Ngày 17-04-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Giá - Nỗi đau và An ủi
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
05:18 17/04/2019
SUY NIỆM TUẦN THÁNH

Thánh giá vừa là nỗi đau, nhưng cũng vừa là niềm an ủi.

1. Là nỗi đau bởi Chúa Kitô đã chết đớn đau trên thánh giá. Mọi con người đều cảm nhận bất hạnh, lo âu, khổ sở khi thánh giá là những đau khổ ngang qua đời mình.

Có những thánh giá là một căn bệnh hiểm nghèo, là cái chết ngay tức khắc, là một cánh cửa nhà tù đang mở ra, là một quyết định phác lưu biệt xứ, là một cuộc tẩy chay, loại trừ ra khỏi cộng đoàn hiệp thông, là một cuộc thanh trừng sát hại không để lộ tông tích, là một sự đàn áp dã man không còn nhân tính, là những bức bách thể xác tinh thần đến độ mất ăn mất ngủ sinh kiệt sức đến lâm chung, là cách cai trị theo kiểu cai trị đám dân nô lệ vài ngàn năm khi nhân loại còn trong bóng đêm lạc hậu...

Vâng, có quá nhiều thánh giá cho các tín hữu thời nay. Thánh giá làm ta sợ hãi. Thánh giá gây nên những hoang mang, bất ổn trong cuộc đời. Ta muốn chạy trốn thánh giá. Ta muốn chối từ thánh giá, bởi thánh giá đã quá nhiều lần làm ta tê tái, rát buốt.

2. Nhưng thánh giá cũng là niềm an ủi. Bởi dù cho cuộc đời có vùi dập ta đến đâu, nhưng với một chút niềm tin, nhìn lên thánh giá Chúa Giêsu, ta sẽ được đỡ nâng hơn, được thêm sức mạnh, thêm can trường hơn.

Cha ông của chúng ta, các thánh Tử Đạo Việt Nam là những bằng chứng cụ thể về việc các ngài được an ủi lớn lao từ thánh giá Chúa Kitô. Các ngài đã anh hùng vác thánh giá suốt cuộc đời mình qua những cuộc bách hại.

Các ngài đã ôm cây thánh giá vào lòng trước mặt quan quyền. Các ngài đã quì gối hôn kính thánh giá để chấp nhận bao cực hình cho đến chết, dứt khoát không bước qua thánh giá.

Dấu thánh giá xưa trở thành niềm kiêu hãnh lớn lao cho các thánh Tử Đạo. Ngày nay thánh giá vẫn đang an ủi bao nhiêu con người tưởng chừng bị đè bẹp tận đáy của đời sống. Như cha ông mình, họ nhìn lên thánh giá Chúa mà chấp nhận cuộc tử đạo hàng ngày qua mọi thương đau mà họ phải gánh lấy.

- Lạy Chúa Giêsu, thánh giá là niềm đau. Thánh giá cũng là niềm an ủi:

Vác thánh giá qua mọi thử thách, mọi hoàn cảnh và trách nhiệm của đời sống, nhiều lúc chúng con như muốn ngã quỵ.

Nhưng chúng con lại cảm nhận sâu sắc một hạnh phúc lớn lao, bởi trên vạn nẻo đời, chúng con có Chúa.

Chúa không là người đứng bên cạnh, mà đã ghé vai cùng chúng con vác cây thánh giá ấy.

Thánh giá của Chúa là nguồn động lực, là tình yêu, là niềm an ủi, là sức mạnh để chúng con tiếp tục sống, tiếp tục chiến đấu vượt mọi trở ngại của đời này, và luôn tiến đến bến bờ hạnh phúc trong Chúa.

- Lạy Chúa Giêsu, chúng con cử hành tuần Thánh để tưởng niệm thánh giá Chúa. Xin cho chúng con can đảm vác thánh giá hằng ngày theo Chúa. Nhờ đó, chúng con biết thánh hóa chính cây thánh giá cuộc đời chúng con. Amen.

 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:18 17/04/2019

142. Mục đích duy nhất của đời sống tu đức là để cứu linh hồn mình; phàm tất cả những việc có giúp cứu linh hồn thì đều nên cẩn thận, giống như giới lệnh của Thiên Chúa, nhất nhất phải tuân giữ.

(Thánh Basilius Magnus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:20 17/04/2019
90. ĐÁNH TRÁO ĐẾ GIÀY

Có một thợ làm giày đã nhiều năm làm giày cho người ta, nhưng chỉ dùng qua có một đế giày mà thôi. Số là như thế này: đế giày sẽ rơi ra ngay khi khách vừa ra khỏi tiệm của ông ta. Ông ta thường đứng chực chờ sau lưng khách đợi cho đế giày rơi ra thì lập tức nhặt lại để huề vốn.

Một hôm, ông ta cùng theo khách về đến nhà nhưng vẫn không thấy đế giày rơi ra, ông ta rất thất vọng, nói:

- “Vốn của ta đã cụt rồi.”

Ông ta mặt mày ủ dột trở về nhà, vừa về đến hiệu giày thì nhìn thấy đế giày ở trong nhà. Té ra là đế giày đã rớt trong nhà từ trước !

(Tiếu phủ)

Suy tư 90:

Có những tiệm vàng bạc hay làm thiếu cân lượng của khách hàng; có những tiệm ăn treo đầu dê bán thịt chó; có những người miệng nói “yêu thương” nhưng hành động thì như kẻ thù...

Đa số là người ta thích đến những tiệm có người công giáo làm chủ, bởi vì người ta đều biết người Ki-tô hữu có một tâm hồn rất ngay thẳng và công bằng không hề lừa dối ai, đó là một nét son của người công giáo.

Cũng có một vài người Ki-tô hữu cũng “treo đầu dê bán thịt chó” khi họ khoác trên mình cái nhãn hiệu công giáo, nhưng trong cuộc sống thì y như là người không có niềm tin vào Chúa, những người này thường ăn to nói lớn nhưng không muốn bắt tay vào việc, họ thường chỉ trích những người đạo đức là giữ đạo bên ngoài nhưng chính họ là những người rất coi trọng hình thức “treo đầu dê”, mà lòng dạ thì “bán thịt chó” mà không biết xấu hổ với lương tâm.

Người Ki-tô hữu nếu đánh mất bản chất Ki-tô hữu trong tâm hồn của mình, thì cũng giống như người thợ tham lam làm đế giày dỏm mau rớt ra khỏi chiếc giày vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thứ Năm Tuần Thánh (C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:25 17/04/2019
THỨ NĂM TUẦN THÁNH

Bạn thân mến,

Hôm nay Thứ Năm Tuần Thánh, theo truyền thống của Giáo Hội, chiều hôm nay Đức Chúa Giê-su đã làm ba công việc vừa vĩ đại vừa mầu nhiệm, để lưu truyền cho Giáo Hội tiếp tục công trình cứu chuộc nhân loại của Ngài cho đến tận thế, đó là:

1- Ban giới răn mới là luật Yêu thương.

2- Lập bí tích Thánh Thể.

3- Lập bí tích Truyền chức thánh.

Trong khung cảnh của phụng vụ này, tôi chia sẻ với bạn mấy điều sau đây:

1- Ban giới răn mới là luật Yêu thương.

Chút nữa đây tôi sẽ rửa chân cho mười hai vị giáo dân được chọn ở trong giáo xứ để tưởng nhớ và kỷ niệm Đức Chúa Giê-su đã rửa chân cho các Tông Đồ năm xưa trong bữa ăn cuối cùng của Ngài.

Rửa chân là công việc của đầy tớ làm để phục vụ cho chủ nhân, là một hành động bày tỏ sự phục tùng của người tôi tớ, Đức Chúa Giê-su đã dùng phương thức này để dạy cho các tông đồ một bài học mới, bài học yêu thương và phục vụ, Ngài nói: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không ? Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rữa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rữa chân cho nhau...”.

Yêu thương và phục vụ tuy là hai nhưng chỉ là một, hay nói cách khác phục vụ là hoa quả của yêu thương, bởi vì không ai yêu thương mà không phục vụ, nhưng nếu phục vụ mà không yêu thương thì chỉ là giả dối và đáng bị lên án. Đức Chúa Giê-su đã làm gương cho chúng ta khi Ngài cúi xuống rửa chân cho các môn đệ của mình, thì chúng ta cũng nên cúi xuống mà rửa chân cho anh em và cho tha nhân như Đức Chúa Giê-su đã làm, rửa chân cho nhau chính là phục vụ nhau, yêu thương nhau và giúp nhau thăng tiến trong tình yêu của Chúa qua cuộc sống của mình.

Người thời nay lấy làm lạ khi chúng ta yêu thương và phục vụ họ, họ sẽ thắc mắc đâu là động cơ thúc giục chúng ta làm điều ấy, khi mà cả nhân loại đang đắm chìm trong hưởng thụ và sống trong ích kỉ của mình.

2- Lập bí tích Thánh Thể.

Cao điểm của bữa tiệc ly chính là lúc Đức Chúa Giê-su lập bí tích Thánh Thể, là bí tích làm nên Hội Thánh và cũng là nguồn ân sủng hiện diện cách thực tại cho chúng ta được hưởng dùng, đây là một mầu nhiệm mà Giáo Hội qua mọi thời đại đều tuyên xưng: mầu nhiệm tình yêu.

Với khung cảnh đầm ấm trong căn phòng trên gác, với tình cảm chan hoà của tình thầy trò, Đức Chúa Giê-su đã thố lộ tâm tình với các Tông Đồ: “Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình”. (Lc 22, 15) Sự mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với các môn đệ đã thành hiện thực và đây là bữa ăn cuối cùng của đời Ngài, vì thế, lễ Vượt Qua này sẽ không còn hiệu lực nữa khi Ngài cầm bánh không men đưa cho các môn đệ và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy”. Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: “Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội...”(Mt 26, 26-29), bởi vì từ nay chính Ngài vừa là lễ Vượt Qua vừa là Bánh tinh tuyền không men, nuôi sống nhân loại trên đường lữ thứ trần gian.

Bí tích Thánh Thể nguồn mạch của mọi ân sủng, hàng ngày hàng giờ vẫn diễn ra trong các thánh lễ trên khắp mặt đất nơi các nhà thờ nhà nguyện, đó chính là nguồn ơn vô tận mà Đức Chúa Giê-su đã vì yêu thương mà ban cho chúng ta. Đây là một sáng kiến độc đáo của Thiên Chúa, một chứng tích của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại mà các thánh -qua mọi thời đại- đã hưởng dùng, cảm nghiệm và hết lòng ca tụng tình yêu ấy của Thiên Chúa.

Có nhiều người trong chúng ta coi việc rước Mình Thánh Chúa như là đồ trang sức cho đẹp khi tham dự thánh lễ, cho nên họ không chuẩn bị tâm hồn cho xứng đáng, họ không tha thiết việc rước Chúa là bảo đảm cho phần rỗi đời đời của mình, nên đối với họ rước lễ hay không cũng chẳng nhằm nhò gì, đó chính là lí do khiến họ ngày càng xa rời ân sủng của Chúa hơn. Thánh Phao-lô tông đồ đã nghiêm khắc cảnh cáo chúng ta về việc rước lễ khi còn trong tình trạng tội trọng như sau: “Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh và uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa..., Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình...”(1 Cr 11, 27-29).

Bí tích Thánh Thể làm cho chúng ta trở nên một trong Chúa Ki-tô, trở nên một chính là không của tôi không của anh nhưng là thuộc về Chúa Ki-tô và Hội Thánh của Ngài, do đó mà mỗi người trong chúng ta khi ăn Mình và uống Máu Chúa, thì chúng ta cũng phải trở nên bánh và nước cho anh chị em và tha nhân hưởng dùng, đó chính là yêu thương và phục vụ vậy.

3- Lập bí tích Truyền chức thánh.

Bí tích truyền chức thánh tức là bí tích Thừa tác Linh Mục, đây chính là một hồng ân to lớn của Thiên Chúa ban tặng cho loài người.

Đức Chúa Giê-su khi thiết lập bí tích Thánh Thể thì đồng thời Ngài cũng thiết lập bí tích truyền chức linh mục cho các môn đệ khi nói: “Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22, 19b), để các môn đệ của mình, và những người kế tục các ngài trong chức giám mục và linh mục thực hiện mọi ngày cho đến tận thế.

Linh mục là người được thông phần vào sự sáng tạo của Thiên Chúa, chính các ngài đã được Thánh Thần thánh hoá để trở nên công cụ thánh, để làm cho có Đức Chúa Giê-su trên bàn thờ trong thánh lễ, đây cũng chính là mầu nhiệm tình yêu mà Đức Chúa Giê-su đã thực hiện giữa nhân loại: Ngài chọn những con người bất toàn để làm cho họ trở nên hoàn hảo trong bí tích truyền chức thánh -linh mục- để chính các ngài hằng ngày nhân danh Thiên Chúa, nhân danh Hội Thánh, nhân danh cộng đoàn và cá nhân mình, để dâng lời chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa qua Đức Giê-su Ki-tô đang hiện diện trên bàn thờ.

Linh mục chính là người phục vụ và mang tình yêu của Thiên Chúa đến cho mọi người, nhất là những nơi mà các ngài được sai đến với tư cách là mục tử, chính nhờ bí tích Thánh Thể và chức thánh mà các ngài quy tụ chung quanh mình những kẻ tin vào Chúa Ki-tô, và làm cho họ trở nên một đàn chiên duy nhất trong Hội Thánh của Chúa, do đó, linh mục luôn ý thức rằng: mình vừa là thầy vừa là anh em của mọi người, cho nên các ngài không những sống sao cho tốt đẹp, để đàn chiên mà mình đang coi sóc được hưởng nhờ những ơn thánh qua sự thánh hiến của mình, và giáo dân sẽ an tâm vui vẻ sống trong tình yêu Thiên Chúa dưới sự chăm sóc của các ngài.

Bạn thân mến,

Hôm nay cũng là ngày của linh mục, chúng ta nhớ luôn cầu nguyện cho các ngài được dồi dào ơn Chúa, để các ngài trước hết là thánh hoá bản thân mình, sau nữa là thánh hoá các linh hồn trong thiên chức linh mục mà các ngài đã lãnh nhận.

Chúng ta vẫn thấy có những linh mục chưa làm tròn trách nhiệm mà Thiên Chúa và Giáo Hội đã trao cho các ngài, chúng ta cũng thấy có vài linh mục trở nên gương xấu cho giáo hữu, nhưng đồng thời chúng ta cũng nhìn thấy rất nhiều linh mục tận tuỵ yêu mến và chăm sóc đàn chiên của Chúa qua cuộc sống của các ngài.

Thứ Năm Tuần Thánh này sẽ qua đi và chúng ta sẽ không còn nhớ đến những nghi thức đầy ý nghĩa trong thánh lễ này nữa, nhưng bí tích Thánh Thể, bí tích Truyền Chức Thánh và giới luật Yêu Thương của Đức Chúa Giê-su vẫn tồn tại mãi mãi cho đến tận thế, không phải tồn tại trong viện bảo tàng, nhưng tồn tại và sống động trong cuộc sống của Giáo Hội và của mỗi người trong chúng ta, bởi vì các bí tích và giới luật này không phải do con người lập ra nhưng là do chính Đức Chúa Giê-su –Thiên Chúa làm người- lập ra và được bảo chứng bởi cái chết và sự phục sinh của Ngài.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Tiệc Ly C 18.4.2019
Lm Francis Lý văn Ca
15:08 17/04/2019
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Giáo Hội, Mẹ Thánh của chúng ta, xưa cũng như nay đều lưu tâm đến việc cử hành phụng vụ của ba ngày trọng đại nầy - một danh xưng khác được dùng để chỉ ba ngày nầy đó là “Tam Nhật Vượt Qua” Tam Nhật Vượt Qua được bắt đầu với Thánh Lễ Tiệc Ly chiều hôm nay và kết thúc vào chiều Chúa Nhật Phục Sinh.

Tam Nhật Vượt Qua liên quan mật thiết với đời sống của mỗi cộng đoàn tín hữu. Vì toàn thể dân Chúa đều cùng với Đức Kitô thực hiện cuộc Vượt Qua đi về với Chúa Cha. Mỗi năm người Dothái ăn mừng Lễ Vượt Qua, để tưởng nhớ lại việc Chúa giải thoát họ ra khỏi đất Aicập.

Chúa Giêsu, mượn biến cố nầy để khai mào cuộc thương khó, khi Ngài cùng với các môn đồ thân tín dùng bữa ăn Vượt Qua. Nhưng Ngài muốn cho bữa ăn nầy trở thành bữa tiệc của MỘT GIAO ƯỚC MỚI mà Ngài sẽ thiết lập, khi Ngài hy sinh đổ máu trên thập giá. Vì thế, khi trao cho các môn đồ tấm bánh và chén rượu, là đồ ăn và thức uống, đã trở thành Mình và Máu Ngài nuôi thế gian.

Mỗi lần cử hành thánh lễ, chúng ta tái diễn lại bữa tiệc của Chúa để tưởng niệm việc Ngài đã chết và sống lại, mừng vui vì Ngài hiện diện, và trông chờ Ngài lại đến. Nhưng hôm nay, đặc biệt hơn những ngày khác, chúng ta sẽ tưởng niệm chính ngày Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể và thiết lập chức Linh mục Thượng Phẩm, để qua Các Ngài, Chúa trực tiếp và hiện diện luôn mãi với nhân loại cho tới ngày Chúa lại đến phán xét nhân loại.

Trong đêm nay, Linh mục sẽ làm lại những điều Thầy Chí Thánh đã trối làm giao ước ngàn đời, và trong nghi thức đó, có phần rửa chân các tông đồ. Ý nghĩa của việc rửa chân nói lên tinh thần Chúa muốn cho các tông đồ thực hiện, đó là phục vụ anh chị em mình.

Với những tư tưởng chuẩn bị cho giờ kinh Thứ Năm Tuần Thánh, giờ đây, chúng ta cùng hợp tiếng trong bài thánh ca sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Thiên Chúa đã truyền cho Môisen và Aaron chuẩn bị Dân Dothái ăn lễ Vượt Qua trên đất Aicập. Ngày nầy đã được ghi vào lịch sử của người Dothái. Hằng năm họ cử hành lễ nầy để ghi nhớ biến cố Chúa đã đưa họ về Đất Hứa.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô thuật lại bữa ăn cuối cùng của Đức Kitô với các môn đồ. Bữa ăn tràn đầy lòng yêu mến, tha thứ và thông cảm nhau. Ước chi nhiều gia đình trong Cộng Đoàn Xứ Đạo tạo cơ hội để có những buổi họp mặt các phần tử trong gia đình của mình qua những bữa cơm gia đình.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Chúa biểu lộ tình yêu của Ngài qua việc rửa chân cho các tông đồ. Hình ảnh rửa chân cho người khác là của người đầy tớ rửa chân cho người chủ. Chúa Kitô làm gương cho chúng ta Ngài đến để phục vụ. Phần chúng ta cũng thế, hãy bắt chước gương của Thầy Chí Thánh.


LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cùng sống với Chúa những giây phút cuối đời của Ngài, cùng với các môn đồ thân tín tụ họp nhau trong Nhà Tiệc Ly, để ăn bữa tối cuối cùng. Trong tinh thần của ngày lễ hôm nay, chúng ta cầu xin Chúa những ơn cần thiết sau đây:

1. Xin Chúa tẩy rửa nơi chúng ta sự hiềm thù, ghen ghét. Xin tạo nơi chúng ta một tinh thần yêu thương, tha thứ và cảm thông với anh chị em sống trong một gia đình và trong cùng một Cộng Đoàn Xứ Đạo. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho Giáo Hội Hoàn Vũ đang cử hành Tam Nhật Vượt Qua khắp đó đây trên thế giới sẽ mang lại cho toàn thể Cộng Đoàn dân Chúa nhiều lợi ích thiêng liêng trong Mùa Hồng Phúc năm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Trong ngày kỷ niệm việc Chúa lập phép Thánh Thể và thiết lập chức Linh mục đời đời, chúng ta cầu nguyện cho các Linh mục của Chúa. Xin Chúa ban cho các Ngài ơn thánh để chu toàn trách nhiệm thánh và được niềm an ủi, nâng đỡ của Cộng Đoàn tín hữu chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Thế Giới chúng ta đang sống đang trải qua những gian nan thử thách... những vụ khủng bố đã và đang đè nặng trên nhiều quốc gia và nỗi lo sợ cho nhiều gia đình và nạn nhân của các vụ khủng bố kinh hoàng. Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho những quốc gia và thần dân của họ được bình an và xin Chúa xoa dịu những nỗi thống khổ và đau thương bằng ơn thiêng của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho mỗi người trong chúng ta ý thức sự tự do và điều kiện dễ dàng trong việc giữ và sống đạo bằng việc năng tham gia các việc đạo đức và trưởng thành hơn qua việc biểu lộ đức tin trong đời sống thường nhật. Nhất là trong Năm Thánh của Lòng Thương Xót. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:

Lạy Chúa, mỗi năm chúng con tưởng niệm việc Chúa Kitô lập phép Thánh Thể, đây là dịp để chúng con sưởi ấm lại lòng yêu mến Chúa và yêu mến Thánh Thể, đồng thời thực hiện lời Chúa trối là yêu mến anh em mình. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Chết đi - Sống lại
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
17:19 17/04/2019
Sống trên cõi đời, ai cũng phải đi qua hai cửa ải là sinh và tử. Khi lọt lòng mẹ, cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc con người đang dần đi vào cửa tử, có người sớm, có người muộn. Cho nên “tham sống, sợ chết” là cái lẽ thường tình cho tất cả mọi sinh vật sống trên thế gian này.

Trong y học, chết là giai đoạn cuối cùng của sự sống. Chết được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngưng vĩnh viễn mọi hoạt động sống (không thể phục hồi) của mọi cơ thể. Tuy nhiên, ngoài cái chết thể lý, còn có những cái chết khác tùy thuộc vào các quan điểm tôn giáo, tín ngưỡng cũng như nhiều lãnh vực liên hệ.

Tín ngưỡng dân gian Việt Nam chúng ta quan niệm chết mà vẫn sống, mất mà vẫn còn (Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn). Người chết vẫn còn sống, vẫn sinh hoạt bình thường ở cõi âm như người còn sống. Vì thế, có tục lệ đốt vàng mã, nhà cửa, xe cộ, quần áo, đầy tớ, v.v… để “chi viện” cho người chết.

Đức tin của người Công Giáo dựa trên nền tảng Đức Kitô chết và đã sống lại. Ngay từ thời nguyên tổ, Ađam đã bất tuân lệnh Thiên Chúa ăn trái cấm để từ đó tội lỗi đã xâm nhập vào thế gian. Vì tội lỗi mà có sự chết và sự chết đã truyền tới mọi người.

Tuy vậy, với tình yêu thương con người, Thiên Chúa đã ban ân sủng cứu độ nhờ người con duy nhất của Người là Ðức Giêsu Kitô. Thế là vì một người duy nhất đã sa ngã mà muôn người phải chết, thì nay cũng nhờ một người mà con người được hưởng sự sống muôn đời. (x. Rm 5, 12-19)

Sống lại là một sự kiện kỳ diệu nhất, bởi vì chưa hề có một người nào chết đi rồi mà được sống lại và không bao giờ chết nữa. Đây là một sự kiện quan trọng và là niềm hy vọng mới cho con người. Nếu Đức Kitô vẫn còn ở trong sự chết thì thập giá của Người quả là vô nghĩa và chẳng cứu độ được ai. Nếu Đức Kitô không sống lại thì tình yêu và đức tin của chúng ta chỉ là sự hoài tưởng về một con người đã chết hoàn toàn thuộc về quá khứ. “Nhưng không phải thế! Đức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu” (1Cor 15, 20).

Chết đi là chấm dứt mọi hoạt động của con người cũ, con người ích kỷ chỉ muốn mọi người phải chiều theo ý mình; con người vụ lợi chỉ muốn sống cho thỏa nguyện hạnh phúc của riêng mình. Con người cũ còn là con người xác thịt không hành động theo luật lương trí, sống buông thả cho mọi khuynh hướng sống. Đó là “Tất cả những người lấy cái bụng làm Chúa, những người đặt vinh quang của họ trong những việc chỉ làm cho họ xấu hổ vì chỉ thích những cái gì phàm tục” (Pl 3, 19).

Sống lại có nghĩa là sống một cuộc sống mới, một cuộc sống mà trước đó chưa từng sống: cuộc sống hoàn hảo, trọn vẹn, tươi đẹp và phong phú nhất. Đó là cuộc sống không còn dấu vết của chết chóc, đau thương sầu khổ nhờ cái chết và sống lại của Đức Kitô. Con người mới sống lại hiểu rõ và thực hiện thiên chức làm người của mình qua sự vâng phục làm trọn nhiệm vụ của mình ở đời này cho đến ngày chết.

Sống lại chính là từng giây từng phút “lột bỏ con người cũ” (Cr 3, 9), con người ích kỷ vụ lợi, không muốn “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”. Sống lại hôm nay chính là từng giây từng phút “mặc lấy con người mới” (Cr 3, 10), con người được sáng tạo theo hình ảnh của Thiên Chúa, sống vị tha quảng đại, trong sạch, gương mẫu và biết diệt trừ các tính hư nết xấu của mình.
Tin Đức Kitô đã chết và sống lại không phải là những lời nói suông, nhưng quan trọng hơn chính là chết đi và sống lại như Ngài, là trở thành môn đệ của Ngài trong mỗi ngày. Niềm tin ấy không chỉ dành cho riêng mình nhưng còn được loan báo cho những người xung quanh có liên hệ đến cuộc sống của mình.

Lạy Chúa Kitô Phục sinh, xin cho con được biết chết đi về tội lỗi mỗi ngày.
Xin cho con được sống lại với một trái tim trong thần khí mới để con luôn sống theo các điều luật, tuân giữ và thi hành các mệnh lệnh của Người
. Amen. Alleluia!
 
Rửa Tay – Rửa Chân
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
17:22 17/04/2019
SUY NIỆM TUẦN THÁNH

1. Rửa tay

Hàng năm vào Tuần Thánh, mỗi khi nghe bài Thương Khó, ai ai cũng đều chạnh lòng thương cảm khi thấy cảnh tượng Chúa Giêsu bị kết án oan, và cảm thấy bất mãn khi quan tòa Philatô rửa tay rồi giao Chúa Giêsu cho quân dữ.

Trong phiên tòa Philatô xử Chúa Giêsu, rõ ràng ông đã tìm cách cho Chúa khỏi bị án tử hình. Philatô không chỉ đồng ý là Chúa Giêsu không những không có âm mưu chống lại đế quốc La Mã mà cũng không chống lại Hêrôđê Antipas, vua xứ Galilê, và không coi hành động của Chúa Giêsu là phản bội. Philatô nói rằng: “Tôi thấy người này không có tội” và yêu cầu những người Do Thái thả Ngài ra. Thế nhưng khi đám đông dân chúng nhất quyết kết tội thì Philatô sợ hãi, hèn nhát rửa tay thanh minh rằng mình vô tội trong việc đổ máu Chúa và ông buông xuôi trao Chúa cho họ hành động theo ý họ. Họ bắt Chúa vác thập giá, rồi đóng đinh vào thập giá. Và Chúa đã chết trên thập giá.

Tay là một chi thể trong thân thể có nhiều đặc tính và nhiều ý nghĩa biểu trưng liên quan đến quyền lực. Rửa tay bao hàm việc trốn tránh trách nhiệm một cách hèn mạt nhất. Rửa tay nói đến việc mình vô tội trong khi thi hành quyền lực như trường hợp Philatô là một hành vi kém nhất, phi nhân bản nhất trong lịch sử của con người.

Philatô né tránh trách nhiệm cá nhân bằng cách rửa tay để chứng tỏ mình vô tội trong cái chết của Chúa Giêsu. Con người thật của Philatô bị vạch trần. Để bảo vệ quyền lợi của mình, Philatô đành thí bỏ người vô tội. Philatô không dám xét xử theo sự thật, và không dám đứng về phía sự thật, mặc dầu đã có lúc ông muốn biết sự thật là gì. Rửa tay trong trách nhiệm này là kẻ hèn mạt, và biểu lộ sự lạm quyền để giết chết, bóp nghẹt, kềm hãm tự do người thuộc quyền. Thao túng quyền lực là cách minh chứng kẻ yếu kém nhất về mặt lãnh đạo, càng dùng quyền để lãnh đạo, người ta càng minh chứng rõ rệt hơn chính người lãnh đạo không có khả năng, thiếu mất một cánh tay, một bàn tay, là một người khuyết tật, chỉ mang trên thân mình một bàn tay thép, một cánh tay hủy diệt.

Những Philatô thời nay không những rửa tay mà còn rửa tai, rửa mắt để quay lưng lại với nỗi đau khổ của quần chúng lầm than.

Chúa Giêsu không rửa tay nhưng chấp nhận để đôi bàn tay mang lấy tất cả tội lỗi của nhân loại và đưa lên vai rồi chịu đóng đinh đôi bàn tay vào Thập Giá.

2. Rửa Chân

Trong bữa tiệc ly, Đức Giêsu cử hành nghi thức rửa chân một cách trang trọng. Đang ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài, lấy khăn thắt lưng, bưng thau nước, quì gối rửa chân cho các môn đệ. Đó là cử chỉ của người đầy tớ. Simon Phêrô hốt hoảng rút chân lại và la lên: “Thưa Thầy, không đời nào Thầy rửa chân cho con”. Đức Giêsu đáp: “Nếu Thầy không rửa chân con, con sẽ không có chung phần với Thầy”. Phêrô chất phác vội thưa: “Nếu vậy xin Thầy không những rửa chân, mà còn rửa tay và đầu con nữa”. Đức Giêsu đáp: “Kẻ đã tắm rồi, toàn thân đã sạch, không cần phải rửa lại” (Ga 13,4-10).

Đức Giêsu hạ mình rửa chân cho các môn đệ để dạy họ bài học khiêm nhường trong sứ mạng phục vụ tha nhân: “Anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,13-16).

Chúa Giêsu nhấn mạnh đến việc thực hành qua hành vi rửa chân: “Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em!” (Ga 13,17).

Phàm cái gì bẩn thì phải rửa, dù bẩn theo nghĩa đen hay nghĩa bóng. Vua Đavít cũng đã cầu nguyện: “Xin rửa con sạch hết lỗi lầm; tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy” (Tv 51,4).

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI viết: cảnh rửa chân cô đọng cuộc đời và cuộc khổ nạn của Đức Giêsu. Thiên Chúa bỏ qua một bên tấm áo choàng vinh quang, tự mặc tấm áo nô lệ, đứng bên cửa chờ đợi để hầu hạ. Thiên Chúa, với tình yêu thương vô điều kiện, cúi xuống rửa sạch những vết ô uế của con người, để con người có thể ngồi chung bàn tiệc với Thiên Chúa. Suy niệm về điểm đặc thù này, thần học nhận ra rằng biến cố rửa chân xảy ra trước khi Đức Giêsu thành lập nhiệm tích Thánh Thể. Như vậy rửa chân là dấu chỉ cho biết con người phải rửa sạch tội trước khi nhận lãnh Mình và Máu Chúa. (x. Đức Giêsu Thành Nazareth, Cuốn 2).

Như vậy, nghi thức rửa chân còn hướng tới một chiều hướng khác nữa. Khi Chúa nói: “Phải! các con đã sạch, nhưng không phải tất cả đều sạch hết đâu” (Ga 13,11), Người đã hướng chủ đề sạch sẽ thân xác qua chủ đề thanh sạch tâm hồn. Nhân đó Người hàm ý cảnh tỉnh Giuđa là kẻ đang có manh tâm phản bội Thầy. Lời cảnh tỉnh xa xôi nhưng đủ mạnh cho một tâm hồn thánh thiện. Đáng tiếc, lời ấy đã không được Giuđa lãnh hội. Đức Giêsu đau lòng nhìn Giuđa đứng lên bỏ bàn tiệc, lao mình vào đêm đen. Sau khi Giuđa ra khỏi phòng tiệc, Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Nay các con đã được sạch, nhờ lời Thầy giảng dạy các con” (Ga 15,3). Đây là lời kết chan chứa tình cảm trong giờ chia ly. Hiển nhiên và công khai, Đức Giêsu hài lòng xác nhận tâm hồn của mười một môn đệ đã sạch, vì họ đã có đời sống kết hợp với đạo lý do Người truyền dạy.

Việc rửa chân là biểu tượng của tẩy uế tội lỗi nên Đức Giêsu nói quyết liệt với Simon Phêrô: nếu không chịu rửa chân sẽ không có kết hợp với Thầy.

“Kẻ đã tắm rồi, toàn thân đã sạch, không cần phải rửa (thân) lại”. Bởi vì khi đã chịu phép rửa, nguyên tội được sạch, linh hồn được tái sinh trong Thần Khí. Trở nên Kitô hữu, đời sống tâm linh được rửa sạch, chúng ta không cần rửa thêm một lần nào nữa. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn mang trong người dòng máu Ađam truyền lại, vẫn còn tiềm năng phạm tội. Mỗi người không bao giờ có thể tự hoàn hảo thánh thiện. Đó là bản chất phàm trần bất toàn của mình. Con người luôn luôn có những bước chân lầm lỡ, dính những hạt giống tội lỗi, chờ dịp thuận tiện là nảy mầm. Thân có sạch nhưng chân vẫn dơ. Vì vậy con người vẫn cần phải rửa chân. Tuy nhiên chỉ những ai giữ được thân thể sạch sẽ mới quan tâm đến vết nhơ, dù nhỏ, dính ở ngón chân. Chỉ những ai đi trong ánh sáng Thiên Chúa mới có con mắt nhìn ra cái đốm đen ô uế bám vào vạt áo của linh hồn. Chỉ những ai có tâm hồn thanh sạch mới biết đau khổ vì tội lỗi. Cho nên những người này cần đến ơn giải tội. Bản chất tội lỗi chính là tình trạng xa cách, đóng của lòng, chống lại sự kết hợp với Thiên Chúa. Cho nên chúng ta cần Đức Giêsu trong ngôi vị Thiên Chúa, rửa chân (rửa tội) để được tha tội, và được kết hợp vì “Nếu Thầy không rửa chân con, con sẽ không có chung phần với Thầy”.

Hành vi phạm tội không hoàn toàn là một sự việc riêng tư đóng khung trong phạm vi cá nhân. Khi phạm tội, ta không thể tự mình tha tội cho mình. Chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha tội để nhờ đó ta mới có thể tái lập sự kết hợp với anh em và với Thiên Chúa. Vì vậy, chỉ có sống trong ánh sáng Thiên Chúa, ta mới thấy sự cần thiết của tình liên hệ, nên mới kết hợp với nhau. Kết hợp bằng cánh “rửa chân” cho nhau, trong ý nghĩa khiêm nhường phục vụ anh chị em có cùng một Cha. Ngoài rửa chân cho nhau, Kitô hữu bất cứ ở chức vị nào, cũng còn cần Đức Giêsu “rửa chân” cho chính mình, để tái lập sự thanh sạch linh hồn và kết hợp với Thiên Chúa.

Bao lâu con người còn sống nơi trần thế, con người vẫn phải đi trên những con đường dài đầy bụi bặm. Thân có sạch nhưng chân vẫn lấm dơ.

Tuy phạm tội, nhưng Phêrô vẫn sống trong ánh sáng Thiên Chúa, vì vậy ông đã vô cùng đau khổ bật khóc thảm thiết do hối hận. Phêrô không làm hại Thầy, nhưng đau khổ cho chính con người yếu đức tin của mình. Suy ra, đi trong ánh sáng Thiên Chúa vẫn còn phải tranh đấu với yếu đuối của mình trong suốt cuộc đời sống đạo. Nếu chúng ta sống trong sự sáng, như Thiên Chúa ở trong sự sáng, chúng ta kết hợp với nhau, máu của Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa sẽ rửa sạch mọi tội lỗi chúng ta. Thánh Gioan kết luận, cuối đường chúng ta đều phải rửa bằng máu của Đức Giêsu mới được sạch hoàn toàn (x. Thân đã sạch vẫn cần phải rửa chân; Đỗ Trân Duy).

Chúa Giêsu đã mở ra cho nhân loại linh đạo tình thương kỳ diệu khi Người làm gương cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Người đã giang tay ra trên thập giá, gánh hết mọi tội lỗi nhân gian. Thánh Phaolô cảm nghiệm thật sâu xa: "Ðấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người" (2 Cr 5, 21). Chính vì mang lấy tội lỗi nhân loại vào thân mình, trở thành "hiện thân của tội lỗi" nên Chúa Giêsu đã hòa mình với những tội nhân khác, xin Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho mình cùng với bao tội nhân khác tỏ lòng ăn năn sám hối và Người đã bị kết án chết thảm thương trên thập giá để cứu chuộc loài người tội lỗi, như lời thánh Phêrô: "Tội lỗi của chúng ta, Người mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành" (1 Pr 2, 21-24).

Lạy Chúa Giêsu, khi cúi xuống rửa chân cho các môn đệ, Chúa mời gọi chúng con sống khiêm nhường phục vụ và yêu thương nhau thể hiện qua bàn tay lau sạch những thương tích và những lỗi phạm của nhau.

Lạy Chúa Giêsu, khi giang tay ra trên thập giá, Chúa đã đền tội cho nhân loại, xin tẩy rửa tâm hồn chúng con được thanh sạch để chúng con xứng đáng đón nhận Mình Máu Chúa trong phép Thánh Thể. Amen.




 
Dấu hiệu của một tình yêu tột đình
Lm Đan Vinh
17:25 17/04/2019
THỨ NĂM TUẦN THÁNH – THÁNH LỄ TIỆC LY
Xh 12,1-8.11-14 ; 1 Cr 11,23-26 ; Ga 13,1-15

1. Thế nào là một tình yêu tột đỉnh:

Ngày nọ, một đôi vợ chồng bướm tranh cãi nhau. Con nào cũng cho rằng tình yêu của mình nhiều hơn bạn kia không ai chịu thua ai. Sau cùng để xác định hơn thua, bướm đực đề nghị: “Ngoài vườn có một cây hoa hồng mỗi sáng đều có nở một bông hồng rất đẹp. Vậy sáng mai chúng ta sẽ thi nhau xem: ai sẽ đến ngồi vào trong bông hoa hồng trước, khi nó vừa nở ra sẽ chứng tỏ mình có tình yêu nhiều hơn". Bướm cái gật đầu đồng ý.

Hôm sau, ngay từ sáng sớm bướm đực đã bay đến đứng chờ ngay bên bông hoa sắp nở, chờ khi nó vừa nở ra là chú sẽ chui vào trước bướm cái. Có điều khi sắp tới lúc hoa nở mà vẫn chưa thấy bướm cái xuất hiện. Rồi cuối cùng thì cũng tới lúc hoa nở, chú bướm liền nhanh chân chui vào. Nhưng chú rất ngạc nhiên khi thấy bướm cái đã có mặt trong bông hoa rồi. Có điều khi nhìn kỹ thì chú thấy bướm cái đã bị chết khô. Thì ra để nắm chắc phần thắng, bướm cái đã bay đến cây hoa hồng ngay từ tối hôm trước. Cô bướm đã chui qua kẽ hở vào ngồi trong bông hoa. Cô định sáng sớm hôm sau khi hoa nở và gặp bướm đực cô sẽ chứng tỏ tình yêu cô dành cho chú thật lớn lao. Nhưng chẳng may cô lại bị chết ngạt trong bông hoa khi nó chưa nở !

Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy tình yêu của bướm cái dành cho bướm đực thật tuyệt vời. Đối với loài người chúng ta cũng vậy: tình yêu thật cần thiết để chúng ta được sống vui tươi hạnh phúc. Khi có tình yêu người ta sẽ cảm thấy cuộc đời thật đáng sống. Khi tình yêu biến mất thì cuộc sống cũng bị chìm trong nỗi buồn chán cô đơn và tuyệt vọng.

2. Đức Giê-su đã làm gì để chứng tỏ tình yêu tột đỉnh dành cho chúng ta ?:

Phụng Vụ Thứ Năm Tuần Thánh hôm nay cũng nhắc nhở mỗi người chúng ta về tình yêu cao cả của Chúa Giê-su dành cho chúng ta. Đức Giê-su đã thể hiện tình yêu tột đỉnh khi sẵn sàng quỳ gối rửa chân hầu hạ môn đệ để dạy các ông bài học khiêm nhường phục vụ; Sẵn sàng trở thành của ăn của uống thiêng liêng nuôi dưỡng đức tin của chúng ta qua việc thiết lập bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc Ly. Còn các tín hữu chúng ta sẽ làm gì để đáp lại tình thương vô biên của Chúa Giê-su, nhất là trong những ngày Tam Nhật Thánh và trong mùa Phục Sinh sắp tới ?

3. Lời cầu quyết tâm:

Lạy Chúa Giêsu. Chúa đã yêu thương chúng con bằng một tình yêu tột đỉnh, thể hiện qua hành động khiêm tốn rửa chân cho môn đệ và sau đó thiết lập bí tích Thánh Thể để trở thành lương thực thiêng liêng nuôi dưỡng đức tin của chúng con. Xin gia tăng lòng tin yêu trong chúng con, để chúng con noi gương Chúa quan tâm đến người chung quanh, sẵn sàng phục vụ cộng đoàn, nhất là thăm viếng những người nghèo đói bệnh tật và đau khổ bất hạnh gần bên chúng con, hầu chúng con trở thành dấu chỉ môn đệ đích thực của Chúa.- Amen.


 
Chấp nhận hy sinh chịu chết trên Thập giá vì yêu thương
Lm Đan Vinh
17:28 17/04/2019
THỨ SÁU TUẦN THÁNH
Is 52,13-53,12; Dt 4,14-16;5,7-9; Ga 18,1-19,42

1. CHÚA GIÊ-SU - ĐẤNG GIÀU LÒNG TỪ BI THƯƠNG XÓT:

Tại một nhà thờ bên Tây Ban Nha có một tượng thánh giá rất đặc biệt: Chúa Giêsu chịu đóng đinh có một tay trái và hai chân, tay phải rời khỏi lỗ đinh và đưa ra phía trước trong tư thế như đang ban phép lành. Chuyện kể rằng, một lần, tại nhà thờ này có một tội nhân đến xưng tội. Đối với một tội nhân phạm quá nhiều tội như anh ta, vị linh mục tỏ thái độ nghiêm khắc với anh. Nhưng chứng nào vẫn tật đó. Ra khỏi tòa giải tội được ít ngày, anh ta lại sa ngã tái phạm. Sau nhiều lần như thế, cuối cùng, vị linh mục đành nói với anh: “Tôi không muốn anh tiếp tục sa đi ngã lại như thế nữa. Đây là lần cuối cùng tôi tha tội cho anh”.

Hối nhân ra khỏi tòa giải tội mà lòng trĩu nặng u buồn đau khổ. Được vài tháng sau, anh ta lại đến xưng tội, và lần này cũng lại xưng những tội y như những lần trước. Vị linh mục dứt khóat nói: “Anh đừng có đùa với Chúa, lần này tôi không tha nữa!” Thật lạ lùng. Ngay lập tức, vị linh mục cùng hối nhân đều nghe có tiếng thì thầm phía trên đầu mình. Từ cây thánh giá, bàn tay phải của Chúa Giêsu như được rời ra khỏi lỗ đinh như đang ban phép lành cho hối nhân. Vị linh mục nghe được tiếng Chúa nói với mình rằng: “Ta chứ không phải con đã đổ máu ra đền tội thay cho người này”.
Kể từ đó, bàn tay phải của bức tượng Chúa Giêsu chịu nạn không còn gắn vào cây thánh giá nữa, nhưng luôn trong tư thế đang ban phép lành, như đang mời gọi: “Hãy trở về với Ta, các ngươi sẽ nhận được ơn tha thứ tội lỗi”.

Hôm nay, Chiên Vượt Qua của chúng ta là Đức Ki-tô đã chịu hiến tế, Hội Thánh nhìn ngắm và kính thờ Thánh Giá của Chúa Giê-su. Hội Thánh tưởng niệm mình đã được sinh ra từ cạnh sườn của Chúa Kitô Đấng đã bị lưỡi đòng đâm thâu trên cây thập giá, và dâng lời cầu xin cho mọi người được hưởng ơn cứu độ của Chúa.

2. NOI GƯƠNG CHÚA THỂ HIỆN TÌNH THƯƠNG CỤ THỂ ĐỐI VỚI THA NHÂN:

- Một em bé gái 5 tuổi mồ côi cha mẹ sống chung với bà ngoại. Hai bà cháu sống trên một căn gác xép tồi tàn nóng bức. Bà hằng ngày phải đi bán vé số và thu lượm ve chai bán lấy tiền thuê phòng trọ và nuôi hai bà cháu. Rồi vào một đêm nọ, căn gác của hai bà cháu tự nhiên bị hỏa hoạn do bất cẩn, bà ngoại bị té ngã xuống cầu thang gác và bị bất tỉnh khi ngọn lửa cháy lan ra cả nhà. Láng giềng có người đã vội gọi điện tới sở cứu hỏa gần đó, còn nói chung mọi người chỉ biết đứng nhìn ngọn lửa cháy bao trùm toàn bộ ngôi nhà. Bỗng một bé gái xuất hiện bên trong cửa sổ của căn gác và đang la khóc kêu cứu. Nhưng đội cứu hỏa lại chưa tới và không ai trong đám đông dám liều vào trong căn nhà đang cháy leo lên gác cứu đứa bé. Thình lình, một người đàn ông xuất hiện vác theo một chiếc thang trên vai. Ông vội leo lên ban công và đạp cửa vào trong nhà và sau đó ông trở ra tay ôm theo cô bé rồi leo xuống cầu thang. Ông trao bé gái lại cho một bà trong đám đông rồi biến mất. Mấy ngày sau, ông trưởng khu phố đã mở một cuộc họp để tìm cha mẹ nuôi cho bé gái mồ côi. Một cô giáo giơ tay xung phong nhận nuôi em bé và hứa sẽ dạy dỗ em nên người tốt. Nhiều người khác cũng giơ tay với cùng ý muốn nhận để nuôi em. Cuối cùng một đại gia tay đeo nhẫn vàng lớn đã đứng lên phát biểu: "Tôi xin nhận làm cha mẹ nuôi của em bé này và hứa sẽ cho em mọi thứ tốt đẹp và sự giàu có mà tôi đang có”. Còn em bé gái chỉ biết im lặng và dáo dác nhìn quanh như đang chờ đợi một ai đó lên tiếng. Cuối cùng, khi sắp hết giờ, ông trưởng khu phố chủ trì buổi họp hỏi: "Còn ai muốn nói điều gì nữa không ?" Bấy giờ, từ cuối hội trường, một người đàn ông từ từ tiến lên. Ông đến gần đứa bé và dang hai tay ra trước bé. Mọi người đều thấy rõ các vết cháy nám trên hai cánh tay của ông. Còn bé gái vừa nhìn thấy ông đã vội kêu lên: "Đây chính là người đã cứu con khỏi đám cháy đêm trước". Rồi em chạy tới bá lấy cổ ông, áp mặt vào vai ông và thổn thức khóc và ngước mắt nhìn ông mỉm cười sung sướng với hai giọt lệ lăn trên đôi má của em.

- Câu chuyện trên cho chúng ta thấy: Tình yêu không chỉ bằng lời nói suông, mà phải bằng việc làm. Thật vậy, một diễn giả dù có nói thao thao bất tuyệt về tình yêu thương cũng không thuyết phục được người nghe bằng một cử chỉ thân thương của một bà mẹ đang nâng niu đứa con yêu trong vòng tay của mình, hoặc bằng một cử chỉ thân thương giữa đôi vợ chồng trẻ dành cho nhau... Đây cũng chính là cách diễn tả tình thương của Chúa Giê-su đối với chúng ta. Người đã hy sinh chịu chết đau thương trên cây thập giá để chứng tỏ tình yêu tột đỉnh dành cho chúng ta như Người đã phán: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).

3. LỜI CẦU QUYẾT TÂM:

Lạy Chúa Giêsu. Chúa đã yêu thương chúng con vô cùng, nên đã hy sinh chịu chết trên thập giá để đền tội thay cho chúng con. Chúa cũng mời gọi chúng con: “Ai muốn theo tôi hãy bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo tôi” (Mc 8,34). Xin gia tăng lòng tin yêu trong chúng con, để chúng con cũng biết xả thân yêu thương mọi người, nhất là yêu thương phục vụ những người nghèo đói bệnh tật và đau khổ, hầu người đời nhìn thấy các việc lành chúng con làm, mà ngợi khen Chúa Cha trên trời và quyết tâm đi theo Chúa để sau này cũng được tham phần vào hạnh phúc muôn đời với chúng con.- Amen.
 
Cùng chết để cùng sống lại với Chúa
Lm Đan Vinh
17:36 17/04/2019
LỄ VỌNG PHỤC SINH
St 1,1-2,2 ; Xh 14,15-15,1a ; Is 54,5-14
Ed 36,16-17a.18-28 ; Rm 6,3-11 ; Lc 24,1-12

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 24,1-12

(1) Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn. (2) Họ thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. (3) Nhưng khi bước vào, họ không thấy thi hài Chúa Giê-su đâu cả. (4) Họ còn đang phân vân, thì kìa hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ. (5) Đang lúc các bà sợ hãi cúi gầm xuống đất, thì hai người kia nói: “Sao các bà lại tìm Người sống ở giữa kẻ chết? (6) Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Ga-li-lê, (7) là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại. (8) Bấy giờ các bà nhớ lại những điều Đức Giê-su đã nói. (9) Khi từ mộ trở về, các bà kể cho Nhóm Mười Một và mọi người khác biết tất cả những sự việc ấy. (10) Mấy bà nói đây là bà Ma-ri-a Mác-đa-la, và bà Ma-ri-a mẹ ông Gia-cô-bê. Các bà khác cùng đi với mấy bà này cũng nói với các Tông đồ như vậy. (11) Nhưng các ông cho là chuyện lẩn thẩn, nên chẳng tin. (12) Dầu vậy, ông Phê-rô cũng đứng lên chạy ra mộ. Nhưng khi cúi nhìn, ông chỉ thấy những khăn liệm thôi. Ông trở về nhà, rất đỗi ngạc nhiên về những sự việc đã xảy ra.

2. Ý CHÍNH:

Bài Tin mừng hôm nay tường thuật biến cố Phục Sinh của Đức Giê-su theo thứ tự như sau:

- Sự kiện mồ trống: Ngày từ sáng sớm ngày thứ nhất, mấy người phụ nữ đã đi ra mộ để xức dầu thơm cho Đức Giê-su. Tới nơi, họ thấy tảng đá che ngoài cửa mộ đã được lăn sang một bên, nhưng không thấy xác Thầy trong mộ.
- Sứ điệp Phục sinh: Họ đang thắc mắc thì có hai thiên sứ hiện ra cho biết Đức Giê-su không còn ở trong mộ của kẻ chết nữa, nhưng đã sống lại, đúng như Người đã nói tại Ga-li-lê.
- Tông đồ cứng tin: Các bà vội trở về báo tin cho Nhóm Mười Một những điều mới xảy ra. Nhưng các ông không tin và coi là chuyện lẩn thẩn.
- Phê-rô kiểm chứng: Tuy vậy, để biết rõ thực hư, Phê-rô cũng chạy ra mộ và đã thấy những khăn liệm còn để lại. Ông trở về nhà và rất ngạc nhiên về những sự việc vừa xảy ra.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-3: + Ngày thứ Nhất trong tuần: Từ ngày Đức Giê-su phục sinh, ngày thứ Nhất hôm nay sẽ trở thành ngày Hưu lễ của Ki-tô giáo, thay cho ngày thứ Bảy (Sa-bát) của Do Thái giáo, và gọi là Chúa nhật nghĩa là Ngày của Chúa. + Các bà đi ra mộ: Các bà này gồm bà Ma-ri-a Mác-đa-la, bà Gio-an-na, và bà Ma-ri-a mẹ ông Gia-cô-bê và mấy bà khác nữa (x. Lc 24,10). + Mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn: Khi ra thăm mộ, các bà đem theo dầu thơm để hoàn tất việc mai táng Chúa Giê-su, đã được ông Giô-sép A-ri-ma-thê vội vã thực hiện vào chiều thứ Sáu trước ngày Sa-bát (x. Mc 15,42.47). + Họ không thấy thi hài Chúa Giê-su đâu cả: Đây là lần thứ nhất Tin mừng Lu-ca dùng từ “Chúa Giê-su” để nhấn mạnh tước hiệu mới của Người là “Chúa”. Về sau sách Công vụ sẽ nhiều lần dùng từ này để gọi Đức Giê-su (x. Cv 1,21; 8,16; 15,11).
- C 4-5: + Phân vân: Vì không thấy thi hài Đức Giê-su trong mộ nên các bà phân vân lo lắng không biết người ta đã đem xác Thầy đi đâu (x. Ga 20,2). + Hai người đàn ông y phục sáng chói đứng bên họ: Sau này các bà khẳng định đó là hai vị thiên thần (x. Lc 24,23). + “Người sống”: Giờ đây Đức Giê-su trở thành “Người sống”, đúng như Lời Người đã nói (Ga 11,25).
- C 6-7: + Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi: Thiên thần bảo cho các bà biết về mầu nhiệm Đức Ki-tô đã từ cõi chết sống lại (x. Rm 6,9). Từ đây Người mở ra một con đường sống cho những kẻ đã an giấc ngàn thu (x.1 Cr 15,20-26). + Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Ga-li-lê: Đối với Lu-ca, toàn bộ mầu nhiệm Vượt qua phải được hoàn tất tại Giêrusalem (x. Lc 9,51), để Giêrusalem trở thành nơi xuất phát thông điệp ban ơn cứu độ (x. Lc 24,49). Do đó, trong sách Công Vụ Tông Đồ của Lu-ca, các Tông đồ đã được Đức Giê-su Phục Sinh trao cho sứ vụ làm chứng nhân cho Người bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem (x. Cv 1,8).
- C 12: + Phê-rô cũng đứng lên chạy ra mộ: Dù không tin Thầy sống lại, nhưng Phê-rô cũng đi kiểm chứng thực hư. Kết quả ông chỉ nhìn thấy khăn liệm (x. Lc 24,12a). Còn Tin mừng Gio-an thì thuật lại cuộc chạy đua ra mộ giữa hai Tông đồ Phê-rô và Gio-an (x. Ga 20,3-4).

4. HỎI ĐÁP:

HỎI 1: Đức Giê-su đã được môn đệ liệm xác theo phong tục Do thái ra sao?
ĐÁP: Việc liệm xác Đức Giê-su được thực hiện theo phong tục Do thái gồm các công đoạn như sau: Trước hết là tắm xác, nghĩa là lau chùi các vết máu cùng các vết nhơ khác trên cơ thể Người. Sau đó Đức Giê-su được đặt trên một tấm khăn vải trắng, rồi được bôi một loại dầu thơm đắt tiền (x Ga 12,3-7), được chế biến từ nhựa cây cam tùng được gọi là mộc dược. Dầu thơm được bôi trên toàn thân Người nhiều lần cho ngấm dần vào da thịt để bảo quản xác khỏi bị hư hoại trong một thời gian dài. Rồi xác Người được quấn lại bằng băng vải từ đầu đến chân (x. Ga 19,40). Cuối cùng xác Người được môn đệ an táng trong một ngôi mộ mới đục sâu trong đá và các ông làm một phiến đá lớn làm cửa che kín phía ngoài mộ (x. Ga 19,41-42).

HỎI 2: Tại sao các môn đệ lại phải vội vã an táng Đức Giê-su?
ĐÁP: Sở dĩ có việc mai táng vội vã là do Luật Mô-sê qui định: cấm mai táng vào ngày Sa-bát, và xác tử tội đang bị treo trên thập giá phải được hạ xuống trước khi mặt trời lặn (x. Đnl 21,22-23). Đức Giê-su chết lúc 3 giờ chiều áp ngày Sa-bát, nên thời gian còn lại từ 3 đến 6 giờ là quá ngắn, không đủ để làm đủ các công đọan của việc mai táng, nên các môn đệ phải làm cách vội vã cho kịp thời gian Luật cho phép.

HỎI 3: Sự phục sinh của Chúa Giê-su có giống sự phục sinh của các người đã chết và được Người cho sống lại không?
ĐÁP: Sự Phục sinh của Đức Giê-su không phải là được hồi sinh trở về với cuộc sống trước khi chết, giống như các trường hợp của chàng thanh niên con trai bà goá thành Na-im, bé gái 12 tuổi mới chết đang nằm trên giường, hay như ông La-da-rô bạn thân của đức Giê-su đã chết chôn trong mồ 4 ngày, được Người cho sống lại. Cả ba trường hợp này, người chết đều sống lại, nhưng sự sống lại này chỉ là trở lại với đời sống cũ trước khi chết. Nghĩa là họ vẫn còn nằm dưới quyền lực của sự chết, và về sau đến một ngày nào đó họ vẫn phải chịu chung số phận của mọi người “là cát bụi sẽ về với cát bụi”.

Trường hợp phục sinh của Chúa Giê-su lại hoàn toàn khác hẳn. Quả thực, Người đã chết, nhưng Ngài đã phục sinh, nghĩa là Người hoàn toàn chiến thắng sự chết, Người không sống lại để sống thêm một thời gian rồi chết lại. Sống lại đối với Chúa Giê-su nghĩa là từ đây Người đón nhận sự sống mới sung mãn đến độ sự chết không thể chi phối được Người nữa; cũng như không một định luật tự nhiên nào có thể chi phối được Người nữa. Cụ thể là vào buổi chiều ngày Thứ Nhất trong tuần sau khi từ cõi chết sống lại, Đức Giê-su đã đến với các môn đệ trong khi cửa phòng đóng kín vì sợ người Do thái. Đức Giê-su đã nói chuyện với họ, ăn uống trước mặt họ. Một vài người trong bọn còn được sờ vào vết đinh ở bàn tay bàn chân và vết đâm ở cạnh sườn Người, giống như sờ một người đang sống chứ không phải bóng ma người chết. Đó chính là sự sống lại mà các môn đệ Đức Giê-su đều cảm nghiệm được mỗi lần Người hiện ra với họ.

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA:

“Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi” (Lc 24,5-6).

2. CÂU CHUYỆN:

1) PHIM “CHIẾC CẦU SÔNG QUAI”: SỰ HỒI SINH TINH THẦN

Cuốn phim “Chiếc cầu sông Quai” kể về một câu chuyện đã xảy ra trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Trong khi giao chiến, một số quân nhân đồng minh đã bị quân Nhật bắt làm tù binh, và được mang tới vùng biên giới giữa Miến Điện và Thái Lan, để làm công việc lao động khổ sai: Cuộc sống ở trại tù này rất khắc nghiệt: Mỗi ngày tù binh phải làm công việc xẻ đá để làm đường trên cầu sông Quai, dưới cái nắng nóng giống như bên lò lửa. Họ bị bọn cai tù Nhật đối xử tàn tệ và đến lượt họ lại biến thành những kẻ độc ác, đối xử với bạn tù bằng luật rừng, trộm cắp đồ ăn, nghi kỵ đánh lộn và chém giết nhau, nhất là sẵn sàng chỉ điểm cho bọn cai tù khi có ai muốn vượt ngục …
Nhưng rồi trong số tù nhân trên có hai người là bạn thân đã hình thành một nhóm người. Thay vì dùng thời gian nghỉ để bài bạc thì đã họp nhau chia sẻ Lời Chúa. Nhờ nhóm học hỏi Kinh Thánh này, mà các bạn tù đã dần dần khám phá ra có Đức Ki-tô đang hiện diện giữa họ. Từ đó, các tù nhân không còn nghĩ mình là nạn nhân của một cuộc chiến dã man tàn khốc, không còn làm tay sai chỉ điểm cho kẻ thù, không còn trộm cắp lấy của nhau… thay vào đó đối xử với nhau bằng tình huynh đệ, thể hiện qua việc cầu nguyện với nhau và quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Từ đó trong trai tù, bầu khí vui tươi đã dần dần thay thế cho bầu khí ngột ngạt căng thẳng trước đó. Sự biến đổi trong trại tù “cầu sông Quai” chính là một phép lạ, khiến các tù nhân tin tưởng đoàn kết giúp đỡ nhau thay vì nghi kỵ thù ghét làm hại lẫn nhau. Sự biến đổi này là sự sống lại về mặt tinh thần, giống như mầu nhiệm Đức Giê-su đã từ cõi chết trỗi dậy.

2) TẦM QUAN TRỌNG CỦA MẦU NHIỆM PHỤC SINH:

Một cuốn phim tựa đề “Thế giới chìm trong bóng tối” trình bày câu chuyện về một nhà khảo cổ danh tiếng đứng đầu một cuộc khai quật khoa học tại Mồ Thánh Chúa ở Giê-ru-sa-lem.
Ngọn đồi Gol-go-tha đã được các nhà khảo cổ cẩn thận đào bới, vì Tin Mừng Gio-an thuật lại thân xác Đức Giê-su đã được an táng trong một ngôi mộ, cạnh nơi Người bị hành hình thập giá. Sau nhiều ngày đào bới cẩn thận, ngày nọ nhà khảo cổ chủ nhiệm công trình tuyên bố: “Chúng tôi đã tìm thấy xác ông Giê-su”. Sau đó ông ta tổ chức một cuộc họp báo quy tụ hàng trăm ký giả các nơi để trình bày kết quả cuộc đào bới của đoàn khảo cổ do ông lãnh đạo. Ông đã đưa ra trước mặt mọi người một cái xác người đã bị khô đét, tay chân người này có dấu đinh bị đâm thủng, cạnh sườn có vết lưỡi đòng đâm thâu và những vết máu còn in trên tấm khăn liệm.

Cuốn phim quay lại cảnh nhiều người im lặng theo dõi bài thuyết trình của nhà khảo cố. Tình cờ có một phụ nữ hét to: “Đây đúng là một sự thật hiển nhiên không thể chối cãi: Ông Giê-su thực sự đã bị đóng đinh, đã chết và được mai táng trong mồ như lời thánh kinh đã ghi nhận”. Nhà khảo cổ liền xác nhận: “Vâng đúng thế. Ông Giê-su đã bị đóng đinh, đã chết và được môn đệ an táng trong mồ. Nhưng làm gì có chuyện sống lại, bởi vì xác của ông ta vẫn còn nằm đây, mà chúng tôi đã tìm thấy được”.

Sau đó cuốn phim mô tả về hậu quả của cuộc tìm thấy xác Đức Giê-su:
- Không ai còn mừng lễ Phục Sinh nữa.
- Một linh mục đã tắt đèn cạnh Nhà Chầu, cất Mình Thánh Chúa đi và đóng cửa nhà thờ.
- Chuông các thánh đường đều im tiếng.
- Các nữ tu cởi khăn trùm đầu.
- Thánh giá tại nhiều nơi đã bị hạ xuống.
- Các ngọn nến Phục Sinh tại các nhà thờ bị tắt ngủm.
- Thế giới chìm trong một màn đêm u tối dày đặc.
Cuốn phim kết thúc với cảnh nhà khảo cổ đang hấp hối trên giường bệnh. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông ta đã phải thú nhận: “Tôi đã đánh lừa cả thế giới. Chính tôi đã làm giả xác Đức Giê-su và bí mật đặt xác khác vào trong mộ một vài năm trước khi khởi sự công cuộc đào bới này”.

Sau lời tuyên bố đó là cảnh hàng ngàn người đã tuôn đến viếng Mồ Thánh ở Giê-ru-sa-lem như vẫn xảy ra hàng năm vào Tuần Thánh. Những ngọn nến Phục Sinh lại được thắp sáng và các tín hữu lũ lượt đốt những ngọn nến cháy sáng niềm hy vọng đến khắp hang cùng ngõ hẻm để soi sáng những con đường tăm tối. Chuông các nhà thờ lại tiếp tục ngân vang báo tin Chúa Giê-su đã Phục Sinh và mọi người đều vui mừng ca hát: “Sự sống đã chiến thắng thần chết. Thập giá đã chiến thắng địa nguc. Al-lê-lui-a!”.

3. THẢO LUẬN:

Khi tuyên xưng đức tin: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy”, các tín hữu phải sống thế nào trong xã hội hôm nay, để chứng tỏ niềm tin về một thế giới mới và một cuộc sống vĩnh hằng đời sau?

4. SUY NIỆM:

1) VỀ SỰ CỨNG TIN CỦA CÁC MÔN ĐỆ VÀO MẦU NHIỆM PHỤC SINH:

- Các môn đệ không phải là những người dễ tin: Tin mừng Mátthêu thuật lại lời tiên báo của Đức Giê-su với các môn đệ ít ngày trước cuộc khổ nạn (x. Mt 16,21). Ông Phê-rô chỉ quan tâm đến cuộc thương khó mà ông cho là sự thất bại, nên yêu cầu Thầy đừng chấp nhận như vậy. Ông không chú ý đến lời Thầy: “Ngày thứ ba Người sẽ sống lại”. Các tông đồ khác tuy có nghe Thầy nói sẽ từ cõi chết sống lại, nhưng cũng không muốn tin. Do đó, khi vừa thấy Thầy bị bắt, các ông kẻ thì bỏ Thầy chạy trốn, kẻ chối không biết Thầy, kẻ trở về làng cũ và không muốn theo Thầy nữa...
- Còn các đầu mục Do thái còn cẩn trọng hơn: Họ đã nghe Đức Giê-su nói đến việc đến ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại, nên sau khi Người đã chết và được các môn đệ mai táng trong mồ, họ đã yêu cầu Phi-la-tô cho lính canh mồ để tránh việc Người sống lại.

2) TIẾN TRÌNH TIN VÀO MẦU NHIỆM PHỤC SINH CỦA CÁC MÔN ĐỆ:

- Về phần các môn đệ: do không tin Thầy sẽ từ cõi chết sống lại, nên khi nghe bà Ma-đa-le-na báo tin xác Thầy không còn trong mộ, hai môn đệ Phê-rô và Gio-an bán tín bán nghi đã chạy đua ra mồ kiểm tra thực hư. Hai ông đều quan sát thấy các khăn liệm còn đó nhưng xác Thầy biến mất! Riêng Gio-an thì liên kết sự kiện khăn liệm kèm theo mồ trống đã đạt đến đức tin.
- Các môn đệ khác đặc biệt Tô-ma, sau khi được Chúa Phục Sinh hiện ra nhiều lần để chứng minh Người đã sống lại bằng việc ăn uống, cho xem và sờ vào các vết thương ở tay chân và cạnh sườn, rồi được nghe Người giảng mầu nhiệm phục sinh phù hợp với lời Kinh Thánh đã chép, liên kết với cử chỉ bẻ bánh… thì các ông mới tin vào mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giê-su. Nhất là sau khi đón nhận được Ơn Thánh Thần vào lễ Ngũ Tuần, các ông mới thực sự xác tín để hăng say đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng vào mầu nhiệm “Đức Giê-su đã sống lại từ trong cõi chết” và sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho lời rao giảng ấy.

3) MẦU NHIỆM PHỤC SINH LÀ CUỘC VƯỢT QUA THỜI TÂN ƯỚC:

- Lễ “Vượt qua”: nhắc lại công cuộc ngày xưa Đức Chúa đã giải phóng con cháu Gia-cóp khỏi ách nô lệ cho dân Ai-cập, vượt qua Biển Đỏ cách lạ lùng và cuối cùng vượt qua sa mạc kéo dài 40 năm để về đến Miền Đất được Đức Chúa hứa ban cho tổ phụ Áp-ra-ham và dòng dõi đến muôn đời. Sự giải thoát nói trên được gọi là mầu nhiệm Vượt Qua, và lễ Vượt Qua được cử hành bằng bữa tiệc chiên tại tư gia vào ngày 14 tháng Ni-san hằng năm.
- Ngày nay: các tín hữu được Hội Thánh mời gọi vượt qua bản thân để sống hướng thượng nhân ái qua việc chay tịnh, lãnh nhận các phép bí tích, cầu nguyện và làm việc bác ái cụ thể, chia sẻ cơm áo vật chất cho tha nhân.

4) SỐNG MẦU NHIỆM VƯỢT QUA GIỮA ĐỜI THƯỜNG:

- Trong Mùa Chay, Chúa muốn chúng ta “vượt qua” những ham muốn, những toan tính đời thường để đón nhận tha nhân và sống hòa hợp với mọi người. Thánh Phao-lô dạy phải mừng lễ Vượt qua này như sau: “Đức Ki-tô đã chịu hiến tế làm chiên vượt qua của chúng ta. Vì thế, chúng ta đừng lấy men cũ, là lòng gian tà và độc ác, nhưng hãy lấy bánh không men, là lòng tinh tuyền và chân thật, mà ăn mừng đại lễ” (1 Cr 5,7a-8).
- Hôm nay, Hội Thánh mời gọi chúng ta phải chết đi cho con người cũ, cùng với những thói hư tật xấu như: ích kỷ, ganh ghét, gian tham, hướng chiều theo các đam mê bất chính… để nhờ ơn Thánh Thần tái tạo, trở thành một người mới luôn biết quên mình nghĩ đến người khác, sống bao dung nhân hậu, công chính và khiêm tốn phục vụ tha nhân vô vụ lợi… Có như vậy, việc mừng lễ Phục Sinh mới thực sự mang lại niềm vui và hy vọng được phục sinh với Chúa Giê-su trong cuộc sống vĩnh hằng ở đời sau.

5. LỜI CẦU:

LẠY CHÚA PHỤC SINH. Xin giúp chúng con biết tôn trọng tha nhân, hợp tác với nhau và với mọi người thiện chí để tiêu diệt các sự gian ác tội lỗi, đẩy lùi văn hóa sự chết là những tệ nạn xã hội như sì-ke, ma tuý, mại dâm, cờ bạc, say sỉn, cướp bóc, lừa đảo, thù hận làm hại kẻ khác... Xin cho chúng con quyết tâm xóa sạch những điều bất chính ra khỏi con người chúng con, khỏi gia đình và khu xóm chúng con. Nhờ đó, mọi người sẽ được sống chan hòa yêu thương nhau, cùng nhau kiến tạo một “Trời Mới Đất Mới”, nơi không còn nước mắt, không còn khổ đau và chết chóc... nhưng là một Thiên đàng đầy tình yêu thương và hưởng hạnh phúc viên mãn.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

 
Thánh lễ - Giá máu Chúa Kitô
Dom. Tạ Văn Tịnh, OP.
20:43 17/04/2019
Vào đêm bị trao nộp, trong bữa Tiệc Ly, Đức Giêsu đã thiết lập hy tế Tạ Ơn. Đây là hy tế của Giao Ước Mới được thiết lập bằng máu Đức Kitô như một biến cố vượt qua của Người trên thập giá: “Chén này là Giao Ước Mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Lc 22,20). Đức Giêsu uỷ thác việc tưởng niệm biến cố này cho các Tông đồ, cũng như cho Hiền thê yêu quý của Người là Giáo hội: “Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19). Thánh Lễ là cao điểm của Phụng vụ Kitô giáo, nơi đó cộng đoàn tín hữu hiệp nhất để thờ phượng Thiên Chúa và tưởng niệm biến cố khổ nạn và phục sinh của Đức Kitô, cũng là để tái lập giao ước mà Con Thiên Chúa đã ký kết với nhân loại trên ngọn đồi Can-vê.

Thánh Lễ có nhiều tên gọi khác nhau như: “Bữa Ăn của Chúa”, “Lễ Bẻ Bánh”, “Tạ Ơn”, “Thánh Lễ” (Mi-sa)... Thánh Lễ gồm hai phần chính: phụng vụ lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể. Tuy nhiên, ở đây, tôi không có ý trình bày về ý nghĩa của từng phần trong Thánh Lễ, cũng không có tham vọng đưa ra một khám phá mới về “Bữa Ăn của Chúa”, nhưng chỉ là suy tư về ý nghĩa cuộc đổ máu của Chúa Kitô trên thập giá và được “tái hiện” trong Thánh Lễ cho đến hôm nay.

Hy tế trên thập giá của Đức Kitô

Tội nguyên tổ đã phá đổ căn bản mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người. Hệ lụy của nó lưu truyền cho hậu thế và làm cho sự chết thống trị con người. Nhưng vì lòng thương xót vô biên, Thiên Chúa không để con người phải chết trong tội luỵ. Ngài ban Con Một cho trần thế hầu thực hiện chương trình cứu rỗi. Cái chết của Đức Kitô trên thập giá là cùng đích của chương trình ấy.

Thánh Phaolô đã rao giảng về Đấng chịu sát tế cứu độ muôn dân như một cương lĩnh trầm hùng: “tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá” (1Cr 2,2). Thập giá, xét như một phương thế, là một thứ nghịch thường, người ta chỉ dùng để xử tử kẻ phạm tội. Người Do thái, thời Đức Giêsu, quan niệm rằng án treo trên thập giá là cái chết “ô nhục” (Dt 12,2) và “đáng nguyền rủa” (Gl 13,3) dành cho tử tội. Thế nhưng, Thiên Chúa đã chọn cái chết ấy cho Con của Người để biểu lộ tình yêu đối với thế gian.[1] Chính vì lẽ đó, thập giá đã trở nên khác thường, nó không còn là nghịch cảnh của những án treo, nó trở thành sứ điệp của tình yêu giữa Thiên Chúa và nhân loại.

Đối với người Do thái, thập giá ngăn cản lòng tin của tín hữu đạo đức, không tìm thấy gì giống như thế trong Kinh Thánh, và nó đi ngược lại với bản vị của Thiên Chúa là Đấng tỏ hiện ra với những điềm thiêng dấu lạ. Như thế, đối với họ, chấp nhận thập giá của Đức Kitô có nghĩa là đi ngược lại mối liên hệ sâu đậm với Thiên Chúa, là khước từ lòng trung tín với Thiên Chúa của cha ông họ. Hơn nữa, việc Đức Kitô chịu chết trên thập giá thực sự là chuyện ô nhục và tồi tệ trước mặt họ. Tiếng Do thái, thập giá là skandalos (xc. Dt 6,6;12,2) nghĩa là “bẫy sập” hay “hòn đá gây vấp ngã”; và tử thi, tự nó, đã là vật ô uế rồi, lại bị phơi bày giữa bàng dân thiên hạ nữa thì quả là đồ bị “Chúa ruồng bỏ” (xc. Gl 3.13). Với người Hy lạp, tiêu chuẩn phán đoán chống lại thập giá là lý trí. Họ gọi thập giá là moria (xc. 1Cr 1,18) nghĩa là “sự điên dại”, dịch sát nghĩa là “nhạt nhẽo”, “vô vị”. Vì thế hơn là một sai lầm, nó là sự phỉ báng lương tri con người hay là “sự điên rồ” (1Cr 1,23). Nhưng, sự “ô nhục” và “điên dại” của thập giá lại là phương thế thể hiện quyền năng tình yêu thương của Thiên Chúa đối với nhân loại khổ đau. Thánh Phaolô chấp nhận cả hai cách phản ứng trên đây và dùng nó để trình bày kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa, Đấng đã dùng thập giá để biểu lộ tình yêu đối với thế gian và nhờ cái chết của Con Một Người mà thế gian được cứu độ (xc. Dt 2,9). Đức Kitô là con chiên vô tội, Người tự nguyện đổ máu ra để phục hồi phẩm giá nhân loại và để cứu độ muôn người.

Cuộc tử nạn của Đức Kitô là một cuộc chiến mà con người là căn điểm. Người không phạm tội nhưng con người phạm tội. Người mang lấy tội luỵ của nhân gian để chịu đóng đinh trên thập giá. Cuộc chiến đó không phải với năm cục đá Đa-vít đã dùng để giết Go-li-at (xc. 1Sm 17,40) nhưng bằng năm vết thương ghê gớm nơi chân tay và cạnh sườn Đức Giêsu. Cuộc chiến giữa một bên là vũ khí lấp loáng, một bên là kẻ bị treo trên thập giá với những giọt máu rỉ rả rơi xuống đến giọt cuối cùng. Nhưng thật lạ lùng, trong cuộc chiến này, kẻ mạng vong lại thắng cuộc.

Tác giả Tin Mừng Gioan nhìn thập giá như một sự bộc lộ vinh quan của Thiên Chúa: Đức Kitô bị treo lên thập giá là biểu trưng của việc Người được nhấc lên khỏi mặt đất để thu hút mọi sự về với mình (xc. Ga 12,32). Trong Tin Mừng này, cuộc tử nạn bắt đầu với việc Đức Giêsu rửa chân cho các môn đệ và di chúc về tình yêu thương: Đức Giêsu giải thích ý nghĩa cái chết của mình như một cử chỉ tình nguyện để bộc lộ tình yêu dành cho nhân thế. Chính Người đi ra đón những kẻ lùng bắt mình. Cuộc tra tấn dã man trở thành lễ nghi phụng vụ khi Đức Kitô khoác lên mình tấm áo vải đỏ với vòng gai đội đầu, và bản án là Vua (xc. Ga 19,14.19). Thánh Gioan lặng lẽ theo dõi những giây phút chót của Đức Kitô trên thập giá, ghi chú từng cử chỉ nhằm hoàn tất Kinh Thánh: từ việc ký thác người mẹ cho môn đệ, và ký thác môn đệ cho người mẹ, việc nhắp những giọt giấm cho tới việc ngọn giáo đâm thủng cạnh sườn, nhất là Gioan nhận định về những hậu quả của cái chết: máu, nước, Thánh Thần, biểu hiện của nguồn mạch sự sống mới. Thập giá trở thành nơi bộc lộ của vinh quang Thiên Chúa: Thiên Chúa tỏ vinh quang của tình yêu khi ban người Con Một cho nhân loại. Đứng trên phương diện Kitô học, thập giá không phải là một nhục hình, nhưng là ngai toà mà Người hành xử vương quyền, không phải vương quyền theo nghĩa trần tục, nhưng là vương quyền của tình yêu nhân thế.

Cái chết của Đức Kitô không thể được quan niệm như là một trong những khả thể kết thúc một phận đời của một con người, một cuộc đời có sinh, có tử; cũng không thể được quan niệm đó là một điều xảy đến bất ngờ. Đúng hơn, đó là một kết cuộc đã được tiên liệu trong kế hoạch của Thiên Chúa ngay khi dòng dõi loài người phạm tội; đồng thời được Đức Kitô đón nhận với tất cả tự do của ý chí nhân loại (xc. Lc 12,50). Ngay từ những công thức đầu tiên, lời rao giảng tông đồ đã hàm ngụ niềm xác tín rằng Đức Kitô đã chết cho tội của nhân loại theo như lời Sách Thánh (1Cr 15.3), và Người đã tự hiến dâng thân mình vì tội con người (Gl 1,4). Những điều ấy là theo ý Chúa Cha, Đấng đã để Con mình phải chết vì tội lỗi chúng ta (xc. Rm 5,8; Is 53,6), vì chúng ta hết thảy (Rm 8,32), để vào trần gian (Dt 5,10) cho đến khi hiến dâng mạng sống, là một sự hiến tặng duy nhất và độc nhất cho con người. Hy tế này, tiên vàn, là một ân huệ chính Thiên Chúa Cha ban tặng cho con người. Người đã trao nộp Con của Người để giao hoà chúng ta với Người. Đồng thời, đó là sự dâng tặng của Con Thiên Chúa làm người, với sự tự do và lòng yêu mến (Ga 15,13), Người đã hiến dâng chính mạng sống mình (Ga 10,17-18) lên Chúa Cha trong Thánh Thần (Dt 9,14) nhằm sửa chữa lại sự bất tuân của dòng dõi con người.

Cuộc hy hiến của Đức Kitô đã hoàn tất trong quá khứ, một lần và vĩnh viễn. Có nghĩa là Người không chết một lần nữa. Mỗi khi cử hành Thánh Lễ, Hội Thánh tưởng niệm hay nói đúng hơn là tái hiện biến cố khổ nạn và phục sinh của Đức Kitô.

Thánh Lễ hiện tại hoá hy tế của Đức Kitô

Cội nguồn và bản chất của Giáo hội được biểu thị bằng máu và nước chảy ra từ cạnh sườn rộng mở của Đức Kitô chịu đóng đinh (xc. Ga 19,34), và được tiên báo qua lời Chúa nói về cái chết của Người trên thập giá: “Phần tôi, khi được dương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ lôi kéo mọi người lên với tôi (Ga 12,32). Mỗi khi Hội Thánh cử hành hy tế thập giá trên bàn thờ, qua đó “Đức Kitô là con chiên vượt qua của chúng ta đã chịu sát tế” (1Cr 5,7), thì công trình cứu chuộc của Thiên Chúa lại được thực hiện. Nói khác đi, Thánh Lễ chính là giá máu của Đức Kitô đã đổ ra trên thập giá để cứu chuộc con người tội lỗi.

Trong bữa Tiệc Ly, vào đêm bị nộp, Đấng Cứu Chuộc nhân loại đã thiết lập hy tế Tạ Ơn bằng chính mình và máu Người, để nhờ đó, hy tế thập giá được tiếp diễn qua các thời đại cho tới khi Người đến, và uỷ thác cho Hiền thê của Người là Giáo hội việc tưởng niệm sự chết và sự phục sinh của Người: “Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19). Đây chính là bí tích tình yêu, dấu chỉ hiệp nhất, mối dây bác ai, bữa tiệc vượt qua.[2]

Chúng ta biết rằng, đau khổ là một thực tại hiện sinh; tự bản chất, đau khổ không mang ý nghĩa tích cực. Hội Thánh không tôn vinh sự đau khổ như bản chất của nó, cũng không cổ suý sự khổ đau, nhưng tôn vinh Đấng chịu đổ máu mình ra vì tình yêu con người “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Nhờ sự hy hiến này mà con người được cứu độ. Đau khổ mà Đức Giêsu phải chịu đã hoà giải con người tội lỗi với Thiên Chúa, đồng thời giải thoát nhân loại khỏi quyền lực của ác thần, của tội lỗi và sự chết do tội lỗi gây ra. Trong cái chết ấy, Đức Kitô đã làm hoàn tất những điều các ngôn sứ đã tiên báo thủa xưa (xc. Lc 24,25-27).

Hội Thánh cử hành Thánh Lễ là tái lập hôn ước giữa Thiên Chúa và dân Người. Trong thời Cựu ước, Thiên Chúa đã ký kết với dân tộc Israel giao ước tại núi Si-nai (xc. Xh 19,5); trong thời mới, Thiên Chúa đã ký kết giao ước với con người bằng chính máu của Con Một Chúa, đây là Giao Ước Mới, giao ước của tình yêu vĩnh cửu. Chính vì lẽ đó, Thánh Lễ không thể thiếu cây thập giá. Cây thập giá chính là biểu tượng và dấu chỉ của tình yêu. Mỗi khi cử hành Thánh Lễ, Giáo hội tái lập giao ước mới này qua lời đọc Thánh Thể của linh mục: “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước Mới, giao ước vĩnh cửu, đổ ra vì anh em”.

Đức Kitô hiện diện trong hy tế Thánh Lễ, vừa ở nơi con người của thừa tác viên, khi chính Đấng xưa đã tự hiến mình trên thập giá, nay cũng đang dâng hiến nhờ tác vụ của các linh mục,[3] vừa hiện diện cách vô cùng nhiệm lạ dưới hình bánh và rượu trong bí tích Thánh Thể.

Thánh Lễ là hy tế không đổ máu. Mỗi khi cử hành, Hội Thánh tái diễn việc đổ máu của Đức Kitô, hay “hiện tại hoá đồi Can-vê”. Việc tái diễn này có ý nghĩa như một cuộc đổ máu của Đức Kitô. Xưa kia, Đức Kitô đã hy hiến mạng sống mình trên thập giá như một cổ lễ để dâng lên Chúa Cha; trong Thánh Lễ, người tín hữu liên kết với nhau để dâng lên Chúa Cha hy tế của Đức Kitô. Đồng thời, người tín hữu cũng liên kết với hy tế thập giá của Đức Kitô để dâng hiến chính mình, con người tội lỗi.

Hy tế thập giá của Đức Kitô nằm trong một bối cảnh tôn giáo liên quan đến mối tương giao giữa con người và Thiên Chúa, giữa Đấng Thánh và tội nhân. Hy tế ấy có liên hệ chặt chẽ với con người tội lỗi (xc. 2Cr 5,18-19). Cái chết của Đức Kitô là hy tế đích thực, tức một tác động phụng tự cao nhất chỉ quy hướng về một mình Thiên Chúa. Hy lễ của Đức Kitô cũng có liên hệ với những hy lễ Cựu ước, nhưng hy lễ mới này trội vượt trên các hy lễ cũ, như thực tại so với hình bóng (xc. Rm 9,9-14).

Thật vậy, hành vi tạ ơn và chúc tụng trong Thánh Lễ là một sự kiện đã được tiên trưng trong Cựu ước(xc. 1Mcb 4,56). Trong phần tường thuật thiết lập Thánh Thể, Giáo hội dâng lên Chúa Cha hành động của Đức Kitô, cũng như lệnh truyền của Người tiếp tục hành động tưởng niệm này. Cuộc tưởng niệm không bị giới hạn vào sự biến thể bánh và rượu, nhưng hiện tại hoá toàn thể mầu nhiệm cứu độ khi gợi lại sự chết, phục sinh và lên trời vinh hiển của Đức Kitô.[4]

Cái chết của Đức Kitô là một hy lễ trong đó người tế lễ đồng nhất với cổ lễ, tư tế và hiến vật là một: “Cũng một vị tư tế đồng thời là hy lễ, Đức Giêsu Kitô”.[5] Mỗi khi Hội Thánh cử hành hy lễ trên bàn thờ thì công cuộc cứu chuộc lại được thực hiện. (LG. số 3). Khi chủ tế lặp lại lời của Đức Giêsu và làm lại cử chỉ cầm bánh, cầm chén rượu, thì điều này có nghĩa là chính Đức Giêsu đang tái diễn, tái hiện những cử chỉ, những việc Người đã làm xưa trong phòng tiệc ly với các môn đệ. Tuy nhiên, Việc cử hành Thánh Lễ không phải là một nhiệm vụ cho bằng một nhu cầu đích thực và sâu thẳm của cộng đoàn dân Chúa.

Ý nghĩa hy tế của Đức Kitô đối với đời sống người tín hữu hôm nay

Cử hành Thánh Lễ không đơn thuần là tái diễn cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Kitô, đây còn là cội rễ và nguồn sức sống của đức tin người tín hữu Kitô. Bỏ qua chiều kích này, Thánh Lễ chỉ là một hình thức sinh hoạt mang đậm tính văn hoá. Mỗi lần hiệp dâng Thánh Lễ, người tín hữu tham dự vào mầu nhiệm thương khó và phục sinh của Đức Kitô, cũng là tham dự vào sức sống thần linh của Người. Việc dự Tiệc Con Chiên, hay rước mình máu thánh Chúa, người tín hữu được nuôi sống linh hồn mình. Bí tích Thánh Thể là của ăn đàng, là quà tặng vô giá của Thiên Chúa và là tiếng gọi tình yêu của Người. Trong Thánh Thể, người tín hữu được bộc lộ và củng cố đức tin và lòng mến. Khi lãnh nhận Chúa Kitô, tâm hồn người tín hữu được tràn đầy ân sủng, và đón nhận bảo chứng cho vinh quang đời sau.[6] Thánh Thể là bữa tiệc thánh nuôi dưỡng và duy trì đời sống tín hữu trên con đường tiến về Giêrusalem trên trời.

Nhiệm tích mình máu thánh Chúa diễn tả và thực hiện sự hợp nhất các Kitô hữu, những người kết nên một thân mình Chúa Kitô (xc. 1Cr 10,17). Tất cả mọi người được mời gọi kết hợp với Chúa Kitô, Đấng chính là ánh sáng thế gian, là cội nguồn, là sức sống và là cùng đích của tất cả đời sống người tín hữu.

Bữa tiệc ly vừa là bữa tiệc cuối cùng “đúc kết và tổng hợp tất cả các bữa tiệc ngôn sứ trong cuộc đời Đức Giêsu, đồng thời vừa là bữa tiệc đầu tiên của Chúa, khai mở bữa tiệc hậu phục sinh với Người”.[7] Bữa tiệc ly cô đọng và nối kết tất cả ý nghĩa cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Giêsu Kitô như Người đã nói với các môn đệ: “Thầy những khao khát mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. Bởi vì Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa cho đến khi lễ này nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa” (Lc 22,14-16).

Thánh Thể là bí tích tình yêu được nối kết sâu đậm với bữa Tiệc Vượt Qua của thời Cựu ước. Trong bữa Tiệc Vượt Qua, con chiên vô tì vết được sát tế - trong Thánh Thể, Đức Kitô là Con Chiên tinh tuyền tự hiến của Thiên Chúa. Trong bữa Tiệc Vượt Qua, máu chiên đổ ra để cứu sống các con đầu lòng dân Do thái - trong Thánh Thể, Con Chiên Thiên Chúa đổ máu ra để mang lại sự sống vĩnh cửu cho muôn người. Trong Tiệc Vượt Qua, thịt chiên là của ăn được phân phát cho mọi người trong gia đình, gia tộc - trong Thánh Thể, Mình và Máu Con Chiên Thiên Chúa trở nên lương thực cho toàn thể gia đình nhân loại.

Như vậy, khi cộng đoàn tín hữu quy tụ quanh bàn thờ để cử hành hy tế Tạ Ơn là tham dự vào bữa tiệc Con Chiên vô tì vết là Đức Giêsu Kitô, Đấng đã tự nguyện hy hiến mạng sống mình để cứu chuộc nhân loại và nuôi sống muôn dân. Thánh Thể không chỉ là một chân lý ôm ấp trong trái tim, nhưng còn là một bí tích, nghĩa là một dấu chỉ hữu hình diễn tả sự hiện diện sâu đậm của Chúa Giêsu ở giữa nhân loại để trở nên sức sống cho con người.

Không ai có thể suy cho cạn ý nghĩa nhiệm mầu của Thánh Lễ, bởi đặc tính sâu thẳm và vô cùng nhiệm lạ của hy tế Con Chiên, đặc biệt trong nhiệm tích Thánh Thể. Mặt khác, mỗi cử chỉ, lời đọc, vật dụng trong Thánh Lễ đều diễn tả một ý nghĩa hay biểu tượng nào đó vừa liên hệ đến Thiên Chúa vừa liên hệ đến con người; trong khi mỗi người tham dự Thánh Lễ lại thủ đắc những ý nghĩa khác nhau, và chính sự hiện diện của họ cũng diễn tả hay tạo ra một ý nghĩa nào đó cho Thánh Lễ. Thánh Lễ kết thúc ở lời chúc bình an, nhưng chưa phải là đã hoàn tất; nó mở ra một sứ vụ cho người tín hữu, đó là mang Tin Mừng cứu độ cho thế giới, cho những người mà họ gặp gỡ, và phục vụ tha nhân như lời mời gọi của Đức Giêsu.

Ngày hôm nay, sứ mạng của Giáo hội là tập họp những người nghèo khổ, neo đơn, bất hạnh, khốn cùng, cho một mục đích là bẻ bánh, phân phát, chia sẻ của ăn. Giáo hội như là “lương thực của người nghèo”, nơi mà người nghèo trở thành chi thể của các hành động Giáo hội. Cũng như nơi thánh đường, hay trong Thánh Lễ, không thể chấp nhận thái độ kiêu hãnh, đòi hỏi được phục vụ và khinh chê hay loại bỏ người nghèo; thì ngoài xã hội, người tín hữu cũng được mời gọi hành động như vậy. Phương cách sống bác ái với người nghèo làm cho Giáo hội trở thành “dụ ngôn” của sự hiệp thông, chia sẻ với tha nhân trong một cộng đồng nhân loại đang bị xâu xé. Ngày nay, Giáo hội chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh của mình khi là “bí tích cứu độ phổ quát” (LG, số 48). Trong Tông huấn Sacramentum caritatis, Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI đã nhắc nhở các tín hữu quan tâm đến những thực trạng của những người đang lâm cảnh nghèo đói. Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Chúng ta không thể thinh lặng trước những hình ảnh đau lòng của những trại to lớn chứa đầy người di cư hoặc tị nạn rải rác đó đây trên khắp thế giới, họ chỉ được tập họp lại trong những điều kiện tạm bợ, để tránh khỏi tình trạng còn tồi tệ hơn nhiều, trong khi họ lại có nhu cầu về mọi thứ (SC, số 90). Người kêu gọi các tín hữu làm việc không ngừng nhằm xây dựng nền văn minh tình thương, thực hiện các công tác từ thiện, quyên góp, chia sẻ của cải nhằm giúp đỡ những người thiếu thốn, nghèo túng như chính Đức Kitô Giêsu đã ban phát Thánh Thể cho nhân loại.

[1] Hội đồng Giám mục Đức, Tài liệu học hỏi về năm thánh Phaolô, Tôn giáo, 2008, tr23.

[2] Xc. Công đồng Vatican II, Hiến chế về Phụng vụ thánh, số 47.

[3] Ibid., số 7.

[4] Phạm đình Ái, Cử hành Hy Lễ Tạ Ơn, Học viện Dòng Thánh Thể, 2012.

[5] Công đồng Lateranô, Ch. 1, De fide catholica (DS 802)

[6] Kinh nhật tụng Rôma, Lễ mình Thánh Chúa Kitô, kinh chiều II, tiền xướng kinh Magnificat.

[7] Vũ Chí Hỷ. Sđd., tr. 98.
 
Phía Sau Tảng Đá Được Lăn Ra
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
22:29 17/04/2019
Chúa Nhật Phục Sinh

Tin Mừng Chúa Nhật Phục Sinh nói đến tảng đá lấp cửa mộ đã bị bật tung và mở toang. Sự kiện khởi đi buổi “sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần”, Maria Mađalêna đi thăm mộ và “thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mồ”, bà liền kết luận “người ta đã đem Chúa đi khỏi mồ, và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu”. Phêrô thinh lặng. Gioan “đã thấy và đã tin”.

Mađalêna đau khổ thất vọng nên chỉ thấy tảng đá là sự kết thúc. Bà chưa hiểu phía sau tảng đá được lăn ra kia ẩn chứa một mầu nhiệm siêu phàm.

Tông đồ Phêrô, quan sát kỹ lưỡng từ tảng đá cho đến ngôi mộ trống và tất cả những gì đã xảy ra nơi đây, nhưng ngài không nói gì, không bày tỏ thái độ mà chỉ thinh lặng. Vì sao vậy? Lý do có thể Phêrô là lãnh đạo tinh thần của nhóm tông đồ nên sự im lặng là cần thiết? băn khoăn, không biết nghĩ thế nào hay phải ăn nói làm sao! Tuy nhiên, căn cứ vào những gì Tin mừng trình bày, sự im lặng của Phêrô có nguyên nhân từ sự chưa hiểu thấu mầu nhiệm Phục sinh: “Trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: Theo Kinh thánh, Đức Giêsu phải chỗi dậy từ cõi chết” (x. Ga 20,9). Thật thế, cho đến mãi sau này, khi đã được gặp Đấng Phục Sinh và đón nhận Thánh Thần, Phêrô mới hiểu vì sao ngôi mộ trống và tâm hồn ông lúc ấy mới bừng sáng để hiểu điều mà Kinh thánh từng loan báo. Phêrô là một người chân chất đơn sơ. Điều gì chưa biết thì im lặng và chờ đợi chứ không nhiều lời, không suy diễn.

“Khi từ mộ trở về, các bà Maria Macđala, bà Gioanna và bà Maria, mẹ ông Giacôbê và các bà khác cùng đi với mấy bà này. Các bà kể cho Nhóm Mười Một và mọi người khác biết tất cả những sự việc ấy. Nhưng các ông cho là chuyện vớ vẫn, nên chẳng tin” (Lc 24,11). Tảng đá nghi ngờ đang che mờ đôi mắt đức tin của họ.

Các thượng tế và kỳ mục thì lo âu sợ hãi trước hiện tượng mồ trống. Vì thế, các ông mới cho lính canh số tiền hậu hĩ và bảo những người này phao tin là các môn đệ của ông Giêsu đã đến lấy trộm xác: “các anh hãy nói như thế này: ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ đã đến lấy trộm xác” (Mt 28,13). Tảng đá ghen ghét đã bịt lối nhìn lối nghĩ của họ.

Cuối cùng chỉ có một người tin. Đó là Tông đồ Gioan. Nhưng Gioan tin không phải vì hiện tượng mồ trống mà vì những gì đã thấy. Gioan thấy gì? Ông thấy những băng vải và khăn che đầu không xếp lộn với nhau, nhưng để riêng ra một nơi. Cảnh tượng này làm Gioan nhớ lại lời Kinh Thánh nói rằng Đức Kitô phải chịu đau khổ, phải chết rồi mới chỗi dậy mà vào chốn vinh quang (Lc 24,26). Gioan đã chứng kiến dấu lạ Chúa Giêsu cho Ladarô sống lại. Ladarô ngồi dậy, nhưng thân mình còn quấn chặt các thứ khăn liệm, còn ở đây, mọi thứ được xếp gọn gàng. Gioan nhớ lại lời nói của Chúa Giêsu sau khi đuổi phường buôn bán ra khỏi đền thờ: "Hãy phá đền thờ này đi, và trong ba ngày Ta sẽ xây dựng lại" (Ga 2,19). Gioan còn nhớ điềm lạ của Giona với lời khẳng định của Chúa Giêsu: "Như Giona ở trong bụng cá ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày đêm như vậy" (Mt 12,40). Gioan vẫn nhớ như in, trên núi Tabor, Chúa hiển dung và căn dặn các ông không được nói lại với ai về chuyện đó, cho đến khi Ngài sống lại từ cõi chết (Mc 9,9). Gioan luôn nhớ, trước lúc lên đường về Giêrusalem để dự lễ Vượt qua, Thầy cũng đã nói với 12 môn đệ thân tín: "Này, chúng ta lên Giêrusalem và sẽ hoàn tất cho Con Người mọi điều các tiên tri đã viết. Vì chưng Ngài sẽ bị nộp cho dân ngoại, sẽ bị nhạo báng, hành hạ, khạc nhổ, và sau khi đã đánh đòn Ngài, người ta sẽ giết Ngài, nhưng ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại" (Lc 18,31-33). Gioan ghi tạc vào lòng lời tâm sự của Thầy trong buổi tiệc ly: "Hết thảy các ngươi sẽ vấp ngã vì Ta trong đêm nay... Nhưng sau khi Ta sống lại, Ta sẽ đi trước các ngươi tới Galilê" (Mt 26,31-32)…Những lời đó làm Gioan tin chứ không phải thấy Đấng Phục Sinh. Gioan không thấy Đấng Phục Sinh nhưng ông tin Đấng mà ông yêu mến đã sống lại. Ngay từ giây phút đầu tiên khi thấy những vết tích còn để lại trong mồ trống, Gioan đã tin cách tuyệt đối. Tuy không thấy xác nhưng những vải liệm kia chính là những dấu chỉ có giá trị đối với ông. Nói như J.P Duplantier, “ngôi mộ không trống cũng chẳng đầy, nhưng nó đã trở nên một ngôn ngữ”. Nhờ việc chú ý đến thứ ngôn ngữ ấy, người môn đệ Chúa yêu đã khám phá và hiểu rằng Chúa Kitô đã toàn thắng sự chết, điều mà lúc bấy giờ ngoài ông ra, các môn đệ khác còn chưa hiểu nổi. Rõ ràng, thấy là nền tảng và bằng chứng cho lòng tin. Nhưng thấy ở đây không phải là thấy những sự kiện bên ngoài mà là thấy ý nghĩa bên trong gắn liền với sự kiện. Tông đồ Gioan thấy sự kiện những băng vải và khăn che đầu, nhưng vì nhớ lời Kinh Thánh mà tin. Thấy rồi mới tin là chuyện bình thường. Còn không thấy mà tin mới là phúc như lời Chúa Giêsu nói với tông đồ Tôma : “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,28).

Sáng sớm ngày thứ nhất đầu tuần mới, tảng đá lấp cửa mồ đã mở toang. Nấm mồ lạnh lẽo, chật hẹp, tối tăm đã mở tung ra như cánh hoa hồng hay đôi môi thắm tươi của nụ cười thiếu nữ, đầy sức sống và bình an. Tảng đá lấp mộ làm sao niêm giữ được Đấng Phục Sinh! Nấm mồ chỉ là giai đoạn chuyển tiếp. Nó giống như lối đi ngầm dưới mặt đất, sẽ mở lên một vòm trời vinh quang. Chúa Giêsu dùng nó như cánh cửa mở vào miền đất tử thần và từ đó biến nó thành ngõ mở vào cõi sống trường sinh.

Có những hòn đá ta bước qua rất dễ. Có những tảng đá phải tốn thời giờ công sức mới dịch chuyển nó sang một bên để có đường đi. Nhưng cũng có những tảng đá to chắn bít lối đi, che khuất tầm nhìn nên không thể bước tiến.Trong đời sống thường nhật, có biết bao tảng đá vô hình mà nặng nề, cần phải được tháo bỏ. Giuđa bán Thầy với giá 30 đồng bạc, cả một tảng đá tham lam đè nặng tâm hồn. Phêrô chối Thầy đến 3 lần, ấy là vì tảng đá sợ hãi che kín. Các môn đệ bỏ trốn, vì tảng đá nhát đảm sợ liên luỵ đang vây bủa.

Mỗi người chúng ta có thể cũng đang bị một tảng đá vô hình nào đó đè nặng tâm hồn. Tảng đá đam mê nết xấu.Tảng đá ghen ghét, chia rẽ. Tảng đá đam mê dục vọng… Ai sẽ giúp chúng ta lăn những tảng đó ra?. Xin thưa là chính Chúa Giêsu Phục Sinh. Ngài sẽ giúp ta lăn tảng đá đó ra khỏi đời mình và làm cho tâm hồn ta được phục sinh để sống bình an.

Tảng đá to đã niêm phong cửa mồ, các Thượng tế và những người Pharisiêu xin Tổng trấn Philatô cắt đặt một tiểu đội binh sĩ đến canh ngôi mồ (Mt 27,62), và “Thế là họ ra đi canh giữ mồ, niêm phong tảng đá, rồi cắt lính canh mồ” (Mt 27,66). Tảng đá đó thể hiện sức mạnh quyền lực của sự dữ và sự thống trị của con người. Cận vệ đền thờ nghĩ rằng dấu niêm phong của lãnh đạo Do thái có khả năng thách thức được quyền phép Thiên Chúa sao? Đấng Phục Sinh đã bật tung tảng đá niêm phong, từ cõi chết, Người sống lại vinh quang, mở lối vào sự sống mới.

Chúa Giêsu sống lại, chân lý đã chiến thắng, tình yêu vượt trên hận thù và sự sống mạnh hơn sự chết. Phục Sinh là niềm tin và hy vọng cho người Kitô hữu vào sự sống mai sau: "Nếu chúng ta đã chết với Đức Kitô, chúng ta sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta" (Rm 6,8).

Phục Sinh là niềm vui của những người được Chúa Kitô đẩy tảng đá ra khỏi cuộc đời họ, làm cho tâm hồn họ được bình an. Như Giakêu, như Lêvi đã được Chúa Giêsu giải thoát khỏi tảng đá của tội lỗi nên họ cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng thanh thản và bước theo Chúa. Và còn biết bao tấm gương khác đã được giải thoát khỏi những tảng đá vô hình, và từ đó hân hoan bước theo Chúa Giêsu.

Chúa đã Phục Sinh. Tin vui làm ấm áp cõi lòng đang buồn phiền vì mất mát đắng cay. Tin mừng đã lau khô đôi mắt ngấn lệ khóc than tiếc thương của các môn đệ. Mầu nhiệm sự sống qua cái chết mà Thầy từng rao giảng thực sự được khai trương. Chúa đã chỗi dậy từ chính nơi đã được mai táng. Ánh sáng tràn ngập. Niềm hy vọng lớn lao đã được bắt đầu từ chính nơi hôm qua còn đầy đau thương tuyệt vọng. Chúa Phục Sinh đã đẩy mọi tảng đá nặng nề ra khỏi tâm hồn các môn đệ.Từ đây các môn sinh bắt đầu một hành trình mới, loan báo Tin mừng Phục sinh.

Chúa đã sống lại thật! Allêluia! Đó là niềm vui và tuyên tín của các Tông đồ. Niềm vui và tuyên tín đó đã được loan truyền cho tới ngày nay và mãi cho tới ngày tận cùng của nhân loại. Nhìn lại đời sống mình, chúng ta sẽ nhận thấy vô vàn sự phục sinh. Khi một tình bạn, một tình yêu bị tan vở, chúng ta biết hàn gắn lại bằng yêu thương thì đó không phải là sự phục sinh sao ? Khi mà chúng ta có kinh nghiệm về sự tha thứ, dẹp tan lòng thù hận, oán ghét thì đó là cuộc vượt qua phi thường…

Tảng đá vô hình đè nặng được lăn ra khỏi tâm hồn chính là phục sinh. Tin vào Đấng Phục Sinh là thắp lên ánh sáng mới, là đón nhận tình yêu mới cho mùa xuân tâm hồn.

Xin cho mỗi người Kitô hữu trở thành sứ giả đem niềm vui Phục Sinh đến cho mọi người, biết sống niềm vui Phục Sinh trong mọi mối tương quan, để có thể làm chứng cho Chúa bằng một đời sống tốt đẹp chan hòa bình an và sức sống.


 
Ông đã thấy và đã tin
Lm Đan Vinh
22:37 17/04/2019
CN LỄ NGÀY PHỤC SINH ABC
Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9

ÔNG ĐÃ THẤY VÀ ĐÃ TIN MẦU NHIỆM CHÚA PHỤC SINH

I. HỌC LỜI CHÚA

1.TIN MỪNG: Ga 20,1-9

(1) Sáng sớm ngày Thứ Nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá lăn khỏi mộ. (2) Bà liền chạy về gặp Simon Phê-rô và người môn đệ thương mến. bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ, và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu ?”. (3) Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. (4) Cả hai người cùng chạy, nhưng môn đệ kia mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. (5) Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó nhưng không vào. (6) Ông Simon Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, (7) và khăn che đầu, khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. (8) Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. (9) Thật vậy, trước đó hai ông chưa hiểu rằng: Theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết.

2. Ý CHÍNH:

Gio-an viết Tin Mừng nhằm mục đích “Để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người” (ga 20,31). Riêng đoạn Tin Mừng hôm nay, Gio-an cho thấy Đức Giê-su thực sự đã từ cõi chết sống lại như Người đã báo trước.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1: + Ngày Thứ Nhất trong tuần: Theo Sáng Thế Ký, thì một tuần lễ có bảy ngày. ngày Thứ Nhất là ngày sau ngày Sa-bát và bắt đầu một tuần lễ. Về sau, Giáo Hội dựa vào việc Chúa Phục Sinh hiện ra vào ngày Thứ Nhất, nên gọi là ngày Chúa Nhật hay Ngày Của Chúa. +sáng sớm… lúc trời còn tối: Về thời gian khi các phụ nữ ra thăm mộ, các Tin Mừng có những diễn tả hơi khác nhau: Ở đây Gio-an viết: “Sáng sớm ngày Thứ Nhất trong tuần, lúc trời còn tối” (x. Ga 20,1); Còn Mát-thêu viết: “Sau ngày Sa-bát, khi ngày Thứ Nhất trong tuần vừa ló rạng (x. Mt 28,1); So với Mác-cô: “Sáng tinh sương ngày Thứ Nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc” (x. Mc 16,2) ; Riêng Lu-ca lại viết: “Ngày Thứ Nhất trong tuần, vừa tảng sáng” (x. Lc 24,1). + Ma-ri-a Mác-đa-la: Mác-đa-la là một thị trấn nằm trên bờ phía tây biển hồ Ghen-nê-xa-rét. Là quê của bà Ma-ri-a. Bà đã từng bị 7 quỷ ám trước khi theo Chúa Giê-su (x. lc 8,2). Bà là một trong những phụ nữ đầu tiên đã ra thăm mộ Chúa (x. Ga 20,1; Mt 28,1; Lc 24,10). Trước đó, bà đã can đảm đứng gần thập giá (x. Ga 19,25; Mt 27,56) và đã chứng kiến hai môn đệ mai táng Thầy trong mồ (x. Mt 27,61; Mc 15,47).
- C 2: + Bà liền chạy về gặp ông Si-mon Phê-rô: Câu này nói lên vai trò quan trọng đặc biệt của Phê-rô là người đứng đầu Nhóm Mười Hai. Do đó, Ma-ri-a Mác-đa-la cần phải báo cáo với ông trước tiên về việc xác Thầy biến mất. + Và người môn đệ thương mến: Cách nói “môn đệ được thương mến” là kiểu nói riêng trong Tin Mừng Gio-an. Đây là cách tác giả nói về mình một cách khiêm tốn khi không muốn nhắc đến tên của mình. + Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ và chúng tôi không biết: Khi thấy mồ trống, Ma-ri-a Mác-đa-la không nghĩ đến việc Chúa sống lại như nhiều lần Người đã báo trước, mà bà chỉ theo suy luận tự nhiên để cho rằng ai đó đã đến mang xác Thầy ra khỏi mồ. Từ “Chúng tôi” trong câu này ám chỉ Ma-ri-a không đi ra mồ Chúa một mình mà đi chung với mấy bà khác nữa (x. Mt 28,1).
-C 3-4: + Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ: Khi được các phụ nữ báo tin mộ trống và xác Thầy biến mất, hai môn đệ nòng cốt là Phê-rô và Gio-an liền tức tốc chạy ra mộ để kiểm tra thực hư. điều đó cho thấy lòng nhiệt thành và ý thức trách nhiệm trổi vượt của hai ông. + Môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước: Lý do Gio-an chạy nhanh hơn và đến mộ trước Phê-rô đơn giản là vì ông trẻ hơn nên khỏe và chạy nhanh hơn Phê-rô, và có lẽ cũng vì nôn nóng do yêu mến Thầy nhiều hơn.
- C 5-6: + Băng vải còn ở đó: Đây là tấm vải lớn bao bọc toàn thân Đức Giê-su. Khăn này theo truyền thuyết còn được lưu giữ tại nhà nguyện thánh Gio-an ở Tu-ri-nô miền Bắc nước Ý. + Nhưng không vào: Gioa-an không vào có thể do ông tôn trọng và nhường cho Phê-rô là đàn anh vào trước mình. Nhưng đúng hơn có lẽ do ông cảm thấy bàng hoàng trước sự kiện cửa mồ rộng mở và mải lo suy nghĩ về những tấm khăn để lại, đủ thời gian cho Phê-rô theo sau kịp chạy đến nơi. + Si-mon Phê-rô … vào thẳng trong mộ: Phê-rô tính nóng nảy nên lập tức bước vào trong mồ.
- C 7-9: + Và khăn che đầu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi: Bên trong mộ các khăn liệm xác vẫn còn để lại, khác với trường hợp La-da-rô khi sống lại ra ngoài trong tình trạng “chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn (x. Ga 11,43-44). Điều này cho thấy Đức Giê-su không cần ai giúp đỡ khi trỗi dậy ra khỏi mồ. Người đã tự lăn tảng đá che kín mộ ra thì cũng có thể tự tháo gỡ các khăn liệm và khăn che mặt như vậy. Sự kiện khăn còn để lại cho Gio-an thấy Thầy Giê-su đã thực sự sống lại. Vì không kẻ trộm nào lại bỏ công sức và thời gian để làm một việc vô ích là cởi các dây vải ra và xếp gọn để vào một chỗ rồi mới đem xác trần đi cả ! + Ông đã thấy và đã tin: Dấu chỉ ngôi mộ trống và các băng vải liệm xác được xếp gọn lại đã giúp Gio-an suy luận và đạt tới đức tin vào mầu nhiệm Đức Giê-su đã từ cõi chết sống lại. +Trước đó hai ông chưa hiểu rằng: Theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết: Trước khi thấy các dấu chứng vừa nói thì Gio-an và các Tông đồ đều không tin Thầy các ông sẽ sống lại, dù Người đã báo trước tới ba lần (x. Mt 16,21; 17,23; 20,19). Nhưng khi thấy các dấu chứng như mồ trống, các khăn vải liệm xác, dây băng được cuộn lại riêng một chỗ, thì các ông đã nhớ lại những lời Thánh Kinh được ứng nghiệm nơi Đức Giê-su và tin Người đã thực sự sống lại từ cõi chết (x.Tv 16,10; Tv 2,7; Hs 6,2).

4. CÂU HỎI:

1) Tại sao ngày nay người ta gọi ngày Thứ Nhất trong tuần là Chúa Nhật ? 2) Về thời điểm bà Ma-ri-a Mác-đa-la ra thăm mồ Chúa, so sánh bản tường thuật của 4 tác giả Tin Mừng khác nhau như thế nào ? 3) Bạn biết gì về thân thế của bà Ma-ri-a Mác-đa-la ? 4) Bà đã báo tin xác Thầy biến mất cho ai ? Tại sao ? 5) Qua câu nói với Phê-rô và Gio-an, bà Ma-ri-a Mác-đa-la có tin việc Thầy Giê-su đã phục sinh hay không ? 6) Hành động chạy nhanh ra mồ của Phê-rô và Gio-an cho thấy tinh thần trách nhiệm của 2 ông như thế nào ? 7) Tại sao Gio-an chạy nhanh hơn Phê-rô ? 8)Tại sao ông Gio-an đến mộ trước Phê-rô mà không vào bên trong mộ ngay ? 9) Khi thấy hiện tượng mồ trống, băng vài và khăn che đầu được xếp gọn, hai ông đã tin gì về mầu nhiệm Đức Giê-su sống lại ?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Ông đã thấy và đã tin (Ga 20,8).

2. CÂU CHUYỆN:

1) NGÔI MỘ TRỐNG CỦA ĐỨC GIÊ-SU:

Đầu tháng 3/2007, kênh truyền hình Discovery đã cho trình chiếu một phim tài liệu mang tựa đề “Ngôi Mộ Thất Lạc của Chúa Giê-su”. Nội dung xoay quanh việc khám phá khảo cổ năm 1980 ở khu Talpiot, phía đông Giê-ru-sa-lem. Mười hộp đựng cốt đã đưọc khai quật, trong đó có một hộp khắc tên Giê-su con ông Giu-se. Phải chăng đoàn làm phim đã kiếm được bằng chứng khảo cổ về con người Giê-su thành Na-gia-rét ? Phải chăng đây là chứng cớ làm lung lay niềm tin vào Đấng Phục Sinh?
Các chuyên gia khảo cổ Do thái đã không cho là như thế. Vì chín phần trăm đàn ông Do thái ở thế kỷ thứ nhất mang tên Giê-su; mười bốn phần trăm mang tên Giu-se. Đây không phải là lần đầu tiên, và cũng không phải là lần cuối cùng những hộp đựng cốt như thế này xuất hiện. Ít ra là đã có hai hộp mang tên Giê-su con ông Giu-se được khai quật từ năm 1930. Câu chuyện tìm được hài cốt của Chúa Giê-su chỉ là giả tưởng.
Như vậy chúng ta có thể đi đến một kết luận rằng tuy chúng ta không thể căn cứ vào sự kiện ngôi mộ trống để quả quyết một cách chính xác rằng Chúa đã sống lại thật, nhưng chúng ta phải nhận rằng sự kiện ngôi mộ trống là một sự kiện có thực. Sự thật này có thể được coi là một đóng góp quan trọng vào những sự kiện khác để chứng minh cho việc phục sinh của Chúa.
Mừng Chúa Phục Sinh, chúng ta tuyên xưng rằng: đằng sau câu chuyện “Ngôi Mộ Trống” là sự hiện diện đích thực của một “Đấng Phục Sinh”, của một quyền năng có sức mạnh biến cải những trái tim đang đau buồn thất vọng thành bừng sáng tin yêu, biến những con người yếu đuối nhát sợ nên mạnh mẽ tuyên xưng đức tin dù phải lấy cái chết mà “làm chứng” Thầy mình đã sống lại và đang sống.

2) VỀ SỨ VỤ RAO GIẢNG TIN MỪNG PHỤC SINH:

Sau khi chịu chết trên thập giá, Đức Giê-su đã sống lại và vào trong vinh quang. Tuy vậy, trên tay chân và cạnh sườn Người vẫn còn mang những dấu tích đau thương từ những cây đinh nhọn và lưỡi đòng đâm thâu. Một vị thiên thần đã lên tiếng hỏi Đức Giê-su rằng: “Chắc Chúa đã phải chịu muôn vàn đau khổ nhục nhã do loài người dưới thế gây ra ?” Người đáp: “Đúng vậy !” Thiên thần hỏi tiếp: “Có phải tất cả con cái loài người đều biết Chúa đã chịu đau khổ và chịu chết để đền thay các tội lỗi của họ không ?” Chúa trả lời: “Chưa đâu, mới chỉ có một số ít người nhận biết mà thôi”. Thiên thần lại nói: “Thế thì Chúa đã làm gì để họ nhận biết ơn cứu độ đó ?” Chúa đáp: “Ta lại đi loan báo Tin Vui cho những người khác, đến khi nào tất cả mọi người trên địa đầu đều được nghe Tin Mừng cứu độ ấy mới thôi”. Vị thiên thần đã hiểu rõ tính bốc đồng của loài người và nghi ngờ họ nên hỏi tiếp: “Giả như Phê-rô, Gio-an và các Tông đồ quên thi hành sứ mệnh rao giảng đó thì sao ? Nếu các tín hữu các thế hệ sau này có lúc nào đó gặp phải những bách hại chống đối của kẻ gian ác mà chán nản buông xuôi thì sao ? Chúa có lập thêm một chương trình cứu độ nào khác nữa thôi ?” Chúa Giê-su trả lời: “Ta sẽ không bao giờ lập ra thêm một chương trình cứu độ nào khác nữa ! Ta đã biết trước tính khí con cái loài người thường nhát đảm sợ sệt và bất định, nên đã thổi hơi ban sức mạnh Thần Khí của Ta cho họ, để giúp họ thi hành sứ mệnh, và Ta hoàn toàn tin tưởng họ sẽ chu toàn được sứ mệnh đó”.

3) MẦU NHIỆM PHỤC SINH DIỄN TẢ TÌNH THƯƠNG VÔ BIÊN CỦA THIÊN CHÚA :

Tại một nghĩa trang bên Đức, có mội ngôi mộ rất được chú ý, đó là ngôi mộ được làm bằng đá hoa cương, bên dưới đúc xi măng cột sắt rất kiên cố. Ngôi mộ được nhiều người chú ý vì đó là ngôi mộ của một người đàn bà giàu có. Trong chúc thư, bà yêu cầu người ta xây cho bà một ngôi mộ kiên cố, để nếu có sự sống lại của người chết, thì bà vẫn nằm yên dưới mộ. Trên mộ, bà ta xin được ghi: “Đây là ngôi mộ sẽ không bao giờ mở ra”.

Thời gian trôi qua, ngôi mộ xem ra vẫn kiên cố. Thế nhưng một hôm có một hạt giống rơi vào khe đá của ngôi mộ, gặp đất bên dưới, nó bắt đầu nẩy mầm, lớn lên thành cây, rễ của nó đâm xuyên qua ngôi mộ để rồi cuối cùng làm cho quan tài của người đàn bà vỡ ra.
Câu truyện trên đây diễn tả tình yêu vô bờ của Thiên Chúa đối với con người, khi cho Đức Ki-tô sống lại từ cõi chết để mở ra cho con người lối đi vào sự sống vĩnh cửu với Ngài. Con người có thể chối bỏ và khước từ Thiên Chúa, nhưng với muôn ngàn cách thế mà con người khôn lường được, Thiên Chúa vẫn tiếp tục theo đuổi con người. Con người tưởng mình có thể lẩn trốn được Thiên Chúa, nhưng qua một hạt giống nhỏ bé, tình yêu của Ngài vẫn tiếp tục len lỏi vào tâm hồn của con người. Thiên Chúa là Chúa của sự sống. Vinh quang, danh dự và niềm vui của ngài là cho con người được hưởng sự sống đời đời. Cho dù con người có loại bỏ Thiên Chúa để đi tìm cái chết, Ngài vẫn luôn theo duổi và chờ đợi con người đáp lại tình thương của Ngài để được sống với Ngài.

4) GƯƠNG CAN ĐẢM TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN:

Một câu chuyện rất cảm động đã xảy ra hồi thế chiến thứ hai tại Liên xô.

Một người đàn bà bị bắt làm tù nhân trong một trại giam tại Liên xô cũ. Chính bà kể lại câu chuyện mà bà đã mắt thấy tai nghe, để mọi người tin vào sức mạnh của mầu nhiệm Phục sinh của Chúa.

“Một buổi chiều kia, một cô gái trẻ cùng bị giam với chúng tôi đã kề miệng vào tai tôi hỏi khẽ:
- Chị biết hôm nay là ngày gì không?
Rồi không đợi tôi trả lời, cô ta nói tiếp:
- Hôm nay là ngày lễ Phục sinh.
Nghe thế tôi tự hỏi:
- Lễ Phục sinh đã đến rồi sao? Lễ của niềm vui và của hy vọng nhưng trong tù niềm vui của chúng tôi đã héo úa, khô cằn, còn niềm hy vọng thì ta để lại trong lòng và không dám suy nghĩ tiếp.
Bỗng một tiếng reo vang nổi lên phá tan bầu không khí nặng nề:
- Đức Kitô đã sống lại!
Tôi quay lại nhìn mặt cô gái vừa cất tiếng tuyên xưng đức tin và bắt gặp đôi mắt cô ánh lên sự lung linh huyền diệu. Cùng lúc ấy, từ mọi phía của các phòng giam khác vang lên câu trả lời:
- Ngài đã sống lại thật.
Quá sửng sốt, các nhân viên trại giam đứng bất động như tượng gỗ. Có lẽ trong tâm trí họ đang giận dữ lên án một việc chưa bao giờ xảy ra tại đây. Sau một lúc yên lặng, tôi nghe tiếng giày nặng nề tiến đến phòng giam của chúng tôi, rồi phòng bị mở tung cửa, hai nhân viên hỏi ai đã xướng câu mê tín dị đoan đó, và hùng hổ túm lấy cô gái lôi sền sệt ra khỏi phòng.
Qua tuần lễ Phục sinh, họ giam riêng cô vào phòng không có lò sưởi để qua cái lạnh thấu xương và cơn đói hành hạ một con người mà họ cho là cuồng tín sẽ phải gục ngã.
Một tuần sau, cô gái được trả lại phòng giam chung với chúng tôi. Mặt cô xanh xao, người cô gầy đi thấy rõ. Sau khi nằm yên tại một góc phòng, cô gái khều bọn tôi lại, và thều thào:
- Dù sao tôi cũng đã tuyên xưng niềm tin vào sự Phục sinh trong trại giam, những cái khác không quan trọng gì cho lắm.
Nói xong, cô cố gắng mỉm cười và tôi thấy ánh mắt cô vẫn ánh lên như dạo nào”.

3. SUY NIỆM:

Bằng lối văn súc tích và hàm chứa những tư tưởng sâu sắc, Tin Mừng Gio-an đã mô tả cuộc hành trình đức tin và đức mến của ba nhân vật quan trọng trong bài Tin Mừng Phục Sinh hôm nay như sau:

1) LÒNG MẾN ĐÃ THÚC BÁCH MA-RI-A MÁC-ĐA-LA ĐI TÌM CHÚA:

Niềm vui Phục Sinh khởi đầu bằng việc bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi thăm mộ ngay từ sáng tinh sương ngày Thứ Nhất trong tuần. Bà hốt hoảng khi thấy tảng đá che cửa mồ đã bị lăn sang một bên và xác Thầy trong mộ biến mất. Cũng như do lòng mến đã làm cho bà thêm can đảm đứng dưới chân thập giá (x. Ga 19,25), và ở lại chứng kiến việc 2 môn đệ an táng Thầy trước đó (x. Mt 27,61), thì giờ đây lại thôi thúc bà cùng mấy bà khác đem theo dầu thơm ra mộ để ướp xác Thầy theo phong tục Do thái (x. Mc 16,2). Khi thấy mộ trống, Ma-ri-a hốt hoảng chạy về báo tin cho hai môn đệ Phê-rô và Gio-an (x. Ga 20,2). Theo bà suy nghĩ thì ai đó đã đến lấy mất xác Thầy và bà không biết họ đã để Thầy ở đâu (x. Ga 20,13.15). Ma-ri-a không hề nghĩ rằng Thầy đã phục sinh, mà bà chỉ mong sao tìm lại được xác Thầy để mang về chôn lại trong mộ mà thôi. Sau khi Phê-rô và Gio-an chạy ra mộ rồi trở về, thì một lần nữa, do lòng mến thôi thúc, Ma-ri-a lại quay ra mồ than khóc. Trong lần ra mộ thứ hai này, bà đã trở thành người đầu tiên gặp được Chúa Phục Sinh hiện ra. Người còn trao cho bà sứ mệnh đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho các Tông đồ như sau: “Hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ rằng: Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em” (Ga 20,17).

2) LÒNG MẾN ĐÃ GIÚP GIO-AN NHẬN BIẾT CHÚA PHỤC SINH TRƯỚC ANH EM:

Gio-an là một trong bốn môn đệ được Thầy kêu gọi đầu tiên (x Mt 4,21). Là một trong ba môn đệ được chứng kiến Thầy biến hình (x Mt 17,1) và cũng là người môn đệ được Thầy yêu mến nhất (x Ga 13,23). Tình yêu đối với Thầy đã thôi thúc ông, làm cho ông trở thành người can đảm hơn cả: Không bỏ chạy nhưng âm thầm theo dõi các sự kiện xảy ra từ lúc Thầy bị bắt đến khi bị xét xử giữa hai tòa án đạo và đời; Can đảm đứng dưới chân thập giá để chứng kiến giờ phút cuối cùng của Thầy và được Thầy trăn trối Đức Ma-ri-a làm Mẹ của mình và đón Mẹ về nhà mà phụng dưỡng thay cho Thầy (x Ga 19,27). Cũng do tình yêu thôi thúc mà Gio-an đã trở thành người môn đệ đầu tiên trong Nhóm Mười Hai nhận ra Chúa Phục Sinh tại biển hồ Ti-bê-ri-a (x Ga 21,7). Cũng chính tình yêu ấy đã thúc bách Gio-an chạy nhanh hơn Phê-rô và đạt đến đức tin trước Tông đồ Phê-rô (x Ga 20,8).

3) LÒNG MẾN LÀM PHÊ-RÔ ĐƯỢC THA TỘI VÀ ĐƯỢC TRAO QUYỀN MỤC TỬ:

Phê-rô là một trong bốn môn đệ đã theo Đức Giê-su trước hết (x. Mt 4,18-20). Ông đã tình nguyện bỏ hết mọi sự mà đi theo Thầy (x. Mt 19,27-29; Lc 18,28-30). Ông luôn được xếp đứng đầu danh sách Nhóm Mười Hai (x Mt 10,2). Ông còn là một trong ba môn đệ được nhìn thấy Thầy biến hình trên núi cao (x Mt 17,1), được chứng kiến phép lạ Người cho bé gái mới chết sống lại (x Lc 8,51), được ở gần Đức Giê-su khi Người hấp hối trong vườn Ghết-sê-ma-ni (x Mt 26,37). Trong thời gian rao giảng Tin Mừng, Đức Giê-su có lần đã đến ở trọ tại nhà ông Si-mon Phê-rô tại thành Ca-phác-na-um (x Mc 1,29). Phê-rô thường đại diện anh em tuyên xưng đức tin “Thầy chính là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Nhờ đức tin đó, Phê-rô đã được khen có phúc, và được Thầy hứa sẽ xây Hội Thánh trên nền tảng đức tin vững chắc như đá của ông. Người cũng trao quyền cầm buộc và tháo cởi cho ông (x Mt 16,17-19). Ông còn được trao sứ mệnh củng cố đức tin cho anh em sau khi trở lại (x. Lc 22,31-32).

Dù còn nhiều khuyết điểm như: bị Thầy nặng lời quở trách vì dám khuyên Thầy đừng chấp nhận con đường thập giá (x Mt 16,22-23), hoặc có lúc ông đã bị Thầy trách kém lòng tin (x Mt 14,31) hay trách khi ông không muốn cho Thầy rửa chân (x Ga 13,6-8). Bị trách khi quá tự tin vào mình (x Mt 26,33-35). Nhất là đã hèn nhát chối Thầy ba lần, dù đã được Thầy cảnh báo trước đó (x Mt 26,69-75). Nhưng bù lại ông cũng có lòng yêu mến Thầy hơn mọi người. Lòng mến của Phê-rô thể hiện qua việc dứt khoát bỏ nghề chài lưới bắt cá để theo Thầy làm nghề chài lưới các linh hồn (x Mt 4,18-20). Ông cũng thường được Đức Giê-su hỏi ý kiến như: Thầy trò có nên nộp thuế Đền thờ không ? (x Mt 17,24-27). Có lần ông hỏi ý Đức Giê-su về số lần phải tha thứ cho anh em (x Mt 18,21). Ông cũng đại diện anh em để tuyên xưng đức tin và thề quyết trung thành với Thầy đến cùng (x Ga 6,68-69). Ông tỏ ra can đảm khi rút gươm ra chém tên đầy tớ của thượng tế để bảo vệ Thầy (x Ga 18,10). Ông đi theo Gio-an để theo dõi diễn tiến cảnh Thượng Hội Đồng xét xử Thầy (x Ga 18,15). Trong Tin Mừng hôm nay, khi nghe các phụ nữ báo tin xác Thầy bị mất, Phê-rô cùng Gio-an chạy ra mộ để kiểm chứng thực hư. Trước sự kiện mồ trống, các khăn vải liệm xác vẫn còn, Phê-rô đã tin Thầy đã sống lại chứ không bị trộm xác (x Ga 20,8-9). Sau đó ông còn được Chúa Phục Sinh hiện ra trước anh em Nhóm Mười Một (x Lc 24,34; 1 Cr 15,5). Khi được Gio-an quả quyết người mặc áo trắng đứng trên bờ hồ là Thầy, Phê-rô vội khoác áo vào nhảy xuống biển bơi vào bờ để mau được gặp Thầy (x Ga 21,7). Ông cũng tuyên xưng lòng mến ba lần và được Thầy trao sứ mệnh chăn dắt chiên con chiên mẹ và đàn chiên Hội Thánh (x Ga 21,15-17). Lúc cuối đời ông còn chứng tỏ lòng mến tột cùng khi sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho thầy (x Ga 21,18-19).
4) GIÁ TRỊ CỦA ĐỨC TIN VÀ LÒNG MẾN:

Chính lòng mến Chúa đã làm cho Ma-ri-a Mác-đa-la ăn năn sám hối tội lỗi, đi ra thăm mộ đầu tiên và đã được Chúa Phục Sinh hiện ra trao sứ mệnh loan báo Tin mừng Phục Sinh cho các Tông đồ. Cũng chính lòng mến đã làm cho Gio-an nhận ra Thầy trước các anh em và thấy được ý nghĩa các sự kiện của mầu nhiệm Chúa Phục Sinh. Lòng mến cũng làm cho ông Phê-rô luôn gắn bó với Thầy, hy sinh mọi sự để theo làm môn đệ của Thầy. Dù có lúc yếu đuối sa ngã phạm tội, nhưng ông đã mau hồi tâm sám hối và được Thầy tín nhiệm trao sứ mệnh làm Đá Tảng đức tin, củng cố đức tin cho anh em (x Lc 22,32), và còn được trao quyền chăn dắt đàn chiên Hội Thánh.

Đối với các tín hữu chúng ta, lòng mến rất cần để ta khỏi bị thất vọng hay hốt hoảng khi gặp đau khổ thất bại giữa đời thường. Cuộc sống chúng ta nhiều lúc giống như một ngôi mộ trống rỗng, khi những gì chúng ta yêu quý nhất hoặc những người thân yêu nhất không còn, chúng ta thường chạy đôn chạy đáo đi tìm người chết trong nước mắt như Ma-ria Mác-đa-la xưa (x Ga 20,11.13). Nhưng cái chết đã không giam hãm được sự sống: Sự sống đã trỗi dậy từ cõi chết; Ánh sáng đã bừng lên từ bóng tối tử thần;Tình yêu đã chiến thắng hận thù và Tin Mừng sẽ được loan báo đi khắp thế gian.

4.THẢO LUẬN:

1) Nơi Đức Giê-su sự sống đã chiến thắng thần chết, tình yêu đã chiến thắng hận thù. Còn bạn, bạn có tin rằng đối với những kẻ biết đặt trọn niềm tín thác cậy trông vào Chúa thì “Sau cơn mưa trời sẽ lại sáng”, “Sau cơn bĩ cực tới hồi thái lai” hay không ?
2) Khi gặp phải những hoàn cảnh đau thương trái ý, bạn cần làm gì để không bị chán nản thất vọng, nhưng luôn đặt trọn niềm hy vọng vào Chúa sẽ ban ơn giải cứu và giúp bạn được ơn trỗi dậy ?

5. LỜI CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH. Vì Chúa đã phục sinh, nên con luôn vững tâm cậy trông vào Chúa. Vì Chúa đã phục sinh, nên con sẽ không sợ khi gặp phải đau khổ thất bại trong cuộc đời. Vì Chúa đã phục sinh, nên con đã hiểu được lý do của những hành động dấn thân: Cha Đa-miêng hy sinh cả cuộc đời phục vụ các bệnh nhân phong cùi, Cha Kôn-bê đã tình nguyện chịu chết thế chỗ cho một tử tù, các thánh Tử Đạo VN đã sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho Chúa.

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Sự phục sinh của Chúa vừa là lời mời gọi, lại vừa lôi cuốn chúng con hướng tâm hồn lên cao để nhận ra giá trị tương đối của sắc đẹp, tiền bạc, danh vọng, chức quyền trần gian… hầu noi gương các thánh: sẵn sàng hy sinh tất cả vì tình yêu Chúa và dám sống chết cho tình yêu ấy, để quyết dấn thân đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng, sẵn sàng đón nhận những đau khổ thua thiệt... vì xác tín rằng: “Chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Chính khi thứ tha là khi được tha thứ. Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON




 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Qũy xây dựng lại nhà thờ Notre-Dame de Paris đã quyên góp được nửa tỷ euro
Đặng Tự Do
02:58 17/04/2019
Tỷ phú Bernard Arnault
Người đàn ông giàu nhất nước Pháp đã cam kết đóng góp 200 triệu euro (tương đương 173 triệu bảng / 226 triệu USD) để giúp khôi phục nhà thờ Đức Bà Paris sau trận hỏa hoạn kinh hoàng vào tối thứ Hai.

Tỷ phú Bernard Arnault là nhà tài trợ lớn nhất cho nửa tỷ euro cho đến nay đã được cam kết để phục hồi lại ngôi nhà thờ. Ông François-Henri Pinault, chồng của nữ diễn viên Hollywood Salma Hayek, cũng đã hứa đóng góp 100 triệu euro vào việc phục hồi, trong khi công ty dầu khí đa quốc gia Total cũng cam kết 100 triệu euro.

Công ty hàng xa xỉ LVMH, đứng đầu là ông Bernard Arnault, cho biết trong một tuyên bố: “Gia đình Arnault và tập đoàn LVMH, liên đới với thảm kịch quốc gia này, ủng hộ hết mình việc tái thiết ngôi nhà thờ biểu tượng của nước Pháp, di sản và tình đoàn kết của dân tộc Pháp”.

“Trong lúc này đây một mặt tập đoàn LVMH đặt dưới sử dụng của nhà nước và các cơ quan hữu quan tất cả các ban ngành của mình, bao gồm các đội về sáng tạo, kiến trúc, tài chính, để giúp công việc tái thiết lâu dài, và mặt khác đóng góp vào quỹ này.”

Tờ The Mail cũng báo cáo rằng Cô Valerie Pecresse, Chủ tịch khu vực Île-de-France, đã cam kết hỗ trợ khẩn cấp 10 triệu euro.

Cô nói: “Việc tái cấu trúc này, rõ ràng sẽ rất tốn kém, sẽ huy động cả một quốc gia.”

Vào chiều thứ ba, Air France cho biết họ sẽ cung cấp các chuyến đi miễn phí cho bất kỳ ai tham gia vào công việc trùng tu thánh đường.

“Tất cả các ban ngành của Air France và Air France-KLM trên toàn thế giới cảm thấy mất mát sâu sắc và buồn bã trước biến cố này”.

Đó là lý do tại sao Benjamin Smith, Giám đốc điều hành của Air France-KLM, đã đưa ra quyết định với Anne-Marie Couderc, Chủ tịch của Air France-KLM, và Anne Rigail, Giám đốc điều hành của Air France, rằng Air France sẽ bảo đảm vận chuyển miễn phí tất cả các tác nhân chính thức tham gia vào việc tái thiết Nhà thờ Đức Bà Paris.

Ngoài ra, Tập đoàn Air France-KLM sẽ thiết lập một hệ thống quyên góp tự nguyện để các khách hàng của mình trong những ngày tới có thể giúp tài trợ cho công việc tái thiết.

Nguyên nhân của vụ cháy vẫn chưa được xác định, mặc dù các công tố viên cho biết họ đang coi biến cố này là không cố ý, có nghĩa là họ đang loại trừ khả năng đây là một vụ tấn công khủng bố.


Source:Catholic Herald
 
Cha Jean-Marc Fournier được tuyên dương anh hùng trong trận hỏa hoạn tại nhà thờ chính tòa Đức Bà Paris
Đặng Tự Do
03:48 17/04/2019
Một linh mục ở Paris, người đã từng chăm sóc cho các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố tại thành phố này hồi năm 2015, lại một lần nữa được ca ngợi như một anh hùng, sau khi ngài xông vào nhà thờ Đức Bà đang cháy để giúp cứu các di vật vô giá khỏi ngọn lửa.

Linh mục Jean-Marc Fournier, cha tuyên uý của sở cứu hỏa Paris, nói với CNN rằng ngài vào nhà thờ với lính cứu hỏa và cảnh sát để cứu một số cổ vật vô giá vào tối thứ Hai.

Nhờ các chìa khóa và mật mã mà cha Fournier giữ, các quan chức đã có thể lấy lại Vương miện gai, được nhiều người tin rằng quân dữ đã đặt lên đầu Chúa Kitô để sỉ nhục Ngài trong cuộc Thương Khó và được coi là thánh tích quý giá nhất và đáng kính nhất được lưu giữ trong ngôi nhà thờ này.

“Cảnh sát đã lấy vương miện và tôi đã lấy Mặt Nhật có Mình Thánh Chúa,” cha Fourier nói.

Cha Fournier trước đó đã cầu nguyện, ban các bí tích sau cùng và hỗ trợ các nạn nhân sau khi những kẻ khủng bố Hồi Giáo cực đoan giết chết 130 người trong các cuộc tấn công trên khắp thủ đô của Pháp vào tháng 11, 2015.

Một số di tích quan trọng đã được giải cứu trong trận hỏa hoạn kinh hoàng hôm thứ Hai. Ngọn lửa hung bạo đã xé toạc và phá hủy một số phần của ngôi nhà thờ 850 tuổi này.

Cha Fournier đã được ca ngợi như một anh hùng trên khắp các phương tiện truyền thông xã hội vì sự dũng cảm của mình sau khi Etienne Loraillère, giám đốc mạng truyền hình Công Giáo Pháp KTO, đăng một bức ảnh của cha Fournier và tuyên dương ngài là một anh hùng trong trận hỏa hoạn kinh hoàng.

Cha Fournier từng phục vụ tại Đức trước khi ngài tham gia vào sở cứu hỏa Paris với tư cách là cha tuyên úy. Ngài cũng đã từng phục vụ trong Giáo phận Quân đội Pháp ở Afghanistan, theo một cuộc phỏng vấn mà ngài dành cho tạp chí Christian Family sau vụ khủng bố năm 2015.

Các quan chức đã bắt đầu di dời nhiều cổ vật từ Nhà thờ Đức Bà sang những nơi an toàn, phần lớn được chuyển đến Tòa thị chính Paris hoặc bảo tàng Louvre.

Chúng tôi đã cố gắng bảo vệ những kho báu quý giá nhất ở một nơi an toàn, người phát ngôn của Tòa thị chính Paris nói với CNN hôm thứ ba.

Con gà trống bằng đồng ngồi trên đỉnh ngọn tháp của giáo đường trước khi tháp này sụp đổ đã được phục hồi nguyên vẹn từ đống đổ nát, Gérard Araud, đại sứ Pháp tại Hoa Kỳ, cho biết vào hôm thứ Ba.


Source:CNN
 
Giáo hội bị đổ nát
Phan Du Sinh dịch
10:38 17/04/2019
Nguyên bản: The church in ruins
Fr. Ed Tomlinson

Thật đau lòng khi thấy Nhà thờ Đức Bà, trong số những Nhà thờ Chính toà Công Giáo phương Tây mang tính biểu tượng nhất, bị ngọn lửa thiêu rụi trên màn hình tivi tối hôm qua. Điều đó làm tôi khóc. Thảm họa này là một sự mất mát thực sự của di sản văn hóa và lịch sử thế giới. Đối với các Kitô hữu đích thực, điều đó còn tồi tệ hơn. Nó cũng tượng trưng cho sự mất mát di sản tôn giáo của chúng ta. Đau lòng làm sao khi nghĩ đến cửa sổ hoa hồng tuyệt đẹp này chẳng hạn, tồn tại hơn 800 năm, bùng nổ dưới sức nóng dữ dội và mù quáng của ngọn lửa. CẬP NHẬT: Ca ngợi Chúa - cửa sổ này đã sống sót. Mặc dù những cái khác thì không.

Một vài người đã khiển trách tôi trên các phương tiện truyền thông xã hội vì đã dám nói rằng đám cháy này có vẻ là một điềm báo gở. Một dấu chỉ thời đại khủng khiếp. Một hồi chuông cảnh tỉnh thế giới phương Tây đã có tất cả nhưng gần như loại trừ Chúa Kitô và đức tin; hướng đến một thế giới mới không còn chấp nhận nền văn hóa và văn minh đã truyền cảm hứng cho viên ngọc kiến trúc này. Tôi vẫn giữ lời nói của mình bất chấp những lời chỉ trích như vậy. Hình ảnh của Nhà thờ chính toà tráng lệ này, bị tước đi vẻ đẹp bên trong của nó, và hiện đang đứng đấy như một cái vỏ sò rỗng tuếch không còn là nó trước đây, vẫn khiến tôi xem như một biểu tượng sâu sắc về những gì đã xảy ra với Kitô giáo, cả bên trong lẫn bên ngoài, trong những thập kỷ gần đây.

Tôi cũng bị chỉ trích vì nói rằng đây không phải là một sự cố biệt lập, trong khi chúng ta chưa thể biết nguyên nhân của vụ cháy vào lúc này. Bởi vì các thiệt hại cho di sản Kitô giáo của Pháp đã lan rộng và tàn phá kể từ đầu năm. Các phương tiện truyền thông chính thống dường như không có xu hướng đưa tin về nó nhiều nhưng nhiều nhà thờ đã bị đốt cháy và phạm thánh trên khắp nước Pháp bởi những kẻ thù với đức tin.

Vào tháng Ba, Nhà thờ St. Sulpice ở Paris đã bị hư hại do hỏa hoạn. Vào tháng Hai, cây thánh giá trung tâm ở Nhà thờ Notre Dame des Enfants ở Nimes đã bị vấy bẩn bằng phân người và nhà tạm bị cạy ra để ném Mình thánh vào đống rác hôi thối. Cùng tháng đó, Nhà thờ Thánh Alain ở Lavaur đã bị hư hại bởi hỏa hoạn cùng với khoảng 20 nhà thờ khác trên khắp nước Pháp. Ngoài ra, các bức tượng đã bị đập vỡ và các nhà tạm bị phá huỷ để xúc phạm đến Mình thánh Chúa. Mỗi một trường hợp phá hoại đáng buồn này đã chạm đến chính con tim của đạo Công Giáo ở Pháp.

Trong bối cảnh đó, quả là chính đáng khi tự hỏi liệu vụ cháy mới nhất này có thể là một cuộc tấn công khác? Tôi hy vọng là không. Có nhiều khả năng đây là một tai nạn. Sự thật có thể hiện lên nếu không bị che đậy. Nhưng điều không thể phủ nhận, khi chúng ta nghĩ đến một ngôi nhà thờ khác bị hư hại ở Pháp, đó là sự thù địch ngày càng tăng và sự khinh miệt biểu lộ đối với các Kitô hữu hiện nay là có thật. Điều đó có nghĩa là chúng ta có nguy cơ mất mát nhiều hơn một số tòa nhà lịch sử, đó là sự phá hủy có hệ thống triết lý Do Thái-Kitô từng truyền cảm hứng, giờ gây nguy hại cho toàn bộ văn hóa và di sản của phương Tây. Cuộc chiến văn hóa là có thật và sự mất mát của Nhà thờ Đức Bà là một cú đánh khác vào sự nghiệp Kitô giáo.

Xin Chúa cho ngọn lửa này làm cho các kẻ thù của Giáo hội tạm dừng để suy nghĩ. Xin Chúa mọi người bắt đầu đánh giá cao hơn các di sản tôn giáo và văn hóa của chúng ta và nhận ra giá trị và đóng góp của Giáo hội cho xã hội văn minh. Xin Chúa đem lại một sự thay đổi giọng điệu trước ấn tượng rất sai lầm và không công bằng được đưa ra trong thời gian qua, cho rằng người Công Giáo luôn là những kẻ xấu. Sự thật là có quá nhiều sự thờ ơ đối với đau khổ của các Kitô hữu trong thời khắc hiện tại, nhưng cũng có rất nhiều thù hận và thù địch. Làm sao chúng ta có thể truyền cảm hứng về một sự hà hợp xác thực hơn trong xã hội biết quan tâm chăm sóc và tôn trọng cả các Kitô hữu nữa?

Thảm họa thường mang đến điều tích cực bất ngờ. Và đó là một tin tốt lành khi Tổng thống Macron hứa tái thiết nhà thờ Đức Bà và một tỷ phú người Pháp đã cam kết đóng góp 100 triệu Euro cho công việc này. Nỗi sợ duy nhất của tôi đó là công việc này không tỏ ra là đồng cảm với tầm nhìn ban đầu, nỗi sợ hãi có cơ sở bởi sự kiện là Macron đã tuyên bố rằng việc tân trang sẽ diễn tả “các giá trị hiện đại” - nếu nó phản ánh thế giới trần tục và chương trình hiện tại của nó kỳ quặc và không phù hợp với một cấu trúc Kitô giáo lịch sử. Thời gian sẽ trả lời. Phải chăng chúng ta sẽ thấy một cái gì đó hiện đại và tàn bạo? Hoặc một sự xây dựng lại đầy thiện cảm theo phong cách và tầm nhìn của cái gì đã có trước và đã ban cho chúng ta ngôi Nhà thờ tuyệt đẹp này? Và tôi không chỉ nói đến các tòa nhà.


Source:Catholic Herald
 
Giới thiệu các bài suy niệm Đàng Thánh Giá tối Thứ Sáu Tuần Thánh 19/4/2019 tại Đấu trường Côlôsêô
Đặng Tự Do
11:29 17/04/2019
Lúc 12:30 trưa Thứ Tư 17 tháng Tư, tại Phòng Báo chí Tòa thánh, tại số 54 Via della Conciliazione (Đại lộ Hòa Giải), sơ Eugenia Bonetti, nữ tu dòng Truyền Giáo Consolata và là chủ tịch của Hiệp hội “Slaves No More” - “không còn nô lệ nữa”, là người được Đức Thánh Cha Phanxicô ủy thác viết các bài suy niệm cho Đàng Thánh Giá tối Thứ Sáu Tuần Thánh tại Đấu trường La Mã Côlôsêô đã có cuộc họp báo giới thiệu các bài suy niệm của mình.

14 chặng Đàng Thánh Giá diễn ra lúc 21g15 tối Thứ Sáu Tuần Thánh 19 tháng Tư, sẽ nêu bật tình cảnh các nạn nhân của nạn buôn người, bao gồm các trẻ vị thành niên bị mua bán, phụ nữ bán dâm và người di cư. Rút kinh nghiệm từ cuộc chiến chống nạn buôn người của mình, sơ Bonetti đã nhấn mạnh đến tình cảnh của những người đang phải chịu những hình thức đóng đinh mới trong xã hội ngày nay.

Nghe tiếng khóc của người nghèo.

Ở chặng thứ nhất, chính Philatô là người truyền cảm hứng cho chúng ta cầu nguyện cho những người ở vị trí quyền lực biết lắng nghe tiếng khóc của người nghèo, tiếng khóc của tất cả những người bị kết án tử hình bởi sự thờ ơ được tạo ra bởi các chính sách độc quyền và ích kỷ. Trong Chúa Giêsu, Đấng đang vác thập giá, chúng ta được mời gọi nhận ra những người phải đối mặt với hình thức đóng đinh mới ngày nay: những người vô gia cư, những người trẻ không có hy vọng, không có công ăn việc làm hoặc triển vọng tương lai, và những người nhập cư buộc phải sống bên lề xã hội, sau khi phải đối mặt với những đau khổ không thể tin nổi. Cả trẻ em cũng bị phân biệt đối xử vì màu da hoặc tầng lớp xã hội của chúng.

Nhìn thấy những người đang hoạn nạn

Trong cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Đức Mẹ, chúng ta có thể thấy tất cả những bà mẹ phải để cho những đứa con gái nhỏ của mình liều mình sang Âu châu với hy vọng có thể giúp đỡ chút nào cho gia đình của họ đang phải sống trong cảnh nghèo đói cùng cực. Nhưng cuối cùng những cô con gái ấy chỉ tìm thấy sự sỉ nhục, khinh miệt và thậm chí là cái chết.

Khi Chúa Giêsu ngã lần đầu tiên, chúng ta nhớ đến sự mỏng dòn và yếu đuối của những người Samaritanô ngày nay, là những người chăm sóc cho nhiều vết thương về thể xác và tinh thần của những người đang phải sống trong sợ hãi, cô đơn và sự thờ ơ của người khác. Sơ Bonetti than thở rằng thật không may, chúng ta thường không còn khả năng nhìn thấy những người đang hoạn nạn. Chúng ta quên đi người nghèo và những người rốt cùng trong dòng đời. Chúng ta phải cầu xin Chúa giúp chúng ta yêu thương, nhạy cảm trước những giọt lệ, những đau khổ và những tiếng khóc đau đớn của người khác.

Các nạn nhân của nạn buôn người

Trong Đàng Thánh Giá, chúng ta thấy nhiều trẻ em không thể đến trường, những đứa trẻ bị bóc lột trên đất liền và trên biển, những em bé mà thân thể của chúng bị mua bán bởi những kẻ buôn người. Những thiếu nhi này là những trẻ vị thành niên bị tước mất quyền có một tuổi thơ hạnh phúc.

Khi nói đến nạn buôn người, sơ Eugenia Bonetti viết rằng chúng ta cần nhận thức rằng tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm cho vấn đề này như thế nào và tất cả chúng ta phải là một phần của giải pháp. Sơ thấy điều này được phản ảnh trong chặng thứ tám, khi Chúa Giêsu gặp những người phụ nữ đau khổ. Những người phụ nữ, được kêu gọi đặc biệt để nhận ra vấn đề và hành động với lòng can đảm.

Văn hóa vứt bỏ

Trong chặng thứ chín, Chúa Giêsu ngã xuống lần thứ ba, kiệt sức và bị sỉ nhục dưới sức nặng của thập giá. Sơ Bonetti liên hệ khoảnh khắc này với sự sỉ nhục của nhiều cô gái bị ép buộc trên đường phố bởi những nhóm buôn người nô lệ: những cô gái không còn có thể chịu đựng được cơ thể trẻ trung của họ bị lạm dụng và phá hủy, cùng với những giấc mơ của họ. Họ là sản phẩm của một nền văn hóa vứt bỏ, trong đó coi rất nhiều người chỉ là rác rưởi.

Thần quyền lực và tiền bạc

Hình ảnh Chúa Giêsu bị lột áo xống có thể được so sánh với tất cả những trẻ vị thành niên bị tước đi phẩm giá của họ, bị giản lược thành những thứ hàng hóa không hơn không kém. Sơ Bonetti mời chúng ta suy ngẫm về những thần tượng thời nào cũng được người ta tôn sùng là quyền lực và tiền bạc, là những ngẫu tượng khiến chúng ta tin rằng mọi thứ đều có thể mua được. Tuy nhiên, vẫn có những người mạo hiểm mạng sống của mình để cứu người khác, đặc biệt là ở Địa Trung Hải: họ ra đi để giúp đỡ những người khác chạy trốn khỏi nghèo đói, độc tài, tham nhũng và nô lệ.

Hy vọng nảy sinh từ cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô

Chặng cuối cùng của Đàng Thánh Giá cho thấy Chúa Giêsu được đặt trong ngôi mộ trống. Điều này truyền cảm hứng cho chúng ta nghĩ về “các nghĩa trang mới của ngày hôm nay”: đó là các sa mạc và biển cả, là nơi an nghỉ vĩnh cửu của những người nam nữ và trẻ em chúng ta không thể, hoặc sẽ không được cứu.

Sơ Eugenia Bonetti than thở rằng trong khi chính quyền các nước đang có các cuộc thảo luận, khóa mình trong “các cung điện của quyền lực”, sa mạc Sahara chất đầy những bộ xương của những người bị đè bẹp bởi đói khát. Trong khi đó, biển đã trở thành một ngôi mộ dưới dòng nước.

Các bài suy niệm Đàng Thánh Giá năm nay kết thúc với hy vọng rằng cái chết của Chúa Giêsu có thể giúp các nhà lãnh đạo các quốc gia và quốc tế nhận thức được vai trò của họ trong việc bảo vệ mỗi con người. Cầu xin cho sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô là ngọn hải đăng của niềm hy vọng, niềm vui, cuộc sống mới, sự chấp nhận và hiệp thông giữa các dân tộc và tôn giáo.


Source:Vatican News
 
Chuông các nhà thờ chính tòa trên toàn nước Pháp đổ hồi dài tưởng niệm biến cố Notre-Dame de Paris
Đặng Tự Do
16:56 17/04/2019
Trong diễn văn gởi quốc dân đồng bào, tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố sẽ xây dựng lại nhà thờ Đức Bà thậm chí còn đẹp hơn nữa trong vòng năm năm. Trong khi đó, theo thông báo của Hội Đồng Giám Mục Pháp chuông các nhà thờ chính tòa trên toàn nước Pháp đã đổ những hồi dài tưởng niệm biến cố Notre-Dame de Paris.

Hội Đồng Giám Mục Pháp đã ra tuyên bố sau:

“Toutes les cloches des cathédrales sonneront demain, mercredi 17 avril.

L’incendie de la Cathédrale Notre-Dame de Paris est un choc bien au-delà des catholiques de notre pays.

Pour manifester la solidarité de tous les diocèses de France avec le diocèse de Paris, les cloches de toutes les cathédrales de France sonneront demain mercredi à 18h50, heure du début de l’incendie à Notre-Dame.”

Tất cả chuông các nhà thờ chính tòa sẽ vang lên vào ngày mai, Thứ Tư, 17 tháng Tư

Vụ hỏa hoạn tại Nhà thờ Đức Bà ở Paris là một cú sốc vượt xa phạm vi người Công Giáo nước ta.

Để thể hiện tình đoàn kết của tất cả các giáo phận của Pháp với giáo phận Paris, chuông của tất cả các nhà thờ chính tòa của Pháp sẽ vang lên vào ngày mai thứ Tư lúc 18 giờ 50 phút, thời điểm bắt đầu vụ cháy tại nhà thờ Đức Bà.


Source:Eglise Catholique en France
 
Tuyên bố của phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc về vụ hỏa hoạn tại Nhà thờ Đức Bà Paris
Đặng Tự Do
17:10 17/04/2019
Sáng 16 tháng Tư, phát ngôn viên phủ tổng thống Hoa Kỳ đã đưa ra thông cáo báo chí sau đây về vụ hỏa hoạn tại Nhà thờ Đức Bà Paris.

Sáng nay, Tổng thống Donald J. Trump, thay mặt người dân Mỹ, đã gửi lời chia buồn tới Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp trước sự tàn phá của vụ hỏa hoạn tại Nhà thờ Đức Bà Paris.

Hoa Kỳ đứng bên cạnh các công dân Pháp, thành phố Paris và hàng triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới là những người đã tìm kiếm sự ủi an trong cấu trúc mang tính biểu tượng đó. Ngôi nhà thờ chính tòa này đã phục vụ như một ngôi nhà tinh thần trong gần một thiên niên kỷ, và chúng tôi rất buồn khi chứng kiến thiệt hại gây ra cho kiệt tác kiến trúc này.

Notre Dame sẽ tiếp tục phục vụ như một biểu tượng của Pháp, bao gồm tự do tôn giáo và dân chủ.

Pháp là đồng minh lâu đời nhất của Hoa Kỳ, và chúng tôi ghi nhớ với những tấm lòng biết ơn tiếng chuông của nhà thờ Đức Bà vào ngày 12 tháng 9 năm 2001, trong sự nhìn nhận long trọng đối với cuộc tấn công bi thảm ngày 11 tháng 9 trên đất Mỹ. Những tiếng chuông đó sẽ lại vang lên.

Chúng tôi sát cánh với Pháp ngày hôm nay và cung cấp các hỗ trợ của chúng tôi trong việc phục hồi biểu tượng không thể thay thế này của nền văn minh phương Tây. Nước Pháp muôn năm!


Source:The White House
 
Đức Thánh Cha cám ơn những người lính cứu hỏa đã liều mạng để cứu Nhà thờ Đức Bà
Thanh Quảng sdb
17:35 17/04/2019
Đức Thánh Cha cám ơn những người lính cứu hỏa đã liều mạng để cứu Nhà thờ Đức Bà

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ những tâm tư của Ngài gần gũi với người dân Paris và toàn nước Pháp, trong nỗ lực quyên góp cho việc tái thiết Nhà thờ Đức Bà cùng với các nỗ lực khắp nơi trên thế giới.
Tiếp xúc với những người hành hương Pháp có mặt tại buổi triều yết chung vào thứ Tư vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cám ơn những người đã liều mạng để cứu nhà thờ Đức Bà khi ngọn lửa tàn bạo bộc phá Nhà thờ Đức bà tại Paris.
Đức Thánh Cha bày tỏ lòng cảm phục biết ơn của toàn thể Giáo hội đối với những người đã làm tất cả những gì họ có thể, thậm chí dám hy sinh ngay cả tính mạng của họ để cứu Vương cung thánh đường nổi tiếng này.
Đức Thánh Cha cho biết Ngài rất sửng sốt và đau xót trước những thiệt hại do ngọn lửa tàn phá gây ra: Cây tháp được xây vào thế kỷ 12 cùng với toàn bộ mái nhà thờ đã sụp đổ.
Những người lính cứu hỏa đã can đảm đưa Mình Thánh và một số thánh tích cũng như bảo vật như Vương miện mạo gai của Chúa, áo khoác dài của Vua Thánh Louis và phần lớn các tranh phẩm nghệ thuật được đưa ra khỏi đám cháy cách an toàn. Các nhà chức trách coi vụ cháy này là một tai nạn.

Đức Thánh Cha tiếp điện thoại với Tổng thống Macron
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi điện thoại và chia sẻ với Tổng thống Emmanuel Macron hôm thứ ba, Ngài bày tỏ sự hiệp thông với mọi người dân Pháp quốc. Ngài nói: “Tôi hiệp thông gần gũi với tất cả quí quốc”.
Tôi nguyện xin Mẹ Maria ban phước lành cho quí quốc và phù trợ cho công cuộc tái thiết sắp tới. Ngài cũng kêu gọi những người hành hương trong cuộc triều yết cầu nguyện cho công cuộc tái thiết gia sản chung này hầu làm sáng danh Chúa.

Kêu gọi hỗ trợ
Sự quyên góp tái thiết lại Vương cung Thánh đường Đức bà đang được vận động, chỉ sau 48 tiếng kêu gọi đã thu được gần 1 tỷ Euro rồi.
Chính phủ Pháp, chủ sở hữu Nhà thờ, đang thiết lập một Văn phòng đón nhận và quản trị tiền quyên góp. Đặc phái viên phụ trách về các Di sản Văn hóa Pháp, bà Stephane Bern, cho biết những đóng góp đến từ cả các tín hữu và các đại gia Công Giáo.
Bà Barbara Jatta, người đứng đầu Bảo tàng viện Vatican, nói với hãng Reuters rằng các nhân viên, các nhà sử học và phục chế nghệ thuật của bà sẵn sàng làm bất cứ điều gì có thể để hỗ trợ...
Tổng thống Macron cam kết sẽ hoàn thành công cuộc khôi phục lại Vương cung Thánh đường Đức Bà trong 5 năm, nhằm hoàn tất vào đúng thời điểm Thế vận hội năm 2024 tại Paris.
 
Phép lạ tỏ tường tại Notre-Dame de Paris sẽ khiến nhiều tâm hồn Pháp được Phục sinh trong Tuần Thánh này
Đặng Tự Do
18:52 17/04/2019
15 đến 30 phút phù du trước khi vô phương cứu chữa

Thông tấn xã AP trong bản tin chiều thứ Tư 17 tháng Tư cho biết ngọn lửa hôm thứ Hai đã phá vỡ cảnh quan vĩ đại của Paris, phá hủy mái nhà, khiến gác chuông sụp đổ và khiến nhiều người Pháp quay cuồng vì sững sờ.

Bộ trưởng nội vụ Laurent Nunez nói với các phóng viên tại hiện trường rằng nếu chậm hơn từ 15 đến 30 phút thì nhà thờ chính tòa vô phương có thể cứu được. Trong 15 đến 30 phút phù du đó lính cứu hỏa đã bất ngờ chuyển bại thành thắng, từ hoang mang bi quan đến tin tưởng lạc quan.

Lúc 8.50 tối France 2 đưa tin Notre-Dame “có thể không cứu được”. Trích dẫn lời một quan chức tại Bộ Nội vụ Pháp, France 2 báo cáo “Lính cứu hỏa có thể không thể cứu nổi Notre-Dame”. Giám đốc sở cứu hỏa Jean-Claude Gallet nói rằng không rõ liệu đám cháy có thể được dập tắt hay không và có gây ra nhiều sự hủy hoại hay không.

“Nếu ngôi nhà thờ này sụp đổ, bạn có thể tưởng tượng thiệt hại sẽ nghiêm trọng như thế nào” ông nói.

Trong khi đó, anh chị em giáo dân Paris đổ xô đến hiện trường cầu nguyện tha thiết hơn nữa.

Đến 10 giờ tối, thị trưởng Paris Anne Hidalgo nói các nhân viên cứu hỏa bắt đầu lạc quan, họ có thể cứu vãn các tòa tháp chính của nhà thờ. Giám đốc sở cứu hỏa Jean-Claude Gallet cũng xác nhận cấu trúc của nhà thờ Đức Bà đã được cứu và ngọn lửa chưa lan sang phía bắc.

Trong chương trình “Notre-Dame de Paris: Le jour d'après” – “Nhà thờ Đức Bà Paris: Một ngày sau”, cha Phillipe Marsset, tổng đại diện của giáo phận Paris nhận xét rằng “Phép lạ tỏ tường tại Notre-Dame de Paris sẽ khiến nhiều tâm hồn Pháp được Phục sinh trong những ngày này.”

Thật là thích hợp để nhắc nhớ rằng trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, khi Giáo Hội tưởng niệm những giây phút cuối cùng khi Chúa Giêsu tiến gần đến cái chết, khi sức sống và sức mạnh của Ngài đang cạn kiệt dần, bài Phúc Âm tường thuật cho chúng ta cuộc đàm thoại giữa Chúa Giêsu và một trong hai người tội phạm cùng bị đóng đinh với Ngài mà truyền thống thường gọi là người “trộm lành”, người đã hoán cải trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời.

“Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi nhé!”

Rồi có tiếng đáp lại của Chúa Giêsu, nhanh chóng và như một lời thì thầm: “Hôm nay anh sẽ ở với tôi trên nước Thiên Đàng”

Trong ngày đau khổ và đớn đau này, hai người bị đóng đinh ấy không nói gì khác, nhưng vài lời thốt lên từ trong cổ họng khô kiệt của họ vang dội đến ngày nay. Những lời này còn tiếp tục vang dội như một dấu chỉ của hy vọng và ơn cứu độ cho những ai đã phạm tội nhưng cũng đã tin và tín thác ngay cả trước đường biên cuối cùng của cuộc đời.

Khi chúng ta, những người quay lưng lại với Thiên Chúa, quay lại với Ngài, Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta ngay cả trước đường biên cuối cùng của 15 đến 30 phút phù du.

Lượng định các thiệt hại

Một số lượng chưa rõ các đồ tạo tác và tranh vẽ đã bị tiêu hủy và cây đại phong cầm chính với gần 8,000 ống cũng bị hư hại.

Nhưng các bức tường của nhà thờ, tháp chuông và các cửa sổ kính màu hình tròn nổi tiếng nhất tại điểm thu hút khách du lịch mạnh nhất của Pháp vẫn còn nguyên vẹn.

Hình ảnh từ bên trong nhà thờ cho thấy những bức tường mênh mông vẫn đứng sừng sững, cùng với những bức tượng vẫn còn nguyên vẹn và một cây thánh giá vàng lấp lánh phía trên bàn thờ.

Tuy nhiên, sàn nhà được bao phủ trong đống đổ nát từ mái nhà rơi xuống và ngập đầy nước trong khi các phần của vòm trên đỉnh nhà thờ đã sụp đổ.

Bộ trưởng nội vụ Laurent Nunez nói với các phóng viên tại hiện trường rằng công việc nhằm bảo đảm an toàn cho cấu trúc này sẽ tiếp tục cho đến ngày thứ Năm, để lính cứu hỏa có thể tìm kiếm các đồ tạo tác và tác phẩm nghệ thuật còn lại.

“Mặc dù có một số điểm yếu, nhưng cấu trúc 850 năm tuổi đã được cứu, nhìn chung, mọi thứ còn lại là OK”, ông nói thêm.

Di tản các báu vật

Trong khi hàng ngàn người dân Paris và khách du lịch đứng sững sờ nhìn ngọn lửa kinh hoàng nhấn chìm nhà thờ chính tòa thân yêu của họ, và lực lượng cứu hỏa đã cố gắng cứu càng nhiều càng tốt kho báu của nhà thờ.

Các lính cứu hỏa đã hình thành một chuỗi người ở nơi xảy ra thảm họa để sơ tán càng nhiều cổ vật càng tốt, Những báu vật này sau đó được đưa đến tòa thị chính Paris và viện bảo tàng Louvre.

Một lính cứu hỏa bị thương trong vụ cháy, tại thời điểm khi tính mạng của ngôi nhà thờ chính tòa thu hút 13 triệu khách du lịch ghé thăm mỗi năm đang trong tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc.

Xây dựng lại nhà thờ chính tòa trong 5 năm

Trong một diễn văn gởi quốc dân đồng bào hôm 16 tháng Tư, tổng thống Macron tuyên bố quyết tâm theo đuổi một kế hoạch phục hồi nhanh chóng trong vòng 5 năm, bất kể một số chuyên gia ước tính sẽ phải mất hàng thập kỷ.

Tổng thống Macron nhận xét rằng thảm họa này đã cho thấy khả năng có thể huy động toàn dân Pháp đoàn kết với nhau như thế nào.

Các cam kết trị giá khoảng 700 triệu euro (tương đương 790 Mỹ Kim) đã được thực hiện từ các tỷ phú và doanh nghiệp Pháp để khôi phục kiệt tác kiến trúc Gothic này.

Tổng thống Macron nói ông muốn thấy việc xây dựng lại nhà thờ sẽ được hoàn thành vào thời điểm Paris đăng cai Thế vận hội Olympic năm 2024.

“Chúng ta sẽ xây dựng lại nhà thờ đẹp hơn nữa và tôi muốn nó sẽ được hoàn thành trong vòng năm năm,” ông Macron nói từ điện Elysee. “Và chúng ta có thể làm được.”

Macron nói rằng trận hỏa hoạn bi thảm này đã làm nổi bật điều tốt nhất ở một quốc gia bị chia rẽ và kể từ tháng 11 đã bị rung chuyển bởi những cuộc biểu tình bạo lực đôi khi chống lại sự cai trị của ông.

“Lịch sử của chúng ta không bao giờ dừng lại và chúng ta sẽ luôn có những thử thách để vượt qua,” ông thêm.


Source:France 24
 
Truyền Thông và Nhà Thờ Notre-Dame
Vũ Văn An
23:08 17/04/2019
Đám cháy tàn bạo ở Nhà Thờ Notre-Dame đã được dập tắt sau khi gây ra một thiệt hại vật chất kinh hoàng. Lần đầu tiên trong lịch sử chính trị và tôn giáo của thế kỷ này, một đám cháy Nhà Thờ đã được cả thế giới theo dõi một cách đầy xúc động, khiến cho giới truyền thông thế giới cũng phải tường thuật một cách hết sức cảm kích, như một thảm kịch cho nhân loại nói chung.



Những người có liên hệ tới Nhà Thờ Notre-Dame rơi lệ là điều đương nhiên, vì họ cảm thấy một phần đời họ dường như cũng đã bị ngọn lửa tàn bạo thiêu rụi. Bản thân chúng tôi cũng từng dành mấy buổi ban mai, lúc hừng đông mới ló, để chụp các cửa kính mầu cùng khắp chung quanh ngôi thánh đường cổ kính, một bài giáo lý khổng lồ cho những giáo dân không học thời Trung Cổ lẫn thế hệ mê mẩn hình ảnh thời nay. Rất may, phần lớn cửa kính mầu ấy, theo tin tức đăng tải, đã được cứu vãn.

Dự án tái thiết đã được chính thức khởi diễn với lời cam kết của Tổng Thống Macron: “Chúng ta sẽ tái thiết Nhà Thờ Notre-Dame, một chiến dịch lạc quyên thế giới sẽ khởi sự ngay ngày hôm sau”. Cho đến nay, theo tin báo chí, qũy tái thiết đã lên đến hơn nửa tỷ đồng Euro và lời kêu gọi đã được đưa ra mời gọi các kiến trúc sư quốc tế tham gia chiến dịch. UNESCO, Cơ quan Văn hóa Liên Hiệp Quốc, tức cơ quan quản trị các Di Sản Thế Giới, trong đó, tất nhiên có Nhà Thờ Notre-Dame, đã tuyên bố “sẽ sát cạnh với nhân dân Pháp” trong chiến dịch này. Tổng Thống Trump vừa đoan hứa với Đức Giáo Hoàng và Tổng Thống Macron sẽ dành "các chuyên viên danh tiếng của chúng tôi cho việc trùng tu và xây dựng” ngôi thánh đường này.

Đài BBC nhấn mạnh tới một khía cạnh khác của “việc trùng tu và xây dựng” trên khi tường thuật cuộc phỏng vấn tại chỗ với một đoàn viên một ca đoàn tới cầu sông Seine dâng lời ca tha thiết khẩn xin Mẹ Chúa Trời phù hộ ngôi thánh đường vốn được dâng kính ngài từ hơn 800 năm nay. Đoàn viên này nói rằng, như Đức Tổng Giám Mục Aupetit đã nói, Nhà thờ sẽ được tái thiết và đức tin sẽ được tái sinh. Dĩ nhiên, không chỉ trong trái tim anh mà trong trái tim con người hiện đại nói chung.

Niềm lạc quan trên được phát biểu lúc ngọn lửa vẫn còn đang bừng bừng trên nóc Nhà Thờ Notre-Dame chỉ có thể hiểu được trong khung cảnh Tuần Thánh lúc người Công Giáo và người Kitô Giáo nói chung đang chuẩn bị cùng Thầy Chí Thánh bước từ Thập Giá tới vinh quang Phục Sinh.

Trên VietcatholicNews, Phan du Sinh cho phổ biến bài “The Church in ruins” của Cha Ed Tomlinson viết về biến cố hỏa hoạn này hình như không nhấn mạnh nhiều tới khía cạnh lạc quan ấy. Cha Tomlinson viết rất đúng: “... Các thiệt hại cho di sản Kitô giáo của Pháp đã lan rộng và tàn phá kể từ đầu năm. Các phương tiện truyền thông chính thống dường như không có xu hướng đưa tin về nó nhiều nhưng nhiều nhà thờ đã bị đốt cháy và phạm thánh trên khắp nước Pháp bởi những kẻ thù với đức tin. Vào tháng Ba, Nhà thờ St. Sulpice ở Paris đã bị hư hại do hỏa hoạn. Vào tháng Hai, cây thánh giá trung tâm ở Nhà thờ Notre-Dame des Enfants ở Nimes đã bị vấy bẩn bằng phân người và nhà tạm bị cạy ra để ném Mình thánh vào đống rác hôi thối. Cùng tháng đó, Nhà thờ Thánh Alain ở Lavaur đã bị hư hại bởi hỏa hoạn cùng với khoảng 20 nhà thờ khác trên khắp nước Pháp. Ngoài ra, các bức tượng đã bị đập vỡ và các nhà tạm bị phá huỷ để xúc phạm đến Mình thánh Chúa. Mỗi một trường hợp phá hoại đáng buồn này đã chạm đến chính con tim của đạo Công Giáo ở Pháp”.

Cả việc Tổng Thống Macron có thể có chiều hướng khác trong cố gắng “tái thiết” mà thực ra là “tân thiết” Nhà Thờ Notre-Dame theo cung cách “hiện đại” cũng là điều đáng lo ngại. Đáng lo ngại cả đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Cho nên trong điện văn gửi Đức Tổng Giám Mục Aupetit, Đức Phanxicô nói rằng: “Tôi ... bày tỏ hy vọng rằng, nhờ công trình tái thiết và sự huy động tất cả mọi người, nhà thờ chính tòa Đức Bà này có thể tái trở thành bảo vật đẹp đẽ giữa lòng thành phố, dấu chỉ đức tin của những người xây dựng, nhà thờ mẹ của giáo phận Đức Cha, và là gia sản kiến trúc và tinh thần của Paris, của nước Pháp và của nhân loại”. Ngài nhấn mạnh tới tính “bảo vật” và “gia sản” của nó.

Nhưng liệu hai đặc tính ấy có quan thiết bằng “đức tin tái sinh” hay không? Hình như không quan thiết bằng. Người ta hy vọng rằng nhờ biến cố này, nhiều người sẽ như Charles Lewis, một người Gia Nã Đại, tự mô tả mình “Tôi thờ Nữ Thần Lý Trí, cho đến ngày gặp được Thiên Chúa của Lòng Xót Thương tại Nhà Thờ Notre-Dame”. Thiên Chúa Xót Thương này không ngự ở tòa tháp (spire) cho bằng ở trong tòa giải tội, điều đã kéo chú ý của Lewis sau khi anh từ toà tháp đi xuống!

Và do đó, cũng đúng như Cha Tomlinson đã viết “Thảm họa thường mang đến điều tích cực bất ngờ”. Điều bất ngờ ấy chính là mối xúc động chân thành của bất cứ người nào từng biết đến địa danh Notre-Dame de Paris khi nó bốc cháy và tòa tháp vời vợi của nó sụp đổ dưới sức nóng tàn bạo của hỏa hào. Tổng Thống Macron nói rất đúng: kể cả những người chưa bao giờ bước chân vào đó. Có thể nói thêm: cả những người vì lý do này hay lý do nọ không thích bước vào đó. Điều bất ngờ nữa là giới truyền thông thế giới. Đúng như Cha Tomlinson viết trước đây truyền thông ít khi tường thuật về các vụ cháy nhà thờ, kể cả Nhà Thờ St Sulpice, vốn là nhà thờ lớn thứ hai của Paris.



Và điều trên đã khiến Clemente Lisi, giáo sư báo chí tại King’s College, đặt câu hỏi “If churches keep getting vandalized in France, should American news outlets cover the story?” (Nếu các nhà thờ tiếp tục bị phá hoại ở Pháp, các cơ quan tin tức của Hoa Kỳ có nên tường thuật câu truyện hay không?) trên https://www.getreligion.org/getreligion/2019/4/10/is-it-a-story-if-french-churches-are-vandalized.

Dĩ nhiên là ông trả lời: nên, nên tường thuật, một điều mà cũng như Cha Tomlinson, ông cho rằng từ trước đến nay, báo chí Hoa kỳ khá lơ là. Như tờ New York Times chẳng hạn không hề đề cập tới vụ hỏa họan xẩy ra cho Nhà Thờ St Sulpice. Nhưng đến Nhà Thờ Notre-Dame, thì họ không thể làm ngơ được nữa. Tờ này, cũng như mọi cơ quan truyền thông của Hoa Kỳ, đã nói đến vụ hỏa họan tại Notre-Dame một cách đầy thương cảm, ngay ở tựa đề bài báo: “Fire Mauls Beloved Notre-Dame Cathedral in Paris” (Lửa bầm dập Nhà Thờ Chính Tòa Yêu Dấu Notre-Dame ở Paris).

Họ viết: “Nhà thờ chính tòa Notre-Dame, biểu tượng vẻ đẹp và lịch sử của Paris, đã thành sẹo bởi ngọn lửa lớn vào chiều tối Thứ Hai khiến tòa tháp mảnh mai của nó sụp đổ, làm thâm tím bầu trời Paris đầy khói và làm nản lòng một kinh thành vừa được vực dậy sau nhiều tuần lễ biểu tình bạo động.

“Cảnh tượng các ngọn lửa phóng ra từ mái gỗ của nhà thờ chính tòa – tòa tháp của nó rực đỏ rồi biến thành gần như một đống than – làm ngỡ ngàng hàng ngàn khách bàng quan tụ tập dọc bờ sông Seine và đứng chật cứng ở công trường gần Tòa Đô Chính, thở dốc, lấy tay che miệng trong kinh hoàng và lau vội nước mắt tuôn rơi".

Pierre Guillaume Bonnet, một giám đốc tiếp thị 45 tuổi, phát biểu: “giống như thể mất đi một thành viên trong chính gia đình mình. Với tôi, thật nhiều kỷ niệm đã cột chặt trong nó”.

Họ nhắc lại lời của Tổng Thống Macron: “Đây là nơi chúng ta đã sống mọi khoảnh khắc vĩ đại của chúng ta, tâm chấn đời chúng ta. Nó là nhà thờ chính tòa của mọi người Pháp” (thực ra, theo France Vight Quatre, có tờ báo Tây Ban Nha còn gọi nó là nhà thờ chính tòa của cả Âu Châu, và căn cứ vào phát biểu của UNESCO, phải nói nó là nhà thờ chính tòa của mọi con người trên thế giới từng mang nợ nền văn minh Pháp Công Giáo).

New York Times nhận định “là viên ngọc qúy của kiến trúc Gôtích Trung Cổ xây từ các thế kỷ 12 và 13, Notre-Dame là một địa mốc không những đối với Paris, nơi nó an vị vững chắc nhưng duyên dáng ở chính trung tâm kinh thành (báo La Croix gọi nó là trái tim thành phố: le Coeur en Cendres), mà còn đối với toàn thế giới. Nhà thờ chính tòa được vào khoảng 13 triệu người viếng thăm hàng năm”.



New York Times tiếp tục tường thuật: khi lửa bùng lên từ Notre-Dame, “Du khách và cư dân cùng đứng im lặng, lấy điện thoại ra gọi cho người thân. Các người Paris có tuổi bắt đầu khóc, than thở sao bảo vật quốc gia của họ lại có thể bị hủy một cách nhanh chóng như thế”.

“Jean-Louis Martin, 56, quê ở Dijon, miền Đông nước Pháp, hiện đang làm việc tại Đại Học Genève, thở dốc khi thấy ngọn lửa bùng lên. Ông nói “Nó làm tôi đau lòng. Không còn lời nào để nói. Thật kinh hoàng”. Pierre-Eric Timovillas, 32 tuổi, thảm não hơn “Paris bị chặt đầu”.

Linh mục Edward W. Schmidt, Dòng Tên, viết trên America ngày 16 tháng Tư, ví Notre-Dame như thỏi nam châm thu hút người Công Giáo. “Nhưng cả các du khách nữa, các cá nhân thuộc các tín ngưỡng khác hay không có tín ngưỡng nào, tò mò vì nghệ thuật và lịch sử của nó, vẻ tráng lệ của nó và cả mầu nhiệm của nó nữa. Thật dễ tin rằng rất ít các du khách này không xúc động trước đức tin từng đã tưởng nghĩ, xây dựng và bảo trì nơi này sống động qua nhiều thế kỷ”.

Cha nhắc lại chuyện cách nay 20 năm, vở nhạc kịch “Notre-Dame de Paris”, dựa trên các trước tác của văn hào Victor Hugo, đã được trình diễn tại Paris, sau đó, trình diễn khắp Âu Châu. Trong vở kịch này, người ca sĩ đã hát rằng “Đã đến thời các nhà thờ chính tòa, khi thế giới bước vào thời đại mới”. Anh hát tiếp: các nghệ sĩ vô danh “in rock and in rhymes” (bằng đá và vần điệu) đã tạo nên thời đại họ. Họ dựng cao những cây cột tỏa thành những vòng cung nhọn nâng đỡ các mái thánh đường cao vút. Họ “muốn trèo lên tới tận các vì sao, viết chuyện họ vào kiếng và đá”. Josh Groban đã viết thành bài ca bất hủ của anh bằng tiếng Pháp trong cuốn album “Stages”.

Cha nhận định: “Họ xây dựng không phải chỉ là một ngôi nhà; nó còn là nghệ thuật, chuyện kể và sự sống. Họ đã sống cả đời cử hành đức tin của họ, đức tin của gia đình họ, của các thành phố họ. Nhờ thế, họ chia sẻ đức tin ấy với các thế hệ tương lai. Ở Paris, điều này đã tiếp diễn trong 850 năm nay”.

Linh mục Gerald O’Collins thì nhắc lại vở kịch “Murder in the Cathedral” của T. S. Eliot, trong đó, Thánh Thomas à Becket, khi thấy những kẻ giết mình tiến vào Nhà Thờ Chính Tòa, đã lớn tiếng hô “Hãy mở then cửa! Hãy mở rộng các cửa! Tôi không muốn thấy nhà cầu nguyện, nhà thờ của Chúa Kitô, đền thánh, trở thành một pháo đài... Nhà thờ sẽ phải rộng mở, cho cả các kẻ thù của chúng ta. Hãy mở rộng cửa!”.

Và ở cuối vở kịch, ca đoàn phụ nữ hát rằng: “vì bất cứ khi nào một vị thánh đã ở, bất cứ khi nào một vị tử đạo đã hiến máu mình vì máu Chúa Kitô, ở đấy là đất thánh, và sự thánh thiện sẽ không rời khỏi. Dù nhiều đội quân đã dẵm nát nó, dù khách du đến với sách hướng dẫn nhìn nó soi mói”.

Cái chết của ngài biến nhà thờ chính tòa Canterbury thành một trung tâm hành hương muôn thuở.

Cha có nhắc đến Paul Claudel và giờ kinh Phụng Vụ ông tình cờ tham dự ở Notre-Dame de Paris năm 1886, lúc “trái tim ông được đánh động và ông tin”.

Trên đây, chúng tôi có nhắc đến Charles Lewis với bài “Tôi thờ Nữ Thần Lý Trí, cho đến ngày gặp được Thiên Chúa của Lòng Xót Thương tại Nhà Thờ Notre-Dame”. Theo cha O’Collins, Nữ Thần Lý Trí chính là nữ thần được Cách Mạng Pháp đặt tại Notre-Dame. Bức tượng đó mất lâu rồi khi Lewis viếng thăm Notre-Dame.

John Allen thì ví biến cố Notre-Dame với biến cố 11 tháng 9, lúc Tòa Tháp Đôi ở New York sụp đổ trong biển lửa. Lúc ấy, báo chí thế giới đồng loạt chạy hàng tít ít nhiều có nghĩa “Nay chúng ta hết thẩy đều là người Hoa Kỳ”, có ý nói: tấn công vào Tòa Tháp Đôi không chỉ tấn công vào Hoa Kỳ mà là vào chính nền văn minh. Ngày nay cũng thế, trước trận hỏa hào ở Notre-Dame làm sụp tòa tháp Gôtích của nó, người Công Giáo nói chung đều muốn nói “Nay chúng ta hết thẩy đều là người Paris”. Thực vậy, Notre-Dame đã “vượt lên trên mọi quốc tịch và văn hóa”.

Allen nhắc đến tính “vượt lên trên” đó bằng việc thuật lại vị Hồng Y quá cố Jean-Marie Lustiger, cựu Tổng Giám Mục Paris, người từ Do Thái Giáo trở lại Công Giáo, từng nói rằng mặt tiền Notre-Dame trưng bầy tượng của 28 vị vua Do Thái, như một cách các nhà thiết kế bầy tỏ lòng biết ơn cộng đồng Do Thái ở Paris đã hỗ trợ tài chánh cho việc xây dựng nguyên thủy.



Allen cũng tường thuật lời tuyên bố của Tổng Thống Ba Lan Andrzej Duda: “Tôi xác tín rằng việc tái thiết Nhà Thờ Chính Tòa (Notre-Dame) có thể trở thành một biểu tượng của việc xây dựng lại Âu Châu trên các nền tảng chân thực, lịch sử, Do Thái – Kitô Giáo của nó”.

Thiển nghĩ không chỉ Âu Châu mà thôi mà là khắp chốn, ít nhất trong hàng ngũ Công Giáo hoàn cầu. Cũng nên nhớ, Notre-Dame hiện là sở hữu của nước Pháp. Chính phủ Pháp hàng năm chi ra khoảng 2 triệu Euro để bảo trì nó. Tuy nhiên, trong tâm thức, nó là một phần của gia bảo nhân loại.

Associate Press đánh đi một bài viết cảm kích của Danica Kirka và Elaine Ganley: “Trong một hành vi đoàn kết và hy vọng đột xuất, người Paris và du khách...cùng đến với nhau để cầu nguyện cho Notre-Dame... Ngọn lửa đang vùi giập Notre-Dame đem ký ức và sầu buồn đến người khắp thế giới đã từng nhìn hoặc mơ được thấy ngôi nhà thờ nổi tiếng vì các lính canh được tạc vào ống máng và vị trí của nó trong lịch sử văn chương”.

Trong chiều hướng tái sinh đức tin, Ross Douthat, một bỉnh bút của New York Times, người mà báo giới vẫn xếp vào hàng Công Giáo bảo thủ, cho rằng “Notre-Dame của Paris là một tòa kỷ niệm giờ phút hết sức chiến thắng của tổng hợp Công Giáo: nền văn hóa Trung Cổ, cuộc phục hưng trước Phong Trào Phục Hưng, vừa có tính Rôma vừa có tính Đức, nhưng cả hai được Kitô giáo biến đổi, nền văn minh lai giống mới hiện thân trong sự ngổn ngang trùm phủ, phức tạp, nhưng hết sức rực rỡ của nhà thờ chính tòa”.

Thế kỷ 21 của Công Giáo đang thiếu một tổng hợp như trên. Douthat thú thực ông thuộc phe bảo thủ chỉ sợ Kitô giáo cấp tiến kết cục giống như nhà thờ chính tòa sau trận hỏa hào: chỉ hoành tráng ở bên ngoài mà bên trong thì rỗng tuếch. Ông cũng sợ một “chiến thắng” của bảo thủ sẽ biến Giáo Hội thành một nhà thờ chính tòa vĩ đại nhưng với người ngoài chỉ là một bảo tàng viện!

Ông ước mong mọi người Công Giáo “nhìn lại xem tổ tiên ta đã làm gì và xét xem làm điều ấy lại, xây dựng lại có nghĩa gì, để có thể để lại một điều gì đó sẽ tồn tại cả hàng nghìn năm mà vẫn có những người đàn ông và đàn bà đứng hát ‘Salve Regina’ (Lạy Nữ Vương) ở bên ngoài các bức tường xây theo hình thập giá, như người dân Paris làm tối nay khi Notre-Dame bị thiêu rụi”.
 
Top Stories
Saigon: 43 jeunes catéchumènes baptisés avant Pâques
Églises d'Asie
03:53 17/04/2019
Publié le 17/04/2019 - Alors que la communauté catholique vietnamienne se prépare à célébrer les fêtes pascales, quelques dizaines de jeunes catéchumènes vietnamiens ont été baptisés au cours du carême, au bout de plusieurs mois d’accompagnement. Tous les ans, durant le carême, les pères rédemptoristes de Ho-Chi-Minh-Ville organisent plusieurs formations de catéchisme pour les enfants, les adultes, les couples et les catéchumènes. Cette année, plusieurs milliers de Vietnamiens ont pris part aux retraites spirituelles et aux temps de prière organisés par les prêtres dans plusieurs paroisses de l’archidiocèse.

En cette semaine sainte, 43 jeunes vietnamiens ont été accueillis par la communauté catholique de Ho-Chi-Minh-Ville (Saïgon), dans le sud du pays, dont 23 ont été baptisés le 12 avril dans la paroisse de Tan Viet. Ces trois derniers mois, en particulier durant le temps du carême, ces jeunes ont pris part à des enseignements approfondis sur la catéchèse et la foi chrétienne. Durant leur cheminement de foi, les catéchumènes ont reçu le soutien spirituel de tous les paroissiens, qui les ont invités à devenir les outils de l’évangélisation de la société. Durant la célébration de leur baptême, le père Dominique Vu Ngoc Thu, vicaire de Tan Viet, leur a confié: « Après avoir reçu les ensedurant le ignements du catéchisme et de l’Évangile, vous avez reconnu l’amour de Dieu. Vous êtes venus jusqu’à lui pour le suivre et témoigner de son amour dans le monde. » À l’issue de la célébration, les nouveaux baptisés ont remercié les prêtres, les catéchistes et les fidèles qui les ont formés et qui les ont accompagnés dans la prière.

Tous les ans, carême, les pères rédemptoristes de Ho-Chi-Minh-Ville organisent plusieurs formations de catéchisme pour les enfants, les adultes, les couples et les catéchumènes. Cette année, des milliers de Vietnamiens ont pris part aux retraites spirituelles et aux temps de prière organisés par les prêtres dans plusieurs paroisses de l’archidiocèse. Beaucoup de membres de la communauté catholique ont également pris part aux nombreuses œuvres de charité qui ont été lancées. Près d’un millier d’enfants ont ainsi participé à une retraite organisée du 8 au 10 avril, dont une vingtaine qui faisaient partie d’un groupe de 29 catéchumènes, baptisés le 7 avril par les rédemptoristes. « Aujourd’hui, après avoir reçu les sacrements du baptême et de la confirmation, vous avez compris que le signe des chrétiens est le signe de la Croix », leur a confié le père Joseph durant la célébration. « Ce signe est le signe de l’amour de Dieu pour nous. Vous, catéchumènes, devez toujours apprendre à vivre selon la Parole de Dieu, pour le suivre et apporter l’Évangile à tous nos frères et sœurs. »

(Églises d'Asie - le 17/04 /2019, Avec Ucanews, Ho-Chi-Minh-Ville)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ truyền dầu 2019 tại giáo phận Ban Mê Thuột
Vũ Đình Bình
09:01 17/04/2019
Sáng nay, 17.4.2019, tất cả linh mục trong giáo phận đều quy tụ về Nhà thờ Long Điền dâng thánh lễ với Đức Giám Mục. Đông đảo Tu sĩ nam nữ, Chủng sinh, Ứng sinh… và trên 6000 giáo dân Phước Long, Đồng Xoài cũng về hiệp thông, tham dự.

Từ muôn phương ta về đây sánh vai lên đường,

đường đưa ta đi lên đền Chúa ta.

Lòng hân hoan ta hòa chung tiếng hát nhịp nhàng,

vui hát mừng mừng danh Chúa cứu độ ta.

Tiến tiến bước lên đền, đền thánh của Người.

Cất tiếng hát vui lên dân thánh của Người.

Tiến tiến bước loan truyền hồng ân của Chúa Trời

ta hát mừng tình thiên thu Chúa ta.


Xem Hình

Hòa cùng lời ca nhập lễ, 8g00, đoàn rước bắt đầu di chuyển từ phòng Hội Chung tiến vào Thánh đường trong tiếng nhạc hùng tráng của Hội kèn đồng, Hội trống.

Khi mọi người đã an vị, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột, mời gọi cộng đoàn hiệp ý với ngài trong Thánh lễ Truyền Dầu, ngài nói: “Sáng nay, thay vì tại nhà thờ Chính Tòa, hầu hết các linh mục đang phục vụ trong giáo phận và đại diện mọi thành phần dân Chúa, đều qui tụ về xung quanh Giám mục Giáo phận, tại ngôi nhà thờ giáo xứ Long Điền, hạt Phước Long, để cử hành Thánh lễ làm phép Dầu. Điều này cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của sự hiệp thông trong Giáo Hội.

Thánh Lễ Truyền Dầu cũng còn có mục đích tưởng niệm việc Chúa lập bí tích Truyền Chức Thánh, tái diễn hy lễ của Chúa Kitô trên Thánh giá, tha tội cho muôn dân, v.v... Vì Giám mục cũng như linh mục đều được chia sẻ chức linh mục duy nhất của Chúa Kitô, nên sáng nay, tất cả các linh mục trong giáo phận được kêu mời về đồng tế với Giám mục của mình, để tỏ tình hiệp thông hiệp nhất giữa Giám mục và linh mục, cũng như giữa các linh mục với nhau.”

Đức Cha cũng diễn giải về ý nghĩa của ba loại Dầu Thánh được thánh hiến trong lễ truyền Dầu:

+ Dầu Thánh hiến (SC: Sanctum Chrisma) là dầu có pha thuốc thơm và dùng trong ba bí tích có ghi ấn tín: được xức cho các tân tòng trong Bí Tích Rửa Tội, cho các kitô-hữu trong Bí Tích Thêm Sức, cho các Linh mục trong Bí Tích Truyền Chức. Dầu này còn được dùng để cung hiến bàn thờ và nhà thờ.

+ Dầu Dự tòng (OS: Oleum Sanctum hay Oleum Catechumenorum) được xức cho các dự tòng trước khi Rửa Tội, để qua việc xức dầu này, Hội Thánh xin Chúa ban sức mạnh cho các dự tòng biết chống lại tội lỗi và sự ác.

+ Dầu bệnh nhân (OI: Oleum Infirmorum) để xức cho các bệnh nhân. Hội Thánh xin Chúa xoa dịu thân xác các bệnh nhân, viếng thăm và làm cho các bệnh nhân được vững mạnh trong đức tin và niềm hy vọng, giải thoát và làm thuyên giảm những đau đớn, phù trợ những người chăm sóc, cứu thoát bệnh nhân, ban sự sống và sức khoẻ cho họ.

Chia sẻ sau bài Phúc Âm Lc 4, 16-21: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi”. Đức Cha Vinh Sơn diễn giải về tình trạng và sứ mạng của người được xức dầu. Lời Chúa hôm nay được ứng nghiệm, Chúa Giêsu khẳng định lời tiên tri Isaia nói về chính Ngài. Ngài xuất hiện như người đại diện của Nước Trời. Vương quốc của Ngài được thiết lập dựa trên nền tảng chăm sóc và yêu thương. Đức Cha Vinh Sơn mời gọi linh mục đoàn thực thi sứ vụ Loan báo Tin Mừng bằng đời sống chứng tá; kiên trì trong Đức Tin như những viên đá sống động. Xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho các linh mục chu toàn trách nhiệm mục tử của mình cách vô vị lợi.

Sau bài chia sẻ, Đức Giám Mục kêu gọi các Linh mục lặp lại lời tuyên hứa ngày nhận chức Thánh trước mặt cộng đoàn dân Chúa, đồng thời xin cộng đoàn cầu nguyện cho các linh mục luôn ý thức về những bổn phận phải thi hành trong cuộc sống bản thân cũng như các công việc mục vụ, cố gắng từ bỏ chính mình để gắn bó với Chúa Kitô, nỗ lực trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa mỗi ngày để mang lại nhiều lợi ích hơn cho các linh hồn.

Qua Thánh lễ Truyền Dầu, Giáo Hội cũng kêu mời giáo dân cầu nguyện cho các Linh mục, Giám mục, và tích cực cộng tác với các ngài. Tham dự lễ Truyền Dầu, chúng ta cảm tạ Chúa về bí tích xức dầu bệnh nhân cũng như tất cả những bí tích khác mà Chúa đã thiết lập để ban cho chúng ta như những phương thế hữu hiệu hầu đạt được ơn cứu độ.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 9g30. Các bình Dầu đã làm phép và thánh hiến được phân chia vào các bình nhỏ để các linh mục lãnh nhận mang về giáo xứ của mình dùng vào việc cử hành các bí tích trong suốt Năm Phụng Vụ.

Hôm nay, kỷ niệm ngày Chúa thiết lập chức linh mục, xin ban cho các linh mục có trái tim thuộc trọn về Chúa, có trái tim biết yêu bằng tình yêu dâng hiến, một trái tim đủ lớn để chứa được mọi người và từng người, nhất là những ai nghèo khổ, bị bỏ rơi. Xin cho các linh mục sống thánh thiện, say mê Thiên Chúa và say mê con người, hy sinh đời mình để bảo vệ đoàn chiên và dẫn đưa chúng con đến với Chúa là Nguồn Sống thật.

Chúng con cảm tạ Chúa đã cho mọi tín hữu được tham dự vào chức linh mục phổ quát của Chúa Giêsu, khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, nhờ đó hy lễ cứu độ được tái diễn mọi nơi mọi lúc. Xin Chúa chúc lành cho chúng con, giúp chúng con tham dự các nghi thức Tuần Thánh thật sốt sắng để có thể đón nhận niềm vui vinh quang Phục Sinh.
 
Một vài tâm tình trong ngày giới trẻ TGP Huế tĩnh tâm mùa chay 2019.
Maria Thủy Tiên
15:30 17/04/2019
Giữa những lo toan, bộn bề của cuộc sống, công việc, học tập, gia đình...luôn lôi kéo chúng ta chạy theo thời gian, chảy theo dòng đời xô bồ mà nhiều lúc chúng ta quên đi khoảng thời gian và không gian để tìm gặp Chúa, tìm gặp anh chị em trong một bầu khí thánh thiêng, sốt sắng.

Hằng ngày, chúng ta luôn tìm cơ hội để gặp nhau, hẹn hò nhau qua những cuộc vui chơi, ăn nhậu giải trí ngoài đời, nhưng để tìm gặp nhau, hẹn nhau đi đến một cuộc gặp gỡ mang chiều kích thiêng liêng thật là hiếm hoi! Bởi thế, có câu:

“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao”

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Và hôm ngày Chúa Nhật Lễ Lá (14/04/2019), nơi vắng vẻ thường ngày của Trung tâm mục vụ TGP Huế đã được các bạn trẻ từ các Giáo Hạt trong Tổng giáo phận tìm về, để cùng nhau gặp gỡ và sống bầu khí tĩnh tâm mùa Chay.

Xem Hình

Hiện diện trong ngày gặp gỡ, giới trẻ mỗi giáo xứ, giáo hạt đều có một màu áo đồng phục riêng đã góp phần làm cho vườn hoa giới trẻ mang nhiều màu sắc, tuy nhiên màu sắc chúng ta hướng đến trong ngày gặp gỡ hôm nay chính là màu đỏ- Màu của Tình yêu, của máu và của lửa Thần Khí, màu ngày Chúa Nhật Lễ Lá...để cùng nhau: Trước hết, tưởng niệm cuộc vào thành Giêrusalem long trọng của Chúa Giêsu trước khi Người chịu khổ hình và chết. Tiếp đến, tôn kính Chúa Kitô là Vua.Và cuối cùng nhắc cho chúng ta biết sống trên đời là phải đối đầu với đau khổ.

Với chủ đề: “Lạy Cha, xin tha cho họ”(Lc 23,24). Đó là lời cầu nguyện của Chúa với Cha trên trời. Trong cơn đau đớn tột cùng của thân xác và của tâm hồn, đối diện với những đám lính vừa đóng đinh Ngài, và trong sự hiện diện của đám đông đi theo Ngài trên đường thương khó, Chúa Giê-su vẫn lên tiếng cầu nguyện với Cha trên trời. Và giờ đây, dưới sự hướng dẫn xét mình của Cha Đaminh Phan Hưng, trong cơn đau đớn của tội lỗi chính mình, bản thân thưa lên rằng: “Lạy Chúa, xin tha cho con”.

Trước khi bắt đầu Thánh lễ, nếu ai đó để một chút, chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh gần gũi của Đức Tổng Giuse tay cầm gậy, người mặc phẩm phục 3-4 lớp áo dày giữa trời trưa nóng 32¬¬¬¬¬¬ độ C đi bộ từ Tòa giám mục sang và vội vã bước lên những bậc cấp cầu thang của Hội trường Trung tâm mục vụ Giáo phận để chủ tế Thánh lễ Lá cho các bạn trẻ.

Sự hiện diện của Ngài đã làm cho bầu khí của ngày gặp gỡ thêm phần trang trọng và cảm nhận được sự nâng đỡ, yêu thương của vị Cha chung đối với lớp trẻ. Ngoài những lời giáo huấn, chia sẻ trong Thánh lễ, Ngài còn dặn dò các bạn trẻ phải biết ơn Cha đặc trách Giới trẻ, Cha Giám đốc Trung tâm mục vụ, quý Cha thành viên trong ban mục vụ giới trẻ...và những người đã góp phần nên ngày gặp gỡ hôm nay. Đồng thời cũng cám ơn ca đoàn Avê Maria Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam đã hy sinh thời gian để đến dâng lời ca tiếng hát trong Thánh lễ.

Ngài cũng không quên nhắc các bạn trẻ trước lúc ra về phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trả lại hiện trường như ban đầu cho Trung tâm mục vụ và trên đường về phải giữ an toàn, đi đường cẩn thận “đến nơi đến chốn”.

Trong dịp tĩnh tâm mùa Chay năm nay, lần đầu tiên Cha Đaminh Lê Đình Du, quản xứ Giáo xứ Phường Đúc hiện diện với giới trẻ trong vai trò thuyết giảng về đề tài giáo lý “DOCAT”- là quyển cẩm nang dành cho giới trẻ Công Giáo, hướng dẫn cách thức sống để thay đổi chính mình, thay đổi xã hội xung quanh và xây dựng một nền văn minh tràn đầy yêu thương dưới học thuyết xã hội Công Giáo, như lời Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Cha mơ về một thế hệ Kitô hữu mới- một triệu bạn trẻ sẽ trở thành chứng nhân sống động cho Giáo huấn xã hội”.

Kết thúc đề tài chia sẻ, Cha Đaminh đã đưa ra những câu hỏi gần gũi với thực tế đời sống thường ngày của các bạn trẻ, được các bạn chia thành từng nhóm theo giáo Hạt, thảo luận và trình bày một cách sôi nổi, nhiệt tình.

Trong những giờ phút cuối ngày, các bạn cùng nhau chung tay đóng góp những hy sinh của mùa Chay qua chương trình “hạt gạo tình thương” để hướng đến những người nghèo, những hoàn cảnh khó khăn tại giáo xứ Khe Sanh vào ngày 5/5/2019 sắp đến.

Trải qua những giờ phút “nghiêm túc”, “căng thẳng” đối diện chính mình, với Chúa, các bạn lại cảm thấy thoải mái tâm hồn khi hòa mình vào những vũ điệu sinh hoạt vui nhộn, quên đi cả cái nóng, cái mệt đang thấm đẫm vào mình.

Chương trình sinh hoạt gói gọn trong một ngày, có lẽ chúng ta còn chưa thoát ra khỏi con người ủ ê, chưa giãi bày hết được những tâm tư, tâm tình của mình, nhưng qua những giờ lắng nghe và chia sẻ với nhau đã phần nào đã giúp chúng ta có một ngày gặp gỡ ý nghĩa, nối kết tình huynh đệ giữa các giáo xứ, giáo hạt lại với nhau.

Nhìn lại lòng mình, lại một lần nữa sống trong Mùa Chay thánh, cả bạn và tôi chắc rằng sẽ mang những khát khao muốn làm một điều gì đó, ít là sẽ thay đổi bản thân, hầu mong đền bù những lầm lỗi, thiếu sót trong những thời gian qua và sống bác ái, sống sẻ chia với mọi người. Nhưng có lẽ đó cũng chỉ là những ý niệm, những mong muốn...như mọi năm...mà thôi!.

Tuy nhiên, mong muốn đó được tiếp sức và cụ thể hóa khi chúng ta quyết tâm tìm gặp Chúa qua Lời của Ngài, qua Thánh lễ và các Bí tích, cũng như những con người chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống thường ngày...giúp chúng ta được đánh động và muốn đáp lại lời mời gọi sống yêu thương trong Mùa Chay thánh. Như lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong sứ điệp mùa Chay 2019 đã viết “Chúng ta đừng để cho thời cơ ân sủng này trôi qua một cách vô ích! Chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa giúp chúng ta đặt ra cho mình một con đường của sự hoán cải thực sự. Chúng ta hãy bỏ lại sau lưng thói ích kỷ và chỉ tự quan tâm đến bản thân mình, và hướng đến Cuộc Vượt qua của Chúa Giêsu”.

Kết thúc ngày gặp gỡ mọi người ra về, trả lại vẻ đẹp mỹ quang, khung cảnh yên tĩnh cho Trung tâm mục vụ Giáo phận và mang theo những tâm tình, những cảm nghiệm riêng của bản thân mình về một niềm vui nồng nhiệt, niềm vui hiệp thông, niềm vui được làm Kitô hữu, niềm vui đức tin, và nhất là niềm vui hoán cải trong Mùa Chay này giúp mỗi người cảm thấy được gần gũi với Chúa và với tha nhân hơn.

Cầu chúc mọi người sống Tuần Thánh thật sốt sắng, cùng kết hiệp với Chúa Giêsu trong mầu nhiệm Khổ Nạn và Phục Sinh của Người.

Maria Thủy Tiên
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Khủng hoảng lãnh đạo ở Việt Nam
Phạm Trần
20:47 17/04/2019
Cuộc khủng hoảng lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam đã bắt đầu từ khi có tin Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bị tai biến mạch máu não, tuy nhẹ, nhưng phải cấp cứu tại bệnh viện trong chuyến thăm Kiên Giang trong hai ngày 13 và 14/04/2019.

Đảng và chính phủ Việt Nam không chính thức xác nhận mà cũng không phủ nhận tin ông Trọng bất ngờ ngả bệnh lúc đang chỉ đạo các lãnh đạo và cán bộ Tỉnh Kiên Giang, nhưng các mạng Xã hội ở Việt Nam đã mau chóng vào cuộc đưa tin chi tiết chưa bao giờ nhanh như thế.

Các Nhà báo tự do đã kể chuyện các Bác sỹ chuyên khoa của bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn được triệu hồi khẩn cấp xuống Kiên Giang chẩn bệnh, trước khi đồng ý để chiêc Trực thăng đặc biệt chở ông về bệnh viện Chỡ Rẫy chữa tiếp qua đêm 15/04 (2019). Sau đó, với sự đồng ý của đội Bác sỹ của Ban Bảo vệ sức khỏe lãnh đạo từ Hà Nội vào chăm sóc, ông Trọng đã được máy bay chở về Hà Nội ngày 16/4 (2019) để các Bác sỹ theo dõi tiếp.

Lý do tin lớn này bị Ban Tuyên giáo che kín vì Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước (Luật số 29/2018/QH14) , ban hành ngay 15/11/2018, có khoản cấm ghi tại Điều 7 đối với “Thông tin bảo vệ sức khỏa lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.”

Vì vậy, nhiều người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài đã đổ xô đi tìm “tin ông Trọng bệnh thật hay không bệnh” trên các báo “lề Dân” nên không khí hoang mang đã lên cao trong dự luận.

Tuy nhiên, đứng trước “tin sét đánh” này, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng (người con cưng ngoại vi của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt), có tin nói, đã khẩn cấp bay vào Sài Gòn thăm sức khỏe ông Trọng, đồng thời chỉ thị kiểm soát thông tin để không bị lộ ra ngoài.

GIẤU MÀ HỞ

Tuy nhiên, trong khi ông Trọng đã kết thúc bất ngờ chuyến thăm và làm việc tại Kiên Giang, và đang nằm ở Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 15/4 (2019) thì báo-đài nhà nước, quan trọng nhất là báo điện tử của Trung ương đảng, báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, VietNamNet , VNExpress, TTXVN (Thông tấn xã Việt Nam), Đài Tiếng nói Việt Nam, VOV (Voice of Vietnam), Thanh Niên v.v… tiếp tục đăng lại bản tin của các phóng viên tường thuật các hoạt động trong hai ngày (13 và 14/04/2019) của ông Trọng tai Kiên Giang.

Tỷ dụ như TTXVN viết:”Trong hai ngày (13-14/4), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thăm, làm việc tại tỉnh Kiên Giang, về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh đến nay, trọng tâm là năm 2018 và ba tháng đầu năm 2019; phương hướng nhiệm vụ từ nay đến hết nhiệm kỳ.

Sáng 14/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Kiên Giang; nghe Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 đến nay….”

Thống tấn xã của Chính phủ viết tiếp:” Trước đó, chiều 13/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang như Công ty cổ phần gỗ MDF VRG Kiên Giang (thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam) tại Khu công nghiệp Thạnh Lộc, huyện Châu Thành; Công ty Trung Sơn (thuộc Công ty cổ phần thực phẩm Trung Sơn), tại xã Trung Hóa, huyện Kiên Lương.

Tiếp đó, sau khi thăm thực địa khu nuôi tôm công nghiệp quy mô lớn, thăm nhà máy chế biến thực phẩm của Công ty Trung Sơn tại xã Trung Hóa, huyện Kiên Lượng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với ban lãnh đạo, nghe báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

(Tường thuật của Nguyễn Sự-Huy Hải (TTXVN/Vietnam)

Như vậy là đã có một “khoảng trống thông tin” giữa cuộc họp “làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Kiên Giang” của ông Trọng vào buổi sáng ngày 14/04 cho đến sáng ngày 16/04 (2019) là khi chuyên cơ chở ông Trọng, được nói rời Sài Gòn về Hà Nội.

Điều này cho thấy, nếu ông Trọng vẫn mạnh khỏe sau buổi làm việc với cán bộ Tỉnh Kiên Giang thì ông đã về Hà Nội từ chiều 14/4 (2019), hay thăm đâu đó chứ không có chuyện báo chí nhà nước lại im hơi lặng tiếng như thế.

Ngoài ra, cũng ngạc nhiên như “đổ thêm dầu vào lửa” cho truyện ông Nguyễn Phú Trọng cháy to lên khi báo đài nhà nước được lệnh, từ ngày 15/4 (2019) đồng loạt đăng toàn bộ chùm ảnh “Tổng bí thư, Chủ tịch nước làm việc tại Kiên Giang” .

Càng thấy lạ khi việc đăng ảnh này kéo dài cho đến ít nhất ngày 16/04 trên một số báo, hai ngày sau khi ông Trọng đã rời khỏi Kiên Giang. Đây là một việc làm “rất không bình thường”, so với các chuyến đi thăm các cơ sở và địa phương của người đứng đầu đảng và nhà nước.

Vì vậy việc làm này không ngoài mục đích “cải chính” tin của “báo lề dân” nói rằng ông Trọng ngã bệnh bất ngờ khi thăm Kiên Giang, nhưng ngược lại cũng không khỏi gây nghi ngờ “nếu không có lửa thì làm sao có khói” ?

CHUYỆN TRƯỚC MẮT

Dù đúng hay chưa được xác nhận sức khỏe ông Trọng 75 tuổi có vấn đề, nhưng nó xẩy ra vào lúc ông tập trung trí tuệ làm hai việc quan trọng nhất trong sự nghiệp chính trị cuối đời của ông.

Đó là: chuẩn bị cho chuyến thăm Hoa Kỳ lịch sử của ông đã được dự trù trong năm nay, theo lời mời của Tổng thống Donald Trump.

Có nhiều đồn đoán ông Trọng muốn hoàn tất 3 việc với ông Trump:

- Đạt thỏa thuận “Hợp tác chiến lược” với Mỹ để bảo đảm an ninh và sự thịnh vượng bền vững cho Việt Nam, tăng lên từ “Hợp tác toán diện”, phần lớn đặt trọng tâm vào hợp tác kinh tế-thương mại.

-Muốn Mỹ nhìn nhận Việt Nam có “nền kinh tế thị trường” để được hưởng ưu tiên thuế nhẹ cho các mặt hàng Việt Nam xuất cảng sang Mỹ.

-Mua vũ khí, máy bay và tầu chiến của Mỹ với những ưu đãi đặc biệt đối với vị trí chiến lược ở Biển Đông của Việt Nam và bàn cờ chiến lược Quốc phòng của Mỹ ở Á Châu và Ấn Độ Dương.

Nhưng quan trọng hơn, đối với ông Trọng là làm sao tổ chức thành công Đại hội đảng XIII, dự trù tháng 01/2021, trong đó có việc tìm người kế nhiệm, nếu thật sự ông không muốn thay Điều lệ đảng để được ứng cử nhiệm kỳ thứ 3 như đang có tin truyền miệng trong đảng.

Sở dĩ có lời đồn đoán này vì Điều lệ đảng không cho phép một Tổng Bí thư giữ ghế hơn hai nhiệm kỳ (10 năm), nhưng lại rục rịch có chuyện sửa đổi Điều lệ đảng được bàn tán nơi này nơi kia từ một năm qua.

CÓ AI KHÁC SÁNG GIÁ ?

Nhưng liệu với số tuổi 75 và mới có “tin đồn bị tai biến mạch máu não” ở Kiên Giang ngày 14/04/2019, ông Trọng có khả năng hồi phục để ra ứng cử hay nhận đề cử ?

Vì theo Quy định 89-QĐ/TW ngày 04/08/2017 thì ông Trọng phải có “đủ sức khỏe”.

Như vậy, sau ông Trọng có ai sáng giá để thay ông, khi ông quyết định nghỉ hưu ?

Sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời và ông Đinh La Thăng vào tù, Bộ Chính trị khóa XII còn lại 17 người, nhưng lại có thêm ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư bị ốm dài hạn, dù vẫn giữ ghế nhưng đã thôi làm việc từ vài năm qua, nên chỉ còn lại 16 người.

Trong số này, nổi trội nhất có 3 Ủy viên gồm:

- Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng, sinh ngày 20/07/1954 tại Quảng Nam.

-Phạm Minh Chính, sinh ngày 10/02/1958 tại Thanh Hóa, Trung tướng Công an, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

-Trần Quốc Vượng, sinh ngày 05/02/1953 tại Thái Bình, Thường trực Ban Bí thư (người thay Đinh Thế Huynh)

Người thứ tư, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), sinh ngày 12/06/1953 tại Trà Vinh, là người ôn hòa, được nói là hiền lành nhưng thiếu cương quyết và được coi như thân Tây phương, và là người “của mọi người” nên khó được chọn.

Vậy liệu thành phần nhận sự 4 người đang được xầm xì to nhỏ, sau tin ông Trọng lâm bệnh, có cơ may gỡ rối cho bàn cờ chính trị khỏi bị rơi vào khủng hoảng hay không thì còn phải chờ, vì Ủy ban Văn kiện Đảng khóa XIII vẫn chưa hoàn tất nhiệm vụ lấy ý kiến các địa phương.

Dù sao thì gánh nặng lo cho Đại hội đảng XIII vẫn thuộc về ông Trọng, dù ông có muốn hay không. Nhưng tương Việt Nam lại không thuộc về ông mà của người dân đang muốn thoát ra khỏi gông kìm Cộng sản.

Vì vậy, căn bệnh hiểm nghèo nếu có của ông Trọng mà gây ra cuộc khủng hoảng chính trị để làm lợi cho âm mưu đánh chiếm Việt Nam của Trung Quốc thì ông sẽ là người bị lên án trước toàn dân. -/-

Phạm Trần

(04/019)

 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Vị Trí - Ý Nghĩa Tổng Quát
Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS
10:39 17/04/2019
“Hãy Nâng Tâm Hồn Lên” Vị Trí - Ý Nghĩa Tổng Quát

Ngày 08/11/2017, trong bài giảng thứ Tư hàng tuần ở quảng trường thánh Phêrô (Vatican),Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chỉ trích những kẻ lạm dụng công nghệ, cụ thể là điện thoại di động, trong Thánh lễ. Ngàinhấn mạnh về tầm quan trọng của việc phải toàn tâm toàn ý tham dự Thánh lễ khi phát biểu rằng các vị chủ tế nói “hãy nâng tâm hồn lên”, chứ không nói “hãy giơ cao điện thoại lên để chụp ảnh”. Ngài bày tỏ rằng mình vô cùng buồn lòng khi dâng Thánh lễ ở quảng trường thánh Phêrô hoặc trong Vương cung Thánh đường, và phải chứng kiến cả rừng điện thoại mọc lên bên dưới, nơi các tín hữu đang đứng. Không chỉ giáo dân mà nhiều linh mục và cả giám mục cũng làm như thế. Làm ơn! Thánh lễ không phải là một sô diễn!.

Để tránh thực hành xấu xí vừa nêu, đồng thời giúp cho việc cử hành và tham dự phụng vụ Thánh lễ được trang nghiêm sốt sắng hơn, chúng ta cùng nhau tìm hiểu lịch sử và ý nghĩa của cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” (Sursum Corda) từ thời các giáo phụ cho đến thời kỳ sau Công đồng Vatican II.

VỊ TRÍ TRONG THÁNH LỄ HIỆN NAY

Câu “Hãy nâng tâm hồn lên” (Sursum Corda) thuộc về lời kinh Tiền tụng của Thánh lễ vốn gồm 3 lần đối đáp:

• Khi bắt đầu Kinh nguyện Thánh Thể, vị chủ tế sẽ dang tay khởi xướng [hát hoặc đọc] lần đối đáp thứ I : “Chúa ở cùng anh chị em”. Cộng đồng đáp: “Và ở cùng [thần khí] cha” (hai cụm từ này không có gì đặc biệt trong lần đối đáp này vì được sử dụng nhiều lần trong cử hành phụng vụ như một lời chào truyền thống của nghi lễ Rôma, chẳng hạn khi vị tư tế bắt đầu Thánh lễ, trước khi công bố Tin Mừng và trước khi giải tán dân chúng.

• Sau đó là lần đối đáp thứ II, chủ tế đọc/ hát tiếp: “Hãy nâng tâm hồn lên” đồng thời nâng hai tay cao lên. Cộng đồng đáp: “Chúng con đang hướng về Chúa”.

• Tiếp đến là lần đối đáp thứ III, chủ tế vẫn dang tay và đọc/hát tiếp: “Hãy tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta”. Cộng đồng đáp: “Thật là chính đáng”.

Ngài vẫn dang tay tiếp tục đọc lời kinh Tiền tụng. Kết thúc kinh Tiền tụng, ngài chắp tay lại, cùng với mọi người đang đứng, hát hoặc đọc rõ tiếng: “Thánh ! Thánh ! Chí Thánh !” (QCSL, số 79b, 148).

Ý NGHĨA TỔNG QUÁT

Ba lần đối đáp này có một số chức năng phụng vụ khác nhau. Trong cuốn sách của mình The Mass of the Roman Rite, Jungmann lưu ý như sau:

Lời tung hô thuộc dạng này rất phù hợp với việc làm nên Hội Thánh và bản chất phụng tự của Hội Thánh. Chính cộng đồng Hội Thánh, như một tổ chức với những vị được ủy quyền hợp pháp từ trên là linh mục và giám mục, thủ lãnh của cộng đoàn, khát mong chúc tụng Chúa. Chỉ qua Đức Giam mục thì Hội Thánh mới có thể hành động, điều này được củng cố bằng sự thừa nhận của Hội Thánh. Tuy nhiên, về phần mình, tư tế không ước muốn xuất hiện trước nhan Chúa như một người khẩn cầu lẻ loi, đúng hơn như một phát ngôn viên của cộng đoàn. Vì thế, nhờ cuộc đối thoại vào giây phút long trọng này của Thánh lễ, khi Kinh nguyện Thánh Thể được bắt đầu và hy lễ sắp được trình bày, thì cộng đoàn gắn chặt với một phương cách diễn tả đặc biệt. Đồng thời, có một sự biểu tỏ của việc làm chứng cho chính mình thế nào cũng như triển nở ra sao và đó là hành động mà cộng đoàn Kitô hữu đảm trách.

Do đó, như Hiến chế Phụng vụ Thánh đòi hỏi, lần đối đáp “Hãy nâng tâm hồn lên” có chức năng lôi kéo các tín hữu lại với nhau để họ có thể hòa nhập cùng với vị tư tế trong việc tiến dâng hy lễ của Chúa Kitô. Điều này cũng gồm luôn cả những chi thể khác trong Nhiệm Thể Chúa Kitô. Từng người đều được kêu mời để nâng tâm hồn mình lên với Chúa. Cuộc đối thoại cũng phục vụ như một phương thế mà các tín hữu dùng để tán thành hành động thánh sắp diễn ra trên bàn thờ. Cuối cùng, phẩm gía của của cuộc đối thoại này chỉ như một lời dẫn nhập nói cho chúng ta biết về tầm quan trọng của Kinh nguyện Thánh Thể được cử hành.

Jungmann còn đi xa hơn nữa, ông phát triển ý tưởng này: mục đích của các lần đối đáp diễn tả ý nghĩa của Lễ Quy sắp được cất lên:

Đang khi kinh nguyện thuộc về chủ tế hay kinh nguyện chung đều được dẫn trước bởi tập tục chào hỏi và lời mời: “Chúng ta hãy cầu nguyện” (Oremus), thì Kinh nguyện tuyệt vời lại biểu dương tầm quan trọng cao độ trong hình thức ngày càng phổ biến của phần dẫn nhập. Sau lời chào, có một lời mời gọi không đơn giản chỉ là một lời cầu nguyện, một “oratio”, nhưng còn là lời kinh cảm tạ “Hãy tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta”. Trước nó, có một lời mời trịnh trọng khác nữa “Hãy nâng tâm hồn lên”. Trong cả hai trường hợp, dân chúng không hề bị ngó lơ theo kiểu họ thuộc về chỉ câu “Chúng ta hãy cầu nguyện”, thật ra họ được ban cho một lời đáp đồng quy: ““Chúng con đang hướng về Chúa”, “Thật là chính đáng”.

Một nơi khác trong phụng vụ cũng sử dụng toàn bộ những lời đối đáp này là trong phần Phụng vụ Ánh sáng diễn ra vào đêm Vọng Phục sinh. Tại đây, cuộc đối thoại được theo sau bởi một lời nguyện theo dạng kinh Tiền tụng. cuộc đối thoại này không chỉ nói đến tầm quan trọng của hành động theo sau, mà còn bày tỏ ra bên ngoài Nhiệm thể Chúa Kitô nữa.

Hai thời khắc này, Phụng vụ Ánh sáng và Kinh nguyện Thánh Thể, là hai trường hợp trong đời sống của Hội Thánh nói lên một cách thâm sâu nhất sự hợp nhất của toàn thể Hội Thánh trong Thân Mình Mầu nhiệm.

Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS
 
Văn Hóa
Thăm thành Sihanouk và nhận xét về Tình hình Tôn giáo tại Campuchia
Lm John Trần Công Nghị
03:39 17/04/2019
Thăm thành Sihanouk và nhận xét về Tình hình Tôn giáo tại Campuchia

Campuchia trước đây gọi là Căm Bốt chắc chắn nổi tiếng nhất đối với các ngôi đền Angkor Wat, một kỳ quan của thế giới và là biểu tượng của Campuchia và văn minh Chàm. Tuy nhiên một thành phố cảng ở miền Nam Căm Bốt đang phát triển thần tốc nhờ vào đầu tư của Trung Cộng và có tiềm năng kinh tế khá tốt đó là thị trấn Sihanoukville ở ven biển nhỏ nhưng nhộn nhịp. Được đổi tên vào năm 1964 để vinh danh vua Norodom Sihanouk. Sihanoukville đã được tách ra khỏi rừng rậm vào cuối những năm 1950 để tạo ra cảng nước sâu đầu tiên và duy nhất của Campuchia. Bên cạnh việc là cảng chính, Sihanoukville còn là một khu nghỉ mát bên bờ biển nổi tiếng với những bãi biển nhiệt đới xinh đẹp, nổi tiếng với cát trắng và cảnh quan hoang sơ.

Xem hình thăm chùa Wat Krom và cảnh thành phố ngày 13/4/2019 (internet chậm chưa đưa hình lên được

Xem hình thăm chùa Wat Leu tháng 12, 2018

Thăm thành Sihanouk

Theo cuộc điều tra dân số năm 2008 của Campuchia thì dân số thành Sihanouk vào khoảng 89.846 cư dân và tong đó có khoảng 66.700 người sống ở trung tâm đô thị

Chúng tôi đã dành trọn ngày 13/4 /2019 tại thành Sihanouk để thăm: Chùa Wat Krom, Đài chiến sĩ trận vong, chùa Wat Leu (mà 4 tháng trước đây cũng đã thăm), sau đó đi thăm chợ trung tâm thành phố giống như chợ Bến Thành nhưng xô bồ và chật chội hơn. Sau cùng đi Khu nghỉ mát Sokha Beach Resort cạnh bãi biển.

Chúng tôi bắt đầu bằng chuyến viếng thăm chùa Wat Krom, nằm trên một ngọn đồi nhìn ra biển. Ngôi đền được bao quanh bởi nhiều bảo tháp và ảnh hưởng của người Khmer thể hiện rõ nét ở những con rắn Naga được trang trí phức tạp trên các lối đi. Mái chùa trang trí rất giống chùa Thái Lan.

Tiếp đến di thăm ngôi đền Wat Leu màu pastel, được biết đến với những bức tranh phức tạp mô tả cuộc đời của Đức Phật. Tại đây, có nhà tu luyện cho các thiếu niên tu sĩ trẻ mặc áo cà sa vàng hoặc nâu đỏ (theo lệ thiếu niên trẻ người Cambot và tu chùa 1 hay 2 năm).

Dừng lại để chụp ảnh tại Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong của thành phố, trước khi lái xe đến một khu chợ địa phương với những màn hình đầy màu sắc của cá, gia cầm, đường cọ, trái cây nhiệt đới, hoa, vải và đồ thủ công.

Khu nghỉ mát ở bãi biển Sokha Beach Resort đáng yêu, được bình chọn là một trong những khách sạn mới tốt nhất thế giới do tạp chí Condé Nast Traveller bình chọn. Đi dạo trên bãi biển cát trắng dài hàng dặm của khách sạn, với làn nước trong vắt và thảm thực vật tươi tốt. Thưởng thức bữa trưa buffet hải sản nướng tại khu nghỉ mát.

Sihanoukville còn được gọi là "Kampong Som" (tiếng Khmer:), là một thành phố ven biển ở Campuchia và là thành phố thủ phủ của tỉnh Sihanoukville, ở cuối một bán đảo về phía tây nam trên vịnh Thái Lan. Thành phố có dân số khoảng 89.800 người và khoảng 66.700 người ở trung tâm đô thị vào năm 2008. Sihanoukville là thành phố tương đối trẻ, phát triển song song với việc xây dựng Cảng tự trị Sihanoukville, bắt đầu vào năm 1955, là cửa ngõ của đất nước để buôn bán đường biển quốc tế trực tiếp và không bị hạn chế. Cảng nước sâu duy nhất ở Campuchia bao gồm một nhà máy dầu khoáng và một cơ sở hậu cần vận tải. Kết quả là, thành phố phát triển để trở thành một trung tâm thương mại, thương mại, vận tải và sản xuất quy trình quốc gia hàng đầu.

Nhiều bãi biển và các hòn đảo gần đó khiến nó trở thành khu nghỉ mát bên bờ biển hàng đầu của Campuchia với số lượng khách quốc gia và khách du lịch quốc tế tăng lên đều đặn từ cuối thế kỷ 20. Do sự đa dạng về kinh tế, môi trường tự nhiên của khu vực và tiềm năng giải trí, ngày càng có nhiều cư dân nước ngoài đến nghỉ và vì thế nó trở thành một trong những trung tâm dân số năng động và đa dạng về văn hóa

Ngành du lịch vẫn không đáng kể so với nước láng giềng Thái Lan. Tương lai của Sihanoukville sẽ được xác định chủ yếu bởi khả năng quản lý cân bằng thành công của chính quyền nhằm bảo vệ và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên một mặt và sự cần thiết phát triển đô thị và nội địa, tăng số lượng khách, mở rộng cơ sở hạ tầng, khu vực công nghiệp.

Mặc dù là điểm đến hàng đầu bên bờ biển, sau nhiều thập kỷ chiến tranh và biến động, thị trấn và cơ sở hạ tầng của nó vẫn rất khác biệt và không ấn tượng về mặt kiến trúc. Các vấn đề về cơ sở hạ tầng vẫn tồn tại, đặc biệt liên quan đến cấp nước và điện, trong khi các cơ sở y tế tiêu chuẩn quốc tế vẫn còn hạn chế.

Sihanoukville cũng phải đối mặt với những thách thức liên quan đến tội phạm, an ninh và an toàn với thành phố thường là tâm điểm của các vụ bê bối liên quan đến tội phạm có tổ chức nghiêm trọng, tội phạm nhỏ và tham nhũng.

Trong những năm gần đây, Sihanoukville đã chứng kiến mức đầu tư chưa từng có của Trung Quốc vào thành phố với nhiều sòng bạc đã được mở ra khắp thành phố. Về mặt nhân khẩu học, thành phần dân tộc của thành phố đã thay đổi với hàng ngàn công nhân Trung quốc, nhà phát triển và nhà đầu tư ở Trung Cộng Đại lục định cư trong thành phố, điều này có gây phẫn nộ cho người dân địa phương. Các biển báo tiếng Quan thoại đang ngày càng thay thế các biển báo tiếng Khmer và tiếng Anh trong thành phố và tội phạm dưới hình thức bạo lực say rượu và tội phạm có tổ chức đang gia tăng. Sihanoukville là một trong những thành phố lớn trong Sáng kiến “Một vành đai Một con đường” của Trung Quốc.

Nhìn chung về tình hình Tôn giáo tại Campuchia:

Lời mở đầu: Ở Việt Nam có rất ít tín hữu Hồi giáo do vậy đa số dân chúng không biết nhiều về tôn giáo này. Riêng đối với người Công Giáo Việt Nam thì có biết sơ qua đại khái là từ thế kỷ 7 khi Hồi giáo do giáo chủ Mahomet thành lập ở Trung Đông và đã có những xung khắc rất lớn và xẩy ra chiến tranh kinh hoàng. Hai bên thôn tính lẫn nhau. Quân Hồi giáo đã thành công chiếm các nước Công Giáo như không những miền Trung Đông mà còn sang cả tận Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Hậu quả là các Vua Công Giáo lập đạo quân Thánh Chiến sang chiếm lại Thánh Địa. Tàn sát kinh hồn, nhưng không mấy ai hiểu thấu giáo lý Hồi giáo ra sao. Tưởng đã là chuyện xa vời, dần rơi vào dĩ vãng. Đàng khác trong những thế kỹ tiếp theo từ XII đến XIX không có truyền thông và giao tế đi lại khó khăn nên ít ai biết rõ lịch sử đã sang trang như thế nào.

Đùng một cái biến cố 9/11 quân khủng bố lấy danh nghĩa Hồi giáo đánh vào Tòa Tháp Đôi ở New York. Dân chúng khắp nơi bàng hoàng đưa ra câu hỏi: Tại sao người theo Hồi giáo lại bạo động như vậy! Trên thực thế đạo Hồi Islam có nghĩa là Hòa bình?! Từ đó cuộc chiến do Mỹ và các đồng minh đánh vào Iran, Iraq, Afaganistan, Palestine… không chỉ trên bình diện ý thức hệ mà còn là chiến tranh dành lẽ phải bảo vệ tự do…

Cũng qua đó người ta mới giác ngộ ra rằng: Hồi giáo là tôn giáo có số tín hữu đông nhất thế giới và một cách nào đó chủ trương là thế giới phải thuộc về Allah và dưới luật Shia của Hồi giáo. Tín hữu Hồi giáo sẵn sàng tử vì đạo, dù có phải mang bom tự sát giết nhiều người! đó là con đường gần nhất để được thưởng phúc Thiên Đàng.

Một sự thật khác về phương diện địa lý cũng cho thấy rằng: Hồi giáo không chỉ ở Trung Đông hay Ai cập, nhưng là một số các quốc gia Á châu cũng theo Hồi giáo mạnh mẽ như Indonesia (nước có dân số Hồi giáo đông nhất hoàn cầu), rồi Malaysia, Pankistan, Afaganistan, các nước Trung Á, và ngay cả miền Nam Thái Lan giáp Malaysia.

Chuyến thăm viếng Đông Á lần này tháng 4 năm 2019 và tháng 12/ 2018 trước đây cũng nhằm tìm hiểu thêm về các tôn giáo tại vùng Đông Á đang chung sống và ảnh hưởng lẫn nhau ra sao.

Tình hình tôn giáo mà cúng tôi đã trình bày qua 2 quốc gia Singapore và Malaysia -- nơi đa số dân chúng là Hồi giáo – xem ra có tính cách hài hòa hơn là vùng Trung Đông. Lý do có thể là vì tình hình chính trị và thuộc địa mấy thế kỷ qua tạo ra, và cũng có thể là tâm tính người Á châu ôn hòa hơn. Đang khi đó Hồi giáo vùng Đông Á không tránh khỏi việc phải sống chung với các tôn giáo lâu đời hơn trong vùng như Phật giáo, Lão giáo và Đạo thờ Ông Bà.

Giờ đây cuộc hành trình của chúng tôi trong vùng Đông Á Châu có thể nói là vùng đất Phật hay miền tôn giáo truyền thống là Đạo Lão, đạo Khổng và đạo thờ Tổ Tiên. Chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra những con số thống kê đề chúng ta có cái nhìn rõ hơn về mặt thực hành đạo so với giáo lý của các tôn giáo nêu trên.

Tôn giáo ở Campuchia (theo thống kê năm 2010)
Phật giáo (quốc giáo) (97%)
Hồi giáo (2,0%)
Tôn giáo dân gian (0,5%)
Kitô giáo (0,4%)
Không tôn giáo (0,2%)

Phật giáo tại Campuchia

Phật giáo đã tồn tại ở Campuchia từ ít nhất là vào thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên. Phật giáo Nguyên thủy là tôn giáo nhà nước Campuchia từ thế kỷ 13 sau Công nguyên, và hiện được ước tính là tôn giáo của 97% dân số.

Phật giáo là tôn giáo chính thức của Campuchia. Đa số người Campuchia theo Phật giáo Nguyên thủy; với Hồi giáo, Thiên Chúa giáo và các tôn giáo khác chiếm phần thiểu số trong số còn lại.

Wat (tu viện Phật giáo) và Sangha (Tu sĩ), cùng với các giáo lý Phật giáo thiết yếu như luân hồi và tích lũy công đức, là trung tâm của đời sống tôn giáo.

Lịch sử Phật giáo ở Campuchia kéo dài gần hai nghìn năm, qua một số vương quốc và đế chế kế tiếp nhau. Phật giáo vào Campuchia qua hai luồng khác nhau. Các hình thức sớm nhất của Phật giáo, cùng với ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, đã vào vương quốc Phù Nam với các thương nhân Ấn giáo. Trong lịch sử sau này, một luồng Phật giáo thứ hai xâm nhập vào văn hóa Khmer trong thời đế chế Angkor khi Campuchia tiếp thụ các truyền thống Phật giáo khác nhau của các vương quốc của Dvaravati và Haripunchai.

Trong một nghìn năm đầu tiên của lịch sử Khmer, Campuchia đã được cai trị bởi một loạt các vị vua Ấn giáo, trừ ra vài vị vua Phật giáo như Jayavarman I của Phù Nam và Suryvarman I. Một loạt các truyền thống Phật giáo cùng tồn tại hòa bình trên khắp các vùng đất Campuchia, dưới sự bảo trợ khoan dung của các vị vua Ấn giáo và các vương quốc Theravada lân cận.

Ấn Độ giáo ở Campuchia

Campuchia đã bị ảnh hưởng đầu tiên bởi Ấn Độ giáo trong thời kỳ đầu của Vương quốc Phù Nam. Ấn Độ giáo là một trong những tôn giáo chính thức của Đế quốc Khmer. Campuchia là nơi có một trong hai ngôi đền duy nhất dành riêng cho Brahma trên thế giới. Angkor Wat của Campuchia là ngôi đền Hindu lớn nhất thế giới.

Hồi giáo ở Campuchia

Hồi giáo là tôn giáo của đa số người thiểu số Chăm và Malay ở Campuchia. Theo Po Dharma, có khoảng 150.000 đến 200.000 người Hồi giáo ở Campuchia vào cuối năm 1975 trong khi tài liệu nghiên cứu của Ben Kiernan có số lượng lên tới 250.000. Tuy nhiên, cuộc đàn áp dưới thời Khmer Đỏ đã làm người Hồi giáo gần diệt chủng vào cuối những năm 1980, có lẽ họ đã không lấy lại được sức mạnh trước đây. Tất cả những người Hồi giáo Chăm là người Sunni của trường Shafi'i. Po Dharma chia người Chăm Hồi giáo ở Campuchia thành một nhánh truyền thống và một nhánh chính thống.

Người Chăm có nhà thờ Hồi giáo riêng. Năm 1962 có khoảng 100 nhà thờ Hồi giáo trong cả nước. Vào cuối thế kỷ XIX, người Hồi giáo ở Campuchia đã thành lập một cộng đồng thống nhất dưới quyền của bốn vị chức sắc tôn giáo là mupti, tuk kalih, raja kalik và tvan pake. Một hội đồng đáng chú ý ở các làng Chăm bao gồm một hakem và một số katip. Bốn chức sắc cao và hakem được miễn thuế cá nhân, và họ được mời tham gia các nghi lễ quốc gia lớn tại hoàng gia. Khi Campuchia trở nên độc lập, cộng đồng Hồi giáo được đặt dưới sự kiểm soát của một hội đồng gồm năm thành viên đại diện cho cộng đồng này trong các chức năng chính thức và liên lạc với các cộng đồng Hồi giáo khác. Mỗi cộng đồng Hồi giáo có một hakem dẫn dắt cộng đồng và nhà thờ Hồi giáo, một imam dẫn đầu những lời cầu nguyện, và một người song phương kêu gọi tín hữu đến những lời cầu nguyện hàng ngày. Bán đảo Chrouy Changvar gần Phnom Penh được coi là trung tâm tâm linh của người Chăm, và một số quan chức Hồi giáo cao cấp cư trú ở đó. Mỗi năm, một số người Chăm đi học kinh Qur'an tại Kelantan ở Malaysia, và một số người tiếp tục học hoặc hành hương đến Mecca. Theo số liệu từ cuối những năm 1950, khoảng bảy phần trăm người Chăm đã hoàn thành cuộc hành hương và có thể mặc áo fez hoặc khăn xếp như một dấu hiệu thành tựu của họ.

Công Giáo Campuchia

Cứ điểm truyền giáo Công Giáo được biết đến đầu tiên ở Campuchia là do Gaspar da Cruz, người Bồ Đào Nha của Dòng Đa MInh vào năm 1555-1556. Theo chính Gaspar kể lại thì công tác của ông đã thất bại hoàn toàn; ông nhận rằng đất nước được điều hành bởi một vị vua "Bramene – Balamôn" và các quan chức "Bramene - Balamôn", và phát hiện ra rằng " Balamôn là những người khó cải đạo nhất". Ông cảm thấy rằng không ai dám theo đạo nếu không có sự cho phép của vua và ông rời khỏi đất nước trong sự thất vọng, vì chỉ rửa tội cho “mỗi một người mà tôi để lại trong mộ".

Bất chấp thực dân Pháp vào thế kỷ 19, Kitô giáo đã tạo ra ít ảnh hưởng ở đất nước này. Vào năm 1972, có khoảng 20.000 người theo đạo Thiên Chúa ở Campuchia, hầu hết là người Công Giáo Roma. Trước khi người Việt hồi hương vào năm 1970 và 1971, có thể có tới 62.000 Kitô hữu sống ở Campuchia.

Có khoảng 20.000 người Công Giáo ở Campuchia, chiếm 0,15% tổng dân số. Không có giáo phận, nhưng có ba khu vực tài phán lãnh thổ - một Giám Quản Tông Tòa và hai Phủ Doãn Tông đồ.

Theo thống kê của Vatican, vào năm 1953, các thành viên của Giáo Hội Công Giáo La Mã ở Campuchia có số lượng 120.000 người, khiến nó trở thành tôn giáo lớn thứ hai; ước tính chỉ ra rằng khoảng 50.000 người Công Giáo là người Việt Nam. Nhiều người Công Giáo còn lại ở Campuchia năm 1972 là người châu Âu - chủ yếu là người Pháp; và vẫn còn, trong số những người Campuchia Công Giáo là người da trắng và người Âu Á gốc Pháp. Steinberg cũng báo cáo, vào năm 1953, một phái đoàn Unitarian của Mỹ đã duy trì một trường đào tạo giáo viên ở Phnom Penh, và các nhiệm vụ Baptist hoạt động ở các tỉnh Battambang và Siem Reap. Một nhiệm vụ của Liên minh Kitô giáo và Truyền giáo được thành lập tại Campuchia vào năm 1923; đến năm 1962, nhiệm vụ đã chuyển đổi khoảng 2.000 người.

Tin Lành ở Campuchia

Hoạt động truyền giáo Tin Lành của Mỹ gia tăng ở Campuchia, đặc biệt là giữa một số bộ lạc trên đồi và giữa người Chăm, sau khi thành lập Cộng hòa Khmer. Cuộc điều tra dân số năm 1962, báo cáo có 2.000 người Tin lành ở Campuchia, vẫn là thống kê gần đây nhất của nhóm. Các nhà quan sát báo cáo rằng vào năm 1980, có nhiều người Cơ đốc giáo Khmer đã đăng ký trong số những người tị nạn ở các trại ở Thái Lan so với tất cả Campuchia trước năm 1970.

Các giáo phái Tin Lành khác nhau đã báo cáo sự tăng trưởng rõ rệt kể từ những năm 1990, và theo một số ước tính hiện tại, Kitô hữu chiếm 2-3% dân số Campuchia.

Giáo phái Jesus Christ of Latter-day Saints (còn được gọi là Mormon) có dân số ngày càng tăng ở Campuchia. Công việc truyền giáo Mormon khởi sự ở Campuchia vào ngày 29 tháng 5 năm 1996. Giáo phái hiện có 31 nhà thờ (27 ngôn ngữ Khmer và ba ngôn ngữ Việt Nam, và một quốc tế).

Văn hóa Campuchia

Phần lớn cư dân thành phố là người gốc Đông Á, những người đặc trưng và ảnh hưởng sâu sắc đến phong tục địa phương, đạo đức, thương mại, ẩm thực và truyền thống dựa trên niềm tin và ý tưởng của người Đông Á. Văn hóa Campuchia có nguồn gốc Khmer cổ xưa khác biệt, kèm theo những ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc và Việt Nam vừa phải thế kỷ. Sự hiện diện kéo dài của người nước ngoài và đặc biệt là người phương Tây ở Campuchia và thị trấn Sihanoukville góp phần tạo nên một biểu hiện đa văn hóa, hiện đại, đa dạng, đáng chú ý, ngày càng bị ảnh hưởng bởi truyền thông hiện đại.

Công dân thành phố Sihanoukville tổ chức tất cả các lễ hội tôn giáo, truyền thống và thế tục như Tết của Campuchia (tháng 4), Tết Nguyên đán (giữa tháng 1 và tháng 2), Lễ hội té nước (tháng 11), Pchum Ben (vinh dự cho tổ tiên vào tháng 10) và Kathen Lễ (cúng dường các nhà sư), ngày 8 tháng 1 (Ngày của tình bạn Campuchia - Việt Nam) trong số những người khác.

Nhiều gia đình thành thị có nguồn gốc Trung Quốc hoặc Trung-Khmer tại thành phố Sihanoukville đã có phần lớn lịch sử của Campuchia tạo thành tầng lớp thương mại và tầng lớp thượng lưu thành thị. Bên cạnh đức tin Phật giáo bày tỏ, có một sự cống hiến mạnh mẽ cho đạo đức làm việc của Khổng giáo, về hành vi thương mại và thủ tục thương mại trong khi trái phiếu gia đình rất mạnh.

Về tình hình Kinh tế và tương lai thành phố Sihanoukville

Sihanoukville được thành lập như một cửa ngõ hàng hải quốc tế và kết quả là nền kinh tế địa phương được xác định chủ yếu bởi cảng nước sâu và bến cảng dầu gần đó. Kèm theo là một kho lưu trữ hàng hóa và hậu cần được hiện đại hóa thường xuyên, phục vụ nhiều công ty vận chuyển, giao nhận vận tải, nhà cung cấp và nhà thầu bảo trì. Hành lang giao thông Phnom Penh - Phnom Sihanoukville là tuyến thương mại quốc gia hàng đầu, chiếm khoảng 75% lưu lượng giao thông của Campuchia.

Các ngành kinh tế lớn khác của thành phố là thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chế biến tôm đông lạnh, công nghiệp may mặc, sản xuất và chế biến thực phẩm, ngành du lịch không ngừng phát triển với ngành dịch vụ phát triển đáng chú ý và thị trường bất động sản liên kết.

Đặc khu kinh tế: Đặc khu kinh tế Sihanoukville (SSEZ) là khu hợp tác kinh tế và thương mại với nước ngoài được thiết kế để thúc đẩy các điều kiện thị trường thuận lợi như: lợi thế chính sách, môi trường chính trị an toàn, tình trạng thương mại thuận lợi, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, chi phí lao động thấp, và dịch vụ tuyệt vời. Ngoài các khu vực xung quanh cảng, một trung tâm công nghiệp khá lớn, bao gồm các công ty Trung Quốc đã được phát triển từ năm 2010

Giao dịch chiếm tỷ lệ cao trong nền kinh tế của thành phố. Thành phố nhập khẩu hàng hóa từ Thái Lan, Hồng Kông, Singapore và Trung Quốc trong khi xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, Canada, Đức và Vương quốc Anh. Thành phố thường tái xuất nhiều hàng hóa mà nó nhập khẩu như điện tử, thuốc lá, xe cộ và vàng. Ngày nay, xuất khẩu chính của thành phố là hàng may mặc, nhưng nó cũng sản xuất và xuất khẩu gỗ, và cao su với số lượng nhỏ.

Campuchia là một trong số ít các quốc gia kém phát triển nhất (LDCs) xuất khẩu hơn 2 tỷ USD. Kể từ khi Campuchia trở thành LDC đầu tiên gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2004, thương mại đã tăng đều đặn và Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia. So với 2,3 tỷ USD xuất khẩu sang Mỹ và 153 triệu USD xuất khẩu sang Campuchia trong năm 2010, từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2011, xuất khẩu của Campuchia sang Mỹ là 2,29 tỷ USD và xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Campuchia là 152,6 triệu USD.

Triển vọng kinh tế: Chiến lược phát triển của thành phố tập trung vào du lịch, mở rộng cảng và tăng trưởng công nghiệp. Phát triển du lịch dự kiến sẽ là động lực kinh tế dẫn đến sự phát triển của một trung tâm thương mại quốc gia và đang tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng ở khu vực xung quanh. Người ta dự đoán rằng cảng, như một trung tâm mở rộng giao thông hàng hải, sẽ thu hút thêm ngành công nghiệp.

Dân số của thành phố ngoài con cháu của cư dân bản địa không quá 3 thế hệ là sản phẩm của lịch sử gần đây, như cuộc di cư của người Campuchia và cuộc khủng hoảng nhân đạo của Campuchia và sau thời kỳ Pol Pot. Với sự xuất hiện của những người tị nạn trong những thập kỷ và thế kỷ tiếp theo, một dân số châu Á không phải là người Khmer, hỗn hợp đã tăng lên tỷ lệ cao so với tổng dân số ở khu vực thành thị.

Ngoài người Khmer, các nhóm dân tộc như Việt Nam, Trung Quốc, Chăm, Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp, Anh, Châu Âu, Úc và Mỹ sống ở khu vực thành thị.

Du lịch: Với hơn 150 khách sạn cỡ sang và trung bình, Sihanoukville có thể dễ dàng đáp ứng mọi nhu cầu tiêu chuẩn. Kể từ năm 2016, thành phố đang nâng cấp từ nhà nghỉ bình dân và nhà gỗ, đến khu nghỉ dưỡng hạng sang và ngay cả 5 sao quốc tế. Dù vậy thành phố này vẫn được coi là chưa được du khách nước ngoài khám phá. Để quản lý thỏa đáng lượng khách tăng trong tương lai, cơ sở hạ tầng của Sihanoukville cần được nâng cấp quy mô lớn hơn.
 
Niềm Vui Khởi Đầu Từ “Ngôi Mộ Trống”
Nữ tu Maria Diệu Hiền
10:03 17/04/2019
Niềm Vui Khởi Đầu Từ “Ngôi Mộ Trống”

Dường như tất cả các ngôi mộ đều gợi lên một nỗi buồn, một mất mát lớn lao nhưng có một ngôi mộ mà tất cả mọi niềm vui đích thật đều khởi đầu từ đó : “Ngôi mộ trống” của ngày Chúa Phục sinh.

Theo các Tin Mừng Nhất Lãm, Maria Mađalêna cùng với các phụ nữ khác đến thăm mộ Chúa Giêsu (Mt 28,1-8; Mc 16,1-8; Lc 24,1-10); nhưng theo Tin Mừng Gioan, Maria Mađalêna là người phụ nữ duy nhất và là người đầu tiên đến thăm mộ : “Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ” (Ga 20,1).

Nếu như bà là người chứng kiến những giây phút cuối cùng của Chúa Giêsu trên đồi Golgotha cùng với người môn đệ Chúa yêu (Ga 19,25), thì giờ đây ngôi mộ của Thầy Giêsu đã trở thành một phần trong cuộc sống của bà, là nơi cất giữ thi thể của người mà bà thương mến. Bà đã trải qua những đêm đợi chờ để ngày hôm ấy, ngày thứ nhất trong tuần, trời còn đẫm sương mai, một mình, âm thầm, lặng lẽ, bà đã chạy đến mộ. Tình yêu là động lực làm cho bà hối hả. Tình yêu là sức mạnh đã thúc đẩy bà lên đường từ khi trời còn tối mịt. Tình yêu đã giúp bà vượt qua mọi sợ hãi để đến bên ngôi mộ của người bà yêu. Nhưng khi vừa đến nơi, bà đã thấy tảng đá che cửa mộ lăn ra một bên, bà nghĩ ngay đến việc ai đó đã lấy cắp xác Thầy. Thế là hết. Ngay cả thi thể của người yêu cũng không còn nữa. Không kịp đi vào trong mộ để kiểm chứng, hoang mang, thất vọng, bà liền chạy về báo tin cho các môn đệ.

Và buổi sáng hôm ấy, sau khi nghe Maria Madalêna báo tin về ngôi mộ trống, tâm trạng của các môn đệ thế nào ? Ai đã ra thăm mộ Chúa ?

Tin Mừng Matthêu và Marcô không kể lại việc Phêrô và Gioan chạy ra mộ Chúa; trong khi Tin Mừng Luca chỉ ghi lại việc Phêrô chạy ra mộ “Dầu vậy, ông Phêrô cũng đứng lên chạy ra mộ. Nhưng khi cúi nhìn, ông thấy chỉ còn có những khăn liệm thôi. Ông trở về nhà, rất đỗi ngạc nhiên về sự việc đã xảy ra” (Luca 24,12). Chỉ có Mừng Gioan kể lại việc cả hai môn đệ Phêrô và Gioan đã chạy ra mộ Chúa Giêsu : “Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước” (Ga 20,3-4).

Như vậy, ngoại trừ Tin Mừng Gioan, các Tin Mừng Nhất Lãm không kể lại việc Gioan ra mộ Chúa Giêsu; và trong bốn tác giả Tin Mừng, không có ai thuật lại tâm trạng của hai môn đệ này đang khi chạy ra mộ cũng như khi đi vào trong ngôi mộ Chúa Giêsu. Ai có thể hiểu được trái tim của hai người môn đệ. Tin mừng Gioan chỉ thuật lại rằng người môn đệ Chúa yêu cúi xuống và nhìn vào ngôi mộ trống “Ông đã thấy và ông đã tin” (Gioan 20,8). Chẳng phải là cả hai Phêrô và Gioan đều thấy ? Đối với Phêrô, Tin mừng thuật lại “Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi” (Gioan 20,6-7). Ngoài “đôi dòng mô tả giản đơn đó”, chúng ta không biết gì thêm về tâm trạng của Phêrô lúc ấy.

Về phần tông đồ Gioan, ông đã thấy gì ? Tác giả Tin Mừng chỉ ghi lại “ông đã thấy và đã tin”. Chúng ta không biết rõ những gì ông đã thấy lúc này, nhưng chắc chắn một điều Gioan cũng đã thấy những băng vải quấn xác Chúa và tấm khăn che đầu Chúa; đặc biệt ông đã thấy sự vắng bóng thân thể của vị Thầy mang thương tích Thập Giá mà ông đã từng chiêm ngắm những giây phút cuối đời của Thầy mình khi ông đứng dưới chân Thập Giá Chúa. Ông thấy vắng bóng vị Thầy đã từng nói với ông những lời thương mến khi trao phó ông cho Mẹ của Ngài : “Đây là mẹ của anh” (Gioan 19, 26-27). Ông thấy vắng bóng vị Thầy mà dường như ông vẫn còn nghe vang vọng đâu đó những lời thật bi thương: “Ta khát” (Gioan 19,28), “Mọi sự đã hoàn tất” (Gioan 19,30).

Sau lời trăn trối của Thầy, tưởng như mọi sự đã chấm dứt tại đồi Golgotha loang máu tử nạn của vị Thầy mến yêu; tưởng như mọi sự đã kết thúc tại nấm mộ mang lấy thân thể của Thầy đã được ướp bằng mộc dược trộn với trầm hương và được bọc trong băng vải tẩm thuốc thơm ! Vậy mà, tất cả mọi niềm hy vọng đều xuất phát từ Thập giá ấy, tất cả mọi điều mới mẻ của lịch sử nhân loại, tất cả mọi niềm vui và sức sống của nhân loại đều khởi đầu từ ngôi mộ ấy, như lời Hội Thánh hoan ca vui mừng với bài ca Exultet, khi ánh nến Phục Sinh rực sáng trong Phụng vụ Đêm Vọng Phục Sinh :

“Mừng vui lên, hỡi khắp miền dương thế,
bốn bề đang rực ánh hào quang :
Vua vĩnh cửu nay rạng ngời chiếu sáng,
đẩy lùi xa bóng tối của trần gian…” (Exultet).


Giây phút mà Gioan nhìn ngắm ngôi mộ trống có cái gì đó thật huyền nhiệm làm đảo lộn tất cả tâm trạng người môn đệ Chúa yêu. “Ông đã thấy và ông đã tin”. Trong bản văn kinh thánh tiếng Hy lạp, chúng ta dễ nhận ra có một sự khác biệt trong việc sử dụng từ ngữ “thấy”. Ở Gioan 20,5 “ông cúi xuống và nhìn thấy [βλέπω] (blepo) những băng vải còn ở đó, nhưng không vào”, (βλέπω : thấy bằng đôi mắt thể lý) ; ở Gioan 20,8 “ông đã thấy [όράω] (orao) và đã tin” (όράω thấy bằng đôi mắt tâm linh). Có một biến chuyển từ cái thấy bằng đôi mắt của thể lý “βλέπω” đến cái thấy nội tâm bằng đôi mắt của đức tin “όράω”. Chỉ một vài từ ngữ ấy cũng đủ để khơi lên cả một chiều kích sâu thẳm của tình yêu và niềm tin của người môn đệ Chúa yêu. Cái thấy của đức tin đã làm cho Gioan thay đổi tất cả : từ nỗi buồn của sự mất mát đến niềm vui nội tâm, từ thất vọng đến hy vọng, từ khổ đau đến hạnh phúc: “Ông đã thấy và ông đã tin”.

Đức tin là nhìn thấy đằng sau sự vắng bóng ấy có một sự hiện diện của Đấng là cội nguồn của tất cả. Đức tin là nhìn thấy đằng sau những khổ đau và thất bại là niềm vui thiêng liêng và hạnh phúc trào tràn. Đức tin là thấy được sự hiện diện huyền nhiệm của Đức Giêsu Phục sinh đằng sau một cuộc sống dường như Thiên Chúa vắng mặt. Nếu như chính tình yêu giúp Gioan kiên trung đến cùng để ở lại dưới chân Thập Giá của Thầy mình, để hiệp thông với Thầy trong những giây phút cuối đời thì cũng chính tình yêu đã khơi lên niềm tin nơi người môn đệ.

Nếu như ngang qua ngôi mộ trống, cái nhìn đức tin đã giúp người môn đệ Chúa yêu gặp được sự hiện diện gần gũi thân thương của Thầy mình, của Đấng Phục sinh, thì chính niềm tin vào sự hiện diện linh thiêng này làm phát sinh nơi người môn đệ niềm vui nội tâm và làm cho niềm vui này được viên mãn “Bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng, và niềm vui của anh em không ai lấy mất được” (Gioan 16,22). Từ ngôi mộ trống, niềm vui của Gioan đã khởi đầu từ đó, niềm vui của các môn đệ cũng khởi đầu từ đó. Niềm vui ấy được nhân lên, được loan truyền, được lớn mãi và trở thành sức mạnh cho toàn thể nhân loại.

Chắc chắn, chính trong ý nghĩa đó, Hội Thánh đã đặt trên môi miệng của Bà Maria Mađalêna những lời vinh tụng thật sống động trong bài ca Tiếp Liên của Phụng vụ Chúa Nhật Phục Sịnh :

“Maria hỡi, xin thuật lại
Trên đường đi đã thấy gì cô ?
Thấy mồ trông Đức Kitô
Phục sinh vinh hiển thiên thu khải hoàn (…)
Chúng tôi vững niềm tin sắt đá
Đức Kitô thật đã phục sinh.
Tâu Vua chiến thắng hiển vinh
Đoàn con xin Chúa dủ tình xót thương.”


Như thế một niềm vui đích thực chỉ có thể đạt được nhờ niềm tin vào Đấng phục sinh. Ngài đã chiến thắng tất cả mọi quyền lực của tội lỗi và sự chết. Ngài đang sống, đang hiện diện với chúng ta. Niềm vui đích thật này chỉ có thể là một quà tặng của Thiên Chúa. Nó mang lại một sự an bình nội tâm, nó không chỉ là một sự vắng bóng của khổ đau mất mát, nó không thể mua được bằng những sở hữu vật chất, nó không thể đạt được bằng những thành công bên ngoài, nhưng nó đến từ một cuộc gặp gỡ cá vị với Đấng Phục sinh. Nó trào tràn từ việc mở lòng mình ra cho sự hiện diện của Đấng Phục sinh. Chúng ta không cần đi tìm kiếm ở những phương trời xa xôi, nhưng chỉ cần đi vào trong thinh lặng của linh hồn vì Đấng Phục sinh đã hiện diện ở đó.

Như vậy, nếu như những nấm mộ là dấu chỉ của những mất mát, khổ đau, thất vọng thì “ngôi mộ trống” của Đấng Phục sinh trở thành dấu chỉ của một niềm vui thiêng liêng. Nếm cảm sự hiện diện của Ngài là một niềm vui bất tận, tín thác tuyệt đối vào Ngài cho ta một sự bình an thẳm sâu. Chúng ta vui vì có một Đấng yêu chúng ta cho đến cùng và chết cho chúng ta. Chúng ta bình an giữa mọi sóng gió của cuộc đời vì Đấng yêu ta đang hiện diện trong cuộc đời chúng ta và ấp ủ chúng ta trong trái tim yêu thương của Ngài.

Ước gì khi đối diện với những “ngôi mộ” cuộc đời, chúng ta nhìn thấy sự hiện diện của Chúa, chúng ta được ơn “thấy và tin” như Gioan đã thấy và tin Ngài. Ước gì chúng ta có trái tim kiên trung để dám đứng dưới chân Thập Giá như Gioan và ước gì chúng ta có trái tim nhạy cảm để nhận ra Ngài ngang qua “ngôi mộ trống”; ước gì niềm tin phục sinh mỗi người chúng ta sẽ như cây nến Phục sinh sẽ cháy mãi như lời ước nguyện ban đầu của bài ca Exultet :

“Ước gì ngọn lửa còn cháy mãi,
Lúc xuất hiện Sao Mai :
Một vì sao không bao giờ lặn,
Là Đức Kitô, Con yêu quí của Cha,
Đấng từ cõi chết sống lại,
Đem ánh sáng thanh bình soi chiếu vạn dân.
Người hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen”.


Maria Diệu Hiền (Nữ tu MTG.QN)
 
Chiếc Khăn Thắt Lưng
Nữ tu Maria Diệu Hiền
10:05 17/04/2019
Chiếc Khăn Thắt Lưng

Ngài ơi chiếc khăn thắt lưng của Ngài
trong lần « rửa chân » hơn hai ngàn năm trước
nhắc con nhớ lại tình yêu nhân hậu của Ngài,
một tình yêu cúi mình
trước những mảnh đời bị đau khổ khinh khi:

để mang lại ơn giải thoát
cho người đàn bà phạm tội ngoại tình
đang sợ hãi đợi chờ
những viên đá kết án
của những kẻ tự cho mình là công chính, tuân giữ lề luật (Ga 8,1-11);

để trao ban dòng nước cứu độ
cho người phụ nữ samaria dân ngoại
nhọc nhằn bên bờ giếng
mà lòng vẫn khát khô (Ga 4,7-30);

để chữa lành cho những người đau ốm,
đui mù, què quặt,
bị cho là ô uế (Ga 5,1-18; 9,1-41);

để mang lại sự sống
cho những ai đã chết (Ga 4,46-54; 11,1-44) ;

Ngài ơi, chiêm ngắm việc Ngài rửa chân cho các môn đệ,
con thấy mình có lý để cho lòng trào dâng một niềm hy vọng
dẫu đời con đã lắm lần lầm lỗi bất trung,
vì Ngài « rửa chân » cho cả Giuđa kẻ nộp Ngài
cho cả Phêrô kẻ chối Ngài,
nên Ngài cũng « rửa chân » cho con với tất cả yêu thương.

Ngài ơi, vì đã được Ngài « rửa chân »
Xin cho con dám tiếp nối tình yêu tự hiến và tự hạ của Ngài
Để tiếp tục mang lấy khăn thắt lưng
Tiếp tục cúi mình rửa chân cho nhau
Để nhịp cầu tình yêu được kết nối giữa Ngài
và bao kẻ chưa được biết : danh Ngài là tình yêu.

Sơn Ca Linh
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Dấu Đanh Chúa
Dominic Đức Nguyễn
09:01 17/04/2019
DẤU ĐANH CHÚA
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn

Ngước nhìn Thánh Giá lòng đầy tin yêu
Giêsu đã chết thương đau
Con đường Thánh Giá nhiệm mầu, quang vinh
Âm thầm sám hối chân tình
Xin được đồng hành với Đức Kitô
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
 
VietCatholic TV
Tìm hiểu về Ngày Thứ Năm Tuần Thánh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:17 17/04/2019
 
Xin nhớ đón xem videos các nghi thức cảm động trong Tam Nhật Thánh tại Giêrusalem và Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:08 17/04/2019
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, 18/4/2019: ĐTC khuyên các em học sinh không nên làm nô lệ cho điện thoại di động
VietCatholic Network
19:25 17/04/2019


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 17/4/2019.

2- Đức Thánh Cha chủ sự Chúa Nhật Lễ Lá.

3- Cháy lớn tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà ở Paris.



4- Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Đức Tổng Giàm Mục Paris sau trận hỏa hoạn.

5- Đức Thánh Cha Phanxicô thăm và chúc mừng Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI.

6- Đức Thánh Cha khuyên các em học sinh không nên làm nô lệ cho điện thoại di động.

7- Đức Thánh Cha tiếp Liên Minh Italia bóng đá không chuyên nghiệp.

8- Đức Thánh Cha giúp đỡ người dân bị lũ lụt ở Iran.

9- Đức Hồng Y Mueller ca ngợi nhận định của ĐGH Biển Đức XVI về cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục.

10- Cầu Thang Thánh với các bậc đá nguyên thủy được mở cho các tín hữu kính viếng.

11- “Quyền phá thai” coi thường các tiêu chuẩn luân lý và luật pháp.

12- Giới thiệu Thánh Ca: Đường Thương Khó (Via Dolorosa)

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết:
 
Thánh Ca
Đường Thương Khó , Trình bày: Ca Đoàn Hiển Linh, Montclair, SanBernadino, CA
Hoàng Dung
00:33 17/04/2019


Đường Thương Khó (Via Dolorosa)

Nhạc: Niles and Billy Sprague

Lòi Việt: Ly Ca

Trình bày: Ca đoàn Hiển Linh, Montclair, San Bernadino, CA

Đường thập giá một chiều rất thảm sầu, ở Giê-ru-sa-lem hôm ấy

Quân dữ, gậy gộc giáo gươm dọn dẹp lối đi

Và người dân chen nhau nhìn xem một người mang án chết treo trên đồi Can-vê.

Kìa người đó đòn roi nát thân mình, máu tuôn rơi nhọc nhằn chân bước

Ở nơi trán một vòng mão gai hằn nhọn đớn đau

Và người mang thánh giá nặng vai, với bao những nỗi oan khiên con người gán cho

Đường thập giá mà người đã đi qua, nay được gọi là Đường Thương Khó

Ở nơi đó hằn sâu dấu chân Vua Trời, Con Chúa.

Và Ngài đã bước lê thân tàn gánh tội chúng nhân, chết cho thế trần

Đường thập giá tủi nhục đớn đau Ngài đã bước đi lên đồi Can-vê.

Đường lên núi gập ghềnh những gai nhọn, lối quanh co chậm dần chân bước

Đoàn quân dữ cười nhạo rẻ khinh người thân lánh xa

Nhục hình kia không ai sẻ chia, chỉ còn Mẹ đứng âu sầu tim Mẹ nát tan

Đường thập giá mà Ngài đã đi qua, nay được gọi là Đường Thương Khó

Ở nơi đó hằn sâu dấu chân Con Một Thiên Chúa

Và con xin sánh vai bên Ngài thông phần khổ đau

Chết treo với Ngài.

Đường thập giá là đường Chúa Con chuộc tội thế nhân, con nguyện bước theo.

Máu đào Ngài tẩy xóa.

tội khiên cho nhân thế

và thứ tha bao lầm lỗi cho Giê-ru-sa-lem

Đường thập giá mà Ngài đã đi qua, mỗi sầu đau là Đường Thương Khó

Ở nơi đó hằn sâu dấu chân Vua Trời Con Chúa.

Và Ngài đã bước lê thân tàn gánh tội chúng nhân

chết cho thế trần.

VietCatholic Network

Đường thập giá là đường Chúa Con chuộc tội thế nhân

trên đồi Can-vê.