa tin : Ngày 16.02.2021, một Báo cáo do Viện Nghiên cứu chính sách công Quốc hội Mỹ soạn thảo cho biết :

- từ năm 2010, Mỹ và Việt Nam (VNCS) đã tạo dựng quan hệ đối tác về các vấn đề an ninh khu vực và kinh tế, do có chung những lo ngại về sự bành trướng của Trung cộng (TC) trong khu vực và vị thế VNCS đang tăng lên thành một cường quốc tầm trung. Sau 25 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao, Mỹ đã trở thành đối tác song phương lớn thứ 2 của VNCS, sau TC, trong khi VNCS là bạn hàng thương mại lớn thứ 10 của Mỹ.

- Mối tình Mỹ - VNCS vẫn còn bị hạn chế bởi một số yếu tố như việc các lãnh đạo VNCS vẫn ‘nghi ngờ’ rằng chính phủ Mỹ về lâu dài muốn chấm dứt độc quyền của chế độ cộng sản ở nước cựu thù.

- Khi VNCS thực hiện các động thái ngoại giao quy mô lớn, đặc biệt với Mỹ, phải tính đến phản ứng có thể có của TC. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy dân Việt có quan điểm tích cực đối với Mỹ nhưng nhiều quan chức VNCS vẫn nghi ngờ sự chấm dứt độc quyền của Đảng CSVN như nói trên.

- Về hồ sơ nhân quyền VNCS, theo đánh giá của báo cáo là đã xấu đi trong những năm gần đây, tiếp tục là một rào cản cho sự phát triển của quan hệ song phương giữa Mỹ và VNCS.

I./ SỰ KỲ THỊ ÐƯA ÐẾN NGÀY 30.04.1975.

A.- Chúng kỳ thị ông Ngô Ðình Diệm và thuê kẻ giết anh em ông.

Chúng là đám cố vấn cho Tổng thống Kennedy, bọn thực dân Mỹ cho rằng nhận viện trợ, Việt Nam Cộng hoà (VNCH) và vị Tổng thống dân cử nước độc lập này phải cúi đầu vâng lịnh chúng. Sau khi thua trận tại vịnh Con Heo, lại vì dốt về cộng sản nên bị Tàu và Việt cộng dụ dỗ để đồng ý trung lập hóa Lào. Kết quả, quân Bắc cộng có đường đi xuyên Lào để vào Nam. Chúng ‘quê’ với ông Diệm vì ông đã chống lại việc trung lập hóa đó.

Sau đó, chúng còn kỳ thị Tổng thống Ngô Ðình Diệm vì ông chống chúng tung quân tác chiến vào VNCH, một quốc gia ÐỘC LẬP có Chủ Quyền. Chúng đã đem, có khi lên đến trên 500 ngàn quân để rồi phải thua trận do chính bọn phản chiến Mỹ đã đâm sau lưng chiến sĩ Mỹ, những kẻ đang nằm trong nhà nước Biden. Nếu biết tuân lời ngăn cản của ông Diệm, thì trên 58 ngàn quan quân Mỹ đã không phải chết, môi trường VNCH không bị dioxin để còn phải bồi thường dài dài cho kẻ thắng trận.

B.- Đổ dầu vào lửa.

Cơ hội để chúng thuê giết Người đã đến. Ðó là ‘sự kỳ thị Phật giáo’ mà chúng gắn cho Tổng thống Ngô Ðình Diệm và đã thảm sát người ‘vì quốc vong thân’ để khi Mỹ thua, những kẻ giết mướn phải chạy theo Quan Thầy để rồi, ngày nay, phải than ‘bị kỳ thị’.

Phật giáo khởi đầu đòi hủy bỏ Dụ số 10 ban hành bởi Quốc trưởng Bảo Ðại liên quan đến các Tổ chức Hội đoàn, bao gồm các tôn giáo. Nhưng điều 44 qui định : ‘chế độ đặc biệt dành cho các Hội Truyền giáo Thiên Chúa giáo và Gia Tô, các Hoa kiều Tùng sự hội sẽ được ấn định sau’. Phật giáo cho là bị kỳ thị về Tôn giáo. Tổng thống Diệm hứa sẽ cùng Quốc Hội sửa đổi.

Tối ngày 08.05.1963, Lễ Phật Ðản, phật tử biểu tình tại Ðài Phát thanh Huế đòi phát lại bài giảng ban sáng của Thượng tọa Thích Trí Quang. Khi họ tiến vào Ðài, lực lượng an ninh giải tán. Khoảng 22 giờ 30, một tiếng nổ kinh hoàng làm chết 8 phật tử. Xác các người tử thương đều không được toàn thây do sức hơi (soufflement) ép, chứ không bởi các mảnh (éclatements). Sau này, quyển sách tựa đề ‘Làm thế nào để Giết một Tổng thống’ đã cho chúng ta biết thủ phạm vụ nổ này mang tên Scott, đại úy Mỹ. Thật đáng tởm khi bạo quyền Mỹ lẫn việt cộng đều dùng chất nổ để giết dân VNCH.

Ngày 11.06.1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu (hay ‘bị thiêu’, 58 năm sau, nghi vấn vẫn còn đặt ra), một thành công tuyệt vời để báo chí và truyền hình Mỹ, rồi dư luận và nhà nước Mỹ ‘bịa’: ‘tại Việt Nam, Phật giáo đang bị bách hại’. Lúc xảy ra vụ tự thiêu, Tổng thống Ngô Ðình Diệm và Ngoại giao đoàn đang hiệp dâng Thánh Lễ cầu hồn cho Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII tại Vương cung Thánh đường Ðức Bà do Đức cha Phao lô Nguyễn Văn Bình, Tổng Giám mục Sài Gòn, chủ lễ. Thánh Lễ dứt, Bộ trưởng Nội vụ Bùi Văn Lương đến bên ông Diệm để báo vụ tự thiêu. Tổng thống khựng lại, mặt biến sắc thương tiếc ‘có gì mà phải làm như vậy!’. Theo giới thân cận xác nhận thái độ Tổng thống lúc đó thật bàng hoàng, đau xót… Trước Thánh Lễ, thực dân Mỹ đã đ òi ‘hũy bỏ Thánh Lễ để tránh Phật giáo phật lòng’. Một loại ‘đỉnh cao trí tuệ’ mới nghĩ đến thế. Sau đó, truyền thông Mỹ loan truyền khắp thế giới để lường gạt những người dễ tin. Sau ngày 30.04.1975, đã có bao nhiêu nam nữ tu sĩ Phật giáo và phật tử tự thiêu, không có Mỹ tuyên truyền, mọi cái chết rơi vào dĩ vãng. Bao nhiêu tu sĩ Phật giáo Tây Tạng tự thiêu, lương tâm thế giới chỉ lên tiếng… Liên Hiệp Quốc (LHQ) cũng đành đầu hàng…

C.- Thực dân Mỹ cướp Ðộc Lập của Việt Nam Cộng Hòa.

Để hoàn thành ‘vụ Phật giáo’, thực dân Washington đã phải dùng ‘hung thần’ Henry C. Lodge (một đảng viên ‘nặng ký’ Cộng Hòa) làm Đại sứ tại Sài gòn. Ngày 27.08.1963, khi trình ủy nhiệm thư lên Tổng thống Ngô đình Diệm, hắn đã lên tiếng thăm dò:

1.- Việt Nam nhường hải cảng Cam Ranh cho Hoa kỳ 99 năm;

2.- Việt Nam chấp thuận để Hoa kỳ đưa 200.000 quân vào lãnh thổ mình;

3.- Tổng thống Ngô đình Diệm đặt Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa dưới quyền chỉ huy của các Tướng lãnh Quân đội Hoa kỳ;

4.- Tổng thống Diệm phải đưa ông cố vấn Ngô đình Nhu ra nước ngoài.

Nếu là người Việt Nam yêu Tổ quốc và có lương tri, ai chấp nhận điều phạm thượng và vô lương tâm này?. Ai đã chấp nhận nhường đất 99 năm cho Quan thầy? Ông Diệm và ông Nhu đã nằm lại Quê Hương trong khi những kẻ giết hai ông phải chạy theo quan thầy và chôn thây nơi đất họ. Chúng ta chỉ là nạn nhân của những vụ bán nước… Tổng thống Ngô đình Diệm đã lờ đi toàn bộ khiến hắn sôi máu căm thù. Quái thai sao khi bọn tay sai trao cho hắn Bảo Huân chương,khiến VNCH sớm rơi vào tay cộng.

D.- Sự Thật cái gọi là Kỳ thị Tôn giáo.

i- Tổng thống Richard M. Nixon, trong sách ‘No More Vietnams’, 1985, trang 10 và 65, đã viết: « Vấn đề đàn áp tôn giáo là hoàn toàn bịa đăt… Trong đầu những kẻ đứng đằng sau khủng hoảng là chính trị chứ không phải tôn giáo ».

ii- Cựu hoàng Bảo Đại đã viết trong ‘Dragon d’Annam’: « Mọi sự đang tiến tốt thì chính phủ gặp phải sự chống đối của các nhà sư. Các nhà sư được cộng sản giật dây và mật vụ Mỹ tiếp tay, liền bắt đầu hành động. Chính quyền phải đối phó lại. Vô hình chung mang mặc cảm kỳ thị tôn giáo… Ai đã xúi giục họ gây loạn ai? Họ ở đâu tới? Làm sao biết được họ từ Hà Nội vào, hay từ Bắc Kinh đến? ».

iii- Ngày 17.02.1964, Nghị sĩ Thomas J. Dodd, Ủy ban Tư pháp Thượng nghị viện Mỹ, gởi Chủ tịch Ủy ban Nội vụ Thượng viện xác nhận có những điểm đáng lưu ý trong Bản Phúc trình của Ủy ban Tìm hiểu Sự Thật của LHQ:

- Bảy đại diện của LHQ gồm những quốc gia lấy Phật Giáo làm quốc giáo, hoặc liên hệ mật thiết với Phật giáo.

- Bản phúc trình đã bị Mỹ ém nhẹm và chỉ phổ biến rất hạn chế.

- Sau khi đọc bản phúc trình, Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện Hoa Kỳ đã đưa ra nhận xét ‘lời cáo buộc Phật giáo bị đàn áp, thật ra chỉ là sự thổi phồng đầy ác ý, và tuyên truyền man trá’.

Đ.- Phát biểu về Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại.

Nghe tin Tổng thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát, Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng giới Thạch thương tiếc: « Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề về vụ ám sát xấu xa này, Trung Hoa Dân quốc mất đi một đồng hí tâm đầu ý hợp... Tôi khâm phục ông Diệm, Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á châu ». Đồng thời, cái chết của anh em Ngô Đình Diệm cũng đã làm cho các lãnh tụ Á châu, đỒng minh của Mỹ giật mình. Tổng thống Hồi Quốc (Pakistan), Ayub Khan, đã nói với Tổng thống Mỹ Nixon: « Cuộc thảm sát Tổng thống Ngô Ðình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: ‘Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hữu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Hoa kỳ ». Trong cuộc tình tay ba Mỹ – Tàu – VNCS, dĩ nhiên, ai cũng phải lưu ý đến tên Sở khanh đã có tiền lệ phản bội.

Ðến chiều ngày 02.11.1963, Hồ Chí Minh, được tin Ngô Đình Diệm bị lật đỗ và ám sát, mừng rỡ ‘Bác cháu sẽ thắng. Ông Diệm là người yêu nước theo kiểu của ông ấy. Tôi không thể nào tin người Mỹ lại ngu ngốc đến vậy’. Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam nói rõ hơn: ‘Hậu quả của cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 sẽ trái với những tính toán của đế quốc Mỹ... Diệm là một trong số những nhân vật mạnh nhất chống lại nhân dân và Chủ nghĩa cộng sản. Tất cả những gì có thể làm nhằm cố gắng đè bẹp cách mạng đã được Diệm thực hiện. Diệm là một trong những tay sai có tài nhất của đế quốc Mỹ... Trong số những người chống cộng ở miền Nam Việt Nam hoặc đang lưu vong ở nước ngoài, không ai có đủ tài lực chính trị và khả năng làm người khác tuân phục. Do đó, chính quyền tay sai sẽ không thể vững bền.

Chiều hôm 02.11.1963, ông Kennedy và vợ con dùng trực thăng bay về ngôi nhà mới ở Rattlesnake Mountain. Khi dùng cơm, bà Mary Gimbel, một người bạn, đã nói với ông về ông Diệm và ông Nhu: - Họ đúng là những nhà độc tài.

Ông Kennedy trả lời: - Không, họ ở trong một tình trạng khó khăn. Họ đã làm cái tốt đẹp nhất mà họ có thể làm cho quê hương họ. (Richard Reeves, President Kennedy, Profile of Power, Touchstone, New York 1994, tr. 651).

Ngày 22.11.1963, Tổng thống Kennedy bị ám sát chết tại Dallas (Texas).

II.- NHỮNG SỰ KỲ THỊ TỪ NGÀY 30.04.1975

A.- Phải bỏ Nước và rời Gia đình vì bị chế dộ kỳ thị.

Trước sau ngày 30.04.1975 cho đến gần đây khi 39 thanh niên nam nữ đã chết ngạt trong thùng xe đông lạnh ở Anh, đã có hàng triệu đồng bào đã phải có hành động ‘bỏ phiếu bằng chân’ để từ chối sự cai trị của nhà nước độc tài đảng trị. Hành trình tìm Tự Do thật kinh khủng. Các tổ chức phi chánh phủ ước lượng có đến 500.000 người đã bỏ mạng trên biển cả hay trong rừng khi vượt biển hay vượt biên. Dân tộc nào đau khổ hơn đồng bào Việt chúng ta khi chồng phải nhìn hiền thê và con thấy mẹ bị hải tặc hãm hiếp dã man.

Là công dân VNCH được hấp thụ bởi một nền Giáo dục Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng và tập huấn để trở thành sĩ quan Hải Quân tại Úc Ðại Lợi. Khi Sài Gòn bị xóa tên, chúng tôi đã ở lại, với chuyên môn ngân hàng, mình còn có thể ‘giúp nước’. Nhưng không, vì là cựu sĩ quan nên đứng đầu sổ bìa đen, lạt thêm đi học ở Úc vì bị kỳ thị ‘đi học nước nào sẽ làm CIA nước đó’. Cuối cùng, vì không là ‘hồng hơn chuyên’, nên bị mời ra khỏi ngân hàng.

Quý vị có biết? Báo cáo nhân quyền được công bố bởi Ngoại trưởng Antony Blinken, ngày 30.03.2021, cho biết người dân Việt không có tự do để bầu chọn ra chính phủ mà họ mong muốn cũng như bị hạn chế tham gia chính trị, trong số nhiều vấn đề nhân quyền nghiêm trọng khác – từ việc ‘sát hại phi pháp bởi chính phủ’ cho đến thiếu tự do ngôn luận và hội họp. VNCS đang nhận viện trợ Mỹ, do Quý Vị đóng thuế, và là thành viên LHQ.

III.- ÐỒNG BÀO BỊ KỲ THỊ Ở NƯỚC TƯ BẢN.

Ngày 16.03.2021, tám người, trong đó có sáu phụ nữ gốc Á, bị bắn chết trong các vụ xả súng tại các tiệm spa tiệm (Young’s Asian Massage) ở khu vực Atlanta và một người đàn ông bị nghi thực hiện các vụ bắn súng đã bị bắt ít giờ sau đó ở miền nam Georgia, theo tin cảnh sát. Dù chính quyền từ chối công bố động cơ án mạng, nhưng các cuộc tấn công đã buộc đơn vị chống khủng bố Sở Cảnh sát New York thông báo triển khai thêm các cuộc tuần tra tại các cộng đồng Á châu ở đó để đề phòng.

Ngày 17.03.2021, ông Ngọc Phạm, 83 tuổi, hành hung tại một đường đông người thành phố San Francisco. Ông là cảnh sát đặc biệt VNCH, bị học tập cải tạo 17 năm, đêÙn Mỹ theo diện HO năm 1993. Ông cho biết ông là nạn nhân của cộng sản. Qua đây được, tôi nghĩ rằng xứ tự do dân chủ, đã làm việc 12 năm, lúc 68 tuổi nghỉ hưu, tức đã làm tròn bổn phận người công dân đối với xứ sở này. Ông phải được hưởng sự thanh bình chứ. Sự kỳ thị đối với ông là bất công, Ông nhấn mạnh với VOA là ông không phải ‘gánh nặng’ của xã hội Mỹ. Hung thủ là ‘Mỹ trắng, tương đối to con’.

Ông tự nhủ ông đã từng ‘ở tù cộng sản và không gục ngã, thì sẽ không gục ngã trước kỳ thị’. Ông kêu gọi chính quyền trừng trị hung thủ và có biện pháp bảo vệ người Á châu, người Việt Nam và nhất là người già. Cộng đồng xuống đường biểu tình là rất tốt. Khi được hỏi về sự phát ngôn và hành động của Tổng thống Joe Biden chống lại sự kỳ thị người châu Á, ông Ngọc nói ông ‘không có ý kiến’. Tuy nhiên, ông cho rằng cựu Tổng thống Donald Trump gọi virus corona là ‘China virus’ là ‘có quá đáng một chút’.

VOA ngày 27.03.2021 loan tin « Cuộc tuần hành 'Chúng tôi không im lặng' phản đối sự thù hận người gốc Á ở Seattle ». Người Việt khắp các tiểu bang nước Mỹ nên cùng lên tiếng đòi giới thẩm quyền cần có những biện pháp hữu hiệu trước tình trạng kỳ thị bùng phát khi đại dịch Covid-19 gây chết nhiều bịnh nhân, thân nhân họ không giữ dược tức giận vì virus Tàu, nhưng họ không phân biệt được giữa người Tàu và những người gốc Á khác.

Một số người Việt đã xuống đường biểu tình cùng các sắc dân gốc Á khác ở các thành phố lớn của Mỹ lên án các tội ác thù ghét và kỳ thị nhắm vào người gốc Á. Trong khi một số người khác cho rằng cách xuống đường này ‘không phải là cách hay’.

Sáu mươi cựu quan chức từng công tác cho chính phủ từ thời Tổng thống R. Reagan đến D. Trump kêu gọi các nhà lập pháp và ông Biden làm việc với các quan chức địa phương và tiểu bang hầu tìm ra ‘các giải pháp và chính sách cũng như các biện pháp tích cực hơn’.

Tuyên bố hôm 26.03.2021 ghi nhận người gốc Á ‘đóng góp nhiều’ vào thành công của Mỹ, nhưng đôi khi vẫn bị coi là ‘người nước ngoài’. Các Vị này cũng nhắc tới chuyện khoảng 2 triệu người gốc Á đã và đang làm việc trên tuyến đầu chống COVID-19 bất chấp nguy cơ đối với mạng sống của mình, nhưng bản thân họ cũng không tránh khỏi bị kỳ thị và thù ghét. Các bác sĩ và y tá ‘bị sỉ nhục’, các chủ sở hữu doanh nghiệp bị ‘xách nhiễu’ và các đền thờ ‘bị phá hoại’ và việc người cao tuổi ‘bị tấn công về thể xác’.

Từ khi Covid-19 bị phát hiện ở Mỹ, đã có hơn 3.000 vụ tấn công nhắm vào người Mỹ gốc Á và các đảo Thái Bình Dương, dược gọi chung là cộng đồng AAPI, đã được ghi nhận ở nước này, nạn nhân đa số là người già và phụ nữ.

Vô cùng đau lòng khi xem lại các videos chiếu cảnh những người già, phụ nữ vô cớ bị hành hung, bị xô xuống đường, đã gây tử vong cho một lão ông 84 tuổi, qua đời sau khi bị tấn công khi đang đi bộ tại khu phố Anza Vista ở San Francisco. Họ không có tội, tất cả chỉ vì màu da của họ.

Một trường hợp khác là cảnh một cụ bà 65 tuổi đang đi ở New York, bất ngờ bị kẻ lạ đạp ngã xuống đường trước một cửa tiệm, hung thủ liên tục đá vào bà. Ôi, càng đau thấm thía hơn khi video cho thấy những kẻ chứng kiến trố mắt nhìn khi bà bị thương, đau dớn ngơ ngác lồm cồm bò dậy một mình. Một người đàn ông lớn trong tiệm bước ra khép lại cánh cửa, mặc kệ nạn nhân đáng thương kia ra sao thì ra.

Nạn kỳ thị Mỹ gốc Á phức tạp và đã có từ lâu, lâu lắm, có lẽ từ khi những người Á châu đầu tiên, người Tàu, người Nhật,… bắt đầu có mặt tại Mỹ, với tiêu đề ‘Thảm họa Da Vàng’. Sự kỳ thị và nỗi sợ người gốc Á dành việc của người da trắng, cùng tinh thần bất khoan dung, bất chấp nhận sự khác biệt nơi người khác, về màu da, ngôn ngữ, văn hóa, thực phẩm… khiến nhiều người da trắng xem người Á châu như một mối đe dọa đối với lối sống của họ.

Ðể đối lại, nhóm bảo vệ dân quyền STOP AAPI HATE (Stop Asian American and Pacific Islander Hate) ra đời ở vùng Vịnh tháng 03/2020. Mục đích là để thu thập các dữ liệu về những vụ tấn công vào cộng đồng AAPI, hầu có đủ tài liệu và tìm những giải pháp để ngăn ngừa hay giảm thiểu tệ nạn này.

Bà Cynthia Choi, người sáng lập Stop AAPI Hate, giải thích : « Tôi nhớ rất rõ khi những tin tức về người gốc Á bị tấn công bắt đầu được loan tải. Thái độ kỳ thị, mức độ cay độc của nó, ngay cả truyền thông cũng nói virus Vũ Hán khi nhắc tới Covid-19. Chúng tôi hiểu ra ngay rằng tình hình sẽ xấu đi, rất nhanh. Chúng tôi bàn với nhau là phải bắt đầu thu thập các dữ liệu. Và chúng tôi bị sốc, thực sự sốc. Tới bây giờ, đã có 3000 sự cố được ghi nhận. Chúng tôi cũng biết là có nhiều trường hợp không được báo cáo. Chúng tôi hiểu ra rằng một trong những lý do phải thành lập trung tâm này là bởi vì có một thái độ ngờ vực sâu xa đối với chính quyền, và nhiều người ngần ngại không muốn báo cáo những gì xảy ra cho hệ thống công quyền vì nhiều lý do ».

Bà Choi nói bây giờ sự phẫn nộ đã dâng trào trong cộng đồng AAPI vì họ tin rằng ‘đối với xã hội Mỹ, cộng đồng AAPI hầu như vô hình và không được lắng nghe’. Bà cảm thấy hứng khởi vì nhiều người giờ đây đã tập họp lại để tìm những cách để đòi hỏi hệ thống chính quyền đã làm ngơ như không hề thấy, không hề biết tới cộng đồng AAPI bấy lâu nay.

Nhiều người trong các cộng đồng sắc tộc bị kỳ thị đã đồng ý với bà, tin rằng đã tới lúc phải chủ động để bảo vệ mình, thay vì tiếp tục nhẫn nhịn trước thái độ kỳ thị và những cách đối xử bất công.

Nạn kỳ thị này là một vấn đề phức tạp, cần một hướng tiếp cận đa chiều. Từ đầu đại dịch, UNICEF (Quỹ Nhi Ðồng LHQ) đã nhận thức sự kiện và cho phổ biến, tháng 02/2020, một tài liệu khuyến nghị hầu đối phó với tình trạng kỳ thị, như ngôn từ để giảm những thành kiến trong xã hội. Một đề nghị thiết thực là khi nói về bệnh do virus corona chủng mới gây ra (COVID-19), không nên liên kết bệnh với một địa danh hoặc một dân tộc nào đó, nên không gọi là ‘virus Vũ Hán’ hay ‘virus Tàu’ mà gọi là Covid-19, "Co" là viết tắt của Corona, "vi" là virus, và “d” là disease (bệnh), 19 là dịch bệnh do virus corona chủng mới xuất hiện năm 2019 gây ra.

Ðể kết thúc sự kiện kỳ thị đẫm máu mà người Mỹ gốc Việt là nạn nhân, một sự buồn vô vọng và phẩn uất chiếm ngự nơi mình khi đọc tựa đề VOA ngày 08.04.2021 ‘Tuần hành chống kỳ thị, người Việt đụng độ nhau’.

Không biết có bao nhiêu đồng bào tham gia ‘đụng độ nhau’ đã biết vụ ‘Kỳ thị Phật giáo’ năm 1963 mà thực dân Mỹ và việt cộng dựng nên để đem quân Mỹ vào chổ chết và thua trận do bọn phản chiến đâm sau lưng chiến sĩ trong nước. Bị kỳ thị trong nước, vì Tự do cho chúng ta, vì Tương lai cho con cháu, nên phải gạt nước mắt ra đi. Hạnh phúc hơn khoảng 500 ngàn người Việt khác, quý Vị đã đến Mỹ giàu sang. Sao ngày nay, lại đang tâm bội mặt, theo đám ‘biden’ hay ‘trump’ để kỳ thị, đánh nhau bằng Cờ Vàng.

Ngày 03.04.2021, tại Mile Square, khoảng 200 người Việt cùng một số sắc dân bạn tập hợp do những người theo Dân chủ để lên án các hành vi thù hận và bạo lực nhắm vào người gốc Á. Một cuộc tập hợp chống kỳ thị khác do những người phe Cộng hòa tổ chức dự kiến sẽ diễn vào ngày vào ngày 10.04.2021, trước siêu thị Á Đông.

Bà Nguyễn Minh Hà, dự tuần hành hôm 03.04.2021, thuật với VOA ‘có khoảng vài chục người Việt và 3-4 Mỹ trắng tụ tập bên kia đường đối diện với phe bà.

Những người Mỹ ‘kỳ thị’ mặc áo in dòng chữ ‘Nếu tụi mày không thích ở đây thì cút đi’ hay ‘Kỳ thị là chuyện bịa đặt của bọn Dân chủ’. Những người Việt thì đội nón MAGA (Make America Great Again), phất cờ ‘Trump 2024’. Họ mở loa lớn, khi chặn ‘phe địch’ để nhục mạ là ‘tụi bây theo cộng sản’, Hãy nhớ lại Dân chủ và Cộng hòa tranh nhau dâng VNCH cho cộng sản và, ngày nay, Tổng thống Mỹ phải lo sẽ tiếp một Tổng Bí thư Ðảng

Hai Linh mục Mỹ gốc Việt, các Cha Nguyễn Thanh Châu, Chủ tịch Liên đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ và Nguyễn Thanh Bình, SVD, Tổng Tuyên úy Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ (VEYM) đã ký tên vào ‘Lời Kêu Gọi Của Các Nhóm Công Giáo Á Châu Và Thái Bình Dương Về Phân Biệt Đối Xử Và Kỳ Thị Chủng Tộc Đối Với Người Mỹ Gốc Á’ nhân Lễ Phục Sinh 2021, đáp ứng Lời Đức cha Oscar Solis, Chủ tịch Tiểu ban về các vấn đề Á châu và các Đảo Thái Bình Dương Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, đã đưa ra m ột tuyên bố, trong đó Ngài nói: « Là Giám mục, chúng tôi phản đối bất kỳ hình thức hận thù và bạo lực nào, đặc biệt khi chúng dựa trên chủng tộc, sắc dân, hoặc phái tính ».

KẾT LUẬN : « SỰ THẬT sẽ Giải Thoát Anh Em » (Ga 8, 30)

Sáng mùng một Tết Quí Mão (1963), Thành viên Ngoại giao đoàn, khi đến Dinh Gia Long, để chúc Tết Nguyên Đán Tổng thống, lưu ý đến một cành đào lớn có gắn thiệp ghi ‘Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ chí Minh tặng Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm’. Cành đào được gởi qua trung gian Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến và được nhận về bởi Đại úy Lê Châu Lộc, sĩ quan tùy viên. Đây là dấu hiệu cho phép Dân Việt hy vọng một Dấu Hiệu tốt cho Hòa Bình Hai Miền, sau khi Tổng thống VNCH đề nghị giao thương lương thực và thuốc men đôi bên.

Sự kỳ thị Phật giáo được dựng lên để giết Người vị quốc vong thân hầu leo thang chiến tranh tiêu hao chiến sĩ Mỹ, tàn phá Đất và Người VNCH. Một cuộc chiến không Sự Thật mà các Tướng tại Mặt Trận không được thắng. Do đó, một Quân đội từng thắng Đức và Nhật lại phải tháo chạy trước Việt cộng. Đó là một Sự Lạ.

Khi đến Việt Nam năm 2016, Obama đã lập lại lời võ tướng Lý Thường Kiệt, tên được đặt cho HQ.16 mà chúng tôi có thời gian phục vụ :

‘Sông núi nước Nam vua Nam ở,

Rành rành định phận tại sách trời’.

Ông ta nhắc lại lời đó để làm gì? Trong khi hai câu kế tiếp là :

‘Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời’.

Hà Minh Thảo
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sao Trời Vận Chuyển
Lê Trị
12:50 21/04/2021
SAO TRỜI VẬN CHUYỂN
Ảnh của Lê Trị

Thiên Chúa cũng làm ra các ngôi sao.Người
đặt các vầng sáng trên vòm trời để
điều khiển ngày và đêm và để phân rẽ
ánh sáng và bóng tối.
(Trích sách Sáng Thế)
 
VietCatholic TV
Bi thảm: Nghĩa trang hết chỗ. Tòa Thánh lên tiếng trước tình hình nguy cấp tại Brazil và Ấn Độ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:38 21/04/2021


1. Giám Mục Ấn Độ cho biết không còn chỗ trong nghĩa trang

Đức Cha Athanasius Rathna Swamy, Giám mục giáo phận Ahmedabad thuộc bang Gujarat ở miền tây Ấn Độ, đã công bố thư mục vụ hôm 12/4 vừa qua, trong đó ngài báo động rằng nghĩa trang ở địa phương hầu như không còn chỗ vì lý do có quá nhiều người chết vì Covid-19 và được an táng theo thể thức thông thường. Vì thế, Đức Cha kêu gọi các tín hữu hãy hỏa táng thân nhân qua đời, tuy nhiên vẫn phải tôn trọng ý muốn của người quá cố, và phải cử hành lễ an táng một cách xứng đáng, kể cả trong thời kỳ đại dịch hiện nay.

Trong thư, Đức Cha Swamy cũng nhắc nhở rằng hỏa táng không phải là điều trái nghịch với giáo lý Công Giáo, và trong tình trạng đại dịch hiện nay, các tín hữu nên hỏa táng người quá cố, không những vì tình trạng thiếu chỗ trong nghĩa trang, nhưng còn vì những lý do vệ sinh.

Cha Jelastin, đặc trách các nghĩa trang ở vùng Sabarmati nói với hãng tin Ucan rằng dân chúng vẫn muốn an táng bình thường hơn là hỏa táng, vì họ đã quen với lối an táng này và cảm thấy nó thánh thiêng hơn.

Tại Ấn Độ, mặc dù có những tiến bộ lớn trong chiến dịch chích ngừa, nhưng số người bị lây nhiễm Coronavirus tiếp tục gia tăng. Trong khoảng thời gian từ ngày 1 đến 11/4 vừa qua, các ca nhiễm tăng từ 72,000 trong một ngày lên gần 170,000 trong một ngày. Vì thế, Ấn Độ cùng với Mỹ và Brazil là ba nước có tỷ lệ người lây nhiễm cao nhất thế giới. Vì các biện pháp hạn chế mới, nhiều công nhân di dân lại chạy về các thành phố lớn. Năm ngoái, vì đại dịch, với các biện pháp chống Covid-19, trong khoảng thời gian từ tháng Ba đến tháng Sáu, đã có ít nhất hai triệu rưỡi công nhân di dân bị mất công ăn việc làm. Do đó ít nhất một triệu người đã trở về làng quê của họ, nhiều khi đi bộ hoặc đi xe đạp, và hiện tượng này càng góp phần làm gia tăng số người bị lây nhiễm tại các nơi trong nước.

Theo Pew Research, năm ngoái có 75 triệu người Ấn Độ lâm vào tình trạng dưới mức nghèo đói vì Coronavirus, nghĩa là những người sống với hai Mỹ kim một ngày.
Source:UCANews

2. Đức Thánh Cha Phanxicô nhận định: Cuộc khủng hoảng Covid của Brazil đã không còn chừa một ai

Đức Thánh Cha Phanxicô liên đới và gần gũi với các giám mục và toàn dân Brazil, đang chịu đau thương vì đại dịch và ngài mời gọi các giám mục tin tưởng, hy vọng và tăng cường tình đoàn kết để vượt thắng những thách đố hiện nay.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây, trong sứ điệp Video gửi các giám mục Brazil đang nhóm đại hội lần thứ 58, từ ngày 12 đến 16 tháng 4 năm 2021, giữa lúc đất nước Brazil đang phải đối phó với đại dịch Covid-19: cho đến nay đã có hơn 13 triệu rưỡi ca nhiễm và hơn 353,000 người chết.

Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha nhắc đến và bày tỏ sự gần gũi với hàng trăm ngàn gia đình Brazil bị mất người thân yêu, trẻ già, cha mẹ, các bác sĩ và những người thiện nguyện, các thừa tác viên thánh, người giàu người nghèo. Ðại dịch không loại trừ ai trong tình cảnh đau khổ này. Đức Thánh Cha cũng đặc biệt nghĩ đến các giám mục nạn nhân của Covid-19.

Trong bối cảnh trên đây, Đức Thánh Cha nhắc đến niềm tín thác nơi chiến thắng của Chúa Kitô Phục sinh trên sự chết và tội lỗi. Đức Thánh Cha nói: Niềm tin của chúng ta nơi Chúa Kitô Phục sinh chứng tỏ cho chúng ta rằng chúng ta có thể vượt thắng thời điểm đau thương này. Niềm hy vọng mang lại cho chúng ta sức mạnh để trỗi dậy. Ðức bác ái thúc đẩy chúng ta khóc với người khóc, và giúp đỡ đặc biệt những người túng thiếu nhất để họ vui cười trở lại.

Đức Thánh Cha không quên nhắc nhở các giám mục Brazil hãy đoàn kết và cổ võ sự đoàn kết trong dân. Giáo hội phải là một dụng cụ hòa giải và hiệp nhất. Ðó là sứ mạng của Giáo hội tại Brazil hơn bao giờ hết. Cần gạt qua một bên những chia rẽ và bất đồng. Trong Hội đồng Giám mục, sự hiệp nhất không có nghĩa là đồng nhất, nhưng là một sự hòa hợp, hiệp nhất, mà chỉ Chúa Thánh Linh mới có thể ban.

Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Anh em thân mến, thách đố thật lớn lao. Nhưng chúng ta biết rằng Chúa đồng hành với chúng ta, Chúa ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế” (xc Mt 28:20).
Source:Vatican News

3. Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa sẽ tổ chức Hội nghị Quốc tế về cải thiện Sức khỏe Con người

Theo tin Tòa Thánh, Hội nghị quốc tế lần thứ năm: Khám phá Tâm trí, Cơ thể & Linh hồn. Việc Canh tân và Các Hệ thống Cung Cấp Mới Cải thiện Sức khỏe Con người Ra sao, sẽ được Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa và Quỹ Cura đứng ra tổ chức.

Hội nghị sẽ diễn ra dưới hình thức ảo từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 5 năm 2021 và quy tụ các bác sĩ, nhà khoa học, nhà đạo đức học, các nhà lãnh đạo tôn giáo, những người ủng hộ quyền bệnh nhân, các nhà hoạch định chính sách, các nhà từ thiện và các nhà bình luận để thảo luận về những đột phá mới nhất trong y khoa, trong việc cung cấp và phòng ngừa chăm sóc sức khỏe, cũng như những hệ lụy cho con người và tác động văn hóa của các tiến bộ kỹ thuật.

Ban tổ chức cũng sẽ cổ vũ một hội nghị bàn tròn về việc “Bắc cầu giữa Khoa học và Đức tin”, nhằm khám phá mối tương quan của tôn giáo và linh đạo với sức khỏe và phúc lợi, bao gồm mối tương quan giữa tâm trí, cơ thể và linh hồn.

Cuộc thảo luận sẽ đề cập đến ý nghĩa sâu sắc hơn của nhân sinh và tìm các lĩnh vực gặp nhau giữa các khoa nhân văn và khoa học tự nhiên.

Lúc kết thúc Hội nghị, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ gửi một thông điệp video tới những người tham dự. Các linh mục, nhân viên chăm sóc sức khỏe mục vụ và sinh viên từ các Đại học Giáo hoàng và Công Giáo trên toàn thế giới được mời tham gia Hội nghị.

Mạng của Hội Đồng Văn hóa cho biết thêm: biến cố này là biến cố thứ năm trong một chuỗi biến cố của thập niên qua nhằm khám phá và thăng tiến sự hợp tác giữa các ngành để nâng cao sức khỏe con người.

Được điều hành bởi các nhà báo giàu kinh nghiệm, hội nghị sẽ quy tụ một nhóm diễn giả thuộc mọi lĩnh vực trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn ra để chia sẻ những hiểu biết của họ về sức khỏe, nhân loại và tương lai y khoa.

Cuộc thảo luận sẽ đi sâu vào các khía cạnh nhân học và văn hóa của con người và tìm kiếm các lĩnh vực gặp nhau giữa các khoa nhân văn và khoa học tự nhiên. Các cuộc thảo luận xung quanh tầm quan trọng của sự tương cảm và lòng cảm thương, ý nghĩa đạo đức của những tiến bộ kỹ thuât, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo và tác động của đổi mới đối với nhân học, một trong nhiều lĩnh vực cần phải đối thoại.
Source:Vatican
 
Quá dã man: Chỉ vì đóng tiền xây nhà thờ, Kitô hữu bị khủng bố Hồi Giáo bắt cóc và xử tử
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:02 21/04/2021


1. Bọn khủng bố Hồi Giáo IS hành quyết một Kitô hữu Coptic ở Bắc Sinai vì anh ta đã tài trợ cho việc xây dựng một nhà thờ

Bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã hành quyết một Kitô hữu Coptic Chính thống Ai Cập, giết anh ta bằng một viên đạn vào đầu trong một vụ hành quyết được quay và đăng trực tuyến hôm Chúa Nhật trên các kênh xã hội của nhóm thánh chiến này và được nhiều người dùng chia sẻ.

Nạn nhân, đã được Chính thống giáo Ai Cập coi là “vị thánh tử đạo mới”, là một trí thức và doanh nhân đáng kính: Nabil Habashi Khadim, 62 tuổi, người đã bị bắt cóc vào ngày 8 tháng 11 tại thành phố Bir Al-Abd, phía bắc Sinai. Trong video, người ta thấy anh ta bị bắn vào đầu bằng khẩu AK47 khi đang quỳ trên mặt đất.

Các nguồn tin địa phương cho biết người đàn ông này đã đóng góp vào việc xây dựng nơi thờ phượng Kitô Giáo duy nhất trong thành phố, nhà thờ Madonna dell'Anba Karras, nghĩa là nhà thờ Đức Mẹ thị trấn Anba Karras. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhóm biệt kích thánh chiến bắt cóc anh.

Trong video, một trong những đao phủ thuộc chi bộ IS địa phương cáo buộc rõ ràng người đàn ông này đã đóng góp về tài chính vào việc xây dựng nhà thờ ngay trước khi bóp cò và hành quyết anh ta. Nhóm thánh chiến cũng cáo buộc Giáo hội “hợp tác” với quân đội, cảnh sát và cơ quan mật vụ Ai Cập.

Người ta âu lo sẽ có các cuộc hành quyết khác vào ngày lễ Phục sinh sắp tới, là ngày 2 tháng 5.
Source:Asia News

2. Ai Cập: 3 tay súng liên quan đến vụ giết Kitô hữu bị bắt

Bộ Nội vụ cho biết hôm thứ Hai, cảnh sát Ai Cập đã bắn chết 3 tay súng bị tình nghi có liên quan đến vụ giết hại anh Nabil Habashi Khadim bị bắt cóc tại một khu vực của Bán đảo Sinai.

Các lực lượng an ninh đã giao tranh với các tay súng của bọn khủng bố Hồi Giáo IS trong khi truy đuổi chúng ở khu vực Abtal, ở Bắc Sinai. Ba trong số các chiến binh đã bị giết và cảnh sát đang truy đuổi ba người khác. Tuyên bố không cho biết họ giao tranh diễn ra khi nào.

Bộ Nội vụ cho biết một đai chất nổ đã phát nổ trong vụ xả súng. Không có thương vong nào được báo cáo về phía các lực lượng an ninh.

Các chiến binh đã bắt cóc Habashi, chủ một cửa hàng bán đồ trang sức, vào tháng 11 từ Bir al-Abd, và yêu cầu khoản tiền chuộc là 2 triệu bảng Ai Cập, tức là 127,550 triệu USD.

Chi nhánh địa phương của IS ở bán đảo Sinai đã công bố đoạn video dài 13 phút cho thấy cảnh Habashi quỳ gối, với ba người đàn ông mặc đồ đen đứng phía sau. Một trong những người đàn ông xuất hiện để bắn Habashi vào sau đầu của anh ta. Không rõ Habashi bị giết khi nào.

Ai Cập đang chiến đấu với một cuộc nổi dậy do Nhà nước Hồi giáo lãnh đạo ở Bán đảo Sinai gia tăng sau khi quân đội lật đổ một tổng thống Hồi giáo, là ông Mohamed Morsi được bầu vào năm 2013. Quân đội đã can thiệp sau các cuộc biểu tình hàng loạt chống lại tổng thống này, sau một năm ông ta cầm quyền. Quân nổi dậy đã thực hiện nhiều cuộc tấn công, chủ yếu nhắm vào lực lượng an ninh và các tín hữu Kitô thiểu số.
Source:Crux

3. Giáo Hội Công Giáo Nga kỷ niệm 30 năm kể từ khi tái sinh

Với thánh lễ nhận tòa của Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz tại Nhà thờ Thánh Louis của Pháp ở Mạc Tư Khoa ngày 13/4/1991, việc tái thiết lại Giáo Hội Công Giáo ở Nga chính thức được bắt đầu.

Vài tuần sau Đức Cha Joseph Werth ở Novosibirsk đã được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa miền Phủ Doãn Tông Tòa mới trong khu vực Á Châu của Nga. Trước thềm Năm Thánh 2000, hai giáo phận lớn đã được tách ra thành giáo phận Saratov trên sông Volga và Irkutsk trên Hồ Baikal, và cả bốn miền này đều được nâng lên hàng giáo phận vào năm 2002.

Đánh dấu ngày kỷ niệm, người Công Giáo tổ chức lễ tạ ơn long trọng ở tất cả các giáo xứ. Giáo Hội tại Nga hiện có hơn 300 giáo xứ trên khắp lãnh thổ, chưa kể nhiều nhà nguyện và “cứ điểm mục vụ”, là những nơi tập trung các nhóm nhỏ người Công Giáo rải rác khắp lãnh thổ Á-Âu của Liên bang Nga.

“Ba mươi năm hiệp thông và hiệp nhất - Đức Tổng Giám Mục Paolo Pezzi ở Mạc Tư Khoa nhấn mạnh - tin vào lời Chúa Giêsu Kitô, chúng ta bắt đầu thấy những điều mà những người không có đức tin không thấy... chúng ta thấy phép lạ của sự hiệp nhất giữa chúng ta, món quà quý giá mà chúng ta đã nhận cách đây 30 năm, tạ ơn Chúa vì hôm nay chúng ta có mặt tại đây trong cộng đoàn Hội Thánh”.

Trong dịp kỷ niệm ba mươi năm này, ủy ban công nhận các vị tử đạo Công Giáo Nga trong thế kỷ 20 đã được cải tổ, và giờ đây chính thức theo đuổi vụ án “tuyên phong chân phước hoặc tuyên bố tử đạo cho tôi tớ Chúa Antonij Maletskij, giám mục chính thức của Dionisiana, Giám Quản Tông Tòa của Leningrad và 9 bạn tử đạo, bị giết vì lòng căm thù của đức tin”. Cùng với Đức Cha Maletsky còn có một số linh mục, một nữ tu và một phụ nữ giáo dân.

Cùng với việc tưởng nhớ các vị tử đạo, người Công Giáo địa phương nhớ lại những khó khăn và biến cố trong 30 năm qua, trong đó cộng đồng dần dần thoát ra khỏi thực tế nửa kín đáo, nơi họ đã che giấu nguồn gốc Công Giáo của mình trong những năm Xô Viết.

Người Công Giáo ở Nga phần lớn là hậu duệ của tổ tiên người Ba Lan, Lithuania và Đức, những người thường Nga hóa tên và họ của mình để tránh bị chú ý. Họ được tham gia bởi các tín hữu từ Phi Châu hoặc Mỹ Châu Latinh, cũng như từ miền Caucasus và Á Châu, từ nhiều quốc gia có quan hệ đặc biệt với Liên Sô, nơi họ đến để làm việc hoặc học tập và cũng bị buộc phải gác lại các truyền thống tôn giáo của riêng họ và niềm tin.
Source:Asia News

4. Giám mục Ba Lan: Lễ kỷ niệm cuộc nổi dậy Warsaw là ‘lời kêu gọi yêu thương người lân cận’

Một giám mục Công Giáo Ba Lan cho biết hôm thứ Hai rằng lễ kỷ niệm Cuộc nổi dậy ở khu ổ chuột Warsaw là một lời nhắc nhở về sự cần thiết phải yêu thương người lân cận.

Trong một thông điệp, Đức Cha Rafał Markowski đã bày tỏ lòng kính trọng tới khoảng 13,000 người Do Thái đã chết sau khi cuộc nổi dậy bắt đầu ở thủ đô Ba Lan vào ngày 19 tháng 4 năm 1943.

“Lễ kỷ niệm Cuộc nổi dậy ở khu ổ chuột Warsaw là một lời mời gọi yêu thương người lân cận, tôn trọng và công nhận phẩm giá của mỗi con người,” Đức Cha Markowski, Giám Mục Phụ Tá của Warsaw và Chủ tịch Ủy ban các giám mục Ba Lan đối thoại với Do Thái giáo nói.

“Cần phải nhắc lại một cách dứt khoát rằng, dưới ánh sáng của Phúc âm, bất kỳ biểu hiện nào của sự thù hận và gây hấn, kể cả chủ nghĩa bài Do Thái, đều là tội lỗi”.

Cuộc nổi dậy duy nhất và lớn nhất của người Do Thái trong Thế chiến thứ hai đã được phát động cách đây 78 năm khi Đức Quốc xã cố gắng vận chuyển dân cư của Khu Do Thái ở Warsaw đến các trại tử thần Majdanek và Treblinka.

Mặc dù bị tấn công ồ ạt và bị áp đảo về quân số, các du kích quân vẫn tiếp tục chiến đấu với Đức Quốc xã trong gần một tháng, cho đến ngày 16 tháng 5 năm 1943. Tướng Jürgen Stroop, người giám sát việc đàn áp cuộc nổi dậy, đã gửi một báo cáo chiến thắng cho thủ lĩnh SS Heinrich Himmler với tựa đề “Khu phố Do Thái của Warsaw không còn nữa!”

Vị giám mục 63 tuổi mô tả cuộc nổi dậy là một nỗ lực anh hùng để ngăn cản “kế hoạch tiêu diệt toàn bộ dân tộc Do Thái của ma quỷ”.

“Những kẻ chiếm đóng Đức đã bắt đầu sát hại cư dân của Khu Do Thái Warsaw hai ngày trước ngày lễ quan trọng nhất của người Do Thái, là Lễ Vượt Qua, và sự kết thúc của việc tiêu diệt người Do Thái ở thủ đô được tượng trưng bằng việc phá hủy Giáo đường Do Thái Lớn trên phố Tłomackie”, ngài lưu ý.

Trước khi phát xít Đức xâm lược Ba Lan năm 1939, Warsaw có cộng đồng Do Thái lớn nhất ở Âu Châu.

Khi chiếm được Warsaw, Đức Quốc Xã ra lệnh cho dân chúng Do Thái của thành phố di chuyển đến một vùng ổ chuột gọi là khu ổ chuột Warsaw.

Vào tháng 7 năm 1942, Đức Quốc xã phát động chiến dịch “Grossaktion Warschau”, trong đó hơn một phần tư triệu người Do Thái bị trục xuất khỏi khu ổ chuột và bị sát hại tại Treblinka.

Cuộc nổi dậy bắt đầu một năm sau đó khi những người dân còn lại từ chối đầu hàng Stroop, là người ra lệnh san bằng khu ổ chuột.

Nhiều người tham gia phong trào kháng chiến của người Do Thái còn trẻ. Mordechai Anielewicz, lãnh đạo của Tổ chức Chiến đấu Do Thái, tổ chức có công trong cuộc nổi dậy, mới 24 tuổi khi anh qua đời vào ngày 8 tháng 5 năm 1943.
Source:Catholic News Agency
 
Đêm Tâm Tình Thắp Nến Cầu Nguyện cho Cha Giám Đốc Vietcatholic Gioan Trần Công Nghị
VietCatholic Sydney
21:51 21/04/2021