Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 13/04: Vững tin vào Chúa Giêsu Phục Sinh – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, C.P
Giáo Hội Năm Châu
03:57 12/04/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, hai môn đệ từ Em-mau trở về, thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giê-su đứng giữa các ông và bảo : “Bình an cho anh em !” Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. Nhưng Người nói: “Sao lại hoảng hốt? Sao lòng anh em còn ngờ vực? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?” Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. Các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: “Ở đây anh em có gì ăn không?” 42 Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông.
Rồi Người bảo: “Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Mô-sê, các sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm.” Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và Người nói: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân về những điều này.”
Đó là lời Chúa
Lòng thương xót - Phương thế hữu hiệu để làm chứng cho Chúa
Lm. Đan Vinh
05:01 12/04/2023
CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH ABC
Cv 2,42-47; 1 Pr 1,3-9; Ga 20,19-31
LÒNG THƯƠNG XÓT - PHƯƠNG THẾ HỮU HIỆU ĐỂ LÀM CHỨNG CHO CHÚA
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG : Ga 20,19-31
(19) Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em !” (20) Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. (21) Người lại nói với các ông : “Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. (22) Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo : Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. (23) Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”. (24) Một người trong nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. (25) Các môn đệ khác nói với ông : “Chúng tôi đã được thấy Chúa !” Ông Tô-ma đáp : “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin. (26) Tám ngày sau, các Môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em” (27) Rồi Người bảo ông Tô-ma : “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. (28) Ông Tô-ma thưa Người : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” (29) Đức Giê-su bảo : “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thầy mà tin !” (30) Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ, nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. (31) Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.
2. Ý CHÍNH :
Bài Tin Mừng thuật lại hai lần Chúa Giê-su Phục Sinh hiện ra với các môn đệ cách nhau một tuần lễ, để chứng minh Người đã từ cõi chết trỗi dậy :
- LẦN THỨ NHẤT Chúa Giê-su đã hiện ra với các môn đệ mà thiếu Tô-ma. Người đã cho các ông xem các vết thương ở bàn tay và cạnh sườn Người rồi Người thổi hơi ban Thánh Thần cho các ông (23).
- LẦN THỨ HAI sau tám ngày, Chúa Phục Sinh lại hiện ra thỏa mãn đòi hỏi của Tô-ma và khi gặp Chúa Tô-ma đã tuyên xưng đức tin. Chúa Giê-su đã chúc phúc cho những ai không thấy mà tin ! (29)
3. CHÚ THÍCH :
- C 19-20 : + Ngày Thứ Nhất trong tuần : Ngày nay, Giáo Hội đã chọn Ngày Thứ Nhất trong tuần để mừng mầu nhiệm Chúa Phục Sinh và gọi là Chúa Nhật hay Ngày Của Chúa. Từ nay ngày Chúa Nhật sẽ thay thế cho ngày Thứ Bảy (Sa-bát) hưu lễ của Do Thái Giáo. + Đức Giê-su đến : Chúa Phục Sinh hiện đến Nhà Tiệc Ly khi cửa nhà vẫn đóng kín, cho thấy thân xác của Người sau phục sinh mang đặc tính thiêng liêng siêu việt, có khả năng hiện diện ở khắp nơi. + Bình an cho anh em ! Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa : Đức Ki-tô Phục Sinh đem lại sự bình an (x. Ga 20,19.21) và niềm vui (x Ga 20,20) cho các Môn đệ (x Ga 14,27). + Người cho các ông xem tay và cạnh sườn : Cho thấy Chúa Phục Sinh chính là Đấng đã bị đóng đinh thập giá (x. Ga 19,18), và bị lưỡi đòng đâm thâu (x. Ga 19,34). Qua đó ta thấy sự liên quan mật thiết giữa hai mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh.
- C 21-23 : + Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em : Tông đồ nghĩa là “được sai đi”. Sứ mạng này từ Chúa Cha truyền cho Đức Giê-su, và giờ đây Người lại truyền cho Hội Thánh. + Người thổi hơi vào các ông và bảo : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” : Theo Kinh Thánh, hơi thở chính là sự sống. Như xưa, Thiên Chúa đã thổi sinh khí vào A-đam và ban sự sống cho ông (x. St 2,7), thì nay, Đức Giê-su Phục Sinh cũng thổi Thần Khí cho các Môn đệ. Rồi đến lượt các Môn đệ lại sẽ thông truyền sự sống thiêng liêng ấy cho các tín hữu qua các phép bí tích. + “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” : Đức Giê-su được Gio-an Tẩy Giả giới thiệu là Con Chiên của Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian (x Ga 1,29). Khi làm phép lạ chữa lành một người bại liệt, Đức Giê-su cho thấy Người có quyền tha tội (x. Mt 9,6). Trong Tin Mừng hôm nay, Người còn thiết lập bí tích Giải Tội, ban quyền tha tội cho các Tông đồ bằng việc thổi hơi để ban Thánh Thần cho các ông. Sau này các Giám mục kế vị các Tông đồ sẽ tiếp tục thông quyền tha tội cho các linh mục là những cộng sự viên của mình.
- C 24-25 : + Một người trong Nhóm Mười Hai tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô : Tô-ma là một trong Nhóm Mười Hai Tông đồ (x. Mt 10,3). Biệt danh là “Sinh Đôi”. Tính tình bộc trực và can đảm (x. Ga 11,16). Ông thường nêu ra thắc mắc để xin Thầy giải đáp (x.Ga 14,5). + Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người… : Tô-ma đòi được “mắt thấy tay sờ”, nghĩa là đòi một thứ đức tin khả giác giống như một nhà khoa học thực nghiệm (x. Ga 20,25). + “… thì tôi chẳng có tin” : Nhiều môn đệ khác cũng cứng lòng tin như thế. Tin Mừng Nhất lãm cũng nói tới sự cứng tin của các môn đệ : Tin Mừng Mat-thêu viết : “Nhưng có mấy ông vẫn hoài nghi” (Mt 28,17); Tin Mừng Mác-cô thuật lại : “Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người trỗi dậy” (Mc 16,14); Tin Mừng Lu-ca ghi lại lời Chúa trách các môn đệ : “Sao anh em lại hoảng hốt? Sao còn ngờ vực trong lòng?” (Lc 24,38).
- C 26-27 : + “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay thầy”. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy : Đức Giê-su đã thoả mãn những đòi hỏi của Tô-ma. + Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin : Đức Giê-su tuy trách tội cứng lòng của Tô-ma, nhưng Người lại thông cảm và kêu gọi ông hãy tin vào mầu nhiệm Phục sinh của Người.
- C 28-31 : + Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” : Tuy Tô-ma là người tin Chúa sống lại sau cùng, nhưng ông lại tuyên xưng một đức tin đầy đủ nhất như sau: Đức Giê-su vừa là Chúa (Đấng Cứu Thế), vừa là Thiên Chúa (Con Thiên Chúa). + Phúc thay những người không thấy mà tin” : Từ đây, đức tin vào mầu nhiệm Phục Sinh của các tín hữu sẽ không dựa trên kinh nghiệm khả giác về các lần Chúa Phục Sinh hiện ra nữa, nhưng căn cứ trên lời chứng của các Tông đồ (x. Ga 19,35). Về sau, các ông còn làm chứng bằng việc sẵn sàng chịu chết vì tin vào mầu nhiệm ấy.
4. CÂU HỎI :
1) Tại sao Hội Thánh chọn ngày Thứ Nhất trong tuần làm ngày Chúa Nhật để thay ngày Thứ Bảy (Sa-bát) của đạo Do thái?
2) Việc Đức Giê-su Phục Sinh đến giữa các môn đệ tại nhà Tiệc ly khi cửa đóng kín cho thấy thân xác của Chúa phục sinh có đặc tính gì? 3) Qua lời chào, Chúa Phục Sinh đã ban cho các môn đệ điều gì?
4) Khi cho môn đệ xem tay và cạnh sườn, Chúa Phục Sinh muốn nói gì với các ông?
5) Sứ mệnh tông đồ thừa sai của Hội Thánh phát xuất từ đâu và từ khi nào?
6) Đức Giê-su thổi hơi ban Thần Khí cho các môn đệ nhằm mục đích gì?
7) Bằng chứng nào cho thấy Đức Giê-su có quyền tha tội và Người trao quyền ấy cho Hội Thánh khi nào?
8) Tin Mừng cho biết gì về Tông đồ Tô-ma?
9) Các Tông đồ có phải là những người dễ tin vào mầu nhiệm phục sinh của Chúa Giê-su không?
10) Khi hiện ra lần thứ hai, Chúa Giê-su đã làm gì để thỏa mãn đòi hỏi của tông đồ Tô-ma?
11) Tô-ma đã đạt tới đức tin trọn vẹn vào mầu nhiệm phục sinh qua câu nói nào? 12) Sự cứng lòng của Tô-ma xưa có giá trị thế nào đối với đức tin của tín hữu hôm nay?
II. SỐNG LỜI CHÚA :
1. LỜI CHÚA : “Những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đức Ki-tô Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người” (Ga 20,31).
2. CÂU CHUYỆN :
1) ĐI THEO ĐẠO DO CẢM NGHIỆM ĐƯỢC LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA :
Có một phóng viên của một tờ báo chủ trương vô thần chống đối tôn giáo. Một hôm anh ta tìm đến gặp một người tân tòng để làm một cuộc phỏng vấn viết bài chống lại đạo. Anh hỏi người tân tòng :
- “Ông mới chịu phép rửa tội để gia nhập đạo Chúa phải không?
- Vâng.
- Thế thì chắc ông đã phải có kiến thức và hiểu biết nhiều về ông Giê-su. Vậy ông hãy cho tôi biết : ông Giê-su là người nước nào?
- Rất tiếc. Nghe đâu Đức Giê-su là người Do-thái thì phải !
- Thế ông Giê-su đi giảng đạo được mấy năm và chết năm bao nhiêu tuổi?
- Tôi có nghe nói nhưng không nhớ rõ lắm.
- Vậy, anh có biết nội dung các bài giảng của ông Giê-su hay không?
- Điều này thì tôi xin chịu !
- Như vậy là anh đã biết quá ít và mơ hồ. Vậy tại sao ông lại quyết định đi theo đạo của ông Giê-su?
- Anh nói như vậy cũng chỉ đúng một phần. Tôi rất hổ thẹn vì mình đã biết quá ít về Đức Giê-su. Thế nhưng, điều mà tôi biết rất rõ là thế này : 3 năm trước đây, tôi là một tên nghiện rượu, sáng say chiều xỉn, lại còn bị mắc nợ chồng chất không thể trả nổi. Mỗi tối, khi tôi về nhà trong tình trạng lè nhè, vợ và các con tôi đều bực tức và buồn tủi… Nhưng bây giờ thì tôi đã dứt khoát với quá khứ không tốt ấy : Tôi chừa được tật nghiện rượu và đã trả được hết nợ nần. Nhờ quen với một vị linh mục và vị này đã tận tình giúp tôi làm lại cuộc đời. Bây giờ gia đình tôi đã lấy lại niềm vui và hạnh phúc. Mỗi buổi chiều các con tôi đều mong đợi tôi về nhà sau ca làm. Tất cả những điều này, tôi xác tín là do Chúa Giê-su đã thương ban cho tôi. Và đó là lý do tại sao tôi quyết định theo đạo…
Nghe đến đó anh phóng viên đành hậm hực ra về. Anh không ngờ lại gặp một người tín hữu có một đức tin mạnh mẽ vào Đức Ki-tô như thế…
2) TẦM QUAN TRỌNG CỦA MẦU NHIỆM PHỤC SINH :
Một nhà thông thái kia muốn sáng lập một tôn giáo mới. Ròng rã nhiều năm, ông đem tất cả sự khôn ngoan ra thuyết phục thiên hạ nhưng chẳng có ai tin theo tôn giáo của ông. Ông bèn than thở với anh bạn thân là Na-pô-lê-ông thì nhận được một lời khuyên như sau : “Nếu anh muốn người ta tin theo đạo của anh thì cũng dễ thôi : Anh hãy làm như thế này : Thứ năm hãy ăn bữa tiệc cuối cùng, rồi thứ sáu để người ta đóng đinh trên khổ giá rồi chôn cất trong mồ. Rồi đến ngày Chúa nhật thì sống lại ! Chắc chắn sẽ có rất đông người tin theo đạo của anh !”.
Điều có sức lôi cuốn thuyết phục người ta tin theo chính là phục sinh từ cõi chết.
3) LÀM CHỨNG BẰNG VIỆC SẴN SÀNG CHỊU CHẾT VÌ DANH CHÚA :
Tờ báo TIẾNG GỌI (L’Appelle) đã thuật lại một câu chuyện cảm động như sau : Một bà góa nghèo có một cậu con trai 16 tuổi đang thực tập làm thủy thủ trên một chiếc tàu buôn chở hàng từ Pháp sang Nữu Ước (Hoa Kỳ). Trên tàu có 40 thủy thủ thì chỉ còn duy nhất cậu bé này tin vào Chúa.
Trong ngày từ giã trước khi con lên tàu, bà mẹ đạo đức đã khuyên dạy con trai như sau : “Chúa đặt con trên con tàu này là để con làm chứng nhân cho Người”.
Từ ngày đó, mỗi khi thấy đám thủy thủ trên tàu dùng thì giờ nhàn rỗi để uống rượu say xỉn hay chơi cờ bạc ăn tiền, hoặc mỗi khi con tàu cặp bến họ rủ nhau lên bờ tìm đến những tửu lầu để ăn chơi sa đọa, thì cậu bé đều ra sức ngăn cản. Nhưng không những bọn thủy thủ không nghe, mà còn hè nhau chế diễu cậu. Chẳng hạn : khi cậu nhắm mắt cầu nguyện trước bữa ăn, thì họ bí mật đem đĩa đồ ăn trước mặt giấu đi chỗ khác. Khi cậu quỳ gối đọc kinh, thì họ cố tình hát to những bài hát chế nhạo. Có lần họ còn đổ cả xô nước dơ lên người của cậu. Đáp lại, cậu thiếu niên luôn mỉm cười và âm thầm cầu xin Chúa tha tội cho họ.
Một lần kia khi đang làm việc trên boong, thấy các bạn ngồi đánh bài, cậu liền đến giành lấy bộ bài đem dấu đi. Đám thủy thủ tức giận tóm lấy cậu và hè nhau quăng cậu xuống biển. Khi cậu bơi lại gần tàu thì họ lại dùng sào đẩy ra xa. Năm lần bảy lượt như vậy, cậu bị yếu sức dần. Khi sắp buông xuôi chìm xuống biển, cậu cố ngoi lên lần cuối và hét to : “Các bạn ơi, hãy tin vào Chúa thì các bạn sẽ được ơn cứu độ… Xin hãy nhắn lại với mẹ tôi rằng : tôi sắp chịu chết vì danh Chúa !” Nghe vậy, năm thủy thủ liền nhảy xuống biển đưa cậu lên boong làm hô hấp nhân tạo. Một hồi sau tỉnh dậy, thấy mình còn sống, cậu đã cám ơn các bạn và lại tiếp tục kêu gọi họ đừng phạm tội nữa nhưng hãy hồi tâm sám hối quay về với Chúa. Kết quả là từ ngày đó, toàn thể thủy thủ trên tàu đều xúc động trước tấm gương trung kiên của cậu. Không ai bảo ai, họ đã quỳ gối cầu nguyện và thành tâm sám hối trở về với Chúa.
4) LỜI NÓI HƯƠNG BAY, GƯƠNG BÀY LÔI KÉO :
Thời đó, Arthur Jones được gọi nhập ngũ phục vụ trong không lực hoàng gia và sống trong một trại lính cùng với 30 binh sĩ khác. Ngay đêm đầu tiên, anh đã phải cân nhắc về một quyết định quan trọng : trước đây anh vẫn luôn quỳ gối đọc kinh trước khi đi ngủ, liệu bây giờ sống chung trong quân ngũ, anh có nên tiếp tục quỳ đọc kinh không?
Lúc đầu anh cảm thấy ngượng nhưng rồi anh tự nhủ : “Chẳng lẽ vì sợ những kẻ khác dòm ngó mà mình lại phải thay đổi cách sống hay sao?”
Nghĩ thế anh liền quyết định cứ tiếp tục mỗi tối quỳ gối đọc kinh trước khi ngủ. Khi đọc kinh như thế, anh nhận thấy mọi người trong phòng đều quan sát anh và biết anh là người Công Giáo. Và anh cũng phát hiện ra trong toàn trại lính chỉ có mình anh là người Công Giáo. Rồi mười phút cầu nguyện hằng ngày ấy thường là đề tài để các bạn bè sau đó tranh cãi nhau hàng giờ.
Vào ngày cuối cùng của khóa huấn luyện, có người đã đến nói với anh :
– Đến nay anh chính là một người tín hữu tốt nhất mà tôi từng biết.
Anh đáp :
– Có lẽ tôi không dám nghĩ mình là người Kitô hữu tốt nhất, mà chỉ là người dám công khai biểu lộ đức tin của mình mà thôi. Dầu vậy tôi cũng cảm ơn bạn về điều bạn vừa nói. ( Trích Tuyển tập chuyện hay).
3. THẢO LUẬN :
Để chu toàn sứ mệnh được sai đi, mỗi người chúng ta cần làm gì để giúp anh em lương dân tin yêu Chúa để được hưởng ơn cứu độ?
4. SUY NIỆM :
1) LỄ KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT :
- Hôm nay, Chúa nhật thứ hai Phục sinh, là lễ tôn kính Lòng Chúa Thương Xót. Lễ này đã được Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II thiết lập vào năm 2000, năm Nữ tu Ma-ri-a Faus-ti-na được phong thánh. Nữ tu này đã được diễm phúc nhìn thấy Chúa Giê-su và bà đã diễn tả để vẽ lên bức hình của Chúa Thương Xót với hàng chữ : “Lạy Chúa Giê-su, Con tín thác nơi Ngài”. Trong y phục màu trắng, tay phải Chúa Giê-su đưa lên ban phép lành, và tay trái đặt vào ngực. Từ trái tim Người phát tỏa ra hai luồng sáng là màu đỏ và xanh lợt, tiêu biểu cho Máu và Nước đã đổ ra trong cuộc khổ nạn, khi Trái Tim Người bị lưỡi đòng đâm thâu trên cây thập giá. Ánh sáng xanh lợt biểu tượng cho nước rửa sạch và thanh tẩy linh hồn. Ánh sáng đỏ biểu tượng cho máu, phát sinh sự sống mới cho linh hồn.
- Chúa Giê-su đã đặt nữ tu Faus-ti-na là thư ký và tông đồ của Lòng Chúa Thương Xót. Người cho biết : Lòng Thương Xót của Người luôn sẵn sàng tha thứ cho những tội nhân xấu xa nhất và cả với người tuyệt vọng nhất. Người mong muốn mọi người hãy đi xưng tội và rước lễ để hoàn toàn nhận được ơn tha thứ trong ngày lễ kính Lòng Chúa Thương Xót, bởi vì “Tình thương mạnh hơn tội lỗi”.
2) SỨ ĐIỆP CỦA LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT :
- Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy Chúa Giê-su Phục Sinh đã hiện ra và giúp tất cả các môn đệ được ơn hoán cải. Trong cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su, tất cả các ông đều bị vấp ngã : Các ông chạy trốn, vào trong nhà đóng cửa kỹ vì sợ người Do thái. Chính khi đó, Chúa Phục Sinh đã hiện ra với các ông. Người không những chữa lành vết thương tâm hồn qua lời chào chúc : “Bình an » và thổi hơi ban Thần khí (Ga 20,19-20), mà Người còn sai họ đi loan báo Tin Mừng : “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21). Đây chính là bằng chứng Lòng Chúa Thương Xót dành cho các ông.
- Riêng tông đồ Tô-ma còn cảm nghiệm được Lòng Chúa Thương Xót khi Người cho ông không những được nhìn thấy Chúa như các môn đệ khác, mà còn đáp ứng đòi hỏi của ông được xỏ ngón tay vào lỗ đinh và thọc bàn tay vào cạnh sườn Người. Trước tình thương của Chúa, Tô-ma đã biểu lộ lòng tin yêu qua lời tuyên xưng : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”. Quả thực đúng như có người đã nói : “Chính ngón tay đa nghi của Tô-ma đã trở nên ông thầy của toàn thế giới; chính bàn tay đa nghi của ông đã dạy cho mọi người sự thật này là : Chúa Ki-tô đã từ cõi chết trỗi dậy”.
3) MẦU NHIỆM PHỤC SINH VÀ SỨ VỤ LOAN BÁO TIN MỪNG :
- Chúa Phục Sinh chính là Tin Mừng lớn lao mang lại ý nghĩa cho cuộc đời của các môn đệ, nên họ không thể không chia sẻ cho người khác : Ma-ri-a Mác-đa-la sau khi gặp Chúa Phục Sinh đã chạy về báo tin cho Phê-rô và Gio-an rồi hai ông đã chay ra mộ và đã đạt được đức tin; Chúa Phục Sinh cũng khiến hai môn đệ làng Em-mau lập tức trở về Giê-ru-sa-lem để loan tin mừng các anh em; Và sau này, sau khi gặp Chúa Phục sinh tại thành Đa-mát, Sau-lô từ một kẻ bách hại đạo Chúa đã trở thành tông đồ hăng say đi loan báo Tin Mừng của Chúa cho dân ngoại…
- Loan báo Tin Mừng là thi hành sứ vụ làm chứng cho Chúa nhờ ơn Thánh Thần như lời Chúa Giê-su : “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
4) LOAN BÁO TIN MỪNG BẰNG THỰC THI LÒNG THƯƠNG XÓT :
- Đức Thánh Cha Phao-lô VI dạy : “Người thời nay sẵn sàng nghe những chứng nhân hơn là thầy dạy và người ta có nghe theo thầy dạy là vì thầy dạy cũng là chứng nhân”. Con người thời nay đòi hỏi những bằng chứng cụ thể mới tin. Do đó, người rao giảng cần phải chứng tỏ điều mình rao giảng trước hết bằng chính cuộc sống của mình. Thật vậy, ai mà tin được là Tin Mừng thực sự khi chính người rao giảng lại mang nét mặt cau có buồn rầu? Ai mà tin được là Tin Mừng giải phóng khi chính người rao giảng lại ngụp lặn trong vũng bùn tội lỗi và làm nô lệ cho các đam mê bất chính? Ai mà tin được là Tin Mừng cứu độ khi chính người rao giảng lại sống ích kỷ vô cảm, khi gia đình họ lại luôn bất hòa và đổ vỡ hạnh phúc?
- Trong ngày Chúa Nhật kính Lòng Chúa Thương Xót hôm nay, cùng với thánh nữ Faus-ti-na, chúng ta hãy dâng lên Chúa những đau khổ gặp phải trong cuộc sống như : bệnh tật, tai ương hoạn nạn và những điều rủi ro trái ý… kết hiệp với sự đau khổ của Chúa Giê-su trên cây thập giá, để đền tội chúng ta và mọi người. Hãy noi gương cộng đoàn Hội Thánh sơ khai làm chứng về lòng Chúa thương xót bằng nếp sống như sau : “Họ chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn sống với nhau trong tình huynh đệ, siêng năng tham dự lễ Bẻ Bánh và cầu nguyện không ngừng… Tất cả các tín hữu, đều một lòng đoàn kết và để mọi sự làm của chung… Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn thể dân chúng mến thương. Và số người cứu độ gia nhập cộng đoàn ngày càng thêm đông” (Cv 2,42-47).
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chính sự phục sinh của Chúa động viên chúng con vui mừng và can đảm vượt qua những mất mát thua thiệt gặp phải trong cuộc sống. Ước gì chúng con biết noi gương Thiên Chúa giàu lòng thương xót : luôn gieo sự bình an và niềm hy vọng khắp nơi, gieo niềm an ủi cho những người bệnh hoạn tật nguyền, gieo tình thương và chia sẻ cơm áo cho những người đói khát, giúp những ai đang lạc xa Chúa được mau trở về để nhận được ơn cứu độ của Chúa cùng với chúng con. – AMEN.
Phiền Muộn, Bối Rối, và Bình An - Luca 24:35-48
Nguyễn Trung Tây
06:29 12/04/2023
Nguyễn Trung Tây
Phiền Muộn, Bối Rối, và Bình An - Luca 24:35-48
Bạn,
Trong ngày hôm nay, hơn bao giờ hết, lời chúc bình an của Đức Kitô Phục Sinh vẫn là một điều mà bạn và tôi đang cần đến. Thế giới đã tiến vào thiên niên kỷ thứ ba với bao nhiêu tiện nghi vật chất phục vụ cho những nhu cầu cần thiết của con người. Nhưng những tiện nghi vật chất này cũng có khả năng biến thành một con dao hai lưỡi cắt đứt tay nhân loại khiến cho thế giới tiếp tục đói khát bình an.
Nhân loại ngày hôm nay đã chế được hỏa tiễn và phi thuyền bay cao lên không gian. Đồng hành với những bay cao và bay xa vào trong vũ trụ là những hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân có khả năng sát hại không biết bao nhiêu mạng người chỉ trong chớp mắt.
Ngày hôm nay người ta đã xây dựng được bao nhiêu đường xa lộ siêu tốc dẫn nối từ thành phố này sang phố thị khác, từ quốc gia này sang vương quốc kia, nhưng con đường ngăn ngắn nho nhỏ dẫn sang nhà hàng xóm cỏ hoang mọc dày che kín lối đi.
Ngày hôm nay người ta xây được những căn nhà cao hơn, phòng ốc rộng hơn, sân vườn xanh cỏ hơn, nhưng tâm hồn của nhân loại bắt đầu co cụm nhỏ dần héo úa tàn khô.
Nhân loại ngày hôm nay bay vào trời xanh thường xuyên hơn, nhiều hơn, nhưng yêu thương ít hơn, bù lại cỏ dại của toan tính, hiềm khích, và chỉ trích tiếp tục lún phún mọc cao trong từng mảnh tâm hồn.
Ngày hôm nay nhân loại có nhiều tiền bạc mua sắm nhiều hơn, nhưng hạnh phúc và bình an, hai món hàng cần thiết như hơi thở trong không gian như lương thực cho cơ thể không mấy người mua sắm được.
Vào những lúc bạn cảm thấy phiền muộn, bối rối, thất vọng với chính mình và với cuộc sống, mời bạn, chúng ta cùng hướng về căn phòng đóng kín cửa với Đức Giêsu Phục Sinh đang hiện diện ở giữa căn phòng, và nói với Ngài,
LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa, trong Mùa Phục Sinh, xin chúc lành trên con lời chúc bình an năm xưa để con thôi không còn lo lắng, phiền muộn, và bối rối như những người môn đệ trong căn phòng đóng kín cửa của thời xưa.
Phiền Muộn, Bối Rối, và Bình An - Luca 24:35-48
Bạn,
Trong ngày hôm nay, hơn bao giờ hết, lời chúc bình an của Đức Kitô Phục Sinh vẫn là một điều mà bạn và tôi đang cần đến. Thế giới đã tiến vào thiên niên kỷ thứ ba với bao nhiêu tiện nghi vật chất phục vụ cho những nhu cầu cần thiết của con người. Nhưng những tiện nghi vật chất này cũng có khả năng biến thành một con dao hai lưỡi cắt đứt tay nhân loại khiến cho thế giới tiếp tục đói khát bình an.
Nhân loại ngày hôm nay đã chế được hỏa tiễn và phi thuyền bay cao lên không gian. Đồng hành với những bay cao và bay xa vào trong vũ trụ là những hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân có khả năng sát hại không biết bao nhiêu mạng người chỉ trong chớp mắt.
Ngày hôm nay người ta đã xây dựng được bao nhiêu đường xa lộ siêu tốc dẫn nối từ thành phố này sang phố thị khác, từ quốc gia này sang vương quốc kia, nhưng con đường ngăn ngắn nho nhỏ dẫn sang nhà hàng xóm cỏ hoang mọc dày che kín lối đi.
Ngày hôm nay người ta xây được những căn nhà cao hơn, phòng ốc rộng hơn, sân vườn xanh cỏ hơn, nhưng tâm hồn của nhân loại bắt đầu co cụm nhỏ dần héo úa tàn khô.
Nhân loại ngày hôm nay bay vào trời xanh thường xuyên hơn, nhiều hơn, nhưng yêu thương ít hơn, bù lại cỏ dại của toan tính, hiềm khích, và chỉ trích tiếp tục lún phún mọc cao trong từng mảnh tâm hồn.
Ngày hôm nay nhân loại có nhiều tiền bạc mua sắm nhiều hơn, nhưng hạnh phúc và bình an, hai món hàng cần thiết như hơi thở trong không gian như lương thực cho cơ thể không mấy người mua sắm được.
Vào những lúc bạn cảm thấy phiền muộn, bối rối, thất vọng với chính mình và với cuộc sống, mời bạn, chúng ta cùng hướng về căn phòng đóng kín cửa với Đức Giêsu Phục Sinh đang hiện diện ở giữa căn phòng, và nói với Ngài,
LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa, trong Mùa Phục Sinh, xin chúc lành trên con lời chúc bình an năm xưa để con thôi không còn lo lắng, phiền muộn, và bối rối như những người môn đệ trong căn phòng đóng kín cửa của thời xưa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:31 12/04/2023
35. Phàm ai muốn được sự thương yêu của Đức Mẹ, thì nhất định Mẹ sẽ bảo hộ phù trì họ.
(Thánh Anselm of Canterbury)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:33 12/04/2023
22. ĐẬU HÒA LAN
Trước mặt vương tử, người diễn trò ảo thuật muốn biểu diễn một trò ảo thuật mà từ trước đến nay chưa ai biểu diễn qua bao giờ, vương tử đồng ý yêu cầu của ông ta.
Người diễn ảo thuật mang một giỏ đậu Hòa Lan đi đến hoàng cung, ông ta bắt đầu biểu diễn ở trong đại sảnh. Ông ta mời rất nhiều người đứng trước mặt ông ta, mỗi người cầm một cái kim trong tay, ông ta dùng hạt đậu Hòa Lan nhắm vào kim ném một phát liền ném trúng và không trượt phát nào cả. Nhìn mục biểu diễn này vương tử nói với ông ta:
- “Này ông bạn, để đạt được kỹ thuật này, chắc chắn là ông bỏ ra rất nhiều thời gian và sức lực để luyện tập nó, ta muốn báo đáp ông một chút gì đó.”
Vương từ nói nhỏ vào tai người hầu đứng kế bên một lúc, người hầu rời khỏi đại sảnh, không lâu sau vác vào một bao lớn, người diễn trò ảo thuật tưởng đó là một bao vàng, rất là vui vẻ.
Vương tử ra lệnh mở cái bao ra, mọi người đều nhìn vào không biết trong bao đựng gì, không đựng gì khác, đó chính là đậu Hòa Lan. Vương tử nói với người diễn trò ào thuật:
- “Loại kỹ thuật này của ông đối với mọi người thì không có thực dụng gì cả, hơn nữa mỗi lần biểu diễn như thế ông kiếm không được nhiều tiền, có thể một ngày nào đó một hạt đậu Hòa Lan ông cũng không có, cho nên ta hy vọng ông nhận món quà nhỏ này của ta.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 22:
Cần phải có kỹ thuật và khổ luyện rất cao thì mới có thể đùng hạt đậu nhỏ bé ném găm vào cây kim. Cũng vậy cuộc sống con người không phải tự nhiên mà thành công, nhưng phải kiên trì thực hành lý tưởng cho dù phài thất bại nhiều lần.
Thành công chỉ có thể đạt được bằng kiên trì qua việc làm được chứng thực, chứ không phải bằng lý thuyết suông.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trước mặt vương tử, người diễn trò ảo thuật muốn biểu diễn một trò ảo thuật mà từ trước đến nay chưa ai biểu diễn qua bao giờ, vương tử đồng ý yêu cầu của ông ta.
Người diễn ảo thuật mang một giỏ đậu Hòa Lan đi đến hoàng cung, ông ta bắt đầu biểu diễn ở trong đại sảnh. Ông ta mời rất nhiều người đứng trước mặt ông ta, mỗi người cầm một cái kim trong tay, ông ta dùng hạt đậu Hòa Lan nhắm vào kim ném một phát liền ném trúng và không trượt phát nào cả. Nhìn mục biểu diễn này vương tử nói với ông ta:
- “Này ông bạn, để đạt được kỹ thuật này, chắc chắn là ông bỏ ra rất nhiều thời gian và sức lực để luyện tập nó, ta muốn báo đáp ông một chút gì đó.”
Vương từ nói nhỏ vào tai người hầu đứng kế bên một lúc, người hầu rời khỏi đại sảnh, không lâu sau vác vào một bao lớn, người diễn trò ảo thuật tưởng đó là một bao vàng, rất là vui vẻ.
Vương tử ra lệnh mở cái bao ra, mọi người đều nhìn vào không biết trong bao đựng gì, không đựng gì khác, đó chính là đậu Hòa Lan. Vương tử nói với người diễn trò ào thuật:
- “Loại kỹ thuật này của ông đối với mọi người thì không có thực dụng gì cả, hơn nữa mỗi lần biểu diễn như thế ông kiếm không được nhiều tiền, có thể một ngày nào đó một hạt đậu Hòa Lan ông cũng không có, cho nên ta hy vọng ông nhận món quà nhỏ này của ta.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 22:
Cần phải có kỹ thuật và khổ luyện rất cao thì mới có thể đùng hạt đậu nhỏ bé ném găm vào cây kim. Cũng vậy cuộc sống con người không phải tự nhiên mà thành công, nhưng phải kiên trì thực hành lý tưởng cho dù phài thất bại nhiều lần.
Thành công chỉ có thể đạt được bằng kiên trì qua việc làm được chứng thực, chứ không phải bằng lý thuyết suông.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Suy Niệm Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:20 12/04/2023
Vết thương của Đấng Phục Sinh
Suy Niệm Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa
(Ga 20, 19-31)
Tin Mừng thánh Gioan (Ga 20, 19-31) mô tả, Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra tỏ cho các Tông Đồ, đặc biệt thánh Tôma đã tận mắt thấy những vết thương của đôi tay, chân và cạnh sườn Chúa bị đâm thâu qua. Đó là những vết thương hằn in trên cơ thể của Người lúc còn sống, ngay cả sau khi phục sinh.
Câu hỏi lớn được đặt ra : Tại sao Chúa Giêsu sống lại rồi mà trên thân thể vẫn con mang những vết thương?
Thưa : Hơn bao giờ hết, nhân loại đang cần Chúa bị đóng đinh và phục sinh mang những vết thương. Chỉ có một mình Chúa Giêsu Phục Sinh mang những vết thương mới có quyền nói với chúng ta về hòa bình. Những vết thương ấy là của chúng ta, vì tội lỗi chúng ta đã gây ra cho Chúa, và cả sự cứng lòng cũng như sự thù hận anh em của chúng ta. Những vết thương trên thân thể của Chúa Giêsu Phục Sinh là dấu chỉ của trận chiến mà Người đã chiến đấu và chiến thắng cho chúng ta, đã chiến thắng bằng vũ khí của tình yêu, để chúng ta có được hòa bình và sống trong bình an.
Vết thương mang lại bình an
Tin Mừng mô tả : Khi các môn đệ đang khóa mình sau những cánh cửa đóng kín, đầy sợ hãi, đau khổ. Bỗng Chúa Giêsu hiện ra đứng giưa các ông và nói: “Bình an cho các con!” (Ga 20, 19-21). Chúng ta tự hỏi: Các môn đệ Chúa Giêsu đang cần gì? Thế giới đang cần gì? Nước Việt nam cần gì? Bản thân chúng ta cần gì? Thưa: Bình an !
“Bình an cho các con!” (Ga 20, 19-21). Ðây không phải là một lời chào, cũng không phải là một lời cầu chúc đơn sơ, nhưng là ơn quí trọng Chúa Kitô Phục Sinh cống hiến cho các mộn đệ sau khi đã trải qua cái chết thương đau.
“Bình an cho các con!” (Ga 20, 19-21). Đây là hồng ân phát sinh từ những vết thương vinh quang, mà Tôma đã tận mắt chứng kiến tám ngày sau. Thật không thể nào hiểu nổi và tin được lòng thương xót của Thiên Chúa. Người trao ban bình an cho các môn đệ như lời Người đã hứa: “Thầy ban bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như kiểu thế gian ban” (Ga 14,27). Bình an này là chiến thắng của Chúa Kitô Phục Sinh, hoa trái tình yêu của Thiên Chúa trên sự dữ và tha thứ. Các môn đệ hết sức vui mừng khi Chúa trao ban bình an. Sợ hãi cũng biến mất nơi các ông.
Hơn một năm qua, trên các phương tiện truyền thông báo chí, chúng ta vẫn nghe chiến tranh tại Ucraina. Vậy nhân loại cần gì? Thưa: Bình an, chỉ có Chúa Kitô Phục Sinh mới cứu con người khỏi chiến tranh và ban bình an cho thế giới. Nhân loại nói chung và mỗi người chúng ta nói riêng đều cần bình an. Nếu con người biết yêu thương nhau, thì con người mới xứng đáng lãnh được bình an của Chúa Kitô, và chiến tranh mới lui dần. Con người càng thương xót nhau, càng yêu thương nhau, thì chiến tranh càng bị đẩy lùi. Vì vậy chúng ta phải thành thật nhận lỗi của mình thì chúng ta mới có thể xây dựng môt thế giới hòa bình. Chúng ta hãy xin với Chúa Giêsu Phục Sinh xót thương và ban bình an cho thế giới.
Vết thương của sự tha thứ
Chúa đưa đôi tay và cạnh sườn còn in những dấu tích của cuộc thương khó và nói với các ông: “Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại” (Ga 20, 21- 23). Chúa Giêsu trao phó cho các ông hồng ân “tha thứ các tội lỗi” diễn tả lòng xót thương vô bờ của Thiên Chúa đối với nhân loại, hồng ân này phát sinh từ những vết thương của đôi tay, đôi chân và nhất là của cạnh sườn Chúa bị đâm thâu qua. Từ đó, một làn sóng tình thương nhân từ và tha thứ đổ xuống trên toàn thế giới, hòa giải tất cả và tái tạo tâm hồn, mang lại cho thế giới niềm hy vọng. Cử chỉ trao ban bình an của Chúa cho các môn đệ, biến các ông từ những người đang lo sợ và kinh ngạc, trở nên những được thứ tha và thành thừa tác viên của Bí tích Hòa giải.
Từ sợ hãi đến niềm vui
“Những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do thái” (Ga 20,19). Không phải sợ. Hầu như sợ hãi là không thể nhưng chúng tồn tại và có thật. Sợ hãi làm cho cửa lòng mình đóng lại với người khác. Sau khi Chúa chết, nhà các môn đệ giống như ngôi mộ, họ sống với sự sợ hãi, sợ chết. Chúa Giêsu không còn ở trong Mộ, bởi vì Người không thể nào là người tù của sự chết (x. Cv 2, 24) và ngôi mộ không thể nào giữ lại “Đấng hằng sống“ (Kh 1,8), Đấng là chính nguồn mạch của sự sống đã kết thúc cuộc hành trình nơi ngôi mộ như mọi người, nhưng Người đã chiến thắng sự chết, sống lại ra khỏi mồ. Cái chết đã bị đánh bại: vậy thì còn gì phải sợ? “Họ vui mừng khi thấy Chúa” : các môn đệ từ sợ hãi đến vui mừng.
Chúa vui, các môn đệ vui, niềm vui của tình Thầy trò bén dễ sâu trong tình yêu. Niềm vui này không tách rời khỏi Thập Giá, nhưng trong khả năng của mình, con người có thể hiểu được Thập Giá và thảm kịch của con người. Bình an và niềm vui là những “món quà” của Chúa Kitô, đồng thời “dấu chỉ” để nhận biết Người. Sự bình an và niềm vui nảy nở trong tự do và hy sinh.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ của lòng nhân từ và hay thương xót, xin giúp chúng con là con cái Mẹ duy trì lòng tin vào Con Mẹ, Đấng cứu chuộc chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa
(Ga 20, 19-31)
Tin Mừng thánh Gioan (Ga 20, 19-31) mô tả, Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra tỏ cho các Tông Đồ, đặc biệt thánh Tôma đã tận mắt thấy những vết thương của đôi tay, chân và cạnh sườn Chúa bị đâm thâu qua. Đó là những vết thương hằn in trên cơ thể của Người lúc còn sống, ngay cả sau khi phục sinh.
Câu hỏi lớn được đặt ra : Tại sao Chúa Giêsu sống lại rồi mà trên thân thể vẫn con mang những vết thương?
Thưa : Hơn bao giờ hết, nhân loại đang cần Chúa bị đóng đinh và phục sinh mang những vết thương. Chỉ có một mình Chúa Giêsu Phục Sinh mang những vết thương mới có quyền nói với chúng ta về hòa bình. Những vết thương ấy là của chúng ta, vì tội lỗi chúng ta đã gây ra cho Chúa, và cả sự cứng lòng cũng như sự thù hận anh em của chúng ta. Những vết thương trên thân thể của Chúa Giêsu Phục Sinh là dấu chỉ của trận chiến mà Người đã chiến đấu và chiến thắng cho chúng ta, đã chiến thắng bằng vũ khí của tình yêu, để chúng ta có được hòa bình và sống trong bình an.
Vết thương mang lại bình an
Tin Mừng mô tả : Khi các môn đệ đang khóa mình sau những cánh cửa đóng kín, đầy sợ hãi, đau khổ. Bỗng Chúa Giêsu hiện ra đứng giưa các ông và nói: “Bình an cho các con!” (Ga 20, 19-21). Chúng ta tự hỏi: Các môn đệ Chúa Giêsu đang cần gì? Thế giới đang cần gì? Nước Việt nam cần gì? Bản thân chúng ta cần gì? Thưa: Bình an !
“Bình an cho các con!” (Ga 20, 19-21). Ðây không phải là một lời chào, cũng không phải là một lời cầu chúc đơn sơ, nhưng là ơn quí trọng Chúa Kitô Phục Sinh cống hiến cho các mộn đệ sau khi đã trải qua cái chết thương đau.
“Bình an cho các con!” (Ga 20, 19-21). Đây là hồng ân phát sinh từ những vết thương vinh quang, mà Tôma đã tận mắt chứng kiến tám ngày sau. Thật không thể nào hiểu nổi và tin được lòng thương xót của Thiên Chúa. Người trao ban bình an cho các môn đệ như lời Người đã hứa: “Thầy ban bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như kiểu thế gian ban” (Ga 14,27). Bình an này là chiến thắng của Chúa Kitô Phục Sinh, hoa trái tình yêu của Thiên Chúa trên sự dữ và tha thứ. Các môn đệ hết sức vui mừng khi Chúa trao ban bình an. Sợ hãi cũng biến mất nơi các ông.
Hơn một năm qua, trên các phương tiện truyền thông báo chí, chúng ta vẫn nghe chiến tranh tại Ucraina. Vậy nhân loại cần gì? Thưa: Bình an, chỉ có Chúa Kitô Phục Sinh mới cứu con người khỏi chiến tranh và ban bình an cho thế giới. Nhân loại nói chung và mỗi người chúng ta nói riêng đều cần bình an. Nếu con người biết yêu thương nhau, thì con người mới xứng đáng lãnh được bình an của Chúa Kitô, và chiến tranh mới lui dần. Con người càng thương xót nhau, càng yêu thương nhau, thì chiến tranh càng bị đẩy lùi. Vì vậy chúng ta phải thành thật nhận lỗi của mình thì chúng ta mới có thể xây dựng môt thế giới hòa bình. Chúng ta hãy xin với Chúa Giêsu Phục Sinh xót thương và ban bình an cho thế giới.
Vết thương của sự tha thứ
Chúa đưa đôi tay và cạnh sườn còn in những dấu tích của cuộc thương khó và nói với các ông: “Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại” (Ga 20, 21- 23). Chúa Giêsu trao phó cho các ông hồng ân “tha thứ các tội lỗi” diễn tả lòng xót thương vô bờ của Thiên Chúa đối với nhân loại, hồng ân này phát sinh từ những vết thương của đôi tay, đôi chân và nhất là của cạnh sườn Chúa bị đâm thâu qua. Từ đó, một làn sóng tình thương nhân từ và tha thứ đổ xuống trên toàn thế giới, hòa giải tất cả và tái tạo tâm hồn, mang lại cho thế giới niềm hy vọng. Cử chỉ trao ban bình an của Chúa cho các môn đệ, biến các ông từ những người đang lo sợ và kinh ngạc, trở nên những được thứ tha và thành thừa tác viên của Bí tích Hòa giải.
Từ sợ hãi đến niềm vui
“Những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do thái” (Ga 20,19). Không phải sợ. Hầu như sợ hãi là không thể nhưng chúng tồn tại và có thật. Sợ hãi làm cho cửa lòng mình đóng lại với người khác. Sau khi Chúa chết, nhà các môn đệ giống như ngôi mộ, họ sống với sự sợ hãi, sợ chết. Chúa Giêsu không còn ở trong Mộ, bởi vì Người không thể nào là người tù của sự chết (x. Cv 2, 24) và ngôi mộ không thể nào giữ lại “Đấng hằng sống“ (Kh 1,8), Đấng là chính nguồn mạch của sự sống đã kết thúc cuộc hành trình nơi ngôi mộ như mọi người, nhưng Người đã chiến thắng sự chết, sống lại ra khỏi mồ. Cái chết đã bị đánh bại: vậy thì còn gì phải sợ? “Họ vui mừng khi thấy Chúa” : các môn đệ từ sợ hãi đến vui mừng.
Chúa vui, các môn đệ vui, niềm vui của tình Thầy trò bén dễ sâu trong tình yêu. Niềm vui này không tách rời khỏi Thập Giá, nhưng trong khả năng của mình, con người có thể hiểu được Thập Giá và thảm kịch của con người. Bình an và niềm vui là những “món quà” của Chúa Kitô, đồng thời “dấu chỉ” để nhận biết Người. Sự bình an và niềm vui nảy nở trong tự do và hy sinh.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ của lòng nhân từ và hay thương xót, xin giúp chúng con là con cái Mẹ duy trì lòng tin vào Con Mẹ, Đấng cứu chuộc chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Trải nghiệm một niềm vui lạ thường
Lm. Minh Anh
14:52 12/04/2023
TRẢI NGHIỆM MỘT NIỀM VUI LẠ THƯỜNG
“Các ông còn chưa tin, vì mừng quá!”.
Một ấn phẩm Anh trao giải thưởng cho ai định nghĩa hay nhất về “Một Người Bạn Tốt Nhất”. Trong hàng nghìn câu trả lời nhận được, có những câu sau đây: “Một người hiểu được sự im lặng của bạn”; “Một người đến, khi cả thế giới ra đi”; “Một người nhân lên niềm vui, chia sẻ hạnh phúc, nỗi đau; giúp bạn ‘trải nghiệm một niềm vui lạ thường’ ngay giữa những mất mát!”. Câu trả lời cuối cùng này thu hút sự chú ý của nhiều người nhất!
Kính thưa Anh Chị em,
Như “Một Người Bạn Tốt Nhất”, trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu xuất hiện đúng lúc cho những người bạn của Ngài. Luca ghi lại một tâm trạng khó tả; một điều gì đó vừa không thể, vừa rất thật, “Các ông còn chưa tin, vì mừng quá!”. Họ quá đỗi vui mừng đến mức không thể tin đây là sự thật; đúng hơn, họ chưa chuẩn bị đủ để có thể ‘trải nghiệm một niềm vui lạ thường!’.
Bất cứ một cuộc gặp gỡ nào với Chúa Giêsu đều luôn dẫn đến việc ‘trải nghiệm một niềm vui lạ thường!’. Nó vượt quá sự say mê và phấn khích; nó là một kinh nghiệm rất khác! Các môn đệ vui mừng, nhưng ‘Điều này là không thể!’. Hãy chụp lại ‘cái khung tâm trí’ đẹp đẽ này! “Chưa tin” có nghĩa là không chắc mình phải tin điều gì. Kìa, một Giêsu bị đóng đinh đang đứng trước họ với những hõm sâu còn chưa khô trên thân mình; một Giêsu đang nói với họ và yêu cầu một chút gì đó để ăn. Họ sốc, không tin và không chắc! Nhưng dường như nơi họ, vẫn có một niềm vui đang chực bùng nổ; họ sắp ‘trải nghiệm một niềm vui lạ thường’ với những gì họ đang thấy, nhưng có điều gì đó đang kìm hãm. Tất cả là quá tốt, nhưng không biết, có đúng như vậy không?
Phản ứng của các môn đệ cũng có thể là phản ứng của bạn và tôi. Một đôi khi, được nếm hưởng ân sủng của Chúa, chúng ta vẫn thường do dự! Ở đây, có nhiều lý do. Một trong những lý do khiến chúng ta chần chừ trong việc đón nhận ân sủng cách trọn vẹn chính là sự nản lòng! Các môn đệ vô cùng nản lòng trước cái chết của Thầy; và bây giờ, dù Thầy ở trước mặt, họ vẫn do dự trong việc ‘buông bỏ sự nản lòng’ mà họ đang cố ‘ôm chặt’. Cũng thế, chúng ta dễ dàng để cho sức nặng của thế giới, sức nặng của tội lỗi mình hoặc của người khác ghì xuống; chúng ta tức giận, khó chịu và ủ rũ vì những vấn đề phải đối mặt. Chúng ta ‘ôm chặt’ chúng! Đang khi nhận lấy niềm vui phục sinh có nghĩa là ‘buông bỏ’ sự nản lòng, để chăm chút nhìn vào thực tại Chúa muốn chúng ta tập trung vào. Ngài mời chúng ta nhìn xa hơn để đạt được một điều gì đó vĩ đại hơn; Ngài mời tôi nhìn vào chiến thắng của Ngài để có thể vui mừng.
Phêrô, qua bài đọc hôm nay, hướng niềm vui của đoàn người đang chạy theo ông đến việc ‘trải nghiệm một niềm vui lạ thường’ nơi Đấng mà nhờ quyền năng Ngài, anh què bẩm sinh đi được. Thánh Vịnh đáp ca hân hoan, “Lạy Chúa, lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả địa cầu!”.
Anh Chị em,
“Các ông còn chưa tin, vì mừng quá!”. Giêsu, Đấng chiến thắng sự chết, đang ở với chúng ta. Ngài là “Người Bạn Tốt Nhất” nhân lên niềm vui, “Người Bạn đến, khi cả thế giới ra đi”. Hãy sống chết cho tình bạn siêu việt này! Mỗi ngày, qua Lời và Thánh Thể, chúng ta chia sẻ chính sự sống của Ngài; nhờ đó, bạn và tôi trải nghiệm thiên đàng ngay giữa biển trần đầy lo lắng. Vì thế, hãy sống giây phút hiện tại, thưởng thức nó! Mọi khoảnh khắc là thời điểm đẹp nhất, vui nhất, hạnh phúc nhất Thiên Chúa cho chúng ta nếm cảm; vì biết rằng, Giêsu, “Người Bạn Tốt Nhất” có thể giúp bạn và tôi ‘trải nghiệm một niềm vui lạ thường’ ngay giữa những mất mát!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin lấy khỏi con những vui thoả ‘tầm thường’; giúp con buông bỏ những gì không cần thiết, hầu con hưởng nếm niềm vui ‘lạ thường’ của Chúa một khi con được biến đổi!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Niềm đam mê rao giảng Tin Mừng: chứng tá, Thánh Phaolô 2
Vu Van An
14:52 12/04/2023
Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô, thứ Tư, ngày 12 tháng 4 năm 2023, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý nói về niềm đam mê rao giảng Tin mừng của ngài, nhấn mạnh một lần nữa tới chứng tá của Thánh Phaolô. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh công bố:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Hai tuần trước, sau khi đã thấy lòng nhiệt thành bản thân của Thánh Phaolô đối với Tin Mừng, giờ đây chúng ta có thể suy tư sâu sắc hơn về lòng nhiệt thành Tin Mừng như chính ngài nói về nó và mô tả nó trong một số bức thư của ngài.
Nhờ kinh nghiệm bản thân, Thánh Phaolô không phải là không ý thức được mối nguy hiểm của lòng sốt sắng méo mó, đi sai hướng. Chính ngài đã rơi vào mối nguy hiểm này trước cuộc ngã ngựa đầy tính quan phòng trên đường đi Đamascô. Đôi khi chúng ta phải đối phó với lòng nhiệt thành sai hướng, ngoan cố chì trí tuân giữ những chuẩn mực hoàn toàn của con người và lỗi thời đối với cộng đoàn Kitô hữu. Thánh Tông đồ viết: “Họ nhiệt thành với anh em không phải vì mục đích tốt” (Gl 4:17). Chúng ta không thể bỏ qua mối quan tâm lo lắng mà với nó, một số người cống hiến hết mình cho những mục tiêu sai trái ngay cả trong chính cộng đồng Kitô giáo; người ta có thể khoe khoang về lòng nhiệt thành truyền giáo giả tạo trong khi thực sự theo đuổi hư vinh hoặc các xác tín của chính mình hoặc một chút tự ái.
Vì lý do này, chúng ta tự hỏi, theo Thánh Phaolô, những đặc điểm của lòng nhiệt thành truyền giáo thực sự là gì? Bản văn mà chúng ta đã nghe ở lúc đầu có vẻ hữu ích cho việc này, một danh sách các “vũ khí” mà Vị Tông Đồ chỉ ra cho trận chiến thiêng liêng. Trong số này có sự sẵn sàng truyền bá Tin Mừng, được một số người dịch là “sốt sắng” – người này nhiệt tình trong việc thực hiện những ý tưởng này, những điều này – và được nhắc đến như một “chiếc giày”. Tại sao? Lòng nhiệt thành đối với Tin Mừng liên quan thế nào đến những gì bạn mang ở chân? Ẩn dụ này lấy từ một đoạn văn của tiên tri Isaia, người đã nói như sau: “Đẹp thay, trên đồi núi, bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ, và nói với Xion rằng: ‘Thiên Chúa ngươi là Vua hiển trị’” (52:7).
Ở đây cũng vậy, chúng ta thấy nói đến bàn chân của người loan báo Tin mừng. Tại sao? Bởi vì người đi rao giảng phải di chuyển, phải bước đi! Nhưng chúng ta cũng lưu ý rằng trong bản văn này, Thánh Phaolô nói về giày dép như một phần của bộ áo giáp, giống như trang bị của một người lính khi ra trận: trong chiến đấu, điều cần thiết là phải có chỗ đứng vững chắc để tránh các cạm bẫy của địa hình – bởi vì kẻ thù thường rải đầy cạm bẫy trên chiến trường – và để có sức mạnh chạy và di chuyển đúng hướng. Vì vậy, giày là để chạy và để tránh tất cả những thứ này của kẻ thù.
Lòng nhiệt thành truyền giáo là chỗ dựa trên đó việc loan báo đặt cơ sở, và những người loan báo phần nào giống như đôi chân của thân thể Chúa Kitô là Giáo hội. Không có lời tuyên bố nếu không có chuyển động, không có sự “đi ra ngoài”, không có sáng kiến. Điều này có nghĩa là sẽ không có Kitô hữu nào nếu không di chuyển; không có Kitô hữu nào nếu Kitô hữu không ra khỏi chính mình để lên đường và mang theo lời công bố. Không có công bố nào nếu không có chuyển động, không có bước đi. Người ta không đứng yên loan báo Tin Mừng, nhốt mình trong một văn phòng, tại bàn làm việc hay máy tính của mình, tranh luận như những “anh hùng bàn đánh chữ” [keyboard warriors] và thay thế tính sáng tạo của việc công bố bằng những ý tưởng sao và dán lấy từ chỗ này chỗ kia. Tin Mừng được loan báo bằng cách di chuyển, bằng cách bước đi, bằng cách đi.
Thuật ngữ được Thánh Phaolô sử dụng để chỉ giày dép của những người mang Tin Mừng là một từ Hy Lạp có nghĩa là sẵn sàng, chuẩn bị, sốt sắng. Nó trái ngược với sự cẩu thả, không tương ứng với tình yêu. Thật vậy, ở chỗ khác, thánh Phaolô nói: “nhiệt thành, không trễ nải; lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa” (Rm 12:11). Thái độ này là thái độ bắt buộc trong Sách Xuất Hành để cử hành hy tế giải thoát trong Lễ Vượt Qua: “Các ngươi sẽ ăn lễ này theo cách này: lưng thắt lưng, chân mang dép, tay cầm gậy; và các ngươi sẽ ăn nó trong vội vàng. Đó là Lễ Vượt Qua của Chúa. Vì Ta sẽ đi ngang qua xứ Ai Cập đêm đó” (12:11-12a).
Sứ giả sẵn sàng ra đi, và biết rằng Chúa đi ngang qua cách lạ lùng. Do đó, họ phải thoát khỏi những đồ án và chuẩn bị cho một hành động mới và bất ngờ: chuẩn bị cho những điều bất ngờ. Người loan báo Tin Mừng không thể bị hóa đá trong những cái cũi của sự hợp lý hay ý tưởng cho rằng “mọi việc vẫn luôn được thực hiện theo cách này,” nhưng sẵn sàng đi theo một sự khôn ngoan không thuộc về thế gian này, như Thánh Phaolô đã nói khi nói về chính mình: “Lời nói và sứ điệp của tôi không phải hệ ở những lời lẽ khôn ngoan hợp lý, nhưng ở việc biểu dương Thần Khí và quyền năng, để đức tin của anh em không hệ tại ở sự khôn ngoan của loài người, nhưng ở ở quyền năng của Thiên Chúa” (1 Cr 2:4-5).
Đây là lý do tại sao, thưa anh chị em, điều quan trọng là phải có sự sẵn sàng cho sự mới mẻ của Tin Mừng, thái độ này bao gồm đà đẩy, có sáng kiến, đi trước. Nó có nghĩa là không bỏ qua những cơ hội loan báo Tin Mừng hòa bình, thứ hòa bình mà Chúa Kitô biết trao ban nhiều hơn và tốt hơn thế gian ban tặng.
Và vì lý do này, tôi khuyên anh chị em trở thành những người loan báo Tin Mừng biết tiến bước, không chút sợ hãi, tiến bước để mang vẻ đẹp của Chúa Giêsu, mang sự mới mẻ của Chúa Giêsu, Đấng thay đổi mọi sự. “Vâng, thưa Cha, Người thay đổi lịch, bởi vì nay chúng ta tính các năm bắt đầu từ Chúa Giêsu…” Nhưng có phải Người cũng thay đổi tấm lòng không? Và anh chị em có sẵn sàng để Chúa Giêsu thay đổi tấm lòng của anh chị em không? Hay anh chị em là một Kitô hữu hâm hấp, người không di chuyển? Hãy suy nghĩ về điều đó: anh chị em có phải là người nhiệt thành với Chúa Giêsu không, anh chị em có đang tiến tới không? Hãy suy nghĩ về điều đó một chút.
Lòng thương xót của Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta, ngay cả khi thế giới đối diện với chiến tranh
Thanh Quảng sdb
16:26 12/04/2023
Lòng thương xót của Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta, ngay cả khi thế giới đối diện với chiến tranh
Đức Thánh Cha Phanxicô lập lại lời cầu nguyện cho hòa bình thế giới đang đối diện với nhiều cuộc chiến, và nhắc lại kỷ niệm 60 năm thông điệp của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII “Bình An Dưới Đất” - “Pacem in Terris”.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
“Ngày nay, khi thế giới ngày càng bị cuốn sâu vào chiến tranh và xa rời Thiên Chúa, thì chúng ta càng cần đến Lòng Thương Xót của Thiên Chúa hơn nữa.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi hòa bình đó vào thứ Tư trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần với khách hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Trong lời chào mừng ĐTC nói tiếng Ba Lan, ngài nhắc lại việc cử hành Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót sắp tới.
Lễ Trọng kính Lòng Chúa Thương Xót được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập “theo ý muốn của Chúa Giêsu và được thánh nữ Faustina Kowalska cổ súy cách đây gần một thế kỷ.”
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục lời cầu nguyện của mình cho thế giới bằng cách trích dẫn lời cầu nguyện từ chuỗi kinh Lòng Thương Xót Chúa: “Vì cuộc Khổ nạn đau thương của Người, xin thương xót chúng con và toàn thế giới.”
Kết thúc buổi tiếp kiến, ĐTC nhấn mạnh rằng Chúa “không bao giờ ngừng thương xót.”
ĐTC nói: “Chúng ta hãy chiêm ngắm lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng luôn chào đón và đồng hành với chúng ta, Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta!”
Hòa bình được xây dựng trên sự thật, công lý và hợp tác
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại dịp kỷ niệm 60 năm Thông điệp “Bình An Dưới Thế” - Pacem in Terris – được công bố vào năm 1963 của Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII, với tiêu đề “Về việc thiết lập hòa bình phổ quát trong sự thật, công lý, bác ái và tự do”.
ĐTC lưu ý rằng thông điệp đánh dấu một bước ngoặt cho hòa bình được viết vào thời điểm căng thẳng lên đến đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Đức Gioan XXIII đã mở ra cho mọi người khả năng nói về hòa bình và đưa ra các tiêu chuẩn để xây dựng hòa bình giữa các dân tộc.
“Thông điệp của ngài là một phước lành cho nhân loại, giống như một tia sáng giữa những đám mây đen,” ngài nói. “Thông điệp của Đức Gioan XXIII vẫn còn phù hợp cho đến ngày hôm nay.”
Đức Thánh Cha đã trích dẫn đoạn 114 của Tông huấn Pacem in Terris để nhắc lại lời kêu gọi của ngài đối với các mối quan hệ quốc tế dựa trên lý trí thay vì sức mạnh vũ khí.
“Mối quan hệ giữa các quốc gia, cũng như giữa các cá nhân, không phải được điều chỉnh bằng vũ lực, mà phải tuân theo các nguyên tắc của lý trí đúng đắn: các nguyên tắc đó là sự thật, công lý và sự hợp tác mạnh mẽ và chân thành.”
ĐTC khuyến khích mọi người đọc thông điệp và kêu gọi các chính trị gia lấy cảm hứng từ thông điệp đó khi họ đưa ra các quyết định chính sách.
Cầu nguyện cho Ukraina
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại lời kêu gọi thường được ngài lặp đi lặp lại là cầu nguyện cho Ukraine, một đất nước đang phải gánh chịu hậu quả bởi cuộc xâm lược của Nga.
Ngài nói: “Chúng ta hãy kiên trì cầu nguyện cho những người Ukraine tử vì đạo. “Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa xoa dịu những đau khổ to lớn này cho Ukraine.”
Đức Thánh Cha Phanxicô lập lại lời cầu nguyện cho hòa bình thế giới đang đối diện với nhiều cuộc chiến, và nhắc lại kỷ niệm 60 năm thông điệp của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII “Bình An Dưới Đất” - “Pacem in Terris”.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
“Ngày nay, khi thế giới ngày càng bị cuốn sâu vào chiến tranh và xa rời Thiên Chúa, thì chúng ta càng cần đến Lòng Thương Xót của Thiên Chúa hơn nữa.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi hòa bình đó vào thứ Tư trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần với khách hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Trong lời chào mừng ĐTC nói tiếng Ba Lan, ngài nhắc lại việc cử hành Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót sắp tới.
Lễ Trọng kính Lòng Chúa Thương Xót được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập “theo ý muốn của Chúa Giêsu và được thánh nữ Faustina Kowalska cổ súy cách đây gần một thế kỷ.”
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục lời cầu nguyện của mình cho thế giới bằng cách trích dẫn lời cầu nguyện từ chuỗi kinh Lòng Thương Xót Chúa: “Vì cuộc Khổ nạn đau thương của Người, xin thương xót chúng con và toàn thế giới.”
Kết thúc buổi tiếp kiến, ĐTC nhấn mạnh rằng Chúa “không bao giờ ngừng thương xót.”
ĐTC nói: “Chúng ta hãy chiêm ngắm lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng luôn chào đón và đồng hành với chúng ta, Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta!”
Hòa bình được xây dựng trên sự thật, công lý và hợp tác
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại dịp kỷ niệm 60 năm Thông điệp “Bình An Dưới Thế” - Pacem in Terris – được công bố vào năm 1963 của Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII, với tiêu đề “Về việc thiết lập hòa bình phổ quát trong sự thật, công lý, bác ái và tự do”.
ĐTC lưu ý rằng thông điệp đánh dấu một bước ngoặt cho hòa bình được viết vào thời điểm căng thẳng lên đến đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Đức Gioan XXIII đã mở ra cho mọi người khả năng nói về hòa bình và đưa ra các tiêu chuẩn để xây dựng hòa bình giữa các dân tộc.
“Thông điệp của ngài là một phước lành cho nhân loại, giống như một tia sáng giữa những đám mây đen,” ngài nói. “Thông điệp của Đức Gioan XXIII vẫn còn phù hợp cho đến ngày hôm nay.”
Đức Thánh Cha đã trích dẫn đoạn 114 của Tông huấn Pacem in Terris để nhắc lại lời kêu gọi của ngài đối với các mối quan hệ quốc tế dựa trên lý trí thay vì sức mạnh vũ khí.
“Mối quan hệ giữa các quốc gia, cũng như giữa các cá nhân, không phải được điều chỉnh bằng vũ lực, mà phải tuân theo các nguyên tắc của lý trí đúng đắn: các nguyên tắc đó là sự thật, công lý và sự hợp tác mạnh mẽ và chân thành.”
ĐTC khuyến khích mọi người đọc thông điệp và kêu gọi các chính trị gia lấy cảm hứng từ thông điệp đó khi họ đưa ra các quyết định chính sách.
Cầu nguyện cho Ukraina
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại lời kêu gọi thường được ngài lặp đi lặp lại là cầu nguyện cho Ukraine, một đất nước đang phải gánh chịu hậu quả bởi cuộc xâm lược của Nga.
Ngài nói: “Chúng ta hãy kiên trì cầu nguyện cho những người Ukraine tử vì đạo. “Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa xoa dịu những đau khổ to lớn này cho Ukraine.”
Đức Tổng Giám mục Louisville cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ xả súng vào Thứ Hai Phục Sinh
Đặng Tự Do
17:18 12/04/2023
Đức Tổng Giám mục Shelton Fabre của Louisville đã xin cầu nguyện cho những người liên quan sau vụ xả súng vào Thứ Hai Phục sinh tại một ngân hàng ở trung tâm thành phố Louisville, khiến 5 người thiệt mạng và ít nhất 8 người khác bị thương.
“Trái tim tôi nặng trĩu khi chúng ta biết về một vụ xả súng hàng loạt khác, hiện đang xảy ra trong cộng đồng Louisville của chính chúng ta,” Đức Cha Fabre nói trong một tuyên bố với The Record, là tờ báo của tổng giáo phận.
“Ngay cả với niềm hy vọng Phục sinh của chúng ta vừa được tái tạo gần đây, chúng ta đã nhanh chóng được nhắc nhở rằng chúng ta vẫn đang sống dưới bóng của thập tự giá, thập tự giá của bạo lực vô nghĩa.”
“Bây giờ, xin hãy cùng với tôi cầu nguyện cho những người đã chết và những người bị thương và cho gia đình của họ,” Đức Cha Fabre, người được bổ nhiệm làm giám mục chỉ hơn một năm trước, nói tiếp. “Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho tất cả mọi người trong cộng đồng của mình khi chúng ta đối phó với thảm kịch này.”
Một nhân viên 25 tuổi của ngân hàng đã nổ súng vào đồng nghiệp của mình vào sáng thứ Hai, giết chết bốn người trong số họ. Một nhân viên thứ năm sau đó đã chết trong bệnh viện. Một số người khác, trong đó có một sĩ quan cảnh sát bị bắn vào đầu, đang hồi phục. Kẻ nổ súng, theo cảnh sát, đã mua súng hợp pháp sáu ngày trước khi nổ súng, và đã chết sau cuộc đọ súng với cảnh sát.
Thống đốc bang Kentucky Andy Beshear, một phó tế Công Giáo, cũng xin cầu nguyện.
“Điều này thật kinh khủng. Tôi có một người bạn rất thân đã không qua khỏi hôm nay và một người khác đang ở bệnh viện,” ông nói, theo báo cáo của The Record. “Khi chúng ta nói về việc cầu nguyện, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ làm được.”
Source:Catholic News Agency
Nhật Ký Trừ Tà số 234: Giuđa có bị quỷ ám không? Nhà Trừ Tà tin đã chạm trán Giuđa
Đặng Tự Do
17:20 12/04/2023
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #234: Was Judas possessed?”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 234: Giuđa có bị quỷ ám không?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trong Tuần Thánh, chúng ta đọc các trình thuật Tin Mừng về sự phản bội của Giuđa. Đó là một tội lỗi xấu xa. Kinh thánh nói rằng Giuđa là một tên trộm và đã lấy tiền từ quỹ chung (Ga 12:6). Hơn nữa, anh ta đã âm mưu với các thầy tư tế và những người cai quản Đền thờ để nộp Chúa Giêsu cho họ. Một sự mở đầu thực sự cho ma quỷ.
Nhưng anh ta có bị quỷ ám không? Kinh Thánh rõ ràng và sinh động: “Rồi Satan nhập vào Giuđa” (Lc 22:3). Hơn nữa, Tin Mừng Gioan kể chính xác thời điểm Giuđa bị quỷ nhập: “Y vừa ăn xong miếng bánh, Satan liền nhập vào y” (Ga 13:27). Một số học giả tin rằng điều này đề cập đến việc Giuđa đã nhận Mình Thánh Chúa mà không có đức tin và thực sự là một kẻ phản bội. Giuđa lập tức rời Bữa Tiệc Ly và Phúc Âm nói: “Trời đã tối” (Ga 13:30).
Trong một cuộc trừ quỷ rất khó khăn cách đây một thời gian, chúng tôi phải đối mặt với hàng trăm con quỷ. Chúng tôi đã trải qua hết lớp này đến lớp khác của các đoàn quân ma quỷ, mỗi nhóm do một thủ lĩnh khác nhau chỉ huy. Tại mỗi thời điểm, tôi yêu cầu được biết tên của người lãnh đạo nhóm đó, điều này đã giúp loại bỏ họ. Khi mỗi tên đầu lĩnh rời đi, toàn bộ nhóm của nó cũng rời đi.
Tại một thời điểm, khi hỏi tên, tôi đã rất ngạc nhiên khi nghe câu trả lời, “Giuđa!” Tôi hỏi thêm: “Mày là quỷ sử dụng tên của hắn hay là người thật đã phản bội Chúa Giêsu?” Trong một tiếng hét đầy xấu hổ, anh ta trả lời rằng anh ta thực sự là người ấy. Ít lâu sau, Giuđa bị trục xuất. Tôi tự hỏi làm thế nào điều đó xảy ra, vì tôi không có chút cảm nhận nào rằng Giuđa đã rời đi. Những con quỷ nói: “Bà ấy đuổi anh ta ra ngoài.” Dĩ nhiên, họ muốn nói đến Đức Maria, mẹ của Chúa Giêsu.*
Trong khi Giáo hội chưa bao giờ nêu đích danh ai là người chắc chắn phải ở trong hỏa ngục, thì chính Chúa Giêsu đã nói về Giuđa: “Thà nó đừng sinh ra thì hơn” (Mt 26:24). Rõ ràng, Giuđa tuyệt vọng về Lòng Thương Xót của Chúa và treo cổ tự tử. Giá mà anh ta quay về với Chúa Giêsu trong sự ăn năn thực sự thì anh ta đã được cứu. Nếu kinh nghiệm của tôi là chính xác, Giuđa đã ra hư mất.
Không ai nằm ngoài Lòng Thương Xót của Chúa, ngoại trừ những người từ chối Lòng Thương Xót của Ngài. *** Gần đây, một người phụ nữ đến gặp tôi và nói rằng Chúa nổi giận với cô ấy và sẽ không tha thứ cho cô ấy, mặc dù cô ấy đã ăn năn. Nhưng giọng nói trong đầu nói rằng cô không thể được tha thứ thực sự là giọng nói của Satan.
Trong những tuần lễ cực thánh này, khi chúng ta nhìn lên Thánh Giá, điều đó sẽ thuyết phục chúng ta rằng tình yêu và Lòng Thương Xót của Thiên Chúa là vô tận đối với thế giới và đối với mỗi người chúng ta.
Source:Catholic Exorcism
Đức Giáo Hoàng muốn làm sáng tỏ bí ẩn về trường hợp cô gái mất tích 40 năm qua ở Rôma
Đặng Tự Do
17:21 12/04/2023
Một trong những bí ẩn dai dẳng nhất của Ý, là vụ mất tích của một nữ sinh sống ở Vatican cách đây 40 năm. Vu này vừa bước sang một chương mới vào hôm thứ Ba khi anh trai cô gặp một điều tra viên của Vatican, là người mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép tự do tiếp cận với mọi người để điều tra vụ này.
Trong bốn thập kỷ qua, các ngôi mộ đã được mở ra, xương đã được khai quật từ các khu mộ bị lãng quên và các thuyết âm mưu đã có rất nhiều nỗ lực để xác định chính xác điều gì đã xảy ra với Emanuela Orlandi.
Là con gái của một người tiếp tân cư ngụ ở Vatican, Orlandi, khi đó 15 tuổi, đã không thể trở về nhà vào ngày 22 tháng 6 năm 1983 sau một buổi học nhạc ở Rôma.
Vụ án, vốn là chủ đề của các cuộc điều tra liên tục ở Ý và Vatican, đã thu hút sự chú ý mới trên toàn thế giới sau khi loạt phim “Cô gái Vatican” của Netflix được phát hành vào cuối năm ngoái.
Vào Tháng Giêng, công tố viên trưởng của Vatican Alessandro Diddi đã mở lại một cuộc điều tra không có hồi kết trước đó của Vatican sau khi ông thừa hưởng các hồ sơ từ người tiền nhiệm đã nghỉ hưu.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Corriere della Sera, nghĩa là Tin Chiều, trước cuộc họp, Diddi cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô muốn “sự thật được phơi bày mà không có bất kỳ sự dè dặt nào”. Ông nói rằng Đức Giáo Hoàng có một “ý chí sắt đá” về vụ án.
Anh trai của Emanuela là Pietro và luật sư của gia đình, Laura Sgro, đã gặp Diddi ở Vatican trong hơn 5 tiếng đồng hồ vào chiều thứ Ba.
“Chúng ta hy vọng điều này có thể làm sáng tỏ tình tiết này và viết nên một trang lịch sử,” Sgro nói với các phóng viên sau đó, nói rằng sự cởi mở của Vatican và quyết tâm của Đức Giáo Hoàng là “hoàn toàn tích cực”.
Các giả thuyết về sự biến mất của Orlando đã lan rộng. Vào những năm 1980, truyền thông Ý suy đoán rằng cô đã bị bắt cóc trong nỗ lực bảo đảm tự do cho Mehmet Ali Agca, người Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ tù năm 1981 vì cố gắng ám sát Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, mặc dù không có gì liên quan và gợi ý này mờ dần theo thời gian.
Các báo cáo khác liên kết cô với ngôi mộ của Enrico De Pedis, một tên cướp được chôn cất trong một vương cung thánh đường ở Rôma. Ngôi mộ của anh ta được mở vào năm 2012 nhưng không có gì được tiết lộ, và trong cuộc phỏng vấn với Corriere della Sera, Diddi cho biết mối liên hệ đáng ngờ giữa vụ mất tích của cô gái và băng nhóm tội phạm Rôma đã bị “đánh giá quá mức”.
Vào năm 2019, gia đình Orlandi nhận được một lá thư nặc danh nói rằng thi thể của Emanuela có thể được giấu giữa những người chết tại Nghĩa trang Teutonic ngay bên trong các bức tường của Vatican, nơi có bức tượng thiên thần cầm cuốn sách có nội dung “Requiescat in Pace,” tiếng Latinh có nghĩa là “Hãy yên nghỉ trong Hòa bình”.
Hai ngôi mộ đã được mở ra và không có gì được tìm thấy, thậm chí không có xương của hai công chúa thế kỷ 19 được cho là được chôn cất ở đó. Các hài cốt rõ ràng đã được chuyển đi trong quá trình tái cơ cấu hàng chục năm trước khi Orlando ra đời.
Vào năm 2018, xương được tìm thấy trong quá trình đào đất tại đại sứ quán Vatican ở Rome đã làm dấy lên làn sóng truyền thông cho rằng chúng có thể thuộc về Orlando hoặc Mirella Gregori, một thiếu niên khác đã biến mất cùng năm. Các xét nghiệm DNA đều âm tính.
Tháng trước, hạ viện Ý đã thông qua việc thành lập một ủy ban quốc hội để điều tra vụ mất tích của cả hai cô gái.
Cảnh sát chưa bao giờ loại trừ khả năng Orlando có thể đã bị bắt cóc và có thể bị giết vì những lý do không liên quan đến Vatican, hoặc là nạn nhân của nạn buôn người.
Nếu còn sống, bây giờ cô ấy đã 55 tuổi.
Source:Reuters
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lý lẽ Bênh vực Chúa Kitô, Chương Dẫn nhập
Vu Van An
17:31 12/04/2023
Lý lẽ Bênh vực Chúa Kitô
Chương Dẫn nhập
Mở lại cuộc điều tra có tính cách đời người
Theo lối nói của các công tố viên, vụ mưu toan giết người kết cho James Dixon là “một vụ chắc ăn như bắp”. Mở rồi đóng. Ngay một cuộc khảo sát lướt qua các chứng cớ cũng đủ để quả quyết rằng Dixon bắn trung sĩ cảnh sát Richard Scanlon vào bụng dưới trong một cuộc hỗn chiến ở phía nam Chicago.
Từ món này đến món khác, từ mẩu này đến mẩu khác, từ nhân chứng này đến nhân chứng khác, bằng chứng đều xiết chặt thòng lọng quanh cổ Dixon. Có đủ dấu tay và một vũ khí, các nhân chứng và một động cơ, một cảnh sát bị thương và một bị cáo với một lịch sử bạo động. Lúc này, hệ thống công lý hình sự ở tư thế sẵn sàng dựng một chiếc cửa sập khiến Dixon sa vào bởi sức nặng của chính tội ác của anh ta.
Các sự kiện khá đơn giản. Trung sĩ Scanlon vội vàng tới số 108 West Place sau khi một người hàng xóm gọi cho cảnh sát để báo cáo có người mang súng. Scanlon tới thì thấy Dixon đang cãi cọ om xòm với người bạn gái của anh ta bên ngưỡng cửa nhà nàng. Cha nàng xuất hiện khi thấy Scanlon, cho rằng ra ngoài lúc này là điều an toàn.
Bỗng nhiên một cuộc ẩu đả diễn ra giữa Dixon và người cha. Trung sĩ lanh lẹ can thiệp, cố gắng ngăn chặn cuộc ẩu đả. Một phát súng vang lên; Scanlon lảo đảo, bị thương ở phần giữa. Ngay lúc đó, hai xe của đội cảnh sát tới, rít lên dừng lại, và các cảnh sát viên ập tới kiềm chế Dixon.
Khẩu A. 22 là súng của Dixon, có dấu tay của anh ta với một viên đạn đã bắn, được tìm thấy gần đấy, nơi rõ ràng anh ta đã ném nó sau khi đã bắn. Người cha không có vũ trang; súng của Scanlon vẫn ở trong vỏ súng. Thuốc súng cháy trên da Scanlon cho thấy ông bị bắn ở tầm rất gần.
May mắn, vết thương của ông không đe dọa tới tính mạng, mặc dù nó đủ nặng để ông được thưởng một huy chương vì lòng can đảm, hãnh diện được trưởng cảnh sát gắn lên ngực ông. Còn về Dixon, khi cảnh sát lục lọi hồ sơ, họ thấy anh ta từng bị kết án vì đã bắn một ai đó. Rõ ràng anh ta rất quen với bạo lực.
Và gần một năm sau, tôi ngồi ở đó, ghi chép tại một phòng toà án gần như trống trơn tại Chicago trong khi Dixon công khai nhìn nhận rằng, đúng, anh phạm tội đã bắn viên cảnh sát kỳ cựu với 15 năm công vụ. Thêm vào số các chứng cớ khác, lời thú tội này đã xiết chặt tội trạng. Chánh án hình sự Frank Machala truyền giam Dixon, rồi đập búa ra hiệu vụ án kết thúc. Công lý đã được phục vụ.
Tôi nhét tập ghi chép vào túi trong của chiếc áo khoác thể thao rồi thong thả xuống cầu thang đi về phía phòng báo chí. Cùng lắm, tôi nghĩ chủ bút của tôi sẽ cho tôi ba đoạn để kể lại câu truyện trên tờ Chicago Tribune vào ngày hôm sau. Chắc chắn, nó chỉ đáng thế. Chả có gì đáng nói. Hay gần như thế, tôi nghĩ vậy.
Một người chỉ điểm rỉ tai
Tôi trả lời điện thoại tại phòng báo chí và nhận ra giọng nói ngay lập tức, đó là người chỉ điểm tôi từng gầy dựng trong năm tôi tường trình những gì diễn ra tại tòa án hình sự. Tôi đoan chắc ông ta có điều nóng bỏng muốn nói với tôi, vì tin mách nước càng lớn bao nhiêu, thì ông ta càng nói nhanh và nói nhỏ bấy nhiêu, và quả ông ta rỉ tai ngay lập tức.
Ông ta hỏi, “Này Lee, anh có biết vụ Dixon không?”
Tôi trả lời, “Có, chắc chắn như thế, từng tường trình về nó 2 bữa nay. Thường lệ thôi”.
“Đừng chắc mẩm như vậy. Có tin cho hay trước vụ bắn vài tuần, Trung sĩ Scanlon dự một buổi tiệc vui, mang khẩu súng bút ra khoe”.
“Cái gì?”
“Khẩu súng bút. Khẩu súng lục nòng.22 chế tạo trông giống như cây bút máy. Không ai, kể cả cảnh sát, được phép mang loại súng này”.
Khi tôi bảo ông ta tôi không thấy khẩu súng này có liên quan gì tới vụ việc, thì giọng ông ta trở nên kích động hơn, “Đây là đầu mối: Dixon không bắn Scanlon. Scanlon bị thương khi khẩu súng bút của ông ta tình cờ phát nổ trong túi áo sơmi của ông ta. Ông ta đổ lỗi cho Dixon để ông ta khỏi bị tố cáo đã mang vũ khí bất hợp pháp. Anh không thấy sao? Dixon vô tội!”
Tôi la toáng lên “Không thể có chuyện đó”.
Ông ta trả lời: “Thì kiểm tra bằng chứng đi. Xem nó thực sự chỉ vào đâu”.
Tôi gác điện thoại và vội lao xuống cầu thang đi vào phòng công tố, ngừng một lát lấy hơi trước khi đi vào trong. “Ông biết vụ Dixon chứ?” tôi hững hờ hỏi, chưa vội tiết lộ điều mình mới nghe. “Nếu ông không ngại, tôi muốn trở lại các chi tiết một lần nữa”.
Sắc mặt ông ta tái đi. Ông ta lắp bắp, “À, tôi không thể nói về vụ ấy. Không bình luận”.
Hóa ra người chỉ điểm của tôi đã trút hết các hoài nghi của ông ta cho văn phòng công tố viên. Phía hậu trường, bồi thẩm đoàn đã được triệu tập để xem xét lại các chứng cớ. Một cách đáng ngạc nhiên, bất ngờ, vụ xử kín đáo James Dixon đã được mở lại.
Các sự kiện mới cho một lý thuyết mới
Cùng một lúc, tôi bắt đầu cuộc điều tra riêng của tôi, nghiên cứu hiện trường tội phạm, phỏng vấn các nhân chứng, nói chuyện với Dixon, và khảo sát chứng cớ thể lý. Khi xem xét thấu đáo vụ án, điều lạ lùng nhất đã diễn ra: mọi sự kiện mới được tôi khám phá, và thậm chí cả chứng cớ cũ từng được dùng để kết tội Dixon, đã ăn khớp với lý thuyết khẩu súng bút.
• Các nhân chứng nói rằng trước khi Scanlon tới hiện trường, Dixon đã gõ khẩu súng của anh ta vào cửa nhà người bạn gái của anh ta. Khẩu súng phát nổ theo hướng xuống đất; ở khối ximăng của cửa trước, có một chỗ mẻ rất phù hợp với tác động của một đầu đạn. Điều này giải thích cho việc một viên đạn đã mất khỏi cây súng của Dixon.
• Dixon nói anh ta không muốn bị bắt với khẩu súng, nên anh ta đã giấu nó dưới cỏ ở bên kia đường phố trước khi cảnh sát tới. Tôi kiếm được một nhân chứng xác nhận điều đó. Việc này giải thích tại sao khẩu súng đã được tìm thấy ở một chỗ xa cách hiện trường dù không ai thấy Dixon đã ném nó ra xa như thế.
• Có thuốc súng cháy tập trung bên trong, chứ không phải bên trên, túi áo trái chiếc sơmi của Scanlon. Lỗ viên đạn nằm ở cuối túi áo. Kết luận: một vũ khí đã phát nổ bên trong túi áo.
• Trái với lời tuyên bố trong báo cáo của cảnh sát, đường đi của viên đạn theo chiều đi xuống. Dưới túi áo sơmi của Scanlon là một vết xé dài rỉ máu nơi viên đạn thoát ra sau khi xuyên qua một lớp thịt.
• Hồ sơ cảnh sát khi bắt giam [rap sheet] Dixon đã không nói hết câu truyện về anh ta. Mặc dù anh ta từng bị giam 3 năm về một vụ nổ súng trước đây, nhưng tòa phá án đã trả tự do cho anh ta sau khi phán quyết anh ta bị kết án sai. Hóa ra cảnh sát đã giấu một nhân chứng chủ yếu của bên bị cáo và nhân chứng của công tố đã nói láo. Thành thử hồ sơ nói rằng anh ta có xu hướng bạo động là không đúng.
Một người vô tội được trả tự do
Sau cùng, tôi đã hỏi thẳng Dixon “nếu anh vô tội, tại sao anh lại thú nhận mình có tội hở trời?”
Dixon thở dài, nói, “chỉ là chuyện mặc cả”. Anh ta có ý nói đến tập tục theo đó, công tố cho hay họ sẽ giảm án nếu bị cáo thú nhận tội lỗi, nhờ thế tiết kiệm thì giờ và tiền bạc cho mọi người.
“Họ nói nếu tôi nhận tội, họ sẽ chỉ kết án tôi một năm tù. Tôi đã nằm xàlim 362 ngày chờ phiên tòa rồi. Tôi chỉ cần nhận tội là sẽ về nhà trong ít ngày nữa thôi. Nhưng nếu tôi cứ khăng khăng ở tòa và bồi thẩm đoàn thấy tôi có tội, thì họ sẽ áp đặt hình phạt tối đa cho tôi. Họ sẽ dành cho tôi 20 năm tù vì đã bắn một cảnh sát viên. Chẳng đáng canh bạc chút nào. Tôi chỉ muốn trở về nhà...”
Tôi bảo, “và thế là anh nhìn nhận đã làm một điều anh không hề làm”.
Dixon gật đầu, “đúng thế”.
Cuối cùng Dixon được trắng án và sau đó, đã thắng một vụ kiện chống sở cảnh sát. Scanlon bị tước huy chương, bị một bồi thẩm đoàn kết tội, nhìn nhận tội có tác phong sai trái và bị sở cảnh sát sa thải (1). Về phần tôi, các câu truyện của tôi được đưa lên trang nhất. Điều quan trọng hơn, tôi đã học được nhiều bài học lớn trong tư cách một phóng viên trẻ.
Một trong các bài học hiển nhiên là chứng cớ có thể được sử dụng theo hơn một chiều. Thí dụ, dễ dàng có đủ chứng cớ để kết tội Dixon đã bắn trung sĩ. Nhưng các câu hỏi chủ chốt là thế này: liệu việc thu thập chứng cớ có thấu đáo không? Và giải thích nào thích đáng nhất với toàn bộ các sự kiện? Một khi lý thuyết súng bút được đưa ra, điều trở nên rõ ràng là viễn ảnh này giải thích được toàn bộ các chứng cớ một cách tối đa nhất.
Và còn một bài học khác nữa. Một lý do khiến chứng cớ thoạt đầu trông có vẻ hết sức thuyết phục đối với tôi vì nó rất phù hợp với các định kiến của tôi. Với tôi, Dixon hiển nhiên là một anh chàng gây rối, một thất bại, sản phẩm thất nghiệp của một gia đình tan vỡ. Cảnh sát là người tốt. Công tố ít khi sai lầm.
Nhìn qua các lăng kính ấy, chứng cớ ban đầu xem ra rất có giá trị. Chỗ nào có bất nhất hay khoảng trống, tôi đều ngây thơ bỏ qua. Khi cảnh sát cho tôi hay đây là một phiên tòa kín, tôi tin lời họ và không lục lọi gì thêm.
Nhưng khi tôi thay đổi lăng kính, đổi các thiên kiến của mình lấy tính khách quan hơn, tôi nhìn vụ án dưới một ánh sáng khác hẳn. Cuối cùng tôi để chứng cớ dẫn tôi tới sự thật, bất kể nó có hợp với các thiên kiến ban đầu của tôi hay không.
Câu truyện ấy cách nay đã hơn 20 năm. Các bài học lớn nhất vẫn chưa đến với tôi.
Từ Dixon tới Chúa Giêsu
Lý do tôi kể lại vụ án bất thường trên là vì một cách nào đó, hành trình tâm linh của tôi khá giống kinh nghiệm của tôi với James Dixon.
Phần lớn đời mình, tôi là kẻ hoài nghi. Thực vậy, tôi coi mình là một người vô thần. Với tôi, có quá nhiều chứng cớ cho thấy Thiên Chúa chỉ là một sản phẩm của một mơ tưởng, của một huyền thoại học cổ xưa, của mê tín bán khai. Làm thế nào có một Thiên Chúa yêu thương cho được khi Người phạt người ta xuống hỏa ngục chỉ vì không tin nơi Người? Làm thế nào các phép lạ lại có thể đi ngược lại luật lệ căn bản của thiên nhiên? Há biến hóa đã không giải thích thỏa đáng khởi thủy của sự sống hay sao? Há lý luận khoa học không đánh tan niềm tin vào siêu nhiên đó sao?
Còn về Chúa Giêsu, há các anh không biết rằng Người không bao giờ cho rằng mình là Thiên Chúa đó sao? Người là một nhà cách mạng, một hiền tài, một người Do Thái hình tượng, nhưng là Thiên Chúa? Không, ý niệm này không bao giờ có trong đầu óc Người! Tôi có thể giới thiệu với các anh rất nhiều giáo sự Đại Học nói như thế, và chắc chắn họ là những người đáng tin tưởng, đúng không? Chúng ta hãy đối diện với điều này: thậm chí một cuộc khảo sát qua loa các chứng cớ cũng đủ để chứng minh một cách đầy thuyết phục rằng Chúa Giêsu chỉ là một người phàm giống như các anh và tôi, mặc dù có những thiên phú ngoại thường của lòng tốt và khôn ngoan.
Nhưng đó là tất cả các chứng cớ tôi thực sự đưa ra từ trước đến nay. Tôi đã đọc đủ triết lý và lịch sử để hỗ trợ cho sự hoài nghi của mình, một sự kiện ở đây, một lý thuyết khoa học ở kia, một trích dẫn súc tích, một lập luận khôn khéo. Chắc chắn, tôi có thể thấy một số lỗ hổng, một số bất nhất, nhưng tôi có động cơ mạnh mẽ để làm ngơ chúng: một lối sống tự phục vụ mình và vô luân mà tôi buộc phải từ bỏ nếu tôi phải thay đổi quan điểm và trở thành một tín hữu của Chúa Giêsu.
Đối với tôi, vụ này đã kết thúc. Có đủ bằng chứng giúp tôi dễ dàng kết luận rằng thiên tính của Chúa Giêsu chỉ là một phát minh tưởng tượng của những người mê tín. Hoặc gần như thế, tôi nghĩ vậy.
Các câu trả lời cho một người vô thần
Không phải cú diện thoại từ người chỉ điểm viên đã thúc đẩy tôi khảo sát lại lý lẽ bênh vực Chúa Kitô. Mà là vợ tôi.
Leslie làm tôi choáng váng vào mùa thu năm 1979 khi tuyên bố nàng đã trở thành một Kitô hữu. Tôi trợn tròn đôi mắt và chờ đợi điều tệ hại nhất, có cảm giác là nạn nhân của một mưu đồ bán hàng rởm.Tôi đã cưới một Leslie vui nhộn, vô tư, liều lĩnh, nhưng nay, tôi sợ nàng sắp biến thành một người đàn bà kiểu cách bị ức chế về tình dục, sẵn sàng đổi chác lối sống đang đi lên của chúng tôi lấy những buổi canh thức cầu nguyện thâu đêm và phục vụ thiện nguyện trong những căn bếp nấu súp ảm đạm.
Nhưng thay vào đó, tôi đã ngạc nhiên một cách thích thú, thậm chí còn phấn khích nữa, bởi các thay đổi từ nền tảng trong tính tình của nàng, tính chính trực, và thái độ tự tin vào bản thân nàng. Cuối cùng, tôi muốn hiểu tận đáy điều đã thúc đẩy các thay đổi nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa trong tác phong của vợ tôi, do đó, tôi đã phát động một cuộc điều tra toàn diện để nắm được các sự kiện quanh việc biện hộ cho Kitô giáo.
Cố gắng hết sức để qua một bên các sở thích bản thân và các thiên kiến, tôi đọc sách vở, phỏng vấn các chuyên gia, hỏi các câu hỏi, phân tích lịch sử, thăm dò khảo cổ học, nghiên cứu văn chương cổ thời, và lần đầu tiên trong đời đọc từng câu chữ Kinh Thánh.
Tôi lao vào vụ án này một cách mạnh mẽ như chưa bao giờ làm thế với bất cứ câu truyện nào. Tôi áp dụng việc đào luyện đã nhận được tại Trường Luật của Đại Học Yale cũng như kinh nghiệm làm chủ bút luật pháp sự vụ của tờ Chicago Tribune. Và với thời gian, chứng cớ của thế giới, của lịch sử, của khoa học, của triết học, của tâm lý học, bắt đầu hướng tôi tới điều không thể nghĩ tưởng.
Giống như vụ James Dixon được phục hồi.
Bạn tự phán đoán lấy
Có lẽ cả bạn nữa cũng đã dựa quan điểm tâm linh của bạn vào bằng chứng bạn quan sát thấy quanh bạn hay lượm lặt đó đây từ sách vở, các giáo sư Đại Học, thành viên giáo dân hoặc bằng hữu. Nhưng liệu kết luận của bạn có thực sự là giải thích tốt nhất cho bằng chứng hay không? Nếu bạn phải đào sâu hơn nữa, để đối chất các thiên kiến của bạn và bằng chứng đã tìm thấy một cách có hệ thống, bạn sẽ tìm được gì?
Đó chính là nội dung cuốn sách này. Thật vậy, tôi sẽ lần giở lại và khai triển thêm cuộc hành trình tâm linh tôi đã thực hiện trong gần hai năm trời. Tôi sẽ đưa bạn theo 13 cuộc phỏng vấn của tôi với các học giả hàng đầu và những người có thẩm quyền với các thế giá học thuật vô song.
Tôi đã đi nhiều vòng khắp đất nước, từ Minnesota tới Georgia, từ Virginia tới California, để lấy được các ý kiến chuyên môn của họ, để thách thứ họ với các luận bác tôi vốn có lúc còn là một kẻ hoài nghi, để buộc họ bảo vệ các lập trường của họ bằng các dữ kiện vững chắc và luận điểm gắn bó, vả để thử nghiệm họ bằng chính những câu hỏi mà bạn có thể nêu lên khi có cơ hội.
Trong việc tìm kiếm sự thật này, tôi đã sử dụng kinh nghiệm của mình như một ký giả viết về các vấn đề luật lệ phải khảo sát nhiều loại chứng cớ khác nhau, bằng chứng tận mắt, bằng chứng tài liệu, bằng chứng khoa học, bằng chứng tâm lý học, bằng chứng hoàn cảnh, và, vâng, cả chứng cớ dấu tay (điều này có vẻ ly kỳ, phải không?)
Đó cũng chính là những bằng chứng bạn gặp thấy ở toà án. Và có lẽ sử dụng viễn ảnh luật pháp là cách hay nhất để hình dung ra diễn trình này, với bạn trong vai trò bồi thẩm viên.
Nếu bạn được chọn tham gia một bồi thẩm đoàn trong một vụ xử thực sự, chắc bạn sẽ được yêu cầu phải xác nhận trước rằng bạn không có một thiên kiến nào về vụ án. Bạn hẳn sẽ được yêu cầu phải tuyên thệ bạn sẽ cởi mở và hợp tình hợp lý, rút kết luận của bạn dựa trên sức nặng của các sự kiện chứ không dựa trên ý thích nhất thời hay thiên kiến của chính bạn. Hẳn bạn sẽ được thúc giục phải thấu đáo xem xét tính đáng tin của các nhân chứng, cẩn thận sàng lọc chứng ngôn, và dùng lương tri và luận lý của bạn nghiêm khắc xem xét chứng cớ.Tôi yêu cầu bạn cũng làm như thế khi đọc cuốn sách này.
Cuối cùng, trách nhiệm của các bồi thẩm viên là đạt tới việc tuyên án. Điều này không có nghĩa là họ đã đạt được một sự chắc chắn trăm phần trăm, vì chúng ta không thể có được chứng cớ tuyệt đối cho bất cứ điều gì ở trong đời. Trong một phiên tòa, các bồi thẩm viên được yêu cầu cân đo chứng cớ và đạt tới một kết luận tốt nhất có thể. Nói cách khác, căn cứ vào vụ James Dixon, khung cảnh nào phù hợp khít khao nhất với các sự kiện?
Đó là trách vụ của bạn. Tôi hy vọng bạn sẽ coi trọng nó, vì đây không chỉ là chuyện tò mò nhàn rỗi mà thôi. Nếu Chúa Giêsu phải được tin tưởng, và tôi nhận ra đây có thể là chữ nếu lớn lao cho bạn vào lúc này, thì không có gì quan trọng hơn việc bạn sẽ trả lời Người ra sao.
Nhưng thực sự Người là ai? Người tự nhận Người là ai? Và liệu có bằng chứng nào đáng tin để hỗ trợ cho việc tự nhận ấy? Đó là điều tôi tìm cách xác định khi lên chuyến máy bay tới Denver để tiến hành cuộc phỏng vấn đầu tiên của tôi.
Ghi chú
(1) Lee Strobel, “Four Years in Jail – an Innocent”, Chicago Tribune (August 22, 1976) và “Did Justice Close Her Eyes?” Chicago Tribune (August 21, 1977).
Kỳ tới: Phần I: Khảo sát Hồ sơ, Chương Một: Bằng chứng Tận mắt
VietCatholic TV
Lính Dù Nga thảm bại trước Trung Đoàn Azov, mất 17 chiến xa. Nghẹt thở: Người lính anh hùng cứu dân
VietCatholic Media
03:05 12/04/2023
1. Lính Dù Nga bỏ chạy trước Trung Đoàn Azov để lại 7 xe tăng, 10 xe thiết giáp, 15 hệ thống pháo
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 12 tháng Tư, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết quân Wagner đã bị tiêu diệt gần hết trong chiến trường thành phố Bakhmut, hiện tại do không có quân Wagner, quân chính quy Nga đảm trách tất cả và đã quay sang dùng chiến thuật tiêu thổ, thiêu đốt tất cả mọi thứ.
Thứ trưởng Hanna Maliar cáo buộc rằng do chiến thuật thiêu đốt mọi thứ này của Nga, thành phố Bakhmut, ở khu vực Donetsk được tổ chức phòng thủ trong nhiều tháng qua, đã biến thành một loại Aleppo của Syria, nơi cũng bị phá hủy bởi các vụ đánh bom lớn.
“Đối phương không chỉ tập trung quân chính quy của chúng ở đó – quân đội riêng của Wagner, đã bị lực lượng vũ trang Ukraine tiêu diệt phần lớn, vẫn được triển khai ở đó với quân số rất hạn chế. Đối phương không từ bỏ mục tiêu của mình, đó là đánh chiếm Bakhmut. Ngày nay, những trận chiến khốc liệt vẫn đang hoành hành ở đó. Đối phương đang sử dụng pháo binh và hàng không rầm rộ ở đó. Họ biến một phần các quận của thành phố thành Aleppo. Họ sử dụng các chiến thuật hủy diệt hoàn toàn, xóa sổ các tòa nhà và vị trí,” cô nói.
Tình hình vẫn còn căng thẳng nhưng nếu quân phòng thủ Ukraine không bảo vệ Bakhmut, quân xâm lược sẽ tiến sâu hơn vào lãnh thổ Ukraine.
Đề cập đến trận chiến tại thành phố Avdiivka, Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết quân Nga đang bắn hỏa tiễn vào thành phố này để trả thù cho những thất bại quân sự mà họ gặp phải ở đó.
Avdiivka đã ở tuyến đầu của Chiến tranh Nga-Ukraine kể từ năm 2015. Đây là nơi diễn ra trận Avdiivka năm 2017, dẫn đến sự tàn phá, mặc dù các lực lượng Ukraine vẫn nắm giữ nó.
Giao tranh tại thành phố Avdiivka đã bùng phát thậm chí trước ngày Putin xua quân xâm lược Ukraine, cụ thể là vào ngày 21 tháng 2 năm 2022, khi Putin công nhận Cộng hòa Nhân dân Donetsk. Vài ngày sau, khi Nga xâm lược Ukraine, Avdiivka là một trong những nơi đầu tiên bị tấn công.
Lực lượng Nga tấn công thành phố Avdiivka chủ yếu là Trung Đoàn 11 và Lữ Đoàn Somali của Quân Đoàn 1 thuộc cái gọi là Cộng hòa Nhân Dân Donetsk. Cả hai đơn vị này còn không tới 20% quân số sau các thất bại liên tiếp. Từ tháng 12, khi có tin quân Wagner có khả năng sẽ chiếm được thành phố Bakhmut, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã hối hả tung các Lữ Đoàn Dù thiện chiến nhất của Nga vào hai chiến trường Vuhledar và Avdiivka để cố giành một chiến thắng, coi như là đối trọng với quân Wagner.
Phía Ukraine trấn thủ thành phố Avdiivka có Lữ đoàn cơ giới biệt lập số 72. Trung Đoàn Azov sau khi rút khỏi thành phố Mariupol đã được tái triển khai ở đây. Trong các ngày qua, khi tình hình trở nên căng thẳng, Lữ đoàn cơ giới biệt lập số 110 cũng được tăng cường cho thành phố Avdiivka.
Sau cuộc tấn công bất thành vào sáng sớm hôm thứ Hai 10 Tháng Tư, lính Dù Nga đã bỏ chạy. Một chiếc Mi-24 trong số các máy bay trực thăng đến tiếp cứu cho quân Nga đã bị bắn rớt.
Trung đoàn Azov được tường trình đã tiếp tục tấn công đoàn quân rút chạy của Nga. Theo kiểm đếm sơ bộ quân Nga đã mất 7 xe tăng, 10 xe thiết giáp, 15 hệ thống pháo, và một hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt; một số bị quân Ukraine phá hủy, một số bị bắt tại mặt trận.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 11 Tháng Tư, Lực lượng phòng vệ Ukraine đã loại khỏi vòng chiến khoảng 179.320 binh sĩ Nga. Tổn thất của quân Nga còn bao gồm 3.644 xe tăng chiến đấu chủ lực, 7.038 xe thiết giáp, 2.765 hệ thống pháo và 535 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt. Đối phương cũng mất 282 hệ thống tác chiến phòng không, 307 máy bay chiến đấu, 293 máy bay trực thăng, 2.332 máy bay không người lái chiến thuật, 911 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 5.620 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 316 đơn vị thiết bị chuyên dụng.
2. Trùm Wagner thừa nhận quân đội của Putin đã tiếp quản một phần cuộc tấn công Bakhmut
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Wagner Boss Admits Putin's Troops Taking Over Part of Bakhmut Offensive”, nghĩa là “Trùm Wagner thừa nhận quân đội của Putin đã tiếp quản một phần cuộc tấn công Bakhmut.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Yevgeny Prigozhin, thủ lĩnh của Tập đoàn Wagner, thông báo rằng lính đánh thuê của ông đã chuyển các cánh quân gần thành phố Bakhmut của Ukraine cho Bộ Quốc phòng Nga.
Tập đoàn Wagner đã đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực của Nga nhằm chiếm lấy thành phố đang bị bao vây.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuần trước gợi ý rằng ông có thể ra lệnh rút quân khỏi Bakhmut nếu quân đội của ông có nguy cơ bị quân Nga bao vây.
Yevgeny Prigozhin, người sáng lập và lãnh đạo của Tập đoàn Wagner, cho biết hôm thứ Ba rằng đội quân đánh thuê của ông đã chuyển hai bên sườn gần Bakhmut cho Bộ Quốc phòng Nga.
Trong một video được đăng trên kênh Telegram cho Dịch vụ Báo chí Concord của mình, Prigozhin cho biết lực lượng Wagner đã “bàn giao” cánh trái và cánh phải gần thành phố đang giao tranh cho lực lượng vũ trang Nga. Ông đặc biệt đề cập đến sự tham gia của lực lượng Dù của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nhóm lính đánh thuê Wagner đã đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực của Nga nhằm chiếm Bakhmut. Prigozhin đã có lúc công khai chỉ trích Bộ Quốc phòng Nga vì đã không cung cấp thêm đạn dược và hỗ trợ cho quân đội của ông, nhưng gần đây ông chỉ giới hạn thông điệp của mình ở những tuyên bố về thành công quân sự trong thành phố. Vào ngày 2 tháng 4, Prigozhin còn đi xa hơn khi tuyên bố rằng binh lính của ông đã giương cờ Nga trên Tòa thị chính của Bakhmut, nhưng Ukraine phủ nhận việc Nga đã chiếm quyền kiểm soát thành phố và khẳng định rằng Tòa thị chính đã bị phá hủy trước đó.
Trong thông điệp hôm thứ Ba, Prigozhin chỉ ra rằng ông sẽ để quân chính quy Nga ở một vị trí chiến thuật tốt ở Bakhmut.
“Theo những gì tôi biết, họ có mọi thứ cần thiết để tổ chức phòng thủ và phản công, nếu cần,” Prigozhin nói, theo bản dịch của báo điện tử The Kyiv Independent.
“Cần phải nói rõ ràng rằng đối phương sẽ không đi đâu cả. Họ đã tổ chức phòng thủ bên trong thành phố, đầu tiên là đường sắt, sau đó là khu vực các tòa nhà cao tầng ở quận phía Tây thành phố”, Prigozhin cho biết hôm 6 Tháng Tư.
Jason Jay Smart, một nhà phân tích chính trị đã tư vấn cho nhiều chiến dịch ở Âu Châu, nói với Newsweek rằng thông báo hôm thứ Ba “chỉ là sự phản ánh thực tế rằng Tập đoàn Wagner đang nhanh chóng bị quân đội Nga loại bỏ.”
“Wagner đơn giản là đã hết người. Quân đội Nga lớn hơn nhiều,” Smart nói. “Wagner có lẽ đã giảm đi gấp 10 lần so với vài tháng trước. Và do đó, có vẻ như tại thời điểm này Prigozhin không còn khả năng tự điều hành hoạt động nữa. Anh ta phải dựa vào quân đội Nga lớn hơn nhiều và được trang bị tốt để hoàn thành nhiệm vụ.”
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn, đã báo cáo vào ngày 30 tháng 3 rằng Ian Stubbs, cố vấn quân sự cấp cao cho phái bộ của Vương quốc Anh tại Tổ chức An ninh và Hợp tác ở Âu Châu, nói rằng 30.000 quân nhân Nga và Quân Wagner đã chết hoặc bị thương ở khu vực Bakhmut kể từ khi trận chiến bắt đầu ở đó vào tháng 7 năm 2022.
ISW nói thêm rằng “Những tổn thất đáng kể của Wagner có thể sẽ đe dọa khả năng duy trì vai trò ảnh hưởng của họ trong các lực lượng Nga đang chiến đấu ở Ukraine.”
Bất chấp các báo cáo về tổn thất của Wagner, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuần trước gợi ý rằng ông có thể ra lệnh rút quân khỏi Bakhmut nếu quân đội của ông có nguy cơ bị quân Nga bao vây.
“Đối với tôi, điều quan trọng nhất là không để mất binh lính của chúng ta, và tất nhiên nếu có một thời điểm nào đó xảy ra những sự kiện nóng bỏng hơn và nguy cơ chúng ta có thể mất nhân lực vì bị bao vây — tất nhiên các tướng lĩnh ở đó sẽ đưa ra các quyết định chính xác tương ứng.,” Zelenskiy nói trong một cuộc họp báo ở Ba Lan.
Newsweek đã liên hệ qua email tới Bộ Ngoại giao Nga để bình luận.
3. Trudeau xác nhận cuộc tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng của Canada lần đầu tiên được tiết lộ trong tài liệu rò rỉ của Ngũ Giác Đài
Không có thiệt hại vật chất nào đối với cơ sở hạ tầng năng lượng của Canada sau khi các tài liệu tình báo của Mỹ bị rò rỉ cho thấy các tin tặc Nga đang cố gắng gây thiệt hại cho các đường ống vào đầu năm nay, Thủ tướng Justin Trudeau xác nhận hôm thứ Ba.
“Liên quan đến các báo cáo về các cuộc tấn công mạng nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Canada, tôi có thể xác nhận rằng không có thiệt hại vật chất nào đối với bất kỳ cơ sở hạ tầng năng lượng nào của Canada sau các cuộc tấn công mạng,” ông Trudeau nói.
Thủ tướng Trudeau đang đón tiếp thủ tướng Ukraine, Denys Shmyhal, ở Toronto trong chuyến thăm chính thức, nơi Canada công bố viện trợ nhân đạo và quân sự nhiều hơn cho nước này.
Trudeau cũng xác nhận rằng trang web chính phủ của ông đã ngừng hoạt động sau một cuộc tấn công từ chối dịch vụ vào sáng thứ Ba. Trang web dường như hoạt động bình thường vào lúc 2:30 chiều giờ mùa Đông Hoa Kỳ sau khi ngừng hoạt động trong vài giờ.
“Không có gì lạ khi tin tặc Nga tấn công vào các quốc gia vì họ đang thể hiện sự ủng hộ kiên định đối với Ukraine khi họ chào đón các phái đoàn hoặc lãnh đạo Ukraine đến thăm, vì vậy thời điểm này không có gì đáng ngạc nhiên,” ông Trudeau nói trong một cuộc họp báo cùng với Thủ tướng Ukraine và nói thêm rằng, “Việc Nga có thể đánh sập một trang web chính thức của chính phủ Canada trong vài giờ không có cách nào ngăn cản chúng ta ủng hộ Ukraine một cách không thể lay chuyển.”
Vào tháng 2, Cơ quan An ninh Truyền thông Canada, gọi tắt là CSE, là cơ quan giám sát tình báo nước ngoài và an ninh mạng của Canada, đã đưa ra một cảnh báo.
“Các tổ chức của Canada hãy cảnh giác và chuẩn bị cho hoạt động mạng độc hại tiềm ẩn sau một năm cuộc chiến của Nga với Ukraine. Trung tâm Mạng muốn cảnh báo cụ thể các tổ chức và nhà điều hành cơ sở hạ tầng quan trọng của Canada chuẩn bị sẵn sàng cho sự gián đoạn có thể xảy ra, phá hoại và cố gắng khai thác tài sản mạng của Canada bởi các tác nhân đe dọa mạng phù hợp với lợi ích của Nga,” tuyên bố viết.
CSE cho biết họ sẽ không xác nhận hoặc từ chối bất kỳ cuộc tấn công mạng cụ thể nào vì lý do bảo mật.
Canada cam kết cho Ukraine vay thêm 2,4 tỷ đô la Canada hay 1,78 tỷ Mỹ Kim để hỗ trợ các dịch vụ thiết yếu, chẳng hạn như thanh toán lương hưu, mua nhiên liệu và khôi phục cơ sở hạ tầng năng lượng bị hư hỏng. Khoản tài trợ này sẽ được phân phối thông qua một cơ sở của IMF và đưa tổng đóng góp của Canada về mặt này lên khoảng 8 tỷ đô la Canada hay 5.94 tỷ Mỹ Kim.
Canada cũng đã ký một hợp đồng cung cấp hạt nhân lớn để cung cấp cho nhu cầu uranium của Ukraine để cung cấp nhiên liệu cho các máy phát điện hạt nhân của nước này cho đến năm 2035.
4. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh khẳng định binh chủng Nhảy Dù của Nga đã chịu thương vong nặng cần phải được tái thiết
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:
Kể từ ngày 03 tháng 4, các phương tiện truyền thông Nga đã đưa tin về việc chuyển giao các hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt nhiệt áp TOS-1A cho lực lượng Dù của Nga, gọi tắt là VDV.
TOS-1A có sức hủy diệt cao, mà Nga gọi là 'súng phun lửa hạng nặng', thường được vận hành bởi Lực lượng Bảo vệ Hóa học, Sinh học và Phóng xạ chuyên nghiệp của Nga ở Ukraine và trước đây chưa được liên kết chính thức với VDV.
Việc chuyển giao có thể cho thấy vai trò tương lai của VDV trong các hoạt động tấn công ở Ukraine. Đây có thể là một phần trong nỗ lực tái thiết VDV sau khi lực lượng này chịu thương vong nặng nề trong chín tháng đầu tiên của cuộc chiến.
5. Đan Mạch cho biết quyết định đưa máy bay chiến đấu phương Tây tới Ukraine có thể xảy ra 'trước mùa hè'
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch, Troels Lund Poulsen, cho biết ông hy vọng đất nước của mình và các đồng minh sẽ quyết định liệu có cung cấp máy bay chiến đấu của phương Tây cho Ukraine “trước mùa hè hay không”.
Poulsen cho biết các cuộc thảo luận đang mất thời gian vì các quốc gia phải hành động cùng nhau.
Ông nói: “Đan Mạch sẽ không làm điều đó một mình,” và nói thêm rằng một quyết định vẫn có thể đạt được “trong tương lai gần”. Ông nói:
“Chúng tôi cần làm điều này cùng với một số quốc gia. Chúng tôi cũng sẽ đối thoại với người Mỹ về việc này.”
Poulsen trước đây cho biết Đan Mạch sẵn sàng gửi máy bay chiến đấu đến Ukraine để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh chống lại cuộc xâm lược của Nga.
Lực lượng không quân Đan Mạch đã mua 77 máy bay phản lực F-16 kể từ những năm 1970. Khoảng 30 trong số đó hiện đang hoạt động, theo báo cáo phương tiện truyền thông địa phương.
Bình luận của ông được đưa ra khi các thành viên Nato là Ba Lan và Slovakia gần đây đã bắt đầu chuyển giao các máy bay chiến đấu MiG-29 cho Ukraine.
Một chỉ huy không quân cấp cao của Ukraine tuần trước cho biết, trong khi các đồng minh tặng máy bay chiến đấu MiG-29 từ thời Liên Xô là một “bước quan trọng”, thì Ukraine đang cần máy bay chiến đấu F-16, mà ông mô tả là hiệu quả hơn “gấp bốn hoặc năm lần” so với các máy bay thời Liên Xô hiện đang được Ukraine sử dụng.
Serhiy Holubtsov, một trong những chỉ huy cấp cao nhất của lực lượng không quân Ukraine, cho biết:
F-16 là máy bay chiến đấu đã trở thành máy bay đa năng có thể thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ trên không. Thật không may, MiG-29 là một loại máy bay từ thế kỷ trước.
6. Ukraine phải thay đổi kế hoạch quân sự vì vụ rò rỉ của Ngũ Giác Đài
Ukraine đã phải thay đổi một số kế hoạch quân sự sau vụ rò rỉ tài liệu mật của Ngũ Giác Đài, một nguồn tin thân cận với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói với CNN, khi các quan chức Mỹ đang chạy đua trong việc đánh giá thiệt hại của vụ.
CNN đã xem xét 53 tài liệu bị rò rỉ, tất cả đều được tạo ra từ giữa tháng Hai đến đầu tháng Ba.
Một tài liệu tiết lộ rằng Hoa Kỳ đã theo dõi Zelenskiy. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên, nguồn tin thân cận với Tổng thống cho biết, nhưng các quan chức Ukraine vô cùng thất vọng về vụ rò rỉ.
Kế hoạch chiến tranh: Báo cáo tình báo của Hoa Kỳ, có nguồn gốc từ tình báo tín hiệu, nói rằng Zelenskiy vào cuối tháng 2 “đã đề xuất tấn công các địa điểm triển khai của Nga ở tỉnh Rostov của Nga” bằng máy bay không người lái, vì Ukraine không có vũ khí tầm xa có khả năng tiếp cận xa hơn khu vực đó.
Tình báo tín hiệu bao gồm các thông tin liên lạc bị chặn và được Cơ quan An ninh Quốc gia định nghĩa rộng rãi là “tình báo bắt nguồn từ các hệ thống và tín hiệu điện tử được sử dụng bởi các mục tiêu nước ngoài, chẳng hạn như hệ thống liên lạc, radar và hệ thống vũ khí”.
Thông tin tình báo có thể giải thích cho những bình luận công khai của Hoa Kỳ về việc không muốn cung cấp cho Ukraine các hệ thống hỏa tiễn tầm xa vì lo ngại rằng Kyiv sẽ sử dụng chúng để tấn công bên trong nước Nga. Nhưng Ukraine đã cam kết không sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để làm như vậy.
Phản ứng của Ukraine: Mykhailo Podolyak, cố vấn của người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine, cho biết trên kênh Telegram của mình hôm thứ Sáu rằng ông tin rằng các tài liệu đã được phổ biến là không xác thực, “không liên quan gì đến kế hoạch thực sự của Ukraine” và là dựa trên “một lượng lớn thông tin hư cấu” do Nga phổ biến.
7. Nga 'tăng cường phòng không để chống lại việc Phần Lan gia nhập NATO'
Reuters đưa tin rằng Nga có kế hoạch tăng cường phòng không trên biên giới phía tây bắc của mình để chống lại việc Phần Lan gia nhập NATO, một chỉ huy trong lực lượng hàng không vũ trụ của nước này cho biết.
Trung tướng Andrei Demin, phó tổng tư lệnh lực lượng hàng không vũ trụ, cũng cho biết những cải cách hơn nữa đối với hệ thống phòng không của Nga “chắc chắn đã được lên kế hoạch và sẽ được thực hiện”.
Trong một cuộc phỏng vấn đăng hôm thứ Hai với tờ báo Red Star chính thức của Bộ Quốc phòng, Demin cho biết mục đích của những thay đổi sắp tới là “sự phát triển của lực lượng vũ trang, nhằm cải thiện hệ thống phòng không của Liên bang Nga”.
Nga có chung đường biên giới dài 1.300 km hay 800 dặm với Phần Lan, quốc gia đã gia nhập NATO vào tuần trước – sau một quyết định được đưa ra sau cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
“Trong những điều kiện này, lực lượng phòng không đang giải quyết các vấn đề bảo vệ biên giới quốc gia ở phía tây bắc của đất nước phù hợp với mức độ đe dọa gia tăng,” Demin nói.
8. Bẫy tử thần: Khoảnh khắc thót tim người lính Ukraine gỡ lựu đạn do quân Nga gài trong phòng ngủ của một căn nhà
Trong những ngày đầu của cuộc xâm lược, không thiếu các trường hợp quân Ukraine thiệt mạng khi cố gắng thực hiện một cử chỉ bác ái đối với kẻ thù là “chôn xác kẻ chết.” Quân Nga gài lựu đạn bên dưới xác lính Nga. Khi những người Ukraine đến dọn dẹp, lựu đạn nổ tung cướp đi mạng sống của họ.
Hôm thứ hai, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine phát hành một video là video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây, trong đó cho thấy người Nga chất đầy các quả mìn trong phòng ngủ một căn nhà. Trước khi bỏ chạy, quân xâm lược gài một quả lựu đạn bên dưới các quả mìn mà họ không thể mang đi kịp. Nếu vô ý, những người dọn dẹp có thể làm nổ tung cả chung cư nhiều tầng.
Ký giả Olivia Burke của tờ The Sun có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “DEATH TRAP Heartstopping moment hero Ukrainian soldier defuses grenade placed by Russians under landmine in bedroom of flat”, nghĩa là “Bẫy tử thần: Khoảnh khắc thót tim người lính Ukraine gỡ lựu đạn do quân Nga gài trong phòng ngủ của một căn nhà”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
ĐÂY là khoảnh khắc thót tim khi một người lính Ukraine anh hùng gỡ lựu đạn do người Nga gài trong một khu chung cư.
Người lính chứng tỏ mình có thần kinh thép khi bình tĩnh tiếp cận thiết bị chết người được giấu dưới quả mìn trong phòng ngủ.
Mặc dù nắm trong tay số phận của toàn bộ tòa nhà, đội quân vẫn quyết định quay một đoạn hướng dẫn trong khi thực hiện nhiệm vụ đáng sợ này.
Chỉ trong hơn hai phút, anh ta đã xoay sở để vô hiệu hóa khối chất nổ một cách an toàn - và thậm chí thỉnh thoảng còn nở một nụ cười trên khuôn mặt.
Người lính Ukraine dũng cảm đã quay phim mình bước vào phòng ngủ của một căn hộ rải đầy mìn trên sàn nhà.
Anh ấy thuật lại quá trình đầy rủi ro trong suốt clip, dường như với hy vọng hướng dẫn những người bảo vệ khác về cách cứu vãn tình hình.
Người lính bắt đầu: “Có lẽ tôi sẽ không cần mũ sắt. Nếu nó phát nổ, chiếc mũ bảo hiểm khó có thể cứu được tôi. Có hay không cũng thế thôi”.
“Vì vậy, tôi đã cởi nó ra để được thoải mái. Chúng ta đang làm gì bây giờ đây?”
“Chúng ta sẽ lấy thiết bị do tôi làm này - tôi vẫn chưa đặt tên cho nó, nhưng có lẽ hãy gọi nó là 'cầu chì' - và đặt nó vào ổ khóa an toàn.”
Anh ta khoe thiết bị kỳ lạ, có vẻ như là một thanh nhỏ có đầu hình tròn, trước khi gắn nó vào quả lựu đạn được giấu dưới quả mìn.
Người Ukraine giữ chắc tay khi anh ta giữ chặt nó vào quả lựu đạn, anh ta nhận thức rõ rằng một hành động sai lầm có thể khiến anh ta phải trả giá đắt.
Anh cẩn thận nhấc nắp quả mìn Nga đang giữ quả lựu đạn bên dưới, háo hức lắp lại chốt lựu đạn.
Kỹ thuật này đã chứng minh thành công, khi người lính ăn mừng rằng chất nổ đã được “ngừng hoạt động một nửa” chỉ sau 45 giây.
Anh ấy tiếp tục: “Bây giờ tôi sẽ cố gắng cắm thêm một chiếc ghim vào đó. Lấy ghim, duỗi thẳng và cắm nó thật cẩn thận.”
Anh đã cắm một chốt khác vào vị trí một cách thành thạo, cẩn thận tránh đòn bẩy kích hoạt quả lựu đạn chết người.
“Tay hơi run - nhưng điều quan trọng nhất là không được sợ hãi,” anh nói. “Điều quan trọng là không được sợ hãi.”
Khi quỳ gối trên sàn phòng ngủ khi chỉ cách quả bom vài inch, anh ta quyết định rằng công việc của mình dường như đã hoàn thành.
Anh ta quay phim chính mình sau đó nhấc quả mìn lên để lấy quả lựu đạn ra, và nói “Chúa giúp tôi” khi cuối cùng anh ta kéo nó ra.
Sau đó, người lính Ukraine lôi quả lựu đạn ra, cho máy quay thấy thành tích đáng kinh ngạc của anh ta - nhưng nhiệm vụ của anh ta vẫn chưa kết thúc.
Anh ta hét lên đắc thắng: “Tôi đã thắng! Bây giờ tất cả trở nên thú vị hơn. Bây giờ tôi phải cẩn thận hơn nữa.
“Có thể có thứ gì đó dưới bất kỳ quả mìn nào, không nhất thiết phải là lựu đạn, nó có thể là dây bẫy.”
Đoạn phim sau đó cho thấy hàng chục quả mìn nằm rải rác trên thảm, trong khi người lính cân nhắc hành động tiếp theo của anh ta.
Đoạn clip nhanh chóng lan truyền khi mọi người hoan nghênh sự dũng cảm của anh ta - trong khi những người khác chỉ ra rằng người lính đang gắn một món đồ chơi Paw Patrol trên bộ đồng phục của anh ta, cho thấy anh ta là một người cha.
Những người khác ca ngợi sự sẵn sàng liều mạng của anh chàng để cứu khu chung cư, nơi đã trở thành mục tiêu phổ biến trong suốt cuộc chiến Ukraine.
Nó xảy ra sau khi một quả bom khổng lồ của Nga được dỡ bỏ khỏi một căn hộ ở thành phố Chernihiv - nơi đã bị lực lượng Cẩm Linh phá hủy hoàn toàn.
Việc loại bỏ thiết bị nổ đồng nghĩa với một lối thoát thần kỳ cho những người bên trong khu nhà so những cư dân khác kém may mắn hơn.
Các lực lượng Nga đã bị cáo buộc cố ý sát hại dân thường trong thành phố sau khi 47 người thiệt mạng trong một vụ tấn công được cho là sử dụng bom chùm chết người.
Trong đoạn phim từ Chernihiv, có thể thấy quả bom được cẩn thận nhấc ra khỏi căn hộ qua cái lỗ lớn mà nó xuyên qua.
Thiết bị này sau đó được chất lên sau một chiếc xe tải rồi mang đi.
Và một video đáng kinh ngạc cho thấy một hỏa tiễn chưa nổ của Nga đã được tìm thấy trong bồn rửa chén của một gia đình Ukraine như thế nào.
Hỏa tiễn khổng lồ được nhét vào góc phòng sau khi đâm xuyên qua mái nhà.
Nhưng điều kỳ diệu là nó chỉ làm hư hại trần nhà và chìm xuống một ngôi nhà ở thành phố Kharkiv đang bị bao vây.
Các thành viên của đơn vị giải quyết bom Ukraine được nhìn thấy đang kiểm tra hỏa tiễn khi họ di chuyển nó bằng tay.
Chính phủ Ukraine trước đó đã chia sẻ một bức ảnh về quả hỏa tiễn chưa phát nổ, kèm theo dòng tweet: “Hãy tưởng tượng, đó là sáng Chúa Nhật và bạn đang ngủ với lũ trẻ của mình”, khi một lần nữa kêu gọi NATO áp đặt vùng cấm bay trên đất nước.
Kinh Thánh dịch ra thêm 57 ngôn ngữ. TQ in Kinh Thánh nhưng bắt người phổ biến. Mối đe dọa của TQ
VietCatholic Media
05:24 12/04/2023
1. Trong năm 2022, Kinh thánh có thêm 57 ngôn ngữ
Trong năm qua, Kinh thánh đã được dịch ra thêm 57 ngôn ngữ trên thế giới, nhờ đó có thêm 100 triệu người có thể đọc Kinh thánh bằng tiếng mẹ đẻ.
Hội Kinh thánh Đức, có trụ sở ở thành phố Stuttgart, cho biết như trên trong thông cáo công bố hôm 03 tháng Tư vừa qua, dựa trên các thông tin của Liên hiệp Kinh thánh thế giới, có trụ sở ở thành phố Swindon bên Anh quốc.
Trong năm qua, Kinh thánh được dịch ra lần đầu tiên trong hai ngôn ngữ có bảy triệu người sử dụng tại Ethiopia bên Phi châu. Gần hai triệu người dân tộc ở Việt Nam cũng có thể đọc Kinh thánh trong ngôn ngữ của họ. Tổng cộng, trên thế giới ít là một phần Kinh thánh đã được dịch ra 3.610 ngôn ngữ, và Kinh thánh Tân ước có bản dịch trong 1.622 thứ tiếng, và Kinh thánh toàn bộ đã được dịch ra 733 ngôn ngữ.
Tổng cộng, trên thế giới hiện có khoảng 7.400 ngôn ngữ.
Liên hiệp Kinh thánh thế giới có các thành viên tại hơn 184 quốc gia và lãnh thổ với nhiệm vụ dịch, xuất bản và phổ biến Kinh thánh.
2. Trung Quốc in Kinh thánh nhưng xử án người phổ biến Sách thánh
Hôm 01 tháng Tư vừa qua, hãng Asia News đưa tin nhà nước Trung Quốc ấn hành 240 triệu cuốn Kinh thánh, nhưng lại xét xử những người phổ biến Kinh thánh không có phép của nhà nước.
Trong những ngày qua, các cơ quan thông tin nhà nước phổ biến rộng rãi tin mục sư Dick Gevers, thuộc Giáo hội Tin lành Pentecostal Nam Phi, được bầu Tổng thư ký Liên hiệp Kinh thánh thế giới hồi tháng Mười Một năm ngoái, vừa đến viếng thăm Bắc Kinh, Thượng Hải và Nam Kinh. Đây là tổ chức liên kết và phối hợp sự cộng tác của các Hội Kinh thánh tại các nước về việc phổ biến Kinh thánh bằng các thứ tiếng ở các nơi trên thế giới.
Cuộc viếng thăm của mục sư Gevers do Hội đồng Kitô Trung Quốc và Phong trào Tam Tự tổ chức. Đây là hai cơ quan chính thức của các Giáo hội Tin lành được nhà nước Trung Quốc công nhận. Cuộc viếng thăm này không phải là điều mới mẻ và từ hơn 30 năm nay có sự cộng tác của Liên hiệp này với Nhà in Amity ở Nam Kinh, chuyên ấn hành Kinh thánh ở Trung Quốc từ năm 1988, không những cho Hoa Lục nhưng còn cho các cộng đoàn Tin lành trên thế giới. Trang mạng của nhà in này cho biết tính đến ngày 01 tháng Tư vừa qua, đã có hơn 246 triệu Kinh thánh được nhà in Amity ấn hành, trong đó có 89 triệu cuốn cho Trung Quốc và phần còn lại bằng các thứ tiếng khác cho 140 nước trên thế giới.
Nhà in Amity cũng có một chi nhánh ở Ethiopia bên Phi châu.
Tại Bắc Kinh, mục sư Divers đã gặp ông Trần Huy Phong (Chen Ruifeng), tân Trưởng Ban quản lý tôn giáo của nhà nước Trung Quốc (Sara), và mục sư cũng gặp các vị lãnh đạo các cơ quan Công Giáo chính thức, trong đó có Giám mục Thẩm Bân (Shen Bin), Giám mục Hải Môn (Haimen), Chủ tịch Hội đồng các giám mục Trung Quốc (một cơ quan không được Tòa Thánh nhìn nhận). Thực vậy, cả cộng đoàn Công Giáo cũng có thể được hưởng những nỗ lực do Liên hiệp Kinh thánh thế giới trong việc phổ biến Sách thánh tại Trung Quốc. Và trong tường trình về cuộc nói chuyện với Giám mục Thẩm Bân, cũng có đề cập đến sự cần thiết làm sao để các bản dịch hợp với chính sách “Hán hóa” (sinicizzazione) do Chủ tịch Tập Cận Bình cổ võ trong lãnh vực tôn giáo.
Nhưng trong khi diễn ra các biến cố trên đây, tạp chí “Bitter Winter”, Mùa đông cam go, chuyên bênh vực tự do tôn giáo và nhân quyền, đã phổ biến lời kêu gọi các cộng đoàn Tin lành tại gia ở Trung Quốc, cầu nguyện cho một số tín hữu Tin lành sắp bị xét xử tại Hohhot, thủ phủ của miền tự trị Nội Mông, về tội “phân phát Kinh thánh một cách bất hợp pháp” và có thể bị 15 năm tù.
Một khía cạnh đặc biệt là trong lời tự biện hộ, các bị can nói rằng các Kinh thánh này đã được nhà in Amity ở Nam Kinh ấn hành. Sách được mua và phổ biến cho những người không có khả năng mua, và không hề là một hoạt động thương mại. Vì thế, trong trường hợp này, chỉ có những cộng đoàn không ghi danh và nhà nước không kiểm soát mới thủ đắc “bất hợp pháp”. Điều này, một lần nữa khẳng định rằng từ “Hán hóa” mà Nhà Nước luôn nhấn mạnh có nghĩa là gì.
3. First Things: Mối đe dọa của Trung Quốc đối với Kinh Thánh
Nina Shea là giám đốc Trung tâm Tự do Tôn giáo của Viện Hudson, và là một luật sư quốc tế về nhân quyền.
Trong bài “China’s Threat to the Bible”, nghĩa là “Mối đe dọa của Trung Quốc đối với Kinh Thánh”, cô cho chúng ta thấy lòng ao ước truyền giảng Tin Mừng của Liên Hiệp Các Hiệp Hội Kinh Thánh Quốc Tế đã bị cộng sản lợi dụng như thế nào, và đâu là những mối đe dọa khi mà ngày nay hầu hết các nhà xuất bản Kinh Thánh, vì muốn giảm giá thành, đã lệ thuộc vào một công ty của Trung Quốc trong việc in sách Kinh Thánh.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Kinh Thánh là cuốn sách bán chạy nhất tại Hoa Kỳ. Trong 20 cuốn sách bán chạy nhất trong năm tại Mỹ, số sách Kinh Thánh được bán ra nhiều hơn 19 cuốn sách kia cộng lại. Tuy nhiên, một công ty của Trung Quốc gần như độc quyền về việc in Kinh Thánh, có nghĩa là nếu xảy ra bất kỳ sự gián đoạn nào trong chuỗi cung ứng - chẳng hạn vì các chính sách của chính phủ Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc - thì sự thiếu hụt Kinh Thánh ở Mỹ sẽ lập tức xảy ra. Điều này gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với cả quyền tự do tôn giáo cơ bản của các Kitô hữu tại Hoa Kỳ cũng như an ninh quốc gia của Mỹ.
Hàng năm, hơn 20 triệu cuốn Kinh Thánh Tin lành và Công Giáo được đưa ra thị trường bởi các công ty xuất bản Kinh Thánh lớn nhất Hoa Kỳ. Nhưng ít ai biết rằng hầu hết những cuốn Kinh Thánh này đều được in tại Trung Quốc, bởi công ty in ấn Hữu Hảo (Amity, 友好) (Các nhà xuất bản Kinh Thánh không in ở Trung Quốc bao gồm InterVarsity Press [IVP], St. Ignatius Press, St. Benedict Press, Cambridge University Press, RL Allan & Son, và Schuyler Bibles.) Do các quyết định của các nhà xuất bản của Mỹ, các Kitô hữu Mỹ rơi vào một tình trạng oái oăm là phải lệ thuộc, về mặt cung ứng Kinh Thánh, vào quốc gia đàn áp Kitô hữu khét tiếng nhất thế giới. Khi Trung Quốc tăng cường đàn áp tôn giáo tại quê nhà và được tình báo Hoa Kỳ coi là “mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ hiện nay”, chuỗi cung ứng Kinh Thánh này ngày càng bấp bênh. Tuy nhiên, các nhà xuất bản Kinh Thánh không hề có kế hoạch sử dụng một nhà máy in nào khác để thay thế.
Tình trạng của chuỗi cung ứng này đã được thử nghiệm vào năm 2019, khi chính quyền của Tổng thống Trump đề xuất mức thuế thương mại rộng rãi để cân bằng tốt hơn quan hệ thương mại Mỹ-Trung. Kế hoạch này, cố nhiên, bao gồm thuế quan đối với Kinh Thánh. Các nhà xuất bản Kinh Thánh của Mỹ đã cùng với Bắc Kinh vận động hành lang rầm rộ để chống lại biện pháp này. HarperCollins Christian Publishing, gọi tắt là HCCP, hiện là nhà xuất bản Kinh Thánh lớn nhất thế giới (sau khi mua lại Zondervan và ThomasNelson), sử dụng công ty in ấn Hữu Hảo để in hầu hết các cuốn Kinh Thánh của mình, cũng như Tyndale House, nhà xuất bản Kitô Giáo thuộc sở hữu tư nhân lớn nhất của Mỹ. Vào năm ngoái, trước Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ, Giám đốc điều hành HCCP là ông Mark Schoenwald đã tố cáo mức thuế đề xuất. Ông ta gọi đó là “thuế Kinh Thánh” và lập luận rằng nó sẽ buộc công ty của ông phải giảm doanh thu và ngừng xuất bản một số ấn bản Kinh Thánh. Phản ứng lại, chính quyền Tổng thống Trump đã nhanh chóng miễn thuế cho Kinh Thánh khỏi mức thuế quan đánh vào Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo có liên quan đến việc xuất bản cũng vận động hành lang, cho rằng thuế quan sẽ hạn chế quyền của Tu chính án thứ nhất. Stan Jantz, chủ tịch của Hiệp hội các nhà xuất bản Tin lành, tuyên bố rằng thuế quan sẽ gây “thiệt hại đáng kể cho khả năng tiếp cận với Kinh Thánh”. Ông tuyên bố trước Ủy ban Thương mại rằng “nhiều người tin rằng thuế quan như vậy sẽ đặt ra một giới hạn thực tế đối với tự do tôn giáo”. Russell Moore, chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo & Đạo đức của Công ước Baptist Miền Nam, khẳng định rằng “các mức thuế đề xuất sẽ ảnh hưởng đến khả năng của tất cả các Kitô hữu trong việc thực hiện quyền tự do tôn giáo của họ ở Hoa Kỳ”. Mục sư Ben Mandrell, Giám đốc điều hành của LifeWay Christian Resources, tuyên bố: “ Tôi rất lo lắng rằng Lời Chúa sẽ bị bắt làm con tin trong một cuộc tranh chấp thương mại quốc tế. Những tháng vừa qua đã củng cố quyết tâm của chúng ta trong việc đưa Kinh Thánh đến những người cần. Nhiệm vụ của chúng ta được xây dựng dựa trên sự vâng lời Chúa Kitô, bất kể đề xuất chính sách nào từ Washington DC”
Không khó để tưởng tượng rằng nếu chính phủ Trung Quốc gây một chút áp lực lên chuỗi cung ứng, các nhà xuất bản Kinh Thánh của Mỹ sẽ khởi động ngay các cuộc vận động hành lang chống lại các chính sách có các cứng rắn tương tự đối với Trung Quốc. Và như thế họ tự biến mình thành một thứ quyền lực mềm trong bàn tay thao túng của Bắc Kinh. Mối đe dọa thuế quan đã kết thúc, nhưng Kinh Thánh vẫn tiếp tục gặp rủi ro - hầu hết là từ các chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chứ không phải từ Washington. Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe lưu ý rằng nhiều công ty nổi tiếng của Trung Quốc chỉ là một chiêu bài “ngụy trang cho các hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Công ty in ấn Hữu Hảo không phải là ngoại lệ. Nó được liên kết với Hội đồng Kitô Giáo Trung Quốc, gọi tắt là CCC, và chịu sự giám sát và hướng dẫn trực tiếp của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2018.
Vào những năm 1980, Giám mục Đinh Quan Huấn (Ding Guangxun, 丁光訓), của Anh giáo Trung Quốc, khi đó là chủ tịch CCC, đã đề xuất thành lập công ty in ấn Hữu Hảo như một liên doanh giữa Quỹ Hữu Hảo mới của ông và Liên Hiệp Các Hiệp Hội Kinh Thánh Quốc Tế, gọi tắt là UBS, để cung cấp Kinh Thánh cho các nhà thờ Trung Quốc. Lòng yêu mến truyền bá Tin Mừng của UBS đã bị lợi dụng. UBS đã đồng ý và chi ra toàn bộ vốn khởi nghiệp, máy in, và giấy in Kinh Thánh, là những thứ mà UBS tiếp tục cung cấp cho Kinh Thánh tiếng Trung. Những cuốn Kinh Thánh được in ra ở đây được xuất khẩu ra nước ngoài đem lại một số tiền khổng lồ cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ở Trung Quốc không mấy ai được phép giữ Kinh Thánh, đó là một thứ hàng quốc cấm ở một số địa phương. Năm 1988, chủ tịch CCC đã đặt nền móng cho công ty in ấn Hữu Hảo ở Nam Kinh. Ngày nay, nhà máy của công ty in ấn Hữu Hảo ở Nam Kinh rộng 85,000m2, hoạt động liên tục 24 giờ 7 ngày trong tuần và là nhà máy in Kinh Thánh lớn nhất thế giới. Nó tự hào đã in hơn 200 triệu cuốn Kinh Thánh (với 25 triệu cuốn Kinh Thánh bìa cứng hàng năm) bằng hơn 130 ngôn ngữ, cho 147 quốc gia.
Hữu Hảo vừa rẻ vừa hiệu quả với công nghệ in hiện đại và các máy in được mua lại với giá rẻ mạt từ các công ty nước ngoài. Nhưng danh tiếng của Hữu Hảo có thể sẽ sớm bị ảnh hưởng lớn, vì các chỉ thị gần đây của bọn cầm quyền Trung Quốc. Tại quê hương Nam Kinh của Hữu Hảo, vào năm 2018, Bắc Kinh tuyên bố khởi động kế hoạch dịch lại hoặc diễn giải lại Kinh Thánh của Hiệp Hội Kinh Thánh Trung Quốc đáng kính cho phù hợp với các chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây là một phần trong một kế hoạch 5 năm, mới được phát động nhằm “Trung Quốc hóa” Kitô Giáo. Các chuyên gia Kitô Giáo Trung Quốc có lý do để lo sợ rằng phiên bản sắp ra mắt sẽ loại bỏ sách Khải huyền và bóp méo các bài học đạo đức thông qua các bài bình luận Kinh Thánh mới. Một thí dụ điển hình là câu chuyện Chúa Giêsu tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình trong chương 8 Phúc Âm theo Thánh Gioan. Câu chuyện này đã được sửa đổi trong sách giáo khoa Trung Quốc năm 2020 (được sử dụng trong các trường trung học dạy nghề do bọn cầm quyền điều hành) để xuyên tạc rằng Chúa Giêsu đã ném đá người phụ nữ.
Hữu Hảo đã phản ứng như thế nào trước những chỉ thị đáng báo động này? Nó đã tài trợ cho một sự kiện kỷ niệm, được dành riêng cho “chủ đề Kinh Thánh Trung Quốc và nhu cầu Trung Quốc hóa Kitô Giáo”. Tại đó, các quan chức trong Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc, CCC, cùng với UBS, đã chụp ảnh chung đang tham gia trong một điệu nhảy vòng tròn, nâng ly chúc mừng công ty và được chiêu đãi như VIP. Hữu Hảo có kế hoạch in những cuốn Kinh Thánh mới, bị bóp méo. Chúng sẽ là phiên bản Kinh Thánh duy nhất được đảng cộng sản chấp thuận, phủ nhận quyền tự do tôn giáo đối với hàng chục triệu tín hữu Kitô Giáo Trung Quốc. Điều này được đưa ra sau các quy định cách đây hai năm nhằm kiểm duyệt Kinh Thánh trên Internet Trung Quốc, cấm thanh niên tham gia các buổi lễ tại các nhà thờ và các trại học hỏi Kinh Thánh, đồng thời cho phép đốt các quyển Kinh Thánh mà không cần có sự cho phép của nhà nước.
Cho đến nay, không có sự phản đối gay gắt nào từ các nhà xuất bản Mỹ. Họ đã không sử dụng đòn bẩy của mình để ngăn chặn cuộc đàn áp đang diễn ra đối với các nhà thờ tại gia. Họ cũng không dùng nó để đòi trả tự do cho Mục sư Vương Nghị của Giáo hội Giao ước Mưa Sớm (Early Rain Covenant Church - 早雨圣约教堂), và hiện đang thụ án 9 năm tù; người bán sách Kitô Giáo Trần Úc (Chen Yu, 陈郁) bị kết án đến bảy năm tù vào tháng 10 vừa qua; và nhà đấu tranh cho dân chủ Công Giáo Jimmy Lai (Lê Trí Anh, 黎智英), là người có thể phải đối mặt với án tù chung thân ở Hương Cảng.
Mặc dù họ bắt đầu với mục đích tốt, nhưng các nhà xuất bản hiện đang bị ràng buộc. Việc bảo vệ chuỗi cung ứng này sẽ trở nên không thể thực hiện được khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục thắt chặt kiểm soát. Các nhà xuất bản Kinh Thánh Hoa Kỳ có thể bảo vệ tốt nhất quyền của Tu chính án thứ nhất của người Mỹ — và danh tiếng của chính họ — bằng cách chuyển ngay việc in ấn của họ ra khỏi Trung Quốc.
Video rùng rợn xúc động lương tâm thế giới: Putin và Prigozhin đều phải bị bắt, đối diện với công lý
VietCatholic Media
15:16 12/04/2023
1. Tập đoàn Wagner bị buộc tội chặt đứt thủ cấp quân nhân Ukraine
Trong một diễn biến gây xúc động sâu xa, một kênh Telegram của Nga đã đăng một video cho thấy các quân nhân Nga chặt đầu một quân nhân Ukraine chẳng may rơi vào tay họ. Tờ Newsweek có bài tường trình về biến cố này nhan đề “Wagner Group Accused of Beheading Ukrainian Servicemen”, nghĩa là “Tập đoàn Wagner bị buộc tội chặt đầu quân nhân Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Những người lính đánh thuê của Tập đoàn Wagner một lần nữa bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh trong cuộc đổ máu Nga-Ukraine, khi các video cho thấy phần còn lại của đầu một người lính Ukraine bị cắm trên cọc.
Công ty quân sự tư nhân này đã thu hút sự chú ý của quốc tế kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Lực lượng Wagner phần lớn đã chiến đấu bên cạnh quân đội của Điện Cẩm Linh, bao gồm cả việc đóng vai trò nổi bật trong cuộc chiến khốc liệt kéo dài nhiều tháng để cố giành lấy thành phố Bakhmut nhưng cho đến nay vẫn tuyệt vọng.
Theo đánh giá hôm thứ Hai từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, các thành viên của Tập đoàn Wagner được tường trình đã phạm tội ác chiến tranh trong trận chiến giành thành phố phía đông Ukraine, theo các video do người dùng mạng xã hội Nga đăng tải “được cho là cho thấy phần còn lại của một cái đầu của một quân nhân Ukraine trên một mũi nhọn tại một khu vực không xác định ở Bakhmut.”
“Người dùng mạng xã hội nhớ lại những trường hợp tương tự về hộp sọ gắn trên gai ở Popasna, Tỉnh Luhansk, nơi quân đội Wagner hoạt động vào mùa xuân-hè năm 2022,” bản đánh giá viết. “Công ước Geneva nghiêm cấm việc cắt xẻo và phi tang xác chết trong chiến tranh.”
Cựu quân nhân của Wagner, Andrei Medvedev, người đã trốn khỏi cuộc chiến ở Ukraine để xin tị nạn ở Na Uy, đã nói với Reuters vào tháng 2 về những tội ác mà anh ta đã chứng kiến Wagner phạm phải khi anh ta chiến đấu xung quanh Bakhmut. Medvedev cho biết anh đã nhìn thấy hai người bị bắn trước mặt những tù nhân mới được tuyển dụng cho Wagner sau khi những cá nhân này từ chối chiến đấu. Anh ấy cũng nói với Reuters rằng anh ấy muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình để “thủ phạm phải bị trừng phạt.”
Lực lượng Wagner cũng bị cáo buộc vi phạm nhân quyền ở các quốc gia khác. Vào Tháng Giêng, Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi điều tra các tội phạm quốc tế có thể xảy ra ở Mali, nơi Tập đoàn Wagner đã và đang tiến hành các hoạt động cùng với quân đội Mali. Trong số các tội ác chiến tranh được Liên Hiệp Quốc báo cáo bao gồm “những tường thuật đáng báo động về các vụ hành quyết khủng khiếp, mồ chôn tập thể, hành vi tra tấn, hãm hiếp và bạo lực tình dục, cướp bóc, giam giữ tùy tiện và bắt cóc cưỡng bức”.
Vào Tháng Giêng, Tòa Bạch Ốc đã chỉ định Tập đoàn Wagner là một tổ chức phạm tội hình sự một cách có hệ thống và nhất quán, tờ New York Times đưa tin.
Cựu Tư lệnh Nga Igor Girkin cũng cáo buộc nhà tài chính Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin phạm tội ác chiến tranh vào tháng trước trong một tin nhắn video. Girkin tuyên bố rằng “tham vọng chính trị” và “bệnh tâm thần” của Prigozhin “chỉ gây hại cho cả Wagner và sự nghiệp chung của chiến thắng trước Ukraine.”
Tập đoàn Wagner cũng bị Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cáo buộc vi phạm một điều khoản của Công ước Geneva 1949 vào Tháng Giêng. Ông nói rằng cuộc chiến ở Ukraine đã gây ra thiệt hại môi trường khoảng 35 tỷ đô la.
Nga cũng không tránh khỏi những cáo buộc tương tự. Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã phát lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng trước với cáo buộc ông bắt cóc bất hợp pháp trẻ em Ukraine sang Nga.
Newsweek đã liên hệ qua email tới Bộ Ngoại giao Nga để bình luận.
2. Quân đội Ukraine phá hủy xe tăng 'Bunny' của Nga ở Bakhmut
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukrainian Army Destroys Russian Tank 'Bunny' in Bakhmut”, nghĩa là “Quân đội Ukraine phá hủy xe tăng 'Bunny' của Nga ở Bakhmut.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Một xe tăng Nga từng được quảng cáo là chiến lợi phẩm quan trọng của Kyiv sau khi chiếm được nó khi bắt đầu chiến tranh vừa mới bị lực lượng Ukraine phá hủy.
Chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T80BVM được đặt biệt danh là “Bunny” khi bị Lữ đoàn cơ giới hóa số 93 của Ukraine bắt giữ vào tháng 3 năm 2022.
Các phiên bản xe tăng T-80 này, được nâng cấp từ xe tăng T-80BV, đã được đưa vào phục vụ trong quân đội Nga gần đây nhất vào năm 2018 và được chú ý bởi tính cơ động, tốc độ và sức mạnh chiến đấu.
Một năm trước, CNN đã phỏng vấn một cựu kỹ sư nhu liệu tên là Alex, người tự nhận mình là chỉ huy xe tăng. Anh ta nói rằng anh ta đang thực hiện nhiệm vụ bắn tỉa thì phát hiện ra chiếc xe bị bỏ lại trên một cánh đồng ở ngoại ô Kharkiv ngay sau khi chiến tranh bắt đầu.
Nó đã được trang bị lại, bao gồm các lớp giáp hai bên và được hiện đại hóa để bắn các loại đạn tốt hơn trước khi được đưa vào sử dụng. Nó cũng có thể sử dụng hỏa tiễn dẫn đường. Alex nói rằng ngay sau khi chiếm được chiếc xe tăng này, đơn vị của anh đã dùng nó để tiêu diệt 24 phương tiện quân sự của Nga gần Izium.
Tài khoản Twitter “Ukraine weapon tracker” cho biết trong thời gian phục vụ cho quân đội Kyiv, nó đã phá hủy ít nhất 6 xe tăng khác của Nga, trong đó có chiếc T-80UM2 duy nhất còn tồn tại.
Nhưng hôm thứ Ba, tài khoản theo dõi tổn thất vũ khí của Nga đã tweet rằng các lực lượng Ukraine đã quyết định phá hủy chiếc xe ở Bakhmut, nơi đang diễn ra một trận chiến khốc liệt kéo dài nhiều tháng.
Tài khoản này nói rằng chiếc xe tăng đã “bất động và bị hư hại bởi hỏa lực súng cối 240ly” và do đó “tổ lái của nó đã phóng hỏa để tránh bị lực lượng Nga bắt giữ.”
“Trước khi bị phá hủy, 'Bunny' đã bị hư hại nghiêm trọng trong chiến đấu ít nhất một lần, có lẽ là do chạy phải mìn chống tăng, nhưng đã được sửa chữa và đưa trở lại hoạt động”. Newsweek đã liên lạc với các lực lượng vũ trang Ukraine để bình luận.
Một loạt các phương tiện quân sự do phương Tây cung cấp đã đến để các lực lượng của Kyiv sử dụng trước một cuộc phản công dự kiến. Chúng bao gồm xe tăng Challenger của Anh và Leopard 2 của Đức, xe chiến đấu bộ binh Marder, cũng như Strykers và Cougars của Mỹ.
Trong khi đó, hôm thứ Ba, chính phủ Đức thông báo sẽ chuyển một gói viện trợ quân sự cho Kyiv, bao gồm 8 máy bay không người lái do thám, 23.520 viên đạn 40 ly khác cũng như 8 hệ thống ăng-ten di động.
3. Zelenskiy kêu gọi các nhà lãnh đạo quốc tế có hành động cụ thể về các video chặt thủ cấp người Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ kêu gọi các nhà lãnh đạo quốc tế hành động sau khi các video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy các binh sĩ Ukraine bị lực lượng Nga chặt đầu.
Ông nói:
Có một cái gì đó mà không ai trên thế giới có thể bỏ qua. Những con thú này giết người dễ dàng làm sao. Video này mô tả việc hành quyết một tù nhân Ukraine. Đây là một video của Nga như nó vốn có. Họ là những loại người nào?
Họ không coi ai là người. Họ giết tất cả con trai, anh trai, chồng, con của ai đó. Đây là video về việc Nga đang cố gắng biến điều đó thành chuẩn mực mới. Như một thói quen hủy hoại cuộc sống.
Đó không phải là một tai nạn. Đây không phải là một tập phim. Đây là trường hợp trước đó. Đây là trường hợp ở Bucha. Hàng ngàn lần. Mọi người phải phản ứng. Mọi nhà lãnh đạo phải phản ứng.
Đừng hy vọng nó sẽ bị lãng quên. Thời gian sẽ trôi qua nhưng chúng tôi sẽ không quên bất cứ điều gì. Chúng tôi cũng sẽ không tha thứ cho những kẻ giết người. Sẽ có trách nhiệm pháp lý cho tất cả mọi thứ. Đánh bại khủng bố là điều cần thiết.
Sẽ không ai hiểu nếu các nhà lãnh đạo không phản ứng. Hành động là bắt buộc ngay bây giờ.
Và chúng tôi ở Ukraine phải tập trung vào tiền tuyến càng nhiều càng tốt. Giúp càng nhiều càng tốt. Trục xuất kẻ xâm lược khỏi vùng đất của chúng tôi càng sớm càng tốt.
Mục tiêu chính là giành chiến thắng. Mục tiêu chính là sức mạnh để Ukraine giành chiến thắng. Đánh bại kẻ xâm lược, kết án kẻ giết người. Tòa án cho nhà nước gian ác. Ký ức vĩnh cửu đối với mỗi người đã bị cuộc khủng bố của Nga cướp đi sinh mạng. Vinh quang cho tất cả những người chiến đấu chống lại cái ác này. Niềm tự hào cho Ukraine.
Một đoạn video thứ hai cũng vừa được người Nga tung lên và đang lan truyền nhanh chóng cho thấy xác chết bị chặt đầu của hai binh sĩ Ukraine nằm trên mặt đất bên cạnh một chiếc xe quân sự bị phá hủy. Đoạn clip thứ hai này, có thể đã được quay vào mùa hè năm ngoái, dựa trên sự xuất hiện của tán lá trong clip, cho thấy một thành viên của lực lượng Nga dùng dao chặt đầu một người lính Ukraine.
4. Ukraine phủ nhận tuyên bố của người sáng lập Wagner rằng Nga kiểm soát 80% Bakhmut
Nhà sáng lập kiêm nhà tài chính Wagner Yevgeny Prigozhin tuyên bố hôm thứ Ba rằng các lực lượng Nga hiện đang kiểm soát phần lớn thành phố Bakhmut miền đông Ukraine đang bị bao vây.
“Chúng ta đang tập trung hoàn toàn vào Bakhmut, tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu. Ở Bakhmut, phần lớn - tức là hơn 80% - nằm dưới sự kiểm soát của chúng ta, bao gồm toàn bộ trung tâm hành chính, nhà máy, xí nghiệp, chính quyền thành phố,” Prigozhin nói. “Những gì còn lại là một phần của các khu dân cư nhiều tầng, nơi các khu công sự được xây dựng. Có những đường hầm bên dưới những tòa nhà cao tầng này.”
Các quan chức Ukraine đã bác bỏ tuyên bố của Prigozhin.
“Tuyên bố này của Prigozhin là không đúng sự thật,” Đại Tá Serhii Cherevatyi, phát ngôn viên của nhóm phía đông Lực lượng Vũ trang Ukraine nói với CNN hôm thứ Ba. “Tôi vừa liên lạc với chỉ huy của một trong những lữ đoàn đang bảo vệ thành phố. Tôi có thể tự tin tuyên bố rằng lực lượng phòng vệ Ukraine kiểm soát phần lớn lãnh thổ của Bakhmut”.
Cherevatyi nói thêm: “Prigozhin cần thể hiện ít nhất một số chiến thắng trong thành phố mà họ đã cố gắng chiếm giữ trong 9 tháng liên tiếp, vì vậy ông ấy đã đưa ra những tuyên bố như vậy.
Người sáng lập Wagner được biết là đã đưa ra những tuyên bố không chính xác về bước tiến của lực lượng của ông ta trên bộ ở Ukraine. Tuần trước, ông ta đã đăng một đoạn video kéo cờ vào lúc bình minh, nói rằng Bakhmut đã “bị chiếm,” mặc dù giao tranh đang diễn ra trong và xung quanh thành phố. Các quan chức phương Tây cho biết tuyên bố của ông được coi là một nỗ lực “khá tuyệt vọng”.
Các quan chức phương Tây đang nói gì? Thưa: Các quan chức thừa nhận Nga đã có thể đạt được một số tiến bộ ở Bakhmut, nhưng nói thêm rằng điều đó có thể được “đo bằng mét”.
“Người Nga hiện tại, mặc dù đã cố gắng trong 6 tháng, với số lượng nhân sự khổng lồ và số lượng tổn thất khổng lồ, đã không thể chiếm thị trấn, và hiện tại họ đã đạt được tiến bộ rất, rất chậm,” Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết như trên.
Trong video hôm qua thứ Ba 12 Tháng Tư, Prigozhin cho biết các chiến binh Wagner đã nhường quyền kiểm soát một số khu vực xung quanh Bakhmut cho quân đội Nga.
“Chúng tôi đã bàn giao hai bên sườn cho Bộ Quốc phòng. Các đơn vị của Bộ Quốc phòng, bao gồm cả lực lượng Dù, hôm nay đã tiếp quản cả cánh phải và cánh trái,” ông nói. “Đó là lý do tại sao Zaliznyanskoye, Nikolaevka và các khu định cư khác, vốn bị các đơn vị của Wagner xông vào trong những tháng trước, nằm trong khu vực trách nhiệm của lực lượng Dù và các đơn vị khác của Bộ Quốc phòng.”
5. Ukraine cần nhiều vũ khí tầm xa hơn và không quan tâm đến vụ rò rỉ
Cố vấn cấp cao của tổng thống, Mykhailo Podolyak, đề cập đến vụ rò rỉ tài liệu gần đây của Ngũ Giác Đài, cho biết Ukraine cần nhiều vũ khí tầm xa hơn và “ít suy tính về rò rỉ”.
Ông nói:
Nếu có thời gian, chúng ta có thể xem Liên bang Nga tan rã và “giới tinh hoa” của nó nuốt chửng lẫn nhau. Nhưng chúng ta không có thời gian, vì người của chúng ta đang chết.
Chúng ta cần ít suy nghĩ hơn về “rò rỉ” và nhiều vũ khí tầm xa hơn để kết thúc chiến tranh một cách hợp lý và khiến bọn xâm lược phải đối mặt với thực tế
6. Hội đồng quốc phòng tối cao của Rumani cho biết họ đặt mục tiêu mua máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất F-35 để tăng cường khả năng phòng không.
“Việc sở hữu năng lực tác chiến phòng không mạnh mẽ, đáng tin cậy, có thể tương tác, linh hoạt và hiệu quả… như một phần trong các cam kết của chúng ta với tư cách là một quốc gia NATO và Liên Hiệp Âu Châu là chìa khóa giúp Rumani đạt được các mục tiêu chính sách quốc phòng của mình,” tổng thống Klaus IOHANNIS, cho biết như trên trong cuộc họp Hội đồng quốc phòng tối cao của nước này.
Theo Reuters, Hội đồng quốc phòng tối cao của Rumani cho biết họ đã quyết định đặt mục tiêu mua máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất F-35 để tăng cường khả năng phòng không.
“Quá trình hiện đại hóa lực lượng không quân sẽ tiếp tục thông qua việc mua lại các máy bay phản lực F-35 thế hệ trước.”
7. Kho vũ khí khổng lồ của NATO sẽ được xây dựng ở Ba Lan
Warsaw, phối hợp với Washington, sẽ tiếp tục xây dựng các kho vũ khí của NATO ở Ba Lan, nơi hàng nghìn xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và các thiết bị quân sự khác sẽ được cất giữ.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã đưa ra thông báo này với các phóng viên ở Warsaw trước khi khởi hành chuyến thăm ba ngày tới Hoa Kỳ.
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ, Thủ tướng Ba Lan sẽ thảo luận về việc xây dựng các kho chứa vũ khí của NATO tại Ba Lan.
“Cùng với các đối tác Mỹ, chúng ta sẽ tạo ra một căn cứ hậu cần, một căn cứ vũ khí. Vài nghìn thiết bị quân sự của NATO sẽ được cất giữ tại Powidz, nằm ở trung tâm Ba Lan, và các địa điểm khác ở Ba Lan. Điều này sẽ giúp chúng ta an toàn hơn rất nhiều”, Thủ tướng Morawiecki nhấn mạnh.
Ông nói thêm rằng các thiết bị được lưu trữ trong các kho này sẽ bao gồm xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và các thiết bị khác cho phép nhanh chóng kích hoạt sườn phía đông của NATO.
“Chỉ riêng khả năng này thôi cũng đủ răn đe đối phương của chúng ta,” thủ tướng Ba Lan nhấn mạnh.
Chuyến thăm Hoa Kỳ của thủ tướng Ba Lan sẽ kéo dài đến thứ Năm, ngày 13 tháng 4. An ninh Ba Lan, hợp tác kinh tế Ba Lan-Mỹ và hợp tác năng lượng sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự. Trong khi ở thủ đô Washington, ông Morawiecki sẽ gặp Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và đại diện các công ty quốc phòng Mỹ. Ông cũng chuẩn bị tổ chức một cuộc họp tại Hội đồng Đại Tây Dương.
8. Blinken: Mỹ đã “tương tác với các đồng minh và đối tác ở cấp cao” trong vài ngày kể từ khi tài liệu bị rò rỉ
Hoa Kỳ đã “tương tác với các đồng minh và đối tác ở cấp cao” trong những ngày qua kể từ khi vụ rò rỉ tài liệu mật được đưa ra ánh sáng “để trấn an họ về cam kết của chúng ta trong việc bảo vệ thông tin tình báo và tất nhiên, cam kết của chúng ta đối với quan hệ đối tác an ninh của chúng ta”. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết hôm thứ Ba.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao, Blinken lưu ý rằng ông đã nói chuyện hôm thứ Ba với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba và nhấn mạnh: “Sự hỗ trợ lâu dài của chúng ta dành cho Ukraine và những nỗ lực của họ để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền, nền độc lập của họ, đã tái khẳng định sự phi thường hỗ trợ mà chúng ta đã cung cấp cho Ukraine cùng với hàng chục quốc gia khác.”
Nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ cho biết ông sẽ không bình luận cụ thể về “các tài liệu có mục đích” khi được hỏi về một báo cáo rằng các tài liệu cho thấy Ukraine đã tham gia vào các cuộc tấn công bên ngoài lãnh thổ của mình.
Tuy nhiên, Blinken lưu ý rằng “Ukraine phải đưa ra quyết định về cách họ có thể tự bảo vệ mình một cách hiệu quả nhất trước sự xâm lược của Nga và lấy lại lãnh thổ đã bị chiếm giữ”.
“Chúng tôi đưa ra lời khuyên khi thích hợp. Chúng tôi cung cấp sự hỗ trợ, điều đó ai cũng biết, nhưng Ukraine đưa ra quyết định về cách họ thực sự theo đuổi nỗ lực giành lại lãnh thổ của mình,” ông nói.
9. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết các tài liệu mật bị rò rỉ đang được giải quyết rất nghiêm túc
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết vụ rò rỉ các tài liệu mật của Ngũ Giác Đài đang được xem xét rất nghiêm túc.
“Tôi không thể nói nhiều hơn trong khi cuộc điều tra của Bộ Tư pháp đang diễn ra, nhưng chúng ta rất coi trọng vấn đề này,” Austin nói trong bài phát biểu công khai đầu tiên về vụ rò rỉ. “Và chúng ta sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác xuất sắc của mình, và không gì có thể ngăn cản chúng ta giữ an toàn cho nước Mỹ.”
Austin nói thêm rằng Bộ Quốc phòng sẽ “lật tung mọi tảng đá cho đến khi chúng ta tìm ra nguồn gốc” của các tài liệu tình báo bị rò rỉ.
Ông nói trong một cuộc họp báo với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và quan chức cấp cao của Phi Luật Tân: “Chúng ở đâu đó trên web, và chính xác ở đâu và ai có quyền truy cập vào thời điểm đó thì chúng ta không biết, đơn giản là chúng ta không biết vào thời điểm này”.
Austin cho biết các tài liệu mà họ biết có ngày 28 tháng 2 và ngày 1 tháng 3, và họ không biết liệu có “các tài liệu khác” đã được đăng hay không.
“Một lần nữa, chúng ta sẽ tiếp tục điều tra và cố gắng xác định phạm vi đầy đủ của hoạt động.”
Austin nói rằng lần đầu tiên ông được thông báo về việc “tiết lộ trái phép” các tài liệu vào ngày 6 tháng 4 và đã triệu tập các nhà lãnh đạo cấp cao hàng ngày kể từ đó.
Thông tin cơ bản khác: Các tài liệu tuyệt mật của Ngũ Giác Đài bị rò rỉ trực tuyến trong những tuần gần đây đã cung cấp một cửa sổ hiếm hoi về cách Hoa Kỳ do thám các đồng minh cũng như đối phương, khiến các quan chức Hoa Kỳ vô cùng lo lắng, những người lo sợ những tiết lộ này có thể gây nguy hiểm cho các nguồn nhạy cảm và làm tổn hại các mối quan hệ đối ngoại quan trọng.
Nhiều tài liệu, mà các quan chức Hoa Kỳ nói là xác thực, có dấu hiệu cho thấy chúng được sản xuất bởi bộ phận tình báo của Bộ tham mưu liên quân, được gọi là J2, và dường như là tài liệu tóm tắt.
10. Tòa Bạch Ốc: Không có dấu hiệu Ai Cập cung cấp vũ khí sát thương cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine
Tòa Bạch Ốc cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy Ai Cập đang cung cấp vũ khí sát thương cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.
Một tài liệu tình báo của Mỹ bị rò rỉ mà Washington Post có được cho thấy quân đội Ai Cập đang lên kế hoạch sản xuất 40.000 hỏa tiễn cho Nga. Tài liệu nói rằng Tổng thống Abdel Fattah El-Sisi đã chỉ thị cho các quan chức giữ bí mật việc sản xuất và vận chuyển “để tránh các vấn đề với phương Tây”.
John Kirby, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cho biết: “Chúng tôi không thấy dấu hiệu nào cho thấy Ai Cập đang cung cấp khả năng vũ khí sát thương cho Nga.
Kirby cho biết Ai Cập vẫn là “một đối tác an ninh quan trọng” và sẽ vẫn như vậy.
“Quân đội Hoa Kỳ có mối quan hệ quốc phòng lâu dài với Ai Cập từ rất nhiều năm trước,” ông nói với các phóng viên.
Tờ Washington Post cho biết “tài liệu tối mật” đề ngày tháng 2 có nội dung các cuộc trò chuyện giữa Sisi và các quan chức quân sự cấp cao của Ai Cập đề cập đến kế hoạch cung cấp pháo và thuốc súng cho Nga, đồng thời giữ bí mật về kế hoạch này.
CNN chưa xem tài liệu được Washington Post trích dẫn và không thể xác nhận tính xác thực của nó.
Một quan chức Ai Cập, được truyền thông nhà nước giấu tên, đã gọi báo cáo của Washington Post là “thông tin phi lý” và nói rằng Ai Cập tuân theo “chính sách cân bằng” với tất cả các bên quốc tế, Al Qahera News, một cơ quan truyền thông của nhà nước cho biết. Tuyên bố được thực hiện bởi một số cơ quan báo chí trực thuộc nhà nước Ai Cập.
Kirby từ chối xác nhận tính hợp lệ của tài liệu và từ chối nêu chi tiết bất kỳ cuộc đối thoại ngoại giao nào giữa Washington và Cairo.
11. Ngoại trưởng Ukraine nói Ngoại trưởng Mỹ “tái khẳng định sự ủng hộ chắc chắn” trong cuộc điện đàm
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã trấn an Ukraine về sự hỗ trợ của Hoa Kỳ sau vụ rò rỉ tài liệu mật của Ngũ Giác Đài, theo Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba.
Trong cuộc điện đàm hôm thứ Ba, Blinken “tái khẳng định sự hỗ trợ vững chắc của Hoa Kỳ và kịch liệt bác bỏ mọi nỗ lực gây nghi ngờ về khả năng giành chiến thắng của Ukraine trên chiến trường,” Kuleba cho biết như trên, đồng thời nói thêm rằng Hoa Kỳ “vẫn là đối tác đáng tin cậy của Ukraine.”
Các bình luận được đưa ra sau khi một số tài liệu tuyệt mật của Ngũ Giác Đài được công bố trực tuyến trong những tuần gần đây. Một số tiết lộ những điểm yếu chính trong vũ khí, lực lượng phòng không, quy mô tiểu đoàn và sự sẵn sàng của Ukraine tại một thời điểm quan trọng trong cuộc chiến, khi các lực lượng Ukraine chuẩn bị phát động một cuộc phản công chống lại người Nga – bên cạnh đó còn có việc Mỹ và Ukraine đã bắt đầu phát triển một mối quan hệ tin cậy lẫn nhau hơn là chia sẻ thông tin tình báo.
Vụ xả súng kinh hoàng sau Phục Sinh. Li kì: Lm Trừ Tà tin đã chạm trán Giuđa. Cô gái mất tích 40 năm
VietCatholic Media
17:17 12/04/2023
1. Đức Tổng Giám Mục Louisville cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ xả súng vào Thứ Hai Phục Sinh
Đức Tổng Giám Mục Shelton Fabre của Louisville đã xin cầu nguyện cho những người liên quan sau vụ xả súng vào Thứ Hai Phục sinh tại một ngân hàng ở trung tâm thành phố Louisville, khiến 5 người thiệt mạng và ít nhất 8 người khác bị thương.
“Trái tim tôi nặng trĩu khi chúng ta biết về một vụ xả súng hàng loạt khác, hiện đang xảy ra trong cộng đồng Louisville của chính chúng ta,” Đức Cha Fabre nói trong một tuyên bố với The Record, là tờ báo của tổng giáo phận.
“Ngay cả với niềm hy vọng Phục sinh của chúng ta vừa được tái tạo gần đây, chúng ta đã nhanh chóng được nhắc nhở rằng chúng ta vẫn đang sống dưới bóng của thập tự giá, thập tự giá của bạo lực vô nghĩa.”
“Bây giờ, xin hãy cùng với tôi cầu nguyện cho những người đã chết và những người bị thương và cho gia đình của họ,” Đức Cha Fabre, người được bổ nhiệm làm giám mục chỉ hơn một năm trước, nói tiếp. “Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho tất cả mọi người trong cộng đồng của mình khi chúng ta đối phó với thảm kịch này.”
Một nhân viên 25 tuổi của ngân hàng đã nổ súng vào đồng nghiệp của mình vào sáng thứ Hai, giết chết bốn người trong số họ. Một nhân viên thứ năm sau đó đã chết trong bệnh viện. Một số người khác, trong đó có một sĩ quan cảnh sát bị bắn vào đầu, đang hồi phục. Kẻ nổ súng, theo cảnh sát, đã mua súng hợp pháp sáu ngày trước khi nổ súng, và đã chết sau cuộc đọ súng với cảnh sát.
Thống đốc bang Kentucky Andy Beshear, một phó tế Công Giáo, cũng xin cầu nguyện.
“Điều này thật kinh khủng. Tôi có một người bạn rất thân đã không qua khỏi hôm nay và một người khác đang ở bệnh viện,” ông nói, theo báo cáo của The Record. “Khi chúng ta nói về việc cầu nguyện, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ làm được.”
Source:Catholic News Agency
2. Nhật Ký Trừ Tà số 234: Giuđa có bị quỷ ám không? Nhà Trừ Tà tin đã chạm trán Giuđa
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #234: Was Judas possessed?”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 234: Giuđa có bị quỷ ám không?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trong Tuần Thánh, chúng ta đọc các trình thuật Tin Mừng về sự phản bội của Giuđa. Đó là một tội lỗi xấu xa. Kinh thánh nói rằng Giuđa là một tên trộm và đã lấy tiền từ quỹ chung (Ga 12:6). Hơn nữa, anh ta đã âm mưu với các thầy tư tế và những người cai quản Đền thờ để nộp Chúa Giêsu cho họ. Một sự mở đầu thực sự cho ma quỷ.
Nhưng anh ta có bị quỷ ám không? Kinh Thánh rõ ràng và sinh động: “Rồi Satan nhập vào Giuđa” (Lc 22:3). Hơn nữa, Tin Mừng Gioan kể chính xác thời điểm Giuđa bị quỷ nhập: “Y vừa ăn xong miếng bánh, Satan liền nhập vào y” (Ga 13:27). Một số học giả tin rằng điều này đề cập đến việc Giuđa đã nhận Mình Thánh Chúa mà không có đức tin và thực sự là một kẻ phản bội. Giuđa lập tức rời Bữa Tiệc Ly và Phúc Âm nói: “Trời đã tối” (Ga 13:30).
Trong một cuộc trừ quỷ rất khó khăn cách đây một thời gian, chúng tôi phải đối mặt với hàng trăm con quỷ. Chúng tôi đã trải qua hết lớp này đến lớp khác của các đoàn quân ma quỷ, mỗi nhóm do một thủ lĩnh khác nhau chỉ huy. Tại mỗi thời điểm, tôi yêu cầu được biết tên của người lãnh đạo nhóm đó, điều này đã giúp loại bỏ họ. Khi mỗi tên đầu lĩnh rời đi, toàn bộ nhóm của nó cũng rời đi.
Tại một thời điểm, khi hỏi tên, tôi đã rất ngạc nhiên khi nghe câu trả lời, “Giuđa!” Tôi hỏi thêm: “Mày là quỷ sử dụng tên của hắn hay là người thật đã phản bội Chúa Giêsu?” Trong một tiếng hét đầy xấu hổ, anh ta trả lời rằng anh ta thực sự là người ấy. Ít lâu sau, Giuđa bị trục xuất. Tôi tự hỏi làm thế nào điều đó xảy ra, vì tôi không có chút cảm nhận nào rằng Giuđa đã rời đi. Những con quỷ nói: “Bà ấy đuổi anh ta ra ngoài.” Dĩ nhiên, họ muốn nói đến Đức Maria, mẹ của Chúa Giêsu.*
Trong khi Giáo hội chưa bao giờ nêu đích danh ai là người chắc chắn phải ở trong hỏa ngục, thì chính Chúa Giêsu đã nói về Giuđa: “Thà nó đừng sinh ra thì hơn” (Mt 26:24). Rõ ràng, Giuđa tuyệt vọng về Lòng Thương Xót của Chúa và treo cổ tự tử. Giá mà anh ta quay về với Chúa Giêsu trong sự ăn năn thực sự thì anh ta đã được cứu. Nếu kinh nghiệm của tôi là chính xác, Giuđa đã ra hư mất.
Không ai nằm ngoài Lòng Thương Xót của Chúa, ngoại trừ những người từ chối Lòng Thương Xót của Ngài. *** Gần đây, một người phụ nữ đến gặp tôi và nói rằng Chúa nổi giận với cô ấy và sẽ không tha thứ cho cô ấy, mặc dù cô ấy đã ăn năn. Nhưng giọng nói trong đầu nói rằng cô không thể được tha thứ thực sự là giọng nói của Satan.
Trong những tuần lễ cực thánh này, khi chúng ta nhìn lên Thánh Giá, điều đó sẽ thuyết phục chúng ta rằng tình yêu và Lòng Thương Xót của Thiên Chúa là vô tận đối với thế giới và đối với mỗi người chúng ta.
Source:Catholic Exorcism
3. Đức Giáo Hoàng muốn làm sáng tỏ bí ẩn về trường hợp cô gái mất tích 40 năm qua ở Rôma
Một trong những bí ẩn dai dẳng nhất của Ý, là vụ mất tích của một nữ sinh sống ở Vatican cách đây 40 năm. Vu này vừa bước sang một chương mới vào hôm thứ Ba khi anh trai cô gặp một điều tra viên của Vatican, là người mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép tự do tiếp cận với mọi người để điều tra vụ này.
Trong bốn thập kỷ qua, các ngôi mộ đã được mở ra, xương đã được khai quật từ các khu mộ bị lãng quên và các thuyết âm mưu đã có rất nhiều nỗ lực để xác định chính xác điều gì đã xảy ra với Emanuela Orlandi.
Là con gái của một người tiếp tân cư ngụ ở Vatican, Orlandi, khi đó 15 tuổi, đã không thể trở về nhà vào ngày 22 tháng 6 năm 1983 sau một buổi học nhạc ở Rôma.
Vụ án, vốn là chủ đề của các cuộc điều tra liên tục ở Ý và Vatican, đã thu hút sự chú ý mới trên toàn thế giới sau khi loạt phim “Cô gái Vatican” của Netflix được phát hành vào cuối năm ngoái.
Vào Tháng Giêng, công tố viên trưởng của Vatican Alessandro Diddi đã mở lại một cuộc điều tra không có hồi kết trước đó của Vatican sau khi ông thừa hưởng các hồ sơ từ người tiền nhiệm đã nghỉ hưu.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Corriere della Sera, nghĩa là Tin Chiều, trước cuộc họp, Diddi cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô muốn “sự thật được phơi bày mà không có bất kỳ sự dè dặt nào”. Ông nói rằng Đức Giáo Hoàng có một “ý chí sắt đá” về vụ án.
Anh trai của Emanuela là Pietro và luật sư của gia đình, Laura Sgro, đã gặp Diddi ở Vatican trong hơn 5 tiếng đồng hồ vào chiều thứ Ba.
“Chúng ta hy vọng điều này có thể làm sáng tỏ tình tiết này và viết nên một trang lịch sử,” Sgro nói với các phóng viên sau đó, nói rằng sự cởi mở của Vatican và quyết tâm của Đức Giáo Hoàng là “hoàn toàn tích cực”.
Các giả thuyết về sự biến mất của Orlando đã lan rộng. Vào những năm 1980, truyền thông Ý suy đoán rằng cô đã bị bắt cóc trong nỗ lực bảo đảm tự do cho Mehmet Ali Agca, người Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ tù năm 1981 vì cố gắng ám sát Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, mặc dù không có gì liên quan và gợi ý này mờ dần theo thời gian.
Các báo cáo khác liên kết cô với ngôi mộ của Enrico De Pedis, một tên cướp được chôn cất trong một vương cung thánh đường ở Rôma. Ngôi mộ của anh ta được mở vào năm 2012 nhưng không có gì được tiết lộ, và trong cuộc phỏng vấn với Corriere della Sera, Diddi cho biết mối liên hệ đáng ngờ giữa vụ mất tích của cô gái và băng nhóm tội phạm Rôma đã bị “đánh giá quá mức”.
Vào năm 2019, gia đình Orlandi nhận được một lá thư nặc danh nói rằng thi thể của Emanuela có thể được giấu giữa những người chết tại Nghĩa trang Teutonic ngay bên trong các bức tường của Vatican, nơi có bức tượng thiên thần cầm cuốn sách có nội dung “Requiescat in Pace,” tiếng Latinh có nghĩa là “Hãy yên nghỉ trong Hòa bình”.
Hai ngôi mộ đã được mở ra và không có gì được tìm thấy, thậm chí không có xương của hai công chúa thế kỷ 19 được cho là được chôn cất ở đó. Các hài cốt rõ ràng đã được chuyển đi trong quá trình tái cơ cấu hàng chục năm trước khi Orlando ra đời.
Vào năm 2018, xương được tìm thấy trong quá trình đào đất tại đại sứ quán Vatican ở Rome đã làm dấy lên làn sóng truyền thông cho rằng chúng có thể thuộc về Orlando hoặc Mirella Gregori, một thiếu niên khác đã biến mất cùng năm. Các xét nghiệm DNA đều âm tính.
Tháng trước, hạ viện Ý đã thông qua việc thành lập một ủy ban quốc hội để điều tra vụ mất tích của cả hai cô gái.
Cảnh sát chưa bao giờ loại trừ khả năng Orlando có thể đã bị bắt cóc và có thể bị giết vì những lý do không liên quan đến Vatican, hoặc là nạn nhân của nạn buôn người.
Nếu còn sống, bây giờ cô ấy đã 55 tuổi.
Source:Reuters