Ngày 16-04-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:37 16/04/2013
HÌNH ẢNH CỦA BỐ
N2T

Mark Twain có lần đã nói:
- “Lúc tôi được mười bốn tuổi thì cảm thấy bố tôi thật là người không có trí, và tôi thật không chịu nổi mình có một ông bố như thế. Khi tôi được hai mươi mốt tuổi thì rất kinh ngạc, vì trong bảy năm này ông lão tiến bộ rất nhiều. Bây giờ tôi sắp được ba mươi lăm tuổi, tôi thừa nhận rằng, trong nhận thức của tôi thì ông bố là người thông minh nhất.”
(Lewis Copeland)

Suy tư:
Thời nay có những gia đình mà cha mẹ đầu tắt mặt tối, lam lũ cực khổ nuôi con ăn học, đến khi con học thành tài thì coi cha mẹ như hai người đầy tớ trong nhà và coi cha mẹ là những người ngu dốt.
Thời nay có những người con lên thành phố học hành, nhiễm thói xấu hưởng thụ của bạn bè, của xã hội, mà quên mất cha mẹ đang lam lũ bán lưng cho trời bán mặt cho đất để kiếm từng đồng xu để đáp ứng nhu cầu ăn chơi của con, mà cứ tưởng là con đang chăm lo học hành.
Thời nay có những đứa con sau khi được cha mẹ dựng vợ gả chồng, rồi thì đứa nghe lời vợ đứa bận nhà chồng mà quên mất cha mẹ ruột của mình đang thui thủi như cái bóng trong nhà, không quan tâm, không thăm hỏi.
Càng thành tài càng có địa vị thì càng nhó đến hình ảnh cha mẹ lam lũ nuôi mình ăn học, và khi đã thành gia thất rồi thì càng thấy hình ảnh của cha mẹ khi mình chăm lo cho con cái của mình...
-----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:39 16/04/2013
N2T

1. Phàm cố giữ ý kiến riêng tư thì đó là bằng chứng cố chấp, kiêu ngạo.

(sách Gương Chúa Giê-su)
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Đâu là mục tử đích thật?
Lm Đan Vinh
09:57 16/04/2013
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH C (Cv 13,14.43-52 ; Kh 7,9.14b-17 ; Ga 10,27-30)

HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Ga 10,27-30

(27) “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi. Tôi biết chúng và chúng theo tôi. (28) Tôi ban cho chúng sự sống đời đời. Không bao giờ chúng phải diệt vong, và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi”. (29) “Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. (30) Tôi với Chúa Cha là một !”.

2. Ý CHÍNH:

Tin mừng của Gio-an hôm nay ghi lại những lời tâm sự của Chúa Giê-su với các môn đệ. Người đã tự ví mình là Mục Tử nhân lành, được Chúa Cha sai đến để thay quyền Cha mà chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ đoàn chiên đã được trao cho Người. Người và Chúa Cha là Một.

3. CHÚ THÍCH:

- C 27-28: + Con chiên và Mục Tử: Trong Thánh kinh, hình ảnh con chiên mang một ý nghĩa tốt đẹp: Đức Chúa đã trao đàn chiên Ít-ra-en cho một số mục tử chăn dắt (Tv 100,3) như: Mô-sê, A-ha-ron (x. Tv 77,21), Giô-suê (x. Ds 27,18-21), Đa-vít (x.Tv 78,70-72)... Đến thời Tân ước, Chúa Giê-su đã tự xưng mình là Mục Tử nhân lành (x. Ga 10,11) và duy nhất của Thiên Chúa (x.Ga 10,16). Người lại trao quyền mục tử ấy cho các Tông đồ, giám mục, linh mục... để các vị này thay Người tiếp tục chăn dắt dân Ít-ra-en Mới là Hội thánh. + Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi: Vào mỗi buổi tối, các mục tử thường đưa chiên về một cái chuồng lớn để nhốt chung với các bầy chiên khác. Sáng đến, mục tử đứng ở cửa chuồng gọi chiên của mình ra. Chiên sẽ nhận ra tiếng của mục tử và đi theo ông ra đồng ăn cỏ. Các mục tử thực sự là chủ của đoàn chiên thì sẽ thể hiện sứ tốt lành bằng việc quan tâm chăm sóc cho chiên của mình, biết rõ tính nết của mỗi con để săn sóc và bảo vệ chúng cách hữu hiệu.

Ba thái độ mà các tín hữu cần phải thực hành để trở thành chiên ngoan của Mục Tử Giê-su là Nghe, Biết và Theo Người như sau:

* NGHE: Lắng nghe là khởi đầu của đức tin như Chúa Cha đã nhắn nhủ các môn đệ của Đức Giê-su: “Các ngươi hãy vâng nghe Lời Người” (Mt 17,5) và thánh Phao-lô đã khẳng định: “Đức tin là bởi nghe” (Rm 10,17).

* BIẾT: Biết ở đây không phải là biết về tri thức, nhưng là về đời sống. Biết điều gì tức là có kinh nghiệm cụ thể về điều ấy. Biết một người nào là có liên hệ thân tình với người đó, như liên hệ giữa hai vợ chồng (x. Lc 1,34). Cũng vậy, Đức Giêsu biết rõ từng con chiên của Người.

* THEO: Chiên của Đức Giê-su có nhiệm vụ phải đáp trả lời mời gọi của Người bằng việc dứt khóat đi theo, quyết tâm vâng nghe lời dạy và sống theo gương lành của Người.

+ Tôi ban cho chúng sự sống đời đời: Đức Giê-su dẫn các tín hữu đi từ việc được nuôi sống (x. Ga 10,9) đến chỗ được sống dồi dào (x. Ga 10,10) và sống muôn đời (x. Ga 10,28). + Không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi: Là mục tử có trách nhiệm và đầy quyền năng, không bao giờ Đức Giê-su để chiên của Người bị giết hại hay bị cướp đoạt. Chỉ có chiên tự bỏ đàn để đi hoang. Còn Chúa thì không bao giờ bỏ mặc đòan chiên của Ngừơi. Người chính là Mục Tử tốt lành, sẵn sàng đi tìm các chiên lạc để đưa về đoàn tụ trong một đoàn chiên duy nhất (x. Lc 15,4-7).

- C 29-30: + Tôi với Chúa Cha là một!: Lời tuyên bố này nói đến sự hiệp thông thân mật giữa Chúa Cha và Chúa Con. Công đồng Ni-xê-a năm 325 đã dựa trên lời này để tuyên tín: “Chúa Cha và Chúa con đồng một bản tính Thiên Chúa, nhưng là hai Ngôi vị khác nhau”, để chống lại lạc thuyết A-ri-ô (thế kỷ thứ IV) không công nhận Thần Tính của Chúa Giê-su. Chính nhờ mang bản tính Thiên Chúa mà Chúa Giê-su đã hứa ban cho các tín hữu được sự sống đời đời. Người cũng nhiều lần tự xưng: “Ta là..”.giống như Đức Chúa khi xưa. Sau cùng Người đã bị tử hình thập giá và ngày thứ ba đã từ cõi chết sống lại để phục hồi sự sống cho lòai người chúng ta.

4. CÂU HỎI: 1) Hãy kể tên một số vị Mục tử thời Cựu ước đã được Thiên Chúa trao quyền mục tử để thay Người chăn dắt đòan chiên là dân Ít-ra-en. 2) Ba thái độ mà các con chiên ngoan của Mục tử Giê-su phải có là gì ? 3) Chúa Giê-su hứa ban những quyền lợi gì cho các con chiên của Người ? 4) Công đồng Ni-xê-a đã dựa vào đâu để tuyên bố tín điều về Thần Tính của Chúa Giê-su chống lại lạc thuyết A-ri-ô ?

I. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Tôi chính là Mục tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi” (Ga 10,14).

2. CÂU CHUYỆN: “GIAI ĐIỆU HẠNH PHÚC”

Trong một cuốn phim tựa đề là “Giai điệu hạnh phúc” (La mélodie du bonheur), cô Ma-ry là một người đang đi tìm hiểu ơn gọi tại một tu viện nữ. Một hôm bà bề trên sai cô đi làm gia sư trong một gia đình quí tộc. Ông đại uý chủ nhà là người giàu có, góa vợ và luôn tỏ ra nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái. Ông muốn chúng có tinh thần kỷ luật giống như một người lính trong quân đội. Khi mới đến nhận việc, cô Ma-ry đã bị bọn trẻ cố tình trêu chọc. Nhưng nhờ tình thương của một thầy giáo, kèm theo sự hiểu biết tâm lý và cách ứng xử mềm dẻo nhưng cương quyết, cùng những bài hát vui tươi và vũ điệu lôi cuốn của cô... Cuối cùng cô đã hòan tòan chinh phục được tình cảm của lũ trẻ, biến chúng trở nên những trẻ em ngoan ngoãn dễ dạy. Chúng luôn vâng lời cô giáo, không cần cô phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc theo kiểu cha của chúng. Cuối cùng cô còn chinh phục được tình cảm của chính ông đại uý chủ nhà. Câu chuyện kết thúc bằng việc cả gia đình ông đại úy đã khôn ngoan thoát khỏi sự ruồng bắt của chính quyền phát xít Đức lúc đó. Họ cùng nhau vượt qua biên giới an toàn để bước vào một cuộc sống mới đầy yêu thương và hạnh phúc.

3. SUY NIỆM:

1) ĐÂU LÀ MỤC TỬ THỰC SỰ ?

Mục tử thực sự là người chủ chiên, có tình yêu thương đòan chiên noi gương Chúa Giê-su Vị Mục Tử Tối Cao, thể hiện qua các hành động cụ thể như sau:

-Hiểu biết và cảm thông: Đức Giê-su đã nói về tình thương của Người dành cho đàn chiên như sau: “Tôi biết chúng” (Ga 10,27), “gọi tên từng con” (10,3). Ngày nay các mục tử cũng chỉ có thể chứng tỏ tình yêu đối với đòan chiên qua việc đi thăm các gia đình trong giáo xứ, biết rõ hoàn cảnh và nhu cầu của từng người, từng gia đình. Người tín hữu sẽ cảm nhận được tình thương của vị mục tử khi thấy ngài hiểu rõ gia cảnh của mình, và ra tay giúp đỡ.

-Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu: Đức Gie-su phán: “Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào” (10,10), “Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi” (10,28). Các mục tử hôm nay cũng phải quan tâm đến hòan cảnh sống và sự an nguy của đàn chiên cả về đức tin lẫn công việc làm ăn, noi gương Đức Giê-su đã nói với các môn đệ rằng: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” (Ga 6,5), hay Người đã dặn người nhà : “Bảo họ cho con bé ăn” (Mc 5,43).

-Hiến thân phục vụ: Đức Giê-su phán: “Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,11); “Thiên Chúa yêu thế gian, đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Đối với mục tử, các tín hữu là những linh hồn quí giá, xứng đáng cho vị mục tử hy sinh mạng sống vì họ. Thái độ này khác xa thái độ của người làm thuê, hay mục tử giả hiệu : “Khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy (…) không thiết gì đến chiên” (Ga 10,12-13).

2) ĐÂU LÀ MỤC TỬ GIẢ HIỆU ?

- Thánh Kinh không những nói đến những mục tử tốt lành, mà còn đề cập đến những mục tử giả hiệu, mà sau này Đức Giê-su đã gọi họ là bọn chăn thuê. Họ là những người chỉ biết nghĩ đến bản thân, nghĩ đến sự an nguy, quyền lợi hay hạnh phúc của riêng mình, chỉ biết bòn rút lợi lộc từ đàn chiên, mà không quan tâm đến quyền lợi và hạnh phúc của đàn chiên được trao cho mình chăm sóc:

- Ngôn sứ GIÊ-RÊ-MI-A viết: “Khốn thay những mục tử làm cho đàn chiên Ta thất lạc và tan tác (…) các ngươi đã xua đuổi và chẳng lưu tâm đến chúng” (Gr 23,1-2).

- Ngôn sứ Ê-DÊ-KI-EN thỉ viết: “Khốn cho các mục tử Ít-ra-en, những kẻ chỉ biết lo cho mình! (…) Sữa chiên thì các ngươi uống, len của chúng thì các ngươi mặc, con nào béo tốt thì các ngươi giết, và chẳng thèm lo chăn dắt đàn chiên. Chiên đau yếu các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệnh tật các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương các ngươi không băng bó; chiên bị lạc các ngươi không đưa về; chiên bị mất các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc. Chiên của Ta tán loạn vì thiếu mục tử và biến thành mồi cho mọi dã thú, khiến chúng bị tán loạn. Chiên của Ta tản mác trên các ngọn núi, trên mọi đỉnh đồi, trên khắp mặt đất, thế mà chẳng ai chăm sóc, chẳng ai kiếm tìm” (Ed 34,2-6).

- Thiên Chúa đã dùng ngôn sứ Ê-DÊ-KI-EN để nguyền rủa loại mục tử bất xứng này như sau: “Bởi các mục tử chỉ biết lo cho mình mà không chăn dắt đàn chiên của Ta, nên hỡi các mục tử! Đây Ta chống lại các ngươi. Ta sẽ đòi lại chiên của Ta, Ta sẽ không để các ngươi chăn dắt chiên Ta nữa (…) để chiên của Ta sẽ không còn làm mồi cho chúng nữa” (Ed 34,8b-10).

3) SỨ VỤ CỦA CÁC MỤC TỬ HÔM NAY:

- Mục tử là người được Chúa Giê-su chọn để cho thông phần vào sứ vụ mục tử của Người: Chúa Giê-su phán: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại…” (Ga. 15,16). Mục tử chỉ có thể làm tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng chăn dắt đòan chiên nếu biết cộng tác với Mục Tử Giêsu bằng sự chuyên cần cầu nguyện: “Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5). Cần phải có lòng yêu mến Thầy hơn ai hết, để được thanh luyện tội lỗi và được trao quyền chăn dắt đòan chiên Hội Thánh (x Ga 21,15-17).

- Hai là phải được chính Chúa Giê-su trao sứ vụ chăm sóc nuôi dưỡng đòan chiên: Như Đức Giê-su đã được Thiên Chúa xức dầu thiêng liêng tại sống Gio-đan để tấn phong làm Đấng Mê-si-a thi hành ba sứ vụ là ngôn sứ, tư tế và vương đế, thì các mục tử hôm nay cũng nhận được tác vụ qua việc xức dầu và đặt tay của Giám Mục trong bí tích truyền chức thánh, cũng có bổn phận chu tòan sứ vụ chăn dắt nuôi dưỡng thánh hóa đoàn chiên Chúa trao bằng ba của ăn là Lời Chúa, Thánh Thể và Thánh Ý Thiên Chúa như lời Chúa Giê-su dạy: "Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4); "Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời" (Ga 6,51); "Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy" (Ga 4,34).

- Ba là nhận được Thần Khí để chu tòan sứ vụ được sai đi: Tin mừng Gio-an thuật lại việc Chúa Phục Sinh trao ban Thần Khí và sứ vụ như sau: “Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. Nói xong Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,21-23). Chúa Giê-su cũng trao sứ vụ cho các Tông đồ trước khi lên trời: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chua Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19-20); “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).

4) CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?:

Chúa Nhật Chúa Chiên Lành nhắc nhở các tín hữu chúng ta ý thức con đường đức tin và Mục Tử dẫn đường là Đức Giê-su. Hôm nay Đức Giê-su vẫn “ở với Hội Thánh mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20b) qua các mục tử được Chúa kêu gọi, huấn luyện và và trao sứ vụ chăm sóc đòan chiên.

Hôm nay là dịp để các tín hữu ý thức cầu nguyện cho các mục tử của mình, cầu nguyện cho ơn gọi linh mục tu sĩ và quảng đại cộng tác với các mục tử cả về tinh thần lẫn vật chất. Đồng thời hôm nay cũng là dịp để các mục tử ý thức về ơn gọi và sứ vụ của mình để duyệt xét lại về ý ngay lành và về cung cách phục vụ khiêm tốn, về cách ứng xử bác ái đối với đòan chiên được Chúa trao cho mình chăm sóc.

Chúng ta cùng nhau cầu xin cho ơn gọi ngày càng phát triển, cho các thanh thiếu niên biết quảng đại đáp lại tiếng Chúa kêu gọi, và xin cho các mục tử đang phục vụ đòan chiên được ơn trung thành với sứ vụ mục tử đã lãnh nhận.

Ngày nay, Hội thánh rất cần có thêm nhiều mục tử nhân lành noi gương Mục Tử Giê-su. Đó là những vị mục tử có lòng yêu mến Chúa thực sự, luôn nêu gương sáng khiêm nhường bác ái và phục vụ tha nhân cách vô vụ lợi, nhất là phục vụ những người nghèo hèn, bệnh tật và bị bỏ rơi.

Hội thánh cũng cần những tu sĩ biết kết hợp giữa hai bổn phận chiêm niệm và họat động, cần những bàn tay nhân ái của các nữ tu để xoa dịu các vết thương thể xác cũng như tinh thần, và nhất là cần những trái tim yêu Chúa hết mình, dám hy sinh mọi sự để phục vụ, đặc biệt người đau khổ tội lỗi hoặc mang tâm trạng chán chường thất vọng. Hiện nay cả nước chúng ta mới có được khỏang2000 linh mục và 7000 tu sĩ nam nữ, một con số nhỏ bé so với nhu cầu của 82 triệu dân.

4. THẢO LUẬN: 1) Thế nào là ơn kêu gọi ? Bạn sẽ đáp trả thế nào khi dược Chúa kêu gọi dâng mình phục vụ Chúa trong bậc sống tu trì ? 2) Những ai đang sống bậc hôn nhân có thể đáp lại ơn gọi của Chúa thế nào ?

5. NGUYỆN CẦU

- LẠY CHA LÀ CHỦ RUỘNG. Đồng lúa đã tới lúc chín vàng cần được gặt hái. Xin Cha sai thêm những thợ gặt lành nghề đến thu họach đồng lúa của Cha. Xin Cha gieo vào lòng các bạn trẻ hôm nay những ước mơ và hoài bão lớn lao cùng những lý tưởng cao cả. Xin cho họ biết yêu thương tha nhân bằng một con tim rộng mở của Chúa Giê-su. Ước gì họ nghe được tiếng kêu của những người đang bị áp bức, cảm nghiệm được cơn đói Lời Chúa và khát tình thương của những kẻ bất hạnh, thấy được những nỗi khó khăn của biết bao người đang bị đau khổ tinh thần và đói cơm bánh vật chất.. để sẵn sàng phục vụ họ với hết khả năng của mình.

- LẠY CHA. Ngay từ hôm nay, xin cho mỗi chúng con biết đáp lại lời mời gọi của Cha, bằng cách chuẩn bị sẵn hành trang là những kiến thức vững chắc về giáo lý và Lời Chúa, là sự nhiệt tình chia sẻ Tin mừng cho tha nhân. Nhờ đó chúng con có thể chu tòan sứ vụ Cha trao phó, và tích cực góp phần làm cho Nước Cha mau trị đến.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Paraguay - Vài cảm nghiệm trong mùa Phục Sinh 2013
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
09:42 16/04/2013
PARAGUAY – VÀI CẢM NGHIỆM TRONG MÙA PHỤC SINH 2013

Chút tản mạn

Mùa Phục sinh năm nay chúng tôi có khá nhiều việc để làm ở Chủng viện cũng như ở các giáo họ lẻ mà chúng tôi đang đảm trách.

Chúa Nhật Lễ Lá, khởi đầu của Tuần Thánh- tưởng niệm cuộc Khổ nạn và Phục Sinh của Chúa, chúng tôi phải “chạy sô” 3 giáo họ khác nhau để kịp dâng thánh lễ vì người dân ở đây tuy là dân Công giáo nhưng chỉ là Công giáo của Lễ Lá và Tuần Thánh mà thôi. Thánh lễ vào những ngày này rất đông người tham dự và đây cũng là cơ hội tốt để dạy dỗ họ. Dẫu biết rằng chuyện như thế là không đúng vì linh mục cứ phải làm theo nhu cầu của họ nhưng thử hỏi nếu làm lễ mà không có giáo dân tham dự thì làm lễ cho ai! Các xứ đạo Việt Nam được tổ chức qui củ nên cha xứ chỉ có việc ở ngay giáo xứ và giáo dân chỉ việc đến tham dự, chấm hết. Còn ở đây là vùng truyền giáo nên linh mục phải luôn tìm những phương thế thích hợp để qui tụ giáo dân. Thay đổi một não trạng, một phong tục, tập quán một sớm một chiều không dễ tí nào vì nhà truyền giáo không đến để phá đỗ văn hóa hay phong tục tập quán của một dân tộc, nhưng là đến để hội nhập và làm cho những nét văn hóa này ngày một thăng hoa theo hướng tích cực hơn.

Như chúng tôi đã chia sẻ trong các bài viết trước đây, các linh mục bản xứ phụ trách các giáo xứ ở đây đôi khi thờ ơ ngồi tòa. Chính một vài anh em linh mục trong Dòng người Paraguay đã từng chia sẻ như thế và họ thường tránh né khi có người đến xin hòa giải với Chúa. Trái lại, anh em linh mục nước ngoài thường noi gương vị thánh bổn mạng Gioan Vi-a-nê để ngồi tòa trước hay sau thánh lễ cho những ai có nhu cầu này. Chúng tôi rất cảm phục nhiều cha xứ ở Việt Nam dịp chúng tôi về Việt Nam cuối năm vừa rồi vì các ngài ngồi tòa mà quên cả chuyện ăn uống.

Vì có một mình giúp các giáo họ lẻ nên nhiều khi chúng tôi phải ngồi tòa nhiều giờ đồng hồ trong Mùa Chay và Tuần Thánh, cộng thêm các nghi thức khá dài của Tam Nhật Thánh nên chúng tôi cảm thấy khá mệt. Tuy nhiên, khi thấy nhiều người đến hòa giải với Chúa sau nhiều năm xa Chúa khiến mình phấn khích hơn và sự uể oải cũng mau tan dần vì nếu ngồi tòa mà gương mặt hằm hằm và cáu gắt thì đố ai mà dám đến gần. Cũng may thời tiết lúc này vừa chuyển qua mùa Thu nên tương đối mát mẻ và phần nào cũng giúp thân nhiệt ổn định.

Mùa Phục Sinh năm nay có khá đông người tham dự nên bản thân cảm thấy vui và đó là một khích lệ lớn giống như một người bán hàng mà có nhiều khách hàng thì gặp thời. Có lẽ người dân ở đây dần dần đã chấp nhận chúng tôi vì chúng tôi đã sống hết mình với họ. Có lẽ Chúa Phục Sinh cũng hiều được hoàn cảnh của những đứa con đã từ bỏ quê hương, xứ sở và nhọc nhằn nơi xứ truyền giáo nên lâu lâu Ngài lại ban cho một vài niềm vui, dù đó chỉ là những niềm vui chóng qua. Chúng tôi xác tín rằng mình làm việc cho Chúa thì Chúa sẽ lo cho mình và trả công bội phần vì Ngài là Đấng giàu lòng thương xót và thấu xuốt mọi tâm can.

Ngày thứ bảy cuối tuần Bát Nhật Phục Sinh, chúng tôi đã đến dâng thánh lễ tại trại tù khét tiếng Tacumbu ở Paraguay mà chúng tôi đã giúp mục vụ trong 2 năm qua. Chúng tôi đã chia sẻ với các tù nhân về niềm hi vọng Phục Sinh mà Chúa đã hứa cho tất cả mọi người nếu họ biết từ bỏ con đường cũ mà trở về với Chúa. Chính Chúa Giê-su trên thập giá đã hứa thiên đàng cho người trộm lành biết tỏ lòng ăn năn. Nhiều khi mình cảm thấy vừa tức, vừa cười vì làm việc cho những tù nhân ở đây với sự kiên nhẫn và tha thứ. Ấy vậy mà chính trong những ngày của Tuần Thánh, khi mà tất cả các linh mục và chủng sinh trong Chủng viện tham dự các nghi thức Tam Nhật Thánh ở các giáo họ thì mấy tên trộm lại lẻn vào Chủng viện và lấy đi một số đồ đạc quí giá. May mà những người hàng xóm tốt bụng phát hiện và tri hô nên bọn trộm này đã cao chạy xa bay chứ nếu không phát giác sớm thì đến giờ này mặt mày ai cũng méo xẹo vì mất sạch hết rồi.

Chúa Nhật II Phục Sinh kính Lòng Thương Xót Chúa, chúng tôi cũng đến 3 giáo điểm để dâng lễ 2 trong 1 này. Người dân Paraguay rất sùng kính Lòng Thương Xót Chúa nên tham dự đông đảo. Điều này rất tốt vì họ đang thể hiện đời sống đức tin của họ qua việc tham dự thánh lễ và thể hiện sự liên đới với nhau trong Năm Đức Tin.

Chúng tôi được biết gần đây có nhiều bài viết khá gay gắt của những người không thích Nhóm Lòng Thương Xót Chúa hay nói đúng hơn là một số người lợi dụng Lòng Thương Xót Chúa vào mục đích khác. Cũng có một số anh em linh mục vì thiếu sự công bằng hay vì thành kiến với những người tôn kính Lòng Thương Xót Chúa rồi để những người cơ hội ngay trong giáo xứ mình gây nên chia rẽ, mạ lỵ nhau. Chúng ta biết rằng trong 1 giáo xứ mà thiếu vắng các nhóm, các đoàn thể thì giáo xứ đó không thể mạnh được. Tuy nhiên nếu có quá nhiều nhóm, hội đoàn mà thiếu một cái đầu, một tiếng nói thống nhất thì cũng dễ dần đến tình trạng “lắm thầy, nhiều ma”. Chính vì thế, cha xứ và hội đồng giáo xứ phải là những người đồng hành, hướng dẫn các đoàn thể trong xứ mình để làm cho giáo xứ ngày một lớn mạnh hơn. Đừng để cho bất cứ nhóm nào, đoàn thể nào tự cho mình là nhóm chủ lực, nhóm Number 1 thì dễ dẫn đến lũng đoạn và chia rẽ ngay. Bên các nước Nam Mỹ này tuy người ta rất ít tham dự thánh lễ nhưng lại có rất nhiều nhóm, đoàn thể như Phong trào con đường tân dự tòng (Camino Neo-catecumenal), Focolares, Thánh Linh Đặc Sủng, Lòng Thương Xót Chúa, Nhóm Alpha các gia đình… Các nhóm này là các nhóm có nhiều tiền và có quyền lực nữa nên nếu cha xứ mà không biết mềm mỏng, thiếu sự đồng hành và thiếu sự khiêm nhường thì dễ dấn đến những kết cục bi thương. Bên xứ Nam Mỹ này thì đừng có giở trò hù dọa dứt phép thông công kiểu Việt Nam mình vì chẳng những linh mục không dứt phép thông công của họ được mà tính mạng hay chỗ đứng của linh mục cũng chưa chắc bảo toàn. Chúng tôi muốn chia sẻ như thế để chúng ta có một cái nhìn thoáng hơn và đừng đối xử với nhau theo cơ chế “xin-cho” nhưng bằng tình thương và sự cảm thông. Chúng tôi cũng mong các nhóm, các đoàn thể trong các giáo xứ hãy biết vâng phục các đấng bản quyền địa phương của mình và sẵn sàng đối thoại để tìm ra những giái pháp tốt nhất cho những hoạt động tông đồ của mình ngay trong môi trường mình đang sống.

Những ngày tĩnh tâm

Sau những ngày đại lễ khá mệt mỏi, Tỉnh Dòng Paraguay chúng tôi có kỳ tĩnh tâm năm để anh em có dịp nghỉ ngơi và gặp gỡ nhau trong bầu khí thiêng liêng của gia đình tu sĩ và cũng để hâm nóng lại đời sống tâm linh giữa những bôn ba của cuộc sống thường nhật.

Tĩnh tâm là thời gian nhìn lại mình về các phương diện tương quan với Chúa, với tha nhân và với chính mình. Các anh em Dòng Tên dùng thuật ngữ “Linh Thao” (thao dượt tinh thần) khác với thao dượt thể lí để chuẩn bị cho một cuộc đua tài. Bởi thể, tĩnh tâm hay linh thao là giúp mọi người biết khám phá lại chính mình, biết lắng nghe tiếng vọng từ bên trong tâm hồn mình, biết đáp trả những tiếng vọng ấy và sẵn sàng sửa sai những gì mình đã mắc phạm.

Chuyện kể rằng ở một giáo xứ nọ có một cha xứ nổi tiếng là khó tính thường hay la mắng giáo dân và thánh lễ của ngài thường trên 2 tiếng đồng hồ. Giáo dân ca thán và việc này đã đến tai giám mục. Vị giám mục sở tại sau khi đã điều tra kĩ lưỡng liền cho gọi cho xứ ấy lên để nghe ngài giãi bày. Rất may là cha xứ này đã chấp nhận tất cả những điều người ta tố cáo và sẵn đón nhận mọi phán quyết của giám mục. Vị giám mục nhân từ chỉ khuyên cha xứ khó tính kia nên tham dự một cuộc tĩnh tâm để nhìn lại mình.

Sau khóa tĩnh tâm về, vị cha xứ khó tính ấy về lại xứ mình và viết một một hàng chữ lớn trên 1 tấm bảng và treo trước tiền đình nhà thờ để mọi người cùng thấy, tấm bảng viết: “Cha Xứ cũ của anh em đã chết”. Ngài đã thay đổi 180 độ. Trước đây khó tính và cau có bao nhiêu thì hôm nay ngài luôn niềm nở, tươi cười với tất cả mọi người. Thánh lễ và bài giảng cũng được cắt ngắn trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Mọi người đều ngạc nhiên về sự thay đổi mau chóng của cha xứ và thầm cảm ơn Chúa đã ban cho giáo xứ họ có được vị mục tử như thế.

Tuy nhiên, 3 ngày trôi qua, bước sang ngày thứ 4 thì người dân lại thấy cha xứ của họ còn tồi tệ hơn trước, nghĩa là tiếp tục la mắng, cau có và thánh lễ còn dài hơn 2 tiếng. Bực mình quá, ông trùm xứ mới viết thêm dưới hàng chữ mà cha xứ đã viết trước đây “Cha Xứ cũ của anh em đã chết – Nhưng sau 3 ngày đã sống lại”.

Qua câu chuyện trên chúng ta thấy tĩnh tâm có thể giúp chúng ta thay đổi, nhưng không phải là thay đổi tức thời để rồi trợ lại tồi tệ hơn trước nhưng là thay đổi từ từ để mỗi ngày một tốt hơn.

Tĩnh tâm lần này chúng tôi được một anh em linh mục cùng Dòng người Argentina hướng dẫn. Người anh em này là đồng hương của Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phan-xi-cô vì cùng ở Tổng Giáo Phận Buenos Aires nên rất quen nhau. Với sự khiêm tốn, bình dị và tinh thần trẻ trung của vị giảng phòng đã giúp chúng tôi tiến tới một mối tương quan mật thiết hơn với Đấng mà chúng tôi đang tôn thờ. Chúng tôi có nhiều giờ thinh lặng bên Thánh Thể để múc lấy nguồn mạch thiêng liêng dù trong môi trường giáo xứ hay Chủng viện chúng tôi đều dâng lễ hàng ngày nhưng nhiều người trong chúng tôi chỉ làm theo bổn phận mà thiếu đi phần trách nhiệm với Chúa. Dịp Tĩnh Tâm năm nay cũng là dịp để anh em tụ họp bên nhau và biết thêm các nhà truyền giáo trẻ vừa mới đến, và cũng để hâm nóng lại tính quốc tế của Dòng vì hiện nay số thành viên của Tỉnh Dòng Ngôi Lời ở Paraguay có đến 27 quốc tịch khác nhau.

Hiện diện trong kì tĩnh tâm lần này cũng có một anh em linh mục Paraguay đang làm việc truyền giáo tại Papua New Guinea hơn 12 năm nay về thăm quê hương. Có lẽ anh em này là người trụ lâu nhất ở nước ngoài vì đa phần người Paraguay không thể sống xa quê hương lâu được. Đúng dịp này cũng là dịp kỉ niệm 14 năm anh lãnh nhận chức linh mục và 20 năm khấn Dòng nên Tỉnh Dòng đã mời anh chủ tế và giảng lễ. Qua cách chia sẻ dí dỏm, nét mặt rạng rỡ vui tươi của một nhà truyền giáo xa quê dù Papua New Guinea là một quốc gia còn nghèo nàn và lạc hậu hơn Paraguay cho thấy người anh em này rất hạnh phúc trong đời sống mục vụ truyền giáo của mình. Papua Nueva Guinea cũng có vài anh em Ngôi Lời Việt Nam đang mục vụ ở đó rất thành công và được nhiều người thương mến vì đã dám dấn thân đến những vùng hiểm nguy.

Paraguay sẽ có Tổng thống và Quốc hội mới vào Chúa Nhật 21 tháng 4 này. Một quốc gia khá nhỏ bé chỉ vỏn vẹn hơn 7 triệu dân nhưng lại rất dân chủ. Có đến 12 ứng cử viên tổng thống thuộc nhiều đảng lớn, nhỏ khác nhau. Người dân ở đây có thể nói lên chính kiến của mình, thậm chí phê bình, chỉ trích một cách thậm tệ các nhà lãnh đạo hay các ứng cử viên cách công khai mà không hề sợ bị tù tội hay trả thù vì đã có hiến pháp và luật pháp bảo vệ. Chúng tôi thấy lạ là trong cùng một gia đình mà có nhiều chính kiến khác nhau. Chồng theo đảng của chồng và vợ theo đảng của vợ. Hai anh em ruột thịt lại là ứng cử viên của cùng một chức vụ vì thuộc hai đảng phái khác nhau. Trong những cuộc vận động tranh cử thì họ chỉ trích nhau rất nặng nề nhưng về đến gia đình thì chung sống hòa bình. Chính trị là vậy, ai mạnh và có lí thì chiến thắng. Họ cạnh tranh nhau rất lành mạnh vì đây là quốc gia dân chủ.

Bên Venezuela của Nam Mỹ cũng vừa có cuộc bầu cử tổng thống sau cái chết của ông Hugo Chavez vào tháng 3 vừa qua. Dù đây là quốc gia theo đường hướng xã hội chủ nghĩa mà ông Chavez đã học được của cựu chủ tịch Fidel Castro của Cuba, họ vẫn tố chức bầu cử vì cũng có phe đối lập và ông Maduro, người được xem là cái bóng của ông Chavez đã thắng cử xít sao hơn 1%. Qua đó cũng nói lên rằng thuận ý trời và ý dân thì sẽ tồn tại, còn ngược lại thì sẽ bị diệt vong. Ước mong những nhà cầm quyền trong thế kỷ XXI này dù tư bản hay xã hội chủ nghĩa hãy biết lắng nghe tiếng nói của người dân, những tiếng nói đối nghịch của tầng lớp trí thức và tôn giáo đôi khi chói tai một t‎ý nhưng có thế giúp quốc gia ngày một đi lên.

Mùa Phục Sinh tháng 4 năm 2013

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
 
Đức Thánh Cha Phanxicô chúc mừng sinh nhật ĐTC Benedict XVI
Bùi Hữu Thư
07:18 16/04/2013
George Ratzinger, anh của ĐTC Benedict XVI


Ngài đã gọi điện thoại chúc mừng và cầu nguyện trong Thánh Lễ

Rome, ngày 16 tháng 4, 2013 (Le Monde vu de Rome) Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi điện thoại cho ĐTC Benedict XVI ngày 16 tháng 4 này, để chúc mừng sinh nhật, theo bản tin của Tòa Thánh.

Hiện này đang cư ngụ tại Castelgandolfo kể từ ngày 28 tháng 2 vừa qua, ĐTC Benedict XVI đã mừng sinh nhật 86 tuổi của ngài. Sáng hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi điện thoại « thân hữu » để bầy tỏ lời chúc mừng của ngài.

Đức Thánh Cha cũng gửi lời chào hỏi người anh của ĐTC Benedict là Đức Cha Georg Ratzinger, đã có mặt từ nhiều ngày qua tại Castelgandolfo, để mừng sinh nhật của người em và cũng mừng ngày lễ quan thầy của mình là Thánh George vào ngày 23 tháng 4 sắp tới.

Buổi sáng sớm hôm nay, trong khi dâng Thánh Lễ lúc 7 giờ tại nhà nguyện Thánh Mác-Ta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi mọi người cầu nguyện cho ĐTC Benedict XVI: « Hôm nay là ngày sinh nhật của Đức Benedict XVI, chúng ta dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho ngài luôn có Chúa ở cùng để an ủi, và nâng đỡ ngài. »

Hai Đức Thánh Cha Phanxicô và Benedict XVI cũng đã có nhiều cuộc trò chuyện bằng điện thoại, đặc biệt là vào buổi chiều ngày Hồng Y Bergoglio mới đắc cử ngày 13 tháng 3 vừa qua, và cho ngày lễ của Joseph Ratzinger-Benedict XVI, ngày 19 tháng 3. Hai vị cũng đã gặp gỡ lần nữa vào ngày 23 tháng 3 (xem Zenit ngày 23 tháng 3, 2013).
 
Đa số dân Nga muốn ĐGH Phanxicô thăm viếng đất nước họ
Nguyễn Long Thao
10:10 16/04/2013
Đa số dân Nga muốn ĐGH Phan Xi Cô thăm viếng đất nước họ

Moscow 16/4/2013.- Trung tâm nghiên cứu Lavada tại Moscow vừa công bố kết quả một cuộc thăm dò dư luận cho biết 71% người dân Nga hy vọng Đức Giáo Hoàng Francis sẽ thăm Nga. Chỉ 9% những người được hỏi là phản đối chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đến đất nước của họ.

Dưới thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Ngài đã nhiều lần bày tỏ ước vọng được đến thăm Nga, nhưng không thành. Lý do là sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, tự do tôn giáo được cởi mở hơn, Công Giáo Nga đã cải giáo nhiều người Chính Thống thành người Công Giáo. Vì lý do này Chính Thống Giáo Nga đã cực lực chống đối chuyến viếng thăm của ĐGH Gioan Phaolô II

Một điều khác mà Chính Thống Giáo Nga không muốn Đức Giáo Hoàng đến thăm vì họ sợ sự hiện diện của Ngài sẽ thúc đẩy việc Công Giáo đòi lại các tài sản mà trước đây đảng Cộng Sản đã tịch thu và trao cho Chính Thống Giáo Nga sử dụng.

Sang thời Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, mối liện hệ giữa Moscow và Vatican bớt căng thẳng nhưng ĐGH cũng không thể thăm viếng Nga vì Chính Thống Giáo vẫn đặt điều kiện là phải có sự tiến triển trong vấn đề đối thoại hiệp nhất dưới quan điểm của họ.

Theo bình luận của trung tâm nghiên cứu Lavada, nhờ sự nổi danh của đức tân Giáo Hoàng Francis, cùng với ảnh hưởng dư luận của đa số quần chúng, các nhà lãnh đạo Chính Thống có thể giảm bớt sự chống đối việc ĐGH đến thăm Nga.
 
Toà Thánh Vatican lên những kế hoạch lớn để cổ động việc phò sự sống và rao giảng Tin Mừng
Trần Mạnh Trác
09:35 16/04/2013
Vatican City, 15 Apr, 2013 / 17:03 (CNA / EWTN News) - Một sự kiện nổi bật trong Năm Đức Tin sẽ là cuộc kỷ niệm kéo dài hai ngày tại Rome về phẩm giá của cuộc sống và những phương thế để kết hợp giáo huấn này trong chương trình Tân Phúc Âm Hóa.

Cha Geno Sylva, vị đại diện cuả các dân tộc nói tiếng Anh tại Hội Đồng Giáo Hoàng Thúc đẩy Tân Phúc Âm Hóa, hy vọng sự kiện này sẽ nói lên một tiếng nói rõ ràng với thế giới trần tục và thế giới "sẽ phải lắng nghe và kết luận rằng 'quả thật, có một nền văn hóa sự sống phát ra từ Giáo Hội.' "

Đó là hai ngày hội quốc tế từ 15 tới 16 tháng Sáu, bắt đầu từ sáng thứ bảy với một buổi thảo luận giáo lý về "Tin Mừng Sự Sống và Phúc Âm mới".

Sự kiện này sẽ giúp "khám phá ra các chân lý lâu dài và vượt thời gian của thông điệp"Evangelium Vitae" do Chân Phước John Paul II ban hành năm 1995 và vai trò chính mà 'Tin Mừng Sự Sống' vẫn tiếp tục trong việc truyền giáo mới của Giáo Hội."

Cha Sylva giải thích rằng điều quan trọng trong việc rao giảng chính là lúc mà người nghe "hiểu về đức tin của chúng ta và lý do tại sao chúng ta tin."

"Vì vậy, khi họ qui tụ đến đây, chúng ta hy vọng rằng tâm trí của họ sẽ bị đánh động giống như trái tim của họ," ngài nói.

Đức Hồng Y Sean O'Malley của Boston sẽ trình bày các suy tư (tiếng Anh) tại Đại học Giáo Hoàng Urbanian, tiếp theo là một cuộc thảo luận do Giáo sư Francis Beckwith và Robert Royal điều khiển.

Sự hiện diện của Đức Hồng Y O'Malley là một biến cố quan trọng bởi vì ngài là người đứng đầu ủy ban giám mục phò sự sống cuả Hoa Kỳ. Tuy nhiên, danh tiếng của ngài đã tăng cao hơn khi Đức Giáo Hoàng Francis chỉ định ngài vào nhóm tám vị hồng y làm tư vấn cho ĐGH về việc cải cách Giáo Triều.

Chiều và tối thứ bảy, khách hành hương sẽ viếng mộ Thánh Phêrô, tôn thờ Thánh Thể, đón nhận Bí tích Hòa giải, và rước nến qua Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.

Sáng Chuá Nhật, Đức Giáo Hoàng Francis sẽ kết thúc cuộc hội với một thánh lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Năm Đức Tin còn kéo dài cho đến ngày 24 Tháng Mười Một 2013, cho nên ngoài buổi hội này, hội đồng giáo hoàng còn có nhiều kế hoạch khác .

Trước buổi hội, vào dịp lễ Mình Máu Thánh Chuá (Corpus Christi) ngày 2 tháng Sáu, một kế hoạch cấp quốc tế đang được thiết kế để mọi người ở khắp nơi có thể tham gia, dù cho họ không thể có mặt tại Rome.

Đức Giáo Hoàng sẽ chủ trì một giờ Chầu Thánh Thể lúc 5:00 chiều tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô và các giám mục trên khắp thế giới đã được mời chủ trì một giờ Chầu cùng lúc đó tại điạ phương cuả mình. (10g tối Hànội, 11g sáng Washington DC, 8g sáng Los Angeles, 1g đêm Sidney)

Từ ngày 4 cho đến 7 tháng 7 các chủng sinh và những người đang suy nghĩ về ơn gọi được mời tham dự nhiều buổi cầu nguyện trước mộ Thánh Phêrô và để trải nghiệm tính chất phổ quát của Giáo Hội.

Vào mùa thu tới, Cha Sylva lưu ý đã có những kế hoạch "tuyệt vời" mà hội đồng dự định tổ chức cho giáo lý viên, gia đình và đại lễ kính Mẹ Maria.

Để biết thêm thông tin của các sự kiện Năm Đức tin, xin vui lòng truy cập nơi đây
 
ĐHY Dolan hiệp thông với nạn nhân ở Boston và nhắc nhở chúng ta tội ác tồn tại và cuộc sống mong manh
Jos. Tú Nạc, NMS
09:55 16/04/2013
NEW YORK - Vụ đánh bom ờ Boston hôm thứ hai 15 tháng 4 làm chết ít nhất 2 người và chừng 140 người bị thương. ĐHY Timothy Dolan của Nữu Ước, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã đưa ra lời phát biểu sau đây sau các vụ đánh bom ở marathon Boston.
Kết thúc bi thảm vụ đánh bom ngày 15 tháng 4 nhắc nhở tất cả chúng ta rằng tội ác tồn tại và cuộc sống mong manh. Những người chết và những người bị thương là những người đến để tham dự kỳ niệm cuộc chạy bộ đường dài nổi tiếng thế giới ngày Patrots Day ở Boston. Tất cả chúng ta hãy cầu nguyện cho linh hồn những người đã qua đời và chữa lành những người bị thương tích. Xin Chúa vãn hồi hòa bình cho tất cả chúng ta.

Những lời cầu nguyện đặc biệt của chúng ta cùng với Tổng Giáo Phận Boston và những người hầu giúp những người bị thương bằng rất nhiều cách. Văn hóa bạo lực ngày càng tăng trên thế giới và ngay cả trong đất nước chúng ta, đòi hỏi tăng cường biện pháp an ninh, và chúng ta mỗi cá nhân cần cố gắng hết sức có thể làm được những gì hơn để thúc đẩy hòa bình và tôn trọng lẫn nhau trên thế giới của chúng ta.
 
Sự khôn ngoan không bao giờ trở nên già nua.
Pt Huỳnh Mai Trác trích dịch
15:22 16/04/2013

Tôi rất thất vọng khi được tin Đức Giáo Hoàng thoái vị. Thật là một quyết định độc đáo, bởi vì đó là quyết định của một người độc đáo và can đảm. Đối với tôi ngài là một người có một tinh thần trách nhiệm lạ thường và duy nhất.

Tôi nhận thấy sự đóng góp của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI là một tác động rất quan trọng. Đó là một con người có tư tưởng sâu sắc. Thân xác có thể già đi, nhưng sự khôn ngoan không bao giờ trở nên già nua. Cuộc dấn thân của ngài cho nền hòa bình và cho nhân bản rất chân thành. Ngài có sự chân thành của một người có lòng tin chân chính, sự khôn ngoan của một người thấu hiểu những thay đổi của lịch sử và những khác biệt của lương tâm, chúng ta không thể trở thành những kẻ xa lạ hoặc là những kẻ thù.

Trong khung cảnh giữa những giao tiếp giữa Giáo Hội Công giáo và dân Do thái, ngài đã hoàn tất nhiều cử chỉ. Ngài nói rằng dân Do thái không có trách nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu, ngài đã nhiều lần lập lại là dân Do thái là người anh của chúng ta và ngài cũng nói là Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi dân Do Thái. Ngài đã đến viếng thăm nước Do Thái và Đại Giáo đường Do thái tại Roma để bày tỏ tinh bạn hữu và tình đoàn kết.
Cá nhân tôi đã tháp tùng ngài trong chuyến thăm Do Thái, ngài rất là thân tình và đầy lòng yêu mến. Ngài đã cầu nguyện để có hòa bình tại miền Trung Đông, như chúng tôi và nhiều người khác đã làm. Ngài không tỏ ra là người có trách nhiệm ở Vatican, mà như một một nhà lãnh đạo về tinh thần, với cái nhìn sâu xa, hiểu biết và đầy khôn ngoan. Tôi xem ngài như một người bạn, tôi cầu chúc ngài mọi điều tốt đẹp và ước mong được giử mải mối liên lạc với ngài.

Chúng tôi đã cùng cầu nguyện ở Jêrusalem , cầu mong ngài lấy lại được sức khỏe và ước mong ngài truyền lại sự khôn ngoan, lòng hiểu biết sâu xa và tình bạn hữu cho tòan thể mọi dân tộc, và mọi tôn giáo. Chúng tôi luôn nhớ đến ngài với lòng kính mến và biết ơn về những gì ngài đã thực hiện,
Simon Peres (Tổng Thống Do Thái)
 
Giáo hội trong hành động: Các linh mục ở Boston an ủi nạn nhân vụ nổ Marathon.
Trần Mạnh Trác
21:37 16/04/2013
(CNA / EWTN News) - Một linh mục có kinh nghiệm đã an ủi những khách qua đường sau vụ nổ Marathon ở Boston nói rằng sự việc đã cho ngài một ấn tượng là tội ác chỉ có thể được hiểu rõ hơn trong ánh sáng của sự thương khó và phục sinh của Chúa Kitô.

"Nhiều người đang muốn tìm hiểu những gì đã xảy ra, và cố gắng để tìm ra một ý nghĩa nào đó", là lời cuả cha Tom Carzon, dòng Tận Hiến của Đức Trinh Nữ Maria. "Dù cho chúng ta có thể tìm ra nguyên do, nơi chốn và thủ phạm, nhưng ngay cả khi đã có tất cả các thông tin đó, chúng ta cũng không bao giờ thấy được một ý nghĩa nào."

Tuy nhiên, sau một buổi chiều gặp gỡ và an ủi những người bị ảnh hưởng, ngài đưa ra một nhận xét: "Thập Giá và Phục Sinh, đó là câu trả lời mang lại ý nghiã cho chúng ta."

Vào chiều ngày 15 tháng 4, hai quả bom đã phát nổ gần lằn ranh cuối cuả cuộc chạy Marathon ở Boston, giết chết ba người và làm bị thương hơn 170 người khác. FBI hiện đang điều tra để tìm động cơ và thủ phạm.

Ngay sau khi nghe tiếng nổ và thấy các xe cảnh sát và cứu cấp đi qua, Linh mục Carzon đã chạy tới hiện trường để tìm cách giúp đỡ. Hiện trường chỉ cách đền thờ Thánh Clemente có vài dãy phố và tại đây các cha đã tổ chức các buổi chầu Thánh Thể liên tục vĩnh viễn từ năm 1935.

Ngài đã thấy cảnh sát thiết lập một vành đai và chỉ dẫn mọi người đi ra nơi khác, những người còn đang "choáng váng và bối rối", vị linh mục nói.

Ngài trở lại đền thờ và với một số các linh mục khác kê một bàn trên vỉa hè để cung cấp nước, thực phẩm và tạo cơ hội cho bất cứ ai muốn nói chuyện.

Nhiều người "mất phương hướng, bối rối hoặc đi lạc" đã đến, cha Carzon nói, "chúng tôi chỉ chào đón, giúp họ một số hướng dẫn".

Nhưng có "một số người thực sự cần dỡ bỏ câu chuyện của họ và đây là lúc và là nơi mà họ có thể làm điều đó," ngài nói tiếp ." Thực sự đó là phần lớn những gì chúng tôi đã cung cấp, là một cơ hội để cho người ta kể ra câu chuyện của họ."

Cha Carzon liên kết kinh nghiệm trong ngày với câu chuyện của Chúa Kitô tìm gặp các môn đệ trên đường Emmaus sau khi Chúa bị đóng đinh trên thập giá.

"Các môn đệ đã bỏ đi, tổn thương, đau buồn và nản chí. Và sau đó một người lạ nhập bọn với họ, hỏi họ,'Các bạn đang nói gì thế?' "

Lúc này, Chúa Giêsu đã thúc giục những môn đệ chia sẻ câu chuyện của họ để "tuôn ra hết những nỗi u sầu", mặc dù Ngài đã biết hết mọi chuyện.

"Hình ảnh đó thực sự đánh động tôi", Cha Carzon nói, "kinh nghiệm của Chúa Giêsu đồng hành với chúng ta trong nỗi đau, trong nỗi buồn, giống như tạo nên những câu chuyện của chúng ta."

Và trong khi Boston bắt đầu hồi phục từ vụ đánh bom, Cha Carzon nhận xét, "cả một thành phố vẫn có đầy những người có một cái gì cần nói, hoặc thậm chí không biết phải nói gì"

Và một khi các nạn nhân đã chia sẻ nỗi đau của họ, ngài yêu cầu nếu họ muốn thì có thể cầu nguyện, thậm chí nếu họ muốn học cách cầu nguyện nếu chưa từng cầu nguyên bao giờ.

"Có một vài người đã cầu nguyện ngay trên đường phố", ngài nói. "Bạn có bao giờ nắm lấy tay của một ai đó và cầu nguyện trên vỉa hè chưa?"

Mặc dù ngài chỉ chia sẻ một vài phút với một người, nhưng đây là một việc cần thiết phải "bước ra ngoài" và "có mặt bên ngoài cửa nhà thờ" và "trên đường phố" để giúp đỡ người khác.

Rồi từ đó, Cha Carzon hy vọng ngài và các linh mục có lẽ "có thể mời một số người tới gần hơn với Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, nhìn nhận Ngài là"nguồn an ủi đích thực. "
 
Top Stories
Corée du Sud: Selon le président de la Conférence épiscopale sud-coréenne, Pyongyang, en multipliant les menaces d’agression, cherche des assurances quant à son avenir
Eglises d'Asie
09:59 16/04/2013
Alors que, le 15 avril, à Pyongyang, le régime en place a célébré avec faste le 101ème anniversaire du père fondateur de la République populaire démocratique de Corée, au Sud, le président de la Conférence des évêques catholiques de Corée a exprimé l’idée qu’en multipliant les menaces d’agression militaire, le pouvoir nord-coréen « cherchait à obtenir une aide financière de l’étranger tout en n’apparaissant rien concéder quant à sa fierté et à son autosatisfaction ».

S’exprimant par e-mail dans une interview publiée le 9 avril dernier par l’agence américaine CNS (Catholic News Service), Mgr Peter Kang U-il, évêque de Cheju et président de la Conférence épiscopale sud-coréenne, a précisé que les évêques catholiques de son pays « se sentaient particulièrement désolés » des tensions provoquées par les gesticulations nord-coréennes, notamment parce que celles-ci rendaient « le monde entier très anxieux et inconfortable ». Certes, a-t-il ajouté, les Sud-Coréens « apparaissent calmes et tranquilles », mais, pour autant qu’ils puissent être habitués aux menaces venues du Nord, « personne ne peut cependant nier la possibilité d’un affrontement militaire imprévu ».

Dans ce contexte, a analysé l’évêque, les menaces à répétition de Pyongyang peuvent s’expliquer par l’incapacité du régime à revitaliser son économie et l’impossibilité pour lui de redresser « une situation désespérée » sans recourir aux investissements étrangers, tout en ne concédant rien sur le plan du discours de manière à maintenir « l’estime de soi et l’autoréférence » qui constituent la base de l’idéologie sur laquelle s’appuie la dynastie des Kim.

Depuis soixante ans que la guerre de Corée (1950-1953) est finie, poursuit encore l’évêque, l’idéologie du juche développée par Kim Il-sung, grand-père de l’actuel dictateur Kim Jong-un, exalte sans fin la supériorité de l’histoire et de la culture coréenne. Cette philosophie faite d’isolement et de développement autocentré n’a toutefois pas empêché « la destruction complète de l’économie » du pays, laissant la Corée du Nord à la merci d’un sort semblable à celui des autres pays socialistes dont l’économie a fini par s’effondrer. Si le régime en place au Nord a conscience que le déclenchement réel d’une guerre lui serait fatal, acculé par une situation de faillite économique, il ne sait pas faire autrement que « présenter au monde ses requêtes de manière violente ». Face à cela, le monde doit faire preuve « de beaucoup de compassion » vis-à-vis d’un régime et d’un peuple « qui sont restés isolés du monde moderne durant si longtemps ».

En Corée du Sud, si le gouvernement de la nouvelle présidente Park Geun-hye et l’opinion publique n’excluent pas la possibilité d’un accrochage militaire limité tant la tension autour de la frontière est montée haut ces derniers jours, beaucoup ne croit pas à un affrontement généralisé. Le retrait, le 8 avril dernier, par la Corée du Nord de ses 53 000 travailleurs du complexe industriel intercoréen de Kaesong n’est pas interprété comme le signe d’une rupture définitive. Lee Jang-hi, professeur de droit international à l’Université Hankuk à Séoul, y voit au contraire une manœuvre du Nord pour obtenir une augmentation des salaires versés par les industriels sud-coréens avant « d’accepter une invitation à revenir à la table des négociations ». Situé à la bordure nord de la Zone démilitarisée qui sépare les deux Corée, Kaesong est une source majeure de devises pour Pyongyang mais, par le passé, en dépit de ses difficultés économiques, le régime nord-coréen s’est toujours montré capable de sacrifier un profit immédiat en vue d’un gain futur plus important, explique cet universitaire.

Pour Paul Yoo Ho-yeol, spécialiste de la Corée du Nord à l’Université de Corée à Séoul, Pyongyang « recourt à la bonne vieille tactique qui consiste à menacer pour obtenir ce qu’il souhaite ». A la suite d’un nouvel essai nucléaire nord-coréen en février, l’ONU a renforcé, en mars, les sanctions internationales visant la Corée du Nord de manière à tarir ses sources de financement. Aujourd’hui, Kim Jong-un multiplie les menaces pour obtenir de conserver son arsenal nucléaire tout en réinitialisant l’aide internationale, analyse le professeur. Ruiné économiquement, incapable de soutenir une guerre conventionnelle avec le Sud qui irait au-delà de quelques affrontements localisés, l’arme nucléaire fait plus que jamais figure d’assurance-vie pour le régime de Kim Jong-un, conclut Paul Yoo.

(Source: Eglises d'Asie, 16 avril 2013)
 
Pope: 2nd Vatican Council, work of Holy Spirit but some want to turn back the clock
Vatican Radio
15:01 16/04/2013
Pope Francis said the Holy Spirit pushes people and the Church forward but we resist this and do not want to change. His remarks came during his homily at the Mass on Tuesday morning celebrated at the Santa Marta residence which was dedicated to Benedict XVI in honour of his 86th birthday.

Text follows:

Pope Francis dedicated Tuesday's mass to Benedict XVI 16th who turned 86 on this date. “May the Love be with him, comfort him and gave him much consolation,” he said.

Pope Francis’ homily at the mass was centred on the theme of the Holy Spirit and our resistance to it. It took its inspiration from the first reading of the day which was the story of the martyrdom of St. Stephen who described his accusers as stubborn people who were always resisting the Holy Spirit.

Put frankly, the Pope continued, “the Holy Spirit upsets us because it moves us, it makes us walk, it pushes the Church forward.” He said that we wish “to calm down the Holy Spirit, we want to tame it and this is wrong.” Pope Francis said “that’s because the Holy Spirit is the strength of God, it’s what gives us the strength to go forward” but many find this upsetting and prefer the comfort of the familiar.

Nowadays, he went on, “everybody seems happy about the presence of the Holy Spirit but it’s not really the case and there is still that temptation to resist it.” The Pope said one example of this resistance was the Second Vatican council which he called “a beautiful work of the Holy Spirit.” But 50 years later, “have we done everything the Holy Spirit was asking us to do during the Council,” he asked. The answer is “No,” said Pope Francis. “We celebrate this anniversary, we put up a monument but we don’t want it to upset us. We don’t want to change and what’s more there are those who wish to turn the clock back.” This, he went on, “is called stubbornness and wanting to tame the Holy Spirit.”

The Pope said the same thing happens in our personal life. “The Spirit pushes us to take a more evangelical path but we resist this.” He concluded his homily by urging those present not to resist the pull of the Holy Spirit. “Submit to the Holy Spirit,” he said, “which comes from within us and makes go forward along the path of holiness.”
 
Pope Francis: Best wishes for Benedict XVI on his birthday
Vatican Radio
15:02 16/04/2013
On the occasion of Benedict XVI’s 86th birthday, the Holy Father, Pope Francis, began the celebration of Mass in the chapel of the Domus Santa Maria by inviting all present to pray for the pope emeritus. “Today is the birthday of Benedict XVI. Let us offer Mass for him, that the Lord might be with him, comfort him, and give him much consolation.”

Later in the morning, Pope Francis called Benedict to offer him “best wishes” on his birthday. The Holy Father also greeted Benedict’s brother, Monsignor Georg Ratzinger, who has been staying at Castel Gandolfo to celebrate the occasion, and who, like Pope Francis [Jorge Maria Bergoglio] will celebrate his onomastico, or Name Day, on April 23 – the feast of Saint George.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sắp đến Ngày Quốc tế Truyền thông thử bàn về Facebook
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
10:27 16/04/2013
Có thể nói thời đại bùng nổ thông tin giúp chúng ta nắm bắt được những gì xảy ra trên thế giới một cách nhanh chóng. Trong thời đại tin học, Giáo Hội cũng biết thích ứng để loan báo Tin Mừng một cách hiệu quả. Có rất nhiều tổ chức dòng tu và tín hữu đã dấn thân hăng hái trong lãnh vực đầy mới mẻ này. Một trong những ứng dụng của tin học được mọi người dễ dàng đón nhận đó là trang mạng xã hội facebook. Tuy nhiên cái gì cũng có mặt phải và mặt trái của nó. Đây là một thực tại không thể phủ nhận. Do vậy một đòi hỏi đặt ra cho mỗi người và cộng đoàn khi sử dụng là cần phải nâng cao ý thức, để có được hiệu quả như mong muốn.

Lợi thế

Facebook giúp cho mọi người xích lại gần hơn với những vấn đề mình quan tâm, với những người có cùng một sở thích. Chỉ một bức thông điệp phát đi từ một thành viên là tất cả đều nhận được. Dịp cơ mật viện bầu giáo hoàng vừa qua, đề tài duy nhất được các tín hữu thảo luận đó là vị mục tử hoàn vũ. Nhờ trang mạng xã hội, khuôn mặt và tính cách của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô được giới thiệu nhanh chóng khắp trên thế giới.

Mọi cấp độ trong Giáo Hội từ cá nhân đến cộng đoàn dòng tu, giáo xứ, giáo phận đã tận dụng ưu thế này để rao giảng Lời Chúa. Đặc biệt, các dòng tu có thể quảng bá linh đạo của mình bằng cách dẫn dắt mọi người bước vào trong đời sống thiêng liêng rất hiệu quả. Có dòng còn tổ chức cả một chương trình quy mô để giới thiệu ơn gọi cho các bạn trẻ. Ngoài việc tìm được nguồn ơn gọi nó còn công dụng đánh động những người khác, hoặc ít ra cũng cung cấp cho mọi người thông tin tối thiểu về dòng tu của mình.

Đối với mỗi cá nhân, trang mạng xã hội trợ giúp đi vào các diễn đàn để đưa ra ý kiến quan điểm riêng và cũng nhận được nhiều phản hồi từ người khác. Hơn nữa bạn có thể duy trì được mối liên hệ với người thân cũng như bằng hữu ở mọi nơi. Một tấm hình chụp phong cảnh đẹp nhận được sự thán phục của nhiều người. Một tấm hình du lịch, thăm viếng, các thành viên khác lập tức cập nhật được mọi sinh hoạt và tin tức từ phía bạn phát đi.

Bất cập

Khi quan sát các trang facebook của cộng đoàn dòng tu, cá nhân tu sĩ và giáo dân, thỉnh thoảng lại thấy có sự hoán vị chỗ đứng của nhau: giáo dân chỉ nói chuyện cao trên trời, tu sĩ lại nói chuyện đời dưới đất, và dòng tu thích nói chuyện ăn uống.

Một tín hữu được mời gọi làm chứng ngay trong môi trường sống của mình bao gồm gia đình, giáo xứ, nơi làm việc, học hành… Ngược lại họ không bao giờ bị ép buộc phải cắt bỏ tất cả những mối liên hệ đó để chỉ nói về Chúa, Đức Mẹ và các thánh.

Ngược lại, tu sĩ linh mục chủng sinh được mời gọi làm chứng bằng chính đời sống thánh hiến và phục vụ Giáo Hội và Tin Mừng. Đây là căn tính của toàn bộ cuộc đời mình. Do đó, rất cần chú tâm đến lời ăn tiếng nói, kể cả những nguồn đọc sách giải trí hay thư giãn. Một người bình thường phổ biến một truyện cười pha chất đời có thể chấp nhận được. Trái lại, một tu sĩ chủng sinh hay linh mục khi chia sẻ trên facebook của mình một câu nói hay một tư tưởng hoàn toàn tốt lành, nhưng qua đường dẫn tìm về nguồn của nó, người ta lại khám phá ra hàng loạt những câu truyện tầm phào khác. Thiết nghĩ không nên làm điều này, vì có câu thành ngữ «Bạn hãy nói cho tôi biết bạn đọc sách gì, tôi sẽ cho bạn biết bạn thuộc hạng người nào».

Những trang nhân danh cộng đoàn dòng tu thì càng phải để ý hơn. Bản thân có thấy trang facebook của một dòng nam ngoài việc truyền bá Lời Chúa, tin tức xã hội, thỉnh thoảng lại mời độc giả ăn vặt thứ cóc ổi xoài tượng chấm muối tiêu ớt ảo, một hình thái mới của món «cá gỗ « hở ngó thời xưa. Trong dịp Tuần Thánh vừa qua cũng vẫn thấy trang này mời mọi người thưởng thức món dâu tây đầu mùa hết sức tự nhiên. Đặc biệt, khi trả lời thắc mắc cho độc giả thì lại xưng là «cô» với «các cháu». Thấy lạ vì facebook này mang tên của một dòng nam sao lại dùng danh xưng nữ, nên cá nhân mới hỏi lại cho rõ, thì được trả lời rằng ngoài các cha các thầy ra còn có những cộng tác viên giáo dân thì mới «có được kết quả tinh túy» của trang này. Một điểm khác thấy cũng không thật hợp lý về cách xưng hô «cô» và «các cháu» giữa người phụ trách trang mạng với độc giả, vì đâu có biết tuổi tác, địa vị của độc giả như thế nào.

Một hiện tượng lạ nữa là sự hoạt động 24/24 của một cá nhân. Khi bản thân phổ biến một bài nào đó trên trang facebook, lúc ấy ở bên quê nhà là đêm, thế nhưng ngay tức khắc vẫn nhận được cái nhấp biểu tượng một bàn tay tán đồng của đối tượng này, hình như trường hợp cá biệt này không bao giờ có đêm để ngủ thì phải. Tò mò thử vào trang cá nhân này xem sao thì thấy ngay cả những việc bàn hỏi kín đáo, riêng tư cũng được phổ biến công khai cho mọi người biết. Kể ra trường hợp này rất lạ.

Thay lời kết

Giáo Hội rất ý thức được hình thức rao giảng Tin Mừng mới của thời đại. Chính vì thế, vào ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống được dành cho Ngày Quốc Tế Truyền Thông. Mỗi người được mời gọi tiếp cận với hình thức mới mẻ này để mở rộng tầm nhìn qua việc trao đổi những vốn kiến thức cần thiết. Để cho có hiệu quả hơn, chúng ta rất cần hạn chế những mặt trái của phương tiện này. Có như vậy, các trang mạng mới thực sự phục vụ đắc lực đời sống nhân loại và sứ mạng của Giáo Hội về loan báo Tin Mừng và làm chứng cho Chúa Phục Sinh.

Ngày 16.04.2013
 
Đặt viên đá góc xây dựng nhà thờ xứ Tân Hội và họ Rú Voi
Jos. Văn Huệ
11:49 16/04/2013
VINH – Ngày 13 tháng 04 năm 2013 trở thành một mốc son mới trong lịch sử giáo xứ Tân Hội (Quảng Bình, hạt Minh Cầm). Đó là ngày giáo xứ định cư tại một cơ sở mới và cử hành Thánh lễ đặt viên đá góc xây dựng Thánh đường giáo xứ. Trong ngày đó, giáo dân Tân Hội đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp cho quý quan khách đến đây tham dự. Đó là tinh thần đoàn kết và tấm lòng đầy nhiệt huyết trong công việc xây dựng nhà Chúa.

Xem hình ảnh

Mỗi lần đến Tân Hội làm chúng ta nhớ đến một câu nói của cha Fx. Võ Thanh Tâm trong ngày ngài đến đây để trao quyết định thành lập giáo xứ và đón cha Giuse Phan Văn Hiệu về quản xứ (ngày 06 tháng 05 năm 2009). Ngài nói: “Về đây tôi mới thấu hiểu nổi vất vả của giáo dân nơi đây, cảm thông và thương cha Hiệu nhiều hơn”. Bốn năm một thời gian chưa đủ dài để một giáo lớn mạnh. Đặc biệt, nơi mảnh đất Tân Hội thì chừng đó thời gian là quá ngắn để xây dựng một giáo xứ đi lên từ những con số không: không nhà thờ, không nhà xứ, không cơ sở sinh hoạt, ….

Nằm cạnh Sông Gianh, lọt giữa hai ngọn núi đá, chìm sâu giữa cảnh rừng núi chốn thâm sơn cùng cốc tỉnh Quảng Bình. Kể từ ngày thành lập giáo xứ non trẻ này đã trải qua nhiều thách thức. Giáo xứ không nhà thờ, không nhà xứ, nằm trên vùng núi khô cằn giáo dân di tản khắp nơi để mưu sinh. Sau đó, cha quản xứ đã xây dựng được một ngôi nhà thờ bằng gỗ lợp ngói phibrô xi măng và ngôi nhà xứ bằng gỗ nứa tạm bợ. Vùng đất giáo xứ tọa lạc chịu nhiều ảnh hưởng của các trận lũ lụt trên sông Gianh. Nếu ai đến Tân Hội lúc đó nhìn cảnh giáo xứ với một ngôi nhà nguyện nhỏ tạm bợ nằm cạnh Sông Gianh, lợp bằng ngói xi-măng, xung quanh được bao bởi những tấm gỗ ván ghép lại làm thành bức tường, không biết có chịu nổi với cái nắng nóng như đổ lửa về mùa hạ và những trận mưa như trút nước về mùa mưa lũ của miền Trung không? Và không lâu sau đó trận lũ lịch sử năm 2010, đã nhấn chìm toàn bộ nhà cửa của bà con trên địa bàn giáo xứ. Nhà thờ và nhà xứ tạm bợ cũng bị nước cuốn trôi. Giáo xứ lại lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất”.

Sau đó, Đức Giám Mục giáo phận Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã tiến hành khảo sát giáo xứ và những vùng lân cận. Cuối cùng đã đi đến quyết định di chuyển giáo xứ đến vùng đất thuộc xã Mai Hóa, cách giáo xứ chừng 10 km để tránh sự khắc nghiệt của thiên tai bão lũ. Đã có hơn 30 gia đình chuyển về vùng đất canh tác mới, số hộ còn lại cũng đang tìm kiếm cơ sở để định cư. Riêng Thánh đường và khuôn viên giáo xứ cũng đã được định hình tại cơ sở mới

Với những khó khăn chồng chất, công cuộc di dời giáo xứ có lúc tưởng chừng như không thể thực hiện. Nhưng với tinh thần đoàn kết, hơn 2.800 giáo dân Tân Hội đã di chuyển giáo xứ đến cơ sở mới. Giáo xứ đã tiến hành san lấp mặt bằng, xây dựng nhà nguyện và nhà sinh hoạt giáo xứ. Đặc biệt cuối năm 2012, giáo xứ đã khởi công xây nền móng cho ngôi Thánh đường mới.

Sau gần một năm chuyển đến cơ sở mới, giáo xứ đã có khuôn viên rộng rãi, tựa mình vào một ngọn núi đá vôi. Như lời phát biểu của Cha Giuse Nguyễn Văn Hiệu đầu lễ: “Mặc dù còn nhiều ngổn ngang, còn nhiều việc phải làm nhưng có được kết quả như ngày hôm nay đã là niềm vui, niềm tự hào của chúng con lắm rồi …”.

Sáng thứ bảy ngày 13 tháng 04 năm 2012, giáo xứ Tân Hội đã long trọng tổ chức Thánh lễ đặt viên đá góc xây dựng ngôi thánh đường giáo xứ. Thánh lễ do Đức Giám Mục giáo phận Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ tế. Đồng tế với ngài, có 12 linh mục, đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài giáo xứ tham dự.

Giảng trong Thánh lễ, Đức Cha Phaolô đã đề cập đến ý nghĩa của ngôi thánh đường trong đời sống của người Tín Hữu. Thánh đường vừa là biếu tượng của Giáo Hội hữu hình vừa là biểu tượng chân lý của Thiên Chúa. Thánh đường là điểm hẹn cho công cuộc cứu độ. Tuy ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa bất cứ nơi đâu nhưng điểm gặp gỡ lý tưởng nhất là thánh đường. Vì nơi đây có cử hành Thánh lễ, có ban phát các Bí tích cứu độ và là nơi con người được giao hòa với Thiên Chúa. Đồng thời, ngài cũng nhắc nhớ các Tín Hữu phải chăm lo xây dựng đền thờ trong tâm hồn. Đền thờ nơi tâm hồn là đền thờ mà Thiên Chúa đã thiết lập ngay từ lúc con người xuất hiện. Với cuộc sống chạy theo dục vọng đền thờ đó đã bị xuống cấp cần được xây dựng lại để trở thành nơi Thiên Chúa ngự cách xứng đáng.

Thánh lễ kết thúc với việc làm phép và đặt viên đá góc vào móng nền nhà thờ mới. Đức Cha Phaolô đã rảy nước phép, xông hương và đặt viên đá. Với một giáo xứ như Tân Hội, để có kinh phí để xây dựng ngôi thánh đường mới là điều rất khó khăn. Ngay sau khi Đức Cha Phaolô đặt viên đá đầu tiên, giáo xứ đã tổ chức huy động, quyên góp bằng hình thức mỗi gia đình, mối cá nhân mua cho mình một viên đá để đặt vào móng nhà thờ tùy theo khả năng và điều kiện kinh tế của từng người.

Nhiều doanh nhân, tổ chức, hội đoàn, cá nhân tham Thánh lễ đặt viên đá tại Tân Hội đã góp phần mình vào công việc nhà Chúa. Trong số những người lên đặt đá, có chị Lan một lương dân sống trong vùng. Khi thấy các gia đình Công Giáo đóng góp để xây nhà thờ, chị Lan cũng đã ủng hộ 10 triệu đồng. Tinh thần đó của gia đình chị đã được cộng đoàn hiện diện tán thưởng. Hay một em bé là học sinh tiểu học cầm trong tay chỉ 20.000 đồng đứng lên xin mua một viên gạch đặt vào móng để xây nhà thờ. Sau đó, em đã nói số tiền là có được nhờ tiết kiệm những bữa ăn quà vặt mà bố mẹ cho.

Nhưng hình ảnh của bà cụ Maria Đệ đã để lại nhiều dấu ấn hơn cả cho cộng đoàn Tân Hội và những người hiện diện. Một bà cụ già năm nay đã hơn 80 sống một mình trong một ngôi nhà nhỏ bên sườn núi. Hằng ngày cụ trồng rau trong vườn và nuôi gà. Khi nghe tin giáo xứ sắp xây dựng nhà thờ cụ đã bán hết số gà mình có được với số tiền là 500.000 đồng cụ đem tới đóng góp. Hình ảnh Đức Giám Mục giáo phận đứng lên nhận lấy tấm lòng đầy nhân ái của bà cụ làm mọi người nhớ đến một hình ảnh trong Kinh Thánh khi Chúa Giêsu chứng kiến một bà góa bỏ tiền vào đền thờ và Chúa đá nói: Chính bà là người bỏ nhiều hơn ai hết (Mc 12, 41-44). Sau khi đã đón nhận số tiền của cụ Đệ bỏ vào nhà thờ, Đức Cha Phaolô đã tặng cụ một món quà với giá trị vật chất nhiều hơn số tiền mà cụ đã góp được từ việc bán đàn gà. Hình ảnh đó thật ý nghĩa và để lại những dấu ấn tốt đẹp cho những người tham dự.

Để ngôi thánh đường,trung tâm sinh hoạt, mục vụ như mong ước của những giáo dân Tân Hội được hoàn thành, có lẽ phải mất một quãng đường rất dài phía trước. Thiết nghĩ, những sẻ chia, giúp đỡ từ những tấm lòng quảng đại là rất cần cho những giáo dân nơi miền đại ngàn heo hút này.

Buổi chiều cùng ngày, Đức cha Phaolô đã cử hành Thánh lễ đặt viên đá góc xây dựng thánh đường giáo họ Rú Voi xứ Gia Hưng. Đồng tế với ngài có quý cha trong hạt Nguồn Son cùng đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài xứ Gia Hưng tham dự.

Xem hình ảnh

Lễ đặt viên đá tại Rú Voi cũng đã ghi nhận những tấm lòng hy sinh đóng góp cho công trình xây dựng nhà Chúa. Tọa lạc trên một ngọn núi, đời sống kinh tế xã hội của người dân Rú Voi đang gặp rất nhiều khó khăn. Từ nhiều năm nay do không có thánh đường làm nơi sinh hoạt tâm linh, cộng đoàn Rú Voi đã dựng một nhà nguyện tạm bợ để đọc kinh sớm tối. Quyết định khởi công xây dựng ngôi thánh đường mới được sự đồng thuận của đông đảo bà con giáo dân. Nhiều gia đình đã dâng cúng phần đất, tài sản của gia đình mình cho công cuộc xây dựng nhà Chúa.
 
Họp mặt các anh chị Tân Tòng tại Cộng đoàn La Vang Miami
PV Miami
11:57 16/04/2013
Một trong những quan tâm của Giáo hội nói chung và của Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang, Miami nói riêng là giúp các anh chị em Tân Tòng, những người mới trở thành Kitô hữu qua việc lãnh nhận bí tích Rửa tội, từng bước hội nhập vào đời sống Giáo hội, và không cảm thấy bị bỏ rơi. Chính vì lý do đó, với sự đồng ý của cha QN, sơ Trần Kim Dung, Dòng MTG Bà Rịa, phụ trách lớp giáo lý Tân Tòng đã có sáng kiến gởi thư mời các anh chị Tân Tòng đã được rửa tội trong các năm vừa qua và mới đây (2010, 2011, 2012 và 2013) cùng cha mẹ đỡ đầu tham dự buổi họp mặt và chia sẻ với chủ để: "Phúc cho những ai không thấy mà tin" (Ga 21.29b).

Xem hình ảnh

Vì đây là lần đầu tiên tổ chức nên sơ Dung đã phải mất thời gian và công sức tìm kiếm địa chỉ và số phône của các anh chị để gởi thơ mời và liên lạc. Đồng thời sơ cũng sắp xếp chương trình, mời các sơ trong cộng đoàn và các cha mẹ đỡ đầu cùng cộng tác trong việc tổ chức. Chúa nhật 14-04, ngày họp mặt, lúc 6:00 chiều, mọi người từ từ đến và tập trung trong nhà nguyện. Chương trình được bắt đầu với bài hát cầu khẩn Chúa Thánh Thần xuống trên mọi người hiện diện. Rồi sơ phụ trách giới thiệu cha QN có bài nói chuyện theo chủ đề trên. Sau bài nói chuyện của cha QN, các anh chị Tân tòng và cha mẹ đỡ đầu được chia thành 4 nhóm để thảo luận các câu hỏi và sẽ đúc kết khi họp lại. Chương trình được tiếp tục với phần chầu Thánh Thể thật sốt sắng. Đây là cơ hội cho các anh chị Tân Tòng quì trước Chúa Giêsu Thánh Thể, cầu nguyện với Ngài và dâng lên Ngài những tâm tình chân thành của những người đã và mới trở thành con của Chúa.

Sau khi chầu Thánh Thể kết thúc, mọi người được mời ra patio ngoài nhà nguyện cùng chia sẻ với nhau bữa tối với các món ăn do các anh chị Tân Tòng và cha mẹ đỡ đầu mang đến. Thực đơn phong phú với gỏỉ gà, phở xào, miến xào, bánh bột lọc, chả cuốn và chè tráng miệng. Bầu khí lúc này thật vui tươi với những tiếng cười nói rộn rã. Nhân díp này, các anh chị cũng bầu ra một ban liên lạc với anh Hồ Dương là trưởng và quyết định 1 năm tổ chức họp mặt một lần vào Chúa nhật sau Lễ Phục sinh.

Buổi họp mặt kết thúc lúc 9 tối. Mọi người ra về trong niềm hân hoan vì nhận ra tình thương của Chúa và tình anh chị em trong đaị gia đình Giáo hội. Tất cả là hồng ân.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vụ án Kermit Gosnell đang diễn ra: những kinh dị cuả việc phá thai.
Trần Mạnh Trác
10:15 16/04/2013
Âm mưu che đậy cuả truyền thông Hoa Kỳ

Những lời khai trước toà cho biết đã có hằng trăm thai nhi vẫn còn sống sót sau những cuộc phá thai vội vã, nhân chứng khai rằng có nghe thấy những tiếng khóc như cuả một 'người hành tinh xa'. Và nhiều trường hợp, nhân viên phá thai nhận tội đã dùng kéo bấm vào gáy cuả thai nhi cho xương sống gẫy đi, một hình thức 'chặt đầu', để kết liễu chúng.

Đó chỉ là một phần nhỏ cuả cuộc xử án, còn rất nhiều chi tiết kinh dị khác, nhưng sau gần một tháng xử án công khai...giới truyền thông 'phóng khoáng' (liberal) và 'phò phá thai', gồm tất cả các hệ thống thông tin lớn ở Mỹ, đã giữ một thái độ im lặng, nếu không phải là cố tình 'che đậy'. Thậm chí ngay tại thành phố Philadelphia là nơi xử án, tờ Philadelphia Inquirer chỉ đăng tin đó một lần ở trang bên trong.

Nhưng sự che đậy đó đang bị khui ra, bắt đầu từ thứ Năm tuần qua, nhiều tiếng nói bất bình đã gióng lên một cách giận dữ và mạnh mẽ.

Dân biểu Chris Smith Hoa Kỳ (R N.J.) đã lên tiếng chỉ trích tại diễn đàn Hạ Viện việc mà ông gọi là một sự "giấu giếm cuả hệ thống truyền thông quốc gia" về một sự kiện ông đặt tên là 'vụ án ngôi nhà kinh dị' cuả Gosnell (Gosnell’s 'house of horrors' trial.)

Cô Kirsten Powers, một phóng viên phóng khoáng, dù có nhiều thành tích hoạt động cho đảng Dân Chủ, cũng đã phải bất bình và đặt một câu hỏi về tính trung thực cuả hệ thống thông tin Mỹ trên tờ 'USA Today'.

Trên mạng xã hội Twitter, một cơn bão đang bị khấy động lên bởi cô Mollie Hemingway, phóng viên cuả tờ 'Christianity Today'. Cô đích danh nêu thẳng vấn đề với tờ Washington Post về việc tờ báo này chưa có tin tức gì về vụ án trong khi họ thường nhanh chóng loan đi những tin sốt dẻo về các giáo hội Kitô giáo.

Nhiều người đã phụ hoạ với cô Mollie và cho đến chiều thứ Năm, thì tiết mục "#Gosnell" đã trở thành một tiết mục được đóng góp nhiều nhất trên mạng Twitter.

Cho nên, dù muốn hay không, sức ép dư luận sẽ bắt buộc giới truyền thông Mỹ phải đề cập đến 'sự thật bất tiện' này, là vụ án Gosnell. Dù cho họ thuận hay chống thì vấn đề Phá Thai sẽ được bàn cãi một cách đúng đắn và công bình hơn.

Ngày thứ Hai hôm qua, toà xử đã chật ních người xem, các hãng thông tấn đều có phái người đến theo dõi.

(Xin lưu ý: sau đây có trích dẫn các biên bản của bồi thẩm đoàn với nhiều đoạn tả chân rất kinh dị, vậy xin đừng cho các em nhỏ đọc và những người lớn hay xúc động cũng không nên đọc tiếp.)

Sơ lược vụ án Gosnell

Sau khi vấn đề che đậy bị phanh phui, phóng viên Conor Friedersdorf cuả tờ Atlantic đã viết một bài nghiên cứu khá đầy đủ về vụ án, xin tóm lược lại như sau:

Vào ngày 18 tháng 2 năm 2010, nhân viên cảnh sát liên bang FBI đã đột kích cơ sở "Women's Medical Society" cuả bác sĩ Kermit Gosnell ở Philadelphia vào lúc 8:30 tối. Mục đích là để thu thập những bằng chứng liên quan đến những tố cáo là cơ sở này đã bán thuốc 'hạn chế' cho thân chủ mà không đòi hỏi phải có toa bác sĩ.

Khi vào bên trong, nhân viên liên bang nhanh chóng nhận ra có một cái gì đó không ổn. Theo lời khai ghi lại trên biên bản nộp cho Bồi Thẩm Đoàn sau này thì:

"Có nhiều vết máu trên sàn nhà. Mùi nước tiểu nồng nặc trong không khí... Một con mèo đầy bọ chét đang lê la rảo chơi khắp chốn, phân mèo vương vãi ở từng nấc thang một. Nhiều Phụ nữ 'nửa tỉnh nửa mê' đang rên rỉ ngồi chờ để phá thai hoặc nằm trên các chiếc ghế mây với những tấm chăn vấy máu trong phòng hồi sinh. Tất cả những phụ nữ này đã bị đánh thuốc mê bởi những nhân viên không có giấy phép hành nghề."

Họ cũng được tiết lộ cho biết đã có một bệnh nhân thiệt mạng tại cơ sở một vài tháng trước.

Cũng theo biên bản nộp cho bồi thẩm đoàn thì sau đó các quan chức y tế đã được gọi đến để kiểm tra phòng phẫu thuật và đã kết luận là "Dụng cụ không có khử trùng. Thiết bị đã lỗi thời và rỉ sét. Các bình cung cấp dưỡng khí phủ đầy bụi, không có dấu kiểm tra. Cái ống hút sử dụng cho việc phá thai đã bị rỉ sét và cũng là cái ống duy nhất để trợ giúp bệnh nhân thở bằng miệng khi cần. Không có thiết bị cấp cứu hoặc để theo dõi sức khoẻ, ngoại trừ một chiếc dây đo mạch máu."

Sau khi kiểm tra thêm những nơi ngoài phòng phẫu thuật, "nhân viên điều tra đã phát hiện ra nhiều thai nhi được lưu trữ một cách tuỳ tiện, như giữ trong túi xách, trong bình sữa, hộp nước cam, và thậm chí trong các hộp đựng thức ăn cho mèo."

Và "chính ông BS Gosnell cũng phải thú nhận với thanh tra Wood rằng có ít nhất là 10 đến 20% thai nhi có thể lớn hơn 24 tuần. Mặc dù luật ở Pennsylvania cấm phá thai sau 24 tuần. Trong một số trường hợp, có những vết mổ đã được phát giác ra tại gáy cuả các đầu lâu."

Giấy phép hành nghề cuả bác sĩ Gosnell đã nhanh chóng bị đình chỉ. 18 ngày sau đó, Bộ Y tế đóng cửa phòng khám.

Công tố viện đã đệ trình trường hợp lên bồi thẩm đoàn vào ngày 4 tháng 5 năm 2010 với chứng từ cuả 58 nhân chứng.

Cuộc xử bắt đầu ngày 18 tháng 3 năm 2013 vừa qua, và có thể kéo dài hàng tháng nữa.

Ở Pennsylvania, hầu hết các bác sĩ không thực hiện phá thai sau tuần thứ 20, nhiều người vì lý do sức khỏe, những người khác vì lý do đạo đức. Phá thai sau 24 tuần là bất hợp pháp. Được biết trước năm 2009, BS Gosnell đã thực hiện phá thai từ các tam cá nguyệt thứ nhất và đầu tam cá nguyệt thứ hai. Tuy nhiên, theo lời cuả những nhân viên cũ thì, phòng khám của ông bị ế ẩm vì mang tiếng xấu, cho nên ông đã thu hút các vụ phá thai không thể thực hiện được ở nơi khác.

"Nam nhân viên Steven Massof ước tính rằng có đến 40% phá thai được thực hiện bởi Gosnell là ở cuối tam cá nguyệt thứ hai, khi các bào thai đã lớn hơn 24 tuần rất nhiều."

"Nữ nhân viên Latosha Lewis khai rằng việc Gosnell thực hiện các thủ tục trên 24 tuần là quá nhiều và cô không thể đếm nổi, những đứa trẻ quá 26 tuần thì rất thường xuyên. Trong vài năm gần đây, cô làm chứng, Gosnell ngày càng nhận nhiều thân chủ đến từ các tiểu bang khác, tất cả đều có thai quá 2 tam cá nguyệt hoặc hơn nữa. Theo ước tính, Gosnell thực hiện ít nhất bốn hoặc năm vụ phá thai bất hợp pháp mỗi tuần. "

Báo cáo lên bồi thẩm đoàn còn có một hình ảnh cuả một trường hợp cực kỳ đặc biệt: Đó là trường hợp một người mẹ đã phải chạy đến xin cấp cứu ở một bệnh viện sau khi việc phá thai tại văn phòng của Gosnell bị tắc nghẽn và người ta đã chụp hình đứa trẻ đã chết ngộp trong bụng mẹ đó.

Báo cáo của bồi thẩm đoàn tóm tắt các vụ phá thai muộn tại phòng khám này với những đoạn văn sau đây:

"Khi bạn thực hiện một cuộc 'phá thai muộn' bằng cách ép làm ra xẩy thai, thì bạn sẽ có một em bé sinh ra. Nó sống, thở, và loay hoay. Sau 24 tuần tuổi, hầu hết các trẻ sinh non sẽ sống nếu chúng nhận được sự chăm sóc y tế thích hợp. Nhưng đó không phải là việc làm cuả cơ sở Women's Medical Society. Gosnell có một giải pháp đơn giản hơn cho những đứa trẻ bị ruồng bỏ mà ông ta đã đỡ đẻ chúng ra: ông ta giết chúng đi. Ông ta không gọi việc đó là giết. Ông gọi việc đó là 'đảm bảo cho một bào thai không có sự sống'. Cái cách ông ấy 'đảm bảo cho bào thai không có sự sống' là đút một cái kéo vào phía sau cổ của đứa bé và cắt dây cột sống cuả nó. Ông ta gọi việc đó là 'cắt rễ' ('snipping'.)"

"Đã có hàng trăm vụ 'cắt rễ' như vậy. Đôi khi, nếu Gosnell không có mặt, thì việc 'cắt rễ' được thực hiện bởi một trong nhiều bác sĩ giả của ông, hoặc thậm chí do một nhân viên thư ký văn phòng."

"Tuy nhiên, dù cho tất cả mọi nhân viên của Women's Medical Society đều biết như vậy. Mọi người vẫn hành động như thể đó không phải là việc giết người. Và hầu hết những hành vi trên không thể bị truy tố, vì Gosnell đã hủy hết các hồ sơ. Trong một số trường hợp ít ỏi có thể thụ lý được, thì có một thai nhi gọi là Baby Boy A, người mẹ 17 tuổi đã mang thai gần 30 tuần - 7 tháng rưỡi - khi cái thai đó bị xẩy. Một nhân viên đã ước tính trọng lượng cuả nó là 6 lbs (3 ký). Nó vẫn thở và chuyển động khi Gosnell cắt xương sống và đặt nó vào một cái hộp giày để vất đi. Ông Bác sĩ còn nói đùa rằng thằng bé này lớn quá, thậm chí nó có thể "dẫn ông ta đi bộ tới bến xe buýt." Một trường hợp khác, Baby Boy B, xác được tìm thấy trong một hũ nước có dung tích một gallon còn giữ trong tủ lạnh, bé trai này ít nhất đã được 28 tuần khi bị giết. Môt đứa khác, Bé C, đã giẫy dụa và thở được 20 phút trước khi một trợ lý cắt tủy sống nó."

"Nhưng những vụ này vẫn chưa phải là những trường hợp xấu nhất." Biên bản viết tiếp.

Ngược đãi bệnh nhân

Ngoài những cáo buộc giết người mà giới truyền thông chú ý vào. Báo cáo của bồi thẩm đoàn cũng cho thấy cơ sở Women's Medical Society là một nơi kinh hoàng cho các bệnh nhân.

Thiếu vệ sinh chỉ là một khởi đầu.

Một phụ nữ "bị bỏ lơ nằm tại chỗ trong nhiều giờ sau khi Gosnell làm rách cổ tử cung và đại tràng của cô sau khi đã cố gắng không thành công để moi thai nhi ra," bản báo cáo viết. Một bệnh nhân khác, 19 tuổi, "đã bị giữ lại nhiều giờ sau khi Gosnell làm thủng tử cung của cô. Vì sự chậm trễ này, cô đã lên cơn động kinh vì mất máu, và phải cắt bỏ tử cung." Một bệnh nhân thứ ba "đã co giật trong lúc phá thai, lăn ra ngoài bàn mổ, và đập đầu xuống sàn. Nhưng Gosnell không gọi xe cứu thương, và không cho phép người đồng hành cuả người phụ nữ rời khỏi tòa nhà để gọi xe cứu thương. "

Thông thường, phụ nữ được cho uống thuốc để kích thích cơn đau đẻ trước khi bác sĩ đến. Một cựu nhân viên cho biết:

"Nếu. .. thai nhi có vẻ sắp ra, thì tôi sẽ đưa người phụ nữ vào phòng tắm, họ sẽ ngồi trên cầu vệ sinh và như thế em bé sẽ rơi vào bồn cầu và tôi sẽ xoa lưng cho cô ta để giữ cho cô ta bình tĩnh trong ba, bốn giờ cho đến khi BS Gosnell đến. Cô ta sẽ không được di chuyển."

Một ca tử vong:

Đó là một phụ nữ 41 tuổi, tên là Karnamaya Mongar, một người Nepal tị nạn mới đến Hoa Kỳ. Khi bà ta đến phòng khám, Gosnell, như thường lệ, không có ở đó. Nhân viên văn phòng đã cho bà ta ký một đống giấy tờ mà bà không hiểu, và sau đó bắt đầu trích thuốc mê. Bà ta bị chích liều thuốc Demerol nhiều lần mà không có sự canh chừng giám sát, đây là một loại thuốc an thần ít còn được sử dụng trong những năm gần đây vì có nhiều nguy hiểm. Gosnell thích nó bởi vì giá rẻ. Sau vài giờ, bà Mongar ngừng thở. Khi các nhân viên phát giác ra, thì Gosnell được gọi đến và đã cố gắng cung cấp hô hấp nhân tạo CPR. Ông không thể sử dụng máy rung tim (nó đã bị hỏng), ông cũng không dùng các loại thuốc khẩn cấp có thể khởi động lại tim. Sau một thời gian chậm trễ tối khẩn như thế, thì nhân viên cấp cứu mới được gọi đến, nhưng có lẽ não cuả bà Mongar đã chết trước khi họ được gọi. Trong thời gian đó, các nhân viên phòng khám ráp nối lại máy móc, sắp xếp lại cơ thể của bà để làm cho nó trông giống như là họ đang thi hành một thủ tục phá thai an toàn.

Thậm chí sau đó, có thể đã có một chút hy vọng mỏng manh cho sự sống cuả bà Mongar. Nhân viên cấp cứu nhận ra một nhịp mạch còn đập yếu ớt. Nhưng, bởi vì cửa an toàn đã bị khoá và các hành lang dẫn ra cửa chưá đầy đồ đạc lộn xộn, cho nên phải mất hơn hai mươi phút nữa họ mới tìm ra một cách để đưa bà ta ra khỏi tòa nhà. Các bác sĩ tại bệnh viện đã giữ cho tim cuả bà ta đập, nhưng họ không biết phải điều trị cái gì, bởi vì Gosnell và nhân viên của ông đã nói dối về liều thuốc mê họ chích cho bà ta. Tới lúc đó thì đã có không có cách nào để khôi phục lại hoạt động thần kinh. Máy móc hỗ trợ sự sống được gỡ bỏ vào ngày hôm sau. Karnamaya Mongar được tuyên bố đã chết.

Thêm một chi tiết thú vị: Một cựu nữ nhân viên làm chứng rằng các bệnh nhân da trắng thường không phải chờ đợi ở các phòng bẩn thỉu như các khách hàng da đen và châu Á. ông Gosnell sẽ mời họ vào một văn phòng sạch sẽ (duy nhất) có bảng tên ghi là - Bác sĩ O'Neill. - và ông sẽ bật TV cho họ xem.

Bà Mongar, cô nói, là người Ấn Độ, đã được điều trị "không khác những phần còn lại của châu Phi và châu Á. "

Người nữ nhân viên cho biết thêm:

"Ông ta sẽ không màng đến việc bạn tiêm thuốc mê cho một cô gái người Mỹ gốc Phi, hoặc một cô gái Ấn Độ, nhưng nếu bạn có một cô gái da trắng đến từ vùng ngoại ô, oh, bạn tốt hơn không trị bịnh cho cô ta. Bạn tốt hơn là chờ đợi cho đến khi ông ta tới và nói chuyện với cô ấy. Có một ngày tôi đã nói xa xôi để cho ông ta hiểu có sự phân biệt đối xử đấy, thì ông làm ra vẻ đó là cách sống của thế giới. Huh?"

"Và ông ta gạt việc ấy đi và thế là hết chuyện."

Thuốc mê thường xuyên được sứ dụng bởi những nhân viên không có giấy phép và cũng không được đào tạo để làm điều đó. Hầu hết nhân viên đều làm những gì họ được ra lệnh, nhưng một học sinh trung học 15 tuổi tập sự tại phòng khám đã phản đối:

Cô Marcella Stanley Choung, cho biết rằng việc "đào tạo" để đánh thuốc mê là 15 phút giải thích cuả Gosnell và đọc một biểu đồ treo trên một cái tủ. Cô ta rất khó chịu về việc đánh thuốc mê các bệnh nhân đến nỗi "đã không ngủ được ban đêm." Cô biết rằng nếu cô phạm một lỗi nhỏ, "Tôi có thể giết chết người phụ nữ này, nhưng tôi không muốn ở tù". Một đêm vào năm 2002, khi cô ta ở một mình với 15 bệnh nhân, cô đã từ chối chỉ thị cuả Gosnell trị bịnh cho họ. Cô tìm một cái cớ, đi ra chỗ đậu xe, lái xe đi, và không bao giờ trở lại.

Choung ngay lập tức nộp đơn khiếu nại với Bộ Ngoại Giao (State department, Quốc Vụ), nhưng bộ này không bao giờ giải quyết việc đó.

Những thất bại cuả chính quyền.

Những điều kinh dị như thế gợi ra một câu hỏi: Làm thế nào mà đã quá lâu như thế mà không có ai dừng việc ấy lại?

Bồi thẩm đoàn cũng đặt một câu hỏi tương tự trong bản báo cáo như sau.

Pennsylvania không phải là một thế giới thứ ba. Đã có nhiều cơ quan giám sát có cơ hội đóng cửa Kermit Gosnell từ lâu. Tuy nhiên, không cơ quan nào đã làm việc ấy...

Trên tuyến đầu là Bộ Y tế Pennsylvania. Công việc của bộ phận kiểm tra các bệnh viện và cơ sở y tế, như cuả Gosnell, là để bảo đảm các quy tắc và việc dịch vụ an toàn. Cơ hội đầu là khi Women's Medical Society xin giấy phép vào năm 1979. Nhưng bộ y tế đã không tiến hành việc kiểm tra cho đến năm 1989, tức là mười năm sau. Nhiều vi phạm đã bị khám phá, nhưng Gosnell hứa sẽ sửa chữa và vẫn được phép hoạt động. Những đánh giá tiếp theo vào những năm 1992 và 1993 cũng ghi nhận nhiều vi phạm khác, nhưng một lần nữa bộ y tế đã không theo dõi nếu chúng có được sửa chữa hay chưa.

Nhưng ít nhất thì các bộ phận đó có làm một cái gì đó, dù là không có hiệu quả. Nhưng sau năm 1993 thì ngay cả một hình thức ủng hộ cho những nỗ lực yếu kém đó cũng đã kết thúc. Bộ Y tế Pennsylvania đã đột ngột quyết định, vì lý do chính trị, không kiểm tra các cơ sở phá thai nữa... Ngoại lệ duy nhất là chỉ điều tra khi có khiếu nại trực tiếp với bộ y tế. Nhưng những khiếu nại liên tục về Gosnell thì vẫn không được điều tra. Nhiều luật sư đại diện cho những phụ nữ bị thương bởi Gosnell đã liên lạc với bộ y tế. Một bác sĩ từ Bệnh viện Nhi đồng ở Philadelphia đã trao đơn khiếu nại tận tay, và tư vấn cho bộ y tế rằng rất nhiều bệnh nhân mà ông giới thiệu đi phá thai ở cơ sở cuả Gosnell đã trở lại với ông có cùng một loại bệnh hoa liễu. Nhân viên kiểm tra y tế của quận Delaware cũng thông báo cho bộ y tế là Gosnell đã thực hiện phá thai bất hợp pháp cho một cô gái 14 tuổi đã mang thai 30 tuần. Và bộ y tế cũng đã nhận được thông báo chính thức rằng một người phụ nữ tên là Karnamaya Mongar đã chết vì Gosnell.

Tuy nhiên, không một hồi chuông cảnh báo đó - ngay cả cái chết của bà Mongar - đã thúc đẩy bộ y tế xem xét lại trường hợp cuả Gosnell hoặc Women's Medical Society... Nhưng ngay cả khi mà Sở Y tế hoàn toàn bất lực thì một cơ quan có thẩm quyền khác trong lĩnh vực y tế, là Bộ Ngoại Giao Pennsylvania, có thể đã có thể ngưng Gosnell.

Bộ Ngoại Giao, thông qua Hội đồng Y khoa, cấp giấy phép và giám sát các bác sĩ cá nhân. .. Gần một thập kỷ trước, một cựu nhân viên của Gosnell đã đệ đơn khiếu nại về toàn bộ những vi phạm vi của Gosnell: điều kiện ô uế, không khử trùng, nhân viên không có giấy phép, không có việc giám sát thuốc mê, bệnh nhân phá thai còn ở tuổi vị thành niên, thậm chí còn bán quá liều những thuốc giảm đau có giá trị bán lại cao trên đường phố. Bộ Ngoại Giao chỉ định một nhà điều tra, chủ yếu là phỏng vấn bên ngoài với Gosnell. Nhân viên điều tra không bao giờ tới kiểm tra cơ sở, đặt câu hỏi với các nhân viên, hoặc xem xét bất cứ hồ sơ nào. Luật sư cuả Bộ Ngoại Giao đã chấp nhận cuộc điều tra không đầy đủ này, và bác bỏ những khiếu nại là không được xác nhận.

Ngay sau đó, Bộ Ngoại Giao lại nhận được một báo cáo đáng lo ngại hơn về một người phụ nữ đã chết vì nhiễm trùng sau khi Gosnell đục lủng tử cung cuả cô, một năm trước vụ Karnamaya Mongar. Người phụ nữ này mới 22 tuổi. Vụ kiện dân sự chống lại Gosnell đã được điều đình với giá một triệu đô la, và các công ty bảo hiểm đã chuyển các thông tin đến bộ Ngoại Giao. Báo cáo đó đáng lẽ là hội đủ các xác nhận cần thiết cho các đơn khiếu nại từ các cựu nhân viên đã có trong hồ sơ của bộ Ngoại Giao. Nhưng thay vào đó, luật sư cuả bộ bác bỏ đơn khiếu nại này... Những sự việc tương tự cũng đã xảy ra ít nhất là hai lần nữa: bộ đã nhận được nhiếu khiếu nại về Gosnell, nhưng coi chúng như vô nghĩa. ..

Sở y tế lao động Philadelphia thường xuyên đến thăm Women's Medical Society để lấy mẫu máu thử nghiệm, nhưng không bao giờ nhận thấy, hoặc không bao giờ muốn phiền hà để báo cáo, về bất cứ điều gì không ổn. Một nhân viên khác đến kiểm tra phòng khám vì có đơn khiếu nại rằng có bào thai chết lưu trữ trong túi giấy để ở trong tủ lạnh ăn trưa của nhân viên. Việc kiểm tra xác nhận rất nhiều vi phạm. .. Nhưng không có theo dõi tiếp theo... Một đại diện của Sở y tế cũng đến phòng khám trong một chương trình tiêm chủng trên toàn thành phố. Cô đã kịp thời phát hiện ra rằng Gosnell là một tên lừa đảo, cô là người duy nhất thực sự cố gắng để làm một cái gì đó về những điều kinh khủng cô nhìn thấy ở đó. Bằng cách đặt câu hỏi và xoi bói xung quanh, cô đã nộp một báo cáo chi tiết xác định nhiều yếu tố nghiêm trọng nhất. Báo cáo cuả cô đã đủ để ngăn chặn ông ta. Nhưng báo cáo của cô đã bị dìm vào một hố đen, một tuần trước khi Karnamaya Mongar bước vào cửa Woman's Medical Society.

... Và không chỉ là lỗi cuả các cơ quan chính phủ. Bệnh viện Đại học Pennsylvania và công ty thống thuộc, Penn Presbyterian Medical Center, nằm trong cùng một khu vực cuả văn phòng của Gosnell. Luật Tiểu Bang đòi hỏi các bệnh viện báo cáo các biến chứng do nạo phá thai. Một thập kỷ trước, một bệnh nhân cuả Gosnell đã chết tại phòng cấp cứu cuả bệnh viện sau khi phá thai hỏng, và bệnh viện dường như có nộp báo cáo cần thiết. Tuy nhiên, nhiều nạn nhân khác vẫn tiếp tục đến. Ít nhất là có ba bệnh nhân cuả Gosnell đã được đưa đến Penn để giải phẫu khẩn cấp, nhân viên cấp cứu cũng cho biết họ đã điều trị nhiều người khác nữa. Và ít nhất là một người phụ nữ đã phải nhập viện sau khi Gosnell bắt đầu phá thai trắng trợn bất hợp pháp những thai nhi 29 tuần tuổi. Tuy nhiên, khác với báo cáo lúc ban đầu, Penn không thể tìm thấy một trường hợp duy nhất nào khác mà nó đã tuân thủ nghĩa vụ pháp lý là cảnh báo các cơ quan chức năng về sự nguy hiểm này. Không cả ngay khi một người phụ nữ thứ hai đã được đưa qua hầu như đã chết. ..

Và cả hội Liên bang Phá thai quốc gia (National Abortion Federation) cũng thất bại.

NAF là một hiệp hội của các nhà cung cấp phá thai có mục đích nghiêm ngặt duy trì tiêu chuẩn y tế và pháp lý cuả các thành viên. Gosnell, một thời gian ngắn sau khi cái chết của Karnamaya Mongar, đã nộp đơn xin nhâp hội. Một nữ nhân viên cuả NAF đã được phái tới điều tra và dễ dàng lưu ý rằng hồ sơ không giữ đúng cách, những rủi ro không được giải thích, các bệnh nhân không được giám sát, thiết bị không có sẵn, thuốc mê được sử dụng sai mục đích. Đó là một phòng phá thai tồi tệ nhất mà cô đã kiểm tra. Đơn cuả Gosnell bị bác. Nhưng cô ấy không bao giờ báo cáo với thẩm quyền cao hơn về những điều khủng khiếp nguy hiểm cô đã nhìn thấy.

Kết luận rút tiả ra thì đáng buồn.

Đổ tội cho hệ thống quan liêu thì dĩ nhiên, nhưng không mới lạ gì.

Nhưng còn có một cái gì đó đã là lý do làm cho không ai dám có hành động. Phải chăng bởi vì những người phụ nữ liên hệ là người nghèo và da màu? bởi vì các nạn nhân là những đưá trẻ không tên tuổi? và bởi vì chủ đề phá thai là những màn đá bóng chính trị?
 
Văn Hóa
Nhật ký chuyến hành hương về Phượng Vỹ - Phú Thọ
Sinh viên Hà Nội
09:46 16/04/2013
Tôi được về thăm miền đất thiêng của tổ quốc - Phú Thọ. Một vùng quê bình yên, tôi cảm thấy ghen tỵ với nơi đây vì dường như mẹ thiên nhiên đã ưu đãi cho nơi đây quá nhiều phong cảnh đẹp...

Một chuyến đi đầy bổ ích và thú vị... Bao nhiêu cung bậc cảm xúc dâng trào trong con người tôi.

Phượng Vỹ, một cái tên thật hay... nó khiến ta liên tưởng tới một loài cây gắn liền với tháng năm của tuổi học trò, hoa phượng đỏ thắm rực cả bầu trời báo hiệu mùa hè đã đến cùng với bao ước mơ và hoài bão của tuổi trẻ. Nhưng không, Phượng Vỹ mà tôi muốn nói ở đây không phải là loài hoa của tuổi học trò mà là tên của 1 địa phương, 1 giáo xứ mà chúng tôi đã đến trong chuyến đi lần này. Vùng Tây Bắc mộng mơ, lung linh huyền ảo.. núi tiếp núi, đồi tiếp đồi, những con đường mòn uốn lượn dưới chân đồi núi. Xa xa kia là những rừng bạch đàn thơm ngào ngạt, những khóm tre già, những nương ngô, nương sắn, những mái nhà đơn sơ thấp thoáng sau những tán cây rừng rậm rạp. Ngồi trên xe khiến người ta không khỏi thốt lên rằng: sao mà nơi này đẹp thế, rộng thế, cảnh vật thật khác ở quê mình... bao nhiêu cảm xúc trào dâng và chắc rằng tới một lúc nào đó nó sẽ vỡ òa ra.

Vâng, một chặng đường dài đồng hành cùng Sinh viên Công giáo (SVCG) Cổ Nhuế cuối cùng đã tới đích. 5h chiều ngày 13/4/2013, chúng tối đã có mặt tại mảnh đất của giáo xứ Phượng Vỹ. Oà, chúng tôi không thể tin vào những gì đang hiện ra trước mắt chúng tôi nữa, một con đường dài dẫn vào giáo xứ, những ruộng lúa bao quanh con đường, xa xa vẫn là đồi núi và có một điều rất đặc biệt mà khiến ta để ý tới đó là núi đá của giáo xứ được xây dựng để kỉ niệm "Năm Đức Tin" trông thật đẹp, hùng vĩ... dường như núi đá đó tượng trưng cho giáo hội sẽ ngày càng phát triển hơn nữa, sẽ vượt qua mọi thử thách, sóng gió. Xuống xe ai nấy đều cảm thấy mệt mỏi vì vừa trải qua một chặng đường dài để về đây nhưng ai cũng thấy vui và hào hứng bởi phong cảnh nơi đây quá tuyệt vời!. Tất cả chúng tôi cùng tiến vào sân nhà xứ để chào cha xứ GX Phượng Vỹ. Một điều bất ngờ là quan thầy của GX cũng là quan thầy của nhóm SVCG Cổ Nhuế chúng tôi, nghe xong ai cũng bất ngờ và vui mừng vì dường như có cái gì đó vô hình đã kéo chúng tôi lại gần hơn với nơi đây. Hết ngỡ ngàng này tới ngỡ ngàng khác, 85% dân số nơi đây theo đạo. Một con số thật đáng ngưỡng mộ, vâng! một câu hỏi xuất hiện trong tôi rằng "tại sao ở một nơi hoang sơ như thế này mà số dân theo đạo lại đông thế?" nhưng rồi tôi chợt nhận ra rằng: chính nơi hoang sơ và mộc mạc như thế này đã khiến cho lòng tin của họ vào Chúa càng lớn hơn ở bất cứ nơi đâu, họ tin rằng Chúa vẫn luôn bảo vệ, đồng hành và giúp đỡ họ. Tạm biệt GX Phượng Vỹ, chúng tôi lại tiếp tục lên đường để đến với một giáo họ thuộc giáo xứ Phượng Vỹ đó là giáo họ Vân Thê để phục vụ ngày chầu của giáo họ. Một quãng đường không hẳn là xa lắm với những con người sống ở nơi đây nhưng đối với chúng tôi mà nói thì quả là rất xa. Đi lên xe tới một con đường mòn dẫn vào giáo họ và chúng tôi phải xuống đi bộ vì điều kiện đường xá ở đây không cho phép tiếp tục đi bằng xe ô tô được. 2 3 2 3... từng nhịp đếm bước đều đều, nhạc được bật lên để xua tan sự mệt mỏi của mọi người, Cha Xứ cùng đồng hành với chúng tôi. Đi đường Cha kể nhiều chuyện về nơi đây cho chúng tôi nghe để chúng tôi có thể hiểu hơn về con người cũng như phong tục ở nơi đây hơn nên đi chẳng mấy chốc mà đã tới nơi rồi. Một ngôi Thánh Đường hiện ra trước mắt với cờ giăng và khẩu hiệu để mừng lễ ngày chầu như bao nhiêu nơi khác. Không khí thật vui vẻ, người dân giáo họ vui vẻ tiếp đón chúng tôi như con cháu của chính họ vậy tạo cho chúng tôi một cảm giác thân mật và ấm áp vô cùng. Tiến vào bên trong Thánh địa, chúng tôi ba lô còn trên vai nhưng vẫn nhảy, vẫn hát theo những nhịp điệu của bài hát cử điệu tập thể để chào mừng nhau nhân lúc họp mặt với giáo dân nơi đây, dường như tất cả mọi người đều quên đi chặng đường dài và xa kia để nhảy và sống hết mình. Sau màn chào hỏi chúng tôi được chia ra 2 tốp nam và nữ riêng để về nơi ở và mau chóng chuẩn bị cho chương trình buổi tối hôm đó diễn ra một cách tốt đẹp nhất. 7h sau thánh lễ, chương trình văn nghệ và đốt lửa cầu nguyện được bắt đầu... cả nhà thờ đông nghịt người, quả như cha xứ đã chia sẻ 85% dân số theo đạo nên rất đông. Các tiết mục của những "nghệ sĩ không chuyên" dần được biểu diễn, cây nhà lá vườn tất cả những gì chúng tôi có là lòng nhiệt huyết và con tim đang cháy rực sự yêu thương và phục vụ đều được thể hiện hết mình. Phần văn nghệ thật hào hứng và lôi cuốn cùng với sự giao lưu của giáo họ. Tạo cho người xem hào hứng nhất có lẽ là vở kịch hài "sơn tinh thủy tinh" bởi nàng Mị Nương siêu "cute" khiến cho người xem cười nghiêng ngả như xé vỡ sự lạnh lẽo và màn đêm đang bao phủ ở nơi đây. Kết thúc phần văn nghệ là phần đốt lửa và cầu nguyện. Ngọn lửa đang bùng cháy, vâng, nó đang cháy trog tim của mỗi người đang hiện diện nơi đây. Sức nóng của ngọn lửa chỉ là bề ngoài nhưng trong tâm hồn mỗi người đều cảm nhận được điều gì đó rất linh thiêng và gần gũi như ta đang tâm sự cùng Chúa và Ngài cũng đang hiện diện bên cạnh để nghe ta cầu nguyện và đang đồng hành cùng với tất cả chúng ta. Cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con một ngày đầy niềm vui và ý nghĩa!!!

14/4/2013. Ngày thứ 2 của chúng tôi tại nơi đây. Sương mù vây quanh đỉnh đồi ngay cạnh nơi chúng tôi ở, cảnh vật thật tuyệt vời tạo cho con người ta cảm giác khoan thai và vô cùng thoải mái, hít thật sâu để tận hưởng và để bắt đầu một ngày mới. Ăn sáng mau lẹ bằng những bát mì úp, nhưng thật tình cảm và ấm áp, các cô chú chăm sóc chúng tôi như là con cháu của họ. 8h30 chúng tôi tập trung lại và ôn lại các bài hát của bộ lễ chầu để có thể phục vụ thánh lễ tốt nhất. Niềm hân hoan, vui mừng hiện rõ trên khuôn mặt của người dân nơi đây, họ vui mừng cho ngày chầu của giáo họ và sự có mặt của chúng tôi "Học trò của Cha xứ". 9h30 thánh lễ được cử hành một cách trang trọng và sốt sắng, chúng con xin dâng lên chúa tất cả mọi tâm tình và ý nguyện. 10h45 thánh lễ kết thúc, tất cả chúng tôi cùng chụp ảnh kỉ niệm cùng Cha Xứ và Cha Cố. Thời khắc đáng nhớ, kỉ niệm. 11h10 bữa cơm thân mật diễn ra thật vui vẻ. 12h45 tất cả cùng dọn dẹp "bãi chiến trường" và chào tạm biệt Cha Xứ. Như không muốn rời xa, có gì đó lưu luyến và thấy tiếc nuối vô cùng... 2h chúng tôi bắt đầu rời giáo họ để trở về với cuộc sống hàng ngày của mình. Tạm biệt nhé mảnh đất thân thương và đậm tình người. Hẹn gặp lại Phượng Vỹ một ngày gần nhất!

Chuyến đi đã kết thúc nhưng dư âm của nó vẫn còn đó. Để lại cho tôi bao cảm xúc về vùng đất đỏ Bazan cằn cỗi nhưng mộng mơ, đẹp vô cùng và rất đậm tình người!... Tôi nhớ có câu hát rằng: "Ai đã về thăm, vùng quê hương cổ tích, Phú Thọ quê em nơi đất tổ Hùng Vương, đã về nơi đây trăm nhớ ngàn thương!". Vâng, câu hát quả không sai " đã về nơi đây trăm nhớ ngàn thương". Nhớ lắm, thương lắm Phú Thọ ơi!
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giữa Trời Thập Giá
Joseph Ngọc Phạm
18:00 16/04/2013
GIỮA TRỜI THẬP GIÁ
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Ca tụng Thập giá Ngài vinh hiển
Dấu chỉ tình Trời yêu vĩnh viễn
Kết thành hy vọng giữa đời ta.
(Trích Thơ của Trăng Thập Tự)
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sương Ban Mai
Joseph Nguyễn Tro Bụi
21:55 16/04/2013
SƯƠNG BAN MAI
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Con nhìn cuộc sống hôm nay
Đường đi mờ mịt ai hay cho mình
Xin Ngài là Ánh Bình Minh
Cho con chút nắng xuân tình vào tâm
Làm men nở chút hương trầm
Ấm lên lan tỏa khỏi lầm lối đi…
(Trích thơ của Thanh Sơn)