Ngày 14-04-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:43 14/04/2015

8. Khi tôi nhiệt tâm yêu mến Thiên Chúa, thì tôi sẽ khiến cho mình biến thành Thiên Chúa.

(Thánh Bernardus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Trích dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”


--------------

http://www.vietcatholic.net

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:36 14/04/2015
YẾN TỬ ĐI SỨ NƯỚC SỞ
N2T

Thời chiến quốc, Yến Tử đi sứ nước Sở.
Sở vương nghe nói ông ta là một người lùn, bèn ra lệnh cho người đục một lổ làm một cửa nhỏ bên cổng lớn để chào đón Yến Tử.
Yến Tử dừng bước không vào, nói: “Người đi sứ cẩu quốc thì từ cửa chó mà vào”, viên quan nước Sở đành để cho ông ta đi qua cổng lớn mà vào bên trong.
Sau khi bái kiến Sở vương, Sở vương hỏi: “ Nước Tề không có người sao?”
Yến Tử trả lời: “Quốc đô nước Tề có trên ngàn hộ gia đình, một mệnh lệnh ban ra người người nhấc tay áo lên thì trời im mát che lấp cả mặt trời, vẫy mồ hôi thì giống như mưa rơi. Vai sát liền vai, chân dựạ vào chân, người đông như nêm, người ở khắp nơi, sao lại nói nướcTề không có người chứ?”
Sở Vương nói: “ Đã là như thế, tại sao phái một người như ông đi sứ?”
Yến Tử đáp: “ Nước Tề bổ nhiệm sứ thần, đều có cân nhắc. Người có tài năng đức độ của nước Tề, thì được phái đi sứ các nước có ông vua đạo đức cao thượng; người không dùng được như Yến Anh tôi đây, rất là vô dụng, cho nên mới được phái tới nước Sở”.
Sở vương hai lần bị chơi khăm, rất là không vui, liền vẫy tay một cái, hai tên tiểu quan đã được bố trí dặn dò trước, dẫn một người bị trói đến trước mặt Sở vương.
Sở vương hỏi: “Người bị trói đã làm chuyện gì thế?”
Tên tiểu quan nói: “Nó là người nước Tề, phạm tội trộm cắp.”
Sở vương đắc ý nhìn Yến Tử nói: “Trời sinh ra người nước Tề trộm cắp giỏi lắm sao?”
Yến Tử đứng thẳng người lên nói: “Tôi nghe nói, cây quýt trồng tại phía nam sông Hoài, thì có thể sinh ra trái quýt ngọt; trồng ở phía bắc sông Hoài, thì lớn lên thành quýt hôi, cành lá như nhau, nhưng quả của nó có mùi vị thật không giống nhau. Nguyên nhân tại đâu? Đó là vì lượng nước, đất đai không giống nhau. Bây giờ người này lúc ở bên nước Tề thì không trộm cắp, nhưng đến nước Sở thì trở nên trộm cướp, phải chăng nước và đất đai nước Sở khiến cho người ta trở thành trộm cắp chăng?”
Sở vương lại bị trêu chọc, thập phần lúng túng.
(Yến Tử xuân thu)

Suy tư:
Cây quýt trồng ở phía nam sông Hoài thì ngọt, trồng ở phía bắc sông hoài thì trái hôi. Cuộc sống con người cũng như thế, nó bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh xung quanh. Trẻ em mà ở ngay trong khu phố toàn là trò chơi điện tử, thì trước sau gì nó cũng thích chơi điện tử hơn là đi học.
Trong gia đình, cha mẹ con cái hòa thuận yêu thương nhau, thì ảnh hưởng rất lớn trên trẻ em. Việt Nam có câu tục ngữ: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là lột tả được sự lây lan cuả hoàn cảnh. Có những thanh niên nam nữ sinh viên, sau một hai năm ở ký túc xá sinh viên, đã trở thành những người “trí thức” hơn cả cha mẹ, kỳ nghỉ về nhà thì chê cha mẹ là quê mùa, anh chị em là người lạc hậu…
Nhưng cũng có những trường hợp không nên đổ lỗi tại hoàn cảnh, mà chính là từ tâm hồn, từ cách nhìn lệch lạc và kiêu căng, đã làm cho họ trở thành người lập dị và biến tướng. Tôi đã thấy có người hôm qua còn là ông thầy đại chủng sinh, hôm nay làm ông cha, ngày mai đã coi ai không ra gì, thậm chí cung cách ăn nói, tướng dáng rất trịch thượng khi đối xử với mọi người, thậm chí với bạn bè thì ra vẻ ta đây, mới chỉ một ngày mà thái độ cung cách xoay 180 độ, đây không phải là hoàn cảnh sinh thái bên ngoài, mà chính là sự chuyển biến bên trong của một tâm hồn quá khát vọng quyền lực, danh vọng và kiêu căng.
Đức Chúa Giê-su hôm qua chịu đau khổ và bị giết, hôm nay ngự bên hữu Thiên Chúa Cha, và mãi mãi là Đấng thống trị muôn loài, nhưng Ngài vẫn là Đức Chúa Giê-su không thay đổi.
Không thay đổi tâm hồn, nhưng làm cho tâm hồn thích ứng với cuộc sống hiện tại, đo chính là khuôn mặt thật của người truyền giáo vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:41 14/04/2015
N2T

9. Cha trên trời yêu mến sự thánh thiện, vì để cứu chuộc linh hồn người tôi tớ hèn mọn mà giao phó Thánh Tử của Ngài.

(Thánh Gregorius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Căng thẳng ngoại giao: Thổ Nhĩ Kỳ triệu hồi đại sứ cạnh Tòa Thánh về nước để phản đối Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Đặng Tự Do
08:49 14/04/2015
Trong một diễn biến ngoại giao tệ hại, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu hồi đại sứ cạnh Tòa Thánh là ông Mehmet Pacaci về nước để phản đối một tuyên bố công khai mạnh mẽ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên án tội ác diệt chủng chống lại người Armenia.

Sáng Chúa Nhật 12 tháng Tư, Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô nhân dịp tưởng niệm biến cố 100 năm cuộc diệt chủng gần 1 triệu 500 ngàn người Armenia do đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ gây ra và tôn phong thánh Gregorio Nazek người Armenia làm Tiến Sĩ Hội Thánh thứ 36 của Giáo Hội Công Giáo.

Trước sự hiện diện của Tổng thống Cộng hòa Armenia, Đức Tổng Thượng Phụ Karekin II ở Armenia và Thượng Phụ Aram I của Giáo Hội Armenia Tông truyền ở Liban, Đức Thượng Phụ Nerses Bedros XIX của Công Giáo Armenia, hơn 20 Giám Mục của Giáo Hội này và hơn 9 ngàn tín hữu đa số là người Armenia đến từ các nơi trên thế giới; Đức Giáo Hoàng nói cái chết của khoảng 1,5 triệu người Armenia dưới bàn tay của chế độ Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1915 là “diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20”.

Tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô giống y như những gì Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết trong thông cáo chung với Đức Tổng Thượng Phụ Karekin II khi ngài thăm Armenia vào năm 2001. Tuy nhiên, lần đó Thổ Nhĩ Kỳ không phản đối dữ dội như lần này.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói các tuyên bố của Đức Giáo Hoàng là “quá xa sự thật lịch sử và pháp lý”, và “không thể chấp nhận được”. Ông còn lên tiếng khuyên các nhà lãnh đạo tôn giáo đừng bao giờ “tuyên bố vô căn cứ” để khuấy động hận thù.

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ triệu tập sứ thần Tòa Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ là Đức Tổng Giám Mục Antonio Lucibello để bày tỏ sự bất bình về những lời của Đức Giáo Hoàng.
 
Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới cầu cho ơn gọi
Lm. Trần Đức Anh OP
09:08 14/04/2015
VATICAN. Trong sứ điệp nhân Ngày Thế giới cầu cho ơn gọi, ĐTC mời gọi các tín hữu hãy xuất hành, ra khỏi bản thân và con người cũ, để tiến bước theo tiếng gọi của Chúa.

Ngày Thế giới cầu cho ơn gọi lần thứ 52 sẽ được cử hành vào Chúa Nhật thứ 4 sau lễ Phục sinh, 26-4 tới đây, với chủ đề ”Xuất hành, kinh nghiệm cơ bản về ơn gọi”.

Trong sứ điệp công bố hôm 14-4-2015, ĐTC gợi lại kinh nghiệm xuất hành của Dân Chúa, của các Tổ Phụ trong Cựu Ước, và ngài khẳng định rằng:

”Nơi căn cội của mỗi ơn gọi Kitô có một chuyển động cơ bản của kinh nghiệm đức tin: tin có nghĩa là rời bỏ chính mình, ra khỏi tiện nghi thoải mái và sự cứng nhắc của cái tôi để tập trung cuộc sống của chúng ta vào Chúa Giêsu Kitô; giống như Tổ Phụ Abraham rời bỏ quê hương, lên đường trong niềm tín thác, vì biết rằng Thiên Chúa sẽ chỉ đường cho để tiến về đất mới. Sự ”ra đi” này không phải là sự coi rẻ cuộc sống, tâm tình và nhân tính của mình, trái lại, ai lên đường theo Chúa Kitô thì sẽ tìm được cuộc sống sung mãn, đặt trọn bản thân phụng sự Thiên Chúa và Vương Quốc của Ngài. Chúa Giêsu đã nói: ”Ai từ bỏ gia cư, hoặc anh em, chị em, cha mẹ, hay con cái, đồng ruộng, vì danh Thầy, thì sẽ nhận được gấp trăm và sẽ được sự sống đời đời làm gia sản” (Mt 19,29).

ĐTC cũng nhấn mạnh rằng ”Kinh nghiệm xuất hành chính là mô hình của đời sống Kitô, nhất là những người đón nhận ơn gọi đặc biệt tận hiến phục vụ Tin Mừng. Kinh nghiệm ấy hệ tại thái độ luôn tái hoán cải và biến đổi, luôn luôn tiến bước, đi từ sự chết đến sự sống.. Ơn gọi luôn luôn là một hoạt động của Thiên Chúa làm cho chúng ta ra khỏi tình trạng ban đầu của mình, giải thoát chúng ta khỏi mọi hình thức nô lệ, kéo chúng ta ra khỏi tập quán và sự dửng dưng, phóng chúng ta hướng về niềm vui hiệp thông với Thiên Chúa và anh chị em. Vì thế, đáp lại tiếng gọi của Chúa chính là để cho Chúa làm cho chúng ta ra khỏi tình trạng ổn định giả tạo của mình để lên đường tiến về Chúa Giêsu Kitô là đích điểm đầu tiên và cuối cùng của đời ta, và là hạnh phúc của chúng ta”.

ĐTC nhận xét rằng ”tiến trình xuất hành hướng về Thiên Chúa và tha nhân như thế làm cho đời sống chúng ta đầy vui mừng và ý nghĩa”. Ngài đặc biệt nhắc nhở điều đó cho các bạn trẻ và nhắn nhủ rằng: ”Các bạn trẻ thân mến, các bạn đừng sợ ra khỏi chính mình và lên đường! Tin Mừng là Lời giải thoát chúng ta, biến đổi và làm cho đời sống chúng ta trở nên tươi đẹp hơn.. Thật là đẹp dường nào khi để cho tiếng gọi của Chúa làm cho chúng ta ngạc nhiên, đón nhận Lời Chúa và bước theo vết của Chúa Giêsu” (SD 14-4-2015)
 
Top Stories
Pope: Exodus at heart of 2015 World Day for Vocations
+ Pope Francis
09:12 14/04/2015
(Vatican 2015-04-14) “’Exodus’ is at the heart of vocation…our response to the vocation God gives us:” that’s what Pope Francis says in his Message for this year’s World Day of Prayer for Vocations celebrated Sunday 26 April. Recalling the biblical exodus from slavery in Egypt and, “ the origins of the amazing love story between God and his people,” Pope Francis calls the faithful to “decisively” turn their lives to the Lord. In his message for this, the 52nd World Day for Vocations, the Pope urges us to “leave behind our comfort and the inflexibility of our ego in order to centre our life in Jesus Christ” and to embrace the Church’s evangelizing mission in everything we do and everywhere we go. Please find below the full text of the Holy Father’s message for the 52nd World Day of Prayer for Vocations:

Exodus, a fundamental experience of vocation

Dear Brothers and Sisters,

The Fourth Sunday of Easter offers us the figure of the Good Shepherd who knows his sheep: he calls them, he feeds them and he guides them. For over fifty years the universal Church has celebrated this Sunday as the World Day of Prayer for Vocations. In this way she reminds us of our need to pray, as Jesus himself told his disciples, so that “the Lord of the harvest may send out labourers into his harvest” (Lk 10:2). Jesus command came in the context of his sending out missionaries. He called not only the twelve Apostles, but another seventy-two disciples whom he then sent out, two by two, for the mission (cf. Lk 10:1-6). Since the Church “is by her very nature missionary” (Ad Gentes, 2), the Christian vocation is necessarily born of the experience of mission. Hearing and following the voice of Christ the Good Shepherd, means letting ourselves be attracted and guided by him, in consecration to him; it means allowing the Holy Spirit to draw us into this missionary dynamism, awakening within us the desire, the joy and the courage to offer our own lives in the service of the Kingdom of God.

To offer one’s life in mission is possible only if we are able to leave ourselves behind. On this 52nd World Day of Prayer for Vocations, I would like reflect on that particular “exodus” which is the heart of vocation, or better yet, of our response to the vocation God gives us. When we hear the word “exodus”, we immediately think of the origins of the amazing love story between God and his people, a history which passes through the dramatic period of slavery in Egypt, the calling of Moses, the experience of liberation and the journey toward the Promised Land. The Book of Exodus, the second book of the Bible, which recounts these events is a parable of the entire history of salvation, but also of the inner workings of Christian faith. Passing from the slavery of the old Adam to new life in Christ is a event of redemption which takes place through faith (Eph 4:22-24). This passover is a genuine “exodus”; it is the journey of each Christian soul and the entire Church, the decisive turning of our lives towards the Father.

At the root of every Christian vocation we find this basic movement, which is part of the experience of faith. Belief means transcending ourselves, leaving behind our comfort and the inflexibility of our ego in order to centre our life in Jesus Christ. It means leaving, like Abraham, our native place and going forward with trust, knowing that God will show us the way to a new land. This “going forward” is not to be viewed as a sign of contempt for one’s life, one’s feelings, one’s own humanity. On the contrary, those who set out to follow Christ find life in abundance by putting themselves completely at the service of God and his kingdom. Jesus says: “Everyone who has left home or brothers or sisters or father or mother or children or lands, for my name’s sake, will receive a hundredfold, and inherit eternal life” (Mt 19:29). All of this is profoundly rooted in love. The Christian vocation is first and foremost a call to love, a love which attracts us and draws us out of ourselves, “decentring” us and triggering “an ongoing exodus out of the closed inward-looking self towards its liberation through self-giving, and thus towards authentic self-discovery and indeed the discovery of God” (Deus Caritas Est, 6).

The exodus experience is paradigmatic of the Christian life, particularly in the case of those who have embraced a vocation of special dedication to the Gospel. This calls for a constantly renewed attitude of conversion and transformation, an incessant moving forward, a passage from death to life like that celebrated in every liturgy, an experience of passover. From the call of Abraham to that of Moses, from Israel’s pilgrim journey through the desert to the conversion preached by the prophets, up to the missionary journey of Jesus which culminates in his death and resurrection, vocation is always a work of God. He leads us beyond our initial situation, frees us from every enslavement, breaks down our habits and our indifference, and brings us to the joy of communion with him and with our brothers and sisters. Responding to God’s call, then, means allowing him to help us leave ourselves and our false security behind, and to strike out on the path which leads to Jesus Christ, the origin and destiny of our life and our happiness.

This exodus process does not regard individuals alone, but the missionary and evangelizing activity of the whole Church. The Church is faithful to her Master to the extent that she is a Church which “goes forth”, a Church which is less concerned about herself, her structures and successes, and more about her ability to go out and meet God’s children wherever they are, to feel compassion (com-passio) for their hurt and pain. God goes forth from himself in a Trinitarian dynamic of love: he hears the cry of his people and he intervenes to set them free (Ex 3:7). The Church is called to follow this way of being and acting. She is meant to be a Church which evangelizes, goes out to encounter humanity, proclaims the liberating word of the Gospel, heals people’s spiritual and physical wounds with the grace of God, and offers relief to the poor and the suffering.

Dear brothers and sisters, this liberating exodus towards Christ and our brothers and sisters also represents the way for us to fully understand our common humanity and to foster the historical development of individuals and societies. To hear and answer the Lord’s call is not a private and completely personal matter fraught with momentary emotion. Rather, it is a specific, real and total commitment which embraces the whole of our existence and sets it at the service of the growth of God’s Kingdom on earth. The Christian vocation, rooted in the contemplation of the Father’s heart, thus inspires us to solidarity in bringing liberation to our brothers and sisters, especially the poorest. A disciple of Jesus has a heart open to his unlimited horizons, and friendship with the Lord never means flight from this life or from the world. On the contrary, it involves a profound interplay between communion and mission (cf. Evangelii Gaudium, 23).

This exodus towards God and others fills our lives with joy and meaning. wish to state this clearly to the young, whose youth and openness to the future makes them open-hearted and generous. At times uncertainty, worries about the future and the problems they daily encounter can risk paralyzing their youthful enthusiasm and shattering their dreams, to the point where they can think that it is not worth the effort to get involved, that the God of the Christian faith is somehow a limit on their freedom. Dear young friends, never be afraid to go out from yourselves and begin the journey! The Gospel is the message which brings freedom to our lives; it transforms them and makes them all the more beautiful. How wonderful it is to be surprised by God’s call, to embrace his word, and to walk in the footsteps of Jesus, in adoration of the divine mystery and in generous service to our neighbours! Your life will become richer and more joyful each day!

The Virgin Mary, model of every vocation, did not fear to utter her “fiat” in response to the Lord’s call. She is at our side and she guides us. With the generous courage born of faith, Mary sang of the joy of leaving herself behind and entrusting to God the plans she had for her life. Let us turn to her, so that we may be completely open to what God has planned for each one of us, so that we can grow in the desire to go out with tender concern towards others (cf. Lk 1:39). May the Virgin Mary protect and intercede for us all.

From the Vatican, 29 March 2015
 
Japon: 17 mars 1865 - à la découverte des « chrétiens cachés » du Japon
Bernard Jacquel /Eglises d'Asie
13:36 14/04/2015
(Japon 14/04/2015) Du 14 au 17 mars dernier, l’archidiocèse de Nagasaki et l’Eglise catholique du Japon ont commémoré le 150ème anniversaire de la découverte des « chrétiens cachés ». Ces derniers étaient venus, le 17 mars 1865, se fair
e reconnaître par le P. Petitjean, de la Société des Missions Etrangères de Paris, installé depuis peu à Nagasaki, dans un Japon qui entamait son ouverture au monde extérieur après un repli sur lui-même de 250 ans. Ils étaient les descendants des survivants des terribles persécutions antichrétiennes déclenchées à la fin du XVIème siècle, moins d’un demi-siècle après l’évangélisation du Japon commencée par saint François-Xavier et ses compagnons jésuites en 1549. C’est cette « découverte » des chrétiens cachés par le P. Petitjean qui nous est donnée à voir dans le texte ci-dessous, à partir de l’étude d’une gravure imprimée au Japon mais inédite en France. Cette étude est parue dans la Revue MEP d’avril 2015 (n° 504, pp. 44-52); elle a été rédigée par le P. Bernard Jacquel, MEP, missionnaire au Japon et actuel directeur de la publication d’Eglises d’Asie.

Donné à voir

Une image (voir ci-dessous), communiquée par Mgr Takami (1), montre la rencontre le vendredi 17 mars 1865, dans l’église toute neuve de Oura, d’un groupe de chrétiens clandestins de la vallée de Urakami (aujourd’hui partie de l’agglomération de Nagasaki) et du missionnaire Bernard Petitjean (1829-1884).

Cette gravure n’apparaît qu’en 1925, dans la réédition d’un livre du P. Aimé Villion: Histoire des martyrs du Japon (non publié en français). Elle illustre, une soixantaine d’années après l’évènement, le récit qu’on en fait: un récit répété, fixé dans sa forme depuis longtemps, connu de toute la chrétienté japonaise et au-delà. Et quand cette gravure est publiée, l’église dont on voit ici l’intérieur a été remaniée depuis plus de cinquante ans déjà. Elle avait été conçue et réalisée entre le 14 février 1863 et le 29 décembre 1864

En janvier 1863 arrive à Nagasaki le missionnaire Louis Furet, MEP (1816-1900). Il faut trouver rapidement un endroit pour loger les missionnaires et bâtir une église. Cette dernière sera un bâtiment modeste – trois nefs, trois tours octogonales (deux petites et une plus grande) dominant la façade – édifié à partir de plans préconçus qui circulent jusque dans les Missions catholiques les plus lointaines au moment de leur essor dès le milieu du XIXème siècle. Grâce à ces plans et moyennant quelques adaptations à la nature du sol, au climat, aux ressources, au savoir-faire des artisans locaux, la construction peut s’envisager à moindres frais, et s’exécuter rapidement. Furet avait jeté son dévolu sur un terrain en surplomb de la concession internationale et du port, il avait lancé une souscription parmi les résidents étrangers, trouvé des mécènes – dont Eugénie, l’impératrice des Français. Au printemps le gouverneur de Nagasaki ayant accordé la permission de construire, les travaux commencent. Ils seront conduits de bout en bout par un maître-charpentier dont on a retenu le nom: Koyama Hidenoshin, qui, la même année, bâtissait la résidence Glover (du nom d’un marchant écossais), le premier bâtiment de style occidental à Nagasaki (il se visite aujourd’hui encore).

En ce temps-là, pratiquement tout le bâti des villes japonaises, du temple à la plus modeste des maisons est réalisé en bois, par assemblage: des pièces de différents gabarits préalablement travaillées sont apportées sur le terrain à bâtir pour s’ajuster les unes au autres, s’imbriquer, se superposer. On voit donc rapidement se dresser – c’est magique ! – un perchis de montants, d’entretoises, de poutres, et, pour l’église, de colonnes formées de fûts entiers: un ensemble souple, stable, résistant; l’église se construit comme une arche: un grand coffre couvert d’un beau toit. Puis on aborde le parement des murs: un torchis, terre mêlée de paille, appliqué sur un treillis de lames de bambous entre les montants... le tout sera recouvert d’un bel enduit.

Bernard Petitjean et le petit Père Joseph Laucaigne sont arrivés l’un après l’autre à Nagasaki en 1864, Furet, lui, s’en va. Et l’église se termine. Elle se voyait de loin: une véritable attraction ! Les Japonais montaient la voir en groupes; des gamins crayonnaient sa silhouette sur le sol. Mais s’agissait-il seulement d’attirer des badauds ?

Les missionnaires s’attendaient à d’autres visiteurs. Déjà, ils avaient identifié les lieux des persécutions de 1587 et de 1614 (2) et même l’emplacement de trois églises disparues. Ils se demandaient si les chrétiens persécutés du XVIIème siècle avaient une descendance. L’interdiction du christianisme restait en vigueur: on pouvait lire ici et là des inscriptions menaçantes pour le rappeler. A qui pouvaient-elles s’adresser ? La construction de l’église de Oura n’était pas étrangère à cette préoccupation de donner un signe à ceux-là.

L’église était terminée en décembre 1864 et les visites des Japonais – sans doute avertis par la police – cessèrent du jour au lendemain. L’inauguration, le 19 janvier 1865, se déroule en fanfare, l’église est remplie d’étrangers, d’uniformes variés, on salue l’évènement à coups de canon dans le port. Mais pas d’affluence japonaise: les officiels invités s’étaient fait représenter par des sous-ordres (3). La cérémonie fut digne, mais les missionnaires étaient déçus...

Elle n’était pas très grande, cette église et huit ans plus tard on la modifia; elle fut alors absorbée dans une construction plus grande, celle qu’on peut voir aujourd’hui. Mais revenons au sujet de notre gravure.

Le 17 mars 1865, un peu après midi, un petit groupe de paysans se tient près des portes fermées de l’église. Petitjean les a remarqués: leur discrétion, leur retenue, ils ne ressemblent pas aux badauds ordinaires; le missionnaire s’empresse de les rejoindre, les précède sans rien dire, ouvre la porte de l’église, entre et laisse ouvert derrière lui; il se dirige vers l’autel; il s’agenouille le cœur battant: ce sont peut-être les gens qu’on espère ? Il prie le Ciel de trouver les mots qui conviendront pour leur parler... Ils se tiennent dans son dos. Des femmes viennent s’agenouiller à côté de lui, l’une d’entre elle lui glisse: « Notre cœur à nous tous ici est le même que le vôtre. »

La gravure au trait des années 1920 tente de préciser le cadre de la rencontre. On voit la voûte peinte, étoilée; les murs en imitation de pierre de taille selon un ancien procédé décoratif occidental: l’église est la représentation de la Ville sainte que recouvre le Ciel... Voici le maître-autel, le tabernacle, le retable, voici les autels latéraux. Le tout est néogothique. La double porte de la grille du chœur: son motif est peut-être l’une des seules allusions au répertoire décoratif japonais.

Comparable à celui de bien des édifices catholiques de France édifiés à la même époque, l’intérieur de l’église de Oura affiche une conformité aux mêmes modèles: est-ce une garantie de catholicité ? Le gothique – et ses avatars à travers les siècles – serait-il une expression universelle et insurpassable de l’architecture chrétienne ? Nos missionnaires, grands colporteurs d’images, avant d’avoir pu aborder ceux qu’ils espéraient rencontrer, avaient édifié avec les seuls moyens dont ils disposaient et comme signal, ce monument bizarre et spectaculaire, aussi insolite dans le paysage qu’une pagode peut l’être (fût-elle transformée en cinéma) à l’autre bout de la rue de Babylone à Paris !

L’une des originalités que la gravure nous montre, c’est, dans l’église, ce premier plan dégagé, dépourvu de sièges: il est recouvert de nattes épaisses souples en paille claire dont la lumière remonte sous les pas. Elles mesurent un peu moins d’un mètre sur deux et s’ajustent les une aux autres: les tatamis. Ils signalent un usage et une forme d’hospitalité avec ses règles: après avoir passé la porte, on se déchausse, on gravit une pierre de seuil qui forme un degré, enfin on monte dans l’église... vous vous êtes retourné sur vous-même et vous avez replacé la pointe de vos chaussures en direction de la sortie, à moins que quelqu’un ne se soit empressé de le faire pour vous.

La gravure est-elle fidèle ? Les Occidentaux, officiels, militaires et les dames à crinolines le jour de l’inauguration, ont-ils dû quitter leurs souliers, leurs brodequins, leurs escarpins avant de monter dans l’église ? Des tatamis garnissaient-il le sol de la rencontre du 17 mars ou bien n’ont-ils été inventés que plus tard ?

D’après Petitjean, les visiteurs du 17 mars étaient quatorze ou quinze, hommes, femmes et enfants. L’image les répartit en trois groupes: ils sont sept, les plus nombreux, assis sur leurs talons devant l’autel de la Vierge et la statue: le dessinateur les a représentés en « reconnaissants » plutôt qu’en priants: « Oui, c’est bien ça: voici Maria-sama, et voici son divin fils ! » Ils pensent à Noël en voyant la Mère et l’Enfant; ils ont conservé l’usage du calendrier chrétien et observent le cycle des fêtes qu’ils célèbrent chez eux en secret. Mais, pour ces chrétiens privés de l’Eucharistie depuis des générations, la stature du Christ était ramenée aux proportions d’un petit confié à sa mère; leur dévotion à Marie gardienne d’un Enfant et de leur espérance était vivace.

Le groupe le plus maigre est en face du maître-autel, le centre de l’église, mais pour ces nouveaux venus, c’est le lieu le plus difficile à identifier: ils en ignorent l’usage. Le retour des chrétiens aux sacrements dont ils avaient été privés s’effectuera progressivement: c’est à Noël de 1866 seulement que quelques dizaines d’entre eux feront leur première communion. Entretemps, Bernard Petijean est devenu leur évêque (en octobre).

Un troisième groupe, de quatre personnes, au premier plan de l’image, sur les deux feuillets qui la composent est entré en discussion avec le missionnaire. L’une des femmes qu’on voit se tourne un peu et fait un geste peut-être pour désigner ceux qui sont derrière elle: « Notre cœur à nous tous ici... »

Le missionnaire se tient au bord gauche de l’image, témoin à la fois présent et qui s’effacerait... La relecture par l’image de la rencontre du 17 mars montre en effet des gens en train de prendre possession d’un espace qui leur revient; le témoin, intermédiaire indispensable et de premier plan, s’est donc écarté pour permettre cette installation des Japonais chez eux, dans leur église...

Le vêtement du prêtre traîne sur les tatamis ! Il est plus proche du drapé de la Vierge que d’une soutane permettant de se déplacer normalement: Petitjean est ainsi revêtu d’une dignité adaptée au lieu de cet instant privilégié...

A propos de tenues encore: les kimonos et les coiffures soignés des femmes peuvent-ils avoir été ceux des acteurs réels de l’évènement ? C’étaient des paysans. La représentation de leur physionomie non plus ne prétend pas à la ressemblance: leurs traits sont oubliés, mais pas leur dignité de devanciers. Pour la figure du missionnaire, est-elle est plus proche du modèle ? La photographie a certes conservé les traits de Petijean... Mais avec une soutane et une barbe, voilà le portrait dressé !

Les visiteurs du 17 mars 1865 avaient initié un mouvement de reconnaissance qui allait se poursuivre à un rythme soutenu jusqu’en juin: d’autres chrétiens de la campagne environnante et d’îles au large de Nagasaki s’étaient présentés pour voir l’église et les missionnaires: « Il en est parmi eux qui font 20 et 30 lieues (80... 120km) en bateau, à pied. » Certains jours, Petijean et Laucaigne sont dépassés; les gens les envahissent jusque dans la maison, ils insistent pour que les missionnaires retiennent leurs noms, ils demandent des croix et des médailles et font promettre qu’on leur rendra bientôt leur visite... « Ils se laissent aller à une confiance qui contraste avec la retenue ordinaire des Japonais... » C’est là une grande découverte de l’âme japonaise par les missionnaires que cette confiance et ce cœur « pareil au leur » !

Le 15 mai, une embarcation pleine de chrétiens arrive d’une île proche. Les missionnaires les renvoient bien vite: « Nous ne retenons que le catéchiste et le chef. » Les missionnaires constatent une fois de plus auprès d’eux que la formule employée pour baptiser ne diffère pas de la leur... Ces deux hommes font, de leur côté, leurs propres vérifications au sujet des missionnaires: ils demandent à apprendre le nom du Grand Chef du Royaume de Rome – que Petijean leur nomme, Pie IX, et qui sera heureux d’apprendre, leur dit-il, les bonnes nouvelles qu’ils apportent... Une question ce jour-là est posée au missionnaire avec des excuses: « Vous n’avez-pas d’enfants ? » Quand les missionnaires déclarent qu’ils sont célibataires, ils s’inclinent front contre terre: « Ils sont vierges ! Merci ! Merci ! »

La prudence commandait aux deux prêtres la plus grande discrétion: l’interdiction du christianisme sous peine de mort demeurant en vigueur, les chrétiens s’exposaient à des représailles. Petitjean avait entendu parler de persécutions récentes. En 1856, quatre-vingts chrétiens avaient été arrêtés, une trentaine d’entre eux retenus en prison. Dix y avaient laissé la vie; les autres avaient été relâchés l’année suivante, mais huit étaient morts peu de temps après, suite aux mauvais traitements qu’ils avaient subis.

Nagasaki. Lieu du supplice des Vingt-Six Martyrs japonais (A),ancienne église servant aujourd’hui de pagode (B), lieu des exécutions où le Bienheureux Carlo Spinola, jésuite italien, fut brulé vif avec ses compagnons (C), pic de Compira (D), Deshima, quartier des Hollandais (E). (photo Archives MEP)

Une indiscrétion en 1866 révèle, sans commentaire, dans un journal de la concession la découverte des chrétiens. On apprend un jour l’arraisonnement d’une barque chargée de villageois qui, de leur île, viennent à Nagasaki voir l’église: on les emprisonne pour leur faire préciser où ils habitent.

Un autre jour, c’est un officier de police qui convoque un chef de village et le somme d’empêcher les gens d’aller « à la bonzerie européenne » ou bien « ils s’exposeront à de grands malheurs ». Dans plusieurs villages, des chrétiens refusent pour leurs morts les funérailles bouddhistes auxquelles ils étaient contraints jusque-là: ils attirent l’attention sur leur communauté et doivent s’expliquer devant les autorités.

Dans la nuit du 14 au 15 juillet 1867, une soixantaine de chrétiens sont arrêtés. C’est le début d’une reprise de la persécution: emprisonnement, mauvais traitements suivis de l’exil, spoliation des biens des exilés. La persécution ne prendra fin que le 31 mars 1873 avec l’édit de tolérance... Certains des exilés – pas tous – reviendront à Nagasaki.

P. Bernard Jacquel, mars 2015.

Il partit le 19 avril 1853 pour le Japon. Il débuta en 1855 à Naha, dans les îles Riu-kiu, et peu après tenta en vain d’aller à Nagasaki et à Hakodaté. Un second voyage en 1856 n’ayant pas été plus heureux, il retourna à Naha. Enfin, en 1862, il put se fixer à Yokohama et, en 1863, à Nagasaki. En 1869, il quitte le Japon et rejoint son diocèse de Laval où il mourut en 1900.

Il partit pour le Japon en 1860. Il séjourna deux ans aux îles Riu-kiu. En 1863, il arriva à Yokohama, puis l’année suivante rejoignit Furet à Nagasaki. Le gouverneur de la ville lui demande d’enseigner le français à l’école des interprètes et ses honoraires ont servi à la construction de l’église des Vingt-Six Martyrs. Ce fut dans cette église que, le 17 mars suivant, il rencontra des descendants d’anciens chrétiens qui se firent reconnaître. Il se mit aussitôt à l’œuvre, associé à Laucaigne, pour retrouver leurs principaux groupements. Dès le 8 juin, il en connaissait 25, et avait pu contacter sept baptiseurs de ces communautés clandestines. Le pape Pie IX, informé de ces retrouvailles, le nomma en 1866 évêque, vicaire apostolique du Japon.

Il partit le 29 mars 1848 pour le Japon. En attendant que ce pays s’ouvrît aux missionnaires, il séjourna d’abord en Chine. Puis en 1855, il fut envoyé aux Riu-kiu (Lieou-kieou, Ryu-Kyu) avec Furet. Nommé supérieur de la mission du Japon, il put y entrer en 1858, après la signature des traités avec la France, et demeurera à Edo en qualité d’interprète du ministre de France, de Bellecourt. En 1860, il acheta un terrain dans la concession étrangère de Yokohama, et commença la construction d’une église, mais l’entrée en fut peu après interdite aux Japonais par le gouvernement. Il séjourna quelques mois à Nagasaki au début de 1864. Il y revint en 1865 pour l’inauguration et la bénédiction de l’église. Il mourut à Yokohama en 1867.

Il fut envoyé au Japon le 16 mars 1863, étudia la langue à Yokohama, puis, au milieu du mois de novembre 1864, fut placé à Nagasaki. Après la découverte des chrétiens en 1865, il aida Petitjean à conforter les communautés chrétiennes clandestines. Prudent et petit de taille, il réussissait, se déplaçant de nuit et malgré les difficultés et les interdits de l’époque, à visiter les chrétiens dans la vallée d’Urakami pour les catéchiser et célébrer les sacrements. Devenu évêque en 1866, il fut l’auxiliaire de Mgr Petitjean. Il mourut à Osaka en 1885.

Condisciple du futur martyr de Corée, Just de Bretenières, il entra en même temps que lui aux MEP. Il fut d’abord destiné au service des procures et s’embarqua pour Hongkong en 1866. En 1870, Mgr Petitjean, qui cinq ans auparavant avait découvert les « chrétiens cachés » (kakure kirishitan - 隠れキリシタン), demanda au Conseil de Paris de bien vouloir l’affecter au service de la mission du Japon, ce qui fut accordé. A peine arrivé à Nagasaki, il est témoin de la persécution et de la déportation des chrétiens de Urakami. Il mourut en 1932 à Osaka. (eda/ra)

Notes

(1) 高見司教様 Mgr Joseph Takami Mitsuaki, archevêque catholique de Nagasaki, est membre honoraire de la Société des Missions Etrangères.

(2) « Un siècle chrétien » et 250 ans de clandestinité de la foi catholique

L’évangélisation du Japon commencée par saint François-Xavier et ses compagnons en 1549 entraîna un bel épanouissement de l’Eglise. Celui-ci fut brutalement interrompu: le nouveau pouvoir des Shogun, qui mettait fin à un Japon divisé, décréta l’expulsions de tous les missionnaires, ce qui laissa les communautés sans aucun prêtre. Puis l’archipel se ferma à toute relation avec l’étranger et ne concéda plus qu’un accès réglementé au commerce hollandais dans l’îlot artificiel de Deshima, en baie de Nagasaki. Personne ne pouvait plus, désormais, sortir du Japon ou y pénétrer sans s’exposer à la peine capitale.

En 1638, toute trace de vie chrétienne semblait anéantie après le massacre de 37 000 chrétiens retranchés dans la ville fortifié de Shimabara: les conditions misérables où ils avaient été réduits en raison de leur foi les avaient amenés à la révolte...

L’holocauste de Shimabara avait été précédé par d’autres épisodes sanglants, dont ceux de 1587 (26 martyrs canonisés en 1862 par Pie IX) et de 1614 (52 martyrs béatifiés par Pie IX en 1867) qui avaient eu Nagasaki et sa région pour cadre.

(3) L’isolationnisme du Japon prit fin peu à peu à partir de 1852 sous la contrainte des puissances occidentales.

Depuis 1854, le gouvernement de Edo (aujourd’hui Tokyo) était entré successivement en relation commerciales avec les Etats-Unis, l’Angleterre et la Russie. En 1858, un traité avait été signé avec la France pour ouvrir au commerce français Yokohama, Hakodaté et Nagasaki. Ces trois ports étaient administrés directement – sous le nom de villes impériales – par le gouvernement de Tokyo qui y nommait des gouverneurs. Dans ces concessions, les étrangers obtinrent la permission de bâtir des édifices religieux à leur usage exclusif, le christianisme restant proscrit pour tout Japonais.

La politique des canonnières et des traités inégaux n’allait pas sans provoquer de troubles: les résidents des concessions avaient tout lieu de craindre la rencontre des « porteurs de sabres », leur sécurité n’était pas pleinement assurée.

Edo restait la capitale politique du Japon, résidence des Shogun qui, depuis le XVIIème siècle, détenaient la réalité du pouvoir civil et militaire. L’empereur, à qui n’avait été laissé qu’un pouvoir de conférer des titres honorifiques et qui remplissait des fonctions sacerdotales, résidait encore à Miaco (ou Kyoto). Il n’établira sa résidence à Tokyo qu’en 1868.


(Source: Eglises d'Asie, le 14 avril 2015)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chia sẻ về Lòng Chúa thương xót
+GM Anphong Nguyễn Hữu Long
19:19 14/04/2015
SAIGÒN 12.4.2015 - Sau tuần Thường Huấn cho Linh mục đoàn giáo phận Hưng Hoá, hai Đức Cha của giáo phận nhà đã lên đường đi Saigon tham dự khoá họp thường niên kỳ I/2015 của Hội đồng Giám Mục Việt Nam.

Chiều Chúa Nhật II Phục Sinh, Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long được mời chia sẻ tại Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn. Sau đây là bài chia sẻ của Đức Cha Anphong:

Năm nay, đối với Giáo Hội nói chung, và với Phong trào Lòng Chúa Thương Xót nói riêng, có nhiều kỷ niệm:

- 15 năm phong thánh nữ tu Faustina và thiết lập lễ Lòng Chúa Thương Xót (năm 2000)
- 10 năm Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, vị Tông đồ Lòng Chúa Thương Xót, về nhà Cha (2.4.2005).
- 01 năm lễ phong thánh cho Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II (ngày 27.4.2014). (Ngài được phong chân phước ngày 1.5.2011). Các biến cố này đều xảy ra vào Chúa Nhật kính Lòng Chúa Thương Xót.
- Tin trọng đại: Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ mở Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa bắt đầu từ ngày 8.12.2015 đến 20.11.2016.

Phong trào Lòng Chúa Thương Xót có lẽ là phong trào được ái mộ nhất, phổ biến nhanh nhất và lan khắp thế giới. Tại Việt Nam, phong trào này càng ngày càng phát triển. Tại giáo phận Hưng Hóa, ở đâu tôi cũng thấy người ta tôn kính Lòng Chúa Thương Xót, nhiều nhà thờ dựng tượng, lập bàn thờ, các người H’Mông ở những chỗ xa tít tắp như Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái cũng trưng ảnh Lòng Chúa Thương Xót trong nhà. Giáo xứ Hòa Bình thuộc tỉnh Hòa Bình mới hoàn thành và cung hiến một ngôi thánh đường rất đẹp, đẹp nhất giáo phận, dâng hiến Lòng Chúa Thương Xót, để ghi ơn Chúa đã tỏ lòng thương xót đoàn con cái Ngài bao năm bơ vơ như chiên không người chăn, để từ con số không, bây giờ được mọi sự: được lập xứ, xây nhà thờ, có cộng đoàn, có linh mục, nữ tu phục vụ !

Hôm nay, được hân hạnh lên tiếng trong cuộc họp mặt gia đình phong trào Lòng Chúa Thương Xót tổng giáo phận Saigon, tôi xin chia sẻ với cộng đoàn ba suy nghĩ.

1. Lòng thương xót của Chúa thì bao la, vô biên, trường cửu, bất biến… như Tv.136: “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Thương và xót là hai khía cạnh của tình yêu Chúa. Khi con người ở trong tình nghĩa với Chúa thì Ngài thương; còn khi họ lầm lạc, xa cách, chối từ, phản nghịch thì Ngài xót (như mục tử xót con chiên lạc, bỏ 99 con chiên ngoan để đi tìm nó). Thánh Phaolô nói: “Nếu ta không trung tín, Người vẫn một lòng trung tín, vì Người không thể chối bỏ chính mình” (2 Tm 2,13). Ysaia 49,15: “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau ? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ”, nghĩa là Chúa không bao giờ hết thương xót con người. Chỉ có con người hay thay đổi, không trung tín với Chúa mà thôi. Trong sứ điệp mùa Chay năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo về sự dửng dưng, hờ hững của con người đối với Chúa. Khi tôi đi làm mục vụ đây đó trong giáo phận Hưng Hóa, có những vùng xa thăm thẳm, từ Tòa Giasm Mục đến đó 700 cây số, sát với biên giới Lào và Trung quốc. Có những địa danh mà tôi tin ít người biết đến như Tủa Chùa, Nậm Pồ, Na Cô Sa, Huổi Thủng, Lao Chải, Hầu Thào, Mường Nhé, Mường Tè… Tôi đến tận A-pa-chải, nơi mà “một con gà gáy, cả ba nước cùng nghe”, vì nó nằm ở ngã ba biên giới Lào-Việt-Hoa. Tôi gặp những giáo dân người Kinh có, người H’Mông có, mà từ thập niên 1960, tức 50 năm qua, không có nhà thờ, linh mục, bí tích, cộng đoàn… Có những người sau bấy nhiêu năm vẫn giữ được đức tin. Đối với những người này, tôi thấy thương họ quá, họ như “chiên bơ vơ không người dẫn dắt”. Lại có những người hờ hững, nguội lạnh, bỏ đạo, mất đức tin, thờ ơ với Chúa, tôi cũng thấy thương họ, không trách họ, vì hoàn cảnh đưa đẩy họ tới chỗ đó. Họ như những cục than bị gắp bỏ mỗi nơi mỗi cục thì làm sao cháy đỏ được. Tôi nghĩ mình mà còn thấy thương họ, huống gì Chúa còn thương họ tới mức nào ! Kết luận điểm thứ nhất: Chúa luôn luôn thương xót chúng ta, bất kể chúng ta là người thế nào, có tình với Chúa hay bạc tình với Chúa. Vậy chúng ta hãy tin tưởng tuyệt đối vào lòng thương xót Chúa.

2. Chưa hết, trong sứ điệp mùa Chay 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô bảo chúng ta hãy để cho Chúa thương. Có những lúc chúng ta không chịu để Chúa thương, giống như đứa trẻ nít, cha mẹ muốn ôm chúng vào lòng để thương yêu, cưng chiều, vỗ về…, thế nhưng chúng ngúng nguẩy, không chịu, cứ muốn thoát ra ngoài vòng tay cha mẹ. Làm như thế thì chính ta bị thiệt. Thực ra, dù ta có muốn thoát khỏi tình thương của Chúa cũng không được, vì chúng ta như con cá, ở trong đại dương tình yêu của Chúa, có vùng vẫy thế nào đi nữa cũng không ra khỏi tình thương của Ngài. Kết luận điểm thứ hai: Chúng ta hãy để Chúa thương xót, ở lại trong lòng thương xót của Ngài như Ngài nói trong Ga 15, 10: “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy”.

3. Cuối cùng: Cộng tác với Chúa để làm cho anh chị em của chúng ta cũng được biết Chúa là tình yêu, và ở lại trong tình yêu ấy. Đừng dửng dưng, hờ hững với những anh chị em chưa biết đến tình thương của Chúa. Làm vậy là chúng ta thực hiện sứ mệnh truyền giáo, loan báo Tin Mừng Tình Thương, xây đắp nền văn minh tình thương. Mọi việc chúng ta làm, dù nhỏ bé, nhưng nếu làm do động cơ yêu thương thúc đẩy, làm vì yêu thương, thì có giá trị lớn lắm. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu nói rằng nếu ta cúi xuống nhặt một cọng rác vì yêu Chúa thì cũng có công nghiệp, cũng góp phần vào công cuộc truyền giáo. Yêu thương bằng hành động bác ái, chứ không bằng lời nói suông hay chỉ bằng việc đọc kinh Lòng Chúa Thương Xót hàng ngày (vào lúc 3 giờ chiều là điều vốn khó). Thánh Gioan bảo: “Anh em đừng yêu thương nhau nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” (1 Ga 3,18).

Xin mừng lễ với anh chị em thuộc đại gia đình phong trào Lòng Chúa Thương Xót tổng giáo phận Saigon.

Lạy thánh giáo hoàng Gioan-Phaolô II và thánh Faustina, xin cầu cho chúng con luôn được hưởng lòng thương xót Chúa

Chúc anh chị em hân hoan mừng lễ và được tràn đầy lòng thương xót của Chúa, nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. Amen.

+ Anphong Nguyễn Hữu Long
Giám mục Phụ Tá Hưng Hóa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thiền Hành Khất Sĩ
Nguyễn Bá Khanh
21:21 14/04/2015
THIỀN HÀNH KHẤT SĨ
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Giầu sang ngàn đụn cũng thua
Thảnh thơi khất sĩ chẳng đua tranh đời.
(Trích thơ của Ryòkan, Gs. Lưu Văn Vịnh phóng ngữ)