Ngày 21-04-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thì ra Người Ấy vẫn chăn chiên
LM. Giuse Trương Đình Hiền
08:50 21/04/2013
Thì ra Người Ấy vẫn chăn chiên

(Chúa Nhật 4 Ps (C), Chúa Nhật Chúa Chiên Lành Ngày Quốc Tế Cầu Nguyện Cho Ơn Gọi Linh Mục-Tu Sĩ)

Bằng ngôn ngữ và hình ảnh của đời thường du mục trên những thảo nguyên lộng gió của vùng Palestine, dân Do Thái đã được Lời Chúa mạc khải một chân dung Thiên Chúa thật thân thương gần gũi :

“Chúa chăn nuôi tôi tôi chẳng thiếu thốn chi…

Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi năm nghỉ.

Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi…

Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm,

Ly rượu con đầy tràn chan chứa…”

Nếu “Người Mục Tử Gia-vê của Cựu ước đã chăn nuôi dân Người bằng “dòng nước trong lành”, bằng “dầu thơm lựng”, bằng “ly rượu đầy tràn”… thì Người Mục Tử Giê-su của Tân Ước đã chăm sóc “đoàn chiên mới” với “dòng nước tinh tuyền của Nhiệm tích Thánh Tẩy”, với “ly rượu, tấm bánh là chính Máu Thịt Người”, với “Dầu Thánh Thần được thông ban qua hồng ân Thêm Sức”.

Chẳng phải trọng tâm của mùa Phụng Vụ Phục Sinh đó chính là cử hành, sống và đào sâu ý nghĩa của ba Nhiệm Tích Khai Tâm Kitô giáo : Thánh Tẩy, Thánh Thể và Thêm sức đó sao ! Và đó chính là phương thế, là con đường, là năng lực Người Chăn chiên vô hình Giêsu” đã chọn để chăm sóc, dẫn đưa và nuôi sống đoàn chiên mà Ngài đã cứu chuộc bằng chính cuộc Nhập Thể-Tử nạn- Phục sinh của Ngài suốt 2000 năm nay và cho mãi đến tận thế.

Lịch sử của Hội Thánh mà các trình thuật rõ nét nơi sách Công Vụ Sứ Đồ còn lưu lại, đã chứng minh điều đó.

Chúng ta đã đọc thấy rằng : khi các Thượng tế Do Thái thành công trong việc đòi tổng trấn Philatô cho bằng được “bản án tử hình Đức Giêsu Nadarét”, thì họ chắc mẩm rằng : cái tổ chức gọi là “Nước thiên Chúa” của tên Giêsu thợ mộc người Nadarét cùng với nhóm tông đồ cọng sự viên thân tín quê mùa dốt nát xuất thân từ làng chài Galilê kia sẽ sớm tan thành mây khói. Tuy nhiên, hơn 50 ngày sau cái chết của Giêsu, cũng ngay tại thủ đô Giêrusalem, giữa thanh thiên bạch nhật, Phêrô, người tông đồ đã từng sợ hải chối thầy 3 lần trong đêm thầy bị bắt, đã hùng hồn công bố “sứ điệp phục sinh”, làm chứng Đức Giêsu và Vương quốc của Ngài đang thực sự bắt đầu, một sự kiện làm “choáng váng” giới lãnh đạo Do Thái giáo.

Và một cú “sốc” nặng nề khác dội vào các lãnh đạo Do Thái Giáo, dội vào các cơ chế cứng ngắt của Đạo Cũ, đó chính là “sự trở lại của chàng thanh niên Biệt phái Saolô khi với biến cố “ngã ngựa trên đường Damas” đã trở thành Tông đồ Phaolô hăng say làm chứng một Đức Ki-tô phục sinh đang sống, mặc cho bao nhiêu đe dọa, khước từ, tẩy chay và nguy hiểm, như sách Công Vụ Tông đồ trong BĐ 1 hôm nay tường thuật :

“Những người Do Thái sách động nhóm phụ nữ thượng lưu và đã theo đạo Do Thái,và những thân hào trong thành, xúi dục họ ngược đãi ông Phaolô và ông Banaba,và trục xuất hai ông khỏi lãnh thổ của họ”.

Và nếu không phải do chính “bàn tay của vị Mục Tử vô hình Ki-tô” lãnh đạo, hướng dẫn, thì Kitô giáo, ngay từ những tháng năm đầu giáp mặt cùng thế giới cuồng tín và duy luật của do Thái, thế giới triết lý văn hóa sâu sắc của Hi Lạp, thế giới đa thần, hưởng thụ và và hùng cường của đế quốc Rôma…cùng với những cuộc loại trừ và bách hại khủng khiếp…thì làm sao có thể tồn tại nói chi là để phát triển ?. Thế nhưng những “hạt bụi bé bỏng”, những “cọng cỏ âm thầm” mang tên “kitô hữu” đó cứ trụ vững và lớn lên, cho đến một ngày đã trở nên một “Nhiệm Thể” đĩnh đạt, một “Cây Tùng” tỏa bóng khắp địa cầu, mà biểu tượng hùng hồn chính là ngôi “Đại Thánh Đường Phêrô” sừng sững trên đồi Vatican đã được văn hào Sienkievich trân trọng nhắc đến trong đoạn kết của tác phẩm “Quo Vadis” :

“Và thế là qua đi Nêrô, như đã qua đi cơn lốc, giông bảo, hỏa hoạn, chiến tranh hay một cơn ác mộng, còn Ngôi Đại Thánh Đường Thánh Phêrô cho tới nay vẫn đang ngự trị thành đô và thế giới từ trên cao nguyên Vatican”

Vâng, “đàn chiên nhỏ” Hội Thánh đã được bàn tay và chiếc gậy nhiệm mầu của Người Mục Tử Vô hình Giê-su chăn dắt suốt 2000 năm nay. Bàn tay đó, chiếc gậy đó chính là “Thánh Tẩy, “Thánh Thể và Thánh Thần” của Đức Kitô phục sinh, âm thầm nhưng mãnh liệt, ẩn khuất nhưng đầy tràn, tưởng chừng xa xôi nhưng thật gần gũi…đã dẫn dắt đoàn chiên nhỏ trên từng cây số của lịch sử con người.

Chúng ta có thể đọc thấy sự đồng cảm trong ý tưởng nầy nơi bài thơ “Người Chăn Chiên vô hình” của linh mục thi sĩ Trăng Thập Tự. Xin trích :

Thì ra Người ấy vẫn chăn chiên

Ngài vẫn chăn chiên cách độc quyền

Ngài ở đây từ bao thế hệ

Bầy chiên nhờ đó vẫn an nhiên.

Tôi cứ tưởng rằng chiên bơ vơ

Chẳng ốm tong teo cũng dại khờ

Tôi phải về mau làm mục tử

Ngờ đâu bé cái đã lầm to

Chiều nay lạc bước trở về đây

Mắt bổng rưng rưng lệ ướt đầy.

Ngài đã chăn từng con chiên nhỏ

No tròn bụ bẫm có ai hay…

Và trên cuộc hành trình theo sau Vị Mục Tử Nhân lành, “Người Chăn Chiên vô hình” đầy quyền năng đó, lại cứ đông vui, mỗi tháng, mỗi năm, mỗi ngày, qua bí tích rửa tội, không chỉ có “3000 người” như hôm Lễ Ngũ Tuần cách đây 2000 năm, mà hàng năm, cứ mỗi Đêm Vọng Phục Sinh trở về là có tới hàng chục vạn anh chị em dự tòng gia nhập Kitô giáo ; và nếu nhìn xa hơn như sách Khải huyền trong BĐ 2 hôm nay, thì “Đoàn chiên nhỏ” hôm nào tụ tập chung quanh Người Mục Tử Giêsu đã vươn lên, lớn mạnh thành “đoàn dân vĩ đại” : “Kìa ; một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ…Họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt và tẩy áo mình trong máu Con Chiên”.

Chính trích đoạn sách Khải Huyền trên đã cho chúng ta nhận ra ý nghĩa đặc biệt nầy : đã chấp nhận làm con chiên trong đàn chiên của người Mục Tử Ki-tô, thì phải dõi bước theo Ngài và nghe tiếng của Ngài, cho dù phải trả giá “giặt và tẩy áo mình trong Máu Con Chiên”.

“Con chiên ta thì nghe tiếng Ta. Ta biết chúng và chúng theo Ta” (Tin Mừng).

Hơn lúc nào hết trong Năm Đức Tin nầy, chúng ta cần trở về với căn tính “con chiên Ki-tô” của mình bằng cách học biết và yêu mến, gặp gỡ và liên kết mật thiết với Chúa Ki-tô, Vị Mục Tử nhân lành, như lời khuyến dụ của ĐTC Bênêđictô trong Tự Sắc Porta fidei :

“ước gì Năm Đức Tin này làm cho tương quan của chúng ta với Chúa Kitô vững chắc thêm mãi, vì chỉ trong Người chúng ta mới vững lòng nhìn về tương lai và được bảo đảm về một tình yêu đích thực và lâu bền...”

Mà như thế cũng chưa đủ. Suốt 2000 năm nay, Người chăn chiên vô hình Giêsu lại không ngừng sai đến những mục tử môn sinh, những “cánh tay và chiếc gậy nối dài” của Ngài để chăm sóc đàn chiên mỗi ngày mỗi đông và cũng sinh ra lắm điều phức tạp. Chính vì thế, vẫn mãi mãi cần những Phêrô, những Gioan, những Giacôbê, những Maria Mađalêna, những Augustinô, Đôminicô, Phanxicô, Anrê Phú Yên, Têrêxa Calcutta, Gioan-Phaolô II, Bênêđictô XVI hay Phanxicô đệ I..

Riêng ĐTC Bênêđictô thì lại mở ra một định hướng cho công cuộc mục vụ ơn gọi mà ngài xác định đó chính là “môi trường đức tin qua đời sống cầu nguyện”. Ngài viết trong Sứ điệp ngày quốc tế ơn gọi năm nay-2013, như sau :

“Ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến được nẩy sinh từ kinh nghiệm gặp gỡ cá vị với Đức ki-tô, từ một cuộc đối thoại chân thành và tin tưởng với Ngài, đến độ đi vào trong ý muốn của Ngài. Do đó, điều cần thiết phải lớn lên trong kinh nghiệm về đức tin, hiểu như là mối tương quan sâu xa với Đức Giê-su, sự chú ý nội tâm với tiếng nói của Ngài vốn chỉ được nghe trong sâu thẳm cõi lòng chúng ta. Tiến trình nầy giúp chúng ta đáp trả một cách tích cực đối với lời mời gọi của Thiên Chúa, chỉ khả thi tại những cộng đoàn Ki-tô hữu, nơi mà đức tin sống cách mạnh mẽ và quảng đại….nhờ được nuôi dưỡng bởi các bí tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể và nhờ nhờ một đời sống nhiệt tâm cầu nguyện…..”

Như vậy, cộng đoàn chúng ta, giáo xứ chúng ta muốn “khả thi’ trong chương trình ơn gọi linh mục và tu sĩ, thì cốt yếu đó là phải có những cộng đoàn đức tin sâu sắc, những gia đình cầu nguyện và những tâm hồn thực sự được tôi luyện trong môi trường đức tin trưởng thành, tín trung và sốt sắng.

Chúng ta cùng cầu nguyện tha thiết cho điều trên được hiện thực. Amen

LM. Giuse Trương Đình Hiền
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha chia buồn với Trung Quốc về vụ động đất tại Tứ Xuyên
Bùi Hữu Thư
08:56 21/04/2013
Xin cầu nguyện cho các nạn nhân

Động Đất tại Trung Hoa


Rome, ngày 21 tháng 4, 2013 (Le Monde vu de Rome)

Đức Thánh Cha Phanxicô bầy tỏ lòng ưu ái với dân chúng Tỉnh Tứ Xuyên, tại lục điạ Trung Quốc về vụ động đất cường độ 6.6 Richter, trong ngày thứ bẩy, 20 tháng 4, lúc 8 giờ sáng tại điạ phương (2 giờ sáng tại Rôma).

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi cũng đã nghĩ đến ngay sau kinh Truyền Tin trưa ngày Chúa Nhật 21 tháng 4 tại quảng trường Thánh Phêrô – đến những ai đã bị ảnh hưỏng bởi trận động đất tại miền Tây Nam Trung Quốc."

Ngài đã tung ra lời kêu gọi sau đây: “Xin hãy cầu nguyện cho các nạn nhân và cho những ai đang dau khổ vì tác hại của trận động đất mãnh liệt này.”

Trung tâm của trận động đất là tại Ya'an, trong quận Lushan, chỉ ở khoảng 13 cây số chiều sâu. Trận động đất đã được ghi nhận tại thủ đô của Miền là Chengdu, cũng như tại Chongqing.

Theo báo cáo sơ khởi của hãng thông tấn Tân Trung Hoa (l’agence Chine Nouvelle) cho hay Văn Phòng phụ trách về các vụ động đất, thì thiên tai này đã khiến cho 160 người chết và 6.700 người bị thương: có khoảng 10.000 căn nhà bị phá hủy. Hàng trăm chấn động tiếp nối đã gây kinh hoàng cho dân chúng trong suốt ngày này.
 
Ngày Thế Giới Cầu Cho Ơn Gọi: ĐTC phong chức Linh Mục cho 10 phó tế
Nguyễn Minh Triệu sj
21:04 21/04/2013
VATICAN. Vào lúc 9h30 sáng ngày Chúa Nhật Thứ Tư Phục Sinh, cũng là Ngày Thế giới cầu cho ơn gọi lần thứ 50, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ phong chức linh mục cho 10 thầy phó tế, trong đó có 2 thầy người Ấn độ, một thầy người Argentina, một thầy người Croatia và 6 thầy còn lại là người Ý.

Đồng tế với ĐTC có ĐHY Giám quản Agostino Vallini, các Giám mục, và các bề trên liên quan đến các tiến chức.

Nghi thức truyền chức bắt đầu sau bài Phúc Âm. Thầy Phó Tế được ủy nhiệm lần lượt điểm danh 10 tiến chức và ĐHY Giám quản xin ĐTC truyền chức linh mục cho các thầy.
Sau nghi thức giới thiệu, ĐTC đã diễn giảng ý nghĩa của việc phong chức linh mục và nhiệm vụ của các linh mục trong việc xây dựng Giáo hội là Hiền Thê của Chúa Kitô. Sau đây là lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha đến toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện.

Bài giảng của Đức Thánh Cha

“Anh em biết rõ rằng Đức Giêsu là tư tế Tối Cao Duy nhất của Tân ước, nhưng nơi Ngài tất cả dân thánh của Thiên Chúa được trở thành dân tư tế. Dầu vậy, trong số các môn đệ của mình, Đức Giêsu muốn chọn đặc biệt một số người, để ngang qua việc thực thi một cách công khai chức vụ tư tế trong Giáo hội vì lợi ích của con người, họ sẽ tiếp tục sứ mạng của Ngài như là thầy, tư tế và mục tử.

Thực vậy, Đức Giêsu đã được Chúa Cha sai đi như thế nào, thì đến lượt mình, Ngài cũng sai vào thế giới trước hết là các tông đồ, rồi đến các giám mục và các cộng sự của họ, và cuối cùng là những cộng tác viên, các linh mục – những người nối kết với các giám mục trong chức vụ tư tế - để phục vụ dân Chúa như vậy.

Sau khi phản tỉnh và cầu nguyện đầy đủ, giờ đây chúng ta hiện diện nơi đây để phong chức linh mục cho những người anh em của mình để nhờ việc phục vụ Đức Kitô, là Thầy, Tư tế và Mục tử, họ sẽ lao tác và xây dựng Thân Thể Chúa Kitô là Giáo hội nơi dân Thiên Chúa và là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần.
Họ sẽ trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, Tư tế Tối cao và đời đời, nghĩa là họ sẽ được thánh hiến để trở thành các tư tế đích thực của Tân Ước và qua tước hiệu này, họ sẽ được nối kết với các giám mục của họ trong chức vụ tư tế. Họ sẽ là những nhà truyền giảng Tin Mừng, mục tử Dân Thiên Chúa và chủ sự các nghi lễ phụng vụ, đặc biệt là trong việc của hành sự hiến tế của Thiên Chúa.”

Kế đến Đức Thánh Cha nhắc nhở các tiến chức sứ mạng của mình, là Mục tử của Dân Thiên Chúa. Ngài nói:

“Anh em sẽ được phong chức linh mục, anh em hãy nhớ rằng ngang qua việc thực thi thừa tác vụ về Giáo thuyết thánh, anh em được dự phần vào sức mạng của Đức Kitô, là Thầy Duy nhất. Hãy phân phát cho mọi người Lời Chúa mà chính anh em đã lãnh nhận trong niềm vui. Hãy nhớ đến cha mẹ, ông bà, các giáo lý viên, những người đã trao cho anh em lời Chúa, đức tin.. món quà Đức tin. Chính các vị ấy đã thông chuyển cho anh em món quà đức tin. Hãy đọc và năng suy niệm Lời Chúa, hãy tin những gì mình đã đọc, dạy những gì mình tin, và sống những gì mình dạy. Hãy nhớ rằng, Lời Chúa không phải là tài sản của anh em: là Lời của Thiên Chúa. Và Giáo hội là người bảo vệ Lời Chúa.

Vì thế, anh em hãy nuôi dưỡng Dân Chúa bằng giáo thuyết của mình, hãy nuôi dưỡng và trao cho các tín hữu niềm vui bằng hương thơm đời sống của anh em, để với lời và gương mẫu, anh em có thể xây ngôi nhà của Thiên Chúa, là Giáo hội. Anh em hãy tiếp tục những hành động thánh hiến của Đức Kitô. Nhờ vào thừa tác vụ của anh em, sự thánh hiến thiêng liêng của các tín hữu trở nên hoàn thiện. Vì qua bàn tay anh em, nhân danh toàn thể Giáo hội, sự thánh hiến của các tín hữu sẽ được kết hợp với sự thánh hiến của Đức Kitô, được dâng lên bàn thờ khi cử hành các Mầu Nhiệm Thánh. Hãy nhớ điều anh em sẽ làm. Bắt chước điều anh em cử hành, để nhờ vào việc dự phần vào mầu nhiệm cái chết và phục sinh của Thiên Chúa, anh em mang lấy nơi chi thể mình cái chết của Đức Giêsu và bước đi với Ngài trong đời sống mới.

Với Bí tích rửa tội, anh em hãy giúp những người tân tòng gia nhập vào Dân Thiên Chúa. Nhờ bí tích Hòa giải, anh em hãy tha thứ tội lỗi nhân danh Chúa Kitô và Giáo hội: Hôm nay, tôi mời gọi anh em, nhân danh Chúa Kitô và Giáo hội, xin anh em đừng bao giờ mệt mỏi thương xót. Với dầu thánh, anh em hãy xoa dịu nổi đau của những người bệnh và người già: đừng ngại bày tỏ sự thắm thiết-dịu dàng đối với những người già. Ngang qua các cử hành phụng vụ thánh và việc tham dự các giờ kinh nguyện khác nhau trong ngày, anh em hãy trở thành tiếng nói của Dân Thiên Chúa và toàn thể con người.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhắc nhở các tiến chức rằng:

“Cuối cùng, bằng việc dự phần vào mầu nhiệm của Chúa Kitô, là Đầu và Mục Tử, trong sự hiệp thông con thảo với giáo mục của mình, anh em hãy nỗ lực để giúp các tín hữu hiệp nhất với nhau trong một gia đình duy nhất, để dẫn họ đến với Thiên Chúa là Cha, nhờ Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần. Hãy luôn giữ trước mắt anh em mẫu gương của vị Mục Tử Tốt Lành, Đấng đã tới không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ, và Đấng đến để cứu những gì đã hư mất.”



Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng

Thánh lễ kết thúc lúc 11h45, vào đúng 12h trưa, ĐTC Phanxicô đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài để đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới trời nắng đẹp. Nhắn nhủ với các tín hữu và khách hành hường, Đức Thánh Cha đã quãng diễn về ý nghĩa của lời Chúa trong ngày lễ Chúa Nhật thứ Tư Phục sinh. Ngài nói:

Anh chị em thân mến!
Hôm nay là Chúa Nhật IV Mùa Phục Sinh. Ngày Chúa Nhật này được đặc trưng bởi bài Phúc Âm nói về Vị Mục Tử Nhân Lành - trong chương X của Tin Mừng Gio-an - bài Phúc Âm này được đọc hằng năm. Đoạn Tin Mừng của ngày hôm nay trình bày lại cho chúng ta những lời của Chúa Giê-su:

"Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi;
tôi biết chúng và chúng theo tôi.
Tôi ban cho chúng sự sống đời đời;
không bao giờ chúng phải diệt vong
và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi.
Cha tôi, Ðấng đã ban chúng cho tôi,
thì lớn hơn tất cả,
và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha.
Tôi và Chúa Cha là một" (Ga 10, 27-30)

Bốn câu này hàm chứa tất cả sứ điệp của Chúa Giêsu: Ngài mời gọi chúng ta hãy thông dự vào trong mối tương quan của Ngài với Chúa Cha, và đây chính là sự sống đời đời.

Chúa Giêsu muốn thiết lập với các bạn hữu của Ngài một mối tương quan, phản ánh mối tương quan của chính Ngài đã có với Chúa Cha: một mối tương quan phụ thuộc lẫn nhau trong niềm tín thác trọn vẹn và tình hiệp thông thắm thiết. Để diễn tả mối tương quan sâu đậm này, trình thuật Tin Mừng về mối tương quan tình bằng hữu của Chúa Giê-su đã dùng đến hình ảnh người mục tử với chiên của mình: người mục tử gọi chúng và chúng nhận ra tiếng của anh, chiên nghe tiếng gọi của chủ và theo chủ. Dụ ngôn này thật đẹp biết bao! Mầu nhiệm của tiếng gọi có tính gợi ý: ngay từ khi còn ở trong lòng mẹ, chúng ta học biết nhận ra tiếng của mẹ và tiếng của cha; từ một cung điệu của lời được cất lên, chúng ta cảm nhận được sự yêu thương hay khinh miệt, yêu mến hay lạnh nhạt. Tiếng của Chúa Giêsu là độc nhất! Nếu chúng ta học để nhận ra được tiếng ấy, Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta trên nẻo đường sự sống, một con đường băng qua vực thẳm của sự chết!

Tiếp đến Đức Thánh Cha khích lệ các bạn trẻ lắng nghe lời mời gọi của Đức Giêsu và bước theo Ngài một cách gần gũi hơn. Ngài nói:

Mà Chúa Giê-su nói và ám chỉ đến các con chiên của mình: "Cha của tôi, Đấng đã trao chúng cho tôi…" (Ga 10,29). Đây là điều rất quan trọng, là một mầu nhiệm sâu xa, chẳng dễ hiểu chút nào: nếu như tôi cảm được sự hấp dẫn từ Chúa Giêsu, nếu như tiếng của Ngài sưởi ấm trái tim tôi, thì đó chính là ơn sủng từ Chúa Cha, Đấng đã đặt trong trí tim tôi khao khát tình yêu, chân lý, sự sống, và cái đẹp… và Đức Giêsu là tất cả những điều ấy trong sự trọn đầy!

Điều này giúp chúng ta hiểu được mầu nhiệm của ơn gọi, cách riêng là mầu nhiệm của tiếng gọi bước theo một sự thánh hiến đặc biệt. Đôi khi Đức Giêsu gọi chúng ta, mời chúng ta bước theo Ngài, nhưng có lẽ điều đó xảy ra mà chúng ta lại không nhận ra đó chính là Ngài, đúng như nó đã từng xảy ra với trẻ Samuel. Hôm nay, tại quảng trường này, có rất nhiều bạn trẻ. Cha muốn hỏi các con: có lúc nào đó các con cảm được tiếng của Đức Chúa, qua một ước muốn, một niềm thổn thức, mời gọi các con bước theo Ngài một cách gần gũi hơn không? Các con có muốn trở thành người tông đồ của Chúa Giê-su không?

Người trẻ cần đặt ước muốn ấy vào cuộc chơi cho những lý tưởng cao đẹp. Hãy hỏi Chúa Giêsu điều Ngài muốn và hãy can đảm lên! Trước và sau mỗi ơn gọi làm linh mục hoặc ơn gọi đời sống thánh hiến, vẫn luôn có những lời cầu nguyện mạnh mẽ và quyết liệt của một người nào đó, chẳng hạn như lời cầu của ông bà nội ngoại, của cha mẹ, của cộng đoàn… Quả thực Chúa Giê-su đã nói: "Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt - chính là Chúa Cha - sai thợ ra gặt lúa về!" (Mt 9,38). Ơn gọi được nảy sinh trong lời cầu nguyện và bởi lời cầu nguyện; và chỉ trong lời cầu nguyện mà thôi, những ơn gọi ấy mới được gìn giữ và trổ sinh hoa trái. Cha cũng muốn nhấn mạnh rằng hôm nay là "Ngày Thế Giới Cầu Cho Ơn Gọi". Chúng ta hãy cầu nguyện cách đặc biệt cho các tân Linh Mục của Giáo Phận Rô-ma, là những người đã có niềm vui của việc thụ phong sáng nay. Và chúng ta hãy khẩn nài sự cầu bầu của Đức Maria, là Đức Mẹ của tiếng "Vâng". Mẹ đã học để biết nhận ra tiếng của Chúa Giêsu kể từ lúc Mẹ cưu mang Ngài trong bụng. Xin Đức Maria giúp chúng ta nhận ra tiếng của Giêsu tốt hơn và bước theo Ngài, để tiến bước trên con đường của sự sống!

Sau kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, ĐTC đã ban phép lành cho mọi người hiện diện tại quảng trường.

Sau đó ĐTC đã bày tỏ sự gần gũi đối với những gì đang diễn ra ở Venezuela, và Ngài hứa sẽ đồng hành với người dân nước này với tình yêu và lời cầu nguyện. Ngài hy vọng và mời gọi mọi người dân, đặc biệt là các chính trị gia và những người ra quyết định, hãy khước từ mọi hình thức bạo lực, và thiết lập cuộc đối thoại dựa trên chân lý và tôn trọng nhau trong nỗ lực tìm kiếm thiện ích chung cho đất nước. Ngài cũng yêu cầu các tín hữu cầu nguyện và lao tác cho sự hòa giải và hòa bình.

Kế đến, ĐTC cũng mời gọi mọi nhớ đến các nạn nhân đang bị ảnh hưởng bởi động đất ở Trung quốc. Ngài mời gọi mọi người cầu nguyện cho các nạn nhân và những người phải gánh chịu đau khổ vì thiên tai này.
 
Công giáo và Thế giới
Trầm Thiên Thu
17:20 21/04/2013
PHI LỘ – Đây là một tài liệu có nhiều điều bí ẩn hoặc “khuất tất” chưa được làm sáng tỏ. Đọc rồi bạn không chỉ được mở rộng kiến thức mà còn thấy Công giáo thật tuyệt vời, không như người ta xuyên tạc hoặc cố ý “bóp méo” – chẳng hạn chuyện Lm Alexandre de Rhode (1591-1660) dùng mẫu tự Latin ghép thành Việt ngữ. Công lao của Công giáo rất nhiều nhưng bị người ta “cố ý lãng quên”, và có thể người ta muốn dành lấy công lao đó cho mình chăng? Bạn hãy đọc để yêu mến GIÁO HỘI của ĐỨC KITÔ nhiều hơn. Thật hạnh phúc được là người Công giáo! Xin mời bạn tìm hiểu…

GIỚI THIỆU

Tại một cuộc tranh luận mới đây, được BBC phát hình khắp thế giới, hơn 87% khán thính giả phản đối quan niệm cho rằng Giáo hội Công giáo là sức mạnh về sự thiện trên thế giới. Mặc dù những người phản đối Giáo Hội bị chất vấn bởi hai bậc thầy về tu từ học, có một chút nghi ngờ rằng việc bỏ phiếu kia phản ánh sự biến chuyển về thái độ đối với Kitô giáo nói chung và đức tin Công giáo nói riêng. Mới đây chúng ta đã được coi là tử tế và ngây ngô, ngày nay chúng ta lại càng bị coi là ác độc. Cuối cùng, việc dạy đức tin và bảo vệ đạo đức Kitô giáo càng trở nên khó khăn hơn nhiều.

Để diễn tả thử thách này từ căn bản, thiết tưởng chúng ta cần phải tự nhắc nhở mình về mức độ mà đức tin Công giáo là sức mạnh về sự thiện trên thế giới. Chúa Giêsu nói: “Cứ nhìn quả thì biết cây” (Mt 12:33), và ngay cả một số người ngoài Giáo Hội cũng đánh giá cao hiệu quả của Giáo Hội. Chẳng hạn, năm 2007, thương gia vô thần Robert Wilson đã trao 22,5 triệu USD (13,5 triệu Bảng) cho tổ chức giáo dục Công giáo ở New York, và nói rằng: “Nếu không có Giáo hội Công giáo Rôma thì sẽ không có văn minh Tây phương”.

Vậy Giáo Hội trao gởi điều gì cho thế giới?

1. ÁNH SÁNG và VŨ TRỤ

Tổ chức Opus Maius (năm 1267, tiếng Latin nghĩa là “Công việc vĩ đại”) của Tu sĩ Roger Bacon (mất năm 1292), Dòng Phanxicô, đã viết theo yêu cầu của ĐGH Clement IV, đa số nhờ truyền thống quang học trong thế giới Latin. Cặp kính đầu tiên được phát minh tại Ý vào khoảng năm 1300, cách dùng thấu kính sau đó được phát triển thành kính viễn vọng và kính hiển vi.

Nhiều người nghĩ rằng Galileo (mất năm 1642) bị đối xử tệ, họ muốn quên trường hợp riêng của các sự kiện này, hoặc sự thật là ông đã chết và con gái của ông trở thành nữ tu. Lịch Gregorian (1582), nay được dùng toàn thế giới, là kết quả của công việc của các nhà thiên văn Công giáo, là cách phát triển của phép chụp hình thiên văn (astrophysics) bằng quang phổ của Lm Angelo Secchi (mất năm 1878).

Đáng lưu ý nhất là Big Bang, lý thuyết quan trọng nhất về vũ trụ học hiện đại, là phát minh của linh mục Công giáo tên Georges Lemaître (mất năm 1966), một sự kiện lịch sử mà đài BBC chưa nhắc tới hoặc chưa được công bố trên các sách khoa học. Như vậy có bất công không?

2. ĐỊA CẦU và THIÊN NHIÊN

Nền Văn minh Công giáo đã góp phần đáng kể vào việc nghiên cứu khoa học và vẽ bản đồ địa cầu, sản sinh những nhà thám hiểm vĩ đại như Marco Polo (mất năm 1324), Hoàng tử Henry Hoa tiêu (mất năm 1460), Bartolomeu Dias (mất năm 1500), Christopher Columbus (mất năm 1506) và Ferdinand Magellan (mất năm 1521). Ngày xưa người ta bảo thế giới này bằng phẳng (truyền thuyết đen được tạo ra hồi thế kỷ XIX), thế giới Công giáo đã làm ra bản đồ khoa học hiện đại đầu tiên: Diogo Ribeiro’s Padrón Real (1527). Lm Nicolas Steno (mất năm 1686) là người sáng lập địa tầng học (stratigraphy), là cách giải thích về các lớp đá là một trong các nguyên tắc của khoa địa chất (geology).

Jean-Baptiste Lamarck (mất năm 1829), một người Công giáo Pháp, đã phát triển lý thuyết đầu tiên về sự tiến hóa, kể cả khái niệm về sự biến đổi của các loài và phả hệ (genealogical tree). Tu sĩ Gregor Mendel (mất năm 1884), Dòng Augustinô, đã phát minh ngành di truyền học (genetics) dựa trên việc nghiên cứu tỉ mỉ các đặc tính di truyền của khoảng 29.000 cây đậu.

3. TRIẾT HỌC và THẦN HỌC

Công giáo coi triết học là tốt tự bản chất và chịu trách nhiệm trong việc hình thành thần học, dùng lý lẽ để giải thích điều được phát hiện về phương diện siêu nhiên. Các triết gia Công giáo lừng danh phải kể tới Thánh Augustinô (mất năm 430), Thánh Thomas Aquinas (mất năm 1274), Thánh Anselmô (mất năm 1109), Chân phước Duns Scotus (mất năm 1308), Chân phước Suárez (mất năm 1617), và Chân phước Blaise Pascal (mất năm 1662). Các triết gia gần đây là Thánh Edith Stein (mất năm 1942), Thánh Elizabeth Anscombe (mất năm 2001), và Thánh Alasdair MacIntyre. Về căn bản, Thiên Chúa là Chúa của lý lẽ và tình yêu, người Công giáo bảo vệ tính tối giảm (irreducibility, không thể giảm bớt) của con người đối với vấn đề này, quy luật này tạo ra sinh linh có thể là nguyên nhân chính xác của hành động, ý chí tự do, vai trò của nhân đức trong sự hạnh phúc, điều tốt và xấu, luật tự nhiên và luật phi mâu thuẫn. Các quy luật này có tầm ảnh hưởng khôn lường về cuộc sống và văn hóa.

4. GIÁO DỤC và HỆ THỐNG ĐẠI HỌC

Có thể sự đóng góp cho giáo dục để nổi bật lên từ nền Văn minh công giáo là sự phát triển hệ thống đại học. Các trường ĐH Công giáo đầu tiên gồm Bologna (1088), Paris (khoảng 1150), Oxford (1167), Salerno (1173), Vicenza (1204), Cambridge (1209), Salamanca (1218-1219), Padua (1222), Naples (1224), và Vercelli (1228). Giữa thế kỷ XV (hơn 70 năm trước cuộc Cải Cách), đã có hơn 50 trường đại học ở Âu châu.

Nhiều trường đại học này (như ĐH Oxford) vẫn cho thấy các dấu hiệu thành lập của Công giáo – như những hình tứ giác theo kiểu các tu viện, lối kiến trúc Gothic và nhiều nhà nguyện. Khởi đầu từ thế kỷ VI, Công giáo Âu châu cũng phát triển những thứ mà sau đó được gọi là grammar schools (trường trung học), hồi thế kỷ XV, sản sinh dạng in ấn di động, rất ích lợi cho ngành giáo dục. Ngày nay, ước tính các trường Công giáo có đến hơn 50 triệu sinh viên học sinh trên khắp thế giới.

5. NGHỆ THUẬT và KIẾN TRÚC

Tin Ngôi Hai Nhập Thể, Ngôi Lời mặc xác phàm và Thánh Lễ có các quy luật nền tảng trong việc đóng góp ngoại hạng của Công giáo đối với nghệ thuật và kiến trúc. Đó là: các đại giáo đường La Mã cổ đại, tác phẩm của Giotto (mất năm 1337), người khai sinh trường phái thực tế trong hội họa khi vẽ 14 Chặng Đàng Thánh Giá kiểu Dòng Phanxicô, giúp gợi hứng nghệ thuật ba chiều (3D) và kịch nghệ, phát minh cách phối cảnh đường nét một điểm của Brunelleschi (mất năm 1446), và kiệt tác của thời kỳ Thượng Phục Hưng (High Renaissance, thập niên 1490, với bích họa “Bữa Tiệc Ly” của danh họa Leonardo da Vinci). Còn có tác phẩm của Chân phước Fra Angelico (mất năm 1455), thánh bổn mạng nghệ thuật, các tác phẩm của các danh họa Leonardo da Vinci (mất năm 1519), Raphael (mất năm 1520), Caravaggio (mất năm 1610, pictured), Michelangelo (mất năm 1564) và Bernini (mất năm 1680). Nhiều tác phẩm của các họa sĩ này, như tác phẩm trên trần Nguyện Đường Sistine, được coi là một trong các kiệt tác nghệ thuật của mọi thời đại. Nền Văn minh Công giáo cũng tành lập các loại, như lối kiến trúc Byzantine, Romanesque, Gothic, High Renaissance và Baroque. Tượng Cristo Redentor ở Brazil và Đại giáo đường Sagrada Familia ở Barcelona chứng tỏ Đức Tin vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng cho cả nghệ thuật và kiến trúc.

6. LUẬT PHÁP và LUẬT HỌC

Việc cải cách của ĐGH Gregory VII (mất năm 1085) đã thúc đẩy việc hình thành Luật Giáo Hội và các quốc gia Âu châu. Sau đó là việc áp dụng triết học vào luật pháp, cùng với các kiệt tác của các tu sĩ như Gratian hồi thế kỷ XII, sản sinh các cơ quan pháp luật hoàn chỉnh đầu tiên, được coi là ảnh hưởng lẫn nhau để hình thành một tổng thể. Cuộc cách mạng này cũng dẫn tới việc thành lập các trường luật, khởi đầu ở Bologna (1088), từ đó sinh ra nghề luật, và các khái niệm như “tính cách đoàn thể” (corporate personality), nền tảng luật của nhiều cơ quan ngày nay như trường đại học, công ty và quỹ tín dụng. Các nguyên tác luật như “niềm tin tốt”, sự nhượng quyền, sự bình đẳng trước pháp luật, luật quốc tế, tòa án xét xử, luật đình quyền giam giữ (habeas corpus), và trách nhiệm chứng minh sự phạm tội ngoài việc khả nghi cũng là hệ quả của nền Văn minh và Luật học của Công giáo.

7. NGÔN NGỮ

Trung tâm của tiếng Hy Lạp và Latin đối với Công giáo đã làm thuận tiện cho việc đọc và viết, vì các mẫu tự rất dễ học hơn so với các biểu tượng ngôn ngữ, không khó như Trung ngữ (tiếng Trung quốc). Nhờ Công giáo phổ biến, các mẫu tự Latin được dùng nhiều nhất trong hệ thống viết trên thế giới. Thế nên có thể gọi La ngữ là mẫu ngữ. Công giáo cũng phát triển các mẫu tự Armenia, Georgia, Cyrillic và chữ viết tiêu chuẩn – như tiểu tự Carolingian (chữ viết nhỏ) từ thế kỷ IX tới XII, và tiểu tự Gothic (từ thế kỷ XII).

Công giáo còn cung cấp khung văn hóa cho Divina Commedia (hài kịch về Chúa), Cantar de Mio Cid (Ca khúc của Chúa) và La Chanson de Roland (ca khúc của Roland), các tác phẩm bản xứ rất ảnh hưởng sự phát triển lẫn nhau của Ý, Pháp và Tây Ban Nha. Thánh ca Công giáo của Cædmon (thế kỷ VII) là
bản Anh ngữ cổ nhất còn lại hiện nay – tìm thấy ở The Moore Bede (khoảng năm 737), còn lưu trữ tại Thư viện của ĐH Cambridge. Valentin Haüy (mất năm 1822), anh em với Viện phụ Haüy (người phát minh tinh thể học – crystallography), đã thành lập trường học đầu tiên dành cho người mù. Học trò nổi tiếng nhất của trường này là Louis Braille (mất năm 1852), người phát triển hệ thống chữ nổi dành cho người mù phổ biến cả thế giới cho tới nay, gọi là chữ Braille.

8. ÂM NHẠC

Nền Văn minh Công giáo thực sự sáng tạo truyền thống âm nhạc Tây phương, rút ra từ âm nhạc Do Thái trong âm nhạc phụng vụ thời kỳ đầu. Bình ca Grêgôriô phát triển từ thế kỷ VI. Các phương pháp thu âm bình ca dẫn tới việc phát minh âm nhạc có khuông nhạc, rất lợi ích trong việc thu âm, và dụng cụ giúp trí nhớ “ut-re-mi” (do-re-mi) của Guido di Arezzo (mất năm 1003). Từ thế kỷ X, các trường nhà thờ đã phát triển âm nhạc đa âm (polyphonic music), sau đó mở rộng nhiều tới 40 giọng (Tallis, Spem in Alium) và thậm chí là 60 giọng (Striggio, Missa Sopra Ecco).

Loại nhạc có nguồn gốc với Văn minh Công giáo gồm có thánh ca (hymn), ô-ra-tô (oratorio) và ô-pê-ra (opera). Nhà soạn nhạc Haydn (mất năm 1809) là một người Công giáo đạo đức, định hình việc phát triển nhạc giao hưởng (symphony) và bộ tứ nhạc cụ dây (string quartet). Giáo Hội và phụng vụ đã định hình nhiều tác phẩm của các nhà soạn nhạc lừng danh như Monteverdi (mất năm 1643), Vivaldi (mất năm 1741), Mozart (mất năm 1791, pictured) và Beethoven (mất năm 1827). Bản Symphony No 8 (Giao hưởng số 8) của nhà soạn nhạc Mahler (mất năm 1911) được coi như nhạc đề của thánh ca Lễ Ngũ Tuần (Pentecost), đó là bài “Veni creator spiritus” (Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến).

9. THÂN PHẬN PHỤ NỮ

Trái ngược với thành kiến chung, các phụ nữ ngoại hạng và có uy tín đã từng là một trong các tiêu chuẩn của nền văn minh Công giáo. Đức tin đã tôn vinh nhiều thánh nữ, kể cả các Thánh Tiến sĩ Giáo Hội mới đây, và nuôi dưỡng nhiều Nữ tu như Thánh Hilda (mất năm 680) và Chân phước Hildegard von Bingen (mất năm 1179), Mẹ bề trên và học giả. Các phụ nữ Công giáo tiên phong về chính trị phải kể tới Thánh Empress Matilda (mất năm 1167), Eleanor ở Aquitaine (mất năm 1204) và Nữ hoàng Anh quốc Mary Tudor (mất năm 1558).

Nền văn minh Công giáo cũng sản sinh nhiều nữ khoa học gia và giáo sư đầu tiên: Trotula ở Salerno hồi thế kỷ XI, Dorotea Bucca (mất năm 1436), trưởng khoa y dược tại ĐH Bologna, Elena Lucrezia Piscopia (mất năm 1684), phụ nữ đầu tiên nhận bằng Tiến sĩ Triết học (1678), và Maria Agnesi (mất năm 1799), phụ nữ đầu tiên là giáo sư toán học, được ĐGH Bênêđictô XIV bổ nhiệm hồi đầu năm 1750.

(Tổng hợp và chuyển ngữ)
 
Top Stories
Pope: Be merciful pastors, not functionaries
Vatican Radio
17:10 21/04/2013
On the 50th World Day of Prayer for Vocations, Pope Francis ordained ten men to the priesthood for the diocese of Rome at Sunday Mass in St Peter’s basilica, mandating them to ‘build the house of God, which is the Church, in word and example’. Emer McCarthy reports listen:

The ten men ranging in age from 26 to 44, were drawn from the Diocesann major seminary, the Neocatechumenal Way seminary for the diocese, Redemptoris Mater and the Oblates of Divino Amore seminary.

Ahead of the beginning of the liturgy, the Holy Father surprised the then still candidates to the priesthood by joining them in the basilica sacristy. Continuing on a tradition he had begun as Archbishop of Buenos Aires he spent a moment in prayer with each of them before commending them and their ministry to the Blessed Virgin.

The homily delivered by the Holy Father ahead of the rite of consecration was based on the one that appears in the Pontificale Romanum for the ordination of priests, with one or two personal additions. In fact, reflecting on the sacraments that these men would soon administer upon the people of God as ministers of the Supreme Priest, Christ, he asked the ten men to “always be merciful pastors” to their people and not just ‘functionaries’.

The theme of vocations also dominated Pope Francis’ address before praying the midday Regina Caeli prayer with the estimated 70 thousand people who crowded St Peter’s Square and surrounding streets again this Sunday.

Looking out over the multitude, many from abroad carrying national flags, the Pope noticed the many young people present and addresses an appeal directly to them to ‘listen for the voice of Jesus and bravely ask Him what he wants of you’.

Pope Francis noted that "sometimes Jesus calls us, invites us to follow him, but it may happen that we do not realize” that it is Him speaking to us. He went on to ask the young people to listen carefully for Christ’s voice the midst of their restlessness, observing that youth should be spent in the pursuit of high ideals and inviting the young people to have the courage to listen to the Lord.

He also noted that “behind and before every vocation to the priesthood or consecrated life, is always the strong and intense prayer of someone: a grandmother, a grandfather, a mother, a father, a community”, asking believers everywhere to redouble their prayers today for more “laborers for the Lord’s harvest”.

After the Marian prayer Pope Francis launched a series of appeals for the populations of Venezula and China. The first hit by post-electoral turmoil the second by a devastating earthquake.

The Holy Father invited prayers for China "for the victims and for those who are suffering because of the violent earthquake" in Sichuan province. He also called on “the beloved Venezuelan people, especially institutional authorities and politicians to firmly reject any type of violence, and to establish a dialogue based on truth, in mutual recognition, in the search for the common good and love for the nation".And finally entrusting all of his intentions to Mary Queen of the Heavens Pope Francis took his leave of the thousands below wishing all a blessed Sunday and a good lunch.

Below we publish the homily as per the Pontificale Romanum for the ordination of priests:

Beloved brothers and sisters: because these our sons, who are your relatives and friends, are now to be advanced to the Order of priests, consider carefully the nature of the rank in the Church to which they are about to be raised.

It is true that God has made his entire holy people a royal priesthood in Christ. Nevertheless, our great Priest himself, Jesus Christ, chose certain disciples to carry out publicly in his name, and on behalf of mankind, a priestly office in the Church. For Christ was sent by the Father and he in turn sent the Apostles into the world, so that through them and their successors, the Bishops, he might continue to exercise his office of Teacher, Priest, and Shepherd. Indeed, priests are established co-workers of the Order of Bishops, with whom they are joined in the priestly office and with whom they are called to the service of the people of God.

After mature deliberation and prayer, these, our brothers, are now to be ordained to the priesthood in the Order of the presbyterate so as to serve Christ the Teacher, Priest, and Shepherd, by whose ministry his body, that is, the Church, is built and grows into the people of God, a holy temple.

In being configured to Christ the eternal High Priest and joined to the priesthood of the Bishops, they will be consecrated as true priests of the New Testament, to preach the Gospel, to shepherd God’s people, and to celebrate the sacred Liturgy, especially the Lord’s sacrifice.

Now, my dear brothers and sons, you are to be raised to the Order of the Priesthood. For your part you will exercise the sacred duty of teaching in the name of Christ the Teacher. Impart to everyone the word of God which you have received with joy. Remember your mothers, your grandmothers, your catechists, who gave you the word of God, the faith ... the gift of faith! They transmitted to you this gift of faith. Meditating on the law of the Lord, see that you believe what you read, that you teach what you believe, and that you practise what you teach. Remember too that the word of God is not your property: it is the word of God. And the Church is the custodian of the word of God.

In this way, let what you teach be nourishment for the people of God. Let the holiness of your lives be a delightful fragrance to Christ’s faithful, so that by word and example you may build up the house which is God’s Church.

Likewise you will exercise in Christ the office of sanctifying. For by your ministry the spiritual sacrifice of the faithful will be made perfect, being united to the sacrifice of Christ, which will be offered through your hands in an unbloody way on the altar, in union with the faithful, in the celebration of the sacraments. Understand, therefore, what you do and imitate what you celebrate. As celebrants of the mystery of the Lord’s death and resurrection, strive to put to death whatever in your members is sinful and to walk in newness of life.

You will gather others into the people of God through Baptism, and you will forgive sins in the name of Christ and the Church in the sacrament of Penance. Today I ask you in the name of Christ and the Church, never tire of being merciful. You will comfort the sick and the elderly with holy oil: do not hesitate to show tenderness towards the elderly. When you celebrate the sacred rites, when you offer prayers of praise and thanks to God throughout the hours of the day, not only for the people of God but for the world—remember then that you are taken from among men and appointed on their behalf for those things that pertain to God. Therefore, carry out the ministry of Christ the Priest with constant joy and genuine love, attending not to your own concerns but to those of Jesus Christ. You are pastors, not functionaries. Be mediators, not intermediaries.

Finally, dear sons, exercising for your part the office of Christ, Head and Shepherd, while united with the Bishop and subject to him, strive to bring the faithful together into one family, so that you may lead them to God the Father through Christ in the Holy Spirit. Keep always before your eyes the example of the Good Shepherd who came not to be served but to serve, and who came to seek out and save what was lost.
 
Regina Caeli: Ask Jesus what he wants from you
Vatican Radio
17:12 21/04/2013
Below a Vatican Radio transcript and translation of Pope Francis’ Regina Caeli address this Fourth Sunday of Easter, World Day of Prayer for Vocations:

Dear brothers and sisters,

Fourth Sunday of Easter is characterized by the Gospel of the Good Shepherd - in the tenth chapter of St. John – which we read every year. Today’s passage contains these words of Jesus: " My sheep hear my voice; I know them, and they follow me. I give them eternal life, and they shall never perish. No one can take them out of my hand. My Father, who has given them to me, is greater than all, and no one can take them out of the Father’s hand. The Father and I are one"(10.27 to 30).These four verses contain Jesus’ entire message, the core of His Gospel: He calls us to participate in His relationship with the Father, and this is eternal life.

Jesus wants to establish a relationship with his friends that is a reflection of His relationship with the Father, a relationship of mutual belonging in full trust, in intimate communion. To express this deep understanding, this relationship of friendship Jesus uses the image of the shepherd with his sheep: he calls them, and they know his voice, they respond to his call and follow him. How beautiful this parable is! The mystery of the voice is suggestive: from our mother's womb we learn to recognize her voice and that of our father, from the tone of a voice we perceive love or disdain, affection or coldness. The voice of Jesus is unique! If we learn to distinguish it, He guides us on the path of life, a path that goes beyond the abyss of death.

But at a certain point Jesus, referring to his sheep, says: "My Father, who has given them to me..." (Jn 10,29). This is very important, it is a profound mystery, that is not easy to understand: if I feel attracted to Jesus, if his voice warms my heart, it is thanks to God the Father, who has put in me the desire of love, of truth, life, beauty ... and Jesus is all this to the full! This helps us to understand the mystery of vocation, particularly the call to a special consecration. Sometimes Jesus calls us, invites us to follow him, but maybe we don’t realize that it is Him, just like young Samuel. There are many young people today, here in the square. There are many of you! So many of you young people present today in the square!

I would like to ask you: have you sometimes heard the voice of the Lord which through a desire, a certain restlessness, invites you to follow Him more closely? Have you heard it? I can’t hear you…there you are! Have you had any desire to be apostles of Jesus? Youth must spend itself for high ideals. Do you think so? Do you agree? Ask Jesus what he wants from you and be brave! Be brave, ask Him!!! Behind and before every vocation to the priesthood or consecrated life, is always the strong and intense prayer of someone: a grandmother, a grandfather, a mother, a father, a community ... That's why Jesus said, "Pray the Lord of the harvest - that is, God the Father - to send out laborers into his harvest" (Mt 9:38). The vocations are born in prayer and from prayer, and only in prayer can they persevere and bear fruit. I like to underline this today, the "World Day of Prayer for Vocations." We pray especially for the new priests of the Diocese of Rome, whom I had the joy of ordaining this morning. And we invoke the intercession of Mary. Today there were 10 young men who have said "yes" to Jesus and were ordained priests this morning ... This is beautiful! Let us invoke the intercession of Mary who is the woman who said "yes." Mary said "yes," all her life! She has learned to recognize the voice of Jesus since she bore him in her womb. Mary, Our Mother, help us to know better the voice of Jesus and follow it, to walk the path of life!

Thank you so much for your greeting, but let us also proclaim Jesus loudly... Let us all pray together to the Virgin Mary.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Đaminh Rosa Lima Mừng Cộng Đoàn Mới Tại Giáo Phận Hải Phòng
Sr. Maria Nguyễn Thị Minh Du
16:24 21/04/2013
Hôm nay ngày 20 tháng 4 năm 2013, tại giáo xứ Hữu Quan thuộc giáo phận Hải Phòng, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên đã chủ sự thánh lễ tạ ơn mừng khánh thành một cộng đoàn mới của các nữ tu Đaminh Rosa Lima.

Đáp lại lời mời gọi của Giáo Hội trong năm đức tin và nhất là đáp lại lời tha thiết mời gọi của Đức Cha Giuse. Hội Dòng Đaminh Rosa Lima đã gửi các nữ tu đến giáo xứ Hữu Quan làm công việc mục vụ giáo xứ như tập hát ca đoàn, dạy giáo lý và dạy tân tòng, các hội đòan…

Gần hai năm qua, các nữ tu được cha chánh xứ GioaKim Nguyễn Đức Báu cho ở nhờ nhà xứ và nhờ quý anh chị em giúp đỡ trong thời gian chưa có nơi ở.

Hơn 7 tháng qua, được sự giúp đỡ của Đức cha Giuse, của cha chánh xứ, của anh chị em giáo dân Hữu Quan và của ân nhân xa gần. Hôm nay các nữ tu đã chính thức có một ngôi nhà mới, một cộng đoàn mới làm chỗ trú chân và nhất là làm công việc mục vụ xứng hợp với ơn gọi.

Sáng nay, thời tiết đất Bắc gọi là Cốc Vũ, tức là mưa rào. Tuy nhiên, tạ ơn Chúa nhà thờ Hữu Quan được đón tiếp Đức Cha, Quý Cha trong và ngoài giáo phận, quý tu sĩ nam nữ cùng quý khách trong cái nắng nhè nhẹ, dìu dịu.

Đức Cha được cha xứ, quý nữ tu Đaminh Rosa Lima, ban hành giáo cùng toàn thể anh chị em Hữu Quan đón từ ngoài đầu làng. Đức Cha bắt tay hỏi thăm thân tình từng người một, một hình ảnh thật đẹp, một hình ảnh của người mục tử biết rõ từng con chiên trong ràn của mình.

Đúng 9 giờ sáng, đoàn đồng tế vào đến cửa nhà thờ trong tiếng hát lên đền của hai ca đoàn Các Bà Mẹ và Antôn giáo xứ Hữu Quan. Niềm vui của các chị em thuộc cộng đoàn Chúa Ba Ngôi- Dòng Đaminh Rosa Lima được tăng lên nhờ sự hiện diện đông đủ của Quý Cha trong và ngoài giáo phận, của các nữ tu Đaminh Bắc Ninh, Đaminh Thái Bình, Mến thánh Giá Bắc Hải, tu hội Emanuel và Tu Hội Tận Hiến. Khách mời đến từ trong và ngoài giáo phận…đặc biệt chị tổng phụ trách và tất cả các chị đại diện và một số chị em Đaminh Rosa Lima thuộc các cộng đoàn từ miền Nam cũng ra Hải Phòng để chia sẻ niềm vui với các chị em có nhà mới và chúc mừng cũng như nâng đỡ tinh thần truyền giáo của các chị ở đây. Được biết đây là cộng đoàn thứ 14 của Hội Dòng Đaminh Rosa Lima và là cộng đoàn thứ hai của Hội Dòng có mặt tại giáo phận Hải Phòng.

Trong bài giảng lễ về ngày kính nhớ Đức Mẹ cách riêng, Đức Cha nói lên ba bài học ngắn gọn cho mọi người dễ nhớ khi đọc kinh Manificat. Đó là một mẫu gương cầu nguyện của Đức Mẹ. Hình ảnh Mẹ cầu nguyện là mẫu mực cho mỗi người trong đời sống đức tin. Không cầu nguyện, chúng ta như đèn không có dầu, chúng ta thiếu niềm vui và không nhận ra Chúa trong cuộc đời của mình.

Bài học thứ hai là sự khiêm nhường. Mẹ đã thưa tiếng xin vâng thánh ý trong tâm tình người tớ nữ mọn hèn. Khiêm nhường làm cho chúng ta nhận ra mình là người đầy yếu đuối và khuyết điểm. Khiêm nhường làm cho mình sống hài hòa với anh chị em hơn.

Bài học thứ ba là sự sẵn sàng. Mẹ đã sẵn sàng cộng tác với Thiên Chúa thì người giáo dân chúng ta cũng noi gương Mẹ, sẵn sàng cộng tác với Giáo Hội trong việc đem Tin Mừng cho mọi người. Khẩu hiệu của giáo phận Hải Phòng trong năm Đức tin này là: « Học hỏi, sống và thông truyền đức tin ». Xin cho anh chị em chúng ta cũng hăng say rao truyền Tin Mừng đến với mọi người.

Hôm nay, nhà Dòng khánh thành một cộng đoàn mới đây vừa là chỗ ở cho các nữ tu vừa là nơi giáo dục đức tin. Đời sống đức tin khởi đi từ tấm bé, từ ngày học mẫu giáo, học giáo lý và lớn lên tham gia các hội đoàn, đức tin mỗi ngày một lớn mạnh.

Sau thánh lễ, Đức Cha Giuse đã trao phép lành Tòa thánh cho quý vị ân nhân của Hội Dòng. Cha chánh xứ đại diện cho giáo xứ lên lãnh đầu tiên. Niềm vui của giáo xứ Hữu Quan như vỡ òa trong những tràng pháo tay nồng nhiệt sau khi Đức Cha vừa dứt lời công bố phép lành Tòa thánh.

Nhờ tình thương của Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ Maria, lời cầu nguyện và những tấm lòng quảng đại của quý ân nhân gần xa mà ngôi nhà được hoàn thành trong niềm vui của cha xứ, của quý nữ tu và nhất là của anh chị em giáo dân Hữu Quan. Từ ngày khởi công xây dựng ngôi nhà mới, nhà các nữ tu là nơi tập trung đông giáo dân nhất. Từ sau thánh lễ ngoài các nhóm thợ, các ông trùm chia nhau coi sóc công trình này. Các ông nói với nhau rằng: nhà các sơ tuy không lớn, nhưng đây là công trình đông thợ nhất trong làng từ xưa đến nay !

Quả thế, những ngày cuối chuẩn bị đến ngày khánh thành, các ông, các bà nườm nượp đến nhà Dòng dọn dẹp, quét tước, lau dọn chu đáo. Ngày nào tiếng cười tiếng nói cũng vang cả sân. Người lớn trẻ em ra vào tấp nập. Người viết cũng thấy vui lây vì đây quả thực không chỉ là niềm vui của Hội Dòng được phục vụ mà ngôi nhà này còn là nơi thường xuyên lui tới của anh chị em giáo dân. Như hình ảnh của Thánh vịnh: « Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay. Anh em được sống xum vầy bên nhau ».

Tạ ơn Chúa qua những ngày tháng nương nhờ dưới nhà xứ của giáo xứ Hữu Quan, được sống trong sự đùm bọc yêu thương của bà con giáo dân, các nữ tu hôm nay đã chính thức có một ngôi nhà mới. Ước chi niềm vui này lan tỏa sâu xa đến nhiều tâm hồn và ước chi những ân nghĩa mà chúng con nhận lãnh qua các ân nhân sẽ là phương tiện tốt, để chúng con chia sẻ trong đời phục vụ cách yêu thương tận tụy hơn với đời sống dâng hiến trong ơn gọi Đaminh.

Nữ tu M. Minh Du
 
Một thiếu nhi thuyền nhân 75 là bác sĩ nha khoa được truyền chức Phó Tế dòng Tên tại Paris
Lê Đình Thông
13:26 21/04/2013
MỘT THIẾU NHI THUYỀN NHÂN NĂM 1975 ĐƯỢC TRUYỀN CHỨC PHÓ TẾ DÒNG TÊN

38 năm sau biến cố 1975, thầy Gioan Nguyễn Quốc Tuấn trong số 12 tiến chức dòng Tên được truyền chức phó tế trong thánh lễ trọng thể cử hành tại thánh đường Thánh I Nhã, Trung tâm Sèvres, quận 6 Paris chiều ngày 20/04/2013.

Đức Cha Pascal Delannoy, phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp chủ lễ, với sự đồng tế của linh mục Jean-Yves Grenet, bề trên giám tỉnh dòng Tên, Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, giám đốc Giáo xứ Việt Nam và nhiều linh mục dòng Tên.

12 tân phó tế dòng Tên đến từ 9 quốc gia: thầy Gioan Tuấn (Việt Nam), thầy Evrard (Bỉ), Alvarez Soto (Chili), Recktenwald (Đức), Tenório Maciel (Brazil), Giraud (Thụy sĩ), Vella (Malte), Manadu và Rodrigues (Ấn độ,), Ferraroni (Ý), Couchouron, Dupont (Pháp).

Các ca khúc phụng vụ thể hiện ý nghĩa đa văn hóa:

- tiếng Anh: Sing joyfully to the Lord, all you lands (Hãy tung hô Chúa, hỡi toàn thể địa cầu) (Tv 99,1-2)

- Tiếng Hindi: Paavanaathmuda paavana athmudo, jeevamosagu paavanaathmuda (Lạy Chúa Thánh thần, xin ban cho chúng con sự sống).

- Tiếng Tây ban nha: En todo amar y servir (Tất cả là yêu thương và phụng sự).

- Tiếng Ý: Laudato sii, o mi’ Siognore (Nào cùng chúc tụng Chúa).

- Tiếng Đức: Jesus, bleibet meine Freude (Chúa Giêsu là nguồn an vui của tôi): nhạc J.-S. Bach.

- Tiếng Bồ đào nha: O Espírito do Senhor me ungiu (Thánh thần Chúa xức dầu cho tôi).

- Tiếng Pháp: Nous voici devant toi, ô notre père, rassemblés devant toi sous son nom (Lạy cha, chúng con tập hợp dưới danh thánh ngài).

- Tiếng la tinh: Salve Regina, mater misericordiae (Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy).

Bài đọc 1 do Mathilde Tixier đọc: ‘‘Ngày sabát sau, gần như cả thành tụ họp nghe lời Thiên Chúa. Thấy những đám đông như vậy, người Do-thái sinh lòng ghen tức, họ phản đối những lời ông Phaolô nói và nhục mạ ông. Bấy giờ ông Phaolô và ông Banaba mạnh dạn lên tiếng: Anh em phải là những người đầu tiên được nghe công bố lời Thiên Chúa, nhưng vì anh em khước từ lời ấy, và tự coi mình không xứng đáng hưởng sự sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía dân ngoại. Vì Chúa truyền cho chúng tôi thế này: Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ đến tận cùng cõi đất. Nghe thế, dân ngoại vui mừng tôn vinh lời Chúa, và tất cả những người đã được Thiên Chúa định cho hưởng sự sống đời đời, đều tin theo. Lời Chúa lan tràn khắp miền ấy.’’ (Cv 13,43-49)

Thánh vịnh do cha Nicolas Steeves dòng Tên dẫn ca bằng tiếng Anh: ‘‘Hãy tung hô Chúa, hỡi toàn thể địa cầu, phụng thờ Chúa với niềm hoan hỷ, vào trước thánh nhan Người giữa tiếng hò reo. Hãy nhìn nhận Chúa là Thượng Đế, chính Người dựng nên ta, ta thuộc về Người, ta là dân Người, là đoàn chiên Người dẫn dắt. Hãy vào cửa thánh điện cất tiếng tạ ơn,tới khuôn viên đền vàng dâng lời ca ngợi, tạ ơn Chúa và chúc tụng danh Người. Bởi vì Chúa nhân hậu, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương, qua bao thế hệ, vẫn một niềm thành tín.’’

Mười hai thầy tiến chức mặc áo choàng trắng. Anh Nguyễn Quốc Bảo, bào huynh thầy Gioan Nguyễn Quốc Tuấn, đọc bài đọc 2 trích sách Khải huyền: ‘‘Một trong các kỳ mục lên tiếng hỏi tôi: ‘‘Những người mặc áo trắng kia là ai vậy? Họ từ đâu đến?’’ Tôi trả lời: ‘‘Thưa Ngài, Ngài biết đó’’. Vị ấy bảo tôi: ‘‘Họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên. Vì thế, họ được chầu trước ngai Thiên Chúa, đêm ngày thờ phượng trong Ðền Thờ của Người; Ðấng ngự trên ngai sẽ căng lều của Người cho họ trú ẩn. Họ sẽ không còn phải đói, phải khát, không còn bị ánh nắng mặt trời thiêu đốt và khí nóng hành hạ nữa. Vì Con Chiên đang ngự ở giữa ngai sẽ chăn dắt và dẫn đưa họ tới nguồn nước trường sinh. Và Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ’’. (Kh 9,14-17).

Sau đó thầy phó tế Ba Lan Krzysztof Augustiniak công bố Tin mừng Chúa Chiên lành theo thánh Gioan: ‘‘Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. Cha tôi, Ðấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. Tôi và Chúa Cha là một.’’ (Ga 10,27-30).

Trong bài giảng, đức cha Pascal Delannoy nói đến ý nghĩa của Tin mừng: Chúa chiên lành hy sinh cho đoàn chiên. Ngài khuyên nhủ các phó tế cần lý luận theo Phúc âm thay vì chỉ quen lý luận theo loài người. Với nhiệm vụ bác ái, nơi nào loài người tự khép mình vị kỷ, Thiên Chúa mời gọi ta tận hiến. Mỗi khi ta coi anh em ta là người dưng nước lã, ta hãy yêu thương và tôn trọng. Mỗi khi thế nhân nói đến hận thù, Chúa dạy ta khoan dung, nhân hậu, nhẫn nại và trung kiên. Mỗi khi thế nhân coi con người chỉ là lợi lộc tầm thường, Thiên Chúa dạy ta đừng suy hơn tính thiệt, nên rộng rãi với mọi người. Năm nay là Năm Phó tế (Diaconia 2013) của Giáo hội Pháp. Mỗi phó tế sẽ ghi lại những cảm nghĩ về tình trạng bất công, nghèo đói, các việc làm huynh đệ, bác ái. Ngài còn nhấn mạnh về tính đa văn hóa của 12 tân phó tế, đến từ 9 quốc gia khác nhau.

Phần phụng vụ truyền chức mở đầu bằng kinh cầu xin Chúa Thánh thần: Veni Sancte Spiritus, tui amoris ignem accende (Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng. Chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống, đầy lòng chúng con là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con). Sau khi 12 thầy tân phong nẳm sấp mình đọc kinh cầu các thánh (litanie des saints), đức cha Pascal Delannoy đặt tay trên mỗi thầy tiến chức, đọc lời nguyện thánh hiến và trao cho các tân phó tế thừa tác dây choàng phó tế có huy hiệu Trung tâm Sèvres:

Màu vàng (chiều dọc) nối kết trời mới đất mới (Mt 25,31-46).

Màu tím hy vọng giao kết bốn phương trời: tứ hải giai huynh đệ (Mt 23,8).

Trước khi đức cha Pascal Delannoy ban phép hành trọng thể, thầy Gioan Nguyễn Quốc Tuấn đã thay mặt các thầy phó tế tân phong cám ơn đức cha chủ lễ, cha Jean-Yves Grenet, bể trên giám tỉnh dòng Tên tại Pháp và các cha đã cử hành trọng thể thánh lễ truyển chức. Thầy cám ơn tỉnh dòng Pháp và các tỉnh dòng khác đã dẫn dắt các thầy trong suốt quá trình gia nhập đại gia đình dòng Tên theo linh đạo thánh I Nhã, trở nên người lữ hành, đồng hành với Chúa Kitô và các anh em trong dòng. Thầy bầy tỏ lòng biết ơn các bậc sinh thành đến từ miền xa: Brazil, Hoa Kỳ, Na Uy, Ý, Bỉ v.v. hết lòng vun sới ơn gọi. Thầy cám ơn nhiều người đã âm thầm làm việc: ca đoàn thánh đường saint Lambert và ca trưởng Isabelle Niel, cha Philippe Charru sử dụng đại phong cầm và nhiều nhạc sĩ khác nữa. Thầy cám ơn toàn thể cộng đoàn đã dự thánh lễ, hiệp dâng lên Thiên Chúa tâm tình hiếu thảo tri ân.

Thầy Gioan Nguyễn Quốc Tuấn là con út cụ Nguyễn Văn Hộ, nguyên chủ tịch hội đồng mục vụ, đồng thời là sáng lập viên ban phụng ca Lê Bảo Tịnh. Thầy có chị ruột là nữ tu Nguyễn Kim Thoa phụ trách văn hóa xã hội Giáo xứ Paris. Tháng 5/1975, gia đình thầy vượt biên. Thầy là bác sĩ nha khoa, hành nghể suốt 8 năm trước khi gia nhập dòng Tên vào năm 2003. Thầy cho biết việc gặp gỡ một người không nhà không cửa đã khiến thầy quyết định dâng mình cho Chúa. Thầy tốt nghiệp thần học tại Centre Sèvres. Sau đó, nhà dòng cử thầy làm trợ tá giám đốc Trung tâm Văn hóa Y khoa Augustin Fabre ở Marseille. Thầy còn làm việc với Phong trào các chủ doanh nghiệp Công giáo.

Trong bữa tiệc khoản đãi gia đình các tân phó tế, linh mục bề trên giám tỉnh Jean-Yves Grenet, xuất thân là kỹ sư, bầy tỏ sự vui mừng vì từ nay tỉnh dòng có thêm nhiều phó tế trẻ. Cha Grenet cầu mong các thầy thực hiện sứ mạng rao giảng lời Chúa và chung lo việc bác ái cho bệnh nhân và những người còn gặp cảnh khó khăn. Tiếp đó, Đức Ông Mai Đức Vinh cho biết thánh lễ truyền chức phó tế nhằm Ngày Quốc tế Ơn gọi. Đức Ông cầu mong sẽ còn nhiều ơn gọi khác nữa trong cộng đoàn.

Paris, ngày 21 tháng 4 năm 2013

Lê Đình Thông
 
Thăm Legio Maria trên đất nước Lào
Lm. Raphael Trần Xuân Nhàn
13:49 21/04/2013
Thakhet 20/04/2013 - Vì lo chương trình đại hội Acies tại Comitium Vinh nên lên đường muộn màng, mãi tới ngày 15 chúng tôi mới sang viếng thăm anh chị em Legio tại Lào, nhưng dẫu sao Mẹ cũng đã chuẩn bị cho chúng tôi chuyến hành trình tốt đẹp, hôm nay là ngày cuối năm của dân tộc Lào, những chuyến xe đò vẫn cứ một tốc độ bình thản, chẳng có gì vội vàng, đem mọi người về tổ ấm để ăn tết truyền thống của đất nước Lào. Chiều ngày 15/04 chúng tôi được chị Tầm trưởng Curia Vientiane đón tiếp tại bến xe, về đến nhà trời nhá nhem tối, trong bữa cơm chiều cuối năm thật êm ả, mọi người cùng nhau tiễn biệt một năm cũ ra đi, chúng tôi lên chương trình cho ngày mai.

Xem hình ảnh

Mọi người đồng ý dành trọn ngày 16/04 để gặp gỡ anh chị em Legio tại Vientiane, mặc dầu tết nhưng các thành viên rất nhiệt tình trong buổi hội ngộ và đỉnh cao của ngày hội ngộ là thánh lễ, đến 3 giờ chiều, lễ Acies được tổ chức tại nhà nhà thờ chính tòa Vientiane, sau thánh lễ anh chi em cùng chia sẻ bữa tiệc thân mật tại nhà hàng và chia tay, bùi ngùi và cảm xúc trao cho nhau lời cầu chúc tốt đẹp đầu năm mới, chúng tôi lên đường khi trời đã tối, trực chỉ xuống cuối nước Lào đó là Paksé thành phố nam Lào trên quốc lộ 13 dài khoảng 667km về phía nam.

Về đến Paksé (ngày17/4) trời vừa hừng sáng, anh Thành trưởng Curia Paksé đón về nhà ăn sáng, sau khi đã xếp đặt chương trình cho một ngày mới, chúng tôi được chị Thảo, phó Curia Paksé cho mượn xe hơi, tôi chở đoàn qua sông Mêkông cách thành phố Pakse khoảng 9Km đến với bản Huội phệt tên gọi cũ là bản Malai. Qua buổi gặp gỡ thăm hỏi chuyện trò Sr. Khan trưởng Praesidium Đức bà phù hộ cho biết tại đây mới thành lập thêm 2 Praesidium trong Giáo xứ Huội Phệt. Sau khi gặp gỡ một số hội viên Legio chúng tôi đã dành thời gian để đến buôn làng ăn tết cổ truyền Bun Pi May với dân chúng.

Buổi tối đoàn chúng tôi trở về nhà thờ chính tòa Pakse nghỉ đêm, tại đây chúng tôi được Cha Antôn Hoàng Hữu Thư, linh mục Tổng Đại Diện giáo phận Pakse đón tiếp rất nồng hậu, khuôn viên rộng rãi thoáng mát, bên cạnh nhà xứ có 1 căn nhà cho các hội đoàn sinh hoạt, có cộng đoàn dòng nữ Bác ái thánh nữ Turê.

Sáng ngày 18/04 mới 6 giờ sáng các hội viên, bằng mọi phương tiện, từ các buôn làng đã tấp nập đến khuôn viên nhà nhờ, trận mưa đầu năm làm dịu cái nắng khắc nghiệt, không khí tươi mát trở lại như mùa xuân, mọi người vui vẻ trao cho nhau nụ cười với lời chào thân ái (Sa-bai-đi) (Sa-bai-đi kol-pho)….Ăn sáng bằng bánh mì với cà phê gói. 8 giờ tập trung vào nhà thờ sinh hoạt, sau khi đọc kinh khai mạc, các Praesidium đọc bản phúc trình công tác, cha Linh giám Comitium Vinh có đôi lời với anh chị em, sau khi đọc kinh Catena Anh chi em dâng mình cho Mẹ, để kết thúc Cha Tổng Đại Diện Paksé đọc kinh “lạy Nữ Vương, Lạy Mẹ chúng con” bằng tiếng Lào và đi vào thánh lễ Acies, vì tỉ lệ hội viên Legio Lào chiếm 95%, nên đã được cha Tổng Đại Diện chủ tế thánh lễ và giảng bằng tiếng Lào, trong bài chia sẻ ngài đã nói lên tinh thần Legio đang làm sống lại Đức Tin của người Lào, đặc biệt trong năm Đức Tin này đang cần thắp sáng lên ngọn nến Đức Tin cho mọi người, để cùng nhau đồng hành với Chúa Kitô và đem Tin Mừng Phục Sinh đến cho những người chưa biết Chúa.

Sau thánh lễ, chị trưởng Praesidium tước hiệu Mẹ thông ơn Thiên Chúa có đôi lời cảm ơn cha Tổng Đại diện, Cha Linh giám, cùng Anh Antôn Hoàng Trung Thông, Trưởng Comitium Vinh, để kết thúc cha linh giám Comitium Vinh có đôi lời chân thành cảm ơn sự nhiệt tình, không phải riêng chỉ hôm nay mà phải nói là suốt mấy năm qua, nhờ ơn cha Tổng Đại Diện cũng là cha Linh giám Curia Pakse, đôn đốc, động viên và đồng hành mà Legio Paksé phát triển mạnh và đi đúng theo thủ bản.

Cuối cùng là bữa cơm thân mật tại nhà ăn của giáo xứ, sau bữa ăn chúng tôi chia tay nhau bùi ngùi, anh chị em lại tiễn chúng tôi lên xe để về Thakhet kịp tối nay.

Sau một ngày sinh hoạt chúng tôi phải tiếp tục hành trình 5 tiếng đồng hồ trên tuyến đường 13 dài khoảng 332 km tới Thakhet miền trung của đất nước Lào, chúng tôi đã được cha Cha Bunlieta (Hiền) bề trên Đại Chủng Viện Thakhet đón tiếp tai bến xe lúc 8 giờ tối 19/04. Sau buổi gặp gỡ thân mật, ngài cho chúng tôi biết tình hình sinh hoạt của Curia Thakhẹt, trong năm vừa qua mới thành lập thêm được 2 Praesidia, và còn nhiều triển vọng trong tương lai, vì Curia này được Legio Mariae Thái Lan thường xuyên lui tới. giúp đỡ nên có sức phát triển hơn. Buổi sáng ngày 19/04 chúng tôi đã dâng thánh lễ tại nhà thờ chính tòa cho anh chị em Curia Thakhẹt, sau thánh lễ vào lúc 8 giờ chúng tôi được gặp Đức cha Jean-Marie-Vianney Prida INTHIRATH. Giám Mục giáo phận Thakhek, Ngài là một vị chủ chăn theo mẫu gương của thánh Jean-Marie -Vianney, một vị giám mục khiêm tốn, hiền hoà, vui tính trong cung cách cư xử. Chính Ngài có lòng yêu mến Đức Maria, nên hội đoàn Legio có cơ may để phát triển mạnh mẽ, chính Ngài mời Legio Thái Lan sang chăm sóc cho Legio tại giáo phận của Ngài. Ngài chân thành cảm ơn cha Linh giám và anh Trưởng cũng như tất cả anh chị em trong Comitium Vinh, đã có công gieo vãi, vun trồng, chăm tưới cho công cuộc phát triển Legio tại đất nước Lào đặc biệt trong giáo phận của Ngài.

Tóm lại, nơi đây là mảnh đất mầu mỡ, đang có một sức sống âm thầm nhưng mãnh liệt, nhờ ơn Mẹ Maria luôn tăng trưởng, và đây cũng là hội tông đồ giáo dân duy nhất hiện diện trên đất nước Lào.

Ngồi ôn lại 5 năm qua, từ ngày tái lập (08.07.2008), sau 5 năm Legio Mariae Lào đã có bước phát triển, từ 03 Praesidium tiên khởi nay đã có 3 Curia:

1/ Curia Vientiane : 5 Praesidiae 94 hội viên hoạt động + 8 hội viên tán trợ.
2/ Curia Thakhẹt : 12 Praesidiae 234 hội viên hoạt động.
3/ Curia Paksé : 10 Praesidiae 150 hội viên hoạt động + 10 hội viên tán trợ.

Tổng cộng: Hội viên hoạt động 478, Hội viên tán trợ 18, Bảo trợ Tu sĩ 3.

Nhờ sự giúp đỡ của các giám mục và các linh mục tại Lào, Comitium Vinh đã dịch được thủ bản ra tiếng Lào và in ấn và tặng cho Legio Lào, nay còn kiểm tra lại để bổ sung một ít thiếu sót khi chuyển ngữ và in lại bản mới. Khi có thủ bản trong tay các hội viên Lào dễ dàng học hỏi và hoạt động vững vàng hơn.

Chuyến viếng thăm định kỳ năm nay trùng với dịp tết cổ truyền của Lào gọi là Bun Pi May, cũng là lễ hội tạt nước, ngày lễ cầu mưa và chúc phúc lành cho nhau, để dành một buổi chiều để ăn tết truyền thống của Lào, đi từng nhà chúc phúc, cầu may cho họ, bất kể phật giáo hay công giáo cũng tổ chức như nhau, từng cụm đại gia đình đoàn tụ như ở Việt nam. Tết cổ truyền Bun Pi May của Lào (lễ hội năm mới) hay Lễ hội Hốt Nậm (Té nước), cầu mong nước về, cho cuộc sống sinh sôi, đâm chồi, nảy lộc. Năm mới của Lào bắt đầu từ ngày 13 đến ngày 15/4 dương lịch. Theo truyền thống cách đây hàng nghìn năm, mỗi khi Tết đến xuân về, người Lào lại tổ chức lễ hội té nước. Trong lễ hội này, người dân Lào và cả khách du lịch nước ngoài, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo đều cùng hưởng niềm vui, niềm hạnh phúc của một ngày hội thực thụ.

Người Lào sống hiền lành và hướng về điều thiện. những ngày này không kể dù lạ hay quen, dù có hay không có địa vị trong xã hội, cũng đều được gia chủ tiếp đón ân cần như nhau và được thể hiện sự quý trọng bằng những “gầu” nước dội lên khắp người khi đến thăm. Người được té nước nhiều, áo quần ướt đẫm, càng sung sướng vì tin rằng mình sẽ gặp nhiều may mắn trong năm, đồng thời cũng như sự minh chứng là mình được nhiều người yêu mến. Ngày đầu năm, ngoài tục vẩy nước, té nước còn diễn ra nhiều trò vui, khỏe gắn với sông nước, trong đó nhộn nhịp nhất là các cuộc đua thuyền, đặc biệt là nghi lễ Su-khắn được diễn ra nơi trang trọng nhất của một gia đình, một mâm cỗ dọn lên với trái cây hoa lá dọn trên mâm cỗ nhiều tầng tựa như tháp chùa, trên các cành cây treo những sợi giây đủ màu, sau khi người chủ lễ niệm phật và rảy nước phép lên mâm cỗ, một người nào đó lấy sợi giây trên mâm cỗ đã rảy nước phép cột vào cổ tay vị chủ tế. vị chủ tế cũng làm như thế cho mọi người và sau đó mọi người cột giây cho nhau để chúc phúc, an vui, mạnh khỏe, may mắn… trong tiếng nhạc samvong nhịp nhàng, khi buộc chỉ tay, phục khén họ đọc bài ca cầu phước tôi viết lên đây cũng là lời cầu chúc may mắn cho mọi người như sau:

Đây là sợi chỉ thiêng
Trên trời đưa xuống
Thần thánh ban cho
Chỉ đã phơi khô
Đã quay trên ống
Tay nàng kéo sợi…
Đây sợi chỉ đẹp xinh
Giống viên ngọc quý
Sáng tựa kim cương
Thén Ngọc Hoàng dạy
Dệt chỉ sợi ba
Buộc vào tay ta
Buộc qua tay phải
Tôi cầu chúc bạn
Ngàn vạn ruộng nương
Buộc qua tay trái
Môn ngàn rẫy hái
Mong chỉ chặt bền
Luôn bên tay bạn
Thần đất về che
Thần nước về chở
Thần núi, thần rừng
Chỉ bạn kho vàng
Đánh nên chiếc nhẫn
Chỉ bạn kho bạc
Đánh nên chiếc vòng
Tôi buộc tay phải
Ước bạn vạn voi
Nằm trong chuồng vàng
Chiêng bằng mười nắm
Lớn hơn chiêng thường
Những 2 tay nắm…
Ước cả thần tiên
Luôn ở cùng bạn.

Sau một tuần sinh hoạt với Legio tại lào và dành riêng một ngày thăm viếng Thái Lan, chúng tôi rời khỏi đất nước Lào vào ngày 20/04, đây là một chuyến công tác đầy ấn tượng.

Nguyện xin Chúa, qua lời bầu cử của Mẹ Maria, tiếp tục ban ơn và chúc phúc cho công cuộc truyền giáo tại đất nước Lào qua con cái Mẹ. Xin mọi người quan tâm cầu nguyện và giúp đỡ cho công việc truyền bá Tin Vui Phục Sinh tại đát nước Triệu Voi.
 
Ngày cầu nguyện cho ơn gọi tại Giáo xứ Thuận Nghĩa
PV Thuận Nghĩa
13:54 21/04/2013
Để giúp các Kitô hữu thấy được tầm quan trọng của ơn gọi linh mục và tu sĩ, hôm nay Chúa nhật Chúa chiên lành, Cha quản xứ Ant. Nguyễn Văn Đính đã tổ chức gặp gỡ các ông bà cụ và các bậc cha mẹ có con cái sống trong các dòng tu, đồng thời thiết lập lớp dự tu của giáo xứ.

Xem hình ảnh

Từ sáng sớm các ông bà cụ và các bậc Cha mẹ có con cái đi tu đã tập trung trước cửa nhà thờ trên tay mỗi người một cây nến sáng, họ được Cha xứ rước vào nhà thờ để tham dự thánh lễ cầu nguyện cho con cái của họ đang làm việc trên các cánh đồng truyền giáo và đang sống trong các dòng tu. Đây là dịp giúp họ ý thức về sự liên kết của họ với con cái của mình trong đời sống cầu nguyện.

Trong bài chia sẻ, Cha quản xứ nêu lên tầm quan trọng của gia đình trong việc vun trồng ơn gọi : gia đình là chủng viện đầu tiên, một chủng viện tại gia. Ngài cũng nêu lên những tiêu chuẩn và những dấu hiệu để nhận biết ơn gọi nơi con cái. Nếu Cha mẹ nhận thấy con cái có ý hướng đi tu, hãy khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho con cái đạt được ý nguyện.

Sau thánh lễ, Cha quản xứ gặp riêng các ông bà cụ và các bậc Cha mẹ có con cái đang đi tu ở các dòng. Theo thống kê sơ bộ, Giáo xứ Thuận Nghĩa hiện có gần 200 gia đình có con cái đi tu. Cha Quản xứ nhắc nhở : có con cái dâng mình cho Chúa trong ơn gọi linh mục hay tu sĩ là một vinh dự lớn cho các bậc làm Cha mẹ, nhưng vinh dự đi liền với trách nhiệm. Cha mẹ cần có đời sống gương mẫu và hy sinh nhiều để cầu nguyện cho con cái trung thành với ơn gọi của mình.

Một vị đại diện nói lêN tâm tình tri ân cảm tạ Cha xứ và hứa sẽ cố gắng sống gương mẫu, nhất là luôn cầu nguyện cho con cái trung thành với ơn gọi. Hội Cha mẹ có con cái đi tu cũng bầu ra ban đại diện để hoạt động trong thời gian tới.

Sau thánh lễ buổi chiều, Cha quản xứ đã gặp gỡ các em dự tu trong giáo xứ. Sau hơn một tuần kêu gọi và tính đến chiều nay đã có gần 300 em đăng ký vào lớp dự tu. Đây là một dấu hiệu đáng mừng, vì như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI nói rằng “Nơi đâu ta càng thấy có nhiều ơn gọi linh mục và tu sĩ, nơi đó người ta đang sống Tin Mừng với sự quảng đại lớn lao” (Sứ Điệp truyền thanh, 11 tháng 4 năm 1964).

Trong bài nói chuyện, Cha quản xứ, nêu lên những điều kiện cơ bản để nhận ra ơn gọi đời sống tu trì: có ý hướng ngày lành, có một sức khỏe ổn định, có sự quân bình về tâm lý, có khả năng trí tuệ thích hợp, có đời sống luân lý trong sáng…

Dự tính các em dự tu sẽ sinh hoạt vào chiều Chúa nhật hàng tuần để các em trưởng thành hơn trong đời sống nhân bản, tu đức. Ngoài ra, các em cũng sẽ được giới thiệu về linh đạo của các dòng tu để các em có thể chọn lựa ơn gọi phù hợp với mình.

Hy vọng, lớp dự tu Giáo xứ Thuận Nghĩa sẽ vun trồng nhiều ơn gọi có ích cho Giáo hội trong tương lai.
 
Hội Y Dược hạt Thuận Nghĩa công tác bác ái
Pv Thuận Nghĩa
18:43 21/04/2013
VINH - Chưa đầy một tháng sau khi thành lập ( ngày 24/ 3/2013), với tinh thần năm Đức tin, Hội Y dược công giáo Hạt thuận nghĩa đã vui mừng “lên đường” để thực thi sứ vụ của mình theo khẩu hiệu của hội: “Yêu thương – Phục vụ”. Vào ngày Chúa Nhật IV phục sinh 21/4/2013 tại Giáo xứ Cẩm Trường, Hội đã cử 25 Y bác sỹ, dược sỹ phối hợp với các nữ tu dòng Mến Thánh Giá khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc cho bà con giáo dân.

Xem hình ảnh

Giáo xứ Cẩm Trường là giáo xứ lớn trong Hạt Thuận Nghĩa, với 4 giáo họ và gần 4866 nhân danh, tại đây các y bác sỹ đã khám tổng quát, tư vấn sức khỏe đồng thời cấp thuốc điều trị miễn phí cho 650 bà con giáo dân với kinh phí gần 50 triệu đồng do Cha Linh hướng và Hội tự gầy dựng. Tại đây bà con rất vui mừng phấn khởi vì giữa thầy thuốc và bệnh nhân rất gần gũi như người thân và họ có thể tâm sự về bệnh tật hoặc sức khỏe một cách chân tình cởi mở.

Các Y bác sỹ trong đoàn đã nhiều lần đi khám cấp thuốc ở nhiều vùng miền do bệnh viện tổ chức, nhưng họ thực sự bị chinh phục khi được làm việc nơi đây, một sự văn minh trật tự, gần gũi. Và một điều mới, và hiếm có khi tại đây, các Y, Bác sỹ đã nói lời cảm ơn với bệnh nhân sau khi khám cho họ - một hành động “văn minh công giáo”.

Ngày ra quân của Hội không thể toàn vẹn hơn khi đích thân cha Quản hạt, cha Quản xứ Cẩm Trường và cũng là Cha Linh hướng của Hội có mặt từ đầu đến cuối để dõi theo những hoạt động cũng như tâm tư của bà con.

Đây là chương trình mở đầu cho chuỗi hoạt động trong tâm nguyện của hội Y Dược Công Giáo Hạt Thuận Nghĩa, việc thành lập hội được khởi đi từ Cha Quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính và cha linh hướng Antôn Nguyễn Văn Thanh. Một trong những tôn chỉ mục đích của hội là quan tâm đến sự phát triển con người một cách toàn diện không biệt lương hay giáo trong giáo hạt và nhiệm vụ hàng đầu là tinh thần bác ái chia sẻ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

Và như vậy Hội đã ra đi và tiếp tục “lên đường” để mang “ yêu thương, phục vụ và đầy tớ của sự sống, là một phần nhỏ và là cánh tay nối dài của Thiên Chúa, để qua đó Ngài có thể chạm đến và chăm sóc các bệnh nhân” (ĐTC Gioan Phaolo II).
 
Văn Hóa
Vội
Anmai, CSsR
18:26 21/04/2013
Đời ! Có những chuyến đi chậm mà cũng có những chuyến đi quá vội. Nhanh hay vội không ai có thể biết được. Chỉ có Đấng là chúa, là chủ của sự sống mới biết mà thôi.

Sáng hôm kia, cùng gia đình, nhà dòng và thân bằng quyến thuộc dâng lễ tạ ơn với bà cố vì bà đã hoàn thành 96 năm làm người và làm con Chúa. Thánh Lễ an táng cho bà được cử hành trong bầu khí ấm cúng và sâu lắng. Theo nguyện ước của bà, tang lễ tổ chức sao cho giản đơn và nhẹ nhõm. Con cháu đã không giữ được những dòng lệ đẫm trên mi bởi lẽ gia đình đã mất điều gì đó quý giá nhất trong cõi đời này.

96 tuổi đời quả là tuổi hiếm có và là quà tặng cho gia đình, cho bạn bè thân hữu. Dù muốn dù không cũng không thể nào bước qua khỏi ngưỡng cửa của cái chết và trở về tro bụi bởi kiếp nhân sinh là như thế.

Chiều hôm qua, có dịp vào thăm bệnh tại Chợ Rẩy. Ở góc hành lang chật hẹp của lầu 3 bệnh viện Chợ Rẩy là nơi nương ẩn của chàng thanh niên còn khá trẻ. Hỏi thăm thì anh cho biết sức khỏe anh bình thường và công việc hiện tại của anh là làm văn phòng. Cách đây một tuần, đầu anh hơi nặng một tí, gia đình đưa anh vào viện. Bệnh viện tuyến dưới đã chuyển anh về Chợ Rẩy. Vài phút trước khi tôi đến, tin dữ đã đến với người dì ruột - là một nữ tu luống tuổi - rằng người cháu này sẽ ra đi bất cứ lúc nào vì anh đang mang trong mình khối u trong não. Bác sĩ cho biết rằng sức khỏe của anh không biết được ngày nào. Như vậy là anh sẽ ra đi bất cứ lúc bởi vì khối u trong não anh đang mang gần vỡ.

Khi thăm hỏi, anh vẫn tỉnh táo để trả lời những câu chào thăm. Vì đạo đức nghề nghiệp cũng như về lòng của lương y nên bác sĩ chỉ cho gia đình biết thôi. Thăm hỏi anh nhưng lòng quặn đau bởi lẽ anh đang tiến đến gần cõi chết nhưng anh không hề biết. Dù chỉ mới biết anh nhưng lòng đau lắm. Nhìn tỉnh như vậy nhưng giờ của anh không còn bao lâu nữa.

Chuyến đi của anh quá vội so với bà cố mà ngày hôm qua tôi đưa tiễn.

Bước ra hành lang nơi người dì đang đứng với vài người thân, cũng chỉ biết xoa dịu dì với lời an ủi là hãy phó thác trong tay Chúa. Dĩ nhiên ai không biết là phó thác nhưng đứng trước nỗi đau này chẳng ai mong cả. Thương cháu quá nên những dòng lệ cứ tuôn trào không cầm được. Được biết gia đình của anh quá đơn chiếc để người dì phải xin phép Tổng Phụ Trách để ở bên cạnh cháu trong những ngày cuối đời.

Sáng hôm nay có dip đến nơi hỏa táng, trước đó ghé vào thắp vài nén hương viếng Mẹ. Không quên gửi chút tâm tình cho những người quanh mộ mẹ. Đám tang một tín hữu nhờ giúp chẳng hiểu sao mà chưa đến như đã hẹn. Thời gian đợi càng dài hơn như đã tính. Thời gian ấy hết xe này lại xe kia nối tiếp nhau dừng ở tiền sảnh và lần lượt nhân viên mai táng khiêng cỗ quan vào. Nhìn trên bảng nhật ký hỏa táng lượng người đăng ký ngày hôm nay đầy bảng.

Chưa đến giờ nên cùng tham dự nghi thức hỏa táng của cụ già từ quận 8. Thấy chàng thanh niên cầm tờ giấy thông tin người quá cố mang dán vào áo quan để chuẩn bị cho nghi thức hỏa táng. Chợt vu vơ trộm nghĩ không biết đến ngày nào lại đến phiên anh nằm trong đó cho người khác dán để đưa vào lò hỏa táng.

Nghĩ đến anh chẳng lẽ không nhớ đến phận mình ?Tôi lại thầm nghĩ một ngày nào đó tên tôi cũng nằm trên cái bảng ấy và rồi cũng phải đi qua ngọn lửa thiêu và trở về cùng với tro bụi trong cái hủ bé bé con con.

Cuộc đời là như thế ! Vắn - dài, lâu - vội ... rồi cũng thế. Cuối cùng cũng trở về với lòng đất Mẹ để chờ ngày phục sinh phán xét.

Không phải yếm thế hay bi quan nhưng phận người là như thế và cuộc đời cũng là như thế ! Ky cóp, vun vén, dành dụm để cuối cùng trở về với hai bàn tay trắng. Chuyện là 96 năm tuổi đời như bà cố kia hay vài chục năm như anh chàng bị u não cũng chẳng có gì quan trọng. Chuyện quan trọng là sau 96 năm, sau vài chục năm ở cái cõi tạm này ta đã làm gì và ta đã sống như thế nào.

Nhớ lại bảng tên ở trung tâm hỏa táng để nhắc mình một ngày nào đó mình cũng chẳng được miễn trừ. Ngày có tên trên cái bảng nhật ký thiêu hỏa ở cái trung tâm hỏa táng đó của mỗi người đến bất chợt không ai biết.

Và vì thế, hãy liệu liệu sống như thế nào đó để sống cho đến ngày ra trung tâm hỏa táng ta mỉm cười thanh thản chào mọi người ở lại và vui vẻ bước vào chốn thiên đình mà mấy chục năm sống ở cõi tạm mà ta ngong ngóng hướng về.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Gánh Hàng Cá
Nguyễn Ngọc Liên
21:22 21/04/2013
GÁNH HÀNG CÁ
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Nằm đất hàng hương
Hơn nằm giường hàng cá.
(Ca Dao)