Ngày 18-04-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:39 18/04/2013
SUY NGHĨ CỦA NGƯỜI MẸ
N2T

Một hôm, tôi đi tản bộ trên con đường làng quê, đột nhiên nghe tiếng gào thét chói tai của phụ nữ ở nhà bên cạnh, tôi liền qua đó hỏi thăm cho biết là chuyện gì đã xảy ra. Té ra là một em bé đùa giỡn cạnh bếp lửa nên bị phỏng tay, bà mẹ dùng rất nhiều cách để làm cho con mình bớt đau, như: thổi nhẹ trên vết phỏng, hôn trên mặt nó, phân tán sự chú ý của con gái.v.v...Nhưng tất cả đều không có hiệu quả, trong khi thất vọng ê chề, người mẹ thương tâm ấy bèn lấy ngón tay của mình đặt trên lò lửa và bị phỏng.
Cách suy nghĩ của người mẹ là: nếu bà không có cách gì làm cho đứa con hết đau, thì bà cùng chịu đau khổ với con mình.
(Frank Mihalic)

Suy tư:
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, tình yêu của mẹ dành cho con cái mênh mông vô hạn, bởi vì không một người mẹ nào mà không cảm nghiệm được tình yêu của mình dành cho con cái từ khi cưu mang cho đến khi nó được sinh ra đời, một tình yêu không lời nói nào có thể diễn tả, chì có bằng hành động.
Tình mẹ bao la này được nhìn thấy rõ ràng nhất nơi Đức Mẹ Ma-ri-a khi Mẹ đứng dưới chân thập giá –nơi con mình, Đức Chúa Giê-su- bị đóng đinh, để cứu chuộc nhân loại tội lỗi. Mẹ đã chia sẻ những đau khổ với con mình để những nhát đinh đóng vào tay chân của Đức Chúa Giê-su, thì cũng như đóng vào tay chân Mẹ vậy...
Đức Mẹ Ma-ri-a không cầu xin Đức Chúa Cha giảm bớt đau khổ cho con mình, nhưng Mẹ đã bằng lòng chấp nhận và chia sẻ những đau khổ với Đức Chúa Giê-su.
Không ai yêu thương con cái cho bằng người mẹ, nhưng cũng có những bà mẹ nhẫn tâm ác độc và vì ích kỷ mà giết con khi nó còn là bào thai nằm trong bụng mình.
-------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:41 18/04/2013
N2T

37. Nếu như chúng ta bằng lòng kết hợp với Thiên Chúa, thì chúng ta cần phải hết hợp hoàn toàn, kết hợp toàn bộ, tức là tình dục và lệch hướng của chúng ta phải chết đi.

(Thánh John of Cross)
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tôi biết chúng, và chúng theo tôi
Lm Jude Siciliano, OP
05:21 18/04/2013
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH -C-
CVTĐ 13: 43-52; Tv. 100; Khải.huyền 7: 9, 14-17; Gioan 10: 27-30

TÔI BIẾT CHÚNG, VÀ CHÚNG THEO TÔI

Trong đời, ai mà không từng có những lần dao động lòng tin? Ai không từng băn khoăn những lúc trầm cảm và phân vân về lòng tin của mình? Khi người thân yêu của ta qua đời sau một thời gian dài chịu đau khổ, nhiều người sẽ tự hỏi: “Sao Chúa lại để cho bà ấy chịu đau khổ lâu thế? Sao Người không cất bà đi sớm hơn? Tất cả những đau khổ ấy thì có ích gì kia chứ?” Đôi lúc gặp phải những vấn đề như thế, người ta đâm ra thất vọng về Thiên Chúa. Dù họ có thể không từ bỏ niềm tin hoặc những việc thực hành đạo đức nhưng có lẽ giờ đây việc cầu nguyện và thờ phượng đối với họ chỉ như như công việc thường ngày, đơn giản chỉ làm vì thói quen.

Những Kitô hữu mà sách Khải huyền và Tin mừng Gioan hôm nay nhắc đến đã phải trải qua nhiều gian truân trong đức tin. Họ bị rúng động bởi việc bắt bớ và sự phản đạo. Kết quả là, trong những lúc khó khăn như thế người ta đã bỏ việc thực hành đức tin của mình. Đức Giêsu ở đâu và tại sao Người không trở lại như đã hứa? Bên cạnh những áp lực bên ngoài, thì cám dỗ nghi ngờ Thiên Chúa còn đến từ rất nhiều những vấn đề như được nhắc đến ở trên. Cũng như chúng ta, họ đã tự hỏi Thiên Chúa ở đâu khi mà những thảm cảnh ấy xảy ra cho gia đình, hoặc chính bản thân họ.

Trong những lúc gian truân, người tín hữu có thể sẽ cảm thấy rất bất an hoặc không còn muốn bám víu vào Thiên Chúa. Quý vị có thể thấy hậu cảnh của những đau khổ mà các tín hữu thời Giáo hội thời sơ khai phải trải qua như được nhắc lại trong sách Khải huyền và Tin mừng Gioan. Nhưng điều mà tác giả sách thánh muốn nói với chúng ta hôm nay là ngay cả khi chúng ta cảm thấy mình đang rơi tự do thì Thiên Chúa không bao giờ buông tay chúng ta.

Đôi tay vững chắc là tài sản quan trọng và cần thiết đối với các vận động viên. Nhưng thậm chí một cầu thủ bóng chày xuất sắc nhất cũng có thể đánh một cú pop-up và khiến cho đội kia ghi điểm dành chiến thắng trước đội chủ nhà. Nhưng Đức Giêsu, vị Mục Tử, sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta. “Không ai cướp được chúng khỏi tay tôi”. Chúng ta, những người tín hữu, cần những đôi tay vững chắc như thế khi cuộc sống đang cố hạ gục chúng ta.

Những Tông đồ đầu tiên là Phaolô và Banaba có thể đã bị cám dỗ nghĩ rằng Thiên Chúa đã bỏ rơi họ. Trong sách Công vụ Tông đồ, chúng ta nghe về phương pháp rao giảng của các ông. Khi đến một thành mới, thì trước tiên hai ông đến hội đường và rao giảng vào ngày Sabbát. Nhưng, lời giảng của hai ông ở Antiôkhia gặp phải sự chống đối của một số người, “họ sinh lòng gen tức và phản đối những lời ông Phaolô nói”. Thay vì bỏ cuộc thì hai ông lại tiến lên. Hai ông nhận ra rằng sứ điệp cứu độ không chỉ dành cho những người Dothái mà còn dành cho cả thế giới. Đức Kitô đã không bỏ rơi các ông. Sau những thất bại ban đầu thì đôi tay chắc chắn của Vị Mục Tử Nhân Lành đã mở ra một cách thức mới để toàn thể nhân loại được nghe Tin mừng.

Sách Khải huyền mô tả hàng loạt những thị kiến liên quan đến các tín hữu đã trải qua thử thách. Một số người xem sách Khải huyền như là cẩm nang dự đoán về ngày tận thế. Đây thực ra không phải là sách viết về những phỏng đoán tương lai, nhưng là lăng kính giúp giải thích hiện tại cũng như giúp chúng ta biết đặt niềm hy vọng nơi Vị Mục Tử đang nói với chúng ta hôm nay trong Tin mừng Gioan.

Trong đoạn trích sách Khải huyền hôm nay, “đoàn người đông đảo” mặc áo trắng, “tay cầm nhành lá thiên tuế” – là dấu hiệu của sự chiến thắng. Cuối cùng! Họ đã chiến thắng sau khi “đã trải qua cơn thử thách lớn lao…!” Những người kiên nhẫn chịu đau khổ này đã được Con Chiên dẫn dắt. Thật là sự nối kết tài tình giữa các hình ảnh! Đấng là Mục Tử cũng là Con Chiên, dẫn dắt chúng ta qua đau khổ và cái chết. Đấng đã từng đi qua hành trình gian khổ ấy không bỏ mặc chúng ta, nhưng Người sẽ đi trước, dẫn đường và đưa chúng ta đến sự sống bất diệt. Khi nghe được lời hứa này ngay trong đời thì không một khó khăn và thử thách nào có thể kéo chúng ta xa rời con đường mà Đấng Mục Tử đã đảm bảo, “…không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi”.

Ngày nay chúng ta có Internet, lò vi sóng và phi cơ, nhưng chúng ta sống như những người tín hữu thuở đầu, trong một thế giới đầy cám dỗ và đau khổ. Ngoài ra, Giáo hội của chúng ta cũng bị phân chia thành nhiều phần vì phụng vụ, quyền lực, hình thức mục vụ, và những tranh cãi về giáo thuyết,… giống như Giáo hội của họ. Giữa những Giáo hội Kitô giáo còn một khoảng cách rất lớn. Vì thế, chúng ta ngồi xích lại cạnh bên những người còn ngăn cách với chúng ta trong niềm tin, những người lần đầu nghe sách Khải huyền.

Với họ, chúng ta nghe được lời hứa về cuộc quy tụ cuối cùng của tất cả mọi người trước nhan Thiên Chúa. Khi việc ấy xảy đến, chúng ta tín thác vào lời hứa này rằng “Đấng ngự trên ngai sẽ căng lều của Người cho họ trú ẩn”. Tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa sẽ ôm ấp tất cả chúng ta, dù ta có xuất thân từ đâu, thuộc tầng lớp nào, nói thứ ngôn ngữ gì. Chúng ta sẽ trở thành những thọ tạo mới quây quần quanh bàn ăn dư đầy: “sẽ không còn phải đói, phải khát, không còn bị ánh nắng mặt trời thiêu đốt và khí nóng hành hạ nữa”.

Tác giả sách Khải huyền có lẽ sẽ tiếp tục bằng câu: “Trong khi đó…” Vì bài đọc không chỉ nói đến cái nhìn về tương lai. Nhưng đó là việc chúng ta sống ra sao ngay ở đây và lúc này. Chúng ta tin tưởng vào bàn tay dẫn dắt và tiếng nói của vị Mục Tử, Đấng đã hứa cho chúng ta một nơi an toàn “không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha”.

Sách Khải huyền cho biết về một tương lai mà chúng ta không tự mình đạt được. Trong một thế giới cạnh tranh và chia rẽ chúng ta mới cảm thấy cần nhau. Chúng ta phụ thuộc lẫn nhau; tương lai và hiện tại đan xen vào nhau. Chúng ta không thể sống dửng dưng và cô lập nếu muốn đến trước “Đấng ngự trên ngai” để được chung bàn và cùng nhau dự tiệc.

Thị kiến mà sách Khải huyền cho chúng ta biết hôm nay đã xảy ra: ngay tại yến tiệc Thánh Thể này chúng ta có một tương lai dọn sẵn mà chúng ta mong muốn chia sẻ cho những người khác. Với hiện tại, chúng ta có thể thấy điều mà một ngày nào đó, sẽ hoàn toàn xảy ra. Chính Thiên Chúa quy tụ chúng ta lại cùng nhau và nhờ đó giờ đây chúng ta sống và cùng nhau cộng tác với viễn cảnh đó cũng như lời hứa về sự hiệp nhất.

Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Vò Vấp


4th SUNDAY OF EASTER -C
Acts 13: 43-52; Psalm 100; Rev. 7: 9, 14-17; John 10: 27-30

Who hasn’t wavered in faith over a lifetime? Who hasn’t wondered in times of stress, whether they could continue to believe? The death of a loved one who has gone through a period of suffering raises questions for some, "Why did God let her suffer so long?" "Why didn’t God take him sooner?" "What possible good could all that suffering have done?" Sometimes, after such periods of stress, people feel let down by God. While they might not stop believing or practicing their faith, they go in a kind of automatic pilot, as prayer and worship feel routine and merely done out of habit.

The early Christians, to whom the Book of Revelation and John’s Gospel were addressed, had much that stressed their faith. They were shaken by persecution and apostasy. As a result, in the hard times people gave up their practice of faith. Where was Jesus and why hadn’t he returned as he promised? Add to all these outside pressures, the temptation to doubt God brought on by similar issues mentioned above. They, like us, would have wondered where God was when personal tragedies to their families and loved ones occurred.

Believers under stress can feel very insecure, as if they are losing their grip on God. You can hear the background of suffering in the lives of the earliest Christians in our readings from the Book of Revelation and the gospel of John. But what our sacred writers tell us today is that, even when we feel in free-fall God hasn’t lost hold of us.

Sure hands are essential and necessary assets for most athletes. But even the best baseball player can drop a routine pop-up, causing the winning run to score and the home team to lose. But Jesus, the Shepherd, won’t drop us. "No one can take them out of my hand." We believers need those sure hands when life struggles try to pull us to the ground.

The earliest apostles Paul and Barnabas must have been tempted to think that God had left them on their own. In Acts we hear about their preaching methods. When they arrived in a new town,they would first go to the synagogue on the Sabbath to preach. But their message in Antioch met hostility from some, "and with the violent abuse contradicted what Paul had said." Rather than give up they made a critical move. They realized the message of salvation wasn’t just meant for the Jewish community, but for the whole world. Christ had not abandoned them. Out of initial failure and frustration the sure hands of the Shepherd opened the way for the world to hear the Good News.

The Book of Revelation describes a series of visions addressed to believers undergoing trial. Some people read the visions in Revelation as a roadmap to discover when, at some future time, our world will end and the end-time begin. It’s not a book that predicts the future, but a lens to help us interpret the present and give us hope in the Shepherd who speaks to us today in John’s Gospel.

In today’s passage from Revelation, "the great multitude" is wearing white robes, "holding palm branches in their hands" – signs of victory. Finally! Victory – after having "survived the time of great distress…!" The struggling and long-suffering ones have been shepherded by the Lamb. What a combination of images! The one who is the Shepherd is also the Lamb, who was one of us through suffering and death. He who has made that arduous journey first, will not let go of us, but will walk ahead of us, leading us to eternal life. Hear the promise in the midst of this moment of our lives: no matter the difficulties and tests that would pull us off the path, we have the Shepherd’s assurance, "… they shall never perish. No one can take them out of my hand."
We moderns have the Internet, microwaves and jet travel, but we live as the early Christians did, in a world with temptations and suffering. In addition, our church is divided into factions over liturgy, authority, forms of ministry, doctrinal disputes, etc. – as was theirs. Among Christian denominations there are deep rifts. So, we pull up a chair and sit besides our forbearers in faith who heard Revelation for the first time.

With them we hear the promise of a final gathering of all peoples before God. Until that happens we hold to the assurance that, "The one who sits on the throne will shelter them." God’s love and power will embrace us all, whatever our backgrounds, national origins, races, first languages, etc. We will be a new creation gathered around a bountiful table. "They will not hunger or thirst anymore, nor will the sun or heat strike them."

The author of Revelation should have started the next sentence, "In the meanwhile…." Because the reading isn’t just a look into the future. It’s about how we are to live here and now. We trust in the guiding hand and voice of the Shepherd who assures us of our secure place, "No one can take them out of the Father’s hand."

Revelation gives us a vision: a prospective we don’t have on our own. In a competing and divided world we receive a vision of our mutuality. We are interdependent; our present and our future are entwined. We cannot live lives of indifference and isolation; not if we plan to go before, "the one who sits on the throne" and be fed together at the same table.

The vision Revelation gives us has already begun to happen: at this Eucharistic feast we have a kind of down payment on the future that we expect to share with one another. For the present, we can see – what will be one day, is already happening. God is drawing us together and so we might as well live now cooperating with that vision and promise of unity.
 
''Không ai có thể cướp...''
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
08:55 18/04/2013
CHÚA NHẬT THỨ 4 MÙA PHỤC SINH NĂM C

Linh mục Mike Judge, tên thật là Robert Emmet Judge, là một trong số đông lính cứu hỏa đã hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ ngày 11.9.2001, lúc tòa nhà tháp đôi Trung tâm Thương mại New York bị những chiếc máy bay của những kẻ khủng bố tấn công.

Là tu sĩ dòng Phanxicô, kể từ sau khi chịu chức linh mục ngày 25.2.1961 lúc 28 tuổi, linh mục Mike Judge đã được mời gọi trong nhiều trọng trách khác nhau ở New York. Dù trọng trách nào, dù khó khăn cách mấy, cha đều ra sức chu toàn nhiệm vụ cách hoàn hảo. Người ta thấy cha thường xuyên giúp đỡ những người khốn khó, những người thiếu nơi ăn chốn ở, những di dân, những người bệnh tật, những người gặp nạn… Cả những người nghiện ngập cũng được cha yêu thương đón nhận…

Tuy phải bận bịu với bao việc bác ái hằng ngày, cha vẫn không quên cầu nguyện, hăng say thực hành tất cả các nghĩa vụ thiêng liêng của một linh mục để thánh hóa bản thân. Cha gắn bó với Chúa bằng một tấm lòng tận tụy, chu đáo tuân giữ luật dòng, và tận hiến mình hoàn toàn trong sự vâng phục Bề trên. Những ai đã từng tiếp xúc, chuyện trò với cha, đều cảm nhận cha là người khiêm tốn, dễ gần gũi. Người ta cũng nhận thấy, nơi cha toát ra một sự thánh thiện và lòng yêu mến Chúa mà không phải ai cũng có thể có…

Năm 1992, cha được chỉ định làm tuyên úy cho lính cứu hỏa New York. Cha đã dành nhiều thời giờ đến với từng người lính cứu hỏa và gia đình họ, không phải chỉ như một vị tuyên úy; nhưng còn như người bạn và ân nhân của họ; giúp đỡ họ bất cứ lúc nào khi họ cần đến cha với tất cả tình yêu thương.

Sáng ngày 11.9.2001, ngay khi những chiếc máy bay đâm vào tòa Tháp Đôi, cha đã cùng hàng trăm lính cứu hỏa chạy vào tòa nhà đang cháy và sắp sụp đổ, để cứu các nạn nhân, để giải tội, để ban bí tích xức dầu và các nghi thức cuối cùng cho lính cứu hỏa và những người Công Giáo đang hấp hối. Nhưng khi cha đang thi hành trách vụ, thì tòa nhà sụp đổ, gạch đá đập xuống đầu cha. Cha đã hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ Thánh Chức của mình.

Dù biết rằng, việc xông vào tòa nhà đang bị cháy là nguy hiểm vô cùng, nhưng vì trên ba ngàn con người còn kẹt lại trong tòa nhà, đã khiến cha và nhiều lính cứu hỏa bất chấp mạng sống mình, đặt nhiệm vụ cứu người bị nạn lên hàng ưu tiên. Thế nên mấy trăm lính cứu hoả và linh mục Judge vẫn anh dũng lao vào bên trong toà Tháp Đôi…

Như Chúa Giêsu khẳng định: “Chiên Ta thì nghe tiếng Ta… Không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Ta…”. Và để bảo vệ đàn chiên mà Chúa Cha trao cho mình, Chúa Giêsu quyết bảo vệ đến cùng. Người đã chọn lựa: thà hy sinh chính mình, hy sinh cả mạng sống, miễn sao đàn chiên không bao giờ hư mất, không bao giờ rời khỏi tay mình. Tình yêu tuyệt đối dành cho trần thế, đã đưa Chúa Giêsu đi đến hiến dâng cuộc đời, hiến dâng mạng sống. Chính trong sự hiến dâng như của lễ đền tội thay cho cả trần thế, hiến lễ của Chúa Giêsu đã được Chúa Cha đón nhận. Chúa Cha đã làm cho cuộc hiến dâng của Chúa Giêsu nên hiệu lực cứu độ, mang lại kết quả cứu độ mãnh liệt, đời đời, cho từng con người trong trần thế không trừ ai. Hiệu lực cứu độ ấy đã được Chúa Cha làm cho dồi dào và trào tràn đến nỗi không có bất cứ điều gì có thể sánh bằng. Nhờ hiệu lực cứu độ này, Chúa Cha đã tha thứ và luôn ban ơn để bảo vệ và gìn giữ tất cả chúng ta là đoàn chiên mà Chúa Giêsu luôn yêu quý. Cũng chính trong hiệu lực cứu độ do chính mình gây nên và được Chúa Cha đón nhận, Chúa Giêsu hoàn tất và hiện thực hóa điều mà Người đã từng tuyên bố, đó là bảo vệ chúng ta trọn vẹn đến nỗi: “Không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Ta…”.

Tình yêu mà Chúa Kitô yêu con người luôn hiện hữu trong cha Mike Judge. “Không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Ta…”. Dù chủ nghĩa khủng bố và tội ác khủng bố, dù ngọn lửa hiễm độc, dù tòa nhà cao ngất kia có thể nhẫn tâm chôn vùi hàng ngàn con người, nhưng cha quyết không để người bị nạn trong căn nhà kia chết mà thiếu vắng ơn Chúa, thiếu vắng hình bóng của linh mục. Vì thế, giữa những đớn đau tàn khốc, cha quyết xông vào để cứu sống linh hồn con người. Cha đã thực hiện chính hành động cứu sống ơn cứu độ của con người như Chúa Giêsu, để dù các nạn nhân có chết thân xác, linh hồn họ vẫn lãnh nhận trọn vẹn ơn cứu độ. Chính cha, trong giờ phút lâm nguy, đã noi gương Chúa Kitô, quyết không để bất cứ thế lực nào “có thể cướp được” linh hồn con người…

Tình yêu dành cho Chúa Giêsu và tình yêu đối với con người biến cha trở thành người hành động. Tình yêu ấy lôi cuốn cha đến nỗi cha không còn nghĩ cho mình mà chỉ nghĩ đến những con người mắc nạn và những con người đang thi hành nhiệm vụ trong tòa nhà ngùn ngụt lửa. Tình yêu ấy dẫn cha đến trước vực thẳm nguy hiểm nhưng vẫn băng mình cho sứ vụ tròn đầy. Tình yêu ấy chính là sức mạnh giúp cha hiểu rằng Chúa Giêsu đang chờ đợi cha nơi những con người đau khổ đang trên bờ sự chết. Tình yêu ấy thúc bách cha xả thân cứu người như chính Chúa Giêsu hy sinh cho trần thế.

Cái chết trong nhiệm vụ và cho Thánh Chức của cha đã nói cho chúng ta: Linh mục Mike Judge là mục tử tốt lành. Tấm gương bình an đón nhận hiểm nguy và sự chết của cha đáng để các mục tử noi theo. Cha chết, nhưng gương hy sinh ấy sống mãi trong lòng dân Mỹ và nhiều người thiện chí trên khắp thế giới…

Trong ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu, chúng ta cầu nguyện cho tất cả những ai sống đời ơn gọi nói chung, và cầu nguyện cho các linh mục nói riêng, phải là người khôn ngoan, hiền hậu, có trái tim nhân từ, biết thương cảm, biết hy sinh quên mình, nhất là biết lao mình trong mọi nơi, mọi lúc, bất chấp bản thân để hy sinh vì ơn cứu độ của mọi người.

Chúng ta cũng luôn cầu xin cho các mục tử hết lòng thao thức và sống chết cho sứ mạng, để nếu có ai kém cõi trong đức tin, ngài biết nâng đỡ, nhũ khuyên; ai khổ đau gặp được nơi ngài sự cảm thông chia sớt; ai đau bệnh, yếu đuối, ngài ân cần hỏi han; ai lạc lối, hay xa rời đức tin, ngài tìm cách đưa về sống hiệp thông cùng Hội Thánh; ai lỗi lầm, ngài bao dung tha thứ; ai đã chuyên chăm trong đời sống đạo đức, ngài tiếp tục nâng đỡ để đức tin của họ ngày càng mạnh mẽ hơn…

Qua tất cả những nhiệm vụ vừa cao trọng, vừa vất vả bên trên mà người mục tử không bao giờ được phép lơ là, nhưng luôn nỗ lực thực hiện, người mục tử sẽ xứng đáng là biểu tượng của sự bình an cho đoàn chiên mà Chúa trao cho mình.

Người ta muốn bắt chiên, trước hết phải giết hại người chủ của đoàn chiên. Bình an của đoàn chiên là niềm vui cho người mục tử. Vì thế, trên hết mọi sự, chúng ta cầu nguyện cho các mục tử chẳng những luôn biết cầu nguyện, mà họ còn biết đặt trọn tâm đời mình trên đời sống gắn bó với Chúa Giêsu. Có như thế, người mục tử mới có thể vui hy sinh, vui chấp nhận nghịch cảnh, vui bền đổ phục vụ, vui xả thân, nhất là vui xả thân trong mọi hoàn cảnh, dù có thể bị mất mạng sống mình…

Chúng ta cầu nguyện cho các mục tử, nhờ gắn kết với Chúa Giêsu, xứng đáng trở thành người nối trời với đất, nối thiên đàng với trần thế, nối Thiên Chúa với lòng con người… Có như thế, các mục tử mới có thể và thực sự là mục tử mang hình ảnh và là họa ảnh của Chúa Giêsu Mục Tử…

Tấm gương tốt lành của linh mục Mike Judge, hay của nhiều linh mục tương tự như thế, phải là bài học nằm lòng cho các mục tử của Chúa. Chúng ta cầu nguyện nhiều hơn nữa, để nhờ ơn Chúa, các linh mục không tìm an thân cho bản thân, nhưng luôn vì uy danh Chúa Giêsu, vì lợi ích của Hội Thánh, vì lợi ích của linh hồn con người, vì lợi ích chung của toàn xã hội mà hiến thân phụng sự Chúa, phục vụ con người.

Xin cho các mục tử trong Hội Thánh luôn kiên tâm, để họ có thể tuyên bố bằng chính lời của Chúa Giêsu: “Chiên Ta thì nghe tiếng Ta… Không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Ta…”.
 
Tôi biết chiên của tôi và chiên tôi biết tôi
Jos.Vinc. Ngọc Biển
16:54 18/04/2013
Trong lĩnh vực Y học ngày nay, người ta phát hiện về khả năng nghe biết của thai nhi ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Có những thí nghiệm gần đây cho thấy: một bà mẹ mang thai, hai vợ chồng đặt tên cho con của mình ngay từ khi siêu âm và biết nó là con trai hay con gái. Khi đã đặt tên cho con, ông bố hằng ngày trước khi đi làm hoặc đi đâu về đều gọi tên của bé. Rồi một ngày nọ, họ cho rất nhiều người đàn ông đi qua và cất tiếng gọi. Bé vẫn nằm im trong dạ mẹ. Nhưng đến lượt bố của em, ông cất tiếng gọi, vừa dứt lời, em đã ọ ẹ và chân tay vẫy đạp trong bụng mẹ. Quả thật là một điều kỳ diệu. Thật vậy, cũng tương tự, ngày nay, người ta muốn cho con của mình sau này làm gì thì các bà mẹ gợi hứng cho chúng ngay từ khi bé còn trong bụng mình bằng những hình ảnh hay hành động hoặc thính giác của bà mẹ hằng ngày.

Hình ảnh Vị Mục Tử Nhân Lành được khởi đi từ thời Cựu Ước: “Đức Giavê là Mục Tử tôi. Tôi không còn thiếu gì. Dù phải đi qua thung lũng tối đem. Tôi cũng không hề lo sợ.” (Tv 23,1-4) Giavê Thiên Chúa trở thành Mục Tử của dân Israel. Người yêu thương và chăn dắt dân của Người. Hình ảnh và sứ mạng của người mục tử cũng được trao phó cho các vị lãnh đạo thời bấy giờ, nhưng thật đáng buồn vì các vua chúa thời đó đã làm cho dân phải đau đớn vì họ không sống đúng vai trò mục tử của mình mà lại còn đi ngược lại. Điều này đã được Tiên tri Ezekiel quở trách thật nặng nề: “Hỡi các mục tử của Israel, các ngươi đã bị băng hoại rồi! Các ngươi chỉ biết lo cho bản thân mình chứ chẳng hề nghĩ đến bầy chiên... Các ngươi chẳng chăm sóc những con yếu đuối, chữa lành những con bệnh hoạn, băng bó những con bị thương tích, dẫn về những con lệch đường, hoặc tìm kiếm những con bị lạc mất. Vậy hỡi các chủ chăn, hãy nghe đây, Ta, vị Chủ Tể tối cao, Ta tuyên bố rằng... Ta sẽ tách bầy chiên ra khỏi các ngươi... Ta sẽ giao chúng cho một vị vua giống như Đavít tôi tớ Ta để làm mục tử của chúng và Người ấy sẽ lo lắng chăm sóc chúng.” (Ez 34,2-4.9-10.23)

Sang thời Tân Ước, Chúa Giêsu đã khẳng định: “Tôi là Mục Tử Nhân Lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi.”

Vào thời Chúa Giêsu, người ta thường hay nuôi chiên. Mỗi đàn chiên thì đều có mục tử, tức người chăn chiên. Người chăn chiên thường dẫn chiên đi ăn trong hoang địa. Tối về, họ lùa chiên vào nơi quy định. Tuy nhiên, cũng có thể nhiều đàn chiên ở cùng một chỗ, vì thế có sự lẫn lộn; nên chủ đàn chiên nào thì có ký hiệu riêng của mình, và khi họ cất tiếng thì tất cả các chiên của họ sẽ đi theo. Người mục tử tốt là người biết chiên của mình, biết rõ từng con một, để chăm lo cho chúng. Người mục tử tốt cũng là người biết dẫn chiên của mình đến những vùng cỏ non, có nhiều nước, để cho chiên thoả thuê ăn uống hầu được to béo, khoẻ mạnh.

Chúa Giêsu đã tự nhận mình chính là Mục Tử Nhân Lành. “Ngài đến để cho chiên được sống và sống dồi dào”. Khác hẳn với hình ảnh mục tử trong Cựu Ước nơi các vị vua.

Thật không có gì đau khổ cho bằng trong cuộc sống ta không được ai biết đến. Và cũng thật bất hạnh khi trong các mối tương quan ta không được ai tôn trọng và tin tưởng nữa. Thấu hiểu được điều đó, Chúa Giêsu đã dùng động từ “biết” để diễn tả một mối tương quan thân mật giữa chủ chiên và đàn chiên. “Biết” theo nghĩa Kinh Thánh không chỉ là một sinh hoạt thuần tuý tri thức hay văn hoá, mà “biết ở đây còn là sự gắn bó và yêu thương”. Chúa Giêsu biết từng con chiên đồng nghĩa với việc Ngài yêu thương từng con chiên một. Ngài cũng biết tên của từng con và gọi chúng khi cần, ấy là Ngài đang đi vào sự hiện hữu của từng con chiên, và ngược lại. Với Ngài, từng con chiên là một hiện hữu duy nhất trước mặt Ngài. Vì thế, Ngài luôn coi trọng từng con một, đến nỗi Ngài nói: “Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp chúng khỏi tay Chúa Cha; Tôi và Cha tôi là một.” Thật hạnh phúc cho chúng ta vì có được Vị Mục Tử tuyệt vời là chính Chúa Giêsu.

Giáo Hội dành riêng Chúa Nhật IV Phục Sinh để cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu linh mục và tu sĩ.

Tại sao phải cầu nguyện cho linh mục và tu sĩ? Thưa vì các ngài cũng chính là mục tử trong Giáo Hội, thay mặt Chúa để dẫn dắt dân của Người. Chúng ta cầu nguyện cho các ngài hoạ lại hình ảnh của Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, biết từng con chiên để: chăm lo cho từng con chiên. Con chiên nào bị thương thì băng bó, con nào bị ốm thì lo thuốc thang, con nào đi lạc thì tìm về, con nào có nguy cơ bị thú dữ ăn thịt thì bảo vệ, con nào bị bắt thì liều mạng để cứu chúng. Được như thế, các ngài quả là mục tử nhân lành, đến để cho chiên được sống và sống dồi dào. Các ngài là những mục tử như lòng Chúa và Giáo Hội mong ước.

Ngoài việc cầu nguyện cho các linh mục và tu sĩ, Giáo Hội đặc biệt hướng về các bạn trẻ. Các bạn là tương lai của xã hội và là niềm hy vọng của Giáo Hội. Giáo Hội đang trông chờ ở nơi các bạn. Giáo Hội cũng hy vọng các bạn sẽ trở thành những linh mục và tu sĩ tốt lành hoạ lại chân dung của Vị Mục Tử Tối cao là Chúa Giêsu.



Quả thật, hơn bao giờ hết, chúng ta đang sống trong một xã hội có biết bao lựa chọn, và đôi khi có những chỉ dẫn hay thông tin cũng như quả quyết sai lầm. Hoặc nói theo ngôn ngữ hình tượng: “Chân lý nửa vời”. Trong một xã hội như thế, Giáo Hội mời gọi chúng ta dấn thân cho một lý tưởng cao đẹp, một chân lý tuyệt đối, để phục vụ con người ngày hôm nay, nhằm đem lại cho họ niềm hy vọng. Nhưng điều quan trọng là làm sao để các bạn nhận ra được tiếng Chúa gọi và chọn các bạn vào trong vườn nho Giáo Hội để phục vụ trong vai trò là mục tử của Chúa? Thưa Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi 2013 đã vạch ra cho các bạn, ngài viết: “Ơn gọi linh mục và tu sĩ được nảy sinh từ kinh nghiệm gặp gỡ cá vị với Đức Kitô, từ một cuộc đối thoại chân thành và đầy tin tưởng với Ngài, nhờ đó đi vào trong ý muốn của Ngài. Do đó, điều cần thiết là phải lớn lên trong kinh nghiệm về đức tin, được hiểu như là một mối liên hệ sâu xa với Đức Giêsu, như là một sự lắng nghe nội tâm đối với tiếng nói của Ngài vốn âm vang trong sâu thẳm cõi lòng chúng ta.” Đúng vậy, muốn hiểu được ai thì phải biết và có kinh nghiệm về người đó. Có thế, ta mới dễ nhận ra và đi theo ý của người mà mình yêu mến.



Trong thế giới đang sôi động về mọi mặt, nhưng lời mời gọi “hãy theo Thầy” vẫn được vang vọng nơi mỗi chúng ta ngay trong những cuồng nhiệt của cuộc sống. Lời bài hát, mà chúng ta vẫn thường nghe trong mỗi dịp lễ Chúa Chiên Lành hay trong các dịp lễ về Tận hiến của tác giả Nguyễn Duy Vi: “Chúa là Mục Tử, Người dẫn lối chỉ đường cho con đi, đi trong tay Chúa nào con thiếu chi con sợ chi. Cỏ tươi rợn đồng xanh, con no thoả không bao giờ khát nữa, cánh tay Người đưa, gậy người dẫn yên lòng”, gợi lại cho chúng ta hình ảnh của Vị Mục Tử Nhân Lành, cũng như giúp chúng ta thêm xác tín vào Vị Mục Tử Nhân Lành; đồng thời cũng mời gọi mỗi người chúng ta hãy nhạy bén, can đảm để phác hoạ chân dung Vị Mục Tử Nhân Lành, là chính Chúa Giêsu, ngay trong chính cuộc đời chúng ta.

Để kết thúc bài suy niệm này, tưởng cũng nên mượn lời của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắn gửi các bạn trẻ:

“Các bạn trẻ thân mến, dẫu các con đang phải đối diện với biết bao nhiêu lựa chọn hời hợt và chóng qua, cha hy vọng các con vẫn có thể nuôi dưỡng khao khát về điều gì có giá trị đích thực với những mục đích cao cả, những lựa chọn triệt để trong việc phục vụ tha nhân và bắt chước Đức Kitô. Các con đừng sợ bước theo Đức Giêsu và bước đi trên những con đường có tính đòi hỏi, can đảm sống đức ái và quảng đại dấn thân. Trên hành trình này, các con sẽ hạnh phúc để phục vụ và làm chứng về một niềm vui mà thế giới không thể trao ban, các con sẽ là những ngọn lửa sống động về một tình yêu vô hạn và vĩnh cửu, và các con sẽ học để “sẵn sàng đưa ra câu trả lời cho niềm hy vọng nơi các con” (1 Pr 3,15).”
 
Tôi có thuộc đoàn chiên Chúa không?
Lm Fx Nguyễn hùng Oánh
17:01 18/04/2013
Chúa đưa ra tiêu chuẩn : Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi (xem Gioan 10,27-30 ).

Những người sống nghề chăn nuôi và ruộng vườn như dân Do thái, họ hiểu ngay lời Chúa vừa nói. Người chăn bầy chiên mấy trăm con, chỉ cần lên tiếng kêu, các con chiên đang ăn cỏ lẫn lộn với bao nhiêu con khác thuộc nhiều bầy khác liền ngoan ngoãn chạy tới người chăn. Ai nuôi chó giữ nhà cũng có kinh nghiệm này : chủ lên tiếng kêu, chó nhảy tới hoặc đang sủa, chủ đe, chó im ngay.

Chiên nghe tiếng chủ vì chiên phân biệt được tiếng của chủ với tiếng người khác, vì chiên quen tiếng chủ, vì chiên thuộc về chủ. Nếu không phải chiên của chủ thì không nghe tiếng chủ. Người thuộc về Chúa thì nghe tiếng Chúa, không thuộc về Chúa thì không nghe tiếng Chúa.

Người Do Thái hỏi Chúa : Mãi đến bây giờ chúng tôi còn phân vân về ông, ông là ai xin nói ngay cho chúng tôi biết. Hỏi như vậy tỏ ra họ chưa thuộc đoàn chiên Chúa vì “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi”, nhận ra Chúa ngay, đâu cần phải hỏi. Hỏi như vậy, h? tỏ ra là kẻ xa lạ, người xa lạ đến để tìm hiểu. Nhiều lần, người Do thái hỏi Chúa là ai và Chúa dd? ngh? họ cứ nhìn vào việc làm, lời nói của Chúa mà biết. Lần này, Chúa trả lời mạnh hơn : Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tức là nghe tôi nói, thấy việc tôi làm thì nhận ra tôi rồi, không phải để tôi nói tôi là ai.

Trong đời sống, có lúc gặp nguy nan, ta kêu cầu Chúa mà không được, thấy Chúa cứ yên lặng, ta đâm ra nghi ngờ Chúa, hỏi Chúa là ai ? Một câu hỏi tố cáo ta, hình như ta muốn bước khỏi đàn chiên, hình như Chúa không phải là chủ chăn của ta.

Theo Chúa vì đời sống sung túc, vì gặp nhiều may mắn xem như là ơn của Chúa ban riêng cho mình thật chẳng có gì bảo đảm, vì Chúa chỉ bảo đảm : Tôi cho chúng được sống đời đời và không ai có thể cướp chúng khỏi tay tôi. Hai bảo đảm săn sóc và ban sự sống đời đời thuộc lãnh vực tâm linh, còn những điều ta lo lắng, băn khoăn trong đời sống trần gian, Cha v?n gip nhung ta phải tự giải quyết lấy. Lời Chúa soi sáng hướng dẫn, ơn Chúa phù giúp ta để ta giải quyết, lo lấy, làm sao cho phù hợp Thánh ý Chúa. Chúa phù trợ mà ta không cảm thấy nhưng chắc chắn là Chúa luôn nhìn thấy ta, theo dõi ta từng bước.

Để đảm bảo cho lời nói “ban cho đàn chiên sự sống đời đời”, cũng phải hiểu phải có đời sống trần gian chứ , Chúa Kitô nại tới Chúa Cha : đoàn chiên của Chúa Cha và Chúa Cha trao cho Chúa Kitô. Chắc chắn không có một quyền nào lấy đoàn chiên khỏi tay Chúa Cha, nhưng khi đoàn chiên trao cho Chúa Kitô, đoàn chiên có thể mất không ? – Không thế mất vì Chúa Kitô có quyền như Chúa Cha, vì thế Chúa Kitô tuyên bố : Tôi và Cha tôi là một.

Chúng ta cảm tạ Chúa khi nghe bài Phúc âm này vì chúng ta thuộc đoàn chiên Chúa, tức là chúng ta đã nghe tiếng Chúa và nhận ra Chúa là chủ chăn của chúng ta. Bao lâu còn nghe tiếng Chúa thì chúng ta còn là chiên của Chúa. Nếu không nghe tiếng Chúa từc là không sống theo lời Chúa nữa, thì lúc đó chúng ta tự ý tách mình khỏi đoàn chiên của Chúa, ta sẽ “đánh mất sự sống đời đời” và cả ý nghĩa đời sống trần gian nữa. Bài Phúc âm vừa làm ta vui vừa bắt ta phải sống theo tiếng Chúa dạy.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô: Chúng ta phải phục tùng Chúa Thánh Thần
Bùi Hữu Thư
02:48 18/04/2013
Đức Thánh Cha khuyến khích các cá nhân và cả Giáo Hội trong Thánh Lễ hàng ngày

VATICAN, 17, tháng 4, 2013 (Zenit.org) – Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Công Đồng Vaticanô II hãy còn nhiều điều cần được tiêm nhiễm vì hãy còn có một ước muốn “khống chế Chúa Thánh Thần.”

Đức Thánh Cha nói như thế hôm nay trong bài giảng Thánh Lễ sáng tại Domus Sanctae Marthae, theo Radio Vatican.

Suy tư của Đức Thánh Cha được trích dẫn từ Bài Đọc 1, kể lại việc Thánh Stêphanô lên án những kẻ đàn áp ngài là họ đang chống lại Chúa Thánh Thần.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta bực dọc, vì Ngài thức đẩy chúng ta, buộc chúng ta bước đi, Ngài đẩy Giáo Hội phải tiến tới.”

Đức Thánh Cha lưu ý là khi chúng ta muốn “Thánh Thần lắng êm, hay chúng ta muốn kìm hãm Chuá Thánh Thần, thì điều này sai trái.”

Đức Thánh Cha Phanxicô suy niệm: "Đó là vì Thánh Thần là sức mạnh của Thiên Chúa, và ban cho chúng ta sức mạnh để tiến bước” nhưng nhiều người cảm thấy điều này khó chịu và chỉ thích làm những gì họ quen thuộc hơn.”

Đức Thánh Cha nói: có một cám dỗ chống lại Thánh Thần, ngay khi việc tôn thờ Ngôi Ba Thiên Chúa đã gia tăng.

Ngài đưa ra một thí dụ về cám dỗ chống lại Thánh Thần: đó là việc không tiếp nhận trọn vẹn Công Đồng Vatican II, một công đồng như “một công trinh tuyệt vời của Thánh Thần.”

Ngài hỏi: Năm mơi năm sau Công Đồng, “chúng ta có làm tất cả những gì Chúa Thánh Thần đã đòi hỏi chúng ta phải làm trong công đồng không?”

Đức Thánh Cha nói: Câu trả lời là “không”. “Chúng ta kỷ niệm 50 năm công đồng, chúng ta thiết lập một thứ đài kỷ niệm, nhưng chúng ta không muốn là điều này làm cho chúng ta phải bực dọc. Chúng ta không muốn thay đổi, và nhiều người còn muốn đi ngược lại thời gian.” Ngài tiếp: điều này được gọi là sự bướng bỉnh và giám cả gan muốn chống lại Chúa Thánh Thần.”

Đức Thánh Cha nói: Điều này cũng xẩy ra trong đời sống cá nhân mỗi người. “Thánh Thần thúc đẩy chúng ta đi theo một con đường phúc âm hóa nhiều hơn, nhưng chúng ta chống cự không đi theo.”

Ngài khuyên: "Hãy tùng phục Thánh Thần, vì Ngài đến giữa chúng ta và làm cho chúng ta bước đi trên con đường thánh thiện.”

Người giữ trẻ

Trong bài giảng hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về Phúc Âm Hóa, theo báo L'Osservatore Romano trình thuật.

Sáng nay, Đức Thánh Cha triìh bầy một hình ảnh về một Giáo Hội gống như “người giữ trẻ”.

Giáo Hội không thể chỉ là “một người giữ trẻ, trông nom cho đứa trẻ và cho nó đi ngủ.” Như thế sẽ làm cho Giáo Hội trở thành một “Giáo Hội ngái ngủ.”

Ngược lại, các thành viên của Giáo Hội, những người đã chịu phép rửa, phải truyền giáo.

Ngài nói: "Khi chúng ta làm như vậy Giáo Hội trở thành một người mẹ sinh sôi nẩy nờ thêm con cái,” và có thể đem Chúa Kitô đến với thế gian.

Ngài kết luận: "Chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để trở thành những người đã chịu phép rửa can đảm và biết chắc rằng Thánh Thần chúng ta tiếp nhận khi chịu phép rửa, đang cư ngụ trong chúng ta. Ngài luôn luôn thúc đẩy chúng ta tuyên xưng Chúa Kitô bằng đời sống chúng ta, bằng chứng tá và ngay cả bằng lời nói của chúng ta."
 
ĐTC nói: “Chúng ta không bao giờ cô đơn”
Bùi Hữu Thư
09:43 18/04/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô

Lời Đức Thánh Cha Phanxicô nói và tweet

Rome, 17 tháng 4, 2013 (Le Monde vu de Rome)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định ngày 17 tháng 4, 2013 trong bài giáo lý tại quảng trường Thánh Phêrô: “Trong đời sống, không bao giờ chúng ta cô đơn: Chúa Kitô chịu tử nạn và phục sinh luôn hướng dẫn chúng ta.”

Bình giải về mầu nhiệm Chúa Kitô Lên Trời, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh về sự mâu thuẫn của “niềm vui lớn lao” của các tông đồ, mặc dầu Chúa Kitô đã ra đi. Ngài giải thích như sau: “Với nhãn quan của đức tin, họ hiểu rõ rằng, mặc dầu Chúa Giêsu đã biến đi trước mắt họ, Người vẫn ở với họ mỗi ngày, Người không bỏ rơi họ, và trong vinh quang của Chúa Cha, Người nâng đỡ họ, hướng dẫn họ và cầu bầu cho họ.”

Đây là một sự khẳng định ngài đã lập lại trong một “tweet” xuất bản trên mạng @Pontifex sau buổi triều kiến chung: “Chúa Giêsu Lên Trời không có nghĩa là Người đi vắng, nhưng Người đang sống giữa chúng ta một cách khác, thật gần gũi mỗi người trong chúng ta.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong buổi triều kiến: “Trong đời sống chúng ta, không bao giờ chúng ta cô đơn: chúng ta có đấng bảo trợ này đang chờ đợi chúng ta, và bảo vệ chúng ta. Chúng ta không bao giờ cô đơn: Chúa Kitô chịu đóng đinh và phục sinh luôn luôn hướng dẫn chúng ta.”

Ngài tiếp: Các Kitô hữu không bao giờ cô đơn, vì có “rất nhiều người anh chị em, ẩn dấu trong thinh lặng, trong đời sống gia đình và chức nghiệp; ngay trong trọng tâm của các vấn đề khó khăn, của những niềm vui và hy vọng, họ đang sống mỗi ngày và đem lại cho thế gian, cùng với chúng ta, sự siêu việt của tình yêu Thiên Chúa, trong Đức Kitô đã sống lại.”
 
Cuốn “Từ Điển” giúp các nữ tu thế kỷ XIV dịch Kinh Thánh xuất hiện lần đầu tiên
Jos. Tú Nạc, NMS
09:36 18/04/2013
LOS ANGELES – Một trong những tài liệu của tu viện vẫn còn trong vị trí ban đầu, nó sống sót sau phong trào Giải thể các Tu viện dưới thời Henry VIII vào thập niên 1530, cuốn “Expositions Vocabulorum Bible” quả thật là một sự hiếm hoi. Vua Henry VIII đã giải tán các tu viện, nam tu viện, nữ tu viện và những dòng tu khổ hạnh ở Anh quốc, Wales, và Ireland, tịch biên tài sản và thu nhập của họ, điều đáng chú ý là cuốn sách này còn sống sót.

Được viết tay trên giấy da, cuốn sách này được cho là đã giúp các nữ tu giải mã những phần của Kinh Thánh. Cuốn sách cũng có những giải thích và nguồn gốc của những từ khó.

Hiện giờ được trưng bầy ở Tu viện Lacock, Wilshire, nơi các nữ tu đầu tiên cư trú, cuốn sách gần đây đã được mua đấu giá bởi National Trust.

Sonia Jones, người quản lý ngôi nhà và các bộ sưu tập tại Lacock, nói rằng cuốn sách thế kỷ 14 này đã đưa ra một cái nhìn về đời sống của các nữ tu trong thời gian ở tu viện như thế nào.

“Chúng tôi biết rất ít về cuộc sống hàng ngày của các nữ tu tại tu viện Lacock,” bà nói.

“Duy nhất cuốn sách này cho chúng ta một cái nhìn hiếm hoi đáng chú ý, một cái nhìn thoáng qua ngắn ngủi trong cuộc đời của họ đã có thể sống như thế nào. Nó kể cho chúng ta rằng họ đã nghiên cứu Kinh Thánh một cách cặn kẽ và hầu hết hiểu biết tinh tế.”

“Đó là một cuốn sách đặc biệt và quan trọng, nhưng để có nó ở Lacock và có thể trưng bày nó ra mắt trong tu viện này, trong ngôi nhà ban đầu của nó quả là là vô giá.”

Chúng ta không thể biết nó là cuốn từ điển, nếu đặt chung với những cuốn sách khác, đã từng được viết bằng tay tại Lacock hoặc nơi mà bản sao được ghi chép công phu này ở nơi nào khác.

Cuốn sách này đã được Trust biết đến và đã lưu truyền qua nhiều thế hệ của gia đình Talbot, những người đã sống tại tu viện này, trưng bày để bán, cuốn từ điển này đã được National Trust mua lại tại cuộc đấu giá ở Christie.
 
ĐTC Phanxicô: Giáo Hội không phải là ''người giữa trẻ''
Jos. Tú Nạc, NMS
09:42 18/04/2013
L’Osservatore Romano – Giáo Hội không đơn giản chỉ là “người giữ trẻ”, người chăm sóc đứa trẻ . Nếu Giáo Hội giữ vai trò này, thì công việc của Giáo Hội chỉ là một “giáo hội đang ru ngủ mơ màng.” Bất cứ ai biết Chúa Giê-su đều mạnh mẽ và can đảm để tuyên xưng Người. Và bất cứ ai đã nhận được phép rửa thì có sức mạnh để bước đi, đi về phía trước, để rao giảng Tin Mừng và “khi chúng ta làm việc này, Giáo Hội trở nên một người mẹ sinh ra con cái” có khả năng mang đức Ki-tô đến cho thế giới.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến khía cạnh này trong khi cử hành Thánh Lễ sáng thứ Tư 17 tháng 4 tại nguyện đường Nhà thánh Martha, nơi mà nhiều nhân viên của IOR (tổ chức tại chánh Vatican) có mặt, như ông Ernst von Freyberg, chủ tịch hổi đồng tối cao và Paolo Cipriani, tổng giám đốc IOR. Trong số các vị đồng tế là Giám mục Vicenzo Pisanello của Oria và Giacinto Boulos Marcuzzo, vị Đại diện của Đức Thượng Phụ Jerusalem Latin ở Israel.

Ngài kết luận, “Chúng ta, những người đã được chịu phép rửa, những người can đảm và đoan chắc rằng Chúa Thánh Thần ngự trong chúng ta, được lãnh nhận vào lúc chịu phép rửa, luôn đôn đốc chúng ta để tuyên xưng Đức Ki-tô bằng với cuộc sống của chúng ta, lời chứng của chúng ta, và ngay cả với thế giới của chúng ta.”
 
Công đồng công giáo Boston tưởng niệm bé trai bị thiệt mạng trong vụ khủng bố.
Trần Mạnh Trác
14:41 18/04/2013
(Tổng hợp các tin)Gia đình và các thầy cô đã gợi lại những hình ảnh đầy nhiệt thành và tươi sáng cuả bé trai 8 tuổi công giáo bị thiệt mạng trong vụ khủng bố ở Boston. Trên mạng Twitter, nhiều người gọi em là "cậu bé ngọt ngào nhất mà tôi từng gặp. "

Hiệu trưởng Học viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ở Dorchester là Russ Wilson cho hay em Martin Richard vừa được rước lễ lần đầu hồi tháng 5 năm ngoái.

Ông mô tả gia đình Richard là một gia đình tuyệt vời và siêng năng sinh hoạt trong các hoạt động cuả nhà trường. Được biết ông Bill Richard, bố cuả Martin, là một nhà lãnh đạo khu phố và em Martin là một cầu thủ bóng chùy sáng chói cuả đội thiếu nhi Savin Hill Little League team.

Em Martin đã bị bị thiệt mạng vào chiều ngày 15 tháng 4 tại Boston, khi hai quả bom phát nổ ở gần điểm đến cuả cuộc chạy việt dã marathon được tổ chức hàng năm, các cuộc chạy thường thu hút khoảng 20.000 người tham gia và số khán giả thường lên đến 500.000 người.

Có ba người thiệt mạng và hơn 175 người bị thương. Trong số bị thương đang nằm trong phòng cứu cấp có mẹ cuả em Martin phải mổ sọ và em gái 6 tuổi bị cụt chân.

Toàn thể gia đình Richard đã tụ tập ở gần đích để đón người cha tham gia cuộc chạy. Anh trai cuả Martin học lớp 5 đã thoát hiểm một cách lạ lùng.

Em Martin đáng lẽ cũng được thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc khi em chạy ra đón bố về tới đích, nhưng ông Richard đã không thấy và tiếp tục chạy xa hơn. Martin trở về chỗ mẹ đúng lúc quả bom phát nổ.

Học viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho biết toàn trường "đã dâng lời cầu nguyện cho gia đình Richard trong thời gian đau lòng này."

"Martin là một học sinh biết lo lắng cho người khác, đầy yêu thương và đầy nhiệt tình trong sự học hành," trường cho biết. "Chúng tôi buồn rầu sâu sắc vì thảm kịch này."

Riêng ông Bill Richard, ngày 16 vừa qua, cũng đưa ra một tuyên bố:

"Con trai thân yêu của tôi là Martin đã chết vì thương tích trong vụ tấn công ở Boston. Vợ và con gái tôi đang hồi phục sau những chấn thương nghiêm trọng ", ông Richard nói.

"Chúng tôi cảm ơn gia đình và các bạn bè, những người chúng tôi đã biết và cả những người chúng tôi chưa bao giờ gặp, về những lưu tâm và lời cầu nguyện. Tôi xin quý vị tiếp tục cầu nguyện cho gia đình chúng tôi trong lúc chúng ta tưởng nhớ tới Martin ".

"Chúng tôi cũng yêu cầu xin quí vị kiên nhẫn với chúng tôi và dành cho chúng tôi sự riêng tư trong những lúc đau buồn và trong những thời gian phục hồi sắp tới," ông tiếp. "Cảm ơn quí bạn."
 
Chúa không dùng chiếc gậy của nhà ảo thuật
Pt Huỳnh Mai Trác
14:52 18/04/2013

“Chúa không dùng chiếc gậy của nhà ảo thuật”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong bài giảng ngày thứ sáu 12 tháng 4 tại nhà thờ thánh Martha : ngài kêu gọi người giáo hữu phải “bền chí” và đừng “theo chủ nghĩa đắc thắng” là một cám dổ cho dời sống người Kitô hữu.

Đức Giáo Hoàng nhắc đến bài đọc 1, mà Gamaliel nói trước Đại Hội đồng Do thái như sau:”Các ông hãy để mặc những người này. Nếu ý định và công việc này do người phàm, tất sẽ bị phá hủy. còn nếu quả thật là do Thiên Chúa, thì quí vị không thể nào phá hủy được, không khéo các vị lại thành những kẻ chống lại Thiên Chúa” (Ac 5,34-42).

Gamaliel là “một người không ngoan”, Đức Thánh Cha nói, bởi vì Ông ấy cho chúng ta một gương sáng về điều Chúa hành động trong đời sống của chúng ta. Khi những vị thầy cả này, những nhà luật sĩ, những tiến sĩ luật, rất là kích động bồn chồn trở nên điên cuồng vì các tông đồ, nên họ muốn tiêu diệt các ngài , và Gamaliel đã nói với họ “hãy tạm dừng một chút!”

Thật vậy, “hãy khoan thai một chút, chờ thời gian” là một lời khuyên “khôn ngoan” trong cuộc sống của chúng ta, bởi vì thời gian là thông điệp của Thiên Chúa. Thiên Chúa cứu độ chúng ta trong thời gian, chứ không phải trong giây phút hiện tâi”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Đôi khi Chúa làm những phép lạ, nhưng trong đời sống thường nhật, Chúa cứu độ chúng ta trong thời gian”. Cũng như những cuộc trở lại, “làm thay đổi chúng ta”, cũng cần thờì gian lâu dài, “làm nên lịch sử”.

Chúa cứu độ chúng ta trong lịch sử. trong lich sử cá nhân của mỗi người. Chúa không làm như một bà tiên với chiếc gậy ảo thuật. Không. Chúa chỉ ban cho ân sủng và nói với tất mọi người Chúa đã chữa lành: “Hãy bước đi, và lên đường”. Chúa cũng nói với chúng ta :”Hãy bước lên đường trong cuộc sống của ngươi và làm chứng những gì Đức Chúa đã làm.”

Và Đức Giáo Hoàng đã mời gọi mọi người giáo hữu làm một quyết định như sau: “Tôi muốn bước theo Chúa, nhưng không phải là một quyết định trong giây lát, mà một quyết định cho tất cả đời sống, của tất cả mọi ngày”. Trong ý nghĩa đó, chúng ta cần nói mỗi khi thức dậy lúc ban mai: “Lạy Chúa con đi theo Chúa, con đi với Chúa.” (nguồn tin Osservatore Romano).


 
Đức Thánh Cha gửi tweet yêu cầu mọi người cầu nguyện sau vụ nổ tại Texas
Bùi Hữu Thư
16:35 18/04/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô


Việc tìm kiếm các nạn nhân sống sót vẫn tiếp tục

Houston, Texas, ngày 18, tháng 4, 2013 (Zenit.org)

Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích mọi người hiệp lời cầu nguyện sau khi có vụ nổ tại một xưởng chế tạo phân bón ở Texas đêm ngày thứ tư khiến cho khoảng 15 người thiệt mạng và trên 160 người bị thương.

Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người cầu nguyện cho các nạn nhân trên mạng Tweet @pontifex của ngài.

Đức Thánh Cha viết trên mạng Tweet sáng nay: "Xin hiệp ý với tôi để cầu nguyện cho các nạn nhân vụ nổ ở Texas và gia đình của họ.”

Vụ nổ tại hãng West Fertilizer Co. có tác động như một trận động đất nhỏ, với cường độ 2.1. Ít ra cũng có 75 gia đình gần đó, cũng như một trường Trung Học Đệ Nhất Cấp và một Nhà Hưu Dưỡng bị phá hủy. Uỷ ban điều tra vẫn còn truy cập nguyên nhân của vụ mổ, và các toán cứu cấp vẫn còn tìm kiếm các nạn nhân sống sót

Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu

Chương mục Tweeter của Đức Thánh Cha có trên 5 triệu người theo dõi với 9 thứ tiếng, và có 2 triệu 3 người nói tiếng Anh.

Đây là lần thứ nhất ngài đã dùng Tweeter để kêu gọi cầu nguyện sau một tai họa, tuy nhiên giáo triều của ngài mới chỉ có trên một tháng mà ngài đã gửi đi 18 điện văn trên mạng Tweet.

Linh mục Federico Lombardi, giám đốc văn phòng truyền thông Toà Thánh giải thích cho những người trong nội bộ Vatican: “Đức Thánh Cha Phanxicô có một lối sống giản dị và không hiểu biết nhiều về kỹ thuật số, tuy nhiên cách ngài giảng dậy thật lý tưởng đối với mạng Tweet.”

Cha Lombardi nói: "Giáo lý của Đức Thánh Cha chứa đầy những từ ngữ có ý nghĩa thâm sâu và những thành ngữ rất hiệu nghiệm và được lập lại nhiều lần khiến cho in sâu vào trí óc của các tín hữu. Cách thức ngài phát biểu thật lý tưởng đối với mạng Tweet vì có thể được diễn giải thành các điểm chính xác và gợi hứng cho việc suy niệm.”
 
Top Stories
Chine: Que dit la Constitution chinoise au sujet de la religion ?
Eglises d'Asie
08:53 18/04/2013
La Constitution chinoise est très claire. Elle commence par quatre principes cardinaux auxquels la Chine ne peut pas se soustraire. La République populaire et démocratique de Chine ne peut, premièrement, qu’accepter la dictature du prolétariat, deuxièmement, suivre la voie socialiste, troisièmement, être dirigée par le Parti communiste, et quatrièmement, adopter les principes du marxisme-léninisme.

De ces quatre grands piliers inamovibles du régime, les partisans du Parti communiste chinois se félicitent, car ils attribuent à ce dernier bien des mérites : il a mené la Chine sur la route de l’indépendance nationale, de la reconnaissance internationale et du progrès économique. Grâce à la stabilité interne et à la très stricte discipline à laquelle sont soumis les membres du Parti, celui-ci donne au pays une armature solide et l’empêche de sombrer dans le désordre et la guerre civile. Le Parti communiste permet aux différentes provinces de cet immense pays qu’est la Chine de rester unies et solidaires dans les difficultés, malgré une population composée de tant d’ethnies différentes. Finalement, et ce n’est pas rien, il a rendu sa fierté au peuple chinois.

Les accusateurs du Parti, quant à eux, ne mâchent pas leurs mots : contrôle idéologique sévère, musèlement de la liberté d’expression, des libertés syndicales, restrictions nombreuses de l’usage d’Internet, encadrement sourcilleux des médias, quasi-interdiction pour des étrangers de participer à l’information ou même de s’exprimer publiquement, répression au quotidien des religions et des minorités ethniques, volonté ferme des plus hauts dirigeants chinois de maintenir à tout prix le monopole du pouvoir au Parti communiste. Celui-ci est toujours et partout présent, d’une présence étouffante et accaparante. Tout doit passer par ses fourches caudines et rien ne peut se faire sans lui. Il est l’incarnation de l’unique légitimité possible. Sa domination sans partage depuis plus de soixante ans engendre corruption, abus de pouvoir et d’innombrables violations des droits de la personne. Il a commencé par être l’expression des classes sociales les plus pauvres de Chine mais, au fil des ans, s’est transformé pour devenir, aujourd’hui, l’instrument de la classe dominante.

Dans ce contexte, chacun, au sein du Parti comme en dehors de lui, parle ouvertement de la nécessité d’une réforme du système. Dans un pays qui n’a pas connu d’Etat de droit et au sein d’une République populaire qui, un temps au cours de son histoire, a pu se passer de Constitution ou l’ignorer complètement, la réforme passe certes par une refonte de la Constitution mais aussi par une mise à plat de la place et du rôle du droit dans la société. Dans cette perspective, Pékin observe sans doute de près ce qui se passe aujourd’hui au Vietnam, où le pouvoir a initié une consultation publique au sujet de la refonte de la Constitution du pays et voit cette consultation lui échapper, la société civile – et notamment l’Eglise catholique – mettant en cause du rôle dirigeant du Parti communiste sur la politique et la société.

L’article ci-dessous, traduit par la rédaction d’Eglises d’Asie, présente succinctement ce que dit la Constitution de la République populaire de Chine de la religion, et notamment le fait, souvent repris à l’étranger, que la loi chinoise interdit l’instruction religieuse aux jeunes âgés de moins de 18 ans. L’auteur, Joann Pittman, a longuement vécu à Pékin et collabore aujourd’hui à China Source. Basé aux Etats-Unis, fondé en 1997, China Source vise à réunir et rassembler informations et analyses concernant les communautés chrétiennes de Chine. Son article « What Does the Chinese Constitution Say About Religion? » est daté du 20 mars 2013.

Que dit la Constitution chinoise au sujet de la religion ?
par Joann Pitttmann

Les idées fausses abondent au sujet des dispositions concernant la religion qui sont inscrites dans la Constitution de la République populaire de Chine. Le gouvernement affirme que « la liberté de croyance religieuse » est inscrite au cœur dans la Constitution. Et pourtant souvent, nous entendons que la Constitution interdit l’enseignement de la religion aux personnes âgées de moins de 18 ans. Il n’est donc pas inintéressant de jeter un œil sur ce que la Constitution énonce réellement au sujet de la religion et de la liberté religieuse.

Depuis sa fondation en 1949, la République populaire de Chine a connu quatre textes constitutionnels différents. La première Constitution a été ratifiée en 1954 et a énoncé les principes directeurs, ainsi que l’établissement des structures de l’Etat et les droits et devoirs des citoyens. Une deuxième Constitution de la République populaire de Chine a été ratifiée en 1975, puis une troisième version amendée a été ratifiée en 1978. La Constitution actuelle de la République populaire de Chine date de 1982 (et a fait l’objet de révisions en 1988, 1993, 1999 et 2004). Chacune de ces Constitutions reflète les conditions politiques et sociales particulières qui avaient cours en Chine au moment de leur ratification.

Chacune de ces Constitutions comporte un article qui traite des « croyances religieuses ».

L’article 88 de la Constitution de 1954 dispose : « Les citoyens de la République populaire de Chine jouissent de la liberté de leurs croyances religieuses. »

Pendant la Révolution culturelle, la Constitution a été mise de côté et Mao a gouverné par ordonnances. A la fin de la Révolution culturelle, la Constitution a été reprise et révisée.

L’article 28 de la Constitution de 1975 dispose : « Les citoyens jouissent de la liberté de parole, d’écriture, de presse, de réunion, d’association, de défilés, de manifestations et du droit de grève et ils jouissent également de la liberté de croire ou de ne pas croire et de propager l’athéisme. »

L’article 46 de la Constitution de 1978 dispose : « Les citoyens jouissent de la liberté de croire à une religion ou de ne pas y croire et de propager l’athéisme. »

L’article 36 de la Constitution (actuelle) de 1982 dispose : « Les citoyens de la République populaire de Chine jouissent de la liberté de croire à une religion. Aucun organe de l’Etat, aucun organisme public ou privé ne peut contraindre les citoyens à croire ou à ne pas croire à une religion. L’Etat protège les activités religieuses normales. Personne ne peut, au nom d’une religion, organiser des actions qui troublent l’ordre public, qui nuisent à la santé des citoyens ou qui entravent le système éducatif de l’Etat. Les corps religieux et les affaires religieuses ne doivent pas être l’objet d’une domination étrangère. »

Le point commun à tous ces articles est de conférer le droit à croire ou à ne pas croire à une religion. On constate aussi que l’article 36 est le plus précis de tous les articles au sujet des protections que la Constitution semble offrir aux citoyens. Ceux-ci ne peuvent pas être contraints de croire à une religion. Ceux qui croient à une religion ne doivent pas être l’objet de mesures discriminatoires.

Cependant, les dispositions de la seconde moitié de cet article 36 semblent infirmer ou du moins définir des limites à la liberté promise dans la première partie. Après avoir énoncé les libertés reconnues aux citoyens, il est écrit en réalité que l’Etat peut fixer des limites à la religion (réglementation des activités religieuses « normales »). L’Etat est en position de déterminer quelles sont les activités religieuses qui peuvent être considérées comme « normales ». L’Etat doit fixer quelles activités sont considérées perturbatrices de l’ordre social, nuisent à la santé de la société et interfèrent dans le système éducatif. Selon certains universitaires et juristes reconnus de Chine populaire, la première partie de l’article protège effectivement la liberté religieuse alors que la seconde moitié la restreint. (Et, s’il m’est permis d’ajouter un commentaire : « rien n’est tel qu’il paraît être »sur ce point).

Cependant, en fin de compte, peu importe vraiment ce que la Constitution énonce ou non car, dans le système juridique en Chine, les tribunaux n’ont pas le pouvoir d’examiner la loi quant au fond. En d’autres termes, ils ne peuvent s’appuyer sur la Constitution quand ils ont à juger de telle ou telle affaire. Cela leur est tout simplement impossible et doit donc être tenu pour non pertinent.

Comme je l’ai précisé précédemment, cela fait des années que nous entendons ou lisons que la Constitution chinoise interdit l’enseignement de la religion aux jeunes de moins de 18 ans. La bonne nouvelle, comme nous pouvons le constater, est que ce n’est pas vrai. La Constitution chinoise ne dit rien de tel. La mauvaise nouvelle, en revanche, est que cette interdiction figure bien dans le « Document n° 19 - Point de vue fondamental et politique relatif aux questions religieuses au cours de la période socialiste de notre pays », diffusé par le Conseil des affaires d’Etat (le gouvernement) en 1982.

Ce texte est un document détaillé, faisant ressortir comment la religion peut être pratiquée ou non dans la société. Il précise : « Le pouvoir politique dans un Etat socialiste ne peut en aucune façon être exercé pour promouvoir toute religion, ni être exercé pour interdire toute religion, à condition que ce soit une question de croyances et de pratiques religieuses normales. Parallèlement, la religion n’a pas le droit de s’immiscer dans les affaires juridiques ou administratives de l’Etat, ni d’intervenir dans les écoles ou dans l’enseignement public. Il est absolument interdit de contraindre quiconque, particulièrement les jeunes de moins de 18 ans, à devenir membre d’une Eglise, à devenir moine ou moniale bouddhiste, ou à aller dans les temples ou les monastères pour y étudier l’Ecriture sainte bouddhiste. »

En 2005, le Conseil des affaires d’Etat a promulgué un texte intitulé « Dispositions relatives aux affaires religieuses » dans lequel il indique plus précisément de quelle manière les affaires religieuses doivent être gérées en Chine. Il est intéressant de noter que, dans ce dernier texte, il n’est pas fait mention d’interdictions concernant les moins de 18 ans.

L’article 2 énonce : « Les citoyens jouissent de la liberté de croyance religieuse. Aucun organisme ou individu ne peut contraindre des citoyens à croire ou à ne pas croire à une religion quelle qu’elle soit. Il ne peut pas non plus y avoir de discrimination envers des citoyens qui ont une croyance religieuse (ci-après désignés comme citoyens religieux) ou envers des citoyens qui n’en ont pas (ci-après désignés comme des citoyens non croyants). Les citoyens religieux et les citoyens non croyants doivent se respecter mutuellement et vivre en bonne entente, de même que les citoyens qui croient à différentes religions. »

L’article 3 énonce : « L’Etat, en conformité avec la loi, protège les activités religieuses normales et garantit les droits légaux ainsi que les intérêts légitimes des corps religieux, des lieux pour les activités religieuses et des citoyens religieux. Les corps religieux, les lieux pour les activités religieuses et les citoyens religieux doivent se conformer aux termes de la Constitution, aux lois, aux dispositions et aux règlements pour préserver l’unité du pays, la solidarité nationale et la stabilité de la société. Aucune organisation ou individu ne peut tirer profit de la religion pour déclencher des mouvements qui troublent l’ordre public, nuisent à la santé, ou s’immiscent dans le système éducatif de l’Etat ou dans tout autre activité qui causerait du tort à l’Etat, aux intérêts publics ou à l’exercice des droits légitimes des citoyens. »

En d’autres termes, les Chinois peuvent croire ce qu’ils veulent, mais l’Etat se réserve le droit de mettre des limites à la pratique de leur religion.

Pour aller plus loin :

- Pour une analyse détaillée de ces dispositions, je recommande l’article « Analyse sémantique des mots-clés relatifs aux dispositions pour les affaires religieuses » de Zhang Shoudong, universitaire de Chine continentale.
- Le Centre sur la religion et la société chinoise de l’Université Purdue (université publique de l’Indiana, Etats-Unis) dispose d’une collection de traductions en langue anglaise des documents du gouvernement chinois sur la religion.
- On pourra aussi lire sur Eglises d’Asie l’article suivant : « Retour vers le futur : mise en œuvre d’une politique religieuse pré-moderne dans une Chine post-sécularisée » ainsi que « La politique religieuse de la Chine : 1981-1999 »

(Source: Eglises d'Asie, 18 avril 2013)
 
Allianz Awards Fr. Federico Lombardi as Communicator of the Year
VIS
13:28 18/04/2013
Vatican City, 18 April 2013 (VIS) – The German multinational financial services company Allianz Group, present in over 70 countries and with over 78 million clients worldwide, has awarded the Director of the Holy See Press Office, Fr. Federico Lombardi, S.J.,
as their Communicator of the Year.

The prize was awarded this morning during a meeting of the company's communications directors who meet once a year in a European capital to analyse themes and strategies tied to the world of communications with the assistance of experts in the field.

Among the reasons for this year's award, Allianz notes that Fr. Lombardi “represents the key to understanding and interpreting the Holy See with great refinement and experience, without seeking to make himself the protagonist.” The text of the award adds that the Press Office Director has always been “at the service of information, from both the side of the one who has it as well as that of the one who seeks it.”
 
Pope: Our small daily encounters with Christ
Vatican Radio
13:29 18/04/2013
Faith is a gift that begins in our encounter with Jesus, a real, tangible person and not an intangible essence, ‘mist’ or 'spray'. Our real encounter with the Father, Son and Holy Spirit was the focus of Pope Francis Thursday morning celebrated with the Italian State Police who serve the Vatican area.

The Pope drew inspiration for his homily from the Gospel of John in which Jesus tells the crowd that "he who believes has eternal life". He says the passage is an opportunity for us to examine our conscience. He noted that very often people say they generally believe in God. "But who is this God you believe in?" asked Pope Francis confronting the evanescence of certain beliefs with the reality of a true faith:

"An ‘all over the place - god, a 'god-spray' so to speak, who is a little bit everywhere but who no-one really knows anything about. We believe in God who is Father, who is Son, who is Holy Spirit. We believe in Persons, and when we talk to God we talk to Persons: or I speak with the Father, or I speak with the Son, or I speak with the Holy Spirit. And this is the faith. "

In the Gospel passage, Jesus also says that no one can come to him "unless drawn by the Father who sent me." Pope Francis said that these words show that "to go to Jesus, to find Jesus, to know Jesus, is a gift" that God bestows on us.

The Pope said we see an example of this in the first reading from the Acts of the Apostles, where Christ sends Philip to explain the Old Testament in the light of the Resurrection to an officer of the court of the Queen of Egypt. That officer - observed Pope Francis - was not a "common man" but a royal treasurer and because of this, “we may think he was a bit attached to the money", "a careerist." Yet, said the Pope, when this individual listens to Philip speak to him of Jesus "he hears that it is good news", "he feels joy," to the point of being baptized in the first place they find water:

"Those who have faith have eternal life, they have life. But faith is a gift, it is the Father who gifts it. We must continue on this path. But if we travel this path, it is always with our own baggage - because we are all sinners and we all always have things that are wrong. But the Lord will forgive us if we ask for forgiveness, and so we should always press onwards, without being discouraged - but on that path what happened to the royal treasurer will happen to us too”.

Pope Francis, what is described in the Acts of the Apostles, after the officer discovers the faith we also happen to us: "And he went on his way rejoicing":

"It is the joy of faith, the joy of having encountered Jesus, the joy that only Jesus gives us, the joy that gives peace: not what the world gives, but what gives Jesus. This is our faith. We ask the Lord to help us grow in this faith, this faith that makes us strong, that makes us joyful, this faith that always begins with our encounter with Jesus and always continues throughout our lives in our small daily encounters with Jesus. "
 
Pope: Mission, the best cure for the Church
Vatican Radio
13:31 18/04/2013
Pastoral ministry should always be missionary and its ministers must be courageous evangelizers not afraid to go out ‘into the deep’, the outskirts of existence, to bring the ‘sweet and comforting joy’ of faith to people today.

This is Pope Francis’ message to his brother Argentinian bishops who are gathered in the city of Pilar for their Plenary Assembly, an assembly he was to have led as President of the Episcopal Conference, before his election to the papacy. Emer McCarthy reports:

In a letter sent to the group, who will remain in closed session until April 20, the Pope begins by ‘apologizing’ for his absence noting that ‘recent commitments’ have impeded his attending. He then urges them to reflect on the theme ‘Into the Deep’ in light of the great missionary document of Aparecida, launched following the V General Conference of the Bishops of Latin America and the Caribbean. A document the then Cardinal Bergoglio helped draft.

“Mission” he notes, “is key to ministry”. “A Church that does not go out of itself, sooner or later, sickens from the stale air of closed rooms”. Pope Francis went on to concede that at times, like anyone else, in going out the Church risks running into accidents. But he added “I prefer a thousand times over a Church of accidents than a sick Church”.

Pope Francis said that the Church typically suffers from being self-referential, of only looking to and relying on itself. He spoke of a “narcissism that leads to a routine spirituality and convoluted clericalism” and prevents people from experiencing the sweet and comforting joy of evangelization.

Pope Francis concluded his letter with a special greeting to the Argentinian people, and a fraternal embrace for his fellow bishops asking them to pray so that “I do not grow proud and always know how to listen to what God wants and not what I want”.

In a statement released during the Plenary Assembly, the Argentine bishops addressed the issue of pending reform of the justice system. They write that any reform requires "profound insight", "extensive consultations, discussions and consensus on the many proposed changes."

The note, entitled "Justice, democracy and the national Constitution," refers to the proposed reform of the justice system made by the Head of State, President Cristina Fernandez Kirchner: the text, already sent to Congress, provides for the reform of the Council of the Judiciary, a law ensuring democratic access to the courts and prosecutors, the change of the rule imposing an obligation of transparency of actions carried out by the judiciary and the creation of three separate Appeals Courts .

"A hasty negotiation of reforms that are so significant - the bishops write - run the risk of debilitating the republican democracy established by the Constitution, particularly in one of its essential dimensions, that is, the independence of the three powers: legislative, executive and judicial."

Other issues also on the agenda during the Plenary Assembly include the election of Pope Francis, the first Argentine Pontiff, and preparations for the Fourth National Missionary Congress which will open in Catamarca on August 17.

Photo: Residents of the Villa 21-24 slum pray during Mass in the Virgin of Caacupe chapel, where then Cardinal Bergoglio used to give mass, in the Barracas neighborhood of Buenos Aires.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa Tại Hòa Lan
Duy Tâm
10:02 18/04/2013
Thánh đường Martinus Amersfoort Hòa Lan sáng nay trông nhộm nhịp khác hẳn bởi sự hiện diện của người Việt Nam. Bàn tay siết chặt bàn tay, câu chào hỏi, rộn rả tiếng cười phá tan bầu không khí cuối tuần vốn tỉnh lặng của xứ sở hoa Tu Lip.

Xem hình ảnh

Để đúng giờ như chương trình quy định ai nấy nhịp nhàn tay bắt tay, chung lòng chung sức vào công tác đã nhận, mỗi người một việc kẻ chăng biểu ngữ, người lo ráp kiệu, kẻ khác chuẩn bị quầy nước, quần thức ăn v.v… Chỉ trong phút chốc từ trong đến ngoài được ổn định.

Mặt trời vừa đứng bóng đoàn người lũ lược kéo đến như dòng thác gây bao nhiêu ngạc nhiên kèm theo ánh mắt tò mò của người bản xứ, hình lòng Chúa thương xót được trịnh trọng trang trí giữa ngôi giáo đường. Như âm thầm nhắn gởi, nhắc nhở loài người hãy tỉnh thức, hãy trở về, hãy mạnh dạng đứng dậy dù tội lỗi có chất cao như núi, sâu như đáy đại dương cũng sẽ được tha thứ, sẽ nhận được chan chứa bình an miễn là biết chạy đến nép mình vào lòng Chúa thương xót.(NK, 1074). Đồng thời Người cũng hứa ban: “Những linh hồn nào làm sáng danh lòng thương xót Ta ở khắp mọi nơi. Ta sẽ che chở họ suốt đời như một bà mẹ che chở con thơ. Và đến giờ chết của họ, Ta sẽ không cư xử với họ như một quan toà, nhưng như một vị cứu tinh đầy thương xót (NK, 1075)

Khi đồng hồ điểm đúng 12 giờ 30 Ban tổ chức mời gọi cùng nhau lần chuỗi Kính Lòng Chúa Thương Xót. Mọi người cùng quỳ xuống và hơn sáu trăm người thành tâm khấn nguyện tha thiết bằng lời kinh mà chính Chúa Giêsu đã truyền dạy cho Thánh nữ Maria Faustina khi Ngài muốn thiết lập ngày Đại lễ này:

“Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô,

Xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới.”

Lời kinh được ngân đi ngân lại mãi như muốn thấm sâu vào tận đáy lòng mỗi người về tột đỉnh của Lòng Thương Xót mà Cha đã ban cho nhân loại, chính là cuộc khổ nạn và cái chết đau thương của chính Con Một Cha trên Thánh Giá để cứu chuộc loài người. Tất cả đều đọc và cùng hướng về Thánh ảnh Lòng Thương Xót Chúa. Hình như mỗi người chúng tôi quên cầu xin cho ước nguyện của riêng mình mà cùng hòa chung vào ý nguyện chung với niềm tín thác của toàn thể cộng đoàn. Mà cũng đúng thôi, cho dù quên xin cho riêng mình nhưng chắc chắn một điều Thiên Chúa giàu lòng thương xót đã thấu hiểu và đổ tràn hồng phúc trên từng người.

Sau khi đọc kinh lòng Chúa thương xót xong là phần thuyết giảng do Cha Fermand Nguyễn Hữu Công (Bỉ) với chủ đề Lòng Chúa Thương xót và bí tích hòa giải. Phần dẫn giải Cha đã hướng dẫn Cộng Đoàn ý thức về việc cầu nguyện. Trong lúc thuyết giản Cộng Đoàn có thể nhận bí tích hòa giải chuẩn bị tâm hồn tham dự đại lễ do thánh bộ phụng tự ra quyết định chọn Chúa Nhật thứ hai phục sinh là Chúa nhật “Lòng Chúa Xót Thương” Đặc biệt cho ai ngày đó đi xưng tội, dâng lễ rước lễ và cầu nguyện theo ý Giáo Hội sẽ nhận được sự tha thứ hoàn toàn mọi tội lỗi và mọi hình phạt. Đó là ơn Toàn Xá” (Trích nhật ký của Thánh Faustina, 699).

Sau khi giải lao, bước vào phần chính cũng là phần quang trọng của ngày hôm nay, vì hoàn cảnh khó khăn, điều kiện không cho phép nên Cộng Đoàn cung nghinh di ảnh lòng Chúa thương xót chung quanh trong nhà thờ một cách trang nghiêm và lòng đầy sốt mến.

“Đi về nhà Chúa tim con reo hoan lạc Chúa ơi……“

Cũng là lúc đoàn đồng tế tiến lên cung Thánh. Mở đầu Thánh lễ Cha quản nhiệm Giuse Trần Đức Hưng chủ tế có lời chào đến tất cả Cộng Đoàn dân Chúa cách riêng Gia Đình Lòng Chúa thương xót đã quy tụ về đây mừng kính Đại lễ lòng Chúa thương xót.

Vào ngày 30-04-2000, tại Rôma Đức Gioan Phaolô II đã tôn phong nữ tu Faustina lên bậc hiển thánh và chính thức thiết lập ngày lễ kính Lòng Chúa Xót Thương vào Chúa Nhật II Phục Sinh trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo. Kể từ đó việc sùng kính Lòng Chúa Xót Thương ngày một phát triển sâu rộng trên khắp thế giới.

Phụng vụ lời Chúa Cha Giuse Nguyễn Thanh Tuấn Chia sẻ qua lời chúc lành của Chúa phục sinh "Bình an cho anh em." Chính Chúa Giêsu đã lập đi lập lại ba lần trong bài Phúc Âm hôm nay. Đây không phải là một lời chào, cũng không phải là lời cầu chúc đơn sơ, nhưng mà một ơn phát sinh hoa trái chiến thắng vì yêu và là hoa trái của sự tha thứ. Thật vậy bình an thật sự và sâu thẳm được đến từ kinh nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa.

Sau lời nguyện hiệp lễ Cha Giuse Lê Văn Thắng đã được Cha quản nhiệm Giáo xứ Nữ Vương các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Hòa Lan ủy nhiệm làm linh hướng Gia Đình lòng Chúa thương xót tại Hòa Lan có đôi lời cảm ơn, đồng thời giới thiệu chúng tôi những người đến từ Đức Quốc.

Tiếp đến Cha Gioan Nguyễn Văn Thông đọc đôi lời nhắn nhủ Cha Giuse Trần Đình Long SSS đến Gia Đình lòng Chúa thương xót như sau:

Cùng với những việc đạo đức tốt lành mà Chúa muốn chúng ta thực hiện, để tỏ lòng tôn kính lòng Chúa thương xót như ngài đã nhắn nhủ qua chị thánh Faustina, điều quan trọng nhất mà Chúa muốn, là chúng ta phải luôn hoán cải và thăng tiến đời sống tâm linh của mình. Việc đó phải được thể hiện cách cụ thể trong đời sống yêu thương phục vụ hàng ngày.

Nếu ta chỉ dừng lại ở những "việc đạo đức" qua việc kinh kệ rổn rang, giang tay cầu khẩn rõ to, rồi tranh giành ảnh hưởng, kèn cựa lẫn nhau trong "việc đạo đức", mà không có "lòng đạo đức" thực sự, thì ta sẽ đánh mất giá trị thiêng liêng của những việc sùng kính, và làm cho đạo công giáo dễ bị hiểu lầm là một mớ những nghi thức phù phép vô bổ. Ta cũng sẽ trở thành người "lạm dụng" lòng Chúa thương xót khi chỉ mưu danh cầu lợi, khi chỉ dừng lại ở việc "xin xỏ" hết ơn này đến ơn khác, hoặc tìm những "dấu lạ" để thỏa mãn tính hiếu kỳ. Nếu ta sốt sắng làm "việc đạo đức" để gọi là tôn kính Lòng Chúa thương xót, mà cuộc sống của mình chưa được biến đổi, chưa biết xót thương anh chị em mình, như thế làm sao ta trông mong được Chúa xót thương? Làm sao ta cho rằng mình đã hiểu được sứ điệp Lòng Chúa thương xót? và làm sao loan truyền lòng Chúa thương xót bằng chính đời sống của mình được?

Con người ngày nay cần những chứng nhân sống động của lòng Chúa thương xót hơn là những người chỉ đi hô hào về Lòng Chúa thương xót, phải thế không?

“Chúng ta hãy để cho lòng thương xót của Thiên Chúa đổi mới chúng ta, hãy để cho Chúa Giêsu yêu thương chúng ta, hãy để cho cả sức mạnh tình yêu của Ngài biến đổi cuộc sống chúng ta; và chúng ta hãy trở thành những dụng cụ của lòng thương xót này, những kênh chuyển qua đó Thiên Chúa có thể tưới ướt mảnh đất, giữ gìn toàn thể công trình tạo dựng, và làm cho công lý hòa bình được trổ hoa.”

Thánh lễ kết thúc bằng phút suy tư, chiêm niệm, bởi chỉ vì yêu mà Chúa tôi phải chịu bao nhiêu cực hình, chịu giam hãm trong tấm bánh nhỏ nhoi.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, nhân loại chúng con đang phải lãnh lấy hậu quả tai hại lớn lao do chính tội lỗi chúng con gây nên, xin hãy dùng sức mạnh ân sủng cứu độ của Chúa mà giải thoát chúng con khỏi mọi tội lỗi, mỗi khi chúng con đến lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa.

Chúa ơi! nơi hy tế Thập giá, Chúa đã hiến Thân Mình vì tội lỗi chúng con, xin hãy nhận lời chúng con cầu nguyện mà làm cho ngày càng có nhiều người biết tìm về kín múc tình yêu thứ tha và nguồn sống bất diệt mà Chúa tặng ban nơi Bí tích rất thánh này.

Sau cùng mọi người sấp mình đón nhận phét lành Thánh Thể.

Sau Thánh lễ chúng tôi quây quần bên nhau kẻ nói, người cười, vang dội một góc trời, đồng thời mọi người đón nhận phần ăn do Anh Chị Em trong Gia Đình lòng Chúa thương xót đã chuẩn bị sẳn thật chu đáo.

Có cuộc họp mặt nào mà không chia ly, chúng tôi chia tay nhau trong luyến tiếc hẹn ngày tái ngộ.
 
Ngày lễ Ghi ơn tại giáo xứ Thanh Đa
Tuyết Hằng
10:04 18/04/2013
SAIGÒN - “Lòng biết ơn là trí nhớ của con tim”. Với tâm tình biết ơn và cảm tạ, Gia đình Giáo lý Giáo xứ Thanh Đa đã tổ chức ngày Lễ Ghi Ơn: “CHUNG LỜI CẢM TẠ” vào sáng Chúa Nhật ngày 14/04/2013 vừa qua. Đây là là hoạt động nhằm ghi nhớ những công ơn đã nhận được trong suốt những năm tháng qua. Trước hết, đó là hồng ân của Thiên Chúa và Mẹ Maria đã thương dẫn dắt Gia đình Giáo lý trên hành trình đức tin. Bên cạnh đó, GĐGL còn được quý cha, quý tu sĩ, cha mẹ, thầy cô giáo lý viên và rất nhiều người yêu thương dạy dỗ, nâng đỡ trong cuộc sống hàng ngày.

Xem hình ảnh

Ngày lễ diễn ra thật trang nghiêm và xúc động với sự tham dự của Quý Cha, Quý Soeur, các quý ân nhân và phụ huynh học sinh. Trong Thánh Lễ Tri ân, Cha Phanxico Nguyễn Tuấn Anh dâng lời cảm tạ, cầu nguyện cho các ân nhân đã giúp đỡ GĐGL trong hành trình học hỏi Lời Chúa.

Sau đó, một chương trình văn nghệ đặc biệt để mừng ngày lễ. Các học sinh giáo lý đã tập dượt các tiết mục rất nhiệt tình và động viên nhau hăng hái đi tập đầy đủ. Mỗi tiết mục của các em mang đến những sắc màu khác nhau rất hấp dẫn.

Sau phần văn nghệ, Gia đình Giáo lý đã có bữa cơm trưa thân mật cùng với Quý Cha, Quý Soeur và các quý ân nhân. Đặc biệt, bữa cơm trưa này do Hội Bà Mẹ Công Giáo phụ trách, đã mang đến thật nhiều món ăn ngon miệng trong không khí vui tươi và chân tình.

Chương trình ngày lễ kết thúc tốt đẹp nhờ sự đóng góp và hỗ trợ nhiệt thành của Cha Sở, Cha Phó, Quý Soeur, Hội Đồng Mục Vụ, Ban Bảo Trợ Giáo Lý, Ban Đồng Hành Giáo Lý, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Quý Phụ Huynh và các ân nhân.

Nguyện xin Thiên Chúa luôn gìn giữ và ban muôn ân phúc cho quý Cha và quý Ân nhân đã giúp đỡ và đồng hành cùng Gia đình Giáo lý suốt năm tháng qua.
 
Tuyên Úy Đoàn Liên Bang Úc Châu Họp Thường Niên tại Sydney
Diệp Hải Dung
10:10 18/04/2013
Chiều thứ Hai 15/04/2013 quý Linh mục trong Tuyên Úy Đoàn Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Liên Bang Úc Châu từ các Cộng Đồng Sydney, Melbourne, Perth, Adelaide, Brisbane, Canberra, Parramatta, đã đã đến Trung tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney tham dự cuộc họp thường niên nhìn lại một năm qua trong quá trình hoạt động và hội thảo về những phương án Mục Vụ trong tương lai. Quý Cha đã cùng dâng Thánh Lễ khai mạc cầu nguyện cho cuộc họp mặt và đặc biệt cầu nguyện cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Liên Bang Úc Châu.

Xem hình ảnh

Qua ngày Thứ Ba 16/04 quý Cha tường trình về những Phong Trào, Đoàn Thể như: Linh hướng Cursillo Liên Bang, Linh Nguyền Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Liên Bang, Tuyên Úy Thiếu Nhi Thánh Thể Tổng Liên Đoàn, Linh Giám Legio Mariae Liên Bang, Linh hướng Lòng Chúa Thương Xót Liên Liên Bang, Tuyên úy Giới Trẻ Liên Bang, Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu v..v.. Sau đó, quý Cha cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm mục vụ đa dạng tại các Cộng Đồng và Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại 6 Tiểu Bang khác nhau: New South Wales, West Australia, South Australia, Queensland, ACT, và Victoria.

Đặc biệt buổi chiều thứ Ba, Đức Giám Mục Julian Porteous Giám Mục Phụ tá TGP Sydney và Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long Giám Mục Phụ tá TGP Melbourne, Cố Vấn Tuyên Úy Đoàn, cũng đã đến tham dự và chia sẻ Mục Vụ với quý Cha trong Tuyên Úy Đoàn.

Phiên họp bước sang thứ Tư ngày 17/04/2013 với những dự định Mục Vụ trong tương lai về những sinh hoạt Mục Vụ chung và riêng như chương trình Đức Mẹ La Vang Thánh Du, các Đại Hội của quý Phong Trào Đoàn Thể Liên Bang, Đại Hội Thánh Mẫu, Tĩnh Tâm... để thăng tiến đời sống tâm linh của quý Cộng Đoàn và Cộng Đồng.

Tối thứ Tư 17/04/2013 quý Cha trong Tuyên úy Đoàn đến nhà thờ Our Lady of Mount Carmel Mt. Prichard cùng hiệp Thánh lễ với Đức Giám Mục Mathêu Nguyễn Văn Khôi Giám Mục Giáo Phận Qui Nhơn nhân dịp Ngài thuyết giảng tĩnh tâm tại Giáo đoàn Mt.Prichard. Cha Paul Văn Chi giới thiệu quý Cha trong Tuyên úy Đoàn và đồng thời cám ơn Đức Giám Mục đã ưu ái thuơng mến Cộng Đồng Cộng Giáo Việt NamTGP Sydney đã thuyết giảng tĩnh tâm 2 buổi về Lòng Chúa Thương Xót và về Đức Mẹ.

Đức Giám Mục Matthêu Nguyễn Văn Khôi cám ơn quý Cha trong Tuyên Úy Đoàn tại Úc Châu, và đặc biệt cám ơn Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney và tất cả mọi người trong Cộng Đồng rất sốt sắng sống đạo mặc dù bận bịu với công ăn việc làm. Cộng Đồng Cộng Giáo Việt Nam đã đem nguồn sống Đức Tin đến cho Giáo Hội Úc thêm triển nở.

Sau đó Thánh lễ kết thúc Đức Giám Mục và quý Cha cùng ở lại dể gặp gỡ Giáo dân trong tình thân mật.
 
Cộng đồng CGVN tại Sydney tĩnh tâm
Diệp Hải Dung
10:07 18/04/2013
Tối thứ Ba 16/04/2013 rất đông đủ mọi người trong Cộng Đồng đã đến nhà thờ Our Lady of Heaven thuộc Giáo đoàn Georges Hall tham dự buổi tĩnh tâm nhân dịp Đức Giám Mục Mathêu Nguyễn Văn Khôi Giám mục Giáo Phận Qui Nhơn thăm viếng Úc Châu đến Giáo đoàn thuyết giảng về Lòng Chúa Thương Xót và dâng Thánh lễ tạ ơn.

Xem hình ảnh

Tối thứ Tư 17/04/2013 Đức Giám Mục đến nhà thờ Our Lady of Mount Carmel thuôc Giáo đoàn Mt. Pritchard thuyết giảng đề tài về Đức Mẹ giúp mọi người hiểu biết và yêu mến Đức Mẹ nhiều hơn, đặc biệt là phó thác và cậy trông vào Đức Mẹ.

Cha Paul Văn Chi giới thiệu quý Cha trong Tuyên úy Đoàn và đồng thời cám ơn Đức Giám Mục sau đó Đức Giám Mục và quý trong Tuyên Úy Đoàn cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục đã ưu ái thương mến CĐCGVN Sydney giảng thuyết 2 buổi về Lòng Chúa Thương Xót và Đức Mẹ tại 2 Giáo đoàn giúp cho giáo dân trong Cộng Đồng có thêm món ăn tinh thần rất bổ ích và mọi người có thêm lòng yêu mến Chúa và Đức Mẹ.

Đức Giám Mục Mathêu Nguyễn Văn Khôi cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha trong Tuyên úy Đoàn tại Úc Châu và tất cả mọi người trong Cộng Đồng rất sốt sắng sống đạo mặc dù bận bịu trong công ăn việc làm nhưng Cộng Đồng Cộng Giáo Việt Nam đã đem nguồn sống Đức Tin đến cho Giáo Hội Úc được thêm triển nở. Sau đó Thánh lễ kết thúc Đức Giám Mục và quý Cha cùng ở lại gặp gỡ Giáo dân trong tình thân mật. Diệp Hải Dung
 
Hội thi Giáo Lý tại Giáo xứ Toàn Tân
Hàn Nguyên
10:13 18/04/2013
Giáo xứ Toàn Tân, tọa lạc trên xã Đông tiến – Đông sơn – Thanh hóa, cách Tòa giám mục Thanh hóa khoảng 8km về phía Đông Bắc. Được chia ra làm 6 giáo họ với khoảng 850 nhân danh. Là một vùng quê ven thành phố nên giáo dân ở đây sống bằng nhiều nghề khác nhau.

Xem hình ảnh

Do thời thế lịch sử, giáo xứ Toàn Tân tưởng chừng như đã bị xóa sổ vì nơi để thờ tự là nhà thờ không còn, giáo dân di cư vào miền nam, một số người ở lại thì sống chung với những người lương dân nên việc giữ và sống đạo rất khó khăn. Thế nhưng từ những con người còn sót lại ấy, từ những hạt giống tưởng chừng sẽ bị bóp nghẹt bất cứ lúc nào ấy lại đang làm nên mùa xuân của Đạo Chúa, làm nên một mùa lúa vàng hứa hẹn bao điều tích cực.

Từ khoảng năm 2000 đến nay, cùng với sự vươn lên của giáo phận, Toàn Tân cũng đang trở mình để từng bước khôi phục và làm sống dậy gia sản đức tin mà tiền nhân đã để lại. Cụ thể, trong những năm gần đây được sự quan tâm của quý cha quản xứ và kiêm nhiệm, Toàn Tân đã có ngôi thánh đường xứng hợp để cử hành phụng vụ, với ngôi nhà xứ và trường giáo lý khang trang.

Xây dựng cơ sở vật chất đã khó, nhưng việc xây dựng tâm hồn, xây dựng lại nếp sống đạo cho một giáo xứ còn khó hơn gấp nhiều lần. Nhận định được tầm quan trọng ấy, cha quản xứ hiện nay cha Phêrô Vũ Tiến Phúc (Cha Tổng Đại Diện ) đang từng bước làm cho giáo xứ đi vào nề nếp và tinh thần sống đạo của người giáo dân cũng có chiều sâu hơn. Giáo dân được tham gia vào các sinh hoạt đạo đức bình dân truyền thống hết sức sinh động như: rước kiệu - dâng hoa kính Đức Mẹ (tháng 5 và tháng 10); ngắm nguyện, than mồ vào mùa chay; các hội đoàn Lòng Chúa Thương Xót, Gia trưởng, Hiền mẫu, Ca đoàn, Lễ sinh,… được giáo dân đón nhận và hưởng ứng nhiệt tình. Đặc biệt là đối với các em thiếu nhi được tham dự các lớp Giáo lý phổ thông hàng tuần theo các khối: Xưng Tội, Thêm Sức và Sống Đạo vào các buổi chiều từ thứ hai đến thứ bảy. Đây là điều hết sức đáng quý mà không phải giáo xứ nào cũng có thể duy trì hay tổ chức được trong bối cảnh hôm nay.

Vào ngày Chúa Nhật III Mùa Phục Sinh (14 / 04 / 2013) được sự hướng dẫn của cha xứ, Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ đã tổ chức “HỘI THI GIÁO LÝ 2013” dành cho người lớn, nhằm đánh giá lại quá trình học hỏi Giáo lý trong mùa chay theo chương trình chung của giáo phận. Tham dự hội thi năm nay có 7 lớp giáo lý (giới Hiền mẫu 2 lớp; Gia trưởng 2 lớp; Giới trẻ; giáo họ Triệu tiền và giáo họ Phúc lý). Đặc biệt trong lời phát biểu khai mạc, cha quản xứ Phêrô Vũ Tiến Phúc đã động viên và khuyên nhủ giáo dân nhiều điều, trong đó ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc học Giáo lý. Học giáo lý không phải chỉ là để thi, để thỏa mãn cái tôi,… nhưng trên hết là để cùng nhau sống và chia sẻ đặc tính của đức tin là “tính cách cá nhân” và “tính cách cộng đoàn”. Hội thi kết thúc vào lúc 21h45’ cùng ngày. Với: Giải Nhất thuộc về giới Hiền Mẫu I, giới Hiền Mẫu II đạt Giải Nhì, Giới Trẻ đạt Giải Ba, các đội còn lại đạt Giải Khuyến Khích.

Tất cả những cố gắng của cộng đoàn giáo xứ Toàn Tân như là những món quà dành tặng cho giáo phận trong năm mừng sinh nhật 80 tuổi. Và như là nguồn động lực lớn lao thúc đẩy giáo hữu nơi đây biết tín thác vào tình thương của Thiên Chúa trong Năm Đức Tin hồng phúc này.

Xin mượn câu thơ sau đây của một thành viên trong lớp Hiền Mẫu I để nói lên sự quyết tâm và lòng tin tưởng của cộng đoàn:

“Chúng con học mãi chẳng vào
Nhưng mà tình Chúa dạt dào trong tim
Từ nay con quyết đi tìm
Thánh ý Thiên Chúa nhiệm mầu đời con”.
 
Khóa thường huấn Linh mục Giáo tỉnh Hà Nội
VP TGM Bùi Chu
17:11 18/04/2013
Toà Giám mục Bùi Chu, 16 – 18/4/2013 - Toà Giám mục Bùi Chu được hân hạnh tổ chức đăng cai khoá thường huấn đợt I dành cho các linh mục thuộc giáo tỉnh Hà Nội, vừa diễn ra trong ba ngày từ ngày 16 đến ngày 18 tháng Tư năm 2013, với chủ đề linh mục sống Năm Đức Tin.

Xem hình ảnh

Tham dự khoá thường huấn có Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn; ĐC Cosma Hoàng Văn Đạt, SJ; ĐC Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP; ĐC Gioan Maria Vũ Tất; ĐC Giuse Vũ Văn Thiên; ĐC Laurensô Chu Văn Minh; ĐC Giuse Nguyễn Năng; ĐC Giuse Đặng Đức Ngân, cùng với các ĐC giáo phận sở tại là ĐC Giuse Hoàng Văn Tiệm, SDB và ĐC Tôma Vũ Đình Hiệu. Theo số liệu, đã có 402 LM đến tham dự khoá thường huấn này, gồm: 23 LM thuộc GP Bắc Ninh, 98 LM thuộc GP Bùi Chu, 48 LM thuộc GP Hà Nội, 28 LM thuộc GP Hải Phòng, 34 LM thuộc GP Hưng Hoá, 12 LM thuộc GP Lạng Sơn, 39 LM thuộc GP Phát Diệm, 35 LM thuộc GP Thái Bình, 23 LM thuộc GP Thanh Hoá và 62 LM thuộc GP Vinh.

Phần thường huấn có ba bài thuyết trình về các đề tài: đề tài 1 của ĐC Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP: Tương quan giữa giáo sĩ và giáo dân theo tinh thần Công Đồng Vaticanô II; đề tài 2 của ĐC Giuse Nguyễn Năng: Tân Phúc Âm hoá, đề tài 3 của Cha Piô Ngô Phúc Hậu: Dạy giáo lý, kể chuyện Chúa Giêsu cho người Việt Nam. Ngoài các bài thuyết trình, các LM đã được Đức TGM và các ĐC chia sẻ về các khía cạnh khác nhau trong đời sống LM trong bài tĩnh tâm và các bài giảng lễ.

Buổi giao lưu văn nghệ về chủ đề linh mục: con người mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ với nhiều tiết mục đặc sắc được trình diễn bởi giáo phận đăng cai tổ chức cùng với các tiết mục giao lưu giữa anh em linh mục.

Theo lịch trình chung, ba năm một lần, giáo tỉnh Hà Nội tổ chức khoá thường huấn nhằm giúp các linh mục đào sâu và canh tân đời sống của mình theo những chỉ dẫn của Hội Thánh. Khoá thường huấn sẽ còn diễn ra đợt II tại TGM Thanh Hoá từ ngày 23 – 25/4/2013.

Hy vọng qua khoá thường huấn, các linh mục sẽ yêu mến thiên chức linh mục hơn và hiệp thông với Hội Thánh, qua các đấng bản quyền và gắn bó với nhau trong tình nghĩa anh em linh mục.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Phaolô và giòng chảy tâm tư những triết lý chính trị đã diễn giải
Mai Tá
00:00 18/04/2013
Phaolô và giòng chảy tâm tư những triết lý chính trị đã diễn giải

Chương 10

Phần 1

“Sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết định của Người, ai dò cho thấu! Đường lối của Người, ai theo dõi được! Thật vậy, ai đã biết tư tưởng của Chúa? Ai đã làm cố vấn cho Người? Ai đã cho Người trước, để Người phải trả lại sau? Vì muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn tại và quy hướng về Người. Xin tôn vinh Thiên Chúa đến muôn đời! A-men.” (Rm 11: 33-36)


Viễn cảnh xưa cũ

Giòng chảy tâm tư diễn giải về thánh Phaolô luôn còn đó ở nơi ta. Giòng chảy ấy, nay để lại khá nhiều điều khiến ta cần suy nghĩ. Lại có đường hướng chú giải tư tưởng của thánh-nhân theo cung cách “Thệ Phản”, rất kinh điển. Hôm nay đây, có lẽ ta cũng nên để mắt nhìn vào đó xem nó có khác phong thái nói chung thuộc giòng tư tưởng ta thường có hay không. Bởi, cho đến nay, điều này vẫn hàm ẩn nơi chiều hướng chú giải của hầu hết các nhà chú giải Kinh thánh.

Riêng tôi, thì thấy: phần đông các thừa-tác-viên người Thệ-Phản hiểu biết nhiều về thánh Phaolô hơn anh em Công giáo mình. Bởi, phía Thệ Phản các anh em bên ấy thích nghiên cứu về thánh Phaolô nhiều hơn ta. Trong số các nhà cải cách phía bên ấy, đặc biệt là Martin Luther, lại thấy bà con Công giáo mình từng có vấn đề về lề lối giữ Đạo và sùng đạo cuối thời Trung Cổ; và phần đông dân con Đạo Chúa bị liệt vào nhóm người “thường thường bậc trung”, không có gì nổi bật. Và khi ấy, anh em Công giáo nói chung đã có động thái chuyên chăm giữ Đạo nặng về hình thức, rất vụ luật. Anh em bên Công giáo thường rao giảng về ơn cứu chuộc qua đường lối giữ đạo và “hành đạo” cách đơn giản như thể bảo: chỉ mỗi phương cách mang tính “gọi dạ bảo vâng”, chuyên thực thi qui định của Hội thánh, thế mới phải. Trái lại, các nhà cải cách phía tôn giáo bạn lại tập trung cảm nghiệm niềm tin sâu sắc mang tính nội tại hơn việc sùng bái nặng về nghi thức, hoặc bề ngoài. Các vị này vẫn chủ trương: ơn cứu chuộc chỉ là quà tặng ân huệ, mỗi thế thôi. Chính vì thế, nên các vị chỉ tìm đọc tư tưởng của thánh Phaolô để chứng tỏ rằng: thánh-nhân lại có cảm tình với phe nhóm Thệ Phản ở thế kỷ đầu và rồi các vị lại đã quyết tâm phấn đấu sao cho mọi người để tâm xem xét nhiều về ân huệ, hầu chống đối lập trường rất vụ luật.

Chính vì thế, các vị thuộc phe cải cách lại đã lập ra một thứ nghệ thuật mà ngày nay ta gọi là “biếm hoạ kép”: qua đó các vị trình bày Do-thái-giáo như thứ đạo vụ luật, và các vị lại cứ coi thánh Phaolô như nhân vật hàng đầu trong cuộc chiến chống lại động-thái quá vụ luật. Ở đây, xin mở một dấu ngoặc nhỏ để nói thêm là: theo tôi, lối nhìn này ngấm ngầm ủng hộ phe Thệ Phản để cũng nghịch chống lại Công giáo mình! Xem thế thì, Thiên Chúa là Chúa của những xác minh/biện luận rất tự do, ai cũng có thể hành xử như mình quan niệm.

Với truyền thống đặc biệt mang tinh thần rao truyền đạo giáo theo chiều hướng của Phong trào Cải cách Tôn giáo lâu nay vẫn có hai luồng xác tín rất khác biệt. Thứ nhất là: niềm tin chuyên chú vào chủ thuyết coi cái chết của Đức Chúa Kitô luôn kéo theo nhiều hình phạt, đáng hãi sợ. Xác tín kia, lại đặt nặng vào lập trường chủ trương rằng: chỉ mỗi niềm tin mới có thể hoá giải/biện hộ cho lối nhìn này. Và, đó là trọng tâm của lập trường hiểu “Phúc Âm”, theo tinh thần mà ta gọi là Tin Vui An Bình, rất đúng hướng. Việc này còn đưa ta về với nhà cải cách nổi tiếng vào thời trước là Martin Luther, người từng đưa ra vấn đề như thể: làm sao những người phạm đầy lỗi lầm lại được biện minh/bào chữa trước mặt Chúa, như thế? Đối đáp vấn nạn này, lại có ý kiến cho rằng: lỗi phạm là vì ta, mà sao ta lại qui vào Đức Chúa chịu nạn chịu chết trên thập giá, để chuộc mọi lỗi lầm? Và đặc tính thánh thiêng của Chúa, sao cứ đến với ta như kết quả của ân huệ đặc biệt? Sự kiện qui về Chúa những hai lần có là trọng tâm của Phúc Âm không? Martin Luther gọi đó là thế đứng và lập trường rất dễ đổ của Hội thánh! Và đây cũng là xác tín tư riêng của Calvin khi ông quay về với thánh Âu Tinh để có nguồn hứng khởi mà mà phản bác, nhiều hơn nữa.

Nói chung, thì chủ thuyết của phe nhóm Thệ Phản vẫn quyết tâm như thế, kể từ ngày anh em bên ấy đề ra cuộc cải-tân giáo hội ngõ hầu bào chữa cho điều mà tác giả Stendahl coi đó như “lương tâm hướng nội của trời Tây”. Bởi, người sống ở phương trời này chú trọng nhiều vào lỗi phạm của người phạm lỗi, cũng như sự bất toàn của hối nhân tự mình thật khó tách rời khỏi lỗi tội của người phàm. Và, duy nhất chỉ mình Chúa là Đấng làm được việc đó cho họ, mà thôi.

Thần học theo đường hướng đó, vẫn tìm cách phẩm bình các giáo phái khác với Đạo mình -đặc biệt là hội thánh Công giáo chỉ sử dụng ngôn ngữ ân huệ chứ không đi vào kinh nghiệm sống đích thực ơn lành Chúa ban. Như thế có nghĩa là ta chưa thông suốt những điều mình cần sống thực là hơn hết. Công giáo mình, mãi cuối thời Trung Cổ mới qui về ân huệ như cung cách của người bị ám ảnh rất dài lâu, nhưng vẫn không nắm bắt được điểm trọng yếu nơi ân huệ. Những lúc như thế, phía Công giáo mình lại cứ hiểu ân huệ như một phần thưởng chỉ dành riêng cho đấng bậc nào tốt lành/hạnh đạo nhờ lĩnh nhận các phép bí tích, thôi.

Mãi cho đến giữa thế kỷ vừa rồi, đường hướng rao truyền Phúc Âm mới tìm ra được thần học tương đối mới mẻ, nhưng phần lớn chỉ là việc tái xuất bản những gì mình từng đề cập. Mới đây, thần học Tin Mừng dựa vào tình huống rất khó xử. Thần học của ta luôn đặt nặng vào luận-cứ của riêng mình cùng kinh nghiệm chủ quan hơn là tính khách-quan của tiến trình cứu chuộc nơi cái chết của Đức Kitô. Thật ra, thì nền thần học ấy qui vào bộ môn tâm-lý-học và nhân-chủng-học cũng quá nhiều nhất là vẫn xa rời nguồn Thánh Kinh. Thế nên, ngày hôm nay đang có thứ gì đó như thể một hồi sinh thấy rất rõ. Mãi đến nay, đang như thể có giòng chảy văn chương tràn ngập thần-học Kinh thánh mang tính truyền thống trong gân mạch vào suốt thập niên ’80, thế kỷ rồi. Về phía dân chúng, đây quả là một chiều hướng đang trên đà phát triển.

Thần học nay quay về với thánh Phaolô như mô hình kinh nghiệm hữu thực về cả lỗi phạm lẫn ân huệ. Đó là thần học chuyên chú vào cái chết của Đức Chúa và sự lành thánh của Ngài. Thánh Phaolô được coi như mẫu mực rất cao khiến anh em Thệ Phản sống hạnh đạo trong cung cách rất hiện thực.

Như thế thì, “Viễn cảnh mới về thánh Phaolô” lâu nay được triển khai rộng rãi vào các thập niên mới gần đây nhờ các nhà chú giải Kinh thánh đã chọn tư thế ngang qua đường lối giải trừ mọi lỗi phạm. Điều này, khác hẳn ảnh hình về một thánh Phaolô của thời buổi trước. Kết quả là, hiện đang có nhiều phản ứng khá dữ dội với luồng viễn cảnh những muốn tách bạch khỏi các nhà thần học Kinh thánh theo truyền thống cũ xưa.

Một số các nhà chú giải Kinh thánh theo chiều hướng của trường Thần học Westminster ở Philadelphia lại đã cho ra cuốn sách đối đáp lại viễn cảnh của nhóm mang tên là “Viễn Cảnh mới về thánh Phaolô” (xem Justified in Christ: God’s Plan for Us in Justification, ed. K.Scott Oliphint, Chiristian Focus Publications, 2007)

Với lý do và quyết tâm như thế, các nhà chú giải Kinh thánh theo truyền thống cũ xưa lại không ưa gì đường hướng chú giải của nhóm “Viễn Cảnh Mới về thánh Phaolô” này. Họ đòi buộc ta phải nói nhiều về kinh nghiệm thánh Phaolô từng gặp trên đường Đamát hơn việc xác nhận Đức Giêsu là Đấng Mêsia đã trỗi dậy thật sự. Các vị buộc ta phải nói nhiều về “sự trở lại” của thánh Phaolô theo cùng đường lối truyền thống của bè nhóm Thệ Phản. Các vị lại cũng rút tỉa được một số yếu tố có ở đó, như phương án kể truyện Kinh thánh, có tầm kích lịch sử cứu chuộc, kể về chất Kinh thánh nơi thần học và tính khách quan nơi tính chất rất phải lẽ ngang qua thập giá hơn chủ trương thông hiểu sự việc này cách chủ quan nhờ tâm lý học. Điều này giúp họ đặt nặng lên tính cộng đoàn Hội thánh cùng nhiệm tích mà Hội thánh của ta vẫn chủ trương: đó là cộng đoàn niềm tin gồm những người nhận ra rằng chỉ có Đức Giêsu-chịu-chết-trên-thập-giá là Đấng cứu chuộc hết mọi người.


Phần đọc thêm

Lề lối diễn giải tư tưởng thánh Phaolô mà phía Công giáo mình có được là từ nền thần học khác biệt về ân huệ và cứu chuộc, nhưng lại chú trọng quá nhiều về các văn bản do thánh Phaolô đề ra. Trong các văn bản đề cập chuyện này, cũng nên kể đến công trình của Stanislas Lyonnet sj viết từ Học viện Kinh thánh ở Rôma và Jerome Murphy-O’Connor, op thuộc trường Kinh thánh Giêrusalem.


---------------------



Viễn cảnh mới về thánh Phaolô


Viễn cảnh này, tuy trực chỉ phần mũi của đầu tầu nhưng vẫn hơi chậm. Chậm bắt đầu. Chậm diễn tiến. Bởi, nó chỉ khởi đầu từ công đoạn nói về niềm tin và đạo của người Do thái vào thời Chúa sống cũng như giai đoạn Saul quay hướng trở thành một Phaolô năng nổ, hoặc “Do-thái-giáo thuộc đền thờ thứ hai”. Sự việc này được khám phá như đạo của ân-huệ chứ không phải là tôn giáo do công lênh chính đáng rất phải lẽ của riêng ai. Luật Sabát, nghi thức cắt bì, luật ăn đồ cúng vẫn không theo cung cách khả dĩ lĩnh nhận được ân huệ. Tuy thế, họ vẫn là người vẽ ra “lề phải/lề trái” có đường ranh vạch rõ ân huệ cho cộng đoàn hạnh đạo, thế thôi.

Các nhà chú giải Tin Mừng theo truyền thống cũ xưa trong Đạo vẫn hiểu Do-thái-giáo theo kiểu am tường về Đạo Chúa thời Trung Cổ. Đạo Chúa vẫn được coi là đạo của ân huệ theo điều kiện người đi Đạo phải giữ luật Torah Do thái. Phần đông mọi người đều như thế.

Montefiore va Moore là tác giả có mặt trong số những người đầu quan niệm Do-thái-giáo một cách khác hẳn, vẫn tựa hồ như đạo giáo nhiệm mầu của ân huệ. Và sau đó, có bốn tác giả khác lại quảng diễn lập trường của các vị, như: Stendahl, Sanders, Dunn và Wright. Tất cả đều làm thế để nối kết với “thánh Phaolô đích thực”.

Tác giả Stendahl lại công nhận rằng ý tưởng về mặc cảm tội lỗi đã tạo nên Đạo Chúa ở trời Tây rồi áp đặt cho thánh Phaolô. Có vị lại coi tư tưởng của thánh Phaolô như thiên kiến cốt chứng minh rằng thánh-nhân chưa từng có lòng đạo mang tính lỗi phạm. Phải nói thật, là với tư cách làm thành luật, thì thánh-nhân không có gì để ta phiền trách hết. Thánh-nhân chưa từng có bước hồi hướng nào quay về chốn miền đầy những lỗi phạm ngõ hầu về với ân huệ. Thay vì thế, thánh-nhân lại đã nhận ra Đức Giêsu phải là Đấng Mêsia, thật trọn nghĩa. Từ đó, thánh-nhân biết mình từng lầm lẫn bách hại Hội thánh Chúa mà không biết rằng chính đó là cộng đoàn của Đấng lành thánh, hạnh đạo. Theo Stendahl, trọng tâm thư Rôma nằm ở chương 9 đến 11.

Tác giả Sanders lại thêm vào ý tưởng này bằng cách bảo: thánh Phaolô đã khám phá ra Đức Giêsu là Đấng Mêsia cho mọi người chứ không chỉ mỗi người Do thái, mà thôi. Điều sai lầm mà thánh-nhân thấy được nơi Do-thái-giáo là sự kiện cho rằng đạo này không tin hoặc không sống thực ơn gọi của mình ngõ hầu diễn tả sự việc đó cho rõ ràng. Tác giả Sanders lại bảo: có lẽ cũng hơi quá nếu ta cứ nhấn mạnh việc giữ đường ranh truyền thống xưa cũ mà các vị ấy chỉ muốn bảo vệ luật lệ nên mới bày vẽ như thế mỗi khi đề cập đến Do-thái-giáo, tỉ như như: luật Sabát, qui định cắt bì và luật ăn đồ cúng vốn dĩ đề ra cho người ngoài Đạo muốn gia nhập cộng đoàn của Đấng Cứu Chuộc mọi người. Thánh Phaolô lại quan niệm Đạo Chúa là đạo diễn tả quà tặng Chúa ban cho toàn thể vũ trụ chứ không duy nhất chỉ một dân tộc.

Tác giả Dunn lại đi xa hơn khi ông nhận định rằng: thánh Phaolô chưa từng hồi hướng trở về theo kiểu thánh Âu Tinh, hoặc Luther, Bunyan, bao giờ hết. Thánh-nhân là người nhận thức rõ ơn cứu chuộc toàn thể vũ trụ do từ Đức Giêsu Kitô không chỉ hạn chế cho Do-thái-giáo mà thôi. Giả như các nhà thần học Công giáo La Mã và các nhà Cải cách tôn giáo hiểu được điều này, thì việc cải cách tôn giáo có lẽ cũng sẽ không xảy đến.

Tác giả Wright lại nhấn mạnh: Tin Mừng đích thực là sự việc Đức Chúa của vũ trụ nhân trần rao báo cho mọi người theo nghĩa này.

Toàn bộ “Viễn cảnh mới về thánh Phaolô” nay lan rộng trong khuôn khổ kinh thánh lại không qui chiếu gì đến việc đền bù mọi lỗi tội. Chẳng ai dám nói lên rằng: Chúa có chết trên thập giá cũng là do Ngài bị trừng phạt và Ngài có làm thế cũng chỉ để đền thay cho kẻ phạm lỗi, mà thôi. “Viễn cảnh mới về thánh Phaolô” đề ra việc diễn giải bảo rằng: sự việc Chúa chết trên thập giá phải được xem như Ngài đã toàn thắng vua quan lãnh chúa và mọi quyền uy mãnh lực rặt một lòng theo đường lối Aulen. Viễn cảnh này, lại chối bỏ việc tháp đặt sự ngay lành chính đáng của Chúa vào với kẻ tin.

Sở dĩ các vị lại đã quả quyết như thế, cũng có lý do chính đáng. Trước nhất, “Viễn Cảnh mới về thánh Phaolô” không chủ trương duy trì lập trường sai trái khi chú giải Tin Mừng về sự việc xảy đến với Chúa trên thập giá là để Ngài gánh vác mọi tội của ta và đền thay cho các hành xử ra như thế. Nói cách khác, ý tưởng này còn sai lạc khi cho rằng: chỉ có Ngài và nhờ Ngài mới đạt tính chất “chính đáng và phải lẽ” mà không một ai làm thế được. Thứ đến, “Viễn Cảnh Mới về thánh Phaolô” còn nhấn mạnh: tội của ta không thể tháp ghép vào Chúa được. Bởi, sự việc ấy chỉ có thể áp đặt vào cho mình ta, mà thôi. Tuyệt nhiên không thể áp đặt chuyện ấy cho bất cứ người nào khác. Thêm điều nữa, là: “Viễn Cảnh Mới về thánh Phaolô” lại coi sự công chính/phải lẽ là đặc trưng duy nhất chỉ mình Thiên Chúa chứ không ai khác có được, ngoại trừ Đức Kitô Đấng-đã-chấp-nhận-đóng-đinh-vào-thập-giá và đã Phục sinh, thôi.

----------------------------

(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
 
Đức Bênêđíctô và vận tốc ánh sáng
Vũ Văn An
04:21 18/04/2013
Đức Bênêđíctô và vận tốc ánh sáng
Vũ Văn An3/7/2013
________________________________________
Ánh sáng chuyển vận rất chậm tại Đại Học Harvard. Lý do là vì Giáo Sư Lene Vestergaard Hau, nhà vật lý học Đan Mạch, đã thực hiện được một điều mà chính Einstein cũng khó có thể nghĩ đến: bà đã chế ngự được ánh sáng. Chìa khóa giúp bà thực hiện được việc đó là nghĩ ra cách làm siêu nguội (super-cool) các nguyên tử khiến chúng hành động như thể chỉ còn là một nguyên tử đơn nhất, cô đọng và như mây (nebulous). Với một số tia lasers thích hợp để xử lý các nguyên tử nátri (sodium atoms, có trong muối ăn), giáo sư Hau đã có thể làm nguội các nguyên tử này xuống chỉ còn mấy phần tỷ của một độ trên số không tuyệt đối, nhờ thế tạo ra được một đám mây vật chất lạnh nhất trong vũ trụ. Đám mây này có khả năng khuất phục và thậm chí giam hãm ánh sáng. Nhờ thế, khi giáo sư Hau cho một làn ánh sáng chuyển động với vận tốc 186,000 dặm một giây vào đám mây này, bà đã có thể từ từ làm chậm vận tốc của tia sáng này xuống 38 dặm một giờ, rồi 15 dặm một giờ và cuối cùng nay chỉ còn là 1 dặm một giờ. Điều này có nghĩa một em bé có thể bò nhanh hơn vận tốc của ánh sáng. Hiện nay, Giáo Sư Hau đã cải tiến kỹ thuật của bà đến có thể giam ánh sáng vô hạn định trong đám mây nguyên tử của bà. Có thể nói: trong phòng thí nghiệm của bà, áng sáng với vận tốc gần như không đo lường được nay bị buộc trở thành trò chơi thông thường của con người.

Đức Bênêđíctô XVI có thể không biết gì về Giáo Sư Hau và điều chắc chắn là ngài chưa bao giờ viếng thăm phòng thí nghiệm của bà. Tuy nhiên, đã từ rất lâu, ngài đã thấy được điều bà sẽ thực hiện. Nói cho ngay, cả sự nghiệp làm thần học gia và cả 8 năm làm giáo hoàng của ngài đều được đánh dấu bằng cuộc phê phán khôn nguôi đối với cái bản năng hiện đại muốn co cụm và tự đóng khung chính mình. Ngài luôn kêu gọi thế giới mở tung cõi lòng mình ra và hướng ra bên ngoài.

Thông điệp đầu tiên của ngài, Deus Caritas Est, đề cập tới điều căn bản nhất của cuộc sống; đó là tình yêu, và nhất là, tình yêu Thiên Chúa trong đó ta có được sự sống. Trong óc tưởng tượng được Thánh Kinh soi sáng của Đức Bênêđíctô, đặc điểm của tình yêu này không phải chỉ là lấy vào, nhưng là bật khởi hướng ra bên ngoài. Với một mô tả rõ ràng nhất và sinh động nhất về tình yêu, ngài viết rằng đối với chúng ta, “tình yêu… là một hành trình, một xuất hành liên tục ra khỏi cái tôi khép kín chỉ biết nhìn mình, để đi tới việc giải phóng nó qua việc hiến mình, và do đó tới việc tự tìm ra mình một cách chân chính và tìm thấy chính Thiên Chúa (số 6). Tình yêu không lấy vào và giữ chặt, mà đúng hơn là chấp nhận và cho đi. Tình yêu luôn chuyển động.

Giam hãm ánh sáng

“Cái tôi khép kín chỉ biết nhìn mình” là dấu ấn dị biệt của một sáng thế sa ngã, một sáng thế làm chậm, thậm chí, giam hãm ánh sáng sự sống. Một trong những hiện tượng khác biệt của thời hiện đại là dấu ấn kia đang được đóng lên các cá nhân và các định chế, lên con người và các dân tộc, lên cả các nền văn hóa và tôn giáo nữa. Khi quan tâm tới nhiều biểu hiện đa phức của khuynh hướng nhìn vào trong đầy nguy hiểm này, Đức Bênêđíctô quả là vị giáo hoàng đầu tiên của thời hiện đại đã dùng viễn kiến và thừa tác vụ của mình ngay từ đầu vạch ra sự co quắp hướng vào mình này và công bố lời mời gọi đầy giải thoát của Thiên Chúa trong Tin Mừng.

Sự nhất quán trong tư tưởng của ngài về điểm này là điều khá hiển nhiên, chỉ cần ta lược qua các chủ đề được ngài bàn đến. Về kinh tế, viễn kiến nền tảng của ngài là: nó phải có tính vô vị lợi (gratuitousness) nếu muốn điều hành một cách lành mạnh và phù hợp với sự triển nở của cá nhân cũng như của xã hội nói chung. Nền kinh tế nào chỉ khép kín vào chỗ tối đa hóa tư bản và lợi nhuận sẽ trở thành dụng cụ cho chính sách hạ nhân phẩm. Nền kinh tế nào không chấp nhận tính đa phức của quyền lợi công cộng trên thị trường sẽ mau chóng tách mình ra khỏi bất cứ lắng lo nào đối với ích chung, ra khỏi bất cứ giá trị nào cho phép con người và các dân tộc được liên hệ tốt đẹp với nhau qua các tương tác thương mại. Mọi nền công lý, và nhất là nền công lý kinh tế, đều đòi có bác ái (xem Caritas in Veritate).

Đức Bênêđíctô quan niệm văn hóa cũng tương tự như thế. Đối với ngài, văn hóa phát sinh phù hợp với định nghĩa căn bản về con người nhân bản, một con người chỉ là người bao lâu biết cởi mở với người khác, và cuối cùng cởi mở với Thiên Chúa. Cũng thế, văn hóa chỉ là văn hóa chân thực, một văn hóa lành mạnh, một văn hóa nhân bản, bao lâu nó cởi mở đón nhận những gì khác biệt với chính nó. Văn hóa trong toàn bộ bao giờ cũng hướng về tương tác và thông đạt, chứ không hướng về cô lập và chỉ lo bảo tồn chính mình. Như ngài từng viết: “Bất cứ yếu tố nào trong bất cứ nền văn hóa nào nếu loại bỏ sự cởi mở ấy và sự trao đổi văn hóa ấy cũng tượng trưng cho sự bất thoả đáng trong một nền văn hóa, vì loại bỏ điều khác biệt là trái với bản nhiên con người” (Truth and Tolerance, 60). Như thế, văn hóa không tự bẻ cong hướng vào bên trong và loại bỏ thể dị biệt, đúng hơn, nó phải tìm cách tự phát biểu ra bên ngoài và chân thực tìm cách gặp gỡ điều khác với mình.

Cùng một tính lưỡng phân trên giữa khép kín và cởi mở đã lên khuôn đường hướng của Đức Bênêđíctô trong quan điểm của ngài về lý trí. Hệ thống tư tưởng, hay triết lý nào tự ấn định định mức và tiêu chuẩn riêng để chứng nghiệm sẽ trở thành khép kín đối với chân lý mà mình tự cho là tìm kiếm. Lịch sử triết học là lịch sử của hết những chắc mẩm tự xác định này tới những chắc mẩm tự xác định khác, trong mưu toan đem lại cho mọi sự vật câu định nghĩa dứt khoát do chính mình đưa ra. Muốn phá sập cái thói quen đầy kiêu hãnh ấy nơi tâm trí con người, cách duy nhất là cởi mở đối với những gì phát xuất từ bên ngoài chính họ: tức mạc khải. Chỉ những gì nhận được từ đức tin, trước khi tưởng nghĩ hay hiểu biết, mới giải thoát nhân loại khỏi cơn ghiền giải thích sự sống theo các hạn từ của riêng mình. Đức tin là sự cởi mở, trong tín thác, đối với điều, hay đối với Đấng, phát xuất từ bên ngoài và mở tung được cái vô nghĩa đóng kín của nhân loại chỉ biết loay hoay với các khí cụ riêng. Đối với Đức Bênêđíctô, lý trí phải mở cửa đón nhận đức tin, và đức tin phải phục vụ lý trí bằng cách hướng dẫn và chỉnh sửa nó (Introduction to Christianity và Faith and the Future).

Bản năng hiện đại

Đặc điểm nổi bật của thời hiện đại là khuynh hướng không muốn để ánh sáng xuyên qua các hạn từ của mình. Thời hiện đại ghét sự trong sáng. Nó bị thúc đẩy bởi khát vọng muốn chiếm đoạt mọi sự cho chính mình, bất chấp là lợi nhuận, là tự đưa mình lên hay ưu thế. Ánh sáng không phải là điều đáng kể đối với thời hiện đại; đúng hơn, người đáng kể là người có thể thấy ánh sáng, phán xử ánh sáng, cướp lấy ánh sáng và nắm giữ ánh sáng. Đó chính là cái nền xây nên “nền độc tài của chủ nghĩa duy tương đối”, trong đó các sự thật cá thể huênh hoang đòi trở thành sự thật phổ quát. Con người, định chế và triết lý hiện đại không bao giờ tìm cách tăng tốc hay trải rộng ánh sáng đang di chuyển. Nó luôn tìm cách làm ánh sáng chậm lại để phù hợp với cung cách tính toán của họ.

Đối với Đức Bênêđíctô, sự thánh thiện luôn để mình tự hội nhập vào sự sống tăng tốc của Thiên Chúa. Các thánh luôn cho thấy ánh sáng trong chính bản chất của nó, chứ không theo cách họ muốn. Trong cái tính cá biệt hết sức cao độ của họ, các thánh để ánh sáng Thiên Chúa chiếu dõi qua các ngài và như thế các ngài trở thành “cảnh tượng” (spectacle) để thiên hạ ngắm nhìn. Như chính lời Đức Bênêđíctô từng viết: “Thần Khí Thiên Chúa đã ban sự sống đầy trí tưởng tượng tuyệt vời cho rất nhiều thánh nhân nam nữ, thuộc mọi thời đại và mọi điều kiện xã hội, thuộc mọi ngôn ngữ, dân tộc và văn hoá” (Holiness is Always in Season). Những con người thánh thiện này không đòi ánh sáng cho riêng mình, cũng không tìm cách làm nó chậm lại. Thay vào đó, các ngài tự quên mình, để ánh sáng tự do chói lọi qua cuộc sống của mình.

Cái nhìn trên về sự thánh thiện khiến người ta nhớ lại một câu truyện đã được thuật trên tờ Notre Dame Vision nhiều năm trước đây. Đây là một câu truyện người ta tin là có thật, nhưng diễn trình kể đi kể lại khiến nguyên lai của nó mỗi ngày một không chắc chắn hơn. Câu truyện đó như sau: một bé gái ngồi cạnh cha trong một nhà thờ để tham dự Thánh Lễ buổi sáng Chúa Nhật. Ánh sáng ban mai rực rỡ chiếu qua các khung cửa sổ kính mầu ở phía đông nhà thờ, vẽ lên cộng đoàn những mầu sắc thật đẹp. Bé gái vừa nhìn kính mầu vừa vỗ vai cha và hỏi: “Ba ơi, những vị trong khung cửa sổ kia là ai vậy?” Cha em trả lời: “À, cưng ạ, họ là các vị thánh”. Nói rồi, cha em đợi một lúc lâu xem em có hỏi gì thêm như thói quen không. Nhưng không, em không hỏi gì thêm nữa. Tuy nhiên, sau đó, trong lớp giáo lý, cô giáo hỏi cả lớp xem có ai biết các thánh là ai không. Thì bé gái dơ tay ngay, trả lời như “đinh đóng cột”: “các thánh là những vị để ánh sáng chiếu qua”.

Cổng ơn thánh

Đây là điều Đức Bênêđíctô cố gắng dạy ta trong suốt 8 năm qua và cả nhiều thập niên trước đó. Ta sẽ không phải là người như đã được dựng nên nếu ta không chịu mở lòng mình ra, liều mình trở thành các cổng của ơn thánh và trí tưởng tượng và hướng ra ngoài gặp gỡ người khác. Chính vì thế, ngài đã cảnh báo ta chống lại những nền phụng vụ tự tạo ra những vòng tròn luẩn quẩn của tự phản ảnh và tự khen mình. Ngài thách thức ta cùng hướng về Oriens (Phương Đông) để thấy Thiên Chúa đang đến (Spirit of the Liturgy). Đó là lý do khiến ngài không ngừng mời gọi ta bước vào hiệp thông với nhau dựa trên chính Kinh Lạy Cha của Chúa, một kinh phá sập mọi rào cản cô lập để mau mắn tự hiến. Như chính ngài đã viết trong cuốn sách cuối cùng của ngài: “chữ chúng con (trong Kinh Lạy Cha) thực ra hết sức đòi hỏi: nó đòi ta phải bước ra ngoài cái vòng khép kín của ‘cái tôi’. Nó đòi ta phải từ bỏ mình để hiệp thông với mọi con cái của Thiên Chúa” (Jesus of Nazareth, 141). Những lời này nói tới sự tín thác đối với căn tính ta đã được ban cho, chứ không phải căn tính ta muốn cho chính ta, như một thứ tư hữu của riêng mình. Tiến bộ và đổi mới không phải là thước đo căn tính này; chỉ có tình yêu mới là thước đo đó.

Như Tim O’Malley có lần nhận định, đây cũng là cách tốt nhất để hiểu quyết định từ nhiệm từng gây ngạc nhiên của Đức Bênêđíctô. Đức Thánh Cha chỉ trao lại điều chưa bao giờ ngài cho là của mình: ngài để ánh sáng chiếu qua mình dù điều này có nghĩa là ngài sẽ khuất dạng khỏi con mắt quần chúng. Lời lẽ của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào Chúa Nhật 17 tháng Hai vừa qua cho thấy rõ điều đó: “Trong những giây phút có tính quyết định của đời người, hay, nếu quan sát kỹ, trong mọi giây phút của đời người, ta đều đang đứng ở ngã tư: ta muốn theo ‘cái tôi’ hay theo Chúa? Theo quyền lợi cá nhân hay theo sự thiện chân thực, đúng là sự thiện chân thực?”. Trong sự nghiệp thầy dạy Đức Tin, ngài luôn cố gắng thuyết phục người khác đưa ra câu trả lời. Trong hành vi cuối cùng của đời giáo hoàng, một lần nữa ngài đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi ấy.

C.S. Lewis có lần viết rằng “Vinh Quang chiếu vào mọi người, và từ mọi người phản chiếu lại: giống như ánh sáng và gương soi. Nhưng ánh sáng mới là sự vật” (Great Divorce). Việc ánh sáng chiếu rọi mới là bận tâm duy nhất trong thừa tác vụ của Đức Bênêđíctô. Ngài tiếp tục thách thức thế giới tránh đừng để mình bị tính tự mãn của riêng mình phủ mây, trở thành nguội lạnh trong chính cái nhẫn tâm và quá tự tin của mình. Kinh tế là để chia sẻ hàng hóa, văn hóa là để trao đổi hồng phúc và lý trí là để tiếp nhận và lượng giá điều đức tin ban cho. Phụng vụ qui chiếu ta về Thiên Chúa Đấng đến với ta, trong khi cầu nguyện kéo ta ra ngoài chính ta.

Điều diễn ra trong các phòng thí nghiệm là nhằm phục vụ con người, mà con người thì phục vụ Thiên Chúa, chứ không phục vụ con người như thể họ là Thiên Chúa. Nếu vị giáo sư của Harvard có thể làm chậm, thậm chí, giam hãm được ánh sáng bằng cách sử dụng tia laser và muối ăn, thì điều này hẳn cũng có thể được dùng cho sự thiện thực là sự thiện. Nhưng ánh sáng thực của đời người thì không bao giờ ta có thể làm chậm lại hay giam hãm nó. Cố gắng làm thế là tự mâu thuẫn với chính mình. Tự đặt mình, thậm chí tự đặt cả thế giới, lên trên sức mạnh của ánh sáng này cũng vẫn không ngăn cản người khác nhìn thấy nó. Ánh sáng này phải chiếu rọi qua ta, vì ánh sáng này là điều Đức Bênêđíctô tin có sức cứu vớt thế giới.

“Tình yêu là ánh sáng, nói cho cùng, là ánh sáng duy nhất, luôn có khả năng chiếu sáng một thế giới đang tối dần và đem lại cho ta lòng can đảm để ta tiếp tục sống và làm việc. Tình yêu là điều có thể, và ta có khả năng thực hành nó vì ta vốn được dựng nên giống hình ảnh Chúa. Cảm nghiệm tình yêu và nhờ thế, giúp ánh sáng Thiên Chúa chiếu vào trần gian, đó là lời mời gọi tôi muốn ngỏ cùng anh chị em” (Deus Caritas Est).

Theo Leonard DeLorenzo, giám đốc ơn gọi tại Đại Học Notre Dame, Hoa Kỳ.
 
Sự nôn nóng và chủ nghĩa chủng tộc của báo giới
Vũ Văn An
04:27 18/04/2013
Sự nôn nóng và chủ nghĩa chủng tộc của báo giới
Vũ Văn An3/7/2013
________________________________________
Các biến cố chung quanh việc Đức Bênêđíctô từ nhiệm dần dần đi vào quá khứ. Báo chí gần như chỉ còn chú mục vào cơ mật viện. Và trong khi các vị hồng y, cả cử tri lẫn không cử tri, đang cố gắng đúc kết các nhận định của các ngài về hiện tình và hướng đi của Giáo Hội trong những ngày tới, thì phần đông báo chí sẵn sàng cho phổ biến những nhận định hoàn toàn phiến diện, phàm tục, chỉ phản ảnh những thiếu sót xưa kia của Giáo Hội, chứ không phản ảnh truyền thống lâu đời của một giáo hội mà người cầm đầu, không kể Thánh Phêrô, đều đã được bầu lên một cách “dân chủ” hơn cả các chế độ dân chủ hiện nay. Chỉ có điều hơi khác, tính dân chủ trong Giáo Hội đặt căn bản trên nguyên tắc sentire cum ecclesia (cảm nhận với Giáo Hội) mà có người cũng gọi là sensus fidelium (cảm nhận của tín hữu, tín hữu [fidelium] chứ không hẳn giáo dân [laicorum]). Cảm nhận này dựa trên đức tin mà đức tin thì được nuôi dưỡng bởi Thần Khí Thiên Chúa. Chứ không hẳn bởi những nhóm đại loại như đại diện cho các nạn nhân của xách nhiễu tình dục, của những người chủ trương hôn nhân đồng tính hay phá thai, hay của những người muốn phá bỏ nền tảng cơ cấu Giáo Hội là truyền thống tông đồ để thay thế bằng đủ mô thức pha trộn khác.

Sự nôn nóng

Việc đúc kết của các vị hồng y tất nhiên diễn ra theo cách nhân bản: dựa vào các viễn kiến của những người có thế giá, có thẩm quyền; tranh luận các viễn kiến ấy để tìm ra các đồng thuận và bất đồng, từ đó khuôn định viễn kiến riêng, là những viễn kiến sẽ quyết định ai là giáo hoàng tương lai. Một trong những người có thế giá lên tiếng đầu tiên với các hồng y, đáng lưu ý thay, là linh mục Raniero Cantalamessa, một tu sĩ Dòng Phanxicô, được Đức Gioan Phaolô cử nhiệm làm vị giảng thuyết cho Phủ Giáo Hoàng, từ năm 1980 và được Đức Bênêđíctô tiếp tục tín nhiệm năm 2005 cho tới nay. Ngoài thì giờ giảng cho Phủ Giáo Hoàng, Cha Cantalamassa sống tại một một tu viện kín nhỏ ở Cittiducale (Rieti). Viễn kiến của tu sĩ này chắc chắn không phản ảnh những gì khác ngoài giáo huấn của Đức Kitô… Nhưng “người có thế giá nhất” không ai khác hơn là Chúa Thánh Thần mà vị hồng y nào cũng trân trọng lắng nghe trong cầu nguyện và suy gẫm.

Những người có tâm huyết với Giáo Hội tất yếu tôn trọng bầu khí cầu nguyện và suy gẫm trên vì chỉ có nó, vị giáo hoàng như sensus fidelium mong muốn, mới xuất hiện từ lá phiếu của các vị hồng y. Với một cử tri đoàn gồm 115 hồng y đến từ mọi quốc gia trên thế giới, với đủ hậu cảnh sắc tộc và văn hóa, diễn trình khuôn định viễn kiến riêng trong cầu nguyện tất nhiên không thể nhanh chóng được. Chính vì thế, trong hai ngày liên tiếp, 6 và 7 tháng Ba, Cha Lombardi cho hay: các hồng y chuẩn bị cơ mật viện một cách “nghiêm chỉnh, sâu sắc và không vội vã” (ngày 6); các ngài ý thức được tầm nghiêm trọng và trách nhiệm của việc bầu cử giáo hoàng, nên đã nhẩn nha dành giờ để thảo luận các chủ đề khác nhau mà Giáo Hội đang phải đương đầu (ngày 7).

Nhưng cung cách nhẩn nha ấy không được báo chí ủng hộ bao nhiêu. Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn của Sài Gòn bỗng nhiên được báo chí thế giới sốt ruột “chú ý” cũng chỉ vì sự nhẩn nha của ngài trong việc lên đường tới Rôma. Ngài được kể là vị hồng y cuối cùng làm việc đó vào chiều ngày 7 tháng Ba. Có thể nhờ thế mà trong bảng xếp hạng theo tầm ảnh hưởng và “được nhìn thấy” (visibility) của New Advent, hôm trước, ngài đứng thứ 85 thì hôm sau lên hàng 84 trong tổng số 115 hồng y cử tri.

Sự nôn nóng của báo chí phản ảnh rõ trong bản tin ngày 7 tháng 3 của hãng tin CNA. Khi nghe Cha Lombardi thông báo: chưa có ngày bắt đầu cơ mật viện, dù vị hồng y cử tri cuối cùng đã tới Rôma, báo chí đã thở dài thườn thượt. Một phần chẳng qua cũng vì phí tổn tài chánh. Từ ngày Đức Bênêđíctô XVI tuyên bố từ nhiệm cho tới nay, người hiếu kỳ và khách hành hương tuôn đến Rôma càng ngày càng đông. Các ký giả cũng thế, hiện con số của họ lên đến hơn 5 nghìn người. Khiến mọi phương tiện trở nên khó khăn và tốn kém. Đến nỗi, theo Terry Mattingly, giám đốc Trung Tâm Báo Chí của Hội Đồng Cao Đẳng và Đại Học Kitô Giáo ở Washington (www.patheos.com), “chờ đợi hành động ở Rôma quả hết sức tốn kém”. Ông cho hay một chuyên viên kỳ cựu về Vatican là Rocco Palmo dù dự tính sẽ ở Rôma trong hai tuần tới để theo dõi các biến cố lịch sử đang diễn ra tại đó, nhưng cuối cùng đã hủy bỏ chuyến bay vì “phí tổn chuyến đi tỏ ra quá mắc. Các khách sạn, ông ta nói thế, mà giới truyền thông tới đó đang tha hồ chém!”

Mattingly cho hay: câu truyện này càng kéo dài, hoá đơn trả tiền càng cao. Việc vội vã bắt đầu cơ mật viện đã khựng lại, khiến các kế toán viên của các phòng săn tin bỗng hoa cả mắt. Không lạ gì, giới truyền thông thở dài thườn thượt khi đến ngày 7 tháng Ba vẫn chưa có ngày bắt đầu cơ mật viện. Họ làm gì với thời gian chờ đợi đây, khi ngồi nhìn hóa đơn trả tiền cứ tăng dần? Tất nhiên là đi tìm rò rỉ. Và rò rỉ đã xẩy ra thật.

Theo Nữ Tu Mary Ann Walsh, giám đốc liên lạc báo chí của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, hiện có mặt tại Vatican và phối trí các buổi họp báo của các hồng y Hoa Kỳ tại đó, nhật báo La Republica của Ý tiếp tục cho đăng tải câu truyện nói là dựa vào Báo Cáo Mật của Vatican về Vatileaks. Trong khi đó, nhiều ký giả Ý cho rằng mình đã nắm được biên bản các Phiên Họp Toàn Thể của các hồng y. Để dập tắt những nguồn rò rỉ này, những nguồn mà theo Nữ Tu Walsh vốn là thành phần trong truyền thống báo chí Ý, các hồng y Hoa Kỳ đã quyết định chấm dứt các buổi họp báo trong thời kỳ có các phiên họp toàn thể hồng y.

Cũng theo Nữ Tu Walsh, mục đích các buổi họp báo này là thông tri cho giới truyền thông và công chúng trong tinh thần trọng sự trong sáng và chia sẻ với họ các công việc có liên hệ tới diễn trình bầu cử nói chung mà không vi phạm tới nguyên tắc bí mật. Tuy nhiên, vì những gì đang được tường thuật trên báo chí Ý với dụng ý vi phạm nguyên tắc bí mật kia, nên các vị hồng y đã quyết định không tổ chức họp báo nữa. Có điều thay vì nói các vị hồng y Hoa Kỳ quyết định ngưng họp báo, thông cáo báo chí ngày 6 tháng Ba của Nữ Tu Walsh lại nói chung rằng: “Hồng Y Đoàn thoả thuận không cho phỏng vấn nữa”. Nói như thế là nhắc lại quyết định của hồng y đoàn trong lúc Tòa Thánh trống ngôi năm 2005. Lúc ấy các hồng y đã biểu quyết không cho ai phỏng vấn kể từ phiên họp toàn thể thứ nhất. Lần này, chưa thấy có tường trình nào cho thấy một biểu quyết như thế. Hay hồng y đoàn lần này mặc nhiện nhìn nhận biểu quyết ấy?

Dù sao, Cha Lombardi cũng cho rằng việc này hoàn toàn phù hợp với điều 12 Tông Hiến Universi Dominici Gregis của Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về việc bầu cử giáo hoàng. Theo Cha, các vị hồng y phải thề tuân giữ các điều khoản của Tông Hiến này, nhất là điều khoản giữ bí mật, dù lời thề này khác với lời thề tại cơ mật viện (với vạ tuyệt thông?).

Chủ nghĩa chủng tộc

Tất nhiên, giới báo chí không nghĩ như vậy. Tờ Washington Post chẳng hạn cho rằng đây không hẳn là biện pháp chống rò rỉ mà là một biện pháp có chiều kích chính trị. Một nguồn tin dấu mặt tại Vatican cho tờ báo này hay: các hồng y Ý không muốn các hồng y Mỹ nói nhiều về các điều cần có nơi vị giáo hoàng tương lai, nhất là các điều không thích hợp với các hồng y trong giáo triều. Tệ hơn nữa, biến cố trên đã được khoác cho bộ áo sắc tộc hết sức nguy hiểm. Và người khoác cho nó bộ áo ấy chính là George Weigel, người nổi tiếng nhờ cuốn tiểu sử viết về Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Trên National Review Online ngày 7 tháng Ba, Weigel cho chạy hàng tít: “Team America Shut Down” (Đội Ngũ Mỹ Bị Bịt Miệng).

Theo Weigel, đăng tải rò rỉ là nhật báo Ý La Stampa, người rò rỉ là các hồng y Ý, chứ các hồng y Mỹ có rò rỉ gì đâu trong các buổi họp báo của họ. Họ chỉ nói tới các vấn đề, các cảm xúc, các tâm trạng, và diễn trình cơ mật viện; không hề vi phạm điều khoản giữ bí mật, trái lại là một hình thức của Tân Phúc Âm Hóa, nhằm trao đổi tích cực. Bởi thế, thay vì tìm cách giải quyết vấn đề gây ra do sự vô đạo đức của báo chí Ý với sự hợp tác của những người rò rỉ vô đạo đức, một việc không ăn có gì tới các hồng y Mỹ, thì người ta lại dẹp bỏ các buổi họp báo chí của người Mỹ, mà theo Weigel vốn là nguồn thông tin và bình luận tươi mát nhất và thân thiện nhất với giới truyền thông!

Weigel còn cho rằng các buổi họp báo của Mỹ là ngả thường xuyên duy nhất để khai triển những câu truyện tốt đẹp về Giáo Hội; ngả này nay đã bị đóng lại. Các rò rì vẫn tiếp tục diễn ra mà không có những cuộc họp báo của Mỹ để chỉnh sửa, cải chính các dự cảm xấu, các bóp méo cũng như mơ hồ do các rò rỉ kia đem lại. Một Giáo Hội vốn đang mang nhiều tai tiếng hẳn càng làm cho hình ảnh ấy tệ hại hơn. Hơn nữa, việc Vatican cho rằng mình cam kết sử dụng mọi phương tiện truyền thông, trong đó có truyền thông xã hội, dường như đang tự mâu thuẫn với chính mình khi áp dụng “chiến lược” đóng kín truyền thông này.

Chưa hết, ta còn thấy hàng tít khác của John Thavis (www.johnthavis.com) : ‘U.S. vs the Curia’ has become story line in Rome! (‘Mỹ chống Giáo Triều’ đã trở thành chuyện tại Rôma). Tác giả bài này cho rằng việc chấm dứt các buổi họp báo của các hồng y Mỹ đã trả lại việc tường thuật cơ mật viện cho các “chủ tiệm” (padroni) truyền thống của nó là các ký giả Ý và các nguồn Ý và Giáo Triều. Trên bình diện thực tế, động thái ấy đã bịt miệng các hồng y Mỹ và là dấu chỉ cho thấy văn hóa truyền thông của Vatican mãi mãi là một nguồn đi cửa hậu, đầy rò rỉ và suy đoán. Những rò rỉ này cụ thể là các thách thức truyền giáo (HY Fernando Filoni); cái nhìn tổng quát về chức linh mục và ơn gọi (HY Mauro Piacenza); phải chọn một giáo hoàng trẻ hơn, nhiều nghị lực hơn (HY Camillo Ruini); khuôn mặt và vai trò của “vị giáo hoàng hưu trí” (các HY Marc Ouellet và Raymond Burke). Tất cả đều thuộc Giáo Triều. Họ mới cần được lên tiếng, dù là qua ngả rò rỉ.

Nói cho ngay, không phải chỉ có người Mỹ khoác cho việc này chiếc áo sắc tộc. Tờ nhật báo Il Fatto Quotidiano cũng đã viết như sau: “Vatican không trông đợi chủ nghĩa đấu tranh của các hồng y Mỹ: các vị này không muốn làm nhanh diễn trình, không muốn tránh vấn đề ấu dâm, không muốn bỏ qua Vatileaks…”. Còn tờ Corriere della Sera thì nói thẳng thừng: “Người Mỹ mở chiến dịch để bầu một người trong số họ”.

Thế mới biết sự nôn nóng và chủ nghĩa chủng tộc đã nhìn sự việc ra khác ra sao. Chúng chắc chắn không phải là hoa trái của Chúa Thánh Thần. Những người tự nhận là Công Giáo trên đây thật thua xa một người vô thần là Penn Jillette, người nói với Piers Morgan của CNN rằng anh ta Công Giáo hơn người Công Giáo khi tin vào lời Đức Bênêđíctô nói, chứ không tin vào các suy đoán người ta gán cho ngài.
 
Vị giáo hoàng tương lai theo nhận định của một số hồng y
Vũ Văn An
04:28 18/04/2013
Vị giáo hoàng tương lai theo nhận định của một số hồng y
Vũ Văn An3/8/2013
________________________________________
Dù sao, các vị hồng y cũng là người quyết định ai sẽ là giáo hoàng của Giáo Hội Công Giáo trong những ngày tới, nên nhận định của các ngài trong lãnh vực này có giá trị nhất định.

Ngay từ ngày 4 tháng 3, tức ngày đầu tiên có những cuộc họp toàn thể các vị hồng y hiện diện tại Rôma, New York Times đã cho rằng tất cả các vị hồng y trả lời phỏng vấn vào tuần trước đều nhấn mạnh rằng các ngài mong muốn một giáo hoàng có tinh thần cầu nguyện để chuyển giao sứ điệp Công Giáo cách hữu hiệu.

Tuy nhiên, đi vào chi tiết, người ta cũng nghe được nhiều sắc thái trong nhận định chung ấy. Nhiều vị mong một giáo hoàng có khả năng cải tổ bộ máy hành chánh của Vatican, một bộ máy bị nhiều tai tiếng trong năm qua. Nhiều vị ủng hộ một giáo hoàng xuất thân từ Thế Giới Thứ Ba, nơi Đạo Công Giáo đang sinh động hơn tại Âu Châu nhiều lắm. Lại có những vị khác mong một giáo hoàng có bàn tay cai trị mạnh.

New York Times đặc biệt lưu ý tới lời Đức HY Francis George của Chicago phát biểu về tai tiếng giáo sĩ xách nhiễu tình dục. Theo ngài, vị tân giáo hoàng “hiển nhiên cần chấp nhận nguyên tắc chung của Giáo Hội hiện nay là tuyệt đối không khoan nhượng (zero tolerance) đối với bất cứ ai từng lạm dụng một trẻ em”. Ngài cho rằng nguyên tắc ấy đã giúp giáo hội Mỹ giảm thiểu các vụ bê bối này một cách trông thấy. “Tuy nhiên vẫn còn các nạn nhân. Vết thương vẫn còn hằn sâu trong trái tim họ, và bao lâu nó còn hằn sâu trong họ, thì nó cũng hằn sâu trong ta. Vị giáo hoàng cần ghi nhớ điều này”.

New York Times nhận định rằng đây là đề tài ít được bàn luận tại Rôma hiện nay. Trái lại, phần đông các vị hồng y muốn tìm một người có thể phối hợp được nét hấp dẫn (charisma) của Đức Gioan Phaolô II với sự can đảm liều lĩnh của một ai đó mà giới phân tích Vatican gọi bừa là “Giáo Hoàng Rambo I”.

Cho đến hôm thứ Tư vừa qua, tức lúc các hồng y Mỹ chấm dứt các cuộc họp báo của họ, các hồng y thường đề cập tới các thuộc tính mà Giáo Hội hiện nay rất cần: một nhà truyền thông đầy thuyết phục, có sức lôi cuốn cả bằng lời lẫn bằng tư cách thánh thiện của mình, đồng thời là “một cảnh sát trưởng” (sheriff) không biết sợ sẵn sàng giải quyết các bất ổn và tai tiếng tại Vatican.

Theo tờ báo này, việc các hồng y tập chú vào truyền đạt và tài cai trị là một cách nhìn nhận các thiếu sót của Đức Bênêđíctô XVI. Tuy nhiên, nó cũng là dấu hiệu của một niềm nhớ tiếc đối với vị tiền nhiệm của ngài, Đức Gioan Phaolô II, một khuôn mặt lôi cuốn như nam châm, luôn nổi bật trong các cuộc tông du khắp thế giới, ngay lúc đã yên nghỉ.

Người ta cho rằng dưới thời Đức Bênêđíctô, ảnh hưởng của Giáo Hội tại Âu Châu, tại Hoa Kỳ và cả tại Châu Mỹ La Tinh đã giảm sút. Nền hành chánh trung ương tại Rôma, tức giáo triều, đã sa vào bế tắc, thậm chí thối nát nữa. Nhiều hồng y tỏ ra bối rối trước các tường trình báo chí về hồ sơ mật nói là chứa đựng các chứng cớ hiển nhiên cho thấy có việc tống tình và tống tiền.

Ít có ứng viên nào hoàn toàn nắm được cả hai phương diện nói trên. Nên báo chí Ý có lúc đã thả nổi ý niệm cho rằng các hồng y đang cân nhắc “các liên danh” (tickets) nghĩa là bầu một vị giáo hoàng mục vụ đi đôi với một quốc vụ khanh cứng rắn và hiểu biết giữ vai quản trị và nếu cần chấp pháp (enforcer). Vị giáo hoàng kế tiếp không cần trực tiếp ra tay dẹp tan những vụ tranh chấp trong nội bộ Vatican cũng như các vụ tai tiếng khác, nhưng ngài cần có nhậy cảm quản trị đủ để cử nhiệm một vị phụ tá đủ đảm lược để thách thức nền hành chánh cố thủ của Vatican.

New York Times trích dẫn lời Đức HY Edward Egan, TGM hưu trí của New York: “Việc đầu tiên ngài phải làm là đặt để một trật tự lớn hơn cho nền hành chánh trung ương là Giáo Triều”. Đồng thời, “ngài phải là người thông hiểu đức tin và có khả năng loan báo đức tin ấy một cách quyến rũ và đơn giản”. Đức HY Egan từng tham dự cơ mật viện bầu Đức Bênêđíctô, nhưng nay đã quá 80, nên không tham gia cơ mật viện lần này.

Như thế, bất cứ ứng viên giáo hoàng nào muốn “sáng giá” phải là người cầu nguyện, thông thạo thần học và tiếng Ý, là ngôn ngữ của Rôma, thành phố mà dù gì giáo hoàng vẫn là giám mục. Nhiều hồng y cũng cho hay vị giáo hoàng sắp tới phải có kinh nghiệm làm giám mục giáo phận. Điều này thực tế sẽ loại bỏ một số hồng y vốn phục vụ lâu năm tại Giáo Triều, ít có kinh nghiệm mục vụ như Đức HY Gianfranco Ravasi, nhà bác học người Ý, từng có vinh dự giảng tĩnh tâm Mùa Chay vừa qua cho Đức Bênêđíctô XVI. Đức Hồng Y Donald Wuerl, TGM Washington, nói trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Thiển nghĩ làm mục tử một giáo hội địa phương có lẽ là một nhân tố rất quan trọng nếu bạn muốn dấn thân vào lý tưởng canh tân Giáo Hội về phương diện thiêng liêng”. Một số hồng y cũng nhấn mạnh tới việc vị giáo hoàng sắp tới phải có khả năng bắt tay với các tín ngưỡng khác, cải thiện liên hệ với các giám mục khắp thế giới và mạnh mẽ trình bày giáo huấn Công Giáo

Nhiều vị được báo chí cho là có triển vọng làm giáo hoàng (papabile) đều là người giỏi về quản trị hoặc ở giáo phận mình hoặc ở Giáo Triều. Đó là các HY Angelo Scola, TGM Milan; Odilo Pedro Scherer, TGM São Paulo, Ba Tây; Peter Erdo, TGM Esztergom-Budapest và là giáo chủ Hung Gia Lợi; Leonardo Sandri, người Á Căn Đình làm việc lâu năm tại Giáo Triều; và Marc Ouellet, người Gia Nã Đại, cầm đầu Thánh Bộ Giám Mục.

Nhưng nhiều vị trong số này thiếu lôi cuốn. Các phụ tá hay học trò cũ cho rằng các đức HY Erdo và Ouellet chỉ quen đọc từ một bản văn soạn sẵn chứ không ứng khẩu nói trước một đám đông hay trong các cuộc phỏng vấn. Trong khi đó, nhiều vị hồng y khác rất có tài lợi khẩu với một khả năng cao độ trong việc truyền đạt với những cử tọa đông đảo, trong đó, có đức HY Luis Antonio G. Tagle của Phi Luật Tân. Chỉ ngại với 55 tuổi đời, ngài khó được bầu. Ngài là hồng y trẻ thứ hai của hồng y đoàn, hơn tuổi Đức HY Baselios Thottunkal của Ấn Độ.

Tuổi là một tiêu chuẩn quan trọng, nhất là sau việc từ nhiệm của Đức Bênêđíctô XVI, lúc 85 tuổi. Nhiều hồng y đồng ý rằng vị giáo hoàng sắp tới lý tưởng nhất là ở tuổi 60. Đức HY Wilfrid F. Napier của Nam Phi cho hay: lý tưởng nhất là ở đầu tuổi 60. Trong một cuộc phỏng vấn, ngài cho hay ở tuổi ấy, ta bảo đảm có một triều giáo hoàng lâu dài hơn, để thi hành các cố gắng củng cố Giáo Hội. Ngài nói: “Bạn cần có thì giờ để bồi đắp các nền tảng này. Theo tôi, ta cần một triều giáo hoàng lâu hơn để sản sinh năng lực và giữ cho đà tiến tiếp tục… Trong các cuộc đàm đạo riêng, một số vị hồng y khác cũng nhìn theo hướng này”.
 
Các chờ mong của một số nhà chuyên môn đối với vị giáo hoàng tương lai
Vũ Văn An
04:32 18/04/2013
Các chờ mong của một số nhà chuyên môn đối với vị giáo hoàng tương lai
Vũ Văn An3/11/2013
________________________________________
Thực ra Chúa Thánh Thần “muốn thổi ra sao là tùy ý Người”, nên đã có những trường hợp rất bất ngờ trong việc bầu giáo hoàng. Trên bản tin Zenit ngày 21 tháng Hai vừa qua, Edward Pentin có thuật lại một số cuộc bầu cử giáo hoàng để chứng tỏ rằng bất chấp tội lỗi và sự yếu đuối của các chi thể và bất chấp cả những cố gắng kinh khủng nhất của họ để buộc Giáo Hội phải gục ngã, nhưng ơn thánh vẫn nâng Giáo Hội dậy và dậy thật thẳng.

Năm 687, sau nhiều tranh chấp giữa hàng giáo sĩ địa phương, quân đội và một tổng phó tế đồng loã của Rôma, các thẩm phán, binh lính, giáo sĩ và công dân thường đã chọn Sergius và đưa ngài vào dinh hoàng đế để được thừa nhận là giáo hoàng, sau đó tới Nhà Thờ Latêranô để được tấn phong giám mục. Ngạc nhiên thay, dù được bầu trong hoàn cảnh ấy, Đức Sergius I đã tỏ ra là một giáo hoàng đức độ và thành công, người đã đưa Kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con” vào Thánh Lễ lúc bẻ bánh trước khi Hiệp Lễ.

Một cuộc bầu lạ lùng khác đã xẩy ra năm 731. Lần này, chính dân chúng Rôma nhận diện ra vị linh mục đạo đức và học thức giữa đoàn người tham dự cuộc an táng của Đức Gregory II. Họ bèn đưa ngài tới Đền Thờ Latêranô và tung hô ngài làm giáo hoàng lấy hiệu Gregory III, một giáo hoàng có công nhìn nhận việc tôn kính ảnh tượng thánh trong Giáo Hội.

Từ năm 769, dưới thời Đức Stephen III, mới có quyết định chỉ có các hồng y linh mục và phó tế mới được bầu giáo hoàng. Đến thế kỷ thứ 9 mới có cố gắng hạn chế các hoàng đế và vua chúa không được can thiệp vào việc bầu giáo hoàng. Năm 1059, với sắc lệnh Nomine Domini (Nhân Danh Chúa) của Đức Nicholas II, chỉ có hồng y giám mục mới được bầu giáo hoàng. Nhưng lạm dụng vẫn tiếp tục xẩy ra, với tranh quyền và đút lót. Thể thức cơ mật viện bầu giáo hoàng khởi sự từ năm 1179, thời Công Đồng Lateran thứ III, với đa số 2/3 phiếu, nhưng mọi hồng y đều được bầu, chứ không riêng hồng y giám mục. Tỷ lệ này mãi đến đời Đức Piô XII mới bị thay đổi: 2/3 cộng thêm một phiếu. Đức Gioan Phaolô II đã chỉ định lại đa số 2/3, và đa số tương đối sau lần đầu phiếu số 34. Đức Bênêđíctô XVI hủy bỏ đa số tương đối này để trở lại với đa số 2/3; tỷ lệ này vẫn áp dụng dù sau 34 lần không thành, chỉ còn phải lựa giữa hai vị cao phiếu nhất.

Các cải cách chỉ hữu hiệu một phần, chia rẽ và bế tắc vẫn tiếp tục xẩy ra. Năm 1261, vì chia rẽ quá, các hồng y cuối cùng phải chọn người ngoài hàng ngũ của mình, tức Jacques Pantaleon, thượng phụ Giêrusalem, làm giáo hoàng, tức Đức Urban IV.

Ngày nay, thủ tục bầu giáo hoàng càng ngày càng được tu chính nhằm đem lại cho các hồng y (tất cả đều có chức giám mục) một bầu khí để họ trực tiếp đối diện với Chúa Thánh Thần khi đưa ra quyết định bầu cho ai. Nhưng như chính Đức Bênêđíctô XVI, khi còn là hồng y Ratzinger, từng nhận định: Chúa Thánh Thần đóng vai nhà giáo dục hơn là nhà độc tài chỉ đâu hồng y phải “đánh đó”. Nên tất cả những suy nghĩ, những âu lo của dân Chúa nói chung đã cùng với các ngài đi vào cơ mật viện. Như lời Đức HY Sean Brady, giáo chủ Ái Nhĩ Lan, nói tại nhà thờ giáo xứ của ngài tại Rôma ngày 11 vừa qua: các hồng y cảm nhận một sự gần gũi thâm tình với Chúa và với dân của Người khắp thế giới trong những ngày này. Ngài thâm tín rằng vị giáo hoàng mà các hồng y sẽ chọn thực ra đã được Thiên Chúa chọn rồi.

Dù sao thì vẫn cần có cả hai sự lựa chọn ấy mới tạo ra được một giáo hoàng như Chúa và dân của Người mong muốn. Chính vì thế, một số nhà chuyên môn trong Giáo Hội đã không ngần ngại nói lên những suy nghĩ và lắng lo của dân Người, tạm gọi là những chờ mong theo cái nhìn phàm trần hy vọng được ánh sáng Thánh Thần hướng dẫn.

Dấn thân cho đối thoại

Linh mục Patrick J. Ryan, S.J., giáo sư Tôn Giáo và Xã Hội tại Đại Học Fordham, New York, đồng ý với nhận định của Anthony Grafton, giáo sư sử nổi tiếng của Đại Học Princeton, khi ông này cho rằng Đức Bênêđíctô XVI là “học giả vĩ đại nhất đã cai trị Giáo Hội kể từ Đức Innôxentê III” (cuối thế kỷ thứ 12 qua đầu thế kỷ 13). Lời khen của vị giáo sư này dường như có hai mặt. Quả Đức Innoxentê III là nhà luật học và cải cách vĩ đại của Giáo Hội, nhưng ngài chi phối khá nhiều vua chúa tại Âu Châu hồi ấy. Ngài cũng là người đã kêu gọi mở cuộc thập tự chinh chống lạc giáo Albigensians ở miền nam nước Pháp cũng như chống người Hồi Giáo ở cả Tây Ban Nha lẫn Đất Thánh, dù đôi lúc ngài nhìn nhận rằng những động thái này từng gây ra bạo lực. Cuộc thập tự chinh thứ 4 do ngài phát động nhằm lấy lại Đất Thánh khỏi tay người Hồi Giáo, nhưng thay vào đó, đã tạo ra cuộc cướp phá Constantinople của Kitô Giáo Đông Phương vào năm 1204. Người Chính Thống Giáo Hy Lạp không bao giờ quên và không bao giờ tha thứ cho điều đó.

Dù vĩ đại, Đức Bênêđíctô đôi khi cũng rơi vào tình huống mà chính ngài không muốn, y như Đức Innôxentê III. Bài thuyết giảng cho giới đại học vào năm 2006 tại Đại Học Regensburg nhằm nhấn mạnh vai trò của lý trí trong khung cảnh đại học và nhất là nhằm nêu lên “vấn đề Thiên Chúa qua việc sử dụng lý trí”. Ngài bắt đầu với một mô tả ngắn một cuộc đối thoại tương truyền diễn ra năm 1391 giữa một học giả vô danh Hồi Giáo và vị hoàng đế gần áp chót của Byzantine là Manuel II Palaiologos. Trong cuộc đối thoại này, vị hoàng đế cho rằng không như Kitô hữu, người Hồi Giáo không tôn trọng lý trí nhân bản “Chỉ cần cho tôi hay Muhammad đã đem lại được điều gì mới, nếu không phải là sự ác và phi nhân, như lệnh truyền phải dùng gươm truyền bá niềm tin do ông giảng dạy”. Có lẽ cả Đức Bênêđíctô lẫn các cố vấn của ngài đều không ngờ câu trích đó sẽ gây phẫn nộ nơi người Hồi Giáo, và nhiều người cho rằng cuộc thảo luận về mối tương quan giữa đức tin và lý trí không cần tới câu trích dẫn ấy. Hơn nữa, ai cũng biết Hồi Giáo có một truyền thống triết thần lâu đời (kalam).

Tuy nhiên, sau đó, Đức Bênêđíctô đã biểu lộ một lòng khiêm nhường trí thức cao độ trong các cuộc tông du Thổ Nhĩ Kỳ, Đất Thánh và Libăng qua việc cố gắng thận trọng khi phát biểu các xu hướng của ngài. Vị kế nhiệm Đức Bênêđíctô cần bác bỏ câu nói nổi tiếng của Hilaire Belloc rằng: “Âu Châu là đức tin và đức tin là Âu Châu” tuy nhiều người ngày nay vẫn còn bàn tán đến nó. Người Công Giáo tại Mỹ Châu La Tinh, tại Á Châu và tại Phi Châu hiện đang chiếm 2/3 tổng số người Công Giáo thế giới. Điều này không có nghĩa: vị giáo hoàng tương lai phải xuất thân từ những vùng này. Vì dù gì, nhiều người Công Giáo Á Châu, Trung Đông và Phi Châu còn tiêu cực đối với Hồi Giáo hơn cả người Công Giáo Âu Châu, Bắc Mỹ và Úc Châu. Nhưng vị giáo hoàng tương lai cần hiểu các sự thật căn bản về Hồi Giáo, và nếu có thể, nên thân quen với một số người Hồi Giáo. Quen thuộc bản thân thường phá sập nhiều rào cản bất trị.

Vá lưới

Stephen Bullivant, một giảng sư thần học và đạo đức học tại Đại Học St Mary, London, thì cho rằng việc xã hội Phương Tây bị tục hóa nhanh chóng và việc nó cần được tái phúc âm hóa vốn là chủ đề chính của các vị giáo hoàng kể từ thời Đức Phaolô VI. Dù một vị giáo hoàng xuất thân từ Manila hay từ São Paolo rất có thể không cảm nhận chúng một cách nóng bỏng như một vị giáo hoàng xuất thân từ Milan hay New York, các vấn đề này vẫn khó có thể mất đi khỏi nghị trình tương lai của Giáo Hội. Bởi thế, gần như chắc chắn, vào ngay giai đoạn đầu của triều đại ngài, vị giáo hoàng tương lai sẽ có một tuyên bố chính về “Tân Phúc Âm Hóa để Truyền Bá Đức Tin Kitô Giáo”.

Căn cứ vào phạm vi và tính phức tạp của nó, việc tân phúc âm hóa này hẳn nhiên sẽ bao trùm nhiều việc, từ Twitter tới thần học thân xác, từ Lòng Chúa Thương Xót tới các công việc bác ái. Các vị giáo hoàng gần đây của ta, dĩ nhiên, vốn hướng dẫn tín hữu về một trong các điển hình này. Tuy nhiên, có một vấn đề nền tảng cần được khẩn cấp lưu tâm, nếu không, tân phúc âm hóa sẽ chỉ là một thất bại đau đớn.

Nghịch lý thay đó là điều này: dù ta rất hay trong việc lôi cuốn người mới, nhưng lại khá dở trong việc giữ chân những người đã có được. Chỉ cần đơn cử: Theo cuộc điều tra năm 2008 của Pew, một trong 40 người Mỹ là người tân tòng Công Giáo, nhưng có đến một trong 10 người Mỹ là người Công Giáo xuất đạo (deconvert), nghĩa là được dưỡng dục làm Công Giáo nhưng nay không còn nhận mình là Công Giáo nữa. Diễn dịch thành con số cụ thể thì có gần 6 triệu tân tòng Công Giáo, nhưng song song với con số này, ta có gần 23 triệu người Công Giáo xuất đạo. Đây quả là cuộc khủng hoảng thực sự về việc truyền bá và duy trì.

Như các tông đồ đầu tiên vốn biết rõ, lưới rách để mất nhiều cá hơn là thu về. Vì thế, dù là vị kế nhiệm Thánh Phêrô, vị giáo hoàng tương lai cần noi gương Thánh Giacôbê và Thánh Gioan: vá lưới của các ngài trước khi nghe lời kêu gọi trở thành những kẻ đánh cá người của Chúa Kitô (Mt 4:21-22). Bất hạnh thay, điều này nói dễ hơn làm. Sau nhiều thập niên bế tắc, ta cần dành nhiều giờ để chẩn đoán trước khi bắt tay chữa lành. Bước đầu nên làm là khuyến khích các nhà khoa học xã hội Công Giáo thăm dò chủ đề này một cách chi tiết. Các thăm dò sơ khởi cho thấy việc thực hành tôn giáo trong gia đình có thể là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc giữ chân những người Công Giáo từ thuở nằm nôi. Nếu thế, vị giáo hoàng tương lai cần lưu ý nhiều hơn tới gia đình, vừa như đối tượng, vừa như tác nhân của tân phúc âm hóa.

Quản trị tốt

Nữ tu Gemma Simmonds, C.J., giảng sư thâm niên về mục vụ, xã hội và thần học tại Heythrop College, Anh Quốc, và là giám đốc Religious Life Institute, phối hợp viên Erasmus Exchange Program và phó chủ tịch Hội Thần Học Công Giáo Anh, cho rằng việc từ nhiệm của Đức Bênêđíctô tạo nên nhiều suy đoán đối với tương lai. Trong khi nhiều bình luận gia tìm cách tạo ra một triều giáo hoàng và một giáo hội theo các nghị trình riêng hay theo các cá tính ưa chuộng của họ, thì nhiều người khác đặt ra các câu hỏi nền tảng về tương lai Giáo Hội, rất đáng để ta xem sét. Động thái can đảm và có tính đặc sủng của Đức Bênêđíctô cho thấy nhiều vấn đề thuộc phạm vi quản trị chưa được giải quyết và nay cần được khẩn cấp xem sét. Điều này càng đúng đối với vấn đề quyền hành và việc sử dụng nó nơi dân Chúa.

Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội của Công Đồng Vatican II nói rõ: quyền hành tiếp tục nằm ở chỗ nó luôn luôn nằm. Giáo Hội tín thác nơi Chúa Thánh Thần, Đấng nói qua các vị thừa nhiệm Thánh Phêrô và các tông đồ trên các bình diện địa phương, quốc gia, và hoàn cầu. Nhưng Chúa Thánh Thần cũng nói qua các tín hữu nữa, những người nhờ phép rửa, được mời gọi nên thánh. Bài viết gây tranh cãi của Chân Phúc John Henry Newman tựa là “On Consulting the Faithful in Matters of Doctrine” (Về Việc Tham Khảo Tín Hữu Trong Các Vấn Đề Tín Lý) đã được Công Đồng Vatican II nhìn nhận. Trong bài đó, Chân Phúc phê phán việc “tập quyền quá đáng” của giáo hội thời ngài và thách thức ý niệm coi Tòa Thánh như người qui định mọi vấn đề tín lý; thay vào đó, ngài coi Giáo Hội như “tòa thượng thẩm tối cao”. Trong khi các văn kiện của Công Đồng mặc nhiên ủng hộ mẫu quản trị địa phương hóa và chịu tham khảo nhiều hơn, đặt căn bản trên các thực tại sống động, thuộc địa phương, thì các điểm mơ hồ không thể tránh trong các văn kiện của các ủy ban đã ngăn cản không cho mẫu ấy thể hiện được một cách hữu hiệu. Thay vào đó, là một mẫu có tính phẩm trật hơn, giáo sĩ hóa hơn và xa vời đối với cuộc sống và quan tâm của nhiều tín hữu.

Trong ba phạm trù của Thánh Augustinô về đam mê, ta thấy có lòng ham kiểm soát, libido dominandi, và lòng ham biết, libido sciendi. Một cơ cấu quản trị chỉ tìm cách kiểm soát chặt chẽ diễn trình khai triển cái hiểu của Giáo Hội về chân lý chắc chắn không phải là cơ cấu để Thần Khí hành động. Thánh Augustinô cho rằng vì quá lo kiểm soát, ta đánh mất khả năng đánh giá các hồng phúc của chính ta và của người khác. Trong Giáo Hội hiểu như nhiệm thể Chúa Kitô, ta hiến mình cho Thiên Chúa và cho nhau trong hành trình đức tin của mình, cả người lãnh đạo lẫn người được lãnh đạo. Đó chính là tâm điểm của mẫu thức Thánh Thể về Giáo Hội.

Công Đồng cũng dạy ta phải khai phóng một cuộc đối thoại với thế giới. Ta có lý khi phê phán các khía cạnh bất công, ngẫu thần và không phản ảnh được ý nghĩa sau cùng của thế giới thế tục. Nhưng thế giới cũng có nhiều điều để dạy ta về giá trị của việc giữ trong sáng và tinh thần trách nhiệm trong quản trị. Đối với nhiều người trong Giáo Hội, các cơ cấu quản trị đôi lúc tỏ ra mờ mờ ảo ảo và không có tinh thần trách nhiệm. Các cơ cấu này chỉ cổ vũ bầu khí bí mật: bí mật bàn thảo, lên án không cho người ta quyền chống án, mưu toan che đậy các tai tiếng có hại cho dân Chúa. Nhiều tiếng nói trung thực muốn thăm dò biên giới giữa tín lý và thực hành mục vụ bị coi là bất đồng thẳng thừng và bị trừng phạt… Truyền thông phần lớn có tính cách một chiều, nên ít có sự tham dự của giáo dân vào diễn trình quản trị cũng như khai triển tín lý. Người ta sợ như thế là thống trị chứ không phải lãnh đạo. Tỷ lệ càng ngày càng gia tăng của việc người Công Giáo thất vọng bỏ đi không nên tiếp tục bị làm ngơ nữa.

Ta từng có những giáo huấn tuyệt vời từ hai vị giáo hoàng gần đây rồi, những giáo huấn nhằm phong phú hóa cả Giáo Hội lẫn thế giới. Muốn giáo huấn ấy vang lên để mọi người có thể nghe, ta cần chỉnh đốn hàng ngũ của mình trước.
 
Văn Hóa
Ơn lành sáng nay
Trầm Hương Thơ
08:57 18/04/2013
Sáng nay trời đẹp hữu tình
Nắng vàng rực rỡ bừng xinh thế trần
Mênh mang giây phút hồng ân
Nhẹ nhàng rảo bước ra sân cuộc đời

Hít vào thần khí thảnh thơi
Tạ ơn Thiên Chúa tuyệt vời dường bao
Hương tình rót tự trên cao
Vào trong hồn nhỏ ngọt ngào lắm thay

Tiếng chim rộn rã đầu ngày
Hợp dâng vui sướng niềm say ơn lành
Đùa vui nhí nhảnh trên cành
Lộc non đã trổ xanh xanh khắp trời

Xuân tình nở thắm muôn nơi
Tràn muôn phước cả xuống đời nhân gian
Hương xuân phơi phới nồng nàn
Tỏa lên bát ngát trần hoàn nồng say

Tạ ơn Chúa cả đầu ngày
Ban cho trời đẹp hôm nay tuyệt vời
Tâm thanh hướng tạ ơn Trời
Ơn lành rải xuống muôn đời thế nhân.
 
Các Thánh Tử Đạo Thăng Hoa Văn Hóa Việt Nam: Không Làm Chính Trị, Chỉ Rao Giảng Tin Mừng
PTVV. Phạm Bá Nha
11:39 18/04/2013
Các Thánh Tử Đạo Thăng Hoa Văn Hóa Việt Nam:

Bài 8: KHÔNG LÀM CHÍNH TRỊ, CHỈ RAO GIẢNG TIN MỪNG


Giữa thế kỷ XVI, từ 1533, các linh mục dòng Tên, dòng Đa Minh và hội Thừa Sai Paris lần lượt qua Việt Nam truyền giáo. Các ngài đã đi và không trở lại quê hương đất tổ. Các ngài chọn Việt Nam làm quê hương. Các ngài đi với mục đích chính yếu là rao giảng Tin Mừng, mở rộng Nước Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Sống như người Việt Nam và chết như người Việt Nam để bảo vệ, trân trọng và đổi mới nền văn hóa Việt Nam. Không như những người muốn vịn cớ để miệt thị, xuyên tạc, vu cáo, gán ghép, để bách hại đạo Công Giáo, đã cho rằng các thừa sai ngoại quốc vào Việt Nam là những người tiếp tay với ngoại bang để xâm lược và giày xéo giang sơn gấm vóc Việt Nam. Ngược lại, các ngài đem hết tâm sức cùng giáo dân xây dựng đất nước trong công bằng và yêu thương.

Trong 117 Thánh Tử Đạo tại Việt Nam, có 11 vị Dòng Đa Minh Tây Ban Nha, 10 vị Thừa Sai Paris. Ý chí sắt son của các thánh tử đạo gốc ngoại quốc hợp với lòng quả cảm hy sinh của các thánh tử đạo thuộc bản quốc đã làm nền xây dựng Giáo Hội Việt Nam kiên cường bền vững. Cụ thể và quan trọng, các thừa sai đã đem hết công sức đào tạo cho đồng lúa truyền giáo Việt Nam những chiến sỹ bản xứ: các thày giảng, các viên chức trong xứ đạo hay cả dân chúng trong làng. Vì thế, bên cạnh các thừa sai ngoại quốc, được phúc tử đạo hay không, chúng ta thấy có các thày giảng, trùm họ, cai đội, lính tráng hay lý trưởng, và những người dân nam nữ năng nổ với Tin Mừng... Tất cả đã trở thành những tay thợ gặt làm việc trong đồng lúa truyền giáo Việt Nam. Ơn Chúa, lòng nhiệt thành của những người thợ gặt, tâm thức tôn giáo cao độ của dân chúng, nền văn hóa phong phú và địa lý thuận lợi của nước Việt Nam, là những yếu tố tích cực giúp cho hạt giống Tin Mừng được vãi gieo và đón nhận, rồi mau trổ sinh hoa quả nhờ máu của hơn 100.000 người chết vì đạo. Do đó, có thể nói: Trong việc rao giảng Tin Mừng tại Việt Nam, các thừa sai có đầy đủ ba yếu tồ: ‘Thiên thời, địa lợi, nhân hòa’. Trong chương sách này chúng tôi cố gắng nêu bật ba yếu tố trên đây.

- Các cửa khẩu truyền giáo: Nghĩa là, giải đất Việt Nam nói chung và các cửa khẩu của Việt Nam nói riêng, rất thuận lợi cho việc du nhập tư tưởng và văn hóa ngoại quốc, đặc biệt đón nhận các thừa sai và hạt giống Tin Mừng... Đó là yếu tố địa lợi.

- Chỉ rao giảng Tin Mừng: Nghĩa là, các thừa sai ‘nhập hải khẩu’ đi vào Việt Nam với con người toàn diện: sức khỏe, trí óc, trái tim và nhất là Đức Tin và tinh thần hiến thân phục vụ Tin Mừng để làm vinh danh Thiên Chúa, mở rộng Giáo Hội cứu rỗi anh chị em mình và chính bản thân, và xa tránh những hoạt động chính trị và tham lam trần tục… Đó là yếu tố thiên thời.

- Giáo dân cảm phục và qúy mến: Bản tính người Việt Nam rất mẫn cảm về những điều thiện người khác làm cho mình, về những điều hay lẽ phải người khác trao truyền cho mình. Họ biết ‘xem mặt bắt hình dung’ để rồi ‘xem mặt gửi vàng’, ‘cảm phục và quý mến’. Đó là cách ứng xử thật khôn ngoan và đượm tình nghĩa của giáo dân Việt Nam đối với các ‘thừa sai chân tu và tử đạo’, hay là yếu tố nhân hòa.

I. NHỮNG CỬA KHẨU TIN MỪNG

Như chúng ta biết, nước Việt Nam là một bán đảo nằm ở trung tâm Đông Nam Á, có vị trí đặc biệt quan trọng trên bản đồ đường biển quốc tế. Người ta gọi Việt Nam là ‘Ngã tư đường biển quan trọng của thế giới, cầu nối giữa các hải đảo’. Đã từ xa xưa, Việt Nam là giao điểm của hai nền văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ.

Bán đảo Việt Nam thuận tiện cho thuyền bè bến bãi ra vào qua các cửa khẩu. Mỗi cửa sông là một cửa khẩu, tiếp thu hàng hoá, đón nhận văn minh và tín ngưỡng từ xa đưa tới.

Miền Bắc có sông Hồng, sông Thái Bình. Miền Trung có sông Hương và sông Đà. Miền Nam có chín cửa bể của sông Cửu Long. Bờ biển Đông có nhiều sông dẫn vào đất liền Việt Nam. Nên Việt Nam được coi là vùng thuận lợi cho việc giao thương, du nhập văn hóa và tôn giáo. Các dân tộc bao quanh Việt Nam thuộc văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Indonésia. Ngay trong nước, người Kinh sống ở đồng bằng. Còn miền núi nơi cư ngụ của người Mèo, Mán, Thổ, Mường, Khmer...

Là đường có nhiều ngả, lắm hướng, nơi đặt chân của nhiều dân tộc... Việt Nam đón nhận cách lựa chọn nhiều trào lưu văn hóa và tôn giáo khác nhau.

Điểm nổi bật và độc đáo của tín ngưỡng Việt Nam là niềm tin vào các thần linh, bắt nguồn từ con người hay sức mạnh thiên nhiên. Thần linh được suy tôn, thờ kính, với niềm tin và kính sợ, có tác động trên con người và cộng đồng xã hội. Thần linh đã từng đi sát cuộc sống quần chúng, dân gian.

Trên tất cả, người Việt Nam tin tưởng mãnh liệt vào Trời, và thành tâm tôn kính tổ tiên. ‘Đạo Ông Bà’ gieo vào đầu óc con cháu: nếu hết tình thờ kính tiên tổ, là làm đẹp ý Trời và được các ngài mãi mãi phù hộ cho từng người và cả gia đình được mọi sự may lành. Từ niềm tin vào Trời và lòng thờ kính tổ tiên, người Việt Nam tin có linh hồn bất tử. Chết không phải là hết. Bàn thờ ông bà luôn chiếm vị trí cao trọng trong nhà, với hoa đèn tươm tất. Hiếu thảo là nét tiêu biểu nhất của nền văn hóa Việt Nam. Não trạng của người Việt Nam là chấp nhận những hữu thể thiêng liêng có thể hướng dẫn, bầu cử và ban ơn phúc.

Chính nền tín ngưỡng thờ Trời và kính tổ tiên đã hun đúc cho người Việt Nam những đức tính đáng trân trọng, như yêu đồng loại, quê hương đất nước, tương trợ lẫn nhau, tinh thân gia đình, quyết sống tam cương, ngũ thường và cần, kiệm, liêm, chính...

Người Việt Nam đón nhận đức tin công giáo với tất cả lòng thành và dũng cảm. Trước sau như một, thuận thời hay trái thời, các vị tử đạo Việt Nam vẫn một lòng gắn bó và sống chết với đức tin đã lãnh nhận. Cái chết anh dũng của các ngài, người ngoại quốc hay dân bản xứ, là câu trả lời ngàn đời xác đáng cho những hiểu lầm, vu khống, hành nhục và lên án tử của vua chúa và quan quyền trong thời cấm đạo.

Ngày nay, với tinh thần cởi mở và hiểu biết, tôn trọng nhau và cùng nhau thăng tiến, người ta đã nhận ra rằng: Đạo công giáo đóng góp rất nhiều cho vận mạng quốc gia, cho mọi phát triển của dân tộc, cho nền văn hóa quê hương... Và đó cũng là công lao không thể quên được của những vị thừa sai ngoại quốc dân Việt Nam chỉ vì Tin Mừng và muốn chọn Việt Nam làm quê hương.

Lịch sử truyền giáo thăng trầm tại Việt Nam trong ba thế kỷ 15,16,17 là thời gian khám phá mới của các thương thuyền thương mại, đồng thời là giai đoạn những người có lòng tin vào Chúa Kitô, đã dấn thân đi trồng Thánh Giá khắp nơi, trong đó có nước Việt Nam thân yêu chúng ta.

Dưới đây, chúng ta muốn nói lên rằng: các thừa sai đã đem Thánh Giá và Tin Mừng vào Việt Nam đặc biệt qua các cửa khẩu trù phú của đất nước chúng ta. Chúng ta thử rảo qua các cửa khẩu mà theo niên sử, đã đón tiếp các thừa sai.

1. Ninh Cường (1533).

Ninh Cường là sử danh công giáo đầu tiên của Giáo Sử Việt Nam. Theo nhiều sử gia, năm 1533, I-nê-xu (tên Ignatio, dòng Tên) đã đến vùng Ninh Cường. Ninh Cường có sông Ninh Cơ, có Cửa Lác, chi nhánh của sông Hồng, rất thuận tiện vào đất liền.

Từ 1802, các cha dòng Tên đã đến Ninh Cường, Kiên Lao, Bùi Chu. Rồi các cha Đaminh đến thay thế. Linh mục Việt Nam đầu tiên chính xứ Lác Môn kiêm Ninh Cường là cha Phêrô Nguyễn Bá Tuấn. Từ 1838, Ninh Cường nhập vào Lác Môn. Tại đây, nhà ông huyện Ninh, Thánh Valentino Berrio Ochoa Vinh được tấn phong giám mục vào giữa đêm, với mũ giấy và gậy tre. Các Thừa sai đã qua cửa Ninh Cường vào đất liền, ven sông đến làng lân cận lên Quần Anh. Vùng này toàn những xứ kỳ cựu. (1)

2. Cửa Hàn (Hội An) (1535),

Cửa Hàn (tiếng Việt) Hội An (chữ Hán), Tourane (tiếng Pháp) hay Hải Phố (phiên âm từ Faifo) là một tên, thuộc Đà Nẵng ngày nay. Thời đó là thành phố đẹp, hải cảng lớn, người Nhật và Tây phương thường đến buôn bán. Dọc biển, từ Huế vào Bình Định có nhiều cửa sông, thuận tiện giao thương trong và ngoài nước.

Năm 1535, giáo sỹ Anyonio de Feria đến Cửa Hàn. Sau đó cha dòng Đa Minh Louis de Fonseca, và cha Grégoire de La Motte, người Bồ Đào Nha (1586). Năm 1588, vua Chiêm Thành cho lệnh đâm chết cha De Fonseca, đang khi dâng lễ. Còn Cha De la Motte bị thương nặng, trốn ra bờ biển, được tàu Tây Ban Nha vớt đem về Malacca, dọc đường qua đời. Đây là hai thừa sai đầu tiên chết tại Việt Nam (2).

3. Nước Mặn (1535).

Nước Mặn, thủ phủ Qui Nhơn. Năm 1615, Dòng Tên khởi sự đến Cửa Hàn, có cha Francesco Buzomi (Ý) cha Diego Carvalho, thày Antonio Diaz, và hai thầy Jose và Paolo (Nhật). Các giáo sỹ này được tổng trấn Bình Định ưu ái cho phép sinh hoạt truyền giáo ở Nước Mặn, xây nhà thờ (1618)

Cũng năm này, tại Nước Mặn có đại hội (công đồng) của các cha truyền giáo phân chia các cha mỗi người đi mỗi nơi. Cha Buzomi đã rửa tội được 172 người (1621). Từ 1622, các thừa sai Đa Minh (4 người), dòng Tên lần lượt đến Việt Nam (4 người). Trong đó nổi tiếng là cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes). Số thừa sai lên 11 linh mục và 5 thày. Cha Đắc Lộ đã rửa tội cho bà Minh Đức Vương Thái Phi, tên thánh Maria Mađalêna. Các cha Dòng Tên đã rửa tội được 150.000 người (tính đến 1639).

Nhưng rất tiếc, vì sự hiểu lầm từ các người có quyền và các vị truyền giáo, nên xẩy ra nhiều khó khăn. Họ tố cáo ba điều: tín hữu đeo ngoài áo ảnh chuỗi là bùa ngải. Nước rửa tội biến người chết sau thành thú vật. Các thừa sai không làm việc mà tiền của lợi lộc dư dật. Người ta bắt đầu đập phá tượng ảnh. Các chúa Nguyễn bắt đầu nghi ngờ và công khai bắt giam các giáo sỹ. Các giáo sỹ trốn qua Cao Miên, hay bị trục xuất. Cha Đắc Lộ từ 1627 đến 1644, lén lút, lúc chạy qua Macao, rồi đến cửa Hàn, vào Cửa Bạng, ra Kinh đô. Năm 1644, trên đường đi Quảng Bình, cha bị bắt, bị kết án tử hình, sau cải sang trục xuất (1645) (3)

4. Hà Tiên (1550).

Từ lâu đời, Hà Tiên phần đất sinh sống của Cao Miên (văn hóa Ấn Độ, ảnh hưởng Phật giáo Tiểu Thừa) và người Hoa.

Năm 1550, cha Gaspar de Santa Cruz dòng Đa Minh đến Hà Tiên. Chỉ được một thời gian không bao lâu cha về Bà rịa, và qua Quảng Đông tiếp nối, các cha Đa Minh đến và hoạt động được 10 năm, cũng bị trục xuất. (Việt Nam Giáo Sử. Phan Phát Huồn. tr.64).

Năm 1735, cha Losé Garcia (qua đời tại đây 1761) và tu sỹ dòng Phanxico đến Hà Tiên gặp được một số giáo dân thời cha Gaspar. Cha được phép dựng nhà thờ, đặt tên là nhà thờ Thánh Gia (1745). Sau 40 năm truyền giáo, các cha Phanxicô trao lại cho các cha Thừa Sai Paris.

Năm 1767, cha Joseph George Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc), cùng với 4 Thừa sai Paris đến Hà Tiên. Các ngài hoạt động cho cả vùng Cao Miên.

Từ 1769 đến 1765, tình hình Thái Lan bất ổn, Đức Cha Pigneu de Béhaine chuyển chủng viện đưa về Hòn Đất, thuộc Hà Tiên. Năm 1769, Miên chiếm Hà Tiên, chủng viện bị đốt. Một số chủng sinh chạy qua Ấn Độ. Còn chủng viện chuyển về Tân Triều, Biên Hòa. Hà Tiên là nẻo đường truyền giáo vào Việt Nam, đã có cộng đoàn được tổ chức (4).

4. Thị Nại (1615).

Thị Nại xưa là cửa khẩu và ‘trung tâm hoạt đầu não’ của Đàng Ngoài. Nay chỉ còn những gò đất của Đầm Thị Nại, Bình Định, Qui Nhơn. Từ 1312, Thị Nại là cửa biển thành thị cổ, sầm uất. Đây là nơi các thừa sai đi vào, xây dựng cơ sở công giáo ngay trong thời bách đạo. Một địa danh nổi tiếng là Gò Thị, sát Đầm Thị Nại.

Năm 1615, cha Francisco Buzomi, dòng Tên, từ Nhật đến Cửa Hàn rồi vào Thị Nại. Năm 1618, hai cha dòng Tên khác cùng với một người Nhật và một người Ý đến sau.

Gò Thị là họ đạo kỳ cựu nhất của Qui Nhơn, còn vết tích tòa Giám Mục Đàng Trong, dòng Mến Tháng Giá (1965 dọn về Qui Nhơn), căn hầm trú của thánh Giám mục Étienne Cienot Thể, có báo nguy thì ngài trốn ra biển. Mộ thánh Anrê Năm Thông. Từ Gò Thị thày Sáu Do (chịu chức Sáu, 1850) do Đức Cha Thể hướng dẫn đã tìm đường lên Kontum truyền giáo (1839). Năm 1841, Gò Thị diễn ra công đồng địa phận Đàng Trong do Đức Cha Thể chủ tọa. Quan tâm đến đào tạo linh mục địa phương, bắt đầu gửi chủng sinh qua Pénang. Làng Sông là thời có nhà thờ chính tòa, chủng viện. Thời Văn Thân bách Đạo, Chủng viện bị tàn phá, giáo dân bị giết (1885) (5).

5. Cửa Bạng (1627)

Cửa Bạng là hải cảng quan trọng đưa Tin Mừng vào miền Trung. Truyền thuyết kể rằng Thánh Phaxicô Xavie trên đường qua Nhật, đã ghé cửa Bạng, làm rơi xâu chuỗi Mân Côi xuống biển, được một con cua trổi lên trả lại cho thánh nhân. Và Ngài chúc lành, ghi hình Thánh Giá trên mu. Từ đó tại Cửa Bạng có loại cua, mà dân chúng gọi là ‘Cua Thánh Giá’. Chính Thánh nhân xác nhận và ghi trong bức thư: Có lần tôi bị bão đang qua bờ biển Cochinchine, ngày 22.7.1548 (Bùi Đức Sinh, trích Lettere di San Francesco Saverio, Ascoli 1828, Q2, tr. 10). Sự tích ‘Cua Thánh Giá’ được khắc nơi cửa chính nhà thờ Tôn Đạo, Phát Diệm.

Cha Đắc Lộ và cha Marquez trên đường từ bắc Việt Nam (12.3) về Macao, báo cáo tình hình truyền giáo, bị bão phải ghé cửa Bạng, là đúng ngày Lễ Thánh Giuse 19.3.1627. Cha nhiệt thành giới thiệu với dân chúng ‘hạt trai qúi giá là Lời Thiên Chúa, đem lại hạnh phúc cho con người’. Mấy tháng ở đây, Cha Đắc Lộ đã giảng được bằng tiếng Việt, và rửa tội cho khoảng 200 người. Hai cha được chúa Trịnh Tráng tiếp kiến (2.7.1627). Một ngôi nhà thờ bằng gỗ được dựng lên cạnh dinh chúa. Em chúa là bà Catarina được rửa tội. Bà có công soạn lịch sử đạo Công Giáo bằng thơ. Bà đã khuyên được 17 người trong dinh trở lại.

Cửa Bạng có giáo xứ Ba Làng kỳ cựu nhất. Nhiều thừa sai bị bắt ở đây. Chủng viện Ba Làng là nơi đào tạo chủng sinh cho miền Trung (6).

6. Cửa Thần Phù (1627)

Toàn vùng từ sông Kim Bôi chảy vào sông Hoàng Long rồi nhập vào sông Đáy chảy ra biển. Sông Hồng qua cửa Ba Lạt cũng chảy ra biển. Toàn vùng này gọi là Cửa Thần Phù. Cửa này rộng, sóng to, hung dữ. Dân trong vùng lo sợ nên đã có thơ răn bảo:

Lênh đênh qua cửa Thần Phù

Khéo tu (chèo) thì nổi, vụng tu thì chìm.

Dần dần phù sa lấn dần xa biển làm thành đất liền, thu hẹp Cửa Thần Phù, không còn hung dữ trở thành trù phú. Dân gian lại đổi hai câu thơ thành:

Cửa Thần Phù làm ao thả cá

Núi Thần Phù làm đá nung vôi.

Người Công giáo vẫn ngâm nga:

Thứ nhất đền thánh Pha Pha

Thứ nhì cửa Bạng, thứ ba Thần Phù

Năm 1627, Cha cha Đắc Lộ từ Cửa Bạng ra Thăng Long tạm trú ở Cửa Thần Phù, làng Văn No (sau gọi là Hiếu Nho, rồi Hảo Nho ngày nay (Phát Diệm), thay vì Thần Phù). Tại đây cha đã rửa tội khoảng 200 người, trong đó có gia đình cụ tên thánh Lina và chồng là Giuse. Cha đã xây được nhà thờ đầu tiên ở Bắc Kỳ. Theo chân cha Đắc Lộ các thừa sai đi truyền giáo xứ Kẻ Dừa, Điền Hộ (Thanh Hóa), Hảo Nho, rồi Bình Sa (Phát Diệm). Năm 1846, xứ Thần Phù cổ xưa, gồm Điền Hộ (Thanh Hóa) và Hảo Nho (Phát Diệm)

Cả vùng lịch sử này, Thanh Hóa và Phát Diệm là ‘cái nôi’ đón nhận quảng bá Tin Mừng đầu thế kỷ XVII. Phần nhân sinh, nhờ công Nguyễn Công Trứ khẩn hoang lập ấp (từ 1829) và phần đạo sầm uất nhờ Cụ Sáu Trần Lục (từ 1873) (7).

7. Phố Hiến (1669)

Phố Hiến ngày nay là thị xã Hưng Yên, xa Hà Nội khoảng 60 cây số, giữ vai trò giáo sử quan trọng. Từ thế kỷ XIII là thương cảng không thua gì Hội An. Qua thế kỷ XV, chúa Trịnh không cho ngoại quốc vào buôn bán ở Kẻ Chợ (Hà Nội), nên giao thương đều dồn về Phố Hiến.

Cửa biển này thường xuyên đón tiếp thương thuyền và các linh mục truyền giáo Âu châu. Năm 1668, giám mục Lambert de la Motte và hai thừa sai đến Phố Hiến. Chúa Trịnh mở cửa cho Pháp mở cửa hàng tại đây, nên các thừa sai ra vào dễ dàng. Năm 1669, thừa sai dòng tên Dominique Fuciti đến Phố Hiến, ra Thăng Long kèm theo tặng vật. Nhưng tặng vật không đẹp lòng nhà vua. Vua ra lệnh lục soát thiêu hủy ảnh tượng trên tàu. Từ đó chúa Trịnh không có cảm tình với đạo Công giáo, ra lệnh cấm tàu bè vào Thăng Long. Vì thế, Phố Hiến là trú điểm của các thừa sai.

Từ 1670, Phố Hiến chứng kiến sự kiện quan trọng của thời đầu truyền giáo tại Việt Nam: Hai Đức Cha Lambert de la Motte thăm mục vụ Đàng Trong. Thời gian này, công đồng Phố Hiến họp dưới tàu buôn trên sông Hồng. Đức giáo hoàng Clêmentê X châu phê các quyết định của công đồng qua sắc lệnh Apostolatus Officium (1673). Cũng tại đây, Đức cha Lambert đã lập Dòng Mến Thánh Giá đầu tiên (1670). Tiếp nối công trình truyền giáo, đến thừa sai De Bourges và Deydier. Sau hai vị là giám mục Đàng Ngoài (Đức cha De Bourges) và Đàng Trong (Đức cha Deydier)

Phố Hiến thời ấy là trung tâm mục vụ năng động, là thủ đô của Giáo Hội Việt Nam sơ khai. Nên dân gian có câu: Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến. (8)

8. Lục Thủy, Nam Định (1680)

Vào thế kỷ 16, Lục Thủy có vị trí quan trọng và là trung tâm truyền giáo của Đàng Ngoài. Là xứ đón nhận Tin Mừng đầu tiên. Đến đầu tiên (1686) là cha dòng Augustino. Tiếp theo đến các cha dòng Đa Minh (1701). Các thánh tử đạo ở đây là Thánh Francico Gil de Federich Tế, thánh Matheo Alonso Leciniana Đậu, Vinh Sơn Liêm... Lục Thủy có tòa giám mục Đàng Ngoài (Thánh giám mục Raymondo Lezzoli Cao), có chủng viện đầu tiên (1686). Năm 1753, Lục Thủy nơi nhóm họp Công Đồng Hà Bắc II. Phiên họp gồm đại diện các cha Dòng Tên, dòng Đa Minh và dòng Augustino. (9).

II. KHÔNG CHÍNH TRỊ, CHỈ TRUYỀN GIÁO

Nói như trên, không có nghĩa rằng các thừa sai chỉ du nhập vào Việt Nam bằng ‘Những Cửa Khẩu Tin Mừng’. Biết bao thừa sai đã đi vào Việt Nam bằng nhiều ngả đường khác nhau, đầy chông gai, thử thách. Điều chúng ta muốn nói đến trong phần thứ hai này: một khi đã từ giã gia đình ruột thịt và quê quán thân yêu, đã mạo hiểm đi vào đất nước Việt Nam, tất cả các thừa sai đều có một ý chí chung, là “rao giảng Tin Mừng cho dân chúng, đặt vinh quang Thiên Chúa và phần rỗi các linh hồn lên trên hết, theo như huấn lệnh của Tòa Thánh: Ngay năm 1659, khi hội Thừa Sai Paris vừa thành lập và một số thừa sai sắp lên đường sang Viễn Đông rao giảng Tin Mừng (10), Bộ Truyền Giáo đã căn dặn: Ước gì qúy thừa sai thấm nhuần đức tin, xin đừng tìm lợi lộc gì khác ngoài lợi lộc thiêng liêng là vinh quang Thiên Chúa và phần rỗi các linh hồn… Qúy thừa sai hãy tránh xa những vấn đề chính trị hay quốc gia, tránh không tham gia vào việc hành chánh… Qúy thừa sai hãy ý thức rõ ràng: thừa sai nào giây mình vào những công việc như vậy, là làm tổn thương lớn lao cho công trình truyền giáo’’ (11). Chúng ta không phủ nhận, đã có những trường hợp đáng tiếc về cách ứng xử trái với huấn dụ này của một số thừa sai. Tuy nhiên hầu hết các thừa sai, nhất là những vị đã chết vì đức tin, đều làm nổi bật ý chí: Khi được sai tới đâu, Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên… thì vì Tin Mừng, các ngài xin nhận xứ sở đó làm quê hương, trong đó các ngài hiến thân rao giảng Tin Mừng, phục vụ phần rỗi các linh hồn, bảo toàn và thăng tiến những điểm son văn hóa của dân tộc bản địa, thích ứng tốt với phong tục, từ nhà ở đến cách ăn ngủ vận đồ, nói tiếng, học tiếng của dân bản xứ (12). Trích dẫn vắn gọn về mười hai vị Thánh Thừa Sai Tử Đạo dưới dây, chúng tôi muốn khẳng định rằng: yêu dân tộc Việt Nam, trọng văn hóa Việt Nam, các ngài giữ đúng tôn chỉ ‘không làm chính trị, chỉ lo truyền đạo’.

1. Cha Pierre Langlois

Cha bị bắt dưới thời Minh Vương Nguyễn Phúc Chú, năm 1698. Khi nghe mấy thày phù thủy xúi nịnh, Chúa Minh Vương đã thét lên trong cơn tức giận: ‘Ta sẽ chém cha Pierre Langois ra từng mảnh xem ông ta còn giảng đạo được nữa không’. Đồng thời chúa ra lệnh phá hủy các nhà thờ công giáo. Trước cơn giận của chúa Minh Vương, cha Pierre Langois khiêm tốn đáp: ‘Tôi rất biết ơn Minh Vương đã rộng lượng đối với tôi, song tôi ước ao được chịu khổ và chết vì Chúa Giêsu. Tôi nhìn nhận rằng, chính vì ước muốn truyền đạo chân thật mà tôi không nề quản những gian lao đã đến Việt Nam này. Trong mọi việc, tôi không bao giờ bỏ qua việc rao giảng cho mọi người biết Chúa thật trời đất và tìm kiếm ơn cứu rỗi các linh hồn. Tôi không thể không rao giảng cho những người muốn nghe tôi… Từ khi tôi đến xứ này, tôi đã hoàn toàn sống theo như đạo dạy và chúa cũng như các quan biết rõ điều đó. Tôi đã tận tụy rao giảng đạo Chúa Trời và vất vả làm việc bác ái giúp đỡ mọi người cần đến, không phân biệt lớn bé sang hèn. Cho tới nay không ai tố cáo điều gì trước triều đình, trái lại họ còn ngợi khen những việc tôi đã làm…’. Ngay sau đó, có cơn bão lớn làm tróc mái đổ tường các cung điện và chùa chiền… Chúa Minh Vương sợ hãi, cho xây lại những nhà thờ đã bị phá hủy. Cha chết trong tù ngày 30.07.1700 sau 21 năm giảng đạo tại Việt Nam. (DMAH 1 tr.70-74).

2. Thánh linh mục Phanxicô Gil de Federich Tế (Dòng Đa Minh, 1702-1755),

Sau khi thụ phong linh mục được chọn làm giáo sư Triết chủng viện tại Tây Ban Nha, gia nhập Dòng Đức Mẹ Mân Côi chuyên truyền giáo Viễn Đông, và được chuyển qua Phi Luật Tân làm thư ký và phụ tá tỉnh dòng tại đây (1733). Nhưng cha vẫn ao ước qua Việt Nam. Cha tới Việt Nam ngày 28. 8.1735. Mới hoạt động được hai năm, Cha bị bắt tại Lục Thủy, Bùi Chu, khi vừa dâng lễ, để giáo dân khỏi liên lụy và nhà thờ khỏi bị đốt phá, cha ra trình diện: ‘Người các ông tìm bắt, chính là tôi đây. Xin tha cho các giáo hữu của tôi’. Trước tòa, cha tuyên bố: ‘Không ai có thể cấm giảng đạo Thiên Chúa đã truyền loan báo cho mọi dân mọi nước. Ai cấm tức là cướp quyền Thiên Chúa’. Cha Mathêu Alonso Liciniana Đậu, Dòng Đa Minh, cùng bị nhốt với cha Tế. Hai chứng nhân bị chém đầu, tử đạo cùng ngày, 22.1.1745 (DMAH 1, tr. 165-179) *.

3. Thánh linh mục Gioan Théphane Vénard Ven (Hội Thừa Sai Paris, 1829-1861).

Ngày 23.5.1852, sau khi thụ phong linh mục được bổ nhiệm qua Việt Nam truyền giáo. Ngày 13.7.1854, cha tới chủng viện Vĩnh Trị, thời cha thánh Lê Bảo Tịnh làm giám đốc, vào ngay những ngày bắt đạo ác liệt. Người linh mục trẻ bắt đầu gian truân chạy trốn chui rúc cực khổ. Cha đã thấy tận mắt ‘viên ngọc qúi Việt Nam’. Ngày 30.11.1860 cha bị bắt trong khi trốn trong vách đôi, bị trói ngay và giải về Thăng Long. Mới nếm mùi lao tù, trong thư gửi cho chị Mélanie, cha kể: Em đã đến Kẻ Chợ (Hà Nội). Cả nhà có thể tưởng tượng coi, ngồi bó gối trong cũi, tám người lính khiêng hai bên, đám đông dân chúng ồn ào bu lại nhìn xem. Em nghe họ nói: chàng âu châu này dễ thương quá. Anh ta thản nhiên và vui tươi như đi dự lễ tiệc, chẳng tỏ gì sợ hãi cả. Em cầu xin với Nữ Vương các Thánh Tử Đạo, xin Đức Mẹ thương phù trợ cho người tôi tớ nhỏ bé của Mẹ...’ Rồi quan hỏi em: ‘Ai sai anh đến đây?’ Em đã đáp: ‘Không phải vua quan đất Pháp gửi tôi đi. Tôi muốn đi rao giảng đạo lành cho mọi người, và các bề trên trong đạo gửi tôi đến Việt Nam’ Viên quan muốn gán cho em tội xâm lược của Pháp, em khẳng khái trả lời: ‘Không bao giờ chúng tôi ủng hộ quân viễn chinh đâu. Nếu không tin, xin cứ để tôi đến gặp họ. Tôi sẽ khiển trách việc họ đến gây chiến. Nếu tôi thất bại, xin tình nguyện về đây nộp mạng’... (DMAH 3, tr.239-252).

4. Thánh Giám Mục Clemente Ignatio Delgado Y (Dòng Đa Minh, Tây Ban Nha 1762-1838).

Năm 1787, thày Clemente Ignatio Delgado thụ phong linh mục và được chọn qua Việt Nam. Sau hai năm cha mới vào được Việt Nam cùng với Cha Henares Minh, sau làm giám mục phụ tá của ngài. Quá thông minh xuất sắc, thánh thiện, nên mới 33 tuổi cha đã được chọn làm giám mục địa phận Đông Đàng Ngoài (1794). Khôn ngoan, chịu đựng và can đảm, Đức cha lèo lái địa phận trong giai đoạn cực kỳ khó khăn dưới thời cấm đạo của Cảnh Thịnh khát máu. Đức cha cho phép các cha lẩn tránh quanh quanh. Còn ngài vẫn ở tòa giám mục thường xuyên đi thăm các nơi khác. Những năm yên ổn, đức cha quan tâm rèn luyện linh mục bản xứ. Vào năm 1810, địa phận có 54 linh mục Âu Việt, không kể các tu sĩ. Từ năm 1838, cuồng phong chống đạo tiếp tục nổi lên khắp nơi. Hai đức cha Henaes Minh và Y bị lùng bắt. Nhờ giáo dân bao che, đức cha Minh chạy thoát, còn đức cha Y, 76 tuổi, bị bắt đem về làng, sau giải lên phủ Xuân Trường, và về Nam Định. Đức cha bị giam trong cũi, chỉ ngồi còng lưng, không đứng được. Ngày đêm, mưa nắng cũi là nhà. Bị đánh đập tra khảo, bỏ đói, bỏ khát, đức cha vẫn kiên cường. Bản án do Minh Mạng châu phê vu cáo cho Đức Cha là ‘mật thám’. Ngài thưa: ‘Tôi đến An Nam đã 48 năm. Tôi được tiên đế (Gia Long) cho phép giảng đạo. Và tôi chỉ chăm lo việc giảng đạo. Xin quan cứ dẫn tôi về triều đình, nếu vua muốn nướng thịt tôi mà ăn, tôi cũng chịu... Xin đừng để lâu kẻo quân lính mất công canh giữ tôi’. Sau một tháng rưỡi giam trong cũi, tuổi già sức yếu, Đức Cha đã từ trần ngay trong cũi, ngày 12.7.1838. Quân lính vẫn khiêng cũi ra pháp trường Bảy Mẫu, đưa xác ngài ra khỏi cũi và chặt đầu. (THS, tr.229-234) (14)

5. Thánh giám mục Eienne Théodor Cuénot Thể (Hội Thừa Sai Paris, 1802-1861)

Từ nhỏ, ngài đã có hoài bão qua Việt Nam truyền giáo. Sau khi được bổ nhiệm làm giám mục, đức cha thường nói: ‘Để tín hữu vững niềm tin, cần phải đào tạo những tông đồ truyền giáo ngay ở địa phương’. Vì thế, dù bị sát hại nhiều, trong địa phận ngài vẫn còn đủ linh mục làm việc và tân tòng gia tăng. Công trình lớn của đức cha để lại cho Giáo Hội Việt Nam bấy giờ là quan tâm đến việc huấn luyện các chủng sinh, mở Dòng Mến Thánh Giá (1835), nhà nuôi trẻ nghèo mồ côi (1843), mở địa điểm truyền giáo ở vùng thượng du dân tộc Bahnar.

Năm 1833, Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm đạo, cha lén lút đem các chủng sinh qua Pé nang, Thái Lan học. Để bày tỏ mọi quan tâm đặc biệt đến việc đào tạo các linh mục bản xứ, đức cha hay nói: ‘Bằng mọi giá phải lo cho họ. Như tôi (thừa sai) chết, người ta có thể thay thế chậm lắm là một năm. Một linh mục Việt Nam nằm xuống, phải mất hai ba chục năm mới có người thay thế được’. Ngày 24.10.1861, đang ẩn trốn trong nhà bà Madalena Huỳnh Thị Lựu, đức cha bị bắt sau khi dâng lễ. Ra tòa, quan hỏi:

- ‘Tại sao ông qua nước tôi?’

- ‘Thưa quan, tôi qua đây với mục dích duy nhất là để giảng đạo Thiên Chúa’.

- ‘Ông biết gì về chiến tranh?’

- ‘Thưa, không biết gì. Tôi đến đây chỉ để giảng đạo, khi nơi này, khi nơi khác thế thôi. Quan hành hạ thế nào tôi cũng đành chịu, chứ tin tức chiến tranh tôi hoàn toàn không biết gì cả’. ..

Cơn bệnh hành hạ đức cha dữ dội, nên sau ba tuần bị giam giữ, đức cha kiệt sức và qua đời, ngày 14.11.1861. Sau đó triều đình gửi bản án: ‘Tây dương đạo trưởng Thể đã lẩn lút trong nước ta 40 năm nay’. (THS. tr. 423-429)*

6. Thánh Augustinnô Shoeffler Đông (Thừa Sai Paris, 1822-1851)

Cha đến Việt Nam 1848, bị bắt và bị xử tử cùng năm 1851. Ngay buổi đầu ra tòa, cha dõng dạc tuyên xưng: “Tôi tên Augustinô, quê ở nước Pháp, sinh ra tại tỉnh Nancy, hiện nay là đạo trưởng, 29 tuổi. Tôi đến đây để giảng đạo Đức Chúa Trời. Từ khi đến nước này cho đến nay, tôi chỉ chuyên tâm có một việc là rao giảng đạo thật mà thôi. Lúc còn ở Pháp, tôi đã biết rõ đạo bị cấm ngặt tại nước này và các đạo trưởng phải xử tử, nhưng tôi không sợ chết. Còn việc ở đâu, tôi sẽ không nói, xin các quan đừng hỏi tôi làm gì”. Trước khi ra pháp trường, cha còn khuyên một người lính: ‘Anh bạn thân mến, khi tôi bị xử rồi, tôi sẽ nhớ đến anh, và nếu anh muốn được hạnh phúc thật, anh hãy tìm đến nơi có đạo mà học hỏi và tin theo đạo’ (DMAH 3,tr. 62-69) *

7. Thánh Gioan Louis Bonnard Hương (Thừa Sai Paris, 1824-1852)

Cha chịu chức linh mục lúc 20 tuổi và 8 năm sau, tức 1850, cha cập bến Việt Nam, giữa lúc cơn dịch tả lan tràn, giết chết nhiều người. Cha chăm chú học tiếng Việt và năng nổ trong việc mục vụ. Chỉ một năm sau, cha đã nói tiếng Việt sành sõi. Vì thế, năm 1852, cha đã cùng với 5 linh mục Việt Nam tổ chức ba ngày cấm phòng cho giáo dân Bối Xuyên. Chính trong dịp này, cha bị quan huyện Nghĩa Hưng đem lính vây bắt. Trong một phiên tòa, cha Louis Bonard tuyên bố rõ ràng ý chí truyền giáo: ‘Các quan muốn đánh tôi thì cứ đánh, chứ đừng hy vọng tôi khai báo. Tôi đến đây để phục vụ cho đến chết. Tôi cương quyết không nói lời gì làm hại cho giáo dân và đạo thánh... Tôi đã nói: Tôi không sợ đòn đánh, tôi không sợ chết. Tôi sẵn sàng chịu tất cả... Tôi không đến đây để chối đạo, để đạp ảnh hay để làm gương xấu cho giáo dân. Họ là những người tôi yêu thương’. (DMAH 3 tr.70-79).*

8. Thánh Phanxicô Jaccard Phan (Thừa Sai Paris, 1799-1838).

Năm 1919, khi xin nhập Hội Thừa Sai Paris, thày Jacard nói: ‘Con xin tình nguyện vào Hội Thừa Sai Paris để truyền giáo nơi xa, chớ không phải ở thành phố Paris’

Năm 1923, cha thụ phong linh mục và được gửi qua Việt Nam, địa phận Đàng Ngoài (1826). Cha được bổ nhiệm làm giám đốc chủng viện An Ninh Quảng Trị. Năm 1830, triều đình lấy cớ cần người phiên dịch sách báo và tài liệu, nên mời các thừa sai vào ở trong cung, nhưng thực ra là hình thức giam lỏng. Năm 1833, vua Minh Mạng nổi giận bắt hết các thừa sai, trong đó có Cha Jaccard Phan. Vua bắt cha đốt hết sách và đồ thờ phượng. Quan nói: ‘Tôi tha cho ông, nhưng khi ra trước hội đồng các quan, ông phải nói đã gởi sách và đồ lễ về Tây rồi, và hứa không giảng đạo nữa’. Cha thưa: ‘Thưa quan, quan biết là đạo Thiên Chúa cấm nói dối, còn việc ngưng giảng đạo, tôi không thể vâng lời được’. Năm 1838, trước phiên quan tòa xử án, cha quả quyết: ‘Đạo của tôi không là một thứ ân huệ vua ban, nên tôi không buộc bỏ đạo theo ý vua’ (DMAH 2 tr.235-243).

9. Thánh linh mục Isidoro Gagelin Kính (Thừa Sai Paris, 1799-1833).

Năm 1832, cha gửi thư về gia đình bên Pháp bày tỏ niềm hân hoan: “Những thiếu thốn, cực nhọc đủ thứ đến với tôi, nhưng tôi dám khẳng định rằng tôi hạnh phúc trong túp lều tranh của tôi hơn vua Pháp ở trong cung điện”. Trong thư khác, cha viết: “Tôi nói dứt khoát với các quan chúng tôi chỉ mong vua cho một ân huệ là được tự do giảng đạo. Tôi cho họ rõ mục đích và chức linh mục cao trọng hơn chức quan dường nào. Tôi cũng nói rõ chúng tôi đã từ bỏ gia đình, quê hương và tất cả lợi lộc trần thế, để chỉ truyền giảng Tin Mừng thì không dễ gì chúng tôi từ bỏ nhiệm vụ này. Tuy nhiên những công việc nào có thể dung hòa nhiệm vụ của chúng tôi thì chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ nhà vua”. Biết mình ngày càng gặp khó khăn, Cha viết thư cho các cha Hội Thừa Sai Pháp: “Tôi từ giã cõi đời không hề thương tiếc sự gì, chỉ nhìn lên Chúa Giêsu đủ an ủi về mọi điều đau khổ và cả cái chết nữa. Tất cả ước vọng của tôi là sớm thoát khỏi thân xác tội lỗi này, để kết hợp cùng Chúa Giêsu trong nơi vĩnh phúc. Tôi muốn thành tro bụi để kết hiệp với chúa Giêsu”. (Sđd. ttr. 350-352)* (DMAH 2, tr.53-58)

10. Thánh linh mục Marchand Du (Thừa Sai Paris, 1803-1835)

Năm 1832, cha viết thư cho ba má và gia đình kể công tác truyền giáo mình đảm trách như sau: “Con lo 25 giáo họ cách nhau rất xa. Muốn chu toàn bổn phận, con không thể bỏ phí một giờ khắc nào... Từ năm giờ sáng đến chín giờ tối, nhiều ngày chẳng có lúc nào con rảnh rỗi cả. Con chỉ có thể dùng chút giờ chu toàn các việc đạo đức riêng lo cho phần rỗi mình, còn thì luôn luôn phải làm việc để thánh hóa người khác... Con chỉ tiếc một điều không thể tận tụy hơn được nữa, để vừa giúp giáo dân vừa giúp lương dân, lại còn bắt buộc phải di chuyển bằng thuyền, nên không thể đi mọi nơi, hầu dẫn về đoàn chiên Chúa Giêsu những con chiên bất hạnh lạc đường’’. Khi loạn quân Lê Văn Khôi xin Cha cho tín hữu tiếp tay chống vua Minh Mạng, cha từ chối: ‘Tôi chỉ biết giảng đạo, còn nghề giặc giã binh lính, tôi không rành’... Ngày 8.9.1835, sau khi dâng lễ, cha Du bị bắt, bị đánh đập và nhốt vào cũi (1m x 0,70 x 0,80), chờ ngày xét xử. Trước khi đem ra xét xử cha phải qua đợt chất vấn với quan. Cha trả lời câu hỏi của quan:

- ‘Giặc (Lê Văn Khôi) đã đem thày vào thành, thày không làm gì để giúp chúng sao ?’

- “Tôi chỉ lo việc giảng đạo mà thôi”. (Sđd. ttr. 462-464)* (DMAH 2, tr.77-84)

11. Thánh linh mục Jacinto Castaneda Gia (Dòng Đa Minh, 1743-1773).

Cha chịu chức linh mục 1765, và qua Trung Hoa 1766. Nhưng cha bị trục xuất và tới năm 1770, cha vâng lời bề trên, lén lút vào Việt Nam. Cha bị bắt ngày 11.7.1773 khi đi xức dầu cho bệnh nhân. Ngay khi vừa bị bắt, quan huyện Kẻ Bích muốn làm tiền, đã đặt giá với cha: ‘Nếu ông muốn được tự do, hãy nói với giáo dân đem đến cho tôi 500 quan tiền’.

Cha Gia đáp: “Thưa quan, giá chuộc tôi mất đồng tiền đỏ cũng không được. Nếu quan muốn trả tự do cho tôi, tôi cám ơn quan nhiều. Còn nếu quan muốn giải tôi về kinh đô cho vua, xin quan cứ thi hành. Tôi sẵn sàng chịu mọi cực hình, kể cả cái chết”. - Tại Kinh đô, cha được dẫn ra trình diện với vua Cảnh Hưng, vua hỏi cha:

- “Tại sao ngươi đến nước này?”

- Cha thưa: “Thưa bệ hạ, tôi đến đây giảng dạy đạo Đức Chúa Trời để ai tin nhận thì được hưởng hạnh phúc trên trời sau khi chết”. Sau đó, vua trao cho các quan xét xử và lên án chém đầu ngày 7.11.1773, lúc đó cha mới đầy 30 tuổi. Trong tòa án điều tra phong chân phước, người ta làm chứng: “Cha Gia rất có lòng thương người nghèo và tha thiết cứu linh hồn người khác”. (sđd, tt. 405-406)* (DMAH 1, tr.191-198).

12. Thánh giám mục Berrio-Ochoa Vinh (Dòng Đaminh, Tây Ban Nha, 1827-1861)

Khi quan thượng Hải Dương Nguyễn Quốc Cẩm hỏi đức cha về tên tuổi, quê quán và sang Việt Nam từ bao lâu, đức cha trả lời: ‘Tên tôi là Vinh, sang Việt Nam mới được bốn năm, địa phận của tôi ở trong tỉnh Nam Định, Nam Thượng và Nam Hạ. Bởi vì trong đó bắt đạo ngặt quá không thể ẩn tránh mãi, tôi bất đắc dĩ phải trốn tại đây’. Quan thượng lại hỏi: ‘Năm 1858 có liên lạc gì với người Pháp-Tây gây chiến không?’ Đức cha thưa: ‘Bẩm quan thượng, tôi không làm cái gì hại nhà nước bao giờ, tôi chỉ có một ý duy nhất là sang đây giảng đạo thánh Chúa Trời và khuyên bảo cho mọi người biết ăn ngay ở lành, giữ đàng lành và tránh đường tội mà thôi’ (DMAH 3, tr. 297-298).

III. CẢM PHỤC VÀ QUÝ MẾN

Là những người dân Việt thấm nhuần đạo hiếu, người công giáo ý thức rằng “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Ân thâm nghĩa trọng” “nhớ ơn cha mẹ sinh dưỡng, nhớ ơn người dạy con đường tâm linh”, “Nhớ lời thày khuyên, con chuyên tầm đạo, nhờ lời thày bảo, con biết làm sao: cẩn thủ luân thường, cải tà quy chính, sống đúng mệnh trời” (Luận ngữ)… Nên họ mang nặng tình nghĩa, công ơn đối với những người hết lòng giúp đỡ, cứu mạng, dạy dỗ mình. Từ việc sống đạo hiếu đối với ông bà cha mẹ, người Việt Nam rất biết ơn đối với các bậc thày giáo huấn mình. Cho nên, học trò ứng xử với thày cũng giống như con cái trong nhà sống hiếu với cha mẹ. Dĩ nhiên, theo quan niệm chung của người Việt Nam, đặc biệt là người công giáo, các bậc Thày về luân lý, tinh thần, đạo giáo, còn được kính trọng và biết ơn hơn nhiều. Cứ quan sát các thể thức người Việt Nam tôn kính Đức Khổng Tử hay các vị chân tu, chúng ta có thể dễ nhận ra chiều cao, chiều rộng của lòng biết ơn, kính trọng, phụng dưỡng và qúy mến của giáo dân Việt Nam dành cho các bậc tu hành (linh mục, thày giảng, nữ tu), đặc biệt các thừa sai ngoại quốc, trong thời cấm đạo. Đối với các vị chủ chăn, giáo dân Việt Nam đã giữ đúng những lời thánh Phaolô dạy dỗ giáo dân Do Thái: “Anh em hãy nhớ đến những người lãnh đạo rao giảng lời Chúa cho anh em. Hãy nhìn xem cuộc đời của họ kết thúc thế nào mà noi theo và sống vững lòng tin như các ngài’’. (Dt 13,7-8). Quả thật, lời dạy, gương sáng và cả cuộc đời của các Thánh Thừa Sai Tử Đạo, không chỉ xứng đáng mà còn trổi vượt lòng biết ơn và mọi hành động qúy mến của người giáo dân Việt Nam.

1. Giáo dân cảm phục lòng đạo đức và sự tận tâm truyền đạo của các thừa sai.

Tuy chất phác, người Việt Nam đủ thông minh và khôn ngoan để nhận ra điều hay lẽ phải, trọng đức hơn tài, và “Lời nói bay đi, chỉ gương lành mới lôi kéo”... để chân thành cảm phục và yêu mến những bậc “hiển đức” dạy dỗ họ sống theo đạo lý cao siêu… Với khuôn khổ bài viết, chúng ta chỉ nêu lên ba gương sáng dưới đây:

Thánh giám mục Vanetino Berrio-Ochoa Vinh (Dòng Đa Minh, 1827-1861) Ngài qua Việt Nam truyền giáo từ 1858. Mới tới, cha Vinh gặp ngay giữa lúc bắt đạo gay gắt. Vì nhu cầu mục vụ khẩn cấp, cha được chọn làm giám mục địa phận Trung Đàng Ngoài. Từ đây, cùng với Đức cha chính Sampredro Xuyên, ngài phải sống chui rúc và điều hành giáo phận dưới hầm. Đức ‘giám mục hầm trú’ đã nhiều lần viết thư về gia đình. Thư đầu cha viết: “Cánh đồng truyền giáo này không lấy một ngày quang đãng, không ngày nào không phải cố gắng giữ nét vui tươi. Không ngày nào không có đau thương để khóc, không có lo toan để tìm phương bổ cứu, không có kẻ theo dõi hay quan quân truy lùng”. Trong thư gửi cho mẹ, ngài kể cảnh trú ẩn, trốn chạy chui rúc, lại được giáo dân kính trọng chăm sóc tận tình: “Mẹ hỏi con sống thế nào, ăn uống làm sao? Mẹ yêu qúi của con. Con sống vui lắm, con làm giám mục cơ mà. Còn thức ăn ngày nào cũng có. Đừng lo mẹ ạ. Chúng con chẳng đói đâu. Nhưng mẹ tưởng hễ làm giám mục là được ngồi ngựa à. Không, chúng con tuột giầy giữa đêm tăm tối, nhoài hết chỗ lội này đến quãng lội khác. Vậy mà cứ vui thôi. Một hôm con lội được sáu dặm đường, trên mưa tuôn, dưới bùn trơn, con ngã soành soạch không biết bao nhiêu lần. Tuy làm giám mục, con cũng ướt như chuột lột và lấm bùn be bét. Nhưng giáo hữu ở đây tốt lắm, về tới nhà đã thấy họ đổ nước cho con tắm rửa sạch để chuẩn bị dâng lễ. Ồ có lẽ mẹ bảo: Vinh nhỏ của mẹ ơi, sống như thế xìu lắm. Không, chả buồn chả xìu chút nào mẹ ạ. Ở đây người ta sống mạnh, tươi, nhanh nhẹn lắm. Chúa an ủi chúng con trong lao nhọc, Con tuy là ‘trai già’ mà nhảy qua vũng lội vẫn lẹ như sóc ấy. Mẹ ạ, Vinh trước đã là đứa con nhảy nhót qua núi đồi, thì nay bộ mặt đầy râu của nó, cũng sẽ làm những tên qủi già nhất trong hỏa ngục phải run sợ’’. (Sđd. Ttr.380-384)* (DMAH 3, tr.293-299)

Đức cha Gironimo Hermosillia Vọng (đổi tên là Liêm) (Dòng Đa Minh,1800-1861). Các vị thừa sai đặt cho đức giám mục Hermosilla biệt danh là ‘Đức Cha Già’, dường cột Giáo Hội tại Bắc Kỳ. Ngài sang ở Việt Nam 33 năm, trải qua những cơn bách đạo thời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Ngài thường xuyên phải trốn tránh đây đó khắp nơi để tránh bị lùng bắt. Cũng vì thế, ngài mang nhiều tên Việt khác nhau: đức cha Vọng, đức cha Liêm, đức cha Tuấn. Năm 1839, vua Minh Mạng đã ra chỉ thị cho các quan phải lùng bắt cho được đức cha già. Vua viết: “Còn một danh trùm Vọng, tiếng Tây gọi là Hieronimo. Nếu quan chức hay người dân nào bắt được thì sẽ thưởng 10.000 quan tiền. Đây là hình dong để nhận diện: người cao lớn vừa phải, mũi dài râu rậm, con mắt tinh hơi xam xám, sắc trắng trẻo, mặt mũi béo tốt. Đó là danh trùm Vọng, tiếng tây gọi là Hieronimo. Nếu quan bắt được thì sẽ thăng cấp, người chứa chấp phải chịu tội, quan bản hạt cũng phải liên lụy…”. Mặc dầu phải thường xuyên trốn tránh, đức cha không ngừng làm việc cho giáo phận: Ngài chép lại truyện tích của 16 vị tử đạo trong giáo phận Đông. Đã xây gần 1.000 nhà thờ, hay nhà nguyện, lập 23 tu viện Mến Thánh Giá. Chính đức cha viết thơ xin đức giáo hoàng Gregoriô XVI vận động thế giới cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam trong cơn bách hại. Ngài đã xin Tòa Thánh cho phép chia giáo phận Đông thành hai, tức là có giáo phận mới, giáo phận Trung. Tại mỗi giáo phận có giám mục chính và giám mục phó. Giữa những năm cấm đạo, đức cha Vọng đã viết thư kể lại như sau: ‘Thật là khủng khiếp, vua và các quan tìm mọi cách tiêu diệt đạo Chúa. Mỗi tháng hai ba lần các quan sai lính đến các làng đánh đập tín hữu, ép buộc bỏ đạo. Theo luật chỉ có các linh mục, thày giảng và người chứa chấp phải tử hình, nên trong nhà tù đầy rẫy những tín hữu bị giam để họ không liên lạc và giúp nhau được nữa. Vì thế, trong thời gian bị phân sáp, năm 1861, đức cha đã chạy trốn trong một hang động ở Thọ Đức và viết thư mục vụ khuyên giáo dân can tràng chịu mọi thử thách. Cho dù các vua quan cấm đạo ác nghiệt, cũng không thể cấm đạo mãi. Vả việc bách hại đạo Chúa đã xảy ra nhiều trong lịch sử Giáo Hội. Con xác tín rằng ‘máu tử đạo là nảy sinh tín hữu’. Nhưng thời gian đã viên mãn theo thánh ý Chúa, ngày 21.10.1861, lúc còn trên thuyền của một người đánh cá, đức cha và thày giảng Giuse Nguyễn Duy Khang đã bị bắt. Sự việc xảy ra là do đứa con của ông bà chủ thuyền chài, vì tức giận bố mẹ, đã đi tố cáo ‘trên thuyền gia đình có các đạo trưởng’. Lập tức, ông đội Bảng đem 500 lính vây thuyền ngoài khơi và bắt được đức cha Vọng và thày Khang. Lúc đó đức cha cản thày Khang đừng chống cự, ngài chỉ xin ông đội không kể tội và cho ông bà chủ thuyền chài được về tự do: ‘Xin bắt giam một mình tôi thôi, xin hãy tha cho những người chài cá vô tội được về bằng an’. Chỉ một tháng sau, ngày 1.11.1861, đức cha Hermosilla bị xử tử tại pháp trường Năm Mẫu. Thiên Chúa đã cho nhiều dấu lạ sau cái chết của đức cha… sdd ttr.363-375)* (DMAH 3, tr.284-292)

Thánh giám mục Phêrô Borie Cao (Thừa sai Paris, 1808-1838) Cha Pierre Borie Cao đến Bắc Việt năm 1832 và được bổ nhiệm coi xứ Nghệ An. Cha hội nhập vào phong tục và nếp sống của người Việt Nam rất mau. Cha quí mến người Việt, đồng hóa với người Việt, ăn cơm ngon lành như cha sinh ra ở Việt Nam. Cha sống bình đẳng và gần gũi với người dân, lâu lâu còn nói đùa với họ nữa… Năm 1833, cơn gió bách hại thổi lên dữ dội, cha phải trốn tránh nay đây mai đó tới 17 lần. Năm 1835, cha có ý kiến táo bạo muốn về kinh đô bênh vực đạo trước mặt vua, nhưng các thừa sai cản vì ‘vua Minh Mạng biết rõ đạo lắm rồi’. Năm 1838 có kẻ tố cáo cố Candalh Kim mở chủng viện ở Di Loan, vua Minh Mạng tức giận cho lính đi lùng bắt các linh mục. Họ bắt được hai linh mục Việt Nam là cha Vinhsơn Nguyễn Thế Điểm và cha Phêrô Võ Đăng Khoa, nhưng không bắt được linh mục thừa sai nào. Tức giận, quan án tỉnh Quảng Bình bắt được cô gái 16 tuổi, cho lính tra khảo dã man, ép cô khai chỗ trốn của cha Borie. Đang vùi mình trong đống cát, nghe tiếng cô gái kêu la, khóc lóc, cha Borie chịu không nổi, đành chui ra nộp mình để cứu cô gái khỏi cực hình. Bị trói đem về huyện, cha một mực không khai ai đã chứa chấp cha. Viên ký lục Thông hỏi cha:

- “Này ông đạo trưởng, nếu người ta lấy roi sắt đánh trên thân thể ông, liệu ông có yên lòng mãi được không nữa? ”

Cha Cao đáp:

- “Đến lúc đó sẽ hay, tôi không khoác lác trước tòa án”.

Thế nhưng khi các quan hỏi han về lẽ đạo, cha lại thao thao cắt nghĩa từng điểm, khiến mấy người lính đứng hầu tòa nói với nhau: “Vị đạo trưởng này thật mê say đạo của ông, nếu ông cứ tiếp tục nói về đạo như vậy, hẳn chúng ta sẽ tin theo giáo lý của ông nữa. Riêng quan tuần phủ lại tuyên bố sẽ trừng trị cha bằng những lời thóa mạ đạo”. Cha bình tĩnh trả lời:

- “Thưa quan, thà quan đánh đập cho thân xác tôi đẫm máu, xé thành từng mảnh như quan muốn sẽ hay hơn là dùng những lời thóa mạ’’.

Nghe vậy, quan tuần lộn tiết cho lính bắt cha Cao nằm úp xuống, cột tay chân vào cọc, độn miếng gỗ dưới bụng và miếng khác dưới cằm cha. Sau đó đánh thẳng tay 30 roi. Trong 20 roi đầu, máu chảy đầm đìa, cha không rên rỉ kêu la. Chỉ 10 roi sau cha mới rên rỉ chút đỉnh. Ngao ngán vì thấy cha Cao gan lì không chịu khai báo, lại can đảm chịu đòn sau nhiều lần bị tra khảo, các quan đành làm án tâu về kinh. Trong lúc đang ngồi tù, cha Cao hay tin được bổ nhiệm làm giám mục, cha liền viết thư về chủng viện Paris, có những lời như sau:

“Tôi chỉ còn sống ít ngày nữa thôi, tôi đang dọn mình cho được chiến thắng trận cuối cùng… Tôi đã phải ra tòa nhiều lấn, và nhờ ơn Chúa, tôi đã xưng đạo Chúa là đạo chân thật trước mặt mọi người… Gông cùm, roi đòn làm tôi run sợ, song trông cậy vào ơn Chúa phù trợ, tôi sẽ được ơn bền đỗ, dâng mạng sống làm chứng đạo thánh Chúa”.

Thấy cha Cao bị nhiều thương tích, mấy người giáo dân tìm cách băng bó cho cha. Cha cám ơn họ và bảo: “Xin anh chị em tiếp tục lo thuốc men cho tôi để tôi sống tới ngày vua ra án tử, để được phúc chết vì đạo, và như vậy, tôi làm sáng danh Chúa hơn là chết vì bệnh”.

Thế rồi, ngày 24.11.1838, án vua Minh Mạng châu phê ra tới tỉnh, và quan báo tin cho cha Cao. Cha vui mừng lạy tạ quan và nói: “Từ nhỏ đến lớn, tôi chưa hề sấp mình lạy người nào. Nhưng hôm nay, vì quan lớn đã liệu cho tôi được ơn chết vì đạo, thì tôi xin lạy để cám ơn quan”. Quan án nâng ngài lên và gọi lính dẫn cha ra pháp trường chịu chém (Sđd. ttr. 437-438)* (DMAH 2, tr.250-259)

2. Những cách giáo dân tỏ lòng quí mến các vị thừa sai.

Vì cảm phục những vị thừa sai tận tụy, đức độ, can tràng và thông minh, có đời sống đi với lời giảng, sống nghèo khó, đơn sơ, gần với dân chúng và tôn trọng những phong tục cao qúy của nước họ... Giáo dân Việt Nam rất qúy mến và làm nhiều ‘nghĩa cử’ bày tỏ lòng qúy mến và tâm tình cảm phục.

Đón tiếp và che giấu các thừa sai: Thánh linh mục Cornay Tân kể lại: Sáng ngày 20.7.1837, 1500 lính đến vây làng Bầu Nọ để bắt cha. Dâng lễ vừa xong bổn đạo dẫn cha trốn trong một bụi tre rậm. Lính đi qua đi lại khám xét nhưng không biết được. Chiều đến, quan truyền cho lính dùng gươm dài đâm vào các bụi tre… Thấy cơn nguy đã đến, cha Cornay đành phải ra nộp mình để tránh liên lụy cho giáo dân (DMAH 2,tr.90).

• Đức cha Dominic Henares Minh trải qua nhiều năm trốn ẩn trong nhà giáo dân, từ làng Tiên Chủ, đến làng Kiên Lao, rồi Cẩm Hà… Năm 1838, Bà Tư xứ Kiên Lao giấu cha và nhiều vị thừa sai khác. Nhưng cuối cùng, đức cha bị tên Nghiêm, người lương và thù ghét đạo, biết được, đã đi báo cho quan tỉnh đem 500 lính đến vây bắt. (DMAH 2,tr.127).

• Đức cha Inhaxio Delgado Y bị bắt khi nhóm giáo dân xã Kiên Lao cáng ngài đi trốn. (DMAH 2,tr.148). Gia đình thánh trùm Đích là nơi chứa giấu các đức cha và các thừa sai trong thời cấm đạo (DMAH 2, tr.198). Nhà thánh nữ Anê Lê Thị Thành nơi trốn tránh tin tưởng của đức cha Hermosilla tức Danh Trùm Vọng và nhiều ‘cố tây’. Hai nguyên cớ khiến bà bị bắt với hai vị thừa sai và đã chết vì đạo là ‘giấu chứa thừa sai và cất giữ đồ thờ’. Vì thế, bản án quan tổng đốc Trần Văn Trung đệ lên triều đình là “đạo tải dương nhân dương thi” (chở cố tây và sách tây) (DMAH 3, tr.25).

• Đức cha Giuse Diaz Sanjurjo An bị bắt (1857) lúc đang ẩn trốn trong nhà của một quân nhân công giáo Bùi Chu (DMAH 3,tr.167). Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng bị bắt lúc dẫn cha Pernot chạy trốn (DMAH 3, tr.214). Ông xã Kỷ ở Bút Đông đào hầm trong bếp cho cha Vénard Ven trú ẩn (DMAH 3, tr.241). Tuy nhiên, có lần vì sợ, cả làng công giáo từ chối không nhận thừa sai trốn ẩn tại làng của họ (DMAH 2, tr.155), trong khi nhiều gia đình lương dân đã can đảm đón các thừa sai lẩn trốn trong nhà mình (DMAH 3, tr.235; 2, tr.156). Nhưng nhiều lần các ngài bị phản bội, chính gia đình đón tiếp đã đi tố giác để được tiền thưởng (DMAH 2, tr.127-128; 2,tr.148; 3, tr.235)

Cất giấu các đồ thờ phượng: Nổi danh can đảm và khéo léo chôn giấu các đồ đạo cho dù bị liên lụy, lùng bắt và chết vì đạo, trước tiên là các bà Monica Sum (DMAH 1, tr.80), rồi thánh nữ Anê Lê Thị Thành, người bị “Lính của tổng đốc Trịnh Quang Khanh bắt vì đã tìm thấy trong nhà bà các đồ thờ phượng, 100 tấm vải của nhà chung và một hòm bạc”. (DMAH 3, tr.25). Bà Madalena Hùynh Thị Lựu cũng bị tra khảo dã man vì giữ đồ thờ và chứa các thừa sai. Thấy bà bị đòn dữ quá, đức cha Étienne Théodor Cuénot Thể, hiện trốn trong nhà bà, đã ra nộp mình để cứu bà (DMAH 3, tr.305). Tháng 7.1860, triều đình trách các quan tỉnh, huyện không thi hành nghiêm chỉnh việc bắt đạo, đồng thời ra lệnh bắt các nữ tu (Mến Thánh Giá) là những người lén lút thông tin và tàng trữ các đồ đạo. (DMAH 3, tr.181).

Lo việc cho Giáo Hội. Khi còn trai trẻ, thánh Matthêô Lê Văn Gẫm đã ân cần lo việc cho Giáo Hội, đặc biệt đi Singapore chở các thừa sai vào Việt Nam, chở các chủng sinh qua học đại chủng viện Penang và chở các đồ thờ phượng về cho các địa phận (DMAH 3, tr.40-41). Thánh linh mục Lê Bảo Tịnh, lúc còn là thày giảng cũng thuộc ‘loại can đảm đến gan lì’ trong việc chuyên chở các thừa sai và đồ đạc của nhà chung từ Macao vể Việt Nam’ (DMAH 3, tr.130-131). Bao nhiêu thày giảng, ông trùm, bà phước và giáo dân đã phục vụ Giáo Hội cách tận tâm dưới nhiều hình thức, không kể ra hết được…

Vì quí mến, giáo dân góp tiền ‘thù lao’ cho quan và lính, để vị thừa sai bớt bị hành nhục, như trường hợp đức giám mục Pierre Borrie Cao (DMAH 2,tr. 257), để vị thừa sai được thả về tự do rao giảng, như trường hợp cha Néron Bắc đã được thả về với giá 300 lạng bạc (DMAH 3, tr.234). Hơn thế, khi cha Néron Bắc bị chém đầu, giáo dân lại góp tiền chuộc xác cha về an táng cách xứng đáng (DMAH 3, tr.237).

Thăm nuôi các thừa sai bị giam tù: Ngần nào có thể, giáo dân bảo nhau đi thăm nom và tiếp tế cơm nước, quần áo, và thuốc men cho các các tù nhân đức tin, dù là thừa sai, linh mục bản xứ, thày giảng hay giáo dân. Có nhiều trường hợp rất cảm động, nhưng có lẽ điển hình hơn cả là trường hợp bà Nghiên: Bà đã ngoại giao xin quan cai tù cho phép bà vào nhà tù đem đồ ăn cho cha Vénard Ven, đem Mình Thánh cho cha kẹp trong lá trầu tươi, dẫn cha Thịnh vào giải tội cho ngài… (DMAH 3, tr.248).

Tham dự buổi xử án. Giáo dân coi đây như đến tiễn các thánh về trời. Thường họ bảo nhau ra pháp trường sốt sáng cầu nguyện, đồng thời khóc than và tỏ lòng thương mến vị chủ chăn can tràng, hy sinh và thánh thiện. Sau đây xin trích dẫn một trường hợp: ‘Bản án của thừa sai Louis Bonnard Hương được gửi về triều đình ngày 5.4, thì cuối tháng, bản phê ‘y án’ về tới tỉnh. Đang đêm, một giáo dân biết được tin đích xác, đã thông báo cho các giáo dân khác. Mọi người nghi buổi hành quyết sẽ xảy ra vào buổi chiều nên giáo dân khắp nơi đổ tuốn về thành. Từ trưa, các đường phố và cửa dẫn ra pháp trường đã đông nghẹt người. Thấy vậy, các quan muốn tránh né đám đông dân, nên hoãn lại ngày hành quyết vào hôm sau, 1.5, ngày đầu tháng Đức Mẹ. Nhưng ngày hôm dó, giáo dân từ xa cũng đến kịp. Sáng sớm họ đã kéo ra cánh đồng quen xử các tội nhân. Nhưng họ ngạc nhiên khi thấy 500 lính với gươm giáo sẵn sàng đi theo hướng ngược lại. Lính phải vất vả lắm mới có thể duy trì trật tự để đến nơi gọi là Đan Thủy cạnh sông, cách thành một rặm rưỡi. Cha Bonard vẫn giữ nét mặt tươi tỉnh tiến đến nơi hành hình. Tới nơi, lý hình trói tay về đàng sau và buộc vào một cột thật chặt đến rướm máu. Lúc ấy các quan không mang đủ dụng cụ để tháo gông và chặt xích, nên mọi người phải đợi hơn một tiếng đồng hồ để đi lấy. Trong khi ấy vị anh hùng tử đạo vẫn qùi gối đọc kinh sốt sáng như một cột trụ đứng vững. Sau cùng, khi đã tháo gông và chặt xích, vị quan giám sát đến tận nơi túm tóc buộc ngược lên để giơ cổ ra cho lý hình chém. Quan giám sát trở lại chỗ cũ trên mình voi ra lệnh đánh chiêng. Tiếng chiêng vừa nghênh đến tiếng thứ ba thì đầu vị anh hùng đã rơi xuống đất. Máu phun ướt đẫm áo… Quan giám sát ra lệnh cho lính giải tán dân chúng… (DMAH 3 tr.78).

Thấm máu các vị tử đạo để tỏ lòng qúy mến: Theo bài viết của linh mục Vũ Thành, khi đức giám mục Inhaxio Delgado Y dòng thánh Đa Minh vừa bị chém đầu, thì hàng trăm giáo dân và cả người lương ùa vào, tranh nhau rờ thân xác không đầu của ngài. Dù các quan đã cố gắng ngăn cản, họ cũng mặc kệ, tranh nhau lấy di tích của ngài. Người này lấy vải hoặc giấy thấm máu đào của ngài, người kia lấy cỏ hoặc đất mà máu ngài đã chảy xuống, người khác chia nhau quần áo, chiếu qùi hoặc gỗ cũi hay gông ngài đã mang… Tất cả mọi cử chỉ cảm động này bày tỏ lòng người ta quí mến thánh giám mục tử đạo (DMAH 2, tr. 161). Trường hợp hy hữu của thánh tử đạo thừa sai Augustin Schoeffler: Ngài bị chém đầu tại Sơn Tây, chỉ có người lương tò mò đến xem buổi hành quyết, người công giáo ở xa và thưa thớt, không hay tin kịp thôi. Thế nhưng khi đầu ngài vừa bị tung lên lần thứ ba, các lương dân đã ùa vào thấm máu, khác với thói quen là chạy trốn khi một tử tù bị chém. Dân chúng tin rằng đây không phải là một tên tội phạm, nhưng là một vị anh hùng xuất chúng, một thánh nhân đáng tôn kính, mang lại hạnh phúc cho người khác. Họ cũng chia nhau các di tích gông, cùm xiềng, xích của ngài. Đặc biệt, một viên sĩ quan mang tấm áo lụa mới thấm máu vị anh hùng đã bị quan giám sát đánh mười roi tới chết (DMAH. 3, tr.68-69). Trường hợp của đức cha Giuse Diaz Sanjurjo An cũng khá đặc biệt: Các quan tìm mọi cách cản không cho dân chúng thấm máu vị tử đạo. Họ truyền cuộn bỏ xuống sông cả chiếc chiếu đã thấm máu. Họ phạt tù hai quân nhân đã lấy vải thấm máu vị tử đạo (DMAH 3, tr.171). Thêm một trường hợp đáng chú ý nữa, là khi cha Louis Bonard vừa bị chém đầu, dân chúng công giáo lẫn ngoại giáo ùa vào thấm máu vị tử đạo, các quan ra lệnh cho lính đánh đuổi dân chúng. Rồi chính quân lính độc quyền lấy quần áo, gông cùm và ba móc sắt đã chia phần bán lại cho dân chúng… (DMAH 3, tr.79).

Vì quý mến, giáo dân lo an táng xứng dáng: “nghĩa tử là nghĩa tận”, “sống dâng cơm áo, chết tặng mộ phần”. Đây không chỉ là bày tỏ lòng qúy mến và biết ơn theo đức hiếu thảo, nhưng còn là hành động của niềm tin vào “linh hồn bất tử” và “ơn sống lại” với Đức Kitô. Người giáo dân tìm mọi cách khả dĩ an táng thân xác của các vị tử đạo cách xứng đáng. Sau đây là ba trường hợp đặc biệt:

+ Thừa sai Jean Baptiste Cornay Tân (1837): Ngài bị án “lăng trì”, nghĩa là sau khi bị chặt đầu, thân xác còn bị chặt ra từng miếng, mỗi miếng vất ra một phía xa xa… Xong việc, các quan ra về, một y sĩ công giáo, hai giáo dân và một nữ tu Mến Thánh Giá lượm nhặt các phần thân thể gói vào khăn và chôn tại chỗ với ý để ban đêm sẽ đánh cắp. Đầu cha Cornay, sau khi bêu ba ngày, thì ông bếp Đào chuộc đem về và chôn trong nhà thờ Chiêu Ứng. Bảy tháng sau, 3.7.1838, giáo dân xứ Bạch Lộc mới xin đưa toàn bộ về an táng tại Chiêu Ứng, trong gian nhà kho của nhà dòng. Từ đó giáo dân đến viếng gọi là nhà mồ. (DMAH 2, tr.97).

+ Thừa sai Louis Bonard Hương (1852): Theo sự thường phải chôn xác tử tội ngay tại chỗ hành hình. Vì thế, giáo dân đã sẵn sàng quan tài và để liệm. Nhưng quan giám sát không muốn cho giáo dân có di tích gì của tử tù, nên truyền cho một đội quân đem xác và đất thấm máu xuống một chiếc thuyền lớn và một chiếc thuyền khác chở quan tài đi xuôi theo dòng sông để tìm chỗ vứt xác. Họ mang theo lương thực đủ ăn ba ngày. Giáo dân cũng được lệnh chèo thuyền theo sát. Đến buổi chiều, một số thuyền đánh cá khác chèo thuyền ra phía biển. Vào khoảng 8 giờ, thuyền của quan và lính dẫn đến địa phận Tam Tòa đã bỏ xác xuống sông rồi quay thuyền trở về. Ngay lúc đó giáo dân nhận diện vị trí và một lát sau, các thuyền đánh cá tụ họp thay phiên nhau lặn xuống để tìm xác. Chờ một lát sau, một thanh niên đã giơ tay lên reo mừng: “Tôi đã tìm thấy”. Nhiều nguời túm lại, lặn xuống để tháo túi đá quan buộc vào xác và đưa xác lên. Vào khoảng một giờ đêm, giáo dân đem xác cha Bornard về tới Vĩnh Trị. Sau khi tắm rửa và mặc áo đủ lễ bộ, xác cha Bononard được đặt trong quan tài bằng gỗ qúy. Linh cữu để trong nhà thờ cho giáo dân kính viếng, và chiều hôm sau, đức cha Retord và ba linh mục khác dâng lễ an táng với đông chủng sinh và giáo dân tham dự. Xác cha Bonard được an táng trong lòng viện Kẻ Vĩnh (DMAH 3, tr.79).

+ Xác hai giám mục Girolamo Hermosilla Vọng, Valentino Berrio-Ochoa Vinh và cha Phêrô Almato Bình (1861): Sau khi chém đầu ba Đấng, giáo dân ùa vào thấm máu và xin xác đem di chôn. Còn ba cái đầu của ba Đấng thì quan giám sát truyền bêu lên ngay bến đò Hàn, có đội lính canh giữ trong ba ngày. Sau đó, ông chánh tổng Oánh coi làng Yên Việt vốn có cảm tình với người công giáo, đã báo cho ông trùm Can biết “nếu muốn chuộc ba đầu thì ông lo liệu cho”. Ông trùm Can cùng với chánh tổng lên tỉnh lo liệu. Đến nơi, hai ông đã thấy có thầy già Thần cùng với chánh tổng sở tại, thì mời tất cả vào nhà chánh tổng làm cơm rượu thiết đãi. Lúc ấy, lính cũng mang ba đầu vào nhà vì sợ để ở ngoài người ta lấy mất. Trong khi các quan chức và quân lính ăn uống, thì giáo dân đã lấy trộm ba đầu của các Đấng và thay vào đó bằng ba củ chuối. Khi trời tối, lính mang sọt đựng ba củ chuối mà cứ tưởng là ba cái đầu tử tội, đem vứt xuống sông theo lệnh truyền. Còn ba đầu của ba Đấng, thì chính tổng Oánh cởi áo mình bọc lấy rồi xuống thuyền trở về. Trời tối mà bỗng dưng ánh sáng tỏa ra từ ba cái đầu của các Đấng soi đường cho thuyền đi. Nếu khi có thuyền khác tới thì ánh sáng lại tắt đi. Cứ thế cho tới khi về tới Yên Dật. Đầu các Đấng được bỏ vào ba nồi đất mới và chôn trong nhà thờ thánh Gioan ở Yên Dật… Vào đêm 30 tết Tân Dậu, giáo dân định chèo thuyền tới cửa Hàn để ăn cắp xác ba Đấng đem về lo an táng. Nhưng vừa tới nơi, lại gặp thuyền của ông tổng Triệt đi tuần. Ông tổng Triệt đòi trả đủ 300 quan tiền mới cho đào xác ba Đấng đem về. Đào lên thấy xác còn tươi tốt, mọi người vui mừng. Giáo dân đem xác về an táng ở Thọ Ninh. Mãi tới năm 1881, khi được an bình, đức cha Alcazar mới đem đầu ba Đấng từ Yên Dật về Thọ Ninh, đặt vào với xác mỗi Đấng và an táng tươm tất trong nhà thờ Thọ Ninh. Ba nồi đất được trao tặng cho nhà dòng Mến Thánh Giá Kẻ Mốt. (DMAH 3,tr.290-291).

Để kết thúc bài viết, chúng tôi xin mượn lời của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã quả quyết, trong giảng lễ phong thánh cho 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam, 19.6.1988, như sau: “Ra trước quan quyền tra khảo về Đức Tin, các vị Tử Đạo đã quả quyết mình được tự do tín ngưỡng và Đạo Trời là đạo duy nhất. Nếu mình từ bỏ là bất tuân lệnh Thượng Đế, tức là Thiên Chúa. Đồng thời, các Ngài đã can đảm nói lên ý chí tôn trọng quyến bính trong nước, nhưng không vì thế mà làm điều bất chính. Các ngài đã dạy phải tôn kính tổ tiên theo truyền thống dân tộc, và dưới ánh sáng mầu nhiệm Phục Sinh. Do đó, với sự dấn thân và hành động chứng nhân của các vị Tử Đạo, Giáo Hội Việt Nam hiên ngang nói lên quyết tâm là tha thiết của mình, không chối bỏ truyền thống văn hóa và thể chế quốc gia. Trái lại, Giáo Hội tuyên xưng và chứng minh nhập cuộc trong truyền thống và văn hóa dân tộc là vì có ý góp phần vào việc xây dựng quốc gia một cách trung thực hơn... ” (15)

-------------

1.LM. R. Nguyễn Tự Do, CSSR, “Hành Hương Công Giáo Việt Nam”, Hà Nội, 2009, tr. 40-43.

2. LM. R. Nguyễn Tự Do, CSSR, sđd, tr. 44-50.

3. LM. R. Nguyễn Tự Do, CSSR, sđd, tr. 50-55

4. Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, c. 1, tr. 247

5. Phan Phát Huồn sdd, c. 2, tr. 472

6. LM Nguyễn Tự Do, CSSR, sđd, tr. 64.

7. Nguyễn Tự Do, CSSR, sđd, tr.71-76.

8. Nguyễn Tự Do, CSSR, sđd, tr.90.

9. Trần Đức Huynh, “Lịch Sử Giáo Phận Bùi Chu”, USA. Năm 1990., tr. 55.

10. Theo bản thống kê của Hội Thừa Sai phổ biến 1996 (Prêtres des Missions Etrangères au Viet Nam) đếm được 991 linh mục thừa sai của hội qua Việt Nam truyền giáo. Người đầu tiên là Đức Cha Lambert de la Motte đến Việt Nam ngày 15.6.1559, Đức Cha François Pallu đến 29.10.1659; và vị cuối là linh mục Joseph Gourdon đến Việt Nam 4.1.1975.

11. Thời cấm đạo, các thừa sai khi tới Việt Nam đã can đảm thích ứng vào đời sống dân chúng: ăn, uống, vận đồ, học tiếng, chịu đựng khí hậu… và nhất là sống lén lút, trốn tránh… rất cực khổ… Đồng thời đã thắng vượt những khó khăn về tiếng nói ngôn ngữ, có những vị thừa sai đã đưa sáng kiến đổi mới văn hóa, như “sáng chế” chữ quốc ngữ của cha Alexandre de Rhodes… Một trường hợp điển hình gây ra nhiều hiểu lầm là câu chuyện “con muốn vào trong lòng Hoa Lan chăng?” (Trịnh Việt Yên, sđd tr.11-113).

12. Trịnh Việt Yên, “Máu Tử Đạo trên Đất Việt”, in lại tại USA, 1987, tr.125. Một cách tương tự, Tòa Thánh nhiều lần đã nhắc nhủ các thừa sai ’Hãy chú chăm lo việc rao giảng Tin Mừng, đặt vinh quang của Thiên Chúa và phần rỗi các linh hồn lên trên hết và tuyệt đối không pha mình vào những hoạt động chính trị… như trong thông điệp ‘Maximum illud’ (Điều ấy quan trọng nhất) của đức giáo hoàng Benedicto XV, sau đại chiến 1914-1918. - Rồi trong thông điệp “Ab ipsis Pontificatus Primordius” (Đây là một trong những điều ưu tiên mà Đức Giáo Hoàng nhắn nhủ), của đức giáo hoàng Piô XI, năm 1926 (xem Trịnh Việt Yên, sđd, tr. 126).

13. Vũ Thành, “Dòng Máu Anh Hùng”, cuốn 1,2,3, Hoa Kỳ, 1987, trong chương sách này, chúng tôi trưng dẫn nhiều và viết tắt (DMAH 1,2,3 tr...) Chúng tôi trích dẫn hoặc viết theo bộ sách của Vũ Thành, bởi vì đọc các chú giải hoặc thư mục ở phần cuối mỗi cuốn, chúng tôi yên tâm về nguồn sử liệu liên quan đến Giáo Hội Việt Nam và truyện tích các Thánh Tử Đạo ở Việt Nam mà tác giả đã dày công nghiên cứu và xử dụng.

14. “Thiên Hùng Sử”, Hoa Kỳ, Đoàn Trung Hiệu, 1990, tr.229-234

15. Kỷ Yếu Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam, 1989, tr.95.

Thánh Giuse Tuân Linh Mục dòng Đa Minh (+1861)


Ptvv. Phạm Bá Nha
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vườn Xuân
Đặng Đức Cương
13:18 18/04/2013
VƯỜN XUÂN
Ảnh của Đặng Đức Cương
Mừng xuân hoa nở đẹp tươi
Đôi chim vui hót dưới trời xanh lơ.
Yêu thương hạnh phúc bây giờ
Xuân đi xuân đến chẳng chờ đợi chi !
(Trích thơ của Minh Lương Trương Minh Sung)
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đơn, Đôi
Thérésa Nguyễn
21:16 18/04/2013
ĐƠN, ĐÔI
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Đường tình lắm chuyện lôi thôi
Kẻ thì đơn chiếc
Người thì… có đôi.
(tn)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 12/4-18/4 - Một tháng Triều Đại Giáo Hoàng Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:13 18/04/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Giáo Hoàng trình bày về biến cố Chúa lên trời trong buổi tiếp kiến chung

Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 17 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý về Năm Đức tin, bằng cách trình bày các suy tư của ngài về Kinh Tin Kính. Đức Giáo Hoàng nói về mầu nhiệm Chúa lên trời, mời gọi mọi Kitô hữu hãy chào đón niềm vui của Chúa Kitô trong cuộc sống của họ. Suy niệm trên Tin Mừng của Thánh Luca, Đức Giáo Hoàng nói, "Các tông đồ nhận ra rằng Chúa Phục Sinh, mặc dù không còn hiện diện thể chất, sẽ luôn luôn ở với họ, hướng dẫn đời sống Giáo Hội cho đến khi Ngài trở lại trong vinh quang."

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến:

Trong bài giáo lý của chúng ta về Kinh Tin Kính trong Năm Đức Tin, giờ đây chúng ta xem xét các bài viết đề cập đến biến cố Thăng Thiên của Chúa Kitô: "Ngài lên trời, và ngự bên hữu Chúa Cha". Thánh Luca mời gọi chúng ta chiêm ngắm mầu nhiệm Chúa lên trời trong ánh sáng của toàn bộ cuộc sống của Chúa, và đặc biệt là quyết định của Ngài "lên" Giêrusalem để chấp nhận trong niềm vâng phục thánh ý Chúa Cha cuộc thương khó và cái chết cứu độ của Ngài (x. Lc 9:51 ).

Có hai khía cạnh trong trình thuật của Thánh Luca rất nổi bật. Trước hết, trước khi trở về với vinh quang của Chúa Cha, Chúa Giêsu Phục sinh đã ban phép lành cho các môn đệ (Lc 24:50). Vì thế, Chúa Giêsu là linh mục đời đời của chúng ta. Là Thiên Chúa thật và là người thật, giờ đây Ngài luôn cầu bầu cho chúng ta trước mặt Chúa Cha.

Thứ hai, Thánh Luca cho chúng ta biết rằng các Tông Đồ trở về Jerusalem "với niềm vui lớn lao" (Lc 24:51). Họ nhận ra rằng Chúa Phục Sinh, mặc dù không còn hiện diện thể chất, sẽ luôn luôn ở với họ, hướng dẫn đời sống Giáo Hội cho đến khi Ngài trở lại trong vinh quang.

Khi chúng ta chiêm ngắm mầu nhiệm Chúa lên trời, cầu xin cho chúng ta cũng hân hoan làm chứng cho sự Phục sinh của Chúa, sự hiện diện yêu thương của Ngài ở giữa chúng ta, và chiến thắng của Nước Ngài, là Vương quốc của sự sống, sự thánh thiện và tình yêu.

2. Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân trận động đất ở Iran và Pakistan

Trước những tin tức đau buồn về trận động đất chết người xảy ra Iran và Pakistan, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết suy nghĩ và lời cầu nguyện của ngài hướng đến tất cả các nạn nhân và gia đình họ. Trận động đất 7.8 độ Richter mới đây tại Pakistan đã gây ra sự sụp đổ của nhiều tòa nhà, giết chết ít nhất 40 người và làm bị thương hàng chục người khác.

Đức Thánh Cha nói:

"Tôi cảm thấy một nỗi buồn sâu sắc trước những tin tức về trận động đất dữ dội xảy ra cho người dân ở Iran và Pakistan, gây ra nhiều cái chết, đau khổ và tàn phá. Tôi cầu xin Chúa cho tất cả các nạn nhân và cho tất cả những ai đang đau khổ, tôi muốn bày tỏ sự gần gũi của tôi đối với người dân Iran và Pakistan. "

3. Đức Hồng Y Sean O'Malley, cầu nguyện cho các nạn nhân vụ tấn công bằng bom vào cuộc chạy việt dã Boston

Đức Hồng Y Sean O'Malley, đang ở thăm Jerusalem khi ngài nhận được tin về vụ nổ bom làm rung chuyển cuộc chạy việt dã Boston. Ngài mô tả sự kiện này là "một hành vi bạo lực vô nghĩa". Đức Hồng Y nói thêm rằng ngài đang cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ.

Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Ba 16 tháng Tư, ngài bày tỏ sự đoàn kết của mình, với các nhà lãnh đạo tôn giáo khác trong cố gắng thể hiện "sức mạnh lớn hơn của sự thiện ... và làm việc cùng nhau hướng đến việc chữa lành."

Đức Hồng Y của Boston cũng cảm ơn thống đốc bang Massachusetts, ông Deval Patrick, cũng như sở cảnh sát của thành phố đã ngay lập tức đến trợ giúp các nạn nhân.

4. Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong Thánh Lễ mừng sinh nhật thứ 86.

Lúc 7 giờ sáng thứ Ba 16 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dâng một thánh lễ đặc biệt tại nhà nguyện trong nhà trọ Casa Santa Marta để cầu nguyện cho vị tiền nhiệm của ngài nhân sinh nhật thứ 86.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Hôm nay là sinh nhật của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Chúng ta dâng Thánh Lễ này trong lời cầu nguyện cho ngài, xin Chúa luôn bên cạnh ngài, nâng đỡ và an ủi ngài. "

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng gọi điện thoại cho Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đang sống tại Castel Gandolfo để đích thân chúc mừng ngài.

Được biết Đức Ông Georg Ratzinger cũng đang ở tại Castel Gandolfo để ăn mừng sinh nhật Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16. Ngài sẽ cử hành ngày lễ bổn mạng của mình vào ngày 23 tháng Tư.

5. Đức Thánh Cha cảnh cáo: Thái độ bất nhất của các tín hữu và các mục tử làm thương tổn uy tín của Giáo Hội.

Ngày 15 tháng 4 năm 2013. Đền thờ Thánh Phaolô Ngoại thành là một trong bốn Đền Thờ lớn ở Rôma. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Đền Thờ để cử hành Thánh Lễ và “tiếp nhận” đền thờ với tư cách là Giám Mục Rôma.

Đức Hồng Y James Harvey, Giám quản đền thờ, đã chào đón Đức Thánh Cha. Cùng chào đón ngài còn có Đức Hồng Y Andrea Cordero Lanza di Montezemolo và Đức Hồng Y Francesco Monterisi, là các vị nguyên Giám quản của Đền Thờ.

Bên cạnh đó còn có một nhóm các đan sĩ Biển Đức, là những người sống trong một tu viện ở khu vực xung quanh Đền Thờ. Đan sĩ Edmund Power, là Viện phụ Đan viện Biển Đức, đã chào đón Đức Thánh Cha cùng với các đan sĩ khác.

Trước Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đã xông hương tôn kính ngôi mộ của Thánh Tông Đồ Phaolô.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Chúng ta đang đứng bên ngôi mộ của Thánh Phaolô, vị Tông Đồ vừa khiêm hạ vừa vĩ đại của Chúa, thánh nhân đã rao giảng Chúa bằng lời nói, đã làm chứng cho Chúa bằng cuộc tử đạo và đã thờ lạy Chúa với trọn tâm hồn".

Đức Thánh Cha đã nói về sự cần thiết cho các Kitô hữu là hãy thực hành những gì mình rao giảng. Ngài nói thêm rằng ngay cả ngày nay, con người đang bị bách hại, giống như Thánh Phaolô, vì thực hành niềm tin của mình.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm:

"Có những vị thánh hằng ngày, những vị thánh 'âm thầm', một thứ “giai cấp lưng chừng của sự thánh thiện” mà tất cả chúng ta có thể là các thành viên trong giai cấp ấy. Nhưng tại nhiều nơi trên thế giới, cũng có những người đang chịu đau khổ như thánh Phêrô và các Tông đồ, vì Tin Mừng; có những người hiến mạng sống để trung thành với Chúa Kitô bằng chứng tá được ghi dấu bằng giá máu".

Bên cạnh đó, Đức Thánh Cha cũng cảnh cáo rằng khi người Công giáo, dù là mục tử hay giáo dân, có cuộc sống không nhất quán với những lời dạy của đức tin, việc này làm thương tổn uy tín của Giáo Hội.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp:

"Sự bất nhất giữa những điều các tín hữu và các mục tử nói và những việc họ làm, sự thiếu nhất quán giữa lời nói và lối sống của họ làm thương tổn uy tín của Giáo Hội”.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Đức Thánh Cha cầu nguyện tại nhà nguyện Thánh Giá, nằm bên trong Đền Thờ. Chính tại đây, vào năm 1541, Thánh Ignatius Loyola, người sáng lập Dòng Tên, đã tuyên đọc các lời khấn Dòng, cùng với một nhóm những người theo ngài.

6. Đức Thánh Cha thảo luận khủng hoảng kinh tế, với Thủ tướng Tây Ban Nha, Mariano Rajoy

Ngày 15 tháng 4 năm 2013. Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Thủ tướng Tây Ban Nha, Mariano Rajoy. Cuộc tiếp kiến diễn ra tại Dinh Tông tòa ở Vatican, là cuộc gặp đầu tiên giữa hai vị đứng đầu Nhà Nước.

Hai vị đã nói chuyện trong khoảng 30 phút. Trong số các vấn đề mà các vị thảo luận, có cuộc khủng hoảng kinh tế của Tây Ban Nha và tỉ lệ thất nghiệp cao của nước này, đặc biệt là tầm ảnh hưởnhg của tỉ lệ này trên thanh thiếu niên.

Thủ tướng Tây Ban Nha đã biếu Đức Thánh Cha, một cuốn sách được sao chép lại từ một tác phẩm quý giá trong Thư viện quốc gia của Tây Ban Nha. Thủ tướng Rajoy cũng dâng tặng Đức Thánh Cha một chiếc áo của đội tuyển bóng đá Tây Ban Nha, đã được ký tên bởi tất cả cầu thủ trong đội tuyển. Đức Thánh Cha vui vẻ đón nhận nó, nhưng Ngài cũng lên tiếng bênh vực cho đội bóng thân thương của Ngài ở Á Căn Đình.

Ngài nói:

"Cảm ơn ngài rất nhiều. Nếu tôi biết vậy, tôi đã tặng ngài chiếc áo của đội bóng San Lorenzo".

Thủ tướng Rajoy đã cám ơn Đức Thánh Cha về tất cả những gì Giáo Hội đã và đang thực hiện, thông qua các tổ chức như Caritas, để giúp đỡ người Tây Ban Nha đứng vững trên đôi chân của mình. Hai vị cũng nói về sự hợp tác của các quốc gia châu Âu khác trong việc chặn đứng cuộc khủng hoảng kinh tế. Phu nhân của thủ tướng Rajoy nói với Đức Thánh Cha rằng gia đình cha mẹ bà cũng sống ở Á Căn Đình.

"Cha mẹ con cũng có nguồn gốc Ý, có sự pha trộn dòng máu Á Căn Đình ".

Thủ tướng đã mời Đức Thánh Cha đến thăm Tây Ban Nha, đặc biệt là vào năm 2014, khi nước này mừng kỷ niệm 500 năm ngày sinh của thánh nữ Teresa thành Avila.

Sau cuộc gặp với Đức Thánh Cha, thủ tướng Rajoy đã có cuộc gặp với Quốc vụ khanh Tòa Thánh, là Đức Hồng Y Tarcisio Bertone.

7. Sticker hình Đức Thánh Cha Phanxicô tràn ngập trên các quầy hàng.

Từ tràng hạt đến áo thun và nay đến album các sticker. 400 hình ảnh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được in trên các sticker bầy bán rộng rãi tại Âu Châu với giá chỉ khoảng 2 Euros tức là 3 Mỹ Kim.

Album bao gồm tổng cộng 400 hình ảnh về cuộc đời của Đức Jorge Bergoglio. Tất nhiên, có một sự nhấn mạnh đặc biệt vào đêm mà Ngài được bầu làm Giáo Hoàng.

8. Đức Thánh Cha đọc kinh lạy Nữ Vương Thiên đàng: cầu nguyện cho các Kitô hữu bị bách hại

Trưa Chúa Nhật 14 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng cùng với 80,000 người hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô trong một buổi trưa Mùa Xuân tươi đẹp. Ngài nhắc lại rằng các bài đọc của Thánh Lễ Chúa Nhật này nói về cuộc bách hại các Tông Đồ khi các vị rao giảng về sự phục sinh của Chúa Kitô. Sau đó, Ngài đã so sánh tình trạng của các thánh Tông Đồ với hoàn cảnh của các tín hữu Kitô hiện thời trong các khu vực gặp khó khăn.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Chúng ta đặc biệt cầu cho các tín hữu Kitô đang bị bách hại – và trong lúc này, có rất nhiều anh chị em đang chịu bách hại, có rất nhiều người ở nhiều nước trên thế giới: chúng ta cầu nguyện cho họ từ trái tim chúng ta, với tình yêu mến, xin cho họ cảm thấy sự hiện diện sinh động và an ủi của Chúa Phục Sinh".

Đức Thánh Cha cũng giải thích làm thế nào các Tông Đồ có thể đối mặt với các đau khổ mà các ngài đã trải qua trong niềm vui, dưới bàn tay của các kẻ bách hại các ngài.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Đức tin của các vị dựa trên một kinh nghiệm bản thân rất mạnh mẽ về Chúa Kitô, Đấng đã chịu chết và sống lại, khiến các vị không sợ hãi điều gì và chẳng biết sợ ai, và thậm chí các vị coi những bách hại như một điều vinh dự, để theo vết Chúa Giêsu và trở nên giống Ngài qua chứng tá là chính cuộc sống mình”.

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi người hành hương hãy đáp trả với nghịch cảnh và sự hiểu lầm, như Chúa Giêsu đã thực hiện trong cuộc khổ nạn: đó là bằng tình thương và sức mạnh của chân lý.

9. Tháng đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cương vị Giáo Hoàng.

Việc Đức Hồng Y Jorge Bergoglio được bầu làm Giáo Hoàng là một bất ngờ đáng kinh ngạc cho nhiều người. Tuy nhiên, sau một tháng, người Công Giáo trên thế giới bắt đầu quen với phong cách của Đức Tân Giáo Hoàng hơn so với thời điểm Ngài bước ra Ban công của Đền thờ Thánh Phêrô.

Đức Cha Eduardo GARCIA, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Buenos Aires, Á Căn Đình, nói:

"Ngài rất nhạy bén với những gì đang xảy ra. Bạn đã nhận thấy trong những ngày qua là mặc dù ngài đã chuẩn bị kỹ những gì ngài nói, nhưng nếu có điều gì xảy ra, hoặc nếu ngài nhìn thấy một cái gì đó đánh động ngài, ngài sẽ dừng lại và đề cập đến điều đó".

Mặc dầu triều đại Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô mới được một tháng nhưng người ta cũng ghi nhận được một vài cử chỉ nổi bật được lặp đi lặp lại của ngài.

Cử chỉ đầu tiên là sự giản dị. Ngài tự giới thiệu mình với thế giới trong bộ áo Giáo Hoàng bình thường, không áo choàng vai màu đỏ, như các vị tiền nhiệm thường mặc.

Điểm thứ hai là khả năng tiếp cận của Ngài. Hiện nay, Ngài đã chọn cư trú tại Nhà trọ thánh Marta, thay vì Dinh Tông Tòa, để sẵn sàng tiếp cận nhiều người hơn. Ngài dâng thánh lễ cho các nhóm nhỏ ít người, và tiếp tục gọi điện thoại cho bạn bè.

Cử chỉ thứ ba là tính liên tục và sự trung thành với Huấn Quyền của các vị tiền nhiệm. Trực quan mà nói, cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI gây đánh động cho nhiều người nhất. Nó đã diễn ra chỉ hai tuần sau khi vị Giáo Hoàng Dòng Tên được bầu chọn.

Cử chỉ thứ tư là sự dịu dàng. Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho thấy rằng Ngài muốn trình bày sự gần gũi của Ngài với người khác, đặc biệt là với những người nghèo và bệnh tật.

Cử chỉ thứ năm là sự phục vụ. Thật vậy trong Thánh Lễ đầu tiên của Ngài, Ngài cho biết sức mạnh thực sự của một vị Giáo Hoàng là đến từ sự phục vụ. Hình ảnh của Ngài rửa chân cho các tù nhân trẻ vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, đã được nhìn thấy trên khắp thế giới. Chắc chắn là trong tương lai, Đức Thánh Cha sẽ còn bột phát đưa ra nhiều bất ngờ hơn nữa.

Đức Cha Eduardo GARCIA nói tiếp:

"Tuy có phần kinh ngạc, tôi vẫn nghĩ rằng cuộc bầu cử của Ngài là việc của Chúa Quan Phòng, và điều này sẽ rõ ràng hơn với thời gian. Tôi tin rằng trong tương lai, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gây ngạc nhiên cho chúng ta nhiều hơn nữa, nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần".

Ngôn ngữ mà Đức Thánh Cha Phanxicô nói tốt nhất, chính là cử chỉ và hành động của Ngài.

10. Đức Thánh Cha tiếp Ủy Ban Kinh Thánh: Trung tâm đức tin của chúng ta không chỉ là Kinh Thánh, mà là Chúa Giêsu Kitô

Hôm thứ sáu 12 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Ủy ban Tòa Thánh về Kinh Thánh, để kết thúc khóa họp thường niên của Ủy ban. Ngài được chào đón bởi Đức Tổng Giám Mục Gerhard Muller, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin và cũng là Chủ tịch của Ủy ban này.

Đức Thánh Cha đã nói về vai trò không thể thay thế của Kinh Thánh, và nói thêm rằng lời Chúa đi trước Thánh Kinh và thậm chí vượt qua nó.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Đó là lý do tại sao đức tin của chúng ta không chỉ có trọng tâm là một cuốn sách, nhưng là lịch sử cứu độ và nhất là một Nhân Vật là Chúa Giêsu Kitô, là Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể làm người".

Năm nay, chủ đề của khóa họp của Ủy ban là “Ơn linh hứng và chân lý Kinh Thánh”. Đức Thánh Cha nói rằng chủ đề này ảnh hưởng đến cả người tin và người không tin "Vì cuộc sống và sứ vụ của Giáo Hội được thành lập trên Lời Chúa, và Lời Chúa là linh hồn của thần học cũng như sự linh hứng của mọi Kitô hữu”.

Trong lĩnh vực chú giải Kinh Thánh, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Kinh Thánh là Lời Chúa, được linh hứng bởi Chúa Thánh Thần. Bên cạnh đó còn có Thánh Truyền, được Chúa giao phó cho các Tông Đồ và các Đấng kế vị các Ngài, để lưu truyền muôn đời cho các thế hệ.

Chính vì thế, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Việc giải thích các Sách Thánh không thể chỉ là một số gắng cá nhân về mặt học thuật, nhưng phải luôn luôn đối chiếu, hội nhập và được chứng thực bởi truyền thống sinh động của Giáo Hội”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Công Đồng chung Vatican II đã tuyên bố điều này khá rõ ràng trong Hiến chế tín lý 'Dei Verbum'.

11. Nhạc sĩ Bồ Đào Nha João Gil soạn nhạc cho Thánh Lễ Năm Đức Tin

"Hát là cầu nguyện hai lần”. Câu này là không phải của một ca sĩ, nhưng là của Thánh Augustinô. Ngài đã nói câu này vào thế kỷ thứ 5 để giải thích tầm quan trọng của âm nhạc trong tôn giáo.

Nhạc sĩ Bồ Đào Nha João Gil đã dành 30 năm qua cho nhạc pop và điện ảnh. Nhưng đây là lần đầu tiên, ông đã sáng tác nhạc cho một Thánh Lễ, để mừng Năm Đức Tin.

Nhan đề cuốn album mới nhất của João Gil là 'Missa brevis', và có 13 bài hát được trình diễn bởi Luis Represas và Manuel Rebelo.

Tất cả các phần đều được viết bằng tiếng Latinh và dựa vào bản văn phụng vụ, để đồng hành với các phần của Thánh Lễ, như Kinh Tin Kính, Kinh Lạy Cha.

João Gil tham gia cuộc hội thảo “Tiền Đường Dân Ngoại” (Court of the Gentiles) được tổ chức tại Tây Ban Nha hồi tháng 11 năm 2012 được Giáo Hội tổ chức để thúc đẩy đối thoại với người không tin.

Nhạc sĩ nói rằng việc sáng tác âm nhạc cho Thánh Lễ không chỉ mang lại cho ông cơ hội để làm việc với nhạc cổ điển, mà còn giúp duy trì nền văn hóa và sự phong phú của đức tin.

12. Đức Thánh Cha thăm Phủ Quốc Vụ khánh Tòa Thánh để cám ơn nhân viên

Vào sáng thứ Sáu 12 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Phủ Quốc Vụ khánh Tòa Thánh. Đức Thánh Cha đã gặp gỡ khoảng 300 nhân viên để cảm ơn mỗi người, về công việc khó khăn của họ trong vài tuần lễ qua.

Trước tiên, Đức Thánh Cha đến thăm thư viện của Phủ Quốc vụ khanh, nơi đó Ngài được chào đón bởi Quốc Vụ khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone.

Đức Hồng Y TARSICIO Bertone nói:

"Trọng kính Đức Thánh Cha, chúng con rất vui mừng với chuyến viếng thăm đặc biệt của Đức Thánh Cha đến Phủ Quốc Vụ khánh Tòa Thánh".

Đức Thánh Cha ở lại đó khoảng 50 phút. Ngài cám ơn cả nhóm và sau đó chào tất cả các nhân viên, từng người một.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Tại sao tôi có mặt ở đây hôm nay? Tôi đến đây để nói lời cảm ơn. Tôi biết trong những ngày qua, còn một ngày nữa là đúng một tháng kể từ khi tôi được bầu làm Giáo Hoàng, anh chị em đều đã phải làm thêm nhiều giờ phụ trội. Đó là một công việc thực sự không thể được trả công cho đủ, bởi vì các bạn đã làm việc từ trái tim. Điều này chỉ có thể được trả công bằng một lời “chân thành cảm ơn các bạn rất nhiều”. Đó là lý do tại sao tôi muốn đích thân đến đây và cám ơn các bạn từng người một, vì mọi công việc các bạn đã làm. Từ tận đáy lòng mình, xin cám ơn các bạn".

Bộ này của Tòa Thánh Vatican, được lãnh đạo bởi Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, gồm có các linh mục, tu sĩ và giáo dân, đang giúp Đức Thánh Cha cai quản Giáo Hội.

13. Đức Thánh Cha cảm ơn Ngân Quỹ Giáo Hoàng, khuyến khích các thành viên "thúc đẩy hòa giải ở mọi cấp”

Vào chiều thứ Năm 11 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp các thành viên của Quỹ Đồng Tiền Thánh Phêrô. Sau khi chào hỏi một nhóm các Hồng Y tại Sảnh Clementine của Vatican, Đức Thánh Cha đã đích thân cám ơn mỗi gia đình, vì sự đóng góp của họ đối với Giáo Hội.

Một đôi vợ chồng nói: "Chúng con cầu nguyện cho Ngài. Chúng con cầu nguyện cho Ngài. Xin Ngài đem cả thế giới đến cho Chúa Kitô ."

Mặc dù Đức Thánh Cha chào đón nhiều gia đình, nhưng vẫn có thời gian cho sự vui đùa. Một đôi vợ chồng người Mỹ đã dâng tặng Đức Thánh Cha một chiếc mũ Giáo hoàng. Đôi vợ chồng này đã xin Đức Thánh Cha hãy đội thử. Đức Hồng Y Donald Wuerl, Tổng giám mục Tổng giáo phận Washington, chủ tịch Hội đồng quản trị của Ngân Quỹ, đã lịch sự nói Không.

"Không, không, Ngài không thể làm điều đó đâu”.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha, đã thử đội và giữ mũ trên đầu. Ngài quyết định tặng chiếc mũ 'cũ' của mình cho đội vợ chồng ấy.

Trong năm qua, thành viên của Quỹ đã đóng góp hơn 130 triệu Mỹ Kim cho Giáo Hội. Vì cuộc gặp gỡ này diễn ra vào ngày kỷ niệm 50 năm ngày Thông điệp Pacem in Terris (Hòa Bình Tại Thế) của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII được ban hành, Đức Thánh Cha cũng khuyến khích tất cả các thành viên của Quỹ Đồng Tiền Thánh Phêrô, hãy thăng tiến hòa giải và hòa bình ở mọi cấp độ.

Quỹ Đồng Tiền Thánh Phêrô đã được lập ra cách đây 25 năm tại Mỹ. Một số thành viên của Quỹ là các diễn viên nổi tiếng như Eduardo Verastegui ở Mexico.

Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha nói rằng Ngân Quỹ đã được sử dụng để hỗ trợ sự huấn luyện hàng giáo sĩ và tu sĩ ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, cũng được dùng để cung cấp trợ giúp y tế, giáo dục, chỗ ở và công ăn việc làm cho người nghèo.

14. Thủ tướng Mozambique cám ơn Đức Thánh Cha vì sự giúp đỡ của Giáo Hội tại quốc gia châu Phi này

Với cái bắt tay nồng ấm này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón Thủ tướng Mozambique, Alberto Clementino, khi Thủ tướng đến chúc mừng Đức Thánh Cha về việc Ngài được bầu chọn làm Giáo Hoàng.

Trong cuộc gặp, hai vị nhấn mạnh mối quan hệ tốt đẹp giữa Vatican và Mozambique, được nâng lên quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 2012.

Thủ tướng cũng cảm ơn Đức Thánh Cha vì công việc của Giáo Hội Công Giáo ở Mozambique, đặc biệt là trong giáo dục, cứu trợ và đoàn kết các tầng lớp dân chúng. Ông cũng đề cập đến các vấn đề hiện tại và các thách thức ở châu Phi.

Mặc dù Đức Thánh Cha đã không thường dùng tiếng Bồ Đào Nha, ngôn ngữ không phải là một vấn đề khi tiếp phái đoàn của Mozambique.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Rất vui được gặp bà, thưa bà Đại sứ".

Sau khi chụp ảnh cả đoàn, Đức Thánh Cha đã tặng thủ tướng Clementino một món quà làm nổi bật tình cảm của Ngài đối với đất nước châu Phi này.

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích

"Món quà này để ngài có thể đưa về một vật lưu niệm từ một vị Giáo hoàng là người rất yêu mến Mozambique."

Thông qua Thủ tướng, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng gửi một lời chào thân mật với cộng đoàn Thánh Egidio ở Mozambique. Nhóm này đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình hòa bình ở Mozambique. Nhóm thúc đẩy Hiệp ước hòa bình ký tại Rôma vào năm 1992, để kết thúc cuộc nội chiến đẫm máu đã làm thiệt mạng gần một triệu người.

15. Đức Thánh Cha tiếp ngôi sao nhạc rock của Mỹ, Patti Smith

Kể từ khi được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp đón hàng trăm quan chức cấp cao và các vị đứng đầu nhà nước. Hôm thứ Tư, Ngài cũng tiếp một ngôi sao nhạc rock nổi tiếng của Mỹ.

Bà Patti Smith là một ca sĩ và nhạc sĩ người Mỹ, 66 tuổi. Bà chào Đức Thánh Cha tại quảng trường Thánh Phêrô, sau buổi tiếp kiến chung hàng tuần của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Ca sĩ Smith, không là người Công Giáo, đến Rôma để tham gia một lễ hội âm nhạc. Ngôi sao nhạc rock mô tả Đức Thánh Cha Phanxicô là “người rất thu hút”, nói thêm rằng bà “rất mến ngài”.

16. Đức Thánh Cha chào đón các cổ động viên của đội bóng đá yêu thích của mình

Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần, Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời chào đặc biệt đến một nhóm trong đám đông, tự gọi là các "cuervos," hoặc “các con quạ”. Đó là hội cổ động viên của đội bóng đá San Lorenzo ở Almagro, Á Căn Đình. Vì Đức Thánh Cha không còn có thể đi xem họ chơi bóng trực tiếp, các thành viên hội này đã quyết định đi đến Rôma.

Trong lời chào mừng khi gần kết thúc, Ngài đã có một nhận xét vui tươi và bất ngờ.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"... Và bây giờ rất quan trọng là đến phiên nhóm sáng lập viên câu lạc bộ thể thao của đội bóng đá San Lorenzo ở Almagro, đến từ Buenos Aires".

Sau cuộc tiếp kiến chung, chủ tịch của câu lạc bộ là Matias Lammens và các giám đốc khác chào đón Đức Thánh Cha, vì ngài là một thành viên câu lạc bộ từ năm 2008. Ngày 20 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã viết một lá thư gửi tổng thống Á Căn Đình và cảm ơn đội bóng đã tặng ngài một chiếc áo của đội bóng. Ngài cũng mời họ tiếp tục nuôi dưỡng sự nhiệt tình đối với bóng đá, và một tình bạn với Chúa Kitô.

17. Cầu thủ Leo Messi tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô một chiếc áo bóng đá

Cũng giống như hầu hết Á Căn Đình, Đức Thánh Cha Phanxicô là một người hâm mộ bóng đá. Trong buổi triều kiến chung hôm thứ Tư 17 tháng Tư, Đức Giáo Hoàng đã nhận được một chiếc áo bóng đá từ cầu thủ bóng đá nổi tiếng, Leo Messi. Các vận động viên Á Căn Đình thường được mô tả là một trong những cầu thủ bóng đá xuất sắc nhất trên thế giới.

Món quà đã được trao cho Đức Giáo Hoàng bởi người ông Miguel Delgado Galindo, người Tây Ban Nha là nhân vật thứ ba tại Hội đồng Giáo hoàng về Giáo Dân.

18. Các ký giả Công Giáo trên thế giới được mời tham dự cuộc họp tại Li Băng

Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội tài trợ cho cuộc họp các ký giả Công Giáo trên thế giới tại Li Băng sẽ diễn ra từ 20 đến 23 tháng Mười năm nay. Chủ đề của cuộc hội thảo này là “Truyền thông vì một nền văn hóa hòa bình: kiến tạo hình ảnh tích cực của thế hệ mới”, sẽ được tổ chức tại Beirut, thủ đô của đất nước các cây Hương Nam để kỷ niệm một năm chuyến viếng thăm Li Băng của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16.

Đây là lần đầu tiên cuộc họp các ký giả Công Giáo trên thế giới diễn ra tại Trung Đông. Lần cuối cùng, cuộc họp truyền thông Công Giáo thế giới đã diễn ra tại Bangkok Thái Lan.

Augustine Loorthusamy, chủ tịch ban tổ chức cho biết:

"Công nghị này có thể thúc đẩy hòa bình và đề cao vai trò giới trẻ tại Li Băng, bởi vì Li Băng là đất nước có đông đảo những người trẻ. Và sau đó họ sẽ làm việc cùng nhau, cả người Hồi giáo và Thiên chúa giáo. Những người trẻ tuổi không giống như chúng ta những người đã có tuổi, họ rất tự phát, sáng tạo, có đầy đủ năng lực, và chính năng lực này là điều Giáo Hội đang cần đến. "

Marie-Thérèse Kreidy của đài truyền hình Noursat-Tele Lumière của Li-băng hân hoan khi biết tin này. Chị nói:

"Li Băng đã hứng chịu nhiều cuộc chiến tranh. Và hôm nay chúng tôi nỗ lực hướng đến hòa giải và đối thoại, và kiến tạo hòa bình. Những người trẻ cần đến hòa bình hơn ai hết để xây dựng cuộc sống của họ. Họ cần phải biết giá trị của các phương tiện truyền thông chân chính và làm thế nào để sử dụng các phương tiện truyền thông cho hòa bình, cho các giá trị Kitô giáo, và các giá trị nhân bản. "

Hội nghị sẽ có sự tham gia của các nhà lãnh đạo tôn giáo và các cộng đồng, không chỉ từ Li Băng mà còn từ Ai Cập, Israel, Iraq và thậm chí Syria.

Nhiều người tỏ vẻ quan ngại về tình trạng an ninh của hội nghị, đặc biệt trong bối cảnh của cuộc khủng bố mới đây tại Boston Hoa Kỳ, cũng như tình trạng chiến sự leo thang tại nước láng giềng Syria.

Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, người mới đây đã tổ chức một hội thảo về truyền thông cho các giám mục Trung Đông giải thích lý do chọn Beirut như sau:

"Đối với tôi điều quan trọng là chính trong bối cảnh đa văn hóa và liên tôn giáo của Li Băng, chúng ta nói chuyện về hòa bình, về một nền văn hóa hòa bình, và chúng ta tái khám phá một lần nữa tầm quan trọng mà phương tiện truyền thông đại chúng thủ đắc trong việc thúc đẩy nền văn hóa này."

Hội nghị lần cuối được tổ chức tại Bangkok đã thu hút hơn 600 người tham dự.

19. Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ nổ chết người tại một nhà máy phân bón tại Hoa Kỳ.

Lần đầu tiên kể từ khi được bầu lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dùng Tweeter để kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ nổ chết người tại một nhà máy phân bón tại Hoa Kỳ.

Đức Thánh Cha viết bằng Anh ngữ "Xin hãy hiệp cùng tôi cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ nổ ở Texas và gia đình của họ." Bản tin đã được đưa ra lúc 11:22, giờ địa phương Rôma ngày thứ Năm 18 tháng Tư, khoảng mười giờ sau vụ nổ, giết chết ít nhất hai người và làm bị thương khoảng 150 người khác.

Các quan chức địa phương nói rằng số người chết có thể tăng lên đến 60 người, vì nhiều người vẫn còn mất tích hoặc bị mắc kẹt bên trong các công xưởng làm phân bón.