Ngày 16-04-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa đó nhưng có nhận ra không !
Lm Nguyễn Xuân Trường
03:34 16/04/2020

Thứ Năm Tuần Bát Nhật Phục Sinh

Chúa phục sinh hiện ra mà Maria Mađalêna lại tưởng là người làm vườn. Vì sao vậy? Vì bà khóc mờ cả mắt bởi lẽ bà nghĩ “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi.”

Chúa phục sinh hiện ra mà 2 môn đệ trên đường Emmau lại tưởng là khách bộ hành nào đó. Vì sao vậy? Vì hai ông mắt mờ mặt méo mất hy vọng khi Chúa chịu đóng đinh chết trên thập giá.

Chúa phục sinh hiện ra mà các tông đồ lại tưởng là ma! Vì sao vậy? Vì các ông “ngờ vực” nên sợ kinh hồn bạt vía, thần hồn nát thần tính.

May mà, sau đó họ nhận ra Chúa, để rồi tâm trạng buồn rầu đổi thành vui mừng, sợ hãi trở thành can đảm hân hoan loan báo Tin Mừng Chúa đã phục sinh.

Ngày hôm nay, Chúa Phục sinh vẫn đang ở cùng chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta có nhận ra Ngài hay không. Không nhận ra Chúa, chúng ta sẽ chìm trong lo sợ, bất an, buồn rầu, thất vọng. Khi nhận ra Chúa, chúng ta sẽ bình an, can đảm, lạc quan, hân hoan vui sống tin tưởng, yêu thương.Amen
 
Lòng Thương Xót
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
03:42 16/04/2020

Chúa Nhật II Phục Sinh

Năm 2000, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong bài giảng ngày lễ phong thánh Thánh nữ Maria Faustina đã chính thức công bố Chúa Nhật thứ II Phục sinh sẽ được gọi là Chúa Nhật về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa (mà ta quen gọi tắt là Lòng Thương Xót Chúa). Ngài đã mô tả về ngày lễ kính này như sau: “Theo một cách đặc biệt, đây là ngày Chúa Nhật dành để tạ ơn về lòng thương xót mà Thiên Chúa đã tỏ ra cho chúng ta trong suốt mầu nhiệm Phục Sinh của Người”.

Ngày lễ kính Lòng Thương Xót (LTX) cũng chính là ngày thứ tám (Octave Day) của mùa Phục Sinh như là cách thức để đưa chúng ta đến sự hiệp thông trọn vẹn vào việc Đức Kitô Phục Sinh. Ngày lễ này như là một sự hội tụ tất cả các lăng kính vào trong ánh sáng của Chúa Giêsu Phục Sinh. Từ đó tỏa chiếu ra từng tia sáng chói lọi cao vời về tình yêu thương nhân từ và ân huệ của Thiên Chúa dành cho toàn thể thế giới thông qua sự chiến thắng của Chúa Giêsu Phục Sinh trên tội lỗi, sự chết và ma quỷ.

Việc chọn ngày Chúa Nhật thứ nhất sau lễ Phục Sinh làm ngày lễ kính LTX của Thiên Chúa có một ý nghĩa sâu xa, cho thấy mối dây liên lạc mạnh mẽ giữa mầu nhiệm Phục Sinh của việc cứu chuộc và mầu nhiệm LTX. Thật vậy, các bài đọc của ba năm phụng vụ trong ngày Chúa Nhật này đều dành để nói về lòng thương xót của Thiên Chúa.

Chiều ngày thứ nhất trong tuần sau khi chịu chết và được mai táng, Đức Kitô Phục Sinh đã hiện đến giữa các môn đệ vốn đang còn bàng hoàng, lo âu vì những biến cố dồn dập xảy ra. Người cho các ông xem tay và cạnh sườn và nói nói với các ông: "Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em." Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ." (x. Ga 20,19-31).

Đoạn Tin Mừng trên mô tả việc Chúa Giêsu Phục Sinh thiết lập ra Bí Tích Hòa Giải, một trong những bí tích vĩ đại về LTX của Người. Tội lỗi đã làm con người xa rời Thiên Chúa: Ađam sau khi phạm tội thì lẩn tránh cái nhìn của Người, không dám gặp dù Người đích thân đến tìm ông.

Khi đã được thanh tẩy bằng nước qua Bí tích Rửa Tội, con người được giải thoát khỏi tội tổ tông nhưng hậu quả của tội lỗi vẫn làm mọi trật tự nơi vũ trụ, nơi con người bị xáo trộn. Thánh Phaolô đã cảm nhận rất sâu sắc: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm.” (Rm 7,19). Con người không làm chủ được bản thân của mình. Lý trí báo cho họ biết là điều ấy không đúng, không được làm, nhưng ý chí không còn vâng phục lý trí nữa mà sẵn sàng dấn thân vào điều xấu.

Thánh Gioan đã nói: “Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.” (Ga 1,5), Hậu quả của tội lỗi còn làm cho con người sợ ánh sáng, sợ phải đối diện trước mặt Chúa vì tất cả những điều xấu sẽ bị phơi bày. Con người càng rời xa Chúa thì càng dễ chìm ngập trong những đam mê của tội lỗi.

Tội lỗi làm cho con người bất an, tội lỗi càng nặng bao nhiêu, lương tâm con người càng áy náy buồn phiền bấy nhiêu. Đó chính là tâm trạng của vua Đavít: “Bao lâu con lặng thinh không thú lỗi, thì gân cốt rã rời, cả ngày con gào thét.” (TV 32, 3).

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều có kinh nghiệm về tội lỗi. Một hình ảnh rất cảm động, ngay cả những linh mục khi tĩnh tâm hằng năm cũng đều xếp hàng để được xưng tội. Những người từng ngồi tòa lắng nghe tội của người khác, nhưng khi đối diện với Thiên Chúa, cũng là những tội nhân.

Thiên Chúa vẫn luôn chờ đợi và tha thứ tội lỗi cho con người trong suốt lịch sử cứu độ. Trong đáp ca của ngày lễ, điệp ca: “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (x. Tv 118,1-29) đã nhắc nhở điều đó. Và trong mùa chay, chúng ta cũng đã được nghe rất nhiều câu chuyện trong Kinh Thánh nói về Tình Yêu và LTX của Người.

Dụ ngôn ”cây vả không ra trái” (Lc 13,6-9) cho thấy lòng thương xót của Thiên Chúa thật vô cùng vô tận và Người vẫn kiên nhẫn chờ đợi, mong ngóng chúng ta sinh hoa kết trái theo thánh ý của Ngài. Dụ ngôn “người cha nhân hậu” (Lc 15,11- 32) cho thấy Thiên Chúa chính là người cha nhân hậu, là Đấng giàu lòng thương xót.

Và cảm động nhất là câu chuyện về người “phụ nữ ngoại tình” (Ga 8,2-11) khi Chúa Giê-su nói: “Tôi không kết án chị đâu!”. Đấng Thánh tinh tuyền và giàu LTX đã tha tội cho một kẻ đáng chết: “Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”. Thiên Chúa đã yêu thương tha thứ đối với các tội nhân, và mặc cho họ phẩm giá làm người.

Lòng Thương Xót mời gọi chúng ta trở về giao hòa với Thiên Chúa qua Bí Tích Hòa Giải để làm mới lại cuộc đời. Trở về với Thiên Chúa để nhận ra con người thật của mình, tôn vinh Thiên Chúa để được yêu thương hướng dẫn, để rồi không còn buông theo những đam mê trần tục tầm thường.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói: "Tương lai của nhân loại trên mặt đất này sẽ ra sao? Chúng ta không được biết. Tuy nhiên, con người có thêm tiến bộ thì không may cũng không thiếu kinh nghiệm đớn đau. Nhưng ánh sáng của lòng thương xót Chúa sẽ chiếu sáng đường đi cho con người trong thiên niên kỷ thứ ba.”

Ngài cũng cho rằng chỉ khi nào con người cảm nhận được lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa dành cho nhân loại thì con người mới có thể "nhìn vào anh chị em của mình với đôi mắt mới, với thái độ vị tha và liên đới, đại lượng và tha thứ".

Sáng thứ Sáu 04-03-2016, trước khi chủ sự nghi thức sám hối tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến khoảng 500 tham dự viên của khóa học về tòa trong. Khóa học nhằm giúp các chủng sinh và linh mục mới chịu chức cử hành đúng đắn Bí Tích Hòa Giải.

Ngài nhấn mạnh: “Ai cũng có thể nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha yêu thương luôn chờ đợi tất cả con cái Người, nhất là những ai lầm lạc hay những người xa cách. Bí Tích Hòa Giải là nơi đặc biệt để cảm nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa”.

Ngày lễ kính Lòng Thương Xót của Thiên Chúa mời gọi chúng ta hãy luôn luôn quay về với Thiên Chúa qua Bí Tích Hòa Giải để ngụp lặn trong lòng thương xót của Người như Thánh vương Đavít đã làm:
Bởi thế, con đã xưng tội ra với Ngài,
chẳng giấu Người lầm lỗi của con.
Con tự nhủ: "Nào ta đi thú tội với Chúa,"
và chính Người đã tha thứ tội vạ cho con.
(Tv 32, 5)
 
Chúa Thánh thần bảo chứng của Lòng thương xót
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
03:49 16/04/2020

Chúa Nhật II Phục Sinh - kính Lòng Chúa Xót Thương

Ngay sau lời bình an, Chúa Phục Sinh lập tức trao ban Thánh Thần của Người. Lặp lại hành động tạo dựng năm xưa nơi địa đàng (x.St 2, 7), Chúa Phục Sinh “thổi hơi vào các ông và bảo: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20, 22).

1. CHÚA THÁNH THẦN TRONG TẠO DỰNG MỚI.

Cuộc tạo dựng đầu tiên đã bị tội lỗi phá vỡ. Chúa Kitô, trong sự phục sinh, đã xây dựng lại bằng ơn cứu chuộc của Người, hoàn lại cho thế giới sự sống trong Thiên Chúa mà Ađam từng đánh mất.

Ađam, người đầu tiên của vũ trụ, từ nắm đất, trở thành con người có sự sống nhờ hơi thở của Thiên Chúa. Nay, sau khi sống lại từ cõi chết, Chúa Kitô thổi hơi trên các tông đồ để biến đổi họ thành những con người của công cuộc tạo dựng mới, xứng hợp với công trình mới.

Hơi thở của Thiên Chúa là Thánh Thần của Chúa Cha và Chúa Kitô. Nếu chỉ một mình Ađam lãnh nhận sự sống là lãnh nhận cho cả loài người, thì Thánh Thần được trao ban từ Chúa Phục Sinh cũng dành cho mọi người, không trừ ai. Vì thế, bất cứ ai sinh ra trong trần thế, sẽ được sống trong Thiên Chúa, sống nhờ Thánh Thần tác sinh của Thiên Chúa.
Cũng vậy, lúc khởi đầu của Hội Thánh, Hội Thánh chỉ có các tông đồ. Hội Thánh là chính các tông đồ. Vì thế, khi Thánh Thần của sự sống mới từ nơi Đấng Phục Sinh được trao ban, thì không phải chỉ riêng các tông đồ nhận lãnh. Nhưng các tông đồ nhận lãnh, là nhận lãnh cho chúng ta, toàn thể Hội Thánh.

Nói cách khác, Chúa Kitô ban Thánh Thần của Người cho Hội Thánh qua các tông đồ. Hội Thánh ấy bao gồm cả các tông đồ và chúng ta.

2. CHÚA THÁNH THẦN SỨC SỐNG MỚI CỦA HỘI THÁNH.

Thánh Thần của Chúa Kitô Phục Sinh luôn luôn khơi lên trong mỗi chúng ta sức sống mãnh liệt cho Thiên Chúa, cho Chúa Kitô, miễn là chúng ta mở lòng bằng cách để Người thực hiện mọi điều Người cần nơi chúng ta.

Hãy nhớ, khởi đầu sự sống đã là công trình của Chúa Thánh Thần thì chóp đỉnh của sự sống vinh quang cũng là do Chúa Thánh Thần.

Chúa Thánh Thần tiếp tục tác động mọi sự, âm thầm như hạt giống đang nảy mầm trong lòng đất, dai dẳng như hạt men vùi lấp giữa đống bột, để đến một ngày, sẽ đơm bông kết trái, sẽ dậy men toàn bộ sự sống trần thế thành sự sống vĩnh cửu của Thiên Chúa.

Từ ngàn xưa, Thiên Chúa không giữ sự sống, không độc quyền Thần Khí riêng mình. Vì lòng xót thương, sự sống thần linh, Thần Khí thánh của Người, luôn sung mãn, trào tràn, trao ban cho trần thế, cho loài thụ tạo mà Người xót thương.

3. CHÚA THÁNH THẦN BẢO CHỨNG CỦA LÒNG THIÊN CHÚA XÓT THƯƠNG.

Điều đầu tiên ngay sau phục sinh, Chúa Kitô không làm gì khác hơn là trao ban Thánh Thần. Thánh Thần của Chúa Kitô cùng là Thánh Thần của Thiên Chúa, trở thành bảo chứng của lòng Thiên Chúa thương xót chúng ta.

Từ nay, Chúa Thánh Thần sẽ tiếp tục dạy dỗ ta, thánh hóa ta, đưa ta ngày càng đến với ơn cứu độ mà Chúa Kitô đã thực hiện. Chúa Thánh Thần chính là sự bảo đảm cho ta về một tình yêu cao cả mà Thiên Chúa không bao giờ ngừng, không bao giờ mệt mỏi để trao ban.

Chúa Thánh Thần được trao ban, là cách Thiên Chúa mạc khải lòng thương xót ngút ngàn của mình. Sau Chúa Kitô, Người Con Chí Ái của Người, giờ đây, Chúa Thánh Thần tiếp tục công trình cứu chuộc vì chúng ta, vì lợi ích thiêng liêng của chúng ta.

Như thế, trong lòng thương xót vô cùng dành cho trần thế, Thiên Chúa đã hiến dâng chính mình cách nhưng không, không phải trong một Ngôi, nhưng trọn cả Ba Ngôi Chí Thánh, dù sự tự hiến chính mình ấy theo phẩm tính riêng nơi mỗi Ngôi.

Tình yêu thương xót của Thiên Chúa dành cho chúng ta, không có bất cứ khoảnh khắc nào là “không”, nhưng luôn luôn là “có”. Từng người luôn hiện diện trong trái tim Thiên Chúa, luôn hiện diện cách ấm áp trong nỗi lòng xót thương của Thiên Chúa. Càng cụ thế hơn cho sự “có” ấy, Chúa Thánh Thần được ban cho trần thế, như bảo chứng đời đời của lòng thương xót, mãi mãi ở giữa trần thế, cư ngụ nơi mỗi con người.

Để bắt đầu cho loạt bài tĩnh tâm về Lòng Chúa thương xót, chúng ta khởi đi từ lời Thánh vịnh: “Tình yêu Chúa phải chăng nay cạn hẳn, và thánh ngôn chấm dứt đời đời? Hay Thiên Chúa đã quên thương xót, vì giận hờn mà khép kín từ tâm?” (Tv 77, 9-10).

Lời Thánh vịnh như tiếng than ai oán của người đau khổ. Tuy tâm tư nặng trĩu u buồn, lòng như chất chứa đầy đau thương, nội dung Thánh vịnh vẫn cho thấy lòng tin, sự trông chờ vào nỗi lòng của Thiên Chúa xót thương, chứ không phải thể hiện sự tuyệt vọng, sự phản kháng.

Cũng vậy, giữa lúc cuộc sống của mình, của những hoàn cảnh xung quanh bế tắc, ta như mang cùng tâm trạng với lời Thánh vịnh. Ta ôm nỗi u hoài trong tiêu hao, mỏi mòn của cuộc sống mà thốt lên để khần nài, để van lơn: Lạy Chúa, xin tiếp tục đoái nghe, xin đừng cạn yêu thương, đừng quay mặt mà không trao ban lời sống của Chúa.

Đã bao nhiêu lần, chúng ta cũng lần mò trong đức tin giữa những vây bũa của đau khổ. Nhưng chúng ta không nổi loạn, không tìm cách sa thải Chúa khỏi đời mình. Ngược lại, chúng vẫn bám víu vào Chúa: Lạy Chúa xin đừng quên thương xót, xin đừng giận hờn, đừng bỏ qua lòng từ tâm.

Vẫn nắm chặt tương quan với Chúa, dù phải ngập chìm trong đau khổ, ta mới có thể nhận thấy, hơn thế, ta xác tín:

“Lòng thương xót của Thiên Chúa là mãi mãi; lòng thương xót không bao giờ lụi tàn, không bao giờ cạn kiệt, không bao giờ đầu hàng khi đối diện với những cánh cửa khép kín, và không bao giờ mỏi mệt. Trong sự không bao giờ này, chúng ta tìm thấy sức mạnh trong những giây phút gặp thử thách và yếu đuối bởi vì chúng ta chắc chắn rằng Thiên Chúa không bỏ mặc chúng ta. Ngài vẫn ở với chúng ta mãi mãi” (Giáo hoàng Phanxicô, bài giảng lễ Lòng Chúa thương xót 20116).
 
Suy Niệm Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
09:37 16/04/2020
Lòng thương xót Chúa thật kỳ diệu biết bao

Suy Niệm Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa

(Ga 20, 19-31)

Dịp Năm Thánh 2000, ngày 30 tháng 4, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thiết lập Chúa Nhật II Phục Sinh là Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa. Từ đó, phong trào sùng kính Lòng Thương xót Chúa lan tỏa trên khắp thế giới, trong đó có đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Nhìn vào bức ảnh hay tượng Chúa Thương Xót, chúng ta thấy Chúa Giêsu mặc một chiếc áo trắng với cánh tay phải giơ lên như đang chúc lành. Tay trái của Người đụng vào áo nơi trái tim, nơi mà hai ánh sáng chiếu tỏa ra, một tia màu đỏ và một tia màu trắng nhạt.

Thánh nữ Faustina đã hỏi Chúa, Chúa trả lời : “Những luồng ánh sáng trắng nhạt biểu hiện Nước, sẽ làm cho các linh hồn nên công chính đạo đức. Những luồng ánh sáng màu đỏ biểu hiện Máu, là sự sống của các linh hồn. Hai luồng ánh sáng này, phát xuất từ chốn sâu thẳm của lòng xót thương dịu dàng và êm ái nhất của Ta, lúc trái tim hấp hối Ta bị lưỡi đòng đâm thâu mở rộng ra. Phúc cho ai ẩn náu trong sự che chở của những luồng ánh sáng này, vì bàn tay công thẳng của Thiên Chúa không giáng phạt họ”.

Tin Mừng thánh Gioan (Ga 20, 19-31) mô tả, Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra tỏ cho các Tông Đồ, đặc biệt thánh Tôma đã tận mắt thấy những vết thương của đôi tay, chân và cạnh sườn Chúa bị đâm thâu qua. Đó là những vết thương hằn in trên cơ thể của Người lúc còn sống, ngay cả sau khi phục sinh. Cạnh sườn, nơi trào ra máu và nước, suối nguồn ân sủng, truyền thống Giáo hội coi đây như là nguồn gốc của bí tích hòa giải, nơi mà con người cảm nhận được sự tha thứ do lòng thương xót Chúa.

Mùa Chay, Tuần Thánh, Đại lễ Phục Sinh và cả lễ Lòng Thương Xót Chúa năm nay diễn ra trong sự lan tràn của virus corona hay còn gọi là Covid-19, khiến hơn trăm ngàn người chết, 1 triệu rưỡi người nhiễm bệnh, nó vẫn tiếp tục hoành hành cho đến nay, gây ra làn sóng bệnh nhân ồ ạt đổ vào các bệnh viện trên khắp thế giới, các túi đựng người quá cố xếp đầy phòng, quan tài xếp hàng trong nhà thờ, nhà hỏa thiêu, hàng dài người đi nhận tro cốt, hơn 3 tỷ dân bị quản thúc tại gia, nhiều nhà máy ngừng hoạt động và dường như virus đang quyết tâm kéo cả thế giới vào trong suy sụp kinh tế chưa từng có.

Trong bối cảnh này, người ta đặt câu hỏi “tại sao?” Tại sao thế giới lại rơi vào hố sâu tuyệt vọng, bất lực trước 1 con siêu vi khuẩn vô hình này? Tại sao Chúa để cho dịch bệnh xảy ra? Tại sao Chúa không can thiệp khi con người kêu cầu trong đau đớn và thậm chí có người sợ hãi thất vọng? Giáo hội vẫn khẳng định và kêu cầu rằng : Lòng Thương Xót Chúa Tồn Tại Đến Muôn Đời. Vậy lòng thương xót Chúa ở đâu?

Tin Mừng hôm nay nói về sự cứng lòng tin của Tôma. Các Tông Đồ kia đều tin Chúa Giêsu phục sinh, chỉ Tôma nhất định không tin. Ông còn thách thức là phải xỏ và sờ tay vào lỗ đinh trên người Chúa Giêsu thì mới tin. Thế giới hiện nay có nhiều “bản sao” của Tôma, muốn kiểm chứng thực tế mới tin.

Phải khẳng định rằng, nhiều người đã nhiều lần yêu cầu Chúa ra khỏi đời sống, mời Chúa ra khỏi trường học, khỏi chính phủ và họ không kêu cầu Chúa nữa. Chiều lòng người, Chúa lẳng lặng rút lui. Vậy, làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn và che chở khi chúng ta khẩn thiết xin Ngài mặc kệ chúng ta?

Chúa phán : “Nếu Ta đóng trời nếu không có mưa; Nếu Ta truyền cho châu chấu phá hại xứ; nếu Ta sai ôn dịch đến trong dân Ta; Nếu dân Ta, dân được gọi bởi Danh ta, quì gối khẩn nguyện và tìm kiếm Nhan Ta cùng bỏ đàng dữ của chúng mà trở lại, thì Ta, từ trời Ta sẽ nghe, Ta sẽ tha thứ tội lỗi chúng và chữa lành xứ sở chúng” (2 Sb 7,13-14). Chính Chúa nói : “Ta có ý định phúc thái chứ không phải họa tai, để ban cho các ngươi được tương lai và hy vọng” (Gr 29,1

Cha Raniero Cantalamessa nói : Thiên Chúa là đồng minh của chúng ta, không phải là đồng minh của virus! Một loại virus vô hình, nhỏ nhất trong tự nhiên, đã đủ để nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta chỉ là phàm nhân, rằng sức mạnh và công nghệ quân sự không đủ để cứu chúng ta.

Xem video và nghe bài giảng

Nếu những tai họa này là sự trừng phạt của Thiên Chúa, thì sẽ không thể giải thích được tại sao cả người tốt lẫn kẻ xấu đều bị tấn công như nhau, và tại sao người nghèo thường lại phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ nhất.

Chúa đã từng khóc trước cái chết của Ladarô, ngày hôm nay cũng khóc vì tai họa đã giáng xuống nhân loại... Thiên Chúa tham gia vào nỗi đau của chúng ta để vượt qua nó. Nếu không có Lòng Thương Xót Chúa, thế giới này không tồn tại. Chúa vẫn ở bên cạnh chúng ta từng phút giây để đỡ nâng chúng ta. Thiên Chúa là Đấng vô hình, chúng ta không thể thấy được. Nhưng, Chúa hiện diện trong từng bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện, các tình nguyện viên chăm sóc y tế. Họ ân cần, hy sinh bản thân, quên đi chính gia đình của họ để mỗi ngày chỉ được ngủ 1,2 giờ. Và họ biết, họ có nguy cơ sẽ chết.

Chúa hiện diện trong từng vị lãnh đạo các quốc gia để họ sáng suốt dẫn dắt quốc gia, đưa ra những quyết định kịp thời, giúp đỡ và che chở, bảo vệ cho công dân của họ.

Trong cơn đại dịch, khủng hoảng về sức khỏe hiện nay chúng ta thấy nổi bật nhất là tình liên đới. Có khi nào người dân của tất cả các quốc gia lại cảm thấy mình rất đoàn kết, rất bình đẳng, ít xung đột hơn vào thời điểm đau đớn này không? Virus không biết biên giới là gì. Vậy mà nó đã phá vỡ mọi rào cản và sự phân biệt chủng tộc, quốc gia, tôn giáo, sự giàu có và quyền lực. Mọi người đều được đối xử bình đẳng như nhau, quan tâm tới nhau hơn, gửi lời thăm hỏi nhau, động viên và chúc lành. Người ta dường như dừng lại, biết trân quý giá trị của gia đình và dành nhiều thời gian cho gia đình hơn là tụ tập ăn uống, vui chơi ở vũ trường, quán bar thâu đêm suốt sáng. Và rằng, tiền bạc, địa vị, danh lợi… giải trí, chơi bời trác táng… không phải là thứ duy nhất mà con người mong muốn đạt được nữa, sức khỏe và mạng sống mới là điều quí nhất.

Khi con người tuyệt vọng thì bắt đầu cúi mình trước Thiên Chúa. Giáo hội có những giờ cầu nguyện ngoại thường. Nhiều vị lãnh đạo trên thế giới nắm tay nhau để cầu nguyện và xin Chúa chúc lành, vì giờ đây họ tin rằng chỉ có Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể cứu giúp nhân loại đang trong cơn khốn đốn.

Phải chăng Thiên Chúa muốn chúng ta dừng lại, khiêm tốn nhận ra rằng sự hiểu biết, khôn ngoan của con người là giới hạn và cuộc sống danh vọng, tiền tài ở trần gian chỉ là hư vô? Hãy dừng đầu tư cho vũ khí, nhắm đến các mục tiêu cần thiết là sức khỏe, vệ sinh, thực phẩm, cuộc chiến chống đói nghèo, chăm sóc thiên nhiên. Hãy để lại cho thế hệ tiếp theo một thế giới nghèo hơn về hàng hóa và tiền bạc, nếu cần, nhưng giàu hơn về tình người, nhất là hãy tin tưởng cậy trông vào Chúa.

Lời Chúa Giêsu đã nói với thánh nữ Faustina: “Thà rằng trời đất này biến ra không, nhưng lòng thương xót của Ta luôn ấp ủ những linh hồn tín thác”. Một lời xác quyết mà nhân loài không thể nào hiểu nổi. Quá bao la, quá nhân từ, quá đại lượng, chúng ta chỉ biết cúi đầu cảm tạ. Lòng Thương Xót Chúa quá kỳ diệu, quá tuyệt vời!

Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Chúa Nhật II Phục Sinh A
Lm. Jude Siciliano, OP
16:37 16/04/2020

Lòng Thương Xót Chúa
Cv 2: 42-47; T.vịnh 117; 1 Phêrô 1:3-9; Gioan 20: 19-21

Xin chú ý: Các ngày Chúa Nhật này được gọi là Chúa Nhật mùa Phục Sinh, chứ không phải là Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh. Trong lúc mỗi ngày Chúa Nhật đều mừng mầu nhiệm Chúa Phục Sinh, những ngày Chúa Nhật này nhấn mạnh đặc biệt về sự Phục Sinh trong khi nhấn mạnh đến những đức tin kiên vững về sự Phục Sinh

Bài trích sách Công vụ Tông đồ cho thấy có nhiều hình ảnh, nhưng để chỉ là trong đời sống hằng ngày như trong một cộng đoàn mà đức tin đã sống được bởi sự Phục Sinh. Cộng đoàn gắn kết chặt chẽ với nhau, cùng nhau chia sẻ tài năng và của cải và cùng nhau thực hành phụng vụ. Các tông đồ tiếp tục công việc của Chúa Giêsu như đã thấy họ "làm nhiều việc lạ lùng và nhiều dấu chỉ". Theo tôi nghĩ, chúng ta các vị giảng thuyết, thường phạm một sai lầm là khi so sánh các cộng đoàn của giáo hội tiên khởi với các cộng đoàn hiện nay của chúng ta, vì họ dựa vào các bài như bài đọc hôm nay. Có thể thánh Luca mô tả với nhiều hình ảnh bình dị để thúc đẩy cộng đoàn thời đó và cũng để chúng ta hoạt động nhiều hơn trong đời sống cộng đoàn Kitô hữu của chúng ta. Nghe như thánh Luca đang muốn nói "đây là một hình ảnh lý tưởng, hãy xem thử chúng ta có sống như thế được không?" Tôi nghĩ đó là một hình ảnh làm cho các người nghe thánh Luca cảm thấy hổ thẹn như gợi ý là "hãy xem các cộng đoàn thời đó tốt như thế nào, và xem họ còn nhiều thiếu sót chừng nào". Nếu những tín hữu tiên khỏi là người phàm thì họ cũng có nhiều thiếu sót như chúng ta thôi.

Có thể là thơ thứ nhất của thánh Phêrô nghe thực tế hơn, vì thơ đó ca ngợi Thiên Chúa về đức tin và đức cậy của chúng ta giúp gây nên sự sống bởi sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Nhưng, tác giả cũng nói đến một ý nghĩ trái lại là trong sự vui vẻ và hòa bình cũng ẩn tàng sự bẳt bớ.

Thánh Gioan đã thu gọn mầu nhiệm Phục Sinh, trong việc Chúa Giêsu Thăng Thiên trong một ngày, và việc Chúa Thánh Thần hiện xuống. Câu chuyện đi song song với việc tạo dựng nhân loại trong sách Sáng Thế ký cho thấy là Thiên Chúa thổi hơi sự sống vào con người. Bây giò trong câu chuyện của phúc âm, hơi thở tạo dựng một cộng đoàn được phó thác nhiệm vụ tiếp tục công việc Thiên Chúa qua Chúa Giêsu, Ngài đã giao phó cho chúng ta làm. Công việc chính là thể hiện lòng thương xót và sự tha thứ. Vị giảng thuyết có thể nhân dịp này nói về kinh nghiệm được ơn tái sinh qua bí tích Giải Tội. (Ông Gerard Sloyan, trong một bài tựa đề "Giáo lý của Giáo Hội có bị bỏ qua khi các bài đọc được giảng hay không?"). Ông Sloyan nói là người giảng thuyết có nhiều cơ hội để giảng dạy về tín lý, nếu để ý đến bài đọc trích trong Kinh Thánh, để rút ra những ngụ ý của nó đem đến đời sống hằng ngày của giáo hội. Tuy nhiên, ông ta chỉ đặt vấn đề để dùng bài giảng như là công cụ để giảng dạy.

Nhưng, cũng bài đó nói nhiều điều trước tiên cho cộng đoàn gây nên bởi sức sống của Thần Khí Chúa Giêsu. Chúng ta được giao phó trách nhiệm hòa hợp với thế giới. quyền lực tha thứ ở nơi chúng ta. Đây là trách nhiệm cúa cộng đoàn đức tin. Vị giảng thuyết có thể nói rõ là không có dấu chỉ gì nhiều về sự tha thứ trong thế giới chúng ta: chắc càng không có trong công việc của các quốc gia, lại còn ít hơn nữa ở giữa các cá nhân với nhau. Các quốc gia như Syria, Iran, Nairobi, Afghanistan, Trung Mỹ và nhiều nơi khác đang trở nên lò thuốc súng. Vị giảng thuyết chỉ cần nhắc đến hình ảnh của chiến tranh, tranh chấp sắc tộc, người tị nạn mà chúng ta thường nghe trong các tin tức những tuần này. Còn nhiều hành vi bạo lực đối với các sinh viên Trung Quốc ở tại Anh Quốc vì họ cho đó là kẻ đã mang “virus Trung Quốc” vào Anh.

Chúng ta cần Chúa Thánh Thần để biết tha thứ vì đó không phải chỉ là một cử chỉ bên ngoài, nhưng là một hành vi từ trong thâm tâm của con người. Hành vi đó cần được làm nhiều hơn là thao tác bỏ một hay hai đồng bạc cho người nghèo. Tha thứ cho một người nào đó có nghĩa là từ trong thâm tâm từ bỏ hết mọi quyền lực và chấp nhận sự mềm mỏng muốn hòa giải. Điều đó khiến chúng ta hầu như không thể làm được và chúng ta cần ơn Chúa Thánh Thần. Trong giáo huấn của Chúa Giêsu, sự tha thứ là sự phục hồi hoàn toàn mối quan hệ với nhau, ngay cả những lúc chúng ta vẫn còn nhớ đến những sai trái đã làm nên sự đau khổ. Chúng ta chắc chắn có thể nên người tử tế đối với người đã làm phiền chúng ta, nhưng để tha thứ và làm cho mối quan hệ trở nên bình thường là hoàn toàn vượt quá sức phàm nhân. Chúng ta không có sức nào làm như thế được.

Thiên Chúa đã tha thứ. và mầu nhiệm phục sinh là một dịp nhắc nhở chúng ta việc đó. Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ đã chối bỏ Ngài và bây giở họ đang tụ họp với nhau trong lo sợ. Chúa Giêsu trước tiên nói với họ điều chúng ta cần nghe trong đời sống chúng ta và cần nói với người khác là "bình an" (Bạn có thể tìm thêm ý nghĩa sâu đậm của từ "shalom" dùng trong lời chào hỏi của người Trung Đông. Từ "bình an" trong Anh ngử không có ý sâu đậm như thế). Chúng ta đã sống lại với Chúa Giêsu, và chúng ta cần được biết dự phần trong sự hòa hợp mà Chúa Giêsu đã bắt đầu và bây giờ được giao phó cho chúng ta. Thầy giảng có thể mời gọi cộng đoàn suy ngẫm về sự khó khăn trong việc tha thứ. Chúng ta nên chấp nhận chúng ta đang gặp điều quá sức chúng ta và đề nghị chúng ta nên mời gọi Chúa Thánh Thần trong phép Thánh Thể này đê ban cho chúng ta một cảm nghiệm sâu đậm hơn về việc tha thứ. Xin Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta quyền năng tha thứ cho người khác. Qua lời dạy của phúc âm, chúng ta được kêu gọi làm những việc mà chúng ta không tự chúng ta làm được. Nhưng chúng ta cũng biết là chúng ta đã được lãnh nhận ơn để làm những việc đó. Qua đời sống của Chúa Giêsu, sự chết và sự sống lại của Ngài, Thiên Chúa lần nữa thổi hơi vào đất bùn không có sự sống (như câu chuyện trong sách Sáng Thế về việc tạo dựng), để gây nên một cộng đoàn bằng dấu chỉ muốn tha thứ của Ngài. Qua thần khí của Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu đã chia sẽ cách sống với chúng ta những điều Thánh Linh đã ban.

Có hai câu chuyện liên hệ với nhau trong bài phúc âm hôm nay. Câu chuyện thứ nhì là việc ông Thomas. Và trong hoàn cảnh này ông Thomas thật bị chúng ta trêu chọc. Bạn còn nhớ lời ông ta nói với các môn đệ trong chuyện ông Ladarô nghe trong thứ 5 Mùa Chay không? Ông Thomas kêu gọi các môn đệ khác cùng đi với Chúa Giêsu và "cùng chết với Ngài". Nhưng, sự hiện diện của ông ta trong câu chuyện hôm nay khuyến khích chúng ta đang khó khăn trong sự bày tỏ niềm tin. Bạn nên để ý sự khác biệt về đức tin trong câu chuyện. Đức tin đang tìm kiếm, loan báo, do dự, chứng minh và đặt câu hỏi, khen ngợi và sâu đậm. Hãy nhớ lại những gì ông Thomas đã trông thấy: Cảnh bạo tàn khi Chúa Giêsu bị bắt và bị giết chết. Ông ta đã là người cùng đi theo Chúa Giêsu những năm Ngài thi hành sứ vụ hăng say, và cũng như các môn đệ khác đã đặt hy vọng lớn lao vào Chúa Giêsu. Ông ta đã tin Chúa Giêsu, không phải là tin như một tín lý hay một sự thật trừu tượng, nhưng là tin một người hoàn toàn có thân xác và máu thịt. Thân thể và máu Chúa Giêsu đã tan biến đi trên cây thánh giá rồi. Ông ta có thể nghĩ là cái chết của Chúa Giêsu đã phá tan tất cả. Ông không cần bằng chứng, nhưng là một trải nghiệm làm thay đổi đời sống, và một đối diện trực tiếp. Vị giảng thuyết có thể chỉ ra sự khác biệt trong việc tin "về" một điều gì như tin vào một câu chuyện, hay lời chỉ dẫn tốt lành v.v... và tin "vào một người". Tân Ước diễn tả dức tin dó là "tin vào" hơn là "tin về". Kinh nghiệm của cá nhân là điều cần thiết cho đời sống của đức tin.

Còn điều khác về ông Thomas: Chúng ta cảm nghệm Chúa Giêsu sống lại khi chúng ta sờ vào vết thương của Ngài. Có những người đau khổ, tuy vậy khi chúng ta gặp họ họ tỏ vẻ sống trong bình an và hòa hợp quá sưc tưởng tượng của con người. Chúng ta gặp Chúa Giêsu sống lại trong những người đó. Chúng ta gặp Chúa Giêsu sống lại trong đức tin. Như đức tin của gia đình vứa bị mất một người thân thương, một người bị nghiện thuốc hay rượu trong quá khứ, và rồi trở lại với bản tính tốt. Chúng ta gặp và sờ vào Thiên Chúa trong đời sống hằng ngày, nơi chúng ta nghe tiếng Thiên Chúa ban sự sống cho người thường. Hãy nghe đời sống chúng ta và hãy chú ý đến những thái độ giao động trong tâm hồn từ do dự đến tin tưởng do kết quả những trải nghiệm hằng ngày mà qua Chúa Giêsu đã sống lại hiện ra cho chúng ta và mời gọi chúng ta hãy sờ và hãy tin.

Ông Thomas là người hướng dẩn chúng ta khi chúng ta do dự và cần cảm nghiệm về Chúa Giêsu sống lại trong đời sống chúng ta. Ông Thomas chỉ cho chúng ta làm sao và tìm đâu ra Chúa Giêsu sống lại. Chúng ta có thể không gặp Ngài ngay lần thứ nhất. Nhưng thí dụ của ông Thomas chỉ cho chúng ta hãy chú ý, cố gắng tìm kiếm và mong sẽ gặp được Ngài khi Ngài trở lại lần nữa. Trong phúc âm hôm nay, có một cách đặc biệt về việc ông Thomas gặp Chúa Giêsu sống lại. Ông ta ở lại với cộng đoàn. Cộng đoàn có thể chịu đựng với sự nghi ngờ của ông ta. Ông ta không bị đuổi ra khỏi cộng đoàn vì ông ta thiếu đức tin và vì ông ta tỏ ra nghi ngờ. Cũng như tất cả các cộng đoàn Kitô hữu khác, các thành phần có những cách bày tỏ đức tin khác nhau, nhưng họ vẫn đủ tín nhiệm trong đời sống đức tin mới của họ để kiên nhẫn với ông Thomas cho đến khi ông ta thấy được điều họ đã trông thấy.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


2nd SUNDAY OF EASTER
(DIVINE MERCY SUNDAY)
Acts 2: 42-47; Psalm 118; 1 Peter 1: 3-9; John 20: 19-31

Notice that these Sundays are labeled Sundays "of" Easter and not "after Easter." While each Sunday celebrates the Resurrection, these Sundays put special emphasis on the resurrection as they try to spell out the further implications of belief in the resurrection.

The reading from the Acts of the Apostles is a bit idyllic, but it does show what daily life might look like in a community whose faith has been engendered by the Resurrection. The community is closely knit, shares its goods and talents and worships together. The apostles continue the work of Jesus as they perform "many wonders and signs." I think we preachers make a common mistake of comparing the early Christian community, based on readings like this one, with our contemporary experience of community. Perhaps Luke is writing this idyllic description to stir his community and us to work harder at our Christian community life. It’s as if he is saying, " here is an ideal, let’s see if we live up to it." I just wouldn’t place a guilt trip on the contemporary hearers by suggesting, "See how good they were then and how far short of the early Church we fall." If these early Christians were humans, then they had the same problems we do.

Perhaps I Peter is more realistic as it praises God for the faith we have and the hope that draws its life from the resurrection of Jesus; but the writer also names the paradox that, with such peace and joy, is also persecution.

John has compacted the Resurrection, Pentecost and implied Ascension into one day. The story parallels the creation account of the humans in Genesis, for again God breathes life into them. Now, in the Gospel account, the breath creates a community of people who are entrusted with the task of continuing the work God gave Jesus to do. The primary work is that of mercy and forgiveness. The preacher might take this opportunity to preach on the life-giving experience available to us in the Sacrament of Reconciliation. (Gerard Sloyan, in an article entitled, "Is Church Teaching Neglected When the Lectionary Is Preached?", said that the preacher will have many opportunities to teach doctrine if the preacher pays attention to the biblical text and draws out its implications in daily church life. He was not however, making an argument for using the homily primarily as a teaching tool.

But the same text has more primary implications for the community created by the life giving breath of Jesus' Spirit. We are entrusted with the reconciliation of the world, the power to forgive is entrusted to us. This is the role of the faith community. The preachers might point out that there is not much evidence in our world of forgiveness: certainly not in international affairs, much less between individuals. Syria, Iran, Nairobi, Afghanistan, Central America and other explosive points come to mind. The preacher need merely allude to the images of war, ethnic cleansing and refugees we have seen in the news these weeks. What about the acts of violence against Chinese students here and in England because of the so-called "Chinese virus?"

We need the Spirit, for forgiveness is not merely an external act of observance, but must come from within the person – deep within. It is a lot more demanding than giving a dollar or two in a basket for the poor. To forgive someone means to be personally transformed by the act, and that means forgiveness is deeply threatening. To forgive is to strip away the garments of power and assume weakness for the sake of reconciliation. That is almost impossible for most of us and so requires the gift of God that is the Spirit. In Jesus' teaching, forgiveness is full restoration of relationship, even as we still remember the wrong, still feel the pain. We can certainly be nice to the one who has offended us, but to forgive and make the relationship whole again is beyond the human. We just do not have that kind of power.

God has forgiven us and this resurrection account is a reminder of that. Jesus appears to the disciples who abandoned him and were now assembled in fear. He says first to them what we need to hear in our own lives and say to others, "Peace..." (You might want to draw out the deeper meaning of "shalom" that is conveyed in this mid-eastern greeting. The English "peace" just doesn't convey the same depth of meaning.) We are raised up with Jesus and told to take part in the reconciliation that he has begun and now entrusts to us. Perhaps the preacher might invite the congregation to reflect on the difficulty involved in forgiveness; admit that we are in over our heads and then suggest we invite the Spirit at this Eucharist to gift us with a deeper experience of our own forgiveness and give us the power to forgive others. Through the Gospel message, we are being told to do things we cannot do on our own. But we are also made aware that we are given the gift to do them. Through Jesus life, death and resurrection, God is breathing again into frail and lifeless clay (as in the Genesis account of creation) to create a new community marked by its willingness to forgive. Through this Spirit-bestowing-breath, Jesus has shared with us what has animated.

There are two stories woven together in the Gospel segment. The second is that of Thomas. And doesn't he get a bad rap in our telling of this story! Remember his courageous statement to the disciples in the Lazarus account we read on the 5th Sunday of Lent? He invites them to go with Jesus and "die with Him" (11:16). But his presence in today’s story encourages us in our own struggles to believe. Notice the different faiths present in this account. Faith seeking, confessing, faltering, probing and questioning, praising and deepening. Remember what Thomas had seen, the horror of Jesus' capture and death. He had been part of the exciting years of Jesus' ministry and had, with the rest, placed great hope in Jesus. He had believed in Jesus – not in a doctrine or abstract truths, but in the flesh and blood Jesus. Flesh and blood had perished on the cross, he could assume that Jesus's death had put an end to it all. He didn't need mere evidence, but a life-changing experience, a face-to-face encounter. The preacher might note the difference between believing "in" something like – believing in the need to pray; the ethical guidelines; the structure of Christianity, etc. and "believing Jesus." The New Testament describes it as "believing into" rather than "believing in." The personal experience is crucial for a life giving faith.

Another possibility from the Thomas account. We experience the risen Jesus when we touch the nail marks. There are people who are suffering and yet we meet in them a peace and reconciliation that surpasses the merely human. In them we meet the Risen One. We meet the Risen One in the faith of a family who has just lost a beloved member; in a person who overcomes drugs, or alcohol and regains life and dignity. We meet and touch God too in the everyday of our lives, where we hear the eternal voice of God giving life through the ordinary. Listen to our lives and note too the movements from doubting to believing that result from everyday experiences through which the Risen One appears to us and invites us to touch and believe.

Thomas is our guide when we are doubting and need the experience of the Risen Lord in our lives. Thomas shows us how and where to find him. We might miss Jesus on the first visit, but Thomas’ example says to us to stay posted, keep looking and expect to find him when he comes around again. There is a special way Thomas encounters the risen Lord in today’s Gospel: he stays with the community. The community was able to put up with his doubting, he was not expelled for his lack of faith and the expressions of doubt. Like all Christian communities, there was a variance in the faith expression of its members. This may have been disquieting to the members, but they seem confident enough in their own newly minted faith to be patient with Thomas, until he too could come to see what they had seen.
 
Chúa chăm lo cho no thỏa
Lm Nguyễn Xuân Trường
19:24 16/04/2020

Thứ Sáu Tuần Bát Nhật Phục Sinh

Giữa biển khơi, các môn đệ suốt đêm vất vả đánh cá mà chẳng được con nào. Thất bại, mệt mỏi, chán chường. Đó cũng chính là tâm trạng của thế giới lúc này: Đêm đen dịch bệnh Covid vẫn đang bao phủ khắp hoàn cầu. Mọi người vật lộn quyết liệt chống dịch mà vẫn chưa tìm ra thuốc chữa. Thất bại, buồn bã, chết chóc. Nhân loại tưởng mình giỏi giang, mạnh mẽ, nào ngờ, bây giờ mới thấy sức mình thật nhỏ nhoi, bất lực.

Nhưng rồi trời sáng, Chúa phục sinh hiện đến bảo các môn đệ thả lưới tiếp. Các ông vâng lời và thật tuyệt vời, lưới đầy cá. Thành công rồi, mừng vui không tả nổi. Chúa đem hy vọng biến đổi hoàn toàn tình cảnh. Để có buổi bình minh tươi sáng sau đêm đen Covid, thì điều quan trọng là nhân loại có tin tưởng, có vâng nghe Lời Chúa chỉ dạy hay không?

Ngay hiện tại, nhiều người cũng giống như các môn đệ khi xưa thốt lên: “Chúng con không có gì ăn.” Chúng con đói. Đời đói cơm gạo, Đạo đói Thánh Thể. Năm xưa, Chúa đã chuẩn bị sẵn bánh và cá nướng mời các môn đệ: “Anh em đến mà ăn!” Ước gì, người dân trong Đạo cũng như ngoài đời, được nghe lời thể hiện sự chăm lo của những nhà hữu trách và các mục tử vang lên như thế: “Anh em đến mà ăn!”

Lạy Chúa, chúng con tin Chúa là Đấng chăm lo cho chúng con no thỏa an vui.Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh lễ tại Santa Marta: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các dược sĩ
Đặng Tự Do
05:12 16/04/2020
Lúc 7 sáng thứ Năm 16 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.

Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho các dược sĩ, và những người đang làm việc trong các nhà thuốc tây để giúp đỡ các bệnh nhân.

Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:

Những ngày này, tôi đã bị phàn nàn vì tôi quên cảm ơn một nhóm người cũng làm việc chăm chỉ và bất kể đến an toàn của mình. Tôi đã cảm ơn các bác sĩ, y tá, và các tình nguyện viên. Nhưng quên chưa nhắc đến các dược sĩ và các nhân viên trong các nhà thuốc, họ cũng làm việc rất chăm chỉ để giúp các bệnh nhân thoát khỏi bệnh tật. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho họ.

Trong bài giảng, Đức Phanxicô đã trình bày các suy tư của ngài về Tin mừng trong ngày (Lc 24: 35-48), trong đó Chúa Giêsu phục sinh xuất hiện trước các môn đệ đang buồn bã và sợ hãi vì họ nghĩ rằng họ nhìn thấy một con ma. Ngài mở mang tâm trí cho họ hiểu được Kinh thánh. Đầy tràn niềm vui, các môn đệ hân hoan trước sự hiện diện của Chúa Phục sinh ở giữa họ. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng được tràn đầy niềm vui là trải nghiệm cao nhất về ơn an ủi của Chúa.

PHÚC ÂM: Lc 24, 35-48

“Ðấng Kitô phải chịu thương khó như vậy, rồi mới được tôn vinh”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, hai môn đệ thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào. Mọi người còn đứng bàn chuyện thì Chúa Giêsu hiện ra đứng giữa họ và phán: “Bình an cho các con! Này Thầy đây, đừng sợ”. Nhưng mọi người bối rối tưởng mình thấy ma. Chúa lại phán: “Sao các con bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây”. Nói xong, Người đưa tay chân cho họ xem. Thấy họ còn chưa tin, và vì vui mừng mà bỡ ngỡ, Chúa hỏi: “Ở đây các con có gì ăn không?” Họ dâng cho Người một mẩu cá nướng và một tảng mật ong. Người ăn trước mặt các ông và đưa phần còn lại cho họ. Ðoạn Người phán: “Ðúng như lời Thầy đã nói với các con khi Thầy còn ở với các con, là: cần phải ứng nghiệm hết mọi lời đã ghi chép về Thầy trong luật Môsê, trong sách tiên tri và thánh vịnh”. Rồi Người mở trí cho các ông am hiểu Kinh Thánh.

Người lại nói: “Có lời chép rằng: Ðấng Kitô sẽ phải chịu thương khó và ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Rồi phải nhân danh Người rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ thành Giêrusalem. Còn các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy”.


Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Thời đó, ở Giêrusalem, người ta có nhiều cảm giác: sợ hãi, kinh ngạc, nghi ngờ. Trong những ngày đó, người tàn tật mà Phêrô và Gioan vừa mới chữa lành đã không để các ngài ra đi. Tất cả mọi người đổ xô về phía các ngài đang đứng ở hành lang gọi là hành lang Salômôn. Mọi người ngạc nhiên: có một bầu không khí lo lắng, bởi vì có những điều đang diễn ra mà họ không hiểu.

Chúa cũng đã đến với các môn đệ của mình. Họ cũng biết rằng Ngài đã phục sinh, Thánh Phêrô biết vì thánh nhân đã nói chuyện với Chúa sáng hôm đó.

Hai người vừa trở về từ Emmaus cũng biết điều này, nhưng khi Chúa xuất hiện, họ sợ hãi. Buồn bã và đầy sợ hãi, họ nghĩ rằng họ đã nhìn thấy một con ma; họ có cùng trải nghiệm như khi Chúa Giêsu đi trên mặt nước mà đến với họ. Nhưng vào thời điểm đó, Phêrô, dũng cảm, đã nói với Chúa: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.” Lần này, Phêrô vẫn im lặng, dù ông đã nói chuyện với Chúa sáng hôm đó. Không ai biết họ đã nói gì với nhau, và do đó, họ im lặng. Nhưng họ tràn ngập nỗi sợ hãi, buồn bã, đến nỗi họ nghĩ rằng họ đã nhìn thấy một con ma. Và Chúa Giêsu nói: “Sao các con bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây”, rồi Chúa cho họ thấy vết thương của Người. Các vết thương ấy là kho báu của Chúa Giêsu, và đã được Người đưa lên Thiên đàng để trình bày với Chúa Cha và cầu thay cho chúng ta. “Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây.”

Và rồi một câu mang đến cho tôi rất nhiều sự an ủi và vì lý do này, đoạn Tin Mừng này là một trong những điều tôi thích: “vì vui mừng mà bỡ ngỡ”, hết lần này đến lần khác đầy ngạc nhiên, niềm vui vỡ òa khiến họ không dám tin là thật. Có rất nhiều niềm vui đến nỗi “không, điều đó không thể là sự thật. Niềm vui này không có thật, vì nếu thật như thế thì vui quá”. Và điều đó ngăn cản họ tin tưởng. Đó là tâm trạng của họ trong những khoảnh khắc của niềm vui lớn. Họ tràn đầy niềm vui nhưng bị tê liệt vì niềm vui. Và niềm vui là một trong những lời cầu chúc mà thánh Phaolô gửi đến các tín hữu thành Rôma: “Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui và bình an nhờ đức tin, để nhờ quyền năng của Thánh Thần, anh em được tràn trề hy vọng”. Đổ đầy niềm vui, tràn đầy niềm vui, là niềm an ủi cao nhất. Và đây là lý do tại sao thánh Phaolô cầu chúc cho người Rôma rằng “Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui”.

Và từ đó, thành ngữ “đầy tràn niềm vui” được lặp đi lặp lại, rất nhiều lần. Chẳng hạn, khi ở trong tù, Phaolô cứu mạng viên cai ngục đang định tự tử vì trận động đất đã mở tung cánh cửa những phòng giam, ngài rao giảng Tin mừng, và rửa tội cho anh ta và cả nhà “tràn đầy niềm vui vì đã tin vào Thiên Chúa. Điều tương tự cũng xảy ra với viên thái giám của Nữ hoàng Canđakê, khi Philípphê làm phép rửa cho ông, vừa khi hai ông lên khỏi nước, Thần Khí Chúa đem ông Philípphê đi mất, và viên thái giám không còn thấy ông nữa. Nhưng ông tiếp tục cuộc hành trình, lòng đầy hoan hỷ. Điều tương tự cũng xảy ra vào ngày Chúa Thăng thiên: các môn đệ trở về Giêrusalem, Kinh thánh nói, lòng các ngài “tràn đầy niềm vui”.

Đó là sự an ủi trọn vẹn nhờ sự hiện diện của Chúa. Bởi vì, như Phaolô nói với các tín hữu thành Galát, “niềm vui là hoa trái của Chúa Thánh Thần”, đó không phải là hậu quả của những cảm xúc bùng phát vì một điều gì đó kỳ diệu... Không, nó còn hơn thế nữa. Niềm vui lấp đầy chúng ta là hoa trái của Chúa Thánh Thần. Không có Thánh Linh, bạn không thể có niềm vui này. Nhận được niềm vui của Thánh Linh là một ân sủng.

Điều này làm tôi nhớ đến những đoạn cuối của Tông huấn Eveachii Nuntiandi, nghĩa là Loan báo Tin Mừng, của Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, khi ngài nói về các Kitô hữu vui mừng, các nhà truyền giáo hân hoan, chứ không phải là những người luôn sống buồn bã. Hôm nay là một ngày tuyệt vời để đọc Tông huấn này. Tràn đầy niềm vui. Đó là những gì Kinh thánh nói với chúng ta “vì vui mừng mà bỡ ngỡ”, quá nhiều niềm vui đến mức không thể tin nổi.

Có một đoạn từ cuốn sách của Nơkhemia sẽ giúp chúng ta suy tư về niềm vui này. Người dân trở về Giêrusalem và tìm thấy cuốn sách luật - họ biết luật pháp bằng cách học thuộc lòng, nhưng họ đã không tìm thấy cuốn sách luật; đó là một lễ hội tuyệt vời và tất cả mọi người đến với nhau để lắng nghe kinh sư Étra đọc cuốn sách luật. Những người cảm động đã khóc, họ khóc vì vui sướng vì họ đã tìm thấy cuốn sách luật và họ khóc, họ hạnh phúc, họ khóc... Cuối cùng, khi kinh sư Étra kết thúc, Nơkhemia nói với mọi người: “Anh em đừng khóc nữa, vì hôm nay là ngày thánh! Anh em chớ phiền muộn làm gì! vì niềm vui của Thiên Chúa là thành trì bảo vệ anh em”.

Để kết luận, Đức Thánh Cha nói rằng những lời này trong sách Nơkhemia sẽ giúp chúng ta ngày hôm nay. Sức mạnh to lớn mà chúng ta phải huy động để rao giảng Tin Mừng, để tiến lên với tư cách là chứng nhân của sự sống là niềm vui trong Chúa, đó là hoa trái của Chúa Thánh Thần, và hôm nay chúng ta hãy xin Ngài ban cho chúng ta ân sủng này.


Source:Vatican News
 
Quỹ Bác Ái hỗ trợ các Giáo hội địa phương trong cơn dịch Covid-19
Thanh Quảng sdb
06:57 16/04/2020
Quỹ Bác Ái (Caritas) hỗ trợ các Giáo hội địa phương trong cơn dịch Covid-19

Quỹ Bác Ái Quốc Tế (Caritas Internationalis) khởi xướng Quỹ Bác Ái để hỗ trợ các Giáo hội địa phương đang bị cơn dịch Covid-19 hoàng hành. (Tin Vatican - Devin Watkins)

Đức Thánh Cha Phanxicô mới thành lập một Ủy ban để chuyên lo cho các Giáo hội địa phương đang bị cơn đại dịch Covid-19 hoàn hành trên khắp thế giới.

Quỹ Bác Ái Quốc Tế đóng một vai trò quan trọng trong Tòa Thánh Vatican, vì Tòa thánh đã có sẵn một mạng lưới các cơ quan bác ái rộng lớn bao trùm các giáo phận địa phương trên hơn 160 quốc gia.

Thánh Bộ phát triển con người của Giáo Hội Công Giáo đã công bố một thông cáo vào thứ năm (16/4/2020) để phát động một quỹ mới có tên là Quỹ yểm trợ các nạn nhân Covid-19.

Ông Aactsius John, Tổng thư ký của Quỹ Bác Ái Quốc Tế, đã phát biểu trên Đài phát thanh Vatican về vai trò của Giáo hội trong việc hỗ trợ các nạn nhân của cơn đại dịch...

Đức Thánh Cha Phanxicô rất bận tâm về cơn dịch Covid-19, và ngài mong muốn Giáo hội hoàn vũ bày tỏ tình liên đới với các Giáo hội địa phương và giúp đỡ các nơi đang bị dịch như một nghĩa cử yêu thương và sự quan tâm của Giáo hội hoàn vũ với các Giáo hội địa phương.

Ủy ban mà Đức Thánh Cha thành lập bao gồm năm nhóm làm việc chung: Nhóm đầu tiên là Quỹ Bác Ái Quốc Tế, được thiết lập để để lắng nghe và hỗ trợ cho các Giáo hội địa phương.

Ông John cho hay Hội Bác Ái (Caritas) đã có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực y tế và phát triển quy mô, và hội đã hiện diện trong từng giáo xứ để phục vụ các Giáo hội địa phương…

Dấu chỉ đoàn kết

Caritas đã làm một cuộc khảo sát và nhận được những chia sẻ của 140 Hội đồng Giám mục trên khắp thế giới.

Vì vậy, Caritas có rất nhiều thông tin có thể được sử dụng để phân phối viện trợ tốt hơn trong trường hợp cơn dịch Covid-19 bùng phát tại các địa phương.

Ông John còn cho hay quỹ đoàn kết sẽ được sử dụng để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong lĩnh vực phòng ngừa và kiểm soát việc nhiễm trùng, cung cấp nước sạch và các thiết bị cần để bảo vệ cá nhân như: khẩu trang, găng tay v.v.).

Cung cấp thực phẩm cho những người bị cách ly

Cung cấp đầy đủ lương thực là một lĩnh vực mà Caritas quan tâm nhất. Những người nghèo ở các quốc gia đang phát triển phải đối diện với cơn dịch Covid-19 trên hai bình diện: bị cách ly khỏi xã hội và việc khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm.

Làm thế nào chúng ta có thể giúp họ? Ông John cho hay: Nếu họ không có thức ăn, chắc chắn họ phải ra khỏi nhà mà tìm kiếm thức ăn và việc này lại làm cho cơn bệnh dịch dễ lây lan cho những người khác!

Ông John cho hay Caritas quan tâm nhiều đến các vùng Châu Phi và Trung Đông, vì các nơi đó nhiều cuộc chiến và xung đột nội bộ đang dồn những người nghèo và đau yếu vào những hoàn cảnh bi thương!

Ông cũng cho hay các nhân viên Caritas ở Jerusalem và Palestine đã cạn kiệt ngân khoản, nên buộc phải ngừng cung cấp các thiết dụng y tế và thực phẩm cho 500 gia đình đang cần tới sự giúp đỡ...

Đoàn kết trong thời gian cách ly

Với nhiều cơ quan địa phương, các nhu cầu ngày càng tăng vì cơn dịch coronavirus lây lan, nên Quỹ Bác Ái Quốc tế được thành lập nhằm nâng đỡ các Giáo hội địa phương.

Ông John cho hay Quỹ là một phương tiện để hỗ trợ các dự án to nhỏ, nó cho phép các Caritas địa phương giúp đỡ những người bị cách ly…

Một dự án cấp thiết là các Trung tâm từ thiện Phi (Caritas Philippines) cần thành lập ngay tại các giáo xứ, để những người muốn đóng góp sự giúp đỡ có thể mang các nguồn thực phẩm của họ đến các trung tâm, sau đó các thực phẩm này được phân phối cho các gia đình địa phương có nhu cầu.

Ông John cho hay: Chúng tôi sẽ hiện diện ở đó để hỗ trợ họ. Chúng ta cần đoàn kết với mọi người để giúp mọi người sống xứng đáng với nhân phẩm con người...

Các nhà giáo dục của tình đoàn kết

Quỹ Bác ái trợ giúp các nạn nhân Covid-19 nhằm mang đến cho mọi người trên khắp thế giới những cơ hội giúp đỡ những ai đang gặp khó khăn, thậm chí có những người đang gặp khó khăn ngay trong mái ấm gia đình của chúng ta...

Ông John cho biết Đức Thánh Cha mong muốn tất cả chúng ta trở thành những ‘nhà giáo dục và đồng thời cũng là các diễn viên của tình đoàn kết’.
 
Giám Mục Hoa Kỳ đầu tiên yêu cầu các linh mục tái tục các thánh lễ cho công chúng
Đặng Tự Do
17:58 16/04/2020
Đức Cha Peter Baldacchino, Giám mục Las Cruces, New Mexico, đã là Giám Mục Hoa Kỳ đầu tiên dỡ bỏ lệnh đình chỉ việc cử hành các thánh lễ cho công chúng. Trong một lá thư đề ngày 15 tháng Tư, Đức Cha đã ban hành các hướng dẫn liên quan đến việc trao Mình Thánh Chúa, và nói với các linh mục rằng các ngài có thể tái tục việc cử hành các thánh lễ cho công chúng và các bí tích khác nếu tuân theo các biện pháp phòng ngừa do tiểu bang đưa ra.

“Chúng ta, các linh mục, đã được Chúa Kitô mời gọi và được thụ phong để phục vụ người dân của Giáo Phận Las Cruces, để mang lại cho họ hy vọng và an ủi họ trong thời gian khó khăn này,” Đức Cha viết trong lá thư.

Thông báo được đưa ra chỉ vài ngày sau khi thống đốc bang New Mexico cấm tập hợp hơn 5 người, một hạn chế mà Đức Cha Baldacchino nói rằng các linh mục phải tuân theo, mặc dù ngài phản đối điều đó.

Đức Cha Baldacchino nói thêm rằng “Ngay từ đầu đại dịch này, tôi đã yêu cầu các linh mục của Giáo Phận Las Cruces đình chỉ tất cả các thánh lễ dành cho công chúng khi chúng ta đánh giá tình hình và thiết lập những cách thế an toàn để tiếp tục đem Chúa Kitô đến với người dân, cả Lời Chúa lẫn các Bí tích. Trong vài tuần qua, tôi đã tiếp tục phân tích tình hình và phân định những cách thế an toàn để chúng ta tiếp tục sứ vụ của mình.”

Một cách cụ thể, Đức Cha Baldacchino yêu cầu các linh mục cho anh chị em giáo dân ghi danh hoặc là chia phiên ra để bảo đảm mỗi thánh lễ chỉ có tối đa 4 người tham dự, cùng với vị linh mục nữa là 5. Như thế, vẫn tuân thủ được các quy định của tiểu bang.

Ngài nhấn mạnh rằng: “Sự thật là chúng ta cần phải thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa hợp lý để giảm sự lây lan của coronavirus, nhưng cũng có một sự thật không kém phần quan trọng là chúng ta phải cung cấp các ‘dịch vụ thiết yếu’ lớn nhất đối với người dân của chúng ta. Vài tuần qua đã đưa ra ánh sáng nhiều hậu quả không lường trước được của lệnh ‘ở nhà’”.

“Chúng ta, với tư cách là linh mục, được mời gọi mang Lời hằng sống đến cho mọi người, chúng ta được mời gọi ban phát các phép bí tích ban sự sống. Thánh lễ được truyền hình đã là một nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách trong thời gian này, nhưng tôi ngày càng cảm thấy thuyết phục rằng như thế là không đủ”

“Chúng ta đều nhận thức được bi kịch do Coronavirus gây ra, bản thân tôi đã mất hai người bạn thân của mình, là các linh mục tôi đã từng học chung hay phục vụ chung. Tôi hoàn toàn ý thức được cái chết và nỗi buồn những ngày này đang mang lại. Nhưng còn nhiều hơn nữa. Con coronavirus quỷ quái này cũng có thể là một trợ giúp cho chúng ta. Đã bao lâu chúng ta nhàn nhã trong 'cách làm việc thông thường' của chúng ta? Đã bao lâu chúng ta phát triển sự thoải mái với những thói quen của chúng ta? Đã bao lâu chúng ta xem ân sủng của các bí tích là chuyện đương nhiên? Đã bao lâu chúng ta không chú ý đến vẻ đẹp của cộng đoàn trong các thánh lễ?”

Đức Cha Baldacchino cũng cho phép các linh mục được cử hành thánh lễ ngoài trời, tuân thủ các hướng dẫn của tiểu bang về khoảng cách xã hội, và đặc biệt khuyến khích nên lập một bàn thờ trong bãi đậu xe của giáo xứ, và yêu cầu giáo dân ở nguyên trong xe của họ với một khoảng trống giữa hai xe với nhau.

“Các giáo xứ thiếu chỗ đậu xe có thể cử hành phụng vụ trong nghĩa trang mở hoặc không gian mở khác có sẵn. Giáo dân nên duy trì ít nhất một khoảng cách sáu feet tại mọi thời điểm”

Trong Lễ Phục sinh, Đức Cha đã cho dựng một sân khấu bên ngoài Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội và cử hành các nghi thức Thứ Năm Tuần Thánh, Thứ Sáu Tuần Thánh và Lễ Vọng Phục Sinh cho những người Công Giáo địa phương vẫn ở trong xe của họ.

Các hướng dẫn cũng đưa ra các quy định nghiêm nhặt cho việc trao Mình Thánh Chúa, các linh mục được yêu cầu đeo khẩu trang, vệ sinh tay và đeo găng tay khi cho rước lễ.

Đức Cha Baldacchino cũng khuyến khích các linh mục tiếp tục giải tội và bảo đảm rằng việc xức dầu cho bệnh nhân được thực hiện khi cần thiết.

“Các linh mục có thể và nên tiếp tục ban phát các phép bí tích. Các tín hữu không thể bị tước đoạt các bí tích này, đặc biệt là khi có nguy cơ tử vong.”

Trong những tuần gần đây, chính Đức Cha Baldacchino thường xuyên giải tội đằng sau một tấm kính bên ngoài nhà thờ chính tòa Las Cruces.

Đức Cha Baldacchino kết luận rằng đại dịch này là một cơ hội để canh tân.


Source:Catholic News Agency
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Những đoản khúc bi thương trong đại dịch
Đinh Văn Tiến Hùng
11:34 16/04/2020
Những Đoản Khúc Bi Thương Trong Đại Dịch

1-Tôi nghe văng vẳng đâu đây tiếng than khóc u sầu, tiếng kinh cầu tiễn biệt linh hồn về thế giới bên kia. Người ra đi không còn khổ đau, tham vọng, hận thù, thoát được địch thủ vô hình trong cuộc chiến không biết còn kéo dài bao lâu. Kẻ thù vô hình xông ra từ lò sát sinh Vũ Hán, Tàu cộng, chúng đội vương miệng gai góc quỉ đỏ, gieo rắc chết chóc trên 200 nước khắp năm châu bốn bể. Đó là tham vọng bá chủ hoàn cầu ! Đó là tội ác diệt chủng còn độc ác tinh xảo hơn các tên tội đồ Hitler, Staline, Mao trạch Đông, Giang trạch Dân, cha con Kim nhật Thành, Polpot hay Hồ chí Minh…

-Đau thương tràn ngập khắp nơi,
Nghe hồn lịm chết trong lời thở than,
Tà khí lan tỏa không gian,
Do bày quỉ đỏ mộng tham bá quyền.


2-Công trường Thánh Phêrô những ngày tháng trước đây, tràn ngập hàng trăm ngàn tín đồ, ngước nhìn lên khung cửa sổ trên cao, đón nhận những lời khuyên nhủ ngọt ngào của vị Cha chung- Giáo Hoàng Phanxicô- giờ sao vắng lặng không một bóng người. Chỉ còn một mình Ngài- như Chúa năm xưa trong sa mạc- ngồi trầm lặng trông thật cô đơn, thiết tha nguyện cầu và ban ơn tòa xá cho toàn thế giới trong niềm tin yêu hy vọng dạt dào vào quyền năng Thiên Chúa cho qua cơn đại dịch.

-Công trường không một bóng người
Vài cánh chim lạc khung trời bay qua,
Cô đơn lắng đọng xót xa,
Chủ chăn cầu nguyện Chúa tha thế trần.


3-Dẫy quan tài nối tiếp nằm dài trên nền giáo đường, vị Linh mục cầm bình rảy những giọt Nước Thánh trên từng quan tài thay cho dòng lệ những người thân yêu vắng mặt. Hai càng cần trục khổng lồ nâng từng áo quan lên xe. Đoàn xe nối nhau chạy qua thành phố, những cánh tay trên tầng lầu vẫy chào tiễn biệt và trong đó có thể là những người thân yêu. Đoàn xe chạy về một nghĩa trang xa xôi nào hay chôn tập thể tại một hoang đảo, những chắc không có bày kên kên bay lượn trên không chờ đợi như những tục lệ thiên táng trên đỉnh núi cao Tây Tạng. Thời gian không phải chỉ tính bằng năm tháng mà bằng những hành động ta đã làm khi còn sống nơi thế trần. Thôi hãy an nghỉ trên quê hương mình yêu mến !

-Áo quan lớp lớp chạy dài,
Nguyện đường nơi ấy là ngày biệt ly,
Linh mục lặng lẽ bước đi,
Tay rảy Nước Thánh thầm thì lời kinh.


4-Từ Đông sang Tây, từ phố thị, đến thôn làng không người như thuở hồng hoang. Nhưng tại các trung tâm cách ly hay bệnh viện lại hoàn toàn trái ngược. Các bác sĩ, y tá, chuyên viên y tế vội vã qua lại mang khẩu trang và áo chống nhiễm che kín. Họ là những chiến sĩ hy sinh quên mình vì tha nhân. Họ từ khắp nơi đổ về những tiểu bang dịch nặng để săn sóc bệnh nhân. Có người trước khi ra đi nhắn nhủ gia đình như lời vĩnh biệt. Có người bị nhiễm bệnh phải cách ly mà vợ hay chồng và con cái chỉ đứng từ xa nhìn người thân yêu qua hàng rào mắt lưới, tuy gần nhưng tưởng như xa cách nghìn trùng. Có người về thăm gia đình phải ngủ trong xe hay ngoài ga-ra vì sợ lây nhiễm cho người thân. Ôi chỉ còn tình yêu vẫn luôn gắn bó đong đầy yêu thương. Họ là những thiên thần áo trắng can đảm hy sinh cứu giúp bệnh nhân.

-Cuộc sống nghiệt ngã lan tràn,
Chất chồng đau khổ vô vàn thương tâm,
Quên mình phục vụ bệnh nhân,
Hy sinh cao đẹp đâu cần lời khen.


5-Một số Linh Mục trước khi bước vào đời tu hành là bác sĩ, trong số đó có Linh mục bác sĩ Phạm hữu Tâm, khi đại dịch nguy kịch lan tràn tạm thời thay áo chùng đen bằng chiếc áo trắng để săn sóc bệnh nhân cả tâm hồn và thân xác. Linh mục bác sĩ Alberto Debbi 43 tuổi nói “ Bàn thờ của tôi lúc này là giường của bệnh nhân “ đã an tâm nhận cái chết khi nhường máy trợ thở để cứu sống một bệnh nhân nguy kịch. Và còn cả chục nam nữ tu sĩ không sợ nguy hiểm hiến thân phục vụ bệnh nhân. Chỉ riêng tại Ý, Hội đông Giám Mục Ý cho biết tính đến ngày 14/4 đã có hơn 110 Linh Mục qua đời khi đi phục vụ bệnh nhân. Các ngài đã hoàn thành sứ vụ cả 2 mặt: Làm Linh mục để cứu đời- Làm Bác sĩ để cứu bệnh nhân Ôi những tấm lòng từ ái ! Ôi những tâm hồn cao đẹp ! Họ chính là những chiến sĩ tử đạo trong đại dịch kinh hoàng !

-Tình yêu trong lớp áo dòng,
Xông vào nguy hiểm mà lòng an vui,
Các con cứu giúp cho người,
Chính là cho Chúa như lời dạy xưa.


6-Những du thuyền như một thành phố nổi nhiều tầng mang theo hàng ngàn du khách, lênh đênh lạc lõng trên biển cả mênh mông, không tìm được bến đậu. Trên con tàu đã có nhiều người nhiễm bệnh nên bị nhiều quốc gia từ chối không cho cập bến. Những con virus quỉ đỏ xâm nhập khắp nơi từ lục địa tới đại dương hay quần đảo xa xôi Chúng không từ vương tôn hoàng tử công chúa, bình dân nghèo khổ, không phân biệt tuổi tác, chẳng trừ cả các vị nguyên thủ quốc gia hay các đại diện dân cử… Ngay cả hàng không mẫu hạm vũ khí tối tân trang bị đầy mình chúng đâu khiếp sợ. Như chiếc mẫu hạm Hoa Kỳ Theodore Roosevelt mới đây ghé thăm xã giao tại Đà Nẵng 5 ngày trong tháng 3/20. Sau chuyến hải hành trở về tính đến nay đã có gần 600 thủy thủ nhiễm bệnh,trong số đó có cả hạm trưởng Crozier bị cách chức và hơn 4000 người còn lại lần lượt được đưa lên bờ cách ly, chỉ để lại 800 thủy thủ để điều hành và theo dõi máy móc, vũ khí trên tàu. Sau sự kiện này phía Hoa Kỳ đã cảnh báo Việt Nam che dấu về mức độ không an toàn. Nhưng phát ngôn viên VN Lê thị Thu Hằng đã chạy tội nói tuy Hà Nội có ít người bị lây nhiễm nhưng cách Đà Nẵng-thành phố an toàn- hàng trăm cây số. Trước khi Hoa Kỳ ghé thăm chắc hai bên đã bàn thảo cẩn thận và phía Việt Nam đã che dấu sự thật.

Chúng ta quá rõ dối trá và tham nhũng là quốc sách của các nước xã hội chủ nghĩa (Theo tin rò rỈ từ cấp cầm đầu CSVN đã có hàng ngàn người chết và tin tình báo Hoa Kỳ cho biết Trung cộng có trên 40 ngàn tử vong chỉ trong tháng đầu khi đại dịch bùng phát tại Vũ Hán, cùng mất 21 triệu điện thoại di động thuê bao) Chính bà thủ tướng Đức Angela Merkel đã từng sống nhiều năm dưới chế độ Cộng sản khẳng định rằng: “Tôi lớn lên trong chủ nghĩa cộng sản tại Đông Đức và tôi rất hiểu rõ về họ: Cộng sản là chủ nghĩa gian trá và mọi rợ nhất của nhân loại, chủ nghĩa cộng sản là vết nhơ của loài người và thế giới văn minh.”

-Lênh đênh trôi dạt đã lâu,
Du thuyền nhiễm bệnh không đâu gọi mời,
Bồng bềnh sóng vỗ ngàn khơi,
Mẫu hạm vận mệnh vướng lời dối gian
.

7-Nhiều tấm lòng cao đẹp, nhưng cũng có những hình ảnh xấu xa đáng phỉ nhổ. Như ông vua Thái Lan trốn chạy qua Đức cùng đoàn thê thiếp. Những chuyến máy bay thuê bao hàng chục ngàn đô để đưa con cái của những tên tư bản đỏ vội vã về nước.

Trong lúc TT Hoa Kỳ Ronald Trump cùng nội các và các chuyên viên y tế đang lo lắng bù đầu tìm phương cách cứu nguy khỏi đại dịch, các đại công ty chuyển sang sản xuất máy trợ thở, dụng cụ y tế, các hãng nhỏ, các tiệm nail ủng hộ hàng trăm ngàn khẩu trang, bao tay, nước khử trùng.. Bọn đối lập, những tên ăn cháo đá bát, gia nô cộng sản lại bôi bác dèm pha buộc tội Tổng Thống. Có tên cay cú đến nỗi buông lời hàm hồ bỉ ổi thách thức bảo rằng không biết Mỹ quốc còn vĩ đại nữa không nhỉ? Ôi mụ phù thủy cầm lưỡi hái tử thần với nụ cười ngạo nghễ trên xác người !

-Hoạn nạn bỉ ổi phơi bầy,
Những lời gian dối thấy ngay tức thời,
Kinh hoàng đại dịch khắp nơi,
Lúc này mới thấy lòng người đổi thay.


8-Đại dịch phát tán, dân chúng tranh nhau vơ vét thực phẩm, chất chồng đầy xe, kệ hàng trống rỗng khiến những người đến sau ngao ngán lắc đầu. Nhiều người đầu cơ tích trữ, tự động nâng giá. Trong khi dụng cụ y tế không đủ cung cấp cho các bệnh viện, bác sĩ, y tá, chuyên viên y tế…phải kêu gọi sự hỗ trợ của cá nhân, cơ quan đoàn thể. Nhưng có tiểu bang giữ lại dụng cụ y tế tồn kho khi không đem dùng lại đòi chính quyền liên bang tăng viện và nhiều tên nịnh bợ còn khen là biết nhìn xa trông. Riêng Tàu cộng muốn che lấp tội, tỏ vẻ hào phóng viện trợ dụng cụ y tế cho các nước bị đại dịch bằng những lô hàng tồn kho quá hạn mà 80% không còn hữu dụng nên bị trả về, lại đổ thừa là không biết xử dụng hay dùng không đúng tiêu chuẩn.

-Tham lam tích trữ đầu cơ,
Tranh nhau vội vã thu gom chất chồng,
Còn thằng Tàu cộng mở lòng,
Viện trợ dụng cụ cũng đành vất đi.


9-Dịch kinh hoàng Coronavirus khiến hàng triệu người lây nhiễm, cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng. Trung cộng hàng trăm lò thiêu xác quá tải vang ra tiếng thét hãi hùng của nhiều người chưa chết, giống như những phòng hơi ngạt Holocaust dưới chế độ diệt chủng thời Đức quốc xã. Trước đại dịch kinh hoàng nhiều nước ra lệnh cách ly tại nhà, đóng cửa biên giới, giảm thiểu tối đa những phương tiện vận hành không-thủy-bộ, khiến phố thị làng mạc hoang vắng thê lương. Đại dịch đang đẩy con người vào nỗi sợ hãi: sợ mất an toàn bản thân, sợ mất giá trị kinh tế, chính trị, quyền lực, xã hội…

Tàu cộng chạy tội đổ thừa đại dịch gây ra: đầu tiên từ chợ Vũ Hán buôn bán thú hoang. Bị thế giới chửi rủa lên án nên âm mưu với tên Tedros Adhanom Tổng giám đốc tổ chức y tế thế giới đổi thành Covid-19. Rồi đổ tội cho cả Mỹ và Ý. Nhưng thực tế nó được tung ra từ phòng thí nghiệm sinh học Vụ Hán và tên ác tặc Tập Cẩm Bình đã dùng 5 triệu người Tàu phát tán đi khắp nơi làm vật thế thân, nuôi mộng vương bá của họ Tập. Vì thế TT Trump đã không ngần ngại chỉ mặt đặt tên là: Chinese Virus.

-Vi-rút phát xuất từ đâu?
Chính từ Vũ Hán nước Tàu mà ra,
Chối quanh cũng chẳng ai tha,
Lưới trời lồng lộng khó mà thoát thân.


10- Kết: Không ồn ào, xôn xao, náo loạn. Không thờ ơ bình thản, nhưng bình tĩnh và hy vọng. Hãy thận trọng những lời dèm pha xuyên tạc. Đừng bóp méo sự thật theo chiều hướng vị kỷ. Hãy đề phòng những kẻ đục nước thả câu. Hãy tin tưởng vào công lý và tình yêu. Hãy chấp hành nghiêm chỉnh những biện phòng ngừa, lây lan bệnh dịch do chính quyền đề ra. Hãy hy vọng vì các khoa học gia, chuyên viên y tế trên khắp thế giới đang miệt mài ngày đêm tìm phương cách cứu chữa con người thoát cơn đại dịch. Sau cơn mưa trời sẽ sáng. Ánh sáng đang bừng lên cuối đường hầm Hy vọng. Chiều hôm có cảnh lệ rơi, sáng mai lại được mừng vui xum vầy.

Tôi tin rằng sẽ được nhìn thấy những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh. Hãy đặt niềm tin vững mạnh vào quyền năng và an bài của Thiên Chúa ! Hãy sống can trường ! Hãy phấn khởi tâm hồn và chờ đợi ! Xin Chúa che chở chúng ta ! Xin Chúa phù trợ Mỹ quốc ! Xin Chúa ban an bình cho toàn thế giới !

-Đại dịch tàn phá khắp nơi,
Do bởi tham vọng con người mà ra,
Tình yêu nếu biết chan hòa,
Nhân loại sẽ sống hoan ca thanh bình.


ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

(*) Ghi chú: Đây chỉ là những dòng tâm tư về nạn Đại dịch kinh hoàng đang gieo rắc khắp nơi, nên không đi vào chi tiết và trưng dẫn những số liệu cụ thể, vì đã được nói đến nhiều trên các mạng truyền thông và báo chí rồi.

 
70 Năm Báo Hại - Báo Đời
Phạm Trần
11:38 16/04/2020
Báo chí đảng Cộng sản Việt Nam đang “có nguy cơ bị truyền thông xã hội chi phối, lấn át, gây ra nhiều tác hại….”.

Đó là thú nhận của Ban Bí thư Trung ương đảng ghi trong Chỉ thị số 43-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới, ban hành ngày 14/04/2020.

Đáng chú ý là Chỉ thị này được công bố vào lúc Ban Tuyên giáo và Hội nhà báo tập trung tuyên truyền về ngày kỷ niệm 70 năm thành lập Hội (21-4-1950 - 21-4-2020).

Ra đời với tên nguyên thủy“Hội Những người viết báo Việt Nam” diễn ra tại Đại hội thứ nhất ngày 21/4/1950 tại xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa - Thái Nguyên. Tổ chức này sau đó đổi tên là Hội Nhà báo Việt Nam (HNBVN) tại Đại hội lần III ngày 07-08/9/1962.

Nhưng trong suốt 70 năm qua, chưa bao giờ HNBVN được coi là một tổ chức của dân và có quyền hoạt động độc lập để bảo vệ quyền lợi của người làm báo. Ngược lại, HNBVN, cũng như hàng trăm Tổ chức chính trị, xã hội khác đều do đảng thành lập, chi phối và lãnh đạo. Do đó, mục tiêu hàng đầu của HNBVN là tuyên truyền cho chủ trương, chính sách của đảng và phục vụ cho quyền lợi đảng là chính.


Bằng chứng :”Hoạt động của tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, trực tiếp của Đảng, sự ủng hộ, tạo điều kiện của Nhà nước, các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương.” (báo Gia đình Việt Nam, ngày 14/04/2020)

TẠI SAO BÂY GIỜ?

Nhưng tại sao Chỉ thị số 43-CT/TW đã được ban hành vào lúc đảng tập trung chuẩn bị Đại hội đảng XIII cấp địa phương để tiến tới Đại hội toàn quốc vào tháng 1 năm 2021?
Có bốn lý do, căn cứ theo nội tình sinh hoạt của báo chí thì : Thứ nhất, tình trạng sinh hoạt của các đảng bộ rời rạc, có nơi buông lỏng thái độ thờ ơ với đường lối đảng của các đoàn viên. Thứ hai, đã có hiện tượng phai nhạt lý tưởng tiến tới tự diễn biến và tự chuyển hóa. Thứ ba, có hiện tượng muốn phá rào để được thực hiện quyền tự do báo chí, tự do tư tưởng. Thứ tư, nhiều cán bộ, đảng viên không thèm đọc báo, tạp chí đảng, theo yêu cầu của đảng bộ.
Nên biết HNBVN hiện có trên 22,000 người làm báo thuộc 63 Hội nhà báo tỉnh, thành phố, 19 Liên chi hội và gần 200 Chi hội trực thuộc.
Với đội ngũ “nhà báo đảng viên nón cối” này, đảng đã nắm trong tay toàn bộ báo, đài nhà nước từ Trung ương xuống cơ sở để tự do lèo lái dư luận theo nhu cầu và định hướng theo ý đảng.

Nhân dân nói chung và một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên tiến bộ, đã chán đảng và sổ toẹt vào Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin, không có quyền tự do báo chí và tự do tư tưởng vì nhà nước cấm tư nhân không được ra báo, và cấm luôn việc thành lập đảng đối lập với đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền.

Vì vậy, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng (khi chưa nhận thêm chức Chủ tịch Nước) đã khen:”Đội ngũ hùng hậu hơn 22 nghìn nhà báo - hội viên trong cả nước đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu Tổ quốc, tin tưởng và trung thành với Đảng…Đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước …Kịp thời phê phán, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, những thói hư tật xấu trong xã hội; phê phán, bác bỏ những thông tin, quan điểm sai trái, âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực phản động, thù địch, góp phần vào việc củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới.”

(Trích bài phát biểu của ông Trọng tại Đại hội lần thứ 10 Hội Nhà báo Việt Nam/ngày 9.8.2015)
Ông Trọng còn chỉ thị:”Anh chị em làm báo cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc hơn nữa quan điểm báo chí là vũ khí sắc bén là công cụ đắc lực của Đảng trên mặt trận tư tưởng. Mỗi người làm báo là một chiến sĩ cách mạng…kiên quyết loại bỏ những tin, bài ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, tình cảm, đời sống xã hội; đừng làm phân tâm xã hội, phân rã niềm tin…phải thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là người tuyên truyền, hướng dẫn, cổ vũ nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.”

Như vậy thì có phải là tay sai không mà Tuyên giáo đảng cứ oang oang nói rằng Việt Nam hoàn toàn có tư do báo chí?

Ngoài ra, người đứng đầu đảng còn kêu gọi người làm báo phải:”Kiên quyết đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch, lợi dụng tự do, dân chủ, đòi đa nguyên, đa đảng, lợi dụng chống tham nhũng, tiêu cực, thổi phồng những yếu kém, khuyết điểm của một bộ phận cán bộ, đảng viên để quy kết, bôi xấu chế độ, kích động, làm giảm uy tín của Đảng, Nhà nước ta, gây nghi ngờ, chia rẽ nội bộ.”

THÀNH CÔNG HAY THẤT BẠI?

Vậy Hội nhà báo và những người cán bộ báo chí có nghe và làm theo lời ông Trọng không?

Hầu như không vì 4 năm sau, Trưởng Ban Tuyên giáo đảng, ông Võ Văn Thưởng đã cho biết vẫn còn tồn tại nhiều khuyết tật rất lớn của các nhà báo.

Trong bài viết “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của báo chí”, phổ biến ngày 05/12/2019, ông Thưởng nói:”Không ít cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa thực hiện đúng tôn chỉ mục đích và chưa làm tốt chức năng định hướng dư luận, thậm chí còn có sản phẩm báo chí sai định hướng chính trị, tư tưởng, gây tác hại cho đời sống xã hội, vi phạm chỉ đạo, định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm suy giảm uy tín, niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với báo chí.”

Như vậy là cán bộ làm báo đã quay lưng lại với đảng rồi còn gì nữa? Nhưng số “không ít” là bao nhiêu, trong tổng số “868 cơ quan báo chí in, 66 đài phát thanh, truyền hình, một hãng thông tấn quốc gia và hơn 20 nghìn nhà báo được cấp Thẻ Nhà báo”, theo số thống kê chính thức?

Ông Thưởng còn chỉ trích:”Một số cơ quan báo chí đưa thông tin theo lối “giật gân, câu khách”, phiến diện, thiếu chân thực, khách quan, làm dư luận hiểu chưa đúng, thậm chí có cái nhìn phiến diện, sai lệch vấn đề. Một số cơ quan báo chí chưa quan tâm đến việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng và Nhà nước. Có cơ quan báo chí chỉ quan tâm khai thác các vụ việc tiêu cực, chưa quan tâm đến tuyên truyền, biểu dương các điển hình tiên tiến, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, thiếu hài hòa giữa “xây” và “chống”. Khuynh hướng “thương mại hóa” hoặc để tư nhân đứng sau thao túng có xu hướng gia tăng cần phải được nhận diện, cảnh báo và có giải pháp ngăn chặn.”

Ô hay, như thế là loạn rồi. Trên bảo dưới không nghe rồi. Báo chí đã được quy định là “tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước” mà dám cả gan “chưa quan tâm đến việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng và Nhà nước” thì nguy to rồi. Rõ ràng họ muốn nói: chống thù địch là chuyện của nhà nước lo.

Vì vậy, ông Võ Văn Thưởng mới bực tức nói trắng ra:”Cá biệt còn có cơ quan báo chí, nhà báo thiếu trách nhiệm chính trị, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Người đứng đầu một số cơ quan báo chí buông lỏng quản lý nội dung thông tin, quản lý đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, chỉ coi trọng chức năng giải trí, thị hiếu tầm thường mà xem nhẹ chức năng chính trị - tư tưởng, định hướng văn hóa, thẩm mỹ, thậm chí lợi dụng báo chí để mưu lợi cá nhân.”

CHUYỆN NĂM 2018

Cũng nên biết tại Hội nghị báo chí toàn quốc, tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019, tổ chức chiều 28-12-2018, ông Thưởng cũng đã mỉa mai :”Thực tế không ít cơ quan báo chí lại câu view đăng thông tin tầm phào, vô bổ, rẻ tiền như một giải pháp thay thế. Cùng với đó là việc hù dọa, tống tiền gây sức ép với doanh nghiệp làm quảng cáo, hỗ trợ, hợp tác truyền thông.
"Nhiều phóng viên bị đồng nghiệp ta thán, bị xã hội vừa sợ vừa khinh miệt bằng những từ như "phóng viên đếm tầng", "phóng viên IS", ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự những người làm báo chân chính.
Tư duy, cách làm đó không giải quyết căn cơ đến kinh tế báo chí và trái tôn chỉ mục đích ảnh hưởng tiêu cực đến nội dung, uy tín, sứ mệnh thiêng liêng của báo chí cách mạng, là nguyên nhân cơ bản xuất hiện tình trạng đưa ra các sản phẩm báo chí thiếu tầm văn hóa trong thời gian qua…công chúng và dư luận bức xúc trước tình trạng ngày càng có nhiều hơn những sai phạm nghiệp vụ có chủ ý. Thậm chí có những vụ theo đặt hàng của nhà báo và cơ quan báo chí.”

Ông Thưởng còn nói thẳng:”Đây là những hành vi trục lợi, lợi ích nhóm, tham nhũng trong một bộ phận những người làm báo. Vì vậy, Hội Nhà báo Việt Nam phải đấu tranh chống những nhà báo cào bàn phím, xào nấu tin bài, áp đặt suy nghĩ chủ quan, dựng các nhân vật hư cấu.
Công nghệ thông tin phát triển, một số nhà báo không đến hiện trường, không đi thực tế mà ngồi chat xào nấu tin bài, viết bài thông qua đặt hàng, sai sót về nghiệp vụ không thể chấp nhận được.”


CHỈ THỊ 43-CT/TW NÓI GÌ?

Như vậy thì báo chí Việt Nam là “báo chí cách miệng” chứ “cách mạng” cái nỗi gì” mà cứ to mồm hô hào tuyên truyền cho kỷ niệm 70 năm để chuẩn bị cho ngày giỗ 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam Nam (21/6/1925 - 21/6/2020?

Vậy nội dung Chỉ thị 43-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới đã nói gì?

Chỉ thị nhận xét :”Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam vẫn còn một số hạn chế. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của một số tổ chức hội còn hạn chế, chưa phát huy đầy đủ vai trò và vị thế của Hội. Công tác tập hợp những người làm báo còn gặp nhiều khó khăn. Một số tổ chức hội, cơ quan báo chí chưa chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Một bộ phận hội viên chưa tích cực học tập nâng cao trình độ tác nghiệp báo chí trong tình hĩnh mới. Vẫn còn tình trạng hoạt động báo chí xa rời tôn chỉ, mục đích, thiếu tính định hướng; một số người làm báo thiếu tu dưỡng, rèn luyện, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.”
Ban Bí thư giải thích :”Nguyên nhân của những khuyết điểm trên là do: Công tác xây dựng Đảng, công tác giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ ở một số cấp hội chưa được quan tâm đúng mức. Nội dung, phương thức hoạt động của Hội chậm đổi mới. Nhận thức về nhiệm vụ chính trị, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân và ý thức xây dựng Hội của một bộ phận hội viên còn hạn chế. Sự phối hợp hoạt động giữa một số cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí với các cấp hội chưa chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả.”

Do đó, Ban Bí thư đảng đã ra lệnh phải:”Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với báo chí theo hướng bảo đảm báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng và quyền tự do, dân chủ của nhân dân.”

Ô hay, tuyệt đại đa số người dân ở Việt Nam làm gì có “tự do”, hay “dân chủ” mà bảo phải tăng cường lãnh đạo của đảng với báo chí cho dân được hưởng các quyền này?

Ban Bí thư còn ra lệnh cho Hội phải :” Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị cho người làm báo, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Thường xuyên tổ chức cho các nhà báo, hội viên nghiên cứu, quán triệt sâu sắc lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gắn với thực hiện Luật Báo chí, Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, các quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam….”

Như thế là có vấn đề vì đây là chuyện đã xưa như trái đất, đảng nói hoài và làm mãi mà có kết quả đâu !

Nhiều báo cáo của Ban Xây dựng đảng các cấp đã chứng minh không ít cán bộ, đảng viên đã chán học Bác, chán học Mác-Lênin và ngại học Nghị quyết đến tận mang tai rồi, không biết nhét vào đâu được nữa.

Đã có lần ông Võ Văn Thưởng phê phán nhiều nhà báo khi viết trên bảo đảng thì đắn đo, dè dặt, theo đúng tiêu chuẩn của báo nhưng khi việt trên Facebook hay mạng xã hội thì lại viết ngược lại, đôi khi đi ngươc lối đường lối đảng.

CHÁN ĐỌC BÁO ĐẢNG

Cũng liên quan đến chuyện báo đảng, hiện ở Việt Nam báo nhà nước đã không theo kịp thông tin của mạng xã hội và facbook khiến đảng mất ăn mất ngủ. Thêm vào đó là đang có hiện tượng cán bộ, đảng viên chán đọc báo, tạp chí đảng.

Bằng chứng này đã được viết trong Thông báo của kết luận của Ban Bí thư ngày 24/03/2020, trong dó có vài đoạn đàng chú ý:
-Một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức chưa sâu sắc về ý nghĩa, tác dụng của báo, tạp chí của Đảng trong sinh hoạt đảng và cuộc sống. Việc mua, đọc báo, tạp chí của Đảng tại một số chi bộ, đảng bộ chưa đi vào nền nếp và hiệu quả chưa cao. Báo, tạp chí của Đảng chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin ngày càng cao của người đọc…”

-Nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của báo, tạp chí của Đảng, coi đây là tài liệu sinh hoạt đảng và công tác tuyên truyền quan trọng giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao trình độ lý luận chính trị, vận dụng kiến thức vào sản xuất, đời sống; động viên và cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cán bộ, đảng viên, nhất là người lãnh đạo các cấp phải gương mẫu đọc, nghiên cứu báo, tạp chí của Đảng.

-“Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, xác định trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các cấp ủy về việc mua, đọc và làm theo báo Đảng. Có hình thức phù hợp để sử dụng hiệu quả các loại tài liệu, báo chí của Đảng được cung cấp, đặt mua. Đẩy mạnh phong trào đọc và làm theo báo, tạp chí của Đảng.”

Như vậy thì có phải là báo hại, báo đời không hay khi ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phải hét khan cổ ”tránh tình trạng nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị" đã có khối người “làm ngơ như người Hà Nội”?


Phạm Trần
(04/020)
 
Đại dịch không biến Trung Quốc thành nước lãnh đạo thế giới: ít quốc gia nào mua mô hình hay thông điệp của Bắc Kinh
Vũ Văn An
21:57 16/04/2020
Người ta đã nói nhiều và chính thức gọi Covid-19 là Covid-Vũ Hán hay Covid-Tầu Cộng. Ít nhất, Tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ đã không ngần ngại tố cáo mặt trái của Bắc Kinh trong điều ông gọi là cuộc chiến tranh chống Covid-19.

Hai ký giả Michael Green và Evan S. Medeiros của tạp chí Foreign Affairs, ngày 15 tháng 4 vừa qua, lớn tiếng dẹp bỏ giấc mộng của Trung Quốc toan tính dùng Covid-19 rao bán mô hình của mình nhằm tô bóng và cổ vũ vai trò lãnh đạo thế giới, ít nhất trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 hoàn cầu. Bạn đọc có thể đọc nguyên văn bài viết tại https://www.foreignaffairs.com/articles/united-states/2020-04-15/pandemic-wont-make-china-worlds-leader?. Sau đây là bản dịch tiếng Việt, phần nói đến Trung Quốc:



Đầu năm nay, khi tân coronavirus bắt đầu lan rộng ở Trung Quốc, những dự đoán đã có ngay lập tức và rõ ràng: sự bùng phát đại dịch này là “thời khắc Chernobyl” cho Trung Quốc, có lẽ còn là “lúc bắt đầu việc kết liễu” Đảng Cộng sản Trung Quốc, với những hậu quả địa chính trị mà, ở thời điểm căng thẳng Mỹ-Trung đang gia tăng, sẽ phát huy lợi thế đáng kể của Washington. Nhưng rồi, cũng nhanh chóng gần như thế, các dự đoán đã đi vào thế đảo ngược. Khi Trung Quốc dường như đã ngăn chặn được sự lây lan của coronavirus trong khi Hoa Kỳ và Tây Âu phải hứng chịu những đợt bùng phát lớn. Đại dịch và suy thoái kinh tế hoàn cầu tiếp sau đó được cho là đánh dấu sự sắp xếp lại địa chính trị, một sự sắp xếp lại sẽ khiến Trung Quốc trở thành kẻ chiến thắng. Bắc Kinh chắc chắn nhìn thấy cơ hội như vậy, khi khởi động một chiến dịch quốc tế nhằm nhấn mạnh các thất bại của nền cai trị dân chủ và tự phóng chiếu mình thành người lãnh đạo trong việc ứng phó với đại dịch hoàn cầu.

Nhưng người ta nghi ngờ việc thí quân mở đường cho tướng của Bắc Kinh này sẽ thành công trong việc biến một đại dịch có khả năng bắt đầu ở một thành phố Trung Quốc thành một bước tiến lớn trong việc đi lên của Trung Quốc. Có những giới hạn thực sự đối với khả năng của Trung Quốc trong việc tận dụng cuộc khủng hoảng hiện tại, cho dù qua một cuộc tuyên truyền gian xảo hoặc hành động hoàn cầu không hữu hiệu. Và tiềm năng Trung Quốc hưởng lợi từ coronavirus đã dễ dàng được quá thổi phồng thế nào, thì khả năng Hoa Kỳ biểu lộ vai trò lãnh đạo hoàn cầu ngay cả sau các lỡ lầm ban đầu cũng đã dễ dàng bị quá hạ giá như thế. Dù cho ứng phó của Washington đối với đại dịch cho đến nay có thiếu sót sâu xa ra sao, quyền lực của Hoa Kỳ, khác biệt với bất cứ vị tổng thống đặc thù nào, hệ ở sự kết hợp lâu dài giữa khả năng vật chất và tính hợp pháp chính trị, và có rất ít dấu hiệu cho thấy đại dịch đang làm cho quyền lực di chuyển nhanh chóng và vĩnh viễn có lợi cho phía Trung Quốc.

TUYÊN TRUYỀN CỦA TRUNG QUỐC

Cuộc tấn công tuyên truyền ban đầu của Trung Quốc hết sức hung hăng, nhưng bây giờ nó có vẻ vụng về và khó có thể thành công. Trình thuật của Đảng Cộng sản Trung Quốc bị giới hạn bởi sự kiện đơn giản này là có quá nhiều người biết nguồn gốc đại dịch ở Vũ Hán và ứng phó vụng về lúc ban đầu của Bắc Kinh, đặc biệt là nỗ lực đàn áp thông tin và làm câm họng nhiều bác sĩ đầu tiên đã cảnh báo về sự xuất hiện của một virút mới đầy nguy hiểm. Trước những lời kêu gọi phải minh bạch hơn, Bắc Kinh đã trục xuất các nhà báo Mỹ làm việc cho tờ The New York Times, The Washington Post The Wall Street Journal. Trên Twitter, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc quân đội Hoa Kỳ đã mang coronavirus đến Vũ Hán. Mặc dù Bắc Kinh đã thôi không nhắc đến cáo buộc đáng trách này trong những tuần gần đây, nhưng cách tiếp cận của họ có một chút tuyệt vọng, điều này cho thấy sự bất an của chính Bắc Kinh khi xử lý sai lầm việc phát khởi dịch bệnh.

Sự hoài nghi của hoàn cầu lan rộng, có lý do chính đáng, đối với số liệu thống kê về coronavirus của Trung Quốc. Thật vậy, trong khi con số chính thức các trường hợp tân COVID-19 của Trung Quốc cho thấy có sự ngăn chặn hữu hiệu (đến ngày 19 tháng 3, số ca nhiễm mới tại địa phương đã giảm xuống gần bằng 0), một số người ở Trung Quốc sợ rằng chính phủ trung ương đã đơn giản ngưng báo cáo mọi kết quả xét nghiệm để giữ cho số lượng chính thức của nó ở mức thấp và để duy trì trình thuật rằng mình đã chiến thắng trong cuộc chiến chống lại virút; đây không hẳn là lần đầu tiên Bắc Kinh đã dẹp bỏ các dữ kiện bất lợi.

Một số nhà lãnh đạo, tất nhiên, đang ủng hộ trình thuật của Bắc Kinh và hoan nghênh các phương pháp của họ trong việc chống lại việc bùng phát của dịch bệnh, trong đó có các viên chức ở Campuchia, Iran, Pakistan và Serbia. Nhưng ít có chính phủ nào trong số này mới bị thuyết phục bởi các nhắn nhe gần đây của Trung Quốc; đã từ lâu, họ vốn có thành tích chấp nhận các trình thuật chính trị và hỗ trợ kinh tế của Trung Quốc rồi, thường là để phục vụ quyền lực riêng của chính họ ở trong nước. Thật vậy, một số nước ở châu Âu tiếp nhận sớm các bộ dụng cụ thử nghiệm và thiết bị bảo vệ do Trung Quốc sản xuất đã từ chối chúng vì coi chúng không đạt tiêu chuẩn. Mới trong tuần này, thủ tướng Phần Lan đã sa thải người đứng đầu cơ quan cung cấp các thiết bị cấp cứu của đất nước vì đã chi hàng triệu euro mua các khẩu trang khiếm khuyết của Trung Quốc.

Giữa những lời kêu gọi phải minh bạch hơn, Bắc Kinh làm câm họng nhiều bác sĩ và trục xuất các nhà báo Mỹ.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo khác đã đẩy lui mưu toan của Trung Quốc muốn viết lại trình thuật hoàn cầu về ứng phó COVID-19 của họ. Đại diện Đối ngoại Cao cấp của Liên Hiệp Châu Âu Josep Borrell công khai chỉ trích các nỗ lực của Trung Quốc, coi chúng như “một cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng qua việc quay quắt và nền 'chính trị hào phóng’”. Các nhà lãnh đạo ở Ba Tây và Ấn Độ, những người đang đương đầu với các thách thức trong nước, đã nhanh chóng chuyển sang chỉ trích Trung Quốc và tránh sự trợ giúp của nó. Ở Châu Phi, sự chú ý của công chúng đã tập chú vào các câu chuyện phân biệt chủng tộc phổ biến chống lại các kiều dân châu Phi ở miền nam Trung Quốc. Và ngay cả trước khi đại dịch bắt đầu, Bắc Kinh đã phải đối mặt với việc mất niềm tin lớn giữa các nước láng giềng châu Á. Một cuộc khảo sát về công luận tại sáu quốc gia châu Á, do Trung tâm nghiên cứu Pew thực hiện từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2019 và được công bố vào cuối tháng 2 vừa qua, cho thấy tỷ lệ người dân có quan điểm thuận lợi đối với Hoa Kỳ hơn là đối với Trung Quốc.

Khi đẩy mạnh trình thuật chiến thắng chống coronavirus của mình, cách tiếp cận của Bắc Kinh sẽ được so sánh không chỉ với Hoa Kỳ mà còn với các hành động đầy ấn tượng của nhiều quốc gia châu Á, bao gồm cả một số quốc gia dân chủ. Bắc Kinh thất bại nặng nề trước tiên, do sự thiếu minh bạch một cách hiển nhiên và có thể dự đoán được, và nay Washington đang thiếu sót. Nhưng Nam Hàn và Đài Loan dân chủ đã hành động tốt hơn cả hai. Chế độ kiểm tra và theo dõi tiếp xúc đầy ấn tượng của Nam Hàn và các nỗ lực phát hiện và ngăn chặn sớm của Đài Loan phản ảnh cả các quyết định của giới cầm quyền lẫn khả năng học hỏi kinh nghiệm trong quá khứ với đại dịch. Các công dân và chính phủ đang tìm kiếm các mô hình có nhiều khả năng lựa chọn các thành công dân chủ đó hơn là các nỗ lực ngăn chặn độc đoán và hà khắc của Trung Quốc, mà các tổn phí thực sự ra sao vẫn chưa được biết đến.

Hơn nữa, nền kinh tế Trung Quốc không thể cỡi xe đến cứu hộ như đã làm trong cuộc khủng hoảng tài chính hoàn cầu. Mặc dù đã có một sự gia tăng một phần về phía cung khi các nhà máy Trung Quốc mở cửa trở lại, các yếu tố thúc đẩy về phía cầu phục vụ sự tăng trưởng của Trung Quốc đang gặp rắc rối thực sự. Nền kinh tế Trung Quốc quá phụ thuộc vào phía cầu bên ngoài từ Hoa Kỳ và châu Âu mới có thể trở thành vị cứu tinh duy nhất của nền kinh tế hoàn cầu. 12 quốc gia bị virút tấn công mạnh nhất hiện nay chiếm khoảng 40% xuất khẩu của Trung Quốc. Nhiều quốc gia trong số này cũng là nước cung cấp hàng hóa trung gian hàng đầu của Trung Quốc. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ không thể quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng trước đó khoảng năm đến sáu phần trăm hàng năm cho đến khi nền kinh tế của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu cũng phục hồi. Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc sẽ phải kìm hãm một số nỗ lực kích thích trong nước cho đến khi điều đó xảy ra; họ biết rằng một kích thích như vậy sẽ có tác động hạn chế nếu mức cầu hoàn cầu đang xuống thấp. Tài trợ cho một kích thích do tín dụng thúc đẩy như Trung Quốc từng làm trong năm 2008-2009 không còn giá trị nữa do mức nợ tổng thể rất cao của Trung Quốc và nguy cơ thực sự phát khởi sự sụp đổ của hệ thống tài chính của chính họ. Trong cuộc khủng hoảng này, các nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc buộc phải chìm hay nổi cùng nhau mà thôi.

CÁC NGUY HIỂM CỦA DỰ ĐOÁN

Giữa một cuộc khủng hoảng hoàn cầu, các áp lực phải dự báo những hệ quả chiến lược, lâu dài của tình trạng khẩn cấp thì rất nhiều. Vấn đề do việc vội rút ra các kết luận sớm sủa là chúng thường sai lầm: các nhà phân tích tập trung vào các hậu quả trước mắt của các biến cố gần đây và hạ giá các đặc điểm cơ cấu của trật tự hoàn cầu.

Chắc chắn, đã có một thất bại thảm hại của giới lãnh đạo chính trị và ngoại giao Hoa Kỳ trong cuộc khủng hoảng hiện nay, một sự thất bại có thể khiến Hoa Kỳ phải trả giá đắt về sinh mạng và ảnh hưởng quốc tế trong những tháng sắp tới. Nhưng lập luận rằng điều này có thể báo trước “thời khắc Suez” cho Hoa Kỳ, như Kurt M. Campbell và Rush Doshi gần đây đã chủ trương trên Foreign Affairs, là đi quá xa. Ta nên xem xét loại suy Suez một cách thận trọng hơn. Sự can thiệp của Anh vào Suez năm 1956 là hơi thở cuối cùng của một đế quốc từ lâu vốn đã mất hết quyền lực và tính hợp pháp để có thể áp đặt ý chí của mình lên các quốc gia thuộc địa cũ. Hoa Kỳ đã vượt xa Vương quốc Anh trên mọi thước đo ngoại giao, kinh tế và quân sự cả một thế hệ trước cuộc khủng hoảng Suez. Sức mạnh quân sự và công nghệ đang gia tăng của Trung Quốc ngày nay rất gây ấn tượng, nhưng đồng tiền của Trung Quốc không tới gần quyền bá chủ mà đồng đô la được hưởng vào năm 1956 hoặc đang được hưởng ngày nay. Thật vậy, tỷ lệ GDP hoàn cầu của Vương quốc Anh vào thời điểm đó chỉ là một phần nhỏ của Hoa Kỳ ngày nay. Như những người theo chủ nghĩa Lênin của Trung Quốc vốn nói, mối tương quan quốc tế qua lại của các lực lượng vào năm 1956 nhất định không có lợi cho Vương quốc Anh.

Đó không phải là trường hợp ngày nay đối với Hoa Kỳ. Ngay cả khi Hoa Kỳ vấp váp trong cuộc khủng hoảng hiện nay, Bắc Kinh đang phải đối diện với những thách thức bên trong và bên ngoài xuất phát từ các quyết định của họ về việc quản trị kinh tế và chính trị ở trong nước và quản trị hoàn cầu ở bên ngoài. Ít có bằng chứng cho thấy mô hình độc đoán của Trung Quốc ngày nay có sức hấp dẫn hơn các quy tắc dân chủ được nhiều nước láng giềng của Trung Quốc áp dụng. Thế kỷ hai mươi mốt khó là “thế kỷ của Trung Quốc”, bất kể Hoa Kỳ làm gì. Thay vào đó, có nhiều khả năng nó là một nước châu Á với sự quản trị hữu hiệu và có hiệu năng được thể hiện trong những tuần gần đây, bên cạnh những đóng góp đáng kể và ngày càng gia tăng vào việc đổi mới, năng suất và tăng trưởng hoàn cầu.
 
Thông Báo
Chương trình Kinh Thánh Hàng Tuần Cho Giới Trẻ
Lm. Fx. Nguyễn Thanh Bình, SVD
08:24 16/04/2020
Kính Gửi quý Phụ Huynh,

Trong tâm tình mừng Chúa sống lại, tôi gửi lời chào bình an và niềm vui Phục Sinh đến tất cả quý vị. Tâm tình mừng lễ Phục Sinh năm nay có sự khác thường là lễ Phục Sinh được diễn ra trong các gia đình. Qua việc mừng lễ Phục Sinh trong các gia đình cho thấy được hình ảnh Giáo hội hiện hữu trong các gia đình một cách cụ thể và sống động. Và rộng hơn thế nữa, nhìn về khía cạnh tâm linh, chắc Chúa muốn nhắn gửi một sứ điệp Phục Sinh riêng tới các gia đình.

Giữa niềm vui Phục Sinh năm 2020 này vẫn còn nổi lo sợ cho toàn thể nhân loại. Cơn dại dịch đã hoành hành và làm cho nhiều người hoang mang sợ hãi. Cơn đại dịch đã làm đảo lộn sinh hoạt của xã hội và gia đình và có thể gây ảnh hưởng đến đời sống cá nhân. Mỗi người cần thận trọng để đối phó với lối sống đảo lộn này. Nhất là các trẻ em trong tuổi thơ cần được hướng dẫn một cách đặc biệt hơn.

Để giúp cám em trẻ thơ đối phó với cuộc sống lạ thường chưa quen này và đồng thời tiếp tục lớn lên trong niềm tin và hy vọng, Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể đã soạn chương trình Kinh Thánh Hàng Tuần (Weekly Gospel) rất xúc tích để giúp các em sống vững tin vào Chúa hơn Chương trình Kinh Thánh mở rộng cho tất cả các em trẻ trong đạo Công Giáo, và ngay cả một số cộng đồng người Mỹ cũng dùng Chương Trình Kinh Thánh Hàng Tuần này. Các bài học Kinh Thánh được soạn cho từng lứa tuổi riêng biệt để phù hợp với tâm lý. Những em ở lứa tuổi 7 đến 9 học về Ngành Ấu Nhi (AN); lứa tuổi 10-12 thuộc ngành Thiếu Nhi (TN); lứa tuổi 13-15 thuộc ngành Nghĩa Sĩ (NS); lứa tuổi 16-17 thuộc ngành Hiệp Sĩ (HS).

Xin quý phụ huynh để ý các lứa tuổi này để hướng dẫn các em chọn đúng bài học hàng tuần. Trải qua kinh nghiệm của các Huynh Trưởng và phụ huynh cho thấy cha mẹ cùng đồng hành với các em trong giờ học, nhất là các em ngành Ấu và Thiếu, thì có nhiều hiệu quả hơn là để các em ngồi học một mình. Cũng xin quý phụ huynh luôn nhắc nhở con mình ở lứa tuổi Nghĩa Sĩ và Hiệp Sĩ để học Kinh Thánh Hàng Tuần vì chúng dễ bị quên.

Để có tài liệu Kinh Thánh Hàng Tuần này xin quý vị bấm vào trang mạng http://veym.net/resources/weeklygospel

Trang mạng này gồm 4 phần chính:

Thứ nhất, trong phần “Upcoming Sunday Gospel” là bài Kinh Thánh và có thể tải xuống và in ra.
Thứ hai, trong phần “Weekly Gospel Videos” là những đoạn video ngắn được soạn theo từng lứa tuổi hay ngành, và được tải lên mỗi tuần vào ngày thứ Bảy.
Thứ ba, trong phần “Youth Leader Instructional Manual” là phần hướng dẫn cho thầy cô và phụ huynh phương cách để dạy cho con em bài Kinh Thánh tuần đó.
Thứ tư, trong phần “Weekly Lessons” là những bài Kinh Thánh đã được soạn cho những tuần kế tiếp.

Hy vọng với nổ lực tốt lành này mong quý phụ huynh cùng đồng hành cộng tác để giúp các em sống đạo tốt hơn, nhất là trong thời kỳ gặp khủng hoảng của toàn thể nhân loại. Có lẽ trong hoàn cảnh “ở nhà” để tránh dịch bệnh tạo nhiều tập trung để cầu nguyện và học hỏi Lời Chúa hơn.

Lời Chúa không phải là một kiến thức xã hội hay là một sản phẩm do trí tuệ con người tạo ra, nhưng là thần khí và là sự sống (Gn. 6:63). Do đó cần phải có sự tác động của Chúa Thánh Linh mới có thể hiểu Lời Chúa và biến đổi. Vì thế, trước khi học Kinh Thánh Hàng Tuần, cần có sự lắng đọng hay thinh lặng vài giây đế giúp ý thức việc học Lời Chúa. Sau đó củng đọc kinh ngắn gọn tùy chọn trước khi bước vào giờ học Kinh Thánh.

Xin quý vị cùng phổ biến thông tin này rộng rải để cho những gia đình không có con em sinh hoạt trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể có tài liệu học Lời Chúa hang tuần.

Mến chúc tất cả quý vị được tràn đầy niềm vui trong việc hoàn thành trách nhiệm là Cha Mẹ trong việc hướng dẫn con cái sống đức tin. Nguyện xin Chúa Kitô Phục Sinh bảo vệ che chở cho chúng ta trong cơn đại dịch và giúp chúng ta sống lại với Chúa, sống thật về phần linh hồn, như ngắm thứ nhất của Mầu Nhiệm Năm Mừng. Alleluia – Alleluia.

Lm. Fx. Nguyễn Thanh Bình, SVD
Tổng Tuyên Úy Thiếu Nhi Thánh Thể Hoa Kỳ.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phục Sinh Mùa Covid-19
Nguyễn Trung Tây Lm.
21:50 16/04/2020
PHỤC SINH MÙA COVID-19
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)

Alleluia! Mùa Phục Sinh nhân loại đã tới!
Nhưng cách ly phong tỏa cả một trời!
Trần gian vẫn ẩn, phòng đóng kín cửa,
Đèn treo hoa nở, đợi chờ tinh khôi!
(NTT)
 
VietCatholic TV
Giám Mục đi chân đất vác thánh giá chúc lành cho thành phố, gây xúc động mạnh tại Ý
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:01 16/04/2020

1. Giám Mục đi chân đất vác thánh giá chúc lành cho thành phố, gây xúc động mạnh tại Ý.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Tính đến chiều ngày thứ Năm 16 tháng Tư, tử vong trên thế giới đã lên đến 134,669 người trong tổng số 2,084,022 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.

Liên quan đến Giáo Hội Việt Nam, xin quý vị và anh chị em cầu nguyện cách riêng cho linh mục nhạc sĩ Phêrô Nguyễn Hùng Cường đang được cấp cứu tại New York vì nhiễm coronavirus. Cha Phêrô Nguyễn Hùng Cường là phó nội vụ của Hội Nhạc Sĩ Công Giáo Việt Nam. Ngài nổi tiếng với những bài thánh ca như Lạy Chúa Con Đây, Đời Người Thoáng Mây Bay, Dâng những buồn vui…

New York được kể là tâm chấn của dịch bệnh tại Mỹ hiện nay với số trường hợp tử vong gần bằng số tử vong của các nơi khác trên đất Mỹ cộng lại và số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận khoảng 1 phần 3 tổng số trường hợp nhiễm bệnh ở các nơi khác tại Hoa Kỳ.

Liên quan đến Giáo Hội tại Ý, theo tờ La Stampa, không người Công Giáo nào tại Ý đã trải qua một Tuần Thánh kỳ lạ như Tuần Thánh năm nay: không có các cuộc rước sách, cả các thánh lễ cũng không. Ngay trong các cuộc thế chiến, tình hình xem ra cũng không đến nỗi bi đát như năm nay.

Tuy nhiên, Tuần Thánh năm nay đã không trôi qua một cách nhạt nhẽo nhưng sẽ để lại một dấu ấn sâu sắc trong lòng các tín hữu nhờ vào lòng nhiệt thành, đạo đức, can đảm và sáng tạo của các mục tử.

Một trong những tấm gương được tờ La Stampa nhắc đến là trường hợp của Đức Cha Giuseppe Pellegrini, 67 tuổi, Giám Mục thứ 78 của giáo phận Concordia-Pordenone từ ngày 25/2/2011. Giáo phận này thuộc về giáo tỉnh Venice, nằm trong lưu vực hai con sông Tagliamento và Livenza, không xa biển Adriatic. Dân số trong toàn giáo phận là 350,100 người trong đó có 345,360 người Công Giáo, tức là chiếm 98.6% dân số.

Hôm Thứ Sáu Tuần Thánh ngài đã yêu cầu tất cả các linh mục của 188 giáo xứ trong giáo phận, đúng giữa trưa thì đổ chuông nhà thờ và cùng vác thánh giá đến nhà anh chị em tín hữu để họ chiêm ngắm trước khi cử hành các nghi thức tưởng niệm cuộc thương khó Chúa vào lúc 3 giờ chiều.

Chính ngài và cha sở nhà thờ chính tòa Thánh Stêphanô là Đức Ông Otello Quaia cũng vác thánh giá đi quanh khu vực để anh chị em tín hữu kính viếng và cầu xin Chúa chúc lành cho thành phố Concordia Sagittaria. Đức Cha Giuseppe Pellegrini đã đi chân đất trong suốt cuộc vác thánh giá gần 3 giờ đồng hồ chung quanh thành phố.

Thành phố Concordia Sagittaria, cách Rôma 584km về phía Bắc, là thủ phủ của tỉnh Venezia thuộc miền Veneto, nơi được kể là đứng thứ tư toàn quốc Italia về số các trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Cho đến chiều thứ Năm 16 tháng Tư miền này đã có 14,624 trường hợp nhiễm bệnh trong đó có 1,342 người thiệt mạng. Vì mức độ nghiêm trọng này, quý vị và anh chị em có thể thấy trong đoạn video này dân chúng không ai dám ra đường. Từ trong các cửa sổ, họ nhìn ra làm dấu thánh giá.

Tại quận Villabate thuộc thành phố Palermo trong miền Sicilia, cách Rôma 911km về phía Nam, nơi tình hình xem ra khả quan hơn, cha Leonardo Ricotta đã vác một thánh giá lớn đi quanh giáo xứ của ngài để anh chị em tôn kính và xin Chúa chúc phúc cho họ giữa trận dịch quá kinh hoàng.

2. Trò đùa mới ở Ý: Nhái giọng nói của Đức Thánh Cha gọi hỏi thăm các nhân viên y tế

Tính đến thứ Năm 16 tháng Tư, tử vong tại Ý đã lên đến 21,645 người, trong số 165,155 trường hợp nhiễm coronavirus. Điều đáng mừng là số trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận hàng ngày đã liên tục giảm xuống. Trong 24 giờ qua có 2,972 trường hợp nhiễm bệnh mới, và 602 trường hợp tử vong.

Trong các thánh lễ ban sáng tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã nhiều lần bày tỏ lòng biết ơn các nhân viên y tế đang ở trên tuyến đầu chống dịch vì chứng tá đức tin của họ.

Tuy nhiên, thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, vừa tường thuật một chuyện không hay.

Nữ tu bác sĩ Angel Bipendu nói với CNA, hôm thứ Ba rằng cuộc gọi mà sơ nhận được vào Thứ Bảy Tuần Thánh tuyên bố là từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô cảm ơn sơ đã điều trị y tế cho bệnh nhân coronavirus chỉ là một trò đùa.

“Thật không may, đó chỉ là một trò đùa. Họ đang điều tra”, sơ Bipendu nói với CNA ngày 14 tháng 4. Sơ nói rằng sơ phát hiện ra cú gọi này chỉ là một trò đùa vào chiều ngày 13 tháng Tư.

Nữ tu bác sĩ Bipendu, là một thành viên của Nữ tử Đấng Cứu Chuộc, đã làm việc trên tuyến đầu của cuộc khủng hoảng coronavirus ở Ý như một thành viên trong một đơn vị chăm sóc đặc biệt. Trọng trách của sơ là đến thăm những người có triệu chứng coronavirus đang được điều trị tại gia.

Sau Lễ Vọng Phục Sinh vào ngày 11 tháng 4, sơ Bipendu nhận được một cú gọi đến

Nữ tử Đấng Cứu Chuộc, dịch vụ y tế khẩn cấp ở Villa d’Almè với một giọng nói bất ngờ.

“Tôi đang gọi từ Thành phố Vatican, tôi muốn cảm ơn tất cả các bạn và đặc biệt Chị Bipendu vì những gì các bạn đang làm”, người trên điện thoại nói.

Sơ trả lời: “Tôi là Bipendu, nhưng... có phải là Đức Thánh Cha Phanxicô không?”

“Đúng là tôi đây, tôi muốn khen ngợi sơ vì những gì sơ làm, vì chứng tá đức tin của sơ”, người này nói và nói thêm rằng ông muốn gặp sơ sau đại dịch này.

Sơ Bipendu nói với CNA rằng sơ rất vui cho đến chiều thứ Hai sau khi nhận được cuộc gọi từ một đồng nghiệp. Anh ta cũng nhận được một cú gọi tương tự nhưng anh biết đó không phải là tiếng nói của Đức Thánh Cha.

Cha Giorgio Carobbio, phụ trách nguyện đường Almè nói với CNA rằng ngài biết cú gọi đó là giả vào ngày 13 tháng Tư.

Sơ Bipendu, là người Cộng hòa Dân chủ Congo, học ngành y ở Palermo và đã sống ở Ý được 16 năm. Trước đây, sơ giúp cho những người di cư trên một con tàu cứu vớt người tị nạn của Dòng Các Hiệp Sĩ Malta ở Địa Trung Hải.

Sơ Bipendu nói với AFP rằng khi sơ đến thăm các bệnh nhân lần đầu thì họ kinh ngạc, có lẽ là sợ, vì thấy một nữ tu đến thăm họ, thay vì một bác sĩ, chắc tình trạng của họ không xong rồi.

“Nhưng khi tôi tự giới thiệu, tôi nói với họ rằng tôi không chỉ là bác sĩ mà còn là một nữ tu, thái độ của họ thay đổi theo chiều hướng tích cực.”

3. Tuyên bố của Đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám mục New York về cuộc nói chuyện với Đức Thánh Cha Phanxicô

Tính cho đến chiều thứ Tư 15 tháng Tư theo giờ địa phương, tại New York đã có đến 213,779 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận trong đó có 11,586 người chết. Nói cách khác, số trường hợp nhiễm bệnh và số người chết, chỉ tại New York mà thôi, trong 4 tuần qua, đã gần gấp ba lần những con số nhiễm bệnh và tử vong trên toàn cõi Hoa Lục trong suốt 4 tháng. Cố nhiên, đó là nói trên các con số thống kê do bọn cầm quyền Bắc Kinh đưa ra, mà không mấy ai tin là thật.

Trước con số thương vong kinh hoàng như thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi điện thoại hỏi thăm Đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám mục New York.

Dưới đây là tuyên bố của Đức Hồng Y được công bố vào chiều Thứ Ba, ngày 14 tháng 4 năm 2020.

Đức Thánh Cha của chúng ta, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã gọi cho tôi chiều nay vào khoảng 2g chiều để bày tỏ tình yêu, sự quan tâm và sự gần gũi của ngài với tất cả người dân New York, đặc biệt là những bệnh nhân, trong đợt bùng phát coronavirus.

Đức Giáo Hoàng, gọi từ nơi cư trú của ngài tại nhà trọ Santa Marta, nói rằng ngài đang cầu nguyện cách riêng cho người dân New York vào thời điểm này. Ngài yêu cầu tôi chuyển lời chúc tốt đẹp nhất đến các bệnh nhân, các bác sĩ, y tá, các nhân viên sơ cứu, các chuyên gia y tế và những người đang chăm sóc cho các bệnh nhân, các nhà lãnh đạo dân sự, cũng như các linh mục, tu sĩ và giáo dân của chúng ta. Ngài đã đề cập một cách đặc biệt đến Đức Cha Nicholas DiMarzio và người dân Giáo phận Brooklyn và Queens, và tôi hân hoan chia sẻ những lời này của Đức Thánh Cha với Đức Cha DiMarzio ngay sau đó.

Tôi cảm ơn Đức Giáo Hoàng về sự lãnh đạo mà ngài đã thể hiện trong đại dịch toàn cầu này, và bảo đảm với ngài về tình yêu và lời cầu nguyện của người dân New York dành cho Đức Thánh Cha và sứ vụ của ngài.

4. Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các dược sĩ

Lúc 7 sáng thứ Năm 16 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.

Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho các dược sĩ, và những người đang làm việc trong các nhà thuốc tây để giúp đỡ các bệnh nhân.

Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:

Những ngày này, tôi đã bị phàn nàn vì tôi quên cảm ơn một nhóm người cũng làm việc chăm chỉ và bất kể đến an toàn của mình. Tôi đã cảm ơn các bác sĩ, y tá, và các tình nguyện viên. Nhưng quên chưa nhắc đến các dược sĩ và các nhân viên trong các nhà thuốc, họ cũng làm việc rất chăm chỉ để giúp các bệnh nhân thoát khỏi bệnh tật. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho họ.

Trong bài giảng, Đức Phanxicô đã trình bày các suy tư của ngài về Tin mừng trong ngày (Lc 24: 35-48), trong đó Chúa Giêsu phục sinh xuất hiện trước các môn đệ đang buồn bã và sợ hãi vì họ nghĩ rằng họ nhìn thấy một con ma. Ngài mở mang tâm trí cho họ hiểu được Kinh thánh. Đầy tràn niềm vui, các môn đệ hân hoan trước sự hiện diện của Chúa Phục sinh ở giữa họ. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng được tràn đầy niềm vui là trải nghiệm cao nhất về ơn an ủi của Chúa.

PHÚC ÂM: Lc 24, 35-48

“Ðấng Kitô phải chịu thương khó như vậy, rồi mới được tôn vinh”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, hai môn đệ thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào. Mọi người còn đứng bàn chuyện thì Chúa Giêsu hiện ra đứng giữa họ và phán: “Bình an cho các con! Này Thầy đây, đừng sợ”. Nhưng mọi người bối rối tưởng mình thấy ma. Chúa lại phán: “Sao các con bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây”. Nói xong, Người đưa tay chân cho họ xem. Thấy họ còn chưa tin, và vì vui mừng mà bỡ ngỡ, Chúa hỏi: “Ở đây các con có gì ăn không?” Họ dâng cho Người một mẩu cá nướng và một tảng mật ong. Người ăn trước mặt các ông và đưa phần còn lại cho họ. Ðoạn Người phán: “Ðúng như lời Thầy đã nói với các con khi Thầy còn ở với các con, là: cần phải ứng nghiệm hết mọi lời đã ghi chép về Thầy trong luật Môsê, trong sách tiên tri và thánh vịnh”. Rồi Người mở trí cho các ông am hiểu Kinh Thánh.

Người lại nói: “Có lời chép rằng: Ðấng Kitô sẽ phải chịu thương khó và ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Rồi phải nhân danh Người rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ thành Giêrusalem. Còn các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy”.


Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Thời đó, ở Giêrusalem, người ta có nhiều cảm giác: sợ hãi, kinh ngạc, nghi ngờ. Trong những ngày đó, người tàn tật mà Phêrô và Gioan vừa mới chữa lành đã không để các ngài ra đi. Tất cả mọi người đổ xô về phía các ngài đang đứng ở hành lang gọi là hành lang Salômôn. Mọi người ngạc nhiên: có một bầu không khí lo lắng, bởi vì có những điều đang diễn ra mà họ không hiểu.

Chúa cũng đã đến với các môn đệ của mình. Họ cũng biết rằng Ngài đã phục sinh, Thánh Phêrô biết vì thánh nhân đã nói chuyện với Chúa sáng hôm đó.

Hai người vừa trở về từ Emmaus cũng biết điều này, nhưng khi Chúa xuất hiện, họ sợ hãi. Buồn bã và đầy sợ hãi, họ nghĩ rằng họ đã nhìn thấy một con ma; họ có cùng trải nghiệm như khi Chúa Giêsu đi trên mặt nước mà đến với họ. Nhưng vào thời điểm đó, Phêrô, dũng cảm, đã nói với Chúa: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.” Lần này, Phêrô vẫn im lặng, dù ông đã nói chuyện với Chúa sáng hôm đó. Không ai biết họ đã nói gì với nhau, và do đó, họ im lặng. Nhưng họ tràn ngập nỗi sợ hãi, buồn bã, đến nỗi họ nghĩ rằng họ đã nhìn thấy một con ma. Và Chúa Giêsu nói: “Sao các con bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây”, rồi Chúa cho họ thấy vết thương của Người. Các vết thương ấy là kho báu của Chúa Giêsu, và đã được Người đưa lên Thiên đàng để trình bày với Chúa Cha và cầu thay cho chúng ta. “Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây.”

Và rồi một câu mang đến cho tôi rất nhiều sự an ủi và vì lý do này, đoạn Tin Mừng này là một trong những điều tôi thích: “vì vui mừng mà bỡ ngỡ”, hết lần này đến lần khác đầy ngạc nhiên, niềm vui vỡ òa khiến họ không dám tin là thật. Có rất nhiều niềm vui đến nỗi “không, điều đó không thể là sự thật. Niềm vui này không có thật, vì nếu thật như thế thì vui quá”. Và điều đó ngăn cản họ tin tưởng. Đó là tâm trạng của họ trong những khoảnh khắc của niềm vui lớn. Họ tràn đầy niềm vui nhưng bị tê liệt vì niềm vui. Và niềm vui là một trong những lời cầu chúc mà thánh Phaolô gửi đến các tín hữu thành Rôma: “Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui và bình an nhờ đức tin, để nhờ quyền năng của Thánh Thần, anh em được tràn trề hy vọng”. Đổ đầy niềm vui, tràn đầy niềm vui, là niềm an ủi cao nhất. Và đây là lý do tại sao thánh Phaolô cầu chúc cho người Rôma rằng “Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui”.

Và từ đó, thành ngữ “đầy tràn niềm vui” được lặp đi lặp lại, rất nhiều lần. Chẳng hạn, khi ở trong tù, Phaolô cứu mạng viên cai ngục đang định tự tử vì trận động đất đã mở tung cánh cửa những phòng giam, ngài rao giảng Tin mừng, và rửa tội cho anh ta và cả nhà “tràn đầy niềm vui vì đã tin vào Thiên Chúa. Điều tương tự cũng xảy ra với viên thái giám của Nữ hoàng Canđakê, khi Philípphê làm phép rửa cho ông, vừa khi hai ông lên khỏi nước, Thần Khí Chúa đem ông Philípphê đi mất, và viên thái giám không còn thấy ông nữa. Nhưng ông tiếp tục cuộc hành trình, lòng đầy hoan hỷ. Điều tương tự cũng xảy ra vào ngày Chúa Thăng thiên: các môn đệ trở về Giêrusalem, Kinh thánh nói, lòng các ngài “tràn đầy niềm vui”.

Đó là sự an ủi trọn vẹn nhờ sự hiện diện của Chúa. Bởi vì, như Phaolô nói với các tín hữu thành Galát, “niềm vui là hoa trái của Chúa Thánh Thần”, đó không phải là hậu quả của những cảm xúc bùng phát vì một điều gì đó kỳ diệu... Không, nó còn hơn thế nữa. Niềm vui lấp đầy chúng ta là hoa trái của Chúa Thánh Thần. Không có Thánh Linh, bạn không thể có niềm vui này. Nhận được niềm vui của Thánh Linh là một ân sủng.

Điều này làm tôi nhớ đến những đoạn cuối của Tông huấn Eveachii Nuntiandi, nghĩa là Loan báo Tin Mừng, của Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, khi ngài nói về các Kitô hữu vui mừng, các nhà truyền giáo hân hoan, chứ không phải là những người luôn sống buồn bã. Hôm nay là một ngày tuyệt vời để đọc Tông huấn này. Tràn đầy niềm vui. Đó là những gì Kinh thánh nói với chúng ta “vì vui mừng mà bỡ ngỡ”, quá nhiều niềm vui đến mức không thể tin nổi.

Có một đoạn từ cuốn sách của Nơkhemia sẽ giúp chúng ta suy tư về niềm vui này. Người dân trở về Giêrusalem và tìm thấy cuốn sách luật - họ biết luật pháp bằng cách học thuộc lòng, nhưng họ đã không tìm thấy cuốn sách luật; đó là một lễ hội tuyệt vời và tất cả mọi người đến với nhau để lắng nghe kinh sư Étra đọc cuốn sách luật. Những người cảm động đã khóc, họ khóc vì vui sướng vì họ đã tìm thấy cuốn sách luật và họ khóc, họ hạnh phúc, họ khóc... Cuối cùng, khi kinh sư Étra kết thúc, Nơkhemia nói với mọi người : “Anh em đừng khóc nữa, vì hôm nay là ngày thánh! Anh em chớ phiền muộn làm gì! vì niềm vui của Thiên Chúa là thành trì bảo vệ anh em”.

Để kết luận, Đức Thánh Cha nói rằng những lời này trong sách Nơkhemia sẽ giúp chúng ta ngày hôm nay. Sức mạnh to lớn mà chúng ta phải huy động để rao giảng Tin Mừng, để tiến lên với tư cách là chứng nhân của sự sống là niềm vui trong Chúa, đó là hoa trái của Chúa Thánh Thần, và hôm nay chúng ta hãy xin Ngài ban cho chúng ta ân sủng này.